Tài liệu Khóa luận Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên: Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ
CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN
TẠI NHÀ MÁY GẠCH NGÓI TUNNEL
LONG XUYÊN
Chuyên ngành : Kế Toán Doanh Nghiệp
Sinh viên thực hiện: Đoàn Thị Phương Trang
Lớp DH5KT Mã số SV: DKT041725
Người hướng dẫn: Th.s Võ Nguyên Phương
Long Xuyên, tháng 6 năm 2008
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 2
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA
KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI
HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn: Th.s VÕ NGUYÊN PHƯƠNG
Người chấm, nhận xét 1 :………………
Người chấm, nhận xét 2 :………………
Khoá luận được bảo vệ tại hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh ngày…..tháng…..năm……..
Phân tích ...
64 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ
CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN
TẠI NHÀ MÁY GẠCH NGÓI TUNNEL
LONG XUYÊN
Chuyên ngành : Kế Toán Doanh Nghiệp
Sinh viên thực hiện: Đoàn Thị Phương Trang
Lớp DH5KT Mã số SV: DKT041725
Người hướng dẫn: Th.s Võ Nguyên Phương
Long Xuyên, tháng 6 năm 2008
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 2
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA
KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI
HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn: Th.s VÕ NGUYÊN PHƯƠNG
Người chấm, nhận xét 1 :………………
Người chấm, nhận xét 2 :………………
Khoá luận được bảo vệ tại hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh ngày…..tháng…..năm……..
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 3
LỜI CẢM ƠN !
Được sự giới thiệu của Khoa KT – QTKD trường Đại Học An Giang, với
sự chấp thuận của Ban Giám Đốc Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên, trong
thời gian thực tập tại Nhà máy, em đã vận dụng kiến thức được tích lũy trong
những năm học vừa qua cùng những hoạt động thực tế tại Nhà máy để hoàn
thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Các thầy, cô giáo trường Đại Học An Giang nói chung và các thầy cô khoa
KT - QTKD nói riêng, đã tận tình dạy dỗ em trong những năm học vừa qua và
đặc biệt là cô Võ Nguyên Phương đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóa
luận này.
Ban Giám Đốc Nhà máy, chị Trần Thị Minh Kiều (nhân viên kế toán tại
Nhà máy) và các cô, chú, anh chị trong phòng kế toán, phòng tổ chức hành
chính. Dù công việc rất bận rộn nhưng vẫn tận tình hướng dẫn, cung cấp đầy đủ
thông tin cần thiết để em hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Sau cùng em xin chúc quý thầy, cô và các cô, chú, anh chị trong trường Đại
Học An Giang và Nhà máy luôn dồi dào sức khỏe, luôn đạt được những thành
công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Trong quá trình thực tập, do
thời gian có hạn , kiến thức còn hạn chế nên ít nhiều vẫn còn thiếu sót mong quý
thầy, cô thông cảm.
Một lần nửa em xin chân thành cảm ơn.
SVTH : Đoàn Thị Phương Trang
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 4
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 1
3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 1
3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu .............................................................................. 1
3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu .................................................................................. 2
4. Nội dụng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 2
4.1 Nội dung ............................................................................................................. 2
4.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................. 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................ 3
1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP).............. 3
1.2 Mục đích phân tích mối quan hệ CVP .................................................................... 3
1.3 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí ..................................................................... 3
1.4 Các khái niệm cơ bản trong phân tích CVP ............................................................ 3
1.4.1 Số dư đảm phí (SDĐP)..................................................................................... 4
1.4.2 Tỷ lệ số dư đảm phí.......................................................................................... 5
1.4.3 Kết cấu chi phí ................................................................................................. 6
1.4.4 Đòn bẩy kinh doanh ......................................................................................... 6
1.5 Phân tích điểm hòa vốn .......................................................................................... 7
1.5.1 Khái niệm điểm hòa vốn................................................................................... 8
1.5.2 Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn ...................................................................... 8
1.5.2.1 Thời gian hòa vốn....................................................................................... 8
1.5.2.2 Tỷ lệ hòa vốn.............................................................................................. 8
1.5.2.3 Doanh thu an toàn....................................................................................... 9
1.5.3 Phương pháp xác định điểm hòa vốn ................................................................ 9
1.5.3.1 Sản lượng hòa vốn ...................................................................................... 9
1.5.3.2 Doanh thu hòa vốn...................................................................................... 9
1.5.4 Đồ thị điểm hòa vốn ......................................................................................... 9
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 5
1.5.4.1 Đồ thị điểm hòa vốn ................................................................................... 9
1.5.4.2 Đồ thị lợi nhuận.........................................................................................10
1.5.4.3 Phân tích lợi nhuận ....................................................................................10
1.6 Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ CVP .................................................11
Chương 2 : GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH NGÓI
TUNNEL LONG XUYÊN ....................................................................................13
2.1 Quá trình hình thành và phát triển Nhà máy ..........................................................13
2.2 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động .......................................14
2.2.1 Chức năng .......................................................................................................14
2.2.2 Quyền hạn .......................................................................................................14
2.2.3 Nhiệm vụ ........................................................................................................14
2.2.4 Mục tiêu hoạt động của Nhà máy ....................................................................14
2.3 Cơ cấu tổ chức của Nhà máy.................................................................................15
2.4 Khái quát về tình hình hoạt động của Nhà máy......................................................16
2.4.1 Tình hình sản xuất gạch tại Nhà máy...............................................................16
2.4.1.1 Quy trình sản xuất gạch .............................................................................16
2.4.1.2 Sản phẩm phục vụ của Nhà máy ................................................................18
2.4.1.3 Lượng sản xuất ..........................................................................................18
2.4.2 Tình hình tiêu thụ của Nhà máy năm 2007.......................................................19
Chương 3 : PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP TẠI NHÀ MÁY GẠCH
NGÓI TUNNEL LONG XUYÊN ........................................................................23
3.1 Phân tích chi phí của Nhà máy theo cách ứng xử chi phí .......................................23
3.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( CPNVLTT ) ...............................................23
3.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp ( CPNCTT ) .........................................................24
3.1.3 Chi phí sản xuất chung (CPSXC )....................................................................26
3.1.4 Chi phí bán hàng ( CPBH )..............................................................................28
3.1.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN ) ......................................................29
3.1.6 Tập hợp chi phí theo cách ứng xử chi phí ........................................................31
3.2 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí (SDĐP ) ......................................................32
3.3 Phân tích mói quan hệ CVP tại Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên...............32
3.3.1 Số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí ..............................................................32
3.3.2 Cơ cấu chi phí .................................................................................................34
3.3.3 Đòn bẩy kinh doanh ........................................................................................37
3.4 Phân tích điẻm hòa vốn .........................................................................................38
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 6
3.4.1 Xác định điểm hòa vốn ....................................................................................38
3.4.1.1 Sản lượng hòa vốn .....................................................................................38
3.4.1.2 Doanh thu hòa vốn.....................................................................................38
3.4.1.3 Thời gian hòa vốn......................................................................................38
3.4.1.4 Tỷ lệ hòa vốn.............................................................................................38
3.4.1.5 Doanh thu an toàn......................................................................................39
3.5 Đồ thị hòa vốn ......................................................................................................40
3.6 Dự kiến sản lượng tiêu thụ ....................................................................................42
Chương 4 : CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG......46
4.1 Nhận xét chung và giải pháp hoạt động .................................................................46
PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................................49
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 7
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Đồ thị CVP...................................................................................................10
Hình 1.2 Đồ thị lợi nhuận............................................................................................10
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý Nhà máy ..................................................................15
Hình 2.2 Quy trình sản xuất gạch ................................................................................17
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tình hình tiêu thụ sản lượng của Nhà máy qua 2 năm ( 2006 – 2007 )..........19
Bảng 2.2 Phân tích tình hình lợi nhuận của Nhà máy qua 2 năm ( 2006 – 2007 ).........19
Bảng 3.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của 3 sản phẩm..........................................24
Bảng 3.2 Biến phí NCTT của 3 sản phẩm ...................................................................25
Bảng 3.3 Định phí NCTT của 3 sản phẩm ...................................................................26
Bảng 3.4 Phân loại chi phí SXC theo cách ứng xử chi phí ...........................................26
Bảng 3.5 Biến phí SXC dịch vụ mua ngoài của 3 sản phẩm.........................................27
Bảng 3.6 Biến phí SXC của 3 sản phẩm .....................................................................27
Bảng 3.7 Định phí SXC của 3 sản phẩm......................................................................28
Bảng 3.8 Phân loại chi phí bán hàng theo cách ứng xử chi phí ....................................28
Bảng 3.9 Biến phí bán hàng của 3 sản phẩm................................................................29
Bảng 3.10 Định phí bán hàng của 3 sản phẩm .............................................................29
Bảng 3.11 Phân loại chi phí quản lý theo cách ứng xử chi phí .....................................30
Bảng 3.12 Biến phí quản lý doanh nghiệp của 3 sản phẩm ..........................................30
Bảng 3.13 Định phí quản lý doanh nghiệp của 3 sản phẩm ..........................................31
Bảng 3.14 Tổng hợp chi phí theo lượng tiêu thụ ..........................................................31
Bảng 3.15 Báo cáo thu nhập theo SDĐP của 3 sản phẩm.............................................32
Bảng 3.16 Báo cáo chi tiết thu nhập của 3 sản phẩm ...................................................32
Bảng 3.17 Mối quan hệ giữa sản lượng tăng thêm và lợi nhuận ...................................33
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 8
Bảng 3.18 Mối quan hệ giữa doanh thu tăng thêm và lợi nhuận...................................34
Bảng 3.19 Cơ cấu chi phí của 3 sản phẩm trong tổng chi phí .......................................35
Bảng 3.20 Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu chi phí đến lợi nhuận ...............................36
Bảng 3.21 Lợi nhuận tăng khi doanh thu tăng 20 % ....................................................37
Bảng 3.22 Các chỉ tiêu hòa vốn của 3 sản phẩm ..........................................................39
Bảng 3.23 Các chỉ tiêu doanh thu an toàn của 3 sản phẩm ...........................................40
Bảng 3.24 Chỉ tiêu giá cả, lợi nhuận của 3 sản phẩm trong tháng 1/2008.....................42
Bảng 3.25 Tổng hợp chi phí tháng 1/2008 ...................................................................43
Bảng 3.26 Sản lượng và doanh thu của 3 sản phẩm theo lợi nhuận mong muốn...........43
Bảng 3.27 Tổng hợp chi phí tháng 1/2008 ...................................................................44
Bảng 3.28 Sản lượng và doanh thu của 3 sản phẩm theo lợi nhuận mong muốn...........44
Bảng 3.29 Tổng hợp chi phí tháng 1/2008 ...................................................................44
Bảng 3.30 Sản lượng và doanh thu của 3 sản phẩm theo lợi nhuận mong muốn...........45
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. T.s Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương. Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB
Thống kê.
2. Nguyễn Tấn Bình. Phân tích hoạt động doanh nghiệp. NXB Đại học quốc giá
TP.HCM
3. T.s Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh.
NXB Thống kê.
4. Kế toán quản trị. Trường đại học kinh tế TP.HCM khoa kế toán – kiểm toán bộ môn
kế toán quản trị và phân tích kinh doanh. 2004.
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 10
Phụ lục
Phân bổ chi phí nguyên vật liệu cho 3 sản phẩm
Ống 9x19 Thẻ 8x18 Ngói 22 Tổng
Lượng sản xuất 1.519.457 408.581 28.540 4.474.130
Điện 37.370.156 10.048.811 701.925 110.038.610
Than cám 83.478.295 22.447.259 1.567.975 245.806.721
Dầu 53.879.326 14.488.116 1.012.017 158.650.826
Nhớt 1.446.036 388.838 27.161 4.257.938
Tổng 177.693.270 47.781.605 3.337.617
Phân bổ chi phí sản xuất chung cho 3 sản phẩm
Ống 9x19 Thẻ 8x18 Ngói 22 Tổng
Quỹ lương 117.950.998 33.327.691 14.651.612 366.746.055
Biến phí
CP nhân viên PX 7.813.717 2.207.808 970.603 24.295.258
CP CCDC 17.272.268 4.880.373 2.145.523 53.704.813
CP khác 1.737.841 491.036 215.871 5.403.485
Tổng 26.823.827 7.579.217 3.331.996
Định phí
CP bảo hiểm NVPX 285.349 80.627 35.445 887.239
Khấu hao TSCĐ 31.409.471 8.874.916 3.901.615 97.661.740
CP dịch vụ mua ngoài 10.317.451 2.915.252 1.281.611 32.080.140
Tổng 42.012.272 11.870.794 5.218.671
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 11
Phân bổ chi phí bán hàng cho 3 sản phẩm
Ống 9x19 Thẻ 8x18 Ngói 22 Tổng
Doanh thu tiêu thụ 926.244.672 242.172.667 97.565.622 2.883.110.288
Biến phí
Lương nhân viên 2.882.103 753.545 303.585 8.971.087
Kinh phí công đoàn 28.821 7.535 3.036 89.711
Chi phí nhiên liệu 5.978.193 1.563.037 629.711 18.608.247
Chi phí dịch vụ mua ngoài 3.972.361 1.038.600 418.427 12.364.720
Chi phí khác 2.460.013 643.186 259.125 7.657.253
Tổng 15.321.492 4.005.903 1.613.883
Định phí
Chi phí BHXH, BHYT 413.874 108.210 43.595 1.288.260
Chi phí khấu hao TSCĐ 275.444 72.017 29.014 857.370
Chi phí phân bổ CCDC 41.656 10.891 4.388 129.663
Định mức điện thoại 803.164 209.993 84.601 2.500.000
Tổng 1.534.138 401.110 161.598
Phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho 3 sản phẩm
Ống 9x19 Thẻ 8x18 Ngói 22 Tổng
Doanh thu tiêu thụ 926.244.672 242.172.667 97.565.622 2.883.110.288
Biến phí
Lương nhân viên 8.168.976 2.135.832 860.476 25.427.469
Kinh phí công đoàn 81.690 21.358 8.605 254.275
Chi phí văn phòng phẩm 710.988 185.892 74.892 2.213.083
Chi phí dịch vụ mua ngoài 2.020.602 528.299 212.839 6.289.503
Chi phí khác 39.420.117 10.306.645 4.152.303 122.702.508
Tổng 50.402.372 13.178.027 5.309.114
Định phí
Chi phí BHXH, BHYT 724.033 189.303 76.266 2.253.690
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 12
Định mức điện thoại 642.532 167.994 67.681 2.000.000
Chi phí khấu hao TSCĐ 1.753.818 458.547 184.738 5.459.086
Chi phí phân bổ CCDC 2.184.388 571.122 230.092 6.799.317
Tổng 5.304.770 1.386.967 558.776
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 13
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải hoạt
động kinh doanh như thế nào để đạt được hiệu quả và mang lại lợi nhuận. Khi Việt Nam
đã gia nhập vào nền kinh tế của thế giới, các Công ty nước ngoài đã vào Việt Nam hoạt
động kinh doanh, khi đó các doanh nghiệp trong nước phải có những chính sách đúng
đắn để cạnh tranh, giành lấy thị phần cho mình. Vì các doanh nghiệp hoạt động đều vì
mục tiêu lợi nhuận, nếu có những quyết định sai lầm có thể dẫn đến hậu quả rất nặng nề
thậm chí doanh nghiệp buộc phải đóng cửa. Do đó, Ban lãnh đạo doanh nghiệp hoặc các
nhà quản trị doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm ra các quyết định đúng đắn, sẽ đứng ra
hướng dẫn, chỉ đạo cùng với việc tổ chức, phân phối, kiểm soát mọi hoạt động của
doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp có những chính sách mới, phù hợp với việc định
giá sản phẩm, hay có những dự án mang tính chiến lược trong tương lai.Việc kiểm soát
mọi hoạt động của doanh nghiệp chỉ nhằm hạn chế chi phí đến mức thấp nhất trong quá
trình hoạt động, chi phí được kiểm soát, khi đó lợi nhuận đạt được sẽ là cao nhất trong
quá trình hoạt động kinh doanh.
Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là một công cụ rất hữu dụng
trong việc quản lý. Từ sự phân tích đó, các nhà quản trị sẽ biết được mối quan hệ nội tại
của các nhân tố như giá bán, sản lượng, chi phí bất biến, chi phí khả biến, kết cấu mặt
hàng, đồng thời thấy được sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận của doanh
nghiệp. Ngoài ra, việc phân tích dựa vào những số liệu mang tính dự báo sẽ giúp các
nhà quản trị có những quyết định sáng suốt trong tương lai.
Tất cả những điều đó, cho thấy mối quan hệ chi phí - khối lương - lợi nhuận là vô
cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, mà tôi đã chọn đề tài “ Phân
tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận tại NHÀ MÁY GẠCH NGÓI
TUNNEL LONG XUYÊN”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá tổng quát về tình hình kinh doanh, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đánh giá tình hình quản lý chi phí và kiểm soát lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Đồng thời, nghiên cứu yếu tố chi phí nguyên vật liệu làm ảnh hưởng đến hoạt động
của doanh nghiệp.
- Đưa ra dự báo về tình hình tiêu thụ trong tương lai.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, đề tài nghiên cứu sẽ được tiến hành thông qua.
3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
* Dữ liệu thứ cấp: được thu thập theo 2 nguồn
- Dữ liệu bên trong doanh nghiệp: là những số liệu đã qua xử lý như báo cáo bán
hàng, phiếu tính giá thành, sổ chi tiết phát sinh hàng tháng…những số liệu được thu
thập từ phòng kế toán - tài vụ, phòng hành chính và các phòng ban khác.
- Dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp: tham khảo sách báo, tài liệu có liên quan đến đề
tài.
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 14
* Dữ liệu sơ cấp: thông qua cuộc phỏng vấn trực tiếp từ người quản lý doanh
nghiệp.
3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
Số liệu được phân tích theo các phương pháp sau :
* Phương pháp diễn dịch: số liệu được thu thập có thể đưa ra nhận định, đánh giá
và phân tích về mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận và xem xét ảnh hưởng của
mối quan hệ này đến doanh nghiệp.
* Phương pháp mô tả: sử dụng biểu bảng, đồ thị thể hiện các chỉ tiêu cần nghiên
cứu.
* Phương pháp tổng hợp: từ kết quả phân tích đưa ra nhận xét chung về tình hình
hoạt động của doanh nhiệp.
4. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
4.1 Nội dung: từ mục tiêu nghiên cứu trên, nội dung nghiên cứu của đề tài gồm
các vấn đề sau:
- Nghiên cứu, phân loại chi phí thành chi phí khả biến và chi phí bất biến để làm
căn cứ phân tích mối quan hệ chi phi - khối lượng - lợi nhuận tại doanh nghiệp.
- Dựa vào mối quan hệ đó đưa ra dự báo về tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp
năm 2008 và có những biện pháp giúp doanh nghiệp khắc phục những yếu kém trong
hoạt động.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
* Không gian nghiên cứu: được thực hiện tại Nhà máy gạch ngói Tunnel Long
Xuyên, có trụ sở chính đặt tại khóm Bình Đức 5, Phường Bình Đức, Thành phố Long
Xuyên – An Giang.
Do doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu
những mặt hàng có khối lượng sản xuất lớn, đó là sản phẩm gạch Ống 9 x 19, Thẻ 8 x
18 và Ngói 22.
* Thời gian: bài viết được thực hiện tại thư viện trường Đại học An Giang. Số
liệu được lấy từ tháng 12 năm 2007
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 15
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP)
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận là xem xét mối quan hệ
nội tại của các nhân tố: giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu
mặt hàng, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng các nhân tố đó đến lợi nhuận của doanh
nghiệp.
Nghiên cứu mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một biện pháp hữu ích
nhằm hướng dẫn các nhà doanh nghiệp trong việc lựa chọn đề ra quyết định, như chọn
dây chuyền sản xuất, định giá sản phẩm, chiến lược khuyến mãi, sử dụng tốt những điều
kiện sản xuất kinh doanh hiện có…1
1.2 Mục đích phân tích mối quan hệ CVP
Mục đích phân tích mối quan hệ CVP là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác
là nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này. Dựa trên những dự báo về khối lượng
hoạt động, doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất.
Tuy nhiên để phân tích được mối quan hệ CVP cần phải phân loại toàn bộ chi phí
của doanh nghiệp thành chi phí khả biến, chi phí bất biến và phải hiểu rõ báo cáo thu
nhập theo số dư đảm phí, đồng thời phải biết và nắm vững một số khái niệm cơ bản sử
dụng trong phân tích.
1.3 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí
Để các nhà quản trị sử dụng cho việc ra các quyết định trong nội bộ của một doanh
nghiệp thì mẫu báo cáo có thể làm đơn giản hóa quá trình thực hiện nhiệm vụ của các
nhà quản trị, đó là báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí.
Một khi chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành các yếu tố khả biến và bất
biến, nhà quản trị sẽ vận dụng cách ứng xử của chi phí để lập ra một báo cáo kết quả
kinh doanh gọi là báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, báo cáo này sẽ được sử dụng
rộng rãi như một kế hoạch nội bộ và một công cụ để ra quyết định. Việc lập các báo cáo
mà chú trọng đến cách ứng xử của chi phí sẽ làm đơn giản hóa quá trình phân tích mối
quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.
Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí có dạng như sau:
Doanh thu: xxxxxx
Chi phí khả biến: xxxxx
Số dư đảm phí: xxxx
Chi phí bất biến: xxxx
Lợi nhuận: xxx
1 Kế toán quản trị. Trường đại học kinh tế TP.HCM khoa kế toán – kiểm toán bộ môn kế toán quản trị và
phân tích kinh doanh. 2004. 47.
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 16
1.4 Các khái niệm cơ bản trong phân tích CVP
1.4.1 Số dư đảm phí (SDĐP)
Số dư đảm phí là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến. Số dư đảm phí
được dùng để bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù đắp chính là lợi nhuận. Số dư
đảm phí có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị sản
phẩm. 2
Số dư đảm phí = Doanh thu – Chi phí khả biến
Nếu gọi x: sản lượng tiêu thụ
g: giá bán
a: chi phí khả biến đơn vị
b: chi phí bất biến
Ta có báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí như sau
Tổng số
Tính
trên 1
đơn vị
Doanh thu gx g
(-) Chi phí khả biến ax a
Số dư đảm phí (g - a)x g - a
(-) Chi phí bất biến b
Lợi nhuận (g - a)x - b
Từ báo cáo thu nhập tổng quát trên ta xét các trường hợp sau :
- Khi không hoạt động, sản lượng x = 0 lợi nhuận của doanh nghiệp là P = - b
và doanh nghiệp lỗ bằng chi phí bất biến.
- Khi hoạt động tại mức sản lượng hòa vốn (xh) thì số dư đảm phí bằng chi phí bất
biến lợi nhuận doanh nghiệp P = 0, doanh nghiệp đạt được điểm hòa vốn
(g - a)xh = b
xh =
Sản lượng hòa vốn =
- Khi hoạt động tại sản lượng x1 > xh lợi nhuận P1 = (g - a)x1 - b
- Khi hoạt động tại sản lượng x2 > x1 > xh lợi nhuận P2 = (g - a)x2 - b
2 Kế toán quản trị. Trường đại học kinh tế TP.HCM khoa kế toán – kiểm toán bộ môn kế toán quản trị và
phân tích kinh doanh. 2004. 47
b
g - a
Chi phí bất biến
Số dư đảm phí dơn vị
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 17
Vậy khi sản lượng tăng 1 lượng là: x = x2 – x1
Lợi nhuận tăng 1 lượng là: P = P2 – P1
P = (g - a)(x2 - x1) = (g - a)x
Kết luận: thông qua khái niệm SDĐP ta thấy được mối quan hệ giữa sản lượng và
lợi nhuận, đó là: nếu sản lượng tăng một lượng thì SDĐP tăng lên một lượng bằng sản
lượng tăng lên nhân cho SDĐP đơn vị. Nếu định phí đã bù đắp hết thì SDĐP tăng thêm
chính là lợi nhuận tăng thêm.
Chú ý: kết luận này chỉ đúng khi doanh nghiệp vượt qua điểm hòa vốn.
Tuy nhiên, việc sử dụng khái niệm SDĐP có những nhược điểm sau 3:
Không giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quát giác độ toàn bộ doanh nghiệp, nếu
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì sản lượng của từng sản
phẩm không thể tổng hợp ở toàn doanh nghiệp.
Làm cho người quản lý dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi vì tưởng rằng
tăng doanh thu của những sản phẩm có số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên, nhưng
điều này có khi hoàn toàn ngược lại.
Để khắc phục những nhược điểm này, ta kết hợp sử dụng khái niệm tỷ lệ số dư
đảm phí.
1.4.2 Tỷ lệ số dư đảm phí
Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh thu.
Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại phẩm (cũng bằng một đơn
vị sản phẩm)4.
= x 100%
Từ những dữ kiện nêu trong báo cáo thu nhập ở phần trên, ta có
- Tại sản lượng x1 Doanh thu : gx1 Lợi nhuận P1 = (g – a)x1- b
- Tại sản lượng x2 > x1 Doanh thu : gx2 Lợi nhuận P2 = (g – a)x2- b
Như vậy khi doanh thu tăng một lượng gx2 – gx1
Lợi nhuận tăng một lượng là: P = P2 – P1
P = (g – a) (x2 - x1)
P = (x2 –x1)g
Kết luận: Thông qua khái niệm về tỷ lệ SDĐP ta rút ra mối quan hệ giữa doanh
thu và lợi nhuận, đó là: nếu doanh thu tăng một lượng thì lợi nhuận tăng một lượng
bằng doanh thu tăng lên nhân cho tỷ lệ SDĐP.
3 Kế toán quản trị. Trường đại học kinh tế TP.HCM khoa kế toán – kiểm toán bộ môn kế toán quản trị và
phân tích kinh doanh. 2004. 48 -49.
4 Kế toán quản trị. Trường đại học kinh tế TP.HCM khoa kế toán – kiểm toán bộ môn kế toán quản trị và
phân tích kinh doanh. 2004. 49 – 51.
Tỷ lệ số dư
đảm phí
Số dư đảm phí
Doanh thu
g - a
g
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 18
Hệ quả: Nếu tăng cùng một lượng doanh thu ở tất cả những sản phẩm, những lĩnh
vực, những bộ phận, những doanh nghiệp…thì những doanh nghiệp nào, những bộ phận
nào có tỷ lệ SDĐP lớn thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều.5
Để hiểu rõ hơn những doanh nghiệp có tỷ lệ SDĐP lớn – nhỏ, ta đi xem xét kết
cấu chi phí của doanh nghiệp.
1.4.3 Kết cấu chi phí
Kết cấu chi phí là mối quan hệ tỉ trọng của từng loại chi phí khả biến, chi phí bất
biến chiếm trong tổng chi phí của doanh nghiệp.6
Phân tích kết cấu chi phí là một nội dung quan trọng trong doanh nghiệp vì nó
ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp thường hoạt động theo hai dạng kết cấu sau:
Có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng lớn, thì chi phí khả biến chiếm tỉ trọng nhỏ
kết quả là tỉ lệ SDĐP lớn, nếu tăng, giảm doanh thu thì lợi nhuận tăng, giảm nhiều hơn.
Doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng lớn những doanh nghiệp này có mức
đầu tư lớn, vì vậy nếu gặp thuận lợi tốc độ phát triển nhanh, ngược lại nếu gặp rủi ro
doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm nhanh, hoặc sản phẩm không tiêu thu được.
Có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng nhỏ, thì chi phí khả biến chiếm tỉ trọng
lớn, do đó tỉ lệ SDĐP nhỏ, nếu tăng, giảm doanh thu thì lợi nhuận tăng, giảm ít hơn.
Doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng nhỏ những doanh nghiệp này có mức
đầu tư thấp vì vậy tốc độ phát triển chậm, nhưng nếu gặp rủi ro, lượng tiêu thụ giảm
hoặc sản phẩm không tiêu thụ được thì sự thiệt hại sẽ thấp hơn.
“Mỗi doanh nghiệp sẽ xác lập một kết cấu chi phí riêng phù hợp với đặc điểm
kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của mình. Không có một mô hình kết cấu chi phí
chuẩn nào để các doanh nghiệp áp dụng, cũng như không có câu trả lời chính xác nào
cho câu hỏi kết cấu chi phí như thế nào là tốt nhất.
Tuy vậy, khi dự định xác lập một kết cấu chi phí, phải xem xét những yếu tố tác
động như: kế hoạch phát triển dài hạn và trước mắt của doanh nghiệp, tình hình biến
động doanh số hằng năm, quan điểm của nhà quản trị đối với rủi ro…”7
1.4.4 Đòn bẩy kinh doanh
Đối với các nhà vật lý, đòn bẩy dùng để lay chuyển một vật rất lớn với lực tác
động rất nhỏ. Đối với nhà kinh doanh, đòn bẩy, nếu gọi một cách đầy đủ là đòn bẩy
kinh doanh, là cách mà quản trị sử dụng để đạt được tỷ lệ tăng cao về lợi nhuận với tỷ lệ
tăng nhỏ hơn nhiều về doanh thu hoặc mức tiêu thụ sản phẩm.8
Đòn bẩy kinh doanh cho chúng ta thấy với một tốc độ tăng nhỏ của doanh thu,
sản lượng bán ra sẽ tạo ra một tốc độ tăng lớn về lợi nhuận. Tổng quát: Đòn bẩy kinh
doanh là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng
5 Kế toán quản trị. Trường đại học kinh tế TP.HCM khoa kế toán – kiểm toán bộ môn kế toán quản trị và
phân tích kinh doanh. 2004. 49 – 51.
6 Kế toán quản trị. Trường đại học kinh tế TP.HCM khoa kế toán – kiểm toán bộ môn kế toán quản trị và
phân tích kinh doanh. 2004. 51.
7 8 TS Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh. Phó khoa kế toán -
kiểm toán đại học kinh tế TP.HCM. NXB Thống kê. 78
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 19
doanh thu, sản lượng bán ra và tốc độ tăng lợi nhuận bao giờ cũng lớn hơn tốc độ tăng
doanh thu.9
Đòn bẩy kinh doanh = >1
Trong đó:
Tốc độ tăng lợi nhuận = x 100% =
Tốc độ tăng doanh thu = x 100%
Đòn bẩy kinh doanh = x =
Vậy ta có công thức tính độ lớn đòn bẩy kinh doanh:
Đòn bẩy kinh doanh =
“Đòn bẩy kinh doanh còn là một chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng định phí trong
tổ chức doanh nghiệp. Do vậy đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn ở các doanh nghiệp có tỷ lệ
định phí cao hơn biến phí trong tổng chi phí và nhỏ ở các doanh nghiệp có kết cấu chi
phí ngược lại.
Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp có đòn bẩy kinh doanh lớn thì tỷ lệ định
phí trong tổng chi phí lớn hơn biến phí, do đó lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ rất nhạy
cảm với thị trường khi doanh thu biến động, bất kỳ sự biến động nhỏ nào của doanh thu
cũng gây ra sự biến động lớn về lợi nhuận.”10
Kết luận: Tại mức doanh thu, sản lượng cho sẵn sẽ xác định được đòn bẩy kinh
doanh, nếu dự kiến được tốc độ tăng lợi nhuận thì sẽ dự kiến được tốc độ tăng doanh
thu và ngược lại.
- Sản lượng tăng lên, doanh thu tăng lên, lợi nhuận tăng lên thì độ lớn đòn
bẩy kinh doanh ngày càng giảm.
- Khi sản lượng vượt qua điểm hòa vốn thì độ lớn đòn bẩy kinh doanh là
lớn nhất.
1.5 Phân tích điểm hòa vốn
Phân tích điểm hòa vốn cho phép ta xác định mức doanh thu với khối lượng sản
phẩm và thời gian cần đạt được để vừa đủ bù đắp hết chi phí đã bỏ ra, tức là đạt mức
hòa vốn.
9 Kế toán quản trị. Trường đại học kinh tế TP.HCM khoa kế toán – kiểm toán bộ môn kế toán quản trị và
phân tích kinh doanh. 2004. 52.
10 TS Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh. Phó khoa kế toán -
kiểm toán đại học kinh tế TP.HCM. NXB Thống kê.
Tốc độ tăng lợi nhuận
Tốc độ tăng doanh thu (sản lượng bán)
P2 – P1
P1
(g –a) (x2 –x1)
(g –a)x1 - b
gx2 – gx1
gx1
Số dư đảm phí
Lợi nhuận
(g - a) (x2 – x1)
(g – a)x1 - b gx2 – gx1
(g-a)x1
(g –a)x1 - b
gx1
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 20
1.5.1 Khái niệm điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí hoặc tổng số
dư đảm phí bằng tổng chi phí bất biến.
“Điểm hoàn vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp tổng chi phí, nghĩa
là lãi thuần bằng 0 (không lời, không lỗ). Nói cách khác, tại điểm hòa vốn số dư đảm
phí (SDĐP) = định phí (ĐP)
Phân tích điểm hòa vốn giúp nhà quản trị xem xét quá trình kinh doanh một cách
chủ động và tích cực, xác định rõ ràng vào lúc nào trong kỳ kinh doanh, hay ở mức sản
xuất tiêu thụ bao nhiêu thì đạt hòa vốn. Từ đó có biện pháp chỉ đạo tích cực để hoạt
động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.”11
Với những dữ kiện đã cho ở phần trên ta có:
- Doanh thu: gx
- Chi phí khả biến ax
- Chi phí bất biến b
- Tổng chi phí: ax + b
Tại điểm hòa vốn ta có: Tổng doanh thu = Tổng chi phí
1.5.2 Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn
Ngoài khối lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn, điểm hòa vốn còn được quan
sát dưới các góc nhìn khác: chất lượng của điểm hòa vốn. Mỗi phương cách đều cung
cấp một tiêu chuẩn đánh giá hữu ích về hiệu quả kinh doanh.12
1.5.2.1 Thời gian hòa vốn
Là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong một kỳ kinh
doanh thường là một năm.
Công thức
Thời gian hòa vốn =
Trong đó
Doanh thu bình quân 1 ngày =
1.5.2.2 Tỷ lệ hòa vốn
Tỷ lệ hòa vốn (hay công suất hòa vốn) là tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm
hòa vốn so với tổng khối lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn so với tổng doanh
thu đạt được trong kỳ kinh doanh (theo giá không đổi).
Công thức:
Tỷ lệ hòa vốn = x 100%
11 TS Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh. Phó khoa kế toán -
kiểm toán đại học kinh tế TP.HCM. NXB Thống kê.
12 Nguyễn Tấn Bình. Phân tích hoạt động doanh nghiệp. NXB Đại học quốc gia TP.HCM. 139 - 140.
Doanh thu hòa vốn
Doanh thu bình quân 1 ngày
Doanh thu trong kỳ
360 ngày
Khối lượng hòa vốn
Khối lượng tiêu thụ trong kỳ
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 21
1.5.2.3 Doanh thu an toàn
Doanh thu an toàn là phần chênh lệch của doanh thu thực hiện được với
doanh thu hòa vốn.
Công thức:
Doanh thu an toàn = Doanh thu thực hiện – Doanh thu hòa vốn
Tỷ lệ doanh thu an toàn
Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện được đã vượt quá
mức doanh thu hòa vốn như thế nào. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn càng thể hiện tính
an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh doanh càng
thấp và ngược lại 13
1.5.3 Phương pháp xác định điểm hòa vốn
Xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh trong cơ chế thị trường cạnh tranh. Xác định đúng điểm hòa vốn là căn cứ đề ra
các quyết định kinh doanh như chọn phương án sản xuất, xác định đơn giá tiêu thụ, tính
toán các khoản chi phí kinh doanh cần thiết để đạt được lợi nhuận mong muốn14 .
1.5.3.1 Sản lượng hòa vốn
Gọi xh là sản lựơng hòa vốn. Ta có : gxh = axh + b
xh =
Sản lượng hòa vốn =
1.5.3.2 Doanh thu hòa vốn
Doanh thu hòa vốn là doanh thu của mức tiêu thụ hòa vốn. Vậy doanh thu
hòa vốn là tích của sản lượng hòa vốn với đơn giá bán.
Ta có công thức như sau:
Doanh thu hòa vốn = Sản lượng hòa vốn x Giá bán
hay
Doanh thu hòa vốn =
13 14 TS Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh. Phó khoa kế toán -
kiểm toán đại học kinh tế TP.HCM. NXB Thống kê. 84 - 86.
b
g – a
Chi phí bất biến
Số dư đảm phí đơn vị
Chi phí bất biến
Tỷ lệ số dư đảm phí
Mức doanh thu an toàn
=
Mức doanh thu thực hiện
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 22
1.5.4 Đồ thị điểm hòa vốn15
1.5.4.1 Đồ thị điểm hòa vốn
+ Để vẽ đồ thị điểm hòa vốn ta vẽ 2 đường:
- Đường doanh thu: y = gx
- Đường chi phí: y = ax + b
Tại điểm mà 2 đường này gặp nhau chính là điểm hòa vốn, phía bên trái
của điểm hòa vốn là vùng lỗ, phía bên phải của điểm hòa vốn là vùng lãi
Hình 1.1 Đồ thị CVP
Điểm hòa vốn
1.5.4.2 Đồ thị lợi nhuận
Đồ thị lợi nhuận phản ánh mối quan hệ giữa sản lượng với lợi nhuận, tuy
nhiên nó không phản ánh được mối quan hệ giữa chi phí với sản lượng.
Hình 1.2 Đồ thị lợi nhuận
15 Kế toán quản trị. Trường đại học kinh tế TP.HCM khoa kế toán – kiểm toán bộ môn kế toán quản trị và
phân tích kinh doanh. 2004. 60 - 62.
Vùng lỗ
Vùng lãi Đường chi phí (y = ax + b)
Đường doanh thu (y = gx)
b
xh (Sản lượng hòa vốn)
Điểm hòa
vốn
-b
Đường lợi nhuận
y = (g – a) - b
Khối lượng sản phẩm
x
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 23
1.5.4.3 Phân tích lợi nhuận16
Ta có phương trình cơ bản thể hiện mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi
nhuận như sau :
Doanh thu = Định phí + biến phí + lãi thuần
Px = B + A + lãi thuần
Nếu doanh nghiệp muốn có mức lãi thuần như dự kiến, thì doanh nghiệp
có thể tìm được mức tiêu thụ và mức doanh thu cần phải thực hiện.
Đặt: Im: Lãi thuần mong muốn
Xm: Mức tiêu thụ tại lãi thuần mong muốn
Pm: Mức doanh thu thực hiện được tại lãi thuần mong muốn
Xm = =
Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm, số dư
đảm phí được thay thế bằng tỷ lệ số dư đảm phí, lúc đó có thể xác định mức doanh thu
phải thực hiện để đạt lợi nhuận mong muốn bằng cách áp dụng công thức sau:
Pm =
1.6 Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ CVP
Phân tích mối quan hệ CVP giúp doanh nghiệp có cái nhìn cụ thể về chi phí – khối
lượng – lợi nhuận trong hoạt động doanh nghiệp. Việc vận dụng mối quan hệ này vào
trong thực tế thường gặp rất nhiều khó khăn đôi khi không phù hợp với thực tế. Hạn chế
của mô hình phân tích mối quan hệ CVP được giới hạn ở một số giả thiết nhất định, vì
vậy muốn phân tích mối quan hệ CVP trong thực tế phải được đặt trong một số giả thiết
đó. Những giả thiết đó là:
Một là mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm, mức độ hoạt động với chi phí và
thu nhập là mối quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi. Tuy nhiên, trong thực tế điều
này thường không xảy ra vì khi mức độ hoạt động thay đổi sẽ làm thay đổi về đặc điểm
kết cấu chi phí, thay đổi về lợi nhuận, dẫn đến mối quan hệ CVP là tuyến tính không
còn phù hợp như giả định.
Hai là phân tích chính xác chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến, chi
phí bất biến việc phân tích này thường gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế chúng ta chỉ có
thể phân tích mang tính chất tương đối không thể chính xác được.
16 TS Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh. Phó khoa kế toán -
kiểm toán đại học kinh tế TP.HCM. NXB Thống kê. 91.
Định phí + Lãi thuần mong muốn
Tỷ lệ số dư đảm phí
B +Im
P - A
Định phí + Lãi thuần mong muốn
Giá bán – Biến phí đơn vị
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 24
Ba là chi phí của sản phẩm sẽ không thay đổi trong quá trình sản xuất kinh
doanh, tức là kết cấu chi phí sẽ cố định khi chúng ta thay đổi các yếu tố sản lượng, chi
phí, mức độ hoạt động. Điều này không phù hợp với thực tế, vì mỗi giai đoạn khác nhau
doanh nghiệp sẽ có kế hoạch, phương án kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn.
Bốn là sản lượng tồn kho không thay đổi hoặc sản lượng sản xuất và sản lượng
tiêu thụ bằng nhau. Điều này trong thực tế không xảy ra. Vì trong từng thời kỳ thị
trường sẽ có mức nhu cầu khác nhau cho nên có lúc cần sản xuất nhiều để dự trữ nhưng
cũng có lúc chỉ sản xuất đủ tiêu thụ.
Năm là năng lực sản xuất như máy móc thiết bị, công nhân không đổi trong suốt
phạm vi thích hợp. Điều này là không phù hợp trong thực tế, vì sức cạnh tranh trong thị
trường là rất lớn và để duy trì được lợi nhuận phải thường xuyên tiếp cận trình độ khoa
học, kỹ thuật thay đổi máy móc, tổ chức nâng cao trình độ của công nhân cho phù hợp
với sự phát triển của đất nước.
Sáu là giá trị của đồng tiền không thay đổi qua các thời kỳ, tức là nền kinh tế
không bị ảnh hưởng lạm phát. Điều này chỉ có thể thực hiện trong thời gian ngắn còn
trong thời gian dài sẽ không phù hợp, vì sự phát triển của một đất nước là do giao
thương mua bán với các nước bên ngoài, cho nên không chỉ dựa vào giá trị tiền tệ trong
nước mà còn phải phụ thuộc vào tỷ giá tiền tệ của các nước bên ngoài.
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 25
Chương 2 : GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY SẢN
XUẤT GẠCH NGÓI TUNNEL LONG XUYÊN
2.1 Quá trình hình thành và phát triển Nhà máy
An Giang là một tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long với điều kiện thuận lợi về
phát triển Nông Nghiệp nên trong nhiều năm qua An Giang đã tập trung khai thác, phát
triển về kinh tế nông nghiệp, với thế mạnh này đã đem về cho An Giang nhiều kim
ngạch xuất khẩu, nổi tiếng về năng suất xuất khẩu gạo. Ngoài ra, An Giang còn là nơi
tập trung nhiều vùng đất sét cao lanh, chủ yếu ở 3 huyện: Tri Tôn, Tịnh biên, Châu
Thành, loại đất thích hợp cho việc sản xuất gạch và làm các đồ dùng khác. Người dân
An Giang biết vận dụng lợi thế trong tỉnh nên nhiều năm qua các cơ sở sản xuất gạch
thủ công đã xuất hiện đáp ứng nhu cầu xây dựng tại tỉnh nhà. Tuy nhiên, gạch làm bằng
thủ công chất lượng kém, mẫu mã không đẹp nên không có sức cạnh tranh trên thị
trường trong khi nhu cầu xây dựng trong và ngoài tỉnh ngày càng cao.
Một lợi thế thứ hai là Nhà máy được xây dựng tại vị trí vô cùng thuận lợi về đường
thủy và đường bộ. Đường bộ liên thông đi các Tỉnh trên quốc lộ 91, đường thủy nằm
cạnh con Sông Hậu rộng lớn, cả 2 đường bộ lẫn đường thủy đều thích hợp cho việc vận
chuyển sản phẩm của Nhà máy đi tiêu thụ hầu hết các Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long
và đặc biệt là thị trường tiêu thụ nước ngoài.
Từ tình hình trên, tháng 3 năm 1993 Công Ty Sản Xuất và Kinh Doanh Vật Liệu
Xây Dựng Xây Lắp An Giang đầu tư xây dựng mới Nhà máy gạch với tên gọi là Nhà
máy gạch ngói Nam Phương, một trong những công trình trọng điểm của Tỉnh được đầu
tư theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự ra đời của Nhà máy đã phần nào giải
quyết lao động trong Tỉnh và đáp ứng nhu cầu xây dựng trong Tỉnh.
Trong quá trình hoạt động Nhà máy đã thấy được tiềm năng phát triển, nhu cầu thị
trường trong tương lai nên ngày 6/9/1994 Công Ty Sản Xuất và Kinh Doanh Vật Liệu
Xây Dựng Xây Lắp An Giang được thực hiện dự án đầu tư Nhà máy gạch Ngói Long
Xuyên trực thuộc Công Ty Sản Xuất và Kinh Doanh Vật Liệu Xây Dựng Xây Lắp An
Giang theo quyết định số 549/QĐUB với số vốn đầu tư là 10.843 triệu đồng, với công
suất 20 triệu viên/năm. Trong quá trình thi công, Công ty đã xem xét so sánh về công
suất và dây chuyền sản xuất đã lựa chọn dây chuyền sản xuất từ lò nung Tunnel
Bulgaria sang lò nung Tunnel Italia đã xây dựng dự án bổ sung thay đổi công nghệ với
số vốn đầu tư là 19.706 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 18.935 triệu đồng được
UBND phê duyệt theo quyết định số 1029/QBUB ngày 8/12/1996, sau quá trình bổ
sung năng công suất nhà máy lên 25 triệu viên gạch ngói các loại trên năm, tương ứng
40 nghìn tấn sản phẩm.
Tổng số vốn đầu tư tính đến ngày 31/12/1997 là 25.200 triệu đồng, trong đó, nguồn
vốn vay là 14.500 triệu đồng và vốn ngân sách 10.500 triệu đồng. Công suất hiện nay
của Nhà máy là 35 – 45 triệu viên gạch các loại.
Cơ cấu nguồn nhân lực
Hiện nay lực lượng lao động của Nhà máy có trình độ và năng lực như sau:
+ Đại học chiếm 6%
+ Trung cấp chiếm 20%
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 26
+ Trình độ phổ thông tương đương 12 chiếm 70%
Tổng số lao động của Nhà máy là 192 người, trong đó thuê ngoài là 12 người, lao
động thuê ngoài là nguồn nhân lực không ổn định tùy theo mùa vụ mà nguồn lao động
thuê ngoài có thể lên đến 30 – 40 người.
2.2 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động
2.2.1 Chức năng
- Để hoạt động ngày càng tốt hơn Nhà máy không ngừng tìm hiểu tiến bộ khoa
học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Sản xuất kinh doanh gạch ngói các loại
- Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tỉnh
- Tổ chức giới thiệu sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước
2.2.2 Quyền hạn
Tài sản của Nhà máy được Công Ty Xây Lắp An Giang giao cho tập thể cán bộ
nhà máy gạch ngói Long Xuyên quản lý, Giám Đốc là người chịu trách nhiệm chính,
cùng tập thể cán bộ công nhân viên bảo quản và sử dụng hợp lý tài sản được giao.
Được sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định theo tỷ lệ quy định của Bộ Tài
Chính.
Nhà máy được quyền hoàn thiện cơ cấu tài sản cố định theo yêu cầu phát triển
kinh doanh, đổi mới công nghệ, đảm bảo chất lượng sản phẩm và báo cáo lên cấp trên
theo quy định. Được quyền mở rộng quy mô sản xuất theo yêu cầu của thị trường, chỉ
tiêu phát triển của Nhà máy. Được quyền sử dụng phần lợi nhuận giữ lại của Nhà máy.
Được quyền cho thuê, bán lại tài sản của Nhà máy không dùng đến hoặc chưa
dùng nhưng phải có sự chấp thuận của cấp trên.
2.2.3 Nhiệm vụ
Hiện tại Nhà máy có một số nhiệm vụ sau :
- Mở rộng sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm chất lượng với mẫu mã đa dạng
đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tìm hiểu thị trường
mới.
- Nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ công nhân viên và đảm bảo đời
sống được ổn định.
- Có trách nhiệm trước khách hàng về sản phẩm và dịch vụ cung ứng.
- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đối với Nhà nước về quy định bảo tồn và phát
triển nguồn vốn.
- Thực hiện hạch toán và báo cáo trung thực theo chế độ quy định của Nhà nước.
- Bảo vệ môi trường, bảo vệ Nhà máy, giữ gìn an ninh chính trị, an toàn lao
động, thực hiện an toàn vệ sinh cháy nổ, phòng cháy chữa cháy, làm tròn nghĩa vụ đối
với Nhà nước, tuân thủ pháp luật quy định.
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 27
2.2.4 Mục tiêu hoạt động của Nhà máy
- Tập trung sản xuất những mặt hàng thế mạnh của Nhà máy như: Gạch ống
9x19, Thẻ 8x18, Ngói các loại và gạch cao cấp.
- Nhà máy luôn đặt trọng tâm phải kinh doanh đúng ngành nghề đăng ký và mục
đích thành lập.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà Nhà nước giao, phải bảo quản và phát triển
nguồn vốn
- Là đơn vị hạch toán kế toán trực thuộc Công Ty Xây Lắp và Sản Xuất Kinh
Doanh Vật Liệu Xây Dựng An Giang.
2.3 Cơ cấu tổ chức và công tác kế toán tại Nhà máy
2.3.1 Cơ cấu tổ chức tại Nhà máy
Cơ cấu quản lý Nhà máy được xây dựng theo cơ cấu trực tuyến – chức năng. Cơ
cấu quản lý được biểu diễn quan sơ đồ sau:
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Nhà máy
Ban Giám đốc: gồm 1 Giám đốc, 1 phó Giám đốc phụ trách kinh doanh và 1
phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật. Trong đó
Giám đốc: là người có trách nhiệm chung toàn bộ Nhà máy, là người đại diện
cho Nhà máy trước pháp luật và cơ quan Nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh,
chịu trách nhiệm trong việc chấp hành mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước.
Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh: chịu trách nhiệm lãnh đạo các bộ
phận quản lý của Nhà máy gồm các bộ phận tổ chức hành chính, kế toán – tài vụ, phòng
kinh doanh.
Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật: là người trực tiếp quản lý Quản đốc,
chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật. Cả 2 phó Giám đốc đều chịu trách nhiệm báo cáo
trước Giám đốc.
Giám đốc
P.Giám đốc P.Giám đốc
P. Kế toán
tài vụ
P. Kinh
doanh
P.Tổ chức
hành chính
Tổ kỹ thuật Tổ sản xuất
Quản đốc
Đội vận
chuyển
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 28
Phòng tổ chức hành chính: gồm 4 người, 1 cán bộ quản lý và 3 nhân viên.
Các cán bộ phòng tổ chức hành chính tổ chức thực hiện quản lý về lao động,
theo dõi, đề bạt, sắp xếp nhân sự, lo các công việc về tiền lương, bảo hiểm và các chế độ
chính sách như khen thưởng, kỷ luật…Ngoài ra phòng tổ chức hành chính còn tổ chức,
thực hiện các mục tiêu kế hoạch, các biện pháp thi đua trong toàn Nhà máy, đảm trách
một số công việc mang tính chất phục vụ, tiếp khách khi có những quan hệ thuần túy về
hành chính quản trị.
Tiếp nhận và xử lý các công văn đến và đi. Tổ chức, thực hiện việc kiểm tra,
tuần tra, bảo vệ tài sản của Nhà máy.
Phòng kinh doanh: gồm 3 người
Có trách nhiệm giúp Ban Giám đốc về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, lập
kế hoạch luân chuyển hàng hóa, cân đối nhu cầu tiêu thụ, mua bán, dự trữ vật liệu và
công cụ lao động đáp ứng nhu cầu kịp thời cho sản xuất. tiếp cận và nghiên cứu thị
trường, tìm hiểu đối tác, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, tiếp xúc và giao dịch với khách
hàng. Thường xuyên tìm hiểu tình hình giá cả thị trường để tham mưu cho Ban Giám
đốc điều chỉnh giá bán theo thị trường, chuẩn bị mọi thủ tục cần thiết cho Ban Giám đốc
ký hợp đồng kinh tế. Đồng thời, chịu trách nhiệm lập kế hoạch cho đội vận chuyển.
Đội vận chuyển chịu trách nhiệm quản lý tất cả các loại xe và ghe của Nhà máy.
Thực hiện việc vận chuyển vật tư, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và vận chuyển
hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng.
Phòng kế toán – tài vụ: gồm 4 người, 1 kế toán trưởng ( kế toán tổng hợp ), 1
kế toán thanh toán, 1 kế toán tài sản cố định – nguyên vật liệu, 1 thủ quỹ. Phòng này có
các nhiệm vụ sau:
Có nhiệm vụ giải quyết những mối quan hệ tài chính trong việc luân chuyển
nguồn vốn như mối quan hệ với Nhà nước, mối quan hệ với khách hàng, mối quan hệ
tài chính trong nội bộ đơn vị.
Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả kinh
doanh.
Tổ chức hạch toán các nhiệm vụ mua bán, thanh toán công nợ, thanh toán với
ngân hàng, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của Nhà máy theo chế độ
hiện hành.
Tổ chức lưu giữ chứng từ, sổ sách, thực hiện các báo cáo theo quy định của Nhà
nước.
Quản đốc
Quản đốc là người chịu trách nhiệm trước phó Giám đốc kỹ thuật về việc điều
hành sản xuất của Nhà máy, theo dõi, kiểm tra, kịp thời xử lý các vấn đề trong sản xuất.
Tổ sản xuất: Công nhân trực tiếp sản xuất thì làm việc theo ca ( mỗi ngày 3 ca )
đứng đầu là ca trưởng, chịu trách nhiệm trong ca và bàn giao cho ca kế tiếp theo quy
trình sản xuất.
Tổ kỹ thuật: Quản lý định mức kỹ thuật, giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ
thuật sản xuất và chất lượng sản phẩm, giám sát kỹ thuật để giải quyết kịp thời khi có sự
cố xảy ra và đảm bảo an toàn lao động.
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 29
2.3.2 Tổ chức công tác kế toán tại Nhà máy
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Các bộ phận có chức năng như sau:
Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp): trực tiếp chỉ đạo bộ phận kế toán,
có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hệ thống tài khoản kế toán tại Nhà máy, tham mưu cho
Giám đốc trong việc sản xuất kinh doanh, tổ chức kiếm tra trong nội bộ Nhà máy. Có
nhiệm vụ làm và nộp đầy đủ các chứng từ, sổ sách chi tiết và các phần việc chỉ định.
Kế toán thanh toán
- Theo dõi các loại vốn bằng tiền, vốn đi vay và các loại vốn thanh toán, nợ phải
thu, nợ phải trả.
- Lập các hóa đơn, chứng từ thu, chi tiền phục vụ cho sản xuất kinh doanh tại
Nhà máy.
- Tính và phân bổ tiền lương, bảo hiểm xã hội.
Kế toán TSCĐ – nguyên vật liệu: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vật
tư hàng hóa, tình hình sử dụng vật tư theo định mức và cung cấp số liệu cho kiểm kê
định kỳ. Có nhiệm vụ theo dõi việc mua sắm và sử dụng TSCĐ, đồng thời phản ánh chi
phí sản xuất phục vụ cho yêu cầu tính giá thành.
Kế toán tiền lương: ghi chép, tổng hợp, phản ánh chính xác kịp thời về số
lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính toán các khoản tiền lương, tiền
thưởng, các khoản trợ cấp cho người lao động.
Thủ quỹ: có nhiệm vụ ghi chép thu chi theo đúng quy định, theo dõi việc chi
tạm ứng và thanh toán.
Hình thức kế toán sử dụng tại Nhà máy
Do cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Nhà máy đơn giản tập trung và để giảm
nhẹ khối lượng hạch toán, đồng thời nâng cao chất lượng công tác kế toán nhằm cung
cấp thông tin tài chính và lập báo cáo nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra
công tác kế toán nên Nhà máy áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
Kế toán trưởng
Kế toán TSCĐ -
nguyên vật liệu
Kế toán
thanh toán
Thủ quỹ Kế toán
tổng hợp
Kế toán
tiền lương
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 30
Hình 2.3 Cách ghi chép theo hình thức chứng từ ghi sổ
Ghi chú: : Ghi hằng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu kiểm tra
Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc để làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ, sau khi
lập xong phải được kế toán duyệt. Từ chứng từ ghi sổ làm căn cứ ghi vào sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ và sổ cái, chứng từ gốc cũng làm căn cứ để ghi vào sổ chi tiết. Cuối
tháng khóa sổ tính tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ và số dư trên sổ cái. Căn cứ sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sau
đó, đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ sổ
chi tiết) để lập báo cáo tài chính.
2.4 Khái quát về tình hình hoạt động của Nhà máy
2.4.1 Tình hình sản xuất gạch tại Nhà máy
2.4.1.1 Quy trình sản xuất gạch
Để sản xuất một viên gạch chất lượng, Nhà máy Gạch Ngói Tunnel Long
Xuyên đã đầu tư sản xuất theo quy trình công nghệ lò nung của Italia. Từ nguyên liệu
đất ban đầu đến khi cho ra sản phẩm Gạch mộc (gạch chưa nung) toàn bộ quy trình sản
xuất đều được thực hiện hoàn toàn tự động bằng điện khi có sự cố máy sẽ báo động để
cán bộ phụ trách kỹ thuật xử lý kịp thời. Quy trình sản xuất được thực hiện qua sơ đồ
sau:
Chứng từ gốc
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Sổ quỹ Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối
tài khoản
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ chi tiết
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 31
Hình 2.4 Quy trình sản xuất gạch
- Đất là nguyên liệu chính trong sản xuất gạch, đất được khai thác từ các
tỉnh được vận chuyển về kho dự trữ nguyên liệu của Nhà máy.Tại đây, đất được máy
đào xúc đưa lên thùng lường theo định lượng trước. Đất từ thùng lường được băng tải
cao su đưa qua máy trộn lưới để lọc bỏ rác và các tạp chất khác có trong đất. Sau đó, đất
được trộn và pha thêm phụ gia. Tiếp tục, đất theo băng tải chuyển qua máy nhào trộn và
nghiền mịn đất ra, ở đây đất được pha thêm nước theo độ ẩm thích hợp. Sau đó, Máy
hút chân không sẽ hút các bọt khí còn lẫn trong đất và chuyển sang qua khung chân
không để chuẩn bị đưa sang máy đùn ép tạo hình theo kích thước, hình dáng đã định
trước.
- Nguyên liệu đất được định hình theo hình dáng cụ thể, tiếp tục theo băng
chuyền đến máy cắt tự động để cắt thành từng viên gạch theo kích thước đã quy định,
sản phẩm này gọi là gạch mộc, đây là giai đoạn đầu trong quy trình sản xuất.
Nguyên liệu
Máy lường
Máy trộn lưới
Máy nghiền mịn
Máy hút chân
không
Qua khung chân
không
Cắt gạch tự động
Thành phẩm
(gạch mộc)
Xếp gạch vào
nhà phơi
Lò nung
Thành phẩm
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 32
- Gạch mộc được đưa ra khỏi băng chuyền sẽ được bốc xếp lên các kệ đưa
ra phơi để đạt độ ẩm thích hợp. Sau khi gạch đạt được độ ẩm theo quy định (gạch khô
trắng), gạch được đưa lên xe goòng cho vào lò nung tạo nên sản phẩm gạch hoàn chỉnh.
Đây là giai đoạn 2 hoàn thành sản phẩm trong quy trình sản xuất.
2.4.1.2 Sản phẩm phục vụ của Nhà máy
Sản phẩm sản xuất: Nhà máy chuyên sản xuất các loại gạch như :
Gạch ống gồm có: Ống 9x19, ống 9x19 (nửa), ống 8x18, ống 8x18
(nửa), ống 7,5x17, ống 7,5 x 17 (nửa) được sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam 1450 –
1998.
Gạch thẻ gồm có: Thẻ 9x19, thẻ 8x18, thẻ 7,5x17, gạch cẩn, gạch tàu
20x20, gạch tàu 30x30. gạch trang trí Hauydi được sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam
1451 – 1998.
Và ngói các loại như: Ngói 22, ngói diềm 22, ngói vẩy cá, ngói diềm
vẩy cá, ngói vẩy rồng, ngói âm, ngói diềm dường, ngói mũi hài, ngói sắp nóc sản xuất
theo tiêu chuẩn Việt Nam 1451 – 2004.
Ngoài ra, Nhà máy còn tổ chức sản xuất các mẫu theo đơn đặt hàng của
khách hàng.
Dịch vụ
Ngoài chức năng sản xuất, Nhà máy còn phục vụ dịch vụ vận chuyển
chịu trách nhiệm vận chuyển gạch, ngói đi các tỉnh bằng xe hay ghe theo yêu cầu của
khách hàng.
2.4.1.3 Lượng sản xuất
Năm 2007, ta có tổng lượng sản xuất là 42.065.931 viên, trong đó lượng
sản xuất của Nhà máy theo các nhóm mặt hàng như sau:
- Sản phẩm Gạch Ống: sản xuất 34.997.403 viên, chiếm 83,20 %
- Sản phẩm Gạch Thẻ: sản xuất 4.985.160 viên, chiếm 11,85 %
- Sản phẩm Gạch Ngói: sản xuất 1.972.008 viên, chiếm 4,69 %
- Các sản phẩm khác (gạch chịu lửa, gạch bán nguyệt…): 111.360 viên,
chiếm 0,26 %.
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 33
2.4.2 Tình hình tiêu thụ của Nhà máy năm 2007
Bảng 2.1 Tình hình tiêu thụ sản lượng của Nhà máy qua 2 năm ( 2006 – 2007 )
ĐVT: viên
2007
Sản phẩm 2006 Sản lượng
tiêu thụ Tỷ lệ %
Chênh
lệch
tăng (%)
Ống 26.098.954 34.685.148 83,10 32,90
Thẻ 2.462.235 4.985.160 11,94 102,46
Ngói 1.762.001 1.960.007 4,70 11,24
Các sản phẩm khác 100.320 110.220 0,26 9,87
Tổng sản lượng tiêu thụ 30.423.510 41.740.535 100 37,20
Nguồn: Báo cáo sản lượng tiêu thụ
Ta thấy tình hình tiêu thụ tất cả các loại sản phẩm đều tăng so với năm 2006
nhưng để kết luận là năm 2007 Nhà máy hoạt động hiệu quả, ta cần phân tích tình hình
lợi nhuận đạt được trong năm 2007 so với năm 2006, ta có bảng phân tích sau:
Bảng 2.2 Phân tích tình hình lợi nhuận của Nhà máy qua 2 năm ( 2006 – 2007 )
ĐVT: ngàn đồng
Chênh lệch Chỉ tiêu 2006 2007
2006 -2007 %
1. Doanh thu BH,DV 18.503.299 22.520.007 4.016.708 21,7
2.Các khoản giảm trừ 68.004 16.000 -52.004 -76,5
3.Doanh thu thuần 18.435.295 22.504.007 4.068.712 22,1
4.Giá vốn hàng bán 16.066.853 17.865.801 1.798.948 11,2
5.Lãi gộp 2.368.442 4.638.206 2.269.764 95,8
6.Doanh thu HĐTC 214 1.680 1.466 685
7. Chi phi tài chính 432.845 207.906 -224.939 52
8. Chi phí bán hàng 461.889 695.057 233.168 50,5
9.Chi phí quản lý 1.025.896 1.240.393 214.497 20,9
10.Lãi thuần tư HĐKD 448.026 2.496.530 2.048.504 457
11.Thu nhập khác 17.019 49.397 32.378 190,2
12. Chi phí khác 24.186 24.186 -
13.Lợi nhuận khác 17.019 25.211 8.193 48,1
14.Tổng LN kế toán trước thuế 465.045 2.521.741 2.056.696 442,3
15. Tổng lợi nhuận sau thuế 465.045 2.521.741 2.056.696 442,3
Nguồn: Báo cáo tài chính
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 34
Qua bảng phân tích trên ta thấy, tổng lợi nhuận của Nhà máy năm 2007 tăng so
với năm 2006 là 2.056.696 ngàn đồng, tức là tăng 442,3 %. Nguyên nhân của sự tăng
này là do:
- Tổng doanh thu Nhà máy đạt được năm 2007 tăng so với năm 2006 là
4.016.708 ngàn đồng làm cho tổng lợi nhuận kế toán tăng một khoản tương ứng. Doanh
thu tăng lên chủ yếu là do năm 2007 sản lượng tiêu thụ tăng, đặc biệt là sản phẩm Ống
9x19 và Thẻ 8x18 mức tiêu thụ tăng đột biến sản xuất không đủ tiêu thụ.
- Các khoản giảm trừ năm 2007 giảm so với năm 2006 là -52.004 ngàn đồng
tương ứng giảm 76,5 % làm cho tổng lợi nhuận kế toán tăng lên tương ứng. Nguyên
nhân của sự giảm này là do năm 2007 Nhà máy đã ổn định được chất lượng sản phẩm
nên trong năm 2007 không xảy ra tình trạng hàng bán bị trả lại, các khoản giảm giá mà
chỉ phát sinh duy nhất một khoản chiết khấu thương mại. Qua đó cho thấy chất lượng
sản phẩm ngày càng được ban lãnh đạo Nhà máy quan tâm, không những giữ vững ổn
định chất lượng mà Nhà máy còn đang cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa.
- Giá vốn hàng bán năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1.798.948 ngàn đồng,
tương ứng với mức tăng là 11,2 %. Sự tăng giá vốn hàng bán chủ yếu là do năm 2007
sản lượng tiêu thụ nhiều, giá cả nguyên vật liệu đều tăng cao. Vì vậy nên tổng lợi nhuận
kế toán giảm một khoản tương ứng là 1.798.948 ngàn đồng.
- Năm 2007 doanh thu hoạt động tài chính tăng so với năm 2006 là 1.466 ngàn
đồng làm cho tổng lợi nhuận kế toán tăng tương ứng. Doanh thu tăng lên là do tình hình
tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn năm 2006 nên thu được một khoản tiền lớn và khoản
tiền này được gửi vào ngân hàng, vì vậy tiền lãi năm 2007 cao hơn so với năm 2006.
- Đồng thời chi phí tài chính năm 2007 giảm so với năm 2006 làm cho tổng lợi
nhuận kế toán tăng tương ứng là 224.939 ngàn đồng, cũng giống như nguyên nhân làm
cho doanh thu hoạt động tài chính tăng, năm 2007 nhà máy hoạt động hiệu quả nên thu
hồi được một khoản tiền lớn để tái đầu tư cho sản xuất mà không cần vay vốn ngân
hàng và năm 2007 Nhà máy đã thanh toán hết các khoản nợ cho ngân hàng.
- Chi phí bán hàng là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm. Năm 2007 khoản chi này tăng so với năm 2006 làm cho tổng lợi nhuận kế toán
giảm tương ứng là 233.168 ngàn đồng. Nguyên nhân do phải thuê các dịch vụ vận
chuyển hàng hóa từ bên ngoài do đội vận chuyển của nhà máy không đáp ứng đủ yêu
cầu của khách hàng, đồng thời các khoản phí thu nợ cũng cao hơn so với năm 2006.
- So với năm 2006 thì năm 2007 chi phí quản lý doanh nghiệp của Nhà máy tăng
làm cho tổng lợi nhuận kế toán của Nhà máy giảm tương ứng là 214.497 ngàn đồng,
nguyên nhân chủ yếu là do hàng tháng Nhà máy đều tổ chức các phong trào thi đua giữa
các khâu, giữa các tổ sản xuất.
- Thu nhập khác là các khoản thu từ thanh lý tài sản, nợ quá hạn thu hồi được.
Tuy nhiên năm 2007 có phát sinh một khoản chi phí khác là 24.186 ngàn đồng, trong
năm 2006 thì khoản này không phát sinh nhưng bù lại năm 2007 thu nhập khác phát
sinh tăng so với năm 2006 là 32.378 ngàn đồng tương ứng tăng 190,2 % đủ bù đắp chi
phí khác mà còn đạt một khoản thu nhập cao hơn so với năm 2006. Nguyên nhân do
Nhà máy thanh lý một chiếc xe và khách hàng đến trả khoản nợ quá hạn.
Tổng hợp các yếu tố làm tăng lợi nhuận:
- Tổng doanh thu tăng làm tổng lợi nhuận kế toán tăng 4.016.708
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 35
- Tổng doanh thu HĐTC tăng làm tổng lợi nhuận kế toán tăng 1.466
- Thu nhập khác tăng làm tổng lợi nhuận kế toán tăng 32.378
- Chi phí tài chính giảm làm tổng lợi nhuận kế toán tăng 224.939
-Các khoản giảm trừ giảm làm tổng lợi nhuận kế toán tăng 52.004
Tổng lợi nhuận kế toán tăng 4. 327.495
Tổng hợp các yếu tố làm giảm lợi nhuận:
- Giá vốn hàng bán tăng làm tổng lợi nhuận kế toán giảm 1.798.948
- Chi phí bán hàng tăng làm tổng lợi nhận kế toán giảm 233.168
- Chi phí quản lý tăng làm tổng lợi nhuận kế toán giảm 214.497
- Chi phí khác tăng làm tổng lợi nhuận kế toán giảm 24.186
Tổng lợi nhuân kế toán giảm 2.270.799
* Tóm lại : Nhìn chung, nguyên nhân làm cho lợi nhuận kế toán năm 2007 tăng
so với năm 2006 là do số lượng đơn đặt hàng nhiều, đặc biệt năm 2007 sản lượng gạch
ống, gạch thẻ đều có mức tiêu thụ tăng cao so với năm 2006 nên các khoản doanh thu
thuần, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác đều tăng làm cho tổng lợi nhuận
kế toán tăng, đồng thời trong năm 2007 các khoản chi phí phát sinh đều tăng cao trừ chi
phí tài chính làm cho tổng lợi nhuận kế toán giảm, nhưng tốc độ tăng của chi phí chậm
hơn tốc độ tăng của doanh thu, điều đó chứng tỏ ban lãnh đạo Nhà máy đã có những chủ
trương, chính sách đúng trong việc điều hành và quản lý chi phí nên đã nâng cao được
hiệu quả hoạt động tại Nhà máy.
Trong năm 2007 Nhà máy Gạch Ngói Tunnel Long xuyên có những thuận lợi và
khó khăn như sau:
Thuận lợi
- Luôn được sự quan tâm lãnh đạo trực tiếp của BGĐ Công ty, sự hỗ trợ của các
phòng nghiệp vụ Công ty trên các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Nhà máy,
với mục tiêu tăng năng suất lao động, giảm hao hụt sản phẩm, hạ giá thành sản xuất,
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Thị trường tiêu thụ ổn định qua nhiều năm hoạt động, khách hàng sử dụng sản
phẩm của Nhà máy ngày càng tăng, tiềm năng phát triển thị trường ngày càng nhiều,
đặc biệt là thị trường Cần Thơ, An Giang.
- Nhà máy duy trì cải tiến liên tục Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001 – 2000.
- Sức mua của thị trường (đối với gạch ống, thẻ) tăng đột biến sản xuất không đủ
cho tiêu thụ nhờ đó Nhà máy đã thu hồi về lượng tiền mặt để tái đầu tư sản xuất mà
không cần vay, đồng thời trả hết nợ ngân hàng trong năm 2007.
Khó khăn
- Trong năm tình hình giá cả nguyên, nhiên vật liệu tăng liên tục làm ảnh hưởng
đến giá thành sản phẩm, chi phí vận chuyển tăng cao.
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 36
- Giá cả các trang thiết bị, phụ tùng thay thế đều tăng giá làm chi phí sửa chữa
máy móc thiết bị và đầu tư xây dựng cơ bản tăng theo.
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 37
Chương 3: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP TẠI
NHÀ MÁY GẠCH NGÓI TUNNEL LONG XUYÊN
Hiện tại, Nhà máy sản xuất rất nhiều sản phẩm có thể chia làm 4 nhóm sản phẩm đó
là nhóm sản phẩm Ống, Thẻ, Ngói và các sản phẩm khác. Để phân tích mối quan hệ
CVP trong 3 nhóm sản phẩm đầu, chúng ta chọn ra 1 số sản phẩm đại diện cụ thể là
gạch Ống 9x19, gạch Thẻ 8x18 và Ngói 22 của tháng 12/ 2007 để phân tích mối quan
hệ CVP, đây là những sản phẩm có mức sản xuất và tiêu thụ cao của Nhà máy và là sản
phẩm chủ lực của Nhà máy. Sau đây chúng ta cùng phân tích mối quan hệ CVP.
3.1 Phân tích chi phí của Nhà máy theo cách ứng xử chi phí
Các nhà quản trị muốn đưa ra nhận xét chính xác về hiệu quả hoạt động của một
ngành hoặc của một sản phẩm nào đó thì phải dựa vào cách ứng xử của chi phí, tức là
phải phân loại chi phí thành chi phí khả biến, chi phí bất biến. Trong thực tế, việc phân
loại chi phí là đều rất khó khăn. Do việc phân loại chi phí không theo một nguyên tắc
nào mà chỉ tùy thuộc vào đặc điểm ngành và sản phẩm của mỗi doanh nghiệp.
Tại Nhà máy có các loại chi phí phát sinh sau: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
(CPNVL), chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT), chi phí sản xuất chung (CPSXC), chi
phí bán hàng (CPBH), chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN). Có nhiều cách phân
loại chi phí nhưng để có thể phân tích được mối quan hệ CVP ta chỉ áp dụng việc phân
tích chi phí theo cách ứng xử chi phí, ta phân loại các khoản mục chi phí như sau:
3.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT)
CPNVLTT là loại chi phí tham gia trực tiếp vào trong quá trình sản xuất sản
phẩm, mức tăng, giảm chi phí này phụ thuộc vào mức độ hoạt động của Nhà máy.
CPNVLTT phát sinh tại Nhà máy gồm có chi phí nguyên vật liệu chính (đất) và chi phí
nhiên liệu (điện, dầu , than cám, nhớt) được sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất
kinh doanh nên CPNVLTT được xem là biến phí.
Sản phẩm của Nhà máy là gạch các loại nên chi phí chủ yếu là đất và do yêu cầu
trong sản xuất nên chi phí đất được tập hợp riêng cho từng sản phẩm. Về chi phí nhiên
liệu, cụ thể là điện được Nhà máy tính như sau: cuối tháng kế toán sẽ tính chi phí điện
cho các sản phẩm gạch mộc và thành phẩm dựa vào phiếu tính tiền điện, trong đó sản
phẩm gạch mộc chiếm 52,5%, giai đoạn thành phẩm chiếm 47,5%. Đồng thời để đảm
bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000, các chi phí nhiên liệu còn
lại tham gia trực tiếp vào sản xuất sản phẩm đều được xuất theo định mức cho một đơn
vị sản phẩm.
Từng tháng Nhà máy sẽ xác định sản lượng từng loại sản phẩm phải sản xuất
cho các phân xưởng, các tổ sản xuất. Sau đó, căn cứ trên sản lượng cần sản xuất và định
mức tiêu hao nhiên liệu, Nhà máy sẽ xác định số lượng nhiên liệu cần xuất kho cho sản
xuất. Chi phí nhiên liệu được xuất theo đơn giá bình quân gia quyền. Cuối kỳ chi phí
nhiên liệu sẽ được phân bổ cho các sản phẩm theo tiêu thức sản lượng sản xuất, ta có
công thức phân bổ sau :
Tổng chi phí nhiên liệu phát sinh
trong tháng
= x
Tổng sản lượng sản xuất
Mức phân bổ chi phí
nhiên liệu cho từng
quy cách
Sản lượng sản xuất
của từng quy cách
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 38
Bảng 3.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của 3 sản phẩm
ĐVT: đồng
Chi phí Ống 9x19 Thẻ 8x18 Ngói 22
Đất 110.807.247 20.805.084 4.771.971
Điện 37.370.156 10.048.811 701.925
Than cám 83.478.295 - -
Dầu 53.879.326 14.488.116 1.012.017
Nhớt 1.446.038 388.838 27.161
Tổng CPNVL 286.981.062 45.730.849 6.513.074
Lượng sản xuất 1.519.457 408.581 28.540
CPNVL đơn vị (đ/viên) 189 112 228
Nguồn: Phòng kế toán – Tài vụ
Qua bảng trên ta thấy, để sản xuất một đơn vị sản phẩm thì Ngói 22 chiếm
CPNVL cao nhất với 228 đ/viên và thấp nhất là sản phẩm Thẻ 8x18 với 112 đ/viên. Các
sản phẩm có CPNVL đơn vị khác nhau đã thể hiện được tính chất của từng sản phẩm,
sự khác nhau về CPNVL chủ yếu là do mỗi sản phẩm có kích thước, hình dạng và trọng
lượng khác nhau.
3.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT)
CPNCTT là một chi phí hỗn hợp. Trong đó :
Biến phí CPNCTT : bao gồm toàn bộ chi phí lương, kinh phí công đoàn, tiền
ăn giữa ca. Chi phí lương công nhân được tính theo lương sản phẩm, kinh phí công
đoàn được trích trên lương công nhân và các khoản mục chi phí được tập hợp theo từng
đối tượng tham gia trực tiếp vào trong quá trình sản xuất sản phẩm, mức tăng, giảm chi
phí này phụ thuộc vào mức độ hoạt động của Nhà máy, kinh phí công đoàn, tiền ăn giữa
ca được phân bổ cho các sản phẩm theo tiền lương của công nhân. Vì vậy mà các khoản
chi phí này được xem là biến phí.
Toàn bộ tiền lương phải trả cho NCTT có một phần là lương theo thời gian, tiền
thưởng…nhưng trong từng tháng không phải công nhân nào cũng có khoản này, có
tháng tất cả công nhân không có khoản này như tháng 12/2007 nên toàn bộ lương phải
trả cho NCTT được xem là biến phí. Đây là do chính sách tiền lương của Nhà máy quy
định, để áp dụng một số chế độ khen thưởng nhằm khuyến khích công nhân làm việc,
lương của các bộ phận khác cũng được tính như lương NCTT.
Tiền lương công nhân được Nhà máy chi trả theo lương sản phẩm, ta có công
thức tính lương như sau :
Trong đó:
Hệ số quy đổi = Số ngày công x Hệ số lương trách nhiệm
Lương trong
tháng của một
công nhân
Quỹ lương sản phẩm của 1 tổ
= x Hệ số quy đổi của 1 người
Tổng hệ số quy đổi của 1 tổ
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 39
Quỹ lương sản phẩm của 1 tổ = Sản lượng sản xuất trong tháng x Đơn giá
từng sản phẩm
* Ngoài ra người công nhân còn được hưởng tiền phụ cấp, tiền thưởng, tiền
trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) được áp dụng tại Nhà máy
theo chế độ hiện hành khi trả lương cho công nhân trực tiếp, nhân viên quản lý.
- BHXH: được trích 20 % phải trả cho công nhân viên, trong đó Nhà máy chịu
15 % đưa vào chi phí của từng bộ phận có liên quan theo đối tượng trả lương còn 5 %
trừ vào lương công nhân.
- BHYT: được trích 3% trên tiền lương phải trả cho công nhân, trong đó 2 % do
đơn vị chịu và đưa vào đối tượng chịu chi phí và 1% được khấu trừ vào lương công
nhân
Cả 2 chi phí BHXH, BHYT đều trích trên mức lương căn bản, mức lương căn
bản của Nhà máy là 450.000 đồng
- KPCĐ: được trích 2 % trên lương sản phẩm đưa vào đối tượng chịu chi phí
Bảng 3.2 Biến phí CPNCTT của 3 sản phẩm
ĐVT : đồng
Chi phí Ống 9x19 Thẻ 8x18 Ngói 22
Chi phí lương 117.950.998 33.327.691 14.651.612
Chi phí KPCĐ 2.144.900 639.421 257.356
Tiền ăn giữa ca 14.519.102 4.098.898 1.804.498
Tổng CPNCTT 134.615.000 38.066.010 16.713.466
Lượng sản xuất (viên) 1.519.457 408.581 28.540
CPNCTT đơn vị (đ/viên) 89 93 586
Nguồn: Phòng kế toán – Tài vụ
Chi phí lương của công nhân phụ thuộc vào sản lượng sản xuất nhưng qua bảng
3.2 ta thấy tổng CPNCTT tính cho một đơn vị sản phẩm cao nhất là Ngói 22 với 586
đ/viên và thấp nhất là Ống 9x19 với 89 đ/viên. Điều đó cho thấy đơn giá để tính lương
cho công nhân theo một đơn vị sản phẩm của Ngói 22 là cao nhất, kế đó là Thẻ 8x18 và
cuối cùng là Ống 9x19, với mức trả lương này Nhà máy đã căn cứ vào quy trình sản
xuất của từng sản phẩm, trong đó Ngói 22 do quy trình sản xuất phức tạp và tốn nhiều
thời gian hơn Ống 9x19, Thẻ 8x18, vì vậy mà Ngói 22 có đơn giá cao hơn so với Ống
9x19 và Thẻ 8x18.
Định phí CPNCTT : đối với CPNCTT phát sinh chi phí bảo hiểm xã hội
(BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), 2 khoản chi phí này được trích trên lương căn bản và
lương căn bản chỉ sử dụng để trích 2 loại bảo hiểm đó. Vì vậy chi phí BHXH, BHYT
được xem là định phí. Ta có công thức tính như sau:
Chi phí BHXH = 450.000 x Hệ số x 15%
Chi phí BHYT = 450.000 x Hệ số x 2%
Chi phí BHXH, BHYT được phân bổ cho từng quy cách theo lương công
nhân, ta có bảng sau:
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 40
Bảng 3.3 Định phí NCTT của 3 sản phẩm
ĐVT : đồng
Chi phí Ống 9x19 Thẻ 8x18 Ngói 22
BHXH 8.441.457 2.378.154 1.050.490
BHYT 1.125.527 317.088 140.065
Tổng cộng 9.566.984 2.695.242 1.190.555
Nguồn : Phòng kế toán – Tài vụ
3.1.3 Chi phí sản xuất chung ( CPSXC )
CPSXC là những chi phí phục vụ và quản lý liên quan đến quá trình sản xuất
kinh doanh phát sinh ở các phân xưởng và bộ phận sản xuất được Nhà máy theo dõi trên
các tài khoản chi tiết. CPSXC phát sinh tại đơn vị được chia cho 2 giai đoạn sản xuất:
giai đoạn sản xuất gạch mộc chiếm 52 % và giai đoạn thành phẩm chiếm 48%. Ví dụ,
trong tháng 12 năm 2007 CPSXC của công cụ dụng cụ phát sinh là 54.362.864 đồng,
trong đó gạch mộc chiếm 28.268.689 đồng, thành phẩm chiếm 26.094.175 đồng. Các
khoản chi phí phát sinh được thể hiện trong bảng phân loại chi phí sau :
Bảng 3.4 Phân loại chi phí SXC theo cách ứng xử chi phí
Chi phí Biến phí Định phí
Chi phí
hỗn hợp
Chi phí nhân viên phân xưởng
Chi phí CCDC
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí KHTSCĐ
Chi phí BHXH, BHYT
Chi phí khác
Trong đó :
Biến phí SXC (BPSXC) gồm có lương nhân viên phân xưởng được tính theo
lương sản phẩm như chi phí NCTT, công cụ dụng cụ là các dụng cụ lao động xuất dùng
cho phân xưởng, phục vụ sửa chữa máy móc, thiết bị…, chi phí dịch vụ mua ngoài là
các chi phí thuê xe, tiền thuê bốc xếp, chi phí bảo trì…và các chi phí khác như chi phí
điện, nước… tất cả đều được phát sinh tại phân xưởng, tham gia trực tiếp vào trong quá
trình sản xuất kinh doanh, là những chi phí tăng, giảm theo mức độ hoạt động của Nhà
máy nên chúng được xem là biến phí. Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài là chi phí hỗn
hợp được tính như sau
Áp dụng phương pháp cực đại – cực tiểu để phân bổ biến phí, định phí và giả
định rằng sản phẩm tồn đầu kỳ bằng sản phẩm tồn cuối kỳ, ta có công thức sau:
Ta có: Tổng chi phí tháng 2 cao nhất là 94.930.481 đồng với sản lượng
5.584.220 viên, chi phí tháng 1 thấp nhất là 66.756.168 đồng với sản lượng 3.578.739
Chi phí ở mức độ Chi phí ở mức độ
hoạt động cao nhất hoạt động thấp nhất
=
Mức hoạt động cao nhất - Mức hoạt động thấp nhất
Chi phí khả biến đơn vị
mức độ hoạt động
-
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 41
viên, áp dụng công thức ta có biến phí đơn vị cho một viên gạch là 14,05 đ/viên, tổng
định phí là 32.080.141 đồng.
Bảng 3.5 Biến phí SXC dịch vụ mua ngoài của 3 sản phẩm
ĐVT : đồng
Chi phí Ống 9x19 Thẻ 8x18 Ngói 22
Biến phí đơn vị (đ/viên) 14,05 14,05 14,05
Lượng sản xuất (viên) 1.519.457 408.581 28.540
Tổng biến phí dịch vụ mua ngoài 21.348.371 5.740.563 400.987
Nguồn: Phòng kế toán – Tài vụ
Biến phí SXC được phân bổ cho các sản phẩm theo tổng quỹ lương của công
nhân. Ta có công thức phân bổ như sau :
Dựa vào số liệu trong tháng 12 năm 2007. Áp dụng công thức phân bổ BPSXC
cho các khoản mục chi phí, ta có bảng tổng hợp chi phí sau:
Bảng 3.6 Biến phí SXC của 3 sản phẩm
ĐVT : đồng
Chi phí Ống 9x19 Thẻ 8x18 Ngói 22
CP nhân viên PX 7.813.717 2.207.808 970.603
CP CCDC 17.272.268 4.880.373 2.145.523
CP dịch vụ mua ngoài 21.348.371 5.740.563 400.987
CP khác 1.737.841 491.036 215.871
Tổng chi phí 48.172.198 13.319.780 3.732.983
Lượng sản xuất 1.519.457 408.581 28.540
BPSXC đơn vị (đ/viên) 32 33 131
Nguồn : Phòng kế toán – Tài vụ
BPSXC được phân bổ theo tổng quỹ lương của công nhân mà đơn giá tính cho
một đơn vị sản phẩm của Ngói 22 là cao nhất nên BPSXC đơn vị của Ngói 22 cao hơn
so với Ống 9x19 và Thẻ 8x18.
Định phí SXC (ĐPSXC) gồm có chi phí BHXH, BHYT được tính tương tự
chi phí BHXH, BHYT của CPNCTT, chi phí khấu hao tài sản cố định, định phí dịch vụ
mua ngoài không tăng, giảm theo mức độ hoạt động của Nhà máy nên xem là định phí.
Tiêu thức phân bổ định phí SXC là tổng quỹ lương của công nhân, ta có bảng phân bổ
định phí SXC như sau :
BPSXC p/bổ
cho từng quy
cách
BPSXC phát sinh trong kỳ Lương của từng
= x quy cách
Tổng quỹ lương
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 42
Bảng 3.7 Định phí SXC của 3 sản phẩm
ĐVT: đồng
Chi phí Ống 9x19 Thẻ 8x18 Ngói 22
CP bảo hiểm NV của PX 285.349 80.627 35.445
Khấu hao TSCĐ 31.409.471 8.874.916 3.901.615
CP dịch vụ mua ngoài 10.317.451 2.915.252 1.281.611
Tổng cộng 42.012.271 11.870.795 5.218.671
(Nguồn: Phòng kế toán – Tài vụ)
3.1.4 Chi phí bán hàng ( CPBH )
CPBH là những chi phí lưu thông phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm tại
Nhà máy, được theo dõi trên các tài khoản chi tiết, gồm các khoản chi phí phát sinh
được thể hiện trong bảng phân loại chi phí sau :
Bảng 3.8 Phân loại chi phí bán hàng theo cách ứng xử chi phí
Chi phí bán hàng
Biến
phí
Định
phí
Lương nhân viên
Kinh phí công đoàn
Chi phí BHXH, BHYT
Chi phí nhiên liệu
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Định mức điện thoại
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí phân bổ công cụ dụng cụ
Chi phí khác
Biến phí bán hàng (BPBH) : gồm lương nhân viên, kinh phí công đoàn, chi
phí nhiên liệu trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí
thuê xe vận chuyển, tiền điện thoại vượt định mức, chi phí điện, nước và chi phí khác
như chi phí tiếp khách hội nghị khách hàng, tiền công tác phí…Đây là loại chi phí phụ
thuộc vào mức độ tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy, vì vậy chúng được xem là chi phí
khả biến.
Biến phí bán hàng được phân bổ cho từng quy cách theo tiêu thức doanh thu tiêu
thụ. Ta có công thức sau :
Áp dụng công thức phân bổ cho các khoản chi phí, ta có bảng phân bổ chi phí
bán hàng như sau :
Tổng biến phí bán hàng phát sinh
trong kỳ
= x Doanh thu từng quy cách
Tổng doanh thu đạt dược
Biến phí bán hàng
phân bổ cho từng quy
cách
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 43
Bảng 3.9 Biến phí bán hàng của 3 sản phẩm
ĐVT :đồng
Chi phí Ống 9x19 Thẻ 8x18 Ngói 22
Lương nhân viên 2.882.103 753.545 303.585
Kinh phí công đoàn 28.821 7.535 3.036
Chi phí nhiên liệu 5.978.193 1.563.037 629.711
Chi phí dịch vụ mua ngoài 3.972.361 1.038.600 418.427
Chi phí khác 2.460.013 643.186 259.125
Tổng chi phí 15.321.492 4.005.903 1.613.883
Lượng tiêu thụ 1.517.602 371.785 61.430
BP bán hàng đơn vị (đ/viên) 10,1 10,8 26,3
(Nguồn : Phòng kế toán – Tài vụ)
Qua bảng 3.9 cho thấy để tiêu thụ được một đơn vị sản phẩm thì Ngói 22 phải
bỏ ra một chi phí rất cao với 26,3 đ/viên, thấp nhất là Ống 9x19 với 10,1 đ/viên. Do đơn
giá bán của Ngói 22 là 1.588 đ/viên cao nhất trong 3 sản phẩm mặc dù sản lượng tiêu
thụ thấp nên BPBH tính cho một đơn vị sản phẩm của Ngói 22 cao.
Định phí bán hàng: gồm chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ), chi phí
BHXH, BHYT, chi phí định mức điện thoại, chi phí công cụ dụng cụ tất cả các chi phí
này đều không thay đổi theo mức độ hoạt động của Nhà máy nên xem là định phí. Định
phí bán hàng được phân bổ theo tiêu thức doanh thu tiêu thụ.
Bảng 3.10 Định phí bán hàng của 3 sản phẩm
ĐVT: đồng
Chi phí Ống 9x19 Thẻ 8x18 Ngói 22
Chi phí BHXH, BHYT 413.874 108.210 43.595
Chi phí khấu hao TSCĐ 275.444 72.017 29.014
Chi phí phân bổ công cụ dụng cụ 41.656 10.891 4.388
Định mức điện thoại 803.164 209.993 84.601
Tổng định phí bán hàng 1.534.138 401.111 161.598
Nguồn : Phòng kế toán – Tài vụ
3.1.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp ( CPQLDN )
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí liên quan đến hoạt động hành
chính, kinh doanh, chi phí quản lý được theo dõi trên các tài khoản chi tiết, tất cả các
khoản chi phí phát sinh được thể hiện qua bảng phân loại chi phí như sau:
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 44
Bảng 3.11 Phân loại chi phí quản lý theo cách ứng xử chi phí
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Biến
phí
Định
phí
Lương nhân viên
Kinh phí công đoàn
Chi phí BHXH, BHYT
Chi phí văn phòng phẩm
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Định mức điện thoại
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí phân bổ công cụ dụng cụ
Chi phí khác
Biến phí quản lý doanh nghiệp: gồm lương nhân viên quản lý, kinh phí
công đoàn, chi phí văn phòng phẩm, chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện, nước, chi
phí điện thoại vượt định mức, chi phí khác như thành phẩm xuất kho bị bể, phí đổi
tiền…đây là những chi phí tăng, giảm theo mức độ hoạt động của Nhà máy nên được
xem là biến phí.
Từ bảng phân loại chi phí, ta có bảng biến phí quản lý doanh nghiệp được phân
bổ theo tiêu thức doanh thu tiêu thụ như sau :
Bảng 3.12 Biến phí quản lý doanh nghiệp của 3 sản phẩm
ĐVT : đồng
Chi phí quản lý Ống 9x19 Thẻ 8x18 Ngói 22
Lương nhân viên 8.168.976 2.135.832 860.476
Kinh phí công đoàn 81.690 21.358 8.605
Chi phí văn phòng phẩm 710.988 185.892 74.892
Chi phí dịch vụ mua ngoài 2.020.602 528.299 212.839
Chi phí khác 39.420.117 10.306.645 4.152.303
Tổng chi phí quản lý 50.402.372 13.178.027 5.309.114
Lượng tiêu thụ 1.517.602 371.785 61.430
BP quản lý đơn vị (đ/viên) 33 35 86
Nguồn : Phòng kế toán – Tài vụ
Định phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm các khoản trích BHXH, BHYT,
khấu hao TSCĐ, chi phí định mức điện thoại, phân bổ công cụ dụng cụ. Đây là những
chi phí cố định không thay đổi theo mức độ hoạt động nên là định phí.
Định phí quản lý doanh nghiệp cũng được phân bổ theo tiêu thức doanh thu tiêu
thụ.
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 45
Bảng 3.13 Định phí quản lý doanh nghiệp của 3 sản phẩm
ĐVT: đồng
Chi phí Ống 9x19 Thẻ 8x18 Ngói 22
Chi phí BHXH, BHYT 724.033 189.303 76.266
Định mức điện thoại 642.532 167.994 67.681
Chi phí khấu hao TSCĐ 1.753.818 458.547 184.738
Chi phí phân bổ công cụ dụng cụ 2.184.388 571.122 230.092
Tổng chi phí quản lý 5.304.771 1.386.966 558.777
Nguồn : Phòng kế toán – Tài vụ
3.1.6 Tập hợp chi phí theo cách ứng xử chi phí
Chi phí được tập hợp theo sản lượng tiêu thụ
Bảng 3.14 Tổng hợp chi phí theo lượng tiêu thụ
ĐVT: ngàn đồng
Loại chi phí Ống 9x19 Thẻ 8x18 Ngói 22
Biến phí
Chi phí nguyên vật liệu 286.631 41.612 14.019
Chi phí nhân công trực tiếp 134.451 34.638 35.974
Chi phí sản xuất chung 48.113 12.120 8.035
Chi phí bán hàng 15.321 4.006 1.614
Chi phí quản lý doanh nghiệp 50.402 13.178 5.309
Tổng biến phí 534.919 105.554 64.951
Lượng tiêu thụ ( viên ) 1.517.602 371.785 61.430
Biến phí đơn vị 0,352 0,284 1,057
Định phí
Chi phí nhân công trực tiếp 9.567 2.695 1.191
Chi phí sản xuất chung 42.012 11.871 5.219
Chi phí bán hàng 1.534 401 162
Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.305 1.387 558
Tổng định phí 58.418 16.354 7.130
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 46
3.2 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí (SDĐP)
Bảng 3.15 Báo cáo thu nhập theo SDĐP của 3 sản phẩm
ĐVT: ngàn đồng
Ống 9x19 Thẻ 8x18 Ngói 22
Chỉ tiêu
Tổng Đơn vị Tổng Đơn vị Tổng Đơn vị
Doanh thu 926.245 0,61 242.173 0,65 97.566 1,59
Chi phí khả biến 534.917 0,35 105.554 0,28 64.951 1,06
Số dư đảm phí 391.328 0,26 136.619 0,37 32.615 0,53
Chi phi bất biến 58.418 0,04 16.354 0,04 7.130 0,12
Lợi nhuận 332.910 0,22 120.265 0,32 25.485 0,41
Qua bảng báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí ta nhận thấy rằng, lợi nhuận đạt
được của sản phẩm Ống 9x19 là cao nhất và thấp nhất là Ngói 22 được thể hiện theo số
tuyệt đối. Nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì sản phẩm Ngói 22 có lợi nhuận cao
nhất với 0,41 ngàn đồng và thấp nhất là sản phẩm Ống 9x19 với 0,22 ngàn đồng. Đặc
biệt đối với sản phẩm Ngói 22 có lợi nhuận đơn vị cao nhất, mặc dù giá bán trên một
đơn vị sản phẩm cao nhưng do sản lượng tiêu thụ thấp, số dư đảm phí thấp nên tổng lợi
nhuận đạt được không cao.
Để kết luận sản phẩm Ngói 22, Thẻ 8x18 hay Ống 9x19 sản phẩm nào hoạt động
đạt hiệu quả cao và chiếm một phần lợi nhuận đáng kể trong tổng lợi nhuận mà Nhà
máy đạt được, ta cần xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố chi phí khả biến, chi phí bất
biến, sản lượng tiêu thụ tác động như thế nào đến giá bán và ảnh hưởng trực tiếp đến kết
quả kinh doanh, cụ thể hơn là từ mối quan hệ này có thể tìm ra được sản phẩm thích hợp
cho việc mở rộng thị trường, củng cố năng lực sản xuất và đáp ứng nhu cầu thị trường,
đồng thời thấy được mức độ hoạt động của Nhà máy thay đổi thì sản phẩm nào ảnh
hưởng đến kết quả kinh doanh nhiều nhất. Muốn biết được, ta tiến hành đi phân tích các
yếu tố sau:
3.3 Phân tích mối quan hệ CVP tại Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
3.3.1 Số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí
Bảng 3.16 Báo cáo chi tiết thu nhập của 3 sản phẩm
ĐVT: đồng/viên
Ống 9x19 Thẻ 8x18 Ngói 22
Chi tiết
Đơn vị % Đơn vị % Đơn vị %
Doanh thu 610 100,0 651 100,0 1.588 100,0
Chi phí khả biến 352 57,8 284 43,6 1.057 66,6
Số dư đảm phí 258 42,2 367 56,4 531 33,4
Chi phi bất biến 38 6,3 44 6,8 116 7,3
Lợi nhuận 219 35,9 323 49,7 415 26,1
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 47
Qua bảng báo cáo chi tiết thu nhập trên, ta thấy sản phẩm Ngói 22 là sản phẩm
có SDĐP đơn vị lớn nhất, kế đến là sản phẩm Thẻ 8x18 và cuối cùng là sản phẩm Ống
9x19.
Theo bảng 3.16 thì SDĐP đơn vị là phần dùng để bù đắp định phí, số còn lại
mới chính là lợi nhuận của Nhà máy sau khi đã bù đắp hết chi phí khả biến. Đồng thời
SDĐP đơn vị là một chỉ tiêu trung gian cho phép người quản lý xác định nhanh lợi
nhuận tăng thêm của Nhà máy.
Khi Nhà máy hoạt động tại điểm hòa vốn thì SDĐP bằng với chi phí bất biến và
lợi nhuận của Nhà máy lúc này là bằng không. Khi sản lượng vượt qua điểm hòa vốn,
tức là chi phí bất biến đã được bù đắp hết khi đó mức tăng SDĐP của các sản phẩm
vượt qua điểm hòa vốn cũng chính là lợi nhuận tăng thêm.
Dựa vào bảng 3.16 ta thấy, Ngói 22 là sản phẩm có SDĐP đơn vị lớn nhất với
531 đ/viên, trong 531 đồng này có 116 đồng dùng để bù đắp định phí và 415 đồng còn
lại là lợi nhuận, phần định phí đã bù đắp hết nên khi mỗi viên gạch được bán tăng thêm
Nhà máy sẽ tăng được 531 đồng lợi nhuận, tức bằng với SDĐP đơn vị. Khi sản lượng
đã vượt qua điểm hòa vốn thì cứ mỗi viên gạch được bán tăng thêm của Ống 9x19 thì sẽ
làm lợi nhuận tăng thêm là 258 đồng và lợi nhuận tăng thêm của Thẻ 8x18 là 367 đồng.
Lợi nhuận tính trên một đơn vị sản phẩm của Ngói 22 cũng lớn nhất so với hai
sản phẩm còn lại. Mặc dù sản lượng tiêu thụ sản phẩm Ngói 22 không cao so với sản
phẩm Ống 9x19 và Thẻ 8x18 nhưng do giá bán trên một đơn vị sản phẩm của Ngói 22
là rất cao, cao gấp 2,4 lần các sản phẩm còn lại. Cho nên sản phẩm Ngói 22 là sản phẩm
có doanh thu chiếm không nhỏ trong tổng doanh thu. Vì vậy mà sản phẩm Ngói 22
được xem là một trong những sản phẩm chủ lực của Nhà máy.
Khi Nhà máy đã đạt được điểm hòa vốn thì khi tăng sản lượng bán ra sẽ làm cho
lợi nhuận tăng thêm bằng với SDĐP đơn vị. Vì vậy nhờ vào SDĐP đơn vị người quản
lý Nhà máy có thể tính nhanh lợi nhuận tăng thêm bằng cách lấy SDĐP đơn vị nhân với
sản lượng tăng thêm, với cách tính này người quản lý Nhà máy có thể thấy được mối
quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận. Từ công thức đó, có thể nói SDĐP đơn vị là cố
định, lợi nhuận tăng thêm phụ thuộc vào sản lượng vượt điểm hòa vốn. Do đó trong 3
sản phẩm, sản phẩm nào có SDĐP đơn vị lớn thì lợi nhuận tăng thêm càng nhiều.
Để thấy được mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận ta tiến hành tăng sản
lượng tiêu thụ cho các sản phẩm như sau
Bảng 3.17 Mối quan hệ giữa sản lượng tăng thêm và lợi nhuận
ĐVT: đồng
Lợi nhuận tăng thêm
Ống 9x19 Thẻ 8x18 Ngói 22
SDĐP đơn vị 258 367 531
Lượng tiêu thụ vượt hòa vốn
100 viên 25.800 36.700 53.100
1000 viên 258.000 367.000 531.000
Nhìn vào bảng trên ta thấy mối quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận.
Khi tăng cùng một mức sản lượng tiêu thụ như nhau cho các sản phẩm thì sản phẩm
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 48
Ngói 22 có lợi nhuận tăng lên nhiều nhất, do sản phẩm Ngói 22 có SDĐP đơn vị cao
nhất ( 531 đ/viên ) và lợi nhuận thấp nhất là sản phẩm Ống 9x19 do SDĐP đơn vị ( 58
đ/viên ) thấp nhất trong 3 sản phẩm. Cụ thể, khi tăng cùng một lượng tiêu thụ cho 3 sản
phẩm là 100 viên gạch thì sản phẩm Ngói 22 có mức tăng lợi nhuận là cao nhất với
53.100 đồng, kế đến là sản phẩm Thẻ 8x18 với 36.700 đồng và cuối cùng là sản phẩm
Ống 9x19 với 25.800 đồng
Tuy nhiên việc sử dụng SDĐP để xác định sản phẩm cần được đầu tư, phát triển
thêm đôi khi không chính xác, có trường hợp khi tăng sản lượng tiêu thụ của những sản
phẩm có SDĐP lớn thì chưa chắc có được lợi nhuận cao nhất. Vì điều đó còn phụ thuộc
vào sản lượng tiêu thụ tại Nhà máy đã vượt qua điểm hòa vốn chưa, định phí đã được bù
đắp hết chưa. Để chứng minh cho sự sai lầm khi sử dụng SDĐP ta xem xét tỷ lệ SDĐP
của 3 sản phẩm dựa vào bảng 3.16 như sau :
- Khi mức doanh thu của các sản phẩm có cùng một tỷ lệ là 100 % thì Thẻ 8x18
có tỷ lệ SDĐP chiếm cao nhất với 56,4 % và sản phẩm Ngói 22 là sản phẩm có tỷ lệ
SDĐP chiếm thấp nhất với 33,4 %. Như vậy thông qua tỷ lệ SDĐP cho thấy sản phẩm
Ngói 22 có tỷ lệ chiếm thấp nhất trong 3 sản phẩm, mặc dù SDĐP đơn vị đạt được là
cao nhất, chủ yếu do khoản mục chi phí khả biến chiếm tỷ lệ cao hơn 2 sản phẩm còn
lại. Ngược lại đối với sản phẩm Ống 9x19, Thẻ 8x18 có chi phí khả biến chiếm tỷ lệ
thấp nên tỷ lệ SDĐP cao. Do vậy sẽ rất sai lầm khi người quản lý Nhà máy cho rằng sản
phẩm Ngói 22 đem lại lợi nhuận cao nhất khi dựa vào SDĐP, vì vậy Nhà máy nên tập
trung sản xuất sản phẩm Ống 9x19, Thẻ 8x18 hơn là tập trung sản xuất sản phẩm Ngói
22 vì đây không phải là sản phẩm mà thị trường có nhu cầu cao.
Để thấy rõ hơn, chúng ta giả định rằng trong tháng tới ( 1/2008 ) mức tăng
doanh thu của các sản phẩm là 1 triệu đồng, khi đó các người quản lý của Nhà máy có
thể dự kiến được mức tăng lợi nhuận của các sản phẩm trong điều kiện chi phí bất biến
không thay đổi, ta có lợi nhuận tăng thêm của các sản phẩm như sau :
Bảng 3.18 Mối quan hệ giữa doanh thu tăng thêm và lợi nhuận
ĐVT : ngàn đồng
Lợi nhuận tăng thêm Sản phẩm
Ống 9x19 Thẻ 8x18 Ngói 22
Tỷ lệ SDĐP 42,2% 56,4% 33,4%
Doanh thu tăng
1000 422 564 334
Rõ ràng khi tăng cùng một mức doanh thu thì mức tăng lợi nhuận của Thẻ 8x18
là cao nhất, kế đến là Ống 9x19 và cuối cùng là Ngói 22 do tỷ lệ SDĐP của Thẻ 8x18
chiếm trong 100 % doanh thu là cao nhất và thấp nhất là Ngói 22.
Tuy dựa vào tỷ lệ SDĐP để quyết định sản phẩm sản xuất nhưng để thận trọng
hơn Nhà máy cần xem xét lại cơ cấu chi phí của các sản phẩm để biết sản phẩm nào mới
thật sự mang lại lợi nhuận và đạt hiệu quả kinh tế cao.
3.3.2 Cơ cấu chi phí
Cơ cấu chi phí là một nội dung quan trọng trong việc phân tích hoạt động kinh
doanh vì có biết được cơ cấu chi phí của từng sản phẩm mới thấy được sự ảnh hưởng
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 49
của từng sản phẩm đến lợi nhuận của Nhà máy. Ở đây cơ cấu chi phí mà chúng ta xem
xét là tỷ trọng của CPBB và CPKB chiếm trong tổng chi phí kinh doanh, cụ thể là
CPBB, CPKB của sản phẩm Ống 9x19, Thẻ 8x18 và Ngói 22.
Bảng 3.19 Cơ cấu chi phí của 3 sản phẩm trong tổng chi phí
ĐVT: đồng
Ống 9x19 Thẻ 8x18 Ngói 22 Chi phí
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng chi phí 593.336.781 100,0 121.908.548 100,0 72.080.752 100,0
CPKB 534.918.616 90,2 105.554.435 86,6 64.951.152 90,1
CPBB 58.418.164 9,8 16.354.113 13,4 7.129.600 9,9
Từ bảng 3.19 ta thấy, CPKB chiếm trong các sản phẩm là rất cao, cao nhất là sản
phẩm Ống 9x19 chiếm 90,2%, kế đến là Ngói 22 chiếm 90,1% và cuối cùng là Thẻ
8x18 chiếm 86,6% trong tổng chi phí. CPKB chiếm tỷ trọng cao trong các sản phẩm là
do các sản phẩm có cùng một nguồn nguyên liệu đầu vào và cũng do công nghệ sản
xuất giản đơn nên CPBB chiếm tỷ trọng không cao lắm. Nhìn chung, sản phẩm có cơ
cấu chi phí hợp lý là sản phẩm Thẻ 8x18 với CPBB chiếm 13,4 % cao nhất trong 3 sản
phẩm, nên khi doanh thu tăng lợi nhuận sẽ tăng nhanh hơn các sản phẩm còn lại, nhưng
nếu dựa vào bảng 3.19 để kết luận cơ cấu chi phí của sản phẩm nào là hợp lý thì không
chính xác vì :
Bảng 3.19 là tổng chi phí của tổng sản lượng tiêu thụ trong tháng, chi phí khả
biến, chi phí bất biến chiếm trong tổng chi phí, trong khi mỗi sản phẩm có mức tiêu thụ
và doanh thu đạt được trong từng tháng là khác nhau nên tỷ lệ của các chỉ tiêu được tính
trên doanh thu sẽ không giống nhau. Theo bảng 3.19 cơ cấu chi phí của sản phẩm Ống
9x19, Ngói 22 tương đối gần giống nhau, riêng đối với sản phẩm Thẻ 8x18 có cơ cấu
chi phí khác hơn và phù hợp hơn so với hai sản phẩm kia. Với kết cấu chi phí của sản
phẩm trong bảng 3.19 thì không thể làm cơ sở cho việc chọn sản phẩm mang lại lợi
nhuận cao để mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Vì vậy cần phải dựa vào sự biến động doanh
thu trong thực tế để xác định cơ cấu chi phí của từng sản phẩm chiếm trong 100 %
doanh thu nhằm phân tích ảnh hưởng cơ cấu chi phí của từng sản phẩm đến lợi nhuận
của Nhà máy. Để đưa ra quyết định ta có bảng phân tích sau :
Phân tích mối quan hệ CVP tại GVHD : Th.s Võ Nguyên Phương
Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên
SVTH: Đoàn Thị Phương Trang Trang 38
Bảng 3.20 Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu chi phí đến lợi nhuận
ĐVT: ngàn đồng
Qua bảng phân tích trên cho ta thấy, khi doanh thu tăng hoặc giảm từ 10 % đến 20 % thì Ngói 22 có biến động lợi nhuận đơn vị cao nhất,
nguyên nhân do Ngói 22 có CPBB chiếm tỷ lệ cao so với 2 sản phẩm còn lại nên khi doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm nhanh hơn. Cả 2 sản
phẩm Ống 9x19, Thẻ 8x18 đều có biến động lợi nhuận đơn vị thấp hơn Ngói 22 nên khi doanh thu giảm thì lợi nhuận cũng giảm ít hơn, lỗ sẽ
không diễn ra nhanh chóng. Đây là một điểm thuận lợi của sản phẩm Ống 9x19,Thẻ 8x18 do cả 2 sản phẩm có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng
trong 100 % doanh thu thấp so với Ngói 22. Tuy nhiên để chọn lựa giữa các sản phẩm để làm mục tiêu cho sự phát triển thì Nhà máy phải chọn
sản phẩm Ống 9x19, Thẻ 8x18 mở rộng mạng lưới tiêu thụ, tập trung phát triển sản phẩm ngày càng hoàn chỉnh, riêng sản phẩm Ngói 22 có cơ
cấu chi phí phức tạp nên sẽ có nhiều biến động rủi ro hơn.
Đồng thời sản phẩm Ngói 22 thị trường tiêu thụ vẫn cần. Vì vậy mà trong từng giai đoạn khác nhau Nhà máy sẽ điều chỉnh sản lượng sản
xuất cho phù hợp theo yêu cầu của thị trường
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI NHÀ MÁY GẠCH NGÓI TUNNEL LONG XUYÊN.pdf