Tài liệu Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 1
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TÔ THỊ THƯ NHÀN
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI SACOMBANK AN GIANG
Chuyên ngành : KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 06 năm 2008
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 2
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn : PGS. TS. Nguyễn Tri Khiêm
Người chấm, nhận xét 1 : …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2 : …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm ……
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: ...
65 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 1
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TÔ THỊ THƯ NHÀN
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI SACOMBANK AN GIANG
Chuyên ngành : KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 06 năm 2008
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 2
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn : PGS. TS. Nguyễn Tri Khiêm
Người chấm, nhận xét 1 : …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2 : …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm ……
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 3
LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập tại ngôi trường Đại học An Giang, tôi và tất cả các sinh
viên đã có cơ hội nghiên cứu, giao lưu để cùng được sống dưới một mái nhà của tri
thức, của tình thương yêu. Và cũng từ nơi đây mỗi người trong mỗi chúng ta đều ý
thức được rằng hãy sống, học tập và theo đuổi đến cùng những dự định mà ở dưới
ngôi trường này chúng ta đã cùng mơ ước. Và quan trọng hơn là để xứng đáng với
niềm tin, sự kỳ vọng của những người đã xây đắp những ước mơ đó cho ta.
Lời đầu tiên tôi xin kính gửi đến bố mẹ và cô - những người đã luôn động viên,
chăm lo và nuôi dưỡng tôi có được ngày hôm nay một lời biết ơn sâu sắc nhất.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám hiệu trường đại học An Giang,
những thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, những người đã dìu dắt, truyền
đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt bốn năm học vừa qua.
Đặc biệt tôi xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Tri Khiêm. Trong
suốt quá trình thực hiện khoá luận thầy đã luôn nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi
những lời tâm huyết nhất để tôi có thể hoàn thành tốt bài khoá luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể ban lãnh đạo và các anh chj nhân viên
tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang. Trong suốt thời gian thực
tập tại ngân hàng các anh chị luôn vui vể, nhiệt tình hướng dẫn tôi làm quen với
những công việc mới ở ngân hàng. Tận tình giải thích những thắc mắc, bỡ ngỡ để tôi
có thể thích ứng với những công việc ngoài thực tế của những bài học tại giảng
đường.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người đã luôn đồng hành,
động viên và đặt niềm tin vào tôi trong suốt thời gian qua!
Cho tôi gửi tới mọi người lời chúc sức khoẻ, thành công trong công việc và
cuộc sống!
Sinh viên thực hiện
Tô Thị Thư Nhàn
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 4
Tóm tắt
Trong nền kinh tế thị trường thì ngân hàng là đầu mối của nhiều mối quan hệ xã hội
liên quan đến kinh tế vĩ mô và vi mô. Hoạt động của hệ thống ngân hàng sẽ góp phần
làm nên sự phát triển của một quốc gia thông qua việc sử dụng vốn tiết kiệm và tích
luỹ của xã hội. Do vậy bản thân mỗi ngân hàng luôn phải đặt hiệu quả kinh doanh lên
hàng đầu để không chỉ đem lại lợi nhuận, duy trì sự ổn định của mỗi ngân hàng mà
còn tạo được niềm tin cho mỗi khách hàng khi đến giao dịch. Từ đó góp phần năng
lực tài chính của mình trong hệ thống tín dụng của nền kinh tế.
Sacombank An Giang được thành lập vào tháng 8/2005 với tiền thân là TCTD
AnGiang thuộc chi nhánh Cần Thơ, với nhân sự ban đầu là 10 người. Sau 3 năm hoạt
động, chi nhánh đã từng bước đi vào ổn định, củng cố hoạt động kinh doanh và mở
rộng địa bàn hoạt động ra khắp toàn tỉnh. Đồng thời chi nhánh đã dần tạo được uy tín
đối với khách hàng cũng như hệ thống tín dụng địa phương. Vậy sau 3 năm
Sacombank đã đạt được những hiệu quả cụ thể như thế nào, những thuận lợi và khó
khăn đối với chi nhánh là gì? Đề tài tập trung vào phân tích hiệu qủa hoạt động kinh
doanh tại Sacombank An Giang qua 3 năm (2005 – 2007). Đề tài gồm 5 chương:
Chương 1. Tổng quát
Trong chương 1 đề tài nêu lên lý do, mục tiêu, phương pháp và ý nghĩa của việc phân
tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết
Với mục tiêu là phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của chi nhánh, chương này
tập trung đưa ra phương pháp, những tỷ số tài chính cần sử dụng để đạt được mục
tiêu.
Chương 3. Khái quát về Sacombank An Giang
Nội dung của chương là khái quát về Sacombạnk An Giang như lịch sử hình thành,
cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, tình hình hoạt động tại chi
nhánh, những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh trong thời gian qua cũng như mục
tiêu, phương hướng của chi nhánh trong thời gian tới.
Chương 4. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang
Đây là chương quan trọng của đề tài. Toàn bộ chương tập trung vào phân tích năng
lực tài chính của chi nhánh bằng cách sử dụng phương pháp CAMEL. Qua quá trình
phân tích các yếu tố: quy mô vốn tự có (C), chất lượng tài sản Có (A), Năng lực quản
lý (M), khả năng sinh lời (E), khả năng thanh khoản (L) của chi nhánh để thể hiện rõ
hiệu quả hoạt động kinh doanh mà Sacombank đã đạt được. Mặt khác, để làm rõ
được hiệu quả đó, đề tài còn phân tích điểm hoà vốn và so sánh các tỷ số tài chính
của chi nhánh với chỉ tiêu đề ra, với kết quả của Hội sở chính và với một ngân hàng
có cùng qui mô đó là ngân hàng Á Châu (ACB). Từ kết quả phân tích, đề tài đưa ra
một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian tới.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Đây là chương cuối của đề tài. Nội dung chương tổng hợp lại những kết quả phân
tích tại chương 4. Qua đó đưa ra những kiến nghị đôí với hệ thống tín dụng địa
phương và Hộ sở chính.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 5
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Tóm tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục các từ viết tắt
Trang
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở hình thành........................................... Error! Bookmark not defined.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................... Error! Bookmark not defined.
1.3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu ............ Error! Bookmark not defined.
1.4 Ý nghĩa......................................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái niệm, chức năng và vai trò của ngân hàng thương mại ................. Error!
Bookmark not defined.
2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại ..... Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mạiError! Bookmark not defined.
2.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại ..... Error! Bookmark not defined.
2.2 Khái niệm về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTM ........... Error!
Bookmark not defined.
2.2.1 Khái niệm ......................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Mục tiêu của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ............. Error!
Bookmark not defined.
2.2.3 Đối tượng của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ........... Error!
Bookmark not defined.
2.3 Sơ đồ tổng quát về nghiệp vụ hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền
kinh tế thị trường .................................................. Error! Bookmark not defined.
2.4 Phương pháp và các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của
NHTM .......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.1 Vốn tự có của ngân hàng thương mại – Capital (C) Error! Bookmark
not defined.
2.4.2 Chất lượng tài sản Có – Asset quality (A)........ Error! Bookmark not
defined.
2.4.3 Năng lực quản lý – Management ability (M) ... Error! Bookmark not
defined.
2.4.4 Khả năng sinh lời – Earning (E) ........ Error! Bookmark not defined.
2.4.5 Khả năng thanh khoản – Liquidity (L)Error! Bookmark not defined.
2.4.6 Phân tích điểm hòa vốn của ngân hàng thương mạiError! Bookmark
not defined.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 6
Chương 3. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG
TÍN – CHI NHÁNH AN GIANG
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển .................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín ........ Error! Bookmark not defined.
3.1.2 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh An Giang .............. Error!
Bookmark not defined.
3.1.2.1 Tình hình hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn AG ...... Error!
Bookmark not defined.
3.1.2.2 Sacombank chi nhánh An Giang.... Error! Bookmark not defined.
3.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòngError! Bookmark not
defined.
3.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý Sacombank chi nhánh An Giang ............ Error!
Bookmark not defined.
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các ph òng ban Error! Bookmark not defined.
3.3 Sơ lược một số sản phẩm dịch vụ tại Sacombank An Giang ................. Error!
Bookmark not defined.
3.4 Tình hình hoạt động tại chi nhánh năm 2007. Error! Bookmark not defined.
3.4.1 Công tác huy động vốn...................... Error! Bookmark not defined.
3.4.2 Về hoạt động cho vay........................ Error! Bookmark not defined.
3.4.3 Về hoạt động dịch vụ ........................ Error! Bookmark not defined.
3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 ...... Error! Bookmark not defined.
3.6 Phương hướng phát triển năm 2008 đến 2010Error! Bookmark not defined.
3.6.1 Mục tiêu - kế hoạch kinh doanh......... Error! Bookmark not defined.
3.6.2 Biện pháp tổ chức thực hiện .............. Error! Bookmark not defined.
3.7 Thuận lợi và khó khăn về tình hình hoạt động của Sacombank............. Error!
Bookmark not defined.
3.7.1 Thuận lợi........................................... Error! Bookmark not defined.
3.7.2 Khó khăn, thách thức ........................ Error! Bookmark not defined.
Chương 4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN
HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG
4.1 Phân tích Vốn của bản thân ngân hàng thương mại ..... Error! Bookmark not
defined.
4.1.1 Phân tích cơ cấu vốn và nguồn vốn tại Sacombank An Giang ... Error!
Bookmark not defined.
4.1.2 Phân tích tình hình huy động nguồn vốn tại Sacombank ........... Error!
Bookmark not defined.
4.1.3 Phân tích Vốn tự có của Sacombank An Giang Error! Bookmark not
defined.
4.1.3.1 Phân tích khả năng an toàn của vốn tự có tại Sacombank An Giang.
...................................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.3.2 Phân tích tình hình lập quỹ tại Sacombank An Giang ........... Error!
Bookmark not defined.
4.2 Phân tích chất lượng tài sản Có tại Sacombank An Giang ..Error! Bookmark
not defined.
4.2.1 Phân tích tình hình dự trữ tại Sacombank An GiangError! Bookmark
not defined.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 7
4.2.2 Phân tích qui mô, chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại Sacombank An
Giang. .......................................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.2.1 Tình hình sử dụng vốn................... Error! Bookmark not defined.
4.2.2.2 Phân tích chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại Sacombank An Giang ..
...................................................... Error! Bookmark not defined.
4.3 Phân tích năng lực quản lý tại Sacombank An Giang .. Error! Bookmark not
defined.
4.4 Khả năng sinh lợi tại Sacombank An Giang .. Error! Bookmark not defined.
4.4.1 Phân tích thu nhập............................. Error! Bookmark not defined.
4.4.2 Phân tích chi phí................................ Error! Bookmark not defined.
4.4.3 Phân tích lợi nhuận............................ Error! Bookmark not defined.
4.4.4 Phân tích khả năng sinh lời của Sacombank An Giang ............. Error!
Bookmark not defined.
4.5 Phân tích khả năng thanh khoản tiền ............. Error! Bookmark not defined.
4.6 Phân tích điểm hòa vốn của Sacombank An Giang...... Error! Bookmark not
defined.
4.7 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Sacombank An Giang thông qua
việc so sánh với các ngân hàng khác..................... Error! Bookmark not defined.
4.7.1 Quy mô vốn ...................................... Error! Bookmark not defined.
4.7.2 Chất lượng tài sản Có ........................ Error! Bookmark not defined.
4.7.3 Khả năng sinh lời .............................. Error! Bookmark not defined.
4.7.4 Khả năng thanh khoản ....................... Error! Bookmark not defined.
4.8 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An
Giang .......................................................... Error! Bookmark not defined.
4.8.1 Những giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn..Error! Bookmark
not defined.
4.8.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ....Error! Bookmark
not defined.
4.8.3 Những giải pháp tăng thu nhập .......... Error! Bookmark not defined.
4.8.4 Những giải pháp giảm chi phí............ Error! Bookmark not defined.
4.8.5 Những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .............. Error!
Bookmark not defined.
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận ........................................................ Error! Bookmark not defined.
5.2 Kiến nghị...................................................... Error! Bookmark not defined.
5.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước ............ Error! Bookmark not defined.
5.2.2 Đối với Hội Sở chính ........................ Error! Bookmark not defined.
5.2.3 Đối với Ngân hàng Sài Gòn Thương tín Chi nhánh An Giang... Error!
Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 8
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐS Bất động sản
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CP Chi phí
DTBB Dự trữ bắt buộc
DTBS Dự trữ bổ sung
DTĐB Dự trữ đặc biệt
GTCG Giấy tờ có giá
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
PGD Phòng giao dịch
Sacombank Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
SXKD Sản xuất kinh doanh
ROA Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên Tổng tài sản
ROE Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên Vốn chủ sở hữu
TCTD Tổ chức tín dụng
TGCKH Tiền gửi có kỳ hạn
TGKKH Tiền gửi không kỳ hạn
TGTK Tiền gửi tiết kiệm
TMCP Thương mại cổ phần
TN Thu nhập
TTQT Thanh toán quốc tế
USD Đồng đô la Mỹ
VCSH Vốn chủ sở hữu
VĐL Vốn điều lệ
VNĐ Đồng Việt Nam
VTC Vốn tự có
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 9
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 10
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở hình thành
Nhận định về hoạt động của ngân hàng thương mại trong quá khứ và hiện tại là
thực sự cần thiết trong cơ chế thị trường bởi vì bất kỳ một quyết định nào về kinh tế
vĩ mô hay vi mô đều xuất phát từ thực tế lịch sử và yêu cầu của tương lai.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của ngân hàng rất nhạy cảm đối với xã
hội, là đầu mối của nhiều mối quan hệ liên quan đến kinh tế vĩ mô và vi mô. Do vậy
để đánh giá đầy đủ và chính xác hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại là rất
phức tạp và khó khăn. Thực tế kinh nghiệm trên thế giới cho thấy điều đó. Một ngân
hàng cho dù có rất lớn, rất “vững chắc”, nhưng bất kỳ một chấn động kinh tế chính
trị xã hội nào cũng ngay lập tức gây ảnh hưởng đến hoạt động của nó và đòi hỏi phải
có những điều chỉnh về cơ cấu cho phù hợp hơn.
Những năm gần đây hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần phát triển ngày
càng hoàn thiện và đa dạng hơn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay thì sự phát
triển đó của hệ thống ngân hàng đã có tác động lớn, thúc đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng của nền kinh tế, góp phần không nhỏ vào quá trình hôị nhập và phát triển của
đất nước.
Tuy nhiên, việc gỡ bỏ hàng rào bảo hộ đối với ngành tài chính trong quá trình hội
nhập vào các tổ chức kinh tế khu vực và trên thế giới đã đem đến những thách thức
rất lớn cho hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần ở nước ta, thậm chí sẽ có không
ít ngân hàng thương mại phải chấp nhận bị thâu tóm, sáp nhập, hoặc rút lui khỏi thị
trường nếu không đủ sức cạnh tranh với hệ thống ngân hàng nước ngoài.
Vì vậy, trong quá trình hoạt động các ngân hàng phải tự đưa ra những chiến lược
kinh doanh cho từng giai đoạn để không bị đẩy lùi lại phía sau trong quá trình phát
triển ấy. Với định hướng và phấn đấu là “Ngân hàng bán lẻ - đa năng - hiện đại”,
“một tập đoàn tài chính”. Trong những năm qua, ngân hàng Thương mại cổ phần Sài
Gòn Thương Tín (Sacombank) đã không ngừng phát triển, tăng vốn điều lệ để tăng
nguồn vốn kinh doanh, mở rộng thị phần hoạt động khi là ngân hàng đầu tiên của
Việt Nam mở văn phòng đại diện tại Trung Quốc. Tại An Giang, tuy thời gian đi vào
hoạt động của Sacombank mới từ ngày 03/08/2005 trên cơ sở chuyển thể và nâng
cấp từ văn phòng đại diện An Giang, nhưng Sacombank An Giang đã phát triển và
gặt hái được những thành tựu đáng kể và đang tiếp tục mở rộng thị phần hoạt động
khi mới khai trương thêm phòng giao dịch Chợ Mới vào ngày 12/02/2008, tiếp theo
sẽ là chi nhánh Châu Đốc (dự kiến vào tháng 9/2008). Với mục tiêu kinh doanh là
đảm bảo nhịp độ phát triển nhanh và bền vững đem về lợi nhuận cao và an toàn, vừa
phù hợp với mục tiêu kinh doanh của Hội đồng quản trị đặt ra, vừa phù hợp với
phương hướng phát triển kinh tế trong đặc điểm của tỉnh nhằm duy trì sự ổn định của
toàn hệ thống ngân hàng. Vậy trong 3 năm qua hiệu quả hoạt động của ngân hàng
như thế nào? Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng? Những mặt thuận lợi cũng như những khó khăn thử thách trong kinh
doanh của ngân hàng là gì? Với những lý do trên, đề tài tập trung vào: “Phân tích
hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Thương Tín chi nhánh An Giang giai đoạn 2005 – 2007”.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 11
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích về cơ cấu vốn của ngân hàng, từ đó xác định được cấu tạo của nguốn
vốn cũng như nội lực và ngoại lực tác động đến hoạt động của ngân hàng.
Phân tích tình hình sử dụng vốn của ngân hàng thông qua doanh số cho vay,
tình hình thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn.
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2005 – 2007,
sử dụng các tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động chung của ngân
hàng.
Đề ra những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
chi nhánh An Giang trong 3 năm 2005, 2006, 2007.
Phương pháp nghiên cứu:
Để phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh của Sacombank, đề tài sử dụng
phương pháp:
− Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu thống kê – kế toán như báo cáo tài chính của
ngân hàng theo thời gian, các biểu mẫu báo cáo tín dụng, kế hoạch phát triển của
ngân hàng trong thời gian tới…
− Thu thập thông tin từ nội bộ ngân hàng: từ lãnh đạo, các bộ phận, nhân viên
của ngân hàng...
− Thu thập thông tin từ bên ngoài ngân hàng: như báo đài, truyền hình, tạp chí,
tư liệu của các chuyên gia, nhà kinh tế…
Sau khi tổng hợp các số liệu đã thu thập được thì sử dụng phương pháp so sánh
để phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua các
chỉ số tài chính của ngân hàng: so sánh số liệu tương đối và tuyệt đối của kỳ này so
với kỳ trước, so sánh với các ngân hàng thương mại khác, dùng các chỉ tiêu về tài
chính như: chỉ tiêu về cơ cấu vốn, chỉ tiêu về hoạt động sử dụng vốn, chỉ tiêu về hiệu
quả tín dụng và các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.4 Ý nghĩa
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài
gòn Thương Tín giúp ngân hàng thấy được điểm mạnh để phát huy và khắc phục
những điểm yếu trong quá trình hoạt động. Từ đó ngân hàng sẽ có những điều chỉnh
kịp thời nhằm nâng cao tính thích nghi và khẳng định sự nhạy cảm đối với thị trường
cũng như hoạch định được phương hướng hoạt động phù hợp hơn.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng giúp cho ngân hàng đánh giá được
trình độ chung về hoạt động và vị trí của Sacomank so với hệ thống ngân hàng nói
chung.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 12
Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái niệm, chức năng và vai trò của ngân hàng thương mại
2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại (NHTM)
“Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ, mà hoạt động chủ yếu và
thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng
số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh
toán”.( Nguyễn Thị Mùi. 2005)
Ta có thể tóm tắt định nghĩa trên bằng sơ đồ sau:
2.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại
▪ Chức năng trung gian tín dụng: hoạt động chính của ngân hàng thương mại là
đi vay để cho vay, điều này thể hiện rõ ngân hàng thương mại thực hiện chức năng
trung gian tín dụng (giữa những chủ thể dư thừa về vốn và những chủ thể có nhu cầu
sử dụng vốn). Với chức năng này NHTM đã hỗ trợ, khắc phục những hạn chế của cơ
chế phân phối vốn trực tiếp, tạo ra kênh điều chuyển vốn quan trọng.
▪ Chức năng trung gian thanh toán: bên cạnh hoạt động cho vay, NHTM còn
cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Thay vì thanh toán trực tiếp, các doanh
nghiệp, cá nhân… có thể nhờ NHTM thực hiện công việc này dựa trên những khoản
tiền họ đã gửi ở ngân hàng. Khi thực hiện chức năng này, NHTM đã tạo điều kiện để
mở rộng quan hệ khách hàng, hỗ trợ cho sự phát triển của hoạt động huy động tiền
gửi và hoạt động cho vay.
▪ Chức năng tạo tiền: bắt đầu, với những khoản tiền dự trữ nhận được từ ngân
hàng trung ương, NHTM sử dụng để cho vay, sau đó những khoản tiền này sẽ được
quay lại NHTM một phần khi những người sử dụng tiền gửi vào, và NHTM lại sử
dụng khoản tiền gửi này để cho vay lại.
2.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại
▪ NHTM giúp các doanh nghiệp có vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh,
nâng cao hiệu quả kinh doanh.
▪ NHTM góp phần phân bố hợp lý các nguồn lực giữa các vùng trong quốc gia,
tạo điều kiện phát triển cân đối nền kinh tế.
▪ NHTM tạo ra môi trường cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng
trung ương.
▪ NHTM là cầu nối cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia.
Cá nhân
công ty, XN,
tổ chức
Ngân hàng
thương mại
Cty, XN
Hộ gia đình
cá nhân
Các tổ chức
Nhận tiền
gửi
Cho vay, cung
cấp
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 13
2.2 Khái niệm về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTM
2.2.1 Khái niệm
Hiệu quả theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế, xã hội đạt
được từ quá trình hoạt động kinh doanh mang lại. Hiệu quả kinh doanh bao gồm hai
mặt là hiệu quả kinh tế (phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của
doanh nghiệp hoặc của xã hội để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu
quả xã hội (phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá trình hoạt động
kinh doanh), trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định.(Lê Văn Tư. 2005)
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là xem xét, đo lường quá trình thực hiện
chiến lược kinh doanh. Khi một chiến lược mới được đưa vào thực hiện, nhà quản trị
cần phải kiểm tra, phân tích để phát hiện những sai lệch so với kế hoạch, xác định
nguyên nhân và đề ra biện pháp xử lý kịp thời, đúng lúc, có hiệu quả. Phân tích chính
xác, khoa học là cơ sở để xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai
đoạn phát triển của ngân hàng, giúp ngân hàng củng cố chỗ đứng của mình trên thị
trường.
Phân tích hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ hữu cơ với công tác kế toán, kiểm
toán, hoạch định phương hướng của hoạt động ngân hàng. Mối quan hệ giữa các yếu
tố trên được biểu diễn qua sơ đồ sau:
(3) (4) (5) (1)
(2) Quá trình tổ chức, thực hiện
2.2.2 Mục tiêu của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh có hai mục tiêu cơ bản là:
Phát hiện các lĩnh vực kinh doanh có khả năng mang lại lợi nhuận cao
Hạn chế tối thiểu các rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh tiền tệ.
2.2.3 Đối tượng của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh của một ngân hàng là kết quả kinh
doanh của đơn vị đó được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế. Đối tượng phân tích có
thể là kết quả kinh doanh của từng lĩnh vực hoạt động như: tình hình dự trữ, doanh số
cho vay, số tiền huy động được, v.v ..., hoặc là kết quả tổng hợp của quá trình kinh
doanh như lợi nhuận. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương
mại được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, phụ thuộc vào sự tinh vi, kiến
thức, kinh nghiệm của người phân tích và mức độ phát triển của hệ thống ngân hàng.
2.3 Sơ đồ tổng quát về nghiệp vụ hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền
kinh tế thị trường
Kế toán Kiểm toán Phân tích Hoạch định
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 14
(+)
(-)
(-)
NHÀ NƯỚC NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Các cơ quan
định chế tài
chính khác
Các NHTM KD
trong lĩnh vực tiền
tệ, tín dụng
Các DN hoạt động
KD trong lĩnh vực
SX, lưu thông, DV
CÁC NGHIỆP VỤ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Nghiệp vụ
nợ(huy động
vốn)
Nghiệp vụ có(sử dụng
vốn)
Nghiệp vụ trung
gian(DV ngân hàng)
- Nguồn vốn phát
sinh
- Nguồn vốn quản lý
và huy động
- Nguồn vốn đi vay
- Cho vay
- Chiết khấu
- Đầu tư, liên doanh
- Dịch vụ trung gian
- Dịch vụ KD vàng
bạc, ngoại tệ
- DV nhận uỷ thác
Trả tiền gửi, tiền
vay, chi phí hoạt
động KD
Thu lãi tiền vay, tiền
đầu tư, liên doanh
Thu hoa hồng từ các
DV trung gian
TỔNG CHI PHÍ TỔNG THU
Lợi nhuận gộp của NHTM
THUẾ, LỢI TỨC
LỢI NHUẬN
RÒNG
CÁC QUỸ NH
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 15
2.4 Phương pháp và các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của
NHTM
Theo cộng đồng ngân hàng thế giới, để duy trì được tính lành mạnh và ổn định
của ngân hàng cần phải có 5 yếu tố, các yếu tố này được tiêu thức hoá thành phương
pháp phân tích CAMEL (Lê Văn Tư. 2005). Đây là phương pháp phân tích được hầu
hết các nước trên thê giới áp dụng.
CAMEL là chữ viết tắt của các từ tiếng Anh sau:
C ( Capital): Vốn của bản thân ngân hàng
A (Asset quality): Chất lượng tài sản có
M ( Management ability): Năng lực quản lý
E (Earning): Khả năng sinh lời
L (Liquidity): Khả năng thanh khoản
2.4.1 Vốn tự có của ngân hàng thương mại – Capital (C)
Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, VTC của một ngân hàng mặc dù chiếm tỷ lệ
nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng (khoảng < 10%) nhưng nó giữ vị trí rất
quan trọng, quyết định quy mô và phạm vi kinh doanh. Nó là cơ sở quyết định huy
động bao nhiêu vốn trên thị trường và được sử dụng vào mục đích gì. Mặt khác, vốn
của ngân hàng là cái đệm chống đỡ sự giảm sút của tài sản Có của ngân hàng. Đối
với kinh doanh tiền tệ, ngân hàng có đủ VTC, có VTC lớn và duy trì được VTC là
biểu hiện của một ngân hàng bền vững.
VTC là căn cứ để xác định khả năng thanh toán cuối cùng (tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu) là khả năng đáp ứng toàn bộ các cam kết của một ngân hàng. Khả năng thanh
toán có tính chất cơ cấu và lâu dài hơn khả năng sẵn sàng chi trả. Một ngân hàng có
thể thiếu tạm thời khả năng chi trả, nhưng về cơ bản lại có khả năng thanh toán và
ngược lại.
Phân tích VTC của ngân hàng bao gồm 2 phần chủ yếu:
Phân tích khả năng an toàn của VTC.
Phân tích tình hình trích lập các quỹ của ngân hàng.
Ngân hàng nhà nước thường sử dụng 2 chỉ số sau để tiến hành đánh giá VTC
của ngân hàng:
Chỉ số 1:
Chỉ số 2:
Vốn tự có
H1 =
Số tiền huy động
Vốn tự có
H2 =
Tổng giá trị tài sản Có
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 16
VTC là căn cứ để xác định giới hạn cho vay đối với một khách hàng. Ở Việt
Nam, VTC là căn cứ để xác định các giới hạn sau:
− Đầu tư cổ phần hoặc liên doanh không quá 50% VTC.
− Cho vay các đối tượng ưu đãi không quá 5% VTC.
− Cho vay tối đa một khách hàng không quá 15% VTC.
− Tổng số tiền bảo lãnh cho một khách hàng của một tổ chức tín dụng không được
vượt quá tỷ lệ 15% so với VTC của tổ chức tín dụng đó.
2.4.2 Chất lượng tài sản Có – Asset quality (A)
Tài sản Có là phần sử dụng nguồn vốn đưa vào kinh doanh và duy trì khả năng
thanh toán của một ngân hàng. Tài sản Có của ngân hàng bao gồm tất cả các khoản
mục bên phải của bảng Cân đối tài sản, đó là: Tài sản ngân quỹ, tài sản cho vay, tài
sản đầu tư và tài sản cố định.
Chất lương tài sản Có là chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về mặt tài
chính, khả năng sinh lời, năng lực quản lý và phần lớn rủi ro trong hoạt động kinh
doanh tiền tệ. Hầu hết rủi ro kinh doanh tiền tệ đều tập trung ở tài sản Có. Chất lượng
tài sản Có là yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong
đó chất lượng của các khoản cho vay và đầu tư là yếu tố quyết định đến chất lượng
tài sản Có của một ngân hàng. Nếu tổn thất trong cho vay lớn sẽ dẫn đến lỗ, làm
giảm VTC, ảnh hưởng đến khă năng chi trả và biểu hiện quản lý của ngân hàng yếu
kém.
Trong tài sản Có có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm tài sản không sinh lời, nhóm
tài sản có khả năng sinh lời. Trong đó, tài sản có sinh lời có vai trò quyết định hiệu
quả kinh doanh của một ngân hàng.
Để đánh giá tính hợp lý trong cơ cấu tài sản Có của một NHTM thường sử
dụng 2 hệ số cơ cấu sau:
Hệ số cơ cấu tỷ lệ của 4 nhóm tài sản Có: Ngân quỹ, cho vay, đầu tư và tài sản
cố định. Ngân hàng nào có tài sản cho vay và tài sản đầu tư càng lớn với điều kiện
đảm bảo những tỷ lệ thích đáng cho tài sản ngân quỹ và tài sản cố định thì cơ cấu tài
sản Có của ngân hàng đó càng hợp lý.
Hệ số cơ cấu tỷ lệ của 2 nhóm tài sản Có sinh lời và tài sản Có không sinh lời:
Hệ số này cho phép nhận định mức độ tận dụng các nguồn vốn của ngân hàng để tối
đa hóa lợi nhuận.
Để đánh giá chất lượng tài sản, thường sử dụng chỉ tiêu sau:
Hệ số nợ quá hạn trên 90 ngày dư nợ bình quân
Hệ số nợ không có khă năng thu hồi = dư nợ không có khả năng thu hồi/ dư nợ
bình quân.
Hệ số bù đắp nợ không có khă năng thu hồi = Quỹ dự phòng rủi ro/ nợ không
có khả năng thu hồi.
Phân tích chất lượng tài sản Có tại ngân hàng thì bao gồm 2 phần:
Phân tích tình hình dự trữ tại ngân hàng:
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 17
Tổng số tiền
dự trữ bắt buộc
(DTBB)
= (Số dư bình quân TGKKH&TGCKH< 12 tháng x11%) +
(Số dư bình quân
TGCKH >= 12 tháng x5%)
Phân tích qui mô, chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng dựa trên các chỉ
số:
Chỉ số 1: Tổng dư nợ /nguồn vốn huy động
Chỉ số này giúp so sánh khả năng cho ay của ngân hàng với khả năng huy động vốn,
đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động.
Chỉ số 2: Tổng dư nợ / tổng tài sản Có
Chỉ số này tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản Có và qui mô hoạt động
kinh doanh tại ngân hàng.
Chỉ số 3: Nợ quá hạn / Tổng dư nợ
Chỉ số này đánh giá chất lượng công tác tín dụng tại ngân hàng.
2.4.3 Năng lực quản lý – Management ability (M)
Lý thuyết CAMEL cho rằng khả năng quản lý của một ngân hàng là yếu tố năng
động nhất. Nếu khả năng quản lý tốt có thể biến một ngân hàng yếu kém thành một
ngân hàng hoạt động tốt hơn và ngược lại.
Nói đến khả năng quản lý là nói đến yếu tố con người, tổ chức và chính sách. Tất
cả quy tụ lại ở năng lực quản lý của ban giám đốc điều hành và biểu hiện chất lượng
quản lý bằng hiệu quả trong kinh doanh. Việc đánh giá vấn đề này được thực hiện
theo những nội dung:
− Năng lực đề ra sách lược trong kinh doanh, có sức cạnh tranh và đứng vững
trong thị trường.
− Đưa ra kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng và có hiệu quả.
− Vạch ra được các thủ tục quản lý nghiệp vụ, quy trình thực hiện nghiệp vụ và
bảo đảm sự tuân thủ các thủ tục và quy trình này trong giao dịch kinh doanh.
− Tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách
nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên và chuyên gia, cũng như giữa các khâu, giữa
các bộ phận của guồng máy.
− Có chính sách nhân sự hợp lý, khuyến khích tính tích cực của mọi thành viên
trong công việc, duy trì được kỷ luật trong nội bộ, tạo không khí cởi mở, tinh thần và
thái độ hợp tác trong công việc.
2.4.4 Khả năng sinh lời – Earning (E)
Lý thuyết CAMEL cho rằng kinh doanh có lãi mới tạo được sinh lực cho ngân
hàng tồn tại và phát triển. Khả năng sinh lời là kết quả cụ thể nhất trong kinh doanh.
Mọi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường chỉ có thể tồn tại và phát triển bằng kinh
doanh có lãi.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 18
Để đánh giá chung khả năng sinh lời của ngân hàng, thì phải tập hợp đúng các
khoản thu nhập và chi phí trong kỳ, loại bỏ các khoản thu nhập không đúng chế độ
và các khoản thu bất hợp lý ra khỏi công thức xác định lợi nhuận.
Các chỉ số dùng để phân tích khả năng sinh lời của NHTM:
Tỷ số Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản: ROA (Return On Assets)
Lợi nhuận ròng ROA = Tổng tài sản X 100%
Lợi nhuận = Tổng thu nhập - Tổng chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
ROA càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tốt
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu: ROE (Return On Equity)
Lợi nhuận ròng ROE = Vốn tự có X 100%
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn tự có, đo lường tỷ suất lợi nhuận ròng
trên VTC của ngân hàng
Mức lãi biên tế:
Thu lãi - Chi lãi Mức lãi biên tế = Tài sản sinh lời x 100%
Trong đó: Tài sản sinh lợi = Tài sản có - tiền mặt – tài sản cố định
Mức lãi biên tế đánh giá khả năng sinh lợi của tài sản, một đồng tài sản sinh lợi
đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu phần trăm thu nhập thuần.
Tổng thu nhập trên tổng tài sản:
Chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng. Chỉ số cao chứng tỏ ngân
hàng đã phân bố tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả.
2.4.5 Khả năng thanh khoản – Liquidity (L)
Khả năng thanh khoản là một chuẩn mực họat động quan trọng của một ngân
hàng. Đây là một yếu tố hết sức nhạy cảm đối với hoạt động ngân hàng.
Khả năng thanh khoản của một ngân hàng có thể xem xét theo nhiều góc độ khác
nhau. Theo nghĩa hẹp, khả năng thanh khoản bao gồm khoản dự trữ tiền mặt để sẵn
sàng đáp ứng cho những nhu cầu rút tiền bất ngờ của nhân dân. Do đó việc để lại
những lượng tiền mặt tối thiểu để phòng nhưng biến cố như vậy là điều phải làm tại
các ngân hàng.
Ngoài ra khả năng thanh khoản còn chỉ ra những khái niệm rộng hơn. Vào một
lúc nào đó, giả sử ngân hàng có một khách hàng tốt và an toàn đến xin vay. Nếu ngân
hàng không thể cho vay được vì dự trữ còn quá ít, người ta gọi đây là tình trạng “kẹt
thanh khoản”. Ngược lại, trường hợp ngân hàng đủ điều kiện để đáp ứng ngay yêu
cầu xin vay này, thuật ngữ chuyên môn gọi đó là “đủ thanh khoản”. Từ những thí dụ
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 19
trên, có thể khái quát rằng, đứng về phía ngân hàng, thanh khoản là “tình trạng tiền
mặt sẵn sàng để chi trả hay gia tăng tài sản có”. Để đánh giá tình hình thanh khoản
và khả năng thanh khoản của ngân hàng có thể xem xét một số chỉ tiêu sau:
Hệ số thanh toán tức thời:
Tài sản biến động Có Hệ số thanh toán tức thời =
Tài sản biến động Nợ
Tài sản biến động Có là tài sản có dễ chuyển đổi thành tiền. Theo quy định của
ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tài sản biến động Có của NHTM bao gồm:
tiền mặt tại quỹ, vàng bạc tồn kho, tiền gửi không kỳ hạn ở NHNN, tiền gửi không
kỳ hạn ở các TCTD trong và ngoài nước, các hợp đồng cam kết được vay, tín dụng
kho bạc.
Tài sản dễ biến động Nợ là loại tài sản dễ bị rút ra bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi
ngân hàng gặp khó khăn về tài chính. Tài sản biến động Nợ bao gồm các loại sau:
+ Tiền gửi không kỳ hạn của thị trường 1 (các khoản tiền gửi, tiền vay, cho
vay đầu tư cho khách hàng không phải ngân hàng, gọi tắt là khoản kinh doanh ở thị
trường 1 - thị trường có khả năng mang lại lợi nhuận cao).
+ Tiền gửi không kỳ hạn của thị trường 2 (thị trường 2 là thị trường liên ngân
hàng. So với thị trường 1, thị trường 2 mang lại lợi nhuận thấp hơn nhưng các
NHTM cần thiết phải đi giao dịch với thị trường này để thực hiện các nghiệp vụ
thanh toán, đại lý, vay mượn và các nghiệp vụ hỗ trợ khác).
+ Vay ngắn hạn các TCTD.
+ Các cam kết cho vay.
Chỉ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng có thanh khoản tốt. Nhưng nếu quá cao
sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng bởi vì tài sản biến động Có là tài
sản không sinh lời của ngân hàng hoặc có độ sinh lời thấp. Thông thường các ngân
hàng hoạt động tốt có thể duy trì chỉ số này tương đối thấp hơn ngân hàng bị đánh
giá là hoạt động yếu kém.
Tỷ số thành phần tiền biến động:
Tiền gửi thanh toán
Tỷ số thành phần biến động =
Tổng số tiền gửi
Tỷ số thành phần tiền biến động cho biết cơ cấu tiền gửi để thanh toán trong tổng
số tiền gửi của ngân hàng. Tỷ lệ này cho ngân hàng biết cần có một lượng tài sản có
tính thanh khoản cao cần thiết để đảm bảo thanh toán bất cứ lúc nào cho giá trị tiền
gửi thanh toán này. Tỷ số thành phần tiền biến động càng cao cho thấy nhu cầu cần
sử dụng vốn trong tương lai càng cao.
2.4.6 Phân tích điểm hòa vốn của ngân hàng thương mại
Điểm hòa vốn của NHTM được xác định các kinh tế gia xem là điểm biểu thị
mức cho vay hoặc thu nhập mà tại đó doanh số của ngân hàng đủ trang trải toàn bộ
chi phí bao gốm: Định phí, biến phí ở mức không lời không lỗ.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 20
Để xác định điểm hòa vốn của NHTM, sử dụng công thức:
Tổng định phí
Tổng biến phí
Thu nhập hòa vốn =
1 -
Tổng thu nhập
Thu nhập hòa vốn
Điểm hòa vốn (%) =
Tổng thu nhập
X 100%
Dư nợ hòa vốn = Dư nợ thực tế X Điểm hòa vốn
Trong đó, định phí và biến phí của ngân hàng được xác định như sau:
Định phí của ngân hàng bao gồm:
− Tiền lương phải trả cho công nhân viên
− Bảo hiểm xã hội và các chi phí khác
− Chi phí khấu hao tài sản cố định của ngân hàng
− Chi phí cho các công cụ lao động
− Chi phí bảo dưỡng và sửa chữa tài sản cố định
− Chi về vật liệu giấy in
− Chi về kho quỹ
− Các chi phí cố định khác.
Các chi phí này thường cố định trong một kỳ hạch toán, nó không bị ảnh hưởng
bởi qui mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong kỳ.
Biến phí của ngân hàng bao gồm:
− Chi trả lãi tiền gửi
− Chi trả lãi tiền vay
− Chi trả lãi phát hành trái phiếu
− Chi về kinh doanh vàng bạc, đá quý
− Chi về kinh doanh ngoại tệ
− Chi mua bán chứng khoán
− Chi khác về hoạt động kinh doanh.
Các chi phí này luôn biến động theo mức độ kinh doanh của NHTM. Khi qui mô
kinh doanh của ngân hàng tăng lên, chi phí này cũng tăng thêm và ngược lại khi
phạm vi hoạt động của ngân hàng thu hẹp, chi phí này cũng giảm sút.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 21
Chương 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG SÀI
GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH AN GIANG
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển
3.1.1 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) thành lập ngày 21/12/1991 trên
cơ sở sáp nhập từ Ngân hàng Phát Triển Kinh Tế Gò Vấp và 3 hợp tác xã Tín Dụng:
Tân Bình – Thành Công – Lữ Gia tại TP. Hồ Chí Minh.
Sau 16 năm hoạt động, Sacombank vươn lên dẫn đầu khối Ngân Hàng về tốc
độ tăng trưởng với tỷ lệ hơn 50%/Năm, về vốn điều lệ với 4.450 tỷ đồng và mạng
lưới 190 chi nhánh và 9.700 đại lý của 251 Ngân hàng tại 91 quốc gia và lãnh thổ.
Với định hướng là một ngân hàng bán lẻ, Sacombank rất thành công trong lĩnh
vực tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, luôn chú trọng đến hoàn thiện các sản phẩm
dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân. Năm 2002, Sacombank được Công Ty Tài
Chính Quốc Tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế Giới (World Bank) góp vốn đầu tư.
Với tỷ lệ 10% vốn điều lệ, IFC đã trở thành cổ đông lớn nước ngoài thứ hai của
Sacombank sau Quỹ đầu tư Dragon Financial Holdings (Anh Quốc). Ngày 8/8/2005,
Ngân hàng ANZ chính thức ký hợp đồng góp vốn cổ phần với tỷ lệ 10% vốn điều lệ
vào Sacombank và trở thành cổ đông nước ngoài thức ba của Sacombank.
Sacombank là ngân hàng có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất Việt Nam với gần
33.000 cổ đông.Vào năm 2007, Sacombank vừa nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt
nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa & nhỏ trong năm 2007”, do Quỹ Phát
triển Các Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ Cộng đồng châu Âu (SMEDF) bình chọn. Đây
là lần thứ 2 liên tiếp Sacombank nhận được giải thưởng này.
Giải thưởng nhằm ghi nhận những nỗ lực của Ngân hàng trong hoạt động hỗ
trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, như: cho vay vốn để đầu tư máy móc thiết bị,
cải tiến công nghệ nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng
sản phẩm; tổ chức các buổi hội thảo về kinh nghiệm quản trị kinh doanh, điều hành
doanh nghiệp, tư vấn chuyên sâu về lựa chọn và sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng nhằm góp phần hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh để có thể tồn
tại và phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập.
Mục tiêu chung giai đoạn đến năm 2010 Sacombank sẽ có mặt tại tất cả các
tỉnh thành trong cả nước với số lượng khoảng 350 điểm giao dịch và tiến tới mở rộng
hoạt động ở nước ngoài (Trung Quốc, Campuchia, Lào). Trong giai đoạn này là
quyết tâm xây dựng Sacombank trở thành ngân hàng bán lẻ - đa năng – hiện đại, chú
trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng mạng lười hoạt động và hiện đạI
hóa công nghệ ngân hàng, đồng thời tăng nhanh quy mô nguồn vốn huy động đẩy
nhanh nhịp độ phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng phi truyền thống,
nhất là các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, đạt mức trung bình tiên tiến trong
khu vực, và kỳ vọng trong giai đoạn 10 năm tiếp theo sẽ hình thành một tập đoàn tài
chính đa chức năng, đa sở hữu mà trong đó Sacombank là hạt nhân.Phương châm
hành động: “Biến cơ hội thành lợi thế so sánh – biến cạnh tranh thành động lực phát
triển – biến sở đoàn thiếu hợp tác thành thế mạnh hợp tác” (Chủ tịch HĐQT).
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 22
3.1.2 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh An Giang
3.1.2.1 Tình hình hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn AG
Hệ thống tổ chức: 46 tổ chức tín dụng đang hoạt động.
08 Chi Nhánh NHTM Quốc Doanh: Công Thương, Ngoại Thương, Đầu Tư và
Phát Triển, Nông Nghiệp và PTNT, Ngân Hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL, ….
1 Ngân Hàng chính sách xã hội.
14 Chi Nhánh NHTMCP: Á Châu, Đông Á, Sacombank, Sài Gòn Công Thương,
Cổ Phần Sài Gòn, Phương Nam, Phương Đông, VIBank, An Bình, Nam Việt,
Techcombank, Việt Á, SHB, ….
1 NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên.
1 Quỹ TD Trung Ương và 25 Quỹ TD cơ sở.
3.1.2.2 Sacombank chi nhánh An Giang
Sacombank – chi nhánh An Giang toạ lạc trên đường Tôn ĐứcThắng- ngay
trung tâm thành phố Long Xuyên. Sacombank chi nhánh An Giang khai trương và đi
vào hoạt động từ 03/08/2005 trên cơ sở Văn Phòng Đại Diện và Tổ Chức Tín Dụng
An Giang (trực thuộc chi nhánh Cần Thơ) với nhân sự ban đầu là 10 người. Tính đến
ngày 15/02/2008, ngoài trụ sở chi nhánh đặt tại TP. Long Xuyên còn 05 phòng giao
dịch: PGD Tân Châu (06/2006), PGD Châu Phú (11/06), PGD Núi Sam, PGD Châu
Đốc và PGD Chợ Mới (15/02/2008). Sacombank An Giang là chi nhánh thứ 3 áp
dụng hệ thống Corebanking (T24) là một trong những phương tiện hiện đại trong
việc quản lý ngân hàng.
Trong cùng xu thế phát triển của toàn hệ thống Sacombank, Sacombank An
Giang cũng đặt mục tiêu phát triển là trở thành Ngân hàng bán lẻ đa năng trên địa
bàn tỉnh, do vậy nhóm khách hàng trọng tâm mà Chi nhánh hướng đến là các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, đẩy mạnh công tác tín dụng nhằm đầu tư vốn để tài trợ cho các
phương án sản xuất kinh doanh, phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Lợi thế của chi nhánh
− Nằm ở trung tâm TP.Long Xuyên nên đã thu hút được nhiều khách hàng đến
quan hệ.
− Công tác quảng bá thương hiệu Sacombank trong thời gian gần đây đã làm cho
nhiều người dân biết về Sacombank hơn.
− Công tác tiếp thị được đẩy mạnh, phát tờ rơi đến từng hộ gia đình nhằm thu hút
thêm khách hàng tiềm năng.
− Công tác chăm sóc khách hàng được chi nhánh đặc biệt quan tâm – xem đây là
vũ khí cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn – nên đã thu hút được nhiều
khách hàng ở các NHTM khác đến quan hệ.
Sau hơn 2 năm hoạt động bằng chính sự quyết tâm phấn đấu và nỗ lực không mệt
mỏi của tập thể CBCNV chi nhánh An Giang, Sacombank đã từng bước cũng cố ổn
định và gặt hái được nhiều thành tựu rất đáng kể: là chi nhánh có mức tăng trưởng
nhanh nhất trong khu vực Miền Tây Nam Bộ (có thể xếp loại là 1 trong 3 chi nhánh
đầu đàn khu vực). Được khách hàng đánh giá là một trong những ngân hàng có cung
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 23
cách phục vụ tốt nhất tại địa phương. Và đặc biệt trong năm 2006 chi nhánh An
Giang được các cơ quan chính quyền địa phương trao bằng khen: 1 của UBND tỉnh
và 1 của Công An tỉnh.
3.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng
Căn cứ quyết định số 654/2007/QĐ-HĐQT về việc ban hành quy chế về tổ chức
hoạt động của chi nhánh, sở giao dịch và các đơn vị trực thuộc, tổ chức, chức năng,
nhiệm vụ cuả các đơn vị trực thuộc Sở giao dịch và chi nhánh cấp 1 được hội đồng
quản trị ban hành gồm: Phòng Doanh nghiệp, Phòng Cá nhân, Phòng Hỗ trợ, Phòng
Kế toán và Quỹ và Phòng Hành chính .
3.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý Sacombank chi nhánh An Giang
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Phòng doanh nghiệp
− Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển khách hàng, phát triển thị phần và chăm
sóc khách hàng hiện hữu.
− Hướng dẫn khách hàng về tất cả các vấn đề có liên quan đến cho vay, bảo lãnh.
− Nghiên cứu hồ sơ, xác minh tình hình sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn,
khả năng quản lý, tài sản đảm bảo của khách hàng.
− Phân tích, thẩm định, đề xuất cho vay và gia hạn hồ sơ cho vay bảo lãnh.
Hướng dẫn khách hàng bổ túc hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ.
Giám Đốc
P.Giám Đốc
Phòng
Kế toán & Quỹ
Phòng
Hỗ trợ
Phòng
Cá nhân
Phòng
Doanh nghiệp
Bộ phận
tiếp thị DN
Bộ phận
thẩm định DN
Bộ phận
tiếp thị CN
Bộ phận
thẩm định CN
Bộ phận
quản lý TD
Bộ phận
TTQT
Bộ phận
kế toán
Bộ phận
Quỹ
Phòng Giao Dịch
Bộ phận
Xử lý giao dịch
Phòng
Hành chính
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 24
− Thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay của Ngân hàng đến khách hàng.
− Thực hiện thủ tục công chứng các hợp đồng cầm cố thế chấp và đăng ký giao dịch
bảo đảm.
− Tham gia tiếp nhận tài sản cầm cố.
− Lập chứng thư bảo lãnh đối với ghiệp vụ bảo lãnh nội địa.
− Kiểm tra sử dụng vốn định kỳ, đột xuất sau khi cho vay.
− Đôn đốc khách hàng trả vốn và lãi đúng kỳ hạn.
− Đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ trễ hạn, quá hạn trong phạm vi trách
nhiệm theo quy định của Ngân hàng.
− Xây dựng kế hoạch tháng, năm; theo dõi đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất
cho Giám đốc Chi nhánh các biện pháp khắc phục các khó khăn trong công tác.
Phòng cá nhân
Cũng giống như bộ phận tín dụng doanh nghiệp, ngoại trừ chức năng thứ 3 được
bổ sung như sau: nghiên cứu hồ sơ, xác minh nhân thân, nguồn thu nhập dùng để trả
nợ, tài sản đảm bảo,… của khách hàng cho vay bất động sản và tiêu dùng; tham gia
thực hiện việc giải ngân, thu nợ đối với nghiệp vụ cho vay cán bộ công nhân viên và
góp chợ theo quy định của Ngân hàng.
Phòng hỗ trợ
Bộ phận quản lý tín dụng
− Kiểm soát các hồ sơ tín dụng đã được phê duyệt trước khi giải ngân.
− Hoàn chỉnh hồ sơ, lập thủ tục giải ngân, thanh lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng.
− Quản lý danh mục dư nợ và tình hình thu hồi nợ.
− Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm soát về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc.
Bộ phận thanh toán quốc tế
− Thực hiện công tác tiếp thị, thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng, đề xuất
cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp cải tiến nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh
và phát triển thị phần.
− Hướng dẫn khách hàng tất cả các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế.
− Kiểm tra về mặt kỹ thuật, thẩm định và đề xuất phát hành, tu chỉnh, thanh toán,
thông báo L/C và trong thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế khác.
− Lập thủ tục và thanh toán cho nước ngoài và nhận thanh toán từ nước ngoài theo
yêu cầu của khách hàng.
− Nhận xét tính hợp lệ của bộ chứng từ xuất khẩu và vị trí ngân hàng phát hành
L/C trong việc cho vay cầm cố bộ chứng từ.
− Mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu của khách hàng theo quy định, quy chế kinh
doanh ngoại hối của Ngân hàng.
− Thực hiện việc chuyển tiền phi mậu dịch ra nước ngoài.
− Lập chứng từ kế toán có liên quan đến công việc do bộ phận đảm trách.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 25
− Quản lý và lưu trữ hồ sơ thanh toán quốc tế theo quy định.
− Xây dựng kế họach tháng, năm; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất
cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp khắc phục các khó khăn trong công tác.
Bộ phận xử lý giao dịch
− Thực hiện công tác tiếp thị, thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng, đề xuất
cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp cải tiến nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh
và phát triển thị phần.
− Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi thanh toán và các dịch vụ khác có liên quan đến
tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng; các nghiệp vụ tiền gửi tiết
kiệm, các nghiệp vụ kế toán tiền vay; chuyển tiền nhanh nội địa, chi trả kiều hối,
chuyển tiền phi mậu dịch; thu đổi ngoại tệ tiền mặt, séc và các loại thẻ quốc tế; các
nghiệp vụ về thẻ Sacombank, các nghiệp vụ liên quan đến vốn cổ phần, thu chi tiền
mặt…
− Thực hiện công tác tiếp thị, thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng, đề xuất
cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp cải tiến nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh
và phát triển thị phần.
− Thực hiện các tác nghiệp mua bán vàng phục vụ cho hoạt động huy động, cho
vay và hoạt động kinh doanh của đơn vị theo quy định của Ngân hàng.
− Lập các chứng từ kế toán liên quan do bộ phận đảm trách.
− Hướng dẫn và giới thiệu tất cả các sản phẩm của Ngân hàng.
− Tư vấn cho khách hàng trong việc sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng.
− Thực hiện các thủ tục ban đầu khi khách hàng sử dụng sản phẩm và hướng dẫn
khách hàng đến quầy giao dịch liên quan.
− Thu thập, tổng hợp và quản lý thông tin khách hàng phục vụ hoạt động của chi
nhánh.
Phòng kế toán và quỹ
− Hướng dẫn và hậu kiểm việc hạch toán kế toán đối với tất cả các đơn vị trực
thuộc chi nhánh.
− Đảm nhận công tác thanh toán của chi nhánh đối với nội bộ ngân hàng và các
ngân hàng khác.
− Tổng hợp kế hoạch kinh doanh tài chính toàn chi nhánh.
− Quản lý chi nhánh điều hành.
− Quản lý thanh khoản.
− Quản lý kho quỹ.
− Bảo quản và sử dụng khuôn dấu của chi nhánh theo đúng quy định.
Phòng hành chính
− Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư.
− Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của Chi Nhánh.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 26
− Thực hiện mua sắm, tiếp nhân, quản lý, phân phối các loại tài sản, vật phẩm liên
quan đến hoạt động tại Chi Nhánh.
− Chủ trì việc kiểm kê tài sản, tham mưu, theo dõi thực hiện chi phí điều hành trên
cơ sở có kế hoạch đã được duyệt.
− Chịu trách nhiệm tổ chức và theo dõi kiểm tra công tác áp tải tiền, bảo vệ an
ninh, phòng cháy chữa cháy và bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở vật chất trong và
ngoài giờ làm việc.
− Quản lý hệ thống kho hàng cầm cố của Ngân hàng và nhân sự phụ trách kho hàng
cầm cố.
− Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự hàng năm căn cứ kế hoạch mở rộng
mạng lưới và kết quả định biên của chi nhánh.
− Phối hợp với Phòng nhân sự tại hội sở trong việc tuyển dụng tại chi nhánh.
− Quản lý các vấn đề nhân sự liên quan đến luật lao động: Hợp đồng lao động, nghỉ
phép,…tại chi nhánh.
− Chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra tính tuân thủ chấp hành nội quy, quy
chế, quy định có liên quan đến nhân sự trong toàn chi nhánh.
3.3 Sơ lược một số sản phẩm dịch vụ tại Sacombank An Giang
Chi nhánh An Giang là chi nhánh mới thành lập nhưng tốc độ triển khai thực
hiện các sản phẩm dịch vụ là tương đối đa dạng và đầy đủ, chi nhánh không còn đơn
thuần chỉ thực hiện nghiệp vụ huy động và cho vay truyền thống, mà đã áp dụng
nhiều dịch vụ mới hoà trong xu thế phát triển chung của toàn ngân hàng.
Các dịch vụ như chuyển tiền nội địa, thanh toán quốc tế, thu đổi ngoại tệ, kinh
doanh ngoại tệ, chuyển tiền ra nước ngoài, kiều hối, chi hộ - thu hộ, bảo lãnh, tiết
kiệm tích luỹ và đặc biệt là dịch vụ thẻ và hệ thống máy rút tiền tự động (ATM) ... đã
làm cho hoạt động của chi nhánh ngày càng phong phú, đáp ứng ngày càng tốt hơn
nhu cầu của khách hàng.
3.4 Tình hình hoạt động tại chi nhánh năm 2007
3.4.1 Công tác huy động vốn
Tổng số huy động (quy đổi VND) đến 31/12/2007 là 455 tỷ đồng, tăng 2,329 tỷ
đồng so với đầu năm.
3.4.2 Về hoạt động cho vay
Hoạt động tín dụng là mảng hoạt động quan trọng và đóng góp nhiều nhất vào
tổng thu nhập của chi nhánh. Tổng dư nợ cho vay đến hết 31/12/2007 là 615 tỷ đồng,
tăng 348 tỷ đồng so với đầu năm. Nợ quá hạn là 0.5 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn trên
tổng dư nợ là 0.08%.
3.4.3 Về hoạt động dịch vụ
Thanh toán quốc tế
Tổng doanh số TTQT năm 2007 là 16 triệu USD, tăng 4.4 triệu USD so với năm
trước, với tốc độ tăng 38 %. Ngoài ra trong năm 2007 Chi nhánh đã thực hiện được 2
L/D trả chậm với doanh số 437 ngàn USD tăng 100% so với năm 2006.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 27
Bảo lãnh
Trong năm qua, phần lớn là bảo lãnh nội địa với 199 hồ sơ, doanh số là 13.6 tỷ
đồng, tăng 8.1 tỷ đồng so với năm trước, với tốc độ tăng 147 %. Riêng bảo lãnh
Quốc tế Chi nhánh có phát hành 1 bảo lãnh trị giá 38,000 USD.
Chuyển tiền trong nước
Doanh số chuyển đi: 4,536 tỷ đồng, trong đó:
Trong hệ thống: 3,957 tỷ đồng, tăng 2,317 tỷ đồng so với năm trước, với tốc độ tăng
202%.
Ngoài hệ thống: 579 tỷ đồng, tăng 116 tỷ đồng so với năm trước, với tốc độ tăng
25%.
Doanh số chuyển đến: 1,929 tỷ đồng, trong đó:
Trong hệ thống: 1,415 tỷ đồng, tăng 947 tỷ đồng so với năm trước, với tốc độ tăng
45%.
Dịch vụ ngân quỹ và dịch vụ khác
Phần lớn là thu từ dịch vụ kiểm đếm là chính, có phát sinh từ dịch vụ chuyển tiền
nhanh trong T24.
3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007
Bảng 3-1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank An Giang
(2005 – 2007)
ĐVT: Triệu đồng
So sánh So sánh
06/05 07/06
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
I. Thu nhập 4.886 28.282 65.797 23.396 478,84 37.515 132,65
1. Thu lãi 4.712 26.722 62.926 22.01 467,11 36.204 135,48
2. Dịch vụ 174 1.56 2.871 1.386 796,55 1.311 84,04
II. Chi phí 3.201 16.217 43.364 13.016 406,62 27.147 167,40
1. Lãi 727 5.735 23.62 5.008 688,86 17.885 311,86
2. Dịch vụ 1.27 2.925 5.184 1.655 130,31 2.259 77,23
3. Chi phí NV 549 2.865 5.836 2.316 421,86 2.971 103,70
4. Nộp thuế 655 4.692 8.724 4.037 616,34 4.032 85,93
III.Lợi nhuận 1.685 12.065 22.433 10.38 616,02 10.368 85,93
(Nguồn: P. Kế Toán Sacombank An Giang)
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 28
Biểu đồ 3-1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank An Giang
(2005-2007)
Qua bảng số liệu ta thấy thu nhập của chi nhánh không ngừng tăng trưởng. Cụ
thể tổng thu nhập năm 2007 đạt 65,797 triệu đồng, cao hơn năm 2006 là 37,515 triệu
đồng, tương ứng tăng 132.65%. Trong đó nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng là thu
lãi cho vay vẫn chiếm tỷ lệ cao.
Tổng chi phí hoạt động của Ngân hàng qua ba năm đều tăng. Năm 2005 đạt
3,201 triệu đồng, chiếm 65.51% tổng thu nhập của Ngân hàng. Năm 2006 đạt 16,217
triệu đồng, chiếm 57.34% tổng thu nhập. Năm 2007 đạt 43,364 triệu đồng, chiếm
65.91% tổng thu nhập. Năm 2007 so với năm 2006 tăng 21,147 triệu đồng, tương
ứng 167.40%.
Hoạt động lợi nhuận của Ngân hàng đều tăng. Cụ thể năm 2005 lợi nhuận đạt
1,685 triệu đồng, sang năm 2005 lợi nhuận đạt 12,065 triệu đồng, năm 2007 đạt lợi
nhuận 22,433 triệu đồng. So sánh với năm 2005 thì năm 2006 lợi nhuận tăng 10,380
triệu đồng, tương ứng 616.02%, so với năm 2006 thì năm 2007 tăng 10,368 triệu
đồng, tương ứng tăng 85.93%.
Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua ba năm tăng, có
được kết quả khả quan như vậy là do công sức của cả một tập thể nhân viên Ngân
hàng phấn đấu vì lợi ích chung. Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới Ngân hàng cần
phải cố gắng hơn nữa trong các hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là hoạt
động cấp tín dụng để lợi nhuận luôn có sự gia tăng không ngừng.
3.6 Phương hướng phát triển năm 2008 đến 2010
3.6.1 Mục tiêu - kế hoạch kinh doanh
Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang, định hướng phát
triển của Sacombank và tình hình thực tế tại chi nhánh, chi nhánh An Giang đề ra các
chỉ tiêu như sau:
• Huy động vốn: Năm 2008 ước đạt 580 tỷ đồng chiếm 8.5% thị phần địa bàn,
với 9,000 khách hàng, đến 2010 ước đạt 1,800 tỷ đồng chiếm 10% thị phần địa bàn,
với 14,000 khách hàng.
28
,2
82
65
,7
97
2,
54
7 11
,5
55
34
,6
40
2,
34
0
31
,1
57
4,
88
6
16
,7
58
0
10,000
20,000
30,000
40,000
50,000
60,000
70,000
2005 2006 2007 Năm
Triệu đồng
Thu nhập Chi phí Lợi nhuận
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 29
• Cho vay: Năm 2008 ước đạt 900 tỷ đồng chiếm 7% thị phần địa bàn, với
13,000 khách hàng, đến năm 2010 ước đạt 1,500 tỷ đồng chiếm 10% thị phần địa
bàn, với 28,000 khách hàng.
• Doanh số TTQT: Năm 2008 ước đạt 20 triệu USD chiếm 3% thị phần địa bàn,
với 01 khách hàng, đến năm 2010 ước đạt 40 triệu chiếm 15% thị phần địa bàn, với
10 khách hàng.
• Thu phí dịch vụ: Năm 2008 ước đạt 3 tỷ đồng và đến năm 2010 ước đạt 5 tỷ
đồng chiếm 12 % lợi nhuận.
• Lợi nhuận trước DPRR: Năm 2008 ước đạt 22 tỷ đồng, đến năm 2010 ước đạt
40 tỷ đồng.
• Xếp loại chi nhánh: Chi nhánh phấn đấu đến 30/06/2008 được tăng hạng lên
loại 03 và đến năm 2010 là loại 02.
3.6.2 Biện pháp tổ chức thực hiện
Để có́ thể hoàn thành tốt những mục tiêu nêu trên, giữ vững sự phát triển ổn định
thì phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận nhằm thực hiện tốt mọi mặt hoạt
động tại Chi nhánh:
Về công tác huy động vốn: tiếp tục thực hiện việc phân khúc khách hàng theo số
dư tiền gửi để có chính sách chăm sóc khách hàng hợp lý – ưu đãi. Tổ chức các buổi
hội thảo về huy động vốn, kỹ năng chăm sóc khách hàng để nâng cao trình độ của
đội ngũ nhân viên và thao tác chuyên nghiệp hơn. Mặt khác, tận dụng ưu thế về
mạng lưới và các chương trình quảng bá thương hiệu để tiếp thị thu hút khách hàng.
Đặc biệt chú trọng và tăng cường công tác tiếp thị, nhất là các doanh nghiệp để tranh
thủ nguồn vốn lãi suất thấp cũng như tiếp thị các doanh nghiệp nhà nước đối với sản
phẩm tiền gửi “Lãi suất tuần”
Về tình hình tín dụng: cơ cấu lại danh mục cho vay theo hướng mở rộng thêm
đối tượng cho vay để phân tán rủi ro nhưng với điều kiện là mở rộng tín dụng trên cơ
sở an toàn – hiệu quả. Cải tiến và tập trung giải quyết nhanh hồ sơ tín dụng và tiếp
tục phát huy các sản phẩm dịch vụ cho vay “nhanh – nhỏ - cao”, để thu lãi suất cao.
Bên cạnh đó, cần tăng cường khả năng thẩm định tình hình tài chính, khả năng trả nợ
của khách hàng cho đội ngũ nhân viên bằng nhiều hình thức: thi đua hái hoa dân chủ,
trao đổi kinh nghiệm, tập huấn nghiệp vụ….Ngoài ra còn phải rà soát, phân tích đánh
giá toàn bộ nợ quá hạn để có biện pháp xử lý dứt điểm, không để NQH mới phát
sinh. Phấn đấu nợ quá hạn luôn ở mức dưới 1%/tổng dư nợ. Bên cạnh việc tăng
cường công tác tiếp thị quảng bá thương hiệu, Chi nhánh phải thực hiện tốt chăm
sóc khách hàng để giữ chân khách hàng cũ – như thường xuyên thăm hỏi, thăm dò
khách hàng và đặc biệt là tăng cường hơn nữa công tác phục vụ tận nhà, phục vụ trọn
gói cho từng đối tượng khách hàng.
3.7 Thuận lợi và khó khăn về tình hình hoạt động của Sacombank
3.7.1 Thuận lợi
Tình hình kinh tế xã hội An Giang phát triển ổn định, hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp, các hộ cá thể được mở rộng và ngày càng phát triển,
khả năng tích lũy của đại bộ phận người dân ngày càng được nâng lên nên nhu cầu
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 30
về tín dụng, về tiền gửi và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung có điều kiện
để phát triển.
Đại đa số các nhân sự đều là người địa phương nên rất am hiểu địa bàn, cũng như
luôn nhận được sự ủng hộ tích cực từ người thân, bạn bè và nhất là các cơ quan ban
ngành địa phương nên hoạt động của chi nhánh luôn thuận lợi.
Công tác chăm sóc khách hàng được toàn thể cán bộ nhân viên Chi nhành An
Giang xác định là vũ khí cạnh tranh và là trách nhiệm của mọi người, từ đó khách
hàng khi đến giao dịch lần đầu đã tạo ấn tượng tốt về Sacombank.
Hệ khách hàng sau hơn 2 năm hoạt động Chi nhánh An Giang đã tạo được một
hệ khách hàng tương đối lớn, đảm bảo cho Chi nhánh tăng trưởng và phát triển ổn
định và bền vững.
3.7.2 Khó khăn, thách thức
Tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn quá khốc liệt
và ra đời sau các ngân hàng TMCP khác nên mặc dù chi nhánh có tốc độ phát triển
rất nhanh nhưng thị phần còn thấp.
Các tổ chức Tín Dụng trên địa bàn đang triển khai nhiều chương trình khuyến
mãi, tặng quà cho khách hàng gởi tiền, trong khi Sacombank chương trình này quá ít
và không thường xuyên (Người dân An Giang thích được nhận quà khuyến mãi khi
gởi tiền hơn là nhận phiếu tham dự chương trình dự thưởng). Do sự cạnh tranh về lãi
suất với các ngân hàng thương mại Quốc doanh (nhất là đối với khách hàng lớn).
Riêng về cho vay góp chợ lãi suất của chi nhánh không thể cạnh tranh với ngân hàng
Mỹ Xuyên.
Một số sản phẩm dịch vụ của Sacombank còn hạn chế: như sản phẩm thẻ tiện ích
chưa cao, một số loại chi phí dịch vụ cao hơn so với các TCTD khác như phí thẩm
định, phí TTQT, phí sử dụng hạn mức.
Đối với sản phẩm cho vay QTD không thể phát triển do khó cạnh tranh với NH
Đông Á và NH Mỹ Xuyên về thủ tục quản lý TSTC, các hồ sơ vay vốn tái thế chấp
và đăng ký GDĐB.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 31
Chương 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG
Do Sacombank An Giang là một chi nhánh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín – nguồn vốn hoạt động chủ yếu do Hội sở chính của Saocombank cấp
nên trong toàn bộ nội dung của đề tài nghiên cứu, việc phân tích nguồn vốn và cơ
cấu vốn của ngân hàng sẽ dựa trên giả định nguồn vốn là của bản thân Sacombank
An Giang.
4.1 Phân tích Vốn của bản thân ngân hàng thương mại
4.1.1 Phân tích cơ cấu vốn và nguồn vốn tại Sacombank An Giang
Cơ cấu vốn và nguồn vốn được phân loại thành Tài sản Nợ và Tài sản Có trong
bảng cân đối tài sản của mỗi ngân hàng. Đây chính là một báo cáo tài chính tổng hợp
phản ánh toàn bộ tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản đó tại một thời
điểm nhất định. Qua bảng tổng kết tài sản, nhà quản trị có thể biết được tài sản hiện
có, hình thái vật chất, cơ cấu tài sản, tình hình hoạt động kinh doanh và hiệu quả tài
chính của ngân hàng. Tài sản Có của ngân hàng là kết quả sử dụng vốn của ngân
hàng đó. Tài sản Nợ là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động, tạo lập được
dùng để đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Tài sản Có và tài sản Nợ
tại Sacombank An Giang được thể hiện qua bảng 4-1 và bảng 4-2.
Bảng 4-1. Tài sản Có tại Sacombank An Giang (2005 -2007)
ĐVT: Triệu đồng
2005 2006 2007
Chỉ tiêu
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
1.CV ĐT KH không phải NH 69,941 81.5 293,356 94.74 676,794 92.4
2.TG và cho TCTD khác vay 8,777 10.23 7,259 2.34 22,827 3.12
3.TSCD, thiết bị 11 0.01 53 0.02 110 0.02
4.Tài sản Có khác 890 1.04 3,429 1.11 6,634 0.91
5.Tiền mặt tồn quỹ 6,200 7.22 8,612 2.78 26,077 3.56
Tổng Tài sản Có 85,819 100 309,629 100 732,443 100
(Nguồn: Phòng Kế toán Sacombank An Giang)
Chú thích:
- CV ĐT: cho vay đầu tư
- TG: tiền gửi
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 32
Bảng 4-2. Tài sản Nợ tại Sacombank An Giang (2005 – 2007)
ĐVT: Triệu đồng
2005 2006 2007
Chỉ tiêu
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
1. TG của KH không phải NH 75,124 87.54 257,781 83.25 425,635 58.11
2. TG và TV các TCTD khác 2 0 1 0 1,738 0.24
3. Vốn tự có 7,089 8.26 39,694 12.82 107,230 14.64
4. Tài sản Nợ khác 3,604 4.2 12,153 3.93 23,804 3.25
Tổng Tài sản Nợ 85,819 100 309,629 100 732,443 100
(Nguồn: Phòng Kế toán Sacombank An Giang)
Chú thích:
- TG: Tiền gửi
- TV: Tiền vay
Từ bảng số liệu ta nhận thấy tổng Tài sản của Sacombank An Giang tăng mạnh
qua ba năm. Ban đầu, tổng Tài sản của ngân hàng mới chỉ có 85,819 triệu đồng
nhưng tới năm 2007 thì Tài sản của Sacombank An Giang đã là 732,443 triệu đồng.
Bên cạnh đó, VTC của ngân hàng tăng mạnh qua 3 năm. Năm 2005, khi mới được
nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 1 với hình thức ban đầu là tổ chức tín dụng
(TCTD) thuộc chi nhánh Cần Thơ, do đó VTC của ngân hàng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ
trong tổng tài sản Có (8.26%). Nhưng sau hai năm hoạt động thì VTC của ngân hàng
đã tăng vọt từ 39,694 triệu đồng (năm 2006) lên 107,230 triệu đồng (năm 2007), tăng
gần gấp 3 lần. Chính vì vậy mà tỷ trọng VTC của ngân hàng so với tổng tài sản Có
trong 2 năm là khá cao. Cụ thể, năm 2006 chiếm 12.82% và tăng lên 14.64% trong
năm 2007. Điều này đã tạo nên độ an toàn vững chắc cho các nghiệp vụ kinh doanh
của ngân hàng. Phân tích từng thị trường của ngân hàng ta nhận thấy:
Tại thị trường 1 (các khoản tiền gửi, tiền vay đầu tư cho các khách hàng không
phải là ngân hàng):
Bảng 4-3. Các loại tiền gửi và tiền vay tại thị trường 1 của Sacombank
An Giang (2005-2007)
ĐVT: Triệu đồng
2005 2006 2007
Chỉ tiêu Số dư Tỷ trọng (%) Số dư
Tỷ trọng
(%) Số dư
Tỷ trọng
(%)
1. Ngân hàng nhận 73,977 86.2 208,956 67.49 503,361 68.72
2.Các khoản TDĐT 69,941 81.5 293,356 94.74 676,794 92.4
Chênh lệch 4,036 4.7 -84,400 -27.26 -173,433 -23.68
(Nguồn: Phòng Kế toán Sacombank An Giang)
Chú thích: - TDĐT: tín dụng đầu tư
Tại thị trường 2 ( Các khoản nhận và cung cấp vốn cho thị trường liên ngân hàng)
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 33
Bảng 4-4. Các loại tiền gửi và tiền vay tại thị trường 2 của Sacombank
An Giang (2005-2007)
ĐVT: Triệu đồng
2005 2006 2007
Chỉ tiêu
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
1. Ngân hàng nhận 2 0 1 0 1,738 0.24
2. Cung cấp TV & TG
cho các TCTD ≠ 8,777 10.23 7,259 2.34 22,827 3.12
Chênh lệch -8,775 -10.23 -7,258 -2.34 -21,089 -2.88
(Nguồn: Phòng Kế toán Sacombank An Giang)
Các khoản chênh lệch trên được ngân hàng bù đắp từ các nguồn sau:
– Vốn của bản thân ngân hàng còn lại sau khi trang bị tài sản cố định, thiết bị..
– Khoản chênh lệch giữa tài sản Nợ khác > tài sản Có khác.
– Cuối cùng là khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của ngân hàng.
Từ kết quả phân tích số liệu ở trên ta thấy cơ cấu vốn - nguồn vốn của ngân
hàng rất tốt và độ an toàn về vốn là tương đối vững trãi và tăng lên qua từng năm. Tỷ
trọng vốn đầu tư cho các khoản tài sản Có sinh lời cao chiếm 91.73% trên tổng tài
sản Có (81.5% + 10.23%) và tăng lên sau 2 năm. Cụ thể, năm 2006 đạt 97.08%, năm
2007 là 95.36%. Trong khi đó tỷ lệ nguồn vốn phải trả chi phí huy động chỉ chiếm
khoảng 86.2% (2005), 67.49% (2006) và 68.96% (2007), giảm mạnh sau 2 năm hoạt
động. Chính điều này đã góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng bởi vì
các khoản tiền gửi, tiền vay đầu tư cho các khách hàng không phải ngân hàng có chi
phí huy động còn thấp nhưng lãi suất cho vay lại cao hơn so với thị trường liên ngân
hàng. Điều này đã được thể hiện rõ qua tỷ lệ lợi nhuận ròng/ tài sản Có của ngân
hàng là tương đối cao là 5.33% (2006) và 3.73% (2007).
Nghiên cứu từng thị trường, ta thấy cách phân bổ vốn, nguồn vốn cho từng thị
trường tương đối lý tưởng, dao động trong 3 năm từ 91.73% đến 97.08%, vượt xa so
với yêu cầu tỷ trọng tối thiểu về các khoản kinh doanh ở thị trường 1 là 60%/ tổng tài
sản. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã tạo được uy tín đối với khách hàng trên địa bàn
và có một chiến lược kinh doanh, thu hút khách hàng đến giao dịch phù hợp khi mà
thời gian hoạt động của Sacombank trên địa bàn là tương đối ngắn.
4.1.2 Phân tích tình hình huy động nguồn vốn tại Sacombank
Điểm khác nhau cơ bản trong nguồn vốn của NHTM và các doanh nghiệp phi
tài chính là NHTM kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ các thành phần
kinh tế, còn các doanh nghiệp khác hoạt động bằng nguồn VTC là chính. Vì vậy tình
hình huy động vốn của ngân hàng luôn là yếu tố đầu tiên khi quan sát tài sản Nợ của
một ngân hàng. Đồng thời, huy động vốn cũng là hoạt động hết sức quan trọng trong
quá trình cạnh tranh của mỗi ngân hàng.
Với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng, chính vì vậy Sacombank
An Giang luôn nỗ lực mở rộng qui mô hoạt động, sử dụng nhiều biện pháp tích cực
để huy động vốn từ các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, tổ chức kinh tế để đáp ứng
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 34
nhanh chóng nhu cầu vay vốn từ các thành phần kinh tế. Vì vậy, vốn của Sacombank
tăng mạnh qua 3 năm. Cụ thể như sau:
Bảng 4-5. Tình hình huy động vốn tại Sacombank An Giang (2005-2007).
ĐVT: Triệu đồng
2005 2006 2007
Chỉ tiêu Số dư
Tỷ trọng
(%) Số dư
Tỷ trọng
(%) Số dư
Tỷ trọng
(%)
1. Vốn tự có 7,089 39,694 107,230
2. Vốn huy động 75,175 100 257,781 100 599,670 100
2.1 TGKKH 35,888 47.74 23,005 0.89 65,108 10.86
2.2 TGCKH 781 1.04 60,793 23.58 44,349 7.4
2.3 TGTK 37,363 49.7 125,159 48.55 403,194 67.24
2.4 TG kỳ phiếu 1,143 1.52 43,451 16.86 87,019 14.51
3. VHĐ/ VTC (lần) 10.6 6.49 5.59
(Nguồn: Phòng Kế toán Sacombank An Giang)
Qua bảng phân tích, cùng với sự tăng lên của VTC thì vốn huy động của
Sacombank cũng tăng lên mạnh mẽ. Trong đó tăng mạnh nhất là huy động từ lĩnh
vực tiền gửi tiết kiệm (TGTK). Trong tổng nguồn vốn huy động tại ngân hàng thì tỷ
trọng TGKKH và TGTK chiếm tỷ trọng lớn, TGCKH và TG kỳ phiếu chiếm tỷ trọng
nhỏ hơn. Ngay từ khi bắt đầu hoạt động loại tiền gửi này đã là một hình thức huy
động vốn chiếm tỷ trọng cao nhất của ngân hàng (49.7%). Sau 2 năm thì lượng tiền
huy động từ hình thức này vẫn chiếm nhiều nhất với 48.55% trong năm 2006 và tăng
vọt lên 67.24% vào năm 2007. Trong khi đó, hình thức huy động từ Tiền gửi thanh
toán bao gồm tiền gửi không kỳ hạn (TGKKH) và tiền gửi có kỳ hạn (TGCKH)
chiếm lượng nhỏ hơn. Điều này chủ yếu do lãi suất của mỗi loại tiền gửi quy định.
Bởi vì TGTK luôn có lãi suất huy động cao hơn. Cũng vì vậy, trong 2 năm qua thì tỷ
trọng TGKKH đã giảm xuống (từ 47.74% năm 2005 xuống chỉ còn 10.86% vào năm
2007) khi mà lãi suất của loại TG này quá thấp so với các loại TG khác tại ngân
hàng.
Từ những thay đổi trong cơ cấu và số dư của nguồn vốn huy động thì tỷ lệ huy
động vốn/VTC của Saccombank dao động từ 5.59 lần đến 10.58 lần qua 3 năm. Tỷ lệ
này là tương đối thấp so với giới hạn tối đa pháp lệnh cho phép là 20 lần. Nhưng so
với khối NHNN thì tỷ lệ huy động trên là tương đối tốt. Đây cũng chính là chỉ số xác
định khả năng thu hút vốn của 1 đồng VTC và qui mô huy động vốn của ngân hàng
trong từng năm. Hai năm qua tỷ lệ này giảm xuống là do chiến lược mở rộng qui mô
của ngân hàng nên VTC của ngân hàng không ngừng tăng lên. Nên mặc dù lượng
vốn huy động có tăng lên rõ rệt, từ năm 2006 đến năm 2007 đã tăng lên 133% tương
ứng với 341,889 triệu đồng nhưng cũng chưa theo kịp với sự tăng lên của VTC (tăng
170%).Tuy nhiên nếu đánh giá về khă năng huy động vốn của ngân hàng thì có thể
thấy rằng chỉ trong thời gian ngắn nhưng ngân hàng đã đa dạng hoá các loại hình cho
huy động vốn, cũng như hình thức huy động để thu hút khoản tiền nhàn rỗi từ dân cư
phục vụ cho quá trình kinh doanh tại ngân hàng. Đây là nguồn vốn sinh lời mạnh mẽ
cho ngân hàng khi mà chi phí huy động thấp nhưng chi phí cho vay lại cao, tạo ra
khoản lợi nhuận cao cho ngân hàng.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 35
Như chúng ta đã biết, một trong những tiêu chí quan trọng để người dân lựa
chọn ngân hàng để gửi tiền chính là khả năng cung ứng nhiều tiện ích thuận tiện chứ
không chỉ đơn thuần là chức năng cất giữ tiền tệ và kiếm lời qua lãi suất cao. Do đó
khách hàng sẽ luôn tìm đến những ngân hàng có uy tín, lãi suất hấp dẫn, phong cách
phục vụ tốt, sản phẩm, dịch vụ phong phú, tiếp thị có hiệu quả, phân phối và cung
ứng dịch vụ thuận tiện. Chính vì vậy để hoạt động huy động đạt hiệu quả cao hơn thì
Sacombank cần đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, có kèm theo những chương
trình khuyến mãi, lãi suất dự thưởng, quà tặng…để tạo sự cạnh tranh với các ngân
hàng khác trên địa bàn, qua đó nâng cao chất lượng phục vụ, củng cố uy tín và khẳng
định vị thế của mình trên thị trường ngân hàng của tỉnh ta.
4.1.3 Phân tích Vốn tự có của Sacombank An Giang
4.1.3.1 Phân tích khả năng an toàn của vốn tự có tại Sacombank An
Giang
Ở mọi TCTD thì VTC là điều kiện pháp lý cơ bản đồng thời là yếu tố tài chính
quan trọng nhất trong việc bảo đảm các khoản nợ đối với khách hàng. Chính vì vậy
qui mô VTC là yếu tố quyết định qui mô huy động vốn và các qui mô thuộc tài sản
Có. Do đó khả năng an toàn của VTC tại mỗi ngân hàng luôn là một chỉ số tài chính
quan trọng trong việc xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như xếp loại
NHTM.
Bảng 4-6. Vốn tự có tại Sacombank An Giang (2005 - 2007)
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
(06/05)
Chênh lệch
(07/06)
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
1. Vốn tự có 7,089 39,694 107,230 32,605 459.94 67,536 170.14
2. Tổng tài sản Có 85,819 309,629 732,443 223,810 260.79 422,814 136.56
3. Tổng VHĐ 75,124 257,781 599,671 182,657 243.14 341,890 132.63
4. VTC/VHĐ(%) 9.44 15.4 17.88
5.VTC/TTSCó(%) 8.26 12.82 14.64
(Nguồn: Phòng Kế toán Sacombank An Giang)
Sau 3 năm hoạt động thì VTC của Sacombank tăng mạnh từ 7,089 triệu đồng
(năm 2005) lên 107,230 triệu đồng (năm2007). Tương ứng với điều này thì VTC/số
tiền huy động (H1) cũng không ngừng tăng cao từ 9.44% (2005) đến 17.88% (2007).
Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với quy định của NHNN là H1>= 5%. Điều này chứng
tỏ được khả năng huy động của đồng vốn tự có tại ngân hàng là cao và qui mô huy
động vốn của ngân hàng cũng đã được mở rộng hơn sau mỗi năm. Nếu như năm
2005, khi mới được thành lập thì nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu tập
trung vào loại TGKKH vàTGTK trong đó loại tiền VNĐ chiếm tỷ trọng lớn, thì sang
năm 2006 và 2007 huy động vốn đã đa dạng và phong phú hơn với nhiều kỳ hạn
phong phú và huy động từ nhiều loại hình dân cư khác nhau. Đây là kết quả thể hiện
được sự nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên Sacombank trong quá trình
thực hiện chiến lược mở rộng qui mô kinh doanh trên địa bàn và tạo được niềm tin
tưởng của khách hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 36
Điều đầu tiên thu hút khách hàng đến giao dịch đó là sự an toàn và lành mạnh
trong kinh doanh của ngân hàng đó. Đây là yếu tố rất quan trọng đánh vào tâm lý của
khách hàng bởi vì khách hàng luôn yêu cầu đồng vốn của mình phải được an toàn.
Nếu làm được điều đó thì sẽ tạo ra được tâm lý an tâm khi khách hàng gửi tiền. Do
đó Sacombank luôn quan tâm đến khả năng an toàn của VTC tại ngân hàng mình khi
mà bản thân lĩnh vực kinh doanh tiền tệ luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Do vậy năng
lực và sự cẩn trọng của ban lãnh đạo cùng với tính ổn định của hệ thống tài chính sẽ
tạo ra được độ tin cậy của ngân hàng. Trong 3 năm qua, chỉ số VTC/tổng giá trị tài
sản Có (H2) của Sacombank luôn đảm bảo đúng so với yêu cầu tối thiểu của NHNN
là H2 >= 5%.
Với kết quả đạt được như trên thì trong thời gian tới Sacombank cần có nhiều
biện pháp để tiếp tục nâng cao khả năng an toàn của VTC để có thể chịu đựng rủi ro
trong mọi hoàn cảnh khi mà tình hình cạnh tranh của các NHTMCP trên đại bàn
ngày càng gay gắt hơn. Bởi vì VTC là cơ sở để mỗi ngân hàng mở rộng qui mô,
phạm vi hoạt động, cũng như sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ mới của ngân
hàng. Đồng thời sẽ giúp cho ngân hàng tăng được nguồn cho vay và giảm được lãi
suất cho vay để cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường cho vay từ đó thu hút được nhiều
khách hàng đến giao dịch hơn. Điều này sẽ giúp cho hiệu quả kinh doanh được nâng
cao hơn khi mà lợi nhuận từ hoạt động này không ngừng tăng cao.
4.1.3.2 Phân tích tình hình lập quỹ tại Sacombank An Giang
Vốn của bản thân NHTMCP không chỉ để bù đắp các khoản lỗ trong hoạt động
kinh doanh mà vốn còn là nguồn ngân quỹ dài hạn dành cho tài sản cố định, là nguồn
tài trợ cho sự phát triển để duy trì sức cạnh tranh. ở các mức VTC dù cao hay thấp thì
đều phải bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng. Ngân hàng có rủi ro cao thì phải
dự phòng tổn thất lớn hơn so với các ngân hàng có rủi ro thấp. Và rủi ro tác hại nhiều
hay ít còn tuỳ thuộc vào khả năng quản lý của lãnh đạo ngân hàng trong việc quản lý
các rủi ro. Vì thế lập quỹ dự phòng là yêu cầu thiết yếu trong hoạt động quản lý rủi
ro tín dụng của các ngân hàng. Trong 3 năm qua, tình hình trích lập quỹ tại
Sacombank được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4-7. Tình hình trích lập quỹ tại Sacombank An Giang (2005-2007)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
1. Vốn điều lệ 4,000 25,000 75,000
1.1 Quỹ DTBSVDL 464 2,330 8,385
1.2 Quỹ DTDB 851 4,823 13,790
2. Quỹ DTBSVDL/VDL (%) 11.6 9.32 11.18
3. Quỹ DTDB/VDL (%) 21.28 19.29 18.39
4.Nợ quá hạn 1,076 224 509
5. Quỹ DTDB/ NQH (%) 79.09 2,153.13 2,709.23
(Nguồn: Phòng Kế toán Sacombank An Giang)
Trong ba năm qua, ngân hàng đều đảm bảo yêu cầu về vốn điều lệ của NHNN
là lập quỹ tối đa là 50% vốn điều lệ của mỗi ngân hàng. So với các NHNN khác đây
là điểm mạnh của các NHTMCP bởi vì việc trích lập quỹ là phần nâng cao vốn chủ
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 37
sở hữu của bản thân ngân hàng. Nếu việc trích lập quỹ đảm bảo theo đúng quy định
sẽ tạo ra được sự an toàn cho vốn của bản thân ngân hàng, giúp ngân hàng đa dạng
được các hình thức sử dụng vốn, đảm bảo được thu nhập trong hoạt động kinh
doanh. Đồng thời cũng giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro trong các lĩnh vực
kinh doanh.
Về việc trích lập các quỹ, tỷ lệ quỹ DTBSVĐL/ vốn điều lệ trong ba năm qua
không có sự biến động nhiều và có khuynh hướng giảm. Cụ thể năm 2005 tỷ lệ này
đạt 11.6% nhưng qua năm 2006 giảm xuống 9.32% và tăng trở lại 11.18% vào năm
2007 nhưng vẫn còn thấp. Tương tự, tỷ lệ DTĐB/vốn điều lệ cũng giảm xuống qua
các năm, từ 21.28% năm 2005 xuống 18.39% vào năm 2007.Việc trích lập các quỹ
phụ thuộc rất lớn vào khả năng sinh lời của ngân hàng. Nếu ngân hàng đạt lợi nhuận
cao thì việc trích lập quỹ cũng sẽ tăng và ngược lại. Trong thời gian qua, tuy việc
trích lập các quỹ này tại chi nhánh có xu hướng giảm xuống nhưng vẫn đảm bảo quy
định của NHNN là trích tối thiểu 5% trên lợi nhuận để lập quỹ dự trữ bổ sung vốn
điều lệ và 10% trên lợi nhuận để lập quỹ dự trữ đặc biệt. Nguyên nhân của sự giảm
xuống này là do vốn điều lệ của ngân hàng qua ba năm tăng vọt từ 4,000 triệu đồng
năm 2005 lên 75,000 triệu đồng vào năm 2007. Nên xét về bản chất thì tình hình lập
các quỹ của ngân hàng là tương đối hợp lý, đảm bảo được sự linh hoạt của nguồn
vốn trong quá trình kinh doanh.
Tình hình lập quỹ DTĐB trên nợ quá hạn (NQH) của ngân hàng trong ba năm
qua có sự biến động rất lớn. Quỹ này là nhằm bù đắp các khoản rủi ro phát sinh trong
quá trình kinh doanh của ngân hàng. Hai năm qua, nợ quá hạn của ngân hàng là
tương đối thấp, nhưng ngân hàng vẫn đảm bảo được tỷ lệ lập quỹ dự trữ trên nợ quá
hạn là >=100% theo quy định của NHNN. Điều này chứng tỏ việc lập quỹ dự trữ đã
đủ bù đắp các khoản thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh, cũng như khả
năng chi trả của ngân hàng. Do đó để đảm bảo an toàn về vốn thì chi nhánh không
chỉ nên quan tâm đến chất lượng tài sản Có mà cần phải quan tâm đến việc lập dự
phòng cho các khoản rủi ro trong kinh doanh. Điều này sẽ càng tạo nên thế vững chãi
cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian tới.
4.2 Phân tích chất lượng tài sản Có tại Sacombank An Giang
4.2.1 Phân tích tình hình dự trữ tại Sacombank An Giang
Tiền dự trữ là loại tài sản không sinh lời cho ngân hàng. Tiền dự trữ bao gồm
dự trữ bắt buộc dự trữ luân chuyển và dự trữ thặng dư. Tuy không sinh lời nhưng đây
là các tài sản linh hoạt nhất, có thể đáp ứng tức khắc các nhu cầu rút tiền đột suất của
khách hàng. Vì vậy tình hình dự trữ thể hiện được việc duy trì khả năng thanh toán
của mỗi ngân hàng. Tại Sacombank, tình hình dự trữ trong 3 năm được thể hiện qua
bảng số liệu:
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 38
Bảng 4-8. Tình hình dự trữ tại Sacombank (2005 -2007)
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
(06/05)
Chênh lệch
(07/06) Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Tương
đối
Tuyệt
đối(%)
Tương
đối
Tuyệt
đối(%)
1. Vốn huy động 75124 257781 599671 182657 243.14 341890 132.63
1.1 TGKKH&
TGCKH<12 tháng 72030 213392 512652 141362 196.25 299260 140.24
1.2 TGCKH >= 12
tháng 3094 44389 87019 41295 1334.68 42630 96.04
2. TG DTBB tạI NHNN 2113 3840 22403 1727 81.73 18563 483.41
3. Tiền mặt tồn quỹ 6200 8612 26077 2412 38.9 17465 202.8
4. Tổng số tiền DTBB 8078 25693 60743 17615 218.06 35050 136.42
5. TGDTBB/ T.Số tiền
DTBB (%) 26.16 14.95 36.88
6. Tiền mặt tồn quỹ/
số tiền DTBB (%) 76.75 33.52 42.93
(Nguồn: Phòng Kế toán Sacombank An Giang)
Từ bảng số liệu nhận thấy tỷ trọng của tiền gửi dự trữ bắt buộc (TGDTBB)
/tổng số tiền DTBB là nhỏ và biến động mạnh qua 3 năm. Năm 2006 thì chiếm
14.95% nhưng sang năm 2007 đã tăng lên 36.88%. Tuy nhiên tỷ lệ này quá thấp so
với qui định của NHNN về cơ cấu dự trữ bắt buộc là 62.5%. Nhưng xét về bản chất
thì tỷ trọng này đã thể hiện được ngân hàng có công tác quản lý việc phân bổ và sử
dụng vốn kinh doanh là tương đối hợp lý. Bởi vì đây là loại tài sản Có không sinh
lời cho ngân hàng nên nếu tỷ lệ dự trữ quá nhiều thì chứng tỏ ngân hàng không đạt
được sự linh hoạt trong vấn đề sử dụng vốn trong kinh doanh. Trong ba năm qua,
Sacombank đã cố gắng phát triển nhiều dịch vụ kinh doanh để nguồn vốn huy động
được luân chuyển hợp lý, không để tiền mặt tồn quỹ quá lớn so với quy định.
Tỷ lệ dự trữ bằng tiền mặt/ tổng số tiền DTBB của ngân hàng vượt trội so với
qui định 30% của NHNN. Phần chênh lệch so với qui định được xem là phần dự trữ
thặng dư nhằm bảo đảm các khoản chi trả thường xuyên tại ngân hàng như chi trả lãi
tiền gửi, khách hàng rút tiền đột xuất,…Điều này tạo được uy tín đối với khách hàng
trong việc vấn đề xử lý nhanh chóng khi đến giao dịch.
4.2.2 Phân tích qui mô, chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại Sacombank An
Giang.
4.2.2.1 Tình hình sử dụng vốn
Doanh số cho vay
Theo thời hạn
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 39
Bảng 4-9. Doanh số cho vay theo thời hạn của Sacombank An Giang
(2005- 2007)
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
(06/05) Chênh lệch (07/06)
Tuyệt
Tương
đối Tuyệt
Tương
đối
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
đối (%) đối (%)
Ngắn hạn 38,500 381,514 1,604,511 343,014 890.95 1,222,997 320.56
Trung & dài hạn 27,500 171,743 301,714 144,243 524.52 129,971 75.68
Tổng 66,000 553,257 1,906,225 487,257 738.27 1,352,968 244.55
(Nguồn: Phòng Tín dụng SacombankAn Giang)
Biểu đồ 4-1. Doanh số cho vay theo thời hạn của Saccombank An Giang
(2005-2007)
Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng tăng rất
nhiều qua các năm, năm 2005 chỉ đạt 38,500 triệu đồng nhưng qua năm 2006 tăng
gấp tám lần và đến năm 2007 tăng gấp ba đạt 1,604,511 triệu đồng. Ngân hàng Sài
Gòn Thương Tín Chi Nhánh An Giang với hoạt động tín dụng ngắn hạn là chủ yếu
để hỗ trợ vốn lưu động cho các đơn vị, thành phần kinh tế trong địa bàn hoạt động.
có được kết quả như vậy là do ngân hàng đề ra mức lãi suất phù hợp với các đợn vị,
những hộ sản xuất kinh doanh, những người nông dân có thu nhập thấp với hạn mức
tối thiểu là vài triệu đồng trên một khoản vay phù hợp với nhu cầu vay vốn và khả
năng trả nợ của người nông dân. Mặt khác cho vay ngắn hạn ít rủi ro hơn cho vay
trung và dài hạn nên khoản mục cho vay ngắn hạn nhiều hơn cho vay trung và dài
hạn.
Doanh số cho vay trung và dài hạn cũng tăng qua các năm nhưng tăng ít hơn
cho vay ngắn hạn. Cụ thể năm 2005 là 27,500 triệu đồng, năm 2006 là 171,743 triệu
đồng tăng gấp năm lần so với năm 2005, đến năm 2007 là 301,714 triệu đồng tăng
129,971 triệu đồng tương ứng tăng 75.68 % so với năm 2006. Cho vay trung và dài
38,500 27,500
381,514
171,743
1,604,511
301,714
0
500,000
1,000,000
1,500,000
2,000,000
Trieu dong
2005 2006 2007 Nam
Ngắn hạn Trung & dài hạn
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 40
hạn với chu kỳ luân chuyển vốn chậm, khoản vay thu hồi chậm nên rủi ro cao, vì vậy
ngân hàng rất thận trọng trong việc xem xét cho vay và khi đã cho vay.
Theo loại hình kinh doanh
Trong những năm gần đây với sự thay đổi về cơ chế chính sách nhằm khuyến
khích các thành phần kinh tế chủ động tham gia vào sản xuất kinh doanh, thúc đẩy
phát triển kinh tế tư nhân đã làm tăng số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đẩy
mạnh nhu cầu sử dụng vốn trong nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho Sacombank
An Giang phát triển.
Bảng 4-10. Doanh số cho vay theo loại hình kinh doanh của Sacombank
An Giang (2005-2007)
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch 06/05 Chênh lệch 07/06
Đối tượng cho
vay 2005 2006 2007 Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
SXKD 20,802 298,243 1,216,784 277,441 1,333.72 918,541 307.98
Nông nghiệp 7,674 71,048 183,413 63,374 825.83 112,365 158.15
TD, BĐS 385 14,134 33,538 13,749 3,571.17 19,404 137.29
Mua sắm, SCN 250 14,456 34,648 14,206 5,682.40 20,192 139.68
Cầm cố STG 1,401 53,100 249,400 51,699 3,690.15 196,300 369.68
CBCNV 34,846 81,535 138,207 46,689 133.99 56,672 69.51
TT, chợ 0 319 5,169 319 - 4,850 1,520.40
Cho vay khác 642 20,422 45,066 19,780 3,081 24,644 120.67
Tổng 66,000 553,257 1,906,225 487,257 1,352,968
(Nguồn: Phòng Tín dụng SacombankAn Giang)
Chú thích:
- TD, BĐS: tiêu dung, bất động sản
- SCN: sửa chữa nhà
- TT: tiểu thương
- STG: sổ tiền gửi
Đối với cho vay sản xuất kinh doanh: đây là lĩnh vực mà chi nhánh tập trung
phát triển, vốn tín dụng tài trợ loại hình này đem lại lợi nhuận cao (lãi suất cho vay
cao. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đòi hỏi chi phí rất lớn tốn kém mà bản thân
chủ đầu tư không thể trang trải hết ngoài nguồn VTC như việc bổ sung vốn kinh
doanh. Nguồn vốn này các chủ thể cần nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô hoạt động
của doanh nghiệp, hộ gia đình, cá thể,...Nhìn chung ta thấy khoản mục này tăng rất
nhiều qua các năm, năm 2006 tăng hơn gấp mười lần so với năm 2005, đến năm
2007 thì tăng gấp ba lần so với năm 2006.
Cho vay nông nghiệp: các chương trình khuyến nông, khuyến ngư của tỉnh An
Giang đã thực hiện trong thời gian qua nhằm khuyến khích bà con đẩy mạnh sản xuất
đa dạng hoá ngành nghề đã làm tăng nhu cầu vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp,
để đáp ứng nhu cầu trên NHNN đã chỉ đạo là các tổ chức tín dụng nên đầu tư cho bà
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 41
con phát triển sản xuất, tạo sự ổn định trong thu nhập giúp duy trì cuộc sống Bám sát
mục tiêu đã đề ra Chi Nhánh Sacombank An Giang đã từng bước nâng cao doanh số
cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy khoản mục này tăng rất nhiều qua các
năm, năm 2006 đạt 71,048 triệu đồng tăng gấp tám lần so với năm 2005, năm 2007
tăng gấp 1.6 lần so với năm 2006.
Cho vay tiêu dùng, bất động sản: Với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ
- đa năng nên trong năm 2005 chi nhánh đã mở thêm hai loại hình cho vay này, tuy
nhiên đây không phải là các lĩnh vực đầu tư mục tiêu nên doanh số cho vay của các
loại hình này chỉ tăng trưởng nhẹ và không đáng kể. Thị trường bất động sản trong
năm qua đã được nhà nước tác động nhằm giảm bớt đầu cơ dẫn đến tình trạng đóng
băng, nên nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực này giảm. Doanh số cho vay bất động sản tại
chi nhánh cũng không sôi động như tình hình chung của thị trường, năm 2005 chỉ có
385 triệu đồng, đến năm 2006 đạt 14,134 triệu đồng tăng 13,749 triệu đồng so với
năm 2005, năm 2007 đạt 33,538 triệu đồng tăng 19,404 triệu đồng so với năm 2006.
Chi nhánh chỉ cho khách hàng vay vốn để mua đất dùng trong sản xuất không cho
mua bán kinh doanh đất, do tình hình chung của thị trường nên chi nhánh rất thận
trọng trong việc cấp tín dụng co loại hình này. Ngoài ra doanh số cho vay tiêu dùng
cũng tăng là do kinh tế ngày càng phát triển nên nhu cầu mua sắm của người dân
cũng ngày càng tăng lên.
Cho vay mua sắm, sửa chữa nhà: Doanh số cho vay theo lĩnh vực này tăng
qua ba năm do việc giải toả dân cư xây dựng công trình làm cho người dân không
nhà ở, một số đền bù không thoả đáng nên người dân không đủ tiền mua đất, mua
nhà hay sửa chữa nhà nên phải vay thêm. Tuy nhiên loại hình cho vay này chiếm tỷ
trọng thấp vì mục đích mua nhà để ở không kinh doanh, do đó không thể sinh lời nên
rủi ro cao và đòi hỏi chi phí thẩm định cao.
Cho vay cầm cố sổ tiền gửi: Đây là loại hình cho vay ít tốn chi phí nhất nên
ngân hàng rất quan tâm đến loại hình cho vay này vì vậy khoản mục này tăng rất
nhiều qua các năm. Cụ thể là năm 2006 đạt 53,100 triệu đồng tăng 51,699 triệu đồng
so với năm 2005, đến năm 2007 đạt 249,400 triệu đồng tăng 196,300 triệu đồng so
với năm 2006.
Cho vay cán bộ công nhân viên: đây là loại hình cho vay với mục đích hỗ trợ
cho cán bộ công nhân viên cải thiện đời sống vật chất. Vì thế khoản mục này ngày
càng tăng qua các năm cùng với sự tăng lên về số lượng nhân viên. Năm 2007 tăng
gấp 1.7 lần so với năm 2006.
Cho vay tiểu thương chợ và cho vay khác: Hai loại hình này chủ yếu cho
vay: xuất khẩu lao động, du học, buôn bán nhỏ, buôn bán tạp hoá,..Qua bảng số liệu
ta thấy hai loại hình cho vay này cũng ngày càng tăng qua các năm để đáp ứng nhu
cầu về vốn cho người dân.
Doanh số thu nợ
Theo thời hạn:
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 42
Bảng 4-11. Doanh số thu nợ theo thời hạn tại Sacombank An Giang
(2005 -2007)
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch 06/05 Chênh lệch 07/06
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Ngắn hạn 17,050 229,477 1,314,113 212,427 1,245.91 1,084,636 472.67
Trung & DH 13,750 100,136 208,673 86,386 628.26 108,537 108.39
Tổng 30,800 329,613 1,522,786 298,813 970,17 1,193,173 361.99
(Nguồn: Phòng Tín dụng Sacombank An Giang)
Biểu đồ 4-2. Doanh số thu nợ theo thời hạn của Sacombank An Giang
(2005-2007)
Qua bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng nhiều
hơn doanh số thu nợ dài hạn. Cụ thể là năm 2006 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt
229,477 triệu đồng tăng gấp 13 lần so với năm 2005. Năm 2007 đạt 1,314,113 triệu
đồng tăng gấp bốn lần so với năm 2006. Sở dĩ doanh số thu nợ ngắn hạn tăng nhanh
như vậy là do doanh số cho vay ngắn hạn nhiều, và do đặc điểm của cho vay ngắn
hạn là có vòng quay vốn nhanh, khoản vay phát sinh nhanh chóng được thu hồi trong
năm, khoản tiền vay thường nhỏ,...
Doanh số thu nợ trung và dài hạn qua ba năm có tăng nhưng tăng ít hơn so với
doanh số thu nợ ngắn hạn. Năm 2006 đạt 100,136 triệu đồng tăng gấp sáu lần so với
năm 2005, năm 2007 là 208,673 triệu đồng tăng 108.39% so với năm 2006. Cho vay
trung và dài hạn có thời gian thu hồi vốn dài hơn chủ yếu là phục vụ nhu cầu tiêu
dùng, kinh doanh các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, ...
Theo loại hình kinh doanh:
17,050
229,477
1,314,113
230,000100,136
13,7500
200,000
400,000
600,000
800,000
1,000,000
1,200,000
1,400,000
2005 2006 2007
Triệu đồng
Ngắn hạn Trung và dài hạn
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 43
Bảng 4-12. Doanh số thu nợ theo loại hình kinh doanh của Sacombank
An Giang (2005- 2007)
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch 06/05 Chênh lệch 07/06 Đối tượng cho
vay 2005 2006 2007 Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
SXKD 17,205 181,622 1,007,581 164,417 955.64 825,959 454.77
Nông nghiệp 2,611 52,762 137,313 50,151 1,920.76 84,551 160.25
TD, BĐS 246 6,489 24,033 6,243 2,537.80 17,544 270.37
Mua sắm, SCN 119 7,581 20,242 7,462 6,270.59 12,661 167.01
Cầm cố STG 1,245 29,955 221,357 28,710 2,306.02 191,402 638.97
CBCNV 9,074 34,399 87,263 25,325 279.09 52,864 153.68
TT, chợ 0 50 2,963 50 - 2,913 5,826
Cho vay khác 300 16,755 22,033 16,455 5.49 5,278 31.5
Tổng 30,800 329,613 1,522,786 298,813 970,17 1,193,172 361,99
(Nguồn: Phòng Tín dụng Sacombank An Giang)
Đối với lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh: Trong ba năm qua doanh số
thu nợ của lĩnh vực sản xuất kinh doanh tăng dần và chiếm tỷ trọng cao trong năm.
Năm 2005 doanh số thu nợ chỉ là 17,205 triệu đồng. Nhưng đến năm 2006 doanh số
này lên đến 181,622 triệu đồng tăng gấp 9 lần so với năm 2005, năm 2007 doanh số
thu nợ đạt 1,007,581 triệu đồng tăng gấp bốn lần so với năm 2006. Nguyên nhân một
phần do doanh số cho vay tăng lên, một phần do kinh tế ngày càng phát triển nên sản
xuất kinh doanh của người dân có hiệu quả.
Đối với lĩnh vực cho vay nông nghiệp: Trong những năm qua ngành nông
nghiệp gặp nhiều khó khăn như: sự thay đổi bất thường của thời tiết, thiên tai, lũ lụt,
hạn hán, bệnh vàng lá ở cam, quýt, bệnh lùn xoắn lá ở lúa,...nên ngành nông nghiệp
gặp nhiều khó khăn nhưng do công tác thu nợ tốt của cán bộ tín dụng nên không ảnh
hưởng đến công tác thu nợ của chi nhánh. Mặt khác do chu kỳ sản xuất của nông dân
là ngắn hạn, nhu cầu về vốn sản xuất ngày càng tăng nên đa số nông dân thu hoạch
xong là trả nợ cho ngân hàng rồi tiến hành làm thủ tục vay trở lại để đáp ứng nhu cầu
vốn sản xuất. Năm 2006 doanh số thu nợ là 52,762 triệu tăng gấp 19 lần so với năm
2005, đến năm 2007 tuy tỷ trọng có giảm nhưng cũng tăng so với năm 2006.
Đối với cho vay tiêu dùng, bất động sản: Nhìn chung tình hình thu nợ đối với
các loại hình trên là ổn định và có chuyển biến tích cực trong những năm qua, với tốc
độ thu hồi nợ ngày một tăng cao. Cụ thể là năm 2006 doanh số thu nợ đạt 6,489 triệu
đồng tăng gấp 25 lần so với năm 2005, năm 2007 doanh số thu nợ tăng gấp 2.5 lần so
với năm 2006. Nguyên nhân của sự tăng này là do đây là lĩnh vực mà ngân hàng cho
vay với số lượng nhỏ, người dân sẽ không ngán trả đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn
vì vậy công tác thu nợ của chi nhánh tăng qua ba năm.
Doanh số thu nợ đối với cho vay mua sắm, sửa chửa nhà: Qua bảng ta thấy
khoản mục này cũng tăng rất nhiều qua các năm. Đó là do những khách hàng khi vay
loại hình này đều có thu nhập ổn định nên công tác thu hồi nợ của chi nhánh cũng dễ
dàng.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm
SVTH: Tô Thị Thư Nhàn – Lớp DH5KT Trang 44
Đối với cho vay cầm cố sổ tiền gửi: nhìn chung khoản mục này cũng tăng rất
nhiều qua các năm, vì đây là loại hình cho vay mới nên cán bộ tín dụng rất thận trọng
khi cho vay vì vậy công tác thu nợ của chi nhánh đạt hiệu quả tốt.
Đối với cho vay cán bộ công nhân viên: Với mục đích sử dụng vốn của loại
hình trên là để tiêu dùng cá nhân, nâng cao mức sống không phục vụ mục tiêu sản
xuất kinh doanh nên công tác thu hồi nợ được Chi nhánh triển khai thực hiện một các
có kế hoạch. Ngân hàng thường áp dụng phương thức trả nợ đối với loại hình này là
chia đều, vốn lãi trả hàng tháng, khách hàng trả nợ cho ngân hàng bằng tiền lương
của mình, vì vậy khách hàng cũng dễ dàng trả nợ cho ngân hàng vào mỗi tháng . Do
đó công tác thu hồi nợ của ngân hàng ngày càng tăng qua các năm.
Đối với cho vay tiểu thương chợ và cho vay khác: Qua bảng ta thấy hai khoản
mục này ngày càng tăng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ĐỀ TÀI Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.pdf