Tài liệu Khóa luận Phân lớp phân cấp taxonomy văn bản web và ứng dụng: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Nguyễn Thị Hương Thảo
PHÂN LỚP PHÂN CẤP TAXONOMY VĂN BẢN WEB
VÀ ỨNG DỤNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Công nghệ thông tin
Cán bộ hướng dẫn: TS. Hà Quang Thụy
Cán bộ đồng hướng dẫn: CN. Đặng Thanh Hải
HÀ NỘI - 2006
Tóm tắt nội dung
Phân lớp văn bản là quá trình gán văn bản một cách tự động vào một hoặc nhiều
lớp cho trước. Tuy nhiên, trong trường hợp có số lượng khá lớn các lớp, bài toán sẽ
phức tạp hơn rất nhiều, do đó, khi tiến hành phân lớp thường cho kết quả có độ chính
xác không cao. Vì vậy, một vấn đề được đặt ra là cần phân lớp các văn bản sử dụng
cấu trúc phân cấp. Hiện nay, bài toán này đã và đang trở thành lĩnh vực nhận được
nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Khoá luận tốt
nghiệp với đề tài "Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng" nghiên
cứu nội dung, các thuộc tính, các thuật toán giải quyết bài toán phân lớp phân cấp.
Khóa...
61 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Phân lớp phân cấp taxonomy văn bản web và ứng dụng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Nguyễn Thị Hương Thảo
PHÂN LỚP PHÂN CẤP TAXONOMY VĂN BẢN WEB
VÀ ỨNG DỤNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Công nghệ thông tin
Cán bộ hướng dẫn: TS. Hà Quang Thụy
Cán bộ đồng hướng dẫn: CN. Đặng Thanh Hải
HÀ NỘI - 2006
Tóm tắt nội dung
Phân lớp văn bản là quá trình gán văn bản một cách tự động vào một hoặc nhiều
lớp cho trước. Tuy nhiên, trong trường hợp có số lượng khá lớn các lớp, bài toán sẽ
phức tạp hơn rất nhiều, do đó, khi tiến hành phân lớp thường cho kết quả có độ chính
xác không cao. Vì vậy, một vấn đề được đặt ra là cần phân lớp các văn bản sử dụng
cấu trúc phân cấp. Hiện nay, bài toán này đã và đang trở thành lĩnh vực nhận được
nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Khoá luận tốt
nghiệp với đề tài "Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng" nghiên
cứu nội dung, các thuộc tính, các thuật toán giải quyết bài toán phân lớp phân cấp.
Khóa luận đã tiến hành thực nghiệm trên 12 lớp dữ liệu, sử dụng thuật toán máy vector
hỗ trợ, kết quả thu được rất tốt với độ đo F1 trung bình lên tới gần 90%.
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 1
Lời mở đầu
Trích chọn thông tin trên Web đã và đang tạo thêm nhiều tài nguyên thông tin,
tri thức mới đáp ứng ngày càng hiệu quả nhu cầu thông tin của con người. Ngày nay,
công nghệ trích chọn thông tin trên Web đã hình thành loại hình dịch vụ đầy triển
vọng trong việc cung cấp thông tin phong phú và hữu ích từ nguồn dữ liệu được coi là
vô hạn trên Web. Một trong những bài toán cơ bản và quan trọng trong trích chọn
thông tin trên Web là bài toán phát hiện các quan hệ của các lớp đối tượng trên Web
mà quan hệ phân cấp giữa chúng là một loại quan hệ điển hình. Để thực hiện việc phát
hiện mối quan hệ phân cấp giữa các lớp đối tượng trên Web thì bài toán đầu tiên cần
giải quyết đó là bài toán phân lớp tự động các đối tượng. Tự động phân lớp văn bản là
một nhiệm vụ rất quan trọng có thể giúp ích trong việc tổ chức cũng như tìm kiếm
thông tin trên nguồn tài nguyên lớn này. Phân lớp văn bản là quá trình gán văn bản
một cách tự động vào một hoặc nhiều lớp cho trước.
Trong các nghiên cứu phân lớp văn bản, hầu hết đều tập trung vào bài toán phân
lớp mà các lớp cho trước được xem là tách biệt nhau và không có cấu trúc xác định
mối quan hệ giữa chúng. Những bài toán phân lớp như vậy được gọi là bài toán phân
lớp phẳng (flat classification). Tuy nhiên, trong trường hợp có số lượng khá lớn các
lớp, bài toán sẽ phức tạp hơn rất nhiều và khi thực hiện các giải pháp phân lớp thường
cho kết quả không chính xác. Vì vậy, một vấn đề được đặt ra là cần phân lớp các văn
bản sử dụng cấu trúc phân cấp. Thực hiện công việc này mặc nhiên cũng đã bao hàm
vấn đề phát hiện quan hệ phân cấp giữa các lớp đối tượng như đã nói ở trên. Về bản
chất đây cũng được coi là một loại quan hệ ngữ nghĩa giữa các đối tượng và lớp đối
tượng. Bài toán cần được giải quyết là phát hiện các lớp và kiến trúc các lớp đã được
phát hiện vào một cây phân cấp. Đây là bài toán phân lớp phân cấp. Phân lớp phân cấp
cho phép định hướng vào bài toán phân lớp lớn ban đầu và sử dụng phương pháp chia
nhỏ và đệ quy.
Khoá luận tốt nghiệp với đề tài "Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web
và ứng dụng" nghiên cứu nội dung, các thuộc tính, các thuật toán giải quyết bài toán
phân lớp phân cấp và cố gắng đưa ra một số nhận xét, đề xuất thích hợp và thi hành
chương trình thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi của phương pháp.
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 2
Khóa luận được tổ chức thành ba chương mà nội dung chính của các chương
được giới thiệu như dưới đây.
Chương 1. Tổng quan về Taxonomy và phân lớp văn bản trình bày những nét cơ
bản nhất về taxonomy, các khái niệm và nội dung cơ bản về bài toán phân lớp văn bản.
Chương này cũng trình bày một số thuật toán phân lớp văn bản điển hình, đặc biệt tập
trung vào thuật toán SVM - thuật toán hiện nay được đánh giá là bộ phân lớp nhanh và
hiệu quả nhất với bài toán phân lớp văn bản.
Chương 2. Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web nghiên cứu các phương
pháp giải quyết bài toán phân lớp phân cấp và cách xây dựng các bộ phân lớp cho cây
phân cấp văn bản. Chương này cũng giới thiệu một số phương pháp đánh giá cho bài
toán phân lớp phẳng và độ đo dựa vào khoảng cách và độ tương tự giữa các lớp.
Chương 3. Thực nghiệm trình bày các kết quả thực nghiệm thu được khi áp
dụng thuật toán SVM và phương pháp phân lớp phân cấp theo hướng top-down. Một
số nhận xét, đánh giá kết luận cũng được trình bày.
Phần kết luận tổng kết các kết quả của khóa luận và trình bày định hướng phát
triển nội dung của khóa luận. Bài toán phân lớp phân cấp văn bản Web thực sự có ý
nghĩa về nghiên cứu và triển khai.
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 3
MỤC LỤC
Chương I. TỔNG QUAN VỀ TAXONOMY VÀ PHÂN LỚP PHÂN CẤP ........5
1.1. Giới thiệu Taxonomy ........................................................................................5
1.2. Phân lớp văn bản..............................................................................................6
1. 2.1. Một số khái niệm......................................................................................7
1.3. Quá trình tiền xử lý dữ liệu ............................................................................11
1.3.1.1. Phương pháp biểu diễn tài liệu.............................................................12
1.3.1.2. Quá trình lựa chọn thuộc tính...............................................................14
1.4. Các thuật toán phân lớp văn bản ...................................................................19
1.4.1. Thuật toán K người láng giềng gần nhất .................................................19
1.4.2. Thuật toán phân lớp AdaBoost................................................................19
1.4.3. Thuật toán máy vector hỗ trợ ..................................................................21
Chương II. PHÂN LỚP VĂN BẢN WEB SỬ DỤNG CẤU TRÚC PHÂN CẤP
TAXONOMY...........................................................................................................27
2.1. Hai phương pháp phân lớp phân cấp.............................................................27
2.2. Phân lớp phân cấp văn bản theo hướng top-down ........................................28
2.2.1. Mô hình phân lớp ....................................................................................28
2.2.2. Xây dựng các bộ phân lớp nhị phân.......................................................31
2.3. Đánh giá .........................................................................................................32
2.3.1. Đánh giá cho bài toán phân lớp phẳng ....................................................32
2.3.2. Đánh giá dựa vào độ tương tự .................................................................34
Chương III. THỰC NGHIỆM ...............................................................................37
3.1. Dữ liệu và chương trình .................................................................................37
3.2. Môi trường thực nghiệm.................................................................................40
3.3. Kết quả và đánh giá........................................................................................40
3.3.1. Thực nghiệm1 : Phân lớp phân cấp theo hướng top-down .....................40
3.3.2. Thực nghiệm 2 : Khảo sát sự phụ thuộc thời gian huấn luyện và kết quả
vào tập thuộc tính. .............................................................................................46
KẾT LUẬN. .............................................................................................................52
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 4
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................54
Tài liệu Tiếng Việt .................................................................................................54
Tài liệu Tiếng Anh .................................................................................................54
PHỤ LỤC A. DANH SÁCH TỪ DỪNG ...............................................................57
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 5
Chương I. TỔNG QUAN VỀ TAXONOMY VÀ PHÂN
LỚP PHÂN CẤP
1.1. Giới thiệu Taxonomy
Vào những năm 90 của thế kỉ XX, khái niệm taxonomy được sử dụng trong
nhiều lĩnh vực khác nhau như tâm lý học, khoa học xã hội và công nghệ thông tin... để
thiết lập sự trùng hợp giữa thuật ngữ của người sử dụng và thuật ngữ của hệ thống.
Các chuyên gia đầu tiên phát triển cấu trúc hệ thống Web đã dùng thuật ngữ taxonomy
để nói về tổ chức nội dung các trang web. Và từ đó, khái niệm taxonomy được sử dụng
rộng rãi với mục đích này.
Do được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nên có nhiều định nghĩa khác
nhau về taxonomy. Từ năm 2000 đến năm 2005, có khoảng 36 định nghĩa khác nhau
về taxonomy trong các nguồn tài liệu [24]. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin,
taxonomy được định nghĩa như sau :
Định nghĩa : Taxonomy là sự phân loại của toàn bộ thông tin trong một hệ
phân cấp theo một mối quan hệ có trước của các thực thể trong thế giới thực mà nó
biểu diễn.
Một taxonomy thường được mô tả với gốc ở trên cùng, mỗi nút của taxonomy –
bao gồm cả gốc – là một thực thể thông tin đại diện cho một thực thể trong thế giới
thực. Giữa các nút trong taxonomy có một mối quan hệ đặc biệt gọi là is
subclassification of nếu hướng liên kết từ nút con lên nút cha hoặc là is
superclassification of nếu hướng liên kết từ nút cha xuống nút con. Đôi khi những
quan hệ này được xác định một cách chặt chẽ hơn là is subclass of hoặc is superclass
of, nếu thực thể thông tin là một lớp đối tượng.
Hình 1.1. mô tả một taxonomy đơn giản gồm lớp Person, lớp con của nó là
Employee, Manager; Lớp cha của Person là Agent. Khi đi lên từ gốc của taxonomy,
các thực thể chung chung hơn. Khi đi xuống những lá ở cuối, thực thể xác định rõ ràng
hơn. Ví dụ, Agent chung chung hơn Person, Employee cụ thể hơn Person.
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 6
Hình 1.1. Taxonomy đơn giản
Taxonomy rất có ích cho việc phân lớp thực thể thông tin theo ngữ nghĩa, chúng
thiết lập một quan hệ ngữ nghĩa đơn giản để phân biệt giữa các đối tượng trong một
miền thông tin.
Taxonomy đóng vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức thông tin và tổ chức tri
thức. Nó được sử dụng chủ yếu để giúp cho việc tìm kiếm và duyệt thông tin thuận lợi
và nhanh chóng hơn, đặc biệt khi ta chỉ có những thông tin chung chung về vấn đề cần
tìm kiếm. Khi tìm kiếm trên Internet, nếu sử dụng từ khoá để tìm kiếm thông tin, kết
quả trả về có thể từ vài nghìn đến vài chục nghìn tài liệu về các chủ đề khác nhau. Sử
dụng taxonomy để tìm kiếm và duyệt thông tin sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian
cho người dùng để tìm được thông tin cần thiết. Đồng thời, taxonomy cho phép các
máy tìm kiếm và các ứng dụng có thể dễ dàng tìm được các thực thể thông tin nhanh
và chính xác hơn nhiều.
Taxonomy đã được áp dụng trong nhiều bài toán khác nhau: OU Shi-yan,
KHOO Christopher S.G, GOH Dion H. (2005 [15]) xây dựng taxonomy hỗ trợ việc
tóm tắt tự động văn bản; H.T.Kung và C.H.Wu xây dựng taxonomy cho mạng nội
dung [9], Wollersheim và Rahayu (2002 [5]) xây dựng một taxonomy hỗ trợ việc
duyệt cơ sở dữ liệu về y tế.
1.2. Phân lớp văn bản
Trong những năm gần đây, với sự phát triển và ứng dụng của Internet, khối
lượng dữ liệu đã tăng trưởng không ngừng theo cả hai phương diện tạo mới và lưu trữ.
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 7
Sự mở rộng các dữ liệu khoa học về địa lý, địa chất, khí tượng do vệ tinh thu thập, sự
giới thiệu quảng bá mã vạch đối với hầu hết các sản phẩm thương mại, việc tin học
hoá sâu rộng các thương vụ và giao dịch, sự phát triển việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý hành chính nhà nước.... đã tạo ra một khối lượng dữ liệu khổng lồ. Tự
động phân lớp văn bản là một nhiệm vụ rất quan trọng có thể giúp ích trong việc tổ
chức cũng như tìm kiếm thông tin trên nguồn tài nguyên lớn này.
1. 2.1. Một số khái niệm
Phân lớp văn bản (Text Classification) là quá trình gán nhãn các văn bản ngôn
ngữ tự nhiên một cách tự động vào môt hoặc nhiều lớp cho trước. Thông thường, các
lớp cho trước là các chủ đề nào đó, nhưng cũng có nhiều ứng dụng mà các lớp được
thiết lập theo những tiêu chí khác, ví dụ phân lớp theo thể loại, phân lớp theo độ ưu
tiên.... Hầu hết các bài toán này sẽ tốn thời gian, công sức và đôi khi không chính xác
nếu được phân loại một cách thủ công - tức là đọc từng văn bản và gán vào một lớp
nào đó. Phân loại những đối tượng mới vào các lớp bằng phương pháp thủ công gặp
phải những khó khăn sau:
♦ Đối với các lĩnh vực đặc biệt, phân loại các đối tượng mới (như cơ sở dữ liệu về
y tế, pháp luật) vào các lớp cho trước cần có hiểu biết về các lĩnh vực đó.
♦ Phân lớp bằng tay đôi khi không chính xác vì quyết định phụ thuộc vào sự hiểu
biết và động cơ của người thực hiện.
♦ Quyết định của hai chuyên gia khác nhau có thể nảy sinh bất đồng ý kiến. Vì
vậy những công cụ để tự động phân lớp văn bản vào các lớp sẽ rất hữu ích với
công việc này nhất là khi thông tin tràn ngập như ngày nay. Một số phương
pháp phân lớp thống kê và kĩ thuật học máy như Bayesian, máy vector hỗ trợ
(Support Vector Machines), K người láng giềng gần nhất (K-NN), mạng nơron
... được áp dụng để giải quyết bài toán này.
Rõ ràng, kĩ thuật phân lớp văn bản là rất cần thiết, nhất là ngày nay khi hầu hết
các thông tin được sinh ra và lưu trữ điện tử. Các bài báo khoa học và giải trí là những
ví dụ về tập các tài liệu điện tử. Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của mạng
Internet và Intranet đã tạo ra nguồn thông tin vô cùng phong phú. Các kĩ thuật phân
lớp văn bản sẽ giúp cho nguồn dữ liệu này được lưu trữ tự động một cách hiệu quả và
được tìm kiếm nhanh chóng.
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 8
Phân lớp văn bản được xuất hiện từ những năm 1960, nhưng chỉ 15 năm sau, nó
đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu chính trong hệ thống thông tin bởi sự đa dạng của các
ứng dụng. Phân lớp văn bản được sử dụng để hỗ trợ trong quá trình tìm kiếm thông tin
(Information Retrieval), trích lọc thông tin (Information Extraction), lọc văn bản hoặc
tự động dẫn đường cho các văn bản tới những chủ đề xác định trước. Một ứng dụng
khác của phân lớp văn bản là trong lĩnh vực hiểu văn bản. Phân lớp văn bản có thể
được sử dụng để lọc văn bản hoặc một phần văn bản chứa các dữ liệu cần tìm mà
không làm mất đi tính phức tạp của ngôn ngữ tự nhiên.
Định nghĩa phân lớp văn bản: Phân lớp văn bản là nhiệm vụ đặt một giá trị
Boolean cho mỗi cặp (dj, ci) CD×∈ , trong đó D là tập các văn bản và C= {c1,c2.....cc}
là tập các lớp cho trước.
Giá trị T (True) được gán cho cặp ( ),j id c có nghĩa là tài liệu jd thuộc lớp ic ;
Giá trị F (False) tức là tài liệu jd không thuộc lớp ic .
Hoặc, phân lớp văn bản là bài toán tìm một hàm { }FTCD ,: →×Φ trong đó D là
tập các văn bản và C= {c1,c2.....cc } là tập các lớp cho trước, hàm { }FTCD ,: →×Φ được gọi là bộ phân lớp.
Tuỳ vào bài toán khác nhau, ta có các ràng buộc khác nhau. Nhìn chung có thể
phân biệt bài toán phân lớp theo hai cách sau :
• Phân lớp văn bản nhị phân/ đa lớp: Bài toán phân lớp văn bản được gọi là nhị
phân nếu C =2, gọi là đa lớp nếu C >2.
• Phân lớp văn bản đơn nhãn/ đa nhãn: Bài toán phân lớp văn bản được gọi là
đơn nhãn nếu mỗi tài liệu được gán vào chính xác một lớp. Một bài toán phân
lớp văn bản được gọi là đa nhãn nếu một tài liệu có thể được gán nhiều hơn một
nhãn.
Về mặt lý thuyết, thuật toán phân lớp nhị phân cũng có thể được sử dụng cho
bài toán phân lớp đa lớp bằng cách chuyển bài toán đa lớp { }1 2, ,...., Cc c c thành |C| bài
toán nhị phân { },i ic c với 1,...,i C= . Hơn nữa thuật toán phân lớp đa lớp có thể được
sử dụng để giải quyết bài toán phân lớp đa nhãn.
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 9
Do đó, bài toán phân lớp nhị phân là bài toán rất quan trọng trong các ứng dụng
của phân lớp văn bản. Giải quyết bài toán phân lớp nhị phân cũng có nghĩa là giải
quyết bài toán phân lớp đa lớp – ứng dụng quan trọng trong phân lớp văn bản. Bài toán
lọc văn bản (text filtering), lọc thư rác (spam mail) là những ứng dụng điển hình của
phân lớp nhị phân.
1. 2.2. Phân lớp văn bản sử dụng cấu trúc phân cấp
Mặc dù các lớp văn bản được tổ chức thành cây phân cấp, ví dụ các tài liệu
Web, thư viện điện tử, thư mục thư điện tử, các lớp sản phẩm.... Tuy nhiên cho đến
giữa những năm 1990, nhiều nhà nghiên cứu hầu như bỏ qua cấu trúc phân cấp của các
lớp. Đặc biệt với các hệ thống phân lớp lớn trong đó số lượng các lớp từ vài chục đến
hàng trăm, nếu sử dụng các kĩ thuât phân lớp văn bản phẳng thì sẽ rất phức tạp đồng
thời kết quả phân lớp không cao, bởi vì để phân biệt giữa hàng trăm lớp như vậy là rất
khó khăn. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần phân lớp phân cấp. Năm 1997 Koller và Sahami
đưa ra bài báo đầu tiên về vấn đề phân lớp văn bản sử dụng cấu trúc phân cấp [6]. Từ
kết quả thực nghiệm, bài báo chỉ ra rằng phân lớp phân cấp cho kết quả tốt hơn so với
phân lớp phẳng. Sau bài báo này, rất nhiều hướng nghiên cứu về bài toán phân lớp
phân cấp được đề xuất : Soumen Chakrabarti [19]; Dumais và Chen (2000 [21]); Sun
và Lim (2001 [3]) ; Ruiz và Srinivasan (2002 [14]); Cai và Hofmann (2004 [11]),
Yongwook Yoon (2005 [23]).... Trong khoảng bốn năm gần đây, phân lớp phân cấp đã
trở thành lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm và nghiên cứu của nhiều nhà khoa học
trên thế giới.
1. 2.2.1. Định nghĩa và một số khái niệm
Hệ đẳng cấp (H) : Một hệ đẳng cấp H = (N, E) là một đồ thị có hướng bao gồm
tập các nút N và tập các cạnh (Np, Nc). Hướng của một cạnh (Np, Nc) được xác định từ
nút cha Np đến nút con trực tiếp Nc , xác định qua toán tử quan hệ p cN N→ được gọi là
liên kết trực tiếp (direct path) từ Np đến Nc.
Tồn tại một nút gọi là nút gốc của cây phân cấp. Các nút không có con là là nút
lá. Tất cả các nút trừ nút lá và nút gốc được gọi là các nút trong.
Bài toán phân lớp sử dụng cây phân cấp H là việc tìm một hàm Φ sao cho :
TCDTCD ji =Φ⇒=Φ ),(),( nếu , ,j i j iC C C C H→ ∈
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 10
Trong đó H là cấu trúc phân cấp xác định mối quan hệ giữa các lớp. Mối quan
hệ ji CC → thể hiện mối quan hệ IS-A trong đó lớp Cj là cha của Ci trong cây phân cấp
H. Tất cả các tài liệu thuộc lớp Ci đều thuộc lớp Cj . Mối quan hệ này là bất đối xứng
(Ví dụ, xem xét quan hệ giữa chó và động vật, chúng ta có "tất cả loài chó là động vật,
nhưng không phải tất cả động vật đều là chó") và có tính chất bắc cầu (Ví dụ, xem xét
quan hệ giữa cây, cây xanh và cây thông chúng ta có "tất cả cây thông là cây xanh và
tất cả cây xanh là cây thì tất cả cây thông là cây"). Mục tiêu là tìm một hàm đánh giá
bằng cách sử dụng tập tài liệu thoả mãn điều kiện ràng buộc của hệ phân cấp. Với bài
toán phân lớp phân cấp, có hai vấn đề cần được quan tâm :
♦ Cấu trúc của hệ phân cấp:
– Cấu trúc taxonomy (như trình bày ở phần 1) trong đó mỗi lớp (trừ lớp
gốc) có đúng một lớp cha.
– Cấu trúc đồ thị có hướng phi chu trình (Directed Acyclic Graph) trong đó
một lớp có thể có nhiều hơn một lớp cha.
♦ Yêu cầu các lớp chứa văn bản :
– Các tài liệu chỉ được gán vào các nút lá của hệ phân cấp.
– Các tài liệu có thể được gán vào cả nút lá lẫn nút trong của hệ phân cấp.
Khóa luận này chỉ giải quyết bài toán trong trường hợp cấu trúc hệ phân cấp là
taxonomy và văn bản có thể được gán vào cả nút lá lẫn nút trong của taxonomy.
1.2.2.2. Phân lớp đa lớp sử dụng cấu trúc phân cấp
Không giống như phân lớp phẳng trong đó các ứng dụng nhị phân là phổ biến
(ví dụ, lọc thư rác, lọc văn bản), phân lớp văn bản sử dụng cấu trúc phân cấp là nhiều
lớp. Thậm chí khi chúng ta chia bài toán lớn ban đầu thành các bài toán nhỏ hơn, hiếm
khi số lớp là hai. Hầu hết các thuật toán học trạng thái ví dụ Naive Bayes, cây quyết
định, mạng noron,... liên quan đến nhiều lớp. Tuy nhiên, có những thuật toán như máy
máy vector hỗ trợ được xây dựng để làm việc chỉ với vấn đề nhị phân. Trong những
trường hợp này, có một số phương pháp để chuyển bài toán phân lớp nhiều lớp thành
bài toán phân lớp nhị phân. Cách đơn giản nhất là chúng ta chuyển vấn đề n lớp cho
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 11
trước thành n vấn đề nhị phân: bài toán nhị phân thứ i tương ứng với một cây quyết
định xem tài liệu có thuộc về lớp thứ i hay không?.
1.2.2.3. Phân lớp đa nhãn sử dụng cấu trúc phân cấp
Hầu hết các ứng dụng thực của phân lớp phân cấp văn bản là bài toán đa nhãn,
có nghĩa là một văn bản có thể được gán vào nhiều hơn một lớp. Ví dụ, bài báo về
David Beckham và Victoria có thể thuộc lớp Sport/Football hoặc
Entertainment/Music. Để giải quyết bài toán này, mỗi thuật toán phân lớp sẽ có những
chiến lược khác nhau. Ví dụ, thuật toán Naive Bayes có thể gán một văn bản không chỉ
vào lớp có xác suất dự đoán cao nhất mà sẽ gán vào tất cả các lớp có xác suất cao hơn
một ngưỡng nào đó. Với các thuật toán khác, giải pháp phổ biến là chuyển bài toán n
lớp thành n bài toán nhị phân.
1.2.2.4. Ứng dụng
Rất nhiều ý tưởng nghiên cứu được được thử nghiệm trên tập dữ liệu Reuters-
21578 và 20 News Group và một số nguồn dữ liệu khác từ thư mục Yahoo và
DMOZ.... Bên cạnh những tập hợp dữ liệu này, phân lớp phân cấp văn bản cũng thu
được kết quả rất tốt khi áp dụng cho những miền dữ liệu khác. Phân loại thư cũng là
một ứng dụng của phân lớp phân cấp văn bản.
Một ứng dụng khác của phân lớp phân cấp văn bản là áp dụng cho máy tìm
kiếm. Như chúng ta đã biết, khi người dùng tìm kiếm, số lượng kết quả trả về rất nhiều
(có thể vài nghìn tài liệu liên quan đến từ khoá tìm kiếm), trong số đó chỉ có rất ít tài
liệu đáp ứng mong muốn của người dùng. Vì vậy, thay vì trả về một danh sách các văn
bản cho người sử dụng, những hệ thống này sẽ trả lại kết quả tìm kiếm được tổ chức
thành một hệ phân cấp các chủ đề hữu hạn cho trước. Những biểu diễn như thế này sẽ
giúp người sử dụng dễ dàng tìm kiếm thông tin họ cần. Việc này có thể thu được bằng
cách tính hạng của kết quả trả về bởi máy tìm kiếm trong một hệ phân cấp chủ đề cho
trước.
1.3. Quá trình tiền xử lý dữ liệu
Phân lớp văn bản là quá trình gồm hai bước, với mục đích phân các tài liệu văn
bản vào các lớp hữu hạn có trước. Trong bước thứ nhất, một mô hình của bộ phân lớp
được xây dựng bằng cách phân tích nội dung các trang văn bản trong tập dữ liệu huấn
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 12
luyện thông qua việc áp dụng các thuật toán học. Tập dữ liệu huấn luyện là tập hợp các
trang văn bản trong cơ sở dữ liệu đã được gán nhãn từ trước. Trong bước thứ hai, mô
hình này được sử dụng cho việc phân lớp các trang văn bản chưa được gán nhãn.
Để xây dựng mô hình trong bước thứ nhất, thông thường, được chia ra làm hai
bước chính sau (Hình 1.2):
♦ Tiền xử lý dữ liệu: là quá trình biểu diễn văn bản thành một dạng biểu diễn
logic mà thuật toán có thể xử lý được (ví dụ, dạng biểu diễn vector của văn
bản).
♦ Học các bộ phân lớp : sử dụng các thuật toán phân lớp để xây dựng mô hình từ
dữ liệu đã qua tiền xử lý.
1.3.1.1. Phương pháp biểu diễn tài liệu
Trong bài toán phân lớp văn bản, cách biểu diễn văn bản đóng vai trò rất lớn.
Một tài liệu được biểu diễn dưới dạng một tập hợp các từ, mỗi từ được xem là một
thuộc tính (feature) và văn bản tương ứng với một vector thuộc tính. Đôi khi, thay vì
những từ đơn, các thuộc tính có thể được biểu diễn bằng các cụm từ hoặc chuỗi n từ
với n >= 2. Dễ dàng thấy, nhiều thuộc tính phức tạp có thể giàu thông tin hơn. Ví dụ,
cụm từ “world wide web” mang nhiều thông tin hơn từng từ riêng biệt. Tuy nhiên,
trong thực hành, sử dụng n-grams dẫn tới việc có quá nhiều số lượng thuộc tính và có
thể làm việc giải quyết bài toán khó khăn hơn. Theo các nghiên cứu về các phương
pháp biểu diễn văn bản khác nhau, đặc biệt là khi so sánh ảnh hưởng và hiệu quả của
nó thì không có cách biểu diễn văn bản nào tốt hơn cách biểu diễn bằng tập các từ
riêng biệt (isolated words) được lấy ra từ văn bản gốc.
Tiền xử lý Phân lớp Văn bản
Biểu diễn logic
Cây phân cấp
Mô hình
Hình 1.2. Quá trình xây dựng mô hình được chia thành hai bước : tiền xử lý dữ liệu
và học các bộ phân lớp
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 13
Sau khi xác định được các thuộc tính, chúng ta cần tính giá trị thuộc tính (hoặc
trọng số từ khoá) cho mỗi văn bản. Mỗi từ mục ti trong một tài liệu được gán một
trọng số wi và do đó, mỗi tài liệu được biểu diễn như một vector. Trọng số từ khoá có
thể được tính toán bằng nhiều cách khác nhau. Cách đơn giản nhất là gán trọng số
bằng một giá trị nhị phân chỉ ra từ mục có mặt hay không có mặt trong văn bản.
Phương pháp khác là tính số lần xuất hiện của từ mục trong một tài liệu gọi là tần suất
từ mục. Tần suất từ mục được tính theo công thức :
( , )( , ) k ik i
occ t Dfreq t D
N
=
Trong đó N là tổng số từ mục của tài liệu Di và occ(tk,Di) là số lần xuất hiện của
từ tk trong văn bản Di .
Phương pháp này có vẻ rất trực quan, nhưng mặt hạn chế của phương pháp này
là : nếu một từ xuất hiện nhiều lần trong tài liệu sẽ có tần xuất cao. Tuy nhiên nếu
những từ này đều xuất hiện trong tất cả các văn bản thì nó sẽ không mang nhiều thông
tin ngữ nghĩa của văn bản, và do đó độ quan trọng của nó giảm đi. Thông thường tần
suất của các từ mục trong văn bản là không đồng đều nhau. Một số từ mục xuất hiện
rất thường xuyên, trong khi đó, một nửa số từ mục xuất hiện chỉ một lần. Để giải quyết
hạn chế này, tần xuất logarit (tương tự với tần xuất từ mục) được đề xuất và tính theo
công thức :
)),(1log(),( ikik DtfreqDtfreq +=
Phương pháp thứ hai được sử dụng phổ biến hơn phương pháp tần suất từ mục,
nhưng phương pháp này vẫn chưa giải quyết triệt để hạn chế của phương pháp tần suất
từ mục. Theo đó, một từ xuất hiện nhiều lần có tần suất cao, từ xuất hiện ít có tần suất
thấp.
Phương pháp chuẩn thường được sử dụng là Term Frequency Inverse Document
Frequency (TFIFF), hàm tính trọng số từ khoá được xác định bởi công thức :
, ,
| |logl d l d
l
DTFIDF freq
df
⎛ ⎞= ∗ ⎜ ⎟⎝ ⎠
Trong đó, tần xuất từ mục l trong tài liệu d : ,l dfreq là số lần xuất hiện của từ
mục l trong tài liệu d
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 14
Tần xuất văn bản ldf là số văn bản trong tập tài liệu có chứa từ mục l .
D là tổng số tài liệu học.
Trọng số TFIDF của một từ mục biểu diễn độ quan trọng của từ mục. TFIDF
của một từ mục trong một tài liệu sẽ giảm nếu như từ đó xuất hiện trong hầu hết các
văn bản. Vì vậy, một từ xuất hiện quá ít hoặc quá nhiều được đánh giá ít quan trọng
hơn so với các từ xuất hiện cân bằng.
Trọng số TFIDF của một từ mục trong toàn bộ tập tài liệu D được tính bởi :
, l l d l
d D
TFIDF TFIDF TFIDF R
∈
= ∈∑
Với bài toán phân lớp sử dụng cấu trúc phân cấp, khóa luận đề xuất một
phương pháp đánh trọng số đối với các nút trong cây phân lớp trong quá trình phân
lớp.
Như chúng ta thấy, đối với các thuộc tính ở một mức nào đó được xuất hiện
nhiều lần, thì đó là những thuộc tính tốt để phân biệt các lớp ở mức trên, vì vậy chúng
cần được đánh trọng số cao. Tuy nhiên, nếu các thuộc tính đó lại xuất hiện ở các lớp
con của nó hoặc ở mức dưới hơn, thì độ quan trọng của nó sẽ giảm đi, do đó trọng số
sẽ thấp hơn so với ở mức trên. Như vậy, chúng ta cần xác định một giá trị ϖ cho mỗi
nút trong taxonomy, hoặc theo kinh nghiệm hoặc theo thống kê. Sau khi xác định được
tập thuộc tính cho cho mỗi nút trong taxonomy, trọng số của các thuộc tính này sẽ
được nhân với giá trị ϖ tương ứng với lớp đó. Và như vậy, trọng số mới của thuộc tính
không chỉ thể hiện độ quan trọng của thuộc tính đối với văn bản đó, mà còn thể hiện
được độ quan trọng của nó đối với toàn bộ cấu trúc phân cấp.
1.3.1.2. Quá trình lựa chọn thuộc tính
Kích cỡ của tập từ vựng của tập hợp văn bản thường rất lớn, ví dụ 20.000 tài
liệu của Reuters 21578, tập hợp dữ liệu có khoảng 15.000 từ mục khác nhau. Xử lý các
vector thuộc tính đòi hỏi các thuật toán được tính toán mở rộng và có thể đôi khi
không thể tính toán được đối với một số thuật toán học. Bên cạnh đó, nhiều thuộc tính
không mang thông tin, nhập nhằng hoặc bị nhiễu, do đó có thể dẫn tới bộ phân lớp đạt
được kết quả tốt trên dữ liệu học nhưng không tốt trên dữ liệu kiểm tra (overfitting).
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 15
Lựa chọn thuộc tính là quá trình chọn ra những thuộc tính mang nhiều thông tin
nhất trong không gian thuộc tính và loại bỏ những thuộc tính nhiễu. Trong phân lớp
phân cấp văn bản, việc chọn lựa các thuộc tính là rất quan trọng vì tập văn bản rất lớn.
Để giải quyết vấn đề này, quá trình lựa chọn thuộc tính được tiến hành bằng cách chỉ
giữ những từ mục có giá trị về thông tin. Vì vậy, vấn đề phát hiện các từ mục không
quan trọng phải được giải quyết để thu được không gian từ mục T T′ ⊂ với T T′ << .
Đối với bài toán phân lớp sử dụng cấu trúc phân cấp, có hai cách tiếp cận khác nhau
cho quá trình trích chọn thuộc tính được đề xuất:
Lựa chọn thuộc tính toàn cục: Lựa chọn thuộc tính trong phân lớp văn bản sử
dụng cấu trúc phân cấp gọi là toàn cục nếu nó lựa chọn tập các thuộc tính T ′ , T T′ <<
để phân biệt tất cả các lớp Ci trong một cấu trúc phân cấp cho trước.
Lựa chọn thuộc tính cục bộ: Lựa chọn thuộc tính trong trong phân lớp văn bản
sử dụng cấu trúc phân cấp gọi là cục bộ nếu nó lựa chọn tập các thuộc tính iT ′ ,
iT T′ << phù hợp cho mỗi lớp Ci trong cấu trúc phân cấp cho trước.
Hình dưới mô tả cách lựa chọn thuộc tính toàn cục và cục bộ :
Tin học Nông nghiệp
Ngôn ngữ lập trình Hệ điều hành Trồng trọt Chăn nuôi
Trang trại Máy tính
Cây lúa mì Động vật
Windows Java
Sữa C++
Con bò Linux
Con cừu Bệnh tật
Hình 1.3.a : Lựa chọn thuộc tính theo hướng toàn cục
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 16
Cách tiếp cận toàn cục để chọn lựa các thuộc tính thường được sử dụng trong
phân lớp phẳng. Cách tiếp cận cục bộ, coi mỗi nút trong của cây phân cấp như một bài
toán phân lớp và lựa chọn thuộc tính cho mỗi bài toán con độc lập nhau.
Đối với bài toán phân lớp phân cấp, khi số lượng các lớp lên đến hàng trăm thì
việc quản lý số lượng quá nhiều thuộc tính trở nên vô cùng khó khăn, đồng thời làm
cho việc xử lý dữ liệu và thời gian học các bộ phân lớp tăng lên đáng kể. Giải pháp là
lựa chọn thuộc tính theo phương pháp cục bộ, tức là sẽ chọn những thuộc tính phù hợp
nhất tại mỗi mức của taxonomy để phân biệt giữa các lớp tại mức ấy. Với chiến lược
này, chúng ta có thể giảm được thời gian huấn luyện các bộ phân lớp đồng thời quản
lý số lượng thuộc tính nhỏ sẽ đơn giản hơn. Weigend năm 1999 (theo [xx]) là người
đầu tiên đưa ra so sánh và phân biệt giữa hai chiến lược lựa chọn thuộc tính này.
Trong học máy, một số kỹ thuật chính sau đây được xây dựng cho quá trình lựa
chọn thuộc tính :
Kỹ thuật thứ nhất thực hiện các phương pháp lọc (filtering) trên tập thuộc tính
ban đầu. Với phương pháp này kết quả thu được từ tính toán thống kê được sử dụng để
loại bỏ những từ mục không thích hợp. Sau đó, bộ phân lớp được huấn luyện trên
không gian từ mục đã được rút gọn. Với chiến lược lựa chọn từ mục này, có một vài
phương pháp như : lựa chọn từ mục theo tần suất văn bản (Documen Frequency), độ
đo thông tin qua lại (Mutual Information).
Sữa
Con bò
Con cừu
Bệnh tật
Tin học Nông nghiệp
Ngôn ngữ lập trình Hệ điều hành Trồng trọt Chăn nuôi
Trang trại Máy tính
Cây lúa mì Động vật
Windows Java
Windows
Java
C++
Linux
Hình 1.3.b : Lựa chọn thuộc tính theo hướng cục bộ
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 17
Tần suất văn bản : Tần suất của văn bản là số tài liệu mà một từ mục xuất
hiện. Để lựa chọn từ mục theo phương pháp tần suất văn bản, chúng ta phải tính tần
suất văn bản với mỗi từ mục trong tập dữ liệu học và sau đó loại bỏ những từ mục có
tần suất nhỏ hơn một ngưỡng nào đó để thu được không gian từ mục nhỏ hơn. Đây là
kĩ thuật đơn giản nhất để làm giảm số lượng tâp thuộc tính.
Độ đo thông tin qua lại (MI) : là phương pháp được sử dụng khá phổ biến để
lựa chọn tập thuộc tính dựa vào mô hình thống kê. Với mỗi cặp từ mục t và lớp c , MI
được tính theo công thức sau :
( ) ( )( ) ( ), log
Pr t c
I t c
Pr t Pr c
∧= ×
Và được ước lượng :
( ) ( ) ( ), log
A NI t c
A C A B
×≈ + × +
Trong đó :
– A là số lần từ mục t và lớp c đồng thời xuất hiện.
– B là số lần từ mục t xuất hiện mà không thuộc c.
– C là số lần c xuất hiện không chứa t.
– N là tổng số dữ liệu học.
( ),I t c nhận giá trị 0 nếu từ mục t và lớp c độc lập với nhau. Giá trị ( ),I t c càng
cao thể hiện độ quan trọng của thuộc tính t với lớp c.
Kỹ thuật thứ hai được gọi là kĩ thuật wrapper, trong đó việc lựa chọn từ mục
phụ thuộc vào thuật toán phân lớp. Bắt đầu từ không gian từ mục ban đầu, một không
gian từ mục mới được sinh ra bằng việc thêm hoặc bớt từ. Khi một tập hợp từ mục mới
được tạo ra, bộ phân lớp dựa vào đó để xây dựng và sau đó kiểm tra trên tập dữ liệu
kiểm tra. Tập dữ liệu cho kết quả tốt nhất sẽ được chọn. Không gian từ mục tốt nhất
được tạo ra cho thuật toán phân lớp. Phương pháp này tạo thuận lợi cho thuật toán
phân lớp; Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là sự phức tạp trong tính toán.
Kỹ thuật thứ ba, đánh chỉ mục dựa vào ngữ nghĩa tiềm ẩn - Latent Semantic
Indexing (LSI – Deerwester 1990, theo [xx]), nén các vector từ mục thành các vector
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 18
có số chiều ít hơn trong không gian từ T ′ , số chiều thu được là sự liên kết các từ trong
không gian từ mục ban đầu T. LSI sử dụng kĩ thuật toán học gọi là phép phân tích ma
trận dựa vào giá trị suy biến (Sigular Value Decomposition - SVD). SVD chuyển ma
trận từ mục – văn bản D ban đầu thành ma trận D% có số chiều nhỏ hơn sao cho khoảng
cách giữa hai ma trận :
đạt giá trị nhỏ nhất. Để làm được điều này, với ma trận từ mục – văn bản m nD × ban
đầu, trong đó m là số từ mục và n là số tài liệu, SVD thực hiện như sau:
Trong đó U là ma trận m r× , V là ma trận r n× . Các cột của m rU × trực giao với nhau
và được gọi là các vector suy biến trái. Các cột của r nV × trực giao với nhau và được
gọi là các vector suy biến phải. r rσ × là ma trận chéo của các giá trị suy biến từ ma trận
ban đầu D, với ( )min ,r m n≤ là hạng của ma trận từ mục – tài liệu D ban đầu. Thông
thường r là min(m,n). Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ giữ lại k từ có giá trị suy biến lớn
nhất, xấp xỉ ma trận ban đầu thành ma trận mới sau:
Ma trận D% thu được bằng cách xóa bỏ những giá trị suy biến nhỏ từ σ , U% và V% thu
được bằng cách xóa bỏ hàng và cột tương ứng.
Sau khi thu được kết quả từ SVD dựa trên dữ liệu học, một tài liệu mới được ánh xạ
vào không gian từ mục nhỏ hơn như sau:
Ngoài việc lựa chọn các thuộc tính mang nhiều thông tin từ tập thuộc tính ban
đầu, quá trình lựa chọn thuộc tính có thể tạo ra các thuộc tính mới (ví dụ các khái
niệm) để thay thế cho một nhóm các thuộc tính thông qua kỹ thuật phân cụm. Nhóm
các từ có sự giống nhau về ngữ nghĩa sẽ được xem là một thuộc tính mới thay thế cho
các từ đơn lẻ. Với phương pháp này, cần xác định độ tương tự giữa các từ và áp dụng
các kĩ thuật phân cụm như k người láng giềng gần nhất
2
D D∆ = − %
D U Vσ=
T
m k k k k nD U Vσ× × ×=% % %%
' 1 Td u dσ −=r r
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 19
1.4. Các thuật toán phân lớp văn bản
Phân lớp văn bản là quá trình gán nhãn các văn bản ngôn ngữ tự nhiên vào môt
hoặc nhiều lớp từ tập các lớp hữu hạn cho trước. Hiện nay tồn tại rất nhiều thuật toán
phân lớp văn bản như : thuật toán K người láng giềng gần nhất, thuật toán học cây
quyết định, thuật toán Naive Bayes, thuật toán máy vector hỗ trợ, thuật toán
Boosting... Phần này giới thiệu một số thuật toán điển hình, trong đó tập trung vào
thuật toán máy vector hỗ trợ.
1.4.1. Thuật toán K người láng giềng gần nhất
Bộ phân lớp dựa trên thuật toán K người láng giềng gần nhất là một bộ phân
lớp dựa trên bộ nhớ, đơn giản vì nó được xây dựng bằng cách lưu trữ tất cả các đối
tượng trong tập huấn luyện. Để phân lớp cho một điểm dữ liệu mới x, trước hết bộ
phân lớp sẽ tính khoảng cách từ điểm x đến tất cả các điểm dữ liệu trong tập huấn
luyện. Qua đó tìm được tập N(x, D, k) gồm k điểm dữ liệu mẫu có khoảng cách đến x
là gần nhất. Ví dụ nếu các dữ liệu mẫu được biểu diễn bởi không gian vector thì chúng
ta có thể sử dụng khoảng cách Euclian để tính khoảng cách giữa các điểm dữ liệu với
nhau. Sau khi xác định được tập N(x, D, k), bộ phân lớp sẽ gán nhãn cho điểm dữ liệu
x bằng lớp chiếm đại đa số trong tập N(x, D, k). Mặc dù rất đơn giản, nhưng thuật toán
K người láng giềng gần nhất đã cho kết quả tốt trong nhiều ứng dụng thực tế.
Để áp dụng thuật toán k-NN vào tài liệu văn bản, chúng ta sử dụng hàm tính
trọng số cho mỗi lớp theo biểu thức (1.1). Trong đó ),,( kDxcN là tập con chỉ chứa các
đối tượng thuộc lớp c của tập ),,( kDxN .
( , , )
( | ) c o s ( , ) (1 .1)
x N c x D k
S c o r e c x x x
′∈
′= ∑
Khi đó tài liệu x sẽ được phân vào lớp oc nếu:
{ }CcxcscoreMaxxocscore ∈= ),|()|(
1.4.2. Thuật toán phân lớp AdaBoost
Boosting là một phần đặc biệt của các "Bộ phân lớp ủy ban" (classifier
committees). Ý tưởng của bộ phân lớp ủy ban là kết hợp k bộ phân lớp độc lập để xây
dựng một bộ phân lớp mới. Với bộ phân lớp ủy ban, các nhà nghiên cứu thường sử
dụng nhiều bộ phân lớp khác nhau như bộ phân lớp dựa cây quyết định, bộ phân lớp
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 20
dựa vào xác suất, bộ phân lớp tuyến tính.... Boosting điển hình chỉ sử dụng một bộ
phân lớp gọi là bộ phân lớp yếu (weak classifier) hoặc bộ phân lớp cơ sở (base
classifier). Ngược lại với bộ phân lớp ủy ban, Boosting không kết hợp các bộ phân lớp
độc lập. Thay vào đó, Boosting kết hợp các giả thuyết phân lớp được xây dựng từ cùng
một thuật toán trên các tập dữ liệu học khác nhau. Tại mỗi vòng lặp tính bộ phân lớp
yếu, một tập dữ liệu học phù hợp được chọn và cuối cùng tất cả các giả thuyết phân
lớp yếu được kết hợp với nhau.
Hiện nay, AdaBoost là phương pháp phổ biến nhất của Boosting, được phát
triển dựa trên lý thuyết thống kê. AdaBoost được phát triển vào năm 1994 bởi Freund
và Schapire [12]. Theo các nghiên cứu, AdaBoost là bộ phân lớp nhanh và hiệu quả
trong nhiều ứng dụng khác nhau. AdaBoost cũng đã được áp dụng với bài toán phân
lớp văn bản và khá thành công. Hiện nay, nó được xem là một trong những thuật toán
phân lớp nhanh và hiệu quả nhất.
Cho { }1, .... ,i m mS d y d y= r r , idr là dữ liệu học và iy là nhãn tương ứng của dữ
liệu id
r
từ tập nhãn hữu hạn Y . Trong trường hợp đơn giản { }1,1Y = − là bài toán phân
lớp nhị phân và có thể dễ dàng mở rộng thành bài toán phân lớp nhiều lớp.
Tập dữ liệu học S và phân phối B là đầu vào của thuật toán học yếu (weak
learning algorithm) hoặc thuật toán học cơ sở (base learning algorithm) ( ),S BΦ để
tính toán bộ phân lớp yếu :h I →ℜ . Dấu của ( )h dr , tức ( )( )sgn h dr thể hiện nhãn dữ
đoán của văn bản d
r
và ( )h dr thể hiện độ tin cậy của dữ đoán. Mặc dù ( )h dr có thể
nhận giá trị thực nhưng ta thừa nhận ràng buộc ( )h dr thuộc đoạn [ ]1,1− mà không mất
tính tổng quát. Phân phối B của tập dữ liệu học được biểu diễn thông qua trọng số
( ) [ ]0,1B i ∈ cho mỗi văn bản.
Tại mỗi vòng lặp, giả thuyết phân lớp yếu ( ),t th S B= Φ được tính toán dựa vào
phân phối hiện tại của tập dữ liệu học. Sau đó, phân phối tB được cập nhật:
( ) ( ) ( )( )t1 exp - i t itt
t
B i y h d
B i
Z
α
+
∗
=
r
Trong đó: ( ) ( )( )texp -t t i t i
i
Z B i y h dα= ∗∑ r
Đặt: ( ) ( )t
0
T
t
t
f d h dα
=
=∑r r
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 21
Là trọng số của hàm phân lớp yếu th . Hàm phân lớp cuối cùng ( )H dr được
tính như sau: ( ) ( )( )sgnH d f d=r r
Thuật toán:
Input: { }1, .... ,i m mS d y d y= r r , id D∈r , { }1,1iy Y∈ = −
với S... Tập dữ liệu học với nhãn tương ứng.
Y... Nhãn của dữ liệu học, có giá trị 1 nếu là dữ liệu dương, -1 nếu dữ liệu âm.
B....Phân phối của tập dữ liệu học với ( )tB i là trọng số của idr tại thời điểm t.
Φ ... Hàm phân lớp yếu nhận S, B là đầu vào, đầu ra th .
th : { }1,1D → − được tính bởi Φ với tB .
Funtion AdaBoost Begin
Khởi tạo: ( )1 1B i m=
For 1,...,t T=
Tính ( ),t th S B= Φ
Chọn tα ∈ℜ
For ( )t tB i B∈ do
Cập nhật phân phối: ( ) ( ) ( )( )t1 exp - i t itt
t
B i y h d
B i
Z
α
+
∗
=
r
với: ( ) ( )( )texp -t t i t i
i
Z B i y h dα= ∗∑ r
End for
End for
Output: ( ) ( )t
0
sgn
T
t
t
H d h dα
=
⎛ ⎞= ⎜ ⎟⎝ ⎠∑
r r
End function
1.4.3. Thuật toán máy vector hỗ trợ
Theo [16], thuật toán máy vector hỗ trợ (Support Vector Machines - SVM)
được Corters và Vapnik giới thiệu vào năm 1995. SVM rất hiệu quả để giải quyết các
bài toán với dữ liệu có số chiều lớn như các vector biểu diễn văn bản. Thuật toán SVM
ban đầu chỉ được thiết kế để giải quyết bài toán phân lớp nhị phân tức là số lớp hạn
chế là hai lớp. Hiện nay, SVM được đánh giá là bộ phân lớp chính xác nhất cho bài
toán phân lớp văn bản [Soumen Chakrabarti, trang 183, Mining the web- discovering
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 22
knowledge from Hypertext Data] [18] bởi vì đó là bộ phân lớp tốc độ rất nhanh và
hiệu quả đối với bài toán phân lớp văn bản.
Cho tập dữ liệu học { }( , ), 1,...,i iD x y i n= = với mix R∈ và { }1,1iy ∈ − là một số
nguyên xác định ix là dữ liệu dương hay âm. Một tài liệu ix được gọi là dữ liệu dương
nếu nó thuộc lớp ic ; ix được gọi là dữ liệu âm nếu nó không thuộc lớp ic . Bộ phân lớp
tuyến tính được xác định bằng siêu phẳng:
{ }0: ( ) 0Tx f x w w= + =
Trong đó mw R∈ và 0w R∈ đóng vai trò là tham số của mô hình. Hàm phân lớp
nhị phân { }: 0,1mh R → có thể thu được bằng cách xác định dấu của f(x) :
Học bộ phân lớp của mô hình bao gồm việc xác định w và 0w từ dữ liệu. Với
thuật toán này, mỗi dữ liệu được xem là một điểm trong mặt phẳng. Dữ liệu học là
tách rời tuyến tính (linearly separable) nếu tồn tại một siêu phẳng sao cho hàm phân
lớp phù hợp với tất cả các nhãn; tức là ( ) 0i iy f x > với mọi i = 1,...,n. Với giả thuyết
này, Rosenblatt đã đưa ra một thuật toán đơn giản để xác định siêu phẳng :
1
( )
0
h x ⎧= ⎨⎩
nếu ( ) 0f x >
ngược lại
1. 0w←
2. 0 0w ←
3. repeat
4. 0e ←
5. for 1,...,i n←
6. ( )( )0do Ti is sign y w x w← +
7. if 0s <
8. then i iw w y x← +
9. 0 0 i iw w y x← +
10. 1e e← +
11. until e = 0
12. return ( )0,w w
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 23
Điều kiện cần để D tách rời tuyến tính là số dữ liệu học n = |D| nhỏ hơn hoặc
bằng m+1. Điều này là thường đúng với bài toán phân lớp văn bản, bởi vì số lượng từ
mục có thể lên tới hàng nghìn và lớn hơn nhiều lần so với số lượng dữ liệu học.
Trong hình 1.4, giả sử rằng các dữ liệu mẫu thuộc lớp âm và lớp dương đều
tuân theo luật phân bố chuẩn Gaussian , và được tạo ra với cùng một xác suất. Khi đó
một siêu phẳng phân cách được gọi là lý tưởng nếu nó làm cực tiểu xác suất phân lớp
sai cho một điểm dữ liệu mới. Với giả thuyết ở trên thì siêu phẳng phân cách lý tưởng
sẽ trực giao với đoạn thẳng nối tâm của hai vùng có mật độ xác suất lớn nhất.
Rõ ràng các siêu phẳng mà chúng ta xây dựng nhằm phân cách các điểm dữ liệu
mẫu có thể lệch đi rất nhiều so với siêu phẳng lý tưởng, do đó sẽ dẫn tới việc phân lớp
không tốt trên dữ liệu mới sau này. Độ phức tạp của quá trình xác định siêu phẳng lý
tưởng sẽ tăng theo số chiều của không gian đầu vào m, vì với một số lượng các dữ liệu
mẫu cố định, tập hợp các siêu phẳng thực tế sẽ tăng theo hàm mũ với lũy thừa m. Với
bài toán phân lớp trang văn bản, m thường rất lớn, khoảng vài ngàn hay thậm chí là
hàng triệu từ.
Siêu phẳng lý tưởng
Siêu phẳng thực tế
Hình 1.4. Mối quan hệ giữa các siêu phẳng phân cách
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 24
Theo lý thuyết thống kê được phát triển bởi Vapnik năm 1998 chỉ ra rằng :
chúng ta có thể xác định một siêu phẳng tối ưu thoả mãn hai tính chất quan trong : nó
là duy nhất với mỗi tập dữ liệu học tách rời tuyến tính; và khả năng overfitting là nhỏ
hơn so với các siêu phẳng khác [16]. Định nghĩa biên M của bộ phân lớp là khoảng
cách giữa các siêu phẳng và các dữ liệu học gần nhất. Siêu phẳng tối ưu nhất là siêu
phẳng có biên lớn nhất, điều đó có nghĩa là chúng ta cần tìm siêu phẳng sao cho
khoảng cách từ siêu phẳng đến những điểm gần nhất là lớn nhất (Hình 1.5). Vapnik
cũng chứng minh rằng khả năng overfitting với siêu phẳng tối ưu nhỏ hơn so với các
siêu phẳng khác.
Khoảng cách từ một điểm x đến siêu phẳng là :
( )01 Tw ww +
Vì vậy siêu phẳng tối ưu có thể thu được bằng ràng buộc tối ưu sau:
0,
max
w w
M Sao cho ( )01 , 1,...,Ti iy w x w M i nw + ≥ =
Hình 1.5. Siêu phẳng tối ưu và biên.
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 25
Trong đó ràng buộc yêu cầu mỗi tài liệu học (tương đương với các điểm) phải
nằm trên nửa mặt phẳng của nó và khoảng cách từ điểm tới siêu phẳng lớn hơn hoặc
bằng M.
Đặt 1Mw = biểu thức trên được viết lại như sau:
0,
min
w w
w Sao cho : ( )0 , 1,...,Ti iy w x w M i n+ ≥ =
Đưa về phương trình Lagrangian:
( )2 0
1
1( ) 1
2
n
T
i i
i
L D w y w wα
=
⎡ ⎤= − + + −⎣ ⎦∑
Sau đó tính đạo hàm của phương trình trên với 0,w w ta thu được:
1
1max
2
n
T
i
iα
α α α
=
− Λ +∑ thoả mãn : i 0 1,...,i nα ≥ =
với Λ là ma trận n n× trong đó Tij i j i jy y x xα = . Đây là bài toán bậc hai, theo lý
thuyết có thể giải được bằng phương pháp chuẩn tối ưu. Với mỗi dữ liệu học i, cách
giải phải thoả mãn điều kiện:
( )0 1 0Ti iy w wα ⎡ ⎤+ − =⎣ ⎦
Và do đó hoặc 0iα = hoặc ( )0 1Ti iy w x w+ = . Nói cách khác, nếu 0iα > thì khoảng
cách từ điểm ix đến mặt phẳng phân cách là M.
Các điểm thoả mãn 0iα > được gọi là các vector hỗ trợ. Hàm quyết định h(x)
có thể được tính qua công thức dấu của f(x) hoặc tương đương với dạng sau:
1
( )
n
T
i i i
i
f x y x xα
=
=∑
Nếu dữ liệu học không tách rời tuyến tính, thêm biến iξ và thay phương trình
trên bằng phương trình:
0, 1
min
n
iw w i
w C ξ
=
+ ∑ thoả mãn ( )0 1 1,...,
0 1,...,
T
i i i
i
y w x w i n
i n
ξ
ξ
⎧ + ≥ − =⎪⎨ ≥ =⎪⎩
Vấn đề này có thể đưa về dạng:
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 26
1
1max
2
n
T
i
iα
α α α
=
− Λ +∑ thoả mãn: 0 1,....,i C i nα≤ ≤ =
Bộ phân lớp theo cách này được gọi là bộ phân lớp máy vector hỗ trợ – Support
Vector Machine.
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 27
Chương II. PHÂN LỚP VĂN BẢN WEB SỬ DỤNG CẤU
TRÚC PHÂN CẤP TAXONOMY
2.1. Hai phương pháp phân lớp phân cấp
Phân lớp phân cấp văn bản hướng tới việc gán tài liệu vào một hoặc nhiều lớp
phù hợp của cây phân cấp. Các phương pháp giải quyết bài toán phân lớp phân cấp
văn bản có thể được chia thành hai hướng [Sun and Lim, 2001][3]:
– Phương pháp toàn cục (hoặc big-bang).
– Phương pháp cục bộ (hoặc top down).
Trong phương pháp big-bang, chỉ một bộ phân lớp được sử dụng trong quá
trình phân lớp. Cho một tài liệu, bộ phân lớp sẽ gán nó vào một hoặc nhiều lớp trong
hệ phân cấp. Các lớp được gán có thể là lá hoặc các nút trong của hệ phân cấp phụ
thuộc vào cấu trúc của hệ phân cấp và từng bài toán khác nhau. Phương pháp big-bang
có thể thu được với bộ phân lớp Rocchio, bộ phân lớp dựa vào luật và các phương
pháp được xây dựng trên khai phá các luật kết hợp. Đánh giá kết quả được sử dụng
trong những thực nghiệm này dựa trên số tài liệu được phân lớp đúng hoặc phần trăm
tài liệu bị phân lớp sai.
Trong phương pháp top-down, một hoặc nhiều bộ phân lớp được xây dựng tại
mỗi nút của cây phân cấp và mỗi bộ phân lớp làm việc như một bộ phân lớp phẳng ở
mức đó. Một tài liệu đầu tiên sẽ được phân lớp bởi bộ phân lớp ở mức gốc vào một
hoặc nhiều lớp ở mức thấp hơn. Nó sẽ tiếp tục được phân lớp xa hơn ở các mức tiếp
theo cho đến khi nó đạt được lớp cuối cùng có thể là lá hoặc nút trong của cây. Phương
pháp top-down được thực hiện với các thuật toán như Bayesian, SVM. Ba độ đo:
precision, recall, độ đo F được sử dụng trong phương pháp này. Phương pháp cục bộ
có vẻ tự nhiên hơn cho phân lớp phân cấp bởi vì nó phản ánh cách mà con người
thường thực hiện đối với những bài toán như vậy. Phân biệt giữa ít lớp đơn giản hơn
so với phân biệt giữa hàng trăm lớp. Điều này là đúng với các hệ thống tự động. Trong
học máy, nói chung theo kinh nghiệm, càng nhiều lớp thì bài toán càng khó hơn. Phân
lớp vào các mức cao đơn giản hơn so với phân lớp vào tất cả các lớp không phải chỉ vì
số lượng lớp ít hơn mà bởi vì chúng được phân biệt với nhau rõ hơn. Do đó, sau khi
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 28
phân lớp ở mức cao, khả năng phân lớp ở mức thấp ít hơn bởi vì chúng ta chỉ xem xét
lớp được lựa chọn.
Dễ nhận thấy phương pháp toàn cục có những nhược điểm sau:
– Nặng về tính toán.
– Rất khó để biểu diễn tập thuộc tính khác nhau tại các mức khác nhau.
– Không đủ mềm dẻo, linh hoạt vì mỗi khi cấu trúc taxonomy thay đổi thì bộ
phân lớp phải được học lại.
Do đó, trong khóa luận này, chúng tôi tập trung vào bài toán phân lớp phân cấp
văn bản theo hướng tiếp cận top-down.
2.2. Phân lớp phân cấp văn bản theo hướng top-down
Phân lớp phân cấp văn bản theo chiến lược top-down định hướng vào bài toán
phân lớp lớn ban đầu theo phương pháp chia nhỏ và đệ quy. Với phương pháp này, ta
cần xây dựng nhiều bộ phân lớp và phân lớp một tài liệu mới được thực hiện bằng
cách bắt đầu từ gốc và duyệt qua cây phân cấp cho đến khi tìm được các lớp phù hợp.
Đệ quy tại mỗi nút, và các bộ phân lớp tại các nút trong sẽ quyết định nhánh nào, cạnh
nào của cây phân cấp sẽ được đi xuống sâu hơn.
2.2.1. Mô hình phân lớp
Phương pháp phân lớp trong mô hình này là tính toán bộ phân lớp tại mỗi nút.
Cho một tài liệu với đầu vào là một vector, bộ phân lớp sẽ xác định đường đi từ nút
gốc của cây phân cấp. Phân lớp một tài liệu sẽ dừng lại nếu như không có lớp nào
được chọn bởi bất kì bộ phân lớp nào. Như đã giới thiệu ở phần 2.1, đây là phương
pháp top-down.
Trong bài toán phân lớp với hệ phân cấp dạng taxonomy, mục tiêu cuối cùng là
thu được độ chính xác cao nhất tại các bộ phân lớp lá. Thông thường, các bộ phân lớp
nhánh đóng vai trò bổ trợ, làm tăng độ chính xác cho các nút lá. Tuy vậy, kết quả phân
lớp của các nút lá trong taxonomy lại phụ thuộc vào các bộ phân lớp nhánh. Do đó, các
các bộ phân lớp nhánh đóng vai trò rất quan trọng trong kết quả của hệ thống phân lớp.
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 29
Với bài toán đa nhãn, giả sử có bốn lớp A, B, C, D và bốn bộ phân lớp nhị phân
tương ứng. Các dữ liệu có thể được gán vào nhiều hơn một lớp. Những dữ liệu này sẽ
được phân lớp bằng hai phương pháp : phân lớp phẳng và phân lớp phân cấp. Cấu trúc
lớp được trình bày như hình 2.1 dưới đây :
Giả sử hai dữ liệu kiểm tra là Doc-1 và Doc-2. Vì bài toán là phân lớp đa nhãn
nên với phương pháp phân lớp phẳng, chúng ta áp dụng bốn bộ phân lớp tại cùng thời
điểm với mỗi dữ liệu kiểm tra. Với phương pháp phân cấp, đầu tiên chúng ta áp dụng
hai bộ phân lớp lá cho lớp A và D và bộ phân lớp nhánh BC. Nếu kết quả phân lớp cho
nhánh BC là dương, chúng ta áp dụng hai bộ phân lớp lá cho B và C. Nếu kết quả
phân lớp cho nhánh BC là âm thì sẽ không đi sâu xuống nhánh BC nữa.
Như vậy, một tài liệu sẽ bắt đầu từ gốc của taxonomy, phân lớp cho tài liệu sẽ
dừng lại nếu :
– Không có nút nào được chọn.
– Nút được chọn là nút lá của Taxonomy.
Khi sử dụng phương pháp phân cấp, có hai thuận lợi so với phân lớp phẳng: tiết
kiệm thời gian dự đoán và tăng độ chính xác của kết quả phân lớp. Bởi vì khi dự đoán
một tài liệu mới bằng phương pháp top-down, chúng ta chỉ cần thực hiện chỉ một phần
nhỏ của các bộ phân lớp và do đó có thể tiết kiệm đáng kể thời gian. Hơn thế nữa, nếu
yêu cầu về độ chính xác không cao, chúng ta có thể giảm đáng kể thời gian học các bộ
phân lớp phân cấp bằng cách chia tập dữ liệu học thành những nhóm phù hợp và sử
Hình 2.1. Cấu trúc lớp của 4 lớp
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 30
dụng các bộ phân lớp nhị phân như SVMs. Sử dụng chiến lược top-down cho bài toán
phân lớp phân cấp, tại mỗi mức của taxonomy, ta chỉ cần phân lớp với số lớp nhỏ hơn
rất nhiều so với phân lớp với tất cả các lớp. Và do đó, kết quả phân lớp sẽ chính xác
hơn. Bởi vì thực hiện bài toán với ít lớp sẽ đơn giản hơn so với nhiều lớp. Cấu trúc
taxonomy cũng có thể được sử dụng để thiết lập tập dữ liệu âm và dữ liệu dương tại
thời điểm phân lớp để thu được tập dữ liệu hoc tại các mức khác nhau. Và đôi khi có
thể sử dụng tập thuộc tính nhỏ hơn cho mỗi lớp. Có nhiều thuộc tính tốt nhưng không
hữu ích để phân biệt giữa các lớp trong bài toán phân lớp phẳng. Xem xét một
taxonomy với cấu trúc như hình 2.2. dưới đây.
Trong mô hình phân lớp phẳng, ta cần phân biệt giữa 6 lớp. Các lớp này được
xem là tách biệt nhau và không có cấu trúc xác định mối quan hệ giữa chúng. Một
thuộc tính như “Máy tính” sẽ không được phân biệt lắm bởi vì nó có thể liên quan tới
cả ba lớp: Phần cứng, phần mềm, tán ngẫu. Trong khi đó, với mô hình phân cấp, từ
“Máy tính” là một thuộc tính tốt để phân biệt ở mức đầu tiên. Tại mức thứ hai nhiều từ
chuyên biệt hơn có thể được sử dụng là các thuộc tính tốt để phân biệt ba lớp “Tán
ngẫu”, “Phần cứng”, “Phần mềm” của cây con “Tin học”. Và một số thuộc tính giống
nhau có thể được sử dụng để phân biệt các lớp ở mức hai đều là các thuộc tính tốt. Ví
dụ, một số từ xuất hiện trong cả hai lớp “Thể thao/Tán ngẫu” và “Máy tính/Tán ngẫu”,
nhưng ở mức hai, những từ này đều là các thuộc tính tốt cho cả hai lớp này. Trong bài
toán phân lớp văn bản, việc lựa chọn thuộc tính đóng vai trò hết sức quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến độ chính xác của thuật toán. Vì vậy, lựa chọn được tập thuộc tính
tốt sẽ làm tăng kết quả phân lớp.
Tin học Thể thao
Phần mềm Phần cứng Bóng đá Tán ngẫu Tán ngẫu Quần vợt
Hình 2.2. Một Taxonomy
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 31
2.2.2. Xây dựng các bộ phân lớp nhị phân
Các bộ phân lớp nhị phân thông thường được học với cả dữ liệu học dương và
âm. Trong phương pháp phân lớp phân cấp, một bộ phân lớp nhị phân được xây dựng
cho mỗi lớp. Các bộ phân lớp này được chia thành hai loại :
– Bộ phân lớp xác định một tài liệu có thuộc lớp nào đó hay không gọi là bộ phân
lớp cục bộ (local-classifier)
– Bộ phân lớp xác định một tài liệu có thuộc nhánh nào đó không được gọi là bộ
phân lớp nhánh (subtree-classifier).
Sự phân biệt giữa bộ phân lớp cục bộ và bộ phân lớp nhánh được đề xuất bởi
Dumais và Chen [21].
Để xây dựng các bộ phân lớp nhị phân trong phân lớp phân cấp, việc rất quan
trọng là phải xác định tập dữ liệu học cho mỗi bộ phân lớp.
Kí hiệu Parent( iC ) là lớp cha của iC và Coverage(Ci ) với Ci thuộc taxonomy
là tập tất cả các lớp thuộc nhánh có gốc là Ci gồm cả Ci . Một tài liệu
jd ∈Coverage(Ci ) là đúng nếu jd thuộc bất kì lớp nào của Coverage(Ci ).
Ví dụ taxonomy hình 2.2 :
Coverage(Tin học ) = {Tin học, Phần cứng, Phần mềm, Tán ngẫu }
Tập dữ liệu học cho các bộ phân lớp được lựa chọn theo chiến thuật sau:
♦ Bộ phân lớp nhánh của lớp gốc rootC :
– Dữ liệu dương : ( )j rootd Coverage C∈
– Dữ liệu âm : ( )j rootd Coverage C∉
♦ Bộ phân lớp nhánh cho nút trong iC của taxonomy:
– Dữ liệu dương : ( )j id Coverage C∈
– Dữ liệu âm : ( )j id Coverage C∉ và ( )( )j id Coverage Parent C∈
♦ Bộ phân lớp cục bộ cho nút trong iC của taxonomy:
– Dữ liệu dương : j id C∈
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 32
– Dữ liệu âm : j id C∉ và ( )j id Coverage C∈
♦ Bộ phân lớp cục bộ cho lá lC của taxonomy:
– Dữ liệu dương : j ld C∈
– Dữ liệu âm : j ld C∉ và ( )( )j ld Coverage Parent C∈
2.3. Đánh giá
Để đánh giá phương pháp phân lớp phân cấp, cách trực tiếp là áp dụng độ hồi
tưởng (recall) và độ chính xác (precision) của phân lớp phẳng tại mỗi lớp của toàn bộ
hệ phân cấp.
Trong cấu trúc phân cấp, các lớp có mỗi quan hệ cha-con, anh-em. Càng đi sâu
xuống cây phân cấp, sự phân biệt giữa các lớp càng khó khăn hơn. Hai lớp có thể
tương tự nhau khi chúng cùng chứa một số tài liệu. Ví dụ, lớp Programming và
Software Engineering có thể có chung một số thuộc tính cho phép tài liệu được phân
lớp vào cả hai lớp đó. Vì vậy, nếu một tài liệu không được gán vào đúng lớp chứa nó,
nhưng được gán vào lớp cha hoặc lớp con được xem là tốt hơn so với các lớp ở nhánh
khác.
2.3.1. Đánh giá cho bài toán phân lớp phẳng
Đánh giá kết quả phương pháp phân lớp văn bản có thể được tính toán theo
nhiều cách khác nhau. Trong khóa luận này, chúng tôi tập trung vào độ chính xác của
kết quả phân lớp cuối cùng. Theo khảo sát của Sebastiani [8], độ đo phổ biến nhất
được sử dụng để đánh giá phân lớp phẳng là độ hồi tưởng và độ chính xác.
Kí hiệu :
Dữ liệu thực
Lớp Ci
Thuộc lớp Ci Không thuộc lớp Ci
Thuộc lớp Ci TPi TNi
Dự đoán
Không thuộc lớp Ci FPi FNi
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 33
– TP (true positives): số lượng ví dụ dương được thuật toán phân đúng vào Ci.
– TN (true negatives): số lượng ví dụ âm được thuật toán phân đúng vào Ci.
– FP (false positives): số lượng ví dụ dương được thuật toán phân sai vào Ci.
– FN (false negatives): số lượng ví dụ âm được thuật toán phân sai vào Ci.
Độ chính xác Pri của lớp Ci là tỷ lệ số ví dụ dương được thuật toán phân lớp cho
giá trị đúng trên tổng số ví dụ được thuật toán phân lớp vào lớp Ci :
ii
i
i TNTP
TP
+=Pr
Độ hồi tưởng Rei của lớp Ci là tỷ lệ số ví dụ dương được thuật toán phân lớp
cho giá trị đúng trên tổng số ví dụ dương thực sự thuộc lớp Ci:
ii
i
i FPTP
TP
+=Re
Dựa vào độ chính xác và độ hồi tưởng chuẩn của mỗi lớp, độ chính xác và độ
hồi tưởng cho toàn bộ các lớp, tức là { }1 2, ,..., mC C C có thể thu được bằng hai cách :
Micro-Average và Macro-Average.
• Microaveraging:
1
1
ˆ
( )
m
i
i
m
i i
i
TP
Pr
TP FP
µ =
=
=
+
∑
∑
1
1
ˆ
( )
m
i
i
m
i i
i
TP
Re
TP FN
µ =
=
=
+
∑
∑
• Macroaveraging:
1ˆ
m
i
M i
Pr
Pr
m
==
∑
1ˆ
m
i
M i
Re
Re
m
==
∑
Độ chính xác và độ hồi tưởng nếu sử dụng riêng biệt thì chưa đánh giá được
năng lực của bộ phân lớp. Vì vậy, đánh giá bộ phân lớp văn bản thường được đo bằng
tổ hợp của hai độ đo trên. Các độ đo phổ biến của tổ hợp hai độ đo này là :
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 34
♦ Break-Even Point (BEP): BEP được đề xuất bởi Lewis, xác định điểm mà tại đó
độ chính xác và độ hồi tưởng bằng nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp
không thể xác định được BEP. Ví dụ, nếu chỉ có vài dữ liệu dương và rất nhiều
dữ liệu âm, khi đó độ hồi tưởng có thể cao hơn nhiều so với độ chính xác, do đó
không thể tính được BEP.
♦ Độ đo Fβ : độ đo Fβ được đề xuất bởi Rijbergen. Nó là độ đo đơn giản được tính
từ độ chính xác và độ hồi tưởng phụ thuộc vào độ quan trọng mà người dùng
định nghĩa ( β ). Thông thường, β = 1 . Công thức tính độ đo Fβ là :
2
2
( 1). .
.
Pr ReF
Pr Reβ
β
β
+= +
Trong trường hợp β=1 chúng ta có F1 là độ đo thông dụng nhất trong việc đánh
giá năng lực của các bộ phân lớp.
♦ Độ chính xác trung bình của 11 điểm: độ chính xác là nội suy của 11 điểm mà
độ hồi tưởng là 0.0, 0.1, ...., 1.0. Độ đo này được sử dụng khi phương pháp
phân lớp tính hạng tài liệu phù hợp với một lớp hoặc lớp tương tự với một tài
liệu.
Bên cạnh độ chính xác và độ hồi tưởng, một số độ đo phổ biến khác cũng được
sử dụng như : tỉ lệ đúng (Accuracy) và tỉ lệ lỗi (Error) kí hiệu là iAc và Eri của lớp
Ci :
i i
i
i i i i
TP TNAc
TP TN FP FN
+= + + +
1i ii i
i i i i
FP FNEr Ac
TP TN FP FN
+= = −+ + +
2.3.2. Đánh giá dựa vào độ tương tự
Dễ nhận thấy, nếu phương pháp A và B đều không phân tài liệu vào đúng lớp Ci
của nó, nhưng phương pháp A phân vào lớp tương tự với lớp Ci hơn thì phương pháp
A được đánh giá là tốt hơn so với phương pháp B. Vì vậy, chúng ta sẽ mở rộng định
nghĩa độ chính xác và độ hồi tưởng chuẩn để đánh giá bộ phân lớp A và B.
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 35
Độ tương tự giữa hai lớp iC và kC , kí hiệu là ( ),i kCS C C có thể được tính bằng
nhiều cách khác nhau.
Trong phân lớp văn bản, nếu mỗi tài liệu được biểu diễn là một vector thuộc
tính :
{ }1 1 2 2, ,...,i N NC w t w t w t=
{ }1 1 2 2, ,..., N Nk vC t v t v t=
Độ tương tự (Category Similarity – CS) và độ tương tự trung bình (Average
Category Similarity – ACS) được tính theo công thức :
( )
1
2 2
1 1
, )(
N
n n
n
i k N N
n n
n n
w v
C
w v
CS C =
= =
×
=
×
∑
∑ ∑
( )
( )1 1
2 ,
1
m m
i k
i k i
CS C C
ASC
m m
= = +
×
= × −
∑ ∑
Trong đó tn là chỉ số từ mục và wn và vn là trọng số từ khoá.
Dựa vào độ đo tương tự, chúng ta có thể tính mức độ đúng của việc tài liệu
jd được gán vào lớp iC . Trường hợp đơn giản nhất là jd được gán vào đúng lớp iC ,
tức là j iTPd ∈ , jd được tính là 1 trong công thức tính độ chính xác và độ hồi tưởng
của lớp iC . Tuy nhiên, nếu jd không được gán nhãn đúng (tức là j iFPd ∈ ) chúng ta sẽ
xem xét độ tương tự của các lớp mà jd được gán nhãn với lớp iC bằng cách tính phân
phối của jd đối với lớp iC , kí hiệu là ( ),j id CCon theo công thức :
( )
( )( )
.
,
,
1
j
i
C d lbd
j i
CS C C ACS
d C
ACS
Con ′∈
′ −
= −
∑
Trong đó, dj.lbd là các lớp mà jd được gán nhãn.
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 36
Tương tự, nếu jd là dữ liệu âm và thuật toán phân lớp cho giá trị sai, tức là
j iFNd ∈ , thì phân phối của jd với lớp iC phụ thuộc vào độ tương tự giữa lớp iC và
các lớp chứa jd ( kí hiệu là dj.agd)
( )
( )( )
.
,
,
1
j
i
C d agd
j i
CS C C ACS
d C
ACS
Con ′∈
′ −
= −
∑
Phân phối của một tài liệu có thể có giá trị âm hoặc dương, phụ thuộc vào độ
tương tự giữa các nhãn được gán cho tài liệu và các lớp chứa tài liệu và độ tương tự
trung bình ACS. Chú ý rằng một tài liệu có thể thuộc nhiều hơn một lớp. Phân phối của
một tài liệu jd với lớp iC được hạn chế trong đoạn [ ]1,1− . Vì vậy, phân phối cải tiến
(Refined – Contribution), kí hiệu ( ),j iRCon d C được xác định :
( ) ( )( )( ), min 1,max 1, ,j i j iRCon d C Con d C= −
Với tất cả các tài liệu thuộc iFP , tổng phân phối iFpCon sẽ là :
( ),
j i
i j i
d FP
FpCon RCon d C
∈
= ∑
Tương tự, tổng phân phối iFnCon là :
( ),
j i
i j i
d FN
FnCon RCon d C
∈
= ∑
Độ chính xác và độ hồi tưởng mở rộng cho lớp iC dựa vào độ tương tự được
xác định như sau :
( )max 0, i i iCS
i
i i i
TP FpCon FnCon
Pr
TP FP FnCon
+ += + +
( )max 0, i i iCS
i
i i i
TP FpCon FnCon
Re
TP FN FpCon
+ += + +
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể đánh giá dựa vào khoảng cách giữa các lớp trong
cấu trúc phân cấp. Thay vì sử dụng độ tương tự giữa các lớp, chúng ta sử dụng độ đo
khoảng cách giữa các lớp. Khoảng cách giữa hai lớp iC và kC , kí hiệu ( ),i kDis C C
được định nghĩa là số đường liên kết giữa iC và kC . Nếu đường liên kết càng ngắn thì
hai lớp càng gần nhau hơn. Từ đó, có thể tính được độ hồi tưởng, độ chính xác, độ đo
F dựa vào khoảng cách giữa các lớp.
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 37
Chương III. THỰC NGHIỆM
3.1. Dữ liệu và chương trình
Cấu trúc của bộ dữ liệu sử dụng trong thực nghiệm :
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Alt.atheism
Misc.forsale
Soc.religion.christian
Graphics
Os.ms-windows.misc
Windows.x
Ibm.pc.hardware
Com.
Sys.
Mac.hardware
Autos
Motor-cycles
Baseball
Rec.
Sport.
Hockey
Crypt
Electronics
Med
Sci.
Space
Guns
Mideast Politics.
Misc
Talk.
Religion.misc
Hình 3.1: Cấu trúc Taxonomy của 20 lớp dữ liệu
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 38
Tập dữ liệu trong chương trình thực nghiệm sử dụng 20 lớp dữ liệu (Lang,
1995) ( chứa 19997 bài báo
thuộc 20 chủ đề khác nhau được lấy từ nguồn dữ liệu Usenet. Đây là tập dữ liệu chuẩn
được sử dụng trong rất nhiều nghiên cứu về phân lớp văn bản. Đặc điểm của tập dữ
liệu này là một số lớp khá giống nhau, ví dụ lớp chủ đề về hệ thống phần cứng của
máy IBM và hệ thống phần cứng của máy Macintos, hay các bài báo thuộc chủ đề
talk.politics.misc và talk.religion.misc. Một đặc điểm nữa là tập từ vựng của 20 chủ đề
rất lớn, nên đòi hỏi các thuật toán phân lớp phải làm việc được với dữ liệu có số chiều
lớn. Cấu trúc taxonomy của bộ dữ liệu được biểu diễn như hình 3.1.
Tập dữ liệu có tất cả 19997 tài liệu thuộc 20 lớp khác nhau. Vì số lượng dữ liệu
lớn nên chương trình thực nghiệm chỉ sử dụng 12 lớp thuộc 3 nhánh: rec, sci, talk:
1. Rec.autos
2. Rec.motor-cycles
3. Rec.sport.baseball
4. Rec.sport.hockey
5. Sci.crypt
6. Sci.electronics
7. Sci.med
8. Sci.space
9. Talk.politics.guns
10. Talk.politics.mideast
11. Talk.politics.misc
12. Talk.religion.misc
Tập dữ liệu được chia thành hai tập con rời nhau, tập dữ liệu huấn luyện và tập
dữ liệu kiểm tra, theo tỉ lệ tập dữ liệu huấn luyện : tập dữ liệu kiểm tra bằng 2:1.
Bảng 3.1: Phân bố dữ liệu học và kiểm tra
Tổng số tài liệu 12285
Tập dữ liệu học 8201
Tập dữ liệu kiểm tra 4084
Cấu trúc của 12 lớp dữ liệu lựa chọn trong thực nghiệm được biểu diễn theo
cấu trúc taxonomy sau ( Hình 3.2):
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 39
Tiền xử lý văn bản: module tiền xử lý tách văn bản thành các tập từ đơn
(không tách các cụm từ). Sau khi tách từ và loại bỏ các từ dừng được liệt kê trong phụ
lục A, và một số kí tự đặc biệt delim (delim = _@${}()-[]:;,.=?*&^%#!|+~/\'\),
chương trình tính trọng số từ khoá TF.IDF và chương trình đưa mỗi tài liệu về dạng
vector các từ mục. Bởi vì SVMs có thể giải quyết tốt với các bài toán có số chiều lớn
nên thực nghiệm không làm Trích chọn thuộc tính và loại bỏ các từ mục xuất hiện ít
hơn ba lần trong tập dữ liệu học .
Mỗi văn bản được biểu diễn trên một dòng và dưới dạng vector như sau:
: :<giá trị thuộc
tính>.........:
GỐC
REC
SCI
TALK
AUTOS
MOTOR
CYCLES
SPORT
BASEBALL
CRYPT
ELEC-
TRONICS
MED
SPACE
POLITICS
RELIGION.
MISC
GUN
MIDEAST
MISC
HOCKEY
Hình 3.2. Cấu trúcTaxonomy tập dữ liệu
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 40
Trong đó:
♦ : biểu diễn chủ đề của văn bản.
– Với bài toán phân lớp văn bản nhị phân có giá trị +1 nếu ví dụ
thuộc chủ đề đang xét và -1 nếu ví dụ không thuộc chủ đề đang xét.
– Với bài toán phân lớp văn bản nhiều lớp là các số nguyên.
♦ : là số nguyên dương, tham chiếu đến tập thuộc tính được lựa
chọn trong quá trình tiền xử lý dữ liệu. Văn bản được sắp xếp theo thứ tự tăng
dần của .
♦ : biểu diễn độ quan trọng của thuộc tính trong tập dữ liệu
học. Mỗi giá trị thuộc tính là một số thực, định dạng gồm 16 chữ số sau dấu
phẩy và được tính theo công thức TFIDF:
, ,
| |logl d l d
l
DTFIDF freq
df
⎛ ⎞= ∗ ⎜ ⎟⎝ ⎠
3.2. Môi trường thực nghiệm.
Môi trường thực nghiệm: hệ điều hành Windows XP, vi xử lý Pentium 4, RAM
256.
Khóa luận xây dựng chương trình thi hành phân lớp phân cấp được viết trên
ngôn ngữ C/C++, môi trường Dev-C++ 4.9.8.0. Chương trình này tích hợp module
chương trình tiền xử lý văn bản (do khóa luận xây dựng) và module phân lớp phẳng
(khai thác mã nguồn bộ phân lớp SVMs nhị phân phiên bản 6.01, ngày 02/09/2004 tại
3.3. Kết quả và đánh giá
3.3.1. Thực nghiệm1 : Phân lớp phân cấp theo hướng top-down
Với bài toán phân lớp phân cấp theo phương pháp top-down, ta cần xây dựng
các bộ phân lớp nhánh và bộ phân lớp lá. Mỗi nút trong và nút lá của taxonomy được
xây dựng một bộ phân lớp nhị phân. Và các bộ phân lớp này phải được học với cả dữ
liệu âm và dữ liệu dương. Việc lựa chọn dữ liệu học cho các bộ phân lớp là rất quan
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 41
trọng và không giống phương pháp lựa chọn tập dưa liệu cho bài toán phân lớp phẳng.
Cách lựa chọn tập dữ liệu học cho các bộ phân lớp như phần 2.2.2 trình bày.
Với cấu trúc taxonomy như hình 3.2, ta cần xây dựng 3 bộ phân lớp nhánh cho
các nút trong tại mức 1; hai bộ phân lớp nhánh tại mức hai và 12 bộ phân lớp cục bộ
cho các lá. Tổng cộng, ta cần xây dựng 17 bộ phân lớp, trong đó có 5 bộ phân lớp
nhánh và 12 bộ phân lớp cục bộ.
Kí hiệu P là số lượng dữ liệu dương, N là số lượng dữ liệu âm. Phân phối dữ
liệu học cho các bộ phân lớp được biểu diễn như hình 3.3.a:
GỐC
P: 2646
REC
N: 3024
P: 2667
SCI
N: 3048
P: 2888
TALK
P: 3304
P: 662
AUTOS
N: 1984
P: 661
MOTOR
CYCLES
N: 1985
P: 1323
SPORT
N: 1323
P: 661
BASEBALL
N: 662
P: 666
CRYPT
N: 2001
P: 667
ELEC-
TRONICS
N: 2000
P: 668
MED
N: 1999
P: 666
SPACE
N: 2001
P: 2142
POLITICS
N: 746
P: 746
RELIGION.
MISC
N: 2142
P: 698
GUNS
N: 1444
P: 666
MIDEAST
N: 1476
P: 778
MISC
N: 1364
P: 662
HOCKEY
N: 661
Hình 3.3.a: Phân phối dữ liệu học cho các bộ phân lớp
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 42
Dữ liệu kiểm tra cũng được xây dựng tương tự như dữ liệu học. Tổng dữ liệu
kiểm tra cho toàn bộ taxonomy là 4084 tài liệu thuộc 12 lá. Dữ liệu kiểm tra cho các
bộ phân lớp nhánh và bộ phân lớp cục bộ của taxonomy được biểu diễn dưới hình
3.3.b :
GỐC
4084
P: 1323
REC
N: 2761
P: 1320
SCI
N: 2764
P: 1441
TALK
P: 2643
P: 308
AUTOS
N: 1026
P: 325
MOTOR
CYCLES
N: 1009
P: 644
SPORT
N: 690
P: 322
BASEBALL
N: 340
P: 309
CRYPT
N: 997
P: 305
ELEC-
TRONICS
N: 1001
P: 279
MED
N: 1027
P: 306
SPACE
N: 1000
P: 1073
POLITICS
N: 462
P: 322
RELIGION.
MISC
N: 1213
P: 335
GUNS
N: 881
P: 290
MIDEAST
N: 856
P: 386
MISC
N: 760
P: 319
HOCKEY
N: 343
Hình 3.3.b: Phân phối dữ liệu kiểm tra cho các bộ phân lớp
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 43
Kết quả phân lớp cho các nút trong của taxonomy được biểu diễn trong bảng
3.2.a và biểu đồ 3.1.a :
Bảng 3.2.a: Kết quả phân lớp cho các nút trong của taxonomy
Tên lớp Tỉ lệ phân
lớp đúng
Độ chính
xác
Độ hồi
tưởng
Độ đo Fβ
( 1β = )
Rec 97.48% 95.73% 96.52% 96.12%
Sci 94.42% 91.81% 90.83% 91.32%
Talk 95.49% 90.94% 96.88% 93.82%
Rec.sport 98.20% 96.83% 99.53% 98.16%
Talk.politics 79.35% 82.98% 88.63% 85.71%
96.12
91.32
93.82
98.16
85.71
78
80
82
84
86
88
90
92
94
96
98
100
rec sci talk rec.sport talk.politics
Lớp
Đ
ộ
đo
F
1
Biểu đồ 3.1.a: Biểu đồ biểu diễn độ đo F1 của các nút trong
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 44
Nhận xét :
Từ biểu đồ 3.1.a, ta thấy rằng, 5 bộ phân lớp nhánh của taxonomy làm việc rất
hiệu quả và đạt kết quả cao. Cả 5 bộ phân lớp đều cho độ đo F gần 90%, đặc biệt, bộ
phân lớp nhánh Rec.sport đạt kết quả gần 100% cho cả độ chính xác và độ hồi tưởng.
Bộ phân lớp nhánh talk.politics thu được kết qủa thấp nhất với độ đo F là 85.71%.
Kết quả cho các lá của taxonomy được biểu diễn trong bảng 3.6.b :
Bảng 3.2.b: Kết quả phân lớp cho các lá của taxonomy
Tên lớp Tỉ lệ phân
lớp đúng
Độ chính
xác
Độ hồi
tưởng
Độ đo Fβ
( 1β = )
Rec.autos 97.00% 94.08% 92.86% 93.47%
Rec.motorcycles 97.68% 97.42% 92.29% 94.79%
Rec.sport.baseball 94.56% 91.81% 97.52% 94.58%
Rec.sport.hockey 96.22% 95.94% 96.24% 96.09%
Sci.crypt 96.25% 94.83% 89.00% 91.82%
Sci.electronics 92.50% 90.27% 76.07% 82.56%
Sci.med 90.02% 95.22% 85.66% 90.19%
Sci.space 96.17% 95.82% 89.87% 92.75%
Talk.politics.guns 90.49% 81.56% 87.16% 84.27%
Talk.politics.mideast 93.54% 94.37% 82.21% 87.87%
Talk.politics.misc 83.94% 66.06% 75.17% 70.32%
Talk.religion.misc 87.17% 66.07% 79.81% 72.29%
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 45
93.47 94.79 94.58 96.09 91.82
82.56
90.19 92.75 84.27 87.87
70.32 72.29
0
20
40
60
80
100
120
rec
.au
tos
rec
.m
oto
rcy
cle
s
rec
.sp
or
t.b
as
eb
all
rec
.sp
or
t.h
oc
ke
y
sc
i.c
ryp
t
sc
i.e
lec
tro
nic
s
sc
i.m
ed
sc
i.s
pa
ce
tal
k.p
oli
tic
s.g
un
s
tal
k.p
oli
tic
s.m
ide
as
t
tal
k.p
oli
tic
s.m
isc
tal
k.r
eli
gio
n.m
isc
Lớp
Đ
ộ
đo
F
1
Biểu đồ 3.1.b: Biểu đồ biểu diễn độ đo F1 các lá của taxonomy
Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng với phương pháp phân lớp phân cấp, kết quả
thu được tốt cho cả 12 lá của taxonomy. Lớp Talk.politics.misc đạt kết quả thấp nhất
với F1=70.32%, lớp Rec.sport.hockey đạt kết quả cao nhất với F1=96.09%.
Sau khi tính tỉ lệ phân lớp đúng, độ chính xác và độ hồi tưởng cho mỗi bộ phân
lớp. Một vài độ đo tổ hợp được tính toán theo công thức sau:
♦ Tỉ lệ phân lớp đúng trung bình:
1( )
N
i
i
Acc
Avg Acc
N
==
∑
♦ Macroaveraging:
1ˆ
m
i
M i
Pr
Pr
m
==
∑
1ˆ
m
i
M i
Re
Re
m
==
∑
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 46
♦ Độ đo Fβ trung bình tính theo công thức:
1( )
N
i
F
Avg F
N
β
β
==
∑
Kết quả được thể hiện như bảng 3.3 :
Bảng 3.3 : Kết quả trung bình
Tỉ lệ phân lớp đúng trung bình 92.97%
Độ chính xác trung bình 89.51%
Độ hồi tưởng trung bình 89.19%
Độ đo F1 trung bình 89.18%
3.3.2. Thực nghiệm 2 : Khảo sát sự phụ thuộc thời gian huấn luyện và kết
quả vào tập thuộc tính.
Ta biết rằng, việc lựa chọn tập thuộc tính là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực
tiếp tới thời gian huấn luyện và kết quả phân lớp. Đối với bài toán phân lớp phân cấp,
ở các mức trên của cây phân cấp, chỉ cần chọn tập thuộc tính phù hợp nhất để phân
biệt giữa các lớp ở mức đó. Quay trở lại hình 2.2, như phần 2.2.1 đã trình bày, “Máy
tính” là một thuộc tính rất tốt để phân biệt giữa các lớp ở mức 1. Nếu đi sâu xuống
nhánh “Tin học” sẽ có nhiều thuộc tính chuyên biệt hơn để phân biệt giữa các lớp ở
nhánh này, và độ quan trọng của thuộc tính “Máy tính” tại nhánh “Tin học” sẽ bị giảm
đi. Vì vậy, khoá luận tiến hành một vài thực nghiệm nhằm khảo sát sự phụ thuộc của
việc lựa chọn tập thuộc tính tại mức 1 của cây phân cấp hình 3.2 với thời gian huấn
luyện và kết quả phân lớp thu được.
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 47
Tập thuộc tính của ba lớp ở mức 1 được thể hiện như sau (Bảng 3.4):
REC SCI TALK
16238 18596 19622
Tập thuộc tính được lựa chọn theo độ đo thông tin qua lại(MI) :
( ) ( ) ( ), log
A NI t c
A C A B
×≈ + × +
Thử nghiệm trên ba lần lựa chọn số lượng thuộc tính có MI lớn nhất cho mỗi
lớp giảm dần theo thống kê sau (Bảng 3.5) :
REC SCI TALK
50% 8119 9296 9622
40% 6495 7436 7697
30% 4871 5577 5773
Sử dụng tập dữ liệu kiểm tra cho ba lớp ở mức 1 như thực nghiệm 1 ta thu
được kết quả như sau (Bảng 3.6):
Lớp
Phần trăm
Bảng 3.5 : Số lượng thuộc tính được lựa chọn cho mỗi
lớ
Bảng 3.4 : Tập thuộc tính của mỗi lớp tại mức 1
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 48
Tỉ lệ phân
lớp đúng
Độ chính
xác
Độ hồi
tưởng
Độ đo Fβ
( 1β = )
Không lựa chọn 97.48% 95.73% 96.52% 96.12%
50% 97.45% 95.79% 96.37% 96.08%
40% 96.84% 95.09% 95.06% 95.08%
REC
30% 97.55% 97.51% 94.86% 96.17%
Không lựa chọn 94.42% 91.81% 90.83% 91.32%
50% 94.54% 92.22% 90.76% 91.48% SCI
40% 94.86% 92.30% 91.74% 92.02%
30% 95.13% 93.08% 91.74% 92.41%
Không lựa chọn 95.49% 90.94% 96.88% 93.82%
50% 95.77% 91.18% 96.81% 93.91%
40% 95.98% 91.87% 97.22% 94.47%
TALK
30% 95.94% 93.22% 95.42% 94.31%
Độ đo trung bình của cả ba lớp trong từng trường hợp được thể hiện trong
bảng 3.7 và biểu đồ 3.2:
Bảng 3.6: Kết quả phân lớp cho từng trường hợp
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 49
Độ đo
Phần trăm
Tỉ lệ phân
lớp đúng
trung bình
Độ chính
xác trung
bình
Độ hồi
tưởng trung
bình
Độ đo F1
trung bình
Không lựa chọn 95.68% 92.83% 94.74% 93.75%
50% 95.92% 93.06% 94.65% 93.82%
40% 95.89% 93.09% 94.67% 93.86%
305 96.21% 94.60% 94.01% 94.30%
93.57
93.82 93.86
94.3
93.2
93.4
93.6
93.8
94
94.2
94.4
Không lựa
chọn
50% 40% 30%
Các trường hợp
Đ
ộ
đo
F
1
Nhận xét :
Từ biểu đồ 3.2, dễ nhận thấy với bài toán phân lớp phân cấp văn bản, khi lựa
được tập thuộc tính phù hợp để phân biệt giữa các lớp thì kết quả phân lớp trung bình
sẽ tăng lên. Từ bảng 3.6 và 3.7 ta thấy có một số lớp khi tập thuộc tính được rút gọn
Bảng 3.7: Kết quả trung bình cho từng trường hợp
Biểu đồ 3.2: Độ đo F1 của bộ phân lớp khi sử dụng độ đo
thông tin MI
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 50
thì kết quả giảm đi. Điều này là hoàn toàn tự nhiên, và sẽ tồn tại một ngưỡng mà tại đó
kết quả phân lớp trung bình sẽ thấp hơn so với khi không lựa chọn tập thuộc tính. Vì
vậy, đối với các ứng dụng lớn, cần xem xét lựa chọn ngưỡng phù hợp để kết quả phân
lớp cao nhất có thể.
REC SCI TALK Tổng thời gian
Không lựa chọn 7.44 7.89 8.15 23.48
50% 6.58 7.01 7.65 21.24
40% 4.50 5.02 5.36 14.88
30% 3.12 3.75 3.48 10.35
23.48
21.24
14.88
10.35
0
5
10
15
20
25
Không lựa
chọn
50% 40% 30%
Phần trăm đặc trưng được lựa chọn
Th
ờ
i g
ia
n
(s
)
Bảng 3.8 : Thời gian huấn luyện của từng lớp
Biểu đồ 3.3 : Tổng thời gian huấn luyện theo phần trăm thuộc tính
được lựa chọn
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 51
Lựa chọn được tập thuộc tính phù hợp không những làm tăng kết quả mà một
điều rất quan trọng là thời gian huấn luyện các bộ phân lớp sẽ giảm đáng kể. Điều này
được thể hiện trong bảng 3.8 biểu diễn thời gian huấn luyện cho từng lớp (tính theo
đơn vị giây) cho từng trường hợp.
Sự phụ thuộc tổng thời gian huấn luyện của cả ba lớp theo sự lựa chọn thuộc
tính được thể hiện như biểu đồ 3.3.
Nhận xét:
Dễ nhận thấy, tập thuộc tính càng được rút gọn thì tổng thời gian huấn luyện
cho cả ba lớp đều giảm đi rõ rệt. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng mà các
hệ thống phân lớp hướng tới, đặc biệt với các hệ thống lớn.
Từ thực nghiệm có thể rút ra kết luận rằng : lựa chọn được tập thuộc tính phù
hợp cho các mức của cây phân cấp không chỉ làm giảm thời gian huấn luyện các phân
lớp mà còn làm tăng kết quả phân lớp cuối cùng.
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 52
KẾT LUẬN
Từ việc nghiên cứu lý thuyết và kết quả thực nghiệm có thể khẳng định rằng bài
toán phân lớp phân cấp văn bản thực sự tốt. Đặc biệt, đối với các hệ thống phân lớp
mà số lượng các lớp nhiều, thì phân lớp phân cấp văn bản sẽ phát huy được những ưu
điểm của mình, không chỉ về kết quả phân lớp mà cả mặt thời gian phân lớp. Bài toán
phân lớp phân cấp văn bản Web thực sự có ý nghĩa về nghiên cứu và triển khai.
Về mặt nội dung, khoá luận đã đạt được những kết quả sau :
– Nghiên cứu một phương pháp giải quyết bài toán phân lớp phân cấp và
cách xây dựng các bộ phân lớp cho cây phân cấp văn bản.
– Nghiên cứu, phân tích hoạt động các thuật toán kNN, AdaBoost và SVM
giải quyết bài toán phân lớp phân cấp. Đề xuất ý tưởng đưa trọng số vào
mỗi nút trong quá trình phân lớp phân cấp.
– Xây dựng chương trình thi hành phân lớp phân cấp được viết trên ngôn
ngữ C/C++, môi trường Dev-C++ 4.9.8.0 được tích hợp từ module
chương trình tiền xử lý văn bản (do khóa luận xây dựng) và module phân
lớp phẳng (khai thác mã nguồn bộ phân lớp SVM nhị phân phiên bản
6.01). Kết quả thực nghiệm trên tập dữ liệu 20 NewsGroup cho thấy tính
khả thi của chương trình phân lớp phân cấp với độ đo F1 xấp xỉ 90%.
Bên cạnh đó, do thời gian và kiến thức có hạn, khoá luận vẫn còn một vài hạn
chế sau :
– Chương trình sử dụng thuật toán SVM cho bài toán phân lớp phân cấp
mới thi hành trên một bộ dữ liệu nên chưa có kết quả trên nhiều bộ dữ
liệu. Chưa thi hành nhiều thuật toán để chọn được phương án tốt.
– Do chưa nhận được độ đo đánh giá phân lớp phân cấp chuẩn nên khóa
luận tiến hành đánh giá kết quả phân lớp phân cấp theo các độ đo của
phân lớp phẳng là độ chính xác, độ hồi tưởng và độ đo F1. Đây là một
hạn chế của khóa luận.
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 53
Trong tương lai, khoá luận sẽ tiếp tục hoàn thiện theo hướng sau :
– Thử nghiệm trên nhiều bộ dữ liệu khác nhau, đặc biệt áp dụng bài toán
phân lớp với các trang Web tiếng Việt.
– Sử dụng một số thuật toán phân lớp phẳng khác với SVM để từ đó tìm
được thuật toán hiệu quả đối với bài toán phân lớp phân cấp.
– Ý tưởng đánh trọng số cho các thuộc tính dựa vào độ sâu của taxonomy
chưa tiến hành cài đặt được. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiến hành
cài đặt chương trình này.
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
[1]. Đặng Thanh Hải. Thuật toán phân lớp văn bản web và thực nghiệm trên máy tìm
kiếm Viettseek. Khoá luận tốt nghiệp 2004, Trường Đại học Công Nghệ - Đại học
Quốc gia Hà Nội
Tài liệu Tiếng Anh
[2]. Ahswin K Pulijala, Susan Gauch. Hierachical Text Classification, International
Conference on Cybernetics and Information Technologies, Systems and
Applications: CITSA 2004, Vol. 1, Orlando, FL, July 2004, pp. 257-262.
[3]. Aixin Sun and Ee-Peng Lim Hierarchical Text Classification and Evaluation –
Proceedings of the 2001 IEEE International Conference on Data Mining (ICDM
2001) Pages 521-528, California, USA, November 2001.
[4]. Andrew Mc Callum, Ronald Rosenfeld, Tom Mitchell, Andrew Y.Ng Improving
Text Classification by Shrinkage in a Hierarchy of Classes, In Proceedings of The
Eighteenth International Conference on Machine Learning, 1998.
[5] .D.Wollersheim, W.J.Rahayu Using Medical Test Collection Relevance Judgement
to Identify Ontological Relationships Useful for Query Expansion 21st
International Conference on Data Engineering 2005.
[6]. Daphne Koller, Mehran Sahami Hierarchical classifying documents using very
few words Proceedings of the Fourteenth International Conference on Machine
Learning (ML-97) pages 170-178, Nashville, Tennessee, July 1997.
[7]. Delphi Group, a Perot Systems Company. Information intelligence: Content
Classification and the Enterprise Taxonomy Practice, 2004.
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 55
[8]. Fabrizio Sebastiani. Machine Learning in Automated Text Categorization. ACM
Computing Survey, 34(1) pages 1-47, 2002.
[9]. H.T.Kung, C.H.Wu Content Networks: Taxonomy and New Approaches The
Internet as a Large-Scale Complex System, Kihong Park and Walter Willinger
(Editors), published by Oxford University Press as part of Sante Fe Institute
series, 2002.
[10]. Ian H.Witten & Eibe Frank. Data Mining – Practical Machine Learning Tools
and Techniques – second Edition Morgan Kaufmann Publishers.
[11]. Lijuan Cai, Thomas Hofmann Hierarchical Document Categorization with
Support Vector Machines Proceedings of the ACM Conference on Information
and Knowledge Management, pages 78-87.
[12]. Michael Granitzer. Hierarchical Text Classification using methods from Machine
Learning, Master Thesis at Graz University of Technology, submitted by Michael
Granitzer – Institute of Theoretical Computer Science (IGI) Graz University of
Technology A-8010 Graz, Austria, 27th Octorber 2003.
[13].Michael Granitzer,Peter Auer. Experiments With Hierarchical Text
Classification. Proceedings of 9th IASTED International Conference on Artifical
Interlligence, IASTED, ACTA Press, Benidorm, Spain.
[14]. Miguel E.Ruiz , Padmini srinivasan Hierarchical Text Categorization Using
Neural Networks Information Retrieval, 2002 Kluwer Academic Publishers.
[15].OU Shi-yan, KHOO Christopher S.G, GOH Dion H. Division of Information
Studies, Constructing a taxonomy to support multi-document summarization of
dissertation abstracts. Proceedings Issue of the 1st International Conference on
Universal Digital Library (ICUDL 2005).
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 56
[16]. Pierre Baldi, Paolo Frasconi, Padhraic Smyth. Modeling the Internet and the
Web: Probabilistic Methods and Algorithms, Published by John Wiley & Sons
Ltd, The Southern Gate, Chichester West Sussex PO19 8SQ, England - 2003.
[17]. Shrikanth Shankar, George Karypis. A weight adjustment algorithm for document
categorization, SIGKDD Wordshop on Text Mining, Boston, MA.
[18]. Soumen Chakrabarti, Indian Institute of Technology, Bombay, trang 183-188,
Mining the web- discovering knowledge from Hypertext Data Morgan Kaufman
Publishers.
[19]. Soumen Chakrabarti, Byron Dom. Rakesh Agrawal, Prabhakar Raghavan Using
taxonomy, discriminats, and signatures for navigating in text databases,
Proceedings of the International Conference on Very Large Data Bases (VLDB).
[20]. Svetlane Kiritchenko. Hierarchical Text Categorization and Its Application to
Bioinformatics, Ph.D thesis in Computer Science – School of Information
Technology and Engineering Faculty of Engineering University of Ottawa,
Canada 2005.
[21]. Susan Dumais, Hao Chen - Hierarchical Classification of Web Content,
Proceedings of the ACM International Conference on Research and Development
in Information Retrieval (SIGIR), pages 256-263.
[22]. Yiming Yang, Jan O.Pedersen A Comparative Study on Feature Selection in Text
Categorization. Proceedings of the Fourteenth Internationcal Conference on
Machine Learning (ICML ’97), 412-420, 1997.
[23]. Yongwook Yoon, Changkl Lee, Gary Geunbae Lee An effective procedure for
constructing a hierarchical text classification system. Journal of American Society
for Information Science and Technology (JASIST), 57(3), (pp. 431-442).
[24].
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 57
PHỤ LỤC A. DANH SÁCH TỪ DỪNG
Danh sách các từ dừng được sử dụng trong thực nghiệm : (danh sách các từ
dừng được sử dụng từ nguồn BOW toolkit – Andrew McCallum 1998,1999)
a, able, about, above, according, accordingly, across, actually, after, afterwards,
again, against, all, allow, allows, almost, alone, along, already, also, although, always,
am, among, amongst, an, and, another, any, anybody, anyhow, anyone, anything,
anyway, anyways, anywhere, apart, appear, appreciate, appropriate, are, around, as,
aside, ask, asking, associated, at, available, away, awfully.
b, be, became, because, become, becomes, becoming, been, before, beforehand,
behind, being, believe, below, beside, besides, best, better, between, beyond, both,
brief, but, by.
c, came, can, cannot, cant, cause, causes, certain, certainly, changes, clearly, co,
com, come, comes, concerning, consequently, consider, considering, contains,
corresponding, could, course, currently.
d, definitely, described, despite, did, different, do, does, doing, done, down,
downwards, during.
e, each, edu, eg, eight, either, else, elsewhere, enough, entirely, especially, et,
etc, even, ever, every, everybody, everyone, everything, everywhere, ex, exactly,
example, except.
f, far, few, fifth, first, five, followed, following, follows, for, former, formerly,
forth, four, from, further, furthermore.
g, get, gets, getting, given, gives, go, goes, going, gone, got, gotten, greetings.
h, had, happens, hardly, has, have, having, he, hello, help, hence, her, here,
hereafter, hereby, herein, hereupon, hers, herself, hi, him, himsefl, his, hither,
hopefully, how, howbeit, however.
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 58
i, ie, if, ignored, immediate, in, inasmuch, inc, indeed, indicate, indicated,
indicates, inner, insofar, instead, into, inward, is, it, its, itsefl.
j, just, k, keep, kept, know, knows, known.
l, last, lately, later, latter, latterly, least, less, lest, let, like, liked, likely, little,
look, looking, looks, ltd.
m, mainly, many, may, maybe, me, mean, meanwhile, merely, might, more,
moreover, most, much, must, my, mysefl.
n, name, namely, nd, near, nearly, necessary, need, needs, neither, never,
nevertheless, new, next, nine, no, nobody, non, none, noone, nor, normally, not,
nothing, novel, now, nowhere.
o, obviously, of, off, often, oh, ok, okay, old, on, once, one, ones, only, onto, or,
other, others, otherwise, ought, our, ours, ourselses, out, outside, overall, own.
p, particular, particularly, per, perhaps, placed, please, plus, possible,
presumably, probably, provides.
q, que, quite, qv.
r, rather, rd, re, really, reasonably, regarding, regardless, regards, relatively,
respectively, right.
s, said, same, saw, say, saying, says, second, secondly, see, seeing, seem,
seeming, seems, seen, self, selves, sensible, sent, serious, seriously, seven, shall, she,
should, since, six, so, some, somebody, somehow, someone, something, sometime,
sometimes, somewhat, somewhere, soon, sorry, specified, specify, specifying, still,
sub, such, sup, sure.
t, take, taken, tell, tends, th, than, thank, thanks, thanx, that, thats, the, their,
theirs, them, themselves, then, thence, there, thereafter, thereby, therefore, therein,
theres, thereupon, these, they, think, third, this, thorough, thoroughly, those, though,
three, through, throughout, thru, thus, to, together, too, took, toward, towards, tried,
tries, truly, try, trying, twice, two.
Phân lớp phân cấp Taxonomy văn bản Web và ứng dụng
Nguyễn Thị Hương Thảo - Lớp K47CA – Trường Đại học Công nghệ 59
u, un, under, unfortunately, unless, unlikely, until, unto, up, upon, us, use, used,
useful, uses, using, usually, uucp.
v, value, various, very, via, viz, vs
w, want, wants, was, way, we, welcome, well, went, were, what, whatever,
when, whence, whenever, where, whereafter, whereas, whereby, wherein, whereupon,
wherever, which, while, whither, who, whoever, whole, whom, whose, why, will,
willing, wish, with, within, without, wonder, would.
x, y, yes, yet, you, your, yours, yourself, yourselves, z, zero.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K47_Nguyen_Thi_Huong_Thao_Thesis.pdf