Khóa luận Phân lập vi khuẩn bacillus subtilis từ đất, khảo sát khả năng ức chế sản sinh aflatoxin của các chủng phân lập được

Tài liệu Khóa luận Phân lập vi khuẩn bacillus subtilis từ đất, khảo sát khả năng ức chế sản sinh aflatoxin của các chủng phân lập được: i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN LẬP VI KHUẨN BACILLUS SUBTILIS TỪ ĐẤT, KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨC CHẾ SẢN SINH AFLATOXIN CỦA CÁC CHỦNG PHÂN LẬP ĐƢỢC Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Niên khóa: 2003 - 2007 Sinh viên thực hiện: PHẠM HOÀNG THÁI Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 8/2007 ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN LẬP VI KHUẨN BACILLUS SUBTILIS TỪ ĐẤT, KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨC CHẾ SẢN SINH AFLATOXIN CỦA CÁC CHỦNG PHÂN LẬP ĐƢỢC Giáo viên hƣớng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. NGUYỄN NGỌC HẢI PHẠM HOÀNG THÁI Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Niên khóa: 2003 - 2007 Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 8/2007 iii LỜI CẢM TẠ Mãi khắc ghi công ơn sinh thành, nuôi nấng, dạy dỗ của ba, má và những người thân trong gia đình đã cho con có được ngày hôm nay. Chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm bộ mô...

pdf76 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Phân lập vi khuẩn bacillus subtilis từ đất, khảo sát khả năng ức chế sản sinh aflatoxin của các chủng phân lập được, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN LẬP VI KHUẨN BACILLUS SUBTILIS TỪ ĐẤT, KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨC CHẾ SẢN SINH AFLATOXIN CỦA CÁC CHỦNG PHÂN LẬP ĐƢỢC Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Niên khóa: 2003 - 2007 Sinh viên thực hiện: PHẠM HOÀNG THÁI Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 8/2007 ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN LẬP VI KHUẨN BACILLUS SUBTILIS TỪ ĐẤT, KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨC CHẾ SẢN SINH AFLATOXIN CỦA CÁC CHỦNG PHÂN LẬP ĐƢỢC Giáo viên hƣớng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. NGUYỄN NGỌC HẢI PHẠM HOÀNG THÁI Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Niên khóa: 2003 - 2007 Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 8/2007 iii LỜI CẢM TẠ Mãi khắc ghi công ơn sinh thành, nuôi nấng, dạy dỗ của ba, má và những người thân trong gia đình đã cho con có được ngày hôm nay. Chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm bộ môn Công Nghệ Sinh Học cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình dạy bảo và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Chân thành biết ơn sâu sắc đến các quý thầy cô Ts. Nguyễn Ngọc Hải Ts. Lê Anh Phụng Cô Nguyễn Thị Kim Loan đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Chân thành cảm ơn toàn thể bạn bè đã động viên, chia sẽ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. iv TÓM TẮT LUẬN VĂN Qua thời gian thực hiện đề tài “Phân lập vi khuẩn Bacillus subtilis từ đất, khảo sát khả năng ức chế sản sinh aflatoxin của các chủng phân lập đƣợc.” từ tháng 3/2007 đến tháng 8/2007 tại Phòng thực hành Vi Sinh khoa Chăn Nuôi-Thú Y, chúng tôi có những kết luận sau: - Có thể phân lập được vi khuẩn Bacillus subtilis từ đất với tỷ lệ 8,16 %. - Đánh giá sơ bộ khả năng ức chế aflatoxin của các chủng vi khuẩn Bacillus subtilis phân lập được từ đất trên môi truờng thạch nước cốt dừa: sau 7 ngày nuôi cấy chung Bacillus subtilis và Aspergillus flavus trên môi trường thạch nước cốt dừa, quan sát bên ngoài và dưới ánh đèn tia cực tím (UV) cho thấy một số chủng có khả năng ức chế sinh trưởng và sản sinh aflatoxin của nấm mốc Aspergillus flavus. - Khảo sát khả năng ức chế sản sinh aflatoxin của các chủng vi khuẩn Bacillus subtilis phân lập được từ đất: môi trường bắp sau 7 ngày nuôi cấy bào tử nấm mốc và bào tử vi khuẩn , ghi nhận một số chủng có khả năng làm giảm aflatoxin trên môi trường bắp so với mẫu đối chứng chỉ có bào tử Aspergillus flavus không có bào tử Bacillus subtilis. - Khảo sát tỷ lệ nuôi cấy giữa bào tử nấm mốc/bào tử vi khuẩn Bacillus subtilis ảnh hưởng đến khả năng sản sinh aflatoxin trên môi trường bắp phối trộn tỷ lệ bào tử nấm mốc/bào tử vi khuẩn là 1/103, 1/104 và 1/105. Sau 7 ngày nuôi cấy cho thấy khi tỷ lệ bào tử vi khuẩn tăng lên thì tăng khả năng làm giảm aflatoxin. - Nguyên liệu bắp nhiễm aflatoxin có xử lý với vi khuẩn Bacillus subtilis gây chết vịt ít hơn nguyên liệu bắp nhiễm aflatoxin nhưng không xử lý với vi khuẩn. v SUMMARY The thesis: “ Isolation of Bacillus subtilis in soil and survey their ability in inhibition of aflatoxin production by Aspergillus flavus on maize.” The thesis Bacillus subtilis in inhibition of aflatoxin production by Aspergillus flavus on maize and in protection of duck frome aflatoxin infection was carried out in Microbiology and Infections Diseases Department of Freulty of Animal sciences and Veterinary, Nong Lam University, Ho Chi Minh cty frome 03/2007 to 08/2007. The results showed: - Bacillus subtilis could inhibite the aflatoxin production of Aspergillus flavus on maize in times. - Bacillus subtilis treatment could reduce the neortility rate, health affect of the ducks fed with 100 ppb aflatoxin containated maize. vi MỤC LỤC CHƢƠNG TRANG Trang bìa 1…………………………………………………………………........….......i Trang bìa 2………………………………………………………………........……......ii LỜI CẢM TẠ………………………………………………………….......……….....iii MỤC LỤC…………………………………………………………….……........….....iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………...........ix DANH MỤC CÁC BẢNG…………………………………………………….......…..x DANH MỤC CÁC HÌNH…………………………………………………….......…..xi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ……………………………………………………..........xii TÓM TẮT LUẬN VĂN….…………………………………………….…….......….xiii 1. MỞ ĐẦU………………………………………………………………….…........…1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ….....………………………………………………...…..........……1 1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI….........…………………………………………...........……2 1.3. YÊU CẦU ĐỀ TÀI………….........………………………………..…..........….…2 2. TỔNG QUAN…………………………..............………………………..….........…3 2.1. KHÁI QUÁT VỀ VI KHUẨN BACILLUS SUBTILIS…….......................…….3 2.1.1. Lịch sử phát hiện………………………………………………..........................3 2.1.2. Đặc điểm phân loại và sự phân bố của vi khuẩn Bacillus subtilis....................3 2.1.2.1. Đặc điểm phân loại……………………………............….……………......….3 2.1.2.2. Sự phân bố…………………………………………………..................……...4 2.1.3. Đặc điểm hình thái………………….…………………………….............…….4 2.1.4. Đặc điểm nuôi cấy………………………………………………........….....…...4 vii 2.1.5. Đặc điểm sinh hóa………………………………………......……......................5 2.1.6. Đặc điểm cấu trúc kháng nguyên………………………......…...…..................6 2.1.7. Bào tử vi khuẩn Bacillus subtilis………………………….....……...................7 2.1.7.1. Cấu tạo của bào tử…………………………………………..........….......…..7 2.1.7.2. Đặc điểm và tác dụng của bào tử………………………..........…….......…...8 2.1.8. Tính chất đối kháng của Bacillus subtilis với vi sinh vật gây bệnh.................9 2.1.9. Những nghiên cứu về tác dụng đố kháng Aspergillus của Bacillus subtilis...11 2.2. KHÁI QUÁT VỀ NẤM MỐC SINH ĐỘC TỐ AFLATOXIN……...…..........12 2.2.1. Khái niệm về nấm mốc……………………………………….............…….....12 2.2.2. Các loài nấm mốc sinh độc tố aflatoxin…………….......................................12 2.2.3. Độc tố aflatoxin…………………………………..............................................13 2.2.3.1. Các loại độc tố aflatoxin……………………….............................................13 2.2.3.2. Cơ chế gây bệnh của aflatoxin…………………….......................................14 2.2.3.3. Những tác hại do aflatoxin gây ra…………………….................................14 2.2.3.4. Các phƣơng pháp phân hủy aflatoxin………………………...………........15 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH..................................................19 3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM................................................................................19 3.1.1. Thời gian ............................................................................................................19 3.1.2. Địa điểm..............................................................................................................19 3.2. ĐỐI TƢỢNG KHẢO SÁT...................................................................................19 3.3. THIẾT BỊ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM ................................................................19 3.4. MÔI TRƢỜNG NUÔI CẤY................................................................................20 3.4.1. Môi trƣờng tự nhiên ..........................................................................................20 3.4.2. Môi trƣờng tổng hợp.........................................................................................20 viii 3.5. NỘI DUNG...........................................................................................................20 3.6. PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU...............................................20 3.6.1. Phân lập vi khuẩn Bacillus subtilis từ đất.......................................................20 3.6.1.1. Cách lấy mẫu đất để phân lập vi khuẩn........................................................20 3.6.1.2. Phƣơng pháp phân lập vi khuẩn Bacillus subtilis .......................................21 3.6.2. Khảo sát đặc điểm sinh học của vi khuẩn phân lập đƣợc..............................21 3.6.2.1. Quan sát hình thái vi khuẩn dƣới kính hiển vi.............................................21 3.6.2.2. Khảo sát các phản ứng sinh hóa của vi khuẩn phân lập đƣợc…………....22 3.6.3. Thí nghiệm 1: Kiểm tra khả năng sinh aflatoxin của chủng nấm mốc Aspergillus flavus và đánh giá sơ bộ khả năng ức chế sản sinh aflatoxin của các chủng Bacillus subtilis phân lập đƣợc........................................................................22 3.6.3.1. Kiểm tra khả năng sinh aflatoxin của chủng nấm mốcAspergillusflavus..22 3.6.3.2. Thí nghiệm đánh giá sơ bộ khả năng ức chế sản sinh aflatoxin của các chủng Bacillus subtilis phân lập đƣợc………………………………..…………..…23 3.6.4.Thí nghiệm 2: Khảo sát khả năng làm giảm aflatoxin sản sinh trên môi trƣờng bắp của các chủng vi khuẩn Bacillus subtilis phân lập đƣợc……..…........23 3.6.4.1. Phƣơng pháp thu hoạch và xác định số lƣợng bào tử nấm mốc Aspergillus flavus………………………………………………………………...….. 23 3.6.4.1.1. Phƣơng pháp thu hoạch bào tử nấm mốc Aspergillus flavus...................23 3.6.4.1.2. Phƣơng pháp xác định số lƣợng bào tử nấm mốc Aspergillus flavus……………………………………………………………………..24 3.6.4.2. Phƣơng pháp thu hoạch và xác định số lƣợng bào tử vi khuẩn Bacillus subtilis.............................................................................................................24 3.6.4.2.1. Phƣơng pháp thu hoạch huyễn dịch bào tử vi khuẩnBacillus subtilis…24 ix 3.6.4.2.2. Phƣơng pháp xác định số lƣợng bào tử vi khuẩn Bacillus subtilis..........25 3.6.4.3. Bố trí thí nghiệm..............................................................................................26 3.6.4.3.1. Xử lý nguyên liệu bắp ban đầu trƣớc khi tiến hành thí nghiệm……….26 3.6.4.3.2. Nuôi cấy chung bào tử vi khuẩn Bacillus subtilis và bào tử nấm Aspergillus flavus trên môi trƣờng nguyên liệu bắp..................................................26 3.6.5. Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hƣởng của tỷ lệ bào tử nấm mốc /bào tử vi khuẩn đối với sự sản sinh aflatoxin............................................................................27 3.6.5.1. Phƣơng pháp thu hoạch và xác định số lƣợng bào tử nấm mốc Aspergillus flavus..........................................................................................................28 3.6.5.2. Phƣơng pháp thu hoạch và xác định số lƣợng bào tử vi khuẩn Bacillus subtilis.............................................................................................................28 3.6.5.3. Bố trí thí nghiệm..............................................................................................28 3.6.6. Thí nghiệm 4: Thử mức độ an toàn của ngƣyên liệu bắp đã nhiễm aflatoxin sau khi xử lý bằng vi khuẩn Bacillus subtilis (có khả năng ức chế aflatoxin) trên vịt..........................................................................................................29 3.7. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MẪU……………………………………….....30 3.8. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU....................................................................30 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN……………………………………………………..31 4.1. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA BACILLUS SUBTILIS………...31 4.1.1. Quan sát đặc điểm khuẩn lạc nghi ngờ là Bacillus subtilis……………..…..31 4.1.2. Đặc điểm hình thái của vi khuẩn nghi ngờ là Bacillus subtilis sau nhuộm Gram………………………………………………………………………….32 4.1.3. Khảo sát các đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn nghi ngờ là Bacillussubtilis..32 x 4.2.THÍ NGHIỆM 1: KIỂM TRA KHẢ NĂNG SINH AFLATOXIN CỦA CHỦNG NẤM MỐC ASPERGILLUS FLAVUS VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KHẢ NĂNG ỨC CHẾ SẢN SINH AFLATOXIN CỦA CÁC CHỦNG BACILLUS SUBTILIS PHÂN LẬP ĐƢỢC...............................................................35 4.2.1. Kiểm tra khả năng sinh khả năng sinh aflatoxin của chủng nấm mốc Aspergillus flavus..........................................................................................................35 4.2.2. Thí nghiệm đánh giá sơ bộ khả năng ức chế sản sinh aflatoxin của các chủng Bacillus subtilis phân lập đƣợc……………………………………………..…..……35 4.3. THÍ NGHIỆM 2 : KHẢO SÁT KHẢ NĂNG LÀM GIẢM AFLATOXIN SẢN SINH TRÊN MÔI TRƢỜNG BẮP CỦA CÁC CHỦNG BACILLUS SUBTILIS PHÂN LẬP ĐƢỢC……………………………………...……………....38 4.4. THÍ NGHIỆM 3: KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA TỶ LỆ BÀO TỬ NẤM MỐC/BÀO TỬ VI KHUẨN ĐỐI VỚI SỰ SẢN SINH AFLATOXIN…….40 4.5. THÍ NGHIỆM 4: THỬ MỨC ĐỘ AN TOÀN CỦA NGHUYÊN LIỆU BẮP ĐÃ NHIỄM AFLATOXIN SAU KHI XỬ LÝ BẰNG VI KHUẨN BACILLUS SUBTILIS (CÓ KHẢ NĂNG ỨC CHẾ AFLATOXIN) TRÊN VỊT NUÔI............43 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ…………………………………………...……….…..48 5.1. KẾT LUẬN……………………………………………………………..………..48 5.2. ĐỀ NGHỊ…………………………………………………………………...…….48 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………...……49 xi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên chữ Nghĩa ADN Acid Deoxyribonucleic ARN Acid Ribonucleic CFU Colony Formation Unit Đơn vị hình thành khuẩn lạc ppb part per billion Phần triệu (mg/kg) TLC Thin Layer Chromatography Phương pháp sắc ký lớp mỏng UV Ultra Violet Tia cực tím xii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Các phản ứng sinh hóa của Bacillus sutilis………………………............…. 6 Bảng 2.2. Sự khác nhau giữa bào tử và tế bào dinh dưỡng của Bacillus subtilis….........8 Bảng 2.3: Số lượng của Escherichia coli sau 0 giờ, 12 giờ, 24 giờ và 36 giờ nuôi cấy (CFU/ml)........................................................................................................................10 Bảng 2.4: Khả năng ức chế aflatoxin B1 của các chủng vi khuẩn Bacillus subtilis trong thí nghiệm của Norio Kimura………………………….................................…..12 Bảng 2.5: Một số loài nấm mốc có khả năng sản sinh aflatoxin……………............…13 Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm nghiệm 2............................................................................27 Bảng 3.2: Bố trí thí nghiệm 3………………………………………………………….28 Bảng 4.1: Kết quả thử phản ứng sinh hóa của các chủng phân lập được……………...33 Bảng 4.2: So sánh khả năng ức chế sản sinh aflatoxin của 8 chủng Bacillus subtilis...38 Bảng 4.3: Kết quả phân tích hàm lượng aflatoxin của thí nghiệm 2…………………..39 Bảng 4.4: Kết quả thí nghiệm 3……………………………………...………………..41 Bảng 4.5: Kết quả thí nghiệm 4………………………………………...……………..43 Bảng 4.6: So sánh sự khác nhau về bệnh tích đại thể các mẫu gan vịt…………….....45 Bảng 4.7: Kết quả bệnh tích vi thể gan của vịt ở các lô thí nghiệm…………………...46 xiii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Hình thái vi khuẩn Bacillus subtilis……………………...…………...…..…….4 Hình 2.2: Bào tử vi khuẩn Bacillus subtilis……………………..………………….………..7 Hình 3.1: Nuôi cấy bào tử vi khuẩn và bào tử nấm mốc trên môi trường bắp………...28 Hình 4.1: Khuẩn lạc nghi ngờ Bacillus subtilis trên môi trường TSA…………....…...31 Hình 4.2: Hình dạng tế bào và bào tử của Bacillus subtilis sau khi nhuộm Gram…….32 Hình 4.3: Kết quả các phản ứng sinh hóa xác định Bacillus subtilis……..…………...34 Hình 4.4: Khuẩn lạc Aspergillus flavus sau 5 ngày nuôi cấy trên môi trường thạch nước cốt dừa………………………………………………….…………....……35 Hình 4.5: Khuẩn lạc Aspergillus flavus tiếp xúc và chưa tiếp xúc với khuẩn lạc Bacillus subtilis trên môi trường thạch nước cốt dừa...............................................36 Hình 4.6: Sự ức chế phát triển của khuẩn lạc vi khuẩn đối với nấm mốc..…………....36 Hình 4.7: Vòng sáng aflatoxin không đều ở các phía của khuẩn lạc Aspergillus flavus...........................................................................................................37 Hình 4.8: So sánh các mẫu bắp………………………………….……………….…....42 Hình 4.9: Kết quả thí nghiệm lô 2 sau 4 ngày…………………….……………….......44 Hình 4.10: Sự khác nhau giữa 2 mẫu gan vịt………………………………….……....45 Hình 4.11: Bệnh tích vi thể các mẫu gan vịt ở các lô thí nghiệm……………….….....47 xiv DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 3.1: Các phản ứng sinh hóa của vi khuẩn Bacillus subtilis………………….….22 Sơ đồ 3.2: Phương pháp thu hoạch huyễn dịch bào tử Bacillus subtilis……………....25 Sơ đồ 3.3: Phương pháp xác định số lượng bào tử Bacillus subtilis………………………….26 Chƣơng 1 MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Mycotoxin hay độc tố nấm mốc là một trong những nhóm độc chất tự nhiên do các loài nấm mốc sản xuất ra trong quá trình phát triển trên các cơ chất, đặc biệt là lương thực, thực phẩm dành cho con người và gia súc. Người ta đã phát hiện khoảng 3000 loại mycotoxin nhưng độc tố quan trọng nhất cho đến hiện nay là aflatoxin do nấm mốc Aspergillus sản sinh. Aflatoxin không chỉ là độc tố gây nhiễm độc, gây rối loạn chức năng, gây suy giảm miễn dịch, thoái hóa gan thận mà còn gây chết gia súc, gia cầm trong trường hợp nhiễm độc hàm lượng lớn. Aflatoxin cũng được chứng minh là chất độc gây ung thư cho động vật thí nghiệm. Trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp của nước ta, nếu không được bảo quản tốt thì các loại nguyên liệu cũng như thức ăn gia súc thành phẩm rất dễ bị nhiễm các loại nấm mốc sinh aflatoxin. Một khi điều đó xảy ra sẽ gây tổn thất rất lớn cho nhà chăn nuôi, ngành chăn nuôi nước nhà và nguy hiểm hơn là ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, đã có nhiều nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước được tiến hành nhằm giải quyết vấn đề này: như dùng nhiệt độ, ánh sáng, chất oxy hóa để làm mất hiệu lực của aflatoxin, .... Một trong những xu hướng hiện nay là áp dụng phương pháp vi sinh vật học. Các loài nấm mốc (Rhizopus stolonifer, 2 Rhizopus arrhizus), vi khuẩn (Bacillus subtilis, Bacillus pulimus), nấm men (Saccharomyces cerevisiae), xạ khuẩn đã được thử nghiệm về khả năng làm giảm aflatoxin thu được kết quả cũng rất khả quan. Được sự phân công của Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM, sự cho phép của phòng vi sinh Khoa Chăn Nuôi-Thú Y và dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Ngọc Hải, chúng tôi tiến hành đề tài: “ Phân lập vi khuẩn Bacillus subtilis từ đất, khảo sát khả năng ức chế sản sinh aflatoxin của các chủng phân lập đƣợc.” 1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI Phân lập, tìm ra chủng Bacillus subtilis có khả năng ức chế afltoxin để có thể ứng dụng trong bảo quản nguyên liệu, thức ăn gia súc thành phẩm. 1.3. YÊU CẦU ĐỀ TÀI - Phân lập vi khuẩn Bacillus subtilis từ đất. - Khảo sát khả năng ức chế sản sinh aflatoxin của chủng vi khuẩn phân lập được. - Khảo sát khả năng ức chế aflatoxin theo tỷ lệ nuôi cấy giữa bào tử của nấm mốc và bào tử vi khuẩn Bacillus subtilis. - Thử nghiệm độ an toàn của nguyên liệu bắp nhiễm aflatoxin sau khi đã được xử lý với vi khuẩn Bacillus subtilis thu được trên vịt nuôi. 3 Chƣơng 2 TỔNG QUAN 2.1. KHÁI QUÁT VỀ VI KHUẨN BACILLUS SUBTILIS 2.1.1. Lịch sử phát hiện Bacillus subtilis được phát hiện đầu tiên trong phân ngựa năm 1941 bởi tổ chức y học Nazi của Đức. Lúc đầu được sử dụng chủ yếu là để phòng bệnh lỵ cho các binh sĩ Đức chiến đấu ở Bắc Phi.Việc ứng dụng điều trị phải đợi tới những năm 1949 - 1957 khi Henrry, Albot và các cộng sự tách được các chủng thuần khiết của Bacillus subtilis. Từ đó “subtilis therapy “ có nghĩa là thuốc subtilin ra đời trị các chứng viêm ruột, viêm đại tràng, chống tiêu chảy trong rối loạn tiêu hóa. Ngày nay, vi khuẩn này đã trở nên rất phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong y học, chăn nuôi, (trích dẫn bởi Lê Văn Hiệp, 2004). 2.1.2. Đặc điểm phân loại và sự phân bố của vi khuẩn Bacillus subtilis 2.1.2.1. Đặc điểm phân loại Theo đặc điểm phân loại của Bergey (1994), vi khuẩn Bacillus subtilis thuộc: Bộ: Eubacterriales Họ: Bacillaceae Giống: Bacillus Loài: Bacillus subtilis 4 2.1.2.2. Đặc điểm phân bố Vi khuẩn Bacillus subtilis thuộc nhóm vi sinh vật bắt buộc của đường ruột, chúng được phân bố hầu hết trong tự nhiên như: cỏ khô, bụi, đất, nước, Phần lớn chúng tồn tại trong đất, thông thường đất trồng trọt chứa khoảng 10 - 100 triệu CFU/g. Đất nghèo dinh dưỡng ở sa mạc, đất hoang thì Bacillus subtilis rất hiếm. Nước và bùn ở cửa sông cũng như nước biển có sự tồn tại của bào tử và tế bào sinh dưỡng vi khuẩn Bacillus subtilis. 2.1.3. Đặc điểm hình thái Hình 2.1: Hình thái vi khuẩn Bacillus subtilis ( Vi khuẩn Bacillus subtilis có dạng trực khuẩn nhỏ và ngắn, hai đầu tròn, bắt màu Gram dương, kích thước 0,5 - 0,8 µm x 1,5 - 3 µm, thường đứng đơn lẻ hoặc tạo thành chuỗi ngắn. Vi khuẩn có khả năng di động, có từ 8 - 12 chiên mao, sinh bào tử nhỏ hơn tế bào sinh dưỡng, kích thước 0,9 - 0,6 µm. Vị trí của bào tử trong tế bào sinh dưỡng không theo một nguyên tắc chặt chẽ nào, có thể lệch tâm hoặc gần tâm nhưng không chính tâm (trích dẫn bởi Nguyễn Lân Dũng,1983). 2.1.4. Đặc điểm nuôi cấy - Điều kiện nuôi cấy: hiếu khí, nhiệt độ tối ưu 370C. - Nhu cầu O2: Bacillus subtillis là vi khuẩn hiếu khí nhưng có khả năng phát triển trong môi trường thiếu oxy. 5 - Độ pH: Bacillus subtilis thích hợp nhất với pH = 7 - 7,4. - Trên môi trường thạch đĩa TSA: khuẩn lạc dạng tròn, rìa răng cưa không đều, có tâm sẩm màu, phát triển chậm, màu vàng sám, đường kính 3 – 5 mm. Sau 1 - 4 ngày bề mặt nhăn nheo, màu hơi sẩm. - Trên môi trường thạch nghiêng TSA: dễ mọc, tạo thành màu hơi xám, rìa gợn sóng. - Môi trường canh TSB: Bacillus subtilis phát triển làm đục môi trường, tạo màng nhăn trên bề mặt môi trường canh, lắng cặn kết lại như vẩn mây ở đáy, khó tan đều khi lắc lên. - Dinh dưỡng: cần các nguyên tố C, H, O, N và các nguyên tố khác. 2.1.5. Đặc điểm sinh hóa Lên men không sinh hơi các loại đường: glucose, maltose, manitol, saccharose, xylose, arabinose. Indol (-), nitrate (-), MR-VP (+), H2S (-), NH3 (+), catalase (+), amylase (+), casein (+), citrate (+), di động (+), hiếu khí (+). Dung huyết: một số dòng gây dung huyết trên thạch máu ngựa và thỏ do tác động của hemolysine. 6 Bảng 2.1. Các phản ứng sinh hóa của Bacillus sutilis Phản ứng sinh hóa Kết quả Hoạt tính catalase + Sinh indol - MR + VP + Sử dụng citrate + Khử nitrate + Tan chảy gelatin + Di động + Phân giải tinh bột + Arabinose + Xylose + Saccharose + Mannitol + Glucose + Lactose - Mantose + (Theo Holt, 1992) 2.1.6. Đặc điểm cấu trúc kháng nguyên Bacillus subtilis có kháng nguyên H và O, cấu trúc kháng nguyên dạng D và L của acid glutamic. Sản sinh kháng sinh subtilin và bacitracin có tác dụng ức chế vi khuẩn G+ và G- . Bệnh học: đa số chủng Bacillus subtilis không gây bệnh. 7 2.1.7. Bào tử vi khuẩn Bacillus subtilis Bào tử vi khuẩn là một kết cấu do sự biến đổi của tế bào sinh dưỡng trong một giai đoạn nào đó của quá trình sinh trưởng của vi khuẩn. Mỗi tế bào chỉ tạo thành một bào tử (trích dẫn bởi Nguyễn Khắc Tuấn, 1996). Bào tử Hình 2.2: Bào tử vi khuẩn Bacillus subtilis ( 2.1.7.1. Cấu tạo của bào tử Ngoài cùng của bào tử là một lớp màng, dưới lớp màng là vỏ. Vỏ bào tử có nhiều lớp. Đây là những lớp có tác dụng ngăn chặn sự thẩm thấu của nước và các chất hòa tan trong nước. Dưới lớp vỏ là lớp màng trong của bào tử và trong cùng là một khối tế bào chất đồng nhất. Trong các bào tử tự do không tồn tại sự trao đổi chất, vì vậy có thể giữ ở trạng thái tiềm sinh trong nhiều năm (Lê Đỗ Mai phương, 2004). Bào tử khác tế bào sinh dưỡng về cấu trúc, thành phần hóa học và tính chất sinh lý. 8 Bảng 2.2. Sự khác nhau giữa bào tử và tế bào dinh dƣỡng của Bacillus subtilis Đặc tính Tế bào sinh dƣỡng Bào tử Cấu trúc Tế bào G+, điển hình Vỏ bào tử dày, khó thấm nước Thành phần hóa học Canxi Thấp Cao Protein Thấp hơn Cao hơn Hoạt tính enzyme Cao Thấp Khả năng chịu nhiệt Yếu Cao Chịu bức xạ Kém Mạnh Hoạt tính các chất hóa học và acid Yếu Cao Khả năng bắt màu chất nhuộm Dễ nhuộm Phải dùng phương pháp đặc biệt (trích dẫn bởi Tô Minh Châu, 2000) 2.1.7.2. Đặc điểm và tác dụng của bào tử Bào tử vi khuẩn không phải là một bộ phận làm chức năng sinh sản mà chỉ là một thể biến đổi của tế bào nhằm bảo tồn, đổi mới và nâng cao sức sống của vi khuẩn. Bào tử là một hình thức tiềm sinh của vi khuẩn, có sự đề kháng cao với các nhân tố bất lợi của ngoại cảnh. Theo Nguyễn Xuân Thành và ctv (2005) thì sự tồn tại lâu dài của bào tử là do chúng có các đặc tính sau: - Nước trong bào tử phần lớn ở trạng thái liên kết, do đó không có khả năng làm biến tính protein khi tăng nhiệt độ. - Do trong bào tử có một lượng lớn ion Ca++ và acid dipicolinic. Protein trong bào tử kết hợp với dipicolinat canxi tạo thành một phức chất có tính ổn định cao đối với nhiệt độ. - Các enzyme và các họat chất sinh học khác trong bào tử đều tồn tại dưới dạng không hoạt động làm hạn chế sự trao đổi chất của bào tử với môi trường bên ngoài 9 - Sự có mặt của các acid amin chứa lưu huỳnh, đặt biệt là cysteine giúp bào tử đề kháng với tia cực tím . - Với cấu trúc có nhiều màng bao bọc và tính ít thẩm thấu của các lớp màng , làm cho các chất hóa học và các chất sát trùng khó có thể tác động đến bào tử . Khi gặp điều kiện thuận lợi, bào tử sẽ nảy mầm và phát triển thành một tế bào mới có sức sống mạnh mẽ hơn (trích dẫn bởi Nguyễn Khắc Tuấn, 1996). 2.1.8. Tính chất đối kháng của Bacillus subtilis với vi sinh vật gây bệnh Mỗi loài vi sinh vật khác nhau sẽ thích hợp ở điều kiện môi trường khác nhau, sinh khuẩn lạc khác nhau. Thay đổi môi trường hoặc các yếu tố môi trường bất lợi tức là thay đổi điều kiện sống sẽ hạn chế hoặc ức chế sự phát triển của vi sinh vật. Thực tế, khi môi trường nuôi cấy nấm bệnh có sự hiện diện của Bacillus subtilis với một số lượng lớn sẽ xảy ra sự cạnh tranh chất dinh dưỡng, cạnh tranh không gian giữa vi khuẩn và nấm. Do vi khuẩn phát triển nhanh hơn (trong 24 giờ) sẽ sử dụng phần lớn các chất dinh dưỡng trong môi trường, đồng thời tạo ra một số loại kháng sinh nên sự sinh trưởng của nấm bị ức chế (Nguyễn Lân Dũng và Hoàng Đức Nhuận, 1976, trích dẫn Lý Kim Hữu, 2005). Phương thức diệt nấm và các tác nhân gây bệnh của vi khuẩn Bacillus subtilis như sau: - Đầu tiên vi khuẩn Bacillus subtilis tạo thành khối xung quanh tác nhân gây bệnh ngăn chặn không cho chúng bám vào vật chủ để gây bệnh. - Sau đó, Bacillus tiết ra hỗn hợp gồm nhiều lipopeptid (được gọi là serenade) để làm thủng vách tế bào và màng tế bào chất của tác nhân gây bệnh do đó ngăn chặn sự phát triển của chúng. Serenade có thể được bảo quản, sử dụng như một loại thuốc trừ sâu hóa học tổng hợp, đã được kiểm tra và chứng minh trong phòng thí nghiệm là không gây độc đối với cá hồi, ong mật, chim cút, sâu đất và nhiều loài khác. Serenade gồm 3 nhóm lipopeptid có tên là surfactin, agrastatin và iturin. Ba nhóm này kết hợp với nhau để làm tăng hoạt tính diệt các mầm bệnh kể cả vi sinh vật gây hại, nấm mốc và cả bào tử gây bệnh của chúng. 10 Surfactin là nhóm chất có hoạt tính sinh học, bản chất là lipopeptid. Bản thân surfactin không gây độc cho nấm nhưng khi kết hợp với iturin thì trở thành hợp chất diệt nấm. Surfactin có khả năng làm thủng vách tế bào của các tác nhân gây bệnh và bào tử của chúng, giúp cho agrastatin và iturin phát huy tác dụng. Agrastatin vừa mới được phát hiện, cũng có khả năng diệt nấm giống như surfactin và iturin. Iturin là nhóm chất chiếm vai trò quan trọng hất trong quá trình diệt nấm, bản chất là lipopeptide được chiết từ môi trường nuôi cấy vi khuẩn Bacillus subtilis. Inturin diệt nấm bằng cách tác dụng lên màng tế bào chất, làm tan màng, tạo thành những lỗ thủng trên đó để làm mất tính thẩm thấu chọn lọc của màng. Ngoài nấm gây bệnh ra thì Bacillus subtilis cũng đối kháng với vi khuẩn gây bệnh như Escherichia coli. Khi nuôi cấy chung trên môi trường TSB thì Bacillus subtilis có khả năng tổng hợp một số chất kháng sinh nên sẽ ức chế quá trình sinh trưởng và phát triển của Escherichia coli, điều đó được thể hiện trong bảng 2.3 qua số lượng Escherichia coli sau 0 giờ, 12 giờ, 24 giờ và 36 giờ nuôi cấy (trích dẫn bởi Nguyễn Huỳnh Nam, 2006). Bảng 2.3: Số lượng của Escherichia coli sau 0 giờ, 12 giờ, 24 giờ và 36 giờ nuôi cấy (CFU/ml) Thời gian (giờ) Mẫu 0 12 24 36 Mẫu thí nghiệm 1 4,45.1010 29,80.108 15,75.107 <106 2 4,45.10 10 19,95.10 8 9,55.10 7 <10 6 3 4,45.10 10 17,26.10 8 8,30.10 7 <10 6 4 4,45.10 10 19,95.10 8 13,67.10 7 <10 6 5 4,45.10 10 23,40.10 8 2,60.10 7 <10 6 Mẫu đối chứng 4,45.1010 22,15.1011 61,76.1011 23.1012 Ghi chú: - Mẫu thí nghiệm: môi trường TSB chứa Bacillus subtilis và Escherichia coli. - Mẫu đối chứng: môi trường TSB chứa Escherichia coli. 11 2.1.9. Những nghiên cứu về tác dụng đối kháng Aspergillus của Bacillus subtilis Trong nuớc Nguyễn Đình Đào năm 1993 đã tiến hành kiểm tra khả năng đối kháng của chủng Bacillus subtilis AO1 với Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus và kết quả là có sự ức chế nấm mốc Aspergillus (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Ngọc Trân, 1995). Nguyễn Hữu Phúc và cộng sự năm 1993 đã sử dụng vi khuẩn Bacillus subtilis để ức chế sinh trưởng và sản xuất aflatoxin của Aspergillus flavus, Aspergillus parasiticus trên đậu phộng (trích dẫn bởi Lâm Thanh Thúy Trân, 1995). Nguyễn Thị Ngọc Trân năm 1995 đã tiến hành kiểm tra khả năng đối kháng của chủng Bacillus subtilis AO1 (do Trung tâm công nghệ sinh học thuộc liên hiệp sản xuất hóa chất cung cấp) với Aspergillus flavus trên môi trường thạch khoai tây-glucose và kết quả đạt được rất khả quan. Ngoài nƣớc Một số thí nghiệm về khả năng ức chế sinh tổng hợp aflatoxin của một số chủng vi khuẩn Bacillus subtilis đã được thực hiện với Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus. Norio Kimura (1990) đã sử dụng vi khuẩn Bacillus subtilis để ngăn chặn sự phát triển và sinh độc tố của chủng Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus trên đậu phộng và bắp. Các chủng Bacillus subtilis NK330 và NK-C-3 ức chế mạnh mẽ sự phát triển của nấm mốc và tống hợp aflatoxin. Khả năng ức chế aflatoxin B1 của các chủng vi khuẩn Bacillus subtilis trong thí nghiệm của Norio Kimura. 12 Bảng 2.4: Khả năng ức chế aflatoxin B1 của các chủng vi khuẩn Bacillus subtilis trong thí nghiệm của Norio Kimura Hàm lượng aflatoxin B1 (ppm) Thời gian (ngày) 3 5 7 9 Đối chứng: Aspergillus flavus 4,8 63,9 43,8 37,6 Aspergillus flavus + BSNK C3 0 0 0 0 Aspergillus flavus + BSIAM 1 45,8 51,7 32,2 Ghi chú: Thí nghiệm được tiến hành với 15 g bắp thanh trùng cấy 20 bào tử Aspergillus flavus và 200 tế bào Bacillus subtilis NK-C3 hoặc 200 tế bào Bacillus subtilis IAM ở 25 0C (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Ngọc Trân, 1995). 2.2. KHÁI QUÁT VỀ NẤM MỐC SINH ĐỘC TỐ AFLATOXIN 2.2.1. Khái niệm về nấm mốc Nấm mốc là vi sinh vật (vi nấm) có cấu tạo gần giống với thực vật, sống ký sinh hay hoại sinh trên nhiều loại chất khác nhau, đặc biệt là các chất hữu cơ đơn giản nhất là hydratcacbon. Nấm mốc không chứa diệp lục tố, cấu tạo dạng sợi có vách ngăn hoặc không có vách ngăn. Những sợi nấm này phân nhánh, hình thành từng đám chằng chịt gọi là hệ sợi nấm. Có 2 loại sợi: ` - Sợi nấm dinh dưỡng: nằm trong lớp môi trường, làm nhiệm vụ hấp thu chất dinh dưỡng cho toàn bộ hệ nấm. - Sợi nấm khí sinh: thường nhô lên trên môi trường, giữ vai trò sinh sản (tạo bào tử) 2.2.2. Các loài nấm mốc sinh độc tố aflatoxin Aflatoxin là một nhóm độc tố chủ yếu do nấm mốc Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus sản sinh ra, được tìm thấy đầu tiên từ bánh dầu phộng nhập từ Brazil. Ngoài ra còn có một số nấm mốc khác có khả năng sinh aflatoxin. 13 Bảng 2.5: Một số loài nấm mốc có khả năng sản sinh aflatoxin Loài nấm mốc Aflatoxin Tác giả B1 B2 G1 G2 Aspergillus flavus + + Sargeant và ctv, 1961 Aspergillus parasiticus + + + + Coduer và ctv,1963 Aspergillus nomius + + + + Kurzman và ctv, 1987 Aspergillus oryzae + Basappa và ctv, 1967 Aspergillus niger + Kulik và Holaday, 1967 Aspergillus wentii + Kulik và Holaday, 1967 Aspergillus ruber + Kulik và Holaday, 1967 Aspergillus ostianus + + Scot và ctv, 1968 Aspergillus ochraceus + Van Walbeck và ctv,1968 Penicillium puberulum + + + + Kulik và Holaday, 1967 Penicillum variabile + Kulik và Holaday, 1967 Penicillium frequentans + Kulik và Holaday, 1967 Penicillium citrinum + Kulik và Holaday, 1967 Rhizopus sp. + Van Walbeck và ctv,1968 Các loài nấm có vai trò quan trọng trong trong sản sinh aflatoxin là Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus, các loài nấm khác: Penicillium spp và Rhizopus sp. thường ít có vai trò gây bệnh trong thực tế (Lê Anh Phụng, 2001). 2.2.3. Độc tố aflatoxin 2.2.3.1. Các loại độc tố aflatoxin Trong tự nhiên, có 4 loại aflatoxin được nấm mốc sinh ra, ký hiệu là AFB1, AFB2, AFG1, AFG2. B1 và B2: phát ra màu xanh nước biển dưới ánh sáng UV. G1 và G2: phát màu xanh lá cây dưới ánh sáng UV. Các loại aflatoxin khác là sản phẩm chuyển hóa từ 4 loại aflatoxin trên trong cơ thể động vật như aflatoxin M1, aflatoxin M2,…. 14 Giữa các loại trên thì aflatoxin B1 được sản sinh với số lượng nhiều nhất trong nông sản và cũng gây tác hại nhiều nhất, gây ra ngộ độc nhiều nhất. 2.2.3.2. Cơ chế gây bệnh của aflatoxin Aflatoxin có khả năng liên kết với ADN trong nhân tế bào. Sự liên kết này gây ức chế enzym polymerase của ARN. Nó gây tác dụng hạn chế trong tổng hợp ARN và ức chế polymerase t-ARN. Đây là nguyên nhân gây hạn chế sự tổng hợp protein trong tế bào. Người ta cũng đã chứng minh rằng vòng , -lacton không bão hòa có trong phân tử aflatoxin làm cho hợp chất này có hoạt tính gây ung thư và cũng chính vòng lacton này gây ức chế tổng hợp AND trong nhân tế bào, do đó nó làm rối loạn tăng trưởng bình thường của tế bào (M.F.Nexterin và V.I.A. Vixarinova, 1971, trích dẫn bởi Lê Anh Phụng, 2001). 2.2.3.3. Những tác hại do aflatoxin gây ra Theo Dương Thanh Liêm (2002), aflatoxin gây ra những tác hại rất lớn cho cơ thể con người và động vật. Những tác hại đó như sau: - Gây tổn thương tế bào gan: tất cả các trường hợp xác nhận sự ngộ độc aflatoxin đều có bệnh tích giống nhau là gan của động vật bị nhiễm đều hư hại nặng. Tùy theo mức độ nhiễm ít hay nhiều, lâu hay mau mà bệnh tích trên gan có khác nhau. Biểu hiện chung là: ban đầu gan biến thành màu vàng tươi, mật sưng. Sau đó gan sưng to lên, mật căng phồng và bắt đầu nổi mụt nhỏ trên bề mặt gan làm cho nó gồ ghề đôi khi có những nốt hoại tử màu trắng. Sau cùng do nhiễm khuẩn mà gan trở nên bở, dễ bể. - Thận cũng bị sưng to làm cho việc bài thải chất độc ra khỏi cơ thể trở nên khó khăn. Từ đó làm cho triệu chứng ngộ độc trở nên trầm trọng. - Bào mòn ống tiêu hóa nên làm giảm khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Đôi khi cũng thấy tổn thương ở miệng, làm cho thú khó lấy thức ăn. - Làm giảm khả năng đề kháng của động vật, ức chế hệ thống sinh kháng thể. Do đó khi nhiễm aflatoxin cơ thể rất mẫn cảm với các bệnh thông thường, có thể gây tử vong cho thú. - Làm thay đổi hoạt động sinh lý bình thường, gây rối loạn sinh sản. 15 - Làm giảm tính ngon miệng đối với thức ăn do sự phát triển của nấm mốc làm mất mùi thức ăn. - Làm hư hại các chất dinh dưỡng trong thức ăn như glucid, protein, acidamin, vitamin….Làm thức ăn bị giảm giá trị nghiêm trọng, mất mùi tự nhiên nên thú không thích ăn. Đặc biệt aflatoxin còn có khuynh hướng gây ung thư. Làm giảm thấp sự sinh trưởng, sức sản xuất của thú. Hậu quả cuối cùng là có thể gây chết cho thú. 2.2.3.4. Các phƣơng pháp phân hủy aflatoxin Phƣơng pháp vật lý học Cấu trúc mạch vòng của aflatoxin rất bền chắc. Nếu ta đem nguyên liệu nấu ở nhiệt độ thường (≤100oC) thì aflatoxin không bị phá hủy. Tuy nhiên ở nhiệt độ này thì có khả giết chết nấm sinh ra độc tố, từ đó giới hạn được mức độ nhiễm aflatoxin (theo Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc, Dương Duy Đồng, 2002). - Phân hủy aflatoxin bằng không khí nóng: dùng không khí nóng thổi qua nguyên liệu có chứa aflatoxin để làm giảm thiểu lượng aflatoxin đã được nhiều tác giả nghiên cứu (Lee, 1969; Waltking, 1971; Elkady, 1981; Frank, 1974; trích dẫn bởi Đậu Ngọc Hào và Lê Thị Ngọc Diệp, 2003). Phương pháp này đã đem lại nhiều kết quả đáng kể. Nếu nhiệt độ thổi gió là 100 - 145oC ở ngô hạt thì lượng aflatoxin B1 có thể giảm từ 877 ppb còn 452 ppb, từ 378 ppb còn 213 ppb, từ 133 ppb còn 80 ppb và từ 80 ppb còn 25 ppb. Nếu tăng nhiệt độ thổi lên tới 165oC có thể làm cho lượng aflatoxin B1 giảm từ 66 - 67%. - Phân hủy aflatoxin bằng hấp ướt ở áp suất cao: phương pháp hấp ướt ở nhiệt độ cao dưới áp lực hơi nước đem lại kết quả khả quan hơn. Quá trình này phá hủy nhanh chóng vòng lacton trong cấu trúc phân tử của aflatoxin. Rehana (1979) (trích dẫn bởi Đậu Ngọc Hào và Lê Thị Ngọc Diệp, 2003) nhận thấy nếu gạo nhiễm aflatoxin từ 40 - 4000 ppb được hấp ướt trong 5 phút ở 120oC (thêm nước vào gạo tỷ lệ là 1:4) có thể làm giảm hàm lượng aflatoxin đến 68%. Ở đậu phộng có độ ẩm 10%, chứa 7000 ppb aflatoxin B1 được hấp ước ở 120 oC trong 4 giờ giảm còn 370 ppb. Ở hàm lượng 16 aflatoxin thấp (760 ppb) được hấp ở 1,5 atm trong vòng một giờ đã phân hủy hoàn toàn aflatoxin. - Làm giảm aflatoxin bằng các chất hấp phụ hoặc kết dính độc tố: các chất hấp phụ thường là các chất vô cơ hoặc hữu cơ (tự nhiên hoặc nhân tạo) có hoạt tính bề mặt cao. Các chất có khả năng hấp phụ aflatoxin gồm: than hoạt tính, một số polymer hữu vô cơ có bản chất aluminosilicat như bentonite, HSCAS (Hydrated sodium calcium alumino-silicate), mốt số chất sét đặc biệt (kaolin, sepiolite, clinoptilolite, zeolite), một số polymer hữu cơ tự nhiên (alfalfa) hoặc nhân tạo (nhựa trao đổi ion, polyvinyl polypyrrolidone) (Charmley, 1994; trích dẫn bởi Đậu Ngọc Hào và Lê Thị Ngọc Diệp, 2003). Những chất này không được hấp phụ qua ruột mà được bài thải ra ngoài. - Tách aflatoxin bằng dung môi hữu cơ: đây là phương pháp có thể áp dụng đối với thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn căn nuôi. Một thí nghiệm sử dụng hỗn hợp methanol-nước để tách aflatoxin ra khỏi bắp ở tỷ lệ 5:1 đã cho kết quả rất khả quan. - Phân hủy aflatoxin bằng các tia bức xạ: aflatoxin rất mẫn cảm với tia cực tím. Ở bước sóng 365 nm, khả năng hấp phụ của aflatoxin đạt cực đại. Okonkwo (1978) nhận thấy, lượng aflatoxin ở bắp (150 ppb và 250 ppb) có thể giảm tới 30% và 16% trong 10 giờ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (Đậu Ngọc Hào và Lê Thị Ngọc Diệp, 2003. Như vậy ánh nắng mặt trời có tác dụng tốt để phá hủy aflatoxin, tuy nhiên nó không triệt để, vì ánh nắng chỉ có tác dụng bên ngoài của lớp thức ăn (Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc, Dương Duy Đồng, 2002). Phƣơng pháp hóa học - Phương pháp sử dụng các chất oxi hóa-khử: các chất oxy hóa-khử như natrihypochlorit (NaOCl), oxy già (H2O2) được sử dụng để làm mất độc tính của aflatoxin. Tuy nhiên sử dụng NaOCl để xử lý hạt nhiễm aflatoxin có thể làm mất màu sắc của hạt và biến chất các acid amin. Khí ozon (O3) cũng được thử nghiệm về khả năng phân hủy aflatoxin trong mẫu và đạt được hiệu quả tốt, song có bằng chứng là chất lượng các thành phần của thức ăn bị giảm đặc biệt là protein, vitamin. 17 - Phương pháp sử dụng các chất kiềm: hydroxit amon (NH4OH) và hyroxit natri (NaOH) là 2 chất kiềm được sử dụng làm vô hoạt afaltoxin. Các chất này đều có hoạt tính mạnh, có thể phá vỡ vòng lacton trong cấu trúc phân tử của aflatoxin. - Phương pháp sử dụng khí NH3: nhiều thí nghiệm đã chứng minh hiệu quả của việc dùng khí NH3 làm vô hoạt aflatoxin. Xử lý ngô bằng khí NH3 được đặc biệt quan tâm ứng dụng hơn cả. Người ta nhận thấy, nếu hàm lượng NH3 là 0,5 - 1,5% và nhiệt độ bên ngoài là 25oC, trong 14 ngày tiếp xúc, lượng aflatoxin từ 200ppb có thể giảm xuống còn 10 ppb (theo Đậu Ngọc Hào và Lê Thị Ngọc Diệp, 2003). Phƣơng pháp sinh vật học Phương pháp vi sinh vật học dùng các loài nấm men, mốc, vi khuẩn, xạ khuẩn không có độc tính để thử nghiệm về khả năng làm giảm aflatoxin. Rhizopus stolonifer phân hủy được aflatoxin G1. Rhizopus arrhizus có thể làm giảm tính gây độc của aflatoxin B1. Aspergillus parasiticus cũng có thể tác động lên aflatoxin qua hệ thống men của hệ sợi nấm. Tuy nhiên, tác dụng này còn phụ thuộc vào chủng loại nấm, nhiệt độ, độ pH và hàm lượng aflatoxin trong môi trường. Một số dạng nấm men Saccharomyces cerevisiae có tác dụng hạn chế ảnh hưởng xấu của aflatoxin trong thức ăn chăn nuôi, ngoài ra còn giúp tăng trọng và giảm bệnh đường tiêu hóa ở vật nuôi (theo Đậu Ngọc Hào và Lê Thị Ngọc Diệp, 2003). Một số chủng vi khuẩn Bacillus subtilis đã được thử nghiệm về khả năng ức chế sinh tổng hợp aflatoxin của nấm mốc Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus. Thí nghiệm được tiến hành với chủng Bacillus subtilis NK-330 và NK-C-3 trên ngô hạt và lạc hạt đã nhiễm aflatoxin từ Aspergillus flavus hay Aspergillus parasiticus. Kết quả cho thấy có sự ức chế rõ rệt khả năng tổng hợp aflatoxin của chủng nấm mốc này (chỉ còn 34 ppb với chủng Bacillus subtilis NK-C-3 trên ngô nhiễm Aspergillus flavus NRRL 3357 sau 5 ngày, so với đối chứng 720 ppb) (R.Mann và cộng sự, 1997; N.kimura, 1988; trích dẫn bởi Bùi Xuân Đồng, 2004). 18 Chƣơng 3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM 3.1.1. Thời gian Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3/2007 đến tháng 8/2007 3.1.2. Địa điểm Phòng thực hành vi sinh, khoa Chăn Nuôi –Thú Y trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM. 3.2. ĐỐI TƢỢNG KHẢO SÁT - Chủng vi khuẩn Bacillus subtilis được phân lập từ đất. - Chủng nấm mốc Aspergillus flavus sinh aflatoxin do phòng thực hành vi sinh cấp. - Vịt nuôi. 3.3. THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM - Thiết bị: kính hiển vi, tủ sấy, nồi hấp tiệt trùng (autoclave), cân điện tử, máy lắc (vortex), lò vi sóng, đèn cực tím,..... - Dụng cụ: ống nghiệm, đĩa petri, que cấy, đèn cồn, bình tam giác, bacher, micropipette, đũa khuấy thủy tinh, ống đong, nhiệt kế, que trang, buồng đếm Neubauer, giá để ống nghiệm,...Tất cả các dụng cụ thủy tinh dùng trong thí nghiệm phải dược sấy tiệt trùng ở 180oC/45 phút. Dụng cụ nhựa được hấp tiệt trùng bằng autoclave ở 121oC/15 phút. 19 3.4. MÔI TRƢỜNG NUÔI CẤY 3.4.1. Môi trƣờng tự nhiên - Môi trường thạch nước cốt dừa: dùng kiểm tra khả năng sinh aflatoxin của Aspergillus flavus. Nước cốt dừa đóng hộp được pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1. Sau đó thêm agar theo tỷ lệ thích hợp. Hấp tiệt trùng ở 121oC/20 phút. - Môi trường bắp: bắp hạt trước khi dùng phải được nghiền nhỏ như hạt tấm. Sau đó sấy tiệt trùng, xác định hàm lượng aflatoxin và đo hàm lượng ẩm. Điều chỉnh hàm lượng ẩm đến 30% bằng nước, cho vào chai nâu, mỗi chai 150 g bắp. Hấp tiệt trùng ở 121oC/20 phút trước khi tiến hành nuôi cấy. (Thành phần các môi trường được trình bày ở phần phụ lục) 3.4.2. Môi trƣờng tổng hợp - Môi trường phân lập, giữ giống và đếm số lượng vi khuuẩn: môi trường TSA (Trypticase Soya Agar). - Môi trường tăng sinh khối vi khuẩn: môi trường TSB (Trypticase Soya Broth). - Môi trường giữ giống nấm: môi trường thạch khoai tây. 3.5. NỘI DUNG - Phân lập chủng Bacillus sutilis từ đất. - Khảo sát khả năng ức chế aflatoxin của các chủng Bacillus subtilis phân lập được. - Khảo sát tỷ lệ nuôi cấy thích hợp giữa bào tử nấm mốc sinh aflatoxin và bào tử vi khuẩn Bacillus subtilis để vi khuẩn có thể ức chế sản sinh aflatoxin tốt nhất. - Thử độ an toàn của nguyên liệu bắp nhiễm aflatoxin sau khi xử lý với vi khuẩn Bacillus subtilis thu được trên vịt nuôi. 3.6. PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU 3.6.1. Phân lập vi khuẩn Bacillus subtilis từ đất 3.6.1.1. Cách lấy mẫu đất để phân lập vi khuẩn Dùng muỗng gạt bỏ lớp đất mặt khoảng 2 - 3 cm, lấy lớp dất ở dưới. 20 Cân 10 g mẫu đất cho vào bình tam giác có chứa 90 ml nước muối sinh lý vô trùng và lắc đều, được nồng độ pha loãng 10-1. 3.6.1.2. Phƣơng pháp phân lập vi khuẩn Bacillus subtilis Chuẩn bị 4 ống nghiệm, mỗi ống chứa 9 ml nước muối sinh lý vô trùng, đánh số thứ tự từ 1 - 4. Dùng micropipette hút 1 ml dịch mẫu từ bình tam giác chứa mẫu đất phân lập có nồng pha loãng 10-1 cho vào ống nghiệm thứ 1 và lắc đều bằng máy vortex, được nồng độ pha loãng 10-2, cứ như vậy tiếp tục làm cho đến ống cuối cùng. Tiếp theo chọn các ống nghiệm có nồng độ pha loãng 10-3,10-4,10-5 đem đun cách thủy ở 700C/30 phút. Sau khi đun thì dùng micropipette hút 0,1 ml từ mỗi nồng độ pha loãng cho lên đĩa môi trường TSA và trang đều bằng que trang vô trùng, để đĩa TSA ở 370C/24 giờ trong tủ ấm. Sau đó quan sát các khuẩn lạc hình thành trên đĩa TSA, chọn ra những khuẩn lạc nghi ngờ là của Bacillus subtilis, dùng que cấy vòng bắt và cấy giữ giống lại trên môi trường ống thạch TSA nghiêng. 3.6.2. Khảo sát đặc điểm sinh học của vi khuẩn phân lập đƣợc 3.6.2.1. Quan sát hình thái vi khuẩn dƣới kính hiển vi Lấy một ít sinh khối vi khuẩn từ ống TSA làm tiêu bản nhuộm Gram để quan sát dưới kính hiển vi, độ phóng đại 1000 lần. Các chỉ tiêu quan sát: sự bắt màu, hình dạng, cách sắp xếp của tế bào vi khuẩn, có hay không có bào tử. Sau khi quan sát dưới kính hiển vi nếu thấy tiêu bản vi khuẩn nào phù hợp với những đặc điểm của vi khuẩn Bacillus subtilis thì tiếp tục thử phản ứng sinh hóa để khẳng định. 21 3.6.2.2. Khảo sát các phản ứng sinh hóa của vi khuẩn phân lập đƣợc Chủng vi khuẩn thuần đã kiểm tra dưới kính hiển vi Hoạt tính catalase (+) Lecithinase (-) Nitrate (+) MR-VP (+) Citrate (+) Maltose (+) Vi khuẩn Bacillus subtilis Sơ đồ 3.1:Các phản ứng sinh hóa của vi khuẩn Bacillus subtilis 3.6.3. Thí nghiệm 1: Kiểm tra khả năng sinh aflatoxin của chủng nấm mốc Aspergillus flavus và đánh giá sơ bộ khả năng ức chế sản sinh aflatoxin của các chủng Bacillus subtilis phân lập đƣợc 3.6.3.1. Kiểm tra khả năng sinh aflatoxin của chủng nấm mốc Aspergillus flavus Trƣớc khi tiến hành thí nghiệm phải tiến hành kiểm tra định tính khả năng sinh độc tố aflatoxin của chủng nấm mốc Aspergillus flavus trên môi trƣờng thạch nƣớc cốt dừa. Cho vào đĩa petri khoảng 15 ml môi trường thạch nước cốt dừa và chờ đến khi thạch đông. Dùng que cấy móc lấy 1 ít sợi nấm mốc trong ống giống (môi trường thạch khoai tây), cấy 1 chấm vào giữa đĩa và giữ đĩa ở nhiệt độ phòng. Sau 5 ngày, theo dõi màu huỳnh quang của khuẩn lạc bằng cách đem đĩa đã cấy soi dưới ánh đèn tia cực tím (UV) có bước sóng 365 nm. Màu huỳnh quang xung quanh khuẩn lạc càng sáng thì khả năng sinh độc tố aflatoxin của nấm mốc Aspergillus flavus càng mạnh. 22 3.6.3.2. Thí nghiệm đánh giá sơ bộ khả năng ức chế sản sinh aflatoxin của các chủng Bacillus subtilis phân lập đƣợc Dùng que cấy vòng lấy 1 ít vi khuẩn Bacillus subtilis phân lập được được giữ trong ống môi trường TSA nghiêng vào đĩa môi trường thạch nước cốt dừa và ủ trong tủ ấm ở 370C trong 3 ngày. Mỗi đĩa từ 3 đến bốn chủng vi khuẩn Bacillus subtilis phân lập được. Sau 3 ngày, dùng que cấy móc lấy 1 ít sợi nấm mốc Aspergillus flavus trong ống giống (đã kiểm tra khả năng sinh độc tố aflatoxin trên môi trường thạch nước cốt dừa) cấy vào giữa đĩa môi trường thạch nước cốt dừa nước cốt dừa đã cấy vi khuẩn xung quanh và xem kết quả sau 7 ngày. Sau khoảng 7 ngày theo dõi màu huỳnh quang xung quanh khuẩn lạc Aspergillus flavus ở các phía có cấy vi khuẩn Bacillus subtilis và không có cấy vi khuẩn bằng cách đem đĩa soi dưới ánh đèn tia cựa tím (UV) có bước sóng 365 nm. Nếu màu huỳnh quang càng sáng ít ở phía ở phía cấy chủng vi khuẩn nào thì chủng Bacillus subtilis đó cho khả năng ức chế sản sinh aflatoxin càng mạnh. Sau thí nghiệm sơ bộ này, chọn những chủng vi khuẩn Bacillus subtilis cho khả năng ức chế sản sinh aflatoxin mạnh nhất để tiến hành thí nghiệm tiếp theo. Ghi chú: - Môi trường thạch nước cốt dừa dùng trong thí nghiệm trên không chứa kháng sinh. - Chỉ tiêu theo dõi: định tính khả năng ức chế sản sinh aflatoxin của các chủng vi khuẩn Bacillus subtilis phân lập được. 3.6.4.Thí nghiệm 2: Khảo sát khả năng làm giảm aflatoxin sản sinh trên môi trƣờng bắp của các chủng vi khuẩn Bacillus subtilis phân lập đƣợc 3.6.4.1. Phƣơng pháp thu hoạch và xác định số lƣợng bào tử nấm mốc Aspergillus flavus 3.6.4.1.1. Phƣơng pháp thu hoạch bào tử nấm mốc Aspergillus flavus Cấy chủng nấm mốc đã được kiểm tra khả năng sinh độc tố lên ống môi trường thạch nghiêng khoai tây, để ở nhiệt độ phòng 4 ngày. Sau đó cho khoảng 9 ml nước muối sinh lý vô trùng vào ống môi trường thạch nghiêng khoai tây đã cấy nấm mốc, 23 dùng que cấy móc khuấy nhẹ và hút lấy huyễn dịch bào tử bằng micropipette rồi cho vào một ống nghiệm vô trùng khác. Sau đó tiến hành đếm số lượng bào tử nấm mốc trong huyễn dịch thu được bằng phương pháp dùng buồng đếm Neubauer dưới kính hiển vi có độ phóng đại x 400 lần. 3.6.4.1.2. Phƣơng pháp xác định số lƣợng bào tử nấm mốc Aspergillus flavus Cố định buồng đếm Neubauer dưới kính hiển vi độ phóng đại x 400 lần, đặt lamell lên. Dùng micropipette hút 1 ít (khoảng 0,4 ml) huyễn dịch bào tử nấm mốc thu được nhỏ vào rãnh của buồng đếm. Để yên 1 - 2 phút để dịch đếm tự dàn đều khắp buồng đếm. Cộng số bào tử có được ở các ô vừa đếm và áp dụng công thức để xác định số lượng bào tử nấm mốc/ml (xem phụ lục). 3.6.4.2. Phƣơng pháp thu hoạch và xác định số lƣợng bào tử vi khuẩn Bacillus subtilis 3.6.4.2.1. Phƣơng pháp thu hoạch huyễn dịch bào tử vi khuẩn Bacillus subtilis Dùng que cấy vòng lấy một ít sinh khối của vi khuẩn Bacillus subtilis từ ống giống cấy chuyền sang môi trường ống thạch nghiên TSA, để ống TSA ở 370C trong 24 h. Tiếp theo cũng dùng que cấy vòng lấy một ít sinh khối vi khuẩn từ ống TSA cấy sang môi trường ống TSB lỏng, để ống TSB ở 370C trong 24 h. Sau đó dùng micropipette hút 0,1ml canh khuẩn từ môi trường TSB cho lên môi trường đĩa TSA và trang đều bằng que trang vô trùng, để đĩa TSA ở 370C trong khoảng 7 ngày. Sau đó nhuộm Gram theo dõi số lượng bào tử được hình thành. Tiến hành thu hoạch bào tử vi khuẩn khi có hơn 50% tế bào Bacillus subtilis ở dạng bào tử. Cuối cùng thu huyễn dịch bào tử bằng cách cho khoảng 9 ml nước muối sinh lý vô trùng vào đĩa TSA, dùng que trang vô trùng chà nhẹ lên mặt thạch, hút lấy huyễn dịch vi khuẩn bằng micropipette và cho vào ống nghiệm vô trùng. 24 Ống giống Cấy chuyển Cấy sang TSB Vi khuẩn Ống TSA Ống TSB Bacillus subtilis 37 0C/24 giờ 37oC/24 giờ Hút 0,1ml trang lên đĩa Đĩa TSA (để ở 37oC/7ngày) Cho nuớc muối sinh lý vô trùng vào đĩa TSA Thu hoạch huyễn dịch bào tử Ống huyễn dịch bào tử Bacillus subtilis Sơ đồ 3.2: Phƣơng pháp thu hoạch huyễn dịch bào tử Bacillus subtilis 3.6.4.2.2. Phƣơng pháp xác định số lƣợng bào tử vi khuẩn Bacillus subtilis Pha loãng huyễn dịch bào tử vi khuẩn thu được theo bậc 10 liên tiếp bằng cách dùng các ống nghiệm chứa 9 ml nước muối vô trùng, đánh số thứ tự trên các ống nước muối. Dùng micropipette hút 1ml huyễn dịch vi khuẩn cho vào 2 ống nghiệm 1, bơm lên bơm xuống nhiều lần và lắc trên máy vortex để trộn đều, ta được nồng độ pha loãng 10 -1, hút 1ml từ ống 1 cho vào ống 2, trộn đều được nồng độ pha loãng 10-2 và tiếp tục cho tới ống cuối cùng. Sau đó chọn 3 nồng độ pha loãng liên tiếp thích hợp và đun cách thủy các ống nghiệm đó ở 700C trong 30 phút để làm chết các tế bào sinh dưỡng còn sót lại và hoạt hóa bào tử vi khuẩn. Đun xong, để nguội,dùng micropipette hút 0,1 huyễn dịch bào tử vi khuẩn cho lên môi trường đĩa TSA (mỗi nồng độ 2 đĩa), trang đều bằng que trang vô trùng, để đĩa TSA ở 370C trong 24 h. Sau đó đếm số lượng khuẩn lạc vi khuẩn hình thành trên đĩa. 25 Huyễn dịch Pha loãng bào tử Nồng độ Chọn 3 nồng độ vi khuẩn 10-1 đến 10-n pha loãng liên tiếp thích hợp Đun cách thủy ở 70oC/30 phút Hút 0,1ml trang lên đĩa TSA (mỗi nồng độ 2 đĩa) Để đĩa TSA ở 37oC/24 giờ Đếm số khuẩn lạc hình thành trên đĩa Sơ đồ 3.3: Phƣơng pháp xác định số lƣợng bào tử Bacillus subtilis 3.6.4.3. Bố trí thí nghiệm 3.6.4.3.1. Xử lý nguyên liệu bắp ban đầu trƣớc khi tiến hành thí nghiệm Nguyên liệu bắp được xay nhuyễn tương đối kích khoảng 2 – 3 µm. Sau đó được sấy khô bằng tủ sấy ở 110oC trong 30 phút nhằm ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc, để bảo quản nguyên liệu bắp dùng trong các thí nghiệm. Tiếp theo tiến hành gửi mẫu bắp đã sấy đi phân tích hàm lượng aflatoxin bằng phương pháp sắc ký bản mỏng (TLC) nhằm xác định hàm lượng aflatoxin có trong nguyên liệu bắp ban đầu. 3.6.4.3.2. Nuôi cấy chung bào tử vi khuẩn Bacillus subtilis và bào tử nấm Aspergillus flavus trên môi trƣờng nguyên liệu bắp Sau khi xác định được số lượng thì tiến hành nuôi cấy chung bào tử nấm mốc và bào tử vi khuẩn trên môi trường bắp theo tỷ lệ và số lượng phù hợp.Tỷ lệ bào tử nấm mốc và bào tử vi khuẩn là 1/102. 26 Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm 2 Tỷ lệ bào tử nấm/bào tử vi khuẩn Số lượng bào tử 1/10 2 Thí nghiệm Đối chứng Nấm mốc (1 chủng) 104 104 Vi khuẩn (8 chủng) 106 - Ghi chú: - Mẫu đối chứng không bổ sung bào tử vi khuẩn Bacillus subtilis - Sau khi cấy bào tử nấm mốc và bào tử vi khuẩn theo tỷ lệ nghiên cứu thì đặt các chai ở nhiệt độ phòng (25-300C), hàng ngày lắc đều chai để tránh hiện tượng vón cục và tạo độ thoáng giữa các hạt . - Sau 7 ngày gửi mẫu phân tích hàm lượng aflatoxin bằng phương pháp sắc ký bản mỏng (TLC) - Chỉ tiêu theo dõi: hàm lượng của aflatoxin của mẫu đối chứng và mẫu thí nghiệm 3.6.5. Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hƣởng của tỷ lệ bào tử nấm mốc /bào tử vi khuẩn đối với sự sản sinh aflatoxin Thí nghiệm 2 cho thấy một số chủng vi khuẩn Bacillus subtilis phân lập được có khả năng làm giảm aflatoxin trên bắp nhưng kết quả chưa tốt lắm. Vì vậy chúng tôi tiến hành thí nghiệm 3với mục đích tìm ra tỷ lệ bào tử nấm mốc/bào tử vi khuẩn để vi khuẩn có thể ức chế aflatoxin tốt nhất. Dựa vào kết quả phân tích hàm luợng aflatoxin của thí nghiệm 2, chọn chủng vi khuẩn Bacillus subtilis có khả năng làm giảm aflatoxin mạnh nhất để thực hiện thí nghiệm 3. 27 Hình 3.1: Nuôi cấy bào tử vi khuẩn và bào tử nấm mốc trên môi trƣờng bắp 3.6.5.1. Phƣơng pháp thu hoạch và xác định số lƣợng bào tử nấm mốc Aspergillus flavus Tiến hành giống như mục 3.6.4.1 ở trang 22 3.6.5.2. Phƣơng pháp thu hoạch và xác định số lƣợng bào tử vi khuẩn Bacillus subtilis Tiến hành giống như mục 3.6.4.2 ở trang 23 3.6.5.3. Bố trí thí nghiệm Trong thí nghiệm này, số lượng bào tử nấm Aspergillus flavus vẫn giữ nguyên như như ở thí nghiệm 2 là 104 , còn số lượng bào tử vi khuẩn Bacillus subtilis thay đổi tăng 10 lần so với số lượng bào tử vi khuẩn sử dụng ở thí nghiệm 2. Bảng 3.2: Bố trí thí nghiệm 3 Tỷ lệ bào tử nấm mốc/bào tử vi khuẩn Số lượng bào tử Mẫu đối chứng 1/10 3 1/10 4 1/10 5 Nấm mốc 104 104 104 104 Vi khuẩn: chủng 8 - 107 108 109 Ghi chú: - Mẫu đối chứng không được bổ sung bào tử vi khuẩn Bacillus subtilis . 28 - Sau khi cấy bào tử nấm mốc và bào tử vi khuẩn theo tỷ lệ nghiên cứu thì đặt các chai ở nhiệt độ phòng (25-300C), hàng ngày lắc đều chai để tránh hiện tượng vón cục và tạo độ thoáng giữa các hạt . - Sau thời gian 7 ngày gửi mẫu đi phân tích hàm lượng aflatoxin. - Chỉ tiêu theo dõi: hàm lượng aflatoxin mẫu thí nghiệm và mẫu đối chứng. 3.6.6. Thí nghiệm 4:Thử mức độ an toàn của ngƣyên liệu bắp đã nhiễm aflatoxin sau khi xử lý bằng vi khuẩn Bacillus subtilis (có khả năng ức chế aflatoxin) trên vịt nuôi. Tiến hành xác định liều độc tố aflatoxin quy định có trong thức ăn hỗn hợp dành cho vịt con là 0 bbp. Trong thí nghiệm tăng liều độc tố trong nguyên liệu lên 100 lần là 100 bbp cho vịt ăn ( Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, 2002; trích dẫn bởi Lê Anh Phụng ). Sau đó, tiến hành nuôi cấy bào tử vi khuẩn Bacillus subtilis (chủng 8) với nguyên liệu bắp đã nhiễm aflatoxin với hàm lượng độc tố 100bbp trơng 7 ngày và sấy khô ở 1100C/15phút. Phân lô thí nghiệm: chia làm 4 lô thí nghiệm, mỗi lô 10 con vịt. - Lô 1: cho vịt ăn nguyên liệu bắp ban đầu (đã xác định hàm lượng aflatoxin là 0bbp), được sấy khô. - Lô 2: cho vịt ăn nguyên liệu bắp nhiễm aflatoxin với hàm lượng 100 bbp, được sấy khô. - Lô 3: cho vịt ăn nguyên liệu bắp đã nhiễm aflatoxin như lô 2 nhưng được nuôi cấy với bào tử vi khuẩn Bacillus subtilis sau 7 ngày và được sấy khô. - Lô 4: cho vịt ăn nguyên liệu bắp nhiễm aflatoxin như ở lô 2 nhưng có bổ sung thêm bào tử Bacillus subtilis (với số lượng 109 CFU/ml) vào thời điểm cho vịt ăn với số lượng bào tử vi khuẩn là 109 CFU/ml cho 100g bắp. Sau đó, theo dõi kết quả trong 7 ngày. Ghi nhận số vịt chết, sống và lấy mẫu gan đi phân tích. Ghi chú: - Vịt làm thí nghiệm ở 3 ngày tuổi - Chủng vi khuẩn Bacillus subtilis được sử dụng trong thí nghiệm là chủng 8 29 - Số lượng bào tử vi khuẩn bổ sung trong thí nghiệm 4 là 109 CFU/ml - Chỉ tiêu theo dõi: khả năng sống, chết của vịt. Xác định bệnh tích đại thể và vi thể của gan vịt ở các lô thí nghiệm. 3.7. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MẪU Phân tích hàm lượng aflatoxin bằng phương pháp sắc ký bản mỏng (TLC). 3.8. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU Các số liệu được xử lý bằng trắc nghiệm F kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố và so sánh các số trung bình bằng trắc nghiệm Tukey (bằng phần mềm Minitab 12.0). 30 Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA BACILLUS SUBTILIS 4.1.1. Quan sát đặc điểm khuẩn lạc nghi ngờ là Bacillus subtilis Sau 24 giờ cấy trang mẫu đất trên môi trường đĩa TSA, quan sát và bắt giữ những khuẩn lạc có đặc điểm như hình 4.1: mọc lan trên mặt thạch, khuẩn lạc có bề mặt thô, màu xám trắng, tâm đậm màu, viền răng cưa. Tiếp theo là làm tiêu bản nhuộm Gram từng chủng vi khuẩn phân lặp được và quan sát dưới kính hiển vi (độ phóng đại 1000 lần) để khảo sát đặc điểm hình thái. Khuẩn lạc nghi ngờ Hình 4.1: Khuẩn lạc nghi ngờ Bacillus subtilis trên môi trƣờng TSA 31 4.1.2. Đặc điểm hình thái của vi khuẩn nghi ngờ là Bacillus subtilis sau nhuộm Gram Nhuộm Gram tiêu bản vi khuẩn và quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 1000 lần, chúng tôi nhận thấy các chủng vi khuẩn được nghi ngờ có hình thái giống với Bacillus subtilis, là những trực khuẩn bắt màu Gram dương, ngắn và nhỏ, kích thước 0,5 – 0,8 m x 1,5 - 3 m, hai đầu tròn, thường đứng riêng lẻ, đôi khi xếp thành chuỗi ngắn từ 3 - 5 tế bào, có bào tử hai đầu bắt màu và bào tử nhỏ, ngắn hơn tế bào sinh dưỡng. Bào tử tế bào sinh dưỡng Hình 4.2: Hình dạng tế bào và bào tử của Bacillus subtilis sau khi nhuộm Gram 4.1.3. Khảo sát các đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn nghi ngờ là Bacillus subtilis Các chủng phân lập có đặc điểm hình thái phù hợp với vi khuẩn Bacillus subtilis được chọn làm một số phản ứng sinh hóa để khẳng định. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1 32 Bảng 4.1: Kết quả thử phản ứng sinh hóa của các chủng phân lập đƣợc Chủng phân lập Các phản ứng sinh hóa Catalase Lecithinase Nitrate MR-VP Citrate Maltose 1 + - + + + + 2 + - + + + + 3 + - + + + + 4 + - + + + + 5 + - + + + + 6 + - + + + + 7 + - + + + + 8 + - + + + + Ghi chú: (+) là phản ứng dương tính (-) là phản ứng âm tính Sau khi tiến hành thử phản ứng sinh hóa của 98 chủng nghi ngờ, chúng tôi xác định được có 8 chủng là Bacillus subtilis. Tiếp theo chúng tôi tiến hành thí nghiệm đánh giá sơ bộ khả năng ức chế sản sinh aflatoxin trên môi trường thạch nước cốt dừa của các chủng Bacillus subtilis phân lập được. Lecithinase (+) Lecithinase (-) 33 MR(-) VP (-) MR(+) VP(+) Citrate (+) Citrate (-) Hình 4.3: Kết quả các phản ứng sinh hóa xác định Bacillus subtilis 4.2.THÍ NGHIỆM 1: KIỂM TRA KHẢ NĂNG SINH AFLATOXIN CỦA CHỦNG NẤM MỐC ASPERGILLUS FLAVUS VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KHẢ NĂNG ỨC CHẾ SẢN SINH AFLATOXIN CỦA CÁC CHỦNG BACILLUS SUBTILIS PHÂN LẬP ĐƢỢC. 4.2.1. Kiểm tra khả năng sinh aflatoxin của chủng nấm mốc Aspergillus flavus. Sau 5 ngày nuôi cấy trên môi trường thạch nước cốt dừa đem xem dưới đèn UV (365nm) được kết quả như hình 4.3. 34 Vòng sáng aflatoxin Hình 4.4: Khuẩn lạc Aspergillus flavus dƣới ánh đèn UV sau 5 ngày nuôi cấy trên môi trƣờng thạch nƣớc cốt dừa Vòng sáng phát ra xung quanh khuẩn lạc nấm mốc là vòng aflatoxin được Aspergillus flavus sản sinh. Vòng phát ra càng rộng, càng sáng thì nồng độ độc tố sản sinh càng cao, càng mạnh. Dùng chủng nấm mốc sau khi kiểm tra có sinh độc tố aflatoxin để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo. 4.2.2. Thí nghiệm đánh giá sơ bộ khả năng ức chế sản sinh aflatoxin của các chủng Bacillus subtilis phân lập đƣợc. Quan sát từ ngày đầu cấy nấm mốc đến ngày thứ 5 vẫn chưa cho kết quả theo mong đợi. Khuẩn lạc nấm mốc Aspergillus flavus chưa lấn sâu vào các khuẩn lạc vi khuẩn Bacillus subtilis, lúc này quan sát bên ngoài vẫn thấy khuẩn lạc nấm mốc chưa bị khuyết ở các nơi sắp tiếp xúc với khuẩn lạc vi khuẩn và khi xem dưới ánh đèn tia cực tím (UV) ở bước sóng 365 nm thì vẫn phát hiện vòng sáng đều xung quanh khuẩn lạc nấm mốc của độc tố aflatoxin phát ra. 35 Vi khuẩn nấm mốc vi khuẩn Hình 4.5: Khuẩn lạc Aspergillus flavus tiếp xúc và chƣa tiếp xúc với khuẩn lạc Bacillus subtilis trên môi trƣờng thạch nƣớc cốt dừa Đến ngày nuôi cấy thứ 6, bước đầu quan sát thấy kết quả nhưng chưa rõ ràng. Sang ngày thứ 7, quan sát bên ngoài thấy khuẩn lạc nấm mốc bị khuyết ở những phía đã tiếp xúc với các khuẩn lạc vi khuẩn, còn những phía không tiếp xúc với vi khuẩn thì khuẩn lạc nấm mốc phát triển lấn ra tận bên ngoài như hình 4.5. Vi khuẩn nấm mốc Hình 4.6: Sự ức chế phát triển của khuẩn lạc vi khuẩn đối với nấm mốc Dưới ánh đèn tia cực tím (UV) có bước sóng 365nm chúng tôi nhận thấy vòng sáng độc tố xung quanh khuẩn lạc nấm mốc không đều, những nơi đã tiếp xúc với các khuẩn lạc Bacillus subtilis vòng sáng bị mờ đi rất nhiều so với những nơi vòng sáng không tiếp xúc với khuẩn lạc vi khuẩn như hình 4.6. 36 C8 C6 C1 C2 C7 C4 C8 C3 C5 Hình 4.7:Vòng sáng aflatoxin không đều ở các phía của khuẩn lạc Aspergillus flavus Những nơi khuẩn lạc Aspergillus flavus tiếp xúc với các khuẩn lạc của Bacillus subtilis bị khuyết vào không phát triển cho thấy vi khuẩn Bacillus subtilis có khả năng ức chế sự phát triển của nấm mốc Aspergillus flavus. Kết quả quan sát dưới ánh đèn tia cực tím được thấy rõ qua hình 4.6 cho thấy vi khuẩn Bacillus subtilis có khả năng ức chế sản sinh độc tố aflatoxin của nấm mốc Aspergillus flavus. So sánh khả năng ức chế sản sinh aflatoxin của 8 chủng vi Bacillus subtilis phân lập được thể hiện qua độ sáng của vòng aflatoxin (nơi đã tiếp xúc với khuẩn lạc của vi khuẩn) dưới ánh đèn cực tím (UV) cho kết quả được trình bày ở bảng 4.2 Bảng 4.2: So sánh khả năng ức chế sản sinh aflatoxin của 8 chủng Bacillus subtilis Ký hiệu chủng Bacillus subtilis Cấp độ sáng của vòng aflatoxin Chủng 1 ++ Chủng 2 ++++ Chủng 3 +++ Chủng 4 ++++ Chủng 5 ++ Chủng 6 +++ Chủng 7 +++++ Chủng 8 + 37 Ghi chú: (+) là cấp độ sáng của vòng độc tố aflatoxin tại những nơi vòng sáng tiếp xúc với khuẩn lạc vi khuẩn. Chủng 8 cho thấy độ sáng của vòng độc tố mờ nhất. Chủng 1, chủng 3, chủng 5, chủng 6 cho thấy độ sáng của vòng độc tố cũng mờ đi so với độ sáng của vòng aflatoxin tại nơi không tiếp xúc với vi khuẩn. Riêng chủng 2, chủng 4 và chủng 7 cho độ sáng của vòng độc tố sáng nhất trong 8 chủng. Như vậy, bước đầu chúng tôi có thể định hướng được khả năng ức chế sự phát triển và sản sinh độc tố của Aspergillus flavus của các chủng Bacillus subtilis đã khảo sát. Trong thí nghiệm của chúng tôi chủng 8 cho khả năng ức chế rõ nhất. Để tìm hiểu rõ thêm chúng tôi tiến hành thí nghiệm tiếp theo. 4.3. THÍ NGHIỆM 2 : KHẢO SÁT KHẢ NĂNG LÀM GIẢM AFLATOXIN SẢN SINH TRÊN MÔI TRƢỜNG BẮP CỦA CÁC CHỦNG BACILLUS SUBTILIS PHÂN LẬP ĐƢỢC. Các bƣớc tiến hành thí nghiệm: - Bào tử nấm mốc Aspergillus flavus được thu hoạch và xác định số lượng bằng phương pháp dùng buồng đếm Neubauer, kết quả thu được là 9,6.106 bào tử/ml huyễn dịch thu được. - Bào tử vi khuẩn Bacillus subtilis được thu hoạch và xác định số lượng bằng phương pháp trang đĩa, kết quả cho thấy số lượng bào tử vi khuẩn Bacillus subtilis của các chủng dao động từ 7,02.108 CFU/ml đến 89,30.108 CFU/ml. - Sau khi đã xác định được số lượng bào tử nấm mốc và bào tử vi khuẩn thì tiến hành nuôi cấy trên môi trường bắp theo tỷ lệ bào tử nấm mốc/bào tử vi khuẩn là 1/102. Trước khi nuôi cấy, bắp phải được xác định là không nhiễm aflatoxin và môi trường được hấp triệt trùng ở 1210C/15 phút. Đặt các chai môi trường bắp đã được trộn bào tử Aspergillus flavus và bào tử Bacillus subtilis ở nhiệt độ phòng, hàng ngày lắc đều các chai để tránh hiện tượng vón cục và tạo độ thông thoáng giữa các hạt nhằm tạo điều kiện phát triển tốt. Sau 7 ngày 38 nuôi cấy, các mẫu bắp được gửi phân tích hàm lượng aflatoxin bằng phương pháp sắc ký bản mỏng (TLC), kết quả được trình bày ở bảng 4.3. Bảng 4.3: Kết quả phân tích hàm lƣợng aflatoxin của thí nghiệm 2 Ký hiệu mẫu Hàm lượng aflatoxin trung bình (ppb) Bắp (nguyên liệu) 0 Đối chứng: Aspergillus flavus 6.300 Chủng 1 + Aspergillus flavus 4.250 Chủng 2 + Aspergillus flavus 15.800 Chủng 3 + Aspergillus flavus 5.250 Chủng 4 + Aspergillus flavus 15.000 Chủng 5 + Aspergillus flavus 4.660 Chủng 6 + Aspergillus flavus 5.410 Chủng7 + Aspergillus flavus 18.200 Chủng 8 + Aspergillus flavus 2.750 Kết quả trình bày ở bảng 4.3 cho thấy một số chủng vi khuẩn Bacillus subtilis có khả năng làm giảm aflatoxin so với mẫu đối chứng và kết quả thay đổi tùy theo chủng. Trong 8 chủng phân lập được làm thí nghiệm có 5 chủng làm giảm hàm lượng aflatoxin so với mẫu đối chứng và sự giảm này có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05) . Chủng vi khuẩn làm giảm độc tố mạnh nhất so với mẫu đối chứng là chủng 8, giảm gần 2,5 lần (2.750 ppb so với 6.300 ppb) và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05) . Tuy nhiên, cũng có một số chủng làm tăng hàm lượng aflatoxin so với mẫu đối chứng như chủng 2, chủng 4 và chủng 7 (15.800 ppb, 15.000 ppb và 18.200 ppb so với 6.300 ppb). Đối với các chủng làm tăng hàm lượng độc tố aflatoxin cũng cần được tìm hiểu sâu hơn để có thể ứng dụng trong sản xuất độc tố tinh nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Như vậy, dựa vào kết quả thí nghiệm 2 chúng tôi khẳng định kết quả thí nghiệm đánh giá sơ bộ khả năng ức chế sản sinh aflatoxin của các chủng Bacillus subtilis phân lập được là hoàn toàn hợp lý. Chủng 8 làm độ sáng của vòng aflatoxin mờ nhất (phía tiếp xúc với khuẩn lạc vi khuẩn) thì ở thí nghiệm 2 cho khả năng ức chết sản sinh 39 aflatoxin nhiều nhất (2.700 ppb so với 6.300 ppb). Các chủng 1, chủng 3, chủng 5, chủng 6 cũng làm độ sáng vòng aflatoxin mờ đi (phía tiếp xúc với khuẩn lạc vi khuẩn) so với độ sáng vòng aflatoxin phía không tiếp xúc với khuẩn lạc vi khuẩn thì ở thí nghiệm 2 cũng cho khả năng giảm hàm lượng aflatoxin (so với mẫu đối chứng). Sau khi tiến hành thí nghiệm trên cho thấy các chủng vi khuẩn Bacillus subtilis phân lập được từ đất có khả năng làm giảm aflatoxin trên bắp. Nhưng muốn tìm hiểu xem khi tăng số lượng bào tử Bacillus subtilis lên thì kết quả như thế nào nên chúng tôi tiến hành thí nghiệm 3. 4.4. THÍ NGHIỆM 3: KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA TỶ LỆ BÀO TỬ NẤM MỐC/BÀO TỬ VI KHUẨN ĐỐI VỚI SỰ SẢN SINH AFLATOXIN Kết quả ở thí nghiệm 2 cho thấy chủng 8 làm giảm hàm lượng aflatoxin nhiều nhất so với mẫu đối chứng (2.750 ppb so với 6.300 ppb) nên chúng tôi chọn chủng 8 để tiến hành tiếp thí nghiệm 2. Theo quy luật tự nhiên khi số lượng bào tử nấm mốc vẫn giữ nguyên như thí nghiệm 1 nhưng số lượng bào tử vi khuẩn càng tăng thì sẽ cho khả năng ức chế nấm mốc càng cao. Trong thí nghiệm 1 với tỷ lệ bào tử nấm mốc/bào tử vi khuẩn là 1/102 cho thấy hàm lượng aflatoxin ở các mẫu thí nghiệm của vi khuẩn chủng 8 giảm gần 2,5 lần so với mẫu đối chứng (2.750 ppb so với 6.300 ppb). Với mục đích tìm kiếm khả năng làm giảm hơn nữa lượng aflatoxin nên chúng tôi chọn tỷ lệ bào tử nấm mốc/bào tử vi khuẩn lần lượt là 1/103, 1/104, 1/105 trong thí nghiệm 3. Các bước tiến hành thí nghiệm 3 vẫn giống như thí nghiệm 2: - Thu hoạch và xác định số lượng bào tử nấm mốc bằng phương pháp buồng đếm Neubauer, kết quả có được là 11,8. 108 bào tử/ml huyễn dịch. - Thu hoạch và xác định số lượng bào tử vi khuẩn bằng phương pháp trang đĩa. - Tiếp theo tiến hành nuôi cấy bào tử nấm mốc và bào tử vi khuẩn lên môi trường bắp theo tỷ lệ bào tử nấm mốc/bào tử vi khuẩn lần lượt là 1/103, 1/104, 1/105, thí nghiệm được lặp lại 1 lần. Sau 7 ngày nuôi cấy, mẫu được gửi đi phân tích hàm lượng aflatoxin bằng phương pháp sắc ký bản mỏng (TLC), kết quả được trình bày ở bảng 4.4. 40 Bảng 4.4: Kết quả thí nghiệm 3 Tên mẫu (tỷ lệ bào tử nấm mốc/bào tử vi khuẩn) Hàm lượng aflatoxin (ppb) Mẫu đối chứng: Aspergillus flavus 6.300 Aspergillus flavus + chủng 8 (1/103) 2.155 Aspergillus flavus + chủng 8 (1/104) 1.960 Aspergillus flavus + chủng 8 (1/105) 715 Kết quả trình bày ở bảng cho thấy: hàm lượng aflatoxin ở các mẫu thí nghiệm giảm so với mẫu đối chứng và sự giảm này có ý nghĩa về phương diện thống kê học (P<0,05). Hàm lượng aflatoxin giảm dần khi số lượng bào tử vi khuẩn tăng dần. Trong đó, hàm lượng aflatoxin ở tỷ lệ 1/103 không có sự khác biệt về mặt thống kê so với tỷ lệ 1/10 4 (P>0,05) nhưng có sự khác biệt so với tỷ lệ 1/105 (P<0,05). Sự biến thiên hàm lượng aflatoxin theo tỷ lệ nuôi cấy như trên là hợp lý. Theo quy luật tự nhiên, khi số lượng bào tử nấm mốc không thay đổi và số lượng bào tử vi khuẩn Bacillus subtilis được nuôi cấy càng nhiều thì khả năng ức chế sự phát triển của nấm mốc càng cao và làm giảm aflatoxin càng mạnh. Khi quan sát môi trường bắp sau 7 ngày nuôi cấy sẽ thấy có sự khác biệt về sự sinh trưởng và phát triển của nấm mốc giữa các mẫu thí nghiệm và mẫu đối chứng, sự khác biệt này được trình bày ở hình 4.7. Mẫu đối chứng Mẫu thí nghiệm Hình 4.8: So sánh các mẫu bắp 41 Mẫu đối chứng: môi trường bắp chỉ bổ sung bào tử Aspergillus flavus Mẫu thí nghiệm: môi trường bắp bổ sung bào tử nấm mốc và bào tử vi khuẩn. Hình 4.7 cho thấy ở mẫu đối chứng do không bổ sung bào tử vi khuẩn nên nấm mốc phát triển rất mạnh, làm cho môi trường bắp có màu vàng xanh, còn ở mẫu thí nghiệm thì nấm mốc phát triển ít nên ít xanh hơn và vẫn giữ được màu vàng tự nhiên của bắp. Qua đó có thể rút ra giả thuyết ban đầu như sau:do vi khuẩn Bacillus subtilis ức chế quá trình sinh trưởng và sinh tổng hợp aflatoxin của nấm mốc Aspergilus flavus nên hàm lượng aflatoxin của mẫu thí nghiệm giảm so với mẫu đối chứng. Do aflatoxin là sản phẩm thứ cấp của nấm mốc nên chỉ được tạo khi nấm đã phát triển.Vì vậy, nếu có yếu tố nào ngăn cản sự sinh trưởng và phát triển của nấm mốc thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản sinh aflatoxin. Các yếu tố gây bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nấm mốc có thể là các nhóm polypeptide như surfactin, agrastatin và iturin do vi khuẩn tiết ra. Tuy nhiên do thời gian thí nghiệm có hạn nên chúng tôi không thể xác định được chủng 8 có tiết ra các hợp chất trên hay không. Vì thế cần tiếp tục nghiên cứu để rút ra kết luận cụ thể hơn. 42 4.5. THÍ NGHIỆM 4: THỬ MỨC ĐỘ AN TOÀN CỦA NGHUYÊN LIỆU BẮP ĐÃ NHIỄM AFLATOXIN SAU KHI XỬ LÝ BẰNG VI KHUẨN BACILLUS SUBTILIS (CÓ KHẢ NĂNG ỨC CHẾ AFLATOXIN) TRÊN VỊT NUÔI. Theo dõi thí nghiệm trong 7 ngày được kết quả trình bày như bảng: Bảng 4.5: Kết quả thí nghiệm 4 Ngày thí nghiệm từ ngày thứ 1-3 Lô thí nghiệm Dấu hiệu nhận thấy Tỷ lệ vịt có dấu hiệu nhận thấy % vịt chết Lô 1 Khỏe mạnh 10/10 0% Lô 2 Khờ, chậm chạp Khỏe mạnh 4/10 6/10 0% Lô 3 Khỏe mạnh 10/10 0% Lô 4 Khỏe mạnh 10/10 0% Ngày thí nghiệm thứ 4-5 Lô 1 Khỏe mạnh 10/10 0% Lô 2 Chết Liệt, co giật Khờ, chậm chạp 5/10 2/10 3/10 50% Lô 3 Chết Khờ, chậm chạp Liệt, co giật Khỏe mạnh 2/10 3/10 1/10 4/10 20% Lô 4 Khờ, chậm chạp Khỏe mạnh 3/10 8/10 0% Ngày thí nghiệm thứ 6-7 Lô 1 Khỏe mạnh 10/10 0% Lô 2 Chết 10/10 100% Lô 3 Chết Khờ, chậm chạp Khỏe mạnh 5/10 3/10 2/10 50% Lô 4 Chết Khờ, chậm chạp Khỏe mạnh 3/10 3/10 4/10 30% Ghi chú: - Khỏe mạnh: vịt có dấu hiệu bình thường so với trước khi tiến hành thí nghiệm - Khờ, chậm chạp: gồm các biểu hiện như chậm chạp, rút cổ, không ăn,… Những mẫu vịt chết ở các lô được mổ quan sát bệnh tích đại thể trên gan và gửi đi phân tích vi thể. 43 Kết quả trình bày ở bảng 4.5 cho kết quả vịt chết do nhiễm độc tố aflatoxin khác nhau và sự khác nhau này có ý nghĩa về phương diện thống kê học (P<0,01). Ở những ngày đầu thí nghiệm, do lượng độc tố nhiễm vào vịt ít chưa đủ khả năng gây chết vịt. Ở lô 2, toàn bộ vịt thí nghiệm đều chết nhưng ở lô 3 và lô 4 số vịt chết giảm đi so với lô 2 chứng tỏ rằng dưới tác động của vi khuẩn Bacillus subtilis hàm lượng độc tố aflatoxin trong mẫu thí nghiệm dùng trong lô 3 từ 100 bbp ban đầu có thể giảm đi nhiều so với mẫu bắp thí nghiệm ở lô 2. Ở lô 4, vịt được cho ăn cùng loại thức ăn với lô 2 nhưng có bổ sung thêm bào tử vi khuẩn Bacillus subtilis vào thời điểm cho ăn, có thể do chính Bacillus subtilis sống khi vào cơ thể vịt tiếp tục sản sinh các chất ức chế tác động của aflatoxin trên vịt vì thế làm giảm tỷ lệ chết của vịt. Khờ Liệt, co giật Chết Hìnkh 4.9: Kết quả thí nghiệm lô 2 sau 4 ngày Kết quả quan sát bệnh tích đại thể các mẫu gan được trình bày ở bảng 4.6 44 Bảng 4.6: So sánh sự khác nhau về bệnh tích đại thể các mẫu gan vịt ở các lô thí nghiệm Chỉ tiêu quan sát Lô 1(đối chứng) Lô 2 Lô 3 Lô 4 Màu Vàng hồng Đỏ sậm-đỏ đen Vàng sậm-đỏ sậm Vàng sậm-đỏ sậm Xuất huyết Không Xuất huyết cục bộ Xuất huyết cục bộ Xuất huyết cục bộ Sưng gan Không Sưng ( bề mặt căng phồng ) Sưng Sưng Gan đối chứng Gan nhiễm aflatoxin Hình 4.10: Sự khác nhau giữa 2 mẫu gan vịt Ngoài ra, có sự khác nhau về mức độ của bệnh tích đại thể về các chỉ tiêu ở bảng của các mẫu gan vịt bị nhiễm độc tố aflatoxin khi quan sát trên gan vịt chết, vịt liệt và co giật, vịt nhiễm nhưng chưa chết. Quan sát bệnh tích vi thể gan vịt ở các lô cho kết quả được trình bày ở bảng 4.7 45 Bảng 4.7: Kết quả bệnh tích vi thể gan của vịt ở các lô thí nghiệm Chỉ tiêu quan sát Lô 1 ( lô đối chứng) Lô 2 Lô 3 Lô 4 Xung huyết Không Rất nặng Rất nhẹ Nhẹ Tế bào bị thoái hóa mỡ Có Có Rất nhẹ Nhẹ Mô gan có dấu hiệu hồi phục Không Có dấu hiệu hồi phục nhiều Có Kết quả trình bày ở bảng 4.7 cho sự khác nhau về bệnh tích vi thể giữa các mẫu gan ở các lô thí nghiệm. Ở các lô thí nghiệm mẫu gan đều bị thoái hóa mỡ ở các mức độ khác nhau giữa các lô do vịt sử dụng thức ăn là bắp trong quá trình tiến hành thí nghiệm. Ở lô 2 vịt ăn bắp chứa aflatoxin không xử lý với Bacillus subtilis, mẫu gan bị tổn thương nặng nề nhất như hình 4.11. Ở lô 3, lô 4 vịt ăn mẫu bắp nhiễm aflatoxin có xử lý Bacillus subtilis, mẫu gan ít bị tổn thương hơn và có dấu hiệu mô gan được hồi phục (tế bào gan bắt màu nhuộm đậm hơn) so với lô 2. 46 Thoái hóa mỡ Xuất huyết nặng Thoái hóa mỡ nặng Lô 1 Lô 2 Xuất huyết nhẹ Tế bào gan hồi phục Thoái hóa mỡ nhẹ Lô 3 Lô 4 Hình 4.11: Bệnh tích vi thể các mẫu gan vịt ở các lô thí nghiệm 47 Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN Sau thời gian thực hiện đề tài chúng tôi có những kết luận sau: - Có thể phân lập được vi khuẩn Bacillus subtilis từ đất. - Vi khuẩn Bacillus subtilis được phân lập từ đất có khả năng làm giảm aflatoxin trên bắp. - Tỷ lệ nuôi cấy thích hợp giữa bào tử nấm mốc/bào tử vi khuẩn để vi khuẩn có khả năng làm giảm aflatoxin là thay đổi tùy chủng. - Có thể ứng dụng trong xử lý nguyên liệu nhiễm aflatoxin bằng Bacillus subtilis trong chăn nuôi gia cầm như vịt. 5.2. ĐỀ NGHỊ - Chủng vi khuẩn Bacillus subtilis mà chúng tôi phân lặp được từ đất có khả năng làm giảm aflatoxin nhưng lượng giảm chưa nhiều nên cần tiếp tục tìm kiếm các chủng khác từ nước, không khí, cỏ khô,… - Cần tiếp tục khảo sát tỷ lệ nuôi cấy thích hợp giữa bào tử vi khuẩn nấm mốc/bào tử vi khuẩn để tìm được tỷ lệ phù hợp cho từng chủng. - Cần tìm hiểu về phương thức tác động làm giảm aflatoxin của vi khuẩn Bacillus subtilis. - Khảo sát khả năng làm giảm aflatoxin của các sinh vật khác như Bacillus pulimus, Bacillus megaterium, Saccharomyces cerevisiae,…. - Khảo sát thêm ảnh hưởng của Bacillus subtilis đối với một số độc tố nguy hiểm khác như fumonisin, ochratoxin,…- Thử nghiệm với thức ăn công nghiệp gây nhiễm độc tố trong chăn nuôi gia cầm. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phần Tiếng Việt 1. Bùi Xuân Đồng, 2004. Nguyên lý phòng chống nấm mốc và mycotoxin. NXB khoa học và kỹ thuật. 2. Đậu Ngọc Hào, Lê Thị Ngọc Diệp, 2003. Nấm mốc và độc tố aflatoxin trong thức ăn chăn nuôi. NXB nông nghiệp. 3. Kiều Hữu Cảnh, 1999. Giáo trình vi sinh vật học công nghiệp. NXB khoa học và kỹ thuật. 4. Tô Minh Châu, 2000. Giáo trình vi sinh vật ứng dụng trong chăn nuôi. Tủ sách Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh . 5. Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc, Dương Duy Đồng, 2002. Thức ăn và dinh dưỡng động vật. NXB nông nghiệp. 6. Nguyễn Huỳnh Nam, 2006. Phân lập vi khuẩn Bacillus subtilis trong phân heo và thử đối kháng với Escherichia coli gây bệnh tiêu chảy trên heo. Luận văn tốt nghiệp. Khoa công nghệ sinh học. Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh. 7. Lý Kim Hữu, 2005. Khảo sát đặc điểm của vi khuẩn Bacillus subtilis và tìm hiểu điều kiện nuôi cấy thích hợp sản xuất thử nghiệm chế phẩm propiotic. Luận văn tốt nghiệp. Khoa Chăn Nuôi-Thú Y. Trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh . 8. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty, 2001. Vi sinh vật học. NXB giáo dục . 9. Dương Thanh Liêm, 2002. Giáo trình độc chất học.Tủ sách Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh. 10. Trần Linh Phước, 2005. Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm. NXB giáo dục. 11. Lê Anh Phụng, 2001. Bệnh nhiễm độc aflatoxin và các phương pháp phát hiện aflatoxin. Chuyên đề cấp tiến sĩ Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. 49 12. Nguyễn Duy Khánh, 2000. Khảo sát điều kiện nuôi cấy và sinh bào tử vi khuẩn Bacillus subtilis. Luân văn kỹ sư chuyên ngành công nghệ sinh học. 13. Nguyễn Khắc Tuấn, 1996. Vi sinh vật học. NXB nông nghiệp. 14. Trần Bắc Vi, 2005. Phân lặp Aspergillus flavus trên bánh dầu phộng bị mốc và khảo sát khả năng sinh aflatoxin của các chủng phân lặp được. Luận văn tốt nghiệp. Khoa Chăn Nuôi Thú Y. Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh. 15. Lê Anh Phụng, 2001. Nấm mốc sinh độc tố và ảnh hưởng của độc tố nấm mốc đối với động vật. Hướng khắc phục độc tố của nấm mốc. Chuyên đề cấp tiến sĩ Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh. Tài liệu tham khảo tiếng Anh 16. A..CIEGLER, E. B LILLEHOJ, R. E. PETERSON, AND H. H. HALL . Microbial detoxification of aflatoxin. May 1966. 17. J. W. BENNETT and KLICH . Mycotoxins. CLINICAL MICROBIOLOGY REVIEWS, Junly 2003. 18. A. M. Fakhoury and C. P. Woloshuk. Inhibition of Growth of Aspergillus flavus and Fungal a-Amylases by a Lectun-Like Protein from Lablab purpureus. January 2001. Tài liệu tham khảo trên internet 19. 20. 21. PHỤ LỤC I. CÁC PHẢN ỨNG SINH HÓA 1.1. Phản ứng catalase Chuẩn bị Dung dịch H2O2 30 % Lame Giống vi khuẩn Bacillus subtilis Tiến hành: dùng que cấy vòng, bằng thao tác vô trùng lấy một ít sinh khối vi khuẩn Bacillus subtilis phết lên lam kính sạch và khô. Sau đó nhỏ giọt H202 30% lên vết phết vi khuẩn. Đọc kết quả sau khoảng 15 giây. Kết quả Phản ứng catalase dương tính: có hiện tượng sủi bọt. Phản ứng catalase âm tính: không có hiện tượng sủi bọt. 1.2. Phản ứng lecithinase Chuẩn bị Môi trường lòng đỏ trứng. Giống vi khuẩn Bacillus subtilis. Tiến hành: dùng que cấy vòng, bằng thao tác vô trùng lấy và cấy một ít sinh khối vi khuẩn lên đĩa môi trường lòng đỏ trứng, ủ đĩa ở 37 oC/24 giờ. Kết quả Phản ứng catalase dương tính: có vòng trong xung quanh khuẩn lạc. Phản ứng catalase âm tính: không có vòng trong xung quanh khuẩn lạc. 1.3. Phản ứng nitrate Chuẩn bị Môi trường nitrate. Dung dịch thuốc thử giess A, giess B. Giống vi khuẩn Bacillus subtilis. Tiến hành: dùng que cấy thẳng, bằng thao tác vô trùng lấy và cấy một ít sinh khối vi khuẩn vào ống nghiệm môi trường nitrate, ủ ở 37 oC/24 giờ. Sau 24 giờ nhỏ vào môi trường 2-3 giọt giess A, sau đó nhỏ tiếp 2-3 giọt giess B. Kết quả Phản ứng dương tính: môi trường có màu đỏ cam. Phản ứng âm tính: môi trường có màu vàng. 1.4. Phản ứng Metyl-Red (MR) Chuẩn bị Môi trường clark lubs. Thuốc thử: metyl red. Giống vi khuẩn Bacillus subtilis. Tiến hành: dùng que cấy vòng, bằng thao tác vô trùng, lấy và cấy một ít sinh khối vi khuẩn vào ống môi trường clark lubs, ủ ở 37 oC/24 giờ. Sau đó nhỏ 2-3 giọt thuốc thử metyl red, đọc kết quả. Kết quả Phản ứng dương tính: môi trường có màu có màu đỏ cam. Phản ứng âm tính: môi trường có màu vàng. 1.5. Phản ứng Voges-Proskauer (VP) Chuẩn bị Môi trường clurk lubs. Thuốc thử: NaOH 40 %; -naphtol 10 %. Giống vi khuẩn Bacillus subtilis. Tiến hành: dùng que cấy vòng, bằng thao tác vô trùng, lấy và cấy một ít sinh khối vi khuẩn vào ống môi trường clurk lubs, ủ ở 37 oC/24 giờ. Sau đó nhỏ 3-5 giọt NaOH 40 % và 3-5 -naphtol 10 %, đọc kết quả sau 15 phút. Kết quả Phản ứng dương tính: môi trường có màu đỏ. Phản ứng âm tính: môi trường có màu vàng. 1.6. Phản ứng citrate Chuẩn bị Môi trường Simmon citrate Giống vi khuẩn Bacillus subtilis Tiến hành: dùng que cấy vòng, lấy và cấy một ít sinh khối vi khuẩn vào ống môi trường citrate, ủ ở 37 oC/24 giờ. Kết quả Phản ứng dương tính: môi trường chuyển sang màu xanh dương. Phản ứng âm tính: môi trường có màu xanh lá mạ non. 1.7. Phản ứng lên men đƣờng maltose Chuẩn bị Môi trường maltose. Giống vi khuẩn Bacillus subtilis. Tiến hành: dùng que cấy vòng, lấy và cấy mọt ít sinh khối vi khuẩn vào môi trường đường maltose, ủ ở 37 oC/24 giờ. Kết quả Phản ứng dương tính: môi trường có màu vàng. Phản ứng âm tính: môi trường có màu đỏ. II. PHƢƠNG PHÁP NHUỘM GRAM Các bƣớc tiến hành: - Chuẩn bị vết bôi: cho lên lame kính một giọt nước cất vô trùng, dùng que cấy vòng vô trùng lấy một ít vi khuẩn mọc mọc trên bề mặt môi trường hòa vào giọt nước cất và dàn đều. - Cố định vết bôi: hơ lame kính bằng cách đưa qua lại 3-4 trên ngọn lửa đèn cồn. - Nhuộm tiêu bản: đặt giấy lọc lên vết bôi, nhỏ thuốc nhuộm crystal violet lên miếng giấy lọc sao cho đủ thấm xuống vết bôi, để 1-2 phút rồi rửa nước. Nhỏ dung dịch lugol lên vết bôi vừa mới được nhuộm, để 1 phút rồi rửa nước. Tẩy màu nhanh bằng cồn 96o, khoảng 15-30 giây, rửa nước. Đặt mảnh giấy lọc khác lên vết bôi và nhỏ thuốc nhuộm fuchsin kiềm loãng lên miếng giấy lọc sao cho đủ thấm xuống vết bôi, để khoảng 1 phút và rửa nước. Thấm khô tiêu bản và xem dưới kính hiển vi. III. CÔNG THỨC ĐẾM KHUẨN LẠC TRÊN MÔI TRƢỜNG THẠCH ĐĨA - Số khuẩn lạc trung bình trong 1ml dịch mẫu ở 3 độ pha loãng liên tiếp x1+x2+x3 Công thức: Y= 3 Trong đó: Y: là số khuẩn lạc trung bình ở các độ pha loãng. x1,x2,x3: là số khuẩn lạc trung bình có trong 1g mẫu hay 1ml dịch mẫu ở các nồng độ pha loãng. - Số khuẩn lạc trong 1ml dịch mẫu ở độ pha loãng 1 1 Công thức: X= A x x h V Trong đó: X: số khuẩn lạc có trong 1ml dịch mẫu. A: là số khuẩn lạc trung bình có trong đĩa (trong tổng số 2 đĩa ở cùng nồng độ pha loãng). h: là độ pha loãng (10-5, 10-6, 10-7,….) V: thể tích dịch mẫu cấy 1 đĩa. IV. CÔNG THỨC ĐẾM VI KHUẨN BẰNG BUỒNG ĐẾM Công thức: Avsv/ml = a x 4000 x 1000 x H Trong đó: ai a: là số vsv trung bình có trong 1 ô nhỏ = n ai: là số vsv đếm được trong từng ô nhỏ . n: là số ô nhỏ được đếm . 1 H: là hệ số pha loãng = Độ pha loãng 1000: hệ số chuyển thành ml (1 ml = 1000 mm3) 1 1 4000: là hệ số chuyển thành 1 mm3 = = Thể tích 1 ô nhỏ 4000 mm3 V. THÀNH PHẦN CÁC MÔI TRƢỜNG 5.1. Môi trƣờng Trypticase Soya Agar (TSA) Soy pepton 15 g Tryptone peptone 5 g NaCl 5 g Agar 18 g Nước cất 1000 ml PH = 7,3 0,2 5.2. Môi trƣờng Trypticase Soya Broth (TSB) Soy pepton 15 g Tryptone peptone 5 g NaCl 5 g Nước cất 1000ml PH = 7,3 0,2 5.3. Môi trƣờng Clark Lubs Peptone bột 7 g Glucose 5 g KH2PO4 5 g Nước cất 1000 ml PH = 6,7 - 7,1 5.4. Môi trƣờng lên men đƣờng maltose Cao thịt 5 g Peptone bột 10 g Đường maltose 10 g Phenol red 0,01 g Nước cất 1000 ml PH = 6,7 - 7,1 5.5. Môi trƣờng Simmon Citrate Agar Sodium citrate 2 g K2HPO4 1 g MgSO4 0,2 g Brothymol blue 0,008 g NaCl 5 g NH4H2PO4 1 g Agar 18 g Nước cất 1000ml PH = 6,9 0,2 5.6. Môi trƣờng khử nitrate Cao thịt 3 g Peptone bột 5 g NaNO3 1 g Agar 7 g Nước cất 1000ml PH = 7,0 0,2 5.7. Môi trƣờng lòng đỏ trứng Cao thịt 1 g Peptone bột 10 g Mannitol 10 g NaCl 10 g Phenol red 0,0025 g Agar 15 g Nước cất 1000 ml PH = 7,2 0,2 Phân 225 ml môi trường vào bình tam giác. Khử trùng ở 121 oC / 15-20 phút. Khi môi trường nguội đến 50 oC thêm 12,5 ml dung dịch lòng đỏ trứng gà. Trộn đều rồi phân vào đĩa petri vô trùng. Cách pha lòng đỏ trứng: rửa sạch trứng, sát trùng bên ngoài trứng bằng cồn. Dùng kẹt đập trứng, bỏ phần lòng trắng, chuyển phần lòng đỏ vào becher có chứa 25-30 ml nước mối sinh lý vô trùng. Bảo quản dung dịch này ở 4 oC để dùng. 5.8. Môi trƣờng thạch nƣớc cốt dừa Nước cốt dừa 500 ml Nước cất 500 ml Cloramphenicol 0,1 g Agar 15 g Thành phần nƣớc cốt dừa (Nước cốt dừa đóng hộp được sản xuất tại công ty CNCB thực phẩm quốc tế số 9, đường 5, phường Tân Tiến, Biên Hòa, Đồng Nai). Béo 15 g Carbohyrat 3 g Protein 2 g Sodium 33 g 5.9. Môi trƣờng thạch khoai tây Khoai tây 200 g Saccharose 20 g Cloramphenicol 1-2 g/l Agar 18 g Nước cất 1000 ml PH = 6,5 VI. HÓA CHẤT 6.1. Nƣớc mối sinh lý 0,9 % NaCl 9 g Nước cất 1000 ml 6.2. NaOH 40 % NaOH 40 g Nước cất 1000 ml Cân 40 g NaOH tinh thể hòa tan vào 50 ml nước cất, lắc đều, để yên 24 giờ, gạn lấy nước trong ở trên rồi bổ xung thêm nước cất cho đủ 1000 ml. 6.3. Dung dịch Iod 0,02 N Cân 2 g KI hòa tan vaò 3 ml nước cất, lắc đều cho tan, thêm nước cất vào cho đủ 100 ml. VII. THUỐC THỬ VÀ CHẤT CHỈ THỊ MÀU 7.1. Thuốc thử Methyl-red Methyl-red 0,1 g Ethanol 96 o 300 ml Nước cất vừa đủ 500 ml 7.2. Thuốc thử a-naphtol 10% -naphtol 10 g Cồn 96o vừa đủ 100 ml 7.3. Thuốc thử xác định khả năng khử nitrate giess A: Axit sunfanilis 0,5 g Axit acetic 30 g Nước cất 100 ml giess B: -naphthylamin 0,8 g Axit acetic 30 g Nước cất 100 ml Hòa tan 0,8 g -naphthylamin trong 100 ml nước đun sôi để nguội rồi bổ sung thêm 30 ml axit acetic, đem lọc. Đựng trong chai màu, bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng. VIII. THUỐC NHUỘM 8.1. Crystal violet (C25H30N3Cl.9H2O = 570,11) a) Crystal violet 0,4 g Cồn 96o 10 ml b) Phenol 1 g Nước cất 100 ml Trộn hai dung dịch a và b với nhau, khuấy cho hòa tan đều rồi đem lọc. Bảo quản dung dịch này trong chai màu, tránh ánh sáng. 8.2. Lugol KI 2 g Iod tinh thể 1 g Nước cất 300 ml Hòa 2 g KI vào 5 ml nước cất, sau đó thêm 1 g iod, chờ cho iod tan hết mới thêm nước vừa đủ 300 ml. 8.3. Fuchsine kiềm loãng (C9H18N3Cl = 323,82) a) Fuchsine kiềm 0,3 g Cồn 96o 10 ml b) Phenol l 5 g Nước cất 35 ml Trộn dung dịch a và b với nhau rồi khuấy cho tan đều, đem lọc, bảo quản trong chai màu. IX. SỐ LƢỢNG VI KHUẨN BACILLUS SUBTILIS ĐẾM BẰNG PHƢƠNG PHÁP TRANG ĐĨA TRONG THÍ NGHIỆM 2 Chủng phân lập Số lƣợng bào tử (CFU/ml) 1 22,94.10 8 2 71,32.10 8 3 14,38.10 8 4 52,64.10 8 5 50,79.10 8 6 7,02.10 8 7 89,30.10 8 8 31,80.10 8 X. KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ 10.1. Kết quả xử lý thống kê thí nghiệm 2 ————— 21/08/2007 15:08:22 ———————————————————— Welcome to Minitab, press F1 for help. One-way ANOVA: KQTN2 versus MTN2 Analysis of Variance for KQTN2 Source DF SS MS F P MTN2 8 560623644 70077956 522,80 0,000 Error 9 1206400 134044 Total 17 561830044 Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level N Mean StDev ------+---------+---------+---------+ 1 2 4250 778 (-*) 2 2 15800 0 (-*) 3 2 5250 495 (-*) 4 2 15000 0 (*) 5 2 4660 85 (*) 6 2 5410 552 (*) 7 2 18200 0 (*-) 8 2 2750 212 (-*) Asp 2 6300 0 (-*) ------+---------+---------+---------+ Pooled StDev = 366 5000 10000 15000 20000 Tukey's pairwise comparisons Family error rate = 0,0500 Individual error rate = 0,00331 Critical value = 5,60 Intervals for (column level mean) - (row level mean) 1 2 3 4 5 6 2 -13000 -10100 3 -2450 9100 450 12000 4 -12200 -650 -11200 -9300 2250 -8300 5 -1860 9690 -860 8890 1040 12590 2040 11790 6 -2610 8940 -1610 8140 -2200 290 11840 1290 11040 700 7 -15400 -3850 -14400 -4650 -14990 -14240 -12500 -950 -11500 -1750 -12090 -11340 8 50 11600 1050 10800 460 1210 2950 14500 3950 13700 3360 4110 Asp -3500 8050 -2500 7250 -3090 -2340 -600 10950 400 10150 -190 560 7 8 8 14000 16900 Asp 10450 -5000 13350 -2100 10.2. Kết quả xử lý thống kê thí nghiệm 3 ————— 16/08/2007 13:42:06 ———————————————————— Welcome to Minitab, press F1 for help. One-way ANOVA: KQTN3 versus MTN3 Analysis of Variance for KQTN3 Source DF SS MS F P MTN3 3 35435250 11811750 3009,36 0,000 Error 4 15700 3925 Total 7 35450950 Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level N Mean StDev -------+---------+---------+--------- C8(10^7) 2 2155,0 77,8 *) C8(10^8) 2 1960,0 84,9 (*) C8(10^9) 2 715,0 49,5 *) DC(Asp) 2 6300,0 0,0 *) -------+---------+---------+--------- Pooled StDev = 62,6 1600 3200 4800 Tukey's pairwise comparisons Family error rate = 0,0500 Individual error rate = 0,0152 Critical value = 5,76 Intervals for (column level mean) - (row level mean) C8(10^7) C8(10^8) C8(10^9) C8(10^8) -60,2 450,2 C8(10^9) 1184,8 989,8 1695,2 1500,2 DC(Asp) -4400,2 -4595,2 -5840,2 -3889,8 -4084,8 -5329,8 10.3. Kết quả xử lý thống kê thí nghiệm 4 ————— 01/09/2007 20:42:38 ———————————————————— Welcome to Minitab, press F1 for help. Chi-Square Test: SONG; CHET Expected counts are printed below observed counts SONG CHET Total 1 10 0 10 5,50 4,50 2 0 10 10 5,50 4,50 3 5 5 10 5,50 4,50 4 7 3 10 5,50 4,50 Total 22 18 40 Chi-Sq = 3,682 + 4,500 + 5,500 + 6,722 + 0,045 + 0,056 + 0,409 + 0,500 = 21,414 DF = 3, P-Value = 0,000 4 cells with expected counts less than 5,0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPHAM HOANG THAI.pdf