Khóa luận Nghiên cứu vấn đề xác thực trong hệ thống thanh toán điện tử

Tài liệu Khóa luận Nghiên cứu vấn đề xác thực trong hệ thống thanh toán điện tử: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Ngô Đức Hùng NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ XÁC THỰC TRONG HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY Ngành: Công nghệ thông tin HÀ NỘI - 2009 ii ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Ngô Đức Hùng NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ XÁC THỰC TRONG HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY Ngành: Các Hệ thống thông tin Cán bộ hướng dẫn: ThS. Lương Việt Nguyên HÀ NỘI - 2009 iii Tóm tắt nội dung của Khóa luận tốt nghiệp Mục đích của khóa luận là nghiên cứu và đưa ra những giải pháp khoa học cho các bài toán xác thực trong quá trình TTĐT. Từ đó, đánh giá ưu nhược điểm của các giải pháp, chỉ rõ giải pháp nào sẽ đạt hiệu quả tối ưu đối với từng loại hình TTĐT. Đối tượng nghiên cứu của khóa luận văn là các bài toán phát sinh khi TTĐT. Khóa luận nghiên cứu một cách tương đối đầy đủ các hình thức TTĐT cho đến thời điểm hiện tại. Dựa trên các kết quả đó, nêu các g...

pdf62 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Nghiên cứu vấn đề xác thực trong hệ thống thanh toán điện tử, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Ngô Đức Hùng NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ XÁC THỰC TRONG HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY Ngành: Công nghệ thông tin HÀ NỘI - 2009 ii ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Ngô Đức Hùng NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ XÁC THỰC TRONG HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY Ngành: Các Hệ thống thông tin Cán bộ hướng dẫn: ThS. Lương Việt Nguyên HÀ NỘI - 2009 iii Tóm tắt nội dung của Khóa luận tốt nghiệp Mục đích của khóa luận là nghiên cứu và đưa ra những giải pháp khoa học cho các bài toán xác thực trong quá trình TTĐT. Từ đó, đánh giá ưu nhược điểm của các giải pháp, chỉ rõ giải pháp nào sẽ đạt hiệu quả tối ưu đối với từng loại hình TTĐT. Đối tượng nghiên cứu của khóa luận văn là các bài toán phát sinh khi TTĐT. Khóa luận nghiên cứu một cách tương đối đầy đủ các hình thức TTĐT cho đến thời điểm hiện tại. Dựa trên các kết quả đó, nêu các giải pháp tương ứng với từng bài toán cụ thể. Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu một cách khoa học các hình thức TTĐT hiện đang được ứng dụng rộng rãi, đồng thời tìm hiểu cơ chế bảo mật, xác thực của các hệ thống TTĐT đó, nhằm đưa ra giải pháp toàn diện để phát triển hệ thống TTĐT ở Việt Nam. iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN THÔNG TIN VÀ DỊCH VỤ XÁC THỰC ......................................................................................................................... 4 1.1. Khái quát về an toàn thông tin................................................................................... 4 1.2. Vấn đề xác thực trong an toàn thông tin................................................................... 6 1.2.1. Khái niệm .......................................................................................................................6 1.2.2. Phân loại xác thực...........................................................................................................7 1.2.3. Các nhân tố xác thực ......................................................................................................7 1.2.4. Xác thực mạnh nhiều yếu tố ...........................................................................................7 1.2.5. Một vài công cụ xác thực ...............................................................................................9 1.3. Chữ ký số - Công cụ được ứng dụng rộng dãi nhất ................................................ 12 1.3.1. Khái quát về chữ ký điện tử..........................................................................................12 1.3.2. Vấn đề an toàn của chữ ký điện tử ...............................................................................13 1.3.3. Ứng dụng ......................................................................................................................14 1.4. Cơ sở hạ tầng về mật mã khóa công khai................................................................ 16 CHƯƠNG 2: THANH TOÁN ĐIỆN TỬ ...................................................................... 20 2.1. Tổng quan về TTĐT................................................................................................ 20 2.1.1. Khái niệm chung về TTĐT...........................................................................................20 2.1.2. Các đặc trưng của TTĐT..............................................................................................21 2.2. Các mô hình TTĐT ................................................................................................. 21 2.3. Vấn đề an ninh trong TTĐT .................................................................................... 23 CHƯƠNG 3: XÁC THỰC TRONG CÁC HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ ... 24 3.1. Vai trò của xác thực trong thanh toán ..................................................................... 24 3.2. Các phương thức thanh toán chính.......................................................................... 24 3.3. Hoạt động xác thực diễn ra như thế nào.................................................................. 25 3.3.1. Card Payment ....................................................................................................... 25 v 3.3.1.1. Phương pháp xác thực...........................................................................................25 3.3.1.2. Những kỹ thuật về bảo mật ....................................................................................26 3.3.2. e-Payment ............................................................................................................. 31 3.3.2.1. Phương pháp xác thực...........................................................................................31 3.3.3.2. Những kỹ thuật về bảo mật ....................................................................................32 3.3.3.2.1. e-Banking............................................................................................................32 3.3.3.2.2. e-Commerce........................................................................................................35 3.3.3. Mobile Payment (m-Payment) ............................................................................. 40 3.3.3.1. Phương thức xác thực............................................................................................40 3.3.3.2. Những kỹ thuật về bảo mật ....................................................................................41 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 44 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 54 vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Hình 1. Một hệ thống xác thực sinh trắc học Hình 2. Quá trình ký và kiểm tra chữ ký Hình 3. Sơ đồ một hệ thống PKI Hình 4. Mô hình kiến trúc CA phân cấp Hình 5. Một chiếc thẻ thanh toán có gắn chip IC Hình 6. Máy chấp nhận thẻ thanh toán POS Hình 7. Thẻ thừ và máy đọc thẻ từ Hình 8. Một chip an ninh có kích thước 3x5 mm được đưa vào bên trong thẻ và được phóng lớn ra. Các điểm tiếp xúc trên thẻ cho phép thiết bị điện tử có thể truy cập chip. Hình 9. Mô hình TTĐT Hình 10. Các nhân tố tham gia vào TMĐT Hình 11. Giao thức SSL Hình 12. Thanh toán bằng điện thoại di động Hình 13. Mô hình triển khai công nghệ WAP vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU Ký hiệu Chú giải API Application Programming Interface ATTT An toàn thông tin CA Certification Authority CI Credit Institution CNTT Công nghệ thông tin CP Certificate Policy CSDL Cơ sở dữ liệu DSS Digital Signature Standard HTTT Hệ thống thông tin IBPS Inter Bank Payment System NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng Thương mại NHTW Ngân hàng Trung Ương PIN Personal Identification Number PKI Public Key Infrastructure RA Registration Authority Sub CA Subordinate CA TAD Terminal Access Device TCTD Tổ chức Tín dụng TMĐT Thương mại điện tử TTĐT Thanh toán điện tử TTTT Trung tâm thanh toán viii LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới ThS. Lương Việt Nguyên – Bộ môn Các Hệ thống thông tin – Khoa Công Nghệ Thông Tin – Trường Đại Học Công Nghệ - Đại học Quốc Gia Hà Nội, người đã hết lòng hướng dẫn, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Em xin cám ơn PGS.TS. Trịnh Nhật Tiến, các thầy, các cô trong trường Đại học Công Nghệ - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy chúng em, giúp đỡ động viên chúng em từ những ngày đầu bước vào cánh cổng trường Đại học. Thầy cô đã tạo cho chúng em môi trường học tập, những điều kiện thuận lợi cho chúng em được học tập tốt, trang bị cho chúng em những kiến thức quý báu giúp chúng em có thể vững bước trong tương lai. Cám ơn các bạn sinh viên K50 đã giúp đỡ, cùng nghiên cứu và chia sẻ với tôi trong suốt quá trình học Đại học và thời gian hoàn thành khóa luận. Hà Nội, 05/2009 Ngô Đức Hùng 1 MỞ ĐẦU TTĐT là trở ngại lớn thứ hai đối với việc mở rộng và phát huy hiệu quả thực sự của ứng dụng TMĐT, chỉ sau yếu tố về nhận thức của người tiêu dùng. Hiện nay, một số lượng không nhỏ doanh nghiệp và ngân hàng tại Việt Nam đã bắt đầu chú ý tới các hình thức TTĐT, và sử dụng các công cụ xác thực như một biện pháp tiện lợi, an toàn, nhằm giảm chi phí và thủ tục giao dịch. Tuy nhiên, nỗi lo về những rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn trong thanh toán trực tuyến đang làm chậm bước tiến của ứng dụng TMĐT trong thời đại công nghệ thông tin ngày nay. Để khắc phục vấn đề này, cần phải đưa ra giải pháp xác thực toàn diện nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho các giao dịch trực tuyến nói chung và TTĐT nói riêng. Có được niềm tin của người tiêu dùng thì hệ thống TTĐT mới dễ dàng phát triển được, và chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào một tương lai không xa, cả thế giới sẽ bước vào một nền kinh tế mới, nền kinh tế không tiền mặt. Hệ thống TTĐT đang trở thành nhu cầu phát triển và điều kiện để Việt Nam hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, do chưa nắm rõ các kiến thức về chứng thực số và công nghệ trong hệ thống thanh toán trực tuyến, nhiều doanh nghiệp, tổ chức, vẫn tỏ ra thận trọng và chưa triển khai hệ thống này. Thực tế cho thấy những nước có nền TMĐT phát triển là những nước đã xây dựng được một cơ sở hạ tầng thanh toán khá hoàn thiện. Và trong tất cả các phương thức thanh toán, ngân hàng luôn ở vị trí trung tâm với vai trò là nhà cung cấp trực tiếp dịch vụ hoặc tổ chức trung gian hỗ trợ hệ thống TTĐT. Giám đốc trung tâm CNTT BIDV đưa ra con số minh chứng cho thói quen sử dụng tiền mặt của người dân VN: 4 triệu người dân Singapore sở hữu 30 triệu thẻ các loại (ATM, tín dụng, ghi nợ...); còn tại Việt Nam, 85 triệu người dân mới có 6,2 triệu thẻ và khoảng 10 triệu tài khoản. Do thiếu sự kết nối tổng thể giữa các ngân hàng, khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ, hàng hóa khiến người tiêu dùng chưa mạnh dạn tham gia cũng như thụ hưởng các tiện ích từ TTĐT (TTĐT). Đối với mạng lưới thanh toán thẻ của ngân hàng, hiện vẫn tồn tại tới ba liên minh (liên minh của Vietcombank, hệ thống kết nối giữa ANZ và Sacombank, và hệ thống của ngân hàng Đông Á). Do đó, nếu người mua và người bán có tài khoản ở những ngân hàng hoặc liên minh khác thì việc TTĐT gần như không thực hiện được trong giao dịch thương mại trực tuyến. 2 Thực tế, các ngân hàng và nhà cung cấp đang rất chủ động trong việc đưa ra các phương thức thanh toán. Chẳng hạn, Pacific Airlines (hiện nay là Jetstar Pacific) hợp tác với một số tổ chức cho phép TTĐT đối với các thẻ tín dụng quốc tế hoặc thẻ ghi nợ nội địa của VCB; Techcombank hợp tác với chodientu.vn cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến đối với các khách hàng của Techcombank khi mua hàng trên website này... Tuy nhiên, đó chỉ là những giải pháp được triển khai trong một phạm vi hẹp. TTĐT ở VN đang có sự giao thoa, mỗi bên (ngân hàng và nhà cung cấp) đều chủ động đưa ra những giải pháp riêng mà thiếu vai trò chỉ huy của NHNN. Trong khi các ngân hàng nỗ lực mở rộng điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, thì các nhà cung cấp cũng chủ động khắc phục bằng những giải pháp tình thế là đàm phán với từng ngân hàng để thiết lập hệ thống cho phép khách hàng thanh toán bằng cách sử dụng thẻ do ngân hàng phát hành hoặc khấu trừ thẳng vào tài khoản ngân hàng (như trường hợp của các doanh nghiệp kể trên)... Mô hình của các nước trên thế giới là xây dựng một trung tâm chuyển mạch tài chính ở tầm quốc gia với nhiệm vụ chuyển mạch kết nối giao dịch thanh toán giữa các bên khác nhau, xử lý thanh toán bù trừ và quyết toán giá trị thanh toán. Ngoài ra, có một số cổng thanh toán. Các cổng này có thể do một số công ty tư nhân xây dựng để cung cấp dịch vụ. Sau một thời gian, công ty Chuyển Mạch Tài Chính Quốc Gia Banknet đã chính thức ra mắt. Mục tiêu của Banknetvn là kết nối các hệ thống thanh toán thẻ của các ngân hàng ở VN, tạo thành một hệ thống thanh toán thẻ chung cho quốc gia và kết nối với các tổ chức thẻ quốc tế. Hoạt động của Banknet hoàn toàn khác với các liên minh thẻ đang tồn tại ở chỗ, các liên minh thẻ thực chất là sự thỏa thuận của một số ngân hàng với nhau, thường do một ngân hàng đã đi trước một bước về hệ thống thẻ, nghiệp vụ thẻ đứng ra chủ trì, các ngân hàng khác sẽ tham gia theo sự chủ trì đó và chịu ảnh hưởng chi phối của ngân hàng chủ trì. Còn Banknet tạo ra một hệ thống nền tảng công nghệ và dịch vụ chuyển mạch kết nối dùng chung, một sân chơi bình đẳng cho tất cả các ngân hàng tham gia kết nối. Gần đây NHNN đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này qua việc ban hành các quy chế, chuẩn mực về thanh toán thẻ, chỉ đạo và hỗ trợ Banknetvn hoạt động và phát triển theo hướng thực sự là trung tâm chuyển mạch thanh toán của quốc gia, tổ chức các hội thảo nghiên cứu về giải pháp trung tâm thanh toán tối ưu... Với những chuyển biến tích cực kể trên, hy vọng những vướng mắc trong TTĐT sẽ dần được gỡ bỏ. 3 Dịch vụ TMĐT ở Việt Nam chỉ có thể chia thành ba loại: Các website rao vặt đáp ứng nhu cầu mua bán của các cá nhân, các website của doanh nghiệp để quảng cáo sản phẩm và chăm sóc khách hàng và các cửa hàng điện tử (e-store). Điều này có nghĩa TMĐT Việt Nam hiện chỉ phát triển mạnh ở khâu cung cấp thông tin (quảng cáo, đưa thông tin lên website...) chứ chưa đẩy mạnh được khâu thanh toán. Số lượng mặt hàng được bày bán trực tuyến cũng còn ít; ngoài ra, việc thanh toán chủ yếu vẫn là thu tiền trực tiếp... Phương pháp nghiên cứu chính của khóa luận là tìm hiểu các bài báo khoa học, các mô hình thanh toán trực tuyến lớn trên thế giới, tìm hiểu về mô hình và thực trạng về an ninh, an toàn thông tin, để từ đó đưa ra giải pháp ứng dụng xác thức phù hợp. Nội dung của khóa luận văn gồm có phần mở đầu, ba chương nội dung và phần kết luận: Chương 1: Tổng quan về an toàn thông tin và dịch vụ xác thực Giới thiệu những khái niệm cơ bản nhất về lĩnh vực an toàn thông tin, các công cụ xác thực được sử dụng trong ngành khoa học này. Chương 2: Thanh toán điện tử Giới thiệu tổng quát về thanh toán, các hình thức thanh toán, đặc điểm và vấn đề an ninh, bảo mật trong các hình thức thanh toán hiện nay. Chương 3: Vấn đề xác thực trong các hệ thống TTĐT Giới thiệu chi tiết các hệ thống TTĐT đang và sẽ được ứng dụng trên toàn thế giới, nghiên cứu và đưa ra những giải pháp xác thực tốt nhất cho các hệ thống thanh toán trực tuyến. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN THÔNG TIN VÀ DỊCH VỤ XÁC THỰC Có thể kết luận rằng, trên thế giới hiện nay, nhu cầu về TMĐT rất phổ biến, nhưng các vấn đề hạ tầng trong TTĐT vẫn chưa được giải quyết tương xứng và đáp ứng được các đòi hỏi đặt ra. Việc nghiên cứu xây dựng các hệ thống TTĐT để đảm bảo an toàn thông tin trong các dịch vụ TMĐT là một hướng nghiên cứu rất cần thiết hiện nay. Việc xây dựng các hệ thống TTĐT về mặt kỹ thuật chính là ứng dụng các thành tựu của lý thuyết mật mã. Các mô hình thanh toán sử dụng các giao thức mật mã được xây dựng để đảm bảo an toàn cho việc giao dịch thông tin giữa các bên tham gia. 1.1. Khái quát về an toàn thông tin Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, hầu hết các thông tin của doanh nghiệp như chiến lược kinh doanh, các thông tin về khách hàng, nhà cung cấp, tài chính, mức lương nhân viên,…đều được lưu trữ trên hệ thống máy tính. Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp là những đòi hỏi ngày càng cao của môi trường kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp cần phải chia sẻ thông tin của mình cho nhiều đối tượng khác nhau qua Internet hay Intranet. Việc mất mát, rò rỉ thông tin có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài chính, danh tiếng của công ty và quan hệ với khách hàng. Các phương thức tấn công thông qua mạng ngày càng tinh vi, phức tạp có thể dẫn đến mất mát thông tin, thậm chí có thể làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thông tin của doanh nghiệp. An toàn nghĩa là thông tin được bảo vệ, các hệ thống và những dịch vụ có khả năng chống lại những tai hoạ, lỗi và sự tác động không mong đợi, các thay đổi tác động đến độ an toàn của hệ thống là nhỏ nhất. Hệ thống có một trong các đặc điểm sau là không an toàn: Các thông tin dữ liệu trong hệ thống bị người không được quyền truy nhập tìm cách lấy và sử dụng (thông tin bị rò rỉ). Các thông tin trong hệ thống bị thay thế hoặc sửa đổi làm sai lệch nội dung (thông tin bị xáo trộn)... Thông tin chỉ có giá trị cao khi đảm bảo tính chính xác và kịp thời, hệ thống chỉ có thể cung cấp các thông tin có giá trị thực sự khi các chức năng của hệ thống đảm bảo hoạt động đúng đắn. Mục tiêu của an toàn bảo mật trong công nghệ thông tin là 5 đưa ra một số tiêu chuẩn an toàn. Ứng dụng các tiêu chuẩn an toàn này để loại trừ hoặc giảm bớt các nguy hiểm. Do kỹ thuật truyền nhận và xử lý thông tin ngày càng phát triển đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao nên hệ thống chỉ có thể đạt tới độ an toàn nào đó. Quản lý an toàn và sự rủi ro được gắn chặt với quản lý chất lượng. Khi đánh giá độ an toàn thông tin cần phải dựa trên phân tích các rủi ro, tăng sự an toàn bằng cách giảm tối thiểu rủi ro. Các đánh giá cần hài hoà với đặc tính, cấu trúc hệ thống và quá trình kiểm tra chất lượng. Hiện nay các biện pháp tấn công càng ngày càng tinh vi, sự đe doạ tới độ an toàn thông tin có thể đến từ nhiều nơi theo nhiều cách chúng ta nên đưa ra các chính sách và phương pháp đề phòng cần thiết. Các dịch vụ an toàn thông tin cung cấp các giải pháp an toàn cho máy tính và các kết nối. Bao gồm: Đảm bảo tính bí mật (Confidentiality): Thông tin không thể bị truy nhập trái phép bởi những người không có thẩm quyền. Đảm bảo tính toàn vẹn (Integrity): Thông tin không thể bị sửa đổi, bị làm giả bởi những người không có thẩm quyền. Đảm bảo tính xác thực (Authentication): Xác thực đúng nguồn gốc thông tin và người cung cấp thông tin. Đảm bảo việc chống chối cãi (Non-repudiation): Thông tin được cam kết về mặt pháp luật của người cung cấp. Đảm bảo tính sẵn sàng (Availability): Thông tin luôn sẵn sàng để đáp ứng sử dụng cho người có thẩm quyền. 6 1.2. Vấn đề xác thực trong an toàn thông tin 1.2.1. Khái niệm Xác thực (Authentication) là một hành động nhằm thiết lập hoặc chứng thực một cái gì đó (hoặc một người nào đó) đáng tin cậy, có nghĩa là, những lời khai báo do người đó đưa ra hoặc về vật đó là sự thật. Xác thực một đối tượng còn có nghĩa là công nhận nguồn gốc của đối tượng, trong khi, xác thực một người thường bao gồm việc thẩm tra nhận dạng của họ. Việc xác thực thường phụ thuộc vào một hoặc nhiều nhân tố xác thực (authentication factors) để minh chứng cụ thể. Hình 1. Một hệ thống xác thực sinh trắc học Trong an ninh máy tính (computer security), xác thực là một quy trình nhằm cố gắng xác minh nhận dạng số (digital identity) của phần truyền gửi thông tin (sender) trong giao thông liên lạc chẳng hạn như một yêu cầu đăng nhập. Phần gửi cần phải xác thực có thể là một người dùng sử dụng một máy tính, bản thân một máy tính hoặc một chương trình ứng dụng máy tính (computer program). Ngược lại sự tin cậy mù quáng 7 hoàn toàn không thiết lập sự đòi hỏi nhận dạng, song chỉ thiết lập quyền hoặc địa vị hẹp hòi của người dùng hoặc của chương trình ứng dụng mà thôi. Trong một mạng lưới tín nhiệm, việc xác thực là một cách để đảm bảo rằng người dùng chính là người mà họ nói họ là, và người dùng hiện đang thi hành những chức năng trong một hệ thống, trên thực tế, chính là người đã được ủy quyền để làm những việc đó. 1.2.2. Phân loại xác thực Xác thực thực thể (Entity Authentication) Xác thực thực thể là xác thực định danh của một đối tượng tham gia giao thức truyền tin. Thực thể hay đối tượng có thể là người dùng, thiết bị đầu cuối. Tức là một thực thể được xác thực bằng định danh của nó đối với thực thể thứ hai trong một giao thức, và bên thứ hai đã thực sự tham gia vào giao thức. Xác thực dữ liệu (Data Authentication) Xác thực dữ liệu là một kiểu xác thực đảm bảo một thực thể được chứng thực là nguồn gốc thực sự tạo ra dữ liệu này ở một thời điểm nào đó, đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu. 1.2.3. Các nhân tố xác thực Những nhân tố xác thực (authentication factors) dành cho con người nói chung được phân loại theo ba trường hợp sau: Những cái mà người dùng sở hữu bẩm sinh (Something the user is): chẳng hạn, vết lăn tay hoặc mẫu hình võng mạc mắt, chuỗi DNA, mẫu hình về giọng nói, sự xác minh chữ ký, tín hiệu sinh điện đặc hữu do cơ thể sống tạo sinh (unique bio- electric signals), hoặc những biệt danh sinh trắc (biometric identifier)... Những cái gì người dùng có (Something the user possesses): chẳng hạn, chứng minh thư (ID card), chứng chỉ an ninh (security token), chứng chỉ phần mềm (software token) hoặc điện thoại di động (cell phone)... Những gì người dùng biết (Something the user knows): chẳng hạn, mật khẩu, mật khẩu ngữ (pass phrase) hoặc số định danh cá nhân (PIN)... 1.2.4. Xác thực mạnh nhiều yếu tố Hình thức xác thực dựa vào những gì thực thể biết (mã định danh PIN, mật khẩu...) bộc lộ nhiều hạn chế, vì trí nhớ của con người là có hạn, không thể cùng một 8 lúc nhớ được quá nhiều thông tin. Hơn thế nữa, những thứ mà người dùng biết để đăng nhập hệ thống là những thứ được sử dụng lại nhiều lần mỗi khi xác thực, có thể vì một lý do nào đó thông tin này bị nghe trộm hay lộ ra ngoài và kẻ xấu rất dễ lợi dụng những sơ hở đó để giả danh người dùng nhằm thực hiện những hành vi bất hợp pháp. Những hệ thống xác thực như vậy được gọi là xác thực yếu, cần phải có một giải pháp an toàn hơn việc sử dụng đi sử dụng lại nhiều lần một cách đăng nhập. Một tổ hợp của những phương pháp trên được kết hợp để sử dụng, chẳng hạn, thẻ ngân hàng kết hợp với số định danh cá nhân PIN. Trong những trường hợp này, thuật ngữ được dùng là xác thực hai nhân tố (two-factor authentication). Trong lịch sử, vết lăn tay được dùng là một phương pháp xác minh đáng tin nhất, song trong những vụ kiện tòa án gần đây ở Mỹ và ở nhiều nơi khác, người ta đã có nhiều nghi ngờ có tính chất căn bản, về tính đáng tin cậy của dấu lăn tay. Những phương pháp sinh trắc khác được coi là khả quan hơn (quét võng mạng mắt và quét vết lăn tay là vài ví dụ), song có những bằng chứng chỉ ra rằng những phương pháp này trên thực tế dễ bị giả mạo. Trong ngữ cảnh của dữ liệu máy tính, nhiều phương pháp mật mã đã được xây dựng như chữ ký số và phương pháp xác thực bằng thử thách-trả lời (challenge- response authentication). Đây là ví dụ về vấn đề không thể giả mạo được nếu chìa khóa của người khởi thủy không bị thỏa hiệp. Rằng việc người khởi thủy hay bất cứ ai ngoài kẻ tấn công biết (hoặc không biết) về một sự thỏa hiệp nào đấy là một việc chẳng có dính dáng gì hết. Không ai có thể chứng minh được những phương pháp xác thực dùng mật mã này có an toàn hay không, vì có thể những tiến triển trong toán học không lường trước được có thể làm cho chúng, sau này, trở nên dễ bị phá vỡ. Nếu xảy ra, thì việc này sẽ làm cho những phương pháp xác minh được dùng trong quá khứ trở nên không tin cậy. Cụ thể là, một bản giao kèo được ký bằng chữ điện tử có thể sẽ bị nghi ngờ về tính trung thực của nó khi người ta phát hiện ra một tấn công mới đối với kỹ thuật mật mã dùng trong các chữ ký. Một giải pháp được đưa ra là việc kết hợp nhiều yếu tố xác thực lại để tạo ra một hệ thống an toàn hơn, bảo mật hơn. Một hệ thống như vậy gọi là xác thực mạnh nhiều yếu tố. Khi thực thể bị lộ một vài thông tin thì kẻ gian chưa thể hoàn toàn làm chủ được hệ thống. Hình thức kết hợp nhiều yếu tố lại hiển nhiên an toàn hơn hẳn so với việc chỉ sử dụng một yếu tố để xác thực. 9 1.2.5. Một vài công cụ xác thực Username và Password Sự kết hợp của một username và password là cách xác thực cơ bản nhất. Với kiểu xác thực này, chứng từ ủy nhiệm người dùng được đối chiếu với chứng từ được lưu trữ trên CSDL hệ thống , nếu trùng khớp username và password, thì người dùng được xác thực và nếu không người dùng bị cấm truy cập. Phương thức này không bảo mật lắm vì chứng từ xác nhận người dùng được gửi đi xác thực trong tình trạng plain text, tức không được mã hóa và có thể bị tóm trên đường truyền. Chữ ký số Với những thỏa thuận thông thường, hai đối tác xác nhận sự đồng ý bằng cách kí tay vào cuối các hợp đồng. Và bằng cách nào đó người ta phải thể hiện đó là chữ ký của họ và kẻ khác không thể giả mạo. Mọi cách sao chép trên văn bản thường dễ bị phát hiện vì bản sao có thể phân biệt được với bản gốc. Các giao dịch trên mạng cũng được thực hiện theo cách tương tự như vậy. Nghĩa là người gửi và người nhận cũng phải ký vào hợp đồng. Việc ký trên các văn bản truyền qua mạng khác với văn bản giấy bình thường bởi nội dung của văn bản đều được biểu diễn dưới dạng số hóa (chỉ dùng hai số 0 và 1, ta gọi văn bản này là văn bản số). Việc giả mạo và sao chép lại đối với văn bản số là việc hoàn toàn dễ dàng và không thể phân biệt được bản gốc với bản sao. Vậy một chữ ký ở cuối văn bản loại này không thể chịu trách nhiệm đối với toàn bộ nội dung văn bản. Một chữ ký thể hiện trách nhiệm đối với toàn bộ văn bản phải là chữ ký được ký trên từng bit văn bản. Chữ ký số có thể được kiểm tra nhờ dùng một thuật toán kiểm tra công khai. Như vậy, bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra được chữ ký số. Chứng chỉ số Chứng chỉ số là một “chứng nhận” khóa công khai của thực thể nào đó. Nó bao gồm khoá công khai của thực thể và các thông tin định danh của thực thể. Hai thành phần này gắn kết với nhau thông qua chữ ký của nhà phát hành chứng chỉ. Chứng chỉ số đảm bảo một cách chính xác đối tượng với những thông tin định danh tường minh trên, nó sở hữu một khoá bí mật tương ứng. Dựa vào điều kiện trên 10 mà đối tượng có thể truy cập vào các hệ thống xác thực, hoặc thực hiện các kết nối an toàn. Chứng chỉ số chỉ có ý nghĩa khi nó đựơc ký bởi nhà phát hành chứng chỉ (Certificate Authority - CA). Bởi nếu không có chữ ký của nhà phát hành chứng chỉ thì không có mối liên hệ giữa khoá công khai của thực thể và thông tin định danh, đồng nghĩa chứng chỉ số vô giá trị. Như vậy chứng chỉ số phải tồn tại trong một hệ thống mà ở đó nhà phát hành chứng chỉ là một nhân tố quan trọng. Mặt khác chứng chỉ cũng có thời gian sử dụng nhất định nên nó cần được thu hồi khi cần thiết và trạng thái thu hồi của chứng chỉ cũng phải được công bố rộng rãi cho toàn bộ hệ thống thông qua danh sách thu hồi chứng chỉ (CRL - Certificate Revocation List). Trong mô hình xác thực bằng chứng chỉ. Người sử dụng có thể xác thực anh ta bằng cách trình cho hệ thống chứng chỉ của chính mình. Thông qua chữ ký của nhà phát hành chứng chỉ trên khoá công khai và các thông tin định danh, anh ta có thể chứng minh rằng mình đang sở hữu một khoá riêng tương ứng. Khoá riêng thường có giá trị rất lớn và thường được lưu trong các file được bảo vệ bởi mật khẩu, hoặc trong các phần cứng như thẻ thông minh. Các file hay một số loại thẻ thông minh (lưu trữ và bảo vệ khóa riêng, ví dụ như thiết bị Entrust Ikey) được bảo vệ bởi mật khẩu hoặc số PIN. Để xác thực chính mình, người dùng phải đưa ra những thông tin về mật khẩu hoặc số PIN mà chỉ có người đó mới biết. Với thông tin đó, hệ thống mới có thể truy nhập vào thiết bị lưu trữ khóa riêng để sử dụng khoá riêng của người dùng phục vụ cho việc xác thực. Thông qua các thao tác toán học hệ thống chứng minh sự tương ứng giữa khoá riêng và khoá công khai có trong chứng chỉ. Mặt khác khoá công khai và các thông tin định danh được gắn kết với nhau thông qua chữ ký của nhà phát hành chứng chỉ nên danh tính của người dùng được xác thực. Một cơ chế khác là sử dụng các giao thức mã hoá với thẻ thông minh để chứng minh rằng người sử dụng sở hữu khoá riêng tương ứng. Khoá riêng được lưu trong thẻ thông minh, hệ thống xác thực cung cấp một thông tin. Thẻ thông minh sử dụng khoá riêng mã hoá thông tin đó và gửi trả lại cho hệ thống. Hệ thống sử dụng khoá công khai trên chứng chỉ giải mã để lấy lại thông tin ban đầu. Nếu hai thông tin là giống nhau thì chứng tỏ một điều là thẻ thông minh có chứa một khoá riêng tương ứng. Như thế người sử dụng được xác thực. 11 Việc ứng dụng cơ chế nào cho hệ thống là tuỳ thuộc vào cơ sở hạ tầng vật lý và hoàn cảnh ứng dụng mà ta sử dụng. Dù ứng dụng cơ chế xác thực bằng chứng chỉ nào, thì đều phải được xây dựng trên sự tin tưởng vào nhà phát hành chứng chỉ. Vì nếu chứng chỉ bị giả mạo hay nhà phát hành chứng chỉ làm giả chứng chỉ, thì hệ thống của ta sụp đổ hoàn toàn. Như vậy về bản chất cơ chế xác thực có được là do chữ ký của nhà phát hành chứng chỉ, tức là nhà phát hành chứng chỉ đã chứng minh các thông tin định danh của người sử dụng thông qua chữ ký của mình. Challenge Handshake Authentication Protocol (CHAP) Challenge Handshake Authentication Protocol (CHAP) cũng là mô hình xác thực dựa trên username/password. Khi user cố gắng logon vào hệ thống, server đảm nhiệm vai trò xác thực sẽ gửi một thông điệp thử thách (challenge message) trở lại máy tính user. Lúc này máy tính user sẽ phản hồi lại username và password được mã hóa. Server xác thực sẽ so sánh phiên bản xác thực user được lưu giữ với phiên bản mã hóa vừa nhận, nếu trùng khớp, user sẽ có quyền truy cập. Bản thân password không bao giờ được gửi qua network. Phương thức CHAP thường được sử dụng khi user logon vào các remote servers của công ty chẳng hạn như RAS server. Dữ liệu chứa password được mã hóa gọi là password băm (hash password). Một gói băm là một loại mã hóa không có phương cách giải mã. Kerberos Xác thực Kerberos dùng một Server trung tâm để kiểm tra việc xác thực user và cấp phát thẻ thông hành (service tickets) để user có thể truy cập vào tài nguyên. Kerberos là một phương thức rất an toàn trong xác thực bởi vì nó dùng cấp độ mã hóa rất mạnh. Kerberos cũng dựa trên độ chính xác của thời gian xác thực giữa Server và Client Computer, và là nền tảng xác thực chính của nhiều hệ điều hành như Unix, Windows… Tokens Tokens là phương tiện vật lý như các thẻ thông minh (smartcards) hoặc thẻ đeo của nhân viên (ID badges) chứa thông tin xác thực. Tokens có thể lưu trữ số nhận dạng cá nhân (PIN), thông tin về user, hoặc password. Các thông tin trên token chỉ có thể 12 được đọc và xử lý bởi các thiết bị đặc dụng, ví dụ như thẻ smartcard được đọc bởi đầu đọc smartcard gắn trên máy vi tính, sau đó thông tin này được gửi đến server để xác thực. Tokens chứa chuỗi text hoặc giá trị số duy nhất thông thường mỗi giá trị này chỉ sử dụng một lần. Smartcards là ví dụ điển hình về xác thực tokens. Một smartcard là một thẻ nhựa có gắn một chip máy tính lưu trữ các loại thông tin điện tử khác nhau. Nội dung thông tin của card được đọc với một thiết bị đặc biệt. Biometrics Biometrics (phương pháp nhận dạng sinh trắc học) là mô hình xác thực dựa trên đặc điểm sinh học của từng cá nhân. Quét dấu vân tay (fingerprint scanner), quét võng mạc mắt (retinal scanner), nhận dạng giọng nói (voice-recognition), nhận dạng khuôn mặt (face-recognition). Vì nhận dạng sinh trắc học hiện rất tốn kém chi phí khi triển khai nên không được chấp nhận rộng rãi như các phương thức xác thực khác. Mutual Authentication Mutual authentication (xác thực lẫn nhau) là kỹ thuật bảo mật mà mỗi thành phần tham gia giao tiếp với nhau kiểm tra lẫn nhau. Trước hết server chứa tài nguyên kiểm tra “giấy phép truy cập” của client và sau đó client lại kiểm tra “giấy phép cấp tài nguyên” của server. Điều này giống như khi bạn giao dịch với một server của ngân hàng, bạn cần kiểm tra server xem có đúng của ngân hàng không hay là một cái bẫy của hacker giăng ra, và ngược lại server ở ngân hàng sẽ kiểm tra bạn. 1.3. Chữ ký số - Công cụ được ứng dụng rộng dãi nhất 1.3.1. Khái quát về chữ ký điện tử Chữ ký điện tử là thuật ngữ chỉ mọi phương thức khác nhau để một cá nhân, đơn vị có thể "ký tên" vào một dữ liệu điện tử, thể hiện sự chấp thuận và xác nhận tính nguyên bản của nội dung dữ liệu đó. Chữ ký điện tử rất đa dạng, có thể là một tên hoặc hình ảnh cá nhân kèm theo dữ liệu điện tử, một mã khoá bí mật, hay một dữ liệu sinh trắc học (chẳng hạn như hình ảnh mặt, dấu vân tay, hình ảnh mống mắt...) có khả năng xác thực người gửi. 13 Hình 2. Quá trình ký và kiểm tra chữ ký Trong giao dịch điện tử hiện nay trên thế giới, chữ ký số là hình thức chữ ký điện tử phổ dụng nhất. Chữ ký số bao gồm một cặp mã khoá, gồm khoá bí mật và khoá công khai. Trong đó, khoá bí mật được người gửi sử dụng để ký (hay mã hoá) một dữ liệu điện tử, còn khoá công khai được người nhận sử dụng để mở dữ liệu điện tử đó và xác thực danh tính người gửi. 1.3.2. Vấn đề an toàn của chữ ký điện tử Chữ ký điện tử đã được ứng dụng và biết đến từ khá lâu. Việt Nam cũng đã triển khai. Theo nghị định 44 của Chính phủ, từ năm 2002 đã thừa nhận các yếu tố của chứng từ điện tử và chữ ký điện tử trong thanh toán của hệ thống ngân hàng. Nhắc tới chữ ký điện tử, người ta nghĩ ngay đến sự an toàn và hữu dụng. Tuy nhiên, nó có phải là một khái niệm quá xa vời? Ông Phan Thái Trung, chuyên gia CNTT, trường ĐH Xây dựng giải thích: "Chữ ký điện tử khác với các loại chữ ký khác như chữ ký tay rồi đưa quét lên trên hình ảnh hoặc là những chữ ký nhận dạng sinh học. Chữ ký điện tử nó có hai phần, thứ nhất là nó chứa mật khẩu của mình, chỉ một mình mình biết, phần thứ hai là nó chứa những cái mã công cộng để tất cả mọi người 14 thế giới đều có thể sử dụng được, hai cái đấy kết hợp với nhau chắc chắn và bằng những thuật toán đã được xác định". Việc ứng dụng chữ ký điện tử vào cuộc sống cũng không phải là một vấn đề quá phức tạp. Ngay sau khi có nghị định của Chính phủ, ngành Ngân hàng đã ứng dụng để thực hiện các giao dịch điện tử theo quy định chuẩn của Quốc tế. Một cơ quan được giao trách nhiệm và cơ chế để quản lý hệ thống giao dịch điện tử đó là Cục tin học Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vậy thì, Cục tin học Ngân hàng đóng vai trò gì trong những hoạt động TTĐT đã được thực hiện hoàn toàn tự động? Đó là cơ quan có chức năng xác thực chữ ký điện tử trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Cơ quan này có nhiệm vụ xây dựng thuật toán chữ ký điện tử, cung cấp chữ ký điện tử cho người tham gia hệ thống và kiểm soát những chữ ký điện tử ấy. Không mấy ai dám mạo hiểm "quẳng tiền lên mạng" khi chưa có cơ sở tin cậy chắc chắn, cũng như được pháp luật công nhận. Trong các hoạt động TMĐT trên thế giới, chứng thực số được sử dụng làm căn cứ xác định tính hợp pháp, giống như các hình thức xác thực truyền thống là chữ ký và con dấu hiện nay. Khi có tranh chấp về pháp lý trong các hoạt động điện tử, chứng thực số có giá trị bằng chứng và căn cứ tương tự như các hình thức xác thực cũ này. Với các đặc điểm nổi bật như không thể giả mạo, chứng thực nguồn gốc xuất xứ, các quốc gia phát triển đều đã sử dụng chứng thực số như một bằng chứng pháp lý từ rất sớm. Đây là yếu tố rất quan trọng để có thể phát triển TMĐT, vì không ai dám mạo hiểm với tiền của mình, khi họ chưa chắc chắn được rằng các hoạt động đó có được đảm bảo, và có được pháp luật công nhận hay không. Chìa khóa của các hoạt động giao dịch điện tử nằm ở chính những chữ ký điện tử, công cụ để đảm bảo tính pháp lý của các giao dịch điện tử. Khó khăn hiện nay không nằm ở mặt công nghệ, không quá phức tạp khi ứng dụng, thế nhưng để triển khai, cần sự quản lý tập trung của Nhà nước hay cho các doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài khai thác dịch vụ này. Với kinh nghiệm của nước ngoài, đó là việc của các công ty. 1.3.3. Ứng dụng Một e-mail có thể được ký bằng chữ ký điện tử, đảm bảo người nhận có thể chắc chắn rằng đó đúng là e-mail của người gửi, chứ không phải e-mail giả mạo. Để làm được điều này, người gửi và người nhận sẽ phải sử dụng cùng một hệ thống chứng 15 thực số, do một Nhà cung cấp chứng chỉ số (Certificate Authority, viết tắt là CA) cung cấp. Trong thực tế, hình các chứng thực số được sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch TMĐT, đặc biệt trong các hoạt động thanh toán trực tuyến của ngân hàng. Một website dịch vụ ngân hàng có thể khẳng định về tính xác thực của mình với những người truy cập vào bằng cách sử dụng một hình thức chứng thực số, đảm bảo website đó không phải là giả mạo. Người sử dụng, ngoài hình thức bảo mật thông thường như mật khẩu, cũng phải dùng một chứng thực số cá nhân để khẳng định danh tính của mình, xác nhận các hoạt động giao dịch của mình với dịch vụ ngân hàng. Chứng thực số sẽ giúp ngân hàng đảm bảo các khách hàng không thể chối cãi các giao dịch của mình, khi họ đã dùng chứng thực số. Các hoạt động liên ngân hàng (như chuyển khoản, thanh toán..) trong giao dịch điện tử cũng đều phải sử dụng chứng thực số để xác định rõ danh tính của mỗi bên, khẳng định trách nhiệm và các hoạt động của từng bên trong giao dịch. Đây là quy trình bảo mật quan trọng, cũng như cơ sở về mặt pháp lý để căn cứ khi thực hiện các hoạt động giao dịch trực tuyến. Không chỉ nằm trong lĩnh vực TMĐT, chứng thực số hiện còn được sử dụng như một dạng chứng minh thư cá nhân. Tại các nước công nghệ phát triển, chứng thực số CA được tích hợp vào các chip nhớ nằm trong thẻ căn cước, thẻ tín dụng để tăng cường khả năng bảo mật, chống giả mạo, cho phép chủ thẻ xác thực danh tính của mình trên nhiều hệ thống khác nhau, chẳng hạn như xe bus, thẻ rút tiền ATM, kiểm soát hải quan, ra vào chung cư .v.v. Một ví dụ về chữ ký số (chữ ký RSA) 1. Thuật toán sinh khóa của sơ đồ chữ ký RSA • Sinh ra hai số nguyên tố lớn ngẫu nhiên p và q. • Tính n = pq và Φ(n) = (p - 1)(q - 1) • K = (n, p, q, a, b) • Chọn b ∈ Zn nguyên tố cùng Φ(n) • Chọn a ∈ Zn là nghịch đảo của b theo Φ(n) 16 • Các giá trị n và b công khai, các giá trị p, q, a bí mật. 2. Thuật toán ký và kiểm tra chữ ký • Ký: y = sigk (x) = xa mod n, y ∈ Zn • Kiểm tra chữ ký: Verk (x, y) = true ⇔ x ≡ yb mod n 3. Ví dụ Sinh khóa: Chọn số nguyên tố p = 7927 và q = 6997 Tính n = pq = 5546521 Φ(n) = 7926x6996 = 55450296 Chọn b = 5 và từ ab = 5a ≡1 (mod 55450296) ta có a = 44360237 Khoá công khai là (n = 55465219, b = 5) và khoá riêng là a = 44360237 Sinh chữ ký: Giả sử x = 31229978 Chữ ký y = xa mod n = 3122997844360237 mod 55465219 = 30729435 Xác nhận chữ ký : Tính yb mod n= 307294355 mod 55465219 = 31229978 = x B chấp nhận chữ ký 1.4. Cơ sở hạ tầng về mật mã khóa công khai Hạ tầng khóa công khai (Public key infrastructure, viết tắt PKI) là một cơ chế để cho một bên thứ ba (thường là nhà cung cấp chứng thực số CA) cung cấp và xác thực định danh các bên tham gia vào quá trình trao đổi thông tin. Cơ chế này cũng cho phép gán cho mỗi người sử dụng trong hệ thống một cặp khóa công khai/bí mật. Các quá trình này thường được thực hiện bởi một phần mềm đặt tại trung tâm và các phần mềm phối hợp khác tại các địa điểm của người dùng. Khóa công khai thường được phân phối trong chứng thực khóa công khai. 17 Hình 3. Sơ đồ một hệ thống PKI Cơ sở hạ tầng về mật mã khóa công khai (Public Key Infrastructure - PKI) có thể hiểu là: tập hợp các công cụ, phương tiện cùng các giao thức bảo đảm an toàn truyền tin cho các giao dịch trên mạng máy tính công khai. Đó là nền móng mà trên đó các ứng dụng, các hệ thống an toàn bảo mật thông tin được thiết lập. Nhà cung cấp chứng thực số CA Những bức tranh hay những chiếc đĩa CD âm nhạc, nếu chữ ký trên bức tranh và trên đĩa CD đấy không được đăng ký với cơ quan nào, chỉ là ký chơi thôi thì chữ ký đó không có ý nghĩa về mặt pháp lý. Thế nhưng, nếu bạn đăng ký bản quyền bức tranh và ký chữ ký của mình với cơ quan đăng ký bản quyền thì chính chữ ký đó lại có giá trị. Tương tự như vậy, chữ ký điện tử nếu có giá trị về mặt pháp lý thì phải được đăng ký và được hoạt động trong một lĩnh vực nào đó mới có tác dụng về mặt pháp lý. Và đó là công việc của những cơ quan xác thực. Nếu Cục tin học thống kê ngân hàng là một cơ quan xác thực chữ ký điện tử từ năm 2002 thì đến cuối năm 2003 công ty phần mềm và truyền thông VASC là đơn vị thứ hai tại Việt Nam cung cấp dịch vụ xác 18 thực chữ ký điện tử cho ngân hàng ACB. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này vẫn còn nhiều điều cần cụ thể hơn. Hình 4. Mô hình kiến trúc CA phân cấp Trong kiến trúc này, các CA đều nằm dưới một CA gốc (RootCA). Root CA cấp chứng chỉ cho các CA thứ cấp (SubCA) và các user. SubCA cấp chứng chỉ cho user thuộc tổ chức của mình. Trong mô hình này, tất cả các đối tượng trong hệ thống đều phải biết khoá công khai của RootCA. Tất cả các chứng chỉ số đều có thể được kiểm chứng bằng cách kiểm tra đường dẫn của chứng chỉ số đó đến RootCA. Trong kiến trúc của hệ thống CA này, tất cả các đối tượng đều dựa trên sự tin cậy đối với CA gốc duy nhất. Khoá công khai của RootCA phải được phân phát cho các đối tượng đã được xác thực để đảm bảo sự tin cậy trong hệ thống. Sự tin cậy này được hình thành theo các cấp từ RootCA đến các SubCA và đến các đối tượng sử dụng. Trong thế giới ảo trên Internet, các bên giao dịch nhiều khi không đủ căn cứ để có thể xác minh đối tác của mình. Một nhà cung cấp CA do đó sẽ đóng vai trò quan trọng của bên thứ ba, đứng ra xác nhận và đảm bảo danh tính cho những cá nhân tổ chức sử dụng các chứng chỉ số mà mình cung cấp. Khi các bên tham gia vào giao dịch trực tuyến, nhờ các chữ ký số và những thông tin mà những chứng chỉ số tạo ra, họ có thể xác minh một cách chắc chắn về danh tính của đối tác mà mình đang giao dịch. Do vai trò bảo đảm về độ tin cậy rất cao, nên các nhà cung cấp CA sẽ là những đối tượng được quản lý theo những tiêu chuẩn rất chặt chẽ. 19 Phạm vi ứng dụng của PKI PKI được coi là giải pháp hữu hiệu hiện nay trong việc đảm bảo an ninh an toàn cho các hệ thống thông tin. Phạm vi ứng dụng của PKI bao trùm các hệ thống từ lớn tới nhỏ và thuộc nhiều lĩnh vực như: ngân hàng, tài chính, viễn thông, hàng không, các ngành công nghiệp hay cho hoạt động trao đổi công văn giữa các Sở, Ban, Ngành... Có thể thấy, PKI thực sự đã trở thành một giải pháp hiệu quả hàng đầu cho việc đảm bảo an toàn, an ninh cho các hệ thống thông tin lớn trên thế giới. Từ những kết quả ứng dụng PKI trong nước và trên thế giới như trên, ta có thể khẳng định PKI là một hạ tầng cơ sở về mật mã khóa công khai tin tưởng để lựa chọn cho mục đích xây dựng lên những hệ thống thông tin lớn an toàn. Đặc biệt là những hệ thống thanh toán trong lĩnh vực Ngân hàng tài chính, nơi đòi hỏi độ an toàn rất cao, nơi mà mỗi sai sót dù nhỏ nhất cũng có thể gây ra một thảm họa. 20 CHƯƠNG 2: THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 2.1. Tổng quan về TTĐT 2.1.1. Khái niệm chung về TTĐT Thanh toán là sự chuyển giao tài sản của một bên (người hoặc công ty, tổ chức) cho bên kia, thường được sử dụng khi trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ trong một giao dịch có ràng buộc pháp lý. Thanh toán truyền thống Mua bán là hình thức thường gặp nhất của giao dịch tài chính. Một món hàng được trao đổi với một món hàng khác hoặc được qui thành tiền. Giao dịch này làm cho lượng tiền của người mua giảm đi và người bán tăng lên. Thanh toán điện tử TTĐT hình thức thanh toán có sử dụng các thiết bị điện tử công nghệ cao, các giao dịch được tiến hành qua mạng. TTĐT là việc thanh toán tiền qua các thông điệp điện tử (Electronic message) thay cho việc thanh toán bằng tiền mặt. Về mục đích, TTĐT là hệ thống cho phép các bên tham gia có thể tiến hành mua bán được. Tuy nhiên, cách giao dịch thì lại hoàn toàn mới, người thực hiện giao dịch xử lý thanh toán bằng phương pháp thông qua các khâu được thực hiện trên máy tính. Bản chất của mô hình TTĐT cũng là mô phỏng lại những mô hình mua bán truyền thống, nhưng từ các thủ tục giao dịch, các thao tác xử lý dữ liệu, quá trình chuyển tiền… tất cả đều được thực hiện thông qua hệ thống máy tính, được nối bằng các giao thức riêng chuyên dụng. Với TTĐT, các bên mua – bán có thể giao dịch với nhau, không phải gặp nhau, không cần dùng tiền mặt. Các bên trong hệ thống TTĐT sẽ trao đổi với nhau các chứng từ số hóa. Bên được thanh toán có thể thông qua ngân hàng của mình để chuyển tiền vào tài khoản của mình. Các quá trình này được phản ánh trong các giao thức thanh toán của hệ thống, đó là thứ tự các bước gửi thông tin và xử lý số liệu giữa các bên, mục đích là chuyển đầy đủ các chứng từ thanh toán, đảm bảo an toàn và công bằng cho mọi bên theo yêu cầu tường minh ban đầu. 21 2.1.2. Các đặc trưng của TTĐT Các bên tiến hành giao dịch trong TTĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Các giao dịch thanh toán truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn TTĐT được thực hiện trên thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). TTĐT trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu. Trong hoạt động giao dịch TTĐT đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, và các cơ quan chứng thực. Đối với thanh toán truyền thống, thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu. Đối với TTĐT, thì mạng lưới thông tin chính là thị trường. 2.2. Các mô hình TTĐT Hệ thống TTĐT thực hiện thanh toán cho khách hàng theo một số cách, mà tiền mặt và séc thông thường không thể làm được. Hệ thống thanh toán cũng cung cấp khả năng điều khiển thanh toán hàng hóa và dịch vụ qua thời gian bằng cách cho phép người mua trả tiền ngay, trả tiền sau hay trả tiền trước. Thẻ tín dụng cung cấp khả năng thanh toán bằng tiền mặt qua tính sẵn sàng cho phép hoãn việc trả tiền hàng hóa và dịch vụ đã được phê chuẩn trước. Có nhiều tiêu chí để phân biệt phương thức TTĐT, một trong các tiêu chí đó là sự chênh lệch khác biệt giữa thời điểm bên trả tiền trao chứng từ ủy nhiệm cho bên được trả và thời điểm trả tiền thực sự xuất tiền khỏi tài khoản của người mua. Với tiêu chí này, phương thức TTĐT có thể phân thành hai mô hình chính: mô hình trả sau và mô hình trả trước. Trong mô hình trả sau, thời điểm bên trả tiền trao chứng từ ủy thác cho bên được trả, xảy ra trước thời điểm trả tiền thực sự (xuất tiền khỏi tài khoản của người mua để trả cho người bán). Trong mô hình trả trước, hai thời điểm này diễn ra theo thứ tự ngược lại, người mua phải trả tiền thực sự trước khi chứng từ ủy nhiệm được sử dụng trong các giao dịch mua bán. 22 Mô hình trả sau Với mô hình trả sau, thời điểm tiền mặt được rút ra khỏi tài khoản bên mua để chuyển sang bên bán xảy ra ngay (pay-now) hoặc sau (pay-later) giao dịch mua bán. Hoạt động của hệ thống trên dựa trên nguyên tắc tín dụng (credit crendental) nào đó có tác dụng giống như séc (cheque). Bên bán có hai cách lựa chọn: hoặc là chấp nhận giá trị thay thế của tín dụng đó và chỉ liên lạc chuyển khoản với ngân hàng của mình sau này (pay-later), hoặc liên lạc với ngân hàng của mình khi quá trình mua bán đang diễn ra việc chuyển khoản xảy ra ngay trong quá trình giao dịch. Với pha chuyển khoản (chearing process), người được thanh toán sẽ yêu cầu chuyển khoản với ngân hàng đại diện của mình (Acquirer) để thực hiện liên lạc với ngân hàng đại diện của người thanh toán, thực hiện kiểm tra/chấp nhận chứng từ tín dụng, khi đó việc chuyển tiền thực sự sẽ diễn ra giữa tài khoản của người thanh toán và người được thanh toán. Kết thúc quá trình này, ngân hàng đại diện của bên thanh toán sẽ gửi một thông báo lưu ý sự chuyển khoản đó cho khách hàng của mình. Mô hình thanh toán này tương tự như phương thức thanh toán bằng séc nên thường được gọi là mô hình mô phỏng séc (cheque-like model). Pha chuyển tiền thực sự này nếu được làm ngay trong giao dịch thì an toàn nhất. Nhưng như vậy thì tốc độ xử lý giao dịch sẽ chậm, chi phí truyền tin và xử lý dữ liệu trực tuyến trên các máy chủ ở các nhà băng sẽ cao. Vì vậy, mô hình pay-later cần được ưu tiên sử dụng khi số tiền thanh toán là không lớn. Mô hình trả trước Trong mô hình trả trước, khách hàng liên hệ với ngân hàng (hay công ty môi giới – broker) để có được chứng từ do ngân hàng phát hành (chứng từ hay đồng tiền số này mang dấu ấn của ngân hàng), được đảm bảo bởi ngân hàng và do đó có thể dùng ở bất cứ nơi nào đã có xác lập hệ thống thanh toán với ngân hàng này. Để đổi lấy chứng từ của ngân hàng, tài khoản của khách hàng sẽ bị triết khấu đi tương ứng với giá trị của chứng từ đó. Như vậy, khách hàng đã thực sự trả tiền trước khi có thể sử dụng chứng từ này để mua hàng và thanh toán. Chứng từ ở đây không phải do khách hàng tạo ra, không phải dành cho một cuộc mua bán cụ thể mà do ngân hàng phát hành và có thể sử dụng vào mọi mục đích thanh 23 toán. Vì nó có thể sử dụng giống như tiền mặt và do đó mô hình còn được gọi là mô hình mô phỏng tiền mặt (cash-like model). Khi có người mua hàng tại một cửa hàng nào đó và thanh toán bằng chứng từ này, cửa hàng sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của chúng dựa trên những thông tin đặc biệt do ngân hàng tạo ra trên đó. Sau đó, cửa hàng có thể chọn một trong hai cách: thứ nhất là liên hệ với ngân hàng để chuyển vào tài khoản của mình ngay trước khi chấp nhận giao hàng (deposit-now), thứ hai là chấp nhận và liên hệ chuyển tiền sau vào thời gian thích hợp (deposit-later). Trường hợp riêng phổ biến của mô hình mô phỏng tiền mặt là mô hình tiền điện tử (electronic cash). 2.3. Vấn đề an ninh trong TTĐT Dạng thức đơn giản và cổ xưa nhất của thanh toán là hàng đổi hàng. Trong thế giới hiện đại, các hình thức thanh toán bao gồm tiền mặt, chuyển khoản, tín dụng, ghi nợ, séc... Trong giao dịch thương mại, thanh toán thường phải đi kèm với hóa đơn và biên nhận. Trong các giao dịch phức tạp, thanh toán còn bao gồm cả chuyển cổ phiếu và các dàn xếp khác của các bên. Tương lai của thanh toán theo xu hướng tiêu dùng hiện đại, tiền giấy sẽ được thay thế dần bởi thẻ TTĐT, thẻ thông minh, ví điện tử, và ngay cả điện thoại di động. Những sơ hở của người sử dụng trong việc để lộ thông tin mật của các thẻ thanh toán bởi các Hacker, các trang web phishing, các chương trình Keylogger,...khi sử dụng đã gây nên những thiệt hại không nhỏ không chỉ cho người chủ sở hữu mà còn cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính trực tuyến. Để bảo vệ quyền lợi của khách hàng của mình, các ngân hàng cùng các công ty bảo mật đã đưa ra nhiều giải pháp bảo mật khác nhau trong việc TTĐT trên mạng như: ma trận ngẫu nhiên, One time-One password token và tiêu chuẩn mới nhất trong TTĐT SET (Secure Electronic Transaction),... nhằm đảm bảo các phiên giao dịch của người sử dụng. 24 CHƯƠNG 3: XÁC THỰC TRONG CÁC HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 3.1. Vai trò của xác thực trong thanh toán Hiện tại, hầu hết các dịch vụ mua bán hàng hoá trên mạng đều sử dụng hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng (credit card) để thanh toán. Người sử dụng cần nhập vào các thông tin: tên người sử dụng, mã số thẻ, ngày hết hạn của thẻ. Nhưng vì thẻ tín dụng là công cụ sử dụng phổ biến cho các thanh toán khác nhau nên những thông tin trên sẽ có rất nhiều người biết. Và do đó tình hình sẽ xảy ra là “nếu tôi biết những thông tin thẻ tín dụng của anh thì hoàn toàn tôi có thể mua một món hàng trên mạng (an toàn hơn là loại thứ hai) còn anh là người trả tiền” gian lận kiểu này không thể hạn chế được. Thực tế hiện nay, các gian lận về thẻ trên Internet chiếm 6-7% tổng số các giao dịch thẻ ở các nước châu Âu, và tỷ lệ này ở châu Á là 10%. Tại Việt nam, tuy dịch vụ thẻ tín dụng mới được đưa vào áp dụng cuối năm 1996 nhưng đến nay, tỷ lệ các giao dịch gian lận trên tổng số các giao dịch là hơn 10%, cứ trong 5 giao dịch gian lận thì có 4 giao dịch gian lận mua hàng trên Internet và trong 4 giao dịch đó thì có một giao dịch là mua hàng hoá, 3 giao dịch là sử dụng các dịch vụ khác. Như vậy rõ ràng có thể kết luận rằng, trên thế giới hiện nay, nhu cầu về TMĐT rất phổ biến nhưng các vấn đề hạ tầng xoay quanh TTĐT vẫn chưa được giải quyết tương xứng và đáp ứng được các đòi hỏi đặt ra. Do đó có thể kết luận việc nghiên cứu xây dựng các hệ thống TTĐT để đảm bảo an toàn thông tin trong các dịch vụ TMĐT là một hướng nghiên cứu rất cần thiết hiện nay. 3.2. Các phương thức thanh toán chính Card Payment (các hình thức thanh toán gắn với thẻ tín dụng, thẻ thông minh... qua thiết bị chấp nhận thẻ POS, ATM...) e-Payment (các hình thức thanh toán dựa trên kết nối mạng Internet, như PC, Notebook...) Mobile Payment (các hình thức thanh toán sử dụng những ứng dụng trên điện thoại di động GSM, như PDA, Smartphone...) 25 3.3. Hoạt động xác thực diễn ra như thế nào 3.3.1. Card Payment 3.3.1.1. Phương pháp xác thực Một giải pháp đặt ra đó là sử dụng mã PIN dùng một lần tại thời điểm giao dịch. Đối với thẻ tín dụng, phương pháp này an toàn hơn hẳn so với việc sử dụng chữ ký của chủ thẻ và các thông tin cá nhân làm căn cứ xác thực. Đối với thẻ từ, nó hạn chế được khả năng sử dụng thẻ giả để thanh toán, tuy nhiên để tăng cường bảo mật thì phải sử dụng thẻ có gắn chip IC, vì công nghệ thẻ IC cho phép hệ thống xác thực động tại ngay thời điểm giao dịch. Sự kết hợp giữa công nghệ thẻ IC và việc sử dụng mã PIN chủ thẻ nắm giữ (hai nhân tố) là phương thức xác thực tốt nhất hiện nay với hình thức thanh toán Card Payment. Hình 5. Một chiếc thẻ thanh toán có gắn chip IC Quá trình thanh toán chủ yếu thực hiện trên các thiết bị đầu cuối như máy ATM, POS... Chủ thẻ quẹt thẻ thanh toán của mình vào các thiết bị thanh toán đó và tiến hành giao dịch của mình sau những thao tác xác thực người dùng. Ngày nay mã PIN vẫn là giải pháp xác thực chính cho loại hình thanh toán này, cùng với xu hướng chuyển dấn sang thẻ chip thay vì thẻ từ trước đây làm cho vấn đề an ninh được nâng cao hơn rất nhiều. Phương pháp xác thực tốt nhất hiện nay cho các giao dịch sử dụng thẻ thanh toán là xác thực động sử dụng mã PIN dùng một lần tại chính ngay thời điểm thanh toán. Đối với thẻ tín dụng, nó hoàn toàn bảo mật hơn so việc sử dụng chữ ký của chủ thẻ để 26 xác thực. Đối với thẻ từ, nó hạn chế được tình trạng sử dụng thẻ giả để thanh toán. Đối với thẻ chip, đương nhiên vấn đề an ninh sẽ được nâng cao hơn. 3.3.1.2. Những kỹ thuật về bảo mật Khi bạn đưa thẻ ATM của mình cho người bán hàng kiểm tra bằng mắt và bằng máy cà thẻ POS. Thông thường người bán hàng sẽ kiểm tra qua các bước sau: Kiểm tra tính vật lý của thẻ: để nhận biết thẻ có phải là thẻ thật hay không căn cứ trên hình dạng và các nội dung trên chiếc thẻ. Người bán hàng sẽ phải biết cách nhận biết các loại thẻ thông dụng: Visa, Master... Kiểm tra các thông tin trên thẻ có bị thay đổi, tẩy xóa hay không. Thẻ của bạn được đưa qua một máy quét thông tin thẻ (POS). Các thông tin này được gửi đến ngân hàng phát hành thẻ để xin cấp phép giao dịch. Sau vài giây, ngân hàng sẽ trả lời là thẻ có thể thực hiện giao dịch hay không. Nếu thẻ được cấp phép giao dịch thì người bán yêu cầu bạn ký vào hóa đơn và kiểm tra chữ ký của bạn với chữ ký có trên thẻ. Nếu trên thẻ không có sẵn chữ ký để xác thực thì người bán có thể yêu cầu bạn phải ký vào phần bỏ trống đó, đề nghị bạn cho xem thêm các giấy tờ chứng minh và ký vào hóa đơn để đối chiếu các chữ ký. Với cách này người khác khó lòng sử dụng thẻ của bạn để mua sắm và người bán cũng nắm được hóa đơn làm bằng chứng là bạn đã mua hàng. Với quy trình nghiêm ngặt trên người bán hàng có điều kiện xác thực được thẻ và chủ thẻ để hạn chế rủi ro. Hơn nữa đây là giao dịch trực tiếp nên người bán có thể thông qua nhiều dấu hiệu để phán đoán, nhận biết giao dịch giả mạo. Do đó, ngay cả khi bạn đánh mất thẻ thì người khác cũng khó dùng cách này để mua hàng bằng thẻ của bạn. Quá trình giao dịch trên máy chấp nhận thẻ POS 1. Khách hàng của ngân hàng thành viên quẹt thẻ tại máy POS. Khách hàng được yêu cầu nhập số PIN. POS sẽ gửi giao dịch về ngân hàng chấp nhận. Ngân hàng chấp nhận sẽ gửi giao dịch đến Chuyển mạch quốc gia 2. Chuyển mạch quốc gia nhận được giao dịch, nó sẽ chuyển khối PIN Block và gửi đến ngân hàng phát hành. 27 3. Khi ngân hàng phát hành nhận được giao dịch, nó sẽ kiểm tra giao dịch. Nếu giao dịch thành công, ngân hàng chấp nhận sẽ trả lời với mã trả lời 00. Nếu giao dịch bị từ chối, ngân hàng chấp nhận sẽ trả lời với mã trả lời tùy theo mã lý do. 4. Chuyển mạch quốc gia nhận được tín hiệu trả lời, nó sẽ gửi giao dịch đến ngân hàng chấp nhận và sau đó chuyển về POS. Hình 6. Máy chấp nhận thẻ thanh toán POS Thanh toán qua POS được thực hiện ở nhiều cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, sân bay… Với các thẻ quốc tế, người dùng có thể ra nước ngoài mà không cần mang theo nhiều tiền mặt vì các tổ chức thẻ lớn thường có mạng lưới chấp nhận thẻ rộng khắp thế giới. Thẻ từ (Magnetic stripe cards) Trong việc mua bán hàng hóa bằng thẻ tín dụng thì việc chuyển giao hàng hóa diễn ra ngay lập tức nhưng tất cả các khoản thanh toán đều chậm trễ. Người mua có thẻ tín dụng khi quyết định mua hàng sẽ nhập các thông tin về thẻ tín dụng của mình như: số thẻ, mã số an toàn, thời hạn của thẻ, họ và tên chủ sở hữu, địa chỉ thanh toán trên website, những thông tin này sẽ được chuyển đến cho ngân hàng hay nhà dịch vụ cung cấp payment gateway là các Acquirer. Acquirer sẽ gửi thông tin về thẻ tới dịch vụ cung cấp thẻ và ngân hàng phát hành thẻ để kiểm tra tính hợp lệ của thẻ và kiểm tra khả năng thanh toán của thẻ. Nếu mọi điều kiện đều phù hợp, ngân hàng phát hành thẻ 28 sẽ gửi thông tin ngược trở về cho Acquirer, thông tin được giải mã gửi về cho người bán và việc thanh toán được thực hiện. Tiền sẽ được chuyển từ thẻ tín dụng của người mua tới tài khoản bán hàng merchant account trên Acquirer, sau đó sẽ được chuyển vào tài khoản ngân hàng của người bán. Hình 7. Thẻ thừ và máy đọc thẻ từ Thẻ ghi nợ thường là một miếng nhựa đặc biệt có chứa bản ghi điện tử về tài khoản của bên mua hàng với ngân hàng của họ. Sử dụng thẻ này, bên bán hàng có thể gửi tín hiệu điện tử tới ngân hàng của bên mua hàng có chứa dữ liệu về số tiền trị giá khoản hàng đã mua và số tiền này được đồng thời ghi nợ vào tài khoản của khách hàng là bên mua hàng cùng với ghi có cho tài khoản của bên bán hàng. Điều này là có thể ngay cả khi bên bán và bên mua hàng sử dụng dịch vụ của các tổ chức tài chính khác nhau. Hiện tại, các mức phí đối với cả bên mua và bên bán trong việc sử dụng thẻ ghi nợ là tương đối thấp do các ngân hàng đang mong muốn khuyến khích sử dụng các loại thẻ ghi nợ. Bên bán hàng cần có máy đọc thẻ được cài đặt sao cho việc mua bán và kết nối tới cơ sở dữ liệu của các tổ chức tài chính có thể thực hiện được. Các thẻ ghi nợ cho phép bên mua hàng có thể tiếp cận mọi khoản tiền gửi trong tài khoản của mình mà không cần phải đem tiền mặt theo bên mình. Trên thực tế, việc trộm cắp các khoản tiền gửi tại các tổ chức tài chính là khó khăn hơn nhiều so với viẹc đem theo 29 tiền mặt, nhưng điều đó vẫn có thể diễn ra, nếu các dữ liệu quan trọng của các loại hình thẻ bị lộ bí mật. Thẻ thông minh (Chip or IC cards) Thẻ thông minh, thẻ gắn chip, or thẻ mạch tích hợp (integrated circuit card -ICC) là loại thẻ có kích thước đút được trong ví, thường có kích thước của thẻ tín dụng, được gắn một bộ mạch tích hợp có khả năng lưu trữ và xử lý thông tin. Nghĩa là nó có thể nhận dữ liệu, xử lý dữ liệu bằng các ứng dụng thẻ mạch tích hợp, và đưa ra kết quả. Có hai loại thẻ thông minh chính. Các thẻ nhớ (Memory card) chỉ chứa các thành phần bộ nhớ non-volatile, và có thể có một số chức năng bảo mật cụ thể. Thẻ vi xử lý chứa bộ nhớ volatile và các thành phần vi xử lý. Thẻ làm bằng nhựa, thường là PVC, đôi khi ABS. Thẻ có thể chứa một ảnh 3 chiều (hologram) để tránh các vụ lừa đảo. Thẻ thông minh cho phép thực hiện các giao dịch kinh doanh một cách hiệu quả theo một cách chuẩn mực, linh hoạt và an ninh mà trong đó con người ít phải can thiệp vào. Thẻ thông minh giúp chúng ta thực hiện việc kiểm tra và xác nhận chặt chẽ mà không phải dùng thêm các công cụ khác như mật khẩu…Chính vì thế, có thể thực hiện hệ thống dùng cho việc đăng nhập sử dụng máy tính, máy tính xách tay, dữ liệu bảo mật hoặc các môi trường kế hoạch sử dụng tài nguyên của công ty như SAP, v.v..với thẻ thông minh là phương tiện kiểm tra và xác nhận duy nhất. Hình 8. Một chip an ninh có kích thước 3x5 mm được đưa vào bên trong thẻ và được phóng lớn ra. Các điểm tiếp xúc trên thẻ cho phép thiết bị điện tử có thể truy cập chip. 30 Thẻ thông minh có tiếp xúc là loại thẻ thông minh có tiếp xúc có một diện tích tiếp xúc, bao gồm một số tiếp điểm mạ vàng, và có diện tích khoảng 1cm vuông. Khi được đưa vào máy đọc, con chip trên thẻ sẽ giao tiếp với các tiếp điểm điện tử và cho phép máy đọc thông tin từ chip và viết thông tin lên nó. Thẻ không có pin, năng lượng làm việc sẽ được cấp từ máy đọc thẻ. Máy đọc thẻ thông minh có tiếp xúc đóng vai trò trung gian liên kết giữa thẻ thông minh với một máy chủ, chẳng hạn, đó là một máy vi tính, một đầu cuối ở một điểm bán, hay một điện thoại di động. Vì các chip trên thẻ thông minh dùng trong giao dịch tài chính cũng giống như các chip dùng trên SIM của điện thoại di động, chỉ khác cách lập trình và cách ghép vào miếng PVC có hình dạng khác nhau. Mặt khác, hiện nhu cầu dùng thẻ thông minh làm SIM là rất lớn cho nên các nhà sản xuất chip hiện đang tập trung vào việc sản xuất chip các chuẩn của điện thoại di động GSM/G3. Vì thế, mặc dầu EMV cho phép chip trên thẻ có thể gây tiêu hao một dòng khoảng 50mA từ máy đọc, hiện nay các chip đều chỉ tiêu hao chưa tới 6mA theo chuẩn của công nghiệp điện thoại. Điều này cho phép các máy đọc thẻ dùng trong giao dịch tài chính ngày càng nhỏ hơn và rẻ hơn, và tiến đến có thể trang bị cho mọi máy PC ở nhà một máy đọc thẻ cũng như phần mềm để bạn có thể mua sắm trên internet một cách dễ dàng và an ninh hơn. Thẻ thông minh không tiếp xúc là một loại thẻ mà chip trên nó liên lạc với máy đọc thẻ thông qua công nghệ cảm ứng RFID (với tốc độ dữ liệu từ 106 đến 848 kbit/s). Những thẻ này chỉ cần đặt gần một anten để thực hiện quá trình truyền và nhận dữ liệu. Chúng thường được dùng trong các tình huống truyền nhận dữ liệu thật nhanh hay khi người chủ thẻ cần rảnh tay, chẳng hạn ở các hệ thống giao thông công cộng mà có thể sử dụng không cần rút thẻ ra khỏi ví. Một công nghệ không tiếp xúc có liên quan là RFID (radio frequency identification – xác nhận dựa vào tần số vô tuyến). Trong một số trường hợp cụ thể, nó có thể dùng trong những ứng dụng tương tự như thẻ thông minh không tiếp xúc, chẳng hạn dùng để thu phí cầu đường điện tử. Các thiết bị RFID thông thường không có chứa bộ nhớ ghi được hay có bộ vi xử lý như thẻ thông minh. Có loại thẻ gồm cả hai loại giao tiếp mà cho phép truy xuất bằng cách tiếp xúc và không tiếp xúc trên cùng một thẻ. Ví dụ như thẻ giao thông nhiều ứng dụng của Porto, gọi là Andante, mà dùng một chip cho cả tiếp xúc và không tiếp xúc. Giống như thẻ thông minh có tiếp xúc, thẻ không tiếp xúc không có pin. Bên trong thẻ có một cuộn cảm mà có khả năng dò một số tín hiệu vô tuyến, chỉnh lưu tín hiệu, và rồi dùng nó để cung cấp năng lượng cho chip trên thẻ. 31 Thẻ thông minh dùng để xác nhận khách hàng là một trong những cách an ninh nhất, có thể dùng trong những ứng dụng như giao dịch ngân hàng qua internet, nhưng mức độ an ninh không thể đảm bảo 100%. Trong trường hợp giao dịch ngân hàng qua internet, nếu PC bị nhiễm bởi các phần mềm xấu, mô hình an ninh sẽ bị phá vỡ. Phần mềm xấu có thể viết đè lên thông tin (cả thông tin đầu vào từ bàn phím và thông tin đầu ra màn hình) giữa khách hàng và ngân hàng. Nó có thể sẽ sửa đổi giao dịch mà khách hàng không biết. Có những phần mềm xấu như vậy, chẳng hạn như Trojan. Silentbanker). Các ngân hàng như Fortis Dexia ở Bỉ dùng một thẻ thông minh chung với một máy đọc thẻ không nối mạng nhằm giải quyết vấn đề trên. Khách hàng nhập một thông tin đánh giá từ trang web của ngân hàng, PIN của họ, và tổng số tiền giao dịch vào một máy đọc thẻ, máy đọc thẻ sẽ trả lại một chữ ký 8 chữ số. Chữ ký này sẽ được khách hàng nhập bằng tay vào PC và được kiểm chứng bởi ngân hàng. 3.3.2. e-Payment Hình thức thanh toán e-Payment lại chia ra hai lĩnh vực riêng biệt là e-Commerce (TMĐT) và e-Banking (ngân hàng điện tử). Mặc dù e-Banking là công cụ chính để thực hiện các giao dịch TMĐT (e-Commerce) nhưng cơ cấu tổ chức của hai lĩnh vực này là khác nhau. Mô hình xây dựng hệ thống e-Banking đơn giản hơn nhiều so với hệ thống e-Commerce. 3.3.2.1. Phương pháp xác thực e-Commerce Trong lĩnh vực thanh toán TMĐT qua Internet, việc lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán (cổng thanh toán) tin cậy sẽ tránh được những rủi ro không đáng có, vấn đề bảo mật chắc chắn sẽ an toàn hơn so với khi không có một bên thứ ba đảm bảo giao dịch trực tuyến. Những cổng thanh toán trực tuyến như Paypal, Onepal, Ogone... đều sử dụng cơ chế xác thực động nhiều yếu tố, thông tin giao dịch được mã hóa theo giao thức SSL là giao thức bảo mật phổ biến nhất hiện nay trong các hoạt động TMĐT. Trong TMĐT thì việc sử dụng thẻ tín dụng thanh toán là phổ biến nhất, và hiện nay các tổ chức phát hành thẻ sử dụng số CvX in đằng sau mỗi thẻ tín dụng làm con số để xác thực. Hiện tại công nghệ thẻ thông minh ra đời giúp cho khách hàng yên tâm 32 không sợ bị đánh cắp thông tin trên thẻ tín dụng như trước đây. Thẻ thông minh EMV sử dụng công nghệ xác thực tiên tiến nhất hiện nay được ba tổ chức thẻ hàng đầu thế giới xây dựng (Europay, Mastercard, Visa). e-Banking Sử dụng xác thực hai yếu tố trong ngân hàng điện tử được xem là phương pháp xác thực tốt nhất hiện nay. Một cách hiệu quả để triển khai dịch vụ xác thực hai yếu tố là sử dụng nền tảng xác thực thẻ thông minh EMV. Ngoài ra, vấn đề an ninh trong ngân hàng điện tử còn được tăng cường hơn nữa bằng một hệ thống phần mềm dành riêng cho bảo mật ngân hàng. Giải pháp này giúp ngăn chặn được phần nào những cuộc tấn công trái phép vào hệ thống. Việc sử dụng chữ ký điện tử làm nhân tố xác thực trong các giao dịch cũng chính là một bằng chứng để tránh những tranh chấp không đáng có, vì chữ ký điện tử có giá trị pháp lý trong các giao dịch trực tuyến. 3.3.3.2. Những kỹ thuật về bảo mật 3.3.3.2.1. e-Banking Giao thức SSL SSL (Secure Socket Layer ) là giao thức đa mục đích được thiết kế để tạo ra các giao tiếp giữa hai chương trình ứng dụng trên một cổng định trước (socket 43) nhằm mã hoá toàn bộ thông tin đi/đến, mà ngày nay được sử dụng rộng rãi cho giao dịch điện tử như truyền số hiệu thẻ tín dụng, mật khẩu, số bí mật cá nhân (PIN) trên Internet. Giao thức SSL tổ hợp nhiều giải thuật mã hóa nhằm đảm bảo quá trình trao đổi thông tin trên mạng được bảo mật. Việc mã hóa dữ liệu diễn ra một cách trong suốt, hỗ trợ nhiều giao thức khác chạy trên nền giao thức TCP. SSL hiện nay là giao thức bảo mật rất phổ biến trên Internet trong các hoạt động TMĐT. Toàn bộ cơ chế hoạt động và hệ thống thuật toán mã hoá sử dụng trong SSL được phổ biến công khai, trừ khoá chia xẻ tạm thời (session key) được sinh ra tại thời điểm trao đổi giữa hai ứng dụng là tạo ngẫu nhiên và bí mật đối với người quan sát trên mạng máy tính. Ngoài ra, giao thức SSL còn đỏi hỏi ứng dụng chủ phải được chứng thực bởi một đối tượng lớp thứ ba (CA) thông qua giấy chứng thực điện tử (digital certificate) dựa trên mật mã công khai (thí dụ RSA). 33 Giải pháp mật khẩu sử dụng một lần (OTP – Ontime Transaction Password) Sau khi người sử dụng đăng nhập vào hệ thống, với mỗi giao dịch được tiến hành, hệ thống sẽ sinh ra một mật khẩu động dưới dạng những con số và gửi về điện thoại di động cho người sử dụng. Mật khẩu động này như một nhân tố xác thực thứ hai, và thường có giá trị trong thời gian ngắn khoảng vài chục giây, sau thời gian này nếu người sử dụng không thực hiện giao dịch, mật khẩu động này sẽ không còn giá trị, và hệ thống sẽ tự sinh ra một mật khẩu mới. Internet Banking Là một hệ thống phần mềm cho phép các khách hàng có tài khoản trong ngân hàng có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng trực tuyến thông qua Internet. Các dịch vụ Internet Banking thông thường được áp dụng như: Truy vấn số dư, sao kê giao dịch và nhiều dịch vụ mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng (Chuyển khoản, chuyển tiền, thanh toán hoá đơn, TTĐT, đặt chỗ, mua vé máy bay, nạp tài khoản di động trả trước…). Áp dụng và triển khai Internet Banking sẽ mang lại nhiều giá trị cho ngân hàng và khách hàng trong quá trình cung cấp các dịch vụ ngân hàng một cách hiệu quả, tiết kiệm nhiều chi phí về tài chính và thời gian. Hình 9. Mô hình TTĐT 34 Một đặc điểm rất quan trọng trong bất kỳ giải pháp Internet Banking nào là phải đảm bảo tính xác thực và an toàn trong giao dịch. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và với sự tiến bộ của công nghệ, các ngân hàng có thể lựa chọn các giải pháp bảo mật khác nhau cho giải pháp Internet Banking mà mình chọn ứng dụng. Có nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề xác thực và bảo mật giao dịch an toàn như: Sử dụng bàn phím ảo, phương pháp mật khẩu một lần (One Time Password), xác thực hai phương thức (Two Factor Authentication), hay dùng thiết bị khóa phần cứng (Hardware Token), thẻ thông minh có chữ ký số (PKI Smartcard). Các ngân hàng lớn trên thế giới thường sử dụng các giải pháp xác thực và an toàn giao dịch dựa trên hạ tầng khóa công khai (PKI) cùng với sự tham gia của Hardware Token (TTM tích hợp sẵn đầu đọc cổng USB) hay thẻ thông minh (PKI Smartcard). So với các giải pháp khác, giải pháp bảo mật sử dụng chữ ký điện tử giải quyết đồng thời được 4 vấn đề quan trọng trong các giao dịch điện tử là: Xác thực người dùng, bảo mật thông tin giao dịch, toàn vẹn dữ liệu và chống chối bỏ. Bên cạnh đó, mỗi khách hàng sẽ được cung cấp một bộ thiết bị gồm: Thẻ Smartcard bên trong có chứa chứng chỉ số và cặp khóa công khai/ khóa riêng (PrivateKey/PublicKey) và một đầu đọc TTM tiếp xúc. Khi khách hàng ở bất kỳ đâu có máy tính nối mạng Internet, họ chỉ thực hiện một việc rất đơn giản là gắn đầu đọc (hỗ trợ cổng USB) vào máy tính, vào trang web Internet Banking của ngân hàng và gắn thẻ vào đầu đọc, sau đó khách hàng đăng nhập hệ thống hay thực hiện các giao dịch ngân hàng và yêu cầu nhập đúng số PIN của thẻ. Tất cả các quy trình phát hành, cá thể và quản lý thẻ đều được tuân theo chuẩn GlobalPlatform (tên riêng của chuẩn TTM đa ứng dụng), hệ thống trang web sử dụng giao thức SSL (Security Socket Layer), chứng chỉ Website (Chứng chỉ số dành cho website để kiểm tra sự giả mạo - nếu có) và hỗ trợ mọi trình duyệt như IE, Firefox... 35 3.3.3.2.2. e-Commerce Hình 10. Các nhân tố tham gia vào TMĐT Những nhân tố tham gia trong giao dịch TMĐT Chủ thẻ (Cardholder): Là người có tên ghi trên thẻ được dùng thẻ để chi trả thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ. Chỉ có chủ thẻ mới có thể sử dụng thẻ của mình mà thôi. Mỗi khi thanh toán cho các cơ sở chấp nhận thẻ vể hàng hoá dịch vụ hoặc trả nợ, chủ thẻ phải xuất trình thẻ để nơi đây kiểm tra theo qui trình và lập biên lai thanh toán. Tổ chức phát hành thẻ (issuers): Là thành viên chính thức của các Tổ chức thẻ quốc tế, là Ngân hàng cung cấp thẻ cho khách hàng. Ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ, đồng thời thực hiện việc thanh toán cuối cùng với chủ thẻ. Tổ chức chấp nhận thể (merchants): Là các thành phần kinh doanh hàng hoá và dịch vụ có ký kết với Ngân hàng thanh toán về việc chấp nhận thanh toán thẻ như: nhà hàng, khách sạn, cửa hàng... Các đơn vị này phải trang bị máy móc kỹ thuật để tiếp nhận thẻ thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ, trả nợ thay cho tiền mặt. 36 Ngân hàng thanh toán (acquirers): Là Ngân hàng trực tiếp ký hợp đồng với cơ sở tiếp nhận và thanh toán các chứng từ giao dịch do cơ sở chấp nhận thẻ xuất trình. Một Ngân hàng có thể vừa đóng vai trò thanh toán thẻ vừa đóng vai trò phát hành. Nhà cung cấp dịch vụ (payment system providers): là một bên thứ ba đảm bảo an toàn thanh toán, tạo liên kết giữa tổ chức phát hành thẻ và ngân hàng, ví dụ như Paypal, Onepay, Paynet... Giao thức SET Hiện nay, trong việc thanh toán qua mạng, các tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán thẻ tín dụng trên thế giới áp dụng công nghệ bảo mật cao cấp là SET. SET là viết tắt của các từ Secure Electronic Transaction, là một nghi thức tập hợp những kỹ thuật mã hoá và bảo mật nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho các giao dịch mua bán trên mạng. Đây là một kỹ thuật bảo mật, mã hóa được phát triển bởi VISA, MASTER CARD và các tổ chức khác trên thế giới. Mục địch của SET là bảo vệ hệ thống thẻ tín dụng, tạo cho khách hàng, doanh nghiệp, ngân hàng, các tổ chức tài chính... sự tin cậy trong khi giao dịch mua bán trên Internet. Những tiêu chuẩn và công nghệ SET được áp dụng và thể hiện nhất quán trong các doanh nghiệp, các ngân hàng/công ty cấp thẻ, tổ chức tín dụng và trung tâm xử lý thẻ tín dụng qua mạng. Ngoài ra, SET thiết lập một phơng thức hoạt động phối hợp tương hỗ (method of interoperability) nhằm bảo mật các dịch vụ qua mạng trên các phần cứng và phần mềm khác nhau. Tóm lại SET được thiết lập để bảo mật những thông tin về cá nhân cũng như thông tin về tài chính trong quá trình mua bán và giao dịch trên mạng. Với SET thì các thành phần tham gia TMĐT được hưởng những lợi ích gì? Doanh nghiệp (người bán) được bảo vệ không bị mất hàng hoá hay dịch vụ bởi: • Những thẻ tín dụng không hợp lệ. • Người chủ thẻ không đồng ý chi trả. Ngân hàng được bảo vệ bởi: 37 • Giao dịch mua bán không được sự đồng ý giữa các thành phần tham gia vào giao dịch hoặc các giao dịch không hợp lệ (Thẻ tín dụng không hợp lệ, người bán giả danh...) Người mua được bảo vệ để: • Không bị đánh cắp thẻ tín dụng. • Không bị người bán giả danh Giao thức xác thực máy chủ SSL Một chuẩn chung trên Internet Xác thực SSL là nền tảng cơ bản của một cơ sở hạ tầng Internet tin cậy bằng việc cho phép các Website trao đổi thông tin một cách an toàn, đảm bảo tin cậy với khách hàng. Xác thực máy chủ SSL đảm bảo yêu cầu về tính bảo mật, tính toàn vẹn, tính xác thực và không thoái thác trong các giao dịch điện tử. Xác thực máy chủ SSL thực hiện hai chức năng cần thiết để thiết lập một Website tin cậy là: Xác thực máy chủ SSL: Xác thực máy chủ cho phép người sử dụng nhận diện máy chủ Web là có thực và đáng tin cậy. Các trình duyệt tự động kiểm tra một xác thực máy chủ và mã số công cộng (puplic ID) xem có giá trị hay không và có được một CA tin cậy cung cấp việc xác thực đó và được cài đặt sẵn trong phần mềm trình duyệt. Việc xác thực máy chủ SSL là sống còn đối với các giao dịch TMĐT an toàn mà ở đó người sử dụng muốn xác minh, nhận diện máy chủ nhận các thông tin (chẳng hạn số thẻ tín dụng) có đáng tin cậy hay không. Mã hoá SSL: Các xác nhận máy chủ SSL thiết lập một kênh an toàn cho phép tất cả các thông tin được gửi giữa một trình duyệt Web của người sử dụng với một máy chủ Web được mã hoá bằng phần mềm gửi và được giải mã bằng một phần mềm nhận, bảo vệ tính cá nhân của thông tin khỏi sự can thiệp trên Internet. Như vậy, mọi dữ liệu truyền qua một kết nối SSL được mã hoá sẽ được bảo vệ bằng một cơ chế có thể dò ra được mọi sự giả mạo, nghĩa là, để tự động xác định các dữ liệu đó có bị sửa đổi hay không trên đường truyền. Điều này có ý nghĩa là người sử dụng có thể truyền một cách an toàn, bí mật các dữ liệu cá nhân như số thẻ tín dụng tới một Website và tin tưởng. 38 Hình 11. Giao thức SSL Giao thức SSL trở thành một chuẩn chung trên Web cho việc xác thực các Website đối với trình duyệt Web của người sử dụng và cho việc mã hoá các giao tiếp giữa các trình duyệt của người sử dụng với các máy chủ Web. Xác thực máy chủ SSL được thực hiện bởi các tổ chức thực hiện CA (Certificate Authorities) như Verisign hoặc thawte. CA sử dụng các phương pháp xác minh cẩn thận, tỉ mỉ để đảm bảo việc xác thực khách hàng họ là ai trước khi đưa họ ra với quảng đại quần chúng. Các xác thực số SSL của bản thân các CA đã được ký sẵn bên trong các trình duyệt và trên các máy chủ có tiếng, kể cả trình duyệt Netscape Communicator và Microsoft Internet Explorer mà chúng ta thường đang sử dụng. Vì vậy, đơn giản chỉ cần cài đặt một xác thực số lên một máy chủ Web có khả năng SSL khi giao tiếp với các trình duyệt Web nêu trên là được. 39 Ứng dụng xác thực máy chủ SSL trong TMĐT Các mã số máy chủ lợi dụng SSL để làm việc một cách trong suốt giữa các Website và các trình duyệt Web của người sử dụng. Giao thức SSL sử dụng một tổ hợp mã hoá khoá công cộng không đối xứng và mã hoá đối xứng. Quá trình hoạt động của giao thức này bắt đầu bằng việc thiết lập một kết nối SSL – cho phép máy chủ xác lập bản thân nó đối với người sử dụng trình duyệt, sau đó cho phép máy chủ và trình duyệt đó hợp tác với nhau để tạo ra các khoá đối xứng sử dụng để mã hoá, giải mã, dò tìm những kẻ đột nhập nếu có. Ứng dụng công nghệ xác thực máy chủ SSL trong các giao dịch thương mại trực tuyến được diễn ra theo các bước sau: 1. Một khách hàng làm quen với Website và truy nhập một địa chỉ URL an toàn, được đảm bảo bằng mã số máy chủ. Điều này có thể là một mẫu đơn đặt hàng trực tuyến thu thập những thông tin cá nhân từ khách hàng như địa chỉ, số điện thoại, số thẻ tín dụng hoặc các thông tin thanh toán khác. 2. Trình duyệt của khách hàng tự động truyền cho máy chủ số phiên bản SSL của trình duyệt đó, các cài đặt mật mã, các dữ liệu được sinh ngẫu nhiên, và những thông tin khác mà máy chủ đó cần để giao tiếp với khách hàng sử dụng SSL. 3. Máy chủ trả lời, tự động truyền tới trình duyệt của người sử dụng xác nhận số của Website cùng với số phiên bản SSL của máy chủ, các thiết lập mật mã. 4. Trình duyệt của người sử dụng xem xét các thông tin chứa trong xác nhận máy chủ đó và xác nhận rằng: Xác nhận máy chủ đó có giá trị và còn trong thời hạn sử dụng; Cơ quan chức năng xác thực CA cho máy chủ này có quyền được ký và là một cơ quan xác thực tin cậy, xác thực của cơ quan này được liệt kê sẵn trong trình duyệt đang sử dụng; Khoá công cộng của CA này được cài đặt sẵn trong trình duyệt đang sử dụng, xác nhận tính hợp lệ của chữ ký điện tử của người cung cấp; Tên miền được chỉ định bằng xác thực máy chủ khớp với tên miền thực của máy chủ đó. Nếu máy chủ này không được xác thực, người sử dụng sẽ được cảnh báo rằng một kết nối được mã hoá, được xác thực có thể không thiết lập được. 40 5. Nếu máy chủ đó được xác thực thành công, trình duyệt Web của khách hàng này sẽ tạo ra một khoá phiên (session key) duy nhất để mã hoá tất cả các giao tiếp với Website đó bằng việc sử dụng mã hoá không đối xứng. 6. Trình duyệt của người sử dụng tự mã hoá khoá phiên đó bằng khoá công cộng của site sao cho chỉ site đó mới có thể đọc được khoá phiên đó, rồi gửi nó tới máy chủ. 7. Máy chủ giải mã cho khoá phiên đó bằng việc sử dụng khoá cá nhân của chính nó. 8. Trình duyệt gửi một thông điệp tới máy chủ thông báo cho máy chủ biết rằng các thông điệp tiếp sau đó từ khách hàng sẽ được mã hoá bằng khoá phiên đó. 9. Máy chủ sau đó gửi một thông điệp tới khách hàng thông báo với khách hàng rằng các thông điệp tiếp sau từ máy chủ sẽ được mã hoá bằng khóa phiên đó. 10. Một phiên giao dịch an toàn SSL bây giờ đã được thiết lập. Giao thực máy chủ SSL sau đó sử dụng mã hoá đối xứng để mã hoá và giải mã thông điệp bên trong phiên giao dịch an toàn SSL này. 11. Một khi phiên giao dịch kết thúc, khoá phiên sẽ được vô hiệu hoá. Tất cả quá trình trên diễn tự động trong vài giây, chính vì thế mà giao thức xác thực máy chủ SSL giúp cho các giao dịch điện tử này được thực hiện trực tuyến, an toàn; đồng thời nó cũng không gây ra bất cứ phiền toái nào cho người sử dụng, tạo điệu kiện cho việc mở rộng các ứng dụng TMĐT. 3.3.3. Mobile Payment (m-Payment) 3.3.3.1. Phương thức xác thực Trong hình thức thanh toán m-Payment, phương thức xác thực sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là xác thực hai yếu tố, kết hợp mã PIN của chủ tài khoản và quyền sở hữu thiết bị di động. Các ngân hàng còn phát triển ứng dụng đưa vào chính điện thoại di động nhằm tạo sự tiện lợi và an toàn giao dịch cho khách hàng. Điện thoại di động còn là một yếu tố xác thực bổ sung cho những hình thức TTĐT khác (xác thực nhiều yếu tố). 41 Hình 12. Thanh toán bằng điện thoại di động Thanh toán bằng điện thoại di động được coi như là một công cụ thanh toán mới, phương thức truy cập và xử lý các giao dịch tài chính cũng được đơn giản hóa đi. Thậm chí các giao dịch này được thực hiện thông qua những nhà cũng cấp dịch vụ MSP (Mobile Services Providers) và giữa các khách hàng MSP mà không cần qua sự có mặt của ngân hàng tại thời điểm thanh toán. Hình thức thanh toán m-Payment sử dụng điện thoại di động và các thiết bị viễn thông không dây để giao dịch. Khách hàng có thể dùng giọng nói, tin nhắn ngắn SMS, hay các ứng dụng trên nền WAP của điện thoại di động để thực hiện thanh toán. 3.3.3.2. Những kỹ thuật về bảo mật Để có thể thực hiện thanh toán trên những chiếc điện thoại di động GSM, thẻ SIM của chủ sở hữu điện thoại phải được trang bị một ứng dụng đặc biệt từ phía ngân hàng. Truyền thông giữa các thiết bị di động được bảo vệ bằng những thuật toán bí mật, ví dụ như thuật toán A3 dùng làm cơ chế để xác thực chủ sở hữu thẻ SIM, thuật toán khóa A8 dùng để mã hóa giọng nói... 42 Hệ thống xác thực quyền sở hữu thẻ SIM Hệ thống an ninh quyền sở hữu thẻ SIM được phát triển nhằm khắc phục những điểm yếu của công nghệ GSM truyền thống trong ứng dụng xác thực và thanh toán. Hệ thống góp phần ko nhỏ trong việc lập trình những ứng dụng tương tác với điện thoại di động trên thẻ SIM. Chữ ký xác thực sẽ được gửi cho thực thể dưới dạng tin nhắn SMS và chỉ có hiệu lực trong thời gian rất ngắn. WAP WAP (viết tắt của Wireless Application Protocol - Giao thức Ứng dụng Không dây) là một tiêu chuẩn công nghệ cho các hệ thống truy nhập Internet từ các thiết bị di động như điện thoại di động, PDA, v.v... Mặc dù tiêu chuẩn này chưa được chuẩn hóa trên toàn cầu, nhưng những ứng dụng của giao thức này đã tác động rất lớn đến ngành công nghiệp di động và các lĩnh vực dịch vụ liên quan. WAP là giao thức truyền thông mang lại rất nhiều ứng dụng cho người sử dụng thiết bị đầu cuối di động như E-mail, web, mua bán trực tuyến, ngân hàng trực tuyến, thông tin chứng khoán, v.v... Hình 13. Mô hình triển khai công nghệ WAP Với các xu hướng triển khai các ứng dụng vô tuyến băng thông rộng trong mạng NGN, rất nhiều các công nghệ đã được đề xuất để tích hợp và hội tụ các dịch vụ mạng. 43 WAP là một giải pháp công nghệ đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng thiết bị đầu cuối vô tuyến cũng như các gia tăng giá trị của các nhà cung cấp dịch vụ mạng. Tuy nhiên, triển khai WAP là một vấn đề phức tạp và liên quan tới nhiều hướng phát triển công nghệ khác như phần cứng, bảo mật, v.v... 44 KẾT LUẬN Khóa luận đã trình bày những kiến thức tổng quát nhất về TTĐT, đi sâu nghiên cứu và phân tích giải pháp xác thực cho các bài toán nảy sinh trong thanh toán trực tuyến. Những kết quả chính của khóa luận là đã nghiên cứu và hệ thống lại các khái niệm, tính chất, cấu trúc, mô hình giao dịch, TTĐT, xây dựng giải pháp cho các bài toán phát sinh khi TTĐT. Hướng tiếp theo của luận văn là nghiên cứu để đề xuất mô hình hệ thống TTĐT hiệu quả và thử nghiệm mô hình trên thực tế tại Việt Nam. 45 PHỤ LỤC Phụ lục 1: TMĐT VN gặp khó do thói quen của người tiêu dùng 20 triệu người sử dụng Internet là tiền đề lớn cho kinh doanh trực tuyến tại VN, nhưng số đông người dân vẫn e ngại những rủi ro trong mô hình mua sắm này nên việc mở rộng e-commerce còn hạn chế. Ngoài ra, việc mua bán online vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào các đơn vị trung gian. Thông thường để yên tâm, nếu các giao dịch ở cách nhau khá xa, người mua thường nhờ một cửa hàng hay công ty có uy tín thực hiện khâu kiểm hàng và giao nhận thay mình. Nhưng điều cốt lõi nhất của mua hàng online là thanh toán trực tuyến lại chỉ chiếm một phần nhỏ. Hiện chỉ có số ít các doanh nghiệp áp dụng hình thức này với sự hỗ trợ cho các thẻ thanh toán ngân hàng quốc tế và cả nội địa như: hãng hàng không Jetstar Pacific, Chợ điện tử... Chợ điện tử sở hữu lợi thế so với nhiều trang web mua bán khác, là cầu nối cho người tiêu dùng có thể giao dịch và lựa chọn sản phẩm ở những sản phẩm ngoài nước qua kênh eBay. Trong khi đó, với việc 1/4 dân số sử dụng Internet thì thị trường kinh doanh online trong nước vẫn còn nhiều "đất". Các trang rao vặt, web mua bán chưa thể cung cấp mô hình thanh toán trực tuyến thì cạnh tranh bằng việc tạo sự tiện lợi nhất cho người tiêu dùng. Vatgia.com không là kênh quảng cáo sản phẩm hữu dụng nhất, nhưng việc tập trung vào khả năng so sánh giá cả nhanh chóng nhất khiến nó vẫn thu hút nhiều người truy cập. Việc đưa ra mức giá hấp dẫn nhất sẽ khẳng định được tên tuổi của gian hàng. Bên cạnh đó, 5giay.vn lại đi theo hướng khác để tạo một khu chợ cho nhiều gian hàng lẫn người mua bán sôi động. Trang cung cấp hệ thống tự đánh giá và gầy dựng uy tín cho mỗi cửa hàng (thành viên) bằng thâm niên tham gia tại trang web này... Ngoài ra, các tính năng mới cũng tạo sự tiện lợi cho cả người bán không thạo nhiều về máy tính hay bận rộn không thể ngồi suốt ngày để trông coi gian hàng của mình. Trang web cung cấp khả năng đẩy tin bài lên đầu trang top để người tìm mua dễ thấy bằng tin nhắn SMS. Theo khảo sát mới nhất của Cục TMĐT và CNTT Bộ công thương, 45% doanh nghiệp trên cả nước đã có website riêng. Trong số đó, 35% doanh nghiệp có doanh thu trên 15% nhờ TMĐT. Bên cạnh đó, 88% doanh nghiệp đã chấp nhận việc nhận đơn hàng bằng phương tiện điện tử. Về phía người tiêu dùng, cũng có những tín hiệu khả quan khi 65 % người tìm hiểu thông tin trên mạng trước khi mua sắm. 46 Tuy nhiên, đa số website kinh doanh ở VN vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập như: nội dung có vấn đề, thiết kế chưa phù hợp làm rối mắt người xem, cập nhật kém, lượng truy cập thấp, tốc độ chậm... 47 Phụ lục 2: Ra đời nhiều kênh TTĐT Năm qua, một loạt các công ty, tổ chức cung cấp các dịch vụ thanh toán (TT) điện tử đã ra đời như Vinapay (thành lập tháng 2/2007), Vietpay (tháng 5/2007), PayNet (ra mắt tháng 4/2007). Bên cạnh đó là sự xuất hiện của hàng loạt các dịch vụ thanh toán như ePOS, iTICK, mPAY, Mr.Top up,... Thông qua các dịch vụ này, các công ty đang cung cấp các kênh thanh toán hết sức đa dạng cho thị trường: thanh toán qua POS (Điểm chấp nhận thẻ TT) với dịch vụ ePOS của PayNet; thanh toán qua mạng Internet với iTICK.vn hay thanh toán qua điện thoại di động với dịch vụ mPAY. Một tín hiệu lạc quan với thị trường thanh toán trực tuyến là sự tham gia tích cực của các NHTM. Ngoài việc đầu tư cho công nghệ để cung cấp các dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking, các ngân hàng cũng nổ lực tìm kiếm đối tác, đơn cử như sự kết hợp giữa Vietcombank và Pacific Airlines giữa Techombank với 123mua.com.vn. Đặc biệt, hai liên minh là hệ thống chuyển mạch Banknetvn (khai trương tháng 4/2007) và Smartlink (ra mắt tháng 10/2007) nhằm liên kết các hệ thống thẻ của các NH; cùng nhau phát triển các kênh thanh toán điện tử. Hiện Smartlink có 25 ngân hàng thành viên, trong đó 17 ngân hàng đã tham gia kết nối với 3 triệu thẻ ATM và 1500 máy ATM; Banknetvn có 7 ngân hàng thành viên với trên 3,8 triệu thẻ ATM và 2200 máy ATM. Sự liên kết của các ngân hàng đã mang lại nhiều ích lợi cho người tiêu dùng. Người sử dụng thẻ không còn phải tốn nhiều công sức tìm kiếm chiếc TM phù hợp để giao dịch. Không những thế, các liên minh này cũng đang tìm cách mở rộng hệ thống thanh toán quaPOS, ATM, Internet, điện thoại di động nhằm giúp khách hàng có thể mua sắm hàng hóa, dịch vụ, trả cước phí điện thoại, tiền điện, nước. Việc đẩy mạnh các phương thức TTĐT sẽ thúc đẩy khách hàng chuyển tiền từ việc sử dụng tiền mặt sang các công cụ thanh toán điện tử. Rào cản dần được gỡ bỏ Trước đây, TTĐT từng bị coi là “nút thắt cổ chai”, rào cản cho sự phát triển của TMĐT. Nhiều doanh nghiệp từng gặp khó khăn khi triển khai các dự án TMĐT do vướng mắc ở khâu TT. Nói về những vướng mắc trước đây, có nhiều ý kiến cho rằng: do thói quen và ý thức của người dân về TMĐT; do hạ tầng CNTT của doanh nghiệp 48 và ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu nên an ninh giao dịch chưa được đảm bảo; do môi trường pháp lý chưa hoàn thiện… Sự “bùng phát” của các dịch vụ TTĐT trong năm 2007 có thể được lý giải do việc giải quyết tổng thể các vướng mắc kể trên trước nhu cầu thúc bách của thị trường. Khung pháp lý cho TMĐT đã đi vào cuộc sống với sự ra đời của hàng loạt các nghị định (NĐ) hướng dẫn thực hiện luật Giao Dịch Điện Tử: NĐ chữ ký số và chứng thực chữ ký số (tháng 2/2007); NĐ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính (tháng 2/2007); NĐ về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng (tháng 3/2007), trước đó là NĐ TMĐT (tháng 6/2006). Cuộc chạy đua đầu tư công nghệ của các NH, song song với đó là sự sáng tạo khi đưa ra các dịch vụ mới. Nhìn chung, các công ty, ngân hàng tham gia lĩnh vực này đã có sự quan sát kỹ và đưa ra các dịch vụ phù hợp với đặc điểm tâm lý và thói quen tiêu dùng trong nước. Bà Nguyễn Tú Anh, tổng giám đốc Smartlink cho biết, dịch vụ được công ty này chú trọng phát triển là phát hành các loại thẻ Debit (có bao nhiêu trả bấy nhiêu) và thẻ Prepaid (trả trước tiêu sau) thay vì phát triển các thẻ tín dụng (vay trước trả sau) như ở phần lớn các nước châu Âu. Điều này xuất phát từ việc nghiên cứu thị trường cho thấy, thị trường VN có một số đặc điểm chung giống với các thị trường châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc (… tiêu dùng không quen với việc vay trước trả sau). Do đó, các loại thẻ tín dụng ở những nước này đều không nhận được sự hưởng ứng như ở các nước châu Âu. Tiền đề cho sự khởi sắc Sự ra đời của hàng loạt các nhà cung cấp dịch vụ TTĐT đã giúp thúc đẩy sự phát triển của các kênh thanh toán không dùng tiền mặt. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế. Bên cạnh đó không thể không kể đến vai trò trong việc thúc đẩy sự phát triển của TMĐT ở VN thời gian tới. Một số website TMĐT nổi tiếng thế giới như ebay, Yahoo!, Google cũng đã quan tâm đến sự phát triển trong tương lai gần của thị trường TMĐT ở Việt Nam và đã nhanh chóng bước chân vào thị trường này. Theo quy luật thị trường, sau một thời gian cọ xát, nhà cung cấp mạnh sẽ vượt lên trên và giữ vị trí thống soái bởi đặc tính cạnh tranh trong lĩnh vực thanh toán là nhà cung cấp dịch vụ càng có nhiều đối tác (bao gồm NH, doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng cá nhân) càng thu hút số đông khách hàng. Tuy nhiên, bà 49 Tú Anh bổ sung, để trụ vững, không thể không kể đến hệ thống công nghệ và nguồn nhân lực để đảm bảo chất lượng dịch vụ ổn định, kịp thời, độ an toàn cao. Dịch vụ ngân hàng chờ người ứng dụng Hiện nay theo thống kê của NHNN, số lượng thanh toán bằng tiền mặt giảm xuống hàng năm khoảng 17%/năm. Tuy nhiên, việc thanh toán bằng tiền mặt trong khu vực bán lẻ tư nhân còn rất lớn. Điều này ảnh hưởng đến công tác quản lý, văn minh thương mại. Việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt là mục tiêu trước mắt và lâu dàì của hệ thống NH. Để xã hội Việt Nam thực sự TTĐT thì không chỉ cần có hệ thống ngân hàng mà còn cần sự tham gia của các doanh nghiệp/tổ chức cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Trong thời gian qua đã hình thành các hệ thống ATM, Phone Home Banking…Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là các nhà cung cấp dịch vụ chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề này và tâm lý sử dụng tiền mặt còn rất nặng. Rất ít hãng bán lẻ dùng POS và không có cơ chế nào hay luật qui định sử dụng. Vì vậy, hiện nay vẫn còn tồn tại tâm lý “sử dụng tiền mặt là thuận lợi”. Dịch vụ trung tâm dữ liệu sẽ đáp ứng nhu cầu của ngành NH Trong lĩnh vực NH, CMC mong muốn tiếp tục đẩy mạnh việc cung cấp hệ thống hạ tầng như cung cấp máy chủ, mạng... CMC cũng sẽ kết hợp với các đối tác lớn để đưa các giải pháp mạnh vào ứng dụng, nhằm đạt các giá trị gia tăng cho khách hàng. Khi ngân hàng ngày càng tăng giao dịch thì nhu cầu về bảo mật và an toàn dữ liệu cũng sẽ tăng cao. Việc sử dụng các dịch vụ của các trung tâm dữ liệu sẽ cho phép ngân hàng giảm chi phí đầu tư trong khi vẫn ứng dụng được những giải pháp công nghệ tiên tiến. CMC có kế hoạch xây dựng các trung tâm dữ liệu (data center) cho các ngân hàng và doanh nghiệp thuê sử dụng. Trung tâm dữ liệu ở Sài Đồng, Hà Tây dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2008. TTĐT bắt buộc phải xảy ra Nếu bạn sống trong một nền kinh tế hiện đại, bạn sẽ không bao giờ phải đi mua xe máy hay ô tô với vali đầy tiền. Một xã hội hiện đại phải ứng dụng phương thức TTĐT. Nếu bạn là doanh nghiệp, bạn sẽ không cần phải có một xe tải đầy tiền đi theo 50 suốt ngày phục vụ việc thu chi mà thay vào đó sẽ có ngân hàng thực hiện việc TT. Việc thanh toán bằng thẻ ATM, ebanking … đã diễn ra rất nhanh ở Việt Nam vì nhu cầu đã có sẵn ở đây. Khi nền kinh tế phát triển, bạn sẽ không cần làm cái việc đến ngân hàng rút tiền, rồi đến Nguyễn Kim mua tivi LCD mà thay vào đó bạn sẽ đến Nguyễn Kim chọn máy và đưa cho người bán hàng một tấm thẻ nhựa và họ sẽ nói: “ Cảm ơn quí khách”. Bạn thấy đấy, Nguyễn Kim cũng sẽ không có sức để hàng ngày chở cả đống tiền của khách hàng đến NH. Trong tương lai, không ai có nhiều thời gian để làm những việc như vậy. Trung Quốc đã trải qua tình trạng này. Năm năm trước đây, TQ là một xã hội tiền mặt. Tiền mặt, tiền mặt và tiền mặt! Giờ đây ai cũng có tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng; còn doanh nghiệp ứng dụng mạnh các dịch vụ thanh toán điện tử. Với dân số ước đạt 84 triệu người năm 2007, Việt Nam có độ tuổi trung bình là 26. Thế hệ trẻ muốn có công nghệ mới nhất, muốn có sự thuận tiện. Họ sẽ không thích xếp hàng 2 giờ để trả tiền mà muốn trả nhanh trực tuyến. Việt Nam có dân số trẻ, ngày càng nhiều người được giáo dục và đào tạo tốt. Và chúng ta thấy đã có sẵn nhu cầu về các giải pháp tự động hóa trong thanh toán cho cả cá nhân hay doanh nghiệp. Chúng ta đã thấy Nhà Nước nói đến việc trả lương vào tài khoản NH. Chúng ta cũng sẽ thấy Nhà Nước yêu cầu các ngân hàng phải “nói chuyện” được với nhau vào cuối năm tới; Việt Nam cần một hệ thống thanh toán (clearing system) thông suốt. Hiện Việt Nam chưa có được một hệ thống thanh toán liên thông chính thức (formal clearing system). Một hệ thống như vậy đang trong quá trình phát triển. Chúng ta cũng đã thấy các hệ thống ATM “bắt tay” được với nhau. Nhà Nước cũng sẽ yêu cầu các hệ thống như BankNetvn bắt tay với VisaNet… Như thế, chúng ta thấy các chuẩn kỹ thuật và giao thức bảo mật cũng không ngừng được quan tâm và ứng dụng. 51 Phụ lục 3: Các cổng thanh toán ở Việt Nam Cổng thanh toán OnePAY Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ trực tuyến OnePAY (OnePAY) phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) triển khai giải pháp thanh toán trực tuyến. Tháng 2/2007, đơn vị đầu tiên tại Việt Nam triển khai thành công là hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific. Cổng thanh toán OnePAY cho phép doanh nghiệp chấp nhận thanh toán trực tuyến cho các loại thẻ tín dụng và ghi nợ phổ biến mang thương hiệu Visa, MasterCard, American Express, JCB. Đến hết năm 2008, cổng thanh toán OnePAY đã triển khai thành công cho 65 doanh nghiệp tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực du lịch lữ hành, siêu thị trực tuyến, dịch vụ viễn thông như Vietravel, Ivivu Tour, Chợ Điện Tử, 25h, FPT Data, FPT Online… Tháng 1/2009, OnePAY và Vietcombank triển khai thành công cổng thanh toán nội địa, cho phép 3 triệu chủ thẻ Vietcombank Connect 24 có thể thực hiện mua bán và thanh toán trên các website đã kết nối với OnePAY. Theo lộ trình, đến cuối năm 2009, OnePAY sẽ tiếp tục kết nối với các ngân hàng lớn tại Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp TMĐT chấp nhận thanh toán trực tuyến cho hơn 10 triệu chủ thẻ. Cổng thanh toán Đông Á Tháng 2/2007, Ngân hàng Đông Á đã cung cấp cho các chủ thẻ đa năng Đông Á dịch vụ thanh toán trực tuyến trên kênh giao dịch “Ngân hàng Đông Á Điện tử”. Website đầu tiên liên kết để triển khai thành công là Siêu thị điện tử Golmart. Ngân hàng Đông Á Điện tử cho phép chủ thẻ mua hàng tại 9 website đã kết nối với Ngân hàng Đông Á như Golmart, Chợ Điện Tử, Hlink… và thực hiện thanh toán trực tuyến qua kênh Internet Banking/SMS Banking/Mobile Banking. “Phí dịch vụ hợp lý nhưng quy trình thanh toán phức tạp với đa số người sử dụng” là nhận xét của cả chủ thẻ và doanh nghiệp TMĐT khi sử dụng cổng thanh toán nội địa Đông Á. 52 TTĐT F@st MobiPay F@st MobiPay là một dịch vụ nằm trong giải pháp cổng TTĐT của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Kết nối với F@st MobiPay, doanh nghiệp cho phép khách hàng mở tài khoản tại Techcombank thanh toán hóa đơn bằng tin nhắn điện thoại di động gửi đến tổng đài 19001590. Hiện nay, chủ thẻ F@stAccess thực hiện phương thức này trên 6 website đã kết nối với Techcombank là như Chợ Điện Tử, Golmart, Chotroi.vn… F@st MobiPay cho phép doanh nghiệp TMĐT tiếp cận với các chủ thẻ của Techcombank bằng thanh toán qua nhắn tin SMS. Trường hợp khách hàng e ngại về các vấn đề bảo mật, khách hàng có thể thanh toán chuyển khoản bằng hệ thống ngân hàng điện tử rất an toàn. Ví điện tử MobiVi Tháng 12/2008, Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam (VIB Bank) và Công ty cổ phần hỗ trợ dịch vụ thanh toán Việt Phú (MobiVi) công bố sản phẩm ví điện tử MobiVi. Sử dụng dịch vụ của Mobivi, các doanh nghiệp có thể chấp nhận thanh toán trực tuyến an toàn cho một số khách hàng sử dụng ví điện tử. Các website đang kết nối thử nghiệm chấp nhận thanh toán trực tuyến từ ví điện tử MobiVi là TF Travel, Hlink… Ví điện tử Payoo Ngày 18/2/2009, Ngân hàng Nhà nước Việt nam có quyết định cho phép Công ty cổ phần dịch vụ Trực tuyến Cộng đồng Việt (Vietunion) thực hiện thí điểm cung ứng phương tiện thanh toán ví điện tử Payoo. Với loại ví điện tử này, người dùng có thể mua hàng và thanh toán đơn hàng tại các trang web TMĐT kết nối với Payoo. Trong năm 2008, Payoo đã kết nối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt (NaviBank). Hiện tại, Payoo đang nỗ lực phát triển khách hàng sử dụng ví điện tử bằng cách đưa ra phương thức nạp tiền thuận tiện. Người dùng có thể nạp tiền từ tài khoản NaviBank hoặc từ các đối tác ngân hàng khác của Payoo. 53 Ví điện tử VnMart Tháng 11/2008, Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) và Công ty cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam (VnPay) ra mắt dịch vụ ví điện tử VnMart. Khách hàng là chủ thẻ E-Partner của VietinBank có thể đăng ký sử dụng dịch vụ ví điện tử VnMart để mua sắm qua mạng Internet. Chủ thẻ E-Partner có thể nạp tiền từ khoản ATM của mình sang ví điện tử VnMart thông qua dịch vụ nhắn tin di động VnTopup đã được VietinBank triển khai sau khi đăng ký dịch vụ lần đầu. VnMart hiện đang xin giấy phép hoạt động của Ngân hàng Nhà nước và hoàn thiện quy trình sử dụng dịch vụ. Ví điện tử netCASH – PayNet Tháng 11/2008, Công ty cổ phần mạng thanh toán VINA (PayNet) công bố ra mắt cổng thanh toán trực tuyến PayNet dựa trên mô hình ví điện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN-NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ XÁC THỰC TRONG HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ.pdf