Khóa luận Nghiên cứu ứng dụng GIS đánh giá thích nghi đất đai phát triển cây dâu tằm, địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng

Tài liệu Khóa luận Nghiên cứu ứng dụng GIS đánh giá thích nghi đất đai phát triển cây dâu tằm, địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng: BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN KHOA ĐỊA LÝ ……c&d…… KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC ĐỊA LÝ ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI PHÁT TRIỂN CÂY DÂU TẰM, ĐỊA BÀN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG Giảng viên hướng dẫn: ThS Phạm Bách Việt Sinh viên thực hiện: Trần Xuân Thành Chuyên ngành Bản đồ - Viễn thám - GIS Khóa 2004 - 2008 TP Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2008 Khóa luận Tốt Nghiệp được bảo vệ tại: Khoa Địa Lý, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Thời gian: Thứ….. ngày….. tháng….. năm 2008 Cán bộ hướng dẫn khoa học: Cán bộ phản biện: Quyết định của hội đồng chấm khóa luận Tốt Nghiệp: Điểm đạt được: Nhận xét của hội đồng chấm khóa luận Tốt Nghiệp: TP Hồ Chí Minh, ngày….. tháng….. năm 2008. Chủ tịch hội đồng: Ý KIẾN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TP Hồ Chí Minh, ngày….. tháng….. năm 2008. Giảng viên hướng dẫn: ThS Phạm Bách Việt LỜI CẢM ƠN Tr...

doc103 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Nghiên cứu ứng dụng GIS đánh giá thích nghi đất đai phát triển cây dâu tằm, địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI & NHÂN VĂN KHOA ĐỊA LÝ ……c&d…… KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC ĐỊA LÝ ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI PHÁT TRIỂN CÂY DÂU TẰM, ĐỊA BÀN HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG Giảng viên hướng dẫn: ThS Phạm Bách Việt Sinh viên thực hiện: Trần Xuân Thành Chuyên ngành Bản đồ - Viễn thám - GIS Khóa 2004 - 2008 TP Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2008 Khóa luận Tốt Nghiệp được bảo vệ tại: Khoa Địa Lý, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Thời gian: Thứ….. ngày….. tháng….. năm 2008 Cán bộ hướng dẫn khoa học: Cán bộ phản biện: Quyết định của hội đồng chấm khóa luận Tốt Nghiệp: Điểm đạt được: Nhận xét của hội đồng chấm khóa luận Tốt Nghiệp: TP Hồ Chí Minh, ngày….. tháng….. năm 2008. Chủ tịch hội đồng: Ý KIẾN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TP Hồ Chí Minh, ngày….. tháng….. năm 2008. Giảng viên hướng dẫn: ThS Phạm Bách Việt LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận Văn Tốt Nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên, chỉ bảo tận tình của quý thầy cô, các cơ quan, gia đình, bạn bè. Xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến: - Quý thầy cô trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn đã dạy dỗ, đào tạo trong suốt 04 năm qua. - Th.S Phạm Bách Việt, TS Lê Minh Vĩnh, các cán bộ, giảng viên bộ môn Bản đồ - Viễn thám - GIS, khoa Địa Lý, đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện Luận Văn Tốt Nghiệp. - Phân viện Quy hoạch & Thiết kế Nông Nghiệp miền Nam, sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng, sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng, phòng Tài nguyên - Môi trường & phòng Nông Nghiệp huyện Lâm Hà, cán bộ địa chính các xã trong huyện Lâm Hà, lãnh đạo trạm khí tượng - thủy văn các tỉnh Đắk Lắk, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện Luận Văn Tốt Nghiệp. - Cán bộ, giảng viên, sinh viên khoa Nông học, khoa Tài nguyên & Môi trường, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội; khoa Nông nghiệp & Tài nguyên Thiên nhiên, Đại học An Giang; khoa Quản lý Tài nguyên & Môi trường, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện Luận Văn Tốt Nghiệp. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bè bạn đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn! Trần Xuân Thành MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Đặt vấn đề trang 1 1.2 Mục tiêu và giới hạn nghiên cứu trang 2 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu trang 2 1.2.2 Giới hạn nghiên cứu trang 2 1.3 Nội dung nghiên cứu trang 2 1.4 Phương pháp thực hiện trang 3 CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Khái niệm đánh giá thích nghi đất đai trang 4 2.1.1 Định nghĩa trang 4 2.1.2 Phân loại khả năng thích nghi đất đai trang 4 2.2 Các nghiên cứu về đánh giá thích nghi đất đai trang 6 2.2.1 Tình hình nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai trên thế giới trang 6 2.2.2 Tình hình nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai ở Việt Nam trang 8 2.3 Các nghiên cứu ứng dụng GIS trong đánh giá thích nghi đất đai trang 9 2.3.1 Ứng dụng GIS trong đánh giá thích nghi đất đai trên thế giới trang 9 2.3.2 Ứng dụng GIS trong đánh giá thích nghi đất đai ở Việt Nam trang 10 2.3.3 Các nghiên cứu trên địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng có liên quan đến đề tài trang 11 2.4 Tổng quan vùng nghiên cứu trang 13 2.4.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trang 13 2.4.2 Thực trạng kinh tế – xã hội trang 14 2.4.3 Thực trạng về ngành dâu tằm trang 21 2.5 Tổng quan về cây dâu tằm trang 26 2.5.1 Đặc điểm sinh học trang 26 2.5.2 Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái trang 27 CHƯƠNG 3: CÁC CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3.1 Khái niệm GIS trang 30 3.1.1 Mô hình dữ liệu GIS trang 32 3.1.2 Phân tích dữ liệu GIS trang 32 3.2 Phân tích đa tiêu chuẩn trang 35 3.2.1 Phân tích thống kê tổng hợp trang 35 3.2.2 Phân tích thứ bậc 9 mức độ trang 36 3.2.3 Phân tích thứ bậc 3 mức độ trang 36 3.3 Mô hình hóa không gian trang 37 3.3.1 Một số khái niệm trang 37 3.3.2 Các chức năng phân tích không gian trên dữ liệu raster được sử dụng trang 38 3.4 ModelBuilder trong phân tích không gian của ArcView trang 40 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Dữ liệu trang 42 4.1.1 Dữ liệu bản đồ trang 42 4.1.2 Các loại dữ liệu khác trang 43 4.1.3 Các thuật toán sử dụng trang 43 4.2 Phần mềm trang 43 4.3 Phân tích đánh giá các yếu tố trang 43 4.3.1 Xác định trọng số trang 43 4.3.2 Phân tích đánh giá thích nghi trang 47 4.3.3 Phân tích chồng lớp theo trọng số và chồng lớp số học trang 58 CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5.1 Phân vùng thích nghi các điều kiện tự nhiên trang 61 5.1.1 Địa hình trang 61 5.1.2 Khí hậu - Thủy văn trang 63 5.1.3 Thổ nhưỡng trang 66 5.1.4 Phân vùng thích nghi tự nhiên trang 72 5.2 Phân vùng thích nghi điều kiện kinh tế - xã hội trang 73 5.3 Phân vùng thích nghi tổng thể các điều kiện tự nhiên & kinh tế - xã hội trang 74 5.4.1 Vùng thích nghi cấp 1 (không thích nghi) trang 76 5.3.2 Vùng thích nghi cấp 2 (ít thích nghi) trang 76 5.3.3 Vùng thích nghi cấp 3 (thích nghi trung bình) trang 76 5.3.4 Vùng thích nghi cấp 4 (rất thích nghi) trang 76 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ 6.1 Kết luận trang 78 6.2 Đề nghị trang 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1: Thống kê các loại đất huyện Lâm Hà trang 16 Bảng 2.2: Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng lá dâu tằm huyện Lâm Hà thời kì 2000 – 2006 trang 23 Bảng 2.3: Diễn biến diện tích dâu tằm theo khu vực thời kì 2000 – 2006 trang 24 Bảng 2.4: Diễn biến sản lượng dâu tằm theo khu vực thời kì 2000 – 2006 trang 25 Bảng 4.1: Các dữ liệu dạng bản đồ trang 42 Bảng 4.2: Các loại dữ liệu khác trang 43 Bảng 4.3: Tổng hợp thông tin điều tra trang 45 Bảng 4.4: Xử lý thông tin điều tra trang 46 Bảng 4.5: Kết quả tính toán trọng số cho 12 yếu tố phân tích trang 47 Bảng 4.6: Đánh giá thích nghi yếu tố lượng mưa trang 50 Bảng 4.7: Đánh giá thích nghi yếu tố ngập lũ trang 51 Bảng 4.8: Đánh giá thích nghi yếu tố điều kiện nước tưới trang 51 Bảng 4.9: Đánh giá thích nghi yếu tố độ cao trang 53 Bảng 4.10: Đánh giá thích nghi yếu tố độ dốc trang 53 Bảng 4.11: Đánh giá thích nghi yếu tố thành phần cơ giới trang 54 Bảng 4.12: Đánh giá thích nghi yếu tố độ dày tầng đất hiện hữu trang 54 Bảng 4.13: Đánh giá thích nghi yếu tố đá lộ đầu trang 55 Bảng 4.14: Đánh giá thích nghi yếu tố độ sâu gley hóa trang 55 Bảng 4.15: Đánh giá thích nghi yếu tố độ sâu kết von trang 56 Bảng 4.16: Đánh giá thích nghi yếu tố độ sâu đá lẫn trang 56 Bảng 4.17: Đánh giá thích nghi yếu tố hiện trạng sử dụng đất trang 57 Bảng 5.1: Phân vùng thích nghi lớp độ cao trang 61 Bảng 5.2: Phân vùng thích nghi lớp độ dốc trang 62 Bảng 5.3: Phân vùng thích nghi lớp lượng mưa trang 63 Bảng 5.4: Phân vùng thích nghi lớp ngập lũ trang 64 Bảng 5.5: Phân vùng thích nghi lớp nước tưới trang 65 Bảng 5.6: Phân vùng thích nghi lớp thành phần cơ giới trang 66 Bảng 5.7: Phân vùng thích nghi lớp tầng dày trang 67 Bảng 5.8: Phân vùng thích nghi đá lộ đầu trang 68 Bảng 5.9: Phân vùng thích nghi lớp độ sâu đá lẫn trang 69 Bảng 5.10: Phân vùng thích nghi lớp độ sâu kết von trang 70 Bảng 5.11: Phân vùng thích nghi lớp độ sâu gley trang 71 Bảng 5.12: Phân vùng thích nghi tự nhiên trang 72 Bảng 5.13: Phân vùng thích nghi lớp quy hoạch sử dụng đất trang 73 Bảng 5.14: Phân vùng thích nghi phát triển cây dâu tằm trang 74 DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1: Vị trí huyện Lâm Hà trang 10 Hình 2.2: Phân vùng sản xuất dâu tằm trang 22 Hình 4.1: Quy trình đánh giá thích nghi đất đai phát triển cây dâu tằm trang 49 Hình 4.2: Các tiến trình đánh giá thích nghi đất đai cho phát triển cây dâu tằm trang 59 Hình 5.1: Phân vùng thích nghi lớp độ cao trang 61 Hình 5.2: Phân vùng thích nghi lớp độ dốc trang 62 Hình 5.3: Phân vùng thích nghi lớp lượng mưa trang 63 Hình 5.4: Phân vùng thích nghi lớp ngập lũ trang 64 Hình 5.5: Phân vùng thích nghi lớp nước tưới trang 65 Hình 5.6: Phân vùng thích nghi lớp thành phần cơ giới trang 66 Hình 5.7: Phân vùng thích nghi lớp tầng dày trang 67 Hình 5.8: Phân vùng thích nghi đá lộ đầu trang 69 Hình 5.9: Phân vùng thích nghi lớp độ sâu đá lẫn trang 69 Hình 5.10: Phân vùng thích nghi lớp độ sâu kết von trang 70 Hình 5.11: Phân vùng thích nghi lớp độ sâu gley trang 71 Hình 5.12: Phân vùng thích nghi tự nhiên trang 72 Hình 5.13: Phân vùng thích nghi lớp hiện trạng sử dụng đất trang 73 Hình 5.14: Phân vùng thích nghi phát triển cây dâu tằm trang 75 DANH SÁCH THUẬT NGỮ CHUYÊN DÙNG AHP (Analyst Hierarchy Proccess): Phân tích thứ bậc. DEM (Digital Evaluation Model): Mô hình độ cao số. DSS (Decision Support System): Hệ hỗ trợ ra quyết định. ES (Expert System): Hệ chuyên gia. FAO (Food & Agriculture Organization): Tổ chức Nông - Lương Liên hợp quốc. GIS (Geography Information System): Hệ thống thông tin địa lý. MCA (Multi Criteria Analysis): Phân tích đa tiêu chuẩn. MCDM (Multi Criteria Decision Making) : Ra quyết định đa tiêu chuẩn. MODSS (Multi Objective Decision Support System): Hệ hỗ trợ ra quyết định đa mục tiêu. N (Non Suitable): Không thích nghi. S1 (Hight Suitable): Rất thích nghi. S2 (Monderately Suitable): Thích nghi trung bình. S3 (Marginally Suitable): Ít thích nghi. SI (Statistics Intergrated):Phân tích thống kê tổng hợp. TIN (Triangle Irregular network): Mạng lưới tam giác không đều. UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization): Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học Liên hợp quốc. WWF (World Wild Fund): Quỹ quốc tế bảo vệ động vật hoang dã. TÓM TẮT Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một hệ thống được sử dụng để thu thập, lưu trữ, cập nhật, phân tích và truy xuất thông tin địa lý hỗ trợ ra quyết định cho công tác quy hoạch, quản lý tài nguyên. Trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nông nghiệp nói chung và đánh giá thích nghi cây trồng nói riêng, GIS đang được ứng dụng mạnh mẽ và đã chứng tỏ được những ưu thế nổi bật so với các phương pháp đánh giá thích nghi truyền thống. Sau một thời gian dài nhiều biến động, ngành dâu tằm của huyện Lâm Hà hiện đang có những bước hồi phục mạnh mẽ. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu dâu tằm ổn định thì việc lựa chọn vùng không gian thích nghi là điều tất yếu. Yêu cầu đó đòi hỏi phải có công tác quy hoạch đất đai cũng như những nghiên cứu đánh giá thích nghi của cây dâu tằm trên từng vùng không gian. Với các lý do trên, nghiên cứu “Ứng dụng GIS đánh giá thích nghi cho phát triển cây dâu tằm, địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” đã được triển khai nhằm xây dựng mô hình thích nghi cho cây dâu tằm trên toàn bộ vùng không gian huyện Lâm Hà. Trình tự của việc xây dựng mô hình như sau: xác định các yếu tố ảnh hưởng, xác định trọng số ảnh hưởng, xây dựng dữ liệu cho mô hình, xây dựng mô hình, triển khai đánh giá mô hình. Việc xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố dựa trên đánh giá của các chuyên gia. Kết quả đã xác định được 11 yếu tố tự nhiên thuộc 03 phân lớp (khí hậu - thủy văn, địa hình, thổ nhưỡng), 01 yếu tố kinh tế xã hội (hiện trạng sử dụng đất) có ảnh hưởng mạnh nhất đến đối tượng. Các yếu tố sẽ được xây dựng thành các lớp dữ liệu không gian theo 04 phân cấp thích nghi là: rất thích nghi, thích nghi trung bình, ít thích nghi và không thích nghi. Trọng số của các yếu tố được xác định theo phương pháp phân tích thống kê tổng hợp. Tất cả các lớp dữ liệu sử dụng mô hình hóa đều được chuyển sang dạng raster. Phương pháp phân tích chủ đạo là phân tích chồng lớp, thực hiện qua 02 bước lớn: chồng lớp thích nghi các yếu tố tự nhiên và chồng lớp thích nghi kết hợp các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Kết quả cuối cùng của nghiên cứu là xây dựng mô hình đánh giá thích nghi 04 cấp độ cho phát triển cây dâu tằm trong vùng không gian toàn bộ huyện Lâm Hà. Nghiên cứu cung cấp những thông tin khá chi tiết và đầy đủ các quy trình, phương pháp tiến hành mô hình hóa cũng như các thông tin về kết quả đánh giá thích nghi. Mặt khác, nghiên cứu này mang tính điển hình, hoàn toàn có thể áp dụng cho những cây trồng khác, ở những vùng không gian khác. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trồng dâu và chế biến các sản phẩm từ tơ tằm là ngành kinh tế đã có từ lâu đời ở Việt Nam. Các sản phẩm từ tơ tằm từ lâu đã góp phần tạo nên những thương hiệu nổi tiếng cho tơ lụa Việt Nam như lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Tây), lụa Lãnh Mỹ A (Tân Châu, An Giang)… Đi cùng với việc sản xuất, các vùng nguyên liệu dâu tằm cũng đã được định hình với quy mô lớn ở đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên trong đó Tây Nguyên với đầu tàu là tỉnh Lâm Đồng đã trở thành vùng trọng điểm của ngành dâu tằm cả nước. Với tỉnh Lâm Đồng, cây dâu xuất hiện chưa lâu nhưng đã có bước phát triển mạnh, nhanh chóng trở thành một trong ba cây công nghiệp chủ lực của tỉnh (cùng với cà phê và chè). Nhưng vài năm sau, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cây dâu và nghề tằm tang ở nhiều địa phương trong tỉnh Lâm Đồng ngày càng sa sút cùng với sự phá sản hàng loạt của các doanh nghiệp tơ tằm. Các vùng nguyên liệu cũng bị phá vỡ nhanh chóng. Cho đến những năm đầu của thế kỉ 21, diện tích dâu tằm toàn tỉnh chỉ còn chưa tới 7000 hecta, cho sản lượng lá chỉ chừng 50.000 tấn/năm. Gần đây, ngành dâu tằm của tỉnh đang có dấu hiệu phục hồi nhanh chóng, đặc biệt là ở huyện Lâm Hà. Diện tích cây dâu và sản lượng lá dâu của Lâm Hà không ngừng tăng trong giai đoạn từ năm 2002 đến nay. Năm 2006, Lâm Hà có 2.781 ha, sản lượng 25.609 tấn, bằng 37% diện tích dâu và 47% sản lượng lá dâu của tỉnh Lâm Đồng, qua đó trở thành vùng trồng dâu tằm lớn nhất tỉnh cũng như cả nước ở quy mô cấp huyện. Dâu tằm cũng trở thành cây trồng có diện tích lớn thứ ba toàn huyện, chỉ sau cà phê và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng nguyên liệu có xu hướng tiếp tục được mở rộng. Các nhà máy xe tơ bắt đầu hoạt động trở lại (Niên giám thống kê huyện Lâm Hà – 2006). Không giống như chè, cà phê hay những cây trồng khác trong huyện, ngành dâu tằm mới chỉ phục hồi lại sau một thời gian dài gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy yếu tố nguyên liệu có vai trò hết sức quan trọng để phục hồi và dần phát triển ngành kinh tế này. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu dâu tằm ổn định thì việc lựa chọn vùng trồng có các yếu tố phù hợp là điều tất yếu. Yêu cầu đó đòi hỏi phải có công tác quy hoạch đất đai cũng như những nghiên cứu đánh giá thích nghi của cây dâu tằm trên từng vùng không gian. Xuất phát từ nhu cầu trên, đề tài: “Ứng dụng GIS đánh giá thích nghi đất đai cho phát triển cây dâu tằm, địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” đã được triển khai. 1.2 MỤC TIÊU VÀ GIỚI HẠN 1.2.1 Mục tiêu Mục tiêu tổng quát của đề tài là sử dụng kỹ thuật phân tích không gian trong GIS để đánh giá thích nghi đất đai cho phát triển cây dâu tằm trên một địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Các mục tiêu chi tiết như sau: - Phân tích các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thích hợp cho sự phát triển của cây dâu tằm dựa trên các đặc tính sinh lý, sinh thái của cây dâu tằm để chỉ ra mức độ thích hợp cho phát triển cây dâu tằm.. - Phân tích GIS đánh giá thích nghi không gian cho phát triển cây dâu tằm dựa trên kết quả các phân tích trước đó. Trên cơ sở này xây dựng bản đồ đề xuất vùng thích hợp cho phát triển cây dâu tằm trong huyện Lâm Hà. 1.2.2. Giới hạn nghiên cứu a. Thời gian: 6 tháng (từ 01/2008 đến 06/2008). b. Không gian: vùng không gian thuộc huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. 1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Trên cơ sở những mục tiêu nghiên cứu đã được xác định, nội dung nghiên cứu tập trung vào các vấn đề sau: - Nghiên cứu các cơ sở lý thuyết: tìm hiểu về công nghệ GIS, các ứng dụng của công nghệ GIS vào đánh giá thích nghi cây trồng, các phương pháp mô hình hóa không gian… - Tìm hiểu, đánh giá các thực thể và hệ thống các tiêu chuẩn tham gia vào bài toán đánh giá thích nghi cho cây dâu tằm: + Các yếu tố tự nhiên: khí hậu – thủy văn (lượng mưa, ngập lũ, nước tưới); thổ nhưỡng (tầng dày, thành phần cơ giới, đá lộ đầu, độ sâu xuất hiện đá lẫn, độ sâu xuất hiện kết von, độ sâu xuất hiện gley); địa hình (độ cao, độ dốc). + Các yếu tố kinh tế – xã hội: hiện trạng sử dụng đất. - Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, phương pháp tính toán trọng số cho từng tiêu chuẩn, hình thành các mức đánh giá để lựa chọn vùng không gian thích nghi trồng dâu tằm. - Mô hình hóa bài toán đánh giá thích nghi vùng nguyên liệu trong GIS. 1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Phương pháp phân tích không gian: Phân tích không gian dạng mô hình hóa thông qua xác định các phép toán phân tích không gian thích hợp phục vụ phân tích các lớp dữ liệu nhằm tạo ra lớp dữ liệu vùng không gian thích hợp. - Phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn kết hợp phương pháp chuyên gia để lượng hóa các tiêu chuẩn, xác định bộ trọng số cho các tiêu chuẩn. - Phương pháp luận đánh giá thích nghi đất đai theo tiêu chuẩn của FAO để xác định mức thích nghi cho các yếu tố. CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 KHÁI NIỆM ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI 2.1.1 Định nghĩa Đánh giá khả năng thích nghi đất đai hay còn gọi là đánh giá thích nghi đất đai (Land Evaluation) là quá trình dự đoán tiềm năng đất đai khi sử dụng cho các mục đích cụ thể hay là dự đoán tác động của mỗi đơn vị đất đai đối với mỗi loại hình sử dụng đất. Có hai loại thích nghi trong hệ thống đánh giá thích nghi đất đai của FAO (Food Agriculture Organization - Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc): thích nghi tự nhiên và thích nghi kinh tế - xã hội. - Đánh giá thích nghi tự nhiên: Chỉ ra mức độ thích hợp của loại hình sử dụng đất đối với điều kiện tự nhiên không tính đến các điều kiện kinh tế - xã hội. Với các loại hình sử dụng đất đặc thù thì nếu không thích nghi về mặt tự nhiên, vẫn phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đánh giá kinh tế để đề xuất phát triển. - Đánh giá thích nghi kinh tế - xã hội: Các quyết định sử dụng đất đai thường cân nhắc về mặt kinh tế - xã hội và dùng để so sánh các loại hình sử dụng đất có cùng mức độ thích nghi về mặt tự nhiên. Tính thích nghi về mặt kinh tế - xã hội có thể được xác định bằng các yếu tố: sử dụng đất, tổng giá trị sản xuất, lãi ròng, tỉ suất chi phí/lợi nhuận… Sản phẩm quan trọng cuối cùng của quá trình đánh giá thích nghi đất đai là bản đồ thích nghi đất đai (Suitability Map). Tài liệu này là cơ sở quan trọng giúp các nhà quy hoạch và quản lý ra quyết định cho việc sử dụng đất một cách hiệu quả (“Cẩm nang đánh giá đất phục vụ trồng rừng”, Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương - 2005). 2.1.2 Phân loại khả năng thích nghi đất đai Hệ thống phân loại khả năng thích nghi đất đai gồm 4 cấp: 1. Bộ (Orders): phản ánh các loại thích nghi. Trong bộ phân làm 2 lớp: thích nghi (S) và không thích nghi (N). 2. Lớp (Classes): phản ánh mức độ thích nghi của bộ. 3. Lớp phụ (Sub – classes): phản ánh những giới hạn cụ thể của từng đơn vị thích nghi đất đai với từng loại hình sử dụng đất. Những yếu tố này tạo ra sự khác biệt giữa các dạng thích nghi trong cùng một lớp. 4. Đơn vị (Units): phản ánh sự khác biệt về yêu cầu quản trị của các dạng thích nghi trong cùng một lớp phụ. Bộ thích nghi đất đai được phân làm 3 lớp: S1(Rất thích nghi), S2 (thích nghi trung bình), S3 (ít thích nghi). S1 (Rất thích nghi – High suitable): Đất đai không có các hạn chế có ý nghĩa đối với việc thực hiện lâu dài một loại sử dụng đất được đề xuất, hoặc chỉ có những hạn chế nhỏ không làm giảm năng suất hoặc tăng đầu tư quá mức có thể chấp nhận được. S2 (Thích nghi trung bình - Moderately): Đất đai có những hạn chế mà cộng chung lại ở mức trung bình đối với việc thực hiện một loại hình sử dụng đất được đề ra. Các giới hạn sẽ làm giảm năng suất hoặc lợi nhuận và làm gia tăng yêu cầu đầu tư. Ở mức này khả năng sản xuất vẫn là tốt mặc dù chất lượng của nó thấp hơn hạng S1. S3 (Ít thích nghi – Marginally Suitable): Đất đai có những giới hạn mà cộng chung lại là nghiêm trọng đối với một loại hình sử dụng đất được ra, tuy nhiên vẫn không phải hoàn toàn bỏ loại sử dụng đã định. Phí tổn thất cao nhưng vẫn có lãi. Bộ không thích nghi đất đai được chia làm 2 lớp: N1 (không thích nghi hiện tại) và N2 (không thích nghi vĩnh viễn). N1 (Không thích nghi hiện tại – Currently Not Suitable): Đất đai không thích nghi với loại hình sử dụng đất nào đó trong điều kiện hiện tại. Những giới hạn đó có thể khắc phục được bằng những khoản đầu tư lớn trong tương lai. Ví dụ: một đơn vị đất đai có các điều kiện tự nhiên rất tốt nhưng không có nước tưới nên không thể trồng 2 vụ lúa. Nếu đầu tư hệ thống thủy lợi, cung cấp đủ nước tưới thì đất sẽ trở thành thích nghi, thậm chí rất thích nghi. N2 (không thích nghi vĩnh viễn – Permanently Not Suitable): Đất đai không thích nghi với loại hình sử dụng đất cả trong hiện tại và tương lai, vì có giới hạn rất nghiêm trọng mà con người không có khả năng cải tạo. Ví dụ: Một đơn vị đất đai có độ dốc quá lớn (> 300) thì không thể trồng cây dâu. Trong tương lai cũng không thể làm thay đổi độ dốc này (“Đất đồi núi Việt Nam - Thoái hoá và phục hồi”, Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên - 2005). 2.2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI Kết quả của các nghiên cứu về đánh giá thích nghi đất đai đã được triển khai là một trong những cơ sở quan trọng để xây dựng các phương án đánh giá thích nghi cho các đối tượng mới. Kết quả đánh giá thích nghi đất đai mà sản phẩm là bản đồ đánh giá thích nghi đất đai sẽ cung cấp thông tin hỗ trợ cho các nhà quy hoạch và quản lý ra quyết định lựa chọn phương án bố trí sử dụng đất đai cho cây trồng được đánh giá. 2.2.1 Tình hình nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai trên thế giới Trên thế giới, công tác đánh giá thích nghi đất đai là một trong những mảng được quan tâm nhiều nhất trong lĩnh vực khoa học đất, nhất là ở các nước nông nghiệp tiên tiến. Các phương pháp đánh giá thích nghi đã dần phát triển thành lĩnh vực nghiên cứu liên ngành mang tính hệ thống (tự nhiên – kinh tế – xã hội) nhằm kết hợp các kiến thức khoa học về tài nguyên đất và sử dụng đất. 3 phương pháp đánh giá thích nghi đất đai chính thường được sử dụng là: - Đánh giá đất theo định tính: chủ yếu dựa vào mô tả và xét đoán. - Đánh giá đất theo định lượng dựa vào các kết quả tính toán thống kê. - Đánh giá đất theo định lượng dựa trên mô hình, mô phỏng định hướng. Một số các khuynh hướng, trường phái đánh giá thích nghi đất đai trên thế giới: - Ở Liên Xô cũ, có hai hướng đánh giá thích nghi: đánh giá chung và đánh giá riêng cho các loại cây trồng. Cả hai hướng đánh giá này đều sử dụng chung đơn vị đánh giá là các loại đất (đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ cắt, đồng cỏ chăn thả, đất có nước tưới, đất được tiêu úng); chỉ tiêu đánh giá là năng suất, giá thành sản phẩm (rúp/ha), mức hoàn vốn, đại tô cấp sai (phần có lãi suất thuần túy). - Ở Hoa Kì, ứng dụng rộng rãi hai phương pháp: + Phương pháp tổng hợp: lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm tiêu chuẩn và chú ý vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng chính (lúa mì). + Phương pháp yếu tố: so sánh các thống kê về yếu tố tự nhiên và kinh tế – xã hội của một loại đất, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm làm mốc so sánh với các loại đất khác. - Ở các nước châu Âu, phổ biến hai hướng nghiên cứu: + Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên: xác định tiềm năng sản xuất của đất đai (phân hạng định tính). + Nghiên cứu các yếu tố kinh tế – xã hội: xác định sức sản xuất thực tế của đất đai(phân hạng định lượng). Cả hai hướng nghiên cứu trên đều áp dụng phương pháp so sánh bằng tính điểm hoặc phần trăm để tính toán khu vực thích nghi. - Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc (FAO) cũng tiến hành xây dựng “Đề cương đánh giá đất đai”(1976). Tài liệu này được nhiều quốc gia coi như tiêu chuẩn để áp dụng trong đánh giá đất đai và cũng đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước. Từ sau 1983, đề cương này được chỉnh sửa, bồ sung với hành loạt các tài liệu hướng dẫn đánh giá đất đai chi tiết cho các vùng sản xuất khác nhau: + Đánh giá đất cho nông nghiệp nhờ nước mưa (Land evaluation for rained agriculture, 1983). + Đánh giá đất cho vùng đất rừng (Land evaluation for foresty, 1984). + Đánh giá đất cho nông nghiệp được tưới (Land evaluation for irrigated agriculture, 1985). + Đánh giá đất cho đồng cỏ chăn thả (Land evaluation for extensive gazing, 1989). + Đánh giá và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất (Land evaluation anh farming system analysis for land use planning, 1992). + Hướng dẫn đánh giá đất đai phục vụ cho quản lý bền vững (An international framework for land evaluating sustainable managerment, 1993). 2.2.2 Tình hình nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai ở Việt Nam Khái niệm và công tác phân hạng, đánh giá thích nghi đất đai đã xuất hiện khá lâu ở Việt Nam. Từ thời kì thực dân phong kiến, đã có sự phân chia “Tứ hạng điền – Lục hạng thổ” để tiến hành thu thuế đất đai. Ở miền Bắc từ năm 1954, viện Nông hóa Thổ nhưỡng và sau này là viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã có những công trình nghiên cứu và phân hạng đất cho vùng sản xuất nông nghiệp nhằm tăng cường công tác quản lý độ màu mỡ của đất và xếp hạng thuế nông ngiệp. Dựa vào các chỉ tiêu chính về điều kiện sinh thái và tính chất đất của từng vùng sản xuất nông nghiệp, đất đã được phân hạng thành 5 – 7 loại theo phương pháp xếp điểm. Trong những năm gần đây, vấn đề sử dụng đất đai trên toàn quốc đã và đang được đẩy mạnh theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển nông lâm kết hợp theo hướng bền vững. Chương trình quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội từ cấp quốc gia đến cấp vùng và tỉnh huyện đòi hỏi ngành quản lý đất đai phải có những thông tin về tài nguyên đất và khả năng khai thác, sử dụng hợp lý, lâu bền đất sản xuất nông lâm ngiệp. Đánh giá đất đai trở thành một bước bắt buộc trong quy trình lập quy hoạch sử dụng đất. Một số kết quả cụ thể trong đánh giá thích nghi đất đai ở Việt Nam: - Từ những năm 70, Bùi Quang Toản và nhiều nhà khoa học đất khác thuộc viện Nông hóa Thổ nhưỡng (Vũ Cao Thái, Nguyễn Văn Thân, Đinh Văn Tỉnh…) đã tiến hánh công tác đánh giá phân hạng đất đai ở 23 huyện, 286 hợp tác xã và 9 vùng chuyên canh. Kết quả bước đầu đã phục vụ cho công tác tổ chức lại sản xuất và làm cơ sở đề ra quy trình phân hạng đất đai cho các hợp tác xã và các vùng chuyên canh. Các yếu tố được sử dụng trong đánh giá phân hạng đất đai vùng đồng bằng bao gồm: loại đất, độ dày tầng đất, độ chặt, xốp, hạn, úng, mưa, mặn, chua. Các yếu tố được chia thành 4 hạng là rất tốt, tốt, trung bình và kém. - Phân loại khả năng thích nghi đất đai theo tiêu chuẩn của FAO (Land Suitability Classfication) lần đầu tiên được áp dụng trong nghiên cứu “Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất hoang ở Việt Nam”. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, việc đánh giá chỉ dựa vào các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, thủy văn, khả năng tưới tiêu và khí hậu nông nghiệp) và việc phân cấp mới dừng lại ở việc phân vị lớp thích nghi (Suitable Class). - Từ năm 1992, phương pháp đánh giá đất đai theo tiêu chuẩn của FAO và các hướng dẫn, tải liệu bổ sung được viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp áp dụng rộng rãi trong các dự án quy hoạch phát triển ở các huyện thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả bước đầu cho tính khả thi cao và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác nhận như một tiến bộ khoa học kĩ thuật, có thể dùng làm tiêu chuẩn để áp dụng trên toàn quốc. Một số kết quả như sau: + Bảy vùng kinh tế của toàn quốc (Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long) đã được đánh giá trên bản đồ tỉ lệ 1/250.000 (Trần An Phong, Phạm Quang Khánh, Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng và ctg, 1993 - 1994) + Một số tỉnh đã có bản đồ đánh giá đất đai theo tiêu chuẩn của FAO ở tỉ lệ 1/50.000 và 1/100.000 như Hà Tây (Phạm Dương Ưng và ctg, 1994), Bình Định (Trần An Phong, Nguyễn Chiến Thắng, 1994), Bình Phước (Phạm Quang Khánh và ctg, 1999), Bà Rịa – Vũng Tàu (Phạm Quang Khánh, Phan Xuân Sơn, 2000), Bạc Liêu (Nguyễn Văn Nhân và ctg, 2000), Cà Mau (Phạm Quang Khánh và ctg, 2001) (“Xây dựng mô hình tích hợp ALES và GIS đánh giá thích nghi đất đai huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” - Lê Cảnh Định – 2005). 2.3 ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI SỬ DỤNG KỸ THUẬT GIS 2.3.1 Ứng dụng GIS trong đánh giá thích nghi đất đai trên thế giới Việc ứng dụng GIS trong đánh giá thích nghi đất đai đã được tiến hành từ nhiều năm trước đây trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển như Mỹ, Canada, Australia, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc như FAO, WWF… 2.3.2 Ứng dụng GIS trong đánh giá thích nghi đất đai ở Việt Nam GIS được đưa vào Việt Nam muôn và chỉ thực sự phát triển mạnh trong hơn chục năm trở lại đây và đã chứng tỏ là một giải pháp hữu hiệu cho việc lưu trữ, phân tích và quản lý dữ liệu không gian, phục vụ thiết thực cho công tác quản lý tài nguyên môi trường. Nhìn chung việc ứng dụng GIS trong công tác quản lý tài nguyên môi trường còn khá hạn chế, các ứng dụng GIS hiệu quả nhất lại ở công tác lưu trữ, in ấn bản đồ. Riêng trong lĩnh vực đánh giá thích nghi đất đai thì mới có một số ít ứng dụng GIS được triển khai ở các cơ quan cấp bộ (bộ Tài nguyên & Môi trường, bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, cục Kiểm Lâm…), các trường Đại học, Viện nghiên cứu, các Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Khoa học Công nghệ. Một số các nghiên cứu tiêu biểu: - Nghiên cứu quy hoạch lâm phận ổn định khu vực Tây Nguyên (1984 - 1988). Đây là chương trình nghiên cứu cấp ngành, diện tích nghiên cứu khoảng 5 triệu hecta, xây dựng bản đồ ở tỉ lệ 1/100.000. Cấu trúc dữ liệu raster thực hiện thủ công. Các lớp thông tin chính gồm độ dốc, độ cao, đất, lớp phủ thực vật. - Ứng dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS) vào công trình quy hoạch vùng nguyên liệu cho nhà máy giấy Tân Mai, Đồng Nai. Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phần mềm Arc/Info để xây dựng bản đồ ưu tiên phát triển vùng nguyên liệu giấy dựa trên các lớp thông tin đơn tính như: bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ độ cao, bản đồ độ dốc, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ khí hậu, bản đồ cự ly thích hợp. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành cân đối tính toán quy hoạch sử dụng đất theo yêu cầu về nguyên liệu của nhà máy giấy Tân Mai. - Ứng dụng GIS và MODSS quy hoạch sử dụng đất rừng ngập mặn vùng cửa sông Cửu Long theo hướng phát triển bền vững. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng các phần mềm GIS như ArcView, Arc/Info để tiến hành xử lý phân tích xây dựng bản đồ vùng thích nghi đất đai cho đất rừng và nuôi trồng thủy sản, đồng thời kết hợp với các chính sách phát triển của địa phương và các quan điểm sử dụng đất bền vững để xây dựng 12 phương án quy hoạch sử dụng đất. Tiếp theo, tác giả sử dụng hệ chuyên gia hỗ trợ MODSS để lựa chọn phương án tối ưu nhất. - Xây dựng bản đồ vùng thích nghi trồng lúa chất lượng cao ở tỉnh Vĩnh Long. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng hệ hỗ trợ ra quyết định không gian dựa trên GIS để đánh giá thích nghi đất đai cho cây lúa, trên cơ sở đó tiến hành phân vùng thích nghi cho cây trồng này. - Nghiên cứu tổng hợp phương pháp phân tích không gian và đa tiêu chuẩn hỗ trợ xác định vị trí xây dựng các khu công nghiệp ở tỉnh Tiền Giang. Nghiên cứu này đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, từ hệ chuyên gia (Expert Sytem - ES), hệ thống thông tin địa lý (GIS) đến phương pháp thực hiện quyết định đa tiêu chuẩn (Multi Criteria Decision Making - MCDM) nhằm xây dựng hệ thống công cụ phục vụ mục tiêu đề ra là tìm vị trí tối ưu để bố trí các khu công nghiệp. 2.3.3 Các nghiên cứu trên địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng có liên quan Lâm Hà là một huyện vùng sâu xa của tỉnh Lâm Đồng, được thành lập chưa lâu (1987) nên các công tác nghiên cứu khoa học nói chung cũng như nghiên cứu về khoa học đất hay nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai còn khá hạn chế. Trước 1975, mới chỉ có nghiên cứu tổng quát đất đai toàn miền Nam của Sở Địa học Sài Gòn kết hợp với các nhà khoa học đất của Mỹ, xây dựng các bản đồ đất tổng quát ở tỷ lệ 1/1.000.000, các sơ đồ đất tỷ lệ 1/100.000 và 1/200.000. Từ sau năm 1975 mới có các nghiên cứu triển khai về đất đai và cây trồng cho riêng tỉnh Lâm Đồng nói chung, phần đất thuộc huyện Lâm Hà ngày nay nói riêng: - Giai đoạn 1975 – 1976: Ban Phân vùng Quy hoạch Trung ương đã điều tra về đất và một số yếu tố tự nhiên khác của các khu vực thuộc địa bàn các vùng Nam Ban, Tân Hà ngày nay để chuẩn bị cho phong trào lập vùng “Kinh tế mới”. Các sơ đồ đất ở tỷ lệ 1/100.000 đã được xây dựng. - Năm 1977, Ban Phân vùng Quy hoạch Trung ương kết hợp với trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã khảo sát chi tiết thêm sơ đồ đất năm 1976. - Năm 1986, trong chương trình 48C, Viện Thổ nhưỡng – Nông hoá do Vũ Cao Thái chủ trì đã đã nghiên cứu đánh giá, phân loại đất đai thích nghi với cây cà phê, cao su, chè, dâu tằm trên toàn bộ vùng Tây Nguyên. - Năm 2000, chương trình nghiên cứu “Đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch và phát triển nông nghiệp bền vững vùng Tây Nguyên” do Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp kết hợp với trưòng Đại học Leuven – Vương quốc Bỉ đã tiến hành khảo sát bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ sử dụng đất tỉnh Lâm Đồng, tỷ lệ 1/100.000. - Năm 2005, chương trình “Điều tra chỉnh lý bản đồ đất 64 tỉnh thành trong cả nước” do Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp chủ trì, Phân viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp miền Nam đã tiến hành điều tra, chỉnh lý bản đồ đất tỉnh Lâm Đồng ở tỷ lệ 1/100.000. Dựa vào các nghiên cứu điều tra quy mô cấp tỉnh, các huyện thị triển khai ứng dụng về địa phương. Huyện Lâm Hà từ sau ngày thành lập (1987) đã kế thừa các nghiên cứu từ cấp trên, chủ yếu là bản đồ sử dụng đất cấp tỉnh, tỷ lệ 1/100.000 năm 1996 và 1/25.000 năm 2005. Các nghiên cứu trên chủ yếu dựa theo cách đánh giá truyền thống của FAO. Trong vài năm gần đây, trên địa bàn huyện Lâm Hà đã có một số nghiên cứu ứng dụng GIS đánh giá tài nguyên đất đai: - Năm 2005, nghiên cứu “Xây dựng mô hình tích hợp ALES và GIS đánh giá thích nghi đất đai huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” của Lê Cảnh Định đã cho các bản đồ sử dụng đất tỷ lệ 1/25.000 và 1/10.000. - Năm 2006, Nguyễn Tấn Trung đã tiến hành nghiên cứu”Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng thời kì 2006 - 2010”, đề xuất các phương án quy hoạch sử dụng đất và có đánh giá thích nghi đất đai cho nhiều loại cây trồng trên địa bàn huyện. 2.4 TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU 2.4.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên a. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý Huyện Lâm Hà nằm ở phía Tây của tỉnh Lâm Đồng, ranh giới hành chính được xác định như sau: + Phía Bắc giáp huyện Đam Rông. + Phía Nam giáp huyện Di Linh. + Phía Đông giáp huyện Đức Trọng, TP. Đà Lạt và huyện Lạc Dương. + Phía Tây giáp tỉnh Đăk Nông. Điểm cực Bắc (1080 18’Đ, 120 01’B) thuộc địa bàn xã Phú Sơn, điểm cực Đông (1080 26’Đ, 110 51’B) thuộc địa bàn xã Đông Thanh, điểm cực Nam (1080 10’Đ, 110 39’B) thuộc địa bàn xã Đan Phượng, điểm cực Tây (1070 58’Đ, 110 47’B) thuộc địa bàn xã Tân Thanh. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 98.709ha, dân số 135.208 người, chiếm 10,08% diện tích và 11,7% dân số toàn tỉnh. Huyện bao gồm 2 thị trấn và 14 xã, trung tâm huyện đặt tại thị trấn Đinh Văn, cách thành phố Đà Lạt 24 km (theo đường chim bay) về phía Đông Bắc và nằm trên quốc lộ 27 nối trục đường chính của tỉnh Lâm Đồng (Quốc lộ 20) với tỉnh Đắk Lắk, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu với các huyện trong tỉnh và giữa huyện với các tỉnh vùng Tây Nguyên. Vùng nghiên cứu Hình 2.1: Vị trí huyện Lâm Hà VỊ TRÍ HUYỆN LÂM HÀ Hình 2.1: Vị trí huyện Lâm Hà - Địa hình Địa hình Lâm Hà tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều sông suối lớn nhỏ trong vùng. Với ba dạng địa hình chính như sau: + Dạng địa hình núi cao: Diện tích: 51.759,71 ha, chiếm 52,51% tổng diện tích toàn Huyện, phân bố tập trung ở khu vực phía Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc của Huyện. Độ cao phổ biến so với mực nước biển từ 1.200-1.500m. Độ dốc phổ biến trên 200. Địa hình bị chia cắt, không thích hợp với phát triển nông nghiệp + Dạng địa hình đồi thấp: Diện tích: 34.243,62ha, chiếm 34,74% tổng diện tích toàn huyện, phân bố tập trung ở khu vực phía Nam, Tây Nam của huyện. Độ cao phổ biến so với mực nước biển từ 850 - 1.000m, độ dốc phổ biến từ 3-150, hầu hết diện tích thuộc dạng địa hình này là đất có nguồn gốc từ bazan, thích hợp với phát triển cây lâu năm. + Dạng địa hình thung lũng: Diện tích: 12.567,83 ha, chiếm 12,76 % tổng diện tích toàn huyện, phân bố ven các sông, suối lớn, nhưng tập trung nhất là ở khu vực Đinh Văn, Tân Văn. Độ cao phổ biến so với mực nước biển từ 850 m trở xuống, độ dốc phổ biến từ 0-80, hầu hết diện tích thuộc dạng địa hình này là các loại đất phù sa và dốc tụ, nguồn nước mặt khá dồi dào, thích hợp với phát triển lúa nước và các loại ràu – màu ngắn ngày. - Khí hậu Tham khảo số liệu quan trắc của các trạm Đà Lạt, Liên Khương cho thấy: huyện Lâm Hà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do ở độ cao trên 800m so với mực nước biển nên khí hậu có những nét độc đáo riêng: + Nhiệt độ trung bình thấp, ôn hòa, biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm lớn, thích hợp với tập đoàn cây á nhiệt đới và nhiều loại cây trồng vùng ôn đới, là lợi thế của Lâm Đồng nói chung và Lâm Hà nói riêng so với các vùng khác của Nam bộ và Nam Trung Bộ. + Nắng nhiều, ẩm độ không khí vừa phải, lượng mưa lớn và phân bố khá đều trong mùa mưa. Mùa khô ngắn, cường độ bốc hơi không cao nên lượng nước tưới cho cà phê và các loại cây trồng khác trong mùa khô thấp hơn đáng kể so với các huyện Đơn Dương, Đức Trọng và thấp hơn nhiều so với các tỉnh ở Miền Đông và Tây Nguyên. b. Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất Theo bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 tỉnh Lâm Đồng được Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp xây dựng năm 1987 và đã được điều tra bổ sung vào năm 2000 theo phương pháp FAO cùng với kết quả điều tra chỉnh lý bản đồ đất các xã thuộc huyện Lâm Hà năm 2004 của Viện Nông hoá thổ nhưỡng, trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000; Toàn huyện có 5 nhóm đất chính gồm 10 đơn vị phân loại đất. Bảng 2.1: Thống kê các loại đất huyện Lâm Hà S TT Tên đất Ký hiệu D. tích (ha) Tỷ lệ (%) I Nhóm đất phù sa P 2.727 2,77 1 + Đất phù sa ngòi suối Ps 2.727 2,77 II Nhóm đất dốc tụ 8.714 8,84 2 + Đất thung lũng dốc tụ D 8.714 8,84 III Nhóm đất đen R 2.769 2,81 3 + Đất nâu thẫm trên đá bọt bazan Ru 2.769 2,81 IV Nhóm đất đỏ vàng F 72.055 73,10 4 + Đất nâu đỏ trên bazan Fk 30.446 30,89 5 + Đất nâu vàng trên bazan Fu 2.315 2,35 6 + Đất đỏ vàng trên đá phiến sét Fs 16.787 17,03 7 + Đất đỏ vàng trên Granit Fa1 10.423 10,57 8 + Đất đỏ vàng trên Đaxit Fa2 11.868 12,04 9 + Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa Fl 216 0,22 V Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi Fh 10.919 11,08 10 + Đất ferralit mùn trên mácma axit Fha 10.919 11,08 * Sông, suối, hồ 1.387 1,41 TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 98.571 100,00 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lâm Hà 2006) + Nhóm đất phù sa (P): Diện tích là 2.727ha, chiếm 2,77% diện tích tự nhiên, gồm 1 đơn vị đất đó là phù sa ngòi suối (Ps). Nhóm đất này được phân bố tập trung ven các sông suối lớn như Đa Dâng, Cam Ly… Độ dốc trung bình từ 0 - 30, tầng dày trên 100 cm. Hiện diện tích này được sử dụng trồng lúa nước, màu... Mùa mưa một số khu vực thường ngập nước nên sản xuất không ổn định. + Nhóm đất dốc tụ (D): Diện tích 8.714ha, chiếm 8,84% DTTN toàn huyện. Loại đất này có tầng đất mịn, tầng dày trên 100cm. thành phần cơ giới trung bình đến nặng, độ phì từ khá đến tốt, đất chua. Do phân bố chủ yếu trên địa hình trũng thấp, khó thoát nước nên chỉ thích hợp để trồng lúa nước và một số cây hoa màu lương thực. + Nhóm đất đen (R): Diện tích 2.769ha chiếm 2,81% diện tích tự nhiên, đất đen ở Lâm Hà được hình thành trên sản phẩm đá bọt bazan, phân bố ở các xã thuộc khu vực Tân Hà gồm Phúc Thọ, Tân Thanh, Đan Phượng, Tân Hà, Liên Hà. Có độ dốc phổ biến từ 0 - 150, thành phần cơ giới thịt nặng đến trung bình, tầng dày từ 70 - 100 cm. Đất có độ phì cao, thích hợp với các loại cây đậu đỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. + Nhóm đất đỏ (F): Diện tích 72.055ha, chiếm 73,1% DTTN, phân bố ở diện rộng trên địa bàn huyện, bao gồm các loại sau: Đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk), Đất nâu vàng trên đá bazan (Fu), Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs), Đất đỏ vàng trên đá đa xít và Granite (Fa). Nhóm đất này có độ phì cao, thành phần cơ giới nặng, tầng dày lớn, thích hợp với nhiều loại cây trồng nhất là cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè… và cây ăn quả. + Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (Fh): Diện tích 10.919ha, chiếm 11,08% DTTN toàn Huyện, gồm 1 đơn vị phân loại đó là đất ferralit mùn trên macma axit (Fha) phân bố ở độ dốc trên 250, có tầng dày từ 70 – 100 cm, tập trung ở các xã Đông Thanh, Mê Linh, Phi Tô, Phú Sơn. Do nằm ở độ dốc lớn nên khả năng bị rửa trôi, xói mòn cao, chỉ thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, hoặc nông lâm kết hợp. - Tài nguyên nước + Nước mặt Nguồn nước mặt chủ yếu của Lâm Hà được cung cấp từ các sông suối thuộc hệ thống sông Đa Dâng, sông Cam Ly, và các hồ đập lớn nhỏ trong huyện. Sông Đa Dâng: Phát nguyên từ các đỉnh núi cao phía Bắc và Tây Bắc huyện Lâm Hà. Sông có tiềm năng thuỷ điện và thuỷ lợi khá. Đây là nguồn chính cung cấp nước tưới và sinh hoạt. Sông Cam Ly: là phụ lưu của sông Đa Dâng, phát nguyên từ cao nguyên Lang Biang, lưu vực toàn bộ sông 294km2, chiều dài 73km. Sông có nước quanh năm có thể khai thác cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Mật độ sông suối trên địa bàn huyện khá dày (từ 0,52 –1,1 km/km2). Lưu lượng có sự phân hoá theo mùa, mùa mưa chiếm khoảng 80% lượng mưa. Module dòng chảy mùa kiệt khá thấp: từ 0,3 – 3,1 lít /s/km2, kiệt nhất vào tháng 3. Do nguồn sinh thuỷ còn lớn và mật độ sông suối khá dày nên có thể xây nhiều hồ và đập dâng nhỏ chứa nước cho mùa khô. Hạn chế rõ nét trong sử dụng nước tưới ở đây là đất đai có độ dốc lớn, mức chênh lệch giữa nơi có nguồn nước tưới với địa bàn tưới khá cao nên hiệu quả sử dụng nước tưới bị hạn chế. + Nước ngầm Nước ngầm trong phạm vi huyện Lâm Hà khá đa dạng, được chứa trong tất cả các tầng đất đá với trữ lượng và độ tinh khiết khác nhau, được chia thành ba địa tầng chứa nước chính như sau: Phức hệ chứa nước khe nứt, khe nứt lỗ hổng các thành tạo phún trào Basalt Pliocene – Holocene ở khu vực Nam Ban. Mực nước dưới đất trong vỏ phong hoá từ 0,5 – 21,5m, biên độ dao động từ 1 – 4m, lưu lượng qua lỗ khoan Q = 0,02 – 0,4 lít/s..Hệ tầng này có giá trị cấp nước quy mô nhỏ và vừa. Phức hệ chứa nước khe nứt, khe nứt lỗ hổng các thành tạo phún trào Basalt Pliocene, Holocene. Nước ngầm chứa trong địa tầng này ở Lâm Hà tương đối khá, chiều dày cả hệ từ 20 – 100m, lưu lượng mạch lộ nước Q = 0,2 – 0,67l/s, thuộc loại nước nhạt có thể khai thác cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ. Hiện một số nơi đã khai thác để tưới cho cây trồng hàng năm và lâu năm với quy mô nhỏ. Phức hệ chứa nước khe nứt các trầm tích lục nguyên, phún trào Jura muộn, Creta ở phía bắc Lâm Hà được tạo bởi Diệp Đại lào. Nhìn chung lưu lượng ở tầng này thấp, khả năng khai thác cho sản xuất hạn chế. - Tài nguyên rừng Rừng ở Lâm Hà không chỉ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của địa phương mà còn có vai trò quan trọng bảo vệ nguồn nước cho hệ thống sông Đồng Nai, một trong số ít hệ thống sông có tiềm năng to lớn về thủy điện của cả nước. Tài nguyên rừng ở Lâm Hà khá phong phú về chủng loại (rừng lá rộng thường xanh, lá kim, tre nứa, hỗn giao lá rộng – lá kim, lá rộng – tre nứa …) và tập đoàn cây rừng, trữ lượng trung bình trên 1 ha khá cao. Rừng ở Lâm Hà chủ yếu là chức năng phòng hộ (diện tích rừng phòng hộ ở Lâm Hà chiếm 10,5% diện tích rừng phòng hộ của tỉnh Lâm Đồng và 84,15 % tổng diện tích rừng toàn huyện), phần lớn nằm ở vị trí xung yếu, cần phải được chú trọng biện pháp khôi phục bảo vệ. 2.4.2 Hiện trạng kinh tế – xã hội - Ngành nông nghiệp  Huyện Lâm Hà là một trong những huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn của tỉnh Lâm Đồng, có trên 87% dân số sống ở vùng nông thôn, hơn 85% số hộ có thu nhập chính từ sản xuất nông lâm nghiệp, đóng góp đến 71,4% GDP toàn huyện. Là huyện có thế mạnh về phát triển cây công nghiệp lâu năm với 3 loại cây trồng chính là cà phê, chè, dâu tằm. Bên cạnh đó huyện còn là địa bàn phát triển cây lương thực với diện tích lúa nước tương đối lớn (3.313ha). Điều đó cho thấy sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chính ở huyện Lâm Hà, có tác động lớn đến hoạt động của các ngành kinh tế khác trên địa bàn. Ngành nông nghiệp những năm qua phát triển trên cơ sở phát huy thế mạnh về cây công nghiệp dài ngày đặc biệt là cà phê và dâu tằm. Các chương trình mục tiêu lớn của Đảng và Nhà nước đã thực hiện tương đối đồng bộ và có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn. Cơ cấu cây trồng từng bước được chuyển đổi phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh và quy hoạch ngành. - Lâm nghiệp Những năm qua huyện Lâm Hà đã thực hiện có hiệu quả các giải pháp về lâm sinh như khoanh nuôi, trồng mới và bảo vệ rừng … tính từ năm 2000 đến nay toàn Huyện đã trồng rừng tập trung được trên 3.000ha, trong đó rừng nguyên liệu giấy 2.420 ha, nâng tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng lên 39.076ha, mật độ che phủ rừng đạt 39,6%. Hợp đồng giao khoán quản lý bảo vệ rừng 21.251 ha cho 678hộ trong đó có 549 hộ đồng bào dân tộc, thành lập và duy trì hoạt động thường xuyên đối với ban lâm nghiệp xã xây dựng và thực hiện quy ước quản lý bảo vệ rừng cho 36 thôn buôn có rừng. - Nuôi trồng thuỷ sản Nuôi trồng thuỷ sản ở huyện mới phát triển trong những năm gần đây, theo phương thức VAC, VA và nuôi ở các hồ chứa. Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng trên địa bàn huyện năm 2006 là 646ha, sản lượng 1.923tấn. Hiện tại, khuyến nông huyện kết hợp với hội nông dân đang thực hiện xây dựng một số mô hình trình diễn về nuôi thả cá nước ngọt, sự thành công của những mô hình này sẽ là tiền đề mở ra hướng đi mới trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm thuỷ sản trên địa bàn huyện, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân vùng nông thôn. e. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập Năm 2006, toàn huyện có 29.432 hộ với 136.281 người . Trong đó dân số thành thị là 28.976 người, chiếm 21,3% dân số toàn huyện. Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,52%/năm. Thành phần dân tộc gồm 23 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó người Kinh chiếm trên 80%, đồng bào dân tộc ít người chiếm gần 20%. Toàn huyện hiện có 66.269 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, chiếm gần 50% dân số. Trong đó lao động nông nghiệp chiếm 83,69%, lao động ở các ngành công nghiệp, dịch vụ… chiếm 16,31%. Lao động trong nông nghiệp có trình độ canh tác và có nhiều kinh nghiệm thâm canh các loại cây trồng: cà phê, dâu, chè … thuận lợi để phát triển các chương trình khuyến nông và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá, nông nghiệp công nghệ cao (Niên giám thống kê huyện Lâm Hà - 2006). 2.4.3 Hiện trạng sản xuất dâu tằm thời kì 2000 - 2006 Trồng dâu và nuôi tằm là nghề truyền thống của người dân một số xã trên địa bàn huyện Lâm Hà. Với kinh nghiệm của mình, người dân vùng kinh tế mới Hà Nội, Hà Tây đã khai thác tốt thế mạnh về đất đai và khí hậu để phát triển nghề dâu tằm một cách thuận lợi. Khác với các vùng chuyên canh khác trong tỉnh, cây dâu ở Lâm Hà phát triển khá ổn định, diện tích dâu giai đoạn 1991 – 1995 tăng mạnh, cao điểm có năm đạt 2700 – 2800 ha. Giai đoạn 1996-2000, do giá cả suy giảm nên diện tích giảm dần, năm 1999 chỉ còn trên 1.700 ha, từ năm 1999 đến năm 2006 ngành dâu tằm tơ đang từng bước khôi phục lại, đến năm 2006 diện tích toàn Huyện đạt trên 2.781ha, sản lượng lá 24.907tấn. a. Đánh giá diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng lá dâu tằm toàn huyện thời kì 2000 – 2006 Bảng 2.2: Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng lá dâu tằm huyện Lâm Hà thời kì 2000 – 2006 STT Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) 1 2000 1203 7.45 8960 2 2003 2655 8.74 23204 3 2004 2727 8.09 22050 4 2005 2681 7.87 21101 5 2006 2781 8.88 24706 So sánh 2000/2006 1578 1.43 15746 Tăng trưởng bình quân (%/năm) 26 4 35 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lâm Hà 2006) Sản lượng lá dâu tằm thời kì 2000 – 2006 tăng mạnh (35%/năm), năm 2006 đạt 24706 tấn, gấp gần 3 lần năm 2000, trở thành huyện có sản lượng lá dâu tằm lớn nhất tỉnh. Nhưng sản lượng lá dâu tăng chủ yếu là do mở rộng diện tích sản xuất (26%/năm) còn năng suất thì tăng không đáng kể (4%/năm). Nhìn tổng thể, cả diện tích, năng suất và sản lượng dâu tằm của huyện thời kì 2000 – 2006 đều tăng nhưng không ổn định. Điều này phù hợp với những biến động trong cùng thời kì của ngành dâu tằm Lâm Đồng cũng như cả nước. Mấy năm trở lại đây (từ sau 2004), ngành dâu tằm của huyện có xu hướng tăng trưởng khá và tương đối ổn định. b. Đánh giá diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng lá dâu tằm theo khu vực thời kì 2000 – 2006 Bảng 2.3: Diễn biến diện tích dâu tằm theo khu vực thời kì 2000 – 2006 STT Đơn vị hành chính Năm 2000 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2000/2006 Tăng trưởng bình quân (%/năm) 1 TT Đinh Văn 5 14 75 87 90 85 340 2 TT Nam Ban 249 210 207 230 237 -12 -1 3 xã Đạ Đờn 10 18 20 21 21 11 22 4 xã Phú Sơn - 5 5 14 14 9 36 5 xã Phi Tô - 12 15 16 16 4 7 6 xã Phi Liêng 63 67 68 - - - 7 xã Đạ Knàng 71 77 80 - - - 8 xã Liên Srôn 25 37 37 - - - 9 xã Rômen 46 61 69 - - - 10 xã Tân Văn 5 20 22 33 37 32 128 11 xã Tân Hà 12 50 62 77 77 65 108 12 xã Liên Hà 12 51 58 65 65 53 88 13 xã Đan Phượng 14 35 41 58 60 46 66 14 xã Hoài Đức 130 246 232 240 275 145 22 15 xã Phúc Thọ 22 59 63 76 78 56 51 16 xã Tân Thanh 99 305 290 308 338 239 48 17 xã Gia Lâm 146 267 272 296 297 151 21 18 xã Đông Thanh 90 345 353 356 362 272 60 19 xã Mê Linh 204 460 462 486 490 286 28 20 xã Nam Hà - 316 296 318 324 8 - (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lâm Hà 2006) Về diện tích dâu tằm thời kì 2000 - 2006, các khu vực trong huyện cũng có sự thay đổi liên tục theo những biến động chung của thị trường dâu tằm. Mặc dù mức tăng trưởng cao nhất thuộc về một số khu vực thuộc trung tâm huyện (xã Tân Văn: 128%/năm; thị trấn Đinh Văn: 340%/năm) nhưng do các khu vực này chiếm một diện tích nhỏ nên đây chỉ là các vùng trồng dâu tằm thứ yếu. Vùng sản xuất dâu tằm chủ lực của huyện là khu vực Nam Ban. Năm 2006, 4/5 xã của khu vực (trừ Gia Lâm) đều có diện tích dâu tằm trên 300 ha, trong đó Mê Linh (490 ha), Đông Thanh (362 ha) trở thành 2 xã dẫn đầu huyện về diện tích trồng dâu tằm. Vùng trọng điểm thứ 2 là ku vực Lán Tranh với các vùng dâu tằm rộng lớn ở Tân Thanh (338 ha), Hoài Đức (275 ha). Riêng các xã Phi Liêng, Đạ K’nàng, Liên Srôn, Rômen được tách về huyện Đam Rông từ năm 2005 nên không có số liệu đánh giá cuối cùng. Xã Nam Hà mới được thành lập và 2 xã Phú Sơn, Phi Tô không có số liệu năm 2000 nên so sánh với năm gốc là 2003. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT DÂU TẰM Hình 2.2: Hiện trạng sản xuất dâu tằm huyện Lâm Hà năm 2006 Từ bảng 2.4 về phân bố cây dâu tằm theo đơn vị hành chính xã ở trên, chúng ta có bản đồ sơ lược về hiện trạng phân vùng cây dâu tằm huyện Lâm Hà năm 2006 (hình 2.2). Các xã có diện tích cây dâu trên 100 ha mới được thể hiện trên bản đồ. Qua bản đồ này chúng ta có thể dễ dàng nhận ra 02 vùng dâu tằm chủ lực của huyện là Nam Ban và Tân Hà. Một vùng sản xuất nhỏ thuộc về xã Tân Văn. Bảng 2.4: Diễn biến sản lượng dâu tằm theo khu vực thời kì 2000 – 2006 STT Đơn vị hành chính Năm 2000 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2000/2006 Tăng trưởng bình quân (%/năm) 1 TT Đinh Văn 36 115 535 604 800 764 424 2 TT Nam Ban 1896 1848 1760 1755 2186 290 3 3 xã Đạ Đờn 74 151 153 146 191 117 32 4 xã Phú Sơn - 42 38 90 127 85 40 5 xã Phi Tô - 103 113 104 142 39 8 6 xã Phi Liêng 428 573 485 - - - 7 xã Đạ Knàng 525 682 604 - - - 8 xã Liên Srôn 163 323 241 - - - 9 xã Rômen 340 537 482 - - - 10 xã Tân Văn 38 176 169 234 301 263 138 11 xã Tân Hà 89 434 456 502 693 604 136 12 xã Liên Hà 88 431 440 460 595 507 115 13 Xã Đan Phượng 101 304 335 392 525 424 84 14 xã Hoài Đức 988 2170 1725 1718 2189 1201 24 15 xã Phúc Thọ 163 507 490 539 695 532 65 16 xã Tân Thanh 743 2702 2343 2422 2818 2075 56 17 xã Gia Lâm 1057 2212 2133 2190 2724 1667 32 18 xã Đông Thanh 693 3064 3052 3146 3311 2618 76 19 xã Mê Linh 1538 4030 3928 4198 4459 2921 38 20 xã Nam Hà - 2800 2568 2601 2950 150 - (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lâm Hà 20067) Do năng suất hầu như không có biến động nên sản lượng lá dâu tằm theo khu vực thời kì 2000 – 2006 phụ thuộc chủ yếu vào diễn biến của diện tích trồng dâu, tức là cũng thay đổi theo biến động chung của thị trường dâu tằm trong thời kì này. Xét về mức tăng trưởng bình quân, các khu vực thuộc trung tâm huyện vẫn là nơi có tốc độ tăng trưởng cao nhất (xã Tân Văn: 138%/năm; thị trấn Đinh Văn: 424%/năm) nhưng cũng như xét về diện tích, đây chỉ là vùng thứ yếu về sản lượng lá dâu. Các xã thuộc khu vực Nam Ban và Tân Hà vẫn là nơi dẫn đầu về sản lượng lá dâu (Mê Linh – 4459 tấn; Đông Thanh - 3311 tấn; Tân Thanh - 2075 tấn; Hoài Đức - 1201 tấn). Đây chính là vùng trọng điểm dâu tằm của huyện. Tương tự như diện tích, các xã Phi Liêng, Đạ Knàng, Liên Srôn, Rômen tách về huyện Đam Rông từ năm 2005 nên không có số liệu đánh giá cuối cùng. Xã Nam Hà mới được thành lập và 2 xã Phú Sơn, Phi Tô không có số liệu năm 2000 nên so sánh với năm gốc là 2003. Nhìn một cách tổng thể, ngành dâu tằm của Lâm Hà đang có những bước phục hồi mạnh mẽ, rất cần có những quy hoạch, phân vùng phát triển để đưa ngành này vào quỹ đạo phát triển ổn định. 2.5 Tổng quan về cây dâu tằm Ngành Spermatophyta, Lớp Angiospermae, Lớp phụ Dicotyledoneae, Bộ Uticales, Họ Moraceae, Chi Morus, Loài Alba, Tên khoa học Morus Alba L. Dâu trắng, tại Việt Nam gọi đơn giản là cây dâu hay cây dâu tằm, có tên khoa học là Morus Alba, có nguồn gốc ở khu vực phía đông châu Á. Tại đây, viết là dâu trắng do cần phân biệt và thống nhất trong cách gọi tên với các loài dâu khác cũng thuộc chi Dâu như dâu đỏ, dâu đen không có ở Việt Nam. 2.5.1 Đặc điểm sinh học Dâu tằm là một loài cây thân gỗ cỡ nhỏ, lớn nhanh, có thể cao tới 15-20 m. Thông thường nó sống từ 8-12 năm, nhưng nếu đất tốt và chăm sóc tốt thì tuổi thọ tới 50 năm. Thân cành nhiều nhựa không gai, trên thân cành có nhiều mầm, mầm đỉnh, mầm nách, khi cắt tỉa mầm có khả năng cho bật mầm. Lá hàng năm rụng vào mùa đông. Rễ ăn sâu và rộng 2-3 m, nhưng phân bố nhiều ở tầng đất 10-30 cm và rộng theo tán cây. Quả của cây dâu tằm có vị nhạt, không đậm đà như hương vị của các loại dâu khác như dâu đỏ và dâu đen. Trên các cây non và khỏe mạnh, lá dâu tằm có thể dài tới 20 cm, có dạng thùy sâu và phức tạp, với các thùy tròn. Trên các cây già, lá nói chung dài 8-15 cm, có hình tim ở gốc lá, nhọn ở chóp lá và có các khía răng cưa ở mép lá (“Cây dâu”, Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc – 1996). 2.5.2 Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái a. Địa hình - Độ cao Yếu tố độ cao có mối tương quan chặt chẽ với nhiệt độ. Theo quy luật phi địa đới thì càng lên cao nhiệt độ càng giảm (0.60C cho 100m độ cao). Nhiệt độ là yếu tố sinh thái tác động tương đối mạnh đến quá trình sinh trưởng của cây dâu do các hoạt động sinh lý của cây dâu như quang hợp, hô hấp, trao đổi chất… đều thay đổi theo nhiệt độ. Là cây trồng của vùng cận nhiệt nên nhiệt độ thích hợp nhất cho cây dâu tằm phát triển là từ 250C đến 300C. Nhiệt độ cao hơn 400C sẽ kìm hãm sự sinh trưởng, còn ở nhiệt độ dưới 120C, cây ngừng sinh trưởng. - Độ dốc Dâu tằm có bộ rễ nhỏ, lan rộng nhưng không ăn sâu, khả năng giữ nước, giữ đất kém. Vì vậy các vùng đất bằng phẳng (độ dốc < 80) là thích hợp nhất cho cây dâu tằm. Các vùng đất có độ dốc lớn hơn cũng có thể trồng nhưng hiệu quả giảm đi. Riêng các vùng có độ dốc lớn hơn 300 thì hầu như không nên canh tác cây dâu để tránh hiện tượng xói mòn. b. Khí hậu – Thủy văn - Lượng mưa Lượng mưa thích hợp nhất cho cây dâu tằm sinh trưởng là từ 1000mm đến 2000mm. Những vùng có lượng mưa thấp hơn, cây dâu tằm sinh trưởng chậm, năng suất không ổn định. Những vùng có lượng mưa lớn thì yêu cầu đất đai phải thoát nước tốt, vì cây dâu tằm không chịu được úng nước. - Ngập lũ Là cây trồng trên cạn, dâu tằm không sinh trưởng được trong điều kiện đất ngập nước. Dù rất cần nước trong suốt quá trình sinh trưởng nhưng chỉ cần có một lượng nước dư thừa trong đất là các quá trình sinh học của cây hoàn toàn bị ngưng trệ. Thông thường, cây dâu không chịu được điều kiện ngập quá 4 ngày. - Điều kiện nước tưới Giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng (trồng mới hay mới đốn), cây dâu tằm rất cần nước cho mầm non phát triển. Suốt quá trình phát triển tiếp theo, cây dâu tằm vẫn cần được cung cấp nước đầy đủ để nuôi thân, đặc biệt là lá. Các vùng cung cấp được nước tưới đầy đủ cho cây dâu tằm (tưới nước mặt hoặc tưới nước ngầm) là thuận lợi nhất để trồng dâu tằm, các vùng không được tưới, dựa vào nước mưa thì vẫn có thể trồng dâu tằm, nhưng mức độ thuận lợi thấp hơn. c. Thổ nhưỡng - Thành phần cơ giới đất Dâu tằm là cây trồng dễ tính, thích nghi được với nhiều loại đất như đất cát, đất thịt, đất sét, đất chua mặn… nhưng phát triển tốt nhất trên các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, xốp, dễ thoát nước như đất cát pha và đất thịt nhẹ. Trên đất thịt trung bình, đất thịt nặng, đất sét, cây dâu tằm vẫn sinh trưởng được nhưng mức độ thích nghi thấp hơn. - Độ dày tầng đất hiện hữu Vì bộ rễ cây dâu tằm lan rộng, không ăn sâu nên nhìn chung các vùng đất có độ dày tầng đất hiện hữu lớn hơn 50cm là đủ thích hợp cho trồng dâu. Các vùng có độ dày tầng đất hiện hữu nhỏ hơn 50cm vẫn có thể trồng cây dâu nhưng do tầng đất mỏng, khả năng xói mòn cao nên mức thích nghi không cao. - Đá lộ đầu Sự xuất hiện của đá lộ đầu có ảnh hưởng không tốt cho sinh trưởng của cây dâu. Mức độ ảnh hưởng tăng dần theo mức độ xuất hiện của đá lộ đầu. Các vùng không có đá lộ đầu hoặc xuất hiện rải rác thích hợp nhất cho cây dâu; vùng xuất hiện đá lộ đầu với mức trung bình và tập trung thì hầu như không thích hợp cho cây dâu. - Độ sâu xuất hiện gley Quá trình gley hóa là quá trình này khử sắt xảy ra khi sự phân giải chất hữu cơ trong điều kiện môi trường yếm khí, có cả sự tham gia của vi khuẩn yếm khí. Quá trình này xảy ra ở những vùng đất ngập nước lâu ngày mà trong đất chứa nhiều hữu cơ, hơn nữa thành phần cơ giới là đất thịt nặng hay đất sét (“Cẩm nang đánh giá đất phục vụ trồng rừng”, Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương - 2005). Sự xuất hiện gley hóa trong đất có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cây dâu tằm, cũng như rất nhiều loại cây trồng khác. Nhìn chung các vùng đất mà độ sâu xuất hiện gley chỉ dưới 30cm thì hầu như không trồng trọt được. Độ sâu xuất hiện gley càng lớn thì mức thích nghi càng cao. Và tất nhiên vùng nào không xuất hiện gley hóa thì mức thích nghi là cao nhất. - Độ sâu xuất hiện kết von Kết von xuất hiện trong đất làm điều kiện sống và môi trường sinh thái nơi đây ngày một xấu đi: sinh vật không sống nổi, đất giữ ẩm kém, hút và giữ nước yếu. Riêng với cây dâu tằm, các vùng không xuất hiện kết von là thích hợp nhất cho cây dâu tằm. - Độ sâu xuất hiện đá lẫn Các thành phấn đá sỏi lẫn trong đất sẽ làm biến đổi tính chất của đất theo hướng xấu: độ phì đất giảm, khả năng giữ nước kém, đất khô cằn hơn. Đá lẫn xuất hiện càng gần mặt đất thì càng khó cho thực vật sinh trưởng. Dâu tằm là loại cây trồng dễ tính, có thể trồng ngay trên vùng đất có đá lẫn nhưng độ sâu xuất hiện cũng phải từ 30cm trở lên. CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) VÀ PHÂN TÍCH ĐA TIÊU CHUẨN (MCA) 3.1 Khái niệm GIS Thuật ngữ GIS được sử dụng rất thường xuyên trong nhiều chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau như địa lý, tin học, các hệ thống tích hợp thông tin ứng dụng trong quản lý tài nguyên, môi trường, khoa học xử lý dữ liệu không gian… Lĩnh vực GIS đặc trưng bởi sự đa dạng trong ứng dụng. Khái niệm GIS được phát triển trên nền của nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa học máy tính, khoa học trái đất, các khoa học ứng dụng (hành chính, đất đai, môi trường… ) Sự đa dạng của các lĩnh vực ứng dụng, các phương pháp và khái niệm khác nhau được áp dụng trong GIS dẫn đến có rất nhiều khái niệm khác nhau về GIS: - Tập hợp các công cụ dùng để thu thập, lưu trữ, truy cập, biến đổi và thể hiện dữ liệu không gian ghi nhận được từ thế giới thực tiễn. - Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu trên máy tính dùng để thu thập, lưu trữ, truy cập, phân tích và thể hiện dữ liệu không gian. - Hệ thống hỗ trợ ra quyết định có chức năng tích hợp dữ liệu không gian vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Từ các định nghĩa nêu trên, chúng ta có một định nghĩa tổng quát về GIS như sau: “Hệ thống các công cụ nền máy tính dùng để thu thập, lưu trữ, truy cập và biến đổi, phân tích và thể hiện dữ liệu liên quan đến các vị trí trên bề mặt trái đất và tích hợp các thông tin này vào quá trình ra quyết định” (“GIS căn bản”, Trần Trọng Đức - 2001). 3.1.1 Mô hình dữ liệu GIS Mô hình dữ liệu thể hiện một tập hợp các quy tắc hoặc hướng dẫn giúp chuyển đổi thế giới thực thành các đối tượng số với các đặc tính không gian và thuộc tính. Dữ liệu thuộc tính được thể hiện bởi mô hình dữ liệu dạng bảng trong khi dữ liệu không gian được thể hiện bởi mô hình hình học. a. Mô hình dữ liệu hình học Mô hình dữ liệu hình học được chia làm 2 loại chủ yếu: mô hình vector và mô hình raster. - Mô hình vector Hệ thống thông tin nền vector biểu diễn dữ liệu không gian như điểm, đường (thẳng hoặc cong), hoặc vùng có kèm theo các thuộc tính dùng để mô tả đối tượng. Tọa độ tham khảo Cartersian (ví dụ x, y, z) hoặc tọa độ địa lý và các phép toán hình học về tọa độ giúp xác định tọa độ các điểm trong hệ thống. Đường được định nghĩa như chuỗi các điểm có hệ thống. Vùng cũng được lưu trữ như là chuỗi các điểm có thứ tự, với điểm đầu và điểm cuối trùng nhau. Mô hình dữ liệu này phù hợp trong biểu diễn dữ liệu có ranh giới rõ rệt như ranh nhà, ranh đường… Để biểu diễn dữ liệu dạng vector, hai loại cấu trúc thường được sử dụng là spaghetti và topology. - Mô hình raster Hệ thống nền raster thể hiện, định vị trí và lưu trữ dữ liệu địa lý bằng cách sử dụng một ma trận hay lưới các “ô” được sắp xếp hàng đến hàng từ trên xuống dưới và cột đến cột từ trái sang phải. Mỗi vị trí được xác định bởi hàng và cột có thuộc tính bằng chính giá trị của ô đơn đó. Mô hình dữ liệu này phù hợp trong biểu diễn dữ liệu biến đổi liên tục: độ cao, nhiệt độ, lượng mưa... Chúng ta có thể chuyển đổi dữ liệu qua lại giữa hai mô hình vector và mô hình raster bằng các phương pháp raster hóa hoặc vector hóa. Thế giới thực có thể biểu diễn ở cả hai dạng mô hình vector hoặc raster, việc lựa chọn mô hình vector hay mô hình raster là tùy thuộc vào bản chất dữ liệu và nhu cầu sử dụng dữ liệu. Trong đề tài này, dữ liệu GIS đầu vào được sử dụng ở dạng vector, dữ liệu dùng cho phân tích bài toán thích nghi và xây dựng mô hình đánh giá thích nghi được chuyển đổi sang dạng raster. b. Mô hình dữ liệu thuộc tính Thế giới thực được biểu diễn trong GIS thông qua các phần tử không gian như điểm, đường, vùng (mô hình vector) hay pixel (mô hình raster) với các thuộc tính tương ứng. Dữ liệu thuộc tính trong GIS thường được đề cập đến như “dữ liệu chuyên đề” hoặc “dữ liệu phi không gian”. Dữ liệu thuộc tính được phân loại vào một trong hai nhóm dữ liệu dạng số hoặc dạng chữ: - Dữ liệu dạng số (được diễn tả như số nguyên hoặc số thực) được chia thành 2 nhóm: + Dữ liệu interval: có đặc tính là độ chênh lệch giữa các giá trị có thể tính được và không có trị số không tuyệt đối. Ví dụ như yếu tố nhiệt độ (Celsius hoặc Fahrenheit). + Dữ liệu ratio: có đặc tính là có gốc zero tuyệt đối. Ví dụ như dữ liệu về các yếu tố thu nhập, tuổi, lượng mưa. - Dữ liệu dạng chữ (có thể được mã hóa như các con số, tuy nhiên không thể tiến hành các phép toán số học) được chia làm hai loại: + Dữ liệu danh xưng (nominal): không có thứ bậc. Ví dụ: dữ liệu về tên đất, tên địa danh, tên người… + Dữ liệu thứ bậc (ordinal): tồn tại thứ bậc nhưng không đề cập đến sự khác biệt giữa các thứ bậc. Ví dụ: dữ liệu về phân hạng đường, hạng sông suối… Trong GIS, dữ liệu thuộc tính thường được lưu trữ trong máy tính dưới dạng bảng, tách biệt với dữ liệu không gian. Khi cần biểu diễn hoặc phân tích, dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính được liên kết lại với nhau thông qua các “trường thuộc tính” chung (“GIS căn bản”, Trần Trọng Đức - 2001). 3.1.2 Phân tích dữ liệu GIS Một trong những chức năng nổi bật của GIS là phân tích không gian kết hợp phân tích thuộc tính để trợ giúp cho quá trình ra quyết định. Phân tích dữ liệu để tìm ra các giải pháp nhằm giải quyết theo yêu cầu các vấn đề của thế giới thực. Do tính chất phức tạp của các vấn đề, các phép phân tích không gian có thể biến đổi từ các hoạt động luận lý hoặc số học đơn giản đến các phân tích mô hình phức tạp. Khả năng phân tích không gian đơn lẻ và phân tích không gian kết hợp xử lý thuộc tính của GIS là cơ sở để phân biệt GIS với các hệ thống quản trị co sở dữ liệu thông thường khác. Phân tích dữ liệu gồm 3 nhóm chức năng chính: Phân tích dữ liệu không gian; Phân tích dữ liệu thuộc tính; Phân tích dữ liệu kết hợp không gian và thuộc tính. Phân tích kết hợp dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian Ưu điểm nổi bật của GIS là phân tích kết hợp dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian. Đây là cơ sở quan trọng để phân biệt GIS với các phần mềm vẽ bản đồ, phần mềm vẽ kĩ thuật hoặc các hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông thường khác. Phân tích kết hợp dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian có thể được xếp thành 4 chức năng chính: - Truy vấn, phân loại, đo lường: + Truy vấn: Truy vấn không gian và thuộc tính bao gồm tìm kiếm, chọn lọc, sắp xếp và hiển thị dữ liệu được chọn nhưng không cần thiết phải điều chỉnh vị trí của đối tượng hoặc tạo mới đối tượng. + Phân loại và tổng quát hóa: Chức năng phân loại được cung cấp trong tất cả các hệ GIS. Đối với lớp dữ liệu đơn, chức năng phân loại liên quan đến gán tên cho từng polygon (ví dụ: phân loại các khu vực theo thành phần cơ giới: đất thịt nhẹ, đất thịt trung bình, đất cát, đất sét, sỏi…). Phân loại cũng được tiến hành trên nhiều lớp dữ liệu, thường kết hợp với chức năng chồng lớp (ví dụ: tìm vùng không gian thích nghi nhất cho trồng cây cà phê ở tỉnh X. Các lớp dữ liệu cần phân tích tổng hợp và chồng lớp như: nhiệt độ, lượng mưa, đất đai…. ). - Chồng lớp dữ liệu Chức năng chồng lớp không gian với những lớp chuyên đề được chồng lên nhau để tạo ra một lớp chuyên đề mới chứa đựng những thông tin mới. Để rút ra những thông tin này, thao tác số học hoặc thao tác luận lý (logic) được vận dụng trên những lớp dữ liệu khác nhau được nhập vào. Chồng ghép những lớp dữ liệu khác nhau là một quá trình bậc thang. Hai lớp dữ liệu đầu vào được tổ hợp thành một lớp trung gian; lớp trung gian lại được tổ hợp với một lớp thứ ba để tạo thành lớp trung gian khác. Điều này được tiếp tục thực hiện khi tất cả các lớp đầu vào được chồng lên nhau. Chồng lớp dữ liệu raster với nhiều hơn hai lớp dữ liệu được thực hiện khá dễ dàng khi so sánh với chồng lớp dữ liệu vector bởi vì nó không đòi hỏi các hoạt động topology mà chỉ tiến hành trên cơ sở pixel với pixel. Có hai phương pháp chồng lớp với dữ liệu raster thường được áp dụng trong phân tích GIS: Phương pháp trung bình trọng số: khi chồng lớp 02 lớp dữ liệu với các giá trị P1 và P2 cùng các trọng số tương ứng là W1 và W2 thì kết quả xuất sẽ có giá trị tương ứng là: P = P1W1 = P1W1 với W1 + W2 = 1 Phương pháp phân hạng: dữ liệu thuộc tính của 2 lớp dữ liệu được phân thảnh 5 hạng, ví dụ như hạng xuất xắc (5), tốt hơn (4), bằng nhau (3), kém (2), rất kém (1). Hai lớp A và B có thể chồng lớp với nhau theo một trong ba nguyên tắc sau: Hạng cực tiểu: hạng thấp hơn sẽ được chọn cho pixel xuất trong lớp kết quả. Hạng chọn: chuyên gia quyết định hạng tổng hợp cho pixel xuất. Chồng lớp dữ liệu vector tương đối phức tạp vì phải tiến hành xây dựng topology về mối quan hệ không gian giữa các đối tượng không gian trong lớp dữ liệu xuất. - Nội suy Nội suy là quá trình tính toán dự báo các giá trị chưa biết từ các giá trị đã biết ở lân cận. Để nội suy có thể sử dụng nhiều thuật toán khác nhau như hồi quy đa thức, chuỗi Fourier, hàm Spline, trung bình di chuyển, Kriging. Nhiều mô hình toán học với nhau được dùng trong nội suy. Chất lượng của kết quả nội suy phụ thuộc vào độ chính xác, số lượng và phân bố các điểm đã biết được dùng cho tính toán nội suy. Phân tích lân cận Phân tích lân cận đánh giá những đặc tính của vùng xung quanh một vị trí được chọn nào đó. Vùng lân cận có thể ở dạng hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn hoặc ở dạng bất kì, ví dụ như vùng lân cận quanh một con đường chạy ngoằn nghoèo ((“Phân tích và xử lý thông tin địa lý trong GIS”, Hoàng Thanh Tùng - 2005; “Suitability analysis of urban green space system based on GIS” , Yang Manlun – 2003). 3.2 PHÂN TÍCH ĐA TIÊU CHUẨN Phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn (Multi Criteria Analysis - MCA) là một kĩ thuật phân tích tổ hợp các tiêu chuẩn khác nhau để cho ra kết quả cuối cùng. Phân tích đa tiêu chuẩn cung cấp cho người ra quyết định các mức độ quan trọng khác nhau của các tiêu chuẩn khác nhau hay trọng số của các tiêu chuẩn liên quan. Trong đề tài này, trọng số của các tiêu chuẩn ảnh hưởng đến việc chọn vùng không gian phát triển cây dâu tằm cần được xác định. Xác định trọng số của các tiêu chuẩn là một công việc phức tạp vì nó không chỉ dừng lại ở việc xác định thích hợp hay không thích hợp mà còn phải xác định tỉ lệ về mức độ thích hợp. Để xác định trọng số của các tiêu chuẩn, người ta thường dùng phương pháp tham khảo từ hệ chuyên gia, trên cơ sở kiến thức, kinh nghiệm của cá nhân. Ba phương pháp xác định trọng số của các tiêu chuẩn thường được áp dụng là: Phân tích thống kê tổng hợp (Statistics Intergrated), Phân tích thứ bậc 9 mức độ (Hierarchic analysis of nine-degree), Phân tích thứ bậc 3 mức độ (Hierarchic analysis of three-degree). 3.2.1 Phân tích thống kê tổng hợp (Statistics Intergrated) Phân tích thống kê tổng hợp là phương pháp tiếp cận chuyên gia thông qua phiếu điều tra. Trên cơ sở các thông tin từ mẫu phiếu điều tra, chúng ta tiến hành phân tích, xử lý để tìm ra trọng số cho đối tượng. Phương pháp phân tích thống kê tổng hợp có nhiều ưu điểm trong việc xác định trọng số. Trọng số được tính toán dựa trên thống kê từ ý kiến chuyên gia, giá trị tính toán đương đối chính xác. Nó phù hợp đối với công tác đánh giá với sự tác động của nhiều yếu tố. Nhược điểm của phương pháp này chính là việc xác định vector thứ tự trọng số (vector C). Vector C có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả cuối cùng, vector C khác nhau thì kết quả cuối cùng sẽ nhau. Với phạm vi nghiên cứu đối tượng rộng thì kết quả này tương đối chính xác và khoa học. Tuy nhiên phương pháp này cũng không tránh khỏi sự can thiệp của con người nên vẫn còn duy trì tính chủ quan. 3.2.2 Phân tích thứ bậc 9 mức độ (Hierarchic analysis of nine-degree) Phương pháp phân tích thứ bậc 9 mức độ được sử dụng khá phổ biến trong phân tích đa tiêu chuẩn. Bước đầu tiên của phương pháp này là tiến hành so sánh mức độ quan trọng của các yếu tố theo từng cặp, bao gồm cả sự tự so sánh. Bước tiếp theo là xác định mức độ quan trọng dựa vào tỉ lệ theo chín cấp độ. Trên cơ sở đó chúng ta xác định được ma trận so sánh cặp; một nửa của ma trận so sánh là số nghịch đảo của nửa kia, yếu tố bên trái của ma trận sẽ được so sánh với yếu tố hàng trên cùng của ma trận. Bước cuối cùng là ta xác định được ma trận vector trọng số. Phương pháp phân tích thứ bậc 9 mức độ tập hợp được các so sánh cặp chi tiết từ các chuyên gia nên khá hữu dụng trong việc xác định trọng số của các yếu tố, nhất là trong các bài toán phức tạp. Ngoài ra nó cũng đảm bảo kiểm định được chỉ số nhất quán (Consistency Ratio), chỉ số nhất quán thường chỉ nhỏ hơn hoặc bằng 10%. Tuy nhiên phương pháp này có quá nhiều mức độ ưu tiên tham gia khi xác định trọng số của các yếu tố. Trong một số trường hợp, rất khó để xác định giá trị số so sánh mức độ ưu tiên giữa 2 yếu tố. 3.2.3 Phân tích thứ bậc 3 mức độ (Hierarchic analysis of three-degree) Hạn chế lớn nhất của phương pháp phân tích thứ bậc 9 mức độ là rất khó khăn để xác định trị số so sánh theo 9 mức độ (từ 1 đến 9), nhất là những đối tượng không có sự khác biệt lớn. Để dễ dàng hơn, chúng ta sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc 3 mức độ. Trong phương pháp này, độ quan trọng được phân thành 3 mức: quan trọng hơn, quan trọng bằng nhau và ít quan trọng hơn. So với phương pháp phân tích thứ bậc 9 cấp độ, phương pháp phân tích thứ bậc 3 cấp độ làm cho người quyết định dễ dàng hơn trong xác định tầm quan trọng của các yếu tố. Đặc biệt khi có nhiều yếu tố được đưa ra đánh giá thì phương pháp này sẽ dễ dàng hơn là tiến hành so sánh cặp (“Ứng dụng GIS quy hoạch vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước”, Ngô Minh Thụy – 2007). 3.3 MÔ HÌNH HÓA KHÔNG GIAN Mô hình hóa không gian được tiến hành trên cả dữ liệu dạng raster và vector. Do đề tài tiến hành mô hình hóa không gian trên dữ liệu raster nên trong phần này chỉ đề cập đến lý thuyết về dữ liệu raster, phương pháp mô hình hóa không gian trên dữ liệu raster và các khái niệm liên quan. Cùng sử dụng một phương pháp mô hình hóa không gian nhưng việc tiến hành mô hình hóa không gian trên dữ liệu raster dễ dàng hơn so với dữ liệu vector. Với dữ liệu raster, chúng ta có thể đồng thời chồng lớp dữ liệu không gian (overlay) với nhiều lớp đối tượng trong khi với dữ liệu vector chỉ có thể thực hiện cho hai lớp đối tượng. 3.3.1 Một số khái niệm: a. Mô hình: là sự thể hiện thực tế một cách đơn giản và hoàn chỉnh. Ví dụ: mô hình nhà cửa, mô hình Trái Đất, mô hình độ cao số (DEM)… Các dạng khác của mô hình: mô hình có thể là những nguyên lý (học thuyết), quy luật, giả thuyết, phương trình hoặc thậm chí là những ý tưởng có cấu trúc, phổ biến nhất là hai loại: mô hình mô phỏng và mô hình dự báo. b. Mô hình hóa là quá trình tạo lập mô hình, mô hình hóa không gian là quá trình thao tác và phân tích dữ liệu không gian để tạo ra những thông tin hữu ích nhằm phục vụ giải quyết những bài toán phức tạp (“Phân tích và xử lý thông tin địa lý trong GIS”, Hoàng Thanh Tùng - 2005). Các bước cần thiết trong một quy trình mô hình hóa: - Nhận diện vấn đề. - Phân tích vấn đề. - Chuẩn bị dữ liệu để giải quyết vấn đề. - Xây dựng các lưu đồ và tiến trình. - Chạy thử và chỉnh sửa mô hình. - Hoàn chỉnh mô hình. c. Độ phân giải pixel: kích thước của pixel sử dụng trong mô hình có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả cuối cùng của mô hình. Việc định dạng độ phân giải dựa vào tỉ lệ bản đồ gốc và đơn vị bản đồ nhỏ nhất. Nếu kích thước pixel quá lớn sẽ dẫn đến mất hoặc bỏ sót thông tin, ngược lại nếu kích thước pixel quá nhỏ sẽ làm cho kích thước dữ liệu tăng lên, bộ nhớ bị chiếm dụng lớn sẽ làm chậm quá trình xử lý. Như vậy việc lựa chọn kích thước pixel phải đảm bảo sao cho vừa cung cấp đầy đủ thông tin, vừa đảm bảo dung lượng dữ liệu không quá lớn. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong mô hình hóa không gian (“GIS đại cương – Phần lý thuyết”, Trần Vĩnh Phước – 2000). 3.3.2 Các chức năng phân tích không gian trên dữ liệu raster được sử dụng - Chuyển dữ liệu từ vector sang raster (Conversion to Grid) - Tái phân loại đối tượng (Reclassfication) - Nội suy theo điểm (Interpolation) - Xây dựng độ dốc (Terrain Slope) - Chồng lớp theo trọng số (Weighted Overlay) và chồng lớp số học (Arithmetic Overlay) - Đại số bản đồ (Map Algebra) a. Chuyển dữ liệu từ vector sang raster Quy trình chuyển dữ liệu từ vector sang raster cho phép tạo ra dữ liệu raster từ một lớp dữ liệu dạng điểm, đường hoặc vùng. Dữ liệu đầu vào có thể chứa một trường dạng số nguyên, số thập phân hay chuỗi kí tự. Giá trị của trường dữ liệu đầu vào sẽ xác định giá trị mỗi ô (cell) của kết quả đầu ra và loại dữ liệu raster được tạo (rời rạc hay liên tục). b. Tái phân loại đối tượng Quy trình này cho phép chúng ta gộp nhóm giá trị của các ô (cells) vào các phân lớp khác nhau. Việc chỉ định giá trị của mỗi phân lớp do người phân loại xác định. Dữ liệu đầu vào bắt buộc phải ở dạng raster. Kết quả xuất ra là dữ liệu ở dạng raster với các phân lớp mới do người phân lại xác định. c. Nội suy theo điểm Quy trình này cho phép chúng ta chuyển từ dữ liệu dạng điểm thành dữ liệu raster liên tục. Giá trị của mỗi ô (cell) được ước tính dựa trên giá trị của các điểm lân cận. Dữ liệu đầu vào bắt buộc phải ở dạng điểm và phải chứa ít nhất một trường dữ liệu dạng số làm cơ sở tính toán cho kết quả đầu ra. Hai phương pháp nội suy phổ biến được sử dụng là nội suy theo cạnh (Spline) và trọng số đảo ngược khoảng cách (Inverse Distance Weighted - IDW). e. Chồng lớp theo trọng số và chồng lớp số học - Chồng lớp theo trọng số Chồng lớp theo trọng số cho phép chúng ta kết hợp dữ liệu từ nhiều lớp dữ liệu đầu vào bằng cách chuyển đổi giá trị trong mỗi ô của chúng thành một tỉ lệ thông thường (common scale), sau đó thiết lập trọng số (phần trăm ảnh hưởng) cho mỗi yếu tố rồi cộng dồn giá trị của các ô đã được thiết lập trọng số với nhau. Trong phương pháp chồng lớp theo trọng số, chúng ta chuyển đổi giá trị của mỗi ô thành các giá trị tỉ lệ thông thường. Các giá trị này đã được thiết lập sẵn hoặc chúng ta cũng có thể tự thiết lập. - Chồng lớp số học Chồng lớp số học cho phép chúng ta kết hợp nhiều lớp dữ liệu đầu vào bằng cách thiết lập một toán tử và hệ số nhân cho mỗi lớp. Kết quả của phương pháp này là việc kết hợp các lớp theo các toán tử và hệ số nhân đã chỉ định. f. Đại số bản đồ (Map Algebra) Một trong những ưu thế nổi bật của GIS là khả năng phân tích không gian rất mạnh mẽ. Đại số bản đồ cung cấp các công cụ toán học để thực hiện các phép phân tích không gian. Đại số bản đồ dựa trên đại số ma trận với các phép toán đại số xử lý trên ma trận và mạng lưới. Cấu trúc dữ liệu raster trong GIS rất phù hợp cho các xử lý bằng các phép toán của đại số bản đồ. Đại số bản đồ tạo đối tượng không gian và liên kết các thuộc tính bằng cách chồng lớp các đối tượng từ hai hay nhiều lớp dữ liệu bản đồ. Các đối tượng trong mỗi lớp dữ liệu đơn sẽ được tổ hợp để tạo ra đối tượng mới. Những thuộc tính của đối tượng sẽ được nhập với nhau để mô tả đối tượng mới. Do đó những quan hệ mới về thuộc tính được thiết lập. Đại số bản đồ sử dụng các biểu thức toán để tổ hợp các dữ liệu raster như: các phép toán số học (cộng, trừ, nhân, chia), các phép toán quan hệ (, , =, =), đại số Boolean (“and”, “or”, “not”, “xor”…) và đại số logic (DIFF, IN, OVER) (“Principles of Geography Informations Systems for land Resource Assesment”’ P.A.Bourrough - 1986; “Phân tích và xử lý thông tin địa lý trong GIS”, Hoàng Thanh Tùng - 2005). 3.4. MODELBUILDER trong phân tích không gian của ARCVIEW ArcView là phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin địa lý của Viện nghiên cứu hệ thống môi trường Hoa Kỳ (Enviroment System Research Institute – ESRI). ArcView cho phép người dùng không chỉ hiển thị dữ liệu địa lý mà còn cung cấp nhiều tương tác tiện dụng khác với dữ liệu. ArcView đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới và khá phổ biến ở Việt Nam. Công nghệ GIS không những cho phép xử lý, phân tích kết hợp dữ liệu không gian mà còn có thể tổ chức tổng hợp các bước xử lý không gian thành một hệ thống lớn để mô hình hóa thế giới thực. Tuy nhiên khi mô hình không gian đó phức tạp thì việc quản lý các tiến trình xử lý trở lên khó khăn hơn rất nhiều. Xuất phát từ yêu cầu đó, bộ công cụ mở rộng ModelBuilder ra đời. ModelBuilder là một công cụ của phần mở rộng Spatial Analyst chạy trên nền của ArcView, với khả năng tạo lập và quản lý mô hình không gian tự động giúp cho người sử dụng dễ dàng xây dựng, chỉnh sửa, quản lý mô hình. Trong Modelbuilder, khi chúng ta nhập dữ liệu đầu vào thì các chương trình con sẽ tự động tính toán để xuất ra dữ liệu đầu ra. ModelBuilder có thể giúp ích cho người sử dụng rất nhiều trong việc xây dựng các mô hình, đặc biệt là các mô hình lớn. Trong một mô hình, chúng ta có thể thực hiện nhiều thao tác như thêm một tiến trình mới, xóa tiến trình cũ, thay đổi mối quan hệ giữa các tiến trình, thay đổi dữ liệu đầu vào, thay đổi thuật toán xử lý. Các thao tác này có thể thay đổi tùy ý cho phù hợp với mục tiêu cuối cùng. Các bước tiến hành mô hình hóa trên ModelBuilder: - Xây dựng dữ liệu cho mô hình - Xây dựng các tiến trình - Xác định mối quan hệ giữa các tiến trình - Chạy mô hình - Chỉnh sửa mô hình - Hoàn thiện mô hình. Nhìn chung, ModelBuilder là công cụ rất hữu ích cho việc mô hình hóa không gian thế giới thực. Trong đề tài, đây là công cụ chính để tiến hành xây dựng các vùng thích hợp phát triển cây dâu tằm. ( “ModelBuilder for ArcView Spatial Analist 2”, ESRI - 2000). CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP 4.1. DỮ LIỆU 4.1.1 Dữ liệu bản đồ Bảng 4.1: Các dữ liệu dạng bản đồ STT Tên Nội dung Tỉ lệ Hệ tọa độ Năm xây dựng Nguồn 1 Bản đồ sử dụng đất Phân loại 08 nhóm sử dụng đất chính 1/10.000 UTM, WGS - 84 2005 Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Lâm Đồng 2 Bản đồ thổ nhưỡng Phân loại tầng dày, thành phần cơ giới, đá lộ đầu, độ sâu kết von, độ sâu đá lẫn, độ sâu gley. 1/10.000 UTM, WGS - 84 2000 Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông Nghiệp miền Nam 3 Bản đồ địa hình Các điểm độ cao, đường bình độ 1/10.000 UTM, WGS - 84 2000 Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông Nghiệp miền Nam 4 Bản đồ thủy văn Hệ thống sông ngòi 1/10.000 UTM, WGS - 84 2000 Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam 5 Bản đồ ngập lũ Phân loại 03 nhóm đối tượng ngập lũ 1/10.000 UTM, WGS - 84 2002 Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng 6 Bản đồ thủy lợi Phân loại 03 nhóm đối tượng nước tưới 1/10.000 UTM, WGS - 84 2002 Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng 7 Bản đồ hành chính Phân vùng 16 xã, thị trấn 1/25.000 VN - 2000 2005 Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Lâm Đồng 8 Bản đồ giao thông Các tuyến giao thông đường bộ 1/25.000 VN - 2000 2005 Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Lâm Đồng 4.1.2 Các loại dữ liệu khác Bảng 4.2: Các loại dữ liệu khác STT Tên Nội dung Nguồn 1 Dữ liệu khí hậu Thống kê về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm Các trạm khí tượng – thủy văn các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận 2 Dữ liệu cây dâu tằm Thống kê về diện tích, sản lượng, phân bố Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Lâm Hà 4.1.3 Các thuật toán sử dụng - Chuyển đổi hệ tọa độ: chuyển tất cả các dữ liệu đầu vào (VN – 2000, UTM - WGS 84) sang lưới chiếu UTM, ellipsoid WGS – 84. - Chuyển dữ liệu từ vector sang raster (Conversion to Grid): áp dụng cho các 10 lớp đối tượng: lượng mưa, ngập lũ, nước tưới, thành phần cơ giới đất, tầng dày đất, đá lộ đầu, độ sâu đá lẫn, độ sâu kết von, độ sâu gley, quy hoạch sử dụng đất. - Kích thước ô (cell): 50 mét. - Tái phân loại đối tượng (Reclassfication): áp dụng cho lớp độ cao, độ dốc, quy hoạch sử dụng đất. Nội suy theo điểm (Interpolation): dùng để nội suy ra lớp độ cao từ các điểm độ cao. - Xây dựng độ dốc (Terrain Slope): xây dựng dữ liệu độ dốc từ lưới raster độ cao. 4.2. PHẦN MỀM Sử dụng MODELBUILDER trong phân tích không gian của ARCVIEW 4.3. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ 4.2.1 Xác định trọng số Trọng số của các yếu tố tham gia vào bài toán phân tích chọn vùng không gian ưu tiên chính là mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó. Trọng số có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả cuối cùng, trọng số thay đổi thì kết quả cũng thay đổi. Trong mục 3.3, chúng ta đã nghiên cứu cơ sở lý thuyết của việc xác định trọng số thông qua 3 phương pháp pháp là thống kê tổng hợp, phân tích thứ bậc 9 cấp độ và phân tích thứ bậc 3 cấp độ. Trên cơ sở đánh giá ưu nhược điểm của từng phương pháp cộng với điều kiện dữ liệu thực tế, đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích thống kê tổng hợp để tính toán trọng số cho các yếu tố. Như đã trình bày trong phần cơ sở lý thuyết, phương pháp phân tích thống kê tổng hợp là phương pháp tiếp cận hệ chuyên gia. Để sử dụng phương pháp này trong tính toán trọng số, đề tài đã tiến hành tiếp cận 22 chuyên gia có chuyên môn liên quan đến cây dâu tằm gồm 05 chuyên gia nông học, 05 chuyên gia quy hoạch, 05 người dân sản xuất dâu tằm, 03 cán bộ địa chính xã, 02 chuyên gia kinh tế, 02 nhà nghiên cứu cây dâu tằm. Trên cơ sở các thông tin thu thập được từ các phiếu điều tra, đề tài tiến hành tổng hợp thống kê. Bảng 4.3: Tổng hợp thông tin điều tra Độ cao 0 0 2 3 6 7 4 0 0 0 0 Độ dốc 4 3 11 4 0 0 0 0 0 0 0 Lượng mưa 0 0 0 0 0 6 6 8 2 0 0 Ngập lũ 0 0 12 6 3 1 0 0 0 0 0 Tp cơ giới đất 5 5 3 5 4 0 0 0 0 0 0 Đá lộ đầu 0 0 0 0 0 0 0 0 6 12 4 Đá lẫn 0 0 0 0 0 0 0 1 0 11 10 Kết von 0 0 0 0 0 0 0 0 0 4 18 Gley 0 0 0 0 0 0 0 1 3 10 8 Tầng dày 7 5 7 3 0 0 0 0 0 0 0 Nước tưới 0 0 0 0 0 0 0 6 10 4 2 Yếu tố Mức quan trọng Qtrọng thứ nhất Q.trọng thứ hai Q.trọng thứ ba Q.trọng thứ tư Q.trọng thứ năm Q.trọng thứ sáu Q.trọng thứ bảy Q.trọng thứ tám Q.trọng thứ chín Q.trọng thứ mười Q.trọng thứ mười một Bảng 4.4: Xử lý thông tin điều tra Độ cao 0 0 0.09 0.14 0.27 0.32 0.18 0 0 0 0 Độ dốc 0.18 0.14 0.50 0.18 0 0 0 0 0 0 0 Lượng mưa 0 0 0 0 0 0.27 0.27 0.37 0.09 0 0 Ngập lũ 0 0 0.54 0.27 0.14 0.05 0 0 0 0 0 Tp cơ giới đất 0.23 0.23 0.13 0.23 0.18 0 0 0 0 0 0 Đá lộ đầu 0 0 0 0 0 0 0 0 0.27 0.55 0.18 Đá lẫn 0 0 0 0 0 0 0 0.05 0 0.50 0.45 Kết von 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0.18 0.82 Gley 0 0 0 0 0 0 0 0.05 0.14 0.45 0.36 Tầng dày 0.32 0.23 0.32 0.13 0 0 0 0 0 0 0 Nước tưới 0 0 0 0 0 0 0 0.27 0.46 0.18 0.09 Yếu tố Mức quan trọng Qtrọng thứ nhất Q.trọng thứ hai Q.trọng thứ ba Q.trọng thứ tư Q.trọng thứ năm Q.trọng thứ sáu Q.trọng thứ bảy Q.trọng thứ tám Q.trọng thứ chín Q.trọng thứ mười Q.trọng thứ mười một Qua bảng 4.4 chúng ta nhận thấy yếu tố độ dốc, tầng dày đất và thành phần cơ giới đất có ảnh hưởng lớn nhất đến việc chọn vùng không gian ưu tiên. Yếu tố độ dốc với 18% quan trọng nhất, 14% quan trọng thứ hai, 50% quan trọng thứ ba và 18% quan trọng thứ tư; yếu tố tầng dày đất với 32% quan trọng nhất, 23% quan trọng thứ hai, 32% quan trọng thứ ba và 13% quan trọng thứ tư. Trong khi đó các yếu tố ít quan trọng nhất là độ sâu xuất hiện đá lẫn, độ sâu xuất hiện gley và độ sâu xuất hiện kết von. Trên cơ sở này chúng ta tiến hành tính toán vector trọng số: w== = [6.64; 9.32; 4.72; 8.30; 9.10; 2.09; 1.65; 1.18; 1.88; 9.74; 2.91] Thực hiện chuẩn hóa dữ liệu, chúng ta xác định được vector trọng số là w = (0.12; 0.16; 0.08; 0.14; 0.16; 0.04; 0.03; 0.02; 0.03; 0.17; 0.05). Như vậy, kết quả trọng số cho các yếu tố xác định theo phương pháp phân tích thống kê tổng hợp là: Bảng 4.5: Kết quả tính toán trọng số cho 12 yếu tố phân tích Yếu tố Độ cao Độ dốc Lượng mưa Ngập lũ TP cơ giới Đá lộ đầu Đá lẫn Kết von Gley Tầng dày Nước tưới Trọng số 0.12 0.16 0.08 0.14 0.16 0.04 0.03 0.02 0.03 0.17 0.05 4.2.2 Phân tích đánh giá thích nghi Để giải quyết vấn đề đánh giá thích nghi cho cây dâu tằm trên địa bàn huyện Lâm Hà, đề tài sử dụng 2 phương pháp chủ đạo là chồng lớp theo trọng số và chồng lớp số học với dữ liệu dạng raster. Các yếu tố tự nhiên sẽ sử dụng phương pháp chồng lớp theo trọng số để tìm ra phân cấp các vùng ưu tiên. Kết quả này sẽ được tích hợp với lớp dữ liệu hiện trạng sử dụng đất theo phương pháp chồng lớp số học để tìm ra vùng không gian thích nghi nhất. Vì tất cả các đối tượng đều được sử dụng dưới dạng dữ liệu vector nên chúng ta phải thực hiện mã hóa cho các đối tượng này. - Mã hóa dữ liệu raster cho các yếu tố tự nhiên: Việc mã hóa được thực hiện cho từng phân cấp thích nghi cụ thể: + Rất thích nghi (S1): mã hóa là 3 + Thích nghi trung bình (S2): mã hóa là 2 + Ít thích nghi (S3): mã hóa là 1 + Không thích nghi (N): mã hóa là 0 - Mã hóa dữ liệu raster cho lớp quy hoạch sử dụng đất (yếu tố kinh tế – xã hội) + Giá trị mã hóa bằng 0 (Khu vực không thích hợp): Đất quốc phòng, đất thổ cư, rừng phòng hộ, hồ ao. + Giá trị mã hóa bằng 1(Khu vực ít thích hợp): Đất trồng cây lâu năm. + Giá trị mã hóa bằng 2 (Khu vực khá thích hợp): Đất trồng hoa màu, lúa, rừng sản xuất. + Giá trị mã hóa bằng 3 (Khu vực rất thích hợp): Đất chưa sử dụng. Việc mã hóa dữ liệu raster cho lớp quy hoạch sử dụng đất giúp phân loại mức độ phù hợp của từng vùng để phát triển cây dâu tằm vì thích nghi tự nhiên thôi chưa đủ mà còn phải phù hợp với các điều kiện kinh tế – xã hội. Độ dốc ……….... Thích nghi KT - XH X Gley Độ dốc Thích nghi tự nhiên Thích nghi tổng thể Hình 4.1: Quy trình đánh giá thích nghi đất đai phát triển cây dâu tằm a. Các yếu tố tự nhiên Trong đánh giá thích nghi cây trồng, các yếu tố tự nhiên đóng một vai trò rất quan trọng. Mỗi loại cây trồng thích nghi với một giới hạn tự nhiên khác nhau. Đối với cây dâu tằm, chúng ta đánh giá khả năng thích nghi dựa trên đặc tính sinh thái của cây theo 3 nhóm yếu tố: khí hậu – thủy văn (lượng mưa, ngập lũ, nước tưới), thổ nhưỡng (tầng dày, đá lẫn, đá lộ đầu, kết von, gley, thành phần cơ giới), địa hình (độ cao, độ dốc). + Khí hậu – Thủy văn - Lượng mưa Lượng mưa từ 2000 mm đến 3000 mm có mức thích nghi cao nhất. Trong khi đó lượng mưa trên 3000 mm hay dưới 2000 mm có mức thích nghi trung bình. Lượng mưa trung bình trong toàn huyện Lâm Hà khá cao, phân bố tương đối đồng nhất, ngoại trừ một số sườn núi đón gió phía Tây có lượng mưa vượt trội (> 3000mm) và một số vùng nhỏ nằm lọt trong các thung lũng khuất núi ở phía Bắc và Đông Bắc có lượng mưa thấp hơn (< 2000mm). Bảng 4.6: Đánh giá thích nghi yếu tố lượng mưa Yếu tố tự nhiên Giá trị (mm) Mức thích nghi Rất thích nghi Thích nghi trung bình Ít thích nghi Không thích nghi Lượng mưa < 2000 ü 2000 - 3000 ü > 3000 ü - Ngập lũ Các vùng không bị ngập lũ rất có mức thích nghi cao nhất cho cây dâu. Vùng ngập lũ theo mùa thì ít thích nghi còn vùng ngập lũ thường xuyên thì hoàn toàn không thích nghi. Là một huyện miền núi nên ở Lâm Hà, yếu tố ngập lũ không có ảnh hưởng mạnh. Chỉ có một số ít các khu vực đất trũng, lọt trong các khe núi, hình thành nên các đầm lầy và một vài vùng dọc sông Đạ Dâng là có ngập nước thường xuyên. Các khu vực đất cao ven sông suối thường chỉ có ngập cục bộ theo mùa còn phần lớn đất đai trong huyện không chịu ảnh hưởng của ngập lũ. Bảng 4.7: Đánh giá thích nghi yếu tố ngập lũ Yếu tố tự nhiên Giá trị Mức thích nghi Rất thích nghi Thích nghi trung bình Ít thích nghi Không thích nghi Ngập lũ Không ngập lũ ü Ngập theo mùa ü Ngập thường xuyên ü - Điều kiện nước tưới Khu vực được tưới tưới nước mặt có mức thích nghi cao; khu vực được tưới nước bằng nước ngầm có mức thích nghi trung bình còn khu vực không được tưới thì ít thích nghi. Ở huyện Lâm Hà, phần lớn đất đai vẫn chỉ chờ vào nước mưa, một phần được tưới bằng nước ngầm, diện tích được tưới bằng nước mặt rất hạn chế, chủ yếu là nhờ vào một số công trình thủy lợi nhỏ dọc theo sông Đạ Dâng, suối Cam Ly. Bảng 4.8: Đánh giá thích nghi yếu tố điều kiện nước tưới Yếu tố tự nhiên Giá trị Mức thích nghi Rất thích nghi Thích nghi trung bình Ít thích nghi Không thích nghi Nưới tưới Tưới nước mặt ü Tưới nước ngầm ü Không được tưới ü + Địa hình - Độ cao Nhìn chung các vùng có độ cao dưới 1000m là thích hợp nhất cho sinh trưởng cây dâu tằm. Càng lên cao, mức thích nghi càng giảm. Huyện Lâm Hà có diện tích lớn, sự phân hóa độ cao cũng tương đối rõ nét. Vùng núi phía Bắc và phía Đông Bắc có độ cao khá lớn (trên 1500m); khu vực này thường có sương muối với nền nhiệt độ thấp quanh năm. Phần diện tích rộng lớn ở trung tâm và phía Nam huyện có độ cao dưới 1000m, khí hậu mát mẻ quanh năm. Giữa 2 khu vực này là vùng đồi núi chuyển tiếp có độ cao từ 1000m đến 1500m. Riêng vùng dọc thung lũng sông Đồng Nai ở phía Nam và Tây Nam có độ cao nhỏ nhất, thường không quá 600m. Bảng 4.9: Đánh giá thích nghi yếu tố độ cao Yếu tố tự nhiên Giá trị (m) Mức thích nghi Rất thích nghi Thích nghi trung bình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7912ng d7909ng Camp244ng ngh7879 GIS trong 273amp225nh giamp225 2737845t amp273.doc
Tài liệu liên quan