Tài liệu Khóa luận Nghiên cứu một số virus trên khoai tây (pvx, pvy, plrv) tại Đà Lạt bằng kỹ thuật elisa, rt-Pcr và giải trình tự: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
…. ….
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VIRUS TRÊN KHOAI TÂY
(PVX, PVY, PLRV) TẠI ĐÀ LẠT BẰNG KỸ THUẬT
ELISA, RT-PCR VÀ GIẢI TRÌNH TỰ
Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Niên khóa: 2001 – 2005
Sinh viên thực hiện: Vƣơng Hồ Vũ
Thành phố Hồ Chí Minh
tháng 9 / 2005
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
…. ….
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VIRUS TRÊN KHOAI TÂY
(PVX, PVY, PLRV) TẠI ĐÀ LẠT BẰNG KỸ THUẬT
ELISA, RT-PCR VÀ GIẢI TRÌNH TỰ
Thành phố Hồ Chí Minh
tháng 9 / 2005
Sinh viên thực hiện:
Vƣơng Hồ Vũ
Giáo viên hƣớng dẫn:
PGS. TS Bùi Cách Tuyến
iii
LỜI CẢM TẠ
Con xin thành kính ghi ơn cha mẹ. Cha mẹ, các em và dòng họ luôn là chỗ dựa
vững chắc về tinh thần và vật chất cho con.
Em vô cùng biết ơn Thầy Bùi Cách Tuyến đã tận tình hƣớng dẫn và truyền đạt cho
em những kinh nghiệm...
49 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Nghiên cứu một số virus trên khoai tây (pvx, pvy, plrv) tại Đà Lạt bằng kỹ thuật elisa, rt-Pcr và giải trình tự, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
…. ….
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VIRUS TRÊN KHOAI TÂY
(PVX, PVY, PLRV) TẠI ĐÀ LẠT BẰNG KỸ THUẬT
ELISA, RT-PCR VÀ GIẢI TRÌNH TỰ
Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Niên khóa: 2001 – 2005
Sinh viên thực hiện: Vƣơng Hồ Vũ
Thành phố Hồ Chí Minh
tháng 9 / 2005
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
…. ….
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VIRUS TRÊN KHOAI TÂY
(PVX, PVY, PLRV) TẠI ĐÀ LẠT BẰNG KỸ THUẬT
ELISA, RT-PCR VÀ GIẢI TRÌNH TỰ
Thành phố Hồ Chí Minh
tháng 9 / 2005
Sinh viên thực hiện:
Vƣơng Hồ Vũ
Giáo viên hƣớng dẫn:
PGS. TS Bùi Cách Tuyến
iii
LỜI CẢM TẠ
Con xin thành kính ghi ơn cha mẹ. Cha mẹ, các em và dòng họ luôn là chỗ dựa
vững chắc về tinh thần và vật chất cho con.
Em vô cùng biết ơn Thầy Bùi Cách Tuyến đã tận tình hƣớng dẫn và truyền đạt cho
em những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian làm đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn đến:
Ban giám hiệu Trƣờng Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm Bộ
Môn Công Nghệ Sinh Học đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian học tập
vừa qua.
Ban giám đốc Trung Tâm Phân Tích - Trƣờng Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí
Minh cùng toàn thể các anh chị tại Trung Tâm đã tạo điều kiện thuận lợi tối đa cũng
nhƣ tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Anh Nguyễn Văn Sơn cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Chi cục Bảo vệ Thực
vật tỉnh Lâm Đồng đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài này.
TS. Bùi Minh Trí, ThS. Trần Nhật Phƣơng cùng Quý Thầy - Cô trong và ngoài
trƣờng đã tận tình giúp đỡ, dạy bảo và trang bị cho em những kiến thức bổ ích.
Em xin chân thành cảm ơn anh Toàn, chị Huệ, chị Phƣơng, chị Hƣng, chị Hà đã hết
lòng giúp đỡ em để em có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Cảm ơn các bạn trong lớp Công Nghệ Sinh Học K27 đã luôn đồng hành, chia sẻ
vui buồn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và làm đề tài.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2005
Vƣơng Hồ Vũ
iv
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
VƢƠNG HỒ VŨ, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Tháng 9 / 2005. “Nghiên
cứu một số virus trên khoai tây (PVX, PVY, PLRV) tại Đà Lạt bằng kỹ thuật ELISA, RT-
PCR và giải trình tự” đƣợc thực hiện từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2005 tại Trung tâm Phân
tích Thí nghiệm Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội đồng hƣớng dẫn:
PGS. TS Bùi Cách Tuyến
Đề tài thực hiện các nội dung sau:
1. Xác định tỷ lệ nhiễm các loại virus PVX, PVY và PLRV tại 5 phƣờng (5, 8, 9,
11 và 12) trên thành phố Đà Lạt bằng kỹ thuật ELISA.
2. Khuếch đại đoạn gene có kích thƣớc 336 bp mã hóa protein vỏ của virus PLRV
bằng kỹ thuật RT-PCR.
3. Giải trình tự đoạn gene 336 bp của virus PLRV và so sánh với ngân hàng gene
(NCBI) để đánh giá mức độ tƣơng đồng của đoạn gen này.
Kết quả đạt đƣợc
1. Xác định đƣợc tỷ lệ nhiễm virus PVX, PVY và PLRV tại các phƣờng nhƣ sau:
- Phƣờng 5: PVX: 56,25%, PVY: 90,91%, PLRV: 96,97%
- Phƣờng 8: PVX: 17,39%, PVY: 100%, PLRV: 100%
- Phƣờng 9: PVX: 21,21%, PVY: 96,97%, PLRV: 96,97%
- Phƣờng 11: PVX: 41,18%, PVY: 100%, PLRV: 100%
- Phƣờng 12: PVX: 72,73%, PVY:100 %, PLRV: 100%
2. Phát hiện đƣợc virus PLRV bằng kỹ thuật RT-PCR.
3. Đã giải đƣợc trình tự đoạn gen 336 bp và cho kết quả tƣơng đồng 100% sau
khi so sánh với trình tự gen của virus PLRV trên ngân hàng gen.
v
MỤC LỤC
PHẦN TRANG
Trang tựa
Lời cảm tạ ............................................................................................................. iii
Tóm tắt .................................................................................................................. iv
Mục lục .................................................................................................................. v
Danh sách các chữ viết tắt .................................................................................... vii
Danh sách các bảng ............................................................................................. viii
Danh sách các hình và biểu đồ .............................................................................. ix
1. MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.2 Mục đích ............................................................................................................. 2
1.3 Yêu cầu ............................................................................................................... 2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................................ 3
2.1 Sơ lƣợc về khoai tây và bệnh trên khoai tây ....................................................... 3
2.2 Giới thiệu về virus PVX, PVY và PLRV gây bệnh trên khoai tây ..................... 4
2.2.1 Sơ lƣợc về virus PVX (Potato virus X) ...................................................... 4
2.2.2 Sơ lƣợc về virus PVY (Potato virus Y) ...................................................... 5
2.2.3 Sơ lƣợc về virus PLRV (Potato leafroll virus) ........................................... 6
2.3 Các phƣơng pháp chẩn đoán bệnh cây ............................................................... 8
2.3.1 Phƣơng pháp chẩn đoán bên ngoài ............................................................ 8
2.3.2 Phƣơng pháp sinh học ................................................................................ 8
2.3.3 Phƣơng pháp quang phổ ............................................................................. 8
2.3.4 Phƣơng pháp so sánh độ đục của dịch cây ................................................. 8
2.3.5 Phƣơng pháp chiết quang kép .................................................................... 9
2.3.6 Phƣơng pháp chẩn đoán bằng kính hiển vi điện tử .................................... 9
2.3.7 Phƣơng pháp ELISA (Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay) ............. 9
2.3.7.1 Phƣơng pháp ELISA trực tiếp kiểu Sandwich ............................... 10
2.3.7.2 Phƣơng pháp ELISA gián tiếp (Indirect ELISA) ............................ 10
vi
2.3.8 Phƣơng pháp RT-PCR ............................................................................. 10
2.3.9 Phƣơng pháp giải trình tự gen .................................................................. 11
2.4 Nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về PVX, PVY và PLRV trên khoai tây ....... 12
2.4.1 Nghiên cứu trong nƣớc về virus PVX, PVY và PLRV ............................ 12
2.4.2 Nghiên cứu nƣớc ngoài về virus PVX, PVY, PLRV ............................... 13
3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 14
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................. 14
3.2 Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................ 14
3.2.1 Vật liệu dùng trong kỹ thuật ELISA phát hiện PVX, PVY và PLRV .. 14
3.2.2 Vật liệu dùng trong kỹ thuật RT-PCR để phát hiện PLRV ................... 15
3.2.2.1 Vật liệu dùng trong ly trích RNA ................................................. 15
3.2.2.2 Vật liệu dùng trong phản ứng RT-PCR ........................................ 15
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 16
3.3.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 16
3.3.2 Phƣơng pháp điều tra và lấy mẫu .......................................................... 16
3.3.3 Phƣơng pháp phát hiện PVX, PVY và PLRV ....................................... 17
3.3.3.1 Phát hiện virus PVX, PVY và PLRV bằng kĩ thuật ELISA ......... 17
3.3.3.2 Phát hiện virus PLRV bằng phƣơng pháp RT-PCR .................... 20
3.3.3.3 Giải trình tự trực tiếp đoạn gen của virus PLRV .......................... 25
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................... 27
4.1 Tình hình canh tác khoai tây tại Thành phố Đà Lạt ...................................... 27
4.2 Kết quả phát hiện virus PVX, PVY và PLRV bằng kỹ thuật ELISA ............ 27
4.2.1 Kết quả kiểm tra ELISA tại các phƣờng ............................................... 27
4.2.2 Kết quả ELISA theo từng giống ............................................................ 29
4.2.3 Kết quả ELISA theo từng thế hệ ........................................................... 30
4.2.4 Kết quả ELISA theo tháng tuổi ............................................................. 30
4.3 Kết quả RT-PCR ............................................................................................ 31
4.4 Kết quả giải trình tự ....................................................................................... 34
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 37
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 38
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 40
vii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- cDNA: Complementary Deoxyribonucleotide acid
- ctv: Cộng tác viên
-ddNTP: Dideoxyribonucleoside triphosphate
- DEPC: Diethyl pyrocarbonate
-dNTP: Deoxyribonucleoside triphosphate
- M-MLV: Moloney murine leukemia virus
- PBS-T: Phosphate – buffered saline with tween 20
- PLRV: Potato leafroll virus
- p-NPP: p - nitrophenol phosphate
- PVP: Polyvinylpyrrolidone
- RNA: Ribonucleic acid
- RT-PCR: Reverse transcriptase – Polymerase chain reaction
- PVX: Potato virus X
- PVY: Potato virus Y
- VPg: Protein linked genome
viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 3.1 Số mẫu thu thập từ 5 phƣờng thuộc TP.Đà Lạt ....................................... 17
Bảng 3.2 Tỷ lệ pha loãng kháng thể ....................................................................... 18
Bảng 3.3 Tỷ lệ pha loãng kháng thể gắn enzyme ................................................... 19
Bảng 3.4 Tỷ lệ pha loãng cơ chất tạo màu .............................................................. 20
Bảng 3.5 Thành phần hóa chất cho một phản ứng tổng hợp cDNA ....................... 23
Bảng 3.6 Thành phần hóa chất trong một phản ứng khuếch đại cDNA ................. 24
Bảng 4.1 Tỷ lệ nhiễm PVX ,PVY, PLRV tại các phƣờng ...................................... 28
Bảng 4.2 Tỷ lệ nhiễm kép các virus PVX ,PVY, PLRV ........................................ 29
Bảng 4.3 Tỷ lệ nhiễm PVX, PVY và PLRV theo giống ......................................... 29
....
Bảng 4.4 Tỷ lệ nhiễm PVX, PVY và PLRV theo từng thế hệ ................................ 30
Bảng 4.5 Tỷ lệ nhiễm PVX, PVY và PLRV theo từng tháng tuổi ......................... 30
....
Bảng 4.6 Kết qủa thành phần hóa chất cho một phản ứng tổng hợp cDNA ........... 31
Bảng 4.7 Kết qủa thành phần hóa chất trong một phản ứng khuếch đại cDNA ..... 32
ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
TRANG
Hình 2.1 Hình thái của virus PVX ............................................................................... 5
Hình 2.2 Khoai tây bị nhiễm virus PVX...................................................................... 5
Hình 2.3 Hình thái virus PVY ................................................................................................ 6
Hình 2.4 Khoai tây bị nhiễm virus PVY...................................................................... 6
Hình 2.5 Hình thái virus PLRV .............................................................................................. 7
Hình 2.6 Khoai tây bị bệnh cuốn lá ............................................................................ 7
Hình 2.7 Sơ đồ tổng quát của kỹ thuật RT-PCR .................................................................. 11
Hình 4.1 Kết quả điện di ............................................................................................ 33
Hình 4.2 Kết quả giải trình tự dạng peak bằng Sense primer ............................................... 34
Hình 4.3 Kết quả giải trình tự dạng peak bằng Antisense primer ........................................ 34
Hình 4.4 So sánh kết quả giải trình tự từ 2 primer ............................................................... 35
Hình 4.5 Trình tự sợi Sense của đoạn cDNA mã hóa cho protein vỏ của PLRV ..... 36
Hình 4.6 Kết quả so sánh trình tự sản phẩm RT-PCR của PLRV trên ngân hàng gen .... 36
Biểu đồ 4.1 So sánh tỷ lệ nhiễm PVX, PVY và PLRV theo từng phƣờng ................ 28
Biểu đồ 4.2 So sánh tỷ lệ nhiễm bệnh giữa hai giống 06 và 07 ................................ 29
Biểu đồ 4.3 So sánh tỷ lệ nhiễm bệnh giữa các thế hệ ............................................. 29
Biểu đồ 4.4 So sánh tỷ lệ nhiễm giữa các lứa tuổi .................................................... 31
1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Khoai tây (Solanum tuberosum L.) là một trong những nguồn thực phẩm quan
trọng nhất của con ngƣời (xếp thứ năm trong các loại thực phẩm chính trên thế giới
sau lúa mì, gạo, bắp và đại mạch ).
Tuy nhiên trở ngại lớn nhất trong việc phát triển cây khoai tây là bệnh hại trong
đó bệnh do virus là vô cùng nghiêm trọng. Khoai tây có thể bị nhiễm hơn 30 loại virus
khác nhau, phổ biến nhất và nguy hại nhất là các loại virus PVX (Potato virus X),
PVY (Potato virus Y) và PLRV (Potato leafroll virus) với các triệu chứng khảm, cuốn,
đốm, nhăn nheo và hoại tử trên lá. Sản lƣợng khoai tây bị thiệt hại nghiêm trọng khi bị
tạp nhiễm cùng lúc nhiều loại virus. Năng suất khoai tây có thể giảm tới 80% khi bị
nhiễm tổ hợp PVX, PVS và PLRV (Salazar 1982).
Ở nƣớc ta, khoai tây đƣợc trồng chủ yếu vào vụ đông ở đồng bằng Sông Hồng,
các tỉnh phía Bắc (sản xuất 85% khoai tây của Việt Nam) và trồng quanh năm ở Đà
Lạt (chiếm 15% sản lƣợng) với các loại giống chủ yếu nhƣ 06 và 07. Mặc dù vậy,
nhận thức của nông dân cũng nhƣ những nghiên cứu về bệnh virus và thiệt hại do bệnh
virus trên khoai tây còn rất hạn chế. Do đó việc chẩn đoán nhanh, chính xác nhằm đƣa
ra những biện pháp phòng trừ thích hợp để hạn chế tối đa những thiệt hại do bệnh gây
ra là hết sức cần thiết.
Do đặc điểm phức tạp của bệnh virus nên việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn, đòi
hỏi nhiều dụng cụ và trang thiết bị hiện đại mới thực hiện đƣợc. Ngày nay cùng với sự
phát triển nhanh chóng và hỗ trợ đắc lực của công nghệ sinh học đặc biệt là sinh học
phân tử với các kỹ thuật chẩn đoán nhƣ ELISA, RT-PCR, Sequencing, đã tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác nghiên cứu, chẩn đoán cũng nhƣ phòng trừ bệnh virus trên
khoai tây.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số virus
trên khoai tây (PVX, PVY, PLRV) tại Đà Lạt bằng kỹ thuật ELISA, RT-PCR
và giải trình tự”
2
1.2 Mục đích
- Phát hiện các loại virus (PVX, PVY, PLRV) trên khoai tây tại thành phố Đà Lạt
bằng kỹ thuật ELISA.
- Phát hiện virus PLRV bằng kỹ thuật RT-PCR.
- Giải trình tự đoạn gen có đƣợc sau khi thực hiện phản ứng RT-PCR để xác định
nguồn gốc của đoạn gen này.
1.3 Yêu cầu
- Thực hiện phản ứng ELISA để kiểm tra các mẫu thu thập từ năm phƣờng trên
địa bàn thành phố Đà Lạt.
- Thực hiện phản ứng RT-PCR với mẫu có kết quả dƣơng tính với virus PLRV.
- Lấy sản phẩm RT-PCR của virus PLRV đi giải trình tự và so sánh với ngân
hàng gen.
3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lƣợc về khoai tây và bệnh trên khoai tây
Khoai tây vừa là lƣơng thực vừa là thực phẩm có giá trị. Ở nhiều nƣớc Âu, Mỹ,
khoai tây đƣợc sử dụng nhƣ là một lƣơng thực chính sau lúa mì: 23 - 30% sản lƣợng
khoai tây đƣợc dùng để ăn; còn ở những nƣớc khác nhƣ châu Á thì khoai tây đƣợc sử
dụng nhƣ là một loại thực phẩm hoặc là lƣơng thực phụ.
Khoai tây có nguồn gốc ở Nam Mỹ thuộc các nƣớc Chi Lê, Pêru, Braxin, Bôlivia,
trên các miền núi có khí hậu mát và ẩm. Hiện nay, ở những nƣớc này vẫn còn tìm thấy
những loài khoai tây hoang dại. Tuy nhiên khoai tây đƣợc trồng đầu tiên ở các nƣớc
thuộc Châu Âu. Năm 1561, khoai tây đƣợc trồng sớm nhất tại Tây Ban Nha, giống lấy
từ Pêru.
Ở Việt Nam, khoai tây đƣợc trồng khoảng 100 năm nay (cùng với bắp cải, cà
chua, cải bông). Những nơi trồng khoai tây sớm nhất là Thƣờng Tín (Hà Đông), Từ
Sơn (Hà Bắc), Tú Sơn (Hải Phòng), ngoại thành Hà Nội với sản lƣợng chiếm 85% sản
lƣợng khoai tây của Việt Nam. Ở Đà Lạt khoai tây đƣợc trồng quanh năm và chiếm
15% sản lƣợng. Vấn đề quan trọng cần lƣu ý trong việc phát triển cây khoai tây là
bệnh hại, đặc biệt là những bệnh do virus gây ra.
Khoai tây có thể bị đơn nhiễm hoặc tạp nhiễm khoảng 30 loại virus, chủ yếu là
Luteoviruses (PLRV), Potyviruses (PVY, PVA, PVV), Potexviruses (PVX) và
Carlaviruses (PVM, PVS). Khoảng 50% số virus này sống kí sinh bắt buộc trên khoai
tây, số còn lại thì có thể sống trên các loại cây khác. Các virus này có tính thích nghi
cao và lây nhiễm dễ dàng thông qua củ bị nhiễm cũng nhƣ các yếu tố lan truyền khác.
Virus và bệnh virus là một trong những nguyên nhân ức chế sự phát triển của
khoai tây dẫn đến sự giảm sút về năng suất và chất lƣợng. Những bệnh do virus
thƣờng khó phát hiện hơn các bệnh do vi khuẩn và nấm. Khi cây bị bệnh sẽ có các
triệu chứng khác nhau nhƣ dạng khảm, đốm, xoắn lá, lá nhăn nheo và hoại tử.
Bệnh thƣờng gây thiệt hại nặng khi bị nhiễm nhiều loại virus cùng lúc (ví dụ
năng suất có thể giảm 80% khi nhiễm cùng lúc virus PVX và PLRV (Salaza, 1982) và
chịu ảnh hƣởng của môi trƣờng canh tác. Một nghiên cứu tại Nigeria cho biết có
khoảng 50% số mẫu nghiên cứu bị nhiễm cùng lúc PVX, PVY, PLRV và PVS.
4
Khi nhiễm nhiều virus thì bên cạnh việc các virus tác động tổng hợp còn ảnh
hƣởng đến khả năng đề kháng với mầm bệnh khác. Ví dụ: Khi đã bị nhiễm PVX và
PVY trƣớc đó thì tính kháng với PLRV giảm (Jayasinghe và ctv, 1989), tăng tính mẫn
cảm với bệnh thối (Karla và ctv, 1989).
Các kết quả nghiên cứu cho thấy có khoảng trên 20 loài rệp và côn trùng có thể là
vectơ truyền bệnh virus trên khoai tây, trong đó chủ yếu là loại rệp Myzus persicae
(Watson, 1956).
2.2 Giới thiệu về virus PVX, PVY và PLRV gây bệnh trên khoai tây
2.2.1 Sơ lƣợc về virus PVX (Potato virus X)
- Virus PVX thuộc họ Flexiviridae, giống Potexvirus, là loại virus không có vỏ
bọc, có cấu trúc xoắn đối xứng, sợi virus ngoằn ngoèo, dài 515 nm, đƣờng kính 13 nm
(Brandes, 1964). Virus này có acid nucleic là một phân tử RNA (+ssRNA: +single
strand RNA) trọng lƣợng phân tử là 2,1*106, chiếm 6% trọng lƣợng virus (Huisman và
ctv, 1988), chứa khoảng 6435 base, có đuôi 3’ là poly A (Huisman và ctv, 1988), phần
trăm về số mole tƣơng ứng giữa các nucleotide G, A, C và U là 22%, 32%, 24% và
22% (Knight, 1963).
- PVX có vỏ protein có trọng lƣợng 30.000 dalton, chiếm gần 94% trọng lƣợng
virus (Shaw và Larson, 1962). Trọng lƣợng phân tử của virus là 35*106 Da
(Reichmann, 1959), thể tích của hạt virus là 0,73 cm3/g, hệ số lắng 117,7 S, điểm đẳng
điện PI = 4,4, thời gian sống: 40 - 60 ngày, nhiệt độ bất hoạt trong khoảng 68 - 76oC
tùy từng dòng virus. PVX duy trì hoạt lực ở 20oC trong vài tuần và trong glycerol hơn
một năm, bị tiêu diệt khi xử lý bằng protease, phenol hay thuốc tẩy, hiệu giá virus: 10-5
- 10
-6
.
- Với những đặc điểm trên, virus PVX có ký chủ giới hạn trong những cây thuộc
họ cà (Solanaceae) và một số loại cây có quan hệ thân thuộc nhƣ Amaranthaceae và
Chenopodiaceae.
- Khi bị nhiễm virus PVX thì thƣờng biểu hiện triệu chứng nhẹ, ngầm, không
thấy biểu hiện trên lá hoặc không tác động rõ ràng trên cây khỏe, tạo ra những đƣờng
vằn hoặc là vết hoại tử nhăn nheo ở giữa các gân lá, có thể làm thiệt hại năng suất từ
10 – 20% tùy theo giống và phƣơng thức lây nhiễm (chỉ nhiễm PVX hoặc tạp nhiễm
các loại virus khác). Bệnh chủ yếu lây nhiễm qua tiếp xúc với cây bệnh hoặc qua củ
giống chứ không do rệp. Đây là điểm khác biệt giữa virus PVX với PVY và PLRV.
5
- Các biện pháp phòng trừ nhƣ dùng củ giống sạch bệnh, đốt cây bị nhiễm, giới
hạn di chuyển trong phạm vi ruộng bị nhiễm thƣờng đƣợc sử dụng để hạn chế sự lây
nhiễm của virus PVX.
2.2.2 Sơ lƣợc về virus PVY (Potato virus Y)
- Virus PVY thuộc họ Potyviridae, giống Potyvirus, gồm có ba dòng chính là
PVY
O
(phổ biến nhất), PVYN (gây hoại tử gân lá thuốc lá) và PVYC (gồm cả potato
virus C, gây vết sần sùi trên lá), là nhóm virus hại thực vật lớn nhất, dạng sợi, xoắn
ngoằn ngoèo, không có vỏ bọc, dài 730 nm, rộng 11 nm, đƣờng kính 3,3 nm (Varma và
ctv. 1968).
- Cấu trúc acid nucleic của virus PVY là sợi đơn RNA (+ssRNA : + single strand
RNA) có trọng lƣợng phân tử là 3,1*106 chiếm 5,4 - 6,4% trọng lƣợng virus (Stace-
Smith và Tremaine, 1970), có đuôi 3’ là poly A, đầu 5’ có một VPg (protein liên kết
với genome). Kích thƣớc genome là 10,4 kb (Makkouk và Gumpf, 1974).
- Vỏ protein của virus PVY có trọng lƣợng 34.000 dalton chiếm 93,6 - 94% trọng
lƣợng virus, hệ số lắng của virus là 145 S (Huttinga, 1975), nhiệt độ bất hoạt: 50 -
62
oC, thời gian tồn tại trong ống nghiệm là 7 - 50 ngày ở nhiệt độ 18 - 22oC, hiệu giá
virus từ 10-2 - 10-6.
- Với các đặc điểm trên PVY có thể gây nhiễm khoảng 120 loài. Trong đó có
thuốc lá, cà độc dƣợc (Datura stramonium) và Tinantia erecta với các triệu chứng từ
nhẹ đến hoại tử lá nặng. Thông thƣờng PVYO, PVYC gây bệnh nặng hơn PVYN
- Dòng PVYN phân bố chủ yếu ở Châu Âu, Châu Phi, và Nam Mỹ. gây ra các
triệu chứng chủ yếu nhƣ hoại tử dạng điểm hay lan rộng ở mức độ nhẹ có thể không
phát hiện đƣợc, thƣờng xuất hiện ở giai đoạn muộn của giai đoạn phát triển (ở vụ đầu).
Hình 2.2 Khoai tây bị nhiễm virus PVX
Hình 2.1 Hình thái của virus PVX
6
Những triệu chứng thứ cấp có thể xuất hiện ở vụ sau khi đó triệu chứng chấm lốm đốm
có thể quan sát đƣợc và thƣờng xuất hiện sớm trong mùa.
- Dòng PVYO phân bố rộng khắp trên thế giới. Tùy từng loại khoai tây có thể gây
ra hoại tử, chấm lốm đốm hoặc làm vàng lá non, rụng lá và chết trƣớc khi trƣởng
thành. Khởi đầu, hoại tử là điểm hoặc lan tỏa trên lá non, có thể làm cong lá hoặc rụng
lá. Triệu chứng thứ phát là cây lùn, giòn, lá nhăn nheo, nhàu nát. Đôi khi hoại tử xuất
hiện ở tán lá hoặc đỉnh.Virus PVYO kết hợp với PVX gây ra hiện tƣợng khảm và nhăn.
- Dòng PVYC gây triệu chứng sơ cấp nhƣ hoại tử, lốm đốm, nhăn nheo (hoại tử
thƣờng ở cuống lá, lá, đỉnh), biểu hiện thứ cấp thƣờng xuất hiện vệt chấm, nhăn nheo
hoặc lốm đốm. Hoại tử có thể xảy ra ở củ.
- Để hạn chế sự thiệt hại do virus PVY gây ra, ngƣời ta đƣa ra các biện pháp quản
lý nhƣ sử dụng giống sạch bệnh, sử dụng giống kháng, trồng sớm và loại bỏ cây bệnh.
2.2.3 Sơ lƣợc về virus PLRV (Potato leafroll virus)
- Virus PLRV thuộc họ Luteoviridae, giống luteovirus, có dạng cầu, đƣờng kính
24 nm, phân tử protein vỏ có trọng lƣợng 26 kDa (Smith và Harris, 1990). PLRV là
virus RNA có mang một sợi RNA dƣơng (+) (+ssRNA: + single strand RNA), trọng
lƣợng 6 kDa (Rowhani và Stace Smith, 1979), có mang 1 VPg (protein liên kết với
genome), không có đuôi poly A và chứa sáu khung đọc mở (ORF – Open Reading
Frame) (Van Der Wilk và ctv, 1997). Những khung đọc nằm ở đầu 5’ thì mã hóa cho
các protein trực tiếp từ RNA genome (Matthews, 1991). Protein VPg và một protein
70 kDa (Van Der Wilk và ctv, 1997) đƣợc mã hóa bởi khung đọc đầu tiên (ORF1)
(Gorbalenya và ctv, 1989). Khung đọc thứ hai (ORF0) mã hóa cho một protein 28 kDa
chƣa rõ chức năng nhƣng khung đọc thứ ba (ORF1/2) đƣợc cho là mã hóa cho protein
108 kDa liên quan đến sự sao chép của virus (Koonin, 1991; Mayo và Ziegler – Graff,
Hình 2.4 Khoai tây bị nhiễm virus PVY
Hình 2.3 Hình thái virus PVY
7
1996). Ba trong số sáu khung đọc này nằm ở đuôi 3’ và mã hóa cho phân tử protein vỏ
(CP: coat protein) 23 kDa (ORF3), protein di chuyển 17 kDa (MP (P4) - Movement
protein) (ORF4 nằm trong gen mã hóa protein vỏ nhƣng có khung đọc khác)
(Sokolova và ctv, 1997) và một protein 56 kDa liên quan đến sự tƣơng tác giữa virus
và vectơ rệp (ORF5) (Chay và ctv, 1996). Còn hai khung đọc khác ở đuôi 3’ là ORF6
và ORF7 đã đƣợc phát hiện nhƣng chƣa hiểu đƣợc chức năng của chúng (Ashoub và
ctv, 1998).
- Virus PLRV bị bất hoạt ở 70oC trong 10 phút, hiệu giá virus: 10-4, thời gian tồn
tại trong nhựa cây khoảng 4 ngày ở 2oC và trong dịch trích từ rệp là 12 đến 24 giờ ở
25
oC (Murayama), là loại virus chỉ giới hạn ở mô libe của cây (Peter và ctv, 1981;
Bagnall, 1988; Lobenstein và ctv, 1997; Singh và Sing, 1997). Virus PLRV có phổ ký
chủ hẹp, không lây nhiễm qua nhựa cây nhƣng có thể lây nhiễm thông qua khoảng 10
loài rệp nhờ phƣơng thức liên kết bền vững giữa virus và rệp, tồn tại trong nhựa cây
khoảng 4 ngày ở 2oC, trong rệp 12 - 24 giờ ở 25oC.
- Virus PLRV là tác nhân gây bệnh quan trọng nhất của khoai tây, có ở hầu hết
các nƣớc trên thế giới làm giảm năng suất tới 90%. Những biểu hiện triệu chứng sơ
cấp gây nên bởi sự lây nhiễm ở vụ đầu trên lá nhƣ lá bị cuốn lại ở đỉnh lá đặc biệt
những lá ở gốc có xu hƣớng ở thế thẳng đứng và chuyển màu vàng nhạt, với các giống
khác lá có màu hồng, đỏ hoặc tía. Sự lây nhiễm muộn có thể không rõ triệu chứng,
những giống có độ nhạy cao củ bị thối ở hệ thống mạch. Triệu chứng thứ cấp ở cây
trồng từ củ bị nhiễm bệnh làm lá gốc cuốn tròn, thẳng đứng, cây không phát triển và lá
cuốn tròn trở nên cứng. Ngoài ra các biểu hiện nhƣ xoắn lá, còi cọc, hoại tử mạch libe
và ảnh hƣởng đến sự tích lũy carbonhydrate trong lá cũng hiện diện trên khoai tây bị
nhiễm virus PLRV. Virus PLRV có thể ảnh hƣởng đến chất lƣợng thực phẩm (khẩu vị),
đây là một trƣờng hợp ngoại lệ vì rất ít virus ảnh hƣởng đến chất lƣợng thức ăn.
- Để hạn chế những thiệt hại do nhiễm virus PLRV cần chọn cây khỏe, giống
không bị nhiễm virus PLRV, nhổ bỏ cây nhiễm bệnh, phun thuốc trừ rệp, dùng giống
kháng với virus PLRV.
Hình 2.6 Khoai tây bị bệnh cuốn lá
Hình 2.5 Hình thái virus PLRV
8
2.3 Các phƣơng pháp chẩn đoán bệnh cây
Với đặc điểm phức tạp của bệnh virus nên việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn và
đòi hỏi những dụng cụ máy móc hiện đại mới thực hiện đƣợc. Những phƣơng pháp
chẩn đoán bệnh virus hiện nay thƣờng dùng là:
2.3.1 Phƣơng pháp chẩn đoán bên ngoài
* Dựa vào trạng thái dấu vết bệnh
Phƣơng pháp này đơn giản và nhanh chóng nhƣng không phải lúc nào cũng chính
xác, vì vết bệnh dễ biến đổi, nhiều khi cây bị bệnh mà vết bệnh không phát ra ngoài,
hoặc thời kỳ tiềm phục của bệnh quá dài nên khó phát hiện ngay đƣợc. Một số trƣờng
hợp vết bệnh không rõ ràng.
*Ngoài ra cũng có thể xem tế bào bị bệnh dƣới kính hiển vi để chẩn đoán một số
bệnh virus nhƣ hoa lá thuốc lá có thể nhìn dƣới kính hiển vi thấy trong tế bào lông tơ
lá có những tinh thể virus kết tinh hình lục giác.
2.3.2 Phƣơng pháp sinh học
* Gieo hạt để chờ khi cây mọc có phát bệnh hay không. Phƣơng pháp này thƣờng
dùng trong kiểm dịch thực vật và để kiểm tra bệnh ở hạt giống. Là một phƣơng pháp
tuy đơn giản, dễ làm nhƣng mất thời gian.
* Dùng cây chỉ thị và lây bệnh nhân tạo
Những cây chỉ thị là những cây cùng loại hay khác loại với cây ký chủ nhƣng rất
nhạy cảm đối với bệnh virus và khi lây bệnh nhân tạo virus, trên cây chỉ thị tạo ra vết
bệnh điển hình nhất. Có thể lây bệnh nhân tạo bằng dịch cây muốn chẩn đoán lên cây
chỉ thị, hoặc ghép cành, ghép mắt cây chỉ thị lên cây bệnh. Để chẩn đoán bệnh virus X
và virus Y hại khoai tây ngƣời ta dùng cây chỉ thị Nicotiana glutinosa, Nicotiana
tabacum, Datura tatula, Gomphrena globosa hoặc dùng cà độc dƣợc (Datura
stramomium) làm cây chỉ thị để chẩn đoán bệnh virus hoa lá thuốc lá.
2.3.3 Phƣơng pháp quang phổ
Chủ yếu dựa vào đặc điểm của virus có khả năng hấp thụ tia cực tím do virus có
chứa acid nucleic.
2.3.4 Phƣơng pháp so sánh độ đục của dịch cây
So sánh độ đục của dịch cây bằng máy đo độ đục, hoặc so sánh độ nhớt của dịch
cây bằng bình đo độ nhớt. Phƣơng pháp này chỉ chẩn đoán bệnh virus nói chung, và
chẩn đoán tƣơng đối đúng khi nồng độ virus trong dịch cây khá cao.
9
2.3.5 Phƣơng pháp chiết quang kép
Dùng kính hiển vi phân quang khảo sát dịch cây đang chảy. Phƣơng pháp này chỉ
dùng đối với các virus có hình gậy, còn virus hình cầu không dùng đƣợc.
2.3.6 Phƣơng pháp chẩn đoán bằng kính hiển vi điện tử
Trong nghiên cứu virus, kính hiển vi điện tử tia xuyên đƣợc sử dụng nhƣ một
công cụ rất tích cực để tìm hiểu hình thái và cấu trúc của virus thực vật cũng nhƣ mô
thực vật bị nhiễm bệnh. Ngƣời ta dùng kính hiển vi điện tử với độ phóng đại 2 - 3 chục
ngàn lần trở lên.
Phƣơng pháp đơn giản là sử dụng dung dịch chứa virus chiết từ lá cây bệnh hay
thông qua làm tinh khiết và cố định bằng hóa chất trên lƣới đồng để quan sát trên kính
hiển vi điện tử. Đây là phƣơng pháp trực tiếp và đơn giản nhất.
Có thể dùng kháng huyết thanh khi dùng phƣơng pháp xem trực tiếp để phân biệt
trong trƣờng hợp nghi là mẫu bị lẫn virus khác. Phƣơng pháp này giúp ta xác định
đƣợc hai virus khác nhau trong một mẫu.
Ngƣời ta còn dùng lát cắt cực mỏng bằng máy cắt tiêu bản hiển vi và nhuộm mẫu
đƣợc cắt, sau đó quan sát sự hiện diện của virus trong các tế bào thực vật bị nhiễm
bệnh.
2.3.7 Phƣơng pháp ELISA (Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay)
Đây là kỹ thuật khá nhạy và đơn giản, cho phép xác định kháng nguyên hoặc
kháng thể ở nồng độ rất thấp (0,1 ng / ml). So với với các kỹ thuật miễn dịch khác thì
kỹ thuật này rẻ tiền và an toàn hơn mà vẫn đảm bảo độ chính xác. ELISA đƣợc dùng
để xác định nhiều tác nhân gây bệnh nhƣ virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh.
Nguyên tắc của kỹ thuật này dựa trên sự gắn kết đặc hiệu giữa kháng nguyên và
kháng thể, trong đó kháng thể đƣợc gắn với một enzyme. Khi cho thêm cơ chất thích
hợp (thƣờng là nitrophenol phosphate) vào phản ứng, enzyme sẽ thủy phân cơ chất
thành một chất có màu. Sự xuất hiện màu chứng tỏ đã xảy ra phản ứng đặc hiệu giữa
kháng thể với kháng nguyên và thông qua cƣờng độ màu mà biết đƣợc nồng độ kháng
nguyên hay kháng thể cần phát hiện.
Hai kỹ thuật ELISA đƣợc dùng nhiều là kỹ thuật ELISA trực tiếp (direct Double
Antibody Sandwich - ELISA) và ELISA gián tiếp (Indirect ELISA). Các enzyme
thƣờng dùng là β-galactosidaze, glucosidaze, peroxidaze và phosphataze kiềm (Vũ
Triệu Mân, 2003).
10
2.3.7.1 Phƣơng pháp ELISA trực tiếp kiểu Sandwich
Gồm các bƣớc sau
Bƣớc 1: Cố định kháng thể đặc hiệu của virus vào đĩa ELISA.
Bƣớc 2: Cố định dịch cây (có chứa virus cần xác định) vào đĩa ELISA.
Bƣớc 3: Cố định kháng thể có gắn enzyme.
Bƣớc 4: Cho cơ chất nền là cơ chất của enzyme vào đĩa ELISA
Kết quả đƣợc đọc trên máy đọc ELISA (ELISA reader) ở bƣớc sóng 405 nm.
Để cố định màu sắc của đĩa ELISA, bảo quản trong tủ lạnh 4oC và cần xem vào
khi khác có thể dùng dung dịch NaOH 3M nhỏ vào mỗi giếng 25 – 30 µl.
2.3.7.2 Phƣơng pháp ELISA gián tiếp (Indirect ELISA)
Kỹ thuật này thƣờng đƣợc dùng để định tính và định lƣợng kháng thể hiện diện
trong mẫu cần xác định. Gồm các bƣớc:
Bƣớc 1: Cố định kháng nguyên lên thành giếng.
Bƣớc 2: Cho tiếp kháng huyết thanh (chứa kháng thể cần kiểm tra) vào.
Bƣớc 3: Thêm cộng hợp kháng kháng thể có gắn enzyme vào.
Bƣớc 4: Thêm cơ chất của enzyme vào để đọc kết quả (Vũ Triệu Mân, 2003).
2.3.8 Phƣơng pháp RT-PCR (reverse transcriptase - polymerase chain reaction)
RT-PCR là một ứng dụng của PCR (Polymerase Chain Reaction) dùng để khuếch
đại các phân tử RNA. Do Taq polymerase không hoạt động trên RNA nên ngƣời ta sử
dụng kỹ thuật phối hợp RT-PCR (Reverse Transcriptase - PCR). Trƣớc hết RNA đƣợc
chuyển thành cDNA (Complement Deoxyribonucleotic Acid) nhờ enzyme phiên mã
ngƣợc từ Mo-MLV (murine leukemia virus) hoặc AMV (avian myeloblastosis virus).
Primer sử dụng trong giai đoạn này có thể là primer ngƣợc của PCR giai đoạn sau
(Antisense primer), có thể là Oligonucleotic dT (để bắt cặp với đuôi poly A của các
phân tử RNA), mà cũng có thể là các hexanucleotide (trình tự gồm 6 nucleotide) bắt
cặp ngẫu nhiên với một trình tự ngắn trên RNA. Sau đó cDNA đƣợc khuếch đại nhờ
Taq polymerase. Ngƣời ta cũng có thể sử dụng Tth DNA polymerase cho cả hai giai
đoạn. Kỹ thuật RT-PCR cho phép nghiên cứu các mRNA tồn tại với hàm lƣợng thấp,
RNA của virus, không thể phát hiện bằng các phƣơng pháp khác nhƣ Northern blot.
Một kỹ thuật mới phát triển - kỹ thuật in situ RT-PCR cho phép khuếch đại các
RNA ngay trên mô và tế bào. Kỹ thuật này có nguyên tắc nhƣ trên, đƣợc tiến hành trên lát
cắt mô, tế bào cố định trên lame, trong thiết bị PCR có bộ phận tạo nhiệt chuyên cho lame.
11
2.3.9 Phƣơng pháp giải trình tự gen
Phƣơng pháp RT-PCR chỉ cho biết kích thƣớc của đoạn gene ta có đƣợc, cho
phép xác định đoạn gene đó có tồn tại trong virus hay không nhƣng chƣa thể kết luận
về bản chất của nó, cụ thể là đoạn gen đó tƣơng ứng với gene gì, có chức năng điều
hòa hay mã hóa cho protein nào, cá thể mang gene này có phải là biến thể mới không .
Thông tin này chỉ có thể rút ra từ việc xác định trình tự nucleotide của gen đó.
Hai phƣơng pháp chính trong xác định trình tự là phƣơng pháp hóa học của
Maxam và Gilbert (1977) và phƣơng pháp enzyme học của Sanger và cộng sự (1977).
- Nguyên tắc của phƣơng pháp hóa học dựa vào các phản ứng hóa học thủy giải
đặc hiệu phân tử DNA, tạo thành một tập hợp nhiều phân đoạn có kích thƣớc khác
nhau.
- Nguyên tắc enzyme học của Sanger dựa vào sự tổng hợp mạch bổ sung cho
trình tự cần xác định nhờ DNA polymerase. Với việc sử dụng thêm các
dideoxynucleotide cùng với các deoxynucleotide thông thƣờng, kết quả tổng hợp cũng
là sự hình thành một tập hợp nhiều đoạn DNA có kích thƣớc khác nhau.
Hình 2.7 Sơ đồ tổng quát của kỹ thuật RT-PCR
12
Ở cả hai trƣờng hợp, các phân đoạn DNA sẽ đƣợc phân tách thông qua điện di
trên gel polyacrylamide hay polymer trong các mao quản có khả năng phân tách hai
đoạn DNA chỉ chênh lệch nhau một nucleotide. Với việc sử dụng một loại nucleotide
có đánh dấu, kết quả trình tự cần xác định đƣợc đọc từ bản điện di. (Hồ Huỳnh Thùy
Dƣơng, 2002).
2.4 Những nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về virus PVX, PVY và PLRV trên
khoai tây
2.4.1 Nghiên cứu trong nƣớc về virus PVX, PVY và PLRV
Những nghiên cứu về bệnh virus thực vật nói chung và trên khoai tây nói riêng ở
Việt Nam ngày càng phong phú và đa dạng, tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu này chỉ
tập trung vào việc chẩn đoán và xác định bệnh.
- Năm1967 Nguyễn Hữu Thụy (Ban điều tra cơ bản côn trùng bệnh cây) đã xác
định sự có mặt của virus X khoai tây.
- Từ năm 1973 – 1985, Vũ Triệu Mân đã xác định 7 virus chính gây hại trên
khoai tây ở Việt Nam là PVY, PVX, PVA, PVS, PVM, PAMV, PLRV bằng phƣơng
pháp cây chỉ thị, phƣơng pháp ELISA, phƣơng pháp hiển vi điện tử.
- Các tác giả Nguyễn Viết Tùng, Nguyễn Văn Viết, Nguyễn Kim Oanh đã nghiên
cứu các môi giới truyền bệnh ở vùng Gia Lâm (Hà Nội) – vùng Xuân Mai (Hòa Bình)
truyền bệnh virus khoai tây.
- Từ năm 1980 – 1985, đề tài cấp nhà nƣớc chống bệnh virus, đã tổ chức phòng
trừ bằng chọn lọc vệ sinh cho nhiều vùng sản xuất khoai tây ở miền bắc (Hà Nam,
Nam Định, Hà Bắc, Hải Dƣơng, Hƣng Yên).
- 1985 – 1992, Trƣờng Đại học Nông Nghiệp 1 đã đề xuất việc sản xuất khoai tây
giống trên vùng cách li địa hình ngay ở đồng bằng sông Hồng chống bệnh virus có
hiệu quả ở vùng Hà Tây.
- Các virus PVX, PVY, PMV và một số virus khác đã đƣợc nghiên cứu và sản
xuất thử kháng huyết thanh tại trƣờng Đại học Nông Nghiệp 1 Hà Nội. Kỹ thuật
ELISA đƣợc sử dụng từ năm 1990, kỹ thuật PCR bắt đầu áp dụng từ năm 1995 để
chẩn đóan bệnh.
- Tại Trung tâm Nghiên cứu khoai tây Đà Lạt chỉ mới dừng lại ở kiểm tra ELISA
trên các giống do Trung tâm sản xuất.
13
- Các kỹ thuật RT-PCR, giải trình tự chƣa đƣợc áp dụng phổ biến trong công tác
chẩn đoán virus PLRV.
2.4.2 Nghiên cứu nƣớc ngoài về virus PVX, PVY, PLRV
- Nie và Singh (2002) đã dùng kỹ thuật RT-PCR trong việc xác định trình tự
nucleotide của PVY ở Châu Âu và Bắc Mỹ (PVYNTN gây đốm hoại tử ở củ ). Thông
qua nghiên cứu này, họ muốn xác định khoảng cách di truyền và phƣơng pháp phân
biệt các chủng PVY, đồng thời cũng giúp xác định những trình tự mới xuất hiện ở
những vùng địa lí khác nhau do biến chủng từ PVYNTN. Nghiên cứu này dựa trên sự
khác biệt ở đoạn gen P1 và 5’ - UTR.
- Nie, Xianzhou, Singh và Rudra (2003) đã dùng kỹ thuật multiplex RT-PCR để
phân biệt các chủng PVYN, PVYO và PVYNTN.
- Nie và Singh (2000) đã sử dụng các primer ngẫu nhiên cho multiplex RT-PCR
nhằm mục đích xác định sự hiện diện của virus và viroid trong rệp, lá và củ
- Singh, Kurz, Boiteau và Moore (1997) đã dùng kỹ thuật PT-PCR để xác định sự
hiện diện của PLRV trong rệp bắt từ ruộng khoai tây. Trong nghiên cứu này 3 loại rệp
là Myzus persicae: green peach aphid; buckthorn aphid và potatoaphid Macrosiphum
euphorbiae đƣợc lấy từ ruộng cây khoai tây thƣơng mại New Brunswick (1988-1994)
đều cho kết quả dƣơng tính với PLRV.
- Singh, Nie, Sing, Coffin và Duplessis (2002) cho rằng phản ứng RT-PCR bị ức
chế bởi hợp chất phenolic từ mô cây. Nghiên cứu này xác định việc bổ sung Na2SO3
trong bƣớc cho dung dịch đệm li trích RNA có thể nâng cao hiệu quả của RT-PCR.
Bởi vì Na2SO3 (Sodium sulphite) có khả năng ức chế hợp chất phenolic hiện diện
trong quá trình ly trích RNA.
- Công ty Monsanto Canada Inc đã thành công trong việc tạo ra giống khoai tây
“Newleaf-plusTM Russet Burbank” với các dòng RBMT 21-129, RBMT21-350 và
RBMT22-082 có khả năng kháng lại PLRV. Bằng cách chuyển gen CryIIIA từ
Bacillus thuringensis và hai trình tự ORF1, ORF2 từ PLRV , quá trình chuyển gen
đƣợc thực hiện nhờ Agrobacterium.
14
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện từ ngày 21 tháng 03 đến ngày 15 tháng 07 năm 2005 tại
Trung tâm Phân tích Thí nghiệm Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Vật liệu dùng trong kỹ thuật ELISA để phát hiện PVX, PVY và PLRV
a. Nguồn mẫu thí nghiệm
Tất cả các mẫu thí nghiệm đƣợc lấy từ năm phƣờng (5, 8, 9, 11 và 12) tại Đà Lạt,
đƣợc bảo quản trong điều kiện -20oC.
b. Hóa chất:
Các loại hóa chất cần cho quá trình chẩn đoán đƣợc cung cấp đầy đủ trong các bộ
kit Potato virus X - PVX test kit 480 test, potato virus Y - PVY test kit 480 test và
potato leafroll virus - PLRV test kit 480 test (do Bio – Rad cung cấp) gồm có:
- Dịch trích mẫu (Tampon De Broyage Extraction buffer 1X)
- Dung dịch đệm để pha kháng thể (Coating buffer)
- Kháng thể
+ Đối với PVX và PVY dùng kháng thể đa dòng (Polyclonal antibody)
+ Đối với PLRV dùng kháng thể đơn dòng (Monoclonal antibody)
- Dịch rửa (PBS - Tween)
- Đối chứng dƣơng (Positive control)
- Đối chứng âm (Negative control)
- Dung dịch đệm để pha kháng thể có gắn enzyme (Conjugate buffer)
- Kháng thể gắn enzyme alkaline-phosphatase (Conjugate antibodies)
- Dung dịch đệm để pha chất chỉ thị màu
- Chất chỉ thị màu p-NPP
Ngoài ra cần phải chuẩn bị
- Cồn 70o
- Nƣớc cất hai lần khử ion và hấp khử trùng
15
3.2.2 Vật liệu dùng trong kỹ thuật RT-PCR để phát hiện PLRV
3.2.2.1 Vật liệu dùng trong ly trích RNA
RNA đƣợc ly trích theo quy trình của kit ly trích (The Aurum total RNA mini kit )
do Bio-Rad sản xuất
Những loại hóa chất có sẵn trong kit:
- Dịch trích mẫu (Lysis solution) 50 ml
- Dịch rửa nhẹ 5X (Low stringency wash solution) 20 ml
- Dịch rửa mạnh (High stringency wash solution) 40 ml
- DNase I dạng bột 1 hủ
- Dịch pha loãng DNase I 10 ml
- Dịch hòa tan RNA (Elution solution) 10 ml
Bên cạnh đó ta phải chuẩn bị một số hóa chất sau :
- Polyvinylpyrolidone - 40 (PVP) 2%
- Tris-base
- β-mercaptoethanol 14,2 M
- Ethanol 95 - 100%
- NaOH 0,1 M
- EDTA 1M
3.2.2.2 Vật liệu dùng trong phản ứng RT-PCR
*Giai đoạn tổng hợp cDNA
Dùng kit tổng hợp cDNA (iScript cDNA kit) do Bio - Rad cung cấp với thành
phần nhƣ sau:
- Hỗn hợp phản ứng đã pha sẵn (5X iScript Reaction Mix)100 µl. Hỗn hợp này đã
đƣợc trộn với primer poly T (oligo dT) và các hexamer ngẫu nhiên, chúng có khả năng
bắt cặp với những RNA mục tiêu khác nhau. Hỗn hợp này sẽ cho kết quả tối ƣu với
những sản phẩm < 1 kb.
- Nƣớc không nhiễm enzyme thủy phân nucleotide (Nuclease free water) 1,5 ml.
- Enzyme phiên mã ngƣợc (iScript Reverse Transcriptase) 25 µl, là enzyme
MMLV với hoạt tính RNAse H+ có độ nhạy cao hơn những enzyme có hoạt tính
RNAse H-. Enzyme này đƣợc bổ sung thêm chất ức chế enzyme phân hủy RNA
(RNAse). Ta chỉ cần bổ sung thêm RNA và chạy theo chu trình nhiệt của kit.
+ Giai đoạn thực hiện phản ứng PCR khuếch đại các phân tử cDNA
16
- cDNA đƣợc lấy từ quá trình tổng hợp ở trên.
- Nƣớc không chứa nuclease (Nuclease free water)
- Dung dịch đệm PCR (10X PCR buffer)
- MgCl2 50 mM
- Hỗn hợp dNTP 10 mM
- iTaq polymerase 5 U / µl
- Primer với trình tự nhƣ sau :
Sense primer: 5’CGC GCT AAC AGA GTT CAG CC 3’
Antisense primer: 5’GCA ATG GGG GTC CAA CTC AT 3’
Bên cạnh đó cần phải chuẩn bị một số hóa chất khác nhƣ:
- Agarose (Promega - Mỹ)
- Loading dye 6X
- Thang chuẩn (ladder) 100bp (Bio – Rad)
- TAE 0,5X
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra tình hình nhiễm các loại virus PVX, PVY và PLRV trên khoai tây tại
thành phố Đà Lạt thông qua việc thực hiện phản ứng ELISA trên các mẫu thu thập tại
các phƣờng.
- Kiểm tra các mẫu có phản ứng ELISA dƣơng tính với virus PLRV bằng kỹ
thuật RT-PCR.
- Giải trình tự đoạn DNA có đƣợc từ sản phẩm RT-PCR để khẳng định nguồn
gốc của đoạn gen đó, đánh giá mức độ tƣơng đồng với gen của virus PLRV có trên
ngân hàng gen.
3.3.2 Phƣơng pháp điều tra và lấy mẫu
Công tác điều tra tình hình bệnh virus trên khoai tây ở thành phố Đà Lạt đƣợc
tiến hành nhƣ sau
- Liên hệ Phòng Nông nghiệp, Chi cục Bảo vệ Thực vật và Trạm Khuyến nông
thành phố để điều tra tình hình phân bố diện tích, chủng loại giống, vùng tập trung và
các yếu tố liên quan đến bệnh virus trên khoai tây từ đó xác định địa bàn tiêu biểu cần
điều tra.
17
- Điều tra tại các hộ nông dân có trồng khoai tây theo mẫu điều tra đã chuẩn bị
sẵn gồm các chỉ tiêu nhƣ: Đặc điểm vƣờn trồng, chủng loại giống, kỹ thuật canh tác,
tình hình sâu bệnh.
Khâu lấy mẫu đƣợc thực hiện nhƣ sau:
- Tùy theo diện tích có thể lấy từ 5 - 10 mẫu /vƣờn theo đƣờng chéo. Mẫu là toàn
bộ thân cây, đƣợc cho vào bao nylon có ghi nhãn cẩn thận về thời gian, địa điểm, chủ
vƣờn, loại cây, tuổi cây, triệu chứng, điều kiện canh tác. Mẫu đƣợc cho vào thùng xốp
và đƣợc giữ lạnh cho đến khi kết thúc đợt lấy mẫu.
- Mẫu đƣợc đem về phòng thí nghiệm trong điều kiện đƣợc giữ lạnh và bảo quản
trong tủ lạnh ở nhiệt độ -20oC cho đến khi phân tích.
Bảng 3.1 Số mẫu thu thập từ 5 phƣờng thuộc tp.Đà Lạt
STT
Địa điểm
Lấy mẫu
Tổng số
mẫu
Giống Tuổi cây Thế hệ
06 07 1T 1.5T 2T 2.5T 3T F1 F2 F3
1
2
3
4
5
Phƣờng 5
Phƣờng 8
Phƣờng 9
Phƣờng 11
Phƣờng 12
32
24
54
18
23
22
0
0
0
0
10
24
54
18
23
5
0
15
0
0
6
0
10
8
0
6
0
12
0
13
10
0
0
0
0
5
24
17
10
10
16
11
32
0
11
0
13
22
10
12
16
0
0
8
0
Tổng cộng 150 22 128 20 24 31 10 66 70 57 24
T: tháng
3.3.3 Phƣơng pháp phát hiện PVX, PVY và PLRV
3.3.3.1 Phát hiện PVX, PVY và PLRV bằng kĩ thuật ELISA
Sử dụng phƣơng pháp dDAS-ELISA (direct Double Antibody Sandwich Enzyme
Linked Immuno Sorbent Assay) theo sự hƣớng dẫn thực hiện của bộ kit và đƣợc tiến
hành qua 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: Thực hiện 1 lần ly trích virus để kiểm tra cả virus
PVX, PVY và PLRV. Giai đoạn 2: Thực hiện phản ứng ELISA.
Giai đoạn 1: Ly trích mẫu
Trƣớc tiên ta phải dùng nƣớc cất vô trùng (chuẩn bị trƣớc) để pha dịch ly trích
mẫu từ 20X xuống còn 1X. Dịch trích đƣợc pha loãng để dùng ly trích cả PVX, PVY
và PLRV.
Tổng số mẫu cần nghiền là 135 mẫu
Các mẫu đƣợc lấy ra từ tủ lạnh -20oC, cắt lấy phần thân, chồi non hoặc gân chính
của lá (có cả phiến lá) và cân khoảng 0,5 gam cho vào cối.
18
Hút 2,5 ml dung dịch trích mẫu, dùng chày nghiền mẫu cho đến khi các thành
phần đều nát vụn.
Đổ dịch mẫu vừa nghiền xong vào eppendoff 1,5 ml. Sau đó ta đem li tâm với tốc
độ 5000 vòng / phút trong 5 phút ở 4oC. Đem mẫu cất vào tủ mát (2 - 8oC) để dùng
sau.
Giai đoạn 2: Thực hiện phản ứng ELISA
Bƣớc 1
Chuẩn bị đĩa và sơ đồ bố trí mẫu. Theo chỉ dẫn của kit, ta bỏ hàng A và H; bỏ cột
12. Do đó đĩa ELISA 96 giếng chỉ kiểm tra đƣợc 27 mẫu, mỗi mẫu đƣợc cho vào 2
giếng. Mỗi đĩa đều đƣợc ghi số thứ tự từ 1 đến 5 và tên của virus đang thực hiện chẩn
đoán.
Sơ đồ bố trí trên đĩa ELISA
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
A
B Substrate BF 1 4 7 10 13 16 19 22 25
C Substrate BF 1 4 7 10 13 16 19 22 25
D Substrate PC 2 5 8 11 14 17 20 23 26
E Substrate PC 2 5 8 11 14 17 20 23 26
F Substrate NC 3 6 9 12 15 18 21 24 27
G Substrate NC 3 6 9 12 15 18 21 24 27
H
BF: Buffer 1; 2…; 27: Số thứ tự của mẫu
PC (Positive control) : Đối chứng dƣơng
NC (Negative control): Đối chứng âm
Substrate: Cơ chất
Bƣớc 2
Pha loãng kháng thể (kháng thể 1) bằng dung dịch đệm (tỷ lệ pha theo bảng dƣới đây).
Bảng 3.2 Tỷ lệ pha loãng kháng thể
Hóa chất PVX PVY PLRV
Dung dịch đệm
Kháng thể
10ml
100µl
10ml
100µl
10ml
20µl
19
Dùng pipet 8 đầu hút nƣớc cất vào cột số 1. Cũng với pipet trên ta hút kháng thể
cho vào các giếng từ cột số 2 đến số 11 (100 µl / giếng). Dùng băng keo trong dán kín
mặt đĩa và đem ủ ở 37oC trong 2 giờ. Sau đó rửa 3 lần với PBS-Tween bằng máy rửa
đĩa ELISA.
Bƣớc 3
- Trƣớc tiên ta phải hòa tan đối chứng dƣơng và đối chứng âm với cùng một thể
tích nƣớc là 1ml
- Dùng pipet 8 đầu hút nƣớc cất (100 µl / giếng) cho vào cột số 1 (substrate).
- Cho 100 µl đối chứng dƣơng vào 2 ô PC (Positive control).
- Cho 100 µl đối chứng âm vào 2 ô NC (Negative control).
- Cho dịch trích mẫu vào (100 µl / giếng). Tổng cộng 135 mẫu sẽ đƣợc cho vào 5
đĩa, mỗi đĩa 27 mẫu, mỗi mẫu 2 giếng theo bố trí ở bảng 3.1.
- Dùng keo trong dán kín mặt đĩa, đem ủ qua đêm trong tủ mát 2 - 8oC. Sau đó
đem rửa 3 lần với PBS - Tween.
Trong bƣớc này cần chú ý các điểm sau đây.
- Cần ghi lại chính xác kí hiệu của mẫu tƣơng ứng với số thứ tự của mẫu trên đĩa.
- Thao tác cẩn thận tránh hiện tƣợng nhiễm chéo.
Bƣớc 4
- Pha loãng kháng thể gắn enzyme (Conjugate antibodies) (kháng thể 2) trong
dung dịch đệm theo tỉ lệ cho trong bảng dƣới đây. Kháng thể này đƣợc pha trong đĩa
petri.
Bảng 3.3 Tỷ lệ pha loãng kháng thể gắn enzyme
Hóa chất PVX PVY PLRV
Dung dịch đệm 1X
Kháng thể gắn enzyme
10ml
100µl
10ml
100µl
10ml
20µl
- Dùng pipet 8 đầu hút nƣớc cất (100 µl / giếng) cho vào cột số 1 (Substrate).
- Dùng pipet 8 đầu hút kháng thể đã pha loãng vào mỗi giếng từ cột số 2 đến số
11 (100 µl / giếng). Dùng keo trong dán kín mặt đĩa và đem ủ 37oC trong 2 giờ. Sau đó
rữa 3 lần với PBS - Tween.
20
Bƣớc 5
Chuẩn bị cơ chất tạo màu: p-NPP (p - nitrophenyl phosphate) có trong kit ở dạng
viên rắn. Ta phải xác định lƣợng cơ chất cần thiết cho sự hiển thị màu. Sau đó đem
những viên này đi nghiền nát ra và cho vào dung dịch đệm với tỷ lệ cho dƣới đây.
Dùng một hủ nhựa nhỏ để hòa tan chất tạo màu và sau đó đổ ra đĩa petri. Dùng pipet 8
đầu, hút 100 µl p-NPP vào mỗi giếng từ cột số 1 đến số 11. Dùng băng keo trong dán
kín mặt đĩa và đem ủ 37oC và đọc kết quả.
Bảng 3.4. Tỷ lệ pha loãng cơ chất tạo màu
Hóa chất PVX PVY PLRV
Dung dịch đệm 1X
p - NPP (2 viên 5 mg)
10 ml
5 mg
10 ml
5 mg
10 ml
5 mg
Bƣớc 6
Đọc kết quả bằng máy đọc của hãng Bio - Rad với bƣớc sóng 405 nm tại các thời
điểm 30 phút, 1giờ sau khi ủ với chất tạo màu.
OD mẫu = OD đọc (thô) – OD trung bình của các giếng có cơ chất (Substrate).
OD mẫu so với ngƣỡng (ngƣỡng = hai lần trung bình OD của đối chứng âm).
POS: Kết quả dƣơng tính-nhiễm bệnh khi OD của mẫu vƣợt quá ngƣỡng.
NEG: Kết quả âm tính – Không nhiễm bệnh khi OD của mẫu dƣới ngƣỡng.
Bên cạnh đó kết quả cũng có thể đƣợc đánh giá bằng mắt thƣờng thông qua sự
đổi màu của các giếng:
- Nếu màu đậm tƣơng đƣơng hoặc cao hơn so với đối chứng dƣơng: Đánh giá
nhiễm bệnh
- Nếu giếng không màu tƣơng đƣơng hoặc thấp hơn so với đối chứng âm: Đánh
giá không nhiễm bệnh.
3.3.3.2 Phát hiện virus PLRV bằng phƣơng pháp RT-PCR
Các mẫu sau khi đƣợc kiểm tra bằng kỹ thuật ELISA sẽ đƣợc chọn ra để thực
hiện tiếp phản ứng RT-PCR. Trong đề tài này chúng tôi chỉ thực hiện phản ứng RT-
PCR trên đối tƣợng virus PLRV.
Tiêu chuẩn chọn mẫu để thực hiện RT-PCR
- Dƣơng tính.
- Trị số dƣơng tính từ máy đọc phải cao.
21
- Triệu chứng đƣợc quan sát phải đặc trƣng và biểu hiện ra ngoài.
- Mẫu đƣợc bảo quản tốt (còn tƣơi).
Dựa trên những tiêu chí trên, ta chọn ra đƣợc 5 mẫu đại diện cho 5 phƣờng tại
thành phố Đà Lạt
- Phƣờng 5: Mẫu 148
- Phƣờng 8: Mẫu 97
- Phƣờng 9: Mẫu 45
- Phƣờng 11: Mẫu 92
- Phƣờng 12: Mẫu 10
Kỹ thuật RT-PCR đƣợc sử dụng là 2 bƣớc (two steps), tức là gồm giai đoạn tổng
hợp cDNA (Reverse) và giai đoạn khuếch đại cDNA (PCR). Virus PLRV đƣợc phát
hiện dựa trên một đoạn gen có kích thƣớc 336 bp, mã hóa cho phân tử protein vỏ. Quá
trình thực hiện phải qua 2 giai đoạn: Ly trích RNA, tổng hợp và khuếch đại cDNA nhờ
phản ứng RT-PCR.
Giai đoạn 1: Ly trích RNA
Quá trình ly trích RNA đƣợc thực hiện theo hƣớng dẫn của bộ kit ly trích RNA
(The Aurum total RNA kit). Tuy nhiên để thực hiện đúng yêu cầu ta phải chuẩn bị
trƣớc một số dụng cụ và hóa chất sau:
- Nƣớc phải đƣợc xử lý với DEPC để khử RNase. Cối chày phải đƣợc hấp khử
trùng sau khi đã đƣợc tráng nƣớc chƣa khử DEPC.
- Đầu tip, eppendoff phải đƣợc xử lý sao cho đảm bảo vô trùng và không còn sự
hiện diện của enzyme phân hủy RNA. Tất cả phải đƣợc chuẩn bị trƣớc khi ly trích một
ngày.
*Quy trình ly trích
Thực hiện theo chỉ dẫn của bộ kit. Lƣu ý, một số hóa chất không đƣợc cung cấp
cùng với kit nên ta phải chuẩn bị riêng. Ta phải chuẩn bị
- Polyvinyl pyrolidone (PVP) 2%
-Tris base pH = 7,5
- Ethanol 70%, 100%
- β - mercaptoethanol
- Pha DNase I từ dạng bột thành dạng lỏng
- Pha low stringency
22
Các bƣớc tiến hành ly trích RNA
1. Cân khoảng 80 mg mẫu lá, cắt ra từng miếng nhỏ (< 5 mm). Nghiền mịn trong
nitơ lỏng. Chú ý không để cho mẫu bị chảy nƣớc trong lúc nghiền.
2. Cho 60 mg mẫu đã nghiền vào tube 2 ml có nắp đậy (có sẵn trong kit). Cho 14
µl PVP 2% vào mỗi 700 µl dịch ly trích mẫu (lysis solution).
3. Cho 700 µl dịch ly trích mẫu (lysis solution) đã bỗ sung PVP 2% vào tube
chứa mẫu và trộn đều bằng pipet từ 12 - 15 lần.
4. Ly tâm với tốc độ 12000 vòng trong 3 phút ở 4oC. Sau đó hút dịch nổi sang
tube 2 ml (có trong kit).
5. Cho 700 µl ethanol 70% vào tube chứa dịch nổi, trộn đều bằng pipet cho đến
khi dịch không còn phân lớp.
6. Cho dịch hòa tan RNA (elution solution) vào bể điều nhiệt ở 70oC. Cho RNA
binding column vào tube 2 ml không có nắp đậy.
7. Hút 700 µl dịch mẫu cho vào RNA binding column. Ly tâm ở tốc độ 12000
vòng trong 1 phút ở 4oC. Loại phần dịch bên dƣới ra khỏi tube (thực hiện nhiều lần
cho đến khi hết mẫu thì thôi).
8. Cho 80 µl ethanol 100% vào 20 ml dịch rửa nhẹ (low stringency).
9. Cho 700 µl dịch rửa nhẹ (low stringency) đã bổ sung ethanol 100% vào RNA
binding column. Ly tâm 12000 vòng trong 30 giây ở 4oC. Loại phần dịch bên dƣới.
10. Pha DNase I với 250 µl Tris base pH = 7,5, trộn đều.
11. Pha 5 µl DNase I với 75 µl dịch pha loãng DNase (DNase delution solution)
cho một mẫu ly trích trong tube 1,5 ml.
Cho 80 µl dung dịch DNase vào RNA binding column. Ủ 15 phút ở nhiệt độ
phòng.
Ly tâm 12000 vòng trong 30 giây ở 4oC.
Loại phần dịch bên dƣới.
12. Thêm 700 µl dịch rửa mạnh (high stringency wash solution) vào RNA
binding column.
Ly tâm 12000 vòng trong 30 giây ở 4oC
Loại phần dịch bên dƣới
13. Thêm 700 µl dịch rửa nhẹ (low stringency wash solution) vào RNA binding
column.
23
Ly tâm 12000 vòng trong 30 giây ở 4oC
Loại phần dịch bên dƣới.
Ly tâm tiếp 60 giây với tốc độ 12000 vòng ở 4oC để loại hoàn toàn dịch rửa.
14. Cho RNA binding column vào tube 1,5 ml (có trong kit) có nắp đậy.
Cho 80 µl dịch hòa tan RNA (elution solution) đã ủ ở 70oC vào RNA binding
column, giữ ở nhiệt độ phòng trong 60 giây.
Ly tâm 12000 vòng trong 2 phút ở 4oC để thu RNA tổng số.
RNA đem ủ ở 4oC để dùng sau.
*Những lƣu ý khi ly trích
- Phải có khu vực làm việc riêng
- Trong quá trình ly trích, phải thao tác càng nhanh càng tốt
- Thay bao tay thƣờng xuyên khi thấy cần thiết
Giai đoạn 2: Tổng hợp cDNA
Mẫu RNA đƣợc ly trích ở trên sẽ đƣợc dùng để chạy RT-PCR. Mục đích để
khuếch đại 1 đoạn gen mã hóa cho phân tử protein vỏ của virus PLRV. Quy trình này
gồm hai bƣớc (two steps).
Bƣớc 1: Tổng hợp cDNA
Tổng hợp cDNA theo hƣớng dẫn của bộ kit tổng hợp cDNA (iScript cDNA kit).
Thành phần các loại hóa chất cho 1 phản ứng tổng hợp cDNA đƣợc cho theo
bảng dƣới đây. Đối với lƣợng RNA cho vào ta thay đổi thể tích từ 2 - 5 µl trong một
phản ứng.
Bảng 3.5 Thành phần hóa chất cho một phản ứng tổng hợp cDNA
Thành phần Thể tích
5X iScript reaction Mix
Enzyme
RNA
Nƣớc
4 µl
1 µl
5 µl (1 - 5 µg)
Cho vào để đủ 20 µl
Tổng thể tích 20 µl
24
Chu kỳ nhiệt của phản ứng tổng hợp cDNA
25
oC trong 5 phút
42
oC trong 30 phút
85
oC trong 5 phút
Giữ ở 4oC
cDNA đƣợc tổng hợp (20 µl) có thể đem sử dụng ngay trong phản ứng PCR hoặc
cất ở 4oC để chạy PCR sau.
Bƣớc 2: Thực hiện phản ứng PCR khuếch đại cDNA
Bƣớc này ta không sử dụng kit mà thực hiện theo nghiên cứu của Fattouma
DJILANI và Hatem FAKHFAKH ở đại học Tuynidi vào năm 2002.
Thành phần hóa chất cho một phản ứng 25 µl đƣợc cho theo bảng dƣới đây
Bảng 3.6 Thành phần hóa chất trong một phản ứng khuếch đại cDNA
Thành phần Nồng độ cuối
Dung dịch đệm PCR 10X
MgCl2
Hỗn hợp dNTP (dNTP Mix)
Mồi xuôi (sens primer)
Mồi ngƣợc (antisens primer)
iTaq polymerase
cDNA
Nƣớc
1X
1 mM
0,2 mM
0,3 µM
0,3 µM
1 U/µl
2,5 - 5 µl
Cho vào để đủ 25 µl
Tổng thể tích 25 µl
Chu trình nhiệt của phản ứng PCR
- 94
oC trong 5 phút
-
94
oC trong 1 phút
- 50
oC trong 1 phút 35 chu kỳ
- 72
oC trong 1 phút
- 72
oC trong 10 phút
Lƣợng cDNA cho vào mỗi phản ứng thay đổi từ 2,5 – 5 µl. Sau khi thực hiện
phản ứng PCR, ta sẽ thu đƣợc 25 µl sản phẩm (cDNA sợi đôi). Ta có thể thực hiện
điện di ngay để xem kết quả hoặc cũng có thể trữ ở -20oC để chạy điện di sau.
*Điện di đọc kết quả
25
Để kiểm tra sản phẩm RT-PCR có phải là đoạn gen mong muốn không ta thực
hiện điện di trên gel agarose.
Nồng độ gel: 1,5%
Hiệu điện thế: 50 V
Cƣờng độ dòng điện: 250 mA
Thời gian điện di: 45 phút (có thể canh vạch loading dye)
Tỷ lệ mẫu : loading dye là 4 µl : 2 µl
Nhuộm ethidium bromide trong 20 phút
Đọc kết quả trên máy chiếu tia UV.
3.3.3.3 Giải trình tự trực tiếp đoạn gen của virus PLRV
Sau khi kiểm tra kết quả bằng điện di nếu thấy có đoạn gen mong muốn (kích
thƣớc 336 bp), chúng tôi thực hiện tiếp bƣớc giải trình tự nhằm xác định chính xác
đoạn gen của PLRV và khẳng định có sản phẩm phụ hay không.
Việc giải trình tự tiến hành trực tiếp từ sản phẩm RT-PCR, theo nguyên tắc của
Sanger. Phƣơng pháp này sử dụng một primer (hoặc sense hoặc antisense) cho một lần
giải trình tự. Trong đề tài này, ta sẽ tiến hành giải trình tự bằng cả primer sense lẫn
antisense.
Bƣớc 1: Chạy cycle sequencing
- Thành phần hóa chất cho 1 phản ứng
Bigdye 2,5X 2 µl
Bigdye buffer 5X 1 µl
Sản phẩm PCR 3 - 10 ng
Primer 3,2 pmol
Nƣớc cho vào để đƣợc thể tích 10 µl
Bigdye 2,5X bao gồm: enzyme kéo dài mẫu, buffer, dNTP và ddNTP.
-Mỗi phản ứng chỉ sử dụng hoặc là primer xuôi hoặc là primer ngƣợc
Quy trình nhiệt
96
oC trong 1 phút
96
oC trong 10 giây
50
oC trong 5giây 25 chu kỳ
60
oC trong 4 phút
26
Bƣớc 2: Làm sạch sản phẩm cycle sequencing
- Cho 2,5 µl / tube EDTA 125 mM vào.
- Cho 30 µl / tube ethanol 100% vào, đảo nhẹ.
- Để ở nhiệt độ phòng 15 phút
- Ly tâm 12000 vòng trong 30 phút ở 4oC
- Loại dịch trong
- Cho 30 µl / tube ethanol 70% vào
- Ly tâm 12000 vòng trong 20 phút ở 4oC
- Hút bỏ dịch trong và để khô.
Bƣớc 3: Biến tính
- Cho vào mỗi tube 10 µl Hidi formamide.
- Biến tính ở 95oC trong 2 phút
- Đƣa nhanh vào đá
Sau đó cho 10 µl mẫu này vào máy giải trình tự.
Bƣớc 4: Đọc kết quả
Kết quả giải trình tự sẽ ở dạng peak (mỗi peak đại diện cho 1 nucleotide) và dạng
ký tự (A, T, G, C).
Sau khi có trình tự ta tiến hành kiểm tra bằng cách so sánh trình tự giải đƣợc với
trình tự có sẵn trên ngân hàng gen (NCBI). Qua đây ta sẽ biết đƣợc trình tự giải đƣợc
có phải là virus PLRV không và biết đƣợc mức độ tƣơng đồng giữa trình tự ta có với
trình tự trên ngân hàng gene.
27
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình canh tác khoai tây tại Thành phố Đà Lạt
Thời gian điều tra từ ngày 21 tháng 3 đến ngày 23 tháng 3 năm 2005. Tại thời
điểm điều tra đang là mùa nắng - mùa chính để trồng khoai tây. Địa điểm điều tra gồm
các phƣờng 5, 8, 9, 11 và 12. Diện tích điều tra tại phƣờng 5 là 1 hecta, phƣờng 8 là 1
hecta, phƣờng 9 là 1,6 hecta, phƣờng 11 là 0,6 hecta và phƣờng 12 là 1 hecta. Hai
giống khoai tây đƣợc trồng chủ yếu tại các phƣờng trên là 06 và 07 nuôi cấy mô, giống
07 đƣợc trồng trên nền đất thịt còn giống 06 đƣợc trồng ít hơn trên nền đất xốp. Vào
khoảng thời gian này, khoai tây đang ở các độ tuổi từ 1 đến 3 tháng tuổi, phần lớn các
ruộng khoai tây đang ở giai đoạn sắp thu hoạch (tháng thứ 3). Điều kiện khí hậu lúc
này là nắng nóng và khô hạn kéo dài. 100% ruộng khảo sát đều hiện diện ruồi đục lá
và các loại rệp. 100% các ruộng đều canh tác theo cách lên luống và trồng hàng một,
không trồng xen với các loại cây trồng khác. Đa số các ruộng khoai tây ở giai đoạn
chuẩn bị thu hoạch nên việc quan sát triệu chứng của các bệnh là rất khó khăn. Tuy
nhiên các bệnh thƣờng gặp là héo xanh, bã trầu, cuốn lá. Sự quan tâm cũng nhƣ nhận
thức về bệnh virus và sự nguy hại do bệnh virus của nông dân là rất hạn chế. Do điều
kiện thời tiết bất lợi nên năng suất dự kiến sẽ bị giảm và ƣớc tính khoảng 1,5 – 2,5 tấn
/ hecta.
4.2 Kết quả phát hiện virus PVX, PVY và PLRV bằng kỹ thuật ELISA
4.2.1 Tỷ lệ nhiễm virus PVX, PVY và PLRV tại các phƣờng
Với khí hậu mát lạnh, khu vực Đà Lạt có điều kiện đặc biệt thuận lợi trồng khoai
tây hầu nhƣ quanh năm. Theo thống kê của phòng nông nghiệp, tổng diện tích trồng
khoai tây tại Đà Lạt là 856 ha với năng suất 98 tạ / ha đạt sản lƣợng 8425 tấn (năm
2004). Đà Lạt đƣợc xem là địa phƣơng có kỹ thuật canh tác rất cao, ngƣời dân đã biết
áp dụng các kỹ thuật hiện đại, các loại chế phẩm sinh học, công nghệ nuôi cấy mô, sử
dụng nhà kính từ nhiều năm nay. Trong đó các phƣờng 8, phƣờng 9 và phƣờng 12
đƣợc xem là những khu vực có kỹ thuật canh tác tƣơng đối vƣợt trội. Tuy nhiên kết
quả thực tế về tình hình nhiễm các loại virus PVX, PVY và PLRV rất bất ngờ và đáng
lo ngại. Dƣới đây là kết quả kiểm tra tỷ lệ nhiễm các loại virus PVX, PVY và PLRV
tại các phƣờng đƣợc điều tra.
28
Bảng 4.1 Tỷ lệ nhiễm PVX ,PVY, PLRV tại các phƣờng
-Từ số liệu trên ta có biểu đồ dƣới đây
- Qua kết quả này ta thấy tất cả các phƣờng đƣợc điều tra tại thành phố Đà Lạt đã
bị nhiễm PVX, PVY, PLRV. Trong đó, mức độ nhiễm trung bình PVX (41,75%) là
thấp nhất còn PVY (97,58%) và PLRV (98,79%) là rất cao.
- Tại Việt Nam virus PVY đƣợc xem là loại virus gây hại nghiêm trọng nhất tiếp
đến là PVX (Lê Lƣơng Tề - Vũ Triệu Mân, 1999). Trong kết quả này tỷ lệ nhiễm PVY
là rất cao, nhiễm PVX cũng khá cao. Chính vì vậy ta cần phải đƣa ra các biện pháp
phòng trừ thích hợp nhằm ngăn chặn sự lây lan và tác hại của các loại virus trên.
- Tại phƣờng 12, đa số các mẫu lấy tại đây đều chỉ ở F1 hoặc F2 nhƣng lại có tỷ
lệ nhiễm các loại virus là cao nhất. Nguyên nhân có thể là nguồn gốc giống không đảm
bảo (giống không sạch bệnh).
- Các mẫu không biểu hiện triệu chứng của bệnh cũng cho kết quả dƣơng tính.
Điều này chứng tỏ một điều là ta không thể dựa hoàn toàn vào triệu chứng mà định
bệnh.
Địa
phƣơng
lấy mẫu
PVX PVY PLRV
Tổn
g số
mẫu
Số
mẫu
nhiễm
Tỷ lệ
(%)
Tổng
số
mẫu
Số
mẫu
nhiễm
Tỷ lệ
(%)
Tổng
số
mẫu
Số
mẫu
nhiễm
Tỷ lệ
(%)
P5 32 18 56,25 33 30 90,91 33 32 96,97
P8 23 4 17,39 23 23 100 23 23 100
P9 33 7 21,21 33 32 96,97 33 32 96,97
P11 17 7 41,18 18 18 100 17 17 100
P12 22 16 72,73 21 21 100 22 22 100
Trung
bình
41,75 97,58 98,79
Biểu đồ 4.1 So sánh tỷ lệ nhiễm PVX, PVY và PLRV theo từng phƣờng
0
20
40
60
80
100
PVX PVY PLRV
Virus
Tỷ
lệ
(%
)
P5
P8
P9
P11
P12
29
4.2.2 Tỷ lệ nhiễm virus PVX, PVY và PLRV theo từng giống
Bảng 4.2 Tỷ lệ nhiễm PVX, PVY và PLRV theo giống
Giốn
g
PVX PVY PLRV
Tổn
g số
mẫu
Số
mẫu
nhiễm
Tỷ lệ
(%)
Tổn
g số
mẫu
Số
mẫu
nhiễm
Tỷ lệ
(%)
Tổn
g số
mẫu
Số
mẫu
nhiễm
Tỷ lệ
(%)
07
06
104
22
39
12
37,50
54,54
103
23
103
20
100
86,96
104
23
102
16
98,08
69,57
Từ bảng ta có biểu đồ dƣới đây
- Qua bảng và biểu đồ ta thấy có sự khác biệt về mức độ nhiễm bệnh của hai
giống khoai tây 06 và 07. Giống 06 cho tỷ lệ nhiễm với PVX cao hơn so với giống 07.
Còn đối với PVY và PLRV thì giống 07 lại cho kết quả nhiễm cao hơn giống 06. Hai
giống 06 và 07 là giống nhập nội nên có tỷ lệ nhiễm PLRV ở mức độ cao (Lê Lƣơng
Tề - Vũ Triệu Mân, 1999).
- Giống 07 đƣợc cho là có khả năng kháng bệnh cao. Tuy nhiên qua kết quả trên
ta thấy giống 07 không tỏ ra ƣu thế trong việc kháng lại các loại virus trên so với giống
06. Vấn đề ở đây là yếu tố môi trƣờng và cách chăm sóc cũng tác động rất lớn đến khả
năng nhiễm virus của các giống khoai tây. Tuy nhiên cũng có thể do lƣợng mẫu kiểm
tra không đủ để phản ánh tỷ lệ nhiễm thực sự của giống 06. Do đó tùy từng điều kiện
cụ thể mà ta nên trồng giống 06 hay 07 tuy nhiên dù trồng giống 06 hay 07 thì khâu
sản xuất giống sạch bệnh hay kháng bệnh là quan trọng nhất. Giống 06 và 07 đƣợc
trồng bằng cây nuôi cấy mô. Theo Lê Lƣơng Tề và Vũ Triệu Mân (1999), những cây
con giống có thể bị nhiễm bệnh từ 90 đến 100% ở các mức độ khác nhau nếu nhƣ tế
bào ban đầu đem nuôi cấy đã bị nhiễm virus.
Biểu đồ 4.2 So sánh tỷ lệ nhiễm bệnh giữa hai giống 06 và 07
0
20
4
60
80
100
PVX PVY PLRV
Virus
Tỷ
lệ
(%
)
07
06
30
4.2.3 Tỷ lệ nhiễm virus PVX, PVY và PLRV theo từng thế hệ
Bảng 4.3 Tỷ lệ nhiễm virus PVX, PVY và PLRV theo từng thế hệ của giống 07
Thế
hệ
PVX PVY PLRV
Tổn
g số
mẫu
Số
mẫu
nhiễm
Tỷ
lệ
(%)
Tổn
g số
mẫu
Số
mẫu
nhiễm
Tỷ
lệ
(%)
Tổn
g số
mẫu
Số
mẫu
nhiễm
Tỷ
lệ
(%)
F1
F2
F3
53
45
6
22
12
5
41,5
1
26,6
7
83,3
3
51
44
28
50
44
28
98,0
4
100
100
54
44
6
53
44
6
98,1
5
100
100
Từ bảng ta có biểu đồ
Kết quả cho thấy, ở thế hệ sau tỷ lệ nhiễm virus cao hơn ở thế hệ trƣớc. Điều này
hoàn toàn chính xác, đặc biệt với virus PLRV sự tái nhiễm ở vụ thứ hai hoặc thứ ba từ
69 – 90% (Vander Zang, 1983). Riêng đối với PVX thì thế hệ sau nhiễm ít hơn thế hệ
trƣớc, có thể lý giải dựa vào điều kiện canh tác tốt đồng thời khí hậu khắc nghiệt của
mùa nắng không thuận lợi cho sự phát triển và lây truyền của virus PVX.
- Đối với PVY – virus gây hại quan trọng ở Việt Nam và PLRV cho tỷ lệ nhiễm
rất cao ngay ở thế hệ F1. Điều này chứng tỏ nguồn cây giống (nuôi cấy mô) đã bị
nhiễm bệnh từ đầu chứ không phải sạch bệnh nhƣ lời công bố của các nhà cung cấp
giống.
Qua đây ta rút ra kinh nghiệm là không nên để giống quá dài, bởi vì giống dễ bị
thoái hóa và khả năng nhiễm các loại virus trên là rất cao ảnh hƣởng đến năng suất và
chất lƣợng khoai tây.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
PVX PVY PLRV
Virus
Tỷ
lệ
(%
) F1
F2
F3
Biểu đồ 4.3 So sánh tỷ lệ nhiễm bệnh giữa các thế hệ của giống 07
31
4.2.4 Tỷ lệ nhiễm virus PVX, PVY và PLRV theo tháng tuổi
Bảng 4.4 Tỷ lệ nhiễm virus PVX, PVY và PLRV theo từng tháng tuổi
Tuổi
PVX PVY PLRV
Tổng
Số
mẫu
Số
mẫu
nhiễm
Tỷ lệ
(%)
Tổng
Số
mẫu
Số
mẫu
nhiễm
Tỷ lệ
(%)
Tổng
Số
mẫu
Số
mẫu
nhiễm
Tỷ lệ
(%)
1T
1,5T
2T
2,5T
3T
5
10
19
5
65
1
9
8
3
18
20
90
42,11
60
27,69
5
10
18
5
65
5
10
17
5
65
100
100
94,44
100
100
5
9
7
5
66
5
9
7
5
66
100
100
100
100
100
Từ bảng ta có biểu đồ
Nhận xét
- Không có sự khác biệt giữa các độ tuổi về tỷ lệ nhiễm PVY và PLRV. Từ 1
tháng đến 3 tháng tỷ lệ nhiễm luôn ở mức cao. Điều này chứng tỏ các giống đƣợc
trồng có thể đã bị thoái hóa và nguồn cung cấp giống đã bị nhiễm từ ban đầu.
- Đối với PVX, có sự thay đổi bất thƣờng, thời điểm 1,5 tháng cho tỷ lệ nhiễm cao
nhất (90%), thấp nhất là lúc 1 tháng.
- Sự hiện diện tƣơng đối nhiều các loại côn trùng nhƣ ruồi, rệp ở các ruộng khoai
tây đƣợc khảo sát cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự nhiễm các loại virus ở mức độ
cao.
4.3 Kết quả RT-PCR
- Dùng kit ly trích RNA do Bio - Rad cung cấp ta thu đƣợc 80 µl RNA tổng số.
- Ta sẽ thu đƣợc 20 µl cDNA sau khi thực hiện phản ứng tổng hợp cDNA. Thành
phần và quy trình nhiệt của phản ứng tổng hợp cDNA (theo hƣớng dẫn của kit tổng hợp
0
20
40
60
80
100
PVX PVY PLRV
Virus
Tỷ
lệ
(%
)
1T
1,5T
2T
2,5T
3T
Biểu đồ 4.4 So sánh tỷ lệ nhiễm giữa các lứa tuổi
32
cDNA - iScript cDNA kit). Kết quả thu đƣợc ở lần chạy RT - PCR thứ 3 và có đƣợc
những thông số nhƣ sau:
Bảng 4.5 Kết qủa thành phần hóa chất cho một phản ứng tổng hợp cDNA
Thành phần Thể tích
5X iScript reaction Mix
Enzyme
RNA
Nƣớc
4 µl
1 µl
5 µl
10 µl
- Lƣợng RNA thích hợp cho phản ứng tổng hợp cDNA là 5 µl.
Quy trình nhiệt của phản ứng tổng hợp cDNA phải thay đổi so với kit (tăng thời
gian của giai đoạn 42oC từ 30 phút lên 40 phút).
Chu kỳ nhiệt trong phản ứng tổng hợp cDNA
25
oC trong 5 phút
42
oC trong 40 phút
85
oC trong 5 phút
Giữ ở 4oC
- Nồng độ hóa chất phù hợp hợp với quy trình đã nêu, kết quả thu đƣợc không có
sự hiện diện của sản phẩm phụ. Lƣợng cDNA thích hợp cho phản ứng PCR là 5 µl.
Bảng 4.6 Kết qủa thành phần hóa chất trong một phản ứng khuếch đại cDNA
Thành phần Nồng độ cuối
Dung dịch đệm PCR 10X
MgCl2
Hỗn hợp dNTP (dNTP Mix)
Mồi xuôi (sens primer)
Mồi ngƣợc (antisens primer)
iTaq polymerase
Nƣớc
1X
1 mM
0,2 mM
0,3 µM
0,3 µM
1 U / µl
Cho vào để đủ 25 µl
Tổng thể tích 25 µl
- Kết quả cũng cho thấy quy trình nhiệt là ổn định.
Chu trình nhiệt trong phản ứng PCR
- 94
oC trong 5 phút
-
94
oC trong 1 phút
- 50
oC trong 1 phút 35 chu kỳ
33
- 72
oC trong 1 phút
- 72
oC trong 10 phút
*Kết quả điện di
- Do genome của PLRV không có đuôi poly A, lƣợng cDNA chỉ đƣợc tạo ra từ
sự kéo dài các hexamer primer (không có cDNA tạo ra từ primer oligo dT) . Điều này
chứng tỏ phản ứng PCR rất nhạy và hiệu quả khuếch đại rất cao.
- Sản phẩm RT - PCR từ quy trình có sử dụng Taq của hãng Bio-rad cho kết quả
rất chuẩn. Điều này đƣợc chứng minh bằng kết quả giải trình tự có đƣợc mà không cần
tinh sạch sản phẩm RT-PCR.
- Cặp primer đã sử dụng có độ đặc hiệu rất cao, chỉ cho đúng 1 band ở vị trí 336
bp trên gel điện di. Điều này cho phép khẳng định mẫu này đã bị nhiễm virus PLRV.
- Tuy nhiên kết quả trên vẫn còn chƣa thuyết phục lắm. Tức là khả năng tồn tại
những đoạn DNA ngoại lai vẫn có thể xảy ra. Do đó để chắc chắn rằng đây là đoạn
gen của PLRV ta thực hiện giải trình tự, sau đó so sánh trên ngân hàng gen để có kết
luận cuối cùng.
L1: Thang DNA chuẩn 100 bp
L2, L3: cDNA của mẫu 10 (P12)
L2: Nồng độ Taq polymerase 1,25 U
L3 : Nồng độ Taq polymerase 1 U
336bp
Hình 4.1 Kết quả điện di cDNA của virus PLRV
34
4.4 Kết quả giải trình tự trực tiếp sản phẩm RT-PCR
Kết quả giải trình tự sẽ cho ta trình tự dạng chữ (A, G, T, C) và trình tự dạng peak.
Trình tự giải từ sens primer đƣợc tổng cộng 314 / 336 nucleotic :
GGGGTAGGTAGGACCCTGTGGCACCCAGGCGCCGAAGACGCAGAAGAGGAGGCAATCGCCGCTCTACGAAGAACTGGAGTTCCCCG
AGGACGAGGCTCAAGCGAGACATTCGTGTTTACAAAGGACAACCTCGTGGGCAACACCCAAGGAAGTTTCACCTTCGGGCCGAGTCT
ATCAGACTGTCCGGCATTCAAGGATGGAATACTCAAGGCCTACCATGAGTATAAGATCACAAGCATCTTACTTCAGTTCGTCAGCGAG
GCCTCTTCCACCTCCTCCGGTTCCATCGCTTATGAGTTGGACCCCCATTGCAA
Kết quả giải trình tự bằng Antisense primer đƣợc 308 / 336 nucleotic:
CTAGAGGAGGAGGTGGAGAGGCCTCGCTGACGAACTGAAGTAAGATGCTTGTGATCTTATACTCATGGTAGGCCTTGAGTATTCCATCC
TTGAATGCCGGACAGTCTGATAGACTCGGCCCGAAGGTGAAACTTCCTTGGGTGTTGCCCACGAGGTTGTCCTTTGTAAACACGAATGT
CTCGCTTGAGCCTCGTCCTCGGGGAACTCCAGTTCTTCTTGAGCGGCGATTGCCTCCTCTTCTGCGTCTTCGGCGCCTGGGTTGCCCAGG
GGCCGTGACCATAACCACTGGC TGAACTCTGT TAGCGCGA
Dùng phần mềm CLUSTAL X để so sánh hai trình tự giải đƣợc. Kết quả so sánh
sẽ cho thấy những vị trí tƣơng đồng và không tƣơng đồng trên đoạn gen đó. Vị trí các
nucleotide tƣơng đồng đƣợc đánh dấu “ * ”, không tƣơng đồng dấu “ - ”. Những
Hình 4.3 Kết quả giải trình tự dạng peak bằng Antisense primer
Hình 4.2 Kết quả giải trình tự dạng peak bằng Sense primer
35
nucleotide tại các vị trí không tƣơng đồng (thƣờng ở đoạn đầu), ta sẽ kết hợp với trình
tự dạng peak để hoàn chỉnh đoạn gen mong muốn. Dƣới đây là kết quả so sánh trình tự
giải đƣợc từ 2 primer.
*: Trình tự tƣơng đồng
-: Trình tự không tƣơng đồng
anti: Trình tự giải đƣợc nhờ Antisense primer
Sens: Trình tự giải đƣợc nhờ Sense primer
Trình tự hoàn chỉnh của đoạn gen mong muốn sẽ có tổng số 339 nucleotic, trong
đó có 3 nucleotide loại A, 1 ở đầu 3’ và 2 đầu 5’. Sở dĩ có thêm 3 nucleotic trên là do
kết quả của phản ứng PCR (Dr. Mchael blader). Dƣới đây là trình tự cDNA hoàn chỉnh
của PLRV sau khi đối chiếu kết quả giải trình tự dạng peak và dạng chữ từ hai primer
Sense và Antisense.
Hình 4.4 So sánh kết quả giải trình tự từ 2 primer
36
Kết quả so sánh trên ngân hàng gen với độ tƣơng đồng 100% . Nhƣ vậy trình tự
ta có đƣợc là chính xác đồng thời kết quả này cũng khẳng định đây chính là đoạn gen
của PLRV và mẫu đƣợc kiểm tra đã bị nhiễm virus PLRV chứ không phải virus nào
khác. Ngoài ra cũng khẳng định đƣợc rằng tại Đà Lạt không hề có bất kỳ đột biến nào
ở đoạn gene trên.
Kết quả giải trình tự bằng Antisense primer
Hình 4.5 Trình tự sợi Sense của đoạn cDNA của PLRV
Hình 4.6 Kết quả so sánh trình tự sản phẩm PCR của PLRV trên ngân hàng gen
(Query: Trình tự của sản phẩm PCR; Sbjct: Trình tự có sẵn trên ngân hàng gen)
37
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
Từ các kết quả thu đƣợc tôi xin rút ra một số kết luận nhƣ sau:
- Tất cả các phƣờng, các giống, các thế hệ đƣợc điều tra đều đã bị nhiễm virus
PVX, PVY, PLRV sau khi kiểm tra bằng kỹ thuật ELISA.
- Giống 06 nhiễm virus PVY và PLRV ít hơn giống 07, nhƣng lại nhiễm PVX
cao hơn giống 07.
- Càng về các thế hệ sau thì tỷ lệ nhiễm các loại virus PVY, PLRV càng tăng.
- Không có sự khác biệt về mức độ nhiễm các virus trên ở các độ tuổi khác nhau.
- Đã phát hiện đƣợc virus PLRV trên khoai tây nhờ phản ứng RT-PCR khuếch
đại đoạn gene mã hóa cho protein vỏ (336 bp).
- Kết quả giải trình tự sản phẩm RT-PCR của virus PLRV cho kết quả tƣơng
đồng 100% với trình tự của virus PLRV trên ngân hàng gen.
5.2 Đề nghị
- Ứng dụng các kỹ thuật ELISA, RT-PCR và giải trình tự rộng rãi hơn trong việc
chẩn đoán virus trên khoai tây.
- Cần nghiên cứu sâu thêm các yếu tố (giống, thế hệ, tuổi) ảnh hƣởng đến sự
nhiễm các loại virus kể trên.
- Cần tiến hành thực nghiệm trên số lƣợng mẫu lớn hơn với số lần lặp lại nhiều
hơn để khẳng định độ chính xác và ổn định của quy trình chẩn đoán bằng RT – PCR.
- Tìm các khung đọc (ORF) có thể có dựa trên trình tự đoạn gen giải đƣợc nhằm
hiểu rõ hơn về đoạn gen trên.
38
PHẦN 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
1. Nguyễn Thị Chính - Ngô Tiến Hiển, 2001. Virút học. Nhà xuất bản ĐHQG Hà
Nội.
2. Đƣờng Hồng Dật. Khoa học bệnh cây. Nhà xuất bản nông nghiệp.
3. Hồ Hùynh Thùy Dƣơng. Sinh học phân tử, 1998. NXB giáo dục
4. Mai Thạch Hoành (chủ biên) - Nguyễn Công Vinh, 2003. Giống và kỹ thuật
thâm canh cây có củ. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.
5. Vũ Triệu Mân-Hội sinh học phân tử bệnh lý thực vật Việt Nam, 2003. Chẩn
đoán nhanh bệnh hại thực vật. NXB Hà Nội.
6. Z-Kiraly, Z Klement-F.Solymosy-J.Voros, Vũ Khắc Nhƣợng- Hà Minh trung
dịch, 1983. Những phương pháp nghiên cứu cây. NXB nông nghiệp Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Sơn, 2003. Một số sâu bệnh chính hại rau ở Lâm Đồng và các
biện pháp phòng trừ tổng hợp. Chi cục bảo vệ thực vật Lâm Đồng.
8. Lê Lƣơng Tề - Vũ Triệu Mân, 1999. “Bệnh vi khuẩn và virus hại cây trồng”.
NXB Giáo Dục.
9. Nguyễn Văn Thắng – Bùi Thị Mỹ, 1996.”Kỹ thuật trồng cà chua, khoai tây,
hành tây và tỏi ta”. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
10. Phạm Đức Toàn, 2001. Sử dụng kỹ thuật ELISA để chẩn đoán bệnh Tristeza
trên cây cam quýt tại quận 9 TP. Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ nông học,
Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
11. Nguyễn Văn Tuất, 2002. Kỹ thuật chẩn đoán và giám định bệnh hại cây
trồng. NXB nông nghiệp Hà Nội.
12. Phạm Văn Ty - Đại học quốc gia Hà Nội, 2001. Miễn dịch học. NXB Đại học
quốc gia Hà Nội.
13. Bùi Trang Việt, 2000. Sinh lý thực vật đại cương dinh dưỡng. Đại học quốc
gia tp. Hồ Chí Minh. Trƣờng Đại học Khoa Học Tự Nhiên.
39
Tài liệu tiếng nƣớc ngoài
14. Ahmed M. Soliman, Hamed Mazyad and Ahmad Shalaby, 2002. Virus
detection: Potato leaf roll virus Agriculture Research Center, Giza, Egypt.
15. Joe O’Connell, 2002. Methods in moleculer biologyTM. Volume 193 (RT-PCR
protocol). Humana Press. Totowa, New Jersey.
16. John R. Crowther, 2001. Methods in moleculer biology
TM
. Volume 149 (The
ELISA guidebook). Humana Press. Totowa, New Jersey.
17. Jay A.Levy., Heinz Fraenkel-conrat.,Robert A. Owen. Virology, 1994.
Prentice-Hall, Inc.
18. Kamil Haliloglu and Hidayet Bostan, 2002. Nucleotide sequence analysis for
assessment of variability of potato leafroll virus and phylogenetic comparisions.
Online journal of biological sciences 2 (9): 582 – 586.
19. M. J. McPherson and S. G. Moller. PCR, 2000. BIOS Scientific Publishers
Limited.
20. Sambrook and Russell.Molecular cloning-A laboratory manual. Volume 2. 3
rd
edition, 2001. Cold spring harbor laboratory press, New York.
21. S. B. Ghosh, L. H. S. Nagi, T. R. Ganapathi, S. M. Paul Khurana and V. A.
bapat, 2002. Clone and sequencing potato virus Y coat protein gene from an Indian
isolate and development of transgenic tobacco for PVY resistance, 2002. Current
Science, vol. 82, NO 7.
22. W. J. Hooker. Compendium of potato diseases, 1981. American Phytopathological
Society.
Các trang web
-->
40
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khoa luan tot nghiep.pdf