Tài liệu Khóa luận Nghiên cứu công nghệtruyền thoại qua internet sử dụng giao thức TCP/IP (VOIP): ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
-----Y Z-----
Bùi xuân Hạnh
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ TRUYỀN THOẠI QUA
INTERNET SỬ DỤNG GIAO THỨC TCP/IP (VOIP)
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Điện Tử Viễn Thông
Cán bộ hướng dẫn: TS. Ngô Thái Trị
Hà nội - 2005
CHƯƠNG 1
GIAO THỨC TCP/IP
1.1. Một số khái niệm của mạng TCP/IP .................................................2
1.2. Các thành phần vật lý của mạng TCP/IP .........................................3
1.2.1. Các thiết bị tính toán (Computing devices) ................................3
1.2.2. Đường truyền ............................................................................3
1.2.3. Các bộ giao tiếp mạng (NIC-Network Interface Card) ...............3
1.2.4. Bộ tập trung (Hub) ....................................................................3
1.2.5. Bộ điều chế và giải điều chế (Modem).......................................4
1.2.6. Bộ chọn đường (Router) ................
95 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Nghiên cứu công nghệtruyền thoại qua internet sử dụng giao thức TCP/IP (VOIP), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
-----Y Z-----
Bùi xuân Hạnh
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ TRUYỀN THOẠI QUA
INTERNET SỬ DỤNG GIAO THỨC TCP/IP (VOIP)
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Điện Tử Viễn Thông
Cán bộ hướng dẫn: TS. Ngô Thái Trị
Hà nội - 2005
CHƯƠNG 1
GIAO THỨC TCP/IP
1.1. Một số khái niệm của mạng TCP/IP .................................................2
1.2. Các thành phần vật lý của mạng TCP/IP .........................................3
1.2.1. Các thiết bị tính toán (Computing devices) ................................3
1.2.2. Đường truyền ............................................................................3
1.2.3. Các bộ giao tiếp mạng (NIC-Network Interface Card) ...............3
1.2.4. Bộ tập trung (Hub) ....................................................................3
1.2.5. Bộ điều chế và giải điều chế (Modem).......................................4
1.2.6. Bộ chọn đường (Router) ............................................................4
1.2.7. Phần mềm mạng ........................................................................4
1.3. Các giao thức trong TCP/IP..............................................................6
1.3.1. Giao thức dòng thời gian thực RTP (Real Time Protocol) ..........9
1.3.2. Giao thức UDP (User Datagram Protocol) .................................11
1.3.3. Giao thức điều khiển truyền tin (TCP) .......................................12
1.3.4. Giao thức IP (Internet Protocol) ................................................15
1.3.4.1. Khái quát về giao thức IP .............................................15
1.3.4.2. Tầng giao diện mạng ....................................................15
1.3.4.3. Tầng Internet ...............................................................16
1.3.4.4. Tầng giao vận ..............................................................16
1.3.4.5. Tầng ứng dụng .............................................................16
1.3.4.6. Địa chỉ IP.....................................................................18
1.4. Tiêu chuẩn H.323 ..............................................................................20
1.4.1. Phạm vi của H.323 ....................................................................21
1.4.2. Các dịch vụ H.323.....................................................................22
1.4.3. Các kiểu dữ liệu được định nghĩa trong H.323 ...........................22
1.4.4. Các thành phần trong H.323 ......................................................23
1.5. Quá trình truyền dữ liệu trong TCP/IP ............................................24
2
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ VOIP
2.1. Tổng quan về VOIP...........................................................................27
2.1.1. Giới thiệu chung về VOIP .........................................................27
2.1.2. Hoạt động của VOIP .................................................................28
2.1.3. So sánh giữa VOIP và mạng chuyển mạch công cộng (PSTN) ...32
2.2. Các đặc trưng của VOIP ...................................................................34
2.3. Hạn chế của việc sử dụng điện thoại VOIP ......................................36
2.4. Ứng dụng của VOIP ..........................................................................37
2.5. Các thành phần trong mạng VOIP ...................................................39
2.5.1. Các thiết bị đầu cuối .................................................................39
2.5.2. Gateway....................................................................................40
2.5.3. Gatekeeper ................................................................................41
2.5.4. Khối điều khiển và xử lý đa điểm (MCU) ..................................42
2.5.5. Các Proxy .................................................................................42
CHƯƠNG 3
BÁO HIỆU VÀ XỬ LÝ CUỘC GỌI TRONG VOIP
3.1. Giới thiệu chung ................................................................................43
3.2. Định tuyến kênh điều khiển và báo hiệu cuộc gọi ............................44
3.2.1. Định tuyến kênh điều khiển cuộc gọi .........................................45
3.2.2. Định tuyến kênh báo hiệu cuộc gọi ............................................46
3.3. Các thủ tục báo hiệu .........................................................................47
3.3.1. Thiết lập cuộc gọi (Giai đoạn 1) ................................................48
3.3.2. Thiết lập kênh điều khiển (Giai đoạn 2).....................................51
3.3.3. Thiết lập kênh truyền thông ảo (Giai đoạn 3).............................51
3.3.4. Tham số cuộc gọi ......................................................................52
3.3.4.1. Thay đổi độ rộng băng tần ............................................52
3.3.4.2. Trạng thái ....................................................................54
3.3.5. Kết thúc cuộc gọi ......................................................................55
3
CHƯƠNG 4
VẤN ĐỀ NÉN TÍN HIỆU VÀ GIẢM THIỂU ĐỘ TRỄ TRONG VOIP
4.1. Tổng quát ..........................................................................................59
4.2. Các kỹ thuật nén tín hiệu trong VOIP ..............................................60
4.2.1. Nguyên lý chung của bộ mã hoá CELP......................................63
4.2.2. Nguyên lý bộ mã hoá CS-CELP ................................................65
4.2.3. Nguyên lý bộ giải mã CS-CELP ................................................66
4.2.4. Chuẩn nén G.729A....................................................................67
4.2.5. Chuẩn nén G.729B ....................................................................68
4.2.6. Chuẩn nén G.723.1....................................................................69
4.2.7. Chuẩn nén GSM 06.10 (Global System for Mobile) ...................71
4.2.8. Khử tiếng vọng .........................................................................72
4.3. Trễ và vấn đề giảm thiểu độ trễ ........................................................73
4.4. Vấn đề giảm thiểu hoá nguồn trễ ......................................................75
4.4.1. Tối thiểu hoá ghi âm bên truyền ................................................75
4.4.2. Tối thiểu hoá trễ Modem ...........................................................76
4.4.3. Tối thiểu hoá bộ đệm Jitter ........................................................76
4.4.4. Trễ đầu cuối đến đầu cuối .........................................................77
CHƯƠNG 5
VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ. KHẢ NĂNG ÁP
DỤNG VOIP Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
5.1. Giới thiệu ...........................................................................................78
5.2. Chất lượng dịch vụ (QoS) ...................................................................79
5.3. Phân cấp chất lượng ............................................................................80
5.4. Vấn đề đảm bảo chất lượng dịch vụ .....................................................81
5.5. Triển khai VOIP ở Việt Nam...............................................................82
5.6. Triển khai VOIP trên thế giới ..............................................................83
Kết luận
4
Danh mục các từ viết tắt
Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ACELP Algebraic Code Excite Linear
Prediction
Dự đoán tuyến tính kích thích đại
số
ACD Automatic Call Distribution Tự động phân phối cuộc gọi
ACF Admission Confirmation Xác nhận yêu cầu truy nhập
ACR Admission Control Routine Thủ tục điều khiển thu nạp
ADSL Asymmetric Digital Subcriber Line Đường thuê bao số không đối xứng
ARJ Admission Reject Từ chối truy nhập
ARQ Admission Request Yêu cầu truy nhập
ASCCI
I
American Standard Code for
Information Interchange
Bộ ký tự ASCCII
ATM Asynchronous Transfer Mode Phương thức truyền dẫn không
đồng bộ
BCF Bandwidth Change Confirmation Công nhận thay đổi độ rộng băng
tần
B-ISDN Broadband-Integrated Services
Digital Network
Mạng số đa dịch vụ băng rộng
BRJ Bandwidth Change Reject Từ chối thay đổi độ rộng băng tần
BRQ Bandwidth Change Request Yêu cầu thay đổi băng tần
CIF Common Intermediate Format khuôn dạng trung gian chung
CRV Call Reference Value Giá trị tham chiếu cuộc gọi
DCF Disengage Confirmation Xác nhận giải phóng
DNS Domain Name Service Dịch vụ tên miền
DRQ Disengage Request Yêu cầu giải phóng
DS0 Digital Signal Level 0 Tín hiệu số cấp 1 (64Kbps)
DTMF Dial Tone Multi Frequency Quay số đa tần
EAN Enterprise Area Network Mạng xí nghiệp
ECTF Enterprise Computer Telephony
Forum
Diễn đàn máy tính truyền thông
5
ETSI European Technical Standard
Institute
Viện tiêu chuẩn kỹ thuật châu âu
GT Global Transit Chuyển vùng toàn cầu
GW Gateway Tram trung chuyển
HTTP Hypertext Transfer Protocol Giao thức truyền siêu văn bản
IETF Internet Engineering Task Force
IP Internet Protocol Giao thức Internet
IPX Internetwork Protocol Exchange Chuyển đổi giao thức Internetwork
IRQ Information Request Yêu cầu thông tin
IS Integrated Service Tích hợp dịch vụ
ISDN Integrated Services Digital Nework Mạng số đa dịch vụ
ISP Internet Services Provider Các nhà cung cấp dịch vụ Internet
ISUP ISDN User Part ISDN Phía người dùng
ITU-T International Telecommunication
Union - Telecommunication
Standardization
Hiệp hội viễn thông quốc tế
IVR Interactive Voice Response Tương tác thoại
LAN Local Area Network Mạng nội bộ
LCF Location Confirmation Công nhận cấp phát
LDAP Link Access Procedure on D
channel
Thủ tục truy nhập kết nối kênh D
LRJ Location Reject Từ chối cấp phát
LRQ Location Request Yêu cầu cấp phát
MC Multipoint Controller Bộ điều khiển đa điểm
MCS Multipoint Communications System Hệ thống liên lạc đa điểm
6
LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin gửi tới thầy giáo, Tiến sĩ Ngô Thái Trị - Giám
đốc Trung tâm tin học và đo lường - Đài Truyền hình Việt Nam - lời cảm
ơn chân thành và sâu sắc đã trực tiếp hướng dẫn , chỉ bảo tận tình trong
suốt quá trình em làm luận văn.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Trường
Đại học Công Nghệ - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã hết lòng dạy bảo, giúp
đỡ em trong những năm học Đại Học, giúp em có những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu trong cuộc sống và tương lai.
Cuối cùng, em xin cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã
giúp đỡ, động viên em hoàn thành luận văn này.
Hà nội, tháng 05 năm 2005
Sinh viên
Bùi xuân Hạnh
7
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, các dịch vụ viễn thông rất phong phú và đa dạng, bao gồm
các dịch vụ truyền thống đã tồn tại trong thời gian dài và các dịch vụ mới được
phát triển trong thời gian gần đây. Tiền đề của nó chính là sự phát triển của
công nghệ điện tử và công nghệ mạng. Cụ thể hơn, chúng ta có thể nói rằng sự
đa dạng của các dịch vụ viễn thông bắt nguồn từ sự phát triển của các công
nghệ liên quan như truyền dẫn, xử lý tín hiệu, chuyển mạch và công nghệ phần
mềm …
Mạng điện thoại truyền thống PSTN đã trở nên quen thuộc và ngày
càng có vị trí quan trọng trong đời sống con người, nhất là trong cuộc sống
hiện đại, khi mà vấn đề liên lạc của con người trở nên cần thiết hơn bao giờ
hết. Tuy nhiên, mạng viễn thông cho đến tận bây giờ vẫn hầu hết sử dụng kỹ
thuật chuyển mạch kênh, trong đó sẽ cung cấp cho mỗi cuộc gọi một đường kết
nối vật lý 64kbps riêng biệt từ người gọi đến người bị gọi. Theo đó thì chất
lượng thoại qua phương thức này rất tốt và gần như trở thành một tiêu chuẩn
cho các dịch vụ thoại. Tuy nhiên, 64kbps là một dung lượng khá lớn để truyền
một dải tần giới hạn dưới 3,4 KHz. Nhất là trong thời đại ngày nay khi mà
lượng thông tin cần luân chuyển trên mạng ngày càng nhiều.
Công nghệ VOIP (Voice Over Internet Protocol) là một công nghệ
truyền thoại hoàn toàn khác với phương thức truyền thống. VOIP thực hiện
việc lấy mẫu tín hiệu thoại, số hoá và đóng gói chúng thành các gói tin và
truyền qua Internet sử dụng công nghệ chuyển mạch gói, cùng với các công
nghệ nén tiếng nói tốc độ thấp sẽ giúp việc khai thác mạng viễn thông một cách
hiệu quả hơn nhiều so với phương pháp truyền thống và cho phép có thể mở
rộng nhiều dịch vụ tiên tiến trong tương lai mà rất hạn chế với mạng điện thoại
truyền thống.
Tuy nhiên, VOIP cũng đặt ra nhiều thách thức cho các nhà thiết kế hệ
thống để có thể cung cấp một chất lượng thoại có thể chấp nhận được hay thậm
chí tương đương với điện thoại truyền thống. Chẳng hạn như vấn đề độ trễ hay
tiếng vọng, những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác âm thanh. Trước
8
điều kiện đó, việc nghiên cứu tìm hiểu về VOIP là một điều hết sức cần thiết.
Luận văn này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về VOIP, về khái niệm, cấu
hình, các chuẩn trong VOIP, những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
thoại.
VOIP là một công nghệ tuy đã được nghiên cứu nhiều nhưng nói
chung nó vẫn còn là một công nghệ mới và còn nhiều điều cần nghiên cứu
nên việc hiểu một cách chi tiết và sâu hơn không thể gói gọn trong một
luận văn. Hơn nữa, thời gian làm luận văn không nhiều nên trong nghiên
cứu và trình bày chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Rất mong được sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè, những người có cùng quan
tâm về VOIP.
9
CHƯƠNG 1
GIAO THỨC TCP/IP
Trong những năm gần đây, lưu lượng thoại phát triển tương đối ổn định
trong khi lưu lượng số liệu phát triển hết sức mạnh mẽ. Mạng thoại phát triển
tốt song nó chỉ đáp ứng được ứng dụng cơ bản là truyền thoại và một số ứng
dụng dữ liệu dùng một lượng băng thông nhỏ tương ứng. Trong khi đó các
mạng dữ liệu (Internet, PN, VPN...) đáp ứng được nhiều ứng dụng số liệu và đã
thu hút được số lượng người dùng lớn. Điều này có nghĩa là phần lớn lưu lượng
thoại sẽ được truyền qua mạng chuyển mạch gói trong thời gian không xa. Điện
thoại qua Internet đã gây được sự chú ý mạnh mẽ nhất và có khả năng trở thành
nền tảng cho mạng thoại dùng công nghệ chuyển mạch gói.
Mặt khác, về phương diện công nghệ, mạng dữ liệu không ngừng phát
triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng như: luôn phải phát
triển công nghệ mới để truyền dữ liệu tốc độ cao hơn, dung lượng lớn hơn ...
Còn mạng thoại thì phát triển ổn định, cách thiết lập cuộc gọi không khác nhau
nhiều so với cách đây vài thập niên. Từ những phân tích đó người ta đã đưa ra
các giải pháp nhằm hợp nhất lưu lượng thoại và dữ liệu vào một cơ sở hạ tầng
mạng đơn nhất, một trong các giải pháp đó là công nghệ VOIP (Voice over
Internet Protocol).Truyền thông thoại được trợ giúp bởi các giao thức Internet
gọi là VOIP. VOIP đã đặc biệt lôi cuốn người dùng bởi chúng có giá cả tương
đối thấp. Thực tế, chất lượng chuyển tiếp đường dài điện thoại qua IP ngày một
nâng lên, hiện nay đã trở thành một trong những bước tiến quan trọng để hội tụ
những công nghệ truyền thông dữ liệu, video và âm thanh (voice).
Chúng ta có thể nhìn nhận VOIP như là khả năng thiết lập các cuộc gọi
điện thoại và gửi những bản fax (facsimiles) qua mạng dữ liệu IP cơ sở với chất
lượng dịch vụ thích hợp và cước phí thấp hơn nhiều. Những nhà sản xuất thiết
bị coi đây là một cơ hội để đổi mới và bổ sung cân đối với những nhà cung cấp
dịch vụ Internet. Người sử dụng đang tìm kiếm các kiểu ứng dụng mới của sự
hợp nhất âm thanh, dữ liệu.Truyền âm thanh thành công qua mạng chuyển
mạch gói mang lại một cơ hội lớn, tuy nhiên việc thực thi VOIP cần nhiều yếu
tố như: công nghệ, cơ sở hạ tầng, phần mềm, hệ thống... Trong cuốn tài liệu
nhỏ này chủ yếu đề cập tới các vấn đề tổng quan của công nghệ VOIP qua các
tiêu chuẩn hiện đang được khuyến nghị sử dụng rộng rãi trên thế giới.
10
TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Proctocol) là một bộ
giao thức cho phép các thiết bị khác nhau có thể truyền thông được với nhau
trên mạng máy tính. TCP/IP được phát triển như một dự án nghiên cứu bắt đầu
vào năm 1969 của ARPA (Advanced Research Project Agency) thuộc Bộ quốc
phòng Mỹ nhằm kết nối các máy tính của các trung tâm nghiên cứu lớn trong
toàn liên bang, đánh dấu sự phát triển của mạng ARPA, tiền thân của mạng
thông tin toàn cầu Internet ngày nay.
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CỦA MẠNG TCP/IP.
Các thành phần logic của mạng TCP/IP có thể rất giống nhau về mặt cấu
trúc cũng như mặt cấu tạo vật lý, nhưng chúng lại thực hiện các chức năng
hoàn toàn khác nhau.
Các trạm ( host ).
Với TCP/IP, thuật ngữ trạm để chỉ bất kì các thiết bị tính toán nào kết
nối vào hệ thống mạng máy tính và truyền thông sử dụng họ giao thức TCP/IP.
Trạm sử dụng các chương trình ứng dụng cho phép chúng có thể truyền thông
được với nhau. Một trạm có thể là một máy tính lớn (mainframe), máy vi tính
(microcomputer) hay một máy vi tính cá nhân (personal computer) …
Mạng (Network).
Các host được kết nối với nhau qua các liên kết vật lý tạo thành một
mạng, mạng là tập hợp của hai hay nhiều máy tính kết nối với nhau sử dụng
một cấu hình nhất định. Kiến trúc TCP/IP là độc lập với các mạng, nghĩa là nó
cho phép các mạng bất kì có thể được kết nối thành viên (internetwork) miễn
sao chúng sử dụng họ giao thức TCP/IP.
Các bộ định tuyến (Routers).
Router là một thiết bị cung cấp khả năng kết nối của một số lượng lớn
các mạng riêng biệt tạo nên mạng TCP/IP. Chức năng chính của router là định
tuyến các dòng lưu lượng khi chúng đến theo các con đường khả dụng tại thời
điểm định tuyến từ mạng vật lý này sang mạng vật lý khác. Các đơn vị dữ liệu
là các gói tin trong TCP/IP, chúng độc lập với nhau và có thể được router định
tuyến theo các con đường khác nhau trước khi chúng đến cùng một đích. Chức
năng định tuyến có thể được thực hiện bằng phần mềm định tuyến được cài đặt
trên một host hay có thể được hoạt động như một thiết bị đặc biệt cung cấp khả
năng định tuyến, trong đó cách thứ hai thường được sử dụng trong các mạng
TCP/IP lớn.
11
1.2. CÁC THÀNH PHẦN VẬT LÝ CỦA MẠNG TCP/IP
Mạng TCP/IP được xây dựng trên cơ sở các mạng vật lý riêng biệt nhau
có thể cùng hay khác cấu hình, miễn sao chúng tuân thủ một cách nghiêm ngặt
các định nghĩa trong họ giao thức TCP/IP. Các thiết bị trong mạng TCP/IP
được phân thành các nhóm sau:
1.2.1. Các thiết bị tính toán (Computing Devices)
Mạng TCP/IP nhìn chung, bao gồm các thiết bị tính toán đa mục đích,
chẳng hạn như các máy tính cá nhân PC, các trạm làm việc (work station) có
thể cùng loại hay khác loại. Các thiết bị cho mục đích đặc biệt, chẳng hạn như
máy in thông minh, có thể được kết nối trực tiếp vào mạng mà thông thường
được gắn vào một hệ thống máy tính của mạng. Các thiết bị tính toán được sử
dụng cho người dùng cuối, trên đó chạy các chương trình ứng dụng giúp cho
người sử dụng cuối khai thác mạng gọi là host.
1.2.2. Đường truyền
Đường truyền có thể là vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm các phương
tiện truyền dẫn tín hiệu như: hệ thống cáp (cáp xoắn, cáp đồng trục, cáp quang
…), các đường truyền vô tuyến như hồng ngoại, sóng viba, các tuyến thông tin
vệ tinh.
1.2.3. Các bộ giao tiếp mạng (NIC - Network Interface Card)
Đôi khi còn gọi là card mạng hay bộ thích ứng mạng (adapter) được cắm
vào mỗi trạm của mạng. Nhiệm vụ của NIC là thực hiện các chức năng phần
cứng của thiết bị tính toán. Nó làm nhiệm vụ của tầng vật lý, tạo các liên kết
vật lý để truyền tải các luồng thông tin được yêu cầu từ các lớp cao hơn sau khi
đã mã hoá thành các xung điện. Mỗi NIC có một địa chỉ vật lý duy nhất trên
mạng, các nhà sản xuất NIC được phân bổ các dãy địa chỉ dành cho mình để
đảm bảo không có sự trùng lặp địa chỉ của hai NIC bất kì.
Một số thiết bị tính toán có thể NIC được tích hợp, còn lại hầu hết đều
cần bổ sung NIC khi cần kết nối các thiết bị vào mạng. Card giao tiếp mạng là
loại thiết bị phổ thông nhất để nối máy tính với mạng. Trong NIC có một bộ
thu phát với một số kiểu đấu nối.
1.2.4. Bộ tập trung (Hub)
Hub là bộ chia hay cũng có thể gọi là bộ tập trung dùng để đấu mạng. Sử
dụng các Hub để đấu nối các trạm của mạng qua một điểm tập trung. Người ta
chia làm các loại Hub sau:
12
Hub bị động (Passive Hub).
Hub này không xử lý tín hiệu mà nó chỉ đơn thuần thực hiện chức năng
tổ hợp tín hiệu từ một số đoạn cáp mạng. Khoảng cách tối đa giữa Hub
với máy tính phải nhỏ hơn 1/2 khoảng cách tối đa cho phép giữa hai máy
tính trong mạng.
Hub chủ động (Active Hub)
Loại Hub này có thể khuếch đại và xử lý các tín hiệu điện tử truyền giữa
các thiết bị của mạng làm các tín hiệu này trở nên mạnh hơn.
Hub thông minh (Intelligent Hub)
Giống như Hub chủ động nhưng có thêm các chức năng quản trị Hub.
Hub chuyển mạch (Switching Hub)
Loại này cho phép chọn đường rất nhanh, hiện nay nó đang dần thay thế
cho Brigde và Router.
1.2.5. Bộ điều chế và giải điều chế (Modem)
Là thiết bị có chức năng chuyển đổi tín hiệu số thành tín hiệu tương tự và
ngược lại, dùng để kết nối các máy tính qua đường điện thoại. Modem cho phép
trao đổi thư điện tử, truyền file, truyền fax … Modem không thể dùng để kết
nối các mạng xa với nhau. Tuy nhiên nó có thể kết hợp với Router để kết nối
mạng thông qua mạng điện thoại chuyển mạch công cộng.
1.2.6. Bộ chọn đường (Router)
Router là một thiết bị thông minh, nó có thể thực hiện các giải thuật chọn
đường đi tối ưu cho các gói tin theo một chỉ tiêu nào đó. Router cho phép nối
các kiểu mạng khác nhau thành một liên mạng. Muốn vậy các Router phải được
thiết kế sao cho có thể làm việc được với nhiều giao thức. Hiện nay các router
của các hãng nổi tiếng như CISCO, BAY NETWORKS…. đều có thể làm việc
được với hầu hết các giao thức phổ biến.
1.2.7. Phần mềm mạng
Một phần cần phải kể đến khi nghiên cứu mạng TCP/IP là phần mềm
mạng. NIC thực hiện các chức năng mức thấp trong mạng nhằm cung cấp một
giao diện giữa host và toàn mạng. Phần còn lại, để người sử dụng có thể giao
tiếp được với mạng cũng như giao tiếp được với nhau, cần đến các phần mềm
mạng. Các phần mềm mạng là cầu nối giữa người dùng và các giao diện vật lý,
việc thông dịch các lệnh của người sử dụng là trong suốt đối với người sử
dụng. Người sử dụng khai thác mạng thông qua các tập lệnh hay các tiện ích
mạng và phần mềm mạng giúp thông dịch các yêu cầu của người sử dụng và
13
làm việc với các tầng thấp hơn. Trong khi các thiết bị phần cứng là cố định thì
phần mềm mạng có các phiên bản cải tiến giúp cho việc khai thác mạng được
hiệu quả hơn.
14
1.3. CÁC GIAO THỨC TRONG TCP/IP.
Kiến trúc mạng TCP/IP định nghĩa các cặp giao thức truyền thông tương
ứng với các tầng cùng lớp của các hệ thống khác nhau.
Layer n
Giao thức tầng n
Layer 3 Layer 3
Layer 2 Layer 2
Layer 1 Layer 1
Giao thức tầng 1
Giao thức tầng 2
Giao thức tầng 3
Hình 1.1. Sơ đồ định nghĩa các giao thức, giao diện TCP/IP
Các giao thức định nghĩa các dạng dữ liệu được trao đổi giữa các lớp
cùng cấp của hai hệ thống khác nhau, đồng thời quy định quy tắc để dữ liệu này
được truyền như thế nào giữa hai mạng.
Tập hợp các giao thức quan trọng hoạt động trong tầng Internet và tầng
Transport cung cấp các dịch vụ truyền thông cơ bản. Các giao thức truyền
thông có thể cung cấp các dịch vụ ở hai dạng: kết nối có định hướng
(connection-oriented) và kết nối không định hướng (connectionless).
Kết nối có định hướng (connection-oriented).
Giao thức kết nối có định hướng yêu cầu các bên tham gia cuộc truyền
phải có một kết nối logic giữa các thực thể đồng mức. Các dịch vụ được cung
cấp bởi giao thức không định hướng tương tự như các dịch vụ cung cấp bởi hệ
thống điện thoại truyền thống. Quá trình truyền gồm ba pha được định nghĩa rõ
ràng:
Pha 1: Cài đặt kết nối (tương tự như việc quay số cuộc gọi)
Pha 2: Truyền dữ liệu (tương tự như việc đàm thoại)
15
Pha 3: Giải phóng kết nối (tương tự như động tác đặt máy, kết thúc cuộc
gọi)
Các thông số của kết nối phải được thoả thuận từ đầu giữa các thực thể
tham gia cuộc truyền qua thủ tục thiết lập cuộc gọi, đôi khi còn gọi là thủ tục
bắt tay (handshake). Với kết nối có định hướng, truyền dữ liệu luôn luôn liên
quan đến hai thực thể truyền thông. Nếu một thực thể muốn truyền thông với
một thực thể thứ ba hay nhiều hơn thì nó cần phải cài đặt các kết nối riêng biệt
đến mỗi thực thể và truyền dữ liệu đến mỗi thực thể trong một quá trình riêng.
Hơn nữa, người nhận chỉ được xác định duy nhất tại một thời điểm.
Sau khi thiết lập cuộc truyền, dòng dữ liệu theo cùng một đường kết nối
đến đích. Các thông tin cần được yêu cầu trong quá trình truyền chỉ là các
thông tin nhận dạng kết nối cũng như dữ liệu được kết hợp như thế nào mà
không phải là các thông tin nhận dạng bên nhận.
Kết nối có định hướng được sử dụng để cung cấp các dịch vụ yêu cầu độ
tin cậy cao và các dịch vụ truyền thông có tính liên tục. Người gửi có thể yên
tâm rằng các gói tin được đến đích một cách chính xác và theo đúng thứ tự.
Nếu có một sự cố xảy ra, toàn bộ kết nối có thể sẽ phải được giải phóng để thực
hiện một kết nối mới và các thực thể cần phải được thông báo về sự kiện này.
Sự giải phóng kết nối có thể do các thực thể tham gia cuộc truyền, cũng có thể
do bản thân giao thức, bởi vì bất kì một pha nào trong giao thức cũng có thể
xảy ra lỗi tại bất kì thời điểm nào.
Kết nối không định hướng (connectionless).
Giao thức kết nối không định hướng hoạt động như hoạt động chuyển thư
của bưu điện, trong đó mỗi bức thư được cố gắng chuyển đến đích dựa vào các
thông tin trên bì thư. Với kết nối không định hướng, không yêu cầu các pha rõ
rệt như trong liên kết có định hướng. Việc truyền thông tin có thể chỉ thông qua
một phase duy nhất. Điểm khác biệt lớn nhất của phương thức kết nối không
định hướng và phương thức kết nối định hướng là các gói tin được lưu chuyển
một cách độc lập và có thể theo các con đường rất khác nhau trước khi đến
đích.
Kết nối không định hướng đặc biệt có tác dụng khi tổng số dữ liệu là nhỏ
và không liên tục. Bởi vì khi đó thời gian cần để thiết lập kênh truyền sẽ lớn và
thời gian trễ dành riêng cho kênh truyền khá lớn, thậm chí tổng thời gian này
có thể lớn hơn cả thời gian truyền dữ liệu thực sự.
16
Một ưu điểm của liên kết không định hướng là sử dụng các định dạng đa
phát đáp (multicast) để cho phép truyền thông tới nhiều người cùng một lúc.
Tuy nhiên, với kết nối không định hướng, không có gì đảm bảo rằng các gói tin
đến đúng đích theo đúng thứ tự gửi, bởi vì các gói tin có thể chu du theo các
con đường khác nhau trước khi đến đích và do đó chúng có thể gây nên hiện
tượng Jitter trong VOIP sẽ được nghiên cứu kỹ hơn ở phần sau của luận văn. Vì
vậy, kết nối không định hướng thường được sử dụng để cung cấp các dịch vụ ít
tin cậy, nhưng lại giảm thiểu chi phí. Phương thức này tỏ ra hiệu quả hơn
phương thức kết nối có định hướng đã trình bày ở trên.
Cấu trúc TCP/IP được xây dựng dựa trên giao thức Internet, một giao
thức theo kiểu không định hướng, hoạt động trên tầng Internet trong cấu hình
phân tầng TCP/IP. Những dịch vụ nó cung cấp được sử dụng hoặc là với giao
thức UDP hoặc là với giao thức TCP. Việc lựa chọn phương thức kết nối nào
tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế của các mạng, các dịch vụ mạng cần cung cấp.
Hình1.2. Các tầng của bộ giao thức TCP/IP
Transport
layer ( Host
layer )
Internet layer
(Getway
layer)
Network
Interface
layer
FPT TELNET SMTP DNS SNMP
Transsmission
Control Protoco
l
User Datagram RIP
Application
layer
I nternet Protocol
ARP
ICMP
Ethernet Token Ring Token bus Fiber
TP
ans mis ion
trol Protocol
Int r rotocol
t t
)
Host
)
FTP (File Transfer Protocol): giao thức truyền file, cho phép người
dùng lấy hoặc gửi file tới một máy khác.
Telnet: chương trình mô phỏng thiết bị đầu cuối, cho phép người
dùng login vào một máy chủ từ một máy tính nào đó trên mạng.
SMTP (Simple Mail Transfer Protocol): một giao thức thư tín điện
tử.
17
DNS (Domain Name Server): dịch vụ tên miền, cho phép nhận ra
máy tính từ một tên miền thay cho chuỗi địa chỉ Internet khó nhớ.
SNMP (Simple Network Management Protocol): giao thức quản trị
mạng, cung cấp những công cụ quản trị mạng.
RIP (Routing Internet Protocol): Giao thức dẫn đường động.
ICMP (Internet Control Messege Protocol): nghi thức thông báo
lỗi.
UDP (User Datagram Protocol): Giao thức truyền không kết nối,
cung cấp dịch vụ truyền không tin cậy nhưng tiết kiệm chi phí truyền.
TCP (Transmission Control Protocol): Giao thức hướng kết nối,
cung cấp dịch vụ truyền thông tin tưởng.
IP (Internet Protocol): Giao thức Internet chuyển giao các gói tin
qua các máy tính đến đích.
ARP (Address Resolution Protocol): Cơ chế chuyển địa chỉ TCP/IP
thành địa chỉ vật lý của các thiết bị mạng.
1.3.1. Giao thức dòng thời gian thực RTP (Real time protocol)
Ngoài các giao thức được dùng trong truyền tải dữ liệu nói chung trên
mạng như TCP, UDP, dòng tín hiệu thoại và video trong VOIP có một số đặc
trưng khác với dòng dữ liệu bình thường. Do đó kéo theo một số giao thức
được khuyến nghị dùng trong VOIP cho mục đích truyền tải thoại và video
cũng như ứng dụng đa phương tiện khác. Các đặc điểm đó là:
Sự liên tục.
Các gói tin phải được sắp xếp theo đúng thứ tự khi chúng đến bên nhận, các
gói đến có thể không theo thứ tự và nếu gói tin bị mất thì bên nhận phải dò tìm
hay bù lại sự mất các gói tin này.
Sự đồng bộ bên trong các phương thức truyền thông.
Các khoảng lặng trong tiếng nói được triệt và nén lại để giảm thiểu băng thông
cần thiết, tuy nhiên khi đến bên nhận, thời gian giữa các khoảng lặng này phải
được khôi phục một cách chính xác.
Sự đồng bộ giữa các phương thức truyền thông: Có thể tín hiệu thoại
sử dụng một phương thức truyền thông trong khi tín hiệu video lại sử
dụng một phương thức truyền thông khác, các tín hiệu tiếng và hình phải
được đồng bộ một cách chính xác, gọi là sự đồng bộ tiếng - hình.
18
Sự nhận diện phương thức truyền tải: Trong Internet, thông thường
cần thay đổi sự mã hoá cho phương thức truyền tải (payload) trên hành
trình truyền để hiệu chỉnh thay đổi độ rộng băng thông sẵn sàng hoặc đủ
khả năng cho người dùng mới kết nối vào nhóm. Một vài cơ chế cần
được sử dụng để nhận diện sự mã hoá cho mỗi gói đến.
Các tính chất này được hỗ trợ bởi các phương thức truyền tải (transport
protocols).
¾ Đa phát đáp thân thiện: (multicast – friendly): RTP và RTCP là kỹ
thuật cho đa phát đáp, cung cấp khả năng mở rộng cuộc hội thoại
nhiều bên. Trên thực tế, chúng được thiết kế để có thể hoạt động
trong cả các nhóm đa phát đáp nhỏ, phù hợp cho các cuộc điện đàm
ba bên. Đối với các nhóm lớn, chúng sử dụng đa phát đáp quảng bá
(broadcasting).
¾ Độc lập thiết bị: RTP cung cấp các dịch vụ cần thiết chung cho
phương thức truyền thông thời gian thực nói chung như thoại, video
hay bất kì một bộ mã hoá, giải mã cụ thể nào có sự định nghĩa các
phương thức mã hoá và giải mã riêng bằng các thông tin tiêu đề và
định nghĩa.
¾ Các bộ trộn và chuyển đổi: Các bộ trộn là thiết bị nắm giữ phương
thức truyền thông từ một vài người sử dụng riêng lẻ, để trộn hoặc nối
chúng vào các dòng phương thức truyền thông chung, chuyển đổi
chúng vào khuôn dạng khác và gửi nó ra. Các bộ chuyển đổi có ích
cho sự thu nhỏ băng thông yêu cầu của dòng số liệu từ dòng số liệu
chung trước khi gửi vào từng kết nối băng thông hẹp hơn mà không
yêu cầu nguồn phát RTP thu nhỏ tốc độ bit của nó. Điều này cho phép
các bên nhận kết nối theo một liên kết nhanh để vẫn nhận được truyền
thông chất lượng cao. RTP hỗ trợ cả các bộ trộn và cả các bộ chuyển
đổi.
¾ Mã hoá thành mật mã: Các dòng phương thức truyền thông RTP có
thể mã hoá thành mật mã dùng các khoá, việc mã hoá đảm bảo cho
việc thông tin trên mạng được an toàn hơn.
Tiêu đề của gói RTP dài 12 bytes (như hình dưới). Trường V chỉ rõ phiên
bản của giao thức, cờ X báo hiệu đặc trưng của tiêu đề mở rộng giữa tiêu đề cố
19
định và số liệu đi theo. Nếu bit P là 1, phần số liệu được đệm thêm để đảm bảo
liên kết đầy đủ cho sự mã hoá thành mật mã.
Hình 1.3: Cấu trúc tiêu đề cố định RTP
1.3.2. Giao thức UDP – User Datagram Protocol.
UDP hoạt động ở tầng giao vận của mô hình mạng TCP/IP. Nó cho phép
chương trình ứng dụng truy cập trực tiếp đến gói tin của dịch vụ chuyển giao
giống như dịch vụ mà giao thức IP cung cấp. Nó cho phép ứng dụng trao đổi
thông tin qua mạng với ít thông tin điều khiển nhất. UDP là giao thức không
kết nối, kém tin cậy vì nó không có cơ chế kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu
truyền.
Cấu trúc gói tin UDP
0 31
Source Port Destination Port
Message length Checksum
Data
V P X CSRC M payload type Sequnce number
Timestamp
Synchronization source identifier (SSRC)
Contributing source identifiers (CSRC)
Header extension
Payload ( audio, video ... )
Dest
Add
Source
Add
Type Field IP Header UDP data CRC
8 16 310
Hình 1.4. Cấu trúc gói tin UDP
20
Mỗi gói thông tin UDP gọi là một phần trong Datagram, được phân làm 2
phần header và data. Trong đó header chứa thông tin về địa chỉ cổng nguồn, địa
chỉ cổng đích, độ dài của gói và checksum.
¾ Source Port: số hiệu cổng trạm nguồn gửi tin.
¾ Destination Port: số hiệu cổng trạm cuối nhận tin.
¾ Length: tổng độ dài, tính theo byte của gói tin (bao gồm cả phần tiêu đề
và phần dữ liệu).
¾ Checksum: đây là trường duy nhất trong gói tin UDP cung cấp cho mục
đích kiểm tra và sửa lỗi. Nếu giá trị tính checksum được tính toán bởi
trạm đích không khớp với giá trị checksum trong gói tin thì gói tin sẽ bị
loại bỏ.
Thông thường trạm đích thường sử dụng một bộ nhớ đệm để lưu giữ
hàng đợi của các gói tin đến cần xử lý. Một server khi thông tin với trạm
khách thường không biết trước có bao nhiêu gói tin sẽ đến trong một khoảng
thời gian. Nếu như số lượng gói tin đến quá khả năng của hàng đợi thì các gói
tin đến sau sẽ bị loại bỏ mà không được xử lý.
1.3.3. Giao thức điều khiển truyền tin (Transmission Control Protocol-
TCP)
Một số ứng dụng đòi hỏi giao thức giao vận cung cấp dịch vụ chuyển
giao thông tin tin cậy sử dụng TCP bởi nó cung cấp dịch vụ kiểm tra đúng đắn
và dữ liệu được truyền thích hợp. Một số đặc điểm của dịch vụ tin cậy mà TCP
cung cấp là:
Hướng dòng (Stream Orientation).
TCP coi dữ liệu nó gửi đi như là một dòng byte. Do đó, TCP đảm bảo số
thứ tự của các byte gửi nhận. Trường Sequence number và Acknowledgment
number trong header của TCP giữ dấu của các byte trong toàn bộ dòng dữ liệu
truyền. TCP chuẩn không bắt hệ thống phải sử dụng một số đặc biệt nào để
đánh số dòng byte, mỗi hệ thống tự chọn một số mà nó sẽ dùng làm điểm bắt
đầu. Mỗi trạm cuối phải biết số thứ tự mà trạm kia dùng. Chúng phải trao đổi
một segment để đồng bộ hệ thống số sẽ được sử dụng (Synchronize sequenence
number-SYN) trong quá trình bắt tay. Trường Sequence number trong SYN
segment chứa số bắt đầu (ISN) của dòng số đánh thứ tự, số này được định
nghĩa ngẫu nhiên.
21
Chuyển giao bộ đệm (Buffered Transfer).
Để giảm số lượng truyền thông, giao thức cố gắng sử dụng số lượng tối
thiểu các segment để truyền tải thông tin. Do vậy, giao thức sử dụng tối đa độ
dài có thể của segment.
Kết nối hai chiều (Full Duplex Connection).
TCP/IP cung cấp kết nối cho cả hai đầu của liên kết. Điều này có nghĩa
là tầng phía dưới cung cấp khả năng gửi trả thông báo từ trạm đích trở lại trạm
nguồn. TCP là giao thức hướng kết nối, nó thiết lập quan hệ logic giữa 2 trạm
tham gia liên kết. Thông tin điều khiển gọi là handshake được trao đổi giữa 2
trạm để thiết lập hội thoại trước khi thông tin được truyền.
TCP cung cấp dịch vụ tin cậy với một cơ chế gọi là PAR ‘Positve
Acknowledgment with Retransmission’. Đơn giản là trạm nguồn tiếp tục gửi
thông tin đi cho tới khi nó nhận được thông báo dữ liệu đã được nhận chính xác
tại trạm đích. Đơn vị thông tin chuyển giao giữa các ứng dụng gọi là segment,
mỗi segment chứa checksum để đảm bảo rằng segment không bị phá hủy trên
đường truyền, nếu segment không bị phá hủy, trạm nhận gửi thông báo xác
nhận lại trạm gửi. Nếu segment bị phá hủy, trạm nhận hủy bỏ nó và sau một
thời gian nào đó, trạm gửi sẽ gửi lại gói tin mà nó không nhận được thông báo
xác nhận.
Tại trạm gửi Thông tin trên mạng Tại trạm nhận
Hình 1.5. Truyền thông sử dụng TCP
Receive ACK
Send packet 2
Receive ACK
Send packet 1
Receive packet
Send ACK 1
Receive packet
Send ACK 2
22
Gói tin TCP
Source Port Destination Port
Sequence Number
Acknowledgment
Offset Reserved Flags Window
Checksum Urgent Pointer
Option Padding
Data
Dest
Add
Source Add Type field IP header TCP segment CRC
Hình 1.6. Gói tin TCP chứa trong một Ethenet frame
• Source Port (16 bit): cổng nguồn trạm gửi.
• Destination Port (16 bit): cổng đích trạm nhận.
• Sequence Number (32 bit): số thứ tự của gói tin.
• Acknowledgment Number (32 bit): số hiệu của Segment tiếp theo mà trạm
nguồn đang chờ để nhận.
• Offset (32 bit): số lượng các từ 32 bit trong TCP header.
• Reserved: để dành, không sử dụng.
• Flags: cờ dẫn.
• Window (16bit): cấp phát credit để kiểm soát luồng dữ liệu. Đây chính là
số lượng các byte dữ liệu, bắt đầu từ byte được chỉ ra trong vùng ACK
Number mà trạm nguồn sẵn sàng để nhận.
• Checksum (16 bit): Mã kiểm tra lỗi sử dụng CRC (Circle Redundant
Check) cho toàn bộ segment .
• Urgent Pointer (16 bit): Con trỏ này trỏ tới số hiệu tuần tự của byte đi theo
sau dữ liệu khẩn, cho phép bên nhận biết được độ dài của dữ liệu khẩn, vùng
này chỉ có hiệu lực khi bit URG được lập.
• Option (độ dài thay đổi): khai báo các lựa chọn của TCP, trong đó có độ
dài tối đa của vùng TCP data trong một segment.
23
• Padding: phần chèn thêm vào header để đảm bảo header luôn kết thúc ở
một mốc 32 bit, nó bao gồm toàn số 0.
• Data: chứa dữ liệu ở tầng trên gửi xuống, có độ dài tối đa ngầm định là 536
byte, giá trị này có thể điều chỉnh bằng khai báo trong phần Option.
Một chương trình ứng dụng trong một host truy nhập vào các dịch vụ do
TCP cung cấp thông qua một cổng. Một cổng kết hợp với một địa chỉ IP tạo
thành một socket duy nhất trong liên mạng. Dịch vụ TCP được cung cấp nhờ
một liên kết logic giữa một cặp socket. Một socket có thể tham gia vào nhiều
liên kết với các socket ở xa khác nhau. Trước khi truyền dữ liệu, giữa hai trạm
cần phải thiết lập một liên kết TCP giữa chúng và khi không còn nhu cầu
truyền dữ liệu thì liên kết được giải phóng.
1.3.4. Giao thức IP
1.3.4.1. Khái quát về giao thức IP
Bộ giao thức TCP/IP là tổ hợp của nhiều giao thức ở các tầng khác nhau
nhưng thông thường mô hình phân lớp trong các hệ thống TCP/IP được xem là
mô hình giản lược của OSI gồm 4 tầng như sau:
Application layer
Presentation layer
Session layer
Application layer
Transport layer Transport layer
Network layer Internet layer
Data link layer
Physical layer
Network access layer
Hình 1.7. Cấu trúc TCP/IP so sánh với mô hình OSI
1.3.4.2. Tầng giao diện mạng ( Network Interface layer ).
Đôi khi tầng này còn được gọi là tầng mạng nội hạt ( Local Network
Layer ). Tầng giao diện mạng có mặt ở tất cả các kết nối vật lý giữa các thiết bị
mạng ( host, trạm trung chuyển … ). Nó bao gồm các kết nối vật lý giữa các
thiết bị, các thành phần phần cứng của cơ sở hạ tầng mạng và có chức năng
tương ứng với tầng vật lý và tầng liên kết dữ liệu trong mô hình OSI. Tầng giao
diện mạng cung cấp các phương tiện kết nối vật lý cáp, card mạng, giao thức
24
kết nối, giao thức truy cập đường truyền. Nó cung cấp các dịch vụ cho tầng trên
là tầng Internet.
1.3.4.3. Tầng Internet
Tương ứng với tầng mạng trong mô hình OSI. Nó cung cấp một địa chỉ
logic cho giao diện vật lý mạng. Cụ thể nó giải quyết các vấn đề như đánh địa
chỉ, phân phối gói tin, định tuyến … Tầng này cho phép kết nối một cách mềm
dẻo các mạng vật lý khác nhau, chẳng hạn mạng Ethernet, Token Ring, Token
Bus. Giao thức thực hiện của tầng này là giao thức IP (Internet Protocol).
Ngoài ra, tầng này còn sử dụng các bộ giao thức ARP (Address Resolution
Protocol) để thực hiện ánh xạ địa chỉ vật lý (MAC) cho tầng dưới cung cấp địa
chỉ IP (có ở các host và các trạm trung chuyển).
1.3.4.4. Tầng giao vận (Transport layer)
Tương ứng với tầng vận tải trong mô hình OSI, nó thực hiện kết nối giữa
hai máy chủ trên mạng, điều khiển luồng và kiểm soát lỗi. Có hai giao thức
được phát triển để hỗ trợ tầng này, đó là: giao thức điều khiển truyền dẫn
(TCP) và giao thức UDP (User Datagram Protocol). Trong đó TCP được sử
dụng cho các ứng dụng yêu cầu độ tin cậy và hiệu quả cao. Ngoài ra, giao thức
bản tin được người dùng ICMP (Internet Control Messege protocol) cho phép
các trạm trung chuyển trao đổi thông tin quản lý và điều khiển bằng các bản
tin. Cả ba giao thức này được ứng dụng trong VOIP. TCP được sử dụng để thiết
lập cuộc gọi với yêu cầu độ tin cậy cao. UDP được sử dụng để truyền các mẫu
thoại với yêu cầu tính hiệu quả cao và chi phí giảm thiểu. ICMP được các thiết
bị VOIP sử dụng để thay đổi các kết nối và giải quyết các vấn đề trong truyền
thông.
1.3.4.5. Tầng ứng dụng (Application layer)
Tương ứng với lớp phiên, lớp trình diễn và lớp ứng dụng trong mô hình
OSI, chỉ có mặt ở các host và hỗ trợ quá trình xử lý hay ứng dụng từ User to
Host và Host to User. Nó bao gồm các giao thức truy nhập từ xa (Telnet),
truyền file (ITP), dịch vụ World Wide Web, Thư điện tử (SMTP)…
Giao thức IP hoạt động trong tầng Internet của mô hình phân lớp TCP/IP.
Nó cung cấp các dịch vụ trao đổi dữ liệu từ một trạm nguồn đến một trạm đích.
Các trạm nguồn và đích có thể cùng một mạng hay khác mạng vật lý.
IP hoạt động trong mỗi trạm hoặc trong các bộ định tuyến dọc theo tuyến
đường của gói tin di chuyển từ trạm nguồn đến trạm đích. Đơn vị dữ liệu mà
25
một tiến trình ứng dụng gửi từ lớp giao vận xuống được gọi là một gói tin IP,
đôi khi còn được gọi đơn giản là một gói tin (packet). Chức năng chính của IP
là tổ chức các gói tin thành các định dạng dữ liệu và chuyển đến trạm đích.
Không có cơ cấu kiểm tra luồng thông tin trong giao thức IP, nó là một
giao thức theo kiểu không liên kết. Do đó, giao thức IP cũng gây ra các vấn đề
như mất gói, lặp gói hay các kiểu gói đến không theo thứ tự …
Khuôn dạng gói tin IP.
Vers Hlen Service type Total length
Identification Flag Fragment offset
Time to live Protocol Header checksum
Source IP address
Destination IP address
IP option Padding
IP datagram data ( Max 65535 byte )
Destination
Addres
Source
Address
Type field IP data TCP
seg
CRC
Hình 1.8. Gói thông tin IP trong một frame Ethernet
• Time to live: dài 8 bit, dùng để xác định xem datagram này có bị truyền lặp
lại hay không (thông thường nó được gán là 1, nếu bị lặp lại nó sẽ bị gán là
0.
• Protocol: dài 8 bit, trường này cho biết lớp giao thức cao hơn nào sẽ được
sử dụng (UDP hay là TCP).
• CRC: trường này được dùng để kiểm tra sự toàn vẹn của header.
• IP option: chứa các thông tin như ‘dò’ đường, bảo mật, xác nhận thời gian.
• Padding: trường điền thêm các số 0 để đảm bảo header kết thúc tại một địa
chỉ bội của 32.
• Source IP address, Destination IP address: chứa địa chỉ của station gửi và
địa chỉ của station đích.
26
Gói tin IP chứa một trường checksum để kiểm tra tính toàn vẹn của IP
header, nếu IP header lỗi, gói tin IP bị loại bỏ và giao thức lớp trên sẽ truyền
một gói tin khác.
Tầng IP làm công việc dẫn đường các gói tin qua mạng Internet từ máy
tính này tới máy tính khác, qua các mạng khác nhau cho tới khi nó đến được
trạm đích hoặc bị lỗi. Việc truyền gói tin qua các mạng khác nhau được thực
hiện thông qua một thiết bị kết nối giữa hai mạng gọi là gateway. Khi một
thông tin truyền qua các mạng khác nhau, nó có thể bị chia ra thành nhiều gói
nhỏ hơn. Thông tin truyền có thể quá lớn để có thể truyền trên một gói tin trên
một mạng khác. Vấn đề này chỉ gặp phải khi gateway được nối giữa các mạng
vật lý khác nhau. Mỗi kiểu mạng có một độ dài tối đa gói tin có thể truyền
(Maximum Transmission Unit - MCU). Nếu thông tin nhận được từ mạng này
dài hơn MCU của mạng kia, nó cần phải được chia nhỏ ra thành nhiều mảnh để
truyền.
1.3.4.6. Địa chỉ IP
Địa chỉ IP nhằm xác định duy nhất mỗi trạm làm việc trên mạng TCP/IP.
Do đó việc đánh địa chỉ cần đảm bảo không trùng lặp ngay cả khi có một số
lượng lớn các trạm kết nối vào mạng. Địa chỉ trên TCP/IP được phân biệt thành
3 loại:
Địa chỉ vật lý (địa chỉ MAC).
Địa chỉ này có độ dài 48 bit, nó được xác định bởi các thiết bị giao diện
mạng (NIC). Mỗi NIC khi sản xuất đã có một địa chỉ vật lý và khi nó được sử
dụng để kết nối các trạm vào mạng thì trạm sẽ mang địa chỉ vật lý của NIC đó.
Tên Internet (Internet Address).
mỗi trạm khi kết nối vào mạng đều được cung cấp một tên duy nhất. Đây
là địa chỉ 32 bit và thường được biểu diễn bởi các nhóm 8 bit, tạo thành 4
nhóm.
Tên trạm (host name).
Việc biểu diễn các địa chỉ Internet dù sao vẫn gây cho người sử dụng
khó nhớ, thay vì mỗi trạm có một địa chỉ Internet thì mỗi trạm sẽ được xác định
bằng các tên, được biểu diễn bằng các chữ cái và được phân cấp một cách dễ
nhớ. Chẳng hạn nhu tên: là một tên trạm, trong đó ta biết được trạm này ở đâu,
thuộc tổ chức hay quốc gia nào (việt nam-vn).
Trên thực tế, việc sử dụng tên trạm được sử dụng rộng rãi. Bộ giao thức
giúp phân giải từ địa chỉ IP sang địa chỉ vật lý và ngược lại là ARP/RARP
27
(Address Resolution Protocol/Reversed Address Resolution Protocol) và dịch
vụ DNS (Domain Name Service) được sử dụng để ánh xạ từ địa chỉ IP sang tên
host name và ngược lại. Các giao thức này hoạt động theo cơ chế Server-Client,
khi có yêu cầu chúng gửi đi một bản tin yêu cầu Server phân giải địa chỉ trả lời
bằng một bản tin trong đó có chứa kết quả.
Phân lớp địa chỉ IP.
Mạng Internet dùng hệ thống địa chỉ IP (32 bit) để định vị các máy tính
liên kết với nó. Có hai cách đánh địa chỉ, phụ thuộc vào cách liên kết của từng
máy.
• Nếu các máy tính được kết nối trực tiếp với mạng Internet thì trung
tâm thông tin Internet (Network Information Centre-NIC) sẽ cấp cho
các máy tính đó một địa chỉ IP.
• Nếu các máy tính không kết nối trực tiếp với mạng Internet thông qua
một mạng cục bộ thì người quản trị mạng sẽ cấp cho các máy tính đó
một địa chỉ IP. Hệ thống địa chỉ này được thiết kế mềm dẻo qua một
sự phân lớp, có 5 lớp địa chỉ IP là: A, B, C, D, E. Sự khác nhau cơ
bản giữa các lớp địa chỉ này là ở khả năng tổ chức các cấu trúc con
của nó.
0
Netid Hostid
10 Netid Hostid
110 Netid Hostid
1110 Multicast address
11110 Reverved for future use
Class A
Class E
Class D
Class C
Class B
Hình 1.9. Cấu trúc phân lớp địa chỉ IP
• Địa chỉ lớp A
Lớp A sử dụng byte đầu tiên của 4 byte để đánh địa chỉ mạng. Như hình
trên, nó được nhận ra bởi bit đầu tiên trong byte đầu tiên của địa chỉ có trị giá
0. Ba byte còn lại được sử dụng để đánh địa chỉ máy trong mạng.
28
Có 126 địa chỉ lớp A với số máy tính trong mạng là 2563 – 2 =
16.777.214 máy cho mỗi địa chỉ lớp A. Địa chỉ lớp A thường được cấp cho
những tổ chức có số lượng máy tính lớn.
Nguyên nhân chỉ có 126 network trong khi dùng 8 bit vì bit đầu tiên
mang giá trị 0 dùng để định nghĩa lớp A. Do vậy còn lại 7 bit đánh từ 0 – 127,
tuy nhiên người ta không sử dụng một địa chỉ chứa toàn các con số 1 hoặc 0
nên chỉ còn lại 126 mạng lớp A được sử dụng. Giá trị byte đầu tiên của lớp A
sẽ luôn nằm trong khoảng từ 1 tới 126, mỗi một byte trong 3 byte còn lại sẽ có
giá trị trong khoảng 1 đến 254.
Địa chỉ lớp A có dạng: Network.host.host.host
• Địa chỉ lớp B
Một địa chỉ lớp B được nhận ra bởi 2 bit đầu tiên của byte thứ nhất mang
giá trị 10. Lớp B sử dụng 2 byte đầu tiên của 4 byte để đánh địa chỉ mạng và 2
byte cuối đánh địa chỉ máy trong mạng.
Có 64*256 – 2 = 16.128 địa chỉ mạng lớp B với 65.534 máy cho mỗi địa
chỉ lớp B.
Địa chỉ lớp B có dạng: Network.network.host.host
Byte đầu tiên của một địa chỉ lớp B nằm trong khoảng 128 tới 191.
• Địa chỉ lớp C
Một số tổ chức có quy mô nhỏ có thể xin cấp phát địa chỉ lớp C. Một địa
chỉ lớp C được nhận ra với 3 bit đầu mạng giá trị 110. Mạng lớp C sử dụng 3
byte đầu để đánh địa chỉ mạng và 1 byte cuối đánh địa chỉ máy trong mạng. Có
2.097.150 địa chỉ lớp C, mỗi địa chỉ lớp C có 254 máy.
Địa chỉ lớp C có dạng: Network.network.network.host
Địa chỉ lớp C được nhận ra với byte đầu tiên trong khoảng 192 tới 223.
1.4. TIÊU CHUẨN H.323
Để đưa ra nền tảng cho việc truyền tín hiệu thoại, video, số liệu qua
mạng chuyển mạch gói dựa trên giao thức IP, tổ chức viễn thông quốc tế ITU-T
đã đưa ra khuyến nghị về chồng giao thức H.323. Bằng cách tuân theo chuẩn
H.323, các sản phẩm phần mềm và phần cứng của các nhà sản xuất khác nhau
có thể giao tiếp với nhau qua một cơ sở hạ tầng mạng chung mà không cần
quan tâm về sự tương hợp.
Chồng giao thức H.323 lần đầu tiên được công nhận vào năm 1996, và
thế hệ thứ 2 được công nhận vào năm 1998. Chuẩn H.323 hỗ trợ cho cả những
thiết bị đứng riêng rẽ và những thiết bị được gắn vào công nghệ máy tính cá
29
nhân cũng như các cuộc đàm thoại hội nghị điểm - điểm và đa điểm. H.323 bao
gồm các chuẩn cho phép truyền thông qua môi trường mạng LAN (Local
NetWork) và mạng chuyển mạch gói với sự đảm bảo về chất lượng dịch vụ
(QoS - Quality of Service) đồng thời kết hợp được với các mạng khác. Do đó
H.323 là khuyến nghị quan trọng cho việc thực hiện truyền thông đa phương
tiện (Multimedia), nó bao gồm các giao thức về báo hiệu H.225, giao thức điều
khiển H.245, giao thức cho phép truyền các ứng dụng thời gian thực RTP, các
chuẩn mã hoá và nén tín hiệu như các chuẩn G.x.
1.4.1.Phạm vi của H.323
H.323 định nghĩa chủ yếu cho hoạt động dùng cho đầu cuối H.323 ngang
hàng. Khuyến nghị cũng định nghĩa thêm một số phần tử H.323 logic. Các phần
tử này bao gồm các Gatekeeper để điều khiển, giám sát và biến đổi địa chỉ. Bộ
điều khiển đa điểm MU (Multipoint Controller) và bộ xử lý đa điểm MCU
(Multipoint Controll Unit) cho hội thoại nhiều bên. Chồng khuyến nghị H.323
và phạm vi của nó gồm:
Audio Codec
G.711
G.723
G 729
Video Codec
H.261
H.263
RTP
Data interface
T.120
System Control
H.245 Control
Q.931
Call Setup
RAS Control
H.225
Ứng dụng
thoại
Ứng dụng
video
Ứng dụng
số liệu
Giao diện người
sử dụng điều
khiển hệ thống
LAN
Interface
Hình 1.10: Phạm vi ứng dụng của H.323
30
Kênh H.245: điều khiển truyền thông.
Kênh H.225: điều khiển cuộc gọi.
Khuyến nghị H.245: Mô tả cú pháp và định nghĩa các bản tin, tóm lược
những thủ tục điều khiển có chức năng thiết lập và giám sát quá trình
liên lạc đa phương tiện (data, video, audio) giữa hai đầu cuối. Các bản
tin của H.245 thực hiện kiểm soát hoạt động của khối H.323 bao gồm khả
năng trao đổi, đóng mở kênh logic, yêu cầu chế độ ưu tiên, điều khiển
luồng, ra lệnh, chỉ thị.
Khuyến nghị H.225: Mô tả phương thức kết hợp giữa thoại, dữ liệu,
video và tín hiệu điều khiển, phương thức mã hoá và đóng gói cho quá
trình truyền tải thông tin giữa hai thiết bị H.323 trên mạng truyền số liệu
gói. H.225.0 cũng mô tả giao thức và định dạng bản tin cho tổng đài
Gateway. Khuyến nghị này bao gồm giao thức RTP/RTCP.
Các chuẩn nén tín hiệu thoại: G.711, G.723, G.728.
Các chuẩn mã hoá và nén tín hiệu video: H.261, H.263
Các chuẩn cho các ứng dụng chia sẻ số liệu: T.120
1.4.2. Các dịch vụ H.323
Hệ thống H.323 gộp chung một số chuẩn, chúng hoàn toàn cho phép
thành lập và điều khiển các cuộc gọi điểm - điểm (point to point) cũng như các
cuộc hội thoại đa điểm. Các máy tính cá nhân và các thiết bị khác có thể chia sẻ
hoạt động để thực hiện trộn âm thanh, hình ảnh, số liệu qua tất cả các cấu hình
mạng. Sự phối hợp nhịp nhàng với các hệ thống trên các mạng chuyển mạch
kênh được hỗ trợ thông qua các Gateway. H.323 cung cấp một mô hình truyền
thông đa dạng, chặt chẽ với các điều khiển linh hoạt và các kết nối được thiết
lập giữa các phần.
1.4.3. Các kiểu dữ liệu được định nghĩa trong H.323
Các kiểu dữ liệu được định nghĩa trong H.323 được chia thành các loại
sau:
Thoại ( Audio ): là tín hiệu thoại được số hoá và mã hoá. Để giảm tốc độ
trung bình của tín hiệu thoại, các bộ lấy mẫu tín hiệu thoại chỉ hoạt động
khi có tín hiệu âm thanh thực sự. Các khoảng lặng được triệt và nén lại.
Tín hiệu thoại đi kèm với tín hiệu điều khiển thoại.
31
Hình ảnh động (Video): là các tín hiệu hình ảnh động, nó đi kèm với tín
hiệu điều khiển Video.
Số liệu (Data): bao gồm các tín hiệu FAX, tài liệu văn bản, ảnh tĩnh, file
...
Tín hiệu điều khiển cuộc gọi ( Call Control Signals ): được sử dụng
cho các chức năng điều khiển cuộc gọi như là thiết lập cuộc gọi, giám sát
cuộc gọi, kết thúc cuộc gọi ...
Tín hiệu điều khiển truyền thông (Communication Control Signals):
là các thông tin điều khiển trao đổi giữa các thành phần chức năng trong
hệ thống để thực hiện điều khiển truyền thông giữa chúng như: trao đổi
khả năng, đóng mở các kênh logic, các thông điệp điều khiển luồng và
các chức năng khác.
Tín hiệu kênh RAS: được sử dụng để thực hiện các chức năng như việc
đăng ký tham gia vào một vùng H.323, kết nạp, tháo gỡ một điểm cuối
khỏi vùng, thay đổi băng thông và các chức năng khác liên quan đến
chức năng quản lý hoạt động của các điểm cuối trong một vùng H.323.
1.4.4. Các thành phần trong H.323
Về mặt logic, hệ thống H.323 có cấu trúc như hình:
Gatekeeper
H.323 Over
ISDN
PSTN
Telephone H.323 Over Port
Gateway MCU
H.323DNS
Hình 1.11. Các thành phần của họ giao thức H.323
32
Thiết bị đầu cuối H.323: là một trạm cuối trong mạng LAN, đảm nhận
việc cung cấp truyền thông hai chiều theo thời gian thực.
H.323 Gateway: cung cấp khả năng truyền thông giữa hệ thống H.323 và
các hệ thống không phải H.323 khác, chẳng hạn như hệ thống chuyển
mạch điện thoại công cộng (PSTN-Public Switching Network).
Gatekeeper: là một thành phần bắt buộc. Nó thực hiện các chức năng
quản lý hoạt động của hệ thống. Khi có mặt Gatekeeper trong hệ thống,
mọi thành phần trong hệ thống phải thực hiện đăng ký với Gatekeeper.
Tất cả các điểm đầu cuối H.323 ( Terminal, gateway, MCU ... ) đã đăng
ký với Gatekeeper tạo thành một vùng H.323 do Gatekeeper đó quản lý.
Đơn vị điều khiển liên kết đa điểm MCU (Multipoint Control Unit):
thực hiện chức năng tạo kết nối đa điểm hỗ trợ các ứng dụng truyền
thông nhiều bên. Thành phần này cũng là tuỳ chọn.
1.5. QUÁ TRÌNH TRUYỀN DỮ LIỆU TRONG TCP/IP.
Giả sử quá trình truyền dữ liệu giữa hai trạm từ trạm A sang trạm
B, quá trình truyền dữ liệu xảy ra như sau:
Identical Frame
Identical datagram
Identical packet
Identical message
Application
Transport
Internet
Network
i f
Transport
Internet
Network
i f
Physical Net
Application
Hình 1.12. Truyền gói tin trong mạng TCP/IP
33
- Đầu tiên, dữ liệu được xử lý và gửi từ tầng ứng dụng, tầng này có
nhiệm vụ tổ chức dữ liệu theo khuôn dạng và trật tự nhất định để tầng
Application ở máy B có thể hiểu được. Tầng Application gửi dữ liệu xuống
tầng dưới theo dòng byte nối byte. Cùng với dữ liệu, tầng này cũng gửi xuống
các thông tin điều khiển khác giúp xác định địa chỉ nguồn và địa cỉ đích của dữ
liệu.
- Khi xuống đến tầng Transport (tầng TCP), dòng dữ liệu sẽ được đóng
gói thành các gói có kích thước không nhất thiết bằng nhau nhưng phải nhỏ hớn
64kb theo định dạng của gói tin TCP, sau đó dữ liệu được gửi xuống tầng IP.
- Xuống đến tầng IP, gói lại được chia nhỏ thành các gói tin cho phù hợp
bởi vì không phải mạng nào cũng cho phép các gói tin có độ lớn bất kì. Gói tin
sau đó được thêm vào phần tiêu đề IP theo định dạng gói IP. Dữ liệu sau đó
được chuyển xuống tầng Datalink.
- Khi xuống đến tầng Datalink, gói tin sẽ được gắn thêm một tiêu đề và
chuyển tới các giao diện vật lý để đi vào mạng, lúc này các cấu trúc gói tin
được gọi là các khung (frame).
Trong khi lưu chuyển trên mạng, các gói tin được dẫn đường bởi các bộ
định tuyến. Router thực ra là một module mạng chỉ có hai tầng là Network và
Datalink. Các frame tới Router sẽ được tầng Datalink lọc bỏ header mà tầng
này thêm vào là chuyển lên tầng IP. Tầng IP sau đó sẽ dựa vào thông tin trong
phần tiêu đề mà quyết định tuyến đường tiếp theo cho gói IP. Sau đó gói IP này
sẽ lại được chuyển xuống tầng dưới để đi vào mạng. Quá trình cứ thế tiếp tục
cho đến khi dữ liệu đến tới mày B.
- Khi tới máy B, các gói dữ liệu lại được xử lý theo một quy trình ngược
lại, các gói tin lần lượt được lọc bỏ tiêu đề để cuối cùng chuyển lên tầng ứng
dụng của máy B dưới dạng một dòng byte nối byte.
34
Data
TCP header Data
IP header TCP header Data
Ethernet
header
IP header TCP header Data Ethernet
trailer Network
Internet
Transport
Application
Hình 1.13. Tạo khung trong TCP/IP
35
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ VOIP
2.1. TỔNG QUAN VỀ VOIP.
2.1.1 Giới thiệu chung về VOIP
Ngày nay các dịch vụ viễn thông rất phong phú và đa dạng bao gồm các
dịch vụ truyền thống đã tồn tại trong thời gian dài và các dịch vụ mới được
phát triển trong thời gian gần đây. Tiền đề của nó chính là sự phát triển của
công nghệ điện tử và công nghệ mạng. Cụ thể hơn, chúng ta có thể nói rằng sự
đa dạng của các dịch vụ viễn thông bắt nguồn từ sự phát triển của các công
nghệ liên quan như truyền dẫn, xử lý tín hiệu, chuyển mạch và công nghệ phần
mềm.
Internet đang đi tiên phong trong việc mở ra các hình thức mới cho việc
liên lạc của con người như e-mail, nói chuyện tại chỗ (live chat) và news-
group. Tuy vậy Internet cũng có thể được sử dụng cho các hình thức liên lạc cổ
điển như người dùng có thể gọi điện thoại bằng Internet. Khi gọi điện thoại qua
Internet thì tiếng nói của người gọi và tiếng nói của người nhận sẽ được chia
nhỏ thành các gói tin. Các gói tin này được chuyển đi qua mạng bằng cách sử
dụng giao thức TCP/IP của Internet. Đây chính là công nghệ VOIP (Voice Over
Internet Protocol). VOIP là một cơ hội tốt để thiết kế các hệ thống truyền thông
Multimedia toàn cầu có thể thay thế mạng viễn thông hiện nay về mặt chức
năng mà không làm trở ngại đến di sản công nghệ cũ đã tồn tại từ lâu đời.
Một ưu điểm quan trọng của VOIP là các dịch vụ phi thoại, chẳng hạn các
ứng dụng lưu trữ hay các ứng dụng truyền dữ liệu có thể chia sẻ cơ sở hạ tầng
với hệ thống VOIP. Thật vậy, cùng một cơ sở đầu cuối có thể sử dụng cho cả
truyền thoại và truyền dữ liệu dùng công nghệ chuyển mạch gói. Công nghệ
chuyển mạch gói xem các gói tin của các mẫu thoại cũng như các gói tin dữ
liệu như những đơn vị dữ liệu bình thườgn và truyền chúng qua mạng Internet,
việc còn lại cảu các đầu cuối là xử lý các luồng dữ liệu đến đúng với chức năng
của chúng. Hơn nữa điều này giúp cho việc triển khai các dịch vụ gia tăng
trong thoại một cách dễ dàng, chẳng hạn ngoài thoại truyền thoại truyền thống,
36
hệ thống có thể truyền cả hình ảnh cho các cuộc hội thoại video, truyền hình
Internet … Điều này giúp cho việc triển khai VOIP nói riêng và các dịch vụ gia
tăng trong tương lai nói chung mà không cần đầu tư hơn các ứng dụng đã có
sẵn.
VOIP là gì?
Đầu năm 1995 công ty VOCALTEC đưa ra thị trường sản phẩm phần
mềm thực hiện cuộc thoại qua internet đầu tiên trên thế giới. Sau đó có nhiều
công ty đã tham gia vào lĩnh vực này. Tháng 3 năm 1996, VOLCALTEC kết
hợp với DIALOGIC tung ra thị trường sản phẩm kết nối mạng PSTN và
Internet. Hiệp hội các nhà sản xuất thoại qua mạng máy tính đã sớm ra đời và
thực hiện chuẩn hoá dịch vụ thoại qua mạng internet. Việc truyền thoại qua
internet đã gây được chú ý lớn trong những năm qua và đã dần được ứng dụng
rộng rãi trong thực tế.
VoIP là công nghệ truyền tải các cuộc liên lạc thoại bằng cách sử dụng
giao thức Internet (Internet protocol - IP). Điện thoại truyền thống được thực
hiện dựa trên công nghệ chuyển mạch kênh mà ở đó cho phép giải quyết vấn đề
thời gian thực. Giao thức IP dựa trên công nghệ chuyển mạch gói mà trước đây
chỉ được dùng để truyền dữ liệu hoặc các ứng dụng mạng internet. Do đó việc
truyền thoại dựa trên giao thức IP là giải pháp truyền thoại dựa trên công nghệ
chuyển mạch gói, điều này mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng cũng như
cho các nhà cung cấp dịch vụ. Để thực hiện VoIP người ta phải sử dụng các kỹ
thuật cho phép thực hiện các cuộc gọi với thời gian thực, đó là các giao thức
Real Time Stream Protocol (RTSP), Secsion initiation Protocol (SIP).
2.1.2 Hoạt động của VOIP
VOIP có thể được thực hiện bằng hai cách:
Cách thứ nhất:
Là sử dụng máy tính cùng với phần cứng và phần mềm đặc biệt để gọi
điện.
Cách thứ hai:
Người ta thường gọi là điện thoại Internet (Internet Telephony) thì người
gọi điện thoại bằng điện thoại thông thường, ngoại trừ việc cuộc điện đàm này
được truyền qua Internet chứ không phải là qua dịch vụ điện thoại thông
37
thường. Điều này sẽ giúp giảm chi phí đáng kể, đặc biệt là với các cuộc điện
thoại đường dài.
Tính cách mạng của việc sử dụng PC để gọi điện thoại qua Internet chính
là giá cả. Nếu hai người sử dụng đều có máy tính kết nối vào Internet thì thực
tế họ không phải trả tiền cho cuộc gọi mà chỉ phải trả tiền cho dịch vụ truy cập
Internet như khi người dùng sử dụng các dịch vụ khác của Internet như tìm
kiếm trên trang Web hay sử dụng email, cuộc gọi có thể thực hiện đến bất kì
nơi nào trên thế giới mà chỉ cần truy cập Internet. Tuy nhiên, chỉ có thể thực
hiện được cuộc gọi từ hai người đều có PC, do vậy người sử dụng vẫn chưa thể
thay thế điện thoại truyền thống bằng dịch vụ này. Hơn nữa, hiện nay các
chương trình cho phép hai người dùng nói chuyện thông qua PC thường không
hỗ trợ nhau, do đó thường yêu cầu hai người sử dụng cùng một chương trình.
Có rất nhiều phần mềm phục vụ cho việc gọi điện thoại qua Internet. Tuy
vậy không có chương trình phần mềm nào cho phép dùng điện thoại để gọi.
Thay vào đó người dùng sẽ nói vào micro được gắn với máy tính và nghe qua
loa và card âm thanh. Tuy mỗi phần mềm của các hãng khác nhau có cách thức
hoạt động khác nhau, nhưng nhìn chung chúng đều có một cách chung để chúng
ta thực hiện cuộc gọi. Để thực hiện cuộc gọi, ta phải biết địa chỉ Internet của
người bị gọi. Thông thường được cung cấp dưới dạng các tên gọi hay các biệt
danh (nick name), sau khi đã kết nối được với người bị gọi, cuộc gọi được bắt
đầu.
Một chương trình miễn phí thông dụng cho phép các người sử dụng có
thể nói chuyện qua Internet bằng PC là chức năng Voice Chat của phần mềm
Yahoo Messenger.
Nếu nói chuyện qua Internet mà sử dụng điện thoại bình thường thì cách
thức hoạt động sẽ khác đi. Người dùng sẽ thực hiện cuộc gọi như bình thường.
Tuy vậy, sau khi người gọi nói, tiếng nói sẽ được số hoá và chuyển thành các
gói tin IP. Sau đó chúng được chuyển đi sử dụng cùng một công nghệ TCP/IP
giống như là chuyển các gói tin bình thường trên Internet. Ở đầu kia của đường
dây, dữ liệu tiếng nói đã được số hoá lại được chuyển đổi thành tín hiệu tương
tự và được phát ra loa của người nhận.
38
Gọi điện thoại qua Internet dùng PC.
Mặc dù mỗi phần mền có một giao diện riêng, có các chức năng cũng như
cách thức gọi khác nhau, nhưng phần này sẽ tập chung giới thiệu một cách tổng
quát nhất cách thức của các cuộc gọi qua Internet, xem xét cách các cuộc gọi
diễn ra và so sánh vì cách thứ hai là sử dụng điện thoại để gọi qua Internet.
1. Bước đầu tiên là người sử dụng phải kết nối vào Internet nhờ một nhà
cung cấp dịch vụ kết nối Internet, sau đó sử dụng một chương trình để
gọi điện qua Internet, khi được kết nối với một danh sách các người có
thể nhận cuộc gọi, đó là các người cũng đang kết nối vào mạng
Internet (online) và sử dụng cùng một phần mềm hội thoại.
2. Người gọi chọn một người đang online bằng việc lựa chọn tên (thường
là biệt danh-nick name) của người đó trong danh sách. Khi đó, tên của
người được chọn sẽ được phân giải địa chỉ Internet của người đó sử
dụng dịch vụ DNS (Domain Name Service).
3. Khi người gọi bắt đầu thực hiện cuộc gọi, DNS phải thực hiện phân
giải địa chỉ từ tên của người gọi và người bị gọi ra địa chỉ IP, sau đó
cuộc gọi sẽ được thiết lập, máy tính của người gọi sẽ báo cho người
nhận biết là có người cần liên lạc. Nếu người bị gọi chấp nhận thực
hiện cuộc gọi qua máy tính của mình thì hai người có thể bắt đầu nói
chuyện qua micro và nghe qua loa hay headphone.
4. Khi người dùng nói vào microphone, phần mềm sẽ chuyển giọng nói
thành các tập tin chứa dữ liệu nhị phân để máy tính có thể đọc được.
Nó cũng nén dữ liệu tiếng để tệp nhỏ hơn và có thể truyền qua Internet
nhanh hơn vì thực tế các tập tin âm thanh có dung lượng rất lớn.
5. Phần mềm cũng thực hiện giám sát và điều khiển cuộc gọi. Nếu đó là
nối với Internet tốc độ cao thì nó sẽ tạo tập tin âm thanh mang chất
lượng tốt hơn, nếu đó là nối kết với Internet tốc độ thấp thì tập tin âm
thanh sẽ có chất lượng kém hơn vì có thể sẽ phải mất nhiều thời gian
để truyền các tập tin qua mạng Internet.
6. Phần mềm sẽ chia các tập tin mang giọng nói thành các gói tin để gửi
qua Internet sử dụng giao thức TCP/IP. Quá trình này khá phức tạp và
bao gồm nhiều công đoạn.
39
7. Các gói tin được gửi tới người nhận, ở đây phần mềm máy tính của
người nhận sẽ thực hiện theo chiều ngược lại, các gói tin sẽ được giãn
nén và được phát ra loa của người nhận. Đôi khi các gói tin được gửi
tới có trục trặc tức là một vài gói tin có thể bị thất lạc, đến trễ hay
trùng lặp, khi đó phần mềm phải quyết định xây dựng lại các gói tin đó
căn cứ vào các gói tin trước đó để đảm bảo chất lượng âm thanh có thể
được khôi phục một cách chính xác nhất có thể. Khi các gói tin bị mất
đến trễ thì phần mềm phải quyết định bỏ các gói tin này đi.
Cách gọi điện thoại qua Internet sử dụng điện thoại truyền thống
Khi người dùng sử dụng máy điện thoại thông thường để thực hiện cuộc
gọi thì cả trong cấu hình mạng và phương thức hoạt động cũng phải khác đi vì
có một phần cuộc gọi sẽ đi qua mạng PSTN nên cần có một số thiết bị khác làm
cầu nối giữa mạng PSTN và mạng Internet. Cấu hình và chức năng của chúng
sẽ được nghiên cứu kỹ ở phần sau. Quá trình thực hiện một cuộc gọi:
1. Khi cuộc gọi được thực hiện, đầu tiên tín hiệu sẽ đi qua mạng điện
thoại chuyển mạch công cộng (PSTN-Public Switching Telephone
Network) giống như các cuộc điện thoại bình thường. Đến đây chưa
có sự khác nhau nào giữa chúng.
2. Tín hiệu sau đó được gửi đến một cổng thoại IP (IP Voice Gateway)
đặc biệt cổng này là một máy chủ cùng với phần mềm của máy chủ.
Nó có thể được đặt tại chi nhánh của công ty điện thoại hoặc cũng có
thể được đặt tại một địa điểm khác. Cổng nối sẽ chuyển đổi tín hiệu
tiếng nói thành tín hiệu số rồi nén nó lại. Nếu không nén, tệp tin của
cuộc hội thoại có thể rất lớn để có thể truyền kịp thời qua mạng
Internet.
3. Cổng nối sẽ chia nhỏ tín hiệu tiếng nói đã được số hoá và nén thành
các gói tin IP. Các gói tin này sau đó cũng được đóng gói theo các
khuôn dạng nhất định và sau đó được gửi đi qua Internet giống như
các gói tin IP khác bằng các giao thức TCP/IP.
4. Các gói tin được chuyển tới cổng thoại gần đầu kia nhất của cuộc hội
thoại. Cổng nối tiếng nói IP tại nơi nhận sẽ thu các gói tin, giải nén,
chuyển chúng trở lại dạng ban đầu và sau đó gửi chúng qua mạng
PSTN để đến người ở đầu kia của cuộc nói chuyện.
40
5. Tín hiệu thoại sẽ truyền qua mạng PSTN giống như các cuộc gọi
điện thoại khác. Người nhận cuộc điện đàm sẽ được báo bằng chuông
điện thoại như bình thường. Khi người nhận nói qua điện thoại, tín
hiệu thoại sẽ được gửi đến cổng thoại IP gần nhất thông qua mạng
PSTN. Sau đó tín hiệu thoại sẽ được xử lý như ở đầu kia của cuộc gọi.
Như vậy, các cuộc gọi điện qua Internet dùng điện thoại thông thường thì
gần như trong suốt với người sử dụng. Phần thay đổi cấu trúc mạng, thiết lập
dịch vụ là do nhà cung cấp dịch vụ (chẳng hạn như dịch vụ gọi 171 của Tổng
công ty Viễn thông Quân đội Viettel) thực hiện. Thông thường người sử dụng
phải quay một mã số đặc biệt nào đó trước cách gọi thông thường (171 hay
178). Mã số đặc biệt này sẽ dẫn đường cuộc gọi đến với dịch vụ của nhà cung
cấp. Hơn nữa, chỉ một phần t ín hiệu của cuộc gọi đi qua mạng Internet, phần
còn lại từ điện thoại của người sử dụng đến cổng thoại IP gần nhất phải được
truyền qua mạng PSTN, do đó giá của cuộc gọi giảm đi đáng kể nhưng không
thể rẻ như cách thức gọi bằng PC.
Bên cạnh hai cách gọi trên, một số nhà cung cấp dịch vụ còn cho phép
người sử dụng gọi đến bất kỳ máy điện thoại nào (cố định, di động ….) ở bất kì
đâu trên thế giới thông qua trang Web của Công ty, cách thức hoạt động rất đơn
giản, người gọi chỉ cần đăng ký một tài khoản và nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung
cấp các thẻ nạp tiền (prepaid card) đối với hình thức trả trước hay thanh toán
qua thẻ tín dụng với hình thức trả tiền sau. Nếu là trả trước, người gọi nạp tiền
cho tài khoản của mình như cách sử dụng cho điện thoại di động trả tiền trước,
sau đó tuỳ vào thời gian sử dùng mà tài khoản của người gọi sẽ bị trừ tiền dần.
Giá cước cho các cuộc gọi quốc tế tuỳ vào các mã số của nước gọi đến nhưng
thường rẻ hơn nhiều so với hình thức điện thoại truyền thống.
Hiện nay dịch vụ này hoạt động rất sôi động, có rất nhiều nhà cung cấp
với giá thành rất rẻ. Dưới góc độ kỹ thuật thì đây là một thành tựu của sự kết
hợp công nghệ thông tin và mạng Viễn thông.
2.1.3. So sánh giữa VOIP và mạng chuyển mạch điện thoại công cộng
(PSTN)
VOIP có một số khía cạnh khác với mạng chuyển mạch điện thoại
(PSTN-Private Switching Telephone Network) cả về thuật ngữ, cấu trúc và các
giao thức. Sự khác nhau này ảnh hưởng đến thiết kế của các dịch vụ VOIP. Về
41
cơ bản, VOIP dựa vào mô hình từ đầu cuối đến đầu cuối (end to end) cho sự
truyền các mẫu thoại. Các giao thức báo hiệu giữa các hệ thống đầu cuối bao
hàm trong cuộc gọi . Các bộ định tuyến xem các gói tin báo hiệu này như
những gói tin của các mẫu thoại thông thường cũng như bất kì gói số liệu nào
khác. Tuy nhiên, để VOIP có thể lợi dụng các bộ định tuyến báo hiệu hoặc
Proxy để hỗ trợ chức năng như xác định vị trí người sử dụng, trong trường hợp
này các Proxy chỉ dùng cho định tuyến của các thông điệp báo hiệu khởi động.
Các gói tin tiếp theo có thể trao đổi trực tiếp tới các thiết bị.
Cơ sở hạ tầng trong PSTN được sử dụng không hiệu quả, khi một cuộc
gọi được yêu cầu thì hệ thống phải thực hiện kết nối một đường truyền vật lý
thực sự thông qua các kênh trung kế. Kênh này sẽ bị cuộc gọi duy nhất đó
chiếm dụng từ khi bắt đầu cuộc gọi cho đến khi kết thúc cuộc gọi. Thực tế cuộc
gọi điện thoại là không liên tục, nghĩa là có các khoảng lặng (chiếm khá nhiều
thời gian của cuộc gọi) giữa các lời thoại, trong khoảng thời gian đó kênh
truyền thực sự bị lãng phí. Sự lãng phí này là khá lớn đối với các cuộc gọi
đường dài vì tài nguyên bị chiếm dụng lớn. Trong khi đó, VOIP dựa trên công
nghệ chuyển mạch gói, không có sự thiết lập kênh riêng, đường truyền chỉ thực
sự bị chiếm dụng khi có dữ liệu truyền, các khoảng lặng giữa các gói tin có thể
sử dụng tuyến truyền thông đó cho việc truyền gói của các cuộc thoại khác.
Bản thân Internet là đa dịch vụ và các dịch vụ là độc lập. Nó cung cấp
các công cụ truyền tải các gói tin end-to-end cho các dịch vụ đã được triển khai
tại các hệ thống đầu cuối qua các giao thức và phần mềm ở tầng cao hơn. Điều
này làm cho nó dẫn đầu trong khả năng mềm dẻo và mở rộng. Trong Internet,
giao thức RSVP được sử dụng để giữ trước tài nguyên cho một kết nối dựa vào
nhu cầu băng thông cần thiết để cuộc truyền diễn ra dọc theo các Router trên
tuyến. VOIP độc lập với sự giữ trước tài nguyên này, nó có thể diễn ra trước
hay sau khi có dòng số liệu thực tế được truyền. Do đó, VOIP có thể được dùng
cho một cuộc gọi mà không cần giữ trước tài nguyên trong mạng khi khả năng
của mạng là vừa đủ.
Khả năng báo hiệu trong mạng PSTN của các thiết bị đầu cuối là có hạn,
các dịch vụ gia tăng trong mạng PSTN là không thể hoặc rất hạn chế như: nhận
diện các điểm đầu cuối, nhận diện dịch vụ, nhận diện ai trả tiền cuộc gọi và nhà
cung cấp truyền tải. PSTN cũng trói buộc nguồn gốc cuộc gọi với việc thanh
toán cước phí. Người khởi động cuộc gọi bắt buộc là người trả tiền cước cho
42
cuộc gọi, ngoại trừ có sự thoả thuận nhân công cho việc này, đó chính là việc
đăng ký qua nhân viên khai thác về cuộc gọi người bị gọi trả tiền. Trong khi
đó, VOIP dựa trên nền tảng Internet có thể cung cấp các dịch vụ này một cách
dễ dàng, thuận tiện và tự động.
VOIP cung cấp dịch vụ, chẳng hạn như phân biệt chuông theo nhóm gọi
đến, nhận diện người gọi đến, nhận diện đầu cuối một cách phong phú. Hơn
nữa, do tính mở, đa dịch vụ của Internet cũng cho phép phát triển trong tương
lai các dịch vụ mở rộng của dịch vụ thoại truyền thống sẽ được cung cấp bởi
các nhà cung cấp khác nhau. Điều này tạo nên sự thuận tiện cho đầu vào cũng
như sự cạnh tranh cao hơn trên thị trường của các dịch vụ Internet như là
VOIP.
2.2. CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA VOIP
Chất lượng dịch vụ có thể điều chỉnh được.
Chất lượng của VOIP phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là băng
thông. Do đó không có sự bắt buộc nào về mặt thông lượng giữa các thiết bị
đầu cuối mà chỉ có các chuẩn tuỳ vào băng thông có thể của mình, bản thân các
đầu cuối có thể tự điều chỉnh hệ số nén và do đó điều chỉnh được chất lượng
cuộc gọi.
Sự an toàn.
VOIP được xây dựng trên nền tảng Internet vốn không an toàn, do đó sẽ
dẫn đến khả năng các thông tin có thể bị đánh cắp khi các gói tin bị thu lượm
hoặc định tuyến sai địa chỉ một cách cố ý khi chúng truyền trên mạng. Các giao
thức SIP (Session Ineitiation Protocol – giao thức khởi đầu phiên) có thể thành
mật mã và xác nhận các thông điệp báo hiệu đầu cuối. RTP (Real Time
Protocol) hỗ trợ mã thành mật mã của phương thức truyền thông trên toàn
tuyến được mã hoá thành mật mã đảm bảo truyền thông an toàn.
Nhận diện người sử dụng.
Các dịch vụ điện thoại truyền thống đơn giản và ISSDN (Intergrated
Services Digital Network - mạng số dịch vụ tích hợp) đưa ra khả năng nhận
diện người sử dụng còn hạn chế. Giao thức trao đổi thời gian thực RTP dùng
cho VOIP hỗ trợ dễ dàng để chỉ ra người nói trong cả đa phát đáp (multicast)
và cấu hình ghép nối khác, thậm chí có thể cung cấp nhiều thông tin hơn về
người gọi.
43
Giao diện người sử dụng.
Các hệ thống VOIP có nhiều khả năng giao tiếp người - máy phong phú
hơn. Giao diện cung cấp bởi VOIP thân thiện hơn, có thể thay đổi và thêm
nhiều tính năng trợ giúp hơn.
Liên kết thoại-máy tính.
VOIP thực hiện các cuộc gọi từ điện thoại - máy tính hay máy tính - máy
tính một cách dễ dàng, hiện nay đã có nhiều sản phẩm hỗ trợ các kết nối này.
Đặc trưng có mặt nhiều nơi.
VOIP không chịu ảnh hưởng bởi cơ sở hạ tầng mạng cố định, mạng Internet
được sử dụng rộng rãi sẽ thúc đẩy sự có mặt của các thiết bị VOIP ở nhiều nơi
bằng nhiều phương thức kết nối.
Đa phương tiện.
VOIP không chỉ đơn thuần là thoại, các dịch vụ khác cũng có thể đi kèm
với VOIP như một phần của cuộc gọi, chẳng hạn như hội nghị video, các ứng
dụng đa phương tiện.
Sử dụng băng thông hiệu quả hơn.
VOIP không yêu cầu các kênh truyền thông dành riêng cho nó trong suốt
cuộc đàm thoại mà trên thực tế thời gian hội thoại thực sự chỉ chiếm 40% toàn
bộ cuộc hội thoại. Do đó các gói tin có thể tận dụng mạng một cách tuyệt đối
để đến đích bằng các con đường khác nhau. Sau đó kênh truyền có thể đước sử
dụng bởi một cuộc gọi khác cùng lúc đó.
Sự tách biệt thoại và điều khiển luồng.
Trong điện thoại truyền thống, luồng báo hiệu dược tách dời và truyền tải
trên một mạng tách biệt, phải duyệt qua tất cả các chuyển mạch trung gian để
thiết lập mạch. Trong khi đó, gửi gói trong Internet không yêu cầu thiết lập
cuộc gọi. Điều khiển trong VOIP được thực hiện ngay trên bản thân cuộc gọi.
Nghĩa là nó không yêu cầu một hệ thống báo hiệu và điều khiển riêng biệt.
Lợi ích cho nhà truyền tải.
Trong VOIP, các bộ mã hoá chỉ thực sự hoạt động khi có luồng tín hiệu, do
đó các khoảng lặng trong cuộc hội thoại có thể được nén và triệt để đảm bảo
thông tin truyền trên mạng là ít nhất, sử dụng triệt để hiệu suất của kênh truyền
44
vật lý. PSTN thường triệt khoảng lặng qua các liên kết toàn cầu, VOIP thực
hiện triệt khoảng lặng tại các đầu cuối để thu nhỏ tối đa băng thông cần thiết.
Các mạng chuyển mạch gói cũng thích hợp hơn cho việc hợp kênh. Tất nhiên
sự nén tín hiệu thoại nhằm đạt được tốc độ bít thấp, kéo theo chất lượng thoại
bị giảm đi. Ngày nay đã có các bộ mã hoá tốc độ bít thấp mà lại đảm bảo chất
lượng rất tốt nhờ sự phát triển của các bộ vi xử lý tốc độ cực cao.
2.3. HẠN CHẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI VOIP
Kỹ thuật phức tạp:
Truyền tín hiệu theo thời gian thực trên mạng chuyển mạch gói là rất khó
thực hiện do mất gói trong mạng là không thể tránh được và độ trễ không cố
định của các gói thông tin khi truyền trên mạng. Để có được một dịch vụ thoại
chấp nhận được, cần thiết phải có một kỹ thuật nén tín hiệu đạt được những yêu
cầu khắt khe: tỉ số nén lớn (để giảm được tốc độ bit xuống), có khả năng suy
đoán và tạo lại thông tin của các gói bị thất lạc... Tốc độ xử lý của các bộ
Codec (Coder and Decoder) phải đủ nhanh để không làm cuộc đàm thoại bị
gián đoạn. Đồng thời cơ sở hạ tầng của mạng cũng cần được nâng cấp lên các
công nghệ mới như Frame Relay, ATM,... để có tốc độ cao hơn hoặc phải có
một cơ chế thực hiện chức năng QoS (Quality of Service). Tất cả các điều này
làm cho kỹ thuật thực hiện điện thoại IP trở nên phức tạp và không thể thực
hiện được trong những năm trước đây
Vấn đề bảo mật (security):
Mạng Internet là một mạng có tính rộng khắp và hỗn hợp (hetorogenous
network). Trong đó có rất nhiều loại máy tính khác nhau, các dịch vụ khác
nhau cùng sử dụng chung một cơ sở hạ tầng. Do vậy không có gì đảm bảo rằng
thông tin liên quan đến cá nhân cũng như số liên lạc truy nhập sử dụng dịch vụ
của người dùng được giữ bí mật.
Như vậy, điện thoại IP chứng tỏ nó là một loại hình dịch vụ mới rất có
tiềm năng. Trong tương lai, điện thoại IP sẽ cung cấp các dịch vụ hiện có của
điện thoại trong mạng PSTN và các dịch vụ mới của riêng nó nhằm đem lại lợi
ích cho đông đảo người dùng. Tuy nhiên, điện thoại IP với tư cách là một dịch
vụ sẽ không trở nên hấp dẫn hơn PSTN chỉ vì nó chạy trên mạng IP. Khách
hàng chỉ chấp nhận loại dịch vụ này nếu như nó đưa ra được một chi phí thấp
và những tính năng vượt trội hơn so với dịch vụ điện thoại hiện tại.
45
2.4. ỨNG DỤNG CỦA VOIP
Dịch vụ thoại qua Internet:
Điện thoại Internet không còn chỉ là công nghệ cho giới sử dụng máy
tính mà cho cả người sử dụng điện thoại quay vào gateway. Dịch vụ này được
một số nhà khai thác lớn cung cấp và chất lượng thoại không thua kém chất
lượng của mạng thoại thông thường, đặc biệt là trên các tuyến quốc tế. Mặc dù
vẫn còn một số vấn đề về sự tương thích của các gateway, các vấn đề này sẽ
sớm được giải quyết khi tiêu chuẩn H.323 của ITU được sử dụng rộng rãi.
Suốt từ khi các máy tính bắt đầu kết nối với nhau, vấn đề các mạng tích
hợp luôn là mối quan tâm của mọi người. Mạng máy tính phát triển bên cạnh
mạng điện thoại. Các mạng máy tính và mạng điện thoại song song tồn tại ngay
trong cùng một cơ cấu, giữa các cơ cấu khác nhau và trong mạng rộng WAN.
Công nghệ thoại IP không ngay lập tức đe doạ đến mạng điện thoại toàn cầu mà
nó sẽ dần thay thế thoại chuyển mạch kênh truyền thống. Sau đây là một vài
ứng dụng tiêu biểu của dịch vụ thoại Internet.
Thoại thông minh.
Hệ thống điện thoại ngày càng trở nên hữu hiệu: rẻ, phổ biến, dễ sử
dụng, cơ động. Tuy nhiên nó chỉ có 12 phím để điều khiển. Trong những năm
gần đây, người ta đã cố gắng để tạo ra thoại thông minh, đầu tiên là các thoại
để bàn, sau là đến các server. Nhưng mọi cố gắng đều thất bại do tồn tại các hệ
thống có sẵn.
Internet sẽ thay đổi điều này. Kể từ khi Internet phủ khắp toàn cầu, nó đã
được sử dụng để tăng thêm tính thông minh cho mạng điện thoại toàn cầu. Giữa
mạng máy tính và mạng điện thoại tồn tại một mối liên hệ. Internet cung cấp
cách giám sát và điều khiển các cuộc thoại một cách tiện lợi hơn. Chúng ta có
thể thấy được khả năng kiểm soát và điều khiển các cuộc thoại thông qua mạng
Internet.
Dịch vụ tính cước cho bị gọi.
Thoại qua Internet giúp nhà khai thác có khả năng cung cấp dịch vụ tính
cước cho bị gọi đến các khách hàng ở nước ngoài cũng giống như khách hàng
trong nước. Để thực hiện được điều này, khách hàng chỉ cần PC với hệ điều
hành Windows9x, địa chỉ kết nối Internet (tốc độ 28,8Kbps hoặc nhanh hơn),
và chương trình phần mềm chuyển đổi, chẳng hạn như Quicknet's Technologies
Internet PhoneJACK.
46
Thay vì gọi qua mạng điện thoại truyền thống, khách hàng có thể gọi qua
Internet bằng việc sử dụng chương trình phần mềm chẳng hạn như Internet
Phone của Vocaltec hoặc Netmeeting của Microsoft. Với các chương trình phần
mềm này, khách hàng có thể gọi cũng giống như việc họ gọi qua mạng PSTN.
Bằng việc sử dụng chương trình chẳng hạn Internet PhoneJACK. Người
gọi có thể định tuyến các cuộc gọi này tới các nhà vận hành, tới các dịch vụ tự
động trả lời, tới các ACD. Trong thực tế, hệ thống điện thoại qua Internet và hệ
thống điện thoại truyền thống là hoàn toàn như nhau.
Dịch vụ Callback Web
"WorldWide Web" đã làm cuộc cách mạng trong cách giao dịch với
khách hàng của các doanh nghiệp. Với tất cả các tiềm năng của web, điện thoại
vẫn là một phương tiện kinh doanh quan trọng trong nhiều nước. Điện thoại
web hay "bấm số" (click to dial) cho phép các nhà doanh nghiệp có thể đưa
thêm các phím bấm lên trang web để kết nối tới hệ thống điện thoại của họ.
Dịch vụ bấm số là cách dễ nhất và an toàn nhất để đưa thêm các kênh trực tiếp
từ trang web của bạn vào hệ thống điện thoại.
Dịch vụ Fax qua IP
Nếu gửi nhiều fax từ PC, đặc biệt là gửi ra nước ngoài thì việc sử dụng
dịch vụ Internet faxing sẽ giúp tiết kiệm được tiền và cả kênh thoại. Dịch vụ
này sẽ chuyển trực tiếp từ PC qua kết nối Internet.
Khi sử dụng dịch vụ thoại và fax qua Internet, có hai vấn đề cơ bản:
- Những người sử dụng dịch vụ thoại qua Internet cần có chương trình
phần mềm chẳng hạn Quicknet's Internet PhoneJACK. Cấu hình này cung cấp
cho người sử dụng khả năng sử dụng thoại qua Internet thay cho sử dụng điện
thoại để bàn truyền thống.
- Kết nối một gateway thoại qua Internet với hệ thống điện thoại hiện
hành. Cấu hình này cung cấp dịch vụ thoại qua Internet giống như việc mở rộng
hệ thống điện thoại hiện hành.
Dịch vụ Call center
Gateway call center với công nghệ thoại qua Internet cho phép các nhà
kiểm duyệt trang Web với các PC trang bị multimedia kết nối được với bộ phân
phối các cuộc gọi tự động (ACD). Một ưu điểm của thoại IP là khả năng kết
hợp cả thoại và dữ liệu trên cùng một kênh.
47
2.5. CÁC THÀNH PHẦN TRONG MẠNG VOIP.
2.5.1. Các thiết bị đầu cuối
Các phần tử đầu cuối trong hệ thống VOIP có thể được chia làm hai loại:
các phần tử nằm trong phạm vi khuyến nghị H.323 và các phần tử nằm ngoài
phạm vi H.323
Các phần tử nằm ngoài phạm vi H.323
Thiết bị vào/ra video: bao gồm camera, màn hình và các thiết bị
điều khiển xử lý nén tín hiệu video và thực hiện phân chia các
khung hình.
Thiết bị vào/ra Audio: bao gồm micro, loa, máy điện thoại, các
thiết bị trộn ghép kênh Audio và thiết bị khử tiếng vọng.
Các ứng dụng người dùng: Sử dụng giao diện T.120 hoặc các
dịch vụ dữ liệu khác trên các kênh riêng dành cho số liệu.
Giao diện mạng LAN: cung cấp giao diện với các mạng LAN
khác, các thiết bị này hỗ trợ báo hiệu và mức tín hiệu tuỳ theo các
chuẩn quốc gia và quốc tế.
Các giao tiếp điều khiển hệ thống cho người sử dụng: cung cấp
giao diện cho người sử dụng điều khiển hệ thống và khai thác dịch
vụ được cung cấp.
Các phần tử nằm trong khuyến nghị H.323
Bộ mã hoá và giải mã video: có nhiệm vụ mã hoá video ở nơi
nguồn để gửi đi và giải mã tín hiệu video nhận được ở nơi đích để
hiển thị trên màn hình. Bộ mã hoá và giải mã video là phần tử tuỳ
chọn trong thiết bị tuỳ chọn trong thiết bị đầu cuối H.323. Một
thiết bị H.323 khi có chức năng giao tiếp video thì nó sẽ có bộ mã
hoá và giải mã video. Thông qua giao thức điều khiển H.245, một
thiết bị đầu cuối H.323 có thể cùng lúc truyền đi nhiều hơn một
kênh video, nó cũng có thể nhận cùng một lúc nhiều kênh video.
Trong trường hợp này, thiết bị đầu cuối phải có chức năng của bộ
trộn hoặc bộ chuyển mạch tín hiệu video.
Bộ mã hoá và giải mã Audio: các thiết bị H.323 bắt buộc phải có
bộ mã hoá và giải mã audio theo chuẩn G.711, khả năng truyền và
48
nhận tín hiệu mã hoá PCM theo luật A hay luật µ . Các thiết bị đầu
cuối cũng có thể có khả năng mã hoá và giải mã tín hiệu audio
theo các chuẩn nén G.722, G.728, G.729, MPEG Audio và G.723.
Khối mã hoá và giải mã tín hiệu Audio của thiết bị đầu cuối H.323
có khả năng hoạt động một cách không đối xứng trên cùng một
kênh tiếng, nghĩa là nó có thể gửi tín hiệu mã hoá theo G.711 và
nhận tín hiệu mã hoá theo chuẩn G.728 nếu như nó có khả năng mã
hoá và giải mã với cả hai dạng tín hiệu này. Thiết bị đầu cuối
H.323 có thể có khả năng truyền cũng như nhận nhiều kênh Audio
cùng lúc, được sử dụng khi hội thoại đa điểm. Lúc đó nó phải có
khả năng trộn âm thanh, nó sẽ sử dụng khả năng xử lý đồng thời
của H.245 để xác định có bao nhiêu luồng tín hiệu âm thanh có thể
được giải mã đồng thời.
Bộ đệm nhận tín hiệu: tất cả các gói tin khi nhận được đều được
lưu vào bộ nhớ đệm nhận để điều khiển trễ trên đường nhận tín
hiệu. Nó thực hiện chức năng cộng thêm trễ vào các gói tin tuỳ
theo độ trễ của chúng để đạt được sự đồng bộ hoá và độ bù Jitter
của các gói tin đến hay để điều khiển sự đồng bộ của các luồng tín
hiệu với nhau.
Khối điều khiển hệ thống: mỗi thiết bị đầu cuối H.323 đều có
một khối điều khiển hệ thống. Khối điều khiển hệ thống có 3 chức
năng điều khiển tồn tại độc lập với nhau, đó là:
¾ Điều khiển theo H.245 ( điều khiển truyền thông )
¾ Chức năng báo hiệu RAS.
¾ Chức năng điều khiển H.225.0 (điều khiển cuộc gọi).
2.5.2. Gateway
Gateway là cầu nối giữa các mạng H.323 và phần còn lại của thế giới. Sự
khác nhau này cả về mặt phương tiện truyền tải, về giao thức hoạt động của các
thiết bị hay phương thức mã hoá được sử dụng. Do đó, một Gateway ánh xạ tất
cả các giao thức điều khiển cuộc gọi không theo H.225.0. Gateway còn thực
hiện nhiệm vụ giám sát cuộc gọi vào/ra, quản lý trạng thái cuộc gọi cũng như
việc kết thúc cuộc gọi cũng như việc kết thúc cuộc gọi như thế nào.
49
Hai thiết bị H.323 cùng nằm trong một mạng LAN có thể kết nối trực
tiếp với nhau mà không cần đến Gateway. Nhưng khi hai thiết bị H.323 muốn
kết nối với nhau thông qua mạng chuyển mạch công cộng PSTN, chúng cần
được kết nối thông qua hai Gateway ở hai đầu của các điểm cuối.
2.5.3. Gatekeeper
Một Gatekeeper quản lí tất cả hoạt động của cả một vùng gồm các thiết bị
đầu cuối, trạm trung chuyển, khối điều khiển đa điểm MCU. Theo ITU-T,
Gatekeeper là một thực thể tùy chọn trong môi trường H323. Tuy vậy trên thực
tiễn thì nó là một thực thể cần thiết của mạng. Khi có mặt trong mạng thì chức
năng của Gatekeeper được chia thành hai nhóm: nhóm chức năng bắt buộc và
nhóm chức năng không bắt buộc.
Các chức năng bắt buộc của Gatekeeper:
- Chức năng biên dịch địa chỉ (Address Translation): cung cấp khả năng
chuyển đổi từ một địa chỉ hình thức (dạng tên gọi) của các thiết bị đầu cuối và
Gateway sang địa chỉ truyền tải trong mạng (địa chỉ IP). Chuyển đổi này dựa
trên bảng đối chiếu địa chỉ được cập nhật thường xuyên bằng bản tin đăng ký
dịch vụ của các đầu cuối.
- Điều khiển truy nhập: Gatekeeper sẽ chấp nhận một truy nhập mạng
LAN bằng cách sử dụng các bản tin H.225.0 là ARQ/ACF/ARJ
(AdmissionRequest, Admission Confirm,Admission Reject). Việc điều khiển
này dựa trên độ rộng băng tần và đăng ký dịch vụ hoặc các thông số khác do
nhà sản xuất quy định. Đây cũng có thể là một thủ tục rỗng có nghĩa là chấp
nhận mọi yêu cầu truy nhập của các thiết bị đầu cuối.
- Điều khiển độ rộng băng tần: Gatekeeper hỗ trợ việc trao đổi các bản tin
H.225.0 là BRQ/BCF/BRJ (Bandwith Request/Bandwith Confirm/Bandwith
Reject) để điều khiển độ rộng băng tần của một cuộc gọi. Đây cũng có thể là
một thủ tục rỗng có nghĩa là nó chấp nhận mọi yêu cầu vể sự thay đổi độ rộng
băng tần.
- Điều khiển vùng: ở đây chữ “vùng” đặc trưng cho tập hợp tất cả các phần
tử H.323 gồm thiết bị đầu cuối, Gateway, MCU có đăng ký hoạt động với
Gatekeeper.
Các chức năng khác của Gatekeeper:
- Điều khiển báo hiệu cuộc gọi.
- Hạn chế truy nhập.
50
- Giám sát độ rộng băng tần.
- Giám sát cuộc gọi.
Nhờ các dịch vụ của Gatekeeper đã cho phép thực hiện các chức năng
như tính cước cho băng thông chiếm dụng, tương thích hoạt động giữa các thiết
bị quay số PBX và các thiết bị đầu cuối IP-base, các đặc điểm định tuyến và
phân phối gói tự động cho các trung tâm cuộc gọi đa phương tiện.
2.5.4. Khối điều khiển và đa xử lý đa điểm (MCU – Multipoint Control
Unit)
Một MCU cung cấp khả năng điều khiển và quản lý các cuộc hội thoại đa
phương tiện nhiều thành phần tham gia. Nó phối hợp với tất cả các phương tiện
của các thành viên tham gia và có thể cung cấp các tính năng như trộn âm
thanh, lựa chọn hình ảnh cho các điểm cuối không thể thực hiện điều này một
cách cục bộ giống như chuyển đổi mã của các dòng phương thức truyền thông
khác nhau để nối giữa các thiết bị đầu cuối không tương thích khác. Hơn nữa,
một MCU có thể cung cấp tính năng điều khiển với vai trò của người điều
khiển và khả năng phân công hội nghị trong các cuộc hội thoại đa điểm, nó
cũng quản lý việc vào/ra của các thành viên tham gia hội thoại. Trong mạng
điện thoại, một vài tổng đài riêng (PBX - Private Branch Exchange) đã hỗ trợ
các chức năng cầu nối âm thanh tương tự như một MCU. MCU bắt buộc phải
có một bộ điều khiển đa điểm MC và có hoặc không có một bộ xử lý đa điểm
MP. MC và MP là các thành phần của MCU nhưng có thể chúng không tồn tại
trong một thiết bị độc lập mà được phân tán trong các thiết bị khác. Ví dụ một
Gateway có thể mang trong nó một MC và một vài MP để thực hiện kết nối đến
nhiều thiết bị cuối, một thiết bị cuối có thể mang một hay một vài MC để có thể
thực hiện nhiều cuộc gọi cùng lúc.
2.5.5. Các Proxy
Một Proxy H.323 là thành phần thứ năm có thể được kể đến. Nó có thể
trong suốt với hoạt động của giao thức H.323. Nó không bao phủ rõ ràng trong
khuyến nghị của ITU-T, nó thực hiện việc điều khiển làm sao để các cuộc hội
nghị để các cuộc hội thoại H.323 có thể đi qua tường lửa (firewall). Một Proxy
H.323 đóng vai trò tương tự như các Proxy khác, chúng thực hiện việc kiểm
soát luồng dữ liệu và chỉ cho các dòng dữ liệu hợp pháp đi qua firewall. Nó
cũng thực hiện việc xem xét để chỉ ra người sử dụng nào có thể khởi tạo và
nhận các cuộc gọi H.323, những đích đến nào thích hợp và một người dùng
riêng biệt nào được phép dùng video ...
51
CH Ư ƠNG 3
B ÁO HI ỆU V À X Ử L Ý CU ỘC G ỌI TRONG VOIP
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG.
IP là một công nghệ kết nối theo kiểu không định hướng. Việc truyền
thông qua mạng IP không yêu cầu các kênh báo hiệu vật lý riêng biệt, thậm chí
có thể không yêu cầu cả tín hiệu thiết lập kết nối. IP được thiết kế để lại bỏ các
nút mạng tham gia vào trong cuộc truyền. Chẳng hạn trong dịch vụ thư điện tử
email, không cần có một thiết lập nào giữa các điểm đầu cuối trong mạng IP,
hay như ứng dụng duyệt Web, có một kết nối được thiết lập từ các điểm đầu và
điểm cuối trong mạng, tuy nhiên nó không yêu cầu các router dọc đường truyền
phải tham gia vào cuộc nối. Kết nối chỉ tồn tại như là trạng thái báo hiệu tại hai
điểm đầu cuối. Các dịch vụ thoại có một số điểm khác biệt so với các dịch vụ
thông thường, đó là:
• Dòng tín hiệu có sự liên hệ chặt chẽ với nhau.
• Chúng yêu cầu một cấp độ chất lượng (QoS) dịch vụ nhất định.
• Trong một số trường hợp, người vận hành hệ thống cần tính cước theo số
cuộc gọi mà không theo thời gian của cuộc gọi.
• Người sử dụng cuối có thể có một địa chỉ Internet động, điều này là do
người sử dụng cuối có thể di động, khi di chuyển vào các vùng của các
subnet khác, hay do trên thực tế một số nhà cung cấp dịch vụ Internet
(ISP) sẽ cung cấp cho người sử dụng các địa chỉ khác nhau.
Các điểm khác biệt này gây ra nhiều vấn đề cần giải quyết trong việc đồng
bộ người sử dụng trong các ứng dụng thoại, trong đó yêu cầu cả hai phía đều
phải được nhận dạng khi cuộc truyền diễn ra, nó khác với các dịch vụ khác,
chẳng hạn như email, trong đó không yêu cầu người nhận và người gửi phải
đồng thời hiện diện khi gửi.
Một giao thức báo hiệu VOIP cần phải đảm bảo đầy đủ các chức năng
sau:
Chuyển đổi địa chỉ: Thông thường người sử dụng chỉ có tên hay địa chỉ
email của người định hội thoại, do đó từ các tên đó, giao thức phải có
nhiệm vụ chuyển đổi sang thành địa chỉ IP để có thể thiết lập hội thoại
tới. Sự chuyển đổi này đôi khi không đơn giản chỉ là tra bảng định danh
52
trong máy chủ vì các thông tin về người sử dụng luôn thay đổi theo ngày,
theo giờ. Do đó bảng chuyển đổi này phải luôn được cập nhật thường
xuyên.
Đặc trưng dàn xếp: Cho phép một nhóm hệ thống đầu cuối có thể thoả
thuận trên phương thức truyền thông nào để trao đổi và các tham số của
nó có liên quan, chẳng hạn như là các thông số xác định phương thức mã
hoá. Điều này là cần thiết vì các bộ mã hoá và kiểu của phương thức
truyền thông không cần thiết giống nhau đối với các bên tham gia hội
thoại. Hơn nữa, một phần mềm mã hoá/giải mã có thể hỗ trợ nhiều
phương thức truyền thông cũng như các phương pháp mã hoá khác nhau.
Đặc trưng dàn xếp cũng bao hàm trong việc quản lý các thành viên tham
gia hội thoại, một người tham gia hội thoại có thể mời hay ngắt kết nối
với một người khác cùng tham gia hội thoại.
Đặc trưng thay đổi: Trong cuộc hội thoại, các thành viên tham gia hội
thoại có thể yêu cầu các thành viên khác tăng hay giảm các chức năng do
tăng hay giảm các thành viên tham gia hội thoại. Do đó các giao thức báo
hiệu cũng phải có khả năng thay đổi các cấu hình của các phiên hội thoại
đang diễn ra.
Chương này sẽ đề cập đến các thủ tục báo hiệu giữa các đầu cuối VOIP
trong các trường hợp với sự có mặt và không có mặt của Gatekeeper. Đây là
nội dung phần báo hiệu trong khuyến nghị H.245 của ITU.
3.2. ĐỊNH TUYẾN KÊNH ĐIỀU KHIỂN VÀ BÁO HIỆU CUỘC GỌI.
Có 3 kênh báo hiệu tồn tại độc lập nhau liên quan đến báo hiệu và xử lý
cuộc gọi: kênh điều khiển H.245, kênh báo hiệu cuộc gọi và kênh báo hiệu
RAS.
Trong mạng không có Gatekeeper, các bản tin báo hiệu cuộc gọi được
truyền trực tiếp giữa hai đầu cuối chủ gọi và bị gọi bằng cách truyền báo hiệu
địa chỉ trực tiếp. Trong cấu hình mạng này thì thuê bao chủ gọi phải biết được
địa chỉ báo hiệu của thuê bao bị gọi trong mạng và vì vậy có thể giao tiếp một
cách trực tiếp.
Nếu trong mạng có Gatekeeper thì trao đổi báo hiệu giữa thuê bao chủ
gọi và Gatekeeper được thiết lập bằng cách sử dụng kênh RAS của Gatekeeper
để truyền địa chỉ. Sau khi trao đổi bản tin báo hiệu đã được thiết lập, khi đó
53
Gatekeeper mới được xác định truyền các bản tin trực tiếp giữa hai đầu cuối
hay định tuyến chúng qua Gatekeeper.
3.2.1. Định tuyến kênh điều khiển cuộc gọi.
Khi các bản tin báo hiệu cuộc gọi được Gatekeeper định tuyến thì sau đó
kênh điều khiển H.245 sẽ được định tuyến theo 2 cách:
Kênh điều khiển H.245 được thiết lập một cách trực tiếp giữa các thiết bị
đầu cuối, khi đó chỉ cho phép kết nối trực tiếp hai thiết bị đầu cuối.
Kênh điều khiển H.245 được thiết lập từ thiết bị đầu cuối này tới thiết bị
đầu cuối khác thông qua Gatekeeper. Khi đó cho phép Gatekeeper định
tuyến lại kênh điều khiển H.245 tới một MC khi thực hiện dịch vụ hội
nghị.
Các phương thức kết nối được trình bày như hình sau:
: Kênh báo hiệu RAS
Đầu cuối 1 Đầu cuối 2
4 5 6 7 1 2 3 8
9
: Kênh điều khiển H.245
: Kênh báo hiệu cuộc gọi
Gatekeeper
1: ARQ 6: ACF/ARJ
2: ACF/ARJ 7: Connect
3: Setup 8: Connect
4: Setup 9: Kênh H.245
5: ARQ
Hình 3.1. Kết nối trực tiếp hai thiết bị đầu cuối
54
Gatekeeper
1: ARQ 6: ACF/ARJ : Kênh báo hiệu cuộc gọi
2: ACF/ARJ 7: Connect : Kênh điều khiển H.245
3: Setup 8: Connect : Kênh báo hiệu RAS
4: Setup 9: Kênh
5: ARQ 10: Kênh
Hình 3.2. Gatekeeper định tuyến kênh điều khiển H.245
3.2.2. Định tuyến kênh báo hiệu cuộc gọi
Các bản tin báo hiệu cuộc gọi có thể truyền theo một trong hai phương
thức và việc chọn các phương thức báo hiệu nào là do Gatekeeper quyết định.
Thứ nhất: các bản tin báo hiệu cuộc gọi được truyền từ thuê bao này qua
thuê báo kia thông qua Gatekeeper giữa hai thiết bị đầu cuối như hình
dưới:
Hình 3.3. Bản tin báo hiệu cuộc gọi được định tuyến qua Gatekeeper
Đầu cuối 1 Đầu cuối 2
1 2 3 8 9 4 5 6 7 10
Gatekeeper
Đầu cuối 1 Đầu cuối 2
55
Thứ hai: các bản tin báo hiệu cuộc gọi được truyền trực tiếp giữa hai
thiết bị đầu cuối
Gatekeeper
1: ARQ 4: Setup : Kênh báo hiệu cuộc gọi
Đầu cuối 1 Đầu cuối 2
3
6
1
2 4
5
2: ACF/ARJ 5: ARQ : Kênh báo hiệu RAS
3: Setup 6: ACF/ARJ
Hình 3.4. Bản tin báo hiệu cuộc gọi được truyền trực tiếp giữa 2 đầu cuối
Cả hai phương thức này đều cùng sử dụng các kết nối giống nhau với
cùng mục đích, dạng bản tin được sử dụng cũng giống nhau, các bản tin thiết
lập báo hiệu được trao đổi trên kênh RAS của Gatekeeper, sau đó tới trao đổi
bản tin báo hiệu cuộc gọi trên kênh báo hiệu cuộc gọi. Sau cùng mới thiết lập
cuộc gọi trên kênh điều khiển H.245.
Trong phương thức Gatekeeper định tuyến các bản tin thì nó có thể đóng
kênh báo hiệu cuộc gọi khi việc thiết lập cuộc gọi hoàn thành hoặc vẫn duy trì
kênh này để hỗ trợ các dịch vụ bổ xung. Chỉ có Gatekeeper mới có thể đóng
kênh báo hiệu cuộc gọi, nhưng khi Gatekeeper tham gia vào cuộc gọi thì các
kênh này không được phép đóng.
3.3. CÁC THỦ TỤC BÁO HIỆU.
Người ta chia một cuộc gọi làm 5 giai đoạn chính, gồm:
- Giai đoạn 1: thiết lập cuộc gọi (call setup)
- Giai đoạn 2: thiết lập kênh điều khiển (control setup)
- Giai đoạn 3: thiết lập kênh hội thoại ảo (vitual conference channel setup)
56
- Giai đoạn 4: dịch vụ ( services )
- Giai đoạn 5: kết thúc cuộc gọi ( caall release )
Các giai đoạn được tiến hành cụ thể như sau:
3.3.1. Thiết lập cuộc gọi ( Giai đoạn 1 )
Một cuộc gọi chỉ liên quan đến Gateway khi cuộc gọi đó có sự chuyển
tiếp từ mạng PSTN sang mạng LAN và ngược lại. Vì vậy về cơ bản có thể phân
biệt cuộc gọi qua Gateway thành hai loại:
- Cuộc gọi từ một thuê bao điện thoại vào mạng LAN.
- Cuộc gọi từ một thuê bao trong mạng LAN ra một thuê bao trong mạng
thoại.
Trong giai đoạn này, các phần tử trao đổi với nhau các bản tin được
định nghĩa trong khuyến nghị H.225 theo một trong các thủ tục sau:
Cả hai thiết bị đầu cuối đều không ký (Cuộc gọi cơ bản).
Khi cả hai thiết bị đầu cuối không đăng ký với Gatekeeper thì chúng sẽ
trao đổi trực tiếp các bản tin với nhau.
Đầu cuối 1
Setup (1)
Call proceeding (2)
Alert (3)
Connect (4)
Đầu cuố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cong nghe dien thoai TCP_IP.pdf