Tài liệu Khóa luận Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường liên minh Châu Âu: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU
Họ và tên sinh viên: Trần Thị Mỹ Hằng
Mã sinh viên: 0851015561
Lớp: A12
Khóa: K47D
Người hướng dẫn khoa học: Lưu Thị Bích Hạnh
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2012
MỤC LỤC
Mục lục
Danh mục ký hiệu và từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Lời mở đầu 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU 4
1.1 Lý luận chung về năng lực cạnh tranh 4
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh 4
1.1.2 Năng lực cạnh tranh và các cấp độ của năng lực cạnh tranh 4
1.1.3 Năng lực cạnh tranh xuất khẩu 6
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu theo Mô hình kim cương của M.Porter 7
1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạ...
120 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2110 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường liên minh Châu Âu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU
Họ và tên sinh viên: Trần Thị Mỹ Hằng
Mã sinh viên: 0851015561
Lớp: A12
Khóa: K47D
Người hướng dẫn khoa học: Lưu Thị Bích Hạnh
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2012
MỤC LỤC
Mục lục
Danh mục ký hiệu và từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Lời mở đầu 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU 4
1.1 Lý luận chung về năng lực cạnh tranh 4
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh 4
1.1.2 Năng lực cạnh tranh và các cấp độ của năng lực cạnh tranh 4
1.1.3 Năng lực cạnh tranh xuất khẩu 6
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu theo Mô hình kim cương của M.Porter 7
1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm 11
1.2 Tổng quan về thị trường cà phê tại EU 14
1.2.1 Đặc điểm thị trường cà phê tại EU 14
1.2.2 Các qui định nhằm kiểm soát việc nhập khẩu cà phê vào thị trường EU 19
1.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU 21
1.3.1 Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam còn hạn chế 21
1.3.2 Cạnh tranh trên thị trường EU ngày càng gay gắt 22
1.3.3 Thị trường EU là thị trường làm cơ sở quan trọng cho việc mở rộng sang thị trường mới. 23
1.4 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cà phê của một số quốc gia xuất khẩu vào thị trường EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 23
1.4.1 Braxin 23
1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU 27
2.1 Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU 27
2.1.1 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu 27
2.1.2 Cơ cấu chủng loại xuất khẩu 28
2.1.3 Giá xuất khẩu 29
2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU. 30
2.2.1 Các chỉ tiêu định lượng 30
2.2.2 Các chỉ tiêu định tính 40
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU theo mô hình kim cương của M.Porter 46
2.3.1 Điều kiện các yếu tố sản xuất 46
2.3.2 Điều kiện nhu cầu trong nước 49
2.3.3 Các ngành hỗ trợ và có liên quan đến mặt hàng cà phê xuất khẩu 49
2.3.4 Môi trường cạnh tranh và cơ cấu ngành 50
2.3.5 Vai trò của nhà nước 51
2.3.6 Vai trò của cơ hội 52
2.4 Nhận xét chung về năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU 53
2.4.1 Điểm mạnh 53
2.4.2 Điểm yếu và nguyên nhân. 54
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU 60
3.1 Dự báo nhu cầu nhập khẩu cà phê của EU; những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU qua ma trận SWOT 60
3.1.1 Dự báo nhu cầu nhập khẩu cà phê của EU 60
3.1.2 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU qua ma trận SWOT 61
3.2 Mục tiêu và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn đến năm 2020 62
3.2.1 Mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn đến năm 2020 62
3.2.2 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn đến năm 2020 63
3.3 Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU 64
3.3.1 Nâng cao chất lượng cà phê và vệ sinh an toàn thực phẩm 64
3.3.2 Đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm và hướng đến mặt hàng cà phê có giá trị gia tăng cao 68
3.3.3 Tổ chức điều phối hoạt động dọc chuỗi ngành hàng cà phê chặt chẽ hơn 70
3.3.4 Xúc tiến thương mại, đẩy mạnh kênh phân phối sang thị trường EU 73
3.3.5 Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cà phê Việt Nam xuất khẩu sang
EU 76
3.3.6 Tạo nguồn vốn cho đầu tư, thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê sang
EU 77
Kết luận 79
Tài liệu tham khảo 81
Phụ lục 1: Sơ lược về một số loại hình cà phê có chứng nhận 85
Phụ lục 2: Khối lượng và kim ngạch cà phê của một số quốc gia xuất khẩu vào thị trường EU giai đoạn 2005-2011 89
Phụ lục 3: Kênh phân phối cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU 92
Phụ lục 4: Mô hình kim cương của M.Porter và tác động qua lại giữa các yếu tố 93
Phụ lục 5: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4193:2005 98
Phụ lục 5A: Trị số lỗi qui định cho từng loại khuyết tật 101
Phụ lục 5B: Cỡ sàng và kích thước lỗ sàng 103
Phụ lục 6: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-06:2009/BNNPTNT về cơ sở chế biến cà phê – điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 104
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
STT
Từ viết tắt
Nội dung
1
&
Và
2
BVTV
Bảo vệ thực vật
3
HTX
Hợp tác xã
4
KHKT
Khoa học kỹ thuật
5
NLCT
Năng lực cạnh tranh
6
NN&PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
7
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
8
TTTM
Trung tâm thương mại
Tiếng Anh
STT
Từ viết tắt
Nội dung
Ý nghĩa
1
4C
Common Code for the Coffee Community
Bộ Quy tắc chung cho Cộng đồng cà phê
2
ABIC
Brazillian Coffee Industry Association
Hiệp hội cà phê Braxin
3
ASEAN
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
4
CBI
Centre for the Promotion of Imports from developing countries
Cơ quan Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển
5
C/O
Certificate of origin
Giấy chứng nhận xuất xứ
6
CQP
Coffee Quality Improvement Program
Chương trình cải thiện chất lượng cà phê
7
CTT
Common Custom Tariff
Biểu thuế quan chung
8
DRC
Domestic Resource Cost
Chi phí nguồn lực nội địa
9
EC
European Commisson
Uỷ ban Châu Âu
10
ECF
European Coffee Federation
Liên đoàn cà phê Châu Âu
11
EU
European Union
Liên minh Châu Âu
12
EUR
Euro
Đơn vị tiền tệ của Liên minh Châu Âu
13
FAO
Food and Agricuture Organization
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
14
FNC
National Coffee Growers Federation of Colombia
Liên đoàn những người trồng cà phê Colombia
15
GAP
Good Agriculture Practice
Thực hành nông nghiệp tốt
16
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
17
GMP
Good Manufacturing Practice
Thực hành chế biến tốt
18
GSP
Generalized System of Preferences
Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập
19
HACCP
Hazard Analysis and Critical Control Point
Hệ thống Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát trọng yếu
20
HS
Harmonized System
Hệ thống hài hoà
21
ICM
Integrated Crop Management
Quản lý cây trồng tổng hợp
22
ICO
International Coffee Organization
Tổ chức cà phê thế giới
23
IFC
The International Finance Corporation
Tổ chức Tài chính quốc tế
24
IPM
Intergrated pest management
Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp
25
ISO
International Organization for Standard
Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng
26
LIFFE
London International Financial Futures and Option Exchange
Thị trường giao dịch kì hạn quốc tế Luân Đôn
27
MFN
Most favoured nation
Nguyên tắc Tối huệ quốc
28
n.d.
No date
Khuyết ngày tháng năm
29
ODA
Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
30
OTA
Ochratoxin A
Ngưỡng Ochratoxin A
31
RASFF
Rapid Alert System for Food and Feed
Hệ thống cảnh báo nhanh đối với thực phẩm và thức ăn
32
RCA
Revealed Comparative Advantage
Hệ số lợi thế so sánh biểu hiện
33
RFA
Rainforest Alliance
Cà phê Rừng nhiệt đới
34
SA
Sunphat amon
Phân sunphat đạm
35
SCAE
Speciality Coffee Association of Europe
Hiệp hội Cà phê đặc biệt của Châu Âu
36
SWOT
Strengths, weaknesses, opportunities, threats
Mô hình phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
37
USD
United States of Dollar
Đồng đô la Mỹ
38
UTZ
UTZ Certified
Một hình thức cà phê đạt chứng nhận toàn cầu
39
VICOFA
Vietnam Coffee and Cocoa
Association
Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam
40
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Tên
Trang
Biểu đồ 1.1: Thị phần các quốc gia xuất khẩu cà phê rang xay và hoà tan vào thị trường EU năm 2011
19
Biểu đồ 2.1: Khối lượng và kim ngạch cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU giai đoan 2005-2011
28
Biểu đồ 2.2: Giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang thị trường EU, giai đoạn 2005-2011
29
Biểu đồ 2.3: Thị phần trung bình các quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu vào thị trường EU, giai đoạn 2005-2011
32
Biểu đồ 2.4: Thị phần trung bình các quốc gia xuất khẩu cà phê nhân hàng đầu vào EU giai đoạn 2005-2011
34
Biểu đồ 2.5: Chỉ số DRC của cà phê Việt Nam, giai đoạn 1995-2004
37
Biểu đồ 2.6: Giá cà phê nhân xuất khẩu của một số quốc gia vào thị trường EU
38
Biểu đồ 2.7: Mức giá các chủng loại cà phê, giai đoạn 2001-2011
39
Hình 3.1: Mô hình đề xuất Ban điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam
71
Hình 3.2: Mô hình đề xuất kênh phối trực tiếp cà phê Việt Nam vào EU
75
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên
Trang
Bảng 1.1: Mức tiêu thụ cà phê bình quân tại EU, giai đoạn 2005-2010
15
Bảng 1.2: Sản lượng cà phê sản xuất tại EU giai đoạn 2005-2009
15
Bảng 1.3: Cơ cấu các sản phẩm cà phê nhập khẩu vào thị trường EU, giai đoạn 2005-2011
16
Bảng 1.4: Khối lượng cà phê nhập khẩu của EU giai đoạn 2005-2011
17
Bảng 1.5: Kim ngạch nhập khẩu cà phê của EU giai đoạn 2005-2011
17
Bảng 1.6: Khối lượng cà phê 10 quốc gia hàng đầu xuất khẩu cà phê nhân vào thị trường EU, giai đoạn 2008-2011
18
Bảng 2.1: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU giai đoạn 2005-2011
27
Bảng 2.2: Số liệu tính toán hệ số RCA mặt hàng cà phê của Việt Nam giai đoạn 2005-2011
31
Bảng 2.3: Hệ số RCA mặt hàng cà phê của Việt Nam giai đoạn 2005-2011
31
Bảng 2.4: Hệ số RCA của một số quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu vào thị trường EU năm 2010
32
Bảng 2.5: Mức thị phần các quốc gia xuất khẩu cà phê nhân vào thị trường EU qua các năm, giai đoạn 2005-2011
34
Bảng 2.6: Thị phần trung bình của một số quốc gia xuất khẩu cà phê rang xay và hòa tan vào thị trường EU, giai đoạn 2005-2011
35
Bảng 2.7: Giá cà phê rang xay và hòa tan xuất khẩu của một số quốc gia vào thị trường EU, giai đoạn 2005-2011
40
Bảng 2.8: Khối lượng cà phê xuất khẩu phân loại theo Nghị Quyết 420 của ICO, niên vụ 2009/2010
42
Bảng 2.9: Tỷ trọng cơ cấu cà phê xuất khẩu của một số quốc gia vào thị trường EU, giai đoạn 2005-2011
43
Bảng 2.10: Các chỉ dẫn địa lý nổi tiếng trên thế giới của một số quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu vào EU.
45
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành cà phê là một ngành mới ở Việt Nam, cà phê du nhập vào nước ta trong giai đoạn thị trường cà phê thương mại thế giới phát triển mạnh mẽ và được biết đến ở Việt Nam vào những năm 1857. Qua hơn 150 năm tồn tại và phát triển, cà phê hiện nay đã trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng vị trí thứ 2 sau gạo - cây lương thực truyền thống. Với vị trí đó, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới sau Braxin, riêng về cà phê Robusta thì xuất khẩu đứng đầu thế giới. Niên vụ 2010/2011, cả nước xuất khẩu được trên 1,2 triệu tấn cà phê tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 2,7 tỷ USD năm 2011, đóng góp vào khoảng 2% GDP của cả nước. Điều này đã góp phần không nhỏ cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam, giảm thâm hụt thương mại và một phần giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo cho người dân, đặc biệt ở nông thôn.
Trong đó, EU là thị trường tiêu thụ và nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cũng là thị trường định hướng xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Năm 2005, cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU chiếm đến 49% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của cả nước, đạt kim ngạch khoảng 341 triệu EUR, nhưng đến năm 2011, con số kim ngạch xuất khẩu đã tăng gấp 2,7 lần, đạt 931 triệu EUR; mức thị phần trung bình chiếm khoảng 19,15% giai đoạn 2005-2011 trên thị trường EU. Đây là thị trường tiềm năng cho Việt Nam về mặt hàng cà phê nói riêng và hầu hết các mặt hàng khác nói chung.
Tuy nhiên, không chỉ riêng Việt Nam, mà rất nhiều quốc gia khác cũng đang chú trọng đầu tư phát triển cho cây cà phê, cạnh tranh trong ngành ngày càng trở nên gay gắt. Trong khi đó, ngành cà phê Việt Nam lại còn khá non trẻ nên đã phải đối mặt với không ít khó khăn, cả trong lĩnh vực trồng trọt lẫn chế biến kinh doanh và xuất khẩu. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng, nhưng đó chỉ là cái tiếng về mặt sản lượng. Trên thực tế, đến 99% lượng cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang EU còn dưới dạng nguyên liệu nhân thô, chủng loại đơn điệu, rất ít các sản phẩm cà phê đặc biệt và giá trị cao; chất lượng thì còn quá thấp, số lượng cà phê bị thải loại chiếm tỉ lệ cao nhất thế giới, đến 61,53% tổng khối lượng cà phê bị thải loại niên vụ 2007/2008; chưa xây dựng được uy tín thương hiệu trên thị trường EU, vì vậy giá cà phê Việt Nam xuất sang thị trường này thấp hơn rất nhiều so với mặt hàng cùng loại của các nước khác, đặc biệt là khi so sánh với các nước như Colombia, Peru, Braxin...Với mặt hàng cà phê Arabica rất được người tiêu dùng EU ưa chuộng thì Việt Nam lại xuất khẩu rất ít, do Việt Nam chủ yếu sản xuất và xuất khẩu loại cà phê Robusta, chiếm đến 95% tổng sản lượng của Việt Nam. Bên cạnh đó, ngành cà phê nước ta còn phải đối mặt với những vấn đề như thiếu vốn, thiếu nguồn cung ứng vật tư và máy móc hiện đại, trình độ quản lý yếu kém… Song, các đối thủ cạnh tranh của ta trên thị trường EU lại là những cường quốc về cà phê như Braxin, Colombia và các quốc gia Mỹ Latin khác.
Thiết nghĩ, với những hạn chế trên thì việc nghiên cứu để nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU, chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu so với đối thủ cạnh tranh, từ đó vạch ra những giải pháp nhằm khắc phục và phát triển ngành cà phê một cách bền vững là điều rất cần thiết để khẳng định vị thế của nước ta trong nền kinh tế thế giới. Vì vậy, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên minh Châu Âu” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Vận dụng những kiến thức đã học nhằm hệ thống hoá cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh; phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU; chỉ đã những điểm mạnh, điểm yếu so với đối thủ cạnh tranh và nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam ở phạm vi thị trường EU, chủ yếu trong giai đoạn 2005-2011; dự báo, định hướng và đưa ra một số giải pháp cho giai đoạn đến năm 2020. Cà phê được nói đến trong đề tài là cà phê nhân, cà phê rang xay và cà phê hoà tan; không bao gồm các loại vỏ quả và vỏ lụa cà phê.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng các phương pháp chủ yếu như: phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê và phân tích, phương pháp so sánh. Phương pháp tổng hợp để thu thập các số liệu, thông tin truyền thống; phương pháp thống kê, phân tích để làm rõ các vấn đề lý luận và thực trạng NLCT của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU; phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến để làm sáng tỏ hơn vị thế của Việt Nam, các kết luận trong từng hoàn cảnh cụ thể.
5. Kết cấu của luận văn
Nội dung khoá luận được kết cấu làm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU.
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU.
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và nghiêm túc trong việc nghiên cứu. Tuy nhiên, do hạn chế của tác giả về mặt kiến thức, thời gian thực hiện và dung lượng của khoá luận, cũng như nguồn số liệu, thông tin…nên nội dung khoá luận khó có thể tránh được những thiếu sót. Do đó, tác giả hi vọng nhận được những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và các bạn đọc.
Nhân đây, tác giả xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học – cô Lưu Thị Bích Hạnh, cám ơn cô đã dành thời gian chỉ dẫn và giúp đỡ tác giả thực hiện bài khoá luận này. Tác giả cũng xin cám ơn sự hỗ trợ của toàn thể Quý thầy cô trường Đại học Ngoại Thương cơ sơ II tại thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn tất đề tài.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Mỹ Hằng
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU
Lý luận chung về năng lực cạnh tranh
Khái niệm về cạnh tranh
Thuật ngữ “cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, chính trị, quân sự, luật, thể thao… và được sự quan tâm của nhiều chủ thể, xem xét ở các góc độ khác nhau tùy thuộc vào hướng tiếp cận của từng chủ thể. Vì thế có rất nhiều khái niệm xoay quanh thuật ngữ “cạnh tranh”.
Với tư cách là hiện tượng xã hội, theo cuốn Từ điển kinh doanh của Anh xuất bản năm 1992, cạnh tranh là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”(Lê Danh Vĩnh & Hoàng Xuân Bắc & Nguyễn Ngọc Sơn, 2010, tr.11).
Trong kinh tế chính trị học, theo quan điểm của K.Marx thì “cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2004, tr.48).
Nhà kinh tế học M.Porter của Mĩ thì cho rằng cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả của quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi (Văn Diệp, 2009).
Tóm lại, cạnh tranh là sự ganh đua, là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa những chủ thể kinh doanh với nhau trên một thị trường hàng hóa cụ thể nào đó nhằm giành giật khách hàng, thông qua đó mà tiêu thụ được nhiều hàng hóa và thu được lợi nhuận cao. Sự cạnh tranh diễn ra là tất yếu, nó là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế.
1.1.2 Năng lực cạnh tranh và các cấp độ của năng lực cạnh tranh
Thuật ngữ “năng lực canh tranh” được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, nhưng đến nay các nhà chuyên môn và học giả vẫn chưa có một khái niệm chuẩn về thuật ngữ này. Tuy nhiên ta có thể hiểu: NLCT là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn, biểu hiện dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các sản phẩm cũng như khả năng khai thác các cơ hội trong thị trường hiện tại và làm nảy sinh cơ hội trong thị trường mới, giành được lợi thế cho mình và thu được lợi nhuận. NLCT thường được chia thành 4 cấp độ:
1.1.2.1 Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia
Đề cập đến phạm vi quốc gia, NLCT ở cấp độ này thường phụ thuộc vào năng suất sử dụng nguồn lực con người, tài nguyên và vốn của quốc gia đó, nó gắn liền với NLCT của tất cả các chủ thể bên trong nền kinh tế.
Tại Diễn đàn Liên hợp quốc, trong Báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2003 thì NLCT của một quốc gia được định nghĩa là khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, xác định bằng mức độ thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội tính trên đầu người qua các năm.
Theo Uỷ ban cạnh tranh Công nghiệp của Mỹ thì đó là mức độ mà ở dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng, quốc gia có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của người dân (Cẩm nang Doanh nhân trẻ, 2010).
Từ những quan điểm trên ta có thể hiểu NLCT quốc gia là khả năng tận dụng các nguồn lực, khả năng quản lý điều hành của Nhà nước nhằm tạo ra môi trường kinh tế, xã hội và thể chế pháp lý thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế hoạt động, thu hút đầu tư, đảm bảo ổn định và bền vững, đạt được mức tăng trưởng trưởng kinh tế cao, nâng cao mức sống của người dân.
1.1.2.2 Năng lực cạnh tranh cấp ngành
Là xét đến khả năng đem lại lợi nhuận của ngành đó dựa trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Tính hiệu quả, khả năng cạnh tranh của ngành được so sánh dựa trên mối tương quan với các ngành khác. Theo như M.Porter, cường độ cạnh tranh trong một ngành bất kì đều chịu tác động bởi 5 lực lượng, đó là (i) sức mạnh nhà cung cấp, (ii) nguy cơ thay thế, (iii) các rào cản gia nhập ngành, (iv) sức mạnh khách hàng và (v) mức độ cạnh tranh ngành. Một ngành có thị trường tăng trưởng, khả năng duy trì thị phần và cơ hội thu được lợi nhuận cao sẽ thu hút các hãng mới gia nhập, làm tăng mức độ cạnh tranh trong ngành, kể cả thị trường trong nước lẫn quốc tế. Vậy, NLCT cấp ngành là khả năng duy trì hay tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp tham gia vào ngành trên thị trường trong nước và quốc tế.
1.1.2.3 Năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp
NLCT của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững (Nguyễn Minh Tuấn, 2010, tr.9). NLCT của doanh nghiệp gắn liền với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp tung ra thị trường, với thị phần sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
NLCT của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như thị trường, thể chế chính sách, kết cấu hạ tầng lẫn các yếu tố nội hàm bên trong bản thân doanh nghiệp như trình độ công nghệ, khả năng tổ chức quản lý, tài chính, nhân lực, uy tín...
1.1.2.4 Năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm
Ông Lê Văn Được, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Công nghiệp cho rằng “NLCT của một sản phẩm là sự thể hiện thông qua các lợi thế so sánh đối với sản phẩm cùng loại. Lợi thế so sánh của một sản phẩm do các yếu tố bên trong và bên ngoài tạo nên, như năng lực sản xuất, chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, dung lượng thị trường của sản phẩm...”(Tạp chí Công nghiệp, 2004). NLCT của sản phẩm có thể được đo bằng thị phần của sản phẩm đó trên thị trường.
Một sản phẩm có NLCT cao phải đảm bảo các yếu tố về chất lượng, giá cả, vệ sinh, dịch vụ đi kèm, kiểu dáng mẫu mã, tốc độ phục vụ… sản phẩm cần có tính mới lạ nhưng phù hợp với nhu cầu, mang lại giá trị sử dụng cao hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường của đối thủ cạnh tranh.
Các cấp độ của NLCT có mối quan hệ phụ thuộc, gắn kết, tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.
Năng lực cạnh tranh xuất khẩu
Marilyn Whan-Kan cho rằng “NLCT xuất khẩu là khả năng của một quốc gia sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ và buôn bán trên thị trường nước ngoài với giá cả và chất lượng đảm bảo được khả năng tồn tại lâu dài, bền vững” (Marilyn Whan-Kan, n.d.).
Theo Báo cáo của Tổ chức Ngân hàng thế giới thì khả năng của một quốc gia vạch ra các chính sách nhằm làm tăng khả năng buôn bán các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất trong nước sang thị trường nước ngoài, đạt được tăng trưởng kinh tế nhờ xuất khẩu thì gọi là NLCT xuất khẩu. Trong tư duy này, xuất khẩu trở thành định hướng và mục tiêu cuối cùng của chính sách kinh tế (Christian Ketels, 2010).
NLCT của quốc gia ở một mặt hàng xuất khẩu là một khái niệm hoàn toàn khác với NLCT quốc gia. Nếu như NLCT quốc gia đề cập đến các yếu tố vĩ mô về Nhà nước thì NLCT của quốc gia ở một mặt hàng xuất khẩu lại chủ yếu thuộc phạm trù vi mô về doanh nghiệp, được giới hạn trong một mặt hàng cụ thể. Tuy nhiên, giữa 2 khái niệm này cũng có mối quan hệ với nhau. NLCT của quốc gia ở một mặt hàng chịu ảnh hưởng của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng đó. NLCT của các doanh nghiệp này lại chịu tác động bởi NLCT quốc gia. Nếu quốc gia có thể chế tốt, môi trường cạnh tranh minh bạch, bình đẳng… thì các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội phát huy năng lực, tạo ra nhiều giá trị tăng thêm cho sản phẩm của mình, từ đó cạnh tranh với các đối thủ từ những quốc gia khác.
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu theo Mô hình kim cương của M.Porter
Trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia”, M.Porter đã đưa ra “mô hình kim cương”, đem lại một cái nhìn tổng quan có tính chất chi tiết về những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, đó là (i) điều kiện các yếu tố sản xuất, (ii) điều kiện nhu cầu trong nước, (iii) các ngành hỗ trợ và có liên quan, (iv) môi trường cạnh tranh và cơ cấu ngành. Toàn bộ 4 thành phần đó, cũng như mỗi thành phần, lại chịu tác động của 2 yếu tố bên ngoài là cơ hội và Nhà nước.
1.1.4.1 Điều kiện các yếu tố sản xuất
Các yếu tố sản xuất có thể được chia thành:
Nhóm yếu tố cơ bản: lợi thế vị trí, khí hậu, tài nguyên, nguồn nhân lực…
Nhóm yếu tố cao cấp: cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin, kỹ năng lao động, khoa học, công nghệ...
Những nền kinh tế nắm giữ được các yếu tố này với chi phí thấp sẽ chiếm được lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là nhóm yếu tố cao cấp, vì nhóm yếu tố này yêu cầu sự đầu tư dài hạn, tốn nhiều công sức, cần tập trung cả về vật lực lẫn nhân lực, giúp tạo ra những sản phẩm độc đáo, mang tính ưu thế, khó cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên các yếu tố đầu vào cơ bản cũng rất quan trọng, là cơ sở để xây dựng và phát triển các yếu tố đầu vào cao cấp.
+ Điều kiện tự nhiên: bao gồm các yếu tố như nhiệt độ, khí hậu, độ ẩm, độ màu mỡ của đất đai… Những yếu tố trên sẽ tác động đến chất lượng và hương vị tự nhiên của cây trồng nói chung và cà phê nói riêng. Ở mỗi vùng có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khác nhau nên cây cà phê cũng có hương vị đặc trưng riêng biệt. Cà phê thích hợp phát triển ở những vùng có đất bazan màu mỡ, diện tích rộng, khí hậu có tính chất cận xích đạo, độ cao địa hình thích hợp. Bên cạnh đó, còn phải xét đến hệ thống sông ngòi kênh rạch, độ chua của nước, nguồn nước ngầm…
+ Nguồn nhân lực: phải bảo đảm cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Số lượng là nói đến lượng lao động hoạt động trong ngành như người trồng trọt, số lượng công ty sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu… Còn chất lượng là khả năng hiểu biết, trình độ, tay nghề… của lực lượng lao động. Ngoài ra còn tính đến chi phí nhân sự, quản lý, giờ làm việc, mức độ đầu tư vào nghiên cứu…
+ Nguồn vốn: được hình thành từ nhiều hình thức khác nhau thông qua các kênh huy động vốn trong nước hay nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, ngoài ra còn có quy mô vốn đầu tư cho sản xuất và kinh doanh xuất khẩu cà phê, mức độ huy động…
+ Cơ sở hạ tầng: thể hiện thông qua hệ thống đường xá, giao thông vận tải, công nghệ sinh học, cải thiện nhà máy sản xuất, chế biến, các công trình thủy lợi, hệ thống tưới tiêu… Áp dụng được nhiều công nghệ và khoa học kĩ thuật sẽ góp phần làm tăng năng suất sản xuất, chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê.
1.1.4.2 Điều kiện nhu cầu trong nước đối với mặt hàng cà phê
Nhu cầu về cà phê trong nước sẽ quyết định các doanh nghiệp sản xuất cái gì và như thế nào, ngoài ra còn tác động đến NLCT xuất khẩu. Bởi lẽ nhu cầu nội địa phát triển sẽ đưa ra chuẩn mực đặt áp lực lên các doanh nghiệp phải liên tục cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng, hạ giá thành để đáp ứng. Từ nhu cầu trong nước đó còn giúp dự báo được xu hướng nhu cầu của người mua ở các thị trường nước ngoài để có thể tạo ra những sản phẩm mới, đi trước đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp nên quan tâm đến chất lượng của nhu cầu hơn là số lượng của nhu cầu trong việc quyết định lợi thế cạnh tranh. M.Porter lập luận rằng, các doanh nghiệp của một nước giành được lợi thế cạnh tranh nếu những người tiêu dùng trong nước này có được sự sành sỏi và đòi hỏi cao. Việc khách hàng yêu cầu và đòi hỏi cao sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phải đáp ứng các chuẩn mực cao về chất lượng sản phẩm, đặc tính và dịch vụ, từ đó cải tiến sản phẩm và tiến vào những thị trường mới, cao cấp hơn.
1.1.4.3 Các ngành hỗ trợ và có liên quan đến mặt hàng cà phê xuất khẩu
Theo mô hình đàn nhạn bay, ta có thể thấy rằng một ngành then chốt phát triển mạnh chắc chắn sẽ kéo theo sự phát triển đồng bộ của nhiều ngành hỗ trợ và có liên quan. Bên cạnh đó, các ngành hỗ trợ và có liên quan phát triển sẽ giúp ngành then chốt có lợi thế cạnh tranh, giúp giảm chi phí đầu vào, cải thiện chất lượng dịch vụ, hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất.
Ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan đến ngành cà phê như ngành sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, vận tải chuyên chở, công nghệ chế biến, công nghệ sinh học… Ngành sản xuất phân bón phát triển sẽ giúp hạn chế việc phải nhập khẩu phân bón từ nước ngoài, giá phân bón thấp hơn, từ đó giúp người nông dân giảm chi phí đầu vào. Vận tải chuyên chở phát triển giúp quá trình chuyên chở hiệu quả, đảm bảo giao hàng đúng hạn, nâng cao uy tín và NLCT xuất khẩu. Công nghệ chế biến phát triển giúp tạo ra nhiều sản phẩm cà phê có giá trị gia tăng cao, chất lượng được cải thiện, từ đó từng bước xây dựng thương hiệu cho cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy ta thấy được, các ngành hỗ trợ và có liên quan có ảnh hưởng rất lớn đến NLCT của mặt hàng cà phê xuất khẩu.
1.1.4.4 Môi trường cạnh tranh và cơ cấu ngành
Mức cạnh tranh của ngành cà phê trên thị trường nội địa sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của các doanh nghiệp trong nước trên thị trường quốc tế. Thành công của một doanh nghiệp trong nước sẽ thu hút các đối thủ mới gia nhập ngành và khiến cho các đối thủ hiện tại ra sức tìm kiếm các cách cải tiến hiệu quả sản xuất, làm gia tăng sức mạnh của doanh nghiệp. Mức độ cạnh tranh trong nước gia tăng sẽ tạo ra sức ép cho sự cải tiến, sáng tạo, nâng cao chất lượng, giảm chi phí và đầu tư vào việc nâng cấp các yếu tố tiên tiến, giúp các doanh nghiệp ngày càng có sức mạnh cạnh tranh hơn trên cả thị trường trong nước lẫn quốc tế.
Thế nhưng, môi trường cạnh tranh ngành cũng cần phải lành mạnh và cơ cấu ngành cần chặt chẽ, các chủ thể trong ngành cà phê cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, cụ thể là giữa nông dân, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và Nhà nước. Các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đối đầu với nhau, tranh mua tranh bán dẫn đến các bên đều thua thiệt, mà có thể hợp tác, các bên cùng có lợi, phân chia lợi nhuận. Như vậy, vừa có thể cùng phát triển, vừa có thể tạo ra sức mạnh, đối mặt với các đe doạ từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Còn cơ cấu ngành chặt chẽ sẽ giúp hoạt động trong ngành trở nên thông suốt, chẳng hạn, doanh nghiệp hỗ trợ vốn, kĩ thuật, có sự phối hợp với nông dân sẽ giúp nông dân cải thiện cây trồng, nâng cao năng suất và chất lượng, còn doanh nghiệp cũng an tâm hơn trong việc thu mua gom hàng, chất lượng cà phê đảm bảo giúp xây dựng uy tín cho doanh nghiệp.
1.1.4.5 Vai trò của Nhà nước và cơ hội
Nhà nước có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến NLCT của một mặt hàng xuất khẩu, trên thực tế, đa phần là tác động tích cực. Trợ cấp từ chính phủ, các chính sách giáo dục, kinh tế, các qui định trong thị trường vốn… đều ảnh hưởng đến điều kiện yếu tố sản xuất. Nhà nước tác động đến điều kiện nhu cầu trong nước thông qua việc thành lập các tiêu chuẩn và qui định về mặt hàng cà phê, ảnh hưởng đến cầu của ngừơi mua. Tác động đến các ngành hỗ trợ và có liên quan thông qua việc ban hành các quyết định về dịch vụ hỗ trợ. Nhà nước phát triển và hoàn thiện môi trường luật pháp sẽ tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp, giúp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế. Nhà nước ban hành các luật thuế, các chương trình xúc tiến thương mại tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu cà phê ra thị trường nước ngoài.
Một yếu tố khác cũng có tác động đến NLCT của mặt hàng xuất khẩu, đó là yếu tố cơ hội. Cơ hội đóng vai trò quan trọng, chúng có thể dẫn đến những thay đổi lớn trong vị thế cạnh tranh, vô hiệu hóa lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện tại và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thích ứng được với tình hình mới. Cơ hội có thể là sự ra đời của một công nghệ chế biến mới, những quyết định về chính trị của chính phủ nước ngoài, thay đổi tỉ giá hối đoái, tài chính, làn sóng nhu cầu...Do vậy, các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội, kịp thời thích nghi với sự thay đổi, nâng cao NLCT cà phê xuất khẩu ra thị trường thế giới.
1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm
1.1.5.1 Các chỉ tiêu định lượng
Hệ số lợi thế so sánh biểu hiện (Revealed Competitive Advantage)
Hệ số RCA do nhà kinh tế học Balassa đề xuất năm 1965 để đo lường lợi thế so sánh theo số liệu xuất khẩu, chỉ ra khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu của một quốc gia về một sản phẩm trong mối tương quan với mức xuất khẩu về sản phẩm đó của thế giới.
RCA = (Xij / Xi) / (Wj / W)
Trong đó:
RCA: lợi thế so sánh biểu hiện mặt hàng xuất khẩu j của quốc gia i
Xij: kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j của nước i
Xi: tổng kim ngạch xuất khẩu của nước i
Wj: kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j của thế giới
W: tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới
Kết quả tính toán:
RCA<1: sản phẩm xem xét không có khả năng cạnh tranh
1<RCA<2,5: sản phẩm có lợi thế cạnh tranh thấp
RCA>2,5: sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao
Khi so sánh hệ số RCA của cùng mặt hàng của hai nước thì nước nào có hệ số RCA lớn hơn sẽ có lợi thế xuất khẩu cao hơn.
Thị phần
Chỉ tiêu thị phần phản ánh vị trí của một quốc gia về một mặt hàng nào đó trên thị trường. Khi thị phần một mặt hàng của một quốc gia càng lớn thì mặt hàng đó càng có NLCT mạnh, khả năng cạnh tranh của mặt hàng này đối với thị trường càng cao. Thị phần càng vượt xa đối thủ của nước khác thì sản phẩm của chủ thể càng có lợi thế trong cuộc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Thị phần được tính theo công thức sau:
MS = (MA / M) x 100%
Trong đó:
MS: thị phần mặt hàng M của quốc gia A xuất khẩu vào thị trường X
MA: sản lượng xuất khẩu (hoặc kim ngạch xuất khẩu) mặt hàng M của quốc gia A vào thị trường X
M: tổng sản lượng xuất khẩu (hoặc tổng kim ngạch xuất khẩu) mặt hàng M của toàn thế giới vào thị trường X
Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất cao hay thấp cũng là một chỉ tiêu phản ánh NLCT xuất khẩu. Khi chi phí sản xuất của một quốc gia cao hơn so với các quốc gia khác thì lợi thế cạnh tranh sẽ bị giảm thiểu. Nó phụ thuộc vào các yếu tố: thuế nhập khẩu, thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, các phụ phí, tiền lương, công nghệ được sử dụng, chi phí marketing, giá các dịch vụ như liên lạc, viễn thông, vận tải...Một trong những chỉ số xác định chi phí sản xuất có thể kể đến là hệ số chi phí nguồn lực trong nước DRC (Domestic Resource Cost). DRC biểu thị tổng chi phí của các nguồn lực trong nước được sử dụng tương ứng với 1 đô la thu được từ sản phẩm xuất khẩu. Do đó, DRC nhỏ hơn 1 có nghĩa là sản phẩm có lợi thế so sánh và ngược lại. DRC càng nhỏ thì lợi thế so sánh càng cao.
Công thức tính như sau:
DRCj = DCj/ IVAj
Trong đó:
DCi là chi phí trong nước cho các nhân tố sản xuất theo chi phí cơ hội để sản xuất ra sản phẩm j
IVAj là giá trị gia tăng của sản phẩm j theo giá thế giới quy ra nội tệ
Giá xuất khẩu
Trong bất cứ quốc gia nào, doanh nghiệp cũng muốn xuất khẩu sản phẩm với một chi phí cá biệt nhất định và hàng hóa được xuất khẩu với giá cao nhất. Giá xuất khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất, cung cầu trên thị trường, thuế quan, mức độ cạnh tranh...Có thể tính theo công thức sau:
Ci = hay Ci =
Trong đó:
Pi và Pf: giá cánh kéo của sản phẩm đầu ra i và của đầu vào trung gian f
P*i: giá cánh kéo quốc tế của sản phẩm đầu ra i
P*f: giá cánh kéo quốc tế của đầu vào trung gian f
W: tỉ lệ chi phí của đầu vào trung gian trong tổng giá trị sản phẩm đầu ra
E: tỉ giá hối đoái thực
T và M: hệ số bảo hộ danh nghĩa và hệ số chi phí thương mại
1.1.5.2 Các chỉ tiêu định tính
Chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm
Chất lượng sản phẩm là mức độ các đặc tính của sản phẩm đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Đây là tiêu chí quan trọng nhất quyết định đến NLCT của mặt hàng cà phê xuất khẩu. Với một mặt hàng cùng loại có chất lượng tốt hơn, nước nhập khẩu sẽ sẵn sàng đưa ra mức giá cao hơn cho mặt hàng này, có được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn.
Chất lượng cà phê là tổng hợp của các yếu tố: chủng loại thực vật, điều kiện địa hình, khí hậu, thời tiết, cách chăm sóc, thu hái, bảo quản, chuẩn bị xuất khẩu và vận chuyển. Chất lượng của cà phê được đánh giá thông qua tiêu chuẩn quốc tế ISO 10470:2004 và đã được Việt Nam soạn thảo ban hành sử dụng trong nước là TCVN 4193:2005. Bên cạnh đó, còn có các chỉ số tiêu chuẩn về độ ẩm, tỉ lệ vỡ, tạp chất...
Đề cập đến an toàn thực phẩm là đề cập đến lượng hóa chất tồn dư trong cà phê, các độc tố và nấm mốc, ngoài ra còn có các điều kiện tiêu chuẩn vệ sinh ở các cơ sở sản xuất, chế biến, quy trình áp dụng... Sản phẩm phải đảm bảo không có nguy cơ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, kể cả các nguy cơ tiềm ẩn.
Chủng loại sản phẩm
Một mặt hàng xuất khẩu càng có nhiều chủng loại thì càng có khả năng bao phủ, đáp ứng được đầy đủ nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, giúp khai thác tối đa các phân khúc, chiếm được nhiều thị phần hơn trên thị trường. Cà phê thường được chia làm 2 loại chính là cà phê Robusta (cà phê vôi), cà phê Arabica (cà phê chè). Ngoài ra còn có cà phê Kopi Luwak (cà phê chồn) nhưng rất đắt và hiếm. Cà phê cũng có thể phân loại theo phương thức chế biến thành cà phê nhân, cà phê rang xay và cà phê hòa tan. Hiện nay cũng xuất hiện nhiều loại cà phê mới như cà phê sạch, cà phê hữu cơ, cà phê đạt chứng nhận quốc tế như Fair-trade, UTZ, RFA... những sản phẩm cà phê này thường không sử dụng hoá chất và thân thiện với môi trường.
Kênh phân phối
Kênh phân phối có thể hiểu là một tập hợp có hệ thống các phần tử tham gia vào quá trình chuyển đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến người sử dụng. Việc quyết định loại kênh nào có thể giúp đưa sản phẩm cà phê đến người tiêu dùng một cách hiệu quả và kinh tế nhất cũng là một vấn đề mà mỗi quốc gia xuất khẩu cần quan tâm. Các doanh nghiệp không chỉ cung cấp sản phẩm tốt hơn đối thủ cạnh tranh mà còn phải làm cho sản phẩm có mặt ở đúng thời gian, địa điểm và phương thức người tiêu dùng mong muốn. Hiện nay, cà phê được phân phối thông qua các kênh gián tiếp như bán cho nhà trung gian, mô giới, nhà nhập khẩu đầu mối, các đại lý phân phối hoặc đến trực tiếp các nhà rang xay chế biến, người tiêu dùng ở nước xuất khẩu qua hệ thống siêu thị, cửa hàng.
Thương hiệu
Thương hiệu của một mặt hàng càng nổi tiếng thì NLCT của mặt hàng đó trên thị trường càng cao, các sản phẩm có thương hiệu bao giờ cũng được bán với giá cao hơn. Thương hiệu là một tiêu chí đánh giá mang tính tổng hợp, khi nó được thừa nhận rộng rãi tức là nó đã đạt được sự khẳng định thương hiệu. Giá trị thương hiệu được xây dựng thông qua việc chăm lo cho chất lượng, mẫu mã sản phẩm, thường xuyên đổi mới tạo sự khác biệt về chất lượng và phong cách cung cấp sản phẩm. Thương hiệu thể hiện uy tín và biểu hiện niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm, khách hàng sẽ yên tâm hơn về chất lượng, giảm thiểu được rủi ro mua sắm đối với những mặt hàng có thương hiệu. Vì vậy, xây dựng thương hiệu là yếu tố quan trọng để giành được lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế.
1.2 Tổng quan về thị trường cà phê tại EU
1.2.1 Đặc điểm thị trường cà phê tại EU
1.2.1.1 Nhu cầu và nguồn cung cà phê tại thị trường EU
Nhu cầu cà phê tại thị trường EU
EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới. Với dân số trên 501 triệu người vào năm 2010, mức tiêu thụ trên thị trường EU chiếm khoảng 31% tổng sản lượng tiêu thụ cà phê của thế giới. Trung bình mỗi người dân EU tiêu thụ khoảng 4-5 kg cà phê mỗi năm (năm 2010 là 4,92 kg/người). Trong giai đoạn 2005-2010, mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người tại EU tuy tăng giảm qua các năm nhưng chênh lệch không nhiều và vẫn cao hơn mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người tại Hoa Kỳ (4,11 kg/người năm 2010), thuộc mức cao trên thế giới. Luxembourg là nước có mức tiêu thụ cà phê bình quân lớn nhất trong khối Liên minh Châu Âu (28,44 kg/ người năm 2010).
Bảng 1.1: Mức tiêu thụ cà phê bình quân tại EU, giai đoạn 2005-2010
Đơn vị: kg/người
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Mức tiêu thụ
4,81
5,01
4,95
4,88
4,79
4,92
Nguồn: ICO, 2009 A, tr.7 + ICO, 2012, tr.8
Giai đoạn 2005-2009, sản lượng cà phê sản xuất của EU giữ mức ổn định trên 2,3 triệu tấn mỗi năm, bao gồm cả cà phê nhân, cà phê rang xay và cà phê hoà tan, trong đó cà phê rang xay chiếm tỉ lệ lớn nhất khoảng 76,5% tổng sản lượng sản xuất năm 2009, nguồn nguyên liệu cho cà phê rang xay và hoà tan chủ yếu lấy từ nhập khẩu. Cà phê sản xuất ra phục vụ cho cả nhu cầu tiêu thụ trong nước lẫn xuất khẩu, nước có sản lượng sản xuất nhiều nhất là Đức với 862.707 tấn năm 2009, chiếm gần 37%.
Bảng 1.2: Sản lượng cà phê sản xuất tại EU giai đoạn 2005-2009
Đơn vị: Tấn
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Sản lượng
2.326.196
2.332.255
2.489.428
2.474.176
2.359.098
Nguồn: ECF, 2006, tr.11 + ECF, 2008, tr.13 + ECF, 2011, tr.13
Để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa, sản xuất và chế biến lớn như vậy, hàng năm thị trường này nhập khẩu một lượng lớn cà phê từ các nước trên thế giới.
Nguồn cung cà phê tại thị trường EU
Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc trồng cà phê nên sản lượng cà phê nhân rất ít, nguồn cung chủ yếu là từ nhập khẩu.
Cơ cấu chủng loại nhập khẩu
Các mặt hàng cà phê mà EU nhập khẩu là cà phê nhân, cà phê rang xay và cà phê hòa tan. Cà phê nhân được nhập khẩu với khối lượng nhiều nhất, các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu cà phê này chủ yếu để chế biến và xuất khẩu ra nước ngoài. Cà phê hoà tan nhập khẩu vào EU giảm một lượng lớn gần 11% giai đoạn 2007-2009, điều này là do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế dẫn đến việc người dân ít tiêu thụ cà phê hơn, bằng chứng là mức tiêu thụ cà phê bình quân đã giảm từ 4,95 kg/người năm 2007 xuống còn 4,88 kg năm 2008 và năm 2009 là 4,79 kg. Bên cạnh đó, cà phê nhân nhập khẩu cũng giảm 1,94% từ năm 2008 sang 2009 do sự đóng cửa của một số cơ sở rang xay cà phê, khiến cho ít cà phê nhân được nhập khẩu hơn và số lượng cà phê rang xay nhập khẩu tăng lên.
Bảng 1.3: Cơ cấu các sản phẩm cà phê nhập khẩu vào thị trường EU, giai đoạn 2005-2011
Đơn vị: tấn
Loại
Cà phê nhân
Cà phê rang xay
Cà phê hòa tan
Mã số HS
090111+090112
090121+090122
210111+210122
2005
2.519.132
12.312
42.927
2006
2.669.882
14.712
45.376
2007
2.733.429
18.756
51.989
2008
2.742.121
23.519
49.103
2009
2.688.905
27.078
46.274
2010
2.751.790
34.917
46.672
2011
2.727.382
38.839
44.900
Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa
Lưu ý: Mã số HS sử dụng trong bảng trên được phân theo ICO (ICO, 2008).
Thị trường EU là một thị trường có sự đòi hỏi cao về chất lượng , ngoài các mặt hàng cà phê truyền thống thì EU còn có nhu cầu đối với các sản phẩm cà phê đặc biệt như cà phê sạch, cà phê hảo hạn, cà phê đạt chứng nhận và tiêu chuẩn quốc tế. CBI (2009) ước tính rằng cà phê sạch chiếm khoảng 2% lượng cà phê được tiêu thụ tại EU. Cũng theo tổ chức này, cà phê sạch và đạt chứng nhận Fair-trade chiếm khoảng 2,6% thị trường cà phê của EU. Mặt hàng cà phê đạt chứng nhận Fair-trade tại EU có doanh số tăng lên đáng kể trong các năm qua, 80% các sản phẩm cà phê này của thế giới được bán ở EU. Cà phê đạt chứng nhận Fair-trade là phân khúc thị trường phát triển nhanh nhất tại thị trường này. Tuy nhiên, mặc dù tăng trưởng nhanh chóng trong các năm gần đây, cà phê đạt chứng nhận Fair-trade vẫn chiếm ít hơn 1% tổng sản lượng cà phê tại thị trường EU (FAO, 2009).
Sản lượng và kim ngạch nhập khẩu
Bảng 1.4: Khối lượng cà phê nhập khẩu của EU giai đoạn 2005-2011
Năm
Khối lượng (tấn)
% tăng giảm so với năm trước đó
2005
2.574.371
_
2006
2.729.962
6,04
2007
2.804.174
2,72
2008
2.814.743
0,38
2009
2.762.257
-1,86
2010
2.833.379
2,57
2011
2.811.121
-0,79
Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa
Hàng năm, EU nhập khẩu một lượng lớn cà phê và là thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Nhìn chung, trong giai đoạn 2005-2011, khối lượng cà phê nhập khẩu của EU có tăng giảm nhưng tương đối ổn định. Năm 2005 sản lượng nhập khẩu là khoảng 2,57 triệu tấn, năm 2011 con số nhập khẩu đạt trên 2,81 triệu tấn, tăng khoảng 240.000 tấn so với năm 2005. Giai đoạn 2008-2009, sản lượng nhập khẩu có giảm đi 1,86%, nguyên nhân là do sự giảm sút trong sản lượng cà phê của Colombia, nước này lúc đó đang bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu và chương trình trẻ hoá quốc gia. Năm 2011 khối lượng cũng giảm so với 2010 nhưng không nhiều.
Bảng 1.5: Kim ngạch nhập khẩu cà phê của EU giai đoạn 2005-2011
Đơn vị: 1000 EUR
Năm
Cà phê nhân
Cà phê rang xay
Cà phê hòa tan
Tổng kim ngạch
Mức thay đổi so với năm trước đó (%)
2005
3.638.748
104.411
216.545
3.959.504
_
2006
4.237.886
134.593
253.656
4.626.135
16,84
2007
4.568.247
289.897
310.007
5.168.151
11,72
2008
5.164.728
432.001
330.987
5.927.717
14,70
2009
4.708.749
553.556
329.019
5.591.224
-5,68
2010
5.798.633
800.895
294.644
6.894.172
23,30
2011
8.400.232
997.444
349.993
9.747.669
41,39
Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa
Kim ngạch nhập khẩu cà phê của EU nhìn chung tăng qua các năm, đặc biệt là cà phê nhân và cà phê rang xay. Kim ngạch nhập khẩu năm 2005 ở mức trên 3,9 tỉ EUR, đến năm 2011, con số này đã đạt trên 9,7 tỉ EUR, gấp 2,5 lần so với năm 2005, mức tăng này là do giá cà phê tăng cao những năm gần đây. Riêng giai đoạn 2008-2009 có sự giảm sút 5,68% do sự sụt giảm trong sản lượng cà phê nhập khẩu.
Cơ cấu thị trường nhập khẩu
EU nhập khẩu cà phê từ rất nhiều nước trên thế giới. Các quốc gia cung ứng cà phê nhân hàng đầu vào EU là Braxin, Việt Nam, Ấn Độ, Indonexia, Colombia, Peru... Trong đó, năm 2011, chỉ riêng 3 quốc gia đứng đầu là Braxin, Việt Nam, Ấn Độ đã chiếm đến 56,2% trong tổng khối lượng cà phê nhân nhập khẩu của EU.
Bảng 1.6: Khối lượng cà phê 10 quốc gia hàng đầu xuất khẩu cà phê nhân vào thị trường EU, giai đoạn 2008-2011
Năm
2008
2009
2010
2011
Tấn
%
Tấn
%
Tấn
%
Tấn
%
Braxin
822.531
30,0
877.204
32,6
896.306
32,6
827.096
32,0
Việt Nam
510.508
18,6
506.146
18,8
542.353
19,7
504.434
18,5
Indonesia
165.871
6,0
178.017
6,6
159.171
5,8
119.151
4,4
Honduras
135.421
4,9
143.418
5,3
155.399
5,6
149.532
5,5
Peru
132.344
4,8
131.726
4,9
144.877
5,3
149.343
5,5
Colombia
238.927
8,7
132.187
4,9
90.383
3,3
107.373
3,9
Uganda
119.789
4,4
129.261
4,8
105.138
3,8
110.197
4,0
Ethiopia
87.803
3,2
79.306
2,9
101.101
3,7
104.567
3,8
Ấn Độ
95.986
3,5
77.872
2,9
108.889
4,0
154.587
5,7
Guatemala
60.541
2,2
47.117
1,8
54.471
2,0
44.118
1,6
Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa
Trong những năm trước, Braxin, Việt Nam và Colombia là 3 nhà cung ứng cà phê nhân hàng đầu cho EU, nhưng đến năm 2009, Indonesia đã thế Colombia trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 3, Combia bị đẩy xuống vị trí thứ 6 và đến năm 2011, vị trí của Colombia là thứ 8. Nguyên nhân là do sản lượng cà phê của nước này bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết bất lợi và tác động tạm thời của chương trình trẻ hóa tại quốc gia này. Những cây trồng cũ được thay thế bởi những cây mới để đảm bảo cải thiện năng suất trong dài hạn, nhưng sẽ phải mất một khoảng thời gian trước khi các cây cà phê này có thể thu hoạch lại. Năm 2011, Indonesia lại phải nhường vị trí thứ 3 cho Ấn Độ, như vậy chỉ có Braxin và Việt Nam là duy trì ổn định ở 2 vị trí đầu, Braxin là nước có sản lượng xuất khẩu cà phê nhân lớn nhất vào EU.
Bên cạnh cà phê nhân thì mặt hàng cà phê rang xay và hòa tan cũng được xuất khẩu vào thị trường EU từ các nước như Thuỵ Sĩ, Braxin, Ecuador, Colombia... Năm 2011, 3 quốc gia xuất khẩu đứng đầu là Thuỵ Sĩ, Ecuador, Braxin đã chiếm trên ¾ tổng lượng cà phê rang xay và hoà tan nhập khẩu của EU, trong đó có Thuỵ Sĩ thuộc hàng các nước phát triển với nhiều kĩ thuật và công nghệ chế biến tiên tiến đã chiếm đến gần 50% tổng lượng nhập khẩu.
Biểu đồ 1.1: Thị phần các quốc gia xuất khẩu cà phê rang xay và hoà tan vào thị trường EU năm 2011
Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa
Tóm lại, EU là thị trường hấp dẫn mà các nước xuất khẩu cà phê hướng đến. Vì vậy, Việt Nam cần nâng cao NLCT hơn nữa để nắm được vị thế dẫn đầu và vững chắc so với các đối thủ cạnh tranh khác như Braxin, Ấn Độ, Colombia...
1.2.2 Các qui định nhằm kiểm soát việc nhập khẩu cà phê vào thị trường EU
EU là một thị trường đầy hứa hẹn nhưng nổi tiếng với những qui định khắt khe nhằm kiểm soát nhập khẩu. Các qui định được áp dụng phổ biến là thuế quan, hạn chế về số lượng, hàng rào kĩ thuật...
1.2.2.1 Thuế quan
EU áp dụng biểu thuế quan chung CCT (Common Custom Tariff), được xây dựng dựa trên cơ sở hệ thống hài hòa HS (Harmonized System). Biểu thuế quan của EU có các mức thuế khác nhau:
Nhóm thứ nhất áp dụng đối với nhập khẩu từ các nước có thực hiện quy chế tối huệ quốc MFN.
Nhóm thứ hai là thuế quan ưu đãi, áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển, được hưởng đơn thuần ưu đãi GSP của EU.
Nhóm thứ ba, được gọi là thuế quan đặc biệt, thực hiện đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển được hưởng ưu đãi GSP kèm với những ưu đãi theo các hiệp định song phương.
Chế độ GSP là chế độ tối huệ quốc đặc biệt, bản chất của nó là EU sẽ áp dụng chế độ miễn thuế hoặc thuế rất thấp cho hàng hoá của các nước đang phát triển và chậm phát triển nhập khẩu vào thị trường này. Vào 05/2011, Uỷ ban Châu Âu (EC) đã trình Hội đồng các Bộ trưởng và Nghị viện Châu Âu xem xét dự thảo GSP mới của EU, dự kiến sẽ được áp dụng vào đầu năm 2014. Theo đó, EU đã đưa ra nhiều thay đổi, nâng tiêu chí được hưởng GSP và có thể có một vài thay đổi lớn về ưu đãi GSP dành cho một số nước được xem là cường quốc đang nổi và đối với nhiều hàng hoá nhập khẩu từ những nước đang phát triển nhanh.
1.2.2.2 Phi thuế quan
EU sử dụng biện pháp phi thuế quan làm biện pháp chủ yếu để bảo hộ sản xuất và tiêu dùng nội địa hiện nay. Sản phẩm cà phê nhập khẩu vào EU phải thỏa mãn điều kiện của hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật gồm 5 tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn chất lượng: Hiện nay, EU áp dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO 10470:2004 cho cà phê xuất khẩu. Theo tiêu chuẩn này, hạt cà phê được lựa chọn bằng cách cân các hạt lỗi (hạt đen, hạt nâu và hạt vỡ) và chất lượng cà phê được quyết định bởi số lượng những hạt lỗi có trong cà phê.
- Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm: Theo Luật thực phẩm Châu Âu, một mặt hàng thực phẩm được nhập khẩu vào EU được coi là vệ sinh nếu tuân thủ các quy định sau:
Các quy định có liên quan đến Luật thực phẩm của EU;
Các điều kiện tương đương do EU đặt ra; hoặc
Nếu tồn tại một thỏa thuận riêng giữa EU và nước xuất khẩu, phải tuân theo các quy định trong thỏa thuận đó (Cục Xúc tiến thương mại, 2010).
Để thực hiện yêu cầu về vệ sinh thực phẩm, EU có một hệ thống cảnh báo nhanh đối với mặt hàng thực phẩm gọi là hệ thống RASFF. Hệ thống này giúp các nước thành viên EU ngay lập tức thông báo cho các nước thành viên khác nếu có mặt hàng thực phẩm không an toàn nào được phát hiện nhằm ngăn chặn việc mặt hàng đó thâm nhập thị trường EU. Đối với mặt hàng cà phê có thể đưa ra một số lý do cảnh báo như: Có phân côn trùng, vật thể lạ và phân loài gặm nhấm trong sản phẩm; hoặc bao gói sản phẩm cà phê bị hư hại...
- Tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng: Năm 2002, EU đã có quy định tại Văn bản PSCB No.36/02 về ngưỡng Ochratoxin A (OTA), trong cà phê nhân rang và cà phê bột là 5 phần tỷ, trong cà phê hòa tan là 10 phần tỷ và chưa có quy định về OTA trong cà phê nhân sống. Năm 2005, nhiều nước EU đã có tiêu chuẩn quốc gia riêng về giới hạn OTA trên cả cà phê nhân sống, cà phê nhân rang và cà phê hòa tan. Khi các tiêu chuẩn trên có hiệu lực thi hành vào năm 2006, những lô hàng cà phê có hàm lượng OTA vượt ngưỡng quy định sẽ bị từ chối nhập vào EU [Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền, n.d.). Đối với cà phê đã chế biến phải đóng gói, ghi rõ tên sản phẩm, nhãn mác, thời gian sử dụng, xuất xứ, điều kiện bảo quản...
- Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường: Yêu cầu hàng hóa có liên quan đến môi trường phải dán nhãn sinh thái hoặc nhãn tái sinh theo quy định và có chứng chỉ được quốc tế công nhận. Ngoài ra, các nhà sản xuất còn phải đảm bảo tuân thủ theo hệ thống quản lý ISO 14000.
- Tiêu chuẩn về lao động: EU cấm nhập khẩu những hàng hóa mà quá trình sản xuất, doanh nghiệp có sử dụng bất kỳ một hình thức lao động cưỡng bức nào như được xác định trong Hiệp ước Geneva 25/9/1926 và 7/9/1956, và các Hiệp ước Lao động quốc tế số 29 và 105 (Vũ Chí Lộc, 2004, tr.112).
Bên cạnh đó, cà phê nhập khẩu vào EU còn phải tuân theo các công cụ hành chính khác nhằm kiểm soát nhập khẩu như chính sách chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu và áp dụng thuế “chống xuất khẩu bán phá giá”…
1.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU
1.3.1 Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam còn hạn chế
EU là thị trường nhập khẩu tiềm năng nhưng là thị trường nổi tiếng với nhiều qui định về hàng rào kĩ thuật, các tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh thực phẩm. Đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam, trình độ chưa cao thì việc thỏa mãn thị trường này sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Quá trình trồng trọt, chế biến sản xuất cà phê của Việt Nam chưa đồng bộ, dẫn đến chất lượng sản phẩm còn thấp, không đảm bảo và ổn định, tỉ lệ cà phê Việt Nam vào thị trường EU bị trả lại do không đạt tiêu chuẩn nhập khẩu còn khá cao. Nhiều doanh nghiệp không muốn mang hàng về nên bán tháo khiến cho người mua hàng có ấn tượng không tốt về sản phẩm cà phê Việt Nam, chưa tạo được thương hiệu uy tín trên thị trường này, NLCT còn hạn chế.
Tuy Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 vào thị trường EU nhưng do chất lượng cà phê không tốt, chưa tạo được thương hiệu nên khi kí kết hợp đồng mua bán, cà phê Việt Nam thường bị ép giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh, vì thế kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam chưa cao. Bên cạnh đó, các sản phẩm cà phê Việt Nam đưa vào thị trường EU chủ yếu là sản phẩm dạng nhân thô, chủng loại sản phẩm đơn điệu nên phần thu về và giá trị gia tăng còn ít. Do vậy, Việt Nam cần phải nâng cao hơn nữa NLCT cho mặt hàng cà phê, cà phê Việt Nam không chỉ phải đảm bảo về mặt sản lượng mà còn đảm bảo chất lượng tốt, đạt chuẩn, xây dựng được thương hiệu vững mạnh, giá thành và thị phần cao hơn đối thủ cạnh tranh.
1.3.2 Cạnh tranh trên thị trường EU ngày càng gay gắt
Là thị trường tiêu thụ và nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, nhu cầu đa dạng nên EU là thị trường mục tiêu đối với các nước xuất khẩu cà phê, ngày càng có nhiều quốc gia xuất khẩu cà phê sang thị trường này, mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng. Các đối thủ cạnh tranh hàng đầu như Braxin, Colombia, Honduras đã thâm nhập vào thị trường EU từ sớm, tạo dựng được thương hiệu riêng. Braxin, Colombia với mặt hàng cà phê Arabica dịu nổi tiếng thế giới rất được ưa chuộng trên thị trường này, đã có được một thị trường ổn định về người mua, mối tiêu thụ, thói quen sở thích sản phẩm… sẽ là một khó khăn lớn đối với Việt Nam trong việc cạnh tranh. Nhiều nước xuất khẩu vào EU các mặt hàng cà phê sạch, cà phê đạt chứng nhận và tiêu chuẩn quốc tế, chứng nhận Fair-trade… với chất lượng tốt, có được niềm tin của người tiêu dùng, trong khi đó cà phê Việt Nam lại chưa làm được điều này. Ngoài ra, một số nước có vị trí địa lý gần EU hơn Việt Nam nên có lợi về chi phí vận chuyển, làm tăng khả năng cạnh tranh hơn so với Việt Nam. Có thể nói, các nước cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt cả về số lượng tham gia lẫn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, thương hiệu, cơ cấu chủng loại, hình thức…
1.3.3 Thị trường EU là thị trường làm cơ sở quan trọng cho việc mở rộng sang thị trường mới.
Hiện nay, với chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thì ngoài các thị trường truyền thống như EU, Hoa Kỳ, Việt Nam vẫn đang nỗ lực tìm kiếm, khai thác những thị trường mới tiềm năng cho mặt hàng cà phê. Tuy nhiên, dù có tìm kiếm mở rộng vào các thị trường mới thì Việt Nam vẫn cần phải nắm chắc, nâng cao NLCT, duy trì thị phần ở thị trường cũ. Việc Việt Nam thành công ở một thị trường khắt khe, đòi hỏi tiêu chuẩn và chất lượng cao như EU sẽ là nền tảng vững chắc cho ta trong việc thâm nhập thị trường mới, nâng cao được uy tín thương hiệu và tích lũy thêm kinh nghiệm quý báu, giúp thành công ở những thị trường mới.
1.4 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cà phê của một số quốc gia xuất khẩu vào thị trường EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.4.1 Braxin
Braxin là quốc gia có lịch sử ngành cà phê lâu đời. Trước đây, cà phê chiếm 80% trong thu nhập từ xuất khẩu của Braxin, nước này sản xuất và xuất khẩu chủ yếu cà phê Arabica. Hiện nay, vị trí ngành cà phê giảm tương đối trong cơ cấu xuất khẩu nhưng Braxin vẫn là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới nói chung và vào thị trường EU nói riêng. Gần đây, Braxin đã bắt đầu chú trọng và đẩy mạnh sản xuất cà phê Robusta, nhanh chóng trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta lớn thứ 2 thế giới sau Việt Nam. Là quốc gia có lịch sử truyền thống trong ngành và nhiều kinh nghiệm thâm nhập vào thị trường EU, Braxin có nhiều kinh nghiệm nâng cao NLCT xuất khẩu mặt hàng cà phê mà Việt Nam cần học hỏi.
1.4.1.1 Cung ứng các sản phẩm đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn.
Sản phẩm cà phê của Braxin rất có uy tín trên thị trường thế giới nói chung và EU nói riêng nhờ chất lượng cao và đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các qui định về cà phê của ICO. Braxin có giống tốt, điều kiện tự nhiên thuận lợi, máy móc hiện đại và hệ thống nghiên cứu khoa học tiên tiến luôn đảm bảo chất lượng cà phê cao, vệ sinh an toàn thực phẩm, vượt qua được rào cản kĩ thuật khi xâm nhập vào EU.
Khi người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến những sản phẩm cà phê có con dấu chứng nhận thì Braxin cũng đã đưa vào các hệ thống cần thiết để đáp ứng các nhu cầu này của thị trường. Braxin quản lý chuỗi hoạt động giữa các bên liên quan như người nông dân, người sản xuất, trung gian và người xuất khẩu; đảm bảo chất lượng nghiêm ngặt từ trồng trọt đến chế biến; sản phẩm cà phê đạt chuẩn được chứng nhận bởi các tổ chức thứ 3 như Fai-trade, RFA, UTZ…Tính đến nay đã có hơn 250 nhãn hàng cà phê của Braxin được cấp giấy chứng nhận chất lượng. Bên cạnh đó, Braxin cũng quan tâm đến vấn đề môi trường và quyền con người, đảm bảo các tổ chức và nông dân không khai thác sử dụng lao động trẻ em.
1.4.1.2 Tổ chức tốt việc điều phối hoạt động dọc chuỗi ngành hàng cà phê
Braxin có một cơ chế tổ chức ngành hàng cà phê rất chặt chẽ, điều tiết và quản lý hoạt động sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu… bảo đảm lợi ích của các bên tham gia. Trước tiên ở khâu sản xuất, Braxin xây dựng theo mô hình HTX. Nhiệm vụ chính của HTX là tổng hợp khuyến nông và tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm, giúp người dân có thể an tâm sản xuất mà không cần lo lắng về đầu ra. Bên cạnh đó, Braxin có “Tổ chức ngành hàng cà phê Braxin” và sử dụng “Quỹ Cà phê” làm công cụ tài chính thực hiện các chính sách, quyết định mà tổ chức điều phối ban hành.
Ngành cà phê của Braxin có 4 nhóm tổ chức chính: Tổ chức của các nhà sản xuất bao gồm các nhà sản xuất nhỏ lẻ và các HTX, Tổ chức của các nhà rang xay, Tổ chức của các nhà sản xuất cà phê hoà tan và Tổ chức của các nhà xuất khẩu. Các tổ chức này tham gia vào quá trình thảo luận, hoạch định và thực hiện chính sách; xác định, điều chỉnh, giám sát và đánh giá nghiên cứu kỹ thuật cà phê; thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, tăng cường chất lượng cà phê (Hoàng Ngân, 2007). Tổ chức của các nhà xuất khẩu có vai trò quan trọng trong việc xúc tiến, đàm phán với các đối tác nhập khẩu, tìm hiểu thị hiếu từng thị trường về sản phẩm cà phê. Cà phê Braxin được xuất khẩu trực tiếp không qua trung gian giúp giảm chi phí, có lợi thế về giá, tạo được uy tín. Ngoài ra, có Bộ Nông nghiệp Braxin chuyên nghiên cứu, hoạch định chính sách, chịu trách nhiệm về vấn đề vệ sinh thực phẩm, phòng chống bệnh dịch. Bên cạnh đó, Braxin còn sử dụng “Quỹ cà phê” để tài trợ chi phí sản xuất, xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh và nghiên cứu cà phê.
1.4.1.3 Tăng cường quan hệ hợp tác nhằm tận dụng những ưu đãi và hỗ trợ, tham gia các hội nghị, sự kiện chuyên đề, xúc tiến quảng cáo cà phê.
Braxin thúc đẩy quan hệ với các tổ chức của EU nhằm tận dụng sự hỗ trợ về mặt kĩ thuật và tài chính của những tổ chức này, xem đây là một phương thức tiếp cận với các doanh nghiệp cà phê tại EU. Hiệp hội Cà phê Braxin (ABIC) tạo những điều kiện để các doanh nghiệp tham gia các buổi hội nghị, sự kiện và xúc tiến quảng cáo cà phê ở thị trường EU. Những hoạt động này sẽ giúp doanh nghiệp cập nhật thông tin, xây dựng mối quan hệ kinh doanh với các khách hàng tiềm năng tại EU.
Quỹ Cà phê Braxin hỗ trợ chương trình quảng cáo cà phê trong nước và tổ chức xúc tiến ở nước ngoài nhằm tạo hình ảnh tích cực về sản phẩm cà phê Braxin, mở rộng thị trường cà phê nội địa và quốc tế. Một ví dụ thành công về việc quảng cáo của Braxin là chương trình “Cà phê và sức khỏe” với nội dung hướng dẫn và giáo dục về lợi ích của việc sử dụng cà phê điều độ đối với sức khỏe con người.
1.4.1.4 Nghiên cứu những phương pháp chế biến cà phê mới
Ngoài những phương pháp chế biến thông thường như chế biến khô, chế biến ướt, chế biến nửa ướt thì Braxin còn tiếp tục nghiên cứu những phương thức chế biến cà phê mới như “khô tự nhiên”, cà phê được để khô ở trên cây nhằm làm tăng hương vị tự nhiên của hạt cà phê. Điều này làm gia tăng sự khác biệt giữa cà phê của Braxin với các đối thủ, giúp nâng cao được giá bán, có nhiều lợi nhuận hơn. Hàng năm, Quỹ Cà phê Braxin dành ngân sách tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu trong chương trình “Quốc gia nghiên cứu và phát triển cà phê” nhằm tạo ra và chuyển giao kiến thức, công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê Braxin.
1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thị trường EU sau Braxin, xuất khẩu đứng đầu chủng loại cà phê Robusta. EU chủ yếu ưa chuộng loại cà phê Arabica, trong khi đó Việt Nam trồng chủ yếu là cà phê Robusta với chất lượng và giá trị thấp hơn. Vì vậy, chúng ta cần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng diện tích đất trồng cà phê Arabica như Braxin từng chuyển dịch sang cà phê Robusta những năm gần đây, điều kiện khí hậu miền Bắc nước ta thích hợp trồng loại cà phê Arabica này. Kinh nghiệm mà Việt Nam cần học hỏi nữa là nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư nghiên cứu, tăng cường xúc tiến thương mại để cà phê Việt Nam được chứng nhận chất lượng, xây dựng uy tín, tăng khả năng cạnh tranh trong một thị trường đầy tiềm năng nhưng đòi hỏi tiêu chuẩn khắt khe như EU.
Xây dựng 1 tổ chức điều phối hoạt động dọc chuỗi ngành cà phê để có sự liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi ngành hàng từ người sản xuất, chế biến, nhà xuất khẩu, các nhà khoa học và cả cơ quan nhà nước có liên quan để tạo được chiến lược và hoạch định chính sách quản lí tốt, phân tích dự báo thông tin thị trường cà phê trong và ngoài nước, xúc tiến thương mại ra nước ngoài, thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế giúp cà phê Việt Nam nâng cao được NLCT.
Một kinh nghiệm nữa mà chúng ta học hỏi từ Braxin là tận dụng các cơ hội hợp tác và hỗ trợ từ nước ngoài, cụ thể là thị trường EU. Vai trò này nằm ở Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam VICOFA, Bộ NN&PTNT và các cơ quan nhà nước có liên quan khác. Tận dụng các mối quan hệ, thúc đẩy hợp tác, tăng khả năng cạnh tranh sẽ thu hút được sự quan tâm của các tổ chức tại EU, giúp chúng ta tiếp cận được hệ thống kĩ thuật tiên tiến, vốn hỗ trợ và hệ thống phân phối ở EU. Tham dự các cuộc hội nghị, sự kiện chuyên đề để các doanh nghiệp nắm bắt thông tin thị trường kịp thời, học hỏi kĩ thuật mới, nâng cao năng lực, có cơ hội tiếp xúc, tìm kiếm cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp chế biến và sản xuất cà phê ở thị trường EU, giới thiệu sản phẩm cà phê của Việt Nam cũng như đưa chúng đến tay người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, để nâng cao NLCT của sản phẩm, việc tạo ra được những sản phẩm mới, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, khác biệt, độc đáo hơn so với đối thủ cạnh tranh cũng là điều rất quan trọng. Vì vậy chúng ta cần phải đầu tư hơn nữa vào phương thức chế biến và sản xuất, tạo ra những sản phẩm cà phê mới.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương này, đề tài đã làm sáng tỏ lý luận chung về cạnh tranh, NLCT và NLCT xuất khẩu. Bên cạnh đó đi sâu nghiên cứu các chỉ tiêu định lượng, chỉ tiêu định tính đánh giá NLCT, đề tài cũng dựa trên mô hình kim cương của M.Porter để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT. Ngoài ra, đề tài cũng chỉ ra sự cần thiết phải nâng cao NLCT của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU trên cơ sở nghiên cứu về nhu cầu và nguồn cung cà phê tại thị trường này. Đưa ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam từ việc nghiên cứu các kinh nghiệm nâng cao NLCT mặt hàng cà phê xuất khẩu sang EU của nước Braxin. Đây sẽ là nền tảng cho việc nghiên cứu thực trạng, đánh giá NLCT cũng như đề ra giải pháp nâng cao NLCT của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU trong các chương sau.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU
2.1 Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU
2.1.1 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu
Trải qua giai đoạn 2000-2004, thị trường cà phê thế giới rơi vào khủng hoảng thừa, giá rớt xuống mức thấp nhất lịch sử khiến cho xuất khẩu cà phê của các nước xuất khẩu cà phê nói chung và Việt Nam nói riêng giảm sút, thì sau đó bước qua năm 2005, tình hình đã khả quan trở lại và dần hồi phục. Thêm vào đó, việc Việt Nam gia nhập tổ chức WTO vào năm 2006 đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU đầy tiềm năng này. Khối lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU giai đoạn 2005-2011 có sự gia tăng. Riêng giai đoạn 2007-2009, sản lượng xuất khẩu giảm rõ rệt do sản lượng sản xuất trong nước giảm, chịu ảnh hưởng bởi mùa mưa ở khu vực Tây Nguyên kéo dài. Năm 2011, sản lượng xuất khẩu cũng giảm 6,98% so với năm 2010 do hiện tượng rụng trái bất thường diễn ra trên diện rộng ở các tỉnh Đak Nông, Đak Lak và tình trạng sâu bệnh ở nhiều nơi ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất.
Bảng 2.1: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU giai đoạn 2005-2011
Năm
Khối lượng
Mức thay đổi so với năm trước đó
Kim ngạch
Mức thay đổi so với năm trước đó
(tấn)
(%)
(1000 EUR)
(%)
2005
446.940
_
341.297
_
2006
543.748
21,66
567.317
66,22
2007
615.459
13,19
770.103
35,74
2008
510.644
-17,03
766.594
-0,46
2009
506.338
-0.84
633.794
-17,32
2010
542.663
7,17
666.202
5,11
2011
504.777
-6,98
931.094
39,76
Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa
So sánh giữa năm 2006 và 2011, ta thấy khối lượng cà phê xuất khẩu sang EU chênh lệch không nhiều, thậm chí sản lượng năm 2011 còn thấp hơn năm 2006, tuy nhiên mức tăng kim ngạch lại tương đối cao, đến gần 364 triệu EUR, đây là do sự gia tăng mạnh về giá. Đặc biệt vào năm 2008, sản lượng giảm đáng kể 17,03% nhưng kim ngạch chỉ giảm có 0,46%. Ngược lại sang năm 2009, sản lượng chỉ giảm có 0,84% nhưng kim ngạch lại giảm đến 17,32%. Lý do là giá cà phê biến động liên tục khiến cho thị trường EU cũng không ổn định, tăng giảm theo những biến động phức tạp của thị trường cà phê thế giới. Thế nhưng trong năm gần đây, khối lượng và kim ngạch đã ổn định và đi theo chiều hướng gia tăng như biểu đồ dưới đây.
Biểu đồ 2.1: Khối lượng và kim ngạch cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2005-2011
Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa
2.1.2 Cơ cấu chủng loại xuất khẩu
Về cơ cấu chủng loại, Việt Nam xuất sang EU chủ yếu là loại cà phê Robusta, chiếm khoảng 94% sản lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này, loại cà phê Arabica chiếm chưa đến 5%, cà phê chế biến thì gần 1%. Năm 2011 xuất vào EU mặt hàng cà phê nhân chưa rang, chưa tách cafein là 539.410 tấn trên tổng số 540.777 tấn, chiếm tỉ trọng tới 99,75%. Chủng loại xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam như vậy là chưa phù hợp với thị hiếu của thị trường EU, vì thị trường này ưa thích loại cà phê Arabica có hương vị dịu, hàm lượng cafein thấp chỉ bằng một nửa so với Robusta. Loại cà phê này chiếm tỉ lệ 65,8% lượng cà phê nhập khẩu vào EU, Robusta là 34%, các loại khác chỉ có 0,2%.
Về sản phẩm cà phê đã qua chế biến là cà phê rang xay và hòa tan, Việt Nam xuất khẩu sang với 1 tỉ trọng nhỏ. Năm 2011 xuất sang EU chỉ có 83,7 tấn cà phê rang xay và 259,4 tấn cà phê hòa tan, khối lượng xuất khẩu như vậy là không đáng kể so với tổng sản lượng cà phê Việt Nam xuất sang EU. Mặt hàng chủ yếu chỉ là những sản phẩm cà phê chế biến đơn giản, cà phê rang đã tách cafein chỉ có 0,2 tấn, còn lại 83,5 tấn là cà phê rang chưa tách cafein. Đối với những loại cà phê chế biến sâu yêu cầu kỹ thuật cao, hiện đại, Việt Nam sản xuất được rất ít.
2.1.3 Giá xuất khẩu
Biểu đồ 2.2: Giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang thị trường EU, giai đoạn 2005-2011
Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa
Do chủng loại xuất khẩu của Việt Nam sang EU chủ yếu là cà phê nhân nên mức giá xuất khẩu trung bình phần lớn do giá cà phê nhân quyết định. Ta có thể thấy ở biểu đồ trên, vượt qua giai đoạn khủng hoảng cà phê thì bước sang 2005, mức giá xuất khẩu trung bình của Việt Nam đã tăng trưởng ổn định. Mức giá tăng dần qua các năm và đạt mức 1.501 EUR/tấn năm 2008, gấp gần 2 lần so với năm 2005, một mức tăng đáng kể. Sang năm 2009, mức giá có giảm xuống còn 1.252 EUR/tấn. Vào năm này, thị trường có sự biến động không đồng nhất, giá tăng mạnh với loại Arabica, song lại giảm mạnh với loại Robusta. Giá Robusta giảm là do trên sàn giao dịch Luân Đôn, hoạt động đầu cơ làm lũng đoạn thị trường cùng với nguồn cung Robusta lớn từ Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia. Trong khi đó, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là cà phê Robusta nên giá giảm theo như thị trường. Đến năm 2011, giá cà phê Việt Nam được thiết lập mức cao kỉ lục đến 1.845 EUR/tấn trong vòng 13 năm qua. Lý do khiến giá cà phê tăng mạnh là thời gian qua, tình hình thời tiết ở nhiều nước trồng cà phê trên thế giới có những diễn biến bất thường. Lượng cà phê tồn kho lại ở mức thấp. Thêm vào đó là giá cả của hầu hết các mặt hàng nông sản đều có xu hướng tăng.
Tuy diễn biến theo chiều hướng gia tăng nhưng giá cà phê xuất khẩu của nước ta sang thị trường EU thường ở mức thấp hơn giá niêm yết tại sàn giao dịch Luân Đôn từ 100-150 EUR/tấn do chất lượng cà phê thấp, thiếu kinh nghiệm trong giao dịch đàm phán cũng như cà phê chủ yếu xuất khẩu thô, chưa có thương hiệu, dễ bị ép giá.
Nhìn chung, tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU tương đối tốt, trừ giai đoạn 2008-2009 thì không chỉ riêng Việt Nam mà hầu hết các quốc gia xuất khẩu cà phê đều có diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, với một thị trường tiềm năng đầy tính cạnh tranh như EU, thì Việt Nam cần phải nổ lực nâng cao NLCT của mặt hàng cà phê xuất khẩu hơn nữa để có thể thắng thế so với các đối thủ khác, những nước vốn đã nổi tiếng với truyền thống và giàu kinh nghiệm xuất khẩu cà phê vào thị trường EU.
2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU.
2.2.1 Các chỉ tiêu định lượng
Để đánh giá NLCT của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU, tác giả sử dụng các chỉ tiêu định lượng là hệ số so sánh biểu hiện RCA, thị phần, chi phí sản xuất và giá xuất khẩu, so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường này. Khi xét đến hệ số RCA, tác giả tính toán dựa trên tương quan giữa kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với thế giới về mặt hàng cà phê. Tuy nhiên, vì thị trường nghiên cứu là EU nên tác giả sẽ so sánh hệ số RCA của Việt Nam với các quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu vào thị trường này. Trong đề tài, tác giả sử dụng thị phần được tính toán dựa trên sản lượng, vì cà phê có đặc điểm là rất nhạy cảm về giá, nên phần giá sẽ được nghiên cứu ở tiểu mục sau.
2.2.1.1 Hệ số lợi thế so sánh biểu hiện RCA
Ta có các số liệu để tính toán hệ số so sánh biểu hiện RCA mặt hàng cà phê của Việt Nam như sau:
Bảng 2.2: Số liệu tính toán hệ số RCA mặt hàng cà phê của Việt Nam giai đoạn 2005-2011
Đơn vị: tỷ USD
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Xij
0,73
1,1
1,8
2,11
1,71
1,76
2,75
Xi
41,53
44,7
54,4
70
62,37
79,06
105,18
Wj
9,5
10,85
12,78
15,36
13,3
16,7
23,5
Wj
12.574
14.838
17.240
19.850
15.840
18.932
20.163*
* số liệu cho năm 2011 là dự báo
Nguồn: Tổng cục thống kê + ICO, 2010 A, tr.6 + ICO, 2011, tr.7 + WTO
Xij: kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Xi: tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
Wj: kim ngạch xuất khẩu cà phê của thế giới
W: tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới
Thay vào công thức tính lợi thế so sánh biểu hiện, cụ thể là mặt hàng cà phê của Việt Nam: RCA = (Xij / Xi) / (Wj / W), ta có bảng sau:
Bảng 2.3: Hệ số RCA mặt hàng cà phê của Việt Nam giai đoạn 2005-2011
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
23,26
33,65
44,64
38,95
32,65
25,24
22,43
Những năm 2005-2008, khi cà phê thế giới có sự phục hồi đánh dấu một chu kỳ mới cả về giá và lượng thì chỉ số RCA mặt hàng cà phê của Việt Nam tăng đều qua các năm, từ 23,26 năm 2005 lên 33,65 năm 2006 và năm 2007 là 44,64, một mức tăng đáng kể. Tuy nhiên, đến năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã một lần nữa làm cho mặt hàng cà phê xuất khẩu bị ảnh hưởng, chỉ số RCA giảm từ năm 2008 đến nay, năm 2011 chỉ số RCA là 22,43. Tuy nhiên, các chỉ số RCA mặt hàng cà phê của Việt Nam đều lớn hơn 2,5, điều này phần nào nói lên rằng cà phê Việt Nam là một sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao, thế nhưng sự tăng giảm nhanh về chỉ số này của Việt Nam có thể cho thấy cà phê Việt Nam vẫn chưa có khả năng đứng vững trước biến động của thị trường thế giới nói chung và EU nói riêng.
So sánh hệ số RCA mặt hàng cà phê của Việt Nam với một số đối thủ khác tại EU năm 2010, ta thấy cà phê xuất khẩu của Việt Nam có NLCT tương đối.
Bảng 2.4: Hệ số RCA của một số quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu vào thị trường EU năm 2010
Honduras
Colombia
Braxin
Việt Nam
Peru
Côte d’Ivoire
113,75
56,72
27,69
25,24
24,58
17,50
Guatemala
Ecuador
Thuỵ Sĩ
Indonesia
Ấn Độ
Hoa Kỳ
77,28
10,44
6,02
4,99
2,00
0,52
Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn ICO
Colombia, quốc gia nổi tiếng với loại cà phê Arabica chất lượng cao có chỉ số RCA khá lớn là 56,72. Braxin, nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới thì có chỉ số là 27,69. Nhìn chung, so với các quốc gia thuộc khu vực Mỹ LaTinh, Việt Nam có chỉ số RCA thấp hơn, đặc biệt là so với các nước như Honduras, Guatemala, Colombia… đây đều là các nước xuất khẩu chủ yếu loại cà phê Arabica.
Còn so sánh với các quốc gia cùng khu vực Châu Á là Indonesia và Ấn Độ, ta thấy Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn rõ rệt, do Việt Nam có sản lượng vượt trội hơn. Riêng về Ấn Độ thì chỉ số RCA< 2,5, lợi thế cạnh tranh thấp. 3 quốc gia khác cũng có lợi thế cạnh tranh là Côte d’Ivoire, Ecuador và Thuỵ Sỹ, đây là những nước xuất khẩu mặt hàng cà phê rang xay và hòa tan hàng đầu vào thị trường EU. Hoa Kỳ thì hoàn toàn không có khả năng cạnh tranh.
2.2.1.2 Thị phần mặt hàng xuất khẩu
Biểu đồ 2.3: Thị phần trung bình các quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu vào thị trường EU, giai đoạn 2005-2011
Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa
Là thị trường tiêu thụ và nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, EU hiện là thị trường tiềm năng, nhập khẩu cà phê từ hơn 110 quốc gia lớn nhỏ. Vì thế, hiện tại Việt Nam đang phải cạnh tranh rất gay gắt trên thị trường này, đặc biệt là với các quốc gia đã có truyền thống và kinh nghiệm xuất khẩu cà phê vào thị trường EU như Braxin, Colombia... cùng các nước châu Mĩ LaTin và Châu Á khác.
Nhìn chung, thị phần cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang EU khá cao. Trong giai đoạn 2005-2011, Việt Nam xếp vị trí thứ 2 trong số các quốc gia xuất khẩu cà phê vào thị trường này, chiếm thị phần trung bình 19,15%, xếp sau Braxin với thị phần 30,17%, chênh lệch khoảng cách thị phần là 11,02%, một con số khá lớn. Braxin và Việt Nam là 2 nước dẫn đầu, chỉ tính riêng thị phần của 2 nước này đã chiếm tới gần 50% tổng lượng cà phê xuất khẩu vào EU, là 2 nước duy nhất có thị phần chiếm 2 con số. Đứng vị trí thứ 3 là Colombia và kế đến là nước ở khu vực Đông Nam Á cùng Việt Nam, nước Indonesia, tổng thị phần của 2 nước này cộng lại vẫn chưa bằng Việt Nam. Như vậy, có thể nói Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về mặt thị phần.
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu chủ yếu mặt hàng cà phê nhân, chiếm tới 99% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu sang thị trường EU, lượng cà phê rang xay và hòa tan chỉ chiếm một phần nhỏ, các sản phẩm cà phê đặc biệt hầu như rất ít. Vì vậy, trong đề tài tác giả sẽ tập trung đánh giá hơn về mặt hàng cà phê nhân.
Qua biểu đồ 2.4, ta có thể thấy, vị trí xếp hạng thị phần các nước xuất khẩu cà phê nhân vào thị trường EU cũng tương tự như cà phê nói chung. Braxin vẫn chiếm vị thế dẫn đầu và Việt Nam là thứ 2. Nhìn vào biểu đồ, ngoài Việt Nam và Indonesia ở khu vực Đông Nam Á, còn lại các quốc gia dẫn đầu khác như Braxin, Colombia, Honduras, Peru đều nằm ở khu vực Mỹ Latinh. Nguyên nhân là do các nước này xuất khẩu chủ yếu loại cà phê Arabica dịu chất lượng cao, loại cà phê này rất được ưa chuộng ở thị trường EU, ngay cả Indonesia, mặc dù xuất khẩu loại cà phê Robusta nhiều hơn Arabica, nhưng lượng cà phê Arabica cũng không phải là ít. Trong khi đó, sản phẩm Robusta có nguồn gốc từ Châu Phi và Châu Á được xem là có chất lượng kém hơn, hàm lượng cafein cao, chủ yếu nhập khẩu về dùng trong công nghiệp chế biến, pha trộn với cà phê Arabica nhằm làm tăng hương vị đậm đà cho sản phẩm.
Biểu đồ 2.4: Thị phần trung bình các quốc gia xuất khẩu cà phê nhân hàng đầu vào EU giai đoạn 2005-2011
Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa
Tuy Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê nhân lớn thứ 2 vào thị trường EU, nhưng thị phần này tăng giảm như thế nào, các quốc gia hoán đổi vị trí với nhau ra sao, ta tham khảo bảng số liệu sau:
Bảng 2.5: Mức thị phần các quốc gia xuất khẩu cà phê nhân vào thị trường EU qua các năm, giai đoạn 2005-2011
Đơn vị: %
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Braxin
28,7
28,7
28,7
30,0
32,6
32,6
32,0
Việt Nam
17,7
20,4
22,5
18,6
18,8
19,7
19,8
Indonesia
7,4
5,5
3,8
6,0
6,6
5,8
4,4
Honduras
3,5
4,5
3,9
4,9
5,3
5,6
5,5
Peru
3,8
4,7
4,3
4,8
4,9
5,3
5,5
Colombia
8,8
9,1
9,3
8,7
4,9
3,3
3,9
Uganda
3,9
2,6
3,4
4,4
4,8
3,8
4,0
Ethiopia
3,2
2,9
2,8
3,2
2,9
3,7
3,8
Ấn Độ
3,6
4,2
3,9
3,5
2,9
4,0
5,7
Guatemala
2,1
2,1
2,1
2,2
1,8
2,0
1,6
Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa
Từ bảng số liệu 2.5 ta thấy, thị phần của Việt Nam nhìn chung tăng dần qua các năm và duy trì ở vị trí thứ 2. Riêng giai đoạn 2007-2008, thị phần có giảm do sản lượng sản xuất trong nước giảm, còn các quốc gia khác, trừ Colombia ra thì đều có thị phần tăng thêm. So sánh giữa Việt Nam với đối thủ hàng đầu là Braxin, ta thấy thị phần của Braxin rất ổn định và đi theo chiều hướng gia tăng, chỉ có năm 2011 giảm một lượng nhỏ nhưng không đáng kể.
Xét chung tổng thể vị trí giữa các quốc gia, trong giai đoạn 2005-2008, 3 nước có thị phần đứng đầu lần lượt là Braxin, Việt Nam, Colombia, thị phần của 3 nước chiếm đến 57,3% tổng thị phần năm 2008. Thế nhưng giai đoạn 2009 trở đi, tình hình có nhiều biến động. Indonesia đã thay thế vị trí thứ 3 của Colombia, đẩy Colombia xuống vị trí thứ 6 năm 2009. Nguyên nhân là năng suất cà phê của Colombia tụt xuống thấp nhất trong vòng 35 năm qua bởi điều kiện thời tiết bất lợi, cụ thể là mưa lớn và kéo dài trong 2 năm liền dẫn đến mất mùa, ngoài ra cũng do khoảng 300.000 ha đồn điền cà phê già cỗi của Colombia được trẻ hoá, chưa thể thu hoạch được. Đến năm 2011, thị phần của Indonesia lại giảm, vị trí thứ 3 thuộc về Ấn Độ, do sản lượng cà phê của Indonesia bị ảnh hưởng bởi mưa lớn và tiêu thụ nội địa tăng, nước này có xu hướng tiêu thụ tăng khoảng 20% mỗi năm gần đây, đồng thời sản lượng của Ấn Độ lại cũng tăng mạnh trong những năm gần đây.
Là nước xuất khẩu cà phê nhân đứng thứ 2 vào thị trường EU nhưng đối với sản phẩm cà phê rang xay và hòa tan, Việt Nam chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ 0,21%.
Bảng 2.6: Thị phần trung bình của một số quốc gia xuất khẩu cà phê rang xay và hòa tan vào thị trường EU, giai đoạn 2005-2011
Đơn vị: %
Quốc gia
Thị phần
Quốc gia
Thị phần
Thụy Sỹ
35,58
Côte d’Ivoire
6,01
Braxin
19,51
Ấn Độ
4,47
Ecuador
14,65
Hoa Kì
2,39
Colombia
6,08
Việt Nam
0,21
Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa
Bên cạnh Braxin và Colombia là những quốc gia đã có tiếng về mặt hàng cà phê thì các nước công nghiệp phát triển với hệ thống chế biến khoa học và hiện đại đang chiếm lĩnh thị trường cà phê chế biến tại EU như Thụy Sỹ, Ecuador. Chỉ 3 quốc gia Thụy Sỹ, Braxin và Ecuador đã chiếm đến 70% thị phần cà phê rang xay và hòa tan của EU. Trong đó, đất nước ở khu vực Tây Âu, nước Thụy Sỹ, với những điểm tương đồng với EU về mặt vị trí địa lý, thói quen tiêu dùng, sở thích thị hiếu, là quốc gia nắm thị phần cao nhất 35,58%. Với mức thị phần 0,21% thì Việt Nam hầu như không có lợi thế cạnh tranh về mặt hàng cà phê chế biến này.
2.2.1.3 Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất cà phê là khác nhau giữa các vùng miền và tùy thuộc vào phương thức sản xuất. Theo kết quả của Quỹ nghiên cứu ICARD-MISPA, chỉ số nguồn lực nội địa (DRC) của mặt hàng cà phê trong giai đoạn 1995-2000 cho thấy cà phê Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, các chỉ số DRC giai đoạn này đều <1. Thế nhưng, độ lớn của các chỉ số lại tăng dần qua các năm, đến năm 2000 đã xấp xỉ con số 1. Bước qua năm 2001, con số tăng đột ngột lên 1,7 và đạt mức cao nhất vào năm 2002 là 2,1. Điều này có thể giải thích là do sự gia tăng về chi phí các yếu tố đầu vào trong quá trình trồng trọt, sản xuất, chế biến như chi phí phân bón, nước tưới, xăng dầu, chi phí lao động, nhân công, trang bị công nghệ máy móc...
Trước thời kỳ khủng hoảng giá là 1995-2000, loại phương pháp chính Việt Nam sử dụng là chế biến khô. Hầu hết nông dân đều tự phơi khô ngoài trời, sau đó bán lại cho người thu mua. Trình độ cơ giới hoá trong các hộ nông dân là rất thấp, rất ít hộ nông dân có thể sấy khô cà phê bằng máy. Sản lượng cà phê người nông dân bán lại, một phần nhỏ (từ 3 đến 6%) được các doanh nghiệp chế biến tư nhân chế biến thành cà phê bột, các doanh nghiệp thậm chí vẫn sử dụng các loại công nghệ chế biến từ thời Pháp thuộc, trên thực tế chỉ là tái chế và phân loại lại. Tuy nhiên, cũng đã có một số công ty bắt đầu áp dụng các loại công nghệ chế biến cao hơn thông qua nhập khẩu máy móc từ nước ngoài, song số lượng chưa nhiều, vì thế chi phí sản xuất cà phê ở giai đoạn này thấp. Trong thời kỳ khủng hoảng giá 2000-2004, phương thức chế biến của hộ nông dân vẫn chủ yếu là phơi khô. Trong khi đó, các công ty trong nước bắt đầu chú trọng hơn tới việc sử dụng công nghệ chế biến ướt, nhập khẩu các loại máy móc thiết bị mới, cho phép phân loại nhiều cấp độ sản phẩm, màu sắc và mùi vị tốt hơn, vì thế mà chi phí sản xuất cũng tăng theo. Đến năm 2003, việc đầu tư máy móc thiết bị dần đi vào quỹ đạo nên chi phí sản xuất cũng giảm, đến năm 2004 chỉ số DRC của mặt hàng cà phê Việt Nam về mức khoảng 1,8, nhưng vẫn lớn hơn 1.
Biểu đồ 2.5: Chỉ số DRC của cà phê Việt Nam, giai đoạn 1995-2004
Nguồn: Quỹ nghiên cứu ICARD-MISPA, 2003, tr.91
Về giai đoạn những năm gần đây, theo đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” do Bộ NN&PTNT xây dựng, kết quả phân tích, đánh giá của các chuyên gia trong ngành cho thấy rằng, hiện Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu mặt hàng cà phê nhân (khoảng 1 triệu tấn/ năm). Song do chi phí sản xuất tăng cao (năm 2009 giá thành sản xuất 1 kg cà phê nhân xô là 1.355 USD/ tấn), cao hơn hẳn so với các nước xuất khẩu cà phê hàng đầu vào EU như Braxin, Indonesia, Ấn Độ… nên lợi thế cạnh tranh mặt hàng cà phê của Việt Nam khá thấp (Báo Đất Việt, 2010).
2.2.1.4 Giá xuất khẩu
Mặc dù đối với nhiều mặt hàng, giá thấp thì có thể thu hút được nhiều người mua hơn, mang lại lợi thế trong cạnh tranh, nhưng đối với sản phẩm mà giá cả phản ánh chất lượng như cà phê thì việc giá cà phê thấp có thể mang ý nghĩa rằng, nhà nhập khẩu chưa có đủ sự hài lòng để sẵn sàng trả mức giá cao cho sản phẩm cà phê đó. Do mặt hàng cà phê nhân của Việt Nam chiếm đến 99% tổng sản lượng cà phê Việt Nam xuất sang EU, cũng như EU nhập khẩu chủ yếu mặt hàng cà phê nhân nên giá cà phê xuất khẩu chủ yếu được quyết định bởi giá cà phê nhân. Vì vậy, trong nội dung đề tài, tác giả sẽ tập trung hơn vào việc đánh giá so sánh chỉ số giá xuất khẩu mặt hàng cà phê nhân sang EU.
Biểu đồ 2.6: Giá cà phê nhân xuất khẩu của một số quốc gia vào thị trường EU
Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa
Mặc dù là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 vào EU, nhưng nhìn vào biểu đồ 2.6 ta có thể thấy, giá cà phê nhân trung bình mà EU nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn 2005-2011 là thấp nhất trong số các quốc gia xuất khẩu cà phê nhân hàng đầu vào thị trường này. So với Colombia, quốc gia nổi tiếng thế giới về chủng loại cà phê Arabica chất lượng cao thì năm 2005, giá cà phê của Colombia hơn giá của Việt Nam 2,5 lần; năm 2011, giá cà phê của Việt Nam đã cao hơn rất nhiều nhưng vẫn kém Colombia tới 2,6 lần. Còn so với đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Việt Nam về thị phần, nước Braxin, thì năm 2011, giá cũng cao hơn Việt Nam gần 2,1 lần. Riêng có năm 2008, giá của Việt Nam đã có sự rút ngắn cách biệt với các nước khác.
Các quốc gia có mức giá cao hàng đầu là Colombia, Peru, Honduras, Braxin, đều nằm ở khu vực Châu Mỹ Latin. Nguyên nhân có thể kể đến là do những quốc gia này xuất khẩu chủ yếu chủng loại Arabica rất được ưa chuộng ở EU. Trong khi đó Việt Nam xuất khẩu chủ yếu loại Robusta. Mức giá loại Arabica này thường cao hơn loại Robusta rất nhiều, thể hiện như biểu đồ 2.7, đặc biệt năm 2011 giá Arabica gấp gần 2,5 lần giá cà phê Robusta. Quay trở lại so sánh giá giữa các nước, ta thấy có một giai đoạn khá đặc biệt là 2008-2009, giá cà phê có sự biến động không đồng nhất, giá của Việt Nam, Indonesia giảm, Braxin giảm nhẹ, còn Colombia, Peru, Honduras lại tăng, đặc biệt là tăng mạnh những năm gần đây, lý do là sự biến động giá giữa cà phê Arabica và Robusta, năm 2009 giá Arabica tăng nhưng Robusta lại giảm. Sản lượng cà phê của Colombia, nước sản xuất cà phê Arabiaca lớn nhất thế giới, giảm mạnh đột ngột 31% là nguyên nhân chính đẩy giá Arabica lên cao; còn nguồn cung Robusta lớn từ Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ và hoạt động đầu cơ lũng đoạn tại thị trường Luân Đôn là nguyên nhân chính ép giá Robusta xuống thấp.
Biểu đồ 2.7: Mức giá các chủng loại cà phê, giai đoạn 2001-2011
Lưu ý: - Arabica gồm 3 loại: Colombia Milds, Other Milds, Brazillian Natural.
- Robusta
Nguồn: dữ liệu từ ICO, 2012, tr.3
Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác khiến giá xuất khẩu của Việt Nam thấp so với thị trường, đó là vấn đề về chất lượng. Đơn cử ta có thể so sánh giữa Việt Nam và Indonesia, đều nằm ở khu vực Châu Á, Indonesia cũng có cơ cấu mặt hàng khá tương đồng với Việt Nam, xuất khẩu chủ yếu chủng loại Robusta, nhưng giá cà phê nhân của Indonesia vẫn cao hơn Việt Nam, mặc dù sản lượng nhập khẩu thì thấp hơn Việt Nam rất nhiều, đó là do chất lượng cà phê của Việt Nam còn thấp.
Bảng 2.7: Giá cà phê rang xay và hòa tan xuất khẩu của một số quốc gia vào thị trường EU, giai đoạn 2005-2011
Đơn vị: EUR/ tấn
Năm
Thụy Sỹ
Colombia
Braxin
Ecuador
Việt Nam
2005
10.372
6.992
4.186
3.636
2.346
2006
10.914
7.475
5.214
4.199
3.186
2007
16.820
7.489
4.779
4.171
2.451
2008
20.051
7.449
5.468
5.144
2.514
2009
22.877
8.717
5.070
5.116
2.794
2010
23.537
9.758
5.243
5.169
3.972
2011
26.498
11.029
5.714
5.881
3.576
Trung bình
18.724
8.416
5.096
4.759
2.977
Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa
Về mặt hàng cà phê rang xay và hoà tan, mức giá bình quân của các quốc gia hầu hết đều cao hơn Việt Nam rất nhiều, như Braxin cao hơn 1,7 lần, Colombia 2,8 lần và đặc biệt là Thụy Sỹ với mức giá bình quân 18.724 EUR/tấn, cao hơn Việt Nam gấp 6,3 lần trong giai đoạn 2005-2011. Nguyên nhân ảnh hưởng tới giá nổi bật lên vẫn là 2 vấn đề cơ cấu và chất lượng. Các quốc gia tập trung vào việc chế biến sâu mang lại sản phẩm có giá trị gia tăng cao, trong khi Việt Nam, cà phê chế biến vẫn rất đơn giản, lượng cà phê đã tách cafein thấp, chưa phù hợp với thị hiếu của thị trường EU. Các quốc gia cung cấp cà phê với chất lượng cao luôn đạt tiêu chuẩn, còn chất lượng cà phê Việt Nam thì bị đánh giá là thấp so với mặt bằng chung.
Nhìn chung, giá cà phê Việt Nam xuất sang EU vẫn ở mức thấp. Và như đã đề cập ở trên, với mặt hàng mà giá cả thể hiện chất lượng như cà phê thì điều này đồng nghĩa chất lượng cà phê Việt Nam hiện thấp hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh, sẽ làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường EU.
2.2.2 Các chỉ tiêu định tính
2.2.2.1 Chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm
Hiện tại, cà phê của Việt Nam đang bị đánh giá là kém chất lượng rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường EU. Tổng số lỗi trong mẫu 300g cà phê nhân trung bình của toàn tỉnh Đak Lak là 375 lỗi niên vụ 2008/2009, cao gấp 2,35 lần so với niên vụ 2007/2008 (Công Luận, 2009). Có 3 hãng cà phê hàng đầu trên thị trường EU phải kể đến lần lượt đó là Kraft, Nestlé và Sarah. Thế nhưng 3 hãng cà phê này hầu như đều không hài lòng về chất lượng cà phê của Việt Nam, cà phê xuất khẩu cho tập đoàn Nestlé đạt chuẩn chỉ có 53%.
Vào tháng 5/2004, ICO đã triển khai Chương trình cải thiện chất lượng sản phẩm cà phê (CQP- Coffee Quality Improvement Programme) và thông qua Nghị quyết 420. Nghị quyết này yêu cầu tất cả các nước xuất khẩu thành viên ICO, trong đó có Việt Nam phải khai báo các thông tin về chất lượng sản phẩm bao gồm số lỗi và độ ẩm lên C/O khi xuất khẩu. Trong số 25 nước đã thực hiện yêu cầu đó thì không có Việt Nam, vì bản tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 4193:2005 được coi là văn bản chuẩn để phân loại cà phê chưa được áp dụng rộng rãi.
Niên vụ 2005/2006, ở tất cả 10 cảng của EU gồm Amsterdam, Antwerp, Barcelora, Bremen, Genoa, Hamburg, Le Havre, London, Rotterdam, Triest, tổng số cà phê bị loại là 1.485.750 bao 60 kg, trong đó Việt Nam chiếm 1.074.500 bao, tỉ lệ là 72,32%. Theo thống kê qua sàn giao dịch LIFFE ở Luân Đôn, niên vụ 2006/2007, tỉ lệ cà phê Việt Nam bị thải loại tiếp tục tăng (Đoàn Triệu Nhạn, 2007). Cụ thể trong số 708.300 bao bị thải loại thì Việt Nam chiếm tới 88%, gần 37.400 tấn. Niên vụ 2007/2008 có 2,4 triệu bao cà phê dưới chuẩn CQP, trong đó Việt Nam chiếm đến 61,53% khối lượng cà phê bị đánh giá là cà phê kém, xấu bị thải loại ở các cảng (ICO, 2009 B). Nguyên nhân do Việt Nam chủ yếu bán cà phê ở dạng nhân xô, phân loại theo tiêu chuẩn cũ TCVN 4193-93, bản tiêu chuẩn này chỉ đánh giá cà phê xuất khẩu rất đơn giản theo 3 tiêu chí về phần trăm lượng ẩm, hạt đen vỡ và tạp chất mà không xếp hạng theo số lỗi của cà phê. Đứng thứ 2 là cà phê của Indonesia, chiếm 11,39% niên vụ 2007/2008, chỉ gần bằng 1/5 lần cà phê kém xấu của Việt Nam. Qua đó, một thực tế phải nhìn nhận là cà phê nước ta xuất khẩu vào EU có khối lượng nhiều, đồng thời cũng bị thải loại nhiều nhất trên thị trường này.
Đánh giá chất lượng của các quốc gia khác, ta thấy như bảng 2.8 sau, chất lượng cà phê của các quốc gia hàng đầu khác xuất khẩu vào EU như Braxin, Honduras, Ecuador rất cao, đến 100% lượng cà phê là đảm bảo chất lượng, Colombia là 90,48%, ngay cả đến Ấn Độ, quốc gia thuộc khu vực Châu Á như Việt Nam, tỉ lệ đạt chuẩn cũng lên tới 97,73% .
Bảng 2.8: Khối lượng cà phê xuất khẩu phân loại theo Nghị Quyết 420 của ICO, niên vụ 2009/2010
Quốc gia
Tổng
(bao 60kg)
Tuân thủ tiêu chuẩn lỗi và độ ẩm (%)
Không tuân thủ tiêu chuẩn lỗi (%)
Không tuân thủ tiêu chuẩn độ ẩm (%)
Không tuân thủ cả 2 tiêu chuẩn (%)
Không xác định (%)
Braxin
19.909.756
100
0
0
0
0
Colombia
4.966.508
90,48
0
0
0
9,52
Ecuador
220.319
100
0
0
0
0
Honduras
2.811.249
100
0
0
0
0
Ấn Độ
1.460.247
97,73
2,27
0
0
0
Guatemala
2.721.076
100
0
0
0
0
Nguồn: ICO, 2010 B
Một chỉ tiêu đi đôi với chất lượng cần nói tới đó là vệ sinh an toàn thực phẩm. Vệ sinh an toàn thực phẩm xác định dựa trên các vấn đề liên quan đến vi sinh vật có khả năng gây bệnh, chất gây ô nhiễm công nghiệp, chất gây dị ứng, kim loại nặng, chất cặn thuốc trừ sâu, vật thể lạ và phụ gia thực phẩm… Ngành cà phê của Việt Nam vẫn chưa đảm bảo được những vấn đề trên. Việc sản xuất nhỏ lẻ, các hộ gia đình thiếu sân phơi, phải phơi sân đất; không có máy sấy, phải phụ thuộc vào thời tiết; công nghệ sản xuất lạc hậu; sử dụng lao động thủ công là chủ yếu... làm cho phần nhiều sản phẩm cà phê Việt Nam vẫn chưa đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong khi đó các nước như Braxin, Colombia, Peru sử dụng quy trình sản xuất cà phê tiên tiến, tạo ra những sản phẩm cà phê sạch, đạt yêu cầu về vệ sinh thực phẩm. Các nước này trong quá trình trồng trọt đến sản xuất đều đảm bảo tuân thủ hàm lượng chất hóa học, phân bón, cà phê được phơi, sấy ở những cơ sở tiêu chuẩn, sử dụng phổ biến các công cụ máy móc hiện đại trong công nghệ chế biến, hạn chế lao động thủ công do con người thực hiện để sản phẩm cà phê được vệ sinh. Đặc biệt, Liên đoàn những người trồng cà phê Colombia (FNC) còn có một trung tâm nghiên cứu và phát triển những kĩ thuật trồng cà phê thân thiện với môi trường như kĩ thuật kiểm soát sâu bệnh an toàn, kĩ thuật phân bón hữu cơ, quá trình chế biến ướt sử dụng ít nước… Vì thế, vệ sinh an toàn thực phẩm là một bất lợi của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh khi xuất khẩu cà phê vào EU.
2.2.2.2 Cơ cấu chủng loại sản phẩm
Cơ cấu cà phê xuất khẩu vào thị trường EU chủ yếu vẫn là mặt hàng cà phê nhân, hơn 99% là cà phê nhân chưa rang chưa tách cafein. Các nước xuất khẩu hàng đầu đều có tỉ trọng xuất khẩu cà phê nhân vượt trên 97%, trong đó tỉ trọng của Việt Nam chiếm đến 99,98%.
Bảng 2.9: Tỷ trọng cơ cấu cà phê xuất khẩu của một số quốc gia vào thị trường EU, giai đoạn 2005-2011
Quốc gia
Việt Nam
Peru
Indonesia
Braxin
Cà phê nhân (%)
99,98
99,91
99,88
98,37
Rang xay và hoà tan (%)
0,02
0,09
0,12
1,63
Quốc gia
Colombia
Côte d’Ivoire
Ecuador
Thuỵ Sỹ
Cà phê nhân (%)
97,34
84,45
16,15
3,42
Rang xay và hoà tan (%)
2,66
15,55
83,85
96,58
Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn Europa
Xét về trong chủng loại cà phê nhân là Arabica và Robusta thì Việt Nam xuất khẩu chủ yếu cà phê Robusta, là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất vào thị trường này. Trong khi đó, năm 2010, EU nhập khẩu khoảng 65,8% lượng cà phê Arabica, 34% lượng cà phê Robusta, còn lại chỉ 0,2% loại cà phê khác, cho thấy thị trường EU ưa chuộng loại cà phê Arabica hơn. Các nước xuất khẩu Arabica hàng đầu vào EU là Braxin, Colombia và Honduras. Như vậy có thể thấy lợi thế cạnh tranh của Việt Nam là tương đối thấp hơn so với các quốc gia xuất khẩu cà phê nhân hàng đầu khác về mặt chủng loại.
Về mặt hàng cà phê rang xay và hoà tan thì chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng số cà phê xuất khẩu vào EU. Nước xuất khẩu nhiều nhất loại cà phê chế biến này là Thụy Sỹ, tỉ trọng chiếm tới 96,58% tổng sản lượng quốc gia này xuất vào EU, tỉ trọng của Việt Nam chỉ có 0,02%, một con số không đáng kể. Thêm vào đó, các sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam hầu như chỉ là những sản phẩm hòa tan, đóng gói đơn giản. Có thể nói Việt Nam gần như không có năng lực cạnh tranh về mặt hàng cà phê chế biến này trên thị trường EU.
Đối với sản phẩm cà phê sạch, cà phê đạt chứng nhận thì Việt Nam sản xuất được rất ít để xuất sang EU. Năm 2009, CIB ước tính cà phê sạch chiếm khoảng 2% trong tổng sản lượng tiêu thụ cà phê của EU. Tổng lượng cà phê sạch và cà phê đạt chứng nhận Fai-trade chiếm 2,6%, những thị trường lớn nhất cho các sản phẩm cà phê này ở EU là Đức, Pháp, Anh. Các nước xuất khẩu cà phê Fair-trade lớn nhất vào EU là Peru, Colombia, Mexico, Guatemala. Khả năng cạnh tranh của Việt Nam về các sản phẩm cà phê này có thể nói là con số 0.
2.2.2.3 Kênh phân phối
Cà phê Việt Nam chủ yếu thâm nhập vào EU gián tiếp qua các đầu mối trung gian hoặc đại lý là các doanh nghiệp nước ngoài. Sau đó, các trung gian hoặc đại lý này mới phân phối đến nhà nhập khẩu hay các công ty rang xay cà phê ở EU. Phần lớn cà phê Việt Nam chưa tiếp cận được với các nhà nhập khẩu, nếu có cũng là những doanh nghiệp lớn, chưa kể đến tiếp cận trực tiếp với các nhà bán lẻ và hệ thống siêu thị ở EU là con số hiếm. Việt Nam vẫn chưa đủ khả năng xây dựng kênh phân phối riêng trên thị trường EU, điều này khiến cho các doanh nghiệp ít thu được thông tin thị trường và phản hồi về sản phẩm cà phê để đổi mới cho hợp lý. Như vậy, các doanh nghiệp trung gian vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong kênh phân phối của cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU. (tham khảo sơ đồ trong phần phụ lục)
Trong khi đó các đối thủ cạnh tranh khác như Braxin, Colombia... thì hoạt động hiệu quả hơn. Braxin có Tổ chức các nhà xuất khẩu, đóng vai trò trong việc tìm kiếm và thỏa thuận trực tiếp với các nhà nhập khẩu, cà phê Braxin được sản xuất, xuất khẩu trực tiếp chứ ít qua trung gian, vì vậy vừa có lợi thế về giá, vừa tạo được uy tín, khách hàng tin dùng. Bên cạnh đó, Braxin còn thâm nhập vào hệ thống siêu thị, tổ chức các chương trình thưởng thức cà phê miễn phí cho khách hàng, những người mua sắm nhằm giới thiệu trực tiếp sản phẩm cà phê đến người tiêu dùng. Còn Colombia thì có FNC đóng vai trò thu mua cà phê trong nước và kết nối thẳng với doanh nghiệp rang xay tại EU, liên kết thị trường trong nước và nhà nhập khẩu EU, phân phối cà phê trực tiếp, không phải qua nhiều trung gian.
2.2.2.4 Thương hiệu cà phê Việt Nam
Trong một thị trường có thu nhập cao như EU, điều mà người tiêu dùng quan tâm nhất không hẳn là giá cả mà là chất lượng sản phẩm và sự nổi tiếng của thương hiệu. Trong các năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành xúc tiến thương mại và tìm kiếm đối tác thông qua việc tham gia các hội chợ triển lãm, quảng bá thương hiệu. Tuần lễ văn hoá cà phê nhằm quảng bá cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng và cà phê Việt Nam nói chung được tổ chức cũng đã thu hút nhiều sự quan tâm của thế giới, trong đó có đại diện các nhà phân phối và rang xay cà phê lớn của EU. Điều này cho thấy nỗ lực của ta trong việc giới thiệu hình ảnh, thương hiệu cà phê Việt. Mặc dù vậy, vẫn phải thừa nhận rằng, tuy là nước xuất khẩu lớn thứ 2 vào EU nhưng người dân EU vẫn ít biết đến thương hiệu cà phê của Việt Nam.
Mặt hàng cà phê của Việt Nam xuất chủ yếu thông qua trung gian bằng các nhãn hiệu hàng hóa nước ngoài, trên 90% cà phê nhân Việt Nam đều được chế biến và đóng gói dưới nhãn hiệu của nước khác, nên thực tế thương hiệu cà phê của Việt Nam vẫn chưa được khẳng định. Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp cũng đã ý thức được tầm quan trọng của thương hiệu nên đã tiến hành đăng kí bảo hộ thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê. Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp có đăng kí tại nước ngoài còn quá ít. Thậm chí, có thương hiệu như cà phê Buôn Ma Thuột và Đak Lak đã bị doanh nghiệp Trung Quốc và Pháp chiếm dụng, đăng kí nhãn hiệu độc quyền trên một số thị trường nước ngoài. Việt Nam cũng có một số sản phẩm cà phê khá nổi tiếng, thế nhưng chỉ mới có 1 chỉ dẫn địa lý cho cà phê của Việt Nam “Buôn Ma Thuột” là nổi tiếng trên EU. Trong khi đó, các nước khác thì rất chú trọng vấn đề này và đã đăng kí chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm của mình, cả trong nước lẫn ngoài nước, gắn liền với hình ảnh quốc gia.
Bảng 2.10: Các chỉ dẫn địa lý nổi tiếng trên thế giới của một số quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu vào EU
Quốc gia
Chỉ dẫn địa lý
Braxin
Bahia, Bourbon Santos (Santos),
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài- NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU.doc