Tài liệu Khóa luận Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sữa Việt Nam VinaMilk trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: Trường Đại học ngoại thương
Khoa kinh tế ngoại thương
khóa luận tốt nghiệp
Đề tài:
Năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Vũ đức cường
Sinh viên thực hiện: Nguyễn mỹ hạnh
Lớp: Nga-k40D
Hà Nội - Năm 2005
Mục lục
Trang
Lời mở đầu : ……………………….……………………………………………4
Chương I : Lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực 7 cạnh tranh của doanh nghiệp :
I. Khái luận về cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. .………………………….7 1. Khái niệm về cạnh tranh :………………….…………………………………….7
2. Các hình thái cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường…………………………..10
2.1. Thị trường cạnh tranh… .....……………………………………..10
2.2. Cạnh tranh của doanh nghiệp ..……………………………….…12
3. Vai trò của cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường…………………………….......................................15
II. Nâng ca...
91 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sữa Việt Nam VinaMilk trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học ngoại thương
Khoa kinh tế ngoại thương
khóa luận tốt nghiệp
Đề tài:
Năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Vũ đức cường
Sinh viên thực hiện: Nguyễn mỹ hạnh
Lớp: Nga-k40D
Hà Nội - Năm 2005
Mục lục
Trang
Lời mở đầu : ……………………….……………………………………………4
Chương I : Lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực 7 cạnh tranh của doanh nghiệp :
I. Khái luận về cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. .………………………….7 1. Khái niệm về cạnh tranh :………………….…………………………………….7
2. Các hình thái cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường…………………………..10
2.1. Thị trường cạnh tranh… .....……………………………………..10
2.2. Cạnh tranh của doanh nghiệp ..……………………………….…12
3. Vai trò của cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường…………………………….......................................15
II. Nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường…………………………………………………………………………… ...16
Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp…………………………...16
Khái niệm về sức cạnh tranh , năng lực cạnh tranh và các cấp độ của năng lực cạnh tranh ………………………………………..16
Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp …21
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ……...…….23
Nhân tố giá cả hàng hoá, dịch vụ………………………………23
Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm………………………………… 24
Chất lượng hàng hoá dịch vụ…………………………….. ……25
Tổ chức hoạt động tiêu thụ hàng hoá dịch vụ…………………. 26
Nhân tố thời gian…………………………………………… …27
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp…………………... …28
Uy tín doanh nghiệp …………………………………………...28
ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp……………..29
III.Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần sữa Việt Nam trong điều kiện hội nhập KTQT …………………………………..………30
Những cơ hội và thách thức đối với ngành sữa Vinamilk trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ……………………………………………………...30
1.1. Những cơ hội đối với ngành sữa Vinamilk trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực :…..………………………………………….31
1.1.1. Thị trường thế giới ……………………………………31
1.1.2. Thị trường trong nước…………………………………34
1.2. Những thách thức đối với ngành sữa Vinamilk trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực :…………………………………...……35
1.2.1. Thị trường thế giới …………………………………....35
1.2.2. Thị trường trong nước ………………………….…….36
Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Sữa Việt Nam …………………………………………………………………………………..37
2.1. Đối với ngành sữa :...…….……………………………………….37
2.2. Đối với công ty cổ phần Sữa Việt Nam : ……………………….. 38
Chương II : Phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của 40 Vinamilk trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
I. Khái quát về thị trường sữa và giới thiệu về Công ty Vinamilk ……… ….....40
1. Khái quát về thị trường sữa Thế giới và Việt Nam ……………………………..40
2. Quá trình hình thành và phát triển :…………………………………………...…46
3. Mục tiêu, triết lý kinh doanh , cam kết và chính sách chất lượng ………………48
4. Sản phẩm và thị trường ………………………………………………………….49
5. Mạng lưới phân phối ……………………………………………………………50
II. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Vinamilk trong điều kiện hội nhập …52
Phân tích một số chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của Công ty ………………………………………………………………………..………52
1.1. Nhân tố giá cả …………………………………………………….52
1.2.Sản phẩm và cơ cấu…………………………………………...……53
1.3.Chất lượng sản phẩm ………………………………………...……55
1.4.Phân phối …………………………………………………….…….56
1.5.Hoạt động xúc tiến bán hàng , công tác PR……………..…………57
Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Vinamilk : …………………………58
2.1. Những mặt đã đạt được trong nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty ………………………………………………………………58
2.2. Những mặt chưa đạt được trong nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty : …………………………….………………………………60
Chương III: Một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinamilk 66
I.Mục tiêu định hướng phát triển của công ty Vinamilk đến năm 2010:………66
1. Định hướng và Mục tiêu phát triển của ngành sữa Việt Nam …………………...66
2. Định hướng và Mục tiêu phát triển của Công ty Vinamilk.……………………..71
II. Một số biện pháp đề xuất nhằm nâng cao NLCT của Công ty Vinamilk….79
1.Về phía Nhà nước:Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư phát triển ngành sữa …………………………………………………..………………………………….79
1.1.Về thị trường ……………………. ………………………………79
1.2.Về đầu tư ………………... ………………………………………80
1.3.Về nghiên cứu khoa học , chuyển giao công nghệ. ……………...80
1.4.Về phát triển vùng chăn nuôi bò sữa …………………………….81
1.5.Quan tâm đến “ sản phẩm đầu ra “, ở đây chủ yếu là sữa tươi …..82
1.6. Giải pháp về thú y và vệ sinh thực phẩm : ………………………83
1.7.Về phát triển nguồn nhân lực : …………………………………..83
1.8.Về huy động vốn . ………………………………………….……83
2.Về phía doanh nghiệp . ………………………………………………………..…83
2.1.Xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp ……………………...………………………………………………………………83
2.2.Xây dựng nhận thức đúng đắn về hội nhập : …………………..…84
2.3.Phát huy nhân tố con người …………………………………...… 86
2.4.Đầu tư hợp lý cho công nghệ . ……………………………………88
2.5.Giải pháp về xây dựng thương hiệu và văn hoá kinh doanh ……………………………………………………………………………………...89
Kết luận :…………………………………………………………………….…90
Tài liệu tham khảo :…………………………………………………………….…91
Lời mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài
Những thành tựu và lợi ích to lớn do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho mỗi nước tham gia là rõ ràng không thể phủ nhận. Ngày nay, không một dân tộc nào có thể phát triển đất nước mình theo con đường tự cung, tự cấp, cô lập với bên ngoài.Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, việc nhận thức đầy đủ những đặc trưng quan trọng này và ứng dụng vào tình hình thực tế của đất nước là cần thiết. Chính vì vậy, chiến lược phát triển mà chúng ta đã lựa chọn và khẳng định là “ Hướng mạnh vào xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả, chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu sang dạng chế biến sâu, mở ra những mặt hàng mới có giá trị thặng dư cao “.
Công ty Vinamilk là một trong những điển hình thành công về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Lần bán đấu giá cổ phần vào giữa tháng 2 trong năm nay, Vinamilk đã giúp Nhà nước thu về thêm 385 tỷ đồng thay vì dự kiến ban đầu là 187 tỷ đồng. Mười năm qua, Vinamilk đã đầu tư 1.169,8 tỷ đồng phát triển quy mô sản xuất, nâng cấp, đổi mới công nghệ. Xây dựng mới 5 nhà máy chế biến sữa trên 5 vùng trọng điểm của cả nước; tiến hành cuộc “ cách mạng trắng “ bằng việc tạo lập vùng nguyên liệu nội địa … Nhờ đó, tốc độ sản xuất và kinh doanh luôn tăng, từ 15-35%/ năm.Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/nguồn vốn kinh doanh đạt từ 20-30%. Nộp ngân sách Nhà nước 3.080,7 tỷ đồng, tổng vốn chủ sở hữu tăng gấp 10 lần, từ 216 tỷ đồng (1992) lên 2015 tỷ đồng năm 2005, thị phần liên tục được giữ vững từ 50-90%.Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện một loạt Công ty đang cạnh tranh rất quyết liệt với Công ty Vinamilk và doanh thu của họ cũng liên tục tăng (như mức tăng trưởng nhảy vọt của Nutifood 50%, Hancofood là 100%/năm… )
Việt Nam sắp ra nhập WTO vào năm 2006, sẽ có nhiều Công ty nước ngoài hơn nữa xâm nhập vào thị trường Việt Nam, hàng hoá Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn và sự đào thải cũng nghiệt ngã hơn. Nếu công tác chuẩn bị không tốt, sự tác động này là rất lớn, không loại trừ khả năng một số ngành kinh tế sẽ bị chết yểu trước sức tấn công của hàng hoá ngoại nhập.
Vì vậy, việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty Vinamilk trong giai đoạn hiện nay là cần thiết.
2.Mục đích nghiên cứu
Khoá luận tốt nghiệp này không ngoài mục đích làm sáng tỏ lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh thông qua việc nghiên cứu quá trình phát triển và năng lực cạnh tranh của Công ty Vinamilk nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Vinamilk trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng chính mà khoá luận tập trung nghiên cứu là năng lực cạnh tranh của Công ty Vinamilk. Ngoài ra, khoá luận còn đề cập đến tình hình sản xuất và tiêu thụ trên thế giới và tình hình sản xuất mặt hàng sữa và sản phẩm sữa ở Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu đề tài này là phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp diễn giải – quy nạp; phương pháp đối chiếu – so sánh, phương pháp lôgíc, phương pháp mô tả khái quát.
5.Bố cục của khóa luận
Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, bố cục của khoá luận bao gồm 3 chương sau:
Chương I : Lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chương II : Phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của Vinamilk trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương III : Một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinamilk.
Do thời gian làm, đồng thời với kiến thức và tư duy còn hạn hẹp, nên ý kiến của em nêu ra có thể còn chưa hợp lý. Em rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của các thầy cô, và các bạn đọc.
Qua khoá luận này, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo Vũ Đức Cường, người đã giúp đỡ và chỉ dẫn cho em trong quá trình thực hiện khoá luận. Cám ơn khoa KTNT, thư viện trường Đại học Ngoại Thương, thư viện Quốc Gia, Trung tâm thông tin thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn … đã giúp đỡ và cung cấp cho em nhiều tài liệu và thông tin bổ ích để thực hiện khoá luận. Cám ơn mẹ đã tạo điều kiện cho con được học tập ở trường Đại học Ngoại Thương, cám ơn tất cả thầy cô đã dạy dỗ em trong bốn năm qua.
Nguyễn Mỹ Hạnh
Chương I : Lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
I. Khái luận về cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1. Khái niệm về cạnh tranh
Doanh nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế thị trường nên chịu sự chi phối hoạt động của các quy luật kinh tế: quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh. Trong nền kinh tế này mọi người đều được tự do kinh doanh, đây chính là nguồn gốc dẫn tới cạnh tranh. Cạnh tranh trên thị trường rất đa dạng và phức tạp giữa các chủ thể có lợi ích đối lập nhau như cạnh tranh giữa những người mua, giữa những người bán, giữa những người bán với người mua, giữa các nhà sản xuất, giữa các doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp nước ngoài,... Cạnh tranh phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa.
Vậy cạnh tranh là gì?
Xét dưới giác độ các quốc gia thì cạnh tranh có thể được hiểu là quá trình đương đầu của các quốc gia này với các quốc gia khác trong quá trình hội nhập kinh tế.
Xét dưới giác độ ngành kinh tế - kỹ thuật, từ trước đến nay, cạnh tranh được chia thành 2 loại là cạnh tranh giữa các ngành và cạnh tranh nội bộ ngành.
- Cạnh tranh giữa các ngành là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực khác nhau nhằm thu được lợi nhuận lớn và có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với vốn đã bỏ ra, cùng đó là việc đầu tư vốn vào ngành có lợi nhất cho sự phát triển. Sự cạnh tranh giữa các ngành dẫn đến việc các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những ngành đầu tư có lợi nhất nên đã chuyển vốn đầu tư từ ngành có lợi nhuận cao hơn. Điều này, vô hình chung đã hình thành nên sự phân phối vốn hợp lý giữa các ngành khác nhau và giúp các doanh nghiệp ở các ngành khác nhau có số vốn bằng nhau thì thu được lợi nhuận ngang nhau.
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm hàng hoá - dịch vụ nào đó. Cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến sự hình thành nên giá cả thị trường trên cơ sở giá trị xã hội của loại hàng hoá dịch vụ đó. Trong cuộc cạnh tranh này, các doanh nghiệp đấu tranh với nhau để giành chiến thắng. Những doanh nghiệp giành chiến thắng sẽ mở rộng quy mô hoạt động của mình trên thị trường, còn những doanh nghiệp nào thua cuộc sẽ phải thu hẹp phạm vi kinh doanh, thậm chí các doanh nghiệp này còn có thể dẫn đến giải thể, phá sản.
Đề cập tới cạnh tranh trong điều kiện nền kinh tế TBCN, K. Mark đã đưa ra khái niệm cạnh tranh như sau: "Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch".
Như vậy, khi nghiên cứu cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, Mark đã coi cạnh tranh là cuộc giành giật các lợi thế để thu được lợi nhuận siêu ngạch.
Tuy nhiên, cũng trong nền kinh tế TBCN, cuốn sách "Từ điển kinh doanh" (Xuất bản năm 1992, Anh) lại đưa ra khái niệm cạnh tranh như sau: "cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về phía mình" để đề cập đến sự cạnh tranh ở thị trường các yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp.
Nói tóm lại, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các ngành kinh tế, giữa các quốc gia trong việc giành giật các lợi thế để thực hiện các mục tiêu khác nhau trong từng giai đoạn cạnh tranh nhất định.
Nếu xét cạnh tranh dưới góc độ các doanh nghiệp thì thực chất cạnh tranh là sự ganh đua về lợi ích kinh tế, về chủ thể tham gia thị trường. Đối với khách hàng, bao giờ họ cũng muốn mua được hàng hoá có chất lượng cao mà giá lại rẻ, còn các doanh nghiệp lại muốn được tối đa hoá lợi nhuận của mình. Với mục tiêu là lợi nhuận, các doanh nghiệp phải tìm cách giảm chi phí, giành giật khách hàng về phía mình. Từ đó, cạnh tranh đã xảy ra.
Cạnh tranh là quy luật của nền kinh tế thị trường, nó là động lực thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá phát triển. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải nhận thức đúng đắn về cạnh tranh để từ đó luôn phát huy nội lực, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Mặt khác, tránh cạnh tranh bất hợp pháp dẫn đến làm tổn hại lợi ích của cộng đồng cũng như làm suy yếu chính mình.
Trong nền kinh tế thị trường, mong muốn tồn tại và phát triển trong cạnh tranh luôn là mục đích tự thân của mỗi doanh nghiệp. Cũng trong nền kinh tế đó, khách hàng là người tự do lựa chọn nhà cung ứng, là nhân tố quyết định sự tồn tại của các doanh nghiệp. Họ không phải tự tìm kiếm đến các doanh nghiệp như trước đây mà buộc các doanh nghiệp phải tìm kiếm khách hàng cho mình và khai thác nhu cầu nơi họ. Nghĩa là, muốn khách hàng tiêu thụ sản phẩm thì các doanh nghiệp nên đưa sản phẩm của mình tới khách hàng để họ biết, cảm nhận được và có quyết định dùng hay không dùng. Với cơ chế thị trường, có được một khách hàng là rất khó khăn, các doanh nghiệp phải giữ từng khách hàng, giành giật từng khách hàng, doanh nghiệp nào cũng muốn đưa sản phẩm của mình tới tay khách hàng. Nếu doanh nghiệp nào nhanh hơn thì doanh nghiệp đó sẽ chiến thắng trong cạnh tranh. Quy luật chọn lọc nghiệt ngã này đã chia doanh nghiệp thành hai nhóm chính, đó là nhóm doanh nghiệp năng động và nhóm doanh nghiệp trì trệ. Chính điều đó đã khiến các doanh nghiệp yếu phải nhanh chóng thích nghi, nếu không sẽ không có cơ hội phát triển và dẫn tới tình trạnh bị phá sản. Vì vậy, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh là con đường cơ bản để các doanh nghiệp thích nghi và tồn tại được.
Có thể nói, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu xảy ra và nó đóng vai trò quan trọng với tất cả các doanh nghiệp đó. Trong phạm vi giới hạn luận văn của mình, em chủ yếu tập trung nghiên cứu và phân tích loại hình cạnh tranh này.
2. Các hình thái cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
2.1. Thị trường cạnh tranh
Hình thái cạnh tranh này được xem xét dưới góc độ hành vi của thị trường, gắn liền với phương thức hình thành và vận động giá trên thị trường. Có các hình thái cạnh tranh như sau:
2.1.1. Hình thái thị trường cạnh tranh hoàn hảo
- Khái niệm: thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà ở đó có rất nhiều người bán mà không có người nào có ưu thế cung ứng một số lượng sản phẩm lớn ảnh hưởng đến giá cả. Tất cả các đơn vị hàng hoá trên thị trường được coi là giống nhau, ít có sự khác biệt về mẫu mã, hình thức, chất lượng. Tất cả người mua và người bán đều có hiểu biết đầy đủ về các thông tin liên quan đến việc trao đổi, vì vậy, việc tham gia và rút khỏi thị trường của họ rất dễ dàng. Họ không có khả năng nâng giá. Do đó, các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường này chủ yếu tìm biện pháp giảm chi phí tới mức thấp nhất.
- Tác dụng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
+ Thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến công nghệ, thay đổi sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
+ Làm cho người tiêu dùng dễ dàng lực chọn những sản phẩm vừa ý với mức giá thấp nhất.
+ Nhìn chung, xã hội thu được lợi ích do tài nguyên được phân phối theo hướng có lợi nhất, làm cho doanh nghiệp phải chuyển sang kinh doanh mặt hàng phù hợp với yêu cầu xã hội.
Đây là hình thái cạnh tranh hầu như không tồn tại hoặc rất khó thấy trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra. Tuy nhiên, tiến tới một thị trường cạnh tranh hoàn hảo vẫn là mục tiêu hướng tới của mỗi quốc gia trong xu thế hội nhập thương mại quốc tế.
2.1.2. Hình thái thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
Đây là một thị trường mà phần lớn sức mạnh thị trường thuộc về một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn. Các doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh các sản phẩm hàng hoá - dịch vụ cùng chủng loại nhưng khác nhau về nhãn hiệu. Chính những nhãn hiệu này lại mang những hình ảnh, uy tín khác nhau do người tiêu dùng nghĩ ra, có thể đúng hoặc không đúng. Do đó, một số người tiêu dùng (chứ không phải là tất cả) sẽ trả giá cao hơn cho sản phẩm mà mình thích. Có thể nói, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là một thị trường phổ biến trong điều kiện nền kinh tế hiện nay. Có hai hình thái thị trường cạnh tranh không hoàn hảo sau:
* Độc quyền tập đoàn:
Trong thị trường này chỉ có một số doanh nghiệp sản xuất toàn bộ hay hầu hết tổng sản lượng. Trong số đó, một số hoặc tất cả các doanh nghiệp đều thu được lợi nhuận đáng kể trong dài hạn, vì có các rào cản gia nhập làm cho các doanh nghiệp mới không thể gia nhập vào thị trường được. Tuy nhiên, một điều cần chú ý ở đây là các doanh nghiệp trong thị trường bị phụ thuộc lẫn nhau trong việc định giá cũng như sản lượng bán ra. Bởi lẽ, khi một doanh nghiệp trong nhóm độc quyền giảm giá hàng bán thì lợi thế đối với họ sẽ không được lâu, các doanh nghiệp khác cũng sẽ nhanh chóng giảm giá, như vậy, lợi ích của họ sẽ nhanh chóng giảm sút. Ngược lại, khi doanh nghiệp tăng giá chưa chắc các doanh nghiệp khác sẽ tăng giá theo, như vậy, doanh nghiệp sẽ làm mất khách hàng.
* Cạnh tranh độc quyền:
Đặc điểm nổi bật của thị trường độc quyền là số lượng các doanh nghiệp tham gia thị trường tương đối lớn, mỗi doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng lớn đến các quyết định sản xuất kinh doanh của riêng doanh nghiệp mình. Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, sản phẩm của các doanh nghiệp không đồng nhất. Người tiêu dùng phân biệt được các sản phẩm của các doanh nghiệp thông qua nhãn hiệu, bao bì và các dịch vụ kèm theo. Trên thị trường này, doanh nghiệp có quyền quyết định giá hàng hoá nhưng vẫn không phải hoàn toàn theo ý mình, các điều kiện về mua bán hàng hoá cũng khác nhau, các doanh nghiệp có thể có hình ảnh, uy tín khác nhau trong tâm trí mỗi khách hàng.
2.1.3. Hình thái thị trường độc quyền
Đây là hình thái thị trường mà ở đó chỉ có một người bán nhưng nhiều người mua (gọi là độc quyền bán) hoặc là chỉ có một người mua (gọi là độc quyền mua). Điều kiện gia nhập cũng như rút lui khỏi thị trường này vô cùng khó khăn do vốn đầu tư sản xuất kinh doanh thường rất lớn hoặc do sự độc quyền về kỹ thuật công nghệ. Chính vì vậy, đặc điểm nổi bật của thị trường này không có sự cạnh tranh về giá cả mà giá cả phụ thuộc vào quyền kiểm soát của người mua độc quyền hoặc người bán độc quyền.
Trên thị trường độc quyền, đường cầu của toàn bộ xã hội về một loại hàng hoá dịch vụ cũng như lượng hàng hoá mua vào, bán ra trên thị trường bằng các chiến lược kinh doanh của mình.
Với hình thái này, chỉ có người tiêu dùng cuối cùng là gặp nhiều bất lợi nhất, doanh nghiệp độc quyền có thể tạo ra sự khan hiếm hàng hoá hoặc bán hàng hoá với giá cao. Để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng hiện nay, đã có nhiều quốc gia đề ra luật chống độc quyền. Tuy nhiên, độc quyền cũng có mặt tích cực, nó đem lại lợi ích cho xã hội nhờ quá trình đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học- kỹ thuật. Doanh nghiệp độc quyền thường có trình độ tập trung hoá sản xuất cao, mở rộng được quy mô sản xuất nên giảm được chi phí sản xuất tính trên một đơn vị sản phẩm.
2.2. Cạnh tranh của doanh nghiệp
Trong cùng một thị trường, các doanh nghiệp cùng ngành cạnh tranh với nhau trong việc lựa chọn yếu tố đầu vào, cạnh tranh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
2.2.1. Cạnh tranh trong việc lựa chọn yếu tố đầu vào
Thực chất, đây là việc các doanh nghiệp tìm kiếm cho mình một nguồn cung ứng tốt nhất, đầy đủ, thường xuyên nhất và chi phí cho các yếu tố đầu vào nhỏ nhất. Trong cơ chế thị trường, nhiều nhà cung ứng và nhiều doanh nghiệp cùng có nhu cầu về một số yếu tố đầu vào nhất định sẽ song song tồn tại cùng một lúc. Mỗi nhà cung ứng có một mức giá cho các yếu tố đầu vào khác nhau, do đó, các doanh nghiệp sẽ chọn cho mình một nhà cung ứng có mức giá thấp cũng như có dịch vụ cung ứng tốt. Tuy nhiên, để tránh tình trạnh có nhà cung ứng độc quyền các doanh nghiệp nên chọn cho mình một số nhà cung ứng trong đó có một nhà cung ứng chính. Điều này vô hình chung sẽ dẫn tới một số nhà cung ứng có giá cao sẽ bị loại bỏ. Ngược lại, các nhà cung ứng lại muốn lựa chọn khách mua các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất với mức giá cao.
2.2.2. Cạnh tranh trong quá trình sản xuất
Cạnh tranh trong quá trình sản xuất chính là quá trình ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc tìm các câu trả lời tối ưu nhất cho các câu hỏi sau: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào ? Bởi vì trả lời tốt được các câu hỏi này thì các doanh nghiệp mới có cơ hội tồn tại và phát triển được.
Sản xuất cái gì? Thực ra, doanh nghiệp cần phải suy tính xem sản xuất mặt hàng nào thì sẽ thu được lợi nhuận tối ưu nhất. Trước hết, các doanh nghiệp cần tìm hiểu thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng, để từ đó tập trung sản xuất những mặt hàng phù hợp. Doanh nghiệp nào tìm ra được nhu cầu đầu tiên và nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đó thì sẽ giành chiến thắng. Tuy nhiên, hiện nay, quan điểm về cạnh tranh không dừng ở mức độ này mà cạnh tranh còn là việc các doanh nghiệp cùng nhau kích thích tạo ra nhu cầu mới trên thị trường để từ đó khai thác các nhu cầu này.
Sản xuất cho ai? Đây chính là câu hỏi khiến các doanh nghiệp phải đi tìm cho mình các khách hàng mục tiêu, để từ đó có các chiến lược định vị sản phẩm. Điều này cũng là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Sản xuất như thế nào? Việc trả lời các câu hỏi này sẽ giúp các doanh nghiệp tìm ra phương thức sản xuất tốt nhất với chi phí tốt nhất để từ đó hạ giá thành và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Do đó, trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp đã không ngừng áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để sản xuất ra sản phẩm có giá trị cao và giá thành hạ.
Tóm lại, cạnh tranh trong quá trình sản xuất là sự ganh đua trong sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, đẩy nhanh doanh số bán hàng cũng như việc áp dụng các phương thức sản xuất nhằm giảm thiểu chi phí để mong muốn có được lợi nhuận cao của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào thực sự làm được điều này thì doanh nghiệp đó sẽ giành chiến thắng trong cạnh tranh.
2.2.3. Cạnh tranh trong quá trình tiêu thụ hàng hoá dịch vụ.
Có thể nói, đây là lĩnh vực cạnh tranh gay gắt nhất, nó quyết định tính sống còn của mỗi doanh nghiệp. Trọng tâm của cuộc cạnh tranh này là sự giành giật thị trường và khách hàng của mỗi doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp sẽ có điều kiện đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, thực hiện mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải tìm mọi cách nhằm thu hút khách hàng về phía mình, tìm được chỗ đứng ổn định và lâu dài trên thị trường bằng việc thực hiện các chiến lược và các giải pháp khác nhau. Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào tìm được cho mình một lượng khách hàng lớn, hàng hoá dịch vụ tiêu thụ nhiều sẽ là doanh nghiệp chiến thắng và ngược lại.
3. Vai trò của cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Cạnh tranh là một trong ba quy luật chi phối cơ chế thị trường. Nguồn gốc của cạnh tranh là sự tự phát triển trong kinh doanh về quy mô hoạt động, thành phần tham gia cũng như các sản phẩm tạo thành. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường có thể ví như cuộc chạy đua không có đích, bất kỳ doanh nghiệp nào mà xác định cho mình một cái đích trong cuộc chạy đua này thì sẽ tạo thành nhịp cầu cho doanh nghiệp khác chạy qua. Tuy nhiên, cạnh tranh lại là cuộc chạy đua trên hai trận tuyến. Đó là cạnh tranh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và cuộc cạnh tranh giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Chính vì lý do này mà cạnh tranh giúp cho giá cả của hàng hoá dịch vụ có xu hướng giảm xuống, trong khi đó, chất lượng hàng hoá, dịch vụ ngày càng được nâng cao phù hợp với mong muốn của người tiêu dùng.
Đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, nhờ có cạnh tranh mà các doanh nghiệp này đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu vươn lên trong mọi lĩnh vực, từ việc giảm thiểu chi phí cho đến thực hiện các mục tiêu chung. Chính điều này đã là động lực giúp các doanh nghiệp vươn lên trong quá trình tồn tại. Hơn nữa, cạnh tranh còn là công cụ giúp các doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu kinh doanh và cũng nhờ có cạnh tranh sẽ tạo ra cho doanh nghiệp những thách thức và cơ hội trong kinh doanh, để từ đó, giúp các doanh nghiệp khai thác mọi cơ hội và tránh được các rủi ro.
Ngoài ra, khi nền kinh tế thị trường xuất hiện cơ chế tự điều tiết vĩ mô, có sự dịch chuyển cơ cấu ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện thực tế thì cạnh tranh sẽ loại bỏ các doanh nghiệp có chi phí cao, không đáp ứng được nhu cầu xã hội. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả tiếp tục phát triển đóng góp cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Từ đó, cạnh tranh sẽ tạo nên sự ràng buộc giữa các doanh nghiệp tạo ra một sức mạnh tổng thể cho sự phát triển qua việc phối hợp hài hoà các chức năng, nhiệm vụ giữa các doanh nghiệp khác nhau trong các ngành kinh tế. Với sự phối hợp này sẽ giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp diễn ra thông suốt, sản phẩm hàng hoá sản xuất ra tiêu thụ dễ dàng hơn, các doanh nghiệp sẽ giảm bớt lo lắng là không có thị trường tiêu thụ những sản phẩm đó.
Tóm lại: Khi có nền kinh tế thị trường thì tất yếu sẽ tồn tại quy luật cạnh tranh, đó là quy luật góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên, đứng trên từng giác độ khác nhau thì cạnh tranh luôn là hai mặt của một vấn đề. Một mặt cạnh tranh là động lực phát triển đối với mỗi doanh nghiệp. Mặt khác, cạnh tranh lại mang những đe doạ, nguy cơ tiềm tàng sẵn sàng loại bỏ những thành phần tham gia nền kinh tế thị trường nếu như không kịp thời thích ứng với nó.
Hơn nữa, cạnh tranh không phải là sự huỷ diệt mà là sự thay thế, thay thế những doanh nghiệp khác làm ăn có hiệu quả hơn, đáp ứng được nhu cầu xã hội, thúc đẩy nền kinh tế mỗi quốc gia phát triển.
Nhận thức được vấn đề này, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trong thời kỳ đầu của nền kinh tế thị trường, phải không ngừng tích luỹ những kiến thức, sẵn sàng có những ứng xử cần thiết và thích hợp trước những hoàn cảnh do cạnh tranh mang lại cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế và đất nước.
II. Nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.1. Khái niệm về sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các cấp độ của năng lực cạnh tranh
1.1.1.Khái niệm về sức cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
- Về sức cạnh tranh
Sức cạnh tranh là khái niệm được dùng cho phạm vi doanh nghiệp trong lý thuyết tổ chức các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được coi là có sức cạnh tranh (hay năng lực cạnh tranh) và được đánh giá là có thể đứng vững cùng các nhà sản xuất khác, khi các sản phẩm thay thế hoặc các sản phẩm tương tự được đưa ra với mức giá thấp hơn các sản phẩm cùng loại; hoặc cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng và dịch vụ ngang bằng hay cao hơn. Nhìn chung, khi xác định sức cạnh tranh của một doanh nghiệp hay một ngành cần xem xét đến tiềm năng sản xuất kinh doanh một hàng hoá hay một dịch vụ ở mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến mà không phải trợ cấp.
Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã lựa chọn một định nghĩa cố gắng kết hợp cho cả doanh nghiệp, ngành và quốc gia như sau: .Sức cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.. Định nghĩa này theo em là phù hợp và phản ánh được khái niệm cạnh tranh quốc gia trong mối liên hệ gắn kết với hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập và mức sống nhân dân.
- Về năng lực cạnh tranh:
Năng lực cạnh tranh (còn gọi là sức cạnh tranh; Anh: Competitive Power; Nga: Cancurentia; Pháp: Capacité de Concurrence), khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp (Từ điển thuật ngữ kinh tế học, 2001, NXB Từ điển Bách khoa Hà nội, trang 349). Theo định nghĩa này, có thể thống nhất bốn thuật ngữ hiện đang được sử dụng: năng lực cạnh tranh, sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh và tính cạnh tranh đều có nội dung tương tự nhau và hiểu tên của chúng một cách nhất quán trong đề tài này là "năng lực cạnh tranh".
1.1.2. Các cấp độ của năng lực cạnh tranh:
Năng lực cạnh tranh có thể được phân biệt thành bốn cấp độ:
Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia
Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá
Năng lực cạnh tranh ở bốn cấp độ phân biệt trên đây có mối tương quan mật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Do đó, khi xem xét, đánh giá và đề ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung cần thiết phải đặt nó trong mối tương quan chung giữa các cấp độ năng lực cạnh tranh nêu trên. Một mặt, tổng số năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp của một nước tạo thành năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia đó. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bị hạn chế khi năng lực cạnh tranh cấp quốc gia và của sản phẩm doanh nghiệp đó đều thấp. Mặt khác, năng lực cạnh tranh quốc gia thể hiện qua môi trường kinh doanh, cạnh tranh quốc tế và trong nước (đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế). Trong đó, các cam kết về hợp tác kinh tế quốc tế, các chính sách kinh tế vĩ mô và hệ thống luật pháp có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành và của sản phẩm hàng hoá trong quốc gia đó. Vì vậy, trước khi đề cập đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, em xin được sơ lược về năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia và của sản phẩm. Còn năng lực cạnh tranh cấp ngành có mối quan hệ và chịu ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh quốc gia và của sản phẩm tương tự như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nên không đề cập đến.
1.1.2.1. Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia
Trong một báo cáo về tính cạnh tranh tổng thể của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 1997 đã nêu ra: "năng lực cạnh tranh của một quốc gia là năng lực của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác". Như vậy, năng lực cạnh tranh cấp quốc gia có thể được hiểu là việc xây dựng một môi trường cạnh tranh kinh tế chung, đảm bảo phân bố có hiệu quả các nguồn lực, để đạt và duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững. Môi trường cạnh tranh kinh tế chung có ý nghĩa rất lớn đối với việc thúc đẩy quá trình đầu tư, tự điều chỉnh, lựa chọn của các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp theo các tín hiệu thị trường được thông tin đầy đủ. Mặt khác, môi trường cạnh tranh thuận lợi sẽ tạo khả năng cho chính phủ hoạch định chính sách phát triển, cải thiện đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế và hội nhập ngày càng có hiệu quả, sẽ ảnh hưởng quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài những yếu tố về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý kinh tế ... có 8 yếu tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh quốc gia, bao gồm:
Độ mở cửa kinh tế
Vai trò của chính phủ: vai trò và mức độ can thiệp của nhà nước vào hoạt động cạnh tranh
Tài chính ngân hàng
Công nghệ: là mức độ đầu tư cho nghiên cứu triển khai (R&D); trình độ công nghệ và tích luỹ kiến thức công nghệ
Cơ sở hạ tầng
Hệ thống quản lý, chất lượng quản lý nói chung
Lao động: là số lượng và chất lượng lao động, hiệu lực và tính linh hoạt của thị trường lao động
Thể chế, hiệu lực của pháp luật và thể chế xã hội đặt nền móng cho nền kinh tế hiện đại mang tính cạnh tranh, bao gồm quy định của luật pháp và quyền sở hữu.
Từ năm 2000, WEF điều chỉnh lại các nhóm tiêu chí, gộp thành ba nhóm lớn để đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia là: Sáng tạo kinh tế, khoa học công nghệ, tài chính, quốc tế hoá. Trong đó, trọng số của sáng tạo kinh tế, khoa học công nghệ đã tăng mạnh từ 1/9 lên 1/3. Theo phân tích và đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thì sức vươn lên trong hội nhập, cạnh tranh của nền kinh tế nước ta chưa mạnh, trong khi xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra yêu cầu rất cao tới năng lực cạnh tranh của các quốc gia và năng lực cạnh tranh của cấp quốc gia ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.1.2.2. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá
Một sản phẩm hàng hoá được coi là có năng lực cạnh tranh khi nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì.... hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hoá cùng loại. Nhưng năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá lại được định đoạt bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sẽ không có những năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá cao khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó thấp.
ở đây cũng cần phân biệt năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau. Năng lực cạnh tranh của hàng hoá có được do năng lực cạnh tranh của chủ thể (doanh nghiệp) tạo ra; nhưng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ do năng lực cạnh tranh của hàng hoá mà có, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá có ảnh hưởng lớn và thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.1.2.3.Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Trong cơ chế thị trường, một doanh nghiệp muốn có một chỗ đứng vững chắc, ngày càng mở rộng quy mô hoạt động thì cần phải có một tiềm lực đủ mạnh để có thể cạnh tranh trên thị trường. Tiềm lực đó chính là năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp.
"Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp nhờ vào đó có thể tự duy trì vị trí của mình trên thị trường cạnh tranh cũng như đảm bảo thực hiện một mức lợi nhuận ít nhất là bằng tỷ lệ cho việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp".
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện ở 4 yếu tố chính: giá cả, chất lượng sản phẩm, các dịch vụ kèm theo và yếu tố thời gian.
Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải tìm ra các phương án tối ưu để giảm chi phí, hạ thấp giá thành, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức tốt mạng lưới bán hàng và biết chọn thời điểm bán hàng hợp lý nhằm thu hút khách hàng và mở rộng thị trường.
Tăng năng lực cạnh tranh là điều tất yếu của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Như trên đã nói, cạnh tranh của doanh nghiệp được diễn ra trong suốt quá trình sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cạnh tranh trong việc lựa chọn các yếu tố đầu vào, cạnh tranh trong quá trình sản xuất và cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp bao giờ cũng là doanh thu và lợi nhuận, nghĩa là nó phụ thuộc trực tiếp vào các sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Do đó, người ta sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
* Giá thành sản phẩm :
Trong đó: - Z là giá thành sản phẩm
- FCD là chi phí cố định
- là chi phí biến đổi bình quân
- Q là khối lượng hàng hoá
Căn cứ vào giá thành, các doanh nghiệp sẽ định giá bán cho từng loại sản phẩm hàng hoá.
* Thị phần của doanh nghiệp.
Thị phần của Công ty có thể hiểu là phần mà Công ty chiếm được trên một thị trường nào đó. Thị phần được xác định theo công thức sau:
Thị phần
=
Doanh thu của công ty
x100%
Doanh thu của thị trường
Từ đó, ta có công thức tính thị phần từng mặt hàng của Công ty như sau:
Thị phần mặt hàng i
=
Doanh thu mặt hàng i của Công ty
x100%
Doanh thu mặt hàng i của thị trường
Thị phần mà các doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được là chỉ tiêu tổng hợp nhất thể đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thị phần càng lớn càng thể hiện rõ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh. Để tồn tại và duy trì tốt các năng lực cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải tìm cách chiếm lĩnh thị phần, mở quy mô tiêu thụ hàng hoá.
* Xác định sức cạnh tranh tương đối của Công ty:
Để đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp một cách tổng hợp nhất, các nhà kinh tế thường sử dụng công thức sau:
Trong đó: Kc là sức cạnh tranh tương đối.
Zi là hệ số quan trọng của thông số i
Ci là thông số đánh giá sức cạnh tranh thứ i (thang 7 điểm).
Kc chia làm 7 bậc:
1
2
3
4
5
6
7
Kém
Yếu
TB yếu
TB
TB khá
Khá
Cao
Qua công thức trên, ta có thể đánh giá được năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, ưu thế, điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.
2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
2.1. Nhân tố giá cả hàng hoá, dịch vụ
Giá cả của một sản phẩm trên thị trường được hình thành và thông qua quan hệ cung cầu. Người bán hay người mua thoả thuận hay mặc cả với nhau để tiến hành mức giá cuối cùng để đảm bảo về lợi ích của cả hai bên. Giá cả đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hay không mua của khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh của công cuộc cách mạng doanh nghiệp, khách hàng có quyền lựa chọn sản phẩm có giá thấp hơn, khi đó sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp sẽ tăng lên.
Giá cả được thể hiện như một vũ khí để giành chiến thắng trong cạnh tranh thông qua việc định giá: Định giá thấp, định giá ngang bằng hoặc định giá cao.
Với mức giá ngang bằng với mức giá thị trường giúp cho doanh nghiệp giữ được khách hàng, nếu doanh nghiệp tìm ra được những biện pháp nhằm làm giảm giá thành thì lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn và hiệu quả kinh tế sẽ cao. Ngược lại, với mức giá thấp hơn mức giá thị trường thì sẽ thu hút nhiều khách hàng, làm tăng sản lượng tiêu thụ, doanh nghiệp có cơ hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên , với bài toán này, doanh nghiệp khó giải nguy cơ thâm hụt lợi nhuận. Mức giá mà doanh nghiệp áp dụng cao hơn mức giá thị trường nói chung là không có lợi, nó chỉ sử dụng với các doanh nghiệp có tính độc quyền hoặc với các loại hàng hoá đặc biệt. Khi đó, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm thị trường, mỗi doanh nghiệp có các chính sách giá thích hợp cho từng loại sản phẩm, từng giai đoạn cho từng thời kỳ kinh doanh sẽ tạo cho mình một năng lực cạnh tranh tốt và chiếm lĩnh ưu thế.
2.2. Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm
Điều quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường là phải trả lời những câu hỏi sau: sản xuất là cái gì? sản xuất như thế nào? Thông qua việc trả lời các câu hỏi này doanh nghiệp sẽ xây dựng cho mình một cơ cấu sản phẩm hợp lý. Ta có thể khẳng định tầm quan trọng của sản phẩm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, là trung tâm của doanh nghiệp, bởi vì , không có sản phẩm thì sẽ không có hoạt động kinh doanh. Các sản phẩm này có thể là sản phẩm vô hình hoặc sản phẩm hữu hình. Tuy nhiên vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải làm ra và cung cấp sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng được thị trường chấp nhận, có khả năng tiêu thụ mạnh giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình.
Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt là phần lớn những doanh nghiệp đã thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. Sản phẩm của doanh nghiệp luôn được hoàn thiện không ngừng để có thể theo kịp nhu cầu thị trường bằng cách cải tiến các thông số chất lượng, mẫu mã, bao bì, đồng thời tiếp tục duy trì các loại sản phẩm hiện đang là thế mạnh của doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng luôn nghiên cứu các sản phẩm mới nhằm phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá. Việc thực hiện đa dạng hoá sản phẩm của các doanh nghiệp không chỉ để đáp ứng nhu cầu thị trường, thu nhiều lợi nhuận mà còn có thể phân tán được rủi ro trong kinh doanh.
Tuy nhiên, đi đôi với việc đa dạng hoá sản phẩm, để đảm bảo đứng vững trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp phải thực hiện chiến lược trọng tâm hoá sản phẩm vào một loại sản phẩm có tính chiến lược nhằm cung cấp cho một tập khách hàng mục tiêu hoặc thị trường mục tiêu. Trong phạm vi này, doanh nghiệp có thể tập trung phục vụ khách hàng tốt hơn, nâng cao uy tín trước đối thủ cạnh tranh. Ngoài chiến lược này, doanh nghiệp cũng phải thực hiện chiến lược cá biệt hoá sản phẩm, tạo ra nét độc đáo riêng cho mình để thu hút, tạo sự hấp dẫn cho khách hàng vào các sản phẩm của mình, nâng cao uy tín doanh nghiệp.
Như vậy, việc xác định đúng đắn cơ cấu sản phẩm sẽ là chỉ tiêu quyết định để các doanh nghiệp có sức cạnh tranh tốt trên thị trường .
2.3. Chất lượng hàng hoá dịch vụ
Nếu trước kia giá cả sản phẩm là yếu tố khá quan trọng thì ngày nay nó phải nhường chỗ cho chỉ tiêu chất lượng sản phẩm. Trên thực tế, cạnh tranh bằng giá cả là một trong những giải pháp mang tính hạ sách, nó làm giảm lợi nhuận thu về. Ngược lại, với một sản phẩm có chất lượng vượt trội với mức giá ngang bằng hoặc nhiều hơn chút ít thì có khả năng sẽ thu hút khách hàng, tạo thêm năng lực mới cạnh tranh.
Chất lượng sản phẩm là hệ thống nội tại của sản phẩm được xác định bằng các thông số có thể đo được hoặc so sánh được thoả mãn những tiêu chuẩn kỹ thuật hay những yêu cầu quyết định của người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm được hình thành từ khâu thiết kế tới tổ chức sản xuất và ngay cả khi tiêu thụ hàng hoá và chịu tác động của nhiều yếu tố: công nghệ, dây truyền sản xuất, nguyên vật liệu, trình độ tay nghề lao động, trình độ quản lý...
Chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong nền sản xuất của Việt Nam còn trong tình trạng đang phát triển, phải đương đầu với quá nhiều đối thủ cạnh tranh nước ngoài có ưu thế hơn hẳn trong việc tạo ra hay cung cấp sản phẩm có chất lượng cao. Một khi chất lượng sản phẩm không được đảm bảo đồng nghĩa với doanh nghiệp dần mất đi khách hàng, mất đi thị trường và nhanh chóng đứng bên bờ phá sản. Hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, một quan niệm mới về chất lượng sản phẩm đã xuất hiện, chất lượng sản phẩm là chất lượng được chi phối và quyết định bởi khách hàng chứ không phải là các nhà sản xuất hoặc người cung ứng. Quản lý chất lượng sản phẩm là yếu tố chủ quan còn sự đánh giá của khách hàng lại mang tính khách quan. Đây là một quan niệm mới xuất phát từ thực tế làm mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá qua chất lượng sản phẩm thể hiện ở chỗ:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng hàng hoá bán ra, kéo dài chu kỳ sống sản phẩm.
- Sản phẩm có chất lượng cao sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp, kích thích khách hàng tìm đến doanh nghiệp, tạo thị phần lớn cho doanh nghiệp.
- Chất lượng sản phẩm cao làm tăng khả năng sinh lời, cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.
2.4. Tổ chức hoạt động tiêu thụ hàng hoá dịch vụ
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, đây cũng là giai đoạn bù đắp chi phí và thu lợi nhuận. Việc đầu tiên của qúa trình tiêu thụ sản phẩm là phải lựa chọn các kênh phân phối hợp lý, có hiệu quả nhằm mục đích đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, nhanh chóng giải phóng nguồn hàng, bù đắp chi phí sản xuất thu hồi vốn. Xây dựng một hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm tốt cũng có nghĩa là xây dựng một nền móng vững chắc cho việc củng cố và phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh việc tổ chức một mạng lưới bán hàng, doanh nghiệp đồng thời cũng cần mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ bán hàng như quảng cáo, khuyến mại và các dịch vụ sau bán. Đây là một trong những chiến lược cạnh tranh phi giá cả gây ra sự chú ý và thu hút khách hàng một cách có hiệu quả. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm được tổ chức tốt sẽ làm tăng sản lượng bán hàng và từ đó tăng doanh thu, lợi nhuận dẫn tới tốc độ thu hồi vốn nhanh và kích thích sản xuất phát triển.
Công tác tiêu thụ tốt là yếu tố quyết định tới uy tín với khách hàng, là chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Các hoạt động xúc tiến bán như tham gia hội chợ, tổ chức hội nghị khách hàng... là những hình thức tốt nhất để giới thiệu sản phẩm và qua đó tìm được nhiều bạn hàng cũng như các doanh nghiệp khác nhằm kết hợp tạo ra sức cạnh tranh lớn mạnh hơn.
2.5. Nhân tố thời gian
Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trong giai đoạn hiện nay làm thay đổi nhanh chóng nếp nghĩ, sở thích hay nhu cầu của con người. Điều này làm cho chu kỳ sống của sản phẩm nói chung có chiều hướng rút ngắn lại. Đối với các doanh nghiệp, yếu tố quan trọng quyết định thành công trong kinh doanh ngày nay chính là thời gian và tốc độ chứ không phải là các yếu tố truyền thống như nguyên vật liệu, lao động... Những thay đổi nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã giúp cho những doanh nghiệp biết nắm bắt thời cơ kịp thời sẽ vượt lên trên và là những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt. Chính vì vậy, để chiến thắng trong cuộc chạy đua này, các doanh nghiệp phải tổ chức tốt hoạt động thu thập thông tin và xử lý thông tin, nắm bắt thời cơ, lựa chọn mặt hàng theo yêu cầu của thị trường, nhanh chóng tổ chức kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn trước khi chu kỳ sống của sản phẩm kết thúc.
Hiện nay, ở nhiều nước phát triển, cạnh tranh mang tính chất quan trọng, là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp đang hướng tới. Đi trước một bước trong cạnh tranh là đã giành một phần chiến thắng khá quan trọng trong việc thu hút khách hàng, mở rộng thị trường, tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy, khi xây dựng một chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp thường đề cập tới vấn đề "tốc độ thị trường", "cạnh tranh dựa trên thời gian" và chú trọng tới vấn đề về chu kỳ sản phẩm, thời gian nắm bắt, thoả mãn nhu cầu thị trường, thời gian đầu tư, thời gian thu hồi vốn, tốc độ công việc giao dịch, giao hàng cũng như tốc độ của công tác nghiên cứu và triển khai sản phẩm mới .
2.6. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp hay còn gọi là những giải pháp mang tính dài hạn đối với mỗi doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh là điều không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó chỉ ra phương hướng cho mỗi hoạt động. Chiến lược kinh doanh thường được xây dựng trên cơ sở các mục tiêu kinh doanh, khả năng chủ quan của doanh nghiệp, sự tác động của môi trường kinh doanh. Đối với mỗi doanh nghiệp, việc xây dựng một chiến lược kinh doanh đều có tính quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp. Đối với công tác nâng cao năng lực cạnh tranh thì chiến lược cạnh tranh là một phần trong chiến lược kinh doanh nói chung, nó sẽ giúp cho doanh nghiệp chiến thắng các đối thủ cạnh tranh hiện tại để vươn lên giành thị phần, chiếm lĩnh khách hàng, mang lại lợi nhuận cao hơn,... Với mỗi chiến lược kinh doanh được xây dựng lên không phù hợp với đòi hỏi của doanh nghiệp và thị trường sẽ làm cho doanh nghiệp không tận dụng được cơ hội kinh doanh, năng lực cạnh tranh bị suy giảm dẫn đến sự thất bại trong kinh doanh. Chính vì vậy, để năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá là tốt, không cách nào khác, doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất.
2.7. Uy tín doanh nghiệp.
Uy tín doanh nghiệp là tài sản vô hình mà không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có được, là chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Uy tín doanh nghiệp phải xây dựng và củng cố trên cơ sở mang lại nhiều lợi ích cho xã hội và cho người tiêu dùng. Uy tín doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, là cơ sở để doanh nghiệp có thể dễ dàng vươn lên trong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, tạo dựng cho doanh nghiệp một nền móng vững chắc với một tập khách hàng thường xuyên. Uy tín của doanh nghiệp được hình thành sau một thời gian dài hoạt động trên thị trường và là tài sản vô hình mà doanh nghiệp cần phát huy và sử dụng như một thứ vũ khí chủ lực trong điều kiện cạnh tranh hiện nay.
3. ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Thực chất của việc nâng cao năng lực cạnh tranh là tạo ra những ưu thế hơn hẳn về giá cả, giá trị sử dụng, chất lượng cũng như uy tín sản phẩm, uy tín doanh nghiệp, uy tín quốc gia nhằm giành được những lợi thế tương đối trong cạnh tranh, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa, thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là một quy luật tất yếu khách quan, chi phối sự vận động của cơ chế này. Các chủ thể kinh tế nói chung, các doanh nghiệp nói riêng, đều phải chấp nhận cạnh tranh. Chính vì điều đó mà việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với mỗi doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn. Trước hết, doanh nghiệp muốn có cơ hội tồn tại được trong nền kinh tế thị trường thì cần phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh. Hiệu quả của việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với mỗi doanh nghiệp khẳng định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, mặt khác, nó còn xác định vị thế cho mỗi doanh nghiệp. Ngoài ra, việc nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ đồng nghĩa với quá trình xây dựng doanh nghiệp cả về vật chất lẫn tinh thần, vô hình sẽ tạo cho doanh nghiệp những ưu thế riêng mà doanh nghiệp khác không có được. Các điều kiện này có thể bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật, khả năng tài chính, nguồn nhân lực, uy tín cơ cấu tổ chức... Một trong những ưu thế này sẽ tạo cho doanh nghiệp những lợi thế trong cuộc cạnh tranh đầy cam go. Cùng với việc nâng cao năng lực cạnh tranh là việc doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộng tập khách hàng, hội nhập chung với thị trường quốc tế, từ đó, sẽ tạo ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội, đem lại những thương vụ kinh doanh đầy hứa hẹn. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh không những khẳng định sự tồn tại và phát triển mà điều quan trọng hơn cả là nó đem lại cho doanh nghiệp một mức thu nhập ngày càng cao, đảm bảo đời sống và việc làm cho cán bộ công nhân viên trong toàn doanh nghiệp, góp phần không nhỏ trong sự nghiệp xã hội hoá nói chung.
Tóm lại, dưới giác độ kinh doanh doanh nghiệp, việc nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ phấn đấu tìm ra các giải pháp để giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành, giá bán sản phẩm, tổ chức tốt hệ thống tiêu thụ hàng hoá mà còn phải đảm bảo chất lượng cũng như thời gian và sự thuận tiện cho khách hàng. Đi đôi với việc phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, những đòi hỏi của người tiêu dùng ngày càng cao hơn. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động marketing tìm hiểu thị trường. Như vậy, cùng với cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh là một tất yếu khách quan. Để thắng thế trong các cuộc cạnh tranh, doanh nghiệp buộc phải không ngừng nâng cao sức cạnh tranh thông qua các yếu tố trực tiếp như giá thành, giá bán, chất lượng sản phẩm...
ở nước ta, từ nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Từ cơ chế xin - cho đến chỗ phải tự giải quyết lấy các vấn đề có tính sống còn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Nhà nước buộc phải làm quen và chấp nhận cơ chế mới tồn tại cùng với việc nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang mở cửa nền kinh tế, Chính phủ kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, thị trường trong nước có sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp nước ngoài danh tiếng. Chính vì thế, buộc các doanh nghiệp trong nước phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh vì sự tồn tại của doanh nghiệp nói riêng và sự phụ thuộc từ nước ngoài nói chung.
III.Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần sữa Việt Nam trong điều kiện hội nhập KTQT
1.Những cơ hội và thách thức đối với ngành sữa Vinamilk trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực
1.1.Những cơ hội đối với ngành sữa Vinamilk trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực
1.1.1. Thị trường thế giới
a.Giá các sản phẩm sữa trên thị trường thế giới có xu hướng ngày càng tăng , cho nên Việt Nam có lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu sản phẩm , giúp tăng thu ngoại tệ cho đất nước
Giá các sản phẩm sữa trên thị trường thế giới đã tăng trong suốt cả năm 2004. Chỉ số giá của FAO ( 1990-92=100) đối với sản phẩm sữa đạt 156 điểm trong tháng 11/2004, tăng 26% so với tháng 11/1003, và đạt mức cao nhất kể từ năm 1990 là năm chỉ số giá của FAO bắt đầu được tính. Giá tăng chủ yếu do nhu cầu tăng ở Châu á trong bối cảnh nguồn cung xuất khẩu bị hạn chế và giảm trợ cấp xuất khẩu.
Đối với từng loại sản phẩm, giá xuất khẩu đã tăng như sau: phomát tăng 33%, bơ tăng 28%, sữa bột tách bơ tăng 20% và sữa bột nguyên chất tăng 17%.
Bảng 1 : Giá sản phẩm sữa xuất khẩu ( USD / tấn FOB )
2003
2004
T.11
T.9
T.10
T.11
Sữa bột tách bơ
1.829
2.100
2.138
2.188
Sữa bột nguyên chất
1.853
2.100
2.113
2.175
Phomát“Cheddar“
2.075
2.763
2.763
2.763
Bơ
1.554
1.850
1.900
1.988
( Nguồn : www.fao.org)
Giá trên thị trường sữa quốc tế rất nhạy cảm với sự biến động của nguồn cung. Thị trường tương đối mỏng, với khối lượng mậu dịch chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong sản lượng sữa. Trợ cấp xuất khẩu cũng làm trầm trọng thêm biến động giá bởi trợ cấp tăng hoặc giảm ngược chiều với biến động giá. Khi giá trên thị trường thế giới tăng, trợ cấp xuất khẩu cũng giảm tương ứng, khiến giá thị trường tiếp tục tăng. Kể từ đầu năm 2004, trợ cấp xuất khẩu của EU đã giảm tương ứng, khiến giá thị trường tiếp tục tăng. Kể từ đầu năm 2004, trợ cấp xuất khẩu của EU đã giảm từ 82 USD/tấn xuống còn 38 USD trong tháng 11/2004 đối với sữa bột tách bơ, từ 225 USD xuống còn 170 USD đối với bơ, và từ 120 USD xuống còn 75 USD đối với phomat “Gouda“. Dự trữ can thiệp ở EU đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ mùa thu 2002.
Tổng sản lượng sữa thế giới năm 2004 ước tính đạt 611,5 triệu tấn, tăng 1,9%, so với chỉ tăng 1,1% trong năm 2003, chủ yếu nhờ tăng sản lượng ở Châu á, Mỹ Latinh, Niu Dilân.
b.Sản lượng sữa toàn thế giới nhìn chung là tăng, nhưng tăng không đáng kể
Bảng 2 : Sản lượng sữa ( Triệu tấn )
2002
2003
2004
Toàn thế giới
593,6
600,1
611,5
EU
126,7
126,8
125,5
ấn Độ
84,6
87,0
91,3
Mỹ
77,1
77,2
77,5
Nga
33,5
33,3
31,9
Pakixtan
27,7
28,4
29,1
Braxin
22,8
23,5
24,4
Trung Quốc
14,0
17,5
21,0
Niu Dilân
13,9
14,4
15,0
Ukraina
14,1
13,6
13,6
Ba Lan
11,8
11,9
11,9
Mêhicô
9,6
9,9
10,0
Ôxtrâylia
11,3
10,3
10,0
áchentina
8,5
7,9
9,5
( Nguồn : www.fao.org)
ở các nước phát triển, sản lượng sữa của Niu Dilân năm 2003/04 ( tháng 6/tháng 5) tăng 4,2% sau khi đã tăng 3,6% trong năm 2002/03. Ngược lại, sản lượng sữa của Ôxtrâylia năm 2003/04 ( tháng 7/tháng 6 ) giảm 2,5% sau khi đã giảm 8,8 % trong năm 2002/03, là năm bị hạn hán. ở Mỹ sản lượng sữa tăng vào cuối năm 2004 do giá sữa trong nước tăng.
Sản lượng sữa ở Canađa năm 2004 phục hồi 3% sau khi giảm liên tục trong 2 năm trước đó, trong khi đó sản lượng của Nhật Bản đạt mức năm 2003. Sản lượng sữa của EU-25 giảm 1%. 10 nước thành viên mới gia nhập EU ngày 1-5-2004 đã được điều chỉnh sản lượng sữa theo hạn ngạch sản xuất được phân, và nhanh chóng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng EU. Xuất khẩu, chủ yếu từ Ba Lan và Slovakia đã đạt mức kỷ lục nhờ khác biệt giá đáng kể ở các nước EU-25.
Sản lượng sữa ở Nga trong năm 2004 giảm 4,2% chủ yếu do giảm đàn bò sữa và nguồn cung thức ăn chăn nuôi bị hạn chế. ở Ukraina, sản lượng tăng vào cuối năm và đạt mức năm 2003.
Sản lượng sữa tiếp tục tăng ở hầu hết các nước đang phát triển. Sản lượng sữa của Trung Quốc năm 2004 ước tính tăng 20%, đạt 21 triệu tấn sau khi có tốc độ tăng 25%/năm trong 2 năm liền trước đó, chủ yếu do sản lượng tính theo đầu người thấp, nhu cầu tiêu thụ gia tăng, cải thiện tiếp thị và giá sản xuất trong nước có lãi. ở ấn Độ, nước sản xuất sữa lớn nhất thế giới, sản lượng năm 2003/04 ( tháng 4/tháng 3 ) tăng 4,9%. Sản lượng ở Thái Lan và Philíppin cũng tiếp tục tăn trong năm 2004 nhờ giá sữa thuận lợi ở thị trường trong nước .
ở Mỹ Latinh, sản xuất sữa phục hồi trong năm 2004 sau khi bị đình đốn và mất ổn định kinh tế vĩ mô trong nhưng năm gần đây. Đặc biệt, sự phá giá mạnh của các đồng bản tệ ở một số nước sản xuất chủ yếu đã làm tăng giá xuất khẩu, song làm mất ổn định thị trường đầu vào của thức ăn gia súc. ở áchentina, sản lượng sữa năm 2004 phục hồi gần 20% sau khi suy giảm 7% và 11% trong năm 2 năm trước đó. ở Braxin, sản lượng sữa nhập khẩu lớn nhất về bơ ( với EU-25 thì đứng hàng thứ 2 ).
Trong những năm gần đây, sữa bột nguyên chất nổi lên thành sản phẩm xuất khẩu chủ yếu tăng với tốc độ nhanh nhất, có nhu cầu lớn .
1.1.2. Thị trường trong nước :
a.Nhu cầu ngày càng tăng :
Với dân số ngày càng tăng (vào năm 2000, dân số cả nước là 81 triệu người), đời sống người dân được cải thiện nhiều và người tiêu dùng quen dùng sữa, thì mức tiêu dùng sẽ còn tăng lên.
Đời sống người dân ngày càng cao (thể hiện qua mức GDP hàng năm là 1999: 5.239.786 VNĐ/người, năm 2001: 6.117.000 VNĐ/người, năm 2003: 7.583.000 VNĐ/người, năm 2004 là 8.694.000 VNĐ/người), nhu cầu sử dụng sữa ngày càng lớn. Năm 1990 lượng sữa tiêu thụ bình quân/người/năm chỉ đạt 0,47 kg, năm 1995 đã tăng lên đến 2,05 kg, năm 1998 trên 5 kg, năm 2000 là 6,5 kg và năm 2001 là 7,0 kg. Như vậy, so với năm 1990, năm 2001 sức tiêu thụ sữa của cả nước tăng gấp 14,8 lần, tổng lượng sữa tiêu thụ quy ra sữa tươi tương đương 460.000 tấn (Nguồn : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
b.Nhà nước ta đang tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành sữa ( môi trường chính trị – pháp luật )
Nhà nước ta đã quan tâm đến vấn đề sản xuất sữa ngay từ khi hoà bình lập lại, cho nhập một số bò Lang Trắng Đen của Trung Quốc, sau đó thêm khoảng 1.500 bò sữa Holstein Frise thuần chủng của Cuba …Song song với việc nhập bò sữa cao sản từ nước ngoài, trong nhiều năm, Nhà nước đã đầu tư cho nghiên cứu lai tạo bò sữa với bò lai Sind, và tạo ra bò lai F1 1/2; F2 3/4; F2 5/8 … máu bò Holstein Frise
Mới đây, vào ngày 26/04/2005 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ký Quyết định số 22/2005/QĐ-BCN về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Sữa Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, theo đó thực hiện một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam thời kỳ 2001-2010, bố trí công nghiệp phải gắn liền với vùng nguyên liệu.
Ngoài ra, Nhà nước ta đã có một loạt các chính sách để phát triển đàn bò, như mua một con bò sữa thì được hỗ trợ vay 5 triệu, “ xây dựng mô hình công nghệ cao phát triển đàn bò sữa quy mô cấp xã “, chương trình phát triển bò sữa nông thôn được triển khai ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
Mặt khác do nhu cầu ngày càng phong phú và tăng cao, trong khi đàn bò sữa cung cấp không quá 10% nhu cầu chế biến của các nhà máy sữa … Số còn lại phải nhập khẩu. Cho nên cách đây chưa lâu, đầu tháng 3, Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã ký ban hành Quyết định số 46/2005 điều chỉnh danh mục hàng nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan. Theo đó , kể từ ngày 1/4 các lô hàng sữa nguyên liệu kể cả chưa cô đặc hay cô đặc, đều được nhập khẩu tự do, không bị hạn chế về khối lượng như trước đây.
1.2.Những thách thức đối với ngành sữa Vinamilk trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực
1.2.1.Thị trường thế giới.
a. Phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài
Hiện nay, hầu hết các nhà máy sữa của ta có dây chuyền máy móc toàn được nhập khẩu từ nước ngoài (chủ yếu là nhập khẩu dây chuyền của hãng Petra Pack của Thuỵ Sĩ). Các dây chuyền nhập khẩu từ hãng này chủ yếu là những dây chuyền như thanh trùng, tiệt trùng, máy rót, dây chuyền đóng gói bao bì, dán ống hút …
b.Phụ thuộc nước ngoài về nguyên liệu ( 85% là nhập khẩu )
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện sản lượng sữa Việt Nam đáp ứng chưa được 15% nhu cầu của dân chúng và phải nhập khẩu 85% còn lại.
Mặc dù Nhà nước đã chú trọng vào việc phát triển đàn bò sữa trong nước, nhưng hàng năm ta vẫn phải nhập khẩu sữa nguyên liệu.Vừa qua còn xảy ra hiện tượng người nông dân bán bò sữa bằng giá bò thịt, hay cũng có thời gian nhà máy thì cứ thu mua sữa, nhưng do không có điều kiện bảo quản, có khi người nông dân còn cho bò uống sữa thay nước.
1.2.2.Thị trường trong nước
a. Nhiều đối thủ cạnh tranh
Môi trường cạnh tranh ngày càng xuất hiện nhiều hãng sữa nội, liên doanh và nước ngoài, đặc biệt là ở những mặt hàng sữa dành cho trẻ em, phụ nữ mang thai. Khi tham gia đàm phán vào WTO, mặt hàng sữa cũng là một mặt hàng mà nước ngoài đòi chúng ta mở cửa thông thoáng hơn nữa. Cho nên trong thời gian tới sẽ còn xuất hiện nhiều hãng sữa khác vào cạnh tranh quyết liệt với các hãng trong nước.
b. Chăn nuôi bò sữa
Chăn nuôi bò sữa hiện nay còn mang tính chất gia đình, nhỏ lẻ (86 % số hộ có dưới 10 con bò) , tự phát, nuôi theo phong trào, không nắm vững được kỹ thuật chăn nuôi. Chính vì thế khi chi phí thức ăn tăng, nhiều hộ chăn nuôi đã thực sự gặp khó khăn. Nhiều hộ đã giảm đàn, ngưng nuôi, rơi vào cảnh khốn khó.
Kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ đàn bò hiện có của nông dân hiện nay chưa được tốt, còn nhiều hạn chế. Dẫn đến hậu quả là sản lượng và chất lượng sữa bò không cao.
ở những nước có khí hậu ôn hoà, đất đai phì nhiêu, người nông dân nuôi bò sữa quanh năm (cả ngày lẫn đêm), chăn nuôi thả trên đồng cỏ hỗn hợp hoà thảo - họ đậu. Hay ở những nước có mùa đông giá lạnh, thì hơn nửa năm bò sữa nuôi ở chuồng, nhưng khi mùa xuân tới, đồng cỏ đã xanh tốt, người nông dân tranh thủ thả bò tận dụng hết mọi tiềm năng của cỏ. Đồng thời họ tranh thủ thu hoạch cỏ để làm cỏ khô, cỏ ủ dự trữ cho mùa đông. Vụ thu hoạch cỏ của họ cũng khẩn trương, bận rộn, rầm rộ không kém vụ thu hoạch lúa ở nước ta. Cùng với đồng cỏ còn có hệ thống sản xuất thức ăn phụ, như ngô, bắp cải, củ quả. Hệ thống sản xuất thức ăn như vậy rẻ tiền nhất, hợp với sinh lý bò sữa nên đạt năng suất sữa cao nhất.
Còn môi trường tự nhiên ở ta thì chỉ có một số vùng là thích hợp cho việc chăn nuôi bò sữa, như cao nguyên Mộc Châu, Lâm Đồng ….Vấn đề sản xuất thức ăn cho bò thì do một phần là ít đất, người nuôi bò không được đào tạo kỹ về kỹ thuật nuôi bò.
2.Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Sữa Việt Nam
2.1.Đối với ngành sữa
Phát triển đàn bò sữa đem lại lợi ích lớn không chỉ cho người chăn nuôi mà còn cho cả nền kinh tế. Chăn nuôi bò sữa tạo công ăn việc làm và làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần quan trọng trong việc nâng cao thu nhập và mức sống nông thôn, giảm thiểu tình trạng di dân vào các thành phố.
Hơn nữa việc chăn nuôi bò sữa để thay thế lượng nhập khẩu sữa rất lớn hiện nay và tương lai, việc thay thế nhập khẩu bằng hàng sản xuất nội địa này có ý nghĩa tiết kiệm ngoại tệ một cách có hiệu quả. Tuy nhiên lợi thế so sánh trong ngành chăn nuôi bò sữa rất dễ mất đi nếu như giá cả biến động.
Cho nên chủ trương phát triển đàn bò sữa hiện nay là hợp lý, nhưng để sự phát triển đó được ổn định cũng còn một số vấn đề phải giải quyết như quy hoạch, giá cả, kỹ thuật, môi trường.
Công ty Vinamilk hiện là Công ty có thị phần lớn nhất nước, Công ty cũng là một trong số ít doanh nghiệp nhận bao tiêu toàn bộ lượng sữa bò tươi, giúp nông dân vay tiền nuôi bò và trả bằng sữa. Lực lượng cán bộ kỹ thuật của Vinamilk thường xuyên đến các nông trại, hộ gia đình kiểm tra, tư vấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi bò sữa cho năng suất và chất lượng cao nhất. Số tiền thưởng và giúp đỡ những hộ gia đình nghèo nuôi bò sữa lên đến hàng tỷ đồng. Nhờ các biện pháp hỗ trợ, chính sách khuyến khích, ưu đãi hợp lý, Công ty Vinamilk đã giải quyết việc làm cho hàng vạn người lao động nông thôn, giúp người nông dân gắn bó với Công ty và với nghề nuôi bò sữa, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn và nâng cao đời sống của bà con nông dân; nâng tổng số đàn bò sữa từ 31.000 con lên 50.000 con.
2.2.Đối với công ty cổ phần Sữa Việt Nam
Trước đây, khi còn độc quyền thì đương nhiên Vinamilk chiếm 100% thị phần trong nước, hiện nay Công ty Vinamilk vẫn giữ vị trí số 1 về thị phần trong thị trường nội địa, doanh thu nội địa hàng năm tăng 22-25%/năm. Tỷ suất lợi nhuận năm 2004 của Công ty là 29%, dự kiến năm 2005 sẽ tăng khoảng 15% nữa, tương đương 525 tỷ đồng. Nhưng trong những năm gần đây, từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, ta đã chuyển sang nền kinh tế hàng hoá thị trường có sự định hướng của Nhà nước, một loạt các Công ty liên doanh, và 100% vốn nước ngoài xuất hiện. Những Công ty này biết cách xác định thị phần mục tiêu của mình là những gì, và thực hiện một loạt kế hoạch marketing rất bài bản. Nếu không đổi mới thì doanh nghiệp sẽ bị mất thị phần khi nước ta ngày càng mở rộng thị trường cho các Công ty nước ngoài vào. Chúng ta cũng sắp ra nhập WTO (dự kiến là vào đầu năm 2006 , Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của WTO) điều này đồng nghĩa với việc Công ty phải đối mặt với sức ép cạnh tranh để giành giật thị trường tiêu thụ ngày càng lớn ngay trên sân nhà.
Tóm lại, trong bối cảnh hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực đang là một xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một nhu cầu không thể thiếu.Chính cạnh tranh đã thúc ép các doanh nghiệp mở rộng và tìm kiếm thị trường với mục tiêu tiêu thụ hàng hoá, đầu tư, huy động vốn, thu hút lao động, công nghệ, nâng cao kỹ năng lao động, quản lý trên thị trường quốc tế.
Vinamilk là Công ty cổ phần, nhưng Nhà nước vẫn giữ 51% cổ phần để kiểm soát (Công ty do Bộ Công nghiệp quản lý). Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinamilk không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa về xã hội, chính trị (tạo công ăn cho hàng vạn người lao động nông thôn).Gần đây Vinamilk lại liên doanh với tập đoàn sữa hàng đầu Hà Lan Campina để đẩy mạnh hoạt động ra thị trường quốc tế. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinamilk là yêu cầu tất yếu.
Chương II : Phân tích đánh giá
năng lực cạnh tranh của Vinamilk trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
I. Khái quát về thị trường sữa và giới thiệu về Công ty Vinamilk
1. Khái quát về thị trường sữa Thế giới và Việt Nam
1.1.Tình hình thị trường sữa Thế giới
a.Sản lượng
Sản lượng sữa thế giới dự đoán sẽ tăng 1% mỗi năm lên 615 triệu tấn. Sản lượng sữa của các nước đều tăng, trong đó sản lượng của các nước đang phát triển dự kiến sẽ tăng nhiều nhất, đạt 249 triệu tấn vào năm 2005. Sản lượng của các nước phát triển và đang quá độ dự kiến sẽ tăng lần lượt 14 triệu tấn và 2 triệu tấn. Hiện nay, 98% sản lượng sữa của các nước phát triển là sữa bò, trong khi 1/3 sản lượng sữa của các nước đang phát triển (ĐPT) là sữa các loài vật khác như dê, trâu, cừu và lạc đà. Sữa các loài động vật khác ngoài bò dự kiến sẽ chiếm 15% tổng sản lượng sữa thế giới vào năm 2005, so với 13% năm 2000. Số lượng bò sữa và năng suất sữa tăng sẽ góp phần nâng sản lượng sữa thế giới tăng lên. Năng suất sữa của các nhóm quốc gia đều tăng, tuy nhiên số lượng bò sữa chỉ tăng ở các nước ĐPT và một số ít nước phát triển như Niu Di Lân và Ôtxtrâylia.
Nhu cầu sữa ở Châu á tăng sẽ kích thích sản xuất. Sản lượng sữa của ấn Độ sẽ tăng nhanh nhất khu vực và tăng thêm 25 triệu tấn và đạt mức cao nhất thế giới vào năm 2005. Sản lượng sữa của các nước Châu á cũng sẽ tăng, đặc biệt là ở Trung Quốc và Pakixtan. Sản lượng cũng tăng ở Châu Mỹ Latinh và Caribê, tăng 17 triệu tấn tới năm 2005. Động lực chính thúc đẩy sản lượng sữa ở mỗi quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh và Caribê là nhu cầu tăng. Còn ở Châu Phi, sản lượng sữa sẽ tăng chậm hơn các khu vực khác do điều kiện kinh tế khó khăn ở một số nước nên nhu cầu không tăng.
ở các nước phát triển, sản lượng sữa dự kiến sẽ tăng 14 triệu tấn, ở châu Đại Dương sản lượng dự đoán sẽ tăng 9 triệu tấn và sẽ đạt 251 triệu tấn và 77 triệu tấn vào năm 2005. Sản lượng sữa ở các nước đang quá độ năm 2005 sẽ tăng 2,5 triệu tấn so với 10 năm trước đó và tập trung ở các nước Đông Âu.
b.Tiêu thụ
Nhu cầu sữa và sản phẩm sữa ở các nước ĐPT dự đoán sẽ tăng 3% năm tới 2005. ở các nước đang quá độ và các nước ĐPT nhu cầu cũng sẽ tăng. Tiêu thụ sữa ở các nước ĐPT vẫn còn ở mức thấp, trung bình 42 kg/người/năm, chỉ bằng 20% mức trung bình ở các nước phát triển. Với thu nhập tăng, tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa ở các nước ĐPT dự đoán sẽ tăng và tăng mạnh nhất là ở Châu á, nơi sẽ chiếm gần 60% mức tăng nhu cầu sữa thế giới. Tiêu thụ sữa và sản phẩm sữa trung bình ở toàn Châu á, dự đoán sẽ tăng từ 34 kg/người/năm sẽ tăng lên 43 kg/người/năm 2005. Riêng ở ấn Độ nhu cầu trong nước sẽ tăng 25 triệu tấn chiếm gần 30% mức tiêu thụ sữa thế giới và nhu cầu cũng sẽ tăng ở một số nước Đông Nam á nhưng ở mức tăng thấp hơn.
ở Châu Mỹ Latinh nhu cầu dự đoán cũng sẽ tăng theo mức thu nhập. Nhu cầu ở Châu Mỹ Latinh và Caribê sẽ tăng mạnh, thêm 16 triệu tấn vào năm 2005. Trong khu vực này Braxin và Mêhicô sẽ có mức tăng tiêu thụ cao nhất, còn Achentina, Chilê và Côlômbia sẽ có mức tăng vừa phải. Nhu cầu ở Châu Phi dự đoán sẽ tăng ít hơn, thậm chí ở nhiều nước nhu cầu và sản phẩm sữa sẽ tăng chậm hơn mức tăng dân số do thu nhập không tăng. Tiêu thụ sữa ở khu vực này vốn đã thấp nay có thể giảm nữa và một số nước sẽ có mức tiêu thụ trung bình chỉ khoảng 10kg/người vào năm 2005.
Tại các nước phát triển, mức tiêu thụ sữa và sản phẩm sữa đã gần bão hoà, do vậy sẽ không tăng nhiều và chủ yếu kết hợp với những thay đổi về loại và dạng sản phẩm sữa kích thích tiêu thụ. Do vậy , mặc dù chiếm phần quan trọng trong tổng tiêu thụ sữa thế giới vào năm 2005, nhóm quốc gia này sẽ chỉ chiếm 10% mức tăng tiêu thụ sữa của cả thế giới. Về cơ cấu tiêu thụ trong nhóm này cũng sẽ thay đổi: họ giảm dần tiêu thụ sữa uống trong khi tăng tiêu thụ phomát. Tiêu thụ các sản phẩm sữa như thực phẩm chế biến sẵn có thành phần là sữa cũng sẽ tăng lên.
Đối với các nước đang quá độ, tổng nhu cầu sẽ chỉ tăng chút ít. Trong nhóm này, nhu cầu ở Đông Âu sẽ tăng mạnh đặc biệt là ở Ba Lan, nhờ điều kiện kinh tế khá lên thu nhập của người dân tăng lên và nhu cầu về sản phẩm từ sữa cũng tăng. c.Mậu dịch
Khoảng 2/3 nhu cầu nhập khẩu sẽ đến từ các nước ĐPT. Trong khi xuất khẩu sản phẩm sữa từ các nước ĐPT cũng tăng thì những nước này vẫn thiếu cung. Nhu cầu nhập khẩu ở Đông Nam á sẽ tăng mạnh. Ngược lại , do sản lượng tăng mạnh nên nhập khẩu sẽ đến từ các nước ĐPT. Trong khi xuất khẩu sản phẩm sữa từ các nước ĐPT cũng tăng thì những nước này vẫn thiếu cung. Nhu cầu nhập khẩu ở Đông Nam á sẽ tăng mạnh. Ngược lại , do sản lượng tăng mạnh nên nhập khẩu sản phẩm sữa vào một số nước như Chilê, Braxin sẽ giảm xuống .
Dự đoán các nước phát triển sẽ tiếp tục chiếm phần lớn trong xuất khẩu sản phẩm sữa vào năm 2005, tuy nhiên nhóm xuất khẩu từ nhóm quốc gia này đang tăng dần lên. Phần của Niu Di Lân và Ôtxtrâylia trong xuất khẩu sữa thế giới sẽ tăng mạnh, trong khi Châu Âu sẽ giảm xuống và của Bắc Mỹ sẽ ít thay đổi. Xuất khẩu từ Châu Đại Dương sẽ tăng nhờ chi phí sản xuất của khu vực này thấp hơn.
Về giá cả các sản phẩm sữa trên thế giới cũng có sự thay đổi. Hiện nay người tiêu dùng có xu hướng chuyển từ các sản phẩm giầu sữa như sữa bột nguyên kem, bơ, dầu bơ, sang các sản phẩm trị giá gia tăng như phomát, sữa bột đặc biệt. Sữa bột là sản phẩm thống trị thị trường thế giới về khối lượng và tiêu thụ các loại sữa đóng hộp tiện dụng đang tăng lên .
1.2.Tình hình trong nước
1.2.1.Nhu cầu tiêu thụ sữa
Nhu cầu trong nước: Sau những năm đổi mới, đời sống của nhân dân được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng sữa trong nước đang và sẽ tiếp tục tăng nhanh cùng với mức thu nhập của nhân dân và sự hình thành lối sống công nghiệp trong xã hội, đặc biệt là ở các thành phố, đô thị và các khu vực đang phát triển.
Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ,nếu năm 1990 lượng sữa tiêu thụ bình quân/người/năm chỉ đạt 0,47 kg, thì năm 1995 đã tăng lên đến 2,05 kg, năm 1998 trên 5 kg, năm 2000 là 6,5 kg và năm 2001 là 7,0 kg. Như vậy, so với năm 1990, năm 2001 sức tiêu thụ sữa của cả nước tăng gấp 14,8 lần, tổng lượng sữa tiêu thụ quy ra sữa tươi tương đương 460.000 tấn. Với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước và sự cải thiện chất lượng cuộc sống người dân hiện nay, nước ta đặt mục tiêu nâng mức sữa tiêu dùng bình quân/đầu người/năm từ 7 kg năm 2001, lên 9 kg vào năm 2005 và 12 kg vào năm 2010.
Biểu đồ
( Nguồn : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn )
Thị trường xuất khẩu :
Theo thống kê của Bộ Thương mại, năm 2003 giá trị xuất khẩu sữa của Việt Nam là 64 triệu USD. Thị trường xuất khẩu các sản phẩm sữa của Việt Nam chủ yếu bao gồm các nước: Irắc, Lào, ý, Mỹ, Canada, Pháp, Nga, Đức, CH Séc, Ba lan, Trung Quốc… Trong đó, thị trường xuất khẩu sữa lớn nhất là Irắc, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này đang sụt giảm từ năm 2003 đến nay. Theo ý kiến của một số chuyên gia, sự suy giảm này chỉ mang tính tạm thời, dự kiến giá trị xuất khẩu sang thị trường Irắc sắp tới sẽ phần nào hồi phục khi tình hình chính trị tại đây dần đi vào ổn định.
1.2.2.Tình hình sản xuất sữa trong nước
Sản lượng sữa nguyên liệu sản xuất trong nước năm 1998 đạt trên 36.000 tấn, năm 1999 đạt 39.000 tấn, năm 2000 đạt 54.000 tấn và năm 2001 ước đạt 65.000- 70.000 tấn. So với lượng sữa tiêu dùng thì sản xuất sữa nguyên liệu trong nước hiện nay mới đáp ứng được 10 - 12% nhu cầu tiêu dùng, còn lại khoảng 90% phải nhập khẩu. Năm 2000, tổng các sản phẩm sữa nhập bằng con đường chính ngạch quy ra sữa bột khoảng trên 50.000 ngàn tấn, tương đương với 400.000 - 450.000 tấn sữa tươi. Năm 2002, theo thống kê của Bộ Thương mại, giá trị nhập khẩu các sản phẩm từ sữa của Việt Nam là 122 triệu USD, năm 2003 là 164 triệu USD, tăng 37% so với năm 2002 và còn tiếp tục tăng trong năm 2004.
Như vậy, với tình hình sản xuất và tiêu thụ sữa trong nước nêu trên, ngành sữa Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để phát triển sản xuất sữa nội địa thay thế hàng nhập khẩu. Tốc độ tăng trưởng ngành sữa Việt Nam dự đoán sẽ được duy trì ở mức 20%/năm.
1.2.3.Tình hình cạnh tranh trong ngành
Hiện nay, trên thị trường có 7 công ty chính trong ngành sữa là: Công ty Vinamilk, Công ty TNHH Cô gái Hà Lan - DutchLady, Công ty TNHH Nestle Việt Nam, Công ty Nutifood, Công ty Cổ phần Hanoi Milk, Công ty Đại Tân Việt, Công ty F&N, và nhiều công ty có quy mô sản xuất nhỏ khác. Các công ty này hiện đang cạnh tranh khá gay gắt trên đa số các phân khúc của thị trường.
Đối với các sản phẩm sữa tươi, sữa chua uống, sữa đặc, Vinamilk đang chiếm vị trí dẫn đầu thị trường.
Đối với các sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng, Vinamilk chiếm khoảng 35% thị trường nội địa. Khoảng 65% thị phần còn lại thuộc các sản phẩm của các công ty: Dutch Lady, Nestle, Abbot (Hoa Kỳ), Anlene (New Zealand), Dumex, Mead Johnson (Hoa Kỳ) …
1.2.4.Nguồn nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu cho ngành chế biến sữa Việt Nam hiện nay được lấy từ hai nguồn chính: sữa bò tươi được thu mua từ các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa trong nước và nguồn sữa bột ngoại nhập.
Nguồn sữa tươi thu mua từ các hộ nông dân chỉ cung cấp được khoảng 10%- 15% nguyên liệu cho các nhà máy trong nước, còn lại 85% nguồn nguyên liệu là sữa bột nhập ngoại. Hiện nay, các sản phẩm sữa tiêu dùng hàng ngày như sữa tiệt trùng, sữa bột nguyên kem, sữa bột cho trẻ em và sữa đặc có đường trên thị trường sữa Việt Nam phần lớn được sản xuất từ sữa bột nguyên liệu nhập khẩu.
Như vậy, nghề chăn nuôi bò sữa của Việt Nam vẫn còn một thị trường rất rộng lớn để phát triển. Tuy nhiên, nghề nuôi bò sữa hiện nay chỉ ở quy mô nhỏ, sản lượng thấp, với nhiều thách thức còn tồn tại như: thiếu giống bò sữa tốt, thích hợp với điều kiện chăn nuôi của Việt Nam, tổ chức sản xuất chưa hợp lý, thiếu tính tập trung và chuyên nghiệp, trình độ chăn nuôi thấp, thiếu vốn đầu tư dài hạn, thú y và các dịch vụ kỹ thuật còn hạn chế …
Nhận định được tầm quan trọng và các thách thức đối với ngành nuôi bò sữa, Thủ Tướng Chính Phủ đã ra quyết định 167 ngày 26/10/2001 về một số chính sách phát triển bò sữa của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010 (phụ lục). Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang tiếp tục triển khai các biện pháp phát triển ngành chăn nuôi bò sữa của Việt Nam đến năm 2010 với mục tiêu đưa tỷ trọng sữa tươi sản xuất trong nước so với tổng lượng sữa tiêu dùng từ 11,4 % năm 2001, lên 20% năm 2005, và lên 40% vào năm 2010. Bên cạnh việc hỗ trợ về mặt chính sách của Nhà nước nêu trên, các công ty sữa cũng đang có những biện pháp hỗ trợ tích cực cho người nông dân chăn nuôi bò sữa, đồng thời đầu tư xây dựng các mô hình chăn nuôi bò sữa mới và các cơ sở chế biến sữa ngay tại nguồn nguyên liệu.
Như vậy, dự kiến trong tương lai, ngành sữa Việt Nam sẽ dần giảm tỷ trọng sữa nguyên liệu nhập khẩu, thay thế vào đó là nguồn nguyên liệu sữa tươi, đảm bảo chất lượng sản phẩm sữa cho người tiêu dùng và góp phần thúc đẩy các ngành hỗ trợ trong nước.
2. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên là Công ty Sữa - Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục thực phẩm, bao gồm 4 nhà máy thuộc ngành chế biến thực phẩm:
Nhà máy Sữa Thống Nhất;
Nhà máy Sữa Trường Thọ;
Nhà máy Sữa Dielac;
Nhà máy Cà Phê Biên Hoà.
Năm 1982, Công ty Sữa - Cà phê Miền Nam được chuyển giao về Bộ Công nghiệp thực phẩm và đổi tên thành Xí nghiệp Liên hiệp Sữa - Cà phê - Bánh kẹo I.
Năm 1989, Xí Nghiệp Liên Hiệp Sữa - Cà phê - Bánh kẹo I chỉ còn 3 nhà máy trực thuộc:
Nhà máy Sữa Thống Nhất;
Nhà máy Sữa Trường Thọ;
Nhà máy Sữa Dielac.
Tháng 3/1992, Xí nghiệp Liên Hiệp Sữa - Cà phê - Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.
Năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã xây dựng thêm một nhà máy sữa ở Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên 4 nhà máy:
Nhà máy Sữa Thống Nhất ;
Nhà máy Sữa Trường Thọ;
Nhà máy Sữa Dielac;
Nhà máy Sữa Hà Nội.
Năm 1996, Xí nghiệp Liên doanh Sữa Bình Định tại Qui Nhơn ra đời, góp phần thuận lợi đưa sản phẩm Vinamilk phục vụ rộng khắp đến người tiêu dùng khu vực miền Trung.
Năm 2000, Công ty đã tiến hành xây dựng thêm:
Nhà máy Sữa Cần Thơ;
Xí nghiệp Kho Vận.
Năm 2002, Công ty xây dựng thêm:
Nhà máy Sữa Sài Gòn (Saigonmilk);
Nhà máy Sữa Nghệ An.
Năm 2003, Công ty chuyển sang hình thức Công ty cổ phần, chính thức đổi tên là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam.
2.2.Các thành tích đã đạt được
Trải qua quá trình hoạt động và phát triển 28 năm qua, Vinamilk đã trở thành một doanh nghiệp dẫn đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam. Những danh hiệu Vinamilk đã được nhận là:
Danh hiệu Anh Hùng Lao Động;
Huân chương Lao động hạng nhất , nhì , ba;
Liên tiếp đứng đầu “ Topten hàng Việt Nam chất lượng cao “ từ 1997-2004 ( do bạn đọc báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn );
Gần đây nhất Vinamilk được tăng Huân chương Độc Lập hạng 3 vì đã có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh 5 năm 2000-2004.
3.Mục tiêu, triết lý kinh doanh, cam kết và chính sách chất lượng
3.1.Mục tiêu của công ty
“ Không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận cho các cổ đông, nâng cao giá trị Công ty và không ngừng cải thiện đời sống, điều kiện làm việc, thu nhập cho người lao động, đồng thời làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước. Bên cạnh đó, Vinamilk gắn kết công nghiệp chế biến với phát triển vùng nguyên liệu nhằm tăng tính độc lập về nguồn nguyên liệu trong hiện tại và tương lai.“
3.2.Triết lý kinh doanh
“ Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích nhất ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.“
3.3.Cam kết với khách hàng
“ Vinamilk luôn mang đến cho bạn những sản phẩm chất lượng, bổ dưỡng và ngon miệng nhất cho sức khỏe của bạn. Bạn sẽ không phải lo lắng khi dùng sản phẩm của Vinamilk. Mọi lứa tuổi, đối tượng đều phù hợp với Vinamilk.“
3.4.Chính sách chất lượng
“ Luôn luôn thoả mãn khách hàng bằng những sản phẩm đảm bảo chất lượng, ngày càng đa dạng và dịch vụ tốt nhất với giá cả cạnh tranh hợp lý.“
4.Sản phẩm và thị trường
4.1.Sản phẩm Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa gồm:
Sữa đặc
Sữa bột cho trẻ em và người lớn
Bột dinh dưỡng
Sữa tươi
Sữa chua uống
Sữa chua ăn
Sữa đậu nành
Kem
Phô - mai
Nước ép trái cây
Bánh biscuits
Nước tinh khiết
Cà phê
( Nguồn : www.vinamilk.com.vn)
4.2.Thị trường
Với mục tiêu duy trì vị thế số một trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, đặc biệt là ngành chế biến sữa tại Việt Nam, Công ty không ngừng đầu tư về chủng loại và chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày một cao của khách hàng.
Thị trường nội địa: Hiện nay, Vinamilk đang giữ vị trí số 1 về thị phần, chiếm khoảng 50 - 90% thị phần toàn quốc theo từng mặt hàng, các sản phẩm của Vinamilk được người tiêu dùng tin tưởng và đánh giá cao. Doanh thu nội địa hàng năm của Công ty tăng từ 22% - 25%/năm…
Thị trường quốc tế: Đến nay, sản phẩm sữa Vinamilk đã và đang thâm nhập sang các thị trường như : Mỹ, úc, Canada, Pháp, Nga, Đức, CH Séc, Balan, Trung Quốc, khu vực Trung Đông, khu vực Châu á, Lào, Campuchia…
5.Mạng lưới phân phối
Công ty hiện có trên 1.400 nhà Đại lý cấp 1 rải rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Mạng lưới phân phối sản phẩm trong nước của Vinamilk gồm 3 kênh chính:
Kênh phân phối trực tiếp, bao gồm các cơ quan, trường học, bệnh viện, siêu thị, khách sạn, quán giải khát;
Kênh phân phối thông qua đại lý cấp 1;
Kênh phân phối thông qua đại lý cấp 2 mà các điểm bán lẻ bao gồm 5.000 đại lý có mặt ở các phường, xã và 90 nghìn điểm bán lẻ có kinh doanh sản phẩm Vinamilk, chiếm khoảng 50% từng mặt hàng khác nhau.
Hiện nay, Vinamilk đã có nhà phân phối chính thức tại Mỹ, Châu Âu và tại úc.
*Trụ sở chính :
184-186—188 Nguyễn Đình Chiểu , Phường 6 , Quận 3 , TP HCM
Tel: (84.4)9 304 860 - 9 305 197
Fax : (84.4)9 304 880
Email : vinamilk@vinamilk.com.vn
Website : www.vinamilk.com.vn
* Chí nhánh tại Hà Nội
191 Bà Triệu , Toà nhà VINCOM B , Quận Hai Bà Trưng , Hà Nội
Tel: ( 84.4) 9742520-9742521
Fax: ( 84.4)9742521
*Chí nhánh tại Đà Nẵng
175 Triệu Nữ Vương , TP. Đà Nẵng
Tel: (84.511) 897222
Fax: (84.511) 897334
* Chí nhánh tại Cần Thơ
86D Hùng Vương , Phường Thới Bình , Quận Ninh Kiều , TP.Cần Thơ
Tel: ( 84.71)811274
Fax: (84.71)827334
(Nguồn: www.vinamilk.com.vn)
Sản phẩm Vinamilk trên toàn cầu :
Hiện nay Vinamilk đã có nhà phân phối chính thức tại Mỹ, Châu Âu và tại úc
Tại úc Công ty Trang’s Food Pty.Ltd., 8 Sleigh place .Wetherill park, NSW 2164, Australia là nhà phân phối chính thức.
II. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Vinamilk trong điều kiện hội nhập
1.Phân tích một số chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của Công ty
1.1.Nhân tố giá cả
Giá cả được thể hiện như một vũ khí để giành chiến thắng trong cạnh tranh thông qua việc định giá: Định giá thấp, định giá ngang bằng hoặc định giá cao.
Do Vinamilk xác định khách hàng mục tiêu của mình là những người có thu nhập trung bình và thấp (tầng lớp bình dân, và trung lưu). Cho nên các sản phẩm của Vinamilk so với sản phẩm cùng loại của các hãng sữa khác đều rẻ hơn. Lấy ví dụ về mặt hàng sữa trẻ em.
Ví dụ
* Hãng Abbott: ( Lấy loại 400g )
Dành cho trẻ sơ sinh: Similac IQ: 116.000 đồng/ hộp, không có IQ: 100.000 đồng / hộp.
Dành cho trẻ từ 6 tháng – 12 tháng: Gain advance IQ: 113.000 đồng/ hộp.
Dành cho trẻ từ 1 – 3 tuổi: Gain IQ: 95.000 đồng / hộp.
*Hãng Mead&Johnson (Loại 900g)
Dành cho trẻ sơ sinh (từ 0 - 6 tháng): Enfalac có giá 150.200 đồng / hộp.
Dành cho trẻ từ 6 tháng - 12 tháng: Enfa gro có giá 152.700 đồng/ hộp.
Dành cho trẻ từ 1 tuổi trở lên: Enfa Grow có giá 197.600 đồng/hộp.
* Còn giá sản phẩm sữa của Công ty Vinamilk (900g)
Dành cho trẻ sơ sinh (từ 0 - 6 tháng): Dielac alpha 1 có giá 90.799 đồng/hộp.
Dành cho trẻ từ 6 tháng - 24 tháng: Dielac alpha 2 có giá 92.900 đồng/hộp.
Dành cho trẻ từ 24 tháng trở lên: Dielac alpha 3 có giá 100.200 đồng/hộp.
* Như vậy nhìn vào ví dụ về sản phẩm sữa dành cho trẻ em, giá của Công ty Vinamilk rẻ hơn hẳn so với sản phẩm của hãng khác (từ 30.000-40.000đồng/hộp). Nguyên nhân lý giải cho điều này là do các hãng sữa khác cộng cả chi phí quảng cáo, thương hiệu vào giá thành sản phẩm. Hơn nữa đối tượng khách hàng mà Công ty hướng tới là tầng lớp trung lưu và bình dân, giá các sản phẩm của Vinamilk chỉ tăng cao nhất là 5%, trong khi giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng tới 30-40%, đó là nhờ vào việc giảm nguyên liệu nhập khẩu và thay thế được 35% nguyên liệu nội địa.
1.2.Sản phẩm và cơ cấu
Một trong những thành công của Vinamilk là đa dạng hoá sản phẩm. Hệ thống sản phẩm của Vinamilk rất phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu của tất cả các đối tượng khách hàng từ trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn, người có nhu cầu đặc biệt.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng phong phú, người tiêu dùng không chỉ cần có sản phẩm tốt, giầu dinh dưỡng là đủ, mà sản phẩm đó còn phải đáp ứng nhiều nhu cầu khác, chẳng hạn, sản phẩm không có cholesterol cho người cao huyết áp, bệnh tim mạch; sản phẩm phải giầu canxi cho phụ nữ và những người mắc chững loãng xương. Ngoài ra, cũng cần sản xuất sản phẩm giá rẻ cho người có thu nhập thấp, sản phẩm có bao bì khác lạ, vui mắt dành cho thiếu nhi…Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, Vinamilk đã hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu này. Từ mặt hàng đầu tiên lúc mới thành lập là sữa đặc có đường, đến nay, Vinamilk đã có trên 100 nhãn hiệu bao gồm sữa đặc, sữa tươi, kem, sữa chua, sữa bột và bột dinh dưỡng các loại, sữa đậu nành, nước ép trái cây các loại … Sản phẩm sữa đặc truyền thống và đa dạng của Vinamilk gồm có sữa ông thọ, sữa Ngôi sao Phương Nam, sữa Moka, sôcôla … phục vụ cho nhu cầu của mọi đối tượng với các mục đích sử dụng khác nhau, như dành cho người ăn kiêng, người dưỡng bệnh, pha cà phê, làm sữa chua, làm bánh …; Sữa tươi tiệt trùng là thức uống bổ dưỡng và cần thiết cho mọi lứa tuổi, giúp tăng cường sức khỏe và trí tuệ, giúp phát triển chiều cao, đồng thời có tác dụng giải độc rất tốt, dành cho người làm việc trong môi trường độc hại; Bột dinh dưỡng Ridielac gồm các loại: Dielac ngọt, thịt, cá, tôm, thịt-cà rốt, thịt-cải bó xôi, được chế biến phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên. Các sản phẩm bột dinh dưỡng ăn liền, không cần nấu, tiện sử dụng và tiết kiệm thời gian cho các bà mẹ; Sữa bột Dielac gồm nhiều loại: Dielac Mamma với chất DHA bổ sung dành cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, tăng cường sự phát triển trí não ngay từ trong bụng mẹ; Dielac 1: Dành cho trẻ từ 1 ngày đến 6 tháng tuổi, được bổ sung thêm DHA, giúp cho não bộ của trẻ phát triển hoàn thiện hơn và giống sữa mẹ về mặt dinh dưỡng; Dielac 2: Được bổ sung DHA và chất xơ thực vật, tăng khả năng hấp thụ canxi, dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên; Dielac 3: Được chế biến với công thức đặc biệt, được bổ sung DHA và chất xơ thực vật, tăng khả năng hấp thụ canxi, hỗ trợ tiêu hoá, thích hợp cho trẻ trong giai đoạn tăng trưởng từ 1 năm tuổi trở lên, giúp cơ thể phát triển chiều cao, khoẻ mạnh và cứng cáp; Dielac canxi: Với hàm lượng canxi sữa cao và không có chất béo, giúp cơ thể dễ hấp thụ canxi, giúp xương vững chắc, phòng và ngừa bệnh loãng xương lúc tuổi già; Dielac Sure: Là sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt, chứa hàm lượng đạm, béo cao, không chứa đường lactose, được bổ sung thêm chất Oligofructose, giúp phục hồi nhanh sức khỏe. Yomilk với nhiều loại cam, chanh, dâu nguyên chất, giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh, làn da mịn màng, vóc dáng cân đối; Nước ép trái cây gồm nhiều loại: Cam, đào, táo, cà chua, xoài, ổi… rất giầu vitamin và khoáng chất, mang lại sự sảng khoái, tăng cường sức đề kháng của cơ thể; Sữa đậu nành cung cấp các chất dinh dưỡng và lượng đạm cao cho cơ thể, dễ tiêu hoá, không chứa cholesterol, rất tốt cho những người mắc bệnh tim mạch. Đặc biệt, sữa đậu nành không đường thích hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường và kiêng đường; Kem Vinamilk với nhiều chủng loại bao gồm: kem que, kem ly, kem thố …, với nhiều hương vị thơm ngon như vani, cốm, sầu riêng, cacao, cam, chanh, dâu, trái cây… dành cho các bạn trẻ.
Trong những năm tới đây, Vinamilk tiếp tục tăng cường đa dạng hoá sản phẩm, đổi mới liên tục để không những đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, mà còn tạo ra nhu cầu của người tiêu dùng.
1.3.Chất lượng sản phẩm
Phần lớn bột nguyên liệu được nhập khẩu (90%), cũng nhập từ các nhà máy sữa nguyên liệu như các hãng sữa nước ngoài khác. Công thức làm sữa cũng được đặt ở nước ngoài, hầu như sữa ngoại có thành phần, chất gì thì sữa nội cũng có. Công nghệ, quy trình sản xuất đóng gói đều trên máy móc thiết bị hiện đại của Châu Âu. Vì vậy có thể khẳng định sữa nội hoàn toàn tương đương về chất lượng so với sữa ngoại.
Ông Lê Hồng Xanh, Trưởng phòng thị trường Công ty Vinamilk, đã từng phát biểu: “ Các nhãn hiệu sữa ngoại luôn thực hiện các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, dịch vụ bán hàng rất rầm rộ, chi phí này cao hơn rất nhiều so với các Công ty sữa trong nước và tất nhiên giá bán đã tính luôn chi phí này. Do đó với chất lượng tương đương nhau nhưng người tiêu dùng Việt Nam đang phải trả tiền cho các hoạt động quảng cáo khuyếch trương đó “.
1.4.Phân phối
Mạng lưới phân phối rộng khắp, hiện nay Vinamilk có mạng lưới mạnh nhất. Hệ thống đại lý của Công ty phân thành 2 loại, nhóm các sản phẩm về sữa gồm có sữa đặc, sữa bột …và nhóm sản phẩm kem, sữa chua, sữa tươi. Với nhóm thứ nhất, một trong các điều kiện để trở thành đại lý của Công ty là phải giữ cam kết không bán bất kỳ sản phẩm sữa nào khác.
Để làm được điều này, Công ty đã có những ưu đãi đối với đại lý để họ trở thành những người bạn thân thiết, chung thuỷ với sản phẩm của mình. Trường hợp vi phạm hợp đồng, Công ty kiên quyết cắt bỏ, để làm gương cho các đại lý khác.
Riêng với nhóm sản phẩm thứ hai … Công ty chủ trương mở rộng rãi và không hạn chế ngặt nghèo về các điều kiện của đại lý. Bởi vì đây là các mặt hàng bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng, tính cạnh tranh không cao, không phải là mặt hàng chiến lược của Công ty nên càng mở rộng hệ thống phân phối thì sản phẩm càng được phổ biến.
Ngoài ra, Công ty còn kết hợp với Viện Dinh dưỡng triển khai chương trình phòng chống suy dinh dưỡng để giới thiệu sản phẩm đến các huyện, xã; tặng sản phẩm sữa bột cho các bà mẹ mang thai (tổng trị giá hơn 800 triệu đồng). Thường đối với đại lý, tuỳ thuộc vào vị trí, địa điểm bán hàng mà Công ty quy định doanh số và thưởng cho đại lý theo quý và theo tháng.
Hiện nay, hệ thống đại lý của Công ty đã mở rộng và phủ khắp hầu hết các tỉnh miền Bắc trung bình mỗi tỉnh đều có một hoặc hai đại lý chính thức, thậm chí có tỉnh có tới 7 đại lý chính thức. Hệ thống nhân viên khảo sát đại lý được thiết lập có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ thông tin và hàng đến các đại lý tại mỗi khu vực, đồng thời nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ đối với từng mặt hàng tại các khu vực này.
Mục tiêu của Công ty là phủ hàng đến tận từng phường, xã, từng ngõ phố, con đường. Tại mỗi tỉnh đều có nhân viên tiếp thị cắm chốt tại địa bàn, người này ngoài lương chính còn được thưởng theo doanh số bán hàng của các đại lý. Điều đó khuyến khích nhân viên mở rộng thêm đại lý nhỏ, bán lẻ, đưa thương hiệu của Công ty len lỏi khắp mọi ngõ ngách. Trên mỗi chiếc xe chở hàng, thùng hàng hay bất kỳ một sản phẩm nào, thương hiệu cũng được dùng làm điểm nhấn để người tiêu dùng dễ dàng nhận diện sản phẩm của Công ty.
1.5.Hoạt động xúc tiến bán hàng , công tác PR
Trách nhiệm với người tiêu dùng thể hiện qua việc đưa ra sản phẩm chất lượng cao, Công ty Vinamilk cũng trách nhiệm với cộng đồng bằng nhiều hành động hết sức tốt đẹp. Trong đó, Vinamilk đã tài trợ 750 triệu đồng cho quỹ học bổng “Vinamilk ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam “, trao hàng ngàn xuất học bổng cho học sinh giỏi các trường trên cả nước. Công ty cũng đã xây dựng và thực hiện nhiều chương trình tư vấn dinh dưỡng miễn phí cho khách hàng, hoàn thành các chuyên đề giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho bà mẹ mang thai và trẻ em trên truyền hình, khám sức khoẻ cho học sinh ở nhiều tỉnh thành; cấp phát sữa miễn phí cho các em suy dinh dưỡng độ 2. Hầu hết các đợt cứu trợ đồng bào bị thiên tai, công ty Vinamilk đều tham gia một cách tích cực. Công ty cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam, phụng dưỡng 18 Mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng nhà tình nghĩa tình thương trị giá 1,1 tỷ đồng; tặng Mặt trận tổ quốc TP HCM 120 triệu đồng xây dựng 20 căn nhà tình thương; đầu tư 2 tỷ đồng mỗi năm cho Chương trình “Phòng chống suy dinh dưỡng quốc gia“.
2.Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Vinamilk
2.1.Những mặt đã đạt được trong nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
a.Vinamilk tăng tổng vốn sở hữu gấp 10 lần
Đó là một trong những thành tích nổi bật của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam ( Vinamilk ) - đơn vị vừa được Nhà nước tặng thưởng Huân Chương Độc lập hạng 3 cho tập thể và danh hiệu “ Anh hùng lao động “ cho cá nhân tổng giám đốc Công ty, bà Mai Kiều Liên – vì đã có thành tích xuất sắc trong lao động, sáng tạo từ năm 1995 đến nay.
Mười năm qua, Vinamilk đã đầu tư 1.169,8 tỷ đồng phát triển quy mô sản xuất, nâng cấp, đổi mới công nghệ. Xây dựng mới 5 nhà máy chế biến sữa trên 5 vùng trọng điểm của cả nước; tiến hành cuộc “ cách mạng trắng “ bằng việc tạo lập các vùng nguyên liệu nội địa … Nhờ đó , tốc độ sản xuất và kinh doanh luôn tăng, từ 15-35% /năm. Tỉ suất lợi nhuận trước thuế / nguồn vốn kinh doanh đạt từ 20 %-30%. Nộp ngân sách Nhà nước 3.080,7 tỷ đồng, tổng vốn sở hữu chủ tăng gấp 10 lần, từ 216 tỷ đồng ( 1992) lên 2015 tỷ đồng năm 2005, thị phần nội địa liên tục được giữ vững từ 50-90%.
b.Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh 5 tháng năm 2005
Trong năm tháng đầu năm 2005, tuy tình hình kinh tế – xã hội không mấy thuận lợi cho sản xuất kinh doanh: giá cả nguyên vật liệu tăng liên tục, tỷ giá đồng USD, EURO so với đồng Việt Nam không ổn định khiến giá các mặt hàng tăng cao. Hơn nữa Công ty cũng phải đối đầu với nhiều hãng sữa đa quốc gia, nhưng Vinamilk vẫn vững vàng vượt qua thách thức, đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế
Giá trị Tổng sản lượng: đạt 49% kế hoạch năm, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2004.
Doanh thu: đạt 43,4 % kế hoạch năm, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2004.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 29,6 triệu USD trong tổng giá trị hợp đồng đã ký 86 triệu USD năm 2005.
Nộp ngân sách Nhà nước 108,4 tỷ đồng .
Thu mua sữa tươi tăng 7,9 % về sản lượng và 15,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2004.
Về sản lượng sản phẩm tiêu thụ: mặc dù còn nhiều khó khăn do diễn biến trên thị trường không thuận lợi trong những tháng đầu năm, song với nỗ lực của chính mình, Công ty đã tận dụng mọi thời cơ và tiềm năng để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, tốc độ tiêu thụ các mặt hàng chính vẫn ổn định và đạt hiệu suất tăng trưởng kinh tế cao từ 12,6% đến 29,2%. Đó là tín hiệu lạc quan, triển vọng phát triển mạnh của một doanh nghiệp mới chuyển sang cơ chế cổ phần.
c.Vinamilk trúng thầu xuất khẩu 86 triệu đô la Mỹ
Thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm 2005, Vinamilk đã trúng thầu hợp đồng xuất khẩu trị giá 86 triệu đô la Mỹ với các sản phẩm chủ yếu là sữa bột và bột dinh dưỡng. Thắng lợi này làm tiền đề cho các kế hoạch xuất khẩu khác của Vinamilk trong năm 2005. Hiện tại sản phẩm Vinamilk đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Canada, Pháp, Nga, các nước khu vực Trung Đông, các nước khu vực Đông Nam á … Với tốc độ và năng lực phát triển như hiện nay Vinamilk đã có thể đảm nhận các hợp đồng xuất khẩu lớn mà không gặp phải một khó khăn nào. Kim ngạch xuất khẩu cao nhờ vào uy tín nhiều năm liền của Vinamilk với thị trường nước ngoài và Công ty luôn nghiên cứu phát triển các thị trường mới trong bối cảnh thương mại quốc tế phát triển nhanh.
Sau rất nhiều những thành công trong việc phát triển mở rộng thị trường sữa quốc tế và nội địa, Vinamilk đang trở nên mạnh mẽ hơn thông qua việc hợp tác liên doanh quốc tế với một đối tác Hà Lan - Campina.
Công ty liên doanh được mang tên Công ty Liên Doanh Campina. Bà Mai Kiều Liên (Vinamilk) được bầu làm Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị, Giám đốc điều hành của Công ty liên doanh là Ông M.Bacon, hiện là Giám đốc của Campina Việt Nam.
Công ty sẽ tham gia thị trường với những sản phẩm sữa bổ sung giá trị dinh dưỡng được nhập khẩu và sản xuất tại Việt Nam nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước. Với sự hợp tác này, người tiêu dùng Việt Nam sẽ được thưởng thức nhiều loại sản phẩm sữa chất lượng cao.
2.2. Những mặt chưa đạt được trong nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
Bên cạnh những mặt đã đạt được trong nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty vẫn còn tồn tại những điểm yếu, gây hạn chế cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.
a.Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty tuy rộng khắp thị trường toàn quốc nhưng sự phối hợp giữa các đại lý còn thiếu chặt chẽ. Các hoạt động phân phối tiêu thụ ở các tổng đại lý còn thụ động, phụ thuộc nhiều vào Công ty đã làm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không tiến hành kịp thời, dẫn đến đối thủ cạnh tranh nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần, làm giảm năng lực cạnh tranh của Công ty.
b.Hoạt động Marketing chưa được đầu tư đúng mức, lấy ví dụ như hãng sữa Abbott, hiện nay sản phẩm của họ có giá cao nhất trên thị trường, nhưng vẫn bán được và doanh thu hàng năm của họ vẫn tăng. Vấn đề về xây dựng thương hiệu ở đây cũng được đặt ra.
c.Công ty chưa chú trọng đúng mức vào công tác quản lý, quá chú trọng vào công tác bán hàng, thể hiện qua bảng phân tích tình hình quản lý chi phí của Công ty:
Bảng phân tích tình hình quản lý chi phí của Công ty Vinamilk
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch
ST
thị trường
Tsf
ST
TT
Tsf
D
%
TT
D Tsf
tsf
U
1.Tổng doanh thu
3.809.414
3.746.186
-63.228
-1,7%
2.Tổng chi phí
572.134
15%
504.108
13,5%
-68.026
-11,9%
-1,5%
-1,5%
-10%
-56193
Chi phí bán hàng
412.886
72,2%
10,8%
397.385
78,8%
10,6%
-15.501
-3,8%
6,6%
-0,2%
-1,9%
7492,4
Chi phí quản lý doanh nghiệp
90.894
15,9%
2,4%
88.405
17,5%
2,4%
-2.489
-2,7%
1,6%
0%
0%
Chi phí hoạt động tài
chính
68.372
11,9%
1,8%
18.318
3,7%
0,5%
-50.054
-73,2%
-8,2%
-1,3%
72,2%
48700,4
( Nguồn : www.bsc.com.vn)
Nhận xét :
*Nhìn vào bảng ta thấy tất cả các chỉ tiêu đề của doanh nghiệp đều giảm: doanh thu giảm -63.228 triệu đồng, tổng chi phí giảm -68.026 triệu đồng. Tốc độ giảm của tổng chi phí (-11,9%) lớn hơn tốc độ giảm của tổng doanh thu (-1,7%).
*ở cả 2 kỳ: chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ so với chi phí bán hàng. Hơn nữa chênh lệch 2 kỳ tỷ trọng của chi phí hoạt động tài chính lại bị giảm: -8,2%. Cho nên ta có thể suy ra 2 khoản này không phải là hạng mục chính của doanh nghiệp.
Chi phí bán hàng là hạng mục chính, chi phí này chiếm tỷ trọng 72,2% năm 2003 lên 78,8% trong năm 2004.
Mặc dù chi phí bán hàng và chi p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van TN_Cty VINAMILK.doc