Tài liệu Khóa luận Nâng cao thu nhập của các hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn xã Đặng Sơn - Huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An: LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và hoàn toàn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2011
Tác giả luận văn
Trần Văn Đông
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này trước tiên tôi trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa kinh tế và phát triển nông thôn cùng các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.
Đặc biệt với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, em xin trân trọng cảm ơn Th.S Trần Đức Trí đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập để em có thể hoàn thành luận văn này.
Đồng thời tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các cấp lãnh đạo và toàn thể bà con nông dân xã Đặng Sơn đã tạo điều kiện cực kỳ thuận lợi ...
110 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Nâng cao thu nhập của các hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn xã Đặng Sơn - Huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và hoàn toàn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2011
Tác giả luận văn
Trần Văn Đông
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này trước tiên tôi trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa kinh tế và phát triển nông thôn cùng các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.
Đặc biệt với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, em xin trân trọng cảm ơn Th.S Trần Đức Trí đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập để em có thể hoàn thành luận văn này.
Đồng thời tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các cấp lãnh đạo và toàn thể bà con nông dân xã Đặng Sơn đã tạo điều kiện cực kỳ thuận lợi cho tôi có thể hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm giúp đỡ tôi trong cuộc sống để tôi chú tâm hoàn thành luận văn.
Do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế kính mong thầy cô giáo và các bạn sinh viên đóng góp để tôi hòan thiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2011
Sinh Viên
Trần Văn Đông
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đặng sơn là một xã có truyền thống lâu đời về sản xuất dâu tằm trên địa bàn huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An, nghề trồng dâu nuôi tằm chiếm một vị trí quan trọng trong tổng cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn xã Đặng Sơn. Tuy nhiên, các hộ sản xuất dâu tằm vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất, thu nhập của người trồng dâu nuôi tằm vẫn còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng của xã nhà. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao thu nhập của các hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn xã Đặng Sơn - Huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An”.
Nghiên cứu được tiến hành tại xã Đặng Sơn từ tháng 1 – tháng 5 năm 2011. Dựa vào thông tin thu thập được thông qua phỏng vấn 60hộ tại 5 xóm trên địa bàn xã Đặng Sơn về tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu tằm năm 2010 và thông tin thứ cấp từ sách, báo, internet... Phương pháp xử lý thông tin bằng công cụ bảng tính excel, từ đó tổng hợp và phân tích thông tin bằng phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phân tích phương sai một yếu tố anova single factor, phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ từ trồng dâu nuôi tằm. Nghiên cứu này nhằm: i) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về trồng dâu nuôi tằm; ii) Khảo sát thực trạng sản xuất và tiêu thụ của các hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn nghiên cứu; iii) Phân tích kết quả sản xuất và tiêu thụ của các nhóm hộ trồng dâu nuôi tằm; iv) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất dâu tằm và đánh giá thuận lợi, khó khăn; v) Từ đó đề xuất định hướng, giải pháp và nêu khuyến nghị với các cấp chính quyền và người dân nhằm nâng cao thu nhập cho hộ trồng dâu nuôi tằm.
Có hơn 250hộ trên toàn xã Đặng Sơn tham gia vào sản xuất dâu tằm. Trung bình mỗi gia đình có 5 nhân khẩu với 3 lao động thì có 2 lao động tham gia sản xuất TDNT, hầu hết những lao động này đều có trình độ văn hóa chỉ cấp 2 và cấp 3. Diện tích đất TDNT của các hộ vẫn rất ít chỉ 1.28sào đối với nhóm hộ khá, 0.69sào đối với hộ TB và 0.50sào đối với nhóm hộ Yếu. Đất trồng dâu manh mún được trồng xen với những cây trồng khác là chủ yếu chưa được quy hoạch theo vùng chuyên canh. Chi phí đầu tư trên sào dâu của nhóm hộ khá là 1,08 triệu/năm, hộ TB và hộ Yếu lần lượt là 988,47 nghìn đồng và 819,92 nghìn đồng; Chi phí đầu tư nuôi tằm cho một vòng trứng các nhóm hộ chỉ khoảng 275 nghìn đồng. Thu nhập từ TDNT năm 2010 của nhóm hộ khá là 11,54 triệu đồng chiếm 16% trong tổng thu nhập hộ cao hơn so với nhóm hộ TB là 5,41 triệu đồng chiếm 9% tổng thu nhập của hộ và hộ Yếu là 2,90 triệu đồng chiếm 5% tổng thu nhập của hộ.
Kênh tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của hộ TDNT chủ yếu là cơ sở ươm tơ trong xã, 95% số hộ tiêu thụ kén tằm thông qua cơ sở ươm tơ, hộ hoàn toàn bị động trong việc nhận giống và bán sản phẩm cho cơ sở ươm tơ. Do vậy việc hộ bị ép giá xảy ra thường xuyên, theo kết quả điều tra năm 2010 giá kén trắng là 60.000đ/kg và giá kén vàng là 33.000đ/kg thấp hơn so với thị trường.
Thu nhập của hộ từ TDNT chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng. Trong đó số lứa nuôi, diện tích dâu trồng, chi phí/sào dâu, trình độ học vấn là những nhân tố ảnh hưởng mạnh tới thu nhập từ TDNT. Ngoài ra, các hộ còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ như vốn đầu tư, tổn thất do dịch bệnh, giá bán…
Cuối cùng, nghiên cứu này đã đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị với các cấp chính quyền và người dân tham gia trồng dâu nuôi tằm taị xã Đặng Sơn nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ tham gia sản xuất dâu tằm. Đó là: i) Quy hoạch đất đai theo vùng để trồng dâu; ii) Tăng cường đào tạo tập huấn cho hộ trồng dâu nuôi tằm; iii) Tăng cường đầu tư thêm chi phí vật chất vào trồng dâu, nuôi tằm; iv) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất dâu tằm; v) Có biện pháp tổ chức sản xuất và tiêu thụ mới, hình thành mối “liên kết giữa nhà” giữa nhà nước, nhà nghiên cứu, nhà doanh nghiệp và nhà nông trong sản xuất và tiêu thụ dâu tằm thông qua hợp đồng; vi) Đa dạng hóa sản phẩm từ cây dâu, con tằm; Phối hợp với các hoạt động nông nghiệp liên quan khác tăng cao thu nhập cho hộ.
Như vậy, kết qủa sản xuất từ nghề trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn xã Đặng Sơn vẫn chưa cao do gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ. Muốn nâng cao thu nhập cho hộ từ dâu tằm cần có những giải pháp phát triển hợp lý, để thực hiện được những giải pháp nâng cao thu nhập sản xuất dâu tằm cần có sự quan tâm của các cấp ban ngành, sự hợp tác chặt chẽ giữa các tác nhân liên quan hơn nữa.
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 2.1: Vòng đời con tằm 8
Đồ thị 2.1 : Sản lượng kén tằm thế giới từ năm 1995 đến 2008 17
Đồ thị 2.2 : Tỷ lệ sản lượng kén tằm của các nước trên thế giới năm 2008 18
Sơ đồ 4.1: Kênh tiêu thụ kén tằm của các nhóm hộ điều tra 60
Đồ thị 4.1: Cơ cấu TNHH của nhóm hộ khá 63
Đồ thị 4.2: Cơ cấu TNHH của nhóm hộ TB 64
Đồ thị 4.3: Cơ cấu TNHH của nhóm hộ Yếu 64
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MI
Thu nhập hỗn hợp
FAO
Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc
HĐBT
Hội Đồng Bộ Trưởng
NN
Nông nghiệp
NK
Nhân khẩu
BQ
Bình quân
TNBQ
Thu nhập bình quân
GTSX
Giá trị sản xuất
LĐ
Lao động
TDNT
Trồng dâu nuôi tằm
TB
Trung bình
GO
Tổng giá trị sản xuất
HTX
Hợp tác xã
SX
Sản xuất
HQKT
Hiệu quả kinh tế
CP
Chi phí
TLSX
Tư liệu sản xuất
CNH – HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
MỤC LỤC ix
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.3.2.1 Phạm vi về không gian 3
1.3.2.2 Phạm vi về thời gian 3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Một số khái niệm 4
2.1.2 Vị trí của nghề trồng dâu nuôi tằm trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam 5
2.1.3. Đặc điểm của sản xuất dâu tằm 6
2.2 Cơ sở thực tiễn 9
2.2.1 Đôi nét về nghề trồng dâu nuôi tằm 9
2.2.2 Một số chủ trương, chính sách của nhà nước 10
2.2.3 Tình hình sản xuất dâu tằm ở Việt Nam 12
2.2.3.1. Về trồng dâu 13
2.2.3.2. Về nuôi tằm 14
2.2.3.3. Ươm tơ dệt lụa 15
2.2.3.4. Sản xuất và cung ứng trứng giống 15
2.2.3.5. Thị trường tiêu thụ tơ kén của Việt Nam 16
2.2.4 Tình hình sản xuất dâu tằm trên thế giới 17
2. 2.4.1 Tình hình chung 17
2.2.4.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất dâu tằm của các nước 19
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 22
3.1.1 Điều kiện tự nhiên của xã 22
3.1.1.1 Vị trí địa lý 22
3.1.1.2 Khí hậu, thủy văn 22
3.1.2 Tình hình kinh tế xã hội của xã 23
3.1.2.1 Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của xã 23
3.1.2.2 Tình hình lao động và nhân khẩu của xã 26
3.1.2.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng của xã 28
3.1.2.4 Kết quả phát triển kinh tế của xã 30
3.2 Phương pháp nghiên cứu 33
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 33
3.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp 33
3.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp 33
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 34
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 34
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu 37
3.2.4.1 Chỉ tiêu phản ánh về phát triển sản xuất 37
3.2.4.2 Nhóm chỉ tiêu kết quả và hiệu quả 38
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
4.1 Thực trạng nghề trồng dâu nuôi tằm của xã 39
4.1.1 Tình hình chung về các hộ trồng dâu nuôi tằm của xã 39
4.1.2 Đặc điểm cơ bản của nhóm hộ điều tra 41
4.1.2.1 Tình hình lao động trồng dâu nuôi tằm của nhóm hộ điều tra 41
4.1.2.2 Tình hình sử dụng đất đai của nhóm hộ điều tra 43
4.1.2.3 Tình hình sử dụng tư liệu sản xuất của nhóm hộ điều tra 46
4.1.3 Tình hình sản xuất dâu và nuôi tằm ở các nhóm hộ điều tra 49
4.1.3.1 Chi phí vật chất cho sản xuất lá dâu 49
4.1.3.2 Kết quả của giai đoạn trồng dâu 52
4.1.3.3 Chi phí vật chất cho giai đoạn nuôi tằm của nhóm hộ điều tra 54
4.1.3.4 Kết quả và hiệu quả của giai đoạn nuôi tằm 56
4.1.4 Tình hình tiêu thụ kén tằm của nhóm hộ điều tra 59
4.1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của nhóm hộ điều tra 61
4.2 Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ từ TDNT 65
4.2.1 Những nhân tố định tính 65
4.2.1.1 Nhân tố lao động 65
4.2.1.2 Nhân tố đất đai 66
4.2.1.3 Nhân tố đầu tư và thâm canh 66
4.2.1.4 Nhân tố kỹ thuật 67
4.2.1.5 Nhân tố thị trường 68
4.2.1.6 Nhân tố tổ chức sản xuất nuôi tằm 69
4.2.2 Kiểm định một số nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân từ TDNT 69
4.3 Đánh giá chung về nghề trồng dâu nuôi tằm 70
4.3.1 Thuận lợi 70
4.3.2 Khó khăn 72
4.4 Định hướng và giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ TDNT trên địa bàn xã 75
4.4.1 Định hướng 75
4.4.2 Giải pháp 77
4.5.4.1 Giải pháp về quy hoạch đất đai 77
4.5.4.2 Giải pháp đào tạo tập huấn 78
4.5.4.3 Giải pháp đầu tư 78
4.5.4.4 Giải pháp khoa học kỹ thuật 80
4.5.4.5 Giải pháp tổ chức sản xuất và tiêu thụ 81
4.5.4.6 Đa dạng hóa sản phẩm từ cây dâu, con tằm 82
4.5.4.7 Phối hợp với các hoạt động nông nghiệp khác 83
PHẦN V: KẾT LUẬN 84
5.1 Kết luận 84
5.2 Khuyến nghị 85
5.2.1 Đối với Nhà nước 85
5.2.2 Đối với chính quyền cơ sở 85
5.2.3 Đối với hộ nông dân 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 89
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt nam có gần 80% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, trong đó lực luợng lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chiếm 75% lực lượng lao động của cả nước. Tuy nhiên năng suất lao động rất thấp đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, thêm vào đó có sự mất cân đối cầu và cung trong lao động nông nghiệp.
Cây dâu, con tằm từ lâu đã quen thuộc với người nông dân ở nhiều vùng Việt Nam từ nhiều thế hệ. Dâu là cây dài ngày có hiệu quả cao hơn các cây trồng thông thường như: lúa, ngô, lạc… hơn nữa lại dễ trồng, phù hợp với nhiều loại đất. Đầu tư cho nuôi tằm không lớn, phù hợp với điều kiện còn rất khó khăn của nông thôn Việt Nam. Kỹ thuật nuôi tằm cũng không quá phức tạp. Cả khâu trồng dâu và khâu nuôi tằm đều có thể sử dụng triệt để nguồn lao động dư thừa, lao động trên và dưới tuổi. Ngành trồng dâu, nuôi tằm có sản phẩm chính là kén từ đó là cơ sở để phát triển nghề ươm tơ – dệt lụa.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu về tơ tằm trong nước và chừng đó nhu cầu về xuất khẩu. Như thế có nghĩa là khả năng mở rộng ngành sản xuất này ở nước ta còn lớn, nhu cầu của thị trường về sản phẩm tơ tằm chúng ta chưa khai thác hết. Vì thế, phát triển trồng dâu nuôi tằm sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng có hiệu quả nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống của cư dân nông thôn.
Xã Đặng Sơn - Huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An là một xã thuần nông, thu nhập của các hộ nông dân từ sản xuất nông nghiệp là chính và vẫn còn thấp, lao động nhàn rỗi dư thừa nhiều. Nghề trồng dâu nuôi tằm đã có mặt tại xã từ lâu. Với nghề trồng dâu nuôi tằm, giá kén cao thì người nông dân lợi nhiều, giá kén thấp thì người nông dân lãi thấp, ít khi bị lỗ Tuy vậy vài năm gần đây, giá kén trên thị trường đã cao hơn và ổn định hơn trước. Ngành dâu tằm tơ Việt Nam đang dần hồi phục và tăng trưởng. Hiệp hội dâu tằm tơ Việt Nam đã nhận định về tương lai của ngành trong thời gian tới: “Thị trường tơ lụa trong và ngoài nước đang ngày càng được mở rộng và giá tơ lụa cũng luôn ổn định ở mức cao”.
Trồng dâu nuôi tằm là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân xã Đặng Sơn – huyện Đô Lương – tỉnh Nghệ An, tuy nhiên nghề trồng dâu nuôi tằm của các hộ nông dân trong xã vẫn còn gặp phải một số khó khăn. Điều kiện thời tiết ở địa bàn diễn ra khá phức tạp gây khó khăn cho việc cung ứng thức ăn cho tằm cũng như điều kiện chăm sóc, tằm thường xuyên mắc dịch bệnh và khi mắc dịch thì thường chết đồng loạt, năng suất kén không đồng đều giữa các năm và giữa các hộ nông dân, thu nhập của người dân trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn xã thấp hơn so với các vùng lân cận, chưa xứng đáng với công sức chăn nuôi của người dân.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao thu nhập của các hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn xã Đặng Sơn - Huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở khảo sát và đánh giá thực trạng trồng dâu nuôi tằm của các hộ nông dân trên địa bàn xã Đặng Sơn – Huyện Đô Lương – Tỉnh Nghệ An, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất dâu tằm, từ đó có căn cứ khoa học đề xuất giải pháp nâng cao thu nhập cho các hộ trồng dâu nuôi tằm.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về trồng dâu nuôi tằm.
- Khảo sát thực trạng sản xuất và tiêu thụ của các hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn nghiên cứu.
- Phân tích kết quả sản xuất và tiêu thụ của các nhóm hộ trồng dâu nuôi tằm.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất dâu tằm và đánh giá thuận lợi, khó khăn.
- Đề xuất định hướng, giải pháp và nêu khuyến nghị với các cấp chính quyền và người dân nhằm nâng cao thu nhập cho hộ trồng dâu nuôi tằm.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn xã Đặng Sơn - Huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An.
Thêm vào đó đề tài cũng tập trung nghiên cứu các tác nhân khác trong quá trình tiêu thụ kén như người thu gom, các cơ sở ươm tơ…
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi về không gian
Đề tài chỉ tập trung khảo sát trên địa bàn xã Đặng Sơn – Huyện Đô Lương – Tỉnh Nghệ An
1.3.2.2 Phạm vi về thời gian
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ trồng dâu nuôi tằm trong khoảng thời gian 2008 – 2010.
- Thời gian thực hiện: Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2011 đến tháng 5/2011
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
- Nghề tằm
Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc (FAO) cho rằng “nghề tằm gồm cả các khâu công nghiệp, thủ công và mỹ nghệ. Trồng dâu là tổng hợp các thao tác của nghề nông. Nuôi tằm là tổng hợp trình độ kỹ thuật cao được tạo nên bởi bàn tay người nông dân. Ươm tơ là ngành công nghiệp có lợi nhuận. Khoa học kỹ thuật về ngành dâu tằm tơ là sự hội ngộ của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và nghệ thuật; là sự kết hợp giữa nền văn hoá lâu đời và nền văn minh hiện đại, giữa cái giàu, cái nghèo và là sự phản ảnh tương phản giữa chúng”.
Nghề tằm có 4 công đoạn hoàn toàn khác nhau nhưng lại gắn bó với nhau rất chặt chẽ là : Trồng dâu; nuôi tằm, ươm tơ và dệt lụa. Tơ tằm đã tô điểm thêm cho vẻ đẹp con người và dệt nên những câu ca dao, những bài thơ trữ tình tuyệt tác. Ở nước ta nghề tằm là nghề truyền thống lâu đời và hiện nay vẫn là sinh kế, là công ăn việc làm của hàng trăm ngàn lao động và làm giàu cho đất nước nhờ những giá trị to lớn của nó.
- Sản xuất dâu tằm (Trồng dâu nuôi tằm)
Một hiện tượng có từ thời xưa là những nước nuôi tằm không phải tất cả đều dệt lụa. Để nuôi tằm và ươm tơ, cần một lực lượng lao động nhiều và rẻ, không có sự huấn luyện chuyên môn đặc biệt. Kỹ nghệ dệt lụa yêu cầu, trái lại, một loại nhân công khéo léo và có chất lượng. Người ta thấy có những nước vừa nuôi tằm vừa dệt lụa như Nhật bản, Trung quốc, Italia, Pháp; những nước chỉ nuôi tằm như Trung Á; những nước dệt lụa mà không nuôi tằm như Anh, Mỹ, Đức, Thụy sỹ. Ở nước ta có những làng dệt lụa rất nổi tiếng nằm ở những vùng trồng dâu nuôi tằm lớn, nhưng đa số người nông dân trồng dâu nuôi tằm không ươm tơ mà bán kén cho các cơ sở ươm tơ trong và ngoài vùng. Như vậy có thể thấy rằng “Trồng dâu nuôi tằm” là một hoạt động sản xuất mang lại thu nhập cho người nông dân thông qua việc trồng dâu, nuôi tằm bán kén ươm.
- Thu nhập hỗn hợp của TDNT (MI): Là phần thu nhập thuần túy của hộ bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi tiến hành sản xuất dâu tằm. Hay nói cách khác nó là một phần của giá trị gia tăng sau khi đã trừ đi khấu hao tài sản cố định, thuế và lao động thuê (nếu có) từ sản xuất dâu tằm.
2.1.2 Vị trí của nghề trồng dâu nuôi tằm trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam
Ở Việt nam, nghề trồng dâu, chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa vốn có từ lâu đời. Hai ngàn năm trước nghề trồng dâu nuôi tằm đã đạt đến trình độ khá cao. Từ miền Bắc đến miền Nam đã hình thành nhiều vùng ươm tơ, dệt lụa nổi tiếng như: Lĩnh Bưởi, Lương The, Nhiễu Hồng Đô (Thanh hoá), Lụa Hạ (Hà Tĩnh), Tân Châu (An Giang)... Trước đây, sản xuất dâu tằm cùng với các cây có sợi khác như bông, lanh, đay... góp phần giải quyết vải mặc cho người dân. Xét về tầm quan trọng trong nông nghiệp, sản xuất dâu tằm được xếp thứ 2 sau nghề trồng lúa nước. Sau này, với sự ra đời của các loại sợi tổng hợp và ảnh hưởng của chiến tranh, sản xuất dâu tằm đã có nhiều giảm sút. Hiện nay, sản phẩm từ tơ tằm chỉ chiếm khoảng 1% sản lượng vải sợi nhưng vẫn đứng vị trí hàng đầu trong ngành may mặc và thời trang do đặc tính tự nhiên không thể thay thế.
Về mặt kinh tế, trồng dâu nuôi tằm là một hoạt động sản xuất quan trọng ở nhiều vùng nông thôn đặc biệt là những vùng đông dân ít đất. Chi phí đầu tư ban đầu thấp. Cây dâu trồng được trên nhiều loại đất khác nhau kể cả trên đất xấu, nghèo dinh dưỡng. Dâu 6 tháng sau khi trồng đã có thể thu hoạch lá cho tằm ăn và thu nhập từ dâu tằm đem lại thường cao hơn các cây trồng khác. Sản phẩm làm ra có giá trị, dễ tiêu thụ, vòng quay lứa tằm ngắn và thu nhập rải đều trong năm.
Về mặt xã hội, hiện nay trồng dâu nuôi tằm là một hoạt động sản xuất mang lại thu nhập cho hơn 96 ngàn hộ gia đình, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 250 ngàn nông dân từ Bắc tới Nam ở 31 tỉnh trong tổng số 64 tỉnh thành phố của cả nước. Trong đó chủ yếu là việc làm cho phụ nữ, người nhiều tuổi ở nông thôn. Với số lao động chiếm 0,39%, sản xuất dâu tằm đóng góp gần 0,8% tổng giá trị xuất khẩu nông nghiệp. Phát triển sản xuất dâu tằm không những góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, mà còn tận dụng lao động nhàn rỗi trong thời gian giáp vụ, khai thác tiềm năng về tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng, miền và của hộ gia đình, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống của nhân dân, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Trải qua quá trình phát triển rất lâu dài, sản xuất dâu tằm có ý nghĩa xã hội rất sâu sắc và mang đậm tính nhân văn. Nghề trồng dâu nuôi tằm đã đi vào thơ ca và mang bản sắc văn hóa truyền thống của nhiều vùng nông thôn Việt nam.
Về mặt môi trường, trồng dâu làm tăng độ che phủ trên các bãi đất trống, khai thác được đất đai nghèo kiệt và tham gia vào việc điều hòa tiểu khí hậu môi trường trong vùng.
2.1.3. Đặc điểm của sản xuất dâu tằm
Đặc điểm 1: Sản xuất dâu tằm là một hoạt động sản xuất kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt. Quá trình này bao gồm 2 giai đoạn trồng dâu và nuôi tằm. Hai giai đoạn này có quan hệ mật thiết với nhau. Giai đoạn trồng dâu là giai đoạn trung gian của quá trình sản xuất dâu tằm vì nó cung cấp sản phẩm là lá dâu cho giai đoạn nuôi tằm. Người dân tổ chức sản xuất thường là một quá trình được khép kín trong các hộ sản xuất nông nghiệp. Chất lượng lá dâu có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả nuôi tằm.
Đặc điểm 2: Cây dâu là đối tượng sản xuất của ngành trồng trọt, còn con tằm là đối tượng sản xuất của ngành chăn nuôi, chúng là những sinh vật sống có những quy luật sinh trưởng và phát triển riêng đòi hỏi những biện pháp kỹ thuật chăm sóc và tác động khác nhau trong từng giai đoạn, từng vùng, miền và từng giống khác nhau.
Đặc điểm 3: Sản xuất dâu tằm sử dụng rất nhiều lao động. Trung bình cần từ 7-8 lao động trên mỗi hecta dâu. Sản xuất mang tính thủ công là chính do yêu cầu công việc tỷ mỉ. Tỷ lệ cơ giới hóa còn rất thấp. Do đặc điểm này nên sản xuất dâu tằm chỉ phát huy hiệu quả ở những vùng đông dân, ít đất, nhiều lao động và giá nhân công rẻ.
Đặc điểm 4: Sản xuất dâu tằm có tính thời vụ rất cao. Một lứa tằm kể cả thời gian gỡ kén kéo dài từ 26-28 ngày. Trong đó khoảng 8 ngày là lao động cật lực, chủ yếu là hái dâu nuôi tằm tuổi 4, tuổi 5, bắt tằm lên né và thu hoạch kén (Sơ đồ 2.1).
Đặc điểm 5: Sản xuất dâu tằm mang tính hàng hóa cao. Sản phẩm là kén tằm được bán ngay cho tư thương thu mua kén lấy tiền trang trải cho chi phí sản xuất và sinh hoạt của gia đình. Chỉ ở vùng các dân tộc miền núi, một bộ phân người dân trồng dâu nuôi tằm, tự ươm tơ dệt vải và may trang phục và các vật dụng truyền thống của dân tộc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của gia đình.
Đặc điểm 6: Số lượng cá thể tằm trong một lứa nuôi là rất lớn. Nguy cơ dịch bệnh là rất cao, đặt ra yêu cầu công tác phòng trị bệnh nghiêm ngặt. Thời gian của một lứa tằm lại rất ngắn chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng cho nên phòng bệnh là chủ yếu và tích cực.
Đặc điểm 7: Thời gian nuôi tằm dài hay ngắn trong năm tùy từng khu vực, từng nước, song về cơ bản là không có hộ nông dân chỉ hoàn toàn nuôi tằm. Người ta thường nhìn nhận nuôi tằm như một hoạt động sản xuất phụ để kiếm thêm thu nhập cho gia đình vào những lúc rảnh rỗi.
Sơ đồ 2.1: Vòng đời con tằm
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Đôi nét về nghề trồng dâu nuôi tằm
Từ xưa nghề trồng dâu nuôi tằm đã đóng vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Ngày nay nghề trồng dâu nuôi tằm không những không tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sau Quyết Định của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là chính phủ) số 1/HĐBT ngày 04 tháng 01 năm 1982 về phát triển dâu tằm trên cả nước thì nghề trồng dâu nuôi tằm càng phát triển mạnh mẽ nhất là các vùng như Lâm Đồng, Đăclắc, Kontum, Vĩnh Phúc…và ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, từ đó giải quyết việc làm cho người lao động và tăng thu nhập cho người nông thôn.
Trồng dâu nuôi tằm là nghề rất quan trọng nhất là ở những vùng nông thôn. Trồng dâu nuôi tằm nhẹ nhàng, tốn ít công lao động đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các ngành nghề khác, vì sản phẩm dâu tằm có giá trị cao, vòng quay lứa tằm ngắn. Trồng dâu nuôi tằm không chỉ đáp ứng thu nhập quanh năm, mà nó còn tạo công ăn việc làm cho một lực lượng lao động lớn ở nông thôn, giải quyết lao động nhàn rỗi ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo đặc biệt là những vùng nông thôn và miền núi.
Sản phẩm chính của nghề trồng dâu nuôi tằm là tơ tằm, nó là nguồn nguyên liệu quý giá cho ngành công nghiệp dệt may, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần làm tăng GDP cho đất nước.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm phụ của nghề trồng dâu nuôi tằm đó là cành dâu và phân tằm thì cành dâu có thể tận dụng làm thức ăn cho trâu bò. Trong đó phân tằm cung cấp nguồn phân bón cho cây trồng làm giảm chi phí đầu tư trong sản xuất, hoặc có thể bán đây cũng là nguồn làm tăng thu nhập của hộ.
Mặt khác, trồng dâu còn làm tăng độ che phủ xanh trên các bãi đất trống (đất hoang, đất pha cát..), tham gia vào điều hòa tiểu khí hậu vùng đó. Góp phần bảo vệ môi trường, phát triển ngành nông nghiệp sinh thái bền vững và thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
2.2.2 Một số chủ trương, chính sách của nhà nước
Phát triển dâu tằm được Đảng và chính phủ hết sức quan tâm, điều đó được thể hiện ở các quyết định, chỉ thị được thông qua cụ thể là:
- Quyết định của Hội Đồng Bộ Trưởng số 1/HĐBT ngày 4 tháng 1 năm 1982 về phát triển dâu tằm. Theo quyết định chỉ rõ nứơc ta có điều kiện đất đai khí hậu, lao động và truyền thống sản xuất tơ tằm để mặc và xuất khẩu để phát huy những tiềm năm này HĐBT có chủ trương: “phát động phong trào trồng dâu nuôi tằm để tự giải quyết nhu cầu về mặc; tích cưc xây dựng vùng sản xuất tơ tằm tập trung để xuất khẩu; bổ sung một số chính sách khuyến khích sản xuất tơ tằm; tổ chức thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả “.Từ khi có Quyết Định của hội đồng bộ trưởng về phát triển dâu tằm diện tích, năng suất và sản lượng được tăng nhanh trên cả nước.
- Chỉ thị của hội đồng bộ trưởng về việc đẩy mạnh phát triển sản xuất dâu tằm tơ ban hành ngày 12/07/1991(212/CT), mục tiêu đẩy mạnh sản xuất dâu tằm tơ để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Cụ thể, phát triển dâu tằm tơ đến năm 2000 của nước ta là phấn đấu đạt từ 70.000 hécta đến 100.000 hécta dâu, chủ yếu ở vùng trung du, miền núi, đạt sản lượng từ 7.000 - 8.000 tấn tơ; nâng nhanh chất lượng tơ và sản xuất các sản phẩm từ tơ tằm để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu; giải quyết thêm việc làm cho khoảng 40-50 vạn lao động.
Để đạt được các mục tiêu trên, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, Thành phố và các ngành có liên quan Tổ chức thực hiện tốt những nội dung sau: “1- Xúc tiến nhanh việc quy hoạch và xây dựng các vùng trồng dâu, nuôi tằm, hệ thống Cơ sở giống tằm và các xí nghiệp chế biến tơ tằm trong phạm vi cả nước. Đặc biệt, cần tập trung đầu tư để nhanh chóng mở rộng và định hình vùng dâu tằm và công nghiệp tơ lụa trọng điểm ở Lâm Đồng; 2- Trồng dâu, nuôi tằm do dân làm là chính. Các đơn vị kinh tế quốc doanh chủ yếu nắm các vùng dâu tằm trọng điểm, tập trung mở rộng diện tích dâu, làm Dịch vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, tổ chức công nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm; 3- Củng cố và tăng cường đầu tư cho các trung tâm Nghiên cứu khoa học dâu tằm tơ và các Cơ sở sản xuất giống, bảo đảm tạo ra nhiều loại giống tốt, có năng suất, chất lượng cao và cung cấp đủ giống cho nông dân sản xuất; 4 - Huy động nguồn vốn trong dân, vay vốn Tín dụng, vay vốn nước ngoài v.v... để dầu tư cho sản xuất. Kết hợp Nhà nước và nhân dân cùng làm, khai thác khả năng lao động, vốn và kinh nghiệm của dân; 5 - Uỷ ban Nhân dân các tỉnh cùng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành có liên quan phải có kế hoạch tổ chức tốt việc đưa và nhận dân đến xây dựng các vùng kinh tế dâu tằm và tổ chức tốt đời sống và phúc lợi xã hội; 6 - Mở rộng việc đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật nuôi tằm, nhất là lao động kỹ thuật nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa. Tổ chức rộng rãi việc tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân; 7 - Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố phải có cán bộ chuyên môn giúp Bộ và Uỷ ban thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về dâu tằm tơ.
- Quyết Định của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Nghệ An về chính sách đầu tư hỗ trợ khuyến khích phát triển một số cây công nghiệp và cây ăn quả: Căn cứ Nghị quyết 17/NQ/TU ngày 20/9/2000 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ khoá 15. Quyết định có nội dung cụ thể liên quan đến việc phát triển dâu tằm như sau:
Chính sách phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm.
-> Hộ nông dân có điều kiện về đất đai lao động phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm để sản xuất kén bán nguyên liệu hoặc kết hợp với ươm tơ dệt lụa để bán Sản phẩm cho Công ty Dâu tằm tơ Nghệ An thì được hưởng các chính sách sau đây:
+ Được trợ giá 30% giá giống dâu để trồng mới đối với các giống: Dâu Sa Luân (Sa Luân 109) nhập nội từ Trung Quốc; giống dâu Việt Nam đa bội thể số 7; Số 12 và giống dâu lai VH9.
+ Được trợ giá 30% giá giống tằm (1 vòng trứng) đối với các giống tiến bộ kỹ thuật nhập từ Trung Quốc như: Giống lai 932 x 7532 và 7532 x 932
- Ngoài ra có một số chủ trương chính sách khác của nhà nước ta đó là “Chỉ thị 408 – TTG ngày 14 – 8 - 1978 của thủ tướng chính phủ về phát triển mạnh mẽ sản xuất dâu tơ tằm; Thông tư liên tịch 06 – TT – LN ngày 3 – 11 – 1982 về việc phát động phong trào toàn dân đẩy mạnh sản xuất dâu tằm và bông giữa Bộ Nông Nghiệp và Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam; Quyết định 161/1998 QĐ-TTG ngày 1998 phê duyệt tổng ngành dệt may đến năm 2010 trong đó chỉ tiêu đến năm 2010 diện tích dâu là 40.000 ha, sản lượng tơ là 4.000 tấn…”
2.2.3 Tình hình sản xuất dâu tằm ở Việt Nam
Nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa đã có từ rất lâu ở Việt Nam mà không ai biết bao giờ “Theo thần tích làng Cổ Đô, huyện Ba Vì thì nghề chăn tằm, ươm tơ đã có từ thời vua Hùng Vương thứ 6 do công chúa Thiều Hoa khởi nghiệp, nêu theo đó dân làng vốn giỏi nghề dệt lụa thờ Thiều Hoa làm thành hoàng “. Nên nghề này đã trở thành nghề truyền thống lâu đời của nhân dân ta.
Sản xuất dâu tằm bị ảnh hưởng nhiều trong hai cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và sau đó là sự cạnh tranh khốc liệt của các loại tơ sợi nhân tạo giá rẻ và được sản xuất với quy mô lớn. Sau hòa bình lập lại 1954 tại miền Bắc và 1975 tại miền Nam, Chính phủ đã có nhiều biện pháp để khôi phục và phát triển nghề sản xuất truyền thống này và cho đến nay trồng dâu nuôi tằm vẫn là một hoạt động sản xuất nông nghiệp quan trọng ở các vùng nông thôn, liên quan đến 96.690 hộ gia đình với hơn 250.530 nông dân trên cả nước.
2.2.3.1. Về trồng dâu
Hiện nay, nước ta có 31 tỉnh tham gia sản xuất dâu tằm với tổng diện tích dâu là 17.653ha, chiếm 0,19% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó khoảng 6000 ha là giống mới, năng suất đạt 35-40 tấn/ha; còn lại chủ yếu trồng giống địa phương năng suất thấp. Biến động diện tích dâu từ năm 1994 đến nay được thể hiện trên bảng 2.1.
Bảng 2.1: Diễn biến diện tích dâu cả nước giai đoạn 1994 - 2010
Năm
1994
1996
2001
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng DT (ha)
38.000
14.194
21.000
18.500
17.900
16.700
17.653
20.059
22.793
(Nguồn : Tổng cục thống kê)
Năm 1994 là năm diện tích dâu đạt mức cao nhất trong lịch sử là 38.000ha. Sau đó là thời kỳ sản xuất dâu tằm tơ gặp rất nhiều khó khăn. Trong khoảng thời gian này có 2 cuộc khủng hoảng lớn xảy ra vào năm 1995 và năm 2002. Cuối năm 1994 đầu năm 1995, tơ không xuất khẩu được, giá thu mua kén giảm xuống rất thấp, diện tích dâu đã giảm rất mạnh từ 38.000ha xuống còn 14.194ha. Qua thời gian khủng hoảng, sản xuất lại phục hồi dần và đến năm 2002 giá thu mua kén lại giảm sút và một lần nữa sản xuất dâu tằm lại thu hẹp đáng kể. Tuy nhiên trong lần khủng hoảng này, biên độ biến động nhỏ hơn so với lần trước. Ngày nay, diện tích dâu duy trì thường xuyên ở mức trên dưới 17.000ha.
Do chuyển đổi cơ cấu sản xuất và một phần diện tích đất trồng dâu đã bị chuyển đổi sang mục đích khác có lợi thế kinh tế hơn, nên tỉ lệ kén giảm mạnh tại các tỉnh có truyền thống lâu đời trồng dâu nuôi tằm dệt vải: Sơn La 13,47%, Vĩnh Phúc 27,62%, Hà Nội 14,16%, Quảng Ngãi 7,65%, Hải Phòng 19,09%. Vùng Đông Bắc có tốc độ phát triển rất cao, đặc biệt một số tỉnh có tốc độ tăng tưởng rất cao và ổn định như: Tỉnh Thanh Hoá 157,02%, Bắc Giang 143,11% . Đồng Nai và các tỉnh thuộc Tây Nguyên.
2.2.3.2. Về nuôi tằm
Mười năm lại đây chất lượng giống tằm đã được cải thiện. Nhờ áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học và công nghệ như giống mới, thuốc phòng trừ bệnh, kỹ thuật nuôi tằm... đã phần nào hạn chế bớt những rủi ro về dịch bệnh, góp phần đưa năng suất kén ổn định ở mức cao (tằm lưỡng hệ đạt 40 kg kén/hộp).
Cơ cấu giống tằm cũng thay đổi: Trước đây nông dân nuôi tằm kén vàng là chủ yếu. Hiện nay vụ xuân, vụ thu nuôi tằm lưỡng hệ kén trắng. Vụ hè nuôi tằm đa hệ lai. Các vùng có khí hậu mát mẻ như Tây Bắc, Tây Nguyên thì 100% là tằm lưỡng hệ kén trắng.
Đầu tư cho chăn nuôi ít được quan tâm. Hầu hết các hộ nuôi tằm chung với nhà ở nên công tác vệ sinh phòng bệnh gặp rất nhiều khó khăn.
Bảng 2.2: Sản lượng kén tằm cả nước giai đoạn 2002-2010
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
SL (tấn)
12.124
11.582
12.323
11.475
10.413
10.110
9.989
9.870
9.752
(Nguồn : Tổng cục thống kê)
Theo báo cáo của cục chăn nuôi về “Tình hình chăn nuôi tằm giai đoạn 2001 – 2005 và định hướng phát triển giai đoạn 2006 – 2010 và 2015” cho thấy: Giai đoạn 2001 – 2005 ngành dâu tằm tơ phát triển rất chậm, tỉ lệ tăng trưởng sản lượng kén tằm bình quân/năm chỉ đạt 1,33%/năm. Đồng bằng Sông hồng và các tỉnh phí Tây Bắc Bộ sản lượng kén giảm 3,5-6,5%, trong khi đó tỉ lệ tăng trưởng kén tăng mạnh tại các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc 67,34% và Bắc Trung Bộ 12,51%, tỉ lệ tăng trưởng cao và đồng đều tại các tỉnh thuộc Bắc và Nam Trung Bộ như: Duyên Hải Nam Trung Bộ 10,1%, Tây Nguyên 12,39%, Đông Nam Bộ 22,02%; Đồng bằng sông Cửu Long không có chăn nuôi dâu tằm tơ.
2.2.3.3. Ươm tơ dệt lụa
Cả nước hiện có 11 cơ sở ươm tơ thuộc Tổng công ty dâu tằm tơ (VISERI), 8 cơ sở thuộc các địa phương và hàng trăm cơ sở tư nhân, với tổng sản lượng 2.100 tấn/năm. Mạng lưới tiêu thụ và chế biến kén chủ yếu do tư nhân đảm nhiệm, theo cơ chế thị trường. Xu hướng chế biến tơ của việt nam là ươm tơ chất lượng cao giảm, chất lượng thấp và trung bình cho dệt thủ công tăng. Các nhà máy ươm tơ chuyển dần sang chập và xe sợi, công đoạn ươm tơ dần dần do các cơ sở sản xuất tư nhân thực hiện.
Công nghệ sau tơ được đầu tư phát triển mỗi năm một tăng. Hiện nay, công suất xe tơ của cả nước đạt trên 1.000 tấn tơ xe/năm. Sản lượng tơ xe đang có xu hướng tăng dần do nhu cầu của thị trường trong nước và ngoài nước ngày một mở rộng.
Công nghệ dệt lụa toàn ngành hiện có công suất 5,5 triệu mét lụa/năm, trình độ công nghệ dệt ở mức trung bình và thấp, cơ cấu mẫu mã sản phẩm dệt còn chưa phong phú, chủ yếu phát triển ở các làng nghề theo công nghệ truyền thống. Nghề dệt lụa của Việt Nam sẽ được mở rộng khi ngành dâu tằm tơ khắc phục được vấn đề chất lượng và giá thành tơ.
2.2.3.4. Sản xuất và cung ứng trứng giống
Cả nước hiện có 5 đơn vị sản xuất trứng giống tằm dâu và 1 đơn vị sản xuất trứng tằm sắn, công suất 600.000 hộp trứng tằm dâu/năm và 1000 kg trứng tằm lá sắn/năm.
Thực tế, thời gian qua các cơ sở nhân giống cung ứng được 100% giống cho vụ hè và khoảng 60% cho vụ xuân thu, còn lại 40% do tư nhân nhập lậu từ Trung Quốc. Do phải vận chuyển xa và thiếu phương tiện chuyên dụng bảo quản nên chất lượng trứng giống kém.
2.2.3.5. Thị trường tiêu thụ tơ kén của Việt Nam
Vấn đề cần lưu tâm nhất về thị trường trong giai đoạn 2010-2015 là thị trường tiêu thụ nội địa. Trong khoảng vài năm gần đây nhu cầu tiêu thụ nội địa đã tăng lên hơn 10 lần. Năm 1997 lụa tơ tằm tiêu thụ trong nước mới có 150.000 mét/năm, giai đoạn 2001 –2006 không ngừng tăng lên, tiêu thụ khoảng 1,2 – 1,5 triệu mét/năm. Sự tăng trưởng nhanh về nhu cầu lụa tơ tằm ở thị trường nội địa do một số nguyên nhân chủ yếu : đời sống nhân dân không ngừng tăng lên, chất lượng tơ lụa được cải thiện và nhu cầu khách nước ngoài ở Việt nam nhiều hơn. Có thể nói, với hơn 80 triệu người, Việt nam sẽ trở thành một thị trường tiêu thụ tơ lụa nội địa rất lớn mà chiến lược phát triển sản xuất dâu tằm tơ của đất nước cần phải được chú trọng và định hướng.
Thị trường tơ lụa cấp cao phần lớn ở các nước phát triển như Nhật, Mỹ và các nước châu Âu. Phần lớn sản phẩm tơ lụa của Việt nam chưa vào được thị trường này một cách trực tiếp. Thị trường sản phẩm tơ cấp trung bình và lụa của Việt nam chủ yếu là Hàn quốc, Hồng kông, Singapore... Thị trường tơ lụa cấp thấp chủ yếu là Lào, Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesk và Trung phi. Ngoài ra còn một số lượng sản phẩm may, thêu khác được tiêu thụ nhỏ lẻ.
Như vậy diện tích trồng dâu những năm gần đây giảm sút. Việc thâm canh áp dụng kỹ thuật còn thấp, các tiến bộ về giống dâu, giống tằm, công nghệ ươm tơ chậm được phổ biến và nhân rộng. Do vậy, ngành sản xuất dâu tằm hiện nay rất cần được chú trọng về nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ, nâng cao chất lượng giống dâu tằm, nhập các giống mới có năng suất cao, nghiên cứu lai tạo các giống dâu tằm thích hợp với điều kiện Việt Nam.
2.2.4 Tình hình sản xuất dâu tằm trên thế giới
2. 2.4.1 Tình hình chung
Hiện nay, trên thế giới có tất cả 31 nước tham gia sản xuất dâu tằm. Năm 2008 sản xuất được 878.128 tấn kén tươi. Biến động về sản lượng kén tằm từ năm 1995 đến năm 2008 được biểu thị trên đồ thị 2.1.
Đồ thị 2.1 : Sản lượng kén tằm thế giới từ năm 1995 đến 2008
(Nguồn : Hội dâu tằm quốc tế)
Năm 1996 là năm sản lượng kén tằm có biến động lớn nhất, giảm 37,49%. Các năm tiếp theo biến động theo chu kỳ tăng 2 năm rồi giảm 2 năm, với biên độ tăng giảm khá lớn trên dưới 10% một năm. Những năm gần đây, xu hướng tăng là chủ yếu. Năm 2008 tăng 13,24%. Đường xu hướng cho cả giai đoạn 1995-2008 là một đường thẳng hơi chếch về sau gần như song song với trục hoành.
Trung quốc là nước sản xuất dâu tằm lớn nhất thế giới chiếm 77,8%, Ấn độ đứng thứ 2 chiếm 15,4% và Việt nam đứng thứ 3 chiếm tỷ lệ 2,4%. Tỷ lệ sản lượng kén tằm của các nước năm 2008 được trình bày ở đồ thị 2.2. Sản xuất dâu tằm của các nước có khoảng cách quá khác biệt nhau. Nước thứ nhất có sản lượng gấp 5 lần nước đứng thứ hai, nước thứ hai có sản lượng gấp 6,4 lần nước thứ 3. Nước có sản lượng cao nhất, Trung quốc đạt tới gần bảy trăm ngàn tấn, trong khi đó nước Pháp sản lượng chỉ có 0,7 tấn.
Nhật bản là nước có trình độ sản xuất cao nhất, sau 13 năm sản lượng đã giảm chỉ còn 7% và tụt xuống đứng thứ 10 thay vì thứ 6 vào năm 1995.
Việt nam đã có bước tiến đáng kể trong 13 năm qua. Sản xuất đã tăng từ 12.000 tấn năm 1995 lên 21.000 tấn vào năm 2008, từ nước đứng thứ 5 trở thành nước đứng thứ 3 về sản xuất dâu tằm trên thế giới. Tuy nhiên sản lượng kén tằm của Việt nam mới chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn là 2,4% trong tổng sản lượng sản xuất dâu tằm của thế giới.
Trong khi sản lượng kén tăng không nhiều thì sản lượng tơ sống năm 2008 tăng 27.854 tấn (tương đương 29,79%) so với năm 1995. Sở dĩ như vậy là bởi vì có sự tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi tằm, đồng thời công nghệ ươm tơ và công nghệ chế biến sợi đã được cải thiện đáng kể. Cũng trong thời gian này tỷ lệ tiêu hao kén/tơ trên phạm vi toàn cầu đã giảm dần từ 10,55 kg kén/1 kg tơ năm 1995 xuống còn 7,24 kg kén/1 kg tơ năm 2008.
NƯỚC KHÁC
Đồ thị 2.2 : Tỷ lệ sản lượng kén tằm của các nước trên thế giới năm 2008
(Nguồn : Hội dâu tằm quốc tế)
Theo đánh giá của các chuyên gia về lĩnh vực dâu tằm tơ cho thấy thị trường tơ lụa trên thế giới chưa bao giờ đáp ứng đủ nhu cầu, do nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, trong khi đó quá trình CNH – HĐH của các nhóm nước sản xuất dâu tằm làm cho sản lượng tơ ngày càng giảm sút.
2.2.4.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất dâu tằm của các nước
Sản xuất dâu tằm có bề dày thời gian và mang tính hàng hóa rất cao. Ngay từ hàng ngàn năm trước, thông qua con đường tơ lụa các sản phẩm tơ tằm đã được giao thương từ Á sang Âu. Bằng trao đổi thương mại và liên kết kinh tế quốc tế đã hình thành nên tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa và các tổ chức hợp tác trên toàn thế giới. Những khó khăn mà sản xuất dâu tằm gặp phải không phải là của từng nước mà tất cả các nước đều gặp phải. Những kinh nghiệm, những thành tựu đạt được trong nghiên cứu và phát triển có tác động không chỉ một nước mà còn tác động đến hoạt động sản xuất của nhiều nước.
+ Nước Pháp: Vai trò của nước Pháp về phương diện phát triển, sử dụng và trong những thời kỳ khủng hoảng về dâu tằm là quan trọng và thường là quyết định. Năm 1850, nước Pháp trở thành nước dẫn đầu về tơ lụa ở Châu Âu. Sau đó bệnh Gai phát sinh và lan truyền khắp các nước đến tận Nhật bản. Ở đây đánh dấu nhiệm vụ cứu tinh của Luis Pasteur, người đã phát hiện ra phương pháp chiếu kính kiểm tra ngài mẹ. Tiếp đó là cuộc đấu tranh tơ lụa trong nhiều năm tại Nghị viên Pháp đã giúp cho sản xuất dâu tằm vượt qua khủng hoảng lần thứ 2.
Từ năm 1939, người ta đã đề xuất ý kiến nuôi tằm liên tiếp nhiều lứa ở vụ Xuân ở Châu Âu. Họ không ngừng mở rộng việc nuôi này và rải ra suốt thời gian sinh trưởng của cây dâu trong năm bằng những phương tiện kỹ thuật mới. Chỉ có bằng cách nhân lên nhiều lần các lứa tằm trong năm mới có thể hình thành nên được một nền kinh tế dâu tằm thật sự vững chắc mang tính chất sản xuất nông nghiệp lớn mà nghề dâu tằm vốn không có ngay từ thủa ban đầu.
Cũng trên quan điểm đó mà từ năm 1929 đã thành lập ở Pháp buồng ấp trứng tằm tập thể đầu tiên và đến năm 1942 đã thành lập buồng nuôi tập trung tằm con đến tuổi 3. Khắp trên thế giới đã có sự chuyển biến tư tưởng về việc tập thể hóa những công việc của thời kỳ đầu chăn nuôi tằm cũng như sự cần thiết của một màng lưới các kỹ thuật viên để kiểm tra các lứa tằm và để bảo đảm vệ sinh phòng bệnh.
+ Nhật Bản : Các phái đoàn Pháp đã giúp đỡ Nhật Bản chống đỡ lại dịch bệnh tằm Gai và 100 năm sau đã đưa nước Nhật lên địa vị dẫn đầu trên thế giới. Giữa thế kỷ 20, ảnh hưởng của Nhật Bản đã có tác dụng quyết định về mặt kinh tế do chất lượng và số lượng xuất khẩu tơ. Người Nhật có vai trò to lớn trong việc phát triển khoa học kỹ thuật trong sản xuất dâu tằm như giống dâu, giống tằm, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, máy nấu kén, ươm tơ... được đại bộ phận các nước dâu tằm áp dụng hiện nay. Sản xuất dâu tằm đã có tác động rất sâu sắc đến xã hội Nhật Bản. Thứ nhất là sự cơ giới hóa và tự động hóa cao độ trong ngành dâu tằm là tiền đề về mặt kỹ thuật để cơ giới hóa và tự động hóa các ngành sản xuất khác. Thứ hai, sản xuất tơ tằm quy mô lớn giúp cho Nhật Bản tích lũy được vốn để thực hiện quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa về sau.
Chính do quá trình công nghiệp hóa sớm hơn so với các nước sản xuất dâu tằm khác nên Nhật Bản phải đối mặt với sự thiếu hụt lao động sớm và rất gay gắt. Do vậy, sự cải tiến về kỹ thuật nuôi tằm mang đậm nét của việc tiết kiệm nhân công.
+ Trung Quốc: Cái nôi của nghề dâu tằm đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nghề dâu tằm và số lượng những kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế kỷ ở Trung Quốc đã rất lớn nhưng ít được phổ biến. Năm 2008, sản lượng tơ sống đạt 98.620 tấn chiếm tỷ lệ 81,3% tổng sản lượng tơ sống trên toàn thế giới. Vì thế, vai trò của Trung Quốc đối với sản xuất dâu tằm trên thế giới hiện nay là vô cùng to lớn. Sản lượng kén tằm của Trung Quốc vẫn đang dần tăng, nhưng có một sự dịch chuyển từ Đông sang Tây. Ở các tỉnh phía Đông, kinh tế phát triển mạnh nên sản xuất dâu tằm thu hẹp lại, còn các tỉnh phía Tây còn nhiều khó khăn nên quy mô sản xuất dâu tằm đang được mở rộng.
Về chính sách chỉ đạo sản xuất dâu tằm, chính phủ Trung Quốc đề ra mục tiêu là đổi mới trong lĩnh vực kỹ thuật, quản lý và kinh doanh để thích ứng không ngừng với sự thay đổi của kinh tế thị trường. Trước đây sản phẩm kén tằm được ươm tại các xí nghiệp ươm tơ của các tỉnh, thì nay được thu mua và chuyển đến Triết giang nơi có kỹ thuật và công nghệ ươm tơ ở trình độ cao nhất. Chất lượng tơ ở đây đều đạt cấp 4A trở lên. Trung Quốc có chủ trương hạn chế xuất khẩu tơ sống, tăng cường xuất khẩu hàng hóa thành phẩm chế biến từ tơ tằm.
Trung Quốc có hệ thống các trại giống tằm tốt, chất lượng trứng giống đảm bảo, năng suất cao, chất lượng tơ tốt. Cả hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây sử dụng phổ biến giống tằm Lưỡng quảng số 2. Do chất lượng trứng giống tốt và số giống sử dụng trong sản xuất ít nên nguyên liệu kén đồng nhất, rất thích hợp cho ươm tơ cấp cao. Phương thức tổ chức nuôi tằm con tập trung là phổ biến. Người dân có nhà nuôi tằm riêng nên thuận lợi cho công tác vệ sinh sát trùng phòng bệnh. Nuôi tằm lớn dưới nền nhà chiếm tỷ lệ rất cao trên 90% nên rất tiết kiệm công thay phân san tằm, công bắt tằm lên né. Tỷ lệ tiêu hao dâu thấp, chỉ từ 12-13kg dâu/1kg kén.
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên của xã
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Đặng Sơn là một xã nằm sát trung tâm huyện Đô Lương. Xã có cây cầu Đô Lương bắc qua nối phía Tây và Đông Nghệ An liền mạch quốc lộ 7A rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa bán đi các nơi; ngoài ra có đạp bara ngăn dòng nước điều chỉnh lưu lượng nước chảy trên dòng sông Lam tạo điều kiện sản xuất nông nghiệp. Ranh giới của xã được xác định như sau:
Phía Đông giáp xã Tràng Sơn (với ranh giới là dòng Sông Lam)
Phía Tây giáp xã Nam Sơn
Phía Bắc giáp xã Bắc Sơn
Phía Nam giáp xã Lưu Sơn (với ranh giới là dòng Sông Lam)
Xã Đặng Sơn cách thị trấn Đô Lương 1km nên có vị thế khá thuận lợi. Nhân dân trong xã dễ dàng giao thương học hỏi các thông tin, vừa sản xuất lại vừa tiêu thụ ngay trên địa bàn. Đây cũng được coi là một yếu tố thuận cho nghề TDNT của xã phát triển trong cả sản xuất và tiêu thụ.
Địa hình xã tương đối bằng phẳng, Do có Sông Lam chảy qua bồi đắp phù sa màu mỡ cho đất đai nên có nhiều đất bãi phì nhiêu rất phù hợp cho cây dâu phát triển. Vì vậy hầu hết dâu của xã là dâu bãi dọc ven con sông, một phần nhỏ là dâu vườn nhà.
3.1.1.2 Khí hậu, thủy văn
Xã Đặng Sơn nói riêng và Tỉnh Nghệ An nói chung đều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chế độ thời tiết thay đổi theo mùa rõ rệt. Mùa lạnh khô từ tháng 10 đến tháng 3, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, một năm được chia làm 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23oC – 24oC. Tháng nóng nhất là tháng 6,7 nhiệt độ có ngày lên đến 39 oC - 40 oC. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 80% và thấp nhất là 75%. Lượng mưa hàng năm bình quân khoảng 180mm.
Nhìn chung điều kiện thời tiết, khí hậu, thủy văn của xã là tương đối thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, trong đó có cây dâu tằm. Tuy nhiên, những thay đổi bất thường của thời tiết, khí hậu trong những năm gần đây như gió lào, lụt bão… điển hình là trận lụt trong năm 2010 vừa rồi đã gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp nơi đây cùng với nghề trồng dâu nuôi tằm, ảnh hưởng lớn đến đời sống đại bộ phận dân cư của xã. Với điều kiện thay đổi về thời tiết như vậy yêu cầu người làm nghề trồng dâu nuôi tằm phải có những chuẩn bị tốt nhất với từng kiểu thời tiết cũng như nắm bắt được sự thay đổi đó để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
3.1.2 Tình hình kinh tế xã hội của xã
3.1.2.1 Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của xã
Đất đai là yếu tố quan trọng hàng đầu và là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp. Nó là nguồn tài nguyên đặc biệt bởi lẽ nếu có chế độ canh tác hợp lý chất lượng đất ngày càng màu mỡ. Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, công tác quy hoạch, sử dụng đất là công tác phải chú trọng một cách đặc biệt.
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Đặng Sơn qua 3 năm 2008 - 2010
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
So sánh (%)
SL(ha)
SL(ha)
SL(ha)
09/08
10/09
BQ
A. Tổng diện tích đất tự nhiên
429,41
429,41
429,41
100,00
100,00
100,00
I. Đất nông nghiệp
260,87
260,68
260,48
99,93
99,92
99,93
- Đất sx nông nghiệp
258,77
258,58
258,38
99,93
99,92
99,92
+ Đất trồng cây hàng năm
222,44
222,25
222,05
99,91
99,91
99,91
à Đất trồng lúa
113,27
113,27
113,27
100,00
100,00
100,00
à Đất trồng dâu
30
30
30
100,00
100,00
100,00
à Đất trồng cây hàng năm khác
79,17
78,98
78,78
99,76
99,75
99,75
+ Đất trồng cây lâu năm
36,33
36,33
36,33
100,00
100,00
100,00
- Đất nuôi trồng thủy sản
2,1
2,1
2,1
100,00
100,00
100,00
II. Đất phi nông nghiệp
150,46
150,65
150,85
100,13
100,13
100,13
- Đất ở
25
25,19
25,39
100,76
100,79
100,78
- Đất chuyên dùng
42,06
42,06
42,06
100,00
100,00
100,00
- Đất khác
83,4
83,4
83,4
100,00
100,00
100,00
III. Đất chưa sử dụng
18,08
18,08
18,08
100,00
100,00
100,00
B. Một số chỉ tiêu BQ
- Đất NN/khẩu
0,046
0,046
0,045
99,28
99,19
99,23
- Đất NN/hộ NN
0,203
0,202
0,201
99,39
99,46
99,42
- Đất canh tác/khẩu
0,046
0,045
0,045
99,28
99,19
99,23
(Nguồn: Ban thống kê xã)
Qua bảng 3.1 tình hình sử dung đất đai của xã qua 3 năm ta thấy:
Xã Đặng Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 429,41 trong 3 năm qua là không thay đổi. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm 260,87 ha (năm 2008); đến năm 2009 diện tích đất nông nghiệp giảm xuống còn 260,68 ha và đến năm 2010 diện tích đất nông nghiệp tiếp tục giảm xuống còn 360,48. Như vậy diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Nguyên nhân là do một phần diện tích đất được chuyển sang xây dựng nhà ở. Với tốc độ giảm bình quân qua 3 năm là 0,7% mức độ giảm là không cao.
Diện tích đất nông nghiệp giảm cũng kéo theo diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2009 là 258,58 ha giảm 0,7% ha so với năm 2008 (tức giảm 0,19 ha). Đến năm 2010 diện tích đất nông nghiệp của xã là 258,38 ha giảm 0,8% so với năm 2009. Bình quân trong 3 năm diện tích đất nông nghiệp giảm 0,8%. Về diện tích nuôi trồng thủy sản qua 3 năm vẫn không thay đổi do việc nuôi trồng thủy sản ở đây không phát triển, các hộ chỉ tận dụng diện tích đất mặt nước để nuôi thả một số loại cá để góp phần làm tăng thu nhập.
Về diện tích trồng dâu của xã: Qua 3 năm diện tích trồng dâu không thay đổi, chững lại ở mức 30 ha. Nguyên nhân cốt lõi là do kết quả nuôi tằm không cao vì nuôi tằm thường xuyên bị hỏng, giá bán không cao và thường xuyên bị tư thương ép giá nên; do vậy số người trồng dâu nuôi tằm đang có xu hướng giảm dần nhưng diện tích trồng dâu của họ được chuyển cho người khác hoặc vẫn trồng tận dụng và bán cho những hộ nuôi tằm.
Do khẩu nông nghiệp thì ngày một tăng mà đất nông nghiệp không đẻ thêm được ngày lại một giảm nên bình quân đất nông nghiệp/khẩu giảm dần qua 3 năm, với tốc độ giảm bình quân qua 3 năm là 0,77%. Tương tự như vậy diện tích đất canh tác trên khẩu cũng giảm trong 3 năm qua với tốc độ là 0,77%. Về phần đất nông nghiệp/hộ NN sự biến động chủ yếu là do số hộ nông nghiệp tăng lên do vậy mà cũng bị giảm, tốc độ giảm bình quân qua 3 năm là 0,17%. Một nguyên nhân khác dẫn đến các chỉ tiêu trên giảm cần phải kể đến đó là hàng năm một số lao động đã chuyển từ nghề nông sang các công việc khác như buôn bán, xây dựng… hoặc đi làm thuê ở các tỉnh khác, đi xuất khẩu lao động.
3.1.2.2 Tình hình lao động và nhân khẩu của xã
Dân số, lao động và phát triển kinh tế xã hội có liên quan mật thiết với nhau đặc biệt là vùng nông thôn nước ta. Là một xã đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề, dịch vụ khác, trong những năm qua sự biến động trong cơ cấu dân số và lao động của xã là tương đối lớn. Sự thay đổi đó được thể hiện rõ trong bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã Đặng Sơn qua 3 năm 2008 – 2010.
Qua bảng 3.2 có thể thấy, đầu tiên là số hộ của xã tăng dần qua các năm. Nếu như năm 2008 tổng số hộ của xã là 1285 hộ thì đến năm 2009 là 1292 hộ tăng lên 0,54% đến năm 2010 là 1298 hộ tức tăng 0,46% so với năm 2009. Bình quân trong 3 năm từ 2008 – 2010 số hộ tăng lên 0,5%. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy số hộ nông nghiệp ngày càng giảm do hộ chuyển sang ngành nghề khác ngày càng tăng và những hộ mới thành lập cũng không tham gia sản xuất nông nghiệp. Cũng dễ hiểu cho việc tăng lên của số hộ trong xã, đó là sự tách ra thành các hộ nhỏ, một nhu cầu của xã hội hiện nay.
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã Đặng Sơn qua 3 năm 2008 - 2010
Chỉ tiêu
ĐVT
2008
2009
2010
So sánh (%)
SL
SL
SL
09/08
10/09
BQ
I. Tổng số hộ
Hộ
1.285
1.292
1.298
100,54
100,46
100,50
- Hộ NN
Hộ
950
952
951
100,21
99,89
100,05
- Hộ phi NN
Hộ
335
340
347
101,49
102,06
101,78
II. Số khẩu
Khẩu
5.647
5.684
5.726
100,66
100,74
100,70
III. Tổng lao động
LĐ
2.500
2.522
2.545
100,88
100,91
100,90
- Lao động NN
LĐ
1.732
1.739
1.745
100,40
100,35
100,37
- Lao động phi NN
LĐ
768
783
800
101,95
102,17
102,06
IV. Một số chỉ tiêu bình quân
- Số NK/hộ
Khẩu
4,39
4,40
4,41
100,11
100,27
100,19
- Số lao động/hộ
LĐ
1,95
1,95
1,96
100,33
100,45
100,39
- Số lao động nông nghiệp/hộ NN
LĐ
1,82
1,83
1,83
100,19
100,45
100,32
(Nguồn: Ban thống kê xã)
Về tổng số nhân khẩu của xã thì 3 năm qua có chiều hướng tăng dần nhưng với tốc độ chậm. Do đó khiến cho tỷ lệ nhân khẩu/hộ cũng tăng chậm, Cụ thể là năm 2008 bình quân 4,39 người/hộ, con số này đến 2 năm 2009, 2010 lần lượt là 4,40 và 4,41.
Cùng với sự tăng dần về cả số hộ và nhân khẩu dẫn tới lượng lao động của xã cũng tăng lên. Năm 2008 lượng lao động toàn xã là 2.500 lao động, đến năm 2009 tăng lên 2.522 lao động tức tăng 0,88% và đến năm 2010 là 2.545 lao động tăng 0,91% so với năm 2009. Như vậy tốc độ tăng bình quân lao động của xã là 0,9% và qua bảng ta thấy lao động phi nông nghiệp tăng mạnh hơn so với lao động nông nghiệp.
Có thể nhận thấy rằng qua 3 năm 2008 – 2010 dân số xã Đặng Sơn tăng chậm, số người tham gia sản xuất phi nông nghiệp tăng nhanh hơn số người sản xuất nông nghiệp. Điều đó chứng tở đang có sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế của xã theo xu hướng giảm bớt tỷ trọng lao động nông nghiệp nâng cao tỷ trọng lao động phi nông nghiệp. Bình quân khoảng hơn 4 người trên một hộ, trong đó có khoảng 2 lao động. Đây là con số khá hợp lý, đồng nghĩa với việc triển khai thực hiện công tác kế hoạch hóa gia đình của xã đã đạt được những thành tựu nhất định.
Thông qua tình hình dân số, lao động của xã cho thấy chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của xã đã đạt được kết quả tốt góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
3.1.2.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng của xã
Nhìn chung cơ sở hạ tầng của xã Đặng Sơn đã đáp ứng tương đối tốt yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của xã. Điều đó được thể hiện cụ thể qua những khía cạnh sau:
* Về giao thông:
Giao thông là trong những nhân tố quan trọng hàng đầu góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Xã Đặng Sơn có vị trí cũng như hệ thống đường bộ rất thuận lợi. Xã có 2,1 km đường quốc lộ 7A đi qua rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa các hộ buôn bán trong xã. Ngoài ra, hệ thống đường liện thôn – liên xã đã được bê tông hóa hoàn toàn; hiện nay xã đã có 1,1 km đường liên xã và 12,68 km đường liên thôn. Đặc biệt, một một đầu Đô Lương nằm trên địa phận xã là nút giao thông huyết mạch quan trọng có một vị trí chiến lược đặc biệt giúp cho việc gao lưu kinh tế, văn hóa trong xã cũng như bên ngoài gặp nhiều thuận lợi
* Hệ thống thủy lợi:
Đặng Sơn có 4 trạm bơm công suất 1720m3/h, chủ động chống úng cục bộ trong mùa mưa lũ, đảm bảo sản xuất nông nghiệp tương đối ổn định. Hệ thống mương kiên cố có chiều dài 13,26 km giúp cho người dân thuận lưới hơn trong công việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
* Hệ thống thống thông tin liên lạc:
Xã có một bưu điện văn hóa xã, ngoài ra ở mỗi xóm của xã đều có mọt dài phát thanh. Điều này giúp cho người dân nắm bắt kịp thời các thông tin kinh tế - xã hội cũng như chủ trương, chính sách của chính phủ.
* Hệ thống điện:
Toàn xã có 3 trạm biến thế công suất 720kva ổn định cung cấp điện cho các hộ. 100% các hộ đã có điện đến tận nhà đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cũng như cho việc sản xuất của người dân.
* Các công trình công cộng và phúc lợi:
Các công trình công cộng như trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, sân vận động…đã phục vụ tốt nhu cầu học tập vui chơi và khãm chữa bệnh của người dân. Xã có trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở bán công đã được kiên cố hóa và nâng cấp đầu tư ngày càng hiện đại đầy đủ trang thiết bị học tập. Xã có 01 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia với 10 giường bệnh góp phần chăm sóc tốt sức khỏe cho cộng đồng.
3.1.2.4 Kết quả phát triển kinh tế của xã
Cùng với sự phát triển chung của cả nước, những năm qua xã Đặng Sơn Huyện Đô Lương Tỉnh Nghệ An đã có những bước phát triển nhanh cả về kinh tế và xã hội. Các ngành sản xuất kinh doanh nói chung đều đạt giá trị kinh tế cao, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân trong xã. Sự phát triển đó được thể hiện trong bảng 3.3.
Qua bảng 3.3 có thể thấy tổng GTSX của toàn xã qua các năm liên tục tăng với mức tăng bình quân là 27,32%/năm một con số khá ấn tượng. Năm 2008 tổng giá trị sản xuất của xã là 95,15 tỷ đồng và năm 2010 đạt 154,25 tỷ đồng.
Trong năm 2008 có thể thấy GTSX của 3 ngành nông nghiệp, CN – XDCB, TM – DV tương đối ngang bằng nhau. Tuy nhiên sang năm 2009, năm 2010 tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp chậm hơn nhiều so với 2 ngành kia; cụ thể tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp là 11,83% còn với 2 ngành CN – XDCB, TM – DV tăng mạnh hơn lần lượt là 33,08% và 34,83%. Điều này cho thấy cơ cấu nền kinh tế đang được chuyển đổi mạnh mẽ trong xã. Đây là một xu hướng tất yếu khi nền nông nghiệp chuyển biến sang nền sản xuất hàng hóa. Giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng công nghiệp và thương mại dịch vụ cũng là một chủ trương mà nhà nước ta đang hướng tới.
Với một số chỉ tiêu có thể thấy rằng: giá trị sản xuất nông nghiệp trên một ha vẫn nằm ở con số khiêm tốn tăng chậm qua các năm , giá trị sản xuất nông nghiệp/ha năm 2008 là 59,3 triệu đồng/ha đến năm 2009 tăng lên 67,3 triệu đồng/ha và đến năm 2010 tăng lên 69,9triệu đồng/ha.
Bảng 3.3: Kết quả kinh doanh của xã Đặng Sơn qua 3 năm 2008 – 2010
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
So sánh (%)
GT(tỷ)
GT(tỷ)
GT(tỷ)
08/07
09/08
BQ
A. Tổng GTSX
95,15
120,83
154,25
126,99
127,66
127,32
1.Nông nghiệp
30,10
34,59
37,64
114,92
108,82
111,83
- Trồng trọt
15,35
17,40
18,07
113,34
103,84
108,49
- Chăn nuôi
14,75
17,19
19,57
116,56
113,85
115,20
2. CN - XDCB
35,07
45,18
62,11
128,83
137,47
133,08
3.TM – DV
29,98
41,06
54,50
136,96
132,73
134,83
B. Giá trị gia tăng
56,99
66,02
81,18
115,84
122,96
119,35
C. Một số chỉ tiêu BQ
- TNBQ/khẩu
0,0101
0,0116
0,0142
115,09
122,06
118,52
- TNBQ/LĐ
0,0228
0,0262
0,0319
114,83
121,85
118,29
- GTSXNN/ha
0,0593
0,0673
0,0699
113,42
103,92
108,57
- GTSXNN/LĐNN
0,0089
0,0100
0,0104
112,88
103,48
108,08
(Nguồn: Ban thống kê xã)
Như vậy thu nhập bình quân trên khẩu của người dân Đặng Sơn là khá cao và tăng lên theo các năm. Năm 2008 thu nhập/khẩu là 10,1 triệu đồng đên năm 2009 là 11,6 triệu đồng tăng 15,09%, đến năm 2010 là 14,2 triệu đồng tăng 22,06% so với năm 2009. Điều này cho thấy đời sống của nhân dân trong xã ngày càng được cải thiện nâng cao, đồng thời phản ánh nền kinh tế của xã đang có bước phát triển rất khả quan.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Các tài liệu tình hình thu nhập và các kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm được tìm hiểu qua sách, báo, tạp chí, đề tài khoa học từ thư viên trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội, một số thông tin được thu thập trên internet, truyền hình, ngoài ra còn tham khảo các báo cáo kinh tế của địa phương…
3.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập qua việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân là chủ yếu, một số cán bộ xã và chủ các cơ sở ươm tơ trong xã. Việc phỏng vấn trực tiếp người nông dân nhằm thu thập các thông tin cơ bản, các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình như: chi phí, doanh thu, thu nhập… Ngoài ra cần tìm hiểu cả các thông tin về những thuận lợi, khó khăn và cả những mong muốn nguyện vọng của người dân.
Phương pháp điều tra chọn mẫu:
Đặng sơn là một xã có diện tích trồng dâu nuôi tằm khá lớn so với những xã xung quanh. Là xã có 7 xóm nhưng chỉ có 5 xóm (xóm 1 – xóm 5) tham gia trồng dâu nuôi tằm. Do vậy, tôi tiến hành điều tra hộ trồng dâu nuôi tằm trên 5 xóm này.
Tiến hành chọn ngẫu nhiên 60 hộ nông dân TDNT trong tổng số 250 hộ đăng ký TDNT trên địa bàn xã Đặng Sơn - Huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An. Tiến hành điều tra trực tiếp theo phiếu điều tra đã lập sẵn kết hợp với các câu hỏi mở. Đầu tiên trên cơ sở bảng hỏi đã được thiết kế, tiến hành phỏng vấn thử để xây dựng bảng câu hỏi hoàn chỉnh, sau đó phỏng vấn chính thức toàn bộ mẫu đã chọn để thu thập số liệu. Số liệu thu được từ điều tra sẽ được nhập và xử lý trên phần mềm Excel.
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi có được số liệu điều tra tôi tiến hành phân tổ để phân tích số liệu. Có rất nhiều tiêu thức để phân tổ như căn cứ vào diện tích đất trồng dâu, chủ hộ, số lượng lao động gia đình… Song tất cả những tiêu thức này chưa phản ánh được rõ rệt thu nhập của hộ từ trồng dâu nuôi tằm. Bởi mục tiêu sản xuất của mỗi hộ là khác nhau, có hộ trồng nhiều dâu, có hộ lại trồng ít dâu và do nguồn lực có hạn thì nhiều hộ phải giảm cây trồng, vật nuôi khác để trồng thêm dâu hoặc có thể phải đi mua dâu, hộ trồng ít dâu thì lại tăng cây trồng vật nuôi khác lên …. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu thu nhập của từng hộ. Do vậy, tôi lựa chọn tiêu thức để phân tổ là thu nhập của hộ từ TDNT. Theo tiêu chí sau:
Hộ khá: Hộ có thu nhập khá từ TDNT khoảng trên 1 tr/lứa/năm.
Hộ Trung Bình (TB) : Hộ có thu nhập TB từ TDNT khoảng 0,5 – 1 tr/lứa/năm.
Hộ yếu: Hộ có thu nhập yếu từ TDNT khoảng dưới 0,5 tr/lứa/năm.
Kết quả điều tra được tổng hợp thống kê bởi bảng, đồ thị và được phân tổ theo thu nhập các nhóm hộ nông dân. Quá trình xử lý, tổng hợp và phân tích dữ liệu được thực hiện trên phần mềm Excel.
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả:
Sử dụng các chỉ số tương đối, chỉ số tuyệt đối, số bình quân… để khảo sát quy mô, mức độ, cơ cấu từ đó phân tích, đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh của các hộ TDNT và các mối liên quan, yếu tố tác động đến kết quả và hiệu quả TDNT.
- Phương pháp phân tích phương sai ANOVA.
Phân tích phương sai là công cụ chủ yếu để phân tích các số liệu khi theo dõi ảnh hưởng của các nhân tố và ảnh hưởng tương tác của chúng. Dùng phương pháp này để so sánh thu nhập, giá bán, chi phí sản xuất, giữa ba nhóm hộ: hộ khá, hộ TB, hộ yếu.
Để chạy số liệu tôi sử dụng lệnh TOOLS/DATA ANALYSIS/ ANOVA SINGLE FACTOR trong EXCEL để so sánh sự sai khác giữa các vấn đề trên.
Để phân tích ANOVA SINGLE FACTOR tôi dựa vào những chỉ số chính đó là các giá trị trung bình (average), giá trị đếm (count) và giá trị P – value…
Nếu P-value 50% như vậy nhân tố lựa chọn sẽ có ý nghĩa thống kê và ngược lại.
Nếu P-value < α có nghĩa là với nhân tố phân tích có sự sai khác nhau giữa 3 loại hộ và ngược lại.
- Phương pháp sử dụng mô hình hồi quy:
Mô hình hồi quy nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng cũng như giải thích được sự nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập từ TDNT của hộ tham gia sản xuất dâu tằm trên địa bàn xã Đặng Sơn. Đây là phương pháp phân tích hồi quy nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và biến và một hay nhiều biến độc lập. Trong đó, biến phụ thuộc và biến độc lập của mô hình đều là biến định lượng
Chúng tôi sử dụng hàm hồi quy có dạng:
Ln(Y) = α0 + α1 Ln(X1) + α2 Ln(X2) + α3 Ln(X3) + α4 Ln(X4) + α5 Ln(X5) + εi
Có thể viết dưới dạng:
Y = e α0 + α1 Ln(X1) + α2 Ln(X2) + α3 Ln(X3) + α4 Ln(X4) + α5 Ln(X5) + εi
Trong đó :
Y: Biến phụ thuộc là thu nhập của hộ từ TDNT
α0 : Hệ số tự do đo lường tác động của những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ TDNT của hộ ngoài những yếu tố đã đưa vào trong mô hình.
α1 – α5 : Hệ số tự do của các biến độc lập
X1 – X5: Các biến độc lập ảnh hưởng đến thu nhập của hộ TDNT
X1: Tuổi chủ hộ
X2: Trình độ học vấn
X3: Diện tích dâu
X4: Số lứa nuôi
X5: Tổng chi phí
εi : Là sai số
Để lựa chọn biến chúng tôi dựa vào sự ảnh hưởng của biến độc lập X tới biến phụ thuộc Y dưới góc độ trực quan và từ đó kiểm định mức độ tương quan giữa các biến thông qua lệnh tools/data analysis/correlation kết quả ở phụ lục.
Tuổi chủ hộ (X1): TDNT yêu cầu lao động không cao nên hầu hết mọi người có sức lao động là có thể tham gia vào nghề, tuổi của chủ hộ có ảnh hưởng tới thu nhập từ dâu tăm. Bởi việc tuổi nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của hộ, do nhiều tuổi nên hộ có thể sản xuất dâu tằm nhiều hơn, với những hộ có tuổi đời trẻ sẽ tham gia vào ngành nghề khác sử dụng sức khỏe nhiều hơn nên quy mô nuôi tằm ít hơn để có thể tham gia ngành nghề khác.
Trình độ học vấn (X2): Khi trình độ càng cao thì sự nhạy bén trong quá trình sản xuất, trồng dâu cũng như nuôi tằm và khả năng ứng biến trước hoàn cảnh sẽ cao hơn. Sự mạnh dạn đầu tư hơn sẽ đem lại thu nhập từ TDNT cao hơn. Thực vậy quá trình điều tra cho thấy những hộ có trình độ học vấn cao thường nằm ở nhóm hộ khá.
Diện tích dâu (X3): Diện tích dâu quyết định đến sản lượng lá dâu, do đó các hộ sẽ tùy vào khả năng cung cấp là dâu của mình mà xác định quy mô nuôi. Quy mô nuôi tằm ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập từ TDNT.
Số lứa nuôi (X4): Số lứa nuôi ảnh hưởng tới sản lượng kén sản xuất ra, sản lượng và giá bán quyết định trực tiếp đến thu nhập từ TDNT. Do đó khi số lứa nuôi là một yếu tố ảnh hưởng lớn tới thu nhập từ TDNT.
Tổng chi phí (X5): Việc đầu tư chi phí cho trồng dâu nuôi tằm bao gồm chi phí cho là dâu và trứng tằm, dụng cụ nuôi ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng kén tằm và quy mô nuôi tằm của hộ.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo:
Trong quá trình nghiên cứu có thể tham khảo ý kiến của các cán bộ trung tâm khuyến nông, phòng kinh tế, lãnh đạo xã và các hộ nông dân tiên tiến làm ăn có hiệu quả trong sản xuất dâu tằm.
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu
3.2.4.1 Chỉ tiêu phản ánh về phát triển sản xuất
Diện tích, năng suất, sản lượng bình quân.
Chi phí đầu tư cho sản xuất cho cây dâu con tằm
3.2.4.2 Nhóm chỉ tiêu kết quả và hiệu quả
Nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế từ nghề trồng dâu nuôi tằm mang lại, tôi tiến hành phân tích các chỉ tiêu đánh giá về kết quả hiệu quả sản xuất:
Tổng giá trị sản xuất trồng trọt (GO): Là một bộ phận của GTSX nói chung bao gồm toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ của ngành trồg trọt trong một vụ hoặc một năm. Nó bao gồm
Giá trị sản phẩm trồng trọt (TR) = Đơn giá (P) x Số lượng sản phẩm (Q).
Thu nhập hỗn hợp ngành trồng trọt (MI): Là phần thu nhập của người sản xuất gồm công lao động và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích nào đó
Thu nhập hỗn hợp được tính theo công thức:
MI = VA-(A+T+L)
Trong đó: VA là giá trị tăng thêm của ngành trồng trọt ;A là khấu hao tài sản cố định và các chi phí phân bổ; T là thuế; L là lao động thuê tính bằng tiền
* Một số chỉ tiêu bình quân:
- Số vòng nuôi/lứa
- Số lứa/năm
- Năng suất kén/vòng
- Năng suất dâu/sào
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng nghề trồng dâu nuôi tằm của xã
4.1.1 Tình hình chung về các hộ trồng dâu nuôi tằm của xã
Xã Đặng Sơn là một trong những xã đi đầu Huyện Đô Lương trong ngành TDNT (cùng các xã Lưu Sơn, Đại Sơn…) về cả quy mô lẫn hiệu quả. Trong những năm 2001 - 2002, diện tích dâu của xã có lúc lên tới 60ha, phong trào sản xuất dâu tằm diễn ra với nhịp độ khẩn trương, sau đó do sự biến động giá kén trên thị trường vào năm 2003, có lúc xuống tới 10.000 – 15.000 đồng/kg nên tổng thu từ dâu tằm không đủ đảm bảo đời sống, người dân nhổ dâu và thay thế bằng cây trồng khác. Từ năm 2006, ngành dâu trong cả nước dần hồi phục hồi, theo đó diện tích dâu của xã được trồng lại một phần, nông dân không những không quay lưng lại với ngành mà còn chú ý đầu tư thâm canh cho cây dâu con tằm nâng cao kết quả TDNT.
Vấn đề bất cập và tồn tại nhất trong sử dụng đất dâu của xã hiện nay là vấn đề quy hoạch đất nói chung và đất dâu nói riêng.
Đất trồng dâu của xã thuộc vào quỹ đất II (đất khoán – đất 5%); Xã giao đất này cho các hộ dân có nhu cầu sử dụng, ngoài ra là đất 64 các hộ tận dụng trồng cùng cây hàng năm khác. Nhưng khi giao khoán thì không có giao ước gì về thời gian nhận khoán. Nghĩa là khi nào hộ không muốn sử dụng thì trả lại hoặc khi xã cần đất thì thu hồi lại của hộ. Điều này gây nên tâm lý không ổn định cho người trồng dâu và khó khăn cho sự quản lý, lãnh đạo của xã. Hơn nữa do chưa có chiến lược quy hoạch đất khoán lâu dài nên số ruộng dâu mà hộ trả lại xã lại đưa vào đấu thầu với mục đích sử dụng khác. Do đó mà phần đất dâu có thể xem lẫn với thửa nuôi trồng cây con khác gây ảnh hưởng phần nào đến chất lượng lá dâu (mà tằm thì rất nhạy cảm với nguồn thức ăn không sạch).
Rõ ràng, chính sách quy hoach đất hiện tại của xã bộc lộ những yếu kém. Đây là một yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất dâu tằm. Một số quy hoạch có tính chiến lược và khoa học sẽ góp phần đẩy nhanh hiệu quả của ngành, tăng thu nhập cho người nông dân.
Một trong những chỉ tiêu được quan tâm nhất trong giai đoạn trồng dâu là năng suất lá dâu. Bởi lẽ, có dâu thì mới có công đoạn nuôi tằm. Sản lượng dâu của hộ sẽ quyết định số vòng trứng mà hộ có khả năng nuôi. Trước đây trên tổng diện tích dâu của xã chủ yếu là giống dâu cũ thường trồng bằng hom, khi trồng lại tận dụng cành dâu bố mẹ cũ nên cho năng suất và sản lượng thấp. Nhận thấy việc tăng năng suất dâu là giải pháp hết sức bức thiết để đưa ngành TDNT của xã thoát khỏi tình trạng sản xuất kém hiệu quả, năm 2005, HTX Xuân Như được sự chỉ đạo của chính quyền xã đã mạnh dạn đưa cán bộ đi thực tế ở Trung Quốc về giống dâu mới (dâu lai Sa Nhị Luân – Trung Quốc), kết hợp với những chuyến đi tới các vùng dâu tằm nổi tiếng khác như: Bảo Lộc, Vĩnh Phúc… để học hỏi kinh nghiệm. Từ đó, diện tích dâu cũ hàng năm được thay thế dần bằng giống dâu mới do HTX cung cấp. Hiện nay, xã có khoảng 40% diện tích dâu cao sản này, số còn lại vẫn là dâu cũ – lượng dâu này rải rác ở các vườn, thửa đất nhỏ không tập trung.
Thời gian qua diện tích trồng dâu giảm sút nguyên nhân là do thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến chất lượng lá dâu, con tằm, đồng thời kỹ thuật chăn nuôi của một bộ phận xã viên TDNT còn thấp… Đây là những nguyên nhân chủ yếu làm cho tằm thường xuyên hỏng gây sự chán nản cho người dân đặc biệt đối với những hộ nuôi tằm kén, buộc hộ phải chuyển sang trồng cây trồng khác. Bởi nuôi tằm phải đầu tư rất nhiều công, đặc biệt trong thời gian rảnh rỗi nguồn lao động gia đình tập trung tất cả vào việc hái dâu và chăm sóc cho con tằm. Khi tằm hỏng thì ngoài việc mất công lao động ra thì hộ còn mất cả chi phí đầu tư cho cây dâu và con tằm.
Có thể nói TDNT đây là nghề xuất hiện khá sớm ở xã và đã được khá đông người tham gia nhưng nghề này đang gặp rất nhiều khó khăn như về kỹ thuật, giá bán…
4.1.2 Đặc điểm cơ bản của nhóm hộ điều tra
4.1.2.1 Tình hình lao động trồng dâu nuôi tằm của nhóm hộ điều tra
Lao động là yếu tố cần thiết và không thể thiếu được của mọi quá trình sản xuất. Đặc biệt đối với nghề trồng dâu nuôi tằm cần một lượng lao động nhiều hơn so với tất cả các ngành sản xuất khác trong sản xuất nông nghiệp. Do vậy, không phải hộ nào cũng có thể tham gia sản xuất dâu tằm được mà phải phụ thuộc vào số lao động hay số nhân khẩu trong gia đình. Tôi đã tìm hiểu tình hình sử dung lao động của các nhóm hộ, kết quả đạt được như sau:
Bảng 4.1 : Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra
(Tính bình quân cho mỗi hộ)
Chỉ tiêu
ĐVT
Hộ Khá
Hộ TB
Hộ Yếu
P-value
Số nhân khẩu BQ/Hộ
Khẩu
5,50
4,81
5,24
0,163668*
Số lao động BQ/Hộ
LĐ
3,67
2,96
3,24
0,145392*
Số lao động TDNT BQ/Hộ
LĐ
2,25
2,00
1,96
0,024998*
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)
Chú thích: * Có ý nghĩa thống kê ở mức α = 5%
Qua bảng có thể thấy được số lao động TDNT BQ/Hộ có sự khác biệt. Hộ khá có số lao động TDNT BQ/Hộ là 2,25 lao động cao hơn so với hộ TB là 2,00 lao động và 1,96 lao động so với hộ Yếu. Điều này cho thấy những hộ khá đã sử dụng lao động vào trồng dâu nuôi tằm nhiều hơn so với hộ TB, Yếu nên thu nhập trên mỗi lứa của họ cũng cao hơn.
Với 2 chỉ tiếu số nhân khẩu/hộ và số lao động/hộ có ý nghĩa thống kê, với giá trị của p-value lớn hơn α điều này chứng tỏ số nhân khẩu và lao động của các hộ trồng dâu nuôi tằm là không khác nhau. Như vậy những hộ TDNT nuôi tằm trên địa bàn xã Đặng Sơn có số khẩu và số lao động là không khác nhau mấy, mà sự khác nhau giữa họ là sự đầu tư lao động vào nghề này nhiều hay ít và nếu đầu tư nhiều sẽ cho thu nhập cao hơn.
Để xét về chất lượng của lao động những hộ TDNT ta chú ý vào bảng sau:
Bảng 4.2: Trình độ văn hóa và nghề nghiệp của lao động TDNT
Chỉ tiêu
ĐVT
Hộ Khá
Hộ TB
Hộ Yếu
1. Trình độ văn hóa
%
100
100
100
- Cấp I
%
0
0
10
- Cấp II
%
33
59
71
- Cấp III
%
58
37
14
- Trên cấp III
%
8
4
5
2. Nghề Nghiệp
%
100
100
100
- Thuần nông
%
17
26
24
- Kiêm nghề khác
%
83
74
76
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua bảng 4.2 ta thấy, lao động có trình độ hết cấp III và sau nữa của hộ khá có tỷ lệ cao nhất lần lượt là 58% và 8%. Trong khi đó ở nhóm hộ TB và Yếu lần lượt là 37% và 4%; 14% và 5% điều này phải chăng quyết định không nhỏ đến kết quả TDNT của các hộ? Một đặc điểm nữa của lao động trồng dâu nuôi tàm nơi đây nói chung ở tất cả các nhóm hộ là nuôi tằm và trồng dâu của thế hệ trước truyền lại, rồi học hỏi lẫn nhau, khâu kỹ thuật vẫn còn rất khiêm tốn; chỉ mấy năm trở lại đây mới có tập huấn. Có thể vì vậy mà nhiều hộ bệnh tằm tái phát đi tái phát lại, các lứa tằm liên tục bị hỏng nhưng không tìm được biện pháp gốc gây tâm lý chán nản. Điều này xảy ra cả với những hộ có kinh nghiệm và cả những hộ mới bước vào nghề. Chứng tỏ trình độ kỹ thuật của lao động sản xuất dâu tằm trong các nông hộ vẫn còn nhiều hạn chế.
Trong tất cả các hộ điều tra chúng tôi thấy đa phần các hộ kiêm sản xuất dâu tằm với các nghề khác: làm dịch vụ, đi chợ, đi xây dựng, xuất khẩu lao động… bởi vì nuôi tằm chỉ có 9 tháng trong một năm, thời gian còn lại lao động làm nghề khác để tăng thu nhập cho gia đình và những thành viên khác cũng tranh thủ làm nghề dịch vụ khác thêm thu nhập. Đa dạng hóa ngành nghề để tăng thêm thu nhập cho nông hộ là điều đáng khuyến khích nhưng để đạt được hiệu quả cao trong nghề thì lao động cần sự đầu tư công không nhỏ. Qua điều tra thực tế chúng tôi thấy, lao động ở nhiều hộ còn chưa có độ chuyên sâu cần thiết, làm cùng một lúc nhiều việc bên cạnh dâu tằm không đủ thời gian để quan tâm đến những biến đổi bất thường của tằm hoặc là cho tằm ăn không đủ, không đều bữa… nên chất lượng sản phẩm kém cũng là khó tránh.
4.1.2.2 Tình hình sử dụng đất đai của nhóm hộ điều tra
Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thiếu được trong sản xuất nông nghiệp. Đối với xã Đặng Sơn, là một xã nằm giáp với sông Lam lại có diện tích đất bãi ven sông tương đối lớn thường xuyên được bồi đắp phù sa rất thuận lợi cho TDNT. Để thấy rõ quy mô sản xuất của các hộ TDNT trong xã, chúng tôi tiến hành điều tra về việc sử dụng đất đai của nhóm hộ sản xuất dâu tằm cho kết quả như sau:
Bảng 4.3 : Tình hình sử dụng đất đai của nhóm hộ điều tra
Chỉ tiêu
ĐVT
Hộ khá
Hộ TB
Hộ Yếu
P-value
1. Đất SX nông nghiệp
(Sào)
7,04
5,41
4,71
1,14E-05*
2. Đất canh tác
(Sào)
18,53
14,48
12,88
3,88E-05*
- Lúa
(Sào)
6,33
5,56
5,05
0,088302*
- Ngô
(Sào)
8,83
6,52
6,05
1,29E-05*
- Dâu
(Sào)
1,28
0,69
0,50
1,24E-11*
- Khác
(Sào)
2,08
1,72
1,29
0,05358*
3. Chỉ tiêu BQ
- Diện tích SXNN/khẩu
(Sào)
1,34
1,15
0,93
0,000359*
- Diện tích trồng dâu/khẩu
(Sào)
0,24
0,15
0,10
2,61E-08*
- Diện tích SXNN/lao động
(Sào)
2,09
1,96
1,61
0,064936*
- Diện tích trồng dâu/LĐ TDNT
(Sào)
0,57
0,35
0,25
4,53E-10*
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)
Chú thích: * Có ý nghĩa thống kê ở mức α = 5%
Qua bảng cho ta thấy với đất sản xuất nông nghiệp có P-value = 1,14E-05 chứng tỏ đất sản xuất nông nghiệp của các nhóm hộ là khác nhau, hộ khá có diện tích nhiều nhất bình quân 7,04 sào cao hơn so với hộ TB, hộ yếu lần lượt là 5,41 và 4,71 điều đó một phần do sự khác nhau về số nhân khẩu. Phần khác do năng lực của các hộ về sản xuất nông nghiệp trong đó có dâu tằm khác nhau nên sẽ nhận đất khoán từ xã cũng là khác nhau và đất nhận thêm.
Phần đất canh tác của các nhóm hộ có P-value = 3,88E-05 điều này cho thấy diện tích canh tác của các nhóm hộ khác nhau, hộ khá có diện tích canh tác là 18,53 sào cao nhất so với nhóm hộ TB và hộ yếu lần lượt là 14,48 sào và 12,88 sào; cũng dễ hiểu bởi khi đất sản xuất nông nghiệp lớn sẽ kéo theo diện tích đất canh tác nhiều tương ứng giữa các nhóm hộ. Trong đó, phần diện tích trồng dâu của nhóm hộ khá vượt trội cao hơn hẳn so với nhóm hộ trung bình và nhóm hộ yếu, cụ thể hộ khá có diện tích trồng dâu bình quân là 1,28 sào cao hơn hẳn so với hộ trung bình là 0,69 sào, hộ yếu là 0,50 sào. Tương tự như vậy đất trồng lúa, trồng ngô giữa các nhóm hộ cũng có sự khác nhau, nguyên nhân chính là do diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các nhóm hộ khác nhau kéo theo sự khác nhau đó.
Điều đáng chú ý ở đây là diện tích trồng dâu chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp của các hộ, cho thấy mức độ quan tâm với nghề TDNT giảm và các hộ chuyển sang trồng những lọai cây thay thế khác là ngô, lạc...
Với một số chỉ tiêu bình quân trên khẩu và lao động, cho thấy diện tích đất SXNN/khẩu của các nhóm hộ khác nhau với P-value = 0,000359 đã chứng tỏ điều đó. Với các chỉ tiêu đất SXNN/lao động cũng có sự khác nhau giữa các nhóm hộ với P-value = 0,064936. Một chỉ tiêu đáng quan tâm đó là Diện tích trồng dâu/LĐ TDNT với P-value = 4,53E-10 chứng tỏ có sự sai khác nhau rõ rệt giữa các nhóm hộ, cụ thể hộ khá có bình quân 0,57 sào/lao động TDNT nhiều hơn so với hộ khá là 0,35 sào/lao động và hộ yếu là 0,25 sào/lao động chính chỉ tiêu này khác nhau cũng góp phần ảnh hưởng tới khả năng sản xuất dâu tằm của hộ.
Có thể nói tùy thuộc vào diện tích đất sản xuất nông nghiệp của mỗi hộ mà họ có sự đầu tư khác nhau về diện tích đất trồng dâu, do vậy mà kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ TDNT cũng sẽ khác nhau. Đây là sự điều chỉnh của các nhóm hộ sao cho phù hợp với mô hình sản xuất của gia đình của mình.
4.1.2.3 Tình hình sử dụng tư liệu sản xuất của nhóm hộ điều tra
Do đặc điểm của nghề TDNT là kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi, với đặc thù riêng của nghề này đòi hỏi phải có những tư liệu sản xuất riêng không giống với ngành nghề khác. Do vậy, khi tham gia TDNT các hộ phải mua sắm thêm một số tư liệu sản xuất được thể hiện dưới bảng biểu như sau:
- Nong nuôi tằm: là dụng cụ chính để nuôi tằm. Dựa vào số vòng trứng nuôi/lứa mà hộ trang bị nong tằm cho phù hợp. Thông thường mỗi vòng trứng cần 6 – 7 nong to. Nếu nuôi với mật độ quá dày (số nong ít), sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động ăn dâu của tằm, tằm an không no. Mặt khác, sự lên men của phân tằm làm nhiệt độ trên nong tằm tăng cao, vi sinh vật gây bệnh phát triển, tằm dễ bị bệnh. Nếu nuôi tằm với mật độ quá thưa thì gây lãng phí nguồn lực. Trong điều kiện bình thường, diện tích chỗ nằm của tằm bằng 1,2 lần diện tích tằm chiếm chỗ là thích hợp.
- Đũi: là dụng cụ để đặt nong, số tầng của đũi phụ thuộc vào số nong nhiều hay ít của hộ nhưng thường được đóng một khung chung như nhau giữa các hộ. Đũi nhiều tầng sẽ tận dụng được không gian của phòng nuôi tằm. Khoảng cách giữa các tầng từ 25 – 30 cm, nếu để thưa gây lãng phí còng để dầy gây ảnh hưởng đến hô hấp của tằm đặc biệt là trong những ngày nắng nóng.
- Né: là nơi để tằm nhả tơ, kết kén. Một né tằm tốt đảm bảo những yêu cầu sau: Thuận tiện cho quá trình nhả tơ kết kén của tằm, hạn chế lãng phí tơ, có nhiều điểm bám để cho tằm nhả tơ.
- Phòng nuôi tằm: là không gian sống của tằm. Phòng nuôi tằm phải thoáng mát, vệ sinh, xa các nhà máy, lò gạch, lò vôi để tằm sinh trưởng và phát triển tốt.
- Lưới hớt tằm: là dụng cụ để hớt tằm từ nong tằm đang sống sang nong tằm mới vừa để dọn vệ sinh cho nong cũ, vừa để điều chỉnh số tằm sống trong các nong cho phù hợp (tránh tằm qúa dày trong nong cũ).
- Lò sưởi: là dụng cụ để trở lửa, biện pháp điều tiết nhiệt độ, ẩm độ thích hợp cho tằm nhả tơ kết kén đồng thời sưởi ấm trong những ngày giá lạnh.
Bảng 4.4: Tình hình sử dụng TLSX cho chăn nuôi tằm nhóm hộ điều tra
(Tính bình quân cho 1 hộ)
Chỉ tiêu
ĐVT
Hộ khá
Hộ TB
Hộ Yếu
So Sánh (%)
HK/TB
HK/HY
TB/HY
1. Nong
Cái
12,25
9,81
9,24
1,25
1,33
1,06
2. Đũi
Cái
1,67
1,05
1,00
1,59
1,67
1,05
3. Né
Cái
5,42
2,93
2,71
1,85
2,00
1,08
4. Quạt điện
Cái
0,50
0,22
0,19
2,25
2,63
1,17
5. Lò sưởi
Cái
0,75
0,41
0,14
1,84
5,25
2,85
6. Lưới thay phân
Cái
0,00
0,00
0,00
-
-
-
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua bảng ta thấy: Mức độ đầu tư tư liệu sản xuất giữa các nhóm hộ là khác nhau. Nhóm hộ khá có mức đầu tư bình quân mỗi hộ lớn hơn so với nhóm hộ TB và HY. Những vật dụng thiết yếu như nong, đũi, né nhóm hộ khá trung bình lần lượt là 12,25 cái, 1,67 cái, 5,42 cái nhiều hơn so với hộ TB và HY lần lượt là 9,81 cái, 1,05 cái, 2,93 cái; 9,24 cái, 1,00 cái, 2,71 cái.
Với lò sưởi và quạt điện thì nhóm hộ khá cũng trang bị nhiều hơn, giảm dần tương ứng so với hộ trung bình và hộ yếu. Giá trị của lò sưởi cũng không lớn nhưng từ đó có thể thấy hộ trung bình và hộ yếu chưa nhậ thấy tầm quan trọng của việc tạo ra một điều kiện sinh thái tốt nhất cho dời sống của tằm như: để kén chín tự nhiên mà không trở lửa, trời nóng không giảm nhiệt độ trong phòng …Thực tế điều tra cho thấy nhiều hộ vì không có biện pháp kỹ thuật mà thời tiết rét đã phải đổ cả lứa tằm. Những kỹ thuật này hộ khá đã biết lợi dụng, đầu tư ít cộng thêm với một chút kỹ thuật sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn nhiều.
Đặc biệt đối với cả 3 loại hộ đều không sử dụng lưới thay phân trong quá trình nuôi tằm, nguyên nhân của nó là do số lượng nuôi ít các hộ chủ động hớt bằng tay cho nhanh. Cho thấy sự áp dụng kỹ thuật của các hộ vẫn còn thấp, việc hớt bằng tay vừa lâu mà ảnh hưởng tới tằm vì khi hớt bằng tay sẽ làm se con tằm bị tổn thương nhiều hơn so với hớt bằng lưới.
Về điều kiện phòng nuôi, theo điều tra chúng tôi thấy gần 100% số hộ đều sử dụng diện tích có sẵn của gia đình để nuôi tằm. Ngay cả nhóm hộ khá chỉ có từ 2 – 3 hộ trong mẫu có phòng nuôi tằm tách riêng khỏi nhà ở. Điều này một phần cũng ảnh hưởng đến kết quả nuôi tằm làm tăng khả năng rủi ro lên. Vì nuôi tằm chung với sinh hoạt của gia đình thì không khí phòng tằm sẽ thêm ngột ngạt… làm tằm dễ sinh bệnh và cũng ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động. ngoài ra phòng nuôi riêng tạo không gian sống tốt hơn cho tằm, người nuôi dễ dàng hơn trong việc điều tiết các điều kiện ngoại cảnh như: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng... cho thích hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát dụng của con tằm, nó sẽ giảm sự ảnh hưởng của bên ngoài, hạn chế khả năng gặp rủi ro.
Việc đầu tư vào các TLSX cho chăn nuôi tằm tuy giá trị nhỏ nhưng vô cùng quan trọng. Nhất là việc vệ sinh các TLSX, phòng tằm tạo một môi trường sạch cho tằm phát triển. Con tằm vốn rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh nên trang bị TLSX tốt góp phần đáng kể cho hộ giảm thiểu rủi ro, nâng cao năng suất sản lượng kén, để đạt được mục tiêu cuối cùng là tăng thu nhập cho các hộ gia đình.
4.1.3 Tình hình sản xuất dâu và nuôi tằm ở các nhóm hộ điều tra
4.1.3.1 Chi phí vật chất cho sản xuất lá dâu
Để có lá dâu có chất lượng, nuôi được nhiều vòng tằm tên lứa cũng như năng suất kén cao thì tất cả các hộ khi tham gia TDNT đều phải đầu tư một lượng chi phí nhất định như giống, phân bón…
Qua quá trình điều tra chúng tôi thấy hầu như 100% các hộ trồng dâu là mua giống bằng hom trồng một lần từ lâu, rồi qua các năm thì đốn trồng thêm từ những gốc cũ nếu có nhu cầu mở rông. Giống được tận dụng trồng vụ trước sang dùng vụ sau nếu thiếu lại đi mua của những hộ khác trong xã nhưng không nhiều lắm.
Khác với các cây trồng khác, mục đích của cây dâu là lấy lá để nuôi tằm, trong quá trình sinh trưởng câu dâu hút rất nhiều chất dinh dưỡng trong đất. Vì vậy, nếu không bón bổ sung chất dinh dưỡng cho cây dâu sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lá dâu.
Đối với giống dâu có p-value = 0,095266 > α điều này chứng tỏ rằng mức đầu tư giống bình quân/sào giữa các nhóm hộ khá, trung bình và nhóm hộ yếu có thể bằng nhau. Bởi việc sử dụng giống của bất cứ loại cây trồng nói chung và cây dâu cũng vậy, đều phải tuân theo định mức kỹ thuật. Nếu giống quá dày thì sẽ không đủ ánh sáng và dinh dưỡng cho cây dâu phát triển tốt được, nếu trồng quá thưa thì rất lãng phí đất. Do vậy, mà việc đầu tư giống/sào của các nhóm hộ gần như là giống nhau. Qua biểu ta thấy đầu tư chi phí giống giữa các nhóm hộ xấp xỉ bằng nhau với nhóm hộ khá đầu tư hết 85,71 nghìn đồng tiền giống, hộ TB đầu tư hết 75,90 nghìn đồng và hộ yếu đầu tư hết 73,08 nghìn đồng.
Bảng 4.5: Tình hình đầu tư chi phí cho cây dâu nhóm hộ điều tra
(Tính bình quân cho 1 sào dâu/năm)
Chỉ tiêu
ĐVT
Hộ khá
Hộ TB
Hộ Yếu
P-value
1. Giống
1.000đ
85,71
75,90
73,08
0,095266*
2. Phân bón lót
1.000đ
186,01
262,15
297,54
0,041537*
- Phân chuồng
1.000đ
184,85
262,15
295,87
0,002061*
- Lân
1.000đ
1,17
0,00
1,67
0,417022*
3. Phân bón thúc
1.000đ
526,38
444,50
300,49
0,001337*
- Đạm
1.000đ
344,48
272,73
144,78
0,000459*
- NPK
1.000đ
181,90
171,77
155,71
0,090218*
4. Thuế đất trồng dâu
1.000đ
283,33
205,93
148,81
1,24E-11*
Tổng chi phí
1.000đ
1081,44
988,47
819,92
3,88E-08*
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)
Chú thích: * Có ý nghĩa thống kê ở mức α = 5%
Giai đoạn bón lót:
Trong giai đoạn này, tất cả các hộ đều phải đầu tư 1 lượng chi phí như phân chuồng, phân lân cho cây dâu. Phân bón lót có P-value = 0,041537 cho thấy sự đầu tư chi phí giai đoạn đầu là bón lót giữa các nhóm hộ có sự khác biệt. Trong đó chi phí phần chuồng giữa các nhóm hộ có P-value = 0,002061 α điều này chứng tỏ rằng sự đầu tư phân lân giữa các nhóm hộ có thể bằng nhau, với các giá trị trung bình cho thấy hộ TB thậm chí không bón phân lân; qua giá trị bón các nhóm hộ có thể thấy các hộ hầu như không bón phân lân trong giai đoạn bón lót bởi trong giai đoạn này các hộ thường học hỏi theo nhau nên việc đồng loạt không bón phân lân là giống nhau.
Giai đoạn bón thúc:
Chuyển sang giai đoạn bón thúc đây là giai đoạn sau khi dâu cho thu hoạch lá. Lá dâu là sản phẩm chính thu hoạch để nuôi tằm (có dâu mới có tằm), một năm cho thu hoạch nhiều lần tùy thuộc vào số lứa nuôi của từng hộ. Vì vậy, bón phân vô cơ nhiều lần sẽ làm tăng hiệu quả phân bón và tăng chất lượng lá dâu cho nuôi tằm.
Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy: mỗi năm trung bình các hộ nuôi từ 7 – 9 lứa tằm, tương đương với 7 – 9 lần thu hoạch lá và một lần đốn dâu, để cung cấp dinh dưỡng cho cây dâu sinh trưởng và phát triển tốt các hộ phải bón phân làm cỏ cho dâu. Sau mỗi lần đốn như vậy các hộ thường phải tiến hành xới đất bỏ phân, thường là NPK trong giai đoạn này. Và sau mỗi lần thu hoạch lá dâu như vậy hộ đều bổ sung thêm 1 lượng phân dinh dưỡng cho cây; đó là bón thêm phân đạm hoặc phân NPK cho dâu, tùy vào kết quả nuôi tằm cao hay thấp mà mỗi hộ có mức bón khác nhau cho phù hợp. việc bón phân vô cơ là hết sức cần thiết để nâng cao năng suất và chất lượng lá dâu, nó còn có tác dụng tăng cường khả năng đề kháng với sâu bệnh cho cây dâu và con tằm, nâng cao chất lượng tơ kén.
Qua bảng ta thấy phân bón thúc của các hộ là có sự sai khác nhau đã làm ảnh hưởng tới năng suất lá dâu và góp phần ảnh hưởng tới thu nhập của hộ TDNT, Với P-value = 0,001337 chứng tỏ sự khác nhau trong việc bón thúc của các nhóm hộ. Trong đó, phân đạm có P-value = 0,000459 < α chứng tỏ các nhóm hộ bón phân đạm cho dâu/sào ở thời kỳ bón thúc là khác nhau rõ rệt, nhóm hộ khá bón tới 344,48 nghìn đồng nhiều hơn so với nhóm hộ trung bình là 272,73 nghìn đồng và nhóm hộ yếu chỉ 144,78 nghìn đồng. Với phân NPK cơ P-value = 0,090218 cho thấy loại phân này giữa các nhóm hộ được bón có thể giống nhau, cho thấy giai đoạn bón thúc các hộ lựa chọn bón phân đạm là chính và phân NPK có cách bón là giống nhau.
Tuy nhiên, để cây dâu cho năng suất lá cao và chất lượng lá dâu tốt các hộ không chỉ cần bón đầy đủ đạm, phân NPK mà còn phải biết cách bón vào những thời điểm thích hợp. Đây là kỹ thuật chăm sóc cây dâu riêng của từng hộ.
Chi phí thuê đất với P-value = 1,24E-11 có mức ý nghĩa ở 5% cho thấy cũng có sự khác nhau ở chi phí thuê đất bình quân/sào dâu giữa các nhóm hộ. Do diện tích trồng dâu của hộ bao gồm cả diện tích đi thuê và diện tích hộ sở hữu mà hộ khá có diện tích thầu lớn nên chi phí bình quân/sào dâu cao hơn so với nhóm hộ trung bình và nhóm hộ yếu.
Từ tất cả các yếu tố nêu trên chúng ta có thể thấy được chi phí đầu tư cho mỗi sào giữa các nhóm hộ là khác nhau. Có thể thấy hộ khá có mức đầu tư chi phí cho cây dâu cao nhất đây là yếu tố quyết định đến năng suất dâu, năng suất kén tằm cũng như thu nhập của từng hộ TDNT.
4.1.3.2 Kết quả của giai đoạn trồng dâu
Trồng dâu và nuôi tằm là 2 giai đoạn quan hệ mật thiết, luôn đi đôi với nhau (không thể trồng dâu mà không nuôi tằm và cũng không thể nuôi tằm mà không trồng dâu). Do đó kết quả của giai đoạn trồng dâu ảnh hưởng mật thiết tới giai đoạn nuôi tằm, trồng được nhiều dâu mới có thể nuôi được nhiều tằm.
Bảng 4.6: Kết quả của giai đoạn trồng dâu của nhóm hộ điều tra
Chỉ tiêu
ĐVT
Hộ khá
Hộ TB
Hộ yếu
P-value
1. Diện tích đất trồng dâu
sào
1,28
0,69
0,50
1,24E-11*
2. Năng suất lá dâu
Kg/sào/năm
1510,00
1313,33
1157,14
0,000119*
3. Số hộ mua dâu
%
0,75
0,59
0,48
0,031647*
4. Dự tính thời gian sử dụng gốc dâu
năm
5,83
6,37
6,76
0,011418*
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)
Chú thích: * Có ý nghĩa thống kê ở mức α = 5%
Qua bảng ta thấy được năng suất trồng dâu của các nhóm hộ là khác nhau rõ rệt P-value = 1,24E-11 chứng tỏ điều này, nhóm hộ khá có năng suất trồng dâu bình quân/năm là 1510,00 kg/sào cao hơn hẳn so với nhóm hộ trung bình là 1313,33 kg/sào và nhóm hộ yếu là 1157,14%. Đây cũng là điều kiện để nhóm hộ khá có thể nuôi được nhiều vòng trứng/lứa hơn so với 2 nhóm hộ trung bình và yếu, chứng tở đầu tư vật chất cho cây dâu tỷ lệ thuận với năng suất lá dâu thể hiện ở chỗ nhóm hộ khá có mức đầu tư chi phí vật chất cho cây dâu cao nên năng suất lá dâu của nhóm hộ này cũng cao hơn nhóm hộ trung bình và nhóm hộ yếu.
Với P-value của số hộ mua dâu và thời gian sử dụng gốc dâu của các nhóm hộ đều nhỏ hơn α, điều này cho thấy giữa các nhóm hộ thì việc mua dâu và thời gian trồng lại dâu là không giống nhau. Nhóm hộ khá thường nuôi nhiều vòng trứng hơn nên việc mua dâu thường xuyên là nhiều hơn, mặt khác việc nhận thấy lợi ích kinh tế của TDNT cao hơn nên nhóm hộ này sẵn sàng đầu tư thêm chi phí cho nuôi tằm để mở rộng quy mô hơn, họ thường mua dâu của nhóm hộ yếu khi nuôi tằm vẫn thừa dâu hoặc của những hộ trồng dâu trên địa bàn trong và ngoài xã. Riêng thời gian sử dụng gốc dâu có thể thấy nhóm hộ khá có thời gian sử dụng thấp nhất, điều này sẽ giúp cho gốc dâu khỏe hơn cho năng suất cao hơn.
Có thể nói việc đầu tư chi phí vật chất và công sức nhiều hơn cho cây dâu ảnh hưởng đến năng suất của mỗi hộ làm tăng khả năng nuôi nhiều tằm tốt hơn cho các nhóm hộ.
4.1.3.3 Chi phí vật chất cho giai đoạn nuôi tằm của nhóm hộ điều tra
Tình hình đầu tư cho tằm ở các hộ điều tra thể hiện qua bảng 4.7.
Qua bảng 4.7 ta thấy chi phí lá dâu của các nhóm hộ chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu chi phí vật chất, một lần nữa chứng tỏ tầm quan trọng của lá dâu trong đời sống con tằm. Giá trị lượng lá dâu tiếu tốn cho một vòng tằm của hộ khá là 150,65 nghìn đồng, hộ trung bình là 147,42 nghìn đồng và hộ yếu là 150, 35 nghìn đồng cho thấy giá trị lá dâu đầu tư cho mỗi vòng tằm của các hộ là không khác nhau, giá trị P-value = 0,435324 chứng tỏ điều này. Qua đây ta thấy kỹ thuật nuôi tằm cũng như cách cho tằm ăn của các hộ là giống nhau, thường các hộ học hỏi lẫn nhau cách cho tằm ăn và được hướng dẫn như nhau.
Các hộ nông dân không có một địa chỉ nào khác là đăng ký mua trứng tằm với cơ sở ươm tơ, sau đó cơ sở này mua ở những nơi khác chuyển về cho bà con. Đó là sự thỏa thuận bằng miệng, không gắn kết giữa các chủ thể nên người dân gặp không ít khó khăn. Giá mỗi vòng tằm trắng là 200 nghìn đồng, tằm vàng là 50 nghìn đồng được các cơ sở ươm tơ bán đồng nhất giữa các nhóm hộ. Với mức giá bình quân mỗi hộ trong bảng 4.7 thể hiện tỷ lệ số vòng tằm trắng và tằm vàng trong cơ cấu hộ là như nhau (P-value = 0,330552).
Ngoài lá dâu, trứng tằm thì hộ còn các khoản chi khác như: mua vôi, củi…để diệt khuẩn phòng bệnh cho tằm góp phần làm giảm rủi ro, quyết định năng suất kén tằm. Với P-value = 0,001619 cho thấy sự đầu tư chi phí khác giữa các nhóm hộ là khác nhau trên một vòng, nhóm hộ khá đầu tư tới 8,08 nghìn đồng còn nhóm hộ trung bình và yếu đầu tư lần lượt là 5,37 nghìn đồng, 5,48 nghìn đồng chứng tỏ sự quan tâm chăm sóc tới tằm của nhóm hộ khá cao hơn 2 nhóm hộ còn lại giúp cho tằm phát triển tốt hơn.
Bảng 4.7 : Tình hình đẩu tư chi phí vật chất cho nuôi tằm của các nhóm hộ điều tra
(Tính bình quân cho một vòng trứng tằm)
Chỉ tiêu
ĐVT
Hộ khá
Hộ TB
Hộ Yếu
P-value
1. Chi phí vật chất
1.000đ
255,06
246,91
251,08
0,435324*
- Lá dâu
1.000đ
150,65
147,42
150,35
0,267096*
- Trứng tằm
1.000đ
96,32
94,12
95,25
0,330552*
- Chi khác
1.000đ
8,08
5,37
5,48
0,001619*
2. Khấu hao dụng cụ
1.000đ
22,83
25,01
30,72
0,047874*
Tổng chi phí
1.000đ
277,88
271,91
281,80
0,379069*
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)
Chú thích: * Có ý nghĩa thống kê ở mức α = 5%
Khấu hao dụng cụ có P-value = 0,047874 cho thấy khấu hao dụng cụ giữa các nhóm hộ là khác nhau, khấu hao dụng cụ là chi phí khấu hao của nong, né và một số vật dụng cơ bản. Vì nhóm hộ khá nuôi được nhiều số vòng trứng/năm hơn so với hộ trung bình và hộ yếu nên khấu hao bình quân/vòng sẽ giảm.
Như vậy, xét trên tổng thể tuy phần chi phí khác và khấu hao dụng cụ giữa các nhóm hộ khác nhau nhưng 2 chi phí này không lớn, ảnh hưởng ít tới tổng chi phí nuôi tằm của một vòng. Tức là chi phí để nuôi một vòng tằm giữa các nhóm hộ là không khác nhau P-value = 0,379069 chứng tỏ điều đó, qua đây ta thấy sự chăm sóc những biện pháp phòng bệnh cho tằm sẽ góp phần ảnh hưởng tới năng suất kén tằm.
4.1.3.4 Kết quả và hiệu quả của giai đoạn nuôi tằm
Để tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của giai đoạn nuôi tằm của các nhóm hộ điều tra cần phải xác định một số chỉ tiêu quan trọng như GO, TC, MI… hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi tằm tại xã Đặng Sơn được thể hiện qua bảng 4.8:
Ta thấy chỉ tiêu tổng sản lượng kén có P-value = 4,42E-15 chứng tỏ có sự khác nhau trong sản lượng kén. Vì bán kén mang lại nguồn thu nhập chính từ nghề TDNT. Hộ khá có tổng sản lượng kén trong năm lớn nhất là 290,00 kg (trong đó có 147,59 kg kén trắng và 142,42 kén vàng), hộ trung bình đạt 142,10 kg kén (có 67,79 kg kén trắng và 74,31 kg kén vàng) và hộ yếu đạt 82,76 kg (trong đó 42,90 kg kén trăng và 39,86 kg kén vàng). Nguyên nhân do hộ khá có nhiều diện tích dâu hơn, nuôi được nhiều vòng trứng hơn, mặt khác năng suất cũng cao hơn. Trong tổng sản lượng kén của các hộ có thể thấy tỷ trọng kén vàng và kén trắng là tương đương nhau, cho thấy các hộ thường ước lượng khả năng lá dâu gia đình hiện có để nuôi tằm.
Giá kén trắng có P-value = 0,057807 và giá kén vàng có P-value = 0,13783 điều này cho thấy không có sự khác nhau trong việc bán kén của các nhóm hộ, tức là mức giá bán bình quân chung là giống nhau điều này cũng dễ hiểu bởi việc thu mua kén trong xã phải được ấn định mức như nhau vào cùng thời điểm, các hộ sống gần nhau nên mua các mức giá khác nhau là không thể. Qua bảng ta thấy giá kén trắng cao gần gấp đôi giá kén vàng mà sản lượng gần như ngang nhau nên thu nhập từ kén trắng cao hơn kén vàng.
Cơ cấu tổng giá trị sản phẩm gồm có thu từ kén và sản phẩm phụ (gồm có cây dâu sau khi đốn có thể bán hom để trồng mới hoặc bán làm củi đun và phân tằm). Hộ khá có giá trị sản phẩm phụ là 850,83 nghìn đồng cao hơn so với nhóm hộ trung bình và yếu lần lượt là 535,56 nghìn đồng, 411,90 nghìn đồng; nguyên nhân là do càng trồng nhiều dâu, càng nuôi nhiều vòng tằm thì cho sản phẩm phụ càng cao với P-value = 1,14E-08 cũng đã chứng tỏ điều đó là hoàn toàn chính xác.
Từ hai lý do trên (sản lượng kén, sản phẩm phụ) làm cho tổng giá trị sản xuất của nghề TDNT ở hộ khá cao hơn nhiều so với nhóm hộ trung bình và hộ yếu. nhóm hộ khá có GO/năm là 14,51 triệu đồng cao hơn nhiều so với nhóm hộ trung bình là 7,04 triệu đồng và hộ yếu là 4,20 triệu đồng.
Do nhóm hộ khá là hộ mạnh dạn đầu tư, chấp nhận rủi ro, nuôi nhiều vòng trứng hơn nên trổng chi phí là lớn nhất. Với giá trị P-value = 3,97E-13 chứng tỏ tổng chi phí giữa các nhóm hộ là khác nhau rõ rệt, hộ khá có tổng chi phí/năm là 2,97 triệu đồng cao hơn so với hộ trung bình và hộ yếu lần lượt là 1,63 triệu đồng và 1,29 triệu đồng. Trong chi phí cho TDNT ở các hộ thì chi phí cho dâu là lớn hơn chi phí cho tằm, bởi trong nuôi tằm đã kết chuyển toàn bộ chi phí từ dâu sang mà dâu là yếu tố chi phí vật chất lớn nhất trong đời sống của tằm.
Qua bảng 4.8 ta thấy hiệu quả mà hộ khá thu được cao hơn hẳn với 2 nhóm hộ còn lại. Cụ thể: thu nhập hỗn hợp từ TDNT/năm của nhóm hộ khá đạt 11,5 triệu đồng cao hơn hẳn so với hộ trung bình là 5,41 triệu đồng và hộ yếu là 2,90 triệu đồng, với P-value = 1,26E-16 càng chứng tỏ rằng thu nhập của 3 nhóm hộ khác nhau là phù hợp. Thu nhập hỗn hợp/sào dâu của các nhóm hộ có P-value = 0,003018 chứng tỏ có sự khác nhau, với nhóm hộ khá có thu nhập hỗn hợp/sào dâu trong năm là 9,73 triệu đồng, hộ trung bình là 8,56 triệu đồng và nhóm hộ yếu là 6,09 triệu đồng.
Bảng 4.8 : Kết quả nuôi tằm của các nhóm hộ điều tra
(tính bình quân cho 1 hộ trong năm)
Chỉ tiêu
ĐVT
Hộ Khá
Hộ TB
Hộ Yếu
P-value
I. Kết quả TDNT
1. Tổng SL kén
Kg
290,00
142,10
82,76
4,42E-15*
- Kén trắng
Kg
147,59
67,79
42,90
4,78E-12*
- Kén vàng
Kg
142,42
74,31
39,86
2,19E-07*
2. Giá kén TB
- Kén trắng
1.000đ
60,79
58,80
58,03
0,057807*
- Kén vàng
1.000đ
33,68
34,09
32,80
0,13783*
3. Tổng GTSX (GO)
1.000đ
14517,84
7049,43
4202,85
4,02E-17*
- Kén
1.000đ
13667,01
6513,87
3790,94
3,09E-17*
- Sản phẩm phụ
1.000đ
850,83
535,56
411,90
1,14E-08*
II. Tổng CP
1.000đ
2973,25
1636,59
1298,88
3,97E-13*
III. HQKT
- TNHH (MI)
1.000đ
11544,60
5412,84
2903,97
1,26E-16*
- MI/sào dâu
1.000đ
9732,05
8563,68
6099,79
0,003018*
- MI/chi phí
Lần
3,90
3,36
2,35
1,63E-06*
- Số lứa nuôi/năm
Lứa
9,17
8,11
7,48
1,11E-10*
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)
Chú thích: * Có ý nghĩa thống kê ở mức α = 5%
Chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp/chi phí có P-value = 1,63E-06 điều này cho thấy hiệu quả trên một đồng vốn bỏ ra giữa các nhóm hộ cũng là khác nhau. Hộ khá bỏ ra một đồng chi phí thì thu được 3,90 đồng; hộ trung bình thu được 3,36 và hộ yếu thu được là 2,35 đồng. Cho thấy khả năng sinh lời của nghề rất cao trong khi chi phí lại thấp, ngay cả nhóm hộ yếu bỏ ra một đồng cũng thu được hơn 2 đồng. Kết hợp với chỉ tiêu MI/sào dâu ta thấy với tốc độ như vậy mà nhân rộng thì mục tiêu cánh đồng 100 triệu/ha là dễ dàng đạt được. Như vậy năng suất đất đai trong trồng dâu là khá cao so với sản xuất nông nghiệp những cây trồng khác. Ta dễ dàng thấy được rằng số lứa nuôi giữa 3 nhóm hộ là khác nhau với P-value = 1,11E-10 chứng tỏ điều đó và đây là nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong thu nhập từ TDNT giữa các nhóm hộ.
Tóm lại, kết quả sản xuất mà các hộ trồng dâu nuôi tằm trong xã đạt được tuy còn chênh lệch giữa các nhóm hộ, và tỷ lệ gặp rủi ro còn cao song đã tạo ra nguồn thu nhập không nhỏ cho hộ gia đình ở nông thôn. Tính trung bình cho các hộ thì khâu yếu kém nhất trong kết quả và chất lượng kén. Bên cạnh đó ta còn thấy sự yếu kém trong việc đặt mối quan hệ hợp tác đối với người cung ứng giống và người thu mua kén của các hộ nông dân. Chúng ta thấy vai trò của mối quan hệ hợp tác là quan trọng nhưng chưa được các hộ chăn nuôi tằm quan tâm, điều đó đặt ra cho các cấp chính quyền nhiệm vụ quan trọng là giữ gìn và phát triển làng nghề truyền thống có hiệu quả kinh tế khá cao này.
4.1.4 Tình hình tiêu thụ kén tằm của nhóm hộ điều tra
Người nông dân luôn mong muốn sản phẩm của mình làm ra được tiêu thụ kịp thời và giá cả ổn định, đặc biệt với sản phẩm là kén tằm có đặc điểm là rất dễ hỏng nếu không được tiêu thụ kịp thời. Bởi vì, kén tằm nếu để quá lâu nhộng tằm biến thành ngài và cắn kén chui ra giá trị của kén sẽ mất. Do vậy, quá trình tiêu thụ kén rất quan trọng trong sản xuất dâu tằm.
Hiện nay toàn xã Đặng Sơn có 8 cơ sở ươm tơ, lượng kén sản xuất trong xã không đủ cho các cơ sở ươm tơ nên họ thường bao tiêu luôn cả những xã lân cận như Lưu Sơn, Bắc Sơn, Nam Sơn, Đà Sơn… cho thấy việc tiêu thụ kén tằm của các hộ trong xã khá thuận tiện.
Qua quá trình điều tra chúng tôi thấy: tình hình tiêu thụ kén của các hộ được thể hiện qua sơ đồ sau:
0 %
5%
5%
95%
Hộ sản xuất dâu tằm
Người thu gom
Các cơ sở ươm tơ trong xã
Công ty ươm tơ
Sơ đồ 4.1: Kênh tiêu thụ kén tằm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BAO CAO TOT NGHIEP DONG.doc