Tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với kênh phân phối bán lẻ của công ty dược Sài Gòn – Sapharco: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH ĐỐI VỚI KÊNH PHÂN PHỐI BÁN LẺ
CỦA CÔNG TY DƯỢC SÀI GÒN – SAPHARCO
GVHD :Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn
SVTH :Lương Phan Chương
MSSV :106401028
LỚP :06DQD
Khóa :2006 - 2010
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 9/2010
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số
liệu trong khóa luận được thực hiện tại Công ty Dược Sài Gòn – Sapharco, không
sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường
về sự cam đoan này.
Tác giả
(ký tên)
Lương Phan Chương
TP. HCM, ngày 19 tháng 9 năm 2010…
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt bốn năm học tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM,
quý thầy cô đã tận tình giảng dạy, trang bị cho chúng em một kiến thức vô cùng
vững vàng khi bước chân vào cuộc sống và môi trường làm ...
89 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1121 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với kênh phân phối bán lẻ của công ty dược Sài Gòn – Sapharco, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH ĐỐI VỚI KÊNH PHÂN PHỐI BÁN LẺ
CỦA CÔNG TY DƯỢC SÀI GÒN – SAPHARCO
GVHD :Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn
SVTH :Lương Phan Chương
MSSV :106401028
LỚP :06DQD
Khóa :2006 - 2010
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 9/2010
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số
liệu trong khóa luận được thực hiện tại Công ty Dược Sài Gòn – Sapharco, không
sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường
về sự cam đoan này.
Tác giả
(ký tên)
Lương Phan Chương
TP. HCM, ngày 19 tháng 9 năm 2010…
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt bốn năm học tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM,
quý thầy cô đã tận tình giảng dạy, trang bị cho chúng em một kiến thức vô cùng
vững vàng khi bước chân vào cuộc sống và môi trường làm việc sau này.
Trước hết, em xin gửi đến tất cả quý thầy cô trường Đại học Kỹ thuật Công
nghệ TP.HCM lòng biết ơn sâu sắc về những kiến thức vô cùng quý giá mà thầy cô
đã truyền đạt cho chúng em, chân thành cảm ơn thầy cô Khoa Quản trị kinh doanh,
những người luôn hết mình và tận tâm. Cảm ơn thầy Trịnh Đặng Khánh Toàn,
người đã trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình chỉnh sửa, góp ý cho em hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
Tiếp đến, em chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty dược Sài Gòn –
Sapharco đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại đơn vị. Đặc biệt cảm ơn Tổng
Giám Đốc Ds. Lê Minh Trí, Giám Đốc Bộ phận kinh doanh Ds. Trần Đình Khoa,
Trưởng phòng kinh doanh Ds. Phạm Ngọc Tú đã giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện cho
em tiếp xúc thực tế tích lũy kinh nghiệm, và cung cấp thông tin số liệu cần thiết cho
quá trình làm khóa luận tốt nghiệp.
Sau cùng, em muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần và
bạn bè luôn là nguồn động viên em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt
nghiệp này.
Chân thành cảm ơn tất cả!
Kính chúc toàn thể quý thầy cô, quý Công ty, cùng gia đình và bạn bè sức
khỏe dồi dào và thành công trong cuộc sống.
TP.HCM, ngày tháng năm 2010
Sinh viên thực hiện
LƯƠNG PHAN CHƯƠNG
iii
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................... 1
B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ......................................................................... 2
C. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: .............................................................................................. 2
CHƯƠNG I CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH................................................................................................................ 3
1.1. Khái niệm cạnh tranh ...................................................................................... 3
1.2. Vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh...................................................... 4
1.2.1. Đối với nền kinh tế:................................................................................... 4
1.2.2. Đối với doanh nghiệp: ............................................................................... 5
1.2.3. Đối với ngành:........................................................................................... 6
1.2.4. Đối với sản phẩm: ..................................................................................... 6
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh............................................ 6
1.4. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp:........................................................ 9
1.5. Cạnh tranh trong kênh phân phối: ............................................................... 10
1.6. Các công cụ cạnh tranh: ................................................................................ 11
1.6.1. Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm: ................................................. 11
1.6.2. Cạnh tranh bằng giá cả:.......................................................................... 12
1.6.3. Cạnh tranh bằng độ bao phủ: ................................................................. 14
1.6.4. Cạnh tranh bằng chính sách Maketing: ................................................. 14
1.7. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh: ................................................. 15
1.7.1. Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối: .................................................... 15
1.7.2. Năng suất lao động: ................................................................................ 16
1.7.3. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận: .............................................................. 16
CHƯƠNG II GIỚI THIỆU CÔNG TY DƯỢC SÀI GÒN – SAPHARCO ................. 18
2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY : ................ 18
2.1.1. Lịch sử hình thành: ................................................................................ 18
2.1.2. Quá trình phát triển của Sapharco: ...................................................... 19
2.2. Chức năng, nhiệm vụ và phạm vị hoạt động của Sapharco: ........................ 22
2.2.1. Phạm vi hoạt động: .................................................................................. 22
2.2.2. Lĩnh vực hoạt động của Sapharco: ........................................................... 22
2.2.3. Hệ thống phân phối:................................................................................. 23
iv
2.3. Cơ cấu bộ máy quản lý: ................................................................................. 24
2.4. Tổng quan về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: ......... 25
2.5. Chính sách phát triển và phương hướng hoạt động thời gian tới:............... 27
2.5.1. Chính sách công ty:.................................................................................. 27
2.5.2. Các chiến lược đang thực hiện: ................................................................ 28
CHƯƠNG III THỰC TRẠNG CẠNH TRANH CỦA KÊNH PHÂN PHỐI BÁN LẺ
........................................................................................................................................ 29
3.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA KÊNH PHÂN PHỐI BÁN LẺ:......... 29
3.1.1. ..... Tình hình chung về hệ thống kênh phân phối bán lẻ Dược phẩm hiện
nay:....... ................................................................................................................. 29
3.1.2. Tình hình chung về hệ thống kênh phân phối của Sapharco: .............. 30
3.1.3. Thực trạng hoạt động của kênh phân phối bán lẻ của Sapharco: ........ 31
3.1.3.1. Về doanh thu: ................................................................................... 31
3.1.3.2. Về độ bao phủ: ................................................................................. 34
3.1.3.3. Về chiến lược đang thực hiện: .......................................................... 35
3.2. THỰC TRẠNG ĐỐI THỦ CẠNH TRANH: ................................................ 37
3.2.1. Công ty dược phẩm Trung Ương 2- Codupha:..................................... 37
3.2.1.1. Khái quát về công ty:........................................................................ 37
3.2.1.2. Thế mạnh của Codupha về kênh phân phối bán lẻ: ........................... 37
3.2.2. Công ty Cp dược phẩm Phano: ............................................................. 38
3.2.2.1. Khái quát về công ty:........................................................................ 38
3.2.2.2. Thế mạnh của Phano về kênh phân phối bán lẻ: ............................... 39
3.2.3. Công ty Cp Dược phẩm ECO: ............................................................... 40
3.2.3.1. Khái quát về công ty:........................................................................ 40
3.2.3.2. Thế mạnh của ECO về kênh phân phối bán lẻ:.................................. 41
3.3. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA KÊNH PHÂN PHỐI BÁN
LẺ QUA CÁC CÔNG CỤ:........................................................................................ 43
3.3.1. Độ bao phủ:............................................................................................. 43
3.3.2. Chất lượng sản phẩm:............................................................................. 44
3.3.3. Chính sách giá cả:................................................................................... 46
3.3.4. Chính sách Marketing: ........................................................................... 48
3.4. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA KÊNH PHÂN PHỐI BÁN
LẺ QUA CÁC CHỈ TIÊU: ........................................................................................ 50
3.4.1. Thị phần: ................................................................................................ 50
3.4.2. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận:............................................................. 53
v
3.5. NHỮNG KẾT LUẬN RÚT RA TỪ VIỆC PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
CẠNH TRANH CỦA KÊNH PHÂN PHỐI BÁN LẺ: ............................................. 55
3.5.1. Những thành tựu đạt được: ................................................................... 55
3.5.2. Những mặt còn tồn tại: .......................................................................... 56
3.5.2.1. Các khó khăn do chuẩn GPP gây ra:............................................. 56
3.5.2.1.1. Tiêu chuẩn GPP chưa được phổ biến: ........................................... 56
3.5.2.1.2. Khó khăn về chi phí đầu tư ban đầu:.............................................. 57
3.5.2.1.3. Khó khăn về nhân lực: ................................................................... 57
3.5.2.1.4. Khó khăn về hành vi người tiêu dùng:............................................ 58
3.5.2.2. Các khó khăn do việc quản lý của các cơ quan Nhà nước: ........... 58
3.5.2.3. Khó khăn của Sapharco về nguồn lực: .......................................... 59
3.5.2.4. Khó khăn của Sapharco về phát triển hình ảnh thương hiệu:...... 60
CHƯƠNG IV KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA KÊNH PHÂN PHỐI BÁN LẺ .............................................................. 61
4.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH BÁN LẺ DƯỢC PHẨM VIỆT
NAM NÓI CHUNG VÀ CỦA CTY SAPHARCO NÓI RIÊNG:............................. 61
4.1.1. Tình hình phát triển ngành Dược cả nước:........................................... 61
4.1.2. Xu hướng phát triển ngành bán lẻ dược phẩm Việt Nam: ................... 62
4.1.3. Xu hướng phát triển về ngành bán lẻ dược phẩm của Sapharco: ........ 63
4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
ĐỐI VỚI KÊNH PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA SAPHARCO: ................................. 64
4.2.1. Giải pháp 1: Tập trung nguồn lực. ........................................................ 65
4.2.2. Giải pháp 2: Phát triển hình ảnh thương hiệu. ..................................... 66
4.2.3. Giải pháp 3: Giải pháp về công nghệ..................................................... 67
4.2.3.1. Công nghệ thẻ Mifare ....................................................................... 67
4.2.3.2. Công nghệ truyền thông hợp nhất:.................................................... 69
4.2.4. Giải pháp 4: Quản lý khâu phân phối, cắt giảm chi phí. ...................... 71
4.2.5. Giải pháp 5: Đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ..................... 72
4.2.6. Giải pháp 6: Mở ra một hướng đi mới cho Thực phẩm chức năng...... 75
4.3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC: ........................................................... 76
KẾT LUẬN.................................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 80
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cp : Cổ phần
ĐVT : Đơn vị tính
ERP : Enterprise Resource Planning: Quản lý
nguồn lực doanh nghiệp
GDP : Good Distribution Practices
GLP : Good Laboratory Practice
GMP : Good Manufacturing Pratice
GPP : Good Pharmacy Practices
GSP : Good Storage Practices
PR : Public relation – Quan hệ công chúng
Sapharco : Công ty dược Sài Gòn
SCM : Supply Chain Management – Quản lý dây
chuyền cung ứng
TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TPCN : Thực phẩm chức năng
TW : Trung Ương
UBND TP.HCM : Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
USD : Đô la Mỹ
VNĐ : Đồng tiền Việt Nam
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
vii
DANH SÁCH BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH SỬ DỤNG
TRONG ĐỀ TÀI
1.Danh sách bảng:
Bảng 2.1: Bảng thống kê doanh thu giai đoạn 2005 – 2009 ....................................25
Bảng 2.2: Bảng thống kê lợi nhuận trong giai đoạn 2006 – 2008 ............................26
Bảng 3.1: Tình hình doanh thu kênh phân phối bán lẻ của Sapharco.......................31
Bảng 3.2: Tình hình doanh thu tiêu thụ sản phẩm của
kênh phân phối bán lẻ của Sapharco ......................................................33
Bảng 3.3 Tình hình lợi nhuận của kênh phân phối bán lẻ
của Công ty Sapharco.............................................................................53
Bảng 3.4 Tỷ suất lợi nhuận kênh phân phối bán lẻ của Công ty Sapharco..............54
2.Danh sách biểu đồ:
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ doanh thu Sapharco giai đoạn 2005 – 2009............................25
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ lợi nhuận trong giai đoạn 2006 – 2008...................................26
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thị phần Sapharco 2008 .........................................................27
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ doanh thu 3 kênh phân phối...................................................30
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ tỷ trọng doanh thu các kênh phân phối ..................................31
Biểu đồ 3.3 Thị phần bán lẻ năm 2009....................................................................51
Biểu đồ 4.1: Doanh thu tiêu thụ dược phẩm
của ngành dược cả nước 2001 – 2009 ..................................................61
Biểu đồ 4.2: Chi tiêu tiền thuốc bình quân đầu người/năm......................................62
3. Danh sách hình ảnh:
Hình 2.1: Thông tin về Cty Dược Sài Gòn – Sapharco............................................18
Hinh 2.2: Hệ thống phân phối của Sapharco ...........................................................23
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức của Cty Dược Sài Gòn......................................................24
Hình 3.1 Một số thông tin về thực phẩm chức năng được
đăng tải trên một website ngày 16/08/2010) ..............................................33
Hình 3.2: Thông tin tìm kiếm đối tác được Sapharco đăng tải
trên website ngày 6/10/2009......................................................................36
viii
Hình 3.3: Mạng lưới phân phối của Codupha .........................................................37
Hình 3.4: Thông tin về Cty Phano được đăng tải trên website ngày 12/08/2010 .....38
Hình 3.5: Thông tin về Cty ECO được đăng tải trên website ngày 12/08/2010 .......40
Hình 3.6 thông tin về nhà máy Roussel Việt Nam ..................................................48
Hình 4.1 Thẻ Mifare của hãng điện thoại Nokia và thiết bị đọc thẻ.........................68
Hình 4.2 .Ảnh minh họa của việc ứng dụng truyền thông hợp nhất.........................71
1
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
LỜI MỞ ĐẦU
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bất cứ một công ty nào muốn phát triển một cách bền vững đều phải luôn có
một chiến lược kinh doanh vững vàng. Thông thường các công ty thường quên đi
chiến lược kinh doanh vì họ mãi bận rộn với công việc hiện tại. Tuy nhiên, nếu
không có một chiến lược, một hướng đi cụ thể thì người chủ doanh nghiệp sẽ không
thể lèo lái con thuyền của mình đi đúng hướng.
Những năm gần đây, đất nước đang ngày càng đổi mới, khuyến khích mở cửa
đón nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ nước ngoài, đồng thời cũng sẽ vấp phải nhiều
sự cạnh tranh khốc liệt hơn. Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, bỏ qua
các yếu tố ngẫu nhiên thì vấn đề quyết định đến thành công của doanh nghiệp là lựa
chọn một hướng đi đúng, xác định được một chiến lược kinh doanh cho hợp lý và
kịp thời. Sự cạnh tranh ngày càng tăng cao không chỉ đem lại nhiều thách thức mà
còn là cơ hội để các doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình trên thế giới.
Từ khi thành lập đến nay, công ty Dược Sài Gòn – Sapharco đã và đang ngày
càng khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực phân phối dược phẩm, mục đích của
công ty là trở thành một nhà phân phối dược phẩm chuyên nghiệp. Tuy nhiên, môi
trường kinh doanh luôn thay đổi, các đối thủ cạnh tranh ngày một linh hoạt và lớn
mạnh hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ dược phẩm hiện nay. Do vậy, Sapharco
càng phải tích cực đưa ra những chiến lược mới của mình nhằm phát huy những thế
mạnh vốn có, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
Qua quá trình thực tập ở công ty Dược Sài Gòn – Sapharco, trên cở sở hệ thống
lý thuyết đã được trang bị trên ghế nhà trường, và căn cứ vào thực tế của công ty,
em đã chọn đề tài:
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH ĐỐI VỚI KÊNH PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA
CÔNG TY DƯỢC SÀI GÒN – SAPHARCO”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài lần này là vận dụng những kiến thức đã học
vào thực tế nhằm góp phần đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh về kênh phân phối bán lẻ của Sapharco. Tuy nhiên, kiến thức trên giảng
đường và thực tế là hoàn toàn khác nhau. Do đó, đề tài chỉ mang tính xây dựng và
2
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
củng cố thêm để chiến lược phát triển kênh phân phối bán lẻ của Sapharco càng
thêm hiệu quả.
B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính.
- Thu thập số liệu do các phòng ban cung cấp.
- Tìm kiếm thông tin và số liệu liên quan trên internet, và các trang báo điện tử
- Tiến hành dựng biểu đồ dựa vào các thông tin thu thập.
- Sử dụng phương pháp phân tích thống kê.
C. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
Phần I: Cở sở lý luận về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Phần II: Giới thiệu công ty Dược Sài Gòn – Sapharco.
Phần III: Thực trạng cạnh tranh của kênh phân phối bán lẻ.
Phần IV: Kiến nghị và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của kênh phân
phối bán lẻ.
3
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
CHƯƠNG I
CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH.
1.1. Khái niệm cạnh tranh
Thuật ngữ “cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh
vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao; thường
xuyên được nhắc tới trong sách báo chuyên môn, diễn đàn kinh tế cũng như các
phương tiện thông tin đại chúng và được sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ nhiều
góc độ khác nhau, dẫn đến có rất nhiều khái niệm khác nhau về “cạnh tranh”, cụ thể
như sau:
Tiếp cận ở góc độ đơn giản, mang tính tổng quát thì cạnh tranh là hành động
ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành
được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần
thưởng hay những thứ khác.
Theo Mác: “Cạnh tranh là sự phấn đấu ganh đua gay gắt của các nhà tư bản
nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và trong tiêu thụ để đạt
được những lợi nhuận siêu ngạch”.
Theo Michael Porter ( “chiến lược cạnh tranh” – 1980) thì: Cạnh tranh là
giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi
nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá
trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải
thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi.
Trong nền kinh tế hiện nay, khi chủng loại các sản phẩm và dịch vụ ngày
càng đa dạng, nhu cầu con người thay đổi ngày một nhanh chóng thì sức ép về cạnh
tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh
nghiệp. Ngoài việc thể hiện rõ trong kinh doanh, cạnh tranh còn tồn tại trong mỗi
con người, xã hội liên tục phát triển do đó mỗi người phải luôn phấn đấu, không
ngừng trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao năng lực bản thân, tăng
khả năng cạnh tranh nhằm tránh để bị đào thải. Do vậy, có thể nói cạnh tranh luôn
tồn tại trong nền kinh tế xã hội hiện nay, nó ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt của cuộc
sống và cũng là chất kích thích để mỗi các nhân, đoàn thể, đất nước, kinh tế, xã hội
phát triển. Vì chỉ có cạnh tranh mới khiến các cá nhân tích cực nâng cao năng lực
4
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
bản thân, khiến các doanh nghiệp tích cực đầu tư đổi mới công nghệ, cắt giảm chi
phí, tìm mọi cách để mang lại giá trị sử dụng cao nhất cho khách hàng. Thực tế cho
thấy, thiếu sự cạnh tranh thường ở đó biểu hiện sự trì trệ, doanh nghiệp yếu kém sẽ
mau chóng bị đào thải ra khỏi quy luật vận động của nền kinh tế thị trường.
Tóm lại, có nhiều định nghĩa khác nhau về sự cạnh tranh, nhưng tựu trung lại
cạnh tranh là sự tranh giành, là những hành động nhằm chiếm giữ phần lợi thế của
mỗi cá thế trong xã hội. Trong kinh doanh, cạnh tranh là cuộc ganh đua gay gắt của
các chủ thể đang hoạt động trên thị trường với nhau, kinh doanh cùng một loại sản
phẩm hoặc các sản phẩm tương tự thay thế lẫn nhau nhằm chiếm lĩnh thị phần, tăng
doanh số và lợi nhuận. Và doanh nghiệp cũng không nên vì sức ép cạnh tranh mà
dẫn đến những hành động không lành mạnh, điều này sẽ làm tổn hại đến lợi ích
cộng đồng cũng như sẽ làm suy yếu chính mình.
1.2. Vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh
Nước ta đang có bước chuyển rất nhanh và mạnh về phát triển kinh tế. Từ
một nền kinh tế tập trung bao cấp trì trệ, yếu kém, bảo thủ và cực kỳ quan liêu. Việc
chuyển mình mạnh mẽ, thay đổi cơ chế quản lý nhằm trở thành một nền kinh tế thị
trường đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Năm 2006 đã đánh
dấu một cột mốc hết sức quan trọng, nước ta trở thành thành viên của WTO – Tổ
chức thương mại thế giới. Sự kiện này đã mở ra một cơ hội lớn cho doanh nghiệp
Việt Nam vươn tầm ra thế giới, đồng thời cũng là một thách thứ không nhỏ vì phải
đối mặt với các đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ về kinh nghiệm cũng như về quy mô
trên đấu trường quốc tế. Tuy nhiên, việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi, nếu như
trước đây các doanh nghiệp trong nước chỉ phải cạnh tranh với nhau, thì bây giờ
càng phải nỗ lực hơn nữa để giành giật và mở rộng thị phần với các đối thủ mới.
Điều này vô hình chung đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam rèn luyện khả năng để
tồn tại ở “sân chơi” lớn nhất này. Do vậy, cạnh tranh không phải là mặt tiêu cực mà
có một vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến nhiều yếu tố như sau:
1.2.1. Đối với nền kinh tế:
Đối với nền kinh tế, cạnh tranh không chỉ là môi trường, động lực để thúc
đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động mà còn là yếu tố quan
trọng làm lành mạnh hóa quan hệ xã hội, là môi trường để phát triển tính năng động
của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cạnh tranh còn góp phần gợi mở những nhu cầu
5
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
mới của xã hội thông qua sự xuất hiện của những sản phẩm mới. Điều đó chứng tỏ
đời sống của con người ngày càng được nâng cao về tinh thần và vật chất. Cạnh
tranh còn đảm bảo thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phát triển sâu rộng
sự phân công lao động xã hội. Thông qua việc thúc đẩy phát triển các loại hình sản
phẩm và dịch vụ ngày càng đa dạng cả về số lượng lẫn chất lượng, cạnh tranh góp
phần giải quyết được tỷ lệ thất nghiệp một cách đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh
những lợi ích to lớn mà cạnh tranh đem lại thì nó vẫn còn mang lại những mặt hạn
chế như cạnh tranh không lành mạnh tạo sự phân hóa giàu nghèo, nó còn dẫn đến
những hành vi phạm pháp như trốn thuế, hàng giả…Nếu không được quản lý tốt,
cạnh tranh không lành mạnh sẽ đánh mất niềm tin của các doanh nghiệp vào thị
trường, niềm tin của khách hàng vào doanh nghiệp, và ảnh hưởng nặng nề đến uy
tín của cả nền kinh tế.
1.2.2. Đối với doanh nghiệp:
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy, khi tham gia vào các hoạt động kinh
doanh trên thị trường thì đều muốn doanh nghiệp mình tồn tại và đứng vững. Để tồn
tại và đứng vững doanh nghiệp cần phải có những chiến lược kinh doanh cụ thể và
lâu dài mang tính chiến lược ở cả tầm vi mô và vĩ mô. Vì thế, việc phải đương đầu
với các đối thủ cạnh tranh luôn là vấn đề làm “đau đầu” các nhà quản trị.
Để giải quyết được bài toán “cạnh tranh”, doanh nghiệp cần phải liên tục cập
nhật thông tin phản hồi từ phía khách hàng để từ đó có thể nâng cao, cải tiến, hay
thậm chí là đưa ra một sản phẩm dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng từ
đó tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc cạnh tranh lành mạnh sẽ
giúp doanh nghiệp có được những bước đi vững chắc trong quá trình tạo dựng uy
tín thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.
Cạnh tranh chính là một thách thức to lớn cho tất cả mọi doanh nghiệp. Điều
này cũng đồng thời mang đến một động lực thúc đẩy các doanh nghiệp luôn tìm mọi
cách để tối ưu hóa phương thức sản xuất của mình, qua đó tăng tính linh hoạt, thích
nghi của doanh nghiệp với môi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt. Nếu
doanh nghiệp được xây dựng trong một môi trường thiếu sự cạnh tranh, bản thân
doanh nghiệp sẽ không còn chú trọng đến các vấn đề cải tiến, nâng cao chất lượng
của sản phẩm, dịch vụ hay ngay cả bản thân doanh nghiệp. Điều này khiến các
6
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
doanh nghiệp luôn duy trì trạng thái trì trệ, bảo thủ. Do vậy, cạnh tranh là một yếu
tố rất quan trọng và cần thiết cho doanh nghiệp.:
1.2.3. Đối với ngành:
Hiện nay đối với nền kinh tế nói chung và đối với ngành dược nói riêng, cạnh
tranh đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển, nâng cao chất lượng sản
phẩm. Cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh sẽ tạo được bước đệm vững chắc cho
mọi ngành nghề phát triển. Nhất là đối với ngành dược, đây là ngành có vai trò chủ
lực trong việc phát triển y tế sức khỏe cộng đồng, và cũng là một trong những
ngành có đóng góp nhiều cho ngân sách quốc gia, cạnh tranh sẽ tạo động lực cho
ngành phát triển dựa trên cơ sở khai thác lợi thế và điểm mạnh của ngành.
Như vây, trong bất cứ một hoạt đông kinh doanh nào dù là có quy mô hoạt
động lớn hay quy mô hoạt động nhỏ, dù là hoạt động ở tầm vĩ mô hay vi mô thì
không thể thiếu vai trò của yếu tố cạnh tranh
1.2.4. Đối với sản phẩm:
Nhờ có cạnh tranh mà sản phẩm sản xuất ra ngày càng được nâng cao về chất
lượng, phong phú về chủng loại, mẫu mã và kích cỡ. Giúp nâng cao giá trị sử dụng
cho người tiêu dùng và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngày nay các sản
phẩm được sản xuất ra không chỉ để đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn cung cấp
và xuất khẩu ra nước ngoài, đó chính là nhờ một phần ở sự cạnh tranh. Việc cạnh
tranh với các công ty trong và ngoài nước giúp doanh nghiệp có cái nhìn khái quát
hơn về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình, từ đó hình thành nên các ý thức
nâng cao, cải tiến sản phẩm, và quan trọng nhất là giúp doanh nghiệp hiểu rõ được
sản phẩm và dịch vụ mình tạo ra. Qua đó, ta thấy rằng cạnh tranh luôn có mặt ở bất
cứ một lĩnh vực nào của nền kinh tế. Cạnh tranh lành mạnh sẽ thực sự tạo ra những
nhà doanh nghiệp giỏi và đồng thời là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đảm
bảo công bằng xã hội. Bởi vậy cạnh tranh là một yếu tố rất cần có sự hỗ trợ và quản
lý của nhà nước để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực.
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh.
Cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. ở đâu có nền
kinh tế thị trường thì ở đó có nền kinh tế cạnh tranh. Bất kỳ một doanh nghiệp nào
cũng vậy, khi tham gia vào kinh doanh trên thị trường muốn doanh nghiệp mình tồn
tại và đứng vững thì phải chấp nhận cạnh tranh. Trong giai đoạn hiện nay do tác
7
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
động của khoa học kỹ thuật và công nghệ, nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát
triển, nhu cầu cuộc sống của con người được nâng lên ở mức cao hơn rất nhiều.Con
người không chỉ cần có nhu cầu “ăn chắc mặc bền” như trước kia mà còn cần “ăn
ngon mặc đẹp”. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu đó, doanh nghiệp phải không ngừng
điều tra nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp nào
bắt kịp và đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó thì sẽ chiến thắng trong cạnh tranh. Chính vì
vậy cạnh tranh là rất cần thiết, nó giúp cho doanh nghiệp:
- Tồn tại và đứng vững trên thị trường:
Cạnh tranh sẽ tạo ra môi trường kinh doanh và những điều kiện thuận lợi để
đáp ứng nhu cầu khách hàng, làm cho khách hàng tin rằng sản phẩm của doanh
nghiệp mình là tốt nhất, phù hợp với thị hiếu nhu cầu của người tiêu dùng nhất.
Doanh nghiệp nào càng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp đó
mới có khả năng tồn tại trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
- Doanh nghiệp cần phải cạnh tranh để phát triển
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một điều kiện và là một
yếu tố kích thích kinh doanh. Quy luật cạnh tranh là động lực thúc đẩy hát triển sản
xuất, sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, hàng hoá sản xuất ra nhiều, số lượng
người cung ứng ngày càng đông thì cạnh tranh ngày càng khốc liệt, kết quả cạnh
tranh là loại bỏ những Công ty làm ăn kém hiệu quả, năng suất chất lượng thấp và
ngược lại nó thúc đẩy những Công ty làm ăn tốt, năng suất chất lượng cao. Do vậy,
muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp cần phải cạnh tranh, tìm mọi cách nâng
cao khả năng cạnh tranh của mình nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Các
doanh nghiệp cần phải tìm mọi biện pháp để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người
tiêu dùng như sản xuất ra nhiều loại hàng hoá có chất lượng cao, giá cả phù hợp với
chất lượng sản phẩm, phù hợp với mức thu nhập của từng đối tượng khách hàng. Có
như vậy hàng hoá của doanh nghiệp bán ra mới ngày một nhiều, tạo được lòng tin
đối với khách hàng. Muốn tồn tại và phát triển được thì doanh nghiệp cần phải phát
huy hết ưu thế của mình, tạo ra những điểm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh
từ đó doanh nghiệp mới có khả năng tồn tại, phát triển và thu được lợi nhuận cao.
Trong nền kinh tế thị trường muốn tồn tại và phát triển thì cạnh tranh luôn là
mục tiêu của mỗi doanh nghiệp. Cũng trong nền kinh tế đó khách hàng là người tự
do lựa chọn nhà cung ứng và cũng chính là những người quyết định cho doanh
8
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
nghiệp có tồn tại hay không. Họ không phải tìm đến doanh nghiệp như trước đây
nữa và họ cũng không phải mất thời gian chờ đợi để mua hàng hoá dịch vụ, mà đối
ngược lại trong nền kinh tế thị trường khách hàng được coi là thượng đế, các doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải tìm đến khách hàng và khai thác nhu cầu
nơi họ. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chương trình giới thiệu truyền
bá và quảng cáo sản phẩm của mình để người tiêu dùng biết đến, để họ có sự xem
xét, đánh giá và quyết định có nên tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp hay
không?. Ngày nay việc chào mời để khách hàng tiêu thụ sản phẩm của mình đã là
vấn đề khó khăn nhưng việc giữ lại được khách hàng còn khó khăn hơn rất nhiều.
Bởi vậy mà doanh nghiệp nên có những dịch vụ cả trước khi bán, trong khi bán và
dịch vụ sau khi bán hàng hoá cho khách hàng để những khách hàng đó là những
khách hàng truyền thống của doanh nghiệp, chính họ là những nhân tố quan trọng
trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp phải cạnh tranh để thực hiện các mục tiêu
Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ khi thực hiện hoạt động kinh
doanh đều có những mục tiêu nhất định. Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển
của doanh nghiệp mà doanh nghiệp đặt ra cho mình những mục tiêu khác nhau.
Trong giai đoạn đầu khi mới thực hiện hoạt động kinh doanh thì mục tiêu của doanh
nghiệp là muốn khai thác thị trường nhằm tăng lượng khách hàng truyền thống và
tiềm năng, giai đoạn này doanh nghiệp thu hút được càng nhiều khách hàng càng
tốt. Còn ở giai đoạn trưởng thành và phát triển thì mục tiêu của doanh nghiệp là
tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và giảm chi phí, giảm bớt những chi phí được coi là
không cần thiết, để lợi nhuận thu được là tối đa, uy tín của doanh nghiệp và niềm tin
của khách hàng đối với doanh nghiệp là cao nhất. Đến giai đoạn gần như bão hoà
thì mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp là gây dựng lại hình ảnh đối với khách hàng
bằng cách thực hiện trách nhiệm đối với Nhà nước, đối với cộng đồng, củng cố lại
thêm niềm tin cho của khách hàng đối với doanh nghiệp. Để đạt được các mục tiêu
doanh nghiệp cần phải cạnh tranh, chỉ có cạnh tranh thì doanh nghiệp mới bằng mọi
giá tìm ra phương cách, biện pháp tối ưu để sáng tạo, tạo ra những sản phẩm đạt
chất lượng cao hơn, cung ứng những dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh, thỏa mãn
nhu cầu khách hàng ngày càng tăng. Chỉ có cạnh tranh thì doanh nghiệp mới có thể
tồn tại và phát triển.
9
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
1.4. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp:
Cạnh tranh không phải là sự huỷ diệt mà là sự thay đổi, thay thế những doanh
nghiệp làm ăn thua lỗ, sử dụng lãng phí nguồn lực của xã hội bằng các doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội, thúc đẩy
nền kinh tế đất nước phát triển. Tuy nhiên để cạnh tranh được và cạnh tranh một
cách lành mạnh không phải là dễ bởi nó phụ thuộc vào tiềm năng, lợi thế và nhiều
yếu tố khác của doanh nghiệp hay một quốc gia, đó chính là khả năng cạnh tranh
của mỗi quốc gia, hay một ngành, một công ty xí nghiệp.
Phải nói rằng thuật ngữ “khả năng cạnh tranh” được sử dụng rộng rãi trên các
phương tiện thông tin đại chúng, trong sách báo, trong giao tiếp hàng ngày của các
chuyên gia kinh tế, các chính sách của các nhà kinh doanh. Nhưng cho đến nay vẫn
chưa có sự nhất trí cao trong các học giả và giới chuyên môn về khả năng cạnh
tranh của công ty.
- Quan điểm của M.Poter ( “chiến lược cạnh tranh” - 1980 ):
Dựa theo quan điểm quản trị chiến lược được phản ánh trong các cuốn sách
của M.Poter, khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp có thể hiểu là năng chiếm lĩnh
thị trường, tiêu thụ các sản phẩm cùng loại (hay sản phẩm thay thế) của công ty đó.
Với cách tiếp cận này mỗi ngành dù là trong hay ngoài nước năng lực cạnh tranh
được quy định bởi các yếu tố sau:
- Số lượng các doanh nghiệp mới tham gia.
- Sự có mặt của các sản phẩm thay thế
- Vị thế của khách hàng
- Uy tín của nhà cung ứng
Tính quyết liệt của đối thủ cạnh tranh
Nghiên cứu những yếu tố cạnh tranh này sẽ là cơ sở cho doanh nghiệp xây
dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh cạnh tranh phù hợp với trong giai đoạn,
thời kỳ phát triển thời kỳ phát triển của nền kinh tế.
- Quan điểm tân cổ điển về khả năng cạnh tranh của một sản phẩm:
Quan điểm này dựa trên lý thuyết thương mại truyền thống, đã xem xétkhả
năng cạnh tranh của một sản phẩm thông qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và
năng suất. Như vậy khả năng cạnh tranh của một ngành, công ty được đánh giá cao
10
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
hay thấp tuỳ thuộc vào chi phí sản xuất có giảm bớt hay không vì chi phí các yếu tố
sản xuất thấp vẫn được coi là điều kiện cơ bản của lợi thế cạnh tranh
- Quan điểm tổng hợp của VarDwer, E.Martin và R.Westgren:
VarDwer, E.martin và R.Westgren là những đồng tác giả của cuốn
“Assessing the competiviveness of Canada’s agrifood Industry”- 1991. Theo các tác
giả này thì khả năng cạnh tranh của một ngành, của công ty được thể hiện ở việc
tạo ra và duy trì lợi nhuận, thị phần trên các thị trường trong nước và nước ngoài.
Như vậy lợi nhuận và thị phần, hai chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của công
ty. Chúng có mối quan hệ tỷ lệ thuận, lợi nhuận và thị phần càng lớn thể hiện khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao. Ngược lại, lợi nhuận và thị phần giảm
hoặc nhỏ phán ánh năng lực cạnh tranh của công ty bị hạn chế hoặc chưa cao. Tuy
nhiên chúng chỉ là những chỉ số tổng hợp bao gồm chỉ số thành phần khác nhau
như:
- Chỉ số về năng suất bao gồm năng suất lao động và tổng năng suất các yếu tố
sản xuất
- Chỉ số về công nghệ bao gồm các chỉ số về chi phí cho nghiên cứu và triển
khai
- Sản phẩm bao gồm các chỉ số về chất lượng, sự khác biệt
- Đầu vào và các chi phí khác: giá cả đầu vào và hệ số chi phí các nguồn lực.
Nói tóm lại có rất nhiều quan điểm, khái niệm khác nhau về khả năng cạnh
tranh. Song bài viết này không nhằm mục đích phân tích ưu nhược điểm của quan
điểm đó mà chỉ mong muốn giới thiệu khái quát một số quan niệm điển hình giúp
cho việc tiếp cận một phạm trù phổ biến nhưng còn nhiều tranh cãi về khái niệm
được dễ dàng hơn.
1.5. Cạnh tranh trong kênh phân phối:
Kênh phân phân phối có vai trò rất quan trọng, nó là cầu nối giữa người sản
xuất với người tiêu dùng, kênh phân phối bao gồm tập hợp các tổ chức, cá nhân
khác nhau, có chức năng khác nhau, có mối quan hệ qua lại nhằm tạo dòng vận
động cho sản phẩm về mặt vật chất, tạo dòng thương lượng, chuyển quyền sở hữu,
dòng thông tin, dòng xúc tiến và dòng tiền tệ. Những phần tử khác nhau về chức
năng, khác nhau về quy mô, khác nhau về lợi ích, khác nhau về điểm mạnh - yếu,
khác nhau về động cơ, mục tiêu hành động vì vậy mà trong bất kỳ kênh phân phối
11
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
nào cũng tồn tại sự cạnh tranh giữa các phần tử, đôi khi còn xuất hiện cả những
xung đột. Tuy nhiên giữa họ cũng luôn tồn tại sự hợp tác vì những lợi ích chung của
các phần tử trong cùng một kênh. Cạnh tranh trong kênh phân phối gồm: cạnh tranh
giữa các kênh (có thể là giữa các kênh cùng lọai và giữa các kênh khác lọai); cạnh
tranh giữa các cấp (chiều dọc) trong cùng kênh; cạnh tranh giữa các phần tử cùng
cấp. Những hành động cạnh tranh có thể vì phân phối lợi ích hoặc giành thị phần
hoặc giành địa vị trong hệ thống. Một doanh nghiệp muốn phát triển và phát triển
bền vững, trước hết phải xây dựng và quản trị tốt kênh phân phối. Việc quản trị
kênh phân phối phải duy trì được sự hợp tác giữa các phần tử trong kênh; phải duy
trì được lợi ích đủ kích thích các phần tử gắn bó với kênh; phải khuyến khích những
trạng thái cạnh tranh phù hợp góp phần giảm tổng chi phí họat động của kênh. Nếu
trong một kênh mà xuất hiện trạng thái lợi ích không đủ kích thích các phần tử thì
chắc chắn sẽ dẫn đến những hành động cạnh tranh làm thay đổi cấu trúc kênh, hoặc
thay đổi địa vị trong kênh hoặc sẽ rời khỏi kênh hiện tại. Những xung đột này
thường xảy ra trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh, nơi có cường độ cạnh tranh cao.
Người quản trị kênh phải tìm hiểu nhu cầu và trở ngại của các phần tử để có những
trợ giúp thích hợp hoặc dùng quyền lực của mình để điều chỉnh kênh phù hợp.
1.6. Các công cụ cạnh tranh:
Công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp có thể hiểu tập hợp các yếu tố, các kế
hoạch, các chiến lược, các chính sách, các hành động mà doanh nghiệp sử dụng
nhằm vượt trên các đối thủ cạnh tranh và tác động vào khách hàng để thoả mãn mọi
nhu cầu của khách hàng. Từ đó tiêu thụ được nhiều sản phẩm, thu được lợi nhuận
cao. Nghiên cứu các công cụ cạnh tranh cho phép các doanh nghiệp lựa chọn những
công cụ cạnh tranh phù hợp với tình hình thực tế, với quy mô kinh doanh và thị
trường của doanh nghiệp. Từ đó phát huy được hiệu quả sử dụng công cụ, việc lựa
chọn công cụ cạnh tranh có tính chất linh hoạt và phù hợp không theo một khuân
mẫu cứng nhắc nào. Dưới đâylà một số công cụ cạnh tranh tiêu biểu và quan trọng
mà các doanh nghiệp thương mại thường phải dùng đến chúng.
1.6.1. Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm:
Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những thuộc tính của sản phẩm
thể hiện mức độ thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù
hợp với công dụng lợi ích của sản phẩm. Nếu như trước kia giá cả được coi là quan
12
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
trọng nhất trong cạnh tranh thì ngày nay nó phải nhường chỗ cho tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm. Khi có cùng một loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm nào tốt hơn,
đáp ứng và thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng thì họ sẵn sàng mua với
mức giá cao hơn. Nhất là trong nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển của sản
xuất, thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao, họ có đủ điều kiện để
thoả mãn nhu cầu của mình, cái mà họ cần là chất lượng và lợi ích sản phẩm đem
lại. Nếu nói rằng giá cả là yếu tố mà khách hàng không cần quan tâm đến là hoàn
toàn sai bởi giá cả cũng là một trong những yếu tố quan trọng để khách hàng tiêu
dùng cho phù hợp với mức thu nhập của mình. Điều mong muốn của khách hàng và
của bất cứ ai có nhu cầu mua hay bán là đảm bảo được hài hoà giữa chất lượng và
giá cả.
Để sản phẩm của doanh nghiệp luôn là sự lựa chọn của khách hàng ở hiện tại
và trong tương lai thì nâng cao chất lượng sản phẩm là điều cần thiết. Nâng cao chất
lượng sản phẩm là sự thay đổi chất liệu sản phẩm hoặc thay đổi công nghệ chế tạo
đảm bảo lợi ích và tính an toàn trong quá trình tiêu dùng và sau khi tiêu dùng. Hay
nói cách khác nâng cao chất lượng sản phẩm là việc cải tiến sản phẩm có nhiều
chủng loại, mẫu mã, bền hơn và tốt hơn. Điều này làm cho khách hàng cảm nhận lợi
ích mà họ thu được ngày càng tăng lên khi duy trì tiêu dùng sản phẩm của doanh
nghiệp. Làm tăng lòng tin và sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm được coi là một vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp
nhất là đối với doanh nghiệp Việt Nam khi mà họ phải đương đầu đối với các đối
thủ cạnh tranh từ nước ngoài vào Việt Nam. Một khi chất lượng hàng hoá dịch vụ
không được bảo đảm thì có nghĩa là khách hàng sẽ đến với doanh nghiệp ngày càng
giảm, doanh nghiệp sẽ mất khách hàng và thị trường dẫn tới sự suy yếu trong hoạt
động kinh doanh. Mặt khác chất lượng thể hiện tính quyết định khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp ở chỗ nâng cao chất lượng sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm,
tăng khối lượng hàng hoá bán ra, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. Nâng cao chất
lượng sản phẩm sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm của doanh nghiệp. Do vậy cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm là một
yếu tố rất quan trọng và cần thiết mà bất cứ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ đều
phải sử dụng nó.
1.6.2. Cạnh tranh bằng giá cả:
13
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
Giá cả được hiểu là số tiền mà người mua trả cho người bán về việc cung ứng
một số hàng hoá dịch vụ nào đó. Thực chất giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá
trị hao phí lao động sống và hao phí lao động vật hoá để sản xuất ra một đơn vị sản
phẩm chịu ảnh hưởng của quy luật cung cầu. Trong nền kinh tế thị trường có sự
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, khách hàng được tôn vinh là “Thượng đế” họ có
quyền lựa chọn những gì họ cho là tốt nhất, khi có cùng hàng hoá dịch vụ với chất
lượng tương đương nhau thì chắc chắn họ sẽ lựa chọn mức giá thấp hơn, để lợi ích
họ thu được từ sản phẩm là tối ưu nhất. Do vậy mà từ lâu giá cả đã trở thành một
biến số chiến thuật phục vụ mục đích kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp thành công
trong việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường là do sự khéo léo, tinh tế chiến thuật giá
cả. Giá cả đã thể hiện như một vũ khí để cạnh tranh thông qua việc định giá sản
phẩm: định giá thấp hơn giá thị trường, định giá ngang bằng giá thị trường hay
chính sách giá cao hơn giá thị trường.
Với một mức giá ngang bằng với giá thị trường: giúp doanh nghiệp đánh giá
được khách hàng, nếu doanh nghiệp tìm ra được biện pháp giảm giá mà chất lượng
sản phẩm vẫn được đảm bảo khi đó lượng tiêu thụ sẽ tăng lên, hiệu quả kinh doanh
cao và lợi sẽ thu được nhiều hơn.
Với một mức giá thấp hơn mức giá thị trường: chính sách này được áp dụng
khi cơ số sản xuất muốn tập trung một lượng hàng hoá lớn, thu hồi vốn và lời
nhanh. Không ít doanh nghiệp đã thành công khi áp dụng chính sách định giá thấp.
Họ chấp nhận giảm sút quyền lợi trước mắt đến lúc có thể để sau này chiếm được cả
thị trường rộng lớn, với khả năng tiêu thụ tiềm tàng. Định giá thấp giúp doanh
nghiệp ngay từ đầu có một chỗ đứng nhất định để định vị vị trí của mình từ đó thâu
tóm khách hàng và mở rộng thị trường.
Với chính sách định giá cao hơn giá thị trường: là ấn định giá bán sản phẩm
cao hơn giá bán sản phẩm cùng loại ở thị trường hiện tại khi mà lần đầu tiên người
tiêu dùng chưa biết chất lượng của nó nên chưa có cơ hội để so sánh, xác định mức
giá của loại sản phẩm này là đắt hay rẻ chính là đánh vào tâm lý của người tiêu
dùng rằng những hàng hoá giá cao thì có chất lượng cao hơn các hàng hoá khác.
Doanh nghiệp thường áp dụng chính sách này khi nhu cầu thị trường lớn hơn cung
hoặc khi doanh nghiệp hoạt động trong thị trường độc quyền, hoặc khi bán những
mặt hàng quý hiếm cao cấp ít có sự nhạy cảm về giá.
14
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
Như vậy, để quyết định sử dụng chính sách giá nào cho phù hợp và thành
công khi sử dụng nó thì doanh nghiệp cần cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng xem mình
đang ở tình thế nào thuận lợi hay không thuận lợi, nhất là nghiên cứu xu hướng tiêu
dùng và tâm lý của khách hàng cũng như cần phải xem xét các chiến lược các chính
sách giá mà đối thủ đang sử dụng.
1.6.3. Cạnh tranh bằng độ bao phủ:
Độ bao phủ của kênh phân phối là một trong những công cụ cạnh tranh đắc
lực bởi nó hạn chế được tình trạng ứ đọng hàng hoá hoặc thiếu hàng. Để hoạt động
tiêu thụ của doanh nghiệp được diễn ra thông suốt, thường xuyên và đầy đủ doanh
nghiệp cần phải lựa chọn phân bố hệ thống phân phối của mình một cách có khoa
học dựa trên những nghiên cứu về đặt tính khách hàng, mật độ dân số, văn hóa
người tiêu dùng v..v. Từ đó có các chính sách xây dựng các trung tâm phân phối
một cách hợp lý, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Việc tổ chức thiết lập
các trung tâm phân phối một cách hợp lý sẽ tăng nhanh vòng quay của vốn, thúc
đẩy tiêu thụ, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuỳ theo từng mặt hàng
kinh doanh, tuỳ theo vị trí địa lý, tuỳ theo nhu cầu của người mua và người bán, tuỳ
theo quy mô kinh doanh của doanh nghiệp mà bố trí phân phối tại các địa điểm
khác nhau cho hợp lý và mang lại hiệu quả bởi nhiều khi mật độ phân phối có tác
dụng như những người môi giới nhưng đôi khi nó lại mang lại những trở ngại rườm
rà.
1.6.4. Cạnh tranh bằng chính sách Maketing:
Để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thì chính sách maketing
đóng một vai trò rất quan trọng bởi khi bắt đầu thực hiện hoạt động kinh doanh,
doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng đang có
xu hướng tiêu dùng những sản phẩm gì?, thu thập thông tin thông qua sự phân tích
và đánh giá doanh nghiệp sẽ đi đến quyết định sản xuất những gì ? kinh doanh
những gì mà khách hàng cần, khách hàng có nhu cầu. Trong khi thực hiện hoạt
động kinh doanh thì doanh nghiệp thường sử dụng các chính sách xúc tiến bán hàng
thông qua các hình thức quảng cáo, truyền bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Kết
thúc quá trình bán hàng, để tạo được uy tín hơn nữa đối với khách hàng, doanh
nghiệp cần thực hiện các hoạt động dịch vụ trước khi bán, trong khi bán và sau khi
bán.
15
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
Như vậy chính sách maketing đã xuyên suốt vào quá trình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, nó vừa có tác dụng chính và vừa có tác dụng phụ để hỗ trợ
các chính sách khác. Do vậy chính sách maketing không thể thiếu được trong bất cứ
hoạt động của doanh nghiệp.
1.7. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh:
Để đánh giá được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ta có thể dựa vào
một số chỉ tiêu sau:
1.7.1. Thị phần:
Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được khi bán hàng hoá hoặc dịch
vụ. Bởi vậy mà doanh thu có thể được coi là một chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh
tranh. Hơn khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và tăng thêm
lợi nhuận. Căn cứ vào chỉ tiêu doanh thu qua từng thời kỳ hoặc qua các năm ta có
thể đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh là tăng hay giảm, theo chiều hướng
tốt hay xấu. Nhưng để đánh giá được hoạt động kinh doanh đó có mang lại được
hiệu quả hay không ta phải xét đến những chi phí đã hình thành nên doanh thu đó.
Nếu doanh thu và chi phí của doanh nghiệp đều tăng lên qua các năm nhưng tốc độ
tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí thì hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp được đánh giá là tốt, doanh nghiệp đã biết phân bổ và sử dụng hợp lý
yếu tố chi phí, bởi một phần chi phí tăng thêm đó được doanh nghiệp mở rộng quy
mô kinh doanh, đầu tư mua sắm trang thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng. v.v.
Trên thực tế có rất nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác, trong đó thị phần là một chỉ
tiêu thường hay được sử dụng. Thị phần được hiểu là phần thị trường mà doanh
nghiệp chiếm giữ trong tổng dung lượng thị trường. Do đó thị phần của doanh
nghiệp được xác định:
Thị phần của doanh nghiệp =
Chỉ tiêu này càng lớn nói lên sự chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp càng
rộng. Thông qua sự biến động của chỉ tiêu này ta có thể đánh giá mức động hoạt
động của doanh nghiệp có hiệu quả hay không bởi nếu doanh nghiệp có một mảng
thị trường lớn thì chỉ số trên đạt mức cao nhất và ấn định cho doanh nghiệp một vị
Doanh thu của doanh nghiệp
Tổng doanh thu toàn ngành
16
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
trí ưu thế trên thị trường. Nếu doanh nghiệp có một phạm vi thị trường nhỏ hẹp thì
chỉ số trên ở mức thấp, phản ánh tình trạng doanh nghiệp đang bị chèn ép bởi các
đối thủ cạnh tranh. Bằng chỉ tiêu thị phần, doanh nghiệp có thể đánh giá sơ bộ khả
năng chiếm lĩnh thị trường so với toàn ngành.
Để đánh giá được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ
ta dùng chỉ tiêu thị phần tương đối: đó là tỷ lệ so sánh về doanh thu của công ty so
với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất để từ đó có thể biết được những mặt mạnh hay
những điểm còn hạn chế so với đối thủ. Ưu điểm của chỉ tiêu này là đơn giản, dễ
hiểu nhưng nhược điểm của nó là khó nắm bắt được chính xác số liệu cụ thể và sát
thực của đối thủ.
1.7.2. Năng suất lao động:
Năng suất lao động là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất
kinh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi thông qua năng suất lao động ta
có thể đánh giá được trình độ quản lý, trình độ lao động và trình độ công nghệ của
doanh nghiệp.
1.7.3. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận:
Lợi nhuận là một phần dôi ra của doanh thu sau khi đã trừ đi các chi phí
dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận được coi là một chỉ tiêu tổng
hợp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi vì nếu doanh nghiệp thu
được lợi nhuận cao chắc chắn doanh nghiệp có doanh thu cao và chi phí thấp. Căn
cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận các doanh nghiệp có thể đánh giá được khả năng cạnh
tranh của mình so với đối thủ. Nếu lợi nhuận cao thì khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp cao và được đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất khả quan.
Nếu xét về tỷ suất lợi nhuận:
Tỷ suất lợi nhuận =
Chỉ tiêu này cho thấy nếu có 100 đồng doanh thu thì sẽ thu được bao nhiêu
đồng lợi nhuận. Nếu chỉ tiêu này thấp tức là tốc độ tăng của lợi nhuận nhỏ hơn tốc
độ tăng của doanh thu, chứng tỏ sức cạnh tranh của doanh nghiệp thấp. Hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao. Đã có quá nhiều đối thủ thâm
nhập vào thị trường của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp phải không ngừng mở
Tổng lợi nhuận
Tổng doanh thu
17
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
rộng thị trường để nâng cao khả năng cạnh tranh. Nhằm mục đích nâng cao lợi
nhuận. Nếu chỉ tiêu này cao tức là tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của
doanh thu. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá là có hiệu quả.
Điều này chứng tỏ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cao. Doanh nghiệp cần
phát huy lợi thế cảu mình một cách tối đa và không ngừng đề phòng đối thủ cạnh
tranh tiềm ẩn thâm nhập vào thị trường của doanh nghiệp bất cứ lúc nào do sức hút
lợi nhuận cao.
18
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
CHƯƠNG II
GIỚI THIỆU CÔNG TY DƯỢC SÀI GÒN – SAPHARCO
Tên tiếng Việt: Công ty Dược Sài Gòn (Hoạt động theo
mô hình Công ty mẹ - Công ty Con)
Tên tiếng Anh: Sai Gon Pharmaceutical Company
Tên viết tắt: SAPHARCO
Trụ sở chính: 18-20 Nguyễn Trường Tộ, Phường 12,
Quận 4, Tp. HCM
Điện Thoại: (08) 9400.388 – 9400.459 – 9400.460
Fax: (08)9401.975
Email: contact@sapharco.com
Website: www.sapharco.com
Vốn điều lệ: 321.311.363.093 đồng ( tính đến 30/09/2007)
Người đại diện pháp luật: Ông Lê Minh Trí – Tổng Giám Đốc.
Hinh 2.1: Thông tin về Cty Dược Sài Gòn – Sapharco
được đăng tải trên website ngày 26/8/2010
(Nguồn: )
2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY :
2.1.1. Lịch sử hình thành:
Khởi đầu từ một nhà thuốc trên địa bàn Tp.HCM, năm 1975 Công ty Dược
Sài Gòn được thành lập với tên ban đầu là “Quốc doanh dược phẩm”. Trải qua hơn
30 năm hoạt động công ty luôn tự hào là một trong những đầu tàu của ngành dược
thành phố.
19
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
Công ty đã xây dựng được một đội ngũ nhân viên hùng hậu về số lượng và
chất lượng cùng một nguồn vốn dồi dào và một uy tín lớn với các đối tác trong và
ngoài nước như Sanofi Aventis, Zuellig Pharma, Diethelm, Mega… và đặc biệt là
một hệ thống phân phối thuốc chuyên nghiệp, rộng khắp.
Qua nhiều năm liền, với nỗ lực không ngừng phát triển, Sapharco là một
trong các doanh nghiệp có doanh số cao nhất trong ngành dược cả nước (luôn đạt
khoảng trên 1.000 tỷ đồng/năm), chiếm khoảng 10% thị phần cả nước. Hiện nay,
công ty đang tiến hành ứng dụng hệ thống tin học ERP, CRM… với mục tiêu đem
thuốc đến cho người tiêu dùng một cách nhanh chóng, chính xác và tiện lợi.
Kể từ ngày 25-09-2007, Sapharco hoạt động theo mô hình mới, mô hình công
ty mẹ - công ty con, trong đó Sapharco giữ vai trò đầu tàu lớn. Mô hình mới này hứa
hẹn đã mang lại nhiều bước đột phá cho ngành dược Tp.HCM nói riêng, ngành dược
cả nước nói chung, tạo mối liên kết hợp tác giữa các công ty con và công ty liên kết,
đồng thời giúp giải quyết các xung đột, cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh gay gắt từ
phía các công ty dược nước ngoài. Không chỉ dừng lại ở đó, công ty còn có kế
hoạch mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác. Mở đầu là các dự án chiến lược
trong lĩnh vực địa ốc như khu phức hợp Sapharco, các cao ốc văn phòng, khách
sạn…. Bên cạnh đó, để hỗ trợ các công ty con và công ty liên kết trong việc vay vốn
ưu đãi, Sapharco đã thành lập Công ty cổ phần tài chính với Sapharco là cổ đông
chính chiếm 51% vốn góp. Đặc biệt, Sapharco còn tiến hành thành lập một trung
tâm phân phối dược phẩm lớn ở Thủ Đức, phát triển chuỗi nhà thuốc đạt chuẩn quốc
tế GPP, đảm bảo việc bình ổn giá thuốc trên thị trường và đảm bảo chất lượng thuốc
cho người dân đúng với mục tiêu đề ra của thành phố.
2.1.2. Quá trình phát triển của Sapharco:
Năm Sự kiện
1975 Bắt đầu thành hình
Từ những tháng cuối năm 1975, từ một số nhà thuốc trên địa bàn
Tp.HCM, công ty bắt đầu hoạt động với tên gọi “Quốc doanh dược phẩm
Thành Phố”
1976-
1981
Từng bước đi vào hoạt động
Với tư cách là đơn vị kinh doanh, phân phối dược phẩm đầu ngành của
Thành phố, Công ty đã quản lý trực tiếp và toàn diện 17 Hiệu thuốc Quốc
doanh Quận, Huyện (lúc đó Huyện Duyên Hải nay là Cần Giờ mới thành
lập).
20
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
Trong giai đoạn này, tuy tình hình có rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, đặc
biệt là tình trạng thiếu thuốc chữa bệnh, Công ty vẫn luôn đứng vững, và
quản lý tốt mạng lưới phân phối dược phẩm từ thành phố xuống các quận,
huyện, phường, xã. Có thể nói thành công này là do công ty biết cách tổ
chức, chỉ đạo và quản lý hoạt động kinh doanh một cách thống nhất, đồng
bộ. Do đó, công ty đã đáp ứng được cơ bản yêu cầu về thuốc men cho
công tác phòng chữa bệnh của thành phố, xứng đáng là trụ cột, là đầu tàu
dược của thành phố.
1977 Thành lập công ty
Ngày 07/01/1977, công ty chính thức được thành lập theo Quyết định số
12/QĐ-UB của UBND Tp. Hồ Chí Minh với tên gọi “Công ty dược phẩm
Cấp II” trực thuộc Sở Y Tế Thành phố.
1980-
1981
Hoạt động theo chỉ đạo của Thành phố
Theo chỉ đạo của Thành phố, Công ty đã chuyển giao, phân cấp toàn bộ
các Hiệu thuốc Quốc doanh Quận, Huyện về lại cho Quận, Huyện.
1982 Mở rộng quan hệ hợp tác
Mối quan hệ giữa Công ty và các đơn vị Dược Quận, Huyện chủ yếu là
trên hợp đồng mua bán. Đến nay, phần lớn các Công ty Dược Quận,
Huyện này đã cổ phần hóa, một số giải thể hoặc sát nhập vào Công ty.
Cùng lúc đó, Công ty tiến hành thành lập “Hiệu thuốc khu vực” tại các
địa bàn này.
1986 Thành lập liên hiệp các xí nghiệp
Tháng 01/1986, theo chủ trương của Thành phố, Công ty được sát nhập
vào “Liên hiệp các xí nghiệp dược phẩm – Dược liệu Tp.Hồ Chí Minh”,
nhưng vẫn là đơn vị kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân thuộc Sở Y Tế.
1990 Thành lập Sapharco
Từ tháng 01/1990, theo quyết định số 11/QĐ-UB ngày 05/01/1990 của
UBND Tp.HCM, Công ty đươc pháp tách ra khỏi Liên hiệp các Xí nghiệp
Dược phẩm – Dược liệu Thành phố và đổi tên thành “Công ty dược phẩm
thành phố” với tên đối ngoại là SAPHARCO, trực thuộc Sở Y Tế
1990 Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp thuốc và nguyên liệu làm
thuốc
Do đặc điểm vị trí, quy mô hoạt động và sự biến chuyển của tình hình đất
nước, từ tháng 01/1990, công ty đã được UBND Thành phố, Bộ Y Tế &
Bộ Thương mại cho phép hoạt động kinh doanh XNK trực tiếp thuốc và
nguyên liệu làm thuốc nhằm phục vụ cho yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
1993 Sát nhập xí nghiệp Dược liệu
Theo Quyết định số 3112/QĐ-UB ngày 16/12/1992 của UBND Tp.HCM,
21
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
tháng 01/1993, sát nhập Xí nghiệp Dược liệu vào Công ty Dược phẩm
Thành phố và đổi tên thành “Công ty dược thành phố - Sapharco”
1993 Thành lập lại doanh nghiệp nhà nước
Tháng 03/1993, đăng ký thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị
định 388/HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởng (hay là Chính Phủ) cũng với
tên “Công ty Dược Thành Phố” – tên giao dịch đối ngoại SAPHARCO
(theo Quyết định số 130/QĐ-UB ngày 24/03/1993 của UBND Tp.HCM)
2003 Tiếp nhận công ty Roussel Việt Nam.
Công ty đã góp 40% vốn liên doanh với tập đoàn Aventis (Pháp) thành
lập công ty Roussel Việt Nam. Vào tháng 10/2003, theo quyết định của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công ty đã mua lại toàn bộ cổ phần của công ty
liên doanh này và tiếp nhận toàn bộ Công ty Roussel VN. Từ đó, công ty
Roussel Việt Nam trở thành Doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, trực
thuộc Sapharco.
2004 Xây dựng nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO
Ngày 24/06/2004, Sapharco khởi công xây dựng nhà máy Roussel Việt
Nam đạt tiêu chuẩn GMP – WHO tại khu công nghiệp Việt Nam –
Singapore với tổng vốn đầu tư là 81 tỷ đồng.
2007 Có kho bảo quản lạnh đạt chuẩn GSP
Tháng 07/2007 Sapharco là đơn vị đầu tiên trong cả nước có kho bảo
quản lạnh đạt tiêu chuẩn GSP (bảo quản thuốc tốt theo tiêu chuẩn của tổ
chức y tế thế giới).
2007 Mô hình tập đoàn: Mô hình công ty mẹ - công ty con
Ngày 25-9-2007, UBND Tp.HCM đã chính thức trao quyết định bổ
nhiệm hội đồng quản trị Công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ -
công ty con với tổng vốn nhà nước là 321 tỉ đồng (thời điểm 30-09-2007).
Điều phối 17 công ty con và công ty liên kết với vai trò đầu tàu của
Sapharco theo chỉ thị của Thành phố nhằm phát huy tối đa sức mạnh của
từng công ty, đồng thời giảm thiểu những đầu tư trùng lắp gây lãng phí và
cạnh tranh không cần thiết.
Mô hình mới này hứa hẹn sẽ mang lại nhiều bước đột phá cho ngành
dược Tp.HCM.
2007 Nhà máy Roussel Việt Nam đi vào hoạt dộng
Cuối năm 2007, nhà máy Roussel Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt
động. Việc xây dựng nhà máy có ý nghĩa rất lớn, góp phần vào chiến lược
phát triển ngành dược sản xuất ngay trong nước đạt tiêu chuẩn quốc tế
2007 Bố cáo thành lập “Công ty Dược Sài Gòn – Sapharco”
Ngày 21/12/2007, Công ty lại một lần nữa đổi tên, bố cáo thành lập
“Công ty dược Sài Gòn – Sapharco”, hoạt động theo mô hình công ty mẹ
- công ty con. Theo đó, ông Lê Minh Trí – Tổng Giám Đốc là người đại
22
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
diện theo pháp luật của công ty.
2008 Triển khai các dự án chiến lược
Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, Bộ phận đầu tư của công ty gấp rút
triển khai hàng loạt các dự án mới, đặc biệt là các dự án chuyển hướng
sang lĩnh vực đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê, kinh doanh
khách sạn… như: Dự án cao ốc văn phòng Sapharco ở Nguyễn Đình
Chiểu, Dự án tòa nhà văn phòng Sapharco ở Pasteur, Dự án tòa nhà văn
phòng Sapharco ở Sương Nguyệt Ánh, Khách sạn Sapharco ở Trần
Quang Diệu, khu phức hợp Sapharco ở Bến Vân Đồn, văn phòng Russel
ở Cộng Hòa. Ngoài ra, công ty còn triển khai xây dựng “Trung tâm phân
phối dược Sapharco” ở Thu Đức, dự kiến sẽ chính thức đi vào hoạt động
vào cuối năm 2008 – đầu năm 2009.
Với bước chuyển mình này, các dự án chiến lược mới của Sapharco sẽ
phần nào đáp ứng được nhu cầu của thị trường, phù hợp với xu thế của
thời đại.
(Nguồn: Cty Sapharco)
2.2. Chức năng, nhiệm vụ và phạm vị hoạt động của Sapharco:
2.2.1. Phạm vi hoạt động:
Từ khi thành lập, Sapharco luôn tập trung vào lĩnh vực kinh doanh và phân
phối các dược phẩm, mỹ phẩm, nguyên liệu sản xuất dược phẩm và dược liệu. Đây
là lĩnh vực chủ yếu mà công ty đã và đang thực hiện trong suốt 33 năm qua và là
đơn vị luôn dẫn đầu Việt nam trong lĩnh vực phân phối dược phẩm. Công ty đã xây
dựng được mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước, tới từng bệnh viện, nhà thuốc,
trạm y tế. Cùng với hệ thống phân phối là đội ngũ nhân viên hùng hậu mang sứ
mệnh cung cấp dược phẩm đến với tất cả mọi người.
2.2.2. Lĩnh vực hoạt động của Sapharco:
- Kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, nguyên liệu sản xuất dược phẩm và dược
liệu
- Mua bán vaccin, cerum, các sản phẩm sinh học, các sản phẩm thực phẩm, sản
phẩm vệ sinh cá nhân, phòng ngừa dịch bệnh, máy móc thiết bị vật tư ngành y tế.
- Dịch vụ khai thuê hải quan, quảng cáo
- Tư vấn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực y tế.
- Đăng ký thuốc xuất nhập khẩu
- Đầu tư vốn, tài sản vào các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
23
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
- Kinh doanh địa ốc, đầu tư phát triển các dự án bất động sản, trung tâm phân
phối, văn phòng cho thuê, khách sạn.
- Kinh doanh khai thác các dịch vụ về địa ốc, cao ốc văn phòng cho thuê và
khách sạn.
2.2.3. Hệ thống phân phối:
Sau khi gia nhập WTO, với năng lực mạnh về tài chính, công nghệ hiện đại,
các công ty dược nước ngoài sẽ trở thành những đối thủ cạnh tranh gay gắt với các
công ty dược phẩm nội địa, đặc biệt là ở hệ thống phân phối. Chính vì vậy, củng cố
và đẩy mạnh hệ thống phân phối là yếu tố quyết định đến sự phát triển của Sapharco
trong thời gian tới.
Hình 2.2 Hệ thống phân phối của Sapharco
(Nguồn: Cty Sapharco)
Ngoài 3 trung tâm phân phối sỉ dược phẩm lớn ở Quận 1 (Tân Định), Quận 5
(Trần Hưng Đạo) và Quận 11 (Phú Thọ), Sapharco có hệ thống 400 cửa hàng và đại
lý thuốc tại các quận, huyện Tp.HCM và mạng lưới đại lý ở các tỉnh và thành phố
NHÀ SẢN XUẤT, NHÀ CUNG CẤP
BÁN
LẺ
SAPHARCO
BÁN
BUÔN
BỆNH
VIỆN
Nhà
thuốc lẻ
ngoài
hệ
thống
CHI NHÁNH
KHU VỰC
Cơ sở
điều trị
Đại lý
trực
thuộc
Nhà
thuốc lẻ
ngoài
hệ
thống
NGƯỜI TIÊU DÙNG
24
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
lớn như: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Vũng Tàu, Tây Ninh, Cần Thơ, Long
Xuyên… Ngoài ra, Sapharco giữ quan hệ phân phối chặt chẽ với:
34 bệnh viện lớn của Thành phố Hồ Chí Minh, một số bệnh viện ở các tỉnh
và trung tâm chuyên khoa.
2500 nhà thuốc tư ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Gần 100 xí nghiệp, công ty dược và vật tư y tế của các tỉnh trên cả nước.
Một số công ty dược phẩm ở Campuchia và Lào, các nước Đông Âu và
Châu Phi.
2.3. Cơ cấu bộ máy quản lý:
Hình 2.3 sơ đồ tổ chức công ty dược sài gòn
(Nguồn: Cty Sapharco)
25
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
2.4. Tổng quan về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
Bảng 2.1 Bảng thống kê doanh thu giai đoạn 2005 – 2009:
Tốc độ tăng trưởng
Năm
DOANH THU
(tỷ đồng) tuyệt đối %
2005 1463 0 0%
2006 1518 55 4%
2007 1431 -32 -2%
2008 1671 208 14%
2009 1880 417 29%
2010(dự kiến) 2100 637 44%
Tốc độ tăng trưởng bình quân 8%
( Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính các năm của Cty Sapharco)
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ doanh thu Sapharco giai đoạn 2005 – 2009:
BIỂU ĐỒ DOANH THU
1463 1518 1431
1671
1880
2100
0
500
1000
1500
2000
2500
2005 2006 2007 2008 2009 2010(dự
kiến)
Năm
ĐVT:Tỷ đồng
( Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính các năm của Cty Sapharco)
Qua nhiều năm liền, với doanh thu hàng năm luôn đạt con số ấn tượng, trung
bình 1500 tỷ đồng/năm giai đoạn 2005 – 2010. Có thể khẳng định Sapharco là một
trong các doanh nghiệp có doanh số cao nhất trong ngành dược cả nước. Giai đoạn
2008 – 2009 là một giai đoạn đầy khó khăn cho nền kinh tế thế giới, cuộc khủng
hoảng đã lan rộng và ảnh hưởng mạnh đến tất cả các ngành. Và Sapharco cũng
không tránh khỏi tác động của cuộc khủng hoảng này, nhưng với doanh số hai năm
liền đạt trên 1500 tỷ đồng/ năm ( tương đương tăng 14% và 29%) cho thấy tình hình
doanh thu cực kỳ khả quan của Sapharco so với tổn thất nặng nề mà hầu hết các
công ty khác gánh chịu. Điều này chứng tỏ công ty đã có những nỗ lực phát triển
26
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
không ngừng nhằm khẳng định vị thế của một nhà phân phối dược phẩm chuyên
nghiệp. Bên cạnh đó, việc dự kiến đạt doanh thu 2100 tỷ đồng (tương đương tăng
44% so với năm 2005 và tương đương tăng 31,25% so với năm 2009) trong năm
2010 đã chứng tỏ Sapharco hoàn toàn tự tin trong định hướng chiến lược phát triển
của mình và càng cho thấy rằng việc chuyển đổi theo mô hình công ty mẹ - công ty
con là một bước ngoặt đúng đắn trong giai đoạn hội nhập và cạnh tranh ngày một
gay gắt như hiện nay.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ xem qua:
Bảng 2.2: Bảng thống kê lợi nhuận trong giai đoạn 2006 – 2008:
Năm Lợi nhuận (VNĐ) Tốc độ tăng/giảm
2006 12.426.768.517 0
2007 20.248.209.194 63%
2008 28.645.156.046 41%
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân 52%
Biểu đồ 2.2: Biều đồ lợi nhuận của Sapharco giai đoạn 2006 – 2008
BIỂU ĐỒ LỢI NHUẬN
12,426,768,517
20,248,209,194
28,645,156,046
0
5,000,000,000
10,000,000,000
15,000,000,000
20,000,000,000
25,000,000,000
30,000,000,000
35,000,000,000
2006 2007 2008
ĐVT: VNĐ
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất 2006 – 2008
của công ty Sapharco)
Như vậy, với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân hàng năm trên 50%, cụ
thể là năm 2007, công ty đạt mức lợi nhuận hơn 20 tỷ đồng tương đương tăng 63%
so với năm 2006. Năm 2008, công ty tiếp tục đạt lợi nhuận hơn 28 tỷ đồng tương
27
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
đương tăng 41% so với năm 2007. Có thể nói tình hình kinh doanh hiện tại của công
ty rất khả quan khi lợi nhuận hàng năm tăng liên tục gấp rưỡi.
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thị phần năm 2008
Biểu đồ thị phần năm 2008
10%
90%
Sapharco
DN khác
( Nguồn: Cty Sapharco)
Với thị phần 10%, trong khi 90% thị phần còn lại được chia đều cho các công
ty khác. Sapharco hiện đang chứng tỏ là một doanh nghiệp khá thành công trong
lĩnh vực phân phối dược phẩm.
2.5. Chính sách phát triển và phương hướng hoạt động thời gian tới:
2.5.1. Chính sách công ty:
Là một doanh nghiệp đầu tàu trong ngành dược Thành phố, chính sách của
Sapharco đó là “Win – Win”, nghĩa là mọi người đều chiến thắng: Khách hàng
chiến thắng, cán bộ công nhân viên chiến thắng và Công ty chiến thắng.
Trong mô hình công ty mẹ - công ty con trong đó Sapharco giữ vai trò chính,
các công ty dược Tp.HCM liên kết lại. Đây không phải là quan hệ hành chính trên –
dưới, mà các công ty liên minh lại và kinh doanh dựa trên quan hệ bình đẳng, đôi
bên cùng có lợi. Có như vậy, mọi thành viên sẽ cùng phát triển và góp phần xây
dựng một ngành dược vững mạnh trong tương lai.
Ngoài ra, chính sách của công ty luôn coi con người là nhân tố trung tâm của
sự phát triển. Mọi thành viên trong công ty đều được tạo mọi điều kiện như nhau để
phát huy năng lực, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm làm việc. Công ty luôn khuyến
khích, tạo điều kiện, đài thọ kinh phí cho nhân viên tự nâng cao trình độ hiểu biết
chuyên môn, ngoại ngữ và công nghệ thông tin.
28
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
Tất cả đều hướng về một mục đích, xây dựng Sapharco thành một tập đoàn
kinh tế vững mạnh. Với tinh thần hợp tác, đôi bên cùng có lợi, điều đó cũng chính là
sự lớn mạnh, phồn thịnh cho Công ty Dược Sài Gòn – Sapharco.
2.5.2. Các chiến lược đang thực hiện:
Trong chiến lược của mình, Sapharco sẽ triển khai trung tâm phân phối dược
phẩm và các cao ốc văn phòng cho Sapharco, công ty con và các công ty liên kết.
Việc kết hợp hệ thống phân phối và cao ốc văn phòng của Sapharco nhằm tận dụng
hết quỹ đất và tối đa hóa lợi nhuận cho Sapharco trong bối cảnh nhu cầu về văn
phòng cho thuê ở thành phố Hồ Chí Minh ngày một tăng cao.
Một số dự án đã được phê duyệt dự kiến triển khai trong năm 2008 - 2009:
1. Cao ốc văn phòng – 41 Trần Hưng Đạo, Phường 6, Quận 5, Tp. HCM.
2. Văn phòng Roussel – 2B Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình,
Tp.HCM.
3. Trung tâm phức hợp Dược Phẩm Tp.HCM, Q.Thủ Đức, Tp. HCM
Ngoài ra, Sapharco còn lên kế hoạch triển khai các dự án khác như:
1. Cao ốc văn phòng Sapharco – 181 Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, Tp.HCM.
2. Tòa nhà văn phòng Sapharco – 156 Pasteur, Q.1, Tp. HCM.
3. Tòa nhà văn phòng Sapharco – 76 Sương Nguyệt Ánh, Q.1, Tp. HCM.
4. Khách sạn Sapharco – 108/64 Trần Quang Diệu, Q.3, Tp.HCM.
5. Khu phức hợp Sapharco – Nguyễn Trường Tộ, Q.4, Tp.HCM.
29
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
CHƯƠNG III
THỰC TRẠNG CẠNH TRANH CỦA
KÊNH PHÂN PHỐI BÁN LẺ
3.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA KÊNH PHÂN PHỐI BÁN LẺ:
3.1.1. Tình hình chung về hệ thống kênh phân phối bán lẻ Dược phẩm
hiện nay:
Hiện nay trên địa bàn Tp.HCM có khoảng gần 4000 nhà thuốc, trong đó có
khoảng 3000 nhà thuốc tư nhân. Tuy thị trường ngành bán lẻ dược phẩm ở Tp.HCM
có quy mô lớn nhưng hoạt động khá bát nháo và chưa có nề nếp, Tp.HCM đang chịu
áp lực khá lớn trước tình trạng nhiều hãng dược, nhà thuốc “lũng đoạn” giá cả, đè
nặng lên người bệnh. Ngoài ra tình trạng thuốc lậu, thuốc không rõ nguồn gốc khá
phổ biến đe dọa đến sức khỏe người dân. Việc quản lý khá rườm rà trong khâu nhập
khẩu, và phân phối cũng khiến giá thuốc luôn trong tình trạng cao hơn giá gốc vài
chục lần vì phải qua nhiều tầng nấc trung gian gây nên làn sóng bất bình trong người
dân, dẫn đến uy tín của các nhà thuốc bán lẻ ngày một đi xuống, thị trường này cũng
vì những nguyên nhân chính như trên mà ngày càng ảm đạm và ít có sự đầu tư.
Tuy nhiên, từ khi có quyết định số 11/2007/QĐ_BYT của Bộ Y Tế về việc
ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “thực hành tốt nhà thuốc” ban hành ngày
24/1/2007, thị trường ngành bán lẻ dược phẩm của Việt Nam hiện đang có nhiều sự
thay đổi. GPP là tiêu chuẩn cuối cùng trong 5 tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs) trong
quy trình đảm bảo chất lượng thuốc - từ khâu sản xuất (GMP), kiểm tra chất lượng
(GLP), tồn trữ bảo quản (GSP), lưu thông phân phối (GDP) và phân phối đến tay
người bệnh (GPP). Từ 1996, Bộ Y tế đã từng bước ban hành và áp dụng tiêu chuẩn
GMP, GLP, và GSP. Tháng 1 năm 2007, Bộ chính thức ban hành và áp dụng hai
tiêu chuẩn còn lại (GDP và GPP) để bảo đảm tính đồng bộ và toàn diện từ sản xuất,
lưu thông và phân phối lẻ.
Nếu như trước kia ưu thế vốn thuộc vào các nhà thuốc bệnh viện và các nhà
thuốc tư nhân thì hiện nay, ưu thế này đang dần nghiêng về các công ty Dược phẩm
với hình thức kinh doanh chuyên nghiệp hơn đó là mô hình nhà thuốc chuỗi theo
tiêu chuẩn GPP. Hiện nay trên thị trường bán lẻ dược nỗi bật lên 3 thương hiệu đó
là SPG Pharmacy của Công ty Cp Dược phẩm Sài Gòn – Sapharco, ECO và V-
Phano. Ngoài ra, một số công ty có tên tuổi khác cũng đang chuẩn bị để xâm nhập
30
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
vào thị trường này như Công ty Cp Dược phẩm TW2 – Codupha, Công ty Cp Y
Dược phẩm Vimedimex, Tập đoàn Mai Linh, Công ty Cp Dược Hậu Giang…
3.1.2. Tình hình chung về hệ thống kênh phân phối của Sapharco:
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ doanh thu 3 kênh phân phối
Biểu đồ doanh thu từng kênh phân phối
4.78
42.95
128.27
14.72
54.13
160.15
0
50
100
150
200
Bán lẻ Bán buôn Chi nhánh khu vực
2008
2009
ĐVT: tỷ đồng
(Nguồn: Công ty Sapharco)
Trong năm 2009, tại địa bàn tp.Hồ Chí Minh doanh số bán hàng thông qua 3
kênh phân phối (bán buôn, bán lẻ, Chi nhánh khu vực) đạt 229 tỷ đồng. Trong đó, tỷ
trọng đóng góp của kênh phân phối bán lẻ là 6,63% (tương đương 14,72 tỷ đồng), tỷ
trọng đóng góp của kênh phân phối bán buôn là 23,64% (tương đương 54,13 tỷ
đồng) còn kênh phân phối các chi nhánh khu vực là 69,93% (Tương đương 160,15
tỷ đồng). Qua đó, có thể thấy kênh phân phối chi nhánh khu vực vẫn là kênh trọng
điểm của Sapharco khi chiếm hơn một nữa tổng doanh thu 3 kênh. Tuy nhiên, qua
việc so sánh tỷ trọng doanh thu giữa 2 năm 2008 và 2009, ở đây có một sự chuyển
biến rõ rệt. Năm 2008, tỷ trọng đóng góp của kênh phân phối lẻ chỉ là 2,72% trong
khi đó 2 kênh phân phối bán buôn và chi nhánh khu vực lần lược là 24.4% và
72,88%. Điều này chứng tỏ kênh phân phối bán lẻ đang dần phát triển và cũng thể
hiện sự suy giảm và bảo hòa của các kênh còn lại.
31
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
(Nguồn: Công ty Sapharco)
3.1.3. Thực trạng hoạt động của kênh phân phối bán lẻ của Sapharco:
3.1.3.1. Về doanh thu:
Bảng 3.1 Tình hình doanh thu kênh phân phối bán lẻ của Sapharco:
Năm
Doanh thu
kênh bán lẻ ( tỷ đồng )
Tổng doanh thu
các kênh ( tỷ đồng )
Tỷ trọng (%)
2007 3,39 477 0,71
2008 4,78 557 0,86
2009 14,72 626 2,35
(Nguồn: Công ty Sapharco)
Đây là kênh có doanh thu thấp nhất trong các kênh ( 3,39 tỷ đồng trong năm
2007, 4,78 tỷ đồng trong năm 2008 và 12,47 tỷ đồng trong năm 2009). Bởi lẻ mặc
dù là công ty hoạt động về lĩnh vực phân phối nhưng doanh thu thực tế các kênh
mang lại chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu của công ty, hơn nữa so với kênh
phân phối bán lẻ, các kênh phân phối còn lại có nhiều ưu điểm hơn và ít tốn kém chi
phí hơn khi không phải đầu tư nhiều vào việc xây dựng các cơ sở nhằm đảm bảo
khâu đầu ra. Trong đó có kênh phân phối bệnh viện, được xem là kênh phân phối
phát triển mạnh nhất trong các kênh phân phối của Sapharco với hơn 34 bệnh viện
lớn của Tp. Hồ Chí Minh, và một số bệnh viện ở các tỉnh và trung tâm chuyên khoa,
2.72%
24.40%
72.88%
6.63%
23.64%
69.93%
Bán lẻ
Bán buôn
Chi nhánh khu vực
Năm 2008 Năm 2009
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ tỷ trọng doanh thu các kênh phân phối
32
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
doanh thu hàng năm luôn bằng doanh thu của cả 3 kênh còn lại. Đây là kênh mà bất
cứ công ty phân phối dược phẩm nào cũng muốn hướng đến đầu tiên trong chiến
lược phát triển của mình. Ngoài ra 2 kênh phân phối khác hiện vẫn đang rất lớn
mạnh cùng với việc sở hữu 3 trung tâm phân phối sỉ dược phẩm ở quận 1 (Tân
Định), quận 5 ( Trần Hưng Đạo) và quận 11 (Phú Thọ), đại lý thuốc tại các quận,
huyện Tp.HCM. Trước những ưu điểm vượt trội như vậy cùng với khoản lợi nhuận
và khả năng tiêu thụ mạnh nên 3 kênh phân phối này luôn là lựa chọn phát triển
hàng đầu của Sapharco thay vì kênh phân phối bán lẻ.
Ngoài ra, thị trường bán lẻ dược phẩm trước đây rất bát nháo, giá thuốc
không được kiểm soát một cách chặt chẽ dẫn đến tình trạng giá bán cao hơn giá gốc
vài chục lần, tạo cơ hội cho các loại thuốc lậu xâm nhập và làm lũng đoạn thị trường
bán lẻ dược phẩm khiến người dân ngày càng mất niềm tin vào ngành này, do vậy
nên việc thu hút đầu tư trở nên kém hấp dẫn. Bên cạnh đó, ngoài việc cạnh tranh với
các nhà thuốc tư nhân và nhà thuốc bệnh viện, Sapharco còn phải chịu sự cạnh tranh
trực tiếp từ các công ty con là nguyên nhân khiến doanh thu càng trở nên thấp hơn.
Tuy nhiên, qua phân tích tỷ trọng doanh thu của kênh phân phối bán lẻ qua
các năm so vơi tổng doanh thu của các kênh, có thể thấy kênh phân phối bán lẻ đang
có những tín hiệu khả quan khi doanh thu năm 2009 tăng gấp 3 lần so với năm 2008,
chiếm 2,35% tổng doanh thu so với tỷ trọng năm 2008 là 0,86%. Mặc dù vẫn chiếm
một tỷ trọng khiêm tốn trong tổng doanh thu các kênh nhưng với tốc độ tăng trưởng
khả quan như vậy chứng tỏ kênh phân phối bán lẻ đang dần thu hút sự quan tâm của
người tiêu dùng, đồng thời khẳng định thêm tính hiệu quả của các chiến lược phát
triển mà Sapharco đang thực hiện.
Dược phẩm mà Sapharco phân phối được chia làm 2 loại: một là thực phẩm
chức năng (TPCN), còn lại là thuốc điều trị. Có nhiều khái niệm về TPCN và cho
đến nay, chưa một tổ chức nào đưa ra được định nghĩa hòan chỉnh về TPCN nhưng
tựu trung lại TPCN dùng để chỉ những thực phẩm chế biến có chứa những thành
phần tuy không có giá trị dinh dưỡng nhưng giúp nâng cao sức khoẻ cho con người.
33
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
Hình 3.1: Một số thông tin về thực phẩm chức năng được
đăng tải trên một website ngày 16/08/2010)
(Nguồn:
Sau đây là chi tiết về doanh thu mà 2 loại dược phẩm này mang lại cho kênh
phân phối bán lẻ của Sapharco:
Bảng 3.2 Tình hình doanh thu tiêu thụ sản phẩm của
kênh phân phối bán lẻ của Sapharco.
Tỷ trọng doanh thu
(%) Năm
Doanh thu
TPCN
(Tỷ đồng)
Doanh thu
thuốc
(Tỷ đồng)
Tổng doanh thu
(Tỷ đồng)
TPCN Thuốc
2007 0,159 3,231 3,39 4,7 95,3
2008 0,348 4,432 4,78 7,3 92,7
2009 1,49 13,23 14,72 10,1 89,9
(Nguồn: Công ty Sapharco)
Qua bảng trên, thể thấy được doanh thu của TPCN tăng đều qua các năm
nhưng giá trị mang lại là rất thấp. Năm 2007, doanh thu của TPCN là 159 triệu
đồng, so với tổng doanh thu chỉ chiếm 4,7%, trong khi đó sản phẩm chủ lực của
công ty khá thành công khi thu về hơn 3 tỷ đồng, chiếm 95,3% tổng doanh thu năm
2007 của kênh phân phối bán lẻ. Năm 2008, tình hình kinh doanh TPCN vẫn không
thật sự khởi sắc khi doanh thu là 348 triệu đồng, chiếm 7,3% tổng doanh thu năm
2008. Đến năm 2009, TPCN đã mang về cho Sapharco 1,49 tỷ đồng, chiếm 10,1%
tổng doanh thu năm này. Tuy nhiên 1,49 tỷ đồng so với 13,23 tỷ đồng doanh thu
của sản phẩm thuốc vẫn là một con số khá khiêm tốn. Sở dĩ doanh thu TPCN thấp
34
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
như vậy là vì loại sản phẩm này đang chịu nhiều khó khăn tác động cả về mặt chủ
quan lẫn khách quan.
Hiện nay, bên cạnh sản phẩm chính là thuốc điều trị, TPCN vẫn chỉ được xem
là sản phẩm phụ trợ, do vậy người tiêu dùng không quan tâm đến loại sản phẩm này
nhiều. Hơn nữa các nhà thuốc tư nhân cũng hạn chế bán loại sản phẩm này vì không
có không gian trưng bày. Ngoài ra, TPCN là loại sản phẩm mới được biết đến trong
vài năm gần đây, do vậy mức độ phổ biến chưa cao nên dù Bộ Y tế đã ban hành
thông tư hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng nhưng công tác
quản lý loại sản phẩm này ở nước ta còn tồn tại nhiều bất cập. Sự hiểu biết của
người tiêu dùng và một số lượng cán bộ tham gia quản lý về thực phẩm chức năng
còn nhiều hạn chế… Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều người tiêu dùng hiểu
sai và dùng sai về thực phẩm chức năng dẫn đến những trường hợp lạm dụng loại
sản phẩm này mang lại nhiều hậu quả tiêu cực cho sức khỏe. Điều này vô hình
chung ảnh hưởng đến hình ảnh của loại sản phẩm này trong mắt người tiêu dùng.
3.1.3.2. Về độ bao phủ:
Danh sách nhà thuốc bán lẻ thuộc Sapharco.
1 Nhà thuốc Nguyễn Huệ 81 NGUYỄN HUỆ - P. BẾN NGHÉ - Q. 1
2 Nhà thuốc Thống Nhất 2/5 THỐNG NHẤT - P. 10 - Q. GÒ VẤP
3 Nhà thuốc Nguyễn Văn Nghi 1 108 NGUYỄN VĂN NGHI - P. 5 - Q. GÒ VẤP
4 Nhà thuốc Nguyễn Văn Nghi 2 218 NGUYỄN VĂN NGHI - P. 7 - Q. GÒ VẤP
5 Nhà thuốc Tháp Mười 80 THÁP MƯỜI - P. 1 - Q. 6
6 Nhà thuốc Hậu Giang 281 HẬU GIANG - P. 5 - Q. 6
7 Nhà thuốc Lê Văn Sĩ 257 LÊ VĂN SĨ - P. 14 - Q. PHÚ NHUẬN
8 Nhà thuốc Phan Đình Phùng 152 PHAN ĐÌNH PHÙNG - P. 2 - Q. PHÚ NHUẬN
9 Nhà thuốc Pasteur 156 PASTEUR - P. BẾN NGHÉ- Q. 1
10 Nhà thuốc Đồng Khởi 156 PASTEUR-P.BẾN NGHÉ-Q. 1
11 Nhà thuốc Trần Quang Khải 197-199 ĐỒNG KHỞI – P. BẾN NGHÉ – Q. 1
12 Nhà thuốc Phan Đăng Lưu 201 PHAN ĐĂNG LƯU, P. 1, Q. PHÚ NHUẬN
13 Nhà thuốc Nguyễn Oanh 19 NGUYỄN OANH, P. 10, Q. GÒ VẤP
14 Nhà thuốc Thích Quảng Đức 33 THÍCH QUẢNG ĐỨC, P. 4, Q. PHÚ NHUẬN
15 Nhà thuốc Bệnh viện quận 3 114-116 TRẦN QUỐC THẢO, P. 7, Q. 3
16 Nhà thuốc Bệnh viện Bình Tân C8/ 12T KHU PHỐ 3, TỈNH LỘ 10, P. TÂN TẠO, Q.
35
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
BÌNH TÂN
17
Nhà thuốc Bệnh viện Bình
Chánh
E 9/3 NGUYỄN HỮU TRÍ, THỊ TRẤN TÂN TÚC,
H. BÌNH CHÁNH
18 Nhà thuốc Bệnh viện Quận 8 82 CAO LỖ, P.4, Q.8
(Nguồn:
Đặc thù của kênh là sản phẩm được phân phối trực tiếp thông qua nhà thuốc
của Sapharco đến người tiêu dùng cuối cùng. Tuy trực tiếp phân phối đến tay người
tiêu dùng, có tính tương tác cao nhưng kênh phân phối bán lẻ là một kênh hoạt động
khá yếu của Sapharco, tính đến thời điểm đầu năm 2010, Sapharco chỉ sở hữu được
18 trên tổng số 4000 nhà thuốc có mặt trên địa bàn Tp. HCM, cho thấy độ bao phủ
quá mỏng của kênh này. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến
Sapharco không cạnh tranh được với các nhà thuốc tư nhân và đặc biệt là các nhà
thuốc bệnh viện, khiến doanh thu hàng năm của kênh phân phối bán lẻ luôn ở mức
thấp.
3.1.3.3. Về chiến lược đang thực hiện:
Hiện nay, Sapharco đang tiến hành triển khai xây dựng chuỗi nhà thuốc đạt
chuẩn GPP ở tất cả các nhà thuốc của công ty. Tuy nhiên, hiện nay công ty chỉ mới
thực hiện nâng cấp 4 nhà thuốc của công ty đạt chuẩn GPP, đó là:
- Nhà thuốc Đồng Khởi, số 197-199 Đồng Khởi – P. Bến Nghé – Q.1
- Nhà thuốc Nguyễn Huệ, 81 Nguyễn Huệ – P. Bến Nghé – Q.1
- Nhà thuốc Nguyễn Văn Nghi 1, số 108 Nguyễn Văn Nghi – P.5 – Q. Gò Vấp
- Nhà thuốc Bệnh viện quận 1, số 338 Hai Bà Trưng – P. Tân Định – Q.1
Bên cạnh đó, công ty còn thiết lập hệ thống SPG Pharmacy nhằm nhân rộng
mô hình nhà thuốc đạt chuẩn GPP của Sapharco trên phạm vi cả nước. SPG
Pharmacy là một dự án của Công ty Dược Sài Gòn – Sapharco thực hiện “định
hướng vào thị trường bán lẻ”, xây dựng và cung ứng thuốc cho hệ thống nhà thuốc
bán lẻ đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước. Trong
dự án này, Sapharco sẽ hỗ trợ các nhà thuốc trong và ngoài hệ thống Dược Sài Gòn
xây dựng đạt chuẩn GPP với thương hiệu SPG Pharmacy. Bên cạnh việc đầu tư cơ
sở vật chất, trang thiết bị và phần mềm chuyên dụng để quản lý thuốc, quản lý kinh
doanh và chuyên môn, các thành viên SPG Pharmacy sẽ được cung ứng hàng hóa
36
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
với giá ưu đãi, cùng các chế độ khuyến mãi và hậu mãi tốt nhất, được tham gia đào
tạo về kỹ năng bán hàng và được hưởng nhiều chế độ ưu đãi khác của Sapharco,…
Đồng thời, tuy là một nhà phân phối dược phẩm hàng đầu, nhưng công ty
dược Sài Gòn – Sapharco vẫn tích cực thực hiện chiến lược tìm kiếm đối tác nhằm
mang lại cho chuỗi nhà thuốc bán lẻ một nguồn cung ứng tốt nhất, phù hợp với thu
nhập và nhu cầu của người tiêu dùng.
Hình 3.2 Thông tin tìm kiếm đối tác được Sapharco đăng tải trên website
ngày 6/10/2009.
( Nguồn: )
Ngoài ra, gần đây ( vào ngày 4/6/2010 ) công ty đã tổ chức lớp tập huấn cho
các cán bộ phụ trách chuyên môn, nhân viên làm việc trực tiếp tại các nhà thuốc
thành viên thuộc hệ thống nhà thuốc chuỗi SPG Pharmacy của Sapharco nhằm bổ
sung cập nhật kiến thức mới, cũng như việc tuân thủ đúng đắn các nguyên tắc tiêu
chuẩn GPP và nhà thuốc chuỗi, tăng cường khả năng kinh doanh bán lẻ dược phẩm,
đảm bảo việc sử dụng thuốc đúng đắn và an toàn, hiệu quả. Dự kiến lớp tập huấn sẽ
được tổ chức hàng tháng.
Tóm lại, quan sát tình hình doanh thu của các kênh phân phối trong 2 năm
2008 và 2009 cùng với tốc độ phát triển của các nhà thuốc bán lẻ trên địa bàn
Tp.HCM, cho thấy bản thân Cty Sapharco đã không chú trọng đầu tư kênh phân
phối bán lẻ trước đó. Và đây cũng chính là nguyên nhân vì sao doanh thu của kênh
này luôn luôn thấp nhất. Tuy nhiên, bằng một loạt các chiến lược sắp tới, Sapharco
đang thể hiện một sự đầu tư hoàn toàn nghiêm túc vào lĩnh vực này.
37
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
3.2. THỰC TRẠNG ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:
3.2.1. Công ty dược phẩm Trung Ương 2- Codupha:
3.2.1.1. Khái quát về công ty:
Công ty Dược phẩm TW2 (Codupha) đã có hơn 15
năm kinh nghiệm phân phối tại Việt Nam. Năm 2007,
Công ty đạt chuẩn GDP (Good Distribution Practice –
Thực hành phân phối tốt), có trụ sở tại 334 Tô Hiến Thành,
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
3.2.1.2. Thế mạnh của Codupha về kênh phân phối bán lẻ:
Kênh phân phối của Codupha khá mạnh với hơn 2000 m2 văn phòng làm việc
và các gian hàng tiếp thị, bán buôn, bán lẻ, dự kiến sẽ phát triển Trung tâm thương
mại dược phẩm quy mô lớn cùng với việc hàng năm thắng thầu và giao hàng trực
tiếp tới hơn 90 bệnh viện, phân phối trực tiếp tới hơn 1600 nhà thuốc và công ty
dược tại khu vực.
Hình 3.3: Mạng lưới phân phối của Codupha
(Nguồn: )
38
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
Ngoài ra, Codupha còn thể hiện độ bao phủ khá dày của mình khi phân phối
trực tiếp đến 54/64 tỉnh thành. Trong đó có những địa bàn mà nhiều các công ty
phân phối khác (kể cả công ty phân phối đa quốc gia) chưa xây dựng được kho
thuốc và hệ thống phân phối như: Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên , Bắc
Trung Bộ.
Có thể nói về lĩnh vực phân phối dược phẩm, công ty Dược phẩm TW2 –
Codupha hiện là 1 trong những đối thủ cạnh tranh lớn của Sapharco. Đặc biệt, cùng
với mạng lưới phân phối rộng khắp, các kênh đều có quy mô lớn nên Codupha
không hề khó khăn trong việc đẩy mạnh phát triển kênh phân phối bán lẻ một khi đã
nhìn thấy nhiều tiềm năng từ kênh phân phối này.
3.2.2. Công ty Cp dược phẩm Phano:
3.2.2.1. Khái quát về công ty:
Trụ sở chính : 396-398 CMT8, P.4, Q. TB, TP.HCM
Điện thoại : 08. 39485956 – Fax: 08. 38114159
Email : contact@v-phano.com
Website : www.v-phano.com
Là một công ty khá non trẻ trong ngành công nghiệp bán lẻ
dược phẩm Việt Nam. Tuy nhiên bằng đội ngũ nhân viên trẻ, năng động của mình,
Phano hiện đang là dần trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của Sapharco trong lĩnh vực
bán lẻ dược phẩm.
Hình 3.4: Thông tin về Cty Phano được đăng tải trên website ngày 12/08/2010
(Nguồn: www.v-phano.com )
39
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
3.2.2.2. Thế mạnh của Phano về kênh phân phối bán lẻ:
Là công ty chuyên về lĩnh vực bán lẻ dược phẩm, do vậy từ khi thành lập,
mục tiêu của Phano là xây dựng hệ thống chuỗi nhà thuốc đạt chuẩn GPP và đồng
thời phát triển thành Nhà bán lẻ dược phẩm tốt nhất chuyên cung cấp các sản phẩm
dược phẩm, các sản phẩm và dịch vụ bổ trợ khác tại Tp.HCM và cả nước.
Phano là công ty đã phát triển nhà thuốc đạt chuẩn GPP đầu tiên ở nước ta và
hiện đã sở hữu 8 nhà thuốc bán lẻ trên địa bàn Tp.HCM ( tất cả đều đạt chuẩn GPP)
và có kế hoạch sẽ nâng tổng số nhà thuốc đạt chuẩn lên 12 đến cuối năm nay:
- Nhà thuốc V-phano 1: 287, đường 3/2, P.10, Q.10, Tp.HCM
- Nhà thuốc V-phano 2: 396-398 CMT8, P.4,Q. Tân Bình, TP.HCM
- Nhà thuốc V-phano 3: 273-275 Hòa Hảo, P.4, Quận 10, TP. HCM
- Nhà thuốc V-phano 4: 180C Lê Văn Sỹ, P.10, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
- Nhà thuốc V-phano 5: 167A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.7, Q.3, TP.HCM.
- Nhà thuốc V-phano 6: 156 Nguyễn Văn Nghi, P.5, Q.Gò Vấp, TP.HCM
- Nhà thuốc V-phano 7: 135A Nguyễn Văn Trỗi, P.12, Q.PN, TP.HCM
- Nhà thuốc V-phano 8: 79 Điện Biên Phủ, P.Dakao, Q.1, TP.HCM
Năm 2008, do những trục trặc trong việc thuê mặt bằng, Phano đã thay đổi
chiến lược từ phát triển nhà thuốc quy mô lớn xuống quy mô nhỏ và được đánh giá
là rất thành công. Sau khi đầu tư 3 nhà thuốc lớn với số vốn 3 tỉ đồng/cái, Phano
phát hiện hiệu quả kinh doanh không cao do áp lực tiền thuê mặt bằng và các khoản
chi phí xây dựng, kho trữ... Phano quyết định chuyển đổi 3 nhà thuốc này và xây
dựng tiếp 5 nhà thuốc mới theo quy mô nhỏ hơn, đầu tư chỉ khoảng 1 tỉ đồng/cái.
Thời gian thu hồi vốn cũng đã được rút ngắn tương ứng từ 3 năm xuống 1 năm.
Phano còn có một chiến lược mới là tiến vào các khu dân cư cao cấp. Chủ
đầu tư Phano cho hay, họ đang tìm mặt bằng ở khu vực Phú Mỹ Hưng (Q.7) để mở
nhà thuốc GPP, vừa để phục vụ khối dân cư có thu nhập cao và cũng là hình thức
xây dựng thương hiệu.
Ngoài ra, việc hợp tác đặt nhà thuốc tại 2 phòng khám quốc tế SOS
International và Victoria Healthcare tại TP.HCM của Phano trong năm 2009 là sự
đón đầu được đánh giá cao. Phano là nhà kinh doanh dược đầu tiên ký hợp đồng
liên kết với 2 phòng khám quốc tế này. (theo báo Nhịp cầu đầu tư ngày 21/6/2010
trên website: )
40
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
Mặc dù độ bao phủ của Phano không cao, nhưng với việc trở thành công ty
tiên phong trong việc chuyên nghiệp hóa hình thức bán lẻ dược phẩm cùng những
chiến lược được thực hiện một cách sáng tạo và chuyên nghiệp. Phano đang dần
chiếm được sự quan tâm của khách hàng. Có thể nói Phano xứng đáng là một đối
thủ cạnh tranh tiềm năng của Sapharco riêng về lĩnh vực bán lẻ. Tuy chỉ mới thành
lập nhưng số lượng nhà thuốc đạt chuẩn hiện nay của Phano đã là 8 nhà thuốc và
đang ngày càng được nhân rộng. Tuy quy mô về nguồn vốn, con người không lớn
bằng Sapharco nhưng Phano đang có được lợi thế vô cùng quan trọng đó là “người
tiên phong” trong lĩnh vực chuyên nghiệp hóa hình thưc bán lẻ dược phẩm theo tiêu
chuẩn GPP, đồng thời việc chỉ tập trung phát triển một hình thức kinh doanh bán lẻ
khiến Phano càng thuận lợi hơn trong công tác quản lý, tập trung nguồn lực cũng
như trong công tác hoạch địch chiến lược kinh doanh.
3.2.3. Công ty Cp Dược phẩm ECO:
3.2.3.1. Khái quát về công ty:
- Công ty Cp Dược phẩm ECO được thành lâp ngày
29/01/2008.
- Trụ sở công ty đặt tại 148 Hoàng Hoa Thám, phường
12, quận Tân Bình, TP.HCM.
- Website:
- Điện thoại: (84-8)62936 630 Fax: (84-8)62937 051
Hình 3.5: Thông tin về Cty ECO được đăng tải trên website ngày 12/08/2010:
(Nguồn:
41
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
Là một trong những công ty non trẻ nhưng với tiềm lực nguồn vốn mạnh, cùng
những kinh nghiệm rút ra từ các công ty đi trước. ECO đang dần thể hiện là một đối
thủ cạnh tranh lớn trong ngành bán lẻ dược phẩm.
3.2.3.2. Thế mạnh của ECO về kênh phân phối bán lẻ:
Tuy chỉ mới thành lập được 2 năm, tuổi đời công ty còn rất non trẻ nhưng
những gì mà ECO làm được hoàn toàn không nhỏ. Trong vòng 2 năm, công ty này
đã thiết lập được một hệ thống gồm 12 nhà thuốc đạt chuẩn GPP tại Tp. HCM và
theo ông Ngô Chí Dũng, Tổng giám đốc công ty Cp Dược phẩm ECO, cho biết đến
cuối năm 2010 sẽ mở rộng lên 25 đến 30 nhà thuốc GPP tại Tp. HCM.
Hệ thống nhà thuốc ECO hiện đặt tại các địa chỉ:
- Số 612 - 614 Nguyễn Chí Thanh, phường 7, quận 11, TP.HCM.
- Số 255 Hòa Hảo, phường 4, quận 10, TP.HCM.
- Số 120 Trường Chinh, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM.
- Số 404A Cách Mạng Tháng Tám, phường 11, quận 3, TP.HCM.
- Số 05 Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
- Số 233 Nguyễn Văn Hoài, ấp Bàu Tre II, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi,
TP.HCM.
- Số 51 Thuận Kiều, Phường 12, Quận 5, Tp.HCM.
- Số 189C Cống Quỳnh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Tp.HCM.
- Số 413 Hai Bà Trưng, Phường 8, Quận 3, Tp.HCM.
- Số 353 Hoàng Văn Thụ, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp.HCM.
- Số 397 Hai Bà Trưng, Phường 8, Quận 3, Tp.HCM.
- Số 010 lô D, chung cư Hùng Vương, Mạc Thiên Tích, Phường 11, Quận 5,
Tp.HCM.
Được biết số vốn công ty ECO bỏ ra để thành lập một nhà thuốc vào khoảng
3 đến 4 tỷ đồng, Như vậy, nếu theo đúng chiến lược đã đề ra, ECO sẽ phải chi vào
khoảng 80 tỷ đồng vào 6 tháng cuối năm 2010, chưa tính đến mức lương mà công
ty này sẽ phải trả cho các dược sĩ có bằng cấp đại học khi mà công ty Phano đã trả 8
triệu đồng / dược sĩ. Nếu so sánh về tốc độ phát triển độ bao phủ, có thể nói ECO
hiện đang dẫn đầu trong lĩnh vực chuỗi nhà thuốc bán lẻ đạt chuẩn hiện nay. Chỉ
trong vòng 2 năm, công ty này đã vượt xa Phano, một công ty đi tiên phong trong
42
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
ngành, đồng thời vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng phát triển mạnh mẻ trong thời gian
sắp tới.
Hiện nay ECO còn được sự hậu thuẫn rất lớn của hơn 100 nhà phân phối
dược phẩm trong và ngoài nước, đặc biệt là từ Công ty Cp Y Dược phẩm
Vimedimex, một đối thủ cạnh tranh lớn của Sapharco trong lĩnh vực phân phối.
Điều này không những giúp ECO đảm bảo giá thuốc luôn cạnh tranh mà còn gia
tăng sức ép về phía Sapharco khi vừa phải cạnh tranh với một trong những đối thủ
lớn nhất của mình là Vimedimex, vừa phải cạnh tranh với ECO.
Ngoài 3 đối thủ cạnh tranh chính trên, vẫn còn rất nhiều công ty khác đang
muốn nhảy vào phân khúc thị trường đầy hấp dẫn này như Công ty Cp Y Dược
phẩm Vimedimex với chuỗi nhà thuốc Việt, Công ty Cp Dược phẩm Quận 3, hay
Công ty Cp Dược Minh Phúc... Tuy nhiên, vì vướng phải nhiều khó khăn về pháp
lý, nguồn vốn cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh theo
chuỗi nên một số công ty dù đã có những bước đi tiên phong nhằm đón bắt thị
trường nhưng sớm gặp phải thất bại như chuỗi nhà thuốc Y Đức phải bán lại chuỗi
nhà thuốc của mình cho Công ty CP Dược Minh Phúc hình thành nên hệ thống
chuỗi nhà thuốc Mỹ Châu, tuy nhiên chuỗi nhà thuốc này cũng đang gặp phải vấn
đề về chất lượng khiến doanh thu sụt giảm 80%. (theo báo Nhịp cầu đầu tư ngày
21/6/2010 trên website: ). Như
vậy, có thể nói kênh bán lẻ hiện đang nóng dần lên và hút rất nhiều nhà đầu tư vào
thị trường này. Tuy nhiên, nguồn vốn mạnh chưa đủ mà còn cần phải có những
bước chiến lược đúng đắn mới giúp các doanh nghiệp xâm nhập và chiếm lĩnh được
thị trường này.
43
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
3.3. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA KÊNH PHÂN PHỐI
BÁN LẺ QUA CÁC CÔNG CỤ:
Ngày nay với xu thế chuyên nghiệp hóa, nhu cầu của người tiêu dùng được
đặt lên hàng đầu và mức độ cạnh tranh ngày một tăng cao, thị trường bán lẻ dược
phẩm đã trở nên hết sức sôi động với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp khác nhau
trong và ngoài nước. Để có được một vị thế như bây giờ, công ty Dược Sài Gòn –
Sapharco đã trải qua một giai đoạn đầy khó khăn thử thách, việc mò mẫm một
hướng đi mới bao giờ cũng vấp phải ít nhiều thất bại, tuy vậy với sự cố gắng không
ngừng nghiên cứu tìm hiểu, sử dụng linh hoạt các công cụ cạnh tranh một cách phù
hợp Sapharco đang dần thể hiện một hướng đi đúng đắn cho mình, đồng thời góp
phần thúc đẩy ngành dược cả nước phát triển. Dưới đây là tình hình thực hiện các
công cụ cạnh tranh của công ty:
3.3.1. Độ bao phủ:
Độ bao phủ hay còn gọi là mật độ phân phối là điều vô cùng quan trọng trong
một chiến lược và đặc biệt là trong cạnh tranh. Nếu như có sản phẩm tốt nhưng
không có một kênh phân phối hoàn hảo thì sản phẩm sẽ không thể đến tay người
tiêu dùng hay nói cách khác là công việc xâm nhập thị trường của công ty hoàn toàn
thất bại.
Hiện nay, việc Sapharco sở hữu 18 trên tổng số 4000 nhà thuốc trên địa bàn
Tp. HCM cho thấy độ bao phủ của kênh phân phối bán lẻ rất thấp. Nếu so sánh với
Công ty Cp Dược phẩm Phano hay Công ty Cp Dược ECO thì số lượng các nhà
thuốc có phần vượt trội. Tuy nhiên, nếu chỉ xét về từng khía cạnh thì Sapharco lại
hoàn toàn yếu thế.
Thứ nhất, về mặt thời gian, Sapharco được xem là công ty “già” nhất trong
các đối thủ cạnh tranh. Thế nhưng việc chỉ sở hữu 18 nhà thuốc trong vòng 33 năm,
trong khi Phano chỉ mất 3 năm để có được 8 nhà thuốc, còn ECO mất 2 năm để sỡ
hữu 12 nhà thuốc, thể hiện sự yếu thế của Sapharco trong tốc độ phát triển hệ thống
kênh phân phối bán lẻ của mình. Chưa kể đến Công ty Dược phẩm Trung ương 2 –
Codupha hiện đang sở hữu một hệ thống phân phối khổng lồ có mặt trên 54 tỉnh
thành cả nước.
Thứ hai, về số lượng các nhà thuốc đạt chuẩn GPP, Sapharco vẫn phải chịu
cảnh đi sau khi chỉ nâng cấp được 4 nhà thuốc hiện nay của mình đạt chuẩn GPP,
44
GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD
trong khi ở Phano và ECO con số này lần lượt là 8 và 12 nhà thuốc. Riêng Công ty
Cp Dược phẩm ECO, công ty đã chuẩn bị cho những vị trí đẹp từ 2 năm trước và
chi phí bỏ ra trong giai đoạn đầu với chuỗi 4 nhà thuốc tại 4 vị trí đẹp nhất là kế bên
Bệnh viện Chợ Rẫy, Hòa Hảo, Ung Bướu, Củ Chi là 60 tỷ đồng. Điều này cho thấy
mặc dù có quy mô lớn về vốn cũng như kinh nghiệm nhưng khả năng nắm bắt xu
hướng thị trường của Sapharco không linh hoạt bằng các công ty nhỏ với một đội
ngũ nhân viên trẻ, năng động.
Tuy hiện nay độ bao phủ của kênh phân phối bán lẻ còn rất yếu, nhưng
Sapharco đã có những bước đi khá táo bạo sắp tới nhằm mục đích gia tăng sức ép
về phía đối thủ cạnh tranh, đó là thành lập hệ thống SPG Pharmacy nhằm nhân rộng
mô hình nhà thuốc bán lẻ đạt chuẩn GPP một cách nhanh chóng mà không cần phải
tốn công sức xây dựng từ đầu. Hệ thống SPG Pharmacy được Sapharco xem là một
bước đi chiến lược nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển chuỗi nhà thuốc đạt chuẩn
mang thương hiệu Sapharco. Đây là bước đi mà không phải công ty nào cũng thực
hiện được, nó không những cần một nguồn vốn khá lớn mà còn cần phải chấp nhận
lợi nhuận thấp hơn các chuỗi nhà thuốc vốn dĩ thuộc sỡ hữu của Sapharco. Bên
cạnh đó, việc quản lý hệ thống này đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm không những
về lĩnh vực quản trị mà còn phải có kiến thức chuyên môn về ngành dược. Tuy
nhiên, lợi ích sắp tới mà hệ thống này mang lại cũng không nhỏ. Ngoài việc cải
thiện nhanh chóng độ bao phủ của kênh phân phối bán lẻ, nó còn góp phần tiết kiệm
được chi phí thuê mặt bằng và quan trọng hơn là các nhà thuốc trước khi vào hệ
thống này đã có được một lượng khách hàng ổn định.
Như vậy, có thể nói Sapharco đã nhận thấy được tầm quan trọng của mật độ
phân phối và đang có những bước đi chiến lược đúng đắn nhằm phát huy mạnh nhất
công cụ này.
3.3.2. Chất lượng sản phẩm:
Chất lượng sản phẩm ở đây không những chỉ là chất lượng của sản phẩm
thuốc điều trị, thực phẩm chức năng, hay các sản phẩm khác mà còn là chất lượng
của nhà thuốc, mà cụ thể là chất lượng theo tiêu chuẩn GPP. Việc chấp hành tốt các
quy định về chỉ tiêu chất lượng của Bộ Y tế đưa ra không n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUONG PHAN CHUONG - 106401028.pdf