Khóa luận Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các khu công nghiệp ở Việt Nam

Tài liệu Khóa luận Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các khu công nghiệp ở Việt Nam: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG  KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN FDI TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS. Vũ Chí Lộc Sinh viên : Lê Thị Thanh Thuỷ Lớp : A13 - K38D - KTNT HÀ NỘI - 2003 - 2 - MỤC LỤC Trang Mục lục Lời nói đầu CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN FDI............................................................................................- 3 - I. Một số vấn đề về dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài: .................................- 3 - 1. Khái niệm & các đặc trưng cơ bản:............................................................... - 3 - 2. Phân loại dự án FDI: .................................................................................... - 6 - 3. Các giai đoạn trong chu trình dự án FDI:..................................................... - 8 - II. Triển khai thực hiện dự ...

pdf102 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1089 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các khu công nghiệp ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG  KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN FDI TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS. Vũ Chí Lộc Sinh viên : Lê Thị Thanh Thuỷ Lớp : A13 - K38D - KTNT HÀ NỘI - 2003 - 2 - MỤC LỤC Trang Mục lục Lời nói đầu CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN FDI............................................................................................- 3 - I. Một số vấn đề về dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài: .................................- 3 - 1. Khái niệm & các đặc trưng cơ bản:............................................................... - 3 - 2. Phân loại dự án FDI: .................................................................................... - 6 - 3. Các giai đoạn trong chu trình dự án FDI:..................................................... - 8 - II. Triển khai thực hiện dự án FDI: ..............................................................- 10 - 1. Khái niệm và vai trò của giai đoạn triển khai thực hiện dự án FDI:............ - 10 - 2. Các công việc cần thực hiện khi triển khai dự án FDI:................................ - 11 - 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động triển khai dự án FDI:....................... - 13 - 4. Sự khác biệt giữa triển khai dự án FDI trong và ngoài KCN:...................... - 15 - III. Các quy định về triển khai dự án FDI ở Việt Nam:...............................- 18 - 1. Thủ tục hình thành doanh nghiệp có vốn FDI: ............................................ - 18 - 2. Lập hồ sơ xin thuê đất: ................................................................................ - 21 - 3. Lập hồ sơ xin duyệt thiết kế xây dựng và triển khai xây dựng công trình:.... - 22 - 4. Xin duyệt kế hoạch nhập khẩu để xây dựng cơ bản tạo tài sản cố định: ...... - 22- 5. Vấn đề đăng ký kinh doanh: ........................................................................ - 24 - 6. Tuyển lao động:........................................................................................... - 24 - - 3 - CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN FDI TRONG CÁC KCN Ở VIỆT NAM.........................................- 26 - I. Đánh giá chung về hoạt động của các KCN ở Việt Nam : ........................- 26 - 1. Xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật KCN: ......................................... - 27 - 2. Vấn đề cho thuê đất trong các KCN: ........................................................... - 28 - 3. Thu hút đầu tư:............................................................................................ - 28 - 4. Lao động và các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng xã hội:....................... - 30 - II. Thực trạng hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam:........................................................................................................- 31 - 1. Khái quát tình hình triển khai thực hiện dự án FDI trong các khu công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1988-2002: ...................................................................... - 31 - 2. Tình hình triển khai thực hiện dự án FDI trong các khu công nghiệp xét theo lĩnh vực đầu tư: ............................................................................................... - 38 - 3. Tình hình triển khai thực hiện dự án FDI trong KCN xét theo địa phương:. - 44 - 4. Tình hình triển khai thực hiện dự án FDI trong khu công nghiệp xét theo hình thức đầu tư:..................................................................................................... - 51 - 5. Tình hình triển khai thực hiện dự án FDI trong khu công nghiệp xét theo đối tác đầu tư:............................................................................................................. - 55 - III. Đánh giá thực trạng hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam: ...........................................................................................- 57 - 1. Một số ưu điểm của hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam: ........................................................................................................ - 57 - 2. Những nhược điểm & hạn chế cơ bản của hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam: ..................................................................... - 59 - 3. Nguyên nhân: .............................................................................................. - 66 - - 4 - CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN FDI TRONG CÁC KCN Ở VIỆT NAM I. Phương hướng thu hút FDI trong các KCN Việt Nam những năm tới: ..- 71 - II. Một số giải pháp đối với các chủ đầu tư nhằm thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN Việt Nam:...................................- 74 - 1. Nhóm giải pháp đối với các công việc cụ thể cần phải thực hiện trong giai đoạn triển khai dự án FDI trong KCN: .................................................................... - 74 - 2. Một số giải pháp khác: ................................................................................ - 76 - III. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN Việt Nam: ........- 77 - 1. Nhóm kiến nghị về vấn đề luật pháp và chính sách liên quan tới hoạt động triển khai thực hiện các dự án FDI KCN: ................................................................ - 77 - 2. Nhóm kiến nghị về vấn đề đất đai, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng KCN: ....................................................................................................... - 78 - 3. Nhóm kiến nghị về vấn đề lao động trong KCN:.......................................... - 85 - 4. Nhóm kiến nghị về vấn đề tài chính và tín dụng trong KCN: ....................... - 88 - Kết Luận Danh mục tài liệu tham khảo Danh mục các bảng Danh mục các hình Danh mục các từ viết tắt Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 1 - Đại học Ngoại Thương LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu. Đây là thời kỳ chuyển giao mà nhiệm vụ trung tâm của nó là tiến hành CNH & HĐH nhằm thúc đẩy sự phát triển của LLSX sao cho tính chất và trình độ của LLSX phải thích ứng và phù hợp với QHSX mới XHCN. Với điều kiện của một nước tiến hành quá độ lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu như Việt Nam, đòi hỏi phải có một cách tiến hành phù hợp trong việc CNH & HĐH đất nước. Trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới và vận dụng một cách hợp lý vào điều kiện của Việt Nam cũng như đúc kết kinh nghiệm của bản thân, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định áp dụng mô hình các KCN, KCX, KCNC như một công cụ hiệu quả để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH. Và thực tế hơn 10 năm xây dựng và phát triển KCN (dùng theo nghĩa chung, bao gồm cả KCN, KCX, KCNC) trên phạm vi cả nước đã phần nào minh chứng cho sự đúng đắn của quyết định này. Trong thực tế hơn 10 năm phát triển vừa qua, các KCN trong cả nước đã thu hút được lượng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tương đối lớn, góp phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN lại không thực sự hiệu quả, làm giảm đi vai trò tích cực của các KCN. Vậy nguyên nhân nào đã khiến cho hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN trở nên kém hiệu quả như vậy trong khi điều kiện lại có được những điều kiện hết sức thuận lợi. Từ những băn khoăn đó, em đã lấy đề tài “Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các khu công nghiệp ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của bài Khoá luận tốt nghiệp này. Khoá luận nhằm mục đích, trước hết là nhằm hệ thống hoá các vấn đề lý luận về hoạt động đầu tư nước ngoài nói chung và hoạt động triển khai thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài nói riêng. Tiếp đến là tiến hành phân tích về thực trạng hoạt động triển khai thực hiện các dự án FDI trong KCN ở Việt Nam thời gian qua, đánh giá ưu, nhược điểm và xác định các nguyên nhân khiến cho hoạt động triển Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 2 - Đại học Ngoại Thương khai các dự án FDI KCN lâm vào tình trạng không hiệu quả. Và cuối cùng là đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần tháo gỡ các vướng mắc, khắc phục những nhược điểm, hạn chế của hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong KCN, qua đó nhằm đẩy mạnh hoạt động triển khai các dự án FDI đầu tư vào KCN ở Việt Nam một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Khoá luận là hoạt động triển khai thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài trong các KCN trên cả nước, được xem xét và đánh giá trong tương quan so sánh với hoạt động thu hút các dự án FDI vào KCN và hoạt động triển khai thực hiện các dự án FDI đầu tư chung trên cả nước. Với mục đích và phạm vi nghiên cứu như trên, Khoá luận được kết cấu thành 3 chương: Chương I: Lý luận chung về hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI. Chương II: Thực trạng hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam. Mặc dù đã rất nỗ lực nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên bài viết không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và các bạn. Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2003 Sinh Viên Lê Thị Thanh Thuỷ Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 3 - Đại học Ngoại Thương ch­¬ng I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN FDI I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: 1. Khái niệm & các đặc trưng cơ bản: a. Khái niệm đầu tư nước ngoài và dự án đầu tư nước ngoài: Để làm rõ được hai khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (dự án FDI), trước tiên cần phải hiểu được thế nào là hoạt động đầu tư và dự án đầu tư. Cho đến nay, đã có rất nhiều khái niệm được đưa ra nhằm định nghĩa hoạt động đầu tư và dự án đầu tư. Tuy nhiên, trong quy mô bài viết này, chỉ xin nêu ra một khái niệm được dùng phổ biến nhất. Theo đó: Đầu tư là tập hợp các hoạt động bỏ vốn và sử dụng vốn theo một chương trình đã được hoạch định trong một khoảng thời gian tương đối dài nhằm thu được lợi ích lớn hơn cho các nhà đầu tư, cho xã hội và cộng đồng. Dự án đầu tư là tập hợp những ý kiến, đề xuất về việc bỏ vốn đầu tư vào một đối tượng nhất định và giải trình kết quả thu được từ hoạt động đầu tư. Ban đầu, các hoạt động đầu tư chỉ diễn ra giữa các chủ thể trong cùng một quốc gia. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của loài người, các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia được thiết lập và ngày càng được tăng cường. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của các quan hệ kinh tế quốc tế đó, đã làm xuất hiện một hình thức đầu tư mới mà quy mô của nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, đó là hoạt động đầu tư quốc tế. Đầu tư quốc tế chính là việc các nhà đầu tư ở quốc gia này bỏ vốn vào các quốc gia khác theo một chương trình đã được hoạch định trong một thời gian dài nhằm đáp ứng các nhu cầu của thị trường và mang lại lợi ích lớn hơn cho chủ đầu tư và cho xã hội. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 4 - Đại học Ngoại Thương (FDI) được nghiên cứu trong phần này chính là một trong hai loại hình cơ bản của đầu tư quốc tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn đồng thời là người sử dụng vốn, có nghĩa là nhà đầu tư trực tiếp thực hiện việc quản lý và điều hành hoạt động đầu tư. FDI được thực hiện thông qua việc thành lập các công ty con để mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của các công ty quốc tế ra toàn cầu. Việc mở rộng qua hình thức FDI này không chỉ đơn thuần là sự chu chuyển tài chính quốc tế, mà cùng với nó là sự chuyển giao công nghệ, bí quyết quản lý và các tài sản vô hình khác. Các dự án đầu tư có sự góp vốn và tham gia quản lý vốn của người nước ngoài được gọi là dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (dự án FDI). Như vậy, ta có thể định nghĩa hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và dự án FDI như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư do các tổ chức kinh tế và cá nhân nước ngoài tự mình hoặc cùng với các tổ chức kinh tế của nước sở tại bỏ vốn vào một đối tượng nhất định, trực tiếp quản lý và điều hành để thu lợi trong kinh doanh. Dự án FDI là những dự án đầu tư do các tổ chức kinh tế và cá nhân ở nước ngoài tự mình hoặc cùng với các tổ chức kinh tế ở nước sở tại bỏ vốn đầu tư, trực tiếp quản lý và điều hành để thu lợi trong kinh doanh. b. Các đặc trưng cơ bản của dự án FDI: Các dự án FDI, trước hết cũng là một dự án đầu tư nên cũng có đầy đủ các đặc trưng cơ bản của một dự án đầu tư nói chung. Đó là: + Dự án không chỉ là một ý định hay phác thảo, mà có tính cụ thể và mục tiêu xác định, nhằm đáp ứng một nhu cầu nào đó của một cá nhân, tập thể hay một quốc gia; + Dự án đòi hỏi sự tác động tích cực của con người, con người chính là nhân tố quyết định sự thành bại thậm chí ngay từ giai đoạn hình thành dự án; + Dự án luôn có một độ bất định và những rủi ro có thể xảy ra; Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 5 - Đại học Ngoại Thương + Dự án phải có bắt đầu và kết thúc và chịu những giới hạn đã cho về nguồn lực (phương tiện) Ngoài các đặc trưng nói trên, các dự án FDI còn có các đặc trưng mang tính chất đặc thù so với các dự án đầu tư trong nước và thậm chí so cả với các dự án ODA. Các đặc trưng đó là: Một là, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc tự mình quản lý, điều hành đối tượng bỏ vốn. Hai là, các bên tham gia vào dự án FDI có quốc tịch khác nhau, đồng thời thường sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ba là, dự án FDI chịu sự chi phối đồng thời của nhiều hệ thống pháp luật (bao gồm luật pháp của các quốc gia xuất thân của các Bên và luật pháp quốc tế). Quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế đòi hỏi các quốc gia đều phải tiến hành cải tiến hệ thống pháp luật của mình cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Bốn là, có sự gặp gỡ, cọ sát giữa các nền văn hoá khác nhau trong quá trình hoạt động của dự án. Năm là, các dự án FDI được thực hiện thông qua nhiều hình thức đầu tư có tính đặc thù. Đó là việc hình thành các pháp nhân mới có yếu tố nước ngoài, hoặc là sự hợp tác có tính đa quốc gia trong các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc BOT, hoặc là tạo ra những khu vực đầu tư tập trung đặc biệt có yếu tố nước ngoài... Sáu là, hầu hết các dự án FDI đều gắn liền với quá trình chuyển giao công nghệ với nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Bảy là, “cùng có lợi” được các Bên coi là phương châm chủ đạo, là nguyên tắc cơ bản để giải quyết quan hệ giữa các Bên trong mọi giai đoạn của dự án FDI. Tóm lại, các đặc trưng cơ bản của các dự án FDI trên đã cho thấy, dự án FDI về bản chất là sự hợp tác theo nguyên tắc thoả thuận của nhiều quốc gia với quốc tịch, ngôn ngữ, luật pháp, văn hoá và trình độ phát triển khác nhau. Chính sự khác nhau về nhiều mặt trong quá trình hợp tác đầu tư giữa các Bên (đại diện cho các quốc gia xuất thân) đã làm cho các dự án FDI trở nên hết sức phức tạp trong quá Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 6 - Đại học Ngoại Thương trình soạn thảo, triển khai và vận hành dự án. Các đặc trưng này đòi hỏi các Bên trực tiếp hợp tác đầu tư và cả các quốc gia cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tham gia kinh doanh với các nhà đầu tư nước ngoài một cách hữu hiệu nhất và hạn chế với mức cao nhất những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hợp tác đầu tư với quốc gia khác. 2. Phân loại dự án FDI: Trong thực tiễn hợp tác đầu tư nước ngoài, một quốc gia luôn có khá nhiều các dự án FDI. Để thuận tiện cho việc quản lý, người ta thường phân loại các dự án này theo các tiêu thức khác nhau. Có thể kể ra sau đây một số tiêu thức phân loại thường gặp: a. Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh của dự án FDI: + Dự án FDI trong lĩnh vực công nghiệp. + Dự án FDI trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. + Dự án FDI trong lĩnh vực dịch vụ như tài chính, ngân hàng, khách sạn, du lịch, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, văn hoá, y tế, giáo dục… Các lĩnh vực kinh doanh này lại được phân chia nhỏ hơn tuỳ theo quy định của từng nước. Số lượng các dự án hoặc vốn đầu tư và quan hệ tỷ lệ giữa các loại dự án hoặc vốn đầu tư tạo thành cơ cấu dự án hoặc cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực kinh doanh của dự án FDI. Cơ cấu FDI theo lĩnh vực kinh doanh được thực hiện sẽ tạo thành cơ cấu kinh tế theo lĩnh vực sản xuất. b. Căn cứ vào hình thức đầu tư của dự án FDI: Trong Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam, ban hành lần đầu tiên vào ngày 29.12.1987 và sau đó được sửa đổi, bổ sung ngày 9.6.2000, các hình thức của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được quy định tại Điều 4, Chương II. Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức sau: + Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC). + Doanh nghiệp liên doanh. + Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 7 - Đại học Ngoại Thương Bên cạnh ba hình thức đầu tư cơ bản trên, các dự án FDI đầu tư vào Việt Nam còn được thực hiện theo hình thức dự án BOT và các hình thức phái sinh của nó như BTO hoặc BT. Số lượng các dự án FDI hoặc số vốn FDI theo từng hình thức đầu tư và quan hệ tỷ lệ giữa các loại dự án hoặc các loại vốn FDI tạo thành cơ cấu FDI theo các hình thức đầu tư. c. Căn cứ vào quy mô của dự án FDI: + Dự án quy mô nhỏ. + Dự án quy mô vừa. + Dự án quy mô lớn. Sự phân loại dự án FDI theo tiêu chí quy mô cũng chỉ mang tính tương đối vì tiêu chuẩn về các loại quy mô đối với các dự án FDI là khác nhau giữa các nước. Đối với các nước nghèo và đang phát triển, một dự án FDI có quy mô khoảng 100 triệu USD đã có thể được coi là một dự án có quy mô lớn trong khi ở các nước phát triển, những dự án như vậy chỉ được coi là có quy mô vừa, thậm chí là nhỏ. Cơ cấu dự án hoặc vốn FDI theo quy mô và sự biến đổi của cơ cấu này cho phép người ta nhận biết được mức độ thuận lợi trong môi trường đầu tư của nước sở tại qua các thời kỳ khác nhau. d. Căn cứ vào địa điểm đầu tư của dự án FDI: + Dự án FDI ở tỉnh A. + Dự án FDI ở tỉnh B ... Số lượng các dự án hoặc vốn đầu tư của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quan hệ tỷ lệ giữa các tỉnh, thành phố về số dự án hoặc về vốn đầu tư tạo thành cơ cấu FDI theo địa giới hành chính trong một nước. e. Căn cứ vào mức độ tập trung của dự án FDI: + Dự án đầu tư vào các khu vực đầu tư tập trung như đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. + Dự án đầu tư độc lập. Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 8 - Đại học Ngoại Thương f. Căn cứ vào tính chất vật chất của dự án FDI: + Dự án FDI có tính chất vật chất. + Dự án FDI có tính chất phi vật chất. Tóm lại, có nhiều cách phân loại dự án đầu tư quốc tế. Mỗi cách phân loại lại tạo thành một cơ cấu FDI tương ứng. Căn cứ vào cơ cấu FDI này hàng năm và sự thay đổi của nó qua các năm mà Nhà nước áp dụng các biện pháp điều chỉnh cơ cấu FDI cho phù hợp với yêu cầu chuyển dịch của cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản xuất. 3. Các giai đoạn trong chu trình dự án FDI: Chu trình dự án FDI chính thức bắt đầu từ khi nghiên cứu cơ hội đầu tư hoặc có ý đồ đầu tư cho đến khi kết thúc hoạt động của dự án và thanh lý xong dự án. Nếu phân theo giai đoạn thì chu trình của dự án FDI bao gồm: a. Giai đoạn hình thành dự án FDI: Giai đoạn này được tính từ khi hình thành ý đồ đầu tư (tức là nghiên cứu và lựa chọn cơ hội đầu tư trực tiếp nước ngoài) cho đến khi dự án FDI được nước sở tại cấp giấy phép đầu tư. Đây là giai đoạn được coi là quan trọng nhất trong toàn bộ chu trình của một dự án FDI bởi vì đây là giai đoạn thiết kế và hoạch định các hoạt động trong tương lai thành các chương trình có tính hệ thống chặt chẽ, được nghiên cứu cẩn thận bởi cả chủ đầu tư lẫn các ban ngành quản lý ở nước sở tại. Hơn nữa, đây là giai đoạn hình thành các chủ trương, chiến lược góp phần giành được thế chủ động trong đàm phán và ký kết hợp đồng sau này. Nội dung cơ bản của giai đoạn hình thành dự án FDI bao gồm các bước: (1) Xây dựng dự án FDI cơ hội và dự án FDI tiền khả thi; (2) Tìm chọn đối tác nước ngoài và xúc tiến ký kết các hợp đồng đầu tư; (3) Lập hồ sơ dự án FDI gửi lên cơ quan cấp giấy phép có thẩm quyền; (4) Thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho các dự án FDI. Một dự án FDI có thể được đăng ký đầu tư hoặc được thẩm định. Kết quả của quá trình thẩm định có thể là cấp giấy phép hoặc thông báo bác bỏ dự án đầu tư. Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 9 - Đại học Ngoại Thương b. Giai đoạn triển khai thực hiện dự án FDI: Giai đoạn này được tính từ khi dự án FDI được cấp giấy phép đầu tư đến khi bàn giao công trình để đưa vào sản xuất kinh doanh. Mục đích của giai đoạn này là bảo đảm tiến độ và quỹ thời gian cho phép nhằm đưa dự án FDI đi vào khai thác đúng tiến độ. (trình bày chi tiết ở phần II). c. Giai đoạn vận hành khai thác dự án FDI: Giai đoạn này được tính từ khi dự án được bàn giao để đưa vào sản xuất kinh doanh chính thức cho đến khi thanh lý dự án. Đây chính là giai đoạn các doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động kinh doanh dưới sự quản lý điều hành của Bộ máy quản trị doanh nghiệp. Các vấn đề thực hiện quản trị trong các doanh nghiệp có vốn FDI bao gồm: (1) Tổ chức Bộ máy quản trị doanh nghiệp có vốn FDI; (2) Hoạch định chương trình kinh doanh của doanh nghiệp có vốn FDI; (3) Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp có vốn FDI; (4) Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp có vốn FDI; (5) Quản trị tài chính trong doanh nghiệp có vốn FDI; (6) Quản trị hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có vốn FDI; (7) Quản trị tranh chấp và thanh lý tài sản trong doanh nghiệp có vốn FDI. d. Giai đoạn kết thúc hoạt động của dự án FDI: Việc kết thúc hoạt động của dự án FDI xảy ra khi dự án hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép đầu tư mà các bên không muốn tiếp tục kéo dài thêm dự án hoặc khi dự án FDI phải giải thể trước thời hạn vì các lý do khác nhau như phá sản, rút giấy phép trước thời hạn quy định trong hồ sơ dự án. Để kết thúc hoạt động của dự án FDI, cần phải: + Thông báo chấm dứt hoạt động của dự án trên các báo Trung ương và địa phương. + Tiến hành thanh lý tài sản của dự án, của doanh nghiệp theo quy định pháp lý của nước sở tại. + Ban thanh lý phải báo cáo kết quả thanh lý cho Hội đồng quản trị thông qua và gửi cơ quan cấp giấy phép đầu tư xin chuẩn y. Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 10 - Đại học Ngoại Thương + Trong quá trình thanh lý, nếu xét thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì việc xử lý tài sản của doanh nghiệp FDI và các bên tham gia hợp doanh được tiến hành theo thủ tục của pháp luật về phá sản doanh nghiệp. II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN FDI: 1. Khái niệm và vai trò của giai đoạn triển khai thực hiện dự án FDI: a. Khái niệm: Triển khai dự án FDI là quá trình các nhà quản trị giao dịch với các cơ quan quản lý nước sở tại và thực hiện các công việc cụ thể biến các dự kiến trong dự án khả thi thành hiện thực, nhằm đưa các dự án đã được cấp giấy phép đầu tư vào xây dựng và hoạt động. Như vậy, thực chất triển khai dự án FDI bao gồm hai loại công việc:  Các công việc giao dịch có tính chất thủ tục hành chính.  Các công việc cụ thể để đưa dự án FDI vào cuộc sống thực tiễn, thường được gọi là thực hiện đầu tư. b. Vai trò của giai đoạn triển khai dự án FDI: Đây là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong toàn bộ chu trình dự án FDI. Một là, nếu như giai đoạn hình thành dự án FDI có vai trò như một giai đoạn chuẩn bị về mặt lý thuyết, trên giấy tờ của hoạt động đầu tư mà kết quả của nó là dự án FDI khả thi được nước sở tại cấp phép đầu tư thì giai đoạn triển khai dự án FDI lại có vai trò như một giai đoạn chuẩn bị về mặt thực tiễn, tạo lập các cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật... cho hoạt động đầu tư. Kết quả của giai đoạn này là toàn bộ các công trình về cơ sở hạ tầng, nhà xưởng cũng như các máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất đã sẵn sàng đi vào vận hành sản xuất kinh doanh. Hai là, như trong khái niệm có nêu, đây là giai đoạn biến các dự kiến trong dự án FDI khả thi thành hiện thực, nó có vai trò hiện thực hoá dự án FDI. Nếu không có giai đoạn này thì các dự án FDI chỉ còn đơn thuần là các dự kiến, các kế Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 11 - Đại học Ngoại Thương hoạch... trên giấy tờ mà thôi. Giai đoạn triển khai dự án FDI như một cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn và do đó không thể thiếu và cũng không thể bỏ qua được. Ba là, giai đoạn này có vai trò quyết định đến tiến độ và hiệu quả của hoạt động đầu tư. Như trên đã phân tích, giai đoạn triển khai dự án FDI có nhiệm vụ thiết lập và xây dựng toàn bộ cơ sở vật chất cần thiết để dự án đi vào hoạt động. Do đó, tiến độ triển khai dự án sẽ quyết định tiến độ của hoạt động đầu tư. Nếu một dự án triển khai chậm hay thậm chí là không triển khai được thì các giai đoạn về sau sẽ không thể thực hiện được hoặc thực hiện không hiệu quả. Trên thực tế, có không ít các dự án mà giai đoạn triển khai không theo kịp tiến độ đã đề ra dẫn đến tình trạng dự án mặc dù đã hoạt động được một thời gian nhưng vẫn có những hạng mục chưa được triển khai làm phát sinh những ách tắc và chi phí không đáng có. 2. Các công việc cần thực hiện khi triển khai dự án FDI: Các công việc cần được thực hiện trong giai đoạn triển khai dự án FDI, ở các nước khác nhau, tuỳ theo các quy định của luật pháp, các điều kiện kinh tế - xã hội mà có các quy định khác nhau về việc này. Tuy nhiên, xét về mặt phương pháp luận, giai đoạn triển khai dự án FDI ở tất cả các nước thường bao gồm các loại công việc sau:  Công việc về đất đai: gồm thủ tục để được thuê đất, nhận đất khi hoàn thành thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng.  Công việc thuộc về bộ máy quản lý doanh nghiệp có vốn FDI (đối với các dự án liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài) hoặc bộ phận điều hành dự án (đối với các trường hợp là dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh). Bao gồm các công việc về thủ tục hình thành bộ máy và các công việc tổ chức bộ máy quản trị của doanh nghiệp có vốn FDI.  Các công việc tuyển chọn và sử dụng các loại tư vấn: tư vấn khảo sát, thiết kế, đấu thầu, giám định kỹ thuật và chất lượng công trình, tư vấn pháp luật...  Công việc về xây dựng công trình: thiết kế, thẩm kế, nhận mặt bằng, tổ chức thi công xây dựng... Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 12 - Đại học Ngoại Thương  Tổ chức đấu thầu: đấu thầu xây dựng, mua sắm thiết bị, quản lý...  Các thủ tục hành chính của pháp nhân mới: + Đăng ký con dấu + Làm các thủ tục xuất nhập cảnh + Đăng ký tư cách pháp nhân + Đăng ký trụ sở doanh nghiệp + Đăng ký dịch vụ Bưu chính - Viễn thông + Đăng ký tài khoản riêng tại ngân hàng + Đăng ký chế độ kế toán + Xin duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu + Đăng ký bảo hiểm + Đăng ký sử dụng lao động nước ngoài  Góp vốn và chứng nhận việc góp vốn của các Bên  Tuyển dụng lao động và đào tạo lao động (nếu có)  Nghiệm thu công trình, sản xuất thử và bàn giao để đưa vào sản xuất chính thức Mỗi loại công việc trên đây đều bao gồm 2 mức độ khác nhau: Một là, các công việc có tính chất thủ tục hành chính Hai là, thực hiện các công việc đó trong thực tiễn sau khi hoàn thành các thủ tục hành chính. Trong hai loại công việc này thì công việc có tính chất thủ tục hành chính là những công việc phức tạp và tốn nhiều thời gian để thực hiện. Điều này đúng với thực trạng triển khai dự án FDI ở nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 13 - Đại học Ngoại Thương 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động triển khai dự án FDI: Các nhân tố ảnh hưởng tới giai đoạn triển khai thực hiện dự án FDI rất nhiều và đa dạng. Có thể kể ra một số các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu sau: a. Các nhân tố thuộc về các bên tham gia đầu tư: Là chủ thể trực tiếp thực hiện hoạt động đầu tư, chính vì vậy ảnh hưởng của các bên tham gia đầu tư tới sự thành công hay thất bại, tới tiến độ thực hiện của giai đoạn triển khai dự án FDI là rất lớn. Đối với các bên tham gia đầu tư, các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới hoạt động triển khai dự án FDI là: Thứ nhất, đó chính là thái độ và mục đích của các nhà đầu tư đối với hoạt động bỏ vốn đầu tư ở nước sở tại. Nếu như hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm các mục đích tốt đẹp, hợp pháp bởi các nhà đầu tư có thái độ nghiêm túc, coi trọng lẫn nhau thì không chỉ giai đoạn triển khai dự án mà toàn bộ vòng đời hoạt động của dự án FDI cũng diễn ra một cách thuận lợi và tốt đẹp. Tuy nhiên, nếu ngay từ ban đầu, mục dích của hoạt động đầu tư là bất hợp pháp như lừa đảo, kiếm lời phi pháp hoặc các nhà đầu tư không có thái độ thân thiện, hợp tác thì sẽ gây rất nhiều trở ngại cho hoạt động đầu tư cũng như hoạt động triển khai dự án, thậm chí còn có thể khiến cho dự án trở nên không thể triển khai được. Bên cạnh thái độ và mục đích, khả năng về vốn, công nghệ và quản lý của các nhà đầu tư cũng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động triển khai dự án FDI. Trên thực tế, đã có không ít các nhà đầu tư , cả bên đi đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư, vì lý do nào đó mà đã không đảm bảo được khả năng góp vốn, về số lượng hoặc tiến độ vốn góp, làm cho hoạt động triển khai dự án bị chậm lại so với kế hoạch hoặc thậm chí làm cho dự án phải huỷ bỏ. Đối với các dự án FDI có tiến hành chuyển giao công nghệ, khả năng công nghệ của các bên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc triển khai thực hiện chuyển giao công nghệ. Nếu như bên chuyển giao thực hiện chuyển giao các công nghệ với trình độ công nghệ và giá cả không hợp lý hoặc bên tiếp nhận không đủ khả năng về tài chính, năng lực công nghệ để tiếp nhận thì việc chuyển giao công nghệ sẽ khó có thể thực hiện được. Điều này sẽ cản trở, gây ách tắc đối với quá trình triển khai dự án FDI. Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 14 - Đại học Ngoại Thương b. Các nhân tố thuộc môi trường đầu tư nước sở tại: Hoạt động đầu tư nước ngoài được diễn ra ở nước sở tại, chính vì vậy, môi trường đầu tư của nước sở tại có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động triển khai dự án FDI. Nhân tố quan trọng trước nhất có ảnh hưởng to lớn tới hoạt động triển khai chính là hệ thống pháp luật cùng các quy định có liên quan về hoạt động triển khai dự án FDI. Đây là khuôn khổ và cũng là cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài nói chung và hoạt động triển khai dự án FDI nói riêng ở nước sở tại. Nó quy định cụ thể các công việc, thời hạn của từng công việc mà các bên cần phải thực hiện trong giai đoạn triển khai một dự án FDI, các cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng, thẩm quyền quản lý, giám sát hoạt động triển khai của các dự án...Do đó, quốc gia nào xây dựng được một hệ thống luật pháp với các quy định rõ ràng, ngắn gọn, chặt chẽ, đồng bộ và đầy đủ về hoạt động triển khai dự án FDI thì việc triển khai các dự án FDI ở quốc gia đó sẽ thuận lợi hơn rất nhiều so với các quốc gia mà ở đó, các quy định về hoạt động triển khai dự án FDI dài dòng, không rõ ràng và đồng bộ cũng như không thực sự coi trọng lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài. Yếu tố thuộc về môi trường đầu tư quan trọng thứ hai đó chính là bộ máy quản lý Nhà nước đối với hoạt động FDI cũng như hoạt động triển khai các dự án FDI của nước sở tại. Ở các nước đang phát triển, bộ máy quản lý Nhà nước thường mang nặng tính quan liêu với các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp đã làm nản lòng rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài và gây không ít những trở ngại cho việc triển khai thực hiện các dự án FDI. Ở các nước này, các công việc mang tính chất thủ tục hành chính là các công việc chiếm phần lớn thời gian, công sức của các nhà đầu tư trong quá trình triển khai các dự án FDI. Vấn đề đặt ra là phải tiến hành cải tạo bộ máy quản lý hành chính Nhà nước theo hướng tinh giản, gọn nhẹ với cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”..., có như vậy mới có thể giúp cho hoạt động triển khai các dự án FDI trở nên nhanh chóng và hiệu quả. Một nhân tố khác ảnh hưởng tới việc triển khai thực hiện các dự án FDI chính là sự biến động của thị trường nước sở tại. Đó có thể là các thị trường cung cấp Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 15 - Đại học Ngoại Thương nguyên vật liệu đầu vào, thị trường lao động, thị trường các sản phẩm đầu ra của dự án hoặc các thị trường cung cấp máy móc, thiết bị, công nghệ, thị trường vốn... Sự biến động của các thị trường này sẽ gây ra những sai lệch cho những tính toán trong dự án FDI. Nếu những sai lệch này không quá lớn và đã được tính đến khi lập các dự án FDI khả thi thì tác động của nó tới quá trình triển khai dự án sẽ là không đáng ngại. Tuy nhiên, nếu những sai lệch này là lớn và không được dự tính trước khi lập các dự án FDI thì ảnh hưởng của nó sẽ rất lớn, gây khó khăn, cản trở cho việc triển khai các dự án FDI. Ngoài các nhân tố kể trên, còn rất nhiều các nhân tố khác có ảnh hưởng tới hoạt động triển khai dự án FDI như tác động của môi trường chính trị - văn hoá của nước sở tại (chiến tranh, khủng bố...), các chủ trương, chiến lược phát triển của Chính phủ nước sở tại, nhận thức của người dân về nhu cầu phải thực hiện dự án,...Giai đoạn triển khai là một giai đoạn rất quan trọng trong toàn bộ vòng đời của một dự án FDI. Chính vì vậy, các bên đầu tư cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước cần hợp tác với nhau nhằm phát huy những nhân tố tích cực cũng như hạn chế các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực. Có như vậy mới có thể triển khai các dự án FDI một cách nhanh chóng và hiệu quả. 4. Sự khác biệt giữa triển khai dự án FDI trong và ngoài KCN: Xét về bản chất thì các dự án FDI đầu tư vào các KCN không có gì khác so với các dự án FDI đầu tư bên ngoài KCN. Chúng đều là các dự án đầu tư mà ở đó nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư vào một đối tượng đầu tư nhất định theo một chương trình đầu tư được xác định trước. Chính vì vậy, khái niệm, vai trò của giai đoạn triển khai cũng như các công việc cần thực hiện trong giai đoạn triển khai đối với các dự án FDI đầu tư vào KCN cũng tương tự như đối với các dự án FDI đầu tư bên ngoài KCN. Sự khác biệt chính giữa hai loại dự án FDI này là ở địa điểm thực hiện hoạt động đầu tư. Sự khác biệt này được thể hiện ngay ở tên gọi của hai loại dự án này, một bên thực hiện đầu tư FDI vào trong các KCN còn một bên thì đầu tư vào các địa điểm bên ngoài các KCN. Tuy nhiên, do bản chất của các KCN là các khu được lập nhằm thu hút đầu tư tập trung thông qua các chính sách mang tính ưu đãi. Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 16 - Đại học Ngoại Thương Điều đó đã giúp cho hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN có những thuận lợi hơn hẳn so với việc triển khai thực hiện dự án FDI bên ngoài KCN. Thuận lợi đầu tiên phải kể đến đó là, do cách thức hoạt động của các KCN là các Ban quản lý của các KCN có trách nhiệm tiếp nhận đất, tiến hành giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình hạ tầng chung của toàn khu, thậm chí là xây dựng cả các nhà xưởng sản xuất (thường do công ty phát triển hạ tầng thực hiện). Chính vì vậy, khi các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư vào các KCN, họ không phải mất thời gian, tiền của, công sức vào những công việc này nữa mà chỉ phải tiến hành thuê lại đất, nhà xưởng để có thể bắt tay ngay vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn thế nữa, không chỉ được giảm bớt rất nhiều các thủ tục hành chính phức tạp, tốn thời gian mà các thủ tục dự án FDI đầu tư vào KCN phải thực hiện cũng đơn giản hơn nhiều so với các dự án FDI đầu tư bên ngoài KCN. Đơn cử một ví dụ như đối với thủ tục xin thuê đất, trong khi các dự án FDI đầu tư ngoài KCN phải lập một hồ sơ xin thuê đất với đầy đủ các giấy tờ phức tạp như bản đồ địa chính khu đất đang sử dụng, phương án đền bù giải phóng mặt bằng, biên bản thẩm tra của Sở địa chính nhà đất,...(nếu là trường hợp Bên Việt Nam góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì còn phức tạp hơn nhiều) thì đối với các dự án FDI đầu tư vào KCN, nhà đầu tư chỉ cần làm đơn xin thuê lại đất (đã được giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình hạ tầng chung, thậm chí là cả nhà xưởng sản xuất) và gửi cho tổ chức được Nhà nước cho thuê đất xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng (là các công ty phát triển hạ tầng KCN). Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng cho thuê lại đất, nhà đầu tư sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký thuê lại đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Không chỉ thủ tục thuê đất mà nhìn chung tất cả các thủ tục hành chính đối với các dự án FDI trong KCN đều có xu hướng trở nên đơn giản và gọn nhẹ. Sở dĩ như vậy vì hiện nay, các KCN đều đang hướng tới áp dụng mô hình quản lý “một cửa, tại chỗ”. Mô hình quản lý này, cùng với cơ chế uỷ quyền theo đó các Bộ, ngành quản lý ở Trung ương đang từng bước uỷ quyền theo hướng ngày càng sâu, Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 17 - Đại học Ngoại Thương rộng cho các Ban quản lý KCN đã góp phần không nhỏ vào việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong các KCN. Ngoài ra, cần phải kể đến một thuận lợi khác nữa mà các dự án FDI đầu tư vào KCN có được. Đó là vì các KCN thường được xây dựng ở các địa điểm có vị trí thuận lợi, có cơ sở hạ tầng ngoài KCN tương đối phát triển. Hơn thế nữa, khi các chủ đầu tư tiến hành thuê đất trong KCN thì các khu đất này hầu hết đã được xây dựng hạ tầng một cách cơ bản rồi. Vì vậy, các công việc thực tiễn để tiến hành triển khai dự án cũng được giảm đi đáng kể và tạo thuận lợi rất lớn cho nhà đầu tư trong việc hoàn thành nốt các công việc triển khai dự án. Thuận lợi cuối cùng có thể kể ra đó là các ưu đãi về tài chính, về thuế vv... mà các dự án FDI đầu tư vào KCN được hưởng. Đối với các dự án đầu tư vào KCN nếu có quá nhiều khó khăn gây cản trở cho hoạt động triển khai thì dự án có thể nhận được sự hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước dưới dạng các ưu đãi về tài chính, thuế, lao động,... Ví dụ như đối với các dự án phát triển hạ tầng KCN, vì đây là các dự án đòi hỏi lượng vốn đầu tư rất lớn trong khi thời gian thu hồi vốn lại lâu nên đã gây rất nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư, thậm chí dẫn đến tình trạng có các dự án đã không thể triển khai được do thiếu vốn hoặc bị lỗ quá nặng nề. Khi đó, các cơ quan quản lý có thể hỗ trợ, giúp đỡ nhà đầu tư thông qua các chính sách như tài trợ tín dụng, miễn, giảm thuế ... để tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thể nhanh chóng thu hồi lượng vốn đầu tư đã bỏ ra và có được lợi nhuận thích đáng. Nói tóm lại, mặc dù xét về bản chất thì không có sự khác biệt lớn nào giữa các dự án FDI đầu tư trong KCN và các dự án FDI đầu tư bên ngoài KCN nhưng do những điều kiện mang tính ưu đãi hơn của KCN cho nên nhìn chung các dự án FDI đầu tư vào KCN có được những thuận lợi nhất định trong việc thực hiện triển khai dự án. Tuy nhiên, những thuận lợi này mới chỉ được lập luận về mặt lý thuyết và được xây dựng trong bối cảnh các nước phát triển, nơi mà KCN thực sự phát huy các tác động tích cực của nó tới thu hút và triển khai thực hiện dự án FDI một cách trọn vẹn. Còn trong điều kiện một nước đang phát triển như Việt Nam, mặc dù các KCN đã bước đầu phát huy các tác động tích cực, tạo được các thuận lợi như đã nêu ở trên. Nhưng các tác động này mới chỉ là bước đầu, chưa được trọn vẹn và hơn thế nữa, đã bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực do KCN mang lại. Vì Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 18 - Đại học Ngoại Thương vậy, liệu những thuận lợi có được từ các KCN có giúp cho việc triển khai dự án FDI đầu tư trong KCN ở Việt Nam trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn không? Để trả lời được câu hỏi này, không còn cách nào khác là phải trực tiếp nghiên cứu và đánh giá thực trạng hoạt động triển khai thực hiện các dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam. III. CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRIỂN KHAI DỰ ÁN FDI Ở VIỆT NAM: Như trên đã nêu, các quốc gia khác nhau sẽ có những quy định khác nhau về các công việc cần thực hiện trong giai đoạn triển khai dự án FDI. Đối với Việt Nam, trong điều kiện còn là một nước đang phát triển với cơ chế quản lý còn nặng nề cho nên trong giai đoạn triển khai các dự án FDI, các công việc có tính chất hành chính là các công việc rất phức tạp và chiếm nhiều thời gian và công sức của các nhà đầu tư. Cũng chính vì vậy nên hiện nay, luật pháp Việt Nam chủ yếu quy định các công việc mang tính thủ tục hành chính bắt buộc mà các nhà đầu tư cần thực hiện trong giai đoạn triển khai dự án FDI. Hiện nay, các công việc mang tính thủ tục hành chính chủ yếu cần thực hiện trong giai đoạn triển khai của dự án FDI được quy định như sau: 1. Thủ tục hình thành doanh nghiệp có vốn FDI: Để thực hiện các công việc trong giai đoạn triển khai dự án FDI, chủ đầu tư phải hình thành cơ quan lãnh đạo trực tiếp quản lý và điều hành doanh nghiệp theo quy định của giấy phép đầu tư. a. Hình thành cơ quan lãnh đạo của doanh nghiệp có vốn FDI: Theo các quy định ở Chương III, Nghị định 24.2000.NĐ-CP ngày 31.7.2000 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, sau khi được cấp giấy phép đầu tư, các bên cần thực hiện các công việc sau:  Đối với doanh nghiệp liên doanh:  Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư, các Bên liên doanh thông báo cho nhau danh sách thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị.(Điều 25) Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 19 - Đại học Ngoại Thương Số lượng người của các Bên tham gia vào Hội đồng quản trị phụ thuộc vào tỷ trọng vốn góp của các Bên trong vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh. Theo quy định của Việt Nam, mỗi Bên có ít nhất là 2 thành viên trong Hội đồng quản trị.  Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư, Hội đồng quản trị tổ chức phiên họp đầu tiên để thực hiện các công việc chủ yếu sau:  Thông quy Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị;  Bổ nhiệm Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng;  Xác định cụ thể tiến độ góp vốn pháp định của các Bên liên doanh, kế hoạch và tiến độ xây dựng.(Điều 25) Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Tổng Giám đốc là nguời đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ doanh nghiệp có quy định khác. Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc thứ nhất do Bên liên doanh Việt Nam đề cử và là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam.  Đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Việc thành lập cơ quan lãnh đạo do chủ đầu tư quyết định phù hợp với Luật Đầu tư nước ngoài và Điều lệ doanh nghiệp trong khoảng thời gian quy định là 60 ngày. Việc đăng ký danh sách nhân sự của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng tương tự như đối với doanh nghiệp liên doanh.  Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh: Dự án theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân chung nên không thành lập cơ quan lãnh đạo như doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Nếu cần thiết thì các Bên hợp doanh có thể thoả thuận lập ra Ban điều phối để theo dõi việc thực hiện dự án với các thủ tục đăng ký danh sách nhân sự tương tự như của doanh nghiệp liên doanh. Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 20 - Đại học Ngoại Thương b. Tiến hành và hoàn tất các thủ tục hành chính: Theo các quy định tại Chương III, Luật Đầu tư nước ngoài và Chương IV, Thông Tư số 12.2000.TT-BKH (ngày 15.9.2000), sau khi được bổ nhiệm, Tổng Giám đốc doanh nghiệp có vốn FDI hoặc các Bên hợp doanh tiến hành và hoàn tất các thủ tục sau:  Đăng ký tư cách pháp nhân: Theo quy định của Việt Nam, việc đăng ký tư cách pháp nhân bao gồm:  Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp trên báo Trung ương hoặc báo địa phương theo quy định tại Điều 27, Nghị định 24.2000.NĐ-CP.  Đăng ký trụ sở doanh nghiệp, đăng ký nhân sự tại Sở kế hoạch đầu tư, hoặc Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp nơi đặt trụ sở chính.  Khắc và đăng ký con dấu tại công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.  Đăng ký danh sách Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng.  Mở tài khoản tại Ngân hàng: Về nguyên tắc, doanh nghiệp có vốn FDI được mở tài khoản bằng tiền Việt Nam và tiền nước ngoài tại Ngân hàng (NH) Việt Nam hoặc tại NH liên doanh hoặc chi nhánh NH nước ngoài đặt tại Việt Nam.Việc mở tài khoản ngoại tệ của doanh nghiệp có vốn FDI và Bên nước ngoài tham gia BCC phải tuân theo quy định của Chính phủ Việt Nam về quản lý ngoại hối như Quyết định số 61.2001.QĐ-TTg về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức ban hành ngày 25.4.2001, Thông tư số 04.2001.NHNN ngày 18.5.2001... Theo các quy định nêu trên, các tổ chức cá nhân liên quan đến quản lý ngoại hối được chia thành hai loại: + Người cư trú: gồm doanh nghiệp có vốn FDI, Bên nước ngoài tham gia BCC, chi nhánh công ty nước ngoài, nhà thầu nước ngoài, nhà thầu liên doanh với Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 21 - Đại học Ngoại Thương nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác có vốn nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. + Người không cư trú: Doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam nhưng hoạt động kinh doanh tại nước ngoài, người cư trú tại Việt Nam có thời hạn dưới 12 tháng được xem là người không cư trú. Cũng theo các quy định trên, các doanh nghiệp có vốn FDI sẽ được cấp giấy phép mở và sử dụng tài khoản ở nước ngoài nếu hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực và phạm vi theo quy định của Chính phủ.  Đăng ký chế độ kế toán: Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định các doanh nghiệp có vốn FDI và các Bên nước ngoài tham gia BCC áp dụng chế độ kế toán Việt Nam. Trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác, doanh nghiệp cần giải thích rõ lý do lựa chọn và gửi kèm tài liệu về toàn bộ hệ thống kế toán mà doanh nghiệp xin áp dụng đến Bộ Tài chính. Dù áp dụng chế độ kế toán nào, doanh nghiệp có vốn FDI cũng phải đăng ký với Bộ Tài chính về chế độ kế toán và phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.  Đăng ký dịch vụ Bưu chính viễn thông (BCVT) tại cơ quan quản lý BCVT của Việt Nam: Thủ tục này thực hiện theo hướng dẫn của Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam. 2. Lập hồ sơ xin thuê đất: Việc lập hồ sơ xin thuê đất, chủ đầu tư đã thực hiện một phần khi lập hồ sơ xin giấy phép đầu tư. Cụ thể là: lập bản đồ địa chính, lên phương án đền bù, giải phóng mặt bằng và lấy ý kiến bằng văn bản của UBND tỉnh về 5 nội dung: vị trí, diện tích đất sử dụng, giá tiền thuê đất, thời hạn thuê đất, phương án đền bù giải phóng mặt bằng. Hồ sơ xin thuê đất gửi Sở địa chính nhà đất Tỉnh. Khi dự án đã được cấp giấy phép đầu tư, chủ dự án phải thực hiện tiếp phần xin duyệt hồ sơ xin thuê đất. Hồ sơ này, sau khi hoàn thành, được gửi tới Sở địa chính nhà đất tỉnh. Sở địa chính nhà đất hoặc là trình UBND tỉnh để xét duyệt cho Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 22 - Đại học Ngoại Thương thuê đất ( nếu việc cho thuê đất thuộc UBND tỉnh quyết định) hoặc gửi lên Tổng cục địa chính (nếu việc cho thuê đất do Thủ tướng Chính phủ quyết định). Trong trường hợp Bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, cần nộp hồ sơ tại Sở địa chính nơi có đất dùng để góp vốn. Sau khi có quyết định cho thuê đất, Bên thuê liên hệ với Sở địa chính nhà đất để làm các công việc nhận bàn giao mốc giới khu đất ngoài thực địa và ký hợp đồng thuê đất với Sở địa chính và được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 3. Lập hồ sơ xin duyệt thiết kế xây dựng và triển khai xây dựng công trình: Đây là loại thủ tục hành chính quan trọng vì nó là điều kiện cho việc thi công xây dựng các công trình của dự án FDI. Chỉ sau khi dự án nhận được quyết định chấp thuận việc thẩm định thiết kế xây dựng thì chủ đầu tư mới được tiến hành xây dựng công trình. a. Nội dung bộ Hồ sơ xin duyệt thiết kế xây dựng: Theo quy định, chủ đầu tư phải trực tiếp nộp 3 bộ Hồ sơ thiết kế cho cơ quan thẩm định thiết kế. Mỗi bộ Hồ sơ gồm: + Đơn xin đề nghị thẩm định thiết kế và xin phép được xây dựng công trình. + Các văn bản xác định tư cách pháp lý của tổ chức thiết kế theo quy định. + Các tài liệu thiết kế kỹ thuật. b. Cơ quan thẩm định thiết kế: + Bộ xây dựng trực tiếp nhận Hồ sơ của chủ đầu tư để thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình xây dựng dự án thuộc nhóm A. + Sở xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp nhận Hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình xây dựng dự án thuộc nhóm B để tổ chức việc thẩm định và trình UBND quyết định. c. Nội dung thẩm định thiết kế: Thiết kế công trình xây dựng được thẩm định theo các nội dung chính sau: + Tư cách pháp lý của các tổ chức thiết kế. Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 23 - Đại học Ngoại Thương + Sự phù hợp của bản vẽ thiết kế so với quy hoạch và kiến trúc đã được phê duyệt trong dự án và quy hoạch chi tiết + Sự tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế, xây dựng của Việt Nam hoặc nước ngoài được Bộ xây dựng chấp nhận. + Chịu trách nhiệm về thiết kế. Đối với các dự án có quy mô lớn, gồm nhiều hạng mục công trình độc lập, việc thiết kế có thể chia ra thành nhiều giai đoạn thiết kế, chủ đầu tư phải xây dựng bằng văn bản việc phân chia giai đoạn thiết kế để được các cơ quan thẩm định chấp nhận. Hồ sơ thiết kế đã qua thẩm định sẽ được cơ quan thẩm định đóng dấu và giao lại cho chủ đầu tư một bộ. Khi kết thúc thẩm định sẽ được Bộ trưởng Bộ xây dựng hoặc chủ tịch UBND tỉnh chấp thuận bằng văn bản. d. Thời gian thẩm định thiết kế: Thời hạn thẩm định thiết kế toàn bộ công trình hoặc theo giai đoạn là 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Đối với các hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan thẩm định thiết kế sẽ kéo dài tương ứng với thời gian bổ sung hồ sơ. e. Triển khai việc xây dựng: Đối với công trình của dự án có vốn FDI, Chính phủ Việt Nam quy định không cần phải xin giấy phép xây dựng. Sau khi thiết kế kỹ thuật công trình được chấp thuận thì nhà đầu tư được quyền thi công công trình nhưng phải thông báo cho UBND tỉnh nơi công trình tiến hành xây dựng biết, chậm nhất là 10 ngày trước khi khởi công xây dựng. Nếu quá thời hạn thẩm định thiết kế (20 ngày) mà cơ quan thẩm định thiết kế không thông báo quyết định của mình cho nhà đầu tư thì nhà đầu tư được tiến hành thi công công trình. Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày hoàn thành xây dựng công trình của dự án FDI, doanh nghiệp có vốn FDI hoặc các Bên hợp doanh phải hoàn tất Báo cáo quyết toán công trình và đăng ký tại cơ quan cấp giấy phép đầu tư. Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 24 - Đại học Ngoại Thương 4. Xin duyệt kế hoạch nhập khẩu để xây dựng cơ bản tạo tài sản cố định (TSCĐ): Trong giai đoạn đầu tiên triển khai thực hiện dự án FDI, các bên tham gia dự án cần khẩn trương thực hiện việc lập kế hoạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư... để xây dựng công trình tạo thành TCSĐ cho dự án. Kế hoạnh nhập khẩu này có thể lập cho toàn bộ dự án hoặc chia ra thành công đoạn phù hợp với tiến độ xây dựng. Hồ sơ xin duyệt kế hoạch nhập khẩu gửi lên Bộ thương mại hoặc cơ quan được Bộ thương mại uỷ quyền. Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, theo uỷ quyền của Bộ thương mại, trong thời hạn không quá 15 ngày, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ ra văn bản duyệt kế hoạch nhập khẩu đối với các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn trừ các doanh nghiệp trong các KCN, KCX đã được Bộ thương mại uỷ quyền cho các Ban quản lý KCN duyệt kế hoạch nhập khẩu. 5. Vấn đề đăng ký kinh doanh: Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định rõ, giấy phép đầu tư có giá trị như là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp có vốn FDI, các Bên hợp doanh sau khi có giấy phép đầu tư không cần làm các thủ tục xin giấy phép kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh như đối với các doanh nghiệp trong nước. Đối với các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mà theo quy định phải có giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận ngành nghề (theo Nghị định 10.1998.NĐ- CP), doanh nghiệp có vốn FDI chỉ cần đăng ký với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để triển khai hoạt động kinh doanh của mình theo mục tiêu, ngành nghề quy định tại giấy phép đầu tư, không phải xin giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề. 6. Tuyển lao động: Theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp có vốn FDI, các Bên hợp doanh trong dự án BCC được tuyển dụng lao động theo nhu Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 25 - Đại học Ngoại Thương cầu kinh doanh và phải ưu tiên tuyển dụng công dân Việt Nam. Đối với các công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật và quản lý mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được thì có thể sử dụng lao động nước ngoài nhưng phải có kế hoạch đào tạo lao động Việt Nam thay thế. a. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam: Theo Nghị định số 27.2003.NĐ-CP ban hành ngày 19.3.2003 vừa qua, ở Khoản 14, Điều 1 thì “ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được trực tiếp tuyển dụng lao động Việt Nam và nước ngoài theo quy định của pháp luật về lao động”. Như vậy là hiện nay, các doanh nghiệp có vốn FDI sẽ có quyền trực tiếp tuyển dụng lao động Việt Nam và nước ngoài nhằm phục vụ hoạt động của mình. Người lao động có nhu cầu xin việc làm tại các doanh nghiệp có vốn FDI, các tổ chức nước ngoài phải nộp đơn xin việc tại tổ chức cung ứng lao động thuộc UBND cấp tỉnh nơi doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài đặt trụ ở chính. b. Tuyển dụng lao động là người nước ngoài : Doanh nghiệp có vốn FDI cần sử dụng lao động nước ngoài phải giải trình rõ nhu cầu này ngay từ khi lập dự án FDI và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp nhận. Trong quá trình thực hiện dự án FDI, nếu cần tuyển thêm lao động người nước ngoài thì phải giải trình nhu cầu để được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận. Theo quy định hiện hành của Việt Nam, thời hạn sử dụng lao động là người nước ngoài tối đa không quá 3 năm. Người lao động nước ngoài làm việc thường xuyên cho các doanh nghiệp có vốn FDI phải có giấy phép lao động do Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội cấp. Theo Quyết định 53.1999.QĐ-TTg ngày 26.3.1999, Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội uỷ quyền cho Sở Lao động - Thương binh - Xã hội các tỉnh, các Ban quản lý KCN cấp tỉnh cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI. Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 26 - Đại học Ngoại Thương Trên đây là toàn bộ những công việc mang tính thủ tục hành chính mà các nhà đầu tư nước ngoài cần phải hoàn tất trong quá trình triển khai dự án FDI. Sau khi hoàn thành về phương diện thủ tục hành chính, các công việc cần được thực hiện trong giai đoạn triển khai sẽ được triển khai thực hiện trong thực tiễn. Mặc dù đã hoàn thành các thủ tục mang tính hành chính nhưng khi triển khai thực tế cũng gặp phải không ít khó khăn cần phải được tháo gỡ. Giai đoạn triển khai chỉ thực sự kết thúc khi toàn bộ các công trình cơ sở hạ tầng của dự án đã được hoàn thành, các dây chuyền máy móc, thiết bị, công nghệ đã được chuyển giao, lắp đặt, chạy thử, nghiệm thu hoàn chỉnh và sẵn sàng đi vào sản xuất. ch­¬ng II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN FDI TRONG CÁC KCN(*) Ở VIỆT NAM I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KCN Ở VIỆT NAM : Trong gần 12 năm qua, kể từ khi KCX Tân Thuận được thành lập (9-1991) với diện tích 300 ha, đến nay cả nước đã có 76 KCN (gồm 73 KCN và 3 KCX) được thành lập theo Quyết định của TTCP với tổng diện tích bằng 15.216 ha (không kể khu Dung Quất và khu kinh tế mở Chu Lai). Trong 5 năm đầu (1991– 1995) cả nước mới hình thành được 12 KCN với diện tích qui hoạch 2.277 ha nhưng 3 năm kế tiếp sau (1996-1998) đã có thêm 50 KCN được thành lập với diện tích là 7.850 ha. Đây là những năm mở rộng diện tích xây dựng KCN theo qui hoạch tổng thể phát triển công nghiệp (8–1996) và nghị định 36/CP (4–1997) của Chính Phủ. Do nhiều nguyên nhân các năm sau đó (1999–2001) chỉ có 4 KCN được thành lập; nhưng riêng năm 2002 và quí I/2003 đã có thêm 10 KCN mới với hơn 3.320 ha. Cùng với các chính sách công nghiệp lớn (như dầu khí, đóng tàu, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm, thuỷ sản...) được phổ biến trên những địa bàn khác nhau, các KCN đã góp phần làm thay đổi diện mạo công nghiệp, từng bước hình thành cơ cấu công nghiệp mới trong từng vùng kinh tế. Các KCN đã được (*) : Khái niệm "Khu công nghiệp" (KCN) được sử dụng trong Luận văn này bao gồm các KCN, KCX và các KCNC. Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 27 - Đại học Ngoại Thương phân bố rộng tương đối đều khắp cả nước phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế và lợi thế trên các vùng của đất nước. Trong 76 KCN hiện có, phần lớn phân bố tập trung tại 3 vùng kinh tế trọng điểm: vùng Đông Nam Bộ chiếm 53% về số KCN, 65,5% về diện tích đất; duyên hải miền Trung chiếm tương ứng là 18% và 13%; đồng bằng sông Hồng là 18% và 14%; Trung du, miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng Sông Cửu Long chỉ có 10,5% về số KCN với 7,5% diện tích đất. Đáng chú ý là sau vài năm (1999–2001) việc thành lập mới KCN tạm chững lại thì năm 2002 đã mở ra hướng phát triển mới. Đó là việc thành lập thêm 9 KCN ở địa phương có nhu cầu tăng quĩ đất sử dụng cho các dự án đầu tư phát triển công nghiệp và ở những địa phương lần đầu thành lập KCN. Cũng trong năm này, ngoài những KCN mới được thành lập theo Quyết định của TTCP, nhiều địa phương đã được TTCP chấp thuận cho xây dựng những KCN vừa và nhỏ, những cụm công nghiệp, những điểm công nghiệp chế biến ở những vùng nông thôn, đáp ứng quĩ đất cần thiết cho yêu cầu phân bố các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng cụm công nghiệp liên hợp, tạo địa bàn cho các nhà máy trong diện phải di rời, xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu hoặc tạo quĩ đất để mở rộng các cơ sở sản xuất của làng nghề. 1. Xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật KCN: Gắn liền với quá trình thành lập, các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN cũng được triển khai thực hiện. Trong 76 dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng này, có 18 dự án đầu tư của 15 doanh nghiệp liên doanh nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 969 triệu USD; 1 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có vốn đăng ký là 12 triệu USD, có 53 doanh nghiệp Việt Nam đầu tư 58 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng KCN với tổng số vốn đăng ký là 15.928 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2002, tổng vốn thực hiện của các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN (gọi là Công ty phát triển hạ tầng) đạt gần 500 triệu USD, và gần 4500 tỷ đồng, bằng 40% vốn đăng ký hay dự toán được duyệt. Ngoài một số KCN đã xây xong hệ thống các công trình hạ tầng hay đang xây dựng hạ tầng đủ điều kiện tiếp nhận các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp như: KCN Nomura Hải Phòng, KCN Đà Nẵng ở Đà Nẵng, KCN Tân Thuận, Linh Trung ở Thành phố Hồ Chí Minh, KCN Amata, Biên Hoà II ở Đồng Nai, KCN Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 28 - Đại học Ngoại Thương Việt Nam – Singapore, KCN Việt Hương ở Bình Dương, các KCN còn lại đang trong quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng. 2. Vấn đề cho thuê đất trong các KCN: Tính đến tháng 3 – 2003, các công ty phát triển hạ tầng các KCN đã cho thuê được 4.610 ha, đạt 46% tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê. Trong đó đã có 34 KCN cho thuê từ 50% đến trên 80% diện tích đất công nghiệp, 28 KCN cho thuê từ 10 – 50% diện tích đất công nghiệp, còn lại (13 KCN) chỉ cho một vài dự án thuê và chưa cho thuê, thậm chí chưa cho triển khai xây dựng hạ tầng. KCN được thành lập hoặc từ đất trống hoặc bao trùm các doanh nghiệp có sẵn. Trên thực tế, việc đền bù, giải toả ở các KCN rất phức tạp và tốn kém thời gian, tiền bạc. Nhiều KCN mất 2 –3 năm cho việc đền bù, giải toả đặc biệt là các KCN xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Điều đó đã đẩy chi phí xây dựng KCN tăng lên, dẫn đến giá thuê đất cao làm giảm tính hấp dẫn của KCN. Hiện nay, giá thuê đất ở các KCN Việt Nam có xu hướng giảm 25% so với trước, theo quy định của Nhà Nước về chính sách ưu đãi khuyên khích đầu tư nước ngoài và trong nước. Giá cho thuê đất tại KCN Hà Nội - Đài Tư là 0,16 USD/m2/năm; KCN Thăng Long là 0,13 USD, KCN Deawoo – Hanel là 0.16 USD, KCN Nomura Hải Phòng là 0.2 USD, KCN Sóng Thần II (Bình Dương): 0,5 – 2,5 USD; KCN Sóng thần I (Bình Định) là 0,5 – 2,5 USD còn KCN Sóng thần II là 35USD/MT/ 50 năm. 3. Thu hút đầu tư: Với những chính sách ưu đãi và thủ tục đầu tư đơn giản thuận tiện hơn so với bên ngoài, các KCN đã hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Đầu tư trong nước: đến nay, trong các KCN có gần 1.084 dự án sản xuất và dịch vụ sản xuất với tổng vốn đầu tư 55.850 tỷ VND. Ngoài các doanh nghịêp được thành lập và hoạt động trước khi KCN được hình thành, trong 3 năm gần đây, các nhà đầu tư trong nước đã quan tâm nhiều đến việc đầu tư vào KCN. Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Phú Yên… là những địa bàn thu hút nhiều các doanh nghiệp trong nước vào các KCN. Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 29 - Đại học Ngoại Thương Đầu tư nước ngoài: Trong những năm đầu triển khai xây dựng KCN, các nhà đầu tư nước ngoài là đối tượng chính đầu tư chính đầu tư vào các KCN. Đến nay, các nhà đầu tư từ trên 40 nước vùng lãnh thổ đã có đầu tư vào các KCN với 1.235 dự án, tổng vốn đăng ký trên 9.868 triệu USD ( chưa kể dự án nhà máy lọc dầu số 1 ở KCN Dung Quất với vốn đầu tư 1,3 tỉ USD và các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN), chiếm 23% vốn đăng ký của tất cả các doanh nghiệp FDI đã được cấp giấy phép trong cả nước, nếu chỉ tính riêng các ngành công nghiệp sản xuất (trừ dầu khí, khách sạn, du lịch và khu vực vui chơi giải trí) thì tỷ trọng này là 40%. Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN cũng có sự khác biệt lớn giữa các vùng kinh tế. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: khu vực này có nhiều KCN được thành lập (38 khu) và đã thu hút được nhiều dự án đầu tư nhất với trên 900 dự án FDI (chiếm 84% tổng số dự án có vốn FDI đầu tư vào các KCN) với tổng số vốn đăng ký gần 7,7 tỉ USD (bằng 84% tổng số vốn đăng ký của các dự án FDI đầu tư vào các KCN) và 530 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư gần 31.500 tỷ VND (77% tổng số vốn đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư trong nước vào các KCN) Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: thu hút 65 dự án FDI (chiếm 6% tổng số dự án có vốn FDI đầu tư vào KCN) với tổng số vốn đăng ký là 700 triệu USD (bằng 7,8% vốn đăng ký của các dự án FDI đầu tư vào KCN) và 4 dự án đầu tư trong nước với 23 tỷ VND vốn đầu tư. Hiện tại việc thu hút vốn đầu tư trong nước vào các KCN vùng này tạm thời còn có khó khăn do một trong những nguyên nhân chủ yếu là giá thuê đất tại khu vực này khá cao (cao nhất so với các KCN ở các vùng khác). Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: thu hút được 18 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 108 triệu USD và gần 170 dự án đầu tư trong nước với vốn đầu tư trên 5.100 tỉ VND. Nhìn chung, dự án đầu tư vào KCN được triển khai nhanh và thuận lợi hơn so với dự án đầu tư nước ngoài ngoài KCN vì đất đai được qui hoạch với những Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 30 - Đại học Ngoại Thương công trình hạ tầng sẵn có. Chủ đầu tư không phải lo đền bù, giải toả mặt bằng và xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ cho hoạt động doanh nghiệp. Nhà phân tích cho rằng sự hình thành một loạt các KCN thực tế đã mang lại một bầu không khí mới cho hoạt động sản xuất công nghiệp trong những năm qua; đồng thời góp phần tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật thực hiện chiến lược CNH-HĐH đất nước, bên cạnh đó là tạo ra việc làm cho nhiều vạn lao động và hình thành nên nhiều khu dân cư đô thị mới. Nhưng hiệu quả này chắc chắn sẽ cao hơn nếu các KCN có điều kiện thu hút vốn đầu tư nhiều hơn, tốt hơn. Không kể đến một số dự án công nghiệp nặng (điện, hoá chất, cơ khí, vật liệu xây dựng…), công nghiệp nhẹ (dệt, sợi, may mặc…), công nghiệp thực phẩm có qui mô lớn ở các KCN Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu thì hầu hết các dự án KCN đều có mức đầu tư khiêm tốn, chỉ ở mức có vốn 4-5 triệu USD, doanh thu mỗi năm khoảng 5-6 triệu USD. 4. Lao động và các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng xã hội: Tính đến hết tháng 2 – 2003, các KCN ở Việt Nam thu hút trên 39 vạn lao động làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp (chiếm đến 60% lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài), trong đó nữ chiếm tỷ lệ 62%, lao động có độ tuổi từ 18 đến 35 chiếm 90%, chưa kể đến 30 vạn lao động trong lĩnh vực xây dựng, cung cấp dịch vụ cho KCN và trong các cơ sở sản xuất ngoài KCN có quan hệ với KCN. Quá trình hình thành và phát triển KCN trong thời gian qua đã tạo nên sự dịch chuyển lao động từ các vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn đến các vùng có KCN, góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hoá. Điều này đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng cơ sở kỹ thuật và xã hội ngoài hàng rào như nhà ở, các công trình công cộng, trường học, bệnh viện đồng bộ với quá trình xây dựng và phát triển KCN, đặc biệt tại các địa phương có mật độ KCN cao và hoạt động KCN đã bước đầu có kết quả như Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nội, Đà Nẵng. Nhìn chung, cùng việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động của các KCN trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, tăng GDP, hình thành các trung tâm công nghiệp gắn liền với phát triển đô thị, tạo bước Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 31 - Đại học Ngoại Thương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường trong nước. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN FDI TRONG CÁC KCN Ở VIỆT NAM: 1. Khái quát tình hình triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN Việt Nam giai đoạn 1988-2002: Tính đến hết năm 2002, tất cả các KCN trên lãnh thổ Việt Nam đã thu hút được 1.349 dự án với tổng số vốn đăng ký là 11.336 triệu USD. Trong số các dự án FDI đầu tư vào các KCN trên cả nước tính đến nay, ngoài một số dự án đã bị giải thể trước thời hạn, các dự án còn lại đều đang trong giai đoạn triển khai thực hiện. Tình hình hoạt động của các dự án FDI trong KCN tính đến hết năm 2002 được thể hiện qua bảng sau. Bảng 1: Khái quát tình hình hoạt động của các dự án FDI KCN ở Việt Nam giai đoạn 1988-2002. Số dự án Số vốn đầu tư STT Tình trạng dự án dự án (%) tr USD (%) 1 Số dự án còn hiệu lực 1.262 93,55 10.284 90,72 2 Số dự án hết hạn 0 0,00 0 0,00 3 Số dự án giải thể 87 6,45 1.052 9,28  Tổng số 1.349 100,00 11.336 100,00 (Nguồn: Vụ Quản lý KCN, KCX - Bộ Kế Hoạch & Đầu tư ) Qua bảng trên, có thể thấy rằng hoạt động của các dự án FDI trong các KCN tỏ ra khá hiệu quả. Điều đó thể hiện qua tỷ lệ dự án và tỷ lệ vốn đăng ký còn hiệu lực của các dự án FDI KCN(1) đạt ở mức khá cao, tương ứng là 93,55% và 90,72% (1): là dự án FDI đầu tư vào các KCN. Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 32 - Đại học Ngoại Thương (các tỷ lệ tương ứng của các dự án FDI chung(2) là 79,89% và 77,22%). Đối với các dự án FDI KCN, số lượng và tỷ trọng các dự án bị giải thể là rất nhỏ, thấp hơn nhiều so với các chỉ tiêu tương ứng của các dự án FDI chung. Trong khi chỉ có 6,45% số dự án và 9,28% số vốn FDI đầu tư vào KCN bị giải thể thì có tới 19,33% số dự án và 21,46% số vốn đăng ký của các dự án FDI chung bị giải thể. Những con số này bước đầu cho thấy tính hiệu quả trong hoạt động của các dự án FDI trong các KCN cũng như trong việc triển khai các dự án FDI KCN, so với các dự án FDI chung. a. Tình hình triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam: Trước tiên, ta sẽ xem xét sự biến động của lượng vốn triển khai của các dự án FDI KCN qua các năm trong tương quan so sánh với lượng vốn đăng ký của các dự án FDI KCN và với lượng vốn triển khai thực hiện của các dự án FDI chung trên cả nước nhằm phác hoạ sơ lược thực trạng triển khai thực hiện dự án FDI KCN trong những năm qua. Xét trong mối tương quan với lượng vốn FDI KCN thu hút được, trong khi hoạt động thu hút vốn FDI vào KCN bắt đầu từ năm 1988 thì phải đến năm 1992, hoạt động triển khai các dự án FDI KCN mới bắt đầu. Lý do của sự chậm trễ này là vì đây là lần đầu tiên chúng ta tiến hành xây dựng một mô hình khu kinh tế với nhiệm vụ chính là thu hút các luồng vốn FDI phục vụ cho việc phát triển công nghiệp trong nước, nâng cao trình độ, năng lực công nghệ, tiến tới thực hiện CNH & HĐH đất nước nên chúng ta phải mất một khoảng thời gian đầu cho việc tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đã, đang xây dựng và phát triển thành công mô hình KCN ở nước họ để có thể hiểu và vận dụng thành công mô hình KCN vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Bên cạnh đó, trong 5 năm đầu (1988-1992), lượng vốn FDI mà các KCN thu hút được không nhiều, chỉ thu hút được 457,7 triệu USD, cho nên trong giai đoạn này, hoạt động triển khai dự án trong KCN chưa được thực hiện. Nhưng đến năm 1993, khi mà hoạt động thu hút vốn FDI KCN có sự tăng mạnh (lượng vốn FDI (2): là dự án FDI nói chung, không phân biệt là đầu tư ở trong hay ngoài KCN. Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 33 - Đại học Ngoại Thương KCN năm 1993 so với năm 1992 tăng hơn 700%) thì lượng vốn FDI triển khai trong KCN mới bắt đầu hình thành và có sự tăng trưởng nhanh chóng. (Hình 1) 1973 2192 1333 1468 412 724 763 1776 3117 3895 5456 7852 9145 4989 4279 774 1022 627 492 3.7 17 0 235 202 1415 1426 1525 1707.3 1312 578 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 1988 1989 1900 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 N¨m T ri Öu U SD V§T c¶ n­íc V§T vµo KCN Hình 1 : Tình hình triển khai các dự án FDI KCN ở Việt nam (giai đoạn 1988-2002) Có một thực tế khá lý thú đó là lượng vốn FDI triển khai trong KCN có xu hướng biến động tương tự như xu hướng biến động của lượng vốn FDI mà các KCN thu hút được (dưới đây gọi là FDI KCN) nhưng “chậm pha” hơn. Độ trễ của pha cũng có sự thay đổi, từ khoảng 3-4 năm trong những năm đầu giảm xuống còn trung bình khoảng 2-3 năm trong những năm gần đây. Ta có thể thấy được xu hướng này qua hình 1 ở trên. Nếu như lượng vốn FDI KCN đăng ký đạt đỉnh cao vào năm 1996 và tụt dốc nhanh chóng trong những năm sau đó do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á thì lượng vốn FDI KCN triển khai lại đạt đỉnh cao vào năm 1998 và cũng có sự suy giảm trầm trọng trong những năm tiếp theo. Đến năm 2001, với sự “chạm tới đáy” và bắt đầu phục hồi, vốn FDI triển khai trong KCN đã lặp lại xu hướng biến động của lượng vốn FDI KCN đăng ký trong năm 1999. Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 34 - Đại học Ngoại Thương Tuy nhiên, mặc dù có xu hướng biến động tương tự như của lượng vốn FDI KCN thu hút được nhưng có thể thấy rằng những sự thay đổi của lượng vốn FDI triển khai trong KCN có biên độ hẹp hơn so với của lượng vốn FDI đăng ký trong KCN. Điều đó có nghĩa là các yếu tố tác động tới lượng vốn FDI đăng ký trong KCN cũng ảnh hưởng tới hoạt động triển khai các dự án FDI KCN nhưng với mức độ ảnh hưởng nhỏ hơn. Nguyên nhân của hiện tượng này xuất phát từ bản chất của hoạt động triển khai. Đó là một hoạt động chỉ được thực hiện sau khi đã thu hút được các dự án FDI. Nó không phụ thuộc vào địa điểm tiếp nhận đầu tư là trong hay ngoài KCN. Nếu xét trong mối tương quan với lượng vốn FDI triển khai trên cả nước, nhìn chung xu hướng biến động qua các năm của lượng vốn FDI triển khai của cả nước và của lượng vốn FDI triển khai trong KCN cũng khá tương đồng nhưng không hoàn toàn trùng lặp. Qua hình 1 ở trên, có thể thấy rằng đối với các dự án FDI chung trên cả nước, lượng vốn triển khai tăng nhanh từ năm 1991 và đạt đỉnh cao vào năm 1997. Trong suốt giai đoạn này, lượng vốn triển khai chung tăng với tốc độ chóng mặt, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 154,8%. Đến năm 1998, do tác động “bị làm trễ” của cuộc khủng hoảng Châu Á, lượng vốn triển khai chung bị giảm đáng kể (giảm đi 26,97%). Sau năm 1998, không có sự biến động lớn nào của lượng vốn triển khai trên cả nước. Còn đối với các dự án FDI KCN, lượng vốn triển khai tăng đều trong giai đoạn 1992-1998 nhưng với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm lớn hơn nhiều so với các dự án FDI chung, đạt tốc độ gần 200% mỗi năm. Điều này có được là nhờ những thuận lợi về chính sách, cơ sở hạ tầng, về các mặt tài chính, lao động... mà các KCN mang lại cho các nhà đầu tư. Như vậy là, qua các phân tích ở trên, một trong những kết luận có thể rút ra được đó là hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI KCN có khá nhiều điểm chung với hoạt động triển khai thực hiện các dự án FDI chung. Điều đó cũng có nghĩa là đối với các dự án FDI KCN, thực tiễn hoạt động triển khai dự án không hẳn là dễ dàng, thuận lợi và đạt hiệu quả cao như những phân tích ban đầu. Có thể thấy rõ điều này khi xem xét tỷ lệ triển khai vốn trung bình của các dự án FDI KCN. Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 35 - Đại học Ngoại Thương Tính đến hết năm 2002, lượng vốn triển khai của các dự án FDI KCN còn hiệu lực đạt con số 4.551 triệu USD trong tổng số 10.284 triệu USD vốn đăng ký. Như vậy, tỷ lệ triển khai vốn trung bình của các dự án FDI KCN Việt Nam là 44,25%. Đây là một tỷ lệ thấp nếu so sánh với các nước trong khu vực và không tương xứng với những thuận lợi và những ưu đãi mà các KCN và các doanh nghiệp KCN được hưởng. Ngay cả khi so sánh với tỷ lệ triển khai của các dự án FDI chung đầu tư vào Việt Nam (54,77%), tỷ lệ triển khai vốn của các dự án FDI KCN vẫn thấp hơn. Đây là một thực tế mà ít ai có thể ngờ tới bởi vì từ trước tới nay, trong quan niệm của chúng ta, các dự án FDI đầu tư vào KCN chắc chắn sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong hoạt động của dự án nói chung và trong quá trình triển khai nói riêng. Một đặc điểm nổi bật nữa của hoạt động triển khai vốn FDI KCN đó là các dự án FDI KCN trong tình trạng tạm ngừng triển khai chiếm tỷ trọng lớn do phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện vốn FDI KCN. Theo thống kê, trong số các dự án phải tạm ngừng triển khai thuộc khối sản xuất, số các dự án trong KCN nhiều gấp 4 lần so với các dự án ngoài KCN còn số vốn đầu tư tạm dừng triển khai của các dự án trong KCN nhiều hơn gấp 7,5 lần so với của các dự án ngoài KCN. Thực trạng này đòi hỏi phải có những biện pháp đúng đắn, thích hợp để các dự án FDI KCN được triển khai một cách hiệu quả hơn. Nguyên nhân của thực trạng trên là do: Thứ nhất là do các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã không đánh giá đúng khả năng tiếp nhận vốn đầu tư của các KCN cũng như chưa lường trước được những khó khăn, trở ngại đối với hoạt động triển khai dự án FDI trong các KCN. Điều này dẫn đến thực trạng là có không ít các KCN thu hút ồ ạt các dự án FDI, mải chạy theo số lượng mà không chú ý tới khả năng triển khai thực hiện các dự án đó. Còn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nhiều người do bị loá mắt trước những thành tựu rực rỡ ban đầu nên đã tiến hành đầu tư một cách tràn lan, thiếu căn cứ, cơ sở kinh tế-kỹ thuật chắc chắn. Và kết quả là sự kém hiệu quả trong triển khai thực hiện các dự án FDI KCN. Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 36 - Đại học Ngoại Thương Thêm vào đó, các điều kiện phát triển của nước ta hiện nay còn thấp. Sự thiếu thốn về vốn, sự lạc hậu về trình độ khoa học công nghệ cũng như sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế-kỹ thuật là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng kém hiệu quả trong triển khai thực hiện các dự án FDI KCN. Những nguyên nhân này, một mặt gây ra những khó khăn, trở ngại trực tiếp cho hoạt động triển khai dự án FDI trong KCN, một mặt nó lại làm giảm và làm hạn chế các ưu đãi, thuận lợi mà các KCN dành cho các dự án FDI. b. Tình hình giải thể của các dự án FDI đầu tư trong KCN ở Việt Nam: Trên thực tế, nhìn chung các dự án bị giải thể là tương đối ít, chỉ có 87 dự án với số vốn đăng ký là 1.052 triệu USD, chiếm tỷ trọng tương ứng là 6,45% và 9,28% (Bảng 1). Đây là một tỷ trọng thấp nếu so với tỷ trọng của các dự án FDI bị giải thể chung trên cả nước (19,33% số dự án và 21,46% số vốn đăng ký). Bên cạnh đó, do các dự án FDI đầu tư vào KCN đều là các dự án có vòng đời dài nên cho tới nay vẫn chưa có dự án FDI KCN nào hết hạn. Số lượng dự án và vốn FDI đầu tư vào KCN bị giải thể cũng có sự biến động qua các năm như ta có thể thấy qua biểu đồ sau. Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 37 - Đại học Ngoại Thương 119 139 79 94 137 142 94 118 130 9 10 8 10 10 11 8 10 11 0 20 40 60 80 100 120 140 160 88-93 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 N¨m T ri Öu U SD 0 4 8 12 16 20 24 28 32 Sè dù ¸n Sè vèn Sè dù ¸n (Nguồn: Vụ Quản lý KCN, KCX - Bộ Kế Hoạch & Đầu tư ) Hình 2: Tình hình giải thể của dự án FDI KCN ở Việt Nam qua các năm (giai đoạn 1988-2002). Qua hình 2 ở trên, có thể thấy rằng các dự án FDI KCN bị giải thể chỉ mới xuất hiện từ năm 1994 trở lại đây còn trong giai đoạn 1988-1993, không hề có một dự án nào phải giải thể. Nguyên nhân không phải do trong giai đoạn đó hoạt động triển khai được thực hiện tốt hơn mà là do lúc đó chỉ có rất ít dự án FDI đầu tư vào KCN (mới chỉ thu hút được 457,7 triệu USD). Sau năm 1994, cùng với sự gia tăng lượng vốn FDI vào KCN, lượng vốn FDI giải thể cũng tăng theo với quy mô khá lớn. Lượng vốn giải thể năm 1994 gần bằng 1/10 lượng vốn đầu tư thu hút được năm đó và còn tăng hơn trong năm sau đó. Sự gia tăng lượng vốn FDI giải thể trong hai năm 1994, 1995 là do chúng ta khi đó còn rất bỡ ngỡ và chưa có kinh nghiệm với hình thức thu hút FDI thông qua các KCN. Mặc dù có sự giảm bớt vào năm 1996 nhờ những cố gắng của các Ban quản lý KCN cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền nhưng trong các năm sau đó, từ 1997 đến 1999, Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 38 - Đại học Ngoại Thương lượng vốn FDI đầu tư vào KCN bị giải thể lại tăng vọt do tác động của cuộc khủng hoảng Châu Á. Trong những năm gần đây, mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực từ phía các nhà đầu tư cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tạo lập môi trường đầu tư với các ưu đãi hấp dẫn hơn nhằm thực hiện thu hút và triển khai hiệu quả hơn các dự án FDI vào Việt Nam nói chung và vào KCN nói riêng, nhưng lượng vốn FDI KCN bị giải thể vẫn có xu hướng tăng lên phản ánh môi trường đầu tư của Việt Nam đang dần xuống cấp, xét về mặt tuyệt đối và tương đối (trong tương quan với các quốc gia thu hút FDI khác). Còn nếu xét theo số dự án thì lại không có sự biến động đáng kể qua các năm. Số dự án giải thể hàng năm chỉ dao động trong khoảng từ 8-11 dự án một năm. Trong khi đó, như trên đã nêu, lượng vốn giải thể hàng năm lại có sự biến động mạnh. Do đó, kết quả tất yếu là có sự biến động tương ứng trong quy mô vốn bình quân của các dự án bị giải thể. Quy mô vốn bình quân của các dự án FDI bị giải thể là 12,09 triệu USD/dự án, tuy nhiên trong những năm đầu cũng như trong những năm chịu ảnh hưởng của khủng hoảng, quy mô bình quân của một dự án bị giải thể tăng cao hơn so với các năm khác. Sở dĩ như vậy là do trong những thời điểm đó, hoạt động triển khai gặp khó khăn, các dự án có quy mô lớn vừa khó thích nghi được với những biến động của môi trường đầu tư, vừa đòi hỏi lượng lớn vốn, lao động hay trình độ khoa học công nghệ hiện đại. Đây là những nhu cầu khó có thể đáp ứng được trong những thời kỳ có biến động hoặc trong thời gian đầu khi còn bỡ ngỡ chưa có đủ kinh nghiệm. Chính vì vậy, trong những thời kỳ này, các dự án có quy mô vốn cao thường gặp nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng không thể tiếp tục triển khai được và phải giải thể. 2. Tình hình triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN xét theo lĩnh vực đầu tư: Qua số liệu trong bảng 2 dưới đây, có thể thấy sự phân bố không đồng đều trong cơ cấu vốn đăng ký của các dự án FDI KCN phân theo lĩnh vực đầu tư. Đối với các KCN, lĩnh vực công nghiệp-xây dựng vẫn luôn là lĩnh vực chủ chốt thu hút Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 39 - Đại học Ngoại Thương các dự án FDI (chiếm 87,16% số dự án và 79,78% số vốn đăng ký). Trong lĩnh vực này, hai ngành dẫn đầu trong việc thu hút vốn FDI là hai ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ với tỷ trọng vốn đăng ký lần lượt là 38,20% và 29,86%. Tiếp đến là các ngành như xây dựng hạ tầng KCN, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dầu khí… Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 40 - Đại học Ngoại Thương Bảng 2: Cơ cấu dự án FDI KCN còn hiệu lực ở Việt Nam xét theo lĩnh vực đầu tư (giai đoạn 1988-2002). Số dự án Vốn đăng ký STT Ngành dự án (%) tr USD (%) 1 CN & XD 1.100 87,16 8.205 79,78 2 Dịch vụ 57 4,54 1.331 12,95 3 N-L-N nghiệp 105 8,32 748 7,27  Tổng số 1.262 100,00 10.284 100,00 (Nguồn: Vụ Quản lý KCN, KCX - Bộ Kế Hoạch & Đầu tư ) Hai lĩnh vực chính còn lại là dịch vụ và nông-lâm-ngư nghiệp chỉ thu hút được một lượng ít ỏi các dự án FDI. Cả hai lĩnh vực này chiếm chưa đến 15% số dự án và 25% số vốn đăng ký của các dự án FDI đầu tư vào KCN. Nguyên nhân chính của sự không đồng đều này là do chủ trương phát triển các KCN trên cả nước của Đảng và Nhà nước ta. Tên gọi “khu công nghiệp” bản thân nó đã nói lên rằng các khu này được thành lập nhằm mục đích đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp. Nhìn chung, cơ cấu thu hút vốn FDI KCN phân theo lĩnh vực đầu tư như trên đã phản ánh đúng cơ cấu kinh tế và cơ cấu thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam hiện nay. Chủ trương phát triển các KCN là nhằm để thu hút vốn, công nghệ, kỹ thuật quản lý tiên tiến của nước ngoài, trên cơ sở đó, tạo điều kiện và động lực đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghiệp nước nhà, thực hiện CNH & HĐH đất nước. Mặc dù vậy, để phát triển một cách cân đối và hợp lý về lâu dài, cần phải có sự quan tâm hơn đến một số ngành có tiềm năng phát triển rất lớn ở nước ta như ngành công nghiệp dầu khí, ngành thuỷ sản và công nghiệp chế biến... Tuy nhiên, cơ cấu vốn thực hiện của các dự án FDI KCN lại có sự khác biệt lớn so với cơ cấu vốn đăng ký được phân tích ở trên. Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 41 - Đại học Ngoại Thương Qua bảng 3 dưới đây, có thể thấy rằng mặc dù việc triển khai các dự án FDI KCN ở các lĩnh vực đầu tư khác nhau là khác nhau nhưng sự cách biệt về tỷ lệ triển khai vốn FDI giữa các lĩnh vực đầu tư là không quá lớn. Tỷ lệ triển khai vốn của các dự án FDI KCN trong ba lĩnh vực chính (công nghiệp-xây dựng, dịch vụ và nông-lâm-ngư nghiệp) tương đối đồng đều với các tỷ lệ tương ứng là 42,06%, 49,14% và 59,63%. Nếu so các tỷ lệ triển khai này với tỷ lệ triển khai vốn FDI KCN trung bình của tất cả các ngành (44,25%) thì chỉ có lĩnh vực công nghiệp-xây dựng là có tỷ lệ triển khai thấp hơn so với mức trung bình. Tuy nhiên, nếu đi sâu vào xem xét các ngành nhỏ thì vẫn có sự chênh lệch khá lớn trong tỷ lệ giải ngân giữa các ngành. Nhìn chung, tỷ lệ triển khai vốn FDI KCN của các ngành dao động trong khoảng từ 25% đến 80%. Bảng 3: Tình hình triển khai các dự án FDI KCN ở Việt Nam theo lĩnh vực đầu tư (giai đoạn 1988-2002). STT Lĩnh vực đầu tư Tổng vốn thực hiện (tr USD) Tỷ lệ giải ngân (%) 1 CN & XD 3.451 42,06 Công nghiệp nặng 1.826 37,21 Công nghiệp nhẹ 1.152 35,81 Xây dựng 176 37,28 Công nghiệp thực phẩm 259 49,77 Công nghiệp dầu khí 39 77,52 2 Dịch Vụ 654 49,14 GTVT-Bưu điện 83 30,49 Văn hoá-Y tế-Giáo dục 81 43,51 XD hạ tầng KCN-KCX 473 55,46 Dịch vụ 17 47,94 Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 42 - Đại học Ngoại Thương 3 Nông - Lâm – Ngư nghiệp 446 59,63 Nông-Lâm nghiệp 392 60,26 Thuỷ sản 54 55,36  Tổng số 4.551 - (Nguồn: Vụ Quản lý KCN, KCX - Bộ Kế Hoạch & Đầu tư ) Nhưng điều đáng lo ngại là trong các KCN trên cả nước, các lĩnh vực chiếm tỷ trọng thấp về tổng vốn FDI thu hút được lại có tỷ lệ triển khai vốn FDI KCN cao từ 65-80%, (lĩnh vực công nghiệp dầu khí đạt tỷ lệ cao nhất là 77,52% trong khi chỉ chiếm có 0,46% về tổng vốn đăng ký). Còn các lĩnh vực đứng đầu về thu hút đầu tư nước ngoài thì có tỷ lệ giải ngân khiêm tốn hơn, ví dụ như lĩnh vực công nghiệp nhẹ chiếm tới 29,85% tỷ trọng vốn đầu tư còn hiệu lực nhưng chỉ đạt được tỷ lệ giải ngân là 35,81%. Thực tế này khiến cho tỷ lệ triển khai vốn trung bình của các dự án FDI KCN chỉ đạt ở con số 44,25%, thấp hơn tỷ lệ triển khai vốn chung của các dự án FDI đầu tư vào Việt Nam (54,77%). Như vậy là, xét theo tiêu thức lĩnh vực đầu tư, trong khi cơ cấu vốn đăng ký của các dự án FDI trong KCN được đánh giá là phù hợp với chủ trương và định hướng phát triển của các KCN nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung thì việc triển khai thực hiện các dự án này lại không phù hợp với các chủ trương, định hướng phát triển nêu trên. Trong cơ cấu thu hút vốn FDI đầu tư vào KCN, lĩnh vực công nghiệp-xây dựng đã rất được coi trọng, chiếm tới 79,78% tổng số vốn FDI KCN. Nhưng trong giai đoạn triển khai, lĩnh vực này chưa triển khai được lượng vốn tương xứng với quy mô của mình, tỷ lệ triển khai vốn trung bình trong lĩnh vực này là 42,06% thấp hơn tỷ lệ triển khai vốn FDI KCN trung bình (44,25%). Hơn nữa, đối với các dự án FDI chung, lĩnh vực công nghiệp-xây dựng là lĩnh vực có tỷ lệ triển khai vốn FDI cao nhất, đạt tỷ lệ triển khai trung bình là 63,35%. Còn đối với các dự án FDI KCN, đây lại là lĩnh vực có tỷ lệ triển khai vốn FDI thấp nhất, chỉ đạt 42,06%. Đây là một thực tế ít ai có thể ngờ tới, nhất là khi chúng ta đều biết rằng một trong những mục đích chính khi xây dựng các KCN là thu hút vốn FDI để phát triển ngành công nghiệp. Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 43 - Đại học Ngoại Thương Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do chúng ta chưa thực sự đánh giá đúng về khả năng, nhu cầu và điều kiện cần thiết để tiến hành thu hút FDI phát triển công nghiệp mà đã quá nôn nóng, vội vàng, chạy theo số lượng trong việc xây dựng KCN cũng như trong hoạt động thu hút FDI vào KCN. Bên cạnh đó, những đòi hỏi, yêu cầu lớn và phức tạp của các dự án FDI KCN trong lĩnh vực công nghiệp cũng là một trong các lý do giải thích cho sự yếu kém của hoạt động triển khai dự án trong lĩnh vực công nghiệp-xây dựng. Đối với các dự án FDI đầu tư vào KCN bị giải thể, cơ cấu vốn đầu tư của các dự án này, phân theo lĩnh vực đầu tư, được thể hiện trong hình 3 dưới đây. Có thể thấy rằng, trong cơ cấu vốn FDI đầu tư vào KCN bị giải thể phân theo lĩnh vực đầu tư, lĩnh vực công nghiệp-xây dựng là lĩnh vực có tỷ trọng vốn giải thể lớn nhất, chiếm 79% tương đương với 837 triệu USD, kế đến là lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 15% và cuối cùng là lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 6% trong tổng số vốn FDI KCN bị giải thể. C«ng nghiÖp & X©y dùng, 79%, 837 tr USD N«ng-L©m-Ng­ nghiÖp, 6%, 59 tr USD DÞch vô, 15%, 156 tr USD C«ng nghiÖp & X©y dùng DÞch vô N«ng-L©m-Ng­ nghiÖp (Nguồn: Vụ Quản lý KCN, KCX - Bộ Kế Hoạch & Đầu tư ) Hình 3: Cơ cấu vốn giải thể của các dự án FDI KCN ở Việt Nam xét theo lĩnh vực đầu tư (giai đoạn 1988-2002). Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 44 - Đại học Ngoại Thương Còn so với cơ cấu vốn FDI giải thể của các dự án FDI đầu tư chung vào Việt Nam, tỷ trọng của vốn FDI KCN bị giải thể trong lĩnh vực công nghiệp-xây dựng (79%) cao hơn tỷ trọng của vốn FDI chung bị giải thể trong lĩnh vực công nghiệp- xây dựng (34%). Điều này, một lần nữa lại cho thấy sự kém hiệu quả của hoạt động triển khai vốn FDI trong KCN trong lĩnh vực công nghiệp-xây dựng nói riêng và trong mọi lĩnh vực nói chung. 3. Tình hình triển khai thực hiện dự án FDI trong KCN xét theo địa phương: Tính cho đến hết năm 2002, trên cả nước, mặc dù đã có 29 tỉnh, thành đã tiến hành xây dựng KCN nhưng chỉ có 22 tỉnh, thành trong số đó đã thu hút được các dự án FDI vào các KCN trong tỉnh mình. Tuy nhiên, giữa các tỉnh, thành này lại tồn tại sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu dự án và cơ cấu vốn FDI KCN. Thực trạng thu hút dự án FDI đầu tư vào KCN của các địa phương trên cả nước được thể hiện ở bảng 4 dưới đây. Bảng 4: Cơ cấu dự án FDI KCN còn hiệu lực ở Việt Nam xét theo địa phương (giai đoạn 1988-2002). Số dự án Tổng vốn đăng ký STT Địa phương dự án (%) tr. USD (%) 1 Đồng Nai 342 27,10 4.467 43,44 2 Tp. Hồ Chí Minh 351 27,81 1.583 15,39 3 Bình Dương 301 23,85 1.506 14,64 4 Bà Rịa-Vũng Tàu 28 2,22 1.278 12,43 5 Hà Nội 63 4,99 693 6,74 6 Hải Phòng 35 2,78 174 1,69 7 Các địa phương khác (16) 142 11,25 583 5,67  Cả nước 1.262 100,00 10.284 100,00 Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 45 - Đại học Ngoại Thương (Nguồn: Vụ Quản lý KCN, KCX - Bộ Kế Hoạch & Đầu tư ) Nếu xét số dự án FDI, các tỉnh thuộc các vùng kinh tế trọng điểm chiếm ưu thế lớn trong hoạt động thu hút FDI vào các KCN. Tuy nhiên, có sự chênh lệch lớn giữa các tỉnh, thành đặc biệt là giữa 3 tỉnh, thành (Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương) dẫn đầu với các tỉnh khác. Chỉ tính riêng số các dự án FDI trong các KCN thuộc ba tỉnh này đã chiếm tới 78,76% tổng số dự án FDI vào các KCN trong toàn quốc. 19 tỉnh, thành còn lại chỉ chiếm vẻn vẹn có 21,24%. Việc xem xét, đánh giá theo số lượng các dự án FDI mà các KCN ở các địa phương khác nhau thu hút được chỉ phản ánh được một phần tình hình thu hút FDI vào các KCN trong cả nước. Vì vậy, để phản ánh được một cách chính xác hoạt động thu hút dự án FDI vào các KCN, cần phải đánh giá hoạt động này theo số lượng vốn FDI đầu tư vào các KCN ở các địa phương khác nhau. Theo số liệu ở bảng 4, có một số sự khác biệt trong tình hình thu hút FDI KCN giữa các tỉnh, thành khi xét theo lượng vốn đầu tư. Xét theo tiêu thức này, dẫn đầu cả nước là Đồng Nai với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 4467 triệu USD, chiếm tới 43,44% so với cả nước. Địa phương xếp thứ hai là Thành phố Hồ Chí Minh với 1583 triệu USD, chiếm 15,39%. Tuy nhiên, cũng tương tự như xét theo số dự án FDI KCN thu hút được, có sự cách biệt rất lớn giữa các tỉnh, thành về lượng vốn FDI KCN thu hút được. Địa phương đứng thứ 10 trong số các địa phương thu hút được lượng vốn FDI KCN lớn nhất là Tiền Giang, với lượng vốn thu hút được là 69 triệu USD, chiếm 0,67%, và chỉ bằng khoảng 1/64 so với lượng vốn FDI KCN mà Đồng Nai thu hút được. Như vậy là, cơ cấu dự án FDI KCN theo địa phương không những cùng chung tình trạng mất cân đối như các dự án FDI chung mà mức độ mất cân đối trong cơ cấu các dự án FDI KCN còn trầm trọng hơn nhiều. Chỉ riêng lượng vốn đăng ký của 5 địa phương đứng đầu về thu hút vốn FDI KCN đã chiếm tới 92,64% lượng vốn FDI đầu tư vào các KCN trên cả nước. Điều đó có nghĩa là 17 tỉnh thành còn lại chỉ thu hút được một lượng vốn FDI KCN chiếm 7,36% so với cả Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 46 - Đại học Ngoại Thương nước. Trong khi đó, tỷ trọng vốn đăng ký của các dự án FDI đầu tư chung của 5 địa phương đứng đầu chỉ là 74,46%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các tỉnh thành. Tuy nhiên, trong trường hợp này khi đối tượng thu hút đầu tư là các KCN, sự chênh lệch đó càng rõ rệt bởi các chính sách ưu đãi cũng như các cơ sở cần thiết để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài mà các KCN có thể cung cấp phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển của tỉnh, thành nơi có KCN. Điều đó, vô hình chung, đã nhân đôi khoảng cách trong khả năng thu hút FDI vào KCN giữa các tỉnh, thành. Còn về tình hình triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN, xét theo các địa phương trong cả nước, trong số 22 tỉnh, thành có KCN có dự án FDI thì chỉ có 13 tỉnh, thành đã tiến hành triển khai được các dự án FDI đầu tư vào địa phương mình, chiếm 59,091%. Đây hoàn toàn không phải là một tỷ lệ cao nếu so với tỷ lệ 96,77% (60/62) các tỉnh, thành trên cả nước đã triển khai được các dự án FDI chung đầu tư vào địa phương mình. Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 47 - Đại học Ngoại Thương Bảng 5: Tình hình triển khai các dự án FDI KCN ở Việt Nam theo địa phương (giai đoạn 1988-2002). STT Địa phương Tổng vốn thực hiện (tr USD) Tỷ lệ giải ngân (%) 1 Tiền Giang 109,42 89,647 2 Hải Phòng 157,31 62,206 3 Cần Thơ 62,08 51,542 4 Khánh Hoà 33,07 46,947 5 Hà Nội 476,50 43,885 6 TP Hồ Chí Minh 898,71 37,436 7 Đồng Nai 2.085,54 28,346 8 Đà Nẵng 61,68 24,590 9 Bình Dương 454,19 19,981 10 Long An 15,61 12,512 11 Bà Rịa-Vũng Tàu 196,62 9,616 12 Thừa Thiên Huế 0,18 1,111 13 Bình Thuận 0,09 0,009 Cả nước 4.551,00 44,250 (Nguồn: Vụ Quản lý KCN, KCX - Bộ Kế Hoạch & Đầu tư ) Nhìn chung, qua bảng số liệu trên, có thể thấy rằng lượng vốn FDI KCN mà các tỉnh triển khai được có sự chênh lệch rất lớn. Trong số 13 tỉnh, thành đã tiến hành triển khai được các dự án FDI KCN đầu tư vào tỉnh mình, Đồng Nai đứng đầu với 2.085,54 triệu USD vốn đầu tư đã được triển khai, bỏ xa địa phương đứng thứ hai là Thành phố Hồ Chí Minh với 898,71 triệu USD vốn triển khai. Còn tỉnh Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam Lê Thị Thanh Thuỷ - 48 - Đại học Ngoại Thương triển khai được ít vốn đầu tư nhất là Bình Thuận, mới chỉ triển khai được 0,09 triệu USD. Không chỉ chênh lệch về lượng vốn FDI triển khai được mà tỷ lệ giải ngân của mỗi tỉnh cũng rất khác nhau. Trong khi Tiền Giang là tỉnh có tỷ lệ triển khai vốn FDI KCN cao nhất, đạt 89,647% thì tỷ lệ triển khai vốn FDI KCN thấp nhất (của Bình Thuận) chỉ đạt có 0,009%. Mặc dù tỷ lệ giải ngân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng các dự án, số lượng vốn đầu tư hoặc quy mô vốn của các dự án nhưng nó cũng phản ánh được phần nào các nỗ lực của các cơ quan quản lý địa phương cũng như của các Ban quản lý các KCN trong việc tạo các điều kiện thuận lợi cho hoạt động triển khai các dự án FDI trong các KCN. Trong số 10 tỉnh, thành dẫn đầu về thu hút vốn FDI KCN trên cả nước đã có tới 9 tỉnh, thành triển khai được vốn nhưng nhìn chung tỷ lệ triển khai vốn FDI KCN của các tỉnh thành này chỉ đạt ở mức trung bình, ví dụ như Đồng Nai có tỷ lệ triển khai là 28,346%, thành phố Hồ Chí Minh đạt 38,436%, Hà Nội đạt 43,885% vv... Bên cạnh đó, theo xu hướng chung của hoạt động triển khai các dự án FDI KCN (dự án FDI KCN đạt tỷ lệ triển khai thấp hơn so với các dự án FDI chung), tỷ lệ triển kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN FDI TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM.pdf
Tài liệu liên quan