Tài liệu Khóa luận Mạng cảm nhận không dây (WSN) đặc điểm cấu hình và thủ tục điều khiển thâm nhập môi trường (MAC): ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Hoàng Quang Hưng
Mạng cảm nhận không dây (WSN) đặc điểm cấu hình
và thủ tục điều khiển thâm nhập môi trường (MAC)
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Điện tử - Viễn thông
HÀ NỘI - 2008
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Hoàng Quang Hưng
Mạng cảm nhận không dây (WSN) đặc điểm cấu hình
và thủ tục điều khiển thâm nhập môi trường (MAC)
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Điện tử - Viễn thông
Cán bộ hướng dẫn: PGS-TS Vương Đạo Vy
Cán bộ đồng hướng dẫn:
HÀ NỘI - 2008
TÓM TẮT NỘI DUNG
Mạng LAN không dây là mạng trong đó các trạm được kết nối với nhau bằng
sóng radio hoặc hồng ngoại. WLAN hoạt động trên cơ sở tiêu chuẩn của IEEE 802.11
trong dải tần ISM. WLAN sử dụng sóng radio với các tín hiệu được điều chế theo kỹ
thuật trải phổ. Hoạt động của WLAN bao gồm 2 quá trình: Kiểm tra lớp vật lý (PHY)
và điều khiển thâm nhập môi trường MAC, hoạt động trong giao th...
73 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Mạng cảm nhận không dây (WSN) đặc điểm cấu hình và thủ tục điều khiển thâm nhập môi trường (MAC), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Hoàng Quang Hưng
Mạng cảm nhận không dây (WSN) đặc điểm cấu hình
và thủ tục điều khiển thâm nhập môi trường (MAC)
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Điện tử - Viễn thông
HÀ NỘI - 2008
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Hoàng Quang Hưng
Mạng cảm nhận không dây (WSN) đặc điểm cấu hình
và thủ tục điều khiển thâm nhập môi trường (MAC)
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Điện tử - Viễn thông
Cán bộ hướng dẫn: PGS-TS Vương Đạo Vy
Cán bộ đồng hướng dẫn:
HÀ NỘI - 2008
TÓM TẮT NỘI DUNG
Mạng LAN không dây là mạng trong đó các trạm được kết nối với nhau bằng
sóng radio hoặc hồng ngoại. WLAN hoạt động trên cơ sở tiêu chuẩn của IEEE 802.11
trong dải tần ISM. WLAN sử dụng sóng radio với các tín hiệu được điều chế theo kỹ
thuật trải phổ. Hoạt động của WLAN bao gồm 2 quá trình: Kiểm tra lớp vật lý (PHY)
và điều khiển thâm nhập môi trường MAC, hoạt động trong giao thức CSMA/CA.
Mạng WLAN cung cấp 2 chế độ cấu hình là Ad-hoc và Infrastructure, hỗ trợ đơn ô và
đa ô với tính năng di động.
Mạng cảm nhận không dây WSN cũng là mạng hoạt động với nhau nhờ sóng
radio. Nhưng trong đó, mỗi node mạng bao gồm đầy đủ các chức năng để cảm nhận,
thu thập, xử lý và truyền dữ liệu. Cấu hình cho mạng WSN cũng tương tự như WLAN
nhưng phức tạp hơn WLAN vì số lượng các node cũng như phạm vi hoạt động là khá
lớn. Các dạng cấu hình trong mạng WSN còn phải đáp ứng được các hàm kết nối của
từng dạng để đảm bảo mạng hoạt động. Thủ tục điều khiển thâm nhập môi trường
trong WSN cũng có phần giống với WLAN tuy nhiên do yêu cầu về tiết kiệm năng
lượng tối đa của các node, WSN đưa ra các giải pháp để giải quyết việc tiết kiệm năng
lượng bằng các chế độ lập lịch thức, ngủ cho mỗi quá trình truyền và nhận dữ liệu của
mỗi node.
MỤC LỤC
PHẦN 1
MẠNG LAN KHÔNG DÂY (WLAN)
Chương 1. Tổng quan về WLAN
1.1. Giới thiệu chung……………………………………………………...….2
1.2. Lợi ích và ứng dụng của WLAN………………...………………............2
1.3. WLAN trên cơ sở radio……………………………………………...…..3
1.3.1 Dải ISM…………………………………………………………...……..3
1.3.2 Điều biến dải hẹp………………………………………………...………4
1.3.3 Điều biến trải phổ……………………………………………...………...4
1.3.3.1Trải phổ chuỗi trực tiếp (DSSS)…………..…………………...……..…5
1.3.3.2Trải phổ nhảy tần (FHSS)………………………………..…...……...….6
1.4 WLAN trên cơ sở hồng ngoại…………………………………...………7
1.4.1 Kỹ thuật WLAN dùng ánh sáng hồng ngoại khuếch tán………...………8
1.4.2 Kỹ thuật hồng ngoại điểm-điểm………………………………...……….8
1.4.2.1Kết nối hồng ngoại điểm-chùm…………..………………………......….8
1.4.2.2Hệ thống LAN hồng ngoại điểm-điểm………………………………….9
1.5 Chế độ hoạt động Ad-hoc và Infrastructure………………………..........9
1.5.1 Chế độ Infrastructure…………………………………………………….9
1.5.2 Chế độ Ad-hoc………………………………………………………….10
1.6 Cấu hình đơn ô, đa ô trong WLAN……………………………...……..11
1.6.1 Đơn ô (single cell WLAN)...………………………………………...…11
1.6.2 Liên kết đơn ô……………………………………………………..........11
1.6.3 Đa ô……………..…………………………………………………..….11
1.6.4 Chồng lấp các ô……………………………………………...…………12
1.7 Ưu nhược điểm của LAN không dây…………………..………………12
1.7.1 Ưu điểm………………………………………………...………………12
1.7.2 Nhược điểm………………………………………………...…………..13
Chương 2. Các chuẩn và thiết bị của WLAN
2.1 Chuẩn IEEE 802.11……………………………………………...…......13
2.1.1 Lớp vật lý của IEEE 802.11………………………………...………….14
2.1.1.1 Phân lớp hồng ngoại…….…………………….……...………………14
2.1.1.2 Phân lớp FHSS………………………………..…………..………….14
5
2.1.1.3 Phân lớp DSSS……………………………………………...………15
2.1.2 Lớp MAC của IEEE 802.11………………………………………...….15
2.1.2.1 Cơ chế CSMA……………..……...………………………………….16
2.1.2.2 Cơ chế RTS/CTS…….………………...…………………………….16
2.1.2.3 Khung dữ liệu MAC trong 802.11…………..………………..……...17
2.2 Giao thức mạng không dây……………………..……………………...17
2.3 Kiến trúc mạng không dây…………………………..…………………19
2.4 Phân bố địa chỉ IP…………………...………………………………….20
2.5 Thiết bị cho WLAN……………………...……………………………..21
2.5.1 Wireless Adaptor……………………………...………………………..21
2.5.2 Anten……………………………………………...…………………....23
2.5.2.1 Đặc điểm chung của anten………………..………...………………..23
2.5.2.2 Một số loại anten………..……………………………..…………….24
2.5.3 Điểm truy cập (AP)………………………………………….………...25
PHẦN 2
MẠNG CẢM NHẬN KHÔNG DÂY (WSN)
Chương 1. Tổng quan về mạng cảm nhận không dây
1.1 Khái quát………………………………………………………….……27
1.2 Các thiết bị mạng cảm biến không dây………………………………...28
1.2.1 Bộ xử lý nhúng năng lượng thấp…………….…………………………29
1.2.2 Bộ nhớ và lưu trữ…………………………….…....……………………29
1.2.3 Máy thu phát bức xạ (radio)……………………………………………29
1.2.4 Cảm biến………………….…………………………………………….29
1.2.5 Hệ thống định vị địa lý…………………………………………………30
1.2.6 Nguồn năng lượng………………………………………………...........30
1.3 Ứng dụng của mạng cảm nhận không dây……………………………..31
1.3.1 Quan sát môi trường sinh thái……………………………………...…..31
1.3.2 Theo dõi trong quân sự và tìm kiếm mục tiêu………………………….31
1.3.3 Quan sát địa chấn và cấu trúc……………………………………..........31
1.3.4 Công nghiệp và thương mại mạng cảm nhận……………………..........32
1.4 Thách thức thiết kế chính…………………………...………………….32
1.4.1 Thời gian sống mở rộng………………………………..………………33
1.4.2 Đáp ứng……………………………………………………...…………33
1.4.3 Sức mạnh……………………………………………………………….33
6
1.4.4 Bổ trợ…………………………………………………………………...33
1.4.5 Mở rộng phạm vi……………………………………………………….34
1.4.6 Tính không đồng nhất………...………………………………………...34
1.4.7 Tự cấu hình………………………...…………………………………...34
1.4.8 Tự đánh giá và thích nghi……………...……………………………….35
1.4.9 Thiết kế hệ thống…………………………...…………………………..35
1.4.10 An ninh và bảo mật……………………………..………..…………...35
Chương 2. Triển khai mạng
2.1 Tổng quan…………………………………………...………………….36
2.2 Triển khai có cấu trúc hay triển khai ngẫu nhiên………...…………….37
2.3 Topo mạng…………………………………………….……..…………38
2.3.1 Single hop dạng sao………………………………….………..………..39
2.3.2 Multi hop dạng lưới và ô……………………………….………..……..39
2.3.3 Cụm (cluster) phân cấp 2 tầng………………..………….……………..39
2.4 Kết nối trong dạng sơ đồ ngẫu nhiên……………..……….……………39
2.4.1 Kết nối trong G(n,R)…………………………………..….…………….41
2.4.2 Tính đơn điệu của G(n,R)………………………………...…………….42
2.4.3 Kết nối trong G(n,K)………………………………………...…………42
2.4.4 Kết nối và truyền tin trong G(n,p,R)……………………………...……43
2.5 Kết nối sử dụng điều khiển năng lượng……………………………..….43
2.5.1 Năng lượng nhỏ nhất để kết nối cấu trúc mạng…………..…...….…….44
2.5.2 Cài đặt năng lượng chung nhỏ nhất…………………………..………...45
2.5.3 Làm giảm tối thiểu năng lượng cực đại…………………………..…….46
2.5.4 Topo điều khiển dạng hình nón………………………………………...46
2.5.5 Cấu trúc trình duyệt mở rộng theo hình cây cục bộ nhỏ nhất...………...47
Chương 3. Đa truy cập và chế độ ngủ
3.1 Tổng quan………………………………………………………………48
3.2 Giao thức MAC truyền thống…………………………………………..48
3.2.1 Aloha và CSMA………………………………………………………..48
3.2.2 Vấn đề node ẩn node hiện……………...………………………………49
3.2.3 Đa truy cập tránh xung đột MACA và đặc tả 802.11…………………..50
3.2.4 IEEE 802.15.4 MAC……………...……………………………………54
3.3 Năng lượng hiệu quả trong giao thức MAC…..……………………….55
3.3.1 Quản lý năng lượng trong IEEE 802.11…………..…………………...55
3.3.2 Năng lượng cần cho đa truy cập và báo hiệu…………..………………55
7
3.3.3 Tối thiểu hoá chi trả năng lượng tiếp nhận rảnh rỗi………..……….….55
3.4 Kỹ thuật ngủ không đồng bộ…………………………………..….……56
3.4.1 Bức xạ thức dậy thứ 2……………………………………………...…..56
3.4.2 Lắng nghe năng lượng thấp / lấy mẫu đầu khung truyền……...………56
3.4.3 WiseMAC……………………………………………………………...57
3.4.4 Truyền/nhận- bắt đầu chu kỳ tiếp nhận………………………..………57
3.5 Kỹ thuật lập lịch ngủ…………………………………………………..58
3.5.1 Cảm ứng MAC (S-MAC)……………………………………………...58
3.5.2 MAC thời gian chờ (T-MAC)………………………………………….59
3.5.3 MAC hội tụ dữ liệu (D-MAC)…………………………………………60
3.5.4 Lập lịch ngủ có thời gian trễ hiệu quả………………………………….61
3.5.5 Lịch ngủ không đồng bộ…………………………………………..........61
CHỮ VIẾT TẮT
ACK :Acknowledge
AP :Access Point
BPP :Base Band Processor
CAP :Contention Access Period
CBTC :Cone-Based Topology Control
CFP :Collision-Free Period
COWPOW :Minimum Common Power Setting
CSMA/CA :Carrier Sense Multiple Access/ Collision Avoidance
CSMA/CD :Carrier Sense Multiple Access/ Collision Detection
CTS :Clear To Send
D-MAC :Data-gathering MAC
DCF :Distributed Coordination Function
DESS :Delay Efficient Sleep Scheduling
DIFS :Distributed Inter-Frame Spacing
DSSS :Direct Sequence Spread Spectrum
FHSS :Frequency Hopping Spread Spectrum
FCC :Federal Communication Commission
FRTS :Future Request To Send
GPS :Global Positioning System
GTS :Guaranteed Time Slot
IEEE :Institute of Electrical and Electronic Engineering
LWIM :Low-Power Wireless Integrated Microsensor
9
LAN :Local Area Network
LMST :Local Minimum Spanning Tree Construction
LR-WPAN :Low-Rate Wireless Personal Area Networks
MECN :Minimum Energy Connected Network Construction
NAV :Network Allocation Vector
NIC :Network Interface Card
OSI :Open System Interconnection
PAMAS :Power Aware Medium Access with Signaling
PCMCIA :Personal Computer Memory Card International Association
PCF :Point Coordination Function
PHY :Physical
RICER :Receiver Initiated Cycle Reception
RTS :Request To Send
S-MAC :Sensor MAC
T-MAC :Timeout MAC
TICER :Transmitter Initiated Cycle Reception
WEP :Wired Equivalent Privacy
WINS :Wireless Integrated Networked Sensors
WLAN :Wireless Local Area Network
WSN :Wireless Sensor Network
1
MỞ ĐẦU
Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ theo từng ngày, nhu cầu sử dụng
các hệ thống thông tin ngày càng cao. Do vậy đòi hỏi kỹ thuật thu thập, xử lý và truyền
dữ liệu chính xác và nhanh chóng. Để đáp ứng được nhu cầu đó, điều bắt buộc là phải
phát triển một hệ thống truyền thông không dây kết hợp với sự đa dạng hoá các loại
hình dịch vụ. WLAN chính là một giải pháp chọn lựa bởi khả năng linh động trong kết
nối của nó.
Bên cạnh nhu cầu giao tiếp các thiết bị không dây, một nhu cầu ngày càng được
đòi hỏi lớn hơn là nhu cầu về cảm biến, giám sát, theo dõi điều khiển thông minh. Đặc
biệt trong các lĩnh vực quân sự (kích hoạt thiết bị, điều khiển tự động các thiết bị
robot), y tế (định vị, theo dõi tình trạng sức khoẻ bệnh nhân và báo động khẩn cấp tự
động), môi trường (giám sát lũ lụt, thiên tai…) và một vài lĩnh vực về đời sống khác
(nhà thông minh, điều khiển giao thông tự động tránh ùn tắc…). Để giải quyết nhu cầu
này, người ta phát triển hệ thống mạng cảm nhận không dây (WSN). WSN tạo ra môi
trường giao tiếp giữa các thiết bị thông minh, hay giữa các thiết bị thông minh với con
người hoặc các hệ thống viễn thông khác.
Cùng với những ưu điểm mà WSN mang lại, còn những mặt hạn chế khả năng
hoạt động của mạng. Đó chính là: mạng WSN có thể hiểu đơn giản là mạng liên kết
các node bằng sóng vô tuyến trong đó các node mạng thường là các thiết bị đơn giản,
gọn nhẹ, rẻ tiền, có số lượng lớn và phân bố khá rộng. Lưu lượng dữ liệu lưu thông
trong WSN là thấp và không liên tục, thông thường thời gian 1 node mạng ở trạng thái
nghỉ lớn hơn trạng thái hoạt động rất nhiều, do vậy cần có giải pháp tiết kiệm năng
lượng tối đa. Không những vậy, các node mạng của WSN đôi khi còn phải hoạt động
trong môi trường khắc nghiệt, được bố trí ngẫu nhiên nên có thể di chuyển làm thay
đổi cấu hình mạng. Vì vậy đòi hỏi các node mạng còn có khả năng tự động cấu hình và
thích nghi. Cuối cùng là những khó khăn về vấn đề bảo mật và an ninh bởi khả năng
hoạt động tự động của các node mạng.
Khoá luận này, bên cạnh việc nêu lên đặc điểm cấu hình và hoạt động của
WLAN, tập trung chính vào đặc điểm cấu hình và thủ tục điều khiển thâm nhập môi
trường của mạng WSN. Với kiến thức còn hạn hẹp, thời gian nghiên cứu không dài và
tài liệu tham khảo có chưa nhiều, do vậy khoá luận không tránh khỏi những sai sót.
Vậy kính mong các thầy cùng các bạn sinh viên quan tâm chia sẻ đóng góp ý kiến để
khoá luận được hoàn thiện.
Em xin chân thành cám ơn!
2
PHẦN 1
MẠNG LAN KHÔNG DÂY (WIRELESS LAN HAY WLAN)
Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ WLAN
1.1 . Giới thiệu chung
Mạng LAN không dây về cơ bản giống với mạng LAN có dây. Tuy nhiên, trong
khi mạng LAN có dây có lưu lượng mạng của các kênh thông qua dây cáp đồng trục
hoặc cáp quang thì WLAN sử dụng dải tần số radio để gửi lưu lượng truyền thông
trong không gian. Mạng WLAN cũng có thể sử dụng tia hồng ngoại nhưng với những
giới hạn khoảng cách ngắn.
Mạng LAN không dây có thể dùng cho máy tính xách tay hoặc máy để bàn, hoặc
PDA để truy cập nội hạt mà không phải kết nối bằng dây. Do vậy, WLAN thường
được cài đặt trong những vùng khó lắp đặt hoặc những nơi có nhiều người sử dụng
máy tính xách tay hay PDA di động.
Mỗi điểm truy cập có một máy phát và một máy thu, một anten và một bộ phận
hoạt động như Bridge (cầu). Một điểm truy cập có thể phục vụ một số người sử dụng,
nhưng khi có nhiều người cùng kết nối, liên kết trở nên chậm. Người dùng có “bộ tiếp
hợp không dây” bên trong máy tính có thể truy cập bất cứ ở đâu trong phạm vi hoạt
động kể từ điểm truy cập, vì tín hiệu radio không dây có thể xuyên qua hầu hết tường
hay sàn nhà. Ngoài khoảng cách ra, tốc độ truyền dữ liệu còn phụ thuộc cả vào các vật
cản trên đường đi của tín hiệu. Độ rộng tần số trong chuẩn 802.11 qui định ở tốc độ
cao truyền gần hơn.
Nếu dùng mô hình Ad hoc, một số trạm làm việc bị che khuất so với các trạm
khác sẽ mất khoảng 40% hiệu suất mạng. Nếu dùng mô hình điểm giao dịch thì chỉ cần
thấy nhau giữa điểm giao dịch và từng trạm làm việc, tránh được vấn đề trên.
1.2 . Tiện ích và ứng dụng của WLAN
Với WLAN, người sử dụng có thể truy cập những thông tin dùng chung và người
quản trị mạng có thể thiết lập hoặc mở rộng mạng mà không phải lắp đặt thêm thiết bị
hoặc di chuyển đường dây. Hệ thống WLAN di động cung cấp cho người dùng truy
3
cập thông tin với thời gian thực ở bất cứ nơi đâu trong phạm vi hoạt động. Sự di động
hỗ trợ một cách hiệu quả các dịch vụ mà mạng có dây không thể làm được. Việc cài
đặt và thiết lập một hệ thống WLAN không cần đến các đường cáp, đầu tư ban đầu
cho phần cứng WLAN có thể cao hơn của LAN, nhưng chi phí cho cài đặt và thời gian
tồn tại có thể thấp hơn một cách đáng kể.
WLAN có 2 ứng dụng chủ yếu:
- Kết nối giữa các toà nhà
- Kết nối mạng không dây và có dây (wireless – wire)
Tất cả WLAN hoạt động trên dải tần số không đăng ký ở gần tốc độ mạng
Ethernet (100Mbps) sử dụng giao thức sóng mạng radio hoặc hồng ngoại.
Phần lớn các thiết bị này đều có thể truyền thông tin trên 1000 feet giữa các máy
tính trên môi trường hoạt động và chi phí sử dụng trong phạm vi từ 150$ - 800$.
1.3 . WLAN trên cơ sở Radio
Sự thuận lợi của sóng radio trong kết nối là chúng truyền qua tường và các vật
cản khác mà suy giảm yếu. Thậm chí, qua nhiều bức tường tách rời người sử dụng và
server hoặc cầu không dây, mạng vẫn có thể duy trì kết nối. Tuy nhiên, khi có nhiều
thiết bị như trong y học, công nghiệp cùng hoạt động với một tần số radio theo WLAN
sẽ gây ra tạp nhiễu. Vì vậy, người ta đã đưa ra luật và phương pháp để giải quyết vấn
đề này.
- Dải ISM
- WLAN dải hẹp
- WLAN dải rộng
1.3.1 . Dải ISM
FCC (Federal Communications Commission) cho phép các sản phẩm mạng
không dây hoạt động trong dải công nghiệp, khoa học và y học (Industrial, Scientific,
Medical – ISM). FCC cho phép người sử dụng thực hiện các sản phẩm thoả mãn
những yêu cầu, ví dụ hoạt động với máy phát 1W công suất đầu ra.
Điều này càng có lợi khi di chuyển thường xuyên, vì khi đó có thể tránh được
giấy tờ phức tạp vì đăng ký lại sản phẩm ở vị trí mới. Ngoài ra, còn nhiều dải tần số
cao hơn, hỗ trợ tốc độ dữ liệu cao hơn.
4
Dải tần số ISM 2.4 GHz là dải không đăng ký có hiệu lực ở mọi nơi. Nhưng các
nhà sản xuất phát triển các sản phẩm trong dải 902 MHz vì cho rằng dải này tiết kiệm
hơn.
1.3.2 . Điều biến dải hẹp
Những hệ thống radio như TV sóng radio FM và AM sử dụng điều biến dải hẹp.
Những hệ thống này tập trung tất cả các công suất phát sóng trong một dải hẹp tần số,
tạo ra hiệu quả sử dụng phổ radio. Khi hệ thống khác sử dụng cùng tần số, sẽ gây ra rất
nhiều nhiễu làm hỏng nhiều tín hiệu. Để tránh nhiễu, FCC yêu cầu người sử dụng hệ
thống dải hẹp đạt được toạ độ hoạt động chính xác của sóng radio. Những sản phẩm
dải hẹp có nhiều ưu điểm vì hoạt động không có nhiễu. Nếu nhiễu xảy ra, FCC sẽ giải
quyết vấn đề đó. Điều này làm cho điều chế dải hẹp tốt với những kết nối kéo dài vượt
kích thước địa lý của vùng trung tâm.
1.3.3 . Điều biến trải phổ
Điều biến trải phổ có rất nhiều tính năng, quan trọng nhất là:
- Chống lại nhiễu vô tình hay cố ý, đây là một tính năng quan trọng cho thông
tin ở vùng bị tắc nghẽn như ở các thành phố.
- Có khả năng loại trừ hay giảm bớt ảnh hưởng của truyền sóng nhiều tia gây
trở ngại rất lớn trong thông tin đô thị.
- Có khả năng dùng chung ba lĩnh vực: công nghiệp, khoa học và y học (dải
ISM) với công suất đến 1W ở các băng tần sau: 902-928 MHz, 2.4-2.4835
GHz và 5.725-5.85 GHz (theo tiêu chuẩn FCC).
- Nhờ sử dụng các mã trải phổ giả ngẫu nhiên nên khó bắt trộm tín hiệu.
Ở các hệ thống thông tin thông thường, độ rộng băng tần là vấn đề quan tâm
chính và các hệ thống này được thiết kế càng tốn ít độ rộng băng tần càng tốt. Ở các hệ
thống thông tin trải phổ, độ rộng băng tần của tín hiệu được mở rộng, thông thường
hàng trăm lần trước khi được phát. Khi có một người sử dụng băng tần SS (Spread
Spectrum) sẽ không hiệu quả, tuy nhiên ở môi trường nhiều người sử dụng, họ có thể
dùng chung một băng tần SS và hệ thống trở nên có hiệu quả mà vẫn duy trì được các
ưu điểm của trải phổ.
Trải phổ là gì? Điều chế trải phổ là trải công suất tín hiệu trên một dải rộng tần
số. Điều này trái với yêu cầu duy trì thông tần số, nhưng quá trình trải tạo nhiều tín
hiệu dữ liệu bị ảnh hưởng của tạp nhiễu điện so với kỹ thuật điều chế radio thường. Sự
5
truyền và tạp nhiễu điện khác dải thông hẹp, sẽ chỉ nhiễu với phần nhỏ của tín hiệu trải
phổ, kết quả là ít nhiễu hơn và ít lỗi hơn khi thu tín hiệu dải điều chế. Sự điều biến trải
phổ sử dụng một trong hai phương pháp để trải tín hiệu trên vùng rộng: Trải phổ chuỗi
trực tiếp (DSSS) và trải phổ nhảy tần (FHSS).
1.3.3.1 . Trải phổ chuỗi trực tiếp (DSSS)
Trải phổ chuỗi trực tiếp kết hợp tín hiệu dữ liệu ở trạm gửi đi với dữ liệu có tốc
độ bit tuần tự cao hơn, có liên quan tới mã chip (cũng được xem là hệ số xử lý
processing gain). Tín hiệu dữ liệu được chồng lên sóng mạng. Trong thời gian này,
một sự lan truyền hoặc một mã chip được sử dụng để tạo ra các bit dư thừa được
truyền. Do đó tín hiệu xuất hiện ở dưới công suất dải băng nhiễu tới máy thu không
định hướng. Mã chip được áp dụng tới từng bit của dữ liệu. Một trong những lợi thế
của việc sử dụng mã lan truyền là một hoặc cao hơn một bit trong chip bị lỗi trong thời
gian truyền, kỹ thuật này được áp dụng cho sóng radio để khôi phục dữ liệu gốc mà
không cần sự truyền lại. Tỷ lệ dữ liệu trên bề rộng của mã lan truyền được gọi là độ
tăng ích xử lý. Hệ số xử lý cao tăng tính chống nhiễu của tín hiệu. Hệ số xử lý nhỏ
nhất theo FCC là 10, và hầu hết các sản phẩm hoạt động trên 20.
Với DSSS, luồng dữ liệu gốc được nhân lên bởi việc trải “mã chip”. Quá trình
này bị phá vỡ mỗi bit dữ liệu trong nhiễu “dãy bit” hoặc chip được đại diện là 0 hoặc 1
trong một mẫu thiết lập và truyền các chip này trên dải tần số rộng hơn so với dải
thông thường của luồng dữ liệu. Khi đó máy thu “ có cùng khoá mã chip” sẽ thu được
dải truyền của chip. Quá trình ngược lại thông qua việc “ giải mã” và tập hợp lại luồng
dữ liệu gốc. Thay cho việc sử dụng tín hiệu riêng lẻ của thời gian bất kỳ qui định cho
quá trình truyền ( giống như một quá trình truyền thông radio thông thường), tín hiệu
hẹp mà luồng dữ liệu sẽ “nhảy qua” (giống FHSS). Luồng dữ liệu trong hệ thống
DSSS được gửi trong phạm vi rộng trong dải. Khi trình tự chip lớn hơn sẽ có dải
truyền rộng hơn trên tín hiệu gốc được trải ra.
Bảo mật
Quá trình trải rộng tín hiệu trên dải truyền trực tiếp có lợi cho vấn đề bảo mật.
Việc ứng dụng của mã chip không chỉ trải luồng bit gốc, mà còn tạo nên dãy tuần tự
mã hoá. Điều này đảm bảo độ an toàn lớn hơn. “Người xâm phạm” trước tiên phải
thiết lập phạm vi tần số được sử dụng cho quá trình truyền, và sau đó thiết lập mã chip
được sử dụng để trải dữ liệu để “giải mã” luồng dữ liệu gốc. Với DSSS, biên độ phát
là nhỏ để trong thực tế nó được xem giống như tạp nhiễu trong phổ radio.
6
Ứng dụng của mã chip tạo nên tín hiệu có độ rộng khoảng chừng 11MHz. Việc
sử dụng dải rộng trong kỹ thuật trải phổ cung cấp phạm vi miễn dịch với nhiễu. Các
nguồn nhiễu sẽ chỉ gây nhiễu một phần nhỏ của tín hiệu. Nếu điều đó xảy ra, tín hiệu
gốc có thể được thu lại nhờ hệ thống mã hoá.
Sự thay đổi tỷ lệ
Hệ thống DSSS sử dụng cực đại là 11 kênh. Trong đó có 3 kênh không chồng lấp
lên nhau: 1, 6, 11. Sự liên quan này có nghĩa là sự thực hiện có thể chỉ có 3 kênh. Các
Acess Point chồng lấp trong vùng bao phủ qui đinh.
1.3.3.2 Trải phổ nhảy tần (FHSS)
FHSS tương tự sự truyền radio FM, được mang bởi dải hẹp mà có thể thay đổi
tần số. Tiêu chuẩn 802.11 cung cấp 22 mẫu nhảy và dịch tần số trong dải 2.4 GHz
ISM. Mỗi kênh là 1 MHz và tín hiệu phải dịch tần số hoặc nhảy ở tốc độ nhảy cố định.
FH là quá trình bằng cách phát thu sóng radio trên một tần số với chu kỳ ngắn
của thời gian (được gọi là thời gian tồn tại) và khi đó sẽ thay đổi hoặc nhảy đến tần số
khác. Kỹ thuật FHSS tạo ra trong dải ISM là 78 kênh độc lập. Mỗi một phần mười của
giây, tín hiệu lại truyền từ một tần số này sang một tần số khác. Sự lựa chọn các kênh
dựa trên cơ sở thuật toán bước nhảy giả ngẫu nhiên.
FHSS làm việc giống như tên ngụ ý của nó. Nó mang tín hiệu dữ liệu để điều chế
với tín hiệu sóng mang mà nhảy từ tần số này sang tần số khác giống như một hàm của
thời gian trên một dải tần số rộng. Ví dụ như nhảy qua tần số sóng mang trên dải 2.4
GHz giữa 2.4 GHz và 2.483 GHz. Mã nhảy quyết định tần số radio sẽ truyền theo thứ
tự. Để thu được tín hiệu một cách chính xác, máy thu phải đặt cùng một mã nhảy và
“nghe” tín hiệu đến thời gian thích hợp và tần số chính xác. Qui tắc FCC yêu cầu các
nhà sản xuất sử dụng tần số 75 hoặc hơn cho mỗi kênh truyền với thời gian dừng đều
đặn lớn nhất (thời gian ở từng tần số riêng) là 40ms. Nếu sóng radio bắt gặp nhiễu trên
tần số nào đó, nó sẽ truyền lại tín hiệu ở bước nhảy tiếp theo trên một tần số khác.
Kỹ thuật nhảy tần giảm bớt nhiễu bởi vì sự truyền từ hệ thống dải hẹp sẽ làm ảnh
hưởng tới tín hiệu trải phổ khi nó sử dụng tần số của tín hiệu dải hẹp. Do đó, toàn bộ
nhiễu sẽ thấp, dẫn tới có ít hoặc không có bit lỗi.
Sự hoạt động của sóng radio có thể sử dụng trong cùng dải tần số và không bị
nhiễu, chúng sử dụng từng mẫu nhảy khác nhau. Trong khi một sóng radio đang truyền
ở cùng một thời gian được xem như một vùng quan sát trực giao. Một số nhà cung cấp
cho phép người dùng lựa chọn kênh (mã nhảy riêng biệt) để sóng radio hoạt động trên
7
đó, tất cả người sử dụng trong cùng một mạng cục bộ phải sử dụng cùng mã. Điều này
đem đến khả năng cho Wlan hoạt động lẫn nhau trong cùng một dải tần số mà không
nhiễu, miễn là gán chúng vào miền quan sát trực giao với mã lan truyền. Yêu cầu FCC
cho tần số truyền khác nhau cho phép sóng radio nhảy tần số để có kênh không nhiễu.
Giải pháp FH giảm độ nhạy với nhiễu từ các bộ phát radio khác và nguồn tạp
nhiễu trong dải 2.4 GHz, bởi vì tần số phát là dịch chuyển cố định từ dải 1 MHz đến
tần số tiếp theo. Nhiễu chỉ được xem như một phần nhỏ trong toàn bộ thông lượng
trong một môi trường có nhiều nhiễu.
Bảo mật
Giải pháp có độ an toàn cao, và là giải pháp tốt cho các ứng dụng trong quân đội
và qui định bắt buộc. Sự thay đổi tự nhiên cố định của những hệ thống này làm cho rất
khó để ngăn chặn hoặc tắc nghẽn. Để ngăn chặn tín hiệu, người xâm nhập vào phải
biết được cả quá trình truyền tần số hiện hành và mẫu nhảy để bức chế tần số tiếp theo
mà hệ thống sẽ nhảy qua. Thông tin giống nhau phải được nhận biết bởi một người nào
đó bị tắc nghẽn khi truyền, trừ khi tắc nghẽn trong toàn bộ dải 2.4 GHz.
1.4 . WLAN trên cơ sở ánh sáng hồng ngoại
Ánh sáng hồng ngoại là một trong những cách thức sử dụng sóng radio cho sự
liên kết WLAN. Bước sóng của ánh sáng hồng ngoại trong dải từ 0.75 đến 1.000 µm,
là dải dài hơn ( tần số thấp hơn) quang phổ màu nhưng ngắn hơn ( tần số cao hơn)
sóng radio. Dưới mọi trạng thái của ánh sáng, ánh sáng hồng ngoại không nhìn thấy
được bằng mắt thường. Sản phẩm WLAN dùng ánh sáng hồng ngoại hoạt động quanh
bước sóng 820nm vì không trung xuất hiện tắt dần ít nhất tại điểm ở trong phổ hồng
ngoại.
So với sóng radio, ánh sáng hồng ngoại cho sự an toàn và tín hiệu mức độ cao
hơn. Nhưng LAN này đảm bảo vì ánh sáng hồng ngoại không truyền qua các vật chắn
sáng như tường, bảo vệ tín hiệu dữ liệu bao gồm ở trong phòng hoặc toà nhà. Hơn nữa
nguồn tạp nhiễu thông thường như lò vi sóng và máy phát radio sẽ không nhiễu với tín
hiệu ánh sáng hồng ngoại. Về mặt hiệu suất ánh sáng hồng ngoại không thích hợp cho
các ứng dụng di động bằng việc sử dụng sóng radio bởi vì mức độ bao phủ của nó có
giới hạn.
WLAN dùng ánh sáng hồng ngoại bao gồm 2 thành phần chính là card điều hợp
hoặc khối điều hợp và bộ chuyển đổi. Card điều hợp cắm vào PC hoặc máy in thông
qua khe ISA hoặc PCMCIA ( hoặc kết nối với cổng song song). Bộ chuyển đổi, giống
8
như anten với WLAN trên cơ sở radio, gắn liền với các phần của tường hoặc phòng
làm việc. Card điều hợp điều khiển các giao thức cần cho sự hoạt động trong môi
trường trung gian, và bộ chuyển đổi phát thu tín hiệu ánh sáng hồng ngoại.
Có 2 loại WLAN dùng ánh sáng hồng ngoại:
- Khuếch tán
- Điểm điểm
1.4.1 . Kỹ thuật WLAN dùng ánh sáng hồng ngoại khuếch tán
Sử dụng thiết bị hồng ngoại khuếch tán cho điều khiển TV từ xa cho phép bạn
điều khiển TV từ một khoảng cách mà không sử dụng dây (remote control). Khi bạn
ấn nút từ xa, tương ứng với mã điều biến tín hiệu ánh sáng hồng ngoại được truyền tới
TV. TV thu mã và thực hiện chức năng chuyển đổi thích hợp. Điều này khá đơn giản
nhưng WLAN trên cơ sở hồng ngoại không phức tạp hơn. Sự khác nhau chủ yếu là vì
WLAN sử dụng ánh sáng hồng ngoại ở mức nguồn cao hơn không đáng kể và sử dụng
giao thức hệ thống truyền thông để truyền tải dữ liệu.
Khi sử dụng ánh sáng hồng ngoại trong Wlan, độ cao tối đa có thể là điểm phản
xạ. Kỹ thuật này sử dụng giao thức chiều sóng mang để phân chia truy cập từ độ cao
tối đa.
Wlan dùng ánh sáng hồng ngoại khuếch tán làm việc cũng tương đương như
trước, vì vậy sẽ hoạt động nhanh. Tốc độ dữ liệu tiêu biểu là 1-4 Mbps người bình
thường có thể gửi sử dụng tia sáng và mã Morse. Giá cho những loại card không giây
trong phạm vi từ 200$ -500$ mỗi cái.
Các trạm ánh sáng hồng ngoại khuếch tán bị giới hạn trong các khoảng cách,
điển hình 30-50 feet ở mức thấp hơn độ cao tối đa, phạm vi nhỏ bé giữa các trạm. Độ
cao tối đa là 10 feet sẽ giới hạn quanh phạm vi 40 feet. Để mở rộng phạm vi hoạt
động, có thể sử dụng điểm truy cập hồng ngoại để kết nối giữa các ô qua đường dây
chính.
1.4.2 . Kỹ thuật hồng ngoại điểm - điểm
Một số sản phẩm hồng ngoại hoạt động dạng điểm-điểm là các thiết bị trực tiếp
duy trì kết nối với các thiết bị khác. 2 sản phẩm rất khác nhau trong loại này là các
thiết bị “điểm và chùm” chuyển đổi trực tiếp các tệp giữa các máy tính với các thiết bị
ngoại vi và hệ thống với ánh sáng hồng ngoại điểm - điểm.
1.4.2.1 Kết nối hồng ngoại điểm và chùm
9
Kết nối hồng ngoại “điểm và chùm” thực chất không phải là WLAN, nhưng
chúng cung cấp kết nối nối tiếp không dây giữa máy tính và thiết bị ngoại vi bằng cách
thay thế các cáp riêng lẻ bằng chùm ánh sáng. Kỹ thuật này làm cho việc chuyển đổi
các tệp được dễ dàng giữa các máy tính xách tay và trạm làm việc trên bàn.
1.4.2.2 Hệ thống Lan hồng ngoại điểm - điểm.
InfraLAN bao gồm đúng một cặp chuyển đổi, một quá trình truyền và một quá
trình nhận. InfraLAN thay thế cho mạng Token Ring với ánh sáng hồng ngoại để có
thể đạt đến khoảng cách 75 feet.
Những thuận lợi của việc sử dụng InfraLAN là hiệu suất cao và sự an toàn. Bởi
vì chùm tia hồng ngoại hội tụ, hệ thống có thể làm phù hợp yêu cầu thực thi. Tín hiệu
điện không bị nhiễu với tần số cao của ánh sáng hồng ngoại. Bất lợi của phương pháp
này là nó không phù hợp với khả năng di động, nó chỉ thích hợp với môi trường một
hội nghị.
1.5 . Chế độ hoạt động Ad hoc và Infrastructure
IEEE 802.11 b xác định có 2 bộ phận chính của thiết bị, trạm không dây, thường
là PC hay máy tính xách tay với bộ tiếp hợp giao diện mạng không dây (NIC) và một
điểm truy cập (AP), hoạt động như một cầu nối giữa các trạm không dây và hệ thống
phân tán (DS) hoặc các mạng có dây. Có 2 chế độ hoạt động trong IEEE 802.11b là
chế độ Ad hoc và chế độ Infrastructure.
1.5.1 . Chế độ Infrastructure
Chế độ này bao gồm một AP được kết nối với hệ thống DS.
- BSS (Basic Service Set): AP cung cấp chức năng cầu nội hạt cho BSS. Tất cả
các trạm không dây truyền thông với AP và không có sự truyền thông trực
tiếp dài hơn. Tất cả các khung đều được tiếp nhận giữa các trạm bởi AP.
- ESS (Extended Service Set): là hệ thống Infrastructure BSS, nơi mà AP
truyền thông giữa chúng để khả năng tải tiếp theo từ một BSS này tới một
BSS khác làm cho các trạm không dây dễ dàng di chuyển hơn. Có thể hình
dung ESS là một dạng mở rộng của BSS, được minh hoạ như hình dưới đây.
10
Hình 1. Chế độ Infrastructure dạng BSS và ESS
1.5.2 . Chế độ Ad hoc
- BSS độc lập (IBSS) hoặc ngang hàng (peer to peer): các trạm không dây
truyền thông trực tiếp với nhau. Mỗi trạm có thể không truyền thông với các
trạm khác trong phạm vi giới hạn. Không có AP trong IBSS vì vậy tất cả các
trạm đòi hỏi phải ở trong phạm vi của trạm khác và chúng truyền thông trực
tiếp với nhau.
Hình 2. Chế độ Ad-hoc
11
1.6 . Cấu hình đơn ô, đa ô trong WLAN
1.6.1 . Đơn ô (single cell WLAN)
Sử dụng với một phòng làm việc nhỏ hay nhà máy. WLAN đơn ô yêu cầu NIC
không dây để liên kết với mạng, không cần thiết AP. Có thể dễ dàng tạo một mạng
WLAN với 2 hoặc nhiều hơn bộ tiếp hợp PCMCIA trong phạm vi hoạt động, với chế
độ Ad hoc cho người sử dụng.
Vùng bao phủ bởi các trạm trong mạng ngang hàng được gọi là vùng dịch vụ cơ
bản (Basic Service Area). BSA bao phủ khoảng chừng 150feet tiêu biểu cho môi
trường phòng làm việc, WLAN đơn ô sóng radio như BSA có thể hỗ trợ 6-25 người sử
dụng mà vẫn có thể truy cập mạng ở mức độ chấp nhận được.
1.6.2 . Liên kết đơn ô
- Các ô được kết nối với Lan thông qua cầu không dây (wireless bridging). Cầu
có thể được lắp đặt back to back với một điểm truy cập liên kết với hàng loạt
mạng.
- Các ô được kết nối với một Ethernet LAN thông qua một điểm truy cập ( cầu
có dây). Điểm truy cập kết nối bộ khung của Ethernet Lan có dây thông qua
cáp đơn. Chức năng của AP giống như cầu nối giữa Lan có dây và ô. Các
trạm trong ô của các ô liên kết khác có thể truy cập đến tất cả các phương
tiện của LAN có dây.
1.6.3 . Đa ô
Nếu việc thiết lập mạng yêu cầu phạm vi lớn hơn, có thể sử dụng hệ thống cầu
nội hạt không dây (điểm truy cập) và mạng chính có dây tạo ra cấu hình đa ô. Điều này
cho phép người sử dụng không dây từ các ô khác nhau truyền thông với nhau, cũng
cho phép người dùng không dây truy cập tới tài nguyên của mạng có dây.
Như vậy cấu hình này có thể bao phủ với phạm vi lớn hơn như các tầng của một
toà nhà, khu công trường hay bệnh viện.
Trong các môi trường này, máy tính xách tay với bộ tiếp hợp LAN không dây
cũng có thể hoạt động trong vùng bao phủ để duy trì sự tồn tại một liên kết đến mạng
xương sống. Tiêu biểu là mỗi điểm truy cập sử dụng một mã lan truyền hoặc một tần
số khác nhau.
Cấu hình WLAN lý tưởng phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu người sử dụng và địa
lý. Nếu có một nhóm tương đối nhỏ yêu cầu khả năng kết nối không dây với nhau hoặc
12
nếu người dùng trải ra khắp nơi thì phải cần tới cấu hình đa ô. Trong cả 2 trường hợp,
Bridge cần thiết để hỗ trợ người dùng truy cập đến tài nguyên trên cơ sở hạ tầng mạng
có dây.
Chức năng điển hình trong mạng đa ô là roaming, cho phép người dùng không
dây chuyển ô không cần đường dẫn. Giao thức roaming chỉ làm việc với lớp MAC, vì
vậy nó không làm việc trên bộ router. Với “roaming”, người sử dụng có thể di chuyển
tự do giữa các ô chồng lấp mà vẫn liên tục duy trì liên kết mạng. Một trạm thực thi khả
năng di động của nó “lựa chọn” điểm truy cập ở trong vùng của nó để cung cấp tín
hiệu trong suốt quá trình di chuyển.
Nhiều điểm truy cập có thể được xác định vị trí giống như cách để đưa tin trong
vùng bao phủ, vì vậy sẽ tạo ra đa ô. Các trạm trong vùng đa ô sẽ tự động “chọn” điểm
truy cập tốt nhất để truyền thông. Điều này có lợi trong vùng mà lưu lường đường
truyền mạng lớn mong đợi thông lượng của đa ô được nhân lên khi sử dụng công nghệ
WIX- cơ chế chuyển mạch không dây tự động.
Đa ô, với sự tăng lên điểm truy cập, có thể cung cấp hệ thống dự phòng cố định
và đảm bảo sự hoạt động an toàn tin cậy của WLAN.
1.6.4 . Chồng lấp các ô
Khi một vùng nào trong toà nhà nằm trong phạm vi cho phép của các điểm truy
cập, các ô trong vùng bao phủ được chọn để chồng lấp.
Mỗi trạm không dây sẽ tự động thiết lập một liên kết tốt nhất có thể với mỗi
điểm truy cập.
Vùng bao phủ chồng lấp là một thuộc tính quan trọng của việc thiết lập mạng
Lan không dây, bởi vì nó cho phép sự di chuyển không có đường lối giữa các ô chồng
lấp.
1.7. Ưu nhược điểm của LAN không dây
1.7.1. Ưu điểm.
LAN không dây có khả năng cung cấp đầy đủ các ứng dụng đã tồn tại trong
mạng LAN truyền thống:
- WLAN làm việc cho hiệu suất công việc cao nhờ tính mềm dẻo trong việc di
chuyển dễ dàng.
13
- WLAN có thể hoạt động riêng biệt trong phạm vi một toà nhà, cơ quan hay
khuôn viên trường học.
- WLAN có thể tồn tại sau một vụ thiên tai như động đất.
- Tiết kiệm chi phí và thời gian ở những nơi khó khăn với việc nối cáp.
- WLAN không gây hại đến sức khoẻ con người. Công suất phát của các thiết
bị có độ an toàn cho sức khoẻ con người (dưới 36dB) theo chuẩn 802.11b.
1.7.2. Nhược điểm
- Tốc độ truyền dữ liệu thấp: 1, 2, 11 Mbps và cao nhất là 54 Mbps vẫn còn
kém nhiều so với mạng Ethernet với tốc độ 100Mbps.
- Giá thành thiết bị và chi phí ban đầu cao.
- Thiếu các chuẩn chung. Do tất cả các sản phẩm không dây phải tuân theo
những qui định quốc gia về giới hạn tần số để tránh ảnh hưởng nhiễu lẫn
nhau. Vì thế phải mất thời gian dài để đưa ra các giải pháp toàn cầu.
Giới hạn khoảng cách truyền dữ liệu xa bị hạn chế do môi trường truyền dễ bị
ảnh hưởng bởi các nhiễu tồn tại.
Chương 2.
CÁC CHUẨN VÀ THIẾT BỊ CỦA WLAN
2.1. Chuẩn IEEE 802.11
Trong tất cả các tiêu chuẩn 802.x, tiêu chuẩn 802.11 chỉ rõ sự hoạt động của lớp
truy cập môi trường MAC và lớp vật lý.
- Lớp MAC chỉ ra các dịch vụ MAC và các giao thức khác.
- Lớp vật lý gồm 3 phân lớp. Trong đó 1 phân lớp dựa trên cơ sở hồng ngoại
(IR), 2 phân lớp dựa trên cơ sở sóng vô tuyến FHSS ( Frequency Hopping
Spread Spectrum) và DSSS ( Direct Sequence Spread Spectrum) với cả 2 loại
14
đều thuộc dải băng tần 2.4 GHz. Tất cả đều hoạt động ở tốc độ 1 hoặc 2
Mbps. 802.11 cũng đưa ra chuẩn hỗ trợ tốc độ cao 5 và 11 Mbps. Nếu môi
trường có nhiễu thì các thiết bị 802.11 sẽ phát ở tốc độ thấp như 1 Mbps hoặc
2 Mbps có thể tới 5 Mbps. Ngược lại, nếu môi trường ít nhiễu thì có thể sử
dụng truyền tốc độ cao hơn, có thể tới 11 Mbps.
2.1.1. Lớp vật lý của IEEE 802.11
2.1.1.1. Phân lớp hồng ngoại
Hệ thống Wlan dựa trên cơ sở hồng ngoại dùng tần số trong dải TetaHz nên ánh
sáng hồng ngoại không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tần số ánh sáng hồng ngoại có
sự phản xạ mạnh mẽ lên bức tường và trần nhà.
Ánh sáng hồng ngoại đưa ra mức độ an toàn và khả năng thực hiện cao hơn sóng
vô tuyến. Có dải thông lớn nên hoạt động ở tốc độ cao hơn, IR đôi khi còn được gọi là
bức xạ nhiệt nó là một dạng của bức xạ điện từ. Phổ hồng ngoại chiếm một vùng khá
rộng trong phổ tần số của sóng điện từ và thường được chia làm 3 vùng: hồng ngoại
gần, hồng ngoại trung bình và hồng ngoại xa. Hồng ngoại được sử dụng rộng rãi trong
ngành công nghệ hiện đại, trong tự động hoá. Trong kỹ thuật truyền tin bằng sợi quang
người ta có thể truyền cùng một lúc 15000 cuộc gọi điện thoại hay 12 kênh truyền hình
qua một sợi quang dẫn với đường kính 0.13mm. Trong truyền dữ liệu, lượng thông tin
được truyền đi bằng bức xạ hồng ngoại lớn hơn gấp nhiều lần so với sóng điện từ. Dựa
vào các sóng hồng ngoại và các bức xạ hồng ngoại mà người ta có thể dò tìm thấy bức
xạ nhiệt của vật chất, của cơ thể người cách hàng km với độ chính xác cao, hay có thể
nhìn thấy vật vào ban đêm với hình ảnh nhiệt thu được.
2.1.1.2. Phân lớp FHSS
Công nghệ trải phổ FHSS cho phép nhiều mạng cùng tồn tại trong cùng một diện
tích và các mạng được tách biệt với nhau bằng các tần số khác nhau. Mỗi kênh có độ
rộng là 1 MHz trong dải 2.4 GHz.
Khung vật lý của 802.11 dùng FHSS:
SYN SFD PLW PSF HEC Payload
- SYN (Synchronization): có độ dài 80bit có chức năng đồng bộ.
- SFD: gồm 16bit dùng để đồng bộ ở đầu khung, được biểu diễn:
00011000100010011
15
- PLW (độ dài từ): chỉ độ dài dữ liệu, tính bằng byte gồm 32 bit CRC nằm ở
cuối dữ liệu.
- PSF (trường thông báo): Hiển thị tốc độ có thể là 1 hoặc 2 Mbps.
- HEC (Header Error Check): dùng chuẩn CRC 16 của ITU-T.
- Payload: dữ liệu của khung vật lý PLCP, có độ dài tuỳ ý.
2.1.1.3. Phân lớp DSSS
Ta biết rằng trong không gian luôn tồn tại các sóng điện từ từ những nguồn khác
như các hệ thống phát thanh, truyền hình… Biên độ của chúng tạo thành các nhiễu
nền. Nên khi sử dụng kỹ thuật trải phổ DSSS, tín hiệu được phân bố trên các băng tần
rộng nên năng lượng trải ra thay vì tập trung tạo dải băng tần hẹp. Kết quả là với công
suất phát tín hiệu, DSSS có mức phát thấp hơn nhiều nền.
Trong nguyên tắc thu phát vô tuyến trong băng tần hẹp, mức phát tín hiệu phải
lớn hơn mức nhiễu nền để đầu thu có thể loại bỏ được nhiễu và tách tín hiệu ban đầu.
Nếu tại đầu thu có tồn tại một mức tín hiệu khác với biên độ tương đương thì DSSS
không thể tách tín hiệu này ra. Đây là hiện tượng nhiễu xuyên kênh.
Khung vật lý của 802.11 dùng DSSS cùng dải tần số 2.4 GHz. Sử dụng phương
thức điều chế DBPSK với tốc độ 1 Mbps và dùng DQPSK với tốc độ 2 Mbps:
SYN SFD Signal Service Length HEC Payload
- SYN: gồm 128 bit có chức năng đồng bộ.
- SFD: gồm 16 bit để đồng bộ ở đầu khung, được biểu diễn:
01010000110010101
- Signal: cho tới nay mới chỉ dùng 2 giá trị để chỉ tốc độ của dữ liệu là 0x0A
tương ứng với tốc độ 1 Mbps (DBPSK), 0x14 tương ứng với tốc độ 2 Mbps
(DQPSK).
- Service: trường này giành cho tương lai. Tuy nhiên 0x00 chỉ khung 802.11.
- Length: 16 bit dùng chỉ độ dài dữ liệu.
- HEC: dùng chuẩn CRC-16 của ITU-T.
- Payload: dữ liệu khung vật lý của PLCP.
2.1.2. Lớp MAC của IEEE 802.11
16
Phân lớp MAC có chức năng sau:
- Hỗ trợ việc định địa chỉ.
- Hỗ trợ việc chia sẻ truy cập môi trường bằng cách dùng giao thức đa truy cập
cảm ứng sóng mang có tránh xung đột CSMA/CA.
- Định ra giao thức RTS/CTS để hỗ trợ tránh xung đột.
- Cung cấp dịch vụ đồng bộ và dịch vụ giới hạn (Time Bounded Service)
- Chia nhỏ dữ liệu mã hoá.
- Đảm bảo kiểm tra lỗi CRC để dữ liệu không bị hư hỏng và mất mát trên
đường tryền.
2.1.2.1. Cơ chế CSMA/CA (Carrier sense multiple access with collission
avoidance)
Đây là cơ chế đa truy cập cảm nhận sóng mang tránh xung đột. Cơ chế này thăm
dò môi trường bằng sóng mang nhưng không giống như CSMA/CD của Ethernet
802.3 là gửi đi tín hiệu cho đến khi xung đột được nhận biết. Ở đây, dữ liệu chỉ được
phát khi có thiết bị nhận đang sẵn sàng nhận dữ liệu và không có bộ phát nào truyền
dữ liệu. Loại này gọi là nghe trước khi nói.
Trước khi gửi một gói dữ liệu thiết bị phải lắng nghe đường truyền xem có rỗi
hay không. Nếu không có sự chiếm đường truyền thì thiết bị truyền gói. Nếu có thì nó
chọn một ngẫu nhiên “nhân tố backoff” mà xác định rằng số lượng thời gian mà nút
phải chờ đợi cho đến khi nó được phép truyền gói của nó. Trong suốt thời gian kênh
rỗi, nút truyền cản trở nút khác đếm backoff của nó. Khi kênh bận, nó không phải làm
cản trở nút khác đếm backoff của nó. Khi nút đếm backoff đạt đến 0, thì nút truyền
gói. Khả năng 2 nút chọn cùng nhân tố backoff là nhỏ nên xung đột giữa các gói là
nhỏ. Dò tìm sự xung đột, như nó có được trong Ethernet, không thể sử dụng cho
những sự truyền tần số sóng vô tuyến của 802.11.
2.1.2.2. Cơ chế RTS/CTS.
Cơ chế này cũng có chức năng tránh xung đột trên đường truyền. Giả sử có dữ
liệu qua điểm truy cập muốn được gửi đi tới một nút mạng không dây nào đó thì điểm
truy cập sẽ gửi khung RTS tới nút không dây để thông báo trong khoảng thời gian xác
định sẽ có dữ liệu được gửi tới và nút không dây sẽ đáp lại bằng khung CTS để báo
rằng chúng đã sẵn sàng nhận dữ liệu từ AP trong khoảng thời gian xác định đó rồi mới
giao tiếp với các nút khác nữa. Các nút khác muốn truyền dữ liệu sẽ lắng nghe tác vụ
17
xảy ra và làm trễ việc truyền dữ liệu trong khoảng thời gian hợp lý. Chính vì vậy mà
cơ chế này dữ liệu được truyền dễ dàng giữa các nút không có sự xung đột.
2.1.2.3. Khung dữ liệu MAC trong 802.11
Frame
control
Duration
ID
Adress1 Adress2 Adress3 Sequence
control
Adress4 Data CRC
- Frame control: chứa một số trường nhỏ, mỗi trường có một chức năng riêng
như:
+ Phiên bản giao thức.
+ Loại khung.
+ Quản lý.
+ Điều khiển dữ liệu.
+ 2 bit DS chỉ thị ý nghĩa của trường điạ chỉ.
- Duration ID: chứa giá trị chu kỳ thời gian mà môi trường bị chiếm giữ.
- Address 1-4: ý nghĩa của mỗi trường địa chỉ phụ thuộc vào các bit DS trong
trường điều khiển khung.
- Sequence Control: Chức năng sắp xếp trật tự các gói bị đảo lộn.
- Data: dữ liệu hiển thị dạng nhị phân.
- Checksum (CRC): kiểm tra lỗi.
Khung MAC có thể được lưu truyền giữa các trạm và giữa các trạm và điểm truy
cập hoặc giữa các điểm truy cập phụ thuộc vào giá trị của 2 bit DS trong trường điều
khiển.
2.2. Giao thức mạng không dây
Giao thức là tập hợp các qui tắc, qui ước chung để cho 2 hoặc nhiều máy tính có
thể truyền thông với nhau. Việc trao đổi thông tin, cho dù là đơn giản cũng phải tuân
theo những qui tắc nhất định. Do đó việc truyền thông tin trên mạng cũng cần phải có
những qui ước về nhiều mặt, từ khuông dạng ( cú pháp, ngũ nghĩa) của dữ liệu cho tới
các thủ tục gửi, nhận dữ liệu, kiểm soát hiệu quả và chất lượng truyền tin, xử lý các lỗi
và sự cố. Yêu cầu về xử lý và trao đổi thông tin của người sử dụng càng cao thì các qui
tắc càng nhiều và phức tạp hơn. Tập tất cả các qui tắc, qui ước đó được gọi là giao
18
thức (protocol) mạng. Các mạng có thể sử dụng các giao thức khác nhau tuỳ lựa chọn
của nhà thiết kế và yêu cầu của người sử dụng.
Chồng giao thức không dây:
- Sự truy nhập kiến trúc không dây bao gồm có một hệ thống trạm cơ sở phục
vụ những hệ thông người thuê bao. Nó là một kiến trúc từ điểm tới nhiều
điểm trong toàn bộ băng thông, dùng chung cho tất cả thuê bao truyền lên
hay tải xuống. Chồng giao thức được thực hiện để làm tất cả công việc này
dựa vào những tiêu chuẩn DOCSIS phát triển bởi tập hợp những phòng thí
nghiệm dây cáp.
- Trạng thái hiện thời của kỹ thuật là phiên bản của CISCO gồm một trạm cơ
sở cuối cùng ( một bộ dẫn UBR7200); kết thúc trạm cơ sở và hoạt động thuê
bao cuối cùng như những tác nhân chuyển tiếp và cũng như những hệ thống
kết thúc (những máy chủ). Như những tác nhân chuyển tiếp, những hệ thống
này hoạt động bên trong cũng có thể bắc cầu qua hoặc đánh tan cách thức.
Hàm chủ yếu của hệ thống không dây sẽ truyền những gói giao thức (IP)
Internet rõ ràng giữa trạm cơ sở và dự định vị trí người thuê bao. Những hàm
quản lý nhất định cũng đi trên IP bao gồm những hàm quản lý phạm vi và
những phần mềm tải xuống.
- Cả thuê bao cuối cùng và trạm cơ sở cuối cùng của liên kết không dây là
những máy chủ IP trên một mạng, và chúng hoàn toàn hỗ trợ tiêu chuẩn IP và
những giao thức điều khiển liên kết logic (LLC), như được định nghĩa bởi
Lan IEEE 802. IP và những giao thức (ARP) được hỗ trợ qua DIX và lớp liên
kết khung SNAP. Đơn vị truyền cực tiểu lớp liên kết tối thiểu (MTU) truyền
tự trạm cơ sở là 64 bytes; không có giới hạn như vậy cho người thuê bao cuối
cùng. IEEE 802.2 hỗ trợ cho kiểm tra và những thông báo XID được cung
cấp.
- Hàm sơ cấp của hệ thống không dây sẽ tới những gói trước. Dữ liệu đẩy tới
hệ thống người thuê bao đang liên kết trong suốt lớp bắc cầu với 3 lớp lộ
trình dựa vào IP. Cả 2 trạm cơ sở cuối cùng và người thuê bao cuối cùng
cùng đuợc hỗ trợ DOCSIS những giao thức “spanning tree” và bao gồm khả
năng lọc 802.1 cầu nối pdus d(BPDUs). Đặc tả DOCSIS cũng giả thiết rằng
những đơn vị người thuê bao sẽ không được nối trong một cấu hình mà tạo ra
những vòng mạng. Cả 2 trạm cơ sở cuối cùng và người thuê bao cuối cùng
19
cung cấp đầy đủ hỗ trợ khuông dạng cho giao thức quản lý nhóm Internet
(IGMP).
Ngoài sự truyền dữ liệu của người dùng, còn có một số khả năng quản lý và thao
tác mạng hỗ trợ cho trạm cơ sở và người thuê bao cuối cùng:
- Giao thức quản lý mạng đơn giản (SNMP), RFC-1157 cho quản lý mạng.
- Giao thức truyền file thông thường (TFTP), RFC-1350, một giao thức truyền
file, thông tin được cấu hình và phần mềm được load xuống, được sửa đổi bởi
RFC 2349
- Giao thức cấu hình máy chủ động (DHCP), RFC-2131, thông tin được cấu
hình qua 1 khung làm việc tới máy chủ trên một mạng TCP/IP.
- Giao thức giờ của ngày RFC-868.
2.3. Kiến trúc mạng không dây
Kiến trúc mạng máy tính (Network architecture) là cách thức kết nối các máy
tính lại với nhau và tập hợp các qui tắc, qui ước mà tất cả các thực thể tham gia truyền
thông trên mạng phải tuân theo để đảm bảo cho mạng hoạt động tốt.
Có 2 kiểu nối mạng chủ yếu đối vơi mạng không dây là:
- Mạng Ad hoc hay mạng peer to peer, gồm một số máy tính với mỗi máy tính
được trang bị card giao diện không dây (NIC) và có thể liên lạc trực tiếp với
tất cả các máy tính khác. Chúng có thể dùng chung file và máy in nhưng
không có khả năng truy cập tài nguyên của Lan dây trừ khi một máy tính hoạt
động như cầu kết nối tới LAN và sử dụng phần mềm đặc biệt.
- Mạng Infrastructure: điểm truy cập có thể cung cấp sự truy cập từ mạng LAN
có dây truyền thống tới những trạm không dây. Một sự tích hợp LAN có dây
với mạng LAN không dây gọi là cấu hình Infrastructure. Một bộ dịch vụ cơ
bản BSS gồm một nhóm người dùng PC không dây và một điểm truy cập mà
kết nối trực tiếp với LAN có dây. Mỗi PC không dây trong BSS này có thể
giao tiếp với bất kỳ một máy nào trong nhóm qua liên kết sóng radio, hoặc
truy cập những máy khác hoặc những tài nguyên mạng trong cơ sở mạng
LAN có dây thông qua AP.
Một dạng khác dùng truy cập điểm hay trạm cơ sở: Kiểu này hoạt động như một
Hub cung cấp khả năng giao tiếp với các máy tính. Chúng có thể kết nối giữa LAN có
20
dây và LAN không dây, cho phép các máy tính kết nối không dây truy cập tới tài
nguyên của LAN dây như các dịch vụ file hoặc liên kết Internet có sẵn.
Có 2 kiểu truy cập điểm:
- Phần cứng chuyên dụng truy cập điểm (HAP): như WaveLan của Lucent,
Base station của Apple hoặc AviatorPro của WebGear. Phần cứng truy cập
điểm thường hỗ trợ toàn diện hơn đối với đặc tính không dây.
- Phần mềm truy cập điểm chạy trên máy tính với card giao diện mạng không
dây thường được sử dụng trong Ad hoc cùng với sự tích hợp phần mềm hỗ
trợ mạng. Do đó có thể dùng chung file và máy in giữa LAN và WLAN.
Sự khác nhau cơ bản của kiến trúc mạng không dây là ở 2 chế độ hoạt động:
- Infrastructure: Mạng không dây thường được mở rộng hơn và thay thế các
mạng thông thường. Các dây chính kết nối tới các nút mạch được gọi là các
trạm cơ sở. Các trạm cơ sở thường được qui ước là các máy tính cá nhân hoặc
các trạm làm việc, chúng chịu trách nhiệm về việc kết hợp truy cập tới một
hay nhiều kênh truyền với các vị trí chuyển động trong giới hạn các ô. Các
kênh truyền có thể độc lập tuần tự trong FDMA, các khe thời gian trong
TDMA hoặc các mã trực giao hay các mẫu từ nơi này tới nơi khác trong
trường hợp CDMA. Vì vậy bên trong cơ sở hạ tầng mạng truy cập không dây
từ dây chủ xuất hiện bước nhảy giữa trạm cơ sở và máy chủ di động.
- Ad-hoc: Các mạng Ad-hoc mô tả đặc điểm động, không báo trước, ngẫu
nhiên đa bước nhảy ngắn. Sự thay đổi định kỳ chuyển đổi công nghệ sử dụng
với định hướng cập nhật các mạng Ad-hoc trợ giúp trong địa thế mà kết nối
là cần thiết thường sử dụng với môi trường quân đội.
2.4. Phân bố địa chỉ IP
Mỗi một máy tính trên mạng đều được gắn một địa chỉ IP (địa chỉ logic) và một
địa chỉ lớp MAC (địa chỉ vật lý).
Địa chỉ IP phiên bản 4 sử dụng 3 loại địa chỉ:
- Unicast: để thực hiện một giao diện riêng lẻ từ một hệ thống riêng lẻ. Gói dữ
liệu IP gửi tới một điạ chỉ Unicast sẽ được gửi tới tất cả các host riêng lẻ.
- Multicast: để thực hiện một hoặc nhiều hơn các giao diện, nhưng đặc biệt
không phải cho tất cả. Gói dữ liệu IP gửi tới một địa chỉ Multicast sẽ được
gửi tới tất cả các host tham dự trong nhóm Multicast này.
21
- Broadcast: thể hiện tất cả các giao diện trên tất cả các host. Thông thường
điều đó giới hạn ở tất cả các host trên mạng cục bộ.
Hầu hết tất cả các host ứng dụng IP sẽ có một card hoặc một Modem mảng riêng
lẻ, và giao diện này sẽ có một địa chỉ IP riêng lẻ. Khi có sự liên lạc giữa các host, thì
hầu hết các tait đường truyền sẽ có địa chỉ Unicast trong cả địa chỉ nguồn và đích.
IP phiên bản 4 hiện gồm 32 bit và chia làm 5 lớp mạng:
Classbit Net ID Host ID
Classbit: bit nhận dạng lớp
Net ID: địa chỉ mạng
Host ID: địa chỉ máy chủ
Địa chỉ lớp Vùng địa chỉ lý
thuyết
Số mạng tối đa Số server tối đa
A Từ 0 đến 127 126 16777214
B Từ 128 đến 191 16382 65534
C Từ 192 đến 223 2097150 254
D Từ 224 đến 240 Chưa phân
E Từ 241 đến 255 Chưa phân
Bảng 1 . Bảng địa chỉ IP phiên bản 4
2.5. Thiết bị cho WLAN.
Các thiết bị cho WLAN bao gồm 1 card giao diện không dây (wireless adaptor),
điểm truy cập (AP) và anten thu phát sóng radio.
2.5.1. Wireless Adaptor
22
Adaptor không dây là giao diện máy tính đến mạng không dây bằng sự điều chế
tín hiệu dữ liệu với sự trải tuần tự và bổ sung hướng sóng mạng của giao thức truy cập.
Nếu máy tính cần gửi dữ liệu lên mạng, Adaptor sẽ nghe các quá trình truyền khác.
Nếu Adaptor không thấy hướng của quá trình truyền khác, nó sẽ truyền đi khung dữ
liệu. Các trạm khác liên tục nghe dữ liệu đến, sự giành được khung truyền và kiểm tra
xem địa chỉ của nó có phù hợp với địa chỉ nguồn ở đầu khung hay không, nếu phù hợp
nó sẽ xử lý khung, nếu không nó sẽ loại bỏ khung.
WL-2100U
Đây là loại Wireless Adaptor làm việc với giao diện USB, tiêu chuẩn 802.11b.
a) Đặc tính
- IEEE 802b DS tốc độ cao.
- Tốc độ 1, 2, 5, 11 Mbps.
- Tự động lưu trữ tốc độ dữ liệu trên môi trường ồn.
- Mã hoá dữ liệu với sự mã hoá 64 và 128 bit WEP.
- Tương thích với hầu hết các hệ điều hành.
- Hỗ trợ điều khiển RTS/CTS cho thông lượng tốt nhất.
- Chức năng liên lạc di động có thể cung cấp đầy đủ các tính di động.
b) Đặc tả
Tiêu chuẩn IEEE 802.11b và USB
Giao diện Loại USB tới PC
Giao thức truyền TCP/IP
Hỗ trợ hệ điều hành Windows 98/ 98se/ 2000/ Me
Dải tần số 2.4-2.4385 GHz
Kênh hoạt động 1-14
Điều chế CCK 11/5.5Mbps, DQPSK 2Mbps và
DBPSK 1Mbps
23
Kỹ thuật radio DSSS
Truy cập môi
trường
Điều khiển CSMA/CA với ACK
Tốc độ dữ liệu 1/ 2/ 5/ 11 Mbps
Công suất lối ra 14.5 dBm (tiêu biểu)
Độ nhạy thu Min -76dBm cho 11 Mbps
Min -80 dBm cho 5.5/ 2/ 1 Mbps
Phạm vi Trong nhà 30-100m, bên ngoài 100-
400m
Kiến trúc mạng Chế độ Adhoc và Infrastructure
Kiểu anten 2dBi dipole với chức năng đa dạng
Nhiệt độ Hoạt động 0-55C. Lưu giữ 0-90C
Độ ẩm Hoạt động 0-70C. Lưu giữ 0-90C
LED TX,RX,ACT,MAC.PLL và PWR
Kích thước vật lý 150mm*90mm*70mm
Bảng 2 .Đặc tả WL-2100U
2.5.2. Anten
2.5.2.1. Đặc điểm chung của anten
Anten bức xạ ra cac tín hiệu được điều chế thông qua không trung để nơi nhận
có thể thu được. Các anten đưa đến nhiều hình dạng và kích thước và có các tính chất
điện cụ thể như sau:
- Kiểu truyền
- Công suất bức xạ
- Độ tăng ích anten
24
- Dải thông
Kiểu anten được định nghĩa là vùng bao phủ của nó. Thật vậy, loại anten tác
dụng theo mọi hướng phát công suất của nó trong tất cả các hướng, trong khi anten
định hướng tập trung tất cả công suất của nó theo một hướng. Công xuất bức xạ là hiệu
suất đầu ra của máy phát radio. Tất cả các thiết bị mạng không dây đều hoạt động ở
công suất nhỏ hơn 5W.
Anten định hướng có độ tăng ích cao hơn loại tác dụng theo mọi hướng và có
khả năng truyền tín hiệu điều chế xa hơn. Tổng độ tăng ích phụ thuộc vào hướng
anten. Anten Omni có độ tăng ích 1; có nghĩa là nó tập trung công suất trong bất kỳ
hướng riêng biệt nào. Sự kết hợp độ tăng ích và công suất phát của anten xác định
khoảng cách tín hiệu sẽ được truyền. Loại anten Omni được cài đặt trong trạm trung
tâm trong ứng dụng không dây điểm điểm.
2.5.2.2. Một số loại anten
Tên ANT-FP18 ANT-YG13 ANT-YG20 ANT-OM8
Tần số 2400-2485MHz 2400-2485MHz 2400-2485MHz 2400-2485MHz
Loại
anten
Uni, bảng bằng
phẳng
Uni Yagi Uni Yagi Omni
Độ tăng
ích
18 13 20 8
VSWR <=1.5 <=1.5 <=1.5 <=2.0
Mặt
phẳng
toạ độ H
45 32 20 8
Mặt
phẳng
toạ độ E
75 13 13 60
Kiểu
dính
Trên tường Trên cột anten Trên cột anten Trên cột anten
25
Trở
kháng
50 Ohm 50 50 50
Kết nối N Female N Female N Female N Female
Công
suất vào
max
20W 50W 50W 50W
Nặng 900g 485g 575g 390g
Kích
thước
263*263*30mm 771*70*43mm 1005*90*43mm 415*35*35mm
Bảng 3. Một số loại anten
VSWR (Voltage Standard Wave Ratio): Hệ số sóng đứng điện áp.
2.5.3. Điểm truy cập (AP)
AP trong cấu hình Wlan đóng vai trò là điểm truy cập phục vụ khách hàng không
dây. Trong các cấu hình khác nhau, AP có thể là Wireless bridge, Router, Repeater.
- Cầu không dây điểm - điểm ( Point to point Wireless Bridge): Để đạt được
mục đích của việc kết nối các Lan có dây tách rời, có 2 loại cấu hình được
thiết lập trong cầu không dây được gọi là “Bridge master” và “Bridge Slave”.
- Cầu không dây điểm- đa điểm (Point to Multipoint Wireless Bridge): Khi liên
kết 3 hoặc nhiều hơn các Lan với nhau (thường bên trong toà nhà hoặc giữa
các ngôi nhà). Mỗi toà nhà yêu cầu một cầu không dây. Cái này gọi là cầu
không dây đa điểm.
AP loại WL 2100A, 11 Mbps: Sử dụng chuẩn IEEE 802.11 DS tốc độ cao, với
tốc độ kết nối không dây cao 11 Mbps, tiêu thụ công suất ít. Dùng tiện ích quản lý
SNMP, tự động dự phòng dữ liệu trong môi trường ồn với kỹ thuật mã hoá WEP
64/128 bit, và DSSS 2.4GHz. AP này có phạm vi hoạt động trên 1800feet, hỗ trợ 64
người dùng, trong dải ISM.
26
Tiêu chuẩn IEEE 802.11 cho Wlan
Kiểu điều chế dữ liệu BPSK/QPSK/CKK
Tốc độ dữ liệu Trên 11 Mbps
Phạm vi hoạt động 35-100m(trong nhà) 100-300m(khoảng mở)
Chỉ thị LED Power, Wireless Activity, Ethernet Link
Giao diện Ethernet 10Base-T(RJ45)
Cổng Một RJ45 Một USB
Sự phát xạ DSSS
Công suất lối ra 15dBm (tiêu biểu)
Kiến trúc mạng Ad hoc, Infrastructure, Roaming
Kích thước 206*142*35mm
Trọng lượng 205g
Công suất lối vào AC 100-2400V, 50-60GHz, 1A
Nhiệt độ Hoạt động ở 0-40C, lưu giữ 20-70C
Độ ẩm 95% không ngưng tụ
Bảng 4. AP loại WL 2100A
27
PHẦN 2
MẠNG CẢM NHẬN KHÔNG DÂY (WSN)
Ch¬ng 1
TỔNG QUAN VỀ MẠNG CẢM NHẬN KHÔNG DÂY (WSN)
1.1 . Kh¸i qu¸t
Nh÷ng kü thuËt tiªn tiÕn gÇn ®©y ®· cho ta mét sè lîng lín cña nguån
n¨ng lîng thÊp trong t¬ng lai. Nh÷ng thiÕt bÞ c¶m nhËn rÎ ®îc nhóng dµy ®Æc
trªn mét tinh thÓ vËt lý, ho¹t ®éng chung trong mét m¹ng kh«ng d©y. Nh÷ng øng
dông cña m¹ng c¶m nhËn kh«ng d©y bao gåm vïng rÊt réng lín: quan s¸t m«i
trêng sinh th¸i, gi¸m ®Þnh cÊu tróc vÒ søc khoÎ, dß t×m c¸c chÊt g©y « nhiÔm
m«i trêng, ®iÒu khiÓn xö lý c«ng nghiÖp, t×m ®êng môc tiªu trong qu©n sù, vµ
nh÷ng c¸i kh¸c.
Mét b¸o c¸o héi ®ång nghiªn cøu quèc gia Hoa Kú ®· chØ ra r»ng viÖc sö
dông c¸c m¹ng nh vËy kh¾p mäi n¬i trong x· héi cã thÓ lµ mét cuéc c¸ch m¹ng
khoa häc th«ng tin. C¸c m¹ng c¶m nhËn kh«ng d©y cung cÊp c¸c cÇu gi÷a c¸c
thÕ giíi ¶o cña c«ng nghÖ th«ng tin vµ thÕ giíi vËt lý thËt. Nã sÏ giíi thiÖu mét
khung mÉu gèc chuyÓn tõ giao tiÕp c¸ nh©n theo kiÓu truyÒn thèng trong thÕ giíi
loµi ngêi sang kiÓu giao tiÕp gi÷a c¸c thiÕt bÞ mét c¸ch tù ®éng. Nã høa hÑn
mét kh¶ n¨ng míi cha tõng cã ®Ó quan s¸t vµ hiÓu ®îc c¸c bÒ mÆt réng lín,
c¸c hiÖn tîng tù nhiªn thùc víi gi¶i ph¸p vÒ kh«ng gian vµ thêi gian. Víi kÕt
qu¶ ®ã, m¹ng c¶m nhËn kh«ng d©y còng cho thÊy tiÒm n¨ng cã thÓ ®em l¹i mét
tiÕn bé trong khoa häc qu©n sù.
Mét trong nh÷ng nç lùc nghiªn cøu sím nhÊt trong híng ®i nµy lµ dù ¸n
n¨ng lîng thÊp kh«ng d©y ®îc tÝch hîp trong vi c¶m biÕn (LWIM) ë UCLA
bëi Darpa. Dù ¸n LWIM tËp trung ph¸t triÓn c¸c thiÕt bÞ cã n¨ng lîng ®iÖn tö
thÊp trong mét thø tù lín nhÊt cã thÓ cho c¸c m¹ng c¶m nhËn kh«ng d©y dµy
®Æc. Dù ¸n nµy ®îc kÕ tiÕp bëi dù ¸n c¶m biÕn m¹ng tÝch hîp kh«ng d©y WINS
trong mét vµi n¨m n÷a, trong ®ã nh÷ng nhµ nghiªn cøu ë UCLA ®· céng t¸c víi
Rockwell Science Center ®Ó ph¸t triÓn mét trong nh÷ng thiÕt bÞ c¶m biÕn kh«ng
d©y ®Çu tiªn. C¸c dù ¸n sím kh¸c trong lÜnh vùc nµy gåm MIT, Berkeley, USC.
28
C¸c nhµ nghiªn cøu ë Berkeley ®· ph¸t triÓn c¸c thiÕt bÞ m¹ng c¶m nhËn
kh«ng d©y, gäi lµ c¸c h¹t bôi “motes”, nã ®îc t¹o thµnh mét c¸ch c«ng khai,
s½n sµng ®Ó th¬ng m¹i ho¸, cïng víi TinyOS mét hÖ ®iÒu hµnh kÕt nèi nhóng
®Ó cã thÓ dÔ dµng sö dông thiÕt bÞ nµy. H×nh díi minh ho¹ 1 thiÕt bÞ “h¹t bôi”
cña Berkeley. Sù tiÖn Ých cña c¸c thiÕt bÞ nµy còng nh mét ch¬ng tr×nh dÔ sö
dông, ho¹t ®éng ®Çy ®ñ, víi gi¸ nÒn t¬ng ®èi rÎ, cho c¸c thÝ nghiÖm vµ triÓn
khai thùc tÕ ®· mang l¹i mét vai trß ®Çy ®ñ trong cuéc c¸ch m¹ng vµng cña
m¹ng c¶m nhËn kh«ng d©y.
H×nh 1. ThiÕt bÞ “h¹t bôi” cña Berkeley
1.2. C¸c thiÕt bÞ m¹ng c¶m biÕn kh«ng d©y
Nh h×nh vÏ díi chØ ra, c¸c thiÕt bÞ chÝnh t¹o ra m¹ng c¶m nhËn kh«ng
d©y (WSN) bao gåm:
H×nh 2. C¸c thiÕt bÞ m¹ng c¶m biÕn kh«ng d©y
29
1.2.1. Bé xö lý nhóng n¨ng lîng thÊp
C¸c thiÕt bÞ tÝnh to¸n cña mét thiÕt bÞ WSN bao gåm viÖc xö lý tèt 2 lo¹i:
th«ng tin c¶m nhËn côc bé vµ th«ng tin giao tiÕp bëi c¸c c¶m biÕn kh¸c. HiÖn
nay, díi ¸p lùc ®Çu tiªn vÒ kinh tÕ, c¸c bé xö lý nhóng thêng ®îc gi÷ ®Æc biÖt
trong giíi h¹n n¨ng lîng m¸y tÝnh (vÝ dô: rÊt nhiÒu thiÕt bÞ sö dông trong
nghiªn cøu vµ ph¸t triÓn hiÖn nay chØ cã mét bé xö lý 8 bit 16 MHz). Nã còng
buéc phÇn lín c¸c lo¹i thiÕt bÞ vµ bé xö lý ch¹y c¸c bé thµnh phÇn c¬ b¶n chuyªn
dông nhóng trong c¸c hÖ ®iÒu hµnh, nh TinyOS. Tuy nhiªn, nã buéc ta ph¶i
nhí r»ng mét m¹ng c¶m nhËn cã thÓ kh«ng ®ång bé vµ bao gåm Ýt nhÊt mét vµi
nót ®¸ng kÓ ho¹t ®éng víi giíi h¹n lín h¬n n¨ng lîng m¸y tÝnh. H¬n thÕ n÷a,
luËt Moore chØ ra r»ng, c¸c thiÕt bÞ WSN trong t¬ng lai cã thÓ chiÕm phÇn lín
c¸c bé xö lý nhóng. Nã còng sÏ hîp nhÊt c¸c kü thuËt thiÕt kÕ n¨ng lîng thÊp
tiªn tiÕn, nh hiÖu qu¶ cña chÕ ®é ngñ, thÕ trît tÝch cùc ®Ó cung cÊp c¸c n¨ng
lîng nhí thÝch hîp.
1.2.2. Bé nhí vµ lu tr÷
Bé lu tr÷ truy cËp ngÉu nhiªn vµ bé lu tr÷ chØ ®äc bao gåm c¶ bé nhí
ch¬ng tr×nh ( tõ ®ã mµ c¸c chØ thÞ ®îc thi hµnh bëi bé xö lý) , vµ c¸c bé nhí d÷
liÖu ( lu tr÷ th« vµ xö lý c¸c sè ®o c¶m biÕn vµ c¸c lo¹i th«ng tin ®Þnh vÞ kh¸c).
Sè lîng cña bé nhí vµ lu tr÷ trªn mét thiÕt bÞ bo m¹ch WSN thêng ®îc giíi
h¹n tríc hÕt bëi c¸c ®iÒu kiÖn vÒ kinh tÕ, vµ còng cã kh¶ n¨ng ®îc c¶i thiÖn
theo thêi gian.
1.2.3. M¸y thu ph¸t bøc x¹
C¸c thiÕt bÞ WSN bao gåm mét bøc x¹ kh«ng d©y tèc ®é thÊp, trong
kho¶ng ng¾n (10-100 kbps, <100m). Còng víi kh¶ n¨ng giíi h¹n nµy, nh÷ng bøc
x¹ còng cã thÓ c¶i thiÖn t¬ng ®èi theo thêi gian, c¶i thiÖn vÒ gi¸, hiÖu suÊt phæ,
kh¶ n¨ng ®iÒu híng vµ chèng ån, gi¶m ©m, giao thoa. Giao tiÕp bøc x¹ thêng
lµ thiÕt bÞ WSN ho¹t ®éng ë møc n¨ng lîng lín nhÊt, vµ do ®ã, bøc x¹ ph¶i hîp
nhÊt chÕ ®é n¨ng lîng ngñ vµ thøc.
1.2.4. C¶m biÕn
30
N¨ng lîng ®ßi hái vµ c«ng suÊt b¾t buéc, c¸c thiÕt bÞ WSN ®Çu tiªn chØ bæ
trî cho c¸c c¶m biÕn víi tèc ®é d÷ liÖu thÊp. RÊt nhiÒu øng dông ®ßi hái ®a
ph¬ng thøc c¶m biÕn, mµ mçi mét thiÕt bÞ cã thÓ cã nh÷ng c¶m biÕn riªng trªn
bo m¹ch. C¸c c¶m biÕn cô thÓ ®îc sö dông phô thuéc lín vµo c¸c øng dông; vÝ
dô: nã cã thÓ bao gåm c¶m biÕn nhiÖt ®é, c¶m biÕn quang, c¶m biÕn ®é Èm, c¶m
biÕn ¸p lùc, c¶m biÕn gia tèc, tõ trêng, ho¸ häc, thËm chÝ lµ c¸c h×nh ¶nh.
1.2.5. HÖ thèng ®Þnh vÞ ®Þa lý
Trong rÊt nhiÒu øng dông WSN, ®iÒu cùc kú quan träng lµ nhËn biÕt ®îc
vÞ trÝ cña c¸c sè ®o cña c¸c c¶m biÕn. C¸ch ®¬n gi¶n nhÊt ®Ó nhËn biÕt vÞ trÝ lµ
cÊu h×nh tríc vÞ trÝ cña c¸c c¶m biÕn khi tr¶i ra. Nhng c¸ch nµy chØ kh¶ thi
trong mét vïng d¶i giíi h¹n. §Æc biÖt cho c¸c ho¹t ®éng ngoµi trêi, khi mµ c¸c
m¹ng líi ®îc tr¶i mét c¸ch ®Æc biÖt, c¸c th«ng tin ®ã dÔ thu nhËn th«ng qua vÖ
tinh c¬ b¶n GPS. Tuy nhiªn c¸c øng dông ®ã, chØ sù chia nhá ë mçi nót cã thÓ
thùc hiÖn víi kh¶ n¨ng cña GPS , ®Òu phô thuéc vµo tù nhiªn vµ kinh tÕ. Trong
trêng hîp nµy, c¸c nót kh¸c ph¶i ®¸nh gi¸ ®îc vÞ trÝ cña chóng mét c¸ch gi¸n
tiÕp th«ng qua mét m¹ng ®Þnh vÞ vÒ thuËt to¸n.
1.2.6. Nguån n¨ng lîng
§Ó mÒm dÎo cho viÖc tr¶i réng, c¸c thiÕt bÞ WSN cã kh¶ n¨ng lµ c¸c pin
n¨ng lîng ( vÝ dô: sö dông c¸c lo¹i pin LiMH AA). Trong khi mét vµi nót cã
thÓ ®îc nèi d©y víi c¸c nguån n¨ng lîng ë mét vµi øng dông, vµ n¨ng lîng
thu ®îc trong kü thuËt nµy cã thÓ cung cÊp mét phÇn n¨ng lîng t¸i sinh ®Ó
ho¹t ®éng. N¨ng lîng pin h¹n chÕ cã kh¶ n¨ng trë thµnh nguån giíi h¹n nhÊt
trong c¸c øng dông WSN.
Phô thuéc vµo c¸c øng dông, c¸c thiÕt bÞ WSN cã thÓ kÕt nèi m¹ng víi
nhau theo mét sè con ®êng. Trong c¸c øng dông mµ d÷ liÖu c¬ së tô l¹i, vÝ dô,
cã mét nót ®îc coi nh mét sink mµ tÊt c¶ d÷ liÖu tõ c¸c nót c¶m biÕn nguån
®Òu ®Þnh híng tíi. Topo logic ®¬n gi¶n nhÊt cho giao tiÕp d÷ liÖu tô l¹i lµ mét
cÇu ®¬n topo sao, ë ®ã, tÊt c¶ c¸c nót ®Òu göi d÷ liÖu trùc tiÕp ®Õn vòng (sink).
Trong m¹ng víi chÕ ®é truyÒn n¨ng lîng thÊp, hoÆc ë ®ã, c¸c nót truyÒn triÓn
khai qua mét vïng réng, mét cÊu tróc c©y ®a cÇu cã thÓ ®îc sö dông ®Ó tô d÷
liÖu. Trong trêng hîp nµy, mét vµi nót cã thÓ ho¹t ®éng chung nguån, c¸c
router sÏ dÉn ®êng cho c¸c nguån kh¸c.
31
Mét ®Æc ®iÓm thó vÞ cña m¹ng c¶m nhËn kh«ng d©y lµ nã thêng xuyªn
cho phÐp kh¶ n¨ng xö lý m¹ng th«ng minh. C¸c nót trung gian däc theo ®êng
truyÒn kh«ng chØ ®¬n thuÇn ho¹t ®éng chuyÓn c¸c gãi d÷ liÖu, mµ cßn cã thÓ
kiÓm tra vµ xö lý néi dung cña gãi d÷ liÖu truyÒn qua chóng. Nã thêng ®îc
dïng ®Ó nÐn d÷ liÖu hoÆc xö lý tÝn hiÖu ®Ó c¶i thiÖn chÊt lîng cña th«ng tin thu
®îc.
1.3. øng dông cña m¹ng c¶m nhËn kh«ng d©y
C¸c øng dông riªng cña WSN vÉn cßn rÊt nhiÒu tiÒm n¨ng ®Ó nghiªn cøu vµ
ph¸t triÓn, c¶ trong nghiªn cøu vµ c«ng nghiÖp. Ta cã thÓ miªu t¶ mét vµi øng
dông tõ ph¹m vi kh¸c mét c¸ch ng¾n gän ®Ó ®a ra mét c¶m biÕn ë vïng lín
trong trêng nµy.
1.3.1. Quan s¸t m«i trêng sinh th¸i
Khoa häc nghiªn cøu m«i trêng sinh th¸i (®éng vËt, c©y cèi, tÕ bµo)
thêng ®a ta ®Õn viÖc kiÓm tra c¸c ho¹t ®éng víi ngêi ®iÒu tra. Mét mèi quan
t©m thùc sù theo c¸ch nghiªn cøu nµy lµ ®«i khi nh÷ng hiÖu øng quan s¸t – sù
xuÊt hiÖn vµ c¸c ho¹t ®éng cã kh¶ n¨ng x©m ph¹m trêng quan s¸t cã thÓ ¶nh
hëng tíi ho¹t ®éng cña c¸c tæ chøc trong m«i trêng quan s¸t vµ ¶nh hëng tíi
hiÖu qu¶ quan s¸t. M¹ng c¶m nhËn kh«ng d©y kh«ng cÇn quan s¸t, víi mét m¸y
lµm s¹ch, quan s¸t tõ xa, tiÖm cËn víi m«i trêng quan s¸t. Xa h¬n, m¹ng c¶m
nhËn víi kh¶ n¨ng trît lín trong mét khung kh«ng gian thêi gian dµy réng, cã
thÓ cung cÊp d÷ liÖu phong phó cha tõng thÊy.
1.3.2. Theo dâi trong qu©n sù vµ t×m kiÕm môc tiªu
Còng nh rÊt nhiÒu kü thuËt vÒ th«ng tin kh¸c, m¹ng c¶m nhËn kh«ng d©y
b¾t nguån tríc tiªn tõ nh÷ng nghiªn cøu vÒ qu©n sù. M¹ng c¶m nhËn kh«ng d©y
kh«ng cÇn cã ngêi quan s¸t cho ta h×nh dung ®îc c«ng thøc chÝnh ®Ó tiÕn tíi
gÇn c¸c hÖ thèng m¹ng xung ®ét trung t©m. Nã cã thÓ triÓn khai nhanh chãng
cho viÖc theo dâi vµ sö dông ®Ó cung cÊp c¸c th«ng tin chiÕn trêng th«ng minh
vÒ vÞ trÝ, sè lîng, chuyÓn ®éng, vµ nhËn d¹ng ngêi hay xe cé vµ dß t×m c¸c lo¹i
vò khÝ ho¸ häc, sinh häc, hay nguyªn tö.
1.3.3. Quan s¸t ®Þa chÊn vµ cÊu tróc
32
¥ mét líp kh¸c cña øng dông cho m¹ng c¶m nhËn g¾n liÒn víi viÖc gi¸m
s¸t c¸c ®iÒu kiÖn cña cÊu tróc. CÊu tróc cã thÓ lµ c¸c toµ nhµ, cÇu ®êng, thËm
chÝ lµ c¶ m¸y bay. HiÖn t¹i ®é bÒn cña cÊu tróc ®îc gi¸m s¸t tríc hÕt lµ thñ
c«ng vµ kiÓm tra b»ng m¾t thêng, ®«i khi lµ kh¸ ®¾t tiÒn, cßn kü thuËt th× tiªu
tèn thêi gian, nh tia X vµ siªu ©m. Kü thuËt m¹ng c¶m nhËn kh«ng cÇn theo dâi
cã thÓ tù ®éng trong qu¸ tr×nh xö lý, cung cÊp th«ng tin kÞp thêi vµ phong phó vÒ
nh÷ng vÕt nøt gÉy míi xuÊt hiÖn hay c¸c tæn h¹i vÒ cÊu tróc. C¸c nhµ nghiªn cøu
®· h×nh dung viÖc triÓn khai c¸c c¶m biÕn nhóng trong mét cÊu tróc cô thÓ lµ g¾n
vµo lo¹i vËt chÊt lµm nªn vËt liÖu cña toµ nhµ hay trªn bÒ mÆt. C¸c m¹ng c¶m
nhËn nµy sÏ cã giíi h¹n ®é bÒn lín ®Õn møc c¸c sù viÖc g©y huû ho¹i sau ®ã, nh
næ hay ®éng ®Êt kh«ng lµm háng. Mét c¸i nh×n ®Æc biÖt thuyÕt phôc trong t¬ng
lai cña viÖc sö dông m¹ng c¶m nhËn bao gåm sù ph¸t triÓn cña cÊu tróc ®iÒu
khiÓn chøa ®éng c¬, sÏ ph¶n øng l¹i th«ng tin c¶m biÕn thêi gian thùc ®Ó thi
hµnh “viÖc xo¸ bá ph¶n chÊn” trong c¸c sãng ®i¹ chÊn vµ cã thÓ lµm cho cÊu tróc
kh«ng bÞ t¸c ®éng bëi bÊt kÓ mét x¸o trén bªn ngoµi nµo.
1.3.4. C«ng nghiÖp vµ th¬ng m¹i m¹ng c¶m nhËn
Trong c¸c nhµ m¸y c«ng nghiÖp, c¸c c¶m biÕn vµ ®éng c¬ ®îc sö dông ®Ó
xö lý gi¸m s¸t vµ kiÓm tra. VÝ dô trong mét kÕ ho¹ch xö lý ho¸ häc nhiÒu giai
®o¹n, cã thÓ g¾n rÊt nhiÒu c¸c c¶m biÕn ë nh÷ng vÞ trÝ kh¸c nhau trong bé xö lý
theo mét thø tù ®Ó cã thÓ gi¸m s¸t ®îc nhiÖt ®é, kÕt hîp ho¸ häc, ¸p suÊt…
Th«ng tin gi¸m s¸t thêi gian thùc cã thÓ ®îc dïng ®Ó thay ®æi khèi ®iÒu khiÓn
bé xö lý, nh thªm vµo c¸c lîng thµnh phÇn ®Æc biÖt hoÆc thay ®æi c¸c cµi ®Æt
vÒ nhiÖt. Ch×a kho¸ thuËn lîi cña viÖc t¹o ra c¸c m¹ng kh«ng d©y cña c¸c c¶m
biÕn trong ®iÒu kiÖn nµy lµ chóng cã thÓ c¶i thiÖn cã hiÖu qu¶ vÒ gi¸ thµnh còng
nh c¸c liªn kÕt mÒm dÎo víi viÖc l¾p ®Æt, duy tr× vµ n©ng cÊp c¸c hÖ thèng d©y
nèi. Mét chØ sè th¬ng m¹i høa hÑn cho m¹ng kh«ng d©y khi ®· cã c¸c c«ng ty
c¸ nh©n ph¸t triÓn vµ th¬ng m¹i ho¸ s¶n phÈm nµy, vµ còng cã c¸c xu thÕ ph¸t
triÓn s¹ch t×m ra c¸c kü thuËt chuÈn liªn quan, nh chuÈn IEEE 802.15.4, vµ c¸c
nç lùc liªn kÕt trong c«ng nghiÖp nh Zigbee Alliance.
1.4. Th¸ch thøc thiÕt kÕ chÝnh
M¹ng c¶m nhËn kh«ng d©y thùc sù hÊp dÉn víi khoa häc trong t¬ng lai,
nã xuÊt hiÖn mét sè lîng lín c¸c th¸ch thøc thùc sù bëi kh«ng thÓ ®Ò cËp ®Õn
mét c¸ch tho¶ ®¸ng víi nh÷ng kü thuËt ®ang tån t¹i:
33
1.4.1. Thêi gian sèng më réng
Nh ®· ®Ò cËp ë trªn, c¸c nót WSN sÏ trë thµnh nguån n¨ng lîng b¾t buéc
cho giíi h¹n cña c¸c lo¹i pin. Mét lo¹i pin kiÒm, vÝ dô, cung cÊp 50Wh n¨ng
lîng, nã cã thÓ truyÒn cho mçi nót trong chÕ ®é tÝch cùc gÇn mét th¸ng ho¹t
®éng. Sù tiªu tèn vµ tÝnh kh¶ thi cña gi¸m s¸t vµ thay thÕ pin cho mét m¹ng réng,
thêi gian sèng dµi h¬n ®îc thiÕt kÕ. Trong thùc tiÔn, rÊt cÇn thiÕt trong rÊt nhiÒu
øng dông ®Ó b¶o ®¶m r»ng m¹ng tù ®éng c¶m biÕn kh«ng d©y cã thÓ sö dông
kh«ng cÇn sù thay thÕ nµo cho vµi n¨m sö dông. Sù c¶i thiÖn cña phÇn cøng trong
thiÕt kÕ pin vµ kü thuËt thu n¨ng lîng sÏ gióp ta mét phÇn trong c¸c gi¶i ph¸p.
§©y còng lµ lý do mµ c¸c giao thøc thiÕt kÕ tèt nhÊt cña m¹ng c¶m nhËn kh«ng
d©y ®îc thiÕt kÕ râ rµng víi n¨ng lîng ®¹t hiÖu qu¶ nh mét thµnh c«ng ®Çu
tiªn. §¬ng nhiªn, thµnh c«ng nµy ph¶i c©n b»ng l¹i mét sè quan t©m kh¸c.
1.4.2. §¸p øng
Mét gi¶i ph¸p ®¬n gi¶n nhÊt ®Ó më réng thêi gian sèng cña m¹ng lµ t¸c
®éng vµo nót trong chu tr×nh nhiÖm vô víi mét kho¸ tuÇn hoµn gi÷a chÕ ®é ngñ
vµ thøc. Trong khi ®ång bé qu¸ tr×nh ngñ ®ã th× kÝch thÝch vµo chÝnh nã, mét
mèi quan t©m lín lµ giai ®o¹n ngñ kÐo dµi mét c¸ch tuú ý cã thÓ lµm gi¶m ®¸p
øng vµ hiÖu lùc cña c¸c c¶m biÕn. Trong c¸c øng dông mµ ë ®ã ®iÒu then chèt lµ
c¸c sù kiÖn tù nhiªn ph¶i ®îc dß ra vµ th«ng b¸o nhanh chãng , nh÷ng kh¶ n¨ng
tiÒm Èn g©y ra bëi qu¸ tr×nh ngñ ph¶i ®îc gi÷ trong mét giíi h¹n sÝt sao, thËm
chÝ cã thÓ lµ sù xuÊt hiÖn cña t¾c nghÏn m¹ng.
1.4.3. Søc m¹nh
C¸i nh×n cña m¹ng c¶m nhËn kh«ng d©y ®îc cung cÊp ë ph¹m vi réng lín,
c¸c th«ng tin ®a ra cha mÞn, ®iÒu nµy thóc ®Èy viÖc sö dông mét sè lîng lín
c¸c thiÕt bÞ rÎ. Tuy nhiªn c¸c thiÕt bÞ cã thÓ kh«ng ®¸ng tin cËy vµ dÔ háng. Tèc
®é cña thiÕt bÞ g©y lçi còng cã thÓ trë nªn cao bÊt cø khi nµo c¸c thiÕt bÞ c¶m
nhËn ®îc triÓn khai th« trong c¸c ®iÒu kiÖn kh¾c nghiÖt. V× vËy c¸c thiÕt kÕ
giao thøc ph¶i g¾n liÒn víi c¬ khÝ ®Ó cung øng vÒ søc m¹nh. CÇn thiÕt ®Ó ®¶m
b¶o r»ng hiÖu suÊt toµn cÇu cña hÖ thèng kh«ng bÞ háng khi mét c¸ thÓ riªng bÞ
lçi. Xa h¬n n÷a, nã còng rÊt cÇn thiÕt ®Ó hiÖu suÊt hÖ thèng suy tho¸i chËm nhÊt
cã thÓ víi sù lu t©m ®Õn c¸c thiÕt bÞ lçi.
1.4.4. Bæ trî
34
LuËt Moore ®a ra mét kü thuËt ®¶m b¶o r»ng kh¶ n¨ng cña thiÕt bÞ trong
giíi h¹n cña n¨ng lîng xö lý, bé nhí, lu tr, hiÖu suÊt truyÒn bøc x¹ radio,
thËm chÝ lµ c¶i thiÖn nhanh chãng ®é chÝnh x¸c cña c¶m biÕn. Tuy nhiªn nÕu xÐt
vÒ kinh tÕ th× gi¸ cña mçi nót sÏ ®îc gi¶m m¹nh tõ 100$ xuèng vµi cent, rÊt cã
thÓ kh¶ n¨ng cña mçi nót riªng biÖt sÏ cßn ph¶i xÐt ®Õn ë mét vµi ph¹m vi. V×
vËy, th¸ch thøc ®Æt ra lµ thiÕt kÕ c¸c giao thøc bæ trî, nã ®¶m b¶o hÖ thèng ho¹t
®éng kh«ng lçi h¬n lµ chØ kÕt hîp kh¶ n¨ng cña c¸c thµnh phÇn ®¬n lÎ. Giao thøc
nµy còng ®ßi hái kÕt hîp hiÖu qu¶ viÖc sö dông bé lu tr÷, tÝnh to¸n vµ c¸c
nguån giao tiÕp.
1.4.5. Më réng ph¹m vi
Trong rÊt nhiÒu c¸c øng dông c¶m nhËn ®îc, c¸c tæ hîp cña c¶m biÕn cã
nh©n vµ ë mét vïng réng lín bao gåm c¸c m¹ng c¶m nhËn kh«ng d©y cã kh¶
n¨ng ho¹t ®éng ë mét vïng cùc réng (10 ngµn, thËm chÝ 1triÖu nót trong mét
giíi h¹n vÒ ®é dµi). Giao thøc nµy vèn ph¶i ®îc ph©n bè, bao gåm c¸c giao tiÕp
khoanh vïng, vµ c¸c m¹ng c¶m biÕn ph¶i ®îc sö dông theo cÊu tróc thø bËc ®Ó
cung cÊp cho më réng nµy. Tuy nhiªn, nh×n nhËn ë sè lîng lín c¸c nót vÉn
cha thùc hiÖn ®îc trªn thùc tiÔn cho ®Õn khi mét vµi vÊn ®Ò c¬ b¶n, nh vËn
hµnh lçi hay t¸i lËp tr×nh, ®îc thùc hiÖn mét c¸ch tr¬n tru trong nh÷ng cµi ®Æt
nhá, bao gåm 10 ®Õn hµng tr¨m nót. Còng cã mét vµi giíi h¹n chñ yÕu vÒ lîng
sè liÖu ®a vµo vµ dung lîng t¸c ®éng tíi ho¹t ®éng cña m¹ng më réng (cÊp
bËc).
1.4.6. TÝnh kh«ng ®ång nhÊt
Cã mét sù kh«ng ®ång nhÊt gi÷a n¨ng lîng cña c¸c thiÕt bÞ ( chó ý ®Õn
viÖc tÝnh to¸n, giao tiÕp vµ c¶m biÕn) trong nh÷ng cµi ®Æt thùc tÕ. TÝnh kh«ng
®ång nhÊt nµy cã thÓ cã mét sè kÕt qu¶ thiÕt kÕ quan träng. VÝ dô: ViÖc xuÊt
hiÖn mét sè Ýt c¸c thiÕt bÞ cã kh¶ n¨ng tÝnh to¸n lín víi mét sè lîng lín c¸c
thiÕt bÞ kh¶ n¨ng thÊp cã thÓ lµm chóng hîp l¹i thµnh mét kiÕn tróc m¹ng vµ sù
xuÊt hiÖn cña rÊt nhiÒu ph¬ng thøc c¶m nhËn ®ßi hái kü thuËt c¶m nhËn dung
hoµ mét c¸ch thÝch hîp. Ch×a kho¸ cña bµi to¸n thêng x¸c ®Þnh bëi tæ hîp
chÝnh x¸c cña c¸c dung lîng thiÕt bÞ kh«ng ®ång nhÊt cho c¸c øng dông ®a ra.
1.4.7. Tù cÊu h×nh
35
Do sù ph©n chia vµ b¶n chÊt cña c¸c øng dông, m¹ng c¶m nhËn kh«ng d©y
vèn ®· lµ mét hÖ thèng ph©n bè kh«ng cÇn theo dâi. V× vËy ho¹t ®éng ®éc lËp lµ
th¸ch thøc ®Ó thiÕt kÕ chÝnh. §Çu tiªn, c¸c nót trong m¹ng c¶m nhËn cã thÓ ®îc
cÊu h×nh trong m¹ng topo riªng; ®Þnh vÞ, ®ång bé, ®Þnh cì cho b¶n th©n; xö lý
c¸c giao tiÕp trong nót vµ x¸c ®Þnh c¸c th«ng sè ho¹t ®éng quan träng kh¸c.
1.4.8. Tù ®¸nh gi¸ vµ thÝch nghi
Th«ng thêng c¸c hÖ thèng kiÕn tróc ®îc ®¸nh gi¸ lµ ®iÒu u tiªn ®Ó ho¹t
®éng hiÖu qu¶ trong mét ®iÒu kiÖn chuÈn. Trong m¹ng c¶m nhËn kh«ng d©y, cã
thÓ kh«ng ch¾c ch¾n vÒ c¸c ®iÒu kiÖn ho¹t ®éng bÒ mÆt ®Ó triÓn khai. Díi
nh÷ng ®iÒu kiÖn nh vËy, cÇn thiÕt ph¶i cã mét lo¹i thiÕt bÞ néi cã kh¶ n¨ng tù
häc tõ c¸c c¶m biÕn vµ th«ng sè mµ m¹ng thu ®îc theo thêi gian vµ sö dông
chóng ®Ó tiÕp tôc c¶i thiÖn hiÖu suÊt. Ngoµi ra, bªn c¹nh c¸c ®iÒu kiÖn u tiªn
kh«ng ch¾c ch¾n, th× m«i trêng mµ c¸c m¹ng c¶m nhËn ho¹t ®éng cã thÓ thay
®æi m¹nh theo thêi gian. C¸c giao thøc WSN cßn cã thÓ thÝch øng trong nh÷ng
m«i trêng tÝch cùc nh vËy trong ph¬ng thøc trùc tuyÕn.
1.4.9. ThiÕt kÕ hÖ thèng
Nh ta ®· thÊy, c¸c m¹ng c¶m nhËn kh«ng d©y cã thÓ lµ c¸c øng dông phøc
t¹p cô thÓ. §ã lµ bµi to¸n c©n b»ng c¸c yÕu tè cha biÕt tríc, cã thÓ ¸p dông
s©u, tiÖm cËn víi viÖc khai th¸c c¸c ®Æc tÝnh cña c¸c øng dông cô thÓ ®Ó thu ®îc
hiÖu suÊt vµ tÝnh mÒm dÎo, dÔ dµng thùc hiÖn ph¬ng thøc thiÕt kÕ. Trong khi
viÖc ®¸nh gi¸ lµ rÊt quan träng ®a ra mét tµi nguyªn kh¾t khe víi m¹ng c¶m
nhËn kh«ng d©y, ph¬ng thøc thiÕt kÕ hÖ thèng, cho phÐp dõng, ®iÒu chØnh, ®¸p
øng theo thêi gian lµ cÇn thiÕt cho c¸c ®iÒu kiÖn thùc tÕ.
1.4.10 An ninh vµ b¶o mËt
¥ mét bÒ mÆt réng, th«ng thêng vµ nh¹y c¶m cña th«ng tin thu ®uîc bëi
WSN lµm t¨ng lªn sè lîng c¸c ch×a kho¸ cuèi cïng cña bµi to¸n ®Ó b¶o ®¶m an
ninh vµ b¶o mËt.
36
Ch¬ng 2.
TRIỂN KHAI MẠNG
2.1. Tæng quan
VÊn ®Ò triÓn khai cña m¹ng c¶m nhËn kh«ng d©y cã thÓ ®îc kh¸i qu¸t nh
sau: Víi mçi øng dông cô thÓ, mét miÒn ho¹t ®éng vµ mét bé thiÕt bÞ c¶m nhËn
kh«ng d©y, ®Æt c¸c nót nh thÕ nµo vµ ë ®©u?
M¹ng triÓn khai ph¶i gi÷ ®îc hai phÇn kh¸ch quan: truyÒn tin vµ kÕt nèi.
TruyÒn tin g¾n liÒn víi b¶n chÊt cña øng dông cô thÓ cña th«ng tin thu nhËn ®îc
tõ m«i trêng bëi c¸c thiÕt bÞ c¶m nhËn m¹ng. KÕt nèi g¾n liÒn víi topo m¹ng
qua ®ã lé tr×nh cña th«ng tin ®îc s¾p xÕp. C¸c ph¸t sinh kh¸c, nh gi¸ vËt liÖu
thiÕt bÞ, giíi h¹n n¨ng lîng, vµ nhu cÇu vÒ søc m¹nh còng cã thÓ kÓ ®Õn.
Mét sè c©u hái c¬ b¶n khi xem xÐt viÖc triÓn khai m¹ng c¶m nhËn kh«ng
d©y:
- TriÓn khai kÕt cÊu hay ngÉu nhiªn: M¹ng bao gåm s¾p xÕp cÊu tróc
nh©n t¹o hay th«ng qua c¸c nót robot tù ®éng hay triÓn khai ngÉu nhiªn
mét c¸ch rêi r¹c?
- TriÓn khai toµn côc hay triÓn khai dÇn: §Ó cã thÓ chèng l¹i c¸c nót g©y
lçi vµ suy yÕu n¨ng lîng, m¹ng c¶m nhËn ®îc triÓn khai u tiªn víi
c¸c nót d thõa hoÆc cã thÓ thªm hoÆc thay thÕ dÇn khi cÇn thiÕt. Trong
d¹ng nµy, chu tr×nh ngñ ®ßi hái më réng thêi gian sèng cña m¹ng.
- Topo m¹ng: Topo m¹ng cã thÓ lµ topo d¹ng sao ®¬n gi¶n, hoÆc d¹ng
líi hoÆc m¹ng líi bíc nh¶y tuú ý hay côm thø bËc 2 møc. C¸ch kÕt
nèi nµo ®îc chän lùa?
- TriÓn khai ®ång bé víi kh«ng ®ång bé: TÊt c¶ c¸c nót c¶m biÕn ®Òu
cïng thuéc mét lo¹i hay cã sù trén lÉn gi÷a c¸c thiÕt bÞ dung lîng lín
vµ nhá? Trong trêng hîp kh«ng ®ång bé cã thÓ lµ c¸c thiÕt bÞ
gateway/sink phøc t¹p. (C¸c nodes mµ sensor cña nã truyÒn th«ng tin
th«ng qua ngêi sö dông bªn ngoµi cã thÓ truy cËp vµo m¹ng c¶m
nhËn).
37
- KiÓu d¸ng h×nh häc: §©u lµ lo¹i th«ng tin c¶m biÕn lÊy tõ m«i trêng vµ
®o chóng ra sao? Cã thÓ lµ nÒn t¶ng cña viÖc dß t×m vµ kh¶ n¨ng c¶nh
b¸o lçi hoÆc còng cã thÓ mçi sù kiÖn cã thÓ ®îc c¶m nhËn bëi nodes K
x¸c ®Þnh…
2.2. TriÓn khai mét c¸ch cã cÊu tróc hay triÓn khai ngÉu nhiªn
ViÖc triÓn khai ngÉu nhiªn tiÕn gÇn tíi nh÷ng øng dông cho t¬ng lai cho
mét vïng réng lín, t¹i ®ã c¸c nodes ®îc r¶i tõ trªn kh«ng hoÆc cè ®Þnh trªn bÒ
mÆt tríc khi ®îc nhóng vµo mét hÖ thèng th«ng minh. Tuy nhiªn rÊt nhiÒu
WSN nhá vµ trung b×nh cÇn ®îc triÓn khai theo c¸ch cã cÊu tróc th«ng qua viÖc
s¾p xÕp mét c¸ch cÈn thËn b»ng tay cña c¸c node m¹ng. Trong c¶ hai trêng
hîp, gi¸ thµnh vµ sù s½n sµng cña thiÕt bÞ mang ý nghÜa b¾t buéc.
Ta cã thÓ minh häa th«ng qua viÖc xem xÐt ®Æc ®iÓm ph¬ng ph¸p luËn cña
mét s¾p xÕp cÊu tróc:
- §Æt thiÕt bÞ sink/gateway ë vÞ trÝ cã thÓ cung cÊp ®îc c¸c m¹ng cã d©y
vµ c¸c kÕt nèi n¨ng lîng cÇn thiÕt.
- §Æt c¸c node sensor u tiªn t¹i c¸c vïng ho¹t ®éng mµ cÇn c¸c sensor
®o.
- NÕu cÇn thiÕt, thªm vµo mét sè node ®Ó cung cÊp c¸c kÕt nèi m¹ng cÇn
thiÕt.
Bíc tiÕp theo cã thÓ gÆp khã kh¨n nÕu kh«ng râ rµng vÞ trÝ c¸c sensor ®o,
trong trêng hîp nµy, mét c¸ch s¾p ®Æt ®ång d¹ng (grid-like) cã thÓ ®îc lùa
chän. Thªm c¸c node ®Ó ®¶m b¶o viÖc kÕt nèi m¹ng kh«ng d©y còng cã thÓ ®¸ng
lu t©m, ®Æc biÖt khi cã c¸c vÞ trÝ b¾t buéc trong m«i trêng ®· cho, nã quyÕt
®Þnh vÞ trÝ ®Æt c¸c node. NÕu sè node s½n sµng lµ nhá so víi kÝch thíc vïng ho¹t
®éng vµ ®ßi hái ®a th«ng tin, mét c©n b»ng sÏ ®îc lËp gi÷a c¸c node ®îc chØ
®Þnh ®Ó ®o vµ c¸c node ®îc dïng ®Ó kÕt nèi routing.
Sensor triÓn khai ngÉu nhiªn cã thÓ cßn gÆp khã kh¨n h¬n trong mét vµi
khÝa c¹nh, v× nã kh«ng cã c¸ch ®Ó cÊu h×nh vÞ trÝ chÝnh x¸c cña thiÕt bÞ. Thªm
c¸c c¬ chÕ triÓn khai tù cÊu h×nh ®ßi hái ph¶i ®¹t ®îc viÖc truyÒn vµ c¸c kÕt nèi
cÇn thiÕt. Trong trêng hîp triÓn khai ngÉu nhiªn mét c¸ch ®ång d¹ng c¸c th«ng
sè duy nhÊt cã thÓ ®iÒu khiÓn tiÒn nghiÖm lµ sè lîng c¸c node vµ mét vµi cµi
38
®Æt liªn kÕt trªn node ®ã, ®ã chÝnh lµ kho¶ng truyÒn. Ngay c¶ khi kh«ng quan
t©m ®Õn viÖc triÓn khai lµ ngÉu nhiªn hay cã cÊu tróc th× tÝnh chÊt kÕt nèi cña
topo m¹ng vÉn cã thÓ ®îc ®iÒu chØnh sau khi triÓn khai bëi ®iÒu chØnh n¨ng
lîng truyÒn.
2.3. Topo m¹ng.
M¹ng giao tiÕp cã thÓ ®îc cÊu h×nh thµnh c¸c topo riªng kh¸c.
H×nh 3. Topo m¹ng
C¸c d¹ng topo triÓn khai:
a) Bíc nh¶y ®¬n kÕt nèi d¹ng sao
b) D¹ng líi ®a bíc nh¶y ph¼ng
c) CÊu tróc líi
d) Côm thø bËc 2 tÇng
39
2.3.1. Single-hop d¹ng sao
D¹ng topo WSN ®¬n gi¶n nhÊt lµ d¹ng topo sao single-hop (h×nh a) Mçi
node trong topo nµy giao tiÕp víi c¸c phÐp ®o cña nã trùc tiÕp qua gateway. Do
vËy c¸c thiÕt kÕ lµ ®¬n gi¶n. Tuy nhiªn giíi h¹n vµ søc m¹nh cña m¹ng lµ nhá.
NÕu trong mét vïng lín, c¸c node cã kho¶ng c¸ch víi gateway th× chÊt lîng
®êng truyÒn lµ tåi.
2.3.2. Multi-hop d¹ng líi vµ «
Cho c¸c vïng m¹ng lín, multi-hop routing lµ cÇn thiÕt. Phô thuéc vµo c¸ch
®Æt mµ c¸c node cã thÓ ho¹t ®éng theo d¹ng líi tuú ý nh h×nh b hay còng cã
thÓ ho¹t ®éng theo cÊu tróc cña « vu«ng 2D nh h×nh c.
2.3.3. Côm (cluster) ph©n cÊp 2 tÇng
KiÓu kiÕn tróc thuyÕt phôc nhÊt cho m¹ng WSN lµ d¹ng kiÕn tróc triÓn khai
mµ ë ®ã phÇn lín c¸c node ë trong mét vïng ®Þa lý sÏ th«ng b¸o cho c¸c cluster
®Çu. Cã mét vµi c¸ch cÊu tróc ph©n tÇng ®îc tiÕn hµnh. C¸ch tiÕp cËn nµy sÏ
®Æc biÖt thuyÕt phôc trong cµi ®Æt kh«ng ®ång nhÊt khi node cluster ®Çu m¹nh
h¬n trong giíi h¹n cña kh¶ n¨ng tÝnh to¸n/kh¶ n¨ng giao tiÕp. TiÖn Ých cña c¸ch
tiÕp cËn ph©n tÇng cluster chÝnh lµ ph©n tÝch tù nhiªn ë mét vïng réng lín trong
c¸c vïng t¸ch rêi mµ d÷ liÖu ®îc xö lý, viÖc kÕt hîp cã thÓ ®îc tiÕn hµnh mét
c¸ch côc bé. Mçi mét cluster cã thÓ giao tiÕp theo c¶ single-hop vµ multi-hop.
Khi d÷ liÖu truyÒn tíi cluster ®Çu, nã cã thÓ ®îc dÉn ®êng ®Ó qua tÇng m¹ng
thø 2, ®îc cÊu t¹o bëi c¸c cluster ®Çu ®Õn c¸c cluster ®Çu kh¸c hoÆc gateway.
TÇng m¹ng thø 2 cã thÓ sö dông mét b¨ng tÇn sãng radio lín h¬n thËm chÝ còng
cã thÓ lµ mét lo¹i m¹ng cã kÕt nèi d©y nÕu c¸c node cña tÇng thø 2 cã thÓ kÕt nèi
tÊt c¶ thµnh mét c¬ së h¹ tÇng cã d©y nèi. Cã mét m¹ng cã kÕt nèi d©y cho tÇng
thø 2 lµ liªn kÕt dÔ nhÊt cho d¹ng kÕt cÊu nhng kh«ng ph¶i cho d¹ng triÓn khai
ngÉu nhiªn cho c¸c vÞ trÝ tõ xa. Trong triÓn khai ngÉu nhiªn, cã thÓ kh«ng thiÕt
kÕ mét vµi cluster ®Çu, cã thÓ x¸c ®Þnh bëi mét vµi xö lý cña viÖc tù tuyÓn chän.
2.4. KÕt nèi trong d¹ng s¬ ®å ngÉu nhiªn
§Æc tÝnh cña viÖc kÕt nèi (vµ truyÒn tin) cña triÓn khai ngÉu nhiªn cã thÓ
®îc ph©n tÝch tèt nhÊt khi sö dông lý thuyÕt s¬ ®å ngÉu nhiªn RGT( random
graph theory).
40
Mét s¬ ®å ngÉu nhiªn mÉu lµ hÖ thèng miªu t¶ cña mét vµi thÝ nghiÖm ngÉu
nhiªn. C¸c mÉu nµy thêng chøa c¸c th«ng sè ®iÒu chØnh ®Ó thay ®æi mËt ®é
trung b×nh cña s¬ ®å kiÓu cÊu tróc ngÉu nhiªn. S¬ ®å ngÉu nhiªn Bernoulli G(n,
p), nghiªn cøu trong RGT truyÒn thèng ®îc ho¹t ®éng bëi ®Æt c¸c ®Ønh n vµ ®Æt
c¸c c¹nh mét c¸ch ngÉu nhiªn gi÷a c¸c cÆp ®Ønh kh«ng phô thuéc vµo x¸c suÊt p.
Mét s¬ ®å mÉu ngÉu nhiªn giíi thiÖu mét c¸ch chÆt chÏ h¬n vÒ m¹ng
multi-hop kh«ng d©y lµ s¬ ®å h×nh häc ngÉu nhiªn G(n, R). Trong s¬ ®å h×nh
häc ngÉu nhiªn G(n, R), n node ®îc ®Æt ngÉu nhiªn víi nh÷ng ph©n bè ®ång
d¹ng trong mét vïng kÝch thíc ®¬n vÞ h×nh vu«ng( tæng qu¸t h¬n lµ h×nh lËp
ph¬ng c¹nh d). Cã mét c¹nh (u, v) gi÷a mçi cÆp node u vµ v bÊt kú nÕu kho¶ng
c¸ch Euclid gi÷a chóng lµ nhá h¬n R.
41
Hình 4. Minh hoạ sơ đồ hình học ngẫu nhiên thưa thớt ( hình a- với R nhỏ) và
dày đặc ( hình b- với R lớn)
H×nh 4 minh ho¹ G(n, R) cho n= 40 t¹i 2 gi¸ trÞ R kh¸c nhau. Khi R nhá,
mçi node chØ cã thÓ kÕt nèi tíi c¸c node kh¸c trong mét kho¶ng ng¾n. Vµ s¬ ®å
kÕt qu¶ lµ tha thít. MÆt kh¸c, víi R lín sÏ cho phÐp ®êng dÉn vµ kÕt qu¶ cña
mËt ®é kÕt nèi dµi h¬n.
So s¸nh víi s¬ ®å ngÉu nhiªn Bernoulli, s¬ ®å h×nh häc ngÉu nhiªn G(n, R)
cÇn c¸c kü thuËt ph©n tÝch kh¸c. §ã lµ bëi v× s¬ ®å h×nh häc ngÉu nhiªn kh«ng
chØ ra sù ®éc lËp gi÷a c¸c c¹nh. VÝ dô, x¸c suÊt mµ c¹nh (u, v) tån t¹i lµ kh«ng
®éc lËp víi x¸c suÊt mµ c¹nh (u, w) tån t¹i.
2.4.1. KÕt nèi trong G(n, R)
H×nh 5 chØ ra sù thay ®æi thÕ nµo cña x¸c suÊt kÕt nèi m¹ng khi mµ th«ng
sè b¸n kÝnh R cña s¬ ®å h×nh häc ngÉu nhiªn thay ®æi. Phô thuéc vµo sè node n,
tån t¹i c¸c b¸n kÝnh tíi h¹n tõ xa kh¸c nhau mµ s¬ ®å cã thÓ kÕt nèi víi x¸c suÊt
cao. Sù chuyÓn tr¹ng th¸i nµy lµ gi¶ gièng nh sè lîng node gi¶m.
Hình 5. Xác suất kết nối của sơ đồ ngẫu nhiên phụ thuộc vào bán kính truyền.
42
H×nh 6 chØ ra x¸c suÊt mµ m¹ng kÕt nèi ®¶m b¶o tíi tÊt c¶ c¸c node víi c¸c
gi¸ trÞ kh¸c nhau cña kho¶ng truyÒn ®îc cè ®Þnh trong mét vïng cè ®Þnh cho tÊt
c¶ c¸c node. Cã thÓ quan s¸t thÊy r»ng, tuú vµo kho¶ng truyÒn, cã mét sè c¸c
node phÝa xa cã x¸c suÊt lín ®Ó m¹ng cã thÓ ®¹t ®îc kÕt nèi. C¸ch ph©n tÝch
nµy cã liªn quan tíi triÓn khai m¹ng ngÉu nhiªn, nã t¹o ra mét sù s¸ng suèt trong
mËt ®é nhá nhÊt cÇn ®Ó ®¶m b¶o m¹ng ®îc kÕt nèi.
Hình 6. Xác suất kết nối của sơ đồ ngẫu nhiên phụ thuộc vào số lượng node
trong vùng đơn vị.
Gupta vµ Kumar ®· ®a ra c¸c kÕt qu¶ sau:
§Þnh lý 1:
NÕu , m¹ng sÏ gÇn nh ch¾c ch¾n tiÖm cËn kÕt nèi nÕu
. Vµ gÇn nh ch¾c ch¾n tiÖm cËn ng¾t kÕt nèi nÕu
MÆt kh¸c, kho¶ng truyÒn tíi h¹n cho kÕt nèi lµ . Mét kÕt qu¶
ng¹c nhiªn kh¸c lµ b¸n kÝnh tíi h¹n mµ s¬ ®å h×nh häc ngÉu nhiªn G(n, R) ®¹t
®îc tÝnh chÊt tÊt c¶ c¸c node cã node kÕ cËn K nhá nhÊt lµ gÇn b»ng b¸n kÝnh
tíi h¹n mµ s¬ ®å ®¹t ®îc tÝnh chÊt kÕt nèi K
43
2.4.2. TÝnh ®¬n ®iÖu cña G(n, R)
TÝnh ®¬n ®iÖu t¨ng lµ mét tÝnh chÊt ®å thÞ tiÕp tôc gi÷ nÕu sè c¹nh ®îc
thªm vµo biÓu ®å. Mét biÓu ®å cã tÝnh chÊt ®¬n ®iÖu nÕu tÝnh chÊt hoÆc nghÞch
®¶o cña nã lµ ®¬n ®iÖu t¨ng. GÇn h¬n víi t¸t c¶ tÝnh chÊt ®å thÞ cÇn quan t©m tõ
m¹ng gÇn xa, nh kÕt nèi K, Hamilton… lµ ®¬n ®iÖu. KÕt qu¶ lý thuyÕt ®i ®«i
víi ®å thÞ h×nh häc ngÉu nhiªn G(n, R) cã tÝnh chÊt hoµn toµn ®¬n ®iÖu cho thÊy
pha chuyÓn tiÕp tíi h¹n. Xa h¬n, tÊt c¶ c¸c tÝnh chÊt ®¬n ®iÖu ®Òu cã x¸c suÊt cao
víi kho¶ng truyÒn tíi h¹n ®ã lµ
2.4.3. KÕt nèi trong G(n, K)
Mét mÉu s¬ ®å h×nh häc ngÉu nhiªn kh¸c lµ G(n, K) khi n node ®îc ®Æt ë
c¸c vÞ trÝ ngÉu nhiªn trong vïng ®¬n vÞ vµ mçi node ®îc kÕt nèi víi c¸c node K
hµng xãm gÇn nhÊt. MÉu nµy cã kh¶ n¨ng cho phÐp c¸c node kh¸c nhau trong
m¹ng sö dông nh÷ng nguån n¨ng lîng kh¸c. Trong s¬ ®å, chØ ra r»ng K ph¶i
lín h¬n 0,074 logn vµ nhá h¬n 2.72logn ®Ó ®¶m b¶o tiÖm cËn kÕt nèi.
2.4.4. KÕt nèi vµ truyÒn tin trong G( n, p ,R)
Trong mÉu nµy n node ®îc ®Æt trong c¸c líi h×nh vu«ng trong vïng ®¬n
vÞ, p lµ x¸c su©t mµ node ho¹t ®éng ( kh«ng lçi) vµ R lµ kho¶ng truyÒn cña mçi
node. Cho mÉu c¶m nhËn d¹ng « líi kh«ng ch¾c ch¾n nµy, tÝnh chÊt tiÕp theo
®îc x¸c ®Þnh lµ;
- Cho mçi node ho¹t ®éng cÊu t¹o thµnh mét topo kÕt nèi, cµng tèt nÕu
che phñ ®îc miÒn h×nh vu«ng ®¬n vÞ. ph¶i b»ng .
- Sè lîng lín nhÊt hop ®ßi hái ®Ó di chuyÓn gi÷a node ho¹t ®éng bÊt kú
tíi node kh¸c lµ
- Tån t¹i mét kho¶ng cña gi¸ trÞ p nhá mµ c¸c node ho¹t ®éng cÊu t¹o
thµnh topo kÕt nèi nhng kh«ng che phñ h×nh vu«ng ®¬n vÞ.
2.5. KÕt nèi sö dông ®iÒu khiÓn n¨ng lîng
Kh«ng quan t©m tíi viÖc triÓn khai cÊu tróc hay ngÉu nhiªn, khi c¸c node
®îc xÕp vÞ trÝ sÏ cã thªm mét th«ng sè ®iÒu híng cã thÓ ®îc sö dông ®Ó ®iÒu
44
chØnh c¸c tÝnh chÊt kªt nèi cña m¹ng triÓn khai. Th«ng sè nµy lµ cµi ®Æt vÒ n¨ng
lîng truyÒn sãng radio cho tÊt c¶ c¸c node trong m¹ng.
§iÒu khiÓn n¨ng lîng thùc sù lµ mét líp khã kh¨n vµ phøc t¹p. T¨ng n¨ng
lîng truyÒn sãng radio sÏ cã mét sè c¸c hËu qu¶ liªn quan cã thÓ tÝch cùc, cã
thÓ tiªu cùc:
- Cã thÓ më réng vïng giao tiÕp, t¨ng sè lîng cña c¸c node hµng xãm vµ
c¶i thiÖn kÕt nèi trong d¹ng cña c¸c ®êng dÉn kÝn.
- §Ó tån t¹i c¸c node hµng xãm, cã thÓ c¶i thiÖn chÊt lîng ®êng dÉn
(trong sù v¾ng mÆt cña lu th«ng bªn trong m¹ng kh¸c).
- Cã thÓ khiÕn cho c¸c nhiÔu thªm vµo gi¶m dung lîng vµ lµm t¾c
nghÏn.
- Cã thÓ lµm t¨ng n¨ng lîng tiªu thô.
Lý thuyÕt t«t nhÊt cña topo ®iÒu khiÓn n¨ng lîng chÝnh ®îc ph¸t triÓn
cho c¸c m¹ng ad - hoc kh«ng d©y chung. Nhng c¸c kÕt qu¶ nµy tËp trung chñ
yÕu vµo cÊu h×nh cña WSN. Ta sÏ bµn tíi c¸c kÕt qu¶ chÝnh vµ chØ ra kü thuËt ë
®©y. Mét vµi kÕt qu¶ sÏ ph©n bè c¸c thuËt to¸n híng tíi viÖc ph¸t triÓn c¸c topo
cã c«ng suÊt tiªu t¸n tæng nhá nhÊt qua c¸c ®êng dÉn, trong khi c¸c c¸i kh¸c
híng tíi cµi ®Æt n¨ng lîng truyÒn lµ nhá nhÊt cho mçi node ( hoÆc lµm gi¶m
tèi ®a cµi ®Æt n¨ng lîng truyÒn) mµ vÉn ®¶m b¶o viÖc kÕt nèi. Môc ®Ých nµy
kh«ng ph¶i lµ ®iÒu tÊt yÕu. VÝ dô, cung cÊp c¸c ®êng dÉn n¨ng lîng nhá nhÊt
cã thÓ ®ßi hái mét vµi node trong m¹ng cã n¨ng lîng truyÒn cao, cã kh¶ n¨ng
giíi h¹n thêi gian sèng cña m¹ng ®ßi ph©n chia bëi n¨ng lîng pin cña mçi node
sÏ hao rÊt nhanh. Tuy nhiªn trong c¸c ®iÒu kiÖn tÝch cùc h¬n, còng cã thÓ kh«ng
thµnh vÊn ®Ò, víi mét t¶i c©n b»ng ®îc cung cÊp th«ng qua ho¹t ®éng cña c¸c
node kh¸c vµo c¸c thêi ®iÓm kh¸c.
2.5.1. N¨ng lîng nhá nhÊt ®Ó kÕt nèi cÊu tróc m¹ng (MECN)
XÐt tíi vÊn ®Ò ph©n phèi topo n¨ng lîng m¹ng nhá nhÊt cho triÓn khai cña
c¸c node kh«ng d©y, ®¶m b¶o tæng n¨ng lîng tiªu thô cho mçi ®êng dÉn cã
thÓ giao tiÕp lµ nhá nhÊt. Mét s¬ ®å topo ®îc ®Þnh nghÜa lµ topo n¨ng lîng nhá
nhÊt nÕu víi mçi cÆp node nµo ®ã, tån t¹i mét ®êng dÉn trªn s¬ ®å mµ nã tiªu
thô n¨ng lîng thÊp nhÊt so víi bÊt kÓ ®êng dÉn cã thÓ nµo kh¸c. CÊu tróc cña
45
topo nµy lµ môc ®Ých cña thuËt to¸n MECN (n¨ng lîng giao tiÕp m¹ng nhá
nhÊt).
Mçi hµng rµo cña mét node ®îc ®Þnh nghÜa lµ vïng xung quanh nã, tøc lµ
lu«n cã n¨ng lîng cã kh¶ n¨ng truyÒn trùc tiÕp chØ cho c¸c node hµng xãm
trong vïng ®ã mµ kh«ng cÇn chuyÓn. TiÕp ®ã, s¬ ®å hµng rµo ®îc ®Þnh nghÜa lµ
s¬ ®å chøa ®êng dÉn cña tÊt c¶ c¸c node vµ node hµng xãm cña nã trong vïng
hµng rµo t¬ng øng. ThuËt to¸n topo ®iÒu khiÓn MECN tríc hÕt x©y dùng mét
s¬ ®å hµng rao trong kiÓu ph©n bè, sau ®ã sÏ c¾t bít chóng vµ sö dông mét thuËt
to¸n ®êng dÉn n¨ng lîng tiªu tèn chÝnh Bellman-Ford ®Ó x¸c ®Þnh n¨ng lîng
thÊp nhÊt.
Tuy nhiªn thuËt to¸n MECN gÆp khã kh¨n khi topo kÕt nèi víi mét sè nhá
nhÊt c¸c c¹nh. §Æt C(u, v) lµ n¨ng lîng tiªu tèn cho truyÒn trùc tiÕp gi÷a node u
vµ v trong topo MECN th«ng thêng. Cã kh¶ n¨ng tån t¹i mét ®êng r kh¸c gi÷a
c¸c node nµy vµ tæng tiªu hao cña routing trªn ®êng dÉn C(r) < C( u, v). Trong
trêng hîp nµy, c¹nh C (u, v) lµ d thõa.
Cã thÓ chØ ra mét topo ë ®ã kh«ng cã mét c¹nh thõa nµo tån t¹i lµ s¬ ®å
nhá nhÊt cã tÝnh chÊt topo n¨ng lîng nhá nhÊt. M¹ng giao tiÕp cã n¨ng lîng
nhá nhÊt (SMECN) ph©n phèi giao thøc, trong khi vÉn ®iÓm thuËn lîi, cã thÓ
cung cÊp mét topo nhá h¬n víi ®Æc tÝnh n¨ng lîng nhá nhÊt so s¸nh víi MECN.
TiÖn Ých cña nã lµ mét topo víi sè lîng c¸c c¹nh nhá h¬n tríc hÕt sÏ gi¶m tiªu
hao ®êng dÉn.
2.5.2. Cµi ®Æt n¨ng lîng chung nhá nhÊt (COWPOW)
Giao thøc COWPOW ®¶m b¶o r»ng møc n¨ng lîng chung thÊp nhÊt gióp
kÕt nèi m¹ng lín nhÊt ®îc chän cho tÊt c¶ c¸c node. Mét sè argument cã thÓ
®îc t¹o ra ®Ó thuËn lîi cho viÖc dïng c¸c møc n¨ng lîng chung thÊp nhÊt cã
thÓ ( trong khi vÉn ph¶i cung cÊp c¸c kÕt nèi lín nhÊt) víi tÊt c¶ c¸c node.
- Nã sÏ t¹o ra mét n¨ng lîng tÝn hiÖu nhËn trªn tÊt c¶ c¸c ®êng dÉn ®èi
xøng trong c¸c híng ®ã (mÆc dï SINR cã thÓ thay ®æi tõng híng)
- Nã cã thÓ cung cÊp dung lîng m¹ng tiÖm cËn mµ cã thÓ ®¹t ®îc dung
lîng lín nhÊt mµ kh«ng cÇn c¸c møc n¨ng lîng chung
- Mét møc n¨ng lîng chung thÊp cung cÊp ®êng dÉn n¨ng lîng thÊp
46
- Mét møc n¨ng lîng thÊp sÏ lµm gi¶m xung ®ét.
Giao thøc COWPOW ho¹t ®éng nh sau: tríc hÕt lµ nh©n c¸c thuËt to¸n
®êng dÉn ng¾n nhÊt, mét trong mçi møc n¨ng lîng cã thÓ. Mçi node sau ®ã sÏ
kiÓm tra c¸c b¶ng ®êng dÉn ®îc tao ra bëi thuËt to¸n vµ kÝch møc n¨ng lîng
thÊp nhÊt sao cho sè lîng c¸c node cã thÓ víi tíi ®îc lµ t¬ng ®¬ng víi sè
lîng c¸c node cã thÓ víi tíi ®îc víi møc n¨ng lîng lín nhÊt.
ThuËt to¸n COWPOW cã cung cÊp møc n¨ng lîng ho¹t ®éng chung thÊp
nhÊt cho tÊt c¶ c¸c node trong m¹ng trong khi vÉn ®¶m b¶o kÕt nèi lµ lín nhÊt,
tuy nhiªn còng ph¶i chÞu mét sè h¹n chÕ.
Tríc hÕt mçi node ph¶i duy tr× tr¹ng th¸i cña c¸c node trong toµn m¹ng.
Xa h¬n, nã buéc ph¶i tu©n theo viÖc cã kh¶ n¨ng cã mét node ®¬n cã quan hÖ c«
lËp cã thÓ lµ lý do mµ tÊt c¶ c¸c node trong m¹ng kh«ng cÇn thiÕt cã møc n¨ng
lîng lín. T«t nhÊt trong c¸c ®Ò xuÊt cho ®iÒu khiÓn topo víi nh÷ng møc n¨ng
lîng thay ®æi kh«ng ®ßi hái n¨ng lîng chung trªn tÊt c¶ c¸c node.
2.5.3. Lµm gi¶m tèi thiÓu n¨ng lîng cùc ®¹i
Ramanathan vµ Rosale-Hale ®· giíi thiÖu mét thuËt to¸n t×m kiÕm ®Ó t¹o ra
mét topo kÕt nèi víi møc n¨ng lîng kh«ng ®ång nhÊt nh vËy møc n¨ng lîng
cùc ®¹i trong tÊt c¶ c¸c node trong m¹ng ®îc gi¶m tíi møc tèi thiÓu. Hä còng
tr×nh bµy thuËt to¸n ®Ó ®¶m b¶o topo lìng kÕt nèi, trong khi møc n¨ng lîng
cùc ®¹i ®îc gi¶m tèi thiÓu.
Ph¬ng ph¸p nµy lµ phï hîp nhÊt cho tr¹ng th¸i tÊt c¶ c¸c node cã cïng
møc n¨ng lîng ban ®Çu, vµ cã thÓ gi¶m tèi thiÓu n¨ng lîng ®Æt lªn c¸c thiÕt bÞ
t¶i lín nhÊt.
2.5.4. Topo ®iÒu khiÓn d¹ng h×nh nãn (CBTC)
Kü thuËt topo ®iÒu khiÓn d¹ng h×nh nãn (CBTC) cung cÊp mét híng chÝnh
tèi thiÓu ®Ó ph©n phèi c¸c quy t¾c ®¶m b¶o cho viÖc topo m¹ng ®îc kÕt nèi,
trong khi vÉn gi÷ n¨ng lîng ®îc sö dông ë mçi node nhá nhÊt cã thÓ. CÊu tróc
cña topo d¹ng nãn cùc kú ®¬n gi¶n, nã chØ bao gåm 1 tham sè ®¬n thuÇn alpha,
lµ gãc cña h×nh nãn. Trong CBTC, mçi node t¨ng n¨ng lîng truyÒn cña nã cho
tíi khi cã mét node hµng xãm trong mçi gãc nãn alpha nhá nhÊt hoÆc nã cã thÓ
víi tíi giíi h¹n n¨ng lîng truyÒn lín nhÊt cña nã. Nã cho r»ng ë ®©y, kho¶ng
47
giao tiÕp ( trong ®ã tÊt c¶ c¸c node ®Òu víi tíi) t¨ng ®¬n ®iÖu víi møc n¨ng
lîng truyÒn.
CÊu tróc CBTC ®îc minh ho¹ ë h×nh 7. PhÝa bªn tr¸i, ta cã thÓ nh×n thÊy
møc n¨ng lîng trung gian cho mét node mµ ë ®ã tån t¹i mét gãc nãn alpha mµ
node ®ã kh«ng cã hµng xãm. Tuy nhiªn nh×n ë bªn ph¶i, node ph¶i t¨ng n¨ng
lîng cho tíi khi mµ mét hµng xãm thÊp nhÊt xuÊt hiÖn trong mçi gãc alpha.
Hình 7. Topo điều khiển cấu trúc dạng nón.
Nguån gèc cña ho¹t ®éng trªn CBTC chØ ra r»ng ®Ó ®¶m b¶o
m¹ng ®îc kÕt nèi. KÕt qu¶ ®¹t ®îc cã thÓ lµm gi¶m møc n¨ng lîng cµi ®Æt
cho mçi node:
§Þnh lý 2:
NÕu , s¬ ®å topo t¹o ra b»ng CBTC sÏ ®îc kÕt nèi. Xa h¬n s¬ ®å
gèc, ë ®ã tÊt c¶ c¸c node truyÒn n¨ng lîng cùc ®¹i còng ®îc kÕt nèi. NÕu
topo sÏ ng¾t kÕt nèi víi CBTC.
NÕu n¨ng lîng cùc ®¹i b¾t buéc ®îc bá qua th× mçi node cã thÓ víi tíi
trùc tiÕp mét node bÊt kÓ kh¸c trong m¹ng víi møc n¨ng lîng cµi ®Æt ®ñ cao.
Sau ®ã, D’Souza chØ ra r»ng lµ ®iÒu kiÖn cÇn vµ ®ñ ®Ó m¹ng b¶o ®¶m kÕt
nèi.
2.5.5. CÊu tróc tr×nh duyÖt më réng theo h×nh c©y côc bé nhá nhÊt
Mét ph¬ng ph¸p n÷a lµ x©y dùng topo d¹ng tr×nh duyÖt më réng theo h×nh
c©y thÝch hîp toµn cÇu trong ph©n bè ®Çy ®ñ. S¬ ®å nµy tríc hÕt sÏ t¹o mét cÊu
tróc tr×nh duyÖt c©y më réng côc bé nhá nhÊt víi phÇn chia cña ®å thÞ trong
48
kho¶ng nh×n thÊy ®îc. S¬ ®å côc bé ®îc biÕn ®æi víi träng lîng thÝch hîp
tÝnh duy nhÊt, nh vËy tÊt c¶ c¸c node trong cÊu tróc hiÖu øng m¹ng sÏ phï hîp
víi LMST mµ ë ®ã topo m¹ng ®îc kÕt nèi. Kü thuËt nµy ®¶m b¶o cho tÝnh chÊt
m¹ng ®îc c¾t bít ®Ó chØ bao gåm ®êng dÉn 2 híng. Nh÷ng m« pháng ®· chØ
ra kü thuËt cã thÓ lµm tèt h¬n c¶ CBTC vµ MECN trong giíi h¹n vÒ bËc trung
b×nh cña c¸c node.
Chương 3.
ĐA TRUY CẬP VÀ CHẾ ĐỘ NGỦ
3.1. Tổng quan
Một đặc điểm cơ bản của giao tiếp không dây là nó phải cung cấp một phương
tiện để chia sẻ. Tất cả các giao thức điều khiển đa truy cập cho mạng không dây sử
dụng giao diện radio để đảm bảo hiệu quả sử dụng của băng thông chia sẻ. Giao thức
MAC được thiết kế cho mạng cảm nhận không dây có một mục đích thêm cho quản lý
hoạt động của radio để chuyển đổi năng lượng. Như vậy trong khi giao thức MAC
truyền thống phải cân bằng đầu vào, trễ, và một số mối quan tâm khác thì giao thức
MAC của WSN đặt việc sử dụng năng lượng hiệu quả là mối quan tâm chính.
Ta sẽ bàn một số quan điểm về giao thức MAC lập lịch chính cho WSN trong
phần này. Một chủ đề chung xuyên suốt tất cả các giao thức là đặt chế độ ngủ với năng
lượng radio thấp giữa các chu kỳ hoặc bất cứ khi nào có thể khi một node không
truyền cũng không nhận dữ liệu.
3.2. Giao thức MAC truyền thống
49
Ta bắt đầu tâm điểm với lớp giao thức MAC. Lớp giao thức MAC cơ sở có một
lợi thế qua giao thức MAC lập lịch tự do trong khung dữ liệu tốc độ thấp, khi đó chúng
sẽ cung cấp các đặc điểm tiềm năng thấp hơn và đáp ứng tốt hơn sự biến đổi nhanh của
lưu lượng truyền.
3.2.1. Aloha và CSMA
Dạng đơn giản nhất của đa truy cập là Aloha không chia rãnh và Aloha chia
rãnh. Trong Aloha không chia rãnh, mỗi node hoạt động độc lập và đơn giản là truyền
một gói bất cứ khi nào nó được gửi tới; nếu một xung đột xảy ra, gói sẽ được truyền lại
sau một chu kỳ đợi ngẫu nhiên. Tức là mỗi node truyền gói bất cứ khi nào có gói được
gửi tới. Như vậy không thể giải quyết được vấn đề xung đột như trường hợp node ẩn,
node hiện trình bày phía dưới đây.
Bản Aloha chia rãnh làm việc cũng theo cách tương tự, nhưng chỉ cho phép
truyền trong những rãnh đặc biệt được đồng bộ. Một giao thức MAC cổ điển khác là
giao thức đa truy cập cảm nhận sóng mang (CSMA). Trong CSMA, một node muốn
truyền trước hết phải lắng nghe kênh để đánh giá nó có rỗi không. Nếu kênh nhàn rỗi,
node sẽ tiến tới việc truyền. Nếu kênh bận, nốt sẽ đợi một chu kỳ back-off ngẫu nhiên
để cố truyền lại. CSMA với dò xung đột là kỹ thuật cơ bản được sử dụng trong chuẩn
IEEE 802.3/Ethernet. Tuy nhiên vẫn chưa giải quyết được vấn đề node ẩn hiện.
Trong mạng Ethernet, CSMA được sử dụng với chế độ CSMA/CD (cảm nhận
sóng mang dò xung đột): chế độ này hoạt động như CSMA thường nhưng trong quá
trình truyền, node đồng thời lắng nghe, nhận lại các dữ liệu gửi đi xem có xung đột
không. Nếu phát hiện xung đột, node sẽ truyền 1 tín hiệu nghẽn để các node khác nhận
ra và dừng việc gửi gói trong 1 thời gian ngẫu nhiên backoff trước khi cố gửi lại, tức là
có khả năng dò xung đột nhưng vẫn không tránh được.
Vì vậy, trong các dạng mạng phức tạp hơn như mạng không dây hay WSN thì
người ta dùng chế độ CSMA/CA. Chế độ này là CSMA tránh xung đột và có khả năng
giải quyết vấn đề node ẩn, node hiện. CSMA/CA hoạt động như sau: trước khi node
gửi dữ liệu, nó sẽ lắng nghe kênh. Nếu kênh rỗi nó sẽ gửi một tín hiệu RTS( request to
send) ra môi trường. Nơi nhận nếu nhận được RTS của nó, sẽ gửi lại tín hiệu CTS
(clear to send) chấp nhận cho phép nơi gửi truyền dữ liệu. Những node nhận được 1
trong 2 gói RTS/CTS sẽ tự động tạo ra NAV( network allocation vector) ngăn cản việc
truyền dữ liệu. Do đó sẽ tránh được xung đột.
3.2.2. Vấn đề node ẩn và node hiện
50
CSMA truyền thông ngăn ngừa xung đột lỗi và không hiệu quả trong mạng
không dây bởi vì 2 vấn đề duy nhất: vấn đề node ẩn và node hiện.
Vấn đề node ẩn được minh hoạ trong hình 4a; ở đây, node A được truyền tới
node B. Node C, nằm ngoài vùng sóng radio của A, sẽ cảm nhận được kênh truyền
nhàn rỗi và bắt đầu truyền gói tới node B. Trong trường hợp này, CSMA truyền thông
ngăn ngừa xung đột bởi vì A và C ẩn cho mỗi node. Vấn đề node hiện được minh hoạ
trong hình b. Ở đây, trong khi node B truyền tới node A, node C có một gói cần truyền
cho node D. Bởi vì node C trong khoảng của B, nó nhận thấy kênh bận và không có
khả năng truyền. Tuy nhiên, trong lý thuyết, vì D nằm ngoài khoảng của B, và A nằm
ngoài khoảng của C, 2 sự truyền này không xung đột với nhau. Việc truyền bởi C sẽ bị
hoãn lại vì lãng phí băng thông.
Hình 8. Node ẩn và node hiện
Vấn đề này là sóng đôi: trong vấn đề node ẩn, gói gây xung đột vì trong khi
node gửi mà không biết node khác đang truyền, trong khi đó node hiện có một cơ hội
lớn để gửi 1 gói do sự nhầm lẫn của quá trình truyền không bị làm phiền. Lời giải cho
sự ghép đôi này nằm ở chỗ không phải nơi truyền cần thiết để cảm nhận sóng mang
mà là nơi nhận. Một vài giao tiếp giữa nơi truyền và nơi nhận cần thiết để giải quyết
vấn đề này.
3.2.3. Đa truy cập tránh xung đột (MACA hay CSMA/CA) và đặc tả 802.11
Giao thức MACA bởi Karn giới thiệu cách sử dụng 2 thông báo điều khiển nó có
thể giải quyết (về cơ bản) vấn đề node ẩn và hiện. Thông báo điều khiển đượ gọi là
RTS(request to send) và CTS(clear to send). Khi một node muốn gửi một thông điệp,
nó sẽ phát ra một gói RTS để mong đợi tín hiệu truyền. Nếu tín hiệu cho phép nhận
gói, nó sẽ phát ra một gói CTS. Khi nơi gửi nhận được CTS, nó bắt đầu truyền gói.
Khi một node gần nghe thấy một RTS sẽ gửi đến các node khác một thông điệp ngăn
51
chặn quá trình truyền của nó và chờ đợi tín hiệu trả lời CTS. Nếu một CTS không
trong trạng thái lắng nghe, node có thể bắt đầu quá trình truyền dữ liệu. Nếu một CTS
được nhận, nó sẽ chú ý có hay không một RTS được lắng nghe trước đó, một node sẽ
ngăn chặn quá trình truyền của chúng trong khoảng thời gian đủ để cho phép kết thúc
quá trình truyền dữ liệu tương ứng.
Với những điều kiện lý tưởng (ví dụ như bỏ đi khả năng xung đột RTS/CTS, hay
giao tiếp 2 chiều, không mất dữ liệu và các hiệu ứng giữ), có thể coi sơ đồ MACA có
khả năng giải quyết cả vấn đề về node ẩn và node hiện. Với các ví dụ đơn giản như ở
trên, node C lắng nghe thông điệp CTS và loại bỏ xung đột truyền. Nó giải quyết vấn
đề node hiện ở chỗ node C lắng nghe các thông điệp RTS của node B, nó sẽ không
nhận CTS từ node A và như vậy có thể truyền gói dữ liệu của nó sau thời gian đợi đủ.
Cơ chế hoạt động của CSMA/CA trong chế độ DCF.
- Carrier sense: Một trạm không dây muốn truyền dữ liệu phải kiểm tra xem
đường truyền có bận không, nếu đường truyền đang bận, trạm đó phải trì hoãn việc
truyền lại cho đến khi đường truyền rỗi. Các trạm xác định trạng thái của đường truyền
dựa trên 2 cơ chế:
+ Kiểm tra lớp vật lý (PHY) xem có sóng mang hay không.
+ Sử dụng chức năng carrier sense ảo là NAV (network allocation vector).
Các trạm có thể kiểm tra lớp vật lý và thấy rằng đường truyền rỗi. Nhưng trong
một số trường hợp, đường truyền có thể đã được đặt chỗ trước bởi một trạm khác
thông qua NAV. NAV là một timer được cập nhật bởi các frame dữ liệu truyền trong
đường truyền.
Ví dụ: Trong một Infrastructure BSS có 3 client Minh, Việt, Quân. Giả sử Minh
đang truyền một frame đến Quân. Bởi vì đường truyền
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mang_cam_nhan_khong_day_wsn_dac_diem_cau_hinh_va_thu_tuc_dieu_khien_tham_nhap_moi_truong_mac__61.pdf