Tài liệu Khóa luận Lập kế hoạch marketing cho công ty chế biến thủy sản xuất khẩu 1: ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHẠM THỊ THÚY NGA
LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY
CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh – Nông Nghiệp
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 6 năm 2007
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY
CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh – Nông Nghiệp
Sinh viên thực hiện : PHẠM THỊ THÚY NGA
Lớp : DH4KN2 Mã số SV: DKN030193
Người hướng dẫn : Th.s CAO MINH TOÀN
Long Xuyên, tháng 6 năm 2007
BÀI VIẾT ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn : …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 1 : …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2 : …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh n...
51 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Lập kế hoạch marketing cho công ty chế biến thủy sản xuất khẩu 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHẠM THỊ THÚY NGA
LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY
CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh – Nông Nghiệp
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 6 năm 2007
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY
CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh – Nông Nghiệp
Sinh viên thực hiện : PHẠM THỊ THÚY NGA
Lớp : DH4KN2 Mã số SV: DKN030193
Người hướng dẫn : Th.s CAO MINH TOÀN
Long Xuyên, tháng 6 năm 2007
BÀI VIẾT ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn : …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 1 : …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2 : …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm ……
LỜI CẢM ƠN
Với vốn kiến thức quý báu được thầy cô truyền đạt trong suốt bốn năm học tại
trường Đại Học An giang. Cũng như sự nhiệt tình giúp của các cô chú, anh chị sau ba
tháng thực tập tại công ty Xây Dựng Sao Mai tại TP Long Xuyên, An Giang – là cổ
đông lớn nhất và đang quản lý dự án của công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu 1, đã giúp
cho em có thể hoàn thành khóa luận của mình một cách thuận lợi.
Vì vậy, trước hết em xin chân thành cảm ơn Thầy Cô Khoa kinh tế - QTKD - Ttrường
ĐHAG đã trang bị vốn kiến thức quý báu và cần thiết cho em trong suốt quá trình học
tập.
Đặc biệt em xin kính lời cảm ơn đến thầy Cao Minh Toàn – Người thầy đã trực tiếp
hướng dẫn, góp ý và tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian em thực hiện bài khóa
luận này.
Về phía công ty, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc đã tạo cơ hội cho em thực
tập tại công ty, các cô chú, anh chị trong công ty đã nhiệt tình giúp đỡ cho em. Đặc
biệt, anh Trương Vĩnh Thành – Trưởng bộ phận Marketing của công ty Sao Mai và
cũng là người quản lý dự án của cty chế biến thủy sản xuất khẩu 1- đã trực tiếp truyền
đạt thông tin và kinh nghiệm giúp em có được những thông tin và hiểu thêm một số kiến
thức về ngành thủy sản và hoàn thành được bài khóa luận.
Mặc dù đã hết sức cố gắng trong khi thực hiện khóa luận nhưng do kiến thức và khả
năng còn hạn chế nên bài khóa luận của em khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được sự góp ý của Ban lãnh đạo công ty và sự chỉ dẫn của Thầy Cô để em
có thể vận dụng một cách tốt hơn những kiến thức đã học vào thực tế.
Em xin kính chúc quý Thầy Cô cùng Ban Giám Đốc, các cô chú, anh chị trong công
ty luôn dồi dào sức khỏe, hoàn thành tốt công việc của mình và thành công hơn nữa
trong tương lai.
Chân thành cảm ơn!
Sinh viên. Phạm Thị Thúy Nga.
Tóm tắt nội dung đề tài
Thương mại thủy sản đang là ngành kinh doanh hấp dẫn và được sự quan tâm của tất
cả các doanh nghiệp ở các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì hiện nay nhu cầu
thủy sản Thế giới ngày càng tăng lên trong khi lượng cung thì có hạn và xu hướng tiêu
dùng của người dân thay đổi theo hướng tích cực cho ngành thủy sản phát triển. Nên
các doanh nghiệp đã theo nguyên tắc kinh doanh “bán những cái khách hàng cần không
bán những cái mình có” để tự tin đầu tư vào ngành này. Cũng chính vì vậy mà dự án
công ty chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu 1 đã được hình thành, dưới sự đầu tư của
công ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Đa Quốc Gia IDI và cổ đông chính là công ty
xây dựng Sao Mai. Để chuẩn bị tốt hơn cho công ty khi bắt đầu đi vào hoạt động năm
2008 nên đề tài “ lập kế hoạch Marketing cho công ty chế biến thủy sản đông lạnh xuất
khẩu 1” đã được chọn nghiên cứu.
Để tự tin thâm nhập vào thị trường xuất khẩu, công ty đã nghiên cứu và chuẩn bị cho
mình lợi thế vững chắc để cạnh tranh đó là: Công ty có hệ thống, dây chuyền sản xuất
rất hiện đại, quy mô lớn có thể đáp ứng cho khách hàng một sản lượng lớn sản phẩm đạt
tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và giảm thiểu được chi phí sản xuất mang lại hiệu quả
kinh doanh cao hơn; được sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo (Công ty Sao Mai) với nhiều
năm kinh nghiệm trong ngành kinh doanh; Và cuối cùng là công ty có vị trí rất thuận
lợi về thu mua nguyên liệu.
Tuy nhiên, công ty cũng có vấn đề đáng lo là thương hiệu sản phẩm của công ty còn
mới chưa được các khách hàng biết đến và so với đối thủ cạnh tranh thì yếu tố nhân sự,
vốn, kinh nghiệm trong ngành công ty sẽ ở thế bất lợi hơn.
Để giải quyết các vấn đề trên, kế hoạch Marketing đưa ra một số giải pháp sau:
+ Sử dụng các phương pháp truyền thông như (chào hàng trực tiếp, bán hàng qua
mạng, tham gia hội chợ thủy sản Thế giới,…) để cung cấp đến khách hàng những thông
tin về công ty, lợi ích của khách hàng khi hợp tác cùng công ty.
+ Đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế; thực hiện đúng theo các
điều khoản ký kết trong hợp đồng để giứ uy tín thương hiệu lâu dài cho công ty với
khách hàng.
+ Có chính sách ưu đãi cho những khách hàng đầu tiên để khuyến khích hợp tác
lâu dài.
Để thực hiện hiệu quả các giải pháp trên công ty cần có sự hỗ trợ của đội ngũ
nhân viên thật sự có năng lực. Để có được điều đó đòi hỏi công ty phải có chính sách
đào tạo và tuyển dụng nhân viên hợp lý và đáp ứng tốt các yêu cầu của công việc. Ước
tính kế hoạch sẽ được thực hiện với chi phí trích từ 2% trên tổng doanh thu dự kiến năm
2008 của dự án đầu tư. Và kết quả hy vọng đạt được là làm tăng 5% thị phần cho công
ty ở thị trường mục tiêu.
MỤC LỤC
NỘI DUNG Trang
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ..............................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.........................................................................1
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................1
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................1
1.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................2
1.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.....................................................................2
1.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệ: ....................................................................2
1.4. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.............................................................................2
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................3
2.1. Khái niệm về Marketing và kế hoạch Marketing ...............................................3
2.1.1. Marketing ...................................................................................................3
2.1.2.Kế hoạch Marketing ....................................................................................3
2.1.3. Kế hoạch tiếp thị hàng năm. ........................................................................3
2.2. Các bước hoạch định Marketing ........................................................................4
1. Tóm lượt nội dung .............................................................................................4
2. Tôn chỉ hoạt động của công ty...........................................................................4
3. Phân tích môi trường bên ngoài........................................................................4
4. Phân tích môi trường bên trong ........................................................................5
5. Phân tích SWOT................................................................................................6
6. Mục tiêu Marketing ...........................................................................................7
7. Chiến lược Marketing .......................................................................................7
8. Tổ chức và thực hiện .........................................................................................8
9. Đánh giá kết quả hoạt động Marketing .............................................................8
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN
ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU 1 .....................................................................9
3.1. Cơ sở hình thành.................................................................................................9
3.2. Giới thiệu chung về nhà máy ..............................................................................9
CHƯƠNG 4. LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN
THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU 1......................................................12
4.1. Tóm lượt nội dung...............................................................................................12
4.2. Tôn chỉ hoạt động của công ty ............................................................................12
4.3. Phân tích môi trường bên ngoài .........................................................................12
4.3.1. Thông tin chung về môi trường vĩ mô .........................................................12
4.3.2. Tình hình thị trường ngành chế biến thuỷ sản............................................13
4.3.2.1. Thị trường thủy sản Thế Giới...............................................................13
4.3.2.2. Thị trường thủy sản nội địa và khu vực. ..............................................16
4.3.3.Tình hình cạnh tranh ...................................................................................20
4.3.4.Tình hình nhà cung cấp ...............................................................................22
4.3.5. Tình hình hệ thống phân phối.....................................................................23
4.3.6.Tình hình nhu cầu Khách hàng ...................................................................24
4.4. Phân tích môi trờng bên trong ............................................................................27
4.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh.....................................................................27
4.4.2 Các vấn đề chiến lược...................................................................................29
4.4.3.. Các yếu tố nội bộ khác có ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của cty ........33
4.5. Phân tích SWOT .................................................................................................35
4.6. Mục tiêu Marketing.............................................................................................36
4.7. Chiến lược Marketing .........................................................................................36
4.7.1. Chiến lược cạnh tranh.................................................................................36
4.7.2. Định vị .........................................................................................................36
4.7.3. Chiến lược Marketing hỗn hợp ...................................................................36
4.8. Tổ chức và thực hiện...........................................................................................39
4.8.1. Kế hoạch hoạt động .....................................................................................39
4.8.2. Ngân sách và nhân sự .................................................................................40
4.9. Đánh giá kết quả hoạt động Marketing...............................................................41
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................42
51. Kết luận ................................................................................................................42
5.2. Kiến nghị.............................................................................................................42
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Nhu cầu thủy sản Thế Giới 2005 -2010 .....................................................13
Bảng 4.2. Một số nước xuất khẩu thủy sản chính trên thế giới .................................15
Bảng 4.3. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt nam 1996-2006 ..........................16
Bảng 4.4. Các sản phẩm xuất khẩu của Vỉệt Nam ....................................................17
Bảng 4.5. Thống kê sản lượng thủy sản của tỉnh An Giang 1998-2006 ....................19
Bảng 4.6.Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ. .......................................22
Bảng 4.7. Một số nước chính có quan hệ ngoại thương với VN...............................24
Bảng 4.6. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt nam
vào thị trường Hoa Kỳ qua các năm......................................................................25
Bảng 4.7. Thống kế xuất khẩu thủy sản Vỉệt Nam vào EU .......................................26
Bảng 4.8. Dự kiến công suất hoạt động của công ty từ năm 2008 . ...........................27
Bảng 4.9. Dự báo doanh thu của công ty từ năm 2008..............................................28
Bảng 4.10. Dự báo lợi nhuận của công ty từ năm 2008.............................................29
Bảng 4.11: Biểu đồ Gantt thể hiện thời gian thực hiện
các hoạt động Marketing cụ thể.............................................................................40
Bảng 4.12. Ngân sách cho các hoạt động Marketing cụ thể ......................................42
Bảng 4.13: Phân công nhân sự cho các hoạt động Marketing cụ thể .......................42
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Dự báo tình hình tiêu thụ thủy sản toàn cầu đến 2020..........................16
Biểu đồ 4.2. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm xuất khẩu của Việt nam......................17
Biểu đồ 4.3. Kim ngạch xuất khẩu của Việt nam Vào các nước,
11 tháng đầu năm 2006.............................................................................................25
Biểu đồ 4.4. Thống kế xuất khẩu thủy sản Vỉệt Nam vào EU 2001-2006 ..................26
Sơ đồ 2.1. Tác động của các bộ phận phòng ban chức năng trong công ty ................5
Sơ đồ 2.2.Các tác nhân và các lực lượng chủ yếu trong môi trường tiếp thị ..............6
Sơ đồ 2.3 Ma trận SWOT/ TOWS ...............................................................................7
Sơ đồ 4.1.Quy trình chế biến cá fillet đông lạnh của công ty.....................................31
Sơ đồ 4.2..Sơ đồ bố trí lao động nhân sự của công ty ................................................33
Sơ đồ 4.3. Các hệ thống phân phối ............................................................................38
Sơ đồ 4.4. Hệ thống phân phối công ty nên chọn ......................................................38
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Mô hình tổng quan công ty chế biến thủy sản xuất khẩu 1 .......................10
GIẢI THÍCH TỪ VIẾT TẮT
CIRAD: Trung tâm hợp tác quốc tế nghiên cứu phát triển nông nghiệp Pháp
SGS: Công ty giám định của Thụy Sỹ
HACCCP: Hazard Analysis and Critical Control Point System
(Hệ thống Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn)
SCF: Chất lỏng siêu tới hạn
KCS: kiểm tra chất lượng sản phẩm
SQF: Safe Quality Food (Tiêu chuẩn Quốc tế về chất lượng an toàn thực phẩm)
IQF: Individually Quick Frozen (Công nghệ lạnh đông nhanh)
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 1
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, thương mại thủy sản là ngành kinh tế phát triển rất mạnh trên Thế Giới nói
chung và Việt Nam nói riêng. Theo thông tin từ Bộ thủy sản cho biết, đến nay toàn
ngành có 439 cơ sở chế biến thủy sản, trong đó có đến 320 cơ sở chế biến thủy sản đông
lạnh xuất khẩu cấp đông với sản lượng 4.262 tấn/ngày tăng lên 42 % so với thời điểm
này của năm trước. Hiện tại cả nước có: 171 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào
thị trường EU tăng 11,6 %, 300 Doanh nghiệp đã áp dụng HACCP để đủ tiêu chuẩn
xuất khẩu vào thị trường Mỹ, 295 Doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường
Trung Quốc,…
Và ngày nay đối với Việt Nam, thương mại thuỷ sản đã trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn và giàu tiềm năng phát triển. Từ đó Nhà Nước có chính sách khuyến khích các
doanh nghiệp đầu tư phát triển cho ngành này. Vì thế các vấn đề về thương mại thuỷ sản
là những thông tin rất nóng bỏng và thu hút sự quan tâm của giới kinh doanh trong và
ngoài nước.
Và công ty IDI - Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Đa Quốc Gia, đã đầu tư
vào ngành thuỷ sản và hình thành công ty chế biến thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu 1, dự
định sẽ đi vào hoạt động trong năm 2008. Trong thời kỳ đầu khó khăn này để có thể
cạnh tranh và đứng vững trên thị trường, nhu cầu về một kế hoạch Marketing cho công
ty là không thể thiếu. Nên tôi quyết định chọn đề tài “ Lập kế hoạch Marketing cho
công ty chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu 1 năm 2007 - 2008”.
1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài “ Lập kế hoạch Marketing cho công ty chế biến đông lạnh
thủy sản xuất khẩu 1 – Trực thuộc công ty IDI năm 2008” nhằm đạt được các mục tiêu
sau:
- Phân tích sự biến động của thị trường bên ngoài và các yếu tố bên trong có ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
- Đánh giá và nhận định về điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và nguy cơ của
công ty để thấy được lợi thế cạnh tranh khi thâm nhập thị trường.
- Từ đó, lập ra kế hoạch Marketing phù hợp cho công ty trong năm 2008 trên cơ sở
khắc phục những điểm yếu và phát huy những lợi thế của công ty để có thể vượt qua
khó khăn của thời kỳ đầu, duy trì và phát triển trong thời gian tiếp theo.
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt
động của công ty.
- Thời gian nghiên cứu: Trong khoảng từ 2/2007 đến 5/2007
- Không gian nghiên cứu: Công ty xây dựng Sao Mai – cổ đông lớn nhất và là người
quản lý thực hiện dự án của Công ty chế biến thủy sản xuất khẩu 1.
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 2
- Giới hạn nghiên cứu: Đề tài chủ yếu nghiên cứu về tình hình của thị trường ngành
chế biến thủy sản và năng lực chủ đầu tư (dựa trên thông tin từ dự án đầu tư của công ty
chế biến thủy sản xuất khẩu 1, do công ty Đầu Tư Và Phát Triển Kiến Trúc An Giang
lập nên) để định ra kế hoạch Marketing cho công ty trong năm 2008. Bên cạnh đó, để
hiểu rõ về tình hình cạnh tranh đề tài đã tìm hiểu thông tin từ một vài đối thủ trên địa
bàn tỉnh An Giang như: Agifish, Nam Việt, Vĩnh Hoàn, Cataco.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu: có 2 loại dữ liệu được sử dụng trong đề tài
Dữ liệu thứ cấp: được thu thập bằng cách ghi nhận từ các nguồn:
- Dự án đầu tư của nhà máy do công ty Đầu Tư Và Phát Triển Kiến Trúc An
Giang lập phương án.
- Thông tin trên báo chí, truyền hình, internet. Trong đó, chủ yếu là mạng internet
với các trang wed như: www.google.com.vn, www.angiang.gov.vn,
www.vasep.com, www.fistenet.gov.vn, www.mofi.gov.vn.
- Và các chuyên đề của sinh viên thực tập 2005 – 2006 với đề tài “lập kế hoạch
marketing cho sản phẩm booster của công ty Afiex”
Dữ liệu sơ cấp: Thông tin được ghi nhận lại bằng các phương pháp:
- Phỏng vấn các trưởng phòng: phòng kế hoạch và đầu tư của công ty Sao Mai (có
nhiệm vụ liên quan đến dự án của công ty thủy sản xuất khẩu 1) để tìm hiểu về mức độ
thành công của dự án, từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của công ty so với các đối thủ
và cuối cùng có thể đưa ra kế hoạch Marketing hiệu quả hơn cho công ty trong năm
2008.
- Phỏng vấn các đối tượng là đối thủ cạnh tranh của công ty
1.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu:
- Phương pháp so sánh, tổng hợp: So sánh điểm mạnh, điểm yếu của công ty so với
các đối thủ cạnh tranh thông qua tác động của các yếu tố môi trường kinh doanh.
- Phương pháp phân tích SWOT: là phương pháp chủ yếu được sử dụng để phân tích
và lập kế hoạch Marketing cho công ty.
1.4. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.
Với niềm hy vọng, có thể vận dụng được những kiến thức đã học về môn quản trị
Marketing vào thực tiễn cùng với việc đóng góp một phần nhận biết của cá nhân vào
hoạt động Marketing cho Doanh nghiệp, cụ thể là công ty chế biến đông lạnh thủy sản
xuất khẩu 1. Hy vọng qua việc nghiên cứu, đề tài có thể là một tài liệu tham khảo thực
sự có ý nghĩa cho công ty khi đi vào hoạt động trong năm 2008.
Bên cạnh đó, qua việc nghiên cứu còn giúp cho sinh viên có được một số kiến thức
về ngành chế biến thủy sản. Đúc kết được kinh nghiệm khi ra trường làm việc.
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 3
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Khái niệm về Marketing và kế hoạch Marketing
2.1.1. Marketing
- Marketing = Tiếp thị = Tiếp cận thị trường
- Tìm kiếm, xác định nhu cầu, thị hiếu chưa được thỏa mãn
- Tổ chức sản xuất, cung ứng thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng
“Công ty chỉ bán những cái mà khách hàng cần, không bán cái mình có”
=> Marketing là hoạt động tiếp thị hướng đến sự thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của
con người thông qua tiến trình trao đổi. Trong tiến trình đó người bán phải tìm ra
người mua, phải định rõ nhu cầu, ước muốn của khách hàng, phải tạo ra sản phẩm cần
thiết, định giá, phân phối vận chuyển, quảng cáo, bán hàng.
2.1.2.Kế hoạch Marketing
Hoạch định Marketing là phân tích những sự việc phát sinh trong quá khứ để xác
định những điều cần làm trong hiện tại và tương lai.Kế hoạch là một hệ thống quan
trọng giúp công ty điều khiển tương lai của mình. Nhằm phát triển và duy trì sự thích
nghi chiến lược giữa một bên là các mục tiêu và khả năng của công ty và bên kia là các
cơ may tiếp thị đầy biến động.
Kế hoạch Marketing sẽ trình bày:
+ Những gì mà công ty hy vọng sẽ đạt được;
+ Những cách thức để đạt được chúng và;
+ Khi nào có thể đạt được.
Kế hoạch Marketing trong kinh doanh vạch ra phương hướng toàn diện cho công ty
thông qua việc:
+ Cụ thể hóa những sản phẩm mà công ty sẽ sản xuất;
+ Những thị trường mà công ty hướng tới;
+ Hình thành những mục tiêu cần đạt tới cho từng sản phẩm.
2.1.3. Kế hoạch tiếp thị hàng năm.
Là văn bản hoạch định căn bản nhất nhằm mô tả mục tiêu mà công ty hy vọng sẽ đạt
được trong năm tiếp, những hoạt động và ngân sách cần thiết cho những chương trình
tiếp thị khác nhau.
Kế hoạch tiếp thị hàng năm có ba đặc điểm căn bản:
1. Là công cụ thông tin, hướng dẫn hoạt động (mục tiêu; nhân sự, thực hiện trong
điều kiện thời gian không cụ thể);
2. Là nguồn cung cấp những căn cứ quan trọng đối với quá trình phân bổ tài nguyên
(rà soát nguồn tài nguyên sẵn có, thay đổi ngân sách dựa trên từng chương trình tiếp thị
cụ thể);
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 4
3. Là những tiêu chuẩn để đánh giá kiểm tra (kiểm tra từng giai đoạn, phát hiện
những sai sót, hiệu chỉnh kịp thời).
2.2. Các bước hoạch định Marketing
1. Tóm lượt nội dung
Tóm lại các vấn đề nghiên cứu, tổng quát về thực trạng, kế hoạch thực hiện, kết
quả đạt được.
2. Tôn chỉ hoạt động của công ty
3. Phân tích môi trường bên ngoài
* Môi trường vĩ mô
Chủ yếu tìm hiểu và phân tích về các vấn đề thuộc các lĩnh vực như: kinh tế, văn
hóa, xã hội, chính trị…có ảnh hưởng đến vấn đề đang nghiên cứu
- Yếu tố nhân khẩu có ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ, chủng loại sản phẩm và cách
thức phân phối của thị trường. Yêu tố kinh tế chi phối giá của sản phẩm và khả năng sử
dụng sản phẩm của người tiêu dùng. Môi trường tự nhiên tác động đến nguồn nguyên
liêu đầu vào cho qúa trình sản xuất và vấn đề ô nhiễm môi trường xã hội.
-Yếu tố chính trị, pháp luật có vai trò đưa ra các quy định nhằm bảo vệ xã hội, nhà
kinh doanh và hỗ trợ nền kinh tế phát triển và tình hình chính trị của một quốc gia có
ảnh hưởng rất lớn đến uy tín trong kinh doanh. Còn về yếu tố công nghệ tác động đến
các trang thiết bị và kỷ thuật sản xuất của cả công ty.
=> Đây là nơi công ty bắt đầu tìm kiếm những cơ hội và phát hiện những nguy cơ
có thể xuất hiện, nó bao gồm tất cả các nhân tố và lực lượng bên ngoài không thể nằm
trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp
* Thị trường ngành chế biến thuỷ sản.
Là nghiên cứu độ lớn của thị trường ngành đang xem xét, tốc độ tăng trưởng và
xu hướng hiện nay
* Đối thủ cạnh tranh
Vận dụng quan điểm “Hiểu đối thủ thông qua khách hàng”.
- Tìm hiểu “quan điểm” khách hàng:
+ Người mua nghỉ gì khi mua món hàng nào đó? (so sánh hàng hóa với công ty
khác)
+ Họ có nhu cầu gì chưa được thỏa mãn?
+ Nếu ta đáp ứng được thì sẽ gặp đối thủ nào?
- Đối thủ gồm những ai (đối thủ hiện tại và tiềm năng)
- Mục tiêu, chiến lược, điểm mạnh, điểm yếu, thị phần, lợi nhuận của đối thủ như
thế nào?
* Nhà cung cấp
Cần xem xét các nhà cung ứng:
+ Có nguyên liệu chất lượng, hợp với quy trình sản xuất;
+ Giá cả hợp lý, thủ tục thanh toán thuận lợi;
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 5
+ Điều kiện giao hàng, thời gian giao hàng có lợi.
Các tác động của nhà cung ứng:
+ Xem xét xu hướng tăng giảm giá nguyên liệu để xác định giá tàhnh phẩm.
+ Cân đối luật lao động, dịch vụ, hợp đồng tư vấn tiếp thị.
+ Xác định thời vụ và biến động trong sản xuất từ đó điều chỉnh kế hoạch sản xuất
và tiêu thụ một cách tối ưu.
* Hệ thống phân phối
Xem xét về quá trình phân phối và vận chuyển sản phẩm đến khách hàng. Bằng
phương tiện gì? Giao nhận hàng như thế nào? ở đâu? Sẽ gặp những thuận lợi và khó
khăn gì?
* Nhu cầu Khách hàng
Gồm có 5 thị trường khách hàng: Thị trường người tiêu dùng cuối cùng, thị
trường công nghiệp, thị trường người bán lại, thị trường phi lợi nhuận (chính phủ),
thị trường nước ngoài.
Cần xác định đối tượng khách hàng là ai? thuộc nhóm nào? Có nhu cầu gì? Tiêu chí
lựa chọn của họ là gì?
4. Phân tích môi trường bên trong
Các bộ phận phòng ban chức năng của công ty là các nhân tố tác động tích cực
đến môi trường tiếp thị.
SƠ ĐỒ 2.1. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BỘ PHẬN
PHÒNG BAN CHỨC NĂNG TRONG CÔNG TY1
- Bộ phận đầu não: Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc định ra chương trình hành
động, mục tiêu kinh doanh và chiến lược tiếp thị.
1 Lưu Thanh Đức Hải, (2007), Sách Quản trị tiếp thị. NXB Giáo Dục.
Bộ phận
tài chính
Bộ phận
Marketing
BAN
LÃNH
ĐẠO
Bộ phận
kế toán
Bộ phận
cung ứng
vật tư
Bộ phận
sản xuất
NC thiết kế,
thử nghiệm
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 6
- Bộ phận nghiên cứu và phát triển: Nghiên cứu, thiết kế, triển khai sản phẩm
mới.
- Bộ phận Marketing: Lập kế hoạch Marketing, kế hoạch tiêu thụ, tìm hiểu khách
hàng.
- Các bộ phận chức năng khác: Trực tiếp thực hiện từng khâu trong sản xuất kinh
doanh.
=> Sự phối hợp hài hòa các bộ phận sẽ tạo nên thế mạnh trong công ty, góp phần tạo ra
môi trường tiếp thị “bên trong” mạnh mẽ, chủ động tích cực.
- Các vấn đề chiến lược
+ Mục tiêu marketing hiện nay của công ty là gì?
+ Công ty phân khúc thị trường như thế nào?
+ Lợi thế cạnh tranh của công ty là gì?
+ Định vị sản phẩm của công ty trên thị trường như thế nào?
SƠ ĐỒ 2.2.CÁC TÁC NHÂN VÀ CÁC LỰC LƯỢNG CHỦ YẾU
TRONG MÔI TRƯỜNG TIẾP THỊ2
5. Phân tích SWOT
Tiến trình phân tích SWOT:
+ Bước 1: Liệt kê các yếu tố bên trong, bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp: điểm mạnh- điểm yếu- cơ hội- đe dọa.
+ Bước 2: Xác định các chiến lược dựa trên ma trận SWOT/ TOWS
Các thông tin trong bảng SWOT có thể giúp xác định các nhóm chiến lược mà
doanh nghiệp có thể thực hiện.
2 Lưu Thanh Đức Hải, (2007), Sách Quản trị tiếp thị. NXB Giáo Dục.
Môi trường kinh tế
Tài nguyên Chính trị,
môi trường pháp luật
Khoa học, Văn hóa,
kỹ thuật xã hội
Dân số, nhân khẩu học
Các đối thủ cạnh tranh
Công chúng : nhà nước, pháp luật, thuế, tiền tệ, tín dụng
Người Công Nhà Khách
cung ứng ty trung gian hàng
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 7
Sử dụng các điểm mạnh và cơ hội để làm giảm bớt điểm yếu và các đe dọa từ đó
định hướng các nhóm chiến lược/ chương trình mục tiêu cho doanh nghiệp.
Sơ đồ 2.3 MA TRẬN SWOT/ TOWS
Điểm mạnh
(Strengths)
Điểm yếu
(Weaknesses)
Cơ hội
(Opportunities)
Chiến lược S-O:
Tận dụng các cơ hội để phát huy
tối đa các điểm mạnh
Chiến lược W-O:
Khắc phục các điểm yếu
bằng cách phát huy tối đa
các điểm mạnh.
Đe doa
(Threats)
Chiến lược S-T:
Tìm cách phát huy các điểm
mạnh để làm giảm các mối đe
dọa bên ngoài.
Chiến lược W-T:
Xây dựng kế hoạch phòng
thủ nhằm chống lại các
rủi ro, tránh các tác hại
của điểm yếu.
+ Bước 3: Chọn lựa chiến lược.
Chọn lược các chiến lược khả thi, xếp thứ tự ưu tiên chiến lược.
6. Mục tiêu Marketing
7. Các chiến lược Marketing
Là vạch ra các chiến lược để đạt được các mục tiêu marketing. Bao gồm: chiến lược
cạnh tranh, định vị, chiến lược marketing hỗn hợp.
*. Chiến lược cạnh tranh:
Giải quyết các vấn đề sau đây:
- Cạnh tranh nhờ giá thấp hay nhờ sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ, con người,
hình ảnh công ty?
- Cạnh tranh trong phạm vi rộng hay phạm vi hẹp?
- Cạnh tranh theo kiểu đối đầu trực tiếp với đối thủ, hay bắt chước họ hoặc tìm
cách né tránh để đi vào một phân khúc riêng?
*. Định vị:
Cần xác định rõ định vị để có phương hướng rõ ràng khi thiết lập chiến lược cho 4P.
Gồm có 3 yếu tố định vị: Khách hàng mục tiêu; lợi ích cốt lõi mà sản phẩm mang lại
cho khách hàng; Các lợi thế cạnh tranh giúp thực hiện lợi ích cốt lõi đã cam kết.
* Chiến lược marketing hỗn hợp
Trước tiên phải xác định một chiến lược chung cho các P cùng nhắm tới, sau đó đi
triển khai chi tiết từng P.
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 8
Sản phẩm: Nêu các quyết định triển khai sản phẩm, nêu đầy đủ các quyết định có
liên quan đến sản phẩm, ví dụ như: thương hiệu, nhãn hiệu, bao bì…
Giá: Mô tả những nguyên tắc về giá mà chiến lược sẽ áp dụng.
Phân phối: Đưa ra những giải pháp để phân phối sản phẩm ra thị trường bằng cách
trực tiếp hay gián tiếp đến tay người tiêu dùng.
Truyền thông: Nêu những truyền thông để quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng.
Cần xác định: đối tượng truyền thông; mục tiêu truyền thông; thông điệp truyền thông;
các công cụ hay phương tiện truyền thông sẽ dùng.
8. Tổ chức và thực hiện
8.1. Kế hoạch hoạt động
8.2. Ngân sách
9. Đánh giá kết quả hoạt động Marketing
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 9
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHẾ BIẾN
THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU 1
3.1. Cơ sở hình thành
Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu thực tế thị trường thủy sản, công ty nhận thấy nhu
cầu tiêu thụ thủy sản trên thị trường ngày càng tăng mạnh trong khi nguồn cung có hạn.
Theo các nhà chuyên gia và tổ chức kinh tế quốc tế cho biết khi cân đối cung cầu thị
trường thủy sản Thế Giới, sản lượng thủy sản sẽ bị thiếu hụt đi 9,4 triệu tấn vào năm
2010 và dự báo này sẽ đẩy giá xuất khẩu mặt hàng này tăng lên trung bình 3 -3,7%/năm.
Trong khi đó, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước về thủy sản năm 2006 đạt 3,36 tỷ
USD chiếm 4,4% so với tổng nhu cầu thủy sản Thế Giới, dự kiến năm 2007 sẽ là 3,7 tỷ
USD đạt 4,8%. Riêng tỉnh An Giang (là một trong ba tỉnh có sản lượng thủy sản đứng
đầu cả nước), năm 2006 đạt 245 triệu USD chỉ chiếm 0,3% so với tổng nhu cầu nhập
khẩu Thế Giới.
Cùng với nhu cầu thủy sản Thế Giới ngày càng tăng thì điều kiện về khả năng sản
xuất thủy sản trong khu vực Đồng Bằng SCL rất thuận lợi cho các doanh nghiệp trong
vùng phát triển kinh doanh ngành thủy sản. Cả vùng có hơn ½ số tỉnh nuôi cá bè, tập
trung nhất là hai tỉnh Đồng Tháp và An Giang chiếm hơn 60% số bè nuôi và có năm đạt
76% sản lượng nuôi của toàn vùng. Vì đây là một trong số tỉnh nằm trong khu vực sông
MêKông, có hệ thống kênh, rạch, sông ngòi dày đặc và chảy qua sông Tiền, sông Hậu
đó là những tiền đề để phát triển ngành thủy sản. Hơn nữa, quanh vùng có các tỉnh lân
cận như Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau có lợi thế giáp biển nhưng ngành khai thác và
nuôi trồng thủy sản cũng phát triển không kém.
Vì vậy việc đầu tư xây dựng Công ty Chế Biến Thủy Sản Đông Lạnh Xuất Khẩu 1
tại địa điểm huyện Lấp Vò – Đồng Tháp (là khu vực Trung tâm của vùng khai thác và
nuôi trồng thủy sản) là rất phù hợp và cần thiết. Ngoài việc mang lại lợi ích kinh tế cho
địa phương, dự án còn giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động dư thừa góp
phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.
3.2. Giới thiệu chung về công ty
Công ty Chế Biến Thủy Sản Đông Lạnh Xuất Khẩu 1 (sau đây gọi tắt là công ty)
nằm trong dự án của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Đa Quốc Gia IDI (trụ sở :
Số 9 – Nguyễn Kim - Q10 - TP. HCM) được đầu tư thực hiện năm 2002 và dự kiến đi
vào hoạt động đầu năm 2000.
Logo của cty IDI
Qua quá trình khảo sát và nghiên cứu thị trường, dự án đưa ra mục tiêu là xây dựng
công ty theo mô hình công nghệ hiện đại, thích hợp với điều kiện vùng nguyên liệu, thị
trừong tiêu thụ đồng thời đảm bảo được điều kiện vệ sinh, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất
lượng cao. Tạo điều kiện vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, góp phần thúc đẩy kinh tế
địa phương.
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 10
* Đầu tư và thiết kế
Dự án được đầu tư xây dựng mới, với tổng mức vốn đầu tư là 286,7 tỷ đồng, trong
đó vốn vay là 193,2 tỷ đồng chiếm 67,38% trên tổng số vốn để trang trải các chi phí xây
lắp, thiết bị và các chi phí khác. Còn lại là chi phí mặt bằng thì sử dụng nguồn vốn tự có
của công ty. Theo bảng thiết kế của dự án, công ty sẽ hoạt động với công suất tối đa là
600 tấn nguyên liệu/ngày tương đương 200 tấn thành phẩm/ngày (600.000 tấn/năm)
nhưng chia làm 3 giai đoạn khai thác: Trước mắt (Giai đoạn I), sẽ lắp thiết bị chỉ với
công suất chế biến 150 tấn/ngày, sau 1 năm hoạt động sản xuất, lắp thêm thiết bị nâng
công suất lên 300 tấn/ngày (Giai đoạn II), sau 1 năm nữa tiếp tục nâng công suất lên
mức tối đa là 600 tấn/ngày (Giai đoạn III).
Với công suất như dự kiến, công ty sẽ hoạt động với lượng lao động cần thiết là 6000
người. Và kết quả mong đợi từ dự án là 4 năm 5 tháng công ty sẽ hoàn lại vốn, ứng với
hệ số hoàn vốn là 24,10%/năm
*Vị trí:
Hình 3.1. MÔ HÌNH TỔNG QUAN CÔNG TY CHẾ BIẾN
THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1.
Theo quy hoạch, công ty sẽ được xây dựng theo quy mô lớn với diện tích 8,6 hecta,
nằm trong cụm công nghiệp Vàm Cống (có 3 nhà máy chế biến đông lạnh thủy sản với
tổng diện tích là 22,9 hecta), thuộc ấp An Thạnh - Xã Bình Thành - huyện lấp Vò -
Đồng Tháp. Có các cạnh tiếp giáp: Phà Vàm Cống, đường nối và đường dẫn từ phà
Vàm Cống ra quốc lộ 80, sông Hậu và nhà dân. Vùng đã đựơc quy hoạch theo đúng
mục đích của dự án.
Nguồn: Dự án đầu tư công ty chế biến thủy sản xuất khẩu 1.
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 11
Đây là vị trí vô cùng thuận lợi vì nằm ngay trung tâm vùng nguyên liệu dồi dào,
thuận lợi cho việc thu mua nguyên liệu và quản lý nguyên liệu từ bến lên hàng. Đặc biệt
là về giao thông, về đường thủy vùng nằm cách cảng Mỹ Thới 1 Km, nằm tiếp giáp sông
Hậu ở ngã tư, nếu đi ngược sông Hậu thì về Châu Đốc, còn xuôi theo sông Hậu về Cần
Thơ, đi dọc theo Rạch Cái Sắn về Rạch Giá và nếu đi theo sông Lấp Vò qua sông Tiền
lên TP Hồ Chí Minh; riêng về giao thông bộ đây là đầu mối giao thông đi các địa
phương khác, là nơi hội tụ của các quốc lộ: Quốc lộ 91 đi Châu Đốc và Cần thơ, Quốc
lộ 80 đi Rạch Giá và Mỹ Thuận, Quốc lộ 54 đi Bình Minh.
* Sản phẩm dự kiến của công ty:
Sản phẩm thủy sản chính của công ty chủ yếu là cá tra và cá basa. Vì dự án vẫn chưa
đi vào hoạt động, mới bước vào thị trường ngành nên chỉ sản xuất sản phẩm thô dưới
dạng cá fillet đông lạnh và được chia loại như sau:
L1: (XL) lớn hơn 220 gr/miếng
L2: (L) 170-220 gr/miếng
L3: (M) 120-170 gr/miếng
L4: (S) 60-120 gr/miếng
Và ở một số thị trường, có cách phân loại theo trọng lượng : 3-5, 5-7, 7-9, 9 up. Còn
phân theo phương pháp cấp đông thì có 2 loại: đó là đông block tạo nguyên khối cá có
trọng lượng lớn tùy theo yêu cầu của khách hàng (4-5 kg) và cấp đông rời (đông IQF)
tạo thành từng miếng cá rời
=>Tùy theo mỗi thị trường khác nhau có yêu cầu cách phân loại nào thì chọn cách
phân loại đó cho phù hợp trong trao đổi và thanh toán.
Sản phẩm sẽ được bọc bằng bao nylon kích cở 30 x 40 cm. Riêng đối với đông IQF,
cá fillet sẽ được bỏ vào bọc P.E với trọng lượng là 1kg/bọc. Sau đó 10 bọc sẽ được đóng
vào 1 thùng carton theo yêu cầu của khách hàng, thông thường tổng trọng lượng của 1
thùng carton khoảng 11 kg. Và yêu cầu sản phẩm phải đảm bảo không bị nhiễm chất vi
sinh và kháng sinh theo quy định hiện hành của bộ thủy sản và bộ y tế.
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 12
CHƯƠNG 4. LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG
TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
4.1. Tóm lượt nội dung
Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu thị trường, công ty nhận thấy thị trường thủy sản xuất
khẩu rất có tiềm năng với lượng nhu cầu tăng lên ngày càng cao (bình quân tăng
2,1%/năm). Trong đó EU và Mỹ là hai thị trường “hút” nhất, ở Mỹ mỗi năm cần nhập
đến 15 tỷ USD thủy sản trong khi Việt nam chỉ đáp ứng được khoảng 3 tỷ USD. Và
trong các mặt hàng thủy sản, thì cá tra, basa fillet có nhu cầu ngày càng tăng cao hơn.
Mặc dầu ngành thủy sản ngày càng cạnh tranh gay gắt nhưng cơ hội thị trường vẫn
mở ngõ cho công ty chế biến thủy sản ra đời, với công suất hoạt động 600 tấn nguyên
liệu/ngày và các trang thiết bị hiện đại cùng với lợi thế của vùng nguyên liệu, công ty
chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu 1 đủ tự tin để thâm nhập vào thị trường thủy sản
Thế Giới.
Để không lâm vào những thất bại của các công ty đi trước, chiến lược cạnh tranh của
công ty không nhằm vào giá mà chất lượng (thời gian, số lượng, tiêu chuẩn chất lượng
sản phẩm) là tiêu chí hàng đầu công ty hướng đến để giữ uy tín thương hiệu. Với ngân
sách hoạt động Marketing dự kiến khoảng 15 tỷ đồng và đạt mục tiêu cho công ty là có
mức tăng trưởng thị phần 5% thị trường Mỹ và EU, doanh thu 750 tỷ đồng trong năm
2008, kế hoạch chủ yếu là sử dụng các giải pháp truyền thông.
Việc đánh giá kết quả hoạt động Marketing thông qua báo cáo tổng kết hàng tháng,
báo cáo năm của phòng kinh doanh.
4.2. Tôn chỉ hoạt động của Công ty
Tôn chỉ hoạt động của cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1 là
“Chữ tín là hàng đầu” vì đây cũng là điều kiện tiên quyết để các đối tác tin tưởng và hợp
tác lâu dài.
4.3. Phân tích môi trường bên ngoài
4.3.1. Thông tin chung về môi trường vĩ mô
Ngày nay việc dân số Thế giới ngày càng tăng lên đã tạo điều kiện cho ngành thuỷ
sản phát triển vì khi dân số tăng nhanh sẽ gây sức ép đối với nguồn cung ứng thực
phẩm. Theo thông tin của Trung tâm tin học (TTTH) - Bộ thuỷ sản, hiện nay tổng số
dân trên Thế giới vượt qua con số 6,3 tỷ người, một con số quá lớn trong khi nguồn
cung thực phẩm thì có hạn. Mặc khác, nạn dịch cúm gia cầm, gia súc đang diễn biến
trên phạm vi toàn cầu, làm cho xu hướng tiêu dùng của người dân phải chuyển sang các
thực phẩm khác, do đó nhu cầu thuỷ sản tăng lên không ngừng ở các nước.
Bên cạnh đó, xu hướng kinh tế Thế giới phát triển theo hướng công nghiệp, nên nhu
cầu thực phẩm họ cần là có thể chế biến nhanh, gọn. Để tiết kiệm được thời gian nhưng
vẫn đảm bảo được vấn đề chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sức khoẻ cho
người tiêu dùng. Và sản phẩm đông lạnh chế biến thuỷ sản là một trong các sản phẩm
được ưa chuộng nhất hiện nay vì nó đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của các nước này.
Riêng về yếu tố khoa học công nghệ có tác động lớn đến ngành chế biến thuỷ sản.
Khoa học ngày càng hiện đại thì cung cấp cho nền sản xuất các trang thiết bị, dây
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 13
chuyền công nghệ mới. Từ đó, tối ưu hơn về chi phí và thời gian cho nhà sản xuất, giảm
đựoc giá thành đến mức thấp nhất. Vì thế, công ty ra đời sau hơn các đối thủ nhưng đã
ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại hơn tạo ưu thế hơn cho công ty.
Thủy sản là một trong các mặt hàng sản phẩm được sự quan tâm của chính phủ các
nước, trong đó có Việt Nam. Đối với Việt Nam, cụ thể là khu vực ĐBSCL có điều kiện
tự nhiên rất thuận lợi (có nhiều hệ thống sông ngòi, kênh rạch) để phát triển ngành thủy
sản và về vấn đề giao thông cũng đảm bảo được vấn đề vận chuyển từ khâu nguyên liệu
đến khâu sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh chính sách ưu đãi thì chính phủ cũng đưa ra
những quy định về luật thủy sản để đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu với
các nước. Đồng thời việc thực hiện đúng luật nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên và bảo vệ
cả chính các nhà sản xuất.
=> Tóm lại: Hiện nay, tuy vẫn có những mặt hạn chế nhưng nhìn chung, tình hình thị
trường chung có tác động tích cực đến ngành thủy sản. Tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để thâm nhập vào ngành và có thể đứng
vững trước các đối thủ thì các doanh nghiệp mới cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa về thị
trường để phòng tránh được rủi ro biến động của thị trường.
4.3.2. Tình hình thị trường ngành chế biến thuỷ sản
4.3.2.1 Thị trường thủy sản Thế giới
Theo thông tin từ Trung tâm Thủy Sản Thế Giới cho biết, lượng tiêu thụ thủy sản
(đặc biệt là cá tra – basa và tôm) toàn cầu sẽ ngày càng tăng lên khi mà các dịch bệnh
gia súc, gia cầm còn diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến lượng cung thực phẩm Thế giới.
Mặc khác là do tâm lý người tiêu dùng toàn cầu đã có thay đổi lớn về thói quen sử dụng
một số loại cá, chuyển từ cá hồi - cá tuyết sang tiêu dùng cá tra - cá basa; vì loại cá này
là một sản phẩm vừa đáp ứng yêu cầu ngon, bổ, chất lượng đảm bảo và giá cả lại rất
cạnh tranh.
Có thể đánh giá tổng quát ngành thủy sản theo nhóm thông qua số liệu thống kê
dự báo về ngành từ năm 2005 - 2010:
Bảng 4.1. NHU CẦU THỦY SẢN THẾ GIỚI THEO NHÓM NƯỚC
TỪ 2005 -2010
ĐVT: Triệu tấn
Theo nhóm nước 2005 2010 Tỷ lệ tăng (%)
Nước đang phát triển 74,5 82,4 10,6
Nước phát triển 33,0 34,8 5,5
Nguồn: www.mofi.gov.vn
Qua bảng số liệu dự báo cho thấy, trong 5 năm tỷ lệ nhu cầu ở các nước đang phát
triển sẽ tăng (10,6%) nhanh hơn các nước phát triển (5,5%). Vì theo lời các chuyên gia
và tổ chức quốc tế thì nhu cầu thủy sản Thế giới tăng mạnh một phần là do dân số Thế
giới tăng nhanh, lý do khác là vấn đề triển vọng kinh tế, thu nhập cao ở các nước đang
phát triển (Trung quốc, Việt Nam, Singapore).
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 14
Nếu thống kê tất cả các nhóm nước trên Thế giới thì tổng nhu cầu thủy sản Thế giới
năm 2005 là 145 triệu tấn (trị giá 68,3 tỷ USD) và dự báo con số này sẽ lên đến 157
triệu tấn vào năm 2010 sản lượng sẽ tăng bình quân 2,1%/năm (tương đương 77 tỷ
USD). Trong 77 tỷ đó thì các nước đang phát triển chiếm 64 tỷ USD và các nước phát
triển chiếm 12 tỷ USD, nếu phân theo khối, châu lục thì Bắc Mỹ chiếm 18 tỷ USD, khu
vực Châu Âu 25,5 tỷ USD, Khu vực Châu Á 21,7 tỷ USD, Châu Đại Dương 1 tỷ USD
và Châu Phi 0,5 tỷ USD. Và dự báo nhu cầu này sẽ còn tiếp tục tăng.3
Biểu đồ 4.1. Dự báo tình hình tiêu thụ thủy sản toàn cầu đến 20204
8.2
1.3
9.9
2.2
10.6
3.2
12.1
4.2
13.7
4.7
14.3
4.8
0
5
10
15
20
1961-
1965
1981-
1985
1991-
1995
2001 2010* 2020*
Cá Loài khác
Nguồn: FAO * dự báo
Qua biểu đồ 4.1, nhận thấy nhu cầu thủy sản Thế giới không ngừng tăngqua các
năm, nhất là giai đoạn 1995 – 2001 với tốc độ tăng 31,25 % và nhu cầu này về sau vẫn
tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm dần, trong đó nhu cầu về các sản phẩm cá tăng
nhanh hơn các loại sản phẩm khác. Do nhu cầu của người tiêu dùng trên Thế giới có xu
hướng chuyển sang sản phẩm cá.
Đó là thông tin về nhu cầu thủy sản Thế Giới, cùng với lượng cầu ngày càng tăng thì
lượng cung cũng tăng lên không ít.
3 www.fistenet.gov.vn/details.asp?Object=1015030&News_ID=24458147 - 82k
4 2010*: 2010 2019. 2020*: 2020 về sau
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 15
Bảng 4.2. MỘT SỐ NƯỚC XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI
2001 2002 Sơ bộ - prel. 2003
Nước/Lãnh
thổ
KL – Q GT –V KL – Q GT –V KL – Q GT –V
1000
Tấn
Triệu
USD
1000
Tấn
Triệu
USD
1000
Tấn
Triệu
USD
Tổng 26 53 55 683 26 363 57 774 26 987 63239
Trung Quốc 1 858 3 999 1 981 4 485 2 021 5 244
Thái Lan 1 216 4 039 1 244 3 676 1 399 3 906
Na Uy 1 856 3 364 1 886 3 569 1 825 3 624
Mỹ 1 379 3 316 1 293 3 260 1 257 3 399
Ca n a đa 543 2 798 603 3 035 620 3 300
Đan Mạch 1 204 2 660 1 198 2 872 1 135 3 214
TâyBan Nha 916 1 844 812 1 890 855 2 227
Chi lê 1 327 1 939 1 167 1 869 1 203 2 134
Hà Lan 737 1 421 781 1 803 895 2 183
Đài Loan 694 1 815 774 1 663 717 1 299
In đô nê xia 430 1 535 500 1 491 781 1 551
Ai Xơ Len 700 1 271 742 1 429 744 1 508
Ấn Độ 464 1 238 521 1 412 406 1 483
Nga 1 183 1 528 1 229 1 399 1 227 1 307
Anh 688 1 306 620 1 353 700 1 670
Đức 656 1 035 667 1 157 651 1 277
Pháp 430 1 019 395 1 089 468 1 326
Pêru 2 459 1 213 1 852 1 067 1 718 1 031
Hàn Quốc 406 1 156 401 1 046 393 1 003
Ma rốc 365 850 349 940 329 989
Nhật Bản 294 768 294 789 358 923
Ackhentina 482 957 473 728 488 890
Niu Dilân 279 638 319 710 300 703
Êcuađo 304 668 270 700 323 781
Mehico 186 669 185 602 181 635
Bỉ 117 521 120 571 145 762
Thuỵ Điển 444 508 428 562 461 739
Đảo Pharôê 250 502 251 526 252 483 922
Khác 4 685 11 105 5 012 12 083 5 169 14
Nguồn: TTTH - Bộ thủy sản
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 16
Qua bảng 4.2, thấy rằng trong các nước xuất khẩu hiện nay trên Thế Giới thì Trung
Quốc là nước có sản lượng xuất khẩu lớn nhất, với sản lượng không ngừng tăng qua các
năm. Năm 2003 sản lượng Trung Quốc đạt hơn 2 triệu tấn ứng với trị giá hơn 5 tỷ USD,
chiếm khoảng 7,94 % tổng giá trị của các nước xuất khẩu chính. Riêng ở thị trường Mỹ
bị biến động về giá trị và sản lượng xuất khẩu, do năm 2002 nước này gặp khó khăn về
nguyên liệu nhập khẩu.
=>Qua thống kê, tuy sản lượng xuất khẩu của các nước cũng tăng lên đáng kể, nhưng
khi cân đối cung cầu thì lượng cung hiện nay vẫn không đủ đáp ứng cho nhu cầu thuỷ
sản Thế Giới. Đó là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt nam đầu tư vào
ngành kinh doanh, chế biến thuỷ sản.
4.3.2.2. Thị trường thủy sản nội địa và khu vực.
Ngành thủy sản nội địa
Hiện nay, ngoài việc đáp ứng nhu cầu ngày một tăng lên nhanh chóng cả về số lượng
và chất lượng. Thương mại thuỷ sản còn là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế
toàn cầu và là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia, trong đó có Vỉệt Nam. Trong
những năm qua, mặc dầu ngành thuỷ sản Việt Nam đã gặp không ít khó khăn (đặc biệt
là vụ kiện chống bán phá giá cá tra, basa, tôm đông lạnh,... ở thị trường Mỹ) nhưng đến
nay ngành vẫn không ngừng phát triển và trở thành ngành kinh tế chiến lược của cả
nước. Qua thống kê của Bộ Thuỷ sản đã đưa ra kết quả kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản
Việt Nam trong những năm qua như bảng số liệu sau:
Bảng 4.3. KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1996 - 2006
ĐVT: USD
1996 2000 2001 2002 2003 2004 2005 11thág
đầu năm
2006
Kim ngạch xuất
khẩu
697 1479 1778 2023 2200 2397 2650 3055
% tăng
so với năm trước
12,1 57,5 20,2 13,8 8,7 8,98 10,55 23,4
% so với tổng
KNXK của Việt
Nam
9,6 8,7 10,3 11,0 9,6 9,04 8,28
Nguồn: TTTH - Bộ thủy sản
Qua bảng 4.3, nhận thấy năm 2006 là cột móc đánh dấu sự thành công của ngành
thuỷ sản Việt Nam với tỷ lệ kim ngạch tăng lên rất cao. Năm 2005 chỉ có 10,55% dến
2006 tăng lên 23,4%, sự chênh lệch này đánh dấu sự triển vọng sắp tới cho ngành thuỷ
sản cả nước. Vì sao vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ đối với Việt Nam, đã giúp các
doanh nghiệp kinh doanh thủy sản Việt Nam rút được nhiều kinh và khắc phục được
những nhược điểm của mình. Mặc khác vụ kiện cũng góp phần làm cho thương hiệu
thủy sản việt nam được các thị trường nhập khẩu khác biết đến.
Còn về mặt hàng xuất khẩu, Việt Nam có 6 mặt hàng chính và sự biến động về sản
lượng tiêu thụ cũng phụ thuộc vào từng loại mặt hàng.
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 17
Bảng 4.4. CÁC SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
11 THÁNG ĐẦU NĂM 2006 SO VỚI CÙNG KỲ
NĂM 2005 %
SẢN PHẨM
K.Lượng
(tấn)
Giá trị
(trUSD)
K.Lượng
(tấn)
Giá trị
(USD)
Tôm đông lạnh 147.987 1.355,181 0,3 6,9
Cá tươi đông lạnh 401.614 1.031,559 63,0 65,8
trong đó cá da trơn 257.555 661,004 108,1 128,2
Cá ngừ 40.394 106,143 48,5 40,9
Mực và bạch tuộc ĐL 62.586 198,228 10,4 19,0
Hàng khô 32.535 128,792 -3,1 8,6
Hải sản khác 93.897 342,236 7,1 13,4
Nguồn: TTTH - Bộ thủy sản
Biểu đồ 4.2. GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM CỦA VIỆT NAM
11 THÁNG ĐẦU NĂM 2006
Nguồn: TTTH - Bộ thủy sản
Trong các sản phẩm, thì tôm đông lạnh có tỷ lệ xuất khẩu cao nhất cả về sản lượng
và giá trị. Tuy nhiên, về tốc độ tăng trưởng thì cá tươi đông lạnh lại cao hơn mặt hàng
tôm, trong đó cá da trơn là sản phẩm có tốc độ tiêu thụ cao nhất (tăng 108,1% về sản
lượng và tăng 128,2% về giá trị) do thị hiếu tiêu dùng của khách hàng Thế Giới có xu
hướng chuyển sang tiêu thụ hàng thuỷ sản tươi sống, có giá trị cao và đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm nên dần dần mặt hàng khô có xu hướng giảm xuống (về sản lượng
giảm 3,1% so với năm 2005) trong thời gian gần đây.
Cá ngừ
3%
Mực và
bạch tuộc
ĐL
6%
Hàng khô
4%
Hải sản
khác
11%
Cá tươi
đông lạnh
33%
Tôm đông
lạnh
43%
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 18
Theo thông tin mới đây của Bộ thuỷ sản, tính đến hết tháng 3/2007, tổng sản lượng
của ngành thuỷ sản ước đạt 806.400 tấn, đạt 21,22% kế hoạch năm và tăng 4,05% so
với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản lượng khai thác tăng lên 2,23% tương ứng
476.400 tấn; sản lượng nuôi trồng đạt 330.000 tấn tăng 6,8%. Riêng về giá trị kim
ngạch xuất khẩu tháng 3 là 250 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản quý
I lên 700 triệu USD đạt 12,44% kế hoạch năm và tăng 35,27% so với cùng kỳ năm
trước.
Bên cạnh nhu cầu thuỷ sản Thế Giới tăng thì nhu cầu thuỷ sản nội địa cũng ngày
càng tăng. Do những năm trước, Việt Nam phải nhập dây chuyền sản xuất từ nước
ngoài nên chi phí rất cao đẩy mức giá sản phẩm lên mức không phù hợp với sức mua
của người dân trong nước, Nhưng hiện nay, tình trạng này đã được khắc phục, mặc khác
do mức thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầu tiêu thụ thực
phẩm cũng tăng theo. Nên kéo theo nhu cầu nội địa không ngừng tăng lên, nhất là khi
dịch cúm gia cầm đã diễn ra trên diện rộng, làm mặt hàng thuỷ sản được tiêu thụ nhiều
hơn. Nhu cầu thuỷ sản trong nước chủ yếu là các loại cá nước ngọt như: cá basa, cá tra,
cá bông lau, cá lưng, cá thác lát,…
Lượng nhu cầu thuỷ sản tăng không chỉ để đáp ứng cho nhu cầu thực phẩm mà còn
là nguyên liệu chính trong ngành chế biến thuỷ sản – đây là ngành kinh tế chiến lược
của cả nước. Trước tình hình đó, Bộ thuỷ sản đã khuyến khích các địa phương và các
doanh nghiệp chú trọng phát triển thị trường nội địa để dần dần hình thành thương
nghiệp nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vào hệ thống mua bán thuỷ sản trong
cả nước.
=> Tóm lại: Trãi qua những khó khăn và thử thách, hiện nay ngành thuỷ sản Việt
Nam đã củng cố đựoc vị trí của mình trên thị trường Thế Giới và tiếp tục đẩy mạnh phát
triển ngành thuỷ sản ở thị trường trong và ngoài nước. Theo mục tiêu, nhiệm vụ của Bộ
thuỷ sản 16/1/2007 là phấn đấu đạt chỉ tiêu về sản lượng là 3,8 triệu tấn, kim ngạch xuất
khẩu đạt 3,6 tỷ USD và hướng tới phát triển toàn ngành xuất khẩu thuỷ sản đạt 4,5 – 5
tỷ USD vào năm 2020. Dựa trên điều kiện đó các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có
cơ sở để thành lập và tiếp tục đầu tư phát triển.
Hoạt động ngành thủy sản ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu long (ĐB SCL)
*An Giang
An Giang là tỉnh có số lượng bè cá nhiều nhất nước, trong đó cá tra và cá basa
chiếm 89,5% trên tổng số bè của Tỉnh nhưng hiện nay việc nuôi bè cá đã chuyển dần
sang các hình thức ao hầm có nước thông thoáng và nuôi đăng quầng. Để tận dụng hết
mặt nước gia tăng thêm thu nhập cho nông dân. Đặc biệt loại hình nuôi phổ biến nhất là
nuôi cá chân ruộng, nuôi tôm cồn bãi.
Ngành thủy sản của tỉnh An Giang phát triển rất nhanh từ năm 1998 đến nay thể
hiện qua bảng thống kê sau.
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 19
BẢNG 4.5. THỐNG KÊ SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA TỈNH AN GIANG
TỪ 1998-2006
Đơn vị tính: tấn
Năm 1998*5 2003 2004 2005 2006
Sản lượng 64.700 136.000 153.000 236.476 237.327
Nguồn: TTTH - Bộ thủy sản
Thông qua sản lượng thủy sản của An Giang qua các năm cho thấy, tốc độ tăng
trưởng kinh tế thủy sản của tỉnh ngày càng phát triển nhanh. Đặc biệt là giai đọan từ
2004 sang 2005 sản lượng thủy sản tăng 54,6%, về diện tích thả nuôi tăng từ 1610 ha
lên gấp 1,13 lần. Năm 2006 là năm cả nước củng cố lại những khó khăn của ngành
trong năm trước, tuy sản lượng và diện tích nuôi tăng lên không đáng kể nhưng cũng
khẳng định được vị trí của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường thủy sản Thế Giới.
Với kim ngạch xuất khẩu đạt 244,4 triệu USD tăng gần 99% so với 2005.
An Giang đưa ra mục tiêu 2007 là phấn đấu đạt sản lượng nuôi thủy sản lên
217.000 tấn (năm 2006 sản lượng nuôi chỉ có 182.000 tấn) và diện tích nuôi dự kiến sẽ
tăng đến con số 2.500 ha. Hiện tại, An Giang có 10 Doanh nghiệp và 11 công ty hoạt
động chế biến đông lạnh xuất khẩu với tổng công suất bình quân 600-700 tấn nguyên
liệu/ngày.
* Đồng Tháp
Năm 2005, tổng diện tích nuôi trồng của Đồng Tháp là 3740 ha đạt mức sản
lượng 85.855 tấn tăng 23,38% so với 2004. Còn về nguồn lợi thủy sản tự nhiên đã cung
cấp khoảng 20.000 tấn tăng 22% cho ngành thủy sản của tỉnh. Hiện tại, nếu so với 2005
thì sản lượng nguồn nguyên liệu và sản lượng nuôi trồng của tỉnh Đồng Tháp tăng lên
rất nhanh, trong khi đó ngành khai thác và chế biến thủy sản lại chậm phát triển. Vì vậy,
Đồng Tháp vẫn chưa khai thác và phát triển hết tiềm năng về thủy sản của tỉnh nhà.
Theo thống kê của hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tính đến
10/2005 Đồng Tháp có 3 Doanh nghiệp tư nhân nằm trong 20 doanh nghiệp xuất khẩu
cá hàng đầu Việt nam là: DOCIFISH; VĨNH HOÀN.CO; LTD & QVD FOOD.CO.
Bình quân công suất của 3 công ty là 453 tấn nguyên liệu/ngày và bình quân công suất
của toàn tỉnh là 500-550 tấn nguyên liệu/ngày.
* Kiên Giang
Ngoài lợi thế về hải sản, Kiên Giang còn đẩy mạnh phát triển ngành thủy sản.
Năm 2006, Kiên Giang có diện tích nuôi trồng thủy sản là 62 ngàn ha với sản lượng
cung cấp 20 ngàn tấn. Trong đó chủ yếu là nuôi tôm, riêng diện tích nuôi tôm là 51
ngàn ha và chiếm 50% trên tổng sản lượng thủy sản của tỉnh.
Hiện Kiên Giang có 7 cơ sở đông lạnh với công suất thiết kế là 17 ngàn tấn
nguyên liệu/năm. Trong đó, có 2 cơ sở đạt tiêu chuẩn HACCP xuất khẩu vào thị trường
EU và 5 công ty chế biến bột cá.
=>Tóm lại: Với đặc điểm tự nhiên thuận lợi, tạo điều kiện cho kinh tế thủy sản của
vùng ĐB SCL đang phát triển rất mạnh trong đó tiêu biểu là các tỉnh An Giang, Đồng
5 1998* : 1998 - 2002
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 20
Tháp, Kiên Giang. Là các tỉnh có sản lượng và diện tích nuôi đứng đầu khu vực đảm
bảo được nhu cầu nguyên liệu cho các công ty thủy sản trong vùng. Trong đó, An Giang
có năng suất nuôi hiệu quả nhất, Kiên Giang có diện tích nuôi lớn nhất nhưng năng suất
lại thấp hơn so với hai Tỉnh còn lại. Tuy nhiên, để tiếp tục khai thác các thị trường Thế
Giới và thị trường nội địa tiềm năng thì khu vực nói chung và các tỉnh nói riêng phải
phát huy hết lợi thế tiềm năng sẵn có của mình một cách tích cực và hiệu quả hơn.
4.3.3.Tình hình cạnh tranh
Sản phẩm chủ yếu của công ty là cá tra, basa đông lạnh. Và khách hàng mục tiêu mà
công ty hướng đến là thị trường xuất khẩu. Vì vậy, xem xét trong lĩnh vực chế biến thủy
sản trong vùng thì công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh như: Vĩnh Hoàn, Nam Việt,
Agifish, Afiex, AFA…Hiện tại các công ty này cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, theo
thống kê của Bộ thủy sản, trong các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt nam thì
Nam Việt là công ty đứng đầu với giá trị xuất khẩu là 110 triệu USD, tương đương mức
sản lượng 49,2 ngàn tấn. Và theo sau là hai công ty Agifish, Vĩnh Hoàn.
Đa số các công ty này đều có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành và có một lợi thế
riêng. Do đó, tùy vào hiệu quả chiến lược của mỗi công ty mà tạo cho mình một vị thế
trên thị trường.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish): Được thành lập
năm 1993. Có trụ sở tại 1234 Trần Hưng Đạo, Thành phố Long xuyên, Tỉnh An giang.
Agifish được xem là công ty có bề dày nhiều năm kinh nghiệm nhất trong ngành chế
biến thủy sản ở Việt Nam. Hiện tại, công ty hoạt động với tổng vốn điều lệ là 78,9 tỷ
đồng và có 4 nhà máy sản xuất đông lạnh. Sản phẩm chính của công ty gồm cá tra, basa
đông lạnh và các mặt hàng giá trị gia tăng và hướng tới thị trường trong và ngoài nước.
Đối với thị trường Thế Giới, Agifish ngày càng có uy tín và là thương hiệu mạnh ở các
nước Hoa Kỳ, EU, Úc, Hông Kông. Riêng thị trường trong nước sản phẩm chế biến từ
cá tra, basa của Agifish có mặt rộng khắp 50 tỉnh thành với hơn 100 loại sản phẩm,
được phân phối đến các nơi như: siêu thị, đại lý, nhà hàng…Đặc biệt thương hiệu
Agifish đã được người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao.
Công ty Agifish đã cộng tác với cơ quan CIRAD của Pháp để nghiên cứu sinh lý và
sinh sản cá Basa và cá tra với kết quả đáng khích lệ. Việc nghiên cứu nhằm tạo ra con
giống nhân tạo để đáp ứng được nhu cầu con giống cho ngư dân, khi nguồn cung cấp
giống từ thiên nhiên ngày càng ít đi. Đây là một thành công lớn trong nghiên cứu khoa
học của Công ty Agifish. Và công ty Agifish sẽ tiếp tục hợp tác với Cirad để nghiên cứu
các vấn đề về phát triển chất lượng liên quan đến dây chuyền sản xuất cá basa, cá tra tại
vùng ĐBSCL nhằm cải tiến chất lượng cá nuôi, cung cấp nguồn nguyên liệu sạch, chất
lượng cao cho thị trường.
Agifish đã áp dụng qui trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và
được chứng nhận bởi SGS, đồng thời đã đưa chương trình quản lý chất lượng SQF1000
áp dụng cho người nuôi. Điều này chứng minh rằng, công ty đã có hướng đi đúng về
chất lượng và an toàn thực phẩm. Về hoạt động Marketing hiện nay, công ty đã tham
gia vào các hội chợ và có chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho các khách hàng ở phía
Bắc.
Công ty TNHH Nam Việt (NAVIFISHCO ): Công ty được thành lập năm 1993, có
trụ sở giao dịch tại 19 D Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Quí, TP Long Xuyên, An Giang.
Hiện tại Nam Việt là công ty chế biến thủy sản xuất khẩu đứng đầu vùng ĐBSCL. Sản
phẩm chủ yếu là cá tra, basa fillet chưa có sản phẩm giá trị giá tăng, nên chưa thâm
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 21
nhập được ở thị trường nội địa. Tuy bề dày kinh nghiệm không bằng Agifish nhưng
công ty có cách quản lý tốt nguồn nguyên liệu kết hợp với nguồn tài chính dồi dào nên
Nam Việt đã chiếm thị phần lớn ở thị trường xuất khẩu.
Công ty TNHH Vĩnh Hoàn (VINHHOAN): được thành lập năm 1997, tại Quốc lộ
30, phường 11, TX Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Tuy còn non trẻ hơn so với hai công ty
trước nhưng Vĩnh Hoàn vẫn được biết đến là một trong những công ty cung ứng thủy
sản xuất khẩu đáng tin cậy của Việt Nam. Ngoài sản phẩm chính là cá tra và basa fillet,
công ty còn cung cấp các mặt hàng giá trị gia tăng và nhiều loại sản phẩm chế biến
khác. Công ty hướng đến thâm nhập cả hai thị trường mục tiêu đó là thị trường trong và
ngoài nước.
Công ty có diện tích 4500 m2 được trang bị mới với hai dây chuyền cấp đông IQF có
công suất 1500kg/h. Chất lượng sản phẩm của công ty được chấp nhận qua kiểm soát
theo tiêu chuẩn của EU và hệ thống HACCP. Mục tiêu chủ yếu của công ty là cung ứng
các sản phẩm được chế biến phối hợp từ cá, rau quả và gia vị có giá trị dinh dưỡng cao.
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 22
Bảng 4.6.Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ.
Các đối
thủ
logo Thị
phần
xk (%)
Điểm mạnh Điểm yếu
Nam
Việt
32,07
- Thị phần lớn ở thị
trường xuất khẩu.
- Tài chính mạnh.
- Quản lý nguyên liệu
tốt.
- Chính sách nhân sự
tốt.
- Trang thiết bị còn thiếu
và chưa hiện đại.
- Hoạt động Marketing
con đơn điệu.
- chi phí sản xuất cao.
- Chưa có sản phẩm chế
biến. Chưa có kênh phân
phối ở thị trường nội địa
Agifish
16,05
- Có nhiều năm kinh
nghiệm trong ngành.
- Thương hiệu mạnh ở
nội địa.
- Tài chính dồi dào.
- Chi phí sản xuất thấp
nhờ quản lý tốt khâu
sản xuất.
- Hoạt động Marketing
tương đối hoàn chỉnh.
- Thương hiệu yếu ở thị
trường xuất khẩu.
- Quản trị và quản lý nhân
sự chưa tốt.
- Quản lý chất lượng chưa
tốt.
-Công suất hoạt động
chưa đủ nhu cầu.
Vĩnh
Hoàn
16,52
- Có đội ngũ chuyên
viên nghiên cứu giỏi.
- Khả năng cạnh tranh
về giá tốt.
- Thị phần thấp.
- Marketing chưa được tổ
chức tốt.
- Thương hiệu chưa mạnh.
(Nguồn: Thị phần của các công ty được lấy từ số liệu của cụcHải quan Việt Nam)
=>Tóm lại: So với công ty, các đối thủ phần lớn đã có nhiều kinh nghiệm và uy tín
thương hiệu trên thị trường. Tuy nhiên các trang thiết bị, hệ thống sản xuất của các
công ty này không hiện đại và có quy mô nhỏ hơn so với công ty.
4.3.4.Tình hình nhà cung cấp
Đối với hoạt động của một công ty chế biến thủy sản đông lạnh thì có rất nhiều yếu
tố đầu vào có vai trò quan trọng cần được quan tâm. Trong đó yếu tố trang thiết bị,
nguyên liệu, năng lượng và nhiên liệu là các điều kiện tiên quyết để công ty đi vào hoạt
động sản xuất. Về thiết bị chủ yếu là thiết bị công nghệ bao gồm những thiết bị phục vụ
cho việc cấp đông. Công ty sẽ nhập từ các nhà cung cấp có uy tín trên Thế Giới như:
GRASSO, GEOHARD (Hà Lan); TETKOKU, MYCOM (Nhật); VILTER,
NORTHSTAR, CROWN (Mỹ); DANFOSS, HANSEN, ALAFAVAL
(EU);POLISTAMP (Italy); GUNTER, CAMHENMATIC, SCHAFER, LINDE (Đức),
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 23
JACKSTONE, EUROTECH (Uk); MOON (Trung Quốc)...Còn lại một số thiết bị phụ
của quá trình cấp đông và các thiết bị khác phục vụ cho quá trình xử lý chế biến sẽ được
mua từ các nhà sản xuất trong nước.
Dây chuyền công nghệ chính cho công ty chế biến thủy sản với công suất 600 tấn
nguyên liệu/ ngày có giá trị và số lượng thiết bị thay đổi tùy theo nhà cung cấp. Công ty
sẽ chọn mua các trang thiết bị với giá tối ưu và phù hợp nhất, bằng cách cho đấu thầu
cung cấp thiết bị và mức giá trung bình dự đoán là 6 triệu USD. Vấn đề còn lại là sự
thỏa thuận giữa công ty và nhà cung cấp sao cho đôi bên cùng có lợi.
Về yếu tố nguyên liệu, tuy hiện tại nhu cầu nguyên liệu thủy sản trong cả nước đang
thiếu. Ảnh hưởng đến các công ty chế biến thủy sản đông lạnh nhưng công ty có phần
thuận lợi hơn vì nằm trong khu vực trung tâm của vùng nguyên liệu. Đảm bảo được vấn
đề thu mua và vận chuyển nguyên liệu. Và để đảm bảo chất lượng sản phẩm từ khâu
nguyên liệu, công ty định hướng sẽ đề cử chuyên viên đến tận nơi để hướng dẫn kỹ
thuật nuôi và chăm sóc cá cho bà con nông dân. Bên cạnh đó, công ty còn dự kiến sẽ tổ
chức lại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung theo hướng liên kết với các nhà khoa
học, nhà quản lý. Để tạo ra sản lượng hàng hóa lớn và kiểm soát được chất lượng, đảm
bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh.
Do nằm trong phạm vi cụm công nghiệp Vàm Cống, gồm có 4 công ty chế biến thủy
sản đang hoạt động với công suất như nhau (600 tấn nguyên liệu/ngày) nên công ty có
sẵn hệ thống phân phối điện công nghiệp và nước dùng cho sản xuất chế biến thuận lợi
cho hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng như các doanh nghiệp khác gặp
khó khăn khi nguồn nguyên liệu biến động không phù hợp với thị trường. Thời điểm
nhu cầu thị trường tăng cao thì nguồn nguyên liệu lại rất hiếm đẩy giá thành lên cao,
ngược lại do lượng cung nguyên liệu tăng nên giá lại rẻ hơn nhưng nhu cầu thị trường
lại giảm xuống.
=> Tóm lại: Vấn đề trang thiết bị tương đối ổn địn, và vị trí của công ty cũng tạo lợi
thế về nguyên liệu cho công ty. Tuy nhiê, sự biến động nguyên liệu trong cả nước đã
gây khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng.
4.3.5. Tình hình hệ thống phân phối
Hiện tại, nhìn chung đối với các hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam, phần lớn các
doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp cho các nhà nhập khẩu ở các nước. Vừa tiết kiệm được
thời gian và chi phí giao dịch vừa đảm bảo uy tín giữa người mua và người bán. Về
phương tiện vận chuyển thường tàu được sử dụng phổ biến và thuận tiện hơn vừa tiết
kiệm chi phí cho ngoại thương, lại vừa an toàn.
Còn đối với thị trường nội địa, các công ty thường phân phối cho các siêu thị, cửa
hàng, đại lý và các công ty chế biến khác sau đó mới đến tay người tiêu dùng. Ở thị
trường này thuận lợi cho hoạt động Marketing của doanh nghiệp hơn vì có thể trực tiếp
nhận phản hồi từ người tiêu dùng để cải tiến sản xuất phù hợp với nhu cầu thị hiếu của
thị trường, còn đối với thị trường xuất khẩu để khảo sát tìm hiểu thị trường là cả một
vấn đề khó khăn.
=> Tóm lại: Đối với thị trường xuất khẩu, hiện tại các doanh nghiệp đều chưa có
được hệ thống phân phối hoàn chỉnh mà chỉ đơn giản là giao hàng cho nhà nhập khẩu.
Và đây là hệ thống phân phối tối ưu nhất và phù hợp cho các doanh nghiệp.
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 24
4.3.6.Tình hình nhu cầu Khách hàng
Khách hàng mục tiêu mà công ty hướng tới chủ yếu là thị trường xuất khẩu. Trong
đó các thị trường doanh nghiệp có quan hệ buôn bán như: Hoa kỳ (nhu cầu hàng năm
cần là 15 tỷ USD, Việt Nam chỉ xuất qua được 3 tỷ USD); Pháp + Đức + Hà Lan + Ý +
Nga + Anh + Ba Lan (nhu cầu hàng năm cần là 25 tỷ USD, Việt Nam chỉ xuất qua
được 163 USD); Bắc Á + Singarpore + Malaysia (nhu cầu hàng năm cần là 20 tỷ USD,
Việt Nam chỉ xuất qua chỉ 38 triệu USD). Cho thấy thị trường tiềm năng vẫn còn rất
lớn cho ngành thủy sản Việt Nam.
Hiện tại, số lượng khách hàng nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam vẫn còn giới hạn, chính
phủ có chính sách tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành thuỷ sản trong cả nước hướng tới
mở rộng thị trường đến các quốc gia, khu vực khác trên Thế Giới.
BẢNG 4.7. MỘT SỐ NƯỚC CHÍNH CÓ QUAN HỆ NGOẠI THƯƠNG VỚI VN
11 tháng đầu năm 2006 Chênh lệch 2006/ 2005 Thị Trường
K.Lượng
(tấn)
Giá trị
(triệu USD)
K.Lượng
%
Giá trị
%
Nhật Bản 113.891 774,625 -3,7 2,8
EU 200.601 660,004 72,3 66,6
Đức 26.429 95,179 47,1 53,2
Hà Lan 27.626 91,327 206,4 150,7
Italia 30.843 89,338 42,9 50,9
Tây Ban Nha 33.664 91,724 83,1 90,4
Bĩ 20.935 85,785 16,4 20,5
Mỹ 90.288 607,512 6,8 5,0
Hàn Quốc 76.616 188,635 10,2 26,8
ASEAN 55.463 139,443 24,7 22,2
Trung Quốc 44.184 131,034 3,4 8,5
Trong đó Hồng
Kông
23.730 74,494 4,5 13,4
Australia 21.885 115,057 12,5 31,1
Nga 52.568 113,014 350,9 274,6
Đài Loan 28.512 93,416 -12,0 -16,9
Các nước khác 54.611 233,258 68,9 74,3
TỔNG CỘNG: 738.619 3.055,997 29,2 23,4
Nguồn: TTTH - Bộ thủy sản
So với 2005, 11 tháng dầu năm 2006 sản lượng xuất khẩu thủy sản tăng mạnh nhất ở
thị trường Nga và Hà Lan (tăng từ 2- 4 lần) nhưng ở thị trường Nhật Bản lại giảm 3,7%
(tuy vậy giá trị xuất khẩu vẫn tăng lên có thể do giá tăng hoặc do lạm phát Thế Giới).
Sở dĩ nhu cầu thuỷ sản ở Nhật không tăng, thậm chí có xu hướng giảm chủ yếu là do
ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế trong những năm 90 ở Nhật. Mặc khác là do sự thay
đổi cách sống của thế hệ trẻ ở Nhật và việc giảm nguồn cung cấp thủy sản trong nước
cũng làm thay đổi xu hướng tiêu thụ ở Nhật Bản.
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 25
Biểu đồ.4.3. KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT VAM VÀO CÁC NƯỚC 11
THÁNG ĐẦU NĂM 2006
ASEAN, 4.6%
Hàn Quốc,
6.2%
Mỹ, 19.9%
Trung Quốc,
4.3%
Australia, 3.8%
Nga, 3.7%
Đài Loan,
3.1%
Các nước
khác, 7.6%
EU, 21.6%
Nhật Bản,
25.3%
Nguồn: Hải Quan Việt Nam
Qua biểu đồ cho thấy, EU (21,6%) và Nhật (25,3%) là 2 thị trường tiêu thụ tủy sản
lớn nhất của Việt Nam. Nhưng hiện nay sản lượng tiêu thụ ở Nhật giảm dần do nhu cầu
thủy sản của nước này có chiều hướng thay đổi.
* Thị trường Hoa Kỳ:
Sau khi hủy bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, 13/7/2000 Mỹ đã ký hiệp định
thương mại song phương (BTA) với Việt Nam đã đánh dấu mốc quan trọng cho quan hệ
bình thường hóa giữa hai nước. Mở đầu cho mối quan hệ này là lô hàng thủy sản đầu
tiên của Việt Nam do công ty Cafatex xuất khẩu sang tiểu bang Florida vào 7/1994. Từ
đó về sau kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng dần ở thị trường này.
BẢNG 4.8. KIM NGẠCH THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM XUẤT KHẨU VÀO THỊ
TRƯỜNG HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2000 - 2004
ĐVT: triệu USD
Năm 2000 2001 2002 2003 2004
Kim ngạch xuất khẩu 214 489,03 654,98 777,66 602,9
Nguồn: TTTH - Bộ thủy sản
Năm 2004 và 2005, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Vệt nam vào thị trường giảm
dần do việc áp dụng thuế chống bán phá giá cá tra, basa fillet đông lạnh và tôm đông
lạnh ở Mỹ. Hiện nay, Mỹ chỉ còn chiếm 23% thị phần xuất khẩu của Việt Nam. Trong
khi nhu cầu cần nhập mỗi năm là 15 tỷ USD thì Việt Nam chỉ xuất được 3 tỷ USD. Với
các mặt hàng như: tôm nước lợ, cá sống, cá và tôm đông lạnh, cá fillet... Trong đó xu
hướng nhu cầu về tôm, cá rô phi, cá tra đang tăng nhanh ở các nước, đặc biệt là thị
trường Mỹ
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 26
* Thị trường Nhật:
Trong thập kỷ 60 - 70, mặt hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt tại Nhật. Đến cuối
thập kỷ 90, do Việt Nam từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu nên thị phần của Nhật
bị thu hẹp từ 75% còn khoảng 30%. Nhật nhập khẩu thủy sản từ 15 nước chính, trong
đó Việt nam là nước cung cấp đứng thứ 9 với thị phần chiếm 4.65%. Về sản phẩm Việt
Nam xuất khẩu qua Nhật chủ yếu là hàng đông lạnh (cá, mực, bạch tuộc) và hàng khô
gồm ruốc và mực.
Theo số liệu của tổng cục hải quan, 8 tháng đầu năm 2006 xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam sang Nhật đạt 508,938 triệu USD giảm 1,8% so với 2005 do ảnh hưởng của
nhiều yếu tố như xu hướng thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng nước Nhật và ảnh
hưởng của sự suy thoái nền kinh tế những năm 90. Hiện nay, tỷ trọng nhập khẩu của
Nhật chỉ chiếm 25% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Theo chiến lược của
Bộ thủy sản sẽ xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm tôm vào thị trường Hoa
Kỳ và Nhật. Điều đó cho thấy, trong thời gian tới tôm sẽ là sản phẩm chiến lược của
Việt Nam thay thế các mặt hàng khác (cá da trơn) thâm nhập thị trường Nhật.
* Thị trường EU
Từ năm 1990, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản vào EU dưới nhãn hiệu chung là
Seaprodex. Đến năm 1999, Việt Nam được công nhận vào danh sách 1 (list A) các nước
xuất khẩu thủy sản vào EU, khẳng định chỗ đứng của Việt Nam tại 15 nước EU.
Có 38 doanh nghiệp Việt Nam vừa được UBCA (EC) chính thức công nhận vào danh
sách các doanh nghiệp được xuất khẩu thủy sản vào liên minh châu Âu (Vasep). Như
vậy đến 11/7/2006, Việt Nam có 209/394 doanh nghiệp chế biến thủy sản của cả nước
Việt Nam được cấp phép xuất khẩu vào EU.
Biểu đồ 4.4. XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO EU 2001 - 2006
90.7
26.7
73.7
28.6
116.7
38.2
231.5
73.5
367.3
110.9
660
220.6
0
100
200
300
400
500
600
700
2001 2002 2003 2004 2005 Đầu 2006
Kim ngạch (triệu USD) Khối lượng (1000 tấn)
Nguồn: www.vasep.com.vn
Qua biểu đồ 4.4 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị
trường EU qua các năm tăng với tốc độ trung bình là khoảng 55%/năm. Năm 2002 hoạt
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 27
động xuất khẩu ở thị trường này bị chững lại và có xu hướng giảm sút do ảnh hưởng của
việc EU tăng cường kiểm tra dư lượng chất kháng sinh và vi sinh nên hạ thấp ngưỡng
cửa nhập khẩu từ các nước. Sản phẩm xuất khẩu vào EU chủ yếu là: cá tra, basa, tôm,
mực, bạch tuộc,....
Dựa vào nghiên cứu của FAO, dự báo tiêu thụ thủy sản của EU sẽ theo 3 xu hướng
khác nhau:
+ Tiêu thụ thủy sản chế biến bảo quản và thủy sản ướp lạnh/tươi hầu như là ổn định.
+ Tiêu thụ giáp xác, nhuyễn thể, fillet cá và các sản phẩm chế biến đã tăng.
+ Tiêu thụ đông lạnh sẽ giảm.6
=>Tóm lại: Trong các đối tượng khách hàng xem xét, thì EU là thị trường có tiềm
năng cao nhất với tốc độ tăng trung bình hàng năm khá cao. Và Nhật Bản là thị trường
có sự biến động lớn về số lượng nhập khẩu và xu hướng tiêu dùng. Từ việc đánh giá
giúp công ty có hướng lựa chọn thị trường mục tiêu cho mình.
4.4. Phân tích môi trường bên trong
4.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh
Vì công ty chưa đi vào hoạt động nên không có số liệu thống kê về hoạt động trong
những năm qua. Tuy nhiên, căn cứ vào thế mạnh của vùng nguyên liệu, điều kiện địa
phương, điều kiện thị trường và định hướng kinh doanh của chủ đầu tư, công ty sẽ đưa
ra dự báo hoạt động kinh doanh như sau:
BẢNG 4.8. DỰ KIẾN CÔNG SUẤT HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TỪ
2008 VỀ SAU
Năm Đơn
vị
2008 2009 2010 2011 2012 về sau
Tỷ lệ công suất đạt
được với công suất
thiết kế
% 25 50 50 100 100
Số lượng thành
phẩm
Tấn 15.000 30.000 30.000 60.000 60.000
Nguồn: Dự án đầu tư công ty chế biến thủy sản xuất khẩu 1
Công ty sẽ chỉ cung cấp một loại sản phẩm chính duy nhất đó là fillet cá tra, basa
đông lạnh. Qua bảng dự báo cho thấy, công suất họat động của công ty sẽ dần dần tăng
lên qua các năm. Và đến năm thứ tư, công ty mới họat động hết công suất (600 tấn
nguyên liệu/ngày với năng suất 1/3 tương đương là 60 ngàn tấn thành phẩm/năm,1 năm
có 300 ngày hoạt động) để đảm bảo an toàn, bảo dưỡng cho hệ thống sản xuất.
Với công suất hoạt động như dự kiến cùng với dự báo của các chuyên gia kinh tế Thế
giới về nhu cầu thị trường, công ty có được kết quả kinh doanh sau:
6 www.fistenet.gov.vn/details.asp?Object=1292058&news_ID=23140069 - 66k
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 28
BẢNG 4.9. DỰ BÁO DOANH THU CỦA CÔNG TY TỪ 2008
NĂM Đơn vị
tính
2008 2009 2010 2011 2012 Về sau
DOANH THU TỪ THÀNH PHẨM
Tỷ lệ công suất thiết
kế đạt đựơc
% 25 50 50 100 100
Sản lượng thành
phẩm
Tấn 15.000 30.000 30.000 60.000 60.000
Đơn giá thành phẩm USD/kg 2,9 2,9 2,9 2,9 2,9
Đơn giá thành phẩm Triệu
đồng/tấn 46,98 46,98 46,98 46,98 46,98
Doanh thu từ thành
phẩm
Triệu đồng 704.700 1.409.400 1.409.400 2.818.800 2.818.800
DOANH THU TỪ PHỤ PHẨM
Nguyên liệu cá tra Tấn 45.000 90.000 90.000 180.000 180.000
Định mức thu hồi phụ
phẩm
% 50 50 50 50 50
Khối lượng phụ
phẩm thu hồi
Tấn 22.500 45.000 45.000 90.000 90.000
Đơn giá phụ phẩm Triệu đồng 2 2 2 2 2
Doanh thu từ phụ
phẩm
Triệu đồng 45.000 90.000 90.000 180.000 180.000
TỔNG DOANH THU
Tổng doanh thu Triệu đồng 749.700 1.499.400 1.499.400 2.998.800 2.998.800
Giá trị của bảng dự báo đặt ra với giả thuyết, giá thủy sản xuất khẩu qua các năm ổn
định. Nhận thấy doanh thu tăng cùng tỷ lệ qua các năm và sau khi trừ ra các khoảng chi
phí, lợi nhuận đạt được là:
Nguồn: Dự án đầu tư công ty chế biến thủy sản xuất khẩu 1
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 29
BẢNG 4.10. DỰ BÁO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TỪ 2008
DOANH
THU CHI PHÍ
LỢI NHUẬN
GỘP
THUẾ THU
NHẬP DOANH
NGHIỆP
LỢI NHUẬN
RÒNG
NĂM
(triệu
đồng)
(triệu
đồng) (triệu đồng) (triệu đồng) (triệu đồng)
a b c d=b-c e=d*25% f=d-e
1 749700 735067 14633 0 14633
2 1499400 1462262 37138 0 37138
3 1499400 1470374 29026 0 29026
4 2998800 2957987 40813 0 40813
5 2998800 2954046 44754 0 44754
6 2998800 2948158 50642 5064 45578
7 2998800 2944866 53934 5393 48541
8 2998800 2941575 57225 5723 51503
9 2998800 2899648 99152 9915 89237
10 2998800 2899648 99152 9915 89237
11 2998800 2899648 99152 19830 79322
12 2998800 2899648 99152 19830 79322
13 2998800 2899648 99152 19830 79322
14 2998800 2899648 99152 19830 79322
15 2998800 2899648 99152 19830 79322
16 2998800 2899648 99152 24788 74364
17 2998800 2899648 99152 24788 74364
18 2998800 2899648 99152 24788 74364
19 2998800 2899648 99152 24788 74364
20 2998800 2899648 99152 24788 74364
TỔNG CỘNG 1517989 259103 1258887
Tốc độ tăng lợi nhuận qua các năm tăng dần, đến năm thứ 16 lợi nhuận có xu hướng
giảm từ từ do thuế tăng lên. Theo chính sách của Nhà Nước, trong 5 năm đầu thuế suất
ở mức 0%, 5 năm tiếp theo thuế tăng lên 10%, cứ tiếp tục đến năm thứ 16 trở về sau áp
dụng mức thuế tối đa 25%. Còn khoảng chi phí được tính bao gồm các khoảng chi phí
phải trả hàng năm như: chi phí nguyên liệu, nhiên liệu + điện + bao bì, chi phí vận
chuyển, chi phí quản lý, khấu hao, lãi suất, thuế đát, thuế môn bài,…Với kết quả như dự
báo thì, dự án đã đưa ra khoảng thời gian là 4 năm 5 tháng công ty sẽ hoàn lại vốn.
4.4.2 Các vấn đề chiến lược.
* Lợi thế cạnh tranh của cty
Giảm thiểu chi phí đầu tư và chi phí sản xuất
Nguồn: Dự án đầu tư công ty chế biến thủy sản xuất khẩu 1
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 30
Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu hơn 20 Công ty chế biến thủy sản trên địa bàn An
Giang, Cần thơ, Đồng Tháp, Sóc Trăng, TP. Hồ Chí Minh và một số công ty ở Thái
Lan. Chủ đầu tư đã quyết định lựa chọn một giải pháp công nghệ với dây chuyền sản
xuất hoạt động tối ưu có thể giảm thiểu được chi phí sản xuất cho công ty.
Dưới đây là quy trình phù hợp nhất theo ý tưởng của chủ đầu tư, dây chuyền sản xuất
đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng từ khâu nguyên liệu đến khâu thành
phẩm và có thể kiểm soát tốt các khâu trong quá trình sản xuất. Mặt khác, dây chuyền
còn được sử dụng bằng các trang thiết bị hiện đại (chủ yếu là các thiết bị công nghệ
chính) với phương pháp đông lạnh tối ưu:
- Thiết bị kho lạnh chứa thành phẩm: gồm 2 kho, mỗi kho 2.500 tấn. Loại thiết bị này
không dùng quạt lạnh, không xả tuyết có thể tiết kiệm được năng lượng điện. Không
gian chứa hàng được nhiều hơn 20% và gas lạnh lại dùng ít hơn chỉ bằng 1/30 so với
lạnh thường. nhiệt độ trong kho luôn ổn định từ -150C đến -30 0C tùy theo yêu cầu của
quá trình sản xuất mà điều chỉnh. Giàn lạnh với các ống siêu lạnh, truyền nhiệt cao và tự
nhiên. Thiết bị có tuổi thọ lâu bền, chi phí bảo dưỡng thấp.
- Tủ đông tiếp xúc SCF 1500 kg/mẻ: số lượng 12 tủ. Với dường gió đặc thù nâng cao
được diện tích truyền nhiệt của tấm lắc, làm rút thời gian cấp đông xuống 10 lần so với
thiết bị đông trước đây. Loại tủ đông này truyền nhiệt cao, đông nhanh, tiết kiệm điện
làm giảm khả năng hư hỏng của sản phẩm tạo cho sản phẩm sau khi cấp đông tươi sáng
và tự nhiên. Thích hợp cho đông nhiều loại sản phẩm, block hoặc rời mà lượng gas
dùng tiết kiệm được 30% so với thiết bị truyền thống. Tủ được thiết kế theo kiểu mở
rộng, nguyên cụm dễ vệ sinh và có cách lắp đặt, vận hành đơn giản vì có cấu tạo đơn
giản ít bộ phận cơ học, chi phí bảo dưỡng cũng thấp.
- Giàn cối đá vẩy công suất 20 tấn/ ngày: số lượng 8 giàn. Máy đá vẩy sản xuất đá
khô hình đa giác dùng để bảo quản độ tươi cho cá. Dễ dàng vận chuyển trong các thùng
đựng, tạo điều kiện tiếp xúc tốt giứa cá và đá giữ được động tươi ngon của cá. Độ dày
của nước đá vẩy có thể thay đổi được tùy theo nhiệt độ bốc hơi và tốc đọ quay của
xilanh cắt đá.7
7 Dự án đầu tư công ty chế biến thủy sản xuất khẩu 1
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 31
SƠ ĐỒ 4.1 QUY TRÌNH CHẾ BIẾN CÁ FILLET ĐÔNG LẠNH CỦA CÔNG TY
CHẾ BIẾN THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU 1
Kiểm tra nguyên liệu (nước pha clorine 25)
Làm chết cá đột ngột.
Rửa sạch.
Dao chuyên dùng, thao tác thủ công
Tươi sống không dịch bệnh
Đông Block 2-5 kg.
Đông IQF/ xếp lớp
Rửa sạch (nước pha clorine nồng độ 1ppm)
Phụ phẩm thải ra ngoài
Thịt vụn
Da thải ra ngoài
Vận chuyển sống, tươi
= ghe, xe đến công ty
CẮT FILLET
LẠNG DA
NGUYÊN LIỆU
LÓC MỠ, THỊT ĐỎ
VANH GỌN
XỬ LÝ NGUYÊN
LIỆU
CÂN, KIỂM TRA
CHẤT LƯỢNG
XẾP KHUÔN
MẠ BĂNG
CẤP ĐÔNG
CÂN, KIỂM TRA
CHẤT LƯỢNG
BẢO QUẢN KHO
LẠNH
ĐÓNG GÓI THÀNH
PHẨM
Rửa sạch (nước pha clorine nồng độ 1ppm)
-350C - -400C.
Thời gian 15’ – 3h tùy loại tủ.
Tạo vỏ băng bên ngoài sản
phẩm 5: 25%
Thao tác thủ công, bằng máy
5-10kg/ carton
Nhiệt dộ từ -180C - -250C
Nguồn: Dự án đầu tư công ty chế biến thủy sản xuất khẩu 1
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 32
Với quy mô sản xuất lớn, hiện đại công ty có khả năng đáp ứng nhu cầu cho những
khách hàng có nhu cầu lớn về sản lượng. Một lợi thế thích ứng kịp thời với nhu cầu thị
trường hiện nay.
Bộ máy quản lý tốt
Cổ đông chính của công ty là Công Ty Xây Dựng Sao Mai và khi công ty đi vào hoạt
động sẽ do ban lãnh đạo của công ty này làm cố vấn. Đặc biệt là Bác Lê Thanh Thuấn –
Giám đốc Công Ty Xây Dựng Sao Mai - Ngoài việc giỏi về năng lực chuyên môn, Bác
còn tích góp được nhiều kinh nghiệm trong suốt quá trình làm việc của mình. Và đã có
nhiều thành quả trong việc điều hành và quản lý công ty. Thành tựu trước mắt là từ một
Sao Mai gặp nhiều khó khăn trước đây và đã phát triển mạnh và thành công như ngày
nay.
Đảm bảo tính an toàn vệ sinh thực phẩm
Sản phẩm được đảm bảo chất lượng ngay từ khâu nguyên liệu, cá tra được mua của
người nuôi thuộc câu lạc bộ (CLB), vùng nuôi do công ty lập nên. Trước khi tiến hành
thu mua, nhân viên của công ty kiểm tra chất lượng của cá nuôi: cá phải còn tươi sống,
không dịch bệnh, mặc dầu trước đó đã có lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng cá, vi sinh,
kháng sinh.
Đến khâu xử lý, cá sau khi cắt tiết sẽ được ngâm vào bồn cá có chứa clo (nồng độ 0,5
– 1 ppm) để rửa cá và cho máu thoát ra khỏi cá và để thật sạch máu cá còn qua hệ
thống xử lý của máy nhồi máu. Sau đó miếng cá sẽ được lạng da bằng máy dao bán tự
động, tiếp theo là thao tác thủ công dùng dao để lóc mỡ, bỏ thịt đỏ và vanh gọn miếng
cá. Và qua bàn KCS để kiểm tra chất lượng và soi ký sinh trùng, cuối khâu miếng cá
được rửa lại lầm nữa và quay tăng trọng (có sử dụng hóa chất) để làm tăng trọng lượng
và bóng đẹp cho miếng cá.
Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại góp phần làm tăng
chất lượng sản phẩm ở khâu cấp đông. Công ty sử dụng 2 hệ thống cấp đông rất hiện đại
và đạt tiêu chuẩn quốc tế, đó là đông bán tiếp xúc SCF (đông khối hoặc rời) và đông
theo dây chuyền IQF (đông theo xếp lớp mỏng). Tủ SCF cấp đông bằng vĩ lạnh nhiều
ngăn, có tác dụng giữ được phẩm chất tự nhiên cho sản phẩm; không làm khô, biến đổi
màu, hư hại tế bào và mất trọng lượng của sản phẩm. Còn sử dụng tủ đông IQF, miếng
fillet được đặt lên tấm belt INOX, qua hệ thống xử lý đông miếng cá sẽ được mạ bằng
một lớp băng có tác dụng bảo vệ cho thịt cá tươi ngon hơn.
Ngoài ra, để tạo lòng tin cho khách hàng về chất lượng sản phẩm của công ty khi đến
tham quan nơi sản xuất của công ty. Dự án đã đề xuất xây dựng công ty thật khang
trang, đảm bảo sạch, thóang ngay từ cổng vào. Phải cách ly khu vực chế biến với bên
ngoài, khu giết mổ cả phải nằm riêng và có hệ thống xử lý chất thải để tránh mùi hôi và
ký sinh trùng bu bám xung quanh khu chế biến.
Với hơn 9 năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng, Sao Mai đã đưa ra kế hoạch xây
dựng cho công ty góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Nền xưởng làm bằng đá mài, màu sáng, có độ dốc thích hợp (1: 48) để thoát nước,
góc giữa nền và tường có độ cong để vệ sinh.
- Phương tiện rửa và khử trùng tay: vòi nước không vận hành bằng tay, xử dụng xà
phàng dạng nước và có dụng cụ làm khô tay. Đảm bảo được tính vệ sinh cho sản phẩm,
phương tiện được bố trí ở các lối vào phân xưởng, phân bổ cứ 20 công nhân/ bộ.
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 33
4.4.3. Các yếu tố nội bộ khác có ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của công ty
Tài chính
Vì công ty chưa đi vào hoạt động nên khả năng huy động vốn cho công ty chủ yếu là
dựa vào năng lực tài chính của các cổ đông (trong đó công ty Sao Mai là cổ đông chính,
rất phát triển và có nguồn tài chính mạnh) và chủ đầu tư. Bên cạnh đó, với uy tín sẵn có
của Ban lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc vay
vốn Ngân hàng. Tuy nhiên, so với các đối thủ đi trước thì vấn đề tài chính vẫn là điểm
yếu của công ty.
Nhân sự
Tổ chức nhân sự công ty gồm có Ban Giám đốc và các phòng nghiệp vụ theo sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ 4.4.2.SƠ ĐỒ BỐ TRÍ LAO ĐỘNG, NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY
Trong đó phân công quyền và nghĩa vụ như sau:
- Giám đốc: điều hành chung, trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức, quyết định các
phương án kinh doanh, quản lý điều hành vốn, đối nội, đối ngoại và chịu trách nhiệm
trước ban lãnh đạo cty.
- 1 Phó Giám đốc sản xuất: Hỗ trợ cho Giám đốc, trực tiếp chỉ đạo điều hành hoạt
động sản xuất của công ty.
- 1 Phó Giám đốc nguyên liệu: Hỗ trợ cho Giám đốc, đảm bảo việc cung ứng nguyên
liệu cho công ty hoạt động, trực tiếp chỉ đạo điều hành hoạt động của khu nuôi cá của
công ty và các câu lạc bộ nuôi cá trong vùng.
- Xưởng sản xuất: Phụ trách các phần việc liên quan đến công nghệ, điện, nước, hơi,
cơ khí, lái xe sản xuất.
PHÓ GIÁM
ĐỐC NGUYÊN
LIỆU
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM
ĐỐC SẢN
XUẤT
XƯỞNG
SẢN XUẤT
60 NGƯỜI
Gồm:
Công nghệ,
điện, nước,
hơi, cơ khí,
lái xe.
PHÒNG
NGHIỆP VỤ
TỔNG HỢP
10 NGƯỜI
Gồm:
Kế hoạch, vật
tư, kho, kế
toán, thống
kê, kỹ thuật.
PHÒNG TỔ
CHỨC HÀNH
CHÁNH 16
NGƯỜI
Gồm:
Văn thư, nhân
sự, bảo vệ, tạp
dịch, tài xế, nấu
bếp, y tế
PHÒNG
KCS 10
NGƯỜI
PHÒNG
NGUYÊN
LIỆU 10
NGƯỜI
Gồm:
Nguyên liệu,
trạm cân.
Nguồn: Dự án đầu tư công ty chế biến thủy sản xuất khẩu 1
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 34
- Phòng nguyên liệu: Phụ trách các phần việc liên quan đến thu mua, cân nhập
nguyên liệu.
- Phòng KCS: kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của các thị trường như:
EU, MỸ, ISO,…
- Phòng nghiệp vụ tổng hợp: Phụ trách các phần việc liên quan đến kế hoạch, vật tư,
kho, kế toán, kỹ thuật.
- Phòng tổ chức hành chánh: thực hiện công tác hành chánh, văn thư, lưu trữ, công
tác đời sống, nhân sự.8
Trên đây là mô hình tổ chức nhân sự dự kiến của công ty, vấn đề hiện tại là công ty
chưa có kế hoạch chi tiết và cụ thể về nhân sự cũng một phần gây khó khăn cho định
hướng hoạt động sắp tới của công ty. Tuy nhiên, công ty vẫn có sự chuẩn bị về việc đào
tạo, tuyển dụng nhân sự một cách hợp lý đó là:
+ Đào tạo: để đảm bảo việc quản lý cho công ty tốt hơn, Ban lãnh đạo (tạm thời) đã
cử nhân viên đi du học nước ngoài để được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn về quản lý.
Còn đối với các nhân viên khác công ty rất khuyến khích và tạo điều kiện để nhân viên
mình có cơ hội nâng cao trình độ (tin học, anh văn, chuyên môn). Bởi vì khi nền kinh tế
bước vào hội nhập thì ngôn ngữ là một vấn đề quan trọng.
+ Chính sách tuyển dụng: Công ty sẵn sàng đưa ra mức lương phù hợp với yêu cầu
của nhân viên để tuyển dụng nhân sự thực sự có năng lực và tài năng. Và hiện tại công
ty đang từ từ tiến hành phần việc tuyển dụng.
+ Chế độ đãi ngộ lao động: Nhân viên của công ty sẽ được lo chỗ ăn, ở ngay gần
công ty. Vì bên cạnh xây dựng công ty để sản xuất, Ban lãnh đạo còn đề xuất xây dựng
khu cư xá cho nhân viên ở và căntin sẽ đảm nhận phần ăn uống. Như vậy, sẽ giúp cho
nhân viên an tâm hơn, không lo nghĩ về các vấn đề ăn, ở, đi lại mà tập trung vào công
việc.
Hoạt động Marketing
Công ty không có bộ phận Marketing riêng biệt và hiện tại công ty vẫn chưa có kế
hoạch cụ thể về các hoạt động Marketing. Đây cũng là vấn đề đáng lo của công ty vì
hoạt động sản xuất của công ty chỉ mới ở bước khởi đầu.
8 Dự án đầu tư công ty chế biến thủy sản xuất khẩu 1
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 35
4.5. Phân tích SWOT
SWOT
Điểm mạnh (S)
1. Sản phẩm chất
lượng
2. Công nghệ, trang
thiết bị hiện đại.
3. Lợi thế về
nguyên liệu.
4. Ban lãnh đạo có
nhiều kinh
nghiệm trong
kinh doanh.
Điểm yếu (W)
1. Đội ngũ nhân sự chưa
ổn định
2. Tài chính còn yếu so
với đối thủ.
3. Chưa có uy tín,
thương hiệu trên thị
trường.
4. Chưa có kinh nghiệm
về ngành chế biến
thủy sản
5. Chưa có kinh nghiệm
nhiều về Marketing
Cơ hội (O)
1. Nhu cầu thủy sản
Thế Giới ngày
càng tăng.
2. Chính sách
khuyến khích
phát triển ngành
thủy sản của Nhà
Nước.
3. Điều kiện tự
nhiên, địa hình
thuận lợi.
Chiến lược S – O:
=> Tận dụng các điểm
mạnh về sản phẩm (chất
lượng và sản lượng) và
tranh thủ điều kiện bên
ngoài để thâm nhập thị
trường.
Chiến lược W – O:
=> Xây dựng thương hiệu
mạnh, huy động vốn hiệu
quả, quản lý tốt nhân sự để
thâm nhập thị trường mục
tiêu.
Đe doa (T)
1. Đối thủ cạnh
tranh ngày càng
lớn mạnh và phát
triển
2. Xu hướng tiêu
dùng của khách
hàng luôn biến
động.
3. Nhu cầu nguyên
liệu trong nước
ngày càng tăng
dẫn đến thiếu hụt.
Chiến lược S – T:
=> Phát huy các điểm
mạnh, lợi thế của công ty
để hạn chế mối đe dọa
của thị trường và đối thủ
cạnh tranh.
Chiến lược W – T:
=> Khắc phục các điểm
yếu về thương hiệu, vốn,
nhân sự để ngăn chặn các
mối đe dọa
Từ ma trận trên rút ra kết luận sau:
Vấn đề: Công ty CBTS xuất khẩu 1 “sanh sau đẻ muộn” nên còn rất mới
trên thị trường và gặp nhiều khó khăn về tài chính, nhân sự để đảm bảo
phục vụ tốt cho quá trình sản xuất. Quan trọng nhất là uy tín, thương hiệu
của công ty chưa có, mà đây là một trong những yếu tố rất quan trọng để
khách hàng tìm đến và hợp tác với công ty. Tuy công ty có được trang
thiết bị hiện đại, công nghệ mới nhưng các đối thủ đi trước cũng không
ngừng đổi mới và phát triển quy trình sản xuất.
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 36
Cơ hội: Nhu cầu thủy sản Thê giới n gày càng tăng với số lượng lớn
trong khi lượng cung lại quá ít. Cùng với lợi thế về nguyên liệu của vùng
và lợi thế về năng lực (công nghệ, lãnh đạo) của chủ đầu tư là cơ hội tốt
cho công ty chế biến thủy sản xuất khẩu 1 phát triển.
4.6. Mục tiêu Marketing
- Mục tiêu kinh doanh:
Thị trường thâm nhập: 1,2% thị phần nhập
khẩu của EU, 1,6% thị phần nhập
khẩu của Mỹ
Doanh thu: 749.700 triệu đồng
Lợi nhuận 14.633 triệu đồng
- Mục tiêu Marketing: Mục tiêu Marketing sắp tới của Công ty là tập trung vào
việc sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và quảng bá sản phẩm của công ty
đến các khách hàng mục tiêu.
4.7. Chiến lược Marketing
4.7.1. Chiến lược cạnh tranh
- Tập trung vào thị trường xuất khẩu: ưu tiên cho thị trường EU, Mỹ.
- Giảm thiểu chi phí sản xuất và chi phí đầu tư nhưng vẫn đảm bảo đạt tiêu chuẩn
chất lượng sản phẩm.
- Tạo “niềm tin” uy tín thương hiệu trên thị trường.
4.7.2. Định vị
Thị trường mục tiêu: Mỹ và EU
Lợi ích cốt lõi: Khi hợp tác với công ty, khách hàng sẽ yên tâm và tin tưởng vào chất
lượng của sản phẩm và sẽ được giao hàng đúng địa điểm và đúng thời điểm giao nhận,
ký kết hợp đồng. Đặc biệt khách hàng không phải lo ngại khi có nhu cầu lớn về sản
lượng sản phẩm vì công ty có khả năng đáp ứng sản lượng lớn trong thời gian nhanh
nhất có thể của công ty.
Lợi thế cạnh tranh: Với dây chuyền sản xuất hiện đại, quy mô sản xuất lớn và lợi thế
về nguyên liệu công ty sẽ đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu của khách hàng.
4.7.3. Chiến lược Marketing hỗn hợp
Tập trung làm cho các khách hàng mục tiêu có thể nhận biết, quan tâm và tìm đến
sản phẩm thủy sản chế biến chất lượng của công ty. Đối tượng ưu tiên số 1 là các khách
hàng hiện đang nhập khẩu thủy sản của Việt Nam (nhất là các nước có nhu cầu ngày
càng tăng) như: EU, Mỹ, Trung Quốc.
Sản phẩm
Đưa ra thị trường sản phẩm thủy sản chế biến có chất lượng đạt tiêu chuẩn Quốc tế
SQF 1000. Và đảm bảo uy tín hợp tác với khách hàng, nhất là trong giai đoạn nhận biết
của khách hàng đối với sản phẩm của công ty.
Sản phẩm ra đời cần đáp ứng được các vấn đề sau:
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 37
+ Thương hiệu: Thương hiệu gắn liền với mục tiêu lâu dài của công ty. Nếu công ty
IDI có ý định tách riêng hoạt động của công ty thủy sản ra thành công ty mới, hoạt động
hoàn toàn độc lập với công ty IDI. Ngay từ bây giờ công ty nên đăng ký thương hiệu
riêng cho công ty thủy sản, vì nếu lấy thương hiệu của công ty IDI để đăng ký hoạt
động, đến lúc khách hàng biết đến uy tín của thương hiệu này thì việc thay đổi thương
hiệu gặp nhiều khó khăn nhất là lòng tin của khách hàng. Thương hiệu cho công ty có
thể lấy cụm từ viết tắt từ tên của công ty (đã dịch sang tiếng Anh)
+ Nhãn hiệu, bao bì: Bao bì được làm bằng nylon kích cở 30 x 40 cm. Riêng đối với
đông IQF, cá fillet sẽ được bỏ vào bọc P.E, bao bì đơn giản quan trọng là nhìn vào
khách hàng nhận thấy sản phẩm vệ sinh an toàn đạt chất lượng. Quan trọng là ghi đầy
đủ các thông tin: logo, nhãn hiệu công ty, tiêu chuẩn chất lượng, ngày sản xuất, …logo
công ty gắn liền với thương hiệu, nêu đăng ký thương hiệu mới thì thiết kế logo mới cho
công ty thủy sản.
+ Chất lượng: đạt tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của thị trường, hướng tới tiêu
chuẩn ISO 9001:2000, ISO 22000:2005 của SGS Thụy Sỹ và phải có xác nhận của các
tổ chức kiểm định có giá trị quốc tế nổi tiếng.
Giá
Đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam thì phần lớn các khách hàng
không đặt nặng vấn đề về giá vì so với các nước khác Việt Nam có lợi thế hơn về điều
kiện tự nhiên nên có giá thành thấp hơn rất nhiều và sự chênh lệch giá là rất cao.
Vì vậy khi thâm nhập vào thị trường công ty sẽ không dùng giá thấp để cạnh tranh,
thứ nhất không tạo nghi vấn cho khách hàng về chất lượng sản phẩm của công ty, thứ
hai tránh lâm vào những thất bại của các doanh nghiệp đi trước là sử dụng giá cạnh
tranh thấp rồi dẫn đến bị kiện chống bán phá giá, người bị thiệt hại không ai khác là
nông dân trong nước, ảnh hưởng đến cả nền kinh tế của nước nhà.
Mà công ty sẽ áp dụng mức giá ngang bằng với đối thủ và mức giá này được tính dựa
trên cơ sở chi phí giá thành sản xuất của công ty kết hợp với giá nhập khẩu (đối với sản
phẩm chất lượng cao) của thị trường mục tiêu. Và áp dụng giá giao dịch theo nguyên tắc
giá FOB, nghĩa là công ty chỉ chịu khoảng chi phí đến cảng giao hàng bên nước xuất
khẩu. Tuy nhiên, để khuyến khích sự hợp tác công ty sẽ có chính sách chiết khấu từ 1%-
2% giá trị nhập khẩu cho những khách hàng đầu tiên (khoảng 20% sản lượng dự kiến
trong năm).
Về sau, công ty có thể tiếp tục áp dụng chính sách này cho những khách hàng nhập
khẩu với sản lượng lớn nhưng chỉ ở mức chiết khấu 0,2%- 0,5%.
Phân phối
Khả năng thành lập kênh phân phối tại thị trường xuất khẩu là không thể vì theo
thông tin nghiên cứu từ anh Thành – người quản lý dự án của công ty thì hiện tại chưa
có doanh nghiệp thủy sản nào của Việt Nam có được kênh phân phối tại nước ngoài.
Công ty có thể chọn lựa một trong các hệ thống phân phối sau để xuất khẩu
Lập kế hoạch Marketting cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1
SVTH : Phạm Thị Thúy Nga_ DH4KN2 GVHD: Ths. Cao Minh Toàn
Trang 38
Các kênh phân phối tại nước xuất khẩu
Nhà xuất khẩu Nhà nhập khẩu Các công ty chế biến
Hoặc người tiêu dùng
Các khu chế xuất
Sơ đồ 4.3. Các hệ thống phân phối
TH1: Công ty phải thiết lập các kênh phân phối cho công ty tại nước nhập khẩu, nếu
áp dụng hệ thống này công ty có thể hạn chế được các thủ tục rườm rà, bán được giá
cao hơn. Tuy nhiên để thiết lập được kênh phân phối đòi hỏi công ty phải có nhiều vốn
đầu tư và gặp khó khăn về điều hành quản lý kênh => không phù hợp với khả năng của
công ty.
TH2: Công ty sẽ bán hàng trực tiếp cho nhà nhập khẩu, là hệ thống phân phối đơn
giản và khắc phục được hạn chế của 2 trường hợp trên => vì vậy công ty nên chọn cách
phân phối trực tiếp cho nhà nhập khẩu ở thị rường mục tiêu và họ cũng chính là khách
hàng của công ty. Do đó công ty quan hệ tốt với khách hàng cũng đã hoàn thành tốt
khâu phân phối.
TH3: Đôi khi không tìm được khách hàng, công ty có thể bán hàng thông qua khu
chế xuất đến nhà nhập khẩu. Đây là cách phân phối chỉ có thể áp dụng trong thời gian
ngắn để duy trì hoạt động cho công ty. Vì giá bán cho khu chế xuất rất thấp và không
hiệu quả để mở rộng sản xuất kinh doanh .
Nhà xuất khẩu Nhà nhập khẩu Các công ty chế biến
Ho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1.pdf