Tài liệu Khóa luận Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN ANH THƯ
LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY PHÀ AN GIANG
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 5/2006
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
CHO CÔNG TY PHÀ AN GIANG
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN ANH THƯ
Lớp: DH3KN2 Mã số SV: DKN021234
Người hướng dẫn: Ths. NGUYỄN VŨ DUY
Long Xuyên, tháng
Chân thành cảm ơn anh Lê Văn Trinh
chuyên viên phòng Kế Hoạch Tổng Hợp
của công ty Phà An Giang, người đã nhiệt
tình cung cấp những tài liệu cần thiết cho
tôi.
Cảm ơn thầy Nguyễn Vũ Duy đã tận
tình hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận
này!
Sinh viên
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
Trang
Chương 1 : Mở Đầu
1.1 Lý do chọn đề tài......................................................................................................... 1...
51 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN ANH THƯ
LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY PHÀ AN GIANG
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 5/2006
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
CHO CÔNG TY PHÀ AN GIANG
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN ANH THƯ
Lớp: DH3KN2 Mã số SV: DKN021234
Người hướng dẫn: Ths. NGUYỄN VŨ DUY
Long Xuyên, tháng
Chân thành cảm ơn anh Lê Văn Trinh
chuyên viên phòng Kế Hoạch Tổng Hợp
của công ty Phà An Giang, người đã nhiệt
tình cung cấp những tài liệu cần thiết cho
tôi.
Cảm ơn thầy Nguyễn Vũ Duy đã tận
tình hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận
này!
Sinh viên
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
Trang
Chương 1 : Mở Đầu
1.1 Lý do chọn đề tài......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 1
1.3 Nội dung chính của đề tài............................................................................................ 1
1.4 Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 1
1.5 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 2
1.5.1 Thu thập dữ liệu.....................................................................................................2
1.5.2 Phân tích, xử lí dữ liệu...........................................................................................2
Chương 2 : Cơ Sở Lý Thuyết
2.1 Kế hoạch kinh doanh công ty CDS 2000-2001........................................................... 3
2.1.1 Tóm tắt tổng quát...................................................................................................3
2.1.2 Giới thiệu công ty CDS......................................................................................... 3
2.1.3 Mô tả dịch vụ.........................................................................................................4
2.1.4. Nhân sự chủ chốt ................................................................................................ 4
2.1.5. Kế hoạch tiếp thị...................................................................................................5
2.1.5.1 Chiến lược tiếp thị .......................................................................................... 5
2.1.5.2 Chiến lược giá..................................................................................................6
2.1.6 Kế hoạch hoạt động............................................................................................... 6
2.1.6.1 Nhân sự............................................................................................................6
2.1.6.2 Vấn đề học phí.................................................................................................6
2.1.6.3 Chi phí............................................................................................................. 7
2.1.7 Các dự báo tài chính.............................................................................................. 7
2.2 Những điểm tương đồng............................................................................................10
2.3 Những điểm khác biệt................................................................................................10
Chương 3 : Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Phà An Giang
3.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển công ty............................................ 11
3.2. Giới thiệu khái quát về các xí nghiệp Phà, xí nghiệp Cơ Khí, xí nghiệp Vận Tải
Sông Biển trực thuộc công ty Phà An Giang...................................................................12
3.2.1.Các xí nghiệp Phà................................................................................................12
3.2.2 Xí nghiệp Cơ Khí Giao Thông............................................................................ 12
3.2.3 Xí nghiệp Vận Tải Sông Biển............................................................................. 13
3.2.4 Trạm Thu Phí tỉnh lộ 941.................................................................................... 13
3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty..............................................................13
3.4. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005.................................................. 15
3.5. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển công ty....................................... 17
3.5.1. Thuận lợi và khó khăn........................................................................................ 17
3.5.1.1. Thuận lợi...................................................................................................... 17
3.5.1.2 Khó khăn....................................................................................................... 17
3.5.2. Hướng phát triển của công ty............................................................................. 17
Chương 4 : Phân Tích Các Yếu Tố Môi Trường Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Kinh
Doanh Của Công Ty
4.1. Môi trường bên trong................................................................................................18
4.1.1.Các yếu tố liên quan đến quản trị ....................................................................... 18
4.1.1.1. Hoạch định................................................................................................... 18
4.1.1.2. Tổ chức.........................................................................................................18
4.1.1.3. Lãnh đạo....................................................................................................... 18
4.1.1.4. Kiểm tra........................................................................................................18
4.1.2. Các yếu tố liên quan đến nhân sự....................................................................... 18
4.1.2.1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...........................................................19
4.1.2.2. Chế độ lương thưởng cho nhân viên............................................................ 19
4.1.2.3. Trình độ của đội ngũ nhân sự.......................................................................19
4.1.3. Yếu tố liên quan đến sản xuất-tác nghiệp...........................................................19
4.1.4. Yếu tố Marketing................................................................................................20
4.1.5. Yếu tố nghiên cứu phát triển.............................................................................. 20
4.1.6. Yếu tố tài chính.................................................................................................. 20
4.1.7. Hệ thống thông tin.............................................................................................. 21
4.2. Môi trường bên ngoài............................................................................................... 21
4.2.1. Yếu tố kinh tế..................................................................................................... 21
4.2.2. Yếu tố chính trị, pháp luật.................................................................................. 21
4.2.3. Yếu tố tự nhiên................................................................................................... 22
4.2.4. Yếu tố công nghệ................................................................................................22
4.2.5. Yếu tố cạnh tranh................................................................................................22
4.2.6. Nhà cung cấp...................................................................................................... 23
4.3 Liên kết các điều kiện bên trong và bên ngoài (phân tích SWOT)........................... 25
4.3.1 Phối hợp điểm mạnh-cơ hội................................................................................ 26
4.3.2 Phối hợp điểm mạnh-đe dọa................................................................................26
4.3.3 Phối hợp điểm yếu-cơ hội....................................................................................26
4.3.4 Phối hợp điểm yếu-đe dọa................................................................................... 26
4.4 Mục tiêu của công ty................................................................................................. 26
4.4.1 Mục tiêu dài hạn.................................................................................................. 26
4.4.2 Mục tiêu ngắn hạn............................................................................................... 27
Chương 5 : Lập Kế Hoạch Sản Xuất Kinh Doanh Cho Công Ty Phà An Giang
5.1. Kế hoạch sản xuất.....................................................................................................28
5.1.1. Dự đoán sản lượng-doanh thu vận chuyển phà.................................................. 28
5.1.2 Kế hoạch sản lượng-doanh thu của XN Cơ Khí, XN VTSB...............................31
5.1.3 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp......................................................................... 32
5.1.4 Dự kiến tài sản cố định tăng thêm....................................................................... 33
5.2 Kế hoạch quản lý nhân sự..........................................................................................34
5.2.2 Kế hoạch nhân sự trong công ty.......................................................................... 34
52.3 Về phí quản lý...................................................................................................... 36
5.3 Các dự báo tài chính.................................................................................................. 36
5.4 Một số giải pháp cho hoạt động sản xuất kinh doanh............................................... 40
5.4.1 Giải pháp về quản trị........................................................................................... 40
5.4.2 Giải pháp về Marketing....................................................................................... 40
5.4.3 Giải pháp về sản xuất-tácnghiệp..........................................................................40
Chương 6 : Kết Luận Và Kiến Nghị
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU BẢNG
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1 : Sơ đồ tổ chức công ty Phà An Giang............................................................... 14
BIỂU BẢNG
Tran
g
Bảng 2-1 : Bảng cân đối kế toán dự kiến năm 2001 của CDS.......................................... 8
Bảng 2-2 : Bảng dự báo lãi-lỗ của công ty CDS năm 2001.............................................. 9
Bảng 3-1 : So sánh kết quả thực hiện với kế hoạch năm 2005........................................16
Bảng 4-1 : Tình hình tài chính của công ty qua hai năm 2004,2005...............................20
Bảng 4-2 : Ma trận SWOT của công ty Phà An Giang................................................... 25
Bảng 4-3 : Bảng doanh thu và tỷ suất LN/DT.................................................................27
Bảng 5-1 : Sản lượng vận chuyển phà từ năm 2000-2005.............................................. 28
Bảng 5-2 : Tình hình sản lượng-doanh thu vận chuyển phà năm 2005...........................29
Bảng 5-3 : Kế hoạch sản lượng-doanh thu vận chuyển phà năm 2006........................... 30
Bảng 5-4 : Kế hoạch sản lượng-doanh thu của xí nghiệp Cơ Khí năm 2006.................. 31
Bảng 5-5 : Kế hoạch sản lượng-doanh thu của xí nghiệp VTSB năm 2006....................31
Bảng 5-6 : Kế hoạch chi phí NVLTT dùng cho vận chuyển phà.................................... 32
Bảng 5-7 : Kế hoạch chi phí NVLTT của xí nghiệp Cơ Khí...........................................33
Bảng 5-8 : Dự kiến nhu cầu TSCĐ tăng thêm.................................................................33
Bảng 5-9 : Cơ cấu lao động phân theo trình độ...............................................................34
Bảng 5-10 : Bảng kế hoạch tiền lương của công ty năm 2006........................................35
Bảng 5-11 : Bảng phân bổ chi phí quản lý cho các xí nghiệp phà.................................. 36
Bảng 5-12 : Bảng tính chi phí quản lý tại XNCK, XNVTSB......................................... 36
Bảng 5-13 : Bảng dự kiến kết quả hoạt động vận chuyển phà năm 2006....................... 37
Bảng 5-14 : Bảng dự kiến kết quả SXKD của XNCK và XNVTSB...............................38
Bảng 5-15 : Bảng dự kiến kết quả SXKD của công ty Phà An Giang năm 2006........... 39
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AH : An Hòa
BHHK : Bảo hiểm hành khách
CG : Châu Giang
CP NVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CP HĐSXKD : Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh
CP QLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp
CKGT : Cơ khí giao thông
NG : Năng Gù
HK : Hành khách
KH : Kế hoạch
TPLX : Thành phô Long Xuyên
TG : Thuận Giang
TH : Thực hiện
TTP 941 : Trạm thu phí 941
XN : Xí nghiệp
VTSB : Vận tải sông biển
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
Chương 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế càng phát triển, hoạt động đầu tư ở các doanh nghiệp ngày càng tăng thì
việc xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp là rất cần thiết. Nó
không chỉ thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư mà nó còn là công cụ hổ trợ
giúp ban quản trị doanh nghiệp định hướng và quản lí hoạt động của doanh nghiệp đi
theo đúng mục tiêu đã đề ra.
Bên cạnh đó, quá trình lập kế hoạch kinh doanh còn là biện pháp để phối hợp hoạt
động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp với nhau. Quá trình này đòi hỏi các thành
viên chủ chốt phải hợp tác, gắn kết, cùng nhau xem xét, đánh giá và đề ra phương án
hoạt động cho doanh nghiệp một cách khách quan, nghiêm túc.
Ngoài ra, trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp sẽ nhận ra được
những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội cũng như là nguy cơ đang đe doạ doanh
nghiệp mình, để từ đó có biện pháp giải quyết kịp thời.
Tóm lại, dù hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào, nếu như doanh nghiệp xây dựng
được cho mình một kế hoạch kinh doanh đáng tin cậy và dùng nó làm công cụ quản lí
hoạt động thì chắc chắn sẽ đem về nhiều thành công nhất định cho doanh nghiệp.
Nhận thấy được sự cần thiết, những lợi ích cũng như là tầm quan trọng của việc lập
kế hoạch kinh doanh nên em chọn đề tài “LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO
CÔNG TY PHÀ AN GIANG GIAI ĐOẠN 2006-2007” để viết luận văn tốt nghiệp cho
mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Việc chọn đề tài “Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho công ty Phà An Giang”
nhằm những mục tiêu sau :
- Tìm hiểu những thuận lợi và những khó khăn hiện tại của công ty
- Tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe doạ mà công ty đang đối mặt
Để từ đó giúp công ty có những chiến lược đối phó, xây dựng những kế hoạch cần
thực hiện trong năm 2006. Ngoài ra, thông qua khóa luận này sẽ giúp tác giả nắm bắt tốt
hơn cách thức lập kế hoạch kinh doanh và rút ra những kinh nghiệm cho cho bản thân
để phục vụ tốt cho ngành học của mình
1.3. Nội dung chính của đề tài
Giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành-phát triển của công ty Phà An Giang, bộ
máy tổ chức và tình hình hoạt động của công ty trong thời gian qua. Sau đó, đi sâu vào
phân tích các yếu tố nội lực, ngoại lực có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty. Từ đó đề ra những chiến lược, kế hoạch cụ thể theo định hướng
của công ty giúp công ty hoạt động ngày càng phát triển mạnh hơn.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này chỉ đi vào nghiên cứu 3 lĩnh vực hoạt động chính của công ty Phà An
Giang là : vận chuyển phà, cơ khí và hoạt động vận tải sông. Tập trung vào nghiên cứu
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 1
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
những yếu tố tác động ảnh hưởng đến khả năng sản xuất kinh doanh của công ty trong
những lĩnh vực này.
Do hoạt động của công ty rất đa dạng và thời gian nghiên cứu ngắn, nên khi đề ra kế
hoạch kinh doanh và những giải pháp để thực hiện kế hoạch đó, tác giả xin đi sâu vào
những kế hoạch quan trọng, thực tế, cần thiết cho công ty hoạt động có hiệu quả. Còn
những kế hoạch khác thì không đi sâu vào chi tiết.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Áp dụng 2 phương pháp : thu thập dữ liệu và phân tích, xử lí dữ liệu
1.5.1 Thu thập dữ liệu :
Việc thu thập số liệu được thực hiện thông qua :
-Tài liệu của cơ quan thực tập
-Tham khảo các tài liệu, sách báo có liên quan
1.5.2 Phân tích, xử lí dữ liệu
So sánh, tổng hợp, phân tích những số liệu đã thu thập được; thông kê đơn giản, dự
báo tình hình tài chính.
-So sánh, tổng hợp : dùng chủ yếu trong phân tích các tỷ số tài chính. Từ những số
liệu thu thập, tiến hành so sánh giữa các năm để qua đó thấy được thay đổi tình hình
hoạt động của công ty như thế nào?
-Phương pháp phân tích SWOT : là phương pháp rất quan trọng, thông qua nó
chúng ta thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội hay nguy cơ đang đe doạ
công ty. Để từ đó có những chiến lược phù hợp giúp công ty ngày càng phát triển trong
ngành.
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 2
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
Chương 2
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Tác giả không dựa trên những định nghĩa, những khái niệm có liên quan đến đề tài
của mình để làm cơ sở lí thuyết mà phần cơ sở lí thuyết được tác giả xây dựng bằng
cách so sánh bài nghiên cứu của tác giả với một bài nghiên cứu đã có sẵn mà tác giả tìm
thấy được trong sách Kế Hoạch Kinh Doanh do Pham Ngọc Thuý làm chủ biên (NXB
Đại Học Quốc Gia TP.HCM). Cụ thể đó là việc so sánh giữa “ Kế hoạch kinh doanh cho
công ty CDS giai đoạn 2000-2001” với “Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty
Phà An Giang giai đoạn 2006-2007”. Để từ đó có thể đưa ra những nhận xét về sự đồng
nhất và sự khác biệt giữa nghiên cứu của tác giả với bài “Kế hoạch kinh doanh cho công
ty CDS”.
2.1 Kế hoạch kinh doanh công ty CDS 2000 – 2001
2.1.1 Tóm tắt tổng quát
CDS là một công ty mới thành lập nhằm tham gia hoạt động đào tạo kỹ năng máy
tính. Công ty do ông G.I.Netwell, một chuyên gia hoạt động hơn 10 năm trong lĩnh vực
này thành lập, công ty cung cấp dịch vụ đào tạo kỹ năng máy tính chất lượng cao ở khu
vực thành phố Chicago. Lúc đầu CDS chỉ mở các khóa học về Windows, Excel và
Word. Đến năm 2000, trên cơ sở phát triển hiện tại, CDS sẽ bắt đầu mở lớp tạo và duy
trì các trang web.
Sự phát triển về công nghệ và phần mềm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ làm
việc nhanh hơn, tuy nhiên cơ hội gia tăng cũng đồng thời với sự phức tạp gia tăng. Kết
quả nghiên cứu thị trường cho thấy các khóa đào tạo kỹ năng máy tính là một trong
những dịch vụ phát triển nhanh của đất nước. Do vậy, CDS đang chuẩn bị nắm bắt phần
lớn thị trường địa phương trong lĩnh vực này, công ty dự kiến có lời ngay trong năm
họat động đầu tiên do qui mô tăng của thị trường và do mức đầu tư ban đầu thấp. Doanh
thu nắm đầu tiên dự kiến khoản 350.000 USD. Công ty sẽ tạo sự khác biệt so với các
đối thủ cạnh tranh (đa số là các công ty lớn) nhờ vào học phí thấp và các tài liệu giảng
dạy độc đáo của công ty. CDS chỉ tập trung vào các phần mềm ứng dụng phổ biến để
tiếp cận vào phân khúc lớn nhất của một thị trường đang tăng trưởng. Chiến lược tập
trung này nhằm tạo dựng cho CDS một vị trí dẫn đầu trong ngành.
2.1.2 Giới thiệu công ty
Ông Netwell thành lập công ty năm 1998 và là chủ công ty, cơ sở hoạt động tại
thành phố Naperville, bang Illinois. CDS dự định tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng máy
tính đối với các phần mềm phổ biến cho các khách hàng bao gồm các doanh nghiệp vừa
và nhỏ và các cá nhân. Ngoài ra, CDS còn dự kiến tổ chức các khóa tạo và duy trì trang
web trên internet vào năm 2000.
Thêm vào đó, ông Netwell đã phát triển một chiến lược tiếp thị phù hợp cho việc tạo
ra một thị phần lớn trong thị trường các doanh nghiệp vừa và nhỏ. CDS có khả năng tạo
danh tiếng trong việc tổ chức các khóa học đào tạo kỹ năng máy tính có chất lượng.
Phụ tá cho ông Netwell là cô Sue Home, đã từng tham gia khóa huấn luyện cho các
nhân viên của bộ phận bán hàng và dịch vụ khách hàng của công ty CBM. Cô Home đã
có kinh nghiệm về huấn luyện và có thể đáp ứng các tiêu chuẩn cao mà CDS đã thiết lập
cho các dịch vụ huấn luyện của công ty.
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 3
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
2.1.3 Mô tả dịch vụ
Mục đích của CDS là cung cấp các dịch vụ đào tạo kỹ năng sử dụng phần mềm máy
tính ở khu vực Chicago. Các khóa học về Microsoft Windows, Excel, Word (hoặc
Corel’s Word Perfect) được thiết kế nhằm cung cấp cho các nhân viên và chủ nhân các
doanh nghiệp nhỏ các kỹ năng cần thiết để làm việc có hiệu quả trong môi trường kinh
doanh đã được máy tính hóa. Khóa huấn luyện về đào tạo và duy trì Web site tổ chức
vào năm 2000 nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ tạo ra một địa chỉ giao dịch trên mạng
để có thể thực hiện các mục đích tiếp thị và chiêu thị.
Điểm mấu chốt để bán được hàng là giá dịch vụ của CDS, do CDS có thể thương
lượng thuê địa điểm vừa thuận lợi vừa có mức giá tương đối rẻ nên công ty có thể giảm
giá cho khách hàng so với mức giá của các công ty lớn hơn cùng ngành
Tài liệu học có sự khác biệt giữa các khóa đào tạo của CDS với các công ty khác là
việc sử dụng các bài tập điện tử được ông Netwell biên soạn. Đối với học viên, các tài
liệu này vừa hỗ trợ cho quá trình học vừa là tài liệu tham khảo có giá trị sau quá trình
học. Học viên của CDS sẽ nhận tài liệu học bằng một đĩa mềm hoặc bằng đĩa CD-ROM.
Đối với mỗi bài tập, phần mềm sẽ hoạt động ở góc độ người sử dụng, do vậy sẽ làm họ
hiểu nhanh hơn. Các bài tập này minh họa một cách rõ ràng các đặc trưng sử dụng
chung cho mỗi áp dụng, cung cấp nhiều thí dụ và thủ thuật nhanh áp dụng cho các tình
huống khác nhau của cá nhân và doanh nghiệp.
2.1.4 Nhân sự chủ chốt
Ông Netwell vừa là chủ vừa là giám đốc CDS, ông có kinh nghiệm sử dụng các
phần mềm máy tính và kỹ năng quản lí khi lãnh đạo nhóm đào tạo và hỗ trợ công nghệ
cho công ty CBM. Với 8 năm kinh nghiệm làm kỹ thuật viên hỗ trợ về công nghệ và
thực hiện huấn luyện tại chỗ, 3 năm sau đó là trưởng nhóm đào tạo và hỗ trợ công nghệ,
ông am hiểu cả hai lĩnh vực giáo dục và kỹ thuật điện tử. Thêm vào đó là kinh nghiệm
cài đặt phần mềm và trợ giúp thiết bị mạng, ông Netwell đã thấy trước sự phát triển của
một chuỗi các chương trình đào tạo kỹ năng máy tính toàn diện cho những người sử
dụng phần mềm máy tính sơ cấp, trung cấp và nâng cao. Các chương trình đào tạo kỹ
năng máy tính của CDS sẽ tuân theo qui trình đổi mới trong đó kết hợp giữ hướng dẫn
cho từng cá nhân và thực hành tại lớp.
Là trưởng nhóm đào tạo và hỗ trợ công nghệ, ông Netwell đã điều hành một nhóm
gồm 5 giảng viên tổ chức các khóa huấn luyện về các phần mềm của Microsoft cho
nhân viên công ty CBM. Ông Netwell cũng đã trực tiếp giảng dạy một số môn trong đó.
Với kinh nghiệm này, ông Netwell sẽ điều phối công việc của một giảng viên bán thời
gian và một trợ lí giảng dạy nhằm tạo điều kiện cho học viên của CDS có thể tiếp cận
các giảng viên một cách dễ dàng và thuận lợi nhất.
Ông cũng đã quản lí một nhóm 6 kỹ thuật viên máy tính là những người từng thực
hiện toàn bộ các sửa chữa cho máy tính và máy in. Với nguồn gốc là kỹ thuật viên nên
ông Netwell cũng có thể tư vấn cho các kỹ thuật viên khi cần thực hiện các công việc
sửa chữa phức tạp.
2.1.5 Kế hoạch tiếp thị
Ông Netwell đã thực hiện một số nghiên cứu quan trọng trước khi thành lập CDS,
nghiên cứu này tập trung vào sự phát triển đào tạo kỹ năng máy tính nói chung và vào
thị trường địa lí mà ông dự kiến thâm nhập. Kết quả nghiên cứu hoàn toàn lạc quan.
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 4
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
Theo nhiều tờ báo thương mại có uy tín trong ngành, việc đào tạo kỹ năng máy tính
đang ở giai đoạn đầu của thời kì phát triển mạnh.
Viện hệ thống thông tin quản lí và ra quyết định mới đây đã thực hiện một nghiên
cứu qui mô quốc gia về các nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp nhỏ. Nghiên cứu cho
thấy có 85% trong số 1500 chủ doanh nghiệp được thăm dò đã dự báo nhu cầu ngay tức
khắc là cần ít nhất 1 nhân viên biết sử dụng các phần mềm thông thường về soạn thảo
văn bản và bảng tính của Microsoft. Các chỉ số của ngành công nghiệp máy tính cho
thấy lượng máy tính sử dụng ở vùng Trung tây không lệch nhiều so với mức trung bình
của quốc gia. Do vậy, các phát hiện của nghiên cứu trên rất có ích trong việc xác định
số lượng học viên tương lai của CDS.
Ở vùng Chicago, thông tin từ phòng thương mại phía Bắc Illinois cho biết có 20.000
doanh nghiệp được xếp loại từ nhỏ đến vừa (từ 1 đến 50 nhân viên), số nhân viên trung
bình là 15 người. Điều đó có nghĩa là thị trường mục tiêu mà CDS nhắm vào có khoảng
300.000 học viên tiềm năng. CDS thực hiện chiến lược tiếp thị tập trung vào chất lượng
với chi phí hợp lí, tức là thực hiện đào tạo với chất lượng giống hoặc cao hơn với giá rẻ
hơn 25% so với công ty lớn hơn cùng ngành, CDS tin rằng sẽ được khách hàng chấp
nhận vì đáp ứng được nhu cầu về thông tin, thời gian và ngân sách của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, cũng như cho từng cá nhân.
2.1.5.1 Chiến lược tiếp thị
Về cơ bản, CDS sẽ tham gia thị trường với chương trình đào tạo kỹ năng máy tính
có chất lượng bằng hoặc cao hơn các đối thủ cạnh tranh lớn hơn, nhưng với giá cả hợp lí
hơn. CDS sẽ thực hiện việc tặng quà (bìa, kẹp giấy có in trang trí, các miếng để chuột
máy tính…), sẽ thâm nhập thị trường bằng cách nhấn mạnh giá trị và bằng sự nhận dạng
các nhu cầu về thông tin, thời gian và ngân sách.
CDS xẽ quảng cáo trong nhiều tạp chí doanh nghiệp nhỏ địa phương, hiện tại ông
Netwell đã được tờ nguyệt san doanh nghiệp nhỏ Chicago nhận đăng quảng cáo với chi
phí là 250 USD/tháng cho nửa trang quảng cáo. Sau 6 tháng, CDS sẽ thực hiện quảng
cáo với chi phí 350 USD/tháng cho một trang quảng cáo của tờ Dupage Home
Computing Journal.
Cách quảng cáo được ưa thích là truyền khẩu, CDS hy vọng sẽ tổ chức hội nghị
chuyên đề về máy tính ở các buổi tiệc trưa tại Phòng thương mại cách doanh nghiệp
khoảng 30 dặm. Thêm vào đó, ông Netwell cũng đã viết nhiều bài báo cho các ấn phẩm
của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kết quả nghiên cứu trong báo cáo của Viện Hệ Thống
Thông Tin Quản Lý và Ra Quyết Định cho biết loại tiếp thị này ban đầu có thể thu hút
một số lượng lớn các doanh nghiệp thông qua những người tham khảo.
CDS cũng dự kiến sử dụng mối quan hệ với các đại lí máy tính mà ông Netwell đã
phát triển khi là cán bộ hỗ trợ kỹ thuật tại CBM để thâm nhập vào các doanh nghiệp nhỏ
đang muốn mua các hệ thống máy tính. Ông Netwell cũng đã tiếp cận cá nhân các chủ
doanh nghiệp để nhận dạng nhu cầu máy tính của họ và tìm cách đáp ứng nhu cầu này.
Ông sẽ sử dụng kinh nghiệm, cách huấn luyện riêng, sự hiểu biết về các nhu cầu khách
hàng để tìm khách hàng mới và giữ khách hàng cũ mà không dựa vào lực lượng bán
hàng.
2.1.5.2 Chiến lược giá
CDS sẽ tính phí đào tạo thấp hơn các công ty khác vì CDS có chi phí chung thấp
hơn và số lượng nhân viên ít hơn. Dựa vào một khảo sát các công ty đào tạo kỹ năng
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 5
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
máy tính ở Chicago và các vùng lân cận, chi phí trung bình là 220 USD/người cho phần
đào tạo sử dụng Microsoft Word hoặc Excel trong 6 giờ. Với khoảng 450 USD, học
viên có thể theo học 3 phần, mỗi phần 6 giờ bao gồm các nội dung như máy tính căn
bản, word, Excel
CDS hy vọng thu hút được các chủ doanh nghiệp có quan ngại về chi phí đào tạo,
do đó công ty dự kiến sẽ tổ chức các khóa đào tạo 6 giờ/khóa về Windows, Excel và
Word (hoặc WordPerfect) với giá 155 USD/người cho những người bắt đầu. Các lớp
nâng cao sẽ tính mức phí là 165 USD/người. nếu tham gia trọn gói, bao gồm cả đào tạo
từ đầu hoặc nâng cao về Word, WordPerfect, Excel và Windows sẽ được tính với giá
380 USD/người. Sovới các đối thủ cạnh tranh, CDS luôn đảm bảo một khoản giảm giá
lớn dù là khách hàng chọn hình thức đào tạo nào.
2.1.6 kế hoạch hoạt động
2.1.6.1 Nhân sự
CDS hoạch định chi phí lương tối thiểu ở giai đoạn khởi đầu, do vậy CDS sẽ chỉ
có 2 nhân viên là ông G.I.Netwell và cô June Kelvin. Cô Kelvin sẽ làm việc bán thời
gian và có nhiệm vụ vừa là nhà đào tạo vừa là trợ lý văn phòng. Trong thời kỳ đông
sinh viên, CDS sẽ kí hợp đồng thuê một giảng viên bán thời gian, đó là cô Sue Howe.
Cô Howe sẽ phụ trách các lớp buổi tối và cuối tuần, trừ khoảng thời gian hè và các kỳ
nghỉ đông.
Cô Howe cũng sẽ được đào tạo thêm để có thể xem xét và đánh giá các sản phẩm
mạng và phần mềm mới. Khi còn làm việc cho CBM, cô cũng đã được đào tạo và nhận
chứng chỉ Microsoft Certified Systems Engineer. Cô rất thành thạo trong việc hoạch
định, triển khai, duy trì và hỗ trợ các hệ thống thông tin bao gồm Microsoft Windows
NT, Backoffice và nhiều phần mềm khác. Thêm vào đó, cô cũng nhận một số chứng chỉ
từ Viện đào tạo công nghệ phần mềm về Microsoft Word, Excel, PowerPoint và
Windows.
CDS và cô Howe cùng thỏa thuận như sau : cô Howe được trả 180 USD cho mỗi
lớp 3 giờ đối với các học viên mới bắt đầu. Đối với lớp nâng cao, sẽ được trả 200 USD
cho mỗi lớp 3 giờ. Trong những tháng đông học viên, nếu một tuần cô Howe dạy 2 lớp
3 giờ và 2 lớp nâng cao, cô sẽ được trả 760 USD/tuần.
Trợ lí văn phòng và đào tạo, June Kelvin đã có 5 năm kinh nghiệm là cán bộ quản
lí văn phòng cho một công ty đào tạo lớn, cô cũng đã được học hầu hết các phần mềm
phổ biến. Do vậy, cô có thể trợ giúp cho các giảng viên khi có các lớp đông. CDS trả
cho Kelvin 8 USD/giờ đối với công việc chung ở văn phòng và 12 USD/giờ khi nào cô
phải trợ giúp cho giảng viên ở lớp học. Ông Netwell ước tính trung bình một tuần cô
Kelvin sẽ làm việc ở văn phòng khoảng 10 giờ và 6 giờ ở lớp học. Như vậy mức lương
chi trả cho cô khoảng 200 USD/tuần.
2.1.6.2 Vấn đề học phí
CDS sẽ yêu cầu một khoản phí đăng ký không hoàn lại, sau đó học viên phải
nộp toàn bộ học phí khi dự lớp. Có thể nộp học phí bằng séc, tiền mặt hoặc thẻ tín dụng.
CDS sẽ cho các công ty có số lượng học viên từ 20 người trở lên được trả chậm hàng
tháng. Vì thu nhập từ phân khúc khách hàng này được ước tính là nhỏ nên rủi ro của
việc khách hàng mất khả năng chi trả không lớn, khoản phải thu và chi phí nợ khó đòi
sẽ không quá 3% doanh thu ròng hàng tháng.
2.1.6.3 Chi phí
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 6
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
Sau chi phí lương, chi phí máy tính và các phương tiện đào tạo là chi phí lớn
nhất của CDS.
Thiết bị máy tính : theo một phân tích tài chính và các quan hệ khác khi mua,
thuê ngắn hạn và thuê dài hạn các thiết bị. CDS đã quyết định thuê dài hạn máy tính và
máy in. Một yếu tố quan trọng cần xem xét khi ra quyết định mua thiết bị là các thiết bị
sẽ có thời kỳ không dùng đến nhưng công ty phải có sẵn các máy tính ở mức theo yêu
cầu tối thiểu cho khách hàng sử dụng. Chi phí đầu tư ban đầu cho việc mua 15 máy tính
cũng là yếu tố cần xem xét khi quyết định thuê dài hạn hay thuê ngắn hạn các thiết bị.
Trường hợp mua : CDS đã thu thập các bảng giá từ một số nhà phân phối máy
tính đối với máy Pentum III, 500 MHz, 64 MB Ram, ổ đĩa cứng 10 gigabyte và tất cả
các phần mềm cần thiết. Giá mua mà CDS thương lượng được là 2.699 USD/máy tính
và 3.000 USD cho máy in. Như vậy, tổng giá mua là 46.855 UDS bao gồm cả thuế.
Trường hợp thuê ngắn hạn : dựa vào các bảng giá thu thập được từ nhiều công ty
cho thuê máy tính hàng đầu ở Chicago, CDS có thể thuê số lượng máy tính trên với mức
chi trả cho một máy là 140 USD/tuần. Theo như dự kiến sẽ có hai lớp với không quá 15
học viên mỗi tuần, do vậy chi phí thuê hàng tháng đối với các máy tính này và một máy
in laser sẽ là 8.450 USD.
Trường hợp thuê dài hạn : công ty cũng có thể thuê dài hạn 15 máy tính và một
máy in như trên với giá là 33.500 USD bao gồm cả chi phí bảo trì. Thời gian thuê kéo
dài 36 tháng với lãi suất 11%/năm. Tổng chi phí cho 36 tháng là 37.855 USD. Như vậy
chi phí thuê dài hạn là 3.154 USD/tháng, con số này rẻ hơn phương án thuê ngắn hạn
khoảng 5.000 USD/tháng.
Phương tiện huấn luyện : căn cứ vào các loại dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
CDS có thể chọn phương án thuê phương tiện đào tạo và sử dụng phương tiện này cùng
thực hiện đào tạo tại nhà của học viên.
Phương án thuê có thể giảm chi phí nhưng CDS không nên thực hiện vì công ty
hy vọng thu lợi phần lớn từ các lớp học có đông học viên. Lý do là người huấn luyện
thực hiện các công việc hầu như giống nhau để dạy một lớp đông cũng như để dạy cho
một cá nhân nhưng mức thu nhập của một lớp đông bao giờ cũng cao hơn lớp có ít học
viên.
2.1.7 Các dự báo tài chính
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 7
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
Bảng 2-1 : Bảng cân đối kế toán dự kiến năm 2001 của CDS
ĐVT : USD
Tài sản
Tài sản lưu động
Tiền mặt 259.723
Khoản phải thu 2.144
Trừ : dự phòng nợ khó đòi 107 2.037
Tồn kho hàng hóa 1.000
Phí bảo hiểm trả trước 600
Phiếu nợ phải thu 0
Tổng tài sản lưu động 263.360
Tài sản cố định
Xe cộ 5.000
Trừ : khấu hao tích luỹ 600 4.400
Đồ trang trí nội thất 6.000
Trừ : khấu hao tích luỹ 1.200 4.800
Thiết bị văn phòng-Máy tính 3.000
Trừ khấu hao tích lũy 600 2.400
Nhà cửa 0
Đất đai 0
Tổng tài sản cố định 11.600
Tổng tài sản 274.960
Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
Nợ ngắn hạn
Khoản phải trả 0
Nợ thuế lương-tháng 12 807
Nợ lương 0
Tiền khách hàng ứng trước-tháng 1 0
Tổng nợ ngắn hạn 807
Nợ dài hạn
Phiếu nợ dài hạn 0
Vay thế chấp 0
Tổng nợ dài hạn 0
Vốn chủ sở hữu
Vốn 10.000
Lãi ròng (lỗ) 284.153
Trừ : rút vốn – chia lãi cổ đông 20.000
Tổng vốn 274.153
Tổng nợ phải trả và vốn 274.960
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 8
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
Bảng 2-2 : Bảng dự báo lãi-lỗ của công ty CDS năm 2001
ĐVT : USD
Chỉ Tiêu Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Doanh Thu 33.352 37.828 42.032 42.032 40.357 34.480 36.074 23.818 31.096 37.555 47.636 42.887
GVHB 3.090 2.470 2.790 2.910 3.320 2.760 2.060 1.900 2.500 3.060 4.000 3.111
Lãi gộp 30.262 35.358 39.242 39.122 37.037 31.720 34.014 21.918 28.596 34.495 43.636 39.776
CP HĐSXKD
Lương 8.971 8.971 8.971 8.971 8.971 8.971 8.971 8.971 8.971 8.971 8.971 8.971
Thuê máy tính 3.154 3.154 3.154 3.154 3.154 3.154 3.154 3.154 3.154 3.154 3.154 3.154
Lao động hợp đồng 1.672 1.672 1.672 1.672 0 0 0 0 1.672 1.672 1.672 0
CP khấu hao 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100
CP giao hàng 30 30 0 0 36 31 24 22 29 35 44 40
Bảo hiểm 600 600 600 600 600 600 600 600 600 600 600 600
Văn phòng phẩm 400 460 506 506 400 409 307 276 359 431 539 485
Thuế lương 1.056 1.056 1.056 1.056 807 807 807 807 1.056 1.056 1.056 807
CP thuê 1.600 1.600 1.600 1.600 1.600 1.600 1.600 1.600 1.600 1.600 1.600 1.600
CP chuyên gia 200 200 200 200 200 200 200 200 200 200 200 200
Quãng cáo 600 600 600 600 600 600 600 600 600 600 600 600
CP khác 1.353 1.373 1.349 1.366 1.342 1.318 1.284 1.275 1.304 1.369 1.408 1.389
Tổng CP 19.736 19.816 19.808 19.825 17.810 17.790 17.647 17.605 19.645 19.788 19.944 17.946
LN trước thuế 10.526 15.542 19.434 19.297 19.227 13.930 16.367 4.313 8.951 14.707 23.692 21.830
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 9
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
2.2 Những điểm tương đồng giữa “lập kế hoạch kinh doanh cho công ty CDS” với
“lập kế hoạch kinh doanh cho công ty Phà An Giang”
Kế hoạch kinh doanh có thể được thiết lập cho nhiều mục đích khác nhau, nhiều
tình huống doanh nghiệp khác nhau và nhiều đối tượng đọc khác nhau. Tuy vậy, hầu hết
kế hoạch kinh doanh đều đề cập đến các nội dung chủ yếu tương tự nhau. Cụ thể điểm
tương đồng giữa hai kế hoạch kinh doanh trên là :
- Thứ nhất, trình tự bố cục đều được thực hiện theo ba bước : mô tả, phân tích-hoạch
định, lượng hóa-đánh giá.
Trong nội dung đầu tiên, phần mô tả bao gồm : mô tả công ty, mô tả dịch vụ của
công ty và mô tả về thị trường, môi trường kinh doanh. Để qua đó, người đọc có thể
hiểu rõ hơn về công ty, về những dịch vụ của họ, đồng thời còn nhận biết được những
xu thế thay đổi đang diễn ra trong môi trường kinh doanh.
Nội dung tiếp theo là phần trọng tâm của kế hoạch kinh doanh, nó bao gồm mục
tiêu của công ty, các chiến lược chung và những cách thức dự định sẽ triển khai để thực
hiện mục tiêu đó. Cụ thể các chiến lược chung ở đây là kế hoạch tiếp thị, kế hoạch hoạt
động và kế hoạch nhân sự.
Cuối cùng là phần chi tiết hóa các nguồn lực cần thiết để thực hiện kế hoạch kinh
doanh và dự báo các kết quả tài chính mà công ty sẽ đạt được vào cuối kỳ kế hoạch.
- Thứ hai, mục đích của hai kế hoạch kinh doanh này là dùng để định hướng hoạt
động cho công ty.
2.3 Những điểm khác biệt
Có một vài điểm khác biệt giữa hai nghiên cứu này như sau :
- Cả 2 công ty đều hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau. Một bên là hoạt động
dịch vụ đào tạo và phát triển kỹ năng máy tính, một bên là hoạt động dịch vụ vận tải. Vì
vậy mà việc tập trung đầu tư vào tài sản ở hai công ty này cũng khác nhau. Đối với công
ty CDS thì nguồn tài sản quan trọng là đội ngũ giáo viên giàu năng lực và có trình độ
cao. Đối với công ty phà An Giang thì đầu tư vào việc mua sắm máy móc, thiết bị,
phương tiện vận tải để phụ vụ cho công ty của mình.
- Yếu tố thành công cốt lõi :
+ Đối với công ty CDS thì yếu tố giúp công ty thành công trong ngành phát triển
đào tạo kỹ năng máy tính là do người chủ công ty đã biết nắm bắt những cơ hội, nhận
thấy nhiều tiềm năng từ lĩnh vực hoạt động này nên quyết định thành lập công ty CDS
vào những giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển ngành. Bên cạnh đó, cùng với chiến lược
giá thấp nhưng chất lượng đào tạo cao nên CDS đã dễ dàng nắm bắt phần lớn thị trường
địa phương trong lĩnh vực này.
+ Đối với công ty Phà An Giang thì yếu tố giúp công ty thành công đó là nhờ những
xí nghiệp phà được đặt tại những vị trí giao thông huyết mạch trong địa bàn Tỉnh, giúp
nối liền các tuyến đường giao thông từ nơi này sang nơi khác. Vì vậy mà sự giao thương
qua lại của người dân được thông suốt.
- Trong bài “lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang” có nêu lên những
giải pháp để thực hiện tốt hơn các kế hoạch đã đề ra.
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 10
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
Chương 3
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY PHÀ AN GIANG
3.1 Lịch Sử Hình Thành Và Quá Trình Phát Triển Công Ty
Công ty Phà An Giang được thành lập theo quyết định số 83/QĐ.UB ngày
07/12/1996 trên cơ sở sáp nhập các bến phà An Hòa, Năng Gù, Châu Giang, Cồn Tiên
và Thuận Giang. Là một doanh nghiệp nhà nước được tổ chức theo loại hình hoạt động
công ích có kinh doanh.
* Mục đích hoạt động và ngành nghề kinh doanh :
- Lĩnh vực hoạt động công ích :
+ Đưa đón hành khách, hàng hóa và các phương tiện giao thông đường bộ
+ Tổ chức cứu hộ các phương tiện giao thông thủy
- Lĩnh vực hoạt động kinh doanh :
+ Thiết kế, đóng mới và trung đại tu các phương tiện vận tải thủy
+ Lắp đặt hệ động lực các phương tiện tàu sông
+ Gia công lắp ráp và sửa chữa hệ thống ponton, cầu sắt
+ Nạo vét luồng lạch, lòng sông và khai thông bến bãi
+ Thiết kế công trình giao thông
+ Thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi.
* Trụ sở chính : Số 360 – Lý Thái Tổ - Phường Mỹ Long – TPLX – An Giang -
Điện thoại : (076)846379 – Fax : (076)842723.
Năm 1997, công ty chỉ gồm có 5 đơn vị trực thuộc. Đến nay, lên đến 7 đơn vị trực
thuộc gồm : Xí nghiệp phà An Hòa, Năng Gù, Châu Giang, xí nghiệp Cầu-Phà Thuận
Giang, trạm thu phí TL 941, xí nghiệp Cơ khí Giao Thông, xí nghiệp Vận Tải Sông
Biển. Hoạt động kinh doanh ổn định, có hiệu quả ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn
chiều sâu.
Phát triển về qui mô : từ 4 bến phà cũ kỹ sử dụng bãi chuồi, nay đã được phát triển
thành 7 bến phà với trang bị cầu dẫn, ponton, số lượng phà trên 37chiếc. Công ty chú
trọng trang bị máy móc thiết bị hiện đại và đồng bộ, không ngừng phát huy sáng kiến
cải tiến kỹ thuật trong sản xuất và quản lí. Tổng nguồn vốn đầu tư cho tất cả các xí
nghiệp hiện nay trên 230 tỷ đồng.
Sản lượng – doanh thu liên tục tăng với tốc độ bình quân hàng năm từ 10-15%, đảm
bảo đời sống cho hơn 485 cán bộ công nhân viên toàn công ty. Từ năm 1997 đến nay,
công ty đã nhận nhiều bằng khen và cờ thi đua của bộ GTVT và UBND Tỉnh, năm 2000
đơn vị vinh dự được nhận Huận chương lao động hạng II.
Bên cạnh đó công ty còn tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Năm 1997, tổng
số lao động toàn công ty là 198 người với thu nhập bình quân là 1.000.000
đ/người/tháng. Đến nay nhân sự công ty lên đến 485 người, thu nhập bình quân là
1.650.000 đ/người/tháng. Hàng năm công ty đều có kế hoạch cho nhân viên thi nâng
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 11
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
cao tay nghề, bậc thợ, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ tốt cho công việc của
mình.
Đạt được những thành quả như vậy là nhờ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Tỉnh,
sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, những định hướng đúng đắn của ban lãnh đạo
công ty, cùng với sự nổ lực hết mình, đoàn kết, không ngại gian khó, dám nghĩ dám làm
của tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty đã giúp cho công ty nhanh chóng khắc
phục những khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phát huy tốt phẩm chất của
người lính cụ Hồ trong mặt trận mới “Mặt trận kinh tế”.
3.2 Giới Thiệu Khái Quát Về Các Xí Nghiệp Phà, Xí Nghiệp Cơ Khí, Xí Nghiệp
Vận Tải Sông Biển Và Hai Trạm Thu Phí Trực Thuộc Công Ty Phà An Giang.
3.1.1 Các Xí Nghiệp Phà :
Các xí nghiệp phà An Hòa, Năng Gù, Châu Giang, Thuận Giang đều là những đơn
vị trực thuộc Công Ty Phà An Giang, hoạt động theo sự quản lý toàn diện và trực tiếp
của công ty. Mỗi xí nghiệp hoạt động ở những địa bàn khác nhau nhưng đều có nhiệm
vụ chung là : tổ chức đưa đón hành khách, hàng hóa và các phương tiện vận tải bộ. Đảm
bảo an toàn, nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân và lưu
thông hàng hóa được thông suốt.
Cơ cấu tổ chức của các xí nghiệp trên gồm :
- Ban giám đốc xí nghiệp
- Bộ phận nghiệp vụ : phòng kế hoạch-kỹ thuật-vật tư, phòng tổ chức hành chánh
quản trị.
- Bộ phận sản xuất : đội bảo vệ và bán soát vé, đội vượt sông và sửa chữa
Khi bắt đầu hoạt động công ty chỉ được trang bị 21 chiếc phà, trong đó chỉ có bến
An Hòa là sử dụng Ponton, cầu dẫn. Đến nay,năng lực vận chuyển lên đến 37 chiếc phà
được phân bổ cho 7 bến, có 4 bến phà được đầu tư trang bị ponton, cầu dẫn. Ngoài các
phương tiện vận tải đã nêu, ở các xí nghiệp phà còn có hệ thống thiết bị phụ trợ như :
nhà chờ khách, nhà vệ sinh, nhà tập thể cho nhân viên, nhà trực ca, phòng bán vé…đã
được đầu tư đồng bộ phù hợp với quy mô hoạt động của từng bến.
3.2.2 Xí Nghiệp Cơ Khí Giao Thông
Kinh doanh các ngành nghề chính :
- Đóng mới và đại tu các phương tiện vận tải thủy
- Lắp đặt hệ thống động lực cho các phương tiện vận tải thủy
- Gia công lắp ráp và sửa chữa các hệ thống ponton sắt
- Gia công cầu sắt và các sản phẩm cơ khí khác
- Nạo vét luồng lạch, lòng sông và khai thông bến bãi
Trụ sở chính đặt tại : đường Nguyễn Thanh Sơn, phường Bình Khánh, TP.Long
Xuyên, An Giang.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành xí nghiệp gồm :
- Ban giám đốc xí nghiệp
- Bộ phận nghiệp vụ : phòng kế toán, phòng kế hoạch-kỹ thuật-vật tư, phòng tổ
chức hành chính-lao động tiền lương.
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 12
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
- Các phân xưởng sản xuất
Quy mô cơ sở vật chất : xí nghiệp Cơ Khí Giao Thông hiện có 3 phân xưởng sản
xuất đang hoạt động, có năng lực sửa chữa và đóng mới các loại phương tiện thủy với
tải trọng lên đến 800 tấn, gia công các loại cầu thép tải trọng đến 15 tấn…
Xí nghiệp Cơ Khí Giao Thông là đơn vị trực thuộc công ty nhưng được hạch toán
độc lập và có con dấu riêng. Quyền tự chủ kinh doanh phải theo phân cấp của công ty,
căn cứ vào nhu cầu và mục đích của xí nghiệp mà công ty ứng vốn lưu động, vốn cố
định cho xí nghiệp triển khai hoạt động sản xuất. Xí nghiệp phải báo cáo kết quả sản
xuất kinh doanh cho công ty theo định kỳ hàng tháng, quý, năm.
3.2.3 Xí Nghiệp Vận Tải Sông Biển
Xí nghiệp Vận Tải Sông Biển là đơn vị kinh tế trực thuộc công ty phà An Giang.
Ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa trong và ngoài
nước
Trụ sở đặt tại : số 91 - quốc lộ 91 - phường Mỹ Thạnh, TP.Long Xuyên, An Giang.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành như sau :
- Ban giám đốc xí nghiệp
- Bộ phận nghiệp vụ : phòng kế toán-tài vụ, phòng kế hoạch-kỹ thuật-vật tư,
phòng tổ chức hành chính-lao động tiền lương.
- Bộ phận sản xuất : gồm các đoàn phương tiện được bố trí tùy theo chủng loại,
công suất, tải trọng phù hợp với qui định của các ngành hữu quan.
Quy mô cơ sở vật chất : xí nghiệp Vận Tải Sông Biển quản lý khai thác đoàn sàlan
gồm 12 chiếc với tải trọng từ 300 đến 600 tấn, 2 tàu kéo công suất 275cv.
Khác với xí nghiệp Cơ Khí, xí nghiệp Vận Tải Sông Biển là đơn vị kinh tế hạch
toán phụ thuộc và có con dấu riêng dùng trong giao dịch kinh doanh. Xí nghiệp phải
chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với công ty phà An Giang.
3.2.4 Trạm Thu Phí Tỉnh Lộ 941
Đặt tại xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, có chức năng nhiệm vụ là
tổ chức thu phí giao thông đường bộ trên ĐT 941 để hoàn vốn đầu tư cho công trình.
Cơ cấu tổ chức gồm :
- Bộ phận quản lý : trưởng trạm, phó trạm
- Các tổ nghiệp vụ : tổ kế hoạch, tổ kế toán-tài vụ, tổ bảo vệ bán soát vé.
3.3 Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Của Công Ty
Mục tiêu của công tác tổ chức là tạo ra môi trường thuận lợi cho từng cá nhân, từng
bộ phận trong công ty hoạt động có hiệu quả hơn. Nhằm phát huy tối đa năng lực của
mỗi người, góp phần hoàn thành mục tiêu chung của công ty.
Công ty Phà An Giang là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, cơ cấu bộ máy quản lý
gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo năng lực quản lý.
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 13
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
Sơ đồ 1 : Sơ đồ tổ chức công ty Phà An Giang
*Bộ máy quản lý :
-Ban Giám Đốc : gồm 1 Giám Đốc và 2 Phó Giám Đốc. Ban Giám Đốc là cấp
quản lý cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty. Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn do nhà nước giao, hoạt động kinh
doanh đúng ngành nghề đã đăng kí và phải chịu mọi trách nhiệm với nhà nước về kết
quả hoạt động của công ty mình.
-Các phòng ban :
+Phòng tổ chức hành chánh :
Tham mưu cho giám đốc công ty về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, dịch vụ
và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty. Xây dựng kế hoạch nhân
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 14
GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC
Vận tải & điều hành
P.GIÁM ĐỐC
Kỹ thuật
Phòng
Tổ chức
hành chánh
Phòng
Kế hoạch
tổng hợp
Phòng
Kỹ thuật
Phòng
Kế toán
tài vụ
XN Phà
NG
XN Phà
TG
XN Phà
AH
TTP
941
XN Phà
CG
XN
CKGT
XN
VTSB
Bến
An
Hòa
Bến
Ô
Môi
Bến
Trà
Ôn
Bến
Châu
Giang
Bến
Cồn
Tiên
g
Bến
Tân
An
Bến
Thuận
Giang
Cầu
Ông
Chưởng
Phòng
Vật tư
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
sự, tổng quỹ lương hàng năm, tính toán và kiểm tra tiền lương hàng tháng của toàn công
ty
Quy hoạch cán bộ, tham mưu cho Ban giám đốc quyết định đề bạt và phân công
cán bộ lãnh đạo, quản lý các đơn vị trực thuộc công ty.
+Phòng kế hoạch tổng hợp :
Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cả năm và chịu trách nhiệm theo dõi tổng
hợp quá trình thực hiện kế hoạch theo yêu cầu của Ban giám đốc. Tham mưu cho Ban
giám đốc điều hành, phân công, cung ứng vật tư, nguyên liệu đảm bảo theo đúng chất
lượng và đúng qui định.
Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, dịch vụ của công ty
cho các cơ quan quản lý nhà nước theo qui định.
Quản lý hợp đồng kinh tế, chuẩn bị các thủ tục đầu tư xây dựng, theo dõi khối
lượng xây dựng, giám sát chất lượng công trình của các dự án đầu tư xây dựng do công
ty làm chủ đầu t.ư
+Phòng kỹ thuật :
Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn cho các đơn vị thực hiện theo quy trình kỹ thuật,
quy phạm của cục Đăng kiểm Việt Nam
Hàng năm, xây dựng kế hoạch sửa chữa phương tiện, máy móc thiết bị sản xuất,
nhà xưởng…của toàn công ty. Tổ chức kiểm tra việc bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị của
các đơn vị theo định kỳ.
+Phòng vật tư :
Đảm bảo cung ứng vật tư, máy móc thiết bị, công cụ…kịp thời cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty. Kiểm soát việc tiếp nhận các loại vật tư, máy móc thiết bị,
tài sản không để hư hao, mất mát.
Đề xuất xây dựng kho bãi, lưu trữ vật tư phù hợp với địa điểm sản xuất nhằm
giảm chi phí vận chuyển. Xây dựng kế hoạch bảo trì nhà kho, máy móc thiết bị…định
kỳ tổ chức kiểm kê, đối chiếu sổ sách với phòng kế toán tài vụ.
+Phòng kế toán tài vụ :
Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, báo cáo tình hình tạm
ứng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng theo quy chế hiện hành.
Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời và có hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh, các nguồn vốn ngân sách cấp, vốn vay. Phản ánh và đề xuất kế hoạch thu chi tiền
mặt, các hình thức thanh toán khác.
3.4 Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Năm 2005
Nhìn chung, trong năm 2005 các xí nghiệp trực thuộc công ty phà An Giang đều nỗ
lực phấn đấu để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao. Kết quả cụ thể được tổng kết
trong bảng dưới đây :
Bảng 3-1: So sánh kết quả thực hiện với kế hoạch năm 2005
ĐVT : triệu đồng
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 15
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
STT Chỉ Tiêu KH 2005 TH 2005 So Sánh TH/KH
I DOANH THU 55.000 60.191 9,44%
1 Vận Chuyển Phà 36.392 41.502
2 TTP Cầu Ông Chưởng 2.000 2.162
3 TTP TL941 4.430 4.550
4 XN Cơ Khí Giao Thông 7.790 5.844
5 XN Vận Tải Sông Biển 4.388 6.133
II CP HOẠT ĐỘNG SXKD 43.891 47.281 7,72%
A Hoạt động dịch vụ và sản xuất 37.461 40.569 8,30%
1 Nguyên vật liệu trực tiếp 9.555 9.486
2 Nhân công trực tiếp 8.695 8.676
3 CP sản xuất chung 19.211 22.407
- Khấu hao TSCĐ sản xuất 8.954 8.889
- CP sửa chữa lớn 2.060 2.338
- CP sửa chữa thường xuyên 451 1.325
- CP BH, bảo dưỡng, đăng kiểm 200 295
- Trả lãi tiền vay 905 751
- CP khác 6.641 8.809
B Hoạt động thu phí 6.430 6.712 4,39%
- Dự toán CP hoạt động 1.286 1.342
- Nộp ngân sách (trả vốn vay) 5.144 5.370
III LÃI GỘP 11.109 12.910
IV CP QLDN 3.610 4.225
V LN TRƯỚC THUẾ 7.499 8.685 15,82%
Tỷ suất LN/DT 13,63% 14,43%
(Nguồn từ phòng kế hoạch tổng hợp)
Dựa vào bảng số liệu chúng ta nhận thấy : tổng doanh thu thực hiện vượt mức kế
hoạch là 9,44%. Trong đó doanh thu của Vận chuyển phà là cao nhất, kế đó là Xí
nghiệp Vận Tải Sông Biển, doanh thu của các Trạm thu phí tương đối ổn định. Đạt
được kết quả trên là do trong năm 2005, năng lực vận chuyển tăng lên từ các dự án gồm
: 6 phà 60 tấn, 2 phà 100 tấn, 7 phà 30 tấn; đồng thời công ty được giao nhận khai thác
thêm 2 bến : Ô Môi và Trà Ôn.
Bên cạnh đó, về hoạt động cơ khí : do giá sắt thép tăng làm ảnh hưởng lớn đến
nguồn hàng và hoạt động này từ trước đến nay chỉ sản xuất và sửa chữa nội bộ là chủ
yếu, thị trường chưa nhiều, sức cạnh tranh thấp…Nên Xí Nghiệp Cơ Khí chưa hoàn
thành được những chỉ tiêu kế hoạch mà công ty đã giao phó. Tuy nhiên trong năm 2005,
những hiệu quả đem về từ xí nghiệp Cơ Khí cũng đã góp phần đưa kết quả chung của
toàn công ty lên vượt mức chỉ tiêu kế hoạch mà UBND Tỉnh giao.
Tóm lại, với mức lợi nhuận thực tế tăng 15,82% so với kế hoạch đã giúp công ty
hoàn thành được những chỉ tiêu đề ra. Góp phần cải thiện đời sống của gần 485 lao
động với mức thu nhập bình quân 1.650.000đ/người/tháng.
3.5 Thuận lợi Khó Khăn Và Phương Hướng Phát Triển Của Công Ty
3.5.1 Thuận lợi và khó khăn
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 16
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
3.5.1.1 Thuận lợi
- Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh và sự hỗ trợ của các ban
ngành chức năng.
- Địa bàn hoạt động của công ty trãi rộng khắp Tỉnh An Giang, các xí nghiệp phà
nằm hầu hết ở các khu dân cư đông đúc, huyết mạch giao thông trong Tỉnh. Do đó
nguồn thu, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này khá cao và tương đối ổn định.
- Lực lượng lao động của công ty hùng hậu, phần lớn có đủ kinh nghiệm, bằng
cấp chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng cho công tác sản xuất cũng như quản lý.
- Nội bộ công ty đoàn kết tốt , cùng nhau giải quyết những khó khăn xảy ra trong
quá trình hoạt động của đơn vị.
- Công ty không ngừng tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở vật chất-kỹ
thuật phục vụ cho sản xuất kinh doanh tại các xí nghiệp.
3.5.1.2 Khó khăn
- Chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết nhất là vào những mùa mưa lũ , gây hiện tượng
sạt lở, bồi lắng liên tục của lòng sông, làm hư hao bến bãi và công ty phải tốn một
khoản chi phí khá lớn cho việc sửa chữa, nạo vét, khơi thông.
- Chất lượng một số phương tiện vận tải xuống cấp làm cho hoạt động của xí
nghiệpVTSB chưa đạt kết quả tốt.
- Giá nhiên liệu ngày một tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty.
- Một số cán bộ quản lý còn thụ động, thiếu tính sáng tạo, còn chờ vào sự phân
công, chỉ việc của ban lãnh đạo.
- Hoạt động kinh doanh của xí nghiệp Cơ Khí và xí nghiệp Vận Tải sông Biển còn
yếu, công tác quản lý chưa hiệu quả, khả năng cạnh tranh thấp.
3.5.2 Hướng phát triển của công ty
Mục tiêu phát triển : “Tiếp tục duy trì và phát triển trong lĩnh vực công nghiệp, dịch
vụ, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, xây dựng thương hiệu, phát triển ngành cơ
khí theo chiều sâu”
- Hoạt động dịch vụ vận tải : nâng cao chất lượng phục vụ theo các chỉ tiêu an toàn,
nhanh chóng, tiện lợi. Ứng dụng những thành tựu công nghệ thông tin trong quản lý,
nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
- Hoạt động công nghiệp : Phát triển hoạt động theo chiều rộng lẫn chiều sâu, nâng
cấp hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000. Từng bước xây dựng
thương hiệu cho cơ khí trên thị trường trong Tỉnh và khu vực miền tây nam bộ.
Chương 4
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 17
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
4.1 Môi Trường Bên Trong
Việc phân tích cặn kẽ các yếu tố nội bộ của công ty nhằm xác định rõ ưu điểm và
nhược điểm để đưa ra những biện pháp phát huy điểm, hạn chế nhược điểm tạo lợi thế
tuyệt đối cho công ty. Các yếu tố nội bộ thuộc những lĩnh vực chức năng sau : quản trị,
nguồn nhân lực, sản xuất, nghiên cứu và phát triển, tài chính kế toán, marketing và văn
hóa doanh nghiệp.
4.1.1 Các yếu tố liên quan đến quản trị
4.1.1.1 Hoạch định
Công tác hoạch định được ban lãnh đạo công ty đề ra một cách phù hợp, có chiến
lược kinh doanh dài hạn, sách lược và giải pháp cụ thể cho từng nội dụng hoạt động.
Tuy nhiên, chức năng tham mưu của một số cán bộ còn yếu do đó mà công tác hoạch
định chiến lược là do ban giám đốc quyết định, chưa huy động hết sức mạnh trí tuệ tập
thể.
4.1.1.2 Tổ chức
Cơ cấu tổ chức của công ty được phân định ra làm nhiều phòng ban như : phòng
tổ chức-hành chính, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng kỹ thuật, phòng vật tư, phòng kế
toán-tài vụ. Mỗi phòng ban có chức năng khác nhau, nhưng cùng hỗ trợ cho nhau để
hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên có một số phòng ban chưa làm hết chức
năng của mình, thiếu sự kết dính với các phòng ban khác.
4.1.1.3 Lãnh đạo
Chức năng lãnh đạo được thực hiện khá tốt ở mức toàn công ty, riêng ở hai xí
nghiệp Cơ Khí và vận Tải Sông Biển thì bộ phận quản lý còn yếu, quản lý còn chồng
chéo, kém hiệu quả. Do đó mà lợi nhuận đem về từ hai xí nghiệp này rất thấp, thậm chí
có thời kì thua lỗ.
4.1.1.4 Kiểm tra
Chức năng kiểm tra còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do địa bàn hoạt động
của công ty rộng khắp tỉnh, mỗi xí nghiệp được đặt ở những vị trí khá xa công ty nên
việc quản lý chưa sâu sát, dẫn đến một số bến phà có hiện tượng tư lợi, báo cáo quyết
toán doanh thu, nhiên liệu chưa thật sự trung thực, ảnh hưởng đến hiệu quả chung của
toàn công ty.
Nhìn chung, chức năng quản trị trong công ty khá tốt, tạo điều kiện cho công ty hoạt
động có hiệu quả. Đồng thời cũng có một số nhược điểm cần khắc phục mà các nhược
điểm này chủ yếu xuất phát từ chủ quan của các cấp lãnh đạo.
4.1.2 Các yếu tố liên quan đến nhân sự
Nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công và phát triển của
công ty. Dù công ty có đề ra chiến lược đúng đắn dến mấy cũng không đem lại hiệu quả
nếu không có đội ngũ nhân sự làm việc hiệu quả.
Đối với một công ty có qui mô lớn như công ty Phà An Giang, thì yếu tố con người
được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, trong công ty chưa có bộ phận
nhân sự chuyên nghiệp, các hoạt động nhân sự đều do phòng Tổ Chức Hành Chính thực
hiện. năng lực của phòng đủ để đảm nhận các công việc từ khâu quản lý nhân viên,
khen thưởng kỷ luật cho đến khâu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công ty.
4.1.2.1 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 18
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
Công ty rất chú trọng và có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực về lâu dài. Cụ thể
là hàng năm, công ty đều lên kế hoạch cho nhân viên thi nâng cao tay nghề, bậc thợ, có
kế hoạch đào tạo đại học và sau đại học.
4.1.2.2 Chế độ lương, thưởng cho nhân viên
Số lượng lao động ngày càng tăng, đời sống người lao động không ngừng được
cải thiện, đảm bảo các quyền lợi, đây là động lực chính tạo sự phát triển. Tiền lương
bình quân qua các năm đều tăng, tuy nhiên mức tăng của lương vẫn thấp hơn mức tăng
năng suất lao động. Do đó trong năm 2006, công ty có kế hoạch tăng lương cho nhân
viên lên bình quân 2.000.000đ/người/tháng.
Bên cạnh đó, công ty cũng đã thực hiện nhiều chính sách phúc lợi như : tiền phụ
cấp thêm hàng tháng cho nhân viên, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, khen thưởng
năm…Hầu hết các nhân viên trong công ty đều được hưởng những phúc lợi này.
4.1.2.3 Trình độ của đội ngũ nhân sự
Ban lãnh đạo công ty hầu hết là những người có trình độ và năng lực quản lý, có
nhiều năm kinh nghiệm, tận tuỵ với công việc. Lực lượng lao động phần lớn có kinh
nghiệm, bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng công tác sản xuất trực tiếp
cũng như quản lý.
Tóm lại, nhân sự là vấn đề được công ty quan tâm nhiều nhất, từ nâng cao tay nghề
cho đến chăm lo đời sống hàng ngày cho cán bộ nhân viên trong công ty.
4.1.3 Yếu tố liên quan đến sản xuất-tác nghiệp
Việc bố trí hợp lí các xí nghiệp tại những địa điểm huyết mạch giao thông đã đem
về nguồn thu tương đối cho công ty. Bên cạnh đó, để hoạt động kinh doanh ngày càng
hiệu quả, hàng năm công ty đều bỏ ra một khoản chi phí khá lớn sửa chữa, nâng cấp và
đóng mới nhiều phương tiện vận chuyển cho các xí nghiệp Phà, xí nghiệp Vận Tải Sông
Biển. Vì thế mà năng lực vận chuyển của công ty tăng lên đáng kể, đáp ứng tốt nhu cầu
đi lại của người dân, hạn chế được tình trạng ách tắt giao thông vào những tháng cao
điểm.Đồng thời, cho thay thế nhiều trang thiết bị, máy móc hiện đại để nâng cao năng
lực sản xuất cho xí nghiệp Cơ Khí.
Chất lượng hoạt động dịch vụ vận tải khá tốt, luôn tuân thủ theo những quy định của
luật giao thông đường thủy nội địa để đảm bảo hoạt động vận chuyển được : đều đặn,
liên tục, nhanh chóng và an toàn. Đặt tính mạng của hành khách, hàng hóa lên trên hết.
Không vì một chút lợi nhuận mà chở quá tải, xem thường mọi nguy hiểm. Đồng thời, để
mở rộng và phát triển hoạt động cơ khí, công ty không ngừng đầu tư nâng cấp chất
lượng sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, và xí nghiệp Cơ Khí
trực thuộc công ty đã được Cục Đăng Kiểm Việt Nam đánh giá là một trong những cơ
sở đóng tàu có chất lượng cao nhất Tỉnh An Giang.
Tuy nhiên công ty còn gặp nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu đầu vào. Nguyên
nhân chính là do sự biến động của nền kinh tế thế giới làm cho giá dầu, nhớt, sắt, thép
trên thị trường luôn biến động tăng. Dẫn đến chi phí nguyên vật liệu hàng năm đều tăng
cao.
4.1.4 Yếu tố Marketing
Đối với lĩnh vực hoạt động công ích là vận chuyển phà, do vị thế của công ty gần
như độc quyền trong địa bàn Tỉnh nên vấn đề Marketing ít được công ty chú trọng.
Riêng đối với lĩnh vực hoạt động kinh doanh cơ khí, hàng năm xí nghiệp này cũng bỏ ra
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 19
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
một khoản chi phí để quãng cáo tiếp thị. Tuy nhiên, khách hàng chủ yếu của xí nghiệp
vẫn là nội bộ công ty Phà và một số doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh An Giang nên sản
phẩm của xí nghiệp ít được mọi người biết đến. Do đó xí nghiệp Cơ Khí cần phát triển
bộ phận Marketing hơn nữa để có thể nắm bắt được tình hình thị trường, mở rộng thị
phần của xí nghiệp.
4.1.5 Yếu tố nghiên cứu phát triển
Nổ lực nghiên cứu và phát triển sẽ giúp công ty từng bước phát triển trong ngành.
Tuy ý thức được vấn đề này, nhưng công ty chưa phát huy tốt yếu tố này. Hiện tại chưa
có bộ phận chuyên về Marketing để nghiên cứu tìm hiểu khách hàng do đó mà việc khai
thác, tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới cũng như là việc đáp ứng nhu cầu thị trường
còn rất yếu.
4.1.6 Yếu tố tài chính
Công ty Phà An Giang là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, công ty có
riêng bộ phận kế toán để tổng hợp tình hình vốn, các khoản thuế, các khoản vay. Ngoài
ra công ty có khả năng huy động nguồn tài chính mạnh thông qua ngân hàng nhờ sản
xuất kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo uy tín trong thanh toán.
Bảng 4-1 : Tình hình tài chính của công ty qua hai năm 2004,2005
Chỉ Tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005
1.Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1,85 1,99
Khả năng thanh toán nhanh Lần 1,42 1,65
2.Cơ cấu tài sản
Tài sản cố định/Tổng tài sản % 64,32 59,62
3.Cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 13,56 23,60
4.Tỷ suất sinh lợi
Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu % 17,70 14,43
Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản % 8,64 6,36
Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu % 10 8,32
(Nguồn từ bảng cân đối kế toán năm 2004,2005 của công ty Phà An Giang)
-Về khả năng thanh toán :
Khả năng thanh toán hiện thời : các tỷ số điều lớn hơn 1, chứng tỏ khả năng thanh
toán hiện thời được đảm bảo. Trong năm 2005, tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều
giảm so với năm 2004 nhưng tỷ số về khả năng thanh toán hiện thời lại lớn hơn.
Nguyên nhân là do tốc độ giảm của nợ ngắn hạn lớn hơn tốc độ giảm của tài sản lưu
động.
Khả năng thanh toán nhanh : các tỷ số đều lớn hơn 1 chúng tỏ công ty có đủ sức
thanh toán nợ ngay lập tức.
-Về cơ cấu tài sản : do đặc thù của công ty là hoạt động trong lĩnh vực vận tải nên
tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ( hơn 50% tổng tài sản ).
-Về cơ cấu nguồn vốn : trong năm 2005 tổng nợ phải trả của công ty cao gấp đôi so
với năm 2004. Chủ yếu phát sinh tăng ở khoản vay dài hạn, do công ty vay để đầu tư
thêm phà, ponton,cầu dẫn,phao báo hiệu….
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 20
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
-Về khả năng sinh lợi : tỷ suất sinh lợi của công ty giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao
hơn 10%. Do áp dụng chính sách tài trợ bằng vốn vay nên tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu cao hơn so với tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản.
4.1.7 Hệ thống thông tin
Ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin trong quản lý và khai thác nhằm nâng
cao trình độ lao động theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Nhận thức được tầm
quan trọng của công nghệ thông tin, công ty đã trang bị cho từng phòng ban, từng xí
nghiệp hệ hệ thống máy vi tính hiện đại và được nối mạng nội bộ. Dó đó mà Ban giám
đốc có thể trực tiếp quản lí các bến phà ở xa, rút ngắn khoảng cách về địa lí, nhằm hạn
chế tình trạng tư lợi cục bộ. Đồng thời, các số liệu tổng hợp tình hình hoạt động của
công ty được lưu trữ và xử lí trên hệ thống máy tính bằng các phần mềm chuyên dụng.
Vì vậy mà nhân viên trong công ty làm việc đỡ vất vả , công ty quản lí kinh doanh dễ
dàng , hoạt động có tính chuyên sâu và khoa học hơn.
4.2 Môi Trường Bên Ngoài
4.2.1 Yếu tố kinh tế
Các ảnh hưởng chủ yếu về kinh tế bao gồm : tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng,
chính sách tài chính tiền tệ…Tuy nhiên, ở đây ta chỉ xét đến những yếu tố có ảnh hưởng
thật sự đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Trong những năn gần đây, do của tình hình kinh tế-chính trị trên thế giới luôn có
nhiều biến động, gây ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam. Tỷ lệ lạm phát cao
hơn 10%, dẫn đến giá cả hàng hóa trong nước luôn biến động tăng. Cụ thể như việc tăng
giá xăng dầu, sắt, thép…Đó là những nguyên liệu chính dùng trong sản xuất kinh
doanh, vì vậy sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận hàng năm của công ty Phà An
Giang, do giá dịch vụ tăng không đáng kể so với mức tăng chi phí.
Bên cạnh đó, lãi suất ngân hàng cũng theo chiều hướng biến động tăng, gây khó
khăn cho công ty hoạt động. Bởi vì hàng năm, công ty đều vay vốn để đầu tư, trang bị
phương tiện vận tải mới, thay thế dần những phương tiện cũ. Dẫn đến chi phí lãi vay
phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty.
4.2.2 Yếu tố chính trị, pháp luật
Các yếu tố chính trị và pháp luật có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty. Nó
bao gồm những quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, của chính phủ,
hệ thống pháp luật hiện hành…
Do đặc thù của công ty là hoạt động trên lĩnh vực vận tải sông nên phải tuân thủ
nghiêm ngặt những qui định của luật giao thông đường thủy nội địa. Chất lượng phục
vụ phải đảm bảo theo nguyên tắc “nhanh chóng, an toàn và văn minh”.
Bên cạnh đó, công ty không được tự ý ấn định mức phí qua phà, mức thu phí là do
Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh xây dựng trên cơ sở pháp lệnh phí và lệ phí và phải được Ủy
Ban Nhân Dân Tỉnh ký ban hành.
Ngày 5/12/2001, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang ban hành phương án sắp xếp
đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước trong Tỉnh giai đoạn 2001-2005. Phương
án này hướng các doanh nghiệp nhà nước chuyển sang hình thức cổ phần hóa. Qua sự
chỉ đạo cùng với lộ trình được sắp xếp, công ty Phà An Giang đã và đang từng bước tiến
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 21
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
hành theo lộ trình đến tháng 6/2005 sẽ chuyển sang cổ phần. Tuy nhiên do nhiều
nguyên nhân khách quan mà đến nay công ty vẫn chưa thể cổ phần hóa được.
4.2.3 Yếu tố tự nhiên
An Giang là Tỉnh nằm trãi dài theo hai con sông Tiền và sông Hậu, có nhiều kênh
rạch tự nhiên rải rác khắp địa bàn nên tạo thành một hệ thống giao thông thủy lợi chằng
chịt. Các con kênh dọc ngang xuất hiện từ rất sớm và đã trở thành đường thủy giao
thông huyết mạch, rất thuận lợi cho việc giao thương, vận chuyển hàng hóa. Đây là điều
kiện thuận lợi giúp công ty Phà An Giang đạt được hiệu quả cao trong lĩnh vực hoạt
động của mình.
Bên cạnh những mặt thuận lợi , do An Giang nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long và
có hệ thông sông ngòi chằng chịt nên thường hứng chịu nhiều thiệt hại do lũ lụt gây
nên. Tình trạng sạt lở, bồi lắng liên tục dưới lòng sông làm hư hao bến bãi của công ty.
Hàng năm, công ty đều tốn một khoản chi phí đáng kể để sửa chữa, nạo vét, khơi thông.
4.2.4 Yếu tố văn hóa-xã hội :
An Giang với đặc thù là một Tỉnh nằm ở vùng sông nước nên phần lớn dân cư đều
tập trung sinh sống ở ven hai bên bờ sông. Đây là đều kiện thuận lợi để phát triển loại
hình vận tải sông.
Ngoài ra, với số dân trong tuổi lao động chiếm hơn 50% dân số nên An Giang được
xếp vào hàng những Tỉnh có lực lượng lao động đông nhất cả nước. Đây là điều kiện
thuận lợi cho những công ty hoạt động với qui mô lớn, cần nhiều nhân sự thực hiện tốt
công tác hoạch định nhu cầu nhân sự của mình.
4.2.5 Yếu tố công nghệ
Ngày nay xu hướng tự động hóa diễn ra mạnh mẽ, máy móc dần dần thay thế con
người, nhằm tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm,
dịch vụ.
Một trong những yếu tố cơ bản góp phần tăng năng lực sản xuất của công ty đó là
việc coi trọng đầu tư khoa học công nghệ. Hiện tại những phương tiện vận chuyển của
các xí nghiệp Phà, xí nghiệp Vận Tải Sông Biển tuy có cũ kỹ, xuống cấp nhưng hàng
năm, công ty đều có kế hoạch sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên theo định kì, đóng
mới các phương tiện phà, sàlan nhằm thay thế những cái cũ đã hết thời hạn khấu hao.
Riêng đối với xí nghiệp Cơ Khí, tuy được trang bị nhiều phương tiện máy móc hiện đại
nhưng các loại máy chuyên dùng thì vẫn còn thiếu và cũ kỹ, lạc hậu. Chưa biết đến
công nghệ hiện đại như : công nghệ nano, công nghệ lazer, công nghệ tự động hóa…
4.2.6 Yếu tố cạnh tranh
Là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của công
ty. Dù hoạt động trong lĩnh vực nào, dù vị thế công ty lớn hay nhỏ thì cạnh tranh là điều
không thể tránh khỏi.
Đối với lĩnh vực vận chuyển phà : từ khi cầu Mỹ Thuận được khánh thành và đưa
vào hoạt động năm 2002 thì công ty gần như mất hẳn lượng khách hàng từ các Tỉnh
khác đổ về An Giang. Bởi vì họ đi theo tuyến đường phà Vàm Cống sẽ thuận tiện hơn.
Do đó mà trong lĩnh vực vận chuyển phà, công ty phục vụ cho nhu cầu qua lại của cư
dân trong Tỉnh là chủ yếu. Ở một số tuyến đường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các bến
đò tư nhân với bến của công ty. Nhưng do qui mô nhỏ, hoạt động không đảm bảo an
toàn nên hầu như các bến tư nhân đều cạnh tranh không lại và có một số bến bị cấm
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 22
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
hoạt động. Vì thế, riêng đối với lĩnh vực vận chuyển phà, công ty gần như ở vào thế độc
quyền trên những tuyến đường giao thông trọng yếu trong địa bàn Tỉnh.
Đối với lĩnh vực vận tải sông : hiệu quả kinh doanh ở lĩnh vực này rất thấp do xí
nghiệp VTSB thực hiện theo phương án “khoán % chi phí trên doanh thu”. Có nghĩa là
sau mỗi chuyến hoạt động xí nghiệp sẽ được hưởng 52% trên tổng cước phí vận chuyển
sau khi trừ thuế. Bên cạnh đó, phương tiện vận chuyển phần lớn còn cũ kỹ, lạc hậu, xí
nghiệp chưa có bộ phận chuyên về nghiên cứu Marketing để khai thác nguồn hàng, tìm
kiếm khách hàng. Ngoài ra, cơ chế quản lý tài chính của xí nghiệp (tuân thủ theo những
quy tắc của một doanh nghiệp nhà nước nên rất chặt chẽ) không linh hoạt như của tư
nhân trong việc chi tiền môi giới, tiền hoa hồng do đó công tác tìm kiếm nguồn hàng
còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, phương tiện tư nhân ngày càng gia tăng, tuy họ
có vốn ít, nhưng họ linh hoạt trong khâu tìm kiếm khách hàng, giá cả đặt ra thấp, chất
lượng phương tiện tốt hơn. Vì thế mà xí nghiệp khó cạnh tranh lại với tư nhân trong
lĩnh vực này.
Đối với lĩnh vực cơ khí : chỉ tính trên địa bàn Tỉnh An Giang thì công ty Cơ Khí An
Giang là đối thủ đáng nể của xí nghiệp Cơ Khí trực thuộc công ty Phà. Bên cạnh những
hoạt động chính yếu là sửa chữa ôtô, máy kéo, máy nông nghiệp, khai thác đá…công ty
Cơ Khí An Giang còn có khả năng đóng mới và sửa chữa tàu, sàlan đến 800 tấn, đóng
cầu sắt nông thôn. Với tổng vốn đầu tư hơn 20 tỷ đồng, công ty đã trang bị nhiều
phương tiện máy móc hiện đại, xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề cao. Công ty có
riêng phòng KCS để kiểm tra chất lượng sản phẩm và phòng kinh doanh tiếp thị để tìm
hiểu nhu cầu khách hàng, thực hiện tốt công tác tiếp thị. Vì thế mà những sản phẩm của
công ty đã trở nên quen thuộc, có mặt ở hầu hết khu vực ĐBSCL. Công ty đã tạo được
uy tín đối với người tiêu dùng và từng bước xây dựng được thương hiệu riêng cho mình.
Lĩnh vực cơ khí của công ty Phà An Giang tuy khả năng cạnh tranh chưa cao. Do
chưa thực hiện tốt công tác nghiên cứu tiếp thị, quãng bá giới thiệu sản phẩm, chủ động
tìm kiếm khách hàng…nhưng nhờ lợi thế là xí nghiệp có được nguồn khách hàng sẵn có
từ nội bộ công ty và từ những khách hàng truyền thống( một số danh nghiệp tư nhân có
hợp đồng làm ăn lâu dài với xí nghiệp ). Vì thế cũng đảm bảo cho xí nghiệp Cơ Khí
hoạt động có hiệu quả ổn định.
4.2.7 Nhà cung cấp
Nhà cung nguyên-nhiên liệu chính như dầu, nhớt, sắt, thép là các công ty : công ty
TNHH thương mại Mỹ Hòa, công ty TNHH Tân Nghệ An, công ty thép Nam Tiến, cửa
hàng vật liệu xây dựng Tám Đời…
Đối với lĩnh vực vận chuyển phà, công ty lựa chọn các nhà cung ứng nhiên liệu
ngay tại địa bàn các xí nghiệp phà đang hoạt động nhằm giảm bớt chi phí chuyên chở.
Nhờ tạo lập mối quan hệ tốt với nhà cung ứng nên thời gian giao hàng và chất lượng
nhiên liệu luôn được đảm bảo. Tuy nhiên, các nhà cung ứng tại chỗ không phải là các
đại lí cấp 1 nên giá nhiên liệu thường bị đẩy lên cao.
Nhà cung cấp nguyên vật liệu cho hoạt động cơ khí chủ yếu là các công ty ở
TP.HCM. Do không có kí hợp đồng lâu dài với một nhà cung cấp nhất định (khi nào có
đơn đặt hàng sản xuất thì công ty mới đặt mua nguyên liệu) nên việc tìm kiếm nhiều
nhà cung ứng vật liệu sẽ giúp công ty lựa chọn nhà cung cấp nào có giá thành thấp, chất
lượng nguyên liệu tốt thì mới đặt hàng. Tuy nhiên, do không kí hợp đồng đặt mua
nguyên liệu trong dài hạn nên khi giá cả trên thị trường biến động tăng, công ty phải
chịu ảnh hưởng bởi giá nguyên liệu tăng cao.
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 23
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
4.2.8 Thị trường khách hàng của công ty
Phục vụ thị trường trong Tỉnh là chủ yếu. Với dân số trên 2 triệu dân, và do đặc thù
của một Tỉnh nằm ở vùng sông nước nên An Giang có hơn 1,5 triệu dân sinh sống tập
trung ở ven bờ hai con sông Tiền và sông Hậu. Vì thế mà lĩnh vực vận chuyển phà rất
có nhiều tiềm năng phát triển.
Bên cạnh đó, An Giang là Tỉnh có phương tiện vận tải sông nhiều nhất so với các
Tỉnh ĐBSCL (có trên 10.000 phương tiện). Trong đó, phương tiện vỏ sắt có trên 3000
chiếc cần phải được bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ hàng năm. Thì định hướng ưu tiên
phát triển lĩnh vực cơ khí là khả thi.
Hiện tại lượng khách hàng của xí nghiệp Cơ Khí chủ yếu là trong nội bộ công ty
Phà và một số khách hàng truyền thống như : xí nghiệp khai thác đá, doanh nghiệp
Minh Quân, công ty An Xuyên…Trong đó nếu tính bình quân số lượt sửa chữa trong
năm thì : sửa chữa nội bộ chiếm 76,56%, khách hàng truyền thống chiếm 10,94% và
khách vãng lai chiếm 12,05% (nguồn từ phòng kế hoạch tổng hợp).
Số liệu trên cho thấy đối với lĩnh vực cơ khí của công ty Phà An Giang thì tập trung
sửa chữa nội bộ là chủ yếu (chiếm hơn 50% lượt sửa chữa hàng năm). Vì thế, để có thể
phát triển mạnh trong lĩnh vực này công ty cần có những chiến lược phù hợp để mở
rộng thị trường, tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới, từng bước xây dựng thương hiệu
cơ khí cho công ty.
4.3 Liên Kết Các Điều Kiện Bên Trong Và Bên Ngoài (Phân Tích SWOT)
Bảng 4-2 : Ma trận SWOT của công ty Phà An Giang
CƠ HỘI (O)
O1.Được sự quan tâm chỉ
đạo của các cấp chính quyền
ĐE DỌA (T)
T1.Thị trường nguyên liệu
không ổn định.
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 24
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
địa phương, của các ban
ngành.
O2.Có nhiều khách hàng
trung thành với công ty.
O3.Sự phát triển của khoa
học công nghệ.
O4.Thị trường nội địa còn
nhiều tiềm năng.
T2.Đối thủ cạnh tranh xuất
hiện ngày càng nhiều trong
lĩnh vực vận tải sông.
ĐIỂM MẠNH (S)
S1.Có nguồn tài chính
mạnh.
S2.Quản lý chất lượng sản
phẩm, dịch vụ tốt.
S3.Quản trị nhân sự khá tốt
S4.Đội ngũ lao động có
trình độ, có tay nghề cao,
năng động, sáng tạo.
S5.Công suất vận tải đáp
ứng đủ nhu cầu khách
hàng.
Phối Hợp S-O
S1,S2,S3,S4,S5+O2,O4,O1:
tận dụng triệt để những điểm
mạnh, những cơ hội để thâm
nhập sâu vào thị trường hiện
tại. Mở rộng qui mô kinh
doanh
S1,S2,S5+O4 : phát triển thị
trường, tìm thị trường mới
cho cơ khí.
Phối Hợp S-T
S1+T1 : tăng cường kiểm
soát nguồn nguyên vật liệu.
S1,S2,S4+T2 : lập thêm chi
nhánh để tìm kiếm nguồn
hàng cho xí nghiệp VTSB.
Nâng cao khả năng cạnh
tranh trong lĩnh vực hoạt
động vận tải sông
ĐIỂM YẾU (W)
W1.Công tác Marketing
chưa được thực hiện tốt.
W2.Bị động về nguyên
liệu
W3.Một số phương tiện,
máy móc còn cũ kỹ, lạc
hậu ở xí nghiệp VTSB
W4.Chỉ tập trung khai thác
khách hàng truyền thống.
W5.Khả năng cạnh tranh
thấp trên lĩnh vực cơ khí
và vận tải sông.
Phối Hợp W-O
W1,W4,W5+O4 : hợp tác
với công ty khác để mở rộng
thị trường.
W5+O1,O3 : tận dụng sự
tiến bộ của công nghệ để chế
tạo ra những sản phẩm có
chất lượng cao, tăng khả
năng cạnh tranh cho cơ khí.
Phối Hợp W-T
W3+T3 : kí hợp đồng lâu
dài với một nhà cung cấp
nhất định để có thể kiểm
soát được nguyên vật liệu.
W1,W3,W4,W5+T3 : cắt bỏ
hoạt động vận tải sông.
4.3.1 Phối hợp điểm mạnh-cơ hội
Hoạt động vận chuyển phà là hoạt động đem về nhiều lợi nhuận nhất cho công ty.
Vì vậy mà công ty cần mở rộng loại hình hoạt động này dựa trên nguồn tài chính mạnh,
các phương tiện vận tải hoạt động có chất lượng cao và sự tận tình giúp đỡ của các cơ
quan ban ngành trong việc tiếp nhận thêm các bến đò tư nhân… Bên cạnh đó, lợi nhuận
của cơ khí phụ thuộc rất nhiều vào thị trường. Vì vậy mà công ty cần có những biện
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 25
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
pháp sắp xếp lại xí nghiệp, mở rộng hoạt động cơ khí theo chiều rộng lẫn chiều sâu
bằng cách tăng chất lượng sản phẩm, tăng công suất, tạo uy tín đối với khách hàng để
thâm nhập sâu hơn vào thị trường truyền thống, từng bước xây dựng thượng hiệu cơ khí
cho công ty.
4.3.2 Phối hợp điểm mạnh-đe dọa
Để tránh thiệt hại do thị trường nguyên liệu không ổn định, công ty có thể dùng
nguồn tài chính dồi dào để duy trì tồn kho một lượng nguyên liệu hợp lí, tạo mối quan
hệ tốt với các nhà cung ứng nguyên liệu.
Đối với lĩnh vực vận tải sông : với tình hình phương tiện tư nhân tăng đột biến như
hiện nay thì cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Công ty tận dụng nguồn tài chính
mạnh, uy tín, đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm để thành lập thêm nhiều chi nhánh ở
các tỉnh ĐBSCL, giúp tìm kiếm nguồn hàng, mở rộng thị trường, nâng cao khả năng
cạnh tranh trong lĩnh vực này.
4.3.3 Phối hợp điểm yếu-cơ hội
Có nguồn tài chính mạnh nhưng khả năng nghiên cứu tiếp thị còn yếu. Vì vậy mà
công ty có thể liên doanh hợp tác với các công ty khác trong ngành như công ty Cơ Khí
An Giang, các doanh nghiệp vận tải thủy tư nhân để tận dụng những lợi thế của họ,
đồng thời giảm được sức ép cạnh tranh.
Ngoài ra đối với lĩnh vực cơ khí công ty nên tận dụng tối đa sự hỗ trợ của các ban
ngành, của ngân hàng trong việc vay vốn để đầu tư thêm nhiều máy móc hiện đại, làm
ra những sản phẩm cơ khí đạt chất lượng cao, có giá thành rẻ, tạo được uy tín đối với
khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của công ty so với các đối thủ.
4.3.4 Phối hợp điểm yếu-đe dọa
Công ty nên ký hợp đồng lâu dài với một nhà cung cấp nhất định nhằm khắc phục
điểm yếu về tình trạng chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, đồng thời cũng có thể
kiểm soát được chất lượng nguyên liệu đầu vào.
Với hiệu quả kinh doanh đem về thấp, nhiều năm còn bị thua lỗ, khả năng cạnh
tranh thấp, công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn…Do đó mà công ty có thể ngừng
hoạt động trong lĩnh vực vận tải sông để tập trung đầu tư vào các lĩnh vực khác có hiệu
quả hơn.
4.4 Mục Tiêu Của Công Ty
Việc liên kết các điều kiện bên trong và bên ngoài sẽ giúp công ty nhận thấy được
những mặt mạnh, mặt yếu cũng như là những cơ hội hay nguy cơ đang đe dọa doanh
nghiệp mình. Để từ đó có những phương án thích hợp khắc phục điểm yếu, từng bước
đưa công ty phát triển đi theo đúng hướng, đúng mục tiêu đã đặt ra.
4.4.1 Mục tiêu dài hạn
Mục tiêu tổng quát trong thời gian tới (2005-2010) là : tiếp tục duy trì và phát triển
hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ hành
khách, xây dựng thương hiệu, phát triển ngành cơ khí theo chiều sâu. Bên cạnh đó, đầu
tư đúng hướng và có hiệu quả các dự án, mở rộng đa ngành đa nghề theo hướng công
nghiệp hóa-hiện đại hóa, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị và
đảm bảo kịp thời lộ trình cổ phần hóa của công ty.
4.4.2 Mục tiêu ngắn hạn
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 26
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
Mục tiêu ngắn hạn trong năm 2006 là phấn đấu đạt mức doanh thu tăng trưởng hơn
10%/năm, tiền lương bình quân đạt mức 2.000.000đ/người tháng. Tập trung nâng cấp hệ
thống quản lý chất lượng cho xí nghiệp cơ khí giao thông, đầu tư thêm cơ sở vật chất
phục vụ sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, lợi nhuận dự kiến trong năm nay sẽ giảm khoảng 1,23 lần so với năm
2006 ( trung bình từ 8 tỷ giảm xuống còn khoảng 6,5 tỷ ). Tuy nhiên thì tổng lợi nhuận
trên doanh thu vẫn đạt ở mức cao hơn 10%/năm.
*Cơ sở để đề ra mục tiêu ngắn hạn :
- Thứ nhất, dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh của những năm trước đó :
Tốc độ tăng trưởng doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong 3 năm gần
đây
Bảng 4-3 : Bảng doanh thu và tỷ suất LN/DT
Chỉ Tiêu ĐVT 2003 2004 2005
Doanh thu Tr.đ 43.429 54.623 60.191
Tỷ suất LN/DT % 15,23 16,03 14,43
(nguồn từ phòng kế hoạch tổng hợp)
-Thứ hai, dự kiến tăng giá vé đối với những hành khách đi xe gắn máy qua phà
(tăng thêm 500đ/lượt) trong năm nay.
- Thứ ba, chi phí nguyên vật liệu, chi phí sửa chữa lớn, chi phí bảo trì bảo dưỡng
đều phát sinh tăng hơn 1,61 lần so với năm 2005.
- Thứ tư, phát sinh lãi vay từ các dự án đóng phà trong năm 2006 là 1446 tỷ đồng.
- Thứ năm, dựa trên chính sách tăng lương của nhà nước (lương cơ bản tăng từ
290.000đ/người/tháng lên 350.000đồng/người/tháng). Nên trong năm 2006, công ty có
kế hoạch tăng lương cho nhân viên lên bình quân 2.000.000đ/người/tháng.
- Cuối cùng là dựa trên năng lực hiện có của công ty.
Với những mục tiêu ngắn hạn được đặt ra. Trong năm 2006, công ty cần xây dựng
những kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể để thực hiện thành công các mục tiêu đó.
Dựa trên tình hình thực tế của công ty những kế hoạch được đặt ra bao gồm : kế hoạch
sản xuất, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính…
Chương 5
LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH CHO
CÔNG TY PHÀ AN GIANG
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 27
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
Do thời gian có hạn nên trong phần lập kế hoạch sản xuất kinh doanh này chỉ đề cập
đến ba lĩnh vực hoạt động chính yếu của công ty là Vận Chuyển Phà, Cơ Khí và Vận
Tải Sông Biển.
5.1 Kế Hoạch Sản Xuất
5.1.1 Dự đoán sản lượng-doanh thu Vận Chuyển Phà
Ta có bảng tổng kết tình hình sản lượng vận chuyển phà từ năm 2000 đến năm
2005.
Bảng 5-1 : Sản lượng vận chuyển phà từ năm 2000-2005
ĐVT : lượt
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Sản lượng 11.473.291 12.387.956 13.386.516 14.470.823 15.512.912 19.203.866
(số liệu được lấy từ phòng kế hoạch tổng hợp của công ty)
Dựa vào bảng số liệu ta thấy tốc độ tăng của sản lượng qua các năm như sau :
2000-2001 tốc độ tăng là 7,79%
2001-2002 tốc độ tăng là 8,06%
2002-2003 tốc độ tăng là 8,1%
2003-2004 tốc độ tăng là 16,9%
2004-2005 tốc độ tăng là 23,79%
Sở dĩ trong hai năm 2004, 2005, tốc độ tăng của sản lượng không ở mức tăng ổn
định bình quân là 8% mà có sự tăng vọt đột biến. Nguyên nhân là do trong năm 2004,
bến đò tư nhân cạnh tranh với bến Châu Giang bị cấm hoạt động, do đó mà việc giao
thương qua lại của người dân ở thị xã Châu Đốc và Tân Châu tập trung chủ yếu vào bến
Châu Giang, làm cho sản lượng của bến này trong năm 2004 tăng nhảy vọt. Đến năm
2005, công ty tiếp nhận thêm hai bến phà mới ở khu vực TP.Long Xuyên đó là bến Ô
Môi và bến Trà Ôn, làm cho sản lượng vận chuyển phà của cả công ty có tốc độ tăng
cao gấp 3 lần so với trước đó.
Tuy nhiên , trong năm 2006 tình hình vận chuyển phà của công ty sẽ đi vào hoạt
động ổn định, công ty sẽ không có kế hoạch tiếp nhận thêm các bến phà mới. Vì vậy mà
việc dự báo sản lượng vận chuyển trong năm 2006 được dựa trên tốc độ tăng của những
năm trước đó (là 8%) cùng với tình hình thực hiện sản lượng-doanh thu trong năm
2005.
Trong năm 2005, hầu hết các xí nghiệp Phà trực thuộc công ty đều đã hoàn thành
vượt mức kế hoạch đề ra, đem về nguồn thu lớn cho công ty. Dưới đây là bảng tổng hợp
tình hình sản lượng-doanh thu được thực hiện trong năm 2005.
Bảng 5-2 : Tình hình sản lượng-doanh thu Vận Chuyển Phà năm 2005
STT Chỉ Tiêu ĐVT Loại Vé TH 2005
AH NG CG TG
A Sản Lượng
I Hành khách
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 28
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
1 HK đi bộ Lượt 1.000 4.148.388 904.073 4.016.436 809.469
2 HK đi xe đạp Lượt 2.000 528.416 38.307 772.235 139.353
3 HK đi xe gắn máy Lượt 3.000 3.284.412 611.602 2.582.104 707.396
II Xe Các Loại
1 Xe thô sơ Lượt 5.000 83.814 16.470 32.740
Lượt 4.000 9.440 53.042
Lượt 3.000 28.277
Lượt 2.000 14.400
2 Xe du lịch
Lượt 10.000 33.239 12.731 24.157 3.461
Lượt 15.000 44.562 11.733 14.835 11.487
Lượt 18.000 23.999 922 16.011 480
Lượt 20.000 52.703 15.398 11.171 8.633
Lượt 14.000 1.466
Lượt 24.000 1.003
Lượt 30.000 573 21
Lượt 35.000 4.570
Lượt 40.000 1.213 942 8
3 Xe đò tải nhẹ
Lượt 25.000 15.501 1.316 3.529 1.249
Lượt 30.000 17.627 4.400 2.551 3.071
Lượt 35.000 7.607 1.179 1.439 810
Lượt 50.000 1.151 66 1
Lượt 60.000 2.709 255 1
Lượt 70.000 403 40 114
4 Xe đò tải nặng
Lượt 40.000 4.671 630 46 246
Lượt 50.000 4.150
Lượt 80.000 2 138
Lượt 90.000 796
B DT Thuần 2005 Tr.đ 19.897 3.617 14.218 3.770
C KH DT 2005 Tr.đ 19.361 3.284 10.182 3.565
Dựa vào bảng số liệu năm 2005, ta ước tính sản lượng vận chuyển sẽ tăng thêm 8%
trong năm 2006.
Bảng 5-3 : Kế hoạch sản lượng-doanh thu Vận Chuyển Phà năm 2006
STT Chỉ Tiêu ĐVT Loại Vé KH 2006
AH NG CG TG
A Sản Lượng
I Hành khách
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 29
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
1 HK đi bộ Lượt 1.000 4.480.259 976.399 4.337.751 874.227
2 HK đi xe đạp Lượt 2.000 570.689 41.372 834.014 150.501
3 HK đi xe gắn máy Lượt 3.000 3.547.165 660.530 2.788.672 763.988
II Xe Các Loại
1 Xe thô sơ Lượt 5.000 90.519 17.788 35.359
Lượt 4.000 10.195 57.285
Lượt 3.000 30.539
Lượt 2.000 15.552
2 Xe du lịch
Lượt 10.000 35.898 13.749 26.090 3.738
Lượt 15.000 48.127 12.672 16.022 12.406
Lượt 18.000 25.919 996 17.292 518
Lượt 20.000 56.919 16.630 12.065 9.324
Lượt 14.000 1.583
Lượt 24.000 1.083
Lượt 30.000 0 619 23
Lượt 35.000 4.936
Lượt 40.000 1.310 1.017 9
3 Xe đò tải nhẹ
Lượt 25.000 16.741 1.421 3.811 1.349
Lượt 30.000 19.037 4.752 2.755 3.317
Lượt 35.000 8.216 1.273 1.554 875
Lượt 50.000 1.243 71 1
Lượt 60.000 2.926 275 1
Lượt 70.000 435 43 123
4 Xe đò tải nặng
Lượt 40.000 5.045 680 50 266
Lượt 50.000 4.482
Lượt 80.000 2 149
Lượt 90.000 860
B Tổng Doanh Thu Tr.đ 21.795,52 4.151,93 15.898,79 4.329,35
C BHHK(15đ/HK) Tr.đ 128,97 25,17 119,41 26,83
D Thuế VAT(5%) Tr.đ 1.031,74 196,51 751,40 204,88
E DT Thuần Tr.đ 20.634,81 3.930,24 15.027,98 4.097,64
5.1.2 Kế hoạch sản lượng-doanh thu của xí nghiệp Cơ Khí, xí nghiệp Vận Tải
Sông Biển
Đối với hai xí nghiệp này, kế hoạch sản lượng được thiết lập dựa trên những hợp
đồng đã được kí kết giữa xí nghiệp với khách hàng. Cụ thể trong năm 2006, kế hoạch
sản lượng-doanh thu của hai xí nghiệp này như sau :
Bảng 5-4 : Kế hoạch sản lượng-doanh thu của xí nghiệp Cơ Khí năm 2006
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 30
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
STT Chỉ Tiêu Số Lượng ĐVT Đơn Giá Thành Tiền
I Gia Công Mới
- Sà lan tự hành 1 Chiếc 160 160
- Poton thép 2 Cái 1.400 2.800
- Cầu dẫn C400 60 Md 18 1.080
- Phà sắt 2 Chiếc 400 800
- Phao báo hiệu 2 Bộ 70 140
- Sản phẩm khác 5 Cái 10 50
II Sửa Chữa 64
1 Khách hàng
- XN Khai thác đá 5 Lượt 100 500
- DNTN Minh Quân 1 Lượt 100 100
- Công ty An xuyên 1 Lượt 100 100
- Vãng lai 8 Lượt 30 240
2 Nội bộ
- XN An Hòa 23 Lượt 120 2.760
- XN Năng Gù 9 Lượt 46 414
- XN Châu Giang 16 Lượt 54 864
- XN VTSB 1 Lượt 166 166
Tổng Doanh Thu Tr.đ 10.174
Bảng 5-5 : Kế hoạch sản lượng-doanh thu của xí nghiệp Vận Tải Sông Biển
STT Chỉ Tiêu ĐVT KH 2006
1 Sản Lượng
- Lượng vận chuyển Tấn 125.243
- Đơn giá vận chuyển Đồng/tấn 40.000
2 Doanh Thu
- Từ hoạt động vận chuyển Tr.đ 5009,72
- Doanh thu khác Tr.đ 160
Tổng Doanh Thu Tr.đ 5169,72
Doanh thu khác ở đây là doanh thu từ việc thanh lí hai xàlan trong năm 2006 của xí
nghiệp Vận Tải Sông Biển.
5.1.3 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
* NVLTT dùng cho Vận Chuyển Phà
Nguyên vật liệu chính dùng trong vận chuyển phà là dầu, nhớt. Công ty chọn các
nhà cung cấp ở tại địa bàn các xí nghiệp phà đang hoạt động để giảm bớt khoản chi phí
vận chuyển. Thời gian đặt hàng cho đến lúc giao hàng là 1 ngày, hiện tại công ty không
có kho chứa dầu, nhớt nên trung bình cứ khoảng 10 ngày là công ty phải nhập dầu và
phân bổ trực tiếp vào bồn chứa của những chiếc phà. Phòng vật tư có trách nhiệm sắp
xếp lịch trình đặt hàng và theo dõi việc nhập hàng.
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 31
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
Chí phí dầu được tính dựa trên định mức tua chuyến (nhớt dùng để châm máy và
thay máy).
Tua là thời gian chạy phà. Trung bình từ 10-20 phút (tuỳ mỗi bến) sẽ có một tua và
lịch chạy trong một ngày được quy định như sau : từ 4h30 đến 21h gọi là tua ngày, từ
21h đến 4h30 được gọi là tua đêm. Dựa vào định mức tua chuyến mà ta có chi phí
nguyên vật liệu được sử dụng như sau :
Bảng 5-6 : Kế hoạch chi phí NVLTT dùng cho Vận Chuyển Phà
CHỈ TIÊU ĐVT KH 2006
AH NG CG TG
Sản Lượng
Tua ngày Tua 79.400 27.000 142.000 33.500
Tua đêm Tua 15.300 6.000 20.560 6.500
Tổng Tua Tua 94.700 33.000 162.560 40.000
Định mức dầu Lít/tua 7,042 2,500 1,064 1,675
Định mức nhớt Lít/tua 0,135 0,064 0,040 0,040
Số lượng dầu Lít 666.906 82.500 172.964 67.000
Số lượng nhớt Lít 12.785 2.112 6.437 1.600
Thành tiền
Dầu Tr.đ 4.601,65 569,25 1.193,45 462,30
Nhớt Tr.đ 249,30 41,18 125,53 31,20
Tổng CPNVLTT Tr.đ 4.850,95 610,43 1.318,98 493,50
(nguồn số liệu tua chuyến được lấy từ phòng kế hoạch tổng hợp)
Bảng tính chi phí nhiên liệu được xây dựng dựa trên đơn giá dầu là 6.900đồng/lít,
giá nhớt là 19.500đ/lít.
* NVLTT của xí nghiệp Cơ Khí
Đối với xí nghiệp Cơ Khí, nguyên liệu chính dùng để sản xuất chủ yếu là thép. Vì
sản xuất theo đơn đặt hàng nên lượng thép nhập không thường xuyên. Hiện tại công ty
đã chọn được 2 nhà cung cấp có uy tín trên thị trường là : công ty TNHH Tân Nghệ An
và công ty cổ phần thép Nam Tiến. Việc chọn nhiều nhà cung cấp sẽ giúp công ty hạn
chế khả năng bị ép giá hoặc không có hàng.
Việc kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu có phù hợp với đơn đặt hàng hay không sẽ
do các chuyên viên của phòng kỹ thuật-vật tư tại xí nghiệp Cơ Khí đảm trách ví họ có
nhiều kinh nghiệm.
Căn cứ vào tải trọng của sản phẩm mà ta ước lượng khối lượng kg nguyên vật liệu
cần dùng. Dựa vào kế hoạch sản lượng-doanh thu của xí nghiệp Cơ Khí, ta ước tính chi
phí NVLTT cần cho sản xuất như sau :
Bảng 5-7 : Kế hoạch chi phí NVLTT của xí nghiệp Cơ Khí
STT Chỉ Tiêu Số Lượng
Khối Lượng
NVLTT (Kg)
Đơn Giá
(Đồng)
Thành Tiền
(Tr.đ)
I Gia Công Mới
- Poton thép 2 156.000 10.200 1.591
- Cầu dẫn C400 60 70.020 10.200 714,204
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 32
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
- Phà sắt 2 64.000 7.000 448
- Phao báo hiệu 2 1.100 10.200 11,22
- Sản phẩm khác 5 2.770 10.200 28,254
II Sửa Chữa
1 Khách hàng
- XN Khai thác đá 5 30.000 10.000 300
- DNTN Minh Quân 1 6.000 10.000 60
- Công ty An xuyên 1 6.000 10.000 60
- Vãng lai 8 16.000 10.000 160
2 Nội bộ
- XN An Hòa 23 149.500 10.000 1.495
- XN Năng Gù 9 22.500 10.000 225
- XN Châu Giang 16 48.000 10.000 480
- XN VTSB 1 10.000 10.000 100
TỔNG CPNVLTT 5.673
5.1.4 Dự kiến tài sản cố định tăng thêm
Phòng kỹ thuật có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra chất lượng phương tiện vận tải và
báo cáo kịp thời lên cho Ban giám đốc, đề xuất việc mua sắm thêm các phương tiện vận
tải, máy móc, thiết bị dùng cho hoạt động. Trong năm 2006, để bổ sung thêm vào số
lượng tài sản cố định cho công ty đồng thời thay thế dần những tài sản đã không còn sử
giá trị sử dụng. Công ty cần có kế hoạch trang bị thêm một số tài sản như sau :
Bảng 5-8 : Dự kiến nhu cầu TSCĐ tăng thêm
STT Tên TSCĐ Số Lượng Năm Sử Dụng
1 Phà tự hành 30 tấn 4 7
2 Phà tự hành 200 tấn 1 15
3 Cầu dẫn 1 6
4 Ponton 200 tấn 1 6
5 Phao tiêu báo hiệu 7 7
5.2 Kế Hoạch Quản Lý-Nhân Sự
5.2.1 Kế hoạch nhân sự trong công ty
Do đặc thù là một doanh nghiệp nhà nước nên cơ cấu tổ chức công ty Phà An Giang
được phân ra như sau : hạt nhân lãnh đạo là Đảng bộ công ty bao gồm Ban giám đốc và
một số cán bộ Đảng chủ chốt là trưởng, phó các phòng ban, dưới đó là các chi bộ như :
đoàn thanh niên, công đoàn, hội cụ chiến binh…
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 33
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
Ban Giám đốc gồm : 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Giám đốc là người đứng đầu
công ty, vừa đại diện cho nhà nước vừa đại diện cho toàn thể cán bộ công ty. Thực hiện
quản lý công ty theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và của nhà nước. 2 phó giám
đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc trong công tác quản lý và điều hành các xí nghiệp trực
thuộc công ty. Ban giám đốc là đội ngũ các cán bộ lâu năm nên rất có kinh nghiệm
trong công tác quản lý và điều hành công ty, luôn đề ra những chiến lược phù hợp với
từng gia đoạn phát triển của công ty, có sự chỉ đạo kịp thời và thường xuyên kiểm tra,
đôn đốc nhân viên làm việc.
Bên cạnh đó, đội ngũ lao động trong công ty rất đông. Có hơn 485 nhân viên, trong
đó gồm 392 nam và 93 nữ, cơ cấu lao động được phân theo trình độ như sau :
Bảng 5-9 : Cơ cấu lao động phân theo trình độ
Trình Độ Số Lượng LĐ(người)
Tỉ Trọng
(%)
Đại học 64 13,20
Trung cấp 31 6,39
Sơ cấp 34 7,01
Lao động phổ thông 136 28,04
Công nhân kỹ thuật 220 45,36
Tổng 485 100
(Nguồn từ phòng tổ chức hành chính)
Hiện tại đội ngũ nhân sự trong công ty đủ đáp ứng nhu cầu và phù hợp với qui mô
hoạt động của công ty. Hàng năm phòng tổ chức hành chính đề lên kế hoạch đưa nhân
viên đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cụ thể trong
những tháng đầu năm 2006 đã đưa 4 nhân viên đi học bằng đại học, 20 người học nâng
bậc thuyền trưởng, 10 người học nâng bậc máy trưởng. Nhằm giảm bớt tỷ lệ lao động
phổ thông, tăng dần tỷ lệ công nhân kỹ thuật.
Do yếu tố lao động là ưu điểm của công ty nên công ty luôn đặt mục tiêu chăm lo
đời sống cán bộ nhân viên lên hàng đầu. Trong năm 2006, kế hoạch tiền lương được
công ty phân bổ như sau :
(Bảng số liệu ở trang 35)
Trong đó tiền lương được lấy theo số liệu do phòng do phòng tổ chức hành chính
cung cấp. Trích 15% cho BHXH, 2% theo lương cơ bản cho BHYT, 2% theo lương
thực lãnh cho KPCĐ.
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 34
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
Bảng 5-10 : Bảng kế hoạch tiền lương của công ty Phà An Giang năm 2006
ĐVT : Tr.đ
STT Đơn Vị Tổng số LĐ(người) Lương+PC BHXH BHYT KPCĐ
Tổng chi phí
nhân công
I Vận Chuyển Phà
1 XN Phà An Hòa 130 3.825 186 19 38 4.068
2 XN Phà Năng Gù 36 1.082 55 5 11 1.153
3 XN Phà Châu Giang 120 3.229 161 16 32 3.438
4 Bến Phà Thuận Giang 44 1.329 69 7 13 1.418
II TTP Cầu Ông Chưởng 18 470 23 2 5 500
III TTP TL941 30 809 42 4 8 863
IV XN Cơ Khí Giao Thông
1 Bộ phận trực tiếp 32 640 56 8 13 717
2 Bộ phận gián tiếp (quản lý) 13 275 24 3 6 308
V XN Vận Tải Sông Biển
1 Bộ phận trực tiếp
2 Bộ phận gián tiếp (quản lý) 8 221 17,5 2,5 4 245
VI Văn Phòng Công Ty
1 Giám Đốc 1 100 3 1 104
2 Cán bộ quản lý văn phòng 53 1.403 77 8 14 1.502
Tổng Cộng 485 13.383 713,5 74,5 145 14.316
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 35
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
5.2.2 Về chi phí quản lý
Đối với các xí nghiệp phà, chi phí quản lý được công ty phân bổ theo % doanh thu,
điều đó có nghĩa là trong năm 2006, công ty bỏ ra 4.325 tỷ đồng để phân bổ chi phí
quản lý cho 4 xí nghiệp phà. Số liệu cụ thể đựơc tính trong bảng sau :
Bảng 5-11: Bảng phân bổ chi phí quản lý cho các xí nghiệp Phà
Chỉ Tiêu ĐVT Doanh Thu Tỷ lệ % CPQLtrong DT Tổng CPQL
Vận Chuyển Phà Tr.đ 46.175,59 4.325
An Hòa Tr.đ 21.795,52 47,2% 2.041
Năng Gù Tr.đ 4.151,93 8,99% 389
Châu Giang Tr.đ 15.898,79 34,43% 1.489
Thuận Giang Tr.đ 4.329,35 9,38% 406
Bảng 5-12 : Bảng tính chi phí quản lý tại xí nghiệp Cơ Khí, xí nghiệp VTSB
ĐVT : Tr.đ
STT Chỉ Tiêu Kế Hoạch 2006
XN Cơ Khí XN VTSB
1 CP nhân viên quản lí 308 245
2 CP vật liệu quản lí 24 6
3 CP đồ dùng văn phòng 16 13
4 CP khấu hao TSCĐ (văn phòng) 17 43
5 Thuế, phí và lệ phí 3 4
6 CP dịch vụ mua ngoài 58 62
7 CP bằng tiền khác 169 62
Tổng CP QLDN 595 435
5.3 Các Dự Báo Tài Chính
*Các giả định về tài chính : các giả định này là cơ sở tính toán trong kế hoạch tài
chính của công ty năm 2006.
- Tốc độ tăng sản lượng của vận chuyển phà và của 2 trạm thu phí là 8%
- Doanh thu của TTPTL941 là 4.900 tỷ, trích nộp ngân sách nhà nước 80%
- Doanh thu của TTP Cầu Ông Chưởng là 2.330 tỷ đồng, trích nộp ngân sách 67%
- Mức trích khấu hao TSCĐ toàn công ty là 10.200 tỷ đồng trong đó bao gồm : XN
An Hòa 3.508 tỷ, Năng Gù 1.480 tỷ, Châu Giang 1.481 tỷ, Thuận giang 1.545 tỷ, XN
CKGT 298 tỷ, XN VTSB 1.535 tỷ và văn phòng công ty 353 tỷ.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp toàn công ty là 4.324 tỷ đồng
- Chi phí lãi vay phải trả trong năm là 1.446 tỷ đồng
- Dự kiến chi phí NVLTT của XN VTSB năm nay là 73 triệu đồng
- Chi phí bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị, phương tiện là 931 triệu đồng
SVTH : Nguyễn Anh Thư Trang : 36
Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy
- Chi phí sửa chữa lớn là 3.304 tỷ đồng
- Chi phí khác dự trù là 8.809 tỷ
- Dự kiến tổng tài sản vào cuối kỳ là 149.866,242 tỷ đồng
- Dự kiến nguồn vốn chủ sở hữu là 108.293,982 tỷ
*Dự Kiến thu nhập và chi phí :
Bảng 5-13 : Bảng dự kiến kết quả hoạt động Vận chuyển phà năm 2006
ĐVT : Tr.đ
STT Chỉ Tiêu Vận Chuyển Phà
AH NG CG TG
I Doanh Thu 20.634,81 3.930,24 15.027,98 4.097,64
II CP HĐSXKD 16.773,0 3.947,4 8.586,0 3.781,5
1 CP NVL trực tiếp 4.850,95 610,43 1.318,98 493,50
2 CP nhân công 4.068 1.153 3.438 1.418
3 CP sản xuất chung 7.854 2.184 3.829 1.870
- Khấu hao TSCĐ sản xuất 3.508 1.480 1.481 1.545
- Sửa chữa lớn 2.222 262 564 86
- Sửa chữa thường xuyên 221 41 115 41
- CP bảo dưỡng, bảo trì 403 101 169 98
- CP khác 1.500 300 1.500 100
III Lãi Gộp 3.861,86 -17,19 6.442,00 316,14
IV CP QLDN 2.041 389 1.489 406
V LN trước thuế 1.820,86 -406,19 4.953,00 -89,86
VI Thuế TNDN (28%) 509,84 -113,73 1.386,84 -25,16
VII LN sau thuế 1.311,02 -292,45 3.566,16 -64,70
(Các số liệu về chi phí sản xuất chung được lấy từ phòng kế hoạch tổng hợp)
Dựa vào bảng số liệu, ta thấy trong năm 2006 tình hình vận chuyển phà tại xí nghiệp
phà Năng Gù, phà Thuận Giang là không có hiệu quả. Do trong năm nay, chi phí khấu
hao tài sản ở các xí nghiệp này phát sinh quá lớn chiếm 1/3 trong tổng chi phí hoạt động
của xí nghiệp. Trong khi doanh thu tăng không đáng kể so với năm 2005, vì th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang.pdf