Tài liệu Khóa luận Kiểm chứng cơ chế bảo mật dựa trên AST: i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
----------
Nguyễn Văn Thanh
KIỂM CHỨNG CƠ CHẾ BẢO MẬT DỰA TRÊN AST
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Công nghệ thông tin
HÀ NỘI – 2009
ii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
----------
Nguyễn Văn Thanh
KIỂM CHỨNG CƠ CHẾ BẢO MẬT DỰA TRÊN AST
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Công nghệ thông tin
Cán bộ hướng dẫn: TS. Trương Ninh Thuận
HÀ NỘI – 2009
iii
Lời cảm ơn
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Trương Ninh Thuận, người thầy đã
cho em định hướng, những ý kiến quý báu về kiểm chứng cơ chế bảo mật dựa trên
AST và đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận. Thầy đã giúp đỡ em rất nhiều và
đi cùng em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Thầy chỉ cho em cách tiếp cận,
nghiên cứu một công nghệ mới, cách tìm ra giải pháp cho vấn đề mắc phải.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã giúp đỡ em trong những năm
...
81 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Kiểm chứng cơ chế bảo mật dựa trên AST, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
----------
Nguyễn Văn Thanh
KIỂM CHỨNG CƠ CHẾ BẢO MẬT DỰA TRÊN AST
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Công nghệ thông tin
HÀ NỘI – 2009
ii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
----------
Nguyễn Văn Thanh
KIỂM CHỨNG CƠ CHẾ BẢO MẬT DỰA TRÊN AST
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Công nghệ thông tin
Cán bộ hướng dẫn: TS. Trương Ninh Thuận
HÀ NỘI – 2009
iii
Lời cảm ơn
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Trương Ninh Thuận, người thầy đã
cho em định hướng, những ý kiến quý báu về kiểm chứng cơ chế bảo mật dựa trên
AST và đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận. Thầy đã giúp đỡ em rất nhiều và
đi cùng em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Thầy chỉ cho em cách tiếp cận,
nghiên cứu một công nghệ mới, cách tìm ra giải pháp cho vấn đề mắc phải.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã giúp đỡ em trong những năm
học qua. Em xin chân thành cảm ơn Bộ môn Công nghệ phần mềm, Khoa Công nghệ
thông tin, Trường Đại Học Công Nghệ, Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận
lợi cho em trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận này.
Đề tài “Kiểm chứng cơ chế bảo mật dựa trên AST” là một đề tài khá mới mẻ lại
được hoàn thành trong quỹ thời gian hạn hẹp nên khó tránh khỏi những khiếm khuyết em
mong nhận được những góp ý chân thành từ thầy cô giáo và các bạn để đề tài có thể được
mở rộng và nghiên cứu kỹ hơn, đưa vào trong thực tiễn ngành Công nghệ thông tin hiện
nay.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2009
Sinh viên
Nguyễn Văn Thanh
iv
Danh sách các hình vẽ
Hình 2.1: Một họ của các mô hình RBAC
Hình 2.2: Mô hình RBAC0
Hình 2.3: Các ví dụ của Role Hierarchies
Hình 2.4: Role Hierarchies cho một dự án
Hình 2.5: Mô hình tổng quát của RH (RBAC1)
Hình 2.6: Mô hình RBAC quản lý
Hình 3.1: Cấu trúc tổng quát CDT
Hình 3.2: Cấu trúc chi tiết của CDT
Hình 3.3: Giao diện DOM AST
Hình 3.4: Mô tả cách duyệt cây
Hình 4.1: Cấu trúc cây của ifStatement đơn giản
Hình 4.2: Mô tả thuật toán kiểm chứng cơ chế bảo mật
Hình 4.3: Cấu trúc của lệnh if phức tạp
Hình 4.4: Thể hiện phức tạp trên AST
Hình 4.4: Lỗi thể hiện trong đoạn mã
Hình 5.1: Giao diện StartPage sau khi cài CDT
Hình 5.2: Cấu trúc DOM AST
Hình 5.3: Giao diện chương trình Test
Hình 5.4: Giao diện khi chạy Test thành công
Hình 5.5: Giao diện kết quả
Hình 5.6, 5.7: Minh họa kết quả kiểm tra chương trình.
v
Danh sách các thuật ngữ và khái niệm
THUẬT NGỮ KHÁI NIỆM
MAC Mandatory access control – điều khiển truy cập bắt buộc
DAC Discretionary access control – điều khiển truy cập tùy quyền
RBAC Role-based access control – điều khiển truy cập trên cơ sở vai trò
ACL Access control list – Danh sách điều khiển truy cập
Role hierarchy Cấp bậc trong vai trò
OPS Tập hợp các hành động trên một đối tượng cụ thể
Test
Quá trình chạy một chương trình để kiểm tra một thuật toán hay
một bài toán cụ thể.
File Đối tượng tệp văn bản được sao lưu trên máy tính
Project Nói về một dự án được tạo ra cụ thể là Eclipse
Session Phiên làm việc
User Người sử dụng
Permission Quyền hạn
Role Vai trò
Expression Các biểu thức (Ở đây tập trung nói về các biểu thức điều kiện)
vi
Tóm tắt khóa luận
Từ trước đến nay, bảo mật thông tin luôn chiếm một vai trò rất quan trọng của một
tổ chức, công ty hay quốc gia. Trong Công nghệ thông tin vấn đề bảo mật được chú trọng
và quan tâm một cách nghiêm túc. Đã có rất nhiều cơ chế bảo mật được đưa ra và thích
hợp cho từng lĩnh vực riêng.
Khóa luận tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến kiểm chứng cơ chế bảo
mật thông tin dựa trên RBAC. Nghiên cứu các mô hình RBAC, các ví dụ về các mô hình
và ứng dụng của các mô hình này trong thực tiễn.
Giới thiệu công cụ CDT để xây dựng mô hình kiểm chứng cơ chế bảo mật dựa trên
AST (Abstract Syntax Tree). Các ứng dụng của CDT trong bài toán kiểm chứng.
Những nghiên cứu tập trung vào kiểm chứng mô hình RBAC dựa trên AST sẽ là
nền móng cho những nghiên cứu rộng hơn và khả dụng hơn trong tương lai không xa.
Để thuyết phục hơn, khóa luận đưa ra một bài toán ví dụ để kiểm chứng mô hình
RBAC0 và mã nguồn viết bằng Java (trên công cụ Eclipse) và mô hình được Test trên
ngôn ngữ C/C++.
vii
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .......................................................................... 1
1.1. Bối cảnh .......................................................................................................1
1.2. Mục tiêu khóa luận .....................................................................................1
1.3. Cấu trúc khóa luận .....................................................................................2
CHƯƠNG 2. CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN TRUY CẬP DỰA TRÊN
VAI TRÒ....................................................................................................... 3
2.1. Giới thiệu .....................................................................................................3
2.2. Nền tảng và động lực...................................................................................4
2.3. Các vai trò và các khái niệm liên quan ......................................................7
2.4. Các mô hình một họ tham chiếu.................................................................8
2.5. Mô hình cơ sở ............................................................................................10
2.6. Role có cấp bậc ..........................................................................................14
2.7. Các ràng buộc............................................................................................20
2.8. Mô hình hợp nhất......................................................................................24
2.9. Các mô hình quản lý .................................................................................26
2.10. Kết luận ...................................................................................................29
CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU CÔNG CỤ CDT TRONG ECLIPSE .......... 31
3.1. Tổng quan..................................................................................................31
3.2. Cấu trúc của CDT .....................................................................................31
3.3. Các tính năng của CDT ............................................................................32
3.4. Kết luận .....................................................................................................35
CHƯƠNG 4. BÀI TOÁN KIỂM CHỨNG................................................ 36
4.1. Giới thiệu:..................................................................................................36
4.2. Khái quát thuật toán .................................................................................36
4.3. Những khía cạnh liên quan.......................................................................38
4.3.1. Khía cạnh lý thuyết ......................................................................................38
4.3.2. Khía cạnh thực tiễn......................................................................................40
viii
4.4. Ứng dụng thuật toán .................................................................................41
4.4.1. Khái quát về ứng dụng ................................................................................41
4.4.2. Mục tiêu bài toán: ........................................................................................41
4.4.3. Yêu cầu bài toán: .........................................................................................42
4.4.4. Phân tích bài toán ........................................................................................42
4.5. Kết luận .....................................................................................................43
CHƯƠNG 5. THỰC NGHIỆM ................................................................. 45
5.1. Phạm vi ứng dụng .....................................................................................45
5.2. Thiết kế ứng dụng .....................................................................................45
5.3. Xây dựng và triển khai bài toán...............................................................48
5.3.1. Xây dựng chương trình chính .....................................................................48
5.3.2. Xây dựng chương trình kiểm tra: ...............................................................49
5.4. Kiểm thử chương trình .............................................................................53
5.4.1. Nội dung kiểm thử .......................................................................................53
5.4.2. Kết quả .........................................................................................................61
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN .......................................................................... 63
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Bối cảnh
Trong thời kỳ thông tin bùng nổ như hiện nay, tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã
hội đều sử dụng công nghệ thông tin như các cơ quan chính phủ, các ngân hàng hay các tổ
chức.. Nhưng một thực tế đáng lo ngại là vấn đề bảo mật chưa được quan tâm thích đáng
và chưa sử dụng hợp lý.
Có rất nhiều cơ chế bảo mật được nghiên cứu và triển khai thích họp cho từng lĩnh
vực khác nhau. Trong các mô hình đang tồn tại thì toàn diện nhất là RBAC.
RBAC điều khiển việc truy cập dựa trên vai trò của từng người sử dụng. Mô hình
này có nhiều ưu điểm, nhưng nội dung rất rộng nên khóa luận tập trung chuyên sâu vào
mô hình đơn giản nhất và đặc trưng nhất của RBAC là RBAC0.
1.2. Mục tiêu khóa luận
Khóa luận sẽ nghiên cứu những vấn đề sau:
Khái niệm RBAC và đi vào chi tiêt các mô hình RBAC. Phần này giới thiệu một
cách khái quát nhất RBAC là gì? Những đặc điểm, các mô hình và ứng dụng trong cơ chế
bảo mật như thế nào?
Sau khi tìm hiểu về RBAC, phần tiếp theo phát biểu bài toán kiểm chứng các mô
hình của RBAC (cụ thể là RBAC0). Mã nguồn được biểu diễn dưới cấu trúc cây, phần
này nêu lên thuật toán duyệt cây và đưa ra kết luận về tính đúng đắn của mã nguồn so với
mô hình RBAC0.
Khóa luận sẽ đề cập tới việc dùng Eclipse với công cụ CDT để sinh ra cây cú pháp
trừu tượng (AST), cấu trúc AST và cách để duyệt nó.
Mục tiêu quan trong của luận văn là lam sao đề xuất được một phương pháp hiệu
quả để kiểm chứng mô hình RBAC0 với phần thực thi chương trình sử dụng AST
2
1.3. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận được cấu trúc như sau:
Chương 2 phân tích chi tiết về các mô hình điều khiển truy cập dựa trên vai trò
(RBAC). Các cách tiếp cận các mô hình của RBAC qua các ví dụ cụ thể
Chương 3 giới thiệu về CDT - một công cụ để triển khai bài toán kiểm chứng. Giới
thiệu trực quan qua các hình ảnh và các ứng dụng của thể của CDT. Chương này không
nói hết về CDT chỉ đề cập các phần quan trọng nhất của CDT phục vụ trực tiếp cho khóa
luận.
Chương 4 nghiên cứu bài toán kiểm chứng và ứng dụng trên mô hình RBAC0. Từ
cây cú pháp trừu tượng (AST) đưa ra thuật toán kiểm chứng có đầu vào là mã nguồn
C/C++ và kết quả được so sánh với mô hình RBAC0 và kết luận về sự tương ứng của mô
hình so với đoạn mã chuơng trình.
Chương 5 là phần thực nghiệm sẽ cụ thể thuật toán đã đề cập ở chương 4 bằng cách
đưa ra một bài toán cụ thể. Chương này sẽ đưa ra các chi tiết chạy chương trình và kết
quả đạt được liên quan tới bài toán đang được nghiên cứu.
Chương 6 là chương cuối nêu lên kết luận về khóa luận.
3
CHƯƠNG 2. CÁC MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN TRUY CẬP
DỰA TRÊN VAI TRÒ
2.1. Giới thiệu
Khái niệm điều khiển truy cập dựa trên vai trò (RBAC) bắt đầu với hệ thống đa
người sử dụng và đa ứng dụng trực tuyến được đưa ra lần đầu vào những năm 70. Ý
tưởng trọng tâm của RBAC là permission (quyền hạn) được kết hợp với role (vai trò) và
user (người sử dụng) được phân chia dựa theo các role thích hợp. Điều này làm đơn giản
phần lớn việc quản lý những permission. Tạo ra các role cho các chức năng công việc
khác nhau trong một tổ chức và user cũng được phân các role dựa vào trách nhiệm và
trình độ của họ. Phân lại cho user từ chức năng này sang chức năng khác. Những role
được cấp các permission mới vì các ứng dụng gắn kết chặt chẽ với các hệ thống và các
permission được hủy khỏi các role khi cần thiết.
Một role được xem như một kết cấu ngữ nghĩa mà cơ chế điều khiển truy cập đều
hình thành xung quanh. Một tập hợp riêng biệt những user và các permission được lập ra
bởi các role chỉ là tạm thời. Role ổn định hơn bởi vì hoạt động hay chức năng của một tổ
chức thường ít thay đổi hơn.
Một role tương ứng với một năng lực để làm một nhiệm vụ cụ thể, ví dụ một bác sỹ
nội khoa hay một dựợc sỹ. Một role cũng là hiện thân của một thẩm quyền và một bổn
phận như một giám sát dự án.
Một thẩm quyền hay một trách nhiệm khác với một năng lực. Jane Doe có năng lực
để điều hành một số bộ phận nhưng chỉ được phân công điều hành một bộ phận. Các role
phản ánh cho các nhiệm vụ được phân công cụ thể được luân phiên giữa nhiều user, ví dụ
công việc của một bác sỹ nội khoa hay một quản lí ca. Các mô hình RBAC và sự cài đặt
nên có khả năng cải thiện cung cấp tất cả các biểu hiện của khái niệm role.
Theo một nghiên cứu mới đây của NIST [1] thì RBAC nhằm vào nhu cầu của các
ngành kinh doanh hay của cả chính phủ. Trong công trình nghiên cứu của 28 tổ chức này,
4
nhu cầu điều khiển truy cập bị chi phối bởi nhiều mối quan tâm khác nhau gồm cả người
tiêu dùng, cổ đông và sự tin cậy của các công ty bảo hiểm, sự riêng tư của thông tin cá
nhân, việc ngăn chặn sự phân bố tài sản tài chính trái phép, ngăn chặn sử dụng không
phép các đường dây điện thoại đường dài và sự giữ vững các tiêu chuẩn nghề nghiệp.
Nhiều tổ chức đưa ra các quyết định điều khiển truy cập dựa trên role mà user là cá
nhân đảm nhận như một bộ phận của tổ chức. Nhiều tổ chức thích kiểm soát tập trung và
duy trì quyền truy cập, không theo ý muốn cá nhân của người quản lí hệ thống lắm mà
theo các chỉ dẫn bảo vệ của tổ chức.
Bản nghiên cứu cho thấy các tổ chức thường xem các nhu cầu điều khiển truy cập
của họ là duy nhất và cảm thấy các sản phẩm có sẵn thiếu sự linh hoạt.
Các role được xem như một phần của tiêu chuẩn SQL3 nổi bật cho hệ thống quản lí
dữ liệu, dựa vào sự thực hiện của chúng trong Oracle 7. Các role được kết nối chặt chẽ
trong hiện trạng an ninh thương mại. RBAC cũng phù hợp với công nghệ đang thịnh hành
và các xu hướng kinh doanh. Một loạt sản phẩm cung cấp trực tiếp một dạng RBAC, các
sản phẩm khác hỗ trợ những tính năng có liên quan chặt chẽ, ví dụ nhóm user, những tính
năng này được sử dụng để thực hiện các role.
2.2. Nền tảng và động lực
Mục đích chính của RBAC làm cho việc quản trị an ninh và xem lại thuận tiện hơn.
Nhiều hệ thống kiểm soát truy cập cho các máy tính lớn thành công về thương mại thực
hiện role quản trị an ninh. Ví dụ, role là người vận hành có thể truy cập tất cả các tài
nguyên mà không thay đổi các quyền truy cập, role là một nhân viên bảo vệ có thể thay
đổi các quyền truy cập nhưng không được truy cập vào các tài nguyên, và role là một
kiểm toán viên có thể truy cập vào các đường kiểm toán. Việc sử dụng các role mang tính
quản lí này cũng đựợc có trong các hệ thống điều khiển mạng hiện đại như Novell’s
NetWare và Microsoft Windows NT.
Sự quan tâm mới xuất hiện trở lại đây đối với RBAC tập trung chủ yếu vào khả
năng sử dụng RBAC ở cấp độ ứng dụng. Trong quá khứ và cả ngày nay, các ứng dụng
5
đặc biệt đã được xây dựng với RBAC được mã hóa trong bản thân sự ứng dụng. Các hệ
điều hành hiện có và các môi trường cung cấp rất ít khả năng sử dụng RBAC ở cấp độ
ứng dụng. Khả năng này bây giờ bắt đầu xuất hiện trong các sản phẩm. Thách thức đặt ra
là phải xác định được ứng dụng độc lập tiện lợi khá linh hoạttất nhiên dễ dàng thực hiện,
sử dụng và hỗ trợ nhiều ứng dụng với sự điều chỉnh nhỏ nhất.
Các biến thể tinh vi của RBAC bao gồm khả năng thiết lập mối quan hệ giữa các
role cũng như là giữa các permission và các role và giữa các user với các role.
Ví dụ, hai role có thể đươc lập sao cho loại trừ nhau do đó cùng một user không
đựơc phép thực hiện cả hai role. Các role cũng có thể có quan hệ kế thừa, theo đó một
role kế thừa các permission được gắn cho role khác. Những mối quan hệ role – role này
có thể được sử dụng để làm cho các chính sách bảo mật bao gồm sự tách rời các công việc
và sự ủy thác của người có thẩm quyền. Từ trước đến nay những mối quan hệ này đựợc
mã hóa trong phần mềm ứng dụng, với RBAC, chúng đựợc định rõ một lần cho một miền
bảo mật.
Với RBAC, người ta có thể xác định được các mối quan hệ role – permission. Điều
này giúp cho việc gán cho các user tới các role xác định dễ dàng. Bản nghiên cứu NIST
[1] chỉ ra rằng các permission được phân cho các role có xu hướng thay đổi tương đối
chậm so với sự thay đổi thành viên những user các role. Nghiên cứu này cũng đã nhận
thấy việc cho phép các quản trị viên cấp hoặc hủy bỏ tư cách thành viên của các user
trong các role đang tồn tại mà không cho các quản trị viên này quyền tạo role mới hay
thay đổi sự phân chia role – permission là điều đang đựợc mong muốn.
Việc phân công các user theo role sẽ cần ít kĩ năng kĩ thuật hơn việc phân công các
permission theo role. Nếu không có RBAC, việc xác định permission nào được ủy thác
cho user nào sẽ khó.
Chính sách điều khiển truy cập được thể hiện ở các thành tố khác nhau của RBAC
như mối quan hệ role – permission, mối quan hệ user – role và mối quan hệ role – role.
Những thành tố này cùng xác định xem liệu một user cụ thể có được phép truy cập vào
6
môt mảng dữ liệu trong hệ thống hay không. Các thành tố RBAC có thể đựợc định dạng
trực tiếp bởi người sở hữu hệ thống hay gián tiếp bởi các role thích hợp mà người sở hữu
hệ thống ủy thác. Chính sách có hiệu lực trong một hệ cụ thể nào đó là kết quả cuối cùng
của việc định dạng các thành tố RBAC khác nhau một cách trực tiếp bởi người sở hữu hệ
thống. Ngoài ra chính sách điều khiển truy cập có thể gia tăng trong chu kì của hệ thống
và ở các hệ lớn điều này là chắc chắn xảy ra. Khả năng biến đổi chính sách để đáp ứng
được nhu cầu đang thay đổi của một tổ chức là một lợi ích quan trọng của RBAC.
Mặc dù RBAC là một chính sách trung lập, nó trực tiếp hỗ trợ ba nguyên tắc bảo
mật nổi tiếng: đặc quyền ít nhất, sự tách biệt các nhiệm vụ, trừu tượng hóa dữ liệu.
Nguyên tắc đặc quyền ít nhất đựợc hỗ trợ vì RBAC được định dạng do đó chỉ những
permission mà nhiệm vụ do các thành viên của role quản lí đó cần mới được phân cho
role đó. Sự tách biệt các nhiệm vụ đạt được bằng cách đảm bảo những role có quan hệ
loại trừ lẫn nhau phải đựơc sử dụng tới để hoàn thành một công việc nhạy cảm như yêu
cầu một nhân viên kế toán và một quản lí kế toán tham gia vào phát hành một tấm Sec.
Trừu tượng hóa dữ liệu được hỗ trợ bằng các permission trừu tượng như credit (bên có)
và debit (bên nợ) cho một tài khoản, chứ không phải là các permission đọc, viết, quản lí
thường đựợc hệ điều hành cung cấp. Tuy nhiên, RBAC không cho phép ứng dụng các
nguyên lý này. Nhân viên bảo mật có thể định dạng được RBAC do đó nó vi phạm những
nguyên lí này. Ngoài ra, mức độ trừu tuợng hóa dữ liệu đựợc hỗ trợ sẽ do các chi tiết bổ
sung quyết định.
RBAC không phải là giải pháp cho mọi vấn để kiểm soát truy cập. Người ta cần
những dạng kiểm soát truy cập phức tạp hơn khi xử lí các tình huống mà trong đó chuỗi
các thao tác cần được kiểm soát. Ví dụ, một lệnh mua cần nhiều bước trước khi đơn dặt
hàng mua được phát hành. RBAC không cố kiểm soát trực tiếp các permission cho một
chuỗi các sự kiện như vậy. Các dạng khác của kiểm soát truy cập đựợc cài đặt trên bề mặt
RBAC vì mục đích này. Việc kiểm soát một chuỗi các thao tác ngoài phạm vi của
RBAC, mặc dù RBAC có thể là nền móng để xây dựng những kiểm soát như thế.
7
2.3. Các vai trò và các khái niệm liên quan
Một câu hỏi thường được hỏi là “sự khác nhau giữa các role và các group là gì?”.
Các nhóm user như một đơn vị kiểm soát truy cập thường được nhiều hệ thống kiểm soát
truy cập cung cấp. Điểm khác biệt chính giữa hầu hết các group và khái niệm role là
group thường đựợc đối xử như một tập hợp những user chứ không phải là một tập hợp
các permission. Một role một mặt vừa là một tập hợp các user mặt khác lại là một tập
hợp các permission. Role đóng vai trò trung gian để kết nối hai tập hợp này lại với nhau.
Hãy xem xét hệ điều hành Unix. Thành viên nhóm trong Unix được xác định ở
trong hai file /ect/password và /ect/group. Do đó để xác định một user cụ thể thuộc
group nào hoặc xác định tất cả các thành viên của một group cụ thể là khá dễ dàng. Các
permission giành cho các nhóm dựa vào các permission kết hợp với các file cá nhân và
các thư mục. Để xác định permission nào một nhóm cụ thể thường có sẽ cần sự nghiên
cứu kĩ luỡng cả một cây hệ thống file. Do đó việc xác định thành viên của nhóm thường
dễ hơn việc xác định permission của nhóm. Ngoài ra, việc giao permission cho nhóm
được phi tập trung hóa cao. Về cơ bản, người sở hữu một sub-tree (cây con) của hệ thống
file Unix có thể giao permission của sub-tree đó cho một nhóm. (mức độ chính xác việc
này có thể làm được phụ thuộc vào dạng Unix cụ thể được nói đến). Tuy nhiên, nhóm
Unix có thể được dùng để thực hiện role trong hoàn cảnh cụ thể mặc dù theo khái niệm
role của chúng tôi các nhóm không giống nhau.
Để minh họa bản chất sự khác biệt của group và role, hãy xem xét hệ thống mang
tính giả thuyết mà cần gấp đôi thời gian để xác định thành viên nhóm so với xác định
permission của nhóm. Hãy cho rằng permission của nhóm và thành viên nhóm chỉ có thể
được nhân viên bảo mật hệ thống thay đổi. Trong trường hợp này, cơ chế nhóm sẽ trở nên
rất gần với khái niệm role của chúng tôi.
Một vấn đề được quan tâm nữa là mối quan hệ giữa role và Compartment.
Compartment là một phần của cấu trúc nhãn bảo mật được sử dụng trong quốc phòng
hay các cơ quan nhà nước. Compartment dựa vào quan điểm cần là biết (need-to-know)
8
có nghĩa rộng đối với thông tin có sẵn ở một nhãn compartment tương tự nghĩa ngữ
nghĩa của role. Tuy nhiên, người ta sử dụng compartment cho một chính sách sở hữu
thông tin một chiều riêng biệt trong hàng rào các nhãn. Role không thực hiện chính sách
nào thuộc loại này cả.
Lâu nay vẫn tồn tại sự khác biệt giữa kiểm soát truy cập theo ý muốn và kiểm soát
truy cập bắt buộc được biết đến lần lượt là DAC và MAC. Sự khác biệt này xuất hiện khi
người ta nghiên cứu bảo mật trong ngành quốc phòng. MAC cho phép việc kiểm soát truy
cập dựa vào nhãn bảo mật gửi kèm tới các user (chính xác hơn là chủ thể) và khách thể
(object). DAC cho phép kiểm soát truy cập thực hiên được đối với khách thể (object) dựa
trên cơ sở permission hoặc từ chối hoặc cả hai do một user riêng biệt, thường là người sở
hữu object đó định dạng. RBAC có thể được xem như một thành tố kiểm soát truy cập
độc lập, cùng tồn tại với MAC và DAC lúc thích hợp. Trong trường hợp này việc truy
cập sẽ được phép nếu RBAC, MAC và DAC cho phép. Hi vọng rằng RBAC trong nhiều
trường hợp sẽ tự nó tồn tại.
Như một vấn đề liên quan, RBAC bản thân nó là một cơ chế tùy ý hay bắt buộc?
Câu trả lời phụ thuộc vào định nghĩa chính xác của cái quan niệm “tùy ý” và “bắt buộc”
cũng như là bản chất thực và sự định hình các permission, role và user trong một hệ
thống RBAC. Việc hiểu bắt buộc có nghĩa là các user cá nhân không có sự lựa chọn nào
đối với việc permission hoặc user nào được giao đến một role nào, trong khi tùy ý có
nghĩa là user được tự đưa ra các quyết định này. Như đã nói ở trên, RBAC bản thân nó là
một chính sách trung tính. Các dạng nhất định nào đó của RBAC có thể là bắt buộc, trong
khi các dạng khác có thể lại là tùy ý.
2.4. Các mô hình một họ tham chiếu
Để hiểu các chiều khác nhau của RBAC, cần xác định một dòng của 4 mô hình khái
niệm. Mối quan hệ giữa 4 mô hình này được trình bày ở Hình 2.1(a) và các đặc điểm cơ
bản được minh họa ở Hình 2.1(b). RBAC0, mô hình cơ bản nằm ở dưới cùng cho thấy đó
là yêu cầu tối thiểu cho bất kì một hệ thống nào hỗ trợ RBAC. RBAC1 và RBAC2 đều
9
bao gồm RBAC0 nhưng có thêm một số nét khác với RBAC0. Chúng được gọi là các mô
hình tiên tiến. RBAC1 có thêm khái niệm cấp bậc role (khi các role có thể kế thừa
permission từ role khác). RBAC2 có thêm những ràng buộc (đặt ra các hạn chế chấp
nhận các dạng của các thành tố khác nhau của RBAC). RBAC1 và RBAC2 không so
sánh được với nhau. Mô hình hợp nhất RBAC3 bao gồm cả RBAC1 và RBAC2 và cả
RBAC0 nữa.
Những mô hình này là điểm tham chiếu để so sánh với các hệ thống và mô hình
khác mà những nhà nghiên cứu và phát triển khác sử dụng. chúng cũng như một chỉ dẫn
cho việc phát triển sản phẩm và sự đánh giá sản phẩm của các khách hàng tiềm năng
trong tương lai. Hiên tại, cứ cho rằng có một security officer (nhân viên an ninh) là
người duy nhất có thẩm quyền định ra các thiết lập và các mối liên hệ của những mô hình
này. Sau này chúng tôi sẽ giới thiệu một mô hình quản lí tinh vi hơn.
(a) Quan hệ giữa các mô hình RBAC
10
(b) Các mô hình RBAC
Hình 2.1: Một họ của các mô hình RBAC
2.5. Mô hình cơ sở
Mô hình cơ sở RBAC0 trình bày trong bao gồm phần ở Hình 2.1(b), không phải là
một trong 3 mô hình tiên tiến. Có 3 nhóm thực thể được gọi là user (U), role (R) và
permission (P). Một tập hợp các session (S) đựợc thể hiện trong biểu đồ.
User trong mô hình này là con người. Khái niệm user sẽ được khái quát hóa bao
gồm cả các tác nhân thông minh và tự chủ khác như robot, máy tính cố định, thậm chí là
các mạng lưới máy tính. Để cho đơn giản, nên tập trung vào user là con người. Một role
là một chức năng công việc hay tên công việc trong tổ chức theo thẩm quyền và trách
nhiệm trao cho từng thành viên. Một permission là một sự cho phép của một chế độ cụ
thể nào đó truy cập vào một hay nhiều object trong hệ thống. Các thuật ngữ
authorization (sự xác thực), access right (quyền truy cập) và privilege (quyền ưu tiên)
đều để chỉ một permission. Các permission luôn tích cực và trao cho người có
11
permission khả năng thực hiện một vài công viêc trong hệ thống. Các object là các số
liệu object cũng như là các nguồn object được thể hiện bằng số liệu trong hệ thống máy
tính. Mô hình chấp nhận một loạt các cách diễn giải khác nhau cho các permission, ví dụ,
từ những hạt rất to và thô (từ những cái sơ lược nhất) ở đó được phép truy cập vào cả một
mạng nhỏ, tới những hạt mịn (những cái tinh vi) nơi mà đơn vị truy cập chỉ là một lĩnh
vực riêng nào đó của một bản chi nào đó.
Một số tài liệu về kiểm soát truy cập nói về permission từ chối “negative
permission”. Cái này từ chối, chứ không cho phép truy cập. Trong bài, việc từ chối truy
cập được gọi là sự hạn chế chứ không phải là một permission từ chối.
Bản chất của permission phụ thuộc nhiều vào các chi tiết thực hiện của một hệ
thống mà loại hệ thống đó là gì. Một mô hình khái quát của kiểm soát truy cập do đó phải
coi các permission như các biểu tượng không ngắt quãng về mặt nào đó. Mọi hệ thống
đều bảo vệ các object trừu tượng mà nó thực hiện. Do đó, một hệ điều hành bảo vệ các
thứ như file, thư mục, thiết bị, và các cổng và các thao tác như đọc, viết và thực thi. Một
hệ thống quản lí cơ sở dữ liệu có quan hệ sẽ bảo vệ các mối quan hệ, các tipple, thuộc tính
và các hiển thị với các thao tác SELECT, UPDATE, DELETE, và INSERT. Một ứng
dụng kế toán sẽ bảo vệ các tài khoản và các sổ cái với các thao tác debit (ghi bên nợ),
credit (ghi bên có), transfer (chuyển khoản), create-account (tạo tài khoản), và delete-
account (xóa tài khoản). Thao tác credit (ghi vào bên có) đó nên được phân cho một role
chứ không nên bắt buộc phải phân cho role đó cả thao tác debit (ghi vào bên nợ) nữa.
Các permission có thể áp dụng cho một object hay nhiều object. Ví dụ, một
permission có thể cụ thể như đọc lệnh truy cập vào một file riêng biệt nào đó hoặc có thể
là chung chung như đọc lệnh truy cập tới tất cả các file thuộc một bộ phận nào đó. Các
permission cá nhân được cho vào một permission chung , do đó chúng có thể được giao
với tư cách một đơn vị riêng biệt. Việc làm này phụ thuộc nhiều vào sự cài đặt.
Hình 2.1(b) cũng thể hiện mối quan hệ giữa việc phân công các user và giao cáo
permission. cả hai việc này đều có nhiều quan hệ qua lại. một user có thể là một thành
12
viên của nhiều role, và một role có thể có nhiều user. Tương tự như thế, một role có thể
có nhiều permission, và cùng một permission có thể được giao cho nhiều role. Mấu chốt
của RBAC nằm ở hai mối quan hệ này. Rut cục thì chính user là người thực hiện các
permission. Sự sắp đặt một role như một phương tiện trung gian cho phép user thực hiện
một permission tạo cho sự kiểm soát lớn lên sự định dạng và xem xét truy cập hơn nhiều
so với việc để user tiếp cận trực tiếp với permission.
Mỗi session là một tham chiếu của một user tới những role có thể, ví dụ, một user
thiết lập một session khi mà user kích hoạt một vài tập con của các role mà anh ấy hay cô
ấy là một thành viên. Mũi tên hau đầu từ session to R trong Hình 2.1(b) cho biết những
role được kích hoạt cùng lúc. Permission có thể được user kết hợp các permission từ tất
cả các role được kích hoạt trong session đó. Mỗi session được kết hợp với một đơn người
dùng, như cho biết bởi mũi tên một đầu từ session tới U trong Hình 2.1(b). Sự kết hợp
này lưu giữ hằng cho cuộc sống của một session.
Một user có thể có đa sessions mở trong cùng một thời gian, mỗi cái trong một cửa
sổ trên màn hình của máy trạm cho từng trường hợp. Mỗi session có thể có một sự kết
hợp khác của những role hoạt động. Tính năng này của RBAC0 trợ giúp nguyên tắc của
quyền lợi tối thiểu. Một user là thành viên của một vài role có thể gọi nhiều tập con của
chúng mà phù hợp cho công việc đã hoàn thành trong session đó. Như vậy, một user là
một thành viên của một role quyền lực nhất có thể thông thường giữ role không hoạt
động này và rõ ràng kích hoạt nó khi cần thiết. Có thể trì hoãn sự xem xét của tất cả các
loại của ràng buộc, bao gồm các ràng buộc trên các role đang hoạt động, với RBAC2.
Như thế trong RBAC0 nó được toàn vẹn tùy vào sự thận trọng của user như với những
role được kích hoạt trong một session định sẵn. RBAC0 cũng cho phép những role kích
hoạt và không kích hoạt động trong suốt thời gian hiệu lực của session. Khái niệm của
một session tương đương với quan niệm truyền thống của một chủ thể trong khi truy cập
điều khiển tài liệu. Một chủ thể (hay một session) là một đơn vị của truy cập điều khiển,
và một user có thể có đa chủ thể (hay session) khác với nhưng permission hoạt động
trong cùng một thời gian.
13
Công thức định nghĩa được cho bên dưới
Định nghĩa 1: Mô hình RBAC0 có các thành phần:
U, R, P và S (user, roles, permission và session riêng biệt)
PA P x R, một quan hệ nhiều – nhiều gán cho permission tới role.
UA U x R, một quan hệ nhiều – nhiều gán cho user tới role.
user: SU, một chức năng ánh xạ mỗi session si tới một user user(si) (Hằng số
cho thời gian tồn tại của session) và
roles: S2R, một chức năng tham chiếu mỗi session si tới một sự thiết lập roles
roles(si) { r | (user(si),r))UA}.
Hình 2.2: Mô hình RBAC0
Chúng tôi mong chờ mỗi role được gán ít nhất một permission và mỗi user được
gán ít nhất một role. Với mô hình này, tuy nhiên, không yêu cầu điều này.
Như đã được nói ở trên, RBAC0 xử lý các permission như những ký hiệu chưa
được thông dịch bởi vì bản chất rõ ràng của một permission là sự cài đặt và sự phụ thuộc
hệ thống. Các permission được sửa đổi để thiết lập U, R và P và quan hệ PA và UA được
gọi bởi các permission quản lý. Những điều này sẽ được thảo luận sau trong mô hình
quản lý cho RBAC. Còn bây giờ thừa nhận rằng chỉ có một mình nhân viên bảo vệ có thể
thay đổi những thành phần này.
14
Những session dưới sự điều khiển của những user riêng lẻ. Như những mô hình có
liên quan, một user có thể tạo ra một session và chọn để kích hoạt một vài tập con của
những role của user. các role hoạt động trong một session có thể đuợc thay đổi trong sự
thận trọng của user. Session giới hạn bởi năng lực của user. Một vài hệ thống sẽ giới hạn
một session nếu nó không hoạt động động trong thời gian quá dài. Nói đúng ra, đây là
một ràng buộc và hợp lý trong RBAC2.
Một trách nhiệm là một nghĩa vụ trên một phần của user để thi hành một hay nhiều
nhiệm vụ, nói chung là rất cần thiết cho các hoạt động trơn tru của một tổ chức. Trong
trách nhiệm của chúng tôi được xem như một khái niệm nâng cao mà không thuộc trong
RBAC0. Chúng tôi đã chọn không kết hợp trách nhiệm trong mô hình nâng cao và cảm
nhận sự không kết hợp các khái niệm giống như trách nhiệm trong mô hình điều khiển
truy cập yêu cầu nghiên cứu trong tương lai. Một cách tiếp cận là xử lý chúng giống như
với các permission. Những cách tiếp cận khác có thể là cơ sở cho mô hinhg điều khiển
truy cập mới giống như nhiệm vụ dựa trên sự xác thực [4].
2.6. Role có cấp bậc
(a)
15
(b)
(c)
Hình 2.3: Các ví dụ của Role Hierarchies
16
(a) Role Hierarchies
(b) Quản lý Role Hierarchies
17
(c) Sự riêng tư và phạm vi của Role
Hình 2.4: Role Hierarchies cho một dự án
Mô hình RBAC1 giới thiệu role có thứ bậc (RH), giống như đã trình bày sơ qua
trong Hình 2.1. Chúng cũng được cài đặt thông thường trong hệ thống như các role cung
cấp. Role có thứ bậc có một nghĩa tự nhiên cho các role có cấu trúc để phản ánh một tổ
chức của permission và trách nhiêm. Ví dụ về role có thứ bậc được thấy trong Hình 2.3.
Bởi việc quy ước các role nhiều quyền lực hơn được hiện thị phía trên các sơ đồ và các
role ít quyền lực hơn phía dưới sơ đồ. Trong Hình 2.3(a) role của người có chức vụ thấp
là Health-care provider. Role là Physician là người có chức cao hơn Health-care
provider và do đó thừa kế tất cả các permission từ Health-care provider. Thừa kế của
permission nói rõ ra, cho ví dụ, trong Hình 2.3(a), role là Primary-care Physician thừa
kế permission từ Physician và Health-care provider. Cả Primary-care Physician và
Specialist Physician đều thừa kế permission từ role của Physician, nhưng mỗi loại này
sẽ có những permission khác nhau được gán trực tiếp tới chúng. Hình 2.3(b) giải thích đa
18
thừa kế của permission, nơi mà role là Project Supervisor thừa kế cả role của Tester và
Programmer.
Bằng chứng là, những cấp bậc này thứ tự từng phần. Một thứ tự từng phần là một
phản thân, bổ ngữ trực tiếp và không đối xứng. Sự thừa kế là phản thân bởi vì một role
thừa kế permission riêng của nó, bổ ngữ trực tiếp là một yêu cầu tự nhiên trong ngữ cảnh
này, và quy tắc không đối xứng ngoài các role mà thừa kế từ một cái khác và vì thế sẽ
không cần thiết.
Công thức định nghĩa của RBAC1 được đưa ra bên dưới.
Định nghĩa 2 mô hình RBAC1 có những thành phần sau:
U, R, P, S, PA, UA, và user không được thay đổi từ RBAC0,
RH R x R là một phần thứ tự trên R gọi là role có cấp bậc hay mối quan hệ
role có ưu thế hơn, cũng được viết như , và
roles : S2R được thay đổi từ RBAC0 để yêu cầu các role (si) { r | ( r’
r)[(user(si), r’)UA]}.
Hình 2.5: Mô hình tổng quát của RH (RBAC1)
Chú ý rằng một user được cho phép tới thiết lập một session với nhiều sự kết hợp
của role người chức vụ thấp tới user là thành viên của nó. Hơn nữa, các permission trong
19
một session được gán trực tiếp tới các role của session cũng tốt như việc được gán tới các
role của người cấp bậc thấp tới những cái này.
Điều này thỉnh thoảng có ích trong thứ bậc để hạn chế phạm vi của thừa kế. Xem xét
thứ bậc của Hình 2.3(b) nơi mà role là Project Supervisor là người cấp cao hơn role của
cả Tester và Programmer. Bây giờ giả sử rằng Tester mong muốn giữ một vài
permission riêng tư tới role của họ và chống lại sự thừa kế của họ trong thứ bậc tới người
điều hành dự án. Tình hình này có thể tồn tại cho lý do chính đáng, cho ví dụ, truy cập tới
một công việc chưa hoàn thành trong tiến trình có thể không thích hợp cho một người có
chức vụ cao hơn trong khi RBAC có thể hữu ích có thể giống như truy cập tới Tester.
Tình hình này có thể được giúp đỡ bởi việc định nghĩa một role là Test Engineer0 mới
và liên quan tới nó tới Test Engineer như hiển thị trong Hình 2.3(c).
Permission riêng tư của các Test Engineer có thể được gán tới role là Test
Engineer0. Test Engineer được gán tới role là Test Engineer0 và thừa kế permission từ
role là Test Engineer, mà được thừa kế ở trên trong hệ thống thứ bậc bởi role là Project
Supervisor. Permission của Test Engineer0, tuy nhiên, không được thừa kế bởi role là
Project Supervisor. Có thể gọi các role giống như Test Engine0 như các role riêng tư.
Hình 2.3(c) cũng hiển thị một role riêng tư của Programmer0. Trong một vài hệ thống
hiệu quả của các role riêng tư đạt được bởi khối bên trên thừa kế của các permission chắc
chắn. Trong một vài trường hợp của hệ thống thứ bậc không mô tả sự phân phối của
permission chính xác. Điều này thích hợp để giới thiệu các role riêng tư và giữ nghĩa của
hệ thống thứ bậc liên quan xung quanh những role không thay đổi.
Hình 2.4 hiển thị, nhiều điểm chung, một hệ thống thừa kế con của các role có thể
được xây dựng như thế nào. Hệ thống thứ bậc của Hình 2.4(a) có bốn role công việc, T1,
T2, T3, T4, tất cả đều thừa kế permission từ role dự án phổ biến rộng P. Role S ở trên
cùng của hệ thống thứ bậc dành cho Project Supervisor. Công việc T3 và T4 là một dự
án con với P3 như role dự án con rộng, và S3 như role giám sát dự án con. Role T1’
trong Hình 2.4(c) là một role riêng tư cho những thành viên của những nhiệm vụ T1. Giả
20
sử dự án con trong Hình 2.4(a) gồm có vai trog S3, T3, T4 và P3, yêu cầu một hệ thống
thứ bậc con riêng tư trong các permission riêng tư của dự án có thể được chia sẻ ngoài hệ
thống thứ bậc bởi S. Trong toàn thể hệ thống cấp bậc con được tái tạo trong dáng vẻ được
hiện thị trong Hình 2.4(c). Các permission có thể thừa kế bởi S có thể được gán tới S3,
T3, T4 và P3, thích hợp trong khi một trong các quyền riêng tư có thể được gán tới S3,
T4, T4 và P3’, cho phép những sự thừa kế của chúng chỉ trong dự án con. Nhưng trước
khi thành viên của đội dự án con được gán trực tiếp tới S3’, T3’, T4’, hay P3’. Hình
2.4(c) làm cho nó rõ ràng như các role riêng tư tồn tại trong hệ thống và trợ giúp trong
việc truy cập để xem lại tới quyết định sự tự nhiên của các permission riêng tư là gì.
2.7. Các ràng buộc
Mô hình RBAC2 giới thiệu khái niệm của ràng buộc được hiển thị trong Hình
2.1(b). Mặc dù được gọi trong mô hình RBAC1 và RBAC2, đây không thực sự một ngụ
ý của sự tiến triển. Mỗi ràng buộc hay hệ thống thứ bậc các vai trog có thể được giới thiệu
đầu tiên. Điều này được chỉ ra bởi sự liên kết có một không hai giữa RBAC1 và RBAC2
trong Hình 2.1(a).
Các ràng buộc là một diện mạo quan trọng của RBAC và thỉnh thoảng tranh luận
cho nguồn gốc cho sự thúc đẩy của RBAC. Một ví dụ phổ biến mà các role tháo rời qua
lại lẫn nhau, giống như quản lý việc mua và quản lý tài khoản trả. Trong hầu hết các tổ
chức (ngoại trừ rất nhỏ) giống như các nhân riêng lẻ sẽ không được phép để là thành viên
của cả hai role, bởi vì việc tạo ra một khả năng cho sự gian lận. Đây là một nguyên tắc
nổi tiếng và được ưa chuộng được gọi sự ngăn cách các trách nhiệm.
Những ràng buộc là một cơ chế quyền lực đặt cấp cao hơn chính sách của tổ chức.
Điều chắc chắn là các role được khai báo loại trừ lẫn nhau, ở đó cần quan tâm quá nhiều
về nhiệm vụ của từng user riêng biệt tới các role. Những hoạt động sau đó có thể được ủy
nhiệm và chuyển giao ngoài sự sợ hãi của sự thỏa hiệp toàn bộ cơ chế các đối tượng của
tổ chức. Vì vậy, việc quản lý RBAC được kiểm soát toàn bộ bởi security officer, những
ràng buộc là hữu ích cho sự tiện lợi, nhưng hiệu quả cùng lúc có thể lớn hơn giành được
21
bởi sự quan tâm đúng đắn của phần việc của security officer. Tuy nhiên, nếu sự quản lý
của RBAC được chuyển giao, những ràng buộc trở thành một cơ cấu bởi security officer
có chức vụ cao hơn có thể giới hạn khả năng của user mà có thể thực hiện đặc quyền
quản lý. Nó cho phép chief security officer (trưởng nhân viên an ninh) thiết lập ngoài
phạm vi rộng của việc chấp nhận và lạm dụng như yêu cầu bắt buộc trên các security
officer khác và những user mà tham gian trong việc quản lý RBAC.
Với sự quan tâm tới những ràng buộc RBAC có thể được áp dụng tới quan hệ UA
và PA và user và các chức năng của vai trong với các session khác nhau. Các ràng buộc
được khẳng định mà, được áp dụng tới các quan hệ và các chức năng, trả về một giá trị có
thể chấp nhận được hay không thể chấp nhận được. Các ràng buộc có thể được xem như
các câu trong một vài ngôn ngữ chính thức thích hợp. Bằng trực giác, các ràng buộc được
xem xét tốt hơn theo từng loại của chúng và bản chất
Sau đây là định nghĩa bên dưới.
Định nghĩa 3: RBAC2 không được thay đổi từ RBAC0 ngoại trừ việc yêu cầu có
một tập hợp của các ràng buộc mà quyết định dù giá trị của các thành phần khác nhau của
RBAC0 có được chấp nhận hay không. Chỉ các giá trị được chấp nhận sẽ được cho phép.
Xem xét việc cài đặt chung gọi cho những ràng buộc đơn giản mà có thể kiểm tra hiệu
quả và làm cho có hiệu lực. May mắn thay, trong RBAC các ràng buộc đơn giản có thể đi
một cách lâu dài.
Hầu như tất cả, các ràng buộc áp dụng liên quan tới trách nhiệm của user có một
bản sao mà áp dụng liên quan tới trách nhiệm permission. Vậy thì thảo luận các ràng
buộc trên hai thành phần song song.
Hầu hết các ràng buộc được đề cập đến trong ngữ cảnh của RBAC là các role loại
trừ lẫn nhau. Cũng giống như user được gán nhiều nhất một role trong sự thiết lập loại
trừ lẫn nhau. Điều này hỗ trợ những nhiệm vụ tách rời nhau. Sự cung cấp của ràng buộc
này yêu cầu ít sự tiến triển. Hai ràng buộc trên permission nhiệm vụ khó nhận sự chuyển
giao trong tài liệu. Thực tế là, một ràng buộc loại trừ lẫn nhau trên permission nhiệm vụ
22
có thể cung cấp thêm sự chắc chắn cho các nhiệm vụ tách rời nhau. Hai ràng buộc yêu cầu
mà các nhiệm vụ giống nhau được gán tới nhiều nhất một role trong sự thiết lập loại trừ
lẫn nhau. Xem xét hai role loại trừ lẫn nhau, quản lý tài khoản và quản lý mua. Sự loại trừ
lẫn nhau về mặt UA chỉ định mà một cá nhân riêng lẻ không thể là thành viên của cả 2
role. Sự loại trừ lẫn nhau về mặt PA chỉ định mà các permission giống nhau không thể
được gán tới 2 role.
Cho ví dụ, permission đưa ra kiểm tra không nên được gán tới cả 2 role. Thông
thường như một permission sẽ được gán tới role quản lý các tài khoản. Các ràng buộc
loại trừ lẫn nhau trên PA sẽ ngăn chặn permission dù cố ý hay không cố ý, được gán tới
role quản lý việc mua. Trực tiếp hơn nữa, các ràng buộc loại trừ trên PA là có ích để giới
hạn sự phân phối các permission. Cho ví dụ, điều này có thể không quan trọng khi role A
hay role B đưa ra tín hiệu xác thực cho một tài khoản đặc biệt, nhưng có thể yêu cầu chỉ
một trong 2 role với permission này. Thông thường thành viên của user trong sự kết hợp
khác nhau của các role có thể được cho rằng chấp nhận hay không. Như vậy nó có thể
được chấp nhận cho một người dùng là thành viên của role là Programmer và role một
Tester trong các dự án khác nhau, nhưng không được chấp nhận để nhận cả 2 role trong
cùng một dự án. Tương tự cho việc gán permission.
Một ví dụ khác của ràng buộc gán cho user là một role có thể có một số lượng thành
viên tối đa. Cho trường hợp, chỉ có một người trong role của chủ tọa của một văn phòng.
Tương tự, số lượng của các role tới từng user riêng lẻ có thể được hạn chế. Chúng tôi gọi
các yếu tố ràng buộc. Do đó, số các role mà permission được gán có thể có các yếu tố
ràng buộc để điều khiển sự phân phối quyền lực của các permission. Nó có thể được chú
ý mà các yếu tố ràng buộc tối thiểu có thể khó để cài đặt. Cho ví dụ nếu có một số tối
thiểu user của một role, hệ thống có thể làm gì nếu một trong số họ không xuất hiện? Hệ
thống hiểu chuyện này đã xảy ra như thế nào?
Khái niệm tiên quyết của các role được dựa trên một sự tương thích và thích hợp,
nhờ đó một user có thể được gán tới role A chỉ khi nếu một user đã là thành viên của một
23
role B. Cho ví dụ, chỉ những người dùng mà role là thành viên của một dự án có thể được
gán tới role của việc testing trong dự án đó. Trong ví dụ này role tiên quyết là người có
chức vụ thấp tới một role mới là không có thật. Điều kiện giữa các role không thể so sánh
được giống như xảy ra trong thực hành. Hai ràng buộc gán trên permission áp dụng nhiều
hơn trên role kết thúc của quan hệ PA. Nó có thể có ích, với sự kiên nhẫn, để yêu cầu
permission p được gán tới một role chỉ nếu role đó có permission q rồi. Cho trường hợp,
trong nhiều hệ thống permission để đọc một file được yêu cầu permission để đọc một
thư mục chứa file được chỉ định. Việc gán các mẫu ngoài permission sẽ không hoàn
thành.
Các ràng buộc được gán tới user là hiệu quả chỉ nếu phù hợp bên ngoài kiến thức
được giữ lại trong việc gán định danh user tới nguời thực sự. Nếu một vài cá nhân riêng
lẻ được gán 2 hay nhiều định danh user, sự ngăn cách và các yếu tố điều khiển phá hủy.
Phải có sự tương ứng một – một giữa định danh user và người thực sự. Một trách nhiệm
tương tự áp dụng tới các ràng buộc permission. Nếu cùng một thao tác được thừa nhận
bởi 2 permission khác nhau, hệ thống RBAC không thể thực thi hiệu quả các yếu tố và
các ràng buộc riêng biệt.
Các ràng buộc có thể được áp dụng tới các session, và chức năng user và các role
kết hợp với một session. Nó có thể chấp nhận cho một user là thành viên của 2 role
nhưng user không thể hoạt động cả 2 role cùng lúc. Các ràng buộc khác trên các session
có thể giới hạn số các session mà user có thể hoạt động cùng lúc. Do đó, số các session
mà một permission được gán được giới hạn.
Một hệ thống thứ bậc role có thể được xem như một ràng buộc. Ràng buộc này là
một permission gán tới role một người có chức vụ thấp phải được gán tới tất cả các role
của người có chức vụ cao hơn. Hay tương đương, ràng buộc mà user được gán tới một
role của người có chức vụ cao hơn phải được gán tới tất cả các role của người có chức vụ
thấp hơn. Trong một số ý nghĩa, RBAC1 là thừa và con của RBAC2. Tuy nhiên, chúng
tôi cảm thấy nó thích hợp để đánh giá hiện trạng của hệ thống role có thứ bậc riêng của
24
chúng. Chúng giảm sự ràng buộc chỉ bởi sự giới thiệu thừa của việc gán permission hay
gán user. Nó thích hợp hơn để trợ giúp hệ thống thứ bậc trực tiếp hơn gián tiếp bởi cách
của gán dư thừa.
2.8. Mô hình hợp nhất
RBAC3 là sự kết hợp của RBAC1 và RBAC2 để cung cấp cả hai hệ thống thứ bậc
role và các ràng buộc. Có một số kết quả xảy ra bởi đưa ra hai khái niệm đó cùng nhau.
Các ràng buộc có thể được áp dụng tới chính các hệ thống role có thứ bậc, như được
chỉ ra bởi mũi tên đậm tới RH trong Hình 2.1(b). Hệ thống role thứ bậc được yêu cầu của
sự chia ra từng phần.
Ràng buộc này là cốt lõi của mô hình. Việc thêm và các ràng buộc có thể giới hạn số
các role của người cấp cao (hay người cấp thấp) mà role nhất định có thể có. Hai hay
nhiều role có thể được ràng buộc để không có sự phổ biến role của người cấp cao (hay
người cấp thấp). Những loại này của các ràng buộc là hữu ích trong hoàn cảnh nơi mà
việc xác thực thay đổi hệ thống role có thứ bậc được chuyển giao, nhưng trưởng security
officer chuyển toàn bộ các loại trong thay đổi được làm.
Sự ảnh hưởng lẫn nhau một cách tế nhị xuất hiện giữa các ràng buộc và các hệ thống
cấp bậc. Giả sử role của Test Engineer và Programmer được khai báo loại trừ lẫn nhau
trong ngữ cảnh của Hình 2.3(b). Role là Project Supervisor vi phạm sự loại trừ lẫn nhau
này. Trong một vài trường hợp như một sự vi phạm một ràng buộc loại trừ lẫn nhau bởi
role của một người cấp cao có thể được chấp nhận, trong khi các trường hợp khác là
không thể. Chúng tôi cảm thấy các mô hình không nên ngoài một hay các khả năng khác.
Một hoàn cảnh giống như xảy ra với các yếu tố ràng buộc. Giả sử một user có thể được
gán nhiều nhất một role. Liệu việc gán tới role test engineer trong Hình 2.3(b) có vi phạm
ràng buộc này? Nói theo cách khác, các yếu tố ràng buộc chỉ áp dụng trực tiếp tới các
thành viên và chúng xúc tiến để các thành viên thừa kế?
Hệ thống có cấp bậc trong Hình 2.3(c) miêu tả các ràng buộc có ích trong sự thể
hiện của các role riêng tư như thế nào. Trong một vài trường hợp role là Test Engineer0,
25
Programmar0 và Project Supervisor có thể được khai báo loại trừ lẫn nhau. Bởi vì
những điều này không phổ biến trong các người cấp cao cho những role này, không có sự
xung đột. Trong các role riêng tư chung sẽ không xó các người cấp cao thông thường với
nhiều role khác nhau bởi vì chúng là những yếu tố toàn diện nhất trong hệ thống cấp bậc.
Sự loại trừ lẫn nhau của các role riêng tư luôn luôn được chỉ rõ ngoài sự xuất hiện của các
xung đột. Sự chia sẻ các bản sao của các role riêng tư có thể được riêng tư có thể được
khai báo để có một yếu tố ràng buộc toàn diện nhất không của thành viên nào. Với cách
này Test Engineer phải được gán tới role là Test Engineer0. Role là Test Engineer
phục vụ như một phương tiện của sự chia sẻ permission với role là Project Supervisor.
26
2.9. Các mô hình quản lý
Hình 2.6: Mô hình RBAC quản lý
Giả sử rằng tất cả các thành phần của RBAC dưới sự điều khiển trực tiếp của một
security officer. Trong các hệ thống lớn số các role có thể là hàng trăm hay hàng nghìn.
Việc quản lý các role này và mối tương quan của chúng là một nhiệm vụ rất khó khăn mà
thường được tập trung cao và được ủy quyền tới một đội quản lý nhỏ.
Bởi vì lợi thế chính của RBAC là việc quản lý các permission dễ dàng hơn, nó là
đặc điểm tự nhiên để hỏi RBAC có thể được dùng để quản lý chính RBAC như thế nào?
Tin tưởng rằng người dùng RBAC để quản lý RBAC sẽ như là một nhân tố quan trọng
trong thành công của RBAC. Ở đây chúng tôi chỉ có thể chạm vào một vài vấn đề lớn.
27
ISO phát triển một số việc quản lý an toàn liên quan tới các chuẩn và tài liệu. Mô
hình ISO là hướng đối tượng và bao gồm một hệ thống có thứ bậc dựa trên chính sách
ngăn chặn (một thư mục chứa các file và một file chứa các bản ghi)
Các role có thể được kết hợp trong hướng tiếp cận ISO.
Có một chặng đường dàimô hình truyền thống cho sự truyền bá của các quyền truy
cập, nơi mà quyền tới sự truyền bá các quyền được điều khiển bởi các quyền điều khiển
đặc biệt. Giữa gần đây nhất và được phát triển nhất của loại mô hình ma trận truy cập của
Sandhu [4]. Trong khi thông thường rất khó để phân tích những hậu quả của sự công bằng
đơn giản của các quy luật cho sự truyền bá của các quyền, những mô hình này cho biết
rằng những nguồn gốc đơn giản có thể được kết hợp tới sản lượng rất mềm dẻo và các hệ
thống rất có ý nghĩa.
Trong ví dụ của công việc trên việc quản lý RBAC bởi Morlet và Sloman người mà
định nghĩa công bằng mô hình phức tạp dựa trên các miền role, người làm chủ, người
quản lý và quản trị bảo mật. Trong sự xác thực công việc của họ không được điều khiển
hay được ủy nhiệm từ một điểm tập trung, nhưng đúng hơn là sự thương lượng giữa các
nhà quản lý độc lập mà chỉ có một trách nhiệm giới hạn trong mỗi người.
Mô hình quản lý RBAC được minh họa trong Hình 2.6. Một nửa phần trên của hình
này về bản chất giống với Hình 2.1(b). Các ràng buộc trong Hình 2.6 được áp dụng tới tất
cả các thành phần. Nửa dưới của Hình 2.6 là ánh xạ của nửa trên cho các role quản lý và
các permission quản lý. Nó được mong đợi mà các role quản lý AR và các quyền quản lý
AP được tách biệt ra giữa các role thông thường R và các permission P. Mô hình hiển thị
các permission có thể được gán tới các role và các permission quản lý có thể chỉ được
gán tới các role quản lý.
Điều này gắn liền các ràng buộc.
Một nửa trên của Hình 2.6 có thể một dãy trong sự tinh tế qua RBAC0, RBAC1,
RBAC2, và RBAC3. Nửa dưới có thể dãy đơn giản trong sự tinh tế qua ARBAC0,
ARBAC1, ARBAC2, and ARBAC3 nơi mà A chứng tỏ sự quản lý.
28
Nhìn chung sẽ trông đợi mô hình quản lý tới mô hình đơn giản hơn chính mô hình
RBAC. Do vậy ARBAC0 có thể được dùng để quản lý RBAC3, nhưng dường như không
hợp lý khi dùng ARBAC3 để quản lý RBAC0.
Nó cũng quan trọng để nhận ra các ràng buộc có thể cắt cả trên và dưới của Hình
2.6. Chúng tôi xác nhận một ràng buộc gán liền mà các permission có thể được gán tới
các role và các permission quản lý có thể tới các role quản lý. Nếu các role quản lý loại
trừ lẫn nhau với sự lưu tâm tới các role thông thường, có một vị trí mà người quản lý bảo
mật có thể quản lý RBAC nhưng không dùng các đặc quyền của chúng.
Làm sao để quản lý sự điều hành của hệ thống có thứ bậc? Một nguyên tắc có thể
được xây dựng một cấp độ 2 trong việc quản lý hệ thống có thứ bậc tới việc quản lý cấp
độ 1 và trên nó. Chúng tôi cảm thấy chỉ có một cấp độ 2 của hệ thống quản lý có thứ bậc
là không cần thiết. Sau đây việc quản lý của quản lý hệ thống có thứ bậc được chuyển tới
một security officer. Điều này là chấp nhận được với một tổ chức đơn hay một đơn vị
quản lý đơn trong một tổ chức. Vấn đề đặt ra là những đơn vị này ảnh hưởng không trực
tiếp được lấy ra trong mô hình. Xác thực sự quản lý trong RBAC có thể được nhìn nhận
như khả năng để thay đổi sự gán lên user, gán lên quyền sử dụng và quan hệ hệ thống
role có thứ bậc. Trong một mô hình quản lý các permission mà được xác thực các hoạt
động quản lý này phải được định nghĩa rõ ràng. Chính xác bản chất các quyền truy cập là
sự cài đặt cụ thể, nhưng bản chất chung của chúng là giống nhau.
Một trong những vấn đề chính trong mô hình quản lý là phạm vi việc xác thực quản
lý được trao cho như thế nào trong các role quản lý. Để minh họa cho việc xem xét này
hệ thống có thứ bậc hiển thị trong Hình 2.4(a). Hệ thống quản lý có thứ bậc trong Hình
2.4(b) hiển thị một role của security officer trưởng (CSO) mà người cấp cao hơn tới ba
role của security officer SO1, SO2 và SO3. Mối quan tâm tới phạm vi của vấn đề mà
các role trong Hình 2.4(a) có thể được được quản lý bởi các role của Hình 2.4(b). Chúng
tôi sẽ nói role CSO có thể quản lý tất cả các role trong Hình 2.4(a). Giả sử SO1 quản lý
công việc T1. Nhìn chung không muốn SO1 tự động thừa kế các khả năng quản ly role
29
cấp thấp P. Bởi vậy phạm vi của SO1 có thể được giới hạn hoàn toàn tới T1. Đơn giản là,
phạm vi của SO2 có thể được giới hạn tới T2.
Thừa nhận rằng SO3 có thể quản lý trọn vẹn các dự án con gồm có S3, T3, T4 và
P3. Phạm vi của SO3 là giới hạn bởi S3 ở trên đỉnh và P3 ở dưới.
Nhìn chung, mỗi role quản lý sẽ được ánh xạ tới một vài tập hợp con của role hệ
thống có cấp bậc có trách nhiệm cho ánh xạ này. Có các diện mạo khác của sự quản lý mà
cần được phạm vi hóa. Cho ví dụ, SO1 có thể thêm các user tới role T1 nhưng việc di
chuyển của chúng yêu cầu CSO tới hành động. Hơn nữa, cần tới phạm vi không chỉ các
role một sự quản lý các role, mà lại các permission và user. Điều này quan trọng để điều
khiển thay đổi trong chính hệ thống role có cấp bậc. Ví dụ, bởi vì SO3 quản lý các hệ
thống có thứ bậc con giữa S3 và P3, SO3 có thể được xác thực tới việc thêm vào các
nhiệm vụ truyền thống tới các dự án con.
2.10. Kết luận
Như đã trình bày một tập hợp của các mô hình RBAC mà sự thống hóa từ đơn giản
tới phức tạp. Các mô hình này cung cấp một cấu trúc phổ biến của sự tham chiếu tới một
sự nghiên cứu khác và phát triển trên lĩnh vực này. Chúng tôi đã trình bày một mô hình
quản lý nơi mà RBAC có thể được dùng để quản lý chính nó. Sự trợ giúp này trêm vị trí
của chúng rằng RBAC có chính sách trung lập hơn một mô hình của chính sách bảo mật
cụ thể.
Nhiều điều còn lại được làm tới sự nhận thức khả năng của RBAC. Một trong
những vấn đề nghiên cứu đáng chú ý trong lĩnh vực này là phát triển tới một sự tiếp cận
có hệ thống tới thiết kế và phân tích của các cấu hình RBAC. Như đã đề cập từ trước, có
ít sự thảo luận trong tài liệu về các ràng buộc trong ngữ cảnh của RBAC [8, 9, 14]. Một
sự phân loại và nguyên tắc phân loại của các ràng buộc có thể hữu ích. Một ký hiệu hình
thức cho trạng thái và sự thi hành các ràng buộc. Cùng với một vài biện pháp khó của sự
thi hành sẽ được phát triển.
30
Khả năng về lý do của các ràng buộc và phân tích mạng lưới các hiệu ứng của cấu
hình một RBAC dưới dạng các đối tượng chính sách cấp cao hơn là một lĩnh vực nghiên
cứu mở quan trọng. Khía cạnh của việc quản lý RBAC cần thiết cho công việc tương lai.
Phát triển có hệ thống các phương pháp mà đề cập với sự thiết kế và phân tích của hệ
thống role có cấp bậc, các ràng buộc, và việc quản lý RBAC trong một sườn thống nhất
là một mục tiêu nghiên cứu đầy thử thách. Nhiều trong các vấn đề mở này và các vấn đề
được gắn kết vào nhau và sẽ yêu cầu một sự tiếp cận kết hợp với giải quyết của chúng.
31
CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU CÔNG CỤ CDT TRONG ECLIPSE
3.1. Tổng quan
Eclipse CDT là một plug-in của Eclipse biến đổi Eclipse tới một khả năng C/C++
IDE. Nó được thiết kế để có thể đưa ra nhiều tính năng Eclipse có được bởi những người
phát triển Java tới những người phát triển C/C++, giống như người quản lý các dự án, kết
hợp debugging, class wizards, build tự động, kết hợp với JDK. Sự thúc đẩy của CDT và
kết hợp với các công cụ chuẩn của C/C++, giống như g++, và GDB dẫn tới sự bắt đầu rất
nhiều trong Linux, nơi mà các công cụ đó sẵn sàng được dùng trong việc phát triển
C/C++. CDT được cài đặt trên Window để dùng giống như các công cụ khác. Điều này
cũng được trông đợi để dùng CDT để làm việc với các công cụ C++ của Microsoft và hấp
dẫn hơn phát triển C++ trên Window.
3.2. Cấu trúc của CDT
Hình 3.1: Cấu trúc tổng quát CDT
32
Hình 3.2: Cấu trúc chi tiết của CDT
3.3. Các tính năng của CDT
Thành phần đầu tiên là DOM AST. Tiện ích này hiển thị AST rất chi tiết và rõ ràng.
Với một mã nguồn cho trước có thể sinh ra AST với các node tương ứng với các đoạn mã
trong file mã nguồn được cung cấp. Với AST có thể kiểm soát mã nguồn tốt nhất và cho
phép định hướng, xây dựng thuật toán duyệt cây hoàn chỉnh.
33
DOM AST có cấu trúc như sau:
Hình 3.3: Giao diện DOM AST
Trong phần giới thiệu về CDT sẽ không nói tất cả các thành phần của CDT chỉ tập
trung vào thành phần quan trọng nhất liên quan tới thuật toán là các API và cụ thể là
org.Eclipse.CDT.core.dom.AST.
Đây là thành phần quan trọng nhất. Thành phần này cung cấp hầu hết các API cần
sử dụng để thực hiện các bước trong thuật toán.
34
Ví dụ:
IASTNode: API cung cấp cấu trúc node của mã nguồn với hai phương thức chính là
getParent() và getChild() để duyệt cây.
Hình 3.4: Mô tả cách duyệt cây
Ngoài thành phần này có một API khác:
IASTStatement (có Superinterfaces là IASTNode) cung cấp các Subinterfaces
gồm các thành phần sau:
IASTBreakStatement,IASTCaseStatement,IASTCompoundStatement,IASTContinu
eStatement,IASTDeclarationStatement,IASTDefaultStatement,IASTDoStatement,I
ASTExpressionStatement,IASTForStatement,IASTGotoStatement,IASTIfStatement
,IASTLabelStatement,IASTNullStatement,IASTProblemStatement,IASTReturnStat
ement,IASTSwitchStatement,IASTWhileStatement,ICPPASTCatchHandler,ICPPA
STForStatement,ICPPASTIfStatement,ICPPASTSwitchStatement,ICPPASTTryBlo
ckStatement,ICPPASTWhileStatement.
Để bài toán kiểm chứng được phát triển toàn diện cần quan tâm tới các Statement
chứa điều kiện như IASTIfStatement, IASTWhileStatement và nhiều Statement khác.
Parent
Child
Child Child
getChild() getParent()
35
Ngoài ra, các biểu thức điều kiện cần API là IASTExpression. Nó duyệt được các
biểu thức điều kiện trong các Statement để so sánh với các biểu thức điều kiện quy định
sẵn (ảnh hưởng đến dữ liệu nhạy cảm)
3.4. Kết luận
Nội dung trên đã trình bày về CDT – một công cụ hữu hiệu trong việc kiểm
chứng các mô hình RBAC, các API được cung cấp cho bài toán kiểm chứng
Trình bày về cách duyệt cây qua các phương thức được cung cấp, cách lấy ra các
điều kiện trong các Statement để so sánh với điều kiện cho trước.
36
CHƯƠNG 4. BÀI TOÁN KIỂM CHỨNG
4.1. Giới thiệu:
Mã nguồn của một ngôn ngữ được tổ chức dưới dạng cây. Cây được tổ chức với các
node. Node tương ứng với từng thành phần trong ngôn ngữ.
Có thể hình dung một cây như sau:
Cây mà luôn có một node gốc (root) là node mà không có cha nào cả. Từ node gốc
có thể đi đến các node con và từ một node đi lên cha của nó (cha trực tiếp) qua các
phương thức tương ứng.
Cụ thể, với lệnh if luôn được cấu trúc dưới dạng cây. Với 2 con tương ứng là các
điều kiện và các thân của if
Hình 4.1: Cấu trúc cây của ifStatement đơn giản
4.2. Khái quát thuật toán
Thuật toán duyệt cây như sau:
Với tổ chức của AST cần phải duyệt từ trên xuống dưới. Trong quá trình duyệt từ
trên xuống nếu nhận được những hàm tác động đến mô hình RBAC hay dữ liệu nhạy cảm
cần quan tâm. Ví dụ, có một đoạn mã nguồn mà ảnh hưởng trực tiếp đến dữ liệu nhạy
ifStatement
Expression
Condition CompoundStatement
37
cảm “write (“RBAC.TXT”)” sau khi xác định được node này (thuộc loại node gì?) Sau
đó, đi ngược lên trên để tìm điều kiện tương ứng.
Phần này chỉ tìm hiểu một số Statement đơn giản là các Statement chứa các điều
kiện liên quan đến vấn đề cần kiểm chứng. Khi xác định điều kiện cần xem node ảnh
hưởng đến dữ liệu nằm trong các Statement nào? Với Statement là if cần xem xét biểu
thức điều kiện của if. Nếu điều kiện của if thuộc một trong những điều kiện đã giới hạn
cũng như đã quy định từ trước khi đó bắt đầu xét sâu đến Statement này. Khi kiểm
chứng, nếu Statement có điều kiện thỏa mãn với yêu cầu kiểm chứng tiếp tục đi lên trên
nếu không thỏa mãn in ra thông báo lỗi luôn. Sau khi đi lên trên, kiểm tra xem tiếp các
Statement với các điều kiện đã quy định và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi đi đến
Statement ngoài cùng thì thôi.
Thuật toán sẽ duyệt cây từ dưới lên, lấy cha của node xác định là tác động đến dữ
liệu sau khi đi lên trên xác định đâu là các Statement mới khai thác chi tiết.
CDT là một công cụ rất quan trọng để kiểm chứng thuật toán. Thuật toán được xây
dựng dựa trên kiến trúc của AST. CDT sinh ra AST để có cái nhìn rõ ràng nhất về cấu
trúc tổ chức của một mã nguồn C/C++. Trong tương lai, nếu muốn cải tiến thuật toán với
công cụ khác là JDT thì tìm hiểu và sử dụng thành thạo công cụ CDT sẽ làm cho công
việc dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều.
38
Mô hình dùng để mô tả cách triển khai thuật toán dựa trên AST như sau:
Hình 4.2: Mô tả thuật toán kiểm chứng cơ chế bảo mật
Với mô hình này, thuật toán được triển khai dựa trên hai thành phần chính là AST
và RBAC. Với một cơ chế bảo mật được xây dựng sẵn dựa trên các mô hình của RBAC,
một đoạn mã nguồn đưa vào với đặc trưng các mô hình RBAC. Thuật toán được xây
dựng phải làm nổi bật rõ ràng nhất những ưu điểm của các mô hình RBAC và có sự kiểm
soát mã nguồn một cách chi tiết và toàn diện nhất.
4.3. Những khía cạnh liên quan
4.3.1. Khía cạnh lý thuyết
Phần này sẽ đề cập tới những khía cạnh chuyên sâu hơn của thuật toán. Thuật toán
đang xây dựng liên quan nhiều đến kiểm chứng cơ chế bảo mật. Do đó, vấn đề an toàn
luôn được đặt lên hàng đầu, cần phải xét tất cả những gì có thể liên quan đến hệ thống dữ
liệu đang cần bảo mật. Một sự tác động vào cơ chế bảo mật có thể có nhiều con đường
khác nhau. Những con đường đó thường tập trung vào:
- Ghi dữ liệu lên vùng cấm ghi (ví dụ: ghi thêm vào file RBAC.TXT)
- Xóa những dữ liệu quan trọng (ví dụ: xóa file RBAC.TXT)
39
- Cấp phát bộ nhớ cho vùng dữ liệu được giới hạn cấp phát
…
Trong AST không chỉ quan tâm tới các điều kiện trong các Statement (tuy điều này
là quan trọng nhất) mà phải chú ý tới các hàm có thể ảnh hưởng tới dữ liệu được liệt kê sơ
bộ ở trên. Thuật toán duyệt cây ở trên đã nắm bắt được các trường hợp trong mã nguồn có
thể sinh ra và người viết mã nguồn cố tình vi phạm. Để thuật toán chạy nhanh hơn thì
những điều kiện không có trong quy định sẽ được chạy qua mà không cần bất cứ một sự
kiểm tra nào. Đây là chỗ hổng để người viết mã nguồn với ý định xấu có thể lợi dụng.
Chẳng hạn, với ifStatement nếu chỉ xét một điều kiện thì rất cực đoan nên cần xử lý với
nhiều điều kiện. Do chỉ minh họa về mặt công nghệ nên bài toán đưa ra sẽ là một trường
hợp rất nhỏ, cần phát triển và cải tiến hơn trong tương lai.
Hình 4.3: Cấu trúc của lệnh if phức tạp
Sự phức tạp trong mã nguồn có rất nhiều trường hợp. Một điều rất mâu thuẫn là phải
chọn giữa tốc độ và sự an toàn. Thuật toán phải đảm bảo được cả hai tính chất này. Do
40
C/C++ là những ngôn ngữ chuyên dụng và phổ biến nên việc nghiên cứu thuận lợi hơn
nhưng trong tương lai khi phát triển với Java hay C# thì thuật toán này là nền tảng quan
trọng
4.3.2. Khía cạnh thực tiễn
Trong thực tiễn, thuật toán cần có tính khả dụng và được triển khai trong lĩnh vực
của đời sống. Ngân hàng là một ngành yêu cầu tính bảo mật và an toàn cực kỳ cao. Với
đội ngũ nhân viên được phân công với các mục đích và vai trò hết sức chi tiết. Việc xây
dựng mô hình RBAC0 không thể đáp ứng được đòi hỏi của ngành này. Vì thế, thuật toán
phải được xây dựng trên hướng mở. Tức là, nó không chỉ mang tính chủ quan, cá thể mà
phải có tính phổ biến và áp dụng cho tất cả các mô hình RBAC đã nghiên cứu. Điều này
đươc thể hiện trong sự phức tạp của AST
Hình vẽ dưới đây sẽ cho thấy rất rõ điều này:
Hình 4.4: Thể hiện phức tạp trên AST
Liên kết
nhiều
điều kiện
Điều kiện
1
Điều kiện
2
41
4.4. Ứng dụng thuật toán
4.4.1. Khái quát về ứng dụng
Những nghiên cứu của thuật toán ở phần trên cho phép hình dung cách thức thực
hiện việc kiểm chứng. Để làm rõ hơn tính lý thuyết của thuật toán cần đưa thuật toán vào
thực tế.
Phần này xây dựng một bài toán nhỏ nhưng thể hiện đầy đủ khía cạnh mà thuật toán
trên đã đề cập.
Để tiến hành thuận lợi, chúng tôi lựa chọn mô hình kiểm chứng là mô hình tuy đơn
giản nhất nhưng là nền tảng của hầu hết các mô hình của RBAC.
4.4.2. Mục tiêu bài toán:
Mục tiêu của bài toán là xây dựng một phương pháp kiểm chứng mô hình đơn giản
nhất của RBAC là RBAC0. Có một đoạn mã nguồn cho sẵn (Đoạn mã nguồn này thể
hiện rõ mô hình RBAC0 với các Statement và các điều kiện được quy định từ trước) và
với một file đầu vào là mô hình RBAC0 thể hiện như sau:
File thể hiện mô hình RBAC0
PERMISSION USER ROLE
Operate Object
ThanhNV Doctor Write RBAC.TXT
TanNV Patient Read RBAC.TXT
ThangLC Nurse Remove RBAC.TXT
Chúng tôi sẽ kiểm chứng đoạn mã đã cho sẵn có điều kiện nào trái với mô hình này
không? Với các “dữ liệu nhạy cảm” thì một người với không có quyền hạn có thể thực
42
hiện được không? Ví dụ như “write (“RBAC.TXT”)”. Đây là một ví dụ đơn giản, nó sẽ
được mở rộng trong một ứng dụng cụ thể trong thực tế (chẳng hạn Y tế …)
4.4.3. Yêu cầu bài toán:
Bài toán phải được xây dựng đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải kiểm soát được mã nguồn và các biểu thức điều kiện rõ ràng.
- Phải thể hiện đặc trưng của mô hình RBAC0
- Phải có output rõ ràng bắt được các lỗi và cấu trúc chương trình rõ ràng.
4.4.4. Phân tích bài toán
Bài toán đang nghiên cứu là một trường hợp trong bài toán lớn. Trên thực tế có thể
mở rộng bài toán cho các lĩnh vực nhất định để kiểm soát được sự truy cập của từng
người với chức quyền khác nhau vào các dữ liệu quan trọng. Bài toán không chỉ dừng lại
ở việc kiểm chứng mô hình RBAC0, mà cao hơn nữa có thể xây dựng để kiểm chứng các
mô hình cấp cao hơn để có thể ứng dụng trong những lĩnh vực mà có yêu cầu về sự bảo
mật cũng như phân công vai trò nhiệm vụ quan trọng hơn.
Việc xây dựng bài toán kiểm chứng các mô hình RBAC dựa trên AST để thực
hiện việc kiểm soát những đoạn mã nguồn mà có thể từ dó dẫn đến sự rò rỉ thông tin cũng
như đe dọa tới hệ thống các dữ liệu. Với người bình thường thì ảnh hưởng rất hạn chế
nhưng với các cơ quan chính phủ hay các lĩnh vực yêu cầu sự bảo mật rất cao như Ngân
hàng, Quân sự … thì bài toán xây dựng thực sự hữu ích. Với chỉ một đoạn mã sai không
có sự kiểm chứng có thể biến một người dùng bình thường trở thành người kiểm soát hệ
thống và làm thay đổi mục đích sử dụng của hệ thống.
43
Hình 4.4: Lỗi thể hiện trong đoạn mã
Có rất nhiều điểm mà người viết mã nguồn có thể lợi dụng để chèn những đoạn mã
“độc” vào mà khó có thể kiểm soát được.
4.5. Kết luận
Chương này đã trình bày bài toán kiểm chứng dựa trên AST gồm các phần sau.
Giới thiệu cấu trúc một mã nguồn được tổ chức dưới dạng cây như thế nào? Sâu đó
khái quát thuật toán sẽ được triển khai. Bằng việc nhìn được cấu trúc mã nguồn qua cây
Error
44
cú pháp trừu tượng – AST , nội dung của chương tập trung vào việc phân tích thuật toán
duyệt cây.
Không chỉ khái quát hóa thuật toán mà còn đưa ra được những khía cạnh khác liên
quan sâu hơn đến thuật toán cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn để có một cái nhìn sâu hơn
và toàn diện hơn về thuật toán đang xây dựng.
Chúng tôi đã đưa ra ứng dụng của thuật toán trong một bài toán cụ thể. Cách tiếp
cận này thuật toán được nhìn nhận trực quan hơn và cụ thể hơn. Với bài toán được xây
dựng đáp ứng đầy đủ những gì mà thuật toán muốn đạt được trong thực tiễn.
Trong tương lai, thuật toán được mở rộng với nhiều ngôn ngữ hơn và nhiều dạng mã
nguồn hơn.
45
CHƯƠNG 5. THỰC NGHIỆM
Trong chương này sẽ xây dựng ứng dụng cụ thể với bài toán được phân tích ở trên
gồm có việc cài đặt, xây dựng và triển khai của bài toán.
5.1. Phạm vi ứng dụng
Trong khóa luận, chỉ đưa ra một ứng dụng nhỏ để thể hiện được mặt công nghệ của
bài toán kiểm chứng. Ứng dụng được chia làm các nhiệm vụ chính sau:
- Xây dựng đoạn mã ví dụ để kiểm chứng với một file chứa mô hình của RBAC0.
- Xây dựng chương trình thể hiện thuật toán kiểm chứng trên môi trường Eclipse
(Với plug-in là công cụ CDT)
5.2. Thiết kế ứng dụng
Cài đặt chương trình:
Bài toán được xây dựng dựa trên ngôn ngữ Java (Ngôn ngữ độc lập nền), vì thế sau
khi xây dựng có thể triển khai trên môi trường Window, Linux, Unix … Để xây dựng và
triển khai bài toán ta cần một số chương trình sau:
Cài đặt môi trường chạy cho Java: Cài đặt JDK-1.6 và thiết lập biến môi trường
JAVA_HOME: “C:\Program Files\Java\jdk1.6.0\bin”.
Cài đặt bộ biên dịch C/C++: MinGW
Download MinGW sau đó cài đặt tự động vào C:\MinGW
Cài đặt Eclipse: dùng Eclipse (GADIMEDE)
Cài đặt công cụ CDT: dùng công cụ CDT 6.0
46
Sau khi cài đặt thành công các thành phần trên sẽ có kết quả với StartPage của
Eclipse như sau:
Hình 5.1: Giao diện StartPage sau khi cài CDT
Với quá trình cài đặt thêm công cụ CDT vào Eclipse sẽ có một công cụ để phát triển
với C/C++. Đặt biệt sau khi cài đặt thành công công cụ này có thêm thành phần DOM
AST là thành phần quan trọng nhất của khóa luận.
47
Cấu trúc của thành phần DOM AST như sau:
Hình 5.2: Cấu trúc DOM AST
DOM AST
AST Chọn node
Mã nguồn
48
5.3. Xây dựng và triển khai bài toán
5.3.1. Xây dựng chương trình chính
Chương trình chính viết trên Eclipse với ngôn ngữ Java. Do đây là bài toán rất nhỏ
nên chỉ thao tác với hai file chính trong Project VisitorAST:
“FindAExpressionVisitor.Java” (Thực hiện việc visitor các Expression
trong mã nguồn)
“GetProject.Java” (Thực hiện hầu hết các thao tác xử lý và chạy chương
trình).
Để thực hiện được thuật toán cần phải thực hiện rất nhiều bước.
Bước 1: Xác định được Project cần kiểm tra. Sau đó, mới bắt đầu thực hiện việc xử
lý với Project đó
Bước 2: Duyệt một node trong các thành phần của cây. Với công cụ CDT, Eclipse
cung cấp một thành phần là DOM AST nhưng vấn đề quan trọng là phải nắm bắt được và
thực hiện được việc duyệt được AST. Công cụ này cung cấp rất nhiều API để có thể thực
hiện việc duyệt cây này.
Ví dụ để duyệt các Expression : shouldVisitExpressions = true ;
và hàm override hàm visit của nó
@Override
public int visit(IASTExpression myExpression)
Tất cả những công việc này chúng tôi sẽ triển khai ở một file chứa class riêng để
thực hiện. Công việc thực hiện ở file “GetProject.Java” chỉ là gọi các đối tượng của
class này và thực hiện câu lệnh accept để bắt đầu tiến hành duyệt các Expression từ trên
xuống trong file mã nguồn.
49
Bước 3: Thực hiện so sánh các Expression này với các Expression của các
Statement đang xét (ví dụ: ifStatement, whileStatement …).
Vì có nhiều Statement cần xét nên cần xây dựng một phương thức thể hiện tính đa
hình của ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng.
checkRBAC(ExpressionFunction, object, functionCall)
Phương thức này xử lý các trường hợp của Statement và cho kết quả là true hay
false. Kết quả trả về này rất quan trọng trong quá trình kiểm tra các điều kiện của mã
nguồn tương ứng với các mô hình RBAC0.
Để hiển thị được kết quả sau khi kiểm tra có phương thức:
treatFunction(functionName, functionCall)
Phương thức này sẽ hiển thị các dòng thông báo sau khi kiểm tra thông báo lỗi cũng
thấy rất rõ kết quả.
5.3.2. Xây dựng chương trình kiểm tra:
Chương trình kiểm tra khá đơn giản là một Project C/C++ tên RBACTest chứa file
RBACTest.CPP. File này có nhiệm vụ xây dựng một chương trình thể hiện được mô
hình RBAC0 với các biểu thức điều kiện và các hàm tác động đến “dữ liệu nhạy cảm”
như đã quy định sẵn trong chương trình chính. Với mục đích chỉ thể hiện về mặt công
nghệ nên mã nguồn được xây dựng trước (hard-code) nếu để phát triển lên một cấp cao
hơn trong tương lai phải thực hiện với những đoạn mã nguồn không được quy định sẵn và
được phát triển với hầu hết các mã nguồn đưa vào.
Bắt đầu duyệt
50
Chương trình kiểm tra nhất thiết phải là “runtime-EclipseApplication” để có thể
chạy được chương trình. Với đầu vào là Project RBACTest. Giao diện của chương trình
Test như sau:
Hình 5.3: Giao diện chương trình Test
Chạy chương
trình Test
51
Với giao diện này khi chạy, sẽ có kết quả hiển thị ở màn hình console của chương
trình chính. Khi chạy thành công sẽ hiển thị thông báo như sau:
Hình 5.4: Giao diện khi chạy Test thành công
52
Và kết quả nhận được ở chương trình chính như sau:
Hình 5.5: Giao diện kết quả
53
5.4. Kiểm thử chương trình
5.4.1. Nội dung kiểm thử
Chương trình sẽ chạy thử với các yêu cầu kiểm tra khác nhau. Với input (đầu vào):
một file RBAC.TXT được cấu trúc theo mô hình RBAC0.
File RBAC.TXT có dạng như sau:
User Role Permission
ThanhNV Root Write (“RBAC.TXT”)
TanNV User Read (“PUBLIC.TXT”)
TrungND User Write (“DB.TXT”)
HungNT Root Remove (“RBAC.TXT”)
Và mã nguồn C/C++ được viết theo mô hình mà file RBAC.TXT đã cung cấp. Mã
nguồn cụ thể hóa vấn đề role là root sẽ có permission Write (“RBAC.TXT”) và điều
cần làm là đối chiếu với file RBAC.TXT (như trên) để đưa ra output (đầu ra) để so sánh
với output mong muốn đạt được.
54
1. Với biểu thức điều kiện đơn:
Trường hợp lệnh write: Nếu nhập role là user và có quyền Write
(“RBAC.TXT”) thì output mong muốn là lỗi. Và có thông báo lỗi cụ thể.
Hình 5.6(a): kiểm tra với lệnh write(có lỗi)
Dữ liệu nhập vào
Output mong muốn:
Có lỗi
Output chương trình
So sánh
55
Còn nếu role là root mà permission là write (“RBAC.TXT”) thì không có
lỗi xảy ra và output mong muốn là OK.
Hình 5.6(b) : kiểm tra với lệnh write ( không có lỗi)
Dữ liệu nhập vào
Output mong muốn:
Thỏa mãn
Output chương trình
So sánh
56
Trường hợp với lệnh remove: đây là xóa dữ liệu, việc Test cũng như với
lệnh write.
Với mong muốn output là OK.
Hình 5.6(c) : kiểm tra với lệnh remove( không có lỗi)
Dữ liệu nhập vào
Output mong muốn:
Thỏa mãn
Output chương trình
So sánh
57
Với mong muốn output là có lỗi:
Hình 5.6(d) : kiểm tra với lệnh remove(có lỗi)
Dữ liệu nhập vào
Output mong muốn:
Có thông báo lỗi
Output chương
So sánh
58
2. Với biểu thức điều kiện lồng nhau:
Trường hợp lệnh write: output mong muốn là lỗi.
Hình 5.7(a): kiểm tra với lệnh write(có lỗi)
Dữ liệu nhập vào
Output mong muốn:
Có lỗi
Output chương
So sánh
59
Nếu output mong muốn là OK.
Hình 5.7(b) : kiểm tra với lệnh write ( không có lỗi)
Trường hợp với lệnh remove: đây là lệnh xóa dữ liệu, việc Test cũng như
với lệnh write.
Dữ liệu nhập vào
Output mong muốn:
Thỏa mãn
Output chương trình
So sánh
60
Với mong muốn output là OK.
Hình 5.7(c) : kiểm tra với lệnh remove( không có lỗi)
Dữ liệu nhập vào
Output mong muốn:
Thỏa mãn
Output chương trình
So sánh
61
Với mong muốn output là có lỗi:
Hình 5.7(d) : kiểm tra chương trình với lệnh remove(có lỗi)
5.4.2. Kết quả
Chương trình đã chạy thử và cho kết quả tốt. Khi Test với nhiều input khác nhau,
chương trình đã chạy đúng và cho ra output đúng theo thuật toán.
Chương trình đã Test tất cả các trường hợp được mô hình RBAC0 mô tả gồm:
1. Trường hợp chỉ có một biểu thức điều kiện trực tiếp.
2. Trường hợp có nhiều biểu thức điều kiện lồng nhau.
3. Test với các lệnh ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống gồm write, remove …
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của chương trình là giao diện chưa thân thiện. Kết
quả chủ yếu chạy trên màn hình console.
Dữ liệu nhập vào
Output mong muốn:
Có lỗi
Output chương trình
So sánh
62
Tuy đáp ứng được về mặt thuật toán nhưng chương trình cũng mới dừng lại ở việc
“hard-code” và kiểm chứng với mô hình RBAC0 chưa mở rộng với các mô hình phức tạp
hơn.
63
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN
“Kiểm chứng cơ chế bảo mật dựa trên AST” là đề tài nghiên cứu mới. Đã có rất
nhiều cơ chế bảo mật được phát triển với những ưu điểm và nhược điểm riêng. Trong các
cơ chế bảo mật đáng quan tâm thì nổi bật nhất là RBAC (điều khiển truy cập dựa trên vai
trò). RBAC là một mô hình điều khiển truy cập tối ưu, có thể quản lý người dùng và truy
cập của họ một cách khoa học nhằm hạn chế tối đa những xâm phạm bất hợp pháp vào tài
nguyên của hệ thống. Dựa trên các mô hình của RBAC, cụ thể là RBAC0 đề tài đã xây
dựng bài toán kiểm chứng dựa trên cây cú pháp trừu tượng (AST).
Sau khi hoàn thành, khóa luận đã đạt được những kết quả sau đây:
1. Đã tìm hiểu chi tiết về các mô hình điều khiển truy cập, đánh giá được điểm
mạnh và điểm hạn chế và những ứng dụng cụ thể của từng mô hình, đưa ra
ứng dụng của từng mô hình trong thực tiễn.
2. Đã tìm hiểu chuyên sâu về họ các mô hình điều khiển truy cập trên cơ sở vai
trò (RBAC), phân tích chi tiết từng mô hình của RBAC và nhấn mạnh vào
mô hình nền tảng RBAC0.
3. Đã tìm hiểu bài toán kiểm chứng. Xây dựng mô hình duyệt cây cú pháp trừu
tượng (AST), đưa ra thuật toán kiểm chứng hoàn thiện cho các mô hình của
RBAC, đưa ra bài toán nhỏ để kiểm chứng mô hình RBAC0.
4. Hoàn thành việc cài đặt và triển khai bài toán trên Eclipse tích hợp công cụ
CDT. Đã đưa ra kết quả chạy chương trình hoàn toàn khớp với kết quả mong
muốn, chương trình chạy ổn định khớp với thuật toán cả về mặt lý thuyết lẫn
thực tiễn.
64
Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian nghiên cứu, khóa luận khó tránh khỏi những
khiếm khuyết kể cả về mặt lý thuyết lẫn việc phân tích và thiết kế công cụ hỗ trợ. Những
mặt hạn chế này bao gồm:
1. Mới chỉ tìm hiểu ở mức độ cơ bản bài toán kiểm chứng. Dừng lại ở kiểm
chứng mô hình RBAC0 và với mã nguồn C/C++.
2. Vẫn còn “hard-code”, bài toán chưa mở rộng cho nhiều ngôn ngữ và các
trường hợp Test chưa nhiều.
3. Giao diện chạy chương trình còn đơn giản, chỉ là console. Chưa tạo giao diện
input và output chuyên nghiệp.
Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng đề tài này theo hướng nghiên cứu
chuyên sâu về thuật toán để kiểm chứng với nhiều ngôn ngữ, mở rộng với nhiều mô hình
RBAC hơn, không chỉ dừng lại ở RBAC0, tránh tối đa việc “hard-code”. Chương trình sẽ
có giao diện chuyên nghiệp hơn và các chức năng sẽ thân thiện hơn với người sử dụng để
ứng dụng thực tế trong lĩnh vực cụ thể.
65
Tài liệu tham khảo
[1] David F. Ferraiolo, Dennis M. Gilbert, and Nickilyn Lynch. An examination of federal
and commercial access control policy needs. In NIST-NCSC National Computer Security
Conference, pages 107{116, Baltimore, MD, September 20-23 1993.
[2] Common Criteria Editorial Board. Common Criteria for Information Technology
Security Evaluation, December 1994. Version 0.9, Preliminary Draft.
[3] Imtiaz Mohammed and David M. Dilts. Design for dynamic user-role-based
security.
[4] Roshan Thomas and Ravi S. Sandhu. Conceptual foundations for a model of task
based authorizations. In IEEE Computer Security Foundations Workshop 7.
[5] Ravi S. Sandhu. Lattice-based access control models. IEEE Computer, 26(11):9{19,
November 1993.
[6] Dirk Jonscher. Extending access controls with duties|realized by active mecha-
nisms. In B. Thuraisingham and C.E. Landwehr, editors, Database Security VI: Status and
Prospects.
[7] David Ferraiolo and Richard Kuhn. Role-based access controls. In 15th NIST-NCSC
National Computer Security Conference.
[8] M.-Y. Hu, S.A. Demurjian, and T.C. Ting. User-role based security in the ADAM
object-oriented design and analyses environment. In J. Biskup, M. Morgernstern, and C.
Landwehr, editors, Database Security VIII: Status and Prospects. North-Holland, 1995.
[9] Matunda Nyanchama and Sylvia Osborn. Access rights administration in role-based
security systems. In J. Biskup, M. Morgernstern, and C. Landwehr, editors, Database
Security VIII: Status and Prospects. North-Holland, 1995.
66
[10] S. H. von Solms and Isak van der Merwe. The management of computer security
profiles using a role-oriented approach.
[11] ISO/IEC 10040. Information Technology Open Systems Interconnection { Systems
Management Overview.
[12] Ravi S. Sandhu. The typed access matrix model. In Proceedings IEEE Com-
puter Society Symposium on Research in Security and Privacy.
[13] Jonathan D. Mo_ett and Morris S. Sloman. Delegation of authority. In I. Krishnan
and W. Zimmer, editors, Integrated Network Management II.
[14] Eduardo B. Fernandez, Jie Wu, and Minjie H. Fernandez. User group structures in
object-oriented database authorization. In J. Biskup, M. Morgernstern, and C. Landwehr,
editors, Database Security VIII: Status and Prospects. North-Holland, 1995.
67
Phụ lục A1: Cài đặt Công cụ CDT
1. Khởi động Eclipse (GANYMEDE): vào Help chọn Software Updates
Sẽ hiện ra giao diện sau :
Ta chọn Add Site như trên thể hiện sẽ đến giao diện sau:
Nhấn nút này
68
Chọn Archive… để đến được vị trí của file CDT-mASTer-6.0.0-
I200902031437.zip file này có thể download trên mạng theo địa chỉ:
ông cụs/CDT/builds/6.0.0/I.I200902031437/index.html
Đến các bước tiếp theo cứ thực hiện như cài đặt một chương trình phần mềm bình
thường.
2. Cài đặt MinGW
Chỉ cần download file MinGW-5.1.4.exe và tiến hành cài đặt là được Download ở
trang:
Giao diện khi cài đặt các bước lần lượt như sau:
Nhấn vào đây
69
Nhấn vào đây
Nhấn vào đây
70
71
Phụ lục A2: Cấu hình các file để chạy chương trình Test trên C/C++
1. Thêm vào các thư viện liên quan
Cấu hình trong file MANIFEST.MF
Giao diện tiếp theo khi chọn để cấu hình:
File này
Chọn phần này
72
2. Cấu hình lại các Plug-in
Nội dung file plugin.xml phải như sau:
<extension
point="org.eclipse.ui.actionSets">
<actionSet
label="VisitorCPPAST"
Thêm các thành phần
73
visible="true"
id="VisitorCPPAST.actionSet">
<menu
label="Sample &Menu"
id="sampleMenu">
<separator
name="sampleGroup">
<action
label="&Sample Action"
icon="icons/tree.gif"
class="visitorcppAST.actions.GetProject"
công cụtip="Visitor"
menubarPath="sampleMenu/sampleGroup"
công cụbarPath="sampleGroup"
id="visitorcppAST.actions.GetProject">
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- KIỂM CHỨNG CƠ CHẾ BẢO MẬT DỰA TRÊN AST.pdf