Tài liệu Khóa luận Khung làm việc và ứng dụng cho bài toán luồng công việc: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Nguyễn Duy Hiệp
KHUNG LÀM VIỆC VÀ
ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN LUỒNG CÔNG VIỆC
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Công Nghệ Thông Tin
HÀ NỘI - 2009
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Nguyễn Duy Hiệp
KHUNG LÀM VIỆC VÀ
ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN LUỒNG CÔNG VIỆC
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Công Nghệ Thông Tin
Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Văn Vỵ
HÀ NỘI - 2009
i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo PGS.
TS. Nguyễn Văn Vỵ. Thầy đã giúp em trong việc định hướng đề tài, tìm hiểu tài
liệu, nghiên cứu về Khung làm việc(Framework) và Luồng công việc(Workflow).
Thầy cũng giúp đỡ em rất nhiều trong kỹ năng viết, trình bày khóa luận.
Em xin một lần nữa được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy!
Em cũng được xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô trong
trường Đại học Công nghệ, đặc biệt các thầy cô ...
101 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Khung làm việc và ứng dụng cho bài toán luồng công việc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Nguyễn Duy Hiệp
KHUNG LÀM VIỆC VÀ
ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN LUỒNG CÔNG VIỆC
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Công Nghệ Thông Tin
HÀ NỘI - 2009
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Nguyễn Duy Hiệp
KHUNG LÀM VIỆC VÀ
ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN LUỒNG CÔNG VIỆC
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Công Nghệ Thông Tin
Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Văn Vỵ
HÀ NỘI - 2009
i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo PGS.
TS. Nguyễn Văn Vỵ. Thầy đã giúp em trong việc định hướng đề tài, tìm hiểu tài
liệu, nghiên cứu về Khung làm việc(Framework) và Luồng công việc(Workflow).
Thầy cũng giúp đỡ em rất nhiều trong kỹ năng viết, trình bày khóa luận.
Em xin một lần nữa được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy!
Em cũng được xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô trong
trường Đại học Công nghệ, đặc biệt các thầy cô trong khoa Công nghệ phần mềm.
Các thầy cô đã tận tình dạy dỗ và tạo điều kiện cho em học tập để đạt được kết quả
tốt như ngày hôm nay! Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô!
Cuối cùng em xin cảm ơn tới Gia đình, bố mẹ, bạn bè em đã luôn cổ vũ động
viên, tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này!
Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2009
Sinh viên
Nguyễn Duy Hiệp
ii
TÓM TẮT NỘI DUNG KHÓA LUẬN
Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, với các tổ chức, cơ quan khác nhau có nghiệp
vụ thực hiện công tác tổ chức xử lý và giao việc không giống nhau. Tuy nhiên về cơ
bản các công ty, doanh nghiệp đều có mô hình quản lý và luồng quy trình nghiệp
vụ thực hiện công tác tổ chức và giao việc giống nhau. Do đó, để phát triển và mở
rộng một hệ thống có tính chất thương mại hoá, triển khai trên quy mô lớn, dễ bảo
trì, cấu hình, phát triển mở rộng, khóa luận đã nghiên cứu đặc điểm, tính chất và
cách xây dựng một Khung làm việc(Framework), các bài toán luồng công việc cụ
thể, phân tích thiết kế bài toán luồng công việc tổng quát được rút ra từ các bài toán
cụ thể, tích hợp và ghép nối các mẫu thiết kế lại thành các khung làm việc. Các
khung làm việc hỗ trợ các điểm thế chỗ trước để khi ứng dụng triển khai có thể thay
thế các điểm thế chỗ trước này. Khi triển khai ứng dụng cho một đơn vị có sự thay
đổi về quy trình nghiệp vụ xử lý công việc ta chỉ cần xây dựng mới thêm một vài
mô đun tương ứng với sự thay đổi đó và lắp ghép vào các điểm thế chỗ trước để tạo
ra ứng dụng mới đáp ứng hoàn toàn về sự thay đổi mô hình quản lý và quy trình
nghiệp vụ xử lý của đơn vị cần triển khai áp dụng hệ thống.
Đề tài của khóa luận này là “Khung làm việc-Framework và ứng dụng cho
bài toán luồng công việc”. Nội dung của đề tài gồm các phần sau.
MỞ ĐẦU: Giới thiệu lý do chọn đề tài luận văn, nhu cầu thực tiễn và khả
năng ứng dụng của luận văn
Chương 1: Tổng quan về framework. Nhằm trả lời cho câu hỏi:
“Framework là gì?”, phần này nêu ra khái niệm, các đặc điểm và phân loại
framework.
Chương 2: Giới thiệu một số Framework cụ thể đã có. Phần này đưa ra
một số Framework điển hình đã được xây dựng và ứng dụng giải quyết các bài toán
cụ thể.
Chương 3: Xây dựng Framework giải quyết bài toán Luồng công việc-
Workflow. Nêu ra bài toán Workflow tổng quát bằng lời và bằng các mô hình
nghiệp vụ, các ca sử dụng và các sơ đồ lớp. Phân tích thiết kế tiến tới chi tiết hóa
các ca sử dụng, gắn vào đó là các mẫu-patterns tạo nên một biểu đồ lớp có kèm theo
các patterns sẵn có. Dựa trên phân tích thiết kế, xây dựng framework giải quyết bài
toán luồng công việc trên nền tảng .NET framework 3.5 và ngôn ngữ lập trình C#.
iii
Chương 4: Ứng dụng Framework trên để demo một bài toán giao việc
nhỏ.
KẾT LUẬN: Phần này nêu kết quả đạt được của khóa luận và đề xuất
phương hướng nâng cấp và mở rộng ứng dụng đề tài vào thực tiễn trong tương lai.
iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i
TÓM TẮT NỘI DUNG KHÓA LUẬN .......................................................................ii
MỤC LỤC:.................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ ..............................................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................ix
MỞ ĐẦU:............................................................................................................... - 1 -
Chương 1................................................................................................................ - 4 -
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ FRAMEWORK............................................................ - 4 -
1.1. Khái niệm về framework ...................................................................... - 4 -
1.1.1. Định nghĩa về framework ................................................................... - 4 -
1.1.2. Cấu trúc của một framework .............................................................. - 5 -
1.1.3. Phân biệt framework với các khái niệm khác ...................................... - 7 -
1.2. Các đặc điểm của framework................................................................. - 9 -
CHƯƠNG 2.......................................................................................................... - 10 -
GIỚI THIỆU MỘT SỐ FRAMEWORK CỤ THỂ ................................................ - 10 -
2.1. Higgin Trust Framework ..................................................................... - 10 -
2.1.1. Giới thiệu về Higgins ....................................................................... - 10 -
2.1.2. Các thành phần của Higgins ............................................................. - 11 -
2.1.2.1. Browser Extension......................................................................... - 12 -
2.1.2.2. RP Enablement .............................................................................. - 12 -
2.1.2.3. I-Card Manager ............................................................................ - 13 -
2.1.2.4. RP Protocol Support...................................................................... - 13 -
2.1.2.5. ISS Client UI ................................................................................. - 13 -
2.1.2.6. I-Card Selector Service.................................................................. - 14 -
2.1.2.7. I-Card Registry.............................................................................. - 14 -
2.1.2.8. I-Card Provider ............................................................................. - 14 -
2.1.2.9. Token Service ................................................................................ - 14 -
2.1.2.10. Token Provider ............................................................................ - 15 -
2.1.2.11. Identity Attribute Service ............................................................. - 15 -
2.1.2.12. Context Provider ......................................................................... - 16 -
v
2.1.3. Mô hình dữ liệu của Higgins ........................................................... - 16 -
2.1.3.1. Các khái niệm dữ liệu cơ bản ....................................................... - 16 -
2.1.3.2. Mục tiêu của mô hình .................................................................... - 18 -
2.2. JhotDraw............................................................................................. - 18 -
2.2.1. Giới thiệu khung làm việc JhotDraw ................................................ - 18 -
2.2.2. Kiến trúc tổng quan về thiết kế của JHotDraw.................................. - 19 -
CHƯƠNG 3:......................................................................................................... - 24 -
XÂY DỰNG FRAMEWORK GIẢI QUYẾT ....................................................... - 24 -
BÀI TOÁN LUỒNG CÔNG VIỆC-WORKFLOW. ............................................. - 24 -
3.1. Mô tả bài toán quản lý công việc tại một công ty thiết kế đồ nội thất gia đình:- 24 -
3.1.1. Bài toán đặt ra: .................................................................................. - 24 -
3.1.2. Sơ đồ hoạt động quản lý công việc tại công ty thiết kế đồ nội thất gia
đình: - 24 -
3.1.3. Mô hình miền lĩnh vực: ..................................................................... - 25 -
3.2. Mô tả bài toán quản lý thanh toán tiền lương:............................................. - 26 -
3.2.1. Bài toán đặt ra: .................................................................................. - 26 -
3.2.2. Sơ đồ tiến trình quản lý hoạt động thanh toán tiền lương: .................. - 27 -
3.2.3. Mô hình miền lĩnh vực: ..................................................................... - 30 -
3.3. Mô tả bài toán tổng quát:............................................................................ - 30 -
3.3.1. Các thông tin chung về bài toán luồng công việc: .............................. - 30 -
3.3.2. Công tác quản lý bài toán luồng công việc:........................................ - 32 -
3.3.3. Sơ đồ tiến trình quản lý hoạt động giao công việc.............................. - 32 -
3.3.4. Các yêu cầu xây dựng hệ thống quản lý hoạt động giao công việc ..... - 34 -
3.3.5. Các chức năng hệ thống..................................................................... - 34 -
3.3.6. Từ điển dữ liệu và mô hình lĩnh vực nghiệp vụ.................................. - 35 -
3.3.6.1. Các khái niệm dự tuyển cho nghiệp vụ quản lý giao việc ........... - 35 -
3.3.6.2. Mô hình lĩnh vực nghiệp vụ ....................................................... - 36 -
3.3.7. Đặc tả hệ thống bài toán luồng công việc........................................... - 36 -
3.3.7.1. Các tác nhân (Actor) trong hệ thống .............................................. - 36 -
3.3.7.2. Các ca sử dụng (Usecase) của hệ thống ......................................... - 38 -
vi
3.3.7.2.1. Ca sử dụng Đăng nhập hệ thống............................................. - 38 -
3.3.7.2.2. Ca sử dụng Tạo công việc mới ............................................... - 39 -
3.3.7.2.3. Ca sử dụng Sửa thông tin hồ sơ công việc .............................. - 39 -
3.3.7.2.4. Ca sử dụng Xoá hồ sơ công việc ............................................ - 39 -
3.3.7.2.5. Ca sử dụng Phân giải quyết công việc .................................... - 40 -
3.3.7.2.6. Ca sử dụng Chỉ đạo giải quyết công việc ............................... - 40 -
3.3.7.2.7. Ca sử dụng sửa Chỉ đạo giải quyết công việc ......................... - 40 -
3.3.7.2.8. Ca sử dụng Giải quyết công việc............................................ - 41 -
3.3.7.2.9. Ca sử dụng Báo cáo thống kê................................................. - 41 -
3.3.7.2.10. Ca sử dụng Xem và tra cứu công việc .................................... - 42 -
3.3.7.2.11. Ca sử dụng Cập nhật danh mục từ điển .................................. - 42 -
3.3.7.2.12. Ca sử dụng Cập nhật người dùng ........................................... - 42 -
3.3.7.2.13. Ca sử dụng Cập nhật nhóm quyền .......................................... - 43 -
3.3.7.2.14. Ca sử dụng Phân quyền truy nhập .......................................... - 43 -
3.3.8. Mô hình ca sử dụng tổng thể ............................................................. - 43 -
3.3.8.1. Gói ca sử dụng Đăng nhập hệ thống .......................................... - 43 -
3.3.8.2. Gói ca sử dụng Quản lý giải quyết công việc ............................. - 44 -
3.3.8.3. Gói ca sử dụng Quản trị tiện ích ................................................ - 45 -
3.3.8.4. Gói ca sử dụng Báo cáo thống kê............................................... - 46 -
3.3.8.5. Gói ca sử dụng Quản trị phân quyền người dùng ....................... - 46 -
3.3.9. Mô tả chi tiết các ca sử dụng ................................................................. - 47 -
3.3.9.1. Gói ca sử dụng Đăng nhập hệ thống .................................................. - 47 -
3.3.9.2. Gói ca sử dụng Quản lý giải quyết công việc ................................. - 49 -
3.3.9.3. Gói ca sử dụng Quản trị tiện ích ................................................... - 53 -
3.3.9.4. Gói ca sử dụng Báo cáo thống kê.................................................. - 57 -
3.3.9.5. Gói ca sử dụng Quản trị phân quyền người dùng .......................... - 61 -
3.4. Phân tích các lớp:....................................................................................... - 63 -
3.4.1. Các lớp giao diện hệ thống: ............................................................... - 63 -
3.4.2. Các lớp thao tác Cơ Sở dữ liệu: ......................................................... - 64 -
3.4.3. Các lớp dịch vụ(Services):................................................................. - 65 -
3.4.4. Các lớp thực thể: ............................................................................... - 66 -
3.5. Áp dụng các mẫu (patterns) trong việc thiết kế cho các ca sử dụng: ........... - 67 -
vii
3.5.1. Gói ca sử dụng Đăng nhập hệ thống .................................................. - 67 -
3.5.2. Gói ca sử dụng Quản lý giải quyết công việc ......................................... - 68 -
a. Ca sử dụng Cập nhật công việc............................................................... - 69 -
b. Ca sử dụng Phân công việc..................................................................... - 72 -
3.5.3. Gói ca sử dụng phục vụ tra cứu, báo cáo, thống kê ........................... - 74 -
3.6. Thiết kế một số lớp................................................................................ - 76 -
3.6.1. Lớp giao diện ................................................................................. - 76 -
3.6.2. Lớp điều khiển ............................................................................... - 78 -
3.6.3. Lớp thực thể .................................................................................... - 80 -
KẾT LUẬN .......................................................................................................... - 87 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... - 89 -
Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................... - 89 -
Tài liệu tiếng Anh ........................................................................................... - 89 -
Các trang Web ................................................................................................ - 90 -
Bộ công cụ ...................................................................................................... - 90 -
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các thành phần khác nhau trong một framework [4]
Hình 2.1. Higgins Trust Framework
Hình 2.2. Kiến trúc của Higgins
Hình 2.3. RP Enablement
Hình 2.4. Kiến trúc Token Service
Hình 2.5. Kiến trúc tổng quan về thiết kế của JhotDraw
Hình 2.6 : Các mẫu thiết kế
Hình 3.1: Sơ đồ hoạt động quản lý công việc tại công ty thiết kế đồ nội thất gia đình
Hình 3.2: Mô hình khái niệm hệ thống tổ chức và quản lý công việc tại công ty thiết
kế đồ nội thất gia đình
Hình 3.3: Sơ đồ hoạt động quản lý công việc quản lý tiền lương
Hình 3.4: Mô hình miền lĩnh vực của bài toán quản lý tính tiền lương
Hình 3.5. Mô hình phân cấp quản lý trong doanh nghiệp
Hình 3.6: Sơ đồ tiến trình quản lý hoạt động giao công việc
Hình 3.7: Mô hình khái niệm hệ thống tổ chức và quản lý giao công việc
Hình 3.8: Gói ca sử dụng Đăng nhập hệ thống
Hình 3.9: Gói ca sử dụng Quản lý giải quyết công việc
Hình 3.10: Gói ca sử dụng Quản trị tiện ích
Hình 3.11: Gói ca sử dụng Báo cáo thống kê
Hình 3.12: Gói ca sử dụng Quản trị phân quyền người dùng
Hình 3.13: Biểu đồ lớp thiết kế thực thi ca sử dụng Đăng nhập
Hình 3.14: Biểu đồ lớp thiết kế ca sử dụng Đăng nhập áp dụng mẫu Singleton
Hình 3.15: Biểu đồ lớp thiết kế thực thi ca sử dụng Tạo công việc mới
Hình 3.16. Biểu đồ lớp thiết kế thực thi ca sử dụng Tạo công việc mới áp dụng mẫu
thiết kế Observer
Hình 3.17: Biểu đồ lớp thiết kế thực thi ca sử dụng Sửa nội dung công việc
ix
Hình 3.18: Biểu đồ lớp thiết kế thực thi ca sử dụng Xoá công việc
Hình 3.19: Biểu đồ lớp thiết kế thực thi ca sử dụng Phân công việc
Hình 3.20. Biểu đồ lớp thiết kế thực thi ca sử dụng Phân công việc áp dụng mẫu
thiết kế State
Hình 3.21: Biểu đồ lớp thiết kế thực thi ca sử dụng Chỉ đạo công việc
Hình 3.22: Biểu đồ lớp thiết kế thực thi ca sử dụng Giải quyết công việc
Hình 3.23: Biểu đồ lớp thiết kế thực thi ca sử dụng Báo cáo công việc
Hình 3.24: Áp dụng mẫu thiết kế Composite vào lớp CongViec
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các chức năng hệ thống
Bảng 2.2: Các khái niệm dự tuyển cho nghiệp vụ quản lý giao việc
Bảng 2.3: Mô tả các tác nhân trong hệ thống
- 1 -
MỞ ĐẦU
Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài:
a. Cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu và ứng dụng các mô
hình sử dụng lại vào quá trình thiết kế phần mềm:
Ngày nay, một trong những vấn đề quan trọng của ngành công nghệ phần
mềm là vấn đề sử dụng lại. Ngay từ thời kỳ đầu tiên, người ta đã cố gắng sử dụng
lại phần mềm bằng cách xây dựng trước các thư viện lớp. Trong các thư viện lớp
này có chứa các hàm và thủ tục thường hay được sử dụng trong các ứng dụng phần
mềm. Tuy nhiên, cách sử dụng lại này tương đối thụ động, vì chỉ có thể sử dụng lại
các đoạn mã có sẵn, mà không thể sử dụng các thiết kế. Ý tưởng sử dụng lại các
thiết kế có sẵn đã được thể hiện qua việc sử dụng các mẫu thiết kế. Một mẫu thiết kế
là một mô tả có tên về một cặp vấn đề và giải pháp, nó có thể được áp dụng trong
những hoàn cảnh khác nhau. Tuy nhiên, các mẫu thiết kế thường khó sử dụng vì có
mức độ trừu tượng hóa cao. Do vậy, để có thể sử dụng lại các thiết kế có sẵn hiệu
quả hơn, người ta đã đưa ra khái niệm Khung làm việc-Framework. Giống với các
mẫu thiết kế, các framework cũng được sử dụng lại dễ dàng bằng cách thu nhận lại
các kịch bản phát triển phần mềm thành công. Tuy nhiên, khác với mẫu thiết kế,
framework thường gắn với một miền ứng dụng cụ thể và bao gồm cả thiết kế và mã
thực hiện.
b. Cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu, thiết kế và xây dựng
úng dụng “ Khung làm việc giải quyết bài toán luồng công việc”:
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật nói chung và
công nghệ thông tin nói riêng đã mang lại nhiều thành tựu to lớn. Những thành tựu
của khoa học được áp dụng trong tất cả các hoạt động của con người và đã đem lại
những thành công hết sức lớn lao. Ở Việt Nam, hiện nay, các công ty, xí nghiệp và
các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu hết đã trang bị cơ sở hạ tầng về máy tính và kết
nối mạng đã tạo cơ sở cho việc áp dụng những công nghệ mới của mạng máy tính
và internet vào lĩnh vực tìm kiếm, tổ chức và xử lý thông tin phục vụ công tác điều
hành và quản lý sản xuất. Với cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ngày càng phát
triển mở rộng, các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng có nhu cầu tin học hoá mọi lĩnh
vực công việc, sản xuất, quản lý,… và mong muốn mọi thông tin quản lý điều hành
sản xuất đều được lưu trữ trên máy tính để có thể tra cứu tìm kiếm dễ dàng và nhanh
chóng mỗi khi có nhu cầu.
- 2 -
Những hoạt động mang tính chất luồng công việc như hoạt động giao việc và
điều hành xử lý việc thực hiện công việc là một hoạt động chủ đạo trong hầu hết các
tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế cho thấy, hiện nay việc tổ
chức và quản lý hoạt động giao công việc trong các tổ chức, xí nghiệp chủ yếu thực
hiện trực tiếp bằng miệng và quản lý dựa trên trên giấy tờ. Do đó, để tổ chức và
theo dõi điều hành một công việc thực hiện qua nhiều người, nhiều cấp, trên nhiều
giai đoạn thời gian khác nhau gặp rất nhiều khó khăn. Việc tin học hoá hoạt động
này để có thể tổ chức xử lý, theo dõi hoạt động giao công việc trên hệ thống máy
tính là nhu cầu cấp thiết.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức, quản lý hoạt động giao công
việc là một trong các biện pháp có ý nghĩa thiết thực trong việc áp dụng các thành
tựu khoa học kỹ thuật vào công tác điều hành và quản lý sản xuất trong các doanh
nghiệp.
Từ nhu cầu thực tiễn xã hội và đặc biệt là của đơn vị đang công tác, cùng với
cơ sở khoa học của việc nghiên cứu ứng dụng các mô hình sử dụng lại vào quá trình
phân tích thiết kế phần mềm, luận văn đã chọn đề tài với tên gọi “Khung làm việc
và ứng dụng cho bài toán luồng công việc”.
Mục tiêu của bài toán “Luồng công việc” là xây dựng một hệ thống thông tin
tổ chức và quản lý các hoạt động giao công việc đang thực hiện trong một tổ chức,
doanh nghiệp phân theo các cấp quản lý theo từng đầu người cụ thể dựa trên mạng
máy tính. Hệ thống giúp các cấp lãnh đạo nắm sát tình hình thực hiện công việc và
đưa ra ý kiến chỉ đạo và hướng giải quyết đúng đắn, kịp thời nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý. Hệ thống cung cấp các đầu mục tra cứu và tổng hợp các công việc đã
và đang thực hiện trên mạng máy tính để làm các thống kê, báo cáo định kỳ theo
yêu cầu.
Hệ thống được xây dựng sử dụng các công nghệ kỹ thuật mới như: ứng dụng
hướng tiếp cận áp dụng các mẫu thiết kế, sử dụng công cụ mô hình hoá UML để
phân tích và thiết kế bài toán theo mô hình hướng đối tượng; ứng dụng công nghệ
Windows Applications để cập nhật và xử lý thông tin.
Với hướng tiếp cận phân tích và thiết kế hệ thống áp dụng công nghệ hướng
đối tượng sử dụng các mẫu thiết kế gắn với một miền ứng dụng cụ thể(bài toán
luồng công việc) và sử dụng ngôn ngữ C# dựa trên nền tảng .NET Framework 3.5
để xây dựng và phát triển hệ thống, cho phép hệ thống dễ bảo trì và phát triển mở
- 3 -
rộng trong tương lai đáp ứng được các yêu cầu thay đổi và phát triển ngày càng cao
của xã hội.
Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của luận văn
– Nghiên cứu khái niệm, đặc điểm và phân loại Framework.
– Nắm bắt được phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng một hệ
thống. Sử dụng phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng, áp dụng
các mẫu thiết kế về hành vi và trình diễn để phân tích, thiết kế một ứng
dụng cụ thể trên máy tính.
– Nghiên cứu bài toán luồng công việc, áp dụng các kiến thức về Phân tích
hướng đối tượng để phân tích thiết kế bài toán.
– Từ kết quả phân tích và thiết kế tiến hành xây dựng hệ thống dựa trên các
công cụ và môi trường đã lựa chọn.
– Ứng dụng một phần mềm nhỏ sử dụng Framework đã xây dựng.
Nội dung nghiên cứu và thực hiện của luận văn
– Nghiên cứu khái niệm, đặc điểm và phân loại Framework.
– Nếu một số đặc điểm và ứng dụng của một vài Framework sẵn có.
– Tiếp cận một số bài toán cụ thể liên quan đến luồng công việc đó là bài
toán “Quản lý luồng công việc tại Công ty đồ nội thất gia đình” và bài
toán “Quản lý tính tiền lương cho giáo viên”.
– Tiến hành tổng quát hóa từ hai bài toán trên để rút ra bài toán “Luồng
công việc tổng quát”.
– Tiến hành xây dựng các biểu đồ Usecase cho bài toán “Luồng công việc”
đến mức chi tiết nhất.
– Từ các biểu đồ Usecase chi tiết hóa trên tiến hành áp dụng các
mẫu(patterns sẵn có như Singleton, Observer, State, Oposite…) để tổng
quát hóa bài toán, tổng quát hóa các biểu đồ lớp phục vụ cho việc xây dựng
Framework.
– Xây dựng chương trình và tiến hành cài đặt thử nghiệm demo một bài toán
nhỏ.
- 4 -
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ FRAMEWORK
Trong một vài thập niên gần đây, việc sử dụng lại phần mềm đã và vẫn là một
vấn đề quan trọng cho các tổ chức phát triển phần mềm. Đầu tiên, phần mềm được sử
dụng lại dưới hình thức là các thư viện hàm API hay các thư viện lớp. Tiếp theo, các
nhà phát triển nhận thấy không chỉ cần sử dụng lại các đoạn mã mà còn cần phải sử
dụng lại cả các thiết kế của phần mềm. Do vậy, đã xuất hiện khái niệm về design
pattern – mẫu thiết kế và framework – khung làm việc. Các mẫu thiết kế là một mô tả
có tên về một cặp vấn đề và giải pháp. Các mô tả chi tiết về mẫu thiết kế sẽ được trình
bầy trong một chủ đề khác, còn nội dung của phần này sẽ chỉ trình bầy về framework
và phạm vi ứng dụng của nó.
1.1. Khái niệm về framework
1.1.1. Định nghĩa về framework
Thuật ngữ framework hướng đối tượng có thể được định nghĩa theo nhiều
cách. Một framework được định nghĩa như là một phần của thiết kế và thực hiện, cho
một ứng dụng trong một lĩnh vực. Điều này có cảm giác một framework không là một
hệ thống hoàn chỉnh. Hệ thống này có thể được điều chỉnh lại để tạo ra các ứng dụng
hoàn chỉnh. Các framework nói chung được sử dụng và được phát triển khi cần phát
triển một vài ứng dụng tương tự. Một framework thực hiện các phần chung giữa các
ứng dụng này. Do vậy, một framework giảm công sức cần thiết để xây dựng các ứng
dụng.
Phần lớn các định nghĩa đều nhất trí rằng, một framework hướng đối tượng là
một kiến trúc phần mềm có thể sử dụng lại, bao gồm cả thiết kế và mã thực hiện. Tuy
nhiên, lại không có định nghĩa nào được thống nhất chung về framework và các thành
phần hợp thành của nó.
Sau đây là một số các định nghĩa khác nhau hoặc tương tự nhau về
framework được nêu trong :
“Một framework ràng buộc các lựa chọn chính xác về sự phân chia trạng thái
và luồng điều khiển, người dùng hoàn thiện hoặc mở rộng framework để tạo ra một
ứng dụng thực tế”
“Một framework là một tập các lớp mà bao gồm một thiết kế trừu tượng cho
các giải pháp của một hoặc các vấn đề liên quan”
- 5 -
“Một framework là một tập các đối tượng mà cộng tác với nhau để tạo ra một
tập các đáp ứng cho một ứng dụng hoặc một vùng hệ thống con”
“Một framework là một tập các ký hiệu của các lớp cộng tác mà đạt được cả
các mẫu phạm vi nhỏ và các cơ chế chủ yếu để thực hiện các yêu cầu chung và thiết kế
trong một phạm vi ứng dụng cụ thể”
“Một tập các lớp cộng tác với nhau mà tạo ra một thiết kế có thể sử dụng lại
cho một lớp cụ thể của phần mềm. Một framework cung cấp các hướng dẫn có tính
kiến trúc bằng cách phân chia thiết kế thành các lớp trừu tượng và định nghĩa các đáp
ứng và sự cộng tác của chúng. Một nhà phát triển tùy biến framework thành một ứng
dụng cụ thể bằng cách tạo ra các lớp con và tạo ra các phiên bản của các lớp
framework”
Như vậy, một framework bao gồm một tập các lớp mà các thể hiện của chúng
cộng tác với nhau, được dự định để mở rộng, sử dụng lại cho các ứng dụng cụ thể của
một lĩnh vực. Một họ các vấn đề liên quan, cho phép tổng hợp trong một framework.
Hơn nữa, các framework được biểu diễn thành một ngôn ngữ lập trình, như vậy nó
cung cấp cho việc sử dụng lại cả mã thực hiện và thiết kế.
1.1.2. Cấu trúc của một framework
Một framework hướng đối tượng bao gồm các thành phần sau:
Các tài liệu thiết kế
Các giao diện
Các lớp trừu tượng
Các thành phần
Các lớp
Mối quan hệ giữa các thành phần khác nhau trong một framework được mô tả
như hình vẽ sau:
- 6 -
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các thành phần khác nhau trong một framework
Các thành phần của một framework được mô tả như sau:
Các tài liệu thiết kế: thiết kế của một framework có thể bao gồm các lược đồ lớp,
viết bằng văn bản hoặc chí ít là một ý tưởng trong đầu của nhà phát triển.
Các giao diện: các giao diện miêu tả đáp ứng bên ngoài của các lớp. Các giao
diện có thể được sử dụng để mô hình các vai trò khác nhau trong hệ thống, ví dụ
như các vai trò trong một mẫu thiết kế. Một vai trò đại diện cho một nhóm nhỏ
của các phương pháp trong giao diện mà liên quan tới các phương pháp khác.
Các lớp trừu tượng: một lớp trừu tượng là một sự thực hiện chưa đầy đủ của một
hoặc nhiều giao diện. Nó có thể được sử dụng để định nghĩa cách đối xử mà sẽ là
chung cho một nhóm các thành phần thực hiện một nhóm các giao diện.
Các thành phần: Giống như các lớp, các thành phần có thể được tích hợp với các
lớp khác. Trong hình vẽ, có một mũi tên “là một phần của” giữa các lớp và các
thành phần. Nếu bản thân các lớp có một API được định nghĩa đầy đủ thì tập kết
quả của các lớp sẽ được biểu hiện như là một tổ hợp các thành phần. Một thành
phần được định nghĩa như sau: “Một thành phần phần mềm là một đơn vị kết cấu
với các giao diện được ghi rõ theo hợp đồng và các phụ thuộc ngữ cảnh rõ ràng.
Một thành phần phần mềm có thể được triển khai không phụ thuộc và được tổ
hợp bằng các hãng thứ ba”
Các tài liệu
thiết kế
Các giao diện
Các lớp trừu tượng
Các thành phần
Các lớp
phản ánh
triển khai
triển khai
thừa kế
là một phần của
- 7 -
Các lớp: Mức thấp nhất của một framework là các lớp. Các lớp chỉ khác với các
thành phần là trong thực tế, các API được công khai của nó không được đưa ra
trong các giao diện của một framework. Một cách điển hình là các lớp được sử
dụng bởi các thành phần để đại diện cho chức năng, ví dụ một người dùng
framework thường không nhìn thấy các lớp này trừ khi anh ta làm việc với các
thành phần.
Cách thức làm việc của một framework như sau:
Một framework làm việc bằng cách cung cấp một đặc tả rõ ràng của các
tương tác được mong đợi giữa các thành phần. Ví dụ, một thành phần có thể trông chờ
những gì từ các thành phần khác và cái gì nên được cung cấp tới chúng? Một
framework định nghĩa các dịch vụ lựa chọn, và cung cấp một giải thích cho việc định
nghĩa thành phần nào là một thành phần cung cấp. Như thế, một thành phần sẽ có khả
năng được mở rộng rất lớn và các thành phần mới có thể tương tác mạnh mẽ với
những cái đã có. Chúng cộng tác với các chi tiết, khía cạnh cụ thể của các vấn đề được
cân nhắc bởi framework. Các thành phần ứng dụng có thể vẫn còn chứng minh tính
tương thích với các vấn đề khác, như ngữ nghĩa của dữ liệu mà chúng chuyển qua. Các
bộ phận phụ thuộc có thể được giới thiệu như là các thành phần của framework. Sự thi
hành các thành phần này có thể cùng framework xác định một dịch vụ và cung cấp các
dịch vụ này cho các thành phần khác.
1.1.3. Phân biệt framework với các khái niệm khác
Một mẫu thiết kế khác với một framework ở ba điểm. Thứ nhất, một mẫu
thiết kế là trừu tượng hơn một framework, bởi vì một framework được bao gồm cả mã,
trong khi đó chỉ có các ví dụ của các mẫu thiết kế mới được mã hóa. Các mẫu thiết kế
thậm chí mô tả mục đích, việc cân bằng các yếu tố khác để đạt được sự kết hợp tốt
nhất và các kết quả của một thiết kế. Điều này không là một trường hợp cho các
framework. Thứ hai, các mẫu thiết kế là những kiến trúc nhỏ hơn so với các
framework. Do vậy, một framework có thể chứa một số các mẫu thiết kế, nhưng điều
ngược lại là không thể. Do vậy, các mẫu thiết kế không có ảnh hưởng lớn tới kiến trúc
của ứng dụng. Cuối cùng, các framework được chuyên môn hóa hơn so với các mẫu
thiết kế. Các framework luôn luôn liên quan đến một miền ứng dụng cụ thể, trong khi
đó các mẫu thiết kế là chung và có thể được ứng dụng trong bất kỳ miền ứng dụng
nào.
Các ngôn ngữ mẫu khác với framework theo cách mà một ngôn ngữ mẫu
miêu tả: làm như thế nào để tạo ra một thiết kế. Trong khi đó, một framework hướng
đối tượng là một thiết kế. Các ngôn ngữ mẫu bổ sung cho một framework, do chúng có
- 8 -
thể hướng dẫn các kỹ sư phần mềm sử dụng framework như thế nào, và mô tả tại sao
nó lại được thiết kế như vậy.
Một ứng dụng hướng đối tượng khác với một framework ở chỗ, một ứng
dụng mô tả một chương trình thực hiện phức tạp mà thỏa mãn một yêu cầu cụ thể.
Framework đạt được các tính năng của một ứng dụng nhưng nó không thể thi hành bởi
vì nó không bao gồm các tương tác trong trường hợp ứng dụng cụ thể.
Các framework khác với các thư viện lớp ở chỗ: chúng nhắm tới các miền
ứng dụng cụ thể. Trong khi đó, các thư viện lớp cung cấp cho người sử dụng các sự
thực hiện trước của thuật toán. Các thư viện lớp là thụ động, người sử dụng gọi các
phương pháp trong thư viện lớp để thực hiện một số hoạt động. Trong khi đó các
framework định nghĩa khung cho một ứng dụng thực tế và điều khiển luồng điều khiển
trong ứng dụng. Các framework có thể khác so với thư viện lớp, nhưng chúng có thể
sử dụng các thư viện lớp đã có sẵn để thực hiện các thuật toán chung và các cấu trúc
dữ liệu.
Các thành phần phần mềm ban đầu đã được dự định là các thành phần chức
năng riêng lẻ mà có thể được đầu tư từ nhà cung cấp và tích hợp vào trong các ứng
dụng. Các framework dường như là những thành phần mà có thể được đầu tư từ nhà
cung cấp và nhiều hơn một framework có thể được sử dụng trong một ứng dụng. Tuy
nhiên, một điểm khác dễ nhận thấy giữa chúng là các framework cung cấp một bộ rộng
hơn các dịch vụ so với các thành phần phần mềm. Chúng có khả năng tùy biến nhiều
hơn, có các giao diện phức tạp hơn và điều quan trọng hơn là chúng thực sự định nghĩa
cho một họ ứng dụng hoặc một diện rộng của các ứng dụng. Do vậy, các framework là
khó học hơn đối với các nhà phát triển, nhưng một khi đã hiểu được hết framework thì
sẽ có được sự linh động cao hơn và với một framework được thiết kế tốt thì có thể
giảm được các nỗ lực cần bỏ ra để xây dựng một ứng dụng đã được tùy biến rõ rệt
hơn.
Trong khi các framework và các thành phần là các kỹ thuật khác nhau, chúng
nên được xem và được sử dụng như các kỹ thuật cộng tác với nhau. Với các
framework có thể sử dụng các thành phần và các ứng dụng được phát triển sử dụng các
framework thậm chí có thể tiện dụng hơn các thành phần. Ví dụ, một ứng dụng Visual
C++ được tạo với MFC framework, thậm chí có thể sử dụng các thành phần ActiveX
trong giao diện của nó giống như việc trao đổi với các thành phần ActiveX được đóng
gói trong MFC framework. Một ví dụ khác cho sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các
framework và thành phần là việc sử dụng các framework để tạo các thành phần mới, ví
dụ, framework Active Template Library (ATL) của Microsoft được sử dụng rộng rãi
trong việc tạo các thành phần ActiveX.
- 9 -
1.2. Các đặc điểm của framework
Một framework hướng đối tượng có bốn đặc điểm chính sau :
Khả năng môđun hóa
Khả năng sử dụng lại
Khả năng mở rộng
Sự đổi chiều của điều khiển
Về đặc điểm thứ nhất, các framework tăng cường khả năng môđun hóa bằng cách
đóng gói các chi tiết thực hiện không chắc chắn đằng sau các giao diện chắc chắn. Khả
năng này giúp cho việc tăng cường chất lượng của phần mềm bằng cách cục bộ hóa
các tác động của những thay đổi về kiến trúc và sự thực hiện. Sự cục bộ hóa này giảm
các nỗ lực được yêu cầu để hiểu và duy trì phần mềm hiện có.
Mặt khác, các giao diện chắc chắn được cung cấp bởi các framework còn tăng
cường khả năng sử dụng lại bằng cách định nghĩa các thành phần chung mà có thể
được áp dụng để tạo ra các ứng dụng mới. Khả năng sử dụng lại của framework thúc
đẩy kiến thức của miền ứng dụng và ưu tiên nỗ lực của các nhà phát triển kinh nghiệm
để tránh việc tạo và làm hợp lệ lại các giải pháp chung cho các yêu cầu của ứng dụng
lặp lại và các thách thức trong thiết kế phần mềm. Việc sử dụng lại các thành phần
thiết kế có thể là một sự cải tiến đáng kể trong sản xuất chương trình, cũng như tốt cho
việc nâng cao chất lượng, tính hiệu quả, độ tin cậy và tính sẵn sàng của phần mềm.
Về khả năng mở rộng, một framework tăng cường khả năng mở rộng bằng cách
cung cấp các điểm nóng tường minh mà cho phép các ứng dụng mở rộng các giao diện
chắc chắn và cách ứng xử của vùng ứng dụng với các sự thay đổi được yêu cầu bởi các
trường hợp của ứng dụng trong một ngữ cảnh cụ thể. Khả năng mở rộng của
framework là cần thiết để đảm bảo các sự điều chỉnh có tính thời gian của các dịch vụ
và tính năng ứng dụng mới.
Cuối cùng, đặc điểm của kiến trúc thời gian chạy của một framework là sự đổi
chiều của điều khiển, thường được gọi là “Nguyên tắc Hollywood”- Đừng gọi cho
chúng tôi, chúng tôi sẽ gọi cho bạn. Kiến trúc này cho phép ứng dụng hợp với các quy
tắc tiêu chuẩn bằng cách điều chỉnh từng bước xử lý, bằng các đối tượng quản lý sự
kiện mà được viện dẫn thông qua cơ chế gửi kích họat lại của framework. Khi các sự
kiện xảy ra, framework gửi lại kích hoạt bằng cách viện dẫn phương pháp móc nối trên
các đối tượng quản lý sự kiện đã được đăng ký trước, cái mà thực hiện việc xử lý ứng
dụng cụ thể trên các sự kiện. Đổi chiều điều khiển cho phép framework định nghĩa
một tập các phương pháp ứng dụng cụ thể để đáp ứng với các sự kiện ở bên ngoài.
- 10 -
CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU MỘT SỐ FRAMEWORK CỤ THỂ
2.1. Higgin Trust Framework
2.1.1. Giới thiệu về Higgins
Higgins là một framework cho phép người dùng và doanh nghiệp tích hợp thông
tin về nhận dạng, hiện trạng, các mối quan hệ giữa các hệ thống. Sử dụng lớp context
providers, hệ thống sẵn có cũng như hệ thống mới như các xí nghiệp, tổ chức và các
công nghệ liên lạc (như LDAP, email, IM,…) có thể gắn vào Higgins framework. Ứng
dụng sử dụng Higgins API có thể tích hợp ảo thông tin nhận dạng, hiện trạng và mối
quan hệ giữa các hệ thống hỗn tạp. Higgins thiết kế với mục đích giúp người phát triển
ứng dụng truy cập thông tin thông qua trình duyệt, dịch vụ web.
Ứng dụng có thể sử dụng Higgins để tạo khung nhìn thống nhất về thông tin nhận
dạng và các mối quan hệ . Lĩnh vực tập trung nhất của Higgins là cung cấp cơ sở cho
nhận dạng thông tin người dùng và ứng dụng quản lý thông tin cá nhân. Higgins cung
cấp sự tích hợp ảo, liên kết, quản lý và khả năng search cho thông tin nhận dạng, các
mối quan hệ giữa các hệ thống khác biệt.
Các dịch vụ của Higgins dựa trên các plug-in ContextProviders làm cầu nối giữa
framework và hệ thống sẵn có, hoặc giữa framework đến các hệ thống sẽ xây dựng sau
này. Mỗi ContextProvider thi hành một context nào đó. Context được hiểu là “môi
trường và hoàn cảnh xung quanh quyết định đến ý nghĩa của nhận dạng số và các
chính sách, giao thức chi phối sự tương tác giữa chúng” [eclipse.org/higgins].
Một Context có thể bao gồm thông tin về một đối tượng số đơn lẻ hoặc mô tả
một nhóm các đối tượng số như một đội dự án, một văn phòng, tổ chức, gia đình,
nhóm khách hàng,…
- 11 -
ContextProviders thường hoạt động như “cầu nối” giữa framework với hệ thống
sẵn có. “Cầu nối” này cung cấp kết nối đến kho lưu trữ như LDAP server, hệ thống
quản lý nhận dạng, diễn đàn, và các mạng xã hội. Nó cũng có thể kết nối với các mạng
giao tiếp như email, instance message,…
Kiến trúc dịch vụ của Higgins framework cho phép ứng dụng mở rộng phạm vi
truy cập đến các hệ thống ngoài mà không cần phải thay đổi bản thân ứng dụng.
2.1.2. Các thành phần của Higgins
Higgins gồm 12 thành phần: Higgins Browser Extension, RP Enablement, I-Card
Manager, RP Protocol Support, ISS Client UI, I-Card Selector Service (ISS), I-Card
Registry, I-Card Provider, Token Service, Token Provider, Identity Attribute Service
(IdAS), Context Provider được tổ chức như hình 3.2.
Hình 2.1. Higgins Trust Framework
- 12 -
Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các thành phần của Higgins framework.
2.1.2.1. Browser Extension
Higgins Browser Extension là một mở rộng trình duyệt Firefox viết bằng
javascript. Khi Higgins Extension được cài đặt và trình duyệt duyệt đến một site đối
tác, Higgins Browser Extension quản lý quyền truy cập và các tương tác liên quan đến
định danh tương tác giữa site đối tác và dịch vụ Higgins.
2.1.2.2. RP Enablement
RP Enablement là tập hợp các thành phần sử dụng để tạo site đối tác. Các thành
phần con tách biệt trong mục này sẽ được tạo ra để hoạt động như các dịch vụ tin
tưởng cho lớp các giao thức khác nhau.
Hình 2.2. Kiến trúc của Higgins
- 13 -
2.1.2.3. I-Card Manager
Cung cấp giao diện quản lý web-based đến I-Card của người dùng và ưu tiên dữ
liệu ngữ cảnh. Thành phần này được truy cập bởi một nút bấm được thêm vào thanh
công cụ của trình duyệt.
Hiện này, thành phần này đang được phát triển trên ngôn ngữ java, các thành
phần con base-web sử dụng công nghệ JSP/Servlets, JSF, AJAX, JavaMail,…
2.1.2.4. RP Protocol Support
Cung cấp hỗ trợ cho client, bao gồm cả Higgins Browser Extension.
Thành phần này hỗ trợ cho
- Giao diện người dùng
- Mẫu tương tác giữa các đối tác
- Hỗ trợ cho openID 2.0: openID là một framework mã nguồn mở để quản lý
ID cho chủ yếu các website.
2.1.2.5. ISS Client UI
Hình 2.3. RP Enablement
- 14 -
Cung cấp mọi giao diện người dùng và khả năng tạo mới thẻ CardSpace tương
thích. Nó cung cấp chức năng tương tự như CardSpace trên Windows Vista. ISS Client
UI được gọi bởi RP Protocol Support trên máy khách của người dùng.
2.1.2.6. I-Card Selector Service
I-Card Selector Service ghép chính sách an ninh của đối tác tới một hoặc nhiều I-
Card thỏa mãn chính sách đó. Hay nói cách khác, I-Card Selector Service cố gắng đưa
ra một I-Card thích hợp với nhu cầu của đối tác.
2.1.2.7. I-Card Registry
Thành phần I-Card Registry quản lý tập các I-Card của người dùng. Mỗi I-Card
được tạo và quản lý bởi một I-Card Provider và thi hành giao diện I-Card Interface.
Các giao diện của I-Card Registry có hai phần:
- Một giao diện để quản lý I-Card như thêm mới, xóa bỏ và duyệt các I-Card.
- Tập các giao diện thi hành bởi I-Card Provider.
2.1.2.8. I-Card Provider
I-Card Provider chịu trách nhiệm tạo và quản lý các I-Card thi hành giao diện I-
Card Interfaces. Thành phần này cũng chịu trách nhiệm nhập I-Card từ các loại dữ liệu
card khác nhau. Lưu ý là I-Card Provider chỉ chịu trách nhiệm nhập dữ liệu, việc xuất
dữ liệu được thi hành bởi chính lớp I-Card.
Higgins framework hiện đang thi hành các I-Card Provider sau:
- CardSpace Managed I-Card Provider
- CardSpace Personal I-Card Provider
- URI Managed I-Card Provider
- URI Personal I-Card Provider
2.1.2.9. Token Service
Token Service tạo nhận dạng số dùng được cho đối tác từ dữ liệu yêu cầu. Dữ
liệu yêu cầu có thể truyền bởi I-Card Provider đến Token Service sau đso đến Token
Provider hoặc Token Issuer có thể nhận dữ liệu từ I-Card Provider.
- 15 -
Thuật ngữ Token Service trong Higgins còn được sử dụng thay cho Sercurity
Token Service (STS). Token Service thi hành OASIS WS-Trust chuẩn và cung cấp hỗ
trợ cho việc triển khai trong nhiều tình huống [eclipse.org]
2.1.2.10. Token Provider
Token Provider cung cấp việc đóng gói cho các token cho Token Service.
2.1.2.11. Identity Attribute Service
Để hỗ trợ môi trường động nơi nguồn của thông tin định danh có thể thay đổi,
cần thiết phải cung cấp một phương thức chung cho việc truy cập thông tin định danh
và thuộc tính từ các kho định danh. Identity Attribute Service cung cấp khung nhìn
thống nhất về thông tin định danh. Identity Atrribute Service bao gồm các dịch vụ như:
nạp ngữ cảnh, mở ngữ cảnh từ các ngữ cảnh khác, xác nhận thẩm quyền trong quá
trình ngữ cảnh mở, truy cập nội dung của ngữ cảnh mở và xem xét đối tượng số và
Hình 2.4. Kiến trúc Token Service
- 16 -
các thuộc tính, các mối liên kết của đối tượng số bên trong các ngữ cảnh. Identity
Attribute Service hỗ trợ quản lý các thuộc tính của đối tượng số liên kết bên trong các
ngữ cảnh. Các hàm giao diện của Identity Attribute Service có thể truy cập được thông
qua ngôn ngữ java hoặc ác ngôn ngữ khác cũng như thông qua WSDL và HTTP/XML.
2.1.2.12. Context Provider
Một context Provider hỗ trợ cho một hoặc nhiều loại ngữ cảnh của Higgins
framework. Một Context Provider chịu trách nhiệm quản lý dữ liệu bên trong, an toàn,
mã hóa,… Context Provider cung cấp khả năng chuyển đổi dữ liệu một hoặc hai chiều
từ cấu trúc bên trong nó đến mô hình dữ liệu Identity Attribute Service thông thường.
Trong nhiều trường hợp Context Provider hoạt động như cầu nối của các dịch vụ sẵn
có như hệ thống giao tiếp, mạng xã hội, dịch vụ cung cấp định danh, các trò chơi, ứng
dụng doanh nghiệp,… Thêm vào các dịch vụ web, Context Provider có thể nối liền
ứng dụng phía client như email, instance message và các ứng dụng cộng tác khác.
Hiện nay Higgins dự kiến phát triển khoảng 3 – 5 Context Provider với mục đích
các đối tác có thể sử dụng chúng cho dự án của họ.
2.1.3. Mô hình dữ liệu của Higgins
Để xây dựng mô hình dữ liệu, Higgins đưa ra các khái niệm cơ bản, đưa ra mục
đích của mô hình từ đó xây thiết kế mô hình dữ liệu.
Chúng ta lần xem xét một số khái niệm cơ bản trong mô hình dữ liệu của Higgins
và nghiên cứu mục tiêu của mô hình.
2.1.3.1. Các khái niệm dữ liệu cơ bản
2.1.3.1.1. Context
Một Higgins Context là một tập hợp một hoặc nhiều Digital Subjects (đối tượng
số) định danh bởi ContextId. Một số Context là lớp trừu tượng, ContextId của nó
không trỏ vào một thể hiện Context vật lý nào. Các Context còn lại là không trừu
tượng, thông qua một dịch vụ truy cập dữ liệu mạng (hoặc nội bộ), ContextId trỏ vào
một đối tượng dữ liệu nào đó là thể hiện của Context được quản lý bởi Context
Provider.
Mỗi đối tượng số bên trong một ngữ cảnh có một định danh duy nhất là
SubjectId. Định danh này duy nhất bên trong không gian tên hoặc định nghĩa bởi
Context C1 hoặc các Context C2 mà C1 kế thừa.
- 17 -
Ví dụ về Context bao gồm nhiều đối tượng số bao gồm: thư mục, nhóm dự án, hệ
thống giao tiếp,… Cũng có những Context thường bao gồm một đối tượng số duy nhất
như: thẻ tín dụng, thẻ nghiệp vụ, và các thiết bị an ninh khác,…
2.1.3.1.2. Digital Subject
Đối tượng số là một thực thể mô tả hoặc nằm trong lĩnh vực số đang đề cập đến
[originally from Kim's Laws, "person or thing" replaced with entity by PaulT]
Đối tượng số sử dụng Higgins có những đặc điểm sau:
- Một đối tượng số gồm nhiều thuộc tính định danh, và có thể không có thuôc
tính nào cả.
- Một vài thuộc tính định danh có thể là quan hệ tham chiếu đến đối tượng số
khác trong cùng ngữ cảnh hoặc giữa các ngữ cảnh với nhau.
- Do ngữ cảnh có thể là cấu trúc lồng, nên liên kết giữa các đối tượng số liên
quan đến những ngữ cảnh đó cung cấp một cái nhìn tổng quan của một đối
tượng số.
- Không có một ràng buộc ngầm định giữa các đối tượng số. Ví dụ một người
có thể đòi hỏi tên của họ là Joe trong một đối tượng số này, nhưng trong đối
tượng số khác tên của người đó là JoAnn.
2.1.3.1.3. Thuộc tính định danh
Thuộc tính định danh được định nghĩa là một thuộc tính của đối tượng số có một
hoặc nhiều giá trị, hoặc không giá trị nào [wikipedia.com]
Trong Higgins một thuộc tính định danh được định danh bởi một URI (URL)
định nghĩa kiểu của nó. Ví dụ: URI: “”
chỉ ra thuộc tính định danh đó mô tả họ của một người. Giản đồ liên kết với Context
chứa định danh đó cho ta siêu dữ liệu mô tả liên kết URI đó.
Giá trị của thuộc tính định danh có thể là một kiểu dữ liệu nguyên thủy, hoặc dữ
liệu phức như struct,…Có một thuộc tính định danh đặc biệt là Subject Relationshop
(quan hệ đối tượng) có giá trị là tham chiếu đến đối tượng số khác trong cùng ngữ
cảnh hay ngữ cảnh khác.
- 18 -
Một vài thuộc tính định danh được định nghĩa bởi ngữ cảnh chứa đối tượng số để
đưa ra những giá trị khác nhau. Ví dụ thuộc tính “thời tiết” có thể có các giá trị
{“nắng”, “mưa”, “nhiều mây”},…
2.1.3.2. Mục tiêu của mô hình
- Mô hình dễ dàng mở rộng, các thuộc tính và quan hệ dễ dàng thêm vào sau
này
- Cho phép các đối tượng được định danh duy nhất
- Các đối tượng có thuộc tính quan hệ tham chiếu đến các đối tượng khác, các
thuộc tính này được nhóm lại thành tập hoặc chuỗi.
- Mọi đối tượng và thuộc tính của nó đếu được gán địa chỉ
- Mọi thuộc tính được định danh bởi một địa chỉ URI toàn cục duy nhất
- Hỗ trợ đa ngữ cảnh
- Mỗi ngữ cảnh có thể định danh duy nhất
- Các ngữ cảnh có thể liên kết một – một hoặc một – nhiều với các ngữ cảnh
khác.
- Giản đồ mô tả phải khả thi.
2.2. JhotDraw
2.2.1. Giới thiệu khung làm việc JhotDraw
JhotDraw là một khung làm việc ứng dụng cho việc xây dựng các ứng dụng vẽ
hình đồ họa. Nó là một khung làm việc thuần Java và là một sản phẩm mã nguồn mở.
Người sử dụng dùng các trình vẽ hình để tổ chức các đối tượng hình đồ họa trên một
miền vẽ. Nó là một loại ứng dụng rất hay gặp trong các máy tính để bản. Tuy nhiên
các loại hình đồ họa vẽ lại khác nhau. Một số trình vẽ hình cho phép người sử dụng vẽ
các hình như tranh ản, một số khác lại cho phép vẽ hình trong một miền nào đó để khi
thao tác với các hình đó thì nó thể hiện ngữ nghĩa của miền đó.
JhotDraw là một khung làm việc ứng dụng có thể được phát triển cho các trình
vẽ hình mang tính kỹ thuật. Ban đầu nó được phát triển trong SmallTalk bởi Kent
Back và Ward Cunningham. Sau đó nó được phát triển bởi Erich Gamma và Thomas
Eggenschwiler (sau này được gọi là nhóm bộ tứ). Phiên bản hiện tại là 6.1 beeta. Nó là
một khung làm việc có độ tin cậy và độ chắc chắn rất cao, và là một sản phẩm mã
- 19 -
nguồn mở rất nổi tiếng, được thế giới mã nguồn mở phát triển hơn 10 năm nay. Nó
cũng là một trong những dự án phát triển phần mềm được thiết kế một cách sáng sủa
để sử dụng lại và được gán cái nhãn “Khung làm việc” (Framework).
JhotDraw, bản thân chúng dựa trên lịch sử lâu dài của các khung làm việc cho
các trình vẽ hình. Một cách cụ thể, JhotDraw là một phiên bản Java của một khung
làm việc SmallTalk (ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng đầu tiên), khung làm việc đó
được gọi là HotDraw. HotDraw dựa trên SmallTalk cũng là một sản phẩm mã nguồn
mở và hiện tại nó cũng phát triển song song cùng phiên bản của nó (JhotDraw) dựa
trên Java. Hơn nữa, những phiên bản JhotDraw còn dựa trên nền tảng của ET++, một
khung làm việc ứng dụng C++ trước đó.
Erich Gamma sử dụng JhotDraw cho mục đích dạy học, đó chính là lý do tại sao
nó được thiết kế và được triển khai rất tốt. Mã nguồn của nó được chú giải theo cách
chú giải của tài liệu Java. Hiện nay nó đang là một sản phầm mã nguồn mở rất nổi
tiếng trên sourcefogce.net, đang được Wolfram Kaiser chịu trách nhiệm tổng hợp các
phản hồi và chịu trách nhiệm chính cho việc phát triển nó.
2.2.2. Kiến trúc tổng quan về thiết kế của JHotDraw
- 20 -
Hình 2.5: Kiến trúc tổng quan về thiết kế của JHotDraw
Sử dụng các mẫu thiết kế:
Observer, Strategy, State, Adapter, Prototype, FactoryMethod,
Composite, Decorater
Mẫu thiết kế Composite
Công việc
- 21 -
Mẫu thiết kế State
Chỉnh sửa
Mẫu thiết kế Template
- 22 -
Đường nối
Mẫu thiết kế Prototype
Tạo công việc và đường nối
- 23 -
Hình 2.6: Các mẫu thiết kế
- 24 -
CHƯƠNG 3
XÂY DỰNG FRAMEWORK GIẢI QUYẾT
BÀI TOÁN LUỒNG CÔNG VIỆC-WORKFLOW.
3.1. Mô tả bài toán quản lý công việc tại một công ty thiết kế đồ nội thất gia
đình:
3.1.1. Bài toán đặt ra:
Công ty A thiết kế đồ nội thất gia đình muốn quản lý hoạt động thiết kế và sản
xuất ở các bộ phận, phòng ban của công ty.
Giám đốc công ty ký kết hợp đồng và nhận yêu cầu từ khách hàng. Tưng ứng với mỗi
công việc nhất định giám đốc công ty sẽ bắt đầu phân công cho các phòng ban ở bên
dưới thực hiện các công việc tương ứng với chức năng của mỗi phòng của công ty.
Giám đốc công ty tạo đầu mục công việc, thư ký giám đốc nhập chỉ đạo và phân
công giải quyết xuống phòng thiết kế. Ban lãnh đạo phòng thiết kế nhận yêu cầu chỉ
đạo của giám đốc lại tiếp tục tạo đầu mục công việc tương ứng. Chủ trì công việc ở
phòng thiết kế sẽ nhập chỉ đạo và phân công giải quyết công việc từ ban lãnh đạo
phòng thiết kế. Dựa vào danh sách phân công giải quyết của chủ trì công việc trong
phòng thiết kế, nhân viên phòng thiết kế sẽ thiết kế ra các mẫu thiết kế cho các sản
phẩm mà khách hàng đặt hàng.
Sau khi thiết kế xong, bản thiết kế sẽ được chuyển đến lãnh đạo phòng sản xuất.
Lãnh đạo phòng sản xuất lại tiếp tục tạo ra các đầu mục công việc tương ứng, chủ trì
công việc phòng sản xuất nhập chỉ đạo và phân công giải quyết cho nhân viên phòng
sản xuất.
Sản phẩm được phòng sản xuất hoàn thiện và chịu sự giám sát, theo dõi của lãnh
đạo phòng sản xuất và ban giám đốc.
3.1.2. Sơ đồ hoạt động quản lý công việc tại công ty thiết kế đồ nội thất gia
đình:
- 25 -
Hình 3.1: Sơ đồ hoạt động quản lý công việc tại công ty thiết kế đồ nội thất gia đình
3.1.3. Mô hình miền lĩnh vực:
- 26 -
Sau đây là mô hình khái niệm nghiệp vụ quản lý chương trình quản lý hoạt động
giao công việc.
Hình 3.2: Mô hình khái niệm hệ thống tổ chức và quản lý công việc tại công ty thiết kế
đồ nội thất gia đình
3.2. Mô tả bài toán quản lý thanh toán tiền lương:
3.2.1. Bài toán đặt ra:
Trường Đại học Công Nghệ giao nhiệm vụ thanh toán tiền lương cho phòng đào
tạo đại học, phòng đào tạo sau đại học và phòng tổ chức hành chính và phòng tài
vụ.(Dựa trên tham chiếu vào bảng quy chuẩn của từng phòng một-Tài liệu tham
chiếu).
Mỗi phòng có một số chức năng nhất định.
Phòng đào tạo đại học dựa trên thời khóa biểu và phân công công tác sẽ tính ra số
tiết dạy, số bài chấm, số hướng dẫn luận văn tốt nghiệp đại học… của mỗi giáo viên.
- 27 -
Phòng đào tạo sau đại học cũng dựa vào thời khóa biểu, hướng dẫn luận văn sẽ
thống kê số tiết, số hướng dẫn luận văn thạc sĩ, tiến sĩ, số bài chấm…của mỗi giáo
viên.
Mỗi giáo viên phải giảng dạy một khối lượng công việc nào đó gọi là số giờ
nghĩa vụ. Căn cứ vào số giờ nghĩa vụ mỗi tháng(tính trung bình cộng của cả năm: số
giờ nghĩa vụ cả năm/12 tháng) mà mỗi giáo viên giảng dạy, hàng tháng mỗi giáo viên
sẽ được hưởng mức lương bình quân của mỗi tháng tương ứng.
Dựa trên kết quả tổng hợp của phòng đào tạo đại học và phòng đào tạo sau đại
học và dựa trên quy chế của nhà trường về số giờ nghĩa vụ mà mỗi giáo viên phải
giảng dạy, phòng tổ chức hành chính tiến hành tính toán, tổng hợp lại số giờ thừa hoặc
thiếu và gửi kết quả lên phòng tài vụ để trả tiếp tiền lương tương ứng với các giờ thừa
ra hoặc là trừ tiền đối với trường hợp giáo viên giảng dạy thiếu so với số giờ bắt buộc.
Phòng tài vụ dựa trên kết quả từ phòng tổ chức hành chính tiến hành lập phiếu
thanh toán cho các thầy, khi các thầy đến lĩnh thì lập phiếu chi. Sau khi thanh toán sẽ
có thông báo cho các thầy và chuyển tiền vào tài khoản.
Quy chế: Theo tín chỉ, mỗi tiết tín chỉ = 1/3 tiết thường. Thạc sĩ 40 nghìn, tiến sĩ
50 nghìn/tiết, phó giáo sư 60 nghìn. Hướng dẫn cho tiến sĩ(từ thạc sĩ lên) sẽ nhận khác
với hướng dẫn cho tiến sĩ từ sinh viên lên.
(Dựa vào bảng quy chế chi tiêu nội bộ sẽ biết được giá..)
3.2.2. Sơ đồ tiến trình quản lý hoạt động thanh toán tiền lương:
- 28 -
- 29 -
Hình 3.3: Sơ đồ tiến trình quản lý hoạt động thanh toán tiền lương
- 30 -
3.2.3. Mô hình miền lĩnh vực:
Hình 3.4: Mô hình miền lĩnh vực của bài toán quản lý tính tiền lương
3.3. Mô tả bài toán tổng quát:
3.3.1. Các thông tin chung về bài toán luồng công việc:
Một cơ quan tổ chức muốn quản lý hoạt động giao việc, thực hiện công việc và
báo cáo kết quả công việc một cách khoa học và chi tiết nhất.
Trong các Cơ quan, doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức quản lý-điều hành điển hình
được phân theo cấp quản lý từ cao xuống thấp như sau:
- Ban Giám đốc (Giám đốc, các phó giám đốc, trợ lý, thư ký giám đốc)
- Lãnh đạo phòng (Trưởng phòng và các phó phòng, thư ký phòng)
- Tổ (Tổ trưởng, tổ phó, trưởng nhóm, ...)
- Chuyên viên
- 31 -
Ban Giám Đốc
(Giám đốc, phó giám đốc,
thư ký, trợ lý,...)
Lãnh đạo phòng ban 1
(Trưởng phòng, phó phòng,
Văn thư phòng)
Tổ 1
Lãnh đạo phòng ban n
(Trưởng phòng, phó phòng,
Văn thư phòng)
Tổ m ...
...
Nhân viên 1 ... Nhân viên k
Hình 3.5. Mô hình phân cấp quản lý trong doanh nghiệp
Các công việc được xuất phát, tạo ra từ cấp Lãnh đạo phòng/tổ trở lên với nguồn
là: các chỉ đạo trong các cuộc họp, các công văn và các chỉ đạo đến từ cấp trên, công
việc riêng của phòng. Các công việc được tổ chức theo mô hình cây phân cấp, một
công việc lớn được phân thành nhiều công việc nhỏ, mỗi công việc nhỏ nhất được giao
cho một chuyên viên giải quyết.
Thông tin cơ bản của mỗi công việc bao gồm: Tên công việc, Ngày giao, Người
giao, Ngày yêu cầu kết thúc, Độ khẩn, Nội dung công việc, Nội dung giải quyết,
Người (nhóm người giải quyết), ngày hoàn thành công việc, Khối lượng hoàn thành,
Trạng thái giải quyết, Thời gian tiếp nhận công việc, Trạng thái (đọc, chưa đọc), Nội
dung chỉ đạo, ....
Mỗi công việc được quản lý phân cấp theo chủ đề công việc. Khi có công việc
phân xuống Phòng/ban (các công việc lớn được chia cho nhiều phòng ban, chuyên
viên cùng giải quyết), lãnh đạo Phòng phân về các Tổ, các lãnh đạo Tổ lại chia nhỏ
công việc để phân cho từng chuyên viên giải quyết (công việc nhỏ nhất).
Mỗi công việc có các trạng thái giải quyết sau:
Chưa phân giải quyết: công việc mới tạo ra chưa phân giải quyết
Đang giải quyết: công việc đã được phân cho phòng ban (hay chuyên viên)
giải quyết nhưng chưa giải quyết xong.
- 32 -
Đã giải quyết xong: Tất cả các công việc đã phân cho phòng ban (hay
chuyên viên) giải quyết, và các công việc này đã được giải quyết xong.
Quá hạn giải quyết: tất cả các công việc đang giải quyết mà có ngày kết
thúc nhỏ hơn ngày hiện tại.
Lãnh đạo dựa vào trạng thái giải quyết và mức độ hoàn thành công việc để theo
dõi và cập nhật nội dung chỉ đạo thực hiện công việc. Lãnh đạo có thể tổng hợp số
lượng công việc theo trạng thái giải quyết và xem tiến độ giải quyết công việc của một
chuyên viên, tổ, phòng hay toàn công ty.
3.3.2. Công tác quản lý bài toán luồng công việc:
Cấp trên (Lãnh đạo phòng/tổ trở lên) tạo các công việc và phân cho các cấp quản
lý dưới giải quyết (Giám đốc phân cho phòng, Lãnh đạo phòng phân cho Lãnh đạo tổ,
Lãnh đạo tổ phân cho các Chuyên viên phối hợp giải quyết,...).
Chỉ có người tạo ra công việc mới có quyền sửa, xoá nội dung công việc. Người
tạo ra công việc và Người chủ trì giải quyết công việc có quyền thay đổi các thông tin
về tiến độ hoàn thành và nội dung giải quyết công việc. Người dùng ở cấp quản lý nào
chỉ xem và chỉ đạo, giải quyết được các công việc tương ứng với cấp của mình.
Công việc được Lãnh đạo phân công cho cấp dưới giải quyết có kèm theo độ
khẩn, giới hạn giải quyết và nội dung giải quyết công việc. Một công việc có thể được
phân cho một hoặc nhiều người giải quyết. Mỗi công việc có một người được giao
trách nhiệm chính (người chủ trì công việc). Người chủ trì công việc có quyền xem và
chỉ đạo, phối hợp với các người khác trong nhóm để giải quyết công việc. Các người
thuộc nhóm tiếp nhận công việc, giải quyết phần việc của mình và cập nhật nội dung
giải quyết công việc. Người chủ trì xem xét nội dung giải quyết công việc của các
thành viên trong nhóm và cho các chỉ đạo giải quyết, cập nhật thông tin mức độ hoàn
thành công việc, thông tin đề xuất kiến nghị với cấp trên.
3.3.3. Sơ đồ tiến trình quản lý hoạt động giao công việc
- 33 -
Hình 3.6: Sơ đồ tiến trình quản lý hoạt động giao công việc
- 34 -
3.3.4. Các yêu cầu xây dựng hệ thống quản lý hoạt động giao công việc
Hệ thống quản lý hoạt động giao công việc được xây dựng phải đáp ứng được
các yêu cầu sau:
Nội dung thông tin về công việc, luồng thông tin giải quyết công việc được
lưu trên máy tính.
Hệ thống có thể hiển thị cây phân cấp giải quyết công việc theo từng chủ đề
công việc, người dùng/nhóm người dùng/phòng ban. Các công việc được
hiển thị với màu sắc khác nhau tương ứng với trạng thái công việc
đang/chưa/quá hạn giải quyết, điều này giúp Lãnh đạo biết được công việc
đang ứ đọng và tắc lại ở bộ phận/phòng ban nào để kịp thời đôn đốc, chỉ
đạo giải quyết.
Hệ thống đưa ra được ứng với mỗi công việc có bao nhiêu phòng/ban,
chuyên viên tham gia vào công việc đó, tổng thời gian giải quyết công việc,
thời gian chậm tiến độ.
Hệ thống đưa ra được ứng với mỗi người dùng/phòng ban có bao nhiêu
công việc đã/đang/chưa giải quyết.
Vẽ biểu đồ Grantt hiển thị kế hoạch thực hiện cho từng chủ đề công việc:
căn cứ vào ngày giải quyết và thời gian giải quyết có thể vẽ biểu đồ phân
lịch giải quyết công việc, tuần tự các công việc được thực hiện.
Có thể tra cứu, báo cáo thống kê tình hình thực hiện, khối lượng thực hiện
công việc dễ dàng, nhanh chóng trên máy tính.
3.3.5. Các chức năng hệ thống
Bảng 2.1: Các chức năng hệ thống
Mã tham chiếu Tên chức năng
R.1 Cập nhật đầu mục công việc
R.1.1 Tạo đầu mục công việc mới
R.1.2 Sửa đầu mục công việc
R.1.3 Xoá đầu mục công việc
R.2 Phân giải quyết công việc
R.3 Chỉ đạo giải quyết công việc
- 35 -
R.3.1 Thêm chỉ đạo mới
R.3.2 Cập nhật chỉ đạo
R.4 Giải quyết công việc
R.5 Cập nhật từ điển
R.6 Vẽ biểu đồ Grantt
R.6.1 Vẽ biểu đồ công việc theo người giải quyết
R.6.2 Vẽ biểu đồ theo chủ đề nhóm công việc
R.6.3 Vẽ biểu đồ kế hoạch thực hiện một công việc
R.7 Quản trị người dùng
R.7.1 Cập nhật người dùng
R.7.2 Cập nhật nhóm quyền
R.7.3 Phân quyền truy nhập
R.8 Tra cứu công việc
R.9 Báo cáo thống kê
3.3.6. Từ điển dữ liệu và mô hình lĩnh vực nghiệp vụ
3.3.6.1. Các khái niệm dự tuyển cho nghiệp vụ quản lý giao việc
Bảng 2.2: Các khái niệm dự tuyển cho nghiệp vụ quản lý giao việc
Stt Tên khái niệm Mô tả
1 Phòng ban Một bộ phận trong một đơn vị
2 Nhân viên Một cá nhân làm việc trong đơn vị
3 Chức năng Chức năng thao tác giao việc
4 Loại quyền Mỗi loại quyền tương ứng với một nhóm các
chức năng thao tác giao việc
5 Công việc Một hồ sơ công việc
6 Loại công việc Tên nhóm loại công việc
7 Giải quyết Hồ sơ các lần giải quyết một công việc
8 Chỉ đạo Hồ sơ các lần chỉ đạo thực hiện một công
việc
- 36 -
9 Chức danh quản lý Tên chức danh quản lý công việc
10 Quản lý công việc Hồ sơ lưu chức danh quản lý công việc của
từng nhân viên với một công việc cụ thể
3.3.6.2. Mô hình lĩnh vực nghiệp vụ
Sau đây là mô hình khái niệm nghiệp vụ quản lý chương trình quản lý hoạt động
giao công việc.
Hình 3.7: Mô hình khái niệm hệ thống tổ chức và quản lý giao công việc
3.3.7. Đặc tả hệ thống bài toán luồng công việc
3.3.7.1. Các tác nhân (Actor) trong hệ thống
Bảng 2.3: Mô tả các tác nhân trong hệ thống
Stt Tên tác nhân Vai trò của tác nhân
1 Ban Giám đốc Là người dùng hệ thống, khi sử dụng hệ thống phải
- 37 -
đăng nhập vào hệ thống.
Tác nhân này tham gia vào hệ thống với công việc chủ
yếu là chỉ đạo thực hiện công việc mới, tạo các chủ đề
công việc cấp vĩ mô của công ty.
Tác nhân này có thể xem, giám sát và chỉ đạo thực hiện
công việc của tất cả các phòng/ban trong Công ty.
2 Thư ký Giám đốc Là người dùng hệ thống, khi sử dụng hệ thống phải
đăng nhập vào hệ thống.
Tác nhân này tham gia vào hệ thống với công việc chủ
yếu là tiếp nhận chỉ đạo thực hiện công việc từ Ban
Giám đốc, từ các công văn, từ kết luận các cuộc họp để
tạo chủ đề, đầu mục công việc, giao các Phòng/ban giải
quyết.
Tiếp nhận báo cáo thực hiện công việc từ Lãnh đạo
phòng/ban, tổng hợp và báo cáo với Ban Giám đốc. Tác
nhân này có thể xem, giám sát việc thực hiện công việc
của tất cả các phòng/ban trong Công ty.
3 Lãnh đạo Phòng Là người dùng hệ thống, khi sử dụng hệ thống phải
đăng nhập vào hệ thống.
Tác nhân này tham gia vào hệ thống với công việc chủ
yếu là tiếp nhận chỉ đạo thực hiện công việc từ Ban
Giám đốc, Thư ký giám đốc và tạo ra các công việc
mức phòng giao các Nhân viên giải quyết.
Tác nhân này có thể xem, giám sát và chỉ đạo thực hiện
công việc của tất cả các Nhân viên trong Phòng/ban
mình quản lý.
4 Chủ trì công việc Là người dùng hệ thống, khi sử dụng hệ thống phải
đăng nhập vào hệ thống.
Tác nhân này tham gia vào hệ thống với công việc chủ
yếu như tác nhân Nhân viên, nhưng tác nhân này còn có
thêm quyền xem, giám sát và chỉ đạo thực hiện công
việc của tất cả các Nhân viên cùng phối hợp thực hiện
công việc do mình chủ trì.
Tác nhân này có thể tạo các công việc con và phân cho
các nhân viên cùng phối hợp thực hiện công việc do
- 38 -
mình chủ trì.
5 Nhân viên Là người dùng hệ thống, khi sử dụng hệ thống phải
đăng nhập vào hệ thống.
Tác nhân này tham gia vào hệ thống với công việc chủ
yếu là tiếp nhận và giải quyết các công việc được phân
từ Lãnh đạo phòng/Tổ.
Tác nhân này có thể xem nội dung và chỉ đạo thực hiện
công việc của tất cả các Nhân viên cùng phối hơp giải
quyết. công việc.
6 Quản trị hệ thống Là người dùng hệ thống, khi sử dụng hệ thống phải
đăng nhập vào hệ thống.
Tác nhân này tham gia vào hệ thống với các công việc
quản trị người dùng vào ra hệ thống, phân quyền vào ra,
quản trị hồ sơ thông tin Phòng/ban, Nhân viên. Đảm
bảo sự vận hành của hệ thống chương trình trên mạng
máy tính.
7 Hệ thống chứng thực
người dùng
Là hệ thống chứng thực người dùng đăng nhập vào
phần mềm với tài khoản trên mạng LAN của công ty,
trả lại kết quả cho hệ thống người dùng hợp pháp trên
mạng LAN.
3.3.7.2. Các ca sử dụng (Usecase) của hệ thống
3.3.7.2.1. Ca sử dụng Đăng nhập hệ thống
+ Tác nhân: Giám đốc, Thư ký giám đốc, Lãnh đạo phòng, Nhân viên, Quản trị hệ
thống, Chủ trì công việc, Hệ thống chứng thực người dùng.
+ Mục đích: Cho phép tác nhân đăng nhập hệ thống nhờ định danh, mật khẩu.
+ Mô tả khái quát:
– Người dùng nhập tên và mật khẩu và xác nhận đăng nhập.
– Hệ thống chứng thực người dùng xác thực và kiểm tra tài khoản tồn tại trong
Cơ sở dữ liệu.
– Nếu người dùng này có quyền hoạt động, hệ thống sẽ lấy thông tin của người
dùng và các quyền truy nhập để tạo một gói thông tin cho phiên truy nhập đó.
- 39 -
– Kiểm tra và xoá bỏ gói thông tin truy nhập hệ thống của người dùng khi
người dùng logout ra khỏi hệ thống.
3.3.7.2.2. Ca sử dụng Tạo công việc mới
+ Tác nhân: Giám đốc, Thư ký giám đốc, Lãnh đạo phòng.
+ Mục đích: Cho phép người dùng tạo ra các đầu mục công việc mới.
+ Mô tả khái quát:
– Tác nhân chọn chức năng Tạo công việc mới.
– Nhập các thông tin cần có của một hồ sơ công việc
– Nếu không có sai sót thì hệ thống thông báo có một công việc mới đã được
tạo. Nếu có sai sót hệ thống sẽ thông báo lỗi.
3.3.7.2.3. Ca sử dụng Sửa thông tin hồ sơ công việc
+ Tác nhân: Giám đốc, Thư ký giám đốc, Lãnh đạo phòng, Chủ trì công việc.
+ Mục đích: Cho phép tác nhân nhập thông tin chỉnh sửa của công việc (công việc
do chính tác nhân tạo) đã chọn, chỉ các thông tin thuộc hồ sơ công
việc gốc mới được phép sửa.
+ Mô tả khái quát:
– Tác nhân chọn một hồ sơ công việc cần sửa thông tin.
– Các thông tin của công việc đã chọn hiện lên cho phép tác nhân chỉnh sửa lại
thông tin của hồ sơ công việc.
– Nếu không có sai sót thì hệ thống thông báo công việc đã cập nhật thông tin
thành công. Nếu có sai sót hệ thống sẽ thông báo lỗi.
3.3.7.2.4. Ca sử dụng Xoá hồ sơ công việc
+ Tác nhân: Giám đốc, Thư ký giám đốc, Lãnh đạo phòng.
+ Mục đích: Cho phép tác nhân xoá các đầu mục công việc (công việc do chính tác
nhân tạo) đã chọn.
+ Mô tả khái quát:
– Tác nhân chọn các công việc cần xoá và xoá.
- 40 -
– Hệ thống sẽ xoá các công việc đã chọn. Nếu không có sai sót thì hệ thống
thông báo đã xoá công việc thành công. Nếu có sai sót hệ thống sẽ thông báo
lỗi.
3.3.7.2.5. Ca sử dụng Phân giải quyết công việc
+ Tác nhân: Giám đốc, Thư ký giám đốc, Lãnh đạo phòng, Nhân viên.
+ Mục đích: Cho phép tác nhân (trừ tác nhân Nhân viên) phân các đầu mục công
việc (công việc do chính tác nhân tạo hoặc do cấp trên giao xuống)
cho các nhân viên cấp dưới giải quyết.
+ Mô tả khái quát:
– Tác nhân (trừ tác nhân Nhân viên) chọn công việc, chọn người chủ trì giải
quyết và chọn các nhân viên cấp dưới cần phân phối hợp giải quyết. Sau khi
đã chọn đầy đủ thông tin, Tác nhân chọn phân giải quyết.
– Hệ thống sẽ thực hiện phân công việc cho các nhân viên giải quyết đã chọn.
Nếu không có sai sót thì hệ thống thông báo đã phân công việc thành công.
Nếu có sai sót hệ thống sẽ thông báo lỗi.
3.3.7.2.6. Ca sử dụng Chỉ đạo giải quyết công việc
+ Tác nhân: Giám đốc, Thư ký giám đốc, Lãnh đạo phòng, Chủ trì công việc.
+ Mục đích: Cho phép tác nhân nhập thêm các chỉ đạo thực hiện công việc (công
việc do chính Tác nhân tạo hoặc do Tác nhân phân giải quyết xuống
cấp dưới).
+ Mô tả khái quát:
– Tác nhân chọn công việc và nhập nội dung chỉ đạo giải quyết công việc. Sau
khi đã nhập nội dung chỉ đạo, Tác nhân chọn chỉ đạo giải quyết.
– Hệ thống sẽ thực hiện cập nhật thông tin chỉ đạo thực hiện công việc đã chọn.
Nếu không có sai sót thì hệ thống thông báo đã cập nhật thông tin chỉ đạo
thành công. Nếu có sai sót hệ thống sẽ thông báo lỗi.
3.3.7.2.7. Ca sử dụng sửa Chỉ đạo giải quyết công việc
+ Tác nhân: Giám đốc, Thư ký giám đốc, Lãnh đạo phòng, Chủ trì công việc.
- 41 -
+ Mục đích: Cho phép tác nhân sửa các chỉ đạo thực hiện công việc (công việc do
chính Tác nhân tạo hoặc do Tác nhân phân giải quyết xuống cấp
dưới).
+ Mô tả khái quát:
– Tác nhân chọn công việc và thay đổi nội dung chỉ đạo. Sau khi đã thay đổi
nội dung chỉ đạo, Tác nhân chọn cập nhật thông tin chỉ đạo.
– Hệ thống sẽ thực hiện cập nhật thông tin chỉ đạo thực hiện công việc đã chọn.
Nếu không có sai sót thì hệ thống thông báo đã cập nhật thông tin chỉ đạo
thành công. Nếu có sai sót hệ thống sẽ thông báo lỗi.
3.3.7.2.8. Ca sử dụng Giải quyết công việc
+ Tác nhân: Nhân viên, Chủ trì công việc
+ Mục đích: Cho phép tác nhân cập nhật thông tin thực hiện giải quyết công việc
(các công việc được phân giải quyết).
+ Mô tả khái quát:
- Tác nhân chọn công việc và nhập nội dung giải quyết công việc. Sau khi đã
nhập các thông tin nội dung giải quyết, Tác nhân chọn giải quyết.
- Hệ thống sẽ thực hiện cập nhật thông tin giải quyết công việc đã chọn. Nếu
không có sai sót thì hệ thống thông báo đã cập nhật thông tin giải quyết thành
công. Nếu có sai sót hệ thống sẽ thông báo lỗi.
3.3.7.2.9. Ca sử dụng Báo cáo thống kê
+ Tác nhân: Giám đốc, Thư ký giám đốc, Lãnh đạo phòng, Chủ trì công việc, Nhân
viên.
+ Mục đích: Cho phép tác nhân xem được toàn bộ thông tin về tình hình chỉ đạo và
giải quyết công việc được phân giải quyết, phân chủ trì hoặc các công
việc do mình phân cho cấp dưới giải quyết.
+ Mô tả khái quát: Tác nhân chọn các tiêu chí để thống kê bao gồm:
– Thống kê thông tin công việc theo đầu mục công việc
– Thống kê công việc theo thời gian
– Thống kê công việc theo trạng thái giải quyết
– Thống kê công việc theo Nhân viên giải quyết
- 42 -
3.3.7.2.10. Ca sử dụng Xem và tra cứu công việc
+ Tác nhân: Giám đốc, Thư ký giám đốc, Lãnh đạo phòng, Chủ trì công việc, Nhân
viên.
+ Mục đích: Cho phép tác nhân xem, tra cứu các thông tin về nội dung công việc,
tình hình chỉ đạo và giải quyết công việc.
+ Mô tả khái quát: Tác nhân chọn các tiêu chí để xem, tra cứu bao gồm: Tên đầu
mục công việc, Nội dung công việc, Nhân viên giải quyết, Ngày tháng
phân công việc,... Hệ thống căn cứ vào quyền hạn của Tác nhân và
các điều kiện tra cứu để hiển thị thông tin các công việc thoả mãn yêu
cầu tìm kiếm.
3.3.7.2.11. Ca sử dụng Cập nhật danh mục từ điển
+ Tác nhân: Quản trị hệ thống
+ Mục đích: Cho phép tác nhân cập nhật các thông tin từ điển dùng chung trong hệ
thống.
+ Mô tả khái quát:
– Tác nhân chọn danh mục từ điển cần cập nhật, nhập thông tin và chọn cập
nhật.
– Hệ thống sẽ thực hiện cập nhật thông tin từ điển. Nếu không có sai sót thì hệ
thống thông báo đã cập nhật thông tin giải quyết thành công. Nếu có sai sót
hệ thống sẽ thông báo lỗi.
3.3.7.2.12. Ca sử dụng Cập nhật người dùng
+ Tác nhân: Quản trị hệ thống
+ Mục đích: Cho phép tác nhân cập nhật các thông tin về người dùng vào ra hệ
thống.
+ Mô tả khái quát:
– Tác nhân chọn chức năng Cập nhật người dùng.
– Tác nhân nhập các thông tin liên quan về người dùng và chọn thao tác cần
cập nhật thông tin: thêm mới/sửa/xoá.
- 43 -
– Hệ thống sẽ thực hiện cập nhật thông tin người dùng. Nếu không có sai sót thì
hệ thống thông báo đã cập nhật thông tin người dùng thành công. Nếu có sai
sót hệ thống sẽ thông báo lỗi.
3.3.7.2.13. Ca sử dụng Cập nhật nhóm quyền
+ Tác nhân: Quản trị hệ thống
+ Mục đích: Cho phép tác nhân cập nhật các nhóm quyền thao tác với hệ thống.
+ Mô tả khái quát:
– Tác nhân chọn chức năng Cập nhật nhóm quyền.
– Định nghĩa và thêm mới tên các nhóm quyền.
– Gắn mỗi nhóm quyền với một số các chức năng của hệ thống.
– Hệ thống sẽ thực hiện cập nhật thông tin về nhóm quyền. Nếu không có sai
sót thì hệ thống thông báo đã cập nhật thông tin nhóm quyền thành công. Nếu
có sai sót hệ thống sẽ thông báo lỗi.
3.3.7.2.14. Ca sử dụng Phân quyền truy nhập
+ Tác nhân: Quản trị hệ thống
+ Mục đích: Cho phép tác nhân phân quyền thao tác với các chức năng của hệ
thống.
+ Mô tả khái quát:
– Tác nhân chọn chức năng Phân quyền truy nhập. Chọn người dùng cần phân
quyền truy nhập và chọn các nhóm quyền cho phép thao tác với hệ thống của
người dùng đã chọn, sau đó chọn phân quyền.
– Hệ thống sẽ thực hiện cập nhật thông tin phân quyền. Nếu không có sai sót thì
hệ thống thông báo đã cập nhật thông tin phân quyền thành công. Nếu có sai
sót hệ thống sẽ thông báo lỗi.
3.3.8. Mô hình ca sử dụng tổng thể
Hệ thống được chia thành các gói sau:
3.3.8.1. Gói ca sử dụng Đăng nhập hệ thống
- 44 -
Hình 3.8: Gói ca sử dụng Đăng nhập hệ thống
3.3.8.2. Gói ca sử dụng Quản lý giải quyết công việc
- 45 -
Hình 3.9: Gói ca sử dụng Quản lý giải quyết công việc
3.3.8.3. Gói ca sử dụng Quản trị tiện ích
Hình 3.10: Gói ca sử dụng Quản trị tiện ích
- 46 -
3.3.8.4. Gói ca sử dụng Báo cáo thống kê
Hình 3.11: Gói ca sử dụng Báo cáo thống kê
3.3.8.5. Gói ca sử dụng Quản trị phân quyền người dùng
- 47 -
Hình 3.12: Gói ca sử dụng Quản trị phân quyền người dùng
3.3.9. Mô tả chi tiết các ca sử dụng
3.3.9.1. Gói ca sử dụng Đăng nhập hệ thống
a. Ca sử dụng Đăng nhập hệ thống
Tiền điều kiện: Tác nhân phải có tài khoản người dùng trên mạng LAN.
Tác nhân: Giám đốc, Thư ký giám đốc, Lãnh đạo phòng, Nhân viên, Chủ trì
công việc, Quản trị hệ thống, Hệ thống chứng thực người dùng.
Mục tiêu: Cho phép tác nhân đăng nhập hệ thống nhờ định danh, mật khẩu.
Luồng sự kiện:
Hành động tác nhân Phản ứng của hệ thống Dữ liệu liên quan
1. Tác nhân truy cập
vào chương trình
quản lý công việc
qua mạng Lan,
hoặc hệ thống cài
đặt sẵn trên máy
2. Hiện màn hình Welcom, hoặc
màn hình thao tác trên máy
3. Chọn chức năng 4. Hiển thị form đăng nhập.
- 48 -
đăng nhập.
5. Nhập định danh,
mật khẩu và chọn
Đăng nhập
6. Kiểm tra, xác thực tài khoản
hợp lệ. Hiện thông báo phản
hồi về kết quả đăng nhập. Hiện
thực đơn mà người dùng có
quyền thao tác.
+ Bảng Nhân viên
+ Bảng Phân quyền
+ Bảng Nhóm quyền
+ Bảng Chức năng
Ngoại lệ:
– Bước 6: Nếu không nhập đầy đủ định danh và mật khẩu, hệ thống hiện thông
báo yêu cầu nhập thông tin còn thiếu và chuyển con trỏ vào mục thông tin còn
thiếu. Sau khi kiểm tra, nếu định đanh và mật khẩu không hợp lệ hệ thống sẽ
thông báo “Tài khoản đăng nhập không hợp lệ” và hiện form đăng nhập để
tác nhân nhập lại thông tin. Nếu sau ba lần đăng nhập vẫn không hợp lệ, hệ
thống không cho tác truy cập với tên đăng nhập này.
Hậu điệu kiện: Người dùng Đăng nhập vào hệ thống và chọn các chức năng theo
quyền sử dụng của mình(hiện lên trên màn hình).
b. Ca sử dụng Đổi mật khẩu
Tiền điều kiện: Giám đốc, Thư ký giám đốc, Lãnh đạo phòng, Nhân viên, Chủ
trì công việc, Quản trị hệ thống đăng nhập hệ thống thành công.
Tác nhân: Giám đốc, Thư ký giám đốc, Lãnh đạo phòng, Nhân viên, Chủ trì
công việc, Quản trị hệ thống, Hệ thống chứng thực người dùng.
Mục tiêu: Cho phép tác nhân đổi mật khẩu của tài khoản đăng nhập hệ thống.
Luồng sự kiện:
Hành động tác nhân Phản ứng của hệ thống Dữ liệu liên quan
1. Chọn chức năng
đổi mật khẩu
2. Hiện form đổi mật khẩu
3. Nhập tên định
danh, mật khẩu cũ,
mật khẩu mới và
chọn Ghi lại.
4. Kiểm tra thông tin và ghi lại
mật khẩu mới. Hiện thông báo
phản hồi về kết quả đổi mật
khẩu.
+ Bảng TaiKhoan
Ngoại lệ:
- 49 -
– Bước 4: Nếu thông tin không hợp lệ (Không nhập định danh hoặc mật khẩu,
sai mật khẩu cũ, không nhập mật khẩu mới, giá trị mật khẩu mới và giá trị xác
nhận lại mật khẩu mới không trùng nhau) hệ thống hiện thông báo không đổi
được mật khẩu.
Hậu điệu kiện: Mật khẩu của người dùng đã được thay đổi theo giá trị mật khẩu
mới còn mật khẩu cũ không còn giá trị.
3.3.9.2.Gói ca sử dụng Quản lý giải quyết công việc
a. Ca sử dụng Cập nhật công việc
Tiền điều kiện: Ban giám đốc, Thư ký giám đốc, Lãnh đạo phòng, Chủ trì giải
quyết công việc đăng nhập hệ thống thành công.
Tác nhân: Giám đốc, Thư ký giám đốc, Lãnh đạo phòng, Chủ trì công việc.
Mục tiêu: Cho phép người dùng tạo ra các đầu mục công việc mới, sửa đầu
mục công việc, xóa đầu mục công việc, xem đầu mục công việc.
Luồng sự kiện:
Hành động tác nhân Phản ứng của hệ thống Dữ liệu liên quan
1. Chọn chức năng
cập nhật công việc.
2. Hiện form cập nhật thông tin
công việc.
+ Bảng Phòng ban
+ Bảng Nhân viên
+ Bảng Loại công việc
+ Bảng Công việc
+ Bảng Tính cấp thiết
3. Chọn chức năng
nhập mới thông tin
công việc. Chọn
Ghi lại.
4. Kiểm tra và ghi lại thông tin
công việc mới. Hiện thông
báo kết quả thêm công việc
mới và bổ sung tên công việc
mới lên danh sách công việc.
+ Bảng Công việc
5. Chọn Kết thúc 6. Đóng form cập nhật thông tin
công việc và trở về giao diện
chính.
Ngoại lệ:
- Bước 3a: Chọn công việc cần sửa, thông tin công việc cần sửa hiện lên các
trường thông tin, sửa mới thông tin công việc. Nếu thông tin không hợp lệ,
- 50 -
sửa lại cho đúng. Bấm cập nhật thông tin công việc, kết quả sẽ được lưu lại
vào database với những thông tin công việc mới. Hiện thông báo kết quả cập
nhật thành công. Làm tiếp bước 5.
- Bước 3b: Chọn công việc cần xóa. Bấm xóa công việc, thông tin công việc đó
sẽ được xóa khỏi database. Hiện thông báo kết quả xóa thành công. Làm tiếp
bước 5.
- Bước 3c: Chọn công việc cần xem. Thông tin công việc hiện lên. Làm tiếp
bước 5.
– Bước 4: Nếu các thông tin không hợp lệ (không có loại công việc, nội dung
công việc, tên công việc) thì hệ thống hiện thông báo yêu cầu nhập lại thông
tin. Nếu không ghi được vào cơ sở dữ liệu hệ thống hiện thông báo việc tạo
công việc mới không thành công.
– Bước 5. Nếu muốn nhập tiếp công việc mới quay lại bước 3
Hậu điệu kiện:
- Thông tin về công việc mới được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu.
- Thông tin công việc được cập nhật vào trong cơ sở dữ liệu.
- Thông tin công việc được xóa khỏi cơ sở dữ liệu.
Yêu cầu đặc biệt:
– Loại công việc chọn từ danh sách Loại công việc.
– Tên đầu mục các công việc chọn từ danh sách tên các công việc có trạng thái
đang hoặc chưa giải quyết xong thuộc lớp cha của nó.
– Nếu danh sách loại công việc rỗng, phải có nút liên kết tới phần cập nhật mới
loại công việc.
– Công việc được sửa hay được xóa phải là công việc do người đó tạo ra.
b. Ca sử dụng Giao việc
Tiền điều kiện: Ban giám đốc, Thư ký giám đốc, Lãnh đạo phòng, Người chủ trì
giải quyết công việc đăng nhập hệ thống.
Tác nhân: giám đốc, Thư ký giám đốc, Lãnh đạo phòng, Chủ trì công việc.
Mục tiêu: Cho phép tác nhân phân công việc (công việc do chính tác nhân tạo
hoặc do cấp trên giao xuống) cho các nhân viên cấp dưới giải quyết.
Luồng sự kiện:
- 51 -
Hành động tác nhân Phản ứng của hệ thống Dữ liệu liên quan
1. Chọn chức năng
Giao việc.
2. Hiện danh sách các công
việc đang và chưa giải
quyết của người đó tạo ra.
+ Bảng Công việc
+ Bảng Nhân viên
+ Bảng Phòng ban
+ Bảng Chức danh quản lý
+ Bảng Giao việc
+ Bảng Nội dung giao việc
3. Chọn công việc cần
giao.
4. Hiển thị các công việc do
người đó tạo ra mà chưa
giao.
+ Bảng Công việc
5. Chọn người được
giao công việc đó
6. Hiển thị danh sách những
nhân viên cấp ngay dưới
người giao việc này.
+ Bảng Quan hệ Phòng ban
+ Bảng Quan hệ Nhân viên
+ Bảng Chức danh quản lý
+ Bảng Giao việc
+ Bảng nội dung giao việc
7. Chọn các nhân viên
và tổ/nhóm,chức
danh quản lý công
việc và chọn Giao
việc.
8. Viết hướng dẫn chỉ đạo
thực hiện, thời gian bắt
đầu, thời gian yêu cầu kết
thúc. Kiểm tra thông tin và
ghi lại. Hiển thị lại danh
sách các nhân viên cùng
với chức danh giải quyết
công việc đã được phân.
+ Bảng Quan hệ Phòng ban
+ Bảng Quan hệ Nhân viên
+ Bảng Chức danh quản lý
+ Bảng Giao việc
+ Bảng nội dung giao việc
9. Chọn Kết thúc 10. Đóng form Giao việc và
trở về giao diện chính.
Ngoại lệ:
– Bước 2: Nếu không có công việc nào hệ thống sẽ thông báo: “Không có công
việc nào cần giao”.
– Bước 9. Nếu muốn nhập tiếp công việc mới quay lại bước 3
Hậu điệu kiện: Thông tin giao giải quyết công việc được ghi vào cơ sở dữ liệu.
- 52 -
Yêu cầu đặc biệt: Tác nhân phải là người tạo ra công việc hoặc là người chủ trì
giải quyết công việc. Tác nhân chỉ được phân cho cấp dưới hoặc những người cùng
phối hợp giải quyết công việc.
c. Ca sử dụng Giải quyết công việc
Tiền điều kiện: Nhân viên đăng nhập hệ thống thành công
Tác nhân: Nhân viên.
Mục tiêu: Cho phép tác nhân cập nhật thông tin giải quyết công việc (các công
việc được phân giải quyết).
Luồng sự kiện:
Hành động tác nhân Phản ứng của hệ thống Dữ liệu liên quan
1. Chọn chức năng
giải quyết công
việc cá nhân.
2. Hiện danh sách các công việc
đang và chưa giải quyết của
cá nhân.
+ Bảng Công việc
+ Bảng Nhân viên
+ Bảng Phòng ban
+ Bảng Giao việc
+ Bảng Nội dung giao việc
3. Chọn công việc cần
giải quyết.
4. Hiện thông tin của công việc. + Bảng Công việc
+ Bảng Nhân viên
+ Bảng Phòng ban
+ Bảng Giao việc
+ Bảng Nội dung giao việc
5. Nhập nội dung giải
quyết công việc,
trạng thái công
việc và chọn Giải
quyết.
6. Kiểm tra thông tin và ghi lại.
Hiển thị lại thông tin giải
quyết công việc lên màn
hình.
+ Bảng Công việc
+ Bảng Giao việc
+ Bảng Nhân viên
+ Bảng Nội dung giao việc
7. Chọn Kết thúc 8. Đóng form giải quyết công
việc và trở về giao diện
chính.
Ngoại lệ:
– Bước 2: Nếu không có công việc nào hệ thống sẽ thông báo: “Không có công
việc nào cần giải quyết”.
- 53 -
– Bưới 6: Nếu nội dung giải quyết rỗng thì hệ thống thông báo lỗi và yêu cầu
nhập lại thông tin trước khi xác nhận Giải quyết.
– Bước 7. Nếu muốn nhập tiếp nội dung giải quyết của công việc khác quay lại
bước 3.
Hậu điệu kiện: Thông tin giải quyết công việc được ghi vào cơ sở dữ liệu.
Yêu cầu đặc biệt: Tác nhân chỉ được nhập và sửa nội dung giải quyết công việc
của các công việc đang và chưa giải quyết xong. Với các công việc có mức độ hoàn
thành 100% hoặc đã kết thúc thì tác nhân không thể nhập hoặc sửa nội dung giải quyết
công việc được.
3.3.9.3. Gói ca sử dụng Quản trị tiện ích
a. Ca sử dụng Quản lý và cập nhật thông tin phòng ban
Tiền điều kiện: Quản trị hệ thống đăng nhập hệ thống thành công.
Tác nhân: Quản trị hệ thống
Mục tiêu: Cho phép tác nhân cập nhật các thông tin danh mục Phòng ban.
Luồng sự kiện:
Hành động tác nhân Phản ứng của hệ thống Dữ liệu liên quan
1. Chọn chức năng
cập nhật danh mục
phòng ban.
2. Hiển thị danh sách phòng ban. + Bảng Phòng ban
3. Chọn một phòng
ban.
4. Hiện thông tin chi tiết của phòng
ban.
+ Bảng Phòng ban
5. Chỉnh sửa thông
tin và chọn Ghi lại.
6. Kiểm tra thông tin và ghi lại.
Hiển thị thông báo phản hồi.
Hiển thị lại danh sách phòng
ban.
+ Bảng Phòng ban
7. Chọn Thêm mới. 8. Hiển thị form cập nhật thông tin
phòng ban.
9. Nhập các thông tin
yêu cầu và chọn
Ghi lại.
10. Kiểm tra thông tin và ghi lại.
Hiển thị thông báo phản hồi.
Hiển thị lại danh sách phòng
+ Bảng Phòng ban
- 54 -
ban.
11. Chọn một phòng
ban và chọn Xoá.
12. Hiển thị thông báo xác nhận có
chắc chắn xoá không ?
13. Đồng ý xoá. 14. Xoá phòng ban đã chọn. Hiển
thị thông báo phản hồi. Hiển thị
lại danh sách phòng ban.
+ Bảng Phòng ban
15. Chọn Kết thúc. 16. Đóng form cập nhật danh mục
Phòng ban và trở về trang chính.
Ngoại lệ:
– Bước 6,10: Nếu các thông tin phòng ban không hợp lệ thì hệ thống sẽ thông
báo và yêu cầu nhập lại. Nếu Tên phòng hoặc Mã phòng ban bị trùng hệ
thống hiện thông báo và yêu cầu nhập Tên và Mã phòng ban khác.
– Bước 13: Nếu không đồng ý xoá thì hệ thống quay lại form hiển thị danh sách
phòng ban.
– Bước 14: Nếu phòng này (hoặc tổ/nhân viên thuộc phòng này) đã tham gia
vào hồ sơ công việc thì không xoá được công việc đó. Nếu không xoá được
hệ thống sẽ thông báo.
– Bước 15. Nếu muốn tạo tiếp phòng ban mới quay lại bước 7. Nếu muốn sửa
phòng ban khác quay lại bước 5. Nếu muốn xoá một phòng ban khác quay lại
bước 11.
Hậu điệu kiện: Thông tin về phòng ban được cập nhật trong cơ sở dữ liệu.
b. Ca sử dụng Quản lý và cập nhật thông tin nhân viên
Tiền điều kiện: Quản trị hệ thống đăng nhập hệ thống thành công.
Tác nhân: Quản trị hệ thống
Mục tiêu: Cho phép tác nhân cập nhật các thông tin danh mục Nhân viên.
Luồng sự kiện:
Hành động tác nhân Phản ứng của hệ thống Dữ liệu liên quan
1. Chọn chức năng
cập nhật danh mục
nhân viên.
2. Hiển thị danh sách nhân viên
theo từng phòng ban.
+ Bảng Phòng ban
+ Bảng Nhân viên
- 55 -
3. Chọn một nhân
viên.
4. Hiển thị thông tin chi tiết của
nhân viên.
+ Bảng Nhân viên
5. Chỉnh sửa thông
tin và chọn Ghi lại.
6. Kiểm tra thông tin và ghi lại.
Hiện thông báo phản hồi. Hiển
thị lại danh sách nhân viên.
+ Bảng Nhân viên
7. Chọn Thêm mới 8. Hiển thị form cập nhật thông
tin nhân viên.
9. Nhập các thông tin
yêu cầu và chọn
Ghi lại.
10. Kiểm tra thông tin và ghi lại.
Hiển thị thông báo phản hồi.
Hiển thị lại danh sách nhân
viên.
+ Bảng Nhân viên
11. Chọn một nhân
viên và chọn Xoá.
12. Hiển thị thông báo xác nhận
có chắc chắn xoá không ?
13. Đồng ý xoá 14. Xoá nhân viên đã chọn. Hiển
thị thông báo phản hồi. Hiển
thị lại danh sách nhân viên.
+ Bảng Nhân viên
15. Chọn Kết thúc. 16. Đóng form cập nhật danh mục
Nhân viên và trở về trang
chính.
Ngoại lệ:
– Bước 6,10: Nếu các thông tin nhân viên không hợp lệ thì hệ thống sẽ thông
báo và yêu cầu nhập lại.
– Bước 13: Nếu không đồng ý xoá thì hệ thống quay lại form hiển thị danh sách
nhân viên.
– Bước 14: Nếu nhân viên này đã tham gia vào một hồ sơ công việc thì không
xoá được. Nếu không xoá được hệ thống sẽ thông báo.
– Bước 15. Nếu muốn tạo tiếp nhân viên mới quay lại bước 7. Nếu muốn sửa
nhân viên khác quay lại bước 5. Nếu muốn xoá một nhân viên khác quay lại
bước 11.
Hậu điệu kiện: Thông tin về nhân viên được cập nhật trong cơ sở dữ liệu.
- 56 -
c. Ca sử dụng Cập nhật danh mục loại công việc
Tiền điều kiện: Quản trị hệ thống đăng nhập hệ thống thành công.
Tác nhân: Quản trị hệ thống
Mục tiêu: Cho phép tác nhân cập nhật các thông tin danh mục Loại công việc
Luồng sự kiện:
Hành động tác nhân Phản ứng của hệ thống Dữ liệu liên quan
1. Chọn chức năng
cập nhật danh mục
loại công việc.
2. Hiển thị danh sách danh mục
loại công việc.
+ Bảng Loại công việc
3. Chọn một loại
công việc.
4. Hiện thông tin chi tiết của
danh mục loại công việc.
+ Bảng Loại công việc
5. Chỉnh sửa thông
tin và chọn Ghi lại
6. Kiểm tra thông tin và ghi lại.
Hiện thông báo phản hồi. Hiển
thị lại danh sách danh mục loại
công việc.
+ Bảng Loại công việc
7. Chọn Thêm mới 8. Hiển thị form cập nhật danh
mục loại công việc.
9. Nhập các thông tin
yêu cầu và chọn
Ghi lại.
10. Kiểm tra thông tin và ghi lại.
Hiển thị thông báo phản hồi.
Hiển thị lại danh sách danh
mục loại công việc.
+ Bảng Loại công việc
11. Chọn một loại
công việc và chọn
Xoá.
12. Hiển thị thông báo xác nhận
có chắc chắn xoá không ?
13. Đồng ý xoá 14. Xoá loại công việc đã chọn.
Hiển thị thông báo phản hồi.
Hiển thị lại danh sách danh
mục loại công việc.
+ Bảng Loại công việc
15. Chọn Kết thúc. 16. Đóng form cập nhật danh mục
Loại công việc và trở về trang
- 57 -
chính.
Ngoại lệ:
– Bước 6,10: Nếu các thông tin loại công việc không hợp lệ thì hệ thống sẽ
thông báo và yêu cầu nhập lại.
– Bước 13: Nếu không đồng ý xoá thì hệ thống quay lại form hiển thị danh sách
danh mục loại công việc.
– Bước 14: Nếu loại công việc này đã có công việc được tạo thì không thể xoá
được. Nếu không xoá được hệ thống sẽ thông báo.
– Bước 15. Nếu muốn tạo tiếp loại công việc mới quay lại bước 7. Nếu muốn
sửa loại công việc khác quay lại bước 5. Nếu muốn xoá một loại công việc
khác quay lại bước 11.
Hậu điệu kiện: Thông tin về loại công việc được cập nhật trong cơ sở dữ liệu.
3.3.9.4. Gói ca sử dụng Báo cáo thống kê
a. Ca sử dụng Tra cứu thông tin công việc
Tiền điều kiện: Ban giám đốc, Thư ký giám đốc, Lãnh đạo phòng, Chủ trì công
việc, Nhân viên đăng nhập hệ thống thành công.
Tác nhân: Giám đốc, Thư ký giám đốc, Lãnh đạo phòng, Chủ trì công việc,
Nhân viên.
Mục tiêu: Cho phép tác nhân tra cứu công việc theo các tiêu chí khác nhau.
Luồng sự kiện:
Hành động tác nhân Phản ứng của hệ thống Dữ liệu liên quan
1. Chọn chức năng tra
cứu công việc.
2. Hiện form nhập các tiêu chí
tra cứu công việc.
+ Bảng Loại công việc
+ Bảng Phòng ban
+ Bảng Nhân viên
3. Nhập các thông số
và chọn Tra cứu.
4. Kiểm tra thông số và Tra cứu
thông tin. Hiển thị danh sách
các công việc thoả mãn điều
kiện tra cứu.
+ Bảng Loại công việc
+ Bảng Phòng ban
+ Bảng Nhân viên
+ Bảng Công việc
+ Bảng Quản lý công việc
- 58 -
+ Bảng Chỉ đạo
+ Bảng Giải quyết
5. Chọn Kết thúc. 6. Đóng form tra cứu công việc
và trở về trang chính.
Ngoại lệ:
– Bước 4: Nếu các thông số không hợp lệ (ngày nhập vào không hợp lệ, từ ngày
lớn hơn đến ngày,...) thì hệ thống sẽ thông báo và yêu cầu nhập lại.
– Bước 5. Nếu muốn tra cứu công việc theo các tiêu chí, thông số khác quay lại
bước 3.
Hậu điệu kiện: Không có
Yêu cầu đặc biệt:
– Tuỳ theo chức danh quản lý của Tác nhân để lựa chọn không gian và phạm vi
tìm kiếm thông tin (chỉ tra cứu và đưa ra các công việc mà Tác nhân tạo ra,
hoặc Tác nhân là người chủ trì giải quyết công việc, hoặc tác nhân là người
trực tiếp giải quyết công việc, hoặc các công việc do cấp dưới của Tác nhân
tạo ra, các công việc do cấp dưới của Tác nhân chủ trì hoặc tham gia giải
quyết).
– Với mỗi công việc trong danh sách các công việc tìm được phải có liên kết tới
biểu mẫu hiển thị thông tin chi tiết công việc tương ứng.
– Phải in được danh sách công việc tìm thấy.
– Phải xem được danh sách trước khi in.
b. Ca sử dụng Tổng hợp báo cáo công việc
Tiền điều kiện: Ban giám đốc, Thư ký giám đốc, Lãnh đạo phòng, Chủ trì công
việc, Nhân viên đăng nhập hệ thống thành công.
Tác nhân: Giám đốc, Thư ký giám đốc, Lãnh đạo phòng, Chủ trì công việc,
Nhân viên.
Mục tiêu: Cho phép tác nhân tổng hợp và xem các báo cáo công việc.
Luồng sự kiện:
Hành động tác nhân Phản ứng của hệ thống Dữ liệu liên quan
- 59 -
1. Chọn chức năng
tổng hợp báo cáo
công việc.
2. Hiện form nhập các tiêu chí
để báo cáo.
+ Bảng Loại công việc
+ Bảng Phòng ban
+ Bảng Nhân viên
3. Nhập các thông số
báo cáo và chọn
Xem báo cáo.
4. Kiểm tra thông số và thực
hiện tổng hợp số liệu theo
các thông số. Hiển thị số liệu
thoã mãn điều kiện lên báo
cáo.
+ Bảng Loại công việc
+ Bảng Phòng ban
+ Bảng Nhân viên
+ Bảng Công việc
+ Bảng Quản lý công việc
+ Bảng Chỉ đạo
+ Bảng Giải quyết
5. Chọn Kết thúc. 6. Đóng form báo cáo công
việc và trở về trang chính.
Ngoại lệ:
– Bước 4: Nếu các thông số không hợp lệ (ngày nhập vào không hợp lệ, từ ngày
lớn hơn đến ngày,...) thì hệ thống sẽ thông báo và yêu cầu nhập lại.
– Bước 5. Nếu muốn xem báo cáo với các tiêu chí khác quay lại bước 3.
Hậu điệu kiện: Không có
Yêu cầu đặc biệt:
– Tuỳ theo chức danh quản lý của Tác nhân để lựa chọn không gian và phạm vi
báo cáo thống kê (báo cáo thống kê chỉ đưa ra các công việc mà Tác nhân tạo
ra, hoặc Tác nhân là người chủ trì giải quyết công việc, hoặc tác nhân là
người trực tiếp giải quyết công việc, hoặc các công việc do cấp dưới của Tác
nhân tạo ra, các công việc do cấp dưới của Tác nhân chủ trì hoặc tham gia
giải quyết).
– Cuối báo cáo phải có tổng số công việc, số công việc đã giải quyết, đang giải
quyết, chưa giải quyết, chưa phân giải quyết.
– Phải in được báo cáo thống kê.
– Phải xem được báo cáo trước khi in.
– Phải kết xuất nội dung báo cáo ra các định dạng khác (Word, Excell,...)
c. Ca sử dụng Vẽ biểu đồ Gantt
- 60 -
Tiền điều kiện: Ban giám đốc, Thư ký giám đốc, Lãnh đạo phòng, Chủ trì
công việc đăng nhập hệ thống thành công.
Tác nhân: Giám đốc, Thư ký giám đốc, Lãnh đạo phòng, Chủ trì công việc
Mục tiêu: Cho phép tác nhân vẽ biểu đồ phân cấp theo mỗi hồ sơ công việc trên
máy tính.
Luồng sự kiện:
Hành động tác nhân Phản ứng của hệ thống Dữ liệu liên quan
1. Chọn chức năng vẽ
biểu đồ Gantt.
2. Hiện biểu mẫu nhập các tiêu
chí truy vấn số liệu để vẽ
biểu đồ.
+ Bảng Loại công việc
+ Bảng Phòng ban
+ Bảng Nhân viên
3. Nhập các thông số,
tiêu chí để truy vấn
số liệu vẽ biểu đồ.
4. Kiểm tra thông số và truy
vấn thông tin. Hiển thị danh
sách hồ sơ công việc thoả
mãn điều kiện.
+ Bảng Phòng ban
+ Bảng Nhân viên
+ Bảng Công việc
+ Bảng Quản lý công việc
+ Bảng Chức danh quản lý
5. Chọn một hồ sơ
công việc và chọn
Vẽ biểu đồ
6. Vẽ biểu đồ phân cấp của hồ
sơ công việc được chọn.
+ Bảng Công việc
+ Bảng Phòng ban
+ Bảng Nhân viên
+ Bảng Quản lý công việc
+ Bảng Chức danh quản lý
7. Chọn Kết thúc. 8. Đóng form vẽ biểu đồ và trở
về trang chính.
Ngoại lệ:
– Bước 4: Nếu các thông số không hợp lệ (ngày nhập vào không hợp lệ, từ ngày
lớn hơn đến ngày,...) thì hệ thống sẽ thông báo và yêu cầu nhập lại.
– Bước 7. Nếu muốn vẽ biểu đồ phân cấp của hồ sơ công việc khác quay lại
bước 5. Nếu muốn vẽ biểu đồ của công việc khác không có trong danh sách
hồ sơ công việc quay lại bước 3 để thay đổi thông số truy vấn số liệu vẽ biểu
đồ.
Hậu điệu kiện: Không có
- 61 -
Yêu cầu đặc biệt: Tuỳ theo chức danh quản lý của Tác nhân để lựa chọn không
gian và phạm vi truy vấn số liệu vẽ biểu đồ (kết quả truy vấn số liệu vẽ biểu đồ chỉ đưa
ra các công việc mà Tác nhân tạo ra, hoặc Tác nhân là người chủ trì giải quyết công
việc, hoặc tác nhân là người trực tiếp giải quyết công việc, hoặc các công việc do cấp
dưới của Tác nhân tạo ra, các công việc do cấp dưới của Tác nhân chủ trì hoặc tham
gia giải quyết).
3.3.9.5. Gói ca sử dụng Quản trị phân quyền người dùng
a. Ca sử dụng Quản lý và cập nhật nhóm quyền
Tiền điều kiện: Quản trị hệ thống đăng nhập hệ thống thành công.
Tác nhân: Quản trị hệ thống
Mục tiêu: Cho phép tác nhân cập nhật thông tin danh mục nhóm quyền.
Luồng sự kiện:
Hành động tác nhân Phản ứng của hệ thống Dữ liệu liên quan
1. Chọn chức năng cập
nhật danh mục
nhóm quyền.
2. Hiển thị danh sách các nhóm quyền. + Bảng Nhóm quyền
3. Chọn một nhóm
quyền.
4. Hiện thông tin chi tiết nhóm quyền
đã chọn.
+ Bảng Nhóm quyền
+ Bảng Chức năng
5. Chỉnh sửa thông tin
và chọn Ghi lại
6. Kiểm tra thông tin và ghi lại. Hiện
thông báo phản hồi. Hiển thị lại
danh sách nhóm quyền.
+ Bảng Nhóm quyền
7. Chọn Thêm mới 8. Hiển thị form cập nhật nhóm quyền. + Bảng Nhóm quyền
+ Bảng Chức năng
9. Nhập các thông tin
yêu cầu và chọn Ghi
lại.
10. Kiểm tra tính hợp lệ của các thông
tin. Hiển thị thông báo phản hồi.
Hiển thị lại danh sách nhóm quyền.
+ Bảng Nhóm quyền
11. Chọn một nhóm
quyền và chọn Xoá.
12. Hiển thị thông báo xác nhận có
chắc chắn xoá không ?
- 62 -
13. Đồng ý xoá 14. Xoá nhóm quyền đã chọn. Hiển
thị thông báo phản hồi. Hiển thị lại
danh sách nhóm quyền.
+ Bảng Nhóm quyền
+ Bảng Chức năng
15. Chọn Kết thúc. 16. Đóng form cập nhật nhóm quyền
và trở về trang chính.
Ngoại lệ:
– Bước 6,10: Nếu các thông tin không hợp lệ thì hệ thống sẽ thông báo và yêu
cầu nhập lại.
– Bước 13: Nếu không đồng ý xoá thì hệ thống quay lại form hiển thị danh sách
các nhóm quyền.
– Bước 14: Nếu không xoá được hệ thống sẽ thông báo.
Hậu điệu kiện: Thông tin về nhóm quyền được cập nhật trong cơ sở dữ liệu.
b. Ca sử dụng Phân quyền sử dụng các chức năng
Tiền điều kiện: Quản trị hệ thống đăng nhập hệ thống thành công.
Tác nhân: Quản trị hệ thống
Mục tiêu: Cho phép tác nhân cập nhật thông tin phân quyền người dùng.
Luồng sự kiện:
Hành động tác nhân Phản ứng của hệ thống Dữ liệu liên quan
1. Chọn chức năng
Phân quyền.
2. Hiển thị màn hình chọn phòng
ban, nhân viên.
+ Bảng Phòng ban
+ Bảng Nhân viên
3. Chọn phòng ban có
người dùng cần
phân quyền.
4. Hiển thị danh sách các nhân viên
thuộc phòng ban đã chọn.
+ Bảng Nhân viên
5. Chọn nhân viên
cần phân quyền.
6. Hiển thị danh sách các nhóm
quyền mà người dùng đã được cấp
và chưa cấp.
+ Bảng Phân quyền
+ Bảng Nhóm quyền
7. Chọn các nhóm
quyền cần cấp, bỏ
chọn các nhóm
8. Hiển thị thông báo xác nhận có
chắc chắn cập nhật lại quyền của
người dùng không ?
- 63 -
quyền không cấp
và Chọn Cập nhật
phân quyền.
9. Đồng ý cấp lại
quyền.
10. Kiểm tra thông tin và ghi lại.
Hiện thông báo phản hồi. Hiển thị
lại danh sách nhóm quyền của
người dùng đã chọn.
+ Bảng Nhân viên
+ Bảng Phân quyền
11. Chọn Kết thúc. 12. Đóng form cập nhật phân quyền
và trở về trang chính.
Ngoại lệ:
– Bước 9: Nếu không đồng ý cấp lại quyền thì hệ thống quay lại form hiển thị
danh sách các nhóm quyền của người dùng.
– Bước 10: Nếu các thông tin không hợp lệ thì hệ thống sẽ thông báo và yêu
cầu nhập lại. Nếu không cập nhật được thông tin hệ thống sẽ thông báo.
– Bước 11: Nếu muốn thay đổi thông tin phân quyền cho nhân viên khác quay
lại bước 5.
Hậu điệu kiện: Thông tin phân quyền người dùng được cập nhật trong cơ sở dữ
liệu.
3.4. Phân tích các lớp:
3.4.1. Các lớp giao diện hệ thống:
- Lớp FormTaoTaiKhoan: Tạo tài khoản cho một nhân viên, hiển thị thông
tin tài khoản của nhân viên, xóa tài khoản nhân viên, sửa thông tin tài khoản
nhân viên.
- Lớp FormTaoThongTinNhanVien: Tạo thông tin nhân viên, hiển thị thông
tin nhân viên, xóa thông tin nhân viên, sửa thông tin nhân viên.
- Lớp FormTaoPhongBan: Tạo thông tin phòng ban, hiển thị thông tin phòng
ban, xóa thông tin phòng ban, sửa thông tin phòng ban.
- Lớp FormTaoNhomQuyen: Tạo thông tin nhóm quyền, hiển thị thông tin
nhóm quyền, xóa thông tin nhóm quyền, sửa thông tin nhóm quyền.
- Lớp FormTaoChucDanhQuanLy: Tạo chức vụ cho nhân viên, hiển thị
thông tin chức vụ nhân viên, xóa thông tin chức vụ nhân viên, sửa thông tin
chức vụ nhân viên.
- 64 -
- Lớp FormPhanQuyenNhanVien: Tạo nhóm quyền cho nhân viên, hiển thị
thông tin quyền nhân viên, xóa thông tin quyền nhân viên, sửa thông tin
quyền nhân viên.
- Lớp FormPhanQuyenChucNang: Tạo chức năng cho nhóm quyền, hiển thị
thông tin chức năng nhóm quyền, xóa thông tin chức năng nhóm quyền, sửa
thông tin chức năng nhóm quyền.
- Lớp FormThongTinCongViec: Tạo thông tin công việc, hiển thị thông tin
công việc, xóa thông tin công việc, sửa thông tin công việc.
- Lớp FormGiaoViec: Hiển thị thông tin phân việc và cập nhật lại thông tin
phân công giải quyết công việc.
- Lớp FormGiaoViec và FormNoiDungGiaoViec: Hiển thị giao diện cập nhật
nội dung giải quyết công việc, bao gồm các thuộc tính: người giải quyết, ngày
giải quyết, tiến độ thực hiện, nội dung giải quyết.
- Lớp FormDoiMatKhau: Hiển thị giao diện đổi mật khẩu, bao gồm các thuộc
tính: tên truy nhập, mật khẩu cũ, mật khẩu mới.
- Lớp FormDanhSachChucNang: Hiển thị danh sách các chức năng thao tác
với phần mềm, bao gồm các thuộc tính: tên chức năng, mã chức năng.
-
- Lớp FormMain: Hiển thị các nhóm chức năng điều khiển.
- Lớp Form1: Có chức năng Login vào hệ thống.
3.4.2. Các lớp t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN-KHUNG LÀM VIỆC VÀ ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN LUỒNG CÔNG VIỆC.pdf