Tài liệu Khóa luận Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành kế toán đại học An Giang: ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
MAI THỊ NHƯ QUỲNH
KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM
CỦA CỰU SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
ĐẠI HỌC AN GIANG
Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Long Xuyên, tháng 05 năm 2007
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM
CỦA CỰU SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
ĐẠI HỌC AN GIANG
Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
Sinh viên thực hiện: Mai Thị Như Quỳnh
Lớp ĐH4KT – MSSV: DKT030259
Giảng viên hướng dẫn: Ths Huỳnh Phú Thịnh
Long Xuyên, tháng 05 năm 2007
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
Hướng dẫn viên: Thạc sĩ Huỳnh Phú Thịnh
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Giám khảo, nhận xét 1:
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Giám khảo, nhận xét 2:
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh ngày……tháng……năm 2006
LỜI CẢM ƠN
¬...
74 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành kế toán đại học An Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
MAI THỊ NHƯ QUỲNH
KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM
CỦA CỰU SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
ĐẠI HỌC AN GIANG
Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Long Xuyên, tháng 05 năm 2007
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM
CỦA CỰU SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
ĐẠI HỌC AN GIANG
Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
Sinh viên thực hiện: Mai Thị Như Quỳnh
Lớp ĐH4KT – MSSV: DKT030259
Giảng viên hướng dẫn: Ths Huỳnh Phú Thịnh
Long Xuyên, tháng 05 năm 2007
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
Hướng dẫn viên: Thạc sĩ Huỳnh Phú Thịnh
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Giám khảo, nhận xét 1:
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Giám khảo, nhận xét 2:
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh ngày……tháng……năm 2006
LỜI CẢM ƠN
¬
Trong suốt cuộc đời của mỗi con người đều có những thời điểm chuyển giao từ một hoàn cảnh cũ sang một hoàn cảnh mới, người ta thường gọi đó là những bước ngoặt. Đối với tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này cũng chính là một bước ngoặt, bước ngoặt khép lại quá trình học tập và rèn luyện tại trường để bước ra tìm kiếm cho mình một công việc.
Để hoàn thành công trình này tôi đã đem tất cả các kiến thức được lĩnh hội trong suốt quá trình học tập tại trường, chính vì thế, thông qua đây tôi muốn được gửi lời cám ơn đến tất cả quý thầy cô trong và ngoài khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt bốn năm đại học.
Tôi cũng xin cảm ơn đến các phòng, ban tại trường Đại học An Giang đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành các dữ liệu cho nghiên cứu này.
Đặt biệt, người đầu tiên tôi muốn tri ân nhất đó là thạc sĩ Huỳnh Phú Thịnh, người đã rất nhiệt tình theo sát, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Để hoàn thành khóa luận này, có những người không trực tiếp hướng dẫn cách thức nghiên cứu nhưng đã động viên, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện, đó chính là gia đình, bạn bè tôi. Đối với tôi đây là động lực rất lớn để tôi có thể hoàn thành tốt quá trình nghiên cứu của mình, tôi xin gởi đến họ lời cảm ơn chân thành nhất!
Mai Thị Như Quỳnh
PHẦN TÓM TẮT
Theo kết quả thống kê của Cục thống kê An Giang năm 2005, số lượng lao động chỉ đáp ứng đủ 66% nhu cầu lao động trong tỉnh trong khi đó không ít người lao động phải… nằm nhà chơi vì không có việc làm. Tại sao lại có sự “lệch pha” như vậy? Vấn đề được các doanh nghiệp giải đáp đó chính là chất lượng lao động. Theo tham khảo ý kiến của các chủ doanh nghiệp về chất lượng người lao động trong doanh nghiệp mình, câu trả lời là chỉ mới đáp ứng được khoảng 89% yêu cầu công việc ( Số liệu thống kê 2005 - Cục thống kê An Giang). Vấn đề đặt ra hiện nay không chỉ đối với giáo dục An Giang mà đối với nền giáo dục của cả đất nước đó chính là đào tạo ra những cử nhân, kỹ sư, thợ nghề có chất lượng đáp ứng cho nhu cầu doanh nghiệp. Và để làm được điều này không có con đường nào khác đó chính là phải xem xét lại mức độ tương thích giữa giáo dục đại học, dạy nghề và nhu cầu, yêu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Và một trong những mục đích mà đề tài này hướng đến là muốn kiến nghị vấn đề trên đến tất cả những người làm công tác “trồng người” của tỉnh. Bên cạnh mục đích này, thông qua các chỉ số về tỷ lệ có việc làm, tỷ lệ làm đúng ngành, thu nhập, thăng tiến , khả năng hoà nhập,…tác giả cung cấp cho người đọc một bức tranh tổng thể về tình trạng nghề nghiệp của các cựu sinh viên chuyên ngành Kế toán, trường Đại học An Giang hiện nay.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, tác giả cũng đưa vào các yếu tố về hoạt động làm thêm, kết quả xếp loại, giới tính, thời điểm tốt nghiệp để xem xét mối quan hệ tác động của của chúng đến nghề nghiệp. Dựa vào các chỉ tiêu trên tác giả đưa ra một kết quả đánh giá tổng quát về mức độ thành công trong nghề nghiệp của các cựu sinh viên.
Và một phần quan trọng trong đề tài này đó chính là những suy nghĩ của các cựu sinh viên muốn đóng góp, chia sẻ với những người làm công tác giáo dục - đào tạo và các bạn sinh viên, đặc biệt là những bạn đang chuẩn bị tốt nghiệp ra trường, chuẩn bị đối mặt với việc tìm kiếm một chỗ làm.
Tổng hợp tất cả các kết quả nghiện cứu và những suy nghĩ của các cựu sinh viên, tác giả cũng đã trình bày một số chính kiến của mình xoay quanh vấn đề nghề nghiệp và thông qua đề tài này mong muốn được gởi những tâm tư nguyện vọng của mình nói riêng và của các thế hệ sinh viên nói chung đến nhà trường và các doanh nghiệp. Mong cả hai có cùng tiếng nói chung để tìm giải pháp cho vấn đề thiếu lao động chất lượng mà các doanh nghiệp đã đề cập.
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
PHẦN TÓM TẮT ii
DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ iv
Chương 1: TỔNG QUAN
Giới thiệu chương 1 1
Cơ sở hình thành 1
Mục tiêu nghiên cứu 1
Phạm vi nghiên cứu 2
Ý nghĩa nghiên cứu 2
Kết cấu khóa luận 3
Kết luận chương 1 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Giới thiệu chương 2 4
2.Khái quát về chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp tại trường ĐH An Giang 4
3.Cơ sở lý thuyết 4
3.1.Việc làm là gì? 4
3.2.Thế nào là một việc làm tốt 5
3.3. Định nghĩa và đặc điểm của nghề nghiệp 5
3.4. Cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc 5
3.5. Thu nhập 6
4.Thực trang làm đúng ngành nghề đào tạo của sinh viên Việt Nam hiện nay 6
5. Các giả định đo lường mức độ thành công của các cựu sinh viên 7
6.Các nghiên cứu có trước 8
7.Mô hình nghiên cứu 9
8.Kết luận chương 2 10
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Giới thiệu chương 3 11
2.Tổng thể nghiên cứu 11
2.1.Những nét khái quát về sinh viên chuyên ngành Kế toán khoá 1, 2 , 3 11
2.2. Kết quả xếp loại tốt nghiệp của các cựu sinh viên 12
3. Thiết kế nghiên cứu 14
3.1. Nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp 14
3.2.Nghiên cứu định tính – khám phá 14
3.3. Nghiên cứu định lượng - thử nghiệm 15
3.4.Nghiên cứu định lượng chính thức 16
4.Thang đo 18
5.Kết luận chương 3 18
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.Giới thiệu chương 4 19
2.Tình hình chung về nghề nghiệp của cựu sinh viên ngành Kế toán 19
2.1.Tỷ lệ có việc làm 19
2.2.Tỷ lệ làm đúng ngành 21
2.3.Thu nhập 23
2.4. Địa bàn công tác 26
2.5.Loại hình doanh nghiệp chủ yếu mà sinh viên lựa chọn .26
2.6. Khả năng thích nghi công việc 28
2.7. Mức độ ổn định công việc 29
2.8.Mức độ hài lòng công việc hiện tại 32
2.9.Khả năng thăng tiến 32
2.10. Cựu sinh viên và những khoá đào tạo thêm 34
3. Mối quan hệ giữa kết quả xếp loại tốt nghiệp và nghề nghiệp 34
3.1. Mối quan hệ xết quả xếp loại tốt nghiệp và chức vụ 34
3.2. Mối quan hệ giữa xếp loại tốt nghiệp và thu nhập 35
4. Mối quan hệ giữa làm thêm và nghề nghiệp 35
4.1. Những kỹ năng mà hoạt động làm thêm đem lại 37
4.2. Mối quan hệ làm thêm và thời gian chờ việc 38
4.3. Mối quan hệ làm thêm và khả năng hoà nhập 39
4.4. Mối quan hệ làm thêm và chức vụ 39
4.5. Mối quan hệ làm thêm và thu nhập hiện tại 40
5. Đánh giá mức độ thành công trong nghề nghiệp của các cựu sinh viên Kế toán 40
6. Kinh nghiệm, ý kiến đóng góp của cựu sinh viên cho công tác đào tạo 41
6.1. Đánh giá của cựu sinh viên về mức độ ứng dụng các kiến thức được học vào thực tế công việc 41
6.2. Các kỹ năng phẫm chất cần thiết cho các Kế toán viên 42
6.3. Những đóng góp cho công tác đào tạo của trường 44
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Giới thiệu chương 5 45
2.Nhận xét chung 45
2.1. Bức tranh chung về tình trang việc làm của các cựu sinh viên 45
2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm 45
3.Kiến nghị 47
4. Hạn chế của đề tài 48
PHỤ LỤC 49
DANH SÁCH BẢNG, BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ:
1. Tổng số sinh viên ba khóa 11
2. Thực trạng tốt nghiệp 12
3. Xếp loại tốt nghiệp 13
4. Tỷ lệ có việc làm 19
5. Tỷ lệ có việc làm phân theo giới tính 20
6. Tỷ lệ có việc làm phân theo thời điểm tốt nghiệp 20
7. Lý do có việc làm 21
8. Tỷ lệ làm đúng ngành 22
9. Tỷ lệ làm đúng ngành phân theo giới tính 22
10. Tỷ lệ làm đúng ngành phân theo thời điểm tốt nghiệp 23
11. Mức thu nhập hiện nay của các cựu sinh viên 24
12. Mức thu nhập phân theo giới tính 24
13. Mức thu nhập phân theo thời điểm tốt nghiệp 25
14. Mức độ hài lòng đối với thu nhập 25
15. Địa bàn công tác 25
16. Các loại hình doanh nghiệp các cựu sinh viên đang công tác 27
17. Tỷ lệ công tác trong các thành phần kinh tế phân theo giới tính 28
18. Khả năng hoà nhập 29
19. Khả năng hoà nhập phân theo giới tính 29
20. Khả năng hoà nhập phân theo thời điểm tốt nghiệp 30
21. Mức độ ổn định công việc 30
22. Mức độ ổn định công việc phân theo giới tính 31
23. Mức độ ổn định công việc phân theo thời điểm tốt nghiệp 32
24. Nguyên nhân sinh viên thay đổi chỗ làm 32
25. Mức độ hài lòng đối với công việc hiện tại 33
26. Khả năng thăng tiến phân theo giới tính 34
27. Khả năng thăng tiến phân theo thời điểm tốt nghiệp 34
28. Các khoá học sau ra trường 35
29. Mối quan hệ giữa xếp loại tốt nghiệp chức vụ 36
30. Xếp loại tốt nghiệp và thu nhập 36
31. Tỷ lệ làm thêm của sinh viên 37
32. Mức độ phù hợp của việc làm thêm so với chuyên ngành 38
33. Những kỹ năng hoạt động làm thêm đem lại 38
34. Mối quan hệ làm thêm và thời gian chờ việc 39
35. Làm thêm đúng chuyên ngành và thời gian chờ việc 39
36. Làm thêm và khả năng hoà nhập 40
37. Làm thêm và chức vụ hiện tại 40
38. Làm thêm và thu nhập hiện tại 41
39. Mức độ thành công của các cựu sinh viên 41
40. Mức độ ứng dụng kiến thực vào thực tế công việc (theo thời điểm tốt nghiệp) 42
41. Mức độ ứng dụng kiến thức vào thực tế (công việc cụ thể) 43
42. Phẩm chất cần thiết cho kế toán viên 44
43. Kỹ năng cơ bản cần thiết cho kế toán viên 44
44. Kỹ năng tư duy và công đồng cho kế toán viên 45
BẢNG ĐỒ
(đã đính kèm trong phụ lục)
Chương 1
TỔNG QUAN
1. Giới thiệu: Phần này nêu lên những lí do tác giả chọn lựa đề tài này, các mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và những ý nghĩa thiết thực mà đề tài đem lại.
2. Cơ sở hình thành:
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày nay, cạnh tranh để phát triển như một kim chỉ nam cho tất cả các hoạt động trong mọi lĩnh vực, từ cạnh tranh trong kinh doanh cho đến cạnh tranh trong học hành rồi cả cạnh tranh trong chuyện tìm kiếm việc làm.
Có một công việc ổn định luôn là mong muốn của tất cả mọi người, đặc biệt là những sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, những con người đang háo hức cho bước ngoặt mới của đời mình.
Nặng mối lo về việc làm là vậy, nhưng một điều cũng không kém làm cho biết bao sinh viên, cả gia đình, nhà trường và xã hội trăn trở, đó là được làm đúng ngành nghề đào tạo. Có rất nhiều sinh viên ra trường, cầm tấm bằng loại ưu trong tay nhưng không kiếm cho mình được một công việc phù hợp, đúng ngành mình đã được học, kết quả họ phải làm những công việc ít liên quan thậm chí có khi trái ngược nghề, gây lãng phí chất xám rất nhiều cho xã hội và cả chính bản thân họ nữa. Hiện tượng này đang trở thành một vấn nạn không chỉ của một hai trường mà hầu như của chung tất cả các trường đại học ở Việt Nam.
Đối với trường đại học An Giang, từ khi thành lập trường đến nay, đã có ba khóa sinh viên chuyên ngành Kế toán tốt nghiêp. Họ là những thế hệ đã từng được đào tạo tại một khoa Kinh tế- QTKD còn non trẻ của ngôi trường đại học vừa kỷ niệm bảy năm thành lập của tỉnh An Giang. Tuy nhiên, so với các trường chuyên về Kinh tế hoặc tại các khoa, khối kinh tế của các trường lâu năm khác, họ cũng đã được trau dồi những kiến thức chuyên ngành với chương trình đào tạo tương đương.
Chính vì là những thế hệ sinh viên đầu tiên mà trường vừa đào tạo qua, nên việc làm hiện nay của các cựu sinh viên này là một trong những sự kiện quan tâm hàng đầu của Ban giám hiệu, những thầy cô làm công tác đào tạo tại trường, đặc biệt là các thầy cô công tác tại khoa Kinh tế- QTKD. Mối quan tâm này tập trung rất nhiều vấn đề: Sau khi tốt nghiệp, những cựu sinh viên Kế toán đã có những công việc như thế nào? Có đúng chuyên ngành được đào tạo hay không? Mức thu nhập ra sao? Công việc làm thêm có giúp ích gì cho nghề nghiệp hiện nay của họ? Khả năng thăng tiến?, …. Đáp án của những câu hỏi này một phần nào đó sẽ phản ánh được kết quả đào tạo chuyên ngành Kế toán tại trường. Bên cạnh đó, kết quả mà nghiên cứu đem lại có giá trị tham khảo rất lớn cho những sinh viên khóa 4 chuẩn bị ra trường thậm chí cả những thế hệ sinh viên kế tiếp.
Là một sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường nên tôi có mối quan tâm rất sâu sắc đối với vấn đề trên, chính điều này là những cơ sở thiết thực cho việc hình thành đề tài “Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên chuyên ngành Kế toán - trường Đại học An Giang” mà tôi đang thực hiện.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Với những nhận định nêu trên, để đề tài có thể chuyển tải một cách khái quát nhất tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán nhưng vẫn đảm bảo độ sâu của vấn đề, hướng người đọc dễ theo dõi, tác giả xin đưa ra những mục tiêu mà nghiên cứu này sẽ tiến hành làm rõ, bao gồm:
Cung cấp một bức tranh tổng quát về tình trạng việc làm của các cựu sinh viên ngành Kế toán, trường đại học An Giang thông qua các chỉ số về tỷ lệ có việc làm, tỷ lệ làm đúng ngành nghề được đào tạo, mức thu nhập, khả năng thăng tiến,….
Phân tích ảnh hưởng của kết quả xếp loại tốt nghiệp đến việc làm (Có phải tốt nghiệp loại ưu đều có công việc tốt? Hay còn phụ thuộc vào những yếu tố khác? Nếu vậy thì đó là những yếu tố nào?). Chúng ta cũng sẽ xem xét sự tác động của hoạt động làm thêm đến hiệu quả công việc sau khi ra trường của các cựu sinh viên. Vì có thể nói hoạt động làm thêm như là một môn học thực tế của sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên có môi trường thực hành những điều đã tiếp nhận được, thêm vào đó, hoạt động này còn bổ trợ rất nhiều kĩ năng cần thiết. Ngoài hai yếu tố chính yếu trên, trong nghiên cứu này còn tìm hiểu sự khác biệt về thời điểm tốt nghiệp và giới tính có ảnh hưởng đến mức độ thành công trong nghề nghiệp hay không?
Sau khi ra trường, khi đã tiếp cận với nghề nghiệp thực tế, chắc chắn các cựu sinh viên đã tích lũy rất nhiều kinh nghiệm và họ cũng rất muốn được chia sẻ và nêu lên những chính kiến của mình đóng góp cho công tác đào tạo của trường, đặc biệt là đối với chuyên ngành Kế toán. Nghiên cứu này sẽ tổng kết những ý kiến đó tạo luồng thông tin phản hồi cho những người làm công tác dạy và học tại trường.
Cuối cùng, dựa trên các kết quả nghiên cứu được, tác giả xin đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo của khoa, trường.
Phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng khảo sát:
Sinh viên chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp khóa 1, 2, 3 đã tốt nghiệp ra trường. Không tiến hành nghiên cứu trên các sinh viên chưa tốt nghiệp.
4.2. Giới hạn nhiệm vụ nghiên cứu:
Do thời gian nghiên cứu có hạn và để đi đúng mục tiêu ban đầu mà đề tài đã chọn nên một số vấn đề chỉ nêu những con số thống kê để mô tả xu hướng chung trong chọn lựa ngành nghề của cựu sinh viên, không tiến hành nghiên cứu sâu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến vấn đề đó, cụ thể không nghiên cứu các vấn đề sau:
Chỉ cần biết xu hướng chọn lựa địa phương công tác nhưng không đi vào lập mô hình xem xét các yếu tố tác động đến chọn lựa đó.
Các cựu sinh viên có phục vụ cho quê nhà mình không.
4.3. Không gian nghiên cứu: không giới hạn
4.4. Thời gian nghiên cứu: hơn 03 tháng, từ 30/2/2007 đến 18/06/2007.
Ý nghĩa nghiên cứu:
Với những mục tiêu mà đề tài hướng đến, tác giả hi vọng qua nghiên cứu này sẽ cung cấp đến các đối tượng tương ứng những ý nghĩa thiết thực, như:
Cung cấp kinh nghiệm cho các sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường, các sinh viên đang theo học và cả các bạn đang chuẩn bị dự thi vào ngành Kế toán doanh nghiệp, tạo cho các bạn có một bước đệm thật tốt để nhảy vọt trong nghề nghiệp sau này. Thông qua các kết quả mà nghiên cứu đem lại như thu nhập hiện nay của sinh viên kinh tế, xu thế chọn lựa ngành nghề, đơn vị công tác,…sẽ là những tài liệu tham khảo rất lớn cho các sinh viên chuẩn bị ra trường.
Với những ý kiến phản hồi từ các cựu sinh viên, lấy làm cơ sở tham khảo cho kế hoạch đào tạo cũng như giảng dạy của trường ĐHAG, đặc biệt là khoa Kinh tế_QTKD trong tương lai.
Làm cơ sở tham khảo cho Sở Lao động - Thương binh - Xã hội tỉnh, các hội nghề nghiệp và các cơ quan hữu quan trong chiến lược quản lý nghề nghiệp và thu hút nhân tài, tạo điều kiện cho các sinh viên An Giang có thể phát huy những kiến thức tiếp thu được phục vụ tỉnh nhà.
Kết cấu của đề tài:
Gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan
Phần này nêu lên những lí do tác giả chọn lựa đề tài này, các mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và những ý nghĩa thiết thực mà đề tài đem lại.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương này nêu lên một cách khái quát về chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp tại trường ĐH An Giang, các cơ sở lý thuyết, ý kiến xoay quanh các vần đề chung về nghề nghiệp của người lao động Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, thiết kế một mô hình nghiên cứu tạo sự lôgic, giúp cho người đọc dễ tiếp cận vấn đề hơn.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu cách thức thu thập, phân tích dữ liệu, phương pháp chọn mẫu, các thang đo trong phân tích dữ liệu tự động…Nói chung là các phương pháp nghiên cứu để cho ra các con số đã được xử lý.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Đây là chương chính yếu nhất của đề tài, nó chuyển tải tất cả những đáp án của mục tiêu nghiên cứu (mà trong chương 1 đã xác định), thông qua mô hình nghiên cứu (chương 2) và quá trình phân tích (chương 3). Đến chương này, người đọc có thể có cái nhìn khái quát về tình trạng việc làm của cựu sinh viên.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tổng kết các kết quả thu thập được qua đề tài nghiên cứu này, trình bày các chính kiến của tác giả.
Kết luận chương 1: Mỗi một đề tài ra đời đều có những cơ sở hình thành, mục tiêu, đối tượng nghiên cứu và mang một ý nghĩa nào đó. Những yếu tố này sẽ khơi mào cho các bước tiến hành cho chương sau: cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Giới thiệu: Chương này nêu lên một cách khái quát về chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp tại trường Đại học An Giang, các cơ sở lý thuyết, ý kiến xoay quanh các vần đề chung về nghề nghiệp của người lao động Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, thiết kế một mô hình nghiên cứu tạo sự lôgic, giúp cho người đọc dễ tiếp cận vấn đề hơn.
2. Khái quát về chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp tại trường Đại học An Giang: Nguồn: Ngành Kế toán doanh nghiệp khoa Kinh tế-QTKD,
Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo cử nhân có phẩm chất đạo đức và sức khoẻ tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế-xã hội, quản trị kinh doanh và tài chính doanh nghiệp.
Các kiến thức và kỹ năng Cử nhân Kế Toán đáp ứng:
Ngoài căn bản về kinh tế và quản trị kinh doanh, được trang bị kiến thức về qui trình công nghệ kế toán, kiểm toán, phân tích hoạt động kinh doanh; có khả năng hoạch định chính sách kế toán kiểm toán; tài chính doanh nghiệp; quản trị tài chính, tiền tệ ngân hàng, kế toán tài chính; có kỹ năng sử dụng công cụ tin học trong phân tích tài chính và nghiệp vụ kế toán và kiến thức về ngoại ngữ để tiếp cận thông tin và làm việc trong môi trường kinh tế hội nhập.
Cơ hội nghề nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp có khả năng có thể khởi sự doanh nghiệp độc lập, làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân và quốc doanh, trong các doanh nghiệp trong nông thôn như trang trại, hợp tác xã nông nghiệp.
3. Cơ sở lý thuyết:
3.1. Việc làm là gì?
Theo trang thông tin điện tử của Công đoàn bưu điện Việt Nam: Việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi người vì nhờ nó con người có điều kiện tạo thu nhập để đảm bảo các nhu cầu vật chất, tinh thần của mình và các thành viên trong gia đình, đồng thời là điều kiện để con người tham gia vào các hoạt động xã hội, quan hệ xã hội, qua đó khẳng định vai trò, giá trị xã hội của mình.
Việc làm là một hiện tượng xã hội đặc biệt, được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, thí dụ: “Việc làm là một quan hệ sản xuất nảy sinh do có sự kết hợp giữa cá nhân người lao động kinh tế của một xã hội, nghĩa là tất cả những gì quan hệ đến cách thức kiếm sống của con người, kể cả các quan hệ xã hội và các tiêu chuẩn hành vi tạo khuôn khổ của quá trình kinh tế”.
Điều 13, Bộ luật lao động, việc làm được định nghĩa: “Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều thừa nhận là việc làm”. Với định nghĩa này, việc làm được hiểu đầy đủ hơn, làm thay đổi nhận thức chật hẹp trước đây, tạo yếu tố thuận lợi về tâm lý, tránh sự mặc cảm hoặc thái độ không đúng với một số công việc cần thiết trong đời sống hàng ngày.
3.2. Thế nào là một việc làm tốt?
Để tìm đáp án lời cho câu hỏi này vừa dễ nhưng cũng rất khó. Dễ là ai cũng có thể trả lời được nhưng khó chính là rút ra được một định nghĩa chính xác về nó. Đối với mỗi người là mỗi cảm nhận khác nhau, có người cảm thấy công việc phải đáp ứng đầy đủ những yếu tố này mới là một công việc tốt nhưng đối với người kia thì phải có thêm những yếu tố khác và càng hỏi chúng ta chắc chắn sẽ không bao giờ có thể tìm được điểm dừng của câu trả lời.
Nhưng để giải thích rõ một số cơ sở lý luận cho đề tài này, tác giả đã tiến hành tham khảo ý kiến của những người đang làm việc và một số sinh viên năm cuối tại trường Đại học An Giang về khái niệm này và có thể tóm tắt ở một số nội dung chính sau: Một công việc tốt là một công việc phải đảm bảo các yếu tố sau:
Nội dung công việc phải phù hợp sở thích
Nội dung công việc phù hợp với năng lực
Có điều kiện phát triển năng lực cá nhân
Có điều kiện thăng tiến
Thu nhập thỏa đáng
Ý kiến của tất cả mọi người đều được tôn trọng.
Không khí làm việc hòa nhã, năng động, đoàn kết.
3.3. Định nghĩa và đặc điểm của nghề nghiệp: Nguyễn Bá Ngọc – Báo Nghiên cứu kinh tế, số ra 02/2007
Nghề là một dạng xác định của hoạt động lao động trong hệ thống phân công lao động, nó là tổng hợp những kiến thức và kỹ năng trong lao động mà con người tiếp thu được do kết quả đào tạo chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm trong công việc.
Nghề có những đặc điểm:
Là một công việc chuyên làm.
Là phương tiện sinh sống gắn với cả hoặc phần lớn cuộc đời.
Theo nghĩa rộng bao hàm cả lao động trí óc và lao động chân tay.
Phù hợp cho xã hội và có ích cho xã hội.
Theo chính kiến của tác giả và tham khảo ý kiến của một số cá nhân đã từng đi xin việc, trong tất cả các yếu tố để người lao động đi đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp cho mình, có ba yếu tố quan trọng đó chính là thu nhập, môi trường làm việc và cơ hội thăng tiến:
3.4. Cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc
Đa số các nhà lãnh đạo hàng đầu Việt Nam hiện nay (Tổng giám đốc công ty Cafe Trung Nguyên – Ông Đặng Lê Nguyên Vũ; Ông Nguyễn Hữu Lệ- chủ tịch Hội đồng tư vấn Cty TMA; bà Đỗ Anh Thư – Trưởng phòng tư vấn nhân sự Cty Navigos Group) đều cho rằng một môi trường làm việc tốt là một môi trường luôn có sáng tạo, thi đua, người lao động có điều kiện phát huy năng lực của mình, ý kiến của mọi người luôn được tôn trọng,....Bên cạnh còn có chính sách đãi ngộ, trọng dụng nhân tài, luôn tạo cơ hội cho họ thăng tiến.
3.5 Thu nhập?
Thu nhập của người lao động: là tổng các khoản mà người lao động nhận được do sự tham gia của họ vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thu nhập của người lao động bao gồm:
+ Tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp, thu nhập khác có tính chất như lương: Gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp và tiền thưởng trong lương; các khoản phụ cấp và thu nhập khác của người lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất, vào giá thành sản phẩm như phụ cấp ca 3, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp đi lại, ăn giữa ca, trợ cấp thuê nhà và các khoản phụ cấp thường xuyên, không thường xuyên khác cho người lao động. Bao gồm các hình thức trả bằng tiền, bằng hiện vật như: Thực phẩm, đồ uống, nhiên liệu, quần áo (trừ quần áo bảo hộ lao động).
+ Bảo hiểm xã hội trả thay lương: Là khoản cơ quan BHXH chi trả cho người lao động của doanh nghiệp trong thời gian nghỉ ốm, thai sản, tai nạn lao động... theo chế độ quy định hiện hành.
+ Các khoản thu nhập khác không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh: Là các khoản chi trực tiếp cho người lao động nhưng không hạch toán vào chi phí sản xuất mà nguồn chi lấy từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, lợi nhuận của chủ doanh nghiệp hoặc từ các nguồn khác (quà tặng, thưởng của cấp trên...). www.worldbank.org.vn
Số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê đã xác định mức thu nhập của người lao động ở khu vực thành thị VN trong năm 2004 mới chỉ đạt 815.100 đồng/tháng, còn ở khu vực nông thôn là 378.000 đồng/tháng.
Trong đó, mức lương trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, năm 2006 là 2,2 triệu đồng/tháng (gấp 1,5 lần so với năm 2000), tiền lương bình quân trong doanh nghiệp nhà nước đạt 2,1 triệu đồng/tháng (gấp hơn 2 lần so với năm 2000) và trong doanh nghiệp dân doanh là 1,6 triệu đồng/tháng (gấp 2,2 lần so với năm 2000). www.qdnd.vn thứ bảy ngày 19/05/07
4. Thực trạng làm đúng ngành nghề đào tạo của sinh viên Việt Nam hiện nay:
Ra trường có việc làm và phù hợp với ngành nghề đào tạo là mong muốn của hầu hết tất cả bạn trẻ ngày nay. Làm đúng ngành, sinh viên có điều kiện phát huy tất cả những kiến thức đã dung nạp trong suốt những năm ngồi ở giảng đường.
Nhưng theo thống kê của Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam thì khoảng 50% sinh viên ra trường không có việc làm và chỉ có 30% trong số đó làm đúng ngành nghề đã học www.thanhnien.com.vn
.
Sau đây là những con số điển hình cho xu thế hiện nay:
Theo nhận định của thầy Nguyễn Đức Hiển, Chủ nhiệm khoa CNTT, ĐH Dân lập Duy Tân, số sinh viên ra trường được làm đúng ngành chỉ khoảng trên dưới 50% .
Tại ĐH sư phạm TP Hồ Chí Minh, trên 70% số sinh viên hệ chính quy tốt nghiệp ra Trường có việc làm đúng ngành nghề đào tạo. www.thanhnien.com.vn
Trường Đại học Dân lập Cửu Long đến nay có khoảng 70% sinh viên có việc làm đúng ngành nghề www.baocantho.com.vn
Còn theo ông Lê Quang Minh, Đại học cần Thơ, con số sinh viên ra trường có việc làm đúng ngành nghề của các trường Đại học là rất ảm đạm. Một phần là do các trường chưa có thông tin thực tế để điều phối, liên kết đào tạo cho hợp lý. "Trường tôi nằm ở vùng có nhiều nhà máy chế biến nông sản nhưng sinh viên ngành này ra trường chỉ khoảng 40% có việc làm. Khi gặp gỡ trực tiếp giám đốc các doanh nghiệp, lãnh đạo trường mới biết mỗi đơn vị có chừng 500 người nhưng chỉ cần 2 kỹ sư là đủ" - ông Minh nói. "Nếu nhận thông tin sớm hơn, chúng tôi sẽ có hướng đào tạo hiệu quả hơn". www.vnexpress.com.vn
Trong lá thư gởi cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, một công dân tên DHQ (đăng trên website của Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã viết “Tôi là một công dân Việt Nam và rất buồn vì nền giáo dục nước nhà "mãi tụt hậu", và tôi cũng muốn chia sẻ những nhìn nhận và trải nghiệm về thực tại của việc đào tạo của giáo dục Việt Nam. Rất nhiều sinh viên tốt nghiệp không thất nghiệp nhưng thất nghề. Hàng năm, các trường đại học báo cáo lên Bộ những con số "như mong đợi" về kết quả đào tạo và số lượng SV ra trường có việc làm: >90 sinh viên tốt nghiệp có việc làm, hầu hết có công việc ổn định.....Đúng! Các sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm, chắc chắn là họ phải tìm được việc làm rồi, nếu không họ sẽ không thể tồn tại được. Nhưng vấn đề ở đây họ làm cái gì? Công việc gì? Một sinh viên tốt nghiệp Học viện Hành Chính Quốc gia, sau khi ra trường loại khá không xin được một công việc liên quan đến ngành học - đành xin làm nhân viên nhân viên sửa chữa điện thoại của một công ty bán điện thoại cũ tại Hà Nội, hay thậm tệ hơn, một bạn tốt nghiệp khoa Tiếng Anh của một trường đại học, đã tốt nghiệp được vài năm rồi lại đi xin làm công nhân ở một nhà máy của Nhật ở khu công nghiệp Thăng Long, hay một sinh viên khác tốt nghiệp ngành xã hội học, không xin được việc, với một chút nhan sắc, đứng phát quà khuyến mại tại cửa các siêu thị và nhà hàng.......”
Qua các điển hình trên, chúng ta có thể thấy làm trái nghề đang trở thành một đề tài nóng bỏng không chỉ giới hạn trong sự quan tâm của những người làm công tác giáo dục đào tạo mà nay, khi nguy cơ đã sắp trở thành một vấn nạn vì thất thoát v à uổng phí chất xám, thì nó đã thực sự trở thành mối quan tâm của toàn xã hội.
5. Các giả định đo lường mức độ thành công của cựu sinh viên:
Thế nào là thành công và như thế nào là chưa thành công? Rất khó để có thể đưa ra kết luận này vì đây là nhưng biến định tính, khoảng cách giữa chúng không phải là các con số như các biến định lượng nên trong phân đánh giá này, để tạo một khoảng cách tương đối giữa các mức độ thành công, tác giả đưa ra các giả thiết sau:
Rất thành công: làm đúng nghề + thu nhập trên 3 triệu + chức vụ là quản lý + hài lòng với công việc hiện tại.
Tương đối thành công: làm đúng nghề + thu nhập từ 1 triệu trở lên + hài lòng hoặc tạm hài hòng với công việc hiện tại.
Bình thường: có việc làm (cả đúng lẫn không đúng nghề) + hài lòng hoặc tạm hài lòng với công việc hiện tại.
Chưa thành công: có việc + không hài lòng với công việc hoặc thất nghiệp
6. Các nghiên cứu có trước:
Trong các khoá luận tốt nghiệp trước đây, có một đề tài đã nghiên cứu về mức độ tương thích giữa giáo dục đại học và nhu cầu thức tế doanh nghiệp, đó là đề tài “Nhu cầu của doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành kinh doanh nông nghiệp” của tác giả Vương Hoàng Phủ , sinh viên lớp ĐH3KN2, trường ĐH An Giang.
Mục đích của đề tài này là nghiên cứu về cái nhìn của doanh nghiệp An Giang về khái niệm lao động kinh doanh nông nghiệp và xem xét nhu cầu của doanh nghiệp trong việc tuyển chọn lao động tốt nghiệp ngành này, qua đây tác giả nêu bật lên yếu tố tương thích giữa ngành nghề đào tạo của trường ĐH An Giang so với nhu cầu thực của doanh nghiệp.
Cái hay của đề tài đó là ý đồ muốn tìm kiếm luồng thông tin hữu ích từ chính tiếng nói phía các doanh nghiệp của tác giả Vương Hoàng Phủ, thêm vào đó tác giả đã tiến hành phương pháp nghiên cứu một cách chi tiết, cẩn thận, đặc là khâu phỏng vấn, thu thập dữ liệu. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn tay đôi sơ bộ, chuyên sâu rồi phát hành thử rồi mới phát hành chính thức, điều này giúp cho việc thu thập dữ liệu chính xác, bám sát đề tài, tạo sự thoải mái trong việc tiếp xúc, đối thoại giữa tác giả và người được phỏng vấn.
Nhưng có lẽ do thời gian nghiên cứu quá ít, ý thức hợp tác của một số doanh nghiệp không cao nên số mẫu thu về chưa đảm bảo tính tin cậy cho đề tài. Thêm vào đó đây là nghiên cứu nhu cầu doanh nghiệp đối với lao động, nhưng tác giả chỉ đề cập đến kiến nghị của doanh nghiệp đối với nhà trường đào tạo mà quên mất kiến nghị của doanh nghiệp đối với chính bản thân người lao động. Đồng ý nhà trường là nơi đào tạo sinh viên nhưng để sinh viên có một chỗ đứng trong nghề nghiệp không chỉ có tấm bằng nhà trường cấp mà quan trọng nhất là sự nỗ lực của chính bản thân người lao động.
Đối với đề tài “Khảo sát việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán ĐH An Giang” cũng đề cập đến vấn đề nghề nghiệp của sinh viên, cũng xem xét đến sự thích ứng của giáo dục đại học so với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp nhưng không dựa trên cách đánh giá chủ quan của từng doanh nghiệp về trình độ và năng lực của cựu sinh viên mà sẽ đi theo chiều hướng ngược lại, tức thông qua tình trạng việc làm hiện nay của chính các cựu sinh viên đó. Đây sẽ là câu trả lời xác đáng và trung thực nhất cho mối quan hệ giữa giáo dục và nhu cầu thực tế vì các sinh viên là “đầu ra” của giáo dục và “đầu vào” của các doanh nghiệp. Để hiểu hơn về mức độ khác biệt của hai đề tài này, tác giả chuyển tải sơ đồ mô tả sau:
Doanh nghiệp
Cựu sinh viên
Đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu công việc
(1)
Bằng trải nghiệm thực tế công việc, tự đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu của doanh nhgiệp
(2)
(1): Xuất phát điểm từ phía các doanh nghiệp, doanh nghiệp cung cấp nhu cầu cũng như những đánh giá mức độ đáp ứng công việc của các sinh viên, từ đó tác giả đưa ra các nhận định về sự phù hợp giữa đào tạo và nhu cầu thực. Đây là hướng đi của đề tài “Nhu cầu doanh nghiệp An Giang đối với lao động ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp”.
(2): Xuất phát điểm từ chính các sinh viên, là những người trực tiếp lĩnh hội chương trình đào tạo đại học, thông qua những trải nghiệm thực tế công việc mà họ đã, đang làm, những kết quả đạt được (kết quả đạt được này {mức lương, khả năng thăng tiến,…}gián tiếp thể hiện mức độ đáp ứng công việc mà doanh nghiệp nhận xét đối với họ) tác giả đưa ra các nhận định về mức độ tương thích giữa giáo dục và nhu cầu thực. Đây là cách làm của đề tài “Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán, Đại học An Giang).
7. Mô hình nghiên cứu:
Dựa trên các mục tiêu nghiên cứu nêu trong chương 1, để giúp người xem có thể tiếp cận vấn đề một cách lôgic, dễ hình dung, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu như sau:
Làm thêm
Học lực
Kiến nghị và chia sẻ kinh nghiệm của cựu sinh viên
Đánh giá của cựu sinh viên về chương trình đào tạo
Tình trạng việc làm của cựu sinh viên
Đánh giá, kiến nghị của tác giả qua nghiên cứu
(1)
(3)
(2)
(6)
(4)
(5)
Tỷ lệ có việc làm/tổng thể mẫu nghiên cứu
Tỷ lệ làm đúng ngành/tổng mẫu
Thu nhập
Địa phương công tác
Làm cho thành phần kinh tế nào
Khả năng hoà nhập
Mức độ thăng tiến
Mức độ hài lòng
Hình 1: Mô hình nghiên cứu
Các bước tiến hành nghiên cứu được tiến hành theo thứ tự đã được đánh số:
(1): thông qua các chỉ số nêu những nét khái quát nhất về việc làm của cựu sinh viên.
(2), (3): đánh giá tác động của xếp loại tốt nghiệp. làm thêm đến việc làm
Từ (1), (2), (3) sẽ cung cấp bức tranh tổng quát về việc làm của các cựu sinh viên Kế toán hiện nay.
(4): đánh giá của cựu sinh viên về mức độ ứng dụng của chương trình đào tạo vào thực tế.
(5): cựu sinh viên chia sẻ kinh nghiệm với các sinh viên đang và sẽ theo học ngành Kế toán.
Thông qua tất các các bước nghiên cứu (1), (2), (3), (4), (5), tác giả nêu lên các nhận địng của mình qua bước (6)
8. Kết luận chương 2: bằng mục tiêu nghiên cứu đã đề ra và dựa trên các cơ sở lý thuyết cần thiết thu thập được, tác giả đã xây dựng được một phần quan trọng nhất trong chương này, đó chính là mô hình nghiên cứu. Và công cụ quan trọng hỗ trợ cho mô hình này đó là phương pháp nghiên cứu được trình bày trong chương kế tiếp đây
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Giới thiệu: Chương này giới thiệu cách thức thu thập, phân tích dữ liệu, phương pháp chọn mẫu, các thang đo trong phân tích dữ liệu tự động…Nói chung là các phương pháp nghiên cứu để cho ra các con số đã được xử lý.
2. Tổng thể nghiên cứu:
2.1. Những nét khái quát về sinh viên chuyên ngành Kế toán khóa 1, 2, 3:
2.1.1. Số lượng sinh viên qua từng khóa:
Năm 2000, khóa đầu tiên của chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp khai giảng với số lượng sinh viên theo học là 108 người, phân thành ba lớp là ĐH1KT1 (34 sinh viên), ĐH1KT2 (35 sinh viên) và ĐH1KT3 (39 sinh viên). Khóa thứ hai, ĐH2KT khai giảng vào năm 2001 với 33 sinh viên và đến khóa 3, ĐH3KT số sinh viên là 43 người.
Do đặc trưng ngành nên cơ cấu về giới tính có sự chênh lệch, thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Số lượng sinh viên phân theo giới tính
Mức độ chênh lệch về giới tính ngày càng tăng qua ba khóa, điều này có thể lý giải do chương trình đào tạo của trường ngày càng mở rộng qua các chuyên ngành khác như Quản trị kinh doanh nông nghiệp nên những sinh viên nam yêu thích kinh tế có sự chuyển dịch qua ngành mới này, làm cho sự mất cân đối về giới tính trong các lớp Kế toán ngày càng nở rộng.
2.1.2. Tình hình tốt nghiệp:
Được vào đại học là một bước ngoặt thành công nhưng để nhận được tấm bằng tốt nghiệp thật sự mới chính là thành công lớn nhất. Hơn 12 năm phổ thông, 4 năm dưới giảng đường, biết bao công sức và tiền của để đổi lấy những kiến thức và chứng nhận cho thành quả đó là tấm bằng tốt nghiệp đại học.
Nhưng không phải sinh viên nào cũng ra trường theo đúng tiến độ ban đầu. Có rất nhiều nguyên nhân, phần lớn đều xuất phát từ phía tác phong, lề lối học tập cũng như sinh hoạt không đúng của các sinh viên, nhưng bên cạnh đó cũng còn phải nói đến những nguyên nhân thuộc về phạm vi gia đình sinh viên và cả những điều kiện khách quan về phía nhà trường.
Hằng năm, không chỉ các ngành học trong khoa Kinh tế mà cả các khoa khác, rất hiếm những trường hợp sinh viên tốt nghiệp 100%. Riêng chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp, thực trạng tốt nghiệp được phản ánh như sau:
Thực trạng tốt nghiệp của từng đơn vị lớp:
Biểu đồ 2: Thực trạng tốt nghiệp của từng đơn vị lớp (tính đến tháng 6 năm 2006)
Cả ba khóa đều tốt nghiệp với số sinh viên trên dưới ngưỡng 80%, một con số chưa đáng tự hào nhưng cũng không phải là quá tệ. Số sinh viên ra trường đúng tiến độ ở cả ba khóa tương đối ngang nhau (ĐH1KT: 75%, ĐH2KT: 76% và ĐH3KT: 74%). Đối với các sinh viên phải ra trường chậm tiến độ thì các sinh viên khóa hai có tốc độ vượt bật hơn đưa tỷ lệ tốt nghiệp của khóa này cao hơn so với các anh chị khóa trước, điều này có thể được lý giải là do các sinh viên khóa một khi phải thi tốt nghiệp tại thời điểm càng về các năm sau thì các kiến thức về các môn thi đó ngày càng bị mai một dần vì họ không được tiếp xúc thường xuyên với chúng, thêm vào đó họ còn phải đảm trách các công việc bên ngoài. Chính vì vậy các đối tượng này cần có sự nỗ lực hơn nhiều so với đàn em của mình.
Riêng các đối tượng chưa tốt nghiệp thì khóa ba chiếm tỷ lệ cao nhất, điều này cũng thật sự dễ hiểu vì thời điểm nghiên cứu này thực hiện khi các sinh viên khóa ba vừa mới tốt nghiệp, chỉ mới trải qua một lần thi trong khi đó các sinh viên các khoá trước đã trải qua 2, 3 lần thi, thông qua những lần thi đó tỷ trọng các sinh viên tốt nghiệp tăng lên dần.
2.2. Kết quả xếp loại tốt nghiệp của các sinh viên khóa 1, 2, 3
Phần trên đã cung cấp những thông tin chung về sỉ số lớp và tỷ lệ tốt nghiệp của các cựu sinh viên. Trong phần này sẽ đề cập đến một chỉ số rất quan trong đánh giá kết quả học tập của các cựu sinh viên này đó là xếp loại tốt nghiệp
Biểu đồ 3: Xếp loại tốt nghiệp của cựu sinh viên (theo đơn vị lớp)
Đối với ĐH1KT, số lượng sinh viên tốt nghiệp đạt loại khá, giỏi chiếm một tỷ lệ rất lớn (trên 60% trong tổng số sinh viên tốt nghiệp), thậm chí có trường hợp tốt nghiệp được loại xuất sắc. Một sự khởi đầu thật ấn tượng cho một ngành học mới tại một ngôi trường Đại học An Giang còn non trẻ.
ĐH2KT cũng đã duy trì và phát huy cao hơn truyền thống của thế hệ đi trước, tỷ lệ sinh viên khá, giỏi đã lên đến gần 70% tổng số sinh viên tốt nghiệp.
Đến ĐH3KT 100% sinh viên tốt nghiệp đạt từ TB khá trở lên. Mặc dù không có xếp loại tốt nghiệp giỏi và xuất sắc nhưng không có sinh viên tốt nghiệp loại trung bình cũng là một thành tích đáng hoan nghênh.
Qua ba biểu đồ trên, ta có thể thấy số lượng sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi ở hai khóa 1, 2 nhiều hơn so với khóa 3, nhưng điều đó không chứng tỏ khóa 3 học không tốt bằng khóa 1 và 2. Nguyên nhân của vấn đề này là do quy chế xét xếp loại tốt nghiệp của trường có sự thay đổi. Khóa 1 và 2 xét loại tốt nghiệp có tính thêm điểm rèn luyện, còn từ khóa 3 trở đi thì không, chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả xếp loại tốt nghiệp của sinh viên khóa 3.
Nhưng có một dấu hiệu rất đáng mừng, đó là tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại trung bình ở hai khóa 2, 3 là 0%, một sự chuyển dịch mang ý nghĩa rất khả quan. Để lý giải cho điều này có rất nhiều nguyên nhân, bao gồm sự chuyển biến tích cực trong cách học tập và giảng dạy của sinh viên và giảng viên, được bổ trợ thêm nhiều công cụ, thiết bị học tập tiên tiến,…
3. Thiết kế nghiên cứu:
Quá trình nghiên cứu trải qua bốn giai đoạn như sau:
Sơ đồ : Các giai đoạn nghiên cứu
Nghiên cứu định tính – khám phá
Nghiên cứu định lượng– thử nghiệm
Nghiên cứu định lượng – chính thức
Nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp
3.1. Nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp: xem xét các thông tin về số lượng sinh viên, tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ xếp loại tốt nghiệp của các khóa 1,2 lưu trữ tại văn phòng khoa và phòng đào tạo của trường.
3.2. Nghiên cứu định tính – khám phá:
Đây là những bước chuẩn bị đầu tiên cho quá trình nghiên cứu. Tuy chỉ là những nghiên cứu sơ bộ ban đầu nhưng những thông tin do nghiên cứu này đem lại chính là nền tảng cơ sở cho tiến hành các nghiên cứu tiếp theo.
Mục tiêu: từ những thông tin thu thập, tác giả có thể tiến hành thiết lập bản câu hỏi
Chọn mẫu:
Phương pháp chọn mẫu được tiến hành qua một quy trình gồm 03 bước:
Chọn mẫu phân tầng: tiến hành phân tầng các đối tượng khảo sát về khoá học (1, 2, 3) ,thời điểm tốt nghiệp (năm 2004, 2005, 2006).
Kiểm tra tỷ lệ: cân đối tỷ lệ nam, nữ giữa các mẫu.
Cuối cùng là phương pháp chọn mẫu thuận tiện sau khi đã thực hiện các phương pháp trên
Cụ thể trong nghiên cứu định tính – khám phá, tác giả đã chọn phỏng vấn mỗi khoá 02 cựu sinh viên, cân bằng giữa nam và nữ và 01 chuyên gia. Tức tổng số mẫu là 07 Xem tại phụ lục trang 51
.
Phương pháp thu thập dữ liệu: Phỏng vấn chuyên sâu: trao đổi với một số cựu sinh viên, chuyên gia về các vấn đề dự định nghiên cứu, các lĩnh vực chính cần xoáy sâu,…
Phương pháp phân tích dữ liệu: tổng hợp, sắp xếp các dữ liệu thu thập được theo từng nhóm.
Kết quả: Qua tham khảo ý kiến các cựu sinh viên, dựa trên dàn bài phỏng vấn sâu mà tác giả đã xây dựng, các cựu sinh viên đều đi đến quan điểm thống nhất chỉ cần nghiên cứu các nhóm vấn đề sau:
Nhóm thông tin chung về việc làm cựu sinh viên: tỷ lệ có có việc làm, lao động đúng ngành, trái ngành, thu nhập,….
Nhóm xem xét các yếu tố tác động đến việc làm: như kết quả xếp loại, làm thêm, các kỹ năng,….
Nhóm ý kiến đóng góp, kinh nghiệm: cho trường và các sinh viên đã và đang theo học.
3.3. Nghiên cứu định lượng - thử nghiệm:
Mục tiêu: Thông qua việc phát hành thử, tác giả thu thập các ý kiến đóng góp của các đáp viên để hoàn chỉnh bản câu hỏi trước khi phát hành chính thức.
Chọn mẫu: vẫn theo phương pháp chọn đã nêu trong nghiên cứu định tính – khám phá. Nhưng trong lần này để gia tăng tính phong phú và rộng rãi, tìm kiếm nhiều ý kiến đóng góp nên tác giả đã tăng số mẫu cao hơn phần nghiên cứu trước 03 sinh viên, tức số mẫu trong giai đoạn nghiên cứu này là 09 sinh viên.
Sau khi đã thiết lập sơ bộ khung bản câu hỏi dựa trên nghiên cứu định tính – khám phá Xem phụ lục trang 51
, tác giả tiến hành phát hành thử đến 09 đối tượng nghiên cứu Xem phụ lục trang 51
.
Kết quả: Sau khi phát hành thử, đã thu được những ý kiến phản hồi rất hữu ích từ phía các cựu sinh viên. Cả 09 cựu sinh viên đều cho rằng cơ cấu câu hỏi tương đối ổn, nhưng cần sắp xếp theo một trình tự liên tục để tạo tính lôgic dễ trả lời, không nên sắp theo từng nhóm đã xác định trong nghiên cứu sơ bộ. Bên cạnh đó cần điều chỉnh một số câu hỏi:
Câu hỏi chưa mang tính khái quát
Câu hỏi nguyên thủy
Câu hỏi đã hiệu chỉnh
Hộ khẩu thường trú của anh chị:…………………………………………
Hộ khẩu thường trú của anh chị ở:
Thành thị Nông thôn
Câu hỏi chưa mang tính cụ thể:
Câu hỏi nguyên thủy
Câu hỏi đã hiệu chỉnh
Anh (chị) làm cho thành phần kinh tế nào?
Nhà nước
Có vốn nước ngoài
Ngoài hai thành phần trên
Anh (chị) làm cho thành phần kinh tế nào?
Cơ quan/doanh nghiệp nhà nước.
Doanh nghiệp tư nhân, cổ phần, TNHH.
HTX
Kinh tế hộ gia đình, cá thể.
Có vốn đầu tư nước ngoài.
Thêm vào câu hỏi: Kỹ năng cần thiết cho sinh viên Kế toán?
3.4. Nghiên cứu định lượng – chính thức:
Mục tiêu: Đây là bước cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng, tại đây các thông tin được thu thập qua việc phát hành chính thức bản câu hỏi. Các dữ liệu sau khi tổng hợp sẽ được xử lý bằng các phần mềm chuyên dụng để cho ra các kết quả mà mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.
Phương pháp chọn mẫu và cơ cấu mẫu: trong nghiên cứu này, đề tài chỉ mang tính khảo sát và được tiến hành trong thời gian rất ngắn nên nếu áp dụng phương pháp chọn mẫu xác suất sẽ rất phức tạp. Thay vào đó, tác giả sẽ sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức lấy mẫu phán đoán.
Với lấy mẫu phán đoán, tác giả sẽ tìm hiểu kỹ tổng thể, chọn các thành phần theo phán đoán của mình để tạo được một mẫu chuẩn thích đáng làm đại diện.
Đối với cơ cấu mẫu, theo Lưu Đức Thanh Hải (2000): tổng thể bằng 200 thì cỡ mẫu bằng 67 là đáng tin cậy, chiếm khoảng 33% tổng mẫu. Vì vậy, trong tổng số 150 cựu sinh viên đã tốt nghiệp, thì số mẫu cần thiết đáng tin cậy đạt từ 50 mẫu trở lên, số mẫu hiện có là 53 mẫu, lớn hơn số mẫu tối thiểu nên con số này đã đảm bảo được yếu tố tin cậy cho nghiên cứu. Phân bổ tương ứng với số lượng sinh viên tốt nghiệp của từng khóa, cơ cấu cụ thể như sau:
Bảng 1: Cơ cấu mẫu cho từng khóa
ĐH1KT
ĐH2KT
ĐH3KT
Số mẫu tối thiểu
29
10
11
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Phát hành chính thức bản câu hỏi: bản câu hỏi gồm có 28 câu.(xem phụ lục). Trong đó có:
6 câu giới thiệu chung về cá nhân đáp viên.
3 câu về hoạt động làm thêm khi còn đang theo học tại trường.
15 câu về nghề nghiệp, môi trường làm việc, thu nhập, thăng tiến,..
4 câu về chia sẻ kinh nghiệm và ý kiến đóng góp cho chương trình đào tạo của trường.
Các kỹ thuật thiết kế câu hỏi:
4 câu thuộc loại câu hỏi tự do trả lời (người trả lời có thể tự do trả lời theo ý mình tùy theo phạm vi tự do mà người phỏng vấn dành cho họ)
Vd: Theo anh (chị), những môn học nào mà sinh viên ngành kế toán cần trau dồi kỹ để thuận lợi khi bước vào làm việc thực tế?
4 câu thuộc loại câu hỏi dạng kỹ thuật hoàn tất (người trả lời sẽ hoàn tất những câu còn dở dang và họ sẽ điền thêm vào bất kỳ nội dung gì mà họ chọn).
Vd: Địa chỉ thuận tiện nhất để liên hệ là: ………………………………………………….
8 câu thuộc loại câu hỏi phân đôi (chỉ cho phép có hai khả năng trả lời)
Vd: Hộ khẩu thường trú của anh(chị) ở:
Thành thị Nông thôn
9 câu thuộc loại câu hỏi đành dấu tình huống theo danh sách (người trả lời sẽ đánh dấu một hay nhiều loại câu trả lời đã được liệt kê ra)
Vd: Anh (chị) làm cho thành phần kinh tế nào?
Cơ quan/doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp tư nhân, cổ phần, TNHH
Hợp tác xã
Kinh tế hộ gia đình, cá thể
Có vốn đầu tư nước ngoài
5 câu thuộc loại câu hỏi bậc thang (người trả lời được cho một loạt các chọn lựa diễn tả ý kiến của họ)
Vd: Anh (chị) có hài lòng với công việc đang làm?
Hài lòng Tạm được Chưa hài lòng
Bản câu hỏi đã được gởi cho các đáp viên qua ba con đường:
Trực tiếp đưa cho đáp viên: đối với các đáp viên làm việc tại khu vực thành phố Long Xuyên, tác giả có thể liên hệ dễ dàng, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí đáng kể. Số mẫu gởi đi là 42 mẫu, thu về được 31 mẫu.
Qua các hộp thư điện tử của các đáp viên: đối với các đáp viên không làm việc tại thành phố Long Xuyên và hộp thư điện tử vẫn còn sử dụng thường xuyên. Số mẫu gởi đi là 14 mẫu, thu về được 3 mẫu.
Bằng đường bưu điện gởi đến nhà riêng các đáp viên: đối với các đáp viên không làm việc tại thánh phố Long Xuyên và hộp thư điện tử đã không còn sử dụng được hoặc không có thời gian lên mạng. Số mẫu gởi theo hình thức này là 2 mẫu, thu về được cả 02 mẫu.
Cuối cùng, đối với các đáp viên không thể đưa bằng ba hình thức trên thì chuyển qua hình thức phỏng vấn qua điện thoại. Điều này tuy tốn kém nhiều chi phí nhưng nhanh chóng và để đảm bảo đủ số mẫu nghiên cứu. Số mẫu phỏng vấn bằng phương pháp này là 17 mẫu.
Phân tích dữ liệu: Sau khi các dữ liệu từ các đáp viên đã thu thập đầy đủ, sẽ được phân loại, sắp xếp, xử lý qua phần mềm phân tích SPSS 13.0 và Microsoft Excel.
Các dữ liệu được làm sạch và phân loại bằng các phần mềm chuyên dụng cho ra các kết quả đáp ứng từng mục tiêu nghiên cứu, kết quả chi tiết được phản ánh tại các chương sau.
4. Các loại thang đo được sử dụng trong phân tích dữ liệuTTTT:
Thang đo biểu danh-nominal scale: (còn gọi là thang đo danh nghĩa hoặc thang đo phân loại) thang đo này các con số chỉ dùng để phân loại các đối tượng, chúng không mang ý nghĩa nào khác.
Về thực chất thang đo biểu danh là sự phân loại và đặt tên cho các biểu hiện và ấn định cho chúng một số tương ứng.
Vd: Anh (chị) làm việc thuộc lĩnh vực nào?
1 Kế toán 2 Kiểm toán 3 Tài chính 4 Ngoài 3 lĩnh vực trên
Thang đo thứ tự-ordinal scale: (còn gọi là thang đo thứ bậc) lúc này các con số được sắp xếp theo một quy ước nào đó về thứ bậc hay sự hơn kém, nhưng ta không biết được khoản cách giữa chúng
Vd: Anh (chị) có hài lòng với thu nhập anh (chị) đang nhận?
1 Hài lờng 2 Tạm được 3 Chưa hài lòng
Thang đo khoảng cách-interval scale: là một dạng đặc biệt của thang đo thứ bậc vì nó cho biết khoảng cách cụ thể giữa các thứ bậc
Vd: Thu nhập bình quân hàng tháng của anh (chị): (bao gồm tất cả các khoản thu)
1 Dưới 1 triệu 2 Từ 1-3 triệu 3 Trên 3 triệu
5. Kết luận chương 3: Trên đây là các phương pháp nghiên cứu được chọn lọc cho phù hợp với nghiên cứu, đảm bảo cho các mục tiêu nghiên cứu được giải quyết triệt để.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Giới thiệu: Đây là chương chính yếu nhất của đề tài, nó chuyển tải tất cả những đáp án của mục tiêu nghiên cứu (mà trong chương 1 đã xác định), thông qua mô hình nghiên cứu (chương 2) và quá trình phân tích (chương 3). Đến chương này, người đọc có thể có cái nhìn khái quát về tình trạng việc làm của cựu sinh viên.
2. Tình hình chung về nghề nghiệp của cựu sinh viên ngành Kế toán, trường ĐH An Giang:
2.1. Tỷ lệ có việc làm
Là một tỉnh biên giới và là một trong những khu kinh tế trong điểm của đồng bằng sông Cửu Long, An Giang ngày càng trở thành địa điểm giao thương sôi động bậc nhất với sự ra đời của nhiều loại hình doanh nghiệp. Cùng xu thế đó thì nhu cầu lao động của An Giang cũng ngày càng trở nên nóng hơn, đặc biệt là nhu cầu về Kế toán viên, một vị trí không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào, cho dù nó có quy mô lớn hay nhỏ.
Theo nghiên cứu của tác giả Vương Hoàng Phủ, trong các công ty ở An Giang có sử dụng lao động tốt nghiệp Kinh tế thì 100 % đều có tuyển dụng cử nhân Kế toán (trang 29 – Nghiên cứu: Nhu cầu của doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp – Khóa luận tốt nghiệp 2006, ĐH An Giang). Chính vì vậy mà tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán có việc làm là rất lớn, số liệu cụ thể được thể hiện dưới bảng, biểu sau:
Biểu đồ 4: Tỷ lệ có việc làm/tổng mẫu nghiên cứu
Hiện nay có được việc làm là không dễ dàng chút nào nhưng con số 94,3 % sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán có việc làm (cao hơn rất nhiều so với con số 70 % trung bình toàn quốc) đã thât sự gây ấn tượng. Điều này có một ý nghĩa rất lớn đối với những người làm công tác giáo dục tại trường đại học An Giang nói chung và Khoa Kinh tế - QTKD nói riêng. Những thế hệ đầu tiên tốt nghiệp tại trường đã có thể ứng dụng kiến thức thực tế, kiếm ra đồng tiền nuôi sống bản thân, gia đình và giúp ích cho xã hội, và số lượng cựu sinh viên Kế toán, ĐH An Giang làm được điều này là không nhỏ.
Tỷ lệ thất nghiệp là 5,7 %, nhưng trong đó không phải là thất nghiệp hoàn toàn. Một số đang tập trung theo học lớp bồi dưỡng thi cao học để tìm kiếm một cơ hội làm việc cao hơn, một số thuộc đối tượng thất nghiệp tạm thời, đang chờ câu trả lời từ phía nhà tuyển dụng và chỉ có thiểu số còn lại là chưa có ý định tìm kiếm việc làm.
Những con số trên là khái quát chung về tỷ lệ có việc làm, để có cái nhìn toàn diện hơn về vần đề này, tác giả xin cung cấp thêm một số thông tin sau:
2.1.1. Tỷ lệ cựu sinh viên có việc làm phân theo giới tính:
Biểu 5: Tỷ lệ có việc làm phân theo giới tính
Do đặc thù chuyên ngành Kế toán nên nữ giới theo học ngành này nhiều hơn nam và cũng có lẽ do đặc thù ngành này mà các Kế toán là các ứng viên nữ thường được ưa chuộng hơn so với nam giới, bằng chứng là số lượng cựu sinh viên Kế toán là nữ có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn so với nam giới (nữ 5% và nam là 7.7%). Tác giả không đánh giá thấp khả năng làm việc của nam giới trong công tác Kế toán, bằng chứng là tỷ lệ có việc làm của nam giới cũng xấp sỉ gần bằng nữ, nhưng công việc này đòi hỏi rất nhiều kỹ năng về sự cẩn trọng, tỷ mỷ và đa số nữ giới đều có bản chất này.
2.1.2. Tỷ lệ cựu sinh viên có việc làm phân loại theo thời điểm tốt nghiệp:
Biểu 6:Tỷ lệ có việc làm phân theo thời điểm tốt nghiệp
Nhìn vào biểu đồ, cột tỷ lệ năm 2006 có lẽ gây sự chú ý nhất vì con số thất nghiệp cao nhất so với hai năm trước đó, điều này cũng thật sự dễ hiểu, vì nghiên cứu này được tiến hành đối với các cựu sinh viên và cựu sinh viên khóa ba là những đối tượng vừa tốt nghiệp ra trường, công việc đòi hỏi phải có quá trình tìm kiếm. Nhưng đây không phải là dấu hiệu đáng buồn vì con số thất nghiệp năm 2006 đa số thuộc về những đối tượng đang theo học cao học và thất nghiệp tạm thời.
2.1.3. Lý do xin được việc của các cựu sinh viên:
Tại sao có người là xin được việc làm, thậm chí có một công việc rất tốt, và bên cạnh đó lại có nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường rồi nhưng đành ngậm ngùi ơ nhà phụ giúp gia đình vì không xin được việc. Có rất nhiều nguyên nhân để lý giải cho vấn đề này:
Biểu 7: Những lý do giúp các sinh viên có việc làm
Qua ý kiến thăm dò; học lực chuyên môn, kỹ năng thành thạo anh văn, tin học là những yếu tố góp phần chủ yếu cho sự thành công trong đoạn đường tìm kiếm việc làm của mình. Phần này tiến hành điều tra có vẻ hơi dư thừa, vì hầu như tất cả mọi người đều biết điều này nhưng thật sự điều tác giả muốn nói ở đây đó chính là muốn nhấn mạnh yếu tố tối cần thiết của ba lý do này, trình độ các nhà tuyển dụng cần là kỹ năng thật sự chứ không phải là những chứng chỉ mà chúng ta nắm giữ, nó chỉ là những tấm vé hợp lệ để chúng ta lọt qua vòng sơ tuyển hồ sơ.
Bên cạnh ba lý do chủ yếu thì những cựu sinh viên có ngoại hình, sức khỏe và mối quan hê rộng là những đối tượng dễ tìm kiếm việc làm nhất. Điều này có thể gây ra tâm lý mặc cảm cho các sinh viên không có đủ điều kiện này. Nhưng tầm quan trọng của các lý do này chỉ được đánh giá bình thường, nó chỉ được ưu tiên ở một số ngành nhất định. Nhìn vào biểu đồ trên, thì ba yếu tố về học lực và kỹ năng vẫn là ưu tiên một.
Tỷ lệ làm đúng ngành
Qua tham khảo ý kiến chuyên gia, những ngành nghề có thể xét là đúng và gần đúng ngành Kế toán là Kế toán, Kiểm toán, tài chính (bảo hiểm, ngân hàng,…). Còn ngoài ba lĩnh vực trên thì có thể xem là làm không đúng ngành nghề đào tạo.
Biểu 8: Tỷ lệ làm đúng ngành nghề đào tạo
Theo các phiếu điều tra thì tỷ lệ cựu sinh viên làm đúng ngành là 86%, chỉ có 14% là phải làm những công việc khác như nhân viên giao dịch,…So với con số chỉ có 30% làm đúng ngành nghề của cả nước thì 86 % thật sự là con số tốt. Điều này, một phần nào đó cũng cho thấy nhu cầu về kế toán viên ở các doanh nghiệp tại An Giang rất cao và đặc biệt là các doanh nghiệp đã có những chính sách nhân sự mang tính chiến lược, tận dụng hợp lý chất xám cho lao động tỉnh nhà.
2.2.1. Tỷ lệ sinh viên làm đúng ngành nghề phân theo giới tính:
Giữa các cựu sinh viên là nữ giới và nam giới quan niệm tầm quan trọng của việc làm việc đúng ngành nghề khác nhau như thế nào, bảng phân tích dưới đây không hoàn toàn cho kết quả tuyệt đối nhưng nó đã đảm bảo tính tin cậy cho xu thế lựa chọn ngành nghề của các cựu sinh viên được nghiên cứu:
Biểu 9: Tỷ lệ làm đúng ngành nghề phân loại theo giới tính
Qua kết quả thu thập đã được xử lý, một thực tế cho thấy mức độ làm đúng ngành của nam giới cao hơn so với nữ (nam 100%, nữ 81,6%), điều này chứng tỏ mức độ đánh giá tầm quan trọng của việc làm đúng ngành của nam giới cao hơn, họ thiên về làm để ứng dụng những kiến thức đã học.
Còn nữ giới, có thể đối với họ làm đúng ngành là tốt nhưng nếu không có điều kiện làm đúng ngành vẫn có thể làm những công việc khác, không ứng dụng hoàn toàn nhưng vẫn có thể sử dụng một phần kiến thức đã học và quan trọng là đem lại thu nhập đảm bảo cho cuộc sống.
2.2.2. Tỷ lệ cựu sinh viên làm đúng ngành phân theo thời điểm tốt nghiệp
Biểu 10: Tỷ lệ làm đúng ngành nghề phân theo thời điểm tốt nghiệp
Tỷ lệ sinh viên làm đúng ngành nghề đào tạo tăng dần qua từng năm (năm 2004: 82,8%; năm 2005: 90%; năm 2006: 90,9%). Điều này rất phù hợp với xu thế ngày càng gia tăng về số lượng các doanh nghiệp trong tỉnh. Tỷ lệ thuận với xu thế đó, các cựu sinh viên cũng ngày càng có nhiều cơ hội lựa chọn những ngành nghề phù hợp với chuyên ngành mình học.
Đặc biệt năm 2006, năm mà theo khảo sát có số lượng cựu sinh viên công tác trong lĩnh vực Kế toán là cao nhất (năm 2004: 69%; năm 2005: 60% và năm 2006 là 90,9%). Riêng kiểm toán thì chưa có cựu sinh viên nào làm trong lĩnh vực này, vì hiện nay lĩnh vực này khá mới mẻ đối với An Giang, và cả trên toàn quốc, các cơ quan kiểm toán là không nhiều. Thêm vào đó, để công tác trong ngành này đòi hỏi phải có kinh nghiệm kế toán và vượt qua được kỳ thi kiểm toán do Bộ tài chính tổ chức. Nhưng có thể trong tương lai gần, con số sinh viên làm kiểm toán sẽ vượt ngưỡng “0”.
Thu nhập
2.3.1. Thu nhập tổng thể nghiên cứu:
Biểu 11: Mức thu nhập hiện nay của các cựu sinh viên
Biểu đồ cho ta một cái nhìn thật ấn tượng về con số từ 1 đến 3 triệu ( chiếm 82% tổng số cựu sinh viên được khảo sát). Trung bình thu nhập bình quân hằng tháng của người lao động Việt Nam là 0.95 triệu (GDP năm 2006 là 11,5 triệu đồng) nhưng các cựu sinh viên chúng ta đã đạt cao hơn ngưỡng đó rất nhiều. So với mức sống ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long thì mức thu nhập từ 1 đến 3 triệu là hoàn toàn chấp nhận được. Thậm chí có rất nhiều sinh viên đạt mức trên 3 triệu (16%).
2.3.2. Thu nhập phân theo giới tính:
Biểu 12: Thu nhập phân loại theo giới tính
Trong hai đối tượng khảo sát thì thu nhập của nam giới có cao hơn so với nữ, trung bình thu nhập của nam giới là 2.133,33 ngàn đồng trong khi đó của nữ giới là 2.096,05 ngàn đồng. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do những yếu tố về sức khoẻ và nam giới thì ít bị ràng buộc với gia đình (cha mẹ, hoàn ảnh gia đình, anh chị em,…) hơn phụ nữ nên họ có điều kiện chọn lựa làm việc trong bất cứ môi trường nào. Nhưng con số chênh lệch đó không lớn, điều này chứng tỏ nữ giới ngày càng bình đẳng với các đồng nghiệp nam hơn trong vai trò tạo ra nguồn tài chính cho bản thân.
Trong nền kinh tế thị trường, thu nhập thấp hay cao, tùy theo năng lực, các cựu sinh viên An Giang đã biết khai thác triệt để năng lực của mình để hưởng mức thu nhập tương xứng.
2.3.3. Xếp loại thu nhập theo từng thời điểm tốt nghiệp
Biểu 13: Thu nhập phân loại theo thời điểm tốt nghiệp
Nhìn vào biểu đồ, chúng ta có thể thấy một sự chênh lệch không lớn giữa các đối tượng vừa mới tốt nghiệp hay đã tốt ngiệp 2, 3 năm trước, do đó làm lâu năm chưa chắc đã tỷ lệ thuận với thu nhập vì hiện nay đa số các doanh nghiệp đều trả lương theo năng lực, những nhân viên cũ hay mới thu nhận nếu họ làm tốt như nhau đều được trả mức lương ngang bằng, họ có hơn nhau chăng chính là mức độ kinh nghiệm tích lũy.
Hiện nay, khi Việt Nam đã là thành viên chính thức tổ chức Thương mai thế giới (WTO), giá lao động chúng ta ngày càng được nâng cao, đặc biệt là lao động chất lượng cao, do đó xu thế thu nhập của các sinh viên ngày càng gia tăng sẽ là điều tất yếu.
2.3.4. Đánh giá mức độ hài lòng của cựu sinh viên đối với mức thu nhập hiện tại:
Biểu 14: Mức độ hài lòng đối với thu nhập
26 % hài lòng với thu nhập hiện có, 54 % cảm thấy tạm được và còn lại 20 % cảm thấy chưa hài lòng. Đa số các cựu sinh viên đều cảm thấy chưa thoả mãn về vấn đề thu nhập. Khi mà hiện nay gia cả sinh hoạt ngày càng leo thang theo cấp số nhân nhưng với mức thu nhập chỉ tăng theo cấp số cộng thì mức độ thoả mãn không cao cũng là điều dễ hiểu. Mặt khác nguyên nhân của vấn đề này còn do thu nhập không tỷ lệ thuận với khối lượng công việc họ phải đảm trách. Con số hơn 1/3 số cựu sinh viên khảo sát chưa hài lòng hoặc thấy tạm được đối với thu nhập mặc dù theo khảo sát thu nhập hiện tại của các cựu sinh viên cũng không phải là quá thấp, điều này không phải họ quá tự mãn với năng lực của họ, mà chí muốn các nhà sử dung lao động có cái nhìn sâu sát hơn về mức độ tương xứng giữa thu nhập và khối lượng công việc mà họ giao cho người lao động đảm nhận.
Thật sự đối với mỗi cá nhân là một suy nghĩ khác nhau, đối với người này mức thu nhập vậy là ổn, nhưng đối với người kia như vậy là còn quá thấp, chính vì thế những con số này thiên về tính cảm nhận của mỗi người.
Xem xét mức độ hài lòng đối với mức thu nhập hiện tại phân theo giới tính cho ra một kết quả rất bất ngờ, đa số nam giới cảm thấy hài lòng với mức thu nhập hiện có, còn nữ giới thì lại ngược lại. Điều này không phải vì mức thu nhập của giới nữ thấp hơn nam giới (vì theo kết quả khảo sát ở mục 4.1.3.2 thì thu nhập nữ giới không chênh lệch lắm so với nam giới), lại càng không thể do nữ giới phải làm việc nhiều hơn nam giới.
Ngay từ phần trên, tác giả đã trình bày, đánh giá mức độ hài lòng là do cảm nhận của mỗi người. Vì vậy, để lý giải cho điều này chỉ có thể xuất phát từ yếu tố tâm lý. Vai trò của nữ giới trong gia đình là rất lớn, thường thì họ là những người có trọng trách giữ tài chính của gia đình và trực tiếp chi tiêu cho các khoản chi phí sinh hoạt, mà chi phí cho các khoản này không nhỏ. Chính vì tốc độ giá cả cứ leo thang từng ngày, họ cảm thấy có sự bất an trong cuộc sống gia đình tương lai nên đã hình thành trong tâm lý nữ giới cảm giác chưa thoả mãn đối với mức thu nhập mà họ nhận được.
Địa bàn công tác:
Biểu 15: Địa bàn công tác
Thành thị được tác giả định nghĩa bao gồm các phường và thị trấn, còn nông thôn là các xã. Qua khảo sát, hầu hết các cựu sinh viên sau khi tốt nghiệp đều công tác chủ yếu ở các khu vực thành thị (98% tổng số nghiên cứu). Nhưng đây không phải là dấu hiệu xấu, mà còn là kết quả đáng mừng vì thật sự cội rễ của vần đề này là do tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh tại các miền nông thôn của khu vực. Theo số liệu của Cục thống kê An Giang năm 2005, tốc độ đô thị hoá năm 1990 là 18.5% nhưng đến năm 2005 con số đó đã là 27%, tăng trưởng không gian đô thị lên đến 3.450 ha.Một số địa phương trước đây chỉ là các xã nhưng nay được nâng lên thành các khu đô thị mới, các sinh viên trước đây công tác tại các xã nhưng nay đã là các thị trấn sầm uất nên mới đẩy tỷ lệ làm việc tại thành thì lên cao đến như vậy.
2.5. Loại hình doanh nghiệp chủ yếu mà cựu sinh viên lựa chọn:
Biểu 16: Các loại hình doanh nghiệp sinh viên lựa chọn
Hiện nay, đa số tại An Giang là các thành phần kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước; tư nhân, cổ phần, TNHH, hộ gia đình và các hợp tác xã,…Còn đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì rất ít. Chính vì thế, số lượng cựu sinh viên làm việc chủ yếu trong các doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần, tư nhân và TNHH. Riêng con số làm trong các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước chiếm đến 54%. Chính những chính sách nhân sự có nhiều ưu đãi như chế độ BHXH, BHYT, phụ cấp, lương hưu, ưu đãi việc làm cho con cháu trong ngành… đã là những cục nam châm rất lớn tạo lực hút mạnh giới tri thức trẻ đến với xu thế lựa chọn truyền thống này, vì như thế họ có nhiều đảm bảo cho cuộc sống về sau..
Một đặc trưng của An Giang là có rất nhiều các hợp tác xã, nhưng đa số là các hợp tác xã đã được hình thành lâu năm đã có sẵn kế toán viên, hoặc đối với các hợp tác xã nhỏ, thường do chính các thành viên trong ban chủ nhiệm HTX làm kế toán nên như cầu tuyển dụng thường rất ít, chính vì thế con số khảo sát các cựu sinh viên Kế toán làm tại các HTX chưa tìm thấy.
Biểu 17: Tỷ lệ công tác trong mỗi thành phần kinh tế phân theo giới tính
Phân nửa số nam giới được khảo sát đều lựa chọn công tác trong các doanh nghiệp tư nhân, cổ phần và TNHH, còn đa số nữ giới lại chọn lựa doanh nghiệp Nhà nước. Thật sự, đứng ở góc độ công tác tại doanh nghiệp nào thì mức độ rủi ro cũng đều có, doanh nghiệp nào cũng phải đứng trước sự cạnh tranh, luôn có cơ hội phát triển và cũng tiềm ẩn nguy cơ phá sản, tương ứng với nó thì người lao động cũng chịu những kết quả và hậu quả tương tự. Nhưng công bằng có thể nói mức độ rủi ro khi công tác tại các doanh nghiệp tư nhân, cổ phần hay TNHH cao hơn so với việc công tác tại doanh nghiệp Nhà nước, vì vốn dĩ các doanh nghiệp nhà nước đa số là đã được thành lập từ lâu đời, và quá trình kinh doanh cũng đã đảm bảo một bề dày kinh nghiệm. Với bản tính của đa số nam giới thích thử thách, mạo hiểm và sự lựa chọn nghề nghiệp của họ cũng có thể do ảnh hưởng của yếu tố tâm lý này.
Khả năng thích nghi công việc
Biểu 18: Khả năng hòa nhập công việc
Bạn có hòa nhập công việc khi mới vào làm không? 24 % trả lời có, 58% hòa nhập tương đối và 18 % cảm thấy hơi khó khăn khi bắt đầu công việc thực tế. Một kết quả đáng mừng. Sự thích nghi công việc nhanh chính là một khởi đầu thật tốt trong mắt của tất cả các nhà tuyển dụng. Để làm tốt bất kỳ công việc gì đều phải có một quá trình, các sinh viên của chúng ta đã có một bước chuẩn bị thật tốt cho công việc sau ra trường, rút ngắn quá trình thích nghi, chính tỷ lệ hòa nhập công việc trên đã phản ánh điều đó.
2.6.1. Đánh giá khả năng hòa nhập công việc theo giới tính:
Biểu 19: Khả năng hòa nhập phân theo giới tính
Xem xét mức độ hòa nhập công việc giữa hai giới không có sự chênh lệch lớn, ở mức cảm thấy dễ hòa nhập nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn, nhưng ở mức khó hòa nhập tỷ lệ cũng cao hơn như vậy. Xét trên toàn cục diện, nam giới có tâm lý hòa nhập không đồng đều bằng nữ giới (đa số nữ giới cảm thấy tương đối hòa nhập).
2.6.2. Đánh giá khả năng hòa nhập công việc theo thời điểm tốt nghiệp:
Biểu 20: Khả năng hòa nhập công việc theo từng thời điểm tốt nghiệp
Những sinh viên tốt nghiệp năm 2004 cảm thấy dễ hòa nhập, nhưng càng về sau này lại càng khó hòa nhập, có thể kết quả này gây nhiều bâng khuân cho những người nhìn thấy.
Chuyên ngành Kế toán mà chúng ta đang được học là kế toán doanh nghiệp, nhưng ngày nay khi tốc độ đa dạng các loại hình kinh doanh ngày càng tăng thì đi kèm với nó cũng có muôn hình vạn trạng công việc mà họ phải đảm nhiệm, họ không chỉ làm kế toán doanh nghiệp mà còn công tác trong những lĩnh vực kế toán đặc thù như kế toán ngân hàng, nó chỉ giống một số vấn đề cơ bản, còn lại là khác hoàn toàn, đòi hỏi họ phải học hỏi từ đầu,..thêm vào đó, theo chính kiến tác giả, chương trình đào tạo của chúng ta còn thiên về lý thuyết quá nhiều chính điều đó làm rào cản cho khả năng hòa nhập thực tế của sinh viên.
Mức độ ổn định công việc
Khái niệm ổn định công việc hầu như trở thành câu nói “cửa miệng” của tất cả các người lao động khi được hỏi về mong muốn của mình đối với nghề nghiệp. Nhưng ổn định công việc không hẳn là tốt và thay đổi chỗ làm thường xuyên cũng không phải hoàn toàn xấu, điều này phụ thuộc vào suy nghĩ mỗi người trong cách nhìn nhận của cá nhân họ. Cách suy nghĩ nhìn nhận của các cựu sinh viên như thế nào, điều này có thể thể hiện một phần nào đó qua biểu đồ dưới đây.
Biểu 21: Mức độ ổn định công việc
Hơn phân nửa số cựu sinh viên được khảo sát chưa thay đổi chỗ làm lần nào, mặc dù theo khảo sát cũng hơn phân nửa trong số họ tạm chấp nhận hoặc chưa hài lòng với thu nhập của mình (trong phần 4.1.3.4). Điều này có hai hướng giải thích theo chủ quan tác giả như sau, thứ nhất các doanh nghiệp có nhiều chính sách khác ưu đãi ngoài lương tạo chất keo gắn kết níu chân lao động lại, thứ hai là do hiện nay để tìm kiếm một việc làm ổn định là rất khó khăn, nên các cựu sinh viên chưa muốn thay đổi chỗ làm của mình.
Ngày nay, để đánh giá mức độ thành công của một người thì mức độ ổn định công việc chưa chưa hẳn là một thước đo đúng. Có những người thay đổi chỗ làm thường xuyên vì họ muốn tìm kiếm một môi trường làm việc tốt hơn, hoặc muốn thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, tỷ lệ có thay đổi chỗ làm chiếm 36% xét ở một khía cạnh nào đó cũng phản ánh một điều tích cực: một số lớp sinh viên luôn muốn vươn tới những cái tốt đẹp hơn cho bản thân mình.
Một số lượng không nhỏ đã từng thay đổi công viêc hơn một lần, nguyên nhân của vấn đề này sẽ được lý giải trong phần sau.
2.7.1. Đánh giá mức độ ổn định công việc theo giới tính:
Biểu 22:Mức độ ổn định công việc phân theo giới tính
So sánh mức độ ổn định công việc của hai loại đối tượng khảo sát thì nam giới được đánh giá là những người hay thay đổi nơi làm việc nhất. Điều này không gây nhiều bất ngờ vì xu hướng của nó hoàn toàn phù hợp với tính cách và tâm lý nam giới. Giới nữ thường được đánh giá là những người ưa thích sự ổn định, nhưng ngược lại giới nam lại thích được thử thách ở nhiều môi trường khác nhau, với họ được tìm kiếm, khám phá những điều mới lạ mới thể hiện đúng bản chất của mình. Vì vậy, đây cũng là điều dễ hiểu khi các cựu sinh viên nam chúng ta lại có tỷ lệ thay đổi chỗ làm cao như vậy.
2.7.2. Đánh giá mức độ ổn định công việc theo thời điểm tốt nghiệp
Biểu 23: Đánh giá mức độ ổn định công việc theo từng thời điểm tốt nghiệp
Điều này có lẽ bị ảnh hưởng của yếu tố khoảng cách thời gian. Thời điểm nghiên cứu là năm 2007 nên kết quả là các cựu sinh viên tốt nghiệp năm 2004 có tỷ lệ thay đổi chỗ làm nhiều nhất, các khóa 2 và 3 thì có mức độ ổn định tương đối ngang nhau. Nhưng theo khảo sát về mức độ hài lòng đối với thu nhập, đa số các sinh viên chỉ cảm thấy tạm được hoặc chưa hài lòng (trong phần 4.1.3.4) nên nếu chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp không có thay đổi nhiều thì xu hướng này sẽ có sự thay đổi.
Những nguyên nhân tác động đến việc thay đổi chỗ làm:
Xem xét các nguyên nhân tác động đến quyết định thay đổi chỗ làm của các cựu sinh viên, thì chế độ lương bổng thấp và không có môi trường để thăng tiến là những yếu tố chủ yếu khiến cho các cựu sinh viên phải rời bỏ các chỗ làm trước đây.
Trong bất kỳ môi trường làm việc ở đâu cũng vậy, ở nông thôn hay thành thị, ở trong nước hay nước ngoài thì yếu tố về lương bổng và có được một môi trường tốt cho sự thăng tiến của bản thân luôn là nhưng cú hích rất mạnh đối với người lao động. Người lao động ngày nay, đặc biệt là những lao động trí thức, quyền lựa chọn của họ là rất cao. Thêm vào đó, mặc dù chỉ là những đối tượng làm thuê nhưng tầm quan trọng của họ đối với doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng lớn, vì vậy, rất cần đến những bước tính toán thật khoa học của các nhà sử dụng lao động.
Trên đây là nguyên nhân xuất phát từ phía doanh nghiệp, còn có những nguyên nhân khiến các cựu sinh viên phải bỏ việc nữa, nó xuất phát từ chính bản thân người lao động, đó chính là khả năng thích nghi. Mặc dù so với hai nguyên nhân kia, nó không phải là chủ yếu nhưng rời bỏ công việc vì nguyên nhân này cho thấy khả năng hòa nhập công việc và môi trường làm việc của sinh viên chúng ta chưa thật sự tốt mà nguyên nhân của nó đã được trình bày ở 4.1.6.
Mức độ hài lòng nghề nghiệp hiện tại:
Tỷ lệ cựu sinh viên đã từng thay đổi chỗ làm chiếm một tỷ lệ cũng khá cao (36% tổng số nghiên cứu). Thế còn đối với công việc hiện tại thì sao? Mức độ hài lòng của họ? Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua bảng sau:
Biểu 24: Mức độ hài lòng đối với công việc hiện tại
Mặc dù có một số không hài lòng với thu nhập được nhận nhưng đối với công việc hiện tại đang làm, các cựu sinh viên có một thái độ ôn hòa hơn nhiều. Không có trường hợp khảo sát nào cảm thấy bất mãn với công việc hiện tại của mình. Tất cả tổng thể nghiên cứu đều có một sự chấp nhận tương đối. Tuy nhiên, con số 52 % tạm hài lòng cho thấy các đối tượng này có thể thay đổi chỗ làm ngay nếu có một công việc tốt hơn.
Trong đó, các cựu sinh viên là nam đã có sự chuyển hướng, mặc dù là đối tượng hay thay đổi chỗ làm nhất nhưng đối với các công việc hiện nay đang đảm nhiệm, giới nam đã bộc lộ sự hài lòng. Mặc dù không có mức độ hài lòng bằng nam giới, nhưng nữ giới cũng chấp nhận được các công việc hiện tại của mình.
2.9.Khả năng thăng tiến
Hiện nay, ở cương vị quản lý, có 6 % các cựu sinh viên đang đảm nhiệm trọng trách này. Một bộ phận nhỏ các cựu sinh viên đã thành công trong quá trình phấn đấu của mình, họ đã chứng tỏ được bản lĩnh nổi trội hơn so với các nhân viên khác (trong đó có các các nhân viên là các cựu sinh viên của trường khác). Một tỷ lệ nhỏ nhưng cũng thể hiện một chút gì đó tính ưu việt của môi trường giáo dục tại đại học An Giang.
Biểu 25: Khả năng thăng tiến theo giới tính
Trong đó số các nhà quản lý đó, nam sinh viên chiếm một tỷ lệ cao hơn so với nữ giới (nam: 8,3%; nữ: 5,3%), nhưng không quá lớn, điều này chứng tỏ nữ giới cũng đã biết thể hiện bản lĩnh của mình dưới ánh mắt của các nhà quản trị cấp cao hơn.
Biểu 26: Khả năng thăng tiến phân theo thời điểm tốt nghiệp
Theo từng thời điểm tốt nghiệp, đa số các cựu sinh viên nắm giữ vị trí quản lý đều là những sinh viên khóa hai. Thường thì để trở thành một nhà quản lý đòi hỏi phải có quá trình phấn đấu để chứng tỏ với các nhà quản trị cấp cao hơn bản lĩnh của mình, nhưng việc vị trí các nhà quản lý ít rơi vào các cựu sinh viên năm nhất, không hẳn là do họ thiếu bản lĩnh, mà để trở thành nhà quản lý ngoài yếu tố thâm niên, có bản lĩnh còn có nhiều yếu tố khác để cân nhắc.
2.10.Cựu sinh viên và những khóa đào tạo thêm:
Biểu 27: Các khóa học sau khi tốt nghiệp ra trường
Theo quy chế của nhà trường sinh viên muốn nhận bằng tốt nghiệp phải đảm bảo các chứng chỉ trình độ B ngoại ngữ, A tin học. Nhưng sau khi tốt nghiệp, đa số các cựu sinh viên đều phải theo học các lớp ngắn hạn về hai kỹ năng trên, điều này có thể thấy, đòi hòi về kỹ năng thành thạo ngoại ngữ, tin học là những nhu cầu rất thiết yếu mà các nhà tuyển dụng mong muốn ở nhân viên mình. Điều này không phải đánh giá thấp phương thức đào tạo kỹ năng ngoại ngữ và tin học tại trường, mà quá trình rèn luyện các kỹ năng này đòi hỏi phải liên tục, dựa trên nền tảng đã được học tại trường các cựu sinh viên phải không ngừng trau dồi để cập nhật những điều mới cũng như hoàn thiện hơn các kỹ năng này.
14% cựu sinh viên làm trái nghề, số còn lại một số làm kế toán doanh nghiệp nhưng cũng có một số làm kế toán ngân hàng, tài chính,…nên số sinh viên phải bổ trợ thêm các kiến thức cùng chuyên ngành và khác chuyên ngành cũng tương đối nhiều. Thêm vào đó, ở một số doanh nghiệp có tổ chức các khóa học bổ trợ nghiệp vụ nên các cựu sinh viên có điều kiện học thêm, nâng tỷ lệ học các khóa học ngắn hạn cùng chuyên ngành và khác chuyên ngành lên cao.
Cũng có một bộ phận nhỏ các cựu sinh viên đang theo các khóa luyện thi cao học, nâng cao kiến thức, chuẩn bị cho kế hoạch tương lai sau này.
3. Mối quan hệ giữa kết quả học tập và sự thành công trong công việc hiện nay của cựu sinh viên:
3.1. Mối quan hệ giữa xếp loại tốt nghiệp và chức vụ:
Biểu 28: Mối quan hệ giữa xếp loại tốt nghiệp và chức vụ
Để trở thành những người quản lý, ngoài có những kỹ năng nổi trội thì những kiến thức chuyên môn giỏi luôn là điều kiện đi kèm, điều này hoàn toàn tương ứng với kết quả nghiên cứu khi đa số các cựu sinh viên giữ chức vụ quản lý đều là những người có xếp loại tốt nghiệp khá, giỏi. Trong đó, các sinh viên loại giỏi làm quản lý khá nhiều (20% số sinh viên tốt nghiệp loại giỏi). Chính sự chăm chỉ đầu tư kiến thức, vững vàng chuyên môn là bước đệm rất lớn cho con đường thăng tiến của mỗi cá nhân.
3.2. Mối quan hệ giữa xếp loại tốt nghiệp và thu nhập:
Biểu 29:Thu nhập theo xếp loại tốt nghiệp
Có một điều gây bất ngờ lớn khi các cựu sinh viên tốt nghiệp loại giỏi thì giữ các chức vụ cao nhưng điều đó không hẳn các đối tượng này đã có thu nhập cao hơn các sinh viên tốt nghiệp khá, TB khá. Bằng chứng là qua kết quả tổng hợp nghiên cứu, đa số các sinh viên có xếp loại tốt nghiệp giỏi chỉ có mức thu nhập từ 1 đến 3 triệu, còn những đối tương có mức thu nhập trên 3 triệu lại rơi vào những sinh viên khá và TB khá.
Mức thu nhập thường tỷ lệ thuận với chức vụ, nhưng bên cạnh đó thu nhập còn phụ thuộc phần lớn vào loại hình doanh nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh, chế độ đãi ngộ,…của từng doanh nghiệp nơi mà các cá nhân công tác. Chính vì thế có những người là quản lý của công ty này nhưng thu nhập có thể không bằng những người chỉ là nhân viên của công ty kia.
4.Sự tác động của hoạt động làm thêm của cựu sinh viên khi còn đang theo học tại trường:
Làm thêm là một trong những hoạt động ngoại khóa được đánh giá rất cao. Mặc dù không nằm trong quy chế của nhà trường nhưng các sinh viên luôn được khuyến khích và tạo điều kiện làm thêm từ phía nhà trường và các thầy cô giảng viên nhưng phải cam kết đảm bảo kết quả học tập.
Tại giảng đường, các sinh viên chúng ta được học khoảng 80 % là lý thuyết, chỉ có khoảng 20% là thực hành. Vì vậy, đi làm thêm tạo cho chúng ta có một môi trường thực sự để cọ xát các vấn đề đã học, thêm vào đó, thông qua các hoạt động này, các sinh viên còn được bổ trợ thêm các kỹ năng, kinh nghiệm rất hữu ích, mở rộng mối quan hệ và đặc biệt còn có thêm khoản thu nhập hỗ trợ cho các khoản chi tiêu sinh hoạt, học tập. Sau đây là bảng tổng kết về tình hình làm thêm của các cựu sinh viên khi đang còn đi học:
Biểu 30:Tỷ lệ đi làm thêm của cựu sinh viên
Theo kết qua thăm dò, có hơn ½ số sinh viên được khảo sát đã từng đi làm thêm khi còn đang đi học (52,8%). Trong đó, các đối tượng là nam giới có tỷ lệ đi làm thêm cao hơn so với giới nữ (53,8 % nam giới có đi làm thêm trong khi đó nữ giới có tỷ lệ thấp hơn một ít chiếm 52,5 %). Nhưng sự chênh lệch này rất ít. Điều này có thể thấy, cả nam và nữ giới đều có sự tương quan trong suy nghĩ tự lập của mình.
Các sinh viên đã có những bước phát triển mới về tư tưởng tự lập, trưởng thành, tỷ lệ sinh viên có đi làm thêm chiếm một con số khá cao chứng tỏ các sinh viên đã biết ý thực hơn trong cuộc sống còn phụ thuộc của mình. Nhưng ở đây, tác giả không lên án các sinh viên đã chưa từng đi làm thêm, mỗi người đều có một hoàn cảnh khác nhau, không phải nhận xét yếu tố gì cũng cào bằng nó ra được, việc không đi làm thêm nhưng họ dành thời gian để làm những công việc có ích khác cũng là những hoạt động đáng biểu dương.
Công việc làm thêm có phù hợp với chuyên ngành đang học hay không? Một câu hỏi được mở rộng ra đối với các đối tượng đã từng đi làm thêm để tác giả có thể đánh giá sâu sắc hơn tác động của hoạt động làm thêm đối với nghề nghiệp khi ra trường. Bảng tổng hợp kết quả như sau:
Biểu 31: Mức độ phù hợp của việc làm thêm và chuyên ngành đào tạo
Phân nửa số sinh viên làm thêm đảm nhận các công việc ít có liên quan đến chuyên ngành học của mình (như nhân viên kiểm kê hàng hóa, quảng cáo, bán hàng,….), chiếm 32,1% là những công việc hầu như không liên quan đến chuyên ngành Kế toán (như phục vụ quán, gia sư,…), chỉ có một con số hơi khiêm tốn còn lại là có công việc làm thêm đúng với chuyên ngành đã học. Nhưng điều này không phải hoàn toàn là không có ý nghĩa, mặc dù đa số các cựu sinh viên không bổ trợ được nhiều kiến thức chuyên ngành qua công việc làm thêm nhưng qua đây họ đã học thêm rất nhiều điều bổ ích, nhiều lúc còn quan trọng hơn cả việc bổ sung kiến thức chuyên ngành, như kỹ năng ngoại ngữ, tin học, giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm,….những kỹ năng mà hầu hết các nhà tuyển dụng đều đánh giá cao. Để chứng minh cho luận cứ trên, tác giả cung cấp bảng tổng hợp những điều đạt được của sinh viên khi đi làm thêm trong mục dưới đây.
4.1. Những kỹ năng mà hoạt động làm thêm đem lại:
Biểu 32: Những kỹ năng mà việc làm thêm đem lại
Đa số các câu trả lời đều đồng ý ở quan điểm: công việc làm thêm đem lại sự tự tin, năng động, khả năng thích nghi nhanh công việc sau khi ra trường và có thêm nhiều mối quan hệ. Kết quả mà việc làm thêm đem lại là rất lớn, và đây đều là những lý do góp phần cho sự thành công của sinh viên trên con đường xin việc gian truân của mình.
Ngoài những lợi ích nêu trên mà hoạt động làm thêm đem lại thì còn một yếu tố nữa cũng cho thấy hiệu quả của hoạt động này, đó là thời gian chờ việc.
4.2. Mối quan hệ giữa hoạt động làm thêm và thời gian chờ việc:
Biểu 33: Mối quan hệ giữa hoạt động làm thêm và thời gian chờ việc
55 % sinh viên đi làm thêm có việc làm ngay sau khi ra trường trong khi đó tỷ lệ này ở đối tượng không đi làm thêm chiếm chỉ có 43%. Ngược lại, phải chờ sau hơn 3 tháng mới có việc làm thì những người không đi làm thêm chiếm tỷ trong nhiều hơn 5%. Qua kết quả này chúng ta có thể thấy, những đối tượng từng đi làm thêm khi còn đang học là những người có thời gian chờ việc ngắn nhất, tức họ có sự đảm bảo nhanh hơn trong cuộc đua tìm kiếm việc làm.
Biểu 34: Mối quan hệ của sinh viên có việc làm thêm phù hợp với ngành nghề đào tạo so với thời gian chờ việc
Qua biểu đồ trên cho chúng ta một nhận định: những người có công việc phù hợp với chuyên ngành đang học có thời gian chờ việc tương đối ngắn hơn so với các đối tượng còn lại mặc dù chênh lệch đó là không lớn. Chính những kinh nghiệm chuyên ngành khi đi làm thêm là “điểm sáng” rất lớn của họ trong mắt nhà tuyển dụng.
4.3. Mối quan hệ giữa làm thêm và khả năng hòa nhập:
Biểu 35: Mối quan hệ làm thêm và hòa nhập
Trong 100% sinh viên có khả năng hòa nhập tốt thì chiếm 57,4 % là những người đã từng đi làm thêm. Chính những kỹ năng mà hoạt động làm thêm đem lại, nó giúp ích rất nhiều cho các cựu sinh viên khi tiếp xúc với công việc sau ra trường dựa trên những thói quen. lề lối cũ mà họ đã làm khi thực tập qua hoạt động làm thêm.
4.4. Mối quan hệ giữa làm thêm và chức vụ:
Biểu 36: Làm thêm và chức vụ
Với 53 mẫu khảo sát, trong số những người từng kinh qua công việc làm thêm thì gần 12% trong số họ đang nắm giữ các chức vụ cao trong doanh nghiệp, nhưng tỷ lệ này chưa có ở đối tượng chưa từng đi làm thêm. Với những kỹ năng đem lại, thời gian chờ việc rút ngắn, khả năng hòa nhập công việc nhanh (kết luận từ các phân tích trên) chính là tiền đề cho con đường thăng tiến của các cựu sinh viên.
4.5. Mối quan hệ giữa làm thêm và thu nhập hiện tại:
Biêủ 37: Ảnh hưởng của làm thêm đến thu nhập hiện nay
Đối với mức lương từ 1 đến 3 triệu có một sự tương xứng gần ngang nhau giữa hai đối tượng nhưng đặc biệt, trong các đối tương có mức lương trên 3 triệu đồng/tháng hơn phân nửa số đó là các sinh viên đã từng làm thêm. Lý do rất đơn giản, công việc đi làm thêm giúp họ có nhiều mối quan hệ, từ đó có cơ hội được lựa chọn công tác ở nhưng môi trường tốt, họ có sẵn những kỹ năng để hòa nhập và thăng tiến và thu nhập cao hơn là một kết quả tất yếu.
Các phân tích 4.3.1, 4.3.2, 4.3.3, 4.3.4 và cả 4.3.5 như là một mắc xích liên tục nhau nêu bật lên những tác động tích cực của làm thêm đối với nghề nghiệp hiện nay của các cựu sinh viên. Chính những ưu việt mà hoạt động làm thêm đem lại, các sinh viên chúng ta ngày nay cũng năng động hơn để tìm kiếm cho mình các công việc làm thêm, và điều này cũng cần đến sự quan tâm sâu sát, tạo điều kiện hơn nữa của các phòng, tổ chức liên quan trong nhà trường.
5. Đánh giá mức độ thành công trong nghề nghiệp của các cựu sinh viên:
Biểu 38: Đánh giá mức độ thành công trong nghề nghiệp của các cựu sinh viên
Theo các tiêu chí đánh giá trên, thì số lượng rất lớn (77.36%) các cựu sinh viên đạt mức tương đối thành công trong công việc. Một con số rất đáng mừng. Nó là kết quả sự cố gắng nỗ lực của các thế hệ cựu sinh viên trên con đường công danh, sự nghiệp của mình. Và bên cạnh đó còn có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ cán bộ giảng dạy của khoa, trường, trong điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho học tập còn nhiều thiếu thốn.
6. Các kinh nghiệm cũng như ý kiến đóng góp của cựu sinh viên cho công tác học tập cũng như đào tạo của chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp.
Các cựu sinh viên là những người được lĩnh hội trực tiếp những phương thức và chương trình đào tạo của nhà trường và cũng là người đã được tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế. Chính sự từng trải qua các buổi phỏng vấn xin việc, qua các cách thức làm việc, qua phong cách văn phòng,… đã giúp cho họ có cái nhìn chính xác tương đối mức độ tương quan giữa giáo dục đại học, cao đẳng, dạy nghề với công việc thực tế mà sau ra trường các sinh viên sẽ làm, chính vì vậy đánh giá của họ là những kiểm nghiệm rất có giá trị.
6.1. Đánh giá của cựu sinh viên về mức độ ứng dụng kiến thức được học vào thực tế làm việc:
Để đánh giá mức độ ứng dụng của các kiến thức lý thuyết vào thực tế, qua khảo sát ý kiến của các cựu sinh viên, tác giả thu được kết quả như sau:
Biểu 39: Đánh giá mức độ ứng dụng của kiến thức được học tại trường vào thực tế công việc (theo thời điểm tốt nghiệp)
Các cựu sinh viên khóa 1 và 2 đánh giá rất cao về mức độ ứng dụng của các kiến thức được học tại trường vào thực tế công việc mà họ hiện đang đảm nhận (khóa 1: 89.6% rất hữu ích và hữu ích – khóa 2: 90% hữu ích). Nguyên nhân của sự đánh giá tích cực này là do đây là những khóa đầu tiên, tốt nghiệp vào giai đoạn mà kế toán doanh nghiệp là lĩnh vực đang rất “sốt”, có rất nhiều doanh nghiệp ra đời, chính vì thế họ có điều kiện làm đúng nghề, điều này đã đủ đánh giá có mức độ hữu ích tương đối. Thêm vào đó, mức độ đa dạng các ngành nghề chưa nhiều như hiện nay, chế độ hạch toán, sổ sách cũng chưa có sự thay đổi nhiều so với những điều đã học. Còn đối với hệ thống kế toán mới hay hình thức kế toán ngân hàng thì cũng đã được cập nhật thường xuyên khi làm ở các doanh nghiệp nên mức đánh giá độ ứng dụng của các sinh viên này cao hơn ban đầu cũng là điều dễ hiểu.
Còn ngày nay, việc các ngân hàng thay phiên nhau “mọc” lên với tốc độ chóng mặt tại tỉnh ta, mở ra rất nhiều cơ hội việc làm cho các cựu sinh viên Kế toán. Nhưng các thao tác hạch toán tài khoản của ngành ngân hàng rất đặc trưng khác rất nhiều so với kế toán doanh nghiệp (chỉ từ khoá 5 trở đi môn kế toán ngân hàng mới được đưa vào giảng dạy), thêm vào đó có sự bổ sung, xóa bỏ một số quy định về chế độ kế toán, sổ sách sau này nên làm cho các sinh viên tốt nghiệp năm 2006 cảm thấy những kiến thức được học chưa ứng dụng nhiều lắm.
Trên đây là các ý kiến đánh giá chung về mức độ tương thích giữa giáo dục đại học và thực tế công việc theo từng thời điểm tốt nghiệp, còn mức độ ứng dụng của các kiến thức này trong thực tế từng ngành nghề chuyên môn thì như thế nào, kết quả thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu 40: Đánh giá mức độ ứng dụng của các kiến thức được học tại trường vào thực tế công việc (theo nghề nghiệp hiện tại của các cựu sinh viên)
Đối với các cựu sinh viên công tác đúng lĩnh vực kế toán thì 77,7 % đánh giá rất khả quan về mức độ ứng dụng của các kiến thức trường học vào thực tế, nhưng một điều có thể sẽ gây cho mọi người ngạc nhiên đó là 22.2% tỷ lệ sinh viên làm kế toán cho rằng “ít hữu ích” và “kém hữu ích” (cao hơn hẳn các nhóm làm ở những ngành nghề ngoài kế toán, nguyên nhân cho sự đánh giá tiêu cực này đã được phân tích trong phần Đánh giá mức độ ứng dụng theo từng thời điểm tốt nghiệp (4.4.1) nên ở đây tác giả không đề cập đến nữa.
Còn đối với các sinh viên làm trong lĩnh vực tài chính và những ngành nghề khác, tất cả đều có một nhận định chung về sự ứng dụng tương đối, không phải tất cả đều được ứng dụng hoàn toàn và cũng không đến mức vô ích, một số các kiến thức và kỹ năng được học cũng đã được đưa vào sử dụng.
5.2. Các kỹ năng, phẩm chất cần thiết khi của Kế toán viên khi ra làm việc:
Phẩm chất và kỹ năng thường rất hiếm khi do yếu tố bẩm sinh mà hầu hết nó đều là kết quả của quá trình rèn luyện của mỗi người thông qua quá trình học tập, làm việc, sinh hoạt tập thể, đội nhóm, sự hướng dẫn, giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội. Đây là học phần không có bằng cấp cụ thể nhưng lại là bằng cấp mà các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Rèn luyện các phẩm chất, kỹ năng cho phù hợp công việc mà mình sẽ làm trong tương lai là một điều rất cần thiết cho các sinh viên, và theo đánh giá của các cựu sinh viên, những phẩm chất, kỹ năng mà người kế toán cần phải có như sau:
5.2.1. Các phẩm chất:
Biểu 41: Các phẩm chất vần thiết cho Kế toán viên
Đối với các kế toán viên thì phẩm chất trung thực, có tinh thần trách nhiệm là yếu tố rất cần thiết vì hoạt động kế toán liên quan rất nhiều đến tài chính, mà đây là vấn đề rất nhạy cảm. Thêm vào đó, phải tính toán với các con số có khi lên đến hàng chục, hàng trăm tỷ và các nghiệp vụ thì phát sinh đa dạng, nó đòi hỏi phải có sự say mê công việc và khả năng chịu đựng áp lực rất lớn. Bên cạnh, phải luôn rèn luyện cho mình bản tính ham học hỏi, tự trọng, tự tin, ý chí và khiêm tốn.
5.2.2. Các kỹ năng cần thiết:
Trong cuộc sống hay trong công việc thì kỹ năng là một trong nhưng yếu tố đặc biệt quan trọng, thậm chí còn có nhiều ý kiến đánh giá rất cao các kỹ năng, hơn cả những kiến thức chuyên môn chuyên môn, vì nếu có chuyên môn nhưng không có kỹ năng làm việc thì cũng làm phí hoài những kiến thức đó, nhưng đổi ngược lại, trình độ chuyên môn chưa cao nhưng tiềm ẩn các tố chất tốt thì dần dần sẽ khá lên nếu ham học hỏi.
Theo ý kiến tham khảo từ các cựu sinh viên thì để làm công tác kế toán tốt cần chú ý rèn luyện một số kỹ năng sau:
Biểu 42: Các kỹ năng cơ bản
Kế toán thường gắn liền với các con số nên hầu như tất cả các cựu sinh viên đánh giá rất cao về kỹ năng tính toán (100%), nói, viết (84.91%). Nhưng không phải các hai kỹ năng đọc và nghe là không cần thiết. Trong bất kỳ công việc nào cũng đòi hỏi chúng ta hoàn thiện càng nhiều các kỹ năng trên càng tốt, và tuỳ theo chuyên ngành mà chú trọng đến kỹ năng nào nhiều hơn.
Biểu 43: Các kỹ năng về tư duy và kỹ năng sống trong cộng đồng
Đối với các kỹ năng thiên về tư duy và sống trong công đồng thì những kỹ năng về: làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, giao tiếp, tư duy sáng tạo và thích nghi với sự thay đổi là những kỹ năng rất cần thiết mà các cựu sinh viên muốn chia sẻ với những bạn muốn làm nghề Kế toán. Để hoàn thành các báo cáo tài chính phải cần sự phối hợp và chia sẻ thông tin từ rất nhiều bộ phận ngoài kế toán và trong kế toán nên các kỹ năng như thế này là rất cần thiết.
5.3. Những đóng góp cho công tác đào tạo của trường:
Mặc dù đã tốt nghiệp và có cuộc sống riêng nhưng mong muốn được cống hiến cho ngôi trường nơi đã đào tạo mình là một điều ấp ủ của tất cả các cựu sinh viên. Thông qua đề tài khảo sát này, tác giả đã ghi nhận được các ý kiến đóng góp của các đối tượng này.
Theo nhận định của tác giả và các cựu sinh viên thì thiếu tiếp xúc thực tế là một trong những căn bệnh trong chương trình đào tạo của hệ thống các trường đại học của nước ta hiện nay. Thiên về lý thuyết quá nhiều trong khi ra làm việc điều đòi hỏi ở nhà tuyển dụng là khả năng thích nghi công việc nhanh chứ không phải là tấm bằng loại ưu. Chính vì vậy, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc thực tế thật nhiều là điều đầu tiên mà các cựu sinh viên muốn gởi gắm đến những người đang làm công tác đào tạo.
Định kỳ hàng tháng tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo về chủ đề kinh tế như tìm hiểu thuế thu nhập cá nhân, các chuẩn mực kế toán sửa đổi, …..dưới sự chủ tọa của các giảng viên của khoa, hoặc phân nhiệm về cho từng đơn vị lớp, nếu mời được các chuyên gia tham dự thì càng tốt.
Một trong các vấn đề quan trọng cho sinh viên học kinh tế đó là luật, nhưng hiện nay trong chương trình đào tạo của chúng ta các môn học về luật còn rất ít, đặc biệt học Kế toán nhưng chúng ta vẫn chưa có môn Luật Kế toán.
Tăng số tiết học về các chương trình ứng dụng của tin học, anh văn giao tiếp, anh văn chuyên ngành vì hiện nay đánh giá của các nhà tuyển dụng chú trọng chủ yếu về hai kỹ năng này.
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Giới thiệu: Đây là phần tổng kết các kết quả thu thập được qua đề tài nghiên cứu và trình bày các chính kiến của tác giả xoay quanh các kết quả này.
2. Nhận xét chung:
2.1. Bức tranh chung về tình hình việc làm của các cựu sinh viên Kế toán:
Kế toán doanh nghiệp, một ngành nghề được đưa vào chương trình đào tạo của trường đại học An Giang ngay từ năm đầu tiên trường bắt đầu đi vào hoạt động (năm 2000). Bài toán thu hoạch của ngành giáo dục cũng giống như bao bài toán kinh tế khác, chính vì dự đoán trước được nhu cầu của doanh nghiệp đối với lao động ngành này nên kết quả thu về tương đối mỹ mãn. Bằng chứng là qua 3 khóa đầu tiên tốt nghiệp ngành Kế toán, số lượng cựu sinh viên có việc làm chiếm một tỷ lệ rất cao (94,3%), trong đó tỷ lệ lao động đúng chuyên ngành đào tạo chiếm 86% tổng số sinh viên có việc làm, thu nhập tương đối tốt, dao động từ 1 đến 3 triệu là chủ yếu nhưng cũng có những trường hợp thu nhập vượt ngưỡng 3 triệu. Đối với quá trình thăng tiến, mặc dù thời gian ra trường chỉ mới từ 1 đến 3 năm nhưng ngày càng có nhiều cựu sinh viên nắm giữ các vị trí cao trong doanh nghiệp, con số hiện nay đã là 6%.
Trong bức tranh toàn cảnh này có nhiều yếu tố mà chúng ta có thể xem chúng là những “gam màu” tạo nên bức tranh, đó chính là các yếu tố ảnh hưởng và tạo dựng nghề nghiệp của sinh viên.
2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm:
2.2.1. Kết quả xếp loại tốt nghiệp:
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thành công trong nghề nghiệp của sinh viên sau ra trường đó chính là kết quả xếp loại tốt nghiệp. Theo khảo sát, kết quả tốt nghiệp mà sinh viên đạt được có ảnh hưởng tỷ lệ thuận với việc tìm kiếm việc làm và mức độ thăng tiến: các sinh viên tốt nghiệp loại giỏi là đối tượng đang nắm giữ các chức vụ quan trọng hơn so với các sinh viên khác và cũng không có người nào bị thất nghiệp. Mức độ thất nghiệp tăng dần ở các sinh viên có kết quả xếp loại kém hơn (5.9% khá và 7.1% TB khá thất nghiệp) nhưng các sinh viên này lại là những đối tượng làm đúng ngành nhiều nhất (giỏi: chỉ có 60%, khá: 68.8%, TB khá:lên đến 84.6%).
Nghiên cứu cũng cho thấy kết quả xếp loại tốt nghiệp không ảnh hưởng nhiều đến thu nhập, bằng chứng là những người có thu nhập cao hơn là những người tốt nghiệp loại khá và TB khá chứ không phải loại giỏi (100% giỏi có thu nhập từ 1 đến 3 triệu nhưng khá, TB khá lại có một số lượng đáng kể có thu nhập trên 3 triệu (khá:18.8%, TB khá 15.4%)
2.2.2. Làm thêm:
Các yếu tố khác nữa đó chính là các kỹ năng, mà thường thì có một hoạt động giúp rèn luyện các kỹ năng đó chính là làm thêm. Thuật ngữ này không còn xa lạ đối với các thế hệ trẻ ngày nay, không chỉ có các sinh viên đại học mà đến cả các em học sinh phổ thông cũng đã tham gia làm thêm để rèn luyện tính tự lập của mình. Trong đề tài này, tác giả cũng đã đưa yếu tố này vào để xem xét sự ảnh hưởng của nó đến thành công trong nghề nghiệp của các cựu sinh viên.
Theo đó thì những người đã từng đi làm thêm là những người ít bị thất nghiệp nhất (tỷ lệ thất nghiệp ở những người có đi làm thêm là 3.6%, còn không đi làm thêm là 8%), làm đúng nghề nhiều hơn (có làm thêm:92.6%, không làm thêm:78.3%), có mức thu nhập cao hơn so với đối tượng không đi làm thêm (điển hình 22.2% đã từng đi làm thêm có thu nhập trên 3 triệu, trong khi đó tỷ lệ này trong những người không đi làm thêm chỉ có 8.7%).
Qua nghiên cứu, chính nhờ làm thêm đã rèn luyện các kỹ năng về sự tự tin, sáng tạo, năng động,….giúp cho các cựu sinh viên đã từng đi làm thêm khả năng hòa nhập công việc rất nhanh, thời gian chờ việc ít hơn so với các sinh viên không đi làm thêm. Bên cạnh đó, nhờ các kỹ năng có sẵn, họ thành công và thăng tiến rất nhanh trong nghề nghiệp của mình.
2.2.3. Năm tốt nghiệp:
Thời điểm tốt nghiệp chỉ có mức độ ảnh hưởng tương đối đến khả năng tìm kiếm việc làm của các cựu sinh viên, chứ không theo chiều hướng thuận. Vì theo kết quả khảo sát, tỷ lệ thất nghiệp đối với các đối tượng vừa tốt nghiệp năm 2006 là cao hơn so với các khóa tốt nghiệp trước đó (2006: 15.4%, 2005: chưa tìm thấy, 2004: 3.3% ) nhưng chúng ta cũng thấy có một số ít thất nghiệp rơi vào các sinh viên tốt nghiệp năm 2004. Nhưng có một điều đặc biệt, các sinh viên vừa tốt nghiệp năm 2006 là những đối tượng làm đúng nghề nhiều nhất (90.9%), năm 2005: 60% và năm 2004 là 69%. Chức vụ và thu nhập cũng không bị chi phối nhiều bởi thời điểm tốt nghiệp vì các sinh viên giữ chức vụ quản lý lại rơi nhiều ở thời điểm tốt nghiệp năm 2005 (20%) trong khi đó năm 2004 chỉ có 3.4% và các sinh viên làm có thâm niên chưa chắc hẳn có thu nhập cao hơn sinh viên vừa tốt nghiệp (thu nhập trên 3 triệu, 2006: 18.2%, 2005: 10%, 2004: 17.2%).
2.2.4. Giới tính:
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm thì có lẽ giới tính là yếu tố đặc biệt nhất vì đây là yếu tố “bất di bất dịch” nhưng thực tế nó cũng có một tầm ảnh hưởng đáng kể.Theo kết quả nghiên cứu: tỷ lệ nữ giới có việc làm cao hơn nam giới (nữ:95%, nam:92.3%) nhưng sự chênh lệch này không lớn nên đối với khả năng tìm kiếm việc làm thì yếu tố giới tính cũng chỉ có một ảnh hưởng ở phạm vi nhỏ. Về làm đúng ngành thì nam giới chiếm tỷ lệ rất cao (100% các đối tượng khảo sát là nam đều làm đúng ngành nghề đã được đào tạo trong khi đó nữ giới chỉ là 71.6%).
Về mức độ thăng tiến, nam giới có vẻ “nhỉnh” hơn, chức vụ quản lý là nam giới chiếm 8.3%, nữ giới chiếm 5.3%. Nhưng sự chênh lệch này không lớn. điều này cho thấy nữ giới cũng rất cầu tiến trong nghề nghiệp của mình. Có lẽ vì nguyên do trên mà nam giới là những người có mưc thu nhập cao hơn, với khoảng thu nhập từ 1 đến 3 triệu, nam: 83.3%, nữ: 81.6% - trên 3 triệu, nam: 16.7%, nữ: 15.8%.
Kết luận chung: Trong tất cả các yếu tố: kết quả xếp loại, làm thêm, thời điểm tốt nghiệp và giới tính đều có một sự tác động nhất định ở nột nức độ nào đó đối với việc làm của các cựu sinh viên hiện nay. Qua kết quả phân tích trên chúng ta khó có thể đưa ra một kết luận chính xác là yếu tố nào có mức độ ảnh hưởng lớn nhất nhưng xét ở một khía cạnh tương đối chúng ta có thể thấy làm thêm và giới tính là những yếu gây sự ảnh hưởng đáng kể đến công việc của các cựu sinh viên.
Kiến nghị:
Qua các kết quả khảo sát việc làm và lấy ý kiến đóng góp của các cựu sinh viên và để đến cái đích cuối cùng mà đề tài muốn đạt tới đó chính là hướng đi nhằm tìm kiếm sự tương thích giữa giáo dục đại học và công việc thực tế, tác giả đưa ra một số kiến nghị sau:
Về phía khoa, nhà trường:
Báo Thanh niên số 127 (4153) ra ngày 07/05/07 có đề cập đến mô hình “Trường doanh nghiệp” của tác giả Hà Ánh: “Thời gian gần đây, trong hệ thống giáo dục – đào tạo Việt Nam đã xuất hiện nhiều trường do doanh nghiệp thành lập, như: trường Cao đẳng tin học Kỹ thuật Sài Gòn (SaigonTech), ĐH FPT, CĐ Nguyễn Tất Thành, trường Trung học dân lập Kỹ thuật nghiệp vụ Mai Linh…Mô hình được đánh giá là một trong những hướng đi mới nhằm giải quyết bài toán về đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội. (trang 7). Các doanh nghiệp có thể tận dụng các tài nguyên sẵn có: môi trường thực tập, các trang thiết bị, cơ sở vật chất, máy móc….sẵn có từ doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên học tập và thực hành thường xuyên. Đội ngũ giảng viên cũng rất đặc biệt: ngoài các giảng viên hàn lâm còn có sự tham gia của các cán bộ cấp cao trong doanh nghiệp và đối tác của doanh nghiệp. Và các sinh viên sau ra trường sẽ được tuyển dụng ngay chính “cha đẻ” của mình.
Đối với trường ĐH An Giang, mặc dù không phải là trường thuộc mô hình loại này nhưng chúng ta có thể ứng dụng một số ưu điểm của nó. Điển hình đối với đội ngũ giảng viên, trường có thể mời thêm các chuyên gia từ các doanh nghiệp (có thể ở An Giang hay bất kỳ nơi nào) về trợ giảng thêm với các giảng viên hàn lâm. Giáo trình học cũng nên thay đổi, ngoài giáo trình xưa nay vẫn học, chúng ta nên bổ sung các nghiên cứu thực tế từ bên ngoài. Những bài báo, bình luận của các nhà nghiên cứu, các điển hình thức tế,…sẽ là những ví dụ rất thú vị cho các buổi học.
Cho sinh viên sắm vai trong các tình huống kinh tế hay thường đặt ra các tình huống đó để sinh viên tự tìm cách giải quyết, điều này sẽ kích thích sự sáng tạo và đặc biệt nó sẽ góp phần làm giảm sự khô cứng, đơn điệu của môn học.
Đoàn, Hội thường xuyên tổ chức các trò chơi kinh tế, tìm hiểu các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, tỷ giá, thị trường chứng khoán, luật doanh nghiệp,…như hình thức của các cuộc thi Dynamic ở trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Vừa học vừa chơi tạo cho sinh viên có thói quen thích tìm hiểu.
Học luật là rất quan trọng đối với các sinh viên làm kinh tế. Mà thời lượng học luật cũng như số lượng các môn luật của chúng ta còn rất ít. Thêm vào đó vẫn chưa có môn luật Kế toán trong chương trình giảng. Tác giả kiến nghị nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa nên xem xét lại yếu tố này.
Về các phần mềm ứng dụng trong kinh tế như: phân tích dữ liệu bằng SPSS, phần mềm kế toán Acesoft,…tin học ứng dụng, anh văn chuyên ngành được đưa vào giảng dạy nhưng với thời lượng quá ít và chưa chuyên sâu. Nhưng đây là những môn rất thiết thực khi sinh viên ra làm việc thực tế, nếu được học nhiều và kỹ hơn sẽ cung cấp cho sinh viên một lợi thế rất lớn cho công việc sau này.
Các giảng viên là những người có mối quan hệ rất rộng đối với các doanh nghiệp bên ngoài. Thông qua mối quan hệ này nhờ các giảng viên tìm kiếm các đơn đặt hàng như nghiên cứu thị trường cho một doanh nghiệp nào đó,…sau đó lôi kéo các sinh viên hỗ trợ cho các nghiên cứu này. Điều này rất có ích, thứ nhất các sinh viên có điều kiện thực tập thực tế; thứ hai, vô tình tạo ra mối quan hệ giữa doanh nghiệp (những người sử dụng lao động) và các sinh viên (người lao động).
Về phía các sinh viên Kế toán nói riêng và các sinh viên kinh tế khác:
Những kinh nghiệm của các cựu sinh viên về các kỹ năng, phẩm chất cần thiết khi muốn tìm kiếm một công việc tốt, ổn định cũng đã được chia sẻ. Đối với sinh viên chúng ta thường rất ít lập các kế hoạch học tập và rèn luyện cho mình, thông qua những chia sẻ này của các anh chị cựu sinh viên, mỗi bạn nên có kế hoạch học tập và rèn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT17.doc