Khóa luận Khảo sát hiện trạng nuôi cá tra thâm canh ở tỉnh Đồng Tháp và mô tả một số đặc điểm của vi khuẩn gây bệnh mủ gan

Tài liệu Khóa luận Khảo sát hiện trạng nuôi cá tra thâm canh ở tỉnh Đồng Tháp và mô tả một số đặc điểm của vi khuẩn gây bệnh mủ gan: i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NUÔI CÁ TRA THÂM CANH Ở TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ MÔ TẢ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VI KHUẨN GÂY BỆNH MỦ GAN Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Niên khóa: 2003-2007 Sinh viên thực hiện: TRƢƠNG NGỌC LOAN Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 9/2007 ii CẢM TẠ Trƣớc hết con xin chân thành cảm ơn công ơn cha mẹ đã có công sinh thành, luôn động viên khuyến khích trong suốt thời gian học tập và làm đề tài. Chúng tôi xin chân thành cảm tạ: - Ban giám hiệu, quý thầy cô trƣờng Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh - Ban chủ nhiệm, quý thầy cô bộ môn Công Nghệ Sinh Học đã hết lòng giảng dạy trong suốt thời gian học tập - Ban chủ nhiệm, quý thầy cô Khoa Thủy Sản đã hết lòng giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình tiến hành làm đề tài. Đặc biệt là thầy Nguyễn Hữu Thịnh và cô Lƣu Thị Thanh Trúc đã tận tình hƣớn...

pdf131 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Khảo sát hiện trạng nuôi cá tra thâm canh ở tỉnh Đồng Tháp và mô tả một số đặc điểm của vi khuẩn gây bệnh mủ gan, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NUÔI CÁ TRA THÂM CANH Ở TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ MÔ TẢ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VI KHUẨN GÂY BỆNH MỦ GAN Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Niên khóa: 2003-2007 Sinh viên thực hiện: TRƢƠNG NGỌC LOAN Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 9/2007 ii CẢM TẠ Trƣớc hết con xin chân thành cảm ơn công ơn cha mẹ đã có công sinh thành, luôn động viên khuyến khích trong suốt thời gian học tập và làm đề tài. Chúng tôi xin chân thành cảm tạ: - Ban giám hiệu, quý thầy cô trƣờng Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh - Ban chủ nhiệm, quý thầy cô bộ môn Công Nghệ Sinh Học đã hết lòng giảng dạy trong suốt thời gian học tập - Ban chủ nhiệm, quý thầy cô Khoa Thủy Sản đã hết lòng giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình tiến hành làm đề tài. Đặc biệt là thầy Nguyễn Hữu Thịnh và cô Lƣu Thị Thanh Trúc đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tốt quyển đề tài này. - Các cô, chú, anh, chị trong Phòng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp, Sở Nông Nghiệp tỉnh Đồng Tháp, Trung tâm khuyến nông cùng với anh, chị đã hƣớng dẫn chúng tôi trong quá trình khảo sát và thu thập mẫu, những chủ hộ nuôi cá tra đã tận tình giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tốt đề tài này. - Các bạn cùng trƣờng, cùng lớp, các bạn lớp nuôi trồng thủy sản 29 và tại chức Bạc Liêu đã động viên, giúp đỡ, đóng góp ý kiến để chúng tôi hoàn tất tốt đề tài. Vì thời gian có hạn, kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế và đề tài khi hoàn thành nhất định sẽ còn rất nhiều thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các bạn sinh viên và các bạn độc giả. iii TÓM TẮT Đề tài “Khảo sát hiện trạng nuôi cá tra thâm canh ở tỉnh Đồng Tháp và mô tả một số đặc điểm của vi khuẩn gây bệnh gan thận mủ”. Giáo viên hƣớng dẫn: - Nguyễn Hữu Thịnh - Lƣu Thị Thanh Trúc Đề tài đƣợc thực hiện gồm hai phần: - Khảo sát hiện trạng nuôi cá tra theo mô hình trong ao thâm canh ở tỉnh Đồng Tháp. Để tiến hành chúng tôi trực tiếp phỏng vấn ngẫu nhiên 30 hộ nuôi cá tra ở 3 vùng của tỉnh: xã Bình Thạnh – huyện Cao Lãnh, xã Tân Khánh Đông – thị xã Sa Đéc, huyện Châu Thành, mỗi vùng điều tra 10 hộ. Thông qua biểu mẫu điều tra chúng tôi thu đƣợc các thông tin về: kỹ thuật nuôi, chi phí và những khó khăn, dự định của từng hộ nuôi. Qua đó tiến hành so sánh và đánh giá hiệu quả kinh tế của từng vùng. Về khía cạnh kinh tế: 30 hộ nuôi đều sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên cho cá. 10 hộ ở xã Tân Khánh Đông đều sử dụng đất bãi bồi để đào ao, còn huyện Châu Thành có 6 hộ, Bình Thạnh có 5 hộ. Hầu hết các hộ nuôi thả cá giống có 2 kích cỡ: 16-20cm, 21- 25cm và thả cá giống với mật độ cao. Về hiệu quả kinh tế Nhóm hộ sử dụng đất bãi bồi đào ao, hoặc đào ao diện tích nhỏ thu đƣợc lợi nhuận cao hơn nhóm hộ nuôi sử dụng đất vƣờn, diện tích ao lớn. Thả cá giống kích cỡ 16-20cm thu đƣợc lợi nhuận cao nhất. Hiệu quả kinh tế mà các hộ nuôi ở huyện Châu Thành thu đƣợc là cao nhất. - Về đặc điểm vi khuẩn gây bệnh gan thận mủ: Trƣớc hết đây là bệnh quan trọng nhất xảy ra cho cá tra nuôi ở 5 tỉnh: Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long, An Giang. Tác nhân gây bệnh chính là vi khuẩn Edwardsiella ictaluri. iv Qua kết quả kháng sinh đồ, chúng tôi nhận thấy Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri kháng với kháng sinh nhƣ sau: Bactrime (100%), Colistin (97,9%), Florphenicol (42,5%), Amoxicilin (40,4%), Tetracyclin (31,9%), Doxycyclin (27,7%) và thể hiện tính nhạy với các kháng sinh nhƣ sau: Doxycyclin (63,8%), Amoxicilin (59,6%), Tetracyclin (48,9%), Florphenicol (27,7%), Colistin (2,1%). Tp.HCM, ngày 12 tháng 8 năm 2007 Bộ môn Công nghệ sinh học v SUMMARY Subject “Understanding current status of tra fish culture in the pond in Dong Thap province and characterization of bacteria cause enteric septicemia catfish (ESC) disease”. Supervisor: Nguyen Huu Thinh and Luu Thi Thanh Truc This subject is realized include two parts: - Understanding current status of tra fish culture in the pond in Dong Thap province. In order to progress, we interviewed directly by chance from thirty households in three areas of province: Binh Thanh commune – Cao Lanh district, Tan Khanh Dong commune – Sa Dec town, Chau Thanh district, ten households for each site. To approve a questionaire survey, we got imformations about: technical performance, expenses and difficult problems, plans for each households in the future. Economic efficiency of tra fish culture in the pond was compared and estimated. Technical aspects: All the households applied only commercial pelleted feed for tra fish. Ten households in Tan Khanh Dong commune, six households in Chau Thanh district and five households in Binh Thanh commune constructed fish pond in alluvial soil. Most of the households stocked fingerling at size of: 16-20cm, 21-25cm in length and stocking high density. Economic efficiency: Households group to use alluvial soil or small size ponds got higher profits compared to those with garden land, large size ponds. Stocking size 16-20cm got highest profits. The households in Chau Thanh district got highest profits. Compared to those in Binh Thanh commune – Cao Lanh district and Tan Khanh Dong commune – vi Sa Dec town. - Characterization of bacteria cause enteric septicemia catfish (ESC) disease - Enteric septicemia of catfish is most important disease with tra catfish cultured five province: Dong Thap, Can Tho, Vinh Long, Ben Tre, An Giang and caused by bacterium Edwardsiella ictaluri. - Antibiogram test, we showed Isolated Edwardsiella ictaluri strains resist with antibiotics as follows: Bactrime (100%), Colistin (97,9%), Florphenicol (42,5%), Amoxicilin (40,4%), Tetracyclin (31,9%), Doxycyclin (27,7%) and is susceptibility as follows: Doxycyclin (63,8%), Amoxicilin (59,6%), Tetracyclin (48,9%), Florphenicol (27,7%), Colistin (2,1%). Ho Chi Minh City, 08/2007 Biology Technology Deparment vii MỤC LỤC PHẦN TRANG Trang tựa Lời cảm tạ iii Tóm tắt tiếng Việt iv Tóm tắt tiếng Anh viii Mục lục ix Danh sách các chữ viết tắt xi Danh sách các hình xii Danh sách các biểu đồ xiii Danh sách các bảng xiv 1.MỞ ĐẦU 1 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp 3 2.1.1 Vị trí địa lý 3 2.1.2 Địa hình và thổ nhƣỡng 3 2.1.3 Khí hậu 5 2.1.4 Chế độ thủy văn 5 2.2 Nguồn nƣớc mặt của tỉnh Đồng Tháp 5 2.2.1 Hệ thống kênh rạch cấp nƣớc 5 2.2.2 Chất lƣợng nƣớc mặt 6 2.2.3 Một số chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc mặt chủ yếu 6 2.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và môi trƣờng thủy sản ở tỉnh Đồng Tháp 6 2.4 Một số đặc điểm sinh học của cá tra 7 2.4.1 Phân loại cá tra 7 2.4.2 Phân bố 8 2.4.3 Hình thái, sinh lý 8 2.4.4 Đặc điểm dinh dƣỡng, sinh trƣởng, sinh sản của cá tra 8 2.5 Hiện trạng nghề nuôi cá tra, ba sa ở tỉnh Đồng Tháp 10 2.5.1 Kết quả nuôi cá tra, ba sa 10 2.5.2 Một số mô hình nuôi cá tra phổ biến hiện nay ở tỉnh Đồng Tháp 12 2.5.3 Sản xuất giống cá tra 12 2.5.4 Vài nét về nguồn giống cá tra của ngƣời dân ĐBSCL trƣớc đây 13 2.5.5 Tiềm năng về lao động 15 2.6 Tình hình nuôi cá tra 15 2.6.1 Ở Đông Nam Á 15 2.6.2 Ở Việt Nam 15 viii 2.7 Thị trƣờng cá tra, ba sa 16 2.7.1 Ở trong nƣớc 16 2.7.2 Ở ngoài nƣớc 16 2.8 Kim ngạch xuất khẩu cá tra, ba sa 17 2.9 Những thách thức đối với việc phát triển sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu 18 2.10 Một số bệnh thƣờng gặp trên cá tra và công tác quản lí dịch bệnh 19 2.10.1 Điều kiện phát sinh và nguyên nhân gây bệnh 19 2.10.2 Một số bệnh thƣờng gặp đối với cá tra nuôi trong tỉnh Đồng Tháp 19 2.10.2.1 Bệnh nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Aeromonas 20 2.10.2.2 Bệnh mủ gan do vi khuẩn E. ictaluri 20 2.10.2.3 Bệnh do kí sinh trùng 24 2.10.3 Công tác quản lí dịch bệnh trong tỉnh 25 2.11 Qui trình nuôi cá tra trong ao (theo tiêu chuẩn GAP) 26 2.11.1 Chuẩn bị ao nuôi 26 2.11.2 Cá giống nuôi 27 2.11.3 Mùa vụ nuôi 27 2.11.4 Thức ăn cho cá nuôi 27 2.11.5 Cách cho ăn 29 2.11.6 Quản lí ao nuôi 29 2.11.7 Kiểm tra và phòng bệnh cho cá nuôi 30 2.11.8 Thu hoạch 31 2.12 Vài nét về kháng sinh 31 2.12.1 Khái quát kháng sinh 31 2.12.2 Phân loại kháng sinh 31 2.12.3 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản 32 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 35 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 35 3.2 Vật liệu và trang thiết bị 35 3.3 Phƣơng pháp thu thập số liệu 35 3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu vi sinh vật 36 3.4.1 Phƣơng pháp thu mẫu 36 3.4.2 Phƣơng pháp xác định vi khuẩn gây bệnh 37 3.4.3 Phƣơng pháp kiểm tra và mổ khám bệnh tích 37 3.4.4 Phƣơng pháp phân lập vi khuẩn có trong mẫu bệnh phẩm 38 3.4.4.1 Phƣơng pháp nhuộm gram 38 3.4.4.2 Thử nghiệm các phản ứng sinh hóa đơn giản 39 3.4.4.3 Định danh vi khuẩn 39 3.4.4.4 Thử nghiệm kháng sinh đồ 43 3.5 Một số chỉ tiêu và công thức tính hiệu quả kinh tế 44 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 45 ix 4.1 Vài nét về yếu tố kinh tế - xã hội của các hộ nuôi 45 4.2 Tình hình vay vốn của nông hộ 47 4.3 Phân tích các yếu tố kỹ thuật của mô hình nuôi cá tra trong ao 48 4.3.1 Điều kiện ao nuôi 48 4.3.2 Dọn tẩy và cải tạo ao 52 4.3.3 Cấp nƣớc 55 4.3.4 Các vấn đề về cá tra giống 58 4.3.5 Thức ăn và các vấn đề liên quan 62 4.3.6 Quản lý và chăm sóc 65 4.3.7 Bệnh và một số loại thuốc trị bệnh đƣợc ngƣời dân sử dụng 66 4.3.8 Thu hoạch 68 4.3.9 Thị trƣờng tiêu thụ 69 4.4 Phân tích hiệu quả kinh tế cho 1ha/vụ của các hộ nuôi ở 3 vùng 71 4.4.1 Thời gian khấu hao cho các khoảng chi phí đầu tƣ cơ bản 71 4.4.2 Phân tích hiệu quả kinh tế cho 1ha cá tra của các hộ nuôi ở xã Bình Thạnh- HCL 71 4.4.3 Phân tích hiệu quả kinh tế cho 1ha cá tra của các hộ nuôi ở huyện Châu Thành 75 4.4.4 Phân tích hiệu quả kinh tế cho 1ha cá tra của các hộ nuôi ở xã Tân Khánh Đông 77 4.4.5 So sánh hiệu quả kinh tế cho 1ha của cả 3 vùng 79 4.4.6 Phân tích hiệu quả kinh tế giữa hai nhóm hộ có diện tích ao nuôi khác nhau. 80 4.4.7 Phân tích hiệu quả kinh tế cho 1ha ao nuôi giữa hai nhóm hộ sử dụng đất đào ao khác nhau 81 4.4.8 Phân tích hiệu quả kinh tế cho 1ha ao nuôi giữa hai nhóm hộ có mật độ thả cá khác nhau 82 4.4.9 Phân tích hiệu quả kinh tế cho 1ha ao nuôi giữa các nhóm hộ có kích thƣớc thả cá giống khác nhau 83 4.5 Kết quả phân lập vi khuẩn 84 4.6 Kết quả nhuộm gram 85 4.7 Kết quả oxidase, catalase 86 4.8 Kết quả định danh vi khuẩn 86 4.9 Kết quả kháng sinh đồ 88 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 94 5.1 Kết luận 94 5.2 Đề nghị 95 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 7. PHỤ LỤC x DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT GAP: Good Aquaculture Practice HCL: Huyện Cao Lãnh TKĐ: Tân Khánh Đông E.ictaluri: Edwardsiella ictaluri E. tarda: Edwardsiella tarda BHI: Brain Heart Infusion Agar NB: Nutrient Broth ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long xi DANH SÁCH CÁC HÌNH HÌNH TÊN HÌNH TRANG Hình 2.1: Hình tổng thể cá tra 8 Hình 2.2: Cá tra giống 12 Hình 2.3: Cá tra giống xuất huyết do nhiễm khuẩn 20 Hình 2.4: Trùng bánh xe 25 Hình 4.1: Ao đƣợc tát cạn chuẩn bị nuôi cá thịt 53 Hình 4.2: Ao đang đƣợc bón vôi 54 Hình 4.3: Đƣờng cống cấp nƣớc vào ao 55 Hình 4.4: Thức ăn công nghiệp cho cá tra 63 Hình 4.5: Cách cho cá ăn bằng chẹt 65 Hình 4.6 : Một số lọai thuốc đƣợc sử dụng 67 Hình 4.7: Kháng sinh đƣợc sử dụng 68 Hình 4.8: Thu hoạch cá 69 Hình 4.9: Gan (G), thận (Th), tỳ tạng (Tt) cá tra bị mủ 84 Hình 4.10: Gan (G) cá tra khỏe 84 Hình 4.11: Khuẩn lạc trắng trong, tròn lồi, có rìa răng cƣa 85 Hình 4.12: Kết quả LDC (trái) và kết quả 10 phản ứng sinh hóa (phải) 88 xii DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ BIỂU ĐỒ NỘI DUNG TRANG Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu cá tra 17 Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ phần trăm tính kháng của vi khuẩn E. ictaluri với mỗi loại kháng sinh 89 Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ phần trăm tính nhạy của vi khuẩn E. ictaluri với mỗi loại kháng sinh 90 xiii DANH SÁCH CÁC BẢNG BẢNG TÊN BẢNG TRANG Bảng 2.1: Kết quả khảo sát chất lƣợng nƣớc sông Tiền 4 Bảng 2.2: Các nhóm đất ở tỉnh Đồng Tháp 4 Bảng 2.3: Diện tích, sản lƣợng cá tra, ba sa tỉnh Đồng Tháp từ 2003-2005 10 Bảng 2.4: Chỉ tiêu phát triển nghề nuôi cá tra, ba sa tỉnh Đồng Tháp đến 2010 11 Bảng 2.5: Việc đầu tƣ vốn cho phát triển nuôi cá tra, ba sa ở tỉnh trong năm qua và đến 2010 14 Bảng 2.6: Giá xuất khẩu cá tra bình quân ở nƣớc ta 16 Bảng 2.7: Một số công thức chế biến thức ăn có thể tham khảo 29 Bảng 2.8: Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản 33 Bảng 2.9: Danh mục kháng sinh nhóm Fluoroquinolones cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản 33 Bảng 2.10: Danh mục các hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản 34 Bảng 4.1: Tình hình vay vốn của các nông hộ 47 Bảng 4.2: Diện tích ao nuôi của các hộ 49 Bảng 4.3: Độ sâu mực nƣớc của các ao nuôi 49 Bảng 4.4: Điều kiện đất sử dụng trƣớc khi đào ao 50 Bảng 4.5: Thực hiện qui trình cải tạo ao của các hộ nuôi 52 Bảng 4.6: Chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng nƣớc 56 Bảng 4.7: Tần số thay nƣớc trong ao 57 Bảng 4.8: Lƣợng nƣớc thay trong ao nuôi 58 Bảng 4.9: Kích cỡ cá giống thả 60 Bảng 4.10: Mật độ thả cá 60 Bảng 4.11: Thời điểm thả cá giống 61 Bảng 4.12: Ƣớc tính thời gian khấu hao của các chủ hộ 71 Bảng 4.13: Chi phí đầu tƣ cơ bản cho 1ha cá tra ở xã BìnhThạnh 71 Bảng 4.14: Chi phí đầu tƣ cho sản xuất cho 1 ha cá tra ở Bình Thạnh 73 Bảng 4.15: Kết quả và hiệu quả cho 1 ha cá tra ở Bình Thạnh 74 Bảng 4.16: Chi phí đầu tƣ cơ bản cho 1ha cá tra ở huyện Châu Thành 75 Bảng 4.17: Chi phí đầu tƣ sản xuất cho 1 ha cá tra ở huyện Châu Thành 76 Bảng 4.18: Bảng kết quả và hiệu quả cho 1ha cá tra ở huyện Châu Thành 76 Bảng 4.19: Chi phí đầu tƣ cơ bản cho 1ha cá tra ở xã TKĐ 77 Bảng 4.20: Chi phí đầu tƣ sản xuất 1 ha cá tra ở xã TKĐ 78 Bảng 4.21: Kết quả và hiệu quả cho 1 ha cá tra ở xã TKĐ 79 Bảng 4.22: So sánh hiệu quả kinh tế cho 1ha cá tra ở 3 vùng 79 Bảng 4.23: Phân tích hiệu quả kinh tế giữa hai nhóm hộ có diện tích ao nuôi khác nhau 80 xiv Bảng 4.24: Phân tích hiệu quả kinh tế cho 1ha ao nuôi giữa hai nhóm hộ sử dụng đất đào ao khác nhau 81 Bảng 4.25: Phân tích hiệu quả kinh tế cho 1ha ao nuôi giữa hai nhóm hộ có mật độ thả cá khác nhau 82 Bảng 4.26: Phân tích hiệu quả kinh tế cho 1ha ao nuôi giữa các nhóm hộ có kích thƣớc thả cá giống khác nhau 83 Bảng 4.27: Số mẫu vi khuẩn E. ictaluri đƣợc phân lập ở mỗi tỉnh 86 Bảng 4.28: Kết quả định danh bằng test kit IDS 14 GNR 87 Bảng 4.29: Các loại kháng sinh đƣợc sử dụng trong thử nghiệm 88 Bảng 4.30: Kết quả kháng, nhạy của vi khuẩn đối với mỗi loại kháng sinh 89 Bảng 4.31: Số mẫu vi khuẩn kháng, nhạy với mỗi loại kháng sinh 90 Bảng 4.32: Tính đa kháng của vi khuẩn đối với các loại kháng sinh 92 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Trong những năm qua, thủy sản Đồng Bằng Sông Cửu Long đã phát triển mạnh mẽ và góp phần rất lớn vào mức tăng trƣởng của ngành thủy sản trong cả nƣớc. Điểm nổi bật trong sự phát triển của Đồng Bằng Sông Cửu Long những năm gần đây là tốc độ phát triển rất nhanh của nghề nuôi cá tra, basa đạt sản lƣợng cao, chiếm gần 50% tổng sản lƣợng thủy sản của khu vực, đem lại kim ngạch xuất khẩu khoảng 350 triệu USD. Tỉnh Đồng Tháp là một trong những tỉnh ĐBSCL, có diện tích mặt nƣớc nuôi và sản lƣợng xuất khẩu cá tra, ba sa vào hàng thứ hai (chỉ sau An Giang) trong khu vực. Tỉnh Đồng Tháp lại có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển nuôi trồng, khai thác và phát triển các ngành dịch vụ phục vụ thủy sản. Chính vì thế mà khả năng phát triển nghề nuôi cá da trơn đặc biệt là nghề nuôi cá tra của tỉnh có điều kiện tốt hơn so với các tỉnh khác trong cùng khu vực và có thể cho sản lƣợng tƣơng đƣơng hoặc cao hơn so với tỉnh An Giang. Tuy nhiên, trong tiến trình phát triển vẫn đan xen những khó khăn thách thức nhƣ: các vụ kiện tranh chấp thƣơng mại, phƣơng pháp chăm sóc quản lí, nguồn vốn đầu tƣ ban đầu là khá cao, tình trạng giá cả tăng giảm liên tục làm ảnh hƣởng đến thu nhập của ngƣời dân, rào cản kỹ thuật về cách sử dụng thuốc trong nuôi trồng thủy sản mà đáng quan tâm nhất là những hiểu biết của ngƣời dân về việc dùng thuốc kháng sinh còn hạn chế. Phần lớn ngƣời dân sử dụng thuốc theo kinh nghiệm dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc gia tăng tạo ra tính đa kháng thuốc trên vi khuẩn gây khó khăn cho việc điều trị bệnh. Bên cạnh đó điều quan trọng nhất là vấn đề nguồn bệnh xảy ra cho cá tra.Trong mỗi vụ nuôi thì việc gặp phải mầm bệnh cho cá là không thể tránh khỏi, nguyên 2 nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn, thƣờng gây nên các bệnh nhiễm khuẩn ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Đối với cá tra bệnh nhiễm khuẩn là thƣờng xuyên xảy ra nhất. Có một số bệnh xảy ra theo mùa tuy nhiên lại có vài bệnh xảy ra quanh năm thậm chí ngay khi thả giống nuôi đƣợc vài ngày, điển hình nhất cho trƣờng hợp trên đó là bệnh gan thận mủ trên cá tra, nguyên nhân là do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra. Bệnh này thƣờng gây thiệt hại hao hụt sản lƣợng cá trong mỗi vụ và đáng kể nhất là việc bùng phát thành dịch gây thiệt hại nặng nề cho ngành nuôi cá tra trong vụ vừa qua ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và ở tỉnh Đồng Tháp nói riêng Xuất phát từ thực tiễn đó, đƣợc sự phân công của bộ môn Công Nghệ Sinh Học cùng với sự giúp đỡ của Khoa Thủy Sản Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Hữu Thịnh chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Khảo sát hiện trạng nuôi cá tra thâm canh ở tỉnh Đồng Tháp và mô tả một số đặc điểm của vi khuẩn gây bệnh mủ gan.” 1.2 Mục đích - Phân tích các yếu tố kỹ thuật của mô hình nuôi cá tra trong ao thâm canh tại một số vùng ở tỉnh Đồng Tháp. - Phân tích hiệu quả kinh tế trong một vụ nuôi của mô hình nuôi cá tra trong ao thâm canh tại một số vùng ở tỉnh Đồng Tháp - Phân lập vi khuẩn gây bệnh mủ gan trên cá tra - Định danh vi khuẩn -Tiến hành thử nghiệm kháng sinh đồ 1.3 Yêu cầu - Thu đƣợc các thông tin về yếu tố kỹ thuật và hiệu quả kinh tế trong 1vụ ở từng hộ nuôi. - Phân lập đƣợc chủng vi khuẩn có hình dạng đặc trƣng: trắng trong, tròn, 0,5 – 2 mm trên thạch BHI (Brain Heart Infusion Agar) trong số các chủng vi khuẩn đƣợc phân lập lần đầu tiên từ mẫu cá bệnh. - Tìm hiểu các loại kháng sinh đƣợc ngƣời dân sử dụng điều trị bệnh. 3 Phần II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp 2.1.1 Vị trí địa lý Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL. Phía Bắc giáp Campuchia, Nam giáp tỉnh Vĩnh Long, Đông giáp tỉnh Long An và Tiền Giang, Tây giáp tỉnh An Giang và Cần Thơ, nằm gần địa bàn kinh tế trong điểm phía Nam thuận lợi cho việc quan hệ kinh tế giao lƣu hàng hóa giữa các tỉnh trong vùng và cả nƣớc. Tỉnh Đồng Tháp ở đầu nguồn sông Cửu Long, nằm xa biển nên không bị nƣớc biển xâm nhập, có nguồn nƣớc ngọt dồi dào, hệ thống kênh rạch chằng chịt, thủy lợi tƣơng đối hoàn chỉnh, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. 2.1.2 Địa hình và thổ nhƣỡng: 2.1.2.1 Địa hình Đồng Tháp là tỉnh có địa hình bình quân thấp so với khu vực ĐBSCL. Đƣợc chia thành 2 vùng địa hình lớn: Vùng phía Bắc sông Tiền: Thuộc khu vực Đồng Tháp Mƣời, địa hình tƣơng đối bằng phẳng, hƣớng dốc Tây Bắc và Đông Nam. Vùng phía Nam sông Tiền: Nằm giữa sông Tiền và sông Hậu hƣớng dốc từ hai bên sông vào giữa tạo thành lòng máng. 4 Bảng 2.1: Kết quả khảo sát chất lƣợng nƣớc sông Tiền Thủy vực Sông Tiền Kênh nội đồng Danh mục Mùa mƣa Mùa khô Mùa mƣa Mùa khô Độ sâu (m) 10 - 16 10 – 16 4,5 - 5 1,5 - 5 Độ trong (cm) 20 – 35 20 – 50 10 – 50 15 - 45 Nhiệt độ (0C) 29 – 31 27- 30 29 - 31 29 - 30 pH 7,9 - 9 6,4 – 7 7,4 - 8 4,5 - 8 Độ mặn (o/oo) 0 - 12 0 – 4 0 0 DO (ppm) 4,8 - 9,6 4,48 - 7,04 3,04 - 6,32 3,52 - 6,4 Độ cứng (mg/l CaCO3) 85,4 - 146 61 – 97,6 85,4 - 122 24,2 - 73,2 2.1.2.2 Thổ nhƣỡng Tỉnh Đồng Tháp có 4 nhóm đất chính gồm: Nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn, nhóm đất xám, nhóm đất cát. Bảng 2.2: Các nhóm đất ở tỉnh Đồng Tháp Stt Nhóm đất Diện tích (ha) Tỷ lệ % 1 Đất phù sa 183.853,65 56,83 2 Đất phèn 92.381,17 28,55 3 Đất xám 25.720,17 7,96 4 Đất cát 66,55 0,02 5 Sông suối 21.507,43 6,64 Tổng cộng 323.529,77 100 2.1.3 Khí hậu: Đồng Tháp có khí hậu nhiệt đới gió mùa đồng nhất trên toàn địa bàn. Có hai mùa rõ rệt: mùa mƣa bắt đầu từ tháng V đến tháng XI và mùa khô từ tháng XII đến tháng IV năm sau. 5 Nhiệt độ trung bình nhiều năm là 26,60C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 31,20C, thấp tuyệt đối là 23,30C. Ẩm độ trung bình hàng năm là 82,5%, cao nhất là vào tháng VIII 87% thấp nhất là vào tháng IV 78%. Bức xạ nhiệt dồi dào, trung bình hàng năm 159 calo/cm2/ngày, cao nhất là 527 calo/cm 2/ngày. Mùa mƣa kéo dài từ tháng V đến tháng XI. Lƣợng mƣa trung bình là 1730 mm/năm và phân bố không đều giữa các mùa trong năm. Lƣợng nƣớc bốc hơi: Phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm… Lƣợng nƣớc bốc hơi cao nhất vào tháng IV và thấp nhất vào tháng X. 2.1.4 Chế độ thủy văn Chế độ thủy văn tỉnh Đồng Tháp chịu tác động bởi ba yếu tố: Nƣớc lũ từ thƣợng nguồn sông MêKông, mƣa nội đồng và thủy triều biển Đông. Chế độ thủy văn chia làm hai mùa: Mùa kiệt từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau. Mùa lũ thƣờng từ tháng 7-11 và 3-5 năm có một trận lũ lớn. 2.2 Nguồn nƣớc mặt của tỉnh Đồng Tháp 2.2.1 Hệ thống kênh rạch cấp nƣớc Sông Tiền và sông Hậu là con sông chính cung cấp nƣớc sinh hoạt, nƣớc cho sản xuất, bồi đắp phù sa màu mỡ cho đồng ruộng thông qua hệ thống các kênh tạo nguồn. Sông Tiền chảy qua các huyện Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Thành phố Cao Lãnh, Lấp Vò, Thị xã Sa Đéc và Huyện Châu Thành. Sông Hậu cung cấp nƣớc cho các huyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành. Ngoài ra sông Sở Thƣợng, sông Sở Hạ bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền và kênh Hồng Ngự có ảnh hƣởng quan trọng đến chế độ nƣớc các huyện phía Bắc tỉnh. 2.2.2 Chất lƣợng nƣớc mặt Nƣớc sông Tiền và sông Hậu là nguồn cung cấp chủ yếu cho các thủy vực, ao hồ nuôi thủy sản thông qua hệ thống các kênh rạch tự nhiên. Theo báo cáo đánh giá hiện trạng về môi trƣờng tỉnh Đồng Tháp của Sở Khoa Học Công Nghệ và Môi 6 Trƣờng, chất lƣợng nƣớc mặt đạt tiêu chuẩn dùng cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. 2.2.3 Một số chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc mặt chủ yếu pH nƣớc ở một số điểm khảo sát có gía trị từ acid đến kiềm, dao động từ 6,0- 7,23 thích hợp cho sự phát triển các loài tôm cá. Ở sông pH ít thay đổi, trong khi đó một số thủy vực sâu trong nội Đồng Tháp Mƣời, pH có sự biến động lớn theo mùa. Qua nhiều tài liệu cho thấy phèn thƣờng phát sinh vào mùa khô, chỉ xuất hiện sau các trận mƣa lớn làm rửa trôi các sản phẩm của phản ứng nƣớc và đất phèn làm cho nƣớc trong các kệnh rạch bị chua ( pH<5 ). Do đó, đặc biệt cần chú ý phải nâng giá trị của pH nƣớc lên trung tín hay kiềm yếu để tránh ngộ độc cho đối tƣợng thủy sản nuôi. Độ cứng tổng cộng của nƣớc (80-166 mg/l), COD > 10 mg/l (nhu cầu oxy hóa học), BOD < 4 mg/l (nhu cầu oxy sinh học). Số liệu này cho thấy môi trƣờng nƣớc có độ cứng trung bình, giàu dinh dƣỡng rất thích hợp cho sự phát triển của thủy sinh vật. 2.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và môi trƣờng thủy sản ở tỉnh Đồng Tháp 2.3.1 Lợi thế Đồng Tháp có vị trí địa lý thuộc vùng ĐBSCL, nằm gần khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, có một phần đƣờng biên giới quốc gia Việt Nam – Campuchia và cảng Đồng Tháp nối với Phnômpênh và biển Đông là các lợi thế trong trao đổi thƣơng mại với các tỉnh trong cả nƣớc và khu vực Đông Nam Á. Ở vị trí đầu nguồn sông Cửu Long, hàng năm đƣơc phù sa bồi đắp nên đất đai màu mỡ, đất phù sa chiếm 56,83% diện tích tự nhiên, điều kiện khí hậu thuận lợi cho sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp và đây cũng là cơ hội để phát triển các ngành công nghiệp chế biến hàng nông thủy sản và dịch vụ phục vụ sản xuất. Nguồn nƣớc Sông Tiền và Sông Hậu có chất lƣợng tốt thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra còn có nguồn thức ăn tự nhiên phong phú là hệ thủy sinh vật trong nƣớc. Rất giàu nguồn tôm cá nƣớc ngọt và nƣớc lợ. Nếu có biện pháp khai 7 thác và bảo vệ hợp lý sẽ nâng cao đƣợc sản lƣợng và giá trị của nguồn lợi tự nhiên này. Nguồn lao động dồi dào, phần lớn làm việc trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, nếu đƣợc đào tạo một cách có quy hoạch từ văn hóa đến các loại cấp bậc ngành nghề sẽ đáp ứng đƣợc các yêu cầu cao cho quá trình phát triển. Ngƣời Đồng Tháp có truyền thống nuôi cá lâu đời, nhất là nghề ƣơng cá tra giống và nghề nuôi cá bè trên sông. Hiện nay đã hình thành những vùng nuôi thủy sản tập trung là cơ hội tốt để phát triển những vùng sản xuất nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu. 2.3.2 Hạn chế Đồng Tháp là một tỉnh sản xuất nông nghiệp, nền kinh tế thuần nông khả năng thu hút nguồn vốn từ nƣớc ngoài hạn chế, hạ tầng cơ sở yếu kém, chƣa đủ đáp ứng yêu cầu cho nền sản xuất hàng hóa và phát triển dịch vụ trong điều kiện có sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế thị trƣờng. Lũ lụt là điểm hạn chế lớn trong điều kiện tự nhiên tỉnh, làm thiệt hại hạ tầng cơ sở và đời sống cƣ dân. Do đó cần xây dựng các cơ sở hạ tầng và khu dân cƣ có khả năng sử dụng lâu dài và hạn chế ảnh hƣởng của lũ lụt là yêu cầu bức xúc hiện nay. Vào mùa khô thƣờng thiếu nƣớc, trên vùng đất phèn vào đầu mùa mƣa trong các kênh rạch bị nhiễm phèn cục bộ gây thiệt hại cho các loài thủy sản. Do đó trong nuôi trồng thủy sản cần lƣu ý có biện pháp khắc phục hạn chế tác hại. 2.4 Một số đặc điểm sinh học của cá tra 2.4.1 Phân loại cá tra Bộ: Siluriformes Họ: Pangasiidae Giống: Pangasianodon Loài: Pangasianodon hypophthalmus 8 Hình 2.1: Hình tổng thể cá tra 2.4.5 Phân bố Cá tra phân bố ở lƣu vực sông Mêkông, có mặt ở cả 4 nƣớc Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái Lan. Ở nƣớc ta những năm trƣớc đây khi chƣa có cá sinh sản nhân tạo, cá bột và cá tra giống đƣợc vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trƣởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên địa phận Việt Nam do cá có tập tính di cƣ ngƣợc sông Mêkông để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự nhiên. Cá ngƣợc dòng từ tháng 10 đến tháng 5 và di cƣ về hạ lƣu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. 2.4.6 Hình thái, sinh lý Cá tra có đầu rộng dẹp bằng, mõm ngắn, miệng cận dƣới, rộng ngang không co duỗi đƣợc. Có 2 đôi râu, râu mép kéo dài chƣa đạt đến gốc vi ngực. Thân thon dài, phần sâu dẹp. Đƣờng bên hoàn toàn và phân nhánh bắt đầu từ mép trên của lỗ mang đến gốc vi đuôi. Mặt sau của gai vi lƣng, vi ngực có răng cƣa hƣớng xuống gốc vi. Vi bụng kéo dài chƣa chạm đến gốc vi hậu môn. Cá tra sống chủ yếu trong nƣớc ngọt, có thể sống đƣợc ở vùng nƣớc hơi lợ (nồng độ muối 7-100/00), có thể chịu đựng đƣợc nƣớc phèn với pH > 5, dễ chết ở nhiệt độ thấp dƣới 150C, nhƣng chịu nóng tới 390C. Cá có cơ quan hô hấp phụ và còn có thể hô hấp bằng bóng khí và da nên chịu đựng đƣợc môi trƣờng nƣớc thiếu oxy hòa tan. 2.4.7 Đặc điểm dinh dƣỡng, sinh trƣởng, sinh sản của cá tra Cá tra khi hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tƣơi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn lẫn nhau nếu cá ƣơng không đƣợc cho ăn đầy đủ, thậm chí cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau trong đáy vớt cá 9 bột. Trong quá trình nuôi ƣơng thành cá giống trong ao, chúng ăn các loại phù du động vật có kích thƣớc vừa cỡ miệng của chúng và các thức ăn nhân tạo. Khi cá lớn thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiêng về động vật nhƣng dễ chuyển đổi loại thức ăn. Trong ao nuôi cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau nhƣ: cám, rau và động vật đáy. Cá tra có tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối nhanh, khi còn nhỏ cá tăng nhanh về chiều dài. Từ khoảng 2,5 kg trở lên, mức độ tăng trọng lƣợng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể. Cá tra trong tự nhiên có thể sống trên 20 năm. Đã gặp cỡ cá trong tự nhiên nặng 18 kg hoặc có mẫu cá dài 1,8m. Trong ao nuôi vỗ, cá bố mẹ cho đẻ tăng trọng chậm trong năm đầu tiên còn những năm về sau cá tăng trọng nhanh hơn . Sự tăng trọng của cá tùy thuộc môi trƣờng sống và sự cung cấp thức ăn cũng nhƣ loại thức ăn có hàm lƣợng đạm nhiều hay ít. Tuổi thành thục của cá đực là 2 tuổi và cá cái 3 tuổi, trọng lƣợng cá thành thục lần đầu từ 2,5-3 kg. Trong tự nhiên chỉ gặp cá thành thục trên sông ở địa phận của Campuchia và Thái Lan. Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ, nên nếu chỉ nhìn hình dáng bên ngoài thì khó phân biệt đƣợc cá đực, cái. Ở thời kì thành thục, tuyến sinh dục của cá đực phát triển lớn gọi là buồng tinh hay tinh sào, ở cá cái gọi là buồng trứng hay noãn sào. Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5-6 dƣơng lịch, cá có tập tính di cƣ đẻ tự nhiên trên những khúc sông có điều kiện phù hợp thuộc địa phận Campuchia và Thái Lan, không đẻ tự nhiên ở phần sông của Việt Nam. Cá đẻ trứng dính vào giá thể thƣờng là rễ của loài cây sống ven sông Gimenila asiatica, sau 24h thì trứng nở thành cá bột và trôi về hạ nguồn. Trong sinh sản nhân tạo ta có thể nuôi thành thục sớm và cho đẻ sớm hơn trong tự nhiên (từ tháng 3 dƣơng lịch hàng năm) cá tra có thể tái phát dục 1-3 lần trong 1 năm. Số lƣợng trứng đếm đƣợc trong buồng trứng của cá gọi là sức sinh sản tuyệt đối. Sức sinh sản tuyệt đối của cá tra từ 200 ngàn đến vài triệu trứng. Sức sinh sản tƣơng 10 đối có thể tới 135 ngàn trứng/kg cá cái. Kích thƣớc của trứng cá tra tƣơng đối nhỏ và có tính dính. 2.5 Hiện trạng nghề nuôi cá tra, ba sa ở tỉnh Đồng Tháp 2.5.1 Kết quả nuôi cá tra, ba sa Nuôi trồng thủy sản nói chung và sản xuất cá tra, ba sa nói riêng đang có bƣớc phát triển mạnh mẽ, rộng khắp trong toàn tỉnh mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo đƣợc sự chú ý cho các khách hàng trong và ngoài nƣớc. Bảng 2.3: Diện tích, sản lƣợng cá tra, ba sa tỉnh Đồng Tháp từ 2003-2005 Hạng mục Đơn vị tính 2003 2004 2005 I. Nuôi cá tra - DT ao hầm thâm canh ha 406,5 420 450 - DT nuôi cá tra bãi bồi ha 1,95 100 300 - Thể tích bè nuôi m3 74.722 75.000 80.000 II. Nuôi cá ba sa - Thể tích bè nuôi m3 6.694 5.664 5.664 III.Tổng sản lƣợng cá Tấn 25.759 41.100 77.100 Trong đó - cá tra ao Tấn 16.805 21.000 22.500 - cá tra bãi bồi Tấn 205 10.500 45.000 - cá tra bè Tấn 7.995 9.000 9.600 - cá ba sa bè Tấn 754 600 600 IV.Sản phẩm thủy sản xuất khẩu Tấn 8.904 15.000 33.000 V. Tổng kim ngạch xuất khẩu Triệu.USD 25,371 50,0 100 VI. Tổng sản phẩm tra, ba sa xuất khẩu Tấn 7.291 12.780 23.130 Trong đó Kim ngạch xuất khẩu cá tra, ba sa Triệu.USD 19,42 38,34 69,4 11 Bảng 2.4: Chỉ tiêu phát triển nghề nuôi cá tra, ba sa tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010 Hạng mục Đơn vị tính 2010 I. Nuôi cá tra - DT ao hầm thâm canh ha 1.000 - DT nuôi cá tra bãi bồi ha 642 - Thể tích bè nuôi m3 135.000 II. Nuôi cá ba sa - Thể tích bè nuôi m3 5.664 III.Tổng sản lƣợng cá Tấn 163.000 Trong đó - cá tra ao Tấn 50.000 - cá tra bãi bồi Tấn 96.300 - cá tra bè Tấn 16.200 - cá ba sa bè Tấn 600 IV.Sản phẩm thủy sản xuất khẩu Tấn 54.400 V. Tổng kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 150 VI. Tổng sản phẩm tra, ba sa xuất khẩu Tấn 43.000 Trong đó Kim ngạch xuất khẩu cá tra, ba sa Triệu USD 129 Đến năm 2010 - Tổng diện tích nuôi cá tra: 1.642 ha, tăng 892 ha, bằng 8,5% chỉ tiêu diện tích thủy sản toàn tỉnh. Trong đó: - Nuôi cá tra ao 1.000 ha, tăng 550 ha so năm 2005 - Nuôi cá tra bãi bồi 642 ha, tăng 342 ha so năm 2005 - Số bè cá tra 600 chiếc, tăng 245 chiếc so năm 2005 - Số bè cá ba sa ổn định không tăng - Tổng sản lƣợng cá tra, ba sa: 163.100 tấn, bằng 85,3% chỉ tiêu sản lƣợng thủy sản toàn tỉnh. 12 - Kim ngạch xuất khẩu cá tra, ba sa: 129 triệu USD, bằng 86% chi tiêu kim ngạch thủy sản toàn tỉnh. Nhƣng tính đến 6/10/2006 theo sở NN&PTNT Đồng Tháp diện tích nuôi cá tra hiện nay của tỉnh là 1.500ha vƣợt hơn 200ha so với kế hoạch ban đầu. 2.5.4 Một số mô hình nuôi cá tra phổ biến hiện nay ở tỉnh Đồng Tháp Mô hình nuôi cá tra ao hầm: Đây là một trong những mô hình mang tính truyền thống lâu đời. Hầu hết các ao gắn liền với đất thổ cƣ hoặc tận dụng các mƣơng líp trong vƣờn cây ăn trái để nuôi cá nên diện tích nhỏ không tập trung thành vùng sản xuất hàng hóa. Gần đây đã hình thành một số ao hầm nuôi cá tra với qui mô lớn và tập trung nhƣ vùng nuôi xã Bình Thạnh, thị trấn Hồng Ngự. Mô hình nuôi cá tra bè: Đây là mô hình nuôi truyền thống của huyện Hồng Ngự mà hiện nay đƣợc phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh. Mô hình nuôi cá tra bãi bồi: Đây là mô hình mới đƣợc ứng dụng hiện nay, đƣợc thực hiện trên diện tích đất bãi bồi và làng bồi ven sông Tiền và sông Hậu. Đối tƣợng nuôi cá tra là chính, có thể thả ghép 10% cá khác nhƣ: he, mè vinh…Phổ biến dƣới ba dạng nuôi nhƣ: nuôi ao kín, ao lửng, đăng quầng. Hiện nay các bãi bồi thuộc huyện nhƣ: Châu Thành, Lai Vung, thị xã Sa Đéc, Thành phố Cao Lãnh và huyện Thanh Bình ngƣ dân đã áp dụng hình thức nuôi này. 2.5.5 Sản xuất giống cá tra Toàn tỉnh có 52 cơ sở sản xuất cá tra bột và một Trại Thực nghiệm giống thủy sản với qui mô diện tích 18 ha, và 300 hộ dân chuyên ƣơng giống cá tra (theo tài liệu “Đề án qui họach phát triển vùng nuôi cá tra tỉnh Đồng Tháp”). Hình 2.2: Cá tra giống 13 Từ 2000-2003, sản xuất giống hàng năm từ 1000-1800 triệu cá tra bột/năm. Năm 2003, sản lƣợng cá bột đạt cao nhất là 1800 triệu con. Sản lƣợng giống cá tra từ 500-700 triệu con/năm. Các xã sản xuất tập trung là Phú Nhuận, Long Thuận, Long Khánh, huyện Hồng Ngự. 2.5.6 Vài nét về nguồn giống cá tra của ngƣời dân ĐBSCL trƣớc đây Đối với ngƣời dân ĐBSCL nguồn giống cá tra trƣớc đây hoàn toàn phụ thuộc vào vớt tự nhiên. Hàng năm vào khoảng đầu tháng 5 âm lịch, khi nƣớc mƣa từ thƣợng nguồn sông Mêkông bắt đầu đổ về thì ngƣ dân vùng Tân Châu (An Giang) và Hồng Ngự (Đồng Tháp) dùng một loại lƣới hình phễu gọi là “đáy” để vớt cá bột. Cá tra bột đƣợc chuyển về ao và bè khắp Nam bộ. Khu vực ƣơng nuôi cá giống tập trung chủ yếu ở các địa phƣơng nhƣ: Tân Châu, Châu Đốc, Hồng Ngự, các cù lao trên sông Tiền Giang nhƣ: Long Khánh, Phú Thuận. Trong những thập niên 60-70 thể kỷ 20, sản lƣợng cá bột vớt mỗi năm từ 500-800 triệu con và cá giống ƣơng nuôi đƣợc từ 70-120 triệu con. Sản lƣợng vớt cá bột ngày càng giảm dần do biến động của điều kiện môi trƣờng và sự khai thác quá mức của con ngƣời. Đầu thập niên 90, sản lƣợng cá bột vớt hàng năm chỉ đạt 150-200 triệu con (Vƣơng Học Vinh, 1994). Đến năm 1999, khi chúng ta đã chủ động và xã hội hóa sản xuất giống nhân tạo cá tra thì nghề vớt cá tra hoàn toàn chấm dứt. Vào năm 1999, sản lƣợng cá bột sản xuất nhân tạo đã cao hơn số lƣợng những năm trƣớc vớt ngoài tự nhiên. 14 Bảng 2.5: Việc đầu tƣ vốn cho phát triển nuôi cá tra, ba sa ở tỉnh trong năm qua và đến 2010 (Qui hoạch vùng phát triển cá tra, cá ba sa tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010, (2004)). ĐVT: Triệu đồng Hạng mục Định xuất đầu tƣ/ha 2004-2005 2006-2010 1. Nuôi cá tra bãi bồi - Vốn XDCB 216,5 64.965 74.060 - Vốn lƣu động 700 210.000 449.400 2. Cá tra nuôi ao hầm - Vốn XDCB 142 63.900 78.100 - Vốn lƣu động 330 148.500 330.000 3. Nuôi cá tra bè - Vốn XDCB 200 70.000 30.000 - Vốn lƣu động 240 84.000 120.000 4. Nuôi cá ba sa bè - Vốn XDCB 200 3.400 7.310 - Vốn lƣu động 430 7.310 7.310 5. Vốn hạ tầng cơ sở thủy sản 48.517 140.306 6. Khuyến ngƣ và NCKH 500 2.000 Tổng nhu cầu vốn: 701.092 1.238.486 - Vốn XDCB 250.782 329.776 - Vốn lƣu động 449.810 906.710 - Vốn khác 500 2.000 Trong đó - Ngân sách 49.064 142.306 - Vốn vay 391.200 657.000 - Tự có 260.830 439.180 NCKH: nghiên cứu khoa học XDCB: xây dựng cơ bản 15 2.5.7 Tiềm năng về lao động Dân số Đồng Tháp 1,6 triệu ngƣời. Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm là 1,5%. Dự báo đến năm 2010 dân số toàn tỉnh sẽ là 1,8 triệu ngƣời, 16% dân thành thị. Trong đó lao động nông nghiệp chiếm 80%, đây là nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ. Ngoài ra còn nguồn nhân lực nhàn rỗi trong mùa lũ. Theo định hƣớng phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010 mỗi năm sẽ đào tạo mới 9000-10.000 ngƣời và đào tạo lại 15.000-20.000 ngƣời tạo ra một đội ngũ cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật cao, trình độ chuyên môn giỏi đủ đáp ứng những nhu cầu cho sự phát triển. 2.6 Tình hình nuôi cá tra 2.6.1 Ở Đông Nam Á Cá tra phân bố ở một số nƣớc Đông Nam Á nhƣ: Campuchia, Thái Lan, Indonexia, Việt Nam… và là một trong số 6 loài cá quan trọng nhất của khu vực này. Bốn nƣớc trong hạ lƣu sông Mêkông đã có nghề nuôi cá tra truyền thống là Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam do có nguồn cá tra tự nhiên phong phú. Ở Campuchia, tỷ lệ cá tra thả nuôi chiếm 98% trong 3 loài thuộc họ cá tra, sản lƣợng cá tra nuôi chiếm một nửa tổng sản lƣợng các loài cá nuôi. Một số nƣớc trong khu vực nhƣ: Thái Lan, Malaysia, Indonesia đã nuôi cá tra có hiệu quả từ những thập niên 70-80 2.6.2 Ở Việt Nam Hiện nay nuôi cá tra đã phát triển ở nhiều địa phƣơng, không chỉ ở Nam bộ mà một số nơi ở miền Trung và miền Bắc cũng bắt đầu quan tâm nuôi các đối tƣợng này. Những năm gần đây nuôi các loại này phát triển mạnh nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và nguyên liệu cho xuất khẩu. Đặc biệt từ khi chúng ta hoàn toàn chủ động về sản xuất giống nhân tạo thì nghề nuôi càng ổn định và phát triển vƣợt bậc. Nuôi thƣơng phẩm thâm canh cho năng suất rất cao, cá tra nuôi trong ao đạt tới 200-300 tấn/ha, cá tra nuôi trong bè có thể đạt tới 100-300 kg/m3 bè. ĐBSCL và các tỉnh Nam bộ mỗi năm cho sản lƣợng cá tra nuôi hàng trăm ngàn tấn. 16 Từ nữa đầu thế kỷ 20, nuôi cá tra trong ao mới bắt đầu xuất hiện ở đồng bằng Nam bộ. Hầu nhƣ nhà nào cũng có một vài ao lớn nhỏ và đối tƣợng nuôi chính là cá tra. Việc phát triển nuôi cá tra ở Nam bộ đã góp phần duy trì nguồn thực phẩm chính yếu và có mặt trên thị trƣờng quanh năm. 2.7 Thị trƣờng cá tra, ba sa 2.7.1 Ở trong nƣớc Giá cá tra, ba sa các nhà máy chế biến mua vào tăng cao, từ 16.500-16.800 đồng/kg cá tra, có nơi mua đến 17.000 đồng/kg, đây là mức giá cao nhất từ trƣớc đến nay. Mặc dù các doanh nghiệp đã hạ cỡ thu mua xuống còn 0,8-0,9 kg/con và nhiều hộ bán cá chƣa đến thời gian thu hoạch, nhƣng vẫn không đáp ứng đƣợc nhu cầu thu mua của các doanh nghiệp chế biến. 2.7.2 Ở ngoài nƣớc Đến nay, cá tra hiện đang có sản lƣợng xuất khẩu nhiều nhất trong các loài cá nuôi nƣớc ngọt. Thị trƣờng cá tra, ba sa Việt Nam đã mở rộng đến 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiều hơn gần bốn lần so với cách nay bốn năm. Tuy nhiên, việc xuất khẩu vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào một số thị trƣờng chính, trong đó Liên hiệp châu Âu (EU) chiếm 46%, Nga 11,2%, Mỹ 9,8%... Tốc độ tăng xuất khẩu vào các thị trƣờng lớn cũng đang rất nóng. Năm ngoái kim ngạch xuất khẩu vào EU tăng 158%, còn Nga tới 1.500%. Bảng 2.6: Giá xuất khẩu cá tra bình quân ở nƣớc ta Năm USD/kg 2004 3 2005 2,336 2006 3 Giá biến động 1,5 - 4,2 USD/kg Cùng với Việt Nam xuất khẩu cá tra, một số nƣớc châu Á, Mỹ La Tinh cũng xuất khẩu cá da trơn chủ yếu là cá tra. Do đó việc cạnh tranh mặt hàng cá tra trên thị trƣờng sắp tới sẽ quyết liệt hơn. Trong 10 tháng đầu năm 2006, xuất khẩu cá tra đến 17 thị trƣờng Mỹ: Việt Nam 68,3% (14.035 tấn), Thái Lan 10,6% (2.174 tấn), Malaysia 9,9% (2.036 tấn). Về giá cá tra tăng trung bình 29,7% so cùng kỳ 2005, đạt mức 3.016 USD/tấn so cùng kỳ 2005. Mức giá nhập vào Mỹ của Việt Nam 2.859 USD/tấn, Indonesia 3.978 USD/tấn, Thái Lan 3.417 USD/tấn, Malaysia 2.950 USD/tấn. 2.8 Kim ngạch xuất khẩu cá tra, ba sa Theo Bộ Thủy sản, tốc độ xuất khẩu mặt hàng cá tra, ba sa năm 2006 đạt mức cao nhất và tăng toàn diện tại các thị trƣờng. Năm 2006, sản lƣợng cá tra, ba sa xuất khẩu của cả nƣớc đạt khoảng 825.000 tấn, với giá trị khoảng 750 triệu USD. Điểm nổi bật là giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tăng mạnh ở hầu hết các thị trƣờng. Cá tra, ba sa đƣợc tiêu thụ mạnh nhất là ở EU và Đông Âu. Thị trƣờng Nga đã nhập gần 54,9 triệu USD cá tra, ba sa Việt Nam, tăng 270% so với năm 2005, chiếm hơn 15% thị phần xuất khẩu của cả nƣớc, Ba Lan cũng nhập tới 45 triệu USD. Điều này chứng tỏ thị trƣờng cá tra, ba sa nƣớc ta tại Nga, Đông Âu và EU rất có triển vọng. Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu cá tra Theo Nguyễn Hữu Dũng, Tổng thƣ ký Hiệp Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), dự báo kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này có thể đạt tới 1,8 tỉ đô la Mỹ trong năm nay. 18 2.9 Những thách thức đối với việc phát triển sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu Đó chính là việc vẫn còn sử dụng các hóa chất và kháng sinh bị cấm sử dụng, dẫn đến những vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm và những nguy cơ dẫn đến phá giá do việc xuất hiện ngày càng nhiều các công ty chế biến thủy sản. Nếu tình trạng sử dụng hóa chất cấm vẫn còn diễn ra thì chẳng những dẫn đến nguy cơ giảm kim ngạch xuất khẩu trong những năm tới, giảm thị trƣờng tiêu thụ ở các nƣớc khó tính nhƣ: Mỹ, Nhật, EU, mà còn ảnh hƣởng lớn đến uy tín của hàng thủy sản Việt Nam. Thêm vào đó, số lƣợng doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất hiện ngày càng nhiều, trong khi khả năng hợp tác với nhau kém, dễ dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán, kéo giá xuất khẩu xuống thấp nhƣ đã từng diễn ra với ngành may xuất khẩu. Tình trạng này nếu xảy ra sẽ đẩy các doanh nghiệp đến nguy cơ đối mặt với các vụ kiện bán phá giá, điều này sẽ gây tác hại khôn lƣờng lên ngành cá xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc gia tăng sản lƣợng cá nuôi ngoài tầm kiểm soát còn đe dọa làm mất cân đối thị trƣờng. Hiện tại, nhu cầu cá tra, ba sa ở thị trƣờng thế giới còn đang gia tăng và chƣa có dấu hiệu sẽ bảo hòa, nhƣng nếu sản lƣợng cá của Việt Nam đƣa ra thị trƣờng thế giới cứ tiếp tục tăng đột biến nhƣ những năm qua, cộng với khả năng Trung Quốc và một số nƣớc Asean khác đầu tƣ vào sản xuất sản phẩm này, sẽ dẫn đến tình trạng cung vƣợt cầu và nguy cơ cá rớt giá. Hơn nữa, việc quy hoạch chi tiết và tổ chức phát triển nuôi cá tra bền vững là vấn đề đặt ra cần đƣơc quan tâm xuyên suốt. Môi trƣờng nƣớc sạch ổn định lâu dài là sự tồn tại của phát triển nuôi cá tra. Sự gắn kết các khâu trong nuôi cá và dịch vụ hậu cần rất quan trọng để ổn định chất lƣợng và sản lƣợng cá nuôi. Sự gắn kết và chăm lo giữa nhà chế biến xuất khẩu đối với ngƣời nuôi cá tạo điều kiện quan trọng để cá phát triển ổn định bền vững. Xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu cá tra, có chế tài cần thiết để cá tra là lợi thế tiềm năng trong phát triển thủy sản bền vững. 19 Vì thế để tránh khỏi những thách thức trên đòi hỏi chúng ta phải làm tốt quy trình nuôi, đảm bảo chất lƣợng, sản lƣợng, vệ sinh môi trƣờng, chế biến đồng thời không ngừng mở rộng thị trƣờng xuất khẩu. 2.10 Một số bệnh thƣờng gặp trên cá tra và công tác quản lí dịch bệnh 2.10.1 Điều kiện phát sinh và nguyên nhân gây bệnh 2.10.1.1 Điều kiện phát sinh Bệnh là sự thay đổi bất thƣờng một bộ phận cơ quan nào đó của cơ thể hoặc sự xáo trộn tình trạng sức khỏe của cá dẫn đến rối loạn chức năng sinh lý của chúng. Bệnh xuất hiện là do tác động của 3 yếu tố chính: mầm bệnh - kí chủ - môi trƣờng. Bệnh xảy ra khi có sự mất cân bằng của 3 yếu tố trên. Trong mối quan hệ giữa 3 yếu tố này, yếu tố môi trƣờng giữ vai trò rất quan trọng, nó điều khiển mối quan hệ giữa vật chủ và mầm bệnh theo hƣớng có lợi hoặc bất lợi. Nếu đảm bảo đúng kỹ thuật nuôi, quản lí môi trƣờng nuôi tốt cá sẽ khỏe mạnh và mau lớn, khả năng kháng bệnh cao. Trong điều kiện môi trƣờng nuôi thay đổi đột ngột, sẽ ảnh hƣởng đến khả năng nhiễm bệnh của chúng. Cá là loài động vật lệ thuộc lớn vào điều kiện môi trƣờng, cho nên quản lí môi trƣờng là rất quan trọng, hạn chế tối đa các tác nhân gây bệnh có trong môi trƣờng nuôi vì cá nhạy cảm đối với bệnh hơn các động vật trên cạn. 2.10.1.2 Nguyên nhân gây bệnh chính Nƣớc ao kém chất lƣợng: Do quản lí không đúng kỹ thuật hoặc nguồn nƣớc cấp bị nhiễm hóa chất độc, vi khuẩn, virus… Thức ăn kém chất lƣợng và không đủ dinh dƣỡng. Cá giống bị bệnh: Cá mua từ trại giống đã bị nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn, virus… Mật độ thả quá dày sẽ gây thiếu oxy cho cá và làm tích tụ nhiều chất thải của cá. Cá bị xây xát do vận chuyển, cá bị sốc làm cá dễ mẫn cảm với mầm bệnh. 2.10.2 Một số bệnh thƣờng gặp đối với cá tra nuôi trong tỉnh Đồng Tháp Qua quá trình theo dõi về diễn biến dịch bệnh trong những năm qua, hầu hết cá tra nuôi thƣờng bị nhiễm bệnh do 20 Các bệnh do vi khuẩn Kí sinh trùng 2.10.2.1 Bệnh nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Aeromonas  Tác nhân gây bệnh Nhóm vi khuẩn gây bệnh chủ yếu thuộc giống Aeromonas:A. hydrophila, A. caviae, A. sobria Hình 2.3: Cá tra giống xuất huyết do nhiễm khuẩn  Dấu hiệu bệnh lí Cá bệnh bị sẫm màu từng vùng ở bụng, xuất hiện từng mảng đỏ trên cơ thể, hoại tử đuôi, vây, xuất hiện các vết thƣơng trên lƣng, các khối u trên bề mặt cơ thể, mắt lồi mờ đục và xƣng phù, xoang bụng chứa dịch nội tạng hoại tử.  Phòng trị Chủ yếu là tránh đƣợc tác nhân tạo ra các nguyên nhân gây bệnh chính. Ngoài ra tránh hàm lƣợng oxy thấp, ô nhiễm từ các nguồn nƣớc thải công nghiệp… 2.10.2.2 Bệnh mủ gan do vi khuẩn E. ictaluri Bệnh mủ gan còn có một số tên gọi khác là: bệnh trắng gan, thận mủ. Vài nét về vi khuẩn E. ictaluri Edwardsiella thuộc họ Enterobacteriaceae, bộ Enterobacteriales, lớp Gammaproteobacteria, ngành Proteobacteria. Chúng có đặc điểm gram âm, hình que mảnh, kích thƣớc 1x 2-3µm, không sinh bào tử, chuyển động nhờ vành tiêm mao. Yếm khí tùy tiện, catalase dƣơng tính, Cytocrom oxidase âm và lên men trong môi trƣờng O/F glucose. Thành phần Guanin và Cytozin trong DNA là 55-59 mol%. Thƣờng gặp hai loài: E. tarda và E. ictaluri 21 E. ictaluri là loài chịu đựng kém nhất của Edwardsiella. Chúng phát triển chậm trên môi trƣờng nuôi cấy, cần mất 36-48h để hình thành những khuẩn lạc nhỏ li ti trên thạch BHI tại 28-300C, phát triển yếu hoặc không phát triển ở 370C. Khi trong môi trƣờng nuôi cấy có sự hiện diện của một loài vi khuẩn phát triển nhanh hơn E. ictaluri ( nhƣ Aeromonas sp) thì khi đó chúng sẽ ức chế hoặc làm cho E. ictaluri phát triển rất chậm. Vi khuẩn E. ictaluri kén chọn vật chủ hơn nhiều so với E. tarda và gây thiệt hại nặng hơn. Bệnh do vi khuẩn E. ictaluri gây ra đƣợc tìm thấy ở loài cá trê sông (Ictalurus punctatus) (Hawke, 1979) còn có 2 loài khác nhƣ: cá trê sông xanh (Ictaluri purcatus) và cá trê sông trắng (Ictalurus catus) (Plumb and Sanchez, 1983), cá trê trắng (Clarias batrachus) (Kasornchandra et al., 1987) ở Thái Lan. E. ictaluri có thể xâm nhiễm vào cá qua 2 con đƣờng: Bằng nguồn nƣớc vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ quan khứu giác và thông qua mũi cá đang mở chúng di chuyển vào bên trong dây thần kinh khứu giác và sau đó lên não (Miyazaki và Plumb 1985, Shotts et al. 1986). Sự truyền nhiễm lan rộng từ màng não đến sọ và da cá, vì thế đã tạo nên những lỗ thủng trên đầu cá (thƣờng gọi là bệnh “hole-in-the-head”). E. ictaluri có thể theo đƣờng tiêu hóa và đi vào trong máu xuyên qua ruột dẫn đến bệnh nhiễm trùng máu (Shotts et al. 1986). Bằng con đƣờng này vi khuẩn xâm chiếm mạnh đến những mạch mao quản bên trong da, đây là nguyên nhân dẫn đến hoại tử và làm mất sắc tố của da cá.  Mùa vụ xuất hiện bệnh và mức độ gây thiệt hại Bệnh mủ gan thƣờng xuất hiện vào mùa lũ và cao điểm vào tháng 7-8. Tuy nhiên, trong 2 năm gần đây, bệnh này thƣờng xuất hiện trên cá tra hầu nhƣ quanh năm. Trong 1 vụ nuôi, bệnh mủ gan có thể xuất hiện 3-4 lần. Tỷ lệ hao hụt lên đến 10-50% tùy thuộc vào chế độ chăm sóc và quản lý.  Dấu hiệu bệnh lý Hoạt động của cá: Cá gầy, mắt hơi lồi. Cá bệnh nặng bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nƣớc và tỷ lệ chết cao. Dấu hiệu bệnh bên ngoài không rõ ràng. Bên trong xuất hiện 22 nhiều đốm trắng đục kích cỡ 1-3 mm trên gan, thận và tỳ tạng. Giai đoạn đầu những đốm trắng chỉ xuất hiện trên thận hoặc tỳ tạng của cá. Theo Từ Thanh Dung - Khoa Thủy Sản – ĐH Cần Thơ Chẩn đoán bệnh Việc điều trị bệnh có hiệu quả khi phát hiện sớm bệnh. Trong quá trình nuôi thƣờng xuyên quan sát những biểu hiện của cá để phát hiện bệnh và xử lý kịp thời. Giai đoạn đầu, vài con tách đàn bơi lờ đờ ở đầu bè hoặc dạt về góc bè, dọc bờ ao, đôi khi cá giảm ăn. Bắt khoảng 5-10 con kiểm tra các đốm trắng gan, thận và tỳ tạng.  Phòng bệnh Chọn con giống khỏe mạnh, không nhiễm bệnh Tiệt trùng các dụng cụ nhƣ: lƣới, vợt, sọt, ống dây bằng Chlorine 10-15g/m3 trong 30 phút, rửa nƣớc sạch và phơi khô. Cá chết đƣợc vớt ra khỏi ao, bè càng sớm càng tốt. Không vứt cá chết bừa bãi ra sông, rạch, trên mặt đất, cần đƣợc chôn vào các hố cách ly có rải vôi sống (CaO) để tiệt trùng. Vào mùa dịch bệnh, nhất là về mùa mƣa lũ không nên cho cá tra ăn cá tạp tƣơi sống. Thức ăn cần đƣợc nấu chín, tốt nhất nên sử dụng thức ăn viên. Khi cải tạo ao cá bệnh mủ gan cần cải tạo kỹ bằng vôi CaO (12-20 kg/100m2). Trong ao nuôi luân phiên mỗi tuần nên sử dụng CaCO3 (2-4 kg/100m 3 nƣớc) và Zeolite. Duy trì oxy trong nƣớc > 2,5 mg/l.  Trị bệnh Cá bệnh mủ gan chỉ dùng Norfloxacin, còn dùng Enrofloxacin, Ciprofloxacin rất hạn chế. Liều lƣợng 0,1-0,5 g/kg thức ăn cho cá ăn liên tục 5-7ngày. Có thể bổ sung vitamin C để tăng cƣờng sức đề kháng cho cá. Thuốc đƣợc trộn vào thức ăn viên có áo dầu hoặc chất kết dính. Lƣu ý: Không nên sử dụng Oxytetracylin, Oxolinic acid và Sulphonamic để trị bệnh mủ gan và cũng không nên dùng thuốc kháng sinh để phòng bệnh. Không tùy tiện kết hợp nhiều loại kháng sinh cùng một lúc (không điều trị bao vây). Trƣớc khi thu hoạch 4 tuần không đƣợc cho cá dùng thuốc kháng sinh. 23 Tác hại và tình hình nghiên cứu bệnh do vi khuẩn E. ictaluri gây ra Tác hại a. Trên thế giới E. ictaluri là tác nhân gây nên sự nhiễm trùng máu trên cá da trơn đƣợc phát hiện đầu tiên vào năm 1976. Đƣợc viết tắt là ESC (enteric septicemia of catfish). Đây là một trong những bệnh đáng quan tâm nhất trên loài cá này. Ở Đông Nam nƣớc Mỹ, theo các phòng thí nghiệm chẩn đoán thì bệnh này chiếm gần 30% trong tổng các trƣờng hợp bệnh trên cá. Ở Mississippi, nơi có nghề nuôi cá da trơn là chủ yếu thƣờng xuyên bị tổn thất gần 47% hàng năm. Thiệt hại kinh tế cho ngành công nghiệp cá da trơn chiếm hàng triệu dollar mỗi năm và vẫn tiếp tục tăng đều đặn. Ngoài ra, bệnh này còn gây thiệt hại nặng cho nghề nuôi cá da trơn ở các bang khác nhƣ: Alabama, Louisiana, Georgia, Florida, Texas, California, Maryland… b. Ở Việt Nam Bệnh mủ gan xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1998 và trở nên ngày càng phức tạp. Bệnh gây thiệt hại trong các ao nuôi cá tra hƣơng (cỡ từ 4-6 cm) đến 5-6 tháng tuổi, tỷ lệ tử vong của cá từ 60-70%, có trƣờng hợp 100% (theo Bùi Quang Tề, 2003). Đây là một bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế ở các tỉnh ĐBSCL. Đặc biệt là trong thời điểm cuối năm 2006, hầu nhƣ trên tất cả các thông tin đại chúng đều ồ ạt đƣa tin về tình hình dịch bệnh mủ gan trên cá tra gây điêu đứng và thiệt hại nặng nề cho ngƣời dân ở các tỉnh ĐBSCL. Theo anh Trƣơng Văn Sang thuộc tổ 2, ấp Mỹ Trung, xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú, An Giang, cá bắt đầu chết ngày 31/12/2006 mỗi ngày vớt đƣợc khoảng 70-80 kg cá chết. Những con cá chết còn chìm dƣới đáy ao thì không thể thống kê đƣợc. Theo chị Lê Thị Thu, ngƣời hành nghề thu mua làm thức ăn cho cá, cho biết “Tôi đã làm nghề này đƣợc 3 năm nay, mấy năm trƣớc đâu có cá chết dữ dội vậy. Trƣớc đây bình quân một ngày tôi mua gom đƣợc chừng 200 kg cá tra chết. Mấy ngày nay, ngày nào cũng mua trên 1 tấn cá mà còn không có đủ tiền mua thêm”. 24 Bệnh mủ gan trên cá tra và cá ba sa do vi khuẩn E. ictaluri gây ra (Crumlish et al, 2002). Theo kỹ sƣ Từ Thanh Dung “Thời tiết lạnh và mƣa kéo dài là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E. ictaluri xâm nhập phát triển tấn công đàn cá”. Thời điểm phát triển bệnh và mức độ thiệt hại khác nhau theo từng năm. Bệnh xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân, mùa thu và trong ao nuôi mật độ cao, nuôi cá lồng bè. Tình hình nghiên cứu bệnh do vi khuẩn E. ictaluri gây ra Waltman et al (1986b) đã mô tả đặc điểm sinh hóa hoàn chỉnh của E. ictaluri. Plumb và Vinitnantharat (1989) đã tìm thấy một vài đặc điểm hóa sinh học và tính đa dạng về huyết thanh giữa các loài. E. ictaluri có từ 1-3 plasmid (Speyerer và Boyle 1987, Newton et al. 1988). Chức năng của chúng vẫn chƣa đƣợc làm rõ, nhƣng chúng quan trọng trong việc nâng cao tính kháng đối với kháng sinh cho E. ictaluri. Shotts và Waltman (1990) đã nghiên cứu ra một môi trƣờng có tính chọn lọc cho E. ictaluri, Edward-siella ictaluri agar (EIA) giúp tăng tính chính xác khi phán đoán sự có mặt của E. ictaluri trong lần phân lập vi khuẩn đầu tiên. Roger 1981 đã định danh E. ictaluri bằng kỹ thuật enzyme link immunosorbant assay ( gọi tắt là kỹ thuật ELISA). Ainsworth et al, 1986 định danh E. ictaluri thông qua những đặc điểm sinh hóa và huyết thanh của chúng bằng phản ứng ngƣng kết huyết thanh chuyên biệt, hoặc dùng kháng thể phát huỳnh quang (fluoresent antibody- FA). ELISA và FA có thể dùng để thăm dò và định danh E. ictaluri trong những vết bôi đƣợc làm trực tiếp từ mô của cá bị nhiễm bệnh. 2.10.2.3 Bệnh do kí sinh trùng Chủ yếu xảy ra trên cá tra nuôi trong tỉnh là trùng bánh xe 25 Bệnh trùng bánh xe Hình 2.4: Trùng bánh xe  Dấu hiệu bệnh lí Khi cá mới mắc bệnh, mình cá có lớp nhớt màu trắng hơi đục, mang cá đầy nhớt, cá bệnh thƣờng nổi đầu và tập trung nơi có nƣớc chảy, cá thích cọ mình vào thành bè, cảm giác ngứa ngáy, đôi khi nhô đầu lên mặt nƣớc và lắc mạnh đầu. Cá bệnh nặng trông lờ đờ, đảo lộn vài vòng, chìm xuống đáy rồi chết. Trùng bánh xe ký sinh chủ yếu trên da, mang, các gốc vây. Bệnh thƣờng xuất hiện ở những nơi ƣơng nuôi với mật độ dày và môi trƣờng nuôi quá bẩn.  Phòng và trị bệnh Cần giữ cho môi trƣờng luôn sạch, mật độ cá ƣơng nuôi không quá dày. Dùng Sunfat đồng (CuSO4) ngâm cá với nồng độ 0,5-0,7 g/m 3 nƣớc hoặc tắm cá bệnh với nồng độ 2-5 g/m3 nƣớc trong thời gian 5-15 phút. Dùng muối ăn (NaCl) 2-3% tắm cho cá 5-15 phút. 2.10.3 Công tác quản lí dịch bệnh trong tỉnh Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản là đơn vị trực tiếp tham gia công tác theo dõi và quản lí dịch bệnh thủy sản bƣớc đầu đã tạo nền tảng cơ bản cho việc quản lí dịch bệnh và nâng cao chất lƣợng sản phẩm thủy sản, tạo đƣợc lòng tin của ngƣ dân và ngƣời tiêu thụ. Tuy nhiên do thiếu đội ngũ chuyên môn, thiết bị chuyên ngành để theo dõi và dự đoán tình hình dịch bệnh nên rất khó khăn khi dịch bệnh xảy ra. Mặt khác ngƣ dân thiếu kiến thức trong việc phòng và trị bệnh, một khi xảy ra dịch bệnh thƣờng hay lúng túng trong cách điều trị, hoặc vứt bỏ cá thể bệnh bừa bãi gây nên tình trạng ô nhiễm môi trƣờng và lây lan mầm bệnh. 26 2.11 Qui trình nuôi cá tra trong ao (theo tiêu chuẩn GAP) 2.11.1 Chuẩn bị ao nuôi Ao nuôi cá tra thông thƣờng có diện tích từ 500 m2 trở lên, có độ sâu nƣớc 2,5-3 m, bờ bao chắc chắn và cao hơn mực nƣớc cao nhất trong năm. Cần thiết kế cống cấp thoát nƣớc dễ dàng cho ao. Cống cấp thoát nƣớc nên đặt cao hơn đáy ao, cống thoát nƣớc nên đặt phía bờ ao thấp nhất để dễ tháo nƣớc. Đáy ao bằng phẳng và hơi nghiêng về phía cống thoát. Ao nên gần nguồn nƣớc nhƣ: sông, kênh, mƣơng lớn để có nƣớc chủ động. Nơi cấp nƣớc cho ao phải xa các cống thải nƣớc sinh hoạt, nƣớc thải công nghiệp. Không lấy nƣớc bị nhiễm phèn vào ao. Xung quanh ao và mặt ao phải thoáng, không có tán cây che phủ. Các chỉ tiêu chủ yếu của môi trƣờng ao cần đạt nhƣ sau: Nhiệt độ nƣớc 26-300C. pH thích hợp 7-8 Hàm lƣợng oxy hòa tan > 3 mg/l Nguồn nƣớc cấp cho ao nuôi cần phải sạch, thể hiện ở chỉ số các chất ô nhiễm chính dƣới mức giới hạn cho phép: NH3 < 1 mg/lit Coliform <10.000 MPN/100ml Kim loại nặng: 0,002-0,007 mg/lit Trƣớc khi thả cá phải thực hiện các bƣớc chuẩn bị ao nhƣ sau: Tháo cạn hoặc tát cạn nƣớc ao, bắt hết cá trong ao. Dọn sạch rong, cỏ dƣới đáy và bờ ao. Vét bớt bùn lỏng đáy ao, chỉ để lại lớp bùn dày 0,2-0,3 m Lấp hết hang hốc, lổ mọi rò rĩ và tu sửa lại bờ, mái bờ ao. Dùng vôi bột Ca(OH)2 rải khắp đáy ao và bờ ao với lƣợng vôi 7-10 kg/100m 2 để điều chỉnh pH thích hợp, đồng thời diệt hết các mầm bệnh còn tồn lƣu ở đáy ao. Phơi đáy ao 2-3 ngày (hoặc 5-7 ngày) 27 Đối với những ao ít thay nƣớc, sử dụng chế phẩm vi sinh thì bố trí sục khí đáy ao hoặc quạt khí. Sau cùng cho nƣớc từ từ vào ao qua cống có chắn lƣới lọc để ngăn cá dữ và địch hại lọt vào ao, khi đạt mức nƣớc yêu cầu thì tiến hành thả cá giống. 2.11.2 Cá giống nuôi Hiện nay cá giống cá tra đã hoàn toàn chủ động từ nguồn sinh sản nhân tạo. Cá thả nuôi cần đƣợc chọn lọc cẩn thận đảm bảo phẩm chất để cá tăng trƣởng tốt trong quá trình nuôi. Cá phải khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh, đều cỡ, không bị xay xát, không nhiều nhớt, bơi lội nhanh nhẹn. Cá giống mới đƣa về, trƣớc khi thả xuống ao nên tắm bằng nƣớc muối 2-3% trong 5-6 phút để loại trừ hết các kí sinh trùng và chống nhiễm trùng các vết thƣơng hoặc vết xay xát trên thân cá. - Kích cở cá thả: 10-12 cm (15-17 g/con) - Mật độ thả cá: 15-20 con/m2 - Ao hồ nhỏ: 15-20 con/m2 - Ao thay nƣớc liên tục: 20-30 con/m2 - Ao sử dụng chế phẩm vi sinh và kết hợp sục khí: 25-30 con/m2 2.11.3 Mùa vụ nuôi Các tỉnh miền Nam từ Đà Nẵng trở vào, do thời tiết và khí hậu ấm nóng, nên có thể nuôi quanh năm. Giữa các vụ nuôi nên có thời gian cải tạo ao kỹ và phơi đáy ao thật khô. Các tỉnh miền Bắc nên dựa vào thời tiết, nhiệt độ môi trƣờng để xác định mùa vụ thích hợp với từng địa phƣơng. Nếu có cá giống nuôi qua đông, nên tranh thủ sớm vào tháng 2 hoặc tháng 3 để có thể thu hoạch vào tháng 10-11 trƣớc mùa đông. Cá giống chuyển từ miền Nam ra cũng thả nuôi chậm nhất vào tháng 4. 2.11.4 Thức ăn cho cá nuôi Thức ăn cho cá nuôi hiện nay có hai loại chủ yếu là thức ăn viên công nghiệp (TACN) và thức ăn hỗn hợp tự chế biến (TCB) 28 TACN là thức ăn khô ép viên do các nhà máy chế biến theo dây chuyền công nghiệp. TACN đƣợc tính toán và phối trộn hợp lí các thành phần dinh dƣỡng phù hợp với từng đối tƣợng nuôi. Có thức ăn viên dạng chìm và dạng nổi với các cỡ thức ăn khác nhau cho cá ở từng giai đoạn phát triển, dạng thức ăn viên nổi thì cá dễ dàng sử dụng hơn. Sử dụng TACN đảm bảo đƣợc vệ sinh môi trƣờng và giúp cá tăng trƣởng nhanh. Ngoài ra, việc vận chuyển, bảo quản và cho cá ăn cũng đƣợc dễ dàng, ít tốn công lao động cho khâu chế biến thức ăn và cho cá ăn. Nếu dùng TACN, cung cấp nhƣ sau: - Trong 2 tháng đầu mới thả nuôi, cho ăn loại thức ăn có hàm lƣợng đạm 28-30% - Các tháng tiếp theo giảm dần hàm lƣợng đạm xuống 25-26% - Hai tháng cuối cùng sử dụng thức ăn có hàm lƣợng đạm 20-22% TCB sử dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phƣơng để phối hợp và chế biến cho cá ăn. Các nguyên liệu cần đƣợc tính toán hợp lí đảm bảo hàm lƣợng dinh dƣỡng, quan trọng nhất là đạm có đủ theo yêu cầu. Các nguyên liệu đƣợc xay nhuyễn, trộn đều cùng chất kết dính (bột mì, bột củ sắn..), nấu chín để nguội và vo thành nắm nhỏ hoặc ép đùn dạng viên cho cá ăn. 29 Bảng 2.7: Một số công thức chế biến thức ăn có thể tham khảo (Kỹ thuật nuôi thƣơng phẩm cá tra và ba sa – Nguồn Khoa Thủy Sản – trƣờng Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, 2005). Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Nguyên liệu Tỉ lệ (%) Nguyên liệu Tỉ lệ (%) Nguyên liệu Tỉ lệ (%) Cám gạo 40 Cám gạo 49 Cám gạo 54 Cá vụn, đầu, ruột cá 59 Bột cá 50 Bột cá 35 Premix khoáng 1 Premix khoáng 1 Premix khoáng 1 Vitamin C 10mg/100kg thức ăn Vitamin C 10mg/100kg thức ăn Vitamin C 10mg/100kg thức ăn Khô dầu 10 Hàm lƣợng protein (%) ƣớc tính 25 - 26 Hàm lƣợng protein (%) ƣớc tính 27 - 28 Hàm lƣợng protein (%) ƣớc tính 20 - 22 Hàm lƣợng protein tối ƣu cho cá tra: 5 - 100 g: 28 - 30% 100 - 300 g: 24 - 26% 300 - 500 g: 22 - 24% >500 g: 20 - 22% Thức ăn để sử dụng cho cá cần phải đƣợc kiểm tra chất lƣợng kỹ lƣỡng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Không nhiễm khuẩn, nấm mốc,…, không bị ƣơn, sâu mọt, và đặc biệt không dùng thức ăn quá hạn sử dụng. 2.11.5 Cách cho ăn: Rải từ từ cho cá ăn từng chút một cho đến khi hết thức ăn. Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần sáng và chiều, sáng từ 6-10h, chiều từ 16 - 18h. Khẩu phần thức ăn 5 - 7% trọng lƣợng thân (TCB) và từ 2 - 2,5% (TACN). 2.11.6 Quản lí ao nuôi 30 Hàng ngày thƣờng xuyên quan sát, kiểm tra ao để kịp thời phát hiện và xử lý các hiện tƣợng bất thƣờng nhƣ: bờ ao bị sạt lở, lổ mọi, cống bị rò rỉ, hƣ hỏng…Nếu xảy ra hiện tƣợng bất thƣờng đối với cá nuôi nhƣ: cá bị nổi đầu khi bị ngộ độc…Lúc này phải cấp nƣớc mới vào, tháo bớt nƣớc cũ, tạm thời ngƣng cho cá ăn. Quản lí chất thải Mặc dù cá tra chịu đựng rất tốt trong điều kiện khắc nghiệt của môi trƣờng nuôi, nhƣng khi nuôi thâm canh thả cá mật độ cao, thức ăn cho cá quá nhiều và chất thải ra cũng lớn làm cho môi trƣờng ao nuôi bị nhiễm bẩn rất nhanh. Do đó cần phải thƣờng xuyên thay nƣớc, mỗi lần thay từ 25-30% lƣợng nƣớc trong ao, để ao nuôi luôn sạch, phòng cho cá không bị nhiễm bệnh. Các chất thải của sinh hoạt: bọc nilông, tro trấu, thuốc, hóa chất,… không đƣợc thải ra ao nguy hại đến môi trƣờng ao nuôi. Nƣớc thải từ ao nuôi phải đƣợc xử lý trƣớc khi thải ra sông để tránh làm ô nhiễm môi trƣờng xung quanh và ảnh hƣởng đến sức khỏe của cộng đồng. Quản lí chất hóa học Không sử dụng thuốc và hóa chất, kháng sinh đã bị cấm sử dụng cho nuôi trồng thủy sản. Nên theo hƣớng dẫn sử dụng đƣợc dán trên sản phẩm, trách tình trạng dùng lƣợng nhiều để rút ngắn số lần. Nên bảo quản hóa chất, thuốc ở nên khô thoáng, thƣờng xuyên kiểm tra hạn sử dụng của thuốc, hóa chất. Không sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc. 2.11.7 Kiểm tra và phòng bệnh cho cá nuôi Hàng tháng kiểm tra tăng trƣởng cho cá một lần. Mỗi lần đánh bắt ngẫu nhiên 25-30 con và cân trọng lƣợng cá để đánh giá tăng trƣởng, đồng thời kiểm tra phát hiện tình trạng sức khỏe, bệnh của cá nuôi. Để phòng bệnh cho cá và khử trùng nƣớc ao, dùng vôi bột hòa nƣớc và tạt đều khắp ao với liều lƣợng 1,5-2 kg/100m3 nƣớc ao. Có thể dùng các loại chế phẩm vi sinh hoặc formol để xử lí và khử trùng nƣớc ao nuôi. 31 Tuyệt đối không sử dụng thuốc và hóa chất đã bị cấm. 2.11.8 Thu hoạch Thu hoạch toàn bộ sau thời gian nuôi từ 6-7 tháng, cá có thể đạt cỡ 1-1,5 kg/con. Ngƣời nuôi có thể linh hoạt theo giá cả và nhu cầu thị trƣờng để thu hoạch cá vào lúc thích hợp nhất. Nên ngƣng cho cá ăn 1-2 ngày trƣớc khi đánh bắt. Khi thu hoạch cá dùng lƣới sợi mềm đánh bắt từ từ, không kéo dồn quá nhiều vào lƣới làm cá dễ xay xát và chết. Nhanh chóng lựa chọn, phân loại cỡ cá, rửa sạch cá trƣớc khi đƣa vào dụng cụ bảo quản và vận chuyển. Cần chuyển ngay sản phẩm đến nhà máy chế biến hoặc nơi tiêu thụ. Lớp bùn đáy ao sau vụ nuôi phải đƣợc vét lên khỏi đáy ao và chuyển ra xa, không nên đổ lên bờ để tránh ô nhiễm ao trở lại. Nƣớc thải từ đáy ao phải đƣợc xử lý trƣớc khi thải ra môi trƣờng. Sau khi thu hoạch, phải tát cạn ao và làm công tác chuẩn bị cho vụ nuôi kế tiếp. 2.12 Vài nét về kháng sinh 2.12.1 Khái quát kháng sinh Kháng sinh là chất hữu cơ có nguồn gốc sinh học, bán tổng hợp hay tổng hợp có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn trên cơ sở kết hợp với một điểm tiếp nhận (receptor) trong quá trình biến dƣỡng dẫn đến sự ngƣng trệ quá trình sống của vi khuẩn. Động vật đa bào và virus không có điểm tiếp nhận kháng sinh, do đó dùng kháng sinh không có tác dụng đối với chúng. 2.12.2 Phân loại kháng sinh Theo TS DS Nguyễn Hữu Đức – Đại học Y Dƣợc Thành Phố Hồ Chí Minh Kháng sinh gây tổn hại vi khuẩn bằng cách làm hƣ hại thành phần cấu tạo của chúng nhƣ: lớp vỏ bao bọc màng trao đổi chất….. Tuy nhiên trong phƣơng diện điều trị, ngƣời ta quan tâm hai loại tác dụng của kháng sinh Tác dụng diệt khuẩn Kháng sinh diệt khuẩn là kháng sinh có tác dụng giết chết vi khuẩn. 32 Gồm có: Nhóm Quinolones, nhóm Aminosides, nhóm Polypeptides, nhóm β- Lactamines, nhóm Sulfamides và nhóm Diaminopyrimidines. Tác dụng kìm khuẩn ( hay tĩnh khuẩn, hãm khuẩn, trụ khuẩn) Kháng sinh kìm khuẩn chỉ làm cho vi khuẩn ngƣng phát triển, không sinh sản chứ không tiêu diệt. Kháng sinh kìm khuẩn chỉ dùng khi cơ thể ngƣời hoặc động vật còn sức, hệ thống miễn dịch còn đủ mạnh để tiêu diệt vi khuẩn bị thuốc làm cho yếu. Gồm có: Nhóm Tetracyclines, nhóm Macrolides và nhóm Phenicols. 2.12.3 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản - Chỉ dùng kháng sinh để trị các bệnh nhiễm khuẩn ở động vật thủy sản. Chỉ dùng kháng sinh khi biết chắc chắn rằng bệnh đó do vi khuẩn gây ra. - Kháng sinh đƣợc sử dụng phải nhạy cảm với vi khuẩn gây bệnh và phải phân bố đƣợc đến các vị trí nhiễm trùng. - Chỉ ngƣng sử dụng kháng sinh sau hai đến ba ngày khi vật nuôi hết triệu chứng lâm sàng. Tránh dùng kết hợp với các loại kháng sinh đối kháng. - Không nên dùng kháng sinh để phòng bệnh, chỉ nên dùng để trị bệnh – khi bệnh đã bùng phát. Khi dùng kháng sinh với liều thấp, kéo dài liên tục có thể ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe đông vật nuôi và có nhiều nguy cơ gây hiện tƣợng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh làm công tác trị bệnh trở nên khó khăn và tốn kém hơn. - Không nên dùng kháng sinh của ngƣời để trị bệnh cho động vật thủy sản, vì sẽ không có các hƣớng dẫn về nồng độ, cách dùng và chƣa biết đƣợc tác động của các yếu tố thủy lý, thủy hóa nƣớc ảnh hƣởng thế nào đến tác dụng của thuốc. - Dùng phải đúng nồng độ, thời gian theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. - Chấm dứt dùng kháng sinh 14 ngày trƣớc khi thu tôm cá thƣơng phẩm, để giảm lƣợng kháng sinh tồn đọng trong cơ thể vật nuôi. - Chỉ nên dùng kháng sinh khi thật sự cần thiết 33 Bảng 2.8: Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản (Ban hành theo quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24 tháng 2 năm 2005 của Bộ trƣởng Bộ Thủy Sản) TT Tên hóa chất, kháng sinh Đối tƣợng áp dụng 1 Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng Thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chất xử lí môi trƣờng, chất tẩy rửa khử trùng, chất bảo quản, kem bôi da tay trong tất cả các khâu sản xuất giống, nuôi trồng động thực vật dƣới nƣớc và lƣờng cƣ, dịch vụ nghề cá và bảo quản, chế biến. 2 Chloramphenicol 3 Chloroform 4 Chlorpromazine 5 Colchicine 6 Dapsone 7 Dimetridazole 8 Metronidazone 9 Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone) 10 Ronidazole 11 Green Malachite (Xanh Malachite) 12 Ipronidazole 13 Các Nitroimidazole 14 Clenbuterol 15 Diethylstibestrol (DES) 16 Glycopeptides 17 Trichlorfon (Dipterex) Bảng 2.9: Danh mục kháng sinh nhóm Fluoroquinolones cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản ( Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24 tháng 2 năm 2005 của Bộ trƣởng Bộ Thủy Sản) TT Tên hóa chất, kháng sinh Đối tƣợng áp dụng 1 Danofloxacin Thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chất xử lí môi trƣờng, chất tẩy rửa khử trùng, chất bảo quản, kem bôi da tay trong tất cả các khâu sản xuất giống, nuôi trồng động thực vật dƣới nƣớc và lƣỡng cƣ, dịch vụ nghề cá và bảo quản, chế biến. 2 Difloxacin 3 Enrofloxacin 4 Ciprofloxacin 5 Sarafloxacin 6 Flumequine 7 Norfloxacin 8 Ofloxacin 9 Enoxacin 10 Lomefloxacin 11 Sparfloxacin 34 Bảng 2.10: Danh mục các hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản ( Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24 tháng 2 năm 2005 của Bộ trƣởng Bộ Thủy Sản) TT Tên hóa chất, kháng sinh Dƣ lƣợng tối đa (ppb)* Mục đích sử dụng Thời gian dừng thuốc trƣớc khi thu hoạch làm thực phẩm 1 Amoxicillin 50 Dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc thú y cho động, thực vật thủy sản và lƣỡng cƣ Cơ sở sản xuất kinh doanh phải có đủ bằng chứng khoa học và thực tiễn về thời gian thải loại dƣ lƣợng thuốc trong động, thực vật, dƣới nƣớc và lƣỡng cƣ xuống dƣới mức giới hạn cho phép cho từng đối tƣợng nuôi và phải ghi thời gian ngừng sử dụng thuốc trƣớc khi thu hoạch trên nhãn sản phẩm. 2 Ampicillin 50 3 Benzylpenicillin 50 4 Cloxacillin 300 5 Dicloxacillin 300 6 Oxacillin 300 7 Danofloxacin 100 8 Difloxacin 300 9 Enrofloxacin 100 10 Ciprofloxacin 100 11 Oxolinic Acid 100 12 Sarafloxacin 30 13 Flumepuine 600 14 Colistin 150 15 Cypermethrim 50 16 Deltamethrin 10 17 Diflubenzuron 1000 18 Teflubenzuron 500 19 Emamectin 100 20 Erythromycine 200 21 Tilmicosin 50 22 Tylosin 100 23 Florphenicol 1000 24 Lincomycine 100 25 Neomycine 500 26 Paromomycin 500 27 Spectinomycin 300 28 Chlortetrecycline 100 29 Oxytetracycline 100 30 Tetracycline 100 31 Sulfonamide (các loại) 100 32 Trimethoprim 50 33 Ormetoprim 50 34 Tricaine methanesulfonate 15 - 330 35 Phần III VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian đề tài đƣợc tiến hành từ ngày 15/4/2007-15/8/2007 Địa điểm: - Địa điểm điều tra: Chúng tôi tiến hành điều tra ngẫu nhiên 30 hộ, trong đó có 10 hộ nuôi cá tra trong ao tại xã Bình Thạnh - huyện Cao Lãnh, 10 hộ nuôi tại xã Tân Khánh Đông- Thị xã Sa Đéc và 10 hộ nuôi tại huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp. - Địa điểm phân tích mẫu: Phòng nghiên cứu Bệnh học thủy sản Khoa Thủy Sản trƣờng Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2 Vật liệu và trang thiết bị - Dụng cụ nghiên cứu: ống nghiệm, đĩa pêtri, que cấy, đèn cồn, kéo, kẹp, dao tiểu phẩu, pipette, kính hiển vi, tủ sấy, tủ lạnh, tủ ấm, autoclave. - Môi trƣờng nuôi cấy vi khuẩn: BHI (Brain Heart Infusion Agar). - Môi trƣờng giữ giống: NB (Nutrient Broth), Glycerol. - Hóa chất: Crystal violet, cồn 70o, Lugol, Fushin, bộ test kit định danh IDS 14 GNR (Cty Nam Khoa) 3.3 Phƣơng pháp thu thập số liệu Nguồn số liệu sơ cấp Sử dụng phƣơng pháp điều tra chọn ngẫu nhiên 30 hộ nông dân nuôi cá tra trong ao tại 3 vùng nuôi của tỉnh Đồng Tháp, để thu thập các số liệu về kỹ thuật nuôi, tình hình dịch bệnh và các chi phí đầu tƣ trong suốt vụ nuôi. Số liệu đƣợc thu thập dựa vào bảng điều tra đã đƣợc chuẩn bị sẵn thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi (xem phụ lục). 36 Nguồn số liệu thứ cấp Đƣợc thu thập từ các tài liệu, sách báo, internet, từ các cơ quan có liên quan nhƣ: Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Trung tâm khuyến nông và Trung Tâm giống thủy sản…thuộc tỉnh Đồng Tháp. Phƣơng pháp xử lý số liệu Các số liệu đƣợc thu thập sẽ đƣợc xử lý thống kê mô tả bằng phần mềm Excel 3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu vi sinh vật 3.4.1 Phƣơng pháp thu mẫu a. Dụng cụ: Khay đựng, đèn cồn, dao, kéo, kẹp, cân. b. Cách thức thu mẫu - Mẫu cá bệnh đƣợc thu thập và mổ kiểm tra ngay tại ao cá bệnh. - Cân trọng lƣợng cá và ghi các triệu chứng của cá trƣớc khi mổ kiểm tra. - Quan sát và ghi các dấu hiệu tại những cơ quan nội tạng cần phân lập vi khuẩn: gan, thận, lách, mắt. c. Nguyên tắc thu mẫu - Ghi các triệu chứng cá bệnh trƣớc khi mổ kiểm tra. - Không thu mẫu cá đã chết, mẫu thu phải có những biểu hiện bệnh lí đặc trƣng. - Số lƣợng mẫu thu tại mỗi ao: 3-5 mẫu. 37 3.4.2 Phƣơng pháp xác định vi khuẩn gây bệnh Mẫu cá bệnh - Mổ khám - Ghi nhận bệnh tích Lấy mẫu vi khuẩn (gan, thận, lách) Cấy ria phân lập vi khuẩn trên môi trƣờng BHIA ủ 300C, 24-36h Cấy thuần ủ 300C, 24-36h Định danh sơ bộ (nhuộm Gram, quan sát hình thái tế bào, khả năng di động của vi khuẩn, phản ứng catalase, oxidase) Định danh dựa trên các phản ứng sinh hóa của bộ test kit IDS 14 GNR Giữ giống Kháng sinh đồ Tuy nhiên những mẫu vi khuẩn đƣợc phân lập từ các mẫu cá mà gan, thận, lách bị những đốm mủ trắng thì khuẩn lạc sau 18 – 24h chỉ mọc li ti rất ít ta cần để thêm thời gian cho khuẩn lạc phát triển mạnh nhƣng không quá 48h (vì đó có thể là vi khuẩn của E. ictaluri) 3.4.3 Phƣơng pháp kiểm tra và mổ khám bệnh tích Kiểm tra bên ngoài: Chỉ thu những mẫu cá có biểu hiện khác thƣờng so với các con khỏe nhƣ: cá bơi lờ đờ, cá bơi tắp bờ, đầu ngẩng lên cao, bơi vòng tròn, cá bị mắt lồi, xuất huyết… Mổ khám bệnh tích bên trong: Trƣớc khi mổ cá lau sạch bùn đất trên thân cá, cân trọng lƣợng cá, dùng cồn 700 phun lên thân cá, sau đó dùng bông tẩm cồn 700 sát trùng kỹ tại khu vực mổ để tránh sự nhiễm tạp của vi khuẩn từ bên ngoài. 38 Mổ cá: Bắt đầu từ hậu môn cắt dọc theo xoang bụng cá lên tới nắp mang, từ nắp mang cắt một đƣờng ngang đến vị trí giữa vây lƣng, sau đó mở xoang bụng cá vừa cắt để thấy đƣợc nội tạng bên trong. Quan sát: Màu, dấu hiệu khác thƣờng (đốm trắng, xuất huyết) trên gan, thận, lách cá. 3.4.4 Phƣơng pháp phân lập vi khuẩn có trong mẫu bệnh phẩm Sau khi mổ xoang bụng cá, chúng tôi tiến hành phân lập vi khuẩn từ gan, thận, lách, một vài trƣờng hợp có thể phân lập vi khuẩn từ: mắt, đuôi cá bệnh, cấy vào môi trƣờng thạch BHI. Ủ ở nhiệt độ 28 – 300C trong 24 - 36h. Sau đó chọn những khuẩn lạc riêng lẻ cấy chuyền sang thạch BHI. Từ những đĩa đã đƣợc cấy chuyền tiến hành lƣu giữ giống vi khuẩn gốc trong các ống chứa 0,5 ml môi trƣờng NB (Nutrient Broth) sau 24h (khi thấy ống vi khuẩn hơi đục) thì bổ sung vào mỗi ống 0,5 ml glycerol. Cấy tăng sinh từ ống nghiệm sang thạch BHI (có thể thực hiện 2 - 3 lần đến khi thấy vi khuẩn thật sự phát triển mạnh). Tiến hành thực hiện những bƣớc tiếp theo. 3.4.4.5 Phƣơng pháp nhuộm Gram Mẫu vi khuẩn đƣợc giữ trong ống giống gốc, trƣớc khi tiến hành nhuộm Gram cần cấy sang thạch BHI, đem ủ ở nhiệt độ 18 - 24h hoặc 24 - 36h, sau đó lấy một ít khuẩn lạc từ đĩa thạch BHI cho lên lam kính có sẵn 1 giọt nƣớc muối sinh lí, phết đều vi khuẩn trên lam kính, để khô tự nhiên và cố định mẫu qua đèn cồn. Sau đó thực hiện các bƣớc nhuộm Gram và quan sát hình thái vi khuẩn trong 1 giọt dầu xem kính dƣới vật kính 100. 3.4.4.6 Thử nghiệm các phản ứng sinh hóa đơn giản a. Catalase Nguyên tắc: Nhằm xác định sự có mặt của enzyme catalase của một số vi khuẩn hô hấp kỵ khí tùy ý. Catalase giúp vi khuẩn kỵ khí không bị ngộ độc khi môi trƣờng có oxy không khí bởi sự hình thành H2O2. Phƣơng pháp thử 39 Nhỏ 1 giọt thuốc thử Catalase lên đĩa petri, dùng pipette lấy một ít khuẩn lạc hòa vào thuốc thử. Đọc kết quả. b. Oxidase Nguyên tắc Nhằm xác định sự có mặt của enzyme Oxidase của vi khuẩn. Đây là nhóm enzyme cuối cùng vận chuyển e- đến oxi phân tử để tạo thành nƣớc trong chuỗi hô hấp. Phƣơng pháp thử Dùng pipette pasteur khử trùng và để nguội, lấy một khuẩn lạc riêng lẻ rồi quệt vào mẫu giấy đã đƣợc tẩm hóa chất thử (Cty Nam Khoa), để yên trong vòng 10 - 60s, rồi đọc kết quả. c. Khả năng di động Một số vi khuẩn có khả năng di động đƣợc là nhờ những cơ quan đặc biệt gọi là tiên mao. Để xác định khả năng di động của vi khuẩn thƣờng quan sát trực tiếp (soi tƣơi dƣới kính hiển vi X100) hoặc thử nghiệm trên môi trƣờng thạch mềm (bán rắn). 3.4.4.7 Định danh vi khuẩn Tiến hành định danh vi khuẩn bằng bộ test kit IDS 14 GNR của Cty Nam Khoa . Đây là hệ thống bao gồm 14 thử nghiệm sinh hóa dùng để định danh các trực khuẩn Gram [-] bằng cách sử dụng hệ thống mã định danh đƣợc kèm theo. Bộ định danh này bao gồm các phản ứng: Oxidase, lên men Glucose, khử Nitrate, thử nghiệm ONPG, sinh Urease, PDA, Citrate, thủy giải Esculin, sinh H2S, sinh Indol, Voges - Poskauer ( VP ), Malonate, LDC, di động. Nguyên tắc các phản ứng a. Lên men Glucose Thử nghiệm này nhằm xác định khả năng sử dụng nguồn carbon nhất định của vi khuẩn để tăng trƣởng. Khi sử dụng các nguồn carbon để lên men, tùy phƣơng thức lên men mà sản phẩm đƣợc tạo ra sẽ khác nhau bao gồm: rƣợu, acid hữu cơ, CO2… 40 Các sản phẩm này đều làm giảm pH môi trƣờng dẫn đến sự thay đổi màu của chất chỉ thị pH trong môi trƣờng. b. Thử nghiệm khử Nitrate Các vi khuẩn có khả năng khử nitrate tổng hợp hệ enzyme nitratase xúc tác sự khử nitrate thành nitrite và nitơ phân tử trong điều kiện không có oxi phân tử. Nitrite đƣợc tạo ra bởi nitrate sẽ phản ứng với sulfalinic acid và α - naphthylalamine trong môi trƣờng acid tạo nên phức hợp p – sulfobenzeneazo – α - naphthylamine có màu đỏ sáng tức phản ứng [+]. Nếu phản ứng cho kết quả âm tính vẫn chƣa thể kết luận vi khuẩn không sử dụng nitrate. Ta tiếp tục kiểm tra sự tồn tại của nitrate ban đầu bằng phản ứng oxi hóa khử bằng bột kẽm. Nếu có màu vàng tức là không còn NO3 thì phản ứng là [+] và nếu có màu đỏ thì phản ứng là âm do kẽm phản ứng với NO3 còn. c. Thử nghiệm ONPG ( O - Nitrophenyl β - D-galactopyrannoside ) Các vi khuẩn chỉ lên men lactose khi có sự tổng hợp của hai enzyme là - galactosidase có vai trò xúc tác sự thủy phân lactose và permease có vai trò vận chuyển lactose vào bên trong tế bào. Hoạt tính của enzyme - galactosidase có thể đƣợc xác định dựa vào một cơ chất tổng hợp là O-nitrophenyl-D-galactopyranoside. Sự thủy phân cơ chất đƣờng này bởi - galactosidase sẽ phóng thích O - nitrophenol có màu vàng. d. Thử nghiệm Urease Một số vi khuẩn tổng hợp enzyme urease xúc tác sự thủy phân của liên kết amide giữa C - N và CO2. Sự phóng thích này làm tăng pH của môi trƣờng. e. PAD Phenylalanine là một amino acid có thể bị khử amine để tạo thành phenylpyruvic nhờ sự hiện diện của enzyme phenylalamine deaminase ( PAD ). Phenylpyruvic đƣợc phát hiện nhờ kết hợp với thuốc thử FeCL3 tạo thành phức chất có màu xanh lá đậm. 41 f. Citrate Một vài vi khuẩn có khả năng sử dụng citrate là nguồn carbon duy nhất để thu lấy năng lƣợng và vận chuyển. Việc sử dụng citrate là nguồn carbon tạo thành carbonate và bicarbonate có tính kiềm và làm kiềm hóa môi trƣờng. Mọi vi khuẩn có khả năng dùng citrate làm nguồn carbon duy nhất đều có thể dùng amonium nhƣ là nguồn nitrogen duy nhất ( và ngƣợc lại ). Nếu nhƣ trong môi trƣờng chỉ có amonium thì bị phân hủy thành amonia làm kiềm hóa môi trƣờng. g. Thủy giải Esculin Thử nghiệm này phân biệt vi khuẩn dựa trên khả năng liên kết glucoside trong esculin tạo thành esculetin và glucose khi có sự hiện diện của muối mật. Esculetin phản ứng với muối sắt trong môi trƣờng tạo thành phức hợp màu đen hay nâu đen. h. Sinh H2S Một số vi khuẩn tổng hợp đƣợc enzyme Desulfohydrase xúc tác sự chuyển hóa trong điều kiện kỵ khí các amino acid chứa lƣu huỳnh nhƣ: cysteine, cystin, methione và giải phóng H2S. Khí H2S sinh ra sẽ tạo thành màu đen với chỉ thị sulfite chứa trong môi trƣờng nuôi cấy. i. Sinh Indol Trytophan là một amino acid có thể bị oxi hóa bởi một số vi khuẩn có hệ enzyme trytophanase tạo thành sản phẩm chứa gốc indol. Việc phát hiện indol đƣợc thể hiện bằng phản ứng của indol với thuốc thử chứa p - Dimethylaminobenzadehyde ( P - DMABA ). Nhân pyrrol của indol chứa CH2 sẽ kết hợp với nhân benzen của p - DMBA tạo nên một phức chất có dạng quinone có màu đỏ. j. Voges-Poskauer Thử nghiệm này xác định khả năng tạo acetone ( acetyl methycarbinol ), một sản phẩm cuối trung tính hình thành do lên men glucose. 42 Glucose trong quá trình biến dƣỡng tạo ra aceton, trong điều kiện kiềm aceton bị oxy hóa bởi oxy không khí tạo thành diacetyl. Diacetyl dƣới tác động của α - Napthtol sẽ kết hợp với nhân guanidin của arginin có trong pepton tạo nên phức hợp diacetyl - pepton có màu đỏ. k. Malonate Malonate là một tác nhân kiềm hãm tính hoạt động của enzyme succinase chuyển succinate thành fumarate cản trở sự biến dƣỡng của chu trình Krebs. Các vi khuẩn có khả năng biến dƣỡng malonate đồng thời có khả năng sử dụng amonium làm nguồn đạm duy nhất. Sự tăng trƣởng của chúng trên môi trƣờng chứa malonate làm nguồn carbon duy nhất sẽ kéo theo việc sử dụng nguồn đạm này làm phóng thích NH3 gây kiềm hóa môi trƣờng. Dấu hiệu của sự tăng pH đƣợc thể hiện ở sự biến đổi màu của chất chỉ thị pH. l. LDC Đây là phản ứng đánh giá hoạt tính decarboxylase của vi khuẩn dùng để khử nhóm carboxyl của amino acid tạo thành amine có tính kiềm. Vi khuẩn có lysin decarboxylase tách nhóm carboxyl của lysin tạo thành amine làm tăng pH môi trƣờng làm biến đổi màu chất chỉ thị. m. Di động Trong bộ định danh này, phản ứng di động đƣợc xác định trên môi trƣờng bán rắn. Khi có vi khuẩn mọc trên môi trƣờng này sẽ làm mờ đƣờng cấy và lan ra khỏi đƣờng cấy. Cách thực hiện - Vi khuẩn có thời gian phát triển không quá 24h và không quá 48h (đối với vi khuẩn E. ictaluri). - Dùng pipette pasteur chạm vào vi khuẩn thử nghiệm, cấy đâm thẳng đứng vào chính giữa chai môi trƣờng LDC, sau đó đậy nắp chai lại. 43 - Làm huyền dịch vi khuẩn trong 3 ml nƣớc muối sinh lí vô trùng, pha càng đục càng tốt. Dùng pipet với đầu típ vô trùng hút 200 µl huyền dịch cho vào mỗi giếng. Đậy nắp bảng nhựa lại. - Bảng nhựa đã nhỏ huyền dịch vi khuẩn và chai môi trƣờng LDC đƣợc ủ trong tủ ấm ở 300C. Đọc kết quả sau khi ủ 12 - 16h. - Kết quả 10 phản ứng sinh hóa đƣợc đọc dựa theo bảng. - Kết quả LDC và di động đƣợc đọc trên chai môi trƣờng LDC. Cách tính điểm cho trƣờng hợp vi khuẩn E. ictaluri trong test kit IDS 14 GNR KQ OXI GLU NIT ONPG URE PAD CIT ESC H2S I VP MA LDC DĐ - 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 + 1 2 4 1 2 4 1 2 4 1 2 4 1 2 TC 6 0 0 0 1 KQ: kết quả TC: tổng cộng 3.4.4.8 Thử nghiệm kháng sinh đồ a. Khái niệm Kháng sinh đồ là kỹ thuật để tìm độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh hay xác định lƣợng tối thiểu của kháng sinh ngăn cản sự tăng trƣởng của vi khuẩn. Độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh luôn luôn thay đổi do tính thích ứng và tính chọn lọc của vi khuẩn khi tiếp xúc với thuốc kháng sinh. Có 2 phƣơng pháp làm kháng sinh đồ - Phƣơng pháp đĩa khuếch tán (định tính và bán định lƣợng) - Phƣơng pháp pha loãng (định lƣợng). b. Cách tiến hành Để tiến hành làm kháng sinh đồ trƣớc hết ta cần phải chuẩn bị giống vi khuẩn có thời gian phát triển từ 18 - 24h hoặc 24 - 36h (đối với khuẩn lạc E. ictaluri), các đĩa môi trƣờng MH (Muller Hinton), các đĩa kháng sinh phải đƣợc để ở nhiệt độ phòng (vì khi bảo quản phải đƣợc giữ ở nhiệt độ lạnh). Khi đã có đầy đủ ta tiến hành thực hiện. 44 Trƣớc hết, ta phải pha huyền dịch vi khuẩn bằng cách lấy vi khuẩn có thời gian phát triển từ 18 - 24h hoặc 24 - 36h (đối với khuẩn lạc E. ictaluri) hòa vào 3 - 4 ml nƣớc muối sinh lí (tùy theo lƣợng vi khuẩn nhiều hay ít) và đem lắc đều (vortex). Theo nguyên tắc, huyền dịch phải có độ đục tƣơng đƣơng với độ đục của ống chuẩn Mc - Farland 0,5. Tuy nhiên việc so sánh hai độ đục này (huyền dịch và ống Mc - Farland 0,5) bằng mắt thƣờng dẫn tới sai số khá cao. Để nâng cao độ chính xác, Hiệp Hội Vi Sinh của Pháp đề nghị cách thức sau: huyền dịch sẽ đƣợc đo OD ở bƣớc sóng 550 nm, giá trị OD huyền dịch là 0,125, có thể xê dịch trong khoảng 0,12 - 0,13. Đĩa môi trƣờng sau khi đã cho huyền dịch vi khuẩn vào thì tiến hành tráng đều đĩa, kế đến đổ bỏ huyền dịch còn dƣ và đóng đĩa kháng sinh vào đĩa. Đem ủ đĩa trong tủ ở nhiệt độ 35 – 370C. c. Đọc kết quả Các đĩa kháng sinh sau khi đem ủ ở nhiệt độ 35 – 370C sau 20 - 24h thì tiến hành đo đƣờng kính vòng kháng khuẩn. Dùng thƣớc đo đƣờng kính với đơn vị là milimet (mm). 3.5 Một số chỉ tiêu và công thức tính hiệu quả kinh tế Năng suất = sản lƣợng thu hoạch / diện tích nuôi Tổng thu nhập từ sản xuất (TTNTSX) = tổng sản lƣợng thu hoạch * đơn giá Tổng chi phí (TC) = chi phí vật chất + chi phí lao động + thuế + khấu hao cơ bản Lợi nhuận = TTNTSX – TC (kể cả lao động gia đình) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí = lợi nhuận / tổng chi phí. 45 Phần IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Vài nét về yếu tố kinh tế - xã hội của các hộ nuôi Do không nằm trong mục tiêu khảo sát, nên thông qua đánh giá sơ bộ chúng tôi nhận thấy: Độ tuổi 30 - 40 là độ tuổi phổ biến của các chủ hộ nuôi của cả 3 vùng, do tính chất của công việc cũng nhƣ những đòi hỏi của các thao tác trong quá trình nuôi nên đa phần ngƣời trực tiếp quản lí ao nuôi là nam. Tuy nhiên chúng tôi cũng nhận thấy trong 30 hộ đƣợc điều tra thì vẫn có 2 hộ ngƣời trực tiếp quản lí là nữ. Còn về trình độ học vấn, thì đa phần các chủ hộ nuôi đều xuất thân từ gia đình nông dân, trƣớc đây do hoàn cảnh khó khăn, trồng trọt lại không thể cải thiện đƣợc đời sống, nên hầu hết họ đều chỉ học hết cấp II, có một vài ngƣời học đến cấp III nhƣng do hoàn cảnh khó khăn nên phải nghỉ học về phụ gia đình. Theo các chủ hộ cho biết, trƣớc đây giá đất rất rẻ, nên để giảm chi phí giá đình họ thử dùng đất nhà có sẵn để đào ao nuôi cá mục đích chỉ nhằm để tiêu thụ trong gia đình và kiếm thêm ít chi tiêu. Do đó họ không quan tâm nhiều đến việc chăm sóc hay quản lý. Còn về nguyên nhân chọn đối tƣợng này để nuôi thì theo các hộ cho biết. Đây là loài cá có nhiều ƣu điểm mà những loài cá nƣớc ngọt khác không có đƣợc nhƣ: tăng trƣởng nhanh, phổ dinh dƣỡng rộng, cá ăn đƣợc nhiều loại thức ăn khác nhau, khả năng thích nghi tốt với điều kiện môi trƣờng khắc nghiệt. Đó chính là lí do làm cho các hộ nuôi chọn cá tra để nuôi trong giai đoạn đầu. Mặc dù nghề nuôi cá tra đã bắt đầu từ năm 1970 nhƣng từ 10 năm trở lại đây mới đƣợc ngƣời dân chú ý đến và khoảng 3 năm nay mới thật sự đƣợc xem nhƣ là nguồn chính mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa lại có thêm “Đề án qui hoạch vùng phát triển cá tra của tỉnh” nên càng làm cho con cá tra đặc biệt đƣợc quan tâm hơn. 46 Không những ngƣời dân trong tỉnh thay nhau đào ao nuôi cá, mà những ngƣời dân từ nơi khác cũng kéo về đây đua nhau mua đất đào ao. Đó chính là nguyên nhân gây sốt giá đất. Lại thêm nguyên nhân con cá tra là một trong số ít loài cá nƣớc ngọt có giá thành hấp dẫn và có thể xuất khẩu ra bên ngoài ở mức giá cao, nên giờ đây vấn đề về kỹ thuật quản lý của ngƣời nuôi đòi hỏi phải có một trình độ nhất định để phù hợp với yêu cầu thực tế đang đặt ra. Và chính từ đó mà ngƣời nuôi đã bắt đầu tìm cách nâng cao kỹ thuật cá nhân. Mặc dù năng suất thu hoạch không hoàn toàn do trình độ học vấn mang lại nhƣng ít nhiều cũng ảnh hƣởng. Tuy nhiên đó không phải là yếu tố quyết định cho thành công của nghề nuôi mà yếu tố chính là kinh nghiệm. Kinh nghiệm nuôi cá trƣớc hết là đƣợc tích lũy dần qua thời gian nuôi và những bài học kinh nghiệm rút ra sau mỗi vụ nuôi sau đó là việc học hỏi của những ngƣời đi trƣớc nhằm đem lại sản lƣợng cá ngày càng cao. Theo quan sát chúng tôi nhận thấy những ao có diện tích nhỏ đa số là sở hữu của ngƣời dân địa phƣơng, tuy nhiên họ đều đã có trên 5 năm kinh nghiệm nuôi. Còn những ngƣời mới đến cao nhất là 3 năm kinh nghiệm vì họ chỉ nuôi cá khi biết nó có hiệu quả kinh tế cao, nhƣng họ đa số có vốn nhiều và có hiểu biết về chuyên môn trƣớc khi đến đây. Tuy nhiên để có thành công thì ngƣời nuôi phải trải qua rất nhiều khó khăn trong suốt quá trình nuôi. Nhƣng mặc dù vậy thì đối với họ nghề nuôi cá vẫn đem lại kinh tế cao hơn, nên đây sẽ là nghề chính của họ, và những hộ nuôi khác đều có cùng ý kiến. Chính vì vậy mà họ đầu tƣ toàn bộ vốn cũng nhƣ tâm huyết trong việc nuôi cá. Để thu đƣợc sản lƣợng cao, thịt cá đạt sản lƣợng thì ngƣời quản lí cần phải tìm hiểu và học hỏi thêm nữa về các biện pháp chăm sóc cũng nhƣ phòng và chữa bệnh cho cá. Tại địa phƣơng, định kì một tháng đều có cán bộ của Chi cục thủy sản và khuyến nông tổ chức tập huấn chuyên đề nuôi trồng thủy sản thì hầu hết các chủ hộ đều có tham gia. Còn đối với một số hộ do không có điều kiện đi lại nên đƣợc cán 47 bộ đến tận nhà hƣớng dẫn, chính nhờ thế mà kiến thức ngành nghề của các chủ hộ đƣợc nâng cao. Nhƣng để có thể hiểu biết thêm về sử dụng thuốc cũng nhƣ cách lựa chọn con giống, việc thích ứng cho cá giống thì ngƣời nuôi cần phải tự tìm hiểu thông qua báo chí, phƣơng tiện truyền thông, và ngày nay có những hộ trực tiếp truy cập Internet để có thể nắm đƣợc những thông tin mới nhất. Tuy nhiên việc trực tiếp chỉ dẫn của các cán bộ vẫn luôn có vai trò quan trọng. Vì thế, các cán bộ cần phải có sự kết hợp thực hành và lí thuyết nhƣ: tổ chức cho ngƣời dân đi thực tế tham quan các mô hình thành công, trực tiếp trao đổi kinh nghiệm với ngƣời nuôi thành công mô hình đó, tổ chức các cuộc trình diễn ….để ngƣời dân thấy đƣợc lợi ích và khả năng có thể vận dụng những kiến thức đó vào thực tế của họ. 4.2 Tình hình vay vốn của nông hộ Vốn có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định sự thành bại của các tổ chức sản xuất, cho dù các phƣơng tiện sản xuất khác đã đầy đủ nhƣng không có tài chính thì hoạt động sản xuất đó vẫn không thể diễn ra. Bảng 4.1: Tình hình vay vốn của các nông hộ Diễn giải Bình Thạnh TKĐ Châu thành Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Vốn ngân hàng 2 20 1 10 1 30 Vốn từ đại lý thức ăn 3 30 2 20 3 20 Vốn bao tiêu 3 30 6 60 3 20 Vốn tự có 2 20 1 10 3 30 Qua bảng 4.1 chúng tôi nhận thấy trong số 30 hộ đƣợc phỏng vấn có đến 24 hộ không đủ vốn sản xuất (8 hộ ở Bình Thạnh, 9 hộ ở TKĐ, 7 hộ ở Châu Thành), các hộ có nhiều hình thức vay vốn khác nhau nhƣ: vốn vay ngân hàng, vốn vay từ đại lý bán thức ăn, vốn tự có, và vốn bao tiêu. Vốn vay ngân hàng mặc dù lãi suất thấp nhƣng do thủ tục vay vốn phức tạp lại đòi hỏi phải có tài sản thế chấp nên đa số các 48 hộ vay dƣới hình thức này thì không nhiều chỉ có 4 hộ (2 hộ ở Bình Thạnh, 1hộ ở TKĐ, 1 hộ ở Châu Thành). Đối với vốn từ đại lý thức ăn, ngƣời nuôi có thể mua thức ăn trả tiền sau với lãi suất 2 - 3%/ tháng. Mặc dù lãi suất cao hơn so với hình thức vay vốn từ các tổ chức nhà nƣớc nhƣng thủ tục đơn giản, nông dân có thể mua thức ăn bất cứ lúc nào khi cần, trong khi đó vay ngân hàng thì chỉ đƣợc vay một lần trong năm, vì thế số hộ vay dạng này là 8 hộ (3 hộ ở Bình Thạnh, 2 hộ ở TKĐ, 3 hộ ở Châu Thành) nhiều hơn hình thức vay ngân hàng. Ta nhận thấy số hộ vay vốn dƣới hình thức bao tiêu là tƣơng đối lớn đến 12 hộ (3 hộ ở Bình Thạnh, 6 hộ ở TKĐ, 3 hộ ở Châu Thành), đây là hình thức vay vốn mới, theo ngƣời dân vay theo hình thức này cho biết: đây là nguồn vốn mà họ đƣợc các công ty xuất nhập khẩu thủy sản hoặc chế biến thủy sản cấp cho với hợp đồng kèm theo gọi là hợp đồng bao tiêu sản phẩm và đƣợc hoàn vốn lại dần sau mỗi vụ thu hoạch. Trong hợp đồng bao tiêu sản phẩm có sự thỏa thuận giữa hai bên: phía công ty và ngƣời nuôi về giá bán cá sàng ban đầu và đến khi gần thu hoạch hai bên sẽ thỏa thuận lại giá chính thức, thƣờng giá này thấp hơn giá cá cao nhất ngoài thị trƣờng và cao hơn giá sàng ban đầu. Việc trả vốn của hộ nuôi dƣới hình thức là trừ tiền trong mỗi kg cá mà công ty thu mua sau mỗi vụ theo mức đƣợc thỏa thuận trong hợp đồng. Theo chủ hộ thì việc vay vốn dƣới dạng này mặc dù giá bán không cao so với thị trƣờng nhƣng bù lại giá bán sẽ đƣợc ổn định trung bình. Đây là điều mong muốn chung của ngƣời nuôi tránh đƣợc tình trạng tranh mua và tranh bán, đồng thời ngƣời nuôi sẽ có đƣợc đầu ra cố đinh trong nhiều vụ. Tuy nhiên điều kiện để đƣợc cấp vốn bao tiêu đó là do quy định của mỗi công ty. Vì thế công ty chỉ chấp nhận cho vay khi ngƣời nuôi đáp ứng đủ điều kiện đó. 4.3 Phân tích các yếu tố kỹ thuật của mô hình nuôi cá tra trong ao. 4.3.1 Điều kiện ao nuôi Vị trí ao nuôi thƣờng thoáng, gần nguồn cấp và thoát nƣớc. Nguồn nƣớc là nguồn nƣớc mặt lấy trực tiếp từ sông Tiền. 49 Ao thƣờng có hình chữ nhật để thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lí cũng nhƣ thu hoạch. Cấu tạo nền đáy chủ yếu là đất phù sa. Qua điều tra 30 hộ ở tỉnh Đồng Tháp: 10 hộ ở xã Bình Thạnh- huyện Cao Lãnh, 10 hộ ở xã Tân Khánh Đông – Thị xã Sa Đéc, 10 hộ ở huyện Châu Thành. Chúng tôi thu nhận đƣợc. Bảng 4.2: Diện tích ao nuôi của các hộ Diện tích (m2) Bình Thạnh TKĐ Châu thành Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1000 - 5000 5 50 4 40 4 40 >5000 5 50 6 60 6 60 Qua bảng 4.2 cho thấy ở xã Bình Thanh các hộ nuôi cá trong ao có diện tích 1000 – 5000 m2 bằng với các hộ nuôi có diện tích >5000 m2. Riêng các hộ ở xã TKĐ và huyện Châu Thành lại nuôi với diện tích phổ biến là >5000 m2. Đối với những hộ nuôi trong ao diện tích từ 1000 – 5000 m2, đây là những ao nuôi có diện tích nhỏ theo chủ hộ thì điều đó thuận lợi cho việc quản lí cũng nhƣ chi phí đầu tƣ sẽ thấp hơn. Còn đối với những ao có diện tích > 5000 m2, thì theo chủ hộ mặc dù chi phí đầu tƣ ban đầu cao hơn nhƣng đổi lại ao càng rộng thì cá có khả năng trao đổi oxy càng nhiều, cá ít bệnh và mau lớn. Ngoài diện tích nuôi khác nhau, các hộ cũng có chủ trƣơng đào ao có độ sâu và điều kiện đất sử dụng ban đầu để đào ao cũng khác nhau. Bảng 4.3: Độ sâu mực nƣớc của các ao nuôi Độ sâu (m) Bình Thạnh TKĐ Châu thành Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 3 - 3,5 6 60 0 0 4 40 3,5 – 4 1 10 6 60 5 50 4 - 4,5 3 30 4 40 1 10 50 Qua bảng 4.3 chúng tôi nhận thấy độ sâu mực nƣớc ao nuôi của các ao ở cả 3 vùng là khá cao từ 3 m trở lên. Ở Bình Thạnh số hộ đào ao sâu 3 - 3,5 m là 6 hộ, 3,5 – 4 m là 1 hộ, 4 - 4,5 m là 3 hộ lần lƣợt chiếm tỷ lệ là 60%, 10%, 30%. Ở xã TKĐ số hộ đào ao sâu 3,5 – 4 m là 6 hộ, 4 - 4,5 m là 4 hộ chiếm tỷ lệ là 60%, 40%. Ở huyện Châu Thành số hộ đào ao 3 - 3,5 m là 4 hộ, 3,5 – 4 m là 5 hộ, 4 - 4,5m là 1 hộ chiếm tỷ lệ là 40%, 50%, 10%. Theo các hộ nuôi sở dĩ họ đào ao sâu nhƣ thế là có 2 cái lợi. Thứ nhất: Tạo ra các tầng nƣớc khác nhau trong môi trƣờng sống của cá, làm cho cá có sự lựa chọn nơi ở phù hợp. Thứ hai: Tạo đƣợc nhiệt độ nƣớc trong ao nuôi tốt hơn giúp cá sinh trƣởng tốt. Yang Yi và Yuan Derun (2002) đã đo nhiệt độ nƣớc ở 3 độ sâu khác nhau 0,5 m, 2,5 m, 5,5 m tại huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp. Kết quả thu nhận đƣợc lần lƣợt là 26,40C, 26,30C, 26,5oC. Điều đó chứng tỏ không có sự khác biệt đáng kể về nhiệt độ nƣớc khi độ sâu mực nƣớc trong ao nuôi khác nhau nhƣng cá sẽ di chuyển nhiều hơn cho mục đích bắt mồi, hô hấp…nếu độ sâu mực nƣớc cao và nhƣ thế sẽ đảm bảo cho hoạt động và sinh trƣởng của cá. Bảng 4.4: Điều kiện đất sử dụng trƣớc khi đào ao Loại đất Bình Thạnh TKĐ Châu thành Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Đất bãi bồi 5 50 10 100 6 60 Đất vƣờn 5 50 0 0 4 40 Qua khảo sát 30 hộ chúng tôi nhận thấy đất đƣợc sử dụng để đào ao nuôi cá phổ biến dƣới 2 dạng: đất bãi bồi và đất vƣờn. Cả hai loại đất này đều có tính chất là đất phù sa nên đa phần là phù hợp cho nuôi trồng thủy sản, vì có những đặc tính nhƣ: giàu dinh dƣỡng, pH 6,9 - 7,5, khả năng giữ nƣớc tốt. 51 Qua bảng 4.4 ta thấy số hộ sử dụng đất bãi bồi ở cả 3 vùng là 21 hộ (5 hộ ở Bình Thạnh, 10 hộ ở TKĐ, 6 hộ ở Châu Thành) chiếm tỷ lệ là 70%. Theo các hộ cho biết: Đất bãi bồi là vùng đất đƣợc phù sa bồi lắng tạo thành những cồn cát bãi bồi cặp dòng sông càng nhiều và mức chênh lệch thủy triều lên xuống cao không quá 2m, đồng thời trong điều kiện sử dụng đất nuôi này thì: - Nguồn nƣớc lấy vào ao sẽ không bị cản trở bởi hệ thống kênh rạch nằm phía bên trong nhƣ các loại đất khác. - Thuận tiện cho việc đặt cống lấy và thay nƣớc mỗi ngày, chất lƣợng nƣớc ổn định, nguồn nƣớc đƣợc lấy thẳng vào ao nên thƣờng ít bị ô nhiễm do chất thải từ các con kênh rạch khác. - Đối với cá nuôi: Chất lƣợng thịt cá rất tốt đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, cá tăng trọng nhanh, ít bệnh, ngƣời chăn nuôi không phải tốn kém nhiều cho khâu đầu tƣ lồng bè hay đào ao hầm mà kết quả cao hơn so với nuôi cá ao hầm và lồng bè. - Đặc biệt việc sử dụng loại đất này để đào ao thì rất thích hợp cho mô hình nuôi cá sạch xuất khẩu, là mô hình hiện đang đƣợc tập trung đầu tƣ phát triển. Đối với những hộ sử dụng đất vƣờn do cây ăn trái không đem lại hiệu quả kinh tế, giá thu mua thấp và không ổn định nên khi biết đƣợc giá cá tra tƣơng đối hấp dẫn, cộng thêm việc có định hƣớng thông qua “ Đề án phát triển vùng nuôi cá tra của tỉnh” nên họ đã chuyển sang nuôi cá tra. Ngày nay diện tích nuôi cá tra ngày càng đƣợc mở rộng, nhƣng để nuôi cá thành công ngoài việc có đất có vốn thì cần phải nắm đƣợc kĩ thuật chăm sóc quản lý ao nuôi, kiểm soát môi trƣờng trong quá trình nuôi và đây cũng là vấn đề còn hạn chế nhất là trong giai đoạn nhƣ hiện tại. 4.3.2 Dọn tẩy và cải tạo ao Sau mỗi vụ nuôi, ao nuôi đã tích lũy một lƣợng đáng kể các chất thải từ cá, thức ăn dƣ thừa trong quá trình nuôi. Sự tích lũy này làm cho chất lƣợng môi trƣờng ao nuôi xấu đi đáng kể. Do đó, để tiếp tục nuôi thì việc cải tạo ao, cải thiện chất lƣợng môi trƣờng ao nuôi là cần thiết. 52 Mục đích chính của công việc này là nhằm diệt một số địch hại và mầm móng gây bệnh cho cá nuôi, ngoài ra còn tạo môi trƣờng sống thích hợp với cá nuôi, duy trì và nâng cao sản lƣợng nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu hoạch sau này. Các bƣớc dọn tẩy và cải tạo ao bao gồm: Tháo cạn nƣớc ao bằng máy bơm, vét bùn đáy ao, cải tạo nền đáy, bón vôi, phơi ao. Kiểm tra và dùng đất lắp những lổ hang và nơi rò rỉ. Tuy nhiên tùy theo điều kiện khu vực nuôi mà ta có thể bỏ qua một vài bƣớc trong qui trình cải tạo ao. Bảng 4.5: Thực hiện qui trình cải tạo ao của các hộ nuôi Chỉ tiêu Bình Thạnh TKĐ Châu thành Có không Có Không Có Không Tháo cạn nƣớc ao 3 7 2 8 4 6 Nạo vét bùn đáy 5 5 7 3 8 2 Cải tạo nền đáy 3 7 8 2 5 5 Bón vôi 10 0 10 0 10 0 Phơi ao 5 5 0 10 4 6 Qua điều tra 30 hộ nuôi. Chúng tôi nhận thấy: Ở khâu tháo cạn nƣớc ao. Đây là khâu đầu tiên trong qui trình cải tạo ao có 21 hộ nuôi không thực hiện bƣớc này (7 hộ ở Bình Thạnh, 8 hộ ở TKĐ, 6 hộ ở Châu Thành). Lí do mà các hộ cho biết là do họ đều sử dụng đất bãi bồi để đào ao, đất này nằm tiếp giáp bên cạnh sông Tiền nên chân đất không đào sâu xuống đƣợc, do đó nếu tháo cạn nƣớc ao dễ dẫn đến bờ ao, chân đất bị sạt lở. Vì thế, nên việc cải tạo ao của những hộ này tập trung chủ yếu cho việc bón vôi, nạo vét bùn đáy… Theo các hộ cho biết bất lợi khi không thực hiện khâu này là: khó khăn trong việc kiểm tra bờ ao, lấp các hang hốc, lỗ rò rỉ…nhất là không tiêu diệt đƣợc các mầm bệnh trong ao một cách triệt để. 53 Hình 4.1: Ao đƣợc tát cạn chuẩn bị nuôi cá thịt (Ảnh: Phạm Văn Khánh) Từ bảng 4.5, cho thấy có 20 hộ thực hiện việc nạo vét bùn đáy ao sau mỗi vụ nuôi (5 hộ ở Bình Thạnh, 7 hộ TKĐ, 8 hộ ở Châu Thành), mục đích của việc này là để giảm lƣợng chất thải trong ao, làm giảm số lƣợng vi sinh vật hiện diện trong bùn ao, tạo môi trƣờng nƣớc tốt hơn cho cá giống chuẩn bị thả. Do đó sau khi nạo vét bùn đáy cần phải tiến hành rải vôi, muối và Zeolite để sát trùng và lắng đọng các vật chất hữu cơ lơ lửng trong ao vì trong quá trình nạo vét gây ra hiện tƣợng sục bùn làm dơ môi trƣờng nƣớc ao nuôi. Các hộ còn cho biết thêm nếu nhƣ tiến hành khâu này trong khi nuôi sẽ làm cho khả năng cảm nhiễm của cá nuôi đối với mầm bệnh là rất cao. Còn các hộ khác thì cho rằng trong quá trình nuôi, việc tiến hành nạo vét bùn đáy thƣờng xuyên sẽ hạn chế tối đa những vấn đề liên quan đến chất lƣợng nƣớc trong ao nuôi, cá phát triển tốt hơn, giảm thiểu các rủi ro xảy ra trong khi nuôi nhờ thế họ không cần phải thực hiện khâu này trong qui trình cải tạo ao ở cuối vụ nhằm giảm chi phí cải tạo. Cải tạo nền đáy là làm cho đáy ao bằng phẳng, giúp đất tơi xốp tăng khả năng trao đổi oxy giữa nền đáy ao và không khí. Ở khâu này có 16 hộ thực hiện và 14 hộ không thực hiện. Theo nhƣ các hộ cho biết việc cải tạo nền đáy thƣờng thì chỉ thực hiện sau hai hoặc ba vụ nuôi nhằm giảm chi phí, đối với hộ có kinh phí thì có thể thực hiện trong mỗi vụ. Vì thế kết quả thu đƣợc ở trƣờng hợp này chỉ là tính trong vụ thu hoạch vừa qua. 54 Đối với việc bón vôi thì hầu hết 30 hộ đều thực hiện. Với lí do Vôi giúp cho bùn ao có kết cấu tơi xốp, cải thiện đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTRUONG NGOC LOAN.pdf