Tài liệu Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư và sản xuất giày Thái Bình: LỜI MỞ ĐẦU
------&------
Trong thời buổi nền kinh tế phát triển, mức sống của người dân được nâng cao. Giày dép là một phần giúp họ tôn lên vẻ đẹp của mình. Thấy được nhu cầu ngày càng đa dạng về chủng loại cũng như chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng, Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình đã nỗ lực không ngừng để mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu với nhiều mẫu mã đa dạng về kiểu dáng, phong phú về hình thức và giá cả cạnh tranh. Để tạo được chỗ đứng trên thị trường thế giới, Công ty đã và sẽ không ngừng cải tiến để mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với giá thành phù hợp nhất. Vì vậy việc hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp.
Với những ý nghĩa như trên, được sự đồng ý của khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng thuộc trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn tận tình của cô Ngô Thị Mỹ Thúy, cũng như sự giúp đỡ của Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái...
99 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1058 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư và sản xuất giày Thái Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
------&------
Trong thời buổi nền kinh tế phát triển, mức sống của người dân được nâng cao. Giày dép là một phần giúp họ tôn lên vẻ đẹp của mình. Thấy được nhu cầu ngày càng đa dạng về chủng loại cũng như chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng, Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình đã nỗ lực không ngừng để mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu với nhiều mẫu mã đa dạng về kiểu dáng, phong phú về hình thức và giá cả cạnh tranh. Để tạo được chỗ đứng trên thị trường thế giới, Công ty đã và sẽ không ngừng cải tiến để mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với giá thành phù hợp nhất. Vì vậy việc hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp.
Với những ý nghĩa như trên, được sự đồng ý của khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng thuộc trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn tận tình của cô Ngô Thị Mỹ Thúy, cũng như sự giúp đỡ của Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình, em tiến hành thực hiện đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
t Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Sản xuất Giày Thái Bình. Qua đó thấy được những điểm mạnh và những điểm yếu còn tồn tại đồng thời đề xuất ý kiến góp phần làm cho công tác kế toán tại Công ty ngày càng hoàn thiện và phù hợp với quy định.
Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để em có thể củng cố, nâng cao kiến thức chuyên ngành của mình.
t Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu trong bài áp dụng là: Phương pháp thu thập số liệu, phương pháp thống kê so sánh, phương pháp phân tích và xử lý số liệu.
t Đối tượng nghiên cứu
Sổ tổng hợp Chứng từ ghi sổ, các Sổ Cái và các Sổ chi tiết có liên quan đến quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
t Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong phạm vi nghiên cứu như sau:
Phạm vi không gian: Tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Sản xuất Giày Thái Bình.
Phạm vi thời gian: Từ 11/07/2011 đến 20/09/2011
Nội dung nghiên cứu: Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Sản xuất Giày Thái Bình.
t Sơ lược cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
- Chương 2: Thực trạng về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình
- Chương 3: Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
------&------
1.1 Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất
Khái niệm
Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hóa được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ phát sinh trong một kỳ kế toán. Trong đó hao phí về lao động sống là các khoản tiền công mà doanh nghiệp phải trả cho cán bộ công nhân viên. Còn hao phí về lao động vật hoá là những khoản hao phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu, hao mòn máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ,.. Các chi phí này phát sinh có tính chất thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất.
Phân loại
Nhằm phục vụ cho việc tổ chức theo dõi, tập hợp chi phí sản xuất để tính được giá thành sản phẩm và kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí sản xuất phát sinh, kế toán phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Một số cách phân loại chi phí sản xuất như sau:
Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí: Có 3 khoản mục
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ dùng để sản xuất ra sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tất cả những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp thực hiện công việc sản xuất tại các phân xưởng, chi phí này bao gồm: Tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp theo lương, các khoản trích theo lương.
Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí sản xuất khác trừ hai khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Cụ thể bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định trong phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền,…
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế (yếu tố): Có 5 yếu tố
Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phí vật liệu khác sử dụng vào sản xuất.
Chi phí nhân công: Bao gồm các khoản chi phí cho công nhân trực tiếp sản xuất như tiền lương, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất,...
Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của tất cả các tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm chi phí trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: Tiền điện, nước, điện thoại, chi phí quảng cáo, chi phí sửa chữa,...
Chi phí bằng tiền khác: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân loại theo mối quan hệ ứng xử chi phí: Tổng chi phí gồm có 3 loại
Biến phí (chi phí khả biến): Là những chi phí thay đổi theo tỷ lệ thuận với số lượng sản phẩm làm ra như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, giá vốn hàng bán, bao bì đóng gói, vận chuyển bốc xếp,…
Định phí (chi phí bất biến): Là những chi phí không thay đổi so với số lượng sản phẩm sản xuất ra như: Chi phí thuê tài sản, khấu hao máy móc thiết bị,…
Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của định phí và biến phí.
Phân loại theo hoạt động và công dụng kinh tế: Có 2 loại
Chi phí sản xuất: Là những chi phí tạo ra sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ cung cấp. Chi phí sản xuất gồm 3 khoản mục cơ bản là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Chi phí ngoài sản xuất: Là những chi phí phát sinh không liên quan đến quá trình chế tạo ra sản phẩm mà liên quan đến quá trình kinh doanh. Chi phí ngoài sản xuất chia ra làm 2 loại là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Phân loại chi phí sản xuất theo lĩnh vực hoạt động: Có 3 loại
Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh
Chi phí hoạt động đầu tư tài chính
Chi phí hoạt động khác
1.1.2 Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm
1.1.2.1 Khái niệm
Giá thành sản phẩm là toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hóa trong quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hay lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong một kỳ nhất định.
Giá thành sản phẩm bao gồm ba khoản mục chi phí là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
1.1.2.2 Phân loại
Để phục vụ cho công tác quản lý ở doanh nghiệp thì người ta thường phân loại giá thành sản phẩm thành các loại sau:
Theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành: Chia thành 3 loại
Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch.
Giá thành định mức: Là giá thành được tính trên cơ sở định mức tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Vì vậy nó luôn luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi các định mức chi phí trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh và kết quả sản xuất đạt được.
Theo phạm vi phát sinh chi phí: Chia thành 2 loại
Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, quản lý và bán hàng). Do vậy, giá thành tiêu thụ còn gọi là giá thành đầy đủ hay giá thành toàn bộ.
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Chi phí biểu hiện hao phí, còn giá thành biểu hiện kết quả. Về bản chất đều thể hiện các chi phí nhưng khác nhau về số lượng đã tiêu hao do đặc điểm của quá trình sản xuất và kỳ kế toán khác nhau.
Chi phí sản xuất gắn liền với kỳ phát sinh chi phí.
Giá thành sản phẩm gắn liền với số lượng sản phẩm đã hoàn thành.
Chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm.
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện qua công thức sau:
Tổng giá thành sản phẩm
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Từ công thức tính giá thành trên ta thấy, các khoản chi phí sản xuất hợp thành giá thành sản phẩm nhưng không phải mọi chi phí sản xuất đều được tính vào giá thành sản phẩm. Mà chi phí sản xuất gồm toàn bộ các khoản đã chi ra trong kỳ phục vụ cho sản xuất sản phẩm và giá thành chỉ giới hạn trong số chi phí đã chi ra liên quan đến sản phẩm hoàn thành.
1.1.4 Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
1.1.4.1 Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Phản ánh đầy đủ chính xác và kịp thời toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm cho từng đối tượng hạch toán chi phí.
Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và các dự toán chi phí nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí không đúng kế hoạch, sai mục đích.
Tính toán chính xác, kịp thời từng loại giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành trong kỳ.
Lập báo cáo về tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
1.1.4.2 Kỳ tính giá thành
Là khoản thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí để tính tổng giá thành, giá thành đơn vị, kết quả hoàn thành. Tùy theo chu kỳ sản xuất ngắn hay dài, cũng như đặc điểm sản xuất sản phẩm mà xác định kỳ tính giá thành cho phù hợp. Kỳ tính giá thành có thể là tháng, quý, năm.
1.1.4.3 Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Kế toán phải thực hiện 4 bước như sau:
Bước 1: Tập hợp các chi phí trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan.
Bước 2: Tính toán, phân bổ và kết chuyển các chi phí đã tập hợp ở bước một vào tài khoản tính giá thành và theo các đối tượng chịu chi phí đã được xác định.
Bước 3: Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo những phương pháp thích hợp.
Bước 4: Tính giá thành sản phẩm và hạch toán nhập kho thành phẩm.
Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.2.1 Công tác kế toán chi phí sản xuất
1.2.1.1 Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất
a. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là những phân xưởng, đơn đặt hàng, quy trình công nghệ, sản phẩm,…
b. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Phương pháp trực tiếp: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt.
Phương pháp phân bổ gián tiếp: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí. Sau đó, lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng chịu chi phí.
« Xác định mức phân bổ:
Mức phân bổ chi phí sản xuất theo 1 tiêu thức nhất định cho một đơn vị tiêu thức
=
Tổng chi phí sản xuất thực tế
Tổng khối lượng các đối tượng
xác định 1 tiêu thức nhất định
Mức phân bổ chi phí sản xuất cho từng đối tượng
=
Mức phân bổ đơn vị đã tính ở trên
*
Khối lượng từng đối tượng được xác định theo một tiêu thức
1.2.1.2 Chứng từ và tài khoản sử dụng
Chứng từ sử dụng:
Để tập hợp chi phí sản xuất kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, giấy đề nghị cấp vật tư,…để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Kế toán căn cứ vào phiếu xác nhận hoàn thành công việc, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng thanh toán tiền lương để tập hợp vào chi phí nhân công trực tiếp.
Kế toán căn cứ vào bảng tính và trích khấu hao tài sản cố định, bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ công cụ dụng cụ,... để tập hợp chi phí sản xuất chung.
Tài khoản sử dụng:
TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các tài khoản: TK 111, 112, 152, 153, 331, 334, 338,...
1.2.1.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Có hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho là:
Phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp kiểm kê định kỳ
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là tất cả các khoản chi phí về nguyên, nhiên, vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc lao vụ. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí hoặc đối tượng tính giá thành. Trong quá trình sản xuất, nếu nguyên vật liệu xuất dùng chung cho nhiều loại sản phẩm khác nhau thì kế toán sẽ dùng các phương pháp phân bổ thích hợp để phân chia chi phí.
Công thức phân bổ như sau:
Chi phí cần phân bổ cho đối tượng (i)
=
Tổng chi phí cần phân bổ
*
Tiêu thức của đối tượng (i)
Tổng tiêu thức cần phân bổ
Các phương pháp phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, các chi phí nhiên liệu,…
« Đối với chi phí nguyên vật liệu chính: Nguyên vật liệu chính là những nguyên vật liệu sau khi qua sản xuất sẽ cấu tạo nên thực thể của sản phẩm. Chi phí này thường được theo dõi cho từng đối tượng chịu chi phí trên cơ sở của chứng từ gốc. Trong trường hợp chi phí theo dõi cho nhiều đối tượng chịu chi phí thì cuối kỳ kế toán phải tiến hành phân bổ cho từng đối tượng theo các cách sau:
+ Phân bổ theo định mức tiêu hao: Theo cách phân bổ này, kế toán phải tính tỷ lệ giữa hao phí thực tế của nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất các loại sản phẩm so với định mức chi phí nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất các loại sản phẩm đó. Rồi lấy tỷ lệ này nhân với định mức nguyên vật liệu chính của từng loại sản phẩm để có được chi phí nguyên vật liệu chính thực tế tính cho từng loại sản phẩm.
+ Phân bổ theo hệ số tiêu hao: Kế toán phải xây dựng hệ số tiêu hao của từng loại sản phẩm, trong đó chọn một loại sản phẩm nào đó làm hệ số chuẩn là 1, từ đó quy đổi các sản phẩm còn lại theo hệ số chuẩn rồi xác định mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm. Theo cách phân bổ này, kế toán phải tính tỷ lệ giữa hao phí thực tế của nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất các loại sản phẩm so với hệ số chi phí nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất các loại sản phẩm đó. Rồi lấy tỷ lệ này nhân với hệ số nguyên vật liệu chính của từng loại sản phẩm để có được chi phí nguyên vật liệu chính thực tế tính cho từng loại sản phẩm.
+ Phân bổ theo trọng lượng thành phẩm: Theo cách phân bổ này, kế toán tính tỷ lệ giữa trọng lượng nguyên vật liệu chính tiêu hao thực tế so với trọng lượng của thành phẩm sản xuất trong kỳ của các loại sản phẩm. Trên cơ sở đó, lấy tỷ lệ này nhân với trọng lượng của từng loại sản phẩm để xác định được trọng lượng nguyên vật liệu chính tính cho từng loại sản phẩm.
« Đối với chi phí vật liệu phụ: Chi phí này thường được theo dõi cho từng đối tượng chịu chi phí trên cơ sở của chứng từ gốc. Trong trường hợp chi phí theo dõi cho nhiều đối tượng chịu chi phí thì cuối kỳ kế toán phải tiến hành phân bổ cho từng đối tượng theo các cách sau:
+ Phân bổ theo định mức tiêu hao
+ Phân bổ theo hệ số tiêu hao
+ Phân bổ theo trọng lượng của nguyên vật liệu chính
+ Phân bổ theo giá trị của nguyên vật liệu chính
+ Phân bổ theo số giờ máy hoạt động: Theo cách phân bổ này, kế toán tính chi phí vật liệu phụ cho 1 giờ máy hoạt động và tính chi phí vật liệu phụ cho từng loại sản phẩm theo công thức sau:
Chi phí vật liệu phụ cho từng loại sản phẩm
=
Chi phí
1 giờ máy
*
Số giờ máy hoạt động cho từng sản phẩm
« Đối với nhiên liệu: Chi phí này thường được theo dõi cho từng đối tượng chịu chi phí trên cơ sở của chứng từ gốc. Trong trường hợp chi phí theo dõi cho nhiều đối tượng chịu chi phí thì cuối kỳ kế toán phải tiến hành phân bổ cho từng đối tượng theo các cách sau:
+ Phân bổ theo định mức
+ Phân bổ theo số giờ máy hoạt động
Công thức tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ
=
Trị giá nguyên vật liệu đưa vào sử dụng
-
Trị giá nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ
-
Trị giá phế liệu thu hồi
Chứng từ sử dụng: Giấy báo vật tư còn lại cuối kỳ, lệnh sản xuất, phiếu xuất kho, hóa đơn (GTGT), hóa đơn bán hàng, phiếu chi, giấy báo nợ, các bảng phân bổ nguyên vật liệu,…
Tài khoản sử dụng: TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Nội dung kết cấu TK 621 như sau:
- Bên Nợ: Phản ánh trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ trong kỳ.
- Bên Có: Phản ánh
Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho.
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu vượt trên định mức bình thường vào giá vốn hàng bán.
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu vào tài khoản tính giá thành.
- TK 621 không có số dư cuối kỳ.
Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (KKTX)
TK 152, 153 TK 621 TK 152
Xuất kho nguyên vật liệu, công cụ Nguyên vật liệu dùng
dụng cụ để sản xuất sản phẩm không hết nhập lại kho
TK 111, 112, 141, 331 TK 154
Nguyên vật liệu mua về Kết chuyển chi phí nguyên
xuất thẳng để sản xuất sản phẩm vật liệu trực tiếp vào chi phí
sản xuất kinh doanh dở dang
Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hoặc lao vụ như: Tiền lương, các khoản phụ cấp lương, lương ngừng việc, các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, tiền ăn giữa ca, bảo hiểm tai nạn của công nhân sản xuất,...
Theo quy định hiện nay của nhà nước, kế toán trích tỷ lệ các khoản theo lương tính vào chi phí sản xuất và khấu trừ vào lương của người lao động như sau:
Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng chịu chi phí hoặc đối tượng tính giá thành. Nếu trường hợp công nhân cùng sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau thì kế toán phải tiến hành phân bổ chi phí này theo các phương pháp như sau (tương tự như phân bổ chi phí nguyên vật liệu)
Phân bổ theo định mức chi phí
Phân bổ theo giờ công
Phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương, bảng tổng hợp chế độ chính sách, bảng chấm công,...
Tài khoản sử dụng: TK622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
Nội dung kết cấu TK 622 như sau:
- Bên Nợ: Phản ánh chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ bao gồm lương, tiền công lao động và các khoản trích theo lương.
- Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành.
- TK 622 không có số dư cuối kỳ.
Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (KKTX)
TK 334 TK 622 TK154
Tiền lương phải trả cho Kết chuyển chi phí
công nhân trực tiếp sản xuất nhân công trực tiếp sản xuất
TK 338
Các khoản trích theo lương
công nhân trực tiếp sản xuất
TK 335
Trích trước tiền lương nghỉ phép
công nhân trực tiếp sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí được dùng để quản lý, phục vụ cho quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc lao vụ như: Chi phí lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Chi phí sản xuất chung được kế toán theo dõi và tập hợp chi tiết theo từng đối tượng chịu chi phí. Nếu trường hợp chi phí này liên quan đến nhiều sản phẩm thì kế toán phải tiến hành phân bổ chi phí theo các phương pháp như sau:
Phân bổ theo định mức chi phí (Tương tự như phân bổ chi phí nguyên vật liệu)
Phân bổ theo số giờ máy hoạt động (Tương tự như phân bổ chi phí nguyên vật liệu)
Phân bổ theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất: Cách phân bổ này được tính toán trên cơ sở tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo công thức sau:
Mức phân bổ chi phí sản xuất chung cho
1 loại sản phẩm
=
Tổng chi phí sản xuất chung
*
Tiền lương công nhân sản xuất của sản phẩm đó
Tổng tiền lương công nhân sản xuất
Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương, phiếu xuất kho, các chứng từ khác có liên quan,...
Tài khoản sử dụng: TK627 “Chi phí sản xuất chung”
TK627 được thể hiện rõ qua các tài khoản cấp 2 của tài khoản chi phí sản xuất chung, gồm 6 tài khoản cấp 2 như sau:
TK 6271 “Chi phí nhân viên phân xưởng”
TK 6272 “Chi phí vật liệu”
TK 6273 “Chi phí dụng cụ sản xuất”
TK 6274 “Chi phí khấu hao tài sản cố định”
TK 6277 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
TK 6278 “Chi phí khác bằng tiền”
Nội dung kết cấu TK 627 như sau:
- Bên Nợ: Phản ánh chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ.
- Bên Có: Phản ánh
+ Các khoản làm giảm chi phí sản xuất chung.
+ Kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành.
- TK 627 không có số dư cuối kỳ.
Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung (KKTX)
TK 334, 338 TK 627 TK 152
Lương và các khoản trích theo Vật liệu sử dụng không
lương của nhân viên phân xưởng hết nhập lại kho
TK 152, 153 TK 111, 112, 138
Xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng Các khoản làm giảm
cụ phục vụ phân xưởng sản xuất chi phí sản xuất chung
TK 214 TK 154
Trích khấu hao tài sản cố định Kết chuyển chi phí sản ở phân xưởng sản xuất xuất chung
TK 111, 112, 331
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Việc xác định chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trên tài khoản tổng hợp theo phương pháp kiểm kê định kỳ không phải căn cứ vào số liệu tổng hợp từ các chứng từ xuất kho mà căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp, từ đó tính ra giá trị vật liệu đã xuất dùng trong kỳ.
Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ được tính theo công thức sau:
Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ
=
Trị giá nguyên vật liệu tồn đầu kỳ
+
Trị giá nguyên vật liệu nhập trong kỳ
-
Trị giá nguyên vật liệu tồn cuối kỳ
Chứng từ sử dụng: Giấy báo vật tư còn lại cuối kỳ, lệnh sản xuất, phiếu xuất kho, hóa đơn (GTGT), hóa đơn bán hàng, phiếu chi, giấy báo nợ, các bảng phân bổ nguyên vật liệu,...
Tài khoản sử dụng: TK621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau
Sơ đồ 1.4 Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (KKĐK)
TK 152, 153 TK 621 TK 152
Xuất kho nguyên vật liệu, công cụ Nguyên vật liệu dùng
dụng cụ để sản xuất sản phẩm không hết nhập lại
TK 111, 112, 141, 331 TK 631
Nguyên vật liệu mua về Kết chuyển chi phí nguyên
xuất thẳng để sản xuất sản phẩm vật liệu trực tiếp vào chi phí
sản xuất kinh doanh dở dang
Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Về chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ, để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 631 theo từng đối tượng.
Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.5 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (KKĐK)
TK 334 TK 622 TK 631
Tiền lương phải trả cho Kết chuyển chi phí
công nhân trực tiếp sản xuất nhân công trực tiếp sản xuất
TK 338
Các khoản trích theo lương
công nhân trực tiếp sản xuất
TK 335
Trích trước tiền lương nghỉ phép
công nhân trực tiếp sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào TK 627, tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ tương tự như doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ, để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất chung vào TK 631 theo từng đối tượng.
Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau
Sơ đồ 1.6 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung (KKĐK)
TK 334, 338 TK 627 TK 152
Lương và các khoản trích theo Vật liệu sử dụng không
lương của nhân viên phân xưởng hết nhập lại kho
TK 152, 153 TK 111, 112, 138
Xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng Các khoản làm giảm
cụ phục vụ phân xưởng sản xuất chi phí sản xuất chung
TK 214 TK 631
Trích khấu hao tài sản cố định Kết chuyển chi phí sản ở phân xưởng sản xuất xuất chung
TK 111, 112, 331
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
1.2.1.4 Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất
a. Kế toán thiệt hại sản phẩm hỏng trong sản xuất
Sản phẩm hỏng là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất hoặc đã sản xuất xong nhưng có sai phạm về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến chất lượng, mẫu mã, quy cách,… Sản phẩm hỏng chia thành 2 loại: Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được.
Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được: Là những sản phẩm hỏng về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa sẽ mang lại lợi ích về mặt kinh tế.
Thiệt hại sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được bao gồm các khoản chi phí dùng để sửa chữa như: Tiền lương công nhân sửa chữa, chi phí vật liệu,... trừ đi khoản thu từ bồi thường do người phạm lỗi gây ra.
Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
TK152,153
TK154
TK622
TK334,338
TK621
TK138,111,112
TK632
(1a)
(1b)
(2)
(3)
Sơ đồ 1.7 Sơ đồ hạch toán chi phí sản phẩm hỏng có thể sửa chữa
Ghi chú:
(1a), (1b): Ghi nhận chi phí sửa chữa thực tế phát sinh
(2): Kết chuyển chi phí sửa chữa vào tài khoản 154
(3): Xử lý người có lỗi bồi thường (Ghi giảm chi phí hoặc tăng thu nhập bất thường)
Sản phẩm hỏng không sửa chữa được: Là những sản phẩm hỏng xét về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc xét về mặt kinh tế việc sửa chữa không mang lại lợi về mặt kinh tế.
Thiệt hại về sản phẩm hỏng này là toàn bộ giá trị sản phẩm hỏng trong quá trình chế biến trừ đi giá trị phế liệu thu hồi được và các khoản bồi thường do người phạm lỗi gây ra.
Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.8 Sơ đồ hạch toán chi phí sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được
TK 632 TK 111,112,152,153,138
Ghi nhận thu được từ phế liệu sản
phẩm hỏng hoặc bồi thường thiệt hại
TK 154
Ghi giảm chi phí từ
phế liệu thu được
b. Kế toán các thiệt hại về ngừng sản xuất
Thiệt hại về ngừng sản xuất là tất cả các thiệt hại xãy ra do ngừng sản xuất ngoài kế hoạch trong một thời gian nhất định bởi những nguyên nhân: Mất điện, thiếu nguyên liệu, sửa chữa máy móc thiết bị,.. Trong thời gian ngừng sản xuất, doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh như tiền lương, khấu hao tài sản cố định, thuê mặt bằng, bảo dưỡng máy móc,...
Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.9 Sơ đồ hạch toán chi phí thiệt hại về ngừng sản xuất
TK 111, 112, 152, 334, 338 TK 632
Chi phí thiệt hại thực tế phát sinh
tính vào giá vốn hàng bán
TK 632 TK111, 112, 152, 138
Các khoản thu hồi phế liệu và
bồi thường từ người phạm lỗi
1.2.1.5 Kế toán chi phí trả trước và chi phí phải trả
a. Kế toán chi phí trả trước
Chi phí trả trước là những chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa được kết chuyển hết vào giá thành sản phẩm trong kỳ vì những chi phí này phát sinh không thường xuyên, hoặc phát sinh liên quan đến nhiều kỳ kế toán như: Chi phí thuê nhà xưởng, văn phòng, bảo hiểm trả một lần trong năm, chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng nhiều lần, chi phí sửa chữa lớn,...
Tài khoản sử dụng: TK142 “Chi phí trả trước ngắn hạn”
TK242 “Chi phí trả trước dài hạn”
Mức phân bổ chi phí trả trước 1 kỳ
=
Tổng chi phí trả trước
Số kỳ phân bổ dự kiến
Phương pháp phân bổ chi phí trả trước: Chi phí trả trước được phân bổ theo kỳ tính giá thành sản phẩm cho từng đối tượng sử dụng có liên quan và được tính theo công thức sau:
Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.10 Sơ đồ hạch toán chi phí trả trước
TK111, 112, 152, 153,… TK142, 242 TK241, 627, 641, 642
Chi phí trả trước Phân bổ chi phí trả trước vào
thực tế phát sinh chi phí sản xuất kinh doanh
TK331, 334, 338,… TK911
Kết chuyển chi phí bán hàng
và chi phí QLDN để xác định
kết quả kinh doanh
b. Kế toán chi phí phải trả
Chi phí phải trả là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng cần thiết phải tính vào giá thành sản phẩm. Những khoản chi phí phải trả thường bao gồm: Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, chi phí bảo hành sản phẩm, các khoản lãi tiền vay đến kỳ phải trả.
Phương pháp phân bổ:
Mức trích trước chi phí phải trả theo dự toán
=
Tổng chi phí phải trả theo dự toán
Số kỳ trích trước theo dự toán
Tài khoản sử dụng: TK335 “Chi phí phải trả”
Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.11 Sơ đồ hạch toán chi phí phải trả
TK111,112,152,153,… TK335 TK241,627,641,642
Chi phí phải trả Trích trước chi phí phải trả vào
thực tế phát sinh chi phí sản xuất kinh doanh
TK331, 334, 338,… TK622
TK214 TK241, 642
Trích bổ sung chi phí thực tế
1.2.1.6 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
Tài khoản sử dụng: TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Nội dung kết cấu của TK 154 như sau:
- Bên Nợ: Phản ánh chi phí phát sinh được tập hợp và kết chuyển trong kỳ.
- Bên Có: Phản ánh
+ Giá trị phế liệu, phế phẩm thu hồi.
+ Trị giá hàng hóa thành phẩm gia công nhập kho.
+ Giá thành thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho, chuyển bán hoặc bán trực tiếp bên ngoài.
- TK 154 có số dư Nợ, phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang.
Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.12 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (PP KKTX)
TK 154
TK 621 SDĐK: TK 152, 111, 112
Kết chuyển chi phí nguyên Phế liệu, phế phẩm
vật liêụ trực tiếp thu hồi
TK 622 TK138, 334
Kết chuyển chi phí Bồi thường vật chất do
nhân công trực tiếp sản phẩm hỏng
TK 627 TK 155
Kết chuyển chi phí Nhập kho thành phẩm
sản xuất chung
TK 157, 632
Gửi bán hoặc
xuất bán trực tiếp
SDCK:
Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Để tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán sử dụng TK631 “Giá thành sản xuất”.
Cũng tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên, chi phí sản xuất trong kỳ được tập hợp trên các tài khoản: 621, 622, 627. Tuy nhiên, theo phương pháp kiểm kê định kỳ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” chỉ dùng phản ánh giá trị làm dở lúc đầu kỳ và cuối kỳ. Còn việc tính giá thành sản phẩm hoàn thành thực hiện trên TK 631 “Giá thành sản xuất”.
Nội dung kết cấu của TK 154 như sau:
- Bên Nợ: Kết chuyển chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Bên Có: Kết chuyển chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang đầu kỳ.
- Số dư bên Nợ phản ánh chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Nội dung kết cấu của TK 631 như sau:
- Bên Nợ: Phản ánh
+ Kết chuyển chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ.
+ Kết chuyển chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ.
- Bên Có: Phản ánh
+ Kết chuyển chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ vào TK 154.
+ Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.
- TK 631 không có số dư cuối kỳ.
Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ:
Sơ đồ 1.13 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (PP KKĐK)
TK 154 TK 631 TK 154
XXX
Kết chuyển giá trị sản phẩm Kết chuyển giá trị sản phẩm
dở dang đầu kỳ dở dang cuối kỳ
TK 621 TK 611
Kết chuyển chi phí Phế liệu thu hồi
nguyên vật liệu trực tiếp
TK 622 TK138
Kết chuyển chi phí Tiền bồi thường vật chất
nhân công trực tiếp
TK 627 TK632
Kết chuyển chi phí sản xuất chung Giá thành sản phẩm
hoàn thành
1.2.2 Công tác kế toán tính giá thành sản phẩm
1.2.2.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm dịch vụ hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết trong công việc tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tính giá thành có thể là bán thành phẩm hay thành phẩm.
Đối tượng tính giá thành là căn cứ lập các bảng biểu chi tiết, phiếu tính giá thành, tạo cơ sở cho việc giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
1.2.2.2 Công tác kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang
Kiểm kê: Để tính giá thành sản phẩm chính xác, doanh nghiệp cần tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Khi kiểm kê cần xác định số lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm đang chế tạo. Kết quả kiểm kê được thể hiện trên biên bản kiểm kê chi tiết.
Sản phẩm dở dang cuối kỳ là sản phẩm còn nằm trên dây chuyền sản xuất hoặc dưới chân máy vào cuối kỳ kế toán. Sản phẩm này cần tiếp tục gia công chế biến thì mới trở thành bán thành phẩm hoặc thành phẩm.
Đánh giá sản phẩm dở dang là xác định trị giá thực tế cho số sản phẩm dở dang. Việc đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý là một trong những nhân tố quyết định tính trung thực, hợp lý của giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
1.2.2.3 Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, yêu cầu của quản lý mà kế toán tính trị giá sản phẩm dở dang theo các phương pháp sau:
a. Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLC)
Phương pháp này vận dụng phù hợp cho những doanh nghiệp mà trong cấu thành của giá thành sản phẩm thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn, nguyên vật liệu được bỏ ngay từ đầu quy trình sản xuất và mức độ sản phẩm dở dang đồng đều giữa các kỳ sản xuất.
Giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn các chi phí khác tính hết cho sản phẩm hoàn thành.
Công thức tính trị giá sản phẩm dở dang:
Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
=
Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ
+
Chi phí NVL TT (Chính) phát sinh trong kỳ
*
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Số lượng
thành phẩm
+
Số lượng sản phẩm
dở dang
b. Phương pháp ước tính sản lượng hoàn thành tương đương
Phương pháp này áp dụng cho các đơn vị có tỷ trọng các khoản mục chi phí sản xuất không chênh lệch nhiều trong tổng giá thành và nguyên vật liệu được bỏ một lần ngay từ đầu quy trình sản xuất. Chi phí chế biến (Chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung) thì được bỏ dần vào quá trình sản xuất theo mức độ hoàn thành tương đương hoặc theo chi phí tiêu hao thực tế. Kế toán tiến hành như sau:
Bước 1: Quy đổi số lượng sản phẩm dở dang theo tỷ lệ hoàn thành tương đương
Số lượng sản phẩm dở dang quy đổi
=
Số lượng sản phẩm dở dang
*
Tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang
Bước 2: Xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí chế biến của sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã được trình bày ở trên.
Chi phí chế biến của sản phẩm dở dang
=
Chi phí chế biến đầu kỳ
+
Chi phí chế biến phát sinh trong kỳ
*
Số lượng sản phẩm dở dang
quy đổi
Số lượng
thành phẩm
+
Số lượng sản phẩm
dở dang được quy đổi
Bước 3: Xác định trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức:
Trị giá sản phẩm
dở dang cuối kỳ
=
Chi phí NVL TT của sản phẩm dở dang
+
Chi phí chế biến của sản phẩm dở dang
c. Phương pháp đánh giá 50% chi phí chế biến
Để đơn giản việc tính toán, đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm.
Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
=
Trị giá nguyên vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang
+
50% chi phí
chế biến
d. Phương pháp đánh giá theo giá thành định mức hay giá thành kế hoạch
Đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tính giá thành định mức cho từng công đoạn sản xuất, kế toán có thể căn cứ vào chi phí định mức của từng công đoạn do đơn vị xây dựng để tính giá sản phẩm dở dang và cuối kỳ. Theo phương pháp này căn cứ vào số lượng sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành và chi phí định mức cho từng sản phẩm để tính ra sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Công thức tính trị giá sản phẩm dở dang:
Trị giá sản phẩm
dở dang cuối kỳ
=
Chi phí sản xuất định mức cho 1 đơn vị SP
*
Số lượng SP dở dang (hoặc số lượng SP dở dang được quy đổi)
1.2.2.4 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành là một hoặc một hệ thống các phương pháp, kỹ thuật sử dụng để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý về giá thành kế toán có thể lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp.
a. Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn)
Đây là phương pháp tính giá thành sản phẩm áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản, khép kín, chu kỳ sản xuất ngắn, mặt hàng ít. Theo phương pháp này giá thành sản phẩm tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ, giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ để tính ra giá thành sản phẩm.
Tổng giá thành SP
=
Trị giá SP dở dang đầu kỳ
+
CP SX phát sinh trong kỳ
-
Trị giá SP dở dang cuối kỳ
-
Phế liệu thu hồi
Giá thành đơn vị SP
=
Tổng giá thành SP
Số lượng SP hoàn thành
b. Phương pháp hệ số
Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất không thể tách riêng chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Theo phương pháp hệ số, chi phí sản xuất sẽ được tập hợp chung cho tất cả các loại sản phẩm. Sau đó, căn cứ vào hệ số của từng loại sản phẩm được quy định sẵn để tính giá thành sản phẩm cho từng loại.
Trình tự tính toán theo các bước như sau:
Bước 1: Quy đổi số lượng tất cả các loại sản phẩm ra thành 1 loại sản phẩm tiêu chuẩn theo một hệ số cho sẵn và quy đổi số lượng sản phẩm dở dang theo hệ số, công thức:
Tổng số lượng của sản phẩm quy đổi
=
Tổng số lượng SP sản xuất thực tế của từng SP
*
Hệ số quy đổi của từng SP
Tổng số lượng của sản phẩm dở dang quy đổi
=
Số lượng sản phẩm dở dang của sản phẩm
*
Hệ số quy đổi
Bước 2: Xác định chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ theo các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Bước 3: Xác định tổng giá thành của sản phẩm quy đổi
Tổng giá thành sản phẩm
=
Trị giá SP dở dang đầu kỳ
+
Chi phí SX phát sinh trong kỳ
-
Trị giá SP dở dang cuối kỳ
-
Giá trị phế liệu thu hồi (nếu có)
Bước 4: Xác định giá thành đơn vị của sản phẩm quy đổi
Giá thành của 1 đơn vị sản phẩm
=
Tổng giá thành của sản phẩm quy đổi
Tổng số lượng của sản phẩm quy đổi
Bước 5: Xác định tổng giá thành thực tế của từng sản phẩm
Tổng giá thành thực tế SP A
=
Số lượng SP sản xuất thực tế của SP A
*
Hệ số của SP A
*
Giá thành của 1 SP quy đổi
Bước 6: Xác định giá thành thực tế của từng sản phẩm
Giá thành thực tế
của 1 sản phẩm
=
Tổng giá thành thực tế
Số lượng thực tế của sản phẩm hoàn thành
c. Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất phụ
Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất ra ngoài sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ. Đối tượng tính giá thành trong trường hợp này là sản phẩm chính. Tổng giá thành sản phẩm chính hoàn thành là toàn bộ chi phí sản xuất nhưng loại trừ chi phí sản xuất của sản phẩm phụ. Thường thì chi phí sản xuất phụ được tính theo giá kế hoạch, hoặc phần chênh lệch giữa giá bán trừ đi phần lợi nhuận định mức và thuế. Ta có công thức:
Tổng giá thành SP chính
=
Trị giá SP dở dang đầu kỳ
+
CP SX phát sinh trong kỳ
-
Trị giá SP dở dang cuối kỳ
-
Chi phí sản xuất SP phụ
Tỷ trọng chi phí sản xuất sản phẩm phụ
=
Chi phí sản xuất sản phẩm phụ
Tổng chi phí sản xuất
Trong đó, chi phí sản xuất cho từng sản phẩm phụ được tính cho từng khoản mục chi phí theo tỷ trọng như sau:
Và chi phí sản xuất sản phẩm phụ từng khoản mục được tính như sau:
Chi phí sản xuất sản phẩm phụ theo khoản mục
=
Tỷ trọng chi phí sản xuất sản phẩm phụ
*
Chi phí từng khoản mục tương đương
d. Phương pháp đơn đặt hàng
Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ và vừa theo đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm theo từng đơn đặt hàng. Kỳ tính giá thành là thời điểm từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn thành đơn đặt hàng. Chi phí sản xuất được tập hợp theo dõi riêng cho từng sản phẩm của mỗi đơn đặt hàng.
Giá thành của đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh từ lúc bắt đầu sản xuất cho đến khi hoàn thành đơn hàng
e. Phương pháp tính giá thành theo định mức
Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ ổn định và đã xây dựng được hệ thống định mức về kinh tế - kỹ thuật tiên tiến, phù hợp với máy móc thiết bị và đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trình tự tiến hành tính giá thành theo phương pháp định mức như sau:
Bước 1: Tính giá thành định mức của sản phẩm trên cơ sở các định mức về kinh tế - kỹ thuật và số lượng bán thành phẩm, số lượng sản phẩm hoàn thành.
Bước 2: Xác định tỷ lệ giá thành
Tỷ lệ giữa giá thành thực tế và giá thành định mức
=
Tổng giá thành thực tế
*100
Tổng giá thành định mức
Bước 3: Tính giá thành thực tế cho từng sản phẩm
Giá thành
thực tế
=
Giá thành định mức
*
Số lượng sản phẩm hoàn thành
*
Tỷ lệ
giá thành
f. Phương pháp tính giá thành phân bước
Được áp dụng ở những đơn vị có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, sản phẩm được sản xuất ra phải qua nhiều giai đoạn, phân xưởng. Ở các đơn vị này đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường được chọn là phân xưởng, giai đoạn sản xuất hay bán thành phẩm. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành.
Trong phương pháp tính giá thành phân bước có 2 phương pháp tính giá thành:
Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm
Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm
Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm (kết chuyển tuần tự)
Phương pháp này còn gọi là phương pháp kết chuyển tuần tự, áp dụng đối với trường hợp đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm và thành phẩm. Theo phương pháp này, chi phí sản xuất được tập hợp ở công đoạn đầu tiên, lần lược tính giá thành bán thành phẩm của công đoạn trước và kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự cho đến giai đoạn cuối cùng là giá thành của sản phẩm hoàn thành. Kế toán khi tính giá thành của từng công đoạn sản xuất thì phải xác định trị giá bán thành phẩm dở dang của từng công đoạn rồi mới xác định giá thành bán thành phẩm của công đoạn đó. Có nhiều phương pháp tính trị giá sản phẩm dở dang, ta có công thức như sau:
Theo phương pháp tính trị giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì trình tự tính giá thành như sau: (Giả sử rằng doanh nghiệp sản xuất qua n công đoạn và nguyên vật liệu được bỏ ngay từ đầu quy trình sản xuất).
Ở công đoạn 1:
Tập hợp chi phí sản xuất công đoạn 1
Tính trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ở công đoạn 1
Trị giá SPDD cuối kỳ 1
=
Chi phí SX dở dang đầu kỳ 1
+
Chi phí NVL TT phát sinh trong kỳ 1
*
Số lượng SP dở dang cuối kỳ 1
Số lượng
BTP 1
+
Số lượng sản phẩm
dở dang cuối kỳ 1
Tính tổng giá thành của bán thành phẩm ở công đoạn 1
Ở công đoạn 2:
Tập hợp chi phí sản xuất ở công đoạn 2
Tính trị giá của SP dở dang cuối kỳ ở công đoạn 2
Trị giá SPDD cuối kỳ 2
=
Chi phí SX dở dang đầu kỳ 2
+
Chi phí NVL TT phát sinh trong kỳ 2
*
Số lượng SP dở dang cuối kỳ 2
Số lượng
BTP 2
+
Số lượng sản phẩm
dở dang cuối kỳ 2
Tính tổng giá thành của bán thành phẩm ở công đoạn 2
Ở công đoạn n:
Tập hợp chi phí sản xuất ở công đoạn n
Tính trị giá của SP dở dang cuối kỳ ở công đoạn n
Trị giá SPDD cuối kỳ n
=
Chi phí SX dở dang đầu kỳ n
+
Chi phí NVL TT phát sinh trong kỳ n
*
Số lượng SP dở dang cuối kỳ n
Số lượng
BTP n
+
Số lượng sản phẩm
dở dang cuối kỳ n
Tính tổng giá thành của thành phẩm hoàn thành trong kỳ
Theo phương pháp tính trị giá của SP dở dang theo ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương thì trình tự tính giá thành như sau: (Giả sử rằng doanh nghiệp sản xuất sản phẩm qua n công đoạn và nguyên vật liệu được bỏ ngay từ đầu quy trình sản xuất).
Ở công đoạn 1:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nằm trong SPDD 1:
Chi phí NVL TT nằm trong
SPDD 1
=
Chi phí NVL TT dở dang đầu kỳ 1
+
Chi phí NVL TT phát sinh trong kỳ 1
*
Số lượng SP dở dang cuối kỳ 1
Số lượng
BTP 1
+
Số lượng sản phẩm
dở dang cuối kỳ 1
Chi phí nhân công trực tiếp nằm trong SPDD 1:
Chi phí nhân công trực tiếp nằm trong
SPDD 1
=
Chi phí NC TT dở dang đầu kỳ 1
+
Chi phí NC TT phát sinh trong kỳ 1
*
Số lượng SPDD
quy đổi cuối kỳ 1
Số lượng
BTP 1
+
Số lượng SPDD quy đổi cuối kỳ 1
Chi phí sản xuất chung nằm trong SPDD 1:
Chi phí sản xuất chung nằm trong
SPDD 1
=
Chi phí SXC dở dang đầu kỳ 1
+
Chi phí SXC phát sinh trong kỳ 1
*
Số lượng SPDD
quy đổi cuối kỳ 1
Số lượng
BTP 1
+
Số lượng SPDD quy đổi cuối kỳ 1
Tổng trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ở công đoạn 1:
Tổng trị giá SPDD cuối kỳ CĐ1
=
Chi phí NVL TT CĐ1
+
Chi phí NC TT CĐ1
+
Chi phí SXC CĐ1
Chúng ta tính trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ở công đoạn 2 tương tự như công đoạn 1, nhưng ở công đoạn 2 chỉ có 2 loại chi phí sản xuất là chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Quy trình tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm được biểu diễn qua sơ đồ sau:
Chi phí NVL TT CĐ 1
Chi phí NC TT, SXC CĐ 1
Giá thành BTP CĐ 2
Chi phí NCTT, SXC CĐn
Chi phí NC TT, SXC CĐ 2
Giá thành BTP CĐ 1
Giá thành BTP CĐn-1
Giá thành BTP CĐ 1
Giá thành của TP hoàn thành
Công đoạn 1 Công đoạn 2 Công đoạn n
Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm (kết chuyển song song).
Phương pháp này còn gọi là phương pháp kết chuyển song song, áp dụng đối với trường hợp đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm và thành phẩm. Trong trường hợp đối tượng tính giá thành được xác định là thành phẩm ở bước công nghệ cuối cùng, kế toán sẽ vận dụng phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm. Trình tự tiến hành như sau:
Tập hợp chi phí sản xuất theo từng công đoạn
Trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp, kế toán tính chi phí sản xuất nằm trong thành phẩm ở từng công đoạn cho từng khoản mục chi phí theo công thức sau:
Theo phương pháp tính trị giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì trình tự tính giá thành như sau: (Giả sử rằng doanh nghiệp sản xuất qua n công đoạn và nguyên vật liệu được bỏ ngay từ đầu quy trình sản xuất).
Ở công đoạn 1:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nằm trong thành phẩm 1
Chi phí NVL TT nằm trong TP 1
=
Chi phí NVL TT dở dang đầu kỳ 1
+
Chi phí NVL TT phát sinh trong kỳ 1
*
Số lượng SP hoàn thành
Số lượng
TP hoàn thành
+
Số lượng SPDD (1+2+3+…+n)
Chi phí nhân công trực tiếp nằm trong thành phẩm 1
Chi phí nhân công TT nằm trong TP 1
=
Chi phí NC TT dở dang đầu kỳ 1
+
Chi phí NC TT phát sinh trong kỳ 1
*
Số lượng SP hoàn thành
Số lượng
TP hoàn thành
+
Số lượng SPDD (2+3+…+n)
- Chi phí sản xuất chung nằm trong thành phẩm 1
Chi phí SXC nằm trong
TP 1
=
Chi phí SXC dở dang đầu kỳ 1
+
Chi phí SXC phát sinh trong kỳ 1
*
Số lượng SP hoàn thành
Số lượng
TP hoàn thành
+
Số lượng SPDD (2+3+…+n)
- Tổng chi phí sản xuất sản phẩm ở công đoạn 1:
Tổng chi phí sản xuất sản phẩm CĐ 1
=
Chi phí NVL TT nằm trong TP ở CĐ1
+
Chi phí NC TT nằm trong TP ở CĐ1
+
Chi phí SXC nằm trong TP ở CĐ1
Ở công đoạn 2:
- Chi phí nhân công trực tiếp nằm trong thành phẩm 2
Chi phí NC TT nằm trong TP 2
=
Chi phí NC TT dở dang đầu kỳ 2
+
Chi phí NCTT phát sinh trong kỳ 2
*
Số lượng SP hoàn thành
Số lượng
TP hoàn thành
+
Số lượng SPDD (3+4+…+n)
- Chi phí sản xuất chung nằm trong thành phẩm 2
Chi phí SXC nằm trong
TP 2
=
Chi phí SXC dở dang đầu kỳ 2
+
Chi phí SXC phát sinh trong kỳ 2
*
Số lượng SP hoàn thành
Số lượng
TP hoàn thành
+
Số lượng SPDD (3+4+…+n)
-Tổng chi phí sản xuất sản phẩm ở công đoạn 2:
Tổng chi phí sản xuất sản phẩm ở CĐ 2
=
Chi phí NC TT nằm trong TP ở CĐ2
+
Chi phí SXC nằm trong TP ở CĐ2
Ở công đoạn n:
Tổng chi phí sản xuất ở công đoạn n:
Tổng chi phí sản xuất sản phẩm ở CĐn
=
Chi phí NC TT nằm trong TP ở CĐn
+
Chi phí SXC nằm trong TP ở CĐn
Sau đó, tổng cộng chi phí sản xuất nằm trong thành phẩm của tất cả các công đoạn lại ta được giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Theo phương pháp tính trị giá của sản phẩm dở dang theo ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương thì trình tự tính giá thành như sau: (Giả sử rằng doanh nghiệp sản xuất sản phẩm qua n công đoạn và nguyên vật liệu được bỏ ngay từ đầu quy trình sản xuất).
Ở công đoạn 1:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nằm trong TP ở CĐ1:
Chi phí NVL TT nằm trong
TP 1
=
Chi phí NVL TT dở dang đầu kỳ 1
+
Chi phí NVL TT phát sinh trong kỳ 1
*
Số lượng SP hoàn thành
Số lượng
BTP 1
+
Số lượng sản phẩm
dở dang cuối kỳ 1
- Chi phí nhân công trực tiếp nằm trong TP ở CĐ1:
Chi phí nhân công trực tiếp nằm trong
TP 1
=
Chi phí NC TT dở dang đầu kỳ 1
+
Chi phí NC TT phát sinh trong kỳ 1
*
Số lượng SP hoàn thành
Số lượng
BTP 1
+
Số lượng SPDD quy đổi cuối kỳ 1
- Chi phí sản xuất chung nằm trong TP CĐ1:
Chi phí sản xuất chung nằm trong
TP 1
=
Chi phí SXC dở dang đầu kỳ 1
+
Chi phí SXC phát sinh trong kỳ 1
*
Số lượng SP hoàn thành
Số lượng
BTP 1
+
Số lượng SPDD quy đổi cuối kỳ 1
Tổng chi phí sản xuất nằm trong thành phẩm ở CĐ1:
Tổng chi phí SX nằm trong TP ở CĐ1
=
Chi phí NVL TT nằm trong TP ở CĐ1
+
Chi phí NC TT nằm trong
TP ở CĐ1
+
Chi phí SXC nằm trong
TP ở CĐ1
Ở công đoạn 2:
Chi phí nhân công trực tiếp nằm trong TP ở CĐ2:
Chi phí nhân công trực tiếp nằm trong
TP 2
=
Chi phí NC TT dở dang đầu kỳ 2
+
Chi phí NC TT phát sinh trong kỳ 2
*
Số lượng SP hoàn thành
Số lượng
BTP 2
+
Số lượng SPDD quy đổi cuối kỳ 2
- Chi phí sản xuất chung nằm trong TP CĐ2:
Chi phí sản xuất chung nằm trong
TP 2
=
Chi phí SXC dở dang đầu kỳ 2
+
Chi phí SXC phát sinh trong kỳ 2
*
Số lượng SP hoàn thành
Số lượng
BTP 2
+
Số lượng SPDD quy đổi cuối kỳ 2
Tổng chi phí sản xuất nằm trong thành phẩm ở công đoạn 2:
Tổng chi phí SX nằm trong TP CĐ 2
=
Chi phí NC TT trong TP CĐ 2
+
Chi phí SXC trong TP CĐ 2
Sau đó, tổng cộng chi phí sản xuất nằm trong thành phẩm của tất cả các công đoạn lại ta được giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Quy trình tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm được biểu diễn qua sơ đồ sau
Chi phí sản xuất ở CĐ 1
Chi phí sản xuất của CĐ1 trong TP
Chi phí sản xuất của CĐn trong TP
Chi phí sản xuất của CĐ2 trong TP
Chi phí sản xuất ở CĐ 2
Chi phí sản xuất ở CĐn
Giá thành của sản phẩm hoàn thành
Công đoạn 1 Công đoạn 2 Công đoạn n
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT GIÀY THÁI BÌNH
------&------
2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình
Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình
Tên tiếng anh: Thai Binh Shoes
Tên viết tắt: TBS’ Group
Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần
Địa chỉ: 5A Xa Lộ Xuyên Á – An Bình – Dĩ An – Bình Dương
Điện thoại: 84.8.7241241
Fax: 84.8.8960223
Mã số thuế: 3700148137
Email: infor @thaibinhshoes.com
Website:
Giấy phép thành lập: số 106/GP.UB ngày 05 tháng 03 năm 1989
Vốn điều lệ: 500.000.000.000 VND
Tổng diện tích: 200.000m2
Ngành nghề kinh doanh: Gia công sản xuất các mặt hàng may mặc, sản xuất gia công các mặt hàng giày xuất khẩu, kinh doanh các loại vật tư phục vụ may mặc, giày dép, sản xuất giày vải xuất khẩu.
Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các nước EU và Mỹ.
Hiện tại công ty bao gồm:
Một tập thể trên 10.000 cán bộ công nhân viên.
Bốn nhà máy và một nhà máy sắp đưa vào hoạt động.
Gồm 7 phân xưởng bố trí theo từng dây chuyền công nghệ sản xuất
Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho việc sản xuất.
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
* Giai đoạn từ 1989 - 1992:
Công ty được thành lập bởi một số sỹ quan thuộc Quân đoàn 4 và một số kỹ sư mới ra trường do Ông Nguyễn Đức Thuấn đứng đầu vào năm 1989. Hoạt động chủ yếu là: Gieo trồng cây bạch đàn cao sản, thu mua cây nguyên liệu giấy, kinh doanh bán sĩ lẻ xăng dầu.
Trong giai đoạn này Công ty đã kết hợp với một số chuyên gia Pháp trong việc gieo trồng và xuất khẩu cây nguyên liệu giấy. Trên đà phát triển đó Công ty đầu tiên được thành lập mang tên: Công ty TNHH Thái Bình vào ngày 06 tháng 10 năm 1992.
* Giai đoạn từ 1992 - 1997:
Vào cuối năm 1992 Công ty tiến hành xây dựng nhà máy số 1, tiến hành tổ chức, tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ và công nhân ngành giày đến tháng 8/1993 thì đi vào hoạt động.
Cũng trong năm này Công ty đã xây dựng dây chuyền sản xuất giày mini và từng bước chuyển từ gia công bên ngoài sang hình thức mua nguyên liệu tự sản xuất.
Với sự nổ lực hết mình của ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên Công ty đã xây dựng thành công nhà máy thứ 2 với dây chuyền sản xuất hiện đại của USM và ký hợp đồng sản xuất cho tập đoàn Reebox. Trong giai đoạn này, Công ty đã đầu tư sản xuất giày vải và cũng tiến xa hơn trong lĩnh vực giày thể thao. Công ty đã ký được hợp đồng sản xuất giày trực tiếp với tập đoàn Decathlon cũng như nhiều tập đoàn khác như: DC, Piston,…
* Giai đoạn từ 1997 đến nay:
Công ty đã không ngừng phát triển và hoàn thiện bộ máy quản lý của mình. Đầu năm 1999, Công ty đã xây dựng một nhà văn phòng với diện tích 200m2 theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.
Năm 2000, phân xưởng sản xuất giày cao cấp ra đời với thiết bị hoàn toàn mới và hiện đại.
Ngày 24/4/2000, Công ty Cổ phần địa ốc Areco được thành lập, lĩnh vực kinh doanh là bất động sản.
Ngày 8/5/2000 tiếp tục thành lập một công ty TNHH Giày Thái Bình chuyên sản xuất Đế phục vụ cho giày xuất khẩu.
Thái Bình đã trở thành một Công ty tư nhân sản xuất giày dép xuất khẩu hàng đầu Việt Nam về quy mô cũng như chất lượng. Với sự nỗ lực không ngừng của mình Công ty đã vinh dự đón nhận huân chương lao động hạng 2 do Chủ tịch nước trao tặng ngày 22/12/2000.
Ngày 16/01/2001 Ban lãnh đạo Công ty quyết định thành lập công ty Liên Doanh PACIFIC đã khẳng định tập đoàn TBS ngày càng lớn mạnh.
Bên cạnh đó Thái Bình cũng tiến hành đầu tư tài chính vào một số Công ty như: Công ty Cổ Phần Đầu tư và xúc tiến thương mại LAEFASO, Công ty Cổ Phần Cáp Điện Sài Gòn SCC, Công ty Cổ Phần Vận Tải Biển Sài Gòn Ship,…
Đến tháng 06/2005 Ban lãnh đạo Công ty quyết định đổi tên Công ty TNHH Thái Bình thành Công ty Cổ phần Đầu tư & Sản xuất Giày Thái Bình và bắt đầu hoạt động từ 01/08/2005.
2.1.3 Chức năng và lĩnh vực hoạt động của Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình
Công ty đảm nhiệm chức năng sản xuất và xuất khẩu giày dép và lĩnh vực gia công xuất khẩu ra nước ngoài.
Nhập nguyên vật liệu để sản xuất và trang thiết bị trong Công ty, thực hiện kinh doanh theo ngành nghề trong giấy phép kinh doanh.
Ngoài chức năng trên Công ty còn có chức năng quản lý sản xuất (Khối nhà máy) chức năng này có nhiệm vụ là tổ chức các hoạt động sản xuất và điều hành sản xuất.
2.1.4 Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình
2.1.4.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình thiết lập, ban hành thực hiện và duy trì bộ máy quản lý dựa trên các quy trình, thủ tục dạng văn bản quy định trách nhiệm và quyền hạn của mỗi vị trí quản lý.
Các chức danh theo hệ thống quản lý của Công ty gồm có:
Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị
Phó Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị
Tổng Giám Đốc điều hành
Phó Tổng Giám Đốc
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Trưởng Phòng Nghiệp vụ
Quản Đốc Phân Xưởng
Phó Quản Đốc
Trợ lý Quản Đốc
Chuyền trưởng, Tổ trưởng, Trưởng ca
Nhân viên nghiệp vụ
2.1.4.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty
P.
Quản lý nhân sự
P.
Phát triển nguồn lực
P.
Công Đoàn
P.
Tài chính kiểm soát
P.
Kế toán
P.
Xuất nhập khẩu
Phòng kinh doanh
Trung tâm mẫu
Bộ phận chất lượng
Bộ phận KH – VT - CBSX
Bộ phận sản xuất
Phòng nhân sự
Phòng tài chính
Tổng giám đốc
2.1.4.3 Chức năng
Tổng Giám Đốc:
Là người có quyền tối cao trong Công ty và được Hội Đồng Quản Trị bổ nhiệm để điều hành mọi hoạt động của Công ty, có quyền xem xét sửa đổi nội dung và phê duyệt các tài liệu thuộc hệ thống quản lý trong Công ty, đánh giá chất lượng nội bộ, quản lý đề bạt và khen thưởng đối với cán bộ công nhân viên và chịu trách nhiệm về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phòng kinh doanh:
Thực hiện chức năng tiếp thị kinh doanh sản phẩm ở thị trường nội địa và nước ngoài. Quản lý tổ chức thiết kế và phân tích sản phẩm, chịu trách nhiệm tổng hợp các khiếu nại của khách hàng, đánh giá chất lượng nội bộ.
Trung tâm mẫu:
Nghiên cứu phân tích sản phẩm mẫu và tiến hành sản xuất mẫu. Cân đối vật tư của sản phẩm mẫu.
Bộ phận chất lượng:
Kiểm soát chất lượng và quy trình sản xuất, tiến hành triển khai công nghệ, xác định được đặc tính của sản phẩm, theo dõi đo lường sản phẩm.
Bộ phận kế hoạch vật tư chuẩn bị sản xuất:
Phòng kế hoạch vật tư chuẩn bị sản xuất có nhiệm vụ:
Lên kế hoạch mua vật tư, có chức năng điều hành, quản lý, cấp phát vật tư.
Phân bổ vật tư cho phân xưởng sản xuất theo đơn đặt hàng, chịu trách nhiệm về việc quản lý vật tư.
Có trách nhiệm về các hoạt động mua sắm thiết bị, công cụ lao động, vật tư sản xuất kinh doanh kiểm tra định mức vật tư, nguyên liệu để mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
Bộ phận sản xuất:
Phải đảm bảo việc sản xuất sao cho phù hợp với tiến độ giao hàng, lên kế hoạch sản xuất sản phẩm của từng bộ phận, chịu trách nhiệm về quy trình sản xuất sản phẩm của từng phân xưởng.
Phòng nhân sự:
Có chức năng quản lý về nhân sự, phát triển nâng cao chất lượng lao động, tổ chức công tác đào tạo lao động mới, sắp xếp và bố trí lao động đạt yêu cầu đảm bảo kế hoạch sản xuất của Công ty.
Phòng tài chính:
Có chức năng quản lý, kiểm soát quá trình thu tiền cũng như quá trình thanh toán đối với các nhà cung cấp vật tư đồng thời lập kế hoạch thu tiền và lên kế hoạch thanh toán các khoản nợ cho nhà cung cấp.
Phòng kế toán:
Có trách nhiệm tập hợp chứng từ, tập hợp chi phí, lập báo cáo tài chính và báo cáo thuế.
Phòng xuất nhập khẩu:
Có nhiệm vụ kết hợp với phòng kế hoạch vật tư để làm tờ khai hải quan, lấy nguyên vật liệu về phục vụ cho việc sản xuất giày đồng thời kết hợp với phòng kinh doanh để làm tờ khai hải quan xuất khẩu hàng đi ra nước ngoài.
Phòng công đoàn:
Có trách nhiệm chăm lo về mặt vật chất cũng như tinh thần cho anh em cán bộ công nhân viên của Công ty
2.1.5 Giới thiệu bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình
2.1.5.1 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
Phòng kế toán chịu trách nhiệm trước Giám Đốc Tài Chính và Nhà nước theo điều lệ kế toán Nhà nước ban hành. Đảm bảo về mọi hoạt động tài chính - kế toán của Công ty.
Theo dõi và tập hợp các số liệu về kết quả sản xuất bằng nghiệp vụ kế toán. Tham gia phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty theo từng kỳ tài chính.
Xác lập tính hiệu quả của hệ thống kế toán Công ty, theo dõi kế toán các chi phí bất hợp lý trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty như: Do sản xuất sản phẩm hỏng, hay khắc phục sản phẩm không phù hợp.
Lập và gửi báo cáo đúng hạn các loại văn bản tài chính, thống kê quyết toán theo đúng chế độ hiện hành cho cơ quan quản lý Nhà nước và Hội Đồng Quản Trị Công ty.
Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu, hồ sơ kế toán theo đúng chế độ kế toán do Nhà nước ban hành. Đảm bảo bí mật các tài liệu, hồ sơ và số liệu kế toán.
Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ kế toán nhằm không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn .
2.1.5.2 Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty tổ chức sản xuất và quản lý mang tính tập trung, cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ cho việc xử lý thông tin được trang bị hiện đại, đầy đủ và đồng bộ. Vì vậy Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung. Theo mô hình này, toàn bộ công việc xử lý thông tin tổng hợp trong toàn Công ty được thực hiện tập trung ở phòng kế toán, các bộ phận và đơn vị trực thuộc chỉ thực hiện việc thu thập, phân loại và chuyển chứng từ cùng các báo cáo nghiệp vụ về phòng kế toán xử lý và tổng hợp thông tin.
Mô hình này có ưu điểm là công việc tổ chức bộ máy gọn nhẹ, tiết kiệm, việc xử lý và cung cấp thông tin nhanh nhạy.
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty
Kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng
Kế toán tiền mặt doanh thu
Kế toán vật tư công nợ
Kế toán tiền gửi, thủ quỹ
Kế toán TSCĐ CCDC
Kế toán xuất nhập khẩu
2.1.5.3 Chức năng
Kế toán trưởng: Là người kiểm tra, kiểm soát và tổ chức bộ máy kế toán hoạt động, là người chịu trách nhiệm cao nhất về công tác kế toán trước Hội Đồng Quản Trị cũng như trước Pháp luật.
Kế toán tổng hợp: Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo thuế và báo cáo tài chính.
Kế toán doanh thu tiền mặt: Theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt; theo dõi các khoản thanh toán, theo dõi phần doanh thu.
Kế toán tài sản cố định – công cụ dụng cụ: Theo dõi về tài sản cố định và tình hình nhập, xuất công cụ dụng cụ.
Kế toán tiền gửi, thủ quỹ: Theo dõi tiền gửi ngân hàng, tiền mặt, tiền vay ngắn hạn và dài hạn. Có trách nhiệm thu, chi quỹ tiền mặt hàng ngày.
Kế toán công nợ vật tư: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư
Kế toán xuất nhập khẩu: Theo dõi chi phí nhập hàng và xuất hàng.
2.1.6 Hình thức kế toán tại Công ty
Hiện nay, Bộ tài chính quy định có 5 hình thức sổ kế toán như sau:
Nhật ký chung
Nhật ký – sổ cái
Nhật ký chứng từ
Chứng từ ghi sổ
Kế toán trên máy vi tính
Công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.
2.1.6.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
Chứng từ ghi sổ
Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ
Sổ Cái
Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết
2.1.6.2 Trình tự ghi sổ kế toán
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán tiến hành lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
Sơ đồ 2.3 Sơ Đồ Hình Thức Chứng Từ Ghi Sổ
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ quỹ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Ghi hàng ngày
Cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu
Ghi chú:
Sổ cái
2.1.7 Các chính sách kế toán tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình
Công ty áp dụng chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 do Bộ Tài Chính ban hành.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất: Là phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm : Là phương pháp trực tiếp.
Phương tiện tính toán: Toàn bộ các thông tin được ghi nhận trên hệ thống máy tính đã được nối mạng của Công ty.
Đơn vị tiền tệ áp dụng là: Đồng Việt Nam (VNĐ). Các đồng tiền khác được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định của Ngân Hàng tại thời điểm phát sinh các nghiệp vụ.
Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: Thực hiện theo quyết định 206/2003/QĐ – BTC ngày 12/11/2003 của Bộ tài chính ban hành. Công ty áp dụng tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền.
Chế độ chứng từ: Công ty thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong chế độ này.
Hệ thống tài khoản: Công ty áp dụng hệ thống tài khoản trong Bảng hệ thống tài khoản theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và thông tư số 244TT–BTC và mở các tài khoản chi tiết phù hợp với việc hạch toán của kế toán ở doanh nghiệp.
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm.
Chính sách thuế áp dụng:
- Thuế giá trị gia tăng:
Thuế suất 0% đối với sản phẩm xuất khẩu.
Thuế suất 10% đối với sản phẩm tiêu thụ nội địa.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Theo giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 23/CN-UB cấp ngày 06/8/2009 của UBND tỉnh Bình Dương.
2.1.8 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Bảng 2.1 Bảng một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh
ö Nhận xét:
Dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh qua 2 bảng trên của Công ty trong 2 năm qua, nhận thấy rằng quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty đã đạt được những thành tựu, những tiến triển nhất định. Mặc dù, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2010 đạt được ở mức thấp hơn so với năm 2009.
Chỉ tiêu doanh thu: Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu hàng năm của Công ty đều đạt ở mức cao. Cụ thể doanh thu thuần năm 2010 tăng 716.564.792.051 đồng so với năm 2009 tương đương 56,14%. Doanh thu tăng chủ yếu là do sản lượng tiêu thụ năm 2010 tăng hơn năm 2009 là 2.637.102 đôi. Ngoài ra, còn do các khoản giảm trừ doanh thu năm 2010 giảm so với năm 2009 là 511.071.224 đồng tương 78,13% cũng làm cho doanh thu thuần tăng lên đáng kể.
Chỉ tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận sau thuế năm 2010 giảm hơn so với năm 2009 là 32.288.985.764 đồng. Nguyên nhân chủ yếu do doanh thu hoạt động tài chính năm 2010 tăng không đáng kể so với năm 2009, tăng chỉ 12,77%. Trong khi đó chi phí tài chính thì tăng mạnh 144,46% so với năm 2009. Ngoài ra, chi phí bán hàng năm 2010 cũng tăng cao so với năm 2009 là 14.850.816.980 đồng tương đương 103,92%, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 29,92%. Bên cạnh đó, thu nhập khác trong năm 2010 giảm 4.564.469.444 đồng so với năm 2009 nhưng chi phí khác chỉ giảm 1.272.884.792 đồng. Chính điều này đã làm cho lợi nhuận khác giảm 3.291.584.652 đồng tương đương 113,67%.
2.1.9 Những thuận lợi và khó khăn tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình
2.1.9.1 Thuận lợi
Nhà nước ta đã nỗ lực hết sức trong việc đưa Việt Nam tham gia vào các thị trường kinh tế chung trong khu vực như: ASEAN, AFTA, APEC,… và nhất là sau 11 năm cố gắng đã được gia nhập WTO. Đó là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới.
Tình hình an ninh chính trị trong nước ổn định cùng với đà phát triển của nền kinh tế Việt Nam theo hướng mở cửa đã tạo điều kiện cho tất cả các doanh nghiệp phát triển đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu.
Công ty thành lập được gần 20 năm nên đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tham gia vào thị trường nước ngoài. Điều này giúp Công ty không mấy khó khăn trong việc làm thủ tục giao dịch với khách hàng.
Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, tích cực, trình độ chuyên môn cao cùng làm việc trong môi trường thoải mái tiện nghi kết hợp với đội ngũ cán bộ cao cấp đầy kinh nghiệm của Công ty làm cho bộ máy quản lý Công ty ngày càng vững chắc.
Nguồn lao động sẵn có và đầy tiềm năng của Việt Nam, Công ty rất yên tâm trong việc mở thêm nhiều dây chuyền sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Sau gần 20 năm hoạt động Công ty đã có nhiều khách hàng quen thuộc lâu năm.
2.1.9.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên Công ty cũng còn gặp không ít những khó khăn trong quá trình họat động kinh doanh của mình như sau:
- Nền kinh tế mở cửa do đó đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều không chỉ doanh nghiệp trong nước mà còn các doanh nghiệp nước ngoài.
- Trình độ khoa học công nghệ hiện đại đòi hỏi Công ty phải củng cố mạnh mẽ cải tiến không ngừng để hội nhập vào thị trường cạnh tranh gay gắt.
- Công ty cũng nằm trong diện bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm.
Định hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới
Trở thành Công ty hoạt động và sản xuất kinh doanh trên 3 lĩnh vực:
Đầu tư tài chính
Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu giày dép
Kinh doanh bất động sản và du lịch
Kế hoạch sản xuất: 40 – 50 chuyền sản xuất với kế hoạch 25 triệu đôi mỗi năm
Tăng cường phúc lợi và chế độ cho người lao động từ 15% - 20%
Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh:
Tổng doanh thu tăng trưởng từ 15% - 20% năm.
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu từ 20% - 30% năm.
Vốn chủ sở hữu tăng lên 600 tỷ năm 2014
2.2 Thực trạng về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình
2.2.1 Đặc điểm sản xuất
ª Đặc thù của ngành sản xuất giày
Quá trình chế tạo sản phẩm giày thông qua các công đoạn sau:
Chuẩn bị vật tư đầu vào
Chặt
Thêu, in, ép
May
Cán ép đế
Hoàn tất đế
Gò ráp
Đóng gói bao bì nhập kho
Sơ đồ 2.4 Sơ Đồ Quá Trình Sản Xuất Giày
Giày hoàn chỉnh
GĐ sản xuất bán TP
NVL mũ giày
Chặt, thêu, in, ép, may
Cán ép
Đế giày
Mũ giày
Cao su hóa chất
Gò ráp
GĐ sản xuất TP
Giải thích quy trình sản xuất
Căn cứ vào đặc điểm gia công, nên phải tiến hành tuần tự hay tiến hành song song nhau, chia làm hai giai đoạn chính: Là giai đoạn sản xuất bán thành phẩm và giai đoạn sản xuất thành phẩm.
* Chuẩn bị đầu tư đầu vào sản xuất bán thành phẩm: Giai đoạn này có thể tiến hành song song cùng lúc gồm:
- Quy trình sản xuất mũ giày bao gồm: Chặt các chi tiết mũ giày và lót giày, tiến hành may mũ giày, nếu mã giày có các chi tiết phải thêu – in – ép thì phải làm trước khi đem may.
- Quy trình sản xuất đế giày bao gồm quá trình cán luyện ép đế cao su bằng khuôn gia nhiệt, cắt phần dư ra và vệ sinh đóng bao.
* Tập hợp bán thành phẩm sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh: Gồm chuẩn bị sản xuất, sản xuất gò ráp.
Giai đoạn này đòi hỏi tính đồng bộ và chính xác cao, mũ và đế giày sẽ được gò ráp với nhau để cho ra sản phẩm hoàn chỉnh. Nếu mũ và đế không khớp nhau thì việc ráp sẽ rất khó khăn và không cho ra được thành phẩm như ý muốn.
2.2.2 Đặc điểm sản phẩm
Kết cấu sản phẩm giày: Gồm phần mũ giày và đế giày
* Phần mũ giày là 1 phần phía trên của đôi giày, gồm các chi tiết:
Mặt ngoài của mũ giày làm bằng da đối với giày cao cấp, Simili đối với giày rẻ tiền, ngoài ra cần có thể là vải hoặc giả da.
Chi tiết lót (mặt lót): Làm bằng da, Simili, vải dệt hoặc vật tư xốp.
Chi tiết tăng cường: Chemisheet,…
Chi tiết trang trí: Đèn nháy, tem mác, hoa văn,…
* Phần đế giày:
Phần tiếp xúc trực tiếp với lòng bàn chân: Tẩy giấy hoặc cao su, lót tẩy, dây viền,…
Chi tiết tiếp xúc với mặt đất, (đế và lót)
Chi tiết tăng cường: Độn sắt để tránh gãy đế đối với giày có lớp cao su mỏng, lỗ thông khí,…
2.2.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Căn cứ vào những đặc điểm thực tế sản xuất của Công ty, kế toán hạch toán chi phí sản xuất theo từng mã sản phẩm cho từng đơn hàng của mỗi khách hàng.
Bảng 2.3 Bảng trích mã sản phẩm của một đơn hàng
2.2.4 Phân loại chi phí sản xuất
Công ty tổ chức tập hợp chi phí sản xuất theo ba khoản mục chính:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
2.2.5 Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình
2.2.5.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình
ê Những vấn đề chung về nguyên vật liệu tại Công ty
Chi phí nguyên vật liệu được Phòng kế hoạch định mức dựa vào hàng mẫu của Phòng kỹ thuật.
Tại Công ty không phân biệt nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Vì vậy, tất cả các nguyên vật liệu được hạch toán cùng một tài khoản: TK1521 “Vật tư”
Nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất giày của Công ty chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài.
Nguyên vật liệu sử dụng ở Công ty bao gồm:
Vật tư (TK1521): Da, giả da, đế giày, chỉ, tem, nhãn,...
Nhiên liệu (TK1526): Dầu DO, xăng 92, nhớt castrol
Phụ tùng thay thế (TK1525): Bạc đạn, bù lon, dây curoa, cục nhựa cách điện,….
çTính giá nguyên vật liệu xuất kho: Công ty quản lý và tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Cách tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo công thức sau:
Trị giá nguyên vật liệu
xuất dùng
=
Số lượng nguyên vật liệu
xuất dùng
*
Đơn giá
bình quân
Đơn giá
bình quân
=
Trị giá nguyên vật liệu tồn đầu
+
Trị giá nguyên vật liệu nhập
Số lượng nguyên vật liệu tồn đầu
+
Số lượng nguyên vật liệu nhập
çTổ chức quản lý nguyên vật liệu.
- Công ty quy định mỗi loại nguyên vật liệu là một mã riêng như sau:
FO006: FORM DECATHLON, CC015: Viết bạc KOREA, CC007: Kéo bấm chỉ, CC021: Thớt chặt dài,….
- Công ty tổ chức quản lý nguyên vật liệu theo từng kho riêng.
- Cuối tháng, kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng mã sản phẩm của từng đơn đặt hàng theo tiêu thức “Doanh thu sản xuất”.
Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty
Tài khoản sử dụng
TK621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này mở chi tiết như sau:
Chứng từ sử dụng
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Hóa đơn mua NVL
Bảng kê nhập xuất tồn
Nội dung sơ đồ luân chuyển chứng từ.
Quy trình luân chuyển chứng từ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp qua 4 bộ phận như sau:
Phòng kế hoạch điều hành sản xuất ( P.KHĐH SX)
Bộ phận kho
Phân xưởng sản xuất
Phòng kế toán
Bước 1: Phòng KHĐH SX căn cứ vào kế hoạch sản xuất lập phiếu đề nghị xuất vật tư tổng hợp thành 2 phiếu. Phiếu 1 lưu lại, phiếu 2 chuyển sang bộ phận kho.
Bước 2: Bộ phận kho căn cứ vào phiếu đề nghị xuất vật tư do phòng KHĐH SX chuyển sang tiến hành kiểm tra kho. Sau đó bộ phận kho lập phiếu báo vật tư gồm 2 phiếu. Phiếu 1 lưu tại kho, phiếu thứ 2 gửi về cho phòng KHĐH SX.
Bước 3: Phòng KHĐH SX căn cứ vào phiếu báo vật tư chuyển qua làm căn cứ phát lệnh sản xuất xuống cho phân xưởng. Lệnh sản xuất được lập thành 3 lệnh. Lệnh 1 lưu tại phòng KHĐH SX, lệnh 2 chuyển sang bộ phận kho, lệnh thứ 3 được chuyển xuống xưởng sản xuất.
Bước 4: Xưởng sản xuất căn cứ vào lệnh sản xuất lập phiếu yêu cầu xuất kho vật tư. Phiếu yêu cầu vật tư được lập thành 2 phiếu. Phiếu 1 lưu tại xưởng, phiếu còn lại chuyển qua bộ phận kho.
Bước 5: Bộ phận kho căn cứ vào lệnh sản xuất, phiếu yêu cầu vật tư tiến hành xuất kho và đồng thời lập bảng kê nhập xuất tồn thành 2 bảng. Bảng 2 chuyển về phòng kế toán, bảng 1 cùng với lệnh sản xuất, phiếu yêu cầu vật tư được lưu tại kho.
Bước 6: Phòng kế toán căn cứ vào bảng nhập xuất tồn bộ phận kho gửi sang làm căn cứ để ghi sổ kế toán. Sau cùng lưu bảng này cùng với sổ sách tại phòng.
Một số ký hiệu dùng trong bài:
N
Bắt đầu:
Thực hiện:
Chúng từ:
Lưu chứng từ:
Lập kế hoạch
Sản xuất
Lệnh sản xuất 1
Bắt đầu
Phiếu yêu cầu vật tư 1
Phiếu báo vật tư 1
Phiếu đề nghị xuất 1
vật tư tổng hợp
Phiếu đề nghị xuất 2
vật tư tổng hợp
N
Phiếu đề nghị xuất 1
vật tư tổng hợp
kiểm tra kho
Phiếu báo vật tư 2
N
1
1
Phiếu báo vật tư 2
Phát lệnh sản xuất
Lệnh sản xuất 2
Lệnh sản xuất 3
N
3
Lệnh sản xuất 3
Lập phiếu y/c
Xuất kho vật tư
Phiếu yêu cầu vật tư 2
2
3
N
4
4
2
Đối chiếu kiểm tra
Lệnh sản xuất 2
Phiếu yêu cầu vật tư 2
N
5
Lệnh sản xuất 2
Phiếu yêu cầu vật tư 2
Bảng nhập xuất tồn 1
Bảng nhập xuất tồn 2
5
Bảng nhập xuất tồn 2
Ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng nhập xuất tồn
N
P.KHĐHSX
KHO
XƯỞNG SẢN XUẤT
P.KẾ TOÁN
Sơ đồ 2.5 Sơ đồ lưu chuyển chứng từ nguyên vật liệu trực tiếp
Phương pháp hạch toán
- Hầu hết nguyên vật liệu Công ty mua về đều phải qua thủ tục nhập kho rồi mới xuất dùng cho sản xuất. Tuy nhiên có một số ít trường hợp Công ty mua nguyên vật liệu về và đưa vào sử dụng ngay để kịp tiến độ sản xuất.
- Căn cứ vào Bảng nhập xuất tồn, phiếu xuất kho (kèm theo bảng liệt kê chứng từ gốc xuất kho) dưới kho gửi lên, kế toán vật tư tiến hành lập Chứng từ ghi sổ và ghi vào Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
- Cuối tháng căn cứ vào Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ được kế toán vật tư gửi lên, kế toán tổng hợp tiến hành nhập liệu vào phần mềm Microsoft Excel, sau đó tổng hợp số liệu các tài khoản có liên quan. Từ đó lên Sổ Cái các tài khoản.
Kế toán định khoản xuất nguyên liệu sản xuất sản phẩm:
Nợ TK6211: (Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)
Có TK1521: (Vật tư: Da, May, Đế, C&C, Packing)
Kế toán định khoản chi phí gia công bên ngoài:
Nợ TK6211: (Chi phí gia công nguyên vật liệu)
Có TK331: (Phải trả chi phí gia công bên ngoài)
Kế toán định khoản xuất trả vật tư còn lại cuối kỳ (Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ)
Nợ TK1521: (Vật tư: Da, May, Đế, C&C, Packing)
Có TK6211: (Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)
? Một số nghiệp vụ phát sinh tại Công ty:
Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0047118 ngày 05/10/2010 về chi phí vật tư mua nội địa của DNTN Bao Bì Giấy Thanh Long xuất thẳng cho sản xuất trị giá 16.493.620, kế toán tiến hành lập Chứng từ ghi sổ và ghi vào Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. (Phụ lục 01)
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 6211pk: 16.493.620
Nợ TK 1331: 1.649.362
Có TK 33112: 18.142.982
Ghi chú: TK 33112 “ Phải trả người bán”
- Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0115492 ngày 05/10/2010 về chi phí vận chuyển cho lô hàng vật tư nội địa do Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Bình Dương vận chuyển trị giá 1.000.000, kế toán tiến hành lập Chứng từ ghi sổ và ghi vào Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. (Phụ lục 02)
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 6211pk: 1.000.000
Nợ TK 1331: 100.000
Có TK 33152: 1.100.000
Ghi chú: TK 33152 “Phải trả chi phí vận chuyển”
- Căn cứ vào Phiếu xuất kho số: PXNL/08-002 ngày 05/10/2010 trị giá xuất kho nguyên liệu da là: 101.434.974, kế toán tiến hành lập Chứng từ ghi sổ và ghi vào Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. (Phụ lục 03)
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 6211da: 101.434.974
Có TK 1521: 101.434.974
Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0162299 ngày 16/10/2010 về khoản chi phí gia công nguyên vật liệu ngoài của Công ty Hàn Việt số tiền là: 16.317.028, kế toán tiến hành lập Chứng từ ghi sổ và ghi vào Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. (Phụ lục 04)
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 6211mu: 16.317.028
Nợ TK 1331: 1.631.703
Có TK 33113: 17.948.731
Ghi chú: TK 33113 “Phải trả chi phí gia công”
- Căn cứ vào Bảng báo cáo nhập xuất tồn kho phụ liệu May ngày 31/10/2010, trị giá vật tư còn lại cuối kỳ nhập lại kho là: 7.104.154, kế toán tiến hành lập Chứng từ ghi sổ và ghi vào Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. (Phụ lục 05)
Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 1521: 7.104.154
Có TK 6211ma: 7.104.154
Kế toán lập Chứng từ ghi sổ như sau:
CTY CP ĐT & SX GIÀY THÁI BÌNH
PHÒNG KẾ TOÁN
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Tháng 10 năm 2010
Từ Chứng từ ghi sổ, kế toán tiến hành ghi vào Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ như sau:
Đơn vị: Cty CPĐT&SX giày Thái Bình Mẫu số: S02B-H
Địa chỉ: 5A Xa lộ Xuyên Á – An Bình - Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Dĩ An – Bình Dương ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Từ ngày 01/10/2010 đến 31/10/2010
Kèm theo: chứng từ gốc
Ngày 31 tháng 10 năm 2010
Người lập Phụ trách kế toán
Từ Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, kế toán tiến hành ghi vào Sổ Cái như sau:
CTY CP ĐT & SX GIÀY THÁI BÌNH
PHÒNG KẾ TOÁN
SỔ CÁI
Tên TK: Chi Phí Nguyên Vật Liệu Trực Tiếp
Số hiệu: 621
Tháng 10 năm 2010
CTY CP ĐT & SX GIÀY THÁI BÌNH
PHÒNG KẾ TOÁN
SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT
Tên TK: Chi Phí Nguyên Vật Liệu Trực Tiếp
Số hiệu: 6211
Tháng 10 năm 2010
Phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tíếp phát sinh trong kỳ được kế toán hạch toán chung vào TK6211, cuối kỳ kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất theo từng mã sản phẩm cho từng đơn hàng của mỗi khách hàng.
Tiêu thức để phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là theo doanh thu sản xuất
Doanh thu sản xuất
=
Sản lượng hoàn thành nhập kho
*
Giá bán
Giá bán từng mã giày sẽ do Phòng Kinh Doanh đàm phán với khác hàng. Sau đó chuyển bảng giá về cho Phòng Kế Toán. Dựa vào bảng giá và Phiếu nhập kho thành phẩm cho biết tổng số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng, kế toán sẽ tính tổng doanh thu sản xuất cho từng mã giày cũng như tổng doanh thu sản xuất trong tháng.
Cụ thể như sau:
Trước hết phải tính tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu trên giá bán (Tỷ lệ % vật tư):
Tỷ lệ % vật tư
=
Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
x 100%
Tổng doanh thu sản xuất
Kế tiếp là tính tổng chi phí nguyên vật liệu sản xuất ra từng mã sản phẩm:
Tổng chi phí nguyên vật liệu từng mã sản phẩm
=
Tổng doanh thu sản xuất từng mã sản phẩm
*
Tỷ lệ % vật tư
Trị giá nguyên vật liệu dùng để phân bổ:
Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp dùng để phân bổ
=
Trị giá nguyên vật liệu dở dang đầu kỳ
+
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ
-
Trị giá nguyên vật liệu dở dang cuối kỳ
Trị giá nguyên vật liệu dở dang đầu kỳ tháng 10/2010 là: 1.887.859.870. Căn cứ vào Bảng tổng hợp báo cáo kiểm kê tháng 10/2010, trị giá nguyên vật liệu dở dang cuối kỳ là: 1.730.538.214. Kế toán tính trị giá nguyên vật liệu trực tiếp dùng để phân bổ như sau:
Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp dùng để phân bổ = 1.887.859.870 + 88.207.554.621 - 1.730.538.214
= 88.364.876.277
Bảng 2.4 Bảng Giá Trị Nguyên Vật Liệu Trực Tiếp Dùng Phân Bổ Tháng 10/2010
VẬT TƯ
DDĐK
PHÁT SINH TRONG KỲ
DDCK
GIÁ TRỊ NVL
DÙNG PHÂN BỔ
MŨ(Da, May)
1.415.894.903
39.714.671.844
1.323.957.395
39.806.609.352
ĐẾ(C&c, Đế)
415.329.171
23.076.197.717
371.970.054
23.119.556.834
PACKING
56.635.796
5.416.685.060
34.610.765
5.438.710.091
TỔNG
1.887.859.870
88.207.554.621
1.730.538.214
88.364.876.277
Nguồn tin: Phòng Kế Toán
Bảng 2.5 Bảng Doanh Thu Sản Xuất Tháng 10/2010
Khách hàng
Mã giày
Sản lượng
Giá bán
Doanh thu
sản xuất
DECATHLON
KID 80 GREY PINK
3.707
146.175
541.870.725
KID 80 BLACK RED
3.703
146.175
541.286.025
KID 300 GREY ORANGE
7.490
159.818
1.197.036.820
PISTON
PIST001-B
1.523
169.563
258.244.449
PIST002-R
1.322
157.869
208.702.818
PIST003-W
8.029
152.022
1.220.584.638
…
…
…
…
…
TỔNG
1.051.598
204.686.288.300
Nguồn tin: Phòng Kế Toán
Dựa vào Bảng giá trị nguyên vật liệu trực tiếp dùng để phân bổ và Bảng doanh thu sản xuất tháng 10/2010, kế toán tiến hành tính tỷ lệ % vật tư như sau:
Tỷ lệ % vật tư
=
88.364.876.277
x 100% = 43,17%
204.686.288.300
Sau đó, kế toán tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng mã sản phẩm:
Mã giày KID 80 GREY PINK: 541.870.725 * 43,17% = 233.925.592
Mã giày KID 80 BLACK RED: 541.286.025 * 43,17% = 233.673.177
Mã giày KID 300 GREY ORANGE: 1.197.036.820 * 43,17% = 516.760.795
Tính tương tự cho các mã giày còn lại, kế toán lên Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho các mã giày như sau:
Bảng 2.6 Bảng Phân Bổ Chi Phí Nguyên Vật Liệu Trực Tiếp Tháng 10/2010
Nhận xét:
Công ty đã tổ chức tốt công tác quản lý nguyên vật liệu bằng cách thiết lập mã cho mỗi loại nguyên vật liệu theo từng khách hàng (Mã nguyên vật liệu: “Loại vật tư - mã số khách hàng”) như sau:
FO 001: FORM DECATHON; FO 008: FORM PISTON,…
Công ty đã không phân nguyên vật liệu thành nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ mà quản lý nguyên vật liệu dưới dạng vật tư và phân chúng thành những loại có chung tính chất như sau:
Vật tư đế (TK1521De) gồm những loại nguyên vật liệu để sản xuất đế, vật tư mũ (TK1521Mu) gồm những loại nguyên vật liệu để sản xuất nên phần mũ của đôi giày.
Việc quản lý nguyên vật liệu như vậy đã giúp đơn vị thấy được rõ ràng hơn dòng chi phí (tỷ lệ) của từng nhóm nguyên vật liệu cấu thành nên những bộ phận của đôi giày.
Đơn vị đã tổ chức sổ sách chứng từ theo đúng chế độ kế toán. Ngoài ra việc tổ chức hạch toán kế toán khá chặt chẽ thông qua việc thiết lập hệ thống luân chuyển chứng từ được xét duyệt ở các khâu chứng từ đi qua.
Tuy nhiên việc tổ chức hạch toán chi phí và theo dõi cho từng đơn hàng của các khách hàng theo mẫu mã, chủng loại sản phẩm thì Công ty vẫn chưa theo dõi được.
2.2.5.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình
ê Những vấn đề chung về chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty
Hình thức trả lương:
- Công ty trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo hình thức lương sản phẩm. Công thức tính tiền lương:
Tiền lương
=
Tiền lương theo sản phẩm
+
Tiền lương khác ngoài lương sản phẩm
Trong đó:
+ Tiền lương theo sản phẩm = Số lượng sản phẩm nhập kho * Đơn giá lương sản phẩm
+ Tiền lương khác ngoài lương sản phẩm bao gồm các khoản: Bù lương chế độ, lương phụ trội (tăng ca, chủ nhật), lương học việc, ngừng việc chế độ, nghỉ phép, phụ cấp (chuyên cần, nhà ở, độc hại,..).
- Tiền lương trong tháng của công nhân viên được trả làm 2 lần:
* Lần đầu: Công ty tạm ứng lương cho người lao động căn cứ vào thời gian họ làm trong tháng vào ngày 15 hàng tháng.
* Lần 2: Sau khi tính lương phải trả cho người lao động trong tháng, Công ty tiến hành thanh toán số tiền người lao động còn được lĩnh sau khi trừ đi tiền lương đã tạm ứng. Việc trả lương được thực hiện vào ngày 4 của tháng sau.
- Hàng năm, Công ty tổ chức xét duyệt nâng lương cho người lao động, đây là cơ sở tốt nhằm khuyến khích người lao động cố gắng làm việc và gắn bó với Công ty.
- Ngoài ra Công ty còn trả lương cho bộ phận lao động gián tiếp theo hình thức lương thời gian.
Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”.
Công ty mở chi tiết tài khoản 622 để theo dõi riêng chi phí lương và các khoản trích theo lương (Chế độ) như sau:
TK6221: Lương của bộ phận trực tiếp và gián tiếp
TK6222: Chế độ
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công của Công ty, nó được theo dõi chung cho các đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Trên phần mềm kế toán thì tài khoản này phản ánh số tổng chi phí nhân công trực tiếp và gián tiếp cho toàn bộ các lô sản phẩm trong kỳ. Việc kết chuyển và phân bổ chi phí nhân công cho từng đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm theo tiêu thức phân bổ “ Sản lượng sản xuất ”.
Các khoản trích theo lương:
Căn cứ vào tổng quỹ lương và lương cơ bản, các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN được trích cụ thể như sau:
- BHXH: trích 22% lương cơ bản, trong đó 16% đưa vào chi phí sản xuất và 6% khấu trừ vào lương.
- BHYT: trích 4.5% lương cơ bản, trong đó 3% đưa vào chi phí sản xuất và 1.5% khấu trừ vào lương.
- BHTN: trích 2% lương cơ bản, trong đó 1% đưa vào chi phí sản xuất và 1% khấu trừ vào lương.
- KPCĐ: trích 2% lương cơ bản đưa vào chi phí sản xuất. Ngoài ra, theo quyết định số 12/2010/QĐ-DN, Công ty quy định người lao động đóng đoàn phí công đoàn 8.000 đ/người/tháng để bổ sung nguồn quỹ công đoàn trong Công ty.
Chứng từ sử dụng
Bảng chấm công
Bảng tổng hợp thanh toán lương
Bảng báo cáo tổng hợp chế độ, chính sách
Nội dung sơ đồ luân chuyển chứng từ
Quy trình luân chuyển chứng từ về lương qua các bộ phận sau:
Nhà máy
Phòng quản lý nhân sự
Phòng phát triển nguồn lực
Phòng kiểm soát tài chính tiền lương (KSTC-TL)
Phòng kế toán
Thủ quỹ
Bước 1: Hàng ngày các tổ trưởng, chuyền trưởng theo dõi chấm công cho công nhân sản xuất, cuối tháng tổng hợp lại gửi Bảng chấm công cho phòng quản lý nhân sự.
Bước 2: Phòng quản lý nhân sự kiểm tra Bảng chấm công có đúng đối tượng lao động, đúng hợp đồng không. Sau khi kiểm tra xong phòng quản lý nhân sự chuyển bảng chấm công cho phòng phát triển nguồn lực.
Bước 3: Phòng phát triển nguồn lực căn cứ vào Bảng chấm công đã được kiểm tra lập bảng tính lương và bảng chế độ. Sau khi lập xong lưu lại Bảng chấm công và chuyển bảng lương và bảng chế độ sang phòng kiểm soát tài chính tiền lương.
Bước 4: Phòng kiểm soát tài chính tiền lương xem xét bảng lương và bảng chế độ. Sau đó ký duyệt và chuyển qua phòng kế toán 2 bảng này.
Bước 5: Kế toán tổng hợp căn cứ vào bảng lương và bảng chế độ phòng kiểm soát tài chính tiền lương chuyển qua tiến hành ghi sổ và sau cùng chuyển 2 bảng này cho thủ quỹ làm căn cứ lập phiếu chi lương và lưu ở phòng kế toán.
Sơ đồ 2.6 Sơ Đồ Lưu Chuyển Chứng Từ Lương
Bắt đầu
Nhà Máy
Lập bảng chấm công
Bảng chấm công
Bảng chấm công
Kiểm tra
Bảng chấm công(BCC)
Bảng chấm công
Lập bảng tính lươngti
BCC
Bảng lương
Bảng chế độ
N
Bảng lương
Bảng chế độ
Ký duyệtti
Bảng lương
Bảng chế độ
Bảng lương
Bảng chế độ
Kiểm trati
Bảng lương
Bảng chế độ
Sổ tổng hợp
Sổ cái
Kế toán Z
Bảng lương
Bảng chế độ
Lập phiếu chi tiền lương
Bảng lương
Bảng chế độ
Phiếu chi
N
Phòng Quản lý nhân sự
Phòng nguồn lực
Phòng kiểm Soát TC-TL
Phòng Kế Toán
Thủ Quỹ
Phương pháp hạch toán
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, gián tiếp được theo dõi trên Microsoft Excel cho từng mã hàng thể hiện ở Bảng phân bổ tiền lương. Trên phần mềm, kế toán theo dõi chi phí nhân công của bộ phận sản xuất trực tiếp và gián tiếp của toàn nhà máy.
Cuối tháng, tại nhà máy tập hợp bảng chấm công lại và gửi lên bộ phận quản lý nhân sự, sau đó được chuyển qua bộ phận tính lương. Căn cứ vào bảng chấm công bộ phận tính lương sẽ tính ra số lương phải trả cho người lao động, cũng như các khoản trích và khấu trừ có liên quan.
Ở bộ phận kế toán, kế toán tổng hợp căn cứ vào bảng tổng hợp lương và bảng báo cáo tổng hợp chế độ chính sách được gửi từ bộ phận lương sang, kế toán định khoản như sau:
Chi phí tiền lương:
Nợ TK6221: (Chi phí lương của bộ phận trực tiếp và gián tiếp)
Có TK334: (Phải trả lương của bộ phận trực tiếp và gián tiếp)
Các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất:
Nợ TK6222: (Chế độ)
Có TK3382: (Kinh phí công đoàn)
Có TK3383: (Bảo hiểm xã hội)
Có TK3384: (Bảo hiểm y tế)
Có TK3389: (Bảo hiểm thất nghiệp)
Sau khi lên Chứng từ ghi sổ và ghi vào Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, kế toán tổng hợp tiến hành nhập liệu vào phần mềm Microsoft Excel, sau đó tổng hợp số liệu. Từ Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, kế toán lên Sổ Cái các tài khoản có liên quan.
?Một số nghiệp vụ phát sinh tại Công ty:
- Căn cứ vào Bảng tổng hợp thanh toán lương tháng 10/2010, tổng tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và gián tiếp là 24.813.784.000, kế toán tiến hành lập Chứng từ ghi sổ và ghi vào Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK6221: 24.813.784.000
Có TK334: 24.813.784.000
Bảng 2.7 Bảng tổng hợp thanh toán lương tháng 10/2010
Căn cứ vào Bảng báo cáo tổng hợp chế độ - chính sách tháng 10 năm 2010, tổng số tiền các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất và gián tiếp tính vào chi phí sản xuất là: 2.867.460.300. Trong đó, BHXH là: 2.152.979.000, BHYT là: 403.683.600, BHTN là: 134.561.100, KPCĐ là: 176.236.600, kế toán tiến hành lập Chứng từ ghi sổ và ghi vào Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK6222: 2.867.460.300
Có TK3383: 2.152.979.000
Có TK3384: 403.683.600
Có TK3382: 176.236.600
Có TK3389: 134.561.100
Bảng 2.8 Bảng báo cáo tổng hợp chế độ - chính sách tháng 10 năm 2010
Minh họa cách tính các khoản trích theo lương và khấu trừ vào lương như sau:
Công nhân A: Hệ số lương = 2,13 ; Mức lương cơ bản = 730.000
Lương cơ bản để tính: 2,13 * 730.000 = 1.554.900
Trích theo lương đưa vào chi phí sản xuất:
BHXH: 1.554.900 * 16% = 248.784
BHYT: 1.554.900 * 3% = 46.647
BHTN: 1.554.900 * 1% = 15.549
KPCĐ: 1.554.900 * 2% = 31.098
Khấu trừ vào lương:
BHXH: 1.554.900 * 6% = 93.294
BHYT: 1.554.900 * 1.5% = 23.324
BHTN: 1.554.900 * 1% = 15.549
PCĐ: 8.000
Kế toán lập Chứng từ ghi sổ như sau:
CTY CPĐT & SX GIÀY THÁI BÌNH
PHÒNG KẾ TOÁN
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Tháng 10 năm 2010
Stt
Diễn giải
ĐKN
ĐKC
Số tiền
Ghi chú
01
Lương công nhân sản xuất
6221
334
24.813.784.000
02
Trích BHXH
6222
3383
2.152.979.000
03
Trích BHYT
6222
3384
403.683.600
04
Trích KPCĐ
6222
3382
176.236.600
05
Trích BHTN
6222
3389
134.561.100
Tổng cộng
27.681.244.300
Từ Chứng từ ghi sổ, kế toán tiến hành ghi vào Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ như sau:
Đơn vị: Cty CPĐT & SX Giày Thái Bình Mẫu số: S02B-H
Địa chỉ: 5A Xa lộ Xuyên Á – An Bình - Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Dĩ An – Bình Dương ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Từ ngày 01/10/2010 đến 31/10/2010
Kèm theo: chứng từ gốc
Ngày 31 tháng 10 năm 2010
Người lập Kế toán trưởng
Từ Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, kế toán tiến hành ghi vào Sổ Cái như sau:
CTY CP ĐT & SX GIÀY THÁI BÌNH
PHÒNG KẾ TOÁN
SỔ CÁI
Tên TK: Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp
Số hiệu: 622
Tháng 10 năm 2010
Kế toán trưởng Người lập
CTY CP ĐT & SX GIÀY THÁI BÌNH
PHÒNG KẾ TOÁN
SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT
Tên TK: Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp
Số hiệu: 622
Tháng 10 năm 2010
Phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và gián tiếp:
Do Công ty sản xuất rất nhiều chủng loại giày, mỗi chủng loại lại có nhiều dạng khác nhau. Tháng 10/2010 Công ty sản xuất được 1.051.598 đôi giày. Vì vậy, tiền lương công nhân không thể xác định trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Kế toán phải tiến hành phân bổ theo những tiêu thức phù hợp và Công ty đã áp dụng phương pháp phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng mã sản phẩm dựa vào đơn giá tiền lương.
Đơn giá tiền lương được tính theo công thức sau :
Đơn giá tiền lương/đôi
=
Tổng chi phí nhân công trực tiếp và gián tiếp
Tổng sản phẩm hoàn thành
+ Chi phí nhân công trực tiếp và gián tiếp phân bổ cho từng mã hàng theo đơn hàng là:
Tổng chi phí nhân công trực tiếp và gián tiếp = L * Hi
Trong đó:
L: Đơn giá tiền lương/đôi
Hi: Sản phẩm hoàn thành theo từng mã hàng.
Đơn giá
tiền lương
=
27.681.244.300
=
26.323 đồng/đôi
1.051.598
Như vậy:
+ Phân bổ tiền lương nhân công trực tiếp và gián tiếp cho từng mã sản phẩm theo từng đơn hàng như sau :
Mã giày KID 80 GREY PINK : 26.323 * 3.707 = 97.579.361 đồng.
Mã giày KID 80 BLACK RED: 26.323 * 3.703 = 97.474.069 đồng.
Mã giày KID 300 GREY ORANGE: 26.323 * 7.490 = 197.162.954 đồng.
Tính tương tự cho các mã giày còn lại, kế toán lên Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các mã giày như sau:
Bảng 2.9 Bảng Phân Bổ Chi Phí Nhân Công Tháng 10/2010
Nhận xét:
Công ty đã tổ chức tốt công tác tiền lương, việc tổ chức phân loại chi tiết tài khoản “TK622” thành hai tài khoản chi tiết nhằm theo dõi riêng biệt cho phần lương phải trả và phần chế độ có liên quan tương đối rõ ràng.
Về mặt tổ chức chứng từ nhằm phục vụ cho công tác hạch toán rất chặt chẽ. Chứng từ được luân chuyển qua từng bộ phận, ký duyệt đã đảm bảo được nguyên tắc bất kiêm nhiệm.
Công ty có bộ phận phụ trách việc tính lương riêng. Điều này đã làm giảm khối lượng công việc cho kế toán rất nhiều.
Tuy nhiên, về mặt theo dõi khoản lương phải trả, Công ty không theo dõi riêng cho bộ phận trực tiếp sản xuất và bộ phận gián tiếp. Công ty đã gộp hai bộ phận này lại thành một và theo dõi chung trên “TK622” (Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất).
2.2.5.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình
ê Những vấn đề chung về chi phí sản xuất chung tại Công ty
Chi phí sản xuất chung là toàn bộ các khoản chi phí thực tế mà Công ty đã chi ra cho việc quản lý và phục vụ trong phạm vi các phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung được theo dõi chung và hạch toán hàng ngày. Đến cuối tháng, kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng mã sản phẩm theo từng khách hàng theo tiêu thức “Sản lượng sản xuất”.
Tài khoản sử dụng
TK627 “Chi phí sản xuất chung”. Tài khoản này mở chi tiết như sau:
Chứng từ sử dụng
Phiếu xuất kho.
Bảng tính khấu hao.
Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ.
Bảng phân bổ chi phí khấu hao.
Chứng từ khác
Phương pháp hạch toán
- Căn cứ vào Phiếu xuất kho, Hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ, Bảng phân bổ chi phí khấu hao và các chứng từ khác, kế toán tiến hành lập Chứng từ ghi sổ và ghi vào Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
- Cuối tháng căn cứ vào Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ được kế toán phụ trách gửi lên, kế toán tổng hợp tiến hành nhập liệu vào phần mềm Microsoft Excel, sau đó tổng hợp số liệu các tài khoản có liên quan. Từ đó lên Sổ Cái các tài khoản. Cụ thể như sau:
Chi phí vật liệu (TK 6272):
Các loại vật liệu xuất dùng cho phân xưởng bao gồm:
+ Phụ tùng thay thế (TK1525): Bạc đạn (cái), bù lon (cái), dây curoa (sợi),…
+ Nhiên liệu (TK1526) để vận hành lò hơi: Dầu Do, dầu nhớt, xăng A92,…
+ Vật tư khác (TK1527): Giấy chống ẩm, khóa, carton,…
Trị giá vật liệu xuất dùng ở phân xưởng trong kỳ được tính giống như nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất trực tiếp tức là tính theo phương pháp bình quân gia quyền.
Kế toán định khoản chi phí vật liệu xuất dùng phục vụ sản xuất như sau:
Nợ TK6272: (Chi phí vật liệu)
Có TK152: (Nguyên vật liệu xuất dùng)
Chi phí dụng cụ sản xuất (TK6273):
Các loại công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng bao gồm: Viết bạc korea, viết bạc tự xóa, kéo bấm chỉ, thớt chặt dài,…
Phần lớn các công cụ, dụng cụ của Công ty đều được xuất dùng một lần trong kỳ. Tuy nhiên có một số công cụ, dụng cụ có giá trị lớn được phân bổ thành nhiều kỳ.
Kế toán định khoản chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần trong kỳ như sau:
Nợ TK6273: (Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất)
Có TK153: (Công cụ, dụng cụ)
Kế toán định khoản chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng nhiều lần trong kỳ như sau:
Nợ TK6273: (Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất trong kỳ)
Có TK153: (Công cụ, dụng cụ dùng trong kỳ)
Có TK142,242: (Chi phí trả trước ngắn hạn, chi phí trả trước dài hạn)
Chi phí khấu hao tài sản cố định (TK6274):
Tài sản cố định của công ty bao gồm: Máy chặt da, máy đúc khuôn, máy may,.…
Giá trị tài sản cố định được xác định theo nguyên giá.
Công ty trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng.
Công thức tính mức khấu hao như sau:
Mức khấu hao
bình quân/năm
=
Nguyên giá
Số năm sử dụng
Mức khấu
hao tháng
=
Mức khấu hao bình quân/năm
12
Kế toán định khoản chi phí khấu hao như sau:
Nợ TK6274: (Chi phí khấu hao)
Có TK2141: (Hao mòn tài sản cố định)
Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK6277):
Tại Công ty chi phí dịch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BAI HOAN CHINH - Copy.doc