Tài liệu Khóa luận Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi Hồng Giấy: ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
VÕ VĂN PHI
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
ỔI HỒNG GIẤY
Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 06/2007
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
ỔI HỒNG GIẤY
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp
Sinh viên thực hiện: VÕ VĂN PHI
Lớp: DH4KN2 - Mã số SV: DKN030200
Người hướng dẫn : Th.S TRẦN MINH HẢI
Long Xuyên, tháng 06/2007
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn: ThS. Trần Minh Hải
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 1: …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2: …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm ……
ii
LỜI CẢM ƠN
Xây dựng thư...
83 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi Hồng Giấy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
VÕ VĂN PHI
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
ỔI HỒNG GIẤY
Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 06/2007
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
ỔI HỒNG GIẤY
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp
Sinh viên thực hiện: VÕ VĂN PHI
Lớp: DH4KN2 - Mã số SV: DKN030200
Người hướng dẫn : Th.S TRẦN MINH HẢI
Long Xuyên, tháng 06/2007
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn: ThS. Trần Minh Hải
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 1: …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2: …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm ……
ii
LỜI CẢM ƠN
Xây dựng thương hiệu là một vấn đề nóng bỏng trong môi trường
kinh doanh ngày nay. Xây dựng thương hiệu là một công việc khó, hoạt
động xây dựng thương hiệu trong thực tiễn cần có nhiều thời gian và chi phí.
Quá trình phân tích, nhận định đánh giá và lập kế hoạch cho các hoạt động
cụ thể của việc xây dựng thương hiệu là điều không dễ làm. Nhưng nhờ có
sự chỉ dẫn tận tình của quí thầy cô, sự đóng góp ý kiến, giúp đỡ của bạn bè
và sự ủng hộ của người thân đã giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Trần Minh Hải người đã hướng
dẫn tôi một cách tận tâm và cặn kẻ. Xin chân thành cảm ơn những người bạn
đã giúp tôi thực hiện các mẫu phỏng vấn và thẳng thắng đóng góp ý kiến để
bài viết của tôi được tốt hơn. Xin cảm ơn ba mẹ và những người thân trong
gia đình đã ủng hộ và động viên tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Mặc dù rất cố gắng để hoàn thiện các nội dung cũng như hình thức của
bài viết nhưng chắc rằng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất
mong quý thầy cô và các bạn góp ý kiến để khoá luận được tốt hơn.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn tất cả!
iii
TÓM TẮT
Nội dung của luận văn này gồm có 6 chương:
Chương 1: Tổng quan. Chương này trình bày những vấn đề tổng quát của đề tài
như: Giải thích nguyên nhân vì sao chọn đề tài là kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi,
những mục tiêu mà đề tài mong muốn đạt được, cách thức tiến hành nghiên cứu lập kế
hoạch xây dựng thương hiệu ổi và không gian, thời gian của kế hoạch.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Là những lý thuyết về thương hiệu được viết từ
những tác giả có sự quan tâm và tâm huyết với vấn đề thương hiệu, khóa luận xin lượt
trích để làm cơ sở lý luận cho bài viết.
Chương 3: Giới thiệu về ổi ruột hồng - Hồng Giấy. Đây là chương đi vào giới
thiệu đối tượng của kế hoạch xây dựng thương hiệu như: Giới thiệu về cây ổi, thị trường
ổi, nguồn gốc xuất xứ tên gọi ổi ruột hồng - Hồng Giấy, mô hình trồng hiện tại và mô
hình dự kiến trồng trong thời gian tới…
Chương 4: Phân tích thị trường. Chủ yếu tập trung phân tích hai bảng câu hỏi
phỏng vấn người tiêu dùng và phân tích ma trận SWOT để lựa chọn chiến lược xây
dựng thương hiệu.
Chương 5: Giải pháp xây dựng thương hiệu. Trình bày những việc làm cụ thể
của quá trình xây dựng thương hiệu như tổ chức sản xuất sản phẩm chất lượng, xây
dựng các thành tố của thương hiệu, xem xét các thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu và
kế hoạch marketing 4P bao gồm sản phẩm, giá, phân phối, chiêu thị.
Chương 6: Kết luận và kiến nghị. Chương này tổng kết lại những vấn đề đã
được đề cập ở các phần trên.
Luận văn có tất cả 6 chương, trình bày các vấn đề về xây dựng thương hiệu. Các
nội dung này có mối liên hệ gắn kết liên tục với nhau nhưng cũng rất rõ ràng giữa các
phần. Với phần tóm tắt này hy vọng có thể giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quát về
khóa luận và giúp cho việc theo dõi các nội dung của khóa luận một cách thuận tiện.
iv
MỤC LỤC
Lời cảm ơn ...................................................................................................... Trang i
Tóm tắt ..................................................................................................................... ii
Mục lục.................................................................................................................... iii
Danh mục các biểu đồ ...............................................................................................vi
Danh mục các bảng ..................................................................................................vii
Danh mục các hình ................................................................................................ viii
Chương 1: Tổng Quan .............................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................1
1.3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................2
1.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ...........................................................2
1.3.2. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................2
1.4. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3
Chương 2: Cơ sở lý luận ..........................................................................................4
2.1. Thương hiệu ..................................................................................................4
2.2. Đặc điểm của thương hiệu .............................................................................4
2.3. Các thành tố của thương hiệu ........................................................................5
2.4. Giá trị của thương hiệu ..................................................................................6
2.4.1. Giá trị của thương hiệu đối với người tiêu dùng.......................................6
2.4.2. Giá trị của thương hiệu đối với doanh nghiệp ..........................................6
2.5. Các giai đoạn của vòng đời thương hiệu ........................................................7
2.6. Các khái niệm liên quan ................................................................................9
Chương 3: Giới thiệu về ổi Hồng Giấy..................................................................10
3.1. Giới thiệu về cây ổi và thị trường ổi ............................................................10
3.1.1. Cây ổi ...................................................................................................10
3.1.2. Thị trường ổi .........................................................................................11
3.2. Giới thiệu về ổi Hồng Giấy .........................................................................11
3.2.1. Nguồn gốc xuất xứ, tên gọi....................................................................11
3.2.2. Mô tả hình dáng, phẩm chất ..................................................................12
3.2.3. Mô hình trồng hiện tại ...........................................................................13
3.2.4. Mô hình mở rộng dự kiến .....................................................................14
3.3. Giới thiệu về địa phương .............................................................................15
3.4. Mục đích của việc xây dựng thương hiệu ổi Hồng Giấy...............................16
v
Chương 4: Phân tích thị trường ............................................................................18
4.1. Ý kiến người tiêu dùng về chất lượng ổi Hồng Giấy ...................................19
4.1.1. Nhận định về phẩm chất bên trong quả ổi..............................................19
4.1.2. Đặc điểm khác biệt của ổi Hồng Giấy....................................................20
4.1.3. Tỷ lệ ổi kém chất lượng ........................................................................21
4.1.4. Đặc điểm khách hàng không thích.........................................................22
4.1.5. Phân tích về giá cả ................................................................................22
4.1.6. Thị hiếu mua ổi .....................................................................................23
4.2. Thị hiếu tiêu dùng ổi của người tiêu dùng (Long Xuyên) .............................24
4.2.1. Những loại ổi đã dùng ...........................................................................24
4.2.2. Tiêu chuẩn chọn mua ổi .......................................................................25
4.2.3. Tiêu chuẩn về hình dáng bên ngoài........................................................26
4.2.4. Tiêu chuẩn về phẩm chất bên trong .......................................................26
4.2.5. Mức độ tiêu dùng ổi ..............................................................................27
4.2.6. Nơi mua ổi ............................................................................................27
4.2.7. Người mua............................................................................................28
4.2.8. Thị hiếu quả ổi tương lai .......................................................................29
4.3. Phân tích môi trường kinh doanh ổi .............................................................30
4.3.1. Chủ đầu tư.............................................................................................30
4.3.2. Các nhà cung ứng..................................................................................30
4.3.3. Các đối thủ cạnh tranh...........................................................................31
4.4. Phân tích những điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – nguy cơ...........................34
4.4.1. Điểm mạnh ...........................................................................................34
4.4.2. Điểm yếu ..............................................................................................34
4.4.3. Cơ hội ...................................................................................................35
4.4.4. Nguy Cơ ...............................................................................................36
4.5. Ma trận SWOT............................................................................................37
4.6. Giải thích các chiến lược .............................................................................38
4.7. Ma trận lựa chọn chiến lược ........................................................................39
4.7.1. Ma trận lựa chọn chiến lược nhóm chiến lược S – O .............................39
4.7.2. Ma trận lựa chọn chiến lược nhóm chiến lược S – T..............................40
4.7.3. Ma trận lựa chọn chiến lược nhóm chiến lược W – O............................41
4.8. Thị trường và phân khúc thị trường .............................................................42
Chương 5: Giải pháp xây dựng thương hiệu ........................................................43
vi
5.1. Kế hoạch sản xuất ......................................................................................43
5.2. Tên thương hiệu và logo..............................................................................45
5.2.1. Tên thương hiệu ....................................................................................45
5.2.2. Logo và ý nghĩa ...................................................................................45
5.2.3. Bao bì ...................................................................................................46
5.3. Thủ tục đăng ký thương hiệu .......................................................................46
5.4. Kế hoạch marketing – quảng bá...................................................................50
5.4.1. Sản phẩm .............................................................................................50
5.4.2. Giá .......................................................................................................50
5.4.3. Phân phối ..............................................................................................53
5.4.4. Chiêu thị ...............................................................................................53
5.5. Kế hoạch đánh giá thương hiệu....................................................................55
Chương 6: Kết luận & Kiến nghị .........................................................................57
6.1. Kết luận.......................................................................................................57
6.2. Kiến nghị ....................................................................................................57
6.3. Đóng góp và hạn chế của đề tài ...................................................................58
6.3.1. Đóng góp ..............................................................................................58
6.3.1. Hạn chế .................................................................................................58
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................59
PHỤ LỤC:
Phụ lục 1: Bảng kế hoạch các công việc ....................................................................ix
Phụ lục 2: Bảng các hoạt động marketing hàng năm...................................................x
Phụ lục 3: Bảng câu hỏi phỏng vấn thứ nhất..............................................................xi
Phụ lục 4: Bảng câu hỏi phỏng vấn thứ hai..............................................................xiv
vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ nhận định về đặc điểm phẩm chất bên trong ổi Hồng Giấy ..........19
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ nhận định về đặc điểm khác biệt của ổi Hồng Giấy .....................20
Biểu đồ 4.3: Giá ổi qua các năm...............................................................................23
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ tiêu dùng các loại ổi ....................................................................24
Biểu đồ 4.5: Tiêu chuẩn chọn mua ổi của người tiêu dùng........................................25
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ nơi mua ổi của người tiêu dùng ...................................................27
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ các lý do chọn nơi mua trái cây ...................................................28
Biểu đồ 4.8: Các yêu cầu về quả ổi trong tương lai...................................................29
Biểu đồ 5.1: Đồ thị phân phối cộng dồn về ý kiến người tiêu dùng về mức giá mong
đợi của ổi Hồng Giấy..............................................................................52
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Tỷ lệ nhận định về đặc điểm khác biệt của ổi Hồng Giấy .........................20
Bảng 4.2: Giá ổi qua các năm...................................................................................22
Bảng 4.3: Tiêu chí chọn mua ổi của người tiêu dùng ................................................23
Bảng 4.4: Tỷ lệ ý kiến về hình dáng bên ngoài .........................................................26
Bảng 4.5: Tỷ lệ các ý kiến về yêu cầu phẩm chất bên trong của quả ổi .....................26
Bảng 4.6: Ý kiến về mức độ tiêu dùng ổi .................................................................27
Bảng 4.7: Yêu cầu về phẩm chất ổi trong tương lai của người tiêu dùng...................29
Bảng 4.8: Nhu cầu lao động .....................................................................................31
Bảng 4.9: Chi phí sản xuất của ổi Hồng Giấy và ổi Xá Lỵ .......................................33
Bảng 4.10: So sánh lợi nhuận của ổi Hồng Giấy và ổi Xá Lỵ ..................................33
Bảng 4.11: Ma trận QSPM_ Nhóm chiến lược S - O ...............................................39
Bảng 4.12: Ma trận QSPM_ Nhóm chiến lược S -T.................................................40
Bảng 4.13: Ma trận QSPM_ Nhóm chiến lược W – O.............................................41
Bảng 5.1: Kế hoạch sản xuất giống: .........................................................................43
Bảng 5.2: Tỷ lệ phần trăm khách hàng đồng ý với từng mức giá ..............................51
Bảng 5.3: Cộng dồn tỷ lệ phần trăm khách hàng đồng ý ở từng mức giá khác nhau ..50
Bảng 5.4: Kết quả phẩn trăm cộng dồn của hai mức giá không rẻ và không đắt . ......51
Bảng 5.5: Ước lượng chi phí marketing...................................................................54
Bảng 5.6: Ước lượng tổng chi phí đầu tư xây dựng thương hiệu qua các năm..........55
Bảng 5.7: Dự đoán doanh thu hàng năm .................................................................56
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Mô hình về tài sản thương hiệu......................................................................4
Hình 2: Quả ổi ...........................................................................................................9
Hình 3: Cây ổi Hồng Giấy........................................................................................10
Hình 4: Quả ổi Hồng Giấy .......................................................................................10
Hình 5: Mô hình trồng ổi hiện tại .............................................................................11
Hình 6: Mô hình trồng ổi mở rộng ...........................................................................12
Hình 7: Bảng đồ huyện Châu Thành ........................................................................13
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giấy
GVHD: ThS. Trần Minh SVTH: Võ Văn Phi - Trang 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa thuận gió hòa, đất đai
màu mỡ, chính vì vậy, cây trái của Việt Nam rất phong phú và đa dạng.
Ngày nay, nhận thức tiêu dùng của con người thay đổi, người tiêu dùng mong đợi
ở sản phẩm mà họ chọn mua sẽ mang lại cho họ không chỉ là công dụng hay sự thỏa
mãn đơn thuần về vật chất mà còn mong đợi nhiều giá trị tinh thần khác. Thương hiệu
hay doanh nghiệp nào mang đến nhiều giá trị gia tăng hơn thì sẽ được chọn lựa nhiều
hơn. Trong một cuộc phỏng vấn người tiêu dùng ở thành phố HCM có 89%1 người tiêu
dùng cho rằng thương hiệu là yếu tố quyết định khi họ quyết định chọn mua sắm.
Gần đây chúng ta được nghe nhiều câu chuyện về thương hiệu nông sản Việt Nam:
Trái Cây Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài nhưng khi đến tay người tiêu dùng
thì không còn là trái cây của Việt Nam bởi vì không được dán nhãn mác của doanh
nghiệp Việt Nam.
Có những mặt hàng nông sản rất nổi tiếng trong nước nhưng khi xuất khẩu ra
nước ngoài thì bị coi là hàng giả. Bởi vì thương hiệu đó đã bị người khác đăng kí.
Một số cá nhân và doanh nghiệp nhận thức được vai trò của thương hiệu đã có
những hành động kịp thời và đã thành công. Ví dụ: Thương hiệu Bưởi Năm Roi…
Chính vì vậy, thương hiệu đang trở thành vấn đề thời sự được các doanh nghiệp,
các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội thương mại & các nhà nghiên cứu ở Việt
Nam quan tâm đặc biệt như hiện nay.
Trái cây ngon thì nhiều nhưng trái ngon mà có thương hiệu thì chỉ được vài cái
tên. Đây thực sự là một điều đáng tiếc cho cây trái Việt Nam đã không khai thác cơ hội
khẳng định mình với khách hàng, và khai thác một thành phần giá trị có khả năng sinh
lợi rất cao đó là thương hiệu.
Là một sinh viên chuyên ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh, tôi nhận thấy
thương hiệu có vai trò rất lớn trong môi trường kinh doanh cạnh tranh mạnh mẽ và đòi
hỏi cao ngày nay nên tôi chọn chủ đề xây dựng thương hiệu cho một loại trái cây để làm
chủ đề cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Trái cây mà tôi chọn để xây dựng thương
hiệu là ổi, một loại trái cây quen thuộc của vùng đồng bằng sông nước Nam Bộ. Cụ thể
là ổi Đào - một loại ổi có nhiều ưu điểm hơn các loại ổi khác và gia đình tôi hiện cũng
đang trồng loại ổi này. Đó là lý do chọn đề tài: “Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi
Hồng Giấy” cho khoá luận tốt nghiệp của tôi.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu qui trình đăng kí bảo hộ thương hiệu
- Lập kế hoạch chuẩn bị tiến hành xây dựng thương hiệu
- Khảo sát sự đánh giá của người tiêu dùng về chất lượng và giá cả của ổi Hồng Giấy
1 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư,Trung tâm kinh tế - xã hội quốc gia. 2005. Doanh nghiệp Việt Nam với
vấn đề xây dựng thương hiệu. Nhà xuất bản thống kê.
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giấy
GVHD: ThS. Trần Minh SVTH: Võ Văn Phi - Trang 2
- Nghiên cứu các giải pháp tổ chức sản xuất ổi.
- Nghiên cứu khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ cho ổi
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập từ nguồn sơ cấp và thứ cấp
Nguồn số liệu sơ cấp: Là ý kiến của người tiêu dùng về ổi Hồng Giấy và thị
hiếu chung về tiêu dùng ổi. Những thông tin này được thu thập bằng cách phỏng vấn
trực tiếp người tiêu dùng qua hai bảng câu hỏi.
Bảng câu hỏi thứ nhất phỏng vấn tại địa phương nơi trồng ổi nhằm thu thập những
ý kiến đánh giá của người tiêu dùng ổi tại đây về chất lượng, giá cả và một số vấn đề
khác của ổi Hồng Giấy. Mẫu phỏng vấn này được thiết kế theo dạng câu hỏi đóng,
người được phỏng vấn chỉ việc chọn lựa các phương án trả lời đã được liệt kê sẵn. Hệ
thống câu hỏi gồm có 18 câu. Đối tượng người phỏng vấn là những khách hàng đã từng
mua và dùng qua ổi Hồng Giấy. Số mẫu phỏng vấn là 50 mẫu.
Cách đánh giá chất lượng được thiết kế như sau:
Người tiêu dùng sẽ cho biết thuộc tính cảm nhận của họ như thế nào về loại ổi này
Những đặc điểm nào là đặc điểm riêng có của ổi Hồng Giấy so với những loại
ổi khác mà họ biết.
Tỷ lệ ổi xấu mà người tiêu dùng gặp phải trong mỗi lần mua là bao nhiêu phần
trăm
Những yếu tố, đặc điểm nào mà khách hàng không thích ở loại ổi này
Cuối cùng là đánh giá cho điểm so sánh giữa ổi Hồng Giấy với các loại
ổi khác mà họ biết.
Bảng câu hỏi thứ hai được phỏng vấn tại địa bàn thành phố Long Xuyên để tìm
hiểu thị hiếu tiêu dùng chung về sản phẩm ổi từ đó làm cơ sở đầu tư cho hoạt động xây
dựng thương hiệu. Bảng câu hỏi phỏng vấn số hai này gồm có 11 câu hỏi. Trong đó, chủ
yếu là những câu hỏi đóng chỉ có 2 câu hỏi mở để ghi nhận ý kiến hoàn toàn khách quan
của người tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên, chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên, số mẫu phỏng vấn là 40.
Số liệu thứ cấp: Tham khảo các thông tin, số liệu từ sách báo, giáo trình giảng
dạy của thầy cô, luận văn tốt nghiệp của anh chị sinh viên khóa trước. Ngoài ra, còn thu
thập thêm các thông tin từ các website trên mạng internet như:
Trang web của tỉnh An Giang
Trang web của tỉnh Đồng Nai
Trang web của công ty TNHH TM VINAMIT
1.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
Đối với hai bảng phỏng vấn xử dụng phần mềm Excell để phân tích tần số
Đối với những số liệu thứ cấp thì phân tích, chọn lọc những thông tin phù hợp, cần thiết
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giấy
GVHD: ThS. Trần Minh SVTH: Võ Văn Phi - Trang 3
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề xây dựng thương hiệu, nghiên cứu về cây ổi, thị
trường ổi và kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi.
Không gian nghiên cứu: Vườn ổi Hồng Giấy tại xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu
Thành, tỉnh An Giang. Thị trường thành phố Long Xuyên và các xã lân cận vùng trồng ổi.
Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ ngày 8 tháng 2 năm 2007 đến
ngày 15 tháng 6 năm 2007.
2.1. Thương hiệu
2.2. Đặc điểm của thương hiệu
2.3. Các thành tố của thương hiệu
2.4. Giá trị của thương hiệu
2.5. Các giai đoạn của vòng đời thương hiệu
2.6. Khái niệm liên quan
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giấy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Thương hiệu
Hiểu một cách tổng quát thương hiệu là những dấu hiệu được nhà sản xuất hoặc
nhà phân phối hoặc nhà cung ứng dịch vụ sử dụng trong thương mại nhằm ám chỉ sự
liên quan giữa hàng hóa hay dịch vụ với người có quyền sử dụng dấu hiệu đó với tư
cách là chủ sở hữu hoặc người đăng kí thương hiệu 2.
Theo định nghĩa của Hiệp hội marketing Hoa Kỳ: “ Thương hiệu là một cái tên,
một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể
trên nhằm xác định một sản phẩm hay dịch vụ của một hay một nhóm người bán &
phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh 2*.
Như vậy Thương hiệu là hình thức thể hiện bên ngoài, tạo ra ấn tượng, thể hiện
cái bên trong cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Thương hiệu tạo ra nhận thức & niềm tin của
người tiêu dùng đối với sản phẩm & dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng.
Biểu trưng là nhưng kí hiệu hình ảnh, màu sắc, chữ viết, đường nét… mang
tính cô đọng và khái quát nhất có chức năng thông tin, truyền đạt thông điệp qua kênh
thị giác để biểu thị một ý niệm hay vấn đề nào đó trong đời sống xã hội 3.
Logo là một dạng thức đặc biệt của biểu trưng về mặt thiết kế nó có thể được
cấu trúc bằng chữ, bằng kí hiệu hoặc hình ảnh. Nhưng khác với tên doanh nghiệp và tên
thương hiệu, logo thường không lấy toàn bộ cấu trúc hình chữ của tên doanh nghiệp và
tên thương hiệu làm bố cục. Nó thường dùng các kí hiệu, hình ảnh được cấu trúc một
cách nghiêm ngặt, tạo thành một bố cục mang tính tượng trưng cao 3*.
Cấu tạo của một thương hiệu4:
Bao gồm hai thành phần:
Phần phát âm được: là những dấu hiệu có thể nói thành lời, tác động vào thính
giác người nghe như tên gọi, từ ngữ, chữ cái, câu khẩu hiệu, đoạn nhạc đặc trưng,…
Phần không phát âm được: là những dấu hiệu tạo sự nhận biết thông qua thị giác
người xem như hình vẽ, biểu tượng, nét chữ, màu sắc,…
Ngày nay, các yếu tố cấu thành thương hiệu đã được mở rộng khá nhiều. Người ta
cho rằng bất kỳ một đặc trưng nào của sản phẩm tác động vào các giác quan của người
khác cũng có thể được coi là một thành phần của thương hiệu. Như vậy, tiếng động, mùi
vị,… riêng biệt của sản phẩm cũng có thể được đăng kí bản quyền.
2.2. Đặc điểm của thương hiệu 4*
- Là loại tài sản vô hình, có giá trị ban đầu bằng không. Giá trị của nó được hình
thành dần do sự đầu tư vào chất lượng sản phẩm và các phương tiện quảng cáo.
2, 2* Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư, Trung tâm kinh tế - xã hội quốc gia. 2004. Doanh nghiệp Việt Nam
với vấn đề thương hiệu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. NXB Thống Kê. Trang 8, 9
3, 3* Nguồn: TS. Trương Đình Chiến. 2005. Quản trị thương hiệu hàng hóa lý thuyết và thực tiển. NXB
Thống Kê. Trang 79
4, 4* Nguồn: Tiêu Ngọc Cầm. 2004. Định hướng chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản
Công ty Antesco. Luận văn tốt nghiệp cử nhân Tài chính Doanh nghiệp. Khoa Kinh tế-Quản trị kinh
doanh, Đại họa An Giang. Trang 5
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giấy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 5
- Thương hiệu là tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, nhưng lại nằm ngoài
phạm vi doanh nghiệp và tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng.
- Thương hiệu được hình thành dần qua thời gian nhờ nhận thức của người tiêu
dùng khi họ sử dụng sản phẩm của những nhãn hiệu được yêu thích, tiếp xúc với hệ
thống của các nhà phân phối, và qua quá trình tiếp nhận những thông tin về sản phẩm.
- Thương hiệu là tài sản có giá trị tiềm năng, không bị mất đi cùng với sự thua lỗ
của các công ty.
2.3. Các thành tố của thương hiệu 5
Có 5 thành tố chính:
Sự trung thành thương hiệu
Sự nhận biết thương hiệu
Chất lượng cảm nhận
Thuộc tính thương hiệu
Các yếu tố sở hữu khác như: Bảo hộ thương hiệu, quan hệ với kênh phân phối,…
Mô hình về tài sản thương hiệu được minh họa trên sơ đồ dưới đây. Mô hình bao
gồm 5 thành tố chính để tạo nên tài sản thương hiệu và những giá trị mà tài sản thương
hiệu này tạo ra đối với khách hàng cũng như là công ty.
Hình 1: Mô hình về tài sản thương hiệu 5*
5, 5* Nguồn: Nguyễn Trần Hiệp. 2005. Thương hiệu và sự phát triển của doanh nghiệp. NXB Lao Động Xã
Hội. Trang 5, 6
Giá trị
cảm nhận
Tài sản
thương
hiệu
Trung thành
thương hiệu
Thuộc tính
thương hiệu
Giá trị thương hiệu
đối với người tiêu dùng
Mang đến thông tin
Tăng tự tin khi quyết định mua
hàng
Tăng sự hài lòng
...
Giá trị thương hiệu
đối với doanh nghiệp
Giảm thiểu chi phí tiếp thị
Trung thành thương hiệu
Chính sách giá cao
Mở rộng thương hiệu
Mở rộng bán hàng
Tạo lợi thế cạnh tranh
Nhận biết
Thương hiệu
Tài sản
thương hiệu
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giấy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 6
2.4.Giá trị của thương hiệu6
Giá trị thương hiệu là tổng hòa các mối liên kết và thái độ của khách hàng và các
nhà phân phối đối với một thương hiệu. Nó cho phép công ty đạt được doanh thu và lợi
nhuận lớn hơn từ sản phẩm so với trường hợp nó không có thương hiệu, điều này sẽ
giúp cho thương hiệu trở nên có thế mạnh, ổn định và lợi thế khác biệt so với các đối
thủ cạnh tranh. Giá trị của một thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó
có thể đem lại cho nhà đầu tư trong tương lai. Thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp.
2.4.1. Giá trị của thương hiệu đối với người tiêu dùng 7
Thương hiệu bắt nguồn từ cảm nhận của con người về sản phẩm (dịch vụ) mà họ
nhận được. Do đó, thương hiệu được tạo lập bởi nhận thức và niềm tin của con người.
Việc xây dựng thương hiệu rất quan trọng vì càng ngày con người càng có nhiều sự lựa
chọn mà họ có rất ít thời gian để tìm hiểu, cân nhắc và quyết định, phần lớn họ sẽ mua
dựa vào sự tin tưởng hiện có và việc có một thương hiệu mạnh sẽ là yếu tố tác động
quan trọng nhất đối với hành vi mua hàng. Một thương hiệu mạnh cũng mang lại cho
khách hàng nhiều hơn so với một sản phẩm: đó là dịch vụ, là niềm tin, là các giá trị
cộng thêm cho khách hàng cả về mặt chất lượng và cảm tính.
Người tiêu dùng có xu hướng quyết định mua dựa vào yếu tố thương hiệu chứ
không phải yếu tố sản phẩm hay dịch vụ. Ngày nay, con người ngày càng quan tâm đến
những mong muốn của mình, họ chỉ mua những thứ họ mong muốn chứ không phải
những thứ họ cần. Và thương hiệu là cách tốt nhất để tạo nên và tiếp cận với những
mong muốn của khách hàng.
2.4.2. Giá trị thương hiệu đối với doanh nghiệp8
Giá trị thương hiệu đối với doanh nghiệp là những lợi ích mà doanh nghiệp có
được khi sở hữu thương hiệu. Thương hiệu có sáu lợi ích chính là: có thêm khách hàng
mới; duy trì khách hàng trung thành; đưa ra chính sách giá cao; mở rộng thương hiệu;
mở rộng kênh phân phối; tạo rào cản với đối thủ cạnh tranh.
Thứ nhất, Doanh nghiệp có thể thu hút thêm được những khách hàng mới thông
qua các chương trình tiếp thị. Ví dụ: Khi có chương trình khuyến mại khuyến khích sử
dụng hương vị hoặc công dụng mới của sản phẩm thì số người tiêu dùng hưởng ứng sẽ
đông hơn vì là một thương hiệu quen thuộc. Người tiêu dùng đã tin tưởng vào chất
lượng và uy tín của sản phẩm.
Thứ hai, sự trung thành thương hiệu giúp doanh nghiệp duy trì được những khách
hàng cũ trong một thời gian dài. Sự trung thành được tạo ra bởi 4 thành tố: sự nhận biết
thương hiệu; chất lượng cảm nhận; thuộc tính thương hiệu và các yếu tố sở hữu khác.
Chất lượng cảm nhận và thuộc tính thương hiệu cộng thêm sự nổi tiếng của thương hiệu
tạo niềm tin để khách hàng mua cũng như hài lòng về sản phẩm. Gia tăng sự trung
thành về thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng ở thời điểm mua hàng, khi mà các đối
thủ cạnh tranh luôn sáng tạo và có những sản phẩm vượt trội. Sự trung thành thương
hiệu là một thành tố trong tài sản thương hiệu vì là một trong những giá trị mà tài sản
thương hiệu mang lại.
6 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư, trung tâm thông tin kinh tế xã hội quốc gia. 2004. Doanh nghiệp Việt
Nam với vấn đề thương hiệu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. NXB Thống Kê. Trang 41
7 Nguồn: Lê Xuân Tùng. 2005. Xây dựng và phát triển thương hiệu. NXB lao động xã hội. Trang 28.
8 Nguồn: Lê Xuân Tùng. 2005. Xây dựng và phát triển thương hiệu. NXB Lao Động Xã Hội. Trang 35,
36, 37.
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giấy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 7
Thứ ba, tài sản thương hiệu giúp công ty thiết lập chính sách giá cao và ít lệ thuộc
hơn các chương trình khuyến mãi. Trong những trường hợp khác nhau, các thành tố tài
sản thương hiệu hỗ trợ thiết lập chính sách giá cao trong khi những thương hiệu có vị
thế không tốt phải khuyến mãi để bán hàng. Nhờ chính sách giá cao mà công ty có thêm
được lợi nhuận.
Thứ tư, tài sản thương hiệu tạo nền tảng cho sự phát triển qua việc mở rộng
thương hiệu. Điển hình như Sony đã dựa trên thương hiệu để mở rộng sang lĩnh vực
máy tính xách tay với thương hiệu Sony Vaio, hay sang lĩnh vực game như Sony Play
Station. Một thương hiệu mạnh giảm chi phí truyền thông rất nhiều khi mở rộng thương
hiệu.
Thứ năm, tài sản thương hiệu còn giúp mở rộng và tận dụng tối đa kênh phân
phối. Cũng tương tự như khách hàng, các điểm bán hàng e ngại khi phân phối những
sản phẩm không nổi tiếng. Một thương hiệu mạnh sẽ hỗ trợ việc có được diện tích trưng
bày lớn trên kệ. Bên cạnh đó, thương hiệu lớn dễ nhận được sự hợp tác của nhà tiếp thị.
Cuối cùng, tài sản thương hiệu còn mạng lại lợi thế cạnh tranh và cụ thể là tạo rào
cản để hạn chế sự xâm nhập thị trường của các đối thủ mới.
2.5. Các giai đoạn của vòng đời thương hiệu 9
Vòng đời thương hiệu có thể được chia thành 5 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất: Định nghĩa thương hiệu
Giai đoạn đầu tiên trong vòng đời thương hiệu là sự hình thành thương hiệu.
Thương hiệu không phải là một sản phẩm hay dịch vụ mà là tượng trưng cho lời cam
kết đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Lời cam kết có thể mang tính thực tế hoặc có thể
thiên về tình cảm. Để đưa ra một lời hứa thương hiệu doanh nghiệp có thể dựa vào 4
yếu tố sau:
- Đối tượng khách hàng mục tiêu chính của sản phẩm/dịch vụ.
- Sản phẩm và các tính năng mang đến cho khách hàng.
- Lợi ích mà thương hiệu mang đến cho khách hàng.
- Phương thức thực hiện lời cam kết với khách hàng.
Lời hứa thương hiệu tượng trưng cho đối tượng khách hàng, sản phẩm, hình thức
thực hiện và những giá trị doanh nghiệp mang lại. Lời hứa thương hiệu cần phải ngắn
gọn, dễ hiểu, chứng tỏ được thế mạnh của doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh
khác.
Giai đoạn thứ hai: Nhận biết thương hiệu
Thương hiệu tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng và tìm cho mình một vị trí trong
lòng người tiêu dùng qua một trong hai con đường: lý trí hoặc tình cảm. Não người có
rất nhiều phần phân tích và nhận thức giúp xác định tính xác thực, ý nghĩa và sự liên
quan của các ý tưởng, quan niệm hoặc thương hiệu. Thông thường về lý trí, Khách hàng
thường quan tâm đến lợi ích về tính năng của sản phẩm như màu sắc, kiểu dáng, giá cả,
chất lượng và dịch vụ,…
9 Nguồn: Lê Xuân Tùng. 2005. Xây dựng và phát triển thương hiệu. NXB lao động xã hội. Từ trang 14
đến trang 26
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giấy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 8
Đưa thương hiệu vào lòng người dựa vào tình cảm thường sẽ mang lại hai kết
quả: hoặc khách hàng chấp nhận thương hiệu hoặc họ sẽ từ chối. Vì thế các thương hiệu
khi đi theo con đường này cần phải chú tâm đến các yếu tố như sản phẩm có giúp người
sử dụng cảm thấy mình hoàn hảo, thành công hoặc vui vẻ hay không hoặc có giúp cải
thiện hình ảnh bản thân trong mắt người xung quanh không?...
Tuy nhiên, cả hai cách trên đều có cùng một mục đích: thiết lập nhận thức thương
hiệu ở khách hàng mục tiêu chính. Có rất nhiều phương tiện để phục vụ cho mục đích
trên như các phương tiện truyền thông, tờ bướm quảng cáo, thư quảng cáo, biển hiệu,
cửa hàng, bán hàng trực tiếp,...
Nhận biết thương hiệu chứng tỏ rằng các khách hàng đã hiểu và thật sự ưa chuộng
thương hiệu, rằng thương hiệu đã thu hút họ về mặt tình cảm lẫn lý trí và rằng khách
hàng đã thực sự tin tưởng vào lời hứa thương hiệu.
Giai đoạn thứ ba: Trải nghiệm khi mua hàng
Người tiêu dùng lúc nào cũng muốn thương hiệu được chọn thể hiện sự am hiểu
và sáng suốt trong lựa chọn của mình. Thương hiệu giữ vao trò tượng trưng cho chất
lượng và sự bảo đảm, giúp đơn giản hóa các quyết định mua hàng rối rắm và là bằng
chứng của giá trị.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến trải nghiệm khi mua hàng, ví dụ như hình dạng và
màu sắc sản phẩm, giá cả, cách giao tiếp và tư vấn của nhân viên phục vụ và các nhà quản lý.
Trong giai đoạn trải nghiệm mua, các doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách
hàng và khách hàng sẽ cân nhắc xem liệu lời hứa thương hiệu có xứng đáng với số tiền
mà họ sắp chi ra hay không? Đây là ranh giới giữa khách hàng tiềm năng và khách hàng
thực sự. Thương hiệu cần phải vượt qua các đối thủ khác trong việc thu hút các khách
hàng tiềm năng trở thành những khách hàng thực sự nếu không vòng đời thương hiệu sẽ
sớm dừng và kết thúc.
Giai đoạn thứ tư: Trải nghiệm khi sử dụng
Trong giai đoạn này, thương hiệu sẽ có thêm hai cơ hội để thực hiện lời hứa của
mình. Trước hết là giai đoạn sử dụng, khi mua hàng, người mua được các nhân viên bán
hàng hướng dẫn tận tình về những khó khăn có thể gặp phải. Nhưng ngược lại khi mang
sản phẩm về nhà những rắc rối khác có thể nảy sinh khi sử dụng. Do đó, sản phẩm và
dịch vụ phải luôn luôn đảm bảo rằng sẽ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm
khi sử dụng dễ chịu.
Cơ hội kế tiếp để có thể thực hiện lời hứa thương hiệu chính là giai đoạn trải
nghiệm dịch vụ trợ giúp. Thực hiện thành công dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng quan
trọng không kém việc mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm khi mua dễ chịu và
cần phải được nhìn nhận như một trong những hoạt động chính trong xây dựng thương hiệu.
Giai đoạn thứ năm: Trải nghiệm khi là thành viên
Khi thương hiệu đã được nhận biết, được nhiều người tin dùng và khách hàng
muốn gắn liền thương hiệu với mình, khi đó thương hiệu đã phát triển đến một giai
đoạn mới – giai đoạn trải nghiệm khi là thành viên.
Lợi ích của việc trở thành một thành viên được các khách hàng đánh giá rất cao.
Trong mắt họ, thương hiệu sẽ được xem như những tên tuổi độc nhất, chất lượng và
được ưa chuộng. Khách hàng luôn thích được chia sẻ những kinh nghiệm với những
người cùng sử dụng nhãn hiệu.
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giấy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 9
Các thương hiệu cũng mong đạt đến giai đoạn này vì nhờ đó họ thu hút được một
số lượng khách hàng trung thành, luôn sẵn sàng gạt những thương hiệu khác cho dù
chúng có tiện lợi hơn chăng nữa để chọn thương hiệu mình tin dùng.
Khi thương hiệu tạo ra những cơ hội cho khách hàng thể hiện tình cảm, hình thành
những cung cách ứng xử chung và làm cho khách hàng có cái nhìn chung về thế giới,
khi ấy thương hiệu đã tạo ra được những trải nghiệm khi làm thành viên - một đặc
quyền mà bất kỳ khách hàng nào cũng muốn có được.
2.6. Các khái niệm liên quan
Marketing: Hoạt động tiếp thị hướng đến sự thỏa mãn nhu cầu và ước muốn
của con người thông qua tiến trình trao đổi. Trong tiến trình đó người bán phải tìm ra
người mua, phải định rõ nhu cầu, ước muốn của khách hàng, phải tạo ra sản phẩm cần
thiết, định giá, phân phối vận chuyển, quảng cáo, bán hàng 10.
10TS. Lưu Thanh Đức Hải. 2007. Quản trị tiếp thị. NXB Giáo Dục. Trang 1
3.1. Giới thiệu về cây ổi và thị trường
3.2. Giới thiệu về ổi Hồng Giấy
3.3. Giới thiệu về địa phương
3.4. Mục đích của việc xây dựng thương hiệu Hồng Giấy
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giấy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 10
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ ỔI HỒNG GIẤY
3.1. Giới thiệu sơ lược về cây ổi và thị trường ổi
3.1.1. Cây ổi 11
Ổi là loài cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Nam Mỹ thuộc nhóm thân gỗ sống dai
(thân mộc lưu niên), ổi được trồng phổ biến trên khắp mọi miền đất nước ta từ rất lâu
đời. Hiện nay, được trồng nhiều nhất là ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Cây ổi không cần
nhiều công chăm sóc, dễ thích nghi, không kén đất, chịu đựng tốt với môi trường sống.
Ngày nay, người ta đã biết được nhiều giống ổi có phẩm chất rất ngon như: ổi Mỡ, ổi
Trâu, ổi Tầu, ổi Bo, ổi Xá lỵ, ổi Nếp, ổi 8 Tháng, ổi Ruột Hồng,...
Kích thước: cây có chiều cao từ 5 – 10 mét.
Thân: chắc, khỏe, ngắn vì phân cành sớm. Thân nhẵn nhụi rất ít bị sâu đục, vỏ
già có thể tróc ra từng mảng phía dưới lại có một lượt vỏ mới cũng nhẵn, màu xám, hơi
xanh. Cành non 4 cạnh, khi già mới tròn dần, lá đối xứng.
Hoa: hoa lưỡng tính, bầu hạ, mọc từng chùm 2 - 5 chiếc, ít khi ở đầu cành mà
thường ở nách lá, 5 cánh, màu trắng, nhiều nhị vàng, hạt phấn nhỏ rất nhiều, phôi cũng
nhiều. Ngoại hoa thụ phấn dễ dàng nhưng cũng có thể tự thụ phấn.
Quả: có đường kính 2 – 15 cm, trọng lượng 10 gr – 1kg. Quả ổi là một loại quả
mọng nước, khi chín vỏ quả ổi có màu vàng nhạt hay màu xanh ngả vàng, thịt quả có
màu trắng hoặc màu hồng cam tùy loại. Quả ổi còn xanh ăn có vị chát, khi chín thì ngọt,
thơm, là một loại trái cây giàu dinh dưỡng.
Hình 2: Quả ổi
(Nguồn: 24/8/2006. Kỹ thuật trồng ổi [trực tuyến] cập nhật từ:
Cập nhật ngày 30/7/2007)
Nhân giống: trồng bằng hạt, giâm cành, chiết cành
Mùa vụ: tùy theo giống, có giống cho trái theo mùa, có giống cho trái quanh năm.
Năng suất: đối với cây nhân giống bằng hạt vào khoảng 4 năm thì mới bắt đầu
cho trái, còn đối với cây nhân giống bằng phương pháp giâm cành, chiết cành thì chỉ
hơn một năm là có thể thu hoạch thậm chí chỉ sau 8 tháng là đã bắt đầu cho trái. Cây ổi
có tuổi thọ tương đối cao có thể cho trái từ 20 – 30 năm.
11 24/8/2006. Kỹ thuật trồng ổi [trực tuyến] Đọc từ:
. Đọc ngày 30/7/2007
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giấy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 11
Công dụng: Quả ổi có thể ăn tươi hoặc chế biến thành nước ổi, mứt ổi, đông ổi
(Jelly), ổi nước đường, rượu ổi. Lá ổi có thể làm thuốc chữa một số bệnh thông thường,
ngoài ra cây ổi còn có thể làm bonsai. Gần đây người ta còn khám phá ra được trồng ổi
kết hợp với cây có múi có thể khắc chế rầy chổng cánh tác nhân gây bệnh vàng lá
greening.
Chất lượng ổi được đánh giá căn cứ vào các chỉ tiêu sau: Ít hạt, hạt mềm và bé, ở
những giống dại tỷ lệ hạt so với khối lượng quả 10 – 15%, ở những giống tốt được chọn
lọc, tỷ lệ này chỉ còn 2 – 4% thậm chí có giống gần như không hạt (ổi Thái lan). Cùi
(phía ngoài hạt) nên dày vì cùi dày đi đôi với ít hạt nhưng cũng có giống cùi mỏng ruột,
nhiều hạt vẫn được ưa chuộng. Quả to, hình thù đều đặn, chín tới, có mùi thơm 12.
3.1.2. Thị trường ổi
Ổi chủ yếu được tiêu thụ trong nước. Có nhiều loại ổi khác nhau, mỗi loại thường
trồng với quy mô nhỏ nên thị trường tiêu thụ thường gắn với địa phương nơi trồng.
Nhìn chung, có giống ổ xá lỵ là được tiêu thụ rộng rãi từ nông thôn đến thành thị (do có
qui mô trồng khá lớn), còn các giống ổi có phẩm chất tốt thì bán ở các thành phố lớn,
các siêu thị với số lượng hạn chế và bán với giá khá cao, ví dụ như: ổi Bo ở Thái Bình,
ổi Đông Dư ở Hà Nội,...
Gần đây ổi cũng đã được xuất khẩu nhưng vẫn còn rất ít, một số công ty lớn như
Vinamilk, Tribico,… đã xuất khẩu nước ổi, ổi đông rất được người tiêu dùng nước
ngoài ưa chuộng.
3.2.Giới thiệu về ổi Hồng Giấy
3.2.1. Nguồn gốc, xuất xứ, tên gọi
Ông Võ Văn Hồng, sau nhiều lần thử nghiệm trên mảnh vườn nhà mình với nhiều
loại cây trái như: Xoài, Sơri, Mãng cầu và nhiều loại ổi khác nhau, ông nhận thấy:
Đối với Xoài: có thân cao, không thích hợp với đất mềm ở địa phương vì cây dễ đỗ ngã.
Cây Sơri: tốn nhiều công chăm sóc và thu hoạch nhưng giá trị không cao.
Cây Mãng cầu và cây Đu Đủ thì không thích hợp với những vùng đất phèn.
Cây ổi 8 Tháng trái nhỏ, năng suất không cao; ổi Nếp thì người tiêu dùng không thích.
Cuối cùng ông quyết định nhân rộng giống ổi ruột hồng mà ông hiện có hơn chục
cây lúc bây giờ. Đây là một giống ổi rất ngon, được người tiêu dùng địa phương rất ưa
chuộng. Năm 2002 là năm vườn ổi chính thức được hình thành và cho đến thời điểm
hiện nay thì có trên 200 gốc và đều đang cho trái thu hoạch.
12 [Trực tuyến] Đọc từ
Đọc ngày
29/4/2007.
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giấy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 12
Hình 3: Cây ổi Hồng Giấy
(Nguồn: Tự thực hiện)
Ổi Hồng Giấy là tên gọi mà người dân nơi đây dùng để gọi thay cho tên ổi ruột
hồng. Để ngắn gọn, dễ hiểu họ đã lấy tên của chủ vườn để gọi tên cho ổi, “Hồng Giấy”
là tên ghép của vợ chồng chủ vườn. “Hồng” là tên người chồng, “Giấy” là tên người vợ.
Qua quá trình buôn bán, ổi Hồng Giấy đã trở thành tên gọi quen thuộc của người dân
địa phương - nói đến ổi Hồng Giấy thì ai cũng biết.
Để tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ của ổi Hồng Giấy, tác giả đã tìm đến các chủ vườn
ổi ở huyện Chợ Mới - nơi mà ông Võ Văn Hồng đã mua cây ổi giống về trồng và thuần
hoá: như vườn ổi ông Sáu Lã ở ấp An Thái, xã Hội An và một số vườn khác thì được
biết họ mua giống ổi này về từ Tiền Giang nhưng họ cũng không biết chính xác tên gọi
của giống ổi này là gì chỉ thấy ruột ổi có màu hồng - một đặc điểm khác biệt với các
loại ổi khác nên cứ gọi là ổi ruột hồng.
Qua quá trình thu thập thông tin từ mạng internet thì tác giả được biết ổi mà ông
Võ Văn Hồng mua về có tên gọi là ổi Đào, là một giống ổi ngon của Đồng bằng Sông
Cửu Long. Cần khẳng định rằng ổi Hồng Giấy chỉ là tên gọi quen thuộc do người dân
địa phương thường gọi chứ không phải là tên một giống ổi. Ông Võ Văn Hồng không
phải là người tạo ra giống ổi này mà chỉ chọn lọc những cây ổi tốt, cải tạo và thuần hoá
làm cho ổi trở nên ngon hơn và nâng cao năng suất hơn. Như vậy, ổi Hồng Giấy có
nguồn gốc tại Đồng bằng Sông Cửu Long và có tên gọi là ổi Đào.
3.2.2. Mô tả hình dáng, phẩm chất
- Ít hạt, ruột có màu hồng, quả tròn đầy đặn, nặng chắc thịt, trung bình 5 - 6 quả
đạt 1kg và nếu được chăm sóc tốt có thể đạt 2 quả/kg.
- Ăn có vị chua ngọt, không chát, rất giòn.
- Khi được bảo quản lạnh càng tăng độ giòn và ngọt.
- Vỏ quả hơi sần sùi.
- Cây có chiều cao thấp chỉ từ 2 - 3 m dễ thu hoạch.
- Nhiều cành, nhánh cho nhiều hoa, quả; trung bình một cây có khoảng 90 - 150 quả
(vừa nhỏ vừa lớn).
- Cây ra hoa và đậu quả quanh năm, từ lúc ra hoa đến lúc thu hoạch khoảng 100 ngày.
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giấy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 13
Hình 4: Quả ổi Hồng Giấy
(Nguồn: Tự thực hiện)
3.2.3. Mô hình trồng hiện tại
Địa chỉ: tổ 8 ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
Quy mô trồng hiện tại còn khá nhỏ chỉ có 230 gốc, gồm có: 5 hàng mỗi hàng 30
gốc, 5 hàng mỗi hàng 10 gốc, 1 hàng 30 gốc.
Được bố trí như sau:
Hình 5: Mô hình trồng ổi.
(Nguồn: Tự thiết kế theo mô hình hiện tại của chủ vườn)
Chú thích:
Luống đất trồng Ổi:
Đây là mô hình kết hợp giữa vườn cây & ao cá. Diện tích mô hình là 2.400m2,
trong đó: đất ao là 200m2, đất nhà ở 120m2, còn lại 2.080m2 là đất trồng ổi. Với diện
tích này hàng tháng cung cấp cho thị trường hơn 900kg ổi. Tổng thu nhập cả năm từ
trồng ổi hơn 40 triệu đồng.
Nhà ở Ao nuôi cá
Ao nuôi cá
Lu
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giấy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 14
3.2.4. Mô hình mở rộng dự kiến
Đây là sự đầu tư theo mô hình VAC. Vườn thì trồng ổi, ao nuôi cá Tra hoặc cá
Điêu Hồng, chuồng nuôi gà. Nhưng do tình hình dịch cúm gia cầm diễn biến phức tạp
trong khi hệ thống cơ sở thú y, kiểm dịch ở địa phương còn hạn chế nên ông Hồng
quyết định chỉ trồng ổi và nuôi cá như trước.
Hình 6: Mô hình trồng ổi mở rộng
(Nguồn:Tự thiết kế theo mô tả của chủ vườn)
- Đê: cao 2.5m, mặt 3m, chân 5m.
- Ao: rộng 8m, sâu 2.5m, đáy ao 6m.
Nhà ở Ao nuôi cá
Ao nuôi cá
Lu
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giấy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 15
Tổng diện tích mở rộng trong lần này là 12.000 m2 (1,2 ha), trong đó diện tích đất
trồng ổi là 7.840 m2, ao nuôi cá 4.160 m2, tổng vốn đầu tư 150 triệu đồng, mô hình có
thể được khai thác trong 20 năm.
3.3. Giới thiệu về địa phương13
Vĩnh Nhuận là một trong 13 xã - thị trấn của huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
Có vị trí địa lý tiếp giáp với các xã Tân Phú, Vĩnh Bình, Vĩnh Hanh, Vĩnh lợi,
Vĩnh Thành trong huyện Châu Thành và tiếp giáp với xã Vĩnh Phú và Tây phú của
huyện Thoại Sơn. Giao thông đi lại thuận tiện, có thể đi đến thành phố Long Xuyên cả
bằng đường bộ lẫn đường thủy.
Hình 7: Bản đồ huyện Châu Thành14
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là hơn 2.000 ha, chủ yếu là đất sản xuất nông
nghiệp. Toàn xã có 1.468 hộ dân với tổng dân số là 6.897 người. Vĩnh Nhuận giữ vị trí
là trung tâm của các xã lân cận, cơ sở hạ tầng ở đây tương đối phát triển hơn các xã
khác: có hệ thống giao thông hoàn chỉnh, có trường trung học, tiểu học, mẫu giáo, trung
tâm chợ được xây dựng khang trang, buôn bán đông đúc.
Hoạt động kinh tế chính của địa phương là trồng lúa. Chăn nuôi và thủy sản có qui
mô nhỏ. Một số vườn cây ăn quả chỉ mới bắt đầu hình thành.
Tổng sản lượng nông nghiệp đạt 40.075 tấn/năm, giá trị trồng trọt đạt 105 tỷ
đồng/năm. Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn xã 8,26 ha, thu hoạch thủy sản đạt 1.301,6
tấn/năm. Tổng sản phẩm chăn nuôi năm 2006 đạt 23,4 tỷ đồng. Vĩnh Nhuận hiện có một
HTX nông nghiệp, 15 cơ sở tiểu thủ công nghiệp. Tổng thu ngân sách năm 2006 là
2,054 tỷ đồng.
Một số chỉ tiêu khác của xã như: được công nhận chuẩn phổ cập quốc gia trung
học cơ sở, đảm bảo khám chữa bệnh kịp thời sức khỏe ban đầu cho nhân dân, thực hiện
13 Nguồn: Các số liệu về địa phương được trích từ “Báo cáo tổng kết năm 2006 của xã Vình Nhuận”
14Cập nhật từ cập nhật ngày 15/5/2007
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giấy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 16
tốt các chương trình tiêm chủng mở rộng. Được công nhận trạm y tế đạt chuẩn quốc gia,
đạt chuẩn y học cổ truyền tiến tiến. Tình hình an ninh trật tự được đảm bảo ổn định.
3.4. Mục đích của việc xây dựng thương hiệu ổi Hồng Giấy.
Xây dựng thương hiệu đang dần trở thành xu hướng bắt buộc với hàng hóa nói
chung và trái cây nói riêng nếu muốn tồn tại và phát triển trên thị trường.
Ổi Hồng Giấy xây dựng thương hiệu với mục đích:
Theo xu hướng chung của sự phát triển: Nhiều người cho rằng trong thời gian
tới trái cây Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức bởi vì Việt Nam đã trở thành thành viên
chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Điều này có nghĩa là các mức thuế
nhập khẩu sẽ không còn hoặc giảm xuống còn rất thấp đối với trái cây nước ngoài khi
nhập khẩu vào Việt Nam. Như vậy, chắc chắn rằng trái cây ngoại sẽ nhập vào thị trường
Việt Nam nhiều hơn. Sự cạnh tranh về chất lượng, giá cả, và về thương hiệu sẽ rất mạnh
mẽ và quyết liệt. Khi đó, người tiêu dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn khi mua trái cây và
nhiều đến mức không biết nên mua loại nào.
Như vậy, loại trái cây nào cung cấp nhiều thông tin cho khách hàng, tạo được
nhiều sự ghi nhớ nơi họ thì sẽ bán được nhiều hơn. Một điều bất lợi mà đã được nhiều
người tổng kết là người Việt Nam thích dùng hàng ngoại. Đây không phải là một điều
ngẫu nhiên mà từ trước đến giờ trái cây Việt Nam chưa chú trọng nhiều đến việc phải
ổn định chất lượng, tạo dựng uy tín và xây dựng thương hiệu, thấy lợi trước mắt mà
không biết gìn giữ cái lợi lâu dài. Cụ thể là, khi trái cây bán được giá thì làm đủ mọi
cách để bán nhiều hơn mặc cho chất lượng có đảm bảo hay không. Điều này ảnh hưởng
rất lớn đến uy tín của người bán, của thương hiệu.
Một yếu tố nữa cũng làm cho tình hình xây dựng thương hiệu phát triển đó là thu
nhập của người dân tăng lên. Họ có nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, an toàn cho sức khỏe, họ
thích nua hàng hóa ở những nơi phục vụ tốt, lịch sự, sang trọng chẳng hạn như siêu thị,
cửa hàng chuyên dụng...trái cây bán ở đây đòi hỏi phải đẹp mắt, vệ sinh, nhãn mác, tên
gọi, xuất xứ phải rõ ràng và tốt nhất là có một thương hiệu cụ thể. Từ mối quan hệ:
Người mua hàng dựa vào yếu tố thương hiệu – các đối thủ có xây dựng thương hiệu và
có sự đầu tư đúng mức cho hoạt động phát triển thương hiệu – bắt buộc các vườn trái
cây muốn bán được sản phẩm của mình với giá cao, tiêu thụ số lượng lớn thì phải quan
tâm đến hoạt động xây dựng thương hiệu. Chính vì vậy, vấn đề xây dựng thương hiệu
đang rất được quan tâm và phát triển như hiện nay.
Phải xây dựng thương hiệu để bảo vệ lợi ích của mình: Môi trường kinh doanh
ngày nay rất là khắc nghiệt. Bên cạnh việc đầu tư tạo ra các lợi thế cạnh tranh trước các
đối thủ thì doanh nghiệp cần phải biết xây dựng và bảo vệ thương hiệu của mình, một
thương hiệu nổi tiếng rất dễ bị đánh cấp. Một trong những công việc của hoạt động xây
dựng thương hiệu là đăng ký thương hiệu với cơ quan có thẩm quyền. Khi thương hiệu
có đăng ký mà người khác có các hành vi xâm phạm (hàng giả, hàng nháy, thương hiệu
bị người khác dùng) thì có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt
động như tiêu hủy hàng nháy, hàng giả, chấm dứt tình trạng sử dụng thương hiệu đã
được đăng kí trước,... Qua đó tránh tình trạng mất thương hiệu, mất khách hàng, sản
phẩm không được tiêu thụ gây thiệt hại về kinh tế rất lớn hoặc để đòi lại thương hiệu
phải đeo đuổi một quá trình kiện tụng kéo dài và tốn kém.
Xây dựng thương hiệu để thút đẩy quá trình tiêu thụ trái cây của mình tốt
hơn. Thông qua các hoạt động marketing- quảng bá, người tiêu dùng sẽ biết đến thương
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giấy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 17
hiệu nhiều hơn. Nó chiếm giữ một sự ghi nhớ trong lòng khách hàng và thúc giục khách
hàng mua sản phẩm của thương hiệu.
Xây dựng thương hiệu để tổ chức sản xuất tốt hơn: Dưới áp lực phải tạo ra sản
phẩm có chất lượng tốt hơn, giảm giá thành buộc chủ thương hiệu phải quan tâm đến tổ
chức sản xuất, quản lý, phân phối sao cho thật hiệu quả từ đó có thể sản xuất sản phẩm
có chất lượng, giảm chi phí, giảm giá thành.
Nếu có một thương hiệu được nhiều người tiêu dùng biết đến và tin tưởng thì sẽ
tạo được một tài sản thương hiệu có giá trị rất lớn, lớn hơn rất nhiều lần so với giá trị
vật chất mà chủ thương hiệu sở hữu. Trên thế giới có nhiều thương hiệu đạt được giá trị
cao như vậy. Ví dụ như: Pepsi, Nokia, Kodak...
4.1. Ý kiến người tiêu dùng địa phương về ổi ruột hồng-Hồng Giấy
4.2. Thị hiếu tiêu dùng của người tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên
4.3. Phân tích môi trường kinh doanh ổi
4.4. Phân tích những thuận lợi - khó khăn - cơ hội - đe dọa
4.5. Ma trận SWOT
4.6. Giải thích các chiến lược thương hiệu
4.7. Các ma trận lựa chọn các chiến lược
4.8. Thị trường và phân khúc thị trường
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giầy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 18
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
Xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài, cần nhiều sự đầu tư tài chính, công
sức và tâm huyết. Để xây dựng được một thương hiệu người xây dựng sẽ có nhiều việc
cần phải thực hiện như: nghiên cứu thị trường; định vị sản phẩm; đặt tên thương hiệu và
các thành phần khác của thương hiệu như logo, biểu trưng, slogan,… Đăng ký bảo hộ
thương hiệu và việc phải tìm chỗ đứng cho thương hiệu trên thị trường bằng chiến lược
marketing-quảng bá thương hiệu, để mang thương hiệu đến người tiêu dùng.
Thị trường là nơi quyết định sự tồn tại và phát triển của sản phẩm. Cho nên,
nghiên cứu thị trường là công việc rất quan trọng bao gồm các hoạt động như: nghiên
cứu nhu cầu, sản phẩm hiện hành, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp nhằm
để phát hiện nhu cầu của người tiêu dùng hoặc để biết được thái độ của người tiêu dùng
đối với sản phẩm và nhận diện các cơ hội cũng như thách thức mà thương hiệu có thể
gặp phải.
Định vị sản phẩm bao gồm việc thiết kế sản phẩm về tính năng, công dụng, về sự
khác biệt, mới lạ, tiện ích,… đối với sản phẩm cũ thì đây là việc tái định vị, chọn lọc
những ưu điểm được người tiêu dùng đánh giá cao; loại bỏ những đặc điểm người tiêu
dùng không chấp nhận, không cần thiết; bổ sung những yếu tố mới,…
Tên thương hiệu cùng với logo, biểu trưng, slogan là để giúp khách hàng phân biệt
với những hàng hóa hoặc thương hiệu khác, gây sự chú ý, tạo ấn tượng và ghi nhớ trong
tâm trí người tiêu dùng.
Đăng ký bảo hộ thương hiệu là thủ tục pháp lý để được tôn trọng về quyền sở hữu
thương hiệu. Sau đó là một quá trình marketing lâu dài, bền bỉ.
Xây dựng thương hiệu không chỉ đơn thuần là hoạt động thiết kế tên thương hiệu,
logo, biểu trưng sau đó đi đăng ký là đã xây dựng thương hiệu. Cũng không phải xây
dựng thương hiệu là chú ý vào sản phẩm và các hoạt động marketing quảng bá. Xây
dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài và tốn kém phải phối hợp toàn diện các hoạt
động trên thậm chí nhiều hơn nữa (như phải quan tâm đến chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp,…).
Ổi Hồng Giấy đã được người tiêu dùng biết đến từ năm 2002 nhưng do qui mô sản
xuất nhỏ, chưa đầu tư các hoạt động quảng bá, tìm kiếm, mở rộng thị trường nên chủ
yếu tiêu thụ tại thị trường địa phương chưa bán rộng rãi tại các nơi khác. Mọi thương
hiệu thành công đều bắt đầu bằng một sản phẩm chất lượng. Với mong muốn xây dựng
ổi Hồng Giấy thành một thương hiệu mạnh và chất lượng sản phẩm được khẳng định từ
phía người tiêu dùng cho nên cần phải tiến hành phỏng vấn ý kiến người tiêu dùng để
khởi đầu cho hoạt động xây dựng thương hiệu.
Sau đây là kết quả tổng hợp từ hai bảng câu hỏi phỏng vấn:
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giầy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 19
65,45
12,73
12,73
5,45
3,64
0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00
Phần trăm
Giòn chua ngọt
Chua ngọt
Giòn ngọt
Giòn chát
Giòn chua
P
h
ẩm
c
h
ất
4.1. Ý kiến người tiêu dùng về chất lượng của ổi Hồng Giấy.
4.1.1. Nhận định về đặc điểm phẩm chất bên trong quả ổi (cảm nhận của
người tiêu dùng sau khi ăn)
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ nhận định về đặc điểm phẩm chất bên trong ổi Hồng Giấy
Phần lớn người tiêu cho rằng ổi Hồng Giấy có đủ 3 đặc điểm phẩm chất: Giòn,
chua, ngọt số người cho ý kiến này chiếm 65,45%; Thuộc tính giòn ngọt và thuộc tính
chua ngọt thì có cùng tỷ lệ nhận xét là 12,73%; Các thuộc tính còn lại là Giòn – chua và
Giòn – chát có tỷ lệ nhận định thấp, tỷ lệ tương ứng là 3,64% và 5,45%.
Trong các thuộc tính chát, giòn, chua, ngọt thì nổi bậc là thuộc tính ngọt, trong
nhóm tỷ lệ đánh giá cao đều có thuộc tính ngọt. Đây là một điểm hấp dẫn của giống ổi
này vì có ít loại trái cây có đặc tính này (khi chưa chín) hơn nữa lại thuộc nhóm trái cây có
vị chua. Lấy xoài làm ví dụ:
+ Xoài tượng: giòn, ít chua, không ngọt
+ Xoài cát: nhiều tinh bột, giòn
+Xoài Thanh ka: rất chua, ít giòn, không ngọt
Sở thích ăn uống của người tiêu dùng rất đa dạng, người thì có khẩu vị thích chua,
người thì có khẩu vị thích ngọt,... Ổi Hồng Giấy có phẩm chất vừa giòn, vừa chua, vừa
ngọt. Từ đó cho thấy ổi Hồng Giấy dễ ăn, có thể đáp ứng khẩu vị ưa thích của nhiều
người kể cả nam giới, phụ nữ, thanh thiếu niên và trẻ em cũng rất thích. Điều này mang
đến sự thuận lợi là ổi Hồng Giấy sẽ có đối tượng khách hàng rộng và sẽ dễ tiêu thụ sản phẩm.
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giầy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 20
4.1.2. Đặc điểm khác biệt của ổi Hồng Giấy
Khi hỏi về đặc điểm riêng có của ổi Hồng Giấy, kết quả nhận được như sau:
Bảng 4.1: Tỷ lệ nhận định về đặc điểm khác biệt của ổi Hồng Giấy
STT Đặc điểm Số lượt trả lời
Phần
trăm (%)
1 Ruột hồng 33 22
2 Giòn 27 18
3 Ngọt 24 17
4 Màu sắc tươi sáng 20 14
5 Ít hạt 18 12
6 Chua 11 8
7 Võ nhẳn bóng 11 8
8 Chát 1 1
9 Khác… 0 0
10 Tổng 50 100
Đây là câu hỏi có nhiều lựa chọn một khách hàng có thể cho rằng ổi có nhiều
thuộc tính riêng có. Một đặc tính được chọn chỉ chiếm 0,69% cho nên có sự chênh lệch
giữa số người và tỷ lệ phần trăm.
Tỷ lệ nhận diện về đặc điểm khác biệt của ổi Hồng Giấy được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ nhận định về đặc điểm khác biệt của ổi Hồng Giấy
Vỏ nhẵn bóng
8%
Chát
1%
Ruột hồng
22%
Giòn
18%
Ngọt
17%
Màu sắc sáng
tươi
14%
Ít hạt
12%
Chua
8%
Có 22% người tiêu dùng thích đặc điểm ruột hồng của ổi Hồng Giấy, đây là đặc
điểm được nhiều người thích nhất có 33 trong tổng số 50 người, 18% người tiêu dùng
cho rằng ổi Hồng Giấy rất giòn, độ giòn hơn hẳn các loại ổi khác và họ rất thích.
Kế đến là đặc điểm ngọt chiếm 17%, trong các đặc điểm còn lại đáng quan tâm là
đặc điểm ít hạt. Đây là một trong những đặc điểm chủ vườn mong muốn định vị cho sản
phẩm của mình nhưng người tiêu dùng đánh giá không cao đặc điểm này. Nó chỉ chiếm
12% thấp hơn 2% so với đặc điểm màu sắc tươi sáng của vỏ quả. Ổi Hồng Giấy có đặc
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giầy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 21
điểm vỏ bên ngoài rất dễ nhận biết đó là da hơi bị sần. Chính vì vậy, đặc điểm vỏ nhẵn
bóng không được nhiều người chọn, số người chọn đặc điểm này chỉ có 8%, có cùng tỷ
lệ 8% với đặc điểm này là đặc điểm chua.
Như vậy, theo sự nhận xét của người tiêu dùng thì có thể tổng kết ổi Hồng Giấy
có đặc điểm sau đây:
Đặc điểm nhận biết: Ruột hồng, Da sần
Đặc điểm cảm nhận: Giòn – chua - ngọt
Đặc điểm giòn – chua - ngọt là một ưu điểm lớn của ổi Hồng Giấy, người tiêu
dùng thích ăn ổi Hồng Giấy là phần lớn nhờ đặc điểm này. Đặc điểm ruột hồng và da
sần giúp cho khách hàng nhận biết ổi Hồng Giấy một cách dễ dàng. Màu hồng của ruột
ổi làm cho ổi trông đẹp mắt hơn, hấp dẫn hơn và người tiêu dùng có thể cảm nhận ổi
ngon hơn.
4.1.3. Tỷ lệ ổi kém chất lượng (sâu đục bên trong, quả còn non nên có vị chát,
ổi cũ bị mềm,...)
Có 92% khách hàng trả lời không nhận được ổi kém phẩm chất. Còn lại 8% trả lời
có và trung bình họ nhận được 9,3% ổi kém phẩm chất khi mua. Như vậy, khách hàng
hài lòng là khá lớn nhưng cần phải năng cao tỷ lệ này hơn nữa. Hình thức mà họ cho là
kém phẩm chất nhiều nhất là bị ổi có vị chát, kế đến là nhiều hạt và sau cùng là mềm.
Với 8% khách hàng không hài lòng, phản ứng tiếp theo của họ là:
Phản ánh với chủ vườn khi mua lần sau, chiếm 60%.
Không có khách hàng nào thất vọng và phản ứng lại bằng cách không còn tin
tưởng và không tiếp tục mua nửa
Không mua một thời gian mới mua lại, chiếm 10%
Thông cảm bỏ qua, chiếm 30%
Có được những khách hàng thuộc nhóm 1 và nhóm 4 thì thật là đáng quý, còn đối
với những khách hàng thuộc nhóm 2 và nhóm 3 thì chủ vườn ngoài việc không bán
được ổi cho họ mà còn có thể mất uy tín với những khách hàng khác khi họ phê phán
với những khách hàng khác về chất lượng ổi Hồng Giấy. Khi đó, những khách hàng này
có thể nghe theo và không mua ổi Hồng Giấy. Như vậy, chủ vườn không chỉ mất những
khách hàng hiện tại mà còn mất nhiều khách hàng tiềm năng khác nữa.
Để giải quyết vấn đề này, chủ vườn cần tăng qui mô để có đủ số lượng bán cho
người tiêu dùng, đảm bảo uy tín khi bán sản phẩm, có biện pháp kiểm soát sản phẩm
trước khi bán cho người tiêu dùng, không bán ổi chưa đúng sức thu hoạch, ổi bị sâu, ổi cũ.
Trong thời gian tới sẽ tiến hành xây dựng thương hiệu ổi. Điều đầu tiên chủ vườn
sẽ làm là nâng cao và kiểm soát chất lượng ổi để phục vụ người tiêu dùng tốt hơn. Các
việc làm cụ thể để thực hiện lời cam kết của thương hiệu là: Sẽ chọn lọc giống ổi tốt,
phẩm chất ngon; lập kế hoạch chăm sóc, quản lý, thu hoạch và kiểm tra chất lượng chặt
chẽ để mang đến cho người tiêu dùng những quả ổi ngon hơn, đảm bảo lòng tin của
người tiêu dùng để giảm thiểu tối đa phản ánh của người tiêu dùng là ổi kém chất lượng.
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giầy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 22
4.1.4. Đặc điểm khách hàng không thích (khuyết điểm):
Qua 50 mẫu phỏng vấn chỉ có 2 khách hàng trả lời không thích ổi Hồng Giấy có
đặc điểm: ruột có hạt và vỏ không nhẵn. Với hai khuyết điểm này thì có thể cải thiện
bằng biện pháp chăm sóc tốt hơn: cung cấp đủ nước, bổ sung thêm lượng phân hữu cơ
như cây cỏ, rơm rạ, phân chuồng (phân gà, trâu, bò).
Qua những các đặc điểm phẩm chất trên ổi Hồng Giấy được người tiêu dùng đánh
giá đạt trung bình 8,2 điểm, còn ổi khác mà họ biết chỉ đạt 6,4 điểm 15
Ổi Hồng Giấy so với các loại ổi khác thì cao hơn 1,8 điểm, điểm chênh lệch cũng
khá cao. Như vậy ổi Hồng Giấy ngon hơn các loại ổi khác, sự đánh giá cao như vậy là
do ổi có phẩm chất ngon nhưng cũng có thể do người tiêu dùng chưa được biết những
giống ổi ngon khác mà chỉ biết những loại ổi bình thường, được bán phổ biến rộng rãi.
Do đó họ chưa có nhiều cơ sở để nhận định đánh giá. Tuy nhiên, qua nhận xét đó có thể
khẳng định rằng ổi Hồng Giấy là loại ổi ngon nhất ở thị trường hiện tại và sẽ có nhiều
khả năng phát triển.
4.1.5. Giá cả: Mức giá hiện tại của ổi Hồng Giấy là 4.000 đồng/ kg.
Có 86% khách hàng trả lời mức giá hiện nay là vừa, khách hàng chấp nhận mức
giá này. 10% khách hàng cho rằng mức giá hiện tại là khá cao, 4% khách hàng cho rằng
mức giá hiện tại là cao và không có khách hàng nào cho là mức giá này thấp. Như vậy,
ở thị trường này còn có khả năng tăng giá nhưng mức tăng thêm sẽ không lớn lắm chỉ
vào khoảng 500 – 1.000 đồng/ kg.
Tại địa phương các loại ổi khác bán với mức giá như sau:
Bảng 4.2: Giá ổi qua các năm
ĐVT: Đồng
15 Điểm được tổng hợp từ bảng câu hỏi phỏng vấn thứ nhất tại địa phương nơi trồng ổi
Năm ổi Hồng Giấy ổi Xá Lỵ ổi vườn khác
2002 2.500 2.000 3.000
2004 3.000 3.000 3.500
2006 3.500 1.500 4.000
2007 4.000 3.000 4.000
(Nguồn: Ghi nhận của chủ vườn qua các năm)
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giầy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 23
Biểu đồ 4.3: Giá ổi qua các năm
0
1000
2000
3000
4000
5000
2002 2004 2006 2007 Năm
G
iá
ổi Hồng Giấy Ổ Xá lỵ Vườn khác
Ổi Hồng Giấy có mức giá tăng đều qua các năm, trong giai đoạn đầu thì cao hơn
loại ổi Xá Lỵ, ruột trắng bán ở chợ và thấp hơn một vườn ổi khác ở địa phương. Giá của
ổi Hồng Giấy luôn là mức giá theo sau, khi đối thủ tăng giá thì mới tăng theo. Ổi Xá Lỵ
bán ở chợ tăng giảm giá theo thị trường nên có sự thay đổi lớn về giá khi thì tăng khi thì
giảm. Ổi Hồng Giấy có chất lượng tốt nên mức giá bán luôn ổn định. Cụ thể là trong
năm 2006, ổi Xá Lỵ giảm còn 1.500 đồng/kg nhưng ổi Hồng Giấy có giá gấp đôi vẫn
được người tiêu dùng địa phương chấp nhận.
4.1.6. Thị hiếu mua hàng
Trọng lượng ưa thích: 46% người tiêu dùng thích quả ổi có 5 - 7 quả đạt 1 kg ( từ
142 – 200g), người tiêu dùng không thích quả ổi quá bé (hơn 8 quả mới đạt 1kg tức nhỏ
hơn 125g), 54% người tiêu dùng thích ổi có từ 2 – 4 quả đạt trọng lượng 1kg (từ 250 –
500g)
Tiêu chuẩn chọn mua ổi:
Bảng 4.3: Tiêu chí chọn mua ổi của người tiêu dùng
STT Tiêu chí chọn mua ổi
Mức ưu
tiên
1 Da sáng bóng 1
2 Quả cứng 2
3 Quả đồng đều 3
4 Quả to 4
5 Quả mềm, thơm 5
Khi mua ổi điều đầu tiên người tiêu dùng quan tâm là da ổi phải sáng bóng, da ổi
sáng bóng là ổi già, gần chín, đúng sức thu hoạch, ăn rất giòn và ngọt. Ưu tiên thứ hai
của người tiêu dùng là đặc điểm quả phải cứng. Tiêu chí thứ ba là quả đồng đều, không
có quả quá to, quá nhỏ. Quả to là ưu tiên thứ tư và người tiêu dùng không thích ăn ổi đã
chín nên nên đặc điểm mềm thơm xếp cuối cùng.
- Nhận dạng thương hiệu: Không có người tiêu dùng nào nhận biết ổi Hồng Giấy
bằng bao bì, 10% khách hàng tin tưởng lời nói của người bán lẻ khi họ nói đây là ổi
Hồng Giấy thì người tiêu dùng tuyệt đối tin tưởng, còn để chắc là ổi Hồng Giấy 44%
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giầy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 24
người tiêu dùng đến tại vườn để mua, 46% người tiêu dùng dựa vào hình dáng bên
ngoài là da sần để nhận biết ổi Hồng Giấy.
4.2. Thị hiếu tiêu dùng ổi của người tiêu dùng ở thành phố Long Xuyên
Sau đây là kết quả của bảng phỏng vấn số 2:
4.2.1. Những loại ổi đã được người tiêu dùng dùng qua
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ tiêu dùng các loại ổi
Loại ổi có số người đã từng ăn nhiều nhất là ổi Xá lỵ có 37/40 người, chiếm 47,4
% số lượt lựa chọn. Ổi Đào có 15/40 người đã từng dùng qua, chiếm 19,2% số lượt lựa
chọn. Ổi Sẻ có 14/40 người, chiếm 17,9%. Ổi Thái Lan có 8/40 người, chiếm 10,3%. Ổi
khác có 4/40 người, chiếm 5,1%. Các loại ổi khác chỉ có một người tiêu dùng biết tên nhưng
khá lạ đó là ổi Chuột còn 3 người khác không nhớ hoặc không biết tên loại ổi khác đó.
Trong các loại ổi trên, người tiêu dùng thích nhất là ổi Xá Lỵ, trong số những
người có dùng qua ổi xá lỵ thì có 75,7% chọn ổi Xá Lỵ là loại ổi họ thích nhất chiếm
70% tổng số người tiêu dùng được hỏi. Con số tương ứng của các loại còn lại là: ổi
Đào: 33,3% và 12,5%; ổi Thái Lan: 37,5% và 7,5%; ổi Sẻ: 14,3% và 5%; ổi khác: 50%
và 5%. Nhìn chung, ổi Xá Lỵ là loại ổi được nhiều người dùng nhất, và có số người
thích nhiều nhất. Ổi Đào và ổi Thái lan có số người dùng trung bình và số người thích
cũng trung bình. Ổi sẻ có số người dùng trung bình nhưng số người thích rất thấp, ổi
khác có số người dùng quá ít nên dù số người thích trong nhóm đó khá lớn cũng không
phải là điều đáng quan tâm.
0
10
20
30
40
50
Phần
trăm
Sẻ Xá lỵ Đào Thái lan Khác Loại ổi
Tỷ lệ người thích Tỷ lệ người có dùng
17
47
19
10.
5.
14
75
26 37 50
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giầy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 25
Thương hiệu; 2,4
Hình dáng BN;
33,7
Vệ sinh; 19,3
Giá; 25,3
Phẩm chất BT;
19,3
4.2.2.1. Tiêu chuẩn chọn mua ổi.
Tiêu chuấn chọn mua ổi thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.5: Tiêu chuẩn chọn mua ổi của người tiêu dùng
Qua biểu đồ có thể thấy tiêu chuẩn chiếm sự quan tâm nhiều nhất là hình dáng bên
ngoài chiếm 33,7%, thứ hai người tiêu dùng quan tâm về giá cả chiếm 25,3%. Yếu tố
phẩm chất bên trong và yếu tố hợp vệ sinh có cùng tỷ lệ là 19,3%. Người tiêu dùng
không quan tâm nhiều đến yếu tố thương hiệu của ổi nên thương hiệu chỉ được 2,4%
người tiêu dùng quan tâm.
Sự quan tâm về yếu tố thương hiệu thấp như vậy, liệu công việc xây dựng thương
hiệu có cần thiết không? Đây là câu hỏi cần phải quan tâm nhưng ngay từ đầu, ổi Hồng
Giấy đã khẳng định xây dựng thương hiệu từ chất lượng sản phẩm. Một sản phẩm chất
lượng tốt sẽ dần chiếm được tình cảm và lòng tin của người tiêu dùng. Thông qua quá
trình tiêu dùng tin tưởng cộng với hiệu ứng của hoạt động marketing sẽ dần hình thành
hình ảnh một thương hiệu trong lòng người tiêu dùng. Tỷ lệ quan tâm đến yếu tố thương
hiệu thấp như vậy cũng là phù hợp với tình hình xây dựng thương hiệu của các loại trái
cây và các loại ổi hiện nay.
Các nhà sản xuất, nhà phân phối, kinh doanh chưa quan tâm nhiều đến hoạt động
đầu tư xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. Trước đây, nông sản và trái cây
của Việt Nam quan tâm là làm sao được giá rẻ, số lượng nhiều là được nhưng nay trong
xu thế mở cửa hội nhập, sự phát triển về nhận thức tiêu dùng, yêu cầu về nguồn gốc
xuất xứ, an toàn sức khỏe thì chắc chắn sự quan tâm về thương hiệu trong thời gian tới
sẽ gia tăng. Các nhà sản xuất phải là người theo dõi, nắm bắt các xu hướng phát triển
(xu hướng tiêu dùng), phải có hoạt động tác động thút đẩy sự quan tâm của người tiêu dùng.
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giầy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 26
4.2.3. Tiêu chuẩn về hình dáng bên ngoài
Người tiêu dùng mua ổi chủ yếu dựa vào hình dáng bên ngoài. Yêu cầu cụ thể về
hình dáng bên ngoài thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.4: Tỷ lệ ý kiến về hình dáng bên ngoài
Tiêu chuẩn Số lượt trả lời
Phần
trăm (%)
Da lán, sáng 30 40
Quả TB 23 30,7
Quả to 12 16
Da sần 5 6,7
Quả chín 4 5,3
Quả nhỏ 1 1,3
Khác 0 0
Tổng 75 100
Hình dáng bên ngoài mà người tiêu dùng quan tâm nhiều nhất da lán và sáng có
3/4 số người phỏng vấn chọn, chiếm 40% lượt lựa chọn. Đặc điểm hình dáng bên ngoài
có sự quan tâm lớn thứ hai là đặc điểm quả trung bình (từ 4 – 6 quả/kg), có 23/40 người
chọn, chiếm 30,7% số lượt lựa chọn. Người tiêu dùng không thích quả to, càng không
thích quả nhỏ (quả to chiếm 16%, quả nhỏ chỉ chiếm 1,3%). Đặc điểm da sần và quả
chín có tỷ lệ chọn lựa thấp (da sần chỉ có 6,7%, quả chín có 5,3%) chứng tỏ đây là
những đặc điểm người tiêu dùng không thích. Kết quả này tương đồng với phần thị hiếu
tiêu dùng ở bảng phỏng vấn thứ nhất. Như vậy, đa số những người tiêu dùng khi mua ổi
thì họ sẽ chọn mua những quả ổi có hình dáng bên ngoài là da lán và sáng, kích cở quả
đồng đều không quá to cũng không quá nhỏ.
4.2.2. Tiêu chuẩn về phẩm chất bên trong
Bảng 4.5: Tỷ lệ các ý kiến về yêu cầu phẩm chất bên trong của quả ổi
Phẩm chất
bên trong
Số lượt
trả lời Phần trăm
Giòn 35 21,5
Ngọt 33 20,2
Ít hạt 29 17,8
Thịt dày 21 12,9
Mùi thơm 14 8,6
Ruột hồng 11 6,7
Chua 10 6,1
Ruột trắng 7 4,3
Không hạt 2 1,2
Khác 1 0,6
Tổng 163 100
Các phẩm chất bên trong mà người tiêu dùng quan tâm nhiều nhất là: Giòn
(21,5%), Ngọt (20,2%), Ít hạt (17,8%), đặc điểm thịt nhiều cũng khá được quan tâm
(chiếm 12,9%), các đặc điểm về phẩm chất, mùi thơm thì không được chọn lựa nhiều:
mùi thơm 8,6%, ruột hồng 6,7%, ruột trắng 4,3%.
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giầy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 27
Quầy trái
cây ở chợ;
44,3
Siêu thị,
CH TC;
3,3
Tại vườn ;
8,2
Khác; 1,6
Người bán
hàng rong ;
42,6
4.2.3. Mức độ tiêu dùng ổi
Bảng 4.6: Ý kiến về mức độ tiêu dùng ổi
Số liệu thu được cho thấy, người tiêu dùng không ăn ổi thường xuyên, số lần ăn ổi
trong một tuần thấp hơn 4 lần. Một số ít người tiêu dùng ăn ổi nhiều hơn, một tuần dùng
được 2–3 lần, số lượng người tiêu dùng trong nhóm này chiếm 22,5% và khối lượng
trung bình mỗi lần mua là 0,9 kg. Nhóm người tiêu dùng rất lâu (hơn một tháng) mới ăn
một lần chiếm tỷ lệ thấp 12,5% và khối lượng trung bình mỗi lần mua là 0,8 kg. Còn lại
đa số người tiêu dùng tiêu dùng ổi ở mức một tháng ăn 1 – 2 lần chiếm 65%, khối lượng
mua trung bình của nhóm này là 1,2 kg.
4.2.5. Nơi mua ổi
Nơi mua ổi của người tiêu dùng được thể hiện qua biểu đồ sau
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ nơi mua ổi của người tiêu dùng
Người tiêu dùng chủ yếu mua tại quầy trái cây ở chợ (44,3%) và mua của những
người bán hàng rong (42,6%), các tỷ lệ còn lại là mua tại vườn 8,2%, mua ở siêu thị
3,3%, nơi khác chiếm 1,6%. Như vậy, không có nhiều người đến siêu thị, cửa hàng trái
cây để mua ổi. Điều này có thể lý giải được vì thực tế trái cây bán ở siêu thị không khác
gì so với bán ở những nơi khác. Mua trái cây ở siêu thị người tiêu dùng sẽ phải chi trả
Thời gian Số lượt trả lời
Phần trăm
(%)
Tổng
khối lượng
Khối
lượng
TB
Ngày nào cũng ăn 0 0,0 0,0 0,0
Một tuần ăn 4 - 6 lần 0 0,0 0,0 0,0
Một tuần ăn 2 - 3 lần 9 22,5 8,5 0,9
Một tháng ăn 1 - 2 lần 26 65 31,75 1,2
Hơn một tháng 5 12,5 4,0 0,8
Tổng 40 100
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giầy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 28
thêm các khoảng chi phí như thuế giá trị gia tăng, chi phí mặt bằng, chi phí quản lý,…
nên giá mua trái cây ở siêu thị thường cao hơn giá bên ngoài. Để người tiêu dùng chấp
nhận mua trái cây ở siêu thị với giá cao hơn thì nhất thiết trái cây ở siêu thị phải mang
đến cho người tiêu dùng nhiều giá trị hơn. Các giá trị đó chính là sự cam kết về chất
lượng của sản phẩm, sự vượt trội về hình thức bán hàng, hình thức sản phẩm, sự nhận
biết hay ngắn gọn là người tiêu dùng tin tưởng vào uy tín của hình ảnh thương hiệu.
Người tiêu dùng chọn mua trái cây tại các địa điểm vì các lý do sau: (1) gần nơi ở,
(2) gần nơi làm việc, (3) thuận tiện mua nhiều món hàng khác, (4) yên tâm về chất
lượng, (5) giá rẻ, (6) khỏi phải mặc cả về giá, (7) sở thích tiêu dùng, (8) chưa có nhiều
siêu thị cửa hàng trái cây. Tỷ lệ các lý do chọn nơi mua được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ các lý do chọn nơi mua trái cây
Đa số người tiêu dùng chọn nơi mua dựa vào sự thuận tiện, các yếu tố giá cả, chất
lượng, sở thích tiêu dùng không chiếm tỷ lệ lớn. Cụ thể là, 37,8% người tiêu dùng mua
trái cây gần nơi ở, 21,6% mua trái cây đồng thời thuận tiện mua nhiều món hàng khác.
Trong biểu đồ trên người tiêu dùng mua trái cây chủ yếu tại chợ, những người bán hàng
rong. Phần lớn hàng hoá bán ở đây là những mặt hàng tiêu dùng bình dân, người tiêu
dùng rất dễ mua nhầm nhưng mặt hàng trôi nổi, không rõ “lai lịch”. Trái cây không
được mua từ siêu thị, cửa hàng trái cây, tại vườn nên lý do yên tâm về chất lượng và sở
thích tiêu dùng chiếm tỷ lệ nhỏ, 2 lý do này có tỷ lệ bằng nhau đều bằng 8,1%.
4.2.6. Người mua
Trong số những người được phỏng vấn, có 15% người tiêu dùng ăn ổi chỉ do tự
mình mua, 20% người ăn ổi nhưng hoàn không tự mình mua mà do người khác mua cho
và một điều đặc biệt là hầu hết họ là nam giới. Còn lại, là những người tiêu dùng dễ tiếp
cận. Họ có thể tự mình mua ổi để ăn hoặc có thể nhờ người khác mua, người khác
cho… số này chiếm 65%.
37.8
9.5
21.6
8.1
13.5
0
8.1
1.4
0.0
5.0
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
35.0
40.0
Gần
nơi ở
Gần
nơi
làm
việc
Thuận
tiện
mua
nhiều
món
hàng
khác
Yên
tâm về
chất
lượng
Giá rẻ Khỏi
phải
mặc
cả về
giá
Sở
thích
tiêu
dùng
Chưa
có
Siêu
thị,
cửa
hàng
trái
cây
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giầy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 29
4.2.7. Thị hiếu về quả ổi trong tương lai
Bảng 4.7: Yêu cầu về phẩm chất ổi trong tương lai của người tiêu dùng
Phẩm chất Lượt chọn Phần trăm (%)
Ngọt 29 18,4
Giòn 25 15,8
Ít hạt 22 13,9
Da lán 12 7,6
An toàn 12 7,6
Thịt nhiều 12 7,6
Thơm 9 5,7
Chua 7 4,4
Quả vừa 6 3,8
Quả to 6 3,8
Ruột hồng 4 2,5
Quả tròn 3 1,9
Ruột trắng 3 1,9
Giá phù hợp 2 1,3
Xanh 2 1,3
Quả dài 1 0,6
Địa chỉ 1 0,6
Bảo quản lâu 1 0,6
Chín đỏ 1 0,6
Tổng 158 100
Biểu đồ 8: Các yêu cầu về quả ổi trong tương lai
18.4
15.8
7.6 7.6 7.6
4.4 3.8 3.8 2.5 1.9 1.9 1.3 1.3 0.60.60.60.6
5.7
13.9
0.0
5.0
10.0
15.0
20.0
ngọt
giòn
ít hạt
da lán
an toàn
thịt nhiều
thơ
m
chua
quả vừ
a
quả to
ruột hồng
quả tròn
ruột trắng
giá phù hợ
p
xanh
quả dài
địachỉ
bảo quản lâu
chín đỏ
Có thể thấy người tiêu dùng có khá nhiều yêu cầu đối với phẩm chất của quả ổi.
Nhưng nổi trội vẫn là ba phẩm chất ngọt (18,4%), giòn (15,8%), ít hạt (13,9%) đây là
các đặc điểm phẩm chất bên trong của quả ổi. Còn đặc điểm hình dáng bên ngoài nổi
bậc vẫn là đặc điểm da lán (7,6%), đặc điểm an toàn được người tiêu dùng quan tâm
nhiều hơn trước và tỷ lệ hơn hẳn các đặc điểm như: ruột trắng, ruột hồng, quả to, quả
nhỏ, chua, thơm. Đặc điểm an toàn có cùng tỷ lệ với đặc điểm da lán và đặc điểm thịt
nhiều. Một số đặc điểm mới là chín đỏ, bảo quản lâu, địa chỉ nơi sản xuất, quả dài, da
xanh. Nhưng các đặc điểm này có tỷ lệ rất thấp, đáng chú ý là người tiêu dùng bắt đầu
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giầy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 30
có dấu hiện quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. Đó là yếu tố địa chỉ nơi sản
xuất dù tỷ lệ nhỏ nhưng là một dấu hiệu của sự chuyển biến tích cực.
4.3. Phân tích môi trường kinh doanh ổi
4.3.1. Chủ đầu tư
Trong nổ lực xây dựng hình ảnh thương hiệu và trong cuộc chiến giành khách
hàng với những thương hiệu khác, nhất thiết chủ sở hữu thương hiệu phải tốn các chi
phí để thực hiện các hoạt động như: nghiên cứu thị trường, thiết kế thương hiệu, thiết
lập mối quan hệ với các nhà phân phối, quảng cáo, chiêu thị… và chi phí tạo ra sản
phẩm. Đây là những khoảng chi phí rất lớn cần phải xem xét khả năng tài chính của chủ
sở hữu thương hiệu. Đối với ổi Hồng Giấy nguồn vốn của chủ sở hữu gồm có:
+ Đất: diện tích 3,8 ha, là đất nông nghiệp tổng trị giá khoảng 760 triệu đồng
+ Vốn lưu động 100 triệu đồng và hơn 200 gốc ổi giống (có nghĩa là nguồn giống
có sẵn không cần phải tốn chi phí để mua).
Tài chính để xây dựng thương hiệu của chủ đầu tư có thể thấy khá khiêm tốn. Đối
với những công ty lớn có tiềm lực tài chính mạnh họ có thể xác định chi phí xây dựng,
quảng bá thương hiệu trước rồi phân bổ hay huy động tài chính để thực hiện. Còn đối
với những doanh nghiệp, những cơ sở nhỏ mới bắt đầu manh nha phát triển thì một việc
đầu tư nhiều cho việc quảng bá thương hiệu là một vấn đề khó khăn của họ. Nhưng với
những trường hợp như vậy các cơ sở này vẫn có thể từng bước xây dựng thành công
thương hiệu của mình. Khi đó sự tín nhiệm của khách hàng về chất lượng sản phẩm
phải được đặt lên hàng đầu để họ tin tưởng, trung thành với thương hiệu và giới thiệu
thương hiệu đó cho những người thân hoặc bạn bè của họ.
Ngoài tài chính ra nhà vườn còn có:
- Kinh nghiệm sản xuất:
+ Hạn chế sâu bệnh và nắm bắt được biện pháp điều trị thích hợp, bằng chứng là
trong năm 2005 hàng loạt vườn ổi, vườn mận bị thất thu hoặc thậm chí phá bỏ vì bệnh
ruồi đục quả. Trong khi đó, ổi Hồng Giấy hầu như không bị tác động, được như vậy một
phần cho đặc tính của ổi một phần do kinh nghiệm của chủ vườn.
+ Kinh nghiệm bón phân, tỉa cành cho ra hoa đều, năng suất cao.
Với tình hình giá cả hàng nông sản thay đổi khi được, khi mất như hiện nay chủ
vườn cho rằng nếu chỉ trồng hoặc nuôi độc canh một cây hoặc một con thì rất “hồi họp”
mà phải kết hợp nhiều cây hoặc nhiều con hoặc kết hợp cây– con lại với nhau. Tuy là
một người nông dân nhưng qua đây cũng cho thấy nhận định về môi trường kinh doanh
như vậy là rất đúng và biện pháp giảm rủi ro như vậy tuy rằng chưa theo nhu cầu thị
trường nhưng cũng rất phù hợp và hiệu quả. Nếu mất thứ này còn có thứ khác bù đắp lại
được. Hơn nữa, còn có thể lấy ngắn nuôi dài.
- Hai vấn đề lớn mà chủ thương hiệu đang gặp phải là khả năng tìm kiếm thị
trường và năng lực quản lý khi mô hình được mở rộng.
4.3.2. Các nhà cung ứng
Bao bì: Do yêu cầu thị hiếu thẩm mỹ của con người ngày càng cao, chẳng
những sản phẩm hàng hóa ngày càng hoàn tiện về tính năng, công dụng, mẫu mã,… mà
bao bì của hàng hóa cũng phải được thiết kế sao cho thật hấp dẫn. Thị trường bao bì
Việt Nam hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp. Bao bì của ổi Hồng Giấy có thể chọn nhà
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giầy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 31
Lao động Số
người
Lao động
gia đình
Lao động
thuê
Tổ sản xuất & thu hoạch 4 1 3
Tổ vệ sinh, dán nhãn 3 2 1
Tổ vận chuyển 3 1 2
Tổ phụ trách vấn đề thương hiệu 2 1 1
Tổng 12 5 7
cung cấp tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ hay tại tỉnh An Giang. Do tại
trong tỉnh có khoảng cách địa lý gần, có thể tiết kiệm chi phí và thời gian hơn nữa mẫu
mã bao bì của ổi Hồng Giấy được thiết kế khá đơn giản, không có yêu cầu kỹ thuật cao
nên ổi Hồng Giấy sẽ chọn nhà cung cấp bao bì tại địa phương đó là Công ty bao bì An
Giang.
Lao động: Số lao động cần
Bảng 4.8: Nhu cầu lao động
Tổng số lao động cần cho toàn bộ quá trình sản xuất và tiêu thụ là 12 người.
Trong đó, lao động gia đình có 5, lao động thuê là 7 người.
Là vùng sản xuất nông nghiệp, thời gian nhàn rỗi của người dân khá nhiều, 7 lao
động không phải là một số lượng lớn cho nên người lao động sẽ thuê ở địa phương.
Ngoài công việc sản xuất và vận chuyển là công việc nặng nhọc cần phải là nam còn
các công việc còn lại tương đối nhẹ nhàng, có thể thuê mướn phụ nữ hoặc trẻ em để tạo
thêm nguồn thu nhập cho họ.
Tài chính:
Mô hình mà chủ vườn dự định thực hiện là mô hình lấy ngắn nuôi dài. Nguồn thu
nhập hàng tháng sẽ được dùng để đầu tư cho việc nuôi cá. Và nguồn thu lớn hơn từ cá sẽ
chi trả cho các khoản đầu tư về xây dựng thương hiệu ổi như chi phí quảng cáo, tiếp thị…
Nhu cầu vốn ban đầu khá lớn, dự kiến khoảng 150 triệu đồng đầu tư cho sản xuất
và khoảng 100 triệu đồng đầu tư cho xây dựng thương hiệu. Số tiền này sẽ được huy
động từ các nguồn như: vay ngân hàng từ 100 – 150 triệu, vốn tự có của chủ vườn
khoảng hơn 50 triệu còn lại là vay mượn người thân, bạn bè.
Các yếu tố đầu vào khác: phân, thuốc,… tại thị trường địa phương có thể đảm bảo.
4.3.3. Các đối thủ cạnh tranh
Giống như tình hình chung của trái cây Việt Nam, các nhà vườn chưa quan tâm
đến vấn đề làm tăng giá trị sản phẩm bằng các hình thức bên ngoài. Ổi được trồng rồi
bán cho các thương lái, các chợ đầu mối trái cây sau đó những người bán lẻ mua về bán
cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng hoàn toàn không biết gì về tên gọi loại ổi, xuất xứ
từ đâu, thời gian thu hoạch. Hình dáng bên ngoài là yếu tố chọn mua của người tiêu
dùng, những người bán hoàn toàn chưa tạo sự thu hút khách hàng bằng các kỹ thuật
khác như: không gian trưng bày, bao bì sản phẩm bắt mắt, người bán hàng nhiệt tình,…
Trên thị trường Việt Nam hiện có các loại ổi sau:
* Ổi Không Hạt 8 tháng: Mỗi năm cho trái 3 kỳ, trái khá lớn từ 3 - 4 trái/kg. Mỗi ký ổi
bán giá 20.000 đồng, đắt gấp nhiều lần ổi bình thường. Hiện nay ổi không hạt đã được
đưa vào siêu thị Metro Cần Thơ.
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giầy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 32
* Ổi Bo Thái Bình: Cây cao 3 - 4m, quả to 100 - 200g cùi dày, ruột nhỏ, ít hạt, ăn giòn,
ngon, bán cao hơn các loại ổi khác từ 5.000 – 7.000 đồng/kg.
* Ổi Đào: Gọi chung các giống đỏ ruột. Ổi Đào ngon là giống quả hình cầu, cùi dày,
ruột nhỏ, ít hạt, quả nặng 200 - 250g, ăn giòn, ngon, chín có mùi thơm đặc biệt.
* Ổi Mỡ: Quả tròn, nhỏ, chỉ nặng khoảng 40 - 50g, cùi dày, ruột bé, ít hạt, vỏ màu vàng
trắng, thơm, ngon.
* Ổi Xá Lỵ: Cây mọc khoẻ nhưng không cao, lá to, tán thưa, quả to, hình quả lê, cùi
dày, ít hạt, ăn quả còn ương thì giòn, quả chín thì mềm. Giống ổi này có nguồn gốc từ
Indonesia di thực vào nước ta từ lâu. Trồng nhiều nhất ở Tiền Giang, chỉ riêng huyện
Tân Hưng đã có trên 200 ha với sản lượng mỗi năm hơn 9.000 tấn. Giá bán từ 1.500 –
3.000 đồng/kg.
* Ổi Thái : Nhập từ Thái Lan. Hiện nay, cây ổi Thái đã được trồng nhiều nơi ở Việt
Nam: Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng Nai,... Giá bán hiện tại là 13.800đ/kg. Ổi được
tiêu thụ ở địa phương và cũng đã tiếp thị tận Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc.
* Ổi Đông Dư Hà Nội: Trái ổi có vỏ trắng, quả nhỏ, vị ngọt, cây dễ trồng, ít sâu bệnh.
Chủ yếu được trồng ở Hà Nội với diện tích khoảng 35 ha, cho trái theo vụ.
Trong các loại ổi trên thì ổi Xá Lỵ là đối thủ trực tiếp của ổi Hồng Giấy vì nó
được trồng nhiều ở Đồng bằng Sông Cửu Long có vị trí địa lý gần với ổi Hồng Giấy,
giá rẻ, diện tích trồng nhiều và một số địa phương cũng đang tiến hành xây dựng thương
hiệu cho ổi ví dụ như: Ổi Xá Lỵ Nghệ Tân Hưng do Hợp tác xã ổi Xá Lỵ Nghệ Tân
Hưng thuộc tỉnh Tiền Giang quản lý.
Phân tích về đối thủ trực tiếp
So với ổi Hồng Giấy thì ổi Xá Lỵ có những đặc điểm sau:
Ổi có độ giòn tốt, ruột có màu trắng, ít hạt nhưng thường bị lạt không có được phẩm
chất chua-ngọt. Quả ổi tương đối tròn, đầy đặn, trọng lượng trung bình 150g - 300g.
Quy mô sản xuất của ổi Xá Lỵ khá lớn được trồng ở nhiều nơi đặc biệt gần đây phát
triển hình thức trồng ổi kết hợp với trồng cây có múi rất hiệu quả. Giá ổi Xá Lỵ tương
đối thấp dao động từ 1.500 – 3.000 đồng/kg. Ổi được bán khắp các tỉnh thành Nam Bộ
và nhiều nơi khác, nhà vườn sau khi thu hoạch ổi đem bán cho các vựa trái cây từ đó ổi
được phân phối đi khắp nơi. Hiện tại thì chưa có thương hiệu ổi Xá Lỵ nào được người
tiêu dùng biết đến. Do đó, ổi Hồng Giấy sẽ nắm bắt cơ hội và đi trước đối thủ một bước
đó là xây dựng thương hiệu ổi để người tiêu dùng biết đến nhiều hơn.
Nhìn chung ổi Hồng Giấy có một số phẩm chất trội hơn ổi Xá Lỵ như các phẩm
chất sau: Khi ăn ổi người tiêu dùng cảm nhận ổi vừa giòn vừa chua lại vừa ngọt, ruột ổi
có màu hồng trông rất hấp dẫn. Kích cở giữa hai loại ổi thì tương đương nhau. Đối với
người tiêu dùng giá cả ổi không quan trọng lắm, họ chấp nhận giá cao hơn nếu họ được
thưởng thức loại ổi ngon hơn. Hơn nữa, giá của ổi Hồng Giấy cũng không phải là đắt.
Về hiệu quả kinh tế thì ổi Hồng Giấy có hiệu quả cao hơn ổi Xá Lỵ. Điều này
được so sánh qua mức chi phí sản xuất và lợi nhuận của việc trồng hai loại ổi này. Sau
đây là các số liệu về chi phí và lợi nhuận của ổi Hồng Giấy và ổi Xá Lỵ. Các khoản chi
phí, doanh thu và lợi nhuận được tính trên 100 cây ổi trong thời gian một năm16.
16 Số liệu được ghi nhận tại vườn ổi của anh Trần Văn Hậu. Địa chỉ: ấp Trung Phú 4, xã Vĩnh Phú, Thoại
Sơn, An Giang
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giầy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 33
Bảng 4.9: Chi phí sản xuất của ổi Hồng Giấy và ổi Xá Lỵ
ĐVT: Đồng
Khoản mục Ổi Hồng Giấy Ôỉ Xá Lỵ Chênh lệch
Giống 500.000 400.000 100.000
Phân bón 350.000 210.000 140.000
Thuốc BVTV 160.000 170.000 -10.000
Nước tưới 450.000 528.000 -78.000
Lao động chăm sóc 1.800.000 1.000.000 800.000
Lao động thu hoạch 1.800.000 1.000.000 800.000
Tổng chi phí 5.060.000 3.308.000 1.752000
Trung Bình 50.600 33.080 17.520
So với ổi Xá Lỵ thì ổi Hồng Giấy có tổng chi phí cao hơn. Chi phí sản xuất ổi
Hồng Giấy cao hơn là do đặc tính của ổi Hồng Giấy là cho trái quanh năm còn ổi Xá Lỵ
thì cho trái theo mùa vụ nên ổi Hồng Giấy phải tốn nhiều công chăm sóc và thu hoạch
hơn. Các chi phí về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sẽ phụ thuộc nhiều vào từng cá
nhân sản xuất ổi, mỗi người có cách chăm sóc khác nhau, hơn nữa vì không có điều
kiện nghiên cứu nhiều về chi phí sản xuất của các vườn ổi Xá Lỵ nên không thể nói
trồng ổi Xá Lỵ tốn phân, thuốc nhiều hay ít hơn ổi Hồng Giấy. Ở vườn ổi chọn so sánh
thì có chi phí cho phân bón thấp hơn nhưng chi phí thuốc bảo vệ thực vật thì cao hơn.
Nhìn chung, các số liệu này chênh lệch nhau không nhiều. Như vậy, sự khác biệt lớn về
chi phí giữa ổi Hồng Giấy và ổi Xá Lỵ chủ yếu là lao động chăm sóc và lao động thu
hoạch, sự chênh lệch này là do đặc tính mùa vụ của ổi tạo nên làm cho ổi Hồng Giấy có
tổng chi phí sản xuất cao hơn tổng chi phí sản xuất của ổi Xá Lỵ.
Mặc dù có chi phí sản xuất cao hơn nhưng ổi Hồng Giấy có lợi nhuận cũng cao
hơn ổi Xá Lỵ. Điều này thể hiện qua bảng so sánh lợi nhuận sau:
Bảng 4.10: So sánh lợi nhuận của ổi Hồng Giấy và ổi Xá Lỵ
ĐVT: Đồng
Khoản mục Ổi Hồng Giấy Ôỉ Xá Lỵ Chênh lệch
Số lượng (kg) 4.800 4.000 800
Giá 4.000 3.000 1.000
Doanh Thu 19.200.000 12.000.000 7.200.000
Chi phí 5.060.000 3.308.000 1.752.000
Lợi nhuận 14.140.000 8.692.000 5.448.000
Ổi Hồng Giấy có mức lợi nhuận là 14,14 triệu đồng trên 100 cây ổi còn lợi nhuận
của ổi Xá Lỵ chỉ có 8,692 triệu đồng. Nhìn vào sự chênh lệch chi phí và lợi nhuận thì rõ
ràng ổi Hổng Giấy có hiệu quả kinh tế hơn: chi phí cao hơn 1,752 triệu đồng nhưng lợi
nhuận cao hơn đến 5,448 triệu đồng.
Như vậy, qua sự so sánh về phẩm chất và hiệu quả kinh tế của ổi Hồng Giấy và ổi
Xá Lỵ có thể thấy rằng ổi Hồng Giấy chiếm ưu thế hơn. Ổi Xá Lỵ được người tiêu dùng
thành phố Long Xuyên tiêu thụ nhiều nhất, Long Xuyên là thị trường mà ổi Hồng Giấy
đang hướng đến, người tiêu dùng ở đây chưa biết nhiều về ổi Hồng Giấy nhưng qua
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giầy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 34
những gì đã so sánh trên đây có thể tin rằng ổi Hồng Giấy có thể xâm nhập thành công
thị trường thành phố Long Xuyên.
4.4. Phân tích những điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội và nguy cơ ảnh hưởng đến việc
xây dựng thương hiệu.
4.4.1. Điểm mạnh
Ổi có phẩm chất ngon, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Điều này đã
được người tiêu dùng địa phương khẳng định (ổi Hồng Giấy được người tiêu dùng cho
8,2 điểm còn ổi khác mà họ biết chỉ đạt 6,4 điểm17). Sản phẩm tốt là điều kiện cần thiết
để xây dựng thành công thương hiệu. Bởi vì, người tiêu dùng tin tưởng sẽ tiêu dùng
thường xuyên, gia tăng số lượng khách hàng thông qua việc thông tin cho nhau. Từ đó,
làm cho thương hiệu lớn mạnh dần. Người tiêu dùng thích ăn ổi Hồng Giấy hơn là nhờ
vị vừa chua vừa ngọt lại giòn, đặc tính này ở các loại ổi khác không có được.
Ổi có sự khác biệt thu hút người tiêu dùng, khi có nhiều sản phẩm cùng bày bán
trước mắt khách hàng, các sản phẩm này rất giống nhau khi đó một sản phẩm có sự
khác biệt hơn các phẩm khác thì chắc chắn khách hàng sẽ chọn mua sản phẩm khác biệt
đó. Có được sự khác biệt chính là có được lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ. Sự khác
biệt của ổi Hồng Giấy chính là đặc điểm ruột hồng còn các loại ổi khác ruột màu trắng.
Tích lũy được kinh nghiệm làm vườn, kinh nghiệm có vai trò rất quan trọng, dựa
vào kinh nghiệm của mình chủ vườn biết cách chăm sóc, cây như thế nào là tốt, phòng
trừ sâu bệnh một cách hiệu quả từ đó cây ổi cho năng suất cao, tăng doanh thu, giảm chi
phí và cuối cùng là thu được nhiều lợi nhuận hơn. Do đó, có thể nói kinh nghiệm góp
phần làm tăng lợi nhuận của chủ vườn.
Cây ổi Hồng Giấy cho trái quanh năm trong các loại ổi khác thì cho trái theo vụ.
Điều này làm cho ổi Hồng Giấy có lợi thế kinh tế hơn. Ở phần so sánh với đối thủ trực
tiếp ta thấy rõ ràng dù ổi Hồng Giấy có chi phí sản xuất cao hơn nhưng do ổi cho trái
quanh năm nên doanh thu lớn hơn và lợi nhuận cũng lớn hơn ổi Xá Lỵ. Đặc điểm ổi cho
trái quanh năm là một cơ sở tiền đề tốt để đảm bảo nguồn cung khi tiến hành xây dựng
thương hiệu. Ngoài ra, chủ vườn còn có cách tổ chức sản xuất chặt chẽ tiết kiệm thời
gian, nhân công, không tốn những khoảng chi phí không cần thiết ví dụ như dùng bộc
nilon bao lại quả để chống sâu, chống ruồi đục quả, sử dụng điện để vận hành hệ thống
tưới nước trong khi phần lớn các vườn khác tưới nước bằng máy xăng.
4.4.2. Điểm yếu
Số lượng ổi trồng chưa nhiều, không đủ cung cấp cho thị trường. Hiện tại, ổi
Hồng Giấy chỉ mới có 230 cây, hàng tháng cung cấp cho thị trường khoảng 460 - 920
kg ổi, thị trường tiêu thụ chủ yếu ở xã Vĩnh Nhuận và một số khách hàng ở các xã lân
cận. Mỗi tháng chia làm 2 - 3 đợt thu hoạch, mỗi đợt chỉ từ 200 - 300 kg, số lượng này
chỉ đủ tiêu thụ 2 - 3 ngày. Nhiều lần khách hàng đến mua với số lượng lớn về bán
nhưng không có ổi để cung cấp, chủ vườn phải hẹn lại lần sau. Như vậy, số lượng ổi
cung cấp cho thị trường còn quá ít.
Từ trước đến giờ, ổi Hồng Giấy chưa có tên gọi chính thức. Có khi thì người tiêu
dùng địa phương gọi bằng ổi Hồng Giấy, có khi thì gọi bằng ổi Sáu Hồng, khi lại gọi
bằng ổi ruột hồng. Hơn nữa, việc tiêu thụ ổi chỉ giới hạn ở địa phương, các vùng khác
biết về ổi này rất ít.
17 Nguồn: Tổng hợp từ bảng câu hỏi phỏng vấn người tiêu dùng địa phương
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giầy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 35
Đối tượng chọn làm nhà phân phối của ổi Hồng Giấy là các siêu thị, các cửa hàng
trái cây, rau quả đông lạnh, các quầy trái cây ở các chợ trung tâm, các căn tin ở các cơ
quan, trường học. Nhìn chung các đối tượng trung gian này dễ tiếp cận. Nhưng không
có sự ràng buột để thiết lập mối quan hệ lâu dài, chặt chẽ với các nhà phân phối, sự tài
trợ kinh tế cho các nhà phân phối không nhiều. Do đó, các nhà phân phối dễ dàng từ bỏ
vai trò phân phối của mình.
Tốn chi phí lớn để mở rộng qui mô: do đất dự kiến trồng ổi là đất trồng lúa, vùng
sản xuất không có đê bao kép kín nên hàng năm vào mùa nước lớn đất bị ngập sâu
khoảng 2m. Để trồng ổi phải làm đê bao xung quanh diện tích đất sẽ mở rộng và khoảng
chi phí gia cố các bờ đê hàng năm.
Chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng thương hiệu. Theo các chuyên gia
về xây dựng thương hiệu thì xây thương hiệu là một quá trình lâu dài và tốn kém. Lĩnh
vực xây dựng thương hiệu còn rất mới ở Việt Nam hơn nữa lại là xây dựng thương hiệu
cho một loại trái cây. Chủ thương hiệu gặp nhiều vấn đề khó khăn như: việc thiết kế các
thành phần của thương hiệu như tên gọi, logo,… qui trình thủ tục đăng ký thương hiệu,
các chiến lược tiếp thị quảng cáo, theo dõi quá trình phát triển của thương hiệu,… Để
giải quyết khó khăn này thì chủ thương hiệu có thể thuê hoặc nhờ những người có
chuyên môn để tư vấn.
4.4.3. Cơ Hội
Việc xây dựng thương hiệu ổi Hồng Giấy có những cơ hội sau:
Người tiêu dùng chọn mua sản phẩm dựa vào yếu tố thương hiệu nhiều hơn.
Trong một cuộc phỏng vấn người tiêu dùng ở thành phố HCM về sự quan tâm của
người tiêu dùng đối với thương hiệu thì có 89% người tiêu dùng cho rằng thương hiệu
là yếu tố quyết định khi họ mua sắm18.
Hệ thống siêu thị phát triển ở An Giang: Long Xuyên hiện có các siêu thị: Coop
Mark Long Xuyên, Siêu Thị AA, Trung tâm điện máy Nguyễn Huệ, các siêu thị này có
sự đầu tư khá lớn về quy mô cơ sở hạ tầng và mang phong cách hiện đại. Trong các siêu
thị đó lớn nhất là siêu thị Coop Mark Long Xuyên. Hàng hóa bán ở đây đa dạng, phong
phú, đầy đủ chủng loại như: hàng tiêu dùng, hàng thời trang, mỹ phẩm, hàng điện tử,
học tập, giải trí, thực phẩm,… Hàng hóa bán ở đây được người tiêu dùng yên tâm về
chất lượng. Các siêu thị còn lại tuy không bán mặt hàng thực phẩm, trái cây nhưng cũng
góp phần hình thành thói quen tiêu dùng của người dân. Đó là mua hàng hóa có xuất xứ
rõ ràng, nơi buôn bán vệ sinh, trật tự và lịch sự.
Các nhà vườn trái cây hiện nay chưa quan tâm nhiều đến việc nâng cao giá trị trái
cây của mình bằng việc đầu tư vào hình thức sản phẩm như bao bì, tiếp thị,… Trên thị
trường trái cây hiện nay chưa thấy một loại trái cây nào có cách thức tiếp thị rộng rãi, và
được người tiêu dùng nhận diện. Chính vì vậy mà Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu
nông sản nổi tiếng đặc biệt là trái cây. Việc xây dựng thương hiệu cho ổi lúc bây giờ
không còn là sớm nhưng với tình hình xây thương hiệu của các loại ổi khác thì có thể là
khá sớm. Đây là một cơ hội cho ổi Hồng Giấy khai thác thị trường.
Một cơ hội thuận lợi cho việc xây dựng thương hiệu nữa là hiện nay, vấn đề sở
hữu trí tuệ trong đó có sở hữu thương hiệu được đặc biệt xem trọng trong nước và cả
quốc tế. Ở Việt Nam đã ra đời nhiều văn bản pháp luật qui định, hướng dẫn về việc xây
18 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư,Trung tâm kinh tế - xã hội quốc gia. 2005. Doanh nghiệp Việt Nam với
vấn đề xây dựng thương hiệu. Nhà xuất bản thống kê
Kế hoạch xây dựng thương hiệu ổi ruột hồng – Hồng Giầy
GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Võ Văn Phi - Trang 36
dựng và sở hữu thương hiệu ví dụ như: Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính
phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày
03/10/2000 của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh
doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành
mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp, và gần đây nhất là luật sở hữu trí tuệ năm
2005. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã xúc tiến xây dựng đề án thương hiệu mạnh quốc
gia nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia thông qua sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Ngoài
ra, Việt Nam còn thành lập câu lạc bộ xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam, hoạt
động của câu lạc bộ nhằm giúp các doanh nghiệp, các nhà chăn nuôi, các nhà vườn xây
dựng thương hiệu nông sản.
4.4.4. Nguy cơ
Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng và năng suất của ổi. Trong
nă
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn KẾ HOẠCH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ỔI HỒNG GIẤY.pdf