Tài liệu Khóa luận Hoạt động xuất khẩu rau quả của tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam: Thực trạng và giải pháp: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA TỔNG CÔNG TY
RAU QUẢ, NÔNG SẢN VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Giáo viên hướng dẫn : Th.S. Phạm Thu Hương
Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Tuyết Nhung
Lớp : A14 - K38D – KTNT
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................
1
Chương 1. Nhu cầu tiêu thụ rau quả của thế giới và khả năng xuất khẩu của Việt Nam ..................................................................
3
I. Nhu cầu tiêu thụ rau quả của thế giới ..........................................
3
1. Nhu cầu tiêu thụ rau của thế giới ............................................
4
2. Nhu cầu tiêu thụ quả của thế giới ...........................................
8
II. Khả năng sản xuất rau quả xuất khẩu của Việt Nam ...............
12
1. Điều kiện thuận lợi .................................................................
12
2. Khả năng sản xuất rau quả của Việt Nam ............................
118 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Hoạt động xuất khẩu rau quả của tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA TỔNG CÔNG TY
RAU QUẢ, NÔNG SẢN VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Giáo viên hướng dẫn : Th.S. Phạm Thu Hương
Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Tuyết Nhung
Lớp : A14 - K38D – KTNT
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................
1
Chương 1. Nhu cầu tiêu thụ rau quả của thế giới và khả năng xuất khẩu của Việt Nam ..................................................................
3
I. Nhu cầu tiêu thụ rau quả của thế giới ..........................................
3
1. Nhu cầu tiêu thụ rau của thế giới ............................................
4
2. Nhu cầu tiêu thụ quả của thế giới ...........................................
8
II. Khả năng sản xuất rau quả xuất khẩu của Việt Nam ...............
12
1. Điều kiện thuận lợi .................................................................
12
2. Khả năng sản xuất rau quả của Việt Nam ..............................
17
3. Chế biến và bảo quản rau quả .................................................
21
III. Khả năng xuất khẩu rau quả của Việt Nam .............................
25
1. Một số quan điểm về thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam ............................................................................................
25
2. Khả năng xuất khẩu rau quả của Việt Nam ............................
25
3. Một số nhận xét về hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam
31
Chương 2. Thực trạng xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam ..................................................................
33
I. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam ...........................................................................
33
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam ............................................................
33
2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam ..............................................................................
36
3. Cơ cấu tổ chức và điều hành của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam ....................................................................
37
II. Thực trạng xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam............................................................................
41
1. Mặt hàng xuất khẩu ................................................................
41
2. Kim ngạch xuất khẩu .............................................................
47
3. Thị trường xuất khẩu ..............................................................
48
4. Giá rau quả xuất khẩu .............................................................
55
5. Chất lượng rau quả xuất khẩu ................................................
58
6. Các đơn vị tham gia xuất khẩu ...............................................
60
III. Đánh giá hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam ...................................................................
62
1. Kết quả đạt được .....................................................................
62
2. Tồn tại ....................................................................................
64
Chương 3. Phương hướng, mục tiêu và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam....
68
I. Phương hướng, mục tiêu xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam trong thời gian tới ............................
68
1. Phương hướng phát triển .........................................................
68
2. Mục tiêu xuất khẩu rau quả đến năm 2010 ............................
70
II. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam trong thời gian tới ........................
73
1. Quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm .................................
73
2. Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, nâng cao chất lượng mặt hàng rau quả trên thị trường ................................................
78
3. Đẩy mạnh công tác thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại ..............................................................................................
80
4. Thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất và xuất khẩu rau quả ...............................................................................
82
5. Xây dựng và hoàn thiện các trung tâm kiểm tra chất lượng và cung ứng rau quả sạch, chất lượng cao ..................................
83
III. Kiến nghị với Nhà nước .............................................................
83
1. Hoàn thiện và phát triển mô hình kinh tế trang trại ................
84
2. Quy hoạch các vùng chuyên canh rau quả phục vụ xuất khẩu.............................................................................................
84
3. Hỗ trợ về mặt tài chính và tín dụng để phát triển sản xuất và xuất khẩu rau quả .......................................................................
86
4. Đổi mới, hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý xuất khẩu.....
89
5. Hỗ trợ Tổng công ty về thông tin thị trường ...........................
91
6. Một số kiến nghị khác ............................................................
92
KẾT LUẬN.........................................................................................
94
PHỤ LỤC .........................................................................................
96
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................
Lời cảm ơn
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thày, cô giáo, nhất là các thày, cô giáo trong Khoa Kinh tế ngoại thương cùng toàn thể cô, chú cán bộ đang giảng dạy và công tác tại trường Đại học ngoại thương Hà Nội - những người đã hết lòng dạy bảo và giúp đỡ chúng em trong suốt 4,5 năm học vừa qua.
Đặc biệt, em xin gửi tới ThS. Phạm Thu Hương đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt bản khoá luận này lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Nhân đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô, chú cán bộ đang công tác trong Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu V, Tổng công ty Rau quả, Nông sản cùng toàn thể bạn bè và người thân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành bản khoá luận tốt nghiệp này một cách tốt nhất.
Sinh viên
Đỗ Thị Tuyết Nhung
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nhiều lợi thế và tiềm năng về vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, nhân lực, cho phép phát triển sản xuất nhiều loại rau quả xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn. Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 10 - Bộ Chính trị ngày 05 tháng 04 năm 1989 về đổi mới quản lý Nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp và nông thôn đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng liên tục với nhịp độ cao và khá ổn định (bình quân tăng 4 - 4,5%/năm). Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên dưới 5 tỷ USD/năm, nâng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nông sản lên chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của mặt hàng rau quả.
Rau quả là cây có giá trị cao của nền nông nghiệp Việt Nam, đồng thời có giá trị đối với nền văn hoá - xã hội và môi trường sinh thái của đất nước. Trong những năm gần đây, rau quả đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, có vị thế quan trọng trên thị trường thế giới và khu vực, mang về cho đất nước một lượng ngoại tệ lớn. Phát triển rau quả đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn, tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho tiêu dùng và xuất khẩu, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Mặc dù đây mới là những kết quả ban đầu nhưng đã góp phần đáng kể vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ từ nền kinh tế thuần nông, tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá với tỷ suất hàng hoá ngày càng cao. Những kết quả và thành tựu về sản xuất và xuất khẩu rau quả trong thời gian qua cũng đã giúp nâng cao vị thế của nền nông nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.
Với những thành tựu to lớn mà ngành rau quả Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua, không thể không kể đến vai trò của đơn vị đầu ngành là Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam. Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng và Nhà nước lãnh đạo, Tổng công ty luôn nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, thích nghi với cơ chế mới, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành cũng như của đất nước.
Tuy nhiên, so với tiềm năng của đất nước thì kim ngạch xuất khẩu rau quả như hiện nay vẫn chưa tương xứng. Nguyên nhân chủ yếu là do các mặt hàng rau quả xuất khẩu của Tổng công ty chưa đủ sức cạnh tranh, chất lượng không đồng đều, giá thành cao. Bên cạnh đó, giá rau quả trên thị trường thế giới lại thường xuyên biến động, dẫn đến việc Tổng công ty bị thua thiệt nhiều trên thương trường, làm giảm đáng kể hiệu quả xuất khẩu. Do vậy, việc phân tích đánh giá thực trạng và tìm ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đối với nhóm hàng rau quả xuất khẩu là hết sức cần thiết, mang tính thời sự và cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và nghiêm túc. Xuất phát từ quan điểm này, em đã lựa chọn thực hiện khoá luận tốt nghiệp với đề tài:
"Hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp".
Ngoài mục lục, lời mở đầu và kết luận, nội dung của khoá luận này được chia thành 3 chương:
Chương I: "Nhu cầu tiêu thụ rau quả của thế giới và khả năng xuất khẩu của Việt Nam", nêu những nét khái quát về nhu cầu tiêu thụ rau quả của thế giới trong những năm gần đây và dự đoán nhu cầu tiêu thụ rau quả trong tương lai. Đồng thời, phân tích khả năng sản xuất và xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
Chương II: "Thực trạng xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam", nêu lên những kết quả đạt được và những tồn tại trong xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam.
Chương III: "Phương hướng, mục tiêu và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam" chủ yếu đề ra một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam trong thời gian tới trên cơ sở phương hướng, mục tiêu xuất khẩu rau quả đến năm 2010.
Chương 1
NHU CẦU TIÊU THỤ RAU QUẢ CỦA THẾ GIỚI VÀ
KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
I. NHU CẦU TIÊU THỤ RAU QUẢ CỦA THẾ GIỚI:
Rau quả là nguồn dinh dưỡng quý giá và không thể thiếu đối với con người ở mọi lứa tuổi để có thể duy trì cuộc sống khoẻ mạnh. Rau quả cung cấp các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể con người. Trong rau quả có nhiều loại đường dễ tiêu, các axit hữu cơ, protein, khoáng chất, lipit và các chất khác.
Rau quả là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của con người từ thời xa xưa khi nền sản xuất chưa phát triển và hiện nay rau quả vẫn được coi là nguồn thực phẩm quan trọng ở mọi quốc gia trên thế giới. Ngày nay, khi trình độ phát triển về dân trí và xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi cơ cấu bữa ăn, người dân có xu hướng giảm tiêu dùng các loại thức ăn nhiều chất béo mà tăng tiêu dùng các loại rau, quả, rượu, bia và nước giải khát. Nhu cầu tiêu dùng rau quả sạch có chất lượng cao ngày càng tăng do đời sống của nhân dân các nước không ngừng được cải thiện.
Theo dự báo của Tổ chức Nông - Lương Liên hiệp quốc (FAO), trong thời kỳ 2001 - 2010, nhu cầu tiêu thụ rau quả của thế giới tăng nhanh vì tốc độ tăng dân số thế giới là 1,5%/năm, đến năm 2005 đạt 6,5 tỷ người, năm 2010 đạt 7 tỷ người, tốc độ phát triển kinh tế thế giới tăng 3 - 4%/năm, tốc độ phát triển thương mại tăng 6 - 7%/năm, nhu cầu tiêu thụ rau quả tăng 3,6%/năm.
Về dài hạn, nhu cầu nhập khẩu rau quả sẽ tăng mạnh tại các nước đang phát triển, bao gồm Trung Quốc, Đông Nam Á, Nam Á, châu Mỹ La Tinh, Bắc Phi và Trung Đông. Do tốc độ tăng thu nhập trên đầu người cao và nhu cầu tăng nhanh khi thu nhập tăng nên các nước đang phát triển sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với mức tăng trưởng chung về nhu cầu các sản phẩm nông nghiệp. Trong khi đó, ở các nước phát triển mức tiêu dùng cao và bão hoà cùng với tỷ lệ tăng dân số thấp sẽ làm cho tốc độ tăng cầu giảm xuống.
Mới đây, một dự báo của Tổ chức Nông - Lương Liên hiệp quốc (FAO) cho biết nhu cầu nhập khẩu rau quả của các nước trong những năm tới sẽ cao - hứa hẹn nhiều tiềm năng xuất khẩu cho ngành rau quả của Việt Nam.
1. Nhu cầu tiêu thụ rau của thế giới:
Số lượng và tổng giá trị rau tươi xuất nhập khẩu trên thị trường thế giới trong những năm gần đây không có biến động lớn, giao động ở mức 1,6 triệu tấn/năm với trị giá khoảng 1 tỷ USD/năm. Trong những năm qua, số lượng rau nhập khẩu của thế giới tăng bình quân 1,8%/năm. Theo dự báo của Tổ chức Nông - Lương Liên hiệp quốc (FAO), với tốc độ này, đến năm 2010 số lượng rau nhập khẩu của toàn thế giới sẽ đạt khoảng 1,7 triệu tấn. Các nước nhập khẩu chủ yếu là Pháp, Đức, Ca-na-đa khoảng trên 155 ngàn tấn mỗi nước; Anh, Mỹ, Bỉ, Hồng Kông, Xingapo khoảng trên 120 ngàn tấn mỗi nước; Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất và Bê-la-rus khoảng 50 ngàn tấn mỗi nước. Hiện nay, diện tích trồng rau của thế giới khoảng 15 triệu ha, năng suất 35 - 40 tấn/ha, sản lượng đạt 590 triệu tấn, tiêu thụ bình quân đầu người là 85 kg rau/năm (riêng Châu Á đạt 90 kg rau/người/năm).
- Đậu tương (Gycine max (L)): So với các loại rau khác thì đậu tương hơn hẳn về giá trị dinh dưỡng và được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, các nước EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Triều Tiên... Đậu tương có hàm lượng protein trung bình khoảng 38 - 40%, lipit 18 - 20%, giàu nguồn sinh tố và muối khoáng.
Nhu cầu nhập khẩu đậu tương của nhiều nước Châu Á trong những năm qua tăng vững. Trung Quốc là nước nhập khẩu nhiều đậu tương nhất ở khu vực Châu Á. Năm 2003, nhu cầu tiêu thụ đậu tương trong nước của Trung Quốc đứng ở mức 32 triệu tấn, trong khi sản lượng chỉ đạt 15,1 triệu tấn, do vậy cầu cao hơn cung nên Trung Quốc dự kiến sẽ phải nhập khẩu khoảng 16,9 triệu tấn để làm cân bằng cung cầu. So với mức nhập khẩu năm 2002 thì năm 2003 nhập khẩu đậu tương vào Trung Quốc tăng mạnh ở mức 35%. Trong 8 tháng đầu năm 2003, Trung Quốc đã nhập khẩu tổng cộng 14,72 triệu tấn đậu tương. Đồng thời với quy định tạm thời đối với nhập khẩu đậu tương biến đổi gien (GMO) của Trung Quốc hết hiệu lực vào ngày 20 tháng 09 năm 2003 sẽ càng tạo đà đẩy nhập khẩu đậu tương tăng mạnh. Dự tính mức tiêu thụ đậu tương ở Trung Quốc đến năm 2005 sẽ đạt 33 triệu tấn, trong đó các giống đậu tương cao sản sẽ chiếm 25 triệu tấn. Nước có nhu cầu tiêu thụ đậu tương lớn thứ hai ở khu vực Châu Á là Nhật Bản. Năm 2001, Nhật Bản nhập khẩu khoảng 4,8 triệu tấn đậu tương phục vụ tiêu dùng trong nước. Ngoài ra, Thái Lan cũng là nước phải thường xuyên nhập khẩu đậu tương vì sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước. Năm 2002, Thái Lan tiêu thụ 1,8 triệu tấn đậu tương.
Đậu tương cũng được tiêu thụ nhiều ở các nước Châu Âu. Cụ thể, năm 2002, Pháp nhập khẩu 36 ngàn tấn, Bỉ 34 ngàn tấn... Ngoài ra, Canađa, Hoa Kỳ cũng là những nước có nhu cầu tiêu thụ khối lượng lớn đậu tương và đỗ các loại hàng năm.
Bên cạnh đó, trên thị trường thế giới đang có nhu cầu tiêu thụ một khối lượng lớn dầu đậu tương. Tổng mức tiêu thụ dầu đậu tương tiếp tục tăng và dự báo sẽ đạt trên 60% tổng mức tiêu thụ dầu thực vật trên thế giới trong năm 2004.
- Bắp cải: Bắp cải là một loại rau phổ biến được nhiều người dân trên thế giới sử dụng trong các bữa ăn. Nhu cầu tiêu thụ bắp cải của thế giới khá ổn định trong những năm qua (khoảng 1 - 1,2 triệu tấn/năm). Năm 2002, Tổng lượng bắp cải nhập khẩu trên thị trường thế giới đạt 1 triệu tấn với trị giá 610 USD. Các nước nhập khẩu bắp cải chủ yếu là Đức 171 ngàn tấn, trị giá 116 triệu USD; Canađa 125 ngàn tấn, trị giá 67 triệu USD, Nhật Bản 90 ngàn tấn, trị giá 135 triệu USD. Tiếp đến là các nước Áo, Hồng Kông, Pháp, Hà Lan, Liên bang Nga, Anh, Hoa Kỳ... Giá nhập khẩu bắp cải trung bình trên thị trường thế giới khoảng 650 - 700 USD/tấn.
- Dưa chuột: Tổng lượng nhập khẩu trên thị trường thế giới khoảng 1,2 triệu tấn/năm với trị giá 848 triệu USD. Các nước nhập khẩu dưa chuột chủ yếu là Đức 242 ngàn tấn, trị giá 333 triệu USD; Hoa Kỳ 300 ngàn tấn, trị giá khoảng 141 triệu USD; Nhật Bản 50 ngàn tấn, trị giá khoảng 60 triệu USD. Ngoài ra, dưa chuột còn được tiêu thụ nhiều ở các quốc gia Châu Âu như Anh, Hà Lan, Cộng hoà Séc, Áo, Canađa, Pháp... Giá nhập khẩu dưa chuột bình quân trên thị trường thế giới khoảng 707 USD/tấn.
- Măng tây: Măng tây là một loại rau cao cấp và quý, được ưa chuộng trên thị trường thế giới. Các nước trên thế giới có nhu cầu sử dụng với số lượng lớn, khoảng hơn 1 triệu tấn/năm. Trên thế giới có nhiều giống măng tây song người ta phân ra hai loại chính theo nhu cầu của thị trường là măng tây trắng và măng tây xanh. Măng tây trắng được tiêu thụ nhiều ở Châu Âu (chủ yếu ở dạng chế biến đóng hộp hoặc trong lọ thuỷ tinh). Măng tây xanh chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Mỹ và Canađa. Phần lớn khối lượng măng tây xanh xuất sang hai thị trường này ở dạng tươi, đóng hộp các - tông 5 kg/hộp. Măng tây xanh cũng được tiêu thụ ở một số nước Châu Âu. Các nước có nhu cầu nhập khẩu nhiều măng tây là: Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Đan Mạch, Anh, Côoét và mốt số nước Trung Đông khác. Mỹ đứng đầu thế giới về nhập khẩu măng tây. Trong năm 2002, Mỹ nhập khẩu 71 ngàn tấn măng tây, chủ yếu từ Mêhicô (33,9 ngàn tấn) và Pêru (33,5 ngàn tấn). Trong những năm gần đây, tiêu thụ măng tây tươi ở Nhật Bản ổn định ở mức 50 ngàn tấn. Măng tây tươi được tiêu thụ quanh năm ở Nhật Bản. Ngoài ra, Đức và Tây Ban Nha cũng là hai nước tiêu thụ nhiều măng tây. Năm 2002, mức tiêu thụ tương ứng ở hai nước này là 39 ngàn tấn và 34 ngàn tấn. Hàng năm Anh nhập khẩu khoảng 4.500 tấn măng tươi và đông lạnh để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
- Cà chua: Cà chua là một loại rau quý và thông dụng trên thế giới, sản lượng cà chua chỉ đứng sau khoai tây, bắp cải và đạt gần 80 triệu tấn, trong đó Châu Á chiếm khoảng 30 triệu tấn. Năng suất bình quân của thế giới đạt 40 tấn/ha/vụ.
Nhu cầu tiêu thụ cà chua đang tăng lên trên phạm vi toàn cầu. Năm 2002, tổng lượng cà chua nhập khẩu trên thị trường thế giới đạt 3,6 triệu tấn với trị giá khoảng 3.182 triệu USD. Các nước nhập khẩu cà chua chủ yếu là: Hoa Kỳ 847 ngàn tấn, trị giá 873 triệu USD; Đức 599 ngàn tấn, trị giá 636 triệu USD; Pháp 368 ngàn tấn, trị giá 299 triệu USD; Anh 305 ngàn tấn, trị giá 315 triệu USD; Hà Lan 266 ngàn tấn, trị giá 257 triệu USD; Nga 203 ngàn tấn, trị giá 75 triệu USD. Giá nhập khẩu cà chua bình quân 891 USD/tấn.
Hiện nay, phần lớn lượng cà chua giao dịch trên thị trường thế giới là cà chua tươi. Tuy nhiên, trong tương lai, sản phẩm cà chua chế biến như cà chua cô đặc đóng hộp có xu hướng tiêu thụ mạnh.
- Khoai tây: Khoai tây là một trong những loại rau có giá trị dinh dưỡng cao. Khoai tây có thành phần 75% là nước, 17% tinh bột, 1 - 2% protein, 0,9% đường, 0,7% axit amin. Khoai tây còn chứa một loạt các vitamin như: B1, B2, B6,... Là sản phẩm giàu chất dinh dưỡng, khoai tây được coi là nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp thực phẩm sản xuất rau quả rượu, tinh bột và dextrin. Khoai tây rất được ưa chuộng ở các quốc gia phát triển. Nhu cầu tiêu thụ khoai tây của các nước này không ngừng tăng lên. Từ năm 1998 trở lại đây, tổng lượng khoai tây nhập khẩu trên thị trường thế giới đạt 7,3 - 7,5 triệu tấn với trị giá 1,9 tỷ USD. Hà Lan là nước nhập khẩu nhiều khoai tây nhất. Năm 2002, Hà Lan nhập khẩu 1,3 triệu tấn, trị giá 127 triệu USD. Tiếp đến là Đức 765 ngàn tấn, trị giá 241 triệu USD. Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Bỉ, Italia, Tây Ban Nha trên 400 ngàn tấn.
Các nước phát triển nhập khẩu khoai tây nguyên củ để tiêu dùng trực tiếp trong các bữa ăn và làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
- Nấm: Nấm là một loại thực phẩm quý, có giá trị dinh dưỡng cao. Nhu cầu nhập khẩu nấm đang tăng lên tại một số nước. Năm 2002, tổng lượng nấm nhập khẩu trên thị trường thế giới đạt khoảng 244 ngàn tấn với trị giá 778 triệu USD.
Trên thị trường nấm thế giới, Mỹ là một trong những nước nhập khẩu nấm chính. Hàng năm Mỹ nhập khẩu nấm trị giá khoảng 193 triệu USD. Trong những năm qua, nhu cầu tiêu thụ nấm của Mỹ tăng mạnh, đặc biệt là nấm tươi, trong khi nhu cầu nhập khẩu nấm đóng hộp và nấm đông lạnh lại có xu hướng giảm nhẹ. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo trong tương lai, nhu cầu tiêu thụ nấm tươi vẫn sẽ tiếp tục tăng.
Các nước nhập khẩu nấm chủ yếu khác là Anh 62.645 tấn, trị giá 169,6 triệu USD; Đức 44.486 tấn, trị giá 118 triệu USD; Nhật Bản 35.489 tấn, trị giá 115 triệu USD; Pháp 15.329 tấn, trị giá 53,9 triệu USD.
2. Nhu cầu tiêu thụ quả của thế giới:
Nhu cầu của thế giới về các loại trái cây nhiệt đới tươi hàng năm đạt khoảng 1,8 - 2,0 triệu tấn, tăng 10 - 14%/năm. Khối lượng nhập khẩu các sản phẩm quả chế biến khá ổn định khoảng 1,4 - 1,5 triệu tấn/năm. Mặc dù hiện nay thị trường thế giới mới chỉ nhập khẩu hơn 5% tổng sản lượng trái cây nhiệt đới, song nhu cầu đối với mặt hàng này ngày càng tăng lên. Theo Tổ chức Nông - Lương Liên hiệp quốc (FAO), diện tích trồng cây ăn quả của thế giới hiện có khoảng 12 triệu ha, năng suất 30 - 35 tấn/ha, sản lượng đạt 430 triệu tấn, bình quân đầu người đạt 69 kg quả/năm (riêng Pháp là 191 kg/người/năm, Nhật Bản là 160 kg/người/năm). Năm 2003, mức tiêu thụ trái cây trung bình của thế giới khoảng 75 - 80 kg/người/năm.
- Chuối: Theo nhận định của các nhà chuyên môn, thương mại chuối thế giới trung bình tăng 1,5%/năm trong thời kỳ 2001 - 2010. Dự đoán các nước nhập khẩu lớn là: Mỹ, Anh, Bỉ, Nhật Bản, Đức và Trung Quốc. Theo dự báo của Tổ chức Nông - Lương Liên hiệp quốc (FAO), năm 2005, nhập khẩu chuối trên thế giới sẽ đạt khoảng 12,8 triệu tấn, nhập khẩu trung bình theo đầu người dự kiến sẽ lên tới 4,2 kg/người, điều này phản ánh tiêu thụ tăng ở các nước phát triển (ước tính đạt 8,5 kg/người) cũng như ở các nước đang phát triển (ước đạt 1,2 kg/người). Mặc dù có sự tăng trưởng nhanh của các nước đang phát triển nhưng trong 5 năm tới Mỹ vẫn sẽ nước nhập khẩu nhiều chuối nhất thế giới với 32% thị phần toàn cầu. Vào năm 2005, nhập khẩu trung bình tính theo đầu người vào Mỹ sẽ đạt 14,1 kg/người. Trong khi đó tại các nước Châu Âu, thị trường nhập khẩu lớn thứ hai với thị phần dự kiến sẽ đạt 27%, nhập khẩu ròng sẽ vào khoảng 9,1kg/người. Trong các nước Châu Á thì Trung Quốc vẫn là nước có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu chuối nhiều nhất, bình quân 19,6%/năm và đạt 676 ngàn tấn vào năm 2005. Nhịp độ gia tăng nhập khẩu chuối của Nga, các nước SNG và khu vực Đông Âu cũng sẽ tăng nhanh trong những năm tới, tỷ lệ nhập khẩu của các nước này trên thị trường thế giới tăng từ 2% năm 2002 lên 15% năm 2010. Nhập khẩu chuối cũng sẽ tăng ở các nước Trung Đông nhưng với tốc độ không cao như trước.
- Dứa: Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, trong chiến lược xuất khẩu rau quả giai đoạn tới, dứa được xác định là loại cây chủ lực bởi đây là mặt hàng rất được ưa chuộng tại Mỹ, EU...
Hiện nay, Mỹ vẫn là nhà nhập khẩu dứa lớn nhất thế giới, thị phần nhập khẩu chiếm khoảng 30% tổng khối lượng nhập khẩu toàn thế giới. Tại Châu Mỹ, Canađa cũng là nước nhập khẩu nhiều dứa. Khối lượng dứa nhập khẩu của nước này chiếm 3,5% lượng nhập khẩu của toàn thế giới.
Châu Âu là khu vực nhập khẩu dứa lớn nhất thế giới. Năm 2002, Châu Âu đã nhập khẩu gần 500.000 tấn dứa, chiếm 51% lượng dứa nhập khẩu toàn cầu. Các nước nhập khẩu lớn thuộc Châu Âu bao gồm: Anh, Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan.
Tại Châu Á, các nước nhập khẩu dứa chủ yếu là Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Xingapo, Đài Loan, trong đó đứng đầu là Nhật Bản, với khối lượng nhập khẩu năm 2002 đạt trên 50.000 tấn.
Nhu cầu tiêu thụ dứa tươi sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các loại nước giải khát từ quả thiên nhiên như dứa cũng sẽ được tiêu thụ ngày càng mạnh, do có tác dụng bổ dưỡng sức khoẻ. Nhu cầu tiêu thụ nước dứa hàng năm trên thị trường thế giới khá lớn, trong đó lượng tiêu dùng chủ yếu ở khu vực Bắc Mỹ. Năm 2001, tổng khối lượng nhập khẩu toàn thế giới đạt 549,33 triệu lít, tăng 3,72% so với năm 2000 và đến năm 2002 bị giảm 3,15% so với năm 2001. Mỹ là nước nhập khẩu nước dứa lớn nhất thế giới, hàng năm Mỹ nhập khẩu khoảng 300 triệu lít nước dứa, chiếm thị phần 70% toàn thế giới. Khu vực tiêu thụ nước dứa lớn thứ hai là thị trường EU, trong đó Đức là nước nhập khẩu lớn nhất Châu Âu đồng thời cũng là nước nhập khẩu lớn thứ hai sau thị trường Mỹ. Khối lượng nước dứa nhập khẩu hàng năm của Đức chiếm khoảng 10 - 12% tổng khối lượng nhập khẩu trên toàn thế giới. Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng dứa hộp trên thế giới vẫn cao và luôn có xu hướng tăng lên. Thị trường nhập khẩu dứa hộp chủ yếu là Mỹ và EU.
- Quả có múi (bưởi, cam, quýt, chanh): Tổng mức tiêu thụ quả có múi năm 2002 đạt 64,6 triệu tấn, trong đó tiêu thụ tươi 33,8 triệu tấn và 30,8 triệu tấn tiệu thụ qua chế biến. Tiêu thụ qua chế biến chủ yếu là chế biến cam thành nước cam. Nhu cầu tiêu thụ quả có múi tăng chủ yếu ở các nước Trung Quốc, Braxin, Mêhicô, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc. Trung Quốc là một trong những nước sản xuất và tiêu thụ quả có múi nhiều nhất thế giới. Tiêu thụ quả có múi trung bình của người Trung Quốc là 8 kg/người/năm, dự kiến sẽ tăng lên tới 10 kg/người/năm vào năm 2005 và 11,5 kg/người/năm vào năm 2010. Nhập khẩu quả có múi vào Nhật Bản trong năm 2002 đạt 503 ngàn tấn, ngang bằng mức năm trước, trong đó nhập khẩu bưởi đạt 275 ngàn tấn, cam 125 ngàn tấn, chanh 90 ngàn tấn và quýt 13 ngàn tấn.
Trong những năm tới, nhu cầu tiêu thụ cam trên thế giới cũng có sự thay đổi và tăng chủ yếu ở các nước phát triển và chủ yếu là cam tươi. Nhu cầu cam chế biến có thể tăng ở một số nước như Trung Quốc, Mêhicô, Agentina, Braxin. Theo dự báo của Tổ chức Nông - Lương Liên hiệp quốc (FAO), nhu cầu nhập khẩu cam tươi toàn cầu khoảng 5.309 ngàn tấn, cam chế biến khoảng 12.469 ngàn tấn. Cụ thể, tiêu thụ cam tươi tại Mêhicô năm 2003 dự kiến đạt 3,2 triệu tấn, nhập khẩu nước cam cũng sẽ tăng nhẹ. Nhu cầu tiêu thụ nước cam của Trung Quốc dự đoán sẽ tiếp tục tăng mạnh. Tiêu thụ cam ở Trung Quốc dự đoán tăng từ 0,1 lít/người/năm (năm 2000) lên 0,3 lít/người/năm (năm 2005) và 0,6 lít/người/năm (năm 2010). Nhập khẩu nước cam vào Úc năm 2003 sẽ tăng 16%, đạt 24.103 tấn. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng là nước có nhu cầu tiêu thụ cam lớn. Trong năm 2002, nhập khẩu cam vào Hàn Quốc đạt tổng cộng 92.483 tấn. Năm 2003, nhập khẩu cam tươi của Hàn Quốc dự kiến đạt 130.000 tấn, tăng 37.517 tấn so với năm 2002.
- Xoài: Trong những năm tới lượng nhập khẩu xoài toàn cầu cũng sẽ tăng lên với tốc độ bình quân khoảng 3,9%/năm và sẽ đạt khoảng 459 ngàn tấn vào năm 2005, trong đó các nước phát triển có nhu cầu nhập khẩu khoảng 300 ngàn tấn, các nước đang phát triển nhập khẩu khoảng 150 ngàn tấn. Khu vực nhập khẩu xoài lớn nhất là Bắc Mỹ với khoảng 42% lượng nhập khẩu toàn cầu, tiếp theo là Châu Âu với 24% lượng nhập khẩu toàn cầu.
- Bơ: Theo Tổ chức Nông - Lương Liên hiệp quốc (FAO), trong những năm tới lượng nhập khẩu bơ toàn cầu sẽ tăng bình quân hàng năm 4,1% và đạt 287.000 tấn vào năm 2005. Lượng nhập khẩu bơ tăng chủ yếu ở các nước phát triển, chiếm tới 95% lượng nhập toàn cầu. Khu vực nhập khẩu nhiều bơ nhất là Châu Âu, trong đó Pháp là nước nhập khẩu nhiều nhất. Dự đoán năm 2005 Pháp sẽ nhập khẩu 108.000 tấn bơ, chiếm khoảng 46% lượng nhập khẩu bơ của Châu Âu. Trong những năm tới, lượng bơ nhập khẩu của Bắc Mỹ chỉ khoảng 38.000 tấn, trong khi đó lượng nhập khẩu bơ của Nhật Bản sẽ tăng lên và đạt khoảng 5.000 tấn.
- Dừa: Các sản phẩm dừa nhập khẩu trên thị trường thế giới chủ yếu là 3 loại mặt hàng: dầu dừa, vỏ dừa và dừa khô. Các nước nhập khẩu dừa chính theo thứ tự là Trung Quốc (28%), Mỹ (13%), Hồng Kông (11%). Các nước khác như Pháp, Đức, Hà Lan... cũng nhập khẩu các sản phẩm từ dừa nhưng chiếm tỷ trọng không cao. Hiện nay, ngành công nghiệp dừa thế giới đang đối diện với nguy cơ khủng hoảng do cung lớn hơn cầu và làm giá dừa giảm liên tục trong nhiều năm vừa qua. Thị trường tiêu thụ cũng đang bị bão hoà. Thị trường dầu dừa có xu hướng giảm do cạnh tranh từ dầu cọ. Bên cạnh đó, các nước nhập khẩu chính đang thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng cao nhằm hạn chế nhập khẩu.
Tóm lại, nhu cầu tiêu thụ các loại rau và trái cây của thế giới rất lớn, đa dạng và có xu hướng ngày càng tăng, mở ra một tiềm năng cho các quốc gia sản xuất và xuất khẩu rau quả, trong đó có Việt Nam.
II. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT RAU QUẢ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM:
1. Điều kiện thuận lợi:
1.1. Điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lý:
Việt Nam nằm gần trung tâm Đông Nam Á, đất nước có chiều dài trên 15 vĩ độ với hơn 3 ngàn km giáp biển Đông. Phía Bắc giáp Trung Quốc. Phía Tây giáp Lào và Cămpuchia. Phía Đông và phía Nam giáp với biển Đông. Ngoài phần đất trên lục địa, Việt Nam còn bao gồm nhiều đảo và quần đảo. Bờ biển Việt Nam dài 3.260 km. Việt Nam còn được xác định là nằm ở ranh giới trung gian, nơi tiếp giáp giữa các lục địa (Châu Á và Châu Đại Dương) và giữa các đại dương (Thái Bình Dương và Đại Tây Dương). Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu và Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Từ các cảng biển, cảng sông, chỉ mất từ 3 - 5 giờ là tàu vận tải có thể hoà nhập vào hệ thống đường biển quốc tế. Từ trục đường quốc tế này tàu có thể đi đến vùng Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung Cận Đông, Châu Âu và Châu Mỹ rất tiện lợi. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam có thể xuất khẩu rau quả đi hầu hết các thị trường lớn trên thế giới một cách khá dễ dàng.
Khí hậu:
Khí hậu là môi trường sống của các loại cây trồng. Nếu khí hậu thuận lợi thì cây trồng sẽ phát triển tốt và ngược lại. Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa với khí hậu biến đổi giữa các miền Bắc - Nam, hình thành 7 vùng sinh thái khác nhau. Đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa là lượng nhiệt và lượng mưa nhiều, độ ẩm trung bình cao. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho sự sinh trưởng của các loài thực vật và việc thực hiện xen canh, gối vụ, thâm canh tăng năng suất. Lượng nhiệt trung bình cao kết hợp với độ ẩm trung bình lớn nên rất thích hợp cho sự phát triển của các loại cây trồng nhiệt đới vừa ưa nhiệt, vừa ưa ẩm như xoài, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt... Lượng mưa trung bình hàng năm trong cả nước đạt từ 1500 - 2000 mm, độ ẩm trung bình trên 85%. Mưa nhiệt đới không những cung cấp nước cho đất mà còn cung cấp một lượng đạm vô cơ đáng kể cho cây trồng. Việt Nam có rất nhiều vùng khí hậu thuận lợi cho việc trồng các loại rau quả có giá trị cao:
- Vùng cao có nhiệt độ thấp như: Sapa, Hà Giang, Đà Lạt... có thể trồng các loại hoa quả ôn đới như táo, lê, đào...
- Vùng Đồng bằng Sông Hồng có thể phát triển các loại rau vụ đông có thể chịu lạnh như cà chua, xu hào, bắp cải...
- Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ thích hợp cho việc trồng các loại cây ăn quả nhiệt đới như: dưa hấu, xoài, nhãn, chôm chôm, măng cụt, chuối, na, đu đủ...
Những điều kiện tự nhiên hết sức vốn có của Việt Nam đã tạo cho nền nông nghiệp nước ta một lợi thế so sánh hơn hẳn các quốc gia khác, cho phép tạo ra những rau quả có giá trị xuất khẩu cao và được khách hàng ưa chuộng.
Thổ nhưỡng:
Đất đai là yếu tố sản xuất không thể thiếu được của mọi ngành sản xuất, đặc biệt là ngành trồng trọt. Diện tích tự nhiên của cả nước gần 33 triệu ha, trong đó đất đang khai thác và sử dụng khoảng 20,8 triệu ha (chiếm 68% tổng diện tích tự nhiên của cả nước), trong đó đất nông nghiệp gần 8,1 triệu ha. Đất đai nước ta rất màu mỡ, phong phú về chủng loại, thích hợp cho việc trồng các loại rau, cây ăn trái ngắn ngày và dài ngày. Cả nước có 13 nhóm đất chính, trong đó nhóm đất đỏ chiếm 54% được phân bố ở trung du miền núi phía Bắc. Đây là nhóm đất có chất lượng tốt, thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm và đặc biệt là cây ăn quả. Ngoài ra, các loại đất như đất đen, đất xám, đất phù sa... đều rất thích hợp cho việc trồng trọt các loại rau nhiệt đới.
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2001
Đơn vị: nghìn ha
Tổng diện tích
Đất nông nghiệp
Cả nước
32.894,3
8.080,2
Đồng bằng sông Hồng
1.266,3
671,8
Đông Bắc
6.746,3
885,4
Tây Bắc
3.572,3
314,9
Bắc Trung bộ
5.130,4
675,9
Duyên hải Nam Trung bộ
3.301,6
446,8
Tây Nguyên
4.464,5
737,0
Đông Nam bộ
4.447,6
1.644,4
Đồng bằng sông Cửu Long
3.965,3
2.704,0
Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2001, Nhà xuất bản Thống kê - Hà Nội năm 2002
1.2. Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định đến sự phát triển của các ngành kinh tế trong đó có ngành sản xuất rau quả. Việt Nam là nước nông nghiệp với gần 80 triệu dân, cơ cấu dân cư trẻ, 76,5% dân số sinh sống ở nông thôn. Số lao động trong khu vực sản xuất nông nghiệp chiếm từ 65 - 68% tổng số lao động của cả nước. Bên cạnh đó, người Việt Nam có đặc điểm là cần cù lao động, thông minh sáng tạo, có khả năng nắm bắt nhanh công nghệ, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Người nông dân Việt Nam qua nhiều thế hệ đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt, chọn giống... Đây là những thuận lợi to lớn để vươn tới một nền nông nghiệp tiên tiến, có khả năng tạo ra nhiều rau quả có chất lượng cao. Nông dân ở nhiều vùng sản xuất rau quả truyền thống đã đạt được năng suất và sản lượng cao, góp phần vào nâng cao đời sống, đổi mới bộ mặt nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại.
Bảng 2: Lao động nông nghiệp phân theo vùng
Đơn vị: nghìn người
1998
1999
2000
2001
2001
Cả nước
31.232
32.896
35.097
36.656
41.966
Đồng bằng sông Hồng
766
809
745
836
1.222
Đông Bắc
5.731
6.038
6.174
4.994
7.301
Tây Bắc
1.344
1.416
1.056
982
1.331
Bắc Trung bộ
4.752
5.005
5.386
6.784
8.896
Duyên hải Nam Trung bộ
1.936
2.042
2.578
5.504
5.954
Tây Nguyên
5.507
5.798
5.388
1.655
2.210
Đông Nam bộ
5.679
5.982
7.936
9.365
7.690
Đồng bằng sông Cửu Long
5.514
5.806
5.834
6.536
7.362
Nguồn: Tổng cục thống kê Vụ Nông Lâm nghiệp - Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trong khi dân số tăng liên tục, đất đai lại không sinh ra, diện tích đất bình quân đầu người ngày càng giảm đi, việc làm thiếu thì việc tập trung nguồn lực để phát triển sản xuất rau quả là một việc làm có ý nghĩa và thiết thực.
1.3. Chính sách khuyến nông của Nhà nước Việt Nam:
Để đạt được các mục tiêu trong khuôn khổ chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ mới, Chính phủ Việt Nam sử dụng một loạt chính sách khuyến nông bao gồm chính sách đất đai, chính sách tín dụng nông thôn, chính sách giá và chính sách đầu tư.
* Chính sách đất đai: Đối với người trồng rau quả, đất đai là yếu tố hàng đầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu. Hoạt động của người trồng rau quả phụ thuộc vào chính sách đất đai. Chính sách đất đai tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất và xuất khẩu rau quả. Hệ thống chính sách đất đai đã ban hành rất phong phú. Đối với lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu rau quả, chính sách đất đai đã tác động tích cực, tạo ra vùng sản xuất rau quả đặc sản nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành nên những trang trại trồng rau quả. Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành, sửa đổi, bổ sung chính sách đất đai cho phù hợp với cơ chế thị trường, sử dụng có hiệu quả đất đai vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, trong đó có lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu rau quả.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/NĐ - CP ngày 27 tháng 09 năm 1993 về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và Nghị quyết số 01/NĐ - CP ngày 04 tháng 01 năm 1995 về việc giao khoán sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp Nhà nước. Bên cạnh đó, Luật đất đai năm 1993 là một bước tiếp theo trong việc tạo ra quyền sử dụng đất tự do hơn đối với nông dân. Thời gian sử dụng đất đã tăng lên 20 năm đối với cây hàng năm, và 50 năm đối với cây lâu năm. Trong những năm gần đây, Chính phủ đã thực hiện các quy định khác nữa để đẩy nhanh tiến độ phân bổ quyền sử dụng đất. Đến đầu năm 2000, khoảng 86% tổng diện tích đất nông nghiệp đã được phân bổ. Khoảng 7,8 triệu nông hộ trong số 9,6 triệu đã được quyền sử dụng đất. Các nông hộ đã nhận được khoảng 86% đất nông nghiệp đã được phân bổ, phần còn lại được cho các doanh nghiệp và các xã.
* Chính sách tín dụng nông thôn: Để khuyến khích phát triển nông nghiệp góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, Chính phủ ban hành Nghị định số 14/ NĐ - CP ngày 01 tháng 03 năm 1993 về chính sách cho hộ gia đình vay vốn để sản xuất, phát triển nông - lâm - ngư nghiệp và kinh tế nông thôn. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có chính sách tín dụng ưu đãi (cho vay vốn dài hạn với lãi suất thấp) để các hộ nông dân yên tâm sản xuất.
* Chính sách giá: Nhà nước có nhiều chính sách trợ giá hàng nông sản, trong đó có mặt hàng rau quả. Trong công tác thu mua rau quả, nông sản, Nhà nước còn quy định mức giá sàn để tránh tình trạng người nông dân bị ép giá khi giá nông sản trên thị trường thế giới biến động và ở mức thấp. Như vậy, người nông dân sẽ không bị thua thiệt.
* Chính sách đầu tư: Với mục tiêu thực hiện thành công Nghị quyết của Ban chấp hàng Trung ương khoá IX về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp như thuỷ lợi, đường sá, cầu cống. Ngoài ra, Nhà nước tăng cường đầu tư giống cây con, đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, từng bước hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn.
Ngày 24 tháng 06 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 80/2002/QĐ - TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản qua hợp đồng với mục đích gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hoá để phát triển sản xuất nông nghiệp ổn định và bền vững. Đây sẽ là nhân tố thúc đẩy sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau quả nói riêng phát triển.
2. Khả năng sản xuất rau quả của Việt Nam:
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, có khí hậu nhiệt đới gió mùa với địa hình có cả núi cao và đồng bằng, đã tạo ra những lợi thế để phát triển nông nghiệp. Nước ta có nền nông nghiệp lâu đời. Chính nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi nên có thể trồng được nhiều loại rau quả nhiệt đới, á nhiệt đới và một số rau quả gốc ôn đới, mùa vụ thu hoạch kế tiếp nhau trong năm. Rau quả nước ta có mặt ở hầu khắp các tỉnh, thành phố với quy mô, chủng loại khác nhau. Trải qua quá trình phát triển lâu dài đã hình thành những vùng sản xuất rau xanh và những nông trường trồng cây ăn quả phù hợp với các điều kiện sinh thái riêng. Sản xuất rau quả của Việt Nam cũng chỉ tập trung ở hai vùng trọng điểm đó là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Do đặc điểm khí hậu thời tiết mà khu vực Đồng bằng sông Hồng không chỉ trồng được các loại rau quả nhiệt đới mà còn trồng được rất nhiều loại rau quả ôn đới vào những tháng mùa đông. Đối với Đồng bằng sông Cửu Long, tuy rằng chủng loại rau xanh có ít hơn so với Đồng bằng Sông Hồng nhưng về hoa quả lại phong phú hơn rất nhiều, hầu như có mặt tất cả các loại cây ăn quả nhiệt đới. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có vùng núi trung du Bắc Bộ rộng lớn để trồng cây ăn quả. Trong những năm qua, khu vực này đã và đang khẳng định ưu thế trong việc phát triển những cây ăn quả truyền thống của vùng miền núi như đào, mận, lê, hồng.
Sản xuất rau quả ở Việt Nam được khẳng định là có tiềm năng lớn, sản lượng rau quả các loại đạt khoảng 11 triệu tấn. Rau quả đang được coi là mặt hàng nông sản xuất khẩu mũi nhọn, có sự quan tâm đầu tư rất lớn của Nhà nước. Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh đến năm 2010. Đề án sẽ mở đường cho việc khai thác những lợi thế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng của các vùng để sản xuất rau và cây ăn trái có chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
2.1. Rau:
Theo thống kê năm 2002, cả nước có 377.000 ha rau với sản lượng khoảng 5,6 triệu tấn (năng suất bình quân khoảng 15 tấn/ha). Đất chuyên canh rau được bố trí tập trung khoảng 113.000 ha, ở các vùng ven thành phố, thị xã và các khu công nghiệp lớn. Vùng đất trồng rau luân canh và xen canh (trồng với cây lương thực và cây công nghiệp dài ngày) có diện tích 264.000 ha. Trong những năm gần đây, sản xuất rau của cả nước có xu hướng gia tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
Bảng 3: Quyhoạch diện tích trồng rau đến năm 2010
Đơn vị: ngàn ha
Vùng
Diện tích hiện có
Diện tích tăng thêm đến năm 2010
Tổng diện tích năm 2010
Miền núi trung du Bắc Bộ
64
11
75
Đồng Bằng Sông Hồng
83
47
130
Khu bốn cũ
49
11
60
Duyên hải miền Trung
42
18
60
Tây Nguyên
25
10
35
Đông Nam Bộ
39
31
70
Đồng bằng sông Cửu Long
75
45
120
Cả nước
377
173
550
Nguồn: Đề án phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh thời kỳ 1999 - 2010
Rau nước ta phong phú về chủng loại (có 70 loại cây chủ yếu) đặc biệt là rau vụ đông. Đây là thế mạnh của Việt Nam so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Các loại cây trồng chủ yếu là: cải bắp, xu hào, cà chua, dưa chuột, ớt, hành tây, nấm...
Rau có mặt ở hầu khắp các tỉnh, thành phố, với quy mô, chủng loại khác nhau. Trải qua quá trình sản xuất lâu dài, đã hình thành những vùng rau chuyên canh với những kinh nghiệm truyền thống, trong các điều kiện sinh thái khác nhau. Sản xuất rau chủ yếu tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam Bộ và Đà Lạt. Trong 7 vùng sinh thái nông nghiệp, Đồng bằng sông Hồng có diện tích trồng rau cao nhất (83 ngàn ha), tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 75 ngàn ha.
Tuy nhiên, do giống chưa được tuyển chọn và quy trình canh tác lạc hậu nên chất lượng rau không cao, sản lượng còn nhỏ và phân tán, năng suất thấp, thua kém nhiều so với các nước, phần lớn không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu tươi và chế biến công nghiệp.
2.2. Quả:
Cả nước hiện có 140 loài cây ăn trái, thuộc 40 họ thực vật. Hầu hết các loại trái cây nhiệt đới được ưa chuộng trên thị trường thế giới như: xoài, dứa, chuối, thanh long, chôm chôm, măng cụt, bơ, nhãn... đều rất phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của nhiều vùng lãnh thổ của Việt Nam. Các loại trái cây “đặc sản” của Việt Nam phải kể đến là xoài cát Hoà Lộc; bưởi Năm Roi, Phúc Trạch; vải thiều Thanh Hà, nhãn lồng Hưng Yên...
Diện tích và sản lượng cây ăn trái ở nước ta trong những năm qua tăng rất nhanh. Năm 1998 cả nước có 346.000 ha cây ăn trái; năm 2002 diện tích trồng cây ăn trái đã tăng lên 425.000 ha. Theo Hiệp hội Trái cây Việt Nam (Vinafruit), diện tích trồng cây ăn trái của Việt Nam đến năm 2010 sẽ đạt 750.000 ha, diện tích phát triển thêm là 325.000 ha. Diện tích vườn tạp, quy mô hộ gia đình (trung bình 0,5 - 2 ha/hộ, một số rất ít có diện tích đạt 5 - 10 ha/hộ) chiếm tới 50% tổng diện tích cây ăn trái của cả nước. Vùng trồng quả tập trung còn rất ít mới đạt 70.000 ha (chiếm gần 16,5%). Phần lớn diện tích trồng cây ăn quả nằm ở miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 65% tổng diện tích trồng cây ăn quả cả nước).
Bảng 4: Quy hoạch diện tích trồng cây ăn trái đến năm 2010
Đơn vị: ngàn ha
Vùng
Diện tích hiện có
Diện tích tăng thêm đến năm 2010
Tổng diện tích năm 2010
Miền núi trung du Bắc bộ
79
91
170
Đồng bằng sông Hồng
44
16
60
Khu bốn cũ
38
32
70
Duyên hải miền Trung
22
38
60
Tây Nguyên
12
38
50
Đông Nam bộ
44
46
90
Đồng bằng sông Cửu Long
186
64
250
Cả nước
425
325
750
Nguồn: Đề án phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh thời kỳ 1999 - 2010
Về sản lượng, hàng năm Việt Nam thu hoạch khoảng 3 - 4 triệu tấn trái cây. Sản lượng bình quân đạt 3,8 triệu tấn quả/năm, năng suất bình quân 11,4 tấn/ha. Những loại cây ăn quả chủ yếu là: dứa, chuối, thanh long, măng cụt, bơ, dưa hấu, xoài, vải thiều, nhãn, sầu riêng, chôm chôm, cam, quýt... Hầu hết cây ăn quả của nước ta hiện nay có năng suất thấp và không ổn định, bình quân 10 tấn/ha, trong đó chuối 15 - 16 tấn/ha, cam 7 - 8 tấn/ha, dứa 7 - 12 tấn/ha, xoài 8 - 12 tấn/ha. Một số giống cây ăn quả bị thoái hoá nghiêm trọng, chất lượng thấp, quả nhỏ, nhiều hạt, mẫu mã xấu, bị nhiễm bệnh... Hiện nay, ở nước ta đã hình thành một số vùng chuyên canh như xoài cát Hoà Lộc ở Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre); quýt, hồng ở Đồng Tháp; mận hậu ở Lào Cai; thanh long ở Bình Thuận; vải thiều ở Bắc Giang; nhãn lồng ở Hưng Yên; dứa ở Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Hà Tĩnh, Ninh Bình; Bắc Giang; bưởi ở Vĩnh Long, Biên Hoà, Đoan Hùng, Hà Tĩnh...
- Dứa: Dứa là cây ăn quả lâu đời ở Việt Nam. Dứa ở Việt Nam có nhiều giống khác nhau, các giống thường được trồng là Spanish, Queen, Cayen. Việt Nam chiếm vị trí thứ 7 trên thế giới về diện tích trồng dứa. Năm 2002, cả nước có 30.000 ha dứa, năng suất bình quân đạt 9,5 tấn/ha. Hai vùng dứa nguyên liệu lớn nhất của cả nước là nông trường dứa Đồng Giao (Ninh Bình) với diện tích khoảng 2.500 ha và nông trường dứa Kỳ Anh (Hà Tĩnh) với diện tích 2.400 ha. Ngoài ra còn có rất nhiều nơi khác trồng dứa với khối lượng lớn như Bắc Giang, Quảng Nam...
- Chuối: Chuối là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, được trồng phổ biến ở nước ta và trên thế giới. Nước ta hiện nay có trên 60.000 ha trồng chuối với sản lượng trên 1 triệu tấn/năm. Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của thị trường chuối Việt Nam. Hàng năm nước ta đã xuất khẩu sang Trung Quốc 15.000 - 20.000 tấn chuối. Việt Nam đang phát triển vùng trồng chuối xuất khẩu tập trung, áp dụng công nghệ nuôi cấy mô trong tuyển chọn giống có chất lượng cao.
- Các loại quả có múi (cam, quýt, bưởi...): Quả có múi hiện đang đứng đầu trong các loại quả xuất khẩu trên thị trường thế giới. Các loại quả có múi được trồng nhiều ở nước ta. Diện tích quả có múi khoảng 60.000 ha, sản lượng 380.000 tấn/năm. Việt Nam có một số giống bưởi có hương vị đặc biệt như: bưởi Năm Roi (Vĩnh Long) và bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh).
3. Chế biến và bảo quản rau quả:
3.1. Chế biến rau quả:
Về công nghiệp chế biến, hiện nay Việt Nam có 60 nhà máy và xưởng chế biến rau quả với tổng công suất 150.000 tấn/năm nhưng phần lớn công nghệ, thiết bị lạc hậu, không đồng bộ (hầu hết máy móc, thiết bị của các nhà máy chế biến rau quả đều nhập từ các nước XHCN cũ như Nga, Bungari, Ba Lan, Hungari, đã sử dụng trên 30 năm). Vì vậy, chất lượng sản phẩm chế biến thấp, chưa có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Hiện nay, do thiếu nguyên liệu nên nhiều nhà máy chế biến rau quả chỉ phát huy được 30 - 40% công suất, hiệu quả kinh tế còn thấp.
Gần đây theo chủ trương của Chính phủ tập trung đầu tư vào công nghiệp chế biến rau quả, đã có thêm một số nhà máy liên doanh với nước ngoài. Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam có nhà máy chế biến thực phẩm và nước giải khát Dona New Tower với công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm đã đi vào hoạt động có hiệu quả, được thị trường trong nước và quốc tế chấp nhận.
Tham gia vào công tác chế biến trong những năm gần đây còn có các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty tư nhân xây dựng xí nghiệp và xưởng thủ công chế biến chuối, long nhãn, tương ớt, cà chua, vải... đạt hàng chục ngàn tấn sản phẩm xuất khẩu các loại. Vài năm gần đây, hệ thống lò sấy thủ công chế biến vải, nhãn xuất khẩu sang Trung Quốc bước đầu phát triển ở vùng nhãn Đồng bằng sông Cửu Long và ở các tỉnh có nhiều vải nhãn ở Đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, cả nước có hàng trăm lò sấy nhãn, tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, tiêu thụ khoảng 70% sản lượng nhãn tươi trong vùng. Ngoài ra, còn có các xưởng thủ công của nhân dân với quy mô nhỏ và chất lượng kém, chủ yếu là sơ chế dưa chuột.
Chế biến có một tầm quan trọng đặc biệt đối với ngành sản xuất rau quả. Hầu hết sản phẩm rau quả đòi hỏi khi đến tay người phải sử dụng phải còn giữ được hình thức, hương vị và chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên, rau quả là những sản phẩm tươi sống, vì vậy để đảm bảo được hình thức và chất lượng của sản phẩm sau khi thu hoạch là một việc làm hết sức khó khăn. Nhìn chung, trong những năm vừa qua, Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng hàng chế biến nhưng cho đến nay, sản phẩm rau quả xuất khẩu vẫn chủ yếu là hàng thô và hàng sơ chế. Vì vậy, để đảm bảo năng lực chế biến các sản phẩm rau quả xuất khẩu (bao gồm các loại rau quả đóng hộp, sấy muối, nước quả cô đặc, nước giải khát...), Việt Nam đã tiến hành nâng cấp các nhà máy cũ hiện có và lắp đặt mới các dây chuyền chế biến đồng bộ, hiện đại với công suất 650.000 tấn sản phẩm/năm vào 2010.
Bảng 5: Quy hoạch phát triển nhà máy chế biến rau quả đến năm 2010
Đơn vị: tấn sản phẩm/năm
STT
Địa điểm
Công suất hiện nay (tấn/năm)
Công suất mở rộng và xây dựng mới đến năm 2010 (tấn/năm)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
Đồng Giao (Ninh Bình)
Dona New Tower (Đồng Nai)
Hậu Giang (Cần Thơ)
Nghĩa Đàn (Nghệ An)
Vĩnh Phúc
Hưng Yên
Tân Bình (TP. Hồ Chí Minh)
Duy Hải (TP. Hồ Chí Minh)
Nam Định
Hà Nội
Tiền Giang
Hải Phòng
Bắc Giang
Kiên Giang
Quảng Ngãi
Sơn La
Nha Trang
Đồng Tháp
An Giang
Lào Cai
Lạng Sơn
Hà Tĩnh
Bình Phước
14 cơ sở đồ hộp rau quả ở các vùng chuyên canh
5.000
10.000
10.000
10.000
5.000
5.000
10.000
3.000
5.000
5.000
23.000
4.000
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
30.000
20.000
25.000
20.000
20.000
15.000
15.000
15.000
20.000
20.000
25.000
15.000
20.000
30.000
20.000
15.000
15.000
15.000
15.000
10.000
10.000
30.000
30.000
200.000
Tổng cộng
95.000
650.000
Nguồn: Đề án phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh thời kỳ 1999 - 2010 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tóm lại, công nghiệp chế biến rau quả của Việt Nam còn nhỏ bé so với tiềm năng sản xuất rau quả, sức cạnh tranh còn thấp, chủng loại sản phẩm rau quả chế biến còn đơn điệu, hình thức không đẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao cả trong nước và xuất khẩu. Mặt khác, do vốn đầu tư lớn lại phải cân đối giữa nguyên liệu và thị trường nên công tác đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ trong chế biến rau quả còn nhiều hạn chế.
3.2. Bảo quản rau quả:
Phần lớn rau quả được sử dụng dưới dạng tươi, trong khi đặc tính của sản phẩm rau quả là thu hoạch theo mùa vụ, thời gian thu hoạch ngắn, khả năng vận chuyển và bảo quản khó khăn. Vì vậy, công nghệ bảo quản rau quả tươi hết sức quan trọng nhưng đến nay kỹ thuật bảo quản rau quả tươi chủ yếu sử dụng kinh nghiệm cổ truyền, thủ công, chưa có thiết bị lựa chọn và xử lý quả tươi trước khi xuất khẩu. Do công nghệ bảo quản không tốt nên chi phí cho một đơn vị sản phẩm rau quả xuất khẩu thường vượt định mức cho phép. Cũng do công nghệ bảo quản sau thu hoạch và phương tiện vận chuyển còn thiếu và lạc hậu nên tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch lên tới 20 - 25%. Chỉ tính riêng các nhà máy đồ hộp ở phía Bắc, trong số hàng chục ngàn tấn nguyên liệu đưa vào chế biến, lượng nguyên liệu thối hỏng do bảo quản và vận chuyển lên tới hàng chục phần trăm. Một số loại quả như nhãn, vải thiều, chuối được sấy khô để kéo dài thời gian bảo quản, nhưng không giữ được hương vị thơm ngon ban đầu.
Kỹ thuật bảo quản mới thực hiện ở mức đóng gói bao bì và lưu giữ tại cảng bằng kho mát chuyên dùng. Tuy vậy, khâu đóng gói và bao bì vẫn chưa đạt yêu cầu, quy cách, mẫu mã còn xấu. Những hạn chế trong công tác bảo quản rau quả là một trong những yếu tố cản trở phát triển xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
III. KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM:
1. Một số quan điểm về thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam:
- Kinh doanh rau quả xuất khẩu cần xuất phát từ nhu cầu thị trường, lấy thị trường làm một trong những căn cứ chủ yếu để xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh.
- Thúc đẩy xuất khẩu rau quả trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả, góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, thực hiện chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu.
- Thúc đẩy xuất khẩu rau quả trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
- Thúc đẩy xuất khẩu rau quả trên cơ sở khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, chế biến, xuất khẩu rau quả.
- Thúc đẩy xuất khẩu rau quả cần có sự hỗ trợ của Nhà nước và các ngành có liên quan.
2. Khả năng xuất khẩu rau quả của Việt Nam:
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam, ngành rau quả đã có nhiều khởi sắc, góp phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu và giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục vạn lao động ở nông thôn.
* Kim ngạch xuất khẩu: Chỉ tính 5 năm vừa qua (1999 - 2002), tốc độ tăng trưởng kim ngạch các mặt hàng rau quả tươi và chế biến của Việt Nam đã đạt tới 30% - cao nhất trong số tất cả các mặt hàng nông sản xuất khẩu cùng thời kỳ. Năm 2001, giá trị ngoại tệ thu được từ xuất khẩu rau quả chỉ đứng sau gạo, cà phê và lâm sản. Kim ngạch xuất khẩu rau quả chiếm xấp xỉ 12% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản trong năm vừa qua. Tuy nhiên, vẫn là mức thấp so với các nước trong khu vực.
Theo Bộ Thương mại, kim ngạch xuất khẩu rau quả các loại năm 2001 đã đạt đến con số kỷ lục 330 triệu USD, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2000, nhưng năm 2002 lại giảm đáng kể, xuống còn xấp xỉ 200 triệu USD. Xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm 2003 đạt trên 123 triệu USD, giảm 24,1% so với cùng kỳ năm trước và khó có thể đạt chỉ tiêu xuất khẩu 250 triệu USD. Trung Quốc là thị trường nhập nhiều rau quả từ Việt Nam nhất với kim ngạch đạt trên 23 triệu USD, kế đến là các thị trường như Đài Loan với 14 triệu USD, Nhật Bản với 10 triệu USD, Hàn Quốc với 5,9 triệu USD, Mỹ với 4,5 triệu USD, Hà Lan với 3,8 triệu USD, Nga với 3,6 triệu USD, Inđônêxia với 3,3 triệu USD, Xingapo với 3,2 triệu USD và một số thị trường khác như Lào, Hồng Kông, Pháp, Italia, Malaixia, Đức...
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu Rau quả của Việt Nam 1997 - 2003
Năm
Giá trị xuất khẩu (triệu USD)
% so với năm trước
1997
95,30
105,64
1998
99,10
103,99
1999
111,20
112,21
2000
212,60
191,19
2001
329,97
155,23
2002
201,16
60,96
8 tháng đầu 2003
123
75,90*
* So với cùng kỳ năm trước
Nguồn: Vụ Kế hoạch - Thống kê, Bộ Thương mại
Mặc dù đạt tốc độ tăng trưởng khá cao so với thế giới trong những năm gần đây nhưng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam vẫn còn thấp. Theo số liệu của Tổ chức Nông - Lương Liên hiệp quốc (FAO), giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản. Trong khi đó con số này ở Trung Quốc và Thái Lan là trên 20%, Philippin gần 40% và Bồ Đào Nha gần 50%.
Trái với tốc độ tăng nhanh về diện tích và sản lượng trái cây, việc tiêu thụ sản phẩm trái cây lại luôn gặp nhiều khó khăn và ách tắc. Trái cây Việt Nam xuất khẩu rất khó khăn, lượng rau quả xuất khẩu còn rất ít. Năm 1998 mới xuất khẩu được 38.000 tấn quả (chiếm 1,3% sản lượng hiện có) ở dạng tươi và chế biến, trong đó xuất khẩu trái cây đạt 10.000 tấn, bằng 0,25% sản lượng trái cây sản xuất trong nước. Năm 1999 - 2000, xuất khẩu trái cây có tăng, song số lượng xuất khẩu còn rất nhỏ bé, không tương xứng với tiềm năng của mặt hàng này.
* Các sản phẩm rau quả xuất khẩu: Các sản phẩm rau quả xuất khẩu của Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Sự đa dạng về sản phẩm rau quả xuất khẩu khiến Việt Nam vừa có thể cung cấp quả nhiệt đới và rau tươi trong mùa đông cho thị trường các nước ôn đới, vừa có thể cung cấp rau ôn đới cho các thị trường nhiệt đới khác. Hiện tại, các chủng loại rau tươi hoặc ướp lạnh xuất khẩu (chủ yếu là: bắp cải, đậu các loại, khoai tây, khoai sọ, hành, tỏi và một số rau gia vị...) chiếm tỷ lệ nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu rau quả còn phần lớn đều phải qua sấy khô hay chế biến xuất khẩu dưới nhiều dạng: muối, đóng hộp, sấy khô, nước quả, nghiền... Mặc dù các chủng loại rau quả xuất khẩu dưới dạng tươi và chế biến phong phú nhưng chưa hình thành được chủng loại rau quả nào có khối lượng xuất khẩu lớn vài chục ngàn hay hàng trăm ngàn tấn. Gần đây, nước ta đã bắt đầu sản xuất được một số loại rau cao cấp như súp lơ xanh, măng và một số loại cải cao cấp.
* Thị trường xuất khẩu rau quả: Rau quả Việt Nam được xuất sang trên 50 nước trên thế giới. Từ năm 1999 trở lại đây, Trung Quốc luôn là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam và thường chiếm tỷ trọng khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Trung Quốc được coi là thị trường mang tính chiến lược ổn định lâu dài của ngành rau quả Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc tăng từ 36 triệu USD năm 1999 (chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam) lên 120 triệu USD năm 2000 (chiếm 56% tổng giá trị xuất khẩu). Trên thực tế, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc có thể cao hơn do chưa tính được giá trị thương mại tiểu ngạch qua biên giới. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu xoài, vải, nhãn, chuối, thanh long, dừa và dứa sang Trung Quốc qua các tỉnh biên giới Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam. Ngoài ra, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ và Nga cũng là những thị trường xuất khẩu rau quả lớn của Việt Nam trong thời gian qua. Cụ thể là, xuất khẩu rau quả Đài Loan chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam, Nhật Bản chiếm 12%, Mỹ chiếm 7% và Nga chiếm 4%. Hiện nay, xuất khẩu rau quả sang thị trường EU còn ít. Tiềm năng xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào EU là rất lớn, nhưng vướng mắc trong khâu vận chuyển cũng không phải nhỏ. Cụ thể, do khoảng cách không gian giữa Việt Nam và Châu Âu quá xa, nên rất khó khăn cho việc vận chuyển rau quả bằng đường biển (phải chi phí rất lớn trong việc bảo quản trong khi vận chuyển), vận chuyển bằng đường hàng không thì chi phí vận chuyển rất cao.
* Chất lượng rau quả xuất khẩu: Chất lượng các sản phẩm rau quả xuất khẩu của Việt Nam còn thấp, quy cách, mẫu mã sản phẩm chưa hấp dẫn người tiêu dùng, sức cạnh tranh kém. Những nguyên nhân chủ quan chính dẫn tới tình trạng chất lượng rau quả của ta thấp hơn so với các nước khác là:
- Phần lớn diện tích rau quả ở nước ta hiện trồng các giống cũ có chất lượng sản phẩm kém, quy cách không đồng đều và năng suất thấp. Xoài là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta song chủ yếu là các giống vỏ dày, cùi mỏng, hạt lớn. Các giống dứa của nước ta hiện chỉ đạt năng suất 10 - 12 tấn/ha trong khi giống Cayen mới nhập từ Thái Lan đạt năng suất 20 - 25 tấn/ha và cho chất lượng sản phẩm cao hơn. Các giống nho của Việt Nam quả nhỏ, hạt to, hương vị thua kém xa nho nhập ngoại...
- Kỹ thuật thâm canh nhìn chung còn hạn chế cũng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng và độ đồng đều của rau quả.
- Công nghiệp chế biến rau quả của Việt Nam còn nhỏ bé, công nghệ nói chung lạc hậu, thiết bị phần lớn là cũ kỹ làm cho chất lượng sản phẩm chế biến kém, không cạnh tranh được với sản phẩm rau quả của các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan.
- Việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật một cách thái quá đối với nhiều loại cây ăn trái cũng đã ảnh hưởng nhất định tới tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của một số loại rau quả.
* Giá rau quả xuất khẩu: Tuy có một số loại trái cây “đặc sản”, nhưng nhìn chung, trái cây của Việt Nam cạnh tranh không nổi với trái cây nước ngoài do: chất lượng thấp, giá thành cao, nhãn hiệu chưa bắt mắt, phương thức mua và vận chuyển kém làm cho trái cây giảm chất lượng. Về mặt giá cả, hầu như trái cây nào của Việt Nam cũng có giá cao hơn giá trái cây của Thái Lan, Ecuador, Zămbia và một số nước có nền nông nghiệp mạnh khác. Chẳng hạn, so với Thái Lan, giá thành cam Việt Nam cao hơn 4 lần, xoài cao hơn gấp 5 lần và cà chua cao gần gấp đôi. Về mặt chất lượng, trái cây Việt Nam có chất lượng và năng suất thấp do sự phát triển của trái cây Việt Nam vẫn mang nặng tính tự nhiên, sử dụng nhiều giống cũ, mức độ ứng dụng khoa học công nghệ chưa nhiều và chưa rộng rãi. Chính điều này làm giảm độ hấp dẫn của trái cây với khách hàng.
Ngày 23 tháng 02 năm 2001, Bộ thương mại đã tổ chức Hội thảo về “Đề án đẩy mạnh xuất khẩu rau, hoa quả trong giai đoạn 2001 - 2010”. Theo Bộ thương mại, ước tính đến năm 2010 nước ta sẽ xuất khẩu 100 - 150 triệu USD đến 180 - 300 triệu USD rau quả tươi ướp lạnh, từ 500 - 550 triệu USD đến 1.000 - 1.100 triệu USD rau quả chế biến, từ 300 đến cao nhất là 350 - 400 triệu USD gia vị, từ 60 triệu USD đến cao nhất là 100 triệu USD hoa, cây cảnh.
Mục tiêu của Việt Nam trong thời gian tới là nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả lên 330 triệu USD vào năm 2005 và 1,1 tỷ USD vào năm 2010.
Bảng 7: Một số chỉ tiêu của các loại sản phẩm phục vụ xuất khẩu
STT
Sản phẩm
Năm 2005
Năm 2010
Sản lượng nông nghiệp (ngàn tấn)
Sản phẩm (ngàn tấn)
Giá trị KNXK (triệu USD)
Sản lượng nông nghiệp (ngàntấn)
Sản phẩm (ngàn tấn)
Giá trị KNXK (triệu USD)
I
Rau và gia vị
400
205
200
1.340
702
690
1
2
3
4
5
6
7
8
Măng tây
Măng ta
Nấm
Rau đậu
Khoai sọ
Cà chua
Hồ tiêu
Rau gia vị khác
50
70
60
62,5
35
80
42,5
40
50
30
40
25
11
9
50
50
30
20
10
10
30
200
200
200
187,5
100
240
150
62,5
150
150
100
120
80
33
29
40
200
150
100
60
30
30
100
20
II
Quả các loại
528,5
227,5
120
1.587
717
350
9
10
11
12
13
14
Dứa
Chuối
Quả có múi
Vải
Xoài
Quả khác
260
210
25
3,5
6
24
40
150
10
2,5
5
20
50
30
10
5
5
20
800
630
75
10
12
60
120
500
30
7
10
50
150
100
30
10
10
50
III
Hoa, cây cảnh
0,2 tỉ cành
10
1 tỉ cành
60
Tổng cộng
928,5
432,5
330
2.927
1.420
1.100
Nguồn: Đề án phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh thời kỳ 1999 - 2010 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Theo lộ trình cắt giảm thuế quan thì đến năm 2006, rau quả tươi và rau quả chế biến của các nước thành viên ASEAN sẽ được hưởng mức thuế thấp 5% khi nhập khẩu vào Việt Nam nên sẽ gia tăng áp lực cạnh tranh với rau quả sản xuất trong nước. Ngược lại, rau quả của Việt Nam nhất là rau quả tươi sẽ có điều kiện thuận lợi hơn khi thâm nhập vào các thị trường ASEAN. Ngoài rau quả, trong phạm vi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Việt Nam cam kết cắt giảm hoặc giữ nguyên thuế suất hiện hành đối với 195 dòng thuế nông sản, trong đó có 38 dòng thuế đối với rau quả tươi và 41 dòng thuế đối với rau quả chế biến. Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế theo quy chế thương mại thông thường. Vì vậy, rau quả Việt Nam sẽ có khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Tóm lại, tiềm năng và năng lực xuất khẩu rau quả của nước ta rau quả thị trường thế giới có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít những khó khăn. Vì vậy, ngành sản xuất và kinh doanh xuất khẩu rau quả cần có những định hướng và chính sách cụ thể để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới, khẳng định vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu rau quả.
3. Một số nhận xét về hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam:
- Cơ cấu xuất khẩu thay đổi chậm chạp, xuất khẩu đại bộ phận dưới dạng nguyên liệu thô, sơ chế.
- Chất lượng rau quả thấp, giá thành cao nên sức cạnh tranh còn kém ở cả thị trường trong nước và nước ngoài.
- Hàng xuất khẩu còn manh mún, mặt hàng xuất khẩu chủ lực còn quá ít.
- Tốc độ xuất khẩu tăng nhanh trong những năm gần đây nhưng quy mô còn nhỏ bé.
- Rau quả của Việt Nam hầu hết phải xuất khẩu qua trung gian là Hồng Kông, Đài Loan, Xingapo, Trung Quốc.
Tóm lại, Việt Nam có nhiều lợi thế trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu rau quả như vị trí địa lý, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, nguồn nhân lực. Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có thể phát triển các loại rau quả nhiệt đới, á đới và một số rau quả có nguồn gốc ôn đới. Các loại rau quả của Việt Nam rất phong phú và đa dạng về chủng loại, có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và nước ngoài về các sản phẩm rau quả tươi và chế biến. Rau quả là một trong những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam. Xuất khẩu rau quả mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm vừa qua, ngành rau quả đã đầu tư xây dựng, quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung để cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến. Bên cạnh đó, ngành cũng chú trọng đầu tư trang thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại cho việc sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển rau quả, cho phép tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, số lượng lớn phục vụ cho tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Do tính đa dạng của sản phẩm rau quả nhiệt đới kết hợp với những tiến bộ khoa học trong trồng trọt, chế biến, bảo quản và nhu cầu lớn thường xuyên của thị trường thế giới nên xuất khẩu rau quả của Việt Nam ngày càng tăng, góp phần tiêu thụ nông sản cho người sản xuất, tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Tuy nhiên, sức cạnh tranh của các mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam còn kém do chất lượng thấp, giá thành cao, chủng loại sản phẩm còn đơn điệu, hình thức mẫu mã, bao bì chưa hấp dẫn. Thời gian qua, ngành rau quả Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc khắc phục những yếu kém trên, không ngừng cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Ngành rau quả đang từng bước khẳng định vai trò của mình. Ngành rau quả Việt Nam đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Trong những thành quả đạt được đó có sự đóng góp không nhỏ của một đơn vị đầu ngành là Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam.
Chương 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ
CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN VIỆT NAM
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN VIỆT NAM:
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam:
Trước năm 1988, việc sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả đã được hình thành và phát triển theo 3 khối:
- Khối sản xuất rau quả (Do công ty Rau quả Trung ương thuộc Bộ nông nghiệp quản lý)
- Khối chế biến rau quả (Do liên hiệp xí nghiệp đồ hộp I & II thuộc Bộ công nghiệp thực phẩm quản lý)
- Khối kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả (Do Tổng công ty xuất nhập khẩu rau quả thuộc Bộ ngoại thương quản lý)
Do bị chia cắt thành 3 khối độc lập như trên đã hạn chế rất nhiều khả năng sản xuất, chế biến và kinh doanh mặt hàng rau quả, thậm chí còn mâu thuẫn, cạnh tranh lẫn nhau, gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích của toàn ngành. Vì vậy, Nhà nước đã quyết định hợp nhất 3 khối trên về một đầu mối. Ngày 11 tháng 02 năm 1988, Tổng công ty Rau quả Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 63/NN - TPCB của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty xuất nhập khẩu rau quả, Công ty rau quả Trung ương và Liên hiệp các xí nghiệp nông, công nghiệp Phủ Quỳ. Sau đó, ngày 29 tháng 12 năm 1995, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quyết định thành lập lại Tổng công ty rau quả Việt Nam theo mô hình “Tổng công ty 90” với nhiệm vụ chính là sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả, nông - lâm - hải sản, thực phẩm. Từ đó Tổng công ty Rau quả Việt Nam trở thành đơn vị kinh tế chuyên ngành rau quả lớn nhất với hơn 37.463 cán bộ công nhân viên, 72 đầu mối trực thuộc trải khắp trên 17 tỉnh, thành trên phạm vi cả nước.
Thực hiện Nghị định 315/NĐ-HĐBT và quyết định 176/QĐ-HĐBT của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ), Tổng công ty đã sắp xếp lại bộ máy theo hướng giảm đầu mối, tinh giảm biên chế và bộ máy quản lý. Đến năm 2000, toàn Tổng công ty còn 49 đơn vị trực thuộc trong đó có 43 đơn vị sản xuất kinh doanh, 1 viện nghiên cứu, 4 bệnh viện, và 1 viện điều dưỡng với 1.950 cán bộ công nhân viên. Năm 2002, số lượng cán bộ công nhân viên của Tổng công ty là 2.050 nguời, trong đó có 1.537 người có trình độ đại học, cao đẳng và trên đại học.
Tên giao dịch quốc tế là Vietnam National Vegetable and Fruit Corporation (VEGETEXCO VIETNAM)
Trụ sở chính đặt tại Số 2 Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, Hà Nội
Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty được chia thành 3 giai đoạn:
1.1. Giai đoạn 1988 - 1990:
Đây là thời kỳ Tổng công ty hoạt động theo cơ chế bao cấp, sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian này nằm trong quỹ đạo của chương trình hợp tác rau quả Việt - Xô (1986 - 1990). Do vậy, kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty sang Liên Xô chiếm tỷ trọng lớn: xuất khẩu rau quả tươi và chế biến chiếm tới 97%, đồng thời nhập khẩu vật phục vụ chương trình hợp tác rau quả Việt - Xô chiếm 26,5% kim ngạch nhập khẩu.
1.2. Giai đoạn 1991 - 1995:
Đây là thời kỳ nền kinh tế nước ta chuyển mạnh từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích sản xuất nông - công nghiệp, khuyến khích xuất khẩu. Nền kinh tế nước ta đã bắt đầu tăng trưởng cả về nông nghịêp, công nghiệp đến kinh doanh xuất nhập khẩu và đầu tư đều phát triển. Những thành tựu về kinh tế, xã hội tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Tuy nhiên, thời kỳ này Tổng công ty gặp không ít những khó khăn. Nếu như trước năm 1990, Tổng công ty được Nhà nước giao nhiệm vụ làm đầu mối tổ chức nghiên cứu, sản xuất, chế biến và xuất khẩu rau quả thì đến thời kỳ này ưu thế đó không còn nữa. Thay vào đó, Nhà nước cho phép tất cả các doanh nghiệp, dù doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nếu có đủ điều kiện đều được sản xuất kinh doanh mặt hàng rau quả. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cơ chế hoạt động sản xuất, kinh doanh từ bao cấp sang cơ chế thị trường bước đầu khiến cho Tổng công ty còn lúng túng, bỡ ngỡ. Ngoài ra, do tình hình biến động về kinh tế và chính trị ở Liên Xô và Đông Âu, chương trình hợp tác rau quả Việt - Xô thời kỳ này không còn nữa nên thị trường của Tổng công ty bị thu hẹp lại. Do vậy, Tổng công ty đã phải nỗ lực để tìm ra một hướng đi đúng đắn cho sự ổn định và phát triển.
1.3. Giai đoạn 1996 - tháng 6/2003:
Đây là thời kỳ Tổng công ty hoạt động theo mô hình mới theo quyết định 90/QĐ - CP. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Tổng công ty hoạt động luôn có hiệu quả, tạo được uy tín trong quan hệ đối nội cũng như đối ngoại. Hàng hoá được xuất khẩu đi hơn 40 nước, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước, đời sống của cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty ngày càng được cải thiện.
1.4. Sự ra đời Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam:
Tổng công ty Rau quả, Nông sản được thành lập theo quyết định số 65/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ và quyết định số 66/2003/QĐ/BNN - TCCB ngày 11 tháng 6 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên cơ sở sáp nhập Tổng công ty Rau quả Việt Nam và Tổng công ty Nông sản và thực phẩm chế biến. Tổng công ty Rau quả, Nông sản bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 07 năm 2003.
Việc sáp nhập hai Tổng công ty hàng đầu về lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu rau quả, nông sản sẽ nâng cao năng lực, tổng hợp sức mạnh phát triển ngành rau quả, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tiến trình hội nhập
Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam National Vegetable, Fruit and Agricultural Products Corporation (VEGETEXCO VIETNAM)
Địa chỉ: số 2 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nôi, Việt Nam
Quy mô của Tổng công ty:
- Tổng diện tích đất đai: 35.700 ha
- Vốn chủ sở hữu: 437.500 triệu VND
- Số cơ sở chế biến: 22 nhà máy chế biến với dây chuyền công nghệ hiện đại, tổng công suất thiết kế 215.000 tấn sản phẩm/năm
- Số lượng cán bộ công nhân viên: gần 10.000 người.
Hiện nay, Tổng công ty Rau quả, Nông sản là thành viên của của Hiệp hội trái cây Việt Nam (Vinafruit).
2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam:
2.1. Chức năng:
- Sản xuất, chế biến, kinh doanh và xuất nhập khẩu trực tiếp: rau quả, nông, lâm, thuỷ hải sản, thực phẩm, đồ uống; Giống: rau, quả, nông, lâm hải sản; các sản phẩm cơ khí, máy, thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải chuyên ngành rau quả, nông, lâm, thuỷ sản, chế biến thực phẩm; phân bón, hoá chất, nguyên nhiên liệu, vật tư phục vụ chuyên ngành rau quả, nông, lâm, thuỷ hải sản, chế biến thực phẩm; bao bì các loại; hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng.
- Nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên ngành về sản xuất, chế biến rau quả, nông, lâm, thuỷ hải sản.
- Dịch vụ tư vấn đầu tư phát triển sản xuất, chế biến rau quả, nông, lâm, thuỷ hải sản.
- Kinh doanh tài chính, tham gia thị trường chứng khoán.
- Sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực khác: giao nhận, kho, cảng, vận tải và đại lý vận tải; bất động sản, xây lắp công nghiệp và dân dụng; dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê; tiếp nhận và thực hiện các dự án hỗ trợ đầu tư phát triển.
- Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong, ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
2.2. Nhiệm vụ:
Tổng công ty có nhiệm vụ phải đăng ký kinh doanh và hoạt động theo đúng ngành nghề kinh doanh đã đăng ký, theo các quy định, luật pháp hiện hành của Nhà nước. Đồng thời Tổng công ty là doanh nghiệp nhà nước, có đủ tư cách pháp nhân, có tài sản riêng, thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập, do đó chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Pháp luật về hoạt động kinh doanh của mình.
Cụ thể, Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam có các nhiệm vụ chủ yếu trong hoạt động kinh doanh như sau:
- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn Nhà nước giao
- Nộp ngân sách Nhà nước và địa phương
- Thực hiện chế độ thu chi, hoá đơn, chứng từ theo chế độ hạch toán của Nhà nước
- Chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện đúng đường lối chính sách của Nhà nước.
- Kinh doanh trong phạm vi ngành nghề đăng ký.
- Nghiêm chỉnh thực hiện chế độ về bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường.
3. Cơ cấu tổ chức và điều hành của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam:
Tổng công ty gồm 39 đơn vị trong đó có 21 doanh nghiệp Nhà nước; 8 doanh nghiệp cổ phần; 5 công ty liên doanh; 5 chi nhánh, văn phòng đại diện (tham khảo phụ lục số 1)
Bộ máy tổ chức của Tổng công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng với mô hình tổ chức quản lý của các Tổng công ty 90. Đứng đầu Tổng công ty là Hội đồng quản trị (HĐQT). HĐQT quản lý hoạt động của các đơn vị thành viên bằng các quy chế quản lý của Nhà nước. Chủ tịch HĐQT là cấp lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm trước Pháp luật, Nhà nước về tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Tuy nhiên, Tổng giám đốc mới là người có quyền tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Giúp việc cho Tổng giám đốc có 3 phó giám đốc. Ngoài ra, HĐQT còn lập ra 1 ban kiểm soát để giúp HĐQT kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên trong hoạt động tài chính, chấp hành điều lệ của doanh nghiệp, quyết định của HĐQT, chấp hành pháp luật của Nhà nước.
Bảng 8: Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Các phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh XNK I
Phòng kinh doanh XNK II
Phòng kinh doanh XNK III
Phòng kinh doanh XNK IV
Phòng kinh doanh XNK V
Phòng kinh doanh XNK VI
Phòng kinh doanh XNK VII
Phòng kinh doanh XNK VIII
Phòng kinh doanh XNK IX
Phòng kinh doanh XNK X
Các phòng quản lý
Văn phòng Tổng công ty
Văn phòng Công đoàn
Văn phòng Đảng uỷ
Phòng tổ chức cán bộ
Phòng kế toán tài chính
Phòng kế hoạch tổng hợp
Phòng tư vấn đầu tư
Phòng kỹ thuật
Phòng xúc tiến thương mại
Trung tâm KCS
21 DNNN
5 Công ty LD
5 CN, VPĐD
8 Công ty CP
Làm chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong các lĩnh vực quản lý nghiệp vụ còn có một hệ thống các phòng ban chức năng:
* Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: có chức năng tổ chức sản xuất, xuất khẩu rau quả tươi, rau quả chế biến, gia vị, nông sản và thực phẩm chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ, dược liệu và các hàng hoá khác; nhập khẩu hàng tiêu dùng, nguyên liệu phục vụ sản xuất; tham mưu cho Tổng giám đốc về thị trường xuất nhập khẩu. Tổng công ty có 10 phòng kinh doanh xuất nhập khẩu.
* Văn phòng Tổng công ty: phụ trách công tác văn thư lưu trữ, kiểm tra việc thực hiện nội quy của Tổng công ty, khen thưởng, kỷ luật, quản lý trang thiết bị văn phòng tại cơ quan Tổng công ty. Ngoài ra, văn phòng còn có nhiệm vụ chăm lo cho khách hàng đến giao dịch, quản lý điều hành đội xe, sắp xếp các hội nghị tổng kết hàng năm...
* Văn phòng Công đoàn: giúp việc, tham mưu cho ban lãnh đạo trong việc giải quyết các chính sách liên quan đến quyền lợi của người lao động, thực hiện công tác phúc lợi xã hội.
* Văn phòng Đảng uỷ: tổ chức phát động phong trào thi đua thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, thực hiện quy chế dân chủ ở các đơn vị thành viên của Tổng công ty, hướng hoạt động của các tổ chức chính trị hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh.
* Phòng tổ chức cán bộ: có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban lãnh đạo Tổng công ty trong các lĩnh vực tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, chính sách chế độ và thanh tra.
* Phòng kế toán tài chính: có chức năng quản lý tài chính, kế toán trong toàn Tổng công ty và cơ quan Tổng công ty, phản ánh và giám sát toàn bộ quá trình kinh doanh của Tổng công ty, đảm bảo phân phối và tuần hoàn chu chuyển vốn.
* Phòng kế hoạch tổng hợp: có chức năng nghiên cứu, khảo sát và đưa ra các mục tiêu, kế hoạch tổng hợp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị thành viên.
* Phòng tư vấn đầu tư: Làm dịch vụ tư vấn trong và ngoài nước, xây dựng và biên soạn các dự án đầu tư ngắn và dài hạn, thực hiện các công tác tư vấn cho các đơn vị trong và ngoài ngành.
* Phòng kỹ thuật: có chức năng kiểm tra, giám sát về mặt kỹ thuật các dây chuyền sản xuất, chế biến của Tổng công ty; tham mưu cho ban lãnh đạo khi nhập máy móc thiết bị sản xuất của nước ngoài.
* Phòng xức tiến thương mại: nghiên cứu, thu thập, xử lý thông tin liên quan đến thị trường xuất khẩu, tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế để giới thiệu sản phẩm...
* Trung tâm KCS: kiểm tra chất lượng hàng xuất nhập khẩu, phối hợp quản lý chất lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh, triển khai các nhiệm vụ liên quan đến công tác tiêu chuẩn, đo lường chất lượng sản phẩm.
* Các đơn vị thành viên (21 doanh nghiệp nhà nước): tiến hành sản xuất kinh doanh theo kế hoạch chung và chỉ thị của Tổng công ty đề ra, trợ giúp cho Tổng công ty trong việc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh nhất định. Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập.
* Các đơn vị liên doanh: thực hiện liên doanh, liên kết với các tổ chức và đơn vị khác để tiến hành các công việc sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận của hoạt động liên doanh được tính vào lợi nhuận của Tổng công ty.
* Văn phòng đại diện nước ngoài: thay mặt cho Tổng công ty ở nước ngoài tiến hành các công việc như nghiên cứu thị trường, tìm bạn hàng, ký kết hợp đồng xuất khẩu và các hoạt động xúc tiến thương mại khác để hỗ trợ công tác xuất khẩu khác của Tổng công ty, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng mà Tổng công ty đã ký kết với các đối tác.
II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN VIỆT NAM:
Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến ngành rau quả. Được sự chỉ đạo, giúp đỡ trực tiếp của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng công ty đã hoàn thành thắng lợi giai đoạn I chương trình phát triển rau quả (1995 - 2000). Kết quả giai đoạn này là bước tạo đà cho sự nhảy vọt của ngành rau quả trong những năm tiếp theo.
Từ khi thành lập tuy gặp không ít những khó khăn do thời tiết bất lợi, giá cả rau quả trên thị trường thế giới lên xuống thất thường, thị trường truyền thống của Tổng công ty là Liên Xô tan rã,... nhưng Tổng công ty không ngừng đổi mới và hoàn thiện phương thức sản xuất kinh doanh, vươn lên trở thành đơn vị đứng đầu ngành về sản xuất rau quả.
1. Mặt hàng xuất khẩu:
1.1. Các sản phẩm rau quả xuất khẩu:
- Sản phẩm rau quả tươi: Là các sản phẩm rau quả được làm sạch để xuất khẩu. Các sản phẩm này giữ nguyên hương vị tự nhiên, đặc trưng của từng loại rau quả. Các sản phẩm rau quả tươi xuất khẩu của Tổng công ty rất đa dạng, bao gồm: chuối, dứa, cam, bưởi, xoài, dưa hấu, đu đủ, vải, nhãn, thanh long, chôm chôm, bắp cải, cà rốt, cà chua, dưa chuột...
- Sản phẩm đông lạnh: Là các sản phẩm rau quả được làm sạch và được bảo quản ở nhiệt độ thấp giữ cho rau quả tươi lâu. Sản phẩm này hầu như vẫn giữ được hương vị và chất lượng như sản phẩm tươi ban đầu. Các sản phẩm rau quả đông lạnh xuất khẩu là: dứa khoanh, dứa miếng, đậu và rau.
- Sản phẩm muối và dầm dấm: Là các sản phẩm rau quả được làm sạch, dùng dấm, muối và một số gia vị làm phụ gia. Sản phẩm này có thể để nguyên hình hoặc gọt vỏ nhưng vẫn giữ được hình dạng của rau quả ban đầu. Tổng công ty đã đưa ra thị trường thế giới những sản phẩm muối và dầm dấm “đặc sản” như: dưa chuột muối, dưa chuột dầm dấm, mơ muối, ớt muối, nấm muối...
- Sản phẩm sấy khô và gia vị: Sản phẩm này cũng là các loại rau quả và cây gia vị được làm sạch, sấy khô và chế biến theo công thức nhất định. Ví dụ, hạt tiêu bột, ớt bột,...
- Sản phẩm đóng hộp: dứa hộp, vải hộp, nước dứa, nước chuối, nước chôm... Sản phẩm đóng hộp có nhiều loại:
+ Nước quả tự nhiên (nguyên chất): Là sản phẩm mà thành phần chủ yếu là dịch quả, trong đó có một phần thịt quả hoặc không chứa thịt quả. Nước quả tự nhiên có hàm lượng dinh dưỡng cao, có màu sắc tự nhiên và hương vị của nguyên liệu.
+ Necta quả: Là nước do quả đục ra, nước quả nghiền hoặc nước quả với thịt quả dạng sệt, chế biến bằng cách chà mịn những loại quả khó lấy dịch như: chuối, xoài, đu đủ, mãng cầu,... Đây cũng là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao do chứa thành phần quả là chủ yếu.
+ Nước quả cô đặc: Là nước quả ép, lọc trong rồi cô đặc tới hàm lượng chất khô. Có thể coi nước quả cô đặc là một dạng bán chế phẩm để chế biến nước giải khát, rượu vang quả, rượu mùi, kem,...
+ Xirô quả: Là nước quả được pha thêm đường.
+ Squash quả: Tương tự như Xirô quả nhưng chứa nhiều thịt quả hơn, ở dạng đặc sánh hơn.
+ Nước quả lên men: Được chế biến bằng cách cho nước quả lên men rượu.
+ Bột quả giải khát: Gồm bột quả hoà tan và không hoà tan.
+ Nước quả giải khát: Thành phần chủ yếu là dịch quả, cộng với đường, axít thực phẩm, màu thực phẩm và hương liệu.
Trong các sản phẩm rau quả xuất khẩu của Tổng công ty thì dứa là một mặt hàng chủ lực có vai trò quan trọng, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này hàng năm chiếm tới 60 - 70% trong các sản phẩm chế biến và đóng hộp và khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty. Sản phẩm dứa của Tổng công ty có chất lượng cao, có uy tín tốt với một số khách hàng truyền thống và giá cả luôn có xu hướng mềm dẻo hơn nên thị trường xuất khẩu ngày càng được củng cố và mở rộng. Đây là mặt hàng xuất khẩu đem về cho Tổng công ty một khối lượng ngoại tệ lớn hàng năm.
Bảng 9: Tình hình xuất khẩu dứa giai đoạn 1997 - 2002
Năm
Tổng kim ngạch xuất khẩu (USD)
Kim ngạch xuất khẩu dứa (USD)
Tỷ trọng (%)
1997
22.924.210
4.408.895
19,23
1998
21.058.647
4.119.000
19,56
1999
20.098.091
4.256.354
21,18
2000
22.431.704
3.546.785
15,81
2001
25.176.378
5.124.548
20,35
2002
26.079.938
5.607.187
21,50
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Rau quả Việt Nam 1997 - 2002
Dứa là một loại quả nhiệt đới có nguồn dinh dưỡng cao, có hương vị đậm đà, thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng. Nhu cầu tiêu thụ dứa tươi, dứa hộp và nước dưa trên toàn thế giới ngày càng tăng. Dứa là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Tổng công ty. Sản xuất, chế biến và xuất khẩu dứa là thế mạnh của Tổng công ty.
Bảng 10: Diện tích, sản lượng, năng suất dứa giai đoạn 2000 - 2003
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003 (KH)
Diện tích (ha)
1.691
2.976
4.274
4.898
Sản lượng (tấn)
5.222
26.918
38.406
51.800
Năng suất (tấn/ha)
9,002
9,045
8,986
10,576
Nguồn: Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam
Có thể nói các sản phẩm dứa xuất khẩu của Tổng công ty rất phong phú và đa dạng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường. Các sản phẩm dứa xuất khẩu của Tổng công ty bao gồm: dứa tươi nguyên quả, dứa chế biến (dứa khoanh, dứa rẻ quạt, dứa miếng, dứa nghiền, nước dứa, nước dứa cô đặc). Nước dứa cô đặc là sản phẩm mới của Tổng công ty. Bước sang năm 2001 - 2002, Tổng công ty bắt đầu sản xuất và xuất khẩu nước dứa cô đặc - là loại nước dứa ép tinh khiết, cô đặc sau đó đóng hộp dùng để làm dứa nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm khác từ dứa. Nước dứa cô đặc được sản xuất tại hai cơ sở với trang thiết bị hiện đại là Công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu Kiên Giang và Công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao.
Năm 2001, khối lượng dứa xuất khẩu là 6.569,93 tấn, chiếm 22,3% tổng khối lượng sản phẩm rau quả xuất khẩu của toàn Tổng công ty. Năm 2003, Tổng công ty xuất khẩu được 6.961,12 tấn dứa, đạt kim ngạch 5.607.187 USD.
Các sản phẩm dứa của Tổng công ty được xuất sang nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc, Xingapo, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Đức...
1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu:
Sản phẩm và chủng loại sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thoả mãn nhu cầu hay ước muốn của khách hàng. Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới, trong những năm gần đây, Tổng công ty đã rất quan tâm đến việc đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh và mặt hàng kinh doanh. Sự đa dạng này thể hiện ở cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Tổng công ty: nhóm sản phẩm rau quả xuất khẩu tuy vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng có xu hướng giảm dần; tỷ trọng của nhóm hàng gia vị, nông sản thực phẩm chế biến và hàng hoá khác như ớt bột, tỏi bột, hồi, quế, hạt sen, hạt điều có xu hướng tăng lên.
Bảng 11: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo nhóm hàng rau quả
Đơn vị: %
Nhóm hàng
Thời kỳ
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
88 - 90
91 - 95
Rau quả tươi
17,4
9,2
3,98
4,15
4,42
Rau quả hộp
25,6
38,24
29,31
29,46
30,21
Rau quả sấy muối
16,1
15,9
11,16
14,72
15,87
Rau quả đông lạnh
21,1
3,76
0,18
0,20
0,38
Tổng
80,2
67,1
44,63
48,53
50,88
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
Rau quả, Nông sản Việt Nam
Qua bảng số liệu có thể nhận xét về tình hình xuất khẩu các nhóm hàng rau quả của Tổng công ty như sau:
- Rau quả hộp và rau quả sấy muối: chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty và tỷ trọng này có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2002, rau quả hộp chiếm tới 30,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty, rau quả sấy muối chiếm 15,9%. Điều này cho thấy sản phẩm rau quả hộp và rau quả sấy muối là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tổng công ty. Các sản phẩm rau quả hộp và rau quả sấy muối của Tổng công ty được rất nhiều người tiêu dùng nước ngoài yêu thích, nhất là sản phẩm dứa hộp và vải hộp. Những mặt hàng này đã thâm nhập được vào các thị trường “khó tính” như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản. Như vậy, chất lượng sản phẩm đồ hộp và sản phẩm sấy muối của Tổng công ty đã được thị trường thế giới chấp nhận.
- Rau quả tươi: Mặt hàng này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty, thường chỉ ở mức 4%. Chất lượng rau tươi xuất khẩu của Tổng công ty thấp: không đồng đều về kích thước, hình dáng; chưa đáp ứng được các yêu cầu về màu sắc, độ tươi, độ sáng; không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Về khối lượng, Tổng công ty nhiều khi không đáp ứng được những hợp đồng lớn và đột xuất. Trước đây, mặt hàng rau tươi chủ yếu được xuất sang thị trường Liên Xô và Đông Âu nhưng nay thị trường này bị thu hẹp, đội tàu biển chuyên dụng không duy trì được nữa nên Tổng công ty gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các vùng rau chuyên canh rau tươi chưa được chú trọng đầu tư và phát triển nên Tổng công ty thiếu nguồn hàng đủ tiêu chuẩn phục vụ xuất khẩu. Đây là những nguyên nhân chính làm cho mặt hàng rau tươi chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty trong thời gian qua.
- Rau quả đông lạnh: Đây là nhóm hàng có tỷ trọng giảm mạnh nhất. Nếu như thời kỳ 1988 - 1990, xuất khẩu rau quả đông lạnh chiếm 21,1% tổng kim ngạch xuất khẩu thì năm 2002, mặt hàng này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty (0,38%). Điều này phản ánh thực tế yếu kém của Tổng công ty trong công tác bảo quản rau quả. Hầu hết máy móc, thiết bị của Tổng công ty được trang bị từ những năm 60, 70 nên đều đã cũ kỹ, lạc hậu, không cho phép bảo quản rau quả trong thời gian dài. Vì vậy, nhóm hàng rau quả đông lạnh chưa phát huy được thế mạnh.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu là rất cần thiết để Tổng công ty có thể tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, việc suy giảm tỷ trọng mặt hàng rau quả xuất khẩu - mặt hàng vốn là sở trường và thế mạnh của Tổng công ty là một điều đáng phải quan tâm.
2. Kim ngạch xuất khẩu:
Trong những năm qua, Tổng công ty đã có rất nhiều cố gắng để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Các đơn vị thành viên đều nỗ lực tìm kiếm thị trường, linh hoạt trong kinh doanh cùng với sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo Tổng công ty, nhìn chung tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nói chung và kim ngạch xuất khẩu nói riêng đều tăng lên đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty qua các năm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 12: Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty 1997 - 2002
Năm
Tổng kim ngạch XNK
(USD)
Kim ngạch XK
(USD)
Tỷ trọng (%)
1997
1998
1999
2000
2001
2002
38.065.735
40.456.522
39.128.525
43.041.410
60.478.714
70.780.489
22.924.201
21.058.647
20.098.091
22.431.704
25.176.378
26.079.938
60,22
52,05
51,36
52,12
41,63
36,85
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
Rau quả, Nông sản Việt Nam
Giai đoạn 1997 - 2000, kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty, thường chiếm trên 51%. Kim ngạch xuất khẩu luôn lớn hơn kim ngạch nhập khẩu nên Tổng công ty đã đem về một lượng ngoại tệ đáng kể, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, giai đoạn 2001 - 2002, tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu có chiều hướng giảm sút. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu chỉ chiếm 41,63% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, năm 2002 tiếp tục giảm xuống còn 36,85%. Nguyên nhân chính của sự giảm sút này là do giá rau quả trên thị trường thế giới luôn ở mức thấp; sức mua của một số thị trường như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Inđônêxia... kém hơn những năm trước; cạnh tranh trong và ngoài nước ngày càng gay gắt, nhiều sản phẩm rau quả các loại của Thái Lan, Trung Quốc, Inđônêxia chào giá thấp hơn so với giá của Tổng công ty. Bên cạnh đó, giá một số vật tư, nguyên liệu, năng lượng và cước vận tải cũng tăng làm tăng giá thành của các sản phẩm xuất khẩu dẫn đến giảm sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Năm 2003 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam, đó là sự sáp nhập hai Tổng công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh mặt hàng rau quả, nông sản xuất khẩu. Với việc hình thành Tổng công ty Rau quả, Nông sản, hi vọng trong năm 2003 ngành sản xuất và kinh doanh rau quả Việt Nam sẽ gặt hái được những thành công lớn. Tổng công ty đã đề ra kế hoạch cho năm 2003 là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 144,3 triệu USD, trong đó xuất khẩu 77,4 triệu USD (chiếm 53,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu). Xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch 42 triệu USD.
3. Thị trường xuất khẩu:
Định hướng chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian tới là “ra sức tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong tổ chức ASEAN, không ngừng củng cố quan hệ với các nước bạn truyền thống, coi trọng quan hệ với các nước phát triển và các trung tâm kinh tế - chính trị trên thế giới” (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII). Đối với Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có, Tổng công ty có chính sách phát triển thị trường xuất khẩu rau quả theo hướng đa phương hoá thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, xác định được mặt hàng xuất khẩu chủ lực có khối lượng và tỷ trọng kim ngạch lớn, ổn định. Bên cạnh đó, Tổng công ty cũng chú trọng thị trường trong nước.
Trong thời kỳ bao cấp, việc sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu và sản xuất như thế nào đều do Nhà nước quyết định. Các doanh nghiệp chỉ việc thực hiện theo kế hoạch Nhà nước giao mà không quan tâm đến thị trường hay nhu cầu của người tiêu dùng. Ngày nay, khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh, phấn đấu tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh đó. Trong điều kiện cạnh tranh như vậy thì vấn đề thị trường tiêu thụ đóng vai trò quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thị trường thì có sản xuất kinh doanh nhưng thị trường ấy luôn biến động theo nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, đặc biệt là thị trường nước ngoài. Do đó, việc mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu là một yếu tố rất quan trọng.
Trong sản xuất kinh doanh, Tổng công ty luôn quan tâm đến việc giữ vững và mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm của mình. Nếu như giai đoạn 1988 - 1990, Tổng công ty mới chỉ quan hệ buôn bán với 18 nước trên thế giới (chủ yếu là Liên Xô và Đông Âu) thì đến năm 2000, hàng hoá của Tổng công ty đã được xuất đi 44 nước trên thế giới. Năm 2002, Tổng công ty đã ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu với 48 nước. Tuy nhiên, thị trường chưa ổn định, có năm thêm được thị trường này thì lại mất thị trường kia. Kim ngạch xuất khẩu vào từng thị trường không lớn và cũng luôn thay đổi, lúc tăng lên, khi giảm xuống thất thường nhưng có thể nói đây là một kết quả tốt đẹp của sự nỗ lực đa dạng hoá thị trường và sự cố gắng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành...
3.1. Về thị trường xuất khẩu tại chỗ:
Từ khi đất nước ta thực hiện nền kinh tế mở, thị trường xuất khẩu tại chỗ ngày càng mở rộng. Thị trường này bao gồm:
- Hệ thống khách sạn cao cấp (4 sao và 5 sao) ở những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu...Chẳng hạn như khách sạn Daewoo, Sofitel Metropole, Melia, Nikko, Horizon...(ở Hà Nội); Rex, New World Sài Gòn, Majestic, Caravelle, First Hotel...(ở Thành phố Hồ Chí Minh). Người tiêu dùng tại các khách sạn này chủ yếu là chính khách, khách tham gia các Hội nghị Quốc tế, nhà doanh nghiệp, khách du lịch...
- Hệ thống cửa hàng, siêu thị ở các đô thị lớn, khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung có nhiều người nước ngoài sinh sống và thường trú dài hạn tại Việt Nam.
- Hệ thống khu chế xuất: đây là hệ thống quan trọng, nhập khẩu nhiều rau quả làm nguyên liệu chế biến sản phẩm xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu tại chỗ đang tiêu thụ một lượng khá lớn rau quả. Nếu Tổng công ty chiếm được thị phần lớn trong thị trường này thì kim ngạch xuất khẩu rau quả tại chỗ cũng không kém nhiều so với kim ngạch xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, Tổng công ty có thể tăng tỷ lệ rau quả tươi và đông lạnh trong cơ cấu xuất khẩu rau quả vì thị trường tại chỗ khắc phục được nhược điểm về hệ thống bảo quản, tàu vận chuyển chuyên dụng.
3.2. Thị trường nước ngoài:
Một số thị trường trọng điểm của Tổng công ty:
*Thị trường Trung Quốc: Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam nói chung và của Tổng công ty nói riêng. Xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty. Trung Quốc đang có nhu cầu nhập khẩu một khối lượng lớn các loại rau quả tươi của Tổng công ty như: dưa chuột, khoai tây, đậu quả các loại, măng tây, cà chua, gừng, tỏi, ớt, nghệ... Ngoài việc phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước, Trung Quốc còn chế biến và xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới. Nhiều lô hàng của Tổng công ty xuất sang Trung Quốc được tái xuất sang thị trường khác với giá cao gấp 2 - 3 lần giá xuất khẩu của Tổng công ty. Điều này chứng tỏ là năng lực chế biến của Tổng công ty còn nhiều hạn chế dẫn đến không đạt hiêu quả kinh tế cao. Về lâu dài, Trung Quốc vẫn sẽ là bạn hàng quan trọng của Tổng công ty do Trung Quốc là một thị trường lớn và có vị trí địa lý sát với Việt Nam. Vì vậy, Tổng công ty gặp rất nhiều thuận lợi khi xuất khẩu rau quả sang thị trường này. Các mặt hàng rau quả của Tổng công ty xuất sang Trung Quốc có thể chuyên chở bằng đường bộ, đường sắt, chi phí vận chuyển hàng hoá không cao. Bên cạnh đó, các yêu cầu về kiểm định, kiểm dịch thực phẩm của Trung Quốc không khắt khe như những thị trường khác. Tuy nhiên, Tổng công ty cũng gặp một số khó khăn khi tiếp cận thị trường này đó là Trung Quốc đang áp dụng mức thuế nhập khẩu khá cao và chính sách phi thuế quan tương đối chặt chẽ. Hiện tại, thuế suất trung bình phổ thông đối với các loại rau đang ở mức 70% (thuế suất MFN tương ứng là 13%). Một số mặt hàng như nấm, măng, hành khô hoặc sơ chế, có thuế suất phổ thông cao hơn, khoảng 80 - 90%. Riêng các loại quả tươi, khô có thuế suất cao hơn. Thuế suất phổ thông lên tới 100% (thuế suất MFN trung bình đối với quả khoảng 30 - 50%). Hàng xuất khẩu của Tổng công ty sang Trung Quốc hiện đang được hưởng mức thuế MFN. Mặc dù vậy, đây vẫn là mức thuế khá cao và hiện đang là rào cản lớn nhất của Tổng công ty trong việc chiếm lĩnh thị trường với gần 2 tỷ dân này.
*Thị trường Nga: Nga là thị trường truyền thống của Tổng công ty. Thời kỳ đầu (1988 - 1991), kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nga (Liên Xô trước đây) chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty. Năm 1991, do khủng hoảng kinh tế, chính trị ở các nước thuộc Hội đồng tương trợ kinh tế cũ nên Chương trình hợp tác rau quả Việt - Xô không còn nữa, Tổng công ty gần như mất hoàn toàn thị trường truyền thống của mình. Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu sang Nga chỉ chiếm khoảng 6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty. Tuy kim ngạch xuất khẩu giảm nhưng phần xuất khẩu ngoài phần xuất khẩu trả nợ có xu hướng tăng lên, do Tổng công ty đã đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu như: dứa khoanh hộp, măng hộp, dưa chuột dầm dấm, nước dứa đông lạnh... Ngoài ra, trong thời gian qua, Tổng công ty đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu sang Nga theo hướng:
+ Hợp tác xây dựng cơ sở liên doanh sản xuất tương ớt và chuối sấy để xuất khẩu sang Nga.
+ Hợp tác với công ty KOMPO để xây dựng cơ sở liên doanh sản xuất hàng sấy. Tiếp tục tiến hành đàm phán để thành lập công ty liên doanh tại KRASNODAR, công ty cổ phần tại Matxcơva.
+ Tổ chức xúc tiến bán hàng tại Nga thông qua đại diện của Tổng công ty tại Matxcơva. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận này là giới thiệu sản phẩm của Tổng công ty; nghiên cứu, dự báo tình hình thị trường cũng như bạn hàng và thực hiện ký kết hợp đồng.
+ Khôi phục thị trường rau quả tươi vùng Viễn Đông (Nga)
Tổng công ty vẫn xác định “Nga là thị trường rau quả lớn”. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để lấy lại phần tham gia của Tổng công ty vào thị trường Nga. Trong tương lai, hoạt động xuất khẩu sang thị trường này sẽ thuận lợi hơn nhiều khi Nhà nước tháo gỡ những khó khăn trong cơ chế thanh toán quốc tế với Nga.
*Thị trường Nhật Bản: Đây là một “khách hàng khó tính”; yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bao bì nhãn mác rất khắt khe. Tuy nhiên, người Nhật cũng sẵn sàng trả giá cao đối với những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của họ. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty sang thị trường Nhật Bản không ổn định. Các chủng loại rau quả của Tổng công ty xuất sang thị trường Nhật Bản là cải bắp, dưa chuột, khoai tây, cà chua, nấm, dứa, chuối, dưa hấu, thanh long, gừng, nghệ, tỏi... Nhật Bản là thị trường có nhiều tiềm năng. Hàng năm Nhật Bản có nhu cầu tiêu thụ một khối lượng lớn rau quả. Người Nhật ăn thức ăn tươi thường xuyên hơn các dân tộc khác, trong đó rau quả tươi là món ăn không thể thiếu. Vì vậy, Tổng công ty luôn xác định đây là một trong những thị trường trọng điểm và cần có các biện pháp hiệu quả để thâm nhập.
* Thị trường Đài Loan, Hàn Quốc: Hàn Quốc và Đài Loan là hai thị trường lớn với thị hiếu tương đối đa dạng. Hàng năm, Tổng công ty xuất một khối lượng lớn rau quả nhiệt đới sang hai thị trường này. Đài Loan là thị trường trung gian cho rất nhiều sản phẩm rau quả của Tổng công ty sang các thị trường Âu, Mỹ và Đông Á. Thị trường Đài Loan không đòi hỏi cao về chất lượng. Tuy nhiên, thâm nhập vào hai thị trường này không phải là dễ vì hai vùng lãnh thổ này duy trì tập quán buôn bán với bạn hàng truyền thống, mức độ bảo hộ cao và hệ thống quản lý nhập khẩu rất phức tạp.
* Thị trường Xingapo: Đây là thị trường xuất khẩu lớn của Tổng công ty, đã làm ăn lâu dài với Tổng công ty ngay từ khi Tổng công ty mới thành lập. Thị trường này yêu cầu về chất lượng không khắt khe nhưng đòi hỏi giá cả hạ. Có thể nói
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài- HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.doc