Khóa luận hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm cho xí nghiệp 7 trực thuộc agifish

Tài liệu Khóa luận hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm cho xí nghiệp 7 trực thuộc agifish: ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ YẾN OANH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM CHO XÍ NGHIỆP 7 TRỰC THUỘC AGIFISH Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 6/2008 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM CHO XÍ NGHIỆP 7 TRỰC THUỘC AGIFISH Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh Lớp: DH5TC MSSV: DTC041752 GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương Long Xuyên, tháng 6/2008 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: Th.s Võ Nguyên Phương Người chấm, nhận xét 1:...................................... Người chấm, nhận xét 2:..................................... Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm ….. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚ...

pdf48 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 998 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm cho xí nghiệp 7 trực thuộc agifish, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ YẾN OANH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM CHO XÍ NGHIỆP 7 TRỰC THUỘC AGIFISH Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 6/2008 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM CHO XÍ NGHIỆP 7 TRỰC THUỘC AGIFISH Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh Lớp: DH5TC MSSV: DTC041752 GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương Long Xuyên, tháng 6/2008 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: Th.s Võ Nguyên Phương Người chấm, nhận xét 1:...................................... Người chấm, nhận xét 2:..................................... Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm ….. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------ LỜI CÁM ƠN    Được sự quan tâm giúp đỡ của khoa Kinh Tế - QTKD và được sự chấp thuận của ban lãnh đạo Agifish trong hơn ba tháng thực tập, tôi đã vận dụng được những kiến thức tích lũy trong bốn năm học tại trường cùng những hoạt động thực tế tại tổ nghiệp vụ và phân xưởng F7 đã giúp tôi hoàn thành khóa thực tập của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn BGH nhà trường, khoa KT - QTKD, cám ơn Th.s Võ Nguyên Phương đã tận tình hướng dẫn và bổ sung thêm cho tôi nhiều kiến thức cần thiết. Đặc biệt tôi xin kính gửi những lời cám ơn chân thành nhất đến ban lãnh đạo F7 và các cô chú tổ nghiệp vụ đã giúp đỡ tôi trong suốt ba tháng qua, đặc biệt là cô Hoàng Yến (Giám Đốc F7), dì Mai Trang (TTNV) và chị Nhung (KCS) đã trực tiếp hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để tôi tiếp cận với thực tế công việc, giúp tôi có thêm nhiều kiến thức bổ ích để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Tôi rất chân thành cám ơn. Tuy nhiên, vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô cùng các cô chú tại F7 để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, tôi kính gửi đến quý thầy cô và các cô chú trong F7 những lời cám ơn chân thành cùng những lời chúc tốt đẹp nhất, chúc F7 hoàn thành nhiệm vụ - đạt hiệu quả cao trong sản xuất. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến Oanh TÓM TẮT NỘI DUNG ------o0o------ Đề tài này có tên: “Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm cho Xí nghiệp 7 trực thuộc Công ty Agifish”. Mỗi tổ chức muốn hoạt động được điều tất yếu cần có một bộ máy quản lý và để việc quản lý được diễn ra suông sẻ, đạt kết quả cần thiết phải có một hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm thật khoa học. Đề tài nghiên cứu của tác giả nhằm mục đích xây dựng được một hệ thống báo cáo hoàn chỉnh hơn góp phần mang lại hiệu quả sản xuất cao cho Xí nghiệp 7 (F7). Bài luận văn này bao gồm ba phần chính đó là: Thứ nhất: tác giả sẽ giới thiệu về cơ cấu tổ chức sản xuất của F7 và mối quan hệ giữa các bộ phận trong F7. Thứ hai: là tìm hiểu cách thức phân quyền quản lý tại F7. Phần cuối: là tìm hiểu hệ thống báo cáo sản xuất hiện tại cùng các yêu cầu về thông tin cần thiết để phục vụ cho việc hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm cho Xí nghiệp 7 trực thuộc Công ty Agifish. Để hiểu rõ hơn về các nội dung được trình bày trong bài viết, tác giả có vài ý được tóm tắt như sau: Xí nghiệp 7 là một xí nghiệp trực thuộc Công ty Agifish và được xem là tiền thân của Agifish. F7 có ba bộ phận trực thuộc đó là Ban Giám Đốc, Ban Điều Hành – KCS và tổ Nghiệp Vụ. Hệ thống báo cáo kế toán của Xí nghiệp 7 được vận hành như một mắc xích từ các bộ phận có trách nhiệm thấp nhất đến bộ phận có trách nhiệm cao nhất, tương ứng đó là từ các đội sản xuất và BGĐ. Sau quá trình mô tả và phân tích về cách phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận cùng hệ thống báo cáo đang được áp dụng tại các bộ phận trực thuộc F7. Nhìn chung, F7 đang sở hữu một hệ thống báo cáo khá hoàn chỉnh và sản xuất đạt hiệu quả tốt. Tác giả chỉ bổ sung thêm một vài chi tiết để hoàn thiện hơn hệ thống kế toán cho F7. Đó là: (1) Các bảng báo cáo cần được lập từ chính người quản lý của từng đội và cuối bảng cần có nhận xét sơ bộ về các kết quả đạt được và chưa đạt được trong ngày; (2) Cần xây dựng thêm bảng báo cáo chi tiết về các loại chi phí phát sinh để có kế hoạch sử dụng và kiểm soát hợp lý; (3) Việc xác định hiệu quả sản xuất cần xét thêm các loại chi phí đã phát sinh như chi phí đóng thùng, bao bì và các chi phí liên quan khác bên cạnh chi phí gia công. CHỮ VIẾT TẮT ----o0o---- AGIFISH CO Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Agifish An Giang BĐH – KCS Ban Điều Hành – KCS BGĐ Ban Giám Đốc BQ Bình quân EU Châu Âu F Xí nghiệp KTQT Kế toán quản trị MS Mã số NG. CON Nguyên con NL Nguyên liệu NV Nhân Viên PGĐ Phó Giám Đốc TK Thủ kho TP Thành Phẩm TTNV Truởng tổ Nghiệp Vụ VASEP Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam VCCI Phòng công nghiệp thương mại Việt Nam MỤC LỤC  PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................... 2 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 2 4. Nội dung nghiên cứu ...................................................................... 2 5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2 PHẦN NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Phân quyền trách nhiệm ................................................................................3 1.1.1. Khái niệm................................................................................................3 1.1.2. Sự cần thiết phải phân quyền quản lý.......................................................3 1.1.3. Phân loại phân quyền...............................................................................3 1.2. Kế toán trách mhiệm .....................................................................................4 1.2.1. Khái niệm................................................................................................4 1.2.2. Các trung tâm trách nhiệm .......................................................................4 1.2.3. Chức năng của hệ thống kế toán trách nhiệm ...........................................5 1.3. Báo cáo bộ phận ............................................................................................5 1.3.1. Khái niệm................................................................................................5 1.3.2. Đặc điểm thông tin của báo cáo bộ phận ..................................................5 1.3.2.1. Bộ phận và nhà quản lý bộ phận .....................................................5 1.3.2.2. Những đặc trưng của báo cáo bộ phận.............................................5 Chương 2. GIỚI THIỆU XÍ NGHIỆP 7 TRỰC THUỘC AGIFISH 2.1. Giới thiệu Agifish .........................................................................................7 2.2. Giới thiệu sơ lược F7.....................................................................................7 2.2.1. Cơ cấu tổ chức F7....................................................................................8 2.2.2. Qui trình sản xuất ....................................................................................9 Chương 3. KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM VÀ BÁO CÁO BỘ PHẬN TẠI XÍ NGHIỆP 7 3.1. Phân quyền quản lý tại F7 .............................................................................11 3.1.1. Ban Giám Đốc.........................................................................................11 3.1.2. Ban điều hành & KCS .............................................................................11 3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức ................................................................................12 3.1.2.2. Trách nhiệm và nhiệm vụ của BĐH – KCS.....................................12 3.1.3. Tổ Nghiệp Vụ..........................................................................................14 3.2. Hệ thống báo cáo của các bộ phận trực thuộc ................................................15 3.2.1. Các thông tin nhà quản lý cần..................................................................15 3.2.2. Các thông tin cần thiết cho việc lập báo cáo tại F7...................................17 3.2.2.1. Các thông tin cần thiết cho việc tính lương .....................................17 3.2.2.2. Các thông tin dùng cho việc báo cáo sản xuất .................................17 3.3. Đánh giá trung tâm trách nhiệm.....................................................................27 3.3.1. Cơ sở đánh giá trách nhiệm của các đội thuộc F7.....................................27 3.3.2. Đánh giá các trung tâm trách nhiệm của F7 .............................................27 3.3.2.1. F7 – trung tâm chi phí.....................................................................27 3.3.2.2. Đánh giá trung tâm trách nhiệm F7 .................................................28 Chương 4. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM CHO F7 THUỘC AGIFISH 4.1. Yêu cầu thông tin của nhà quản lý F7 ............................................................30 4.2. Hoàn thiện hệ thống báo cáo cho các bộ phận trực thuộc F7 ..........................30 PHẦN KẾT LUẬN 1. Kiến nghị .........................................................................................................36 2. Kết luận ..........................................................................................................37 HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KTTN CỦA F7 GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương TRỰC THUỘC AGIFISH SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 1 DANH MỤC BIỂU BẢNG -----o0o----- Bảng 3.1. PHIẾU GIAO NHẬN NGUYÊN LIỆU..................................................18 Bảng 3.2. PHIẾU GIAO NHẬN THÀNH PHẨM ..................................................19 Bảng 3.3. PHIẾU GIAO NHẬN PHỤ PHẨM ........................................................20 Bảng 3.4. BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ CHẾ BIẾN .............................................21 Bảng 3.5. BẢNG BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ CHẾ BIẾN .........................23 Bảng 3.6. BẢNG BÁO CÁO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT .........................................24 Bảng 3.7. BẢNG BÁO CÁO THÀNH PHẨM .......................................................26 Bảng 4.1. PHIẾU GIAO NHẬN NGUYÊN LIỆU..................................................33 Bảng 4.2. PHIẾU GIAO NHẬN THÀNH PHẨM CẤP ĐÔNG .............................34 DANH MỤC SƠ ĐỒ -----o0o----- Sơ đồ 1.1. HAI LOẠI PHÂN QUYỀN QUẢN LÝ.................................................4 Sơ đồ 2.1. SƠ ĐỒ TỔ CHÚC CỦA F7 – AGIFISH ...............................................8 Sơ đồ 3.1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA BĐH & KCS –F7...........................................12 Sơ đồ 3.2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA TỔ NGHIỆP VỤ - F7 ....................................14 Sơ đồ 3.3. SƠ ĐỒ VẬN ĐỘNG BÁO CÁO TRONG F7 .......................................15 Sơ đồ 3.4. SƠ ĐỒ VẬN ĐỘNG THÔNG TIN GIỮA CÁC ĐỘI ...........................18 Sơ đồ 4.1. HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM F7......................32 HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KTTN CỦA F7 GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương TRỰC THUỘC AGIFISH SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mỗi một tổ chức, đơn vị nào cũng thường do rất nhiều bộ phận hợp thành, để các bộ phận này hoạt động hiệu quả cần xây dựng cho nó một hệ thống quản lý hữu hiệu. Việc làm này càng trở nên cần thiết trong giai đoạn hiện nay, khi các doanh nghiệp đang gặp phải nhiều khó khăn như biến động về giá cả, dịch vụ và hàng hóa… việc củng cố và xây dựng hệ thống quản lý hữu hiệu để có cách giải quyết tốt hơn đang là điều quan trọng và cần thiết. Để thực hiện được điều đó, xây dựng được một hệ thống quản lý chặt chẽ và khoa học, cần sử dụng một trong những công cụ đắc lực nhất là kế toán quản trị (KTQT). KTQT cung cấp thông tin thích hợp, bên cạnh đó còn bằng cách vận dụng các kỹ thuật phân tích vào những tình huống khác nhau, để từ đó nhà quản trị có thể lựa chọn và ra quyết định thích hợp nhất. Mặt khác, các yêu cầu về thông tin phải gắn với các chức năng của nhà quản trị. Đối với chức năng lập kế hoạch, KTQT phải cung cấp các chỉ tiêu về số lượng và giá trị phù hợp. Đối với chức năng kiểm tra, KTQT cung cấp các thông tin theo mục tiêu quản lý đặt ra. Đối với chức năng điều hành, KTQT cung cấp thông tin về các chỉ tiêu hoạt động. Bên cạnh đó, kế toán trách nhiệm cũng là một trong những nội dung cơ bản của kế toán quản trị. Kế toán trách nhiệm mang lại rất nhiều lợi ích, nó giúp nhà quản lý cấp cao có nhiều thời gian hơn để lập các kế hoạch lâu dài, có điều kiện tốt hơn cho việc đánh giá trách nhiệm của từng cấp quản lý và có thể làm rõ được nguyên nhân yếu kém là do bộ phận nào, công đoạn nào. Càng ngày, kế toán trách nhiệm càng có vai trò và vị trí quan trọng trong quản lý ở các doanh nghiệp, chủ yếu là các tổng công ty với quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, cơ cấu tổ chức gắn với trách nhiệm của nhiều đơn vị, cá nhân. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish) hoạt động với qui mô khá lớn với cơ cấu tổ chức phân quyền theo bộ phận. Agifish có 4 xí nghiệp trực thuộc (F7, F8, F9, 360) và một công ty con (công ty cổ phần Denta) và trong từng xí nghiệp đó cũng tồn tại khá nhiều bộ phận trực thuộc. Hiện nay, Agifish vẫn là một trong những doanh nghiệp hàng đầu ngành thủy sản Việt Nam nhưng trong năm qua mức tăng trọng không cao, một trong những nguyên nhân khách quan là do công tác quản lý điều hành ở một số đơn vị trực thuộc có những biểu hiện trì trệ, chậm đổi mới trong tư duy. Trong đó, F7 là xí nghiệp được hình thành sớm nhất và được xem là tiền thân của Agifish. F7 được hình thành vào năm 1986 nên hệ thống máy móc đã có phần cũ kỹ cần tu sửa, bên cạnh đó, hệ thống quản lý trách nhiệm cũng cần được đánh giá và hoàn thiện sau cho hiệu quả và khoa học hơn. Xây dựng từ cái nhỏ vững chắc để có cái lớn bền vững hơn đó là lý do tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm cho Xí nghiệp 7 trực thuộc Công ty Agifish”. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KTTN CỦA F7 GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương TRỰC THUỘC AGIFISH SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 3 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá trách nhiệm quản lý của các bộ phận trực thuộc F7. - Xây dựng hệ thống báo cáo hiệu quả sản xuất nhằm có thể đánh giá trách nhiệm quản lý của các bộ phận trực thuộc F7. - Thông qua hệ thống báo cáo sản xuất có thể cung cấp những thông tin hữu hiệu cho nhà quản lý F7 trong việc thực hiện các chức năng quản trị như: hoạch định, điều hành và kiểm soát. 3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả để có cái nhìn tổng thể về: (1) Phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận thuộc F7; (2) Hệ thống báo cáo đang được áp dụng tại các bộ phận thuộc F7.  Phương pháp thu thập dữ liệu: - Dữ liệu thứ cấp: báo cáo bộ phận, sổ sách trực tiếp tại xí nghiệp, thông tin cần thiết từ sách báo, tạp chí và những văn bản liên quan. - Dữ liệu sơ cấp: phỏng vấn thu thập ý kiến của nhà quản lý F7 và các bộ phận thuộc F7.  Phương pháp xử lý dữ liệu: đối với các dữ liệu thu được, các phương pháp xử lý sau: tổng hợp, phân tích, đối chiếu so sánh. 4. Nội dung nghiên cứu Để hoàn thiện được hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm cho F7 trực thuộc Agifish nội dung chính cần quan tâm là: - Tìm hiểu cơ cấu tổ chức sản xuất của F7 và mối quan hệ giữa các bộ phận trong F7. - Tìm hiểu cách thức phân quyền quản lý tại F7. - Tìm hiểu hệ thống báo cáo sản xuất hiện tại và các yêu cầu về thông tin có thể sử dụng cho việc xây dựng báo cáo bộ phận tại F7 trực thuộc công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trách nhiệm quản lý và xây dựng báo cáo sản xuất cho F7, nên phạm vi nghiên cứu về không gian là F7 và các bộ phận trực thuộc F7. Số liệu minh họa được lấy vào ngày 27 tháng 3 năm 2008. Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 3 PHẦN NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Phân quyền trách nhiệm 1.1.1. Khái niệm Hầu hết các tổ chức thường được chia thành các đơn vị nhỏ hơn, những đơn vị nhỏ đó được gọi bằng những tên khác nhau như: khu vực, đơn vị kinh doanh, bộ phận…. Mỗi đơn vị có trách nhiệm riêng biệt và cần người quản lý có trách nhiệm, chuyên môn phù hợp. Các nhà quản lý của tổ chức nên đảm bảo các nhân viên của mình cố gắng làm việc và có trách nhiệm với công việc, nhằm đạt được những mục tiêu chung của tổ chức đề ra. Đây được xem là cách quản lý hiện đại khác hẳn với cách quản lý cũ là lãnh đạo thường độc đoán và ôm đồm tất cả công việc. Thay vào đó là sự phân chia trách nhiệm trong cách quản lý theo nền công nghệ thông tin mới - chuyên môn phù hợp trong từng lĩnh vực khác nhau và trong quan niệm về lãnh đạo cũng có sự thay đổi chủ yếu dựa trên khoa học và tri thức. 1.1.2. Sự cần thiết phải phân quyền quản lý Việc phân chia một tổ chức thành các đơn vị nhỏ hơn đem lại rất nhiều lợi ích, các lợi ích đó là: - Thứ nhất, sự phân chia trách nhiệm giúp tổ chức sử dụng chuyên môn của các nhà quản lý đúng hơn và khoa học hơn. - Thứ hai, việc trao quyết định cho từng cấp quản lý sẽ giúp ban quản lý cấp cao có nhiều thời gian hơn để lập các kế hoạch lâu dài và có điều kiện tốt hơn cho việc đánh giá trách nhiệm của từng cấp quản lý. - Thứ ba, giao trách nhiệm và quyền được ra quyết định cho từng cấp riêng biệt sẽ khuyến khích người quản lý quan tâm đến công việc của mình hơn từ đó sẽ có quyết định phù hợp nhất. Và đây cũng chính là một sự chuẩn bị khi được giao trách nhiệm ở vị trí cao hơn. 1.1.3. Phân loại phân quyền Sự phân chia một tổ chức lớn thành nhiều bộ phận nhỏ khác nhau sẽ dễ dàng hơn cho việc phân và qui trách nhiệm quản lý. Nhìn chung thì việc phân quyền quản lý mang lại khá nhiều lợi ích nhưng cũng tùy công việc mà có sự phân quyền hợp lý, tránh phân chia quá nhiều bộ phận làm giảm năng suất làm việc. Thông thường có hai loại phân quyền quản lý: theo địa lý và theo sản phẩm. - Theo địa lý: trụ sở chính hoặc các chi nhánh có thể đặt trong nuớc, ngoài nước hoặc phía bắc - phía nam và hoạt động dưới các hình thức khác nhau được pháp luật cho phép như: công ty liên doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân…và các công ty con trực thuộc. Từ các loại hình doanh nghiệp này sẽ hình thành các bộ phận trực thuộc và có sự phân quyền quản lý giữa các bộ phận. Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 4 - Tương tự theo từng sản phẩm sẽ hình thành các bộ phận quản lý. Từng sản phẩm có thể là tự sản xuất hoặc chỉ chế biến khi đã thành phẩm cũng có thể là chỉ gia công… từ đó sẽ hình thành các bộ phận quản lý phù hợp. Sơ đồ 1.1. HAI LOẠI PHÂN QUYỀN QUẢN LÝ THÔNG THƯỜNG 1.2. Kế toán trách nhiệm 1.2.1. Khái niệm Kế toán trách nhiệm là hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin cho các nhà quản lý, để đánh giá trách nhiệm quản lý của các nhà quản lý các cấp. Mỗi người trong một bộ phận có quyền chỉ đạo, quản lý đối với chi phí và thu nhập do đơn vị mình phát sinh. Trách nhiệm này thuộc về mọi người nhưng cuối cùng sẽ được người đứng đầu bộ phận đó tổng kết và báo cáo cho nhà quản lý cấp cao hơn. Công việc này đòi hỏi nhà quản lý bộ phận cần quan sát, thu thập, xử lý và điều hành bộ phận mình thật sự để có bảng báo cáo đúng nhất. 1.2.2. Các trung tâm trách nhiệm Cơ sở để thiết lập hệ thống kế toán trách nhiệm là mỗi bộ phận cần được xem như một trung tâm trách nhiệm riêng biệt. Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong một tổ chức mà các nhà quản lý phải tự chịu trách nhiệm đối với kết quả tài chính về các hoạt động của đơn vị mình phụ trách. Hiện nay, có ba trung tâm trách nhiệm phổ biến như: trung tâm chi phí, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Trong đó: - Trung tâm chi phí là trung tâm trách nhiệm chỉ có quyền điều khiển sự phát sinh của chi phí chứ không có quyền điều khiển sự phát sinh của thu nhập cũng như việc sử vốn đầu tư. - Trung tâm lợi nhuận là trung tâm có trách nhiệm cả về doanh thu và chi phí phát sinh ở đơn vị đó, do lợi nhuận bằng doanh thu trừ chi phí. - Trung tâm đầu tư là một trung tâm trách nhiệm trong một tổ chức mà có quyền điều khiển chi phí, thu nhập và cả việc sử dụng vốn. Ngoài nước Theo địa lý Theo sản phẩm Sản phẩm 1 Trong nước Sản phẩm 2 Sản xuất Chế biến Gia công Công ty con Các loại hình doanh nghiệp Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 5 1.2.3. Chức năng của hệ thống kế toán trách nhiệm Thành quả của mỗi trung tâm trách nhiệm sẽ được tổng hợp định kỳ trên một báo cáo thành quả. Báo cáo thành quả chỉ ra kết quả tài chính chủ yếu theo dự toán và thực tế phù hợp với loại trung tâm trách nhiệm liên quan. Và qua đó, báo cáo cũng chỉ ra sự chênh lệch giữa dự toán và thực tế. Các dữ liệu trong báo cáo sau khi đã loại trừ chi phí và doanh thu không kiểm soát được sẽ cung cấp thông tin giúp các nhà quản trị sử dụng để đánh giá trách nhiệm quản lý đối với các trung tâm trách nhiệm và kiểm soát được các hoạt động của tổ chức một cách có hiệu quả. Và các thông tin này cần được giải trình bởi chính người xây dựng nó, để qua đó giúp các nhà quản lý có thể hiểu được lý do nằm sau những thành quả đó. Mặc dù, kế toán trách nhiệm phân bổ quan trọng như nhau cho tất cả các bộ phận của một tổ chức, nhưng phạm vi trách nhiệm sẽ bắt đầu từ người có cấp quản lý thấp nhất và vận động ngược lên như một mắc xích. - Cấp trách nhiệm thấp nhất: là cấp trách nhiệm có nhiệm vụ lập báo cáo phản ánh số liệu kế hoạch, số liệu thực tế và các biến động của chi phí. - Cấp trách nhiệm trung gian: đây là cấp trách nhiệm của những người trưởng phòng. Cấp trách nhiệm này sẽ nhận được các bảng báo cáo chi tiết được thực hiện từ cấp trách nhiệm thấp nhất. Sau quá trình kiểm tra, phân tích và tập hợp thành báo cáo chung, người trưởng phòng sẽ chuyển báo cáo cho cấp trách nhiệm thứ nhất. - Cấp trách nhiệm thứ nhất: đây là cấp trách nhiệm thuộc về chủ tịch hay giám đốc bộ phận. Là người có trách nhiệm lớn nhất đối với tất cả các chi phí và các khoản thu nhập. 1.3. Báo cáo bộ phận 1.3.1. Khái niệm Các đơn vị trực thuộc của một tổ chức thường được gọi là các bộ phận. Báo cáo bộ phận là báo cáo được lập cho các bộ phận và cho tổng thể tổ chức. 1.3.2. Đặc điểm thông tin của báo cáo bộ phận 1.3.2.1. Bộ phận và nhà quản lý bộ phận Để có ích các báo cáo bộ phận phải cung cấp được thông tin đáp ứng hai nhu cầu: (1) Đánh giá sự đầu tư các nguồn lực của công ty cho các bộ phận; (2) Đánh giá thành quả quản lý của các nhà quản lý bộ phận. Một vài loại chi phí có thể liên quan đến một bộ phận, nhưng có thể hoàn toàn nằm ngoài ảnh hưởng của nhà quản lý bộ phận đó. Để đánh giá chính xác bộ phận như là một sự đầu tư các nguồn lực của công ty, các chi phí này nên được bao gồm trong các chi phí của bộ phận. Tuy nhiên, trong việc đánh giá thành quả của các nhà quản lý nói chung các chi phí này nên được loại trừ do nhà quản lý bộ phận không kiểm soát được nó. Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 6 1.3.2.2. Những đặc trưng của báo cáo bộ phận Báo cáo bộ phận có ba tính chất quan trọng: (1) Hình thức số dư đảm phí; (2) Chi phí có thể kiểm soát và không thể kiểm soát; (3) Báo cáo bộ phận chỉ ra thu nhập của nó. - Hình thức số dư đảm phí: ở các báo cáo này, chi phí khả biến được trừ khỏi doanh thu để được số dư đảm phí. Số dư đảm phí được sử dụng để trang trải các chi phí bất biến và phần còn lại sau đó là lợi nhuận trong kỳ. Doanh thu và biến phí thường được xác định trực tiếp cho từng bộ phận. Số dư đảm phí có ích cho việc dự đoán ảnh hưởng của những thay đổi khối lượng hoạt động đến lợi tức hoạt động. Những thay đổi về lợi tức hoạt động có thể được tính toán một cách nhanh chóng bằng cách nhân chênh lệch khối lượng sản phẩm tiêu thụ với số dư đảm phí đơn vị hoặc bằng cách nhân chênh lệch doanh thu với tỷ lệ số dư đảm phí. - Ở các báo cáo bộ phận, chi phí không chỉ được trình bày theo mô hình ứng xử của chi phí với khối lượng hoạt động, mà còn được trình bày theo mối quan hệ với khả năng kiểm soát của nhà quản lý bộ phận. Có những chi phí có thể kiểm soát được và cũng có những chi phí không thể kiểm soát được. Thông thường, những chi phí khả biến là những chi phí có thể kiểm soát được còn định phí thì không, vì trong thực tế rất khó phân biệt một cách rạch ròi khoản định phí nào thuộc sự kiểm soát của bộ phận nào... Định phí bộ phận là định phí phát sinh do sự tồn tại của một bộ phận và do đó có thể nhận diện cùng bộ phận đó. Như là chi phí quảng cáo cho riêng bộ phận, tiền lương của nhân viên quản lý bộ phận, khấu hao máy móc thiết bị dùng riêng cho bộ phận… Định phí chung là định phí không thể xác định cho từng bộ phận riêng biệt nào mà phát sinh do hoạt động chung. Ví dụ như quảng cáo cho biểu tượng của công ty, tiền lương nhân viên văn phòng công ty, khấu hao tài sản cố định phục vụ quản lý công ty… Việc phân biệt định phí bộ phận và định phí chung rất quan trọng trong báo cáo bộ phận do chỉ có định phí bộ phận mới chuyển đến các bộ phận còn định phí chung thì không. Tuy nhiên, trong việc lập báo cáo thu nhập bộ phận có một hạn chế đối với việc làm thế nào để có thể thực hiện việc phân bổ chi tiết chi phí, do những chi phí này không liên quan đến các hoạt động của một bộ phận nên chúng sẽ được phân bổ cho các bộ phận một cách tùy tiện. Từ đó, nó có khả năng làm sai lệch thông tin lợi nhuận bộ phận. Vì lý do trên, nhiều tổ chức đã không thực hiện việc phân bổ chi phí chung trên báo cáo thu nhập bộ phận. - Báo cáo thu nhập bộ phận chỉ ra thu nhập toàn công ty và của từng bộ phận chủ yếu của nó. Trong đó, số dư bộ phận có thể kiểm soát là phần còn lại của số dư đảm phí sau khi trừ định phí có thể kiểm soát của nhà quản lý bộ phận. Chỉ tiêu này phản ánh thành quả quản lý của nhà quản lý bộ phận và là thước đo thành quả quản lý của nhà quản lý bộ phận. Số dư bộ phận hay còn được gọi là lợi nhuận: là phần còn lại của số dư bộ phận có thể kiểm soát sau khi trừ đi định phí không thể kiểm soát. Hay nói cách khác số dư bộ phận cũng chính là phần còn lại của số dư đảm phí bộ phận sau trừ đi tất cả định phí bộ phận bao gồm cả định phí có thể kiểm soát và không thể kiểm soát của nhà quản lý bộ phận. Chính vì vậy mà chỉ tiêu số dư bộ phận có thể được xem như là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh thành quả của việc đầu tư vào một bộ phận. Chương 2: GIỚI THIỆU F7 THUỘC AGF GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 7 Chương 2. GIỚI THIỆU XÍ NGHIỆP 7 THUỘC AGIFISH 2.1. Giới thiệu Agifish Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGIFISH CO) với tên giao dịch là ANGIANG FISHERIES IMPORT EXPORT JOINT STOCK COMPANY được thành lập từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là Công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang. Ngày 01/09/2001, Công ty Agifish chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần và được cấp giấy phép niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 8/3/2002. Năm 2000, Công ty Agifish được nhà nước tặng danh hiệu “Anh Hùng Lao Động” và đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong ngành thủy sản. Công ty Agifish là thành viên của hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), và phòng công nghiệp thương mại Việt Nam (VCCI). Agifish được phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường Châu Âu (EU) và các cộng đồng người hồi giáo trong và ngoài nước. Trên thị trường trong nước, sản phẩm Basa Agifish là “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” liên tục từ năm 2002 đến nay. Biểu tượng Vốn điều lệ: 128.592.880.000 đồng (Một trăm hai mươi tám tỷ năm trăm chín mươi hai triệu tám trăm tám mươi ngàn đồng). Địa chỉ: 1234 Trần Hưng Đạo, Thành Phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang. Điện thoại: (84.76) 852 939 – 852 368 – 852 783. Fax: (84.76) 852 202 Website: www.agifish.com.vn Email: agifish.co@agifish.com.vn 2.2. Giới thiệu sơ lược về Xí nghiệp 7 F7 là một bộ phận trực thuộc Công ty Agifish . Ban đầu có tên là xí nghiệp đông lạnh về sau do Agifish mở rộng thêm nhiều nhà máy sản xuất nên đổi tên là xí nghiệp 7 (F7). F7 được hình thành rất sớm vào những năm 80 và được xem là tiền thân của Agifish, F7 phụ trách sản xuất các mặt hàng chủ yếu từ cá tra - basa và các loại hàng lẻ khác. F7 có ba bộ phận trực thuộc là Ban Giám Đốc (BGĐ), Ban Điều Hành – KCS (BĐH – KCS) và tổ Nghiệp Vụ. Trong đó, bộ phận BĐH - KCS còn có bốn đội trực thuộc là: đội I, đội II, đội Xếp Khuôn và đội Thành Phẩm. Chương 2: GIỚI THIỆU F7 THUỘC AGF GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 8 Sơ đồ 2.1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA F7 – AGIFISH 2.2.1. Cơ cấu tổ chức F7 - Tổng cán bộ công nhân viên: 806 người - Quản lý sản xuất: 43 người - Lao động trực tiếp: 763 người (chia làm 4 đội) - Trình độ đại học: 20 người - Trình độ cao đẳng: 04 người - Trình độ trung cấp: 15 người Ban Giám Đốc: bao gồm một Giám Đốc và hai Phó Giám Đốc (PGĐ). Giám Đốc: lãnh đạo toàn diện các hoạt động sản xuất của xí nghiệp. Phó Giám Đốc Nhân Sự kiêm nhiệm trưởng ban phụ trách chung: trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra đảm bảo cho sản xuất đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả. Phó Giám Đốc Kỹ Thuật: triển khai, theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng, đảm bảo thành phẩm sản xuất đúng thời gian. BĐH – KCS: bao gồm đội I, đội II, đội Xếp Khuôn và đội Thành Phẩm. Ban Điều Hành: 2 người. KCS: 18 người. Đội I: chịu trách nhiệm tiếp nhận nguyên liệu, fillet và lạn da cá. Đội II: chịu trách nhiệm sửa cá và kiểm tra ký sinh trùng, phân loại cỡ loại. Đội Xếp Khuôn và đội Thành Phẩm: thực hiện các khâu còn lại trong qui trình sản xuất để được thành phẩm nhập kho. Tổ Nghiệp Vụ: gồm 12 người. Thực hiện các nghiệp vụ như: thống kê - kế toán, tổ chức - tiền lương. GIÁM ĐỐC ĐỘI II ĐỘI XẾP KHUÔN ĐỘI THÀNH PHẨM P. GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC TỔ NGHIỆP VỤ BĐH - KCS ĐỘI I Chương 2: GIỚI THIỆU F7 THUỘC AGF GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 9 2.2.2. Qui trình sản xuất Để sản xuất ra sản phẩm đảm bảo chất lượng về an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm soát được vi lượng kháng sinh có trong cá tra - basa. Hiện nay, F7 đang sử dụng qui trình công nghệ chế biến theo qui trình HACCP đối với sản phẩm cá tra - basa fillet và cá tra fillet (còn thịt đỏ) đông lạnh. Qui trình này gồm ba mươi hai bước:1 Tiếp nhận nguyên liệu  Cân1  Rửa1  Cắt tiết  Rửa2  Phân cỡ nguyên liệu  Fillet  Cân2  Rửa3  Lạn da  Cân3 Sửa cá  Kiểm  Cân4 Phân loại cỡ  Cân5 Kiểm tra ký sinh trùng  Rửa4  Quay Carnal  Kiểm cỡ loại  Cân6  Rửa5  Xếp khuôn  Chờ đông  Cấp đông  Tách khuôn  Mạ băng1  Tái đông  Mạ băng2  Bao gói PE  Đóng thùng Carton  Bảo quản. Tiếp nhận nguyên liệu (kích cỡ ≥ 350 gr/con): nguyên liệu được vận chuyển từ vùng nuôi về xí nghiệp, sau đó cá được vận chuyển qua hệ thống bơm kín đến nơi tiếp nhận nguyên liệu của xí nghiệp. Nguyên liệu đạt yêu cầu được cân1 và đưa vào phân xưởng qua máng nạp liệu để tiến hành rửa1. Rửa1 (không quá 2500 kg/mẽ) nhằm loại bỏ nhớt, tạp chất trước khi cắt tiết. Cắt tiết: là cắt động mạch chủ của cá để thu hồi tiết sau đó đem rửa2 với thời gian ngâm rửa từ 10 đến 20 phút. Tuỳ theo cỡ thành phẩm của từng khách hàng mà tiến hành phân loại cỡ sau đó tiến hành fillet. Fillet: trong quá trình fillet phải thao tác nhẹ nhàng, tránh làm vỡ nội tạng, giập cá, lạn sát vào xương để lấy hết phần thịt. Đối với cá fillet còn thịt đỏ thì phải lấy hết phần bụng và vây cá. Sau đó tiến hành cân2 nhằm xác định năng suất của từng người fillet. Rửa3: được rửa qua hai hồ: hồ một từ 40 đến 50 kg/lần; hồ hai từ 80 đến 100 kg/lần, nhiệt độ nước rửa từ 25 đến 280C. Sau khi rửa cá được chuyển qua lạn da. Lạn da (cho phép sót da từ 10 đến 15% diện tích bề mặt cá): cá được lạn da bằng máy chuyên dùng sau đó đem cân3 để xác định năng suất của từng người lạn da. Sửa cá (T0 sản phẩm từ 10 đến 150C): cá sau khi cân xong được gọt bỏ phần xương, thịt đỏ, mỡ trên miếng cá. Đối với cá fillet còn thịt đỏ thì sửa chỉ gọt bỏ phần xương, da còn sót trong quá trình lạn da, gọt bỏ bớt phần mỡ eo và lấy hết xương sụn ở phần bụng cá nếu có. Cá sẽ được đắp đá duy trì nhiệt độ từ 15 đến 190C. Sau đó sẽ được công nhân có tay nghề kiểm tra lại lượng mỡ, thịt đỏ và xương… Rổ cá đạt yêu cầu được đem cân4 nhằm xác định năng suất của người sửa cá. Phân loại cỡ: có ba loại: loại 1 màu trắng, loại 2: màu hồng nhạt, loại 3: màu vàng nhạt và có các cỡ sau: 60-120, 120-170, 170-220, 220-UP (gr/miếng) hoặc 2-3, 3- 5, 5-7, 7-9, 4-6, 6-8, 8-10, 10-12 (OZ/PC). Sau đó tiến hành cân5 để xác định hiệu quả sản xuất của đội sửa cá. Kiểm tra ký sinh trùng: sau khi cân xong, dùng bàn soi để kiểm tra và loại bỏ những miếng cá có ký sinh trùng. Rửa4 (T0 nước rửa <= 80C): rửa từ 80 đến 100 kg thay nước một lần, mỗi lần rửa không quá 5 kg sản phẩm. Sau đó được đưa vào quay Carnal (đối với sản phẩn có yêu cầu quay Carnal) và đưa qua kiểm tra cỡ loại (đối với sản phẩm không có yêu cầu). 1 Thực hiện theo chương trình quản lý chất lượng HACCP. Chương 2: GIỚI THIỆU F7 THUỘC AGF GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 10 Quay Carnal (nồng độ hóa chất: muối 0.2%, Carnal 1.5%, T0C <= 8%, thời gian quay từ 5 đến 7 phút, tỉ lệ dung dịch carnal/cá là 20%): nhằm hạn chế mất nước trong quá trình bảo quản sản phẩm, mỗi mẽ quay khoảng từ 100 đến 400 kg (cùng cỡ loại) tùy theo công suất của từng máy. Sau khi quay Carnal, cá được qua kiểm tra lại cỡ, loại. Cân6: sau khi kiểm tra cỡ loại xong, cá được cân theo qui cách từng hợp đồng. Đối với sản phẩm cấp đông tủ: cá được cân lên khuôn theo yêu cầu khách hàng, sau đó được rửa lại. Đối với sản phẩm băng chuyền IQF cân mỗi rổ 10 kg và rửa lại trước khi cho vào PE để chờ đông. Rửa5: (rửa không quá 5 kg/rổ) cá sau khi cân lên khuôn được rửa từng rổ qua 02 hồ, nhiệt độ nước rửa <=80C, thay nước sau mỗi 100 kg cá, sau đó để ráo nước và xếp khuôn. Đối với sản phẩm đông băng chuyền IQF, sau khi rửa cho cá vào PE (10 kg/PE) buộc kín miệng lại và cho vào bồn cách nhiệt để chờ đông. Xếp khuôn: xếp rời từng miếng cách nhau 1 PE sau đó chuyển khuôn cá vào kho chờ đông. Đối với sản phẩm cấp đông tủ mới thực hiện công đoạn xếp khuôn còn đối với sản phẩm yêu cầu đông băng chuyền IQF thì không thực hiện công đoạn này. Chờ đông: nhiệt độ từ -10C đến 40C, thời gian giao động trong 4 giờ, sau khi chờ đông sản phẩm được đưa vào cấp đông. Cấp đông: đối với băng chuyền IQF khi nhiệt độ tủ đạt <= -350C mới được cho cá vào cấp đông, sau đó mới tiến hành kiểm tra nhiệt độ trung tâm sản phẩm, nhiệt độ trung tâm sản phẩm phải nhỏ hơn hoặc bằng -180C. Thời gian cấp đông giao động trong 4 giờ nếu là đông tủ, từ 20 đến 40 phút nếu là đông băng chuyền. Sau cấp đông sẽ tiến hành tách khuôn riêng đối với hàng cấp đông băng chuyền không có công đoạn tách khuôn. Mạ băng1 có nhiệt độ nước từ 1 đến 30C, phần trăm mạ băng được xác định theo yêu cầu của khách hàng. Tái đông: chỉ áp dụng đối với sản phẩm đông IQF, tái đông để đảm bảo nhiệt độ sản phẩm đạt -180C trước khi qua mạ băng lần 2, mạ băng2 từ 20% trở lên. Bao gói PE: túi sản phẩm được hàn kín miệng hoặc xếp lớp hoặc gấp gọn miệng PE lại tuỳ theo qui cách. Đóng thùng Carton: đối với sản phẩm IQF 1 kg: đóng 5,10 hoặc 12 túi PE/thùng; đối với sản phẩm IQF 5 kg: đóng 1 hoặc 2 túi PE cá cùng cỡ loại cho vào một thùng Carton; đối với sản phẩm IQF 10 kg/thùng Carton và đối với dạng block: cho 1 hoặc 2 block/thùng Carton. Bảo quản: T0 kho bảo quản từ -20 đến ±20C. Chương 3: KTTN & BÁO CÁO BỘ PHẬN GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương TẠI XÍ NGHIỆP 7 SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 11 Chương 3. KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM VÀ BÁO CÁO BỘ PHẬN TẠI XÍ NGHIỆP 7 3.1. Phân quyền quản lý tại F7 F7 có ba bộ phận trực thuộc: Ban Giám Đốc, BĐH - KCS và tổ Nghiệp Vụ. Mỗi bộ phận có trách nhiệm và nhiệm vụ khác nhau nhưng nhìn chung các bộ phận này luôn hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để mang lại hiệu quả cao nhất cho xí nghiệp. 3.1.1. Ban Giám Đốc Ban Giám Đốc bao gồm một Giám Đốc và hai Phó Giám Đốc. Mặc dù, BGĐ không trực tiếp sản xuất nhưng họ là người phải có tinh thần trách nhiệm cao nhất và phải luôn sáng suốt đối với những quyết định của mình. Đứng trên cương vị là nhà quản lý, họ phải thực hiện tốt cả bốn chức năng của nhà quản trị là hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm soát. Trong đó: hoạch định là một quá trình đưa ra quyết định của nhà quản trị dựa trên dự báo phân tích sự kiện sẽ diễn ra, tổ chức là hình thức phân chia chức trách ngành và bộ phận, lãnh đạo là quá trình tác động của nhà quản trị đến nhân viên nhằm đẩy họ tự nguyện và nhiệt tình thực hiện các hoạt động cần thiết nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức, cuối cùng là kiểm soát - kiểm tra lại tất cả các việc đã thực hiện trong suốt quá trình quản lý của nhà quản trị. Ban Giám Đốc có trách nhiệm quản lý chung mọi mặt hoạt động sản xuất của xí nghiệp: tổ chức, điều hành, lên kế hoạch, theo dõi và kiểm tra tiến độ sản xuất của các đội; kiểm tra hiệu quả sản xuất hàng ngày; kiểm tra cải tạo sửa chữa máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất và các hạng mục công trình nhà xưởng đảm bảo sản xuất đạt chất lượng và sử dụng đúng công suất. Cuối cùng chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất đối với Ban Giám Đốc công ty. Ban Giám Đốc có quyền quyết định, xử lý mọi việc có khả năng phát sinh trong xí nghiệp như: - Có quyền ký kết hợp đồng sản xuất. - Có quyền xét duyệt khen thưởng - kỷ luật, cho thôi việc đối với nhân viên của mình. - Có quyền quyết định ký hợp đồng đối với công nhân mới và lên kế hoạch mở lớp đào tạo tay nghề, điều động, luân chuyển lao động và nhân viên giữa các bộ phận trong xí nghiệp. - Có quyền quyết định sản lượng, chi phí khoán cho từng bộ phận trực thuộc… 3.1.2. Ban đều hành & KCS BĐH - KCS gồm 20 người và có bốn đội trực thuộc: đội I, đội II, đội Xếp Khuôn và đội Thành Phẩm. Trong đó, BĐH chịu trách nhiệm chính về các khâu sản xuất, còn KCS chịu trách nhiệm kiểm tra về chất lượng, kỹ thuật, vệ sinh. Tuy nhiên, nhìn chung các công việc này điều gắn kết nhau, cùng nhau tạo thành một dây chuyền hoạt động sản xuất liên tục nhằm đạt đúng tiến độ, năng suất, bên cạnh đó còn phải đáp ứng đúng yêu cầu của từng hợp đồng đặt hàng nhằm mang lại hiệu quả cao cho xí nghiệp và công ty. Chương 3: KTTN & BÁO CÁO BỘ PHẬN GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương TẠI XÍ NGHIỆP 7 SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 12 3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức Ban điều hành - KCS BĐH - KCS gồm một trưởng ban, hai phó ban và bốn đội trực thuộc. Phó ban 1 phụ trách quản lý đội I và đội II, phó ban 2 phụ trách quản lý hai đội còn lại. Đội I, đội II, đội Xếp Khuôn được quản lý bởi một tổ trưởng và một KCS. Riêng đội Thành Phẩm được quản lý bởi ca trưởng hai ca thành phẩm, KCS thành phẩm và KCS HACCP. Sau đây là sơ đồ tổng quát về cơ cấu tổ chức của BĐH - KCS. Sơ đồ 3.1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA BĐH & KCS - F7 3.1.2.2. Trách nhiệm và nhiệm vụ của BĐH - KCS Trưởng ban phụ trách chung Trưởng ban phụ trách chung có trách nhiệm cao nhất trong BĐH - KCS. Chịu trách nhiệm chung về quản lý điều động nhân sự, kiểm tra, theo dõi, điều hành và lên kế hoạch cho các đội sản xuất. Phó BĐH - KCS (1) phụ trách các đội sản xuất Phụ tá cho trưởng ban chịu trách nhiệm kiểm tra về các khâu sản xuất như: chất lượng hàng của các đội sản xuất, nguyên liệu đạt và bán thành phẩm (BTP) đạt hàng ngày, kiểm tra việc thực hiện qui trình, qui phạm của các đội sản xuất, kiểm tra hàng mẫu sản xuất... BĐH - KCS Phó ban (1) Trưởng ban Phó ban (2) Đội II Đội I Đội Xếp Khuôn Đội Trưởng KCS Đội Thành Phẩm Ca Trưởng Hai Ca T.Phẩm KCS Thành Phẩm KCS HACCP Chương 3: KTTN & BÁO CÁO BỘ PHẬN GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương TẠI XÍ NGHIỆP 7 SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 13 Phó BĐH - KCS (2) phụ trách thành phẩm Chịu trách nhiệm về khâu thành phẩm: kiểm tra chất lượng hàng, mẫu mã, bao bì, kỹ thuật, vi sinh, nhiệt độ, thời gian chờ đông, thời gian cấp đông, nhiệt độ trung tâm sản phẩm, nhiệt độ sản phẩm xuất xưởng. Hàng ngày báo cáo cho trưởng BĐH bằng văn bản cụ thể. - Đội I chịu trách nhiệm các khâu: tiếp nhận nguyên liệu (NL), fillet và lạn da cá. Đội trưởng I: quản lý điều động nhân sự, vật tư, dụng cụ sản xuất trong đội. Kiểm tra hợp đồng nhận nguyên liệu và cung cấp đầy đủ nguyên liệu, bán thành phẩm cho các đội đúng thời gian và đạt chất lượng. KCS I: kiểm tra chất lượng nguyên liệu, cơ cấu kích cỡ nguyên liệu ở công đoạn tiếp nhận nguyên liệu và xử lý nguyên liệu. - Đội II chịu trách nhiệm chung về khâu định hình lại miếng cá đúng yêu cầu khách hàng như: sửa cá, kiểm tra ký sinh trùng, phân loại cỡ và loại cá. Đội trưởng II: chịu trách nhiệm quản lý chung đội II. Kiểm tra đảm bảo chất lượng, số lượng hàng thành phẩm, thời gian sản xuất. KCS II: chịu trách nhiệm về chất lượng các lô hàng đội sản xuất, nguyên liệu đạt và bán thành phẩm đạt, kiểm tra qui trình sản xuất, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh cá nhân và vệ sinh khu vực quản lý. Chịu trách nhiệm báo cáo công đoạn chế biến và ký sinh trùng. - Đội Xếp Khuôn chịu trách nhiệm khâu xếp khuôn, chờ đông, cấp đông và tách khuôn. Đội trưởng xếp khuôn: theo dõi hợp đồng sản xuất, kiểm tra cỡ, loại, trọng lượng hàng ngày. KCS xếp khuôn: chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm lên khuôn. Kiểm tra cỡ loại, trọng lượng thành phẩm, nhiệt độ các hồ rửa, nồng độ clorine và kiểm tra vệ sinh khu vực đội xếp khuôn, vệ sinh cá nhân, vệ sinh công nghiệp. - Đội Thành phẩm Ca trưởng hai ca thành phẩm Có trách nhiệm quản lý hàng thành phẩm đóng thùng, kiểm tra qui cách, mẫu mã, bao bì, qui trình đóng gói, sắp xếp bố trí hợp lý, theo dõi năng suất từng mặt hàng, kiểm tra kỹ thuật xây tụ hàng đồng thời kiểm tra máy móc thiết bị, quản lý vật tư bao bì, bảo quản dụng cụ sản xuất. KCS thành phẩm Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng, trọng lượng của từng thành phẩm đóng thùng, hàng mẫu, hàng yếu độ, hàng vi sinh và bánh lẻ. Kiểm tra nhiệt độ nước mạ băng, phần trăm mạ băng, kiểm tra nhiệt độ phòng chờ đông, kho cấp đông, thời gian chờ đông, thời gian cấp đông, và kiểm tra việc ra vào kho. KCS phụ trách HACCP Kiểm tra điều kiện sản xuất, máy móc thiết bị, nhiệt độ phân xưởng, nhiệt độ sản phẩm. Kiểm tra ghi chép các biểu mẫu, báo cáo kịp thời các hạng mục sửa đổi trên qui trình cũng như trên hồ sơ. Chương 3: KTTN & BÁO CÁO BỘ PHẬN GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương TẠI XÍ NGHIỆP 7 SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 14 3.1.3. Tổ Nghiệp Vụ Tổ Nghiệp Vụ gồm có 12 người. Công việc chủ yếu là thống kê - kế toán, tổ chức - tiền lương, tổ Nghiệp Vụ được quản lý chính bởi tổ trưởng và bốn tổ viên: (1) Nhân viên tổ chức; (2) Nhân viên thống kê kho lạnh; (3) Nhân viên phụ trách vật tư nguyên liệu; (4) Nhân viên thống kê chế biến. Dưới đây là sơ đồ bộ máy tổ chức của tổ Nghiệp Vụ. Sơ đồ 3.2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA TỔ NGHIỆP VỤ – F7 Với các công việc, trách nhiệm cụ thể như sau: - Tổ trưởng Có trách nhiệm quản lý nhân sự trong tổ, tổng hợp và phân tích các số liệu phát sinh và theo dõi thống kê định mức vật tư sử dụng trong phân xưởng. Cuối ngày, tổ trưởng có trách nhiệm lập báo cáo hiệu quả sản xuất trong ngày trình BGĐ xí nghiệp, BĐH – KCS, trưởng phòng Kế Hoạch và Điều Độ Sản Xuất. - Nhân viên phụ trách tổ chức Công việc chủ yếu là theo dõi hồ sơ cán bộ công nhân viên, báo cáo tình hình tăng giảm lao động của xí nghiệp, báo cáo tổng suất ăn giữa ca của công nhân cho phòng tổ chức công ty. Hàng ngày có nhiệm vụ tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc tính lương vào cuối tháng. - Nhân viên thống kê kho lạnh Cập nhật, tổng hợp số liệu, báo cáo kết quả chế biến của các đội sản xuất; theo dõi hợp đồng, đối chiếu số liệu xuất hàng luân chuyển giữa các xí nghiệp. Đồng thời theo dõi, cập nhật số liệu nhập xuất kho hàng ngày. Nhân viên phụ trách thống kê kho lạnh có trách nhiệm gởi các phiếu xuất nhập kho cho Ban Giám Đốc, tổ trưởng và các phòng ban khác có liên quan. TỔ NGHIỆP VỤ TỔ TRƯỞNG NHÂN VIÊN (NV) TỔ CHỨC NV THỐNG KÊ KHO LẠNH NV PHỤ TRÁCH VẬT TƯ NGUYÊN LIỆU NV THỐNG KÊ CHẾ BIẾN Chương 3: KTTN & BÁO CÁO BỘ PHẬN GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương TẠI XÍ NGHIỆP 7 SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 15 - Nhân viên phụ trách vật tư nguyên liệu Có trách nhiệm theo dõi số liệu nguyên liệu từ đầu vào đến số liệu thành phẩm xuất tiêu thụ, theo dõi vật tư bao bì, tính giá thành, đơn giá tiền lương cho mỗi loại sản phẩm. Cuối ngày gửi báo cáo cho Ban Giám Đốc và tổ trưởng Nghiệp Vụ đồng thời gửi các phiếu xuất nhập nguyên liệu, thành phẩm cho phòng kế toán công ty thông qua BGĐ xí nghiệp. - Nhân viên thống kê chế biến Có nhiệm vụ tổng hợp kết quả chế biến của các khâu sản xuất như: ra cá, lạn da, sửa cá và xếp khuôn. Theo dõi số lượng, chất lượng và năng suất định mức chế biến của bốn đội. Hàng ngày, báo cáo cho BGĐ, BĐH - KCS và tổ Nghiệp Vụ. 3.2. Hệ thống báo cáo của các bộ phận trực thuộc F7 sản xuất theo đơn đặt hàng và có rất nhiều mặt hàng được sản xuất như: cá tra - basa fillet, cá cuốn, cá sợi, chả thát lát, cá rô phi ... nhưng trong đó mặt hàng chủ yếu là cá tra - basa fillet, nên nội dung phân tích chủ yếu trong chương này được sử dụng từ các số liệu của mặt hàng này. 3.2.1. Các thông tin nhà quản lý cần Như đã giới thiệu ở phần cơ sở lý luận hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm sẽ được vận động như một hệ thống mắc xích từ dưới lên. Các thông tin trong F7 cũng vậy, nó vận động giữa các bộ phận trực thuộc theo một hệ thống từ dưới lên. Sơ đồ 3.3. SƠ ĐỒ SỰ VẬN ĐỘNG BÁO CÁO TRONG F7 (1) Đối với tổ Nghiệp Vụ: cuối ngày tổ sẽ nhận các phiếu xuất - nhập kho nguyên liệu và thành phẩm cùng với số lượng và năng suất lao động trong ngày từ đội I, đội II, đội Xếp Khuôn và đội Thành Phẩm. Các số liệu này sẽ được tổng hợp thành bảng báo cáo hiệu quả sản xuất và bảng báo cáo tổng hợp tỷ lệ sản xuất trong ngày, sau đó trình cho BGĐ và phòng kế toán công ty. BÁO CÁO TỪ BỐN ĐỘI TỔ NGHIỆP VỤ BĐH - KCS BAN GIÁM ĐỐC B/c hiệu quả sản xuất, b/c tổng hợp kết quả chế biến và các chi phí phát sinh khác. Chương 3: KTTN & BÁO CÁO BỘ PHẬN GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương TẠI XÍ NGHIỆP 7 SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 16 Các thông tin mà bốn đội phải báo cáo cho tổ Nghiệp Vụ là: Đội I: đội I sau khi tiếp nhận nguyên liệu từ tổ thu mua, nguyên liệu được vận chuyển từ bến lên xí nghiệp bằng hệ thống hút khép kín. Đội I sẽ thực hiện khâu cân1 (trong qui trình sản xuất) đồng thời kiểm tra kích cỡ, màu sắc, số lượng cá có đúng theo hợp đồng không sau đó tiến hành các khâu fillet, lạn da - xác định tỷ lệ ra cá trong ngày. Đội I phải có trách nhiệm đảm bảo tốt số lượng và chất lượng bán thành phẩm chuyển cho các đội sản xuất. Đội trưởng đội I có nhiệm vụ ghi nhận số ngày công và năng suất của từng công nhân trong đội, đồng thời lập phiếu nhập kho nguyên liệu và phiếu giao nhận bán thành phẩm chuyển cho đội II, cùi phiếu được lưu lại và gửi cho nhân viên phụ trách vật tư nguyên liệu. Sau đó nhân viên phụ trách vật tư nguyên liệu có nhiệm vụ lập phiếu xuất nhập nguyên liệu và bán thành phẩm từ đội I chuyển cho tổ trưởng Nghiệp Vụ kiểm tra và trình BGĐ ký. Đội II: đội II sẽ tiến hành các khâu sửa cá, kiểm tra ký sinh trùng, phân loại cỡ và loại cá. Sản phẩm không đạt sẽ được tiến hành sửa lại, nếu sửa vẫn không đạt thì sản phẩm này sẽ bị dạt bỏ. Đội II có trách nhiệm đảm bảo về số lượng và chất lượng cá sau khi sửa đạt ở mức tương đối so với định mức. Đội trưởng đội II có trách nhiệm cuối ngày tổng kết và ghi nhận số bán thành phẩm từ các khâu vào phiếu giao nhận bán thành phẩm sau đó chuyển cho đội Xếp Khuôn chuẩn bị lên khuôn, cùi phiếu sẽ được lưu lại và báo cáo cho nhân viên thống kê chế biến, đồng thời ghi nhận ngày công và năng suất của đội II. Sau đó nhân viên thống kê chế biến có nhiệm vụ tổng hợp số liệu báo cáo kết quả chế biến của đội II lập và gửi báo cáo cho BĐH - KCS và tổ trưởng Nghiệp Vụ. Các khâu cân2 đến cân6 trong qui trình sản xuất thể hiện năng suất làm việc và là cơ sở tính lương của chính công nhân đó và được báo cáo hàng ngày cho tổ Nghiệp Vụ, con số này sẽ được lưu lại từng ngày để cuối tháng lập bảng tính lương cho công nhân. Đội Xếp Khuôn + đội Thành Phẩm: có nhiệm vụ quản lý thành phẩm đạt chuẩn bị xếp khuôn, mạ băng, đóng thùng carton và cả khâu bảo quản thành phẩm chuẩn bị xuất kho. Hai đội này làm việc theo nhóm và luơng được tính theo hệ số. Đội Xếp Khuôn: thống kê xếp khuôn lập phiếu giao nhận thành phẩm lên khuôn đưa qua khâu thành phẩm cấp đông. Đội Thành Phẩm: thống kê thành phẩm lập phiếu báo bán thành phẩm nhập kho. (2) Đối với BĐH - KCS: có trách nhiệm quản lý, theo dõi, kiểm tra tiến độ và chất lượng thực hiện hợp đồng của các đội. Nên thông tin mà họ cần quan tâm là suốt quá trình từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến khâu xử lý nguyên liệu đến thành phẩm xuất bán. Chủ yếu là quản lý, hỗ trợ và hướng dẫn các đội thực hiện theo đúng qui trình HACCP đảm bảo đúng chất lượng và kỹ thuật. (3) Đối với Ban Giám Đốc: là người có trách nhiệm cao nhất, họ được xem như trung tâm của mọi thông tin. Mọi thông tin về hoạt động sản xuất, chi phí phát sinh trong ngày đều được trình qua Ban Giám Đốc xem và xét duyệt. Hàng ngày, họ tiếp nhận tất cả các thông tin từ các bộ phận thấp hơn chuyển lên như: hoá đơn và các bảng báo cáo được lập từ BĐH - KCS và tổ Nghiệp Vụ. Chương 3: KTTN & BÁO CÁO BỘ PHẬN GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương TẠI XÍ NGHIỆP 7 SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 17 3.2.2. Các thông tin cần thiết cho việc lập báo cáo tại F7 3.2.2.1. Các thông tin cần thiết cho việc tính lương Các đội trưởng các đội có nhiệm vụ chấm ngày công của công nhân đội mình phụ trách, đồng thời ghi nhận năng suất của từng người qua các khâu cân2 đến cân6 trong qui trình sản xuất. Con số này được dùng làm cơ sở tính lương hàng ngày của chính công nhân đó và cuối tháng nhân viên tổ chức có nhiệm vụ lập bảng lương trình BGĐ ký. - Đối với công nhân bốn đội: F7 sử dụng hai cách tính lương cơ bản là: (1) Đối với đội Thành Phẩm và đội Xếp Khuôn: Lương/người = (sản lượng * đơn giá * hệ số K) / tổng nhân công trong đội Trong đó: hệ số K là hệ số tăng giảm công nhân trong đội. (2) Đối với đội I và đội II: Lương/người = giờ công * hệ số trách nhiệm * giờ công qui định * đơn giá Trong đó: đơn giá = tổng lương / tổng giờ công qui định - Đối với nhân viên văn phòng và nhân viên dịch vụ: Lương = hệ số k * ngày và công - Đối với BGĐ: lương do phòng kế toán công ty tính. 3.2.2.2. Các thông tin dùng cho việc lập báo cáo sản xuất Các phiếu báo cáo sẽ được luân chuyển từ đội I đến đội II, đội Xếp Khuôn, đội Thành Phẩm sau đó các phiếu báo cáo này sẽ được chuyển cho tổ Nghiệp Vụ. Các nhân viên tại tổ Nghiệp Vụ có trách nhiệm tổng hợp, phản ánh lên bảng báo cáo hiệu quả sản xuất và bảng tổng hợp kết quả chế biến. Thứ nhất, đội I quản lý số liệu liên quan đến nguyên liệu nhập vào và các số liệu bán thành phẩm qua các công đoạn ra cá sau đó chuyển bán thành phẩm cho đội II tiến hành sửa. Đội I lập phiếu giao nhận nguyên liệu. Thứ hai, đội II sau quá trình sửa và kiểm tra bán thành phẩm đạt chất lượng hợp đồng sau đó sẽ chuyển số bán thành phẩm này cho đội Xếp Khuôn chuẩn bị lên khuôn. Đội II lập phiếu bán thành phẩm. Tương tự, sau quá trình hoạt động thực hiện đúng chức năng của từng đội. Đội Xếp Khuôn lập phiếu giao nhận thành phẩm thể hiện số bán thành phẩm chờ cấp đông và đội Thành Phẩm sẽ lập phiếu thành phẩm nhập kho. Chương 3: KTTN & BÁO CÁO BỘ PHẬN GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương TẠI XÍ NGHIỆP 7 SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 18 Sơ đồ 3.4. SƠ ĐỒ VẬN ĐỘNG THÔNG TIN GIỮA CÁC ĐỘI Trong ngày 27/3/2008 F7 có hai lô hàng được tiếp nhận là của bà Lê Kim Hương và của ông Thái Tài tuy nhiên lô của ông Thái Tài không dùng làm cá fillet nên không được phản ánh trong các bảng số liệu sau. Bảng 3.1. PHIẾU GIAO NHẬN NGUYÊN LIỆU Ngày: 27/03/2008 Sản phẩm: Cá tra fillet Đội sx: I MS NL: 01 Giải thích: Bảng 3.1. phiếu giao nhận nguyên liệu được lập từ đội I có các chỉ tiêu như: khách hàng, số lượng, đơn giá và giá trị nguyên liệu nhập vào. Các chỉ tiêu đó thể hiện cụ thể là trong ngày 27/03/2008, F7 có tiếp nhận từ ban thu mua lô hàng của bà Lê Kim Hương với số lượng là 35.568 kg, ứng với đơn giá là 14.500 đồng/kg nên giá trị nguyên liệu được tính là 515.736.000 đồng (bằng cách nhân số lượng nguyên liệu với đơn giá). Đội II, đội Xếp Khuôn và đội Thành Phẩm có mẫu báo cáo tương đối giống nhau về cách trình bày, mỗi phiếu điều thể hiện khách hàng, kích cỡ, qui cách và số lượng. Lý do tác giả sử dụng phiếu báo cáo của đội Xếp Khuôn làm số liệu minh họa cho bảng 3.2 là vì các số liệu báo cáo từ đội II và đội Thành Phẩm lập đã được thể hiện trong các bảng báo cáo như: số lượng bán thành phẩm đạt chuẩn bị lên khuôn được thể hiện trong bảng 3.4 và số lượng thành phẩm đạt được thể hiện trong bảng 3.7. STT Khách hàng S.lượng NL nhập vào (kg) Đơn giá nhập vnd Giá trị NL đạt vnd 1 Lê Kim Hương 35.568 14.500 515.736.000 … 10 Tổng 35.568 14.500 515.736.000 Phiếu giao nhận thành phẩm từ đội Thành Phẩm Phiếu giao nhận thành phẩm từ đội Xếp Khuôn Phiếu giao nhận bán thành phẩm từ đội II Phiếu giao nhận nguyên liệu từ đội I Chương 3: KTTN & BÁO CÁO BỘ PHẬN GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương TẠI XÍ NGHIỆP 7 SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 19 Bảng 3.2. PHIẾU GIAO NHẬN THÀNH PHẨM Ngày: 27/3/2008 Sản phẩm: Cá tra fillet Đội sx: Xếp Khuôn MS nguyên liệu: 01 Khách hàng Size Qui cách Số khuôn Kailis15 120-170 BL5.0 74 220-280 BL5.0 59 Isiodo2 170-220 BL5.0 171 220-UP BL5.0 239 170-220 BL5.0 46 220-UP BL5.0 63 Isiodo1 170-220 BL5.0 163 Tồn 220-UP BL5.0 13 U-150 BL2.75 1 Tổng số khuôn 829 Người giao: đội Xếp Khuôn Người nhận: đội Thành Phẩm Giải thích: Xếp khuôn là khâu đưa BTP vào khuôn để chuẩn bị cấp đông. Bảng 3.2. phiếu giao nhận thành phẩm của đội Xếp Khuôn thể hiện các số liệu về qui cách, size, khách hàng và số khuôn ứng với từng thành phần đó. Do một lô hàng có thể xuất cho nhiều khách hàng khác nhau nên số lượng khuôn còn phụ thuộc vào yếu tố khách hàng, kích cỡ và qui cách. Ví dụ như đối với khách hàng Kailis15 xí nghiệp xuất bán với hai size là 120-170 và 220-280, qui cách là BL5.0 và số khuôn tương ứng là 74 và 59 khuôn, tương tự giải thích cho các khách hàng còn lại. Số khuôn tồn hay còn gọi là số khuôn dư được thể hiện trong bảng là do trong ngày 27/03/2008 các số khuôn này không có khách hàng yêu cầu. Cuối bảng có chữ ký của người giao và người nhận nhằm xác định trách nhiệm của hai bên về những số liệu đã báo cáo. Chương 3: KTTN & BÁO CÁO BỘ PHẬN GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương TẠI XÍ NGHIỆP 7 SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 20 Bảng 3.3. PHIẾU GIAO NHẬN PHỤ PHẨM Ngày: 27/03/2008 Bên giao: … Đội I ………………………………………………….. Bên nhận: …Người thu mua phụ phẩm…..………………………… STT Tên hàng Số luợng (kg) Đơn giá vnd Giá trị vnd 1 Fillet - đầu 29.195 4.000 116.780.000 2 Fillet - nguyên con 73 5.000 365.000 3 Fillet 336,5 15.000 5.048.000 Tổng cộng 29.604 122.193.000 (Viết bằng chữ: Một trăm hai mươi hai triệu một trăm chín mươi ba ngàn đồng.) Bên giao Bên nhận Giải thích: Phụ phẩm là phần phụ không được sử dụng để tạo ra thành phẩm. Bảng 3.3 phiếu giao nhận phụ phẩm thể hiện số liệu được tổng hợp từ đội I. Phụ phẩm đầu là phần được bỏ ra sau quá trình ra cá; phụ phẩm nguyên con là phần dạt sau khi tiếp nhận chuẩn bị fillet nhưng kiểm tra lại không đạt yêu cầu (có thể do không đủ cỡ hoặc do quá trình vận chuyển cá bị trầy sướt…) phần dạt này xí nghiệp có thể trả lại người bán; phụ phẩm fillet là phần dạt bỏ sau khâu fillet mới phát hiện là không đạt tiêu chuẩn. Tổng số lượng thành phẩm bị dạt trong ngày 27/03/2008 là 29.604 kg trong đó: dạt đầu là 29.195 kg, dạt nguyên con là 73 kg và dạt fillet là 336,5 kg. Số thành phẩm dạt này được bán cho người thu mua hoặc trả lại cho người bán nguyên liệu. Tổng giá trị phụ phẩm thu được là 122.193.000 đồng, phần này được xác định bằng cách nhân số lượng với đơn giá. Cuối bảng sẽ có chữ ký xác nhận trách nhiệm của bên giao phụ phẩm là đội I và đội II và bên nhận phụ phẩm là người thu mua phụ phẩm. Các bảng báo cáo 3.1, 3.2, 3.3 sau khi được chuyển qua các đội trong quá trình sản xuất sẽ tập hợp lại và chuyển cho tổ Nghiệp Vụ thực hiện công việc tổng hợp thành bảng báo cáo chi tiết kết quả chế biến và sau đó lập bảng báo cáo tổng hợp kết quả chế biến cùng bảng báo cáo hiệu quả sản xuất trình BGĐ và các phòng ban khác có liên quan của công ty. Chương 3: KTTN & BÁO CÁO BỘ PHẬN GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương TẠI XÍ NGHIỆP 7 SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 21 Bảng 3.4. BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ CHẾ BIẾN Khách hàng: Lê Kim Hương Mã số lô: 005608787 BQ: 1,04 Mặt hàng chế biến NL nhập vào kg K.Hàng SIZE Qui cách Số khuôn Thành phẩm kg Tỷ lệ chế biến % Tra hồ 35.568 Kailis33 100-150 IQF 1.100 2,91 Kailis15 120-170 BL5.0 74 370 AMD241 170-220 IQF 570 Kailis15 220-280 BL5.0 59 295 S.De.Ma 120-220 IQF 1.060 S83 120-170 IQF 1.460 170-220 BL5.0 171 855 220-UP BL5.0 239 1.195 170-220 BL5.0 46 230 Isiodo2 220-UP BL5.0 63 315 Isiodo1 170-220 BL5.0 163 815 S7 120-170 IQF 1.440 220-UP BL5.0 13 65 U-150 BL2.75 1 2,75 Tồn 3-7 IQF 450 Gởi cấp đông F360 AMD241 170-220 IQF 2.000 Tổng 829 12.222,75 BTPra cá: 18.055 kg BGĐ TTNV TK BTPlạn da: 16.413 kg Chương 3: KTTN & BÁO CÁO BỘ PHẬN GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương TẠI XÍ NGHIỆP 7 SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 22 Giải thích: Bảng 3.4: bảng báo cáo kết quả chế biến, bảng báo cáo này là kết quả được tổng hợp từ bốn đội sau quá trình sản xuất và do tổ Nghiệp Vụ lập. Chỉ tiêu nguyên liệu nhập vào thể hiện trong ngày 27/03/2008 có nhập lô hàng của bà Lê Kim Hương với số lượng là 35.568 kg và trọng lượng bình quân (BQ) là 1,04 kg/nguyên liệu. Số lượng BTP từ đội I chuyển qua đội II là 18.055 kg. Chỉ tiêu khách hàng, size, qui cách, số lượng thành phẩm được lấy từ bảng 3.2 (phiếu giao nhận thành phẩm) và bảng 3.7 (bảng báo cáo thành phẩm). Các chỉ tiêu này thể hiện các yêu cầu của từng khách hàng khác nhau về loại cỡ, qui cách và số lượng thành phẩm tương ứng. Đội II sau khi tiếp nhận BTP từ đội I sẽ tiến hành các công đoạn do đội mình phụ trách sau đó sẽ chuyển qua khâu xếp khuôn. Số lượng thành phẩm đạt là 12.222,8 kg và số khuôn tương ứng là 829 khuôn. Chỉ tiêu tỷ lệ chế biến sẽ được trình bày và giải thích cụ thể trong bảng 3.5 (bảng báo cáo tổng hợp kết quả chế biến). Cuối bảng là chữ ký xác nhận của BGĐ, tổ truởng tổ Nghiệp Vụ (TTNV) và thủ kho (TK) về kết quả chế biến đạt được trong ngày 27/03/2008. Các chữ ký này có tác dụng như là bằng chứng để qui trách nhiệm thuộc về người nào, về tính hợp lệ và chính xác của những con số trong bảng báo cáo. Chương 3: KTTN & BÁO CÁO BỘ PHẬN GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương TẠI XÍ NGHIỆP 7 SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 23 Bảng 3.5. BẢNG BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ CHẾ BIẾN Ngày: 27/03/2008 Tỷ lệ % STT Mặt hàng chế biến Khách hàng NL nhập kho kg Ra cá Lạn da Sửa cá Tỷ lệ chế biến % (0) (1) (2) (3) (4.1) (4.2) (4.3) (5) 1 Tra hồ fillet Lê Kim Hương 35.568 1,97 1,10 1,34 2,91 Hợp đồng: 56 Bình Quân: 1,04 kg/con PGĐ Người báo Trong đó: NL nhập kho = 35.568 kg BTP ra cá = 18.055 kg BTP lạn da = 16.413,5 kg Thành phẩm = 12.222,8 kg (4.1) Tỷ lệ ra cá = NL nhập kho / BTP ra cá = 1,97 % chỉ tiêu này thể hiện từ 1,97 kg nguyên liệu đạt thì được 1 kg cá thành phẩm (phụ phẩm thu hồi là 0,97 kg). (4.2) Tỷ lệ lạn da = BTP ra cá / BTP lạn da = 1,1 % chỉ tiêu này thể hiện từ 1,1 kg BTP sau khi sửa thì được 1 kg cá fillet (phụ phẩm thu hồi là 0,1 kg) (4.3) Tỷ lệ sửa cá = BTP đem sửa /  thành phẩm = 1,34 % chỉ tiêu này thể hiện cứ 1,34 kg BTP sau khi sửa thì được 1 kg cá thành phẩm (phụ phẩm thu hồi là 0,34 kg). (5) Tỷ lệ chế biến = (4.1) * (4.2) * (4.3) Sở dĩ (4.1), (4.2) và (4.3) được xác định bởi các công thức như trên là do qui trình để tạo ra một kg thành phẩm là phải trải qua các khâu như sau: Đội I sau khi tiếp nhận nguyên liệu (trừ các nguyên liệu không đạt chất lượng) sẽ tiến hành cắt tiết, bỏ phần đầu xương và da, lúc này phần cá còn lại chỉ là hai miếng fillet. Tiếp theo, đội 2 sẽ tiến hành sửa cá nhằm định hình lại hai miếng fillet thành thành phẩm đúng theo yêu cầu từng khách hàng. Tóm lại là quá trình sản xuất cần trải qua bốn công đoạn chính: tiếp nhận nguyên liệu -> ra cá -> lạn da -> sửa cá. Tỷ lệ chế biến là tỷ lệ được xác định nhằm phản ánh định mức số lượng nguyên liệu để tạo ra 1 kg thành phẩm nên nó bao hàm cả ba tỷ lệ ra cá, lạn da và sửa cá. Các số liệu này lấy từ tổ Nghiệp Vụ. Chương 3: KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM & BÁO CÁO BỘ PHẬN TẠI F7 GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 24 Bảng 3.6. BẢNG BÁO CÁO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT Ngày: 27/03/2008 Phụ phẩm (vnd) Nguyên liệu Số lượng NL kg Giá trị nguyên liệu vnd Số luợng thành phẩm kg Giá trị thành phẩm usd Đầu (1) Nguyên con (2) Fillet (3) Gia công vnd Tỷ lệ chế biến % Tỷ giá vnd/usd (0) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) Cá tra fillet 35.568 515.736.000 12.222,8 36.100,31 116.780.000 365.000 5.048.000 90.448.720 2,91 13.406,86 Tổng cộng 122.193.000 Bảng giá áp dụng trong ngày 27/03/2008 Tên nguyên liệu Đơn giá (9) Price 1 (10) Price 2 (11) Đơn giá gia công (12) Cá tra fillet 14.500 3,14 3,03 7.400 Chương 3: KTTN & BÁO CÁO BỘ PHẬN GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương TẠI XÍ NGHIỆP 7 SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 25 Trong đó: (1) Số lượng nguyên liệu nhập vào là phần nguyên liệu được thu mua. Ban thu mua có trách nhiệm tiến hành kiểm tra chất lượng cá thuộc loại nào có phù hợp xuất bán không, sau đó sẽ quyết định ký hợp đồng. Trong ngày 27/03/2008 có lô hàng cá tra - basa của bà Hương được thu mua với số lượng là 35.568 kg. (2) Giá trị nguyên liệu = (1) * (9). (3) Số lượng thành phẩm được lấy từ bảng 3.4. Thành phẩm là phần nguyên liệu sau khi qua quá trình ra cá, lạn da, fillet và sửa cá để có. (4) Giá trị thành phẩm = (3) * giá xuất * phí lưu thông (95%). (5) Tổng giá trị phụ phẩm được lấy từ bảng 3.3. (5.1), (5.2), (5.3) Là giá trị phụ phẩm đầu, nguyên con và fillet. (6) Gia công = (4) * (12) là phần giá trị được xác định bằng cách sử dụng nhân công và một số chi phí khác trong quá trình sản xuất để tạo ra 12.222,8 kg thành phẩm. (7) Tỷ lệ chế biến được lấy từ bảng 3.5. có nghĩa là phải cần bao nhiêu đơn vị nguyên liệu để tạo được một đơn vị thành phẩm, phần còn dư là phần phụ phẩm được thu hồi. (8) Tỷ giá sản xuất )4( )6()5()2(   = chi phí sản xuất / giá trị thành phẩm. Tỷ giá sản xuất thể hiện để có một đơn vị thành phẩm thì phải tốn bao nhiêu chi phí tuy nhiên chi phí sản xuất ở đây chỉ bao gồm chi phí nguyên liệu và gia công không bao gồm chi phí sản xuất chung và các chi phí khác. Tỷ giá sản xuất là một trong những cơ sở để đánh giá hiệu quả sản xuất của F7. (9) Giá nhập nguyên liệu là giá được thỏa thuận trong hợp đồng giữa người bán với công ty, cụ thể là giữa bà Hương và ban thu mua. (12) Phí gia công là phần phí bao gồm tiền lương công nhân và các chi phí khác trong sản xuất, thường có đơn giá là 7.400 đồng/kg sản phẩm. (10) và (11) là giá xuất, chỉ tiêu này được xác định bằng cách lấy bình quân gia quyền giá tương ứng với từng size và loại cá trong hợp đồng xuất bán. Sau đây là bảng 3.7 (bảng báo cáo thành phẩm chế biến trong ngày 27/03/2008) có thể hiện price1 và price2. Chương 3: KTTN & BÁO CÁO BỘ PHẬN GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương TẠI XÍ NGHIỆP 7 SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 26 Bảng 3.7. BẢNG BÁO CÁO THÀNH PHẨM Ngày: 27/03/2008 Khách hàng: Lê Kim Hương Thành phẩm (0) Size (1) GRAD1 kg (2) GRAD2 kg (3) Price1 usd (4) Price2 usd (5) T.tiền 1 usd (6) T.tiền 2 usd (7) 100-150 1.100 3,3 3.630 120-170 370 200 2,78 2,7 1.029 540 170-220 2.570 815 2,8 2,7 7.196 2.200 220-280 295 2,78 820 220-UP 65 2,7 176 120-200 1.060 3,25 3.445 120-170 1.460 1.440 3,4 3,25 4.964 4.680 170-220(S) 855 230 3,35 3,25 2.864 747 220-UP 1.195 315 3,35 3,25 4.003 1.024 Cá tra fillet 3-7 250 2,7 675 U-150(A) 2,7 2,5 7 Tổng 8.905 3.317 3,14 3,03 27.951 10.049 Trong đó: (2) và (3) tương ứng GRAD1 và GRAD2 là cá đạt loại 1 và 2. (4) Giá tương ứng cá loại 1 (5) Giá tương ứng cá loại 2 (6) Thành tiền 1 = (2) * (4) và (7) Thành tiền 2 = (3) * (5) Chỉ tiêu  (4) =  (6) /  (2) tương tự chỉ tiêu  (5) =  (7) /  (3). ( (6) +  (7)) * 95% = Giá trị thành phẩm. Thông thường cá đạt loại 1 sẽ được đánh giá tốt hơn cá loại 2 vì cá đạt loại 1 có màu trắng còn cá đạt loại 2 có màu hồng nhạt. Chương 3: KTTN & BÁO CÁO BỘ PHẬN GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương TẠI XÍ NGHIỆP 7 SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 27 3.3. Đánh giá trung tâm trách nhiệm 3.3.1. Cơ sở đánh giá trách nhiệm của các đội thuộc F7 Sau một ngày làm việc bắt buộc các đội phải nộp các báo cáo, phiếu giao nhận cho tổ Nghiệp Vụ xí nghiệp tổng kết thành báo cáo hiệu quả sản xuất và báo cáo tổng hợp kết quả chế biến. Các số liệu này phải được báo cáo chính xác, kịp thời, và qua mỗi khâu kiểm tra điều phải có ký tên xác nhận trách nhiệm của người quản lý. Để đánh giá trách nhiệm của đội I cần căn cứ vào số liệu sản xuất của đội I và phiếu nhập kho nguyên liệu, đối chiếu khớp ba bên: đội sản xuất, thủ kho nguyên liệu và khách hàng. Để đánh giá trách nhiệm của đội II, Xếp Khuôn và Thành Phẩm căn cứ vào số lượng nguyên liệu nhập vào tương ứng thành phẩm xuất ra theo định mức phù hợp bên cạnh đó cần tăng cường việc quản lý, nâng cao tay nghề để có thể tối thiểu hóa phần phụ phẩm và cắt giảm được chi phí sản xuất. Cơ sở đánh giá trách nhiệm của BGĐ là thái độ - trình độ quản lý và trách nhiệm quản lý trong công việc. Thái độ - trình độ quản lý thể hiện qua cách ứng xử với những tình huống có thể xảy ra dù tốt hay xấu. Trách nhiệm được hình thành trong suốt quá trình lãnh đạo, quản lý, theo dõi, kiểm tra, điều động, đề suất, kiến nghị đưa ra những cách làm có thể mang lại hiệu cao nhằm cải thiện cuộc sống của công nhân viên và mang lại nhiều thành quả cho công ty. 3.3.2. Đánh giá các trung tâm trách nhiệm của F7 3.3.2.1. F7 - trung tâm chi phí Căn cứ vào bảng báo cáo hiệu quả sản xuất cùng bảng báo cáo tổng hợp kết quả chế biến được lập vào ngày 27/03/2008 đối với mặt hàng cá tra – basa fillet làm cơ sở để đánh giá trung tâm trách nhiệm của F7. F7 chỉ sản xuất sản phẩm trực tiếp theo các đơn đặt hàng nhận được. Xí nghiệp mua nguyên liệu và sản xuất ngay khi có hợp đồng đặt hàng, lúc này qui trình sản xuất mới hoạt động. Điều đó nhằm làm giảm tồn kho tới mức thấp nhất, chống lãng phí và cải thiện được chất lượng. F7 được xem là một trung tâm chi phí vì F7 chỉ có quyền điều khiển sự phát sinh chi phí trong quá trình sản xuất chứ không có quyền đối với thu nhập cũng như sự đầu tư. Mà trung tâm chi phí được hình thành với mục tiêu là tăng tính tự chịu trách nhiệm và khả năng có thể kiểm soát được toàn bộ những chi phí phát sinh nội tại. Trong đó, đội trưởng là người trực tiếp kiểm soát chi phí và là người chịu trách nhiệm về những chi phí phát sinh tại đội, tổ trưởng phải có trách nhiệm đảm bảo lợi ích mang lại lớn hơn các chi phí phát sinh. F7 có nhiệm vụ lập và thực hiện các hợp đồng đúng theo thời hạn, quản lý tốt chất lượng, theo dõi vật tư, nhân công của các đội và nhân viên văn phòng xí nghiệp. Phân bổ các chi phí sản xuất đúng bộ phận phát sinh của nó là việc làm không dễ dàng vì thông thường những chi phí khả biến là những chi phí có thể kiểm soát được còn định phí thì không. Do trong thực tế rất khó phân biệt một cách rạch ròi khoản định phí nào thuộc sự kiểm soát của bộ phận nào. Để phân bổ chi phí cho các bộ phận trực thuộc có thể được tiến hành theo hai bước là tập hợp và phân bổ: tập hợp là quá trình các chi phí sẽ được tổng hợp từ các đội sản xuất sau đó tiến hành phân bổ chi phí đó cho từng loại sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Chương 3: KTTN & BÁO CÁO BỘ PHẬN GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương TẠI XÍ NGHIỆP 7 SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 28 Tổ nghiệp vụ của xí nghiệp không thực hiện nhiệm vụ phân bổ chi tiết chi phí cho từng loại sản phẩm để xác định giá thành thành phẩm mà chỉ có trách nhiệm thu thập và kiểm tra các hóa đơn, chứng từ, dữ liệu về chi phí đã sử dụng cho nguyên liệu đầu vào và thành phẩm đầu ra. Tức là các bộ phận trực thuộc cũng như ban quản lý xí nghiệp chỉ dừng lại ở việc quản và phải đảm bảo các chi phí phát sinh phải thật sự phù hợp với sản lượng thành phẩm sản xuất ra. Sau đó các số liệu này cùng bảng báo cáo hiệu quả sản xuất của xí nghiệp sẽ được chuyển lên phòng kế toán công ty để thực hiện việc tính giá thành thành phẩm và lập các bảng báo cáo thể hiện việc so sánh, phân tích chi phí sản xuất và chi phí đóng thùng theo định kỳ. Nói tóm lại, F7 chỉ dừng lại việc đánh giá hiệu quả sản xuất theo kế hoạch còn các công việc còn lại để xác định giá thành cũng như hiệu quả sản xuất là do bộ phận kế toán công ty thực hiện. 3.3.2.2. Đánh giá trung tâm trách nhiệm F7 Để đánh giá được hiệu quả đạt được trong ngày 27/03/2008: cần xem xét hai chỉ tiêu là tỷ lệ chế biến và tỷ giá sản xuất. Thứ nhất: tỷ lệ chế biến được thể hiện ở hai phần là từ các công đoạn sản xuất và tỷ lệ hao hụt cuối cùng để làm ra 1 kg thành phẩm. - Tỷ lệ chế biến từ các đội gồm: tỷ lệ ra cá, tỷ lệ lạn da và tỷ lệ sửa cá. Có thể tóm tắt số liệu về số lượng và tỷ lệ từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến thành phẩm như sau: NL: 35.568 kg -> ra cá: 18.055 kg -> lạn da: 16.413 kg -> sửa cá: 12.222 kg. 1,97% 1,1% 1,34% Tỷ lệ ra cá = 1,97 % (lấy từ bảng 3.5. báo cáo tổng hợp kết quả chế biến) chỉ tiêu này thể hiện 1,97 kg nguyên liệu đạt thì thu được 1 kg cá thành phẩm fillet (phụ phẩm thu hồi là 0,97 kg). Chỉ tiêu này được đánh giá là tốt khi nó nhỏ hơn 2 % vì nếu là 2 % thì để có 1 kg thành phẩm fillet phải cần tới 2 kg nguyên liệu, thành phẩm đạt chỉ bằng phân nửa nguyên liệu. Tỷ lệ lạn da = 1,1 % chỉ tiêu này thể hiện 1,1 kg BTP ra cá sau khi lạn da thì được 1 kg thành phẩm. Tỷ lệ sửa cá = 1,3 % (lấy từ bảng 3.5. báo cáo tổng hợp kết quả chế biến) có nghĩa là cứ 1,3 kg BTP sau khi sửa thì được 1 kg cá thành phẩm fillet (phụ phẩm thu hồi là 0,3 kg). Khâu sửa cá được xem là khâu định hình lại hai miếng fillet thành thành phẩm theo đúng yêu cầu của từng khách hàng, chỉ tiêu tỷ lệ sửa cá là cơ sơ để phản ánh định mức sửa cá của đội II, nếu tỷ lệ này càng thấp thì hiệu quả sản xuất càng cao vì như vậy xí nghiệp sẽ không phải chịu hao phí phụ phẩm nhiều. - Tỷ lệ hao hụt: là tỷ lệ được xác định cuối cùng và có nghĩa là để làm ra 1 kg thành phẩm fillet thì phải cần bao nhiêu nguyên liệu ban đầu. Do đó tỷ lệ hao hụt trong ngày 27/3/2008 được xác định bằng cách lấy số lượng nguyên liệu nhập vào chia cho thành phẩm đạt = 35.568 / 12.222 = 2,91 %. Có nghĩa là cứ 2,91 kg nguyên liệu cá tra - basa ta thu được 1 kg thành phẩm cá tra fillet (phụ phẩm thu hồi là 1,91 kg). Nếu chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sản xuất được đánh giá càng cao (với điều kiện giá xuất và tỷ giá ngoại tệ ổn định). Chương 3: KTTN & BÁO CÁO BỘ PHẬN GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương TẠI XÍ NGHIỆP 7 SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 29 Thứ hai: khi đánh giá hiệu quả sản xuất cần chú trọng đến tỷ giá sản xuất vì khi tỷ giá càng thấp chứng tỏ chi phí bỏ ra cho một đơn vị thành phẩm là thấp. Do tỷ giá sản xuất = chi phí chế biến / trị giá thành phẩm. Chi phí chế biến này không bao gồm các chi phí như điện, nước, bao bì, lãi ngân hàng …. - Phần lợi nhuận thu được là phần chênh lệch tỷ giá giữa giá thị trường hay giá theo hợp đồng với giá sản xuất (chỉ tiêu 8 trong báo cáo hiệu quả sản xuất) nhân với giá trị thành phẩm đạt trong ngày (chỉ tiêu 4 trong báo cáo hiệu quả sản xuất). Như cách tính đã nói, ứng với giá hợp đồng tại thời điểm 27/03/2008 là 15.400 đồng, thì hiệu quả sản xuất của F7 được xác định bằng: (15.400 - 13.406,86) * 36.100,31 = 71.953.000 đồng (bảy mươi mốt triệu chín trăm năm mươi ba ngàn đồng). Việc tính hiệu quả theo công thức này là do BGĐ tự tính nhằm đánh giá hiệu quả trong ngày của xí nghiệp mình quản lý. Vì tại xí nghiệp chỉ dừng lại ở việc tính hiệu quả kế hoạch chứ không thực hiện công việc tính hiệu quả sản xuất cụ thể có ảnh hưởng của định phí và các biến phí khác, vì thực tế có một số chi phí không thuộc trách nhiệm của F7 mà do công ty khoán. => Theo đánh giá sơ bộ thì hiệu quả sản xuất của F7 vào ngày 27/03/2008 được xem là tốt do tỷ lệ chế biến đạt 2,91 % ở mức tương đối phù hợp và tỷ giá chế biến ra thành phẩm thấp hơn tỷ giá xuất khẩu điều này đem lại lợi nhuận cho xí nghiệp. Mặc dù, việc đánh giá này chỉ là theo kế hoạch chưa phản ánh đầy đủ các chi phí thực đã phát sinh nhưng nhìn chung nó cũng đã phản ánh tương đối về tình hình sản xuất của F7. F7 được xem là một trung tâm chi phí nên việc quản lý tốt các chi phí phát sinh là điều quan trọng nhất. Các nhà quản lý F7 nói chung và các bộ phận trực thuộc F7 nói riêng đã thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ của mình trong công tác quản lý, điều hành. Điều đó được thể hiện qua hiệu quả sản xuất đạt ở mức tốt, cắt giảm được chi phí tồn kho do sản xuất theo đơn đặt hàng, có biện pháp khoán chi phí cho từng bộ phận theo định mức và nếu sau khi chi cho các khoản chi phí phát sinh phần còn dư sẽ làm quỹ khen thưởng cho chính bộ phận đó, từ đó làm động lực cho các bộ phận có trách nhiệm hơn. Tóm lại, nhìn chung cách quản lý của các nhà quản trị F7 đã thực hiện tốt các chức năng: hoạch định, tổ chức và điều hành, điều đó thể hiện qua hiệu quả sản xuất được đảm bào, đời sống công nhân viên xí nghiệp được sung túc hơn, mối quan hệ giữa nhân viên với nhân viên và giữa nhân viên với ban quản lý tốt, vui vẻ và thân mật. F7 luôn tạo một cảm giác rất thoải mái và nhiệt tình như một gia đình trong đó các thành viên luôn cố gắng để xây dựng cho hoàn thiện và khoa học nhất. Chương 4: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BC GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương KTTN CỦA F7 SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 30 Chương 4. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM CHO F7 THUỘC AGIFISH 4.1. Yêu cầu thông tin của nhà quản lý F7 Do F7 là trung tâm chi phí nên các thông tin mà nhà quản lý cần quan tâm trong suốt quá trình điều hành và quản lý là tất cả các chi phí có thể phát sinh, nguồn gốc phát sinh và nguyên nhân phát sinh nó. Nói tóm lại các thông tin cần thiết cho nhà quản lý F7 là: (1) Đối với BGĐ chủ yếu là bảng báo cáo hiệu quả sản xuất và bảng báo cáo tổng hợp kết quả chế biến để có thể đánh giá sơ bộ hiệu quả sản xuất của xí nghiệp. Bên cạnh đó, họ còn phải theo sát tiến độ sản xuất để có sự đánh giá đúng về các chỉ tiêu đề ra và các kết quả thực hiện được, BGĐ cần có các thông tin thật chính xác và tổng quát về tình hình chung của xí nghiệp; (2) Đối với BĐH – KCS là chú ý nắm bắt thông tin về các chương trình đào tạo theo công nghệ mới, đảm bảo sản xuất đúng qui trình đã chọn. Thông tin mà họ cần quan tâm là các chỉ tiêu kỹ thuật và các tỷ lệ được báo cáo để qua đó có thể nhận xét và đánh giá những mặt đạt và chưa đạt, từ đó có thể đề ra các biện pháp giải quyết tốt hơn; (3) Đối với tổ Nghiệp Vụ, nơi được xem là chỗ lưu trữ tất cả các số liệu và báo cáo từ các đội chuyển lên. Họ cần có trình độ kế toán và tinh thần trách nhiệm đối với tất cả các số liệu báo cáo do mình lập nên vì không những họ lập các bảng báo cáo trình BGĐ họ còn phải có trách nhiệm giải trình ý nghĩa bên trong từng con số đó. Bên cạnh việc giải trình họ cần nhận xét - đánh giá sơ bộ hiệu quả đã đạt được, từ đó có thể tham mưu cho BGĐ các kế hoạch lâu dài và cũng có thể đề ra các biện pháp khắc phục những sai sót còn mắc phải. 4.2. Hoàn thiện hệ thống báo cáo cho các bộ phận trực thuộc F7 Để xây dựng một hệ thống kiểm soát quản lý hiệu quả và khoa học cần phải nhận biết có những tồn tại gì, xác định rõ thuộc trung tâm trách nhiệm nào, cân nhắc giữa chi phí và lợi ích và đưa ra động lực để đạt được mục tiêu. Đầu tiên, nên xác định mục tiêu lớn của tổ chức, đo lường việc thực hiện và đề ra các chỉ tiêu phấn đấu. Tiếp theo nhà quản lý phải phân tích các hoạt động của đơn vị để từ đó xác định các bộ phận nào có nhiệm vụ cụ thể gì, chịu trách nhiệm chính về công việc gì, công việc đó có thể phát sinh các khoảng chi phí cụ thể nào. Từ việc phân tích rõ ràng như vậy, theo đó hệ thống kế toán cũng sẽ được thiết kế sao cho có thể đảm bảo việc ghi chép phản ánh một cách đầy đủ, rõ ràng và riêng biệt các chỉ tiêu của từng bộ phận. Mỗi nhà quản lý ở từng bộ phận cần xác định chiến lược và mục đích cụ thể của bộ phận mình và quan hệ của chúng đến mục đích chung của toàn xí nghiệp. Bộ phận kế toán có trách nhiệm trong quá trình lập dự toán, đồng thời phải giải thích mục tiêu của việc lập dự toán là để xác định và phân bổ nguồn lực cho mỗi chiến lược theo mục đích chung của toàn xí nghiệp. Chương 4: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BC GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương KTTN CỦA F7 SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 31 Những ý kiến được trình bày ở phần trên là những nhận định chung về cách xây dựng một hệ thống quản lý cần thực hiện như thế nào, còn đối với F7 một xí nghiệp đã có bề dày trong công tác quản lý thì ở đây không là xây dựng mà là hoàn thiện để hệ thống quản lý nói chung và hệ thống kế toán nói riêng hoạt động hiệu quả hơn. Nhìn chung thì hiện nay trong cách quản lý mà F7 đang sử dụng mang lại khá nhiều hiệu quả đáng kể tuy nhiên cũng cần bổ sung thêm vài ý như sau: (1) Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của trung tâm chi phí là chênh lệch giữa các khoản mục chi phí thực tế so với chi phí dự toán đã được lập theo định mức thiết kế. Định kỳ (hàng tháng), tổ Nghiệp Vụ nên thực hiện công việc đánh giá sơ bộ hiệu quả đã thực hiện và đối chiếu với định mức thiết kế, việc theo dõi sâu sát và thường xuyên như vậy giúp các đội có thể quản lý tốt hơn chi phí phát sinh. (2) Cần xây dựng thêm báo cáo chi tiết thể hiện các chỉ tiêu về: số lượng và tỷ lệ nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm bị dạt - hỏng hàng ngày để làm cơ sở đánh giá, so sánh và có thể xác định được nguyên nhân phát sinh (có thể là do tay nghề kém, máy móc, thiết bị lạc hậu hoặc do sự thiếu sót trong khâu bảo quản ….). Từ đó có thể qui trách nhiệm thuộc về cá nhân hay bộ phần nào, mà có biện pháp khắc phục hợp lý và hiệu quả hơn. (3) Mặc dù việc xác định hiệu quả sản xuất và giá thành sản phẩm của F7 là do công ty thực hiện, nhưng trong báo cáo hiệu quả sản xuất theo kế hoạch mà F7 lập cũng nên đề cập thêm một số chi phí có phát sinh thuộc sự quản lý của F7 như chi phí đóng thùng, chi phí bao bì và một số chi phí liên quan đến sản xuất khác … vì tỷ giá sản xuất là một trong những cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất nhưng nó chưa phản ánh một cách đầy đủ để có thể đánh giá hiệu quả sản xuất Tỷ giá sản xuất được xác định bằng công thức sau: Tỷ giá sản xuất = TP PPGCNL  )( = chi phí sản xuất / trị giá TP. CPSX này chưa bao gồm các chi phí bao bì, đóng thùng, điện, nước …., cần đề cập thêm các chi phí này vào vì các chi phí này đã góp phần tạo nên thành phẩm, điều này giúp việc đánh giá hiệu quả sản xuất đúng hơn cho dù chỉ là đánh giá theo kế hoạch. (4) Để xây dựng một hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm hoàn chỉnh hơn cho F7 và để các đội thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình thì ở mỗi khâu, mỗi phiếu báo cáo cần bổ sung thêm một vài chi tiết như sau: Chương 4: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BC GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương KTTN CỦA F7 SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 32 Sơ đồ 4.1. HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM – F7 Chú thích: Tổng hợp và luân chuyển thông tin Sự vận động của báo cáo 1 Phiếu giao nhận nguyên liệu từ đội I 2 Phiếu giao nhận bán thành phẩm từ đội II 3 Phiếu giao nhận bán thành phẩm cấp đông từ đội Xếp Khuôn 4 Phiếu giao nhận thành phẩm xuất bán 5 Báo cáo hiệu quả sản xuất, báo cáo tổng hợp kết quả sản xuất và các chứng từ - hóa đơn liên quan đến các chi phí phát sinh. Hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm của F7 vẫn được vận hành như sơ đồ trên. Tuy nhiên bảng báo cáo 1 và 3 cần bổ sung, chỉnh sửa thêm một vài chi tiết, như vậy sẽ làm rõ hơn trách nhiệm của các bộ phận. Nội dung chỉnh sửa được trình trong bảng 4.1 và bảng 4.2. Tổ Nghiệp Vụ BGĐ và các bộ phận có trách nhiệm tại công ty 1 2 3 4 Các phiếu báo cáo từ các đội Đội I Đội II Đội X.Khuôn Đội T.Phẩm 5 Chương 4: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BC GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương KTTN CỦA F7 SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 33 Bảng 4.1. PHIẾU GIAO NHẬN NGUYÊN LIỆU Ngày: 27/03/2008 STT Khách hàng GARP Size kg Số lượng kg Đơn giá vnd Giá trị vnd 0 1 2 32 4 5 6 0,8 1,2 1 Lê Kim Hương 1 2 .... 14.500 Tổng 35.568 14.500 515.736.000 BQ: 1,04 kg/con. Số lượng NL dạt: 0 kg Số lượng BTP ra cá: 18.055 kg Tỷ lệ ra cá: 1,97 % Trong đó: (2) Phân loại cá thuộc loại 1 hoặc loại 2. (3) Từng lô hàng khác nhau nguyên liệu nên được phân loại cỡ và loại một cách chi tiết, thường chỉ thu mua nguyên liệu có trọng lượng bình quân 1 kg. Đối với lô hàng của bà Lê Kim Hương thì trọng lượng bình quân là 1,04 kg/con, trọng lượng này tương đối phù hợp. (4) Số luợng cá tương ứng với từng size. Ví dụ như tương ứng với size 0,8 kg thì có bao nhiêu kg nguyên liệu đạt; số lượng này được xác định bằng cách lấy 0,8 nhân với số lượng cá có trọng lượng giao động trong khoảng 0,8 đến 0,9 kg. Các chỉ tiêu 2, 3, 4 là các chỉ tiêu được bổ sung thêm vì đội I với trách nhiệm là tiếp nhận nguyên liệu kết hợp việc kiểm tra kích cỡ, màu sắc, trọng lượng… sau đó sẽ tiến hành các khâu trước và sau khi fillet để có sản lượng ra cá. Nhưng trong bảng 3.1. phiếu giao nhận nguyên liệu được lập từ đội I không có phản ánh được các số liệu này, cuối bảng chưa có ghi nhận NL dạt, số lượng BTP ra cá và tỷ lệ ra cá. Việc đánh giá trách nhiệm đội I là dựa vào cách đánh giá các số liệu có khớp với ba bên là khách hàng, thủ kho và đội sản xuất. Vì thế, các số liệu do đội I quản lý cần được tổng hợp một cách rõ ràng và đầy đủ trên một bảng báo cáo. 2 Số liệu này chỉ có tính chất minh họa Chương 4: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BC GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương KTTN CỦA F7 SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 34 Bảng 4.2. PHIẾU GIAO NHẬN THÀNH PHẨM CẤP ĐÔNG Ngày: 27/03/2008 Khách hàng: Lê Kim Hương Mã số lô: 005608787 NL: 35.568 kg BQ: 1,04 kg/con Thành phẩm GR1 GR2 GR TP TP TP KH Size Qui cách kh kg kh kg kh kg Tổng TP Kailis33 100-150 IQF 1.100 1.100 Kailis15 120-170 BL5.0 74 370 370 AMD241 170-220 IQF 570 570 Kailis15 220-280 BL5.0 59 295 295 S.De.Ma 120-220 IQF 1.060 1.060 S83 120-170 BL5.0 1.460 1.460 170-220 BL5.0 171 855 46 230 1.085 Isiodo2 220-UP BL5.0 239 1.195 63 315 1.510 S7 120-170 IQF 1.440 1.440 Isiodo1 170-220 BL5.0 163 815 815 220-UP BL5.0 13 65 65 U-150 BL2.75 1 2,75 2,75 Tồn 3-7 IQF 450 450 Gởi cấp đông F360 AMD241 170-220 IQF 2.000 2000 Tổng 543 8.905 285 3.315 1 2.75 12.222,8 Chương 4: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BC GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương KTTN CỦA F7 SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 35 Bảng 4.2 có các chi tiết gần giống như bảng 3.5 nhưng bảng 3.5 là do tổ Nghiệp Vụ tổng hợp nhưng để hợp lý hơn thì đội Xếp Khuôn nên thực hiện công việc này, vì trách nhiệm của đội Xếp Khuôn là quản lý số lượng khuôn và số lượng thành phẩm từ đội II chuyển qua có khớp không. Cột thành phẩm cần thể hiện rõ ứng với từng khách hàng, size và qui cách phù hợp thì có thành phẩm thuộc GRAP nào như vậy sẽ đầy đủ hơn. Nhìn chung do F7 đã hình thành hệ thống kế toán trách nhiệm đã lâu, có những cái đã đi vào nề nếp và hoạt động hiệu quả nên các ý kiến đóng góp trên nhằm mục đích là hoàn thiện hơn hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm cho F7. Ở mỗi khâu mỗi bộ phận nên hoàn tất nhiệm vụ của mình có như vậy mới tiết kiệm được chi phí, của cải và thời gian. Vì họ chính là người trực tiếp tham gia quản lý, điều hành và theo dõi các công việc phát sinh hàng ngày nên việc nhận xét và đánh giá của họ sẽ chính xác và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, trước tình hình thị trường hiện nay thì việc quản lý chi phí sản xuất còn bị ảnh hưởng rất lớn bởi giá cả: (1) Do giá thức ăn tăng liên tục nên giá nguyên liệu cũng tăng theo, đầu vào tăng nhưng đầu ra không ổn định. (2) Giá cả hàng hóa tăng nên cũng kéo theo các chi phí khác tại Xí nghiệp cũng tăng như chi phí điện, nước, vật tư và xăng dầu…. Việc tăng giá các chi phí này là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả sản xuất đồng thời cũng có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của đa số bộ phận công nhân viên chức. => Giá nguyên liệu và các loại chi phí phát sinh khác tăng nhưng giá xuất không tăng được đó là một trong những nguyên nhân chính làm cho việc sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Vì như thế nhà máy không đủ sức để vừa trang trải chi phí sản xuất vừa có thể đảm bảo được cuộc sống của người lao động. Đứng trước tình hình này rất cần có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước trong nền kinh tế, đảm bảo cân đối tiền tệ, tín dụng, ngân sách và hàng hóa để có thể giữ được ở mức giá ổn định. Trong đó, đặc biệt cần chú trọng những biện pháp như điều hòa lãi suất, tỷ giá, thu hút nguồn vốn ngoại tệ, phát hành trái phiếu... nhằm cân đối cung cầu về tiền tệ và tín dụng. Chương 4: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BC GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương KTTN CỦA F7 SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 36 PHẦN KẾT LUẬN 1. Kiến nghị Để góp phần vào việc củng cố và hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam nhằm mang lại hiệu quả đáng kể cần được sự quản lý và điều tiết của Nhà Nước trong một số việc như sau: - Hoàn thiện về lý luận kế toán quản trị ở Việt Nam như xác lập mô hình kế toán quản trị phù hợp với các loại hình và qui mô của các doanh nghiệp khác nhau. Mặc dù, kế toán quản trị mang đậm tính đặc thù và là vấn đề mang màu sắc chi tiết gắn với từng doanh nghiệp cụ thể, do đó không thể có quy định thống nhất về nội dung kế toán quản trị cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên rất cần sự hướng dẫn, định hướng của Nhà Nước để kế toán quản trị có thể dễ dàng đi vào thực tế và thực sự được thừa nhận như một tất yếu không thể hòa tan vào kế toán tài chính. - Cần có biện pháp điều tiết tỷ giá USD/VND. Vì hiện nay tỷ giá USD/VND đang biến động, VND đang dần bị mất giá do ảnh hưởng của lạm phát và do Việt Nam là nước đang phát triển đồng thời cũng đang trong giai đoạn hội nhập nên số lượng USD tràn vào khá lớn. Mà VND mất giá sẽ dẫn đến khá nhiều khó khăn cho các nhà xuất nhập khẩu của ta, điều này cũng làm ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay. - Cần có các chính sách quản lý điều tiết các ngành nghề sản xuất cho hợp lý. Nên khuyến khích hơn các ngành nghề mới có tiềm năng, cần có cái nhìn toàn diện và tổng quát về sự phát triển của nền kinh tế trong tương lai. Vì hiện nay có tình trạng khi thấy ngành nghề nào hoạt động có lợi nhuận cao là người dân liền đổ xô theo, ví dụ như thấy lúa có giá thì các hộ nuôi tôm lấp ao chuyển sang trồng lúa mà chưa có sự canh tác, khảo sát hợp lý; cũng như khi thấy giá cá nguyên liệu tăng thì người dân có xu hướng đào ao nuôi cá. Nhìn chung họ chỉ có cái nhìn trước mắt mà không nghĩ đến những ảnh hưởng và lợi ích về sau. Từ những lý do trên nên rất cần có sự quan tâm của Nhà Nước trong việc quản lý, điều tiết các ngành nghề sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả cao hơn. - Nên hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc vay ngân hàng bằng ngoại tệ. Việc làm này nhằm đảm bào cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuận tiện hơn trong việc thanh toán và có thể tránh được các biến động của chênh lệch tỷ giá. Chương 4: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BC GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương KTTN CỦA F7 SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 37 Bên cạnh đó, tự bản thân Agifish cũng cần có những biện pháp khắc phục những khó khăn đang mắc phải, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất đạt hiệu quả cao: - Cần quan tâm và mở rộng thị trường tiêu thụ. - Tăng hệ số lương cho người lao động nhằm đảm bảo cho họ có cuộc sống khá hơn trước tình hình hiện nay. - Củng cố và hoàn thiện hơn nữa các tổ hợp, liên hợp sản xuất nuôi cá sạch để có nguồn hàng rẻ và đạt chất lượng. - Tăng thêm chi phí cho việc tu dưỡng, cải tạo máy móc và đào tào tay nghề cho công nhân; bên cạnh đó cần có các chính xác thu hút và nuôi dưỡng nhân tài. 2. Kết luận Hội nhập toàn cầu là một xu thế tất yếu, các doanh nghiệp Việt Nam muốn đứng vững trong chính nền kinh tế đang chuyển đổi mạnh mẽ của đất nước mình thì phải làm sao để có thể vận hành các hoạt động một cách hữu hiệu và hiệu quả. Các doanh nghiệp cần công nghệ, nhân lực và quản lý tiên tiến trên con đường phát triển của mình. Xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý khoa học tiên tiến là một trong những vấn đề quan trọng mà các nhà quản lý cần phải quan tâm. Kiểm soát quản lý là một trong những công cụ giúp cho các doanh nghiệp trong quá trình triển khai các chiến lược và đạt được mục đích của đơn vị đặt ra. Hiện nay, cơ cấu tổ chức trong các công ty có sự phân công hoàn toàn theo chức năng không còn thịnh hành nữa mà mỗi bộ phận, mỗi nhân viên thường phải làm nhiều chức năng cùng một lúc. Và để giảm chi phí, tăng hiệu quả và kích thích sự đóng góp của nhân viên, xu hướng phân quyền trong cơ cấu đa chức năng đã và đang được áp dụng khá phổ biến. Trong đó việc xây dựng hệ thống quản lý, chuẩn hóa các hoạt động và yếu tố con người trong bộ máy công ty đóng vai trò quyết định, với sự cộng tác của các trưởng bộ phận và các nhân viên phía dưới góp phần tích cực để bộ máy quản lý được vận hành hiệu quả. Vận dụng được những lý thuyết trong việc xây dựng và điều hành bộ máy quản lý, hiện nay F7 đang hoạt động và mang lại khá nhiều hiệu quả đáng kể. Mặc dù, đứng trước tình hình có nhiều biến động về giá cả nhưng với sự điều hành của BGĐ F7 cùng sự hỗ trợ của tổng công ty, F7 vẫn đạt được các chỉ tiêu đặt ra trong ba tháng đầu năm 2008. Đó được xem là một thành quả của việc vận dụng hiệu quả kế toán trách nhiệm trong việc quản lý và điều hành. Song qua đó đã góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, giải quyết được việc làm và nâng cao hơn nữa mức sống của người dân không chỉ trong tỉnh An Giang mà còn ở các tỉnh lân cận. Chương 4: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BC GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương KTTN CỦA F7 SVTH: Nguyễn Thị Yến Oanh 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO  Trường ĐH KT TP HCM khoa kế toán - kiểm toán, bộ môn KTQT & phân tích kinh doanh, kế toán quản trị, NXB Thống Kê 2004. Ray, H.Garrison 1993, kế toán quản trị “chương đánh giá trách nhiệm”, trường đại học kinh tế HCM khoa kinh tế - tài chính - ngân hàng. Các sổ sách, báo cáo kế toán được lấy từ Xí nghiệp 7. 1588/Default.aspx.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐỀ TÀI HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM CHO XÍ NGHIỆP 7 TRỰC THUỘC AGIFISH.pdf
Tài liệu liên quan