Tài liệu Khóa luận Hàng rào phi thuế quan - Các rào cản đối với thương mại quốc tế: trường đại học ngoại thương
khoa kinh tế Ngoại thương
Khoá luận tốt nghiệp
đề tài:
hàng rào phi thuế quan - các rào cản đối với thương mại quốc tế
Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Hữu Khải
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Phương
Lớp : Pháp 2 - K37
Hà nội - 2002
Các từ viết tắt
Viết Tắt
English
Viet nam
EU
European Union
Liên minh châu Âu
NAFTA
North American Free Trade Area
Khu vực tự do Bắc Mỹ
AFTA
ASEAN Free Trade Area
Hiệp định thương mại tự do Châu á
APEC
Asia-Pacific Economic Cooperation (Conference)
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á-Thái Bình Dương
OECD
Organization for Economic Cooperation & Development
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế.
TRAINS
Threat Reaction Analysis Indicator System
Hệ thống phân tích và thông tin thương mại
UNCTAD
United Nations Conference on Trade & Development
Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển
PECC
Pacific Economic Cooperation Council (Washington, DC, USA)
Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình ...
113 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Hàng rào phi thuế quan - Các rào cản đối với thương mại quốc tế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường đại học ngoại thương
khoa kinh tế Ngoại thương
Khoá luận tốt nghiệp
đề tài:
hàng rào phi thuế quan - các rào cản đối với thương mại quốc tế
Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Hữu Khải
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Phương
Lớp : Pháp 2 - K37
Hà nội - 2002
Các từ viết tắt
Viết Tắt
English
Viet nam
EU
European Union
Liên minh châu Âu
NAFTA
North American Free Trade Area
Khu vực tự do Bắc Mỹ
AFTA
ASEAN Free Trade Area
Hiệp định thương mại tự do Châu á
APEC
Asia-Pacific Economic Cooperation (Conference)
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á-Thái Bình Dương
OECD
Organization for Economic Cooperation & Development
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế.
TRAINS
Threat Reaction Analysis Indicator System
Hệ thống phân tích và thông tin thương mại
UNCTAD
United Nations Conference on Trade & Development
Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển
PECC
Pacific Economic Cooperation Council (Washington, DC, USA)
Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
UNDP
United Nations Development Program
Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc
CEPT
Common Effective Preferential Tariff (ASEAN)
Chương trình Ưu đãi Thuế quan có hiệu lực chung cho Khu vực Thơng mại tự do ASEAN
ATC
Agreement on Textiles and Clothing
Hiệp định về hàng dệt may
GATT
General Agreement on Tariffs and Trade
Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch
ACV
Agreement on Customs Values
Hiệp định xác định trị giá Hải quan
ASEAN
Association of South-East Asian Nations
Khu vực Tự do hóa thương mại trong ASEAN
SPS
Agreement on Sanitary and Phytosanitary Mesures
Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ
TRIMS
Trade Related Investment Measures
Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
PSI
Performance Systems International
Giám định trước khi giao hàng
MFN
Most Favored Nation
Tối huệ quốc
IAP
Individual Action Plan
Kế hoạch Hành động Riêng
CAPs
Common Action Plan
Kế hoạch Hành động chung
ASEM
Asia Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác á - Âu
AICO
ASEAN Industrial Cooperation Scheme
Chương trình hợp tác Công nghiệp ASEAN
TBT
Agreement on Technical Barriers to Trade
Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại
SCM
Subsidies and Countervailing Measures Agreement
Hiệp định về các khoản trợ cấp và các biện pháp bù trừ
Mục Lục
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay khi mà xu thế mở cửa và hợp tác ngày càng mở rộng thì hoạt động ngoại thương đóng vai trò vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong đời sống kinh tế của các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Một trong những công cụ để đạt được các mục tiêu của chính sách ngoại thương là dựa vào các biện pháp thuế quan và phi thuế quan. Song trước nhu cầu tự do hoá thương mại đang ngày càng trở nên cấp thiết như hiện nay thì các biện pháp thuế quan dần dần bị loại bỏ. Do đó, tất cả nước, cả phát triển lẫn đang phát triển đang tích cực nghiên cứu và tìm kiếm các giải pháp để thay thế các biện pháp thuế quan nhằm nhằm bảo hộ sản xuất nội địa. Và giải pháp đó không ngoài các biện pháp phi thuế quan - Một công cụ hữu hiệu để bảo hộ sản xuất trong nước.
ở nước ta, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách thuế quan và phi thuế quan ngày càng có ảnh hưởng sâu sắc và đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các hoạt động kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên sau khi gia nhập ASEAN APEC và sắp tới là WTO, Việt Nam đã có nhiều cam kết xóa bỏ các hàng rào thuế quan, nhóm biện pháp mà các nước coi là gây cản trở đến tự do hóa thương mại. Do đó, Việt Nam cần nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu khác nhằm thay thế các biện pháp thuế quan để bảo hộ ngành sản xuất non trẻ trong nước.
Chính vì những điều phân tích ở trên, đề tài này luôn mang tính thời sự và lôi cuốn được sự quan tâm của của nhiều độc giả. Do vậy tôi đã quyết định chọn đề tài này cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích các biện pháp phi thuế quan chủ yếu trên thế giới đã và đang được các nước áp dụng nhằm làm rào cản đối với thương mại quốc tế.
- Trình bày và phân tích các cam kết trong hiện tại và tương lai của Việt Nam và thực trạng thực hiện những cam kết đó.
- Trình bày những quy định của Tổ chức thương mại thế giới về những hàng rào phi thuế quan.
- Phân tích những giải pháp nhằm điều chỉnh và hoàn thiện các hàng rào phi thuế quan của Việt Nam phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận là các hàng rào phi thuế quan chủ yếu được các nước trên thế giới hiện nay đang áp dụng làm rào cản đối với thương mại quốc tế và các giải pháp của Việt Nam trong việc quy định các hàng rào phi thuế quan phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Kết cấu của khoá luận
Ngoài lời nói đầu và kết luận khóa luận được chia làm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về các hàng rào phi thuế quan.
Chương II: Nội dung chủ yếu của hàng rào phi thuế quan
Chương III: Giải pháp nhằm điều chỉnh và hoàn thiện các hàng rào phi thuế quan của Việt Nam phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
Khóa luận được hoàn thành đúng thời hạn là nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô giáo Khoa kinh tế ngoại thương, đặc biệt là thầy Nguyễn Hữu Khải đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ từ khâu thu thập tài liệu đến xử lý và thực hiện đề tài.
Do những hạn chế về khả năng của người viết cũng như hạn chế về thời gian và tài liệu nghiên cứu, khóa luận này không thể tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết. Người viết rất mong được sự chỉ dẫn ân cần của thầy cô, sự góp ý của độc giả và xin chân thành cảm ơn.
chương ILý luận chung về hàng rào phi thuế quan
I- Khái niệm chung về hàng rào phi thuế quan.
1- Định nghĩa về hàng rào phi thuế quan.
Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và giao thương giữa các nước, giữa các khối thương mại tự do: EU, NAFTA, AFTA, APEC...Các doanh nghiệp phải vượt qua hai rào cản lớn, đó là:
1. Hàng rào thuế quan (custom duties barriers)
2. Hàng rào phi thuế quan (non tariff- trade barriers)
Đối với hàng rào thuế quan: hiện nay trong thương mại quốc tế, hàng rào thuế quan giữa các khối kinh tế, giữa các quốc gia ngày càng giảm đi đến tự do hóa thông qua các chính sách về Qui chế tối huệ quốc, chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập, Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung của các khối liên kết kinh tế như: EU, NAFTA, AFTA, APEC...
Đối với hàng rào phi thuế quan: do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do trình độ phát triển kinh tế không đồng đều, các nước đều duy trì các rào cản thương mại nhằm bảo hộ nền sản xuất nội địa. Bên cạnh biện pháp bảo hộ bằng thuế quan, rất nhiều hàng rào phi thuế quan ra đời. Mức độ cần thiết và lí do sâu sa dẫn đến việc bảo hộ sản xuất nội địa của từng nước cũng khác nhau, đối tượng bảo hộ cũng khác nhau khiến cho các hàng rào phi thuế quan càng trở nên đa dạng.
Một khó khăn cơ bản trong việc xác định và phân tích các hàng rào phi thuế quan là chúng được xác định bởi cái mà nó không phải như thế. OECD (1997) chọn cách định nghĩa:
"Các hàng rào phi thuế quan là những biện pháp biên giới nằm ngoài phạm vi thuế quan có thể được các quốc gia sử dụng, thông thường dựa trên cơ sở lựa chọn, nhằm hạn chế nhập khẩu" cho một trong những nghiên cứu của họ.
Tương tự như vậy, cơ sở dữ liệu của Hệ thống Phân tích và Thông tin Thương mại (TRAINS) của UNCTAD chủ yếu chỉ tính đến các biện pháp biên giới. Phương pháp tiếp cận này phần lớn bỏ qua những biện pháp liên quan đến xuất khẩu và việc mua sắm nội bộ Chính phủ (như những nguyên tắc về hàm lượng trong nước, các khoản trợ cấp, giảm thuế, các biện pháp biên giới về phân biệt đối xử và biện pháp tư nhân chống cạnh tranh). Thực tế, phương pháp tiếp cận về những biện pháp biên giới được áp dụng nhiều hơn vì các lí do tình thế chứ không phải các tính toán nghiêm khắc trí tuệ.
Nghiên cứu của PECC mô tả “các hàng rào phi thuế quan là mọi công cụ phi thuế quan can thiệp vào thương mại, bằng cách này làm biến dạng sản xuất trong nước” (PECC 1995).
Tuy nhiên, Baldwin (1970) có lẽ đưa ra một định nghĩa có thể được chấp nhận nhiều nhất về mặt khái niệm:
“một sự biến dạng phi thuế quan là bất kì một biện pháp (thuộc khu vực nhà nước hay tư nhân) nào khiến các hàng hóa và dịch vụ trong mua bán quốc tế hoặc mọi nguồn lực dành cho việc sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đó, sẽ được phân bổ theo cách như thế nào đó nhằm giảm thu nhập tiềm năng thực sự của thế giới”.
Vấn đề chấp nhận một định nghĩa khái quát chỉ để sau đó xây dựng một định nghĩa chính xác cho các mục đích phân tích. Như Deardroff và Stern ghi nhận: “ Xét về hàng loạt các hàng rào phi thuế quan chính thức và /hoặc không chính thức có thể tồn tại, có thể không có chỉ một phương pháp phân tích duy nhất cho việc giải quyết thỏa đáng toàn bộ phạm vi hàng rào phi thuế quan”.
Các hàng rào phi thuế quan không nên được xem như một sự đồng nghĩa với các biện pháp phi thuế quan, mà nên coi là một tập hợp phụ các biện pháp phi thuế quan. Tất cả các hàng rào phi thuế quan đều là các biện pháp phi thuế quan, song không phải tất cả các biện pháp phi thuế quan đều là các hàng rào phi thuế quan. Các biện pháp phi thuế quan có thể bao gồm các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, chúng không phải là những “rào cản” đối với thương mại. Thuật ngữ có vẻ trung lập hơn này cũng được các Chính phủ thường dùng để mô tả nhũng biện pháp được sử dụng để quản lí nhập khẩu với các mục đích hợp pháp (ví dụ các thủ tục bảo đảm thực vật được quốc tế công nhận). Hơn nữa, ví dụ nếu các hạn ngạch là không bắt buộc (ít nhất là trên mức nào trên thị trường phi hạn ngạch có thể xuất hoặc nhập khẩu), vì vậy khó có thể quy cho chúng là những “hàng rào”.
Trong thực tế, việc xác định những biện pháp phi thuế quan nào là các hàng rào phi thuế quan có thể rất khó. Chủ ý của công cụ chính sách là quan trọng, song có những chính sách mà chủ ý của chúng không thể được xác định nếu không có sự điều tra kỹ lưỡng mà có thể không đi đến kết quả về bản chất và hoạt động thực sự của chúng. Việc phân tích này cung cấp sự hiểu biết sâu rộng vấn đề “hàng rào hay không phải hàng rào” này liên quan đến những biện pháp phi thuế quan của Việt Nam, song đây cũng không phải là mục đích của sự phân tích, mục đích của việc phân tích đơn thuần là nhằm khảo sát chế độ hiện hành của các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam.
Như vậy, các biện pháp phi thuế quan và các hàng rào phi thuế quan là gì? Tóm lại chúng được định nghĩa bởi - thuế quan. Một số nghiên cứu về chủ đề này phân biệt các biện pháp phi thuế quan biên giới và phi biên giới, nhưng đây là sự phân biệt chức năng và thực tế, và không đầy đủ như một định nghĩa khái niệm. Có lẽ khái niệm được sử dụng phổ biến nhất được Baldwin (1970) trình bày như sau:
“Bất cứ biện pháp nào (công cộng hay tư nhân) dẫn đến các dịch vụ và hàng hóa được thương mại quốc tế, hoặc các nguồn tài nguyên dành cho việc sản xuất ra dịch vụ và hàng hóa đó sẽ được xác định theo một cách là giảm nguồn thu nhập thực sự tiềm năng của thế giới”.
Các hàng rào phi thuế quan là một tập hợp thay thế của các biện pháp phi thuế quan. Các biện pháp phi thuế quan phải có mục đích bảo vệ sản xuất trong nước, và không được chấp nhận quốc tế như một phương sách điều chỉnh chính thống (như các hạn chế kiểm dịch).
Bên cạnh các định nghĩa trên, Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) cũng đưa ra một định nghĩa về các biện pháp phi thuế quan và các hàng rào phi thuế quan của mình:
“Biện pháp phi thuế quan là những biện pháp ngoài thuế quan, liên quan hoặc ảnh hưởng đến sự luân chuyển hàng hóa giữa các nước”.
Theo cách định nghĩa này thì WTO cũng đã dựa trên cơ sở của thuế quan. Từ đó, WTO xây dựng định nghĩa về hàng rào phi thuế quan:
“Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lí, khoa học hoặc bình đẳng”.
Ví dụ như với một số lượng ấn định sẵn, hạn ngạch sẽ không cho hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu vào hoặc ra khỏi một nước vượt quá số lượng đó, mặc dù hàng hóa có sẵn để bán, người mua đã sẵn sàng để mua.
Mục đích của của việc nghiên cứu và phân tích các biện pháp phi thuế quan là đưa ra một nghiên cứu mô tả cơ bản của thể chế thương mại hiện hành. Đây là một đầu vào giúp quá trình hội nhập toàn cầu của Việt Nam, cụ thể hơn liên quan đến cam kết hiện có và chưa được thực hiện về tự do hóa thương mại đối với ASEAN, APEC và WTO.
Khi Việt Nam ra nhập WTO, các quốc gia thành viên WTO gửi tới trên 1500 câu hỏi có liên quan tới bản thông báo về Chế độ Ngoại thương Việt Nam dựa vào một câu hỏi mà Việt Nam có thể muốn trả lời: “ Những yêu cầu chế độ chính sách thương mại tối thiểu là gì để ra nhập WTO?”. Không có câu trả lời cho câu hỏi này bởi vì bất kì một câu trả lời hợp lí và chính xác nào cũng tự động loại trừ những nước đã là thành viên của WTO. Sự thiếu tiêu chí vị trí thành viên rõ ràng này có thể làm cho WTO bổ sung việc xử lí chính trị ở trên mức cần thiết. Người ta có thể đã dẹp bỏ việc nghiên cứu xây dựng một phương pháp tiếp cận toàn diện và hệ thống cho việc hiểu rõ và định nghĩa các biện pháp phi thuế quan và các hàng rào phi thuế quan.
Kết quả là UNCTAD có lẽ cung cấp một định nghĩa toàn diện duy nhất về các biện pháp phi thuế quan. Định nghĩa này được sử dụng cho nghiên cứu của APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á Thái Bình Dương, 1995) bởi vì mặc dù các nhà nghiên cứu và các quan chức có những biểu hiện dè dặt về cách phân loại các hàng rào phi thuế quan của UNCTAD... song hiện nay không tồn tại hệ thống phân loại nào khác.
Định nghĩa áp dụng của ASEAN về các rào cản phi thuế quan phản ánh sát hệ thống phân loại của UNCTAD. Tuy nhiên, có những sự bỏ sót đáng kể trong định nghĩa của ASEAN cần được nhấn mạnh. Một số biện pháp tài chính và kiểm soát giá được ASEAN loại bỏ như là tất cả các biện pháp kiểm soát số lượng và chính sách trong nước. Việc không có những biện pháp kiểm soát số lượng vẫn chưa định hình và có lẽ là do sự nới lỏng chính trị để đón nhận cải cách trong lĩnh vực này. Việc không có những biện pháp trong nước, bao gồm những biện pháp nào phân biệt đối xử một cách rõ ràng đối với nhập khẩu cũng là sự bỏ sót nghiêm trọng.
Định nghĩa áp dụng của ASEAN không được thỏa mãn về mặt khái niệm, và vì vậy đã có thêm cơ hội xem xét một định nghĩa khái quát hơn và lí thú hơn về các biện pháp phi thuế quan như đã được phác thảo ở trên. Tuy nhiên, sự quan tâm nghiên cứu đặc biệt đã được dành cho việc hiểu và giải thích những biện pháp phi thuế quan nào bao gồm trong định nghĩa của ASEAN, vì đó là mục đích quan trọng của việc nghiên cứu này.
“ Thuế nội bộ và chi phí đánh vào nhập khẩu” hiện nay là thuế nội bộ đánh cụ thể vào nhập khẩu. Điều này đơn giản nhấn mạnh rằng thuế gián tiếp đối với thương mại được thảo luận theo “ các biện pháp nội bộ”.
Theo các hạn ngạch, một mã số mới, “ các hạn ngạch liên quan đến các trình độ sản xuất trong nước” đã được bổ sung. Điều này quy định lí do cơ bản đối với việc quy định mức hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa sẽ được cân đối với nhu cầu và sản xuất trong nước”, mà năm 1998 là xăng dầu, phân bón, thép xây dựng, xi măng và giấy(11/1998/NĐ-TTg).
“ Các thủ tục hải quan dặc biệt” của UNCTAD chỉ bao gồm một nhân tố thiểu số của các thủ tục hải quan, trong khi mà toàn bộ vấn đề của tính hiệu quả và tính rõ ràng hải quan có thể được xem xét hợp lí như một vấn đề hàng rào phi thuế quan. Điều này được nhấn mạnh gần đây bởi Ông Anwarul Hoda, Phó tổng giám đốc của WTO khi ông ta trình bày tại Tổ chức Hải quan Thế giới tháng 5/1997:
“Khi toàn cầu hoá các lợi thế thương mại, sự phụ thuộc vào kinh doanh đối với việc di chuyển hàng hóa nhanh trở nên ngày càng thiết yếu hơn. Do đó các thủ tục hải quan có thể là một biện pháp phi thuế dữ dội. Thương mại phải cần các dịch vụ hải quan đơn giản, nhanh và rõ ràng” .
Có rất nhiều tài liệu về việc xác định và đo lường các hàng rào phi thuế quan. Những phương pháp chung khác nhau đã được sử dụng để tính các hàng rào phi thuế quan có thể được phân loại như sau: các biện pháp tính theo tần số dựa trên những danh mục điều tra các hàng rào phi thuế quan được quan sát áp dụng cho những quốc gia đặc biệt các ngành hoặc các thể loại thương mại: các biện pháp so sánh giá được tính toán theo các giá trị tương đương thuế quan hoặc những liên quan về giá; các biện pháp tác động định lượng dựa vào các ước tính phép đo kinh tế của những mô hình các luồng thương mại; các biện pháp tỷ lệ hỗ trợ danh nghĩa tương đương.
Một phân tích toàn diện về tác động thuế quan và các hàng rào phi thuế quan đối với phúc lợi kinh tế ròng quốc nội đòi hỏi sự phối hợp của tất cả các chỉ số thuế quan và những giá trị tương đương của chúng về các hàng rào phi thuế quan trong môt khuôn khổ cân bằng chung. Phương pháp tiếp cận này tính đến những ảnh hưởng vòng thứ hai bao gồm các yếu tố như những thay đổi đem lại trong tỷ giá hối đoái và những điều kiện thương mại cũng như tác động qua lại giữa các ngành không chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuế quan và các hàng rào phi thuế quan.
Điều không may là đến nay không nghiên cứu ứng dụng nào về xác định và tính toán tác động của các biện pháp phi thuế quan ở Việt Nam. Thực tế có một ít nghiên cứu về các chính sách thương mại của Việt Nam. Dự án do UNDP tài trợ, cũng đã xác định một nghiên cứu chi tiết về những tác động của Việt Nam tham gia ASEAN. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam được đưa ra một cách rõ ràng và riêng biệt.
Bộ Thưong mại hoàn thành một cuộc phỏng vấn nội bộ riêng của họ về các hàng rào phi thuế quan đối với thương mại của Việt Nam. Cuộc khảo sát này cho thấy phần lớn dựa trên hướng dẫn định nghĩa các hàng rào phi thuế quan của ASEAN (nhưng gồm cả hạn ngạch) và bao gồm toàn bộ tài liệu kiểm soát thương mại do Bộ Thương mại và các Bộ ngành ban hành với những trách nhiệm kiểm soát sản phẩm được cụ thể hóa. Các Bộ liên quan và các hàng rào phi thuế quan như dưới đây:
1. Bộ Thương mại: cơ quan chủ quản, chịu trách nhiệm chính về các biện pháp kiểm soát số lượng (hạn ngạch, cấp giấy phép) và các biện pháp độc quyền (một kênh về nhập khẩu).
2. Bộ Tài chính: các biện pháp gần- thuế, các biện pháp kiểm soát giá cả (giá nhập khẩu tối thiểu).
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: các biện pháp vệ sinh và vệ sinh tâm lý học và các biện pháp ảnh hưởng đến buôn bán các mặt hàng nông sản.
4. Bộ Công nghiệp: các biện pháp ảnh hưởng đến buôn bán hàng công nghiệp.
5. Bộ Y tế: các biện pháp ảnh hưởng đến buôn bán dược phẩm và thiết bị y tế.
6. Bộ Văn hoá Thông tin:
7. Ban Vật giá Chính phủ: các khoản phụ thu vì mục đích ổn định giá cả.
8. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường: các biện pháp kỹ thuật (các yêu cầu về tiêu chuẩn và chất lượng).
2- Các đặc điểm về hàng rào phi thuế quan
2.1- Các hàng rào phi thuế quan phong phú về hình thức:
Nhờ đặc điểm này, hàng rào phi thuế quan tác động, khả năng và mức độ đáp ứng mục tiêu của chúng rất đa dạng. Do đó, nếu sử dụng hàng rào phi thuế quan để phục vụ một mục tiêu cụ thể thì sẽ có nhiều sự lựa chọn, mà không bị bó hẹp trong khuôn khổ một công cụ duy nhất như thuế quan. Ví dụ để hạn chế nhập khẩu phân bón, có thể đồng thời áp dụng các hạn ngạch nhập khẩu, cấp giấy phép nhập khẩu không tự động, đầu mối nhập khẩu, phụ thu nhập khẩu.
2.2- Một hàng rào phi thuế quan có thể đồng thời đáp ứng nhiều mục tiêu với hiệu quả cao.
Mỗi quốc gia thường theo đuổi nhiều mục tiêu trong chính sách kinh tế, thương mại của mình. Các mục tiêu đó có thể là: (i) bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích phát triển một số ngành nghề; (ii) bảo đảm an toàn sức khỏe con người, động thực vật, môi trường; (iii) hạn chế tiêu dùng; (iv) đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán; (v) đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, v.v...Các hàng rào phi thuế quan có thể đồng thời phục vụ hiệu quả nhiều mục tiêu khác nhau nêu trên trong khi việc sử dụng công cụ thuế quan không khả thi hoặc không hữu hiệu bằng.
Ví dụ: quyết định về vệ sinh kiểm dịch đối với nông sản nhập khẩu vừa đảm bảo an toàn sức khỏe con người, động thực vật lại vừa gián tiếp bảo hộ sản xuất nông nghiệp trong nước một cách hợp pháp. Hay cấp giấy phép không tự động đối với dược phẩm nhập khẩu vừa giúp bảo hộ ngành dược nội địa, dành đặc quyền cho một số đầu mối nhập khẩu nhất định, quản lí chuyên ngành một mặt hàng quan trọng đối với sức khỏe con người, phân biệt đối xử với một số nước cung cấp nhất định.
2.3- Hình thức thể hiện của các hàng rào phi thuế quan rất phong phú nên nhiều hàng rào phi thuế quan chưa chịu sự điều chỉnh của các qui tắc thương mại.
Các hàng rào phi thuế quan thường mang tính “mập mờ” mức độ ảnh hưởng không rõ ràng như những thay đổi mang tính định lượng của thuế quan nên dù tác động của chúng có thể lớn nhưng lại là tác động ngầm có thể che đậy hoặc biện hộ bằng cách này hoặc cách khác. Hiện nay các Hiệp định của WTO chỉ mới điều chỉnh việc sử dụng một số hàng rào phi thuế quan nhất định. Theo đó, tất cả các hàng rào phi thuế quan hạn chế định lượng đều không được phép áp dụng, trừ trường hợp ngoại lệ.
Một số hàng rào phi thuế quan khác tuy có thể nhằm mục tiêu hạn chế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước nhưng vẫn được WTO cho phép áp dụng với điều kiện tuân thủ những quyết định cụ thể, rõ ràng, khách quan. Chẳng hạn như các tiêu chuẩn kỹ thuật, biện pháp kiểm dịch động thực vật, tự vệ, thuế chống bán phá giá, các biện pháp chống trợ cấp, thuế đối kháng, một số hình thức hỗ trợ nông nghiệp (dạng hộp xanh).
Thậm chí với những hàng rào phi thuế quan chưa xác định được là phù hợp hay không với các quyết định của WTO, các nước vẫn có thể tiếp tục áp dụng mà chưa bị yêu cầu cắt giảm hay loại bỏ. Những hàng rào phi thuế quan này có thể do WTO chưa có quyết định điều chỉnh hoặc có quyết định điều chỉnh nhưng rất chung chung và trên thực tế rất khó có thể xác định được tính phù hợp hay không phù hợp với quyết định đó, hoặc chúng vẫn là một thực tế được thừa nhận chung. Chẳng hạn như yêu cầu đặt cọc, trả thuế nhập khẩu trước, v.v....
2.4- Dự đoán việc áp dụng các hàng rào phi thuế quan là rất khó khăn, vì trên thực tế chúng thường được vận dụng trên cơ sở dự đoán chủ quan, đôi khi tùy tiện của nhà chức trách về sản xuất và nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Chẳng hạn để xác định hạn ngạch nhập khẩu phân bón trong một năm, người ta dự tính khả năng các đơn vị sản xuất phân bón trong nước có thể đáp ứng được tổng nhu cầu về phân bón của toàn ngành nông nghiệp.
Trong bối cảnh kinh tế phức tạp và thường xuyên biến động hiện nay, việc đưa ra một dự đoán tương đối chính xác là rất khó khăn. Hậu quả của việc dự báo không chính xác sẽ rất nghiêm trọng như gây ra thiếu hụt trầm trọng nguồn phân bón khi sản xuất trong nước vào thời vụ, đẩy giá tăng vọt (sốt nóng) hoặc trái lại, dẫn đến tình trạng cung vượt cầu quá lớn trên thị trường làm giá sụt giảm (sốt lạnh). Điều này đồng nghĩa với việc các quyết định sản xuất và kinh doanh sẽ chịu những rủi ro cao hơn.
Các hàng rào phi thuế quan đôi khi cũng làm nhiễu tín hiệu của thị trường mà người sản xuất dựa vào đó để ra quyết định. Tín hiệu này chính là giá thị trường. Khi bị làm sai lệch, nó sẽ phản ánh không trung thực lợi thế cạnh tranh thật sự chỉ dẫn sai việc phân bổ nguồn lực trong nội bộ nền kinh tế. Do đó, khả năng xây dựng kế hoạch đầu tư, sản xuất, kinh doanh hiệu quả trong trung và dài hạn của người sản xuất bị hạn chế.
Tác động của các hàng rào phi thuế quan thường khó có thể lượng hóa được rõ ràng như tác động của thuế quan. Nếu mức độ bảo hộ thông qua thuế quan đối với một sản phẩm có thể dễ dàng được xác định bằng chính thuế suất đánh lên sản phẩm đó thì mức độ bảo hộ thông qua các hàng rào phi thuế quan là tổng mức bảo hộ của các hàng rào phi thuế quan riêng rẽ áp dụng cho cùng một sản phẩm. Bản thân mức độ bảo hộ của mỗi hàng rào phi thuế quan cũng chỉ có thể được ước lượng một cách tương đối. Cũng vì mức độ bảo hộ của các hàng rào phi thuế quan không dễ xác định nên rất khó xác định một lộ trình tự do hóa thương mại rõ ràng như với bảo hộ bằng thuế quan.
2.5- Không những thế, vì khó dự đoán nên các hàng rào phi thuế quan thường đòi hỏi chi phí quản lí cao và tiêu tốn nhân lực của nhà nước để duy trì hệ thống điều hành kiểm soát thương mại bằng các hàng rào phi thuế quan.
Một số hàng rào phi thuế quan thuộc thẩm quyền và phạm vi quản lí của những cơ quan với những mục tiêu khác nhau, đôi khi còn mâu thuẫn nhau, nên có thể gây khó khăn cho bản thân các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế trong việc xây dựng, sử dụng, tiếp cận thông tin cũng như đánh giá tác động của các hàng rào phi thuế quan này.
Các doanh nghiệp sản xuất chưa chú trọng đến tiếp cận thông tin và chưa có ý thức xây dựng, đề xuất các hàng rào phi thuế quan để bảo hộ sản xuất, còn trông chờ vào nhà nước tự quyết định. Do đó, thực tế là các doanh nghiệp thường phải tốn kém chi phí vận động hành lang để cơ quan chức năng ra quyết định áp dụng các hàng rào phi thuế quan nhất định có lợi cho mình.
Ngoài ra, việc quản lí các hàng rào phi thuế quan còn khó khăn nếu đó là những hàng rào phi thuế quan bị động, tồn tại trên thực tế ngoài ý muốn của các nhà hoạch định chính sách như bộ máy quản lí thương mại quan liêu, năng lực thấp của các nhân viên hải quan, các văn bản pháp lí không được công bố công khai...
2.6-Tác động của việc sử dụng các hàng rào phi thuế quan
Tác động của việc sử dụng các hàng rào phi thuế quan nhằm hạn chế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước hầu như không đem lại nguồn thu tài chính trực tiếp nào cho nhà nước mà thường chỉ làm lợi cho một số doanh nghiệp hoặc ngành nhất định được bảo hộ hoặc được hưởng ưu đãi đặc quyền như được phân bổ hạn ngạch, được chỉ định làm đầu mối nhập khẩu- Điều này còn dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nội bộ nền kinh tế.
Tóm lại, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan là hai công cụ bảo hộ sản xuất trong nước quan trọng đối với mọi quốc gia. Do mỗi công cụ đều có điểm mạnh, yếu đặc thù nên các hàng rào thuế quan và phi thuế quan thường được sử dụng kết hợp, bổ sung lẫn nhau nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ sản xuất trong nước. Mặc dù về lý thuyết WTO và các định chế thương mại khu vực thường chỉ thừa nhận thuế quan là công cụ bảo hộ hợp pháp duy nhất nhưng thực tế đã chứng minh rằng các nước không ngừng sử dụng các hàng rào phi thuế quan mới, vừa đáp ứng mục đích bảo hộ, vừa không trái với thông lệ quốc tế.
3- Mục đích sử dụng của các hàng rào phi thuế quan
Do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các nước, các nước đều duy trì các rào cản thương mại nhằm bảo hộ nền sản xuất nội địa. Bên cạnh biện pháp bảo hộ bằng thuế quan, rất nhiều hàng rào phi thuế quan ra đời. Mức độ cần thiết và lí do sâu xa dẫn đến việc bảo hộ sản xuất nội địa của từng nước cũng khác nhau, đối tượng bảo hộ cũng khác nhau khiến cho các hàng rào phi thuế quan càng trở nên đa dạng.
Đối với những nền kinh tế phát triển, đối tượng bảo hộ là các ngành có năng lực cạnh tranh và năng xuất lao động tương đối thấp so với các ngành khác. Mặc dù không tạo ra sức cạnh tranh chủ yếu cho nến kinh tế, nhưng lực lượng lao động trong những ngành này lại có sức mạnh chính trị đáng kể, buộc các chính đảng được họ hậu thuẫn phải quan tâm đặc biệt đến lợi ích của họ. Có thể nêu ví dụ điển hình như : ngành nông nghiệp ở EU hay ngành thép ở Mỹ.
Trong khi đó, đối tượng bảo hộ của những nước có trình độ phát triển kinh tế trung bình và thấp lại bảo hộ chủ yếu các ngành sản xuất quan trọng và có nhiều tiềm năng trở thành ngành cạnh tranh trong tương lai của họ. Chẳng hạn như các ngành sản xuất Ôtô ở Malaysia ; ngành điện tử, cơ khí, đường ở Thái Lan hay các ngành Ôtô, thép, thuốc lá ở Trung Quốc.
Trong những năm 1980, việc sử dụng các hàng rào phi thuế quan dường như gia tăng. Nhưng trong những năm 1990, các nỗ lực song phương, khu vực và quốc tế đã có thể làm giảm ít nhất sự thịnh hành của các rào phi thuế quan.. Tuy nhiên, các hàng rào phi thuế quan vẫn là hiện tượng chung trong các chế độ chính sách thương mại của cả các quốc gia phát triển lẫn các quốc gia đang phát triển. Tại sao?
Cái lập luận kinh tế cho bảo hộ thương mại chỉ ra rõ ràng rằng sử dụng thuế chứ không phải các hàng rào phi thuế quan nhằm đạt được các mục tiêu bảo hộ. Các hàng rào phi thuế quan là những công cụ chính sách “thứ yếu” dung tục và không hiệu quả cho bảo hộ, song trong phạm vi các cam kết cắt giảm thuế quan quốc tế, các công cụ này có thể được xem xét một cách chính xác như thế nào. Đối với các nước cam kết tạo bảo hộ cho những nhóm liên quan trong nước nhất định, thì việc duy trì các thuế suất cao không phải là một phương án lựa chọn.
Tuy nhiên, có những giải thích khác, các hàng rào phi thuế quan đưa ra những ảnh hưởng có thể định lượng hoặc chắc chắn hơn. Đồng thời sự phân bổ lợi nhuận (“lợi nhuận siêu ngạch”) từ các hàng rào phi thuế quan các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp được đầu tư nước ngoài và các nhà chính trị có thể nắm bắt được dễ dàng hơn. Sự phân bổ lợi nhuận như vậy làm gia tăng khả năng cho phép quá trình chính trị làm nảy sinh một khối lượng lớn các hàng rào phi thuế quan tương đương thuế. Cuối cùng tính phản tác dụng của các hàng rào phi thuế quan nói chung kém rõ ràng đối với người tiêu dùng và đối với thương mại hơn là ảnh hưởng của thuế quan. Việc thiếu rõ ràng, trong một số bối cảnh nào đó, có thể được coi là một ưu điểm.
Ngoài ra, việc sử dụng các hàng rào phi thuế quan như các biện pháp bảo hộ còn rất cần thiết để tránh cho các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu khỏi bị phá sản nhanh chóng. Tương tự như những nhóm người lao động tại các ngành đang suy thoái hoặc có năng suất thấp (ví dụ như dệt may, nông nghiệp) ở các nước phát triển, các doanh nghiệp nhà nước có sức mạnh chính trị to lớn tại những nước đang chuyển đổi. Nét nổi bật này của các nền kinh tế chuyển đổi làm cho việc bảo hộ sản xuất trong nước có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
Với nền kinh tế đang phát triển ở trình độ thấp, lại trong quá trình chuyển đổi, Việt Nam cũng có nhu cầu lớn phải bảo hộ sản xuất trong nước do các yếu tố của kinh tế thị trường còn chưa được tạo lập đồng bộ và còn nhiều khiếm khuyết, môi trường pháp lí bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế chưa được hoàn chỉnh. Các chính sách pháp lí tài chính, tiền tệ, xuất nhập khẩu cũng đang trong tình trạng tương tự, năng lực cạnh tranh yếu kém của nhiều ngành sản xuất. Vì vậy Việt Nam được xem là duy trì quá nhiều các hàng rào phi thuế quan. Ví dụ Việt Nam sử dụng biện pháp quản lí giá cả của các sản phẩm được nhập khẩu nhằm mục đích:
+ Giữ vững giá trong nước của các sản phẩm nhất định khi giá nhập khẩu thấp hơn giá được duy trì.
+ Thiết lập giá trong nước của các sản phẩm nhất định vì sự giao động giá cả trong thị trường nội địa hoặc sự không ổn định giá cả trên thị trường nước ngoài; và
+ Chống lại sự thiệt hại do việc áp dụng các hoạt động không công bằng của thương mại nước ngoài.
Phần lớn các biện pháp quản lí giá cả ảnh hưởng đến chi phí nhập khẩu trong số lượng thay đổi được tính trên cơ sở của sự khác nhau hiện có giữa hai giá của cùng sản phẩm so với các mục tiêu quản lí.
Đứng trước xu hướng tất yếu của tự do hoá thương mại và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nếu không có chiến lược bảo hộ đúng đắn thì nhiều ngành sản xuất trong nước sẽ không thể đứng vững trước sức ép cạnh tranh gay gắt của hàng nhập khẩu.
Tuy nhiên, việc bảo hộ phải có chọn lọc, có điều kiện, có thời hạn và phải giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa hội nhập và bảo hộ về mặt thời gian và “độ trưởng thành “ một cách chủ động.
Những ngành cần được bảo hộ chủ yếu là những ngành có hàm lượng vốn lớn, có khả năng cạnh tranh và phát triển dựa trên công nghệ hiện đại. Mặt khác đây lại là những ngành công nghiệp giữ vị trí quan trọng, tạo nên xương sống cho nền kinh tế như luyện kim, hoá dầu, xi măng,...Nếu được hưởng những hỗ trợ nhất định và được bảo hộ bằng những chính sách thích hợp trong một thời gian cần thiết, các ngành này dù gặp rất nhiều khó khăn trước mắt trong việc cạnh tranh với hàng nhập khẩu, nhưng trong tương lai có sức cạnh tranh cao.
Các hàng rào phi thuế quan được sử dụng để bảo hộ rất đa dạng. Tuy nhiên theo qui định của WTO có thể thấy rõ là tới nay hầu như các nước không còn cơ hội để áp dụng những biện pháp hạn chế hạn chế định lượng nhằm mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước được nữa. Những biện pháp hạn chế định lượng như cấm nhập khẩu hoặc hạn ngạch nhập khẩu chỉ còn được áp dụng trong những trường hợp cần thiết để đảm bảo và duy trì an ninh quốc gia, giữ gìn đạo đức văn hoá, môi trường hay một vài trường hợp đặc biệt.
Riêng đối với các ngành dệt, may là các nước được áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu cho đến năm 2005 theo Hiệp định về hàng Dệt may của WTO.
Một biện pháp ngoại lệ mang tính chất hạn chế định lượng khác cũng được WTO thừa nhận và được áp dụng rộng rãi trong thực tế là biện pháp hạn ngạch thuế quan trong nông nghiệp. Biện pháp này đã được cả các nước phát triển, các nước đang phát triển và các nước đang chuyển đổi áp dụng để bảo hộ những lĩnh vực nông nghiệp nhạy cảm của mình. Mức hạn ngạch, thuế suất trong hạn ngạch, thuế suất ngoài hạn ngạch thường rất cao, có nhiều trường hợp trên 100%.
Các nước phát triển thường áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng chống trợ cấp để bảo hộ các ngành công nghiệp, đồng thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ trong nước ở mức cao để bảo hộ nông nghiệp. Trong khi đó, các nước đang phát triển và các nước đang chuyển đổi vẫn áp dụng các biện pháp cấp giấy phép không tự động để bảo hộ cả công nghiệp và nông nghiệp.
Tuy nhiên, nếu các nước sử dụng các hàng rào phi thuế quan một cách bừa bãi, quá nghiêm ngặt có thể bóp chết sản xuất trong nước, không thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, gây ỷ lại, giảm sức cạnh tranh trong thương mại...
Các biện pháp thuế quan và phi thuế quan là hai công cụ bảo hộ sản xuất quan trọng đối với mọi quốc gia. Do mỗi công cụ có điểm mạnh, điểm yếu đặc thù nên các biện pháp thuế quan và phi thuế quan thường được sử dụng kết hợp, bổ sung lẫn nhau nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ sản xuất trong nước. Mặc dù về lí thuyết, WTO và các chế định thương mại khu vực thường chỉ thừa nhận thuế quan là công cụ bảo hộ hợp pháp duy nhất nhưng thực tế đã chứng minh rằng các nước không ngừng sử dụng các hàng rào phi thuế quan mới, vừa đáp ứng mục tiêu bảo hộ, vừa không trái với thông lệ quốc tế.
Mức độ hiệu quả của bảo hộ có tăng lên nhiều hay không còn phụ thuộc vào tính linh hoạt có chọn lọc, có định hướng của Chính phủ các nước trong việc áp dụnh các hàng rào phi thuế quan bổ trợ cho các biện pháp thuế quan. Nếu biết kết hợp hài hoà và tinh tế hai công cụ này, sản xuất trong nước sẽ được bảo hộ, hỗ trợ có thời hạn để nâng cao sức cạnh tranh nhằm từng bước thích nghi với các định chế và nguyên tắc chung của môi trường thương mại quốc tế.
II- Xu hướng sử dụng các hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế:
Bảng 1: Tóm tắt các hàng rào phi thuế quan chủ yếu trong các nước ASEAN
Indonesia
Giấy phép đối với nhà nhập khẩu chọn lọc, cấm, các độc quyền nhập khẩu nhà nước
Malaysia
Giấy phép đối với hàng hóa bị cấm thông thường, giấy phép nhập khẩu đối với các lí do phi thương mại.
Philippines
Thẩm quyền nhập khẩu và giấy phép đối với người mua chọn lọc; các hạn ngạch toàn cầu, cấm đối với các lí do vệ sinh và sức khoẻ; thẩm quyền ngân hàng; độc quyền nhập khẩu nhà nước.
Singapore
Cấm đối với lí do vệ sinh và sức khoẻ.
Thailand
Giấy phép nhập khẩu, bao gồm quan hệ đối với việc bán hàng hóa trong nước; cấm; cơ quan nhập khẩu độc nhất.
VietNam
Tương đương thuế quan; hạn chế chuyển đổi ngoại tệ; cấm; hạn ngạch; đánh giá hải quan.
Nguồn: Báo cáo về các hàng rào phi thuế quan và chính sách thương mại của Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 1999.
Thách thức của tự do hoá thương mại là mối đe dọa, và tiến triển bắt đầu là có giới hạn hoàn toàn. Bên cạnh việc tự do hóa các giấy phép thương mại, phần lớn các biện pháp phi thuế quan khác có xu hướng trở nên mạnh mẽ hơn trong những năm gần đây. Danh mục giá tối thiểu đã trở nên ngắn hơn được tính như một chuyển động tự do hoá, khi bảo hộ thuế quan thực tế có lẽ đã tăng một chút. Mặt khác, việc sử dụng thuế quan tương đương, quản lí chuyển đổi ngoại tệ; và sự ngăn cấm đã được tăng cường rõ rệt. Về tổng thể, đó là một trường hợp của “một bước tiến và hai bước lùi”
Bảng 2: Thay đổi chính sách thực tế từ năm 1996 đưa ra một bức tranh hỗn hợp về Việt Nam
Loại hàng rào phi thuế quan/biện pháp phi thuế quan thuế quan
Mạnh hơn
Yếu hơn
Phụ thu hải quan
*
Thuế tiêu thụ đặc biệt
*
Danh mục giá tối thiểu
*
Chuyển đổi ngoại tệ hạn chế
*
Chuyển đổi ngoại tệ không cần yêu cầu
*
Giấy phép thương mại
*
Hạn ngạch và cấm đoán
*
Các biện pháp độc quyền
*
Các thủ tục hải quan đặc biệt
*
Bảo hộ thuế quan
*
Nguồn: Báo cáo về các hàng rào phi thuế quan và chính sách thương mại của Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp, 1999.
Trong những năm 1980, việc sử dụng các hàng rào thuế quan dường như gia tăng, nhưng trong những năm 1990 các lỗ lực song phương, khu vực và quốc tế đã có thể làm giảm ít nhất sự thịnh hành các hàng rào thuế quan. Tuy nhiên các hàng rào phi thuế quan vẫn là hiện tượng chung trong các chế độ chính sách thương mại của các quốc gia phát triển lẫn các quốc gia đang phát triển.
Đến nay, khi nhu cầu tự do hoá thương mại ngày càng khẩn thiết, việc bảo hộ bằng thuế quan dần dần bị xóa bỏ thì việc sử dụng các hàng rào phi thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước trở nên cần thiết và ngày càng tinh vi. Với việc các nước yêu cầu xoá bỏ một vài biện pháp như hạn chế định lượng, cấm giấy phép nhập khẩu... thì hàng loạt các biện pháp bảo hộ tinh vi khác ra đời. Do đó xu hướng chung trong việc sử dụng các hàng rào phi thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước là chuyển từ các biện pháp mang tính chất hạn chế định lượng trực tiếp sang các biện pháp tinh vi hơn như thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng, tiêu chuẩn kĩ thuật, các qui định về nhãn mác.
Kể từ khi WTO ra đời, có thể thấy rõ một xu hướng nổi bật là các biện pháp bảo hộ hoặc hạn chế thương mại mang tính đơn phương ngày càng bị phản đối mạnh mẽ.
Ngoài ra ngày càng nhiều biện pháp hạn chế nhập khẩu được sử dụng gắn với yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường và lao động. Trào lưu này đang nổi lên và được nhiều nước phát triển hậu thuẫn mạnh mẽ
Như chúng ta đã thấy, các nước luôn dựng lên nhiều biện pháp phi thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước. Mặc dù những biện pháp này rất đa dạng, có thể chia làm sáu nhóm lớn.
Trong xu thế tự do hoá thương mại ngày càng mạnh mẽ, các nước buộc phải cam kết không áp dụng các biện pháp phi thuế quan thuộc nhóm hạn chế định lượng để bảo hộ sản xuất trong nước. Nhưng bù lại, các nước ngày càng sử dụng nhiều hơn ba biện pháp hạn chế nhập khẩu thuộc nhóm bảo vệ thương mại tạm thời, đó là biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.
Sau khi vòng đàm phán Urugoay chấm dứt với sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 1995, các qui định liên quan tới việc áp dụng ba biện pháp này cũng khá chặt chẽ. Tuy nhiên, xu hướng từ năm 1995 đến nay cho thấy biện pháp chống bán phá giá đã được sử dụng một cách thái quá và dường như đã trở thành một công cụ bảo hộ quan trọng cho nhiều nước. Loại rào cản này được các nước phát triển sử dụng chủ yếu. Đối tượng chịu tỷ lệ lớn trong các vụ kiện chống bán phá giá là các nước đang phát triển, một phần là các nước phát triển, một phần là các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Các quốc gia đang phát triển do hạn chế về thông tin và trình độ kĩ thuật nên ít có cơ hội sử dụng các biện pháp này. Biện pháp này cũng hay được các quốc gia áp dụng dựa trên thế và lực trong kinh tế thương mại quốc tế để ép các nước nhỏ.
CHƯƠNG IINội dung chủ yếu về hàng rào phi thuế quan
I- Các hàng rào phi thuế quan trên thế giới hiện nay:
Trên thế giới hiện nay, các nước đã dựng lên rất nhiều hàng rào phi thuế quan nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước. Từ đó người ta có thể phân chia làm sáu nhóm lớn:
1- Nhóm biện pháp hạn chế định lượng:
Hạn chế định lượng là những biện pháp phi thuế quan điển hình gây cản trở luồng di chuyển tự do của hàng hóa giữa các nước. Đây là những biện pháp nhằm trực tiếp giới hạn khối lượng hoặc giá trị hàng hóa nhập khẩu vào một quốc gia, do đó có tính chất bảo hộ rất cao. Đây thường là những biện pháp mang tính chất võ đoán, ít dựa trên cơ sở khoa học mà chủ yếu nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. WTO coi những biện pháp này làm hạn chế rõ rệt tác dụng của tự do hoá thương mại, đồng thời lại không thể tính toán, dự đoán được trước cho nên yêu cầu xóa bỏ chúng. Thay vào đó, nhu cầu bảo hộ, nếu có, sẽ được thể hiện thành thuế quan.
1.1- Cấm nhập khẩu
Biện pháp hạn chế định lượng đầu tiên là cấm nhập khẩu. Các nước trên thế giới chỉ được sử dụng cấm nhập khẩu này vì mục tiêu bảo vệ đạo đức công cộng, sức khỏe con người, tài nguyên thiên nhiên, an ninh quốc phòng...Trong trường hợp khẩn cấp, các nước cũng có thể tạm thời áp dụng biện pháp này nhằm bảo hộ cán cân thanh toấn, an ninh lương thực quốc gia...Vì thế những hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu của các quốc gia thường là vũ khí, đạn dược, ma tuý, hóa chất độc hại. Nói chung hàng xuất khẩu của Việt Nam ít bị hạn chế bởi biện pháp này do qui định của các nước nhập khẩu khá phù hợp với mục tiêu trên.
1.2- Hạn ngạch nhập khẩu
Biện pháp hạn chế định lượng thứ hai là hạn ngạch nhập khẩu. Hạn ngạch nhập khẩu là qui định của nhà nước về số lượng hoặc giá trị một mặt hàng nào đó được nhập khẩu nói chung hoặc một từ thị trường nào đó, trong một thời gian nhất định (thường là một năm)
Hạn ngạch nhập khẩu là một hình thức hạn chế về số lượng và thuộc hệ thống giấy phép không tự động. Khi hạn ngạch nhập khẩu được qui định cho một loại sản phẩm đặc biệt nào đó thì Nhà nước đưa ra một định ngạch (tổng định ngạch) nhập khẩu mặt hàng đó trong một thời gian nhất định không kể nguồn gốc hàng hóa đó từ đâu đến.
Khi hạn ngạch qui định cho cả mặt hàng và thị trường thì hàng hóa chỉ được nhập khẩu từ nước (thị trường) đã định với số lượng bao nhiêu, trong thời hạn bao lâu.
Thường hạn ngạch nhập khẩu được áp dụng bằng cách cấp giấy phép nhập khẩu cho một số công ty. Ví dụ như ở ta, các mặt hàng liên quan đến các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân đều có qui định hạn ngạch nhập khẩu như xăng dầu, phân bón, xi măng, đường, thép xây dựng. Chỉ có một số doanh nghiệp mới được phép nhập khẩu những mặt hàng trên. Mỗi doanh nghiệp được phép phân bổ một số lượng tối đa các mặt hàng trên trong một năm
Nhưng trong xu hướng tự do hóa thương mại hiện nay, các nước cũng dần xóa bỏ cơ chế hạn ngạch. Đơn cử như, vào năm 2000 Trung Quốc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với 57 nhóm hàng (mã HS 4 số) bao gồm đồng hồ, xe máy, ngũ cốc, dầu ăn, phân bón, thép, hàng dệt may, thuốc lá...Tuy nhiên sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã bãi bỏ chế độ hạn ngạch nhập khẩu với hơn một nửa số nhóm hàng trên và cam kết lịch trình loại bỏ đối với các mặt hàng còn lại muộn nhất là đến 01/ 01/ 2005.
Tuy nhiên, đến nay hạn ngạch vẫn được áp dụng phổ biến trong hai lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu là dệt may và nông nghiệp.
Theo Hiệp định dệt may ATC của WTO từ 01/01/1996 đến 01/01/2005, các nước sẽ dần dần hòa nhập toàn bộ hàng dệt may vào thực hiện GATT 1994, nghĩa là sẽ xóa bỏ chế độ hạn ngạch đối với mặt hàng này. Tuy nhiên theo tổng kết của Hiệp hội Dệt may quốc tế, đã hơn bảy năm, các nước mới chỉ hòa nhập được một số lượng hạn chế các sản phẩm hàng dệt may. Đến nay, Hoa Kì vẫn duy trì chế độ hạn ngạch đối với 841 mặt hàng trong tổng số 932 mặt hàng. Các số liệu ứng với EU và Canada là 222/303 và 292/368 mặt hàng.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, WTO cũng cho phép các nước thành viên duy trì hạn ngạch thuế quan. Hàng nhập khẩu nằm trong mức hạn ngạch này sẽ được hưởng thuế suất thấp. Tuy nhiên, nếu vượt quá mức hạn ngạch qui định này, mặt hàng đó sẽ phải chịu mức thuế suất rất cao. Ví dụ trong khi thuế suất trong hạn ngạch của EU đối với gạo nhập khẩu là 88 EURO/ tấn thì thuế suất ngoài hạn ngạch dao động từ mức 264 EURO/ tấn đến 416 EURO/ tấn
Thực chất hạn ngạch thuế quan nhằm giới hạn lượng nhập khẩu ở mức hạn ngạch đã qui định. Vì thế hàng nông sản của Việt Nam rất khó thâm nhập vào thị trường các nước áp dụng biện pháp này. Chẳng hạn như Trung Quốc áp dụng mức hạn ngạch thuế quan năm 2001với gạo là 1.662.500 tấn (tương đương 1% lượng gạo sản xuất trong nước) trong khi mức thuế suất ngoài hạn ngạch là77%. Điều này đã khiến lượng gạo nhập khẩu vào Trung Quốc năm này chỉ đạt hai triệu tấn, tương đương mức hạn ngạch. Ngoài ra, Trung Quốc còn duy trì hạn ngạch thuế quan đối với một số mặt hàng nông sản khác như lúa mì, ngô, dầu cọ, dầu đậu nành, dầu hạt cải, đường, len, bông đến thời hạn tối đa là 01/ 01/ 2005
1.3- Giấy phép nhập khẩu
Biện pháp hạn chế định lượng thứ ba thường được các nước sử dụng đó là giấy phép nhập khẩu. Theo chế độ này, hàng hóa muốn thâm nhập vào lãnh thổ một nước phải xin giấy phép nhập khẩu của cơ quan chức năng. Đôi khi các nước sử dụng biện pháp này nhằm giảm hạn ngạch hoặc cấm nhập khẩu bằng cách tạm thời không cấp giấy phép nhập khẩu. Trước đây, hàng xuất khẩu của Việt Nam muốn xuất sang Thái Lan và Trung Quốc đã gặp phải khó khăn không nhỏ do biện pháp này gây ra.
Theo cách sử dụng giấy phép được chia làm hai loại: giấy phép chung và giấy phép riêng.
Giấy phép chung (General open licence) được cấp công khai theo khhuôn khổ định mức số lượng nhập khẩu và trong một thời gian nhất định. Nó có thể được áp dụng cho tất cả các nước hoặc giới hạn ở một số nước. Thông thường thì giấy phép riêng được sử dụng rộng rãi và sử dụng cho một số nước riêng lẻ.
Tính chất kín đáo và bí mật của giấy phép nhập khẩu cũng như của thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu của chính quyền nhà nước đã tạo khả năng hạn chế nhập khẩu mạnh. Thông qua giấy phép nhà nước can thiệp trực tiếp vào hoạt động ngoại thương, vào khối lượng nhập khẩu cũng như phương hướng lãnh thổ có lợi hoặc bất lợi cho các doanh nghiệp. Chế độ giấy phép nhập khẩu thường được áp dụng kết hợp với định mức số lượng nhập khẩu và quản lí ngoại hối.
Đến năm 1997, Thái Lan vẫn duy trì chế độ cấp giấy phếp nhập khẩu cho 23 mặt hàng gồm nguyên vật liệu, dược phẩm, xăng dầu, hàng công nghiệp, hàng dệt, nông sản, động cơ, linh kiện xe máy đã qua sử dụng. Tương tự như vậy, trước khi gia nhập WT0, Trung Quốc cũng áp dụng chế độ giấy phép nhập khẩu với khoảng hơn 50 nhóm hàng, chủ yếu gồm ngũ cốc, dầu thực vật, bông, sắt thép, phương tiện vận tải hành khách, sản phẩm cao su. Giá trị hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép nhập khẩu năm 1999 của Trung Quốc chiếm tới 8,45% tổng hàng hóa nhập khẩu, tương ứng với 14 tỷ USD. Để được cấp giấy phép, doanh nghiệp nhập khẩu phải chứng minh được “nhu cầu nội địa “ đối với hàng hóa nhập khẩu này và khả năng ngoại tệ của doanh nghiệp đủ để trả cho giao dịch đó. Tuy nhiên sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã loại bỏ 25 nhóm hàng thuộc danh mục này, đồng thời xoá bỏ cơ chế xin giấy phép kể trên.
2- Nhóm các biện pháp quản lí giá cả
Ngoài mục tiêu tránh gian lận thương mại, biện pháp liên quan đến việc xác định giá tính thuế hải quan có thể được sử dụng như một công cụ gián tiếp bảo hộ sản xuất trong nước. Trị giá tính thuế hải quan cao hay thấp sẽ tác động trực tiếp đến khoản thuế nhập khẩu mà các doanh nghiệp phải nộp và qua đó tác động lên giá bán của sản phẩm của Việt Nam trên thị trường nước nhập khẩu.
Trước đây, các nước đang phát triển thường không sử dụng giá thực tế ghi trên hoá đơn để tính thuế mà dùng trị giá tính thuế tối thiểu hoặc giá tham khảo. Thậm chí Hải quan Thái Lan còn sử dụng giá hóa đơn cao nhất của sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ bất kì nước nào trong thời gian trước đó để xác định giá tính thuế. Cách xác định tuỳ tiện này đôi khi khiến nhà xuất khẩu phải chịu thuế cao một cách vô lí và không thể dự đoán được khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm của mình.
Đến nay hầu hết các nước đã sử dụng Hiệp định về định giá hải quan của WTO để tính thuế nhập khẩu. Theo đó, giá tính thuế nhập khẩu là giá thực trả hoặc sẽ được trả khi hàng được bán từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu.
Hiệp định trị giá hải quan (ACV) mà tên đầy đủ là Hiệp định thực hiện Điều VII của GATT 1994. Nội dung cơ bản của ACV là yêu cầu cơ quan hải quan xác định giá hàng hóa bị đánh thuế trên cơ sở giá ghi trên hợp đồng, hóa đơn (gọi là trị giá giao dịch).
Trị giá giao dịch không chỉ bao gồm giá ghi trên hợp đồng mà còn có thể bao gồm một số chi phí khác: tiền hoa hồng, tiền môi giới, tiền đóng gói, lệ phí giấy phép, chi phí vận chuyển và bảo hiểm (nếu căn cứ theo giá CIF)
ACV không cho phép tính các chi phí sau vào trị giá giao dịch: cước vận tải nội địa sau khi nhập khẩu, chi phí lắp ráp, duy tu, bảo hành sau khi nhập khẩu, các loại thuế sau khi nhập khẩu.
Khi có sự cố tình khai giá hàng hóa thấp xuống để giảm số thuế phải nộp của thương nhân thì ACV cho phép cơ quan hải quan từ chối chấp nhận giá hàng do thương nhân khai khi có lí do để nghi ngờ tính trung thực và đúng đắn của các chi tiết hoặc chứng từ do thương nhân xuất trình trong một số trường hợp sau:
+ Khi hàng hóa không thực sự diễn ra
+ Khi giá hàng hóa bị hạ thấp do mối quan hệ giữa người mua và người bán
+ Khi hợp đồng mua bán đặt ra một số điều kiện hạn chế việc sử dụng hàng hóa
Trong trường hợp có nghi ngờ về sự gian lận, ACV đưa ra năm phương pháp mang tính trung lập, khách quan để xác định trị giá giao dịch. Các phương pháp này xếp theo thứ tự ưu tiên và chỉ khi nào không thể áp dụng phương pháp ưu tiên cao hơn thì mới sử dụng đến phương pháp tiếp theo. Năm phương pháp đó được xếp theo trật tự ưu tiên như sau:
1. Xác định theo trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt.
2. Xác định theo trị giá giao dịch của hàng hóa tương tự.
3. Khấu trừ: trị giá giao dịch xác định bằng cách lấy giá bán của hàng hóa giống hệt hoặc tương tự trên thị trường nước nhập khẩu trừ đi các yếu tố như thuế, chi phí vận chuyển, bảo hiểm, lãi.
4. Cộng dồn: trị giá giao dịch xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất hàng hóa với một khoản chi phí và lãi ở mức phổ biến đối với loại hàng hóa đó.
5. Suy luận: là sự áp dụng của bốn biện pháp trên một cách linh hoạt, tức là chi ước lượng ở mức tương đối.
Ngoài biện pháp về trị giá tính thuế hải quan, hiện nay rất nhiều nước thể hiện mối quan ngại về các biện pháp phụ thu và phí đang được sử dụng tràn lan như một loại thuế nhập khẩu trá hình nhằm cản trở thương mại. Danh mục các mặt hàng chịu phụ thu không cố định là một trong những lợi thế giúp các nước nhập khẩu bảo hộ tạm thời và giảm khả năng dự đoán cúa các doanh nghiệp xuất khẩu.
Hiện nay Hoa Kỳ và Việt Nam đã kí kết và phê chuẩn Hiệp định thương mại song phương. Trong thời gian qua, Hiệp định này đã có hiệu lực và góp phần thúc đẩy xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kì. Tuy nhiên các nhà xuất khẩu của ta cần phải cân nhắc đến các khoản phí đang được Hoa Kì áp đặt với rất nhiều mặt hàng. Tiêu biểu nhất là khoản phí sử dụng mà chính phủ nước này đánh vào một số phương tiện giao thông nhập khẩu. Theo Đạo luật Hải quan và Thương mại năm 1990 và Đạo luật Hoàn trả Ngân sách omnibus năm 1990, phí sử dụng gồm ba khoản chính: phí hải quan, phí cảng biển, phí phương tiện giao thông đã tăng lên đáng kể hàng năm. Phí hải quan đánh lên tất cả các hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ, tăng từ 0,17% giá trị hàng hóa lên 0,19% (năm 1998) và 0,21% (năm 1999). Khoản phí này có hiệu lực đến 30/ 09/ 2003. Mỹ cũng áp dụng phí bảo dưỡng cảng biển (HTM cho các hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ bằng đường biển với mức bằng 0,125% giá trị lô hàng. Theo ước tính, đến năm 1999, khoản tiền dôi ra từ quỹ này lên tới 1,6 tỷ USD. Không dừng lại ở đó, đến 30/04/1999. Chính quyền B.Clinton thậm chí còn thay thế HTM bằng phí dịch vụ cảng biển. Loại phí này không những bao gồm phí hoạt động và bảo dưỡng cảng biển mà gồm cả phí xây dựng cảng. Tổng mức phí lên tới 1 tỷ USD/ năm.
Về phía Việt Nam, Việt Nam sử dụng các biện pháp giá cả sau để quản lí nhập khẩu:
Giá nhập khẩu tối thiểu:
Việt Nam sử dụng một kế hoạch giá nhập khẩu tối thiểu bước đầu trong đánh giá nhập khẩu.. Danh mục của 34 hạng mục của hàng hóa dưới sự quản lí chính phủ trong các điều kiện giá nhập khẩu đối với giá hải quan (975/ TC/ QĐ/ TCT, ngày 29/10/1996), được thay thế bằng danh mục của 21 hạng mục hàng hóa (918/TC/QĐ/TCT, ngày 11/11/97)
Ngày 27/5/ 1998, Quyết định 155/1998/QĐ- TCQH được ban hành để xác đinh quá trình đánh giá. Giá hợp đồng sẽ được sử dụng nếu giá là giá trên giá tối thiểu, và giá tối thiểu sẽ được sử dụng trong các trường hợp khác. Nhưng khi đó, đối với “hàng hóa được nhập khẩu cho việc sử dụng trực tiếp như nguyên liệu và cung cấp trong sản xuất và lắp đặt”, nếu giá CIF cao hơn 60% của giá tối thiểu trong phụ lục giá, giá trị đánh thuế sẽ là giá CIF. Điều này làm giảm sút đáng kể trong thuế quan thu được đối với nhập khẩu các sản phẩm trung gian, mặc dù tỉ lệ thuế quan đối với nhiều mặt hàng đã là rất thấp. Tỷ lệ thuế quan đối với các hoạt động lắp đặt tuy nhiên là cao cho nên Quyết định này bao hàm sự giảm giá rõ rệt trong nỗ lực bảo vệ một cách hiệu quả các ngành công nghiệp này.
Việt Nam đã cam kết với ASEAN thực hiện hệ thống đánh giá của GATT vào năm 2000. Điều này đòi hỏi một chương trình các hoạt động toàn diện, nhưng mới chỉ đạt được một chút cho tới nay. Điều đó hầu như có vẻ rằng một số hình thức của hệ thống giá tối thiểu sẽ tiếp tục trong một vài năm.
Giá nhập khẩu tối đa.
ít nhất kể từ tháng 4/ 1994 (Nghị định 33/ CP), Việt Nam đã tiến hành một bước đi không bình thường của việc thiết lập giá nhập khẩu tối đa cho hàng hóa được nhập khẩu nhất định quan trọng hàng đối đầu với nền kinh tế “Việt Nam”. Hàng hóa được nhập khẩu là phân bón, dầu lửa, sắt và thép, máy móc và thiết bị nhất định.
Việc đặt ra giá nhập khẩu tối đa là một cơ chế để tránh gian lận chuyển đổi giá của các công ty thương mại nhà nước. Điều đó có thể có liên quan trọng môi trường thương mại ít cạnh tranh hơn của năm 1994, nhưng năm này điều đó có vẻ là một giải pháp không cần thiết đối với vấn đề đó. Mục đích cũng có thể là thiết lập giá trong nước đối với một số hàng hóa đó.
Giá xuất khẩu tối thiểu.
Dầu thô và gạo là đối tượng của giá xuất khẩu tối thiểu. Chính sách này giống như chính sách của việc có giá nhập khẩu tối đa, có vẻ khác thường trong một nền kinh tế thị trường. Trên thực tế, nguồn gốc của chúng có thể dựa trên sự cần thiết phải quản lí các hoạt động của các công ty thương mại sở hữu nhà nước. Cho đến nay và có thể cho đến nay, các công ty này có thể hy vọng được “ bảo lãnh” khi họ bị thiệt hại. Cũng như vậy giá bị lệch lạc và cơ cấu khuyến khích làm các phương tiện chính sách thô có vẻ tương đối nhạy cảm.
Sự cần thiết đối với các chính sách quản lý giá này trong những năm gần đây là không rõ ràng. Xuất khẩu gạo đã được tự do hóa, và khó mà thấy giá xuất khẩu tối thiểu được thiết lập như thế nào đối với dầu thô có thể là có ích.
Giá hành chính.
Các hình thức chính sách giá trực tiếp này nói chung không được áp dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, tháng 7/1997, chính phủ đã quyết quy định giá đối việc nhập khẩu gỗ, cao su từ Campuchia “ để tránh cạnh tranh dẫn đến tăng giá và thiệt hại”.
Chống bán hạ giá và các biện pháp chống trợ cấp:
Luật về xuất nhập khẩu được sửa đổi vào tháng 5/1998 bao gồm, trong số những việc khác, các điều khoản đối với đánh “ thuế bổ sung “ như sau:
“ Hàng hóa nhập khẩu được bán hạ giá tại Việt Nam, gây cản trở sự phát triển của việc sản xuất hàng hóa cùng loại trong nước;
Hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam với giá quá thấp do sự trợ cấp của nước xuất khẩu, gây cản trở sự phát triển của việc sản xuất hàng hóa cùng loại trong nước;
Hàng hóa được nhập khẩu từ các nước áp dụng chính sách thuế và các thủ tục nghiêm ngặt khác đối với hàng hóa của Việt Nam”.
Việc sửa đổi này có thể tiết lộ một phương tiện chính sách mới đối với việc bảo hộ “ sự hài hòa cao “ tại Việt Nam. Sự phân biệt giữa “ bán hạ giá” và “giá quá thấp do sự trợ giúp “ hiển nhiên cần giải thích hơn nữa.
3- Các biện pháp tài chính và tiền tệ
Các biện pháp qui định sự tham gia và chi phí của việc chuyển đổi ngoại tệ đối với việc nhập khẩu và xác định các điều kiện thanh toán. Các biện pháp này có thể làm tăng chi phí nhập khẩu theo một cách tương tự đối với các biện pháp thuế quan.
- Các yêu cầu thanh toán trước:
Giá trị của giao dịch nhập khẩu và / hoặc thuế nhập khẩu liên quan được yêu cầu tại thời điểm áp dụng hoặc cấp giấy phép nhập khẩu.
- Tiền gửi nhập khẩu trước:
Nghĩa vụ gửi trước phần trăm giá trị của các giao dịch nhập khẩu trong một thời gian cho phép trước khi nhập khẩu, không cho phép lãi suất đối với tiền gửi.
- Yêu cầu giới hạn tiền mặt:
Nghĩa vụ gửi toàn bộ số tiền liên quan đến giá trị giao dịch hoặc một phần được xác định của số tiền đó trong ngân hàng ngoại thương trước khi mở thư tín dụng, việc thanh toán có thể được yêu cầu bằng ngoại tệ.
+ Trả trước thuế hải quan: thanh toán trước toàn bộ hoặc một phần, không cho phép sinh ra lãi suất.
Tiền gửi có thể trả lại đối với các hạng mục sản phẩm nhạy cảm. Việc gửi lại tiền gửi là chi phí được trả lại khi các sản phẩm đã được sử dụng hoặc các thùng hàng được trả lại hệ thống giao nhận.
- Tỷ giá hối đoái đa dạng : khi nhập khẩu vào trong nước, người ta qui định khi tính thuế nhập khẩu, việc chuyển đổi ngoại tệ ra tiền trong nước theo cách xác định tỷ giá hối đoái tại nước nhập khẩu. Ví dụ tại Việt Nam thì việc chuyển đổi ngoại tệ được tính theo tỷ giá do liên ngân hàng công bố tại thời điểm làm tờ khai hải quan.
- Quản lý ngoại hối:
Nhà nước kiểm soát và quản lý việc thu chi và sử dụng ngoại hối trong quan hệ kinh tế với nước ngoài. Thực hiện biện pháp này nhằm hạn chế việc sử dụng ngoại hối, cân bằng cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá hối đoái, bảo vệ dự trữ ngoại hối và ngăn chặn nguồn vốn đầu tư chuyển ra nước ngoài.
Theo chế độ này, tất cả các nguồn thu ngoại hối đều phải tập trung vào ngân hàng hoặc những cơ quan quản lý ngoại hối. Việc sử dụng nguồn ngoại hối này phải được sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền. Thông qua quản lý ngoại hối, Nhà nước có thể kiểm soát và hạn chế việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, đồng thời tạo khả năng ổn định tỷ giá hối đoái.
Quản lý ngoại hối là một trong những biện pháp quan trọng của chủ nghĩa bảo hộ độc quyền. Các tổ chức độc quyền gây ảnh hưởng đối với ngân hàng và cơ quan quản lý ngoại hối trong việc chi tiêu ngoại hối có lợi cho họ.
Theo điều lệ quản lý ngoại hối ban hành theo nghị định số 161- HĐBT ngày 18/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ và Nghị định số 396/TTg ngày 4/8/1994 của Thủ tướng chính phủ thì:
- Việc mua bán và trao đổi trên thị trường tự do bị nghiêm cấm
- Việc mua bán ngoại tệ phải được tiến hành thông qua ngân hàng và tổ chức kinh doanh thu mua ngoại tệ.
Tuy nhiên, khi đơn vị có nhu cầu về thu chi ngoại tệ đều phải lập gửi các cơ quan quản lí (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính) và ngân hàng là cơ quan thực hiện kế hoạch thu chi về phương diện quỹ và làm việc thanh toán giữa nước ta với nước ngoài.
Người nhập khẩu có thể ký hợp đồng mua hàng ở nước ngoài, nhưng phải xin được quyền sử dụng ngoại tệ để thanh toán cho khách hàng theo quy chế quản lý ngoại hối của nhà nước.
- Thuế nội địa đối với nhập khẩu:
Để hạn chế nhập khẩu các nước luôn tìm mọi cách để làm tăng chi phí nhập khẩu, từ đó làm giảm sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu trong nước. Đó là các nước áp dụng các biện pháp thuế nhập khẩu nội địa, như:
Thuế tiêu thụ đặc biệt :
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu do người sản xuất và người nhập khẩu mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi bán hàng hóa đó. Thuế này được cấu thành trong giá bán hàng hóa mà người tiêu dùng phải chịu qua việc mua hàng.
Tại Việt Nam luật thuế tiêu thụ đặc biệt được Quốc hội thông qua ngày 30/ 06 /1990 được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất ngày 05/ 05/ 1993, được sửa đổi bổ sung lần thứ hai ngày 20/ 08/ 1995, được sửa đổi bổ sung lần thứ ba ngày 20/ 05/ 1998 (có hiệu lực vào ngày 01/01/1999) Từ năm 1995 trở về trước, thuế tiêu thụ đặc biệt mới được thu vào bốn mặt hàng sản xuất trong nước là: thuốc lá điếu, pháo, rượu, bia các loại
Từ 10/1995, để phù hợp với cách đánh thuế của các nước trên thế giới và các nước trong khối ASEAN, Quốc hội đã thông qua luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm mục đích tách thuế tiêu thụ đặc biệt ra khỏi thuế nhập khẩu, tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia vào các tổ chức thương mại quốc tế không bị thiệt thòi về kinh tế trong quan hệ buôn bán với các nước có ký điều khoản ưu đãi về thuế, đồng thời vẫn bảo vệ được sản xuất trong nước.
Thuế trị giá gia tăng:
Thuế trị giá gia tăng là một loại thuế gián thu đánh vào giá trị tăng thêm của sản phẩm qua mỗi khâu luân chuyển, một yếu tố cấu thành trong giá thành hàng hóa (hoặc dịch vụ) nhằm động viên sự đóng góp của ngươì tiêu dùng như trong trường hợp nộp thuế doanh thu. Nhưng thuế trị giá gia tăng có điểm cơ bản khác với thuế doanh thu là chỉ người bán hàng (hoặc dịch vụ) lần đầu phải nộp thuế trị giá gia tăng trên toàn bộ doanh thu bán hàng, còn người bán hàng (hoặc dịch vụ) ở khâu tiếp theo đối với hàng hóa (hoặc dịch vụ) đó, chỉ phải nộp thuế ở phần giá trị tăng thêm. Đến cuối chu kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Tổng số thuế thu được ở các công đoạn sẽ khớp với số thuế tính trên giá bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng.
Tại Việt Nam, Thuế trị giá gia tăng có hiệu lực từ ngày 01/01/1999 (02/1997/QH9). Sẽ có bốn tỷ lệ thuế: 0% đối với xuất khẩu, 5% đối với giáo dục và hàng hóa, dịch vụ nông nghiệp và thuốc tây; 20% đối với một số dịch vụ; và 10% đối với tất cả các dịch vụ và hàng hóa khác. Thuế trị giá gia tăng do đó được áp dụng trên cơ sở nơi đến - nhập khẩu là đối tượng chịu thuế trị giá gia tăng và xuất khẩu có tỷ lệ bằng 0. Một khía cạnh khác của thuế trị giá gia tăng là thuế sẽ được thu tại các cảng thanh toán hàng hóa, không giống hệ thống ngày nay cho phép đến 30- 270 ngày thanh toán chậm thuế nhập khẩu. Có 26 việc miễn thuế cụ thể từ thuế trị giá gia tăng, một số có mối quan hệ trực tiếp đối với thương mại (89/1998/TT- BTC)
+ “Hàng hóa và dich vụ là đối tượng đối với thuế bán hàng đặc biệt không phải là đối tượng đối với thuế trị giá gia tăng trong quá trình sản xuất hoặc nhập khẩu;
+ Các tài sản cố định được nhập khẩu (ví dụ máy móc chuyên môn và phương tiện vận tải) mà không thể sản xuất trong nước;
+ Viện trợ quốc tế được nhập khẩu;
+ Chuyển giao công nghệ;
+ “Khoáng sản chưa chế biến được xuất khẩu”.
4- Các biện pháp về hành chính - kỹ thuật
4.1. Các biện pháp về hành chính
Trong số các biện pháp quản lý hành chính, biện pháp thủ tục hành chính có tác dụng bảo hộ khá rõ, bao gồm hình thức hàng đổi hàng, đặt cọc... Biện pháp hàng đổi hàng giúp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, trong khi biện pháp đặt cọc có thể hạn chế nhập khẩu các mặt hàng mà nhà nước không khuyến khích.
Ngoài các biện pháp trên, các nước có thể dùng một số biện pháp về thủ tục hải quan, mua sắm chính phủ, qui tắc xuất xứ như các rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
4.2. Các biện pháp về kỹ thuật
Các biện pháp kỹ thuật đề cập đến các sản phẩm có đặc trưng như chất lượng, an toàn hoặc kích thước, bao gồm các điều khoản hành chính có thể áp dụng, thuật ngữ, kí hiệu, thử nghiệm và các phương pháp thử nghiệm, đóng gói, đóng dấu, và các yêu cầu dán nhãn và chúng được áp dụng cho một sản phẩm.
Các tiêu chuẩn, kỹ thuật là một trong những hàng rào kỹ thuật thường được các nước ấp dụng. Một mặt các tiêu chuẩn này tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế bằng cách giúp người mua nước ngoài đánh giá được quy cách, chất lượng của sản phẩm. Nhưng mặt khác, chúng có thể trở thành rào cản thương mại nếu chúng quá khác biệt giữa các nước. Các doanh nghiệp chế tạo muốn tại nước khác có thể phải điều chỉnh lại quy trình sản xuất. Ngoài ra, đòi hỏi thử nghiệm sản phẩm tại nước nhập khẩu để đảm bảo rằng các sản phẩm đó phù hợp với những quy định của nước đó về kỹ thuật và an toàn khiến cho các nhà xuất khẩu phải chịu những quy trình kiểm tra nghiêm ngặt hơn hoặc chi phí kiểm tra cao hơn cho quá trình kiểm tra này. Các nước phát triển với trình độ khoa học hiện đại là những nước có ưu thế trong việc áp dụng những tiêu chuẩn kỹ thuật phức tạp để hạn chế nhập khẩu. Đơn cử như những sản phẩm công nghệ thông tin của Việt Nam, vốn đã được thử nghiệm và kiểm tra kỹ thuật chặt chẽ trong nước theo những tiêu chuẩn quốc tế, muốn được nhập khẩu vào Mỹ phải được một nước thứ ba cấp chứng nhận chất lượng. Hay một công ty tại Việt Nam, muốn xuất khẩu dược phẩm vào áo trước tiên phải được Tổ chức An sinh Xã hội của nước này chấp nhận hay sản phẩm này phải nằm trong danh sách dược phẩm của tổ chức này. Tuy nhiên, để có tên trong danh sách dược phẩm này các nước xuất khẩu phải mất năm xin đăng ký và đợi kiểm tra, phê duyệt.
Ngoài ra các nước còn có thể áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) như một hàng rào hạn chế nhập khẩu. Sự khác nhau cơ bản giữa tiêu chuẩn kỹ thuật và biện pháp SPS là nhằm bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe con người hoặc động thực vật thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm và ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật.
Tuy nhiên các nước phát triển hiện nay có xu hướng sử dụng tối đa biện pháp này nhằm bảo hộ sản xuất trong nước với chiêu bài vì sức khỏe của người tiêu dùng. Ví dụ như, theo qui định năm 1996 của liên bang, Mỹ áp dụng chương trình kiểm tra hàng hóa trước khi thông quan đối với hai mặt hàng táo và đào từ một số nước thành viên EU rất chặt chẽ nhằm tranh các loại sâu bệnh mới từ hai loại hoa quả này thâm nhập vào Mỹ. EU là những nước có các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cao như vậy mà hàng hóa nhập khẩu còn bị kiểm soát ngặt nghèo như vậy huống chi là hàng nông sản của Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ.
Ngoài ra các nhà xuất khẩu của Việt Nam cần phải rất lưu ý khi xuất khẩu thực phẩm sang EU. Từ khâu chọn giống, chọn thức ăn, qui trình chăn nuôi đến khâu chế biến, đóng gói cũng cần được chú trọng vì các sản phẩm xuất khẩu này sẽ phải chịu những kiểm tra rất chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm của EU và đặc biệt phải trải qua thử nghiệm để chắc chắn rằng chúng không có nguồn gốc từ những gia súc, gia cầm đã được tiêm hooc môn tăng trưởng.
Bên cạnh hai cạnh biện pháp trên, yêu cầu về nhãn mác hàng hóa cũng được sử dụng như một rào cản thương mại hữu hiệu, đặc biệt là ở các nước phát triển. Những nước này qui định rất chi tiết trong luật pháp nước mình về tiêu chuẩn nhãn mác đối với hàng nhập khẩu.
Đơn cử như hàng dệt may của Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ đều phải dán mác hàng hóa, ghi rõ tên sản phẩm, tên và hàm lượng của loại sợi chiếm hơn 5% về khối lượng trong thành phẩm cuối cùng. Bất kỳ loại len nào chứa sợi len, trừ thảm và các thành phẩm khác được sản xuất từ 20 năm trước., khi nhập khẩu, phải được dán nhãn mác rõ ràng theo qui định của Đạo luật về Nhãn mác sản phẩm len năm 1939.
Đối với sản phẩm rượu xuất khẩu sang Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam thậm chí phải xin nhãn mác cho sản phẩm nhập khẩu ở cấp liên bang, hoặc đôi khi ở cả cấp tiểu bang và trả phí cho nhãn mác nay. Quá trình xin cấp nhãn mác đôi khi kéo dài từ ba đến bốn tháng.
ở Việt Nam các qui định đưa ra các yêu cầu kỹ thuật, cả trực tiếp hoặc bằng việc đề cập đến hoặc kết hợp nội dung của việc định rõ kỹ thuật, tiêu chuẩn hoặc mã số thực hiện để bảo vệ sức khỏe và cuộc sống con người (quy định vệ sinh); bảo vệ sức khỏe thực vật (qui định vệ sinh thực vật); bảo vệ môi trường và cuộc sống hoang dã; bảo đảm an toàn con người; bảo đảm an ninh quốc gia; ngăn ngừa các hoạt động lừa dối (các qui định được lập nên cho các mục tiêu trong nước nhưng có thể phân biệt đối với nhập khẩu).
5- Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời
Biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời đầu tiên thướng được các nước áp dụng là tự vệ. Theo đó các nước có thể hạn chế nhập khẩu tạm thời bằng cách tăng thuế nhập khẩu hoặc áp dụng hạn chế định lượng nếu cơ quan điều tra của nước này chứng minh được rằng khối lượng hàng hóa nhập khẩu tăng lên đáng kể và tổn hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây tổn hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa đang sản xuất mặt hàng tương tự hoặc mặt hàng trực tiếp cạnh tranh.
Việc cho phép nâng mức độ bảo hộ tạm thời này nhằm giúp cho ngành sản xuất nội địa có đủ thời gian để thích ứng trước sức cạnh tranh của hàng ngoại nhập. Do đó thời hạn tối đa để áp dụng biện pháp này cho một sản phẩm cũng chỉ kéo dài trong một thời gian trong vòng 8 tháng.
Ngày 25/ 03/ 2002 vừa qua, EU đã chính thức điều tra đối với 15 sản phẩm thép nhập khẩu để áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trong vòng sáu tháng dưới hình thức hạn ngạch thuế quan. Trong số này các mặt hàng “các loại khớp nối cho ống dẫn hoặc ống dẫn bằng sắt thép (dưới 609,6mm)” do Việt Nam và một số nước đang phát triển khác xuất sang EU. Nếu EU áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt, mức hạn ngạch cho mặt hàng này sẽ giảm xuống còn 6076 tấn (khối lượng nhập khẩu cho năm 2001 là 13 794 tấn) với tỷ lệ thuế bổ sung cho lượng nhập khẩu vượt ngoài hạn ngạch là 15,3%.
Biện pháp thứ hai trong nhóm các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời là biện pháp chống bán phá giá. Một sản phẩm bị coi là bán phá giá khi giá xuất khẩu thấp hơn mức giá của sản phẩm tương tự sản xuất tại nước xuất khẩu. Các nước được phép đánh thuế chống bán phá giá khi điều tra được rằng hàng nhập khẩu được bán phá giá vào thị trường nước mình (và tính được biên độ phá giá) đồng thời chứng minh được việc bán phá giá này gây thiệt hại cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự trong nước.
Các nước đang phát triển ít khi có cơ hội áp dụng biện pháp này do hạn chế về thông tin, về trình độ kỹ thuật. Trong tổng số 2812 vụ kiện về bán phá giá được trình lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO từ năm 1987 đến năm 1999 có tới 470 vụ do Mỹ đưa ra (chiếm 16,7%), EU, ôxtrâylia, Canada lần lượt xếp sau với 443 vụ, 419 vụ và 214 vụ. Một nửa số vụ việc do các nước phát triển đệ đơn trong giai đoạn 1995- 1999 là nhằm chống lại các nước đang phát triển, 25% nhằm vào các nước phát triển khác, 25% kiện các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi. Các vụ này chủ yếu liên quan đến kim loại cơ bản (chiếm 27,5%), hóa chất, máy móc, nhựa, dệt may, giấy...
Gần đây Mỹ đang xem xét điều tra bán phá giấ đối với cá ba sa của Việt Nam xuất sang thị trường này. Phía Mỹ cho rằng Việt Nam bán cá ba sa vào Mỹ với giá thấp hơn đã khiến cho các nhà sản xuất Mỹ chỉ thu được 1,2 USD/ kg cá da trơn, kém hơn 0,38 USD/ kg so với năm 2000 và không đạt được mức giá hoà vốn là 1,43 USD/ kg. Nếu Mỹ điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá thì ngành sản xuất cá ba sa của Việt Nam sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng. Tình hình sẽ càng tồi tệ hơn, nếu Mỹ liệt Việt Nam vào nhóm các nước có nền kinh tế phi thị trường, phải chịu biên độ phá gia cao hơn.
Tháng 5 vừa qua, Canada đã chính thức điều tra bán phá giá đối với một số sản phẩm giày dép của Việt Nam và yêu cầu phía Việt Nam cung cấp thông tin. Nếu bị áp dụng thuế chống bán phá giá, hàng giày dép của Việt Nam khó có thể thâm nhập vào thị trường này trong thời gian tới.
Biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời thứ ba là biện pháp trợ cấp và các biện pháp đối kháng. Chính phủ có thể trợ cấp cho doanh nghiệp dưới dạng tiền trực tiếp (cho không, cho vay ưu đãi, cấp thêm vốn), bảo lãnh trả các khoản vay, hoãn các khoản thuế phải thu... nhằm giúp tăng tính cạnh tranh của sản phẩm nội địa. Khi Chính phủ nước nhập khẩu điều tra và xác định được rằng hàng hóa nhập khẩu đã được trợ cấp bán vào nước mình gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất mặt hàng tương tự trong nước thì nước này có quyền đánh thuế đối kháng. Tuy nhiên, cũng giống như thuế chống bán phá giá, không có mức thuế suất cố định cho thuế đối kháng mà thuế suất này tùy thuộc vào mức độ tổn hại đối với sản xuất trong nước của nước nhập khẩu.
6- Các biện pháp khác
* Các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp
Nhiều nước trên thế giới đang áp dụng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu và doanh nghiệp thương mại nhà nước như một rào cản đối với thương mại quốc tế. ở một số quốc gia, chỉ có những doanh nghiệp do nhà nước chỉ định mới được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu một số loại hàng hóa. Các nước thường biện minh rằng hoạt động này nhằm mục đích bình ổn giá và khối lượng của các mặt hàng có khả năng ảnh hưởng lớn đến cân đối của nền kinh tế. Tuy nhiên trên thực tế, các biện pháp hạn chế quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đã bóp méo thương mại, tạo độc quyền cho một số doanh nghiệp nhà nước.
Trước đây Trung Quốc giới hạn rất chặt loại hình và số lượng doanh nghiệp được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu. Đến năm 1999, Bộ Kế hoạch và Ngoại thương Trung Quốc mới ban hành qui định, cho phép các doanh nghiệp có khối lượng hàng xuất khẩu hàng năm trên 10 triệu USD được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu sau khi đã trải qua đợt kiểm tra hàng năm. Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Trung Quốc cũng cam kết cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền nhập khẩu và phân phối hầu hết các sản phẩm sau ba năm kể từ ngày Trung Quốc gia nhập.
Đến nay Trung Quốc vẫn bảo lưu quyền nhập khẩu cho một số doanh nghiệp thương mại nhà nước đối với ngũ cốc, dầu thực vật, đường, thuốc lá, dầu thô, dầu đã qua chế biến phân bón hóa học, bông, và quyền xuất khẩu đối với chè, gạo, ngô, đậu tương, than, dầu thô, dầu đã qua chế biến, tơ bông, sợi bông, bạc và một số khoáng sản. Giống như Trung Quốc, nhiều nước vẫn sử dụng cơ chế đầu mối nhập khẩu đối với các mặt hàng nông sản có ảnh hưởng lớn đến an ninh lương thực quốc gia. Vì thế gạo của Việt Nam muốn xuất sang một số thị trường phải qua các đầu mối nhập khẩu do doanh nghiệp nhà nước của các này chỉ định. Ví dụ như Bulog là công ty nhà nước chịu trách nhiệm xuất nhập khẩu và kinh doanh mặt hàng gạo của Indônêsia, cơ quan lương thực Philippines được giao toàn quyền xuất nhập khẩu, marketing và phân phối gạo trên thị trường Philippines.
* Các biện pháp liên quan đến đầu tư:
Chính phủ các nước thường hay đặt ra điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài để khuyến khích đầu tư theo một số mục tiêu ưu tiên. Các biện pháp như vậy có thể tác động lớn đến thương mại quốc tế. Trong thời gian tới, khi các nhà đầu tư Việt Nam có thể vươn ra thị trường thế giới, chúng ta cần chú trọng đến biện pháp này.
Một rào cản thương mại tiểu biểu trong số các biện pháp liên quan đến đầu tư là hàm lượng nội địa. Nước nhận đầu tư buộc chủ đầu tư phải sử dụng một lượng nguyên liệu đầu vào nhất định của địa phương trong quá trình sản xuất. Ví dụ như trước năm 1999, Thái Lan đã đưa ra yêu cầu về hàm lượng nội địa với sản xuất ôtô con là (54%), xe tải nhẹ (65% - 80%), xe tải và xe buýt (40% - 50%), xe máy (70%) và sản phẩm sữa (phải mua tối thiểu 50 tấn sữa nguyên liệu địa phương / ngày trong năm sản xuất đầu tiên)
Ngoài ra, Chính phủ sở tại có thể đặt ra các yêu cầu nhất định về tỷ lệ ngoại hối. Trước đây một số quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan thường yêu cầu các công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải đảm bảo tỷ lệ giữa lượng ngoại hối mà các công ty thu được từ hoạt động xuất khẩu và các nguồn khác.
Ngoài hai biện pháp kể trên, các nước còn áp dụng nhiều rào cản về đầu tư liên quan đến thương mại như yêu cầu về sản xuất và tiêu thụ trong nước, yêu cầu về tỷ lệ xuất khẩu, yêu cẩu bắt buộc về loại sản phẩm yêu cầu về chuyển lợi nhuận.
Tuy nhiên, trong xu thế tự do hóa thương mại như hiện nay, các nước dần dần loại bỏ toàn bộ các rào cản đầu tư liên quan đến thương mại, tuân theo những qui định trong Hiệp định TRIMs của WTO.
* Các biện pháp độc quyền:
Các biện pháp độc quyền mà tạo nên một tình huống độc quyền, bằng cách đưa ra các quyền riêng biệt cho một nhóm hoặc một nhóm hạn chế của những người điều hành kinh tế của các lí do xã hội, tài chính hoặc kinh tế.
- Một kênh đối với nhập khẩu: tất cả việc nhập khẩu hoặc việc nhập khẩu hàng hóa chọn lọc phải được hướng tới qua các cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp do nhà nước quản lý. Đôi khi khu vực tư nhân cũng có thể được cấp các quyền nhập khẩu riêng biệt.
- Quản lý thương mại nhà nước.
- Cơ quan nhập khẩu duy nhất.
- Các dịch vụ quốc gia bắt buộc: các quyền riêng biệt được Chính phủ thừa nhận về bảo hiểm quốc gia và các công ty tàu biển đối với tất cả hoặc một phần cụ thể của việc nhập khẩu.
- Bảo hiểm quốc gia bắt buộc:
Chính phủ đang đặt kế hoạch giới thiệu những gì được coi là “quĩ bảo đảm xuất khẩu gạo” bắt buộc, sẽ hoạt động có hiệu lực như một quỹ bình ổn giá cả (thuế quan tương đương).
“Hệ thống các hạn ngạch phân phối hiện nay và việc cấp giấy phép được nhằm mục tiêu chủ yếu vào việc tạo nên một loại lợi nhuận độc quyền cho việc kinh doanh nhà nước và các nhà đầu tư nước ngoài”
* Gần đây một số nước, đặc biệt là các nước phát triển đang tạo ra những rào cản mới đối với thương mại quốc tế.
Đó là các biện pháp gắn với môi trường và tiêu chuẩn lao động để hạn chế nhập khẩu. Nếu bị áp dụng những biện pháp này, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ rất khó thâm nhập vào thị trường các nước phát triển.
Mỹ là nước áp dụng các hàng rào này rất triệt để. Về môi trường, Mỹ đơn phương áp dụng các tiêu chuẩn của mình để hạn chế nhập khẩu cá hồi và tôm. Mỹ cấm nhập khẩu cá hồi từ những nước mà Mỹ cho rằng phương pháp đánh bắt của họ làm ảnh hưởng xấu đến cá heo và cấm nhập khẩu tôm từ những nước sử dụng lưới quét có hại cho rùa biển. Ngoài ra, Mỹ còn đánh thuế sử dụng đối với phương tiện giao thông theo mức độ tiết kiệm nguyên liệu. Ví dụ như Mỹ đánh thuế 1000USD- 7700USD/xe ôtô nếu loại xe này không đáp ứng được các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu do Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ đặt ra. Biện pháp này đã khiến cho các nhà sản xuất xe hơi EU phải chịu đến 85% tổng thu đối với loại phí này tuy chỉ chiếm 6% thị trường Mỹ.
Không một nước nào trên thế giới lại từ bỏ việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan như một công cụ để bảo hộ sản xuất trong nước hay để đạt được một số mục tiêu kinh tế xã hội nhất định. Theo qui định của WTO, các nước sẽ dần dần xóa bỏ một số hàng rào phi thuế quan đặc biệt là những biện pháp hạn chế định lượng. Tuy nhiên, cùng với tiến trình đó, việc tạo ra và sử dụng các công cụ phi thuế mới, tinh vi hơn là điều không thể tránh khỏi. Là một nước đang phát triển, lại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam càng cần phải hiểu rõ các hàng rào phi thuế quan để vừa đẩy mạnh được xuất khẩu vừa baỏ hộ hiệu quả các ngành sản xuất non trẻ trong nước.
II. Các qui định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) về các hàng rào phi thuế quan
1- Hành động chống bán phá giá - các thủ tục và nguyên tắc
Điều VI của GATT- 1994 cho phép các thành viên áp dụng chống bán phá giá. Các biện pháp này có thể được áp dụng với việc nhập khẩu một hàng hóa có giá xuất khẩu thấp hơn so với giá bình thường (Thông thường so sánh với giá hàng của sản phẩm tại thị trường nước xuất khẩu), nếu hàng nhập khẩu phá giá đó gây thiệt hại cho công nghiệp nội địa trên lãnh thổ của các nước thành viên nhập khẩu. Các qui định chi tiết điều chỉnh việc áp dụng các biện pháp như vậy hoặc có thể ở dạng thuế, hoặc cam kết về giá của người xuất khẩu đã được đàm phán tại Vòng đàm phán Tokyo và sau này Hiệp định đó được sử dụng trong Vòng Uruguay.
Hiệp định của WTO cung cấp sự rõ ràng hơn và các nguyên tắc chi tiết hơn liên quan đến phương pháp để xác định hàng đó có bị bán phá giá hay không, bao gồm cách tính giá thông thường “đã được xây dựng“ nếu không có khả năng so sánh trực tiếp với giá nội địa. Một loạt tiêu chuẩn cũng được nêu ra để xem xét cách xác định rằng hàng nhập khẩu bán phá giá gây thiệt hại cho ngành công nghiệp trong nước và các thủ tục phải tuân thủ trong tổ chức và thực hiện các cuộc điều tra về phá giá. Các qui định về thực thi và thời hạn của các biện pháp chống bán phá giá cũng là một phần của Hiệp định. Ngoài ra Hiệp định cũng làm rõ vai trò của Uỷ ban giải quyết tranh chấp trong các vụ tranh chấp liên quan đến các hoạt động chống phá giá do các thành viên của WTO tiến hành.
Hiệp định yêu cầu các nước nhập khẩu thiết lập mối quan hệ nhân quả rõ ràng giữa hàng hóa phá giá nhập khẩu và tổn thất đối với công nghiệp trong nước. Việc kiểm tra hàng hóa nhập khẩu phá giá đối với ngành công nghiệp liên quan phải bao gồm việc đánh giá tất cả các chỉ số kinh tế thích hợp gây ra cho ngành công nghiệp được xem xét.
Cần đề ra các thủ tục rõ ràng về việc xác định vụ việc, như phá giá xảy ra như thế nào, các cuộc điều tra như vậy đã được tiến hành ra sao với những điều kiện cần đảm bảo rằng tất cả các bên quan tâm đều có cơ hội trình bày các chứng cứ. Các biện pháp chống bán phá giá phải kết thúc trong vòng năm năm kể từ ngày đánh thuế, trừ phi có sự đánh giá rằng sự phá giá và thiệt hại gây ra vẫn tiếp diễn nếu chấm dứt các biện pháp đó.
Các cuộc điều tra phá giá sẽ kết thúc ngay sau khi nhà chức trách xác định được mức độ phá giá tôí thiểu là dưới 2%, theo tỷ lệ phần trăm của giá xuất khẩu sản phẩm hay khối lượng hàng nhập khẩu phá giá được coi là không đáng kể (thông thường hàng nhập khẩu phá giá từ nước đơn lẻ chiếm tới 3% tổng số lượng hàng nhập khẩu đang xem xét vào nước nhập khẩu hoặc tuỳ thuộc vào các chỉ tiêu khá)
Hiệp định kêu gọi thông báo chi tiết và nhanh chóng tất cả các hành động chống phá giá ban đầu và cuối cùng cho Uỷ ban thực hiện chống phá giá. Hiệp định tạo cơ hội cho các nước thành viên tham khảo về bất cứ vấn đề nào liên quan đến hiệp định hoặc các mục tiêu tiếp theo và yêu cầu thành lập nhóm giải quyết tranh chấp.
2- Các hạn chế về trợ cấp và biện pháp bù trừ
Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp bù trừ được xây dựng trên cơ sở hiệp định về diễn giải và áp dụng các điều 6, 16, 23 của GATT đã được thảo luận tại Vòng Tokyo. Không giống hiệp định tiền nhiệm, hiệp định mới chứa đựng định nghĩa trợ cấp và đề ra khái niệm “ trợ cấp đặc biệt” - trợ cấp có thể chỉ dành cho xí nghiệp hoặc một ngành hoặc một nhóm các xí nghiệp hay các ngành công nghiệp nằm trong phạm vi quyền hạn của tổ chức cấp trợ cấp. Chỉ các trợ cấp đặc biệt mới phụ thuộc vào các nguyên tắc được qui định trong hiệp định.
Hiệp định áp dụng đối với các sản phẩm phi nông nghiệp, bao gồm ba loại trợ cấp: trợ cấp bị cấm, trợ cấp có thể hành động được và trợ cấp không thể hành động khác được.
Trong các điều kiện chung, trợ cấp bị cấm là các loại hình dành cho hoạt động xuất khẩu hay cho việc sử dụng hàng trong nước thay thế hàng nhập khẩu. Các trợ cấp bị cấm tùy thuộc các thủ tục giải quyết tranh chấp mà bao gồm một thời gian biểu hành động do Uỷ ban giải quyết tranh chấp DSB đề ra. Nếu DSB phát hiện trợ cấp là loại bị cấm, thì trợ cấp này phải lập tức bị loại bỏ trợ cấp hoặc các ảnh hưởng trên.
Trợ cấp có thể hành động được là những trợ cấp mang tính đặc trưng, không phổ biến. Đối tượng nhận những trợ cấp này chỉ giới hạn trong một hoặc một số doanh nghiệp, hoặc một số ngành sản xuất hoặc một khu vực địa lý nhất định. Trợ cấp có thể hành động được chỉ được phép áp nếu như chúng chỉ dừng ở mức không gây tác động tiêu cực đến quyền lợi của các nước khác.
Nếu gây tác động tiêu cực đến quyền lợi của các nước khác thì nước sử dụng trợ cấp có thể hành động được có thể bị các nước liên quan áp dụng các biện pháp khắc phục như đánh thuế bổ sung đối với số hàng nhập khẩu được trợ cấp (gọi là thuế đối kháng) hoặc kiện ra Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO.
Các trợ cấp không thể hành động khác được có thể là loại đặc biệt hoặc là loại liên quan sự giúp đỡ cho công việc nghiên cứu và các hoạt đông triển khai trước cạnh tranh, sự giúp đỡ cho các vùng không có lợi thế hoặc các loại trợ cấp cụ thể để làm phù hợp các phương tiện hiện có với các yêu cầu về bảo vệ môi trường áp đặt theo luật hoặc qui định. Khi một thành viên tin tưởng rằng trợ cấp không thể hành động khác được đó sẽ gây ra ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến ngành sản xuất trong nước, thành viên này có thể xác định và xin ý kiến về vấn đề đó.
Hiệp định còn có các điều khoản về việc sử dụng “các biện pháp bù trừ” - các loại thuế của nước nhập khẩu nhằm bù đắp trợ cấp hàng hóa đang nói tới. Do vậy, có hàng loạt nguyên tắc về việc khởi xướng các trường hợp bù trừ, các cuộc điều tra của các nhà chức trách quốc gia và các qui định về bằng chứng và lập luận. Các nguyên tắc tính toán trị giá trợ cấp được đề ra như một cơ sở cho việc xác định thiệt hại của công nghiệp trong nước. Hiệp định đòi hỏi các yếu tố kinh tế liên quan phải được tính đến khi đánh giá tình trạng của ngành công nghiệp và mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu có trợ cấp và ngành công nghiệp bị hại phải được xác định. Tất cả thuế bù trừ sẽ được kết thúc trong vòng năm năm sau khi áp dụng, trừ phi các nhà chức trách quốc gia xác định có cơ sở thời hạn kết thúc của thuế sẽ dẫn tới việc tái diễn trợ cấp và thiệt hại.
Các trợ cấp có thể giữ vai trò quan trọng ở các nước đang phát triển và trong quá trình chuyển đổi các nước có nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường. Các nước chậm phát triển và các nước đang phát triển với mức thu nhập thấp hơn 1000USD / đầu người được miễn trừ các nguyên tắc về các trợ cấp xuất khẩu bị cấm, và có một miễn trừ về thời hạn đối với các loại trợ cấp bị cấm khác. Đối với các nước phát triển, cấm trợ cấp xuất khẩu sẽ có hiệu lực vào năm 2003, trong khi các miễn trừ của loại trợ cấp bị cấm sẽ được rút ngắn nhanh hơn so với ở các nước nghèo hơn. Các cuộc điều tra bù trừ của các hàng hóa có xuất xứ từ các nước thành viên đang phát triển sẽ kết thúc nếu mức tổng thể của trợ cấp không vượt quá 2% (đối với một vài nước đang phát triển là 3%) trị giá của hàng hóa đó hay nếu khối lượng hàng nhập khẩu trợ cấp nhỏ hơn 4% tổng nhập khẩu hàng cùng loại tại nước thành viên nhập khẩu. Đối với các nước đang chuyển đổi nền kinh tế, các trợ cấp bị cấm sẽ bị loại bỏ vào năm 2002.
3- Sự bảo vệ khẩn cấp chống hàng nhập khẩu - “tự bảo vệ “
Các nước thành viên WTO có thể có hành động tự bảo vệ nhằm bảo vệ ngành công nghiệp cụ thể trước việc gia tăng hàng nhập khẩu nào đó mà nó sẽ gây ra hoặc sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho công nghiệp. Các biện pháp bảo vệ này đã được GATT đề ra. Tuy nhiên, chúng đã không được sử dụng thường xuyên, một vài chính phủ thích dùng biện pháp “khu vực xám” bảo vệ các ngành công nghiệp nội địa dưới dạng các sự kiềm chế xuất khẩu “tự nguyện” và các công cụ chia sẻ thị trường khác trong lĩnh vực hàng hóa như ôtô, sắt thép, đầu video và ti vi.
Hiệp định của WTO đề ra cơ sở mới nhằm thiết lập điều luật chống lại các biện pháp của “khu vực xám”, và điều khoản “mặt trời lặn “ cho tất cả các hành động bảo vệ. Hiệp định qui các thành viên không tìm kiếm, áp dụng hoặc duy trì bất kì sự kiềm chế xuất khẩu tự nguyện nào hoặc sử dụng bất cứ một biện pháp tương tự nào để dàn xếp thị trường một cách có trật tự. Các biện pháp này phải sửa cho phù hợp với Hiệp định và phải bị loại bỏ vào cuối năm 1998. Trong trường hợp có một số biện pháp bảo vệ đặc biệt cho từng nước thành viên nhập khẩu sẽ tùy thuộc vào thỏa thuận chung của các nước thành viên liên quan trực triếp, song hạn cuối cùng để loại bỏ là 31/12/1999. Các biện pháp bảo vệ đã áp dụng theo điều khoản 19 của GATT- 1947 sẽ chấm dứt tám năm sau ngày bắt đầu áp dụng hiệp định WTO hoặc tới cuối năm 1999, tùy thuộc vào thời điểm nào muộn hơn.
Các công ty hay các ngành công nghiệp có thể yêu cầu chính phủ bảo vệ. Hiệp định của WTO có đề ra các yêu cầu đối với cuộc điều tra về sự bảo vệ của các nhà chức trách chính phủ, bao gồm các thông tin đại chúng tại phiên tòa và các phương tiện đại thích hợp khác cho các bên quan tâm được trình bày các chứng cứ cho dù biện pháp đó có vì lợi ích công cộng hay không.
Hiệp định đề ra hàng loại các tiêu chuẩn cho sự đánh giá thiệt hại nghiêm trọng với một mức độ cần thiết để ngăn chặn hay khắc phục những thiệt hại nghiêm trọng và tạo điều kiện thuận lợi điều chỉnh ngành công nghiệp liên quan.. Khi áp dụng hạn chế bằng hạn ngạch, không được để số lượng hàng nhập khẩu thấp hơn số lượng hàng nhập khẩu trung bình hàng năm trong vòng ba năm bất kỳ có số liệu thống kê, trừ phi có sự phán xét chỉ rõ ràng ra rằng là cần thiết để ngăn chặn hay khắc phục những thiệt hại nghiêm trọng.
Về nguyên tắc, các biện pháp bảo vệ phải được áp dụng không kể nguồn gốc của hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, Hiệp định đề ra các cách theo đó các qui định về phân bổ hạn ngạch được đề ra, bao gồm những tình huống ngoại lệ khi hàng nhập khẩu từ các nước thành viên WTO cụ thể phát triển lên một cách nhanh chóng không có tỷ lệ. Thời hạn của biện pháp bảo vệ này không được quá bốn năm, nó có thể kéo dài đến tám năm, tuỳ thuộc vào sự đánh giá của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu biện pháp đó là cần thiết và có chứng cứ về ngành công nghiệp đang điều chỉnh. Các biện pháp có thể áp dụng quá một năm trong trường hợp khác cần phải nhanh chóng loại bỏ.
Hiệp định dành các tư vấn đền bù thương mại cho các nước xuất khẩu, khi có các biện pháp bảo vệ đang áp dụng đối với họ. Nếu tư vấn không thành công, các thành viên bị ảnh hưởng có thể rút bỏ các nhượng bộ tương đương, nâng thuế chống lại các thành viên có biện pháp bảo vệ, nếu các biện pháp này phù hợp với các điều khoản của hiệp định và được áp dụng khi có sự gia tăng thực sự của hàng nhập khẩu.
Các biện pháp đảm bảo không áp dụng đối với hàng hóa từ các nước đang phát triển chừng nào tỷ trọng của nhập khẩu hàng hóa liên quan không vượt quá 3% và các nước thành viên đang phát triển có tỷ trọng không vượt quá 3% tổng trị giá nhập khẩu đó gộp lại, chiếm không quá 9% tổng hàng hóa nhập khẩu liên quan.
Uỷ ban bảo vệ của WTO giám sát hoạt động của Hiệp định và có trách nhiệm kiểm soát các cam kết của các nước thành viên.
4- Các tiêu chuẩn và qui định kỹ thuật
Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại được xây dựng trên cơ sở Hiệp định đạt được tại Vòng Tokyo. Cũng giống như Hiệp định trước, hiệp định này đảm bảo cho các tiêu chuẩn và qui định kỹ thuật cũng như các thủ tục kiểm tra và cấp chứng chỉ không được tạo ra các trở ngại không cần thiết trong thương mại. Hiệp định công nhận quyền của các nước thực hiện các biện pháp mà họ cho là thích hợp, ví dụ như là đối với sự sống hay sức khỏe con người và vật nuôi hay cây trồng, đối với bảo vệ môi trường hay để đáp ứng các lợi ích của người tiêu dùng. Hơn nữa, các nước thành viên không bị ngăn cản trong việc áp dụng các biện pháp cần thiết trong việc thỏa mãn các tiêu chuẩn bảo vệ. Hiệp định khuyến khích các chính phủ sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế nếu thấy phù hợp, nhưng không được yêu cầu họ thay đổi mức độ bảo vệ của chúng do kết quả của quá trình tiêu chuẩn hóa.
Hiệp định đề ra một loạt các tiêu chí cho việc chuẩn bị, phê chuẩn và áp dụng các tiêu chuẩn của các cơ quan tiêu chuẩn trung ương cũng như các điều khoản theo đó các cơ quan chính quyền cấp dưới và các tổ chức không thuộc chính phủ thiết lập và sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Nó đòi hỏi các các thủ tục để xác định tính tuân thủ của các sản phẩm đối với các tiêu chuẩn quốc gia phải công bằng và thích hợp, đặc biệt giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu tương tự. Ngoài ra hiệp định cũng khuyến khích sự công nhận lẫn nhau về việc đánh giá mức độ tuân thủ. Nói cách khác, nếu nhà chức trách của nước xuất khẩu xác định hàng hóa đã tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, các nhà chức trách xuất khẩu thông thường nên chấp nhận sự xác định này. Để đảm bảo cho các nhà xuất khẩu trên thế giới có thể tiếp cận được tất cả các thông tin cần thiết về các qui định kỹ thuật cũng như thủ tục đánh giá tính tuân thủ, tất cả chính phủ của các nước thành viên WTO được yêu cầu thành lập các cơ quan quốc gia chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin
5- Giấy phép nhập khẩu- các thủ tục rõ ràng
Mặc dù ngày càng ít sử dụng so với trước, các hệ thống giấy phép nhập khẩu vẫn phụ thuộc vào các nguyên tắc của WTO. Hiệp định về các thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu đòi hỏi các hệ thống đó phải rõ ràng và dự đoán được. Ví dụ hiệp định qui định các bên phải công bố cho các thương nhân những thông tin đầy đủ về các loại giấy phép được cấp. Nó cũng gồm những nguyên tắc về việc thông báo việc lập hoặc thay đổi các thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu và cung cấp sự hướng dẫn về việc nộp đơn.
Đối với các thủ tục cấp giấy phép tự động, hiệp định qui định các tiêu chuẩn theo đó người ta giả thiết rằng chúng không có các hạn chế thương mại. Vì đối với các thủ tục cấp giấy phép không tự động, gánh nặng hành chính đối với nhà nhập khẩu phải được hạn chế tới mức cần thiết cho nên những biện pháp sẽ áp dụng không được hạn chế hay bóp méo nhập khẩu hơn bất cứ cái gì mà người ta dự kiến phát sinh từ chính các biện pháp đó. Hiệp định qui định thời hạn tối đa là 60 ngày cho các cơ quan quốc gia xem xét đơn.
6- Các qui định về định giá hàng hóa của hải quan
Hiệp định của WTO về định giá hàng hóa của hải quan đề ra một hệ thống công bằng, thống nhất và trung lập để định giá hàng hóa nhằm mục đích hải quan, một hệ thống phù hợp với các tổ chức thương mại, và loại bỏ việc sử dụng các định giá hải quan không đúng hoặc không công bằng. Hiệp định đề ra một loạt qui định về định giá mở rộng và chính xác hóa các điều khoản định giá hải quan tương tự của GATT- 1947.
Một quyết định cấp Bộ trưởng liên quan cho phép các nhà chức trách hải quan yêu cầu có nhiều thông tin hơn, trong các trường hợp mà họ nghi ngờ tính chính xác của sự khai báo giá trị hàng hóa nhập khẩu. Nếu các nhà chức trách có nghi ngờ phù hợp, mặc dù có các thông tin bổ sung, họ có quyền không tính toán trị giá hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở hàng hóa khai báo.
7- Các thủ tục giám định hàng hóa trước khi giao hàng
Giám định trước khi giao hàng PSI là một thực tiễn thương mại áp dụng cho các công ty tư vấn dùng để kiểm tra các chi tiết chuyến hàng, đặc biệt là giá, số lượng, chất lượng được đặt mua từ nước ngoài. Biện pháp này được các nước đang phát triển sử dụng với mục đích đảm bảo an toàn cho các lợi ích tài chính quốc gia (ngăn chặn thất thoát tài chính và lừa ngạt thương mại cũng như sự gian lận về thuế hải quan) và để khắc phục trong những thiếu sót trong hệ hành chính.
Hiệp định qui định rằng các nguyên tắc và nghĩa vụ của GATT sẽ được áp dụng cho các hoạt động của các đại diện giám định trước khi giao hàng. Trách nhiệm của các nước xuất khẩu thành viên đối với các chính phủ sử dụng PSI gồm có không phân biệt đối xử, rõ ràng, bảo vệ các thông tin thương mại bí mật, tránh sự chậm trễ vô lý, sử dụng các hướng dẫn cụ thể về việc kiểm tra giá và các mâu thuẫn. Lợi ích của các đại diện giám định trước khi giao hàng. Trách nhiệm của các nước xuất khẩu thành viên đối với những người sử dụng giám định trước khi giao hàng gồm: không phân biệt đối xử trong việc áp dụng các luật và qui định trong nước, công bố nhanh chóng các luật và qui định về trợ giúp kỹ thuật khi cần thiết.
Hiệp định đề ra một thủ tục đánh giá độc lập được điều hành chung bởi tổ chức đại diện cho các hãng giám định trước khi giao hàng và một tổ chức đại diện của các nhà xuất khẩu nhằm giải quyết các tranh chấp giữa các nhà xuất khẩu và các hãng giám định trước khi giao hàng.
8- Các qui định về xuất xứ - tìm kiếm sự hoà đồng
Các qui tắc về xuất xứ có thể ảnh hưởng tới nhiều mặt khác nhau của hoạt động thương mại. Ví dụ điều hành hệ thống hạn ngạch, ưu đãi thuế, các loại thuế chống phá giá và bù trừ phụ thuộc rất nhiều vào việc xác định rõ ràng xuất xứ của hàng hóa.
Hiệp định đầu tiên về các qui định xuất xứ yêu cầu các nước thành viên đảm bảo rằng các qui định về xuất xứ của họ phải rõ ràng, không có những tác động hạn chế, bóp méo hoặc phá vỡ thương mại quốc tế, phải được điều chỉnh bằng phương pháp thích hợp và thống nhất, và phải dựa trên tiêu chuẩn tích cực.
Về lâu dài, hiệp định nhằm hội nhập các qui tắc về xuất xứ, hơn là các qui định liên quan đến việc ban hành các ưu đãi thuế quan. Hiệp định thiết lập một chương trình hội nhập sẽ được hoàn thiện trong vòng ba năm từ lúc bắt đầu, dựa trên cơ sở một loạt nguyên tắc gồm cả việc xác định mục đích, các nguyên tắc xuất xứ một cách ổn định và có thể phán đoán được. Công việc này được điều phối bởi Uỷ ban về qui tắc xuất xứ của WTO và một uỷ ban kỹ thuật nằm trong sự bảo trợ của Tổ chức Hải quan Thế giới ở Brussels. Kết quả là, một loạt qui định xuất xứ sẽ được áp dụng trong các điều kiện thương mại không ưu đãi bởi tất cả các nước thành viên WTO trong mọi tình huống.
Một phụ lục của Hiệp định đề ra cách khai báo chung kiên quan đến các qui tắc xuất xứ về hàng hóa là đối tượng của cách đối xử ưu tiên.
9- Các biện pháp đầu tư - giảm bớt sự bóp méo thương mại
Hiệp định này chỉ áp dụng cho các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại hàng hóa. Hiệp định này thừa nhận rằng các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại cụ thể (TRIMs) công bố có thể hạn chế hoặc bóp méo thương mại, và chỉ ra rằng không thành viên nào được áp dụng TRIMs nào không phù hợp với điều 3 (đối xử quốc gia) và điều 9 (nghiêm cấm những hạn chế số lượng) của GATT. Để đạt được mục đích này, một danh sách các biện pháp TRIMs không trung thành với các điều khoản này sẽ là phụ lục của Hiệp định. Danh sách bao gồm các biện pháp đòi hỏi các mức độ nhất định của công việc mua sắm trong nước của các xí nghiệp (“những yêu cầu về hàm lượng địa phương“) hoặc hạn chế về khối lượng hoặc trị giá nhập khẩu mà xí nghiệp có thể mua hoặc sử dụng tới một mức độ tương xứng với sản phẩm mà nó xuất khẩu (“những yêu cầu về kinh tế thương mại”).
Hiệp định yêu cầu thông báo tất cả các TRIMs không phù hợp và loại trừ chúng, trong vòng 2 năm đối với các nước phát triển, năm năm đối với các nước đang phát triển và trong vòng 7 năm đối với các nước kém phát triển. Hiệp định lập ra một Uỷ ban về TRIMs có nhiệm vụ giám sát việc thực thi các cam kết. Hiệp định này cũng qui định vào ngày 01/01/2000 hiệp định phải hoàn thiện toàn bộ các điều khoản về chính sách đầu tư và chính sách cạnh trạnh.
III- Các cam kết trong hiện tại và tương lai của Việt Nam
1- Thực trạng thực hiện những cam kết của Việt Nam đối với các Tổ chức thương mại quốc tế
Các cam kết của Việt Nam về xóa bỏ những hàng rào phi thuế quan vẫn chưa dứt khoát trong khoảng vài năm tới, song xét về lâu dài thì những cam kết này rõ ràng, toàn diện và tất yếu. Vị trí thành viên APEC sẽ đòi hỏi sự tham gia một nghiên cứu và đối thoại xuyên quốc gia để xác định những biện pháp phi thuế quan “không thể lý giải được”, với việc gỡ bỏ sau đó những biện pháp đó trong lĩnh vực ưu tiên được xác định vào năm 2005. Tương tự, vị trí thành viên AFTA bao gồm việc chia đoạn việc gỡ bỏ tất cả những hàng rào phi thuế quan liên quan những hàng hóa này vào năm 2006. Vị trí thành viên thực sự của WTO sẽ cần phải có những cam kết tương tự về lâu dài, và việc đạt được vị trí tối huệ quốc (MFN) với Mỹ có thể hướng tới việc đem lại một số cam kết này. Như vậy, mặc dù trong hiện tại còn thất hứa và bất đồng về định nghĩa khái niệm, chế độ chính sách thương mại của Việt Nam hẳn sẽ được tự do hóa nhiều hơn trong bốn năm tới.
Thách thức của tự do hóa thương mại là mối đe dọa và tiến triển bắt đầu là có giới hạn hoàn toàn. Bên cạnh việc tự do hóa các giấy phép thương mại, phần lớn các biện pháp phi thuế quan khác trở nên mạnh mẽ hơn trong vài năm gần đây. Danh mục giá tối thiểu đã trở nên ngắn hơn được tính như một chuyển động tự do hóa. Mặt khác việc sử dụng thuế quan tương đương, quản lý chuyển đổi ngoại tệ và sự ngăn cấm đã được tăng cường rõ rệt. Về tổng thể thì đó có vẻ là một trường hợp của “ một bước tiến và hai bước lùi”.
Do đó khó mà nói rằng Việt Nam quyết tâm về đường lối để hoàn thành cam kết tự do hóa thương mại của APEC và AFTA. Nền tảng đối với thách thức tự do hóa thương mại là vai trò đang tiến hành của nhà nước trong các hoạt động ngoại thương. Các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục chiếm lĩnh hoạt động khu vực công ty, và tiếp tục trong một môi trường quản lý tài chính kế toán kém cỏi. Điều này dẫn nhà nước phải dựa trên các phương tiện chính sách thô đối với việc quản lý và quản lý vĩ mô.
“ Như trường hợp trong các lĩnh vực chính sách khác, sự duy trì quản lý đối với sự tham gia ngoại hối có vẻ như phản ánh việc thiếu mạnh mẽ hơn và các nguyên tắc trực tiếp hơn đối với các doanh nghiệp nhà nước. Ví dụ điều được báo cáo rộng rãi rằng một số các doanh ngiệp nhà nước lợi dụng sự ủng hộ của Chính phủ họ để thương lượng các thư tín dụng dài hạn và sử dụng tiền lãi cho các mục đích đầu cơ tích trữ đã thiệt hại nặng nề. Giả thiết rằng nguyên tắc tài chính và ngân sách đối với các doanh nghiệp nhà nước vẫn bị yếu kém.
Tóm lại, việc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100. Hang rao phi thue quan.doc