Khóa luận Giải pháp mở rộng xuất khẩu rau quả vào thị trường Mỹ

Tài liệu Khóa luận Giải pháp mở rộng xuất khẩu rau quả vào thị trường Mỹ: Trường đại học ngoại thương Khoa kinh tế ngoại thương Khoá luận tốt nghiệp Đề tài: Giải pháp mở rộng xuất khẩu rau quả vào thị trường Mỹ Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Lan Phương Lớp: Pháp 1-K38E. Giáo viên hướng dẫn: PGS,TS Nguyễn Trung Vãn Hà nội - 12/ 2003 Mục lục Lời mở đầu Sau hơn 15 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành công rất đáng kể. Từ một nước nông nghiệp phải nhập khẩu lớn lương thực triền miên, giờ đây chúng ta đã trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác có vị thế trên thế giới. Từ khi Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần thứ VIII hướng dẫn thực hiện đa dạng hoá cây trồng, hướng về xuất khẩu, ngành rau quả Việt Nam đã có những bước phát triển, và thích ứng kịp trước những biến động đột ngột của thị trường nước ngoài, trước hết là thị trường Mỹ. Quá trình bình thường hoá quan hệ Việt Mỹ, đặc biệt là hiệp định thương mại song phương được ký kết và có hiệu lực tháng 12/2001 là động lực mở cánh cửa thị trường Mỹ, một thị trường hấp dẫn và lớn nhất t...

doc92 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Giải pháp mở rộng xuất khẩu rau quả vào thị trường Mỹ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đại học ngoại thương Khoa kinh tế ngoại thương Khoá luận tốt nghiệp Đề tài: Giải pháp mở rộng xuất khẩu rau quả vào thị trường Mỹ Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Lan Phương Lớp: Pháp 1-K38E. Giáo viên hướng dẫn: PGS,TS Nguyễn Trung Vãn Hà nội - 12/ 2003 Mục lục Lời mở đầu Sau hơn 15 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành công rất đáng kể. Từ một nước nông nghiệp phải nhập khẩu lớn lương thực triền miên, giờ đây chúng ta đã trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác có vị thế trên thế giới. Từ khi Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần thứ VIII hướng dẫn thực hiện đa dạng hoá cây trồng, hướng về xuất khẩu, ngành rau quả Việt Nam đã có những bước phát triển, và thích ứng kịp trước những biến động đột ngột của thị trường nước ngoài, trước hết là thị trường Mỹ. Quá trình bình thường hoá quan hệ Việt Mỹ, đặc biệt là hiệp định thương mại song phương được ký kết và có hiệu lực tháng 12/2001 là động lực mở cánh cửa thị trường Mỹ, một thị trường hấp dẫn và lớn nhất thế giới, để cho các doanh nghiệp Việt Nam vào cuộc và cạnh tranh một cách bình đẳng với các nước khác. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu và đa phương hoá thị trường. Trong bối cảnh đó, em đã chọn đề tài “Giải pháp mở rộng xuất khẩu rau quả của Việt nam vào thị trường Mỹ” cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Trung Vãn cùng với sự nỗ lực của bản thân, em mong muốn được nghiên cứu sâu hơn về các giải pháp nhằm mở rộng xuất khẩu rau quả Việt Nam. Nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát thị trường rau quả Mỹ Chương 2: Thực trạng xuất khẩu của rau quả Việt Nam vào thị trường Mỹ trong những năm gần đây Chương 3: Định hướng và giải pháp mở rộng xuất khẩu của rau quả Việt Nam vào thị trường Mỹ. Tuy đã có nhiều cố gắng và nỗ lực, nhưng do những hạn chế về thời gian, kinh nghiệm và khả năng của người viết, nên đề tài này khó tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em mong được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô trong Trường và ý kiến của đông đảo độc giả. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Lan Phương Chương I Khái quát chung về thị trường rau quả Mỹ I. Tình hình tiêu thụ 1. Đặc điểm của thị trường rau quả Mỹ Hợp chủng quốc Hoa kỳ là một trong những nước có diện tích lớn nhất thế giới (9,4 triệu km2), dân số đông với thành phần số rất phức tạp. Đây là một quốc gia trẻ với nhiều người nhập cư từ khắp các châu lục trên thế giới, thực sự là một thị trường khổng lồ và rất lý tưởng đối với những nước muốn đẩy mạnh xuất khẩu. Thị trường rau quả Hoa Kỳ là một thị trường với mức tiêu dùng cao, nhu cầu rau và trái cây các loại và luôn có xu hướng tăng. Do lượng dân nhập cư ngày càng đông và mang đến những sở thích thị hiếu tiêu dùng khác nhau, lượng giao dịch rau quả trên thị trường ngày càng đa dạng với đủ các chủng loại quả và rau đến từ khắp các miền khí hậu của mọi khu vực trên thế giới. Không chỉ loại quả có múi như cam, bưởi, quýt trên thị trường Mỹ mà nhiều chủng loại khác, đặc biệt là quả nhiệt đới và chuối cũng tham gia không kém phần sôi động trên thị trường rau quả khổng lồ này. Mỹ là một trong những nước vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu trái cây và rau lớn nhất thế giới. Phần lớn rau quả được phân phối qua hệ thống kênh phân phối là các siêu thị bán lẻ và các cửa hàng thực phẩm, cung cấp hàng hoá cho người tiêu dùng cuối cùng khắp nước Mỹ. Vai trò của các nhà trung gian phân phối như người chuyên nhập khẩu, người bán buôn ngày càng giảm, còn vai trò của các nhà sản xuất, những nhà bán lẻ ngày càng tăng. Họ đặt trực tiếp các đơn đặt hàng từ những nhà xuất khẩu nước ngoài vừa giảm được phí trung gian, vừa đảm bảo chất lượng hàng hoá. Trong những năm gần đây, xu hướng sát nhập các tập đoàn phân phối thực phẩm của Mỹ diễn ra mạnh mẽ. Quá trình này dẫn đến một số tập đoàn lớn thao túng và chi phối thị trường. Các doanh nghiệp nước ngoài muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ trở nên khó khăn hơn và phải thông qua các tập đoàn trên. Một đặc trưng nữa rất riêng của thị trường Mỹ, đó là một phần lớn khối lượng rau quả tiêu thị trên thị trường là những rau quả nhập khẩu. Nhưng dù là thị trường nhập khẩu rau quả lớn của thế giới nhưng đây lại là thị trường khắt khe, không phải rau quả nào cũng “chen chân” được vào thị trường này mà đó phải là những loại đáp ứng được các tiêu chuẩn vệ sinh kiểm dịch thực phẩm phức tạp của Hoa Kỳ. Vấn đề nhãn hiệu cũng rất được chú ý, hầu hết các rau quả tham gia trên thị trường đều có nhãn hiệu của các công ty hay tư nhân để đảm bảo chất lượng tiêu dùng. Hiện nay, xu hướng của thị trường Hoa Kỳ là tăng cường các biện pháp bảo hộ và tăng lượng giao dịch rau quả tươi trong tổng lượng giao dịch các sản phẩm rau quả. 2. Nét chung về tình hình tiêu thụ rau quả của thị trường Mỹ Thị trường Mỹ được coi là thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới, xã hội Mỹ được coi là xã hội tiêu thụ. Người ta ước tính rằng hàng năm nước Mỹ tiêu gấp nhiều lần các nước khác. Ngày nay nhận thức được về vai trò của rau và quả đối với sức khoẻ được nâng lên, nên rất nhiều người tiêu dùng Mỹ tăng cầu đối với mặt hàng này. Nhìn chung mức tiêu thụ bình quân đầu người về rau quả của Mỹ luôn cao hơn so với mức trung bình của thế giới. Mức tiêu thụ bình quân đầu người về rau trên thế giới là 90 kg/năm, Việt Nam là 60kg/năm. Trong khi đó mức bình quân của Mỹ rất cao, lên tới 187 kg một người/năm, tức là gấp đôi mức bình quân của thế giới. Còn mức tiêu thụ trái cây bình quân đầu người của Mỹ cũng đạt mức gần 130kg/năm. Cầu lớn kéo theo cung cao, lượng rau quả tham gia trên thị trường này hết sức sôi động, đa dạng các chủng loại, trong đó một phần lớn là rau quả được nhập khẩu từ các nước khác. Nhưng nguồn cung trong nước vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu khổng lồ đó, nên hàng năm Mỹ phải nhập khẩu một khối lượng đáng kể để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người dân. Rau quả tươi chiếm tỷ trọng hơn một nửa trong cơ cấu tiêu dùng sản phẩm rau quả nói chung. Các loại quả tươi phổ biến trên thị trường nước này là chuối, táo, cam, xoài, lê, quýt, đu đủ, dâu tây… Nước quả cũng là loại sản phẩm chế biến được yêu thích và tiêu dùng nhiều thứ hai sau hoa quả tươi. Đặc biệt người Mỹ thích sử dụng các loại nước ép thay cho nước uống và thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày, chiếm tỷ trọng hơn 1/3 cơ cấu tiêu dùng hoa quả. Ngoài ra còn có các dạng chế biến khác như: đóng hộp, đông lạnh, sấy khô… 2.1. Mức tiêu thụ rau Mức tiêu dùng bình quân mỗi người năm 2001 là 200,4 kg rau (kể cả khoai tây, nấm đậu đỗ, khoai lang), giảm 2% so với năm 2000, trong đó lượng rau tươi được tiêu thụ không thay đổi, vẫn giữ ở mức 78kg; nhưng cầu đối với rau hộp và rau bảo quản lạnh lại giảm, đạt 52 kg/người so với 55,2kg của năm 2000. Năm 2002, tổng lượng rau được tiêu thụ giảm nhẹ so với năm trước, chủ yếu là do rau tươi giảm, còn rau lạnh và đóng hộp tăng với số lượng nhỏ. Khoai tây là loại rau được tiêu dùng nhiều nhất ở Mỹ, khối lượng tiêu thụ hàng năm luôn ở mức cao, gấp nhiều lần các loại rau khác. Mức tiêu thụ bình quân là 62,3 kg mỗi người từ năm 1998 đến nay. Dấu hiệu giảm bắt đầu từ năm 2001, nguyên nhân do ảnh hưởng của giá cao vì nguồn cung trên thị trường giảm. Bảng 1: Tiêu thụ rau bình quân đầu người ở Mỹ ( Đơn vị: kg) Năm 1998 1999 2000 2001 2002 Cải xanh 3.3 3.9 3.8 3.5 3.2 Cải bắp 4.5 4.0 4.7 4.7 4.4 Cà rốt 7.7 6.7 6.5 6.3 5.7 Cần tây 3.0 3.0 2.9 3.0 3.0 Dưa chuột 4.8 5.0 5.1 4.6 5.2 Rau diếp 12.8 14.3 14.5 14.4 13.9 Hành 8.8 9.3 9.1 8.6 9.0 Cà chua 41.5 40.4 39.8 37.6 39.6 Khoai tây 62.7 62.0 63.0 62.6 61.2 Nấm 1.8 1.9 1.9 1.8 1.9 Rau khác 49.2 51.1 54.0 53.3 52.2 Tổng 200.0 201.5 205.3 200.4 199.4 Nguồn :USDA- 2002/ Vegetables and melon yearbook 2002. Qua bảng số liệu trên cho thấy rõ tình hình tiêu thụ rau ở Mỹ trong những năm qua vẫn được duy trì khá ổn định và ở mức cao (trên 200kg/người/năm), trong đó cao nhất là năm 2000 với mức 205,3kg/người. 2.2. Mức tiêu thụ quả cụ thể Mức tiêu thụ bình quân đầu người năm 2000 ở Mỹ là 139 kg, tăng 3% so với năm 1999 và các năm về trước, đạt mức cao thứ hai trong lịch sử từ trước đến nay ( mức cao nhất là năm 1998). Trong đó, tiêu thụ quả có múi tăng 8%, bằng 59kg/người, chủ yếu là do cung trong nước tăng vì đây là một năm được mùa của Mỹ. Tuy vậy tiêu dùng các loại quả khác lại giảm 1% so với năm trước, ở mức 80kg/người. Trong 3% tăng so với năm trước đó, chủ yếu là do lượng tiêu dùng quả tươi tăng, đặc biệt là quả có múi tươi. Cam tươi, quýt tươi, bưởi lai quýt được tiêu thụ nhanh với khối lượng lớn, nhưng chanh và bưởi lại giảm nhẹ so với năm trước. Việc tiêu dùng cam tươi tăng, loại quả tươi chiếm tỷ trọng 1/2 trong toàn bộ tiêu dùng quả có múi tươi, tác động mạnh đến mức tăng tiêu dùng chủng loại quả này nói chung. Tuy nhiên mức tiêu thụ các loại quả khác ngoài quả có múi lại giảm, chủ yếu vẫn là giảm tiêu dùng chuối tươi, táo tươi, nho, lê, mận. Trong khi đó các loại quả nhiệt đới khác được nhập khẩu lại tăng tiêu dùng, đạt mức tiêu dùng kỷ lục. Quả đóng hộp năm 2000 đạt bình quân đầu người là 7kg, chủ yếu là tăng lượng cung nội địa, cùng với xuất khẩu giảm kéo theo đầu vào để sản xuất quả đóng hộp tăng. Mức tăng lượng đào đóng hộp tiêu thụ bình quân mỗi người trong năm, và các loại quả đóng hộp như: táo, đào ngọt, mận không thay đổi. Sản phẩm quả đông lạnh cũng tăng trong năm này, bình quân mỗi người là 1,5kg. Bên cạnh đó tiêu thụ quả sấy khô và nước quả lại giảm, bình quân mỗi người dùng hơn 1 kg sản phẩm quả khô và 4 kg sản phẩm nước quả. Nguyên nhân chủ yếu làm tiêu dùng nước quả giảm là do nguyên liệu làm nước ép ít, thất thu sản lượng cộng với nhập khẩu ít. Năm 2002, người Mỹ tiêu dùng nhiều hoa quả tươi, sấy khô, đông lạnh và nước ép nhiều hơn so với năm 2001, trung bình mỗi người là 129 kg, trong đó có 45 kg hoa quả tươi, 84 kg hoa quả chế biến dưới các dạng khác nhau. Tiêu thụ các loại quả không có múi tươi và chế biến đều tăng so với năm 2001, nhưng tiêu thụ các quả có múi lại giảm. Mùa cam cho mức sản lượng thấp hơn ở Florida đã làm giảm đáng kể mức cung cấp các loại cam tươi cho thị trường trong nước cũng như nguyên liệu làm nước trái cây. Bảng 2- Tiêu thụ bình quân đầu người một số loại rau quả chính ở Mỹ (Đơn vị: kg) Năm 1998 1999 2000 2001 Táo 45.9 48.4 48.3 47.0 Nho 53.1 45.4 46.9 51.0 Chuối tươi 27.6 28.6 31.4 29.2 Cam 85.8 97.5 86.9 91.5 Bởi 16.5 15.2 15.6 15.4 Đào 10.2 8.9 9.7 10.0 Lê 7.0 6.7 6.9 6.2 Dứa 12.4 11.2 13.3 12.9 Xoài tươi 1.8 1.6 2.0 2.2 Nguồn: USDA-2002/Fruit and Tree Nuts yearbook Qua bảng trên ta thấy cam, chuối, táo, nho, là những loại quả được tiêu dùng phổ biến ở Mỹ. Chuối tươi vẫn là trái cây được ưa thích nhất với con số bình quân đầu người trong những năm qua là 13kg, trong đó mức cao nhất là 14,3kg năm 1999. Hiện nay, lượng chuối tiêu thụ có giảm nhẹ, nhưng đây vẫn là loại quả tươi xếp thứ nhất trong sản lượng tiêu dùng hàng năm ở Mỹ. Tiếp theo là táo tươi với khối lượng trung bình là hơn 8kg/người. Cam tươi đạt mức tiêu thụ lớn nhất vào những năm 50-60 (bình quân 8,5 kg mỗi người, bởi lẽ lượng xuất khẩu ít, lại được mùa liên tiếp nên cung cấp trong nước dồi dào; những năm sau đó mức tiêu thụ giảm dần, đạt thấp nhất là 5,4kg. Tuy vậy gần đây có xu hướng tiêu dùng dưới dạng tươi tăng trở lại do giống cam được cải thiện và giá lại rẻ hơn. Nước cam luôn là loại nước quả được ưa thích nhất ở Mỹ, dẫn đầu trong các loại nước hoa quả có mặt trên thị trường, người tiêu dùng Mỹ thích sử dụng nước cam thay cho các loại nước uống hàng ngày và thay cho cam tươi. Nhận thức được vai trò của cam đối với sức khoẻ, cung cấp nhiều Vitamin C và các loai axit tốt, vì vậy tiêu dùng nước cam vẫn giữ được mức ổn định trong suốt hàng chục năm. Xoài, đu đủ là những loại quả nhiệt đới chủ yếu được nhập khẩu để đảm bảo cho cầu trong nước, tuy bình quân tiêu dùng loại quả này còn chưa cao nhưng có xu hướng tăng tiêu dùng trong những năm gần đây và sắp tới. Xoài nhập khẩu chiếm tỷ trọng 75% trong cơ cấu tiêu dùng, so với mức 3,4% thời kỳ những năm 80. Tốc độ tăng tiêu dùng của đu đủ nhập khẩu ở Mỹ là 10%/năm. 3. Tâm lý, thị hiếu, tập quán tiêu dùng Quan điểm tiêu dùng của người Mỹ: Nếu người Đức coi thường hành vi tiêu dùng hoang phí, người Nhật xem thái độ tiết kiệm là hành vi quý tộc thì người Mỹ ngược lại: văn hoá người Mỹ tôn sùng tiêu dùng đến mức cho rằng: giá trị của một cá nhân trong xã hội không xác định bằng việc cá nhân ấy đã làm gì và tiết kiệm được bao nhiêu mà là xác định bởi tiêu chuẩn cá nhân ấy tiêu dùng như thế nào. Vì vậy người ta vẫn thường nói đó là thế giới của tiêu dùng. Chịu ảnh hưởng của các yếu tố xã hội, văn hoá, lối sống, mức sống, thị hiếu tiêu dùng nói chung của người Mỹ rất đa dạng. Ngay cả khi bán hàng cho mỗi bang, mỗi vùng của Mỹ, người ta có thể phải sử dụng những chiến lược Marketing khác nhau. Yêu cầu của người tiêu dùng đối với phẩm cấp hàng hoá cũng có nhiều loại: từ phẩm cấp thấp, phẩm cấp trung bình đến phẩm cấp cao. Đặc biệt người Mỹ khác người Châu Âu ở điểm không quá cầu kỳ, mà chuộng những hàng hoá đơn giản và tiện dụng, những sản phẩm mới lạ, độc đáo, kích thích sự tò mò. Riêng đối với thực phẩm, tâm lý tiêu dùng của người Mỹ rất thận trọng, họ sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm đạt yêu cầu an toàn thực phẩm, đặc biệt đối với sản phẩm thuộc loại cao cấp. Rau và quả là những mặt hàng rất nhạy cảm với người tiêu dùng, vì vậy những yêu cầu về vệ sinh kiểm dịch thực phẩm của nước này rất khắt khe. Các sản phẩm rau quả được coi là đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm sẽ phải hội tụ những tiêu chuẩn cơ bản sau đây: Trước hết, đó phải là rau quả sạch, tức là không còn tồn dư các chất độc hại có nguồn gốc từ thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, thuốc bảo quản sản phẩm. Hoặc khi có một số hoá chất độc được sử dụng thì phải tuân thủ nghiêm ngặt về thời gian, liều lượng, cách thức sử dụng sao cho lượng tồn dư chất độc hại trong sản phẩm không quá giới hạn cho phép. Sản phẩm rau sạch còn là sản phẩm không tồn tại quá mức cho phép về các loại vi khuẩn gây bệnh cho con người. Thứ hai, sản phẩm rau quả phải được bao gói, và bao bì đó phải thoả mãn được các yêu cầu cơ bản là: bảo quản sản phẩm bên trong, đẹp về hình thức; tiện lợi cho người sử dụng; trên bao bì phải ghi rõ các nội dung, địa chỉ sản xuất, thời gian sản xuất, thời hạn sử dụng, đặc điểm sản phẩm, cách sử dụng… Thứ ba, là rau quả bán trên thị trường phải được cơ quan kiểm dịch có uy tín về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Mức sống càng tăng lên do kinh tế phát triển và thu nhập cao, xu hướng tiêu dùng cũng ít nhiều thay đổi. Ngày nay, người tiêu dùng có xu hướng gia tăng tiêu thụ các sản phẩm rau quả tươi hơn rau quả đã qua chế biến dưới dạng đóng hộp, sấy khô, muối. Thực chất, các loại quả và rau giàu giá trị dinh dưỡng hơn khi được sử dụng ở dạng tươi với điều kiện vệ sinh an toàn. Trừ cây dứa và một số cây đặc biệt khác như lạc liên (vốn dĩ trồng để chế biến), hầu hết các loại quả và rau phải ăn tươi mới đúng giá trị của nó. Vì vậy, thị trường các loại rau quả chế biến đang ở trong giai đoạn bão hoà ở các nước phát triển, và rau quả tươi có đơn giá cao hơn trên thị trường quốc tế thậm chí còn cao hơn cả những sản phẩm rau quả đã qua chế biến. Theo tài liệu của FAO, các nhà nghiên cứu rút ra xu hướng tiêu dùng nói chung ở các nước phát triển và ở Mỹ nói riêng là: - Người tiêu dùng muốn sử dụng quả "sạch", sản xuất theo công nghệ mới chỉ dùng phân hữu cơ, giảm thiểu tối đa dùng phân hoá học và thuốc trừ sâu. - Quả phải sạch sẽ, tươi ngon, được trình bày đẹp, được bao gói cẩn thận, có ghi đặc điểm, hàm lượng dinh dưỡng, có hướng dẫn cách dùng. - Quả có màu sắc, hình thức đẹp, hấp dẫn, người mua, dễ tiêu dùng và còn dùng để trang trí. - Người tiêu dùng ngày càng ưa thích nước quả ép nguyên chất không pha đường, không có chất phụ gia, thích các đồ uống pha chế trên cơ sở nước quả nguyên chất tạo hương vị hấp dẫn. Xu hướng tiêu thụ từ nay đến năm 2010: - Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm tiện dụng - Tăng cơ hội chọn lựa các sản phẩm đa dạng - Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm nhập ngoại - Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm hữu cơ - Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm chế biến sẵn - Tăng nhu cầu đối với các nhãn mác tư nhân của các tập đoàn bán lẻ - Tăng xu hướng phân cực thị trường - Tăng yêu cầu đối với nhãn mác sản phẩm II. Sản xuất và cung cấp trong nước 1. Diện tích, năng suất và công nghệ canh tác Hợp chủng quốc Hoa kỳ là một trong những nước có diện tích lớn nhất thế giới (9,4triệu km2), phía Bắc và Nam giáp 2 nước Canada và Mêhicô, phía Đông và Tây giáp Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Với lãnh thổ rộng lớn (bề ngang 4000 km, dài 2500 km), Hoa Kỳ có tất cả các loại địa hình, khí hậu, đồng bằng rộng lớn ở phía Đông và ở dải ven biển phía tây, núi cao ở phía tây. Khí hậu ôn đới và cận nhiệt phía Nam, hàn đới phía Bắc. Khí hậu, địa hình đa dạng cho phép Mỹ phát triển các sản phẩm nông nghiệp trên quy mô lớn. Với diện tích canh tác là 12 triệu ha, nông nghiệp Mỹ được chuyên môn hoá sản xuất theo vùng ở mức độ cao. Các vành đai cây trồng vật nuôi được hình thành ở một số vùng trong nước: “Vành đai ngô” hình thành trong địa phận các bang Ôhaiô, Indiana, Ilinoi, “Vành đai lúa mỳ” lớn nhất là vùng lãnh thổ ngũ hồ, giới hạn bởi các vùng Mitxitxipi và Mitxuri, các loại cây ăn quả chủ yếu được trồng ở các bang California và Florida, cùng một số bang khác. Đảo Hawai có khí hậu thổ những, thích hợp với cây mía, dứa. Rau được trồng nhiều nhất ở bang Florida và Michigân, và dải dác ở khắp các bang khác. Các nông trại ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp Mỹ, phần lớn sản lượng rau quả là do các nông trại lớn ở nước Mỹ cung cấp. Sự ra đời của các tổ hợp nông - công nghiệp góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nông nghiệp Mỹ, năng suất nông nghiệp nói chung và rau quả nói riêng có xu hướng tăng theo thời gian. Năng suất là yếu tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển của nông nghiệp Mỹ trong những thập kỷ qua. Mỹ đều có những thế mạnh về năng suất như: độ màu mỡ của đất, chất lượng của cơ sở hạ tầng, máy móc, thuỷ lợi và lao động. Công nghệ canh tác được cơ giới hoá cao, kỹ thuật tiên tiến, sử dụng phân bón lớn, thuỷ lợi tốt, lại có những chính sách tài trợ hiệu quả của nhà nước, nền nông nghiệp Mỹ thực sự vững mạnh và phát triển. 2. Sản lượng rau quả qua các năm Công nghệ canh tác hiện đại kết hợp với những chính sách nông nghiệp phù hợp của chính phủ đã tác động mạnh đến năng suất cây trồng ở Mỹ kéo theo sản lượng rau quả lớn hàng năm. Bảng 3: Sản lượng rau và quả của Hoa Kỳ trong những năm gần đây (Đơn vị: 1000 tấn) Năm 1998 1999 2000 2001 2002 Sản lượng rau 36640 41681 40992 38606 39948 Rau tươi 21001 22484 23848 23494 22743 Rau chế biến 15640 19197 17144 15112 17205 Sản lượng quả 34315 30964 36123 32950 33409 Quả có múi 17770 13633 17276 16216 16194 Các loại quả khác 16545 17331 18847 16734 17215 Tổng sản lượng 70,955 72645 77115 71556 73357 Nguồn: ERS.USDA-2003/ Vegetable and Melon Outlook Là một trong những nước sản xuất rau và quả lớn của thế giới, sản lượng rau quả của Mỹ trung bình đạt trên 70 triệu tấn mỗi năm (trong đó không kể khoai tây, đậu đỗ, dưa, khoai lang, nấm). Năm 2000 là năm được mùa nhất của Mỹ, tổng sản lượng rau quả gần lên tới 80 triệu tấn, tăng nhiều so với những năm trước, do điều kiện thời tiết thuận lợi. Nhưng những năm gần đây, sản lượng rau quả lại có xu hướng giảm, mức độ giảm đáng kể, trung bình giảm 5 triệu tấn mỗi năm. 2.1. Sản lượng rau Năm 2001, tổng sản lượng rau giảm 7%, chủ yếu do diện tích gieo trồng giảm, thời tiết mùa xuân quá ẩm ướt ở California, lại hạn hán ở các bang miền Đông và Tây. Chỉ một số loại rau vẫn tăng như: Đậu Hà Lan, khoai lang, rau Bina, còn nhiều loại khác như: Bí, tỏi, hạt tiêu, rau bina bị giảm diện tích kéo theo sản lượng thấp, ảnh hưởng đến toàn bộ lượng rau tươi được tiêu thụ trên thị trường. Các loại rau chế biến dưới dạng đóng hộp giảm 14% so với năm 2000, nhưng rau bảo quản lạnh lại tăng 4%. Hạn hán ở Michigân và Newyork làm sản lượng đậu khô giảm mạnh tới 26%. Năm 2002, sản lượng rau tăng 5% so với năm 2001, đây là mức cao thứ 3 sau kỷ lục năm 2000 và đỉnh cao của năm 1999. Sản lượng đậu đỗ tăng 53%, khoai tây tăng 6% (trong đó khoai tây chế biến tăng 26%). Mùa vụ rau diếp đạt sản lượng thấp hơn so với năm trước 4%, cải xanh cũng giảm 9% sản lượng. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp sản lượng rau tươi giảm, do năng suất của cả hai vụ Đông và Xuân đều thấp. Rau đóng hộp tăng một lượng bằng 1/5 so với tổng sản lượng của năm 2001, dẫn đầu là tăng sản lượng khoai tây. Thời tiết thuận lợi ở Michigân cộng với diện tích trồng cao hơn đã đưa sản lượng đậu nhẩy vọt sau vụ mất mùa do hạn hán của năm trước. 2.2. Sản lượng quả Sau một năm thất thu vì thời tiết xấu, giá lạnh kéo dài làm năng suất của hầu hết các loại quả đều giảm, năm 2000 là năm được mùa hoa quả nhất từ trước đến nay của Mỹ, với mức sản lượng vượt 36 nghìn tấn, tăng 15% so với năm trước. Đây cũng là năm cây có múi cho ra sản lượng lớn thứ 2 trong những năm gần đây (sau năm 1998) nhưng có mức tăng sản lượng lớn nhất: 27%. Một phần đóng góp đáng kể vào mức tăng này là của sản lượng cam đã trở lại mức bình thường sau một năm giảm kỷ lục. Nho chiếm 41% trong tổng sản lượng các loại quả khác, mức tăng là 23%, là loại trái cây quan trọng góp phần tăng chính của các loại trái cây không có múi. Ngoài ra còn được mùa các loại quả khác như: đào, mơ, mận, đu đủ, dâu tây, bơ, chuối và dứa ở Hawai. Sản lượng quả có xu hướng giảm kéo dài từ sau năm 2000 đến nay, mùa vụ sản xuất quả năm 2001 giảm 8% so với năm trước, trong đó, quả có múi giảm 6% các loại quả khác giảm 11%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc giảm này là do diện tích trồng và năng suất thấp hơn năm 2000. Thêm vào đó là nhân tố thời tiết không được thuận lợi: hạn hán ở Florida, mưa dưới mức trung bình và gió to, mưa đá ở Wasington, hai bang sản xuất trái cây lớn nhất nước Mỹ. Riêng chỉ có sản lượng quả chà là, ôliu, chanh, xuân đào, lê và dứa ở Hawai là cao hơn năm trước. Năm 2001 cũng là năm mà một số loại quả chính yếu như : nho, táo, cam đều giảm, kéo theo việc giảm mùa màng của cả nước. Khối lượng táo giảm 10% so với năm 2000 và nho giảm 15%. Hai vùng trồng nhiều nho nhất cả nước là California và NewYork đều mất mùa, với mức giảm lớn nhất là 67% ở Michigân. Nho trồng để làm rượu vẫn tăng đều trong những năm qua và nho chế biến để làm nước ép đều giảm. Trong việc giảm sản lượng nói chung của các loại quả có múi thì cam giảm ít nhất, sản lượng có giảm ở bang Florida, California và Arizona, nhưng tăng ở Texas do thời tiết thuận lợi. Năm 2002, là năm được mùa của những cây không có múi và hạt dẻ, kéo theo sản lượng cây ăn trái nói chung đạt khoảng 33,4 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2001. Trong khi đó sản lượng quả có múi lại giảm, nhất là bưởi và chanh. Đây là năm mùa cây có múi thấp nhất từ trước đến nay của Mỹ không kể năm 1999 do thời tiết giá lạnh tàn phá mùa màng. California và Arizon là 2 bang dẫn đầu cả nước về sản lượng chanh. Tính riêng năm 2002, diện tích giảm và năng suất thấp ở 2 bang này dẫn đến giảm sản lượng quả có múi trong cả nước. Ngoài ra còn có các bang như Florida, Texas, Arizona, nơi cung cấp phần lớn bưởi cho toàn nước Mỹ cũng giảm sản lượng cây bưởi, việc giảm năng suất trên mỗi ha từ năm 1997-1998 cũng tác động không nhỏ đến giảm sản lượng trong năm 2000. Các loại quả khác tăng 3%, chủ yếu là do tác động của khối lượng nho tăng 12%. Đây là vụ nho được mùa thứ hai trong suốt nhiều năm qua, sản lượng nho chiếm 43% trong tổng sản lượng quả không có múi, trong khi đó năm 2001 mới chiếm khoảng 20%. Một số loại quả khác như: đào, mận, mơ, quả vả, dâu tây, chà là cũng đều tăng. Một đặc điểm quan trọng là cây hạch của Mỹ chiếm diện tích không lớn, chỉ chiếm tỷ trọng 4% trong tổng sản lượng quả nói chung nhưng là loại cây có mức tăng sản lượng nhanh nhất, hơn bất cứ trái cây nào trong những năm qua, năm 2001tăng 20%, năm 2002 tăng 11%. Bảng 4: Tình hình sản lượng một số loại quả chính ở Mỹ trong những năm qua ( Đơn vị: tấn) Năm 2000 2001 2002 2003 Táo 4.805.136 428.076,6 3.884.424 4.207.218 Lê 878.036 909.816 788.598 847.618 Nho 6.980.704 5.965.106 6.686.512 6.408.210 Quýt 316.438 280.572 313.714 293.284 Nguồn: USDA-2003/Fruit and Tree Nuts yearbook Sau 3 năm giảm liên tục, mùa táo Mỹ năm 2003 dự đoán đạt 4,2 triệu tấn, tăng 8% so với năm ngoái, nhưng vẫn còn ở mức nhỏ hơn so với vụ mùa năm 1988. Sự bứt phá này trong sản xuất chủ yếu là do được mùa ở các bang miền Đông và Trung đất Mỹ. Thời tiết thuận lợi, các bang ở miền Đông dự tính đạt gần 1,044 triệu tấn, tăng 27% so với sản lượng vụ năm ngoái, các bang miền Trung đạt 0,6 triệu tấn, tăng 64%. Michigân là bang có sản lượng táo lớn nhất miền trung nước Mỹ, ước tính sẽ đạt 440.380 tấn, gần gấp đôi vụ mùa thiệt hại do giá lạnh năm trước. Với sản lượng là 2,587triệu tấn, các bang miền tây giảm sản lượng 5%, do năng suất giảm ở bang có sản lượng táo hàng năm lớn nhất nước Mỹ, Washington. Nho là một trong những loại cây ăn quả quan trọng ở Mỹ, sản lượng nho luôn chiếm 1/3 sản lượng của các loại cây không có múi ở Mỹ. Nho chủ yếu được trồng ở California và Washington. Năm 2003, nho cho sản lượng là 6,4 triệu tấn, giảm 4% so với năm 2002, nhưng tăng 7% so với năm 2001. Nho ở bang California chiếm tỷ trọng 89% cả nước (3,7triệu tấn). Nước Mỹ là nước sản xuất cam đứng thứ hai thế giới sau Braxin, sản lượng của hai nước gộp lại bằng 1/2 tổng sản lượng toàn cầu. Cam là loại quả có giá trị sản xuất đứng thứ 2 sau nho, đạt 1,7 tỷ đôla năm 2000, chiếm 16% giá trị sản xuất quả toàn quốc. Sản xuất cam tăng nhanh trong những thập kỷ qua, trung bình tăng ở mức 49%. Khoảng 80% sản lượng cam được đem đi chế biến, chủ yếu dưới dạng nước cam, còn lại là tiêu thụ tươi. Bang có sản lượng cam đứng đầu và cũng là bang chế biến cam lớn nhất nước Mỹ là Florida. Trong những năm gần đây, Mỹ là nước xuất khẩu cam đứng thứ nhì thế giới, sau Braxin, trong khi đó chủ yếu xuất sang các nước Châu Âu. Quýt là loại quả có múi quan trọng của Mỹ, đặc biệt nhu cầu tiêu dùng quýt tăng trong những năm qua, sản lượng quýt vẫn giữ ở mức trung bình trên 250.000 tấn/năm. Tốc độ tăng sản lượng từ năm 1980 đến nay là 6%/năm. Các bang trồng nhiều quýt nhất chủ yếu là Florida, California và Arizona. Xoài, đu đủ, bơ, dứa là các loại trái cây chủ yếu trồng ở những nước có khí hậu nhiệt đới, vì vậy những cây này được sản xuất hạn chế ở Mỹ. Xoài chỉ có ở miền Nam bang Florida (diện tích < 700ha), đu đủ, bơ, dứa chủ yếu trồng ở Hawai. Sản lượng bơ của Mỹ không lớn, chỉ ở mức trung bình 187 ngàn tấn mỗi năm, với sản lượng cao nhất là năm 2000 (217 ngàn tấn), tăng 36% so với năm 1998. Tuy vậy sản lượng bơ những năm sau đó không tăng, vẫn giữ ở mức trung bình hàng năm. III. Nhập khẩu 1. Một số điều luật và mức thuế liên quan đến nhập khẩu rau quả 1.1. Cấm nhập khẩu một số loại nông sản Điều khoản 8e của luật điều chỉnh nông nghiệp Mỹ quy định cấm nhập khẩu một số mặt hàng nông sản nếu chúng không đáp ứng được yêu cầu về: cấp loại, kích cỡ chất lượng và độ chín gồm: “cà chua, nho khô, ôliu, quả chanh đắng ( Chanh nước có vị đắng), bưởi, hạt tiêu còn xanh, cà chua ái Nhĩ Lan, dưa chuột, cam, hành, quả óc chó, chà là, nho (dùng cho bữa ăn), trái cà, mận, táo, trái kiwi, đào”. Tiêu chuẩn này xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn những sản phẩm mà Mỹ sản xuất được và có nhu cầu trong nước. 1.2. Điểm kiểm soát tới hạn mối nguy hại đối với hàng thực phẩm (HACCP) Đây là hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích và xác định các nguy cơ và điểm kiểm soát tới hạn, nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và ngăn chặn từ xa tất cả các mối nguy tiềm ẩn về sinh học, hoá học và lý học trong tất cả các công đoạn sản xuất/chế biến thực phẩm nói chung. HACCP được ban hành tháng 12/1995 và từ tháng 12/1997 được Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc của Mỹ (Food and Drugs Administration) đưa vào áp dụng bắt buộc đối với thuỷ sản của Mỹ và thuỷ sản nhập khẩu từ nước ngoài. HACCP hiện được đưa vào bộ Luật về Thực Phẩm (Food Code) của Mỹ, do FDA giám sát việc thi hành và mở rộng ra áp dụng cho nhiều mặt hàng thực phẩm khác, trước mắt là cho chế biến nước quả. HACCP được xây dựng trên cơ sở các quy định về an toàn, vệ sinh áp dụng trên thế giới: Thực tiễn sản xuất hàng hóa (Goods Manufacturing Practice (GMP)) và Thủ tục quản lý tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm (Sanitation Standard Operating Procedure (SSOP)), v.v. Muốn xây dựng hệ thống HACCP cơ sở sản xuất phải có đầy đủ các điều kiện sản xuất gồm nhà xưởng, kho, dây chuyền thiết bị sản xuất, môi trường sản xuất, và con người theo các quy chuẩn của GMP, SSOP trong đó đặc biệt chú trọng giám sát an toàn vệ sinh qua kiểm tra các hồ sơ vận hành, kiểm tra việc sửa chữa/điều chỉnh khi các giới hạn bị vi phạm, giám sát chặt chẽ vệ sinh sản xuất và vệ sinh cá nhân của công nhân trong tất cả các khâu sản xuất, chế biến. Cơ chế kiểm soát "từ xa" của HACCP tập trung trên 7 nguyên tắc cơ bản: - Phân tích mối nguy và các biện pháp phòng ngừa - Xác định điểm kiểm soát tới hạn (critical control points) - Xây dựng danh mục các công đoạn chế biến có thể xảy ra các mối nguy đáng kể và mô tả các biện pháp phòng ngừa - Thiết lập các điểm tới hạn và giới hạn tới hạn liên quan đến mỗi đIểm kiểm soát tới hạn - Giám sát các điểm kiểm soát tới hạn, thiết lập các thủ tục sử dụng kết quả giám sát để hiệu chỉnh và duy trì quá trình kiểm soát. - Thực hiện sửa chữa/điều chỉnh cần thiết khi thấy giới hạn tới hạn bị vi phạm - Lưu trữ hồ sơ để chứng thực việc thực hiện HACCP và các thủ tục thẩm tra quá trình thực hiện HACCP. 1.3. Quy định của FDA đối với nhập khẩu trái cây (Bao gồm trái cây, hạt các loai, tươi, khô, lạnh, hấp, luộc, đông lạnh hoặc xử lý bảo quản tạm). Sản phẩm có thể còn nguyên dạng, cắt hoặc sử lý thế nào đó, nhưng chưa qua chế biến. Theo quy định này, việc nhập khẩu phải: - Phù hợp với các quy định về chất lượng của FDA - Phù hợp quy định của FDA về các thủ tục và thông báo hàng đến - Phù hợp với các quy định về kiểm dịch của USDA, có thể phải xin giấy phép - Phù hợp với các quy định về đơn hàng nhập khẩu của USDA, về cấp độ (grade), kích cỡ, chất lượng, nếu đòi hỏi. - Phù hợp các quy định về môi trường của Cơ quan Bảo Vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), về nồng độ thuốc trừ sâu còn lưu lại trong sản phẩm nhập khẩu. Bảng 5: Những văn bản pháp luật điều tiết chế độ nhập khẩu hàng hoá thuộc quy định này Số văn bản Loại biện pháp áp dụng Các cơ quan nhà nước điều hành 19 CFR 12 Quy chế về thuốc trừ sâu CFSAN, AMS, PPQ, APHIS, EPA, USCS 19 CFR 12.1 et seq.; Tiêu chuẩn kỹ thuật, mã, nhãn, CFSAN, AMS, PPQ, APHIS, EPA, USCS 19 CFR 12.10 et seq. Thủ tục khai báo Hải quan CFSAN, AMS, PPQ, APHIS, EPA, USCS 19 CFR Part 132 AAA-Quotas nhập khẩu nông sản CFSAN, AMS, PPQ, APHIS, EPA, USCS 21 CFR 1.83 et seq. TiTiêu chuẩn kỹ thuật, mã, nhãn, CFSAN, AMS, PPQ, APHIS, EPA, USCS 21 USC 301 et seq. Cấm nhập khẩu hàng giả CFSAN, AMS, PPQ, APHIS, EPA, USCS 42 USC 151 et seq. Vệ sinh dịch tễ CFSAN, AMS, PPQ, APHIS, EPA, USCS 7 USC 150aa  et seq. Cấm nhập khẩu CFSAN, AMS, PPQ, APHIS, EPA, USCS 7 USC 601 et seq. AAA-Quotas nhập khẩu nông sản CFSAN, AMS, PPQ, APHIS, EPA, USCS Nguồn: Harmonized Tariff Schedule of United States 2001 Một số loại quả tươi nhập khẩu: quả bơ, xoài, chanh, cam, nho, nho khô… phải đảm bảo các yêu cầu về nhập khẩu của Mỹ về, chủng loại, kích cỡ, chất lượng và độ chín (7U.S.C.608(e)). Các hàng này phải qua giám định và chứng chỉ giám định phải do Cơ quan giám định và an toàn thực phẩm (Food Safety & inspection Service) thuộc Bộ Nông Nghiệp cấp có ghi phù hợp với các điều kiện nhập khẩu. Các điều kiện hạn chế khác có thể được Cơ Quan Giám Định Thực Vật và Động vật (Animal and plant Health inspection Service- APHiS) thuộc Bộ Nông Nghiệp áp đặt theo Điều luật về Kiểm dịch Cây “Plant Quarantine Act”, và Cơ quan FDA (Division of import Operations and Policy –HFC-170) theo điều luật liên bang “Food, Drug and Cosmetic Act”. 1.3. Thuế nhập khẩu một số loại quả của Mỹ Bảng 6: Thuế suất nhập khẩu của Mỹ về một số loại quả Mã số Mặt hàng Thuế MFN Thuế không MFN 0804.30.20 Dứa 00 - Hàng rời 0,51 c/kg O,64c/kg 00 - Đã đóng gói 1,1 c/kg 2,11 c/kg 0804.40.00 Quả bơ 11,2 c/kg 33,1 c/kg 0804.50.40 Xoài 40 - Tươi 6,6 c/kg 33,1 c/kg 00 - Khô 1,5 c/kg 33,1 c/kg 0807.20.00 00 Đu đủ 5,4% 35% Nguồn: Harmonized Tariff Schedule of United States 2001 2. Kim ngạch nhập khẩu của Mỹ về rau quả Xuất phát từ sự khác nhau giữa cơ cấu sản xuất và tiêu dùng, cũng như sự khác biệt về lợi thế so sánh tương đối, cho nên Hoa Kỳ tuy xuất khẩu rau quả lớn trên thế giới nhưng hàng năm vẫn nhập khẩu một lượng rau quả đáng kể. Đó là những sản phẩm do trong nước chưa sản xuất được, hoặc chưa đáp ứng đủ, cần nhập khẩu bổ sung, nhưng cũng có những sản phẩm nhập khẩu do nhu cầu trái vụ của người tiêu dùng. Nhìn chung thị trường rau tươi trong những năm qua không có những biến động lớn, trong khi đó thị trường quả tươi lại diễn ra sôi động trên toàn quốc cũng như toàn thế giới với số lượng và trị giá tăng trưởng nhanh đều, đặc biệt trong 5 năm vừa qua. Mặt khác trong thập kỷ 90, khủng hoảng tài chính toàn cầu làm đồng đô la tăng giá mạnh so với các đồng tiền khác đã kích thích nhập khẩu tất cả các mặt hàng nông sản. Trong đó các sản phẩm vườn chiếm 40% tổng lượng nhập khẩu, tiếp theo là các sản phẩm nhiệt đới như cà phê, ca cao, cao su. Đáng chú ý là trong giai đoạn 1991-2001, giá trị nhập khẩu các sản phẩm từ vườn của Mỹ tăng hơn 2 lần, từ 8,6 tỷ lên đến 17,2 tỷ. Các sản phẩm từ vườn bao gồm rau quả tươi, rau quả chế biến và đồ uống chế biến từ rau quả. Trong những năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu các loại quả và rau của Mỹ tăng lên đáng kể. Nhập khẩu quả tươi (không tính dưa hấu) đã tăng mạnh, chiếm từ 34,7% tỷ lệ tiêu dùng trong nước năm 1990 lên tới 42% năm 2000. Cũng trong giai đoạn này (nếu không tính dưa hấu và chuối), tỷ trọng nhập khẩu các mặt hàng hoa quả tươi tăng từ 11,6% lên 19% trong tổng tiêu dùng cả nước. Khung cảnh chung của thị trường rau quả Mỹ trong những năm qua rất sôi động, đầy đủ các chủng loại đến từ hầu hết các nước trên thế giới. Nhập khẩu rau mang tính mùa vụ cao, rộ vào khoảng thời gian giữa tháng 10 và tháng 4 năm sau khi sản xuất ở Mỹ có phần hạn chế. Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu rau bình quân là 5%, không cao bằng tốc độ tăng của kim ngạch nhập khẩu trái cây, nhưng nhìn chung tăng nhanh hơn so với toàn thế giới. Trong đó hơn một nửa là nhập khẩu rau tươi, với giá trị tăng đều hàng năm. Các loại rau nhập khẩu vừa để bổ sung cho nguồn cung trong nước còn hạn chế, vừa để thoả mãn cầu hoa quả và rau đa dạng của người tiêu dùng Mỹ ở khắp các bang. Kim ngạch nhập khẩu rau tươi năm 2000 là 2,4 tỷ đôla, tăng 4% so với năm 1999, vừa đủ để bù cho lượng nhập khẩu rau tươi giảm năm 1999. Nhập khẩu rau tươi và dưa chiếm 6,9% trong tiêu dùng nội địa và tăng lên 13,6% năm 2000. Rau tươi nhập khẩu chủ yếu và ổn định từ các nước: Hà Lan, Pêru, CostaRica, Cộng hoà Đô-mi-ni-ca. Mỹ là nước nhập khẩu trái cây lớn của thế giới, với lượng nhập khẩu hàng năm lên tới 5 tỷ USD, chủ yếu là trái cây nhiệt đới và chuối do đây là những loại sản phẩm mà Mỹ sản xuất ít và hầu như không sản xuất được, trong khi đó nhu cầu của người dân lại rất cao. Tuy vậy trong những năm qua, nhập khẩu trái cây ôn đới tăng mạnh, đặc biệt là nho và các loại dưa. Tuy nhiên nhập khẩu các mặt hàng này phụ thuộc vào mùa vụ, nhiều nhất vào cuối mùa thu và đầu mùa xuân và giảm mạnh trong giai đoạn vào cuối tháng 5 đến tháng 10, nhìn chung nhập khẩu các mặt hàng này nhằm bổ sung cho mùa vụ của thị trường Mỹ. Hoa quả tươi vẫn là những loại được ưa chuộng nhất, chiếm hơn nửa số lượng bán ra trên thị trường, sản xuất tăng không kịp so với cầu tiêu dùng. Sự bùng nổ nhập khẩu quả tươi năm 1999 tăng tới mức 40%, nhưng năm sau đó chỉ tăng được 1%, dấu hiệu của sự tăng hết mức xuất hiện vào cuối năm 2000 và đầu 2001. Tăng nhập khẩu chủ yếu là do việc mở rộng nhập khẩu nho tươi từ Chilê và Mêhico, dưa từ Guatemala, Costa Rica và Honduras, dâu tây từ Mexico. Nhưng trong những năm qua, hoa quả nước ngoài vẫn phải đối mặt với những quy định nghiêm ngặt về vệ sinh dịch tễ của Hoa Kỳ. Đã có nhiều nhà xuất khẩu nước ngoài phải đối mặt với lệnh cấm nhập khẩu của Mỹ do nghi ngờ trong các lô hàng có chứa ấu trùng một loài ruồi. Theo nhận định của các chuyên gia thì năm nay (2003), có thể nhập khẩu hoa quả giảm hơn so với cùng kỳ năm trước, trong đó chủ yếu là do kim ngạch nhập khẩu chanh và cam giảm mạnh trong khi đó xuất khẩu lê và nho của các thị trường khác vào Mỹ tăng lên. trái cây chế biến chủ yếu dưới dạng nước ép: cam, táo, rượu, dứa, lê, đào, dâu đóng hộp. 3. Cơ cấu nhập khẩu 3.1. Nhập khẩu rau Các loại rau nhập khẩu rất đa dạng, nhập khẩu rau tươi đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là tiêu, lên tới 88%, dưa chuột là 53%, bí 53% và măng tây là 91%. Bảng 7: Cơ cấu rau nhập khẩu theo các năm (Đơn vị: triệu USD) Năm 2001 2002 2003 Rau tươi và dưa hấu 2592 2614 3015 Rau đã qua chế biến 1020 1189 1280 Khoai tây 532 575 630 Đậu khô 51 67 53 Các loại rau khác 357 369 383 Nguồn: USDA-2003 (Các loại rau khác bao gồm: nấm, khoai lang, đậu lăng, đậu Hà Lan khô) Bảng trên cho thấy, năm 2002, Mỹ nhập khẩu 1.189 triệu USD kim ngạch nhập khẩu rau chế biến năm 2002, chủ yếu là rau đóng hộp ( 606 triệu USD), tiếp theo là rau đông lạnh (347triệu USD), sau cùng là rau được sấy khô (236 triệu USD). Lượng rau tươi nhập khẩu năm 2002 tăng 1% so với năm 2001, nhưng theo ước tính thì năm 2003 tăng 15%, tức là tốc độ tăng rất nhanh, thể hiện một lượng cầu về rau lớn trên thị trường Mỹ. Những loại rau nhập khẩu chủ yếu là: cà rốt, cần tây, cải xanh, của cải, hành, măng tây, rau diếp, cần tây, súp lơ, bí, đậu. Tốp các loại rau đứng đầu trong toàn bộ rau nhập khẩu vẫn là cà chua trong những năm qua, tiếp theo là khoai tây, dưa chuột, hành và hạt tiêu. Sau đây là cụ thể các loại rau nhập khẩu của Mỹ: Cà chua: Nhu cầu về tiêu dùng cà chua đang có xu hướng tăng trên toàn cầu, chỉ tính riêng nước Mỹ, đã chiếm hơn 20% lượng cà chua nhập khẩu toàn cầu năm 1998 (3,6 triệu tấn). Kim ngạch nhập khẩu cà chua tăng từ 451 triệu USD năm 1995 lên tới 758 triệu USD năm 1998, nhưng giảm xuống còn 640 triệu USD năm 2000. Đến năm 2002, lượng nhập khẩu cà chua tăng lên 860.869 tấn, tăng 18% so với năm 2000. Hiện nay tỷ lệ nhập khẩu cao này đang có nguy cơ đe doạ sản xuất trong nước, dẫn đến tranh chấp thương mại. Dưa chuột: Khối lượng nhập khẩu dưa chuột tăng đều và liên tục từ năm 1998 trở lại đây, tốc độ tăng trung bình trên 5% mỗi năm. Năm 1998, nhập khẩu 300 ngàn tấn dưa chuột, là nước nhập khẩu dưa chuột đứng thứ hai sau Đức (400 ngàn tấn) trong khi đó tổng lượng dưa chuột nhập khẩu toàn cầu là 1,2 triệu tấn. Năm 2002 toàn nước Mỹ nhập khẩu gần 400 ngàn tấn. Nấm: Các loại nấm chủ yếu là nấm rơm nấm mỡ (ngoài ra còn có nấm hương, nấm sò, mộc nhĩ) là sản phẩm mà hàng năm có nhu cầu lớn, nhưng lượng sản xuất trong nước không đủ. Nấm nhập khẩu dưới dạng chế biến là muối, sấy khô (sấy chân không), đóng hộp. Mỹ nằm trong tốp những nước nhập khẩu nấm lớn nhất thế giới, năm 2001 nhập khẩu 18, 614 triệu, tăng 9% so với năm 2000. Ngoài ra còn có: hạt tiêu, hành, đậu, tỏi, bí, đậu, trong đó khối lượng nhập khẩu hạt tiêu và hành luôn đạt mức trên 200 ngàn tấn trong một vài năm gần đây. Đặc biệt rau diếp là loại rau tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu nhanh trong những năm qua. Khối lượng nhập khẩu tăng liên tục từ những năm 1990, khối lượng nhập khẩu năm 2002 gấp 5 lần năm 1990, nhu cầu trong nước về loại rau này không ngừng tăng. 3.2. Nhập khẩu quả 3.2.1.. Quả nhiệt đới Các loại quả nhiệt đới thường được trồng ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Các nước đang phát triển chiếm khoảng 98% tổng sản lượng quả nhiệt đới trong khi các nước phát triển chiếm 80% tổng lượng nhập khẩu quả nhiệt đới toàn cầu. Do vậy hàng năm Mỹ nhập khẩu một lượng trái cây nhiệt đới rất lớn, điều kiện tự nhiên cũng như khí hậu của nước này không cho phép sản xuất được nhiều, mà cầu các sản phẩm này lại rất lớn. Các loại trái cây nhiệt đới chủ yếu là xoài, dứa, đu đủ, bơ. Ngoài ra còn các loại quả khác là vải, và, chôm chôm, ổi, lạc tiên, tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong sản lượng quả nhiệt đới toàn cầu, nhưng buôn bán các loại quả này đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm qua do thị hiếu thích tiêu dùng quả “lạ” gia tăng ở nước này. Mỹ là nước nhập khẩu dứa và xoài lớn nhất thế giới. Trong tổng lượng nhập khẩu dứa của toàn thế giới, kim ngạch nhập khẩu của Mỹ chiếm 74%. Trong khi lượng nhập khẩu dứa và các loại quả nhiệt đới khác tăng lên trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Mỹ nói riêng thì tỷ trọng của xoài có xu hướng giảm đi. Bảng 8: Tình hình nhập khẩu quả nhiệt đới của Mỹ trong những năm qua (Đơn vị: 1000 tấn) Năm 1996/1998 1999 2000 2001 4 loại quả chính 471 624 703 717 Xoài 185 219 235 238 Dứa tươi 197 283 319 321 Bơ 38 55 79 74 Đu đủ 51 67 70 84 Nguồn: FAO, Tropical Fruit, tháng 7 năm 2003. (Đơn vị: 1000 tấn) Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới chiếm phần quan trọng trong thị trường rau quả Mỹ, hàng năm lượng nhập khẩu rất nhiều, chiếm tỷ trọng 75% tổng lượng tiêu dùng trong toàn nước, tăng hơn rất nhiều so với năm 1980, mới chiếm khoản 3,4% tổng tiêu dùng nội địa. Đu đủ nhập khẩu chủ yếu là dưới dạng tươi và từ các nước có khí hậu nhiệt đới. Trong những năm qua, chuối vẫn là loại quả nhiệt đới được tiêu dùng nhiều nhất ở Mỹ, một mặt do sự gia tăng dân số nhập cư từ những nước khác mà chủ yếu là những nước nhiệt đới, mặt khác do cầu trong nước về loại quả này vẫn luôn ổn định và là loại quả bổ, chứa nhiều chất dinh dưỡng nên rất được người tiêu dùng nội địa ưa thích. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu có xu hướng giảm trong năm 2000, 2001và 2002, sau nhiều năm tăng liên tục trước đó, trung bình giảm mỗi năm trong giai đoạn này là 200 nghìn tấn. Mặc dù vậy, lượng nhập khẩu của Mỹ vẫn duy trì ở mức 30% trong tổng lượng nhập khẩu chuối của toàn cầu. Bảng 9: Khối lượng nhập khẩu chuối của Mỹ (Đơn vị: 1000tấn) Năm 1996/1998 1999 2000 2001 Toàn cầu (1000tấn) 11233 11955 12038 11432 Mỹ (1000)tấn) 3406 3877 3630 3434 Thị phần (%) 30.3% 32.4% 30.2% 30.0% Nguồn: FAO, Bananas, tháng 12/2002. 3.2.2. Quả có múi ở Mỹ Như đã phân tích ở trên, Cùng với Braxin, Trung Quốc, các nước thuộc Địa Trung Hải, Mỹ là một trong những nước sản xuất quả có múi lớn nhất thế giới, lượng xuất khẩu loại quả này chiếm tới 10% lượng xuất khẩu quả có múi toàn cầu. Quả có múi là những quả như: cam, quýt, bưởi, chanh…, được xuất khẩu cả dưới dạng tươi và chế biến, trong đó cam là loại quả được chế biến nhiều nhất. Hiện nay người tiêu dùng Mỹ rất ưa thích nước cam và trong tương lai không xa, các loại nước ép từ trái cây sẽ được sử dụng phổ biến thay cho nước uống thông thường. Kể từ năm 1998 đến nay, lượng nhập khẩu quả có múi của Mỹ là khoảng trên 320.000 tấn, cao nhất là vào năm 2001 với 414.000 tấn, cao gấp 7 lần so với nhập khẩu năm 1988. Nhập khẩu cam và quýt tươi tăng từ 18 triệu đôla năm 1995 lên đến 109 triệu đôla 2000, thời vụ nhập khẩu mạnh từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Quýt là loại quả được sản xuất nhiều nhất ở Trung Quốc, tiếp theo là Tây Ba Nha, Nhật Bản và Braxin, Thái Lan… có nhiều loại quýt với những hình dáng và mùi vị khác nhau trên thế giới tuỳ theo điều kiện khí hậu và đất đai của mỗi quốc gia. Mỹ vẫn duy trì nhập khẩu quýt hay còn gọi cam nhỏ hàng năm để bổ sung cho việc cung cấp còn ít trong nước. Từ năm 1996 trở đi, tỷ lệ nhập khẩu tăng với tốc độ là 27%/năm. Người tiêu dùng Mỹ đặc biệt rất thích loại quả này, vì chúng dễ bóc vỏ lại chứa ít hột. Năm 2002, lượng nhập khẩu cam nhỏ tăng nhưng còn bị hạn chế nhập khẩu do cơ quan kiểm tra vệ sinh cây trồng và vật nuôi phát hiện ra một loại sâu bệnh gây hại có trong cam nhập khẩu từ những nước thuộc Điạ Trung Hải. Nhập khẩu chủ yếu vào tháng 9 tháng 10 với khối lượng hơn 65.000 tấn. 3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Mỹ Nông sản Mỹ nói chung chủ yếu nhập khẩu từ những nước Canada, Mexico, Liên minh Châu Âu, Braxin, và một số nước Châu á như Inđonexia, Thái Lan… Cùng với xuất khẩu, thị trường nhập khẩu của Mỹ trong những năm qua không có những biến động lớn. Các nước xuất khẩu rau quả lớn vào thị trường Mỹ vẫn là những nước lân cận, những nước thuộc Châu Mỹ như Ecuado, Costa Rica, Brazil, đặc biệt Mêxico là nước cung cấp gần như tất cả các mặt hàng rau và hoa quả vào thị trường này. Với điều kiện địa lý thuận lợi: sát biên giới với Hoa kỳ, nước này xuất khẩu nhiều nhất những sản phẩm tươi và đông lạnh. Rau chủ yếu được nhập khẩu từ những nước có khí hậu ấm, bao gồm khoai tây, tiêu, bí và dưa chuột. Mexicô là nước xuất khẩu rau chính vào thị trường Mỹ, chiếm 69% thị phần, tiếp theo là Canada với 15% và Hà Lan là 5%. Mỹ là một nước sản xuất cà chua lớn nhất thế giới, sau Trung Quốc, nhưng hàng năm vẫn nhập khẩu một lượng lớn cà chua trên thế giới, nhất là từ Mexico, Canada. Đây cũng là hai nhà cung cấp cà chua quan trong cho thị trường cà chua tươi của Mỹ. Tính riêng kim ngạch xuất khẩu của hai nước này đã lên tới 1,8 tỷ đô la trong hai năm từ 2000-2002. Tây Ba Nha là nước xuất khẩu khoai tây lớn nhất vào thị trường Mỹ. Các loại quả nhập khẩu của Mỹ, chủ yếu là những quả nhiệt đới và từ những nước đang phát triển. Theo thống kê của Tổ chức lương thực thế giới FAO, Các nước đang phát triển chiếm khoảng 98% tổng sản lượng quả nhiệt đới trong khi các nước phát triển chiếm tới 80% tổng lượng nhập khẩu quả nhiệt đới toàn cầu. Hai nhà cung cấp sản phẩm chuối chính cho nước Mỹ là Costa Rica và Ecuador. Nhưng năm 2000, mức xuất khẩu từ hai nước này giảm mạnh tới 15 % so với những năm trước. Trong khi đó nhập khẩu từ 2 nước Hondrus và Guatemala lại tăng nhanh. Nhập khẩu dứa tươi, trong những năm qua chủ yếu vẫn từ nước Costa Rica. Năm 2000, nước này xuất khẩu sang thị trường Mỹ 257.783 tấn dứa tươi, chiếm thị phần 81% tổng lượng dứa nhập khẩu. Tỷ trọng này đã tăng gấp đôi trong 10 năm qua. Hundras là nước xuất khẩu dứa vào thị trường Mỹ đứng thứ 2, tổng lượng cung của nước này mới chiếm khoảng 13% khối lượng xuất khẩu của Costa Rica và có tỷ trọng là 10% trong 318.837 tấn dứa nhập khẩu của Mỹ năm 2000. Những nước Mexico, Ecuado và Thái Lan là những thị trường xuất khẩu dứa vào Mỹ lớn tiếp theo. Tốp 5 nước cung cấp dứa đứng đầu này chiếm 99% tổng lượng dứa nhập khẩu của Mỹ. Philippines và Peru là hai nước đứng cuối trong tốp 10 nước xuất khẩu lớn nhất. Trước năm 2000, lượng dứa nhập khẩu từ Peru hầu như không có, nhưng đến năm 2000 đã đạt được 56 tấn. Mexico là nước cung cấp 75% lượng xoài cho thị trường Hoa Kỳ trong suốt 5 năm qua. Tuy vậy, khối lượng xoài xuất khẩu từ nước này đã giảm 31% trong năm 2001. Những nước Ecuador, Brazil, Peru và Haiti chiếm 1/4 thị phần nhập khẩu xoài của Mỹ. Về nhập khẩu đu đủ cũng giống như nhập khẩu xoài, nhà cung cấp hàng đầu vẫn là Mexico, với khối lượng là 55 124 tấn (tỷ trọng là thị trường là 79%). Chương II Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trường Mỹ trong những năm gần đây I. Đánh giá chung về tình hình sản xuất trong nước Trong những năm qua do có sự đổi mới trong các chính sách nông nghiệp đã kích thích tinh thần sáng tạo và năng lực làm việc cho người dân. Nhờ vậy mà sản xuất rau quả cũng được khuyến khích phát triển. Người dân tự chủ hơn trong việc chọn cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao hơn cây lương thực và hoa mầu trước đây. Rau và cây ăn quả là những cây trồng có mức lợi nhuận cao đáng kể so với cây lúa. Do mức sống của người dân được cải thiện, thu nhập tăng dẫn đến nhu cầu tiêu thụ rau quả tăng lên đáng kể, đặc biệt là ở những thành phố lớn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh…ở những trung tâm này hình thành lên những vành đai “xanh” rau và cây ăn trái để đáp ứng nhu cầu cho những thị trường hấp dẫn đó. Bên cạnh đó, đất nước ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới đã mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu đối với nhiều loại rau quả. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu đã tạo điều kiện thuận lợi cho rau và quả Việt Nam thâm nhập vào những thị trường nước ngoài. Nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tăng nhanh đã thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển liên tục. Diện tích rau và cây ăn quả tăng lên đáng kể, năng suất được cải thiện và sản lượng cũng tăng nhiều qua các năm. 1. Diện tích Cả nước có 12 triệu ha đất canh tác, diện tích cây hàng năm chiếm 75% (trong đó có diện tích trồng rau), diện tích cây lâu năm chiếm 15% (có diện tích cây ăn quả). Trong những năm 90, diện tích cây hàng năm tăng bình quân 2,9%/năm, cao hơn mức tăng dân số, trong khi đó diện tích cây lâu năm tăng nhanh tới 7,7%/năm. Chỉ sau 1 năm triển khai đề án phát triển rau quả đến năm 2010 với tổng vốn đầu tư lên đến 16.086 tỷ đồng, diện tích trồng rau quả năm 2000 đã đạt trên 1 triệu ha, tăng 6,3%. 1.1. Diện tích rau đậu Mặc dù có sự tăng trưởng khá cao nhưng diện tích rau đậu chỉ chiếm 6% diện tích cây hàng năm, tức là 624.000 ha. Tốc độ tăng diện tích bình quân của rau đậu trong những năm 90 là 5%/năm. Rau được trồng ở khắp các tỉnh thành phố với quy mô, chủng loại khác nhau. Trải qua quá trình sản xuất lâu dài đã hình thành những vùng rau chuyên canh với những kinh nghiệm truyền thống, trong các điều kiện sinh thái khác nhau. Sản xuất rau chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông nam bộ và Đà Lạt. Trong đó Đồng bằng sông Hồng có diện tích trồng rau cao nhất (83 ngàn ha), tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích hơn 77 ngàn ha. Sản xuất rau được quy thành 2 vùng chính: Vùng rau chuyên doanh ven thành phố, thị xã, khu công nghiệp lớn, diện tích chiếm khoảng 40% (115.000 ha) với sản lượng đạt 48% (vào khoảng 1,5 triệu tấn). Vùng cây luân canh với cây lương thực, trồng chủ yếu vào vụ đông tại các tỉnh phía Bắc, ĐBSCL và cả miền Đông nam bộ, ngoài ra rau còn được trồng tại các gia đình, diện tích vườn bình quần 1 hộ khoảng 36m2. Rau của nước ta phong phú về chủng loại, gồm 70 loại cây chủ yếu. Đặc biệt ĐBSH có rau vụ đông là một trong những lợi thế của Việt Nam so với một số nước trên thế giới. Các loại rau chủ yếu bao gồm: cải bắp, su hào, cà chua, dưa chuột, ớt cay, nấm, khoai tây. 1.2. Diện tích cây ăn quả Trong giai đoạn 1995-2000, diện tích cây ăn quả tăng nhanh và ổn định với tốc độ bình quân hàng năm là 10,3%. Nếu như vào năm 1995 diện tích cây ăn quả các loại chỉ có 346,4 nghìn ha thì năm 2000 đã lên tới 565 nghìn ha và đạt 589,4 nghìn ha vào năm 2001. Năm nhóm cây ăn quả quan trọng nhất của Việt Nam bao gồm chuối, xoài, nhãn-vải-chôm chôm, quả có múi (cam, chanh, quýt, bưởi) và dứa. Vào năm 1995 thì diện tích của 5 nhóm cây ăn quả này chỉ có 236,6 nghìn ha (chiếm 68% tổng diện tích cây ăn trái các loại) đến năm 2000 đã đạt 419 nghìn ha (chiếm 74% tổng diện tích cây ăn trái), với mức tăng bình quân hàng năm là 12,1%/năm. Diện tích các cây khác (sầu riêng, thanh long, sa pô, mận, đu đủ, bơ, v.v) cũng tăng từ 109,8 nghìn ha lên 146 nghìn ha trong cùng kỳ. Nhóm các cây vải-nhãn-chôm chôm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về diện tích bình quân 34,8%/năm từ 37,9 nghìn ha lên 169 nghìn ha, tiếp đó là xoài với mức tăng 17,4%/năm từ 21,1 nghìn ha lên 47 nghìn ha, dứa với mức 7,1% từ 26,3 nghìn ha lên 37 nghìn ha. Mặc dù vậy, cần lưu ý rằng diện tích trồng dứa chỉ bắt đầu tăng kể từ năm 1998 khi Việt Nam đã khai thông được trở lại thị trường xuất khẩu cho mặt hàng này. Tuy nhiên, diện tích trồng chuối và cây có múi chỉ tăng ở mức thấp tương ứng là 1,5% và 2,4%. Với kết quả đó, diện tích chuối và cây có múi chỉ đạt 99 nghìn ha và 67 nghìn ha vào năm 2000. Tốc độ tăng trưởng về diện tích gieo trồng của vải-nhãn-chôm chôm là cao nhất so với bất kỳ một cây trồng nào khác trong cùng giai đoạn. Nhờ đó, vải-nhãn-chôm chôm đã trở thành nhóm cây ăn quả quan trọng nhất về mặt diện tích, chiếm 30% tổng diện tích các loại. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và PTNT thì ĐBSCL là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với diện tích 238,8 nghìn ha (chiếm 38% tổng diện tích trồng cây ăn quả toàn quốc). Tiếp đó là các vùng Đông bắc (xấp xỉ 100 nghìn ha, 17%), Đông Nam bộ (79 nghìn ha, 15%), các vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Bắc Trung bộ có khoảng từ 40-50 nghìn ha. Các tỉnh trọng điểm với một số loại cây ăn quả được phân bố như sau: Vải-nhãn-chôm chôm được tập trung chủ yếu ở ĐBSCL và vùng Đông Bắc. Các tỉnh trồng nhiều vải nhãn là Bắc Giang (25,5 nghìn ha), Bến Tre (16,2 nghìn ha), Tiền Giang (13,5 nghìn ha), Vĩnh Long, Sơn La, Hải Dương (xấp xỉ 9,5 nghìn ha); Chuối được trồng rải rác ở tất cả các nơi trên toàn quốc. Các tỉnh trồng chuối chủ yếu là Thanh Hoá, Cà Mau (7-8 nghìn ha), Đồng Nai, Sóc Trăng (6 nghìn ha); Cây có múi được trồng chủ yếu ở ĐBSCL, như Cần Thơ (13,1 nghìn ha), Bến Tre, Vĩnh Long (6 nghìn ha). Bên cạnh đó 2 tỉnh Hà Giang và Nghệ An cũng có trên 4 nghìn ha; Dứa cũng được trồng tập trung tại ĐBSCL, như Kiên Giang (9,2 nghìn ha), Tiền Giang (7,8 nghìn ha), Bạc Liêu (3,6 nghìn ha); Xoài được trồng chủ yếu ở ĐBSCL, như Tiền Giang (6 nghìn ha), Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang (trên 3 nghìn ha). Bên cạnh đó, các tỉnh Bình Phước và Khánh Hoà cũng có trên 4 nghìn ha xoài. Nguồn: Báo cáo sơ kết 1 năm thực hiện chương trình rau quả, 9/2001, Ban Chỉ đạo chương trình rau quả, Bộ Nông nghiệp và PTNT 2. Sản lượng và năng suất Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, trong năm 2001, tổng diện tích rau quả Việt Nam đã tăng 6,3% so với năm 2000, vì vậy, tổng sản lượng rau quả cũng tăng 5% so với năm trước. Sản lượng rau quả năm 2000 tăng 5% so với năm 1999 và đạt 10 tấn trong đó 6 triệu tấn quả và 4 triệu tấn rau. Các loại rau quả chủ yếu gồm: chuối, dứa, thanh long, nhãn, vải, xoài, dưa hấu, dưa chuột, măng ta, ngô bao tử... Tuy nhiên tốc độ tăng diện tích cao hơn tốc độ tăng sản lượng, điều này cho thấy năng suất của rau quả của nước ta nói chung chưa cao: năng suất rau là 14 triệu tấn/ha; năng suất quả là 8,5triệu tấn/ha. Theo dự kiến của Bộ NN và PTNT đến năm 2010, sản lượng rau quả sẽ đạt 17 triệu tấn, tăng 5,4%/năm. Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất rau lớn nhất của cả nước, chiếm khoảng 29% sản lượng rau toàn quốc, với những điều kiện thuận lợi về đất đai, thời tiết và gần thị trường Hà Nội. Thời tiết mát trong giai đoạn tháng 10 đến tháng 2 là điều kiện tốt để trồng các loại rau ôn đới như cải bắp, hành, cà chua, củ cải và xúp lơ. Tiếp theo, ĐBSCL chiếm 23% sản lượng rau của cả nước. Năng suất rau quả cả nước nói chung tăng 0,7%/năm vào những năm 90. Do diện tích rau gần đây tăng khá, nên sản lượng rau năm 1999 cả nước đạt gần 5 triệu tấn, bình quân đầu người 60kg/năm. Nhưng so với bình quân chung của thế giới 1999 là 90kg/năm thì mức bình quân đầu người nước ta còn thấp. Tuy nhiên năng suất nhiều loại rau (như bắp cải, dưa hấu, cà chua…) của vùng truyền thống vẫn cao. Ví dụ: Bắp cải 40 –60 tấn/ha, cà chua 20 –40 tấn/ha… Xu hướng biến động sản lượng của các loại cây ăn quả giống với sự thay đổi diện tích: sản lượng vải, nhãn, chôm chôm tăng rất nhanh, sản lượng cây có múi cũng vậy, trong khi sản lượng chuối hầu như không tăng, còn sản lượng dứa lại có xu hướng giảm xuống. Điều đáng chú ý là đối với các loại trái cây chủ yếu, tốc độ tăng diện tích cao hơn tốc độ tăng sản lượng, đồng nghĩa với việc năng suất của một số loại trái cây giảm xuống. Hiện nay, năng suất quả của Việt Nam nhìn chung còn thấp: vải (8 tấn/ha), nhãn (10-11 tấn/ha), xoài (14 tấn/ha), dứa (13-14 tấn/ha), cây có múi (14 tấn/ha). Tính chung, tổng sản lượng quả các loại đạt xấp xỉ 4 triệu tấn trong năm 2000, tăng khoảng 1 triệu tấn so với năm 1995. Trong năm 2001, tổng số lượng quả ước đạt 4,2 triệu tấn. Bảng 10- Diện tích, năng suất sản lượng một số cây ăn quả, giai đoạn 1995-2000 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000 và báo cáo của ban Chỉ đạo chương trình rau quả của Bộ (Đơn vị tính: Diện tích:1000 ha; Năng suất tấn/ha; Sản lượng 1000 tấn) 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2002 Diện tích gieo trồng cây ăn quả 346,4 375,1 426,1 447,0 512,8 565,0 Sản lượng quả các loại (triệu tấn) 3,0 4,0 1- Cam, chanh, quýt + Diện tích gieo trồng 59,5 74,1 67,2 71,0 63,4 67,0 74,6 + Năng suất bình quân* 6,4 6,6 5,9 5,7 6,4 6,4 8,6 + Sản lượng 379,4 444,5 393,3 401,5 405,1 427,0 441,8 2- Chuối + Diện tích gieo trồng 91,8 95,9 92,4 89,3 94,6 99,0 101,5 + Năng suất bình quân* 4,0 3,8 4,2 13,5 13,1 1,1 11,3 + Sản lượng 282,2 1 18,7 1 16,1 1 08,0 1 42,6 1100,0 1044,4 3- Xoài + Diện tích gieo trồng 21,1 26,2 31,2 37,1 40,7 47,0 53,9 + Năng suất bình quân* 7,2 7,2 5,3 4,9 4,6 3,8 6,3 + Sản lượng 152,5 187,9 164,8 180,5 188,6 178,9 209,4 4- Dứa + Diện tích gieo trồng 26,3 26,2 25,8 28,8 32,3 37,0 39,0 + Năng suất bình quân* 7,0 7,1 7,7 8,5 8,1 7,9 10,3 + Sản lượng 184,8 185,2 1992 243,6 262,8 292,0 348,4 5- Nhãn, vải, chôm chôm + Diện tích gieo trồng 37,9 62,0 90,6 113,7 131,2 169,0 226,5 + Năng suất bình quân* 5,9 4,5 4,5 3,8 4,2 3,6 4,0 + Sản lượng 223,2 275,9 405,2 428,6 545,4 617,0 904,5 6- Nho + Diện tích gieo trồng 2,3 2,3 1,5 1,7 1,8 + Năng suất bình quân* 15,3 19,9 22,5 11,9 13,6 + Sản lượng 35,2 45,8 33,8 20,2 24,5 7- Thanh Long + Diện tích gieo trồng 1,5 1,8 2,0 2,8 3,2 + Năng suất bình quân* 10,1 9,7 10,3 11,9 14,3 + Sản lượng 15,1 17,5 20,6 33,2 45,8 Nguồn: Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Ghi chú: *Năng suất các loại cây ăn trong bảng trên quả tính theo diện tích gieo trồng nên thấp hơn so với năng suất thực thu khi cây ăn quả đến giai đoạn cho thu hoạch khá ổn định. 3. Thực trạng chế biến và bảo quản rau quả 3.1. Hệ thống bảo quản Công nghệ bảo quản rau quả tươi giữ vai trò rất quan trọng, do đặc tính thu hoạch theo mùa vụ, thời gian thu hoạch ngắn, khả năng vận chuyển và bảo quản rau quả lại khó khăn. Trong khi đó, người tiêu dùng trên thế giới đang có xu hướng gia tăng cầu đối với sản phẩm ở dạng tươi. Hầu hết rau quả tươi trong điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với sản phẩm đã qua chế biến. Nhưng cho đến nay kỹ thuật bảo quản rau quả tươi mới dừng ở mức sử dụng kinh nghiệm truyền thống, thủ công là chính, chưa có thiết bị lựa chọn và xử lý quả tươi trước khi xuất khẩu. Do công tác bảo quản không tốt nên chi phí cho một đơn vị sản phẩm rau quả xuất khẩu thường vượt định mức cho phép. Cũng chưa có công nghệ và phương tiện thích hợp để bảo quản rau quả sau thu hoạch nên tỷ lệ hư hỏng cao. Để đưa nguyên liệu đến nơi chế biến, sản phẩm bị hỏng do bảo quản không tốt lên tới hàng chục phần trăm. Nhiều loại quả như nhãn, vải thiều, chuối được sấy khô để kéo dài thời gian bảo quản, nhưng không giữ được hương vị thơm ngon vốn có ban đầu. Kỹ thuật bảo quản mới chỉ dừng lại ở mức đóng gói bao bì và lưu trữ tại cảng bằng kho mát chuyên dùng. Vậy mà vẫn chưa đạt yêu cầu, do mẫu mã còn xấu, thao tác thủ công dẫn đến tính đồng bộ không cao. Những hạn chế trong công tác bảo quản cũng là một trong những yếu tố làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm rau quả trong nước và cản trở hoạt động xuất khẩu rau quả phát triển. 3.2. Hệ thống chế biến Các loại quả ở Việt Nam chủ yếu được tiêu thụ ở dạng tươi, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ được chế biến, khoảng 10% theo ước tính của Ban chỉ đạo chương trình rau quả. Tính đến năm 2001, Việt Nam có 17 nhà máy và 48 cơ sở chế biến rau quả với tổng công suất chế biến đạt khoảng 180.000 tấn sản phẩm/năm. Bên cạnh đó, còn có một số nhà máy khác đang được xây dựng với tổng công suất chế biến khoảng 20.000 tấn sản phẩm/năm. Như vậy, nếu tính cả những nhà máy này thì tổng công suất chế biến của toàn bộ các nhà máy và cơ sở sẽ đạt khoảng 200.000 tấn sản phẩm/năm. Bên cạnh hệ thống chế biến rau quả chính thống, còn hình thành những cơ sở chế biến-bảo quản qui mô nhỏ của người dân, hay còn gọi là cơ sở thủ công. Các vùng chế biến quả tập trung có qui mô cấp hộ gia đình đã được hình thành, như: vải sấy khô ở Lục Ngạn-Bắc Giang (1.500 hộ); long nhãn ở Hưng Yên (100 hộ);, nhãn sấy ở Vĩnh Long (110 hộ) Nguồn: Báo cáo sơ kết 1 năm thực hiện chương trình rau quả, 9/2001 . Nếu như 5 năm trước đây ngành công nghiệp chế biến rau quả ở Việt Nam chủ yếu gồm các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là Tổng Công ty Rau quả Việt Nam (Vegetexco) thì trong vòng vài năm trở lại đây các nhà máy chế biến của tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài đã phát triển rất mạnh như: Nhà máy chế biến nước giải khát DELTA ở Long An có công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm. Như vậy, cơ cấu của ngành công nghiệp chế biến rau quả đã thay đổi đáng kể trong vài năm qua với việc mở rộng và nâng cao vai trò của các cơ sở và nhà máy chế biến của tư doanh. Trong khi đó, tỷ trọng của doanh nghiệp nhà nước mà nhất là Vegetexco đã giảm đáng kể. Vào năm 1993, Vegetexco sản xuất được khoảng 30.000 tấn rau quả chế biến đồ hộp và đông lạnh thì đến năm 2000 chỉ còn khoảng 19.610 tấn và đạt 27.673 năm 2001. Theo điều tra của IFPRI, hiện nay trên cả nước có hàng trăm nhà máy và cơ sở chế biến rau quả có qui mô nhỏ và vừa với công suất bình quân khoảng 1.000-1.500 tấn nguyên liệu/năm. Trong số đó khoảng 2/3 chỉ chế biến rau, khoảng 1/5 chỉ chế biến quả và phần còn lại thì chế biến cả rau và quả. Phần lớn khoảng 4/5 các nhà máy là thuộc kinh tế tư nhân chỉ có khoảng trên dưới 10% là doanh nghiệp nhà nước và còn lại là các nhà máy liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài. Hầu như tất cả các cơ sở sản xuất đều có hệ thống kho dự trữ sản phẩm với công suất khác nhau tuy nhiên rất ít cơ sơ chế biến có hệ thống kho lạnh. Đối với những cơ sở chế biến nhỏ vài trăm tấn sản phẩm hàng năm thì họ thường sử dụng nhà ở kết hợp làm kho. Chỉ có những nhà máy chế biến có qui mô vừa và lớn thì có hệ thống nhà kho riêng và một số có những kho lạnh có thể bảo quan được sản phẩm lâu hơn. Tuy nhiên, trong khi các nhà máy chế biến rau quả được xây dựng ngày càng nhiều nhưng việc xây dựng vùng nguyên liệu lại chậm hơn xây dựng nhà máy, dẫn đến tình trạng khá phổ biến là nhà máy thiếu phải chờ vùng nguyên liệu phát triển. Thêm vào đó thiếu cả vốn lưu động, nhà máy hoạt động không hết công suất, thậm chí một số nhà máy phải đóng cửa. Các dạng chế biến cơ bản được tiêu thụ ở Việt Nam gồm có nước ép trái cây, quả ướp đường, mứt, sấy khô và một số quả đóng hộp. Trong đó phổ biến nhất là nước ép trái cây như nước ép táo, cam, dứa, vải, chôm chôm, đào, xoài, lạc tiên, ổi. Các dạng cơ bản được tiêu thụ với số lượng lớn là nước cam, táo và hỗn hợp. Chúng ta có thể nhận thấy sự xuất hiện của các sản phẩm nước ép của Việt Nam lẫn hàng nhập khẩu. Các nhà sản xuất nước ép lớn ở Việt Nam là Vinamilk, tiếp theo đó là Delta. Đối với các loại mứt và quả đóng hộp chỉ có tại các siêu thị và cửa hàng thực phẩm lớn. Phần lớn trong số này là hàng nhập khẩu và chỉ có một số ít được chế biến trong nước, chủ yếu tại các nhà máy có vốn liên doanh với công ty nước ngoài. Các loại quả khô và quả tẩm đường rất phổ biến ở Việt Nam. Các loại quả tẩm đường gồm có mơ, mận, khế, quýt, táo, dừa, mít, và chuối. Tương tự dạng sấy khô có thể dễ dàng tìm thấy của các loại quả, gồm vải, nhãn, táo, mít, chuốt và nhiều loại khác. II. Thực trạng xuất khẩu của rau quả Việt Nam vào thị trường Mỹ 1.Kim ngạch xuất khẩu của rau quả Việt Nam 1.1.Đặc điểm và xu hướng biến động của kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam vào thị trường Mỹ 1.1.1. Đặc điểm và xu hướng biến động chung của kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam Từ năm 1990 trở về trước, rau quả của Việt Nam chủ yếu xuất sang Liên Xô và các nước Đông Âu, nhất là khi Việt Nam chính thức gia nhập Cộng Đồng Hỗ Trợ Kinh tế COMENCO. Sau cuộc khủng hoảng của các nước XHCN, sự sụp đổ của khối COMENCO làm gián đoạn trao đổi thương mại giữa các nước, thêm vào đó sự suy thoái kinh tế làm giảm nhu cầu nhập khẩu đối với các sản phẩm của Việt Nam. Xuất khẩu giảm từ 9.535 tấn (1989) xuống còn 450 tấn (1991). Trong vòng một vài năm sau đó, xuất khẩu rau quả lại tăng mạnh trở lại một phần do có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, một số diện tích đất trồng lúa được chuyển sang trồng rau và cây ăn quả. Đây cũng là thời kỳ sản xuất rau quả được nhà nước đặc biệt quan tâm, do vấn đề an ninh lương thực không còn là vấn đề bức xúc hàng đầu. Chính phủ đã duyệt đề án phát triển rau quả đến năm 2010 với tổng vốn đầu tư lên đến 16.086 tỷ đồng. Nhờ vậy, những năm gần đây, trong khi nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu thấp hơn những năm trước thì rau quả lại nổi lên như một mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu lớn. Bảng 11: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam từ 1997-2000 Năm Giá trị (triệu USD) % so với năm trước 1996 61 145% 1997 68 111% 1998 54 79% 1999 105 194% 2000 213.6 203% 2001 330 154% 2002 201 61% Nguồn: Bộ thương mại Kim ngạch năm 1996 tăng gấp gần 4 lần kim ngạch năm 1993. Chủ yếu do việc thả nổi đồng nội tệ của Việt Nam làm cho xuất khẩu có lợi hơn, và thị trường xuất khẩu được tự do hoá nhanh chóng, cho phép các công ty tư nhân tham gia xuất khẩu. Từ năm 1997 trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu đã có bước tăng trưởng tương đối vững chắc và đạt kết quả cao xấp xỉ 30%. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số tất cả các mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam có kim ngạch trên 50 triệu USD trong cùng giai đoạn 1996-2001. Với tốc độ đó, kim ngạch xuất khẩu rau quả các loại của Việt Nam trong năm 2001 đã đạt mức kỷ lục 330 triệu USD, gấp hơn 5 lần so với mức 61 triệu USD đạt được trong năm 1996. Cũng trong thời gian này kim ngạch xuất khẩu rau quả của năm 1998 bị giảm đáng kể hơn 25%, chủ yếu là do khủng hoảng tài chính khu vực làm giảm giá xuất khẩu, dẫn đến kim ngạch giảm, thêm vào đó là hiện tượng El Nino nắng kéo dài và hạn hán làm năng suất của rau quả thấp lại vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của rau quả Thái Lan. Nhưng năm sau đó, sản phẩm rau quả xuất khẩu có mức tăng trưởng lớn thứ 3 trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt nam. Tổng số ngoại tệ thu về từ xuất khẩu rau quả chỉ đứng thứ 4 sau thuỷ sản, gạo, cà phê. Chỉ tính riêng từ năm 2000-2001, giá trị xuất khẩu rau quả tươi và chế biến tăng 54% trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của cả nước lại giảm nhẹ từ 2,8 tỷ USD xuống còn 2,77 tỷ. Tuy vậy giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt được còn chưa ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu rau quả mới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của cả nước. Năm 1998, kim ngạch xuất khẩu rau quả mới chiếm tỷ trọng là 1,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nông-lâm-thuỷ sản, và tỷ trọng này có tăng lên trong những năm sau đó, năm 1999: 3%, năm 2000: 5%, và đỉnh cao đạt được là 7,5% trong năm 2001, nhưng vào 2 năm 2002 và 2003 tỷ trọng đang có xu hướng giảm. Nguyên nhân này bắt nguồn từ tình trạng giá nông sản xuất khẩu giảm trên thị trường thế giới, phần nữa là do những khó khăn trong xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc-thị trường rau quả lớn nhất của Việt Nam - sau khi Trung Quốc ra nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Những con số trên nói lên rằng, năng lực sản xuất rau quả của Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn, giá trị xuất khẩu rau quả còn rất nhỏ bé và không đáng kể so với xuất khẩu nông- lâm- thuỷ sản nói chung. 1.1.2. Xu hướng biến động của kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam vào thị trường Mỹ Cùng với xu hướng biến động tăng của xuất khẩu rau quả nói chung vào tất cả các thị trường, kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ cũng tăng trong những năm qua, đưa thị trường Mỹ trở thành thị trường rau quả lớn thứ 6 của Việt Nam sau những thị trường Châu á: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trước những năm 1990, hầu như rau quả của Việt Nam chưa đến được với thị trường Mỹ, vì khoảng cách địa lý, đặc biệt tình hình chính trị giữa hai nước còn quá nhạy cảm dẫn đến trao đổi thương mại đều không đáng kể. Hàng hoá của Việt Nam vào Mỹ do không được hưởng chế độ đãi ngộ Tối Huệ Quốc (MFN), phải chịu thuế suất rất cao từ 30% đến 40%, dẫn đến khó cạnh tranh với hàng hoá nước ngoài trên thị trường này. Tuy vậy, từ năm 1998 trở lại đây, giá trị ngoại tệ thu được từ xuất khẩu rau quả vào Mỹ cũng tăng đáng kể và được đánh giá là rất có triển vọng trong tương lai. Bảng 12: Kim ngạch xuất khẩu rau quả vào thị trường Mỹ trong những năm qua (Đơn vị: 1000tấn) Năm 1998 1999 2000 2001 2002 Kim ngạch xuất khẩu 3457 2894 2178 1971 5318 Nguồn: Vụ Thống kê- Bộ Thương Mại. Trong năm 2002, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 2 lần so với kim ngạch năm 2000, đạt giá trị trên 5 triệu đôla, gần bằng giá trị xuất khẩu vào một trong số những thị trường rau quả chính của Việt Nam như Hàn Quốc (7,783 triệu đô la). Tốc độ tăng trung bình cao hơn so với tốc độ tăng kim ngạch qua các năm vào những thị trường lớn của rau quả Việt Nam. Được đánh giá là thị trường tiềm năng, vì vậy kim ngạch chưa lớn, mới chỉ chiếm tỷ trọng khoảng hơn 2% so với giá trị xuất khẩu rau quả của cả nước, nhưng đó cũng là những kết quả đáng khích lệ cho toàn ngành. Dấu hiệu của sự gia tăng này bắt đầu vào năm 1998, từ sự “cất cánh” của mặt hàng dứa hộp xuất khẩu của ta sang thị trường Hoa Kỳ. Kim ngạch xuất khẩu dứa hộp trong tương lai sẽ lên tới hơn chục triệu đô la mỗi năm. Tuy nhiên sự tăng trưởng này chưa ổn định, và còn rất nhỏ bé so với tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả hàng năm của Mỹ. Đạt tỷ trọng là 0,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ, thể hiện rau quả Việt Nam thực sự mới chỉ là “đặt chân” lên đất Mỹ, chứ chưa để lại dấu ấn quan trọng nào. Mỹ là một thị trường khó tính với những quy định khắt khe về vệ sinh, các quy định về nhãn mác thương mại và xuất xứ hàng hoá. Trong khi đó, công nghệ chế biến và bảo quản vệ sinh dịch tễ của ta lại chưa đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng cũng như thị hiếu thị trường. Khâu tiếp thị và quảng cáo của Việt Nam còn yếu, làm hạn chế khả năng đẩy nhanh xuất khẩu rau quả chế biến cũng như rau quả tươi sang thị trường Mỹ. 1.2. Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng Rau quả xuất khẩu của Việt nam ra thế giới dưới các dạng tươi, sấy khô, đông lạnh và đóng hộp. Trong đó hơn 80% lượng rau quả xuất khẩu là ở dạng chế biến, hầu hết là đóng hộp và một phần ở dạng sấy khô và đông lạnh, phần còn lại là rau quả tươi, xuất khẩu không đáng kể. Các loại quả xuất khẩu chủ yếu là dứa, chuối, xoài, vải, dưa hấu, nhãn, thanh long và chôm chôm; các loại rau xuất khẩu là cải bắp, dưa chuột, khoai tây, hành, cà chua, đậu, súp lơ và ớt. Những năm gần đây, do có sự biến động về thị trường xuất khẩu và khối lượng xuất khẩu nên cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu có sự thay đổi đáng kể. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trong năm 1999 đối với toàn thế giới như sau: rau quả tươi (27,6 triệu USD, chiếm tỷ trọng 6,3% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả), rau quả khô (53,1 triệu USD, tỷ trọng: 50,6%) và rau quả chế biến (24,2 triệu USD, chiếm 23,1%). Như vậy, có thể thấy tỷ lệ rau quả tươi xuất khẩu vẫn chiếm tỷ lệ tương đối hạn chế so với lượng rau quả khô và chế biến. Rau và quả Việt Nam xuất sang Mỹ chủ yếu dưới dạng chế biến, lượng rau quả tươi xuất sang không đáng kể, chỉ đạt vài trăm ngàn USD mỗi năm, chủ yếu là hành tỏi, đậu xanh, các loại quả nhiệt đới. Kim ngạch tỏi xuất sang thị trường Mỹ ở mức không đáng kể năm 1998 là 20 000 đô la, năm kế tiếp sau đã tăng gấp 10 lần và gấp hơn 20 lần vào năm 2001. Tỏi cung cấp cho thị trường Mỹ chủ yếu là tỏi tươi, với các chủng loại khác nhau. Đây là mặt hàng rau xuất khẩu có giá trị lớn của Việt Nam trong những năm gần đây, đem lại nhiều ngoại tệ, đến nay đạt kim ngạch là 439.000 đô la, giảm 10% so với năm 2001. Những năm trước năm 2002, sản phẩm nấm đóng hộp và nấm khô hầu như chưa có mặt tại thị trường Mỹ, nhưng đến năm 2002 có bước đột phá lớn trong khối lượng nấm hộp xuất vào thị trường này với kim ngạch xuất khẩu cao hơn cả tỏi và đạt mức 862.000 USD. Dưa chuột muối đã có kim ngạch xuất khẩu 16.000 đô la vào thị trường Mỹ năm 2001, nhưng những năm về trước và năm 2002 giá trị xuất khẩu không đáng kể. Tỷ trọng giữa giá trị rau xuất khẩu và quả xuất khẩu trong tổng kim ngạch 5,318 triệu xuất sang Mỹ năm 2002 đạt mức cân đối. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu quả nhiệt đới sang thị trường Mỹ, nhiều nhất vẫn là dứa, vải, đu đủ, ngoài ra còn có chanh tươi, dưa và ổi. Dứa đóng hộp xuất khẩu năm 1998 đạt hơn 2 triệu đôla, và tăng lên gần 3.5 triệu đôla ngay năm sau đó, nhưng từ năm 2000 trở lại đây, lượng dứa hộp và chế biến xuất sang nước này giảm đáng kể, thấp nhất là 449.470 đôla (năm 2000). Nguyên nhân chính là do công nghệ chế biến của ta còn lạc hậu, công suất nhỏ lại thêm vào đó lượng nguyên liệu cho chế biến không đủ vì vậy hầu hết các nhà máy chỉ làm việc một thời gian trong năm. Nhưng ngược với xu hướng biến động giảm của sản phẩm dứa hộp xuất khẩu vào thị trường Mỹ, kim ngạch xuất khẩu dứa tươi lại tăng trong những năm gần đây, đến năm 2002 đã đạt mức 316.061 đô la, tăng gấp hơn 3 lần so với năm 1998. So với mức nhập khẩu 180 triệu đô la dứa tươi của Mỹ thì Việt Nam xuất khẩu dứa còn chưa đáp ứng đủ 1% nhu cầu nhập khẩu của nước này. Tuy vậy Việt Nam đã đứng thứ 8 trong số các nước xuất khẩu dứa hàng đầu vào thị trường Mỹ, dẫn đầu là các nước Philippines, Indonesia và Thái Lan. Vấn đề tồn đọng do cây dứa của Việt Nam tuy có hương vị tốt nhưng năng suất còn thấp, thấp hơn từ 5 đến 6 lần so với giống dứa Cayen trên thế giới với sản lượng là 50-60 tấn/ha. Nhưng gần đây chính phủ đã hỗ trợ xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Mỹ, và bắt đầu áp dụng giống dứa mới cho năng suất cao vào gieo trồng, vì vậy ngành dứa xuất khẩu của Việt Nam rất có triển vọng trong tương lai. Với tốc độ tiêu thụ đu đủ tăng 10%/năm của người tiêu dùng Mỹ, trong khi sản lượng đu đủ trong nước còn quá thấp, vì vậy hàng năm Mỹ phải nhập khẩu khối lượng lớn loại quả nhiệt đới này. Đây cũng là thị trường nhập khẩu đu đủ lớn nhất thế giới. Việt Nam xuất khẩu đu đủ vào thị trường Mỹ năm 2002 với giá trị là 23.072 đô la, tăng hơn so với năm 2001 nhưng lại giảm một nửa so với kim ngạch xuất khẩu năm 2000 (43.600 đô la). Trong những năm gần đây, vải và chôm chôm được đánh giá là những sản phẩm xuất khẩu có triển vọng lớn đối với hầu hết các thị trường. Vải được trồng khắp cả nước, chôm chôm chủ yếu ở Nam Bộ, hai loại trái cây này cho sản lượng cao gần nhất nước. Tuy vậy giá trị xuất khẩu vải của nước ta sang thị trường Mỹ đã giảm từ mức 21.362 đô la năm 1998 xuống còn 4.700 đô la năm 2002. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do thị trường Mỹ khó tính, đưa ra những quy định chặt chẽ về kiểm dịch vệ sinh dịch tễ đối với rau quả nhập khẩu, thêm vào đó nước ta còn thiếu các kho lạnh bảo quản và công nghệ để chế biến vải còn lạc hậu. Vải chủ yếu được xuất dưới dạng sấy khô, giá trị dinh dưỡng không cao, kéo theo giá trị kinh tế chưa cao. Ngoài ra còn một số loại quả khác được xuất sang Mỹ như: ổi, dưa, xoài, chanh … Những năm về trước ổi chưa được xuất khẩu, nhưng năm 2002 đã xuất được hơn 5.000 đôla vào thị trường Mỹ. Đây là loại quả “lạ”, chỉ có ở những nước nhiệt đới, vì vậy rất có tiềm năng xuất khẩu trong tương lai không xa. Thị phần của xoài của Việt Nam trên thị trường Mỹ vẫn còn rất nhỏ bé trong khi Mỹ là nước nhập khẩu xoài lớn nhất thế giới. Bình quân mỗi năm từ 1998 đến 2002, kim ngạch xuất khẩu xoài của Việt Nam mới đạt hơn 1.000 đôla. 2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 2.1. Những thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam Sự sụp đổ của các thị trường truyền thống như: Liên Xô và các nước Đông Âu do khủng hoảng chính trị là một bài học lớn, bắt buộc ta phải đa dạng hoá và đa phương hoá thị trường thì mới thích ứng kịp thời trước những biến động đột ngột của thị trường nước ngoài. Trong những năm gần đây, chúng ta đã có thêm được nhiều thị trường mới, sản phẩm rau quả nước ta hiện nay đã có mặt trên 50 nước, trong đó chủ yếu là thị trường châu á, Tây Bắc Âu và Mỹ. Tuy nhiên, số thị trường ta có kim ngạch xuất khẩu khoảng 10 triệu USD trở lên còn ít chỉ có 4 thị trường gồm Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan, đó là những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam Nguồn: Bộ thương Mại Việt Nam năm 2002. Cơ cấu thị trường xuất khẩu cho thấy một mặt rau quả Việt Nam vẫn chưa thực sự thâm nhập nhiều vào các thị trường tiêu thụ rau quả chính trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản. Việt Nam mới chỉ dừng ở mức độ tận dụng tương đối tốt lợi thế về vị trí địa lý của mình để khai thác thị trường Trung Quốc 2.1.1. Thị trường Liên xô và các nước Đông Âu Trước những năm 1990 rau quả Việt Nam chủ yếu xuất khẩu vào các nước Đông Âu và Liên Xô, với các sản phẩm: cải bắp, cà rốt, khoai tây, hành, tỏi, chuối, cam và các loại rau quả đóng hộp khác. Đặc biệt vào năm 1990, Liên Xô nhập khẩu 98% rau quả xuất khẩu của ta. Từ những biến động chính trị vào năm 1991, sự sụp đổ của khối COMENCO kéo theo sự giảm mạnh nhập khẩu rau quả của các nước này từ Việt Nam. Nếu như trước đây, thị trường các nước này chiếm phần lớn tỷ trọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam thì hiện nay chỉ còn khoảng 1-3%. Trong số đó, chỉ có lượng xuất khẩu rau quả sang Nga là đáng kể, đạt mức từ 1 triệu USD năm 1999 đến 4,6 triệu USD năm 2000. Xuất khẩu rau quả sang các nước khác như Ukraina, Czech, Ba Lan, Hungary đạt giá trị rất thấp chỉ trên dưới vài trăm nghìn USD. Tuy vậy, theo đánh giá của Tổng công ty Rau quả Việt Nam thì "Nga vẫn là thị trường rau quả lớn nhất của Tổng công ty” và là thị trường rộng lớn, có khả năng tiêu thụ số lượng lớn rau quả của nước ta. Với thuận lợi cơ bản là thời vụ hai nước chéo nhau nên nhu cầu tiêu thụ rau quả Việt Nam của thị trường Nga lớn. Tuy nhiên khoảng cách địa lý cũng là một trong những khó khăn khi muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Các loại quả có thể được tiêu thụ nhiều là chuối tươi, chuối sấy và đồ hộp, nước quả đông lạnh. 2.1.2. Thị trường Trung Quốc Hiện nay Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam, trong khi đó xuất khẩu rau quả của Trung Quốc lớn gấp 10 lần nhập khẩu. Mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của rau quả Việt Nam vào thị trường này tăng nhanh, từ 10,445 triệu USD năm 1998, 120,351triệu USD năm 2001, đến năm 2002 kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên và đạt 121,529 triệu USD, gấp 10 lần kim ngạch xuất khẩu năm 1998, và chiếm tới 60% thị trường xuất khẩu của rau quả Việt Nam. Do có những thuận lợi về mặt địa lý, nên giảm đáng kể chi phí vận tải và có khả năng tăng nhanh lượng xuất khẩu rau quả tươi. Thị trường Trung Quốc là một thị trường lớn và đang phát triển, dân số đông, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh tạo ra nguồn cầu cao của người dân đối với các sản phẩm không thiết yếu như chăn nuôi và rau quả. Thêm vào đó, đây cũng là thị trường tương đối dễ tính, yêu cầu về an toàn thực phẩm nhập khẩu không cao như các nước xuất khẩu rau quả chính khác của Việt Nam : Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Các loại quả xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này chủ yếu như: xoài, chuối, vải, nhãn, thanh long, dứa. Tuy nhiên do các sản phẩm rau quả trong nước của Trung Quốc có tính cạnh tranh cao hơn, và bản thân Trung Quốc cũng là một trong những nước xuất khẩu rau quả lớn nhất thế giới. Rau quả của Việt Nam đã, đang và sẽ phải đối đầu với những khó khăn đó. Nhưng theo đánh giá của các nhà xuất khẩu rau quả thì đây vẫn là một thị trường đầy tiềm năng, Việt Nam có thể mở rộng xuất khẩu tới hàng trăm triệu USD. 2.1.3. Các thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông và Hàn Quốc Thị trường các nước trên có phong tục tập quán tương đối giống Việt Nam, có nhu cầu tiêu thụ rau quả bình quân một năm hàng triệu tấn. Từ năm 1994, các nước này bắt đầu có quan hệ buôn bán rau quả với nước ta, kim ngạch xuất khẩu có xu hướng ổn định. Tương lai, đây là thị trường rất triển vọng, có sức mua cao, nhu cầu nhập khẩu lớn do bản thân thiếu đất, thiếu lao động, lao động bị thu hút vào sản xuất công nghiệp, dịch vụ là chủ yếu. Đài Loan trong nhiều năm gần đây luôn là nước nhập khẩu rau quả đứng thứ 2 trong số các thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam do có lợi thế là khoảng cách vận chuyển ngắn, chi phí vận chuyển thấp và mức sống dân cư cao. Về lâu dài, Nhật Bản là thị trường có nhiều tiềm năng, hàng năm Nhật Bản nhập khẩu trung bình 5,8 tỷ USD rau quả, đứng thư 4 thế giới, chủ yếu nhập từ Thái Lan (đạt kim ngạch 50-60 triệu USD rau quả tươi và 60-80 triệu USD rau quả chế biến). Hiện nay giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật còn thấp, đạt 14,5 triệu USD vào năm 2002, tức là chỉ bằng 0,3 % lượng nhập khẩu rau quả hàng năm của Nhật, thấp hơn nhiều so với kim ngạch xuất khẩu của các thị trường khác vào Nhật Bản như Trung Quốc và các nước Đông Nam á. Khó khăn lớn nhất đối với việc xuất khẩu rau quả sang thị trường này là yêu cầu của thị trường về chất lượng, an toàn, vệ sinh, bao bì và nhãn mác rất cao, hơn nữa cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu là rất lớn. Kinh nghiệm cho thấy, cách tốt nhất để thâm nhập vào thị trường này là hợp tác với các công ty Nhật Bản để được hướng dẫn về cách lựa chọn giống, phương thức xuất khẩu, chế biến, đóng gói và vận chuyển. Một số công ty của ta đã áp dụng phương pháp này, trong đó có các công ty của Nam Định, thành phố HCM và Đà Lạt. Dự kiến giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản đến năm 2010 sẽ đạt 150-200 triệu USD. 2.1.3.Các nước ASEAN Thị trường các nước ASEAN hiện nay chưa nhập khẩu nhiều rau quả của Việt Nam, trong năm 2002, mỗi nước Singapore, Malaysia chỉ nhập khẩu từ 2-3 triệu USD rau quả từ Việt nam. Lợi thế xuất khẩu rau quả sang các nước ASEAN của Việt nam là khoảng cách gần, cùng thuộc khối AFTA và có hệ thống thương mại tự do. Tuy nhiên điều kiện sinh thái ở các nước này tương tự như Việt Nam, nên họ có thể là đối thủ cạnh tranh hơn là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm vườn của Việt Nam. Do vậy, chúng ta cần hợp tác với các nước ASEAN để tận dụng công nghệ, kỹ thuật và ngược lại các nước ASEAN có thể tận dụng lao động rẻ và các điều kiện đang phát triển khác của Việt Nam. 2.1.4. Các thị trường khác Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường úc còn rất hạn chế, đạt 0,4 triệu USD năm 1999 và 2 triệu USD năm 2002. Là một quốc đảo có điều kiện tự nhiên phong phú với các loài động thực vật đa dạng, nhưng đất nước thuộc Châu úc xa xôi này đặc biệt lo ngại sự lây lan bệnh tật từ các quốc gia khác. Theo các chuyên gia nên khai thác tốt khả năng hợp tác với thị trường này, và trong tương lai không xa, úc có thể là thị trường rau quả lớn của Việt Nam. Châu Âu hiện tiêu thụ khoảng 250.000 tấn dứa và 13.000 tấn trái vải mỗi năm. Đây là hai mặt hàng Việt Nam có nhiều tiềm năng sản xuất, có thể cạnh tranh được với Thái Lan và Malaysia nếu giá cả và chất lượng tốt. Ngoài hai mặt hàng dứa và vải, thanh long và măng cụt cũng có nhiều triển vọng xuất khẩu. Tuy nhiên, thị trường này có tiêu chuẩn chất lượng riêng cho trái cây rất cao, đòi hỏi các nhà kinh doanh xuất khẩu trái cây Việt Nam cần tăng cường đầu tư tiếp thị, tăng cường hợp tác liên doanh, nhằm tranh thủ hỗ trợ về giống, kỹ thuật canh tác, thông tin thị trường đề nâng cao năng suất, chất lượng và thu nhập. Các nước Châu Âu nhập khẩu các sản phẩm vườn của Việt Nam chủ yếu như rau quả đóng hộp, nước quả và hạt tiêu. Do khoảng cách địa lý xa và chi phí vận chuyển cao lại có nhiều nguồn cung cấp sản phẩm nhiệt đới tươi gần Châu Âu nên rau quả xuất khẩu của Việt Nam chiếm vị trí hết sức khiêm tốn. Kim ngạch xuất khẩu sang những nước này đạt 40 triệu USD năm 2000 bao gồm cả rau quả và hạt tiêu. 2.2. Tầm quan trọng của việc mở rộng thị trường đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam Trong những năm sắp tới, để nâng cao đời sống nhân dân, để quá trình hoà nhập vào nền kinh tế quốc tế đạt hiệu quả cao về kinh tế và xã hội, Việt Nam cần duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cần giải quyết việc làm cho hàng triệu người đến tuổi lao động hàng năm… trong khi đó nhu cầu thanh toán trong nước chưa thể tiêu thụ hết sản phẩm hàng hoá được tạo ra với tốc độ tăng trưởng cao hàng năm. Đối với sản phẩm rau quả cũng trong tình trạng đó. Những năm qua, sản phẩm rau quả chưa nhiều lắm, song đã có tình trạng “thừa” sản phẩm. Nếu tiếp tục khuyến khích sản xuất, nạn ế thừa sản phẩm sẽ có nguy cơ trầm trọng hơn. Rất may là, cùng với thị trường trong nước, còn có thị trường thế giới đang rộng mở. Nếu đặt nền sản xuất nông nghiệp nước ta trong quan hệ không chỉ với thị trường trong nước, mà cả với thị trường ngoài nước, sẽ thấy được sự tăng cường xuất khẩu rau quả không chỉ có thể thực hiện được, mà còn cần thiết phải thực hiện và thấy được tầm quan trọng của việc mở rộng thị trường xuất khẩu cho rau quả Việt Nam. Trước hết thấy được, nếu chúng ta làm tốt công tác nghiên cứu và phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ cho rau quả thì sẽ đẩy mạnh được xuất khẩu mặt hàng này. Đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sẽ là đòn bẩy để kích thích sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo thêm được việc làm và tăng thu nhập cho người lao động trong nông nghiệp nông thôn, và cũng là đòn bẩy để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tiên tiến, trong đó giá trị sản phẩm phi lương thực chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sẽ góp phần tăng thêm nguồn thu ngoại tệ phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế nước nhà, đồng thời cũng qua xuất khẩu rau quả, ta có thể chuyển hoá sản phẩm có yêu cầu lao động với trình độ không cao lắm lấy sản phẩm có yêu cầu lao động với trình độ cao. Quá trình rất cần đẩy nhanh để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế nước ta. Mặt khác, đa dạng hoá thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp cho rau quả của chúng ta vẫn duy trì được tốc độ tăng ổn định của kim ngạch xuất khẩu trong trường hợp có những biến động về thị trường. Tức là phân tán được rủi ro trong quá trình xuất khẩu hàng hoá. Thêm vào đó, nhu cầu của mỗi thị trường là khác nhau, những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ thay đổi theo từng thị trường. Sản phẩm rau quả của nước ta có nhiều chủng loại và những cấp độ khác nhau, vì vậy việc có thể thực hiện chiến lược phân loại thị trường xuất khẩu. 3. Chất lượng và khả năng cạnh tranh của xuất khẩu rau quả Việt Nam vào Mỹ 3.1. Chất lượng của rau quả Việt nam Trong khi Việt Nam có điều kiện thuận lợi cả về sinh thái và thời tiết để trồng các loại rau và hoa quả nhiệt đới và ôn đới thì nhìn chung năng suất vẫn còn thấp, sản lượng ở dưới mức trung bình thế giới. Bên cạnh đó chất lượng của rau quả Việt Nam còn rất nhiều hạn chế, nhiều loại rau quả vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Lượng chất độc hại tồn dư có nguồn gốc từ phân hoá học quá tỷ lệ an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng. Do tâm lý sản xuất tuỳ tiện của những người sản xuất nhỏ chưa khắc phục được. Đa phần người sản xuất nông nghiệp còn tuỳ tiện trong việc áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất, trong việc sử dụng phân bón hoá chất phòng trừ dịch. Hiện nay, chúng ta còn thiếu các vùng sản xuất tập trung, các khu vực trồng rau chủ yếu theo quy mô hộ gia đình, nên giống không đồng nhất, sản phẩm không đồng đều và chất lượng không ổn định. Sự mất cân đối dinh dưỡng đối với cây trồng trước thu hoạch, do cây không được cung cấp các chất dinh dưỡng như quá thừa đạm, thiếu lân, kali, thiếu vi lượng làm cho mô quả dễ bị tổn thương, độ chắc của rau quả giảm, vi sinh vật dễ xâm nhập gây khó khăn cho bảo quản. Bên cạnh đó giống quả của ta chậm đổi mới, tình trạng giống thoái hoá, điển hình là các loại quả có múi như bưởi Đoan Hùng, cam Vinh. . . Việc chọn giống chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và mới chỉ dừng lại ở khai thác các giống đã có sẵn, chưa phát triển được nhiều giống rau quả mới có chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu các thị trường khác nhau. Tình trạng trên đã hạn chế chất lượng và năng suất sản phẩm. Chất lượng sản phẩm thấp thể hiện cả ở khâu sản xuất nông nghiệp lẫn khâu sản xuất sau nông nghiệp. Công nghệ thu hoạch còn thủ công, việc xác định độ chín tối ưu để thu hoạch chưa được nghiên cứu, xác định tốt. Thu hoạch non làm giảm năng suất cây trồng, giảm giá trị chất lượng quả. Thu hoạch muộn quả chín nẫu, dễ thối cũng làm tăng tổn thất về số lượng, chất lượng quả. Trong khâu sản xuất sau nông nghiệp, chúng ta còn chưa tạo ra được những mẫu mã, bao bì hấp dẫn, vừa lại an toàn trong vận chuyển. điều này cũng hạn chế ít nhiều khả năng cạnh tranh của rau quả Việt Nam. Do rau quả của Trung Quốc, mẫu mã đẹp, hương vị hấp dẫn, bao bì lại đẹp tiện dụng, nên được ưa chuộng trên thị trường thế giới. Mặt khác, như đã phân tích ở trên, công nghệ chế biến, bảo quả của Việt Nam còn rất nhiều hạn chế, lạc hậu. Vì vậy rau quả chế biến của chúng ta chưa có nhiều giá trị gia tăng. Hệ thống vận chuyển và giao hàng sau thu hoạch chưa đạt yêu cầu của khách hàng làm giảm đáng kể chất lượng cũng như khả năng cạnh tranh của hàng rau quả nước ta. Nhìn chung, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm thì mới cải thiện được chất lượng rau quả và để có thể tham gia vào thị trường thế giới, đứng vững bằng chính chất lượng của sản phẩm. 3.2. Khả năng cạnh tranh Theo phân tích của các chuyên gia thì khả năng cạnh tranh của rau quả xuất khẩu trên thị trường quốc tế thường dựa vào 3 nhóm yếu tố chủ yếu như: có chi phí sản xuất thấp, khả năng cung cấp sản phẩm trái vụ hoặc cung cấp các sản phẩm khác lạ hay dựa vào dịch vụ tốt. Từ đó có thể thấy lợi thế cạnh tranh của Việt Nam dựa vào lợi thế về chi phí sản xuất thấp để xuất khẩu sang các thị trường có chi phí nhân công cao như Mỹ. Tuy nhiên năng lực sản xuất rau quả của chúng ta vẫn còn rất khiêm tốn, đặc biệt là về sản lượng quả nhiệt đới so với các nước như Thái Lan, Philipin, vẫn mang nặng tính tự phát, manh mún và phân tán. Năng suất các cây rau quả của Việt Nam thấp so với mức trung bình của khu vực và thế giới, Trái cây cũng có giá đắt hơn so với trái cây cùng loại của các nước nhiệt đới khác. Vì vậy rau quả Việt Nam hầu như chưa cạnh tranh được trên thị trường thế giới với chất lượng sản phẩm thấp, giá thành sản phẩm lại cao, trong khi thực tế đòi hỏi phải đảo ngược lại với thực trạng đó. Thực tế cho thấy, giá dứa của Thái Lan thấp hơn giá của Việt Nam, nên cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm của nước ta. Người tiêu dùng trên thị trường thế giới, đặc biệt là Mỹ rất ưa những sản phẩm độc đáo mới mẻ, nhưng những sản phẩm rau quả Việt Nam đã quá quen thuộc và phổ biến trên thế giới. Chúng ta vẫn chưa tạo được những loại quả có múi nhưng không có hạt, hương vị đậm đà, chưa điều khiển được thời vụ thu hoạch sản phẩm. Tuy vậy theo đánh giá tiềm năng xuất khẩu của mặt hàng rau quả trong bảng tổng kết các dịch vụ được ưu tiên do Bộ thương mại đưa ra thì đây là mặt hàng có tiềm năng tăng mạnh nguồn cung và nâng cao chất lượng giá cả đáng kể, triển vọng thị trường tốt và được ưu tiên trợ giúp xuất khẩu cao, đứng sau: gạo, hạt điều, cà phê, cao su hạt điều, hạt tiêu, chè. Trong những năm tới, nếu được chú trọng đầu tư thì ngành hàng rau quả có nhiều khả năng “cất cánh” nhờ chính sách nhà nước tập trung chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn và thiết bị chế biến sản phẩm nông nghiệp. III. Đánh giá chung về xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trường Mỹ 1. Những kết quả và thành công bước đầu - Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất-nhập khẩu nói chung và xuất-nhập khẩu rau quả nói riêng ngày càng được cải tiến và hoàn thiện theo hướng khuyến khích xuất khẩu; chính phủ đã có nhiều ưu đãi thích hợp như: áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hóa nông sản xuất khẩu, hỗ trợ nhập khẩu giống dứa Cayen, trợ giá xuất khẩu dứa hộp sang thị trường Mỹ, hỗ trợ lãi suất đối với rau quả xuất khẩu, thưởng xuất khẩu đối với mặt hàng rau quả tươi và chế biến. Hơn nữa chính phủ cũng có những quy định về khoản chi hoa hồng giao dịch và môi giới xuất khẩu trả cho người nước ngoài, phần nào giúp các doanh nghiệp xuất khẩu bán được hàng, tăng thêm khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các khoản chi này được coi là chi phí hợp lý, khuyến khích tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu. Hơn nữa, chính phủ cũng kiên quyết xoá bỏ một số thủ tục và các loại lệ phí chưa hợp lý liên quan đến xuất khẩu. Hiện nay tất cả các doanh nghiệp đều được tham gia xuất khẩu: doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; vì vậy hoạt động xuất khẩu rau quả trong những năm gần đây diễn ra sôi nổi. - Trong bối cảnh cạnh tranh xuất khẩu rau quả trên thế giới ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp nhà nước đã tích cực chủ động hơn trong việc tìm kiếm thị trường, tìm kiếm nguồn hàng, tổ chức tốt khâu quản lý, thanh quyết toán từng lô hàng nhằm đem lại hiệu quả cao; khâu sắp xếp tổ chức và mạng lưới kinh doanh đã được các doanh nghiệp quan tâm hơn. Các doanh nghiệp cũng xúc tiến mở văn phòng đại diện, thành lập công ty kinh doanh ở nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi đưa sản phẩm ra nước ngoài tiêu thụ. Do vậy trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng nhanh, các mặt hàng rau quả đa dạng hơn, ngày càng có nhiều giống rau quả mới được đưa ra sản xuất và xuất khẩu. Khâu tiếp thị đã được các doanh nghiệp chú ý. Một số công ty chế biến, công ty kinh doanh xuất khẩu đã chủ động tìm thị trường, bạn hàng. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu rau quả của nước ta đã qua rồi bước đi chập chững trong việc thâm nhập các thị trường lớn như: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, đã đến lúc các doanh nghiệp của ta bắt đầu củng cố chỗ đứng đã có và từng bước mở rộng thị trường ở các trung tâm đó. Thêm vào đó, trong nhiều năm qua chúng ta đã hình thành được một số vùng rau quả tương đối tập trung. Thí dụ: vùng vải và nhãn ở đồng bằng Sông Hồng và các tỉnh phía Đông Bắc, vùng rau ôn đới ở ĐBSH và Đà Lạt… ở những vùng chuyên canh rau quả tập trung này, đã hình thành các cơ sở công nghiệp chế biến sản phẩm cho toàn vùng. đó là những hạt nhân tạo vùng chuyên canh quan trọng. Những hạt nhân này sẽ góp phần đáng kể để củng cố và mở rộng vùng chuyên canh rau quả đã và đang hình thành. - Sau nhiều năm đàm phán và thương lượng, cuối cùng hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã được ký kết và có hiệu lực cuối năm 2001. Đây là thành công to lớn của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và thực hiện chính sách đa dạng hoá và đa phương hoá thị trường. Hàng rào thuế quan vào thị trường Hoa Kỳ đã đang và sẽ hạ xuống mạnh làm cho nhiều mặt hàng của ta có lợi thế hơn khi xâm nhập vào thị trường này. Một số mặt hàng rau quả Việt Nam đã xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ trong khi đang phải chịu đánh thuế rất cao từ 30% đến 40%, nay khi thực thi Hiệp định sẽ giảm xuống còn 3-4%, giúp rau quả Việt Nam có cơ hội cạnh tranh công bằng trên thị trường Mỹ và sẽ cải thiện được vị trí hiện có của mình. Thực tế cho thấy, xuất khẩu rau quả của nước ta sang Mỹ tăng nhanh trong những năm vừa qua. Hiện tại Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả đứng lớn thứ 6 của Việt Nam và là một thị trường đầy tiềm năng, lý tưởng để Việt Nam mở rộng xuất khẩu rau quả. 2. Những tồn tại và thách thức chủ yếu Tiềm năng và năng lực xuất khẩu rau quả của nước ta ra thị trường thế giới có nhiều thuận lợi, nhưng cũng còn không ít những khó khăn: - Mặc dù thời gian qua, rau quả nước ta đã phát triển khá nhanh cả về diện tích và sản lượng, nhưng sản xuất còn manh mún, chưa hình thành các vùng tập trung lớn để cung cấp nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Nhìn chung, tốc độ xây dựng vùng nguyên liệu không theo kịp tốc độ xây dựng nhà máy, năng suất và chất lượng nguyên liệu còn thấp, công tác chỉ đạo, công tác quản lý xây dựng vùng nguyên liệu còn nhiều bất cập. Một nguyên nhân khác nữa là một số nhà máy mới đi vào sản xuất trong thời gian ngắn lại gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu và giá xuất khẩu giảm mạnh, nên việc trả nợ trở thành vấn đề không mấy dễ dàng. Mặt khác, theo chế độ, vốn lưu thông được cấp 30%, nhưng trên thực thế thì các nhà máy không được cấp hoặc cấp với số lượng quá ít khiến các nhà máy trên phải đi vay với lãi suất cao để sản xuất. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, để đạt được mục tiêu đặt ra cho năm 2003, ngành rau quả cần tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản là sản xuất nguyên liệu rau quả, xây dựng các cơ sở chế biến rau quả, đa dạng hoá sản phẩm, xây dựng các cơ sở dịch vụ phục vụ xuất khẩu rau quả và vấn đề vốn. Dự kiến, số vốn dành cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng các nhà máy chế biến, xây dựng kho bảo quản sẽ là khoảng 957 tỷ đồng. Các cơ sở chế biến rau quả sẽ được xây dựng trên nguyên tắc ưu tiên các nhà máy tại các vùng có sẵn nguyên liệu. Cụ thể, chỉ xây dựng nhà máy khi đã có 60% nguyên liệu và đã có phương án đa dạng hoá, tổng hợp lợi dụng và phương án tiêu thụ sản phẩm. Các nhà chuyên môn cũng nhận định, khi xây dựng các dự án cần có phương pháp đa dạng hoá sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào, tận dụng các loại phế phẩm để sản xuất các sản phẩm phụ như rượu, dấm, phân bón, thức ăn chăn nuôi... để tăng hiệu quả sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường. Đối với các nhà máy hiện đang sản xuất thì cần khẩn trương xây dựng phương án sản xuất phụ. - Hạn chế trong công tác tổ chức và phát triển thị trường xuất khẩu. Những năm qua, mặc dù công tác nghiên cứu, dự báo, tìm kiếm thị trường được các cấp quản lý vĩ mô và các doanh nghiệp chú ý xúc tiến, và bước đầu đạt được một số tiến bộ so với trước đây, nhưng nhìn chung vẫn dừng ở mức thăm dò. Chưa đầu tư thoả đáng cho hoạt động nghiên cứu tìm kiếm thị trường, vì vậy chưa thực sự thiết lập được hệ thống thị trường chủ lực với những mặt hàng xuất khẩu ổn định với khối lượng lớn. Những thông tin thương mại thu thập được về thị trường xuất khẩu còn rất hạn chế, chung chung, chậm được xử lý, chậm tới tay người sản xuất, nên xảy ra tình trạng sản xuất phát triển tự phát, thiếu ổn định, sản xuất thoát ly nhu cầu thị trường, sản phẩm sản xuất ra chậm tiêu thụ, ứ đọng gây thiệt hại cho người sản xuất. Về phía người sản xuất, mặc dù đã được giao quyền tự chủ, song trên thực tế họ chưa đủ khả năng thực hiện quyền tự chủ trong khâu tìm hiểu, nghiên cứu, nắm bắt thông tin về thị trường, do thiếu hiểu biết trong lĩnh vực này, và do hạn chế về kinh phí. Nhìn chung, chưa có sự phân định rõ ràng để thúc đẩy công tác marketing ở tầm vĩ mô và vi mô nên chưa mở rộng được thị trường, hạn chế mặt hàng xuất khẩu. - Tổ chức hệ thống kinh doanh xuất khẩu rau quả chưa hợp lý, thiếu hiệu quả. Ngày càng xuất hiện nhiều các tổ chức kinh doanh xuất khẩu rau quả ngoài quốc doanh. Số lượng các nhà kinh doanh rau quả thì lớn, song giữa họ thiếu sự liên kết trong kinh doanh nên dẫn đến xu hướng “trăm hoa đua nở”, nhiều đầu mối tham gia xuất khẩu rau quả. Trong khi đó cơ chế quản lý chưa theo kịp với thực tiễn, do vậy dẫn đến tình trạng tranh mua ở thị trường trong nước, tranh bán ở thị trường nước ngoài, trong quan hệ với nông dân không ít doanh nghiệp thường hoạt động theo cách “ dễ làm, khó bỏ” thiếu trách nhiệm với nông dân. Năng lực tài chính, trình độ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong lĩnh vực kinh doanh rau quả xuất khẩu còn nhiều hạn chế. -Tuy rau quả xuất sang thị trường Mỹ đã đạt được những kết quả khả quan trong những năm qua, nhưng nhìn chung kim ngạch mới chỉ chiếm 0,1% nhập khẩu của nước này, còn bị các đối thủ cạnh tranh vượt xa. Nguyên nhân khách quan là hiệp định thương mại giữa hai nước mới có hiệu lực được một năm, luật pháp Hoa Kỳ lại phức tạp, các quy định về vệ sinh thực phẩm khắt khe, nhưng cũng thừa nhận công tác nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ còn tản mạn và thiếu tính định hướng. Chưa có sự phối hợp giữa Bộ thương mại với các hiệp hội nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ theo chuyên ngành chuyên sâu (ví dụ: rau quả có thể thâm nhập được loại rau gì quả gì, nhu cầu của Hoa kỳ có đặc thù gì, luật pháp ra sao, cạnh tranh như thế nào). Thêm vào đó, trong khi một số sản phẩm rau quả chế biến dành cho xuất khẩu của Việt Nam đang được giá trên thị trường Mỹ cũng như thị trường thế giới như nước quả, nước cà chua, nước dứa cô đặc, dưa chuột thì lại không đủ nguyên liệu để chế biến, nhất là các công ty của Mỹ đang có nhu cầu rất cao đối với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiai phap mo rong XK rau qua vao TT Hoa Ky.doc
Tài liệu liên quan