Tài liệu Khóa luận Đường và mặt trong không gian R4: ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN NGỌC THẮNG
ĐƯỜNG VÀ MẶT
TRONG KHÔNG GIAN R4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BỘ MÔN
HÌNH HỌC VI PHÂN
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
PGS.TS. ĐOÀN THẾ HIẾU
HUẾ, THÁNG 5-2011
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của
Thầy giáo, PGS.TS. Đoàn Thế Hiếu. Tôi xin gửi đến Thầy sự
kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc cũng như nguyện vọng được
tiếp tục tìm hiểu Toán học dưới sự hướng dẫn của Thầy.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Hoàng -
Trường Đại Học Kiến Trúc Đà Nẵng vì sự tận tình giúp đỡ,
góp ý trong suốt thời gian làm khóa luận.
Xin gửi sự biết ơn đến nhóm Seminar bộ môn Hình học,
nơi tôi đã học hỏi được nhiều điều. Tôi cũng xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành tới toàn thể quý Thầy Cô trong khoa Toán,
Đại học Sư phạm, Đại học Huế, những người đã dạy bảo
chúng tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi gửi sự biết ơn đến tất cả người thân, bạn bè
vì sự quan tâm, động viên, giúp đỡ trong quá trình học tập
v...
50 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Đường và mặt trong không gian R4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN NGỌC THẮNG
ĐƯỜNG VÀ MẶT
TRONG KHÔNG GIAN R4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BỘ MÔN
HÌNH HỌC VI PHÂN
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
PGS.TS. ĐOÀN THẾ HIẾU
HUẾ, THÁNG 5-2011
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của
Thầy giáo, PGS.TS. Đoàn Thế Hiếu. Tôi xin gửi đến Thầy sự
kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc cũng như nguyện vọng được
tiếp tục tìm hiểu Toán học dưới sự hướng dẫn của Thầy.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Hoàng -
Trường Đại Học Kiến Trúc Đà Nẵng vì sự tận tình giúp đỡ,
góp ý trong suốt thời gian làm khóa luận.
Xin gửi sự biết ơn đến nhóm Seminar bộ môn Hình học,
nơi tôi đã học hỏi được nhiều điều. Tôi cũng xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành tới toàn thể quý Thầy Cô trong khoa Toán,
Đại học Sư phạm, Đại học Huế, những người đã dạy bảo
chúng tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi gửi sự biết ơn đến tất cả người thân, bạn bè
vì sự quan tâm, động viên, giúp đỡ trong quá trình học tập
vừa qua.
Ngày 05 tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Thắng
i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
MỞ ĐẦU 1
1 ĐƯỜNG TRONG KHÔNG GIAN R4 2
1.1 Đường tham số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
1.2 Công thức Frenet . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1.3 Điều kiện để đường thuộc một siêu cầu . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.4 Một số đường đặc biệt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
1.4.1 Đường chỉnh lưu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
1.4.2 Đường xoắn xiên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
1.4.3 Đường B2-xoắn xiên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
2 MẶT TRONG KHÔNG GIAN R4 27
2.1 Mặt chính quy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
2.2 Ellipse độ cong . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
2.2.1 Khái niệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
2.2.2 Các bất biến địa phương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33
2.3 Mặt tròn xoay . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
2.3.1 Mặt tròn xoay loại 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
2.3.2 Mặt tròn xoay loại 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
2.4 Mặt cực tiểu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
2.4.1 Mặt tròn xoay loại 1 cực tiểu . . . . . . . . . . . . . . . . . 42
2.4.2 Mặt tròn xoay loại 2 cực tiểu . . . . . . . . . . . . . . . . . 43
KẾT LUẬN 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
ii
MỞ ĐẦU
Đường tham số và mặt chính quy là những đối tượng cơ bản của hình học vi phân.
Liệu rằng trong không gian R4, những đối tượng đó có các tính chất tương tự
như trong không gian R3 hay không? Được sự hướng dẫn của Thầy giáo, PGS.TS.
Đoàn Thế Hiếu, tôi chọn đề tài "Đường và mặt trong không gian R4" để tiến
hành khảo sát.
Nội dung của khóa luận được chia thành hai chương.
Chương 1 giới thiệu về đường tham số, trường mục tiêu Frenet, từ đó xây dựng
công thức Frenet của đường tham số trong không gian R4. Sau đó, chúng tôi tổng
quan điều kiện để đường thuộc một siêu cầu và một số đường đặc biệt có các tính
chất tương tự như trong không gian R3, đó là đường chỉnh lưu, đường xoắn xiên,
đường B2-xoắn xiên.
Việc khảo sát các đường đặc biệt trong không gian R4 đang được quan tâm nhiều
hiện nay. Năm 2008, K. I˙larslan,E. Nesˇovic´ khảo sát đường chỉnh lưu trong không
gian R4 [16]. Đường xoắn trụ trong không gian R4 được tìm hiểu bởi A. T. Ali,
R. Lo´pez năm 2009 và tổng quát trong không gian Rn vào năm 2010. Đường xoắn
xiên trong không gian R4 được khảo sát bởi A. T. Ali, R. Lo´pez (2009) [2] và được
A. T. Ali, M. Turgut tổng quát cho trường hợp Rn (2010) [3]. Đường B2-xoắn xiên
trong không gian R4 được khảo sát bởi M. O¨nder,M. Kazaz,H. Kocayigˇit,O.Kilic
(2008) [25] và được I˙. Go¨k,C. Cami,H. H. Hacisalihogˇlu tổng quát cho trường hợp
Rn (2009) [13].
Chương 2 giới thiệu sơ lược về mặt chính quy trong không gian R4, trình bày khái
niệm ellipse độ cong, một số bất biến địa phương trong không gian R4. Sau đó,
chúng tôi khảo sát các loại mặt tròn xoay và mặt tròn xoay cực tiểu trong không
gian R4. Từ năm 2008 đến nay, lớp mặt tròn xoay trong không gian R4 đang được
quan tâm khá nhiều bởi G. Ganchev, V. Milousheva [8, 9, 10, 11, 12, 21].
1
Chương 1
ĐƯỜNG TRONG KHÔNG GIAN
R4
Chúng ta đã khá quen thuộc với đường tham số trong không gian R3. Một đường
cong được đặc trưng bởi độ cong và độ xoắn của nó. Người ta đã xây dựng một
trường mục tiêu Frenet dọc đường cong, từ đó xây dựng công thức Frenet để khảo
sát các đường tham số trong không gian R3.
Tương tự như vậy, đường cong trong không gian R4 được đặc trưng bởi các độ
cong của chúng. Trong chương này, chúng tôi giới thiệu về đường tham số, trường
mục tiêu Frenet và công thức Frenet của đường tham số trong không gian R4. Cuối
chương, chúng tôi giới thiệu một số đường cong trong không gian R4 có các tính
chất tương tự như các đường đặc biệt trong không gian R3.
1.1 Đường tham số
Định nghĩa 1.1.1. Cho ánh xạ
c : I −→ R4
t 7−→ c(t) = (x1(t), x2(t), x3(t), x4(t)),
với I là một khoảng trên R, các hàm thành phần xi : I −→ R, i = 1, 4. Gọi
C = c(I) là ảnh của toàn bộ tập I qua ánh xạ c. Khi đó, (C, c) được gọi là đường
tham số với tham số hóa c và tham số t trong không gian R4 và C được gọi là vết
của đường tham số.
Nếu ánh xạ c là hàm khả vi, liên tục lớp Ck thì ta nói c là đường tham số khả vi,
liên tục lớp Ck.
Từ đây trở về sau, ta luôn giả sử các đường tham số khả vi, liên tục đến lớp cần
thiết. Để đơn giản, thay vì dùng ký hiệu đầy đủ (C, c) để chỉ đường tham số, ta có
thể nói C là đường tham số nếu tham số hóa đã biết. Khái niệm đường cong trong
khóa luận này được hiểu là vết của một đường tham số nào đó.
2
Ví dụ 1.1.2. Cho hai điểm rời nhau P và Q trong không gian R4, đặt ~v =
−→
PQ.
Xét đường tham số với tham số hóa
α : R −→ R4
t 7−→ α(t) = P + ~vt.
Khi đó α(0) = P, α(1) = Q. Ta gọi α là đường thẳng qua điểm P nhận ~v làm
vector chỉ phương hay α là tham số hóa của đường thẳng PQ.
Ví dụ 1.1.3. Cho đường tham số với tham số hóa
α : [0, 2pi) −→ R4
t 7−→ α(t) = 1√
2
(sin t, cos t, sin t, cos t).
Khi đó, α là đường tham số có vết nằm trên siêu cầu đơn vị
S3 = {x(x1, x2, x3, x4) ∈ R4 : 〈x, x〉 = 1}.
Định nghĩa 1.1.4. Đường tham số c : I ⊂ R → R4 được gọi là đường tham số
chính quy nếu
c′(t) 6= 0,∀t ∈ I.
Với mỗi t mà c′(t) 6= 0, ta gọi tiếp tuyến của c tại t là đường thẳng qua điểm c(t)
nhận c′(t) làm vector chỉ phương.
Đường tham số chính quy c : I ⊂ R→ R4 được gọi là đường tham số độ dài cung
nếu
‖c′(t)‖ = 1,∀ t ∈ I.
Từ đây trở về sau, ta luôn xét các đường tham số chính quy.
Định nghĩa 1.1.5. Cho c : I ⊂ R → R4 là đường tham số độ dài cung. Không
gian vector trong R4 sinh bởi {c′(s), ..., c(k)(s)} được gọi là không gian mật tiếp
Φk(s) thứ k của đường cong c tại s, k = 1, 3;
Φk(s) = Lin{c′(s), ..., c(k)(s)}, k = 1, 3,
với Lin là ký hiệu của không gian vector sinh bởi.
k-phẳng mật tiếp của đường cong c tại s là phẳng trong không gian R4 đi qua điểm
c(s) và có phương Φk(s), k = 1, 3.
Nhận xét 1.1.6. Tại mọi s, ta có Φ1(s) ⊂ Φ2(s) ⊂ Φ3(s) ⊂ R4.
Định nghĩa 1.1.7. Đường tham số độ dài cung c : I ⊂ R→ R4 được gọi là song
chính quy nếu
dim Φ2(s) = 2, ∀s ∈ I;
tức là hệ gồm hai vector {c′, c′′} độc lập tuyến tính tại mọi s.
3
Định nghĩa 1.1.8. Đường tham số độ dài cung c : I ⊂ R → R4 được gọi là tam
chính quy nếu
dim Φ3(s) = 3, ∀s ∈ I;
tức là hệ gồm ba vector {c′, c′′, c′′′} độc lập tuyến tính tại mọi s.
Nhận xét 1.1.9. Đường tham số tam chính quy thì song chính quy và chính quy.
1.2 Công thức Frenet
Trong không gian R3, người ta đã xây dựng công thức Frenet của đường, đây là
một công cụ quan trọng để khảo sát các đường tham số. Tương tự như vậy, chúng
tôi giới thiệu khái niệm trường mục tiêu Frenet và công thức Frenet của đường
tham số trong không gian R4.
Mệnh đề 1.2.1 ([19, p. 13]). Cho c : I ⊂ R→ R4 là đường tham số tam chính quy.
Khi đó qua mỗi điểm s, tồn tại duy nhất một hệ vector {T (s), N(s), B1(s), B2(s)}
trực chuẩn, xác định dương, thỏa mãn các điều kiện sau:
(i) T (s) = c′(s), N(s) =
c′′(s)
‖c′′(s)‖ , B1(s) ∈ Φ3(s),
(ii) 〈c′(s), T (s)〉 > 0, 〈c′′(s), N(s)〉 > 0, 〈c′′′(s), B1(s)〉 > 0.
Chứng minh. Đặt T (s) = c′(s), khi đó〈
c′(s), T (s)
〉
=
〈
c′(s), c′(s)
〉
> 0.
Vì c là tham số độ đài cung nên ‖T (s)‖ = 1.
Ta có ‖c′(s)‖ = 1, suy ra〈
c′(s), c′′(s)
〉
= 0 hay c′(s) ⊥ c′′(s).
Đặt N(s) =
c′′(s)
‖c′′(s)‖ , khi đó
N(s) ⊥ T (s), ‖N(s)‖ = 1
và 〈
c′′(s), N(s)
〉
=
1
‖c′′(s)‖
〈
c′′(s), c′′(s)
〉
> 0.
Xét vector đơn vị
B1(s) ∈ Φ3(s) = Lin{c′(s), c′′(s), c′′′(s)}
sao cho B1(s) ⊥ Φ2(s). Khi đó 〈c′′′(s), B1(s)〉 6= 0. Chọn vector B1(s) sao cho nó
được xác định bởi điều kiện 〈c′′′(s), B1(s)〉 > 0; vector B1(s) được chọn là duy
nhất.
Chọn vector B2(s) ∈ R4 sao cho {T (s), N(s), B1(s), B2(s)} là hệ hệ vector trực
chuẩn, xác định dương; vector B2(s) được chọn là duy nhất.
4
Định nghĩa 1.2.2. Hệ vector {T,N,B1, B2} được xác định duy nhất trong mệnh
đề trên được gọi là trường mục tiêu Frenet dọc c trong không gian R4. Ta gọi T (s)
là vector tiếp xúc đơn vị, N(s) là vector pháp chính, B1(s) là vector trùng pháp thứ
nhất, B2(s) là vector trùng pháp thứ hai tại s của đường cong.
Định lí 1.2.3 ([19, p. 27]). (Công thức Frenet của đường trong không gian R4)
Cho c : I → R4 là một đường tam chính quy trong không gian R4 với {T,N,B1, B2}
là trường mục tiêu Frenet dọc c. Khi đó, tồn tại các hàm k1, k2, k3 với k1, k2 > 0
sao cho
T ′
N ′
B′1
B′2
=
0 k1 0 0
−k1 0 k2 0
0 −k2 0 k3
0 0 −k3 0
T
N
B1
B2
.
Các hàm k1 = 〈T ′, N〉 , k2 = 〈N ′, B1〉 , k3 = 〈B′1, B2〉 tương ứng được gọi là độ cong
thứ nhất, độ cong thứ hai và độ cong thứ ba của đường tam chính quy c.
Chứng minh. Ta có
T ′ =
〈
T ′, T
〉
T +
〈
T ′, N
〉
N +
〈
T ′, B1
〉
B1 +
〈
T ′, B2
〉
B2.
Mặt khác
‖T‖ = 1⇒ 〈T ′, T 〉 = 0;
T = c′ ⇒ T ′ ∈ Lin{c′, c′′} = Lin{T,N}
⇒
{
〈T ′, B1〉 = 0
〈T ′, B2〉 = 0
.
Đặt k1 = 〈T ′, N〉, khi đó dấu của k1 cùng dấu với 〈c′′, N〉. Do đó
T ′ = k1N, k1 > 0. (1.2.1)
Ta có
N ′ =
〈
N ′, T
〉
T +
〈
N ′, N
〉
N +
〈
N ′, B1
〉
B1 +
〈
N ′, B2
〉
B2.
Mặt khác
‖N‖ = 1; ⇒ 〈N ′, N〉 = 0;
N =
c′′
‖c′′‖ ⇒ N
′ ∈ Lin{c′, c′′} = Lin{T,N,B1}
⇒ 〈N ′, B2〉 = 0;
〈N, T 〉 = 0⇒ 〈N ′, T 〉 = − 〈N, T ′〉 = −k1.
Đặt k2 = 〈N ′, B1〉, khi đó dấu của k2 cùng dấu với 〈c′′′, B1〉. Do đó
N ′ = −k1T + k2B1, k2 > 0. (1.2.2)
5
Ta có
B′1 =
〈
B′1, T
〉
T +
〈
B′1, N
〉
N +
〈
B′1, B1
〉
B1 +
〈
B′1, B2
〉
B2.
Mặt khác
‖B1‖ = 1 ⇒
〈
B′1, B1
〉
= 0;
〈B1, T 〉 = 0 ⇒
〈
B′1, T
〉
= − 〈B1, T ′〉 = 0;
〈B1, N〉 = 0⇒
〈
B′1, N
〉
= − 〈B1, N ′〉 = −k2.
Đặt k3 = 〈B′1, B2〉. Khi đó
B′1 = −k2N + k3B2. (1.2.3)
Ta có
B′2 =
〈
B′2, T
〉
T +
〈
B′2, N
〉
N +
〈
B′2, B1
〉
B1 +
〈
B′2, B2
〉
B2.
Mặt khác
‖B2‖ = 1 ⇒
〈
B′2, B2
〉
= 0;
〈B2, T 〉 = 0 ⇒
〈
B′2, T
〉
= − 〈B2, T ′〉 = 0;
〈B2, N〉 = 0 ⇒
〈
B′2, N
〉
= − 〈B2, N ′〉 = 0;
〈B2, B1〉 = 0⇒
〈
B′2, B1
〉
= − 〈B2, B′1〉 = −k3.
Vì vậy
B′2 = −k3B1. (1.2.4)
Từ (1.2.1), (1.2.2), (1.2.3) và (1.2.4) ta được công thức trên.
Nhận xét 1.2.4. Nếu c là đường tham số không là độ dài cung thì công thức
Frenet được viết lại
T ′
N ′
B′1
B′2
= ‖c′‖
0 k1 0 0
−k1 0 k2 0
0 −k2 0 k3
0 0 −k3 0
T
N
B1
B2
.
Nhận xét 1.2.5. Trong không gian R3, công thức Frenet của đường tham số độ
dài cung là T
′
N ′
B′
=
0 k1 0−k1 0 k2
0 −k2 0
TN
B
,
với k1 là độ cong và k2 là độ xoắn của đường cong. Như vậy, công thức Frenet
của đường trong không gian R4 là mở rộng của công thức Frenet của đường trong
không gian R3.
6
Nhận xét 1.2.6. Nếu k3 = 0 thì đường cong c nằm trong siêu phẳng 3 chiều trực
giao với trường vector cố định B2.
Thật vậy, giả sử đường cong c có độ cong k3 = 0. Khi đó, theo công thức Frenet
ta có B′2 = −k3B1 = 0. Suy ra, B2 là một trường vector hằng và c nằm trong siêu
phẳng 3 chiều trực giao với B2.
Ví dụ 1.2.7. Một đường cong α : I ⊂ R → R4 trong không gian R4 là đường
thẳng khi và chỉ khi hàm độ cong thứ nhất k1(s) bằng 0 tại mọi điểm.
Thật vậy, xét đường thẳng tổng quát có tham số hóa dộ dài cung cho bởi
α(t) = a+ vs, s ∈ R,
với a là một điểm và v là vector đơn vị cố định trong không gian R4. Ta có
α′(s) = T (s) = v = const.
Theo công thức Frenet, ta có
0 = T ′(s) = k1(s)N(s).
Suy ra k1(s) = 0 tại mọi s.
Ngược lại, giả sử đường tham số độ dài cung α có độ cong thứ nhất k1 = 0. Khi
đó
T ′ = k1N = 0.
Suy ra T = T0 là một trường vector hằng. Do đó
α(s) =
∫ s
0
T (u)du+ α(0) = s T0 + α(0)
là tham số hóa của đường thẳng.
Định lí 1.2.8 ([27, p. 11]). (Định lý cơ bản của lý thuyết địa phương về đường)
Cho k1(s), k2(s), k3(s) là các hàm khả vi với k1, k2 > 0. Khi đó, tồn tại duy nhất
một đường tham số tam chính quy c : I → R4 nhận các hàm ki(s) làm các độ cong
tại s.
1.3 Điều kiện để đường thuộc một siêu cầu
Điều kiện cần và đủ để một đường cong nằm trên mặt cầu trong không gian R3
được nhiều tác giả nghiên cứu như P. do Carmo [5], L. Haizhong, C. Weihuan [14].
Gần đây, J. Monterde cũng đưa đưa được điều kiện cần và đủ để một đường cong
nằm trên siêu cầu trong không gian R4 [22].
7
Mệnh đề 1.3.1 ([5, p. 25]). Cho α : I ∈ R → R3 là đường tham số độ dài cung
trong không gian R3 với các hàm độ cong k1, k2; k1 > 0, k2 6= 0 tại mọi s ∈ I. Khi
đó, α nằm trên mặt cầu S2 có bán kính r ∈ R+ nếu và chỉ nếu
1
k21
+
( k′1
k21k2
)2
= r2.
Mệnh đề 1.3.2 ([22, p. 7]). Cho α : I ∈ R → R4 là đường tham số độ dài cung
trong không gian R4 với các hàm độ cong k1, k2, k3; k1, k2 > 0, k3 6= 0 tại mọi
s ∈ I. Khi đó, α nằm trên siêu cầu S3 có bán kính r ∈ R+ nếu và chỉ nếu
1
k21
+
( k′1
k21k2
)2
+
1
k23
(( k′1
k21k2
)′
− k2
k1
)2
= r2.
Chứng minh. Nếu
( k′1
k21k2
)′
− k2
k1
= 0 thì điều kiện trên trở thành
1
k21
+
( k′1
k21k2
)2
= r2.
Đây là điều kiện cần và đủ để đường cong α nằm trên mặt cầu S2 có bán kính r,
khi đó α cũng nằm trên siêu cầu S3 có bán kính r. Do đó, ta chỉ xét trường hợp( k′1
k21k2
)′
− k2
k1
6= 0.
Giả sử α là một đường tham số độ dài cung nằm trên siêu cầu S3 có tâm m bán
kính r ∈ R+. Khi đó
〈α(s)−m,α(s)−m〉 = r2, ∀s ∈ I. (1.3.1)
Lấy đạo hàm hai vế của đẳng thức trên, ta được〈
α′, α−m〉+ 〈α−m,α′〉 = 0
⇒〈T, α−m〉 = 0. (1.3.2)
Lấy đạo hàm hai vế của đẳng thức trên, ta được〈
T ′, α−m〉+ 〈T, α′〉 = 0
⇒〈k1N,α−m〉+ 〈T, T 〉 = 0
⇒〈N,α−m〉 = − 1
k1
. (1.3.3)
Lấy đạo hàm hai vế của đẳng thức trên, ta được〈
N ′, α−m〉+ 〈N,α′〉 = k′1
k21
⇒〈−k1T + k2B1, α−m〉+ 〈N, T 〉 = k
′
1
k21
⇒− k1 〈T, α−m〉+ k2 〈B1, α−m〉 = k
′
1
k21
⇒〈B1, α−m〉 = k
′
1
k21k2
. (1.3.4)
8
Lấy đạo hàm hai vế của đẳng thức trên, ta được〈
B′1, α−m
〉
+
〈
B1, α
′〉 = ( k′1
k21k2
)′
⇒〈−k2N + k3B2, α−m〉+ 〈B1, T 〉 =
(
k′1
k21k2
)′
⇒− k2 〈N,α−m〉+ k3 〈B2, α−m〉 =
(
k′1
k21k2
)′
⇒k2
k1
+ k3 〈B2, α−m〉 =
(
k′1
k21k2
)′
⇒〈B1, α−m〉 = 1
k3
[(
k′1
k21k2
)′
− k2
k1
]
. (1.3.5)
Ta viết
α−m = m1T +m2N +m3B1 +m4B2, (1.3.6)
với m1,m2,m3,m4 là các hàm tùy ý xác định trên I.
Từ (1.3.2)-(1.3.6), suy ra
m1 = 0, m2 = − 1
k1
, m3 =
k′1
k21k2
, m4 =
1
k3
[(
k′1
k21k2
)′
− k2
k1
]
.
Từ (1.3.1) và (1.3.6), ta có
〈α−m,α−m〉 = r2
⇒ m21 +m22 +m23 +m24 = r2
⇒ 1
k21
+
(
k′1
k21k2
)2
+
1
k23
[(
k′1
k21k2
)′
− k2
k1
]2
= r2.
Ngược lại, giả sử đẳng thức trên xảy ra, lấy đạo hàm hai vế ta được
− k
′
1
k31
+
k′1
k21k2
(
k′1
k21k2
)′
+
1
k3
[(
k′1
k21k2
)′
− k2
k1
] [
1
k3
(( k′1
k21k2
)′
− k2
k1
)]′
= 0
⇒k
′
1
k21
[
1
k2
(
k′1
k21k2
)′
− 1
k1
]
+
k2
k3
[
1
k2
(
k′1
k21k2
)′
− 1
k1
] [
1
k3
(( k′1
k21k2
)′
− k2
k1
)]′
= 0
⇒
[
1
k2
(
k′1
k21k2
)′
− 1
k1
]{
k′1
k21
+
k2
k3
[
1
k3
(( k′1
k21k2
)′
− k2
k1
)]′}
= 0
⇒k
′
1
k21
+
k2
k3
[
1
k3
(( k′1
k21k2
)′
− k2
k1
)]′
= 0
(
vì
( k′1
k21k2
)′
− k2
k1
6= 0
)
. (1.3.7)
Xét vector m trong không gian R4 cho bởi
m = α+
1
k1
N − k
′
1
k21k2
B1 − 1
k3
(( k′1
k21k2
)′
− k2
k1
)
B2. (1.3.8)
9
Khi đó
m′ = T − k
′
1
k21
N +
1
k1
(−k1T + k2B1)−
( k′1
k21k2
)′
B1 − k
′
1
k21k2
(−k2N + k3B2)
−
[
1
k3
(( k′1
k21k2
)′
− k2
k1
)]′
B2 − 1
k3
(( k′1
k21k2
)′
− k2
k1
)
(−k3B1)
=
[
−k
′
1k3
k21k2
−
[
1
k3
(( k′1
k21k2
)′
− k2
k1
)]′]
B2.
Từ (1.3.7), suy ra m′ = 0 hay m là một vector hằng. Theo (1.3.8), ta có
〈α−m,α−m〉 = r2.
Vì vậy, đường cong α nằm trên siêu cầu S3 có tâm m bán kính r.
1.4 Một số đường đặc biệt
Trong mục này, chúng tôi tổng quan một số đường đặc biệt trong không gian R4
có các tính chất tương tự như trong không gian R3, đó là đường chỉnh lưu, đường
xoắn xiên, đường B2-xoắn xiên.
1.4.1 Đường chỉnh lưu
Trong không gian R3, đường chỉnh lưu α : I ⊂ R→ R3 được Bang-Yen Chen giới
thiệu (2003) là đường cong có vector
−−−→
Oα(s) luôn nằm trong mặt phẳng trực đạc,
sinh bởi trường vector pháp T và trường vector trùng pháp tuyến B của đường
cong α. Khi đó
α(s) = λ(s) T (s) + µ(s) B(s),
với λ(s) và µ(s) là các hàm khả vi tùy ý xác định trên I.
Tương tự như trong R3, Kazim I˙larslan và Emilija Nesˇovic´ đưa ra khái niệm đường
chỉnh lưu α trong không gian R4 (2008), đó là đường cong có vector
−−−→
Oα(s) luôn
nằm trong không gian bù trực giao của trường vector pháp chính N [16].
Định nghĩa 1.4.1. Cho α : I ⊂ R→ R4 là một đường tham số độ dài cung trong
không gian R4. Khi đó, α được gọi là đường chỉnh lưu nếu
〈α(s), N(s)〉 = 0, ∀s ∈ I.
Nhận xét 1.4.2. Xét {T,N,B1, B2} là trường mục tiêu Frenet dọc α, khi đó đường
chỉnh lưu α có vector
−−−→
Oα(s) nằm trong không gian con 3 chiều N⊥ = {W ∈ R4 |
〈W,N〉 = 0}, sinh bởi các trường vector T,B1, B2. Do đó
α(s) = λ(s) T (s) + µ(s) B1(s) + ν(s) B2(s), (1.4.1)
với λ(s), µ(s), ν(s) là các hàm số khả vi tùy ý xác định trên I.
10
Định lý sau mô tả đường chỉnh lưu α qua các hàm độ cong k1(s), k2(s), k3(s) và
đưa ra điều kiện cần và đủ để một đường bất kỳ trong không gian R4 là đường
chỉnh lưu.
Định lí 1.4.3 ([16, p. 24]). Cho α : I ⊂ R → R4 là một đường tham số độ dài
cung trong không gian R4 với các độ cong k1(s), k2(s), k3(s) khác không tại mọi s.
Khi đó, α là một đường chỉnh lưu nếu và chỉ nếu
k1(s) k3(s) (s+ c)
k2(s)
+
(
k1(s) k2(s) + (s+ c) [k′1(s) k2(s)− k1(s) k′2(s)]
k22(s) k3(s)
)′
= 0, c ∈ R.
Chứng minh. Giả sử α là một đường chỉnh lưu. Khi đó, từ (1.4.1) ta có
α′ = λ′ T + λ T ′ + µ′ B1 + µ B′1 + ν
′ B2 + ν B2
⇒ α′ = λ′ T + λ k1 N + µ′ B1 + µ (−k2 N + k3 B2) + ν ′ B2 + ν (−k3 B1)
⇒ T = λ′ T + (λk1 − µk2)N + (µ′ − νk3)B1 + (µk3 + ν ′)B2.
Do đó
λ′ = 1,
λk1 − µk2 = 0,
µ′ − νk3 = 0,
µk3 + ν
′ = 0.
(1.4.2)
Suy ra
λ(s) = s+ c,
µ(s) =
k1(s) (s+ c)
k2(s)
,
ν(s) =
k1(s) k2(s) + (s+ c) [k′1(s) k2(s)− k1(s) k′2(s)]
k22(s) k3(s)
,
(1.4.3)
với c ∈ R.
Kết hợp phương trình µk3 + ν ′ = 0 trong (1.4.2) và (1.4.3), ta được
k1(s) k3(s) (s+ c)
k2(s)
+
(
k1(s) k2(s) + (s+ c) [k′1(s) k2(s)− k1(s) k′2(s)]
k22(s) k3(s)
)′
= 0, c ∈ R.
(1.4.4)
Ngược lại, giả sử đường tham số hóa tự nhiên α với các độ cong k1(s), k2(s), k3(s)
thỏa mãn phương trình trên. Xét vector X trong không gian R4 cho bởi
X(s) = α(s)− (s+ c) T (s)− k1(s) (s+ c)
k2(s)
B1(s)
− k1(s) [k2(s)− (s+ c) k
′
2(s)] + k
′
1(s) k2(s) (s+ c)
k22(s) k3(s)
B2(s).
11
Khi đó
X ′ = α′ − T − (s+ c) T ′ −
[
k1 (s+ c)
k2
]′
B1 − k1 (s+ c)
k2
B′1
−
[
k1 [k2 − (s+ c) k′2] + k′1 k2 (s+ c)
k22 k3
]′
B2
− k1 [k2 − (s+ c) k
′
2] + k
′
1 k2 (s+ c)
k22 k3
B′2
= T − T − (s+ c) k1 N −
[
k1 (s+ c)
k2
]′
B1 − k1 (s+ c)
k2
(−k2 N + k3 B2)
−
[
k1 [k2 − (s+ c) k′2] + k′1 k2 (s+ c)
k22 k3
]′
B2
− k1 [k2 − (s+ c) k
′
2] + k
′
1 k2 (s+ c)
k22 k3
(−k3 B1)
=
[
−
[
k1 (s+ c)
k2
]′
+
k1 [k2 − (s+ c) k′2] + k′1 k2 (s+ c)
k22
]
B1
−
[
k1 k3 (s+ c)
k2
+
(
k1 k2 + (s+ c) [k′1 k2 − k1 k′2]
k22 k3
)′]
B2
=
[
−
[
k1 (s+ c)
k2
]′
+ k1
(
s+ c
k2
)′
+ k′1
(
s+ c
k2
)]
B1 + 0.B2
= 0.
Suy ra X là một vector hằng. Vậy α là đường chỉnh lưu (được tịnh tiến bởi vectơ
X).
Mệnh đề 1.4.4 ([16, p. 24]). Không tồn tại đường chỉnh lưu trong không gian R4
với các độ cong hằng k1, k2, k3 khác không tại mọi s.
Chứng minh. Giả sử α là một đường chỉnh lưu với các độ cong hằng k1, k2, k3 khác
không tại mọi s. Theo Định lý trên, ta có
k1 k3
k2
(s+ c) = 0
⇒ s = −c.
Khi đó α là một điểm, mâu thuẫn.
Nếu hai trong ba độ cong là hằng số thì điều kiện của độ cong còn lại là gì để thu
được đường chỉnh lưu? Đó chính là nội dung của mệnh đề sau.
Mệnh đề 1.4.5. Cho α : I → R4 là một đường tham số độ dài cung trong không
gian R4 với các độ cong k1, k2, k3. Khi đó α là đường chỉnh lưu nếu một trong các
điều kiện sau thỏa mãn:
12
(a) k1(s) = const. > 0, k2(s) = const. > 0 và
k3(s) =
±1√|−s2 − 2cs− 2c1| ; c0, c là hằng số.
(b) k2(s) = const. > 0, k3(s) = k3 = const. 6= 0 và
k1(s) =
cos(|k3| s− c0)
s+ c
; c0, c là hằng số.
(c) k1(s) = const. > 0, k3(s) = k3 = const. 6= 0 và
k2(s) =
s+ c
cos(|k3| s− c0); c0, c là hằng số.
Chứng minh. (a) Giả sử k1(s) = k1 = const. > 0, k2(s) = k2 = const. >
0, k3(s) khác hàm hằng. Từ Định lý 1.4.3 ta có
k1
k2
k3(s)(s+ c) +
(
k1 k2
k22 k3(s)
)′
= 0
⇔ k3(s)(s+ c)− k
′
3
k23(s)
= 0
⇔ k′3(s)− k33(s) (s+ c) = 0.
Giải phương trình trên ta được
k3(s) =
±1√|−s2 − 2cs− 2c1| ; c1, c là hằng số.
(b) Giả sử k2(s) = k2 = const. > 0, k3(s) = k3 = const. 6= 0, k1(s) khác hàm
hằng. Từ Định lý 1.4.3 ta có
k3
k2
k1(s)(s+ c) +
(
k2 k1(s) + (s+ c)k2k′1(s)
k22 k3
)′
= 0
⇔ k23k1(s)(s+ c) + [k1(s) + (s+ c)k′1(s)]′ = 0
⇔ k23k1(s)(s+ c) + [k1(s)(s+ c)]′′ = 0. (1.4.5)
Giải phương trình trên ta được
k1(s)(s+ c) = c1 sin |k3| s+ c2 cos |k3|x; c1, c2 là hằng số
hay
k1(s) =
cos(|k3| s− c0)
s+ c
; c0, c là hằng số.
13
(c) Giả sử k1(s) = const. > 0, k3(s) = k3 = const. 6= 0, k2(s) khác hằng số.
Theo Định lý 1.4.3 ta có
k1k3
s+ c
k2(s)
+
(
k1 k2(s)− (s+ c)k1k′2(s)
k3k22(s)
)′
= 0
⇔ k23
s+ c
k2(s)
+
(
k2(s)− (s+ c)k′2(s)
k22(s)
)′
= 0
⇔ k23
s+ c
k2(s)
+
(
s+ c
k2(s)
)′′
= 0. (1.4.6)
Giải phương trình trên ta được
k2(s) =
s+ c
cos(|k3| s− c0); c0, c là hằng số.
Nhận xét 1.4.6. Trong [16, p. 25], K. I˙larslan,E. Nesˇovic´ đưa ra Định lý tương
tự như Mệnh đề trên. Tuy nhiên, các tính toán của ông chưa chính xác. Trong
trường hợp b) và c), các ông dẫn tới các phương trình
k23k1(s)(s+ c) + [k1(s)(s+ c)]
′ = 0,
k23
s+ c
k2(s)
+
(
s+ c
k2(s)
)′
= 0.
Các phương trình này không giống (1.4.5), (1.4.6) như ở chứng minh trên.
Dưới đây là các điều kiện cần và đủ để một đường cong trong không gian R4 là
đường chỉnh lưu.
Mệnh đề 1.4.7 ([16, p. 25]). Cho α : I → R4 là một đường tham số độ dài cung
trong không gian R4 với các độ cong k1, k2, k3 khác không tại mọi s. Khi đó, α là
một đường chỉnh lưu nếu và chỉ nếu một trong các điều kiện sau thỏa mãn:
(i) ‖α(s)‖2 = s2 + c1s+ c2, c1 ∈ R, c2 ∈ R0.
(ii) 〈α(s), T (s)〉 = s+ c, c ∈ R.
(iii) ‖αN(s)‖ = a, a ∈ R+0 , với αN(s) = µ(s)B1(s) + ν(s)B2(s)
sao cho α(s) = λ(s) T (s) + µ(s)B1(s) + ν(s)B2(s);
và ‖α(s)‖ khác hàm hằng.
(iv)
〈α(s), B1(s)〉 = k1(s) (s+ c)
k2(s)
,
〈α(s), B2(s)〉 = k1(s) k2(s) + (s+ c) [k
′
1(s) k2(s)− k1(s) k′2(s)]
k22(s) k3(s)
, c ∈ R.
14
Chứng minh. (i) Giả sử α là một đường chỉnh lưu. Khi đó, α(s) thỏa mãn đẳng
thức (1.4.1) và (1.4.2). Nhân phương trình thứ ba trong (1.4.2) với −ν ′(s)
và phương trình cuối cùng trong (1.4.2) với µ′(s), sau đó cộng vế theo vế ta
được
k3(s) [µ(s) µ
′(s) + ν(s) ν ′(s)] = 0
⇒ µ(s) µ′(s) + ν(s) ν ′(s) = 0
⇒ µ2(s) + ν2(s) = a2, a ∈ R+o . (1.4.7)
Từ (1.4.1) ta có 〈α(s), α(s)〉 = λ2(s) + µ2(s) + ν2(s). Sử dụng (1.4.3) và
(1.4.7), ta được
〈α(s), α(s)〉 = (s+ c)2 + a2
⇒ ‖α(s)‖2 = s2 + c1s+ c2, c1 ∈ R, c2 ∈ R0.
Ngược lại, giả sử 〈α(s), α(s)〉 = s2 + c1s+ c2, c1 ∈ R, c2 ∈ R0. Khi đó
2
〈
α′(s), α(s)
〉
= 2s+ c1
⇒ 2 〈α′′(s), α(s)〉+ 2 〈α′(s), α′(s)〉 = 2
⇒ 〈T ′(s), α(s)〉 = 0
⇒ 〈k1(s)N(s), α(s)〉 = 0
⇒ 〈N(s), α(s)〉 = 0.
Do đó, α là một đường chỉnh lưu.
(ii) Giả sử α là một đường chỉnh lưu. Từ (1.4.1) và (1.4.3), ta có 〈α(s), T (s)〉 =
s+ c, c ∈ R.
Ngược lại, giả sử 〈α(s), T (s)〉 = s+ c, c ∈ R. Khi đó〈
α′(s), T (s)
〉
+
〈
α(s), T ′(s)
〉
= 1
⇒ 〈α(s), T ′(s)〉 = 0
⇒ 〈α(s), k1(s)N(s)〉 = 0
⇒ 〈α(s), N(s)〉 = 0.
Do đó, α là một đường chỉnh lưu.
(iii) Giả sử α là một đường chỉnh lưu. Ta có
αN(s) = µ(s)B1(s) + ν(s)B2(s)
⇒
〈
αN(s), αN(s)
〉
= µ2(s) + ν2(s) = a2, a ∈ R+0 (theo (1.4.7))
⇒ ‖αN(s)‖ = a, a ∈ R+0 .
15
Từ (i), suy ra ‖α(s)‖ khác hàm hằng.
Ngược lại, giả sử
〈
αN(s), αN(s)
〉
= b là một hằng số. Ta có
α(s) = λ(s) T (s) + αN(s) ⇒ λ(s) = 〈α(s), T (s)〉 .
Vì ‖α(s)‖ khác hàm hằng nên 〈α(s), α′(s)〉 6= 0 hay 〈α(s), T (s)〉 6= 0.
b =
〈
αN(s), αN(s)
〉
= 〈α(s)− λ(s)T (s), α(s)− λ(s)T (s)〉
= 〈α(s), α(s)〉 − 2λ(s) 〈α(s), T (s)〉+ λ2(s) 〈T (s), T (s)〉
= 〈α(s), α(s)〉 − 2 〈α(s), T (s)〉2 + 〈α(s), T (s)〉2
= 〈α(s), α(s)〉 − 〈α(s), T (s)〉2 .
Lấy đạo hàm hai vế đẳng thức trên, ta được
2
〈
α′(s), α(s)
〉− 2 〈α(s), T (s)〉 (〈α′(s), T (s)〉+ 〈α(s), T ′(s)〉) = 0
⇒ 〈α(s), T (s)〉 − 〈α(s), T (s)〉 (1 + 〈α(s), k1(s)N(s)〉) = 0
⇒ k1(s) 〈α(s), T (s)〉 〈α(s), N(s)〉 = 0
⇒ 〈α(s), N(s)〉 = 0.
Do đó α là một đường chỉnh lưu.
(iv) Giả sử α là một đường chỉnh lưu. Từ (1.4.1) và (1.4.3), ta có
〈α(s), B1(s)〉 = µ(s) = k1(s) (s+ c)
k2(s)
,
〈α(s), B2(s)〉 = ν(s) = k1(s) k2(s) + (s+ c) [k
′
1(s) k2(s)− k1(s) k′2(s)]
k22(s) k3(s)
, c ∈ R.
Ngược lại, giả sử hai đẳng thức trên xảy ra. Khi đó
〈α(s), B1(s)〉′ y =
[
k1(s) (s+ c)
k2(s)
]′
⇒ 〈α′(s), B1(s)〉+ 〈α(s), B′1(s)〉 = [k1(s) (s+ c)k2(s)
]′
⇒ 〈T (s), B1(s)〉+ 〈α(s),−k2(s)N(s) + k3(s)B2(s)〉 =
[
k1(s) (s+ c)
k2(s)
]′
⇒ −k2(s) 〈α(s), N(s)〉+ k3(s) 〈α(s), B2(s)〉 =
[
k1(s) (s+ c)
k2(s)
]′
⇒ −k2(s) 〈α(s), N(s)〉+
k3(s)
k1(s) k2(s) + (s+ c) [k′1(s) k2(s)− k1(s) k′2(s)]
k22(s) k3(s)
=
[
k1(s) (s+ c)
k2(s)
]′
⇒ 〈α(s), N(s)〉 = 0.
Do đó, α là một đường chỉnh lưu.
16
Trong định lý tiếp theo, chúng ta tìm điều kiện của một đường có tính chất đặc
biệt để nó là một đường chỉnh lưu.
Định lí 1.4.8 ([16, p. 27]). Cho α : I → R4 là một đường cong trong không gian
R4 cho bởi α(t) = ρ(t)y(t), với ρ(t) là hàm dương tùy ý và y(t) là đường tham số
độ dài cung nằm trong siêu cầu đơn vị S3. Khi đó, α là một đường chỉnh lưu nếu
và chỉ nếu
ρ(t) =
a
cos(t+ t0)
, a ∈ R0, t0 ∈ R.
Chứng minh. Xét α(t) = ρ(t)y(t), với ρ(t) là hàm dương tùy ý và y(t) là đường
tham số độ dài cung nằm trong siêu cầu đơn vị S3. Khi đó
α′(t) = ρ′(t)y(t) + ρ(t)y′(t)
⇒T (t) = ρ
′(t)
v(t)
y(t) +
ρ(t)
v(t)
y′(t),
với v(t) = ‖α′(t)‖.
Suy ra
T ′ =
(ρ′
v
)′
y +
ρ′
v
y′ +
ρ′v − ρv′
v2
y′ +
ρ
v
y′′. (1.4.8)
Xét Y là một trường vector đơn vị trong không gian R4 thỏa mãn
〈Y, y〉 = 〈Y, y′〉 = 〈Y, y ∧ y′〉 = 0.
Khi đó {y, y′, y ∧ y′, Y } là một hệ trực chuẩn trong không gian R4. Ta có
y′′ =
〈
y′′, y
〉
y +
〈
y′′, y′
〉
y′ +
〈
y′′, y ∧ y′〉 y ∧ y′ + 〈y′′, Y 〉Y (1.4.9)
Ta có
〈y, y〉 = 〈y′, y′〉 = 1
⇒ 〈y′′, y〉 = −1 và 〈y′′, y′〉 = 0.
Do đó, (1.4.9) được viết lại
y′′ = −y + 〈y′′, y ∧ y′〉 y ∧ y′ + 〈y′′, Y 〉Y,
thay vào (1.4.8) ta được
vk1N =
[(ρ′
v
)′
− ρ
′
v
]
y+
(2ρ′
v
−ρv
′
v2
)
y′+
1
v
〈
y′′, y ∧ y′〉α∧y′+ ρ
v
〈
y′′, Y
〉
Y. (1.4.10)
Ta có
〈y, y〉 = 1
⇒ 〈y, y′〉 = 0
⇒ 〈α, y′〉 = 0
⇒〈α, Y 〉 = 0.
17
Do đó, sau khi nhân cả hai vế của (1.4.10) với α, ta có 〈α,N〉 = 0 nếu và chỉ nếu(ρ′
v
)′
− ρ
v
= 0
⇒ ρρ′′ − 2ρ′2 − ρ2 = 0.
Giải phương trình trên, ta được
ρ(t) =
a
cos(t+ t0)
, a ∈ R0, t0 ∈ R.
Từ Định lý 1.4.8, ta có ví dụ minh họa sau.
Ví dụ 1.4.9. Xét đường cong trong không gian R4 cho bởi
α(s) =
a√
2 cos(s+ s0)
(sin s, cos s, sin s, cos s), a ∈ R0, s0 ∈ R.
Đường cong này có dạng
α(s) = ρ(s)y(s),
với ρ(s) =
a√
2 cos(s+ s0)
và y(s) =
1√
2
(sin s, cos s, sin s, cos s) là đường cong
nằm trên siêu cầu S3.
Do đó, α là đường chỉnh lưu trong không gian R4.
1.4.2 Đường xoắn xiên
Đường xoắn ốc tổng quát (curves of constant slope, general helices hay inclined
curves) được nghiên cứu nhiều trong không gian R3. Chúng được định nghĩa bởi
tính chất các tiếp tuyến của đường tạo một góc không đổi với một đường thẳng
cố định (gọi là trục của đường xoắn ốc tổng quát).
Gần đây, Izumiya và Takeuchi đã đưa ra khái niệm đường xoắn xiên (slant helix)
trong không gian R3 được đặc trưng bởi trường vector pháp chính N tạo một góc
không đổi với một hướng cố định [17]. Các ông đã tìm điều kiện cần và đủ để một
đường tham số độ dài cung là một đường xoắn xiên, đó là
k21
(k21 + k
2
2)
3
2
(k2
k1
)′
là một hàm hằng,
với hàm độ cong k1(s) khác 0 tại mọi điểm s [17, p. 155]. Đường xoắn xiên trong
không gian R3 cũng được nghiên cứu nhiều bởi Ali [1]; Kula, Ekmekci, Yayli và
I˙larslan [18]; Babaarslan [4].
Trong mục này, ta sử dụng khái niệm độ cong điều hòa loại hai của đường để tìm
điều kiện cần và đủ để một đường là đường xoắn xiên trong không gian R4 nhờ
vào các hàm độ cong của đường.
18
Định nghĩa 1.4.10. Cho α : I ⊂ R→ R4 là một đường tham số độ dài cung trong
không gian R4 với {T,N,B1, B2} là trường mục tiêu Frenet dọc theo α. Đường cong
α được gọi là đường xoắn xiên nếu trường vector N hợp với một hướng cố định
một góc ϕ không đổi, tức là
〈N,X〉 = cosϕ, ϕ 6= pi
2
, ϕ = const.,
với X là trường vector đơn vị cố định trong R4 và được gọi là trục của đường xoắn
xiên.
Định lí 1.4.11 ([3, p. 329]). Cho α : I ⊂ R → R4 đường tham số độ dài cung
trong không gian R4. Khi đó, α là một đường xoắn xiên nếu và chỉ nếu tồn tại các
hàm Gi(s), i = 1, 4 thỏa mãn
Gi =
∫
k1ds, i = 1,
1, i = 2,
k1
k2
G1, i = 3,
1
k3
(k2 +G′3), i = 4,
(1.4.11)
và điều kiện
G′4(s) = −k3(s)G3(s). (1.4.12)
Chứng minh. Giả sử α là một đường xoắn xiên có tham số độ dài cung trong không
gian R4. Gọi U là vector cố định tạo với N một góc không đổi θ với cos θ 6= 0.
Không mất tính tổng quát, giả sử 〈U,U〉 = 1.
Xét các hàm khả vi ai, i = 1, 4 xác định trên I, thỏa mãn
U = a1(s)T (s) + a2(s)T (s) + a3(s)B1(s) + a4B2(s), s ∈ I.
Khi đó
a1 = 〈T, U〉
⇒ a′1 =
〈
T ′, U
〉
= 〈k1N,U〉
⇒ a′1 − k1a2 = 0
⇒ a1 = a2
∫
k1ds (vì a2 = const.) (1.4.13)
a2 = 〈N,U〉 = const.
⇒ a′2 =
〈
N ′, U
〉
= 〈−k1T + k2B1, U〉 = 0
⇒ k1a1 − k2a3 = 0. (1.4.14)
19
a3 = 〈B1, U〉
⇒ a′3 =
〈
B′1, U
〉
= 〈−k2N + k3B2, U〉 = 0
⇒ a′3 + k2a2 − k3a4 = 0. (1.4.15)
a4 = 〈B2, U〉
⇒ a′4 =
〈
B′2, U
〉
= 〈−k3B2, U〉 = 0
⇒ a′4 + k3a3 = 0. (1.4.16)
Vì a2 6= 0 nên tồn tại các hàm Gi(s), i = 1, 4 sao cho
Gi(s) =
ai(s)
a2
, 1 ≤ i ≤ 4.
Từ (1.4.13)-(1.4.16) ta có
G1 =
∫
k1ds,
G2 = 1,
G3 =
a3
a2
=
k1a1
k2a2
=
k1
k2
G1,
G4 =
a4
a2
=
1
k3
(k2 +
a′3
a2
) =
1
k3
(k2 +G
′
3),
G′4 =
a′4
a2
= −k3a3
a2
= −k3G3.
Ngược lại, giả sử α là đường tham số độ dài cung với các hàm Gi thỏa mãn (1.4.11)
và (1.4.12). Xét vector đơn vị U cho bởi
U = cos θ [G1T +G2N +G3B1 +G4B2],
với θ là một góc không đổi thỏa mãn cos θ 6= 0. Khi đó
U ′ = G′1T +G1T
′ +G′2N +G2N
′ +G′3B1 +G3B
′
1 +G
′
4B2 +G4B
′
2
= k1T +G1k1N + 0N + 1(−k1T + k2B1) +
(k1
k2
G1
)′
B1
+G3(−k2N + k3B2) + (−k3G3)B2 +G4(−k3B1)
=
[
k2 +
(k1
k2
G1
)′
− k3G4
]
B1
=
[
k2 +G
′
3 − k3
1
k3
(k2 +G
′
3)
]
B1
= 0.
Suy ra U là một vector hằng và 〈N,U〉 = G2 cos θ = cos θ. Do đó, α là một đường
xoắn xiên.
20
Định nghĩa 1.4.12. Cho α : I ⊂ R → R4 là một đường tham số độ dài cung
trong không gian R4. Các độ cong điều hòa loại hai của α là các hàm Gi : I →
R4, i = 1, 2, 3, 4 thỏa mãn
Gi =
∫
k1ds, i = 1,
1, i = 2,
k1
k2
G1, i = 3,
1
k3
(k2 +G′3), i = 4.
Hệ quả 1.4.13. Cho α : I ⊂ R → R4 là một đường tham số độ dài cung trong
không gian R4. Khi đó α là một đường xoắn xiên nếu và chỉ nếu các độ cong điều
hòa loại hai G3, G4 thỏa mãn
G′4(s) = −k3(s)G3(s).
Định lí 1.4.14 ([3, p. 331]). Cho α : I ⊂ R → R4 là một đường tham số độ dài
cung trong không gian R4. Khi đó α là một đường xoắn xiên nếu và chỉ nếu điều
kiện sau được thỏa mãn
G3(s) =
(
A−
∫ [
k2G2 sin
∫
k3ds
]
ds
)
sin
∫ s
k3(u)du
−
(
B +
∫ [
k2G2 cos
∫
k3ds
]
ds
)
cos
∫ s
k3(u)du,
với A,B là các hằng số.
Định lí 1.4.15 ([3, p. 331]). Cho α : I ⊂ R → R4 là một đường tham số độ dài
cung trong không gian R4. Nếu α là một đường xoắn xiên thì
G21 +G
2
2 +G
2
3 +G
2
4 = C,
với C là hằng số khác 0.
Mệnh đề 1.4.16 ([3, p. 333]). Không tồn tại đường xoắn xiên với độ cong hằng
trong không gian R4.
Mệnh đề 1.4.17 ([3, p. 334]). Không tồn tại đường xoắn xiên với các tỷ số độ
cong bằng hằng số trong không gian R4.
1.4.3 Đường B2-xoắn xiên
Năm 2008, O¨nder là người đầu tiên đưa ra khái niệm đường B2-xoắn xiên trong
không gian R4 [25]. Đường B2-xoắn xiên được đặc trưng bởi trường vector B2 tạo
một góc không đổi với một hướng cố định. Năm 2009, Go¨k đã khảo sát đường
Vn-xoắn xiên (trong không gian Rn) bằng cách sử dụng độ cong điều hòa tựa B2
và khái niệm vector Darboux [13]. Theo đó, với n = 4 thì ta thu được các kết quả
cho đường B2-xoắn xiên.
21
Định nghĩa 1.4.18. Cho α : I ⊂ R→ R4 là một đường tham số độ dài cung với
các hàm độ cong k1(s), k2(s), k3(s) khác không tại mọi s ∈ I và {T,N,B1, B2} là
trường mục tiêu Frenet dọc α. Đường cong α được gọi là đường B2-xoắn xiên nếu
trường vector B2 hợp với một hướng cố định X một góc ϕ không đổi (ϕ 6= pi2 ), tức
là
〈B2, X〉 = cosϕ, ϕ 6= pi
2
, ϕ = const.,
với X là trường vector đơn vị cố định trong R4 và được gọi là trục của B2-xoắn
xiên.
Định nghĩa 1.4.19. Cho α : I ⊂ R → R4 là đường tham số độ dài cung với các
hàm độ cong k1(s), k2(s), k3(s) khác không tại mọi s ∈ I. Ta gọi H1, H2 là các hàm
độ cong điều hòa tựa B2 của α cho bởi Hi : I ⊂ R→ R, i = 1, 2, sao cho
Hi =
k3
k2
, i = 1
− 1
k1
H ′1, i = 2
.
Mệnh đề 1.4.20 ([13, p. 320]). Cho α : I ⊂ R → R4 là đường tham số độ dài
cung với các hàm độ cong k1(s), k2(s), k3(s) khác không tại mọi s ∈ I, X là trường
vector đơn vị cố định trong R4, {T,N,B1, B2} là trường mục tiêu Frenet dọc α và
H1, H2 là các hàm độ cong điều hòa tựa B2 của α. Giả sử α : I → R4 là đường
B2-xoắn xiên có trục X, khi đó
〈B1, X〉 = 0; 〈N,X〉 = H1 〈B2, X〉 ; 〈T,X〉 = H2 〈B2, X〉 .
Chứng minh. Vì X là vector đơn vị cố định nên
〈B2, X〉 = const.
⇒ 〈B′2, X〉 = 0
⇒〈−k3 B1, X〉 = 0
⇒〈B1, X〉 = 0.
Do đó 〈
B′1, X
〉
= 0
⇒〈−k2N + k3B2, X〉 = 0
⇒− k2 〈N,X〉+ k3 〈B2, X〉 = 0
⇒〈N,X〉 = k3
k2
〈B2, X〉 = H1 〈B2, X〉 .
22
Vì vậy 〈
N ′, X
〉
= H ′1 〈B2, X〉+H1
〈
B′2, X
〉
⇒〈−k1T + k2B1, X〉 = H ′1 〈B2, X〉 − k3H1 〈B1, X〉
⇒ − k1 〈T,X〉+ k2 〈B1, X〉 = H ′1 〈B2, X〉
⇒ 〈T,X〉 = H2 〈B2, X〉 .
Hệ quả 1.4.21 ([13, p. 321]). Cho α : I ⊂ R→ R4 là đường tham số độ dài cung,
X là trường vector đơn vị cố định trong không gian R4, {T,N,B1, B2} là trường
mục tiêu Frenet dọc α và H1, H2 là các hàm độ cong điều hòa tựa B2 của α. Giả
sử α : I ⊂ R→ R4 là đường B2-xoắn xiên có trục X, khi đó
X = (H2T +H1N +B2) 〈B2, X〉
hay
X = (H2T +H1N +B2) cosϕ.
Chứng minh. Ta viết
X = λ1T + λ2N + λ3B1 + λ4B2,
với λi, i = 1, 4 là các hàm khả vi tùy ý. Sử dụng Mệnh đề 1.4.20, ta có
λ1 = 〈T,X〉 = H2 〈B2, X〉 ,
λ2 = 〈N,X〉 = H1 〈B2, X〉 ,
λ3 = 〈B1, X〉 = 0,
λ4 = 〈B2, X〉 .
Do đó
X = (H2T +H1N +B2) 〈B2, X〉 .
Định nghĩa 1.4.22. Cho α : I ⊂ R → R4 là đường tham số độ dài cung,
{T,N,B1, B2} là trường mục tiêu Frenet dọc α và H1, H2 là các hàm độ cong điều
hòa tựa B2 của α. Khi đó
D = H2 T +H1 N +B2
được gọi là vector Darboux của đường B2-xoắn xiên α.
Định lí 1.4.23 ([13, p. 321]). Cho α : I ⊂ R→ R4 là đường tham số độ dài cung,
{T,N,B1, B2} là trường mục tiêu Frenet dọc α và H1, H2 là các hàm độ cong điều
hòa tựa B2 của α. Khi đó, α là đường B2-xoắn xiên nếu và chỉ nếu D là một trường
vector hằng.
23
Chứng minh. Giả sử α là một B2-xoắn xiên có trục X. Theo Hệ quả 1.4.21, ta có
X = (H2T +H1N +B2) cosϕ = D cosϕ,
mà ϕ là một hằng số nên D là một trường vector hằng.
Ngược lại, xét D là một trường vector hằng. Khi đó
〈D,B2〉 = 1
⇒‖D‖‖B2‖ cosϕ = 1
⇒‖D‖ cosϕ = 1.
Suy ra cosϕ =
1
‖D‖ , với ϕ là góc cố định giữa D và B2.
Đặt X = cosϕD, khi đó X là trường vector cố định. Ta có
〈B2, X〉 = 〈D,B2〉 cosϕ = cosϕ = const.
Vậy α là một đường B2-xoắn xiên.
Định lí 1.4.24 ([13, p. 322]). Cho α : I ⊂ R→ R4 là đường tham số độ dài cung,
{T,N,B1, B2} là trường mục tiêu Frenet dọc α và H1, H2 là các hàm độ cong điều
hòa tựa B2 của α. Khi đó, α là đường B2-xoắn xiên nếu và chỉ nếu
H ′2 − k1H1 = 0.
Chứng minh. Ta có
D = H2T +H1N +B2
⇒ D′ = H ′2T +H2T ′ +H ′1N +H1N ′ +B′2
= H ′2T +H2k1N +H
′
1N +H1(−k1T + k2B1)− k3B1
= (H ′2 − k1H1)T + (k1H2 +H ′1)N + (k2H1 − k3)B1
= (H ′2 − k1H1)T.
Theo Định lí 1.4.23, α là đường B2-xoắn xiên nếu và chỉ nếu D là một trường
vector hằng hay D′ = 0 hay H ′2 − k1H1 = 0.
Hệ quả 1.4.25 ([13, p. 323]). Cho α : I ⊂ R→ R4 là đường tham số độ dài cung,
{T,N,B1, B2} là trường mục tiêu Frenet dọc α và k1, k2, k3 là các hàm độ cong
của α. Khi đó α là một đường B2-xoắn xiên nếu và chỉ nếu[
1
k1
(
k3
k2
)′]′
+ k1
k3
k2
= 0.
24
Chứng minh. Theo Định lý 1.4.24, ta có
α là một đường B2-xoắn xiên
⇔ H ′2 − k1H1 = 0
⇔
(
− 1
k1
H ′1
)′
− k1H1 = 0
⇔
[
1
k1
(
k3
k2
)′]′
+ k1
k3
k2
= 0.
Định lí 1.4.26 ([13, p. 324]). Cho α : I ⊂ R→ R4 là đường tham số độ dài cung,
{T,N,B1, B2} là trường mục tiêu Frenet dọc α và H1, H2 là các hàm độ cong điều
hòa tựa B2của α. Nếu α là đường B2-xoắn xiên thì
H21 +H
2
2 = const.
Chứng minh. Ta có
X = (H2T +H1N +B2) cosϕ
⇒(H21 +H22 + 1) cos2 ϕ = 1
⇒H21 +H22 =
1− cos2 ϕ
cos2 ϕ
= tan2 ϕ = const.
Hệ quả 1.4.27 ([13, p. 325]). Nếu α : I ⊂ R→ R4 là đường tham số độ dài cung
với k1(s), k2(s), k3(s) là các hàm độ cong khác không của α là đường B2-xoắn xiên,
khi đó (
k3
k2
)2
+
1
k21
((
k3
k2
)′)2
= tan2 ϕ = const.,
với ϕ là góc không đổi tạo bởi trường vector B2 và trường vetor cố định X.
Chứng minh. Theo Định lý 1.4.26, α là đường B2-xoắn xiên thì
H21 +H
2
2 = tan
2 ϕ = const.
⇒
(
k3
k2
)2
+
1
k21
((
k3
k2
)′)2
= tan2 ϕ = const.
Nhận xét 1.4.28. Chiều ngược lại nếu có, trong Hệ quả 1.4.27 không phải lúc nào
cũng đúng. Go¨k,Cami,Hacisalihogˇlu đã chứng tỏ chiều ngược lại được phát biểu
bởi Onder, Kaza, Kocayigit, Kilic [25, p. 1436] không đúng bằng cách đưa ra phản
ví dụ sau đây.
25
Ví dụ 1.4.29. Xét đường tham số độ dài cung α trong không gian R4 cho bởi
α(s) = (α1(s), α2(s), α3(s), α4(s)),
với
α1(s) = a cos
(
r√
a2r2 + b2
s
)
, α2(s) = a sin
(
r√
a2r2 + b2
s
)
,
α3(s) = b cos
(
r√
a2r2 + b2
s
)
, α4(s) = b sin
(
r√
a2r2 + b2
s
)
.
Đặt
m =
1√
a2r2 + b2
và n =
1√
a2r4 + b2
.
Ta tính
T = (−amr sin(mrs), amr cos(mrs),−bm sin(ms), bm cos(ms)),
N = (−anr2 cos(mrs),−anr2 sin(mrs),−bn cos(ms),−bn sin(ms)),
B1 = (bm sin(mrs),−bm cos(mrs),−amr sin(ms), amr cos(ms)),
B2 = (bn cos(mrs), bn sin(mrs),−anr2 cos(ms),−anr2 sin(ms)).
Khi đó
k1 =
m2
n
,
k2 = m
2nabr(r2 − 1),
k3 = nr.
Suy ra (
k3
k2
)2
+
1
k21
((
k3
k2
)′)2
= const.
Trường vector Darboux của đường α cho bởi
D = −
[
1
k1
(
k3
k2
)′]
T +
k3
k2
N +B2.
Vì (
k3
k2
)′ = 0, nên ta viết D =
k3
k2
N +B2. Suy ra
D′ =
k3
k2
N ′ +B′2 =
k3
k2
(−k1T + k2B1)− k3B1 = −k1k3
k2
T.
Do đó, D không là một trường vectorhằng. Theo Định lí 1.4.23, α không là một
đường B2-xoắn xiên.
26
Chương 2
MẶT TRONG KHÔNG GIAN R4
Trong chương này, chúng tôi giới thiệu sơ lược về mặt chính quy trong không gian
R4, trình bày khái niệm ellipse độ cong, từ đó rút ra các bất biến địa phương trong
không gian R4. Sau đó, chúng tôi tìm điều kiện để ellipse độ cong suy biến thành
một điểm hay một đoạn thẳng của hai loại mặt tròn xoay trong không gian R4.
Cuối cùng, chúng tôi khảo sát các loại mặt tròn xoay cực tiểu trong không gian
R4.
2.1 Mặt chính quy
Trong mục này, chúng tôi giới thiệu sơ lược về mặt chính quy trong không gian
R4, dạng cơ bản thứ nhất, dạng cơ bản thứ hai của mặt chính quy trong không
gian R4.
Định nghĩa 2.1.1. Cho U là một miền trong không gian R2, tức là một tập mở
liên thông và
X : U → R4
là một ánh xạ trơn (đến lớp cần thiết). Ký hiệu M = X(U). Khi đó, M được gọi
là mặt tham số và X được gọi là tham số hóa của M theo tham số (u, v) ∈ U.
Mặt tham số M được gọi là chính quy nếu với mọi (u, v) ∈ U , hệ {Xu, Xv} độc
lập tuyến tính.
Từ đây trở về sau, ta ký hiệu M = X(U) là mặt chính quy với X : U → R4 là
tham số hóa của M .
Định nghĩa 2.1.2. Với mỗi điểm p = X(u, v) ∈M , ta kí hiệu
TpM = {λXu + µXv : λ, µ ∈ R},
NpM = {N ∈ R4 : 〈N,Xu〉 = 〈N,Xv〉 = 0}
lần lượt là không gian tiếp xúc và không gian pháp của M tại p.
27
Nhận xét 2.1.3. Không gian tiếp xúc và không gian pháp của mặt chính quy tại
mỗi điểm đều có số chiều bằng 2.
Gọi {e1, e2}, {e3, e4} lần lượt là các cơ sở trực chuẩn của TpM và NpM .
Định nghĩa 2.1.4. Với mỗi điểm p = X(u, v), vector w = w1Xu + w2Xv ∈ TpM ,
dạng cơ bản thứ nhất của M tại p trong không gian R4 cho bởi:
Ip : TpM −→ R
w 7−→ Ip(w) = 〈w,w〉 = Ew21 + 2Fw1w2 +Gw22,
trong đó
E = 〈Xu, Xu〉 , F = 〈Xu, Xv〉 = 〈Xv, Xu〉 , G = 〈Xv, Xv〉
được gọi là các hệ số của dạng cơ bản thứ nhất.
Nhận xét 2.1.5. Dạng cơ bản thứ nhất trong không gian R4 trùng với dạng cơ
bản thứ nhất trong không gian R3.
Định nghĩa 2.1.6. Với mỗi điểm p = X(u, v), vector w = w1Xu + w2Xv ∈ TpM ,
dạng cơ bản thứ hai IIp : TpM −→ NpM của M tại p trong không gian R4 cho bởi
IIp(w) = (aw
2
1 + 2 bw1w2 + cw
2
2) e3 + (ew
2
1 + 2 f w1w2 + g w
2
2) e4,
trong đó
a = 〈Xuu, e3〉 , e = 〈Xuu, e4〉 ,
b = 〈Xuv, e3〉 , f = 〈Xuv, e4〉 ,
c = 〈Xvv, e3〉 , g = 〈Xvv, e4〉
được gọi là các hệ số của dạng cơ bản thứ hai.
Nhận xét 2.1.7. Trong không gian R3, với mỗi điểm p = X(u, v), vector w =
w1Xu + w2Xv ∈ TpM , dạng cơ bản thứ hai IIp : TpM −→ R của M tại p trong
không gian R3 cho bởi
IIp(w) = ew
2
1 + 2 f w1w2 + g w
2
2,
trong đó
e = 〈Xuu, N〉 ,
f = 〈Xuv, N〉 ,
g = 〈Xvv, N〉
(N là pháp vector đơn vị của mặt M tại p). Do đó, dạng cơ bản thứ hai của mặt
trong không gian R4 là mở rộng của dạng cơ bản thứ hai của mặt trong không
gian R3.
28
Mệnh đề 2.1.8. Dạng cơ bản thứ hai của mặt trong không gian R4 không phụ
thuộc vào cách chọn cơ sở trực chuẩn {e3, e4}.
Chứng minh. Dạng cơ bản thứ hai của M tại p được viết lại như sau
IIp(w) = (a e3 + e e4)w
2
1 + 2(b e3 + f e4)w1w2 + (c e3 + g e4)w
2
2.
Giả sử {e′3, e′4} là một sơ sở trực chuẩn bất kỳ của NpM . Khi đó[
e′3
e′4
]
=
[
a11 a12
a21 a22
] [
e3
e4
]
,
với A =
[
a11 a12
a21 a22
]
là ma trận chuyển cơ sở từ {e′3, e′4} sang {e3, e4}.
Ta chứng minh
ae′3 + ee
′
4 = ae3 + ee4.
Ta có
ae′3 + ee
′
4 =
〈
Xuu, e
′
3
〉
e′3 +
〈
Xuu, e
′
4
〉
e′4
= 〈Xuu, a11e3 + a12e4〉 (a11e3 + a12e4)
+ 〈Xuu, a21e3 + a22e4〉 (a21e3 + a22e4)
=
〈
Xuu, a
2
11e3 + a11a12e4
〉
e3 +
〈
Xuu, a11a12e3 + a
2
12e4
〉
e4
+
〈
Xuu, a
2
21e3 + a21a22e4
〉
e3 +
〈
Xuu, a21a22e3 + a
2
22e4
〉
e4
=
〈
Xuu, (a
2
11 + a
2
21)e3 + (a11a12 + a21a22)e4
〉
e3
+
〈
Xuu, (a11a12 + a21a22)e3 + (a
2
12 + a
2
22)e4
〉
e4.
Vì A là ma trận trực giao nên
AtA = I ⇔
[
a11 a21
a12 a22
] [
a11 a12
a21 a22
]
=
[
1 0
0 1
]
.
Suy ra
a211 + a
2
21 = 1, a11a12 + a21a22 = 0, a
2
12 + a
2
22 = 1.
Do đó
ae′3 + ee
′
4 = 〈Xuu, e3〉 e3 + 〈Xuu, e4〉 e4 = ae3 + ee4.
Chứng minh tương tự, ta có
b e′3 + f e
′
4 = b e3 + f e4,
c e′3 + g e
′
4 = c e3 + g e4.
29
Do đó
IIp(w) = (a e
′
3 + e e
′
4)w
2
1 + 2(b e
′
3 + f e
′
4)w1w2 + (c e
′
3 + g e
′
4)w
2
2
= (aw21 + 2 bw1w2 + cw
2
2) e
′
3 + (ew
2
1 + 2 f w1w2 + g w
2
2) e
′
4.
Vậy dạng cơ bản thứ hai không phụ thuộc vào cách chọn cơ sở trực chuẩn {e3, e4}.
Nhận xét 2.1.9. Các đại lượng ae3 + ee4, be3 + fe4, ce3 + ge4 không phụ thuộc
vào cách chọn cơ sở trực chuẩn {e3, e4}.
2.2 Ellipse độ cong
2.2.1 Khái niệm
Cho M là một mặt chính quy trong không gian R4, p là một điểm nằm trên M ,
vectơ v ∈ TpM . Gọi Hv = {λv} ⊕ NpM,λ ∈ R ({λv} là đường thẳng qua p theo
phương v). Khi đó, Hv là một siêu phẳng. Giao của siêu phẳng này với mặt M là
một đường cong γv trong không gian, được gọi là lát cắt chuẩn tắc của M theo
phương v.
Xét đường tròn đơn vị S1 trong TpM được tham số bởi góc θ, 0 ≤ θ ≤ 2pi. Khi v di
chuyển trên đường tròn này, ta xác định được một họ các lát cắt chuẩn tắc, vector
độ cong pháp η(v) của γv tại p tương ứng sẽ mô tả một ellipse trên NpM , gọi là
ellipse độ cong của M tại p, ký hiệu là Ep.
Ellipse độ cong của M tại p có thể được xem là ảnh của ánh xạ
η : R −→ NpM
θ 7−→ η(θ) = IIp(v),
trong đó v = cos θe1 + sin θe2 với {e1, e2} là một cơ sở trực chuẩn của TpS.
Ta có
η(θ) = IIp(v) = (a cos
2 θ + 2b cos θ sin θ + c sin2 θ)e3+
+ (e cos2 θ + 2f cos θ sin θ + g sin2 θ)e4
=
1
2
[(a+ c)e3 + (e+ g)e4] +
+
1
2
[(a− c)e3 + (e− g)e4] cos 2θ + (be3 + fe4) sin 2θ.
Đặt δ11 = ae3 +ee4, δ12 = be3 +fe4, δ22 = ce3 +ge4, công thức trên được viết ngắn
gọn như sau
η(θ) =
1
2
(δ11 + δ22) +
1
2
(δ11 − δ22) cos 2θ + δ12 sin 2θ. (2.2.1)
30
Nhận xét 2.2.1. Từ (2.2.1) ta thấy rằng khi v quay đúng một vòng quanh đường
tròn S1 ⊂ TpM (θ biến thiên từ 0 đến 2pi) thì vector độ cong pháp η(v) quay hai
vòng quanh một ellipse có tâm là H = 1
2
(δ11 + δ22). Như vậy mỗi điểm của Ep
tương ứng với hai điểm trên đường tròn S1 đối xứng nhau qua tâm của S1.
Nhận xét 2.2.2. Theo Mệnh đề 2.1.8, ellipse độ cong không phụ thuộc vào cách
chọn cơ sở trực chuẩn {e3, e4}.
Khi δ11 = δ22 và δ12 = 0 đồng thời xảy ra thì ellipse độ cong suy biến thành một
điểm, do đó ta có khẳng định sau đây.
Mệnh đề 2.2.3 ([15, p. 22]). Ellipse độ cong suy biến thành một điểm khi và chỉ
khi
b = f = 0 và
{
a = c
e = g
.
Khi δ11 = δ22 và δ12 = 0, tức là b = f = 0 hoặc
{
a = c
e = g
nhưng không đồng thời
xảy ra thì ellipse độ cong suy biến thành một đoạn thẳng.
Khi δ11 6= δ22 và δ12 6= 0, ta có khẳng định sau.
Mệnh đề 2.2.4 ([15, p. 22]). Khi δ11 6= δ22 và δ12 6= 0, ellipse độ cong suy biến
thành một đoạn thẳng nếu và chỉ nếu
(a− c)f = (e− g)b.
Chứng minh. Từ biểu diễn của ellipse độ cong
η(θ) =
1
2
(δ11 + δ22) +
1
2
(δ11 − δ22) cos 2θ + δ12 sin 2θ,
ta thấy rằng ellipse độ cong suy biến thành một đoạn thẳng thì δ11 − δ22 và δ12
phụ thuộc tuyến tính. Do đó tồn tại k 6= 0 sao cho δ11 − δ22 = kδ12. Từ đó
a− c = kb và e− g = kf.
Vì vậy (a− c)f = (e− g)b.
Ngược lại, nếu (a− c)f = (e− g)b thì tồn tại k 6= 0 để a− c = kb và e− g = kf.
Lúc này
η(θ) =
1
2
[(a+ c)e3 + (e+ g)e4] + [
1
2
kbe3 +
1
2
kfe4] cos 2θ + (be3 + fe4) sin 2θ
=
1
2
[(a+ c)e3 + (e+ g)e4] + (be3 + fe4)ρ(θ),
trong đó ρ(θ) =
1
2
k cos 2θ+ sin 2θ. Điều này chứng tỏ η(θ) là một đoạn thẳng, tức
là ellipse độ cong suy biến thành một đoạn thẳng.
31
Mệnh đề 2.2.5 ([15, p. 23]). Nếu ellipse độ cong là một đường tròn thì
(e− g)2 = 4b2.
Định nghĩa 2.2.6. Vector H = 1
2
(δ11 + δ22) được gọi là vector độ cong trung bình
của M tại p.
Ta đã có
η(θ) =
1
2
[(a+ c)e3 + (e+ g)e4] +
1
2
[(a− c)e3 + (e− g)e4] cos 2θ+ (be3 + fe4) sin 2θ.
Biến đổi công thức lại như sau
η(θ)−H = [1
2
(a− c) cos 2θ + b sin 2θ]e3 + [1
2
(e− g) cos 2θ + f sin 2θ]e4.
Ta có thể biểu diễn dưới dạng ma trận
η(θ)−H =
[
1
2(a− c) b
1
2(e− g) f
] [
cos 2θ
sin 2θ
]
.
Nhận xét 2.2.7. Từ Nhận xét 2.1.9 ta thấy vector độ cong trung bình không phụ
thuộc vào cách chọn cơ sở trực chuẩn {e3, e4}.
Nhận xét 2.2.8. Ta có thể hình dung ellipse độ cong một cách trực quan hình học
như sau: ảnh của một đường tròn đơn vị được tham số bởi góc θ trong mặt phẳng
tiếp xúc qua ánh xạ η là một ellipse, vector độ cong pháp của nhát cắt chuẩn tắc
di chuyển trên một ellipse trong mặt phẳng pháp, quanh vectơ độ cong trung bình,
ellipse này là ellipse độ cong.
Mệnh đề 2.2.9 ([15, p. 24]). Ellipse độ cong không đổi qua phép đổi tham số của
mặt.
Nhận xét 2.2.10. Giả sử mặtM có tham số hóa trực giao, tức là F = 〈Xu, Xv〉 =
0, được cho bởi
X : U ⊂ R2 −→ R4
(u, v) 7−→ X(u, v).
Khi đó, { Xu√
E
,
Xu√
G
} là một sơ sở trực chuẩn cho TpM . Lúc này, với mọi vector
v = cos θ
Xu√
E
+ sin θ
Xu√
G
, ellipse độ cong được viết
η(θ) =(
a
E
cos2 θ + 2
b√
EG
cos θ sin θ +
c
G
sin2 θ)e3
+ (
e
E
cos2 θ + 2
f√
EG
cos θ sin θ +
g
G
sin2 θ)e4
=
1
2
[
(
a
E
+
c
G
) e3 + (
e
E
+
g
G
) e4
]
+
1
2
[
(
a
E
− c
G
) e3 +
1
2
(
e
E
− g
G
) e4
]
cos 2θ
+
(
b√
EG
e3 +
f√
EG
e4
)
sin 2θ.
32
Ta sử dụng ellipse độ cong như trên để khảo sát mặt tham số trực giao X(u, v).
Mệnh đề 2.2.11 ([15, p. 31]). Mặt M là một phần của mặt phẳng khi và chỉ khi
các hệ số của dạng cơ bản thứ hai của M đều bằng 0.
Định lí 2.2.12 ([15, p. 33]). Nếu mặt M nằm trên một siêu phẳng thì ellipse độ
cong tại mọi điểm suy biến thành một đoạn thẳng hoặc một điểm.
2.2.2 Các bất biến địa phương
Chọn {e1, e2} sao cho U = (η −H)(0) là vector nửa trục lớn, B = (η −H)(pi4 ) là
vector nửa trục bé của ellipse độ cong của M thì [15, p. 25]
U = 1
2
(a− c)e3 + 1
2
(e− g)e4,
B = be3 + fe4.
Khi đó, diện tích của ellipse độ cong là
S =
pi
2
|(a− c)f − (e− g)b| .
Định nghĩa 2.2.13. N = (a− c)f − (e− g)b được gọi là độ cong pháp của M tại
p.
Trong tính toán cụ thể, nếu xét mặt tham số trực giao thì độ cong pháp được tính
theo công thức sau
N =
( a
E
− c
G
) f√
EG
−
( e
E
− g
G
) b√
EG
.
Nhận xét 2.2.14. Vì S =
pi
2
|N | mà ellipse độ cong là bất biến, nên độ cong pháp
N là đại lượng bất biến.
Ta có
H2 − U2 − B2 = 1
4
(a+ c)2 − 1
4
(e+ g)2 − 1
4
(a− e)2 + 1
4
(e− g)2 − b2 − f2
=
1
4
[a2 + 2ac+ c2 + e2 + 2eg + g2 − a2 + 2ac− c2 − e2
+ 2eg − g2]− b2 − f2
= ac− b2 + eg − f2.
Định nghĩa 2.2.15. K = ac− b2 + eg − f2 được gọi là độ cong Gauss của M tại
p.
33
Lúc này
K = H2 − U2 − B2.
Trong tính toán cụ thể, nếu xét mặt tham số bất kỳ thì độ cong Gauss được tính
theo công thức sau
K =
ac− b2 + eg − f2
EG− F 2 .
Nhận xét 2.2.16. Độ cong Gauss K là đại lượng bất biến.
Định lí 2.2.17 ([15, p. 34]). Nếu tại mọi điểm p trên mặt M mà N = 0 và K 6= 0
thì M nằm trong một siêu phẳng.
2.3 Mặt tròn xoay
Trong không gian R3, mặt tròn xoay được tham số bằng cách lấy một đường cong
c trong mặt phẳng Oe1e2
c(u) = (x(u), r(u), 0), u ∈ R.
Sau đó, quay đường cong c quanh trục Oe1 (hay quay đường cong c khi cố định
trục Oe1) ta được mặt tròn xoay có tham số hóa
X(u, v) = (x(u), r(u) cos v, r(u) sin v), u ∈ R, v ∈ [0, 2pi).
Mặt tròn xoay trong không gian R4 được nghiên cứu bởi Cole [6] (1890), Moore
[23, 24] (1919, 1920) và gần đây là Eisenberg [7] (2004), Ganchev, Milousheva
[8, 9, 10, 11, 12] (2008-2010).
Ta ký hiệu Oe1e2e3e4 là mục tiêu trực chuẩn của không gian R4.
2.3.1 Mặt tròn xoay loại 1
Xét đường tham số độ dài cung c trong siêu phẳng Oe1e2e3 cho bởi
c(u) = (x1(u), x2(u), r(u), 0); u ∈ J ⊂ R,
với (x′1)2 + (x′2)2 + (r′)2 = 1 và r > 0. Lúc này, quay đường cong c khi cố định
2-phẳng Oe1e2 ta được mặt tròn xoay loại 1 trong không gian R4 có tham số hóa
X(u, v) = (x1(u), x2(u), r(u) cos v, r(u) sin v); u ∈ J ⊂ R, v ∈ [0, 2pi). (2.3.1)
Khi c không phải là đường thẳng, ta có
Xu = (x
′
1, x
′
2, r
′ cos v, r′ sin v);
Xv = (0, 0,−r sin v, r cos v);
Xuu = (x
′′
1, x
′′
2, r
′′ cos v, r′′ sin v);
Xuv = (0, 0,−r′ sin v, r′ cos v);
Xvv = (0, 0,−r cos v,−r sin v).
34
Các hệ số của dạng cơ bản thứ nhất
E = 〈Xu, Xu〉 = 1, F = 〈Xu, Xv〉 = 0, G = 〈Xv, Xv〉 = r2.
Chọn e1 =
Xu√
E
, e2 =
Xv√
G
. Khi đó {e1, e2} là một cơ sở trực chuẩn của không gian
tiếp xúc. Chọn
e3 =
1
k
(x′′1, x
′′
2, r
′′ cos v, r′′ sin v),
e4 =
1
k
(x′2r
′′ − x′′2r′, x′′1r′ − x′1r′′, (x′1x′′2 − x′′1x′2) cos v, (x′1x′′2 − x′′1x′2) sin v),
với k =
√
(x′′1)2 + (x′′2)2 + (r′′)2. Khi đó {e3, e4} là một cơ sở trực chuẩn của không
gian pháp.
Các hệ số của dạng cơ bản thứ hai
a = 〈Xuu, e3〉 = k; e = 〈Xuu, e4〉 = 0;
b = 〈Xuv, e3〉 = 0; f = 〈Xuv, e4〉 = 0;
c = 〈Xvv, e3〉 = −rr
′′
k
; g = 〈Xvv, e4〉 = −r(x
′
1x
′′
2 − x′′1x′2)
k
.
Ta có
δ11 = a e3 + e e4 = k e3;
δ12 = b e3 + f e4 = 0;
δ22 = c e3 + g e4 =
−rr′′
k
e3 +
−r(x′1x′′2 − x′′1x′2)
k
e4.
Vì mặt tròn xoay loại 1 có tham số hóa trực giao nên ellipse độ cong Ep có dạng
η(θ) =
1
2
(
δ11
E
+
δ22
G
)
+
1
2
(
δ11
E
− δ22
G
)
cos 2θ +
δ12√
EG
sin 2θ.
Nhận xét 2.3.1. Vì δ12 = 0 nên ellipse độ cong của mặt tròn xoay loại 1 khi c
khác đường thẳng suy biến thành một điểm hoặc một đoạn thẳng.
2.3.2 Mặt tròn xoay loại 2
Xét đường tham số c trong phẳng Oe1e3 được xác định như sau
c(u) = (f(u), 0, g(u), 0);u ∈ J ⊂ R.
Lúc này, quay đường cong trên khi cố định hai mặt phẳng Oe1e2 và Oe3e4 ta được
mặt tròn xoay loại 2 trong không gian R4 có tham số hóa
X(u, v) = (f(u) cosαv, f(u) sinαv, g(u) cos βv, g(u) sin βv); (2.3.2)
35
với u ∈ J ⊂ R, v ∈ [0, 2pi), α, β là các hằng số dương, f và g là hai hàm trơn thỏa
mãn
α2f2(u) + β2g2(u) > 0, f ′2(u) + g′2(u) > 0, u ∈ J. (2.3.3)
Ta có
Xu = (f
′ cosαv, f ′ sinαv, g′ cos βv, g′ sin βv);
Xv = (−αf sinαv, αf cosαv,−βg sin βv, βg cos βv);
Xuu = (f
′′ cosαv, f ′′ sinαv, g′′ cos βv, g′′ sin βv);
Xuv = (−αf ′ sinαv, αf ′ cosαv,−βg′ sin βv, βg′ cos βv);
Xvv = (−α2f cosαv,−α2f sinαv,−β2g cos βv,−β2g sin βv).
Các hệ số của dạng cơ bản thứ nhất
E = 〈Xu, Xu〉 = f ′2 + g′2,
F = 〈Xu, Xv〉 = 0,
G = 〈Xv, Xv〉 = α2f2 + β2g2.
Chọn e1 =
Xu√
E
, e2 =
Xv√
G
. Khi đó {e1, e2} là một cơ sở trực chuẩn của không gian
tiếp xúc. Chọn
e3 =
1√
f ′2 + g′2
(g′ cosαv, g′ sinαv,−f ′ cos βv,−f ′ sin βv),
e4 =
1√
α2f2 + β2g2
(−βg sinαv, βg cosαv, αf sin βv,−αf cos βv).
Khi đó {e3, e4} là một cơ sở trực chuẩn của không gian pháp. Các hệ số của dạng
cơ bản thứ hai
a = 〈Xuu, e3〉 = g
′f ′′ − f ′g′′√
f ′2 + g′2
; e = 〈Xuu, e4〉 = 0;
b = 〈Xuv, e3〉 = 0; f = 〈Xuv, e4〉 = αβ(gf
′ − fg′)√
α2f2 + β2g2
;
c = 〈Xvv, e3〉 = β
2gf ′ − α2fg′√
f ′2 + g′2
; g = 〈Xvv, e4〉 = 0.
Ta có
δ11 = a e3 + e e4 =
g′f ′′ − f ′g′′√
f ′2 + g′2
e3;
δ12 = b e3 + f e4 =
αβ(gf ′ − fg′)√
α2f2 + β2g2
e4;
δ22 = c e3 + g e4 =
β2gf ′ − α2fg′√
f ′2 + g′2
e3.
36
Vì mặt tròn xoay loại 2 có tham số hóa trực giao nên ellipse độ cong Ep có dạng
η(θ) =
1
2
(
δ11
E
+
δ22
G
)
+
1
2
(
δ11
E
− δ22
G
)
cos 2θ +
δ12√
EG
sin 2θ.
Mệnh đề 2.3.2. Ellipse độ cong của mặt tròn xoay loại 2 tại mọi điểm suy biến
thành một điểm khi và chỉ khi nó là một phần của mặt phẳng.
Chứng minh. Ellipse độ cong Ep suy biến thành một điểm khi và chỉ khi
δ11
E
=
δ22
G
δ12 = 0
⇔
g′f ′′ − f ′g′′
f ′2 + g′2
=
β2gf ′ − α2fg′
α2f2 + β2g2
gf ′ − fg′ = 0
. (2.3.4)
Kết hợp với điều kiện (2.3.3) ta được
g′f ′′ − f ′g′′
f ′2 + g′2
=
β2gf ′ − α2fg′
α2f2 + β2g2
gf ′ − fg′ = 0
f ′2 + g′2 6= 0, α2f2 + β2g2 6= 0, α > 0, β > 0
⇔
g = 0, f 6= const.
g 6= 0(
f
g
)′
= 0
g′f ′′ − f ′g′′
f ′2 + g′2
=
β2gf ′ − α2fg′
α2f2 + β2g2
f ′2 + g′2 6= 0, α2f2 + β2g2 6= 0, α > 0, β > 0
⇔
g = 0, f 6= const.
g 6= 0
f = kg, (k : const.)
k(β2 − α2)gg′ = 0
f ′2 + g′2 6= 0, α2f2 + β2g2 6= 0, α > 0, β > 0
⇔
g = 0, f 6= const.
g 6= 0
f = kg, (k : const.) k = 0α2 = β2
g = const. (loại)
f ′2 + g′2 6= 0, α2f2 + β2g2 6= 0, α > 0, β > 0
37
⇔
g = 0, f 6= const.
f = 0, g 6= const.
α = β > 0
f = kg (k : const. 6= 0)
g 6= const.
.
Trong các trường hợp trên, ta đều có các hệ số của dạng cơ bản thứ hai
a = b = c = e = f = g = 0.
Do đó theo Mệnh đề 2.2.11, mặt tròn xoay loại 2 là một phần của mặt phẳng.
Nhận xét 2.3.3. Khi ellipse độ cong Ep của mặt tròn xoay loại 2 suy biến thành
một điểm thì Ep có dạng η(θ) = 0, vector độ cong trung bình triệt tiêu, nghĩa là
Ep suy biến thành điểm p.
Nhận xét 2.3.4. Khi
δ11
E
6= δ22
G
và
δ12√
EG
6= 0 thì Ep của mặt tròn xoay loại 2
không suy biến thành một đoạn thẳng. Thật vậy, theo Mệnh đề 2.2.4, Ep suy biến
thành một đoạn thẳng khi và chỉ khi( a
E
− c
G
)
f =
( e
E
− g
G
)
b.
Khi đó, vế phải luôn bằng 0. Vì
δ11
E
6= δ22
G
và
δ12√
EG
6= 0 nên a
E
6= c
G
và f 6= 0,
suy ra vế trái luôn khác 0. Do đó, đẳng thức trên không xảy ra.
Mệnh đề 2.3.5. Khi
α 6= β và f = kg (k : const. 6= 0, g 6= const.)
thì ellipse độ cong Ep của mặt tròn xoay loại 2 suy biến thành một đoạn thẳng.
Chứng minh. Khi
δ11
E
6= δ22
G
và δ12 = 0 thì Ep suy biến thành một đoạn thẳng. Ta
có
δ11
E
6= δ22
G
δ12 = 0
⇔
a
E
6= c
G
f = 0
⇔
g′f ′′ − f ′g′′
f ′2 + g′2
6= β
2gf ′ − α2fg′
α2f2 + β2g2
gf ′ − fg′ = 0
. (2.3.5)
38
Kết hợp phương trình thứ hai trong (2.3.5) và điều kiện (2.3.3) ta được{
gf ′ − fg′ = 0
f ′2 + g′2 6= 0, α2f2 + β2g2 6= 0, α > 0, β > 0
⇔
g = 0
g 6= 0(
f
g
)′
= 0
f ′2 + g′2 6= 0, α2f2 + β2g2 6= 0, α > 0, β > 0
⇔
g = 0g 6= 0f = kg (k : const.)
f ′2 + g′2 6= 0, α2f2 + β2g2 6= 0, α > 0, β > 0
⇔
g = 0, f 6= const.
f = 0, g 6= const.f = kg (k : const. 6= 0)g 6= const.
.
Khi đó
(2.3.5) ⇔
g′f ′′ − f ′g′′
f ′2 + g′2
6= β
2gf ′ − α2fg′
α2f2 + β2g2
f = kg (k : const. 6= 0)
g 6= const.
⇔
kg′g′′ − kg′g′′
k2g′2 + g′2
6= β
2kgg′ − α2kgg′
α2k2g2 + β2g2
f = kg (k : const. 6= 0)
g 6= const.
⇔
(β2 − α2)kgg′ 6= 0
f = kg (k : const. 6= 0)
g 6= const.
⇔
α 6= β (α, β > 0)
f = kg (k : const. 6= 0)
g 6= const.
.
Xét mặt tròn xoay loại 2 có ellipse độ cong Ep suy biến thành một đoạn thẳng
39
trong mệnh đề 2.3.5, khi đó
a =
g′kg′′ − kg′g′′√
k2g′2 + g′2
= 0; e = 0;
b = 0; f =
αβ(gkg′ − kgg′)√
α2k2g2 + β2g2
= 0;
c =
k(β2 − α2)gg′√
k2 + 1 |g′| ; g = 0;
và Ep có dạng
η(θ) =
1
2
c
G
e3 − 1
2
c
G
e3 cos 2θ
=
1
2
c
G
(1− cos 2θ) e3
=
1
2
k(β2 − α2)g′√
k2 + 1(α2k2 + β2) |g′| g (1− cos 2θ) e3.
Từ đó, ta có các nhận xét sau.
Nhận xét 2.3.6. Ep của mặt tròn xoay loại 2 trong mệnh đề 2.3.5 là một đoạn
thẳng cùng phương với vector e3, có độ dài∣∣∣ c
G
∣∣∣ = ∣∣k(β2 − α2)∣∣√
k2 + 1(α2k2 + β2) |g| .
Nhận xét 2.3.7. Với θ = kpi (k ∈ Z) thì η(θ) = 0, do đó Ep đi qua p.
Ví dụ 2.3.8. Xét mặt tròn xoay loại 2 với g = u, f = ku (k : const. 6= 0) có tham
số hóa
X(u, v) = (ku cosαv, ku sinαv, u cos βv, u sin βv),
với u ∈ R \ {0}, v ∈ [0, 2pi);α 6= β là các hằng số dương.
Khi đó Ep có dạng
η(θ) =
1
2
k(β2 − α2)√
k2 + 1(α2k2 + β2)u
(1− cos2θ) e3.
Ep là một đoạn thẳng qua p và có độ dài
∣∣∣ c
G
∣∣∣ = ∣∣k(β2 − α2)∣∣√
k2 + 1(α2k2 + β2) |u| .
Ví dụ 2.3.9. Xét mặt tròn xoay loại 2 với g = sinu, f = k sinu (k : const. 6= 0)
có tham số hóa
X(u, v) = (k sinu cosαv, k sinu sinαv, sinu cos βv, sinu sin βv),
với u ∈ R \ { lpi
2
, l ∈ N}, v ∈ [0, 2pi) và α 6= β là các hằng số dương.
40
Khi đó Ep có dạng
η(θ) =
1
2
k(β2 − α2) cosu√
k2 + 1(α2k2 + β2) |cosu| sinu (1− cos2θ) e3.
Ep là một đoạn thẳng qua p và có độ dài
∣∣∣ c
G
∣∣∣ = ∣∣k(β2 − α2)∣∣√
k2 + 1(α2k2 + β2) |sinu| .
Nhận xét 2.3.10. Khi
g′f ′′ − f ′g′′
f ′2 + g′2
=
β2gf ′ − α2fg′
α2f2 + β2g2
gf ′ − fg′ 6= 0
f ′2 + g′2 6= 0, α2f2 + β2g2 6= 0, α > 0, β > 0
(2.3.6)
thì ellipse độ cong suy biến thành một đoạn thẳng.
Thật vậy, khi
δ11
E
=
δ22
G
và δ12 6= 0 thì epllipse độ cong suy biến thành một đoạn
thẳng. Ta có
δ11
E
=
δ22
G
δ12 6= 0
⇔
a
E
=
c
G
f 6= 0
⇔
g′f ′′ − f ′g′′
f ′2 + g′2
=
β2gf ′ − α2fg′
α2f2 + β2g2
gf ′ − fg′ 6= 0
.
Kết hợp với điều kiện (2.3.3) ta được hệ (2.3.6).
2.4 Mặt cực tiểu
Định nghĩa 2.4.1. Mặt M được gọi là mặt cực tiểu trong không gian R4 nếu
vector độ cong trung bình H triệt tiêu tại mọi điểm.
Xét mặt M = X(U) với tham số hóa trực giao. Khi đó, vetor độ cong trung bình
cho bởi
H = 1
2
(
a
E
+
c
G
) e3 +
1
2
(
e
E
+
g
G
) e4.
Lúc đó, H triệt tiêu khi và chỉ khi
a
E
= − c
G
và
e
E
= − g
G
.
Nhận xét 2.4.2. Mặt phẳng là mặt cực tiểu trong không gian R4.
Mệnh đề 2.4.3 ([15, p. 44]). M là mặt cực tiểu thỏa K = 0 khi và chỉ khi M là
mặt phẳng.
41
2.4.1 Mặt tròn xoay loại 1 cực tiểu
Nhận xét 2.4.4. Khi quay đường thẳng c khi cố định 2-phẳng Oe1e2, mặt tròn
xoay cực tiểu nhận được là mặt phẳng.
Thật vậy, khi quay đường thẳng c khi cố định 2-phẳng Oe1e2, ta được mặt tròn
xoay với tham số hóa
X(u, v) = (a1u+ b1, a2u+ b2, (a3u+ b3) cos v, (a3u+ b3) sin v),
với ai, bi ∈ R, i = 1, 3; u ∈ J ⊂ R, v ∈ [0, 2pi); a21 + a22 + a23 = 1, a3u+ b3 > 0.
Ta có
Xu = (a1, a2, a3 cos v, a3 sin v);
Xv = (0, 0,−(a3 + b3) sin v, (a3 + b3) cos v);
Xuu = (0, 0, 0, 0);
Xuv = (0, 0,−a3 sin v, a3 cos v);
Xvv = (0, 0,−(a3 + b3) cos v,−(a3 + b3) sin v).
Nếu a3 = 0 thì dễ thấy các hệ số của dạng cơ bản thứ hai a = b = e = f = 0.
Nếu a3 6= 0, ta chọn cơ sở trực chuẩn cho không gian pháp là
e3 =(a1, a2,
a23 − 1
a3
cos v,
a23 − 1
a3
sin v),
e4 =(a2,−a1, 0, 0).
Khi đó, ta cũng có a = b = e = f = 0.
Như vậy, khi c là đường thẳng thì mặt nhận được có độ cong Gauss K = 0. Do
đó theo Mệnh đề 2.4.3, mặt nhận được là mặt cực tiểu khi và chỉ khi nó là mặt
phẳng.
Nhận xét 2.4.5. Khi c là đường thẳng thì mặt tròn xoay loại 1 có các hệ số của
dạng cơ bản thứ hai b = f = 0 nên ellipse độ cong suy biến thành một điểm hoặc
một đoạn thẳng.
Kết hợp các Nhận xét 2.3.1 và 2.4.5, ta được mệnh đề sau.
Mệnh đề 2.4.6. Ellipse độ cong của mặt tròn xoay loại 1 luôn suy biến thành một
điểm hoặc một đoạn thẳng.
Nhận xét 2.4.7. Khi quay đường cong c khác đường thẳng khi cố định 2-phẳng
Oe1e2 thì mặt tròn xoay nhận được trong không gian R4 là mặt cực tiểu khi và chỉ
khi nó là mặt catenoid trong không gian R3.
Thật vậy, khi c khác đường thẳng thì mặt tròn xoay loại 1 cho bởi
X(u, v) = (x1(u), x2(u), r(u) cos v, r(u) sin v),
42
với u ∈ J ⊂ R, v ∈ [0, 2pi); r > 0.
Mặt tròn xoay loại 1 là mặt cực tiểu khi và chỉ khi{
a
E = − cG
e
E = − gG
⇔
{
k2 − rr′′ = 0
x′1x′′2 − x′′1x′2 = 0
,
với k =
√
(x′′1)2 + (x′′2)2 + (r′′)2.
Khi đó e = f = g = 0, suy ra N = 0 và K =
−r′′
k
.
Vì c khác đường thẳng nên k > 0, mặt khác r > 0 nên theo hệ phương trình trên,
ta có r′′ > 0. Suy ra K 6= 0. Khi đó theo Định lý 2.2.17, mặt tròn xoay loại 1 nằm
trong một siêu phẳng.
Suy ra, mặt tròn xoay loại 1 khi c khác đường thẳng là mặt cực tiểu khi và chỉ khi
nó là mặt phẳng hoặc là mặt catenoid trong không gian R3.
Từ đó ta có mệnh đề sau.
Mệnh đề 2.4.8. Mặt tròn xoay loại 1 trong không gian R4 là mặt cực tiểu khi và
chi khi nó là mặt phẳng hoặc là mặt catenoid trong không gian R3.
2.4.2 Mặt tròn xoay loại 2 cực tiểu
Xét mặt tròn xoay loại 2 khi quay đường cong c(u) = (f(u), 0, g(u), 0);u ∈ J ⊂ R.
khi cố định hai mặt phẳng Oe1e2 và Oe3e4 cho bởi
X(u, v) = (f(u) cosαv, f(u) sinαv, g(u) cos βv, g(u) sin βv);
với u ∈ J ⊂ R, v ∈ [0, 2pi), α, β là các hằng số dương, f và g là hai hàm trơn thỏa
mãn
α2f2(u) + β2g2(u) > 0, f ′2(u) + g′2(u) > 0, u ∈ J.
Mặt tròn xoay loại 2 là mặt cực tiểu khi và chỉ khi{
a
E = − cG
e
E = − gG
⇔ g
′f ′′ − f ′g′′
f ′2 + g′2
= − β
2gf ′ − α2fg′
α2f2 + β2g2
. (2.4.1)
Kết hợp phương trình (2.4.1) và điều kiện (2.3.3), ta có nhận xét sau.
Nhận xét 2.4.9. Nếu f(u) = 0 thì g 6= const. Khi đó, M là một phần của mặt
phẳng.
Nếu chọn α = β, f = kg, k 6= const., g 6= const. thì theo phần chứng minh của
Mệnh đề 2.3.2, mặt thu được là mặt phẳng.
Do đó, mặt phẳng là mặt tròn xoay loại 2 cực tiểu.
43
KẾT LUẬN
Khóa luận bao gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận. Phần nội dung được
trình bày trong hai chương.
Trong chương 1, chúng tôi giới thiệu khái niệm đường tham số và trường mục tiêu
Frenet của đường trong không gian R4. Trong không gian R4, đường tham số được
đặc trưng bởi ba độ cong; nếu đường cong có độ cong thứ ba bằng 0 thì nó nằm
trong siêu phẳng R3. Công thức Frenet của đường trong không gian R4 là mở rộng
của công thức Frenet của đường trong không gian R3. Sau đó, chúng tôi trình bày
điều kiện để một đường cong thuộc một siêu cầu. Cuối chương, chúng tôi tổng quan
được một số đường có tính chất tương tự như các đường đặc biệt trong không gian
R3.
Trong chương 2, chúng tôi giới thiệu khái niệm mặt chính quy trong không gian
R4, khái niệm ellipse độ cong và các bất biến địa phương trong không gian R4.
Sau đó, chúng tôi khảo sát hai loại mặt tròn xoay trong không gian R4. Ellipse
độ cong của mặt tròn xoay loại 1 luôn suy biến thành một điểm hoặc một đoạn
thẳng. Trong Mệnh đề 2.3.2, chúng tôi tìm được điều kiện cần và đủ để ellipse độ
cong của mặt tròn xoay loại 2 suy biến thành một điểm và trong Mệnh đề 2.3.5 là
một trường hợp để ellipse độ cong suy biến thành một đoạn thẳng. Cuối chương,
chúng tôi khảo sát các loại mặt tròn xoay cực tiểu. Mặt tròn xoay cực tiểu loại 1
chính là mặt phẳng hoặc là mặt catenoid trong không gian R3.
Sau một thời gian tìm hiểu về đường và mặt trong không gian R4, chúng tôi nêu
một số hướng phát triển của đề tài là tìm hiểu công thức tính các độ cong của
đường trong không gian R4; tìm hiểu một số đường đặc biệt khác trong không gian
R4 như đường xoắn trụ (cylindrical helices hay inclined curves), đường có tỉ số độ
cong hằng (ccr-curves hay W-curves), đường túc bế, đường thân khai, . . .Mặt cực
tiểu cũng là một lớp mặt khá thú vị, cần được quan tâm; có thể khảo sát thêm
mặt tròn xoay cực tiểu loại 2, mặt kẻ khả triển cực tiểu.
Do thời gian cũng như năng lực còn hạn chế nên còn nhiều vấn đề của khóa luận
chưa được giải quyết triệt để. Kính mong quý thầy cô, các bạn đọc quan tâm góp
ý, bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn quý thầy
cô và các bạn đã góp ý cho tác giả và quan tâm đến khóa luận này.
44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A. T. Ali, Position vectors of slant helices in Euclidean space E3, preprint
2009: arXiv:0907.0750v1 [math.DG].
2. A. T. Ali, R. Lo´pez, Slant helices in Euclidean 4-space E4, preprint 2009:
arXiv:0901.3324v1 [math.DG].
3. A. T. Ali, M. Turgut, Some characterizations of slant helices in the Euclidean
space En, Hacettepe Journal of Mathematics and Statistics, Volume 39 (3),
327-336, 2010.
4. M. Babaarslan, Y. Yayli, On helices and Bertrand curves in Euclidean 3-space,
preprint 2010: arXiv:1010.3555v2 [math.DG].
5. M. P. do Carmo, Differential geometry of curves and surfaces, Prentice-Hall,
Englewood Cliffs, NJ, 1976.
6. F. N. Cole, On rotations in space of four dimensions, American Journal of
Mathematics, Vol. 12, No. 2, 191-210, 1890.
7. B. Eisenberg, Surfaces of revolution in four dimensions, Mathematics maga-
zine, Vol. 77, No. 5, 379-386, 2004.
8. G. Ganchev, V. Milousheva, Chen rotational surfaces in R4 with meridians
lying in two-dimensional plane, preprint 2010: arXiv:1003.0550v1 [math.DG].
9. G. Ganchev, V. Milousheva, Geometric interpretation of the invariants of a
surface in R4 via the tangent indicatrix and the normal curvature ellipse,
preprint 2009: arXiv:0905.4453v1 [math.DG].
10. G. Ganchev, V. Milousheva, Invariants of lines on surface in R4, preprint
2010: arXiv:1002.3749v1 [math.DG].
11. G. Ganchev, V. Milousheva, Minimal surfaces in the four-dimensional Eu-
clidean space, preprint 2008: arXiv:0806.3334v1 [math.DG].
45
12. G. Ganchev, V. Milousheva, On the theory of surfaces in the four-dimensional
Euclidean space, preprint 2007: arXiv:0708.3480v1 [math.DG], Kodai Math.
J., 31 , 183-198, 2008.
13. I˙. Go¨k,C. Cami,H. H. Hacisalihogˇlu, Vn-slant helices in Euclidean n-space
En, Math. Commun., Vol 14, No. 2, pp. 317-329, 2009.
14. L. Haizhong, C. Weihuan, Surfaces with spherical lines of curvature in R3,
China Academic Journal Electronic Publishing House, Vol.28, No.3, 211-220,
1999.
15. N. V. Hoàng, Một số tính chất địa phương và toàn cục của mặt chính quy
trong R4, Luận văn Thạc sĩ Toán học, Đại học Sư phạm, Đại học Huế, 2008.
16. K. I˙larslan,E. Nesˇovic´, Some characterizations of rectifying curves in Eu-
clidean space E4, Turk J Math, 2008.
17. S. Izumiya, N. Takeuchi, New special curves and developable surfaces, Turk J
Math, 28, 153-163, 2004.
18. L. Kula, N. Ekmeckci, Y. Yayli, K. I˙larslan, Characterizations of slant helices
in Euclidean 3-space, Turk J Math, 34, 261-273, 2010.
19. W. Ku¨hnel, Differential Geometry: Curves - Surfaces - Manifolds, Student
Mathematical Library, vol. 16, 2006.
20. J. A. Little, On sigularities of submanifolds of higher dimensional Euclidean
spaces, Ann. Mat. Pura Appl, 83, 261-335, 1969.
21. V. Milousheva, General rotational surfaces in R4 with meridians lying in two-
dimensional planes, preprint 2009: arXiv:1003.0550v1 [math.DG].
22. J. Monterde, Curves with constant curvature ratios, preprint 2004:
arXiv:math0412323v1 [math.DG].
23. C. L. E. Moore, Rotation surfaces of constant curvature in space of four di-
mensions, Amer. Math Soc, 454-460, 1920.
24. C. L. E. Moore, Surfaces of revolution in four dimensions, The Annals of
Mathematics, Seconseries, Vol. 21, No. 2, 81-93, 1919.
25. M. O¨nder,M. Kazaz,H. Kocayigˇit,O. Kilic, B2-slant helix in Eulidean 4-
Space E4, Int. J. Contemp. Math. Sciences, Vol. 3, no. 29, 1433-1440, 2008.
46
26. M. C. Romeo-Fuster, E. Sanabria-Codesal, Generalized helices, twistings and
flattenings of curves in n-space, Universitat de Valencia, Mat. Contemporanea,
17, 267-280, 1999.
27. R. Sulanke, The fundamental theorem for curves in the n-dimension
Euclidean space, Mathematica Notebook,
berlin.de/∼sulanke/diffgeo/euklid/ECTh.pdf, 2009.
28. M. Turgut, S. Yilmaz, Suur Nizamoglu, On the spherical curves and the
components of the position vector of a space-like curve on the Frenet axis in
E41, Volume 45, No. 3, 339-347, 2008.
29. M. Turgut, A. T. Ali, Some characterizations of special curves in the Euclidean
space R4, Acta Univ. Sapientiae, Mathematica, 2, 111-122, 2010.
Email address: ngocthangpro@gmail.com
Tel: +841695377526
Typed by TEX
47
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NguyenNgocThang.pdf