Tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả xử lý của chế phẩm sanjiban microactive trong xử lý nước rỉ rác dựa trên mô hình aerotank hoạt động gián đoạn từng mẻ- Sequencing batch reactor (sbr): BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
****0O0****
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CỦA CHẾ PHẨM SANJIBAN
MICROACTIVE TRONG XỬ LÝ NƢỚC RỈ RÁC DỰA
TRÊN MÔ HÌNH AEROTANK HOẠT ĐỘNG
GIÁN ĐOẠN TỪNG MẺ- SEQUENCING
BATCH REACTOR (SBR)
Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Niên khóa : 2001 – 2005
Sinh viên thực hiện : HUỲNH THỊ MỸ PHI
Thành phố Hồ Chí Minh
-2005 -
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
****0O0****
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CỦA CHẾ PHẨM SANJIBAN
MICROACTIVE TRONG XỬ LÝ NƢỚC RỈ RÁC DỰA
TRÊN MÔ HÌNH AEROTANK HOẠT ĐỘNG
GIÁN ĐOẠN TỪNG MẺ- SEQUENCING
BATCH REACTOR (SBR)
Giáo viên hƣớng dẫn Sinh viên thực hiện
TS. BÙI XUÂN AN HUỲNH THỊ MỸ PHI
Thành phố Hồ Chí Minh
-2005 -
iii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn
Cha mẹ, người sinh ra tôi, đã cho tôi tình thương bao la, nuôi tôi
lớn...
49 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1011 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả xử lý của chế phẩm sanjiban microactive trong xử lý nước rỉ rác dựa trên mô hình aerotank hoạt động gián đoạn từng mẻ- Sequencing batch reactor (sbr), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
****0O0****
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CỦA CHẾ PHẨM SANJIBAN
MICROACTIVE TRONG XỬ LÝ NƢỚC RỈ RÁC DỰA
TRÊN MÔ HÌNH AEROTANK HOẠT ĐỘNG
GIÁN ĐOẠN TỪNG MẺ- SEQUENCING
BATCH REACTOR (SBR)
Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Niên khóa : 2001 – 2005
Sinh viên thực hiện : HUỲNH THỊ MỸ PHI
Thành phố Hồ Chí Minh
-2005 -
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
****0O0****
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CỦA CHẾ PHẨM SANJIBAN
MICROACTIVE TRONG XỬ LÝ NƢỚC RỈ RÁC DỰA
TRÊN MÔ HÌNH AEROTANK HOẠT ĐỘNG
GIÁN ĐOẠN TỪNG MẺ- SEQUENCING
BATCH REACTOR (SBR)
Giáo viên hƣớng dẫn Sinh viên thực hiện
TS. BÙI XUÂN AN HUỲNH THỊ MỸ PHI
Thành phố Hồ Chí Minh
-2005 -
iii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn
Cha mẹ, người sinh ra tôi, đã cho tôi tình thương bao la, nuôi tôi
lớn và dạy dỗ tôi thành người.
Anh chị tôi, họ đã cho tôi niềm tin, luôn hỗ trợ và tạo mọi điều kiện
cho tôi trong cuộc sống.
Những người thân yêu luôn bên cạnh tôi chia sẻ nỗi niềm cũng như
giúp đỡ trong những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày.
Tôi xin chân thành cảm tạ:
Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh, Ban chủ nhiệm Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học, cùng tất cả thầy
cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt
thời gian học tại trường.
TS. Bùi Xuân An đã định hướng, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong
quá trình làm khóa luận tốt nghiệp.
Thầy Lê Tấn Thanh Lâm, đã truyền đạt những kiến thức trong quá
trình làm thực tập tốt nghiệp.
Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, Ban Giám đốc Trung tâm Công
Nghệ và Quản lý Tài Nguyên và Môi Trường, Đại học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện cho tôi làm thực tập tốt nghiệp.
Các anh chị trong Trung tâm Công Nghệ và Quản Lý Tài
Nguyên và Môi Trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ
trong suốt thời gian làm thực tập.
Các bạn bè thân thương lớp CNSH K27 đã chia sẻ những niềm vui,
nỗi buồn trong thời gian học Đại học, cũng như tận tình giúp đỡ và hỗ trợ
trong quá trình làm thực tập tốt nghiệp.
iv
TÓM TẮT
HUỲNH THỊ MỸ PHI, Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, tháng 8/2005, “ĐÁNH
GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CỦA CHẾ PHẨM SANJIBAN MICROACTIVE
TRONG XỬ LÝ NƢỚC RỈ RÁC DỰA TRÊN MÔ HÌNH AEROTEN HOẠT
ĐỘNG GIÁN ĐOẠN TỪNG MẺ- SBR”.
Giáo viên hướng dẫn: TS. BÙI XUÂN AN
Mục đích: đánh giá hiệu quả xử lý của chế phẩm Sanjiban MicroActive đối với
nước rỉ rác dựa trên mô hình Aeroten hoạt động gián đoạn từng mẻ- Sequencing Batch
Reactor (SBR).
Đề tài được tiến hành trong 4 tháng, từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2005.
Phương pháp thí nghiệm: mô hình thí nghiệm là mô hình SBR chạy cùng lúc 4
nghiệm thức với các hàm lượng chế phẩm bổ sung khác nhau
Đối chứng: 0 ml
Nghiệm thức 1: 20 ml
Nghiệm thức 2: 100 ml
Nghiệm thức 3: 200 ml
Mô hình thí nghiệm được tiến hành trong 4 thời gian khác nhau và bùn có tính
chất khác nhau ở các đợt thí nghiệm.
Kết quả đạt được trong quá trình chạy mô hình:
Không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức có và không có bổ sung chế
phẩm, cũng như các nghiệm thức có nồng độ Sanjiban bổ sung khác nhau.
Thời lượng sục khí sau khi bổ sung chế phẩm vào thiết bị xử lý tối ưu là
70 giờ đối với BOD và 22 giờ đối với COD.
Mô hình tối ưu khi hàm lượng bùn hoạt tính hoàn toàn ổn định.
Chất lượng nước thải sau xử lý chưa đạt tiêu chuẩn thải ra ngoài môi
trường tiếp nhận.
v
MỤC LỤC
................................................................................................................................ Trang
Lời cảm ơn .................................................................................................................... iii
Tóm tắt ............................................................................................................................ v
Mục lục .......................................................................................................................... vi
Danh sách các bảng ....................................................................................................... ix
Danh sách các hình ......................................................................................................... x
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................. xi
Phần I. Giới thiệu ......................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2. Mục đích, mục tiêu .................................................................................................. 1
1.3. hạn chế của đề tài .................................................................................................... 1
1.4. Yêu cầu .................................................................................................................... 2
Phần II. Tổng quan tài liệu ......................................................................................... 3
2.1. Tổng quan về thành phần và tính chất nước rỉ rác .................................................. 3
2.1.1. Đặc tính nước rác ................................................................................................. 3
2.1.2. Quá trình hình thành nước rác .............................................................................. 3
2.1.3. Thành phần và tính chất nước rác ........................................................................ 4
2.1.4. Tác động của nước rác .......................................................................................... 6
2.1.4.1. Tác động của chất hữu cơ .................................................................................. 6
2.1.4.2. Tác động của các chất lơ lửng ........................................................................... 7
2.1.4.3. Tác động lên môi trường đất ............................................................................. 7
2.2. Tổng quan về các quá trình xử lý nước ................................................................... 7
2.2.1. Các phương pháp xử lý nước .............................................................................. 7
2.2.1.1. Xử lý sơ bộ để không thải, tuần hoàn nước rác ................................................. 7
2.2.1.2. Xử lý sơ bộ để đưa vào hệ thống cống rãnh đô thị ............................................ 8
2.2.1.3. Xử lý để xả ra nguồn tiếp nhận ......................................................................... 8
2.2.2. Nguyên tắc chung về xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học ................... 10
2.2.3. Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện hiếu khí11
2.2.3.1. Nguyên tắc ....................................................................................................... 11
2.2.3.2. Phương pháp xử lý bằng bùn hoạt tính ............................................................ 14
vi
2.2.3.3. Phân loại các loại hệ thống xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính theo thủy động
học trong hệ thống ........................................................................................................ 15
2.2.4. Aeroten hoạt động gián đoạn tứng mẻ - Sequencing Batch Reactor (SBR) ...... 15
2.2.4.1. Nguyên tắc hoạt động ...................................................................................... 15
2.2.4.2. Các giai đoạn trong một bể .............................................................................. 15
2.3. Tổng quan về ứng dụng của chế phẩm Sanjiban, sản phẩm của công nghệ sinh học
trong xử lý nước rác ..................................................................................................... 17
2.3.1. Sự phát triển cần thiết của các biện pháp sinh học trong xử lý nước rác. .......... 17
2.3.2. Các đặc tính và ứng dụng của Sanjiban MicroActive trong xử lý môi trường .. 17
2.3.3. Các loại sản phẩm dùng trong xử lý nước thải ................................................... 18
2.3.4. Sản phẩm Sanjiban MicroActive 8000 Chem Bio- Treat................................... 18
2.3.4.1. Giới thiệu ......................................................................................................... 18
2.3.4.2. MicroActive - 8000 hoạt động kiểu xử lý sinh hóa ......................................... 18
2.3.4.3. Đặc tính sản phẩm ........................................................................................... 19
Phần III. Phƣơng pháp và vật liệu thí nghiệm ........................................................ 20
3.1 .Thời gian và địa điểm ............................................................................................ 20
3.2 . Vật liệu thí nghiệm ................................................................................................ 20
3.3 .Mô hình nghiên cứu ............................................................................................... 21
3.3.1. Mô hình khuyến cáo của nhà sản xuất chế phẩm ............................................... 21
3.3.2. Mô hình thí nghiêm ............................................................................................ 22
3.3.3. Các yêu cầu trong quá trình chạy mô hình ......................................................... 22
3.4 .Phương pháp thí nghiệm ........................................................................................ 23
3.4.1. Thí nghiệm với bùn hoạt tính chưa ổn định ....................................................... 23
3.4.1.1. Vật liệu ............................................................................................................ 23
3.4.1.2. Phương pháp .................................................................................................... 23
3.4.1.3. Các mô hình ..................................................................................................... 23
3.4.2. Thí nghiệm với bùn hoạt tính ổn định ................................................................ 24
3.4.2.1. Vật liệu ............................................................................................................ 24
3.4.2.2. Phương pháp .................................................................................................... 24
3.4.2.3. Các mô hình ..................................................................................................... 25
3.5. Phương pháp phân tích mẫu .................................................................................. 25
3.6. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................... 26
vii
Phần IV. Kết quả và thảo luận .................................................................................. 27
4.1 . Kết quả các đợt thí nghiệm ................................................................................... 27
4.1.1. Mô hình với bùn hoạt tính chưa ổn định ............................................................ 27
4.1.1.1. Mô hình A ........................................................................................................ 27
4.1.1.2. Mô hình B ........................................................................................................ 28
4.1.1.3. Thảo luận chung với mô hình chạy bùn chưa ổn định .................................... 29
4.1.2. Mô hình với bùn hoạt tính ổn đinh ..................................................................... 30
4.1.2.1. Mô hình C ........................................................................................................ 30
4.1.2.2. Mô hình D ........................................................................................................ 31
4.1.2.3. Thảo luận về mô hình với bùn hoạt tính ổn định ............................................ 33
4.2 .Nhận xét chung về các kết quả thu được từ các đợt thí nghiệm ............................ 34
4.2.1. Hàm lượng COD, BOD đầu vào ........................................................................ 34
4.2.2. Hàm lượng chế phẩm bổ sung ............................................................................ 34
4.2.3. Thời lượng sục khí sau khi cho chế phẩm vào mô hình xử lý. .......................... 34
Phần V. Thảo luận và đề nghị ................................................................................... 35
Phần VI. Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 36
Phụ lục ........................................................................................................................ 37
viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thành phần và tính chất nước rác điển hình ................................................ 6
Bảng 2.2. Phạm vi ứng dụng các phương pháp xử lý sinh học nước thải ..................... 9
Bảng 3.1. Hàm lượng chế phẩm bổ sung cho các nghiệm thức tương ứng ................. 24
Bảng 3.2. Hàm lượng chế phẩm bổ sung cho các nghiệm thức tương ứng ................. 25
Bảng 4.1. Kết quả mô hình thí nghiệm A ..................................................................... 27
Bảng 4.2. Kết quả mô hình thí nghiệm B ..................................................................... 28
Bảng 4.3. Kết quả mô hình thí nghiệm C ..................................................................... 30
Bảng 4.4. Kết quả mô hình thí nghiệm D .................................................................... 31
ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Mô hình cân bằng lưu lượng .......................................................................... 3
Hình 2.2. Sơ đồ chuyển hoá vất chất hữu cơ trong tự nhiên ........................................ 11
Hình 2.3. Sơ đồ tổng quát chuyển hóa chất bẩn trong công trình xử lý nước thải bằng
phương pháp sinh học trong điều kiện hiếu khí ........................................................... 12
Hình 2.4. Sơ đồ cân bằng BOD trong hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh
học hiếu khí .................................................................................................................. 13
Hình 2.5. Sơ đồ nguyên lý quá trình xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính ................... 14
Hình 2.6. Các giai đoạn hoạt động của Aeroten gián đoạn .......................................... 16
Hình 3.1. Mô hình khuyến cáo được dùng với chế phẩm Sanjiban ............................. 21
Hình 3.2. Mô hình dùng cho thí nghiệm ...................................................................... 22
Hình 4.1. Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý nước thải ở mô hình B ............................... 28
Hình 4.2. Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý nước thải ở mô hình C ............................... 30
Hình 4.3. Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý nước thải ở mô hình D sau 22 giờ ............. 32
Hình 4.4. Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý nước thải ở mô hình D sau 70 giờ ............. 32
x
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD: Biochemical Oxygen Demand- nhu cầu oxy sinh hóa
COD: Chemical Oxygen Demand- nhu cầu oxy hóa học
SBR: Sequencing Batch Reactor- bể sục khí hoạt động từng mẻ
EM: effective microorganism, vi sinh vật hữu hiệu
PV: Sanjiban culture concentrate microbial probiotic- chế phẩm
sinh học vi sinh được cô đặc, dạng lỏng, được thu nhận từ quá trình lên men.
Sanjiban MicroActive là chế phẩm sinh học dạng lỏng, được
chiết xuất từ quá trình lên men vi sinh phức tạp.
1
PHẦN I. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Cùng với sự gia tăng dân số trên thế giới hiện nay, rác thải sinh hoạt ngày càng
gia tăng, gây ra ô nhiễm trầm trọng đến các môi trường sống. Do đó, xử lý rác thải là
việc cần làm nhất hiện nay. Tuy nhiên, song song với vấn đề xử lý rác là vấn đề xử lý
nước rò rỉ từ bãi rác hay còn được gọi là nước rỉ rác.
Hiện nay, lượng nước rác rỉ ra hằng ngày tại các bãi chôn lấp rất lớn khoảng
1.000 m
3, chưa kể đến lượng nước rác còn tồn đọng trong nhiều năm qua tại các bãi
vẫn chưa được xử lý. Với lượng nước rỉ rác lớn như vậy đã gây khó khăn cho việc xử
lý cũng như gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực bãi chôn lấp, đặc biệt là gây
ô nhiễm nguồn nước ngầm. Do vậy, vấn đề xử lý nước rỉ rác đang là vấn đề cần được
quan tâm nhất.
Từ nhiều năm nay, một số công nghệ xử lý nước thải đã được dùng trong xử lý
nước rỉ rác nhưng kết quả sau xử lý vẫn chưa đạt theo mong muốn. Để đáp ứng phần
nào trong xử lý nước rỉ rác, công nghệ sinh học phát triển đã góp phần đưa ra thị
trường những sản phẩm mang tính chất sinh học (probiotic), những chế phẩm có khả
năng xử lý môi trường. Các loại chế phẩm này cũng đang được ứng dụng khá nhiều
như: EM, Zymplex… để có thể nâng cao hiệu quả xử lý và đạt được kết quả theo
mong muốn.
Sanjiban là một sản phẩm mới của Trans Asia International- Ấn Độ, có những
khả năng xử lý nước rỉ rác [9]. Để đánh giá được hiệu quả xử lý của chế phẩm, chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu:
“Đánh giá hiệu quả xử lý của chế phẩm Sanjiban MicroActive trong xử lý
nước rỉ rác dựa trên mô hình Aerotank hoạt động gián đoạn từng mẻ- Sequencing
Batch Reactor (SBR).”
1.2. Mục đích
Đánh giá hiệu quả xử lý của chế phẩm Sanjiban MicroActive trong xử lý nước rỉ
rác trên mô hình Aerotank hoạt động gián đoạn từng mẻ- SBR.
2
1.3. Hạn chế của đề tài
Quy trình công nghệ xử lý nước rác phải là sự kết hợp các công nghệ xử lý khác
nhau: xử lý hóa học, xử lý hóa lý, xử lý sinh học. Do thời gian thực hiện có hạn và
mục đích chính của đề tài là đánh giá hiệu quả xử lý của chế phẩm nên đề tài chỉ nêu
ra một khâu nhỏ trong công nghệ xử lý nước rác và không đi sâu nghiên cứu hết các
quy trình xử lý nước rác hiện nay.
1.4. Yêu cầu
Xác định hàm lượng chế phẩm tối ưu
Kiểm tra sự ổn định của mô hình xử lý
Xác định hiệu quả xử lý thông qua các chỉ tiêu của nước thải:
COD
BOD
pH
3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về thành phần và tính chất nƣớc rỉ rác
2.1.1 Đặc tính của nƣớc rác
Nước rỉ rác là nước rò rỉ từ bãi rác, có mùi hôi nồng nặc, màu đen đậm. Các kết
quả phân tích trước đây cho thấy nước rỉ rác bị ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi sinh, chất
rắn lơ lửng, nitơ và phospho rất nặng, môi trường nước có dấu hiệu chứa kim loại nặng
nhưng chưa ở mức ô nhiễm.
Nước rác là nước bẩn thấm qua lớp rác của các ô chôn lấp, kéo theo các chất ô
nhiễm ở dạng hòa tan hoặc lơ lửng từ rác chảy vào tầng đất ở dưới bãi chôn lấp. Nước
rác được hình thành khi độ ẩm của nước rác vượt quá độ giữ nước (độ giữ nước của
chất thải rắn là lượng nước lớn nhất được giữ lại trong các lỗ rỗng mà không sinh ra
dòng thấm, hướng xuống dưới tác dụng của của trọng lực) [6].
2.1.2 Quá trình hình thành nƣớc rác
Nước rác được hình thành khi nước thấm vào ô chôn lấp. Nó có thể thấm vào rác
theo một số con đường sau (hình 2.1):
Nước sẵn có và tự hình thành khi phân hủy rác hữu cơ trong bãi chôn lấp.
Nước rò rỉ thoát ra
ngoài
Ống thoát nước rò rỉ
Nước chảy tràn bề mặt
Rãnh thoát nước
Lượng nước trong rác và lớp
đất phủ bề mặt
Nước mưa
Nước chảy tràn bề mặt
Bốc hơi
Nước mạch ngầm
thấm vào
Hình 2.1. Mô hình cân bằng lưu lượng nước
cho 1 bãi rác
4
Mực nước ngầm có thể dâng lên vào các ô chôn rác.
Nguồn nước mặt thấm vào qua các cạnh của ô rác.
Nước từ các khu vực khác chảy qua, có thể thấm xuống ô chôn rác.
Nước mưa thấm trên bề mặt khu vực chôn lấp
Lượng nước có sẵn trong bãi rác là nhỏ nhất so với các nguồn khác. Nước từ
những khu vực khác chảy qua bãi chôn lấp cần phải thu gom bằng hệ thống thoát
nước. Hệ thống thoát nước không chỉ bảo vệ những khu vực chôn lấp rác khỏi bị xói
mòn trong thời gian hoạt động mà còn tiêu thoát lượng nước thừa ngấm vào ô rác và
tạo ra nước rác. Đối với nước mưa, không có cách nào để ngăn chặn không cho chúng
chảy vào ô rác, nhưng có thể hạn chế được lượng nước mưa ngấm vào ô rác bằng cách
trồng lại thảm thực vật sau khi bãi rác đã đóng lại. Nước rỉ rác thường tích đọng lại ở
đáy của bãi rác.
2.1.3 Thành phần và tính chất của nƣớc rỉ rác
Thành phần của nước rỉ rác thay đổi rất lớn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau: thành phần rác, tuổi bãi rác, chế độ vận hành của bãi rác, chiều cao chôn lấp,
thời tiết, điều kiện thủy văn khu vực, hoạt động hóa học, sinh học, độ ẩm, nhiệt độ,
pH, mức độ ổn định…
Do đó việc tổng hợp và đặc trưng hóa thành phần trong nước rác là rất khó. Để
biết rõ hơn về sự biến thiên của các thành phần nước rác cần tìm hiểu quy trình phân
hủy chất thải rắn ở ô chôn lấp. Quá trình này diễn ra 3 giai đoạn và quá trình phân hủy
chất hữu cơ xảy ra trong giai đoạn 2 và 3.
Giai đoạn 1- giai đoạn ổn định: Quá trình phân hủy hiếu khí xảy ra nhanh
chóng, khoảng một vài tuần hoặc lâu hơn. Khi khí oxy có sẵn trong bãi rác được
sử dụng hết (trừ những vùng gần bề mặt) thì pha phân hủy hiếu khí sẽ ngưng, tạo
ra một lượng CO2, H2 đáng kể (có thể lên đến 20% thể tích) đặc biệt ở các khu
chôn lấp khô ráo.
Giai đoạn 2- giai đoạn acid: Các vi sinh vật kỵ khí tùy tiện thủy phân và lên
men cellulose, các chất có thể phân hủy tạo ra các hợp chất hữu cơ đơn giản, hòa
tan: acid béo bay hơi (acid béo làm tăng giá trị của BOD5) và ammonia.
Giai đoạn này có thể kéo dài sau một vài năm, nước rác ở giai đoạn này có
BOD cao (thường hơn 10.000 mg/l), tỷ số BOD/ COD lớn hơn 0,7 cho thấy thành
5
phần chất hữu cơ hòa tan chiếm tỷ lệ cao và dễ phân hủy sinh học. pH = 5 – 6,
đậm đặc, hôi, nồng độ ammonia cao (khoảng 1.000 mg/l) với đặc tính hóa học
này giúp hòa tan các thành phần khác trong rác, làm tăng nồng độ các kim loại:
Fe, Mn, Zn, Ca, Mg có trong nước rác. Khí sinh ra chủ yếu là CO2, mùi và H2 ít
hơn.
Giai đoạn 3- giai đoạn lên men methane: Sự phát triển chậm của vi khuẩn
methane dần dần trở nên chiếm ưu thế và bắt đầu phân hủy những chất hữu cơ
đơn giản tạo ra các hỗn hợp khí CO2 và CH4 tạo ra nguồn khí của bãi rác.
Vi khuẩn lên men methane tăng trong điều kiện kỵ khí. Trong giai đoạn này
nước rỉ rác được tạo ra khá ổn định, hoạt động sinh học được xem là hiệu quả
nhất. Nước có giá trị BOD tương đối thấp, tỷ số BOD/COD thấp nhưng ammonia
vẫn tiếp tục sinh ra bởi quá trình lên men acid theo bậc và có nồng độ rất cao.
Ngoài ra còn có 2 giai đoạn phụ:
Giai đoạn chuyển tiếp: có thể xảy ra trong nhiều năm, và cũng có thể không
ngừng trong một vài thập niên. Oxy cạn dần và điều kiện kỵ khí bắt đầu tăng.
Nitrate và sulfate đóng vai trò là những chất nhận electron trong các phản ứng
chuyển hóa sinh học, thường bị khử đến khí N2, H2S. pH giảm do sự hiện diện
của các acid hữu cơ và ảnh hưởng của sự tăng nồng độ CO2 và bãi rác.
Giai đoạn chín mùi: Xuất hiện khi các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học dễ
chuyển thành CH4 và CO2. Lúc này tốc độ sinh khí giảm đáng kể do phần lớn các
chất dinh dưỡng đã dùng hết qua các pha trước và chất nền còn lại có khả năng
phân hủy sinh học khá chậm. Suốt pha này, nước rác chứa chất hữu cơ trơ như:
acid humic, acid fulvic là các chất rất khó xử lý sinh học.
Ở những bãi rác mới, nước rác thường có pH thấp, nồng độ BOD, COD và kim
loại nặng cao. Còn ở những bãi rác lâu năm pH = 6,5 – 7,5, nồng độ các chất ô nhiễm
thấp hơn đáng kể, nồng độ kim loại nặng giảm do phần lớn kim loại nặng tan trong pH
trung tính.
Do đó khả năng phân hủy sinh học của nước rác thay đổi theo thời gian, thể hiện
thông qua tỷ số BOD/COD. Ban đầu tỷ số này ở khoảng trên 0,5, tỷ số 0,4 – 0,6 cho
thấy chất hữu cơ trong nước rác đã sẵn sàng để phân hủy sinh học. Ở những bãi chôn
lấp lâu năm có amoniac cao, nồng độ lớn hơn 1.000 mg/l. Tỷ số BOD/COD thấp
6
(trong khoảng 0,05 – 0,2) do trong nước rác chứa các acid humic và acid fulvic, rất
khó phân hủy sinh học [2].
Thành phần của nước rỉ rác có thể được biểu diễn tổng quan ở bảng 2.1
Bảng 2.1. Thành phần và tính chất nước rác
Thành phần Đơn vị Bãi mới dưới hai năm Bãi lâu năm
trên 10 năm Khoảng Trung bình
BOD5
COD
Nitơ hữu cơ
Ammonia
Nitrate
Phospho tổng
Độ kiềm
pH
Canxi
Clorua
Tổng Fe
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
2.000-30.000
3.000-60.000
10-800
10-800
5-40
5-100
1.000-10.000
4,5-7,5
50-1.500
200-3.000
50-1.200
10.000
18.000
200
200
25
30
3.000
6
250
500
60
100-200
100-500
80-120
20-40
5-10
5-10
200-1.000
6,6-7,5
50-200
100-400
20-200
Nguồn: Tchobanoglous và cộng sự, 1993 [6]
Mức độ ô nhiễm của nước rò rỉ là rất cao, được thể hiện qua hàm lượng các chất
hữu cơ trong nước rò rỉ, đặc biệt cao ở giai đoạn đầu của bãi rác. Sau một thời gian
hàm lượng này giảm xuống và chỉ còn các chất không phân hủy sinh học được tồn tại
lại. Tốc độ ổn định của chất lượng nước rò rỉ ở bãi chôn lấp ở dạng bán hiếu khí hoặc
hiếu khí nhanh hơn ở các dạng khác và nồng độ các chất bẩn giảm xuống sớm hơn.
2.1.4. Tác động của nƣớc rỉ rác
2.1.4.1. Tác động của các chất hữu cơ
Các chất hữu cơ dễ phân hủy bởi vi sinh vật thường được xác định gián tiếp qua
thông số nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), thể hiện lượng oxy cần thiết cho vi sinh vật
phân hủy hoàn toàn chất hữu cơ có trong nước thải. Như vậy, nồng độ BOD tỷ lệ với
hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ, đồng thời cũng được sử dụng để đánh giá tải lượng và
hiệu quả sinh học của một hệ thống xử lý nước thải.
7
Ô nhiễm hữu cơ sẽ dẫn đến sự suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi
sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Sự cạn kiệt oxy hòa tan sẽ
gây tác hại nghiêm trọng đến tài nguyên thủy sinh.
2.1.4.2. Tác động của các chất lơ lửng
Chất lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh
đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan do làm tăng độ đục nguồn nước và gây bồi lắng
nguồn nước mặt tiếp nhận.
Đối với các tầng nước ngầm, quá trình ngấm của nước rò rỉ từ các bãi rác có khả
năng làm tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước ngầm như: NH4, NO3,
PO4... đặc biệt là NO2, có độc tính cao đối với con người và động vật sử dụng nguồn
nước đó.
2.1.4.3. Tác động lên môi trường đất
Quá trình lưu giữ trong đất và ngấm qua những lớp đất bề mặt của nước rò rỉ từ
bãi rác làm cho sự tăng trưởng và quá trình hoạt động của vi khuẩn trong đất kém đi,
làm thuyên giảm quá trình phân hủy các chất hữu cơ thành những chất dinh dưỡng cho
cây trồng, trực tiếp làm giảm năng suất canh tác và gián tiếp làm cho đất bị thoái hóa,
bạc màu.
Ảnh hưởng của nước rò rỉ từ bãi rác đến đất đai sẽ rất nghiêm trọng, mang tính
chất lâu dài và rất khó khắc phục nếu nó được thấm theo mạch ngang. Chính vì vậy, để
hạn chế và ngăn ngừa khả năng ô nhiễm đất, người ta áp dụng các biện pháp an toàn
trong công tác chôn lấp rác, chủ yếu là bằng cách xây các đê chắn bằng bê tông để
ngăn chặn khả năng thấm theo chiều ngang của nước rò rỉ, đồng thời phải lắp đặt hệ
thống thu gom và xử lý nước rò rỉ này.
2.2 Tổng quan về các quá trình xử lý nƣớc
2.2.1 Các phƣơng pháp xử lý nƣớc
Hiện nay trên thế giới có 3 khuynh hướng xử lý nước rác:
Xử lý sơ bộ nước rác để tuần hoàn, tái sử dụng trong nông nghiệp.
Xử lý sơ bộ nước rác để đưa vào hệ thống cống rãnh đô thị.
Xử lý nước rác đến đạt tiêu chuẩn thải ra nguồn tiếp nhận tự nhiên.
8
2.2.1.1. Xử lý sơ bộ để không thải, tuần hoàn nước rác
Phương pháp tuần hoàn nước rác làm gia tăng tốc độ ổn định bãi rác, giảm thời
gian lên men chất hữu cơ và sinh khí. Đây là phương pháp đơn giản, chi phí thấp
nhưng chỉ dùng được khi khối lượng nước rác nhỏ. Mặc khác, nó chỉ làm giảm hàm
lượng BOD, COD nhưng với những chất vô cơ thì tăng lên rõ rệt, và làm tăng sự tích
lũy các chất hữu cơ khó phân hủy. Ngoài ra, nó còn tạo mùi và có khả năng gây ô
nhiễm nguồn nước ngầm vì khả năng thấm của nó.
2.2.1.2 Xử lý sơ bộ để đưa vào hệ thống cống rãnh đô thị
Hiện nay, việc kết hợp giữa xử lý nước rác và nước thải đô thị đang được quan
tâm khá nhiều. Người ta dẫn nước rác sau khi xử lý sơ bộ vào hệ thống cống rãnh,
nhập chung với nước thải đô thị để đưa về trạm xử lý, bùn sau xử lý được chuyển trở
lại bãi rác. Đây là một phương pháp thích hợp, nhưng phải có hệ thống cống rãnh và
trạm xử lý nước thải đô thị, cần phải có sự đầu tư vốn và kỹ thuật, nên rất tốn kém
trong việc xây dựng hệ thống.
2.2.1.3. Xử lý để xả ra nguồn tiếp nhận
Hiện nay, hầu hết các công nghệ xử lý nước thải đều được áp dụng cho xử lý
nước rác. Đó là sự kết hợp của các quá trình sinh học, hóa lý, hóa học để xử lý nước
thải đạt tiêu chuẩn thải vào nguồn tiếp nhận.
a. Các quá trình sinh học: chủ yếu dùng để khử BOD trong nước rác, gồm các
phương pháp:
Xử lý hiếu khí
Xử lý kỵ khí
Xử lý kỵ khí gồm các hệ thống: hệ thống lọc kỵ khí, hệ thống lọc giãn nở,
công nghệ đệm bùn kỵ khí dòng chảy ngược (UASB)… Đây là quá trình xử lý
dựa trên cơ sở phân hủy các chất hữu cơ giữ lại trong hệ thống nhờ quá trình lên
men kỵ khí.
Xử lý hiếu khí bao gồm các quá trình bùn hoạt tính, hồ ổn định có sục khí, bể
tiếp xúc sinh học, cánh đồng tưới tự nhiên… Quá trình này dựa trên sự oxy hóa
các chất hữu cơ có trong nước thải nhờ oxy hòa tan. Nếu oxy được cung cấp bằng
các thiết bị hoặc nhờ cấu tạo công trình thì đó là quá trình xử lý sinh học hiếu khí
nhân tạo. Ngược lại, nếu oxy được vận chuyển và hòa tan trong nước nhờ các yếu
9
tố tự nhiên thì đó là quá trình xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện tự nhiên.
Các công trình xử lý sinh học hiếu khí nhân tạo thường được dựa trên nguyên tắc
hoạt động của bùn hoạt tính.
Các hệ thống xử lý thường chiếm một diện tích khá lớn, tốn kém năng lượng
trong vận hành hệ thống. Phương pháp này chỉ thích hợp khi nước rác đã qua giai
đoạn xử lý chính, nồng độ các chất ô nhiễm đã được làm giảm xuống đáng kể.
Để lựa chọn được phương pháp xử lý sinh học hợp lý cần phải biết hàm lượng
chất hữu cơ (hàm lượng COD và BOD) có trong nước thải. Các phương pháp lên
men kỵ khí thường phù hợp với nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao. Đối với
nước thải có hàm lượng chất hữu cơ thấp và tồn tại chủ yếu dưới dạng chất keo
và hòa tan, thì cho chúng tiếp xúc với màng sinh vật là hợp lý. Sơ đồ chọn lựa
các phương pháp xử lý sinh học nước thải được nêu trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Phạm vi ứng dụng các phương pháp xử lý sinh học nước thải
Hàm lượng BOD của
nước thải
Chất hữu cơ
không hòa tan
Chất hữu cơ
dạng keo
Chất hữu cơ
hòa tan
Cao
(BOD5>500 mg/l)
Xử lý sinh học bằng kỵ khí
Trung bình
(BOD5= 300-500 mg/l)
Xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính
Thấp
(BOD5<300 mg/l)
Xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính
Xử lý sinh học bằng màng sinh vật
Nguồn: Trần Đức Hạ, 2002 [5].
Quá trình sinh học có thể áp dụng để xử lý nước rác từ những bãi chôn lấp
đang hoạt động hoặc mới đóng cửa với hiệu quả cao, nhưng nó không khả thi đối
với nước rác có hàm lượng chất ô nhiễm quá phức tạp hay có tỉ số BOD/COD
thấp (thường nhỏ hơn 0,5).
b. Quá trình hóa lý
Tạo bông- lắng tụ: là phương pháp khử các chất ô nhiễm dạng keo bằng cách
sử dụng chất đông tụ để trung hòa diện tích các hạt keo, nhằm liên kết chúng lại
với nhau, tạo nên các bông cặn lớn có thể lắng trọng lực. Chất đông tụ thường
dùng là muối nhôm, sắt hoặc các hỗn hợp của chúng.
10
Tuyển nổi: được dùng để tách tạp chất phân tán lơ lửng không tan, các hạt nhỏ
hoặc nhẹ, lắng chậm. Quá trình này được thực hiện bằng cách tạo ra các bọt khí
nhỏ vào pha lỏng. Các bọt khí kết dính với các hạt, kéo chúng cùng nổi lên bề
mặt và sau đó thu gom lớp váng nhờ thiết bị vớt bọt.
Lọc cơ học và hấp thụ than hoạt tính: các chất lơ lửng nhỏ, mịn, các chất vi
hữu cơ (micro-organic matter) bị khử loại qua quá trình lọc cát hay hấp phụ.
Phương pháp hấp thụ được sử dụng rộng rãi để làm sạch triệt để các chất hữu
cơ hòa tan sau khi xử lý sinh học mà chúng thường có độc tính cao hoặc không
phân hủy sinh học. Chất hấp phụ có thể là than hoạt tính, các chất tổng hợp, một
số chất thải của sản xuất: xỉ tro, mạt sắt, silicagen...
Trao đổi ion: là quá trình các ion bề mặt của chất rắn trao đổi với ion có cùng
điện tích trong dung dịch khi chúng tiếp xúc nhau, dùng làm sạch nước khỏi các
kim loại: Zn, Cu, Cr,… cũng như các hợp chất của Asen, Photpho, Cyanua.
c. Quá trình hóa học
Trung hòa: là phương pháp thông dùng và đơn giản nhất, dùng để điều chỉnh
pH về mức cho phép.
Kết tủa: được dùng để khử kim loại và một số anion. Kim loại bị kết tủa dưới
dạng hydroxyde, sulfit và carbonat bằng cách thêm các chất làm kết tủa và điều
chỉnh pH thích hợp cho quá trình.
Oxy hóa khử: phân hủy hầu hết các chất hữu cơ và vô cơ trong nước rác.
Chuyển các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học thành dễ phân hủy sinh học (giảm
hàm lượng COD, nâng tỉ số BOD/COD), nó còn được dùng để khử độc một số
chất vô cơ.
Phương pháp được thực hiện bằng cách thêm vào nước rác các tác nhân oxy
hóa, tác nhân khử dưới pH thích hợp, như Clo ở dạng khí hay dạng lỏng,
dioxyclo, cloratcanxi, hypocloritcanxi…
2.2.2. Nguyên tắc chung về xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp sinh học
Các chất hữu cơ có mặt trong nước thải bị phân hủy nhờ các quá trình lý, hóa và
sinh học. Chúng là những nguồn gây ô nhiễm và lan truyền bệnh trong nước thải. Và
nhiệm vụ của những thiết bị xử lý nước là phải tách các chất bẩn độc hại đó ra khỏi
nước thải trước khi thải ra ngoài hay tiếp nhận sử dụng lại.
11
Vi
khuẩn
ưa
khí
C
H
N
P
S
Vi
khuẩn
kỵ
khí
Các hợp chất hữu cơ
H2S
Hợp chất phospho
hữu cơ
NH3
CH4
CO2
H2O
-PO4
-SO4
-NO2, -NO3
Oxy không khí
Việc xử lý nước thải có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, tuỳ thuộc vào
tính chất của nước thải và trang thiết bị xử lý. Thường người ta cố gắng tạo ra những
điều kiện môi trường cho các quá trình phân hủy tự nhiên được diễn ra, phương pháp
xử lý sinh học.
Các sinh vật sống cần có năng lượng để duy trì sự sống và sinh sản. Vì vậy,
chúng sử dụng những chất hữu cơ có trong nước thải như là thức ăn. Khi thức ăn được
sử dụng như một nguồn năng lượng thì sẽ xảy ra phản ứng oxy hóa mà trong đó oxy
được sử dụng để phân hủy các chất hữu cơ, thải ra khí CO2 hoặc các sản phẩm oxy hóa
khác.
Những sản phẩm của các chất hữu cơ đã bị phân hủy, có thể được sử dụng như là
thức ăn cho các vi sinh vật đơn bào như vi khuẩn. Sự thay đổi do chúng gây nên trong
các quá trình oxy hóa rất có ý nghĩa trong chu trình của chất hữu cơ trong tự nhiên.
Carbon và nitơ là hai yếu tố quan trọng của chu trình tuần hoàn các chất hữu cơ.
Quá trình phân hủy có thể diễn ra dưới dạng mô tả của hình 2.2.
Hình 2.2. Sơ đồ chuyển hoá vất chất hữu cơ trong tự nhiên
2.2.3. Quá trình xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp sinh học trong điều kiện
hiếu khí nhân tạo
2.2.3.1. Nguyên tắc
Khi đưa nước thải vào bể phản ứng bằng phương pháp sinh học trong điều kiện
hiếu khí, các chất bẩn hữu cơ ở trạng thái hòa tan, keo, không hòa tan phân tán nhỏ sẽ
hấp phụ lên bề mặt tế bào vi khuẩn. Sau đó chúng được chuyển hóa và phân hủy nhờ
vi khuẩn. Quá trình này gồm ba giai đoạn cơ bản sau:
Khuếch tán, chuyển dịch và hấp thụ chất bẩn từ môi trường nước lên bề mặt tế
bào vi khuẩn.
Oxy hóa ngoại bào và vận chuyển các chất bẩn hấp phụ được qua màng tế bào
vi khuẩn.
12
Chuyển hóa các chất hữu cơ thành năng lượng, tổng hợp sinh khối từ chất hữu
cơ và các nguyên tố dinh dưỡng khác bên trong tế bào vi khuẩn.
Sự chuyển hóa các chất hữu cơ (đặc trưng bằng BOD) và các chất dinh dưỡng
nhờ vi khuẩn hiếu khí được biểu diễn trên hình 2.3.
Các chất đầu tiên bị oxy hóa để tạo thành năng lượng là carbonhydrat và một số
chất hữu cơ khác. Quá trình này được thực hiện trên bề mặt tế bào vi khuẩn nhờ xúc
tác của enzyme ngoại bào. Một phần chất bẩn được vận chuyển qua màng tế bào vi
khuẩn (màng bán thấm) vào bên trong và tiếp tục oxy hóa để giải phóng ra năng lượng
hoặc tổng hợp thành tế bào chất. Sinh khối vi sinh vật sẽ tăng lên. Trong điều kiện
thiếu nguồn dinh dưỡng, tế bào chất lại bị oxy hóa nội bào để tạo ra năng lượng cần
thiết cho hoạt động sống.
Vi khuẩn chuyển hóa các chất thải hữu cơ theo các phương trình:
COHN + O2 + chất dinh dưỡng CO2 + NH3 + C5H7NO2 +
(vật chất hữu cơ ) (tế bào mới)
+ những sản phẩm cuối cùng [8]
Hô hấp nội bào
C5H7NO2 + 5O2 5CO2 + 2H2O + NH3 + Năng lượng [8]
(tế bào)
Các chất bẩn hữu cơ
và các chất dinh
dưỡng trong nước thải
Các quá trình sinh hóa
của vi sinh vật
Các quá trình sinh hóa
của vi sinh vật Oxy
Nước sạch
Hình 2.3. Sơ đồ tổng quát chuyển hóa chất bẩn trong công trình xử lý nước
thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện hiếu khí
Tế bào và các
chất trơ
C5H7NO2, P, K
Vi khuẩn
Vi khuẩn
13
Trong những phương trình này, COHN đại diện cho vật chất hữu cơ có trong
nước thải.
Sơ đồ cân bằng vật chất trong quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ (BOD) được
biểu diễn như hình 2.4.
Go: lượng BOD trong nước thải
Gt: lượng BOD không được xử lý
G1: lượng BOD hấp phụ trên bề mặt tế bào vi khuẩn
G2: phần BOD được vận chuyển vào bên trong màng tế bào vi khuẩn
G3: phần BOD oxy hóa nội bào
G4: phần BOD được tổng hợp thành sinh khối tế bào
G5: phần BOD oxy hóa nội bào
Môi trường hiếu khí trong bể phản ứng được tạo ra bằng cách đưa khí vào bằng
cơ học, nó có thể chứa dinh dưỡng hỗn hợp trong một chế độ hòa tan hoàn toàn. Sau
một thời gian nhất định, hỗn hợp tế bào mới và cũ được chuyển vào bể lắng, ở đây
những tế bào được tách ra khỏi nước sau khi đã xử lý. Một phần của những tế bào lắng
được tái sử dụng để tăng nồng độ thích hợp vi sinh vật trong bể, và phần còn lại bị bỏ
đi. Phần bị bỏ tương quan với sự phát triển của tế bào và liên quan tới một phần của
nước thải. Hàm lượng sinh khối giữ lại trong bể nó phụ thuộc vào hiệu quả xử lý và
những yếu tố khác liên quan đến sự sinh trưởng những cơ quan động. Nồng độ vi sinh
vật được duy trì trong những hệ thống xử lý bùn hoạt tính khác nhau.
Tóm lại, về nguyên tắc xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí bao
gồm các bước sau đây:
Chuyển hóa các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc carbon ở dạng hòa tan, keo hoặc
không hòa tan phân tán nhỏ thành khí CO2, nước và sinh khối vi sinh vật.
Go
G1
G2
G4
Gt
G3
G5
Trôi theo nước thải
CO2 + H2O
CO2 + H2O
Hình 2.4. Sơ đồ cân bằng BOD trong hệ thống xử lý nước thải
bằng phương pháp sinh học hiếu khí
14
Tạo ra bùn thứ cấp (các bông bùn hoặc màng sinh vật) chủ yếu là các vi khuẩn,
động vật nguyên sinh và các keo vô cơ trong nước thải.
Tách bùn thứ cấp ra khỏi nước bằng quá trình lắng trọng lực.
2.2.3.2. Phương pháp xử lý bằng bùn hoạt tính
Hình 2.5. Sơ đồ quá trình xử lý bằng bùn hoạt tính
Khi nước thải đi vào bể thổi khí (bể Aerotank), các bông bùn hoạt tính được hình
thành mà hạt nhân của nó là các phân tử cặn lơ lửng. Các loại vi khuẩn hiếu khí đến cư
trú, phát triển dần, cùng với các động vật nguyên sinh, nấm, xạ khuẩn… tạo nên các
bông bùn màu nâu sẫm, có khả năng hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan, keo và không
hòa tan phân tán nhỏ. Vi khuẩn dùng chất nền (BOD) và chất dinh dưỡng (N, P) làm
thức ăn để chuyển hóa chúng thành các chất trơ không hòa tan và thành tế bào mới.
Trong Aerotank, lượng bùn hoạt tính tăng dần lên, sau đó được tách ra tại bể lắng đợt
hai. Một phần bùn được quay lại về đầu bể để tham gia xử lý nước thải theo chu trình
mới.
Quá trình chuyển hóa chất bẩn trong xử lý nước thải được thực hiện theo từng
bước xen kẽ và nối tiếp. Một vài loại vi khuẩn tấn công vào các hợp chất hữu cơ đơn
giản, là nguồn chất nền cho vi khuẩn tiếp theo. Quá trình này tiếp diễn cho đến khi
chất thải cuối cùng không thể là thức ăn của vi sinh vật được nữa. Nếu trong nước thải
đậm đặc chất hữu cơ hoặc có nhiều chất hữu cơ khó phân hủy, cần có thời gian để
chuyển hóa thức ăn thì phần bùn hoạt tính tuần hoàn phải được tách riêng và sục khí
Nước thải
Bể Aerotank
Bể tải sinh bùn
hoạt tính tuần
hoàn
Bể lắng đợt hai
Cấp
Oxy
Bùn hoạt
tính dư
Bùn hoạt tính
tuần hoàn
Nước sau
xử lý
15
cho chúng tiêu hóa thức ăn đã hấp thụ. Quá trình này gọi là quá trình tái sinh bùn hoạt
tính.
Như vậy, quá trình xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính bao gồm các giai đoạn:
Khuấy trộn, tạo điều kiện tiếp xúc nước thải cần xử lý với bùn hoạt tính trong
thể tích V của bể phản ứng.
Làm thoáng bằng khí nén hay khuấy trộn bề mặt hỗn hợp nước thải và bùn hoạt
tính có trong bể trong một thời gian đủ dài để lấy oxy cung cấp cho quá trình
oxy hóa của vi khuẩn và các vi sinh vật khác xảy ra trong bể.
Làm trong nước và tách bùn hoạt tính ra khỏi hỗn hợp bằng bể lắng.
Tái sinh và tuần hoàn lại lượng bùn cần thiết từ bể lắng vào bể aerotank để hòa
trộn với nước thải đi vào
Xả bùn và xử lý bùn.
2.2.3.3. Phân loại các loại hệ thống xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính theo thủy
động học trong hệ thống.
Aerotank hoạt động gián đoạn từng mẻ (Sequencing Batch Reactor-SBR): trong
hệ thống này bùn hoạt tính được hoạt động tại chỗ theo chu trình: trộn với nước
thải, hấp thụ và oxy hóa chất hữu cơ và lắng tĩnh.
Aerotank trộn hoàn toàn: nước thải được trộn và cung cấp oxy đều tại mọi vị trí
vào mọi thời điểm. Một phần bùn hoạt tính được hồi phục luôn trong ngăn bể
Aerotank đẩy- mương oxy hóa: bùn hoạt tính được tiếp xúc dần với nước thải
theo chiều dài của hệ thống. Bùn hoạt tính không phải phục hồi hoặc phục hồi
tại ngăn riêng.
2.2.4. Aerotank hoạt động gián đoạn từng mẻ - Sequencing Batch Reactor
(SBR)
2.2.4.1. Nguyên tắc hoạt động
Aerotank hoạt động gián đoạn theo mẻ (Sequencing Batch Reactor- SBR) là một
dạng công trình xử lý sinh học nước thải bằng bùn hoạt tính, trong đó tuần tự diễn ra
các quá trình thổi khí, lắng bùn và gạn nước thải. Do hoạt động gián đoạn nên số ngăn
tối thiểu là hai ngăn.
16
2.2.4.2. Các giai đoạn trong một bể
Các giai đoạn hoạt động diễn ra trong một ngăn bể bao gồm: làm đầy nước thải,
thổi khí, để lắng tĩnh, xả nước thải và xả bùn dư. Được mô tả ở hình 2.6.
Hình 2.6. Các giai đoạn hoạt động của bể Aerotank hoạt động gián đoạn (SBR)
Trong bước một, khi cho nước thải vào bể, nước thải được trộn với bùn hoạt tính
lưu lại từ chu kỳ trước. Sau đó, hỗn hợp nước thải và bùn được sục khí ở bước hai với
thời gian thổi khí đúng theo thời gian yêu cầu. Quá trình diễn ra gần với điều kiện trộn
hoàn toàn và các chất hữu cơ được oxy hóa trong giai đoạn này. Bước thứ ba là quá
trình lắng bùn trong điều kiện tĩnh. Sau đó, nước trong nằm phía trên lớp bùn được xả
ra khỏi bể. Bước cuối cùng là xả lượng bùn dư được hình thành trong quá trình thổi
khí ra khỏi ngăn bể.
Các ngăn bể khác hoạt động lệch pha nhau để đảm bảo cho việc cung cấp nước
thải cho xử lý được liên tục. Bể Aerotank hoạt động gián đoạn theo mẻ làm việc không
cần bể lắng đợt hai, trong một số trường hợp bể điều hòa và bể lắng đợt hai có thể
được bỏ qua.
Bể Aerotank hệ SBR có ưu điểm là cấu tạo đơn giản, lưu lượng nước thải không
ổn định, hiệu quả xử lý cao, khử được các chất dinh dưỡng nitơ, dễ vận hành. Sự dao
động lưu lượng nước thải ít ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý. Nhược điểm chính của bể
17
là công suất xử lý nước thải nhỏ. Để bể hoạt động có hiệu quả, người vận hành phải có
trình độ và phải theo dõi thường xuyên các bước xử lý nước thải.
2.3 Ứng dụng chế phẩm Sanjiban, sản phẩm công nghệ sinh học trong
xử lý nƣớc rỉ rác
2.3.1 Sự phát triển cần thiết của “chữa trị sinh học” trong xử lý nƣớc rỉ rác
Nguyên nhân của vấn đề rác thải này thì rất đơn giản. Những hỗn hợp không ổn
định làm chết ngạt những hệ thống sinh học tự nhiên ở những hồ chứa tự nhiên. Những
vi khuẩn khỏe mạnh thường chuyển hóa chất thải thành những chất dinh dưỡng cần
thiết cho bản thân thì bị chết do quá mức chịu đựng. Cách giải quyết của vấn đề này là
thêm vào hệ thống sự hoạt động vi sinh vật tự nhiên để cân bằng lại hệ sinh thái.
“Chữa trị sinh học”-“Bioremediation” là một ứng dụng của xử lý sinh học để làm
sạch những chất ô nhiễm không mong muốn. Nó kết hợp công dụng của vi sinh vật
như: nấm, vi khuẩn để phân hủy sinh học những chất gây ô nhiễm. “Chữa trị sinh học”
cho hiệu quả xử lý, làm sạch môi trường cao, làm tăng sự lựu chọn thích hợp của kỹ
thuật chữa trị trong việc dọn dẹp những ca phẫu thuật.
2.3.2. Các đặc tính và ứng dụng của Sanjiban MicroActive trong xử lý môi
trƣờng
Sanjiban MicroAcitve là một chất kích hoạt lỏng thu nhận từ quá trình lên men
phức tạp. Dễ dàng ứng dụng, không có tính độc hại, đảm bảo an toàn và 100% tự
nhiên, MicroActive không phải là một chất khử mùi mà là những chất chiết xuất hữu
cơ được làm giàu với những enzyme tự nhiên kích hoạt nhanh chóng và tăng sinh khối
những vi sinh vật khỏe mạnh có trong hệ thống thải. Vì những vi sinh vật này làm
nhiệm vụ phân hủy chất thải, quá trình phân hủy thay đổi từ kỵ khí sang hiếu khí, thì
nó nhanh chóng làm giảm mùi hôi [9].
Phương pháp “chữa trị sinh học” bằng Sanjiban là “tăng cường quá mức” những
tổ chức vi sinh hoạt động trong nước thải để phá hủy những chất thải. Sanjiban tạo ra
số lượng lớn oxy hòa tan tự tái sinh và oxy tự do mà nó ức chế quá trình tạo mùi gây ra
do những hoạt động kỵ khí. Nếu dùng đúng, đó là quá trình kiềm hóa mùi tự nhiên, tái
tạo và giữ sự cân bằng sinh thái hệ vi sinh vật. MicroActive cũng sẽ kích hoạt và làm
tăng số lượng khuẩn lạc vi khuẩn được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, mà có thể
được tạo ra trong hồ thải để tăng cường sự “chữa trị sinh học”.
18
Sự cần thiết của Sanjiban MicroActive là hoạt động hợp lực của sự gia tăng sinh
học tại chỗ và sự xúc tác dựa vào enzyme tự nhiên phá hủy những chất thải hữu cơ có
trong nước thải. Sự hợp lực này sẽ tái tạo ra những chất dinh dưỡng tự nhiên trong
nước thải. Sanjiban MicroActive có mục đích chính là đưa ra dung dịch tự nhiên cho
xử lý nước thải để có thể thải ra những hệ thống nước bão hòa oxy, cung cấp sự sống,
thích hợp cho trồng trọt và nông nghiệp.
Những thuận lợi của việc xử lý bằng Sanjiban MicroActive
Giảm hàm lượng BOD và COD
Giảm TSS (tổng chất rắn lơ lửng)
Giảm hàm lượng FOG (chất dầu mỡ)
Tăng hàm lượng MLSS (nồng độ bùn hoạt tính)
Hạn chế mùi
Làm tăng độ trong của nước
Có thể tái sử dụng nước cho trồng trọt và nông trại
Giảm thời gian lưu và giá cả cho xử lý nước thải
2.3.3 Các loại sản phẩm dùng trong xử lý nƣớc thải
Sanjiban MicroActive – 1000 Bio-clean (làm sạch tự nhiên)
Sanjiban MicroActive – 6000 Sewage Bio-digestic Treatment (phân hủy
sinh học chất thải)
Sanjiban MicroActive - 8000 Chem Bio-Treat (xử lý sinh hóa)
2.3.4 Sản phẩm Sanjiban MicroActive 8000 Chem Bio-Treat
2.3.4.1. Giới thiệu
Sanjiban MicroActive-8000 Chem Bio-Treat là một chất kích thích lỏng, thu
nhận từ quá trình lên men phức tạp. Nó là hỗn hợp của những chất trích tự nhiên và
những enzyme kích hoạt có khả năng nhân số lượng vi sinh vật khỏe mạnh có mặt
trong bùn hoạt tính hay trong môi trường nuôi cấy đặc hiệu của vi khuẩn và nấm trong
phòng thí nghiệm cần cho chữa trị sinh học. Vì những vi sinh vật này phân hủy sinh
học những chất ô nhiễm trong nước thải nên sự giảm hàm lượng BOD, COD và TSS
sẽ tăng lên nhanh chóng. Sanjiban tạo ra lượng lớn oxy hòa tan tự sinh và oxy tự do
cần cho việc kích hoạt lại bùn hoàn lưu trong những hệ thống xử lý nước thải hóa học.
19
2.3.4.2 MicroActive- 8000 hoạt động kiểu xử lý sinh hóa
Những enzyme tự nhiên MicroActive-8000 kích hoạt oxy và chuyển đổi nó thành
một dạng mà ở đó nguyên tử oxy có thể kết hợp trực tiếp vào các hợp chất hóa học
phức tạp, và phá vỡ những hợp chất chuỗi dài. Sau đó, hợp chất hóa học phức tạp bị
phá vỡ thành những hợp chất đơn giản và cuối cùng tạo thành acid béo đơn. Vì quá
trình này được lặp lại do vậy nhanh chóng trở thành thức ăn cần thiết cho quần thể vi
sinh vật. Khi một phản ứng được hoàn thành, enzyme tự nhiên phá vỡ tự do để gắn kết
nó với nguồn hợp chất hóa học phức tạp khác để lặp lại phản ứng tương tự.
Sanjiban MicroActive - 8000 xử lý sinh hóa hoạt động cùng lúc theo hai hướng
trong ma trận hợp chất hóa học, là đồng thời và hợp lực: một hướng là tạo ra một môi
trường hiếu khí bằng việc tạo ra lượng lớn oxy hòa tan ở mật độ tăng dân số vi sinh
vật, và một hướng khác là phá bỏ những chuỗi phân tử hóa học phức tạp dài để tạo
thành acid béo, CO2 và nước.
2.3.4.3. Đặc tính sản phẩm
Ổn định: 9-12 tháng
Đặc tính bề ngoài: chất lỏng màu nâu sáng
Mùi: mùi đất
Trọng lượng riêng: 1
Hoạt tính : ngay tức khắc
Chuỗi pH: 5-9
Nhiệt độ: 5-50oC
20
PHẦN III. PHƢƠNG PHÁP VÀ VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm
3.1.1 Thời gian thực hiện
Thời gian bắt đầu ngày 1 tháng 4 năm 2005
Thời gian kết thúc ngày 30 tháng 7 năm 2005
3.1.2 Địa điểm
Phòng thí nghiệm Công Nghệ Xử Lý, khoa Môi Trường, Đại học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh
Trung tâm Công Nghệ và Quản lý Môi trường và Tài Nguyên, Đại học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh
3.2 Vật liệu thí nghiệm
3.2.1 Nƣớc rỉ rác mới (đƣợc hình thành dƣới 2 năm)
Nước rác mới được lấy ở bể bơm đầu vào ở trạm xử lý nước rác Gò Cát, (quận
Bình Tân, Tp. HCM). Nước rỉ rác lấy về được pha loãng ra với nồng độ tùy theo vào
điều kiện ngoại cảnh lúc làm thí nghiệm và mô hình lúc làm thí nghiệm, nhằm làm
giảm nồng độ chất hữu cơ có trong nước rỉ rác ban đầu, đưa về điều kiện gần với điều
kiện xử lý hiếu khí, để làm tăng hiệu quả xử lý của mô hình thử nghiệm.
3.2.2 Bùn hoạt tính
Bùn hoạt tính chưa ổn định được lấy từ bể lắng của Trạm xử lý nước rỉ rác Gò
Cát.
Bùn chuyển hóa tốt lấy từ nhà máy bia Tiger, thuộc Công Ty bia Việt Nam. Bùn
lấy về cho chạy thích nghi với nước rỉ rác trước khi đưa vào mô hình thử nghiệm, khi
bùn chuyển hóa tốt, tạo bông cặn và lắng tốt thì cho đưa vào chạy mô hình.
Bùn hoạt tính là loại bùn xốp có chứa nhiều vi sinh vật có khả năng oxy hóa và
khoáng hóa các chất hữu cơ có trong nước thải. Để giữ cho bùn hoạt tính ở trạng thái
lơ lửng (khuấy trộn đều) và đảm bảo oxy dùng cho các quá trình oxy hóa các chất hữu
cơ thì phải luôn luôn duy trì việc cung cấp khí. Số lượng quần thể vi sinh vật trong bùn
hoạt tính phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thành phần chất thải, hàm lượng các chất
thải, lượng oxy hòa tan, chế độ thủy động học của bể.
21
3.2.3 Chế phẩm
Sanjiban MicroActive-8000 Chem Bio-Treat, nồng độ tương ứng với các nghiệm
thức khác nhau.
Sanjiban Culture Concentrate Microal Probiotic (PV), nồng độ tương ứng với các
nghiệm thức khác nhau.
3.2.4. Dụng cụ thí nghiệm
Các thùng có dung tích 20 lít có van xả bùn, máy bơm sục khí, các viên đá sủi bọt
dùng trong sục khí vào bể, ống dẫn khí…
Các dụng cụ thiết bị dùng cho phân tích: ống đong, ống nghiệm, buret, pipet…
3.2.5. Hóa chất
Các hóa chất dùng trong phân tích các chỉ tiêu theo dõi: COD, BOD của mẫu
nước thải: H2SO4, Na2S2O3, AgSO4, K2Cr2O7, FAS…
3.3 Mô hình nghiên cứu
Là mô hình kết hợp giữa mô hình khuyến cáo cụ thể của nhà sản xuất chế phẩm
và mô hình SBR, từng giai đoạn cụ thể tương ứng với những giai đoạn thời gian thí
nghiệm khác nhau.
3.3.1. Mô hình khuyến cáo của công ty sản xuất chế phẩm
3.3.1.1. Vật liệu
Bể 60 lít, bằng nhựa hay thiết
Sục khí nên sục khí với vòi sục khí nhỏ, chậm, dùng cho bể nuôi cá
Nước rỉ rác mới
Hình 3.1. Mô hình khuyến cáo được dùng với chế phẩm Sanjiban.
22
3.3.1.2. Phương pháp
Cho 50 lít nước rỉ rác vào bể chứa một cách từ từ, liên tục, trong vòng 1 giờ.
Cho chế phẩm Sanjiban MicroActive vào bằng cách nhỏ giọt từ từ. Với hàm
lượng cụ thể 50 ml Sanjiban microactive 8000 + 5 ml PV và 1lít nước, trộn
đều, cho vào bể khi nước rỉ rác được cho vào đầy bể, trong vòng 1 giờ.
Quá trình cho nước rỉ rác và chế phẩm vào bể phải được thực hiện trong 2 giờ.
Sau 2 giờ, chuyển nước vào bể sục khí, không được xáo trộn bùn ở dưới dáy.
Sục khí liên tục trong 2 giờ.
Sau đó, chuyển nước không có bùn vào bể lắng để lắng các chất rắn, bùn lắng
trong 1 giờ.
Chuyển nước vào bể lắng cuối cùng. Lắng trong 1 giờ.
Sau 1 giờ, lấy nước ở trên đi phân tích các chỉ tiêu cần thiết.
3.3.2. Mô hình thí nghiệm
Mô hình thí nghiệm là mô hình SBR, với chu kỳ thời gian cho mỗi giai đoạn cụ
thể khác nhau tương ứng ở mỗi mô hình thí nghiệm. Mô hình thí nghiệm thay đổi theo
từng mô hình cụ thể, với các điều kiện khác nhau trong những thời gian khác nhau của
thí nghiệm.
Tổng thể tích xử lý là 20 lít
Hình 3.2: Mô hình dùng cho thí nghiệm
23
3.3.3. Các yêu cầu trong quá trình chạy mô hình
Ngoài các điều kiện cho phép thay đổi, các điều kiện khác phải đảm bảo tính
đồng đều ở các nghiệm thức khi chạy mô hình: hàm lượng khí sục vào, cùng
chịu một điều kiện ngoại cảnh tác động.
Theo dõi trong suốt quá trình chạy mô hình.
Các mẫu phân tích phải được bảo quản nếu chưa phân tích ngay.
3.4 Phƣơng pháp tiến hành của các mô hình thí nghiệm
3.4.1 Thí nghiệm 1: Mô hình thí nghiệm với bùn chƣa ổn định
3.4.1.1. Vật liệu
Nước rỉ rác lấy về pha loãng với nước máy theo tỉ lệ 1:5.
Hàm lượng bùn chiếm 20% ở mỗi nghiệm thức. Bùn lúc này chưa chuyển hóa
tốt, có màu nâu sẫm, nhưng lắng không tốt, còn lơ lửng trong nước thải sau
khi xử lý.
Hàm lượng chế phẩm bổ sung tùy theo các nghiệm thức, trước khi cho chế
phẩm vào thùng xử lý, chế phẩm được pha loãng với nước máy, pha loãng
thành 1 lít dung dịch và trộn đều (theo khuyến cáo của nhà sản xuất chế
phẩm), riêng với nghiệm thức đối chứng không cho chế phẩm vào, nên cho 1
lít nước máy.
3.4.1.2. Phương pháp
Cho bùn hoạt tính, nước rỉ rác được pha loãng vào thùng có dung tích 20 lít,
sau đó cho chế phẩm vào với hàm lượng tương ứng theo các nghiệm thức
khác nhau.
Sục khí liên tục trong 8 giờ, sau đó để lắng qua đêm. Lấy mẫu phân tích các
chỉ tiêu theo dõi.
Sau đó tiếp tục sục khí trong 22 giờ, để lắng khoảng 3 giờ. Lấy mẫu phân tích.
3.4.1.3. Các mô hình
Các mô hình thí nghiệm dựa vào các điều kiện sau:
Hàm lượng chất hữu cơ đầu vào (COD), được bố trí trong những khoảng
thời gian khác nhau.
Hàm lượng chế phẩm trong cùng thời gian thí nghiệm.
24
Thời lượng sục khí trong cùng thời gian thí nghiệm.
Có hai mô hình chạy trong hai thời gian khác nhau, mỗi mô hình chạy có 4
nghiệm thức tương ứng.
Mô hình A: mô hình thí nghiệm với bùn hoạt tính không ổn định
Mô hình B: mô hình thí nghiệm với bùn hoạt tính không ổn định và có bổ
sung thêm PV (theo khuyến cáo là nên thêm dung dịch PV vào khi dùng cho
xử lý nước rác)
Bảng 3.1. Hàm lượng chế phẩm bổ sung theo các nghiệm thức tương ứng
Mô
hình
Nghiệm
thức
Hàm lượng Sanjiban 8000
(ml)
Hàm lượng PV
(ml)
A A0
A20
A100
A200
0
20
100
200
0
0
0
0
B B0
B20
B100
B200
0
20
100
200
0
2
10
20
3.4.2. Thí nghiệm 2: Mô hình thí nghiệm với bùn ổn định
Mô hình thí nghiệm thay đổi để nâng hiệu quả xử lý nước thải hơn so với mô
hình thí nghiệm trước, kiểm tra sự ảnh hưởng của độ ổn định của bùn hoạt tính lên
hiệu quả xử lý nước rác.
3.4.2.1. Vật liệu
Nước rỉ rác lấy về pha loãng theo tỉ lệ 1: 15.
Hàm lượng bùn chiếm 20% ở mỗi nghiệm thức. Bùn chuyển hóa tốt, tạo màu
nâu sẫm, tạo bông cặn lớn và lắng tốt.
Hàm lượng chế phẩm bổ sung tùy theo các nghiệm thức, trước khi cho chế
phẩm vào thùng xử lý, chế phẩm được pha loãng với nước máy, pha loãng
thành 1 lít dung dịch và trộn đều.
25
3.4.2.2. Phương pháp
Cho bùn vào các thùng chứa, tiếp theo cho nước rỉ rác pha loãng vào đúng thể
tích cần xử lý (20 lít). Sục khí liên tục trong 72 giờ, sau đó để lắng, lấy nước
thải sau xử lý đi phân tích các chỉ tiêu theo dõi.
Cho chế phẩm vào với hàm lượng tương ứng với các nghiệm thức, sục khí, để
lắng, lấy mẫu đi phân tích.
Mẫu nước thải sau xử lý trước khi đem phân tích các chỉ tiêu theo dõi được ly
tâm ở tốc độ 3000- 4000 vòng/ phút trong 4-5 phút
3.4.2.3. Các mô hình
Các mô hình thí nghiệm dựa vào các điều kiện sau:
Hàm lượng chất hữu cơ đầu vào (COD), được bố trí trong những khoảng
thời gian khác nhau.
Hàm lượng chế phẩm trong cùng thời gian thí nghiệm.
Thời lượng sục khí trong cùng thời gian thí nghiệm.
Có 2 mô hình thí nghiệm chạy trong 2 thời gian khác nhau, mỗi mô hình thí
nghiệm có 4 nghiệm thức tương ứng
Mô hình C: hàm lượng COD đầu vào thấp
Mô hình D: hàm lượng COD đầu vào cao
Bảng 3.2. Hàm lượng chế phẩm bổ sung cho các nghiệm thức tương ứng
Mô
hình
Nghiệm
thức
Hàm lượng Sanjiban 8000
(ml)
Hàm lượng PV
(ml)
C C0
C20
C100
C200
0
20
100
200
0
0
0
0
D D0
D20
D100
D200
0
20
100
200
0
0
0
0
26
3.5. Phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu yêu cầu
Các mẫu nước thải trước và sau khi chạy mô hình xử lý được phân tích các chỉ
tiêu: pH, BOD, COD theo Standard Methods for the examination of water and waste
water. Part 5000.
Các phương pháp phân tích được thực hiện theo các phương pháp của phòng thí
nghiệm của Trung tâm phân tích môi trường, Đại học Nông Lâm Tp.HCM [3].
3.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Đồ thị được thiết lập trên phần mền Microsoft Excel.
27
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả của các đợt thí nghiệm
4.1.1. Kết quả mô hình thí nghiệm với bùn hoạt tính chƣa ổn định
4.1.1.1. Mô hình thí nghiệm A
Bảng 4.1. Kết quả mô hình thí nghiệm A
Thời gian
(giờ)
Nghiệm
thức
COD BOD
mg/l mg/l
0 0 1463 825
8 A0
A20
A100
A200
2200
2000
2200
1900
1275
1200
900
1050
30 A0
A20
A100
A200
1700
1900
1600
1500
900
975
750
615
a. Nhận xét:
Nước thải đầu ra có màu vàng đục, kết quả COD và BOD của nước thải
đầu ra cao hơn so với đầu vào (trừ nghiệm thức A100 và A200 sau 30
giờ).
Ta thấy kết quả sau 2 thời lượng sục khí khác nhau, sau 30 giờ sục khí
kết quả xử lý, làm giảm hàm lượng COD và BOD của nước thải đầu ra
nhiều hơn so với sau 8 giờ.
Hiệu quả xử lý không đạt dựa trên kết quả của hàm lượng COD và BOD
có trong nước thải sau xử lý.
Bùn hoạt tính chưa ổn định ảnh hưởng lớn đến hiệu quả xử lý của mô
hình.
28
b. Kết luận:
Hàm lượng COD, BOD trong nước thải đầu ra cao hơn so với đầu vào
Hiệu quả xử lý của mô hình không có. Do đó, mô hình này không có ý
nghĩa trong công nghệ xử lý nước rác.
4.1.1.2. Mô hình thí nghiệm B
Bảng 4.2. Kết quả mô hình thí nghiệm B
Thời gian
(Giờ)
Nghiệm
thức
pH COD
mg/l Hiệu xuất xử lý (%)
0 0 7,86 3931
8 B0
B20
B100
B200
8,55
8,55
8,55
8,55
2276
3103
2276
3310
42
21
42
16
30 B0
B20
B100
B200
2129
1355
1742
774
46
66
56
80
Hiệu quả xử lý nước thải ở các nghiệm thức được biểu diễn ở đồ thị hình 4.1.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Hiệu quả
(%)
B0 B20 B100 B200
Nghiệm thức
sau 8 giờ
sau 30 giờ
Hình 4.1. Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý ở mô hình B
29
a. Nhận xét:
Hàm lượng COD có trong nước rác trước khi xử lý quá cao (3931
mg/lít).
Nước thải sau xử lý có màu vàng đục, hàm lượng COD có trong nước
thải sau xử lý còn cao, mặc dù hiệu quả xử lý đạt khá cao (46%- 80%).
Chất lượng nước thải chưa đạt tiêu chuẩn thải ra ngoài môi trường tiếp
nhận [1].
Sau 8 giờ sục khí hiệu quả xử lý ở nghiệm thức B0 và B100 (42%) là
như nhau, và cao hơn so với các nghiệm thức khác.
Sau 30 giờ, hiệu quả xử lý tăng lên một cách rõ rệt, tăng đều ở các
nghiệm thức, và cao nhất là 80% (ở nghiệm thức B200).
Phải giảm hàm lượng COD trong nước thải đầu vào trước khi bắt đầu
chạy mô hình thí nghiệm tiếp theo, để kiểm tra được hiệu quả xử lý
chính xác của chế phẩm..
Có thể tăng thời gian sục khí của mô hình để làm tăng hiệu quả xử lý của
chế phẩm và mô hình thí nghiệm.
b. Kết luận:
Sau 30 giờ, hiệu quả xử lý của mô hình cao hơn so với sau 8 giờ.
Chế phẩm PV có tác dụng rất lớn trong việc lắng của bùn, làm tăng hiệu
quả xử lý của mô hình thí nghiệm, mặc dù bùn hoạt tính bổ sung chưa ổn
định.
Sau 30 giờ cho chế phẩm vào mô hình xử lý, nghiệm thức có hàm lượng
200ml chế phẩm cho hiệu quả xử lý cao nhất (80%), thấp nhất là nghiệm
thức đối chứng (46%).
4.1.1.3. Thảo luận chung với 2 mô hình chạy bùn chưa ổn định
Cần thay đổi yếu tố bùn hoạt tính cho lần chạy mô hình thử nghiệm tiếp theo,
bùn phải hoạt động ổn định, chuyển hóa tốt, tốc độ lắng và tạo bông cặn tốt.
Tránh tối đa sự ảnh hướng của bùn hoạt tính lên hiệu quả xử lý nước thải
trong mô hình bằng nhiều cách: lắng trong thời gian lâu hơn hay ly tâm mẫu
nước thải trước khi đem đi phân tích các chỉ tiêu theo dõi.
30
Giữ nguyên hàm lượng chế phẩm và thời lượng sục khí bùn sau khi cho chế
phẩm vào chạy mô hình ở các mô hình sau, để kiểm tra những yếu tố ảnh
hưởng đến tính chất nước thải sau khi xử lý và hiệu quả xử lý nước thải của
mô hình.
4.1.2. Kết quả thí nghiệm 2 với mô hình chạy bùn hoạt tính ổn định
4.1.2.1. Mô hình thí nghiệm C
Bảng 4.3. Kết quả mô hình thí nghiệm C
Thời gian
(giờ)
Nghiệm
thức
COD BOD
mg/l Hiệu xuất xử lý
(%)
mg/l Hiệu xuất xử lý
(%)
0 0 375 240
24 C0
C20
C100
C200
192
208
200
180
49
45
43
54
105
180
135
135
56
25
44
44
Hiệu quả xử lý nước thải được biểu diễn cụ thể hơn ở các đồ thị hình 4.2
0
10
20
30
40
50
60Hiệu quả
(%)
C0 C20 C100 C200
Nghiệm thức
COD
BOD
Hình 4.2. Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý nước thải ở mô hình C
a. Nhận xét:
Nước thải sau xử lý có màu vàng trong hơn so với mô hình thí nghiệm
với bùn hoạt tính chưa ổn định.
31
Hiệu quả xử lý cao nhất đối với COD là ở nghiệm thức C200, đối với
BOD là C0.
Hàm lượng COD đầu vào của nước thải quá thấp so với điều kiện thực
tế, do những sai số trong pha loãng mẫu nước rác trước khi xử lý, cần
tiến hành thử nghiệm lại với nồng độ COD và BOD có trong nước thải
đầu vào cao để kiểm tra sự chính xác của mô hình thí nghiệm.
b. Kết luận
Hiệu quả xử lý của mô hình C ở mức trung bình.
Sự khác biệt giữa các nghiệm thức có và không có bổ sung chế phẩm
không rõ.
Hàm lượng COD, BOD trong nước thải sau xử lý vẫn còn cao, chưa đạt
tiêu chuẩn thải ra ngoài môi trường tiếp nhận.
4.1.2.2. Mô hình D
Bảng 4.4. Kết quả mô hình thí nghiệm D
Thời
gian
(giờ)
Nghiệm
thức
pH COD BOD
mg/l Hiệu xuất xử lý
(%)
mg/l Hiệu xuất xử lý
(%)
0 0 8,22 910 750
22 D0
D20
D100
D200
8,13
8,20
8,00
8,16
331
414
579
290
64
55
36
68
330
270
255
285
56
64
66
62
70 D0
D20
D100
D200
8,06
8,04
8,00
8,01
401
309
422
443
56
66
54
51
90
60
75
67,5
88
92
90
91
32
Hiệu quả xử lý được biểu diễn cụ thể ở hình 4.3 và 4.4
0
10
20
30
40
50
60
70Hiệu quả
(%)
D0 D20 D100 D200
Nghiệm thức
COD
BOD
Hình 4.3. Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý ở mô hình D sau 22 giờ
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100Hiệu quả
(%)
D0 D20 D100 D200
Nghiệm thức
COD
BOD
Hình 4.4. Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý ở mô hình D sau 70 giờ
a. Nhận xét:
Nước thải sau xử lý có màu vàng trong
Về hiệu quả xử lý đối với COD, sau 22 giờ, cao nhất là D200 (68%) và
thấp nhất là D100 (36%). Còn sau 70 giờ, hiệu quả xử lý ở nghiệm thức
D200 giảm xuống và có hiệu quả xử lý thấp nhất (51%). Trong khi đó,
nghiệm thức D20 lại tăng hiệu quả xử lý và có hiệu quả cao nhất (66%).
Nhưng nhìn chung, sự khác biệt về hiệu quả xử lý đối với COD sau 70
giờ không có sự khác biệt ở các nghiệm thức.
33
Về hiệu quả xử lý đối với BOD, sau 22 giờ và sau 70 giờ, hiệu quả xử lý
ở các nghiệm thức không có sự khác biệt. Nhưng hiệu quả xử lý tăng đều
ở các nghiệm thức sau 70 giờ (88% - 92%)
b. Kết luận:
Chất lượng nước thải sau xử lý chưa đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường
tiếp nhận
Các nghiệm thức có bổ sung và không có bổ sung có sự khác biệt không
rõ về hiệu quả xử lý.
Thời lượng sục khí 70 giờ cho hiệu quả cao về BOD.
4.1.2.3 Thảo luận về mô hình với bùn hoạt tính ổn định
Chất lượng nước thải sau xử lý sinh học hiếu khí đạt hiệu quả cao nhờ vào
nhiều yếu tố: hàm lương chất hữu cơ đầu vào, hàm lượng khí cung cấp, chất
lượng bùn hoạt tính.
Bùn hoạt tính đóng vai trò rất quan trọng trong xử lý nước thải bằng mô hình
SBR.
Kết quả thu được từ mô hình thí nghiệm C và D cho thấy thời lượng sục khí
sau khi bổ sung chế phẩm, cho kết quả tốt hơn là 70 giờ với chỉ tiêu BOD.
Và nghiệm thức cho kết quả tốt nhất là nghiệm thức có hàm lượng chế phẩm
cao nhất (200 ml), tiếp đó là đối chứng (0 ml), thấp nhất là nghiệm thức có
hàm lượng chế phẩm ở mức trung bình (100 ml).
4.2 Nhận xét chung về các kết quả thu đƣợc từ các đợt thí nghiệm
4.2.1 Hàm lƣợng COD, BOD
Theo Trần Đức Hạ (2002), hàm lượng nằm trong khoảng 300-500 mg/l thì thích
hợp cho xử lý sinh hiếu khí. Và những nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ BOD/COD
lớn hơn 0,6 thì cho khả năng cho xử lý sinh học. Do vậy, để đảm bảo mô hình xử lý
bằng bùn hoạt tính hoạt động có hiệu quả thì hàm lượng COD đầu vào nằm trong
khoảng 1000 mg/l.
4.2.2 Hàm lƣợng chế phẩm
Theo khuyến cáo của công ty sản xuất chế phẩm, nồng độ chế phẩm dùng trong
xử lý nước rác mới là 1 ml/l nước rác.
34
Qua mô hình thí nghiệm, nồng độ cho kết quả xử lý cao nhất là nồng độ gấp 10
lần so với khuyến cáo (10 ml/ lít), nồng độ khuyến cao cho hiệu quả cũng tương đối
khá cao. Nhưng ngược lại, đối với nghiệm thức đối chứng thì cho hiệu quả cao cũng
không kém so với các nghiệm thức khác, mà còn cao hơn cả nghiệm thức với nồng độ
khuyến cáo. Như vậy, sự khác biệt giữa nghiệm thức có và không có bổ sung chế
phẩm không rõ, cũng như các nghiệm thức ở các nồng độ khác nhau.
4.2.3 Thời lƣợng sục khí
Trong suốt quá trình thí nghiệm, thời lượng sục khí sau khi bổ sung chế phẩm
cho hiệu quả cao nhất là 22 giờ đối với COD đầu ra.
Thời lượng 70 giờ cho hiệu quả xử lý cao đối với BOD.
35
PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
Không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức có và không có bổ sung chế
phẩm, cũng như các nghiệm thức có nồng độ Sanjiban bổ sung khác nhau.
Thời lượng sục khí tối ưu là 70 giờ sau khi bổ sung chế phẩm vào thiết bị xử
lý đối với BOD.
Mô hình tối ưu khi hàm lượng bùn hoạt tính hoàn toàn ổn định.
Chất lượng nước thải sau xử lý chưa đạt tiêu chuẩn thải ra ngoài môi trường
tiếp nhận.
4.2. Đề nghị
Cần nghiên cứu sâu hơn: nhiều nồng độ chế phẩm khác nhau, thời lượng sục
khí của mô hình, các chỉ tiêu khác của nước thải để có độ chính xác cao hơn.
Bùn khi đưa vào mô hình phải là bùn hoạt động ổn định.
Phải kiểm soát hàm lượng COD, BOD có trong nước thải đầu vào của mô
hình SBR, để mô hình hoạt động có hiệu quả hơn.
Nước thải sau xử lý bằng mô hình trên cần phải được xử lý tiếp bằng những
phương pháp khác để chất lượng nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn thải ra môi
trường tiếp nhận.
36
PHẦN VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1. Bộ Khoa Học, Công Nghệ Và Môi Trường, 2002, Tuyển Tập 31 Tiêu Chuẩn
Việt Nam Về Môi Trường.
2. ĐH. Bách Khoa Tp.HCM, 2002, Báo cáo nghiệm thu nghiên cứu hiệu quả
xử lý nước rác Đông Thạnh bằng các phương pháp khác nhau.
3. Khoa Công nghệ Môi trường - Trung tâm nghiên cứu Môi trường, Đại học
Nông Lâm, Tp. HCM, 2002, Giáo trình thực hành hóa Môi Trường.
4. Ebana Hateakeyama Memorial Fund, 1997, Xử lý nước thải và bùn trong hệ
thống thoát nước.
5. Trần Đức Hạ, 2002, Xử lý nước thải sinh hoạt ở quy mô nhỏ và vừa, NXB.
KHKT.
6. Phạm Hồng Nhật, 2001, Nghiên cứu tốc độ phân hủy rác sinh hoạt ở
Tp.HCM và một số vấn đề liên quan đến môi truòng của các bãi rác, Luận
văn thạc sĩ KHKT, Viện tài nguyên và môi trường.
7. Trần Minh Quân, 2001, Nghiên cứu quy trình oxy hóa fenton khử COD
trong nước rác sau khi xử lý sinh học, Luận văn thạc sĩ KHKT, Viện tài
nguyên môi trường.
Tiếng nước ngoài:
8. Metcalf and Eddy, INC, Chapter 8 Biological Unit Processes, Wastewater
Engineering Treatment, Disposal and Reuse, 3
rd
edition, p.359-442.
9. Trans Asia International, Sanjiban MicroActive, Bangalore, India.
37
PHỤ LỤC
I Các phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu theo của mẫu nƣớc thải.
Các mẫu nước thải trước và sau khi chạy mô hình xử lý được phân tích các chỉ
tiêu: pH, BOD, COD, cặn lơ lửng (SS) theo phương pháp của Standard Methods for
the examination of water and waste water. Part 5000
1.1 pH
Dùng máy pH kế để xác định pH, dựa vào sự chênh lệch thế giữa điện cực chuẩn
Calomen và điện cực H+ (điện cực thủy tinh) cho kết quả chính xác cao. Hiện nay các
loại máy hiện đại chỉ dùng một điện cực hỗn hợp.
Kết quả hiện trên máy, đọc kết quả khi tín hiệu ổn định 30 giây.
1.2 COD (Chemical Oxygen Demand)
COD được phân tích theo phương pháp đun hoàn lưu kín
- Cho mẫu vào ống nghiệm, thêm dung dịch K2Cr2O7 0,0167 M vào, cẩn
thận thêm H2SO4 reagent vào bằng cách cho chảy từ từ dọc theo thành ống
nghiệm
- Đậy nút ống nghiệm ngay, lắc kỹ nhiều lần (cẩn thận vì phản ứng sinh
nhiệt), đặt ống nghiệm trên giá inox và cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 150oC trong 2
giờ.
- Để nguội đến nhiệt độ phòng, đổ dung dịch trong ống nghiệm ra bình tam
giác 100 ml thêm 2-3 giọt ferroin và định phân bằng FAS 0,1 M.
- Dứt điểm khi mẫu chuyển từ màu xanh lá cây sang màu đỏ. làm hia mẫu
trắng với nước cất (mẫu O và mẫu B).
Kết quả COD
COD (mg O2/l) =
V
xMxBA 8000)(
A: thể tích FAS dung định phân mẫu trắng B, ml
B: thể tích FAS dùng định phân mẫu cần xác định, ml
M: nồng độ Mole của FAS
V: thể tích mẫu, ml
38
1.3 BOD (Biochemical Oxygen Demand)
- Chuẩn bị nước pha loãng bằng cách thêm mỗi 1 ml các dung dịch
đệm phosphat, MgSO4, CaCl2, FeCl3 cho mỗi lít nước cất bão hòa oxy.
- Mẫu được pha loãng tùy theo tính chất của tứng loại nước thải.
- Chiết nước pha loãng vào hai chai BOD, cho mẫu vào chai bằng
cách nhúng pipet xuống đáy chai, thả từ từ vào chai đến khi đạt thể tích cần sử
dụng, lấy nhanh pipet ra, đậy nut chai lại (trong chai không được có bọt khí).
Một chai đậy kín để ủ trong 5 ngày (DO5) và một chai được định phân tức thì
(DO0). Chai ủ trung tủ 20
oC đậy kỹ, niêm bằng lớp nước mỏng trên chỗ loe của
miêng chai (không để lớp nước này cạn trong suốt quá trình ủ)
- Định phân DO:
Mở nút chai, lần lượt thêm vào bên dưới mặt thoáng của mẫu
2 ml MnSO4
2ml iodide – azide kiềm
Đậy nút chai, đảo ngược chai lên xuống trong vài phút
Để yên cho kết tủa lắng hoàn toàn, cẩn thận mở nút chai, thêm 2 ml H2SO4
đậm đặc.
Đậy nút, rửa chai dưới vòi nước, đảo ngược để tan hoàn toàn kết tủa.
Rót bỏ 97 ml dung dịch, định phân lượng mẫu còn lại bằng dung dịch
Na2S2O3 0,025 M cho đến khi có màu vàng rơm nhạt, thêm vài giọtchỉ thị
hồ tinh bột, tiếp tục định phân đến khi mất màu xanh.
1 ml Na2S2O3 0,025 được dùng = 1 mg O2/lít
Kết quả BOD
BOD5 (mg O2/lít) = (DO0 –DO5) x f
DO0: hàm lượng oxy hòa tan đo được ở ngày đầu
DO5: hàm lượng oxy hòa tan đo được sau 5 ngày ủ
f: hệ số pha loãng
39
II. Một số hình ảnh trong quá trình thí nghiệm
Nơi lấy nước rác tại bãi rác Dòng nước rác
Dụng cụ dùng cho lấy mẫu nước Nơi lấy bùn hoạt tính tại bãi rác Gò Cát
Mô hình dùng cho thí nghiệm Trong giai đoạn sục khí
Trong giai đoạn lắng Nước thải sau xử lý có màu vàng, đục.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUANVAN.pdf