Khóa luận Đánh giá đồng EURO sau hơn 3 năm lưu hành

Tài liệu Khóa luận Đánh giá đồng EURO sau hơn 3 năm lưu hành: 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Đánh giá đồng EURO sau hơn 3 năm lưu hành Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương Lớp: A14-K37F Giáo viên hướng dẫn: Phan Anh Tuấn 2 CHƯƠNG I. CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU - EURO Giấc mộng thống nhất châu Âu đã được nung nấu từ rất lâu, suốt từ thế kỷ VIII dưới thời Sác-lơ - Đại đế của đế chế La Mã (724-814) đến Na-pô-lê-ông (1769-1821) rồi Hít-le (? - 1945). Na-pô-lê-ông đã từng vẽ ra một viễn cảnh châu Âu với một bộ luật chung, đồng tiền chung, các đơn vị đo lường và qui tắc châu Âu. Nhưng điều mơ tưởng này của các nhà quân sự, chính trị gia và của nhiều giới khác đã không trở thành hiện thực vì chưa có được sự đoàn kết lợi ích của các dân tộc cũng như hoàn cảnh thuận lợi. Lịch sử châu Âu biến động với những thăng trầm. Rồi đến thế kỷ thứ XX, khi xu thế hình thành các nền kinh tế và chính trị khu vực phát triển mạnh mẽ, tư tưởng toàn cầu hoá...

pdf98 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Đánh giá đồng EURO sau hơn 3 năm lưu hành, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Đánh giá đồng EURO sau hơn 3 năm lưu hành Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương Lớp: A14-K37F Giáo viên hướng dẫn: Phan Anh Tuấn 2 CHƯƠNG I. CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU - EURO Giấc mộng thống nhất châu Âu đã được nung nấu từ rất lâu, suốt từ thế kỷ VIII dưới thời Sác-lơ - Đại đế của đế chế La Mã (724-814) đến Na-pô-lê-ông (1769-1821) rồi Hít-le (? - 1945). Na-pô-lê-ông đã từng vẽ ra một viễn cảnh châu Âu với một bộ luật chung, đồng tiền chung, các đơn vị đo lường và qui tắc châu Âu. Nhưng điều mơ tưởng này của các nhà quân sự, chính trị gia và của nhiều giới khác đã không trở thành hiện thực vì chưa có được sự đoàn kết lợi ích của các dân tộc cũng như hoàn cảnh thuận lợi. Lịch sử châu Âu biến động với những thăng trầm. Rồi đến thế kỷ thứ XX, khi xu thế hình thành các nền kinh tế và chính trị khu vực phát triển mạnh mẽ, tư tưởng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới ngày càng mở rộng, châu Âu mới tìm được cơ hội cho mình. Các châu lục dần hình thành cho mình các khối liên minh vững mạnh. Nhận thức rõ xu hướng vận động không gì cưỡng lại được của thế giới hiện đại, xu hướng “toàn cầu hoá kinh tế”, châu Âu đã quyết tâm thực hiện đoàn kết thực sự, lấy sức mạnh của cả khối đương đầu với thế giới. Lôgíc ấy đã được thực hiện dần dần từng bước, từ Cộng đồng kinh tế đến Liên minh kinh tế và tiền tệ mà đỉnh cao là sự ra đời của đồng tiền chung duy nhất - Đồng EURO. Vậy châu Âu sẽ được gì và mất gì cũng như có thể kỳ vọng những gì vào quá trình nhất thể hoá tiền tệ này? Chương I sẽ giúp ta trả lời rõ câu hỏi đó. I. MỤC TIÊU CỦA VIỆC NHẤT THỂ HOÁ TIỀN TỆ CHÂU ÂU Đồng tiền chung châu Âu EURO đã ra đời và đi vào thực tiễn hoạt động kinh tế xã hội của các quốc gia thuộc EU và thị trường tiền tệ quốc tế cho đến nay đã được 3 hơn 3 năm (kể từ lúc ra đời chính thức vào ngày 1/1/1999). Để có được một cách nhìn tổng quát hơn về các mục tiêu mà EMU đã đặt ra đối với quá trình nhất thể hoá tiền tệ châu Âu, trên cơ sở đó đánh giá những điều đã đạt được cũng như những điều chưa đạt được so với những mục tiêu đó, chúng ta cùng điểm qua vài nét về cơ sở để tiến hành nhất thể hoá tiền tệ châu Âu. 1. CƠ SỞ CHO SỰ NHẤT THỂ HOÁ TIỀN TỆ CHÂU ÂU 1.1. Cơ sở lý thuyết Một trong những cơ sở lý thuyết cho sự ra đời của đồng tiền chung châu Âu mà được nhiều người biết đến đó là lý thuyết “khu vực tiền tệ tối ưu”, do các nhà kinh tế Mỹ là R.Murdell và R.Mc Kinnon đưa ra vào đầu thập kỷ 60. Xuất phát từ định hướng khi đó của EEC là nhằm đạt được tự do hoàn toàn trong lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, vốn và sức lao động tức là “lưu chuyển tự do các yếu tố của sản xuất”, R.Murdell và R.Mc Kinnon đã trình bầy lý thuyết “Khu vực tiền tệ tối ưu” qua tác phẩm “Khu vực tiền tệ tối ưu” xuất bản tại Mỹ năm 1961. Lý thuyết này đã đề cập đến những cơ sở của sự thống nhất tiền tệ châu Âu và gây được sự chú ý lớn. Nội dung chính của lý thuyết này bao gồm các điểm sau: 1. Theo R.Mundell và R.Mc Kinnon, “Khu vực tiền tệ tối ưu” đó là lãnh thổ của những nước có cùng chung những điều kiện, khả năng thích hợp nhất để sử dụng một loại tiền tệ thống nhất, hoặc chung những khả năng để thiết lập một tỷ giá vững chắc giữa các đồng tiền quốc gia của mình. Và khu vực tiền tệ sẽ là “tối ưu” nếu trong lãnh thổ của nó tồn tại một khả năng cơ động giữa các “yếu tố của sản xuất” (bao gồm cả sự cơ động bên trong lẫn bên ngoài). Đó là sự tự do hoàn toàn việc giao lưu hàng hoá, dịch vụ, tư bản và sức lao động trong nội bộ khu vực và sự thoả hiệp lẫn nhau của các nước thành viên về các vấn đề kinh tế, chính trị, sự phối hợp các thể chế, chính sách kinh tế. Tiêu chí quan trọng nhất là sự sẵn lòng của các nước thành viên hy sinh tính độc lập của mình trong việc giải quyết những vấn đề tiền tệ, tín dụng. Như vậy “Khu vực tiền tệ tối ưu” là khu vực trong đó không một bộ phận cấu thành nào của nó đòi quyền có tiền tệ riêng và chính sách tiền tệ độc lập. 4 2. Một trong những điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại của “Khu vực tiền tệ tối ưu” là tốc độ lạm phát giữa các nước thành viên ít nhiều phải đồng đều để có thể đảm bảo cho việc thực thi các chính sách tiền tệ về ngân sách, kinh tế và tiền tệ có hiệu quả. Đồng thời phải đạt được những mục đích như: ổn định giá cả, có việc làm đầy đủ và sự cân bằng trong cán cân thanh toán tức là phải đạt được sự cân đối bên trong và bên ngoài. 3. Đồng tiền của khu vực phải dựa trên cơ sở của mọi đồng tiền của các nước thành viên và phải tính đến sự thay đổi tỷ giá các loại tiền chứ không phải sức mua của đồng tiền mạnh nhất. Trước hết, đó phải là một đơn vị tiền tệ đang được lưu thông đồng thời với các đơn vị tiền tệ châu Âu khác; được phép có những thay đổi đồng giá và dao động của tỷ giá tiền tệ. Khi các quy chế về tiền tệ tài chính đã hoàn toàn thống nhất và có sự phối hợp của chính sách tiền tệ thì các dao động của tỷ giá tiền tệ sẽ bị xoá bỏ. Lúc đó một liên minh kinh tế cũng sẽ được thành lập, đồng tiền của các nước sẽ bị huỷ bỏ và thay vào đó là một đồng tiền thống nhất. Thực chất quan điểm này là sự biểu hiện cách tiếp cận thiết chế đối với vấn đề thống nhất tiền tệ. Cách tiếp cận này chú trọng đến việc tăng cường các biện pháp điều tiết liên quốc gia và siêu quốc gia trong lĩnh vực tiền tệ, đến sự phối kết hợp chính sách kinh tế của các nước thành viên, hạn chế chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực tiền tệ và thiết lập các thiết chế siêu quốc gia. Việc thực hiện quan điểm này trên thực tế là sự thiết lập hệ thống tiền tệ châu Âu (EMS) và đồng ECU. Lý thuyết “Khu vực tiền tệ tối ưu” phản ánh quá trình khách quan của quốc tế hoá đời sống kinh tế, tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế quốc gia các nước thành viên. Tóm lại, chính sự hoà trộn của lý thuyết trên với các lý thuyết tiền tệ trước đây đã tạo lập cơ sở lý luận cho sự ra đời và phát triển của quá trình nhất thể hoá tiền tệ châu Âu từ sau chiến tranh thế giới II đến nay. Các phác thảo kế hoạch thống nhất tiền tệ của Werner và Delnors sau này đều không thể bỏ qua hay nói khác đi đều lấy đó làm cơ sở nền tảng chính. 1.2. Cơ sở kinh tế 5 EMU là kết quả của một quá trình liên kết từ thấp đến cao về kinh tế. Các nhà kinh tế chia mức độ liên kết làm 5 cấp độ khác nhau: 1/Khu vực mậu dịch tự do 2/Liên minh thuế quan 3/Thị trường tự do 4/Liên kết tiền tệ 5/Liên minh chính trị Từ giữa những năm 1980, EC mà sau này là EU, đã đạt được những kết quả đáng kể trong Liên minh kinh tế, tạo ra động lực chính cho Liên kết châu Âu và những cơ sở pháp lý cho sự ra đời EMU. Đến nay, thị trường châu Âu là thị trường lớn nhất thế giới với sự xoá bỏ các hàng rào kiểm soát thuế và kỹ thuật, tự do hoá vốn, dịch vụ, con người, khuyến khích cạnh tranh, tạo lập chính sách chung về xã hội, cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và phát triển góp phần mở rộng sản xuất, tạo cơ hội ký kết hợp đồng, đẩy mạnh đầu tư. Trong bối cảnh đó, sự ra đời của đồng EURO sẽ thúc đẩy thị trường chung duy nhất tiến xa hơn nữa theo hướng tự do hoá hơn, năng động hơn. Nếu như các bước liên kết kinh tế từ năm 1975 đến nay đã tạo cơ sở kinh tế khách quan cho sự ra đời của EMU thì liên kết tiền tệ sẽ thúc đẩy liên kết kinh tế lên một mức cao hơn. EU chắc chắn sẽ đạt được nhiều lợi ích khi những biện pháp của thị trường duy nhất được bổ sung bởi một đồng tiền duy nhất. Do đó sự ra đời của Liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu là tất yếu. Quá trình thống nhất châu Âu đi từ tự do hoá thị trường hàng hoá đến tự do hoá thị trường lao động rồi đến tự do hoá thị trường vốn: * Thứ nhất: Tự do hoá thị trường hàng hoá Quá trình hợp nhất tiền tệ châu Âu giữa các nước thành viên EU xuất phát từ việc các nước thành viên EEC ký thoả thuận thiết lập một biểu thuế quan chung vào ngày 1/1/1968. Thời điểm này, biểu thuế quan này được áp dụng đối với các hàng công nghiệp, còn các mặt hàng nông nghiệp được áp dụng vào tháng 1/1970. Tại thoả thuận này, các nước cam kết các điều sau: 1-Xoá bỏ hàng rào thuế quan trong buôn bán với nhau 6 2-Thực hiện biểu thuế quan chung trong thương mại quốc tế 3-Xoá bỏ những hạn chế đối với những luân chuyển lao động cũng như các phân biệt đối xử với công nhân nhập cư giữa các nước thành viên về thu nhập, an ninh xã hội. 4-Xác lập chế độ tự do hoá lưu chuyển về vốn và các tư liệu sản xuất Thông qua việc xoá bỏ hàng rào thương mại trong nội bộ cộng đồng, EU khuyến khích tăng cường sự liên kết kinh tế. Với thoả thuận này, việc kiểm tra, kiểm soát hải quan và kiểm tra đóng thuế VAT đối với hàng hoá tại biên giới các nước thành viên được chấm dứt. Việc làm này đặc biệt đem lại lợi ích cho các nước thành viên trong nội bộ EU. Từ năm 1985 đến năm 1995, khối lượng trao đổi hàng hoá trong nội bộ EU tăng 20% - 30%, xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của EU bằng 30% GDP, trong đó 2/3 là nội khối. Tính đến năm 1997, thương mại giữa các nước EU chiếm 60% so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn khu vực. Ngoài ra, việc thống nhất thị trường hàng hoá này đã tác động trực tiếp đến khu vực dịch vụ, một lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế EU. Hiện tại nó chiếm tới 60% việc làm của EU, đóng góp 62% GDP của khối, so với 35% ngành chế tạo và 3% từ nông nghiệp. Về tài chính, dịch vụ ngân hàng chính thức tự do từ 1/1/1993, tự do hoá bảo hiểm bắt đầu từ 1/7/1994 và tự do hoá dịch vụ đầu tư chỉ mới bắt đầu gần đây 1/1/1996. Bên cạnh đó, EU còn quy định tự do hoá dịch vụ viễn thông, giảm sự can thiệp của nhà nước để tăng sức cạnh tranh của ngành này và các chính sách này đã đem lại hiệu quả đáng kể. * Thứ hai: Tự do hoá lao động Các nước EU đều giảm dần kiểm soát tại biên giới đối với người qua lại. Song việc loại bỏ hoàn toàn còn gặp nhiều khó khăn vì các biện pháp để kiểm soát các vấn đề tội phạm, an ninh, người nhập cư bất hợp pháp chưa hoàn hảo. Đến nay có 10 nước đã loại bỏ hoàn toàn kiểm soát ở biên giới đó là những nước tham gia nhóm Schengen - một hệ thống chung về Visa bao gồm Đức, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Lúc-xăm-bua, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Hy Lạp. Bên cạnh đó, việc ký kết hiệp ước Maastricht, với các điều khoản mới về tư pháp và nội vụ, mở rộng khái niệm công dân EU đã giúp cải thiện vấn đề tự do hoá lao động. Xu hướng 7 dịch chuyển lao động trong nội bộ EU diễn ra mạnh giữa các nước nhỏ, hoặc từ các nước nghèo sang nước giầu mà chủ yếu là vào Pháp và Đức. * Thứ ba: Tự do hoá vốn Tự do hoá vốn được rất được coi trọng trong 3 lĩnh vực tự do hoá trên. Từ 1/1/1993, mọi công dân sống trong EU đều có thể tiến hành tất cả các hoạt động mà không hạn chế về vốn (mở tài khoản, tiền vay...) và điều này đã kho thấy rõ vai trò quan trọng hàng đầu trong sự hợp tác của các nước EU. Từ năm 1992 đến 1996, đầu tư của các nước thành viên chiếm 65% tổng đầu tư từ nước ngoài, so với 57% giai đoạn 1986 - 1991. Cùng với sự phát triển của thị trường chung châu Âu, quá trình tự do hoá vốn diễn ra ngày càng mạnh mẽ, góp phần vào việc củng cố sự hợp tác hơn nữa giữa các nước thành viên trong Liên minh châu Âu Xuất phát từ những cơ sở như trên, đồng thời dưới tác động của các yếu tố bên ngoài, cụ thể là đợt khủng hoảng cơ chế tỷ giá châu Âu vào năm 1992 - 1993, các nước thành viên EU đã nhận ra rằng: trong điều kiện khủng hoảng đó mọi cơ chế điều chỉnh tỷ giá đều trở thành kém hiệu quả hơn bao giờ hết. Mâu thuẫn ở đây là, trong khi các nước cố gắng xúc tiến hoạt động của một thị trường chung thống nhất song lại thiếu đi một chính sách tiền tệ chung và do vậy những lỗ lực đó khó mà đạt hiệu quả được. Vì vậy, Grainville, một chuyên gia kinh tế châu Âu đã khẳng định: “Nếu không có một đồng tiền chung thống nhất, thị trường thống nhất sẽ trở thành một thị trường bất công nhất”. Những điều này đã thôi thúc các nước thành viên EU hợp tác với nhau hơn nữa mà kết quả là thoả thuận về một đồng tiền chung đã ra đời. Việc lưu hành một đồng tiền chung cùng với việc xoá bỏ tỷ giá hối đoái khác nhau giữa các nước khác nhau trong khu vực tạo nên động lực cho khả năng tăng cường sức mạnh kinh tế, tăng cường sức mạnh cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ nói chung, đồng thời tăng tổng cầu trên toàn lãnh thổ châu Âu (do giá hàng hoá tiêu dùng sẽ giảm vì phạm vi lựa chọn và cơ hội lựa chọn của người tiêu dùng cũng tăng lên). Điều đó dự báo cho một tương lai châu Âu đầy triển vọng trong một sự hợp tác về cả chiều rộng và chiều sâu, có khả năng cạnh tranh với các nước khác trên thế giới cụ thể là Mỹ và Nhật Bản. 8 Bảng 1: TƯƠNG QUAN VỀ THỊ PHẦN GIỮA EU, NHẬT BẢN VÀ MỸ (1998)- (%) Khu vực GDP (so với thế giới) Xuất khẩu (so với thế giới) Mức tăng GDP Lạm phát Bội chi ngân sách EU 15,5 30 2,9 1,6 2,6 Mỹ 20,4 13,7 3 2,3 0,3 Nhật 7,7 7,1 0 1,7 7,1 Nguồn IMF (1998), IMI (1998) 1.3. Cơ sở chính trị Ngoài những sơ sở kinh tế đã trình bầy như trên, sự ra đời của đồng EURO còn được cho là xuất phát từ các cơ sở chính trị nữa. Theo đa số các nhà phân tích châu Âu, thì đó là ba cơ sở chính trị quan trọng sau: a. Thứ nhất: Đó là sự tan rã của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa. Điều này đã làm thay đổi cục diện chính trị thế giới khi quyền lực ngày càng tập trung vào Mỹ, vì vậy việc hình thành một Liên minh châu Âu với sự phát triển kinh tế vững chắc và một đồng tiền chung ổn định có khả năng chi phối đáng kể thị phần thế giới sẽ trở thành một đối trọng trong các thoả thuận liên quan đến an ninh và trật tự thế giới. b. Thứ hai: Sự hình thành đồng tiền chung châu Âu xuất phát từ những ý tưởng chính trị nghiêm túc của các chính trị gia châu Âu đồng thời đó là kết quả của những cuộc dàn xếp chính trị khó khăn và vất vả giữa các nhà lãnh đạo ở khu vực này từ ngày mới thành lập cộng đồng cho đến nay. Hãy nhìn lại lịch sử ra đời đồng EURO ta sẽ thấy rõ hơn điều này: + Sau chiến tranh thế giới II, châu Âu đã lập lại trật tự thế giới mới với một bên là Tây Âu chịu ảnh hưởng của Mỹ và bên khác là Đông Âu chịu ảnh hưởng của Liên 9 Xô. Những hậu quả do chiến tranh gây ra đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân sách của các quốc gia có chủ quyền hạn chế. Chính vì thế, để khôi phục kinh tế, ý tưởng mở rộng cơ sở lãnh thổ hành chính của những quốc gia này tới qui mô khu vực Tây Âu được hình thành. Như vậy cơ cấu tổ chức quốc gia đã có thể chuyển thành liên hiệp châu Âu. Rút kinh nghiệm từ những thất bại trước, ông Jean Monnet - nhà ngoại giao Pháp, được gọi là người cha của châu Âu đã vạch ra phương hướng hoạt động cho giai đoạn đầu liên kết. Là tác giả và cũng là người chỉ huy kế hoạch hiện đại hoá nền kinh tế Pháp, ông Jean Monnet biết rõ nền kinh tế Pháp đang ở đâu so với nền kinh tế Cộng hoà liên bang Đức. Với kinh nghiệm và hiểu biết của mình về bối cảnh thế giới bấy giờ, về quan hệ trước đây và hiện nay giữa hai nước Pháp và Đức, ông cho rằng: Các nước đồng minh không thể tiếp tục những khống chế đối với nền kinh tế của Cộng hoà liên bang Đức, nhưng cũng rất nguy hiểm nếu để cho người Đức tự do hành động. Về quan hệ Pháp-Đức, ông cho rằng: Một trong những nguyên nhân gây ra hiềm khích giữa hai nước là việc phân chia không hợp lý đường biên giới thiên nhiên chung đối với vùng tam giác tài nguyên than và sắt trên lãnh thổ của hai nước và theo ông, để ngăn chặn nguy cơ Cộng hoà liên bang Đức tái vũ trang, cần phải có biện pháp khống chế hai sản phẩm chủ yếu và quan trọng lúc đó của nền công nghiệp chiến tranh đó là than và thép. Từ ý tưởng đó cùng với ý tưởng về một liên minh châu Âu, ông Jean Monnet đã “thai nghén” tuyên bố Schuman và coi như một đề nghị của Pháp mà các bộ trưởng ngoại giao Mỹ và Anh được chính thức thông báo vào ngày 10/5/1950 tại Landus. Theo tuyên bố này, chính phủ Pháp đề nghị: “đặt toàn bộ nền sản xuất than thép của CHLB Đức và Pháp dưới một cơ quan quyền lực chung (Haute Autorite Commune), trong một tổ chức “mở cửa” để các nước châu Âu khác cùng tham gia. Bản tuyên bố nêu rõ đề nghị trên đây của Pháp nhằm đặt nền móng đầu tiên cho một “Liên bang châu Âu” để gìn giữ hoà bình”. Như vậy là tuyên bố Schuman, còn được gọi là kế hoạch Schuman, đã được xem như là “giấy khai sinh” cộng đồng châu Âu. Cộng hoà liên bang Đức hoan nghênh sáng kiến trên đây của Pháp và coi đó là biểu hiện của việc Pháp đã chủ động hoà giải và đối xử bình đẳng với Cộng hoà liên bang Đức. Từ lâu, Cộng hoà liên bang Đức đã chờ đợi một cử chỉ thiện chí của Pháp. 10 Thủ tướng Cộng hoà liên bang Đức, ông Kót-Andenauer đã có lần nói với các nhà báo: “Điều rõ ràng là nếu một thị trường có người Pháp và người Đức cùng nhau hành động, cùng nhau gánh vác trọng trách chung thì đó sẽ là một bước tiến quan trọng về phía trước”. Và chính sự thoả thuận giữa hai nước này là cơ sở để ra đời Cộng đồng than thép châu Âu (ECSC) vào ngày 13/7/1952 với 6 thành viên ban đầu là Đức, Pháp, Italia, Bỉ, Hi Lạp, Lúc-xăm-bua, và sự hợp tác hơn nữa trong khu vực về sau này. + Chính phủ Anh đón nhận tuyên bố Schuman một cách lạnh nhạt, chỉ trích việc thành lập ECSC vì nó đụng chạm đến chủ quyền dân tộc. Nhưng sự ra đời tiếp theo của EEC và Euratom lại làm họ lúng túng. Thất bại trong ý đồ thành lập “Khu vực mậu dịch châu Âu rộng lớn” bao gồm các nước thuộc EEC và các nước còn lại của OECD (tổ chức hợp tác phát triển châu Âu), Anh chủ trương thành lập “Khu vực mậu dịch tự do châu Âu hẹp” bao gồm Anh, Na-uy, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Áo, Bồ Đào Nha, Thuỵ Sỹ, Phần Lan và Ireland. Tuy nhiên, do mục tiêu đơn thuần về kinh tế nên kế hoạch này đã không giúp cho Anh nâng cao được vị trí tại Tây Âu và trên trường quốc tế, nước Anh lại cô lập. Trong khi đó EC đã ít nhiều đạt được thành tựu về kinh tế và chính trị. Trước tình hình đó, chính phủ Anh đã thay đổi ý định và ngày 9/8/1961 tuyên bố chính thức gia nhập EEC. Cuộc đàm phán giữa Anh và EEC bắt đầu từ ngày 9/11/1961 diễn ra một cách khó khăn. Phía Anh đòi EEC phải sửa đổi chính sách về nông nghiệp. Cuộc tranh chấp đang xảy ra quyết liệt thì vào ngày 14/11/1963, tổng thống Pháp, tướng De-Gaulla đã tuyên bố phủ quyết Anh vào EEC. Đến ngày 10-11/5/1967, chính phủ Anh một lần nữa xin gia nhập EEC. Tiếp theo đó là Đan mạch, Ireland và Na-uy. Giai đoạn đầu của cuộc trao đổi diễn ra vẫn rất khó khăn mặc dù chính phủ Anh có đặt ít điều kiện hơn. Cuối cùng hai bên cũng phải nhân nhượng và đi đến ký kết Hiệp ước ngày 22/1/1972. Kể từ ngày 1/1/1973, EC chính thức thêm 3 thành viên mới là Anh, Ireland và Đan mạch và trở thành EC - 9. Bất đồng giữa Anh và EEC được giải quyết đã mở ra triển vọng mới cho sự hợp tác hơn nữa giữa các nước trong khu vực. Và sau 3 lần mở rộng tiếp theo đó, số lượng thành viên của liên minh hiện nay là 15, một liên minh ngày càng lớn mạnh về nhân 11 lực, nhất là đội ngũ đông đảo các quốc gia có nền kinh tế phát triển và có ảnh hưởng trên thế giới. c. Thứ ba: Sự hình thành đồng tiền chung châu Âu là kết quả tất yếu của mong muốn chia sẻ quyền lực tiền tệ giữa các quốc gia thành viên EU: một mặt đảm bảo lợi ích các quốc gia thành viên trong các quan hệ kinh tế, mặt khác hạn chế quyền lực của Đức trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến tiền tệ. Sự kiện tái hợp nước Đức (Đông và Tây Đức) là một trong những tác động trực tiếp thúc đẩy sự nhất trí đưa đến Hiệp ước Maastricht (năm 1990, tổng thống Pháp đề xuất nước Đức chia sẻ quyền lực tiền tệ để đổi lấy sự đồng ý thống nhất nước Đức của các nước đồng minh). Thời gian đó, đồng DM có sức mạnh trong hệ thống tiền tệ thế giới chỉ sau Đôla. Khi ấy nước Đức như một anh cả về kinh tế trong các nước EC. Vì vậy, để tất cả các nền kinh tế khác lớn mạnh, điều cần phải làm là phải không để quyền lực tiền tệ rơi vào tay nước Đức. Bức tranh chính trị của châu Âu những năm 91-92 biến đổi sâu sắc, mau lẹ. Đứng trước bối cảnh đó, để sớm ổn định tình hình và chấm dứt tình trạng đối đầu về chính trị, các nước EU xúc tiến mạnh việc nhất thể hóa thị trường nhằm giảm bớt những khác nhau về quan điểm trong các thương lượng chính trị đó và cũng là nhân tố thúc đẩy Hiệp ước Maastricht ra đời. Có thể nói, sự ra đời của EURO là kết quả của sự thay đổi sâu sắc của bức tranh địa lý, chính trị của châu Âu vào thời điểm này. 2. MỤC TIÊU CỦA VIỆC NHẤT THỂ HOÁ TIỀN TỆ CHÂU ÂU Với những cơ sở kinh tế và chính trị chín muồi như trên đã trình bày, đồng tiền chung châu Âu đã chính thức ra đời vào ngày 1/1/1999. Hơn 50 năm tồn tại và phát triển cho thấy Liên minh châu Âu quả là một hình thức mẫu mực thành công nhất về liên kết khu vực. Nhân dịp đồng EURO ra đời, ông Stuart Eizenstat, Thứ trưởng phụ trách các vấn đề kinh tế Mỹ đã phát biểu: “EURO ra đời là một phần của tiến trình phát triển EU cả về chiều rộng và chiều sâu, là sự mở rộng lôgíc của thị trường duy nhất, đảm bảo được vai trò quốc tế của EU trong tương lai”. Với sự ra đời của đồng EURO, người ta đặt rất nhiều hy vọng vào nó: đồng EURO sẽ nhanh chóng lật đổ được vai trò “thống trị” của đồng Đôla trên thị trường quốc tế; đồng EURO sẽ tạo ra một thế cân bằng mới trong hệ thống tiền tệ thế giới; 12 đồng EURO sẽ cải thiện vài trò của châu Âu trên trường quốc tế... Những hy vọng đó không phải là không có căn cứ, bởi vì đồng EURO được hình thành dựa trên một nền tảng kinh tế, chính trị vững chắc và EMU bao gồm các nước có trình độ phát triển tương đối cao... Tuy nhiên, nếu kỳ vọng một cách thái quá và đặt quá nhiều hy vọng, thậm chí cả những hy vọng viển vông trước sự ra đời của đồng EURO thì sẽ chỉ dẫn đến một sự thất vọng trước bất kỳ biến động tiêu cực nào xung quanh đồng EURO cho dù những biến động đó có thực sự tác động tiêu cực đến kinh tế EMU hay không. Đó là một cách nhìn thiển cận về sự ra đời của đồng EURO. Do vậy, để có một cái nhìn khoa học về sự ra đời của đồng EURO và để đánh giá được đồng EURO có thành công hay không và thành công ở mức độ nào? Chúng ta cần xác định được rõ mục tiêu của việc nhất thể hoá tiền tệ châu Âu - đâu là mục tiêu chính và đâu là mục tiêu phụ đặt ra trong dài hạn. Nhìn lại lịch sử ra đời đồng EURO, ta thấy tương ứng với mỗi một cấp độ hợp tác thì sẽ có mục tiêu tương ứng. Ngày nay, khi sự hợp tác đã ở mức cao nhất -Liên minh kinh tế và tiền tệ, thì mục tiêu chính đặt ra cũng ở mức độ cao hơn, thể hiện rõ được mức độ hợp tác của Liên minh. Trong hàng ngàn trang văn bản của Hiệp ước Maastricht, EMU đều đề ra một mục tiêu mang tính chất chiến lược đó là: ổn định giá cả, thúc đẩy quan hệ thương mại giữa các nước thành viên, tạo đà phát triển kinh tế các nước EMU nói riêng và cả Liên minh châu Âu nói chung, lấy tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu trên cơ sở đó giải quyết các vấn đề nóng bỏng của liên minh đó là thất nghiệp và việc làm. Như vậy ta thấy EMU đánh giá cao mức độ tăng trưởng kinh tế, đây là mấu chốt của mọi vấn đề, là cơ sở để khắc phục những khó khăn khác trong nội bộ Liên minh. Do đó mà tiêu chí tăng trưởng kinh tế trở thành tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá xem sự ra đời của EURO có thành công hay không? Ngoài mục tiêu chính trên, EMU còn đề ra các mục tiêu khác, đó là các mục tiêu sau: 1-Tạo ra một thị trường tài chính tiền tệ thống nhất trong toàn khu vực châu Âu 13 EU là khu vực chịu tác động trực tiếp của đồng tiền chung. Thị trường ngoại hối nội khối giữa các đồng tiền châu Âu mất đi. Các nước châu Âu cũng không còn phải dùng đồng USD như trước kia để làm trung gian chuyển đổi giữa các nước EU. Do đó, EURO giúp cho nền kinh tế các nước thành viên ít bị đe doạ trước những dao động về tỷ giá hối đoái từ bên ngoài vào vì vai trò của đồng tiền thứ ba USD trong khu vực này sẽ bị giảm. Mặt khác, trước đây do việc sử dụng nhiều đồng tiền khác nhau, nên xuất hiện tình trạng nước có đồng tiền mạnh sẽ thu được nhiều lợi thế hơn, gây ra tình trạng thiếu thống nhất và bình đẳng trong toàn khu vực. Nay với đồng EURO, các hoạt động của thị trường ngoại hối thế giới có ba cặp chính là: EURO/USD, YEN/USD, EURO/YEN. Cùng với sự ra đời của đồng EURO, vai trò của Mark suy giảm, làm giảm đáng kể một khoản thu nhập từ đồng tiền này của Đức (theo tạp chí “Tấm gương”số 27/99 thì năm 1996 Đức đã lãi 8,8 tỷ Mark nhờ bán đồng tiền của mình thông qua ngân hàng liên bang Đức). Từ nay những khoản lãi nhờ phát hành đồng tiền EURO thuộc ECB quản lý và phân lãi sẽ phân lãi cho tất cả các quốc gia thành viên. Điều này sẽ tạo ra sự bình đẳng và thống nhất giữa các nước thành viên. Bảng 2: CÁC NƯỚC THU NHẬP NHIỀU THÊM VÀ CÁC NƯỚC THU NHẬP ÍT ĐI SAU KHI ĐỒNG EURO RA ĐỜI Nhiều Số lượng (tỷ Mark) Ít Số lượng (tỷ Mark) Pháp 46,9 Đức 51,4 Italia 18,5 Tây Ban Nha 21,4 Bồ Đào Nha 6,5 Áo 4,1 Ireland 6,1 Hà Lan 3,2 Lucxemburg 0,5 Bỉ 0,2 14 NGUỒN: CENTER FOR ECONOMIC STUDIES, 1998 Việc ra đời đồng EURO sẽ giúp hợp nhất các thị trường tài chính tiền tệ trong khối với các mức lãi suất ngắn hạn như nhau. Điều này giúp cho công trái nhà nước tăng mạnh. Đối với cổ phiếu, thị trường này sẽ tăng chậm hơn do chịu ảnh hưởng của mức thuế và luật lệ các nước khác nhau. Quan điểm đầu tư chứng khoán sẽ thay đổi theo ngành công nghiệp chứ không phải theo quốc tịch như trước (trước kia, các công ty muốn đầu tư chứng khoán ra ngoài thì không được vượt quá 20% số vốn do lo ngại rủi ro về tỷ giá, nay những cản trở này không còn trong khu vực EURO). Với một thị trường thống nhất, các công ty trong nội bộ EU sẽ có nhiều điều kiện vay vốn trực tiếp trên thị trường mà không phải qua trung gian ngân hàng (hiện nay tín dụng ngân hàng trung bình chiếm 50% vốn của các xí nghiệp châu Âu; ở Pháp và Đức tỷ lệ này là 70%, Tây Ban Nha là 80%, trong khi ở Mỹ chỉ có 20%). Ngoài ra đồng EURO sẽ thúc đẩy cạnh tranh giữa các thị trường tài chính châu Âu đặc biệt là với thị trường Lon đôn vốn được coi là trung tâm tài chính châu Âu từ trước đến nay. Đồng tiền chung sẽ tạo ra cơ hội giúp Đức và Pháp xây dựng và phát triển thị trường tài chính của mình. Đối với các ngân hàng, đồng tiền chung sẽ có tác động trực tiếp đụng chạm đến toàn bộ vấn đề tổ chức của ngân hàng: thanh toán, thông tin, quan hệ liên ngân hàng..., lúc này hệ thống các ngân hàng sẽ phải điều chỉnh lại sao cho thống nhất, dưới sự điều hành của ngân hàng trung ương của từng nước, cao nhất là sự điều hành của Ngân hàng trung ương châu Âu-ECB. Chắc chắn rằng công việc của ECB và các ngân hàng các nước thành viên sẽ phức tạp và khó khăn hơn ở giai đoạn đầu, nhưng với chính sách tiền tệ thống nhất của ECB và tinh thần “đoàn kết” của các nước thành viên, EMU sẽ vượt qua được những thử thách này. 2-Cải thiện vai trò của châu Âu trên trường quốc tế 15 Sự ra đời của đồng EURO sẽ góp phần nâng cao vị thế của châu Âu trên trường quốc tế, đồng thời đưa châu Âu lên một tầm cao mới: * Trước hết, thống nhất tiền tệ như một làn gió mới mang đến cho châu Âu một sức mạnh mới. Thống nhất tiền tệ là bằng chứng khẳng định chân lý “đoàn kết tạo ra sức mạnh”. Thống nhất tiền tệ tổng hợp sức mạnh và tiềm năng của cả châu Âu vào một khối, tạo cho châu Âu một vị thế mới hùng mạnh hơn trên trường quốc tế để tiến vào thế kỷ XXI với sức cạnh tranh ngang ngửa với Mỹ, vượt xa Nhật Bản. *Hai là lưu hành đồng tiền chung duy nhất cùng với vận hành Liên minh kinh tế tiền tệ đã đưa châu Âu tới đỉnh điểm của sự phát triển, xét trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hoá kinh tế. Nếu như trước đây châu Âu được mệnh danh là châu lục già cỗi, thiếu sự thống nhất cao trong cạnh tranh quốc tế, thì sự ra đời của đồng tiền EURO sẽ là một trong những yếu tố cơ bản giúp châu Âu vững vàng tiến bước trên con đường toàn cầu hoá kinh tế và đủ sức mạnh đương đầu với cuộc cạnh tranh quyết liệt với Mỹ, Nhật và với cả Trung quốc, Nga sau này. Đó là hệ quả của nguyên lý “đoàn kết tạo ra sức mạnh”. 3-Tạo thế cân bằng mới trong hệ thống tiền tệ quốc tế Như mọi người đều biết, Hiệp định Bretton Woods (1944) đã đưa ra 3 quyết định quan trọng: thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế, thành lập ngân hàng thế giới và xác lập hệ thống tỷ giá cố định dựa trên cơ sở quy định chuyển đổi đô la Mỹ ra vàng theo giá 35 USD/1 ouce vàng. Chính quyết định này đã tạo ra điều kiện tiên quyết cho việc đô la hoá thế giới sau này. Thật vậy, từ sau Bretton Woods, USD nghiễm nhiên trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế và chính thức độc chiếm ngôi hoàng đế trong đời sống tiền tệ thế giới. Mặc dù đến tháng 8/1971 khi tuyên bố ngừng đổi tự do USD ra vàng, tổng thống Ních xơn đã đặt dấu chấm hết cho hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods. Nhưng vị trí của đồng đô la Mỹ trên trường quốc tế vẫn còn rất lớn. Hiện nay, đồng USD đang chi phối mạnh mẽ quan hệ tiền tệ thế giới. Đô la Mỹ được sử dụng đến 50% trong các giao dịch hoạt động thương mại và 80% trên thị trường hối đoái quốc tế nhưng xuất khẩu của Mỹ chỉ chiếm khoảng 16-18% xuất khẩu của thế giới. Hơn nữa, thâm hụt tài khảon vãng lai của Mỹ mỗi ngày một trầm 16 trọng: năm 1991 mới chỉ có 4,4 tỷ USD nhưng đã tăng nhanh chóng lên 230 tỷ vào năm 1998. Rõ ràng đang có sự mất cân đối giữa vị trí thương mại của Mỹ và ảnh hưởng của đồng USD đến hệ thống tiền tệ thế giới. Sự mất cân đối đó làm mất ổn định hệ thống tiền tệ quốc tế và EURO sẽ thay đổi tình trạng này. Lập lại cân bằng giữa mức độ sử dụng tiền tệ với tỷ trọng thương mại mà đồng tiền đó đại diện sẽ tạo thuận lợi cho hợp tác kinh tế vĩ mô và hợp tác tiền tệ quốc tế, đặc biệt sẽ làm giảm đáng kể biên độ biến động tỷ giá hối đoái. Và như vậy, khi phân chia lại quyền lực tiền tệ, tất cả các nước chứ không phải chỉ riêng châu Âu sẽ cùng có lợi. Trong bối cảnh đấy, việc cho ra đời đồng EURO sẽ làm cho vai trò độc tôn của USD giảm đi đáng kể. Thế giới sẽ bớt lệ thuộc vào USD hơn, rủi ro về biến động tỷ giá sẽ được phân tán, hệ thống tiền tệ thế giới do đó sẽ có cơ sở ổn định hơn. Đến cuối năm 1995, có 56,4% dự trữ ngoại tệ quốc tế bằng USD, 25,8% bằng đồng ECU và 7,1% bằng đồng YEN Nhật tỷ lệ đó tương ứng trên thị trường hối đoái thế giới tháng 4/1995 tương ứng là 41,5%, 35% và 12%; trong tổng kim ngạch buôn bán quốc tế năm 1992 là 48%, 31% và 5%. EURO ra đời còn được như là một nhân tố mới góp phần chuyển dịch sự cân bằng của hệ thống tiền tệ toàn cầu hướng về một thế giới tiền tệ đa cực USD, EURO và YEN. Sự thống trị của riêng “hoàng đế USD” trong thế giới tiền tệ sẽ chưa sớm chấm dứt. EURO đã ra đời, YEN Nhật đã được kích hoạt và sẽ sớm trở nên tích cực hơn. Ba đồng tiền này sẽ cùng vươn tới hoàn thiện chức năng tiền tệ quốc tế của mình và nhờ đó, thế giới sẽ cùng hưởng lợi. 4-Tăng cường xu thế khu vực hóa trong nền kinh tế thế giới Thật vậy, ta biết rằng thế giới của hội nhập quốc tế và khu vực hóa phát triển theo 5 cấp độ, từ khu vực mậu dịch tự do đến liên minh hải quan, khối thị trường chung, xây dựng liên minh kinh tế và cuối cùng là liên minh kinh tế và tiền tệ. Hiện nay, Liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu là trường hợp duy nhất trên thế giới đạt được mức thống nhất tiền tệ. Hãy nhìn lại châu Á, các nước ASEAN mới đang dừng ở mức “hiệp hội” (xin nhấn mạnh hiệp hội chứ không phải là cộng đồng kinh tế) và Hiệp hội các nước Đông Nam Á của chúng ta đang nỗ lực phấn đấu xây dựng khu 17 vực mậu dịch tự do AFTA vào năm 2003 trở ra. Đương nhiên trong bối cảnh mới, những người đi sau có thể tiết kiệm phần nào thời gian nhưng không thể bỏ qua các bước của tiến trình vận động. Nói như vậy để thấy được sự vĩ đại của EMU và gắn liền với nó là đồng EURO. 5-Tạo ra một sự hợp tác nhất định về chính trị giữa các nước thành viên, tạo cơ sở cho một liên minh chính trị trong tượng lai. Nhất thể hoá kinh tế châu Âu đã phát triển đến trình độ cao mà đỉnh điểm của nó là sự ra đời của EMU. Nhưng so với nhất thể hoá kinh tế thì nhất thể hóa chính trị của EU lại tỏ ra lạc hậu hơn rất nhiều. EU không phải là một nhà nước liên bang, một đơn vị chính trị thống nhất của các quốc gia có chủ quyền, thậm chí việc xây dựng một liên minh chính trị với ý nghĩa thông thường nhất (tức là xây dựng EU trở thành một thực thể pháp lý độc lập có ý trí tương đối khác biệt so với các nước thành viên) cũng chưa bắt đầu. Trong EU không có những lợi ích dân tộc được thống nhất ở một mức độ cao, vì vậy khi chính sách tiền tệ chung mâu thuẫn với lợi ích của từng nước thành viên thì rất dễ xảy ra xung đột. Do đó, Liên minh chính trị châu Âu là cần thiết đối với liên minh tiền tệ, tuy nhiên không phải là dưới góc độ “Liên minh chính trị là hậu quả của Liên minh tiền tệ mà phải là tiền đề và điều kiện cho sự phát triển của nó”. Bởi vì: + Chính sách tiền tệ chung nhất thiết phải có một sự phối hợp với chính sách tài chính trên phạm vi châu Âu. Mà bản thân sự phối hợp chính sách tài chính giữa các quốc gia lại đòi hỏi một sự đồng thuận nhất định về chính trị. + Hầu như ở khắp các nước châu Âu, nhà nước phúc lợi xã hội đang lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính sâu sắc. Đứng trước tình hình này, xuất hiện xu hướng cắt giảm dần những khoản chi cho mục tiêu bảo hiểm xã hội ở nhiều nước. Bên cạnh đó, cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước EMU nhằm giảm chi phí sản xuất cũng đòi hỏi phải loại bỏ dần những chi phí bảo hiểm xã hội vì nó phụ thuộc vào chi phí lương của doanh nghiệp. Để tránh những khả năng có thể dẫn đến ngày càng hạ thấp các tiêu chuẩn xã hội, trong toàn EU cần có sự hợp tác về chính sách xã hội. Bản thân sự phối hợp về chính sách xã hội giữa các nước cũng cần phải có sự nhất trí về chính trị. 18 + Sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước trong khu vực đồng EURO là khá lớn. Để những nước nghèo và kém phát triển trong EU không trở thành những nước với quy chế thường xuyên đứng “ngoài rìa”, thì sự phát triển của chúng phải trở thành nhiệm vụ chung của toàn EU, và được thực hiện thông qua sự tợ cấp và chu chuyển tài chính từ những nước giầu trong liên minh. Điều này chỉ có khả năng thực hiện được với một sự nhất trí về chính trị giữa các nước thành viên trong EU. + Việc Liên minh tiền tệ châu Âu tồn tại bên ngoài một Liên minh chính trị là một điều rất đáng lo ngại, bởi nó đe doạ sự tồn tại của chính liên minh tiền tệ. Những hợp đồng tiền tệ thuần tuý giữa các nhà nước đều không bên vững và lâu dài. Việc giải tán một liên minh chính trị cũng sẽ dẫn đến việc giải tán một liên minh tiền tệ. Như vậy việc đồng EURO ra đời với mục tiêu chính là tạo ra động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực EMU nói riêng và toàn EU nói chung sẽ phần nào góp phần vào việc thực hiện mục tiêu hợp tác chính trị cho dù ở một phạm vi rất hạn chế. Bởi vì hiện tại nói tới một liên minh chính trị châu Âu là còn quá sớm nếu không muốn nói là quá xa vời. Trên đây là những mục tiêu mà EMU đã đặt ra. Mặc dù có những cơ sở nhất định để hình thành các mục tiêu này nhưng việc có đạt được hay không và đạt được ở mức độ nào lại là cả là một vấn đề mà chúng ta không thể nói được ngay bây giờ. Thời gian sẽ giúp chúng ta dần trả lời câu hỏi này. II. NHỮNG LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ PHẢI BỎ RA ĐỐI VỚI VIỆC NHẤT THỂ HÓA TIỀN TỆ CHÂU ÂU. Châu Âu (Tây Âu) được phát triển theo một trình tự lôgíc, từ Cộng đồng châu Âu, ra đời trên cơ sở tiền thân Cộng đồng than thép (1951), đến Liên minh châu Âu; Từ Cộng đồng kinh tế (thị trường chung) phát triển thành Liên minh kinh tế và chính trị; Từ “rổ tiền tệ - ECU” phát triển thành đồng tiền thực thụ, duy nhất châu Âu - đồng EURO. Trải qua những lần mở rộng, Liên minh châu Âu hiện có 15 quốc gia thành viên, trong đó 12 quốc gia đã tham gia EMU, còn lại 3 quốc gia chưa nhập Liên minh tiền tệ. 19 Không phải ngẫu nhiên 12 nước Đức, Pháp, Ailen, Áo, Bỉ, Hà lan, Bồ Đào Nha, Lúc-xăm-bua, Phần Lan, Tây Ban Nha, Italia và Hi Lạp lại sẵn sàng tiến hành những cải cách kinh tế phức tạp, thực hiện chế độ thắt lưng buộc bụng để có thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chí gia nhập EMU đầy khắt khe và cũng không phải ngẫu nhiên 3 nước Anh, Đan mạch và Thuỵ điển lại chần chừ chưa gia nhập EMU. Cái gì cũng có nguyên nhân sâu xa bên trong của nó. Cũng giống các liên kết khu vực khác, Liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu EMU không tránh khỏi những thiếu sót bên cạnh những thành công mà nó tạo ra. Những nước tham gia EMU vì họ thấy rằng thông qua EMU họ sẽ thu được nhiều lợi ích hơn những chi phí mà họ phải bỏ ra, ngược lại những nước chưa tham gia vì họ còn lo ngại trước những khoản chi phí mà họ phải gánh chịu. Vậy những lợi ích và chi phí mà EMU phải bỏ ra là gì? Câu trả lời sẽ nằm trong phần II này. 1. NHỮNG LỢI ÍCH CỦA NHẤT THỂ HOÁ TIỀN TỆ CHÂU ÂU. Trong mỗi liên minh tiền tệ (MoneytaryUnion - MU) giữa hai hay nhiều nước đều bao gồm hai bộ phận chính là: liên minh tỷ giá và liên kết hoàn toàn thị trường vốn. Liên minh tỷ giá là việc các nước thành viên cam kết với nhau duy trì tỷ giá cố định thường xuyên với biên độ dao động bằng 0 (nghĩa là tỷ giá không thể điều chỉnh trong bất cứ trường hợp nào); như vậy, trên thực tế liên minh tỷ giá giống như việc tạo ra một đồng tiền chung; theo lôgíc thì một đồng tiền chung sẽ ra đời để thay thế cho liên minh tỷ giá. Liên kết hoàn toàn thị trường vốn có nghĩa là mọi cản trở trong chu chuyển vốn giữa các nước thành viên đều được dỡ bỏ; ngoài ra, liên kết hoàn toàn thị trường vốn còn yêu cầu mọi đối xử trên thị trường vốn giữa các nước thành viên phải được công bằng và bình đẳng. Xuất phát từ nguyên tắc đó, việc cho ra đời đồng EURO sẽ đem lại những lợi ích sau đây: 1.1. Lợi ích quan trọng nhất mà các nước thành viên tham gia thu được là: kích thích phát tiển thương mại trong nội bộ EU, tạo đà phát triển kinh tế các nước thành viên 20 Đặc trưng cơ bản của EU là việc dỡ bỏ những hàng rào thương mại để kích thích tăng khối lượng thương mại trong nội bộ EU nhằm mục đích cuối cùng là đẩy mạnh sự phồn vinh kinh tế của các nước thành viên. Để đạt được khối lượng thương mại tối đa và một thị trường chung thực sự cho tất cả các nước thuộc EU, đòi hỏi phải có một phương tiện chung duy nhất, tức phải tạo ra một đồng tiền chung cho tất cả các nước EU. Thực tế đã chỉ ra rằng, những đồng tiền quốc gia khác nhau thường xuyên biến động đã hạn chế khối lượng thương mại. Điều này xảy ra là vì, khi các đồng tiền biến động làm cho kết quả kinh doanh của các công ty thương mại cũng biến động (tức kết quả kinh doanh của các công ty là không chắc chắn), để hạn chế sự không chắc chắn của kết quả kinh doanh, do đó làm phát sinh các chi phí bổ sung, tức làm giảm lợi nhuận kinh doanh và kéo theo là làm giảm khối lượng giao dịch thương mại. Lý lẽ này là thuyết phục và rất quan trọng thúc đẩy sự hình thành một đồng tiền chung châu Âu. Một số ý kiến không đồng tình với lý luận trên và cho rằng sự biến động của tỷ giá trong ngắn hạn có thể dễ dàng được bảo hiểm và ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến khối lượng thương mại là không đến kể; điều này bao hàm ý rằng những lợi ích mà đồng tiền chung mang lại có thể chỉ là rất nhỏ. Tuy nhiên, các tác giả Peree và Steinherr (trong một tuyên bố vào năm 1989) đã chỉ ra rằng vấn đề này không phải là những biến động trong ngắn hạn có thể dễ dàng bảo hiểm, mà vấn đề cơ bản lại là những biến động trong trung hạn và dài hạn, bởi vì trên thực tế các thị trường kỳ hạn có kỳ hạn trung hạn và dài hạn chưa phát triển. Họ đã chứng minh rằng, những biến động trung hạn và dài hạn đã hạn chế rất nhiều đến khối lượng thương mại quốc tế, do đó một liên minh tiền tệ với một đồng tiền chung mới thực sự loại bỏ được những biến động trong trung và dài hạn, thực sự kích thích phát triển thương mại giữa các nước thành viên. Một động lực khác kích thích phát triển thương mại trong nội bộ khối EU đó là việc hạn chế được các chi phí giao dịch liên quan đến chuyển đổi các đồng tiền khác nhau. Chi phí giao dịch này bao gồm chi phí về thời gian và chi phí về hoa hồng trả cho ngân hàng. Hội đồng châu Âu đã dự tính rằng khoản tiết kiệm hàng năm từ các giao dịch này vào khoảng 0,4% GDP của EU. 21 1.2 Việc đồng EURO ra đời sẽ làm cho các yếu tố sản xuất được phân bổ hiệu quả hơn trong EU Ngoài việc tạo ra một đồng tiền chung, EMU còn bao gồm việc dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế trong chu chuyển vốn và xoá bỏ mọi phân biệt đối xử đối với vốn tài chính giữa các nước EU. Thực tế đã chỉ ra rằng, trong quá khứ giữa các nước EU do đã áp dụng các biện pháp kiểm soát chu chuyển vốn và có sự phân biệt đối xử vốn tài chính làm cho các nguồn vốn trong nội bộ EU không được phân bổ tối ưu. Không còn nghi ngờ gì nữa, một khi đã xoá bỏ hoàn toàn các biện pháp kiểm soát tỷ gía (tức tạo ra đồng tiền chung) sẽ tạo điều kiện để các nguồn vốn được phân bổ có hiệu quả nhất trong nội bộ EU. Tương tự, khi tiền lương và thu nhập được tính bằng một đồng tiền chung, EMU sẽ cho phép phân bố tốt hơn nguồn lực lao động, nghĩa là lao động sẽ tự do lưu chuyển từ khu vực có năng suất lao động thấp đến khu vực có năng suất lao động cao hơn. 1.3 Đồng EURO ra đời sẽ góp phần tiết kiệm dự trữ ngoại hối và tạo ra lợi ích từ phát hành tiền Thông thường, những dự trữ ngoại hối bằng USD của các nước thành viên EU mang lại mức lãi suất tương đối thấp, và sức mua của USD luôn bị sói mòn bởi lạm phát. Khi các nước EU tiết kiệm được khối lượng dự trữ ngoại hối bao hàm ý rằng nguồn lợi từ phát hành USD của Mỹ sẽ giảm xuống. Những lý luận cho rằng, khi đồng tiền chung ra đời, thì các nước EU sẽ giảm được ít nhất là số sự trữ ngoại hối dùng để giao dịch trong nội bộ khối EU. Hơn nữa, so với tùng đồng tiền đơn lẻ thì đồng tiền chung có xu hướng biến động đối với đồng tiền của nước thứ ba là ít hơn. Điều này xảy ra là vì mức hoạt động trung bình của nhiều nền kinh tế được tính trung bằng một đồng tiền thường là ổn định hơn là so với từng nền kinh tế đơn lẻ với từng đồng tiền riêng của mình, điều này bao hàm ý rằng nhu cầu dự trữ ngoại hối đối với đồng tiền chung được giảm xuống. Hơn nữa, đồng tiền chung châu Âu EURO chắc chắn sẽ trở thành một trong những đồng tiền thế giới chính yếu, điều này làm tăng thành phần của EURO trong dự trữ của các nước ngoài EU, kết quả là EU sẽ thu được những nguồn lợi thông qua 22 phát hành EURO cho thế giới. Các tác giả Cohen và Wyplosz (1989) đã dự tính lợi ích từ phát hành EURO cho thế giới đạt khoảng 0,75% GNP của EU. Một lợi ích to lớn từ EMU là việc các công ty tiết kiệm được chi phí hành chính liên quan đến quản lý rủi ro ngoại hối và liên quan đến hoạt động kinh doanh trong những đồng tiền khác nhau của EU. Với những đồng tiền trong EU khác nhau và sự biến động của chúng bao hàm ý rằng các công ty phải sử dụng những nguồn lực của mình để kiểm soát rủi ro ngoại hối và để kiểm tra chiến lược giá cả trên các thị trường châu Âu khác nhau. Một đồng tiền chung châu Âu cho phép giảm được đáng kể chi phí này. 1.4 Tăng cường thanh khoản và hợp lý hóa thị trường tài chính Cho dù trước khi đồng tiền chung ra đời, các thị trường trái phiếu chính phủ và thị trường cổ phiếu của từng nước nhìn chung là rất linh hoạt, nhưng ở một mức độ nhất định thì các thị trường này vẫn bị phân đoạn giữa các nước với nhau. Khi EMU ra đời, mọi khoản vay của các chính phủ thành viên đều được thể hiện bằng đồng tiền chung EURO, điều này bào hàm ý rằng thị trường trái phiếu chính phủ càng trở nên linh hoạt hơn và đồng thời giảm được chi phí giao dịch. Hơn nữa, thị trường cổ phiếu sẽ trở nên hợp lý hoá hơn khi mà toàn bộ các cổ phiếu của công ty đều được niêm yết bằng một đồng tiền chung, điều này sẽ giúp cho các giao dịch trên thị trường cổ phiếu được hiệu quả, do đó kích thích tăng doanh số giao dịch trên thị trường này. Do thị trường tài chính hoạt động hiệu quả hơn cho nên các chính phủ và các công ty có thể giảm được chi phí tiếp cận với các nguồn vốn trên thị trường tài chính, đây là một trong những lợi ích đáng kể của EMU. 1.5 Sự xuất hiện đồng EURO sẽ góp phần làm cho giá cả trở nên trung thực hơn Một trong những lợi ích của EMU là người tiêu dùng và các doanh nghiệp biết được gía cả hàng hoá dịch vụ một cách rõ ràng và trung thực hơn. Một khi tất cả các hàng hóa và dịch vụ trong toàn khu vực EU đều được yết giá bằng đồng EURO, thì sẽ là khó khăn đối với những nhà sản xuất muốn duy trì chênh lệch giá cả giữa các thị trường khác nhau. Quy luật cạnh tranh buộc các công ty đa quốc gia phải áp dụng chính sách định giá hàng hóa thống nhất trên cơ sở mức giá thấp nhất trong khu vực 23 EU. Điều này bao hàm ý rằng, người tiêu dùng và các doanh nghiệp sẽ thu được lợi ích (vì giá cả hàng hoá là thấp nhất ở mọi nơi) trên cơ sở lợi nhuận của các công ty đa quốc gia giảm xuống. 2. NHỮNG CHI PHÍ CHO QUÁ TRÌNH NHẤT THỂ HOÁ TIỀN TỆ CHÂU ÂU 2.1 Chi phí lớn nhất mà các nước EMU phải bỏ ra khi tiến hành nhất thể hoá tiền tệ châu Âu đó là: Mất quyền tự chủ trong lĩnh vực hoạch định chính sách tiền tệ Việc sử dụng một đồng tiền chung (EURO) và NHTƯ châu Âu (European Central Bank- ECB) là người duy nhất xác định chính sách tiền tệ và lãi suất của EURO là biểu hiện rõ ràng về chi phí cơ bản liên quan đến sự hình thành EMU. Khi EMU bao gồm một hệ thống tỷ giá cố định không điều chỉnh và việc ra đời một đồng tiền chung với sự không hạn chế trong chu chuyển vốn sẽ kéo theo sự hình thành mức lãi suất ngắn hạn thống nhất giữa các nước thành viên. Điều này làm phát sinh tình thế khó xử đối với ECB khi mà nó phải làm hài hoà những nhu cầu của các nước đang bùng nổ tăng trưởng kinh tế với những nước đang trải qua thời kỳ suy thoái kinh tế. Nếu EMU không tồn tại, thì NHTƯ của những nước đang bùng nổ tăng trưởng kinh tế thường là tăng mức lãi suất ngắn hạn để hãm tốc độ phát triển kinh tế, trong khi đó, những NHTƯ của những nước đang trải qua suy thoái thường là hạ mức lãi suất ngắn hạn để kích thích các hoạt động kinh tế. Một mức lãi suất chung thống nhất trong EMU thường là không đủ cao để kìm hãm tốc độ bùng nổ tăng trưởng kinh tế và đồng thời là quá cao để có thể giúp các nền kinh tế đang trải qua thời kỳ suy thoái. 2.2 Mất quyền tự chủ trong chính sách kinh tế vĩ mô. Một trong những lý lẽ cơ bản chống lại EMU cho rằng việc chấp nhận một đồng tiền chung có nghĩa là các quốc gia bị mất đi quyền tự chủ trong việc hình thành chính sách tiền tệ và lựa chọn một tỷ lệ lạm phát riêng cho mình. Trong kinh tế học, điều được thừa nhận rộng rãi là sự đánh đổi giữa lạm phát và công ăn việc làm theo thuyết đường cong Phillips. Một số quốc gia ưu tiên có tỷ lệ lạm phát thấp và sẵn sàng chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp cao; trong khi đó, các quốc gia khác lại ưu tiên công ăn việc làm đầy đủ với một tỷ lệ lạm phát cao. Trong chế độ tỷ giá thả nổi, 24 những chênh lệch trong tỷ lệ lạm phát này được phản ánh bằng sự lên gía của đồng tiền có tỷ lệ lạm phát thấp. Đối với liên minh tiền tệ đòi hỏi một tỷ lệ lạm phát chung như nhau cho tất cả các nước thành viên, do đó những quốc gia muốn ưu tiên đánh đổi giữa lạm phát và công ăn việc làm sẽ không thực hiện được. Lý lẽ này được mô tả trên đồ thị dưới. Giả sử những nhà hoạch định chính sách của Anh ưu tiên tỷ lệ lạm phát cao, trong khi đó các nhà hoạch định của Đức lại ưu tiên tỷ lệ lạm phát thấp. Trạng thái đánh đổi tối ưu giữa lạm phát và công ăn việc làm đối với UK là PUK và UUK , trong khi đó, trạng thái đánh đổi tối ưu giữa lạm phát và công ăn việc làm đối với Đức là Pg và Ug. Trong liên minh tiền tệ thì cả hai nước này đều phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát chung là PU. Ứng với mức tỷ lệ lạm phát chung này có tỷ lệ thất nghiệp ở Anh là cao hơn so với những nhà hoạch định chính sách mong muốn, còn ở Đức thì tỷ lệ lạm phát lại cao hơn so với những nhà hoạch định chính sách mong muốn. Đồ thị1: ĐƯỜNG CONG PHILLIPS CỦA ANH VÀ ĐỨC. Đồ thị a) biểu diễn đường cong Phillips đối với Anh, còn đồ thị b) biểu diễn đường cong Phillips đối với Đức. 0 U *UK UUK Thất nghiệp P P UK inflation (a) Đường Phillips của UK 0 UG U * G Thất nghiệp P P German inflation (b) Đường Phillips của Đức 25 Có rất nhiều cuộc tranh luận xung quanh vấn đề liệu việc đánh đổi theo nguyên lý đường cong Phillips có thực sự tồn tại? Nhiều nhà kinh tế học chấp nhận rằng, trong ngắn hạn thì sự đánh đổi này là có xảy ra trong thực tế, nhưng nó không tồn tại trong dài hạn. Trong dài hạn, đường cong Phillips của mỗi quốc gia là một đường thẳng đứng tại mức thất nghiệp tự nhiên của quốc gia đó. Do đó, những chi phí liên quan đến sự mất tính tự chủ trong chính sách kinh tế vĩ mô chỉ có tính chất ngắn hạn. 2.3 Bất bình đẳng khu vực. Một trong những mối quan tâm xung quanh EMU đó là: EMU có thể mang lại những lợi ích cho EU như một thể thống nhất, nhưng EMU cũng có thể làm cho một số quốc gia trong EU thu được nhiều lợi ích hơn so với các quốc gia khác. Sự ra đời EMU sẽ kích thích các nguồn vốn và lao động di chuyển từ những khu vực hay quốc gia có năng suất lao động thấp đến nơi có năng suất lao động cao, điều này làm nổi lên vấn đề khu vực với những hậu quả xã hội không mong muốn. Di chuyển lao động sẽ tạo ra hậu quả xã hội đặc biệt nghiêm trọng, bởi vì lực lượng lao động di chuyển từ nơi có năng suất lao động thấp đến nơi có năng suất lao động cao chủ yếu là những lao động chính có tầm quan trọng trong khu vực. Để làm dịu hậu quả xã hội có thể xảy ra, một số người ủng hộ EMU lý luận rằng cần thiết phải có một chính sách điều chỉnh khu vực với nội dung là: những nước được lợi từ EMU phải có những biện pháp tài chính bù đắp cho những nước thiệt hại từ EMU. Mặc dù vấn đề mất bình đẳng giữa các khu vực nổi lên như là kết quả của EMU, người ta thường xuyên thảo luận xung quanh vấn đề liệu chính sách khu vực có thể làm dịu được hậu quả xã hội hay không. Với hàng loạt các lý do khác nhau, cuối cùng thì chính sách khu vực không được triển khai trong thực tế, những lý do bao gồm các thao tác về chính trị, lý do hỗ trợ vốn cho các ngành công nghiệp (chứ không phải khu vực) kém hiệu quả, và sự chậm trễ trong việc điều chỉnh kinh tế theo dự kiến. Ngoài ra, trong thực tế rất khó có thể đánh giá được sự thua thiệt của một khu vực nào đó là do EMU hay do các nguyên nhân khác gây ra. 2.4 Chi phí thời kỳ quá độ Có một số chi phí trong thời kỳ quá độ không thể tránh khỏi phát sinh cùng với sự ra đời của EMU, bao gồm chi phí thu hồi các đồng bạc quốc gia hiện đang lưu 26 hành, in ấn đồng bạc chung, giáo dục và đào tạo, thay đổi hệ thống công nghệ thông tin phù hợp với đồng tiền chung, thay đổi máy rút tiền tự động và máy bán hàng tự động. Hội Liên hiệp Ngân hàng châu Âu (European banking Federation) năm 1995 đã dự tính chi phí cho thời kỳ quá độ lên tới 8-19 tỷ ECU, hoặc tương đương với 2% tổng chi phí hàng năm của ngân hàng trong thời kỳ quá độ từ 3 đến 4 năm. Đây là khoản chi phí lớn phát sinh một lần, do đó chúng cần được bù đắp bằng những lợi ích tương lai mà EMU mang lại như những khoản tiền tiết kiệm từ việc các công ty giao dịch chỉ với một đồng tiền, các ngân hàng giao dịch với ít đồng tiền hơn... Một cách tổng quát, bên cạnh những lợi ích thì cũng có những hạn chế nhất định phát sinh cùng với sự ra đời của EMU. Cho dù về tổng thể những lợi ích đó có lớn hơn những chi phí, thì điều này cũng không bao giờ hàm ý rằng EMU là tối ưu trong mọi khía cạnh. Sự lựa chọn của các quốc gia để hình thành một EMU tối ưu là một câu hỏi chưa có câu trả lời. Một vấn đề khác nữa là một số quốc gia có thể trở thành người thu lợi nhưng số khác lại trở thành người thua thiệt từ EMU, hay lợi ích từ EMU được trải rộng mong manh cho hầu hết tất cả mọi người trong EU, trong khi đó phần thua thiệt lại tập trung đổ lên một số phận nhất định. Cuối cùng, đối với từng quốc gia thành viên thì những chi phí và những lợi ích chính xác một phần còn phụ thuộc vào tỷ lệ chuyển đổi giữa đồng tiền quốc gia và EURO. Nếu đồng tiền quốc gia nào được định giá cao, ví dụ so với PPP, thì sẽ làm tăng sức mua thực tế của quốc gia đó; tuy nhiên, mặt trái của đồng tiền định giá quá cao là nền kinh tế của quốc gia này có thể trải qua thời kỳ giảm sức cạnh tranh thương mại và kết quả là kìm hãm phát triển kinh tế sau này. III. NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA NHẤT THỂ HÓA TIỀN TỆ CHÂU ÂU Để đi đến nhất thể hoá tiền tệ châu Âu mà đỉnh cao là sự ra đời của đồng EURO, châu Âu đã phải trải qua hơn 4 thập kỷ hợp tác, cùng bên nhau giải quyết những khó khăn mà đôi lúc tưởng như không thể vượt qua được. Việc hình thành Liên minh kinh tế và tiền tệ EMU và đồng EURO là một khó khăn và nỗ lực rất lớn của Liên minh châu Âu, nhưng việc duy trì thực hiện các mục tiêu của nó đặt ra lại là 27 một việc càng khó hơn bởi trong tình hình đầy biền động hiện nay, những thách thức vẫn không ngừng đặt ra đối với EMU. Phần này sẽ nêu lên hai nhóm thách thức: 1. NHỮNG THÁCH THỨC XUẤT PHÁT TỪ CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG EMU * Liên minh châu Âu gồm 15 nước thành viên tuy nhiên mới chỉ có 12 nước tham gia EMU (11 nước tham gia đợt đầu và Hy Lạp tham gia vào ngày 1/1/2001). Như vậy rõ ràng trong 1 Liên minh tồn tại hai phái, điều này chắc chắn phải có nguyên do của nó và cũng chứng tỏ rằng việc hình thành EMU và đồng EURO chưa thực sự có được sự ủng hộ của toàn Liên minh EU. * Hiệp ước Maastrich 1993 đặt ra 5 tiêu chí gia nhập EMU. Tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều bất đồng xung quanh các tiêu chí này: ủng hộ và phản đối. Thứ nhất: Các tiêu chí hội nhập này có tính tuỳ hứng trong mối quan hệ với các mục tiêu, không dựa trên một cơ sở khách quan cụ thể. Thứ hai: Tiêu chí nợ chính phủ thực tế là không hợp lý vì nó chỉ được nhìn nhận từ góc độ vế tài sản nợ mà không đề cập đến vế tài sản có thuộc nhà nước. Bởi vì cùng một tỷ lệ % nợ quốc gia trên GDP, nhưng đối với quốc gia có tài sản thuộc sở hữu nhà nước lớn hơn thì tỷ lệ thanh khoản sẽ cao hơn và ngược lại đối với các quốc gia có tài sản thuộc sở nhà nước thấp hơn thì tỷ lệ thanh khoản sẽ thấp hơn. Như vậy tiêu chí nợ quốc gia trên GDP là không đồng nhất, không bình đẳng và không phản ánh được mức độ thanh khoản của mỗi quốc gia. Thứ ba: Hiệp ước Maastricht bao gồm nhiều điều khoản ràng buộc trước khi gia nhập EMU nhưng lại không có các điều khoản qui định những điều kiện sau khi gia nhập là như thế nào. Như vậy ở một chừng mực nhất định, Hiệp ước tỏ ra không thật lôgíc. Một quốc gia có thể cố gắng sử sự thật tốt (thực hiện các tiêu chí hội nhập) để hội tụ đủ các điều kiện trở thành thành viên của EMU nhưng sau đó có thể sử sự tuỳ hứng. * Trên thực tế, EU là một liên minh tập hợp nhiều quốc gia độc lập có truyền thống văn hoá, tập quán và trình độ phát triển là khác nhau. EURO là đại diện tiền tệ chung và duy nhất cho một liên minh kinh tế khu vực nhưng liên minh ấy lại không có một thể chế pháp lý tương tự như một nhà nước thực thụ, thuần nhất có đầy đủ sức 28 mạnh. Đây là yếu tố quan trọng nhất tác động trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện các mục tiêu thống nhất tiền tệ tài chính của châu Âu. * Hiện tại EMU bao gồm 12 nước thành viên (mới kết nạp thêm Hy lạp 1/1/2001), tuy nhiên mức độ đồng đều giữa các nước thành viên này là rất kém. Điều đó có nghĩa rằng mục tiêu đặt ra là sớm khắc phục chênh lệch giữa các nước nhỏ và các nước lớn là điều rất khó. Mặt khác, trong nội bộ các nước EMU cũng tồn tại nhiều mâu thuẫn cơ bản tác động trực tiếp đến các mục tiêu đặt ra: + GDP của cả khối năm 1997 là 6600 tỷ USD, thì chỉ tính riêng 3 nước Đức, Pháp, Italia đã chiếm đến 3/4. So với Đức GDP của Bồ Đào Nha chỉ bằng 1/22. Mặt khác tốc độ phục hồi kinh tế rất không đồng đều giữa các nước trong khối. Theo Uỷ ban châu Âu, hiện nay tại Đức, Pháp, Italia dấu hiệu phục hồi kinh tế là khá khiêm tốn, tăng trưởng kinh tế vẫn rất chậm (dưới 3%), nhưng tại “các nước nhỏ” như Phần Lan, Ailen, Hà lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha lại bộc lộ nguy cơ có nhiều dấu tăng trưởng nhanh, dấu hiệu của một nền “kinh tế nóng”đã xuất hiện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tại các nước này năm 1998 là 4% tại Ailen là khoảng 5,8%. Nếu tình trạng này kéo dài, điều gì sẽ xảy ra đối với kinh tế các nước thuộc EURO? Trước hết “Kinh tế nóng” gắn liền với nguy cơ lạm phát. Và chính sách “nới lỏng ngân sách” sẽ ảnh hưởng xấu đến ổn định tiền tệ chung, điều mà EMU không hề mong muốn. Để sửa chũa hoặc ngăn chặn, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ phải tăng lãi suất. Nhưng lãi suất tăng sẽ làm kìm hãm tăng trưởng tại “các nước lớn” như Đức, Pháp, Italia. Đứng trước mâu thuẫn này, ECB và EU chỉ còn con đường thuyết phục “các nước nhỏ” áp dụng chính sách “thắt chặt ngân sách” mà thôi-một điều không hoàn toàn khó nhưng cũng chẳng dễ chút nào. + Về sức mua: mặc dù khi đồng EURO ra đời, cả 12 quốc gia thành viên sẽ cùng sử dụng chung một đồng tiền nhưng sức mua của người dân giữa các nước khác nhau lại rất khác nhau. Bằng chứng rõ nhất là mức độ khác biệt rất lớn về chỉ tiêu GDP bình quân đầu người của mỗi nước. Tại Lúc xăm bua, GDP/người đạt 45.745 USD, trong khi đó tại Bồ Đào Nha chỉ có 11.420 USD. Còn bình quân của cả khối EURO là 25.789 USD. Như vậy, nơi có sức mua cao nhất lớn gấp 4 lần nơi có sức 29 mua thấp nhất. So với mức bình quân EU, độ chênh lệch lên tới 200%-một khoảng cách không hề nhỏ. + Về thất nghiệp cũng vậy. Năm 1997, tại Tây Ban Nha, nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là 20,7% trong khi đó tại Lúc xăm bua, nơi có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất chỉ có 3,5%. Tỷ lệ thất nghiệp bình quân của cả khối EU là 10,7% tương đương với 18 triệu người thất nghiệp và 11,2% đối với EU-11, cao hơn bình quân của cả cộng đồng. Trong khi đó ở Mỹ là 4,6% còn Nhật là 3,5%. Tuy đây chỉ là những số liệu trong quá khứ trước khi cho ra đời đồng EURO, tuy nhiên nó cũng cho thấy một thách thức rất lớn đặt ra đối với EMU, rằng: liệu sự ra đời của đồng EURO có giúp EU đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp hay không?- một căn bệnh mãn tính của EU. Đây là một câu hỏi hóc búa đối với Liên minh châu Âu nhưng lại không được ghi như là một điều kiện tiên quyết đối với các nước thành viên phải tôn trọng khi muốn gia nhập khối EURO, không phải là một tiêu chí hội nhập. Đây là một thách thức lớn đối với EMU trong tương lai, thậm chí trước mắt có thể đồng EURO còn làm cho nhiều người mất việc làm vì dưới sức ép cạnh tranh mới, sinh ra từ việc lưu hành đồng tiền duy nhất châu Âu, các công ty buộc phải hợp lý hóa sản xuất, tiến hành rà soát lại sản suất, cơ cấu lại... và “sa thải” là “quả bồ hòn” tất yếu phải ngậm. * Việc thành lập EMU và cho ra đời đồng tiền EURO là cố gắng, nỗ lực của tất cả các thành viên trong đó đặc biệt phải kể đến những nỗ lực to lớn của hai đầu tầu kinh tế là Đức và Pháp. Đây cũng chính là lý do tại sao hai nước này lại có tiếng nói quyết định trong các chính sách của EMU. Hiện tại vẫn còn tồn tại sự bất đồng về vấn đề trọng lượng của “tiếng nói” trong các quyết định của EU giữa các nước thành viên với nhau. Cho đến nay, các nước đông dân vẫn chiếm nhiều lá phiếu hơn trong các cuộc biểu quyết. Sự tranh cãi mang tính định chế này đã tập hợp các nước Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hi Lạp và Phần Lan thành một liên minh chống đối khi các nước này vì lẽ sự phân bố số phiếu, tức số ghế đại biểu Nghị viện châu Âu theo tỷ lệ dân số là không thể chấp nhận được, cả Bỉ và Hà Lan đều không hài lòng ngay cả với nhau: Trước kia hai nước này cùng số phiếu, nay thì Hà Lan với 16 triệu dân sẽ nhiều phiếu hơn Bỉ vốn chỉ có 10 triệu dân. Cũng thế, Đức đông dân nhất sẽ chiếm nhiều phiếu hơn Pháp 30 (trước kia Đức và Pháp có cùng số phiếu). Như vậy, trong một liên minh mà tồn tại những bất đồng như vậy thì việc tạo ra một tiếng nói chung trong các quyết sách là hết sức khó khăn điều này trực tiếp tác động đến mục tiêu tạo ra sự ổn định và hợp tác nhất định về chính trị giữa các nước thành viên EMU. * Việc thiếu một Liên minh chính trị sẽ gây nên những khó khăn trong việc hoạch định chính sách và điều hành hoạt động của EMU. Liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu được coi là đỉnh cao của sự hợp tác khu vực về kinh tế, là trường hợp duy nhất dẫn đến sự hợp tác về tiền tệ. Tuy nhiên xét về mặt hợp tác chính trị thì còn rất sơ đẳng, nếu không muốn nói là quá non trẻ. Thực chất trong Liên minh kinh tế này chưa có một cơ chế chính trị thống nhất, đây chính là một điểm yếu lớn nhất của Liên minh EU mà nó sẽ tác động rất lớn đến EU trong một thế giới đầy bất biến này. Chính vì vậy mà việc tạo ra một sự hợp tác nhất định về chính trị giữa các nước thành viên hiện nay là một yêu cầu cấp bách, ở đây muốn nhấn mạnh là “hợp tác” chứ chưa đề cập đến “Liên kết” bởi vì trong tương lai tới, việc Liên minh kinh tế châu Âu sẽ trở thành một Liên minh chính trị là chưa thể trở thành sự thật vì mâu thuẫn giữa lợi ích quốc gia dân tộc của các nước thành viên và lợi ích chung của toàn EU vẫn chưa được giải quyết. Tuy nhiên, để đạt được một sự hợp tác nhất định đó cũng không phải là một điều dễ dàng, nó đang trở thành một câu hỏi làm đau đầu các cơ quan chức trách của EU. 2. NHỮNG THÁCH THỨC XUẤT PHÁT TỪ CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI EMU * Việc đồng EURO ra đời sẽ tạo ra một tam giác tiền tệ thế giới: USD-EURO- YEN, tuy nhiên với sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và vị thế “thống trị” của đồng USD trên trường quốc tế thì việc theo đuổi mục tiêu lật đổ ngôi vị hiện tại của đồng USD cũng như tạo ra một đối trọng ngang ngửa với Mỹ là rất khó. * Sự biến động thất thường của nền kinh tế toàn cầu, những cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính-tiền tệ mang tính chu kỳ, những cuộc xung đột vũ trang của các thế lực khủng bố trên thể giới (điển hình là vụ khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ)... Tất cả những biến động thất thường đó sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế EU, đến hệ 31 thống tiền tệ châu Âu- vốn đang ở giai đoạn đầu lại thiếu một thể chế chính trị thống nhất nên chắc chắn không thể không có những khó khăn trong việc hoạch định chính sách cũng như điều hành toàn Liên minh. Tóm lại, sự ra đời của đồng tiền chung châu Âu là kết quả tất yếu của một thị trường thống nhất. Nó được thúc đẩy và hình thành dựa trên cơ sở lý thuyết cụ thể và các cơ sở kinh tế, chính trị chín muồi; nó có những mục tiêu rõ ràng trong ngắn hạn và trong dài hạn; và các nước sử dụng đồng tiền chung này sẽ thu được những lợi ích bên cạnh những chi phí tất yếu mà họ phải bỏ ra. Tuy nhiên, trong thời gian hơn 3 năm qua các nước trong Liên minh có đạt được những kỳ vọng mà họ đã đặt ra hay không? Phần giải đáp cho câu hỏi này sẽ nằm trong chương tới. Chương II. Đánh giá hoạt động của EMU và việc lưu hành đồng EURO trong thời gian qua Sau nhiều năm chuẩn bị, cuối cùng đồng tiền chung châu Âu cũng ra đời vào ngày 1/1/1999. Tuy nhiên, chính xác là vào ngày 4/1/1999 thì các thị trường tài chính quốc tế mới chính thức có đồng EURO. Qua hơn 3 năm lưu hành, đồng EURO đã trải qua nhiều thăng trầm, có lúc đã giảm 30% giá trị, nhưng đến nay, khi mà đồng EURO “thực” đã chính thức đi vào lưu thông, thì những dấu hiệu phục hồi đã bắt đầu xuất hiện. Trước những biến động của đồng EURO, đã có nhiều nhận định và 32 đánh giá khác nhau xung quanh hoạt động của EMU và việc lưu hành đồng EURO. Chương này sẽ nêu ra những đánh giá cơ bản nhất xung quanh vấn đề này. I. Khái quát về tình hình EMU và đồng EURO trong thời gian qua Ý tưởng hình thành một cộng đồng kinh tế thống nhất trên toàn lãnh thổ châu Âu với việc sử dụng một đồng tiền chung nhằm tăng cường hiệu quả kinh tế mà trước hết là hiệu quả thương mại của toàn khu vực đã bắt đầu từ năm 1957. Nhưng bước khởi đầu cho mục tiêu về một đồng tiền chung châu Âu - đồng ECU mãi tới năm 1979 mới được thực hiện trước sức ép rất mạnh của cuộc khủng hoảng chế độ tỷ giá hối đoái vào thời gian này. Lúc này đồng ECU chỉ tồn tại như là một chỉ số nhằm hạn chế những biến động của tỷ giá trong khu vực. Mười ba năm sau, hiệp ước Maastricht (ngày 7/2/1992) mới chính thức thiết lập và thực hiện kế hoạch cho sự ra đời của đồng EURO - đồng tiền chung thống nhất của Liên minh châu Âu. Từ khi ra đời (1/1/1999) cho đến nay đã được hơn 3 năm, đồng EURO đã có những tác động lớn đến nội bộ các nước EU nói riêng cũng như nền kinh tế thế giới nói chung. Phần này sẽ trình bày một cái nhìn tổng quát về những biến động trong EMU và xung quanh việc lưu hành đồng EURO trong thời gian qua. 1. TỪ EMU-11 ĐẾN EMU-12 Ngày 2/5/1998 tại Brussel, các nguyên thủ EU đã quyết định 3 vấn đề quan trọng, trong đó có việc: Công bố sự ra đời của Liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu gồm 11 nước thành viên là: Đức, Pháp, Phần Lan, Ai Len, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Áo, Italia, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Bỉ. Bốn nước chưa tham gia là Anh, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Hy Lạp (trong đó Anh, Thuỵ Điển, Đan Mạch chưa tham gia do vấn đề nội bộ còn Hy Lạp là quốc gia duy nhất muốn tham gia nhưng chưa đủ điều kiện). Như vậy, theo quyết định này chỉ bao gồm 11 nước tham gia EMU đợt đầu. Nhưng chỉ sau 2 năm từ ngày đồng EURO ra đời, Hy Lạp - nước được coi là chưa đủ điều kiện gia nhập EMU đợt đầu đã chính thức trở thành thành viên thứ 12 của EMU vào ngày 1/1/2001. Quyết định kết nạp Hy Lạp vào EMU đã được Hội nghị cấp cao EU họp tại Freira (Bồ Đào Nha) diễn ra ngày 20/6/2000 thông qua. Việc Hy Lạp gia 33 nhập EMU là một điều kiện tốt giúp đỡ Hy Lạp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hơn nữa và cải cách cơ cấu tổ chức một cách hợp lý. Bộ trưởng tài chính nước này, ông Loanis Papandoniou cho rằng: “Đây là một ngày lịch sử đưa Hy Lạp trở thành tâm điểm của châu Âu”. Như vậy kể từ ngày 1/1/2001, đồng EURO đã chính thức thay cho đồng Drachma làm nhiệm vụ đơn vị lưu hành trên toàn lãnh thổ Hy Lạp. Tuy nhiên, theo chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu, ông Duisenberg cho rằng: Hy Lạp vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm trong đó có đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát. Năm 1999, Hy Lạp đã không được kết nạp vào khu vực tiền tệ chung châu Âu EMU do không đáp ứng được các tiêu chí cần thiết theo Hiệp ước Maastricht. Hai năm qua, nước này đã phải áp dụng một chính sách cắt giảm chi tiêu công cộng hà khắc do EU yêu cầu. Nhiều nhà đầu tư đã lên tiếng phản đối quyết định trên. Họ cho rằng để đáp ứng được những điều kiện cần thiết của một thành viên EMU, nền kinh tế Hy Lạp sẽ kém sức cạnh tranh. Tuy nhiên, 2/3 tổng số người dân đã bỏ phiếu ủng hộ thay thế đồng Drachma bằng đồng EURO. Còn thủ tướng nước này, ông Costas Simitis trong thông điệp chúc mừng năm mới đã nói rằng: “Tất cả chúng ta đều hiểu rằng tham gia EMU sẽ đảm bảo triển vọng kinh tế Hy Lạp sáng sủa hơn, bền vững hơn”. Như vậy chỉ còn 3 thành viên EU nữa là Đan Mạch, Anh và Thuỵ Điển chưa tham gia khu vực đồng tiền chung châu Âu EMU. Hiện tại các nước này vẫn đang xem xét việc gia nhập EMU. 2. NHỮNG BIẾN ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC LƯU HÀNH ĐỒNG EURO 2.1. Trong nội bộ EU a. Phản ứng của các nước trong EU trước sự ra đời của đồng tiền EURO Sau nhiều năm tháng chuẩn bị, đồng tiền chung châu Âu đã chính thức ra đời vào ngày đầu tiên của năm 1999. Đây là một sự kiện quan trọng trên thị trường tài chính tiền tệ không những đối với châu Âu mà còn đối với cả thế giới. Sự ra đời của đồng EURO được coi là câu trả lời mang tính chiến lược, cụ thể đối với vấn đề toàn cầu hoá kinh tế, tài chính đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới hiện nay. Với sự xuất hiện này, châu Âu thực sự liên kết, thống nhất lại, hiện đại hoá cơ cấu để tăng cường thực lực kinh tế và củng cố vị trí của mình trên trường quốc tế. 34 Tính đến nay, đồng EURO đã được lưu hành gần 4 năm, về mặt kỹ thuật có thể khẳng định rằng quá trình lưu hành đồng EURO đã hoàn toàn thành công. Tuy nhiên, ngay từ khi mới bắt đầu ra đời, đồng EURO đã vấp phải 2 xu hướng phản ứng khác nhau của người dân châu Âu: + Đối với các chính trị gia: thì thực sự hài lòng về sự ra đời của đồng EURO, vì giấc mộng hơn 40 năm đã thành hiện thực mà không có một lỗi nhỏ kỹ thuật nào. Thái độ lạc quan của họ được bộc lộ rõ qua từng lời nói: Thủ tướng Đức, Xtra-Đơ bộc bạch: “Cách đây 9 năm, thời kỳ hậu chiến tranh thế giới đã kết thúc bằng sự kiện bức tường Berlin sụp đổ và bây giờ tương lai của chúng ta bắt đầu từ 1/1/1999”. Thủ tướng Pháp, Jospanh tuyên bố trước đài France-Info: “Hôm nay là ngày vĩ đại trong lịch sử thế kỷ XX”. Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, Jacques Stante’ phát biểu: “Từ nay châu Âu đã có những phương tiện tốt hơn để định hướng tương lai cho mình”. Thống đốc Ngân hàng trung ương châu Âu, Duisenberg cam kết: “Tôi đảm bảo với các bạn rằng chúng tôi sẽ làm mọi cách tốt nhất có thể được để EURO trở thành một đồng tiền mà các công dân châu Âu có thể tin cậy được”. Thủ tướng Áo, Victo Klima khẳng định: “EURO là cánh tay mạnh mẽ của một khu vực có tiềm lực kinh tế mạnh nhất thế giới”. Bộ trưởng ngân khố Italia, Ciampi khái quát: “Châu Âu đã gửi đi một bản thông điệp hoà bình để kết thúc thế kỷ XX, những xung đột đã làm rung chuyển lục địa của chúng ta đã thuộc về quá khứ”. +Để chào đón sự ra đời của đồng EURO, châu Âu đã tiến hành một loạt các hoạt động: một chiến dịch truyền thông lớn được phát động nhằm quảng bá những thông tin về đồng EURO, khối lượng đầu tư lớn vào các ngân hàng được thực hiện, một tuần lao động đối với các nhà thông tin học ... rồi đến việc dán mác nhãn kép, việc đào tạo nhân công, cải tiến hệ thống chi trả, các cuốn danh mục ghi giá bằng đồng EURO... Cụ thể, là tại Đức, Anh, Hà Lan, họ đã đảm bảo cho việc chuyển đổi thanh toán ngay từ khi đồng EURO ra đời. Các doanh nghiệp trong khu vực đồng EURO cũng đã chuẩn bị tư thế sẵn sàng tham gia vào một giai đoạn mới, giai đoạn 35 cạnh tranh gay gắt trên một thị trường mà giá cả hàng hóa minh bạch hơn, dễ so sánh hơn. Qua đó, chúng ta thấy rõ được sự phấn khởi và nhiệt tình của người dân châu Âu trước sự ra đời của đồng EURO. + Tuy nhiên, cũng xuất hiện một xu hướng thái độ khác kèm theo với việc lưu hành đồng EURO, đó là thái độ “lạnh nhạt kéo dài của người tiêu dùng”. Trên thực tế, chỉ có một số rất ít người thanh toán bằng đồng EURO nhưng chỉ trên danh nghĩa công việc. Con số người sử dụng ít đến mức ông Dominique Strauss Kahn đã phải yêu cầu phát động một chiến dịch lớn để khuyến khích việc sử dụng đồng EURO. Còn các nước Bỉ, Italia cũng chỉ tỏ ra là những nước học tập theo cách tốt hơn. Ở Hà Lan, các thương gia từ chối kịch liệt việc thanh toán bằng các thẻ ngân hàng sử dụng đồng EURO. Kể từ ngày 4/1/1999, những khách hàng của tập đoàn Continent chỉ thanh toán 0,01% trong tổng số các giao dịch mua bán của họ bằng ngân phiếu sử dụng đồng EURO. Và ngay cả tập đoàn Leclerc cũng không ngoại lệ. Leclerc đã thống kê (cả bằng thể ngân hàng và bằng séc) khoảng 7000 đến 8500 trường hợp thanh toán bằng đồng EURO mỗi tháng trên cả nước Pháp. Đi ngược với các nhà phân phối lớn, các thương nhân không có ý tưởng sử dụng thẻ bằng đồng EURO. Phần đông các nhà kinh doanh thường cảm thấy lúng túng đối với những khách hàng sử dụng ngân phiếu bằng đồng EURO. Còn các nhà đầu tư quốc tế thì luôn thích đồng Đôla hơn cả. Không những thế, các ngân hàng không công nhận có trách nhiệm trong các cuộc giao dịch bằng đồng EURO có thuế suất cao, họ chỉ cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch bằng đồng EURO. 8/10 cổ đông thực hiện bất kỳ lệnh giao dịch mua bán cổ phần nào bằng đồng EURO kể từ đầu năm 1999. Hơn nữa chỉ có 7% cổ đông đọc bản thị giá bằng đồng EURO. Trước tình hình đó, thay vì kêu gọi các nước trước sau vẫn phải tôn trọng quy tắc “không bắt buộc - không ngăn cấm”, thì chính phủ các nước đã phải khuyến khích việc sử dụng đồng EURO. Qua những phản ứng khác nhau của người dân châu Âu nói trên trước sự ra đời của đồng EURO, ta thấy nổi lên vấn đề là: có sự mâu thuẫn trong hành động của người dân châu Âu trước sự ra đời của đồng EURO, nói cách khác việc cho ra đời đồng EURO được đa số người dân châu Âu ủng hộ nhưng việc thực hiện, sử dụng nó 36 lại là cả một vấn đề. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là đồng EURO không được người dân châu Âu sử dụng, mà đó mới chỉ là những phản ứng ban đầu khi đồng EURO mới được đưa vào lưu thông. Thực tế, tính đến thời điểm này khi những đồng EURO giấy và xu đã nằm gọn trong túi của người dân châu Âu thì thái độ lạnh nhạt trên không còn nữa, đồng EURO đang dần chiếm được lòng tin và sự tín nhiệm của người tiêu dùng châu Âu nói riêng và thế giới nói chung. b. Những thay đổi trong kinh tế EU sau sự ra đời của đồng EURO Đồng EURO ra đời đã gây ra những tác động trực tiếp đến kinh tế EU. Có thể tóm tắt những biến động kinh tế EU trong hơn 3 năm qua như sau: Năm 1999, năm chuyển giao giữa 2 thế kỷ, một năm mang đầy ý nghĩa đối với Liên minh châu Âu, bởi đây cũng chính là năm đầu tiên đánh dấu sự ra đời của đồng tiền chung châu Âu - đồng EURO. Đồng EURO ra đời ngay lập tức đã tạo ra những tác động to lớn đến nền kinh tế EU. Theo đánh giá của viện IFO, tăng trưởng GDP thực tế của các nước thành viên EMU trong năm 1999 đạt 2%, còn tốc độ tăng trưởng kinh tế là 1,8%. Nước Tây Âu có tốc độ tăng trưởng cao nhất là Ailen với 7,25% và 6,5% tương ứng. Đứng thứ 2 là Phần Lan với 3,25% và 4%. Tiếp đến là Luc-xăm- bua, Hy Lạp và Bồ Đào Nha có GDP trên 3%, với mức tăng trưởng tương ứng là 1,25% và 2,25%. Italia đứng sau Đức (1,25% và 2,5%), Pháp đạt mức cao hơn mức trung bình của toàn khối EU với 2,25% và 2,75%, Anh thì thấp hơn với 0,75% và 2%... Tỷ lệ lạm phát trong phạm vi 15 nước EU giảm từ 1,1% xuống còn 1%. Tuy nhiên, 4 trong số 11 nước EMU gồm có Phần Lan, Ailen, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đã vượt quá mức giới hạn lạm phát là 2% do Ngân hàng trung ương châu Âu qui định. Như vậy, có thể thấy điểm nổi bật trong kinh tế EU năm 1999 là sự mất cân đối trong tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa các nước, nền kinh tế nhỏ lại tăng trưởng nhanh hơn nền kinh tế lớn đang trì trệ. Đây là một vấn đề gây lo lắng cho các chính khách châu Âu. Khác với năm 1999, năm 2000 là một năm thành công đối với kinh tế EU. Theo báo cáo công bố hàng năm của Ngân hàng thế giới (WB) thì năm 2000 là năm kinh tế toàn cầu gặt hái được nhiều thành công. Mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 4,1%, tăng so với cùng kỳ năm 1999 là 2,8%. Đóng góp vào mức tăng trưởng chung 37 đó, ngoài 2 trụ cột chính chiếm tỷ trọng lớn là Mỹ và Nhật thì các nước EU với mức tăng trưởng bình quân GDP là 3,4% cũng là một nhân tố lớn quyết định đến triển vọng của nền kinh tế toàn cầu. Với hai nguồn động lực then chốt là tăng trưởng xuất khẩu và tăng đầu tư cho thấy, nền kinh tế EU đã đạt được mức tăng trưởng cao hơn xu thế dự báo của tổ chức OECD và WB. GDP của khu vực EURO tăng 3,2% trong quý I năm 2000 so với cùng kỳ năm trước, tăng nhẹ so với tốc độ 3,1% quý IV năm 1999. Sự cải thiện về mức tăng trưởng kinh tế có thể thấy ở hầu hết các nước đứng đầu EU như: Đức, mức tăng trong quý II năm 2000 đạt 4,7%; Anh đạt 3,3% và tiêu dùng tư nhân giảm từ 2,4% trong quý IV năm 1999 xuống còn 1,5% trong quý I năm 2000. Với sự hồi phục và bùng nổ về phát triển kinh tế, sự linh hoạt trong chính sách xã hội ở Đức, Pháp, Italia, châu Âu đã phần nào tạo niềm tin cho giới kinh doanh làm tăng mức tiêu dùng tư nhân lên 4,3% trong quý II năm 2000. Ghi nhận về những thành tựu trên, các chuyên gia kinh tế coi năm 2000 là năm đánh dấu một mốc son trong chặng đường khôi phục sự phát triển kinh tế chung của EU trong suốt thập kỷ qua. Mức tăng trưởng kinh tế trong năm 2000 không chỉ do những yếu tố nội khối tạo nên mà nó còn thể hiện sức liên kết mạnh mẽ của hai yếu tố bên ngoài là xuất khẩu và đầu tư. Theo số liệu của cơ quan thông kê Liên minh châu Âu (Eurostat) thì việc mở rộng quan hệ thương mại với các nước, các khu vực khác cũng như sự giảm giá của đồng EURO đã nâng kim ngạch xuất khẩu của EU tăng 86% đây là mức tăng cao nhất từ năm 1997 đến nay. Hoạt động thương mại điện tử đã khiến EU trở thành một thị trường khá hấp dẫn với các đối tác nước ngoài. Theo số liệu của Eurostat thì đầu tư vốn tại châu Âu đạt mức kỷ lục 25,1 tỷ EURO tăng 74% so với 14,5 tỷ EURO năm 1998, đồng vốn đầu tư này chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực như phát triển, nâng cấp hệ thống viễn thông, công nghiệp... Bước sang năm 2001, tình hình kinh tế EU trở nên xấu đi. Đây một phần cũng do xu hướng chung của nền kinh tế thế giới. Nếu năm 2000, nền kinh tế thế giới phát triển nhanh bền vững thì năm 2001, hầu hết các nền kinh tế trên thị trường thế giới đều tỏ rõ dấu hiệu suy thoái nặng nề. Sau 10 năm liền có tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, đều đặn khoảng 4%, năm 2001, kinh tế Mỹ bị suy thoái nghiêm trọng, đặc biệt 38 sau thảm hoạ 11/9, kinh tế Mỹ dự báo có mức tăng trưởng 0% ở những tháng còn lại trong năm 2001. Chính điều này phần nào đã tác động đến kinh tế EU. Tám tháng năm 2001, ECB đã 2 lần cắt giảm lãi suất (lần 1 vào ngày 10/5 và lần 2 vào ngày 30/8) xuống còn 4,25% nhằm phục hồi kinh tế. Tuy nhiên ngay sau khi ECB tuyên bố cắt giảm lãi suất đợt 1, thì đã có 5 nước EMU công bố số liệu mức lạm phát cao hơn mức ban đầu. Số liệu mức lạm phát ở Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan và Ailen trong tháng 4 năm 2001 đều cao hơn hoặc ít ra cũng bằng với mức lạm phát trần 2% theo như quy định của ECB. Trong đó tỷ lệ lạm phát của Đức là 2,9%, Pháp là 2%, Tây Ban Nha 4%, Hà Lan 4,9% và Ailen 5,6%. Trong bối cảnh kinh tế thế giới và kinh tế EU suy thoái nghiêm trọng thì thật là “Hoạ vô đơn chí”, kinh tế thế giới lại tiếp tục chịu hậu quả nặng nề của thảm hoạ khủng bố New York ngày 11/9 vì vậy mà những nền kinh tế lớn như Mỹ - EU -Nhật Bản sẽ chịu tác động của cuộc suy thoái kinh tế này gây ra. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, kinh tế toàn cầu năm 2001, chỉ đạt ở mức tăng trưởng 1,7% so với mục tiêu ban đầu đặt ra là 1,9%. Tỷ lệ lạm phát trung bình của 15 nước EU là 3,1% - mức cao nhất trong vòng 8 năm qua. Tháng 6 năm 2001, tỷ lệ lạm phát ở khu vực đồng EURO đang ở mức 3% tuy đã giảm 0,4% so với tháng 5 năm 2001. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế EU chậm lại, nên kéo theo hầu hết các ngành trong nền kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong toàn khối EU đều không đạt chỉ tiêu đã đưa ra hồi đầu năm 2001. Năm 2001 là năm cuối cùng kết thúc giai đoạn quá độ để chính thức đi vào sử dụng đồng EURO vào ngày 1/1/2002 trong EMU. Tuy nhiên với tình trạng kinh tế suy giảm như trên, đã khiến nhiều người lo ngại cho kinh tế EU trong năm 2002. Mặt khác kinh tế Mỹ - một nền kinh tế hàng đầu của thế giới đang lâm vào khủng hoảng kinh tế nặng nề khó có thể hồi phục ngay được. Tuy nhiên, trái với suy nghĩ của nhiều người, tình hình kinh tế Mỹ đã bộc lộ rõ những dấu hiệu khả quan vào những tháng đầu năm 2002 (cụ thể là tính đến hết tháng 3/2002). Tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý I năm 2002 đạt mức 5,6%, một mức tăng trưởng khá cao và nằm ngoài dự đoán của hầu hết các nhà phân tích, qua đó đã góp phần làm tăng thêm khả năng sớm phục hồi kinh tế Mỹ và khuyến khích nhu cầu nắm giữ đồng USD. Ngoài ra, những 39 yếu tố bất ổn định về kinh tế và chính trị của một số khu vực cũng khuyến khích đồng USD tăng giá trong thời gian này (so với đồng Yên Nhật, Đôla đã tăng từ mức 110 Yên/USD lên đến 135 Yên/USD - tương đương với 22,7%; đồng Bảng Anh giảm từ 1,4498 USD/GBP - đầu năm 2002 xuống 1,42 USD/GBP tức là giảm khoảng 2% giá trị) và tính đến tháng 4/2002 đồng USD đã tăng 8% và đạt mức cao nhất kể từ tháng 8/1985. Tuy nhiên kể từ tháng 4/2002 trở đi, tình hình kinh tế Mỹ lại hoàn toàn ngược lại, điều này đặc trưng bởi sự giảm giá của Đôla Mỹ so với EURO và Yên Nhật. Vào ngày 10/7 Đôla Mỹ đã giảm gần 9% so với đầu tháng 4/2002, Yên Nhật đã tăng 7% và EURO đã tăng gần 5%. Trước những biến động thất thường như trên của nền kinh tế Mỹ, kinh tế EU cũng chịu những ảnh hưởng nhất định, nhưng người ta vẫn dự đoán rằng kinh tế EU có tiềm năng hơn kinh tế Mỹ và triển vọng phát triển kinh tế EU trong thời gian tới sẽ khả quan hơn so với kinh tế Mỹ. Như vậy, mặc dù kinh tế EU suy giảm trong năm 2001, nhưng bước vào năm 2002 khi mà đồng EURO “thực” được lưu hành thì nền kinh tế EU bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng trở lại tính từ sau tháng 4 năm 2002. Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo đối với liên kết kinh tế lớn nhất nhì thế giới này? Chúng ta hãy cùng chờ xem. Trên đây là những nét chính về kinh tế EU trong thời gian hơn 3 năm qua bắt đầu từ ngày 1/1/1999 - ngày ra đời của đồng EURO. Mặc dù chưa có một bước đột phá “thần kỳ” nào trong kinh tế EU nhưng những gì mà EU đã đạt được trong hơn 3 năm qua không phải là đơn giản, nó dự báo một triển vọng tăng trưởng bền vững trong tương lai tới. c. Những biến động trong thị trường lao động và trong các chính sách xã hội qua hơn 3 năm lưu hành đồng EURO Lao động, việc làm và thất nghiệp là một vấn đề đã làm đau đầu các chính khách châu Âu từ rất lâu nay. Với việc hình thành EMU và sự ra đời của đồng EURO người ta hy vọng rằng vấn đề này sẽ dần được giải quyết. Từ trước đến nay thị trường châu Âu được mệnh danh là “cứng nhắc với những khuôn khổ hà khắc nhất”. Đây chính là một trở ngại lớn đối với quá trình cải tổ kinh tế châu Âu nhất là để đáp ứng các tiêu chuẩn và mục tiêu đặt ra khi hình thành EMU 40 và đồng EURO. Tuy nhiên, qua thời gian hơn 3 năm qua vấn dề “nhức nhối” này đã phần nào được khắc phục, tỷ lệ thất nghiệp giảm đi rõ rệt và số lượng việc làm được tạo ra đã phần nào làm các chính khách châu Âu yên tâm hơn. + Trong giai đoạn 1999-2000, số người thất nghiệp đã giảm 3 triệu so với mức 15 triệu người thất nghiệp trước đây. Đây là một con số lớn nhất đánh dấu triển vọng về tình hình thị trường lao động trong EU tính đến thời điểm này. Cũng trong năm này, Pháp - một trong hai nền kinh tế hàng đầu của châu Âu đã tạo thêm được 340.000 việc làm, khiến tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 11% so với 11,5% (cùng kỳ năm 1998), mặt khác chính phủ Jospanh còn tiến hành kế hoạch giảm giờ làm xuống còn 35 giờ/tuần để san bớt việc làm cho người thất nghiệp. Có lẽ so với các nước khác trong khu vực, tỷ lệ thất nghiệp ở Pháp là biến động tích cực hơn cả, đến năm 2000 tỷ lệ này chỉ còn 8,3% - mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Tuy nhiên, giữa các nước, tỷ lệ thất nghiệp còn có sự chênh lệch khá lớn, nói như vậy có nghĩa là việc giảm tỷ lệ thất nghiệp trong thời gian qua là không đồng đều giữa các nước EU và không phải nước nào cũng có những con số tích cực như ở Pháp. Cụ thể, là khi tỷ lệ thất nghiệp ở Hà Lan là 2,8% thì ở Tây Ban Nha là 15,4%. Trong EU chỉ có duy nhất Hà Lan và Lúc-xăm-bua là có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn Mỹ, còn các nước khác như Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Phần Lan có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn Mỹ (10%). Mặt khác, cùng với sự suy giảm kinh tế EU trong năm 2001, các nhà kinh tế EU cho biết, tỷ lệ thất nghiệp trong năm 2001 là 12,3 triệu người, tăng so với 11,7 triệu người năm 2000, tức là tỷ lệ này đã tăng từ 8,8% (2000) lên 9,2% (2001). Điều này có thể sẽ đe doạ thành tựu mà EU đã đạt được trong năm 1999 là giảm 3 triệu người thất nghiệp. Tóm lại tình hình thất nghiệp của EU trong thời gian qua còn nhiều biến động thất thường, châu Âu vẫn chưa thực sự kiểm soát được tỷ lệ thất nghiệp của mình. Tuy nhiên, đây là hậu quả tất yếu của tình trạng suy giảm kinh tế không chỉ ở riêng châu Âu mà trên cả thế giới trong năm 2001. Nhưng nhìn một cách tổng thể thì từ sau khi đồng EURO ra đời cho đến nay, tỷ lệ thất nghiệp của châu Âu đã giảm xuống, cụ thể trong năm 2000 giảm 3 triệu người. Điều này đã phần nào làm an tâm người dân châu Âu. 41 Bên cạnh những thay đổi về kinh tế, việc làm như trên, các vấn đề xã hội khác ở EU cũng đã bắt đầu xuất hiện những thay đổi đáng kể, góp phần củng cố hơn nữa sự bền vững của Liên kết tiền tệ EMU. Theo quy định của EU, thâm hụt ngân sách của các quốc gia thành viên không đuợc vượt quá 3% GDP và dần tiến tới cân bằng thu chi. Hiện nay, chênh lệch giữa các nước thành viên về mặt này đang ngày càng thu hẹp. Chính sách thuế của các nước thành viên cũng đang tiến tới sự thống nhất. Chính phủ của các nước đều đã và đang thực thi chính sách cải cách thuế với những quy định được nới lỏng. Bắt đầu từ tháng 7/2000, Đức đã tiến hành giảm thuế thu nhập và thuế công ty. Sau đó một loạt quốc gia khác trong EU như Italia cũng công bố các kế hoạch cắt giảm thuế; Pháp công bố một chương trình cắt giảm thuế mạnh nhất trong hơn 25 năm qua vào tháng 9/2000 với 6 hình thức giảm thuế: Giảm thuế thu nhập cho mọi nhóm thu nhập chịu thuế nhằm khuyến khích người thất nghiệp tự nguyện đi tìm việc làm; giảm mức đóng góp vào phúc lợi xã hội cho những người có thu nhập thấp với mục tiêu nêu trên; giảm thuế công ty xuống còn 33,3%, bãi bỏ thuế bằng lái ô tô (điều này có lợi cho những người lái xe ô tô khi giá dầu cao); sửa đổi thuế đánh vào nhiên liệu đi-e- zen gần bằng thuế đánh vào xăng; giảm thuế VAT cho các nhà hàng từ 19,6% xuống còn khoảng 5,5% nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ. Việc mạnh dạn cắt giảm thuế của chính phủ là một trong những biện pháp thiết thực hợp lý, được nhân dân ửng hộ. Ngoài ra EU còn tiến hành các biện pháp cải cách khác bao gồm: việc nâng tuổi về hưu, có chính sách linh hoạt đối với công nhân, đẩy mạnh đổi mới kỹ thuật, nhất thể hoá thị trường tài chính... Tất cả những biện pháp đó đã và đang phát huy tác dụng, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế EU. 2.2. Những thăng trầm của tỷ giá EUR/USD trên thị trường quốc tế Nhắc đến cụm từ “Liên minh châu Âu - EU” là người ta nghĩ ngay đến một khối cường quốc gồm 15 quốc gia châu Âu. Các nguyên thủ cùng chính phủ 15 nước bắt tay nhau với mục đích thống nhất và xây dựng một châu Âu hùng mạnh. EU là khối liên minh đã đề ra một loạt các chính sách mang tính quyết định lịch sử. Trong số đó, phải nói đến kế hoạch táo bạo về việc cho ra mắt đồng tiền chung châu Âu - 42 một đồng tiền có hiệu lực ngang ngửa với đồng USD. Và với những bước chuẩn bị trong nhiều năm, theo kế hoạch Maastricht, đồng EURO đã ra đời vào ngày 1/1/1999. Trong thời gian hơn 3 năm qua, đồng EURO đã gây ra nhiều sự chú ý nhất trên thị trường tài chính tiền tệ thế giới bởi sự biến động thất thường của nó, điều mà làm các chính khách châu Âu hết sức đau đầu. Theo kế hoạch Maastricht, đồng EURO ra đời vào ngày 1/1/1999, nhưng phải đến ngày 4/1/1999 nó mới thực sự được lưu thông vào hệ thống tiền tệ thế giới. Mức khởi điểm ban đầu khá lạc quan: 1EURO = 1,1818USD, cao hơn mức ban đầu đã đặt ra là: 1EURO = 1,16675USD. 12 nước tham gia vào EMU đều hy vọng vào một tương lai rực rỡ của đồng EURO. Tâm lý sùng bái EURO còn kéo theo sự lên giá mạnh tới mức “chóng mặt” tại hầu hết các thị trường chứng khoán châu Âu, thậm chí cả ở Mỹ. Nhiều người lạc quan cho rằng, đến cuối năm 1999, 1 EURO sẽ đổi được 1,3USD hoặc 180JPY. 12 nước tham gia vào EMU đều hy vọng vào một tương lai rực rỡ của đồng EURO. Tuy nhiên mọi việc không xảy ra đúng như dự đoán. Trong 2 tháng đầu năm 1999, đồng EURO có giảm giá nhưng ở mức nhỏ, bình quân đạt 1,1218 - 1,1159USD/EUR. Nhưng từ tháng 3/1999, đồng EURO đã có xu hướng giảm xuống dưới mức tối thiểu mà Ngân hàng trung ương châu Âu đã dự kiến là 1,1USD/EUR, còn 1,0890USD/EUR, đặc biệt là vào ngày 26/3/1999, tỷ giá EUR so với USD giảm xuống chỉ còn 1EURO = 1,0760USD tức là đã mất giá 7,8%. Đến những ngày cuối cùng của tháng 6/1999, 1EURO chỉ còn 1,0290USD, tức là mất giá đến 11,8%. Và đến cuối năm 1999, thì mức độ mất giá của đồng EURO đã tới mức gần 15% (1EURO = 1,0010USD) và đang có xu hướng san bằng tỷ giá 1EURO = 1USD. Bảng 3: TỶ GIÁ EUR/USD NĂM 1999 Tháng EUR/USD Tháng EUR/USD 1 1,1667 7 1,0724 2 1,0964 8 1,0642 3 1,0760 9 1,5870 43 4 1,0722 10 1,0221 5 1,0541 11 1,0102 6 1,0330 12 1,0010 Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam (các số năm 1999) Sau khi liên tục mất giá trước đồng Đô la Mỹ trong năm 1999, đồng EURO lại tiếp tục mất giá trong năm 2000. Sự sụt giá trong năm 2000 đã diễn ra với tốc độ mạnh hơn và xuống tới mức ít ai nghĩ tới. Đầu năm 2000, đồng EURO giảm xuống mức 1 EURO đổi 1 USD. Ngày 11/5/00, đồng EURO giảm còn 0,8940 USD (giảm gần 24%). Đến cuối tháng 6 đầu tháng 7 năm 2000, đồng EURO lên giá chút ít 1 EURO = 0,9500 USD. Tuy nhiên xu hướng này chỉ đạt trong khoảng thời gian rất ngắn. Kể từ giữa tháng 7, đồng EURO liên tục giảm mạnh và chỉ còn 0,8840 USD/EUR. Đến ngày 15/9 còn 0,8606 USD/EUR (giảm 26,2%). Điều này đã khiến ECB, Mỹ và Nhật Bản phải tiến hành can thiệp, nhưng tất cả những điều đó dường như vô nghĩa, vì vào ngày 26/10/2000, tỷ giá EUR/USD chỉ còn 0,8225, giảm 30% - một mức giảm kỷ lục trong hơn 20 tháng tồn tại của đồng tiền này. Điều này khiến ông Duisenberg - chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu phải thừa nhận: “Sự giảm giá của đồng EURO khiến chúng tôi phải bối rối”. Như vậy trong trong vòng 22 tháng lưu hành đồng EURO đã mất giá khoảng 1/3 so với giá trị ban đầu của nó. Bảng 4: TỶ GIÁ EUR/USD NĂM 2000 Tháng EUR/USD Tháng EUR/USD 1 1,0395 7 0,8840 2 1,0109 8 0,9010 3 1,0350 9 0,8608 4 0,9429 10 0,8225 5 0,8940 11 0,8322 6 0,0950 12 0,8921 Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam (các số năm 2000) 44 Sang năm 2001, đồng EURO có phục hồi một chút vào đầu năm, khoảng 5,6% trong tháng 1/2001. Sau quyết định cắt giảm lãi suất của ECB ngày 10/5/2001, đồng EURO không tăng giá mà lại giảm xuống mức 1EURO = 0,8805 USD. Tuy nhiên, sau lần cắt giảm lãi suất thứ 2 của ECB diễn ra vào ngày 30/8/2001, đồng EURO đã có phản ứng tích cực hơn, nó tăng lên mức 0,9183 USD/EUR so với mức 0,9102 USD/EUR trong phiên giao dịch trước. Tóm lại trong 8 tháng đầu năm 2001 đồng EURO có biến động song mức biến động này là không đáng kể, hay nói cách khác đây là khoảng thời gian ít sóng gió hơn đối với đồng EURO. Tuy nhiên, năm 2001 được nhiều người biết đến kèm theo là sự kiện 11/9 tại Mỹ. Sự kiện này ít nhiều đã ảnh hưởng đến đồng EURO. Bảng 5: TỶ GIÁ EUR/USD NĂM 2001 Tháng EUR/USD Tháng EUR/USD 1 0,9425 7 0,9102 2 0,9201 8 0,9183 3 0,8978 9 0,9010 4 0,8986 10 0,8943 5 0,8805 11 0,9100 6 0,9001 12 0,8790 Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam (các số năm 2001) Bước sang năm 2002, năm mà đồng EURO “thực” sẽ chính thức được đưa vào lưu thông, thì tỷ giá EUR/USD có phần biến động theo chiều hướng tích cực hơn. Nó tăng lên đôi chút (3%) so với cuối năm 2001 và đạt mức 1EURO = 0,90537USD. Tuy nhiên, thời gian sau đó (tính đến tháng 4/2002) đồng EURO không có dấu hiệu tăng lên, mà ngược lại đồng EURO giảm xuống từ mức 0,93 USD/EUR xuống còn 0,8600 USD/EUR (giảm 8,14%). Nhưng kể từ sau tháng 4 năm 2002 đến nay, mọi chuyện lại 45 diễn ra theo hướng ngược lại, đồng USD lại giảm giá so với đồng EURO. Tính đến đầu tháng 7, tỷ giá EUR/USD tăng từ 0,8600 USD/EURO lên đến 0,9900 USD/EUR (tăng 15%). Đặc biệt là vào ngày 15/7/2002, đồng EURO đã san bằng với đồng USD: 1 EURO = 1,0050 USD, và chỉ 4 ngày sau, tỷ giá này đã là 1 EURO = 1,071 USD. Đây là mức giá đáng kinh ngạc mà đồng EURO đã đạt được kể từ khi nó ra đời. Việc tăng giá trở lại này của đồng EURO đã diễn ra sớm hơn những gì mà các nhà phân tích đã dự báo. Từ sau sự tăng giá trở lại này đến nay, tỷ giá EUR/USD không có biến động gì đặc biệt. Nói chung 1EURO vẫn “ăn” hơn 1USD. Bảng 6: TỶ GIÁ EUR/USD NĂM 2002 Tháng EUR/USD Tháng EUR/USD 1 0,9053 6 0,9901 2 0,9001 7 1,0050 3 0,8600 8 1,0980 4 0,8911 9 1,0910 5 0,9871 10 1,0521 Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam (các số năm 2002) Tóm lại, qua gần 4 năm lưu hành đồng EURO, ta thấy đồng EURO đã trải qua nhiều biến động thất thường. Có những lúc bị mất giá đến 30%, nhưng cuối cùng thì đồng EURO đã phục hồi trở lại. Nhưng liệu sự phục hồi này có kéo dài hay không? Điều đó chỉ có thời gian mới trả lời một cách chính xác nhất. Chúng ta hãy cùng chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. 3. PHẢN ỨNG CỦA ECB VÀ MỸ TRƯỚC SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA ĐỒNG EURO 46 3.1. Phản ứng của ECB Hiệp ước thành lập cộng đồng châu Âu đã đặt ra mục tiêu quan trong nhất đối với ECB và các ESCB là duy trì sự ổn định giá cả của toàn khu vực đồng EURO. Hội đồng thống đốc của ECB đã lượng hóa mục tiêu “ổn định giá cả” với chỉ số tiêu dùng trong toàn khu vực đồng EURO tăng hàng năm dưới 2%. Thuật ngữ “tăng hàng năm” bao hàm ý rằng trường hợp thiểu phát là không đồng nghĩa với ổn định giá cả. Như vậy, nhiệm vụ hàng đầu của ECB là làm ổn định giá cả. Do vậy trước những biến động của tỷ giá EUR/USD thì ECB không thể không can thiệp. Bốn tháng sau khi đồng EURO ra đời, ECB đã đưa ra quyết sách đầu tiên là thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng với việc công bố giảm lãi suất từ 3% xuống còn 2,5% (giảm 0,5%) vào ngày 8/4/1999. Sau quyết sách này đồng EURO đã tăng giá một chút song không giữ được lâu. Năm 1999 qua đi với những biến động thăng trầm của đồng EURO. Bảng 7: ĐIỀU CHỈNH LÃI SUẤT CỦA ECB TỪ 1/1999 ĐẾN NĂM 2002 Mức thay đổi điểm lãi suất (điểm %) Lãi suất sau khi thay đổi (%) 1/1/1999 EURO ra đời 3,0 (khởi đầu) 8/4/1999 -0,5 2,5 4/11/1999 +0,5 3,0 3/2/2000 +0,25 3,25 16/3/2000 +0,25 3,5 27/4/2000 +0,25 3,75 8/6/2000 +0,5 4,25 31/8/2000 +0,25 4,50 4/10/2000 +0,25 4,75 10/5/2001 -0,25 4,59 30/8/2001 -0,25 4.25 17/9/2001 -0,5 3,75 8/11/2001 -0,5 3,25 47 3/2002 3,25 Nguồn: Tổng hợp từ: Kinh tế thế giới và Việt Nam (Thời báo kinh tế Việt Nam, Niên giám 1999-2002) Tính chung năm 1999, đồng EURO bị mất giá 15% so với đồng Đôla. Các chuyên gia kinh tế của EU cho rằng, điều đó có thể làm lu mờ niềm tự hào của các chính trị gia châu Âu mà không hề là mối đe doạ đối với nền kinh tế của khu vực này. Bởi hoạt động ngoại thương của EU với thế giới chỉ chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch ngoại thương của EU, nên ảnh hưởng do đồng EURO giảm giá đối với tỷ lệ lạm phát ở mức 1,1% là rất nhỏ. Vả lại, sự mất giá của EURO sẽ kích thích xuất khẩu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết được tình trạng thất nghiệp (lần đầu tiên trong thập kỷ 90, tỷ lệ thất nghiệp ở châu Âu đã giảm từ mức 2 con số xuống còn 1 con số). Nhằm thúc đẩy sự phục hồi, tiếp tục phát triển kinh tế của EU, ECB thực hiện tiếp tục kiểm soát chặt chẽ mức cung tiền M3, duy trì mục tiêu tăng trưởng 4,5% trong tổng số tiền lưu hành. Vào ngày 4/11/1999, ECB đã nâng mức lãi suất chuẩn thêm 0,5%, quay về mức khởi đầu là 3%. Đây chính là quyết sách thứ 2, ECB đã quay về thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. ECB tiếp tục nâng mức lãi suất lên tổng cộng 2,25% (từ mức 2,5% lên mức 4,75% vào các ngày 4/11, 3/2, 8/6, 31/8 và 4/10/2000). Có thể lý giải về chính sách tiền tệ thắt chặt của ECB theo hai hướng: Thứ nhất: Sau khi đồng EURO khởi động được một năm, để cho lãi suất châu Âu và Mỹ không chênh lệch nhau quá lớn, ngăn ngừa dòng vốn từ châu Âu chảy ra nước ngoài khối quá nhiều, nên mỗi lần Ngân hàng trung ương Mỹ nâng lãi suất lên thì ECB cũng nâng theo (năm 2000, FED đã 6 lần tăng lãi suất từ 4,75% lên 6,5%, ECB cũng 6 lần tăng lãi suất từ 3,25% lên 4,75%). Vả lại sự giảm giá của đồng EURO và mức tăng cung tiền tệ M3 vượt hơn so với dự kiến là 4,5%- thực chất là những nguy cơ gây lên lạm phát. Thứ hai: Giá dầu tăng liên tục trong một thời gian dài đe doạ mục tiêu kiềm chế lạm phát ở dưới mức 2% do ECB quy định. Trên thực tế, tỷ lệ lạm phát của EU là 48 1,8% năm 2000, song trong nước nhiều tỷ lệ lạm phát đã vượt quá con số trên. Để tránh tình trạng này ECB đã 7 lần tăng lãi suất (tính từ 4/11/1999 đến 31/12/2000). Tuy nhiên, ECB tăng lãi suất từ từ, 0,25%/một lần để tránh những tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Trước tình hình kinh tế thế giới suy giảm do kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế của EU, ECB đã đáp lại tình trạng giảm sút bằng việc cắt giảm lãi suất. Khác với trước đây, việc điều chỉnh lãi suất của ECB không diễn ra giống điều chỉnh của FED. Trong tháng 1/2001, FED đã 2 lần cắt giảm lãi suất để tiếp thêm sức mạnh cho nền kinh tế, tránh suy thoái. Các nước công nghiệp phát triển khác như Anh, Nhật Bản, Canađa và Úc cũng làm theo. Nhưng ECB đã “án binh bất động”. Mãi đến lúc mọi người không còn nghĩ đến việc ECB cắt giảm lãi suất, thì ngày 10/5/2001, ECB tuyên bố giảm lãi suất 0,25% xuống còn 4,5%. Với lý do là sức ép lạm phát ở khu vực đồng EURO đang được giải toả. Đây là quyết sách thứ 3, ECB thực hiện chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng. Kết quả là, để đáp lại tình trạng kinh tế giảm sút năm 2001, ECB đã cắt giảm lãi suất 4 lần (1,25%). Trong khi Mỹ đã 11 lần cắt giảm lãi suất từ 6,5% xuống còn 1,75% (giảm 4,35%). Việc điều chỉnh giảm lãi suất của ECB khác với Mỹ về cả tốc độ, tần số và mức độ thấp hơn, bởi mục tiêu hàng đầu cảu ECB là chống lạm phát (năm 2001 lạm phát của EMU luôn cao hơn mục tiêu quy định 2%, có thời điểm lạm phát vượt 3%). Chính sách nới lỏng lãi suất này được suy trì trong suốt thời gian qua, cụ thể ECB còn tiến hành cắt giảm lãi suất 3 lần nữa tổng cộng là 1,25% xuống còn 3,25% hiện nay (các lần cắt giảm vào 30/8/01, 17/9/01, 8/11/01, 3/02). Dư luận cho rằng, ECB điều chỉnh lãi suất như vậy là để chứng tỏ sự tự chủ, năng lực chịu đựng trước sức ép của thị trường, đồng thời tăng cường niềm tin của công chúng đối với tương lai của đồng EURO. Điều đó đã phần nào khẳng định được khả năng lãnh đạo của ECB trong những ngày đầu đồng EURO ra đời. 3.2. Phản ứng của Mỹ và các nước khác Đứng trước áp lực đồng EURO liên tục giảm giá, có nguy cơ ảnh hưởng xấu không chỉ đến kinh tế các nước EU mà cả đến nền kinh tế thế giới, ngày 19/5/2000, 49 sau khi đồng EURO đã rớt xuống tới 26,2% (1 EURO = 0,8606 USD), thì các nước G7 đã phải cùng ECB phối hợp theo “thoả thuận Praha” ký năm 1985. Theo thoả thuận này, các nước trong nhóm sẽ tiến hành can thiệp vào thị trường ngoại hối để bảo vệ các đồng tiền của nhau nhằm “cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, lợi ích trong một hệ thống tiền tệ quốc tế ổn định và vững mạnh”. Mỹ, Nhật đã phối hợp bán ra đồng USD nhằm làm cho đồng USD hạ giá và chặn đứng đà giảm sút của đồng EURO. IMF cũng đã kêu gọi các ngân hàng phối hợp cứu đồng EURO. Có lẽ vì vậy mà đồng EURO có chiều hướng nhích lên từ cuối năm 2000 cho đến tháng 1/2001 (như đã trình bầy ở trên- tăng khoảng 0%). Nhưng sau đó thì lại bắt đầu giảm sút. Điều này có nghĩa là những can thiệp của ECB và G7 đã thực sự có hiệu quả song rõ ràng đây không phải là giải pháp bền vững cho đồng EURO. Đồng EURO chỉ có thể thực sự vững mạnh và có vị thế tương xứng với đồng USD trên thị trường tài chính - tiền tệ thế giới khi Cộng đồng kinh tế EU đạt được sự tăng trưởng vững mạnh, bền vững và thống nhất thực sự. Trước phản ứng của Mỹ, người ta không khỏi băn khoăn: Tại sao Mỹ lại giúp đỡ EU vực dậy đồng EURO? Bởi từ trước đến nay, giữa Mỹ và EU luôn có những mâu thuẫn không giải quyết được, đây là 2 đối thủ có thể cạnh tranh ngang ngửa với nhau trên thị trường quốc tế. Đúng như người ta suy nghĩ, việc Mỹ giúp EU cũng có những nguyên nhân sâu xa bên trong của nó. Có thể thấy nổi lên một số lý do sau đây: Một là: Bởi vì nước Mỹ có nhiều công ty và xí nghiệp lớn thu hút được nhiều lợi nhuận. Nếu đồng EURO sụt giá mạnh sẽ làm cho lợi nhuận của các công ty Mỹ hoạt động tại châu Âu bị giảm sút. Vì mỗi khi các xí nghiệp và công ty đó thu được lợi nhuận thì lập tức họ đổi ra đồng USD, lợi nhuận sẽ giảm thấp điều đó khiến cổ phiếu của các công ty cũng giảm xuống. Hai là: Vì để kéo dài sự phồn vinh của nền kinh tế Mỹ: đứng về phía người Mỹ mà nhìn thì châu Âu lo lắng đồng EURO bị hạ giá và giá dầu lửa tăng vọt khiến châu Âu gặp khó khăn nhiều về kinh tế, bởi vì mua bán dầu lửa phải dùng đồng USD. Năm qua giá dầu lửa tăng cao đã khiến người tiêu dùng châu Âu gặp khó khăn hơn người tiêu dùng ở Mỹ. Đồng thời đây cũng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Đánh giá đồng EURO sau hơn 3 năm lưu hành.pdf
Tài liệu liên quan