Khóa luận Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại thị trường Hoa Kỳ

Tài liệu Khóa luận Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại thị trường Hoa Kỳ: Lời nói đầu Chưa bao giờ vấn đề thương hiệu lại trở thành một chủ đề thời sự được các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội thương mại quan tâm một cách đặc biệt như hiện nay. Nhiều hội thảo, hội nghị đã được tổ chức, hàng trăm bài báo và cả những trang website thường xuyên đề cập đến các khía cạnh khác nhau của vấn đề này. Một trong những khía cạnh được đề cập nhiều nhất có lẽ là tình trạng các doanh nghiệp Việt Nam bị mất thương hiệu hay nhãn hiệu hàng hoá ở thị trường nước ngoài, đặc biệt ở thị trường Hoa Kỳ. Chúng ta có thể kể ra hàng loạt các vụ tranh chấp thương hiệu gần đây như cuộc chiến Catfish giữa các nhà xuất khẩu cá Tra, cá Basa Việt Nam với Hiệp hội các chủ trại cá nheo Mỹ (CFA) về việc sử dụng thương hiệu “Catfish” cho các loại cá nói trên của Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ; cuộc chiến của Trung Nguyên đòi lại thương hiệu từ chính đối tác là Rice Field Corp do họ đã đăng ký nhãn hiệu này trước tại Mỹ; các nhãn hiệu Vinataba, Vinatea đều đã bị đăng ký sở ...

doc100 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại thị trường Hoa Kỳ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Chưa bao giờ vấn đề thương hiệu lại trở thành một chủ đề thời sự được các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội thương mại quan tâm một cách đặc biệt như hiện nay. Nhiều hội thảo, hội nghị đã được tổ chức, hàng trăm bài báo và cả những trang website thường xuyên đề cập đến các khía cạnh khác nhau của vấn đề này. Một trong những khía cạnh được đề cập nhiều nhất có lẽ là tình trạng các doanh nghiệp Việt Nam bị mất thương hiệu hay nhãn hiệu hàng hoá ở thị trường nước ngoài, đặc biệt ở thị trường Hoa Kỳ. Chúng ta có thể kể ra hàng loạt các vụ tranh chấp thương hiệu gần đây như cuộc chiến Catfish giữa các nhà xuất khẩu cá Tra, cá Basa Việt Nam với Hiệp hội các chủ trại cá nheo Mỹ (CFA) về việc sử dụng thương hiệu “Catfish” cho các loại cá nói trên của Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ; cuộc chiến của Trung Nguyên đòi lại thương hiệu từ chính đối tác là Rice Field Corp do họ đã đăng ký nhãn hiệu này trước tại Mỹ; các nhãn hiệu Vinataba, Vinatea đều đã bị đăng ký sở hữu tại nhiều nước trong đó có Mỹ. Những sự kiện đó xảy ra ngay khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết và bắt đầu được triển khai đã nhấn mạnh với chúng ta rằng: Hiệp định có thể mở ra nhiều cơ hội làm ăn cho các doanh nghiệp Việt Nam, song cũng là khởi đầu của nhiều thách thức mới. Làm ăn với một đối tác đầy tiềm năng nhưng cũng khó lường như Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn. Bài học kinh nghiệm đắt giá đầu tiên mà một số doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi tiếp cận thị trường Mỹ, đó là bài học về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Thực tiễn đó khiến chúng ta phải đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại Mỹ? Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận được bố cục thành 3 chương: Chương I: Nhãn hiệu hàng hoá và đăng ký nhãn hiệu hàng hoá trong thương mại quốc tế Chương II: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Giảng viên - ThS. Phạm Thị Mai Khanh, người đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn đã giúp đỡ trong việc thu thập tài liệu để hoàn thành khoá luận. Do những hạn chế về thời gian nghiên cứu, về tài liệu thu thập và khả năng của người viết, nội dung khoá luận khó tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô giáo cùng sự góp ý của các bạn. – Chương I — Nhãn hiệu hàng hoá và đăng ký nhãn hiệu hàng hoá trong thương mại quốc tế I. Khái quát chung về nhãn hiệu hàng hoá 1. Khái niệm nhãn hiệu hàng hoá Trong thương mại quốc tế hiện nay có rất nhiều loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ được lưu thông. Mỗi loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ lại được nhiều hãng, nhiều công ty của nhiều nước khác nhau trên thế giới sản xuất ra, và mỗi loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ này lại có những chất lượng rất không giống nhau. Tuy vậy, người tiêu dùng trên thế giới lại có thể phân biệt được sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của những công ty khác nhau căn cứ vào nhãn hiệu hàng hoá của sản phẩm hàng hoá dịch vụ đó. Thí dụ, ô tô là mặt hàng được nhiều công ty của nhiều nước sản xuất, nhưng người tiêu dùng có thể phân biệt được chất lượng của từng loại ô tô mang các thương hiệu khác nhau và xác định được chủng loại xe nào là phù hợp với nhu cầu của mình. Nhãn hiệu hàng hoá chính là chỉ dẫn ban đầu giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm hàng hoá dịch vụ của những nhà sản xuất kinh doanh khác nhau và đánh giá được phần nào chất lượng của sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Vậy nhãn hiệu hàng hoá là gì? 1.1 Định nghĩa nhãn hiệu hàng hoá Trong thực tế, mỗi quốc gia trên thế giới đều có quy định khác nhau về nhãn hiệu hàng hoá. Tuy vậy, khi thương mại quốc tế ngày càng phát triển, chu kỳ sống của hàng hoá dịch vụ bị rút ngắn lại dẫn đến việc xuất hiện ngày càng nhiều những hàng hoá dịch vụ mới với những chất lượng khác nhau thì những tranh chấp, xung đột giữa các công ty liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá là điều khó tránh khỏi. Để hạn chế những tranh chấp, xung đột đó cần phải có những quy định thống nhất về nhãn hiệu hàng hoá trên phạm vi toàn thế giới. Tại vòng đàm phán Uruguay của GATT (tiền thân của tổ chức WTO) đã thông qua Hiệp định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) được ký kết vào ngày 15/04/1994 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 cùng với sự ra đời của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Trong Hiệp định TRIPS, các quốc gia trên thế giới đã tiến tới một thoả thuận chung nhất về nhãn hiệu hàng hoá trong thương mại quốc tế. Theo Hiệp định này thì nhãn hiệu hàng hoá được coi là đối tượng có khả năng bảo hộ là: "bất kỳ một dấu hiệu, hoặc sự kết hợp nào của những dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp này với hàng hoá hoặc dịch vụ của những doanh nghiệp khác. Những dấu hiệu đó (có thể là những ký tự đặc biệt như tên người, chữ cái, chữ số, yếu tố hình và sự kết hợp màu sắc cũng như sự kết hợp bất kỳ của những dấu hiệu đó) có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu hàng hoá". (Trích Khoản 1 Điều 15 Mục 2 Hiệp định TRIPS). Do đó, nhãn hiệu hàng hoá là bất kỳ một dấu hiệu nào hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của những dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hoá hay dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hay dịch vụ của một doanh nghiệp khác. Dấu hiệu có thể là chữ số, chữ cái, tên người, yếu tố hình và sự kết hợp màu sắc. Cũng trên tinh thần của Hiệp định TRIPS, tại Điều 785 Mục I Chương II Phần VI của Bộ luật Dân sự Việt Nam 1995 đã ghi rõ: “Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”. Theo Luật Lanham Act (Mỹ) thì nhãn hiệu hàng hoá bao gồm từ ngữ, tên, biểu tượng, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó nhằm phân biệt hàng hoá của một người cung cấp với hàng hoá của những người cung cấp khác. Nhãn hiệu hàng hoá có thể được áp dụng cho hàng hoá, dịch vụ và những nhãn hiệu xác nhận nguồn gốc, chất lượng, độ nguyên chất nếu chúng thoả mãn các yêu cầu của một nhãn hiệu (certification marks). Như vậy, luật của các nước đều thống nhất rằng nhãn hiệu hàng hoá bao gồm cả tên nhãn hiệu (brand name) và dấu hiệu của nhãn hiệu (brand mark) Theo: “Marketing căn bản - Marketing essentials” , Philip Kotler. Nhà xuất bản Thống kê, 2002. . Tên nhãn hiệu là bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể đọc được như: “Dove”, “Tiger”... Còn dấu hiệu của nhãn hiệu là bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể nhận biết được, những không thể đọc được, ví dụ như biểu tượng, hình vẽ, màu sắc, hay kiểu chữ đặc thù. Ví dụ như hình ảnh con chim bồ câu là biểu tượng cho sản phẩm Dove, con hổ vàng là biểu tượng cho bia Tiger hay hình ảnh ba hình thoi chụm vào nhau là biểu tượng cho ô tô của hãng Mitsubishi... Việc gắn tên nhãn hiệu hiện nay đã phổ biến rộng rãi đến mức hầu như bất kỳ hàng hoá nào cũng đều có nhãn hiệu. Ngoài ra, các nước còn có xu hướng mở rộng việc bảo hộ đối với các yếu tố cấu thành nhãn hiệu nhằm nâng cao tính khác biệt của sản phẩm đến mức tối đa có thể. Bất kỳ một đặc trưng nào của sản phẩm tác động vào giác quan của người tiêu dùng cũng có thể được coi là một phần của nhãn hiệu, miễn là chúng có tính phân biệt. Do đó, ngoài tên nhãn hiệu, dấu hiệu nhãn hiệu thì tiếng động, mùi vị riêng biệt của sản phẩm cũng có thể được đăng ký bản quyền. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ gây nhiều khó khăn cho việc lưu trữ, đối chiếu, kiểm tra khi xảy ra tranh chấp. 1.2 Phân biệt nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu thương mại và thương hiệu Theo Hiệp hội nhãn hiệu thương mại quốc tế (International Trademark Association) thì: “Nhãn hiệu thương mại (trademark) bao gồm những từ ngữ, tên gọi, biểu tượng hay bất kỳ sự kết hợp nào giữa những yếu tố trên được dùng trong thương mại để xác định và phân biệt hàng hoá của các nhà sản xuất hoặc của người bán với nhau và để xác định nguồn của hàng hoá đó”. Như vậy, khi hàng hoá được lưu thông trên thị trường thì nhãn hiệu hàng hoá trở thành nhãn hiệu thương mại. Nếu nhãn hiệu thương mại được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì người chủ sở hữu có toàn quyền sử dụng nhãn hiệu thương mại đó dưới sự bảo hộ của luật pháp. Điều đó có nghĩa là người chủ sở hữu có thể sử dụng, chuyển nhượng, hoặc bán nhãn hiệu thương mại, hay nói cách khác thì chủ sở hữu có thể định giá đối với nhãn hiệu thương mại của mình. Với ý nghĩa đó, khái niệm thương hiệu của hàng hoá ra đời và được hiểu là nhãn hiệu hàng hoá sau khi đã được thương mại hoá, được mua bán trên thị trường. Khi đó, nhãn hiệu sẽ được gắn thêm biểu tượng đ (registered trademark - nhãn hiệu thương mại đã được đăng ký). Ngoài khía cạnh thương mại, thương hiệu của một sản phẩm còn bao hàm nhiều giá trị khác bởi thương hiệu là cảm nhận tổng thể về chất lượng, uy tín và giá trị đằng sau một cái tên, một cái logo của doanh nghiệp. Do vậy, thương hiệu có thể là bất cứ cái gì được gắn liền với sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm làm cho chúng được nhận diện dễ dàng và khác biệt hoá với các sản phẩm cùng loại. Thông thường, người ta dùng từ trademark để gọi chung cho nhãn hiệu thương mại hàng hoá (trademark - TM) và nhãn hiệu thương mại dịch vụ (servicemark - SM). 2. Một số loại nhãn hiệu hàng hoá Hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra một bảng phân loại nhãn hiệu hàng hoá một cách đầy đủ với ranh giới xác định rõ ràng. Tuy nhiên, có thể kể ra đây một số loại nhãn hiệu hàng hoá điển hình nhất: 2.1 Nhãn hiệu liên kết Theo quy định tại Khoản 8 Điều 2 Nghị định 06/2001/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 63/1996/NĐ-CP quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp thì nhãn hiệu liên kết được hiểu là “các nhãn hiệu hàng hoá tương tự nhau do cùng một chủ thể đăng ký để dùng cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại, tương tự nhau hay có liên quan đến nhau, và các nhãn hiệu hàng hoá trùng nhau do cùng một chủ thể đăng ký để dùng cho các sản phẩm, dịch vụ tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau”. 2.2 Nhãn hiệu tập thể Nghị định 63/1996/NĐ-CP đã quy định như sau: “Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu hàng hoá được tập thể các cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác cùng sử dụng, trong đó mỗi thành viên sử dụng một cách độc lập theo quy chế do tập thể đó quy định.” Hiệp định thương mại Việt - Mỹ cũng nêu lên rằng nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng chung cho các thành viên của một tổ chức, một nhóm, ví dụ như Saigon Times Group hay Coop Mart,... 2.3 Nhãn hiệu nổi tiếng “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu hàng hoá được sử dụng liên tục cho những sản phẩm, dịch vụ có uy tín làm cho nhãn hiệu đó được biết đến rộng rãi”. (Khoản 10 Điều 2 Nghị định 06/2001/NĐ-CP). Định nghĩa nêu trên không quy định rõ ràng căn cứ xác định “biết đến rộng rãi”. Luật pháp quốc tế và Luật của các nước trên thế giới cũng không có các tiêu chuẩn mang tính “công thức” để xác định nhãn hiệu nổi tiếng. Trên thực tế, để xác định một nhãn hiệu có nổi tiếng hay không, phải xem xét từng trường hợp cụ thể dựa trên nhiều căn cứ khác nhau như thời điểm nhãn hiệu được đăng ký, giá trị thương mại của nhãn hiệu, thị phần của nhãn hiệu,... Khoản 6 Điều 6 trong Hiệp định thương mại Việt- Mỹ cũng đã đề cập đến vấn đề này như sau: “Để xác định một nhãn hiệu hàng hoá có phải là nổi tiếng hay không phải xem xét đến sự hiểu biết về nhãn hiệu hàng hoá đó trong bộ phận công chúng có liên quan, gồm cả sự hiểu biết đạt được trong lãnh thổ của Bên liên quan do kết quả của hoạt động khuếch trương nhãn hiệu hàng hoá này. Không Bên nào được yêu cầu rằng sự nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá phải vượt ra ngoài bộ phận công chúng thường tiếp xúc với hàng hoá hoặc dịch vụ liên quan hoặc yêu cầu rằng nhãn hiệu hàng hoá đó phải được đăng ký”. Tuy vậy, khái niệm “bộ phận công chúng có liên quan” lại chưa được nêu rõ trong Hiệp định này. 2.4 Nhãn hiệu chứng nhận Hiện nay, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã xuất hiện một loại nhãn hiệu mới là nhãn hiệu chứng nhận. Khái niệm nhãn hiệu chứng nhận đã được công nhận là nhãn hiệu do người chủ sở hữu cho phép người khác dùng, chẳng hạn như nhãn hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. 3. Điều kiện đối với các dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá Nhãn hiệu của một hàng hoá, dịch vụ là tên gọi tượng trưng của hàng hóa dịch vụ đó. Cách thiết kế nhãn hiệu cho một loại hàng hoá dịch vụ rất phong phú. Không thể kể hết được các loại hình của các loại nhãn hiệu, song điều đó không có nghĩa là cấu tạo của nhãn hiệu có thể tùy tiện. 3.1 Các dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ Phù hợp với tập quán thương mại quốc tế, trong Khoản 1 Điều 6 Nghị định 63/1996/NĐ-CP đã quy định rõ các dấu hiệu được công nhận dùng làm nhãn hiệu hàng hoá nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây: a) được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể độc đáo, dễ nhận biết; b) không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ tại Việt Nam (kể cả các nhãn hiệu hàng hoá đang được bảo hộ theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia); c) không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá nêu trong đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá đã nộp cho Cơ quan có thẩm quyền với ngày ưu tiên sớm hơn (kể cả các đơn về nhãn hiệu hàng hoá được nộp theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia); d) không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực bảo hộ nhưng thời gian tính từ khi hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực chưa quá 5 năm, trừ trường hợp hiệu lực bị đình chỉ vì nhãn hiệu hàng hoá không được sử dụng theo quy định tại điểm c) e) không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác được coi là nổi tiếng (theo điều 6 bis Công ước Pari) hoặc với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được sử dụng và đã được thừa nhận một cách rộng rãi; f) không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ với tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ; g) không trùng với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc đã được nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ với ngày ưu tiên sớm hơn; h) không trùng với một hình tượng, nhân vật đã thuộc quyền tác giả của người khác trừ trường hợp được người đó cho phép. 3.2 Các dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá không được bảo hộ Khoản 2 Điều 6 Nghị định 63/1996/NĐ-CP đã quy định những dấu hiệu sau không được bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu hàng hoá: a) dấu hiệu không có khả năng phân biệt, như các hình và hình hình học đơn giản, các chữ số, chữ cái, các chữ không có khả năng phát âm như một từ ngữ, chữ nước ngoài thuộc ngôn ngữ không thông dụng trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và đã được thừa nhận một cách rộng rãi; b) dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá thuộc bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến; c) dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ và xuất xứ của hàng hoá, dịch vụ; d) dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa đảo người tiêu dùng về xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị của hàng hoá hoặc dịch vụ; e) dấu hiệu giống hoặc tương tự với dấu chất lượng, dấu kiểm tra, dấu bảo hành ... của Việt Nam, nước ngoài cũng như của các tổ chức quốc tế; g) dấu hiệu, tên gọi (bao gồm cả ảnh, tên, biệt hiệu, bút danh), hình vẽ, biểu tượng giống hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy, lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, địa danh, các tổ chức của Việt Nam cũng như của nước ngoài nếu không được các cơ quan, người có thẩm quyền tương ứng cho phép. 4. Chức năng, vai trò của nhãn hiệu hàng hoá 4.1 Đối với người tiêu dùng Hình 1: Chu trình ra quyết định mua sắm của khách hàng Đánh giá các lựa chọn Quyết định mua Hành vi sau khi mua Nhận thức vấn đề Tìm kiếm thông tin Mục tiêu của việc xây dựng nhãn hiệu là nhằm tạo dựng lòng tin và sự chung thủy của khách hàng đối với các sản phẩm của công ty. Vậy nhãn hiệu hàng hoá có vai trò như thế nào đối với người tiêu dùng? Với người tiêu dùng, nhãn hiệu hàng hoá xác định nguồn gốc của sản phẩm hoặc nhà sản xuất của một sản phẩm và giúp khách hàng xác định nhà sản xuất cụ thể hoặc nhà phân phối nào phải chịu trách nhiệm Theo: “Tạo dựng và quản trị thương hiệu. Danh tiếng -Lợi nhuận” - Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, Nhà xuất bản Lao động xã hội, 2003 . Nhãn hiệu hàng hoá có ý nghĩa đặc biệt đối với khách hàng. Nhờ những kinh nghiệm đối với một sản phẩm và chương trình tiếp thị của sản phẩm đó qua nhiều năm, khách hàng biết đến các nhãn hiệu. Họ tìm ra được nhãn hiệu nào thoả mãn được nhu cầu của mình còn nhãn hiệu nào thì không. Kết quả là, các nhãn hiệu là một công cụ nhanh chóng hoặc là cách đơn giản hoá đối với quyết định mua sản phẩm của khách hàng (xem Hình 1). Đây chính là điều quan trọng nhất mà một thương hiệu cũng như công ty được gắn với thương hiệu đó cần vươn tới. Nếu khách hàng nhận ra một nhãn hiệu và có một vài kiến thức về nhãn hiệu đó, họ không phải suy nghĩ nhiều hoặc tìm kiếm, xử lý nhiều thông tin để đưa ra quyết định về tiêu dùng sản phẩm. Như vậy, từ khía cạnh kinh tế, thương hiệu cho phép khách hàng giảm bớt chi phí tìm kiếm sản phẩm. Dựa vào những gì họ đã biết về nhãn hiệu - chất lượng, đặc tính của sản phẩm... - khách hàng hình thành những giả định và kỳ vọng có cơ sở về những gì mà họ còn chưa biết về nhãn hiệu. Mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng có thể được xem như một kiểu cam kết hay giao kèo. Khách hàng đặt niềm tin và sự trung thành của mình vào thương hiệu và ngầm hiểu rằng bằng cách nào đó, thương hiệu sẽ đáp lại và mang lại lợi ích cho họ thông qua tính năng hợp lý của sản phẩm, giá cả phù hợp, các chương trình tiếp thị, khuyến mại và các hỗ trợ khác. Nếu khách hàng nhận thấy những ưu điểm và lợi ích từ việc mua thương hiệu cũng như họ cảm thấy thoả mãn khi tiêu thụ sản phẩm thì khách hàng có thể tiếp tục mua sản phẩm thương hiệu đó. Thực chất, các lợi ích này được khách hàng cảm nhận một cách rất đa dạng và phong phú. Các thương hiệu có thể xem như một biểu tượng mà khách hàng tự khẳng định giá trị bản thân. Một số thương hiệu gắn liền với một con người hoặc một mẫu người nào đó để phản ánh những giá trị khác nhau hoặc những nét khác nhau. Do vậy tiêu thụ sản phẩm được gắn với những thương hiệu này là một cách để khách hàng có thể giao tiếp với những người khác, thậm chí với chính bản thân họ - tuýp người mà họ đang hoặc muốn trở thành. Chẳng hạn, các khách hàng trẻ tuổi trở nên sành điệu, hợp mốt hơn trong các sản phẩm của Nike, với một số người khác lại mong muốn hình ảnh một thương nhân năng động và thành đạt với chiếc xe Mercedes đời mới,... Thương hiệu còn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc báo hiệu những đặc điểm và thuộc tính của sản phẩm tới người tiêu dùng. Các nhà nghiên cứu đã phân loại các sản phẩm và các thuộc tính hoặc các lợi ích kết hợp của chúng thành ba loại chính: hàng hoá tìm kiếm, hàng hoá kinh nghiệm và hàng hoá tin tưởng. Với hàng hoá tìm kiếm, các thuộc tính của sản phẩm có thể được đánh giá qua sự kiểm tra bằng mắt (Ví dụ: sự cứng cáp, kích cỡ, màu sắc, kiểu dáng, trọng lượng, và thành phần cấu tạo của một sản phẩm...) Với hàng hoá kinh nghiệm, các thuộc tính của sản phẩm không thể dễ dàng đánh giá bằng việc kiểm tra, mà việc thử sản phẩm thật và kinh nghiệm là cần thiết (Ví dụ: độ bền, chất lượng dịch vụ, độ an toàn, dễ dàng xử lý hoặc sử dụng...) Với hàng hoá tin tưởng, các thuộc tính của sản phẩm rất khó có thể biết được (Ví dụ: chi trả bảo hiểm...) Do việc đánh giá, giải thích các thuộc tính và lợi ích của sản phẩm là hàng hoá kinh nghiệm và hàng hoá tin tưởng rất khó nên các thương hiệu có thể là dấu hiệu đặc biệt quan trọng về chất lượng và các đặc điểm khác để người tiêu dùng nhận biết rõ ràng hơn. Thương hiệu có thể làm giảm các loại rủi ro khi quyết định mua và tiêu dùng một sản phẩm như: Rủi ro chức năng: Sản phẩm không được như mong muốn. Rủi ro vật chất: Sản phẩm đe dọa sức khỏe hoặc thể lực của người sử dụng hoặc những người khác. Rủi ro tài chính: Sản phẩm không tương xứng với giá đã trả. Rủi ro xã hội: Sản phẩm không phù hợp với văn hóa, tín ngưỡng, hoặc chuẩn mực đạo đức xã hội. Rủi ro tâm lý: Sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người sử dụng. Rủi ro thời gian: Sản phẩm không như mong muốn dẫn đến mất chi phí cơ hội để tìm sản phẩm khác. Mặc dù khách hàng có những cách khác nhau để xử lý những rủi ro này, nhưng chắc chắn có một cách mà họ sẽ chọn, đó là chỉ mua những thương hiệu nổi tiếng, nhất là những thương hiệu mà họ đã có những kinh nghiệm tốt trong quá khứ. Vì vậy, thương hiệu có thể là một công cụ xử lý rủi ro rất quan trọng (xem thêm Hộp 1). Khách hàng Xác định nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm Quy trách nhiệm cho nhà sản xuất sản phẩm Giảm thiểu rủi ro trong tiêu dùng Tiết kiệm chi phí tìm kiếm Khẳng định giá trị bản thân Yên tâm về chất lượng Nhà sản xuất Công cụ để nhận diện và khác biệt hoá sản phẩm Là phương tiện bảo vệ hợp pháp các lợi thế và đặc điểm riêng có của sản phẩm Khẳng định đẳng cấp chất lượng trước khách hàng Đưa sản phẩm ăn sâu vào tâm trí khách hàng Là nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh Là nguồn gốc của lợi nhuận Hộp 1: Tầm quan trọng của nhãn hiệu hàng hoá đối với khách hàng và nhà sản xuất Như vậy, với khách hàng, ý nghĩa đặc biệt của thương hiệu là có thể làm thay đổi nhận thức và kinh nghiệm của họ về các sản phẩm. Sản phẩm giống hệt nhau có thể được khách hàng đánh giá khác nhau tùy thuộc vào sự khác biệt và uy tín của thương hiệu hoặc các thuộc tính của sản phẩm. Với người tiêu dùng, thương hiệu làm cho sinh hoạt hàng ngày cũng như cuộc sống của họ trở nên thuận tiện và phong phú hơn. 4.2 Đối với doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp, thương hiệu đóng những vai trò quan trọng. Về cơ bản, thương hiệu đáp ứng mục đích nhận diện để đơn giản hóa việc xử lý sản phẩm hoặc truy tìm nguồn gốc sản phẩm cho công ty. Về mặt hoạt động, thương hiệu giúp tổ chức kiểm kê, tính toán và thực hiện các ghi chép khác. Thương hiệu đã được bảo hộ cho phép các doanh nghiệp bảo vệ hợp pháp những đặc điểm và/hoặc hình thức đặc trưng, riêng có của sản phẩm. Điều đó đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể đầu tư một cách an toàn cho thương hiệu và thu lợi nhuận từ một tài sản đáng giá. Ngoài việc mang lại cho sản phẩm những đặc điểm và thuộc tính riêng có thể phân biệt với các sản phẩm khác, thương hiệu cũng có thể cam kết một tiêu chuẩn hay đẳng cấp chất lượng của sản phẩm. Lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu cho phép các doanh nghiệp dự báo và kiểm soát thị trường. Hơn nữa, nó tạo nên một rào cản, gây khó khăn cho các doanh nghiệp khác muốn xâm nhập thị trường. Mặc dù các quy trình sản xuất và thiết kế sản phẩm có thể dễ dàng bị sao chép lại, nhưng những ấn tượng ăn sâu trong đầu người tiêu dùng qua nhiều năm về sản phẩm thì không thể dễ dàng sao chép lại như vậy. Về khía cạnh này, thương hiệu có thể được coi như một cách thức hữu hiệu để đảm bảo lợi thế cạnh tranh, là tài sản vô giá đối với các doanh nghiệp. Chính vì thế, các công ty và các tập đoàn lớn trên thế giới đều đưa ra khẩu hiệu: “The Brand’s the Thing” - “Có thương hiệu là có tất cả”. 4.3 Đối với quốc gia Khi nói đến Thuỵ Sỹ, người ta nghĩ ngay đến đồng hồ, nói đến Nhật Bản người ta nghĩ ngay đến Sony, Honda, Toyota mặc dù đồng hồ không phải là tất cả nước Thuỵ Sỹ cũng như Sony, Honda, Toyota không phải là tất cả nước Nhật. Như vậy, việc xây dựng thương hiệu không chỉ thúc đẩy sản phẩm của doanh nghiệp mà còn góp phần tạo nên diện mạo quốc gia. Những thương hiệu mạnh đã quảng bá hình ảnh và trình độ phát triển của nước Nhật, Thuỵ Sỹ,... đến toàn thế giới . Những thương hiệu mạnh sẽ đóng vai trò sứ giả để sản phẩm các quốc gia chiếm lĩnh thị trường thế giới, tạo nên những bước đệm vững chắc góp phần đưa đất nước hội nhập kinh tế quốc tế. II. Tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong thương mại quốc tế 1. Sự hình thành và phát triển hệ thống luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá Như đã đề cập ở trên, thương hiệu là một tài sản vô hình có giá trị của doanh nghiệp.Việc sử dụng đúng đắn chức năng của thương hiệu theo đúng pháp luật sẽ tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống, mọi việc không hoàn toàn diễn ra một cách lành mạnh như vậy. Để đạt được lợi nhuận nhanh chóng và bằng chi phí rẻ nhất, người ta đã làm giả, hoặc làm nhái theo các thương hiệu được ưa chuộng, mặc dù các loại này có chất lượng thấp hơn hàng thật, thậm chí hoàn toàn không có chức năng sử dụng. Điều này đã xảy ra từ xa xưa, khi bắt đầu xuất hiện việc trao đổi hàng hoá trên trái đất và cùng với sự phát triển của xã hội, tệ nạn đó ngày càng phát triển về quy mô và độ tinh vi. Các vụ tranh chấp, kiện cáo về nhãn hiệu tại các tòa án ngày càng nhiều. Ban đầu, vấn đề mà các toà án cần phải phán quyết là quyền sở hữu đối với nhãn hiệu thuộc về ai. Trong các trường hợp này, nguyên tắc thường được áp dụng là: quyền sở hữu sẽ thuộc về người đầu tiên sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đó. Để xác định ai là người sử dụng đầu tiên, các toà án lập sổ ghi nhãn hiệu hàng hoá. Lúc đầu các sổ đó chỉ dùng để theo dõi các nhãn hiệu bị tranh chấp, sau đó ghi các nhãn hiệu khác chưa bị tranh chấp để đề phòng các tranh chấp sẽ có trong tương lai. Cuối cùng ngay cả các nhãn hiệu chưa được sử dụng nhưng chủ nhãn hiệu có ý định sử dụng cũng được ghi nhận vào sổ. Sổ theo dõi nhãn hiệu hàng hoá dần dần trở thành sổ đăng bạ nhãn hàng, từ đó hình thành phương thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại toà án (thường gọi là “Nhãn hiệu trình toà”). Tuy nhiên, lúc đó việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá như vậy được thực hiện theo thông lệ chứ không theo quy định của một văn bản pháp luật nào. Luật nhãn hiệu hàng hoá đầu tiên dược hình thành tại Pháp năm 1857. Tiếp theo là các nước: Italia (1868), Anh (1875), Bỉ (1879), Mỹ (1881), Đức (1894), Nga (1896) ... Đến nay hầu hết các nước đều đã có luật về nhãn hiệu hàng hoá. Tuy nhiên, các quy phạm pháp luật này chỉ điều chỉnh vấn đề bảo hộ thương hiệu trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Trong khi đó, việc tham gia thương mại quốc tế là một đòi hỏi tất yếu hiện nay đối với các doanh nghiệp muốn vươn xa và chiếm lĩnh thị trường. Điều đó không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp mà còn cho các quốc gia trong việc kiểm soát việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Trước thực tế đó, các Điều ước quốc tế và Điều ước khu vực lần lượt được ra đời như: Công ước Paris, Thoả ước Madrid, Nghi định thư Madrid, Quy chế thiết lập nhãn hiệu thương mại cộng đồng Châu Âu... Một mặt, đó là những căn cứ pháp lý cơ sở để xây dựng và hoàn chỉnh luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở các nước thành viên, nhưng quan trọng hơn, đó là những đóng góp để tạo dựng một Hệ thống đăng ký nhãn hiệu trong thương mại quốc tế, từ đó thúc đẩy tiến trình hội nhập và hình thành nên một thị trường toàn cầu. 2. Tác dụng của việc đăng ký nhãn hiệu trong thương mại quốc tế 2.1 Đối với các doanh nghiệp thương mại nói chung 2.1.1 Chống lại hành vi giả mạo và cạnh tranh không lành mạnh Động cơ làm giàu bất hợp pháp, kiến thức pháp luật hạn chế cộng với những kẽ hở trong khung pháp luật đã dẫn đến một thực tế: Hàng giả hầu như đã len lỏi vào tận các ngóc ngách của xã hội hay nói cách khác là không có lĩnh vực nào, ngành hàng nào mà không có đồ giả. Ngay khi một hàng hoá có uy tín nhất định trên thị trường thì lập tức xuất hiện một loạt các thương hiệu tương tự, na ná nhằm gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Không chỉ vậy, nhiều khi các đối thủ cạnh tranh còn sao chép toàn bộ thương hiệu, cả nhãn sản phẩm của doanh nghiệp để gắn lên hàng hoá của họ. Không chỉ những hàng hoá tiêu dùng thông thường bị làm giả, còn nhiều thứ giả khác mà hậu quả gây ra cho người tiêu dùng khó lường hết được như dược phẩm, thực phẩm, vật liệu xây dựng,... Các loại hàng giả đó xuất hiện trong mọi lĩnh vực của hoạt động thương mại, từ sản xuất, tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ trong nước đến hàng hoá xuất nhập khẩu. Hiện nay, nạn làm hàng giả đang chiếm tỷ lệ lớn, tới 5- 7% giá trị thương mại toàn cầu, hàng năm gây thiệt hại về mặt kinh tế khoảng 2-3 tỷ Euro3 Theo: “Hội thảo về thực thi quyền Sở hữu trí tuệ” tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh: 27/05/2002-31/05/2002. . Tại Việt Nam, theo thống kê của Cục quản lý thị trường, cứ một mặt hàng mới ra đời sẽ có 10 mặt hàng cùng loại trên thị trường xuất hiện với mẫu mã giống hệt hoặc tương tự như thế với chất lượng kém hơn và đương nhiên giá cả cũng thấp hơn giá của hàng chính hiệu. Không chỉ có các sản phẩm hàng hoá bị làm giả mà ngay cả sản phẩm dịch vụ cũng bị làm giả. Theo ông Hồ Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Mai Linh cho biết “sự xuất hiện của hãng giả taxi Mai Linh" đã khiến hãng bị thiệt hại tới 2,7 tỷ đồng trong một năm. Không riêng taxi Mai Linh mà nhiều hãng taxi có uy tín khác cũng bị treo biển giả như Festival, Vina, Saigon Tourist,... Nạn hàng giả ngày càng trở thành nỗi ám ảnh của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, là một trong những thách thức lớn trên con đường khẳng định uy tín và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Trước tình hình đó, việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá chính là công cụ hiệu quả để chống lại hành vi giả mạo và cạnh tranh không lành mạnh. Một nhãn hiệu hàng hoá đã được pháp luật công nhận bảo hộ sẽ cho phép doanh nghiệp căn cứ vào các công cụ pháp lý có liên quan để bảo vệ quyền lợi của mình, ngăn chặn có hiệu quả hành vi vi phạm nhãn hiệu hàng hoá đã được bảo hộ. Vì vậy, để tránh rơi vào tình trạng “ mất bò mới lo làm chuồng”, hay việc đổ tiền bạc, thời gian cho các vụ kiện tụng, các doanh nghiệp hãy biến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thương mại thành việc làm đầu tiên mỗi khi có ý định gây dựng một nhãn hiệu hay một mặt hàng nào đó bởi bảo hộ thương hiệu là bảo vệ chính mình. 2.1.2 Tạo khả năng độc quyền khai thác thương hiệu Nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá là cho phép chủ sở hữu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đã được bảo hộ nhằm mục đích kinh doanh. Do đó, một khi chủ sở hữu đăng ký và được bảo hộ nhãn hiệu thì họ sẽ có quyền gắn nhãn hiệu đó lên hàng hoá, bao bì, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh và quảng cáo nhãn hiệu của mình thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, truyền hình, biển quảng cáo... Độc quyền khai thác nhãn hiệu tạo cho doanh nghiệp khả năng lập chiến lược phân phối và kiểm soát thị trường cho sản phẩm của mình một cách hợp lý. Tất cả những hoạt động này sẽ đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách trôi chảy, lành mạnh và đạt hiệu quả cao nhất. Mặt khác, việc bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá với nội dung đảm bảo tính độc quyền sử dụng nhãn hiệu sẽ tạo cho doanh nghiệp tâm lý an toàn. Đồng thời, nó cũng khuyến khích các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện sản phẩm, nghiên cứu và phát triển những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. 2.1.3 Thúc đẩy hợp tác, liên doanh liên kết và chuyển giao công nghệ Nhờ giá trị có được từ tiềm năng khai thác thương mại của thương hiệu trên thị trường mà quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá được xác định giá trị và trở thành tài sản góp vốn khi liên doanh, liên kết sản xuất, phân phối sản phẩm. Một số nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam đã được xác định giá trị tới vài triệu USD và dùng để góp vốn liên doanh như nhãn hiệu Viso cho sản phẩm bột giặt, P/S cho kem đánh răng,... Không chỉ được định giá cao trong liên doanh, liên kết, quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá còn gắn liền với việc chuyển giao công nghệ. ở Việt Nam, rất nhiều trường hợp người nước ngoài đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá nhằm mục đích chào bán quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá mà họ được bảo hộ cho các tổ chức sản xuất, kinh doanh của Việt Nam (mua bán Lixăng). Hiện nay, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo Lixăng đã bắt đầu hình thành và đang trở thành một biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy sản xuất, đổi mới công nghệ, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu ở các nước, nhất là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Năm 1997, số hợp đồng lixăng đã được đăng ký là 221, trong đó có 26 hợp đồng được ký giữa các doanh nghiệp Việt Nam, 23 hợp đồng được ký kết giữa các doanh nghiệp nước ngoài và 172 hợp đồng giữa doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài Theo Cục Sở hữu công nghiệp Việt Nam, nay là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam . Điều đó chứng tỏ hoạt động sở hữu công nghiệp đã có tác động trực tiếp đến việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và giữa các cơ sở trong nước với nhau. Ngoài ra, trong thương mại quốc tế, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá còn có thêm các tác dụng sau: 2.1.4 Thâm nhập thị trường nước ngoài dễ dàng Nền kinh tế toàn cầu đang tiến đến một sân chơi chung với luật lệ hài hoà và thống nhất. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động thương mại quốc tế ngày càng trở nên thông thoáng. Tuy nhiên, để bảo hộ nền sản xuất nội địa, các nước đều dựng lên các tiêu chuẩn khéo léo nhằm hạn chế sự xâm nhập của hàng hoá nước ngoài. Xuất phát từ thực tế đó cộng với ý nghĩa quan trọng của bảo hộ thương hiệu mà quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá trở thành một trong những rào cản để thông quan hàng hoá. Các Giấy chứng nhận thương hiệu chỉ có giá trị trong phạm vi một lãnh thổ nhất định, thông thường là lãnh thổ quốc gia. Khi xuất, nhập hàng hoá vào một lãnh thổ quốc gia khác, nếu các doanh nghiệp không quan tâm đến việc mở rộng phạm vi bảo hộ của văn bằng hoặc đăng ký bảo hộ thương hiệu của mình trên lãnh thổ quốc gia đó, việc lưu thông hàng hoá có thể bị ngăn cấm hoặc chỉ suôn sẻ sau khi doanh nghiệp đã tốn nhiều công sức và chi phí. Khi đó, cơ hội kinh doanh và các khoản lợi nhuận có thể đã tuột khỏi tay doanh nghiệp. 2.1.5 Đứng vững trước rào cản cạnh tranh không lành mạnh tại thị trường nước ngoài Trong bất kỳ một môi trường kinh doanh nào, hàng hoá của doanh nghiệp đều phải cạnh tranh với vô vàn hàng hoá cùng loại do các doanh nghiệp trong nước sản xuất cũng như được nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau. Song mỗi môi trường cạnh tranh có đặc điểm riêng chịu sự điều chỉnh của một hành lang pháp lý riêng. Quy tắc “đào thải” sẽ dễ dàng loại bỏ doanh nghiệp nào lơ là với những quy tắc riêng đó. Bởi vậy, thích ứng và đối phó thành công với hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường ngoài nước là một thách thức với doanh nghiệp ngay cả khi doanh nghiệp đã tạo dựng được một thương hiệu uy tín với những sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao. Pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của các nước có thể khác nhau nhưng đều đảm bảo quyền lợi chính đáng của chủ sở hữu hợp pháp nhãn hiệu hàng hoá, đó là quyền yêu cầu bảo vệ quyền lợi khi bị người khác xâm phạm, quyền sử dụng nhãn hiệu và quyền chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá. Do đó, bảo hộ thương hiệu trong thương mại quốc tế mà cụ thể là bảo hộ thương hiệu trên các thị trường doanh nghiệp hoạt động hoặc có ý định kinh doanh là một lá chắn vững chắc bảo vệ doanh nghiệp trước những đòn tấn công khó lường của các đối thủ cạnh tranh. 2.1.6 Góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đã tham gia các Điều ước quốc tế về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Thay vì phải đăng ký bảo hộ thương hiệu tại mỗi nước mà doanh nghiệp có ý định kinh doanh, doanh nghiệp của các nước thành viên chỉ cần đăng ký tại một địa điểm quy định và Giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu sẽ có giá trị trong phạm vi lãnh thổ mà Điều ước quốc tế đó có hiệu lực. Ngoài ra, các Điều ước còn cho phép được bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ngay cả ở những nước mà doanh nghiệp chưa sẵn sàng kinh doanh. Khi ấy, bảo hộ thương hiệu trong thương mại quốc tế chính là một trong những yếu tố gợi mở nhu cầu mở rộng và phát triển kinh doanh trong phạm vi các quốc gia. Ngoài ra, việc bảo hộ thương hiệu trong thương mại quốc tế thông qua các Điều ước quốc tế còn đảm bảo cho quá trình lưu thông hàng hoá giữa các quốc gia được thông suốt, khắc phục tâm lý e ngại và tạo dựng sự tự tin cho các doanh nghiệp khi thâm nhập thị trường nước ngoài. 2.2 Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói riêng 2.2.1 Khắc phục khả năng tài chính hạn hẹp Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam hết sức bàng hoàng trước hiện tượng một số thương hiệu hàng hoá nổi tiếng của mình bị chính các đối tác nước ngoài chiếm đoạt bằng cách đăng ký trước nhãn hiệu đó với cơ quan bảo hộ sở hữu công nghiệp ở nước ngoài. Việc mất nhãn hiệu gây tổn hại trực tiếp tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, buộc họ phải từ bỏ thị truờng đó hoặc phải mất công gây dựng lại một nhãn hiệu khác để thâm nhập thị trường. Còn nếu muốn giành lại nhãn hiệu của mình, chắc chắn các doanh nghiệp sẽ phải theo đuổi các vụ kiện tụng tốn kém. Để lấy lại thương hiệu của mình tại Mỹ, Vifon phải mất hơn 1 năm và chi phí gần 10.000 USD; Vinamilk cũng đã mất khoảng 20.000 USD mới đòi lại được nhãn hiệu của chính mình,... So với lệ phí đăng ký trung bình 200USD cho một thương hiệu hàng hoá (xét mặt bằng chung trên thế giới) thì đó là những khoản tiền không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. 2.2.2 Khắc phục hiểu biết hạn chế về thị trường đối tác Tâm lý làm ăn nhỏ hẹp, làm riêng lẻ, ngày nào biết ngày đó cộng với khả năng tài chính hạn chế khiến cho hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam rất chậm trong việc tiếp cận thông tin và trì hoãn công việc khảo sát, thăm dò thị trường đối tác. Trong khi đó, Nhà nước ta cũng như bản thân các doanh nghiệp đều hy vọng tiếp cận với các thị trường xuất khẩu mạnh như Mỹ, Nhật, Nga, EU,... Chiến đấu được trên những thị trường rộng lớn đó chỉ với lượng thông tin rất hạn chế là một thách thức lớn với các doanh nghiệp Việt Nam. Một trong những giải pháp cho vấn đề này chính là đăng ký bảo hộ thương hiệu - công cụ hữu hiệu đảm bảo một môi trường lành mạnh cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên mọi thị trường. 2.2.3 Tạo chỗ đứng và nâng cao vị thế của hàng Việt Nam Hàng Việt Nam hiện xuất khẩu chủ yếu phải qua nước thứ ba, dưới thương hiệu của nước trung gian. Thế giới chủ yếu biết đến Việt Nam như là một nước xuất khẩu nông sản nhưng thế giới không thể nhận biết đâu là sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. Đây là một trong những lý do quan trọng giải thích tại sao sản phẩm Việt Nam dù là đặc sản nhưng vẫn khó xuất khẩu, giá cả bấp bênh, thu nhập của nông dân có xu hướng giảm. Khi các doanh nghiệp quan tâm phát triển thương hiệu của riêng mình và đăng ký bảo hộ thương hiệu đó, họ đã góp phần tạo dựng bộ mặt cho quốc gia. III. Thực trạng nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá 1. Thực trạng việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá trong nước Nhìn chung, việc bảo hộ bản quyền nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường Việt Nam trong những năm qua đã thu được một số thành công nhất định. Hệ thống luật về bản quyền nhãn hiệu sản phẩm được hình thành và phát triển một cách hoàn thiện hơn đã dần dần đáp ứng được những đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, hoạt động đăng ký nhãn hiệu hàng hoá trên thị trường cũng diễn ra hết sức sôi động. Nhận thức của các doanh nghiệp về ý nghĩa to lớn của nhãn hiệu ngày càng rõ ràng và cụ thể hơn. Các doanh nghiệp đã dần dần khắc họa được hình ảnh của mình nhờ chất lượng, uy tín của sản phẩm. Điều đó được thể hiện rất rõ ở thực tế ngày càng nhiều các đơn xin đăng ký nhãn hiệu hàng hoá của các doanh nghiệp gửi tới Cục sở hữu công nghiệp (nay là Cục sở hữu trí tuệ). Nếu trong suốt thời kỳ 1982-1988, số đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá chỉ có 461 đơn thì con số khiêm tốn này đã tăng lên một cách rất nhanh chóng và rõ rệt trong những năm của thập kỷ 90, đặc biệt là năm 1999 với 2380 đơn, năm 2000 là 3483 đơn. Theo thống kê không chính thức của Cục Sở hữu trí tuệ, chỉ riêng 9 tháng đầu năm 2003, số Năm Số đơn nhón hiệu hàng hoỏ nộp trực tiếp Của người Việt Nam Của người nước ngoài Tổng số 1982-1988 461 773 1234 1989 255 232 487 1990 890 592 1482 1991 1747 613 2360 1992 1595 3022 4617 1993 2270 3866 6136 1994 1419 2712 4131 1995 2217 3416 5633 1996 2323 3118 5441 1997 1645 3165 4810 1998 1614 2028 3642 1999 2380 1786 4166 2000 3483 2399 5882 2001 3095 3250 6345 2002 6541 2277 8818 Tổng số 31228 32244 63472 Hình 2: Số đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá 1982-2002 Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam lượng đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đã lên tới con số hàng nghìn. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhận thức nhất định về tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá (xem thêm Hình 2 và Hình 3). Mặc dù vậy, phải thừa nhận một thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam còn khá dè dặt trong việc đầu tư xây dựng hình ảnh và nhãn hiệu sản phẩm. Điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân mà trước hết là do doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chưa nhận thức được đầy đủ về Năm Số nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký Của người Việt Nam Của người nước ngoài Tổng số 1982-1989 380 1170 1550 1990 423 265 688 1991 1525 388 1913 1992 1487 1821 3308 1993 1359 2137 3532 1994 1744 2342 4086 1995 1627 2965 4592 1996 1383 2548 3931 1997 980 1506 2486 1998 1095 2016 3111 1999 1299 2499 3798 2000 1423 1453 2876 2001 2085 1554 3639 Tổng số 16846 22664 39510 Hình 3: Số nhãn hiệu hàng hoá đã được đăng ký 1982-2001 Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam những ích lợi mà nhãn hiệu sản phẩm mang lại. Theo kết quả cuộc khảo sát tiến hành với gần 500 doanh nghiệp trong kế hoạch thực hiện dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp về năng lực xây dựng-quảng bá thương hiệu” do Sở Thương mại thành phố Hồ Chí Minh và Báo Sài Gòn tiếp thị tiến hành (tháng 8-11/2002) thì hiện nay, mức chi trung bình cho nhãn hiệu thương mại của doanh nghiệp nhà nước chỉ là 2,6% doanh số và doanh nghiệp tư nhân là 5,4% doanh số Theo: “Thương hiệu Việt” (Dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp về năng lực xây dựng - quảng bá thương hiệu”). Nhà xuất bản trẻ và Câu lạc bộ doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, 12/2002 . Tuy các doanh nghiệp đều tỏ ra quan tâm tới vấn đề này song hầu hết họ coi trọng việc phát triển sản phẩm và tiêu thụ hàng hơn nhiều so với việc xây dựng nhãn hiệu sản phẩm. Chỉ có 30% doanh nghiệp nghĩ rằng nhãn hiệu sẽ giúp bán hàng được giá hơn nhiều và đem lại niềm tự hào cho người tiêu dùng sản phẩm. 16% trong số các doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách về hoạt động marketing; ở một số doanh nghiệp thì bộ phận này vẫn do giám đốc trực tiếp phụ trách. Có đến 80% doanh nghiệp không có chức danh quản lý nhãn hiệu (khối doanh nghiệp nhà nước có chức danh quản lý nhãn hiệu nhiều hơn các doanh nghiệp khác) và 20% số doanh nghiệp không dành chi phí cho xây dựng thương hiệu. Ngoài ra, một phần ba số doanh nghiệp được khảo sát không chi cho dịch vụ bên ngoài bởi theo họ các tổ chức cung cấp dịch vụ không hiểu và chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, không đem lại hiệu quả như họ mong muốn. Mặt khác, do kiến thức pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của các chủ doanh nghiệp còn chưa đầy đủ nên khi đăng ký nhãn hiệu hàng hoá còn gặp nhiều khó khăn (đơn không đúng yêu cầu, bộ hồ sơ không đầy đủ...). Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp chỉ đi đăng ký lấy lệ mà không tận dụng được hết quyền đối với chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá. 2. Thực trạng việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ở thị trường nước ngoài Hàng năm, Cục sở hữu công nghiệp Việt Nam (nay là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam) nhận được trực tiếp thông qua thoả ước Madrid hàng nghìn đơn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Trong khi đó, số đơn đăng ký của người Việt Nam ra nước ngoài chỉ có hơn 100 đơn. Và trong số 95.000 nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam chỉ có hơn 20% là của doanh nghiệp Việt Nam. Đa số nhãn hiệu đăng ký lại là của các doanh nghiệp tư nhân, rất ít doanh nghiệp nhà nước tham gia. Các doanh nghiệp nhà nước ỷ thế được bảo hộ mà không coi trọng sở hữu thương hiệu của chính mình. Nhiều trường hợp các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các Tổng công ty, không thèm đăng ký sở hữu thương hiệu ngay trong nước. Đến khi doanh nghiệp muốn đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài để xuất khẩu thì thường được yêu cầu phải có đăng ký ở trong nước, lúc đó họ mới vội vã đi đăng ký thương hiệu. Tuy nhiên, thủ tục đăng ký thường kéo dài hàng năm dẫn đến mất cơ hội làm ăn với nước ngoài. Trên thị trường Mỹ, trong vài năm trở lại đây, rất nhiều thương hiệu Việt Nam đã hoặc đang có nguy cơ mất thương hiệu do bị các công ty nước ngoài đăng ký trước. Thế nhưng, cho đến tháng 3/2002 mới chỉ có 186 đơn đăng ký của các nhà xuất khẩu Việt Nam gửi đến Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO) - con số quá nhỏ bé so với trên 3 triệu nhãn hiệu mà USPTO đang quản lý. Trong khi đó, năm 92 có 1132 hồ sơ, năm 93 đã có đến 1939 hồ sơ của các công ty Mỹ đăng ký thương hiệu ở Việt Nam. Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa có ý thức bảo vệ quyền lợi của chính mình. Họ chỉ tập trung vào sản xuất, ký các hợp đồng xuất khẩu mà chưa lưu tâm đến việc phải làm sao để thương hiệu của mình được thừa nhận một cách hợp pháp. Chính vì vậy, các nhà sản xuất-xuất khẩu hiện rất bị động trong việc đăng ký, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ các sản phẩm của mình. Khi nào sản phẩm đó bị xâm phạm, hoặc nguy cơ mất thương hiệu cận kề mới vội vã đi đăng ký quyền sở hữu thương hiệu. Khi đó doanh nghiệp vừa mất thời gian, chi phí, lại phải tham gia quá trình kiện tụng, thiệt hại có khi lên tới hàng triệu đô la. Và nguy hại hơn là nếu thương hiệu bị mất, doanh nghiệp sẽ phải đổi tên hoặc chấp nhận mất thị trường. Mặt khác, đa số các doanh nghiệp không lưu giữ đầy đủ hồ sơ, giấy tờ chứng minh nguồn gốc, công nghệ sản xuất sản phẩm của mình. Đến khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, muốn chứng minh sản phẩm đó, công nghệ đó là của mình nhưng đành chịu vì không có đủ tài liệu. Đây chính là một tổn thất không đáng có. – chương II — Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ I. Các quy định pháp lý của Hoa Kỳ về nhãn hiệu hàng hoá 1. Các Điều ước Quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá mà Hoa Kỳ là thành viên Theo: “Các Điều ước Quốc tế về Sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập”, Cục Sở hữu Công nghiệp Việt Nam (nay là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam) và Viện Sở hữu trí tuệ Liên bang Thuỵ Sỹ, 2002 1.1 Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp được ký kết ngày 20.3.1883 tại Paris và được xem xét lại tại Brussels năm 1990, tại Washington năm 1911, tại La Hay năm 1925, tại London năm 1934, tại Lisbon năm 1958, tại Stockholm năm 1967 và được sửa đổi vào năm 1979. Tính đến nay, Công ước này đã có 164 thành viên tham gia. Việt Nam và Hoa Kỳ đều là thành viên của Công ước này. Các quy định của Công ước Paris đề cập đến 3 vấn đề lớn: (i) nguyên tắc đối xử quốc gia, (ii) quyền ưu tiên, và (iii) một số nguyên tắc chung đối với hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà các nước thành viên phải tuân thủ. 1.1.1 Nguyên tắc đối xử quốc gia Công ước Paris quy định rằng đối với việc bảo hộ sở hữu công nghiệp, mỗi nước thành viên phải dành cho công dân của các nước thành viên khác sự bảo hộ tương tự như sự bảo hộ dành cho công dân của nước mình. Chế độ đối xử quốc gia tương đương cũng phải được dành cho công dân của những nước không phải là thành viên của Công ước Paris nếu họ cư trú tại một nước thành viên hoặc họ có cơ sở kinh doanh tại một nước thành viên. Quy định về chế độ đối xử quốc gia được đặt ra không chỉ nhằm bảo đảm quyền của người nước ngoài được bảo hộ mà còn đảm bảo rằng họ không bị phân biệt đối xử theo bất kỳ cách nào liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Các quy định của luật pháp quốc gia liên quan đến thủ tục xét xử và thủ tục hành chính, thẩm quyền xét xử, việc lựa chọn địa chỉ giao dịch hoặc chỉ định đại diện được bảo lưu. 1.1.2 Quyền ưu tiên Công ước Paris quy định quyền ưu tiên đối với sáng chế, mẫu hữu ích, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Cụ thể là trên cơ sở một đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá hợp lệ đầu tiên đã được nộp tại một trong số các nước thành viên, trong thời hạn 6 tháng, người chủ sở hữu có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ tại bất cứ nước thành viên nào khác và các đơn nộp sau sẽ được coi như là đã được nộp vào cùng ngày với ngày nộp đơn đầu tiên. Nói cách khác, những đơn nộp sau đó sẽ có quyền ưu tiên đối với các đơn có thể đã được những người khác nộp trong khoảng thời gian ưu tiên nói trên. Ngoài ra, những đơn nộp sau dựa trên cơ sở đơn nộp đầu tiên sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất cứ sự kiện nào có thể xảy ra trong khoảng thời gian ưu tiên, chẳng hạn như việc bán các sản phẩm mang nhãn hiệu được đăng ký... Một trong lợi ích thiết thực nhất của quy định này là khi người nộp đơn muốn đạt được sự bảo hộ ở một số nước, họ không buộc phải nộp đồng thời tất cả các đơn tại các nước xuất xứ và các nước khác mà có 6 tháng để quyết định xem nên nộp đơn yêu cầu bảo hộ ở những nước nào và tiến hành thủ tục nộp đơn ở các nước được chọn lựa. Việc rút hoặc từ chối đơn đầu tiên không làm mất khả năng được hưởng quyền ưu tiên của người nộp đơn. Người nộp đơn có thể yêu cầu hưởng quyền ưu tiên từ nhiều đơn như có thể yêu cầu hưởng quyền ưu tiên từ một phần của một đơn nộp trước. 1.1.3 Các nguyên tắc chung Công ước Paris không quy định các điều kiện nộp đơn và đăng ký nhãn hiệu mà dành việc này cho luật quốc gia của các nước thành viên. Một khi nhãn hiệu được đăng ký tại một nước thành viên, đăng ký đó sẽ độc lập với đăng ký có thể có tại bất cứ nước thành viên nào khác, kể cả nước xuất xứ. Do đó, nếu đăng ký nhãn hiệu bị mất hiệu lực tại một nước thành viên thì cũng sẽ không ảnh hưởng đến hiệu lực của đăng ký nhãn hiệu đó tại các nước thành viên khác. Khi nhãn hiệu đã được đăng ký hợp lệ tại nước xuất xứ, người đăng ký nhãn hiệu đó có thể nộp đơn bảo hộ tại các nước khác với hình thức ban đầu của nhãn hiệu đó. Tuy nhiên, đăng ký có thể bị từ chối trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như nhãn hiệu có khả năng xâm phạm quyền đã đăng ký của các bên thứ ba, nhãn hiệu không có khả năng phân biệt, nhãn hiệu trái với đạo đức hoặc trật tự công cộng hoặc nhãn hiệu có khả năng lừa dối công chúng. Tại bất kỳ nước thành viên nào, nếu việc sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký là bắt buộc, không thể huỷ bỏ đăng ký sau một thời gian hợp lý và chỉ trong trường hợp chủ sở hữu không chứng minh được lý do chính đáng của việc không sử dụng nhãn hiệu. Mỗi nước thành viên phải từ chối đăng ký, huỷ bỏ đăng ký và cấm sử dụng các nhãn hiệu là bản sao chép, mô phỏng, hoặc dịch nghĩa có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được cơ quan có thẩm quyền của nước đó coi là nhãn hiệu nổi tiếng của người khác ở nước đó cho những hàng hoá cùng loại hoặc tương tự. Thời hạn yêu cầu huỷ bỏ đăng ký nhãn hiệu như vậy không được ít hơn 5 năm kể từ ngày đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, nếu nhãn hiệu được đăng ký hoặc sử dụng với ý định xấu, sẽ không được hạn chế thời hạn yêu cầu huỷ bỏ đăng ký hoặc ngăn cấm sử dụng. Tương tự, mỗi nước thành viên phải từ chối đăng ký hoặc cấm sử dụng các nhãn hiệu chứa các biểu tượng quốc gia và các dấu hiệu chính thức mà không được phép, với điều kiện các dấu hiệu, biểu tượng đó đã được thông báo cho ban thư ký của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới. Quy định tương tự cũng áp dụng cho huy hiệu, cờ, biểu tượng khác, các chữ viết tắt và tên của các tổ chức quốc tế liên chính phủ. Nếu đại lý hoặc người đại diện của chủ nhãn hiệu tại một trong số các nước thành viên không được phép của chủ nhãn hiệu mà vẫn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho chính mình tại nước thành viên khác thì chủ nhãn hiệu có quyền phản đối việc đăng ký hoặc đề nghị huỷ bỏ đăng ký đó hoặc đề nghị sang tên đăng ký đó cho mình, trừ trường hợp đại lý hoặc người đại diện đó biện hộ được cho hành động của mình. Quy định ân hạn cho việc nộp tiền duy trì hiệu lực quyền sở hữu công nghiệp cũng được áp dụng cho việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Người nộp phí gia hạn muộn phải nộp thêm một khoản phí phụ trội nhất định. Các nước thành viên có nghĩa vụ phải quy định ân hạn ít nhất là 6 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực, nhưng được tự do quy định mức phí phụ trội. 1.2 Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập năm 1995 sau khi kết thúc vòng đàm phán Uruguay trong khuôn khổ Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Các thành viên của WTO đã đưa ra một hệ thống các quy tắc đối với thương mại quốc tế nhằm mục đích tự do hoá và mở rộng thương mại trên nguyên tắc có đi có lại và cùng có lợi. Hệ thống đó bao gồm cả các quy tắc về sở hữu trí tuệ. Nội dung bảo hộ sở hữu trí tuệ được đưa vào GATT là một bằng chứng thừa nhận mối liên hệ ngày càng tăng giữa sở hữu trí tuệ và thương mại. Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ không thoả đáng bị coi là thực tiễn thương mại thiếu lành mạnh và là rào cản đối với thị trường tự do và mở cửa. Khi đó, các đối thủ cạnh tranh không cần đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (R&D) mà có thể bắt chước, sao chép và bán các sản phẩm với giá rẻ hơn nhiều. Kết quả là các nhà sản xuất chân chính không có khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận cần thiết để tiếp tục duy trì hoạt động cải tiến và sáng tạo, bao gồm cả việc tạo ra các sản phẩm mới. Chừng nào nạn hàng giả, hàng nhái còn phổ biến thì chủ nhãn hiệu hợp pháp khó có thể kinh doanh có lãi tại thị trường đó. Thực tế đó của thương mại quốc tế tạo nên sự cần thiết phải hình thành và phát triển một tư duy mới đối với sở hữu trí tuệ trên góc độ thương mại. Kết quả là Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) được ký kết ngày 15/04/1994 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 cùng với sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Con đường tới WTO và Hiệp định TRIPS bắt đầu từ sau Đại chiến Thế giới II với việc thành lập GATT nhằm duy trì luật lệ chung về thương mại quốc tế. Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ lần đầu tiên được bàn tới trong chương trình nghị sự của GATT tại vòng đàm phán về luật chống hàng giả ở Tokyo năm 1978. Tuy vậy, chỉ đến vòng đàm phán Uruguay của GATT, ý tưởng đó mới thực sự trở thành hiện thực với việc thông qua Hiệp định TRIPS. Hiệp định TRIPS thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với hoạt động thương mại và đầu tư và các thiệt hại đối với các quyền lợi thương mại hợp pháp khi quyền sở hữu trí tuệ không được bảo hộ và thực thi thoả đáng và hiệu quả. Điều 7 của Hiệp định quy định rằng việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ sẽ “góp phần thúc đẩy cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, mang lại lợi ích cho cả người sáng tạo và người sử dụng công nghệ, cũng như lợi ích kinh tế xã hội nói chung và bảo đảm sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ”. Có thể nói Hiệp định TRIPS đã mang lại những thay đổi căn bản trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá nói riêng. Hiệp định đã khẳng định lại và mở rộng các chuẩn mực và quy định của Công ước Paris và Công ước Berne, làm thay đổi bộ mặt của luật sở hữu trí tuệ. Ngoài việc đồng nhất hoá về pháp luật, Hiệp định TRIPS còn tiến tới loại bỏ các quy định về hành chính, thủ tục và về kỹ thuật gây bất lợi cho hoạt động sở hữu trí tuệ quốc tế. Điều quan trọng hơn cả là đây là Điều ước Quốc tế đầu tiên quy định hệ thống các hình phạt đối với các thành viên không đảm bảo sự bảo hộ tối thiểu về quyền sở hữu trí tuệ, kể cả các tiêu chuẩn tối thiểu về nghĩa vụ thực thi quyền. Các hình phạt này hoàn toàn không có trong Công ước Paris. Ngoài ra, Hiệp ước TRIPS cũng lần đầu tiên đưa ra một nguyên tắc mới là nguyên tắc “đối xử tối huệ quốc” (MFN): “bất kỳ một sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc sự miễn trừ nào được một Thành viên dành cho một công dân của bất kỳ nước nào khác cũng phải được lập tức và vô điều kiện dành cho công dân của tất cả các Thành viên khác” (Điều 4). Với mục đích chống hàng giả và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, Hiệp định quy định các nguyên tắc tổng quát về thủ tục bảo hộ một cách thoả đáng và hiệu quả quyền sở hữu công nghiệp tại các nước thành viên. Trong phần III và IV của Hiệp định TRIPS nêu rõ rằng các nước thành viên phải quy định trong luật pháp quốc gia của mình các thủ tục cho phép áp dụng các biện pháp có hiệu quả đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Các quốc gia thành viên cũng phải quy định một cơ chế nhằm ngăn chặn các hành vi tái vi phạm các quyền đó và có nghĩa vụ phải áp dụng cả hai biện pháp nói trên để tránh các rào cản gây trở ngại cho thương mại hợp pháp và các biện pháp an toàn đối với việc lạm dụng quyền. Hơn thế, các thủ tục và hình thức quy định đối với việc bảo hộ quyền phải hợp lý và công bằng, không được “phức tạp và tốn kém đến mức không cần thiết” và không được “kéo dài một cách bất hợp lý và không có lý do”. Mặt khác, Hiệp định TRIPS cũng quy định rằng luật nhãn hiệu hàng hoá quốc gia của các nước thành viên phải quy định một số thủ tục và các thủ tục này phải được công khai đối với chủ sở hữu nhãn hiệu. Trong số đó có cơ chế thực thi, chẳng hạn như các thủ tục dân sự, hình sự và hành chính, bao gồm các biện pháp tạm thời, bồi thường thiệt hại, tiêu huỷ tang vật vi phạm. Hiệp định cũng đề ra yêu cầu thiết lập các thủ tục kiểm soát hàng giả tại biên giới. Về phán quyết của các toà án đối với vi phạm bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, Hiệp định quy định phải được thể hiện bằng văn bản, có nêu rõ lý do và được thông báo kịp thời cho các bên. Các phán quyết phải dựa trên các bằng chứng và các bên nhất thiết phải có một cơ hội để trình bày ý kiến. Mặc dù các nước thành viên không bắt buộc phải thiết lập một hệ thống xét xử riêng, song nhất thiết phải quy định các thủ tục xem xét tại toà án tất cả các quyết định hành chính cuối cùng. Mối quan hệ ngày càng tăng giữa thương mại và sở hữu trí tuệ đã làm cho nhiều nước đang phát triển thừa nhận rằng sự sống còn của nền kinh tế thế giới gắn liền với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ. Các nước đang phát triển mong đợi thời gian kéo dài thi hành Hiệp định TRIPS và sẽ được hưởng lợi từ việc bảo hộ thông qua hệ thống giải quyết tranh chấp của Hiệp định này. Xét trong bối cảnh quan hệ toàn cầu, và xem xét quyền sở hữu trí tuệ là động lực thúc đẩy đầu tư và thương mại, thì việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá nói riêng là một chiến lược đúng đắn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. 1.3 Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hoá (Trademark Law Treaty) Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hoá được thông qua ngày 27/10/1994 tại Geneva và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/08/1996. Tính đến nay, Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hoá đã có 26 thành viên. Hoa Kỳ đã nộp văn kiện gia nhập cho Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) vào tháng 5 năm 2000. Mục đích của Hiệp ước là làm đơn giản hoá và hài hoà hoá các quy định về thủ tục và yêu cầu hành chính của các hệ thống đăng ký nhãn hiệu hàng hoá quốc gia và khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp đơn và chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá. Các quy tắc của Hiệp ước làm rõ những yêu cầu về thủ tục mà cơ quan nhãn hiệu hàng hoá được phép hay không được phép đòi hỏi người nộp đơn hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu. Hiệp ước không điều chỉnh những quy định nội dung về đăng ký nhãn hiệu của luật nhãn hiệu hàng hoá. Các loại nhãn hiệu hàng hoá thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước Điều 2 Hiệp ước quy định về nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ. Vì vậy, khi tham gia Hiệp ước, Nước thành viên phải có nghĩa vụ đăng ký nhãn hiệu dịch vụ. Hơn nữa, theo Điều 16, Nước thành viên cũng có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Công ước Paris liên quan đến nhãn hiệu dịch vụ. Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước, bởi vì các yêu cầu của các quốc gia đối với việc đăng ký những nhãn hiệu này rất đa dạng khiến cho việc thống nhất rất khó khăn. Nhãn hiệu hình nổi và nhãn hiệu vô hình, như nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi vị cũng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước vì không dễ dàng tạo mẫu các nhãn hiệu đó bằng phương pháp đồ họa và rất ít luật quốc gia bảo hộ những nhãn hiệu này. Những dấu hiệu có thể nhìn thấy được đều phải có khả năng được đăng ký. Chỉ những Nước thành viên nào chấp nhận đăng ký nhãn hiệu hình khối mới có nghĩa vụ tuân thủ Hiệp ước đối với nhãn hiệu hình khối. Yêu cầu đối với Đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá Điều 3 Hiệp ước gồm toàn bộ danh mục các thông tin mà Cơ quan cấp đăng ký nhãn hiệu được phép yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu. Những thông tin này có thể là tên và địa chỉ của người nộp đơn và của người đại diện, tuyên bố yêu cầu hưởng quyền ưu tiên đối với đơn được nộp sớm hơn (nếu có), một hoặc vài mẫu nhãn hiệu tuỳ thuộc nhãn hiệu đó có phải là nhãn hiệu màu hoặc hình khối hay không, tên của hàng hoá hoặc dịch vụ xếp theo nhóm của Bảng phân loại Nice, khai báo về dự định sử dụng nhãn hiệu hàng hoá hoặc về việc sử dụng thực sự. Ngoài những thông tin được quy định theo Hiệp ước, Cơ quan cấp đăng ký nhãn hiệu không được yêu cầu những thông tin khác như đăng ký kinh doanh, chứng cứ về việc người nộp đơn đang tiến hành hoạt động kinh doanh hoặc lĩnh vực kinh doanh liên quan đến hàng hoá hoặc dịch vụ được liệt kê trong đơn. Điều 6 Hiệp ước cũng quy định rằng Cơ quan cấp đăng ký nhãn hiệu phải chấp nhận đơn đăng ký cho nhiều hàng hoá hoặc dịch vụ thuộc nhiều nhóm khác nhau trong Bảng phân loại Nice và đơn đó phải tương ứng với một đăng ký duy nhất. Yêu cầu đối với người đại diện Điều 4 Hiệp ước cho phép Cơ quan cấp đăng ký nhãn hiệu hàng hoá yêu cầu người nộp đơn không có cơ sở công nghiệp hoặc thương mại thực sự, thường trú và đang hoạt động trên lãnh thổ nước đó phải có đại diện và người đại diện của người nộp đơn phải là người được phép hoạt động đại diện. Theo quy định này, giấy uỷ quyền có thể liên quan đến nhiều đơn đăng ký và có thể dùng cho các đơn đăng ký trong tương lai. Yêu cầu về ngày nộp đơn Người nộp đơn hợp lệ có ý nghĩa quan trọng vì quyền phát sinh trên cơ sở nộp đơn đầu tiên và đó được coi là ngày ưu tiên đối với đơn được nộp sau ở những nước khác. Điều 5 quy định những thông tin tối đa có thể yêu cầu đối với việc ghi nhận ngày nộp đơn hợp lệ. Những thông tin này bao gồm các thông tin về người nộp đơn, thông tin đầy đủ để liên lạc với người nộp đơn hoặc người đại diện của người nộp đơn, mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hoá và dịch vụ xin đăng ký nhãn hiệu... Ngoài ra, để ghi nhận ngày nộp đơn hợp lệ, Cơ quan cấp đăng ký nhãn hiệu có thể yêu cầu nộp lệ phí nếu luật nhãn hiệu hàng hoá quốc gia có quy định này trước khi tham gia Hiệp ước. Điều 7 Hiệp ước quy định rằng nếu việc đăng ký một nhãn hiệu bị từ chối đối với một số hàng hoá hoặc dịch vụ nhất định, người nộp đơn có thể tách đơn để tránh bị chậm trễ trong việc được đăng ký những nhãn hiệu hàng hoá hoặc dịch vụ không bị từ chối và vẫn giữ được ngày nộp đơn đầu tiên hoặc ngày ưu tiên nếu có. Đồng thời, người nộp đơn có thể tiến hành khiếu nại đối với đơn có hàng hoá hoặc dịch vụ bị từ chối. Yêu cầu đối với chữ ký của người nộp đơn Điều 8 Hiệp ước quy định về chữ ký và những dấu hiệu khác cho phép xác định người đứng tên tài liệu. Không chỉ riêng với chữ ký viết tay, chữ ký dưới hình thức in, dán tem hoặc đóng dấu cũng có thể được chấp nhận. Điều quan trọng là Cơ quan cấp đăng ký không được phép yêu cầu xác nhận chữ ký (hợp pháp hoá, công chứng, hoặc các hình thức xác nhận khác), trừ khi chữ ký có liên quan đến việc hủy bỏ đăng ký. Như vậy, nếu đối chiếu các quy định của Hiệp ước với các quy định về thủ tục liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam có thể thấy rằng hệ thống pháp luật của Việt Nam đã bao gồm phần lớn những yêu cầu được Hiệp ước cho phép, nhưng cũng bao gồm một số điều bị Hiệp ước cấm và thiếu một số quy định Hiệp ước bắt buộc phải có. Mặc dù về mặt tài chính, việc tham gia Hiệp ước không tạo ra nghĩa vụ (không phải đóng niêm liễm) và cũng không đem lại nguồn thu (Hiệp ước không có cơ quan điều hành riêng và không có các hoạt động dịch vụ). Tuy nhiên, việc tham gia Hiệp ước sẽ giúp thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam hoà nhập với quốc tế, xoá bỏ các thủ tục phiền phức, các yêu cầu hình thức mang tính chất giấy tờ quan liêu. Nhờ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp đơn và đại diện sở hữu công nghiệp, đồng thời giảm cho Cục Sở hữu trí tuệ những thao tác hành chính vô ích đối với các giấy tờ không cần thiết. 1.4 Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong các Hiệp định song phương Hoa Kỳ đã ký nhiều Hiệp định song phương về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá với nhiều quốc gia. Song ở đây, chúng ta cần quan tâm đến Hiệp định thương mại Việt - Mỹ trong đó có Chương II quy định về quyền sở hữu trí tuệ. Nguyên tắc đối xử quốc gia Ngay trong Điều 3 của Chương II đã nêu rõ nguyên tắc đối xử quốc gia “Mỗi Bên dành cho công dân của Bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên đó dành cho công dân của mình trong việc xác lập, bảo hộ, hưởng và thực thi tất cả các quyền sở hữu trí tuệ và mọi lợi ích có được từ các quyền đó”. Đây là nguyên tắc chủ đạo xuyên suốt các quy định trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Tuy nhiên, nếu so sánh với Thông tư của Bộ Tài Chính số 23TC/TCT ngày 9 tháng 5 năm 1997 hướng dẫn việc thu, nộp phí và lệ phí sở hữu công nghiệp thì mức thu đối với người nước ngoài thường cao hơn so với mức thu đối với người Việt Nam. Như vậy, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ phải có những giải pháp để phù hợp với Hiệp định đã ký kết với Hoa Kỳ. Phạm vi bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá Để bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ và có hiệu quả, Hiệp định Việt - Mỹ quy định mỗi Bên tối thiểu phải thực hiện theo Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (bản được sửa đổi năm 1967). Vì vậy, những nội dung trong Công ước này mặc nhiên được coi là những quy định mà Hiệp định yêu cầu hai bên phải tuân thủ. Một Bên cũng có thể thực hiện việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật của riêng quốc gia mình ở mức độ rộng hơn so với yêu cầu trong Hiệp định nhưng với điều kiện là việc bảo hộ và thực thi đó không mâu thuẫn với Hiệp định này. Nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cũng thuộc phạm vi bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Trong mọi trường hợp, tính chất của hàng hoá hoặc dịch vụ không cản trở việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Hệ thống đăng ký nhãn hiệu hàng hoá Xét nghiệm đơn Thông báo cho người nộp đơn về các lý do từ chối đăng ký nhãn hiệu hàng hoá Cơ hội hợp lý dành cho người nộp đơn trình bày ý kiến về thông báo đó Công bố nhãn hiệu hàng hoá trước hoặc ngay sau khi nhãn hiệu được đăng ký Cơ hội hợp lý dành cho những người có liên quan được yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu hàng hoá Thời hạn hiệu lực của đăng ký nhãn hiệu hàng hoá Khoản 8 Điều 6 Hiệp định Việt - Mỹ ghi rõ: “Mỗi Bên quy định rằng đăng ký ban đầu của một nhãn hiệu hàng hoá có thời hạn ít nhất 10 năm và được gia hạn không hạn chế số lần, mỗi lần gia hạn có thời hạn không ít hơn 10 năm, khi các điều kiện gia hạn được đáp ứng”. Điều kiện duy trì hiệu lực của việc đăng ký Khoản 9 Điều 6 Hiệp định ghi rõ: “Mỗi Bên yêu cầu việc sử dụng thực sự nhãn hiệu hàng hoá là điều kiện để duy trì hiệu lực của việc đăng ký (tuy nhiên, đây không phải là một điều kiện để được nộp đơn). Việc đăng ký có thể bị đình chỉ hiệu lực do không sử dụng sau thời gian ít nhất là 3 năm liên tục không sử dụng, trừ trường hợp chủ nhãn hiệu hàng hoá chứng minh được rằng việc không sử dụng đó là có lý do chính đáng vì có những cản trở đối với việc sử dụng đó. Pháp luật phải công nhận những điều kiện phát sinh ngoài ý muốn của chủ nhãn hiệu cho việc sử dụng nhãn hiệu đó, chẳng hạn như việc chính phủ hạn chế nhập khẩu hoặc quy định các yêu cầu khác đối với hàng hoá hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu.” Như vậy, để tạo vị thế vững chắc trên thị trường Mỹ xuất phát từ khía cạnh nhãn hiệu hàng hoá, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng Công ước quốc tế Paris 1967 và Hiệp định thương mại Việt- Mỹ để nắm bắt các tiêu chuẩn cơ bản đối với việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Đồng thời, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần phải đi sâu nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan tại Mỹ để tìm hiểu các quy định cụ thể. Tiến tới, khi những nỗ lực gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam thành công, Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ (TRIPS)- một trong các thành phần cấu thành của các quy định bắt buộc của WTO, sẽ cùng góp phần tạo dựng một khung pháp lý đảm bảo thuận lợi và mang lại lợi ích tối đa cho những người chủ đích thực của các thương hiệu Việt Nam trên thị trường Mỹ. 2. Luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của hoa kỳ Luật của Hoa Kỳ về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ra đời từ rất sớm, trong đó phải kể đến công của những nhà sản xuất vải buồm. Năm 1788, những người này đã đệ trình yêu cầu lên những nhà lập pháp về việc ban hành pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Cho đến thời điểm đó, từng bang đã ban hành những quy định của riêng mình nhưng chỉ giới hạn việc bảo hộ đối với nhãn hiệu của những hàng hoá được sản xuất và lưu thông trong bang đó. Liên bang mới chỉ công nhận việc bảo hộ đối với nhãn hiệu của những hàng hoá sẽ được bán ra nước ngoài hay cho các bộ lạc người da đỏ nhưng chưa dựa trên cơ sở pháp lý. Lúc đó, pháp luật liên bang điều chỉnh vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá chưa được hình thành. Ngày 3/3/1881, Đạo luật đầu tiên về nhãn hiệu hàng hoá được ban hành dựa trên Điều khoản về thương mại trong Hiến pháp. Đạo luật này điều chỉnh việc bảo hộ nhãn hiệu của những hàng hoá tham gia thương mại với nước ngoài hay các bộ lạc người da đỏ. Đầu thế kỷ XX, một đạo luật mới được ban hành mang tên Đạo luật 20/2/1905 trong đó mở rộng phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu của những hàng hoá được lưu thông giữa các bang. Đạo luật này ra đời thực sự là một dấu hiệu tích cực. Tính đến năm 1905 đã có 16.224 đơn nộp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, trong đó 415 nhãn hiệu hiện nay vẫn còn được sử dụng như Pepsi Cola, kem dưỡng da Vaseline, bột mì Pillsbury Theo: Sau đó, Mỹ ban hành Đạo luật ngày 19/3/1920 mở rộng hơn Đạo luật 1905, cho phép áp dụng một số điều khoản của Công ước bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá và tên thương mại được soạn thảo và ký kết tại thành phố Buenos Aires, nước Cộng hoà Achentina ngày 20 tháng 8 năm 1910 nhằm điều chỉnh các vấn đề về xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá theo quy trình đăng ký bổ sung. Ngày 5 tháng 7 năm 1946, Đạo luật Lanham (Lanham Act) được thông qua và đã được tập hợp lại trong hệ thống các Đạo luật do Quốc hội Mỹ ban hành U.S.Code. Đây là một Đạo luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá có hiệu lực đến ngày nay. Đạo luật Lanham ra đời đánh dấu một bước hoàn thiện về pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở Hoa Kỳ. Luật này đã được sửa đổi nhiều lần. Lần sửa đổi quan trọng nhất vào năm 1988 (Trademark Law Revision Act of 1988). Bổ sung cho đạo luật này, năm 1995, chính quyền Liên bang đã ban hành một đạo luật về bảo vệ các nhãn hiệu nổi tiếng (well-known marks). Hiện nay, pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá Hoa Kỳ được qui định bởi hai hệ thống pháp luật Liên bang và pháp luật của từng bang trong Hợp chủng quốc. Luật liên bang chính là Đạo luật Lanham 1946 cùng với những quy định sửa đổi bổ sung sau này. Đồng thời, hầu như tất cả các bang đều có những đạo luật riêng về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá với những quy định không giống nhau về đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Ngoài ra, với đặc điểm là một nước theo hệ thống pháp luật bất thành văn (Common Law), ngoài những quy định trong các văn bản luật (Enacted Law), Luật án lệ (Case Law) cũng là một nguồn quan trọng cho việc điều chỉnh các quan hệ về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu hàng hoá nói riêng. 2.1 Những quy định cơ bản về nhãn hiệu hàng hoá trong Luật Liên bang 2.1.1 Đối tượng được bảo hộ Như đã nói ở mục 1.1 Chương I, nhãn hiệu hàng hoá bao gồm từ ngữ, tên, biểu tượng, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó nhằm phân biệt hàng hoá của một người cung cấp với hàng hoá của một người cung cấp khác. Đặc trưng của nhãn hiệu hàng hoá là tính phân biệt của nó (distincness) với các nhãn hiệu khác. Thông qua bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, pháp luật bảo hộ uy tín (good will) của chủ nhãn hiệu và lợi ích của người tiêu dùng trước hành vi gây nhầm lẫn. Nhãn hiệu hàng hoá được áp dụng cho hàng hoá, dịch vụ và cả những nhãn hiệu xác nhận nguồn gốc, chất lượng, độ nguyên chất... nếu chúng thoả mãn các yêu cầu của một nhãn hiệu (certification marks). Trước đây, đạo luật Lanham quy định rằng nhãn hiệu chỉ được đăng ký nếu hàng hoá dịch vụ mang nhãn hiệu đó đã được sử dụng trong thực tiễn. Tuy vậy, trong bản sửa đổi vào năm 1988, đạo luật đã nới lỏng quy định này: người muốn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá chỉ cần chứng minh được là mình có ý định sử dụng là đủ (bona fide intent to use). Để đảm bảo tính phân biệt, nhãn hiệu hàng hoá phải có những dấu hiệu làm nó biệt lập với nhãn hiệu của người khác. Những nhãn hiệu hàng hoá sau đây không thuộc đối tượng được bảo hộ: Có chứa các nội dung đi ngược lại với đạo đức như: lừa dối, có nội dung dèm pha, nói xấu người khác dù còn sống hay đã chết, gây tai tiếng cho các tổ chức, tôn giáo, biểu tượng quốc gia hoặc làm phương hại đến thanh danh của các tổ chức, cá nhân đó; hoặc bao gồm chỉ dẫn địa lý được sử dụng kèm hoặc liên quan tới các mặt hàng rượu hoặc bia lại chỉ dẫn đến một nơi khác không phải là nơi xuất xứ của hàng hoá đó và chỉ dẫn này lần đầu tiên được sử dụng với mặt hàng rượu bia là vào ngày hoặc một năm sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực đối với nước Mỹ. Mang biểu tượng quốc kỳ, biểu tượng của quân đội, biểu tượng của Hoa Kỳ, của bất kỳ bang nào của Hoa Kỳ hay của bất kỳ một quốc gia nào. Mang tên, ảnh, chữ ký của một người còn sống trừ khi có sự chấp thuận bằng văn bản của người này hoặc mang tên, ảnh, chữ ký của một vị Tổng thống quá cố của nước Mỹ trong khi phu nhân của ông ta vẫn còn sống, trừ khi có sự đồng ý bằng văn bản của phu nhân đó. Có dấu hiệu tương tự với một dấu hiệu đã được bảo hộ tại Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ hay có dấu hiệu, tên thương hiệu trước đây đã được dùng ở Mỹ bởi một người khác và vẫn còn đang được sử dụng và nếu được dùng gắn với hình ảnh của người nộp đơn đăng ký có thể gây nên nhầm lẫn, lừa dối khách hàng. Có dấu hiệu như: Được sử dụng gắn liền với hàng hoá của người nộp đơn đăng ký chỉ đơn thuần mang tính mô tả hoặc mô tả sai lệch. Được sử dụng gắn liền với hàng hoá của người nộp đơn đăng ký chủ yếu chỉ là hướng dẫn địa lý. Được sử dụng gắn liền với hàng hoá của người nộp đơn đăng ký chủ yếu là những hướng dẫn địa lý sai lệch Gần như là một tên họ Chỉ đơn thuần mô tả chức năng của hàng hoá. 2.1.2 Phạm vi và thời hạn bảo hộ Từ sau lần sửa đổi năm 1988, thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu hàng hoá được rút ngắn xuống còn 10 năm (trước đó là 20 năm) kể từ ngày đăng ký. Thời hạn bảo hộ có thể được gia hạn nhiều lần không hạn chế nếu nhãn hiệu vẫn được sử dụng trong thực tế. Đạo luật Lanham Act 1946 điều chỉnh việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong thương mại giữa các bang và trong hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài. Các nhà xuất khẩu Việt Nam khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của mình tại Mỹ theo luật này cũng sẽ phải tuân theo các quy định và được hưởng những quyền lợi như người địa phương. 2.1.3 Nguyên tắc bảo hộ Nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá theo Luật Lanham là nguyên tắc sử dụng trước (first to use system). Theo nguyên tắc này, bất kỳ ai sử dụng trước nhãn hiệu hàng hoá đều có quyền đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Theo đó, việc đăng ký một nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền chỉ mang tính chất tuyên bố và có thể bị kiện bởi một chủ nhãn hiệu thực sự. 2.1.4 Hình thức xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá Cũng giống như luật pháp các nước về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, Luật Mỹ quy định hình thức xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước cấp là chứng chỉ duy nhất của Nhà nước xác nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hoá của chủ thể được cấp. Điều 1075- Đạo luật Lanham Act 1946 quy định: “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo thủ tục đăng ký chính thức do Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cấp, được Văn phòng sáng chế và thương hiệu đóng dấu và Giám đốc văn phòng ký. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu này được lưu một bản tại Văn phòng sáng chế và thương hiệu. Nội dung giấy chứng nhận bao gồm: bản thân nhãn hiệu, tên của tiểu bang nơi nhãn hiệu được đăng ký theo thủ tục đăng ký chính thức theo quy định của luật này, ngày đầu tiên sử dụng nhãn hiệu, ngày đầu tiên sử dụng nhãn hiệu trong thương mại, tên hàng hoá hoặc dịch vụ của nhãn hiệu được đăng ký, số giấy chứng nhận, ngày cấp giấy chứng nhận, ngày tháng năm Văn phòng nhận đơn và bất kỳ các điều kiện và hạn chế nào khác được đưa vào Giấy chứng nhận”. Ngoài ra, Luật Mỹ còn quy định rất chi tiết và rõ ràng các vấn đề liên quan tới Giấy chứng nhận ví dụ như những sửa đổi, bổ sung nội dung của Giấy chứng nhận do lỗi của Văn phòng hoặc lỗi của người đăng ký; giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận; Giấy chứng nhận được cấp cho người được chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hoá đã được đăng ký; đình chỉ, huỷ bỏ, sửa đổi Giấy chứng nhận; lưu giữ bản sao Giấy chứng nhận làm bằng chứng... Giấy chứng nhận công nhận sự bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hoá trong phạm vi toàn Liên bang. 2.2 Những điểm khác biệt giữa Luật Liên bang và Luật riêng từng bang Trước khi Điều luật đầu tiên của Liên bang về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá được chính thức ban hành vào thế kỷ XIX, các bang đã xác định các quy định pháp luật điều chỉnh việc bảo hộ nhãn hiệu của những hàng hoá được sản xuất và lưu thông trong bang của mình. Đến nay hầu như tất cả các bang đều có những đạo luật riêng về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá với quy định không giống nhau về đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Song hầu hết những đạo luật này đều phỏng theo Dự luật mẫu về nhãn hiệu hàng hoá (Model Trademark Bill - MTB) hay Đạo luật thống nhất về hành vi xâm phạm nhãn hiệu (Uniform Deceptive Trade Practices Act-UDTPA). MTB cung cấp sự bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hoá nhưng UDTPA thì không. Bên cạnh đó, các bang đều ban hành các đạo luật bảo vệ các nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng (anti additional acts). Bảo hộ thương hiệu tại mỗi bang đạt được thông qua việc nộp đơn đăng ký tại Phòng thương hiệu của bang đó. Nhìn chung, chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo luật của bang không cao và thủ tục khá rõ ràng minh bạch. Tuy vậy, những người được bảo hộ thương hiệu của mình theo luật tiểu bang không được dùng các dấu hiệu công nhận thương hiệu theo luật của Liên bang mà chỉ có thể dùng ký hiệu TM (Trademark) đối với nhãn hiệu hàng hoá hay SM (Servicemark) đối với dịch vụ gắn liền với thương hiệu của mình. Như vậy, bên cạnh hệ thống đăng ký nhãn hiệu hàng hoá của Liên bang, các bang đều có luật lệ và thiết chế đăng ký nhãn hiệu hàng hoá của riêng mình. Tuy nhiên, kinh doanh trên một thị trường rộng lớn như nước Mỹ, các nhà xuất khẩu Việt Nam nên quan tâm đến Hệ thống luật Liên bang để bảo vệ mình trước các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, không lường trước được và để đạt được tấm hộ chiếu xâm nhập các khu vực thị trường mới dễ dàng trên đất Mỹ. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá theo Luật Liên bang đem lại một số lợi ích mà Luật tiểu bang không có Theo: "Should I register my mark?”, Basic facts about trademark, United States Patent and Trademark Office - USPTO : Như đã nói ở trên, Giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của Liên bang sẽ do Văn phòng sáng chế và thương hiệu (USPTO) cấp và có giá trị trên 50 bang. Vì vậy, nếu doanh nghiệp có ý định mở rộng phạm vi kinh doanh trên nhiều bang thì thay vì phải đăng ký nhiều lần tại các bang khác nhau thì doanh nghiệp chỉ cần đăng ký một lần tại Văn phòng sáng chế và thương hiệu của Liên bang. Khi doanh nghiệp đã được USPTO cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, doanh nghiệp đó có quyền sử dụng ký hiệu đ sau hàng hoá hoặc dịch vụ gắn liền với nhãn hiệu đã đăng ký. Trong khi đó, nếu doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại các tiểu bang thì doanh nghiệp đó chỉ được sử dụng ký hiệu TM hoặc ký hiệu SM sau nhãn hiệu của mình. Những doanh nghiệp được cấp đăng ký tại Văn phòng sáng chế và thương hiệu Mỹ thì đương nhiên doanh nghiệp đó có quyền ngăn cản người khác sử dụng thương hiệu của mình. Việc ngăn cản đó được thực hiện qua hai cách. Thứ nhất, USPTO sẽ từ chối bảo hộ những thương hiệu giống hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với thương hiệu được bảo hộ. Thứ hai, thương hiệu đó sẽ được lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu, qua các dịch vụ kiểm tra, các doanh nghiệp khác sẽ tránh dùng những thương hiệu đã được bảo hộ. ít doanh nghiệp nào sau khi đã đầu tư rất lớn để gây dựng cho mình một ngành nghề kinh doanh lại sử dụng một thương hiệu đã được bảo hộ để rồi phải vướng vào những vụ kiện tụng phức tạp và tốn kém. Ngoài ra, khi có được một Giấy chứng nhận do USPTO cấp sẽ giúp cho chủ thương hiệu tránh khỏi chi phí và công sức để đưa ra những thủ tục chứng minh về tính hiệu lực của thương hiệu, quyền sở hữu của mình, việc sử dụng thương hiệu đó trong kinh doanh giữa các bang... Trong khi nếu thiếu các bằng chứng đó, chủ thương hiệu rất có thể bị thua kiện. Chủ sở hữu của thương hiệu được bảo hộ theo luật Liên bang có thể nhận được sự trợ giúp vô giá của Hải quan Hoa Kỳ trong việc ngăn cản nhập khẩu các hàng hóa vi phạm thương hiệu đó. Tuy nhiên, Hải quan Hoa Kỳ không mặc nhiên có nghĩa vụ đó, trừ khi chủ thương hiệu đã lưu hồ sơ thương hiệu được bảo hộ hợp pháp của mình tại Hải quan và trong nhiều trường hợp phải cùng Hải quan theo dõi và chặn đứng các hoạt động nhập khẩu phạm pháp nêu trên. II. đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại hoa kỳ 1. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trực tiếp tại Hoa Kỳ Theo: Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ - United States Patent and Trademark Office (www.uspto.gov) Đạo luật ngày 19/03/1920 có quy định thêm rằng việc xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá có thể tuân theo quy trình đăng ký bổ sung. Như vậy tính đến nay, ngoài sự duy trì tất yếu của sổ đăng ký chính (Principal Register), sổ đăng ký bổ sung (Supplemental Register) vẫn tồn tại dành cho các nhãn hiệu chưa đủ điều kiện đăng ký, chẳng hạn như các nhãn hiệu chỉ đơn thuần mang ý nghĩa mô tả chủng loại hàng hoá... Khi đó, quyền lợi đạt được của chủ thương hiệu sẽ ít hơn khi thương hiệu được đăng ký trong sổ chính thức. Song các nhãn hiệu này sẽ có khả năng được bổ sung vào sổ chính khi có đủ điều kiện. Bởi vậy, quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại Hoa Kỳ có thể được tiến hành theo một trong hai loại quy trình sau: Quy trình thủ tục chính thức (quy trình thủ tục được quy định từ Điều 1051 đến Điều 1072 Đạo luật Lanham Act 1946) bao gồm các bước: Nộp đơn đăng ký và thẩm tra đơn đăng ký Chỉ định người đại diện (trong trường hợp người đăng ký không cư trú và không có trụ sở ở Mỹ) Xét nghiệm đơn đăng ký và công bố kết quả xét nghiệm: từ chối đăng ký đơn không hợp lệ hoặc sửa đổi đơn hay huỷ bỏ đơn Công bố trên công báo sở hữu trí tuệ để người có quyền lợi liên quan có thể phản đối việc đăng ký hoặc yêu cầu huỷ bỏ đăng ký Cấp Giấy chứng nhận (trong trường hợp không có người phản đối hoặc yêu cầu huỷ bỏ) Gia hạn Giấy chứng nhận Quy trình thủ tục bổ sung: Bên cạnh các nhãn hiệu hàng hoá được đăng ký theo quy trình thủ tục chính thức, Giám đốc Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ duy trì quy trình đăng ký quy định trong Điều 1 của Đạo luật 19/3/1920 như sau: "Đạo luật này có hiệu lực nhằm đảm bảo các điều khoản của Công ước được ký kết và thông qua tại Buenos Aires - Nước Cộng hoà Achentina ngày 20/8/1910 về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá và tên thương mại và nhằm đảm bảo các mục đích khác”. Như vậy, quy trình thủ tục bổ sung là quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá theo Công ước ký tại Buenos Aires ngày 20/8/1910. Tất cả các nhãn hiệu có khả năng phân biệt hàng hoá và dịch vụ của người đăng ký nhãn hiệu đó với hàng hoá và dịch vụ của người khác và không được đăng ký theo quy trình thủ tục chính thức đều có thể đăng ký theo quy trình thủ tục bổ sung với điều kiện là nhãn hiệu hàng hoá đó đã được sử dụng một cách hợp pháp vì mục đích thương mại (không dùng cho đăng ký nhãn hiệu hàng hoá có ý định sử dụng), sử dụng kèm hoặc có liên quan tới hàng hoá và dịch vụ khác nhưng không phải là các nhãn hiệu thuộc đối tượng pháp luật Mỹ không bảo hộ (như đề cập ở phần Đối tượng được bảo hộ). Việc đăng ký được thực hiện khi người xin đăng ký nộp phí và tuân thủ các quy định cụ thể của Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ (United States Patent & Trademark Office - USPTO). Sau khi người xin đăng ký nộp đơn đăng ký theo quy trình thủ tục bổ sung và nộp phí, Giám đốc USPTO sẽ giao trách nhiệm cho xét nghiệm viên phụ trách vấn đề đăng ký nhãn hiệu. Xét nghiệm viên sẽ xem xét, nghiên cứu và đưa ra quyết định nhãn hiệu hàng hoá đó có được cấp Giấy chứng nhận hay không. 1.1 Nộp đơn đăng ký và thẩm tra đơn đăng ký Khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải lưu ý những điểm như sau: 1.1.1 Cơ sở nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá Theo: “Basis for filing”, Basic facts about trademarks, USPTO Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá chỉ được xem xét nếu thoả mãn một trong các điều kiện sau: Nhãn hiệu đã sử dụng tại Mỹ (use in commerce) Nhãn hiệu có ý định sử dụng tại Mỹ (intend to use) Nhãn hiệu đã nộp đơn đăng ký tại một nước khác là thành viên của Công ước Paris hoặc của Hiệp ước nhãn hiệu hàng hoá mà Mỹ công nhận. 1.1.2 Nội dung của đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá Theo: “ What must the application include?”, Basic facts about trademarks, USPTO Nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ít nhất phải chứa đựng các thông tin như: chỉ dẫn tên, địa chỉ cư trú, quốc tịch và chữ ký của người nộp đơn; loại hình công ty và nơi thành lập công ty; danh mục hàng hoá, dịch vụ mà người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho hàng hoá, dịch vụ đó (được phân loại theo Bảng phân loại quốc tế); mẫu hình vẽ nhãn hiệu. Đối với nhãn hiệu đã được sử dụng, đơn đăng ký phải ghi rõ ngày và nơi sử dụng đầu tiên (ở bất kể nơi nào trên thế giới), ngày sử dụng đầu tiên tại Mỹ; cách thức sử dụng của nhãn hiệu (chẳng hạn như được gắn trên nhãn của hàng hoá hay trên các vật phẩm quảng cáo đối với dịch vụ). Đối với nhãn hiệu có ý định sử dụng, người nộp đơn còn phải có Bản tuyên bố sử dụng (Statement of Use hay Allegation of Use). Ngoài ra, người nộp đơn sẽ phải gửi kèm một bản xác minh, trong đó xác nhận rằng: người nộp đơn có đủ năng lực và điều kiện trở thành chủ sở hữu của nhãn hiệu hàng hoá được nộp đơn đăng ký, mọi chi tiết nêu ra trong đơn đăng ký nhãn hiệu đều có thực và chính xác; người nộp đơn phải đưa ra những cơ sở qua đó khẳng định không ai có quyền sử dụng nhãn hiệu đó vì mục đích thương mại dưới dạng thức giống hoàn toàn hoặc gần giống với nhãn hiệu đó nhằm gây nhầm lẫn lừa dối. Trong trường hợp nhiều người cùng sử dụng nhãn hiệu đó thì người nộp đơn phải đưa ra những ngoại lệ đối với độc quyền sử dụng nhãn hiệu của mình và phải nêu cụ thể các trường hợp sử dụng trùng nhãn hiệu, hàng hoá và thị trường ở đó việc sử dụng trùng nhãn hiệu diễn ra. Chi phí thụ lý hồ sơ đăng ký là 335 USD đối với một nhóm hàng hoá dịch vụ. Chi phí này sẽ được hoàn trả cho người nộp đơn nếu đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá không đáp ứng đủ một trong các thành phần nêu trên. 1.1.3 Người có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá Theo: “ Name of the applicant”, Basic facts about trademarks, USPTO Người có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là bất kỳ người nào là chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu đã được sử dụng trong thương mại hoặc là người có ý định sử dụng nhãn hiệu đó trong thương mại với điều kiện người đó phải đáp ứng đủ yêu cầu đã nêu trong nội dung của bản xác minh. Người nộp đơn cũng có thể là người đại diện của chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu cần đăng ký. 1.2 Chỉ định người đại diện Theo: “ Must I hire an attorney?”, Basic facts about trademarks, USPTO Người chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá có thể tự mình nộp đơn tại Văn phòng sáng chế và thương hiệu Mỹ. Tuy nhiên, nếu người chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá không cư trú tại Mỹ thì phải chỉ định một người đại diện có cư trú tại Mỹ (domestic representative) để tiến hành nộp đơn và các thủ tục khác có liên quan. Khi đó, tên và địa chỉ của người nộp đơn phải được ghi là của người đại diện và Văn phòng chỉ có nghĩa vụ liên lạc với người đại diện đó và không có nghĩa vụ phải giới thiệu người đại diện cho chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá. 1.3 Xét nghiệm đơn đăng ký và công bố kết quả xét nghiệm Theo: “What does the USPTO do?”, Basic facts about trademarks, USPTO Khi nhận được đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, Văn phòng sáng chế và thương hiệu sẽ kiểm tra các tài liệu trong danh mục đã ghi trong tờ khai, đánh dấu xác nhận ngày đơn đến, ghi nhận những sai khác giữa danh mục tài liệu ghi trong tờ khai và số liệu thực có trong đơn. Văn phòng sẽ không tiếp nhận đơn nếu đơn nhãn hiệu có một trong các thiếu sót sau: Đơn thiếu một trong các tài liệu bắt buộc phải có. Tài liệu bắt buộc gồm đơn và bản xác minh cùng các chứng từ pháp lý chứng minh cho các sự kiện nêu trong bản xác minh. Loại Giấy chứng nhận yêu cầu được cấp không phù hợp với nhãn hiệu hàng hoá được nêu trong đơn. Đơn không có chữ ký và (hoặc) bị tẩy xoá, sửa chữa nghiêm trọng. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đã được coi là hợp lệ, Văn phòng sáng chế và thương hiệu sẽ tiến hành xét nghiệm đơn. Việc xét nghiệm đơn của Mỹ được tiến hành theo một trong hai loại quy trình thủ tục, đó là quy trình thủ tục chính thức và quy trình thủ tục bổ sung.Trong mỗi loại quy trình thủ tục của Mỹ, đơn đều được xét nghiệm căn cứ vào hai tiêu chí là hình thức và nội dung. Hai tiêu chí này sẽ được xét đồng thời với nhau. Ngay khi người nộp đơn nộp phí đăng ký thì Giám đốc USPTO sẽ phân công xét nghiệm viên chịu trách nhiệm về quy trình xem xét, cấp văn bản bảo hộ cho nhãn hiệu hàng hoá đó. Xét ngiệm viên sẽ tiến hành kiểm tra nội dung, hình thức của đơn và ra quy định xem người nộp đơn có đáp ứng đủ các yêu cầu không. Đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá sẽ được xét nghiệm trong vòng sáu tháng kể từ ngày nộp đơn. Một trong những căn cứ quan trọng là hồ sơ lưu trữ những đơn đăng ký và Giấy chứng nhận theo luật Liên bang đang có hiệu lực. Nếu nhãn hiệu hàng hoá trùng với nhãn hiệu hàng hoá của một đơn đăng ký hay một Giấy chứng nhận trước thì đơn đăng ký sẽ bị từ chối. Ngoài ra xét nghiệm viên còn dựa vào nhiều căn cứ khác để xét nghiệm đơn. Nếu không có bất kỳ sửa đổi, bổ sung hay phản đối nào đưa ra trong thời hạn xét nghiệm, đơn sẽ được chuyển sang công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp để bất kỳ bên thứ ba nào có quyền và lợi ích liên quan có thể phản đối việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Thông thường, sau 3-4 tháng kể từ khi được duyệt, đơn sẽ được công bố trên Công báo. Trong trường hợp đơn không được tiếp nhận, xét nghiệm viên có nhiệm vụ thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn đồng thời nêu rõ lý do. Đối với những vấn đề nhỏ, chủ đơn đăng ký có thể trực tiếp liên lạc qua điện thoại để sửa đổi. Khi thông báo từ chối đơn được gửi đến chủ đơn, chủ đơn có sáu tháng để sửa đổi bổ sung theo đúng yêu cầu. Nếu sau sáu tháng, chủ đơn không trả lời, đơn đăng ký sẽ tự động bị huỷ bỏ. Nếu chủ đăng ký sửa đổi lại đơn theo đúng yêu cầu của xét nghiệm viên đúng thời hạn, xét nghiệm viên sẽ cho phép đơn đăng ký được công bố trên Công báo chính thức của USPTO. Nếu vẫn còn vấn đề tồn tại hoặc xét nghiệm viên chưa hài lòng với khắc phục chủ đơn đăng ký đưa ra, xét nghiệm viên sẽ đưa ra thông báo cuối cùng. Tương tự như trên, chủ đơn có tiếp sáu tháng kể từ ngày thông báo cuối cùng được đưa ra để hoặc sửa đổi bổ sung hoặc kiện lên Uỷ ban xét xử và khiếu nại thương hiệu về thông báo của xét nghiệm viên. Trong thời hạn sáu tháng này, nếu chủ đơn không trả lời, đơn cũng sẽ tự động bị huỷ bỏ. Phí đăng ký sẽ không được hoàn trả trong trường hợp đơn bị huỷ bỏ. Sau khi công bố trên Công báo, nếu không có phản đối, nhãn hiệu nộp đơn trên cơ sở đã sử dụng hoặc đã đăng ký tại một nước khác sẽ được cấp Giấy chứng nhận. Những đơn nộp trên cơ sở đã nộp tại một nước khác sẽ được cấp văn bằng khi và chỉ khi đơn đó đã được cấp Giấy chứng nhận tại nước nộp đơn cơ sở. Nếu nộp đơn trên cơ sở dự định sử dụng tại Mỹ, Văn phòng sáng chế và thương hiệu Mỹ sẽ ra thông báo về việc chấp nhận đơn. Người nộp đơn theo đó sẽ có thời hạn tối đa là ba năm để nộp bằng chứng sử dụng nhãn hiệu tại Mỹ. Khi bằng chứng sử dụng nhãn hiệu tại Mỹ được nộp và được cơ quan đăng ký chấp thuận trong thời hạn nộp đăng ký, nhãn hiệu đó sẽ được cấp Giấy chứng nhận. Như vậy thời gian đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Mỹ kể từ khi nộp đơn đến cấp văn bằng phụ thuộc vào cơ sở nộp đơn và xét nghiệm đơn. Sau khi được đăng ký, nhãn hiệu được công bố công khai, mọi doanh nghiệp khác được coi như phải biết đã tồn tại nhãn hiệu này, vì thế không thể viện dẫn lý do không biết để biện bạch cho những vi phạm của mình. 1.4 Thể thức khiếu nại Trong trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá bị từ chối đăng ký hoặc từ chối chấp nhận đơn, người nộp đơn có quyền nộp đơn khiếu nại lên Uỷ ban Xét xử và Khiếu nại thương hiệu (Trademark Trial and Appeal Board - TTAB). Khi đó người nộp đơn không có quyền khuyến nghị lên Giám đốc USPTO (việc khuyến nghị lên Giám đốc chỉ được thực hiện khi có các vấn đề nảy sinh liên quan tới quy trình thủ tục của các điều khoản mang tính chuyên môn quy định trong Đạo luật về nhãn hiệu hàng hoá (Trademark Act) hoặc Quy tắc thực hành nhãn hiệu hàng hoá (Trademark Rules of Practice). Hình thức khiếu nại: Việc khiếu nại sẽ phải làm bằng văn bản gọi là đơn khiếu nại. Nội dung đơn khiếu nại ghi rõ: Họ tên, địa chỉ người khiếu nại. Số ngày ký quyết định cuối cùng của xét nghiệm viên hoặc thông báo từ chối đơn. Số đơn nhãn hiệu yêu cầu cấp Giấy chứng nhận Tên danh mục hàng hoá mang nhãn hiệu đó. Nội dung khiếu nại, lý lẽ dẫn chứng cho việc khiếu nại Đề nghị cụ thể của người khiếu nại Khi nộp đơn, người khiếu nại sẽ phải nộp phí (trung bình là 400 USD). Việc nộp đơn và phí phải thực hiện trong vòng sáu tháng từ ngày có quyết định từ chối của xét nghiệm viên. Nếu quá thời hạn trên, đơn nhãn hiệu sẽ bị huỷ bỏ. Ngoài ra, người nộp đơn còn phải lập bộ hồ sơ khiếu nại gồm đơn đăng ký thương hiệu, các chứng từ có liên quan chứng minh cho lý lẽ đã nêu trong đơn khiếu nại. Hồ sơ khiếu nại phải được lập trong vòng sáu mươi ngày kể từ ngày phát sinh khiếu nại. Nếu quá thời hạn trên TTAB sẽ từ chối đơn khiếu nại Thủ tục khiếu nại: Đơn khiếu nại và hồ sơ khiếu nại được gửi cho phòng nhân sự của USPTO và phòng nhân sự sẽ chuyển lên TTAB. Sau khi nhận được hồ sơ khiếu nại, TTAB sẽ gửi hồ sơ cho xét nghiệm viên. Sau sáu mươi ngày nhận được hồ sơ của người khiếu nại, xét nghiệm viên phải lập hồ sơ trả lời về quyết định của mình với TTAB và gửi một bản copy cho người khiếu nại. Hồ sơ trả lời khiếu nại của xét nghiệm viên được gửi kèm với hồ sơ của người khiếu nại mà xét nghiệm viên được TTAB gửi, cả hai bộ hồ sơ này đều được gửi lại cho TTAB. Hồ sơ trả lời của xét nghiệm viên phải chính xác, nêu ra được các lý do chính đáng cho quyết định từ chối đơn nhãn hiệu, yêu cầu của xét nghiệm viên đối với người nộp đơn và các bằng chứng ủng hộ cho quyết định đó. Trong trường hợp người nộp đơn đưa ra bằng chứng mới cho việc khiếu nại của mình trong bộ hồ sơ khiếu nại thì xét nghiệm viên sẽ từ chối, không công nhận bằng chứng đó bởi vì hồ sơ phải được hoàn tất trước khi đi khiếu nại. Trong trưòng hợp này, xét nghiệm viên phải nhanh chóng phản đối các bằng chứng mới vào bộ hồ sơ khiếu nại, nếu không TTAB sẽ coi như không phản đối. Trong quá trình lập hồ sơ trả lời, nếu xét nghiệm viên thấy việc xem xét lại quyết định của mình là cần thiết thì xét nghiệm viên sẽ trình yêu cầu xem xét lại vụ việc thay vì lập hồ sơ trả lời. Nếu TTAB đồng ý với yêu cầu của xét nghiệm viên, TTAB sẽ ấn định lại thời hạn nộp hồ sơ trả lời của xét nghiệm viên. Tuy nhiên yêu cầu khôi phục lại thẩm quyền xem xét lại quyết định nhằm đưa ra các chứng cứ mới phải có lý do chính đáng và có các bằng chứng kèm theo các chứng cứ mới được đưa ra. Sau khi xét nghiệm viên gửi hồ sở trả lời tới TTAB, người nộp đơn có quyền bày tỏ ý kiến của mình với hồ sơ trả lời. ý kiến của người nộp đơn phải được đưa ra trong vòng 20 ngày kể từ ngày hồ sơ trả lời của xét nghiệm viên được gửi đến. Người nộp đơn nên gửi hai bản trình bày ý kiến, một cho TTAB, một cho xét nghiệm viên. Sau khi nghiên cứu văn bản trình bày ý kiến của người nộp đơn, xét nghiệm viên có thể trả lời miệng những vấn đề đưa ra hay bằng văn bản trình bày ý kiến của người nộp đơn. Nếu sau khi xem xét hồ sơ khiếu nại và văn bản trình bày ý kiến của người nộp đơn, xét nghiệm viên thấy quyết định từ chối chấp nhận đơn hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận của mình là thiếu cơ sở thì xét nghiệm viên có thể rút lại quyết định từ chối và đưa ra quyết định thông qua đơn nhãn hiệu để công bố trên báo của USPTO. Việc xét lại phải được thông báo cho TTAB và người nộp đơn, bất kỳ lúc nào trước khi TTAB ra quyết định và xử lý khiếu nại. 2. Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá qua Internet vào thị trường Hoa Kỳ 2.1 Quy trình đăng ký nhãn hiệu hàng hoá qua Internet Nhu cầu đăng ký thương hiệu tại Mỹ ngày càng trở nên cấp thiết, nhất là khi hàng loạt nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam bị “chiếm dụng” và đăng ký trước tại thị trường này. Một giải pháp khả thi là đăng ký thương hiệu sản phẩm qua Intetnet tại địa chỉ www.uspto.gov. Tuy khá mới mẻ, nhưng trong thời kỳ tới, đây sẽ là một phương pháp rất hiệu quả giúp các doanh nghiệp trong nước vươn tới thị trường Hoa Kỳ. Địa chỉ www.uspto.gov. là trang web của Văn phòng sáng chế và thương hiệu Hoa Kỳ (UPSTO), cho phép các doanh nghiệp trên thế giới đăng ký nhãn hiệu sản phẩm tại thị trường Hoa Kỳ. Trong trang web này có Hệ thống đăng ký thương hiệu điện tử e-TEAS (Trademark Electronic Application System) chuyên cho quá trình đăng ký nhãn hiệu qua mạng. Giai đoạn chuẩn bị Để đăng ký nhãn hiệu hàng hoá qua mạng, điều đầu tiên doanh nghiệp cần là trình độ ngoại ngữ. Mọi thủ tục và phương thức đăng ký đều khá phức tạp. Nếu không thạo ngoại ngữ, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiếu khó khăn. Thứ hai, doanh nghiệp cần phải có một tài khoản tín dụng quốc tế để thanh toán chi phí thực hiện thủ tục đăng ký. Số tiền cần thiết trong tài khoản có thể lên tới 2 đến 3 ngàn USD. Giai đoạn bắt đầu Bước một, cần phải xác định nhãn hiệu muốn đăng ký, có chữ và biểu tượng của nhãn hiệu sản phẩm. Màu sắc của nhãn hiệu rất quan trọng vì đây là một trong những đặc điểm chính của thương hiệu. Bước thứ hai, cần kiểm tra xem nhãn hiệu mình muốn đăng ký đã có chưa và có nhãn hiệu nào tương tự không. e-TEAS sẽ cung cấp một Hệ thống tìm kiếm TESS (Trademark Electronic Search System), cho phép tra cứu tất cả các thương hiệu từng đăng ký tại Mỹ, cũng như tình trạng hiệu lực của mỗi thương hiệu. Tại hệ thống này, bất cứ ai cũng có thể tìm hiểu về từng nhãn hiệu hàng hoá đã và đang đăng ký, chủ sở hữu và các thông tin liên quan khác. Các doanh nghiệp có tiếng tại Việt Nam rất nên kiểm tra qua hệ thống này xem nhãn hiệu của mình đã bị trở thành của kẻ khác hay chưa? Chẳng hạn, khi thử tra nhãn hiệu Phở Hoà, có tới 4-5 nhãn hiệu đã đăng ký, trong đó có cả một hàng phở của người Việt tại Mỹ. Nhưng khi gặp trực tiếp chủ Phở Hoà chính hiệu tại TP. HCM, chủ quán cho biết chưa từng nghĩ đến việc đăng ký tại Mỹ vì ngay tại thành phố cũng không ít Phở Hoà rồi. Giai đoạn nước rút USPTO chấp nhận các loại thẻ tín dụng VISAõ, MasterCardõ, Discoverõ, và American Expressõ. Do đó, để có thể trả tiền, doanh nghiệp cần phải có một trong các tài khoản tín dụng này. Một thương hiệu có thể có nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ, và mỗi sản phẩm và dịch vụ này có mức phí thụ lý hồ sơ là 335 USD. Đây là chi phí xử lý hồ sơ đăng ký và không được hoàn lại nếu việc đăng ký không được chấp thuận. Để chuẩn bị nội dung đăng ký, doanh nghiệp cần xác định tên thương hiệu, loại hàng hoá (dịch vụ) và biểu tượng thươ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDang ky bao ho nhan hieu HH tai TT Hoa Ky.doc
Tài liệu liên quan