Tài liệu Khóa luận Bước đầu xây dựng quy trình nhuộm nhiễm sắc thể trên tế bào máu thỏ: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BƢỚC ĐẦU XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHUỘM
NHIỄM SẮC THỂ TRÊN TẾ BÀO MÁU THỎ
Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Niên khóa : 2003 - 2007
Sinh viên thực hiện: MAI MINH MẪN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2007
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
BƢỚC ĐẦU XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHUỘM
NHIỄM SẮC THỂ TRÊN TẾ BÀO MÁU THỎ
Giáo viên hƣớng dẫn Sinh viên thực hiện
THS. HỒ THỊ NGA MAI MINH MẪN
BSTY. NGUYỄN KIÊN CƢỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2007
iii
LỜI CẢM TẠ
Con xin gửi đến Ba Má lòng thành kính ghi ơn. Con kính chúc Ba Má sức
khỏe, con sẽ luôn phấn đấu để trở thành ngƣời có ích cho xã hội để không phụ công
dƣỡng dục của Ba Má.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
* Ban giám hiệu Trƣờng Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban Chủ
Nhiệm Bộ Môn Công Nghệ Sinh Họ...
52 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Bước đầu xây dựng quy trình nhuộm nhiễm sắc thể trên tế bào máu thỏ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BƢỚC ĐẦU XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHUỘM
NHIỄM SẮC THỂ TRÊN TẾ BÀO MÁU THỎ
Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Niên khóa : 2003 - 2007
Sinh viên thực hiện: MAI MINH MẪN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2007
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
BƢỚC ĐẦU XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHUỘM
NHIỄM SẮC THỂ TRÊN TẾ BÀO MÁU THỎ
Giáo viên hƣớng dẫn Sinh viên thực hiện
THS. HỒ THỊ NGA MAI MINH MẪN
BSTY. NGUYỄN KIÊN CƢỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2007
iii
LỜI CẢM TẠ
Con xin gửi đến Ba Má lòng thành kính ghi ơn. Con kính chúc Ba Má sức
khỏe, con sẽ luôn phấn đấu để trở thành ngƣời có ích cho xã hội để không phụ công
dƣỡng dục của Ba Má.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
* Ban giám hiệu Trƣờng Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban Chủ
Nhiệm Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học cùng tất cả các quý thầy cô đã tận tụy
truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại
trƣờng.
* ThS. Hồ Thị Nga, BSTY. Nguyễn Kiên Cƣờng, đã trực tiếp hƣớng dẫn và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp.
* PGS.TS. Trần Thị Dân, KS. Nguyễn Văn Út đã giúp đỡ cũng nhƣ động viên
lúc tôi gặp khó khăn.
* TS. Dƣơng Nguyên Khang cùng các thầy cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y đã tạo
mọi điều kiện để tôi hoàn thành tốt đề tài.
* Thầy Đinh Xuân Phát, Cô Quách Tuyết Anh đã dành thời gian quý báu để
cung cấp cho tôi những tài liệu, kinh nghiệm quý báu.
* Cùng toàn thể lớp CNSH29 đã hỗ trợ, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt
thời gian học tập tại trƣờng.
Sinh viên thực hiện
MAI MINH MẪN
iv
TÓM TẮT
MAI MINH MẪN, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Tháng 8/2007.
“BƢỚC ĐẦU XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHUỘM NHIỄM SẮC THỂ
TRÊN TẾ BÀO MÁU THỎ”
Giáo viên hƣớng dẫn:
ThS. Hồ Thị Nga
BSTY. Nguyễn Kiên Cƣờng
Đề tài đƣợc thực hiện tại Phòng thí nghiệm Sinh lý Khoa Chăn Nuôi Thú Y,
Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh trên đối tƣợng thỏ.
Nhiễm sắc thể là yếu tố ảnh hƣởng đến sự di truyền của một giống loài. Xây
dựng đƣợc kiểu nhân của một loài là bƣớc đầu cho việc nghiên cứu sâu hơn về cơ
chế di truyền của loài đó. Phƣơng pháp hiệu quả nhất trong nghiên cứu kiểu nhân là
nuôi cấy tế bào bạch cầu của máu và nhuộm.
Máu thỏ nuôi cấy với hai liều lƣợng là 0,4 ml và 1 ml trong môi trƣờng
RPMI 1640 có bổ sung một số chất giúp cho sự sinh trƣởng và phát triển tế bào nhƣ
huyết thanh phôi bò (FBS), Pokeweed (lectin), kháng sinh antimycotic – antibiotic.
Mẫu máu đƣợc nuôi cấy chủ yếu bằng chai Rough trong 72 giờ ở 37 0C trong tủ ấm
CO2. Sau 72 giờ, cho thêm 40 µl colcemid vào môi trƣờng và ủ theo ba mức thời
gian 20 phút, 40 phút và 60 phút trƣớc khi xử lý để nhuộm. Bên cạnh đó ống
nghiệm 15 ml cũng đƣợc sử dụng để nuôi cấy thử nghiệm.
Kết quả cho thấy khi nuôi cấy 1ml máu thỏ với môi trƣờng RPMI 1640
trong 72 giờ ở 37 0C và ủ với colcemid trong thời gian 60 phút thì thu đƣợc tế bào ở
giai đoạn trung kỳ nhiều nhất. Ngoài ra, khi nuôi cấy máu thỏ với ống nghiệm 15 ml
vẫn thu đƣợc các tế bào ở giai đoạn trung kỳ. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn chƣa xây
dựng đƣợc kiểu nhân (karyotype) của bộ nhiễm sắc thể thỏ do nhiễm sắc thể chƣa
trãi đều khi nhuộm.
v
SUMMARY
MAI MINH MAN, Nong Lam University, August 2007.
“THE INITIAL STEP OF SETTING UP STAINING RABBIT
PERIPHERAL BLOOD CHROMOSOME PROCESS”
Supervisors
HO THI NGA, MSc
NGUYEN KIEN CUONG, DMV
A study was carried out on rabbit chromosome at physiology laboratory of
Faculty of Animal Science and Veterinary Medicine, Nong Lam University Ho Chi
Minh City.
Chromosome is an element which affects the species genetics. Setting up
karyotype of species is the initial step of researching extendedly into species’
genetic mechanism. The most effective researching karyotype method is that
culturing and staining lymphocyte.
Rabbit peripheral blood (anticoagulated by heparin) was cultured with two
dosages, 0,4 ml and 1 ml. It was cultured in RPMI 1640 medium which
supplements some mitogenic agents: fetal bovine serum (FBS), pokeweed (lectin),
antimycotic – antibiotic.
Blood cell was cultured primarily in Rough vase for 72 hours at 37
0
C. In
addition, 15 ml falcon tubes were also used to culture. After 72 hours, we added
colcemid to medium and incubate in 20 min, 40 min and 60 min before the cell was
fixed.
The best result was that culturing 1 ml rabbit peripheral blood and
incubating with colcemid in 60 min. Besides, the cells also grew and divided when
they were cultured in 15 ml falcon tubes. So that, we could replace Rough vase with
15 ml falcon tubes in culturing blood leukocytes. However, we haven’t established
rabbit karyotype yet because chromosome didn’t spread on slides.
vi
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ ...................................................................................................... iii
Tóm tắt ............................................................................................................ iv
Summary .......................................................................................................... v
Mục lục ............................................................................................................ vi
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................. ix
Danh sách các bảng ......................................................................................... x
Danh sách các hình ........................................................................................ xi
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu và yêu cầu ..................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu ................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................... 2
Chƣơng 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3
2.1 Tổng quan về thỏ .......................................................................................... 3
2.1.1 Phân loài ................................................................................................. 3
2.1.2 Một số đặc điểm sinh lý ......................................................................... 3
2.1.3 Đặc điểm của máu thỏ ............................................................................ 3
2.2 Nhiễm sắc thể ............................................................................................... 4
2.2.1 Khái niệm ............................................................................................... 4
2.2.2 Hình thái và kích thƣớc .......................................................................... 4
2.2.3 Số lƣợng nhiễm sắc thể .......................................................................... 5
2.2.4 Cấu trúc nhiễm sắc thể ........................................................................... 6
2.2.4.1 Cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể ......... ………………………….6
2.2.4.2 Cấu trúc siêu vi của nhiễm sắc thể ................................................... 8
2.3 Chu Kỳ sống của tế bào ............................................................................... 9
2.3.1 Gian kỳ ................................................................................................... 9
vii
2.3.1.1 Pha G1 ............................................................................................ 10
2.3.1.2 Pha S ............................................................................................... 10
2.3.1.3 Pha G2 ............................................................................................ 10
2.3.1.4 Phân bào ......................................................................................... 10
2.3.2 Nguyên phân ........................................................................................ 11
2.3.2.1 Đặc điểm của nguyên phân ............................................................ 11
2.3.2.2 Các kỳ của phân bào ...................................................................... 12
2.4 Sơ lƣợc các kỹ thuật nghiên cứu nhiễm sắc thể ........................................ 14
2.4.1 Kỹ thuật splash ..................................................................................... 14
2.4.2 Kỹ thuật squash .................................................................................... 16
2.5 Nghiên cứu về kiểu nhân nhiễm sắc thể thỏ .............................................. 16
Chƣơng 3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ........................... 20
3.1 Thời gian và địa điểm................................................................................. 20
3.2 Đối tƣợng ................................................................................................... 20
3.3 Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 20
3.4 Vật liệu và hóa chất .................................................................................... 20
3.4.1 Thiết bị ................................................................................................. 20
3.4.2 Dụng cụ ................................................................................................ 21
3.4.3 Hóa chất ............................................................................................... 21
3.5 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................ 23
3.5.1 Thí nghiệm 1 ........................................................................................ 23
3.5.2 Thí nghiệm 2 ........................................................................................ 23
3.5.3 Thí nghiệm 3 ........................................................................................ 24
3.5.4 Chỉ tiêu quan sát ................................................................................... 24
3.6 Phƣơng pháp tiến hành ............................................................................... 24
3.6.1 Phƣơng pháp lấy máu thỏ..................................................................... 24
3.6.1.1 Phƣơng pháp lấy máu tim .............................................................. 24
3.6.1.2 Phƣơng pháp lấy máu động mạch tai ............................................. 24
3.6.2 Phƣơng pháp nuôi cấy tế bào máu .......................................................... 25
viii
3.6.3 Kỹ thuật nhuộm nhiễm sắc thể ................................................................ 26
3.6.3.1 Kỹ thuật trãi đều nhiễm sắc thể ...................................................... 26
3.6.3.1 Nhuộm nhiễm sắc thể với giemsa .................................................. 27
3.7 Xử lý số liệu ............................................................................................... 27
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 28
4.1 Kết quả nhuộm theo thời gian ủ với colcemid ........................................... 28
4.2 Kết quả nhuộm theo lƣợng máu nuôi cấy .................................................. 29
4.3 Kết quả nuôi cấy thử nghiệm trên ống ly tâm 15ml ................................... 31
4.4 Một số nguyên nhân ảnh hƣởng tới kết nuôi cấy và nhuộm ...................... 35
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 38
5.1 Kết luận ...................................................................................................... 38
5.2 Đề nghị ....................................................................................................... 38
CHƢƠNG 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 39
ix
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADN Acid deoxyribonucleotide
ARN Acid ribonucleotide
Ctv Cộng tác viên
IU International unit
FBS Fetal bovine serum
NST Nhiễm sắc thể
PHA Phytohemaglutinin
PBS Phosphate buffer saline
x
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Số lƣợng nhiễm sắc thể của một số loài ................................................ 5
Bảng 1.2 Đặc điểm các băng trên nhiễm sắc thể thể........................................... 17
Bảng 3.1 Môi trƣờng nuôi cấy 0,4 và 1 ml máu ................................................ 22
Bảng 4.1 Kết quả nhuộm theo thời gian ủ với colcemid..................................... 28
Bảng 4.2 Kết quả nhuộm theo lƣợng máu nuôi cấy ............................................ 30
Bảng 4.3 Kết quả nuôi cấy trên chai Rough và ống nghiệm 15 ml .................... 32
xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Nhiễm sắc thể ......................................................................................... 4
Hình 2.2 Cấu trúc nhiễm sắc thể ........................................................................... 6
Hình 2.3 Các kiểu hình nhiễm sắc thể ................................................................... 7
Hình 2.4 Cấu trúc siêu vi và phân tử của nhiễm sắc thể ........................................ 8
Hình 2.5 Chu kỳ phân chia tế bào .......................................................................... 9
Hình 2.6 Quá trình nguyên phân giảm nhiễm ...................................................... 13
Hình 2.7 Kiểu nhân tế bào thỏ đực ...................................................................... 19
Hình 3.1 Phƣơng pháp lấy máu động mạch tai .................................................... 25
Hình 3.2 Nuôi cấy tế bào bạch cầu ...................................................................... 26
Hình 4.1 Nhiễm sắc thể nhuộm với giemsa ......................................................... 33
Hình 4.2 Hình dạng nhiễm sắc thể thỏ ................................................................. 33
Hình 4.3 Chu kỳ phân chia của tế bào bạch cầu .................................................. 34
Hình 4.4 Nhân tế bào bạch cầu thỏ chƣa vỡ ........................................................ 36
Hình 4.5 Nhiễm sắc thể không trải đều trên phiến kính ...................................... 37
1
Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống. Trong tế bào có chứa các
bào quan và nhân. Nhân tế bào là cấu thành bắt buộc của tế bào eukaryote, vì trong
nhân có chứa nhiễm sắc thể (NST), là cấu trúc mang vật chất di truyền ADN (acid
deoxyribonucleotide) của tế bào và cơ thể. Nhiễm sắc thể đƣợc quan sát đầu tiên bởi
Nageli năm 1842, nhƣng đến năm 1888, NST mới đƣợc Waldeyer đặt tên là
“chromosome” (“chromo” có nghĩa bắt màu nhuộm và “some” nghĩa là một thể)
(Eldridge, 1985). Nhiễm sắc thể đóng vai trò rất quan trọng trong di truyền của các
loài, một yếu tố quyết định cho sự tiến hóa hay suy thoái của giống nòi.
Có thể nói hơn 100 năm qua, chƣa có một cấu trúc sinh học nào nhƣ NST
đã đƣợc nhiều phòng thí nghiệm, nhiều nhà nghiên cứu, nhiều phƣơng tiện kỹ thuật
và kinh phí để nghiên cứu. Mục đích cuối cùng là làm sáng tỏ cấu trúc phân tử, siêu
vi thể cũng nhƣ cơ chế hoạt động của chúng trong tế bào. Một trong những kỹ thuật
nghiên cứu NST rất cổ điển nhƣng rất hiệu quả đó là phƣơng pháp nhuộm.
Với phƣơng pháp nhuộm, chúng ta có thể nghiên cứu đƣợc kiểu nhân
(karyotype) của một loài nào đó. Mà việc sử dụng bảng đồ kiểu nhân có tầm quan
trọng trong nghiên cứu di truyền tế bào, trong y học lâm sàng chẩn đoán bệnh di
truyền, bệnh ung thƣ, trong phân loại học cũng nhƣ trong công tác chọn giống cây
trồng và vật nuôi. Do đó tìm ra một quy trình nhuộm NST tối ƣu để nghiên cứu kiểu
nhân trong tế bào là điều rất cần thiết.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, đƣợc sự phân công của Bộ môn Công Nghệ
Sinh Học Trƣờng Đại Học Nông Lâm cùng với sự giúp đỡ của Khoa Chăn Nuôi
Thú Y, chúng tôi thực hiện đề tài “Bƣớc đầu xây dựng quy trình nhuộm nhiễm
sắc thể trên tế bào máu thỏ”, để tạo cơ sở cho việc xây dựng kiểu nhân hoàn chỉnh
của thỏ, góp phần ứng dụng cho những nghiên cứu sau này.
2
1.2 Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu
Xây dựng quy trình nhuộm nhiễm sắc thể tế bào bạch cầu trong máu thỏ.
1.2.2 Yêu cầu
- Thu nhận và nuôi cấy tế bào bạch cầu thỏ đạt giai đoạn trung kỳ.
- Thử nghiệm quy trình nhuộm ở các mức thời gian ủ khác nhau.
- Thử nghiệm quy trình nhuộm với lƣợng máu nuôi cấy khác nhau.
- Thử nghiệm nuôi cấy tế bào máu thỏ trên ống nghiệm 15 ml.
3
Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về thỏ
Thỏ có nguồn gốc từ thỏ rừng, đã đƣợc con ngƣời thuần hoá hơn 1000 năm
trƣớc công nguyên và trở thành thỏ nhà với tên khoa học là Oryctolagus Cesnoaclus
Domesticies.
2.1.1 Phân loài
־ Bộ gặm nhấm: Rodentia
־ Lớp: Lagomorpha
־ Loài: Orgctolagus
־ Họ thỏ: Leporides
2.1.2 Một số đặc điểm sinh lý
־ Thân nhiệt: 39,50C (biến động từ 30 – 410C)
־ Nhịp tim: 120 - 160 lần/phút
־ Tần số hô hấp: 60 - 90 lần/phút
־ Nhiệt độ môi trƣờng thích hợp khoảng: 20 – 250C
2.1.3 Đặc điểm của máu thỏ
Lƣợng máu của thỏ chiếm khoảng 5,5% so với trọng lƣợng cơ thể. Thành
phần máu gồm huyết tƣơng và tế bào máu. Huyết tƣơng chiếm 60% thể tích, gồm
huyết thanh và chất sinh sợi huyết. Huyết tƣơng có vai trò vận chuyển chất hữu cơ
và vô cơ trong cơ thể (Dƣơng Nguyên Khang, 2006).
Máu có ba loại tế bào là hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. Số lƣợng hồng cầu
khoảng từ 6 – 6,5 triệu trong 1 mm3 máu, chiếm hơn 90% tế bào máu. Hồng cầu có
vai trò vận chuyển O2 và CO2, điều hòa pH.
Số lƣợng tiểu cầu khoảng 300.000 trong 1 mm3 máu. Tiểu cầu khi vỡ sẽ
sinh ra enzyme thrombokinase có tác dụng làm đông máu. Khi nuôi cấy tế bào máu,
ngƣời ta dùng heparin để kháng lại cơ chế đông máu. Heparin có trong đại thực bào
của gan, phổi và bạch cầu ƣa base, chúng không gây độc đối với tế bào.
4
Bạch cầu giữ nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, số lƣợng bạch cầu ở thỏ khoảng
7.600 trong 1mm
3
máu (Trịnh Văn Thịnh, 1978). Bạch cầu gồm hai nhóm: bạch cầu
có hạt và bạch cầu không hạt. Bạch cầu có hạt gồm: trung tính, acid và base. Bạch
cầu không hạt gồm: đơn nhân lớn và lympho. Trong đó, bạch cầu lympho có khả
năng phân chia nhanh và nhiều nhất trong nuôi cấy in vitro (Eldridge, 1985).
2.2 Nhiễm sắc thể
2.2.1 Khái niệm
Nhiễm sắc thể (NST) là những cấu trúc hiển vi trong nhân tế bào, cấu tạo
chủ yếu từ DNA và protein histon, có khả năng tự nhân đôi và biến đổi hình thái
cấu trúc theo qui luật trong các quá trình phân bào.
Nhiễm sắc thể tồn tại trong nhân tế bào soma thành từng cặp đồng dạng,
trong đó một NST có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ. Trong các tế bào
bình thƣờng mỗi NST gồm 2 nhiễm sắc tử (chromatid), còn trong các giao tử NST
đơn bội ở dạng một nhiễm sắc tử. Mỗi loài bình thƣờng có bộ NST lƣỡng bội (2n)
đặc trƣng về số lƣợng, hình thái, cấu trúc và ổn định tƣơng đối qua các thế hệ. Kiểu
nhân (karyotype) là thuật ngữ dùng chỉ số lƣợng và hình dạng của các NST chuyên
biệt cho mỗi loài.
Hình 2.1 Nhiễm sắc thể
(Nguồn
2.2.2 Hình thái và kích thƣớc
Nhiễm sắc thể quan sát ở trung kỳ thƣờng có hình dạng chấm hoặc hình
que, thƣờng có kích thƣớc đƣờng kính khoảng 0,2 µm đến 3 µm và chiều dài chiều
dài khoảng 0,2 µm đến 50 µm. Về kích thƣớc ở các tế bào khác nhau thì không
giống nhau, nhƣng chúng đặc trƣng cho các tế bào và cá thể của cùng một loài.
5
Tuy nhiên, các mô khác nhau của cùng một cơ thể có sự biến đổi hình dạng
và kích thƣớc NST để thích nghi với chức năng của một giai đoạn phát triển
(Nguyễn Nhƣ Hiền, 2005).
2.2.3 Số lƣợng nhiễm sắc thể
Số lƣợng nhiễm sắc thể là một chỉ tiêu đặc trƣng cho loài. Theo quy luật
chung, mỗi một cá thể cùng một loài có số lƣợng NST đặc trƣng cho loài đó.
Không thể dựa vào số lƣợng NST để đánh giá mức độ tiến hóa của các loài.
Cũng giống nhƣ hàm lƣợng DNA, tuy có tính ổn định loài nhƣng chƣa thể hiện tính
logic của bậc thang tiến hóa. Vấn đề là cần phải xem xét mức độ tổ chức và hoạt
động của hệ gen trong DNA và trong NST.
Bảng 1.1 Số lƣợng nhiễm sắc thể của một số loài (Eldridge, 1985)
Ngƣời (Homo sapiens) 2n = 46
Thỏ (Oryctolagus cuniculus) 2n = 44
Cừu (Ovis aries) 2n = 54
Chó (Canis familiaris) 2n = 78
Mèo (Felis catus) 2n = 38
Ngựa (Equus asinus) 2n = 62
Vịt (Anas platyrhyncha) 2n = 80
Heo (Sus scrola) 2n = 38
Số lƣợng nhiễm sắc thể còn đặc trƣng cho bộ NST. Gồm các bộ:
Bộ nguyên bội (monoploid) đƣợc ký hiệu là x, từ đó khởi nguyên hình
thành các bộ đơn bội, lƣỡng bội, đa bội.
Bộ đơn bội (haploid) ký hiệu là n, đặc trƣng cho các tế bào, cơ thể đơn
bội và các tế bào sinh dục trƣởng thành ở loài sinh sản hữu tính.
Bộ lƣỡng bội (diploid) ký hiệu 2n, đặc trƣng cho các tế bào và cơ thể
lƣỡng bội. Bộ lƣỡng bội đƣợc hình thành do sự kết hợp hai bộ đơn bội.
Bộ đa bội (polyploid) đặc trƣng cho tế bào và cơ thể đa bội. Số NST
đƣợc tăng lên theo bội số của n khởi nguyên.
6
2.2.4 Cấu trúc nhiễm sắc thể
2.2.4.1 Cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể
a) Nhiễm sắc thể thƣờng và nhiễm sắc thể giới tính
Trong bộ lƣỡng bội (2n) thƣờng tồn tại nhiều cặp tƣơng đồng giống nhau về
hình dạng, kích thƣớc đƣợc gọi là NST thƣờng (autosome). Ngoài ra còn có 1 cặp
NST trong đó 2 thành viên khác nhau về hình dạng, kích thƣớc hoặc trạng thái hoạt
động đƣợc gọi là NST giới tính (sex chromosome).
Hình 2.2 Cấu trúc nhiễm sắc thể
(Nguồn
b) Centromere
Centromere là cấu trúc định khu trên chiều dọc NST ở vùng đƣợc gọi là eo
thƣa cấp một. Centromere là vùng phân hóa của NST có vai trò đính kết hai nhiễm
sắc tử với nhau, đồng thời giúp cho nhiễm sắc tử phân ly khỏi nhau và di chuyển về
hai cực của tế bào nhờ các sợi của thoi vô sắc.
Centromere chia NST thành 2 vế, chiều của 2 vế phụ thuộc vào vị trí
centromere. Ngƣời ta thành lập chỉ số centromere (centromere index – Ic) để xác
định vị trí của centromere và các kiểu hình NST.
P: chiều dài vế ngắn.
Q: chiều dài vế dài.
7
Theo Eldridge (1985), nhiễm sắc thể có các kiểu hình sau:
־ Acrocentric có centromere ở rất gần điểm tận cùng nhiễm sắc.
־ Telocentric có centromere ở ngay điểm tận cùng nhiễm sắc thể.
־ Subtelocentric có centromere nằm gần điểm tận cùng nhiễm sắc thể.
־ Submetacentric có centromere ở gần chính giữa (Q > P).
־ Metacentric có centromere ở chính giữa chia 2 vế bằng nhau (P = Q).
Có một số tranh luận khoa học về kiểu hình nhiễm sắc thể. Ngƣời ta tự hỏi
telocentric có thật hay không. Một số nghiên cứu chứng minh rằng telocentric thật
sự tồn tại, centromere của telocentric có dính một lƣợng rất nhỏ chất nhiễm sắc mà
chúng ta khó xác định đƣợc.
Hình 2.3 Các kiểu hình nhiễm sắc thể
(Nguồn
c) Telomere
Mỗi nhiễm sắc thể chứa một phân tử ADN liên kết với protein tạo thành các
sợi NST xoắn, gấp khúc chạy suốt NST. Đầu tận cùng của phân tử ADN ở đầu tận
cùng của NST gọi là telomere. Những dẫn liệu về cấu trúc phân tử đã chứng minh
rằng telomere có ba chức năng quan trọng:
־ Ngăn cản không cho enzyme deoxiribonuclease phân giải đầu tận
cùng của phân tử ADN
־ Ngăn cản không cho NST trong bộ kết dính nhau
־ Tạo thuận lợi cho tái bản ADN ở phần đầu cuối của phân tử
Telomere có cấu trúc và thành phần đặc thù gồm những đoạn lặp nucleotid,
tuy khác nhau ở các loài nhƣng thƣờng thể hiện theo phƣơng thức 5’ – T1-4 A0-1 G1-8
– 3’. Ví dụ ở ngƣời cũng nhƣ động vật có xƣơng sống có đoạn lặp lại là TTAGGG,
ở thực vật arabidopsis thaliana có đoạn lặp lại là TTTAGGG.
8
2.2.4.2 Cấu trúc siêu vi của nhiễm sắc thể
a) Sợi nucleosome
Trong nhiễm sắc thể, ADN liên kết với protein tạo nên cấu trúc sợi xoắn
nhiều cấp, đƣợc gọi là sợi nhiễm sắc. Sợi nhiễm sắc cơ bản có đƣờng kính 11 nm, là
chuỗi hạt cƣờm, đƣợc gọi là sợi nucleosome. Mỗi hạt cƣờm là một nucleosome có
kích thƣớc 11 nm dạng khúc giò gồm lõi đƣợc cấu tạo bởi 8 phân tử histon (2 H2A,
2 H2B, 2 H3, và 2 H4), sợi xoắn kép ADN cuốn xung quanh lõi histon với 1,75 vòng
(chứa khoảng 146 cặp nucleotid). Các nucleosome nối nhau qua sợi xoắn kép ADN
dài khoảng 60 nucleotid.
Các sợi nucleosome gấp khúc, cuộn lại nhờ các histon H1, mỗi cuộn gồm
sáu nucleosome, để tạo thành các sợi nhiễm sắc lớn hơn có đƣờng kính 30nm, đƣợc
gọi là sợi solenoid.
b) Các cấp độ cấu trúc nhiễm sắc thể
Sợi solenoid sẽ gấp khúc tạo nên các vòng bên (looped domains) chứa
khoảng 20.000 – 80.000 cặp nucleotid và có kích thƣớc khoảng 300nm. Các sợi 300
nm sẽ cuộn lại tạo nên các sợi nhiễm sắc ở cấp độ lớn hơn từ 700nm đến 1400nm
tức là các nhiễm sắc tử. Ngoài protein histon, trong NST còn có nhiều protein axit
có vai trò điều hòa hoạt động của gen.
Hình 2.4 Cấu trúc siêu vi và phân tử của nhiễm sắc thể
(Nguồn
9
2.3 Chu kỳ sống của tế bào
Chu kỳ sống của tế bào là thời gian diễn ra kể từ thời điểm tế bào đƣợc hình
thành nhờ phân bào của tế bào mẹ và kết thức sự phân bào hình thành tế bào mới.
Ngƣời ta chia chu kỳ tế bào ra hai thời kỳ chính: gian kỳ (interphase), kỳ phân bào
(mitosis). Thời gian của một chu kỳ sống của tế bào động vật rất dài, từ 20 đến 40
giờ.
Hình 2.5 Chu kỳ phân chia tế bào
(Nguồn
2.3.1 Gian kỳ
Trong gian kỳ tế bào thực hiện các chức năng trao đổi chất, các hoạt động
sống khác nhau nhƣ tổng hợp các ARN (acid ribonucleotide) và ADN, protein và
các enzyme chuẩn bị cho sự phân bào. Tùy theo đặc điểm chức năng ngƣời ta chia
tế bào gian kỳ ra làm ba giai đoạn hay pha liên tiếp nhau: giai đoạn G1 (gap 1), giai
đoạn S (synthesis) và giai đoạn G2 (gap 2). Thời gian tế bào ở giai đoạn gian kỳ rất
dài, chiếm hơn 90% thời gian chu kỳ sống của tế bào. Thời gian này tùy thuộc vào
thời gian của 3 pha G1 + S + G2, đặc biệt tùy thuộc vào G1. Vì ở các tế bào khác
nhau thì thời gian G1 là rất khác nhau, còn giai đoạn S và G2 tƣơng đối ổn định
(Eldridge, 1985).
Ví dụ ở tế bào chuột, thời gian ở G1 là 9,5 giờ, S 7,5 giờ, G2 là 1 giờ và
thời gian ở kỳ phân bào 45,5 phút. Vậy thời gian tế bào chuột ở giai đoạn gian kỳ
chiếm hơn 95% thời gian của một chu kỳ sống ở tế bào chuột.
10
2.3.1.1 Pha G1
Pha G1 tiếp ngay sau phân bào, là pha đầu tiên của tế bào con. Thời gian
của G1 kéo dài từ ngay sau khi tế bào tạo thành do phân bào, cho đến khi bắt đầu
pha S là pha tổng hợp ADN.
Vào cuối pha G1 có một thời điểm đƣợc gọi là điểm hạn định (restriction
point), điểm R. Nếu tế bào vƣợt qua điểm R, chúng tiếp tục đi vào pha S. Trong
nuôi cấy tế bào, tế bào có vƣợt qua điểm hạn định hay không phụ thuộc rất nhiều
vào điều kiện một trƣờng. Nhân tố điều chỉnh thời điểm R là hệ protein phức tạp
trong đó có các cyclin và kinase. Đối với các tế bào biệt hóa thì tế bào không vƣợt
qua R mà đi vào quá trình biệt hóa tế bào.
2.3.1.2 Pha S
Pha S là pha tiếp theo pha G1, đƣợc gọi là pha tổng hợp ADN vì chính
trong pha này xảy ra sự tái bản ADN và nhân đôi số lƣợng NST của tế bào. Vào
cuối pha G1, tế bào tổng hợp một loại protein đặc trƣng là cylin A và nhanh chóng
tích lũy trong nhân tế bào. Protein cyclin A cùng với enzyme kinase sẽ xúc tiến sự
tái bản ADN. Protein cyclin A tác động cho tới cuối pha S thì biến mất. Thời gian
kéo dài của pha S ở đa số tế bào nhân thực tƣơng đối ổn định từ 6 – 8 giờ.
2.3.1.2 Pha G2
Tiếp theo S là pha G2, thời gian của G2 ngắn từ 1 – 4 giờ. Trong pha G2,
các ARN và protein đƣợc tổng hợp chuẩn bị cho sự phân bào. Cuối pha G2 một
protein đƣợc tổng hợp là cyclin b đƣợc tích lũy trong nhân cho đến tiền kỳ phân
bào. Cyclin b hoạt hóa enzyme kinase tạo thành các vi ống tubulin hình thành các
thoi phân bào.
2.3.1.2 Phân bào
Tiếp theo pha G2 là pha M (mitosis) thời kỳ tế bào mẹ phân chia thành hai
tế bào con. Sự phân bào là phƣơng thức sinh sản của tế bào, và là phƣơng thức tế
bào mẹ truyền thông tin di truyền chứa DNA cho hai tế bào con. Ngƣời ta phân biệt
bốn dạng phân bào sau: nguyên phân, giảm phân, trực phân, nội phân.
11
2.3.2 Nguyên phân
2.3.2.1 Đặc điểm của nguyên phân
Nguyên phân hay còn đƣợc gọi là phân bào nguyên nhiễm, xảy ra trong pha
M của chu trình tế bào, tiếp ngay sau pha G2. Qua M, tế bào mẹ sau khi đã đi qua
pha S sẽ tạo hai tế bào con, mỗi tế bào con mang bộ máy di truyền giống hệt tế bào
mẹ. Hiện tƣợng này đƣợc phát hiện đầu tiên bởi Strasburger và Flemming từ những
năm 1882, khi quan sát thấy các cấu trúc sợi nên đặt tên là phân bào có tơ (Nguyễn
nhƣ hiền, 2005).
2.3.2.2 Các kỳ của phân bào
a) Tiền kỳ (prophase)
Tiền kỳ đƣợc tiếp theo sau pha G2 của gian kỳ. Rất khó phân biệt một cách
chính xác điểm chuyển tiếp này, các hiện tƣợng đặc trƣng cho tiền kỳ là:
Hình thành nhiễm sắc thể: chất nhiễm sắc ở gian kỳ bao gồm các sợi nhiễm
sắc đã đƣợc nhân đôi qua pha S, trở nên xoắn và cô đặc lại, hình thành các NST
thấy rõ dƣới kính hiển vi thƣờng, mà số lƣợng, hình thái đặc trƣng cho loài.
Màng hạch nhân có nhiều thay đổi: hạch nhân giảm thể tích, phân rã và
biến mất. Màng nhân đứt thành nhiều đoạn và biến thành các bóng không bào bé
phân tán trong tế bào chất.
Hình thành bộ máy phân bào: qua pha S, trung tử nhân đôi tạo thành 2 đôi
trung tử con, do sự hoạt hóa của các chất quanh trung tử, các đơn hợp tubulin trong
tế bào hợp tạo thành các vi ống tubulin. Các vi ống phóng xạ quanh trung tử tạo
thành sao phân bào, hai sao di chuyển về hai cực của tế bào. Giữa hai sao, các vi
ống phát triển sắp xếp thành hệ thống ống có dạng hình thoi, đƣợc gọi là thoi phân
bào hay thoi vô sắc. Cấu tạo nên thoi có hai dạng vi ống: vi ống cực và vi ống tâm
động. Đến cuối tiền kỳ, khi màng nhân biến mất thì bộ máy thoi với hai sao đƣợc
hình thành.
Tiền kỳ chiếm thời gian nhiều nhất trong kỳ nguyên phân. Ở tế bào động
vật, tiền kỳ chiếm hơn 50 % thời gian trong giai đoạn tế bào phân chia (Eldridge,
1985).
12
b) Trung kỳ sớm (prometaphase)
Bắt đầu khi màng nhân tiêu biến thành các bong bóng nhỏ phân tán trong tế
bào chất quanh thoi phân bào. Khi vùng nhân biến mất thì thoi vô sắc di chuyển
chiếm ngay vị trí trung tâm. Lúc này centromere đƣợc phân hóa thành 2 cấu trúc
đƣợc gọi là tâm động có kích thƣớc khoảng 1 µm. Thông qua tâm động, NST đƣợc
đính với các sợi tâm động của thoi.
c) Trung kỳ (metaphase)
Đối với tế bào động vật, thời gian tế bào ở giai đoạn trung kỳ rất ngắn, chỉ
kéo dài từ năm đến bảy phút (Eldridge, 1985). Trong giai đoạn này, nhiễm sắc thể
xoắn, cô đặc, co ngắn tối đa và sắp xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, tạo
nên tấm trung kỳ. Tấm trung kỳ nằm thẳng góc với trục dọc của thoi. Đây cũng là
thời điểm có thể quan sát hình dạng, số lƣợng NST rõ nhất. Vì thế ngƣời ta thƣờng
tập trung vào giai đoạn này để nghiên cứu kiểu nhân hay đặc điểm NST của mỗi
loài.
d) Hậu kỳ (anaphase)
Nhiễm sắc thể tách đôi và rời khỏi nhau tạo thành hai NST con độc lập.
Nhiễm sắc thể con di chuyển về 2 cực nhờ sự co ngắn của sợi tâm động, phối hợp
với sự kéo dài của các sợi cực và hẹp lại của thoi.
e) Mạt kỳ (telophase)
Trong kỳ này, các NST con đã di chuyển đến hai cực, giãn xoắn, dài ra và
biến dạng thành chất nhiễm sắc. Hạch nhân đƣợc tái tạo, hình thành 2 nhân con
trong khối tế bào chất chung.
Quá trình phân chia tế bào chất của tế bào bắt đầu từ cuối hậu kỳ hoặc đầu
mạt kỳ và diễn ra suốt mạt kỳ. Sự phân chia này bắt đầu bởi sự hình thành một eo
thắt, đƣợc cấu tạo bởi các vòng vi sợi actin nằm giữa hai nhân con. Khi vòng vi sợi
actin co rút kéo theo phần màng sinh chất lõm thắt vào trung tâm, và khi màng nối
với nhau sẽ phân tách tế bào chất thành 2 nửa, mỗi nửa chứa một nhân con. Mặt
phẳng phân cắt tế bào chất thẳng góc với trục của thoi phân bào.
13
Hình 2.6 Quá trình nguyên phân giảm nhiễm
(Nguồn
14
2.4 Sơ lƣợc các kỹ thuật nghiên cứu nhiễm sắc thể
Cơ chế chung của việc nghiên cứu kiểu nhân là giải phóng NST ở các tế
bào, mô ở giai đoạn trung kỳ. Sau đó tiến hành nhuộm để quan sát hình thái, cấu
trúc, số lƣợng cũng nhƣ những băng vạch trên nhiễm sắc thể. Có hai kỹ thuật dựa
trên cơ chế này để nghiên cứu NST là kỹ thuật splash và kỹ thuật squash.
2.4.1 Kỹ thuật splash
Kỹ thuật này đã đƣợc ứng dụng nghiên cứu nhiễm sắc thể từ rất lâu. Cơ chế
của kỹ thuật này theo đúng theo tên gọi của nó là “splash” có nghĩa là “bắn” hay
“văng”. Với kỹ thuật này, màng tế bào sẽ bị phá hủy, những giọt dịch chứa nhân
của tế bào sẽ đƣợc cho rơi từ một độ cao thích hợp lên một mặt phẳng, nhờ điều này
mà nhiễm sắc thể bị bắn ra khỏi nhân và trải đều trên phiến kính. Ta có thể tiến
hành nhuộm và quan sát nhiễm sắc thể. Kỹ thuật này đơn giản, đáng tin cậy và đƣợc
ứng dụng trên các nguồn tế bào nhƣ:
a) Tế bào in vivo
Kỹ thuật splash đƣợc ứng dụng kỹ thuật đƣợc thực hiện đầu tiên ở các mô,
tế bào phân chia nhanh trong in vivo để nghiên cứu về NST. Những mô, tế bào có
thể sử dụng nghiên cứu nhiễm sắc thể ngay nhƣ: rễ ở thực vật, hay tủy xƣơng, tế
bào lách, biểu mô ruột ở động vật hữu nhũ, lƣỡng cƣ và chim (Herbert, 1993).
Những mẫu mô này đƣợc ngâm trong những hỗn hợp dung môi nhƣ metanol – acid
acetic để cố định mẫu, sau đó mẫu đƣợc nhuộm và bảo quản bởi một lớp papain.
Tuy nhiên phƣơng pháp này chỉ thực hiện đƣợc trên những loài có số lƣợng NST
thấp, đối với những loài nhƣ gia cầm có số lƣợng nhiều thì không có kết quả chính
xác.
b) Tế bào nuôi cấy in vitro
Khắc phục nhƣợc điểm của những tế bào in vivo, kỹ thuật trên sử dùng
nguồn tế bào đã đƣợc nuôi cấy in vitro để thay thế. Năm 1885, Roux là ngƣời báo
cáo đầu tiên về nuôi cấy tế bào in vitro, hơn 100 năm qua thuật ngữ “nuôi cấy tế
bào” vẫn đƣợc dùng, mặc dù lĩnh vực này đã đƣợc mở rộng từ thập niên 1950 khi
các nhà khoa học đã sử dụng những tế bào nuôi cấy rời (Eldridge, 1985).
15
Những mẫu mô nhƣ tim, da, gan, thận, phổi thƣờng đƣợc sử dụng nuôi cấy
để nghiên cứu kiểu nhân, vì tế bào của những mẫu mô này có thể phát triển và phân
chia mà không cần các tác nhân kích thích đặc biệt (Herbert, 1993). Bên cạnh đó,
ngƣời ta còn nuôi cấy nang noãn hay phôi nang (blastocyst) để nghiên cứu kiểu
nhân (Eldridge, 1985). Tuy nhiên phƣơng pháp này vẫn có một số nhƣợc điểm là:
sự phân chia của tế bào rất chậm và thời gian nuôi cấy tế bào thƣờng theo quy trình
dài ngày từ một đến ba tuần. Bên cạnh đó các mô trên cơ thể rất khó trong việc bảo
quản cũng nhƣ nuôi cấy tế bào, do các tế bào của mô này đòi hỏi phải có môi
trƣờng sinh khiết nhƣ trong cơ thể và tế bào phải bám dính trên một gián thể mới
tồn tại và phát triển đƣợc.
c) Tế bào bạch cầu
Cho tới năm 1960, tế bào bạch cầu chƣa đƣợc dùng để nghiên cứu NST. Vì
ngƣời ta cho rằng tế bào bạch cầu, đặc biệt là tế bào lympho không thể phân chia
khi đã đi vào dòng máu trong cơ thể. Năm 1960, Novell vô tình phát hiện ra
Phytohemagllutinin (PHA) là tác nhân kích thích tế bào bạch cầu phân bào. Nó
đƣợc chiết xuất từ cây đậu đỏ phaseolus vulgaris. Ông đặt tên phytohemaglutinin là
do “phyto” nghĩa là thực vật, “hem” thuộc về máu và “agllutinin” có nghĩa là kết
dính (Eldridge, 1985). Đặc tính của nó là có khả năng làm lắng tụ hồng cầu, nhờ đó
mà tế bào bạch cầu đƣợc tách ra. Chính vì điều này mà làm tế bào bạch cầu, và chủ
yếu là tế bào lympho có khả năng phân chia (Herbert, 1993). Ngày nay, ngƣời ta có
thể sử dụng Pokeweed có thể thay thế cho PHA trong nuôi cấy tế bào bạch cầu. Tuy
nhiên khả năng tác dụng của nó yếu hơn PHA. Pokeweed chỉ áp dụng cho những
loại máu đòi hỏi nồng độ PHA thấp.
Việc phát hiện ra PHA là một bƣớc tiến lớn trong việc nghiên cứu NST, vì
tế bào bạch cầu có những ƣu điểm vƣợt trội so những dòng tế bào trƣớc đây. Thời
gian phát triển của tế bào rất ngắn từ 48 đến 72 giờ, bạch cầu dể tồn tại trong môi
trƣờng nuôi cấy và có khả phát triển tốt trong môi trƣờng huyền phù. Do đó tế bào
bạch cầu đƣợc sử dụng phổ biến trong nghiên cứu NST của các loài vật nuôi nhƣ:
heo, bò, dê, cừu, gà…
16
Khi nuôi cấy in vitro, tế bào bạch cầu đƣợc nuôi cấy trong môi trƣờng dinh
dƣỡng thích hợp có bổ sung chất kích thích phân bào là PHA hoặc Pokeweed. Sau
thời gian nuôi cấy thích hợp, tế bào đƣợc xử lý và cố định trên một mặt phẳng nhất
định và đƣợc nhuộm màu.
Bằng kỹ thuật nhuộm băng nhƣ: nhuộm giemsa, nhuộm huỳnh quang,
nhuộm màu kết hợp với xử lý bằng enzyme, hoặc bằng nhiệt sẽ làm xuất hiện các
băng vạch trên NST, kỹ thuật này đƣợc gọi là “banding”.
Các kỹ thuật banding thƣờng dùng là G-banding, R-banding, C-banding,
Q-banding, T-banding… Sự hiện diện và phân bố các băng trên NST ở trung kỳ có
thể phản ánh kiểu tổ chức thành đơn vị nhóm của sự hoạt hóa gen. Ví dụ: băng C
tƣơng ứng với vùng chứa chứa đoạn ADN lặp lại và liên kết rất chặt với các protein
acid.
2.4.2 Kỹ thuật squash
Một phƣơng pháp khác trong nghiên cứu NST mà nó thƣờng dùng trong
nghiên cứu hệ gen là kỹ thuật squash. Cơ chế của kỹ thuật này rất đơn giản. Các tế
bào hay các mẫu mô nhỏ trên một mặt phẳng cố định, đặt một miếng kính phủ lên
và tác động một lực mạnh lên kính phủ làm màng tế bào và màng nhân vỡ ra, giải
phóng NST. Ƣu điểm của kỹ thuật này là có thể khống chế đƣợc lực tác dụng theo
từng loại các tế bào do đó có thể thu nhận đƣợc nhiều tế bào ở trung kỳ. Kỹ thuật
này đƣợc báo cáo đầu những năm 1930, nó đƣợc nghiên cứu đầu tiên trên NST
ngƣời năm 1944.
2.5 Nghiên cứu về kiểu nhân nhiễm sắc thể thỏ
Năm 1926, Painter là ngƣời đầu tiên báo cáo số lƣợng nhiễm sắc thể thỏ là
2n = 44, sau đó rất nhiều báo cáo về kiểu nhân của thỏ trên nhiều loại tế bào khác
nhau (Kannan và ctv, 2006). Năm 1962, Sarkar và ctv đã nuôi cấy lớp tế bào giác
mạc và mô của phổi, Nicolai và Shaver (1977) sử dụng phôi nang sáu ngày tuổi của
thỏ để nghiên cứu NST. Năm 2002, Hayes đã nguyên cứu kiểu nhân thỏ trên
nguyên sợi bào. Và trong thời gian gần đây đã có những báo cáo về kiểu nhân NST
thỏ trên tế bào bạch cầu nhƣ Parkányi và ctv (2004), Kannan và ctv (2006).
17
Dựa theo vị trí của centromere chia NST thỏ thành bốn dạng metacentric,
submetacentric, subtelocentric và telocentric. Mỗi nhóm đƣợc xếp theo kiểu hình và
chiều dài giảm dần. Theo Ford và ctv (1980), nhiễm sắc thể của thỏ đƣợc nhuộm
theo kỹ thuật G – bading và đã đƣợc Hội nghị Quốc tế giới giới thiệu jiểu nhân nhƣ
sau:
Bảng 1.2 Đặc điểm các băng trên nhiễm sắc thể thỏ
Nhiễm sắc
thể thứ
Đặc điểm
1
p: ba băng tối khoảng cách bằng nhau. Băng trung tâm nổi bật
q: băng tối hẹp kề sát centromere. Hai băng tối gần tâm. Băng trung
tâm rộng, sáng và hai băng tối xa tâm.
2
p: ba băng tối khoảng cách bằng nhau.
q: băng tối hẹp kề centromere. Hai băng tối gần tâm. Hai băng tối xa
tâm.
3
p: băng tối gần tâm. Băng tối xa tâm
q: ba băng tối khoảng cách bằng nhau.
4
p: băng trung tâm tối
q: hai băng trung tâm tối
5
p: băng tối kề sát centromere
q: băng tối gần tâm.
6
p: băng tối gần centromere
q: băng trung tâm tối
7
p: băng trung tâm tối.
q: hai băng tối gần tâm. Băng trung tâm sáng và hai băng tối xa tâm.
8
p: băng tối xa tâm. Băng hẹp gần tâm thỉnh thoảng hiển nhiên
q: ba băng tối có khoảng cách bằng nhau. Băng gần tâm phân hai.
9
p: băng gần tâm tối.
q: băng gần tâm tối có thể phân thành hai. Băng tối xa tâm.
18
10
p: băng rộng, tối kề sát centromere. Băng trung tâm tối.
q: băng tối hẹp gần tâm. Băng tối xa tâm có thể phân thành hai.
11
p: băng trung tâm tối.
q: băng trung tâm tối. Băng xa tâm tối
12
p: băng gần tâm tối.
q: băng sáng kề sát centromere. Hai băng gần tâm tối. Băng trung
tâm tối. Hai băng xa tâm tối.
13
p: băng trung tâm tối.
q: băng tối kề sát centromere. Hai băng trung tâm tối. Xa tâm sáng.
14
p: băng trung tâm tối.
q: hai băng gần tâm tối. Hai băng xa tâm tối.
15
p: băng trung tâm tối.
q: bốn hoặc năm băng tối khoảng cách bằng nhau.
16
p: băng xa tâm tối, hẹp.
q: băng gần tâm tối. Băng xa tâm tối.
17
p: băng trung tâm hẹp, tối.
q: ba băng tối khoảng cách bằng nhau
18
q: băng tối hẹp nằm gần centromere. Băng tối trung tâm có thể tách
làm hai. Băng tối hẹp xa tâm
19
q: băng tối nằm gần centromere. Băng trung tâm tối. Băng tối hẹp xa
tâm
20 q: băng tối nằm gần centromere. Băng tối trung tâm
21 q: băng tối nằm gần centromere. Xa tâm sáng
X
p: băng nằm gần tâm sáng. Băng nằm xa tâm tối
q: băng nằm gần tâm tối. Hai băng tối nằm xa tâm
Y
p: băng tối kéo dài từ gần tâm đến xa tâm
q: có thể không bắt màu nhuộm
19
Parkányi và ctv (2004) sau khi nhuộm bằng kỹ thuật G – banding và xây
dựng kiểu nhân trên NST thỏ cũng đã đƣa ra năm dạng NST thỏ là: metacentric,
submetacentric, subtelocentric, telocentric và acrocentric. Kiểu nhân đƣợc trình bày
bởi Parkányi không có sự khác biệt với kiểu nhân đƣợc Hội đồng Quốc tế đƣa ra. Vì
từ năm 1975, John và Freeman sau rất nhiều nghiên cứu trên kiểu hình nhiễm sắc
thể đã cho rằng kiểu hình acrocentric cũng có thể bao gồm telocentric (Eldridge,
1985). Vì kiểu hình của arcocentric và telocentric đều không nhìn thấy đƣợc nhiễm
sắc chất ở vế ngắn trong giai đoạn trung kỳ của tế bào, còn kiểu hình subtelocentric
có thể thấy đƣợc trong giai đoạn trung kỳ.
(Ford và ctv, 1980) (Parkányi và ctv, 2004)
Hình 2.7 Kiểu nhân của nhiễm sắc thể thỏ đực
20
Chƣơng 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm
־ Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2007.
־ Thỏ đƣợc nuôi tại trại bò Sarec, Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
־ Máu thỏ đƣợc nuôi cấy Phòng Nuôi Cấy Tế Bào và phân tích tại Phòng
Sinh Lý Động Vật, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trƣờng Đại học Nông Lâm Tp.
Hồ Chí Minh.
3.2 Đối tƣợng
Đề tài thực hiện chủ yếu trên máu của thỏ có trọng lƣợng từ 2 – 3 kg.
3.3 Nội dung nghiên cứu
־ Máu thỏ đƣợc lấy và nuôi cấy để thu nhận đƣợc các tế bào lympho ở
trung kỳ, sau đó tiến hành nhuộm với giemsa.
־ Xem mẫu dƣới kính hiển vi để xác định hình dạng NST thỏ.
3.4 Vật liệu và hóa chất
3.4.1 Thiết bị
־ Tủ ấm
־ Tủ ấm CO2
־ Tủ cấy vô trùng
־ Máy ly tâm
־ Kính hiển vi độ có máy chụp ảnh
־ Máy ảnh kỹ thuật số
־ Tủ lạnh -200C
־ Tủ lạnh 40C
־ Cân điện tử
־ Bồn ủ nhiệt
־ Máy vi tính
21
3.4.2 Dụng cụ
־ Micro pipette loại 100 - 1000 μl, 10 - 100 μl
־ Đầu típ tƣơng ứng với các loại micro pipette
־ Ống nghiệm 15ml, chai Rough, eppendorf
־ Ống kháng đông có tráng heparin
־ Chai nắp xanh 250ml và 1000ml
־ Kim tiêm, ống chích, găng tay, khẩu trang và phiến kính
3.4.3 Hóa chất
a) Các chất trong môi trƣờng nuôi cấy tế bào bạch cầu:
1) Môi trƣờng RPMI 1640 (1X) của hãng Gibco BRL
- Thành phần: L glutamine và 25mM HEPES trong 500ml môi
trƣờng.
- Chức năng: Là môi trƣờng chính nuôi cấy tế bào bạch cầu, cung cấp
dinh dƣỡng, ổn định nồng độ CO2 5% và pH cho sự phát triển tế bào.
2) Pokeweed
- Thành phần: 10 mg lectin trong 10 ml PBS
- Chức năng: là tác nhân chính kích thích bạch cầu phân bào.
3) Huyết thanh thai bò (FBS) đã đƣợc bất hoạt bằng nhiệt
- Chức năng: cung cấp đạm, hấp thu các ion kim loại độc. Nếu thiếu,
tế bào không phân bào mà chuyển sang giai đoạn G0.
4) Antibiotic – Antimycotic (100X)
- Thành phần: 10000 IU/ml penicilin G sodium, 10000 µg/ml
streptomicin sulfate, 25 µg/ml amphotericin trong dung dịch muối
0.85%.
- Chức năng: ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại cho tế bào.
5) Colcemid (10 µg/ml)
- Chức năng: phá hủy thoi vô sắc của tế bào ức chế sự nhân đôi của
centromere của NST làm tế bào dừng lại ở giai đoạn trung kỳ.
22
Bảng 3.1 Môi trƣờng nuôi cấy 0,4 và 1 ml máu
Tên hóa chất Dung tích
RPMI 1640 (1X) 8 ml
FBS 1 ml
Pokeweed 80 µl
Antibiotic – Antimycotic (100X) 100 µl
Colcemid 40 µl
b) Các dung dịch trong quá trình nhuộm nhiễm sắc thể
1) Dung dịch nhƣợc trƣơng KCl 0,075 M
- Thành phần: 0,56 g KCl trong 100 ml nƣớc khử ion.
- Tác dụng làm tăng thể tích tế bào lên.
2) Dung định cố định
- Thành phần: 3 methanol : 1 acid axetic
- Chức năng: giữ tế bào tình trạng trƣơng phòng, loại bỏ lipid, biến
tính protein nên làm màng tế bào và màng nhân rất mỏng dể giải
phóng NST.
3) Dung dịch nhuộm
- Thành phần: 8 ml giemsa trong 100 ml dung dịch sorensen buffer.
- Chức năng: nhuộm nhiễm sắc thể.
c) Một số dung dịch khác
1) Nồng độ các chất trong giemsa
Tên hóa chất Liều lƣợng
Giemsa 1 g
Methanol 50 ml
Glycerin 50 ml
23
2) Nồng độ các chất trong dung dịch PBS (phosphate buffer saline)
Tên mg/50 ml mg/100 ml
NaCl 400 800
KCl 10 20
Na2HPO4.12H2O 145 290
H2PO4 10 20
3) Nồng độ các chất trong dung dịch đệm (Sorensen buffer)
Tên hóa chất g/500 ml nƣớc cất g/1000 ml nƣớc cất
KH2PO4 4,54 9,078
Na2HPO4 5,94 11,876
3.5 Bố trí thí nghiệm
3.5.1 Thí nghiệm 1: khảo sát thời gian ủ mẫu với colcemid
- Mục tiêu thí nghiệm: khảo sát tác động của colcemid theo thời gian đối
với tế bào nuôi cấy để thu nhận đƣợc tế bào trung kỳ nhiều nhất.
- Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm đƣợc chia làm 3 nghiệm thức theo thời gian
ủ với colcemid là 20 phút, 40 phút, 60 phút trƣớc khi nhuộm. Tƣơng ứng với mỗi
nghiệm thức là một lô thí nghiệm gồm có 10 mẫu, bố trí theo kiểu một hoàn toàn
ngẫu nhiên. Mỗi mẫu chúng tôi tiến hành nhuộm trên sáu phiến kính.
3.5.2 Thí nghiệm 2: khảo sát lƣợng máu nuôi cấy
- Mục tiêu thí nghiệm: khảo sát lƣợng máu nuôi cấy thích hợp để thu nhận
đƣợc tế bào ở giai đoạn trung kỳ nhiều nhất.
- Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm đƣợc chia làm hai nghiệm thức là nuôi cấy
máu với thể tích 0,4 ml và 1ml. Tƣơng ứng với mỗi nghiệm thức là một lô thí
nghiệm gồm 15 mẫu, bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên.
24
3.5.3 Thí nghiệm 3: tiến hành nuôi cấy trên ống nghiệm 15 ml.
- Mục đích thí nghiệm: khảo sát khả năng dùng ống nghiệm 15 ml nuôi cấy
tế bào bạch cầu để thay thể cho chai Rough
- Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm chia làm 2 nghiệm thức là nuôi cấy trên
chai Rough và ống nghiệm 15 ml với lƣợng máu là 1 ml và theo thời gian ủ với
colcemid là 60 phút. Tƣơng ứng với mỗi nghiệm thức là một lô thí nghiệm có 3
mẫu. Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố. Mỗi mẫu
chúng tôi tiến hành nhuộm trên sáu phiến kính.
3.5.4 Chỉ tiêu quan sát
Số mẫu nhuộm thành công: là số mẫu có phiến kính nhuộm thành công.
Số phiến kính nhuộm thành công: là những phiến kính có bạch cầu ở giai
đoạn trung kỳ.
Số lƣợng tế bào bạch cầu ở trung kỳ thu đƣợc theo từng thí nghiệm.
3.6 Phƣơng pháp tiến hành
3.6.1 Phƣơng pháp lấy máu thỏ:
3.6.1.1 Phƣơng pháp lấy máu tim
Đầu tiên thỏ đƣợc cố định và xác định vị trí tim. Tim nằm ở giữa sụn mấu
kiếm và xƣơng sƣờn đầu tiên, hơi lệch về phía trái đƣờng trắng khoảng 1cm. Sau
khi cạo sạch lông và sát trùng nơi cần lấy máu với cồn, dùng xylanh 5ml đâm thẳng
một cách nhẹ nhàng và từ từ hút 4ml máu. Sau khi hút, máu đƣợc chuyển nhanh qua
ống kháng đông chứa heparin, chú ý lắc nhẹ và đều ống. Trƣớc khi lấy máu, không
đƣợc cho thỏ ăn no, vì khi no thỏ rất dễ bị sốc và gây tử vong.
3.6.1.2 Phƣơng pháp lấy máu động mạch tai
Đầu tiên thỏ đƣợc cố định, xác định động mạch ở giữa tai, cạo sạch lông và
sát trùng với cồn nơi cần lấy. Đâm kinh nhẹ vào động mạch sau đó dùng ngón cái
và ngón giữa để giữ kim cố định, đồng thời rút từ từ khoảng 4ml máu, rồi chuyển
nhanh qua ống kháng đông chứa heparin. Chú ý lắc nhẹ và đều ống để máu trộn đều
với heparin.
25
Hình 3.1 Phƣơng pháp lấy máu động mạch tai
3.6.2 Phƣơng pháp nuôi cấy tế bào máu
Máu sau khi đƣợc lấy chuyển nhanh tới phòng thí nghiệm để nuôi cấy.
Dùng micro pipette hút môi trƣờng nuôi cấy theo bảng 3.1 vào chai Rough hay ống
nghiệm 15 ml tùy theo bố trí thí nghiệm. Sau đó dựng đứng bình, trộn thật nhẹ để
môi trƣờng đều.
Trƣớc khi hút máu vào môi trƣờng, phải dựng đứng ống kháng đông từ một
đến hai giờ. Vì sau thời gian này, máu sẽ phân tách thành hai lớp. Lớp dƣới là hồng
cầu và lớp trên rất nhiều bạch cầu. Sau đó hút lƣợng máu theo kiểu bố trí thí nghiệm
vào môi trƣờng nuôi cấy. Chú ý phải lắc nhẹ và đều để máu hòa đều vào môi
trƣờng. Thao tác này rất quan trọng vì nó quyết định đến sản phẩm nuôi cấy. Bình
nuôi cấy đƣợc chuyển vào tủ ấm CO2 và nuôi cấy ở 37
0C trong 72 giờ. Đối với chai
Rough thì đậy chặt nắp còn đối với ống nghiệm 15 ml thì không đƣợc đậy nắp chặt.
Ống 15ml phải đƣợc đặt cố định, nghiêng 300 so với mặt phẳng.
Trong thời gian nuôi cấy phải lắc nhẹ chai Rough và ống nghiệm 15 ml từ
một đến hai trong một ngày. Điều này sẽ làm cho hồng cầu lắng xuống đáy và tế
bào bạch cầu phân chia nhiều hơn (Kannan và ctv, 2006).
26
Chai Rough Ống nghiệm 15 ml
Hình 3.2 Nuôi cấy tế bào bạch cầu
3.6.3 Kỹ thuật nhuộm nhiễm sắc thể
3.6.3.1 Kỹ thuật trải đều nhiễm sắc thể
Quy trình nhuộm đƣợc tham khảo theo quy trình của Seabright (1971)
Bƣớc 1: Sau khi ủ 72 giờ, cho colcemid vào môi trƣờng nuôi cấy tế bào và
đặt vào tủ ấm 20 phút, 40 phút, 60 phút trƣớc khi đem cố định để nhuộm.
Bƣớc 2: Sau khi ủ, chuyển môi trƣờng nuôi cấy vào ống nghiệm 15 ml và ly
tâm ở tốc độ 1200 vòng/phút trong 10 phút. Sau đó loại bỏ hầu hết phần nổi, chỉ lấy
khoảng 0,5 ml dịch tế bào còn lại.
Bƣớc 3: Trộn đều dịch tế bào trong phần môi trƣờng còn giữ lại và cẩn thận
cho thêm 2 ml KCl 0,075 M đã làm ấm trƣớc ở 370C, cho từng giọt một, nếu cho
quá nhanh tế bào rất dễ vỡ trƣớc khi đƣợc cố dịnh. Sau đó khi khuấy nhẹ và tiếp tục
cho thêm dung dịch KCl cho đến khi thể tích đạt 12ml.
Bƣớc 4: Ủ ống nghiệm 15 phút ở 370C trong water bath.
Bƣớc 5: Cho 1ml dung dịch cố định vào (hỗn hợp 3 methanol : 1 acid
axetic) vào và đậy ống ly tâm lại và trộn đều bằng cách đảo ống.
Bƣớc 6: Ly tâm, bỏ nổi nhƣ bƣớc 2.
Bƣớc 7: Tiếp tục thêm 3 ml dung dịch cố định vào và dùng micro pipette để
trộn thật đều và mạnh một đến hai phút để các tế bào bạch cầu tách rời ra và dịch tế
bào đồng nhất.
Chú ý: bƣớc này rất quan trọng cho chất lƣợng của mẫu. Sau đó thêm dung
dịch cố định cho đạt thể tích 10 ml và trộn đều.
27
Bƣớc 8: Sau đó đem ủ 15 phút ở 40C, ly tâm bỏ nổi nhƣ bƣớc 2.
Bƣớc 9: Lặp lại quá trình cố định ở bƣớc 7 - 8 ba lần nữa. Chỉ trộn nhẹ và
không cần ủ lạnh giữa các lần ly tâm. Cuối cùng ta thu đƣợc lƣợng bạch cầu trong
0,5 ml dung dịch cố định.
Bƣớc 10: Sau lần ly tâm cuối cùng, ta thu đƣợc lƣợng bạch cầu trong 0,5 ml
dung dịch cố định. Dùng pipette Pasteur hút 50 µl dịch tế bào, đặt pipette vuông góc
với phiến kính khoảng cách 60 cm, sau đó nhỏ từng giọt xuống phiến kính. Thao tác
này sẽ giúp cho NST sẽ trải đều trên mặt phiến kính. Chú ý: phiến kính phải sạch và
phải đặt ở -200C trong 30 phút trƣớc khi sử dụng.
3.6.3.2 Nhuộm nhiễm sắc thể với giemsa
Sau khi trải tế bào trên phiến kính, để phiến kính khô tự nhiên ở nhiệt độ
phòng.
Ngâm phiến kính vào dung dịch nhuộm 15 phút, rữa nhẹ bằng nƣớc sau đó
để khô rồi xem dƣới kính hiện vi ở độ phóng đại 1000 lần.
Hình ảnh nhiễm sắc thể đƣợc chụp lại và xử lý trên phần mềm photoshop.
3.7 Xử lý số liệu
Mặc dù bố trí thí nghiệm ngẫu nhiên một yếu tố, chúng tôi không xử lý
thống kê mà nhận định do tỷ lệ thành công còn rất thấp.
28
Chƣơng 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả nhuộm theo thời gian ủ với colcemid
Sau khi nuôi cấy 72 giờ để các tế bào lympho trong máu thỏ đạt giai đoạn
trung kỳ, mỗi bình nuôi cấy đƣợc cho thêm 40 µl colcemid (10 µl/ml) và đem ủ ba
mức thời gian là 20, 40, 60 phút để chọn ra thời gian ủ tối ƣu nhất. Kết quả nhuộm
theo thời gian ủ với colcemid đƣợc trình bày ở bảng 4.1
Bảng 4.1: Số lƣợng tế bào đạt trung kỳ theo thời gian ủ colcemid
Thời gian 20 phút 40 phút 60 phút
Số mẫu 10 10 10
Số mẫu thành công 0 2 4
Số phiến kính quan sát 60 60 60
Số phiến kính thành công 0 4 8
Tỷ lệ phiến kính thành công (%) 0 6,66 13,33
Số tế bào thành công 0 6 17
Từ kết quả trên, chúng tôi nhận thấy quá trình ủ mẫu máu nuôi cấy với 40
µl colcemid trong thời gian 20 phút không có mẫu nào thành công, nhƣng khi kéo
dài thời gian ủ đến 40 phút có hai mẫu thành công và 60 phút có tới bốn mẫu thành
công. Nhƣ vậy, khi ngâm tế bào với colcemid trong thời gian dài hơn thì tỷ lệ mẫu
nhuộm sẽ thành công nhiều hơn.
Mỗi mẫu nuôi cấy đƣợc trải đều trên sáu phiến kính. Các phiến kính đƣợc
nhuộm với giemsa 8 % và đọc dƣới kính hiển vi có độ phóng đại 1000 lần để quan
sát NST ở giai đoạn trung kỳ.
29
Kết quả cho thấy số lƣợng phiến kính thành công và số tế bào ở giai đoạn
trung kỳ khi ủ với colcemid ở thời gian 60 phút là nhiều nhất (8 phiến kính và 17 tế
bào thành công). Trong khi đó, khi ủ với colcemid ở thời gian 40 phút số phiến kính
thành công chỉ có 4 và số tế bào thành công cũng chỉ có 6.
Nhƣ vậy, khi kéo thời gian ủ colcemid trên tế bào bạch cầu thỏ, thì tác động
phá hủy thoi vô sắc của colcemid mạnh hơn, nên số lƣợng tế bào bị phá hủy thoi vô
sắc nhiều. Dẫn đến số lƣợng tế bào thu đƣợc ở trung kỳ nhiều hơn.
Trong ba mức ủ thời gian với colcemid 20 phút, 40 phút và 60 phút thì ở 60
phút đều cho kết quả tốt nhất. Nhƣng theo chúng tôi, thời gian nhƣ trên vẫn chƣa tối
ƣu cho tế bào máu thỏ, cần khảo sát thêm nồng độ và thời gian ủ colcemid đối với
tế bào máu thỏ. Theo Kannan và ctv (2006) khi nuôi cấy bạch cầu máu thỏ, đã ủ
colcemid với nồng độ 10 µg/ml trong thời gian 90 phút thu đƣợc rất nhiều tế bào ở
trung kỳ. Parkányi và ctv (2004) cũng ủ tế bào với colcemid trong 90 phút nhƣng
nồng độ colcemid giảm rất nhiều chỉ có 0,6 µg/ml và tỷ lệ thành công cũng rất cao.
Nồng độ và thời gian colcemid thay đổi theo từng loại tế bào, theo kinh nghiệm và
hóa chất tại phòng thí nghiệm đó. Nhƣ Sarkar và ctv (1962) khi tiến hành nuôi cấy
lớp tế bào giác mạc và tế bào phổi thỏ đã ủ tế bào với colcemid nồng độ 10 µg/ml
trong 10 đến 16 giờ, Korstanje và ctv (2003) cũng nuôi cấy tế bào phổi thỏ chỉ với
nồng độ colcemid 0,1 µg/ml và thời gian ủ chỉ cũng chỉ 6 giờ cũng đạt đƣợc kết quả
rất cao.
4.2 Kết quả nhuộm theo lƣợng máu
Trong quá trình nuôi cấy, thành phần dinh dƣỡng là yếu tố tối quan trọng
cho kết quả nuôi cấy. Vì trong nuôi cấy in vtro, tế bào có thể sinh trƣởng và phát
triển hay không phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trƣờng. Do đó chúng tôi tiến
hành nuôi cấy thử nghiệm lƣợng máu với hai mức độ là 0,4 ml và 1 ml để khảo sát
nồng độ dinh dƣỡng cần thiết. Kết quả thu đƣợc trong quá trình nhuộm thể hiện qua
bảng 4.2
30
Bảng 4.2 Kết quả nhuộm theo lƣợng máu nuôi cấy
Lƣợng máu 0,4 ml 1 ml
Số mẫu 15 15
Số mẫu thành công 3 3
Số phiến kính quan sát 90 90
Số phiến kính thành công 3 9
Tỷ lệ phiến kính thành công (%) 3,33 10
Số tế bào thành công 5 18
Chúng tôi tiến hành nuôi cấy theo hai nồng độ máu khác nhau, kết quả khi
nuôi cấy với lƣợng máu 0,4 ml và 1 ml đều có số lƣợng mẫu thành công là ba.
Mỗi mẫu nuôi cấy cũng đƣợc trải đều trên sáu phiến kính, nhuộm màu với
giemsa 8 % và xem dƣới kính hiển vi độ phóng đại 1000 lần. Kết quả cho thấy khi
nuôi cấy mẫu máu 0,4 ml số phiến kính thành công chỉ có ba, và số tế bào ở trung
kỳ cũng rất ít (5 tế bào). Nhƣng tăng lƣợng máu số phiến kính thành công lại tăng
lên 9 phiến kính và số lƣợng tế bào thu đƣợc ở trung kỳ là 18.
Trên lý thuyết, khi lƣợng máu ít hơn, các tế bào có thể nhận đƣợc nhiều
dinh dƣỡng hơn, giúp cho quá trình phân bào đƣợc tốt hơn. Đặc biệt là mẫu máu
đƣợc nuôi cấy trong môi trƣờng RPMI 1640 là môi trƣờng nuôi cấy tốt nhất cho tế
bào máu (Kannan và ctv, 2006). Bên cạnh đó, Parkányi và ctv (2004); Kannan và
ctv (2006) đã tiến hành nuôi cấy với lƣợng máu chỉ 0,25 ml và 0,3 ml trong 8 ml
RPMI 1640 và thu đƣợc rất nhiều tế bào ở trung kỳ. Kết quả của chúng tôi có khác
biệt, mẫu máu 1 ml khi nuôi cấy lại cho kết quả tốt hơn mẫu máu 0,4 ml.
Kết quả trên có thể do trong quá trình lấy máu, chúng tôi sử dụng ống có
tráng sẵn heparin. Do đó chúng tôi không xác định đƣợc nồng độ heparin thích hợp,
nên trong quá trình nuôi cấy máu rất dễ bị đông trở lại.
Vì vậy số lƣợng bạch cầu thu lại trong quá trình nuôi cấy bị mất đi rất
nhiều. dẫn đến tỷ lệ thành công khi nuôi cấy 0,4 ml máu thấp hơn nuôi cấy 1ml máu
do số lƣợng bạch cầu ít hơn.
31
Do đó, chúng tôi đã bổ sung thêm heparin vào các ống kháng đông có tráng
sẵn heparin và kết quả nuôi cấy máu không bị đông. Chúng tôi thu rất nhiều tế bào
bạch cầu trên phiến kính, nhƣng số lƣợng bạch cầu thu đƣợc ở trung kỳ rất thấp.
Điều này do chúng tôi không xác định lƣợng heparin thích hợp khi bổ sung vào ống
đã tráng sẵn heparin. Vì vậy heparin có thể ảnh hƣởng không tốt đến kết quả nuôi
cấy. Theo Eldridge (1985) thì lƣợng kháng đông heparin thích hợp là 14,3 IU/ml
máu, trong khi đó Margre và ctv (1992) cho là 10 – 20 IU/ml máu là thích hợp. Một
yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả nuôi cấy là do chúng tôi chỉ bổ sung 10% FBS trong
môi trƣờng nuôi cấy. Với hàm lƣợng FBS này có lẽ chƣa đủ thích hợp đối với tế
bào máu thỏ, điều này làm ảnh hƣởng đến sự phát triển của bạch cầu.
Theo George (1994), Parkányi và ctv (2004); Kannan và ctv (2006), đều
nuôi tế bào trong môi trƣờng RPMI 1640 và bổ sung FBS 20 %, và kết quả thu
nhiều tế bào ở trung kỳ. Mặt khác, các tác giả khác khi nuôi cấy tế bào để nghiên
cứu NST đều dùng chất kích thích phân bào là PHA còn chúng tôi sử dụng
Pokeweed. Trên thực tế PHA đƣợc sử dụng phổ biến hơn Pokeweed. So PHA thì
khả năng làm lắng tụ hồng cầu cũng nhƣ kích thích tế bào bạch cầu phân chia của
Pokeweed yếu hơn (Margre và ctv, 1993). Vì vậy có thể ảnh hƣởng không tốt đến
kết quả nuôi cấy.
4.3 Kết quả nuôi cấy thử nghiệm trên ống ly tâm 15ml
Hầu hết tế bào động vật khi phát triển trong in vivo đều bám vào một cấu
trúc trong mô liên kết, màng cơ bản hay chất nền khoáng nhƣ xƣơng. Vì vậy khi
nuôi cấy tế bào động vật trong in vitro phải sử dụng các bình thủy tinh hay chai
Rough có tráng lớp bám dính giúp tế bào phát triển. Nhƣng theo Phan Kim Ngọc và
Phạm Văn Phúc (2006), quá trình nuôi cấy in vitro của tế bào máu không cần lớp
bám dính nhƣ những dòng tế bào khác và nó có thể phát triển tốt trong môi trƣờng
huyền phù.
Vì thế chúng tôi tiến hành nuôi cấy thử nghiệm trên ống nghiệm 15ml theo quy
trình nuôi cấy 1 ml máu trong 72 giờ giống chai Rough. Kết quả thu đƣợc theo bảng
4.3
32
Bảng 4.3 Kết quả nuôi cấy trên chai Rough và ống nghiệm 15 ml
Thiết bị Chai Rough Ống nghiệm 15 ml
Số lần lập lại 3 3
Thành công 2 2
Số phiến kính quan sát 18 18
Số phiến kính thành công 6 4
Tỷ lệ phiến kính thành công (%) 33,33 22,22
Số tế bào thành công 14 5
Kết quả sau thời gian nuôi cấy và nhuộm, chúng tôi khả năng nuôi cấy
thành công ở ống nghiệm 15 ml và chai Rough là nhƣ nhau (số mẫu thành công đều
là hai). Khi quan sát thì số phiến kính thành công khi nuôi trên ống nghiệm là 4, còn
trên chai Rough là 6. Nhƣng số tế bào thành công ở ống nghiệm 15 ml là rất thấp (5
tế bào ở trung kỳ) so với chai Rough (14 tế bào thành công). Có thể do khi nuôi cấy
ở ống 15 ml, thể tích môi trƣờng và máu chiếm 2/3 thể tích bình. Mặc dù trong môi
trƣờng đã có Hepes giúp cung cấp lƣợng CO2 và trong quá trình nuôi cấy chúng tôi
không đóng chặt nắp và có lắc đều hai lần trong ngày. Nhƣng vì không khí chiếm
thể tích là rất thấp (1/3 thể tích) và diện tích mặt phẳng tiếp xúc của tế bào với
không khí nhỏ khi nuôi cấy ở ống nghiệm 15 ml so với chai Rough. Điều này có thể
làm không ổn định lƣợng khí và pH cần thiết cho tế bào, nên kết quả số lƣợng tế
bào thu đƣợc ở ống nghiệm là không nhiều.
Tuy nhiên, kết quả trên là một bƣớc đầu cho việc dùng ống nghiệm 15 ml
thay thế cho chai Rough trong nuôi cấy tế bào. Việc ứng dụng ống nghiệm 15 ml
trong nuôi cấy tế bào máu sẽ tiết kiệm đƣợc giá thành.
Vì ống nghiệm 15 ml có giá thành rẻ hơn, có thể xử lý dễ dàng cũng nhƣ tái
sử dụng lại nhiều lần để nuôi cấy tế bào máu. Ngoài ra, khi nuôi cấy với hàm lƣợng
kháng đông nhƣ nhau,máu ở ống 15 ml ít bị đông hơn nuôi cấy trong chai Rough,
nên có thể thu đƣợc nhiều bạch cầu hơn. Có thể do lớp bám dính tráng trong lòng
của chai Rough làm các hồng cầu khi lắng xuống bám dính lại, dễ gây đông máu.
33
NST nuôi cấy trên chai Rough NST nuôi cấy trên ống nghiệm 15 ml
Hình 4.1 Nhiễm sắc thể nhuộm với giemsa (X 1000)
Sau khi nhuộm và chụp ảnh lại, dựa trên tỷ lệ chiều dài cánh p và q của
NST chúng tôi xác định nhuộm sắc thể thỏ gồm kiểu hình: Metacentric, acrocentric,
submetacentric, subtelocentric và telocentric.
Kết quả này giống với các công trình nghiên cứu trƣớc đây nhƣ Robson và
Shaver (1979), Parkányi và ctv (2004).
Hình 4.2 Hình dạng nhiễm sắc thể thỏ (X 1000)
Chúng tôi cũng ghi nhận lại đƣợc đặc điểm của chu kỳ phân bào của các tế
bào bạch cầu khi quan sát dƣới kính hiển vi. Chúng tôi nhận thấy hầu nhƣ các tế bào
đều ở giai đoạn gian kỳ, đặc biệt là khi ủ colcemid ở thời gian 20 phút.
C
B
D
E
A
A – Metacentric
B – Submetacentric
C – Subtelocentric
D –Telocentric
E – Acrocentric
34
Gian kỳ Tiền kỳ
Trung kỳ sớm Trung kỳ
Hậu kỳ Mạt kỳ
Hình 4.3 Chu kỳ phân chia của tế bào bạch cầu (X 1000)
4.4 Một số nguyên nhân ảnh hƣởng tới kết nuôi cấy và nhuộm
Chúng tôi chƣa thể xác định đƣợc số lƣợng cũng nhƣ xây dựng kiểu nhân
nhiễm sắc thể thỏ vì số tế bào ở giai đoạn trung kỳ rất thấp, và NST chƣa rải đều
trên phiến kính. Kết quả nhuộm không tốt có thể do một số yếu tố sau:
35
a) Thao tác lấy máu
Việc lấy máu ảnh hƣởng khá lớn đến kết quả nuôi cấy. Khi lấy máu ở tim,
lƣợng máu lấy đƣợc nhiều và nhanh hơn lấy máu ở động mạch giữa tai. Vì vậy máu
nhanh chóng đƣợc hòa tan với chất kháng đông hơn, do đó trong quá trình nuôi cấy
mẫu máu ít bị đông hơn so với lấy máu ở động mạch giữa tai. Tuy nhiên việc lấy
máu ở tim đòi hỏi ngƣời lấy phải có kinh nghiệm nếu không rất dễ gây chết thỏ.
Ngoài ra vấn đề vô trùng trong lúc lấy máu cũng ảnh hƣởng đến kết quả
nuôi cấy. Máu ở môi trƣờng ngoài rất khó bảo đảm điều kiện vô trùng, mặt khác
máu sau khi lấy xong không thể xử lý vô trùng nhƣ lọc hay hấp. Vì thế mẫu máu rất
dễ bị nhiễm khuẩn trong khi lấy. Khi bị nhiễm các tế bào nuôi cấy bị cạnh tranh
nguồn dinh dƣỡng bởi vi khuẩn. Vì thời gian để tế bào động vật nhân đôi rất chậm
(khoảng 20 – 40 giờ), trong khi đó thời gian để vi khuẩn nhân đôi là một giờ. Mặt
khác tế bào động vật không thể tồn tại ở dạng cô lập, do đó chúng sẽ không sống
đƣợc nếu không đƣợc cung cấp môi trƣờng phức hợp. Nếu bị nhiễm, môi trƣờng sẽ
thay đổi, tế bào sẽ chết hoặc bị phá hủy.
b) Chất kháng đông
Hàm lƣợng kháng đông cũng ảnh hƣởng rất nhiều đến quá trình nuôi cấy.
Chúng tôi sử dụng ống có tráng lớp kháng đông sẵn, nhƣng sau những lần nuôi
chúng tôi nhận thấy máu rất dễ bị đông. Khi hàm lƣợng kháng đông không đủ sẽ
máu cấy sẽ bị đông lại và số lƣợng bạch cầu sẽ bị mất rất nhiều và không tìm thấy
các tế bào ở giai đoạn metaphase. Ngoài ra khi mẫu nuôi cấy bị đông sẽ ảnh hƣởng
rất nhiều đến quá trình đồng nhất mẫu, làm các tế bào kết dính không tách nhau ra,
do đó khi đồng nhất mẫu không đủ lực cơ học làm vỡ màng nhân, giải phóng NST.
c) Thao tác nuôi cấy trong phòng thí nghiệm
Tủ cấy và dụng cụ thao tác phải đƣợc chiếu tia UV trƣớc mỗi lần thực hiện,
tất cả dụng cụ phải đƣợc sát trùng cẩn thận trƣớc khi mang vào phòng cấy và tủ cấy
vô trùng.Chú ý lắc đều môi trƣờng và mẫu máu khi đƣa vào môi trƣờng.
36
Giai đoạn đầu chúng tôi nuôi cấy không thành công có thể do thao tác đƣa
máu vào môi trƣờng chúng tôi lắc không đƣợc đều, và kết quả các tế bào không tan
đều trong môi trƣờng làm chúng đông lại tạo một lớp tế bào máu nổi trên bề mặt
môi trƣờng. Do đó chúng tôi bị mất rất nhiều tế bào, nên kết quả không tốt. Khi lắc
đều, các tế bào máu sẽ trải đều và nằm dƣới đáy chai Rough.
e) Thời gian ngâm dung dịch nhƣợc trƣơng
Chúng tôi tiến hành ngân dung dịch nhƣợc trƣơng 15 phút trong bồn ủ nhiệt
và tiến hành ly tâm 10 phút, tổng thời gian chỉ 25 phút. Với thời gian này, chúng tôi
nhận thấy một số tế bào màng nhân vẫn còn, và NST không thể phóng thích và
đƣợc trải đều ra. Nhƣ Hayes (2002) và Kannan (2006) và nhiều protocol khác đều
có tổng thời gian ngâm với dung dịch nhƣợc trƣơng là 30 phút.
Hình 4.4 Nhân tế bào bạch cầu thỏ chƣa vỡ (X 1000)
f) Thao tác trải đều nhiễm sắc thể
Các nhiễm sắc thể ở trung kỳ khi cố định đều trên phiến kính không trải đều
nhƣ mong nuốn. Có thể do mẫu nuôi cấy bị đông, làm các tế bào kết dính lại, khi
nhỏ xuống phiến kính rất khó phân tách ra.
Một nguyên nhân nữa là do khi nhỏ giọt dung dịch chƣa nhân tế bào bạch
cầu, chúng tôi chỉ tiến hành với độ cao là 40 – 60 cm. Có thể trong môi trƣờng thí
nghiệm đối với tế bào máu thỏ thì độ cao này chƣa thích hợp nhất.
Màng nhân chƣa bị vỡ
37
Hình 4.5 Nhiễm sắc thể không trải đêu trên phiến kính (X 1000)
d) Thiết bị thí nghiệm
Độ phóng đại của kính hiển vi và độ phân giải của máy ảnh là một yếu tố
ảnh hƣởng lớn đến kết quả. Ban đầu chúng tôi chụp hình bằng máy kỹ thuật số, các
hình thu đƣợc rất mờ và khó nhận dạng nhiễm sắc thể. Khi chuyển sang chụp trên
máy ảnh có gắn trực tiếp lên kính hiển vi thì tấm ảnh đẹp hơn và có thể quan sát
nhiễm sắc thể rõ hơn.
38
Chƣơng 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
־ Quy trình nuôi cấy 1ml máu thỏ trong thời gian 72 giờ ở 37 0C để
nhuộm nhiễm sắc thể cho kết quả tốt nhất
־ Ủ tế bào sau khi nuôi cấy với colcemid 60 phút trƣớc khi đem nhuộm
thu đƣợc nhiều tế bào ở giai đoạn trung kỳ nhất.
־ Ống nghiệm 15 ml có thể sử dụng nuôi cấy tế bào máu trong nghiên
cứu nhiễm sắc thể.
5.2 Đề nghị
־ Thử nghiệm nồng độ kháng đông heparin thích hợp.
־ Khảo sát thêm thời gian ngâm colcemid đối với tới bào thỏ.
־ Khảo sát thêm nồng độ FBS trong môi trƣờng nuôi cấy.
־ Tiếp tục xây dựng kiểu nhân (karyotype) của thỏ và xác định số lƣợng
NST thỏ.
39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Dƣơng Nguyên Khang, 2006. Sinh lý thể dịch. Sinh lý vật nuôi (PGS.TS
Trần Thị Dân, TS Dƣơng Nguyên Khang). Nhà xuất bản nông nghiệp. Trang 89 -
109.
2. Nguyễn Nhƣ Hiền, 2005. Sinh học phân tử và tế bào cơ sở khoa học của
công nghệ sinh học. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Tây. Trang 133 - 192.
3. Phan Kim Ngọc và Phạm Văn Phƣớc, 2006. Nuôi cấy tế bào động vật.
Công nghệ sinh học người và động vật. Nhà xuất bản giáo dục. Trang 92 - 149.
4. Trịnh Văn Thịnh, 1978. Cơ thể và sinh lý gia súc. Sổ tay thực hành chăn
nuôi thú y. Nhà xuất bản nông nghiệp. Trang 3 - 36.
TÀI LIỆU TIẾNG NƢỚC NGOÀI
5. Eldridge F. E., 1985. Laboratory Procedures for chromosome studies.
Cytogenetic of liverstock. The avi publishing company, United States of America.
93 – 112.
7. Ford C. E., Pollock D.L., and Gustavsson I., 1980. Proceedings of the
first international conference for the standardisation of banded karyotypes of
domestic animals. Hereditas 92: 158 - 160.
8. Hayes H., Rogel-Gaillard C., Zijlstra C., Haan de A. N., C. U.,
Bourgeaux N., Bertaud M., and Bosma A. A., 2002. Establishment of R-banded
rabbit karyotype nomenclature by FISH lacalization of 23 chromosome-speccific
genes on both G-and R-band chromosome. Cytogenet Genome Res 98: 199 - 205.
9. Kannan T. P., Quah B. B., Azlina A., and Samsudin A. R.,2006. Mitotic
index and chromosomal analyses for hydroxyapatide. Archives of Orofacial
Sciences 1: 15 - 20.
40
10. Korstanje R., Gillissen G. F., Versteeg S. A., Van OOST B. A., Bosma
A. A., Gaillard C. R., Van Zutphen L. F. M., and Van Lith H. A., 2003. Mapping of
rabbit microsatellite markers using chromosome specific libraries. Journal of
heredity 94: 161 – 169.
11. Nicolai Pand Shaver. E. L, 1977. The Chromosome complement of
rabbit blastocysts resulting from spermatozoa stored at 5
0
C. Biology of reproduction
17: 640 -646.
12. Parkányi V., Chrenek P., Rafay J., Suvegová K., Jurcík R., Makarevich
A. V., Pivko J., Hetényi L., and Paleyanda R. K., 2004. Aneuploid in the transgenic
rabbit. Folia Biologica (Praha) 50: 194 - 199.
13. Robson K. E., and Shaver E. L., 1979. The chromosome complement of
rabbit blastocyst resulting from spermatozoa stored in vitro at -196
0
C. Biology of
reproduction 20: 516 - 522.
14. Sarkar P., Basu P. K., and Miller I., 1962. Karyologic studies on cells
from rabbit cornea and other tissues growm in vitro. Investigative Ophthalmology 1:
33 – 40.
15. Seabright M., 1971. A rapid banding technique for human
chromosomes. Lancet 2: 971 – 972.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TRÊN MẠNG
1. George S., 1994. Mitotic metaphase chromosome preparation from
peripheral blood for high resolution.
k=chapterdetails&category=biomedprotocols&chapter_code=0-89603-289-2:1
2. Herbert C. M., 1993. Working with animal chromosome.
working+with+animal+chromosome&psp=1&hl=en#PPP1,M1
3.
41
4.
5.
6.
7.
8.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- MAI MINH MAN.pdf