Tài liệu Khóa luận Bước đầu thụ tinh trong ống nghiệm trên chó: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BƢỚC ĐẦU THỤ TINH
TRONG ỐNG NGHIỆM TRÊN CHÓ
Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Niên khoá: 2003 - 2007
Sinh viên thực hiện: TRƢƠNG THỊ HOÀNG DIỆU
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2007
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
BƯỚC ĐẦU THỤ TINH
TRONG ỐNG NGHIỆM TRÊN CHÓ
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
PGS.TS TRẦN THỊ DÂN TRƯƠNG THỊ HOÀNG DIỆU
KỸ SƯ NGUYỄN VĂN ÚT
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2007
iii
LỜI CẢM ƠN
Qua 4 năm học tập tại trƣờng Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh, em đã
đƣợc tiếp thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu, mà nó sẽ là nền tảng vững
chắc cho em trong cuộc sống sau này. Để có đƣợc những thành công bƣớc đầu nhƣ
ngày hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Ba má là những ngƣời đã có công sinh thành, dƣỡng dục và ...
67 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Bước đầu thụ tinh trong ống nghiệm trên chó, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BƢỚC ĐẦU THỤ TINH
TRONG ỐNG NGHIỆM TRÊN CHÓ
Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Niên khoá: 2003 - 2007
Sinh viên thực hiện: TRƢƠNG THỊ HOÀNG DIỆU
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2007
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
BƯỚC ĐẦU THỤ TINH
TRONG ỐNG NGHIỆM TRÊN CHÓ
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
PGS.TS TRẦN THỊ DÂN TRƯƠNG THỊ HOÀNG DIỆU
KỸ SƯ NGUYỄN VĂN ÚT
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2007
iii
LỜI CẢM ƠN
Qua 4 năm học tập tại trƣờng Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh, em đã
đƣợc tiếp thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu, mà nó sẽ là nền tảng vững
chắc cho em trong cuộc sống sau này. Để có đƣợc những thành công bƣớc đầu nhƣ
ngày hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Ba má là những ngƣời đã có công sinh thành, dƣỡng dục và luôn là chỗ dựa
tinh thần cho em trong cuộc sống, đặc biệt trong bốn năm đại học.
Cô Trần Thị Dân là một nhà giáo ƣu tú, rất tận tụy trong công tác, là ngƣời
đã vạch ra hƣớng nghiên cứu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt
đề tài, đồng thời trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu em cũng đƣợc tiếp thu thêm
nhiều kiến thức chuyên ngành mới về lĩnh vực công nghệ sinh học trong sinh sản.
Thầy Nguyễn Văn Út là ngƣời rất năng nổ và nhiệt tình, thầy đã trực tiếp
hƣớng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời
gian thực hiện đề tài.
Cô Quách Tuyết Anh đã cung cấp những tài liệu chuyên ngành rất bổ ích cho
em làm cơ sở áp dụng trong đề tài.
Cô Hồ Thị Nga đã giúp đỡ em thêm một số trang thiết bị trong quá trình thực
hiện đề tài.
Hai anh Khƣu Tú Phát và Nguyễn Bảo Khánh, Huỳnh Ngọc Thịnh và Võ
Khánh Hƣng là những ngƣời bạn chung nhóm đề tài với em, đã trực tiếp giúp đỡ,
cùng trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm với em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, những ngƣời đã giúp
đỡ, chia sẻ với em rất nhiều trong học tập và cuộc sống.
Sinh viên
Trƣơng Thị Hoàng Diệu
iv
TÓM TẮT
TRƢƠNG THỊ HOÀNG DIỆU. Lớp DH03SH, Khóa 2003-2007, Bộ môn Công
Nghệ Sinh Học, Trƣờng Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Tên đề tài: “Bƣớc đầu thụ tinh trong ống nghiệm trên chó”
Giáo viên hƣớng dẫn:
PGS.TS TRẦN THỊ DÂN
Kỹ sƣ NGUYỄN VĂN ÚT
Thời gian tiến hành đề tài: từ 1/3/2007 đến 15/8/2007
Địa điểm: phòng Nuôi cấy tế bào và phòng thí nghiệm Sinh Lý Sinh Hóa,
Khoa Chăn nuôi Thú y, trƣờng Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh.
Thụ tinh trong ống nghiệm là một thành công nổi bậc của ngành công nghệ
sinh học sinh sản. Phôi là nguồn nguyên liệu rất quan trọng trong công nghệ tế bào
gốc, chuyển gen, tạo dòng, hay trong bảo tồn nguồn động vật quý hiếm…và chó
cũng là một loài đáng đƣợc lƣu tâm.
Trong đề tài có 3 thí nghiệm đƣợc tiến hành:
Thí nghiệm 1: Khảo sát nồng độ β-mercaptoethanol sử dụng để nuôi chín trứng
Thí nghiệm 2: Khảo sát nồng độ orcein phù hợp cho quy trình nhuộm trứng
Thí nghiệm 3: So sánh hiệu quả thụ tinh trong môi trƣờng Fert- TALP và TYH
Kết quả:
Tỷ lệ trứng chín khi bổ sung β-mercaptoethanol với 50 µM là 4,88%, 100 µM
là 1,65% và đối chứng (0 µM ) là 1,3%.
Tỷ lệ trứng nhìn thấy rõ các giai đoạn là 21,64% với nồng độ orcein là
0,75% và 28,19% với nồng độ 1%.
Tỷ lệ trứng thụ tinh trên môi trƣờng Fert- TALP là 0,4%, trên môi trƣờng
TYH là 0%.
v
SUMMARY
TRUONG THI HOANG DIEU. Class: DH03SH, course: 2003-2007, Biotechnology
Department of Nong Lam University.
Advisor:
Prof: TRAN THI DAN
Engineer: NGUYEN VAN UT
Name of thesis: “Preliminary results of in vitro fertilization in dog”.
Period: from the 1
st
Match, 2007 to the 15
th
August, 2007.
Place: Cell culture lab, physiological and biochemical lab of Faculty of Animal
Science and Veterinary Medicine, Nong Lam University.
In vitro fertilization technology is an important achievement in reproductive
biotechnology. Embryos are used for stem cell technology, animal breeding,
conservation of valuable mammalian species,… including dog.
The thesis consists of three experiments:
To evaluate the effect of different concentrations of β-mercaptoethanol on
mature oocyte rate.
To examine the effect of different concentrations of orcein on staining oocyte result.
To compare the effect of TYH medium and Fert-TALP medium on in vitro
fertilization result.
The results:
Mature oocyte rate was 1,3% in control; 4,88% in 50 µM β-mercaptoethanol;
1,65% in 100 µM β-mercaptoethanol.
Defined oocyte rate was 21,64% in 0,75% orcein; 28,19% in 1% orcein.
Fertilized oocyte rate was 0,4% in Fert-TALP medium and 0% in TYH medium.
vi
MỤC LỤC
CHƢƠNG TRANG
Lời cảm ơn ............................................................................................................... iii
Tóm tắt ..................................................................................................................... iv
Mục lục .................................................................................................................... vi
Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................................... x
Danh mục các hình và biểu đồ .................................................................................. xi
Danh mục các bảng .................................................................................................. xii
Chƣơng 1 : MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu ......................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu ........................................................................................................... 2
Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 3
2.1 Buồng trứng .................................................................................................... 3
2.1.1 Vị trí, hình thái ...................................................................................... 3
2.1.2 Cấu tạo................................................................................................... 3
2.1.3 Chức năng ............................................................................................. 3
2.2 Nang noãn ........................................................................................................ 4
2.2.1 Đặc điểm hình thái ................................................................................ 4
2.2.2 Sự phát triển của nang noãn .................................................................. 4
2.2.3 Nội tiết nang tăng trƣởng ...................................................................... 6
2.2.4 Sự trƣởng thành của nang noãn ............................................................. 7
2.2.4.1 Trƣởng thành nhân ...................................................................... 7
2.2.4.2 Trƣởng thành tế bào chất ............................................................ 8
2.2.5 Sự rụng trứng ........................................................................................ 9
2.3 Nuôi chín trứng trong ống nghiệm (In vitro maturation - IVM) .................... 9
2.3.1 Lịch sử IVM .......................................................................................... 9
2.3.2 Môi trƣờng IVM .................................................................................. 10
vii
2.3.2.1 Các loại môi trƣờng IVM ......................................................... 10
2.3.2.2 Thành phần trong môi trƣờng IVM .......................................... 10
2.3.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả IVM ............................................. 12
2.3.3.1 Thời gian ................................................................................... 12
2.3.3.2 Chất lƣợng noãn và kích thƣớc nang noãn ............................... 13
2.3.3.3 Tuổi và tình trạng sinh dục chó cái ........................................... 13
2.3.3.4 Thời gian và nhiệt độ bảo quản mẫu buồng trứng .................... 13
2.4 Phó tinh hoàn ................................................................................................. 13
2.5 Tinh trùng ...................................................................................................... 15
2.5.1 Nguồn gốc và hình dạng ..................................................................... 15
2.5.2 Quá trình sinh tinh ............................................................................... 16
2.5.3 Cấu tạo................................................................................................. 16
2.5.4 Thành phần .......................................................................................... 17
2.5.5 Đặc tính sinh lý ................................................................................... 17
2.5.6 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động của tinh trùng ........................... 18
2.6 Thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro fertilization-IVF) ................................ 19
2.6.1 Lịch sử IVF ......................................................................................... 19
2.6.2 Cơ chế của sự thụ tinh ......................................................................... 20
2.6.3 Các giai đoạn phát triển của phôi ........................................................ 21
2.6.4 Vật liệu cho IVF ................................................................................. 22
2.6.4.1 Giao tử ...................................................................................... 22
2.6.4.2 Môi trƣờng IVF ......................................................................... 22
2.6.5 Các hệ thống thụ tinh in vitro .............................................................. 23
2.6.6 Đánh giá kết quả thụ tinh ................................................................... 24
2.6.7 Các yếu tố ảnh hƣởng đến IVF ........................................................... 25
Chƣơng 3: VẬT LIỆU PHƢƠNG PHÁP ................................................................ 26
3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành .................................................................. 26
3.2 Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 26
3.3 Vật liệu........................................................................................................... 26
viii
3.3.1 Nguồn mẫu .......................................................................................... 26
3.3.2 Hóa chất............................................................................................... 27
3.3.2.1 Hóa chất dùng cho trứng ........................................................... 27
3.3.2.2 Hóa chất dùng cho tinh trùng .................................................... 29
3.3.2.3 Hóa chất dùng cho thụ tinh ....................................................... 30
3.3.3 Dụng cụ - thiết bị ................................................................................. 31
3.3.3.1 Dụng cụ ..................................................................................... 31
3.3.3.2 Thiết bị ...................................................................................... 31
3.4 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................... 32
3.4.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát nồng độ β-mercaptoethanol sử dụng để
nuôi chín trứng .......................................................... 32
3.4.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát nồng độ orcein phù hợp cho quy trình
nhuộm trứng ............................................................... 32
3.4.3 Thí nghiệm 3: So sánh hiệu quả thụ tinh trong môi trƣờng
Fert-TALP và TYH .................................................... 32
3.5 Phƣơng pháp tiến hành .................................................................................. 33
3.5.1 Thu nhận buồng trứng tại lò mổ .......................................................... 33
3.5.2 Xử lý buồng trứng ............................................................................... 35
3.5.3 Tìm và rửa trứng ................................................................................. 35
3.5.4 Phân loại trứng trƣớc khi nuôi ............................................................ 35
3.5.5 Nuôi trứng ........................................................................................... 36
3.5.6 Thu nhận và đánh giá trứng sau khi nuôi ............................................ 36
3.5.6.1 Thu nhận trứng sau khi nuôi ..................................................... 36
3.5.6.2 Đánh giá trứng sau khi nuôi ...................................................... 37
3.5.7 Nhuộm trứng ....................................................................................... 38
3.5.8 Thu nhận tinh hoàn tại lò mổ .............................................................. 39
3.5.9 Thu tinh trùng và hoạt hóa tinh trùng ................................................. 39
3.5.9.1 Quy trình thu nhận và hoạt hóa tinh trùng ................................ 39
3.5.9.2 Các chỉ tiêu đánh giá tinh trùng trong thụ tinh in vitro: ........... 39
ix
3.5.10 Phƣơng pháp thụ tinh ........................................................................ 40
3.5.10.1 Thụ tinh bằng môi trƣờng Fert-TALP .................................... 41
3.5.10.2 Thụ tinh bằng môi trƣờng TYH .............................................. 42
3.6 Xử lý số liệu.................................................................................................. 42
Chƣơng 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN .................................................................... 43
4.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát hiệu quả nuôi trứng khi bổ sung các nồng độ
β-mercaptoethanol ............................................................. 43
4.2 Thí nghiệm 2 : Khảo sát nồng độ orcein phù hợp cho quy trình nhuộm trứng .. 44
4.3 Thí nghiệm 3 : So sánh hiệu quả thụ tinh trong môi trƣờng
TYH và Fert - TALP ....................................................... 47
4.4 Một số kinh nghiệm trong IVF ................................................................. 48
4.4.1 Lấy mẫu ............................................................................................. 48
4.4.2 Thao tác trong phòng thí nghiệm ..................................................... 49
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 50
5.1 Kết luận ...................................................................................................... 50
5.2 Đề nghị ....................................................................................................... 50
x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
A Anaphase Kỳ sau
BAS Bovine adult serum Huyết thanh bò trƣởng thành
BSA Bovine serum albumine Albumine huyết thanh bò
cm centimet
COC Cumulus oocyte complex Phức hợp trứng - cumulus
Ctv Cộng tác viên
ECS Estrous cow serum Huyết thanh bò lên giống
EGF Epidermal growth factor Nhân tố tăng trƣởng biểu mô
Et al Cộng sự
FCS Fetal calf serum Huyết thanh thai bò
FSH Follicle stimulating hormone Hormone kích thích nang noãn
GSH Glutathione
GV Germinal vesicle Túi mầm
GVBD Germinal vesicle break down Phá vỡ túi mầm
In vitro Trong ống nghiệm
In vivo Trong cơ thể sống
UI Unit international Đơn vị quốc tế
IVC In vitro culture Nuôi cấy trong ống nghiệm
IVF In vitro fertilization Thụ tinh trong ống nghiệm
IVM In vitro maturation Trƣởng thành trong ống nghiệm
LH Luteinizing hormone Hormone kích thích thể vàng
M Metaphase Kỳ giữa
mm milimet
NCSU North Carolina State University
T Telophase Kỳ cuối
xi
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
HÌNH TRANG
Hình 2.1. Các giai đoạn phát triển của nang noãn trong buồng trứng ....................... 6
Hình 2.2. Các giai đoạn phát triển của nhân .............................................................. 8
Hình 2.3. Nang noãn trƣởng thành ............................................................................. 9
Hình 2.4. Các giai đoạn xâm nhập của tinh trùng vào trứng ................................... 20
Hình 2.5. Các giai đoạn phát triển của phôi ............................................................. 21
Hình 3.1. Buồng trứng ............................................................................................. 26
Hình 3.2. Tinh hoàn ................................................................................................. 27
Hình 3.3. Phó tinh hoàn ............................................................................................ 27
Hình 3.4. Thao tác mổ lấy buồng trứng ................................................................... 35
Hình 3.5. Phân loại trứng trƣớc khi nuôi ................................................................. 36
Hình 3.6. Phân loại trứng sau khi nuôi..................................................................... 37
Hình 3.7. Sự giãn nở của tế bào cumulus................................................................. 38
Hình 4.1. Các giai đoạn phát triển của trứng nhuộm bằng orcein ........................... 46
Hình 4.2. Trứng nhuộm orcein không nhìn thấy rõ giai đoạn ................................ 46
Hình 4.3. Tiền nhân sau 24 giờ ................................................................................ 47
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ trứng chín với các nồng độ β-mercaptoethanol .......................... 43
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ trứng đƣợc nhìn rõ các giai đoạn theo nồng độ orcein ............... 45
xii
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
BẢNG TRANG
Bảng 2.1. Lƣợng tinh trùng dự trữ trong các phần của phó tinh hoàn ..................... 15
Bảng 3.1. Thời gian mọc răng của chó .................................................................... 34
Bảng 4.1. Tỷ lệ trứng chín với các nồng độ β-mercaptoethanol .............................. 43
Bảng 4.2. Tỷ lệ trứng đƣợc nhìn rõ các giai đoạn theo nồng độ orcein ................... 45
Bảng 4.3. Tỷ lệ hình thành tiền nhân trong TYH và Fert-TALP ............................. 47
Sơ đồ 3.1. Quy trình nhuộm trứng ........................................................................... 38
Sơ đồ 3.2. Quy trình thụ tinh .................................................................................... 41
1
Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay, công nghệ sinh học nói chung và công nghệ sinh học trong lĩnh
vực sinh sản nói riêng đã rất phát triển và đạt nhiều thành tựu quan trọng, đem lại
nhiều ý nghĩa và lợi ích thiết thực trong cuộc sống. Trong sinh sản vô tính nổi bậc
nhất là tạo con vật cloning, còn trong sinh sản hữu tính thành tựu quan trọng nhất là
tạo phôi trong ống nghiệm (in vitro culture - IVC), mục tiêu là cải tiến, hoàn thiện
quy trình tái sinh sản động vật trong điều kiện in vitro gần giống nhƣ điều kiện in
vivo để từ đó đi sâu vào nghiên cứu các yếu tố sinh lý và sinh hóa làm cơ sở cho các
nghiên cứu khoa học và y học phục vụ cuộc sống.
Thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro fertilization - IVF) là một giai đoạn quan
trọng trong toàn bộ quy trình tạo phôi. Phôi là nguồn vật liệu quan trọng trong
chuyển cấy phôi tạo nguồn động vật đồng loạt, phục vụ cho các thử nghiệm trong y
học, hoặc nhằm mục đích nâng cao năng suất vật nuôi trong chăn nuôi hay một ý
nghĩa quan trọng là bảo tồn những loài động vật quý hiếm. Phôi còn là nguồn
nguyên liệu khai thác tế bào mầm rất hiệu quả phục vụ cho con nguời trong việc cấy
ghép nội tạng giảm nguy cơ đào thải của cơ thể.
Trên thế giới đã có rất nhiều thành tựu thụ tinh trong ống nghiệm trên nhiều
loài động vật (heo, bò, thỏ, dê, cừu, chó…), nhƣng trong đó chó là loài động vật có
đặc điểm sinh lý rất khác biệt, do đó tỷ lệ trứng chín và tỷ lệ hình thành phôi trong
ống nghiệm còn rất thấp, đây là vấn đề còn rất đƣợc quan tâm và nghiên cứu. Ở
Việt Nam, công nghệ sinh học sinh sản cũng mới đƣợc quan tâm trong thời gian gần
đây, viện Khoa học và Công nghệ, trƣờng Đại học Khoa Học Tự Nhiên đã nghiên
cứu thành công trên chuột, heo, bò, nhƣng vẫn chƣa thực hiện trên chó.
Vì những lý do trên mà đề tài “Bƣớc đầu thụ tinh trong ống nghiệm trên chó”
đƣợc tiến hành.
2
1.2 Mục tiêu
Bƣớc đầu tìm quy trình thụ tinh trong ống nghiệm phù hợp trên chó
1.3 Yêu cầu
- Nuôi chín trứng chó trong ống nghiệm
- Hoạt hóa tinh trùng
- Thụ tinh trứng chó trong ống nghiệm
3
Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Buồng trứng
2.1.1 Vị trí, hình thái
Gia súc cái có 2 buồng trứng nằm hai bên cửa xoang chậu, phía sau lõm
hông phải và trái, dƣới góc hông xƣơng cánh chậu 3-5 cm, đƣợc treo ở cạnh trƣớc
dây chằng rộng của tử cung. Buồng trứng có hình hạt đậu, phần lõm là rốn buồng
trứng (Nguyễn Đình Nhung và ctv, 2005). Trên chó cái, buồng trứng có dạng hình
oval, nằm trong hai túi buồng trứng, ở phía sau thận, khoảng đốt sống lƣng thứ 3 - 4,
buồng trứng phải nằm cao hơn buồng trứng trái.
2.1.2 Cấu tạo
Buồng trứng có cấu tạo gồm 2 lớp: Bên ngoài là lớp màng liên kết sợi chắc
chắn nhƣ màng bao tinh hoàn. Bên trong đƣợc cấu tạo bằng lớp mô liên kết sợi xốp,
gồm 2 miền: miền vỏ nằm ngoài sát bề mặt buồng trứng, là nơi sinh ra các loại nang
noãn và thể vàng ở các giai đoạn khác nhau (nang noãn, thể vàng, thể trắng - thể
vàng thoái biến), xảy ra sự chín và rụng trứng; miền tủy chứa nhiều mạch máu vào
nuôi dƣỡng nang noãn, mạch bạch huyết, thần kinh, mô liên kết cũng dày hơn gồm
sợi xốp và sợi cơ trơn (Nguyễn Đình Nhung và ctv, 2005).
2.1.3 Chức năng
Buồng trứng là một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống sinh dục
thú cái, buồng trứng thực hiện hai chức năng quan trọng là ngoại tiết và nội tiết.
- Ngoại tiết: sinh ra noãn chín và rụng vào vòi Fallop chuẩn bị cho sự thụ tinh.
- Nội tiết: progesterone từ thể vàng và estrogen từ nang noãn là hai hormon
gây nên những đặc tính sinh dục thứ cấp ở con cái, ngoài ra buồng trứng còn tiết các
kích thích tố nhƣ oxytocin, relaxin, inhibin, activin (Trần Thị Dân và Dƣơng
Nguyên Khang, 2006). Tế bào hạt trong biểu mô của nang noãn thành thục tiết
nhiều estrogen.
4
2.2 Nang noãn
2.2.1 Đặc điểm hình thái (Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Quốc Đạt, 1997)
Noãn (trứng) là tế bào lớn nhất cơ thể, có dạng hình cầu. Thể tích noãn lớn hơn
tinh trùng nhiều lần và dài gấp 2 lần tinh trùng. Noãn (trứng) có cấu tạo gồm 3 phần:
Phần nguyên sinh chất gồm các thành phần chủ yếu là nƣớc, vật chất hữu
cơ, muối khoáng và vật chất khác.
Nhân gồm lƣới nhiễm sắc thể và nhiều hạt.
Màng bao gồm 3 lớp: lớp ngoài, lớp giữa và lớp trong.
Màng ngoài gồm nhiều tế bào hình nang hay hình chóp. Những tế
bào này đƣợc phân bổ khắp noãn nên còn gọi là màng phóng xạ hay màng tia. Các
tế bào này đƣợc gắn với nhau bởi acid hyaluronic. Khi tinh trùng gặp trứng, men
hyaluronidase ở phần acrosom đƣợc tiết ra để phân giải acid hyaluronic làm màng
phóng xạ tan ra và tạo điều kiện thụ tinh.
Màng giữa gồm nhiều tế bào, đƣợc sinh ra từ tế bào nang, là lớp nuôi
dƣỡng noãn. Màng giữa gọi là màng trong suốt. Màng này đảm bảo dinh dƣỡng
cho noãn trong buồng trứng. Trong màng chứa enzym zonalizin – men đặc hiệu
chủng loài có tác dụng ngăn ngừa tinh trùng khác loài đi vào nhân noãn trong quá
trình thụ tinh.
Màng trong là lớp màng mỏng bao quanh phần nguyên sinh chất gọi
là màng noãn hoàng hay màng nguyên sinh chất. Màng này có tác dụng nuôi
dƣỡng noãn đã thụ tinh. Giữa màng trong suốt và màng noãn hoàng có khoảng
trống dày 14 – 25 µm, pH 3 – 5, chứa dịch có nồng độ ion cao.
2.2.2 Sự phát triển của nang noãn
Trong suốt quá trình hình thành phôi, tế bào mầm nguyên thủy phát triển từ
trung bì ở túi niệu, định vị tại buồng trứng, sau đó tăng lên về số lƣợng và biệt hóa
thành nang noãn nguyên thủy. Nang noãn nguyên thủy ngừng phát triển đến giai
đoạn cơ thể thành thục về mặt sinh dục.
Khi đƣợc sinh ra, buồng trứng thú cái đã có sẵn các nang noãn nguyên thủy và
nang noãn bậc một cho hoạt động sinh sản suốt đời. Nang noãn bậc một có thể thoái
5
hóa hoặc phát triển thành nang noãn bậc hai nếu trở nên nhạy cảm với hormone
kích thích nang noãn (follicle stimulating hormone - FSH), nang noãn bậc hai đƣợc
bao bọc bởi một lớp trong suốt tƣơng đối dày (vùng trong suốt), nang noãn bậc hai
có hai hay nhiều lớp tế bào hạt nhƣng không có xoang nang. Nang noãn bậc ba là
nang noãn có xoang, chứa dịch nang và có thể trở nên trội hẳn để chuẩn bị xuất
noãn (nang Graaf). Nang noãn có xoang tƣơng tự nhƣ vết phỏng trên bề mặt buồng
trứng và có thể quan sát đƣợc bằng mắt thƣờng, kích thƣớc nang noãn có xoang
biến động khoảng nhỏ hơn 1 mm đến vài cm tùy theo giai đoạn phát triển hoặc thoái
biến và tùy loài, ví dụ ở bò 10-15 mm (Lussier et.al., 1987), bò 12-19 mm, heo 8-12
mm (Hafez, 1968), chó 4-6 mm (Cole và Cupps, 1959). Nang noãn có xoang cấu
tạo gồm 3 lớp: lớp bao ngoài, lớp bao trong và lớp tế bào hạt. Lớp bao ngoài là mô
liên kết lỏng lẻo, lớp bao trong sản xuất kích thích tố adrogen dƣới ảnh hƣởng của
kích tố thể vàng (luteinizing hormone-LH), lớp tế bào hạt tách rời lớp bao trong bởi
màng đáy rộng, tế bào hạt sản xuất nhiều chất sinh học và trên bề mặt tế bào có thụ
thể tiếp nhận LH, những chất quan trọng đƣợc sản xuất bởi tế bào hạt là estrogen,
inhibin và dịch nang (Trần Thị Dân và Dƣơng Nguyên Khang, 2006).
6
2.2.3 Nội tiết nang tăng trƣởng
Sự tăng trƣởng, thành thục, rụng trứng và lutein hóa của nang Graff phụ thuộc
vào các yếu tố: kiểu chế tiết thích hợp, hàm lƣợng đủ và tỷ lệ phù hợp của FSH và
LH trong huyết thanh.
FSH giữ vai trò chủ đạo cho việc khởi đầu sự hình thành xoang nang, kích
thích quá trình phân bào nguyên nhiễm của tế bào hạt (có sự hỗ trợ của estradiol),
quá trình hình thành dịch nang trứng. FSH còn làm tăng khả năng cảm ứng của tế
bào hạt đối với LH bằng cách tăng số lƣợng các thể tiếp nhận LH, đây là sự chuẩn
bị cho quá trình lutein hoá của các tế bào hạt trong việc đáp ứng sóng gây rụng
trứng của LH. Theo Davol (2000), trên chó 2 ngày trƣớc khi rụng trứng, tuyến yên
tăng tiết LH làm cho nang noãn phồng lên nhanh chóng, nang noãn tiến dần lên bề
mặt buồng trứng và khi tỷ lệ LH/FSH phù hợp thì sẽ xảy ra hiện tƣợng xuất noãn,
nếu vắng mặt LH thì không xảy ra sự xuất noãn.
Hình 2.1. Các giai đoạn phát triển của nang noãn trong buồng trứng
(Nguồn: Cummings, 2001)
7
Estrogen do các tế bào hạt trong nang tiết ra. Estrogen cần thiết cho sự duy trì
và phát triển của buồng trứng, cấu trúc sinh sản và đặc điểm sinh dục thứ cấp ở
động vật cái. Có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy trứng phát triển, chín và
rụng, phát triển niêm mạc tử cung, tăng hàm lƣợng actin và myosin trong giai đoạn
mang thai, tăng sinh mô tuyến của niêm mạc và tế bào biểu mô lông rung của ống
dẫn trứng giúp trứng đã thụ tinh di chuyển dễ dàng vào tử cung.
Progesteron đƣợc phân tiết chủ yếu từ hoàng thể. Progesteron kích thích tăng
sinh niêm mạc tử cung, giúp tử cung có khả năng bài tiết, giảm co bóp cơ tử cung
tạo môi trƣờng yên ổn sẵn sàng đón chờ trứng đã thụ tinh vào làm tổ, kích thích
niêm mạc ống dẫn trứng bài tiết dịch chứa chất dinh dƣỡng nuôi phôi, progesteron
còn có tác dụng kích thích bài tiết prolactin làm tăng phát triển các ống sữa của
tuyến vú. Hàm lƣợng progesterone trong huyết thanh bắt đầu tăng lên ở giai đọan
động dục, ở chó sau khi hàm lƣợng progesterone tăng đến 2 ng/ml thì sự xuất noãn
sẽ xuất hiện sau đó 2 ngày, do đó hàm lƣợng progesterone cũng là một chỉ tiêu hiệu
quả để xác định thời điểm phối giống trong thụ tinh nhân tạo (Davol, 2000).
2.2.4 Sự trƣởng thành của nang noãn
Khi đạt đến kích thƣớc cực đại, nang noãn chuyển sang giai đoạn mới, đó là
giai đoạn trƣởng thành. Quá trình này xảy ra dƣới ảnh hƣởng của các cơ chế điều
chỉnh, trong đó quan trọng nhất là cơ chế thần kinh-hormone trong tƣơng tác noãn
bào với các tế bào xung quanh. Sự chuyển sang giai đoạn trƣởng thành đƣợc thực
hiện dƣới ảnh hƣởng của các kích thích tố của thùy trƣớc tuyến yên. Sự trƣởng
thành nang noãn bao gồm cả trƣởng thành nhân và trƣởng thành tế bào chất (Vũ
Văn Vụ và ctv, 2005).
2.2.4.1 Trƣởng thành nhân
Noãn trƣởng thành nhân là khi nhân đạt đến giai đoạn metaphase II (MII) với
hình dạng đƣợc quan sát bên ngoài là sự xuất hiện thể cực thứ nhất.
Ngay sau giảm phân, noãn ở giai đoạn túi mầm (germinal vesicle - GV) sẽ lần
lƣợt qua các giai đoạn: tan biến túi mầm (germinal vesicle break down - GVBD),
metaphase I (MI), sau giảm phân I (meiosis I) hình thành nên 2 tế bào: một gồm có
8
nhân và một chút tế bào chất tách khỏi màng noãn bào và nằm ngoài màng sinh chất
nhƣng ở trong màng noãn hoàng, đó chính là thể cực thứ nhất; tế bào thứ hai là noãn
bào bậc hai, nhiễm sắc thể trong tế bào chất của tế bào này ngay lập tức bƣớc vào
metaphase II (II) và dừng lại tại đó (Vũ Văn Vụ và ctv, 2005). Thời gian noãn trƣởng
thành khác nhau tùy loài nhƣ ở bò là 24 giờ (Sirard et al., 1989), heo là 38 giờ, chó
48-72 giờ (Rota, 2004). Đây là cơ sở cho việc thiết lập quy trình nuôi chín trứng in
vitro trên nhiều loài.
2.2.4.2 Trƣởng thành tế bào chất
Đồng thời với các diễn biến của nhân, trong tế bào chất cũng diễn ra nhiều
biến đổi. Noãn trở nên mọng nƣớc, các phiến noãn hoàng trong nƣớc và dần hòa tan
vào nhau, noãn trở nên trong hơn. Trong noãn xảy ra sự tăng áp suất nội bào, giảm
tính thấm, lớp tế bào chất ở bề mặt có khả năng co giãn và xuất hiện khả năng phân
chia (Vũ Văn Vụ và ctv, 2005). Các bào quan trong tế bào chất đƣợc tổ chức lại
chuẩn bị cho quá trình thụ tinh và tổng hợp protein chuẩn bị cho sự phát triển phôi.
Sự trƣởng thành tế bào chất là yếu tố gián tiếp quyết định khả năng phát triển của
noãn để có thể xảy ra hiện tƣợng thụ tinh bình thƣờng, phân chia và phát triển tới
Hình 2.2. Các giai đoạn phát triển của nhân
(Nguồn: Mario Mayes, 2002)
9
phôi nang (blastocyst). Nếu chỉ có sự trƣởng thành về nhân mà không có sự trƣởng
thành về tế bào chất thì sẽ không đảm bảo cho sự phát triển phôi sau này (Sirard et
al., 1989; Yang et al., 1998).
2.2.5 Sự rụng trứng
Lúc rụng trứng, thành nang vỡ ra và giải phóng trứng thứ cấp vào ống dẫn
trứng, trứng vẫn đƣợc một số tế bào hạt bao quanh.
Sự rụng trứng xảy ra vào cuối kỳ tăng trƣởng, ở đa số các loài trứng rụng khi
đã trƣởng thành đầy đủ về nhân và tế bào chất (MII), tuy nhiên ở ngựa, chó và cáo
trứng rụng khi còn ở giai đoạn GV (Vũ Văn Vụ và ctv, 2005). Ở giai đoạn này,
nang trứng trội có khả năng đáp ứng với sự tăng lên mạnh và đột ngột của các kích
dục tố bằng sự thay đổi hoàn toàn cấu trúc của nó, dẫn đến hiện tƣợng rách nang và
giải phóng noãn bào.
2.3 Nuôi chín trứng trong ống nghiệm (In vitro maturation-IVM)
2.3.1 Lịch sử IVM
Trên thế giới, kỹ thuật IVM đã xuất hiện từ rất sớm, với mục đích nghiên cứu
ảnh hƣởng của các yếu tố sinh lý, sinh hóa lên sự phát triển của trứng trong in vivo, từ
đó tái thiết lập quy trình IVM để làm cơ sở cho các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản sau này.
Năm 1935, Pincus và Enzmann tách noãn thỏ chƣa trƣởng thành khỏi sự ức
chế của nang noãn, cho phép noãn đạt tới trƣởng thành khi nuôi cấy in vitro.
Hình 2.3. Nang noãn trƣởng thành
(Nguồn: Mario Mayes, 2002)
10
Năm 1983, Minato và Toyoda (Nhật) và Schroeder và Eppig (Mỹ) cho rằng
noãn chuột đƣợc trƣởng thành in vitro có khả năng tạo phôi nếu đƣợc thụ tinh.
Năm 1983, Lenz và cộng sự cho rằng 39oC là nhiệt độ tối ƣu để noãn bò
trƣởng thành in vitro.
Năm 1988, Lu và cộng sự cho ra đời con bê từ kỹ thuật chín noãn và thụ tinh
in vitro.
Năm 1996, Eppig và O’Brien cho ra đời chuột con sau khi dùng kỹ thuật
IVM, thụ tinh in vitro và chuyển phôi vào tử cung chuột mẹ.
Ngày nay kỹ thuật IVM đã đƣợc thực hiện thành công trên rất nhiều loài
động vật và đặc biệt là trên ngƣời, làm cơ sở cho kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
(in vitro fertilization - IVF), chuyển cấy phôi và chuyển gen. ngày nay kỹ thuật
IVM vẫn đang đƣợc rất chú trọng và phát triển.
2.3.2 Môi trƣờng IVM
2.3.2.1 Các loại môi trƣờng IVM
Môi trƣờng đơn giản: là hệ thống đệm bicarbonate chứa các muối nhƣ
pyruvate, lactate, glucose. Các môi trƣờng thƣờng đƣợc cung cấp huyết thanh hay
albumine và một lƣợng thích hợp các kháng sinh (penicillin, streptomycin,
gentamycin).
Môi trƣờng phức tạp thƣờng chứa thêm một số yếu tố nhƣ amino acid,
vitamine, purine và những chất khác.
2.3.2.2 Thành phần trong môi trƣờng IVM
Thành phần chính
- Nƣớc
Nƣớc là thành phần chính cho mọi loại môi trƣờng. Nƣớc sử dụng trong
IVM phải đƣợc qua hệ thống chƣng cất, siêu lọc, hấp vô trùng để loại bỏ các chất
khoáng, ion và nguồn gây nhiễm trong nƣớc.
- Nguồn năng lƣợng
Glucose, lactate, pyruvate là những nguồn năng lƣợng ngoại sinh quan trọng
nhất cho sự phát triển của trứng và phôi. Tuy nhiên tùy vào từng giai đoạn phát triển
11
mà nhu cầu năng lƣợng đối với từng cơ chất khác nhau. Thêm glucose vào môi
trƣờng chứa pyruvate (tỉ lệ 5,5 mM : 1 mM) làm tăng tỉ lệ MII trên noãn chuột
(Downs et.al., 2000). Pyruvate cũng có vai trò thúc đẩy giảm phân, noãn chuột đạt
MII (71,9%) khi nuôi với pyruvate cao hơn đối chứng (19,6%) (Masaya Geshi
et.al., 2000).
- Nguồn protein
Protein vừa là nguồn đạm có sẵn vừa là chất hấp thụ ion kim loại độc. Những
protein thƣờng đƣợc bổ sung:
Huyết thanh
Một số loại huyết thanh thƣờng đƣợc sử dụng là: huyết thanh thai bò (fetal
cafl serum - FCS), huyết thanh bò lên giống (estrous cow serum - ECS), huyết thanh
bò trƣởng thành (bovine adult serum - BAS). Tỷ lệ noãn tiếp diễn giảm phân và
trƣởng thành khi thêm huyết thanh chó lên giống (16,3%) cao hơn so với huyết
thanh chó không lên giống (11,1%) (Otoi et.al., 1999).
Albumine huyết thanh
Nếu không bổ sung huyết thanh vào môi trƣờng thì có thể thay bằng
albumine. Albumine huyết thanh bò (bovine serum albumine - BSA) là loại thƣờng
đƣợc sử dụng nhất, nó nhƣ là một biện pháp ngăn cản sự xâm nhập đa tinh trùng
trong thụ tinh in vitro. Bổ sung BSA hoặc FCS đều làm tăng khả năng tiếp diễn
giảm phân, nhƣng so sánh giữa hai kết quả này thì không có sự khác biệt nhau.
Noãn chó đƣợc nuôi trong môi trƣờng North Carolina State University 37 (NCSU
37) có bổ sung 0,4% BSA và 100 ng/ml yếu tố tăng trƣởng biểu mô (epidemal
growth factor - EGF) sẽ cho tỷ lệ noãn tiến đến giai đoạn MII cao nhất so với đối
chứng và các nồng độ khác (Kim et.al., 2006).
- Muối
Đây là thành phần rất quan trọng trong môi trƣờng nuôi trứng và phôi nhằm
đảm bảo áp suất thẩm thấu. Có nhiều ion chịu trách nhiêm cho sự điều hòa này
nhƣng chủ yếu là Na+ và K+. Hàm lƣợng các ion trong môi trƣờng dựa vào thành
phần các chất khoáng trong huyết tƣơng máu.
12
- Hệ đệm
Hệ đệm thông dụng nhất là bicarbonate dƣới 5 % CO2
.Cơ chế của hệ đêm
này cũng giống nhƣ hệ đệm trong sinh lý máu. Hệ đệm có vai trò quan trọng là ổn
định nồng độ CO2 và pH của môi trƣờng.
- Kháng sinh
Các loại kháng sinh thƣờng dùng là penicillin, streptomycin, gentamycin.
Các loại kháng sinh đều có vai trò quan trọng nhất là giảm nguy cơ nhiễm khuẩn từ
các tác nhân bên trong và bên ngoài trong quá trình nuôi cấy.
Thành phần bổ sung
- Hormon
Hầu hết các môi trƣờng IVM đều đƣợc bổ sung hormon, đặc biệt là FSH và
LH. FSH giúp noãn giãn nở hạt tụ và vƣợt qua chƣớng ngại trong giảm phân nhƣng
không giúp phát triển hơn nữa. Ngoài ra còn bổ sung estradiol, progesteron vào môi
trƣờng. Tỷ lệ MII khi thêm estradiol (14,7%) cao hơn so với đối chứng(1,5-8,2%),
khi thêm progesterone cao hơn (10 %) so với đối chứng (4,8 %) (Kim et.al., 2005).
- Yếu tố tăng trƣởng
Trên chó, EGF đƣợc thu từ ống dẫn trứng. EGF đƣợc thêm vào môi trƣờng
nuôi cấy làm tăng tỷ lệ MII (16,7%) so với đối chứng (4%) (Bogliolo et.al., 2002).
Khi bổ sung EGF với nồng độ 20 ng/ml thì tỷ lệ trứng chín tăng (13,3%) so với đối
chứng (2,7%) (Kim et.al., 2004).
- Chất chống oxy hóa
Các chất trong môi trƣờng nuôi cấy có thể bị oxy hóa và tao một số chất độc
gây ảnh hƣởng xấu tới noãn. Do đó chất chống oxy hóa thƣờng đƣợc cho vào môi
trƣờng là β- mercaptoethanol. Tỷ lệ trứng đạt đến MII tăng 20% so với đối chứng
khi bổ sung 50µM vào môi trƣờng nuôi cấy (Kim et.al., 2004).
2.3.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả IVM
2.3.3.1 Thời gian
Cho đến nay cũng chƣa có một công bố chính thức về thời gian tối ƣu nhất
cho nuôi chín trứng in vitro trên chó, có nhà khoa học cho rằng thời gian tốt nhẩt là
13
48h (Bogliolo et.al., 2002), nhƣng cũng có kết quả cho là không có sự khác biệt
giữa 48 giờ và 72 giờ (Kim et.al., 2006).
2.3.3.2 Chất lƣợng noãn và kích thƣớc nang noãn
Theo Sorrensen và Wassaman (1976), nang noãn nguyên thủy chứa noãn
không có khả năng hỗ trợ quá trình giảm phân và phát triển của phôi. Tỷ lệ noãn có
khả năng giảm phân và hỗ trợ quá trình phát triển của phôi tăng dần theo đƣờng
kính của noãn. Để đạt hiệu quả IVM cao thì kích thƣớc noãn thƣờng đƣợc lấy là
100 µm (Kim et.al., 2006).
2.3.3.3 Tuổi và tình trạng sinh dục chó cái
Hewitt và England (1998) so sánh noãn chó từ 2 nhóm tuổi : từ 1 - 6 tuổi và
trên 7 tuổi. Kết quả chứng minh rằng noãn từ các chó từ 1 - 6 tuổi đạt tỉ lệ trƣởng
thành nhiều hơn nhóm thứ hai.
Yamada et.al., (1992) đã báo cáo rằng có đến 32% trứng lấy từ chó siêu bài
noãn đạt đến MII sau 72 giờ nuôi cấy; trong khi đó, trứng lấy từ chó ở giai đoạn
không động dục thì không có dấu hiệu tiếp diễn giảm phân kể cả khi nuôi tới 144 giờ.
2.3.3.4 Thời gian và nhiệt độ bảo quản mẫu buồng trứng
Nhiệt độ tốt nhất bảo quản mẫu buồng trứng là 37oC trong môi trƣờng nƣớc
muối sinh lý có đệm phosphate (phosphate buffered saline - PBS), thời gian tối đa
cho phép trữ mẫu từ lúc lấy buồng trứng ra ngoài cơ thể là 2 giờ (Kim et.al., 2006).
Ngoài ra còn có một số yếu tố khác nhƣ: điều kiện vô trùng, thao tác ngƣời
thực hiện, tủ nuôi cấy…
2.4 Phó tinh hoàn
Vị trí: nằm ở một bên thân và đầu dƣới của tinh hoàn (Nguyễn Đình Nhung
và ctv, 2005)
Cấu tạo
Về giải phẫu học, phó tinh hoàn gồm 3 phần (Hoàng Văn Tiến và ctv, 1995).
Đầu: có rất nhiều ống dẫn ra (13 đến 20) đính vào ống dẫn của phó tinh hoàn,
tạo nên một cấu trúc dẹt, gắn vào một đầu của tinh hoàn.
14
Thân: phần này hẹp, nối tiếp sau đầu phó tinh hoàn và tận cùng ở đầu kia của
tinh hoàn.
Đuôi: phần này nối tiếp sau phần thân và rộng hơn thân phó tinh hoàn. Đƣờng
viền quanh của đuôi phó tinh hoàn là đặc điểm có thể thấy đƣợc ở gia súc còn sống.
Bên ngoài là lớp màng sợi, trong là các ống sinh tinh. Ở đầu trên khoảng 15-
20 ống từ tinh hoàn đi lên, chúng uốn lƣợn, gấp đi gấp lại tập trung thành 6-10 ống
ở phần thân, đi xuống đuôi chỉ còn 2-3 ống, cuối cùng còn 1 ống dẫn ra khỏi đuôi
phó tinh hoàn (Nguyễn Đình Nhung và ctv, 2005)
Phó tinh hoàn có 2 loại tế bào (Nguyễn Quang Mai và ctv, 2005)
- Tế bào hình trụ có tiêm mao: có chức năng hấp thu
- Tế bào đáy: có chức năng bài tiết
Chức năng
Làm tinh trùng thành thục và dự trữ tinh trùng:
Những giọt bào tƣơng còn sót lại trên cổ tinh trùng tụt dần xuống các phần tận
cùng của đoạn giữa tinh trùng, hoạt lực tinh trùng tăng lên khi tinh trùng đi vào thân
phó tinh hoàn. Tại đuôi phó tinh hoàn, tinh trùng đƣợc cung cấp những yếu tố làm
tăng khả năng thụ tinh, tinh trùng ở đuôi phó tinh hoàn có khả năng thụ tinh cao hơn
tinh trùng ở phần thân, ngoài ra cũng có khả năng thụ tinh mà không cần bổ sung
chất bài tiết của các tuyến phụ. Những bất bình thƣờng về hình thái tinh trùng trong
tinh dịch có thể làm tăng lên trong quá trình tinh trùng đi qua và thành thục trong
phó tinh hoàn (Hoàng Văn Tiến và ctv, 2005).
Trong phó tinh hoàn, tinh trùng đƣợc bao bởi một màng glycoprotein giúp tinh
trùng vận động tiến thẳng, thể đỉnh thành thục (Nguyễn Quang Mai và ctv, 2005).
Tinh trùng nằm trong phó tinh hoàn có thể giữ đƣợc năng lực thụ tinh trong vài
tuần lễ và ống phồng trong đuôi phó tinh hoàn là cơ quan bảo tồn chính. Khả năng đặc
biệt của đuôi phó tinh hoàn để bảo tồn tinh trùng phụ thuộc vào nhiệt độ thấp của bao
tinh hoàn và hoạt tính của hormon tính dục đực (Hoàng Văn Tiến và ctv, 2005).
Phó tinh hoàn làm tăng nồng độ K+, mà K+ có tác dụng ức chế sự vân động của
tinh trùng, làm tăng tuổi thọ tinh trùng. Tinh trùng đƣợc chuyển xuống và dự trữ ở
15
đuôi phó tinh hoàn, môi trƣờng ở đây rất phù hợp để tinh trùng kéo dài tuổi thọ: Na+
thấp, K+ cao, phân áp oxy thấp, CO2 cao, pH tƣơng đối thấp, tinh trùng bị ức chế hầu
nhƣ không vận động (Nguyễn Quang Mai và ctv, 2005)
Tinh trùng di chuyển trong phó tinh hoàn sẽ biến đổi cấu trúc để có thể sống lâu: giảm
lƣợng nƣớc, giảm thể tích, sinh ra protein mới bao quanh tinh trùng làm tinh trùng mang
điện tích âm nên không bị ngƣng kết với nhau, hoàn chỉnh khả năng thụ tinh, tinh trùng
sống trong phó tinh hoàn 7-10 ngày, tối đa 2 tháng (Nguyễn Đình Nhung và ctv, 2005)
Bảng 2.1. Lƣợng tinh trùng dữ trữ trong các phần của phó tinh hoàn
(Nguồn: Davol, 2000)
Hấp thu và bài tiết dịch:
Hầu hết lƣợng lớn chất dịch ra khỏi tinh hoàn hằng ngày bị hấp thu ở phần đầu
của phó tinh hoàn, phần đuôi cũng có khả năng hấp phụ những phần tử nhỏ kể cả
tinh trùng. Dòng chảy của chất dịch màng lƣới tinh hoàn đi ra những ống dẫn ra và
ống của phó tinh hoàn là cần thiết cho việc duy trì hình thái bình thƣờng của những
ống này. Sự vận chuyển tinh trùng thông qua phó tinh hoàn là do dòng chảy của
chất dịch màng lƣới, hoạt động của biểu mô có nhung mao của các ống dẫn ra và sự
co rút của thành cơ của ống phó tinh hoàn (Hoàng Văn Tiến và ctv, 2005).
Phó tinh hoàn hấp thu rất mạnh, làm giảm nồng độ Na+, Cl-, tăng nồng độ K+
trong dịch của phó tinh hoàn (Nguyễn Quang Mai và ctv, 2005).
2.5 Tinh trùng
2.5.1 Nguồn gốc và hình dạng
Tinh trùng đƣợc sinh ra từ biểu mô ống sinh tinh và thải vào lòng ống. Tinh
trùng di ra khỏi tinh hoàn và đƣợc dữ trữ ở phó tinh hoàn. Trƣớc khi xuất tinh, tinh
Trọng lƣợng (kg) 4,5 - 15,4 15,9 - 17,7 27,2 - 38,1
Đầu phó tinh hoàn
(10
9
tế bào/ml)
0,07 ± 0,01 0,23 ± 0,04 0,23 ± 0,05
Thân phó tinh hoàn
(10
9
tế bào/ml)
1,1 ± 0,18 1,85 ± 0,16 2,27 ± 0,24
Đuôi phó tinh hoàn
(10
9
tế bào/ml)
2,06 ± 0,31 3,3 ± 0,36 4,68 ± 0,39
16
trùng đƣợc đẩy ra khỏi phần đuôi phó tinh hoàn và đƣợc kết hợp với tinh thanh từ
tuyến tiền liệt tại niệu đạo (Nguyễn Đình Nhung và ctv, 2005)
Tinh trùng có hình dạng giống nòng nọc. Tinh trùng chó có hình dạng đặc thù
khác biệt so với các loài khác. Nó có dạng sợi dài, đƣờng kính của đầu hơi nhỏ, còn
đuôi thì khá dài, chiều dài toàn bộ khoảng 50 - 60 µm (Thái Thị Mỹ Hạnh, 2005).
2.5.2 Quá trình sinh tinh
Theo Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Quốc Đạt (1997), sự sản sinh tinh trùng
xảy ra khi bắt đầu thành thục tính dục. Đó là quá trình biệt hóa tế bào, bắt đầu từ tế
bào mầm đến khi sản sinh ra các tinh trùng. Quá trình này đƣợc chia làm 4 giai
đoạn (Nguyễn Đình Nhung và ctv, 2005):
Giai đoạn sinh sản: tinh nguyên bào ở biểu mô ống sinh tinh (2n) liên tục
phân chia, dẫn đến tinh nguyên bào tăng về số lƣợng.
Giai đoạn sinh trưởng: tinh nguyên bào ngừng phân chia, lớn lên thành tinh
bào bậc I nhƣng số NST giữ nguyên 2n.
Giai đoạn thành thục: tinh bào bậc I phân chia giảm nhiễm thành hai tinh bào
bậc II có số NST n và một NST giới tính X hoặc Y. Tinh bào bậc II lại phân chia
thành hai tinh tử có NST n.
Giai đoạn tạo hình: tinh tử hoàn chỉnh cấu trúc thành tinh trùng. Các tiền tinh trùng
dài ra phát triển thành đuôi nối với nhau và kết nối với lớp dƣới của tế bào Sertoli
qua các cầu nối bào tƣơng. Các tế bào Sertoli giữ vai trò dinh dƣỡng, nuôi các tiền
tinh trùng (tinh tử) cho đến khi thành tinh trùng (Nguyễn Tƣờng Anh, 2002). Chỉ
sau khi sự biệt hóa hoàn chỉnh, các tinh trùng mới đƣợc giải phóng vào ống tinh.
Cuối cùng tinh trùng vào mào tinh (mào tinh là những ống tinh cuộn lại, nằm sát
tinh hoàn) và tiếp tục trƣởng thành trong một khoảng thời gian nhất định.
2.5.3 Cấu tạo
Tinh trùng có cấu tạo gồm 3 phần: đầu, cổ và đuôi ( Thái Thị Mỹ Hạnh, 2005)
Phần đầu: chứa vật chất di truyền, dài khoảng 5,6 µm. Đầu tinh trùng gồm
2 phần: nhân và thể đỉnh (acrosome). Trong nhân chứa chromatin đậm đặc, đó là
DNA liên kết với 1 protein, đặc biệt là phân tử DNP (deoxyribonucleoprotein) xếp
17
song song và gắn rất chặt chẽ với nhau làm cho cấu trúc của nhân gần nhƣ cấu trúc
của tinh thể. Phần trƣớc đầu tinh trùng đƣợc bao bọc bằng một acrosome, có hình
dạng nhƣ 1 cái túi mỏng gồm 2 lớp màng bọc sát vào nhân. Trong acrosome có
chứa các enzyme thủy phân nhƣ: hyaluronidase, phosphatase acid, esterase và các
hydrolase acid. Chúng có liên quan đến quá trình xâm nhập của tinh trùng qua màng
trứng vào bên trong để thụ tinh: hyaluronidase có tác dụng phân hủy acid
hyaluronic – là chất liên kết giữa các tế bào hạt bao quanh trứng.
Phần cổ: chỉ dài khoảng 1µm, hơi co lại và cắm vào hõm ở đáy phía sau
của nhân.
Phần đuôi: dài khoảng 49,26 µm - 50,26 µm, đƣợc bao bọc bằng 1 màng
chung và đƣợc chia thành 3 phần: đoạn giữa, đoạn chính và chót đuôi.
2.5.4 Thành phần
Theo Nguyễn Quang Mai và ctv (2005), tinh trùng chứa 75% nƣớc, 25% vật
chất khô trong đó 85% protein, 13,2% lipid, 1,8% khoáng.
Đầu tinh trùng chứa 65% nhân, chủ yếu là DNA; đuôi chủ yếu là lipid.
Tinh trùng thành thục và đƣợc dự trữ ở phó tinh hoàn. Tại đây màng tinh trùng
đƣợc bão hòa thêm một lớp glycoprotein giúp tinh trùng có khả năng vận động.
2.5.5 Đặc tính sinh lý
Theo Trịnh Bỉnh Duy (2001), trong ống sinh tinh, tinh trùng có thể sống vài
tuần nhƣng khi đƣợc phóng ra ngoài, đời sống tối đa chỉ từ 24 - 48 giờ. Khi trữ ở
nhiệt độ thấp, chuyển hóa giảm nên thời gian sống của tinh trùng kéo dài hơn.
Theo Trần Tiến Dũng (2002), tinh trùng có 5 đặc tính: tính chuyển động độc
lập về phía trƣớc, tính lội ngƣợc dòng nƣớc, tính tiếp xúc với vật lạ, tính tiếp xúc
với hoá chất và tính tiếp xúc với điện. Sự rung động của đuôi kết hợp với sự xoay
quanh của trục giữa làm cho tinh trùng vận động tiến thẳng tới trƣớc. Tốc độ tiến
thẳng của tinh trùng phụ thuộc vào các điều kiện nội tại và ngoại cảnh nhƣ: niêm
dịch ở đƣờng sinh dục cái tiết ra nhiều hay ít, phƣơng thức phóng tinh của con đực
và độ co bóp của sừng tử cung, ống dẫn trứng. Tinh trùng chuyển động nhờ đuôi lái
nên nó có thể chuyển động ngƣợc dòng nƣớc và cũng có xu hƣớng lội ngƣợc dòng
18
nƣớc. Đối với một vật lạ, tinh trùng có đặc tính vây xung quanh vật lạ ấy. Do đó
tinh trùng vào đến ống dẫn trứng, gặp tế bào trứng thì tinh trùng tập trung xung
quanh tế bào trứng và tìm nơi lõm của tế bào trứng để đi vào. Ống dẫn trứng tiết ra
chất hóa học, kích thích tinh trùng hƣng phấn, làm tinh trùng tập trung lại và tiến
đến tế bào trứng. Chất hóa học này gọi là chất fertilizin. Ngoài ra trong ống dẫn
trứng hay tử cung có một điện thế mà bản thân tinh trùng cũng mang điện nên cũng
có điện thế, mà đặc tính của dòng điện chạy từ cao đến thấp cho nên tinh trùng lội
có phƣơng hƣớng nhất định.
Theo Nguyễn Quang Mai và ctv (2005), tinh trùng sử dụng năng lƣợng theo 3
phƣơng thức:
Oxy hóa yếm khí:
Fructose → acid lactic + CO2 + Q (27,7 Kcal)
Với enzyme xúc tác là hexokinase, photphatase.
Oxy hóa hiếu khí:
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + 674 Kcal
Hệ số hô hấp của tinh trùng là số µl O2 tiêu hao cho 10
5 tinh trùng trong 1 giờ
ở 37oC. Đây là chỉ tiêu đánh giá sức sống của tinh trùng.
Phân giải ATP: do enzyme ATPase ở cổ và đuôi tinh trùng
ATP → ADP + P + Q (7-12 Kcal)
2.5.6 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động của tinh trùng
Theo Nguyễn Quang Mai và ctv (2005), tuổi thọ và năng lƣợng vận động của
tinh trùng phụ thuộc vào:
Nhiệt độ: khi ở nhiệt độ cao, tinh trùng vận động mạnh làm tiêu hao nhiều
năng lƣơng nên tinh trùng nhanh chết. Nhiệt độ thấp sẽ ức chế hoạt động của tinh
trùng, do đó sẽ kéo dài tuổi thọ tinh trùng. Cơ sở này đã đƣợc ứng dụng trong công
nghệ làm tinh đông viên hoặc tinh cọng rạ -196oC.
pH: pH trung tính hay kiềm làm tinh trùng vận động mạnh, tiêu tốn nhiều
năng lƣợng, dẫn đến giảm tuổi thọ tinh trùng. pH acid yếu ức chế vận động của tinh
trùng nên sẽ kéo dài tuổi thọ của tinh trùng.
19
Áp suất thẩm thấu: môi trƣờng nhƣợc trƣơng hay ƣu trƣơng đều giảm thời
gian sống của tinh trùng.
Ánh sáng: tia tử ngoại và hồng ngoại kích thích vận động cuả tinh trùng,
làm tinh trùng tiêu năng lƣợng và giảm tuổi thọ.
Chất hóa học: tinh trùng mẫn cảm với muối kim loại nặng. Màng tinh trùng
mang điện tích âm đẩy rời ra nhau, khi gặp điện tích dƣơng thì điện tích âm bị trung
hòa, do đó tinh trùng dính vào nhau và mất khả năng vận động tiến thẳng.
2.6 Thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro fertilization-IVF)
2.6.1 Lịch sử IVF
Sau khi IVM thành công trên một số loài thì các nhà khoa học trên thế giới
tiếp tục nghiên cứu về kỹ thuật IVF. IVF đã thành công trên rất nhiều loài động vật
nhƣ chó, heo, thỏ, bò…Kỹ thuật ra đời đã mang lại một ý nghĩa to lớn trong việc
giải quyết vấn đề vô sinh ở ngƣời.
Năm 1959, con thỏ đầu tiên ra đời từ phƣơng pháp thụ tinh trong ống nghiệm
Năm 1972, con chuột đầu tiên ra đời từ phôi đông lạnh.
Ngày 25 tháng 7 năm 1978, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, bé gái Louise
Brown ra đời bằng công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm tại một bệnh viện ở Anh.
Năm 1982, bé gái thứ hai Amadine ra đời bằng công nghệ này ở Pháp.
Những năm 80 của thế kỷ XX, kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phát triển
mạnh. Singapore đƣợc ghi nhận là nơi thực hiện thành công thụ tinh trong ống
nghiệm đàu tiên ở châu Á vào năm 1983
Năm 1984, một phôi đông lạnh đƣợc rã đông để cấy vào tử cung, đã cho ra đời
bé trai đầu tiên là Zoe.
Năm 1986, Cheng và ctv đã thành công IVF heo
Năm 1990, Gordon và Lu đã tạo thành công phôi bò IVF
Năm 1992, Yamada và ctv đã tạo phôi chó thành công
Năm 1994, Madan và ctv đã tạo thành công phôi trâu IVF
Năm 2006, Kim và ctv thành công IVF trên chó.
20
Ở Việt Nam: Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Tp.HCM đã thành công trên bò, chuột
và heo. Thụ tinh nhân tạo thành công trên ngƣời ở bệnh viện Từ Dũ, Hùng Vƣơng.
2.6.2 Cơ chế của sự thụ tinh (Phạm Thị Minh Đức và ctv, 2001)
Khi còn trong tinh dịch, một lƣợng lớn cholesterol bọc quanh đầu tinh trùng,
tạo thành màng bao bọc quanh đầu bền vững và ngăn chặn sự giải phóng enzyme.
Khi di chuyển trong đƣờng sinh dục cái lớp cholesterol bị mất, màng tinh trùng yếu
và tăng tính hấp thụ đối với Ca2+, Ca2+ cao trong bào tƣơng của đầu tinh trùng làm
tăng vận động của tinh trùng và giải phóng enzyme.
Đầu tinh trùng dự trữ lƣợng lớn hyaluronidase và enzyme thủy phân protein.
Hyaluronidase phá hủy liên kết các tế bào hạt quanh noãn, sau đó nhờ enzyme phân
giải protein mà tinh trùng có thể chọc thủng màng trong suốt của noãn và tiếp cận
với lớp vỏ bao quanh noãn. Tại đây có các thụ thể cố định màng trƣớc của tinh
trùng vào lớp vỏ noãn, màng trƣớc tinh trùng bị tiêu đi, giải phóng enzyme và mở
đƣờng xâm nhập vào lòng noãn, màng trong đầu tinh trùng tan ra và vật chất di
truyền của đầu tinh trùng xâm nhập vào noãn.
Hình 2.4. Các giai đoạn xâm nhập của tinh trùng vào trứng
(Nguồn: Naokazu et.al., 2005)
21
2.6.3 Các giai đoạn phát triển của phôi
Quá trình thụ tinh hoàn tất dẫn đến quá trình hình thành phôi ở dạng một tế
bào. Sau đó, phôi bắt đầu phân chia thành dạng 2, 4, 8, và 16 tế bào (tế bào nguyên
phôi-blastomer). Các blastomer này ngày càng đƣợc phân chia nhiều hơn, nhỏ hơn
và kết hợp lại thành khối rắn chắc đƣợc gọi là phôi dâu (morula), lúc này rất khó
nhìn thấy từng tế bào trong phôi, khối tế bào chiếm gần hết không gian của trứng.
Sau đó, phôi tiếp tục phát triển hình thành dạng phôi nang (blastocyst) và có sự tích
lũy chất dịch bên trong tạo khối cầu rỗng. Tiếp đó, blastocyst qua giai đoạn phôi
nang trƣơng nở (expanded blastocyst) và thoát khỏi màng trong suốt ở giai đoạn
thoát nang (hatching blastocyst) rồi bắt đầu làm tổ trong tử cung.
22
2.6.4 Vật liệu cho IVF (Phan Kim Ngọc, 2006)
2.6.4.1 Giao tử
Trứng (noãn) dùng cho thụ tinh in vitro thƣờng có thể ở 3 dạng: trứng non,
trƣởng thành và hậu trƣởng thành. Tùy mức độ phát triển của trứng mà tiến hành
các thao tác tiền xử lý khác nhau, thông qua việc nuôi trong khoảng thời gian nhất
định trƣớc khi thụ tinh.
Các tinh trùng dùng cho thụ tinh in vitro đƣợc chuẩn bị theo một số phƣơng
pháp: swim up, tạo vón cục kết hợp swim up, ly tâm, lắng… nhằm làm tăng nồng
độ và khả năng hoạt động của tinh trùng. Nồng độ tinh trùng đƣợc quyết định do số
lƣợng tinh trùng và dung tích của vi giọt môi trƣờng thụ tinh.
Thƣờng thì nồng độ tinh trùng trong giọt thụ tinh là 105 tinh trùng bình
thƣờng/ml, nếu các tinh trùng thiếu các tiêu chuẩn về độ di động và hình thái thì
nồng độ thụ tinh phải cao hơn. Nồng độ tinh trùng dƣới 5.104/ml thì kết quả IVF
không tốt, tuy nhiên nếu nồng độ tinh trùng quá cao cũng không thuận lợi cho IVF
vì sẽ tăng khả năng đa bội, thậm chí sẽ ảnh hƣởng khả năng sống sót của phôi bởi
các enzyme trong đầu cực tinh trùng có hại cho trứng và phôi, mẫu tinh trùng chết
có thể gây tổn thƣơng cho trứng vì các gốc oxy tự do.
2.6.4.2 Môi trƣờng IVF
Thông thƣờng môi trƣờng nuôi trứng còn đƣợc sử dụng cho giai đoạn thụ tinh,
thậm chí còn cho cả giai đoạn hình thành và phát triển phôi sau này. Tuy nhiên hiệu
quả này không rõ ràng.
Trong các môi trƣờng thụ tinh in vitro, có 3 nhóm chất cần thiết cho sự hoạt
động của tinh trùng: muối, cơ chất năng lƣợng (pyruvate, glucose, lactate), và
nguồn protein. Ion Ca2+, bicarbonat, tỷ lệ Na+/K+ gần giống trong dịch ống dẫn
trứng. Ca2+ cần thiết cho phản ứng cực đầu và thúc đẩy cho các cơ chế sinh học
khác tiến triển. Đƣờng glucose, lactate là nguồn năng lƣợng ngoại sinh của tinh
trùng. Protein, đặc biệt là albumin thúc đẩy khả năng vận chuyển và tăng cƣờng
hoạt hóa.
pH của môi trƣờng IVF khoảng 7,4 gần giống với pH máu phù hợp cho thụ tinh
23
và phát triển ban đầu của phôi. Ở môi trƣờng acid phôi phát triển kém.
Hệ đệm bicarbonat đƣợc dùng để ổn định pH vì khi ủ kín các tế bào hô hấp sẽ
tạo CO2 làm tăng tính acid của môi trƣờng, sự kết hợp giữa hệ đệm này cùng với
CO2 trong tủ ấm sẽ giúp ổn định pH cho tế bào.
Khi thụ tinh hoặc nuôi phôi in vitro phải phủ lên bề mặt môi trƣờng một lớp
dầu khoáng để làm giảm quá trình tạo hạt ngƣng tụ trong môi trƣờng và sự thay đổi
nồng độ các chất. Ngoài ra, dầu khoáng còn có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của
bụi và vi sinh vật từ ngoài. Tuy nhiên, nó ngăn cản sự khuyếch tán của CO2 vào môi
trƣờng nuôi.
2.6.5 Các hệ thống thụ tinh in vitro (Phan Kim Ngọc, 2006)
Có 3 yếu tố quan trọng trong một hệ thống thụ tinh in vitro: dụng cụ thụ tinh,
môi trƣờng thụ tinh và các điều kiện khác (khí, nhiệt độ, độ ẩm môi trƣờng…)
Thụ tinh trong ống nghiệm 5 ml:
Thích hợp nhất là ống ly tâm nhựa 5 ml với nắp mở đƣợc vặn lỏng, giúp
kiểm soát tốt pH và áp suất thẩm thấu. Thông thƣờng, tỷ lệ thụ tinh tối ƣu là 1 phức
hợp trứng với tế bào cumulus (cumulus oocyte complex-COC)/ ống nghiệm trong
0,5 ml môi trƣờng và 5.104 tinh trùng di động.
Thụ tinh trong đĩa một hay bốn giếng:
Thêm một thể tích huyền phù đã đo trƣớc vào mỗi giếng với nồng độ trung
bình là 105 tinh trùng di động/giếng. Sự gắn tinh trùng vào màng trong suốt xảy ra
sau 1-3 giờ thụ tinh, do đó sau 3h trứng có thể đƣợc rửa lại để loại bỏ tinh trùng
thừa.
Thụ tinh trong ống mao quản và cọng rạ:
Ƣu điểm là tiết kiệm trứng cũng nhƣ tinh trùng. Phƣơng pháp này còn đƣợc
gọi là nuôi cấy trong âm đạo.
Tỷ lệ thụ tinh tốt nhất đạt đƣợc trong các ống mao quản và cọng rạ với thể
tích 5-10 µl chứa 2000-4000 tinh trùng di động.
Huyền phù trứng/tinh trùng trong cọng rạ đƣợc bảo vệ bằng các khoảng môi
trƣờng, ngăn cách xen kẽ với các bóng không khí, đƣợc đặt nằm ngang trong tủ ấm
24
37
oC và 5% CO2. Sau thụ tinh, dùng pipet đẩy hết dung dịch trong ống vào đĩa để
kiểm tra.
Thụ tinh trong vi giọt:
Đây là phƣơng pháp IVF phổ biến nhất. Đƣa các COC vào một vi giọt đã
đƣợc chuẩn bị sẵn từ 20-50 µl huyền phù tinh trùng dƣới lớp dầu. Thuận lợi của
phƣơng pháp này là kiểm soát tốt pH và áp suất thẩm thấu bởi thể tích nhỏ và số
lƣợng tinh trùng ít, rất phù hợp cho những trƣờng hợp mẫu ít tinh trùng.
Trên chó, thể tích vi giọt dùng cho thụ tinh in vitro tùy thuộc vào loại môi
trƣờng, nhƣ thể tích 50 µl/giọt đối với môi trƣờng Fert-TALP (Kim et.al., 2006), thể
tích 100 µl/giọt đối với môi trƣờng TYH (Yamada et.al., 1992).
2.6.6 Đánh giá kết quả thụ tinh (Phan Kim Ngọc, 2006)
Có thể ghi nhận và đánh giá kết quả sau 24 giờ thụ tinh bằng quan sát kính
hiển vi và có thể tiến hành phẩu tích phôi, có thể dùng enzyme hay cơ học để tách
bỏ lớp tế bào cumulus xung quanh để dễ quan sát và đánh giá.
Đánh giá trứng thụ tinh cũng đƣợc dựa vào hai chỉ tiêu cơ bản, đó là sự thay
đổi của nhân và tế bào chất.
Đạt được các tiền nhân
Những trứng thụ tinh tốt là những trứng đƣợc quan sát thấy 2 tiền nhân và 2
thể cực.
Trạng thái của tế bào chất
Biểu hiện hình dạng đặc thù với màng trong suốt đầy đặn và nguyên sinh chất
sạch. Ngoài ra cũng có thể quan sát thêm: nguyên sinh chất của tế bào luôn có ít hạt,
có thể biểu hiện từ màu nâu đến đen, hình dạng của trứng có thể biến đổi từ hình
cầu đến những hình dạng không đặc trƣng, một vành sáng rõ nguyên sinh chất ngoại
vi là một bằng chứng về sự hoạt hóa tốt và sự bắt đầu cho một chu kỳ tiếp theo của
quá trình phân bào.
Tuy nhiên, không phải tất cả các trứng đều đƣợc thụ tinh trong ngày đầu tiên,
các trứng không xuất hiện tiền nhân có thể đƣợc tái thụ tinh. Sự thụ tinh hay phân
cắt thƣờng đƣợc xác nhận vào ngày thứ hai, đó có thể là kết quả thụ tinh của lần
25
đầu, hoặc có thể là sự chậm trễ thụ tinh do các khiếm khuyết chức năng tinh trùng
hay sự trƣởng thành trễ của trứng.
2.6.7 Các yếu tố ảnh hƣởng đến IVF
Sự trƣởng thành của trứng: trứng chỉ đƣợc thụ tinh khi đạt đến MII, do đó sự
trƣởng thành của trứng trong IVM là một cơ sở rất quan trọng cho tỷ lệ thành công
trong IVF. Đa số các loài động vật, khi rụng trứng đã đạt đến MII nhƣng ở chó
trứng rụng khi còn ở giai đoạn GV, do vậy đây là một trở ngại rất lớn làm cho tỷ lệ
trứng chín trong IVM và tỷ lệ tạo phôi trong IVF ở chó rất thấp.
Năng lực của tinh trùng: hoạt lực của tinh trùng là một yếu tố cực kỳ quan
trọng quyết định khả năng xâm nhập của tinh trùng vào màng trong suốt và kết hợp
với nhân cái để tạo thành tiền nhân.
Nồng độ tinh trùng trong giọt thụ tinh: nồng độ tinh trùng trong giọt thụ tinh
là một yếu tố rất cần thiết trong IVF. Tinh trùng sẽ tiết enzyme hyaluronidase để
phá hủy mối liên kết giữa các tế bào cumulus bao quanh trứng nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho sự xâm nhập của tinh trùng vào bên trong. Nhƣng để quá trình đó diễn
ra thì phải có đủ lƣợng enzyme hyaluronidase, do đó nồng độ tinh trùng là yếu tố
cần thiết, nhƣng nồng độ tinh trùng cũng không đƣợc quá cao vì sẽ gây ảnh hƣởng
xấu cho sự phát triển của trứng và làm giảm tỷ lệ thụ tinh.
Môi trƣờng IVF: có nhiều loại môi trƣờng IVF khác nhau và phù hợp cho
từng loài động vật, nhƣ môi trƣờng NCSU 23 dùng cho heo, môi trƣờng TYH và
Fert-TALP dùng cho chó.
Kỹ thuật của ngƣời thao tác: trong kỹ thuật IVF tất cả mọi quá trình đều có
sự tham gia trực tiếp của ngƣời thao tác do đó để góp phần vào tỷ lệ thành công
trong IVF thì trƣớc hết ngƣời thao tác phải có kinh nghiệm, sự tỷ mỉ và chính xác
trong công việc. Mặc khác, thao tác cũng là một khâu rất dễ xảy ra sự tạp nhiễm từ
các nguồn bên ngoài mà đó là một vấn đề rất khó khăn và phức tạp trong khâu giải
quyết, làm giảm đáng kể tỷ lệ thành công.
26
Chƣơng 3
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành
Thời gian: từ 1/3/2007 đến 15/8/2007
Địa điểm: phòng Nuôi cấy tế bào và phòng thí nghiệm Sinh Lý Sinh Hóa
khoa Chăn Nuôi Thú Y
3.2 Nội dung nghiên cứu
Cải thiện quy trình nuôi chín trứng và nhuộm trứng để xác định các giai đoạn
phát triển của trứng
So sánh hiệu quả thụ tinh giữa hai môi trƣờng TYH và Fert-TALP.
3.3 Vật liệu
3.3.1 Nguồn mẫu
Trứng từ buồng trứng đƣợc lấy ở lò mổ
Hình 3.1. Buồng trứng
27
Tinh trùng từ phần đuôi phó tinh hoàn đƣợc lấy ở lò mổ
3.3.2 Hóa chất
3.3.2.1 Hóa chất dùng cho trứng
a) Môi trƣờng bảo quản buồng trứng
Thành phần môi trƣờng phosphate buffered saline (PBS):
Nƣớc cất 100 ml
NaCl 800 mg
KCl 20 mg
Na2HPO4.12H2O 290 mg
KH2PO4 20 mg
Penicillin 7,5 mg
Gentamycin 5 mg
b) Môi trƣờng cắt trứng
Thành phần môi trƣờng HEPES-buffered-Tyrodes (HEPES-TL-PVA):
NaCl 129 mM
Hepes/KOH 10 mM
KH2PO4 0,8 mM
MgCl2 0,8 mM
D-glucose 5,6 mM
NaHCO3 0,8 mM
CaCl2 1 mM
Hình 3.2. Tinh hoàn Hình 3.3. Phó tinh hoàn
Đuôi
28
PVA 0,1 % (w/v)
c) Môi trƣờng nuôi trứng
Thành phần môi trƣờng North Carolina State University 37 (NCSU 37):
NaCl 108,73 mM
NaHCO3 25,07 mM
KCl 4,78 mM
KH2PO4 1,19 mM
MgSO4.7H2O 1,19 mM
CaCl2.2H2O 1,7 mM
Glucose 5,55 mM
Penicillin G 0,18 mM
Streptomycin sulphate 39 mM
D-sorbitol 5,55 mM
Bovine serum albumine (BSA) 0,4 % (w/v)
Bổ sung:
Follicle stimulating hormone (FSH) 1 µg/ml
Human gonadotropin (hCG) 10 IU/ml
Estradiol 1 µg/ml
Fetal bovine serum (FBS) 10 % (v/v)
-mercaptoethanol 50 µM
d) Hóa chất nhuộm trứng
Hyaluronidase 0,1 %
Phosphate buffered saline polyvinyl alcohol (PBS-PVA): dung dịch PBS nhƣ
trên đƣợc bổ sung 0,1 % (w/v) polyvinyl alcohol (PVA)
Aceto-orcein 1 % :
Orcein 0,3 g
Acid acetic 13,5 ml
Nƣớc cất 16,3 ml
Dung dịch ethanol:acid acetic với tỷ lệ 3:1 (v/v)
29
Acetone
Dung dịch aceto-glycerol:
glycerol: acid acetic: nƣớc cất theo tỷ lệ 1:1:3
3.3.2.2 Hóa chất dùng cho tinh trùng
a) Môi trƣờng bảo quản tinh hoàn
Dung dịch NaCl 0,9 %
b) Môi trƣờng thu tinh trùng
Môi trƣờng Tris-glucose (theo Iguer và Verstegen, 2001):
Tris 3,025 g
Glucose 1,25 g
Citrate Natri 1,7 g
Penicillin 100 mg
Streptomycin 100 mg
Lòng đỏ trứng 20 ml
Nƣớc cất 100 ml
pH 6,82
Áp suất thẩm thấu 381 mOsm
c) Môi trƣờng hoạt hóa tinh trùng
Môi trƣờng Sperm-TALP-1 (theo Sirivaiddyapong và et.al., 1999):
CaCl2 2 mM
KCl 3,1 mM
MgCl2 0,4 mM
NaCl 100 mM
NaHCO3 25 mM
Na3PO4 0,3 mM
Natri pyruvate 1 mM
Natri lactate 21,6 mM
BSA 10 g/l
Hepes 10 mM
30
Gentamycin S 0,25 g/l
pH 7,21
Áp suất thẩm thấu 303 mOsm
3.3.2.3 Hóa chất dùng cho thụ tinh
Môi trƣờng Fert-TALP (theo Kim et.al., 2006)
CaCl2.2H2O 2 mM
KCl 3,2 mM
MgCl2.6H2O 0,5 mM
NaH2PO4.H2O 0,4 mM
Lactic acid 11 mM
NaCl 114 mM
NaHCO3 25 mM
Natri pyruvate 0,2 mM
BSA 6 mg/ml
Gentamycin 50 µg/ml
Heparine 2 µg/ml
Môi trƣờng TYH (theo Toyoda, 1971)
NaCl 119,37 mM
KCl 4,78 mM
CaCl2 1,71 mM
KH2PO4 1,19 mM
MgSO4 1,19 mM
NaHCO3 25,07 mM
Natri pyruvate 1 mM
Glucose 5,56 mM
BSA 4 g/l
Penicillin 75 mg/l
Streptomycin sulfate 50 mg/l
31
3.3.3 Dụng cụ - Thiết bị
3.3.3.1 Dụng cụ
Bình giữ nhiệt
Bộ ổn nhiệt
Dao mổ
Kéo các loại
Khay
Becher 500 ml
Găng tay
Lọ cồn
Kẹp
Đầu tip các loại
Pipette Pasteur vô trùng
Micropipette
Màng lọc (0,2 µm)
Dây truyền nƣớc biển
Đĩa petri nhựa (35 x 10 mm)
Đĩa petri thủy tinh
Lame và lamel
Buồng đếm hồng cầu
Ống ly tâm
Ống falcon (15 ml và 50 ml)
Eppendorf 1,5 ml
Băng keo parafilm
Cá từ
3.3.3.2 Thiết bị
Kính hiển vi đảo ngƣợc (Olympus)
Kính hiển vi soi nổi (Nikon SMZ800)
Tủ ấm CO2
32
Tủ thao tác vô trùng
Nồi hấp
Tủ sấy
Máy chỉnh pH
Máy ly tâm
3.4 Bố trí thí nghiệm
3.4.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát nồng độ β-mercaptoethanol sử dụng để nuôi chín trứng
Mục tiêu thí nghiệm: tăng tỷ lệ trứng chín sau khi nuôi để làm nguồn mẫu
cho thụ tinh in vitro.
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm đƣợc chia thành 3 nghiệm thức dựa vào các
nồng độ β-mercaptoethanol khác nhau đƣợc bổ sung vào môi trƣờng nuôi trứng.
Nghiệm thức 1: không bổ sung β-mercaptoethanol, đƣợc bố trí trên 10 lô với 249
trứng; nghiệm thức 2: nồng độ β-mercaptoethanol 50 µM, đƣợc bố trí trên 10 lô với
259 trứng; nghiệm thức 3: nồng độ β-mercaptoethanol 100 µM, đƣợc bố trí trên 10 lô
với 255 trứng. Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố.
Chỉ tiêu thống kê: tỷ lệ trứng chín sau 72 giờ nuôi.
3.4.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát nồng độ orcein phù hợp cho quy trình nhuộm trứng
Mục tiêu thí nghiệm: nhuộm trứng là một khâu rất quan trọng để xác định tỷ
lệ các giai đoạn phát triển của trứng sau khi nuôi, đặc biệt là tỷ lệ trứng đạt đến
metaphase II để làm cơ sở cho việc tiến hành thụ tinh in vitro. Trong đó, nồng độ
orcein là một yếu tố quyết định.
Cách bố trí thí nghiệm: thí nghiệm đƣợc phân thành 2 nghiệm thức dựa vào
nồng độ orcein, nghiệm thức 1: nồng độ orcein 0,75 % đƣợc bố trí trên 23 lô với
437 trứng, nghiệm thức 2: nồng độ orcein 1 % đƣợc bố trí trên 50 lô với 975 trứng.
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố.
Chỉ tiêu thống kê: tỷ lệ trứng đƣợc quan sát rõ về tình trạng nhân sau 72 giờ nuôi
3.4.3 Thí nghiệm 3: So sánh hiệu quả thụ tinh trong môi trƣờng TYH và Fert-TALP
Mục tiêu thí nghiệm: tìm ra môi trƣờng thụ tinh thích hợp để tạo hợp tử, từ
đó làm cơ sở cho quy trình nuôi phôi trong ống nghiệm.
33
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm đƣợc bố trí thành 2 nghiệm thức dựa vào sự
khác nhau của môi trƣờng thụ tinh. Nghiệm thức 1: môi trƣờng thụ tinh là Fert-
TALP, đƣợc bố trí trên 15 lô với 252 trứng, nghiệm thức 2: môi trƣờng thụ tinh là
TYH, đƣợc bố trí trên 12 lô với 213 trứng. Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu hoàn
toàn ngẫu nhiên một yếu tố.
Chỉ tiêu thống kê: tỷ lệ hình thành tiền nhân sau khi thụ tinh 24 giờ.
3.5 Phƣơng pháp tiến hành
3.5.1 Thu nhận buồng trứng tại lò mổ
Thời điểm lấy buồng trứng tốt nhất là ngay sau khi chó vừa bị đập chết vì
chất lƣợng trứng và tỷ lệ trứng phát triển tốt trong IVM cao hơn so với trứng đƣợc
lấy ở thời điểm chó đã qua giai đoạn xử lý nhiệt.
Giai đoạn sinh sản: theo Martins và cộng sự (2006) trứng từ nhóm chó cái
đang động dục đạt tới metaphase II trong IVM với tỷ lệ cao hơn trứng từ nhóm chó
cái không động dục. Do đó chó đƣợc chọn để lấy buồng trứng trong thí nghiệm này
là những chó đang động dục, những chó này có biểu hiện là âm hộ sƣng lên và có
dịch nhờn tiết ra hai bên.
Độ tuổi: trung bình độ tuổi bắt đầu động dục của chó là 6-8 tháng, do đó
chọn những chó từ 6 tháng tuổi trở lên. Phƣơng pháp xác định tuổi là dựa vào hình
dạng của răng.
Công thức răng :
- Răng sữa: 2(3/3cửa, 1/1nanh, 3/3 tiền hàm ) = 28
- Răng vĩnh viễn: 2(3/3cửa, 1/1nanh, 4/4 tiền hàm và 2/3hàm) = 42
Hình dáng răng :
- 1
½
năm : đỉnh răng cửa dƣới 1 mòn.
- 2
½
năm: đỉnh răng cửa dƣới 2 mòn.
34
Bảng 3.1. Thời gian mọc răng của chó
(Nguồn: The Merck Veterinary manual, 2006)
Thao tác thu nhận buồng trứng:
Đặt chó nằm ngửa, xác định vị trí cần mổ (từ rốn kéo dài xuống về phía đuôi
khoảng 5 cm), dùng cồn sát trùng xung quanh vị trí đó. Dùng dao mổ một đƣờng
nhỏ để lấy buồng trứng, tuy nhiên buồng trứng rất nhỏ rất khó xác định nên ta phải
căn cứ vào vị trí thận, buồng trứng nằm ngay phía dƣới thận, cách thận chừng 2 cm.
Răng Thời gian
Răng cửa sữa 1
Răng cửa sữa 2
Răng cửa sữa 3
Răng cửa 1
Răng cửa 2
Răng cửa 3
Răng nanh sữa
Răng nanh
Tiền hàm sữa 2
Tiền hàm sữa 3
Tiền hàm sữa 4
Tiền hàm 1
Tiền hàm 2
Tiền hàm 3
Tiền hàm 4
Răng hàm 1
Răng hàm 2
Răng hàm 3
4 – 5 tuần
4 – 5 tuần
5 – 6 tuần
2 – 5 tháng
2 – 5 tháng
4 – 5 tháng
3 – 4 tuần
5 – 6 tháng
4 – 6 tuần
4 – 6 tuần
6 – 8 tuần
4 – 5 tháng
5 – 6 tháng
5 – 6 tháng
4 – 5 tháng
5 – 6 tháng
6 – 7 tháng
6 – 7 tháng
35
Buồng trứng ngay sau khi cắt ra đƣợc rửa nhanh với dung dịch PBS có bổ
sung kháng sinh (penicillin: 50 µg/ ml, gentamycin: 75 µg/ ml). Sau đó trữ buồng
trứng trong ống falcon chứa dung dịch PBS và chuyển nhanh về phòng thí nghiệm
(không đƣợc quá 2 giờ), trong thời gian vận chuyển tốt nhất nên giữ buồng trứng ổn
định ở nhiệt độ khoảng 37oC.
3.5.2 Xử lý buồng trứng
Buồng trứng từ lò mổ mang về phòng thí nghiệm đƣợc sát trùng nhanh bằng
cồn, rửa lại với nƣớc cất, dùng kéo đã đƣợc sát trùng cắt bỏ lớp mô mỡ bao quanh
buồng trứng, sau đó buồng trứng đƣợc rửa lại với dung dịch PBS và cho vào đĩa
petri vô trùng có sẵn PBS rồi đƣa vào tủ thao tác vô trùng.
3.5.3 Tìm và rửa trứng
Buồng trứng đƣợc cắt nhỏ ở mặt ngoài để giải phóng trứng trong môi trƣờng
HEPES-TL-PVA.
Nhìn lƣớt qua thật nhanh trên kính hiển vi soi nổi để xác định những trứng
tốt dùng cho IVM.
Dùng pipette Pasteur hút và rửa trứng 2-3 lần trong môi trƣờng nuôi trứng
cho đến khi không còn mảnh vỡ bao xung quanh trứng.
3.5.4 Phân loại trứng trƣớc khi nuôi
Chất lƣợng trứng ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng phát triển và tỷ lệ chín của
trứng. Do đó trứng đƣợc chọn nuôi là những trứng tốt có nội chất đồng nhất, lớp tế
bào cumulus dày. Trứng trƣớc khi nuôi đƣợc phân thành 3 loại:
Hình 3.4. Thao tác mổ lấy buồng trứng
36
Loại A có nhiều lớp tế bào hạt tụ bao xung quanh
Loại B có một lớp tế bào hạt tụ bao xung quanh.
Loại C không có hạt tụ bao quanh.
3.5.5 Nuôi trứng
Chuyển 10 phức hợp trứng với tế bào cumulus (cumulus-oocyte complexes-
COCs) vào mỗi giọt nuôi (100 µl) với môi trƣờng NCSU 37 đã đƣợc bổ sung các
thành phần, mỗi đĩa petri (35×10 mm) 4 giọt đƣợc phủ 3 ml dầu khoáng và đã đƣợc
ủ ấm trƣớc 24 giờ. Sau đó đĩa nuôi đƣợc chuyển vào tủ ấm và nuôi trong 72 giờ ở
điều kiện 5 % CO2 , 37
o
C.
3.5.6 Thu nhận và đánh giá trứng sau khi nuôi
3.5.6.1 Thu nhận trứng sau khi nuôi
Cho 200 µl hyaluronidase 0,1 % vào mỗi giọt
nuôi, để trong 15 phút
Hút nhiều lần bằng pipette Pasteur để làm
bong lớp tế bào cumulus bao quanh trứng
Chuyển trứng qua PBS-PVA rửa 3 lần
Đánh giá, phân loại trứng
Trứng loại A Trứng loại B Trứng loại C
Hình 3.5. Phân loại trứng trƣớc khi nuôi
37
3.5.6.2 Đánh giá trứng sau khi nuôi
Đánh giá mức độ giãn nở của lớp tế bào cumulus, đây là một tín hiệu kiểu
hình giúp ta biết gián tiếp về mức độ trƣởng thành của trứng. Các mức độ phát triển
của tế bào cumulus:
Lớp tế bào cumulus không giãn nở
Lớp tế bào cumulus chỉ giãn nở lớp ngoài cùng
Lớp tế bào cumulus giãn nở hơn một nửa số lớp tế bào bao quanh
trứng
Lớp tế bào cumulus giãn nở hoàn toàn
Đánh giá sự trƣởng thành của nhân (quan sát thể cực) và sự trƣởng thành của
tế bào chất:
Trứng xấu Trứng tốt Trứng chín
-Là những trứng thoái
hóa
-Tế bào chất không đồng
nhất bị co cụm hoặc phân
tán.
-Không xuất hiện thể cực
thứ nhất.
-Là những trứng chƣa chín
-Tế bào chất đồng nhất,
chiếm hết xoang tế bào.
-Không xuất hiện thể cực
thứ nhất.
-Là những trứng trƣởng
thành
-Tế bào chất đồng nhất,
chiếm hết xoang tế bào.
-Xuất hiện thể cực thứ
nhất.
Trứng xấ u Hình 3.6. Phân loại trứng sau khi nuôi
Trứng xấu Trứng tốt Trứng chín
38
Những trứng có lớp tế bào cumulus giãn nở, có sự trƣởng thành về nhân và
tế bào chất là những trứng đƣợc chọn cho thụ tinh in vitro.
3.5.7 Nhuộm trứng
Hình 3.7. Sự giãn nở của tế bào cumulus
Đậy lamel với 4 góc đã đƣợc bôi ít silicone lên lame và ép xuống nhẹ nhàng, để
khô khoảng 30 phút
Ngâm lame trong dung dịch ethanol:acid acetic tỷ lệ 3:1 (v/v) trong 48 giờ
Dùng giấy thấm hết dung dịch cũ ra và dùng pipette Pasteur đẩy từ từ acetone vào,
để 15 phút
Rút acetone ra và thay thế bằng aceto-orcein, để khoảng 30 phút
Rút hết aceto-orcein và thay bằng dung dịch aceto-glycerol cho tới khi trứng
nhạt màu
Cố định bằng keo dán. Quan sát dƣới kính hiển vi
Chuyển trứng đã đƣợc làm sạch tế bào cumulus với một ít PBS-PVA lên lame
Sơ đồ 3.1. Quy trình nhuộm trứng
39
Lưu ý: trong quá trình nhuộm không đƣợc để cho trứng bị khô vì khi đó
trứng rất dễ bị biến dạng và bẳt màu không đẹp.
3.5.8 Thu nhận tinh hoàn tại lò mổ
Thời điểm lấy mẫu: khi chó vừa mới bị đập chết, chƣa qua giai đoạn xử lý nhiệt.
Chọn chó đực lấy mẫu: những chó có tinh hoàn lộ rõ ra ngoài, kích thƣớc lớn.
Lấy mẫu: dùng dao mổ cắt dọc giữa bìu để lộ tinh hoàn ra ngoài, ta lấy luôn
cả tinh hoàn và phó tinh hoàn.
Trữ mẫu: trong dung dịch NaCl 0,9 % và mang nhanh về phòng thí nghiệm.
3.5.9 Thu tinh trùng và hoạt hóa tinh trùng
3.5.9.1 Quy trình thu nhận và hoạt hóa tinh trùng (phƣơng pháp Swim-up)
Ủ ấm sẵn ống falcon có chứa 1,5 ml Sperm-TALP-1 hoặc TYH trong tủ CO2.
Cắt phần đuôi phó tinh hoàn trong 2 ml Tris-glucose hoặc TYH để giải
phóng tinh trùng
Dùng micropipette hút 1 ml dịch tinh trùng cho vào nhẹ nhàng xuống đáy
ống falcon đã đƣợc ủ ấm. Phần dịch còn lại đƣợc dùng để đếm hoạt lực và nồng độ.
Mở nắp ống falcon và đặt nghiêng 30o trong tủ ấm 5 % CO2, 37oC trong 60
phút.
Lấy ống falcon ra, hút 1 ml dịch tinh trùng nằm phía trên cho vào ống khác,
trộn đều nhẹ nhàng, đếm hoạt lực, nồng độ và tỷ lệ tinh tinh trùng sống. Nếu các chỉ
tiêu đảm bảo thì tiến hành thụ tinh.
Nếu nồng độ chƣa đủ thì ly tâm (600 vòng/5 phút). Thu phần đáy và kiểm tra
lại các chỉ tiêu.
3.5.9.2 Phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu đánh giá tinh trùng trong thụ tinh in vitro
a) Xác định hoạt lực tinh trùng
Tiến hành: dùng đũa thủy tinh lấy một giọt tinh đặt lên phiến kính sạch khô,
đậy lá kính lên mẫu tinh này và xem ở vật kính 10 và 40.
Nhằm phản ánh hoạt động tối ƣu của tinh trùng, đặt tinh trùng ở 37OC khi
kiểm tra hoạt lực. Có 3 loại vận động đƣợc quan sát: vận động tiến thẳng, vận động
40
vòng quanh và vận động lắc lƣ. Đánh giá hoạt lực của tinh trùng dựa trên tỉ lệ tinh
trùng tiến thẳng và cho điểm từ 0 - 1.
b) Xác định nồng độ tinh trùng
Tiến hành: xác định nồng độ tinh trùng bằng buồng đếm hồng cầu với độ pha
loãng 200 lần.
Nồng độ tinh trùng: C = n * b * 50.000
Trong đó:
C : Nồng độ tinh trùng trong 1 ml dịch từ đuôi phó tinh hoàn đƣợc
pha loãng với 2 ml môi trƣờng tris – glucose hay TYH
n : Số lƣợng tinh trùng đếm đƣợc trong 5 ô lớn
b : Hệ số pha loãng
Nồng độ tinh trùng tối ƣu cho thụ tinh in vitro trong môi trƣờng Fert-TALP
là 2,5.107 tế bào/ml (theo Kim et.al., 2005) và 107 tế bào/ml trong môi trƣờng TYH
(theo Yamada et.al., 1992).
c) Xác định tỷ lệ tinh trùng sống/chết
Tiến hành:
Trộn đều 1 giọt tinh dịch với 2 giọt eosin 1 % và để 30 giây. Cho thêm 3 giọt
nigrosin 10 % rồi trộn đều và để tiếp 30 giây.
Đặt 1 giọt mẫu vừa nhuộm xong lên lame và trải thành lớp mỏng
Để mẫu khô tự nhiên
Quan sát tinh trùng dƣới kính hiển vi (vật kính 10)
Tinh trùng sống: không bắt màu
Tinh trùng chết: bắt màu hồng
Kiểm tra tổng số 100 tinh trùng, suy ra tỷ lệ % tinh trùng sống. Nếu tỷ lệ tinh
trùng sống đạt 80 % trở lên thì mẫu tinh trùng đó tốt.
3.5.10 Phƣơng pháp thụ tinh
Những trứng dùng trong thụ tinh là những trứng sau 72 giờ nuôi đƣợc đánh
giá tốt (nội chất đồng đều, lớp tế bào cumulus giãn rộng) bằng cách nhìn nhanh trên
kính hiển vi, không qua giai đoạn nhuộm.
41
3.5.10.1 Thụ tinh bằng môi trƣờng Fert-TALP (Kim et.al., 2006)
Chuẩn bị vi giọt môi trƣờng Fert-TALP (44 µl/giọt) trong đĩa petri, phủ dầu
khoáng và đƣợc ủ ấm.
Hút trứng đã đƣợc nuôi 72 giờ ra khỏi giọt nuôi, rửa 3 lần trong Sperm-TALP.
Chuyển trứng vào vi giọt đã đƣợc ủ ấm, 10 COCs/giọt.
Hút 2 µl tinh trùng đã đƣợc hoạt hóa (nồng độ 2,5.107 tế bào/ml) cho vào mỗi
giọt thụ tinh.
Tiếp theo cho 2 µl heparin vào từng giọt thụ tinh.
Cho đĩa thụ tinh vào tủ ấm 5%CO2, 37
oC và nuôi trong 24 giờ.
Sau 24
giờ
Trứng trƣởng thành
Rửa trứng 2-3 lần trong
môi trƣờng thụ tinh
Tạo vi giọt: 10 COCs/giọt, ủ
ấm
Tinh trùng
Hoạt hóa tinh trùng
(phƣơng pháp Swim-up)
Đánh giá các
chỉ tiêu IVF: bơm tinh trùng
vào vi giọt
Cho đĩa thụ tinh vào ủ ấm:
5 % CO2, 37
o
C
Nhuộm trứng để đánh giá sự hình
thành tiền nhân
Sơ đồ 3.2. Quy trình thụ tinh
42
3.5.10.2 Thụ tinh bằng môi trƣờng TYH (Yamada et.al., 1992)
Chuẩn bị vi giọt môi trƣờng TYH (100 µl/giọt) trong đĩa petri, phủ dầu
khoáng và ủ ấm.
Hút trứng đã đƣợc nuôi 72 giờ ra khỏi giọt nuôi, rửa 3 lần trong TYH.
Chuyển trứng vào vi giọt đã đƣợc ủ ấm, 10 COCs/giọt.
Hút 10 µl tinh trùng đã đƣợc hoạt hóa (nồng độ 107 tế bào/ml) cho vào mỗi
giọt thụ tinh.
Cho đĩa thụ tinh vào tủ ấm 5 % CO2, 37
oC và nuôi trong 24 giờ.
3.6 Xử lý số liệu
Xử lý thống kê bằng trắc nghiệm ANOVA sau khi chuyển dạng arcsin ở
phần mềm Stagraphic 7.0. Kết quả đƣợc trình bày dƣới dạng
X
± SE.
43
Chƣơng 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát nồng độ β-mercaptoethanol sử dụng để nuôi chín trứng
β-mercaptoethanol có vai trò cải thiện tỷ lệ chín trứng và phát triển phôi ở
một số loài động vật, vì nó có vai trò gián tiếp trong việc tổng hợp glutathione
(GSH) - một hợp chất quan trọng bảo vệ tế bào khỏi các tác nhân oxy hóa.
Thí nghiệm bổ sung 3 nồng độ β-mercaptoethanol khác nhau (0 µM, 50 µM
và 100 µM) vào môi trƣờng nuôi trứng.
Bảng 4.1 Tỷ lệ trứng chín với các nồng độ β-mercaptoethanol
Nồng độ
β-mercaptoethanol
( µM)
Số lô Số trứng nuôi
Tỷ lệ trứng chín
(%)
P
0 10 249 1,3 ± 0,54a
0,02 50 10 259 4,88 ± 1,37
b
100 10 255 1,65 ± 0,6a 1.3
4.88
1.65
0
1
2
3
4
5
6
0 50 100
nồng độ β-mercaptoethanol ( µM)
tỷ
lệ
tr
ứn
g
ch
ín
(%
)
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ trứng chín với các nồng độ β-mercaptoethanol
44
Từ kết quả trên cho thấy tỷ lệ trứng chín ở trƣờng hợp đối chứng với trƣờng
hợp bổ sung 50 µM và 100 µM có sự khác biệt về mặt thống kê (p<0,05). Khi bổ
sung ở nồng độ 50 µM là có sự khác biệt rõ nhất. Trung bình là 1,3% ở mẫu đối
chứng, 4,88% trong trƣờng hợp bổ sung 50 µM và 1,65% trong trƣờng hợp bổ sung
100 µM.
Tỷ lệ trứng chín ở hai nghiệm thức bổ sung β-mercaptoethanol cao hơn
nghiệm thức đối chứng, nên β-mercaptoethanol có vai trò cải thiện tỷ lệ trứng chín
mà tốt nhất là ở nồng độ 50 µM. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Kim
(2004), tác giả đã báo cáo tỷ lệ trứng chín đạt 20% khi bổ sung 50 µM β-
mercaptoethanol và đạt tỷ lệ cao hơn so với các nồng độ khác.
β-mercaptoethanol đóng vai trò nhƣ một chất đồng xúc tác, giúp tăng cƣờng
tổng hợp glutathione (GSH) nội bào, mà GSH có vai trò phân hủy các chất oxy hóa
trong môi trƣờng, tăng cƣờng vận chuyển amino acid và đẩy mạnh quá trình tổng hợp
DNA, protein trong tế bào,…(Kim et.al., 2004). Do đó, trứng sẽ phát triển tốt và đạt
tỷ lệ chín cao hơn đối chứng. Nhƣng nếu nồng độ GSH quá cao cũng sẽ làm mất cân
bằng thành phần của các chất trong môi trƣờng nội bào, gây ảnh hƣởng xấu đến sự
phát triển của trứng. Do vậy, khi bổ sung β-mercaptoethanol với nồng độ 100 µM đã
cho tỷ lệ trứng chín thấp hơn so với 50 µM.
Kết quả của chúng tôi thấp hơn của Kim (2004), có thể do ảnh hƣởng của rất
nhiều yếu tố trong quá trình nuôi trứng. Trứng đƣợc lấy từ chó cái ở nhiều giai đoạn
sinh sản khác nhau, nên chất lƣợng trứng không đồng nhất, và có thể là do sự nhiễm
khuẩn trong quá trình nuôi cấy làm ảnh hƣởng xấu đến sự phát triển của trứng.
Nhiễm khuẩn là vấn đề rất khó giải quyết. Trong đề tài này, chúng tôi phải dùng hóa
chất tự pha chứ không có nguồn hóa chất tổng hợp nên rất khó kiểm soát. Mặt khác,
nguồn mẫu đƣợc lấy trực tiếp từ lò mổ nên nguy cơ nhiễm là rất cao.
4.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát nồng độ orcein phù hợp cho quy trình nhuộm trứng
Hiện nay, để xác định các giai đoạn phát triển của nhiễm sắc thể, hầu hết các
nhà khoa học đều nhuộm huỳnh quang với Hoechst 33342 cho kết quả rất khả quan.
45
Tuy nhiên, do thực tế chúng tôi không có điều kiện nhuộm huỳnh quang, nên
chỉ có thể xác định tỷ lệ trứng chín bằng orcein, và thí nghiệm đã tiến hành thử trên
2 nồng độ orcein khác nhau: 1% và 0,75%.
Bảng 4.2. Tỷ lệ trứng đƣợc nhìn rõ các giai đoạn theo nồng độ orcein
Từ kết quả trên cho thấy không có sự khác biệt về mặt thống kê (p>0,05)
giữa nồng độ orcein 0,75% và nồng độ 1%. Trung bình là 21,64% ở nồng độ 0,75%
và 28,19% ở nồng độ 1%. Nhƣ thế, có thể sử dụng nồng độ nào cũng không ảnh
hƣởng nhiều tới khả năng bắt màu nhiễm sắc thể của orcein.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là tỷ lệ nhìn thấy rõ các giai đoạn nhiễm sắc
thể quá thấp, điều này sẽ gây sai lệch trong việc đánh giá tỷ lệ trứng chín để làm cơ
sở cho quá trình thụ tinh. Các yếu tố gây ảnh hƣởng có thể là:
Nồng độ orcein
(%)
Số lô Số trứng nhuộm
Tỷ lệ trứng nhìn rõ các giai đoạn
(%)
P
0,75 23 437 21,64 ± 3,28
0,26
1 50 975 28,19 ± 3,45
21.64
28.19
0
5
10
15
20
25
30
0,75 1
nồng độ orcein (%)
tỷ
lệ
tr
ứn
g
nh
ìn
rõ
c
ác
g
ia
i
đo
ạn
(%
)
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ trứng đƣợc nhìn rõ các giai đoạn theo nồng độ orcein
46
Kinh nghiệm của ngƣời thao tác: tất cả các khâu của quá trình nhuộm trứng
đều thủ công, do đó kinh nghiệm là một yếu tố rất quan trọng để giữ trứng không bị
thất lạc trong quá trình thao tác và ngâm trong dung dịch acetic-ethanol.
Orcein để thời gian lâu có thể bị lắng, do đó làm giảm khả năng bắt màu
nhiễm sắc thể, hoặc để lâu nên acetic và ethanol có thể bay hơi làm sai lệch nồng độ.
Hình 4.2 . Trứng nhuộm orcein không nhìn thấy rõ giai đoạn
GV GVBD
MI MII
Hình 4.1 . Các giai đoạn phát triển của trứng nhuộm bằng orcein
47
4.3 Thí nghiệm 3: So sánh hiệu quả thụ tinh trong môi trƣờng TYH và Fert- TALP
Yamada et. al (1992) đã khảo sát tỷ lệ xuất hiện tiền nhân đực sau 12 giờ thụ
tinh là 37% trong môi trƣờng TYH. Kim et.al (2006) đã khảo sát tỷ lệ xuất hiện tiền
nhân sau 20 giờ thụ tinh là 28% trong môi trƣờng Fert-TALP.
Trong đề tài này chúng tôi đã tiến hành thử nghiêm thụ tinh trong cả hai môi
trƣờng trên, sau 24 giờ thụ tinh thì tiến hành nhuộm bằng orcein để quan sát sự hình
thành tiền nhân.
Bảng 4.3. Tỷ lệ hình thành tiền nhân trong TYH và Fert-TALP
Từ kết quả trên cho thấy tỷ lệ hình thành tiền nhân trong thí nghiệm rất thấp so
với kết quả của Yamada et. al (1992) và Kim et. al (2006). Trong môi trƣờng TYH
không có kết quả tạo thành tiền nhân, còn khi dùng môi trƣờng Fert-TALP thì chỉ có
một tiền nhân duy nhất đƣợc hình thành. Tuy nhiên cũng có thể nói rằng môi trƣờng
Fert-TALP dùng trong quy trình này tƣơng đối phù hợp hơn môi trƣờng TYH.
Môi trƣờng
thụ tinh
Số lô Số trứng thụ tinh
Số trứng đạt
tiền nhân
Tỷ lệ
(%)
Fert-TALP 15 252 1 0,4
TYH 12 213 0 0
Hình 4.3. Tiền nhân sau 24 giờ
48
Một số nguyên nhân có thể làm cho tỷ lệ thụ tinh thấp:
Tỷ lệ trứng chín thấp.
Lớp lipid trong nội chất của trứng chó nhiều do đó rất khó quan sát đƣợc
thể cực sau 72 giờ nuôi nên hầu hết trứng sau khi nuôi đƣợc đánh giá theo kinh
nghiệm và mang đi thụ tinh.
Thí nghiệm nhuộm trứng bằng orcein vẫn chƣa đạt tỷ lệ cao, do đó việc
đánh giá tỷ lệ trứng chín chƣa đƣợc chính xác, điều này gây khó khăn cho việc bổ
sung các chất khác (β-mercaptoethanol, EGF…) vào môi trƣờng để tăng hiệu quả
chín trứng.
Tinh trùng trong thí nghiệm lấy trực tiếp từ phần đuôi phó tinh hoàn của
những chó đực từ lò mổ nên chất lƣợng tinh trùng không ổn định (nồng độ và hoạt
lực), có thể là do chó đực bị nhốt một vài ngày trƣớc khi mổ nên dễ bị stress, ngoài
ra trong thời gian đó chó còn bị bỏ đói… đã ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng sinh
tinh và chất lƣợng của tinh trùng. Do đó mà nồng độ và hoạt lực tinh trùng sau khi
hoat hóa thƣờng không cao và có khi thấp hơn nồng độ cần cho thụ tinh rất nhiều.
Trong môi trƣờng thụ tinh của chúng tôi thiếu thành phần PHE stock so với
môi trƣờng thụ tinh của Kim et.al. (2006), vì trong PHE stock có hypotaurine là yếu
tố bảo vệ áp suất thẩm thấu trong môi trƣờng.
Điều kiện thí nghiệm của chúng tôi chƣa đạt điều kiện vô trùng nên rất dễ
bị tạp nhiễm trong thao tác.
4.4 Một số kinh nghiệm trong IVF
4.4.1 Lấy mẫu
Đặc tính sinh lý sinh sản của chó rất khác với những loài khác. Do đó, tỷ lệ
trứng chín trong IVM và hình thành phôi trong IVF rất thấp. Mặt khác, theo khảo
sát của Lâm Thị Ngọc Thanh (2006), tỷ lệ trứng thu đƣợc và tỷ lệ trứng chín cao
nhất ở giai đoạn xoang nang, do đó nên chọn những chó trong giai đoạn động dục
hoặc trƣớc động dục.
Chó đực phải có tinh hoàn lớn nhằm đảm bảo nồng độ và hoạt lực tinh trùng
cho thụ tinh.
49
Dung dịch trữ mẫu phải đƣợc bổ sung kháng sinh vào mỗi ngày lấy mẫu để
hạn chế sự nhiễm khuẩn.
Mẫu sau khi lấy phải đƣợc vận chuyển nhanh về phòng thí nghiệm càng
nhanh càng tốt.
Buồng trứng nên đƣợc trữ ở 37oC trong quá trình bảo quản.
Chú ý khâu sát trùng mẫu và dụng cụ vì đây là nguồn mẫu lấy từ ngoài nên
khả năng nhiễm là rất cao.
4.4.2 Thao tác trong phòng thí nghiệm
Tinh hoàn nếu nhƣ chƣa đƣa vào tủ cấy làm liền thì phải đƣợc trữ trong tủ
lạnh, nhằm hạn chế sự hoạt động của tinh trùng do đó kéo dài thời gian sống của
tinh trùng.
Tinh hoàn và buồng trứng sau khi mang về phòng thí nghiệm phải đƣợc sát
trùng cẩn thận, tiến hành cắt bỏ màng bao ngoài, cho vào đĩa petri và đƣợc dán chặt
bằng keo parafilm để hạn chế nhiễm khuẩn.
Tủ cấy và dụng cụ thao tác phải đƣợc chiếu tia UV trƣớc mỗi lần làm, tất cả
dụng cụ phải đƣợc sát trùng cẩn thận trƣớc khi mang vào phòng cấy và tủ cấy vô
trùng.
Tinh trùng từ phần đuôi phó tinh hoàn đƣợc lấy trực tiếp từ lò mổ, do đó hoạt
lực và nồng độ thƣờng không ổn định nên tốt nhất là tiến hành hoạt hóa tinh trùng
liền sau khi mang mẫu về phòng thí nghiệm.
Thao tác hoạt hóa và đếm các chỉ tiêu tinh trùng phải tiến hành nhanh và
chính xác vì tinh trùng sau khi hoạt hóa rất dễ bị kết dính và thời gian sống không
lâu, do đó sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả thụ tinh.
50
Chƣơng 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
Bổ sung β-mercaptoethanol vào môi trƣờng nuôi trứng đã tăng tỷ lệ trứng
chín: đạt 1,3% khi không bổ sung, 4,88% khi bổ sung 50 µM, và 1,65% khi bổ sung
100 µM.
Nhuộm trứng với nồng độ orcein 0,75% hay 1% không cho kết quả khác biệt
về mặt thống kê. Tỷ lệ nhìn thấy rõ các giai đoạn của trứng khi nhuộm với nồng độ
0,75% là 21,64% và với nồng độ 1% là 28,19%.
Tỷ lệ trứng thụ tinh còn thấp, trong môi trƣờng Fert-TALP là 0,4% và trong
môi trƣờng TYH là 0%.
5.2 Đề nghị
Nên bổ sung β-mercaptoethanol với nồng độ 50 µM vào môi trƣờng nuôi trứng.
Nghiên cứu bổ sung EGF, huyết thanh chó đang lên giống với nồng độ thích
hợp vào môi trƣờng nuôi trứng để tăng tỷ lệ trứng chín.
Dùng tinh trùng từ nhiều nguồn để đảm bảo nồng độ và hoạt lực tinh trùng
nhằm cải thiện hiệu quả thụ tinh.
Bổ sung thành phần PHE stock (2µl/giọt) vào môi trƣờng thụ tinh.
Thử nghiệm quy trình tạo phôi chó bằng môi trƣờng TYH, trong đó TYH
dùng cho tất cả các giai đoạn nuôi trứng, hoạt hóa tinh trùng, thụ tinh và nuôi phôi.
51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Quốc Đạt, 1997. Thụ tinh nhân tạo gia súc gia
cầm. NXB Nông Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh.
2. Ngô Duy Bình, 2007. Khảo sát ảnh hưởng của EGF (epidermal growth factor)
lên sự trưởng thành của trứng bò in vitro. Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Khoa
Học Tự Nhiên TP.Hồ Chí Minh
3. Quách Hoa Thiên Cung, 2007. Tạo phôi bò bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm (in vitro fertilization-IVF). Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Khoa Học Tự
Nhiên TP.Hồ Chí Minh
4. Trần Thị Dân và Dƣơng Nguyên Khang, 2006. Sinh lý vật nuôi. NXB Nông
Nghiệp
5. Phạm Thị Minh Đức, 2001. Sinh lý học, tập 2. NXB Y học Hà Nội
6. Nguyễn Thị Hà, 2007. Thử nghiệm tạo phôi dâu bằng kỹ thuật thụ tinh trong
ống nghiệm trên heo. Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Khoa Học Tự Nhiên TP.Hồ
Chí Minh
7. Thái Thị Mỹ Hạnh, 2005. Khảo sát khả năng khai thác tinh trên chó và khả
năng bảo quản của một số môi trường pha chế tinh. Luận văn thạc sĩ, Đại học
Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
8. Đỗ Hoàng Khiêm, 2006. Một số yếu tố ảnh hưởng kết quả nuôi cấy tế bào biểu
mô ống dẫn trứng và phản ứng hoạt hóa tinht trùng chó. Khóa luận tốt nghiệp,
Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh hóa tinh
9. Nguyễn Quang Mai và Cù Xuân Dần, 2005. Sinh lý học vật nuôi. NXB Đại học
Sƣ Phạm Hà Nội
10. Phan Kim Ngọc và Phạm Văn Phúc, 2006. Công nghệ sinh học người và động
vật. NXB Giáo Dục
11. Nguyễn Đình Nhung và Nguyễn Minh Tâm, 2005. Giáo trình giải phẩu sinh lý
vật nuôi. NXB Hà Nội
52
12. Lâm Thị Ngọc Thanh, 2006. Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố sinh học lên
chất lượng noãn chó trong điều kiện nuôi chín in vitro. Khóa luận tốt nghiệp,
Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
13. Nguyễn Bạch Thảo Vy, 2005. Áp dụng quy trình nuôi chín noãn in vitro trên
heo và chó. Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
14. Vũ Văn Vụ, Nguyễn Mộng Hùng, Lê Hồng Điệp, 2005. Công nghệ sinh học, tập
2: Công nghệ sinh học tế bào. NXB Giáo Dục
Tài liệu tiếng Anh
15. Ada Rota and Giorgina Cabianca, 2004. In vitro maturation rates of canine
oocytes from anestrous bitches in simple media. Reprod. Nutr. Dev. 44: 105-109
16. Berenice de Avila Rodrigues, Lucila Carboneiro Dos Santos and Jose Luiz
Rodrigues, 2004. Embryonic development of in vitro matured and in vitro
fetilized dog oocytes. Molecular reproduction and development 67: 215-223.
17. Cole H.H. and Cupps, 1959. Reproduction in domestic animals. Academic
press, New York and London, pp. 342 – 345, 369 – 374.
18. Dela Pena E.C., Takahashi Y., Katagiri S., Atabay E.C. and Nagano M., 2002.
Birth of pups after transfer of mouse embryos derived from vitrified preantral
follicles. Reproduction 123: 593-600
19. Downs S.M. and Hudson E.D., 2000. Energy subtrates and the completion of
spontaneous meiotic maturation. Zygote, 8: 339 – 351.
20. Masaya Geshi and Naoki Takenouchi, 2000. Effects of sodium pyruvate in
nonserum maturation medium on maturation fertilization, and subsequent
development of bovine oocytes with or without cumulus cells. Biol. Reprod., 63:
1730 – 1734.
21. Matins L.R., Ponchirolli C.B., Beier S.L., Landim-Alvarenga F.C. and Lopes
M.D., 2006. Analysis of nuclear maturation in in vitro matured oocytes from
estrous and anestrous bitches. Anim. Reprod., v.3, n.l, p.49-54
22. Kim Kyu Min, Fibrianto Heru Yuda, Oh Ju Hyun, Jang Goo, Kim Jin Hye, Lee
Seung Kyu, Kang Keun Sung, Lee Chun Byeong and Hwang Suk Woo, 2005.
53
Effects of estradiol-17β and progesteron supplementation on in vitro nuclear
maturation of canine oocytes. Theriogenology 63 [Abstract].
23. Kim Kyu Min, Fibrianto Heru Yuda, Oh Ju Hyun, Jang Goo, Kim Jin Hye, Lee
Seung Kyu, Kang Keun Sung, Lee Chun Byeong and Hwang Suk Woo, 2004.
Effect of β-mercaptoethanol or epidermal growth factor supplementation on in
vitro maturation of canine oocytes collected from dogs with different stages of
the estrus cycle. J. Vet. Sci 5 (3): 253-258.
24. Otoi T., Fujii M., Tanaka M., Ooka A. and Suzuki T., 1999. Effects of serum on
the in vitro maturation of canine oocytes. Reprod. Fertil. Dev., 11:387 – 390.
25. CuiXiang-Shun, Jin Yong-Xun, Shen Xing-Hui, Lee Jae-Yeong, Lee Hyo-Sang,
Yin Xi-Jun, Kong Il-Keun and Kim Nam-Hyung, 2006. Epidemal growth factor
enhances meiotic resumption of canine oocytes in the presence of BSA.
Theriogenology 66: 267-274.
26. Yamada S., Shimazu Y., Kawaji H., Nakazawa M., Naito K. and Toyoda Y.,
1992. Maturation, fertilization, and development of dog oocyte in vitro. Biology
of reproduction 46: 853-858.
27. Jin Yong-Xun, Lee Hyo-Sang, Yin Xi-Jun, Cui Xiang-Shun, Kong Il-Keun and
Kim Nam-Hyung, 2006. Chromatin, microtubule and microfilament
configurations in the canine oocyte. Reproduction, fertility and development 18:
849-856.
PHỤ LỤC
Thí nghiệm1: Khảo sát nồng độ β-mercaptoethanol sử dụng để nuôi chín trứng
One-Way Analysis of Variance
--------------------------------------------------------------------------------
Data: MERCAPTO.Ty_le_chin
Level codes: MERCAPTO.Nong_do
Labels:
Means plot: LSD Confidence level: 95 Range test: LSD
Analysis of variance
--------------------------------------------------------------------------------
Source of variation Sum of Squares d.f. Mean square F-ratio Sig. level
--------------------------------------------------------------------------------
Between groups .0077643 2 .0038821 4.582 .0193
Within groups .0228754 27 .0008472
--------------------------------------------------------------------------------
Total (corrected) .0306396 29
0 missing value(s) have been excluded.
09/05/07 04:53:48 AM Page 1
Table of means for MERCAPTO.Ty_le_chin by MERCAPTO.Nong_do
--------------------------------------------------------------------------------
Stnd. Error Stnd. Error 95 % LSD
Level Count Average (internal) (pooled s) intervals for mean
--------------------------------------------------------------------------------
1 10 .0129910 .0054492 .0092045 -.0003667 .0263487
2 10 .0487369 .0137292 .0092045 .0353792 .0620946
3 10 .0165003 .0059988 .0092045 .0031426 .0298580
--------------------------------------------------------------------------------
Total 30 .0260761 .0053142 .0053142 .0183640 .0337881
09/05/07 04:54:08 AM Page
1
Multiple range analysis for MERCAPTO.Ty_le_chin by MERCAPTO.Nong_do
-------------------------------------------------------------------------------
-
Method: 95 Percent LSD
Level Count Average Homogeneous Groups
-------------------------------------------------------------------------------
-
1 10 .0129910 X
3 10 .0165003 X
2 10 .0487369 X
------------------------
-
contrast difference limits
1 - 2 -0.03575 0.02672 *
1 - 3 -0.00351 0.02672
2 - 3 0.03224 0.02672 *
-------------------------------------------------------------------------------
-
* denotes a statistically significant difference.
Thí nghiệm 2: Khảo sát nồng độ orcein phù hợp cho quy trình nhuộm trứng
09/05/04 06:08:23 PM Page 1
Table of means for ORCEIN.Ty_le_thay by ORCEIN.Nong_do
--------------------------------------------------------------------------------
Stnd. Error Stnd. Error 95 % LSD
Level Count Average (internal) (pooled s) intervals for mean
--------------------------------------------------------------------------------
1 23 .2147045 .0328294 .0460050 .1498259 .2795831
2 50 .2781867 .0344688 .0312021 .2341839 .3221894
--------------------------------------------------------------------------------
Total 73 .2581854 .0258231 .0258231 .2217685 .2946024
09/05/04 06:08:41 PM Page 1
Multiple range analysis fo ORCEIN.Ty_ e_thay by ORCEIN.Nong_do
----- ------ ------ ------ ----
Method: 95 Percent LSD
Level Count Average Homogeneous Groups
----- ------ ------ ------ ----
1 23 .21470 5 X
2 50 .2781867 X
--------------------------------------------------------------------------------
contrast difference limits
1 - 2 -0.06348 0.11086
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.
One-Way Analysis of Variance
--------------------------------------------------------------------------------
Data: ORCEIN.Ty_le_thay
Level codes: ORCEIN.Nong_do
Labels:
Means plot: LSD Confidence level: 95 Range test: LSD
Analysis of variance
--------------------------------------------------------------------------------
Source of variation Sum of Squares d.f. Mean square F-ratio Sig. level
--------------------------------------------------------------------------------
Betwe n groups .0634861 1 .0634861 1.304 .2573
Within groups 3.4561832 71 .0486786
--------------------------------------------------------------------------------
Total (corrected) 3.5196693 72
0 missing value(s) have been excluded.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TRUONG THI HOANG DIEU.pdf