Tài liệu Khóa luận Bước đầu nghiên cứu sản xuất bột ca cao bằng phương pháp lên men có bổ sung vi sinh vật: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
*************
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT BỘT CACAO
BẰNG PHƯƠNG PHÁP LÊN MEN CÓ BỔ SUNG VI SINH VẬT
Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Niên khóa: 2001-2005
Sinh viên thực hiện: HOÀNG VĂN TIẾN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2005
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
*************
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT BỘT CACAO
BẰNG PHƯƠNG PHÁP LÊN MEN CÓ BỔ SUNG VI SINH VẬT
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG HOÀNG VĂN TIẾN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2005
LỜI CẢM TẠ
Cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm TP.HCM và tất cả các Giảng
Viên trong và ngoài Bộ môn Công Nghệ Sinh Học đã tận tình truyền đạt kiến thức
trong suốt bốn năm học tại trường.
Chân thành biết ơn thầy hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ tôi hết mình trong những
lúc gặp khó khăn khi làm lu...
68 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Bước đầu nghiên cứu sản xuất bột ca cao bằng phương pháp lên men có bổ sung vi sinh vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
*************
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT BỘT CACAO
BẰNG PHƯƠNG PHÁP LÊN MEN CÓ BỔ SUNG VI SINH VẬT
Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Niên khóa: 2001-2005
Sinh viên thực hiện: HOÀNG VĂN TIẾN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2005
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
*************
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT BỘT CACAO
BẰNG PHƯƠNG PHÁP LÊN MEN CÓ BỔ SUNG VI SINH VẬT
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG HOÀNG VĂN TIẾN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2005
LỜI CẢM TẠ
Cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm TP.HCM và tất cả các Giảng
Viên trong và ngoài Bộ môn Công Nghệ Sinh Học đã tận tình truyền đạt kiến thức
trong suốt bốn năm học tại trường.
Chân thành biết ơn thầy hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ tôi hết mình trong những
lúc gặp khó khăn khi làm luận văn.
PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG
Chân thành nhớ ơn các thầy cô và anh chị tại Bô môn Công Nghệ Sinh Học
trường Đại học Bách Khoa TP.HCM đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong lúc tôi thực tập tại
trường.
Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên luận văn này không thể tránh
khỏi những thiếu sót nhất định, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quí
thầy cô và của các bạn.
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08/2005
HOÀNG VĂN TIẾN
iii
TÓM TẮT
HOÀNG VĂN TIẾN, Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh. Tháng 8/2005. “BƯỚC
ĐẦU NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT BỘT CA CAO BẰNG PHƯƠNG PHÁP LÊN
MEN CÓ BỔ SUNG VI SINH VẬT”.
Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG.
Trong thành phần hạt ca cao tươi, hàm lượng pectin và cellulose chiếm tỷ lệ cao
(11% và 16%). Hai thành phần khó phân giải này làm cản trở chiết chất hòa tan của
bột ca cao. Do đó, chúng tôi sử dụng phương pháp lên men bổ sung nấm mốc Asp.
niger có khả năng sinh pectinase và cellulase cao để phân giải hai thành phần trên giúp
làm tăng lượng chất hòa tan của bột ca cao.
Những kết quả đạt được:
¾ Tuyển chọn được giống Asp. niger lấy từ phòng thí nghiệm Bộ môn Công
nghệ sinh học Đại học Bách Khoa TP.HCM có khả năng sinh pectinase (650
đvht/g MT) và cellulase (2.3 UI/g MT) thích hợp sử dụng để lên men.
¾ Chế phẩm sinh học sử dụng lên men tối ưu có tỷ lệ giống Asp. niger : bột mì
rang là 1 : 3
¾ Lượng chế phẩm sử dụng tối ưu là 1% khối lượng hạt lên men, độ ẩm khối lên
men là 60 %, thời gian lên men 96 giờ
¾ Độ hòa tan của bột ca cao được lên men có bổ sung Asp. niger (4.3) cao hơn
độ hòa tan của bột ca cao được lên men không bổ sung vi sinh vật (2.1).
iv
v
MỤC LỤC
TRANG
Bìa....................................................................................................................................i
Trang tựa........................................................................................................................ ii
Lời cảm tạ ..................................................................................................................... iii
Tóm tắt...........................................................................................................................iv
Mục lục ...........................................................................................................................v
Danh sách chữ viết tắt ................................................................................................ viii
Danh sách các bảng .......................................................................................................ix
Danh sách các hình.........................................................................................................x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................3
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÂY CA CAO........................................................................3
2.1.1 Lịch sử .......................................................................................................3
2.1.2 Các đặc điểm của cây cacao......................................................................5
2.1.2.1 Thực vật học ....................................................................................................5
2.1.2.2 Đặc điểm hình thái...........................................................................................5
2.1.2.3 Đặc điểm sinh thái ...........................................................................................6
2.1.2.4 Thành phần hóa học của trái ca cao.................................................................7
2.1.3 Tình hình trồng và sản xuất ca cao tại Việt Nam......................................7
2.2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BỘT CA CAO .....................................................10
2.2.1 Công nghệ ca cao thô ..............................................................................10
2.2.1.1 Ủ hạt ca cao ...................................................................................................10
2.2.1.2 Các phương pháp ủ hạt ca cao.......................................................................12
2.2.1.3 Phơi và sấy ca cao .........................................................................................13
2.2.2 Qui trình sản xuất bột cacao....................................................................14
2.2.2.1 Loại bỏ tạp chất .............................................................................................14
2.2.2.2 Xử lý nhiệt .....................................................................................................14
2.2.2.3 Rang...............................................................................................................14
2.2.2.4 Nghiền thô và phân ly....................................................................................16
2.2.2.5 Kiềm hoá .......................................................................................................17
2.2.2.6 Sấy bột kiềm ..................................................................................................18
2.2.2.7 Nghiền mảnh nhân.........................................................................................18
2.2.2.8 Ép...................................................................................................................18
2.2.2.9 Xay bánh dầu.................................................................................................18
2.2.2.10 Sàng ..............................................................................................................19
2.3 GIỚI THIỆU VỀ CELLULOSE, PECTIN, CELLULASE, PECTINASE.......19
2.3.1 Giới thiệu cellulose .................................................................................19
2.3.2 Giới thiệu enzyme cellulase ....................................................................20
2.3.3 Giới thiệu về pectin .................................................................................21
2.3.4 Giới thiệu enzyme pectinase ...................................................................22
PHẦN 3: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................25
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI........................................25
3.2 NGUYÊN LIỆU ................................................................................................25
3.2.1 Trái cacao ................................................................................................25
vi
3.2.2 Giống vi sinh vật .....................................................................................25
3.2.3 Nguyên liệu làm môi trường ...................................................................26
3.3 MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY VI SINH VẬT ....................................................26
3.3.1 Môi trường thạch malt.............................................................................26
3.3.2 Môi trường nhân giống............................................................................27
3.3.3 Chế phẩm sinh học ..................................................................................28
3.4 DỤNG CỤ, HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ ..........................................................29
3.4.1 Dụng cụ và thiết bị ..................................................................................29
3.4.2 Hóa chất cho phân tích ............................................................................30
3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................31
3.5.1 Phương pháp thiết kế thí nghiệm ............................................................31
3.5.1.1 Tuyển chọn giống Asp. niger thích hợp nhất cho quá trình lên men ............31
3.5.1.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ: giống Asp. niger/bột mì rang của chế phẩm
lên men đến độ hòa tan và cường độ màu .....................................................31
3.5.1.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng chế phẩm enzyme sử dụng để lên men đến
độ hòa tan và cường độ màu..........................................................................31
3.5.1.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm của khối lên men đến độ hòa tan và cường
độ màu ...........................................................................................................32
3.5.1.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian lên men đến độ hòa tan và cường độ
màu ................................................................................................................32
3.5.1.6 So sánh độ hòa tan và cường độ màu của bột ca cao từ phương pháp lên men
truyền thống và bột ca cao từ phương pháp lên men có bổ sung vi sinh vật.32
3.5.2 Phương pháp vi sinh vật ..........................................................................32
3.5.2.1 Phương pháp cấy truyền và giữ giống...........................................................32
3.5.2.2 Phương pháp nhân giống ...............................................................................33
3.5.3 Phương pháp hóa lý.................................................................................33
3.5.3.1 Xác định độ ẩm..............................................................................................33
3.5.3.2 Phương pháp xác định độ hòa tan và cường độ màu của dung dịch ca cao ..33
3.5.3.3 Phương pháp xác định bước sóng mà dung dịch ca cao hấp thu mạnh nhất .34
3.5.4 Phương pháp hóa sinh .............................................................................34
3.5.4.1 Các phương pháp xác định các thành phần chủ yếu của hạt cacao ...............34
3.5.4.2 Các phương pháp xác định hoạt tính enzyme của Asp. niger .......................39
3.5.5 Qui trình sản xuất bột ca cao trong phòng thí nghiệm ............................42
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................43
4.1 XÁC ĐỊNH CÁC THÀNH PHẦN CHỦ YẾU CỦA HẠT CA CAO..............43
4.2 TUYỀN CHỌN GIỐNG VI SINH VẬT THÍCH HỢP CHO QUÁ TRÌNH LÊN
MEN HẠT CA CAO.........................................................................................44
4.3 ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ GIỮA GIỐNG VI SINH VẬT VỚI BỘT MÌ
RANG ĐẾN ĐỘ HÒA TAN, CƯỜNG ĐỘ MÀU CỦA BỘT CA CAO.........45
4.3.1 Ảnh hưởng đến độ hòa tan ......................................................................45
4.3.2 Ảnh hưởng đến cường độ màu ................................................................46
4.4 ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG CHẾ PHẨM SINH HỌC SỬ DỤNG ĐỂ LÊN
MEN ĐẾN ĐỘ HÒA TAN, CƯỜNG ĐỘ MÀU CỦA BỘT CA CAO ...........47
4.4.1 Ảnh hưởng đến độ hòa tan ......................................................................48
4.4.2 Ảnh hưởng đến cường độ màu ................................................................49
4.5 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM KHỐI LÊN MEN ĐẾN ĐỘ HÒA TAN,
CƯỜNG ĐỘ MÀU CỦA BỘT CA CAO.........................................................50
4.5.1 Ảnh hưởng đến độ hòa tan ......................................................................50
4.5.2 Ảnh hưởng đến cường độ màu. ...............................................................51
vii
4.6 ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN LÊN MEN ĐẾN ĐỘ HÒA TAN, CƯỜNG
ĐỘ MÀU CỦA BỘT CA CAO ........................................................................52
4.6.1 Ảnh hưởng đến độ hòa tan ......................................................................52
4.6.2 Ảnh hưởng đến cường độ màu ................................................................53
4.7 SO SÁNH ĐỘ HÒA TAN VÀ CƯỜNG ĐỘ MÀU GIỮA BỘT CA CAO
ĐƯỢC LÊN MEN CÓ VÀ KHÔNG BỔ SUNG VI SINH VẬT TRONG QUÁ
TRÌNH LÊN MEN ............................................................................................54
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐÊ NGHỊ.........................................................................56
5.1 KẾT LUẬN .......................................................................................................56
5.2 KIẾN NGHỊ.......................................................................................................56
PHẦN 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................57
Danh sách các chữ viết tắt
ACDI: Agricultural Cooperative Development International
VOCA: Volunteers in Overseas Cooperative Assistance
USDA: United States Department of Agriculture
USAID: United States Agency for International Development
PSOM: Programme for Co-operation with Emerging Markets
FAO: Food and Agriculture Organization
viii
ix
Danh sách các bảng
TRANG
Bảng 2.1: Sản lượng ca cao trên thế giới trong các năm (đơn vị ngàn tấn) ....................4
Bảng 2.2: Các thành phần của hạt cacao tươi, tính theo % trọng lượng tươi..................7
Bảng 2.3: Các tỉnh trồng ca cao ở Việt Nam...................................................................9
Bảng 4.1: Các thành phần chủ yếu có trong hạt ca cao tươi .........................................43
Bảng 4.2:So sánh hoạt tính enzyme cellulase và pectinase do hai giống Asp. niger lấy
từ trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên và Đại Học Bách Khoa tạo ra........44
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của tỷ lệ giữa giống vi sinh vật với bột mì rang đến độ hòa tan45
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của tỷ lệ giữa giống vi sinh vật với bột mì rang đến cường độ
màu................................................................................................................46
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của lượng chế phẩm sinh học đến độ hòa tan............................48
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của lượng chế phẩm sinh học đến cường độ màu......................49
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của độ ẩm khối lên men đến độ hòa tan ....................................50
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của khối lên men đến cường độ màu .........................................51
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của thời gian lên men đến độ hòa tan ........................................52
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của thời gian lên men đến cường độ màu................................53
Bảng 4.11: So sánh độ hòa tan và cường độ màu của hai mẫu ca cao có và không bổ
sung vi sinh vật trong quá trình lên men.......................................................54
x
Danh sách các hình
TRANG
Hình 2.1: Cấu trúc của cellulose....................................................................................19
Hình 2.2: Sơ đồ tác động enzyme cellulase lên cellulose theo Mandels và Reese .......21
Hình 2.3: Cấu trúc của axit polygalacturonic................................................................22
Hình 2.4: Sơ đồ phân cắt của enzym pectinesterase. ....................................................22
Hình 2.5: Sơ đồ phân cắt của enzym transeliminase.....................................................23
Đồ thị 4.1: Ảnh hưởng của tỷ lệ giống/bột mì rang đến độ hòa tan..............................45
Đồ thị 4.2: Ảnh hưởng của tỷ lệ giống/bột mì rang đến cường độ màu........................47
Đồ thị 4.3: Ảnh hưởng của lượng chế phẩm sinh học đến độ hòa tan ..........................48
Đồ thị 4.4: Ảnh hưởng của lượng chế phẩm đến cường độ màu ..................................49
Đồ thị 4.5: Ảnh hưởng của độ ẩm khối lên men đến độ hòa tan...................................50
Đồ thị 4.6: Ảnh hưởng của độ ẩm khối lên men đến cường độ màu ............................51
Đồ thị 4.7: Ảnh hưởng của thời gian lên men đến độ hòa tan.......................................52
Đồ thị 4.8: Ảnh hưởng của thời gian lên men đến cường độ màu ................................53
1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
Trên thế giới, cây ca cao (Theobroma cacao) và những sản phẩm từ nó đã có lịch
sử lâu đời. Những sản phẩm từ cây ca cao luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản
phẩm chính của cây ca cao là hạt ca cao được sử dụng làm nguyên liệu trong công
nghiệp chế biến và thực phẩm và là sản phẩm hoàn chỉnh hay bán hoàn chỉnh trong các
ngành công nghiệp khác.
Hiện nay, tại Việt Nam trong chiến lược phát triển cây công nghiệp của Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, cây ca cao đang rất được chú trọng. Cây ca cao
được khuyến khích trồng ở nhiều địa phương nhằm đạt mục tiêu 10000 ha vào năm
2010. Sản lượng ca cao trong tương lai sẽ rất lớn, nhưng hiện nay ở nước ta việc chế
biến ca cao vẫn còn bằng phương pháp thủ công, hiệu quả không cao. Đưa đến tình
trạng nhà nông nghiệp trồng ca cao và các nhà chế biến rất lo ngại về đầu ra của cây ca
cao.
Trong công nghệ chế biến ca cao, giai đoạn lên men là giai đoạn bắt buộc và
quan trọng nhất. Giai đoạn này quyết định rất lớn chất lượng sau này của sản phẩm từ
ca cao.
Do đó, đề tài BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT BỘT CA CAO BẰNG
PHƯƠNG PHÁP LÊN MEN CÓ BỔ SUNG VI SINH VẬT được tiến hành.
Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi bước đầu quan tâm đến ảnh hưởng của
việc bổ sung vi sinh vật trong quá trình lên men đến khả năng chiết chất hòa tan của
bột ca cao.
Mục đích của đề tài:
9 Nghiên cứu xác định những điều kiện tối ưu cho quá trình lên men hạt ca cao
trong công nghệ chế biến bột ca cao
9 Nghiên cứu bổ sung vi sinh vật để tăng lượng chất hòa tan của bột ca cao
9 Xây dựng qui trình sản xuất bột ca cao ở qui mô phòng thí nghiệm
Những nội dung cần nghiên cứu của đề tài:
9 Xác định thành phần của hạt ca cao
9 Tuyển trọn giống vi sinh vật thích hợp cho quá trình lên men
9 Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học cho quá trình lên men
2
9 Nghiên cứu những điều kiện tối ưu cho quá trình lên men hạt ca cao
9 So sánh lượng chiết chất hòa tan thu được giữa hai phương pháp truyền thống
và phương pháp có bổ sung vi sinh vật
3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÂY CA CAO
2.1.1 Lịch sử
Cây ca cao (Theobroma cacao L.) có nguồn gốc từ những khu rừng nhiệt đới
Amazon, nhưng những giống hoang dại cũng được tìm thấy từ Mexico đến Peru.
Người Mayas ở Yucatan và người Aztec ở Mexico đã trồng cây ca cao từ rất lâu trước
khi chúng được đưa tới châu Âu. Những người Nam Mỹ cổ đại rất thích uống ca cao
trộn với gia vị và bột ngô. Họ tin rằng ca cao là món ăn của thượng đế và chỉ có hoàng
tộc mới được sử dụng. Từ “cacao” xuất phát từ tiếng Maya còn người Aztec gọi chúng
là cacauatol nghĩa là nước ca cao. Đầu thế kỉ 16, người Tây Ban Nha xâm lược
Mexico và sau đó đổi tên cacauatol thành chocolatol. Sau đó từ chocolatol được đổi
thành chocolate vào khoảng cuối thế kỉ 16 và tên gọi đó được giữ đến bây giờ. Do đó
từ “chocolate” có nghĩa nguyên thủy là “nước cacao” (Chiyoda, Sakado-shi, Saitama,
2003). Vào năm 1754, nhà sinh vật học người Thụy Điển Carl von Linné dùng tên
“Theobroma” – món ăn của thượng đế - để chỉ loài cacao (Iwao Hachiya, 2003). Ngày
nay, tất cả các cây cacao trồng đều xếp vào loài Theobroma. Do người Tây Ban Nha
thích nước giải khát có vị ngọt, cho nên không bao lâu sau chocolate đã được tiêu thụ
phổ biến tại Tây Ban Nha và từ đây cây cacao được mang vào trồng ở các thuộc địa
của đế quốc Tây Ban Nha thời ấy. Cuối thế kỉ 16, cây cacao trồng hầu khắp ở các vùng
nhiệt đới Trung và Nam Mỹ và trên nhiều hòn đảo ở vùng Caribbe như Trinidad,
Grenada, St. Lucia…, mà chủ yếu là ở Trinidad. Người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, và
Hà Lan về sau cũng đưa cây cacao vào các hòn đảo West Indies (Cuba, Dominica,
Jamaica), Đông Nam Á (Philippines, Indonesia) và Ceylon (Sri Lanka) (Phạm Trí
Thông, 1999).
Việc khuyến khích trồng cacao trong suốt thế kỉ 19 có liên quan đến sự phát triển
của kĩ nghệ chocolate ở Châu Âu. Những xí nghiệp lớn thành lập trong thời kì bấy giờ
như David: 1804, Hindebrand: 1987, Van Houten: 1815, Menier: 1825, Suchard: 1826,
Kohler; 1830, Cadbury: 1831,…Bước đột phá mạnh mẽ nhất là sự phát minh ra máy
4
ép để ép chất bơ cacao của một người Hà Lan tên là Van Houten. Điều này cho phép
người ta có thể lấy bớt dầu từ cacao, kết quả là sản phẩm bột cacao thu được có ít chất
béo, dễ uống và thuận lợi cho chế biến. Sau đó không lâu, người ta lại thấy rằng đem
trộn bơ cacao với bột cacao và đường thì có thể chế biến được một loại thực phẩm
tuyệt ngon và có thể đóng khuôn được: chocolate. Chocolate ra đời và đưa ra bán lần
đầu vào năm 1847 ở Châu Âu. Năm 1876 đánh dấu một sự phát triển mới trong kỹ
nghệ chế biến chocolate sữa do một người Thụy Sỹ tên là Daniel Peter phát minh. Ông
đã thêm sữa vào chocolate để tạo ra các sản phẩm giống chocolate ngày nay. Trong thế
kỉ 20, sản xuất cacao phát triển với qui mô rất lớn vì có sự mở rộng cực kì nhanh
chóng các diện tích cây cacao ở Châu Phi. Từ năm 1985, các nước Châu Á bắt đầu
phát triển mạnh cacao, trước hết là ở các nước Malaysia, Ấn Độ, Sri Lanka… (Phạm
Trí Thông, 1999)
Bảng 2.1: Sản lượng ca cao trên thế giới trong các năm (đơn vị ngàn tấn)
1999 2000 2001 2002
Thế giới 2737 3073 2825 2807
Brazil 164 124 163 125
Cộng hòa Dominica 49 37 45 45
Ecuador 69 95 89 80
Cameron 121 115 135 125
Bờ biển ngà 1128 1409 1175 1210
Ghana 377 437 395 355
Nigeria 174 165 180 170
Indonesia 349 410 385 420
Malaysia 80 45 35 45
(nguồn: Tổ chức lương thực thế giới, FAO)
5
2.1.2 Các đặc điểm của cây cacao
2.1.2.1 Thực vật học
Cây cacao (Theobroma cacao) thuộc:
¾ Thứ (genus) Thebroma cacao L.
¾ Họ (Family) Sterculiaceae.
Thứ Theobroma gồm 22 loài, trong đó chỉ có loài Theobroma cacao là có giá trị
kinh tế. Theobroma cacao được chia ra làm 2 loài phụ :
¾ Criollo: có nguồn gốc từ Trung Nam Mỹ. Đặc điểm rất thơm, ít đắng nhưng
năng suất thấp, khả năng kháng bệnh kém, trồng 4-5 năm mới có trái. Hiện
nay giống này không được trồng phổ biến
¾ Forastero: là các giống cacao thường gặp ở Brazil và Tây Phi, Trung Nam
Mỹ, Malaysia, Indonesia…Đặc điểm: năng suất cao và kháng sâu bệnh nhưng
chất lượng trung bình. Hiện chiếm 80 % nguyên liệu sản xuất chính trên thế
giới.
Ngoài ra còn có nhóm Trinitario là nhóm lai giữa hai nhóm Criollo và Forastero.
Đặc điểm: năng suất cao và kháng bệnh tốt. Chiếm 15 % sản lượng chế biến của thế
giới. (Intermediate technology development group,1999).
2.1.2.2 Đặc điểm hình thái
Cacao là loài cây thân gỗ nhỏ có thể cao đến 10 - 20 m nếu mọc tự nhiên trong
rừng. Trong sản xuất do trồng mật độ cao và khống chế sự phát triển thông qua tỉa
cành nên cây thường có chiều cao trung bình khoảng 5 - 7 m, đường kính thân từ 10 -
18 cm. Cacao sinh trưởng tốt dưới bóng che, do đó có thể trồng xen với các loại cây
kinh tế khác. Thời kỳ kinh doanh hiệu quả có thể kéo dài từ 25 - 40 năm.
Lá dài 25 cm, màu đậm, hình gân lông chim.
Thân cây do thụ tinh, mỗi năm cho đến hàng nghìn hoa ở thân chính và cành to
nhưng chỉ có 1 - 3 % thành trái.
Sau khi thụ phấn trái tăng trưởng chậm trong khoảng 40 ngày đầu và đạt tốc độ
tối đa sau 75 ngày. Sau khi thụ phấn 85 ngày sự tăng trưởng của trái chậm lại, trong
khi hạt bên trong trái bắt đầu tăng trưởng nhanh, đây cũng là thời kỳ hạt tích luỹ chất
béo. Lớp cơm nhầy hình thành khoảng 140 ngày sau khi thụ phấn.
6
Trái cacao có thể đạt chiều dài 10 - 30 cm, đường kính 7 - 9 cm, cân nặng từ 200
- 1000 g. Tuỳ theo từng loài, hình dạng của trái thay đổi từ hình cầu, hình dài và nhọn,
hình trứng hoặc hình ống. Màu sắc của trái khá đa dạng, có loại trái màu xanh, màu
vàng có loại màu đỏ.
Khi hạt tăng trưởng tối đa, trái vào giai đoạn chín. Trái chín không nở bung ra và
ít khi rụng khỏi cây. Từ khi thụ phấn đến trái chín kéo dài từ 5 - 6 tháng tuỳ theo
giống.
Mỗi trái chứa từ 30 - 40 hạt. Mỗi hạt có lớp cơm nhầy bao quanh có vị chua,
ngọt, thơm và xếp thành 5 dãy.
Thời gian thu hoạch thay đổi theo từng vùng canh tác, đối với các nước nằm ở
phía Bắc xích đạo, thời gian thu hoạch vụ chính thường từ tháng 9 đến tháng 12 và vụ
hai từ tháng 4 đến tháng 6. (Phạm Trí Thông, 1999)
2.1.2.3 Đặc điểm sinh thái
Cây cacao thường được trồng trong khoảng từ xích đạo đến vĩ độ 20.
Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng là từ 30 - 30 oC, nhiệt độ thấp nhất cho
phép là 18oC.
Lượng mưa hàng năm thích hợp nhất trong khoảng 1150 đến 3000 mm
Đất trồng nên xốp và ẩm. Ẩm độ thích hợp nhất từ 70 - 80 %
Cây cacao là loại cây ưa bóng mát. Cây cacao lúc đầu cần 25 - 50 % ánh sáng,
nhu cầu về bóng mát giảm đi khi cây cacao đã phát triển để tự đảm bảo được tán che
cho mình. Che sáng làm giảm nhu cầu phân bón đến một mức độ nhất định. Sau đó
muốn tăng độ chiếu sáng để đạt năng suất cao thì phải đảm bảo đủ ẩm cho đất và tăng
lượng phân bón.
Cách nhân giống hiệu quả nhất là từ hạt (Intermediate technology development
group, 1999). Việc tạo cây con làm giống bằng cách ghép hạt tại hố trồng không thuận
lợi bằng gieo hạt tại vườn ươm, sau 4 - 6 tháng đưa cây con ra đất trồng. Ngoài ra,
người ta còn nhân giống ca cao bằng phương pháp vô tính như: giâm, ghép và chiết
cành.
7
2.1.2.4 Thành phần hóa học của trái ca cao
Bảng 2.2: Các thành phần của hạt cacao tươi, tính theo % trọng lượng tươi
Thành phần Chất nhầy
(Mucilage/Sweating)
Vỏ hạt
(Shell/Testa)
Phôi nhũ
(Cotyledon/Kernel)
Nước 84.5 9.4 35
Chất béo (bơ cacao) - 3.8 31.3
Carbohydrates
+Cellulose
+Tinh bột
+Pentosans
+Sucrose
+Glucose
+ Fructose
-
-
2.7
0.7
10.0
13.8
46.0
-
-
-
3.2
4.5
4.9
-
1.1
Nitrogen
+Protein
+Theobromine
+Enzyme
Polyphenols
0.6
-
-
-
18.0
-
-
0.8
8.4
2.4
0.8
5.2
Acid hữu cơ Citric và
Acetic,Oxalic
0.7
-
0.6
Muối khoáng 0.8 8.2 2.6
Tổng số 100.0 100.0 100.0
(nguồn: F. Hardy)
2.1.3 Tình hình trồng và sản xuất ca cao tại Việt Nam
Hiện nay, việc phát triển cây ca cao tại nước ta dựa theo vùng quy hoạch sản
xuất. Mặc dù điều kiện của các địa phương đều thích hợp cho cây phát triển. Song hạt
8
ca cao chỉ mới là mặt hàng để xuất khẩu. Trong nước hiện chưa có cơ sở tiêu thụ sản
phẩm. Một lượng nhỏ sản lượng ca cao được các cơ sở thủ công tại địa phương thu
mua và sản xuất theo phương pháp thủ công. Với dự án Success Alliance được triển
khai ở nước ta từ năm 2002, người nông dân trồng ca cao được hỗ trợ mọi mặt. Đây là
một chương trình do Bộ Nông nghiệp Mỹ hỗ trợ và tổ chức phi Chính phủ Mỹ ACDI-
VOCA triển khai để hỗ trợ đào tạo về kĩ thuật giúp nông dân trồng ca cao đạt chất
lượng xuất khẩu, đồng thời liên kết các tổ chức thu mua, chế biến sản phẩm cho người
nông dân.
Hiện tại, Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) đang hỗ trợ 4 triệu USD để mở các đợt tập
huấn cho nông dân trồng và nâng cao diện tích canh tác cây ca cao; Cơ quan phát triển
quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ 800000 USD để giúp Việt Nam trở thành một nước cung
cấp hạt ca cao đã lên men có chất lượng cao và chương trình PSOM của Chính phủ Hà
Lan giúp Việt Nam phát triển thành nhà sản xuất ca cao đạt tiêu chuẩn chất lượng với
mức hỗ trợ là 650000 USD.
Bên cạnh việc nhập giống từ nước ngoài vào, trong nước cũng đang tiến hành
khai thác nguồn giống sẵn có ở trong nước. Thực ra, cây ca cao đã có mặt ở Việt Nam
từ rất lâu nhưng do không tiêu thụ được sản phẩm nên chúng không được xem là cây
trồng chính mang lại nguồn thu nhập. Nhưng cây lại có hình dáng đẹp nên vẫn được
người dân giữ lại trồng làm cảnh. Nhờ đó mà ngày nay các chuyên gia nghiên cứu
trong nước đã dựa trên những cây giống còn giữ lại lựa chọn và nhân rộng những
giống có năng suất cao đáp ứng nhu cầu cây giống cho nông dân.
Với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, diện tích trồng cây ca cao ngày càng
được mở rộng. Cụ thể, sẽ nâng diện tích trồng ca cao từ 3000 ha hiện nay lên 10000 ha
vào năm 2010, tập trung tại các tỉnh Bến Tre, Bình Phước và Đắk Lắk. Có nhiều mô
hình trồng ca cao đang được áp dụng ở Việt Nam. Phổ biến nhất là mô hình trồng xen
lẫn các loại cây khác như dừa, cà phê, tiêu, nhãn, cam , điều, chuối, sầu riêng… Ưu
điểm của mô hình này là tận dụng được bóng mát của những cây có sẵn trong giai
đoạn đầu phát triển của cây ca cao.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, qua 3 năm trồng thử nghiệm tại
Việt Nam, cây ca cao đã phát triển tốt, hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây trồng
khác như cà phê, điều...
9
Tuy nhiên, đầu ra của ca cao vẫn còn là nỗi băn khoăn của người nông dân. Hiện
nay, đa số những trái ca cao thu hoạch được đưa vào để nhân giống. Một lượng nhỏ ca
cao được các cơ sở sản xuất thủ công tại địa phương thu mua và chế biến theo phương
pháp thủ công. Sản phẩm thường là bột ca cao hòa tan uống liền hay để trộn vào các
sản phẩm như kẹo dừa, bánh. Một lượng rất ít còn lại được xuất khẩu.
Bảng 2.3: Các tỉnh trồng ca cao ở Việt Nam
STT Tỉnh Năm 2003 (ha) Năm 2004 (ha)
1 Bà Rịa - Vũng Tàu 28 100
2 Bến Tre 260 500
3 Bình Định 10
4 Bình Dương 5
5 Bình Phước 74
6 Cần Thơ 2
7 Đắc Lắc 506 990
8 Đồng Nai 25 15
9 Gia Lai 5
10 Hồ Chí Minh 3
11 Lâm Đồng 10 10
12 Long An 2
13 Phú Yên 5
14 Quảng Ngãi 50
15 Tây Ninh 5
16 Tiềng Giang 7 50
17 Đắc Nông 120
18 Vĩnh Long 5
19 Các tỉnh khác 120
Tổng Cộng 1002 1905
10
2.2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BỘT CA CAO
Hạt ca cao thô là nguyên liệu quan trọng của kỹ nghệ ca cao và chocolate. Từ hạt
ca cao thô sản xuất ra:
¾ Những sản phẩm bán hoàn chỉnh cung cấp cho các kỹ nghệ khác như:
o Bột chocolate nhồi để các nhà máy bánh kẹo sản xuất ra chocolate,
bánh quy, bánh ngọt…
o Bột ca cao dùng nhiều vào kỹ nghệ thực phẩm làm ra sản phẩm ngọt
như: nước ngọt, nước ca cao
o Bơ ca cao dùng vào nghề mứt chocolate, mỹ phẩm dược phẩm.
¾ Những sản phẩm hoàn chỉnh đưa thẳng vào tiêu dùng như:
o Chocolate tấm (để nấu, nhai, ngậm, pha sữa…)
chocolate bột (tan hoặc không tan)
o Mứt kẹo chocolate
¾ Những phế liệu của kỹ nghệ này như khô dầu trong chiết ép lấy bơ ca cao,
chất béo chiết từ vỏ và mầm, đều có thể thu nhặt để chăn nuôi, làm phân, làm
xà phòng.
2.2.1 Công nghệ ca cao thô
2.2.1.1 Ủ hạt ca cao
Ủ hạt là khâu quan trọng nhất trong ngành chế biến ca cao. Các mục đích của
việc ủ là:
¾ Gây ra những thay đổi sinh hóa học trong phôi nhũ (cotyledon), để làm giảm
vị đắng và chát trong hạt ca cao; đồng thời làm khơi mào cho sự phát triển
các hương vị, và màu sắc trong quá trình rang hạt sau này
¾ Làm cho phôi nhũ nở rộng hơn và giòn, dẫn đến lớp vỏ hạt (testa) hở ra và
diệt được rễ mầm (radicle) trong hạt ca cao.
¾ Hóa lỏng và loại bỏ cho hết lớp nhầy (pulp, sweating) bao quanh hạt ca cao
tươi giúp thuận lợi cho quá trình sấy hạt tiếp theo.
11
Quá trình lên men
i. Sự lên men của lớp nhầy
Lớp nhầy chiếm khoảng 15-20 % trọng lượng của hạt ca cao tươi và chứa một trữ
lượng đường cao, pH khoảng 3.5. Theo Roelfsen có khoảng 24 loài vi sinh vật được
tìm thấy trong một khối ca cao đang lên men, nhưng chỉ có một số ít trong số đó là
được biết đến vai trò của chúng. Trong giai đoạn đầu của quá trình lên men dưới sự tác
động của các vi sinh vật có trong lớp nhầy gây chuyển hóa đường trong lớp nhầy thành
cồn ethylic và khí carbonic bay ra.
C6H12O6 Æ 2C2H5OH + 2 CO2
Sự chuyển hóa trên xảy ra dưới những điều kiện hơi yếm khí. Khi chất nhầy bị
tan vỡ và thành dịch chảy ra làm môi trường ủ trở nên thông thoáng hơn. Độ acid cũng
giảm, pH đạt khoảng 5.0. Ngay khi các tế bào chất của lớp nhầy bị hủy hoại, không
khí thâm nhập vào khối ủ và có sự gia tăng về acetic do có hiện tượng oxid hóa cồn
thành acid acetic.
Theo Kenten và Powell (1960) các phản ứng do sự hoạt động của các vi sinh vật
luôn phát nhiệt nhiều, làm tăng nhiệt độ khối ủ có thể lên đến 50 oC. Nhiệt độ tăng đều
lên trong suốt 48 giờ đầu lên men, đạt 42-48 oC vào cuối giai đoạn ấy. Sau khi được
đảo trộn lần đầu, nhiệt độ tăng lên đến 50 oC. Sau đó nó lại giảm chậm xuống, nhưng
tăng lên lại khi đảo trộn khối hạt ủ lần nữa. Sau 6 ngày ủ nhiệt độ đạt cỡ 48 oC
Ngay sau khi vỏ hạt để acid thấm qua vào tới phôi nhũ, sẽ giết chết hạt và hạ thấp
độ pH của cotyledon xuống còn 4.8 gây chết hạt. Mục đích là để cho hạt chết không
còn sức nảy mầm.
ii. Những nội phản ứng trong các mô của cotyledon
Các mô của cotyledon do hai tế bào tạo thành: tế bào có sắc tố chứa các
polyphenols (tanin, catechin, anthocyanin, leucoanthocyanin); các purin (theobromine
và caffeine), và các tế bào dự trữ không có màu sắc chứa những tinh thể bơ ca cao;
những hạt tinh bột; những protein (hạt aleuron) và các enzyme.
Khi hạt ca cao đã chết, cotyledon sẽ hút ẩm làm cho vách tế bào của nó trở nên
thấm nước và nội chất của tế bào có thể khuếch tán qua các mô. Những enzyme của tế
bào dự trữ nhờ thế được tiếp xúc với những polyphenols của tế bào sắc tố mà trước kia
hoàn toàn bị ngăn cách. Hoạt tính enzyme về thủy phân hóa protein sẽ xảy ra.
12
Trong các polyphenols những sắc tố anthocyanin bị thủy phân hóa cho ra
cyanidin và hai đường khử, là những chất không màu mà sau khi bị oxy hóa sẽ có màu
nâu đặc biệt (màu nâu cacao). Những polyphenols khác sẽ tản đi một phần qua lớp vỏ
của hạt hoặc chịu những biến đổi hóa học; cả hai tiến trình đều góp phần làm giảm vị
đắng và chát. Các biến đổi này xảy ra cho tới cuối đợt lên men và còn tiếp tục trong
quá trình phơi khô. Cần lưu ý rằng bớt chất chát là một đặc điểm của ca cao đã lên
men tốt
Đối với những phức chất đạm, trong quá trình lên men trữ lượng đạm tổng số
giảm đều vì chất theobromine hao mất. Chừng 40% theobromine của phôi nhũ tươi
khuếch tán vào các mô và di chuyển vào vỏ của hạt làm cho trữ lượng theobromine ở
vỏ hạt tăng lên rất nhiều. Vì thế mà vị đắng của hạt ủ tốt càng giảm thêm đi. Còn các
protein trong cotyledon bị thủy phân háo thành các amino acid và chuyển sang các
dạng không hòa tan do các phản ứng với các polyphenols. Các biến đổi này sẽ phản
ánh qua các vị, hương và màu sắc của các hạt
Hiệu quả quan trọng nhất của quá trình ủ hạt ca cao là sự xuất hiện của những
tiền chất của hương vị chocolate. Theo Rohan, 1958 những chất đường khử tìm thấy
trong hạt cacao đã lên men là một thành phần của các tiền chất. Chỉ có những tiền chất
này mới truyền vào cho hạt ca cao khi rang có hương vị chocolate. Cần lưu ý rằng các
tiền chất ấy không hề có sẵn trong các loại tế bào của phôi nhũ khi hạt ca cao còn tươi,
mà chỉ được sinh ra trong quá trình lên men mà thôi.
2.2.1.2 Các phương pháp ủ hạt ca cao
i. Ủ thành đống
Đây là phương pháp phổ biến nhất trong việc ủ ca cao ở Tây Phi. Hạt ca cao
được đổ đống thành hình nón trên các lá chuối được xếp tròn trên mặt đất. Nhằm giúp
cho sự thoát dịch nhầy, trong quá trình lên men, người ta kê dưới lớp lá chuối các cành
cây hoặc các thanh tre thành hình nan hoa của bánh xe. Các lá chuối được cuộn lên
nhằm giữ hơi nóng trong suốt quá trình ủ. Cứ hai ngày một lần, giở lá chuối ra để xáo
trộn hạt cho đều, rồi lại đậy lá chuối vào
ii. Ủ trong thúng
Các thúng đan bằng tre được dùng cho phương pháp này. Chúng được đổ đầy ca
cao rồi sau đó dùng lá chuối đậy lại. Dịch nhầy chảy ra qua các mặt bên và đáy thúng.
13
Việc đảo trộn được thực hiện bằng cách đổ từ thúng này sang thúng kia, cứ 2 ngày một
lần.
iii. Ủ trong thùng
Các thùng gỗ có kích thước 1.2 x 1.2 x 0.9 hoặc 1.2 x 2 x 0.7, bằng các tấm gỗ
lắp ghép có thể tháo rời được. Các thùng này có thể bố trí theo hình bậc thang. Thùng
ủ có lỗ 15 mm ở dưới đáy để chất dịch nhầy có lối thoát và khối ủ dễ thông hơi.
Tiến hành lót lá chuối ở đáy và quanh thùng rồi đổ hạt ca cao tươi vào, khi đổ hạt
nửa thùng tiếp tục lót lá chuối phủ phần miệng thùng để để chuẩn bị đậy kín bằng lá
chuối rồi dằn cây lên hoặc đậy nắp và dằn đá. Cứ 2 ngày lại một lần tiến hành đảo trộn
bằng các xúc hạt từ thùng này sang thùng khác.
iv. Ủ trên khay
Khay ủ bằng gỗ sau 10 cm. Đáy khay là một cái vạt bằng nan tre đặt song song
và cách nhau chừng 0.5 cm. Mỗi khay chia thành hai phần bằng nhau, bằng một cái
ngăn di động bằng gỗ. Chỉ đổ đầy ca cao nửa khay. Chồng 12 khay lên nhau, góc đầy
hạt quay về cùng một phía. Lớp hạt trên của mỗi khay tiếp giáp với vạt tre làm đáy của
khay trên và những khoảng trống giữa các nan tre là những ống thông khí mà qua đó
không khí có thể thấm vào khối ủ. (Phạm Trí Thông, 1999)
Sau 24 giờ ủ, người ta phủ lên chồng khay một mảnh vải bao bì để vừa chống
mất nhiệt cho toàn bộ vừa đảm bảo đủ thông thoáng. Sau đó không cần làm gì nữa cho
đến lúc ngừng ủ. Thời gian ủ trên khay là 3-4 ngày, ngắn hơn so với các phương pháp
ủ khác.
2.2.1.3 Phơi và sấy ca cao
Sau khi ủ, ẩm độ của hạt ca cao khoảng 55 % và ẩm độ này cần phải giảm xuống
đến giá trị 6-7 % mới bảo quản an toàn được. Nhưng nếu hạ thấp ẩm độ xuống dưới 5
% hạt ca cao sẽ rất giòn và dễ gãy. Mục đích của việc phơi sấy, ngoài việc hạ thấp ẩm
độ còn để hoàn tất các biến đổi hóa học xảy ra tiếp tục bên trong hạt sau thời kì lên
men để tạo hương vị đặc biệt cho ca cao.
Hạt ca cao có thể được phơi nắng mặt trời hoặc sấy bằng các máy sấy. Hạt ca cao
được ủ và phơi sấy tốt sẽ cho màu tím nhạt và màu nâu chocolate.Khi bóp hạt bằng tay
sẽ nghe âm thanh rắc rắc và dễ nghiền thành bột.
14
2.2.2 Qui trình sản xuất bột cacao
2.2.2.1 Loại bỏ tạp chất
Hạt được đi qua sàng có φ = 16 mm để tách các tạp chất lớn hay các sợi dây nhợ
và sau đó đi qua sàng có lỗ φ = 8 mm để tách sạch các tạp chất nhỏ như vỏ hạt vụn, sỏi
đá, mảnh kim loại. Trong quá trình lên men hay phơi sấy cacao, bụi bẩn có thể bám
trên vỏ hạt có thể lẫn vào các sản phẩm sau này, làm giảm hương vị của chúng do đó
cần có quá trình thổi sạch bụi khỏi hạt cacao. Hao hụt qua hệ thống làm sạch ước
chừng 1 – 1,3% tính theo khối lượng.
2.2.2.2 Xử lý nhiệt
Nếu hạt cacao không qua xử lý nhiệt sơ bộ mà đi thẳng vào giai đoạn rang, thì sẽ
phát sinh nhược điểm sau:
¾ Hạt cacao có kích thước rất khác nhau phụ thuộc vào nguồn gốc loài
(Forastero, Criollo hay Trinitario) do đó rất khó đảm bảo các hạt rang có độ
chín đồng đều; các hạt nhỏ bị rang quá nhiệt trong khi các hạt lớn thì rang
chưa tới.
¾ Hạt nguyên có kích thước khá lớn, nên bên trong và bên ngoài hạt có độ chín
rất khác nhau
¾ Khi rang ở nhiệt độ cao khoảng 120 oC, dầu cacao rất linh động, dễ dàng bị
vỏ hạt ca cao vốn có hàm lượng dầu thấp sẽ hấp thụ dầu cao cao mạnh, tổn
thất dầu ca cao trong quá trình tách vỏ khoảng 5 – 6 %.
Do đó, cần quá trình xử lý nhiệt sơ bộ để khắc phục các nhược điểm trên. Người
ta cần nâng nhiệt độ trên bề mặt hạt cacao lên 90 – 100 oC để phần vỏ hạt mất nước và
dễ tách rời khỏi lõi hạt ca cao. Nhờ vậy, tổn thất dầu ca cao trong quá trình thổi tách
vỏ chỉ còn khoảng 1 %.
2.2.2.3 Rang
Rang là một trong những công đoạn cần thiết trong kỹ nghệ chế biến ca cao và
chocolate. Vai trò của quá trình rang có tác dụng nhiều mặt:
¾ Làm nảy nở chất thơm để tạo cho thành phẩm ca cao một hương và vị đặc
biệt. Đây là vai trò chính yếu nhất của khâu rang
¾ Tách nhân (mảnh hạt) và vỏ, nhưng chỉ ở mức độ làm lỏng lớp vỏ hạt
¾ Loại một phần độ chua acetic của ca cao
15
¾ Hạ thêm độ ẩm của hạt xuống đến 2.5 – 5 % để sấy khô phần nhân ca cao
¾ Phát triển màu sắc đặc thù chocolate
¾ Góp phần vô hoạt Salmonella và các vi sinh vật có hại khác.
Những biến đổi trong quá trình rang
i. Sự biến đổi về độ ẩm
Hàm ẩm trước khi rang là 6 – 8 %. Sau khi rang còn 2 – 3 %. Độ ẩm thích hợp
cho các quá trình như nghiền, ép dầu là 2 %. Nếu độ ẩm lớn hơn 3 %, độ nhớt khối
chocolate tăng mạnh, việc sản xuất gặp nhiều khó khăn. Nếu độ ẩm nhỏ hơn 1 % mức
độ nghiền và sản lượng ép dầu giảm; ảnh hưởng nhiều đến năng suất.
ii. Sự thay đổi hàm lượng acid và các chất dễ bay hơi
Trong quá trình hong khô ca cao trước đó đã tạo ra các amino acid tự do trong
hạt ca cao. Các amino acid đó là một trong những tiền chất quan trọng để tao ra mùi
hương chocolate, nhưng trong quá trình rang chúng sẽ bị phân huỷ một số. Có tám
nhóm amino acid được phân lập ra và thấy rằng tất cả đều bị phân huỷ một phần,
nhưng với các tốc độ khác nhau. Một điểm lưu ý là thành phần nitrogen tổng số trong
hệ thống không hề bị mất mát, có lẽ là do sự kết hợp của các phức chất nitrogen với
các đường khử. Akabori, 1932 đã cho rằng các đường khử có khả năng phân huỷ các
amino acid, và sau đó hai ông Rohan và Steward tiếp tục công trình nghiên cứu trên
hạt ca cao, đã chỉ ra rằng trong quá trình rang các đường khử đã bị huỷ hoại gần như
toàn bộ. Qua sự biểu diễn trên đồ thị sử giảm dần của các amino acid tự do theo hàm
lượng đường khử và giả thiết rằng cả hai nhóm chức này tương tác với nhau để sinh ra
các sản phẩm bay hơi, có thể nói rằng nguyên nhân của sự phân huỷ một phần của các
amino acids là do sự thiếu hụt các đường khử trong hạt ca cao.
Các chất dễ bay hơi làm hạt ca cao có mùi khó chịu. Sau khi rang, hàm lượng của
chúng giảm: hàm lượng acid dễ bay hơi từ 0.4 % (tính theo acid acetic) giảm xuống
còn 0.3 %, lượng chất khô tổn thất trong quá trình rang khoảng 0.1 – 0.2 %.
iii. Sự thay đổi hàm lượng chất chát
Chất chát trong ca cao làm cho chocolate và bột cacao có vị chát và đắng đặc
trưng. Chất chát gồm 2 loại:
¾ Chất chát thuỷ phân: là hợp chất mà các nhân phenol liên kết với nhau thông
qua nguyên tử oxi. Chất chát thuỷ phân quan trọng là tanin
16
¾ Chất chát ngưng tụ: là hợp chất mà các nhân phenol liên kết với nhau thông
qua nguyên tử carbon. Chất chát ngưng tụ với nhau thì có tính chát. Trong hạt
ca cao tươi chưa lên men có 0.6 –1 % catesin nhưng sau khi lên men chúng
chuyển thành chất chát ngưng tụ L – epicatesin. Trong hạt ca cao khô đã lên
men, lượng chất chát từ 3 – 6 %. Sau khi rang còn lại 2 – 3 %
iv. Sự thay đổi chất màu
Trong quá trình rang, L –epicatesin bị oxy hoá chuyển thành flobaphen có màu
nâu đỏ đặc trưng của chocolate. Ngoài ra còn phải kể tới phản ứng Maillard giữa
đường khử và acid amin, phản ứng caramel hoá. Tất cả những phản ứng này giúp tạo
màu và quan trọng nhất là tạo mùi chocolate
Các phương pháp rang hạt ca cao
i. Rang gián đoạn
Thường rang trong thùng quay: tác nhân truyền nhiệt là không khí nóng 250 –
300 oC được thổi vào thùng quay. Nhiệt độ ra của không khí 160 – 170 oC. Nhiệt độ
hạt ca cao 120 – 125 oC. Thời gian rang từ 12 – 15 phút. Sau đó hạt được làm nguội
nhanh xuống 30 – 40 oC nếu dùng phương pháp rang trước tách vỏ sau, nhằm ngăn
chặn tinh dầu dịch chuyển từ lõi ra vỏ hạt. Tổn thất chất khô trong quá trình rang 0.2 –
0.3 %.
ii. Rang liên tục
Thiết bị rang liên tục nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn các thông số trong quá trình
rang, nhờ vậy mà chất lượng hạt rang tốt hơn nhiều. Thiết bị rang liên tục thường dùng
là thùng quay dạng ống được cấp nhiệt trực tiếp hay gián tiếp, trao đổi nhiệt cùng
chiều hay ngược chiều.
Trong qui trình sản xuất của nhà máy, bột ca cao được rang trực tiếp bằng sản
phẩm cháy của khí hoá lỏng propan – butan. Tuy loại nhiên liệu này đắt tiền nhưng rất
sạch, caloriphe nhỏ gọn và quan trọng hơn là dễ dàng kiểm soát thông số trong quá
trình rang.
2.2.2.4 Nghiền thô và phân ly
Hạt nguội thì chuyển qua công đoạn nghiền thô và phân ly. Công đoạn này nhằm
đề tách hoàn toàn vỏ ra khỏi mảnh nhân. Nghiền thô là tiến trình nghiền sơ bộ hạt ca
cao rang nhằm làm vỡ lớp vỏ hạt. Trong khi nghiền thô cố gắng giữ sao cho các phần
17
tử vỡ ra của vỏ và mảnh nhân càng lớn càng tốt (85 – 90 % các phân tử nên có kích
thước lớn hơn 3 mm) để tránh tạo ra các mảnh hạt quá vụn và bụi bặm.
Nguyên lý của việc phân ly dựa trên sự khác nhau về khối lượng riêng của mảnh
nhân và vỏ hạt. Máy ứng dụng các nguyên lý phân ly như phân ly cơ học dùng sàng,
và phân ly động dùng quạt. Mục đích của việc phân ly là thu được hai cấu tử cơ bản:
phần mảnh nhân có chứa một ít vỏ và mầm, và phần vỏ hạt chứa không đáng kể mảnh
nhân. Thành phần có giá trị nhất của hạt ca cao chính là mảnh nhân, còn vỏ hạt xem
như là phần bỏ đi.
2.2.2.5 Kiềm hoá
Kiềm hoá nhằm làm gia tăng hương vị thơm ngon của chocolate và bột ca cao.
Quá trình kiềm hoá phụ thuộc vào nồng độ và lượng chất kiềm, thời gian và nhiệt độ
kiềm hoá. Trong quá trình này hàng loạt các tác động khác nhau:
¾ Sự hấp thu của nước dẫn đến sự trương nở của thành tế bào, protein, tinh bột
và các chất sợi, tạo thuận lợi cho các phản ứng hoá học.
¾ Trung hoà các acid tự do như acid acetic, citric, tartric…, làm độ chua của
chocolate giảm rõ rệt
¾ Hydrate hoá các ester để tạo thành các hợp chất có mùi thơm
¾ Làm giảm hàm lượng các hợp chất tanin và sản phẩm ít chát hơn
¾ Phá huỷ cấu trúc của protein, tạo thành các acid amin, hợp chất amin,
amoniac tự do, các hợp chất globulin hay các protein thứ cấp khác
¾ Phản ứng Maillard giữa đường khử và acid amin tự do làm tăng cảm quan về
màu sắc và mùi vị
¾ Sự phân huỷ các hợp chất glucid góp phần tạo sản phẩm một mùi vị giống
như của vanille, tạo các sản phẩm đặc trưng của phản ứng caramel hoá
¾ Trung hoà các acid béo tự do, tạo thành các sản phẩm của phản ứng xà phòng
hoá
¾ Phá huỷ một phần lecithin có trong ca cao, một chất bảo quản và chất nhũ
tương tự nhiên của ca cao. Hai tác động cuối gây bất lợi đối với chất lượng
bột ca cao. Do đó cần chú ý tác dụng tiêu cực này
Việc kiềm hoá thực hiện bằng cách tẩm dung dịch kiềm 3 – 8 % (K2CO3, Na2CO-
3, KOH hay NaOH) vào bột ca cao và ủ trộn trong thùng quay ở nhiệt độ 70 – 80 oC
trong 30 – 45 phút. Lượng kiềm cho vào vừa đủ để nâng pH của bột ca cao từ 4.5 – 5
18
lên 6.8 – 7. Tuỳ theo yêu cầu chất lượng của chocolate và bột ca cao mà các thông số
trên có thể thay đổi rất khác nhau.
2.2.2.6 Sấy bột kiềm
Mảnh nhân sau khi kiềm hoá ẩm được sấy ở 90 – 100 oC để đạt độ ẩm sau cùng
là 1.5 – 2 %. Độ ẩm bột có ảnh hưởng quan trọng hiệu suất ép tách bơ cũng như độ
nhớt của chocolate và bột ca cao do đó cần khống chế độ ẩm trong giới hạn nói trên
2.2.2.7 Nghiền mảnh nhân
Mảnh nhân chứa cỡ 55 % bơ ca cao, có trong các tế bào ở pha rắn. Các thành tế
bào bị phá huỷ trong tiến trình nghiền và nhiệt sinh ra do ma sát sẽ nâng nhiệt độ lên
trên 34 oC, điểm nóng chảy của bơ ca cao, làm lỏng hoá chất béo tạo thành một chất
bột nhão. Khi tiến trình tiếp tục, kích thước các phần tử nghiền giảm dần và chất bột
nhão càng ngày càng có dạng lỏng, còn gọi là rượu mùi ca cao (cocoa liquor). Hỗn
hợp này gồm các phần tử chất rắn lơ lửng trong thề pha chất béo liên tục
Bột ca cao nhào nghiền xong có thể dùng hoặc để sản xuất bơ ca cao và bột ca
cao, hoặc để làm chocolate. Người ta có thể giữ nó ở thể lỏng bằng nhiệt, hay để nó
nguội và trở thành rắn thường gọi là ca cao khối.
2.2.2.8 Ép
Mục đích của công đoạn ép rượu mùi ca cao (khối bột nhão) để tách bơ ca cao ra
khỏi các thành phần không chứa chất béo. Bơ ca cao là một trong nhưng chất béo có
giá trị rất cao. Nó không những để sản xuất ra chocolate mà còn sử dụng trong các
ngành dược phẩm (chế supputoira), ngành mỹ phẩm (son đánh môi) nhờ đặc tính nhiệt
độ tan chảy thấp khoảng 34 – 35 oC, và bơ ca cao kém chất lượng còn dùng được trong
ngành sản xuất xà phòng. Bột ca cao đem ép có hàm lượng bơ ban đầu khoảng 55.5 %,
sau đó giảm xuống còn khoảng 18 % (bột ép có hàm lượng bơ như vậy thích hợp làm
thức uống). Áp lực tác động lên bột ca cao đạt tới 380 – 400 kg/cm2. Nhiệt độ bột ca
cao đem ép cần đạt 65 – 70 oC để giảm độ nhớt của dầu ca cao, dầu ca cao sẽ dễ thoát
ra hơn. Thời gian ép khoảng 5 – 10 phút.
2.2.2.9 Xay bánh dầu
Bánh dầu ca cao sau khi ra khỏi mâm ép sẽ rơi vào thùng chứa hoặc trên một
băng chuyền để tiếp tục được xay xát (nghiền tinh) để thành bột mịn hơn.
Cấu trúc bánh dầu ép rất kết chặt, đặc biệt là khi bánh có hàm lượng chất béo
thấp. Trước khi xay xát bánh được đập vỡ ra. Mục đích để đập vỡ bánh dầu thành từng
19
miếng có kích thước nhỏ hơn 5 mm, trước khi đưa vào xay trong các máy xay xát kiểu
con lăn
2.2.2.10 Sàng
Sản phẩm bột ca cao cuối cùng được sàng qua vải lọc, nylon hoặc lưới kim loại
trước khi đem đi đóng gói bằng vật liệu chống hút ẩm
2.3 GIỚI THIỆU VỀ CELLULOSE, PECTIN, CELLULASE,
PECTINASE
2.3.1 Giới thiệu cellulose
Cellulose là một loại homocellulose gồm nhiều đơn vị β – D - glucose và được
nối với nhau bởi liên kết β - D - 1,4 glucozit. Mức độ polymer hóa của phân tử
cellulose thay đổi nhiều từ vài chục đến vài vạn đơn vị (15 – 15000) nhưng thường
trung bình là khoảng 300 đơn vị β-glucose
Hình 2.1: Cấu trúc của cellulose
Phân tử cellulose kéo dài thành chuỗi, nhiều chuỗi nằm song song với nhau và
chúng gắn kết với nhau thông qua liên kết hydro. Như vậy cầu nối hydro có thể tạo
nên giữa hai chuỗi cellulose trong cùng một lớp và giữa hai chuỗi cellulose ở hai lớp
khác nhau.. Cellulose cấu tạo dạng sợi, các sợi này liên kết lại thành bó gọi là các
microfibrin có cấu trúc không đồng nhất. Chúng có những phần kết tinh và những
phần vô định hình nhưng phần lớn cellulose trong thiên nhiên có cấu trúc kết tinh.
O O
O
OH
OH
CH2OH n
O
O
CH2OH
OH
OH
O
CH2OH
OH
OH
OH
- D - glucopyranoseβ
n
20
Những phần kết tinh không liên tục mà xen kẽ trong chuỗi cellulose. Kích thước chuỗi
kết tinh này khác nhau tùy thuộc vào nguồn cung cấp cellulose nhưng thường thì
đường kính dao động từ 60 – 100 Ao và dài 600 – 1500 Ao. Các sợi microfibrin có
chiều rộng khoảng 100 – 300 Ao và chiều dày khoảng 40 – 100 Ao.
Tính chất chung của cellulose
¾ Cellulose là một trong những chất tự nhiên khá bền, không tan trong nước
nhưng có thể hút nước và trương nở lên. Tuy nhiên, chúng có thể bị phân hủy
trong điều kiện nước có nhiệt độ cao và áp suất lớn, hay trong dung dịch có
chứa tác nhân acid hay kiềm mạnh.
¾ Cellulose có thể bị phân hủy ở nhiệt độ 40 – 50 oC thường nhưng với điều
kiện phải có mặt enzyme cellulase
¾ Cellulose có cấu tạo từ các đơn vị C6H10O5 nhưng cấu tạo phức tạp hơn rất
nhiều so với tinh bột và cho màu nâu với Iod
Trong tế bào thực vật cellulose liên kết chặt chẽ với hemicellulose, pectin, lignin.
Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phân hủy cellulose của enzyme. Trong tự nhiên
không có sinh vật nào có đầy đủ các hệ enzyme vì thế để phân hủy phức cellulose thì
đòi hỏi có sự kết hợp của nhiều vi sinh vật khác nhau
Dạng kết tinh vô định hình dễ bị phân hủy bởi enzyme vi sinh vật, nhưng dạng
kết tinh thì có cấu trúc rất chặt chẽ nên khó bị phân hủy. Ở các loại gỗ càng có nhiều
vùng kết tinh thì gỗ càng chắc. Muốn phá hủy hoàn toàn cellulose thì trước tiên phải
chuyển chúng sang dạng vô định hình nhờ các loại enzyme khác có ở vi sinh vật
2.3.2 Giới thiệu enzyme cellulase
Enzyme cellulase có thể chia thành 3 enzyme như sau
¾ Enzyme C1
¾ Enzyme C2
Trong loại này có thể chia làm hai loại enzyme nhỏ
o Cellobiohydrolase (CBH) có tên khác là exo-β-1,4 glucanase hay
exocellulase
o Endoglucanase có tên khác là endo β-1,4-D-glucanase hay β-1,4
glucan-4-glucanohydrolase
21
¾ β-glucozitase có tên khác β-D-glucozit-glucohydrolase, hay cellobiase
Theo nhiều tác giả khác nhau thì cơ chế tác động của hệ enzyme cellulase có
nhiều kiểu tác động khác nhau.
Theo Mandels và Reese (1964) thì:
Hình 2.2: Sơ đồ tác động enzyme cellulase lên cellulose theo Mandels và Reese
Trong đó C1 là nhân tố tiền phân hủy nhưng đặc hiệu, chỉ có tác dụng làm trương
tạo thành các chuỗi cellulose mạch ngắn, các chuỗi này lại bị tấn công bởi Cx. Các vi
sinh vật sinh trưởng trên cellulose phức tạp có trật tự sắp xếp cao thì tổng hợp cả hai
C1 và Cx. Trong tự nhiên người ta cũng tìm thấy có hiện tượng phối chéo tức là C1 sinh
ra từ loài nấm mốc này nhưng Cx lại sinh ra từ một loài nấm mốc khác.
β-glucozitase ở cuối chuỗi có tác dụng lớn trong việc phân giải hoàn toàn
cellobiose thành glucose.
2.3.3 Giới thiệu về pectin
Khối lượng phân tử pectin trong khoảng 3.000 – 280.000, ty nguồn gốc thực vật.
Dung dịch pectin có độ nhớt cao.
Độ hòa tan của pectin trong nước phụ thuộc vào mức độ ester hóa nhóm
cacbonyl. Mức ester hóa càng cao độ hòa tan càng cao.
Dưới tác dụng của axit, protopectinase hay đun sôi protopectin chuyển thành
pectin hòa tan.
Pectin hòa tan dưới tác dụng của kiềm loãng hay enzym pectase sẽ giống nhóm
metoxi tạo rượu metylic và axit pectic tự do.
Pectin là dẫn xuất polysaccharide phân tử của chúng bao gồm các đơn vị mắt
xích là axit -D-galacturonic. Các đơn vị này nối với nhau nhờ liên kết 1-4 glucozit.
Cellulose
hoạt động
Cellulose Cellobiose Glucose
C1 Cx -glucozitase β
22
Mỗi đơn vị mắt xích chứa một nhóm cacboxyl ở vị trí C6, các nhóm axit này tồn
tại ở dạng tự do hay dưới dạng liên kết ester (như metyl ester). Trong pectin tự nhiên
có khoảng ¾ số nhóm axit bị metyl hóa.
Các nhóm hydroxyl ở C2 và C3 của mỗi đơn vị mắc xích có thể bị ester hóa một
phần bởi axit acetic hoặc axit phosphoric. Một phần nhóm axit không ester hóa tham
gia tạo liên kết ngang với ion canxi và magie.
O
COOH
OH
O
O
COOH
OH
OH
O
O
COOH
OH
OH
O
O
OH
Hình 2.3: Cấu trúc của axit polygalacturonic.
2.3.4 Giới thiệu enzyme pectinase
i. Nhóm hydrolase
Gồm có enzym pectinesterase và enzym polygalacturonase
Pectinesterase (PE)
Theo H. lineviver, pectinesterase có ái lực với nhóm metoxy ở vị trí 5 lớn hơn
với các nhóm metoxy ở vị trí 3 và 7.
Hình 2.4: Sơ đồ phân cắt của enzym pectinesterase.
COOCH3 COOCH3 COOCH3 COOH COOCH3 COOCH3COOH
1 2 3 4 5 6 7
COOCH3
8
COOCH3
9
II I II
Như vậy, sự phân cắt nhóm metoxy sẽ xảy ra một cách tuần tự bắt đầu từ nhóm
−COOH tự do. Kết quả tạo thành axit pectinic hoặc axit pectic và rượu metanol.
23
Polygalacturonase (PG)
PG còn có tên gọi là poly-α-1,4-galacturonit glucanohydrolase. PG là enzym xúc
tác sự phân cắt các liên kết glucozit 1-4 ở trong các mạch của pectin .
PG là một phức hệ enzym gồm nhiều cấu tử và thường có tính đặc hiệu cao khi
tác dụng với cơ chất.
Dựa vào tính đặc hiệu và cơ chế tác động trên cơ chất, H.Deuel và E.Stutz (1958)
đã chia ra như sau:
9 Polymetilgalacturonase (PMG):Enzym tác dụng trên axit
polygalacturonic đã được metoxyl hóa (tức là pectin). Enzym này thường
có tên gọi hệ thống là poly-α-1-4-galacturonic metil esteglucanohydrolase
và có mã số 3.2.1.11. PMG lại được phân thành hai nhóm nhỏ phụ thuộc
vào khả năng phân cắt liên kết ở trong hay ở cuối mạch của pectin là:
Endoglucosidase-polymetilgalacturonase kiểu I (endo-PMG-I) và Exo-
glucosidase-polimetilgalacturonase kiểu III (exo-PMG-III).
9 Poligalacturonase: Enzym này tác dụng trên axit pectic hoặc axit pectinic,
chia thành hai nhóm nhỏ: Endo-glucosidase-polygalacturonase kiểu II
(endo-PG-II) và Exoglucosidase-polymetilgalacturonase kiểu IV (ex-PG-
IV)
Nhóm Transeliminase (TE)
Nhóm enzym này mới được tìm ra cách đâu không lâu. Nhóm enzym này phân
cắt phi thủy phân chất pectin với sự tạo ra nối kép ở trong gốc galacturonic giữa
nguyên tử carbon thứ 4 và thứ 5. Khi đứt liên kết α-1-4 bởi transeliminase thì hydro từ
nguyên tử carbon thứ 5 của gốc axit galacturonic này được chuyển đến nguyên tử
carbon thứ nhất của gốc axit galacturonic khác. Phản ứng xảy ra dễ dàng trong môi
trường trung tính hoặc kiềm yếu.
Hình 2.5: Sơ đồ phân cắt của enzym transeliminase.
O
OH
OH
H
H
H
H O
O
COOH
OH
OHH
H O
H O H
C
OH
OH
O
H
H
H
H
OH
OH3C
O H
C
OH
OH
H
H
H
O
OH3C
O
C
OH3C
24
Transeliminase tác dụng được trên pectin cũng như trên axit pectic. Dựa vào tính
đặc hiệu và cơ chế tác dụng có thể phân thành những nhóm enzym sau:
9 Pectin−traseliminase có tên gọi hệ thống là poli α-1-4 galacturonit-
metilesterglucano-liase và mã số là 4.2.99.8. Những enzym tác dụng
trên pectin và axit pectinic. Các enzym này lại phân thành: Endo-
pectintranseliminase kiểu I ( Endo-PTE-I) và Exo-pectintransemilinase
kiểu III ( Exo–PTE–III).
9 Poligalacturonat–transeliminase có tên gọi hệ thống là poli α-1-4 D-
galacturonit glucanoniase và mã số là 1.2.99.3. Đây là những enzym
tác dụng trên axit pectinic và axit pectic. Enzym này lại chia làm 2
loại: Endo polygalacturonat-transeliminase kiểu II (Endo-PGTE-II) và
Exopolygalacturonat-transeliminase kiểu IV (Exo-PGTE-IV).
25
PHẦN 3: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Thời gian thực hiện : từ ngày 15/3/2005 đến 15/7/2005
Địa điểm thực hiện : đề tài được nghiên cứu và thực hiện tại phòng thí
nghiệm sinh hoá thuộc Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học trường Đại Học Bách Khoa
thành phố Hồ Chí Minh.
3.2 NGUYÊN LIỆU
3.2.1 Trái cacao
Trái ca cao tươi được lấy từ huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Trước khi lấy hạt
để lên men trái ca cao được lưu trữ ở nơi thoáng mát trong 7 - 9 ngày. Mục đích của
quá trình này là giúp cho lớp cơm nhầy bao quanh hạt giảm đi giúp làm giảm độ ẩm
của khối lên men sau này. Sau khi lưu trữ hạt được tách khỏi trái tươi. Sau khi tách hạt
cần phải ủ ngay và không được lưu quá 20 ngày (Phạm Hồng Đức Phước, 2004).
3.2.2 Giống vi sinh vật
Chủng được sử dụng là Aspergillus niger được lấy từ hai nguồn:
¾ Nguồn thứ nhất: từ phòng thí nghiệm công nghệ sinh học bộ môn Công nghệ
sinh học đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh
¾ Nguồn thứ 2: từ phòng thí nghiệm vi sinh trường Đại học Khoa học tự nhiên
Chủng Aspergillus niger
Thuộc nhóm: Aspergillus niger
Giống: Aspergillus
Họ: Aspergillaceae
26
Giống đưa vào nghiên cứu được bảo quản trong môi trường PGA giữ ở nhiệt độ
4oC.
3.2.3 Nguyên liệu làm môi trường
Malt: là thành phần chính của môi trường malt để nuôi cấy nấm mốc. Malt rất
giàu đường và các khoáng chất cho sự phát triển của nấm mốc. Malt được sử dụng
trong thí nghiệm này là loại malt đã được xay nát dùng để sản xuất bia lấy từ khoa
Công nghệ thực phẩm trường Cao đẳng công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí
Minh
Cám: trong cám gạo có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp cho nấm mốc phát triển
tốt như: protein, lipid, tro, cellulose; các loại khoáng Na, Ca, K, Zn, Fe và các loại
vitamin. Cám được sử dụng trong thí nghiệm là cám gạo được mua tại chợ Bình Tây
thành phố Hồ Chí Minh.
Trấu: được đưa vào môi trường với mục đích tạo độ thoáng, xốp, tạo điều kiện
cho nấm mốc phát triển tốt. Đồng thời theo một số nghiên cứu cho thấy trấu là nhân tố
kích thích hệ enzyme cellulase rất tốt ở các loài nấm mốc. Trong thí nghiệm này trấu
được mua từ chợ Kim Biên thành phố Hồ Chí Minh là loại trấu khô, không bị mục nát,
không lẫn nhiều các tạp chất khác
Cà rốt: là thành phần kích thích sự tổng hợp của enzyme pectinase. Cà rốt sử
dụng trong thí nghiệm này được lấy từ nông trường Sông Hậu.
Agar: sử dụng agar của công ty đồ hộp Hạ Long
Muối sunfat amon (NH4)2SO4 là nguồn đạm bổ sung cho sự phát triển bình
thường của nấm mốc.
3.3 MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY VI SINH VẬT
3.3.1 Môi trường thạch malt
Chúng tôi sử dụng môi trường malt để cấy truyền và phục hồi giống.
Cách tiến hành làm môi trường Malt như sau
27
Lấy 200 g malt đã được xay nát cho vào becher 1000 ml. Thêm nước cất cho đủ
1000 ml. Đặt becher trong bể điều nhiệt ở nhiệt độ 55 oC trong 1 giờ, sau đó tăng lên
65 oC trong 1 giờ sau. Trong quá trình thủy phân dịch malt được khuấy trộn để tăng
khả năng thủy phân tinh bột. Quá trình thủy phân tinh bột tạo một lớp nước có màu
nâu đục phía trên. Khi kết thúc quá trình thủy phân ta gạn thu phần dịch malt có màu
nâu đục ở phía trên. Lọc qua bông gòn thấm nước để loại bỏ một số tạp chất còn sót
lại.
Dịch malt sau khi lọc được bổ sung agar với hàm lượng 18 ‰ thể tích dịch malt
Đun sôi dịch malt và agar trên bếp ở nhiệt độ không quá cao và tiến hành khuấy
liên tục tránh hiện tượng caramel hóa
Chuẩn bị ống nghiệm sạch, cho vào mỗi ống khoảng 3 ml dịch malt
Làm nút bằng bông gòn y tế không thấm nước và bao đầu ống nghiệm bằng giấy
báo.
Đem thanh trùng ở 121 oC, 1 atm, trong 15 phút
Đặt nghiêng ống nghiệm tạo môi trường thạch nghiêng. Giữ môi trường malt ở
nhiệt độ 4 oC
3.3.2 Môi trường nhân giống
Chúng tôi sử dụng môi trường nhân giống có thành phần môi trường được lấy
theo kết quả nghiên cứu của thạc sĩ Lê Hồng Phú trong luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu
sinh tổng hợp enzyme pectinase và cellulase từ Aspergillus niger và ứng dụng để xử lý
vỏ cà phê trong sản xuất phân hữu cơ”. Môi trường này đã được xác định là thích hợp
cho sự sinh tổng hợp enzyme cellulase và pectinase của Aspergillus niger. Cụ thể nuôi
cấy trên môi trường nhân giống có thành phần: cà rốt 9 %, trấu 15 %, cám 75 % và
(NH4)2SO4 1 %, độ ẩm 64 %, thời gian 40 giờ.
28
Cách thực hiện môi trường nhân giống:
Cấy Asp. niger trên môi
trường thạch malt
Thêm 10ml nước cất
vào mỗi ống
48 giờ; 34,5 oC
Dùng que cấy mài nhẹ
trên mặt thạch tách bào
tử
Cân 75% cám, 9% cà rốt,
15% trấu, 1% (NH4)SO4
Thêm nước (V ml), trộn
đều và cho vào erlen
Thanh trùng ở 121oC,
1atm, 20 phút
Lưu trữ ở nhiệt độ 34,5 oC
trong 40 giờ
Trộn đều
Thể tích nước cất thêm vào (V ml) khi trộn các thành phần của môi trường nhân
giống theo công thức:
V ml = 64%.m – (w1.m1 + w2.m2 + w3.m3 + 10)
Trong đó:
V ml: lượng nước thêm vào để trộn các thành phần môi trường nhân giống
64%: độ ẩm của môi trường nhân giống
m: khối lượng môi trường nhân giống
w1, w2, w3: độ ẩm của các thành phần cám gạo, trấu và cà rốt
m1, m2, m3: khối lượng của các thành phần cám gạo, trấu và cà rốt
10: thể tích nước cất thêm vào để tách bào tử Asp. niger từ môi trường thạch malt
3.3.3 Chế phẩm sinh học
Mục đích của việc tạo chế phẩm là tạo môi trường dinh dưỡng cho nấm mốc phát
triển, dễ sử dụng, và dễ bảo quản
29
Aspergillus niger sau khi được nhân giống trên môi trường bán rắn được trộn với
bột mì rang vàng. Thêm nước cất để chỉnh độ ẩm của môi trường chế phẩm về độ ẩm
mong muốn. Chế phẩm sau đó được đưa vào bịch nylon có sử dụng bông gòn làm nút.
Mục đích của việc sử dụng bông gòn làm nút để giúp cho môi trường chế phẩm ở
trạng thái hiếu khi nhưng vẫn không làm phát tán bào tử Asp. niger ra ngoài môi
trường. Chế phẩm sau đó được cất giữ trong tủ ấm ở nhiệt độ 34,5 oC trong 3 ngày.
3.4 DỤNG CỤ, HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ
3.4.1 Dụng cụ và thiết bị
Máy khúc xạ kế
Cân phân tích
Máy đo mật độ quang OD
Tủ sấy
Tủ ấm
Tủ lạnh
Bình hút ẩm
Máy đo pH
Bình tam giác
Máy xay
Bercher
Erlen
Pipette
Bình định mức
Ống đong
Phễu lọc
Que cấy
Các loại chai lọ đựng hóa chất
Đũa thủy tinh
Bể điều nhiệt
Máy vortex
30
Máy lắc mẫu
Máy ép thủy lực
Máy khuấy từ
Tủ hấp
Bình Kjeldahl
3.4.2 Hóa chất cho phân tích
Nước cất
NaOH
HCl
CMC (sodium carboxymethyl – cellulose)
H2SO4
Cồn (C2H5OH) 96o
Thuốc thử anthrone
Antron
Glucose C6H12O6
Saccharose
Phenol
Thuốc thử orcinol
Dextrin
Acid acetic
DNS (dinitrosalicylic acid)
Pectin
ZnSO4
Pectinase
Iod
Ag(NO3)
Ete ethylic
H2O2
KNaC4H4O6.4H2O
31
H3BO3
HClO3
Lactose
Na2HPO4
CaCl2
CuSO4
Na2CO3
3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1 Phương pháp thiết kế thí nghiệm
3.5.1.1 Tuyển chọn giống Asp. niger thích hợp nhất cho quá trình lên
men
Nuôi cấy hai giống Asp. niger nghiên cứu trên hai môi trường có cùng điều kiện.
Giống Asp. niger được cấy truyền trên môi trường thạch malt. Sau đó hai giống Asp.
niger nghiên cứu được nhân giống trên môi trường bán rắn có thành phần 75 % cám
gạo, 15 % trấu, 9 % bột cà rốt và 1 % (NH4)SO4, độ ẩm 64 % trong 40 giờ. Sau khi kết
thúc quá trình nhân giống chúng tôi tiến hành xác định họat tính của 2 loại enzyme:
cellulase, pectinase.
3.5.1.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ: giống Asp. niger/bột mì rang
của chế phẩm lên men đến độ hòa tan và cường độ màu
Kết quả tuyển chọn giống vi sinh vật ở trên được áp dụng cho thí nghiệm này.
Giống Asp. niger đã tuyển chọn sau khi thu từ môi trường nhân giống được trộn với
bột mì rang. Tỷ lệ giống Asp. niger so với bột mì rang sử dụng trong thí nghiệm là 1:1,
1:2, 1:3 và 1:4. Độ ẩm của chế phẩm là 55 %, giữ chế phẩm ở 34.5 oC trong 5 ngày.
Độ ẩm khối lên men là 55 %. Cố định lượng chế phẩm dùng lên men là 3 % khối
lượng khối hạt ca cao lên men.
3.5.1.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng chế phẩm enzyme sử dụng để
lên men đến độ hòa tan và cường độ màu
Kết quả khảo sát thu được từ hai thí nghiệm trên tiếp tục được sử dụng trong thí
nghiệm này. Cố định giống vi sinh vật, tỷ lệ chế phẩm tối ưu, giữ độ ẩm chế phẩm ở
32
55 %. Độ ẩm khối lên men được giữ ở 55 % trong suốt quá trình lên men. Thay đổi
lượng chế phẩm lên men như sau: 0.5 %, 1 %, 3 %, 5 % so với khối lượng hạt ca cao
đem lên men. Thời gian lên men là 5 ngày.
3.5.1.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm của khối lên men đến độ hòa
tan và cường độ màu
Áp dụng những kết quả tối ưu thu được từ các thí nghiệm trước đó chúng tôi cố
định giống vi sinh vật, tỷ lệ chế phẩm, lượng chế phẩm sử dụng. Chúng tôi bố trí các
mẫu mẫu lên men có độ ẩm thay đổi lần lượt: 50 %, 55 %, 60 %, 65 %. Thời gian lên
men là 5 ngày.
3.5.1.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian lên men đến độ hòa tan và
cường độ màu
Sử dụng các kết quả nghiên cứu trên chúng tôi cố định các yếu tố sau: giống vi
sinh vật, tỷ lệ chế phẩm lên men, lượng chế phẩm lên men sử dụng và độ ẩm của chế
phẩm. Bố trí thí nghiệm lên men các mẫu cacao kết thúc ở các thời điểm: 3 ngày, 4
ngày, 5 ngày, 6 ngày và 7 ngày.
3.5.1.6 So sánh độ hòa tan và cường độ màu của bột ca cao từ phương
pháp lên men truyền thống và bột ca cao từ phương pháp lên
men có bổ sung vi sinh vật
Ứng dụng những kết quả đã đạt được ở các thí nghiệm trên trong việc lên men
Mẫu ca cao lên men không bổ sung vi sinh vật được lấy từ hộ nông dân Nguyễn
Văn Lập tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Tiến hành qui trình sản xuất bột ca cao trong cùng điều kiện cho cả hai mẫu hạt
ca cao nói trên
3.5.2 Phương pháp vi sinh vật
3.5.2.1 Phương pháp cấy truyền và giữ giống
Môi trường PGA pha chế và bỏ vào 1/3 ống nghiệm, thanh trùng ở 121 oC trong
15 phút, lấy ra và để nghiêng 45o cho đến khi thạch đông cứng lại. Sử dụng que cấy
móc đã thanh trùng cấy truyền sang môi trường PGA. Giống sau khi cấy được nuôi ở
nhiệt độ phòng thí nghiệm trong 3 ngày sau đó được bảo quản ở 4 oC. Sau 2 tháng
phải cấy truyền sang môi trường giữ giống mới.
33
3.5.2.2 Phương pháp nhân giống
Cho 10 ml nước cất đã thanh trùng vào ống nghiệm chứa nấm mốc đã cấy
chuyền ở trên, dùng que cấy đã thanh trùng cào nhẹ trên mặt thạch để bào tử hòa vào
trong nước càng nhiều càng tốt. Sau đó đổ dung dịch đó môi trường bán rắn đã chuẩn
bị ở trên, trộn đều, nuôi ở nhiệt độ phòng trong 2 ngày để sử dụng tiếp.
3.5.3 Phương pháp hóa lý
3.5.3.1 Xác định độ ẩm
Sấy khô đĩa petri đến khối lượng không đổi rồi đem cân xác định trọng lượng đĩa
(m1). Cân một lượng chính xác 10 g mẫu cần phân tích đựng trên đĩa petri. Đem sấy
khô mẫu ở 100-105 oC đến trọng lượng không đổi (m2). Thời gian sấy khô có thể lên
đến 3 - 4 giờ. Trong quá trình sấy có thể dùng đũa thủy tinh đảo trộn để nước bốc hơi
hết. Sau khi sấy xong đem ra để nguội trong bình hút ẩm trong 30 phút, sau đó đem
cân. Trọng lượng được coi là không đổi khi chênh lệch giữa 2 lần cần kế tiếp không
quá 0.03g.
Độ ẩm được tính theo công thức:
W(%) = (10 – (m2 – m1)) x 100/10
Trong đó:
W: độ ẩm của mẫu (%)
10: khối lượng mẫu ban đầu (g)
m1: khối lượng đĩa petri (g)
m2: khối lượng đĩa petri và mẫu sau khi sấy (g)
m2 – m1: khối lượng mẫu sau khi sấy
3.5.3.2 Phương pháp xác định độ hòa tan và cường độ màu của dung
dịch ca cao
Độ hòa tan trong luận văn này được định nghĩa là lượng chất tan (tính bằng g) có
trong 10 g bột ca cao, chỉ tiêu này được xác định bằng khúc xạ kế
Cân 10 g bột ca cao cho vào một becher, bổ sung 30 ml nước sôi, lọc lấy dịch giữ
lại cặn, thêm 20 ml nước sôi vào cặn trên, lọc lấy dịch. Dung dịch này được đem đi
xác định độ hòa tan bằng cách dùng khúc xạ kế.
34
Cũng dung dịch trên được đem đi xác định cường độ màu bằng máy đo độ hấp
thụ ánh sáng ở bước sóng thích hợp
3.5.3.3 Phương pháp xác định bước sóng mà dung dịch ca cao hấp thu
mạnh nhất
Thu dung dịch ca cao như trên. Tiến hành pha loãng lần lượt dung dịch trên thành
6 nồng độ khác nhau: pha loãng 1 lần, 2 lần. 3 lần. 4 lần. 5 lần. 6 lần. Đem đo độ hấp
thụ ánh sáng bằng máy đo quang phổ ở các bước sóng khác nhau. Bước sóng mà cho
giá trị hấp thụ cao nhất được xác định là bước sóng để đo độ hấp thụ của dung dịch ca
cao.
3.5.4 Phương pháp hóa sinh
3.5.4.1 Các phương pháp xác định các thành phần chủ yếu của hạt
cacao
i. Phương pháp xác định độ tro của hạt cacao
Cân chính xác khoảng 2 – 5 g hạt cacao trong một chén sứ đã biết trọng lượng
khô tuyệt đối, cho thêm vào chén sứ 5 giọt HNO3 đậm đặc và 1 – 2 giọt H2O2 30%,
cho vào lò nung ở 500 – 550 oC cho đến khi nguyên liệu biến thành tro trắng như tàn
thuốc lá. Lấy chén sứ ra và cho ngay vào bình hút ẩm, để nguội và cân chính xác.
Tổng lượng tro được tính như sau:
Tổng lượng tro (%) = Trọng lượng tro x 100/ trọng lượng mẫu khô
ii. Tổng hữu cơ
Cấu trúc hữu cơ của sinh vật dễ bị phá huỷ bởi các tác nhân kiềm hay acid
mạnh có tính oxy hoá ở nhiệt độ cao. Các chất hữu cơ bị oxy hoá hoàn toàn chuyển
thành CO2 và nước bay ra khỏi chén sứ. Vì thế cách tính tổng hữu cơ như sau:
iii. Phương pháp xác định N tổng số của hạt cacao
Tổng hữu cơ (%) = 100 % - Tổng tro hữu cơ (%)
N tổng số = N protein + N phi protein
Trước tiên ta phải vô cơ hóa mẫu để biến đổi tất cả các loại đạm nằm dưới dạng
nào đều trở thành dạng hợp chất vô cơ là amonium sulfate (NH4)SO4
Vô cơ hóa
Nguyên tắc
35
Sự vô cớ hóa chất đạm là sự biến đổi tất cả các chất đạm dù dưới dạng nào (hữu
cơ, protein, vô cơ) thành hợp chất vô cơ là amonium sulfate (NH4)SO4 bằng cách đun
sôi với H2SO4 đậm đặc và chất xúc tác
Thực hành :
Cân chính xác 1 g nguyên liệu đã nghiền nhuyễn cho vào một bình cổ cao có
dung tích 60 ml đến 100 ml (bình Kieldahl). Thêm vào đó 5 ml H2SO4 đậm đặc và
khoảng 0.5 g chất xúc tác. Đun sôi hỗn hợp trong tủ hút khí độc từ 2 đến 3 giờ cho đến
khi dung dịch trở thành trong suốt và có màu xanh da trời nhạt. Để nguội và pha loãng
thành 100 ml với nước cất.
Chất xúc tác là hỗn hợp K2SO4 và CuSO4 tỷ lệ 9 : 1
Phương pháp Kieldahl
Nguyên tắc : Chất đạm đã được vô cơ hóa nằm dưới dạng amonium sulfate đem
cho tác dụng với chất kiềm mạnh như NaOH sẽ phóng thích ra amoniac
(NH4)2SO4 + 2NaOH Æ 2NH4OH + Na2SO4
Sau đó lượng amoniac được hơi nước lôi cuốn bằng dụng cụ máy Parnas-
Wargner và được dẫn đến một bình tam giác có chứa một lượng thừa H2SO4. Từ đây
cho phép ta xác định được lượng amoniac phóng thích ra, có nghĩa xác định được
lượng đạm có trong mẫu nguyên liệu.
Tiến hành
Đun sôi bình nước của máy Parnas – Warner. Đặt bình tam giác có chứa 20ml
H2SO4 N/100 và vài giọt methyl vào phần đuôi của máy sao cho phần nhọn nhúng
chìm vào dung dịch. Hút 10 ml dung dịch vô cơ hóa cho vào máy Parnas – Wargner,
thêm vào đó 10 ml NaOH đậm đặc. Tiếp tục đun sôi bình nước và để cho hơi nước lôi
cuốn amoniac sang bình tam giác trong 3 phút, hạ bình tam giác xuống và tiếp tục đun
thêm 2 phút nữa, tráng vòi của máy bằng một tia nước cất, tất cả đều cho chảy vào
bình tam giác đựng H2SO4 N/100. Lấy bình tam giác ra và định phân H2SO4 thừa bằng
dung dịch NaOH N/100 cho đến khi dung dịch đổi màu.
Tính toán
Hàm lượng nitơ có trong mẫu được xác định theo công thức
1 2( ).1, 42. .100( %) V V fN mg
w
−=
36
Trong đó
V1: số ml H2SO4. 0,1N cho vào bình hứng
V2: số ml NaOH dùng để chuẩn độ acid dư trong bình hứng
f: hệ số điều chỉnh nồng độ H2SO4 ở bình hứng, f=1 khi nồng độ H2SO4 chính
xác 0,1 N
w: khối lượng mẫu dùng để vô cơ hóa mẫu ứng với thể tích dung dịch lấy mẫu để
định lượng nitơ tương ứng với 1 ml H2SO4
1,42: số mg nitơ
iv. Phương pháp xác định đường tổng số hòa tan
Nguyên tắc
Sự định lượng này căn bản dựa trên phản ứng màu đặc trưng cho bởi đường và
nhiều chất hữu cơ với sự hiện diện của H2SO4. Để tạo phản ứng màu có thể dùng thuốc
thử khác nhau như phenol, antron hay orcinol
Sự chính xác của kết quả này phụ thuộc:
¾ Độ sạch dụng cụ
¾ Độ tinh khiết của thuốc thử, nhất là H2SO4
¾ Nhiệt độ phải cố định trong suốt thời gian đun
Tiến hành
Nguyên liệu: lấy 1-2 g nguyên liệu tươi đã nghiền nhỏ chứa khoảng 5 – 50 mg
đường
Cho vào cốc thủy tinh 50 ml và thêm 10 ml cồn 90 % V vào.
Đun sôi trên nồi cách thủy 3 lần
Sau khi để nguội lọc qua lọc không tro
Sau đó thêm 10 ml cồn 80 % V vào cốc đựng bã, khuấy đều, đun hai lần tới sôi
trên nồi cách thủy. Để nguội lại tiếp tục lọc. Chiết rút như vậy khoảng 2 lần, xong đưa
bã lên lọc và rửa sạch 2 - 3 lần bằng rượu nóng 80o
Rượu qua lọc được cho bay hơi ở trong nồi cách thủy
Cặn khô trong cốc được pha loãng thành 50 ml với nước cất
Thực hiện phản ứng màu
Hút 1 ml dung dịch đường cho vào ống nghiệm rồi đổ thêm 1 ml dung dịch
phenol 5 %. Sau đó cho chính xác vào ống nghiệm 5 ml H2SO4 đậm đặc.
37
Để 10 phút rồi lắc và giữ trên nồi cách thủy 10 – 20 phút ở 25 – 30 oC để xuất
hiện màu. Xác định cường độ màu trong quang phổ kế ở bước sóng 490 nm
Xây dựng đồ thị mẫu
Lấy 7 bình định mức 100 ml rồi cho vào đó theo thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 ml dung
dịch saccharose 0.1% mẫu trên, cho nước cất vào đến vạch định mức. Từ mỗi bình lấy
ra 1 ml cho vào ống nghiệm rồi nhuộm bằng phenol và H2SO4 như đã nói ở trên.
Trong mỗi ống nghiệm sẽ chứa tương đương 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70 μg saccharose.
So màu rồi vẽ đồ thị mẫu. Mẫu thử không với 1ml nước cất thế dung dịch đường
v. Phương pháp định lượng cellulose
Nguyên tắc
Phương pháp định lượng cellulose dựa vào tính chất bền đối với tác dụng của
acid mạnh và kiềm mạnh, không bị phân hủy dưới tác dụng của acid yếu còn các chất
khác thường đi kèm theo với cellulose như hemicellulose, lignin… ít bền hơn đối với
tác dụng của acid và kiềm, nên bị oxy hóa phân giải và tan vào dung dịch khi xử lý
nguyên liệu và dung dịch kiềm hoặc bằng hỗn hợp acid nitrit với acid acetic
Tiến hành
Cân 2 g hạt cacao đã nghiền nhỏ (sấy khô đến trọng lượng không đổi ở 100 – 105
oC), cho vào bình tam giác dung tích 250 ml
Thêm vào bình 16.5 ml hỗn hợp gồm 1.5 ml acid nitric đậm đặc và 15 ml acid
acetic đặc. Lắp ống làm lạnh hồi lưu vào bình và đun sôi hỗn hợp 30 phút. Để nguội,
pha loãng hỗn hợp bằng nước nóng. Lọc qua giấy lọc đã biết trước trọng lượng
Rửa kết tủa cellulose 3 lần bằng nước cất nóng (mỗi lần từ 10 – 15 ml)
Rửa bằng rượu ethylic 96 % 1 – 2 lần, mỗi lần 10 – 15 ml
Rửa bằng ete ethylic
Sấy giấy lọc có chứa cellulose ở nhiệt độ 100 – 105 oC đến trọng lượng không
đổi (2 – 3 giờ). Tùy theo nồng độ của thuốc thử đem dùng, cùng với cellulose thường
còn lại một hàm lượng nhỏ hemicellulose chủ yếu là pentosan và lignin. Do đó
cellulose xác định gọi là cellulose thô
Tính kết quả
Hàm lượng cellulose tính bằng công thức sau
38
.100aX
w
=
Trong đó
X: hàm lượng cellulose tính bằng %
a: trọng lượng cellulose (g)
w: trọng lượng mẫu thí nghiệm (g)
100: hệ số chuyển thành %
vi. Phương pháp định lượng pectin
Nguyên tắc
Phương pháp dựa trên cơ sở thu nhận muối canxi pectat ở dạng kết tủa
Tiến hành
Cân 0.15 g mẫu hạt cacao có chứa pectin vào becher 100 ml
Cho thêm 100 ml NaOH 0,1 N
Để hỗn hợp trong 7 giờ hoặc qua đêm để xà phòng hóa hoàn toàn pectin thành
acid pectic
Thêm 50 ml dung dịch CH3COOH
Sau 5 phút thêm 50 ml dung dịch CH3COOH
Đun sôi 5 phút và lọc qua giấy lọc không tro đã được sấy khô tới trọng lượng
không đổi
Rửa kết tủa canxi pectat bằng nước cất nóng cho tới khi không còn ion clo nữa
(thử nước rửa với dung dịch bạc nitrat 1 % không có kết tủa trắng)
Sau khi rửa xong cho giấy lọc có kết tủa vào chén cân và sấy ở 105 oC cho đến
khi trọng lượng không đổi
Tính kết quả
Hàm lượng của canxi pectat bằng hiệu của trọng lượng giấy lọc có kết tủa và
giấy lọc không
Hàm lượng pectin (P) tính theo công thức sau:
.0,92.100wP
B
=
Trong đó
w: trọng lượng kết tủa canxi pectat (g)
39
B: lượng pectin lấy đem xà phòng hóa khoảng 0.15 (g)
0.92: Hệ số chuyển đã trừ hàm lượng canxi trong kết tủa (nghĩa là pectin chiếm
92 % trọng lượng canxi pectat)
100: hệ số chuyển để biểu thị kết quả theo %.
3.5.4.2 Các phương pháp xác định hoạt tính enzyme của Asp. niger
i. Phương pháp trích ly enzyme từ môi trường nuôi cấy Asp. niger
Cân chính xác 1g môi trường nhân giống Asp. niger. Nghiền mẫu cùng bột thủy
tinh trong môi trường lạnh 4 oC để tránh mất hoạt tính enzyme. Thêm 100 ml nước
muối 0,3 %, khuấy đều rồi đem lọc qua giấy lọc thu dung dịch enzyme 1%. Giữ lạnh
dung dịch và sử dụng trong vòng 2 ngày.
ii. Xác định hoạt tính CMCase
Nguyên tắc
Phương pháp này dựa trên sự thủy giải CMC (sodium carboxymetyl-cellulose)
bằng enzyme ở pH 5.0 và 40 oC. Sau phản ứng thủy phân sẽ tạo ra một lượng đường
khử, đường khử sẽ phản ứng với 3,5-dinitrosalicylic acid và được xác định bằng máy
đo mật độ quang ở bước sóng 540 nm.
Cách thực hiện
Phản ứng enzyme
Hút 1 ml dung dịch mẫu vào ống nghiệm và để ổn định nhiệt ở 40 oC trong 5
phút. Cũng để dung dịch cơ chất ổn định ở nhiệt độ này trong 5 phút.
Thêm 1 ml dung dịch cơ chất vào ống nghiệm đựng dung dịch mẫu và lắc đều
Để phản ứng xảy ra trong khoảng chính xác 40 oC trong 10 phút
Thêm vào 4 ml dung dịch lactose – DNS, lắc đều thật kỹ để ngừng phản ứng
enzyme.
Để tránh bốc hơi, dùng một miếng nilon hay parafilm dán lấy miệng ống nghiệm
và đặt ống nghiệm vào nước sôi trong 15 phút.
Đưa ống nghiệm về nhiệt độ phòng bằng cách đặt ống nghiệm vào một nồi chứa
nước lạnh
Đo độ hấp thụ OD 540 nm. Dùng nước cất làm đối chứng (AT)
Phản ứng thử không
Hút 1 ml dung dịch mẫu vào ống nghiệm và để ổn định nhiệt ở 40 oC trong 5
phút. Cũng để dung dịch cơ chất ổn định ở nhiệt độ này trong 5 phút.
40
Thêm vào 4 ml dung dịch lactose – DNS, lắc đều.
Thêm 1 ml dung dịch cơ chất vào ống nghiệm đựng dung dịch mẫu và lắc đều
Để tránh sự bốc hơi, dùng một miếng nilon hay parafilm dán lấy miệng ống
nghiệm và đặt ống nghiệm vào nước sôi trong 15 phút.
Đưa ống nghiệm về nhiệt độ phòng bằng cách đặt ống nghiệm vào một nồi chứa
nước lạnh.
Đo độ hấp thụ OD 540 nm. Dùng nước cất làm đối chứng (AB)
Phản ứng của các dung dịch đường glucose chuẩn vào các ống nghiệm
Hút lần lượt 1 ml các dung dịch đường glucose chuẩn vào các ống nghiệm
Thêm vào 1 ml dung dịch cơ chất và lắc đều
Thêm vào 4 ml dung dịch lactose – DNS. Lắc đều
Dán nilon hay parafilm lên miệng ố nghiệm, đặt vào nồi nước sôi trong 15 phút.
Đưa về nhiệt độ phòng bằng nồi nước lạnh
Đo độ hấp thụ OD 540 nm. Sử dụng nước cất làm đối chứng (AG)
Đối với nước cất: làm tương tự như trên. Thay dung dịch glucose chuẩn bằng
nước cất. Đo OD 540 nm (AW)
Tính toán
Tính hệ số glucose
Hệ số glucose được tính bằng công thức
( /G
G W
C mg mlF
A A
= −
)
Trong đó
F: hệ số glucose
CG: nồng độ của dung dịch glucose chuẩn (mg/ml)
AG: độ hấp thụ OD của dung dịch glucose chuẩn
AW: độ hấp thu OD của phản ứng với nước cất
Xác định hoạt tính enzyme
Sử dụng công thức sau:
1000 1 1 1( / ) ( ). . . . .
180 10 1T B
CMCase u g A A F
phut ml C
= −
41
Trong đó
AT: độ hấp thu OD của dung dịch phản ứng enzyme
AB: độ hấp thu OD của phản ứng thử không
F: hệ số glucose (mg/ml)
1000: chuyển từ mg sang μg
180: trọng lượng phân tử của glucose, đổi từ μg sang μmol
10 phút: thời gian phản ứng
C: nồng độ dung dịch mẫu (g/ml)
iii. Xác định hoạt tính pectinase bằng phương pháp so màu
Nguyên tắc
Xác định lượng galacturonic acid là sản phẩm của quá trình thủy phân pectin
dưới tác dụng của pectinase không kết tủa bằng ZnSO4
Cách tiến hành
Cho 20 ml dung dịch pectin 1 % vào ống nghiệm rồi tiếp theo cho 10 ml dung
dịch enzyme 1 %, lắc đều và cho vào tủ ấm ở 30 oC (dung dịch pectin có pH = 3,9 –
4,1). Sau 60 phút lấy ra thêm vào 2 ml ZnSO4 15 %, đem lọc qua giấy lọc, dung dịch
lọc được đem pha loãng gấp 5 lần dùng cho phản ứng với Antron
Lấy 5 ml Antron cho vào ống nghiệm, rồi cho 2.5 ml dung dịch lọc đã pha loãng,
lắc mạnh trong thời gian 10 phút. Sau đó đặt trong nồi cách thủy ở 70 oC trong thời
gian 12 phút.
Sau đó lấy ra làm nguội đến nhiệt độ phòng và tiến hành đo giá trị OD ở bước
sóng 584 nm.
Tính kết quả
Hoạt tính pectinase được tính bằng công thức
0,340. 0,0104ODDVHT
m
−=
Trong đó
OD: mật độ quang của dung dịch sau khi phản ứng với antron
m: lượng enzyme lấy tiến hành phản ứng (g hoặc ml)
42
3.5.5 Qui trình sản xuất bột ca cao trong phòng thí nghiệm
Rửa sạch
Sấy khô
Làm nguội
Hạt ca cao tươi
Ủ
Chế phẩm
sinh học
Sấy khô
Loại hạt lép, sâu
Rang, 20’, t = 140oC
Tách vỏ
Đập nhỏ hạt nhân
Kiềm hóa bằng dd Na2CO3
3%, 80oC, 45’
Xay nhuyễn
Ép bơ bằng máy ép thủy lực
Xay nhuyễn ở nhiệt độ lạnh
Bột ca cao
43
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 XÁC ĐỊNH CÁC THÀNH PHẦN CHỦ YẾU CỦA HẠT CA
CAO
Bảng 4.1: Các thành phần chủ yếu có trong hạt ca cao tươi
STT Thành phần Phần trăm so với khối lượng
Chất nhầy Hạt nhân
1 Độ pH 3.5 4.5
2 Đường tổng số hòa tan (%) 14 1.6
3 Hàm lượng đường khử (%) 9
4 Hàm lượng pectin (%) 9.568 11
5 Hàm lượng tro (%) 2.2 3
6 Tổng lượng hữu cơ (%) 97.78 97
7 Nitơ tổng % 2.26
8 Hàm lượng cellulose (%) 1.89 16
(nguồn từ kết quả thực nghiệm)
Nhận xét
Từ các số liệu thu thập được, chúng tôi nhận thấy rằng chất hữu cơ là một thành
phần chiếm chủ yếu trong hạt ca cao. Trong đó, ở cả lớp nhầy và hạt nhân chúng tôi
đều nhận thấy thành phần pectin và cellulose chiếm một tỷ lệ khá lớn. Ở lớp nhầy hàm
lượng pectin và cellulose tương ứng là 9.568 % và 1.89 %. Còn trong phần hạt nhân tỷ
lệ là 11 % pectin và 16 % cellulose. Cellulose và pectin là những thành phần rất bền và
khó phân giải nếu chỉ sử dụng các tác nhân hóa học, nhiệt độ hay cơ học… Trong tế
bào thực vật, cellulose và pectin phân bố chủ yếu ở lớp vỏ tế bào. Do khả năng khó bị
phá vỡ nên chúng cản trở những thành phần hòa tan có trong tế bào chiết ra môi
trường bên ngoài. Chính những thành phần hòa tan này mới dễ được cơ thể hấp thụ và
sử dụng. Vì vậy để tăng khả năng hòa tan của bột ca cao cần phải phá vỡ những cấu
44
trúc pectin và cellulose bền vững bằng phương pháp sinh học. Chúng tôi chọn nấm
mốc Aspergillus niger là loại vi sinh vật có khả năng tạo enzyme cellulase, pectinase
cao và đã được ứng dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm để bổ sung vào quá trình
lên men.
4.2 TUYỀN CHỌN GIỐNG VI SINH VẬT THÍCH HỢP CHO
QUÁ TRÌNH LÊN MEN HẠT CA CAO
Chúng tôi tiến hành so sánh dựa trên hai giống nấm mốc được lấy từ phòng thí
nghiệm vi sinh trường Đại học Khoa học tự nhiên và tại phòng thí nghiệm công nghê
sinh học trường Đại học Bách khoa. Nuôi hai giống Asp. niger trong cùng một điều
kiện môi trường có 9 % cà rốt, trấu 15 %, cám 75 %, và 1% (NH4)SO4, độ ẩm 64 %,
thời gian 48 giờ. Thí nghiệm được lập lại 3 lần.
Bảng 4.2:So sánh hoạt tính enzyme cellulase và pectinase do hai giống Asp. niger
lấy từ trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên và Đại Học Bách Khoa tạo ra
Giống Asp. niger Bách Khoa Asp. niger Tự Nhiên
Hoạt tính cellulase 2.3 UI/g MT 1.9 UI/g MT
Hoạt tính pectinase 650 đvht/g MT 600 đvht/g MT
(nguồn từ thực nghiệm)
Nhận xét
Mục đích của việc tuyển chọn là chọn ra giống Asp. niger có khả năng tạo
enzyme cellulase và pectinase có hoạt tính cao nhất. Từ kết quả thực nghiệm chúng tôi
nhận thấy rằng giống Asp. niger được lấy từ phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học Đại
học Bách Khoa cho enzyme cellulase và pectinase có hoạt tính cao hơn hẳn so với
giống Asp. niger được lấy từ phòng thí nghiệm vi sinh trường Đai học Khoa Học Tự
Nhiên Tp Hồ Chí Minh. Được biết giống Asp. niger của phòng thí nghiệm Công nghệ
sinh học Đại học Bách Khoa Tp.HCM là giống nấm mốc đã được tuyển chọn không
sinh độc tố thích hợp cho việc sử dụng trong công nghệ thực phẩm. Chúng tôi quyết
45
định chọn giống Asp. niger của trường Đại học Bách Khoa để lên men trong các thí
nghiệm tiếp theo.
4.3 ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ GIỮA GIỐNG VI SINH VẬT
VỚI BỘT MÌ RANG ĐẾN ĐỘ HÒA TAN, CƯỜNG ĐỘ
MÀU CỦA BỘT CA CAO
Chúng tôi sử dụng giống Asp. niger được lấy từ Bộ môn Công nghệ sinh học Đại
học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh trong thí nghiệm này. Tiến hành cùng lúc 4 thí
nghiệm như đã nêu ở phần 3.5.1.2.
4.3.1 Ảnh hưởng đến độ hòa tan
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của tỷ lệ giữa giống vi sinh vật với bột mì rang đến độ hòa
tan
Tỷ lệ giống : bột mì rang 1:1 1:2 1:3 1:4
Độ hòa tan 2.4 2.5 2.8 2.5
2.4 2.5
2.8
2.5
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
4.5
1\1 1\2 1\3 1\4
Tỷ lệ giống/bột mì rang
Đ
ộ
h
òa
ta
n
Đồ thị 4.1: Ảnh hưởng của tỷ lệ giống/bột mì rang đến độ hòa tan
46
Nhận xét
Trong quá trình phát triển nấm Aspergillus niger tiết ra các enzyme như
cellulase, pectinase phá vỡ cấu trúc cellulose và pectin trong hạt cacao nên những chất
tan có trong hạt cacao có khả năng tan vào dung dịch dễ dàng hơn. Do đó độ hòa tan tỷ
lệ thuận với khả năng phân giải của enzyme cellulase và pectinase. Một trong các yếu
tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tiết enzyme là thành phần môi trường dinh dưỡng. Bột
mì rang được trộn chung với Asp. niger có tác dụng như là một nguồn dinh dưỡng giúp
cho sự phát triển của nấm mốc. Trong bột mì có nhiều thành phần thích hợp cho sự
sinh trưởng của nấm mốc. Áp lực về nồng độ cơ chất lên nấm mốc sẽ điều chỉnh lượng
enzyme tiết ra nhiều hay ít. Tuy nhiên, không phải cứ tăng hàm lượng cơ chất thì sự
sinh tổng hợp enzyme cũng tăng theo, mà khi đến một ngưỡng nhất định thì sự tổng
hợp enzyme không thể tăng nữa. Sự tổng hợp enzyme tùy thuộc vào năng lực tiết đối
đa của từng loại vi sinh vật, mỗi loài có một ngưỡng nhất định. Ngoài ra nếu tăng hàm
lượng cơ chất vượt quá một giới hạn nhất định thì hoạt tính enzyme sẽ giảm do hai lý
do, thứ nhất cơ chất tạo áp lực làm giảm quá trình sinh tổng hợp; thứ hai cơ chất tăng
trong khi năng lực tiết tối đa không đổi làm hoạt tính enzyme giảm. Trong thí nghiệm
này chúng tôi xác định được tỷ lệ giống Asp. niger : bột mì rang tối ưu nhất để tăng độ
hòa tan của cacao là 1:3.
4.3.2 Ảnh hưởng đến cường độ màu
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của tỷ lệ giữa giống vi sinh vật với bột mì rang đến cường
độ màu
Tỷ lệ giống : bột mì rang 1:1 1:2 1:3 1:4
Cường độ màu 1.98 2.134 2.229 2.028
47
1.98 2.056
2.229
2.028
0
0.5
1
1.5
2
2.5
1 1/2 1/3 1/4
Tỷ lệ giống/bột mì rang
C
ư
ờ
ng
đ
ộ
m
àu
Đồ thị 4.2: Ảnh hưởng của tỷ lệ giống/bột mì rang đến cường độ màu
Nhận xét
Từ những khảo sát thực tế (như đã nêu ở mục 3.5.3.3) chúng tôi đã xác định được
dung dịch ca cao hấp thụ bước sóng 390 nm cao nhất. Trong luận văn này chúng tôi sử
dụng bước sóng 390 nm để xác định cường độ màu của dung dịch ca cao. Màu của
dung dịch lọc từ bột ca cao là do các chất hòa tan tạo thành. Do đó cường độ màu của
dung dịch ca cao càng cao thì độ hòa tan càng nhiều và ngược lại.
Trong thí nghiệm này chúng tôi xác định được cường độ màu của dung dịch ca
cao cao nhất ở tỷ lệ 3 bột mì rang : 1 giống Asp. niger
4.4 ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG CHẾ PHẨM SINH HỌC SỬ
DỤNG ĐỂ LÊN MEN ĐẾN ĐỘ HÒA TAN, CƯỜNG ĐỘ
MÀU CỦA BỘT CA CAO
Dựa vào kết quả thu được từ thí nghiệm trên chúng tôi chọn tỷ lệ 3 bột mì rang /
1 giống Asp. niger để tạo chế phẩm enzyme. Thí nghiệm được thiết kế như đã nêu ở
phần 3.5.1.3.
48
4.4.1 Ảnh hưởng đến độ hòa tan
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của lượng chế phẩm sinh học đến độ hòa tan
Lượng chế phẩm sinh học (%) 0.5 1 3 5
Độ hòa tan 3.0 3.4 3.1 2.8
3
3.4
3.1
2.8
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
4.5
0.5% 1% 3% 5%
Lượng chế phẩm sinh học
Đ
ộ
hò
a
ta
n
Đồ thị 4.3: Ảnh hưởng của lượng chế phẩm sinh học đến độ hòa tan
Nhận xét
Độ hòa tan của dung dịch là lượng chất hòa tan có trong dung dịch đó. Tỷ lệ chế
phẩm cho vào càng nhiều thì khả năng phân giải các chất phức tạp càng cao. Khi đó
các chất hòa tan càng dễ chiết ra khỏi ca cao để hòa tan vào dung dịch. Tuy nhiên
không phải càng nhiều chế phẩm thì lượng chất hòa tan càng tạo ra nhiều. Vi sinh vật
cần có đủ lượng cơ chất cần thiết để phát triển. Vì vậy nếu bổ sung lượng chế phẩm
sinh học quá lớn thì nhu cầu về cơ chất của nấm mốc càng cao. Khi đó nấm mốc sẽ sử
dụng những chất hòa tan để tiếp tục phát triển, làm cho độ hòa tan giảm đi. Trong thí
nghiệm này chúng tôi nhận thấy ở tỷ lệ 0.5% chế phẩm lượng chế phẩm còn ít nên khả
năng phân giải không cao dẫn đến tỷ lệ hòa tan thấp. Ở tỷ lệ 1% chế phẩm trên tổng
lượng ca cao lên men cho kết quả độ hòa tan cao nhất. Những tỷ lệ chế phẩm cao hơn
3%, và 5% đều cho kết quả là độ hòa tan giảm mạnh.
49
4.4.2 Ảnh hưởng đến cường độ màu
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của lượng chế phẩm sinh học đến cường độ màu
Lượng chế phẩm sinh học 0.5 % 1 % 3 % 5 %
Cường độ màu 2.163 2.178 2.148 2.174
2.163
2.306 2.248 2.204
0
0.5
1
1.5
2
2.5
0.5% 1% 3% 5%
Lượng chế phẩm sinh học
C
ư
ờ
ng
đ
ộ
m
àu
Đồ thị 4.4: Ảnh hưởng của lượng chế phẩm đến cường độ màu
Nhận xét
Những chất chiết hòa tan tạo ra màu sắc của dịch ca cao. Lượng chất hòa tan
trong dung dịch càng cao thì cường độ màu khi đo càng lớn. Trong thí nghiệm này
chúng tôi nhận ra rằng khi lượng chế phẩm sử dụng ở mức 0,5 %, khả năng phân giải
của nấm mốc không cao nên lượng chất tan sinh ra không nhiều, cường độ màu cũng ở
mức thấp. Lượng chất tan thu được ở tỷ lệ chế phẩm 1% là cao nhất 2,178 kéo theo
cường độ màu đạt được ở mức cao nhất. Ở những tỷ lệ chế phẩm cao hơn 3% và 5%
khi nhu cầu cơ chất của nấm mốc tăng cao, nấm mốc phải sử dụng những chiết chất
hòa tan do đó lượng chiết chất hòa tan trong dung dịch giảm xuống rõ rệt do đó cường
độ màu cũng giảm theo tỷ lệ thuận.
50
4.5 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM KHỐI LÊN MEN ĐẾN ĐỘ
HÒA TAN, CƯỜNG ĐỘ MÀU CỦA BỘT CA CAO
Từ kết quả đạt được ở những thí nghiệm trước chúng tôi chọn giống Asp. niger
của trường Đại học Bách Khoa, tỷ lệ giống vi sinh vật / bột mì rang là 1:3 để tạo chế
phẩm sinh học, lượng chế phẩm sử dụng để lên men là 1 % khối lên men để áp dụng
cho thí nghiệm này. Thí nghiệm được thiết kế như đã đề cập ở mục 3.5.1.4
4.5.1 Ảnh hưởng đến độ hòa tan
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của độ ẩm khối lên men đến độ hòa tan
Độ ẩm khối lên men 50% 55% 60% 65%
Độ hòa tan 2.8 3.3 3.8 3.5
2.8
3.3
3.8
3.5
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
4.5
50% 55% 60% 65%
Độ ẩm khối lên men
Đ
ộ
h
òa
ta
n
Đồ thị 4.5: Ảnh hưởng của độ ẩm khối lên men đến độ hòa tan
Nhận xét
Hầu như các quá trình sống của nấm đều có liên quan đến nước do đó độ ẩm là
một yếu tố quan trọng của môi trường. Nếu độ ẩm quá thấp tức lượng nước trong môi
trường thấp thì xảy ra hiện tượng loại nước ra khỏi tế bào nấm mốc làm tế bào bị chết.
Nhưng nếu độ ẩm quá cao thì cũng không tốt cho sự sinh trưởng và phát triển. Chỉ ở
51
một độ ẩm nhất định, khi đó hoạt động trao đổi chất diễn ra tốt nhất thì sự sinh trưởng
và phát triển của nấm mốc mới diễn ra tốt nhất. Sự sinh trưởng và phát triển mạnh thể
hiện qua việc tiết ra một lượng lớn enzyme ngoại bào để phân giải cơ chất. Chúng tôi
đã xác định độ ẩm của khối lên men 60% thì độ hòa tan của bột ca cao là cao nhất.
4.5.2 Ảnh hưởng đến cường độ màu.
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của khối lên men đến cường độ màu
Độ ẩm khối lên men 50% 55% 60% 65%
Cường độ màu 2.232 2.286 2.349 2.304
2.23 2.264 2.349 2.289
0
0.5
1
1.5
2
2.5
50% 55% 60% 65%
Độ ẩm khối lên men
C
ư
ờ
ng
đ
ộ
m
àu
Đồ thị 4.6: Ảnh hưởng của độ ẩm khối lên men đến cường độ màu
Nhận xét
Cũng như các trường hợp trên, chúng tôi nhận thấy rằng cường độ màu của dung
dịch ca cao tỷ lệ với độ hòa tan. Lượng chất hòa tan càng cao thì cường độ màu của
dung dịch càng cao và ngược lại. Trong thí nghiệm này chúng tôi ghi nhận ở độ ẩm
50% cường độ màu là 2.232, ở độ ẩm 55% cường độ màu là 2.286, ở độ ẩm 60%
cường độ màu là 2.349 đây là giá trị cao nhất đạt được, còn ở độ ẩm 65% cường độ
màu giảm xuống còn 2.304.
52
4.6 ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN LÊN MEN ĐẾN ĐỘ HÒA
TAN, CƯỜNG ĐỘ MÀU CỦA BỘT CA CAO
Sau khi đã xác định được một số điều kiện tối ưu cho quá trình lên men như
giống Asp. niger Bách Khoa, tỷ lệ giống / bột mì rang là 1:3, độ ẩm chế phẩm 60%,
lượng chế phẩm sử dụng là 1 % lượng hạt lên men. Chúng tôi sử dụng các kết quả trên
cho thí nghiệm này. Thí nghiệm được bố trí như đã nêu ở mục 3.5.1.6
4.6.1 Ảnh hưởng đến độ hòa tan
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của thời gian lên men đến độ hòa tan
Thời gian lên men 72 giờ 96 giờ 120 giờ 144 giờ 168 giờ
Độ hòa tan 3.8 4.2 3.9 3.6 3.3
3.8
4.2
3.9
3.6
3.3
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
4.5
72 96 120 144 168
Thời gian lên men (giờ)
Đ
ộ
h
òa
ta
n
Đồ thị 4.7: Ảnh hưởng của thời gian lên men đến độ hòa tan
Nhận xét
Nấm mốc khi được cấy vào môi trường không có nghĩa chúng tiết ngay ra
enzyme. Trong giai đoạn đầu, nấm mốc từ môi trường chế phẩm chuyển sang môi
trường sản xuất chưa kịp thích ứng với môi trường mới, nấm mốc phát triển chưa
nhiều nên chưa sử dụng hết những chất đơn giản trong ca cao để sinh trưởng, hơn nữa
53
lượng enzyme ngoại bào trong chế phẩm ít nên sử dụng chưa nhiều những chất phức
tạp như pectin, cellulose trong hạt ca cao. Thêm vào đó thời gian đầu lớp chất nhầy
bao quanh hạt ca cao còn dầy nên những enzyme chưa thể xâm nhập để phá vỡ những
cấu trúc cellulose, pectin bên trong hạt ca cao được. Theo quan sát của chúng tôi trong
hai ngày đầu lớp chất nhầy còn bám nhiều, đến ngày thứ 3 lớp chất nhầy hầu như bị
loại bỏ và nấm mốc bắt đầu phát triển. Sau khi lớp nhầy bị loại bỏ, nấm mốc phát triển
mạnh nhu cầu về nguồn cơ chất tăng cao nấm mốc phải tiết enzyme để phân hủy các
chất phức tạp. Khi những cấu trúc phức tạp cellulose và pectin bị phá hủy, những chất
hòa tan có thể dễ dàng hòa tan vào môi trường. Tuy nhiên không phải thời gian càng
dài thì độ hòa tan càng cao. Khi nấm mốc phát triển mạnh, áp lực về cơ chất càng cao
do đó nấm mốc phải sử dụng ngược lại những chất hòa tan làm độ tan giảm đi.
Độ hòa tan đo được khi lấy mẫu ở 72 giờ là 3.8. Đến 96 giờ độ hòa tan đạt được
giá trị cao nhất 4.2 sau đó ở các thời điểm 120, 144, 168 giờ độ hòa tan giảm dần.
4.6.2 Ảnh hưởng đến cường độ màu
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của thời gian lên men đến cường độ màu
Thời gian lên men 72 giờ 96 giờ 120 giờ 144 giờ 168 giờ
Cường độ màu 2.356 2.401 2.372 2.298 2.277
2.356 2.401 2.372 2.298 2.277
0
0.5
1
1.5
2
2.5
72 96 120 144 168
Thời gian lên men (giờ)
C
ư
ờ
ng
đ
ộ
m
àu
Đồ thị 4.8: Ảnh hưởng của thời gian lên men đến cường độ màu
54
Nhận xét
Cũng như các thí nghiệm trước, độ hòa tan của dung dịch ca cao vẫn tỷ lệ với độ
hòa tan. Trong 72 giờ đầu khi lớp nhầy bao quanh hạt còn nhiều lượng chất tan ít
cường độ màu đo được chỉ 2,356. Nhưng sau 96 giờ, độ hòa tan cao nhất thì cường độ
màu đạt được cũng ở giá trị cao nhất 2,401. Ở những thời điểm 120,144, 168 giờ
lượng chất hòa tan giảm dần do sự tái sử dụng những chất hòa tan, lượng chất chất
giảm dần do đó cường độ màu mà chúng tôi xác định được tương ứng 2,372; 2,298;
2,277.
4.7 SO SÁNH ĐỘ HÒA TAN VÀ CƯỜNG ĐỘ MÀU GIỮA
BỘT CA CAO ĐƯỢC LÊN MEN CÓ VÀ KHÔNG BỔ
SUNG VI SINH VẬT TRONG QUÁ TRÌNH LÊN MEN
Ứng dụng những điều kiện tối ưu đã xác định trong quá trình lên men hạt ca cao.
Hai mẫu ca cao lên men có và không bổ sung vi sinh vật được sản xuất tạo ra bột ca
cao trong cùng điều kiện như nhau
Bảng 4.11: So sánh độ hòa tan và cường độ màu của hai mẫu ca cao có và không
bổ sung vi sinh vật trong quá trình lên men
Mẫu ca cao Có bổ sung vi sinh vật Không bổ sung vi sinh vật
Độ hòa tan 4.3 2.1
Cường độ màu 2.409 1.568
Nhận xét
Như chúng tôi đã kết luận trong thí nghiệm đầu tiên, hàm lượng cellulose và
pectin trong hạt ca cao tươi rất cao. Hai thành phần này lại rất bền vững và khó phân
giải bằng các tác nhân nhiệt độ, cơ, hóa học…Các thành phần này sẽ cản trở những
chất hòa tan trong tế bào chiết ra ngoài môi trường. Do đó, ở mẫu lên men không bổ
sung vi sinh vật chúng tôi nhận thấy độ hòa tan và cường độ màu không cao chỉ ở mức
2.1 và 1.568. Ở mẫu lên men có bổ sung Asp. niger trong quá trình lên men đã tối ưu
55
chúng tôi thu được kết quả rất khả quan ở cả hai chỉ tiêu độ hòa tan và cường độ màu.
Giá trị độ hòa tan và cường độ màu lần lượt đạt 4.3 và 2.409. Điều này cũng dễ hiểu
do Asp. niger là loại nấm mốc có khả năng sinh enzyme cellulase và pectinase cao. Do
đó cấu trúc pectin và cellulose dễ dàng bị phân hủy bằng phương pháp sinh học.
56
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐÊ NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
1. Hàm lượng cellulose và pectin chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần của hạt ca cao
tươi. Hai thành phần bền, khó phân giải này sẽ cản trở những chất hòa tan trong
bột ca cao chiết ra môi trường bên ngoài. Chúng tôi sử dụng nấm Asp. niger là
loại nấm mốc có khả năng sinh cellulase và pectinase cao bổ sung vào quá trình
lên men để tăng khả năng phân giải cellulose và pectin.
2. Từ kết quả thực nghiệm chúng tôi xác định rằng giống nấm mốc Asp. niger
được lấy từ phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học trường Đại học Bách Khoa
thành phố Hồ Chí Minh là thích hợp nhất cho mục đích phân giải cellulose và
pectin để gia tăng lượng chiết chất hòa tan
3. Chúng tôi đã hoàn thành mục tiêu đề ra là xác định điều kiện tối ưu nhất cho
quá trình lên men có bổ sung vi sinh vật. Cụ thể chế phẩm sinh học có tỷ lệ
giống Asp. niger : bột mì rang là 1 :3; độ ẩm tối ưu khối lên men là 60 %; lượng
chế phẩm sử dụng lên men chiếm 1 % khối lượng hạt lên men; thời gian lên
men kéo dài 96 giờ.
4. Kết quả khi đem so sánh hai chỉ tiêu độ hòa tan và cường độ màu của bột ca cao
lên men có sử dụng vi sinh vật và bột ca cao lên men không sửng dụng vi sinh
vật chúng tôi nhận thấy việc bổ sung vi sinh vật cho kết quả cao hơn hẳn.
5.2 KIẾN NGHỊ
Đề tài mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá độ hòa tan của bột ca cao khi lên men bổ
sung nấm mốc Asp. niger
Thử nghiệm một số loại vi sinh vật khác để tăng hiệu quả của việc lên men.
Tiến hành cảm quan chất lượng ca cao theo nhiều chỉ tiêu để có đánh giá chung
nhất chất lượng sản phẩm cuối cùng của ca cao lên men.
57
PHẦN 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Trần Lam Điền, 2002. Bước đầu nghiên cứu công nghệ chế biến cacao bằng
phương pháp ủ đống. Khoá luận tốt nghiệp Kỹ Sư Nông Học, Đại Học Nông
Lâm TP.HCM. 51 trang
2. Vương Thị Việt Hoa, 2002 - 2003. Thực tập vi sinh vật đại cương. Tủ sách
trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM.
3. Nguyễn Đức Lượng và Cao Cường, 2003. Thí nghiệm công nghệ sinh học: Thí
nghiệm hóa sinh. Tập 1. NXB Đại học quốc gia Tp HCM, Tp HCM. 183 trang.
4. Nguyễn Đức Lượng, 2002. Công nghệ vi sinh học, tập 1, Vi sinh vật học công
nghiệp. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP. HCM.
5. Nguyễn Đức Lượng, 2002. Công nghệ vi sinh học, tập 2, Vi sinh vật học công
nghiệp. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP. HCM.
6. Lê Hồng Phú, 2003. Nghiên cứu sinh tổng hợp enzyme pectinase và cellulase từ
Aspergillus niger và ứng dụng để xử lý vỏ cà phê trong sản xuất phân hữu cơ.
Luận văn thạc sĩ sinh học, Đại học Bách Khoa, Tp HCM. Việt Nam.
7. Phạm Hồng Đức Phước, 2004. Kỹ thuật trồng ca cao ở Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa luan tot nghiep (2).pdf