Khoa học - Công nghệ với triển vọng của văn minh nhân loại - Nguyễn Thành Dũng

Tài liệu Khoa học - Công nghệ với triển vọng của văn minh nhân loại - Nguyễn Thành Dũng: 100 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật [14]. www.most.gov.vn KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VỚI TRIỂN VỌNG CỦA VĂN MINH NHÂN LOẠI Nguyễn Thành Dũng* tiến của nhân loại. Chính vì vậy để có được một cái nhìn tổng thể và rõ ràng về ý nghĩa của khoa học và công nghệ trong xã hội loài người và từ đó để hoạch định được chính sách khoa học và công nghệ thích hợp, chúng ta cần đưa ra một bức tranh khái quát về vai trò của “khoa học – công nghệ” trong bản thân lịch sử văn minh nhân loại và triển vọng của nó. Đây cũng chính là mục đích được tác giả đặt ra trong bài viết này. Từ khóa: khoa học, công nghệ, triển vọng, TÓM TẮT Có thể khẳng định, diện mạo của xã hội loài người, địa vị của mỗi quốc gia trên diễn đàn chính trị thế giới hiện đại đang được quyết định bởi khoa học và công nghệ. Do vậy, khoa học và công nghệ biến thành lĩnh vực cạnh tranh gay gắt. Quốc gia nào sở hữu khoa học và công nghệ hiện đại nhất sẽ có cơ hội bá chủ thế giới. Phát triển của mỗi quốc gia phụ...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khoa học - Công nghệ với triển vọng của văn minh nhân loại - Nguyễn Thành Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
100 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật [14]. www.most.gov.vn KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VỚI TRIỂN VỌNG CỦA VĂN MINH NHÂN LOẠI Nguyễn Thành Dũng* tiến của nhân loại. Chính vì vậy để có được một cái nhìn tổng thể và rõ ràng về ý nghĩa của khoa học và công nghệ trong xã hội loài người và từ đó để hoạch định được chính sách khoa học và công nghệ thích hợp, chúng ta cần đưa ra một bức tranh khái quát về vai trò của “khoa học – công nghệ” trong bản thân lịch sử văn minh nhân loại và triển vọng của nó. Đây cũng chính là mục đích được tác giả đặt ra trong bài viết này. Từ khóa: khoa học, công nghệ, triển vọng, TÓM TẮT Có thể khẳng định, diện mạo của xã hội loài người, địa vị của mỗi quốc gia trên diễn đàn chính trị thế giới hiện đại đang được quyết định bởi khoa học và công nghệ. Do vậy, khoa học và công nghệ biến thành lĩnh vực cạnh tranh gay gắt. Quốc gia nào sở hữu khoa học và công nghệ hiện đại nhất sẽ có cơ hội bá chủ thế giới. Phát triển của mỗi quốc gia phụ thuộc đáng kể vào khả năng và thực tế sử dụng những thành tựu khoa học và công nghệ tiên nền văn minh, nhân loại. SCIENCE - TECHNOLOGY WITH PROSPECTS HUMAN CIVILIZATION ABSTRACT It can be said, the appearance of human society, the status of each nation on the modern world political forum is determined by science and technology. As a result, science and technology have turned into fierce competition. Which country possesses the most modern science and technology will have the opportunity to dominate the world. Each country’s development depends significantly on its ability and reality to use the advances of science and technology in mankind. Therefore, in order to have a holistic and clear view of the meaning of science and technology in human society and to develop appropriate science and technology policy, we need to put forward an overview of the role of “science and technology” in the history of human civilization itself and its prospects. This is also the purpose set by the author in this article. Keywords: Science, technology, perspective, civilization, humanity. * GV. Trường Đại học Ngô Quyền (Trường Sĩ quan Công binh). ĐT:0978220655; Email: Dung_10_11@yahoo.com.vn 101 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xã hội cổ, các hệ thống công nghệ lúc đầu đã xuất hiện trong khuôn khổ của các công xã riêng biệt. Chúng mang tính thô sơ, tương đối giống nhau, được sử dụng cho mục đích săn bắt, hái lượm, sau đó - sản xuất sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi và chế biến nó, cũng giống như để chế tạo công cụ sản xuất, xây dựng làng mạc và đô thị. Song, ngay trong xã hội có giai cấp sơ kỳ (thiên niên kỷ IV - II tr.CN.) đã xuất hiện các hệ thống công nghệ cấp cao hơn trong khuôn khổ của các quốc gia, cũng như của các nền văn minh khu vực cổ thế hệ thứ nhất. Thí dụ có thể là các hệ thống công trình thủy lợi rất phức tạp trên sông Neva, Tigre, Eucrate, Indre, Giang Tô, là các chu trình hoạt động sản xuất nông nghiệp gắn liền với chúng, v.v... J.Bernal viết về sự phát triển mạnh mẽ của sáng tạo kỹ thuật xuất hiện cùng với sự bắt đầu cuộc sống đô thị tại các lưu vực sông rộng lớn ở Metropotamie, Ai Cập, Ấn Độ và Trung Quốc và kéo dài khoảng từ năm 3200 đến năm 2700 tr.CN 1. Chính điều đó đã trở thành xung lượng, cơ sở vật chất cho sự xuất hiện các nền văn minh khu vực thế hệ thứ nhất được phân bổ trên một dải đất hẹp nhưng kéo dài từ Bắc xuống Nam. Các nền văn minh này có cảm tưởng là đã phát triển biệt lập, song các công nghệ chúng sử dụng lại có nhiều điểm chung, điều này là do chúng có các điều kiện tự nhiên giống nhau, có giai đoạn phát triển giống nhau của ý thức và văn hoá, cũng như có sự tích cực trao đổi những thành tựu công nghệ giữa các nền văn minh khu vực. Mặc dù vậy, việc nói tới một không gian công nghệ toàn cầu là còn sớm, vì phần lớn lãnh thổ có người ở trên trái đất đã sử dụng công nghệ thời đồ đá mới, còn các nền văn minh tiên phong đã đứng biệt lập, xuất hiện theo chu kỳ và dường như biến mất không để lại dấu vết gì (các nền văn minh Sumere, Mine), chúng chỉ được các nhà khảo cổ phát hiện ra sau vài thiên niên kỷ. 2. SỰ TIẾN BỘ CỦA KHOA HỌC – KĨ THUẬT TRONG LỊCH SỬ Thời kỳ đồ sắt (nền văn minh cổ đại) đã sinh ra các xu hướng mâu thuẫn: một mặt, sự phân hoá các công nghệ căn cứ trên việc sử dụng có hiệu quả công cụ làm bằng sắt trong khuôn khổ của vô số nhà nước - thị thành cùng với nền kinh tế biệt lập; mặt khác, quy cách hoá các công nghệ và phổ biến rộng rãi chúng trong không gian của các đế chế thế giới - từ Đế chế tồn tại ngắn ngủi của Alếcxanđrơ Makêđônxky cho đến Đế chế La Mã chinh phục phần lớn thế giới có người sinh sống. Các đế chế cũng đã xuất hiện cả trong các nền văn minh khu vực khác thuộc thế hệ thứ hai - đó là các nền văn minh Atxiry, Babilon, Batư, Acximinite, Meaure (ở Ấn Độ), Chu và Hán (ở Trung Quốc) 2. Ngành thuỷ vận phát triển, chiến tranh giữa các nền văn minh, ngành thương mại, sự giao lưu văn hoá, việc thành lập các thuộc địa, việc cướp bóc nô lệ đã góp phần hợp nhất các hệ thống công nghệ trong khuôn khổ của phương thức sản xuất công nghệ cổ đại. Nhưng cả ở đây cũng không có dấu hiệu của tính toàn cầu. Bước chuyển sang các phương thức sản xuất công nghệ của xã hội trung cổ, sau đó là của xã hội tiền công nghiệp lúc đầu được đặc trưng bởi một sự thoái bộ (ít nhất là ở châu Âu) so với các công nghệ thời Đế chế La Mã, bởi việc dịch chuyển trung tâm của không gian công nghệ thế giới sang phương Đông, sang Trung Quốc và Ấn Độ, sang Vidantie, các nước Arab mà đã kế thừa nhiều thành tựu kỹ 1 Gi.Bernal. Khoa học trong lịch sử xã hội. M., 1956. 2 Yu.V.Yakovets. Lịch sử các nền văn minh. M., 1997. Khoa học - công nghệ với triển vọng của văn minh nhân loại 102 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật thuật thời cổ đại. Song sau đó đã xuất hiện liên tục các làn sóng hoàn thiện công nghệ được thực hiện thông qua sự cách tân cơ bản. Theo đánh giá của P.Sorokin, nếu có 243 phát minh khoa học tự nhiên được thực hiện ở phương Tây sau 1300 năm của nền văn minh cổ đại (trong số đó thì 113 phát minh - ở thế kỷ V- III tr. cn. và 62 - ở thế kỷ I -II sau cn., còn 3 thế kỷ tiếp theo có từ 2 - 4 phát minh ở mỗi thế kỷ) và có khoảng 107 sáng chế kỹ thuật (trong số đó thì 28 sáng chế - ở thế kỷ I tr. cn. - thế kỷ I sau cn.) được thực hiện, thì trong xã hội trung cổ, làn sóng này đã suy giảm: có 31 phát minh và 49 sáng chế kỹ thuật - sau 850 năm. Tuy nhiên, sau 400 năm của nền văn minh tiền công nghiệp, tốc độ tiến bộ đã tăng đáng kể - 1153 phát minh và 489 sáng chế 1. Thực ra, yếu tố thời gian cũng có ảnh hưởng ở đây - nhiều phát minh và sáng chế kỹ thuật của thời cổ đại và thời trung cổ đã không hiện thực hoá và bị lãng quên. Tất cả các nền văn minh thế hệ thứ hai đều có những hình thức tổ chức công nghệ giống nhau trong sản xuất thủ công nghiệp, phân xưởng, công trường, cũng như nông nghiệp. Sự chênh lệch về trình độ công nghệ giữa các nền văn minh là không đáng kể. Nếu xét theo khối lượng sản xuất sản phẩm công nghiệp tính theo đầu người, thì vào năm 1750, châu Âu (toàn bộ) và Trung Quốc là ngang nhau, Nhật Bản và Ấn Độ kém hơn khoảng 12%, còn nước Nga - 25% 2. Mặc dù vẫn chưa có không gian công nghệ toàn cầu, nhưng những khác biệt giữa các nền văn minh riêng biệt, phát triển độc lập là không quá lớn (ngoài các nền văn minh Tân lục địa bị lạc hậu do biệt lập, bị thực dân châu Âu thủ tiêu), sự trao đổi tích cực những thành tựu kỹ thuật đã diễn ra, đặc biệt là sau các khám phá địa lý vĩ đại, các cuộc thập tự chinh, sau việc tạo ra các đế chế thuộc địa và phát triển tăng tốc thương mại quốc tế. Bức tranh đã thay đổi đáng kể khi bắt đầu diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp - làn sóng thứ Hai, theo A.Toffler: “300 năm trước, người ta nghe thấy tiếng nổ của làn sóng có sức mạnh khổng lồ, đã lan rộng ra khắp thế giới, đã huỷ diệt xã hội cũ và tạo ra một nền văn minh hoàn toàn mới. Tiếng nổ này đương nhiên là do cuộc cách mạng công nghiệp gây ra. Và sức mạnh khổng lồ của cơn sóng đã trút lên thế giới, - làn sóng thứ Hai, - đã xung đột với mọi quy định của quá khứ và đã làm thay đổi lối sống của hàng triệu người” 3. Nó đã dẫn tới thắng lợi của phương thức sản xuất công nghiệp. “Làn sóng thứ Hai đã nâng công nghệ lên một trình độ hoàn toàn mới... Nó hợp nhất vô số máy móc có liên hệ với nhau dưới một mái nhà, tạo ra các xí nghiệp và các nhà máy... Vô số loại hình sản xuất công nghiệp đã tăng lên nhanh chóng trên cơ sở công nghệ này, chúng dứt khoát quy định bộ mặt của nền văn minh làn sóng thứ Hai.. Do hệ thống năng lượng mới nuôi dưỡng, công nghệ mới đã mở cửa cho sản xuất đại trà” 4. Giống như con lăn khổng lồ, các công nghệ máy móc đã lan ra các nước và các nền văn minh, đã thay thế các hình thái phân xưởng và công trường không có khả năng chống lại nền sản xuất máy móc đại trà. Trong vòng nửa thế kỷ đã diễn ra quá trình cải tổ không gian công nghệ giữa các nền văn minh (mặc dù khi đó gọi nó là không gian toàn cầu là còn sớm). Từ nước Anh mà chỉ đem lại 2,9% khối lượng sản xuất công nghiệp thế giới ở năm 1750, làn sóng công nghiệp đã lan sang đầu tiên là Tây 1, 2 Yu.V.Yakovets. Các chu kỳ. Các cuộc khủng hoảng. Các dự báo. M., 1999. 3 A. Toffler. Làn sóng thứ ba. M., 1999. 4 Sđd. Tr.60-61 103 Âu (tỷ trọng của Anh đã tăng lên tới 22,9% vào năm 1880, của châu Âu không kể Nga - từ 18,2% vào năm 1750 lên tới 53,2% vào năm 1900), đã đạt tới đỉnh điểm ở Bắc Mỹ bị người châu Âu khai thác (tỷ trọng của Mỹ đã tăng từ 0,1% vào năm 1750 lên tới 23,6% vào năm 1900), đã bỏ qua và để lại đằng sau Trung Quốc và Ấn Độ bị lạc hậu một cách vô vọng trong cách mạng công nghệ, tỷ trọng của chúng tương ứng đã giảm từ 23,8 xuống còn 6,2% và từ 24,5 xuống còn 1,7%. Chậm trễ trong việc khai thác thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp, nước Nga trụ vững một cách khó khăn, tỷ trọng của nó thậm chí đã tăng chút ít - từ 5 lên 8,8%. Tỷ trọng của Nhật Bản đã giảm từ 3,5 xuống còn 2,4% 1. Các công nghệ công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt sản xuất và lối sống của hàng tỷ người. Nhờ các công nghệ đó mà năng suất lao động đã tăng lên nhiều lần, mặt hàng hoá và dịch vụ đã được mở rộng, khối lượng tiêu dùng và chất lượng cuộc sống của phần lớn các gia đình đã tăng lên, các khoảng không gian thông tin mới đã mở ra cho khoa học, giáo dục và văn hoá. Nhưng cuộc cách mạng công nghiệp cũng tạo ra những mâu thuẫn nguy hiểm mới mà các thời đại trước đó chưa từng biết đến. Thứ nhất, địa vị của con người trong quá trình công nghệ đã thay đổi. Nguồn gốc và người sáng tạo ra kỹ thuật máy móc đã phục tùng nhịp điệu máy móc, đã trở thành một bộ phận của quá trình công nghệ có cường độ lớn, bộ phận bổ sung cho máy móc, đặc biệt là cùng với sự phát triển của sản xuất dây chuyền và hàng loạt. Thứ hai, sự chênh lệch về công nghệ và kinh tế đã tăng lên đáng kể giữa các ngành, các khu vực, các nước và các nền văn minh vượt lên trước và tụt hậu trong việc nắm bắt các công nghệ máy móc, các hệ thống công nghệ mới. Sự chênh lệch này được sử dụng làm nguồn gốc cho doanh thu sai biệt về công nghệ, cho sự bóc lột các nước, các nền văn minh lạc hậu, hơn nữa là sự chênh lệch đó không giảm, mà lại tăng lên cùng với thời gian. Thứ ba, sức mạnh của khoa học và hiệu quả của các công nghệ công nghiệp trước hết được hướng vào việc tạo ra vũ khí hủy diệt con người và phương tiện bảo vệ khỏi chúng, vào việc phát triển tổ hợp công nghiệp quân sự, điều này đã làm suy tàn nền kinh tế và xã hội, đã tạo ra vô số xung đột quân sự, hai cuộc chiến tranh thế giới huỷ diệt và “chiến tranh lạnh” đặt nhân loại bên bờ của sự tự huỷ diệt. Thứ tư, các công nghệ công nghiệp đã đưa tới chỗ thu hút ngày một nhiều tài nguyên thiên nhiên vào sản xuất và làm tăng nhiều lần mức gây ô nhiễm môi trường xung quanh, do vậy sinh quyển dần dần đánh mất khả năng tự tái sản xuất, đã xuất hiện nguy cơ hiện thực của thảm hoạ sinh thái toàn cầu. Thứ năm, sự toàn cầu hoá tiến bộ công nghệ, sự phổ biến nhanh chóng những công nghệ thông tin hiện đại nhất và Internet đã tạo ra kéo dài xã hội công nghệ trị sang thế kỷ tới, nhưng dưới các hình thức mới mở ra khả năng tác động đến tâm lý của con người. Song, sự tiến bộ khoa học - kỹ thuật, sự đột phá công nghệ hiện đại cũng mở ra triển vọng hình thành quan hệ mới về nguyên tắc giữa con người với hệ thống máy móc, với phương thức sản xuất công nghệ hậu công nghiệp, khả năng sáng tạo tự do của con người được giải phóng khỏi sự tham gia trực tiếp vào các hệ thống công nghệ với tư cách phần phụ của máy móc. Đó là nội dung cơ bản của làn sóng thứ Ba trong lịch sử, của nền văn minh mới mà A.Toffler tiên đoán ngay từ năm 1980. Ông mô tả quá trình tiêu vong của nền văn minh công nghiệp nhờ sử dụng các thuật ngữ “công nghệ quyển”, “xã hội quyển”, “thông tin quyển” và 1 Yu.V.Yakovets. Các chu kỳ. Các cuộc khủng hoảng. Các dự báo. M., 1999. Tr.405 Khoa học - công nghệ với triển vọng của văn minh nhân loại 104 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật “quyền lực quyển”, và đã chỉ ra lĩnh vực nào trong số đó sẽ trải qua những biến đổi mang tính cách mạng 1. Nền văn minh đang xuất hiện “đồng thời cũng là nền văn minh chống công nghiệp, công nghệ cao”. Đánh giá các đặc điểm cơ bản của công nghệ trong nền văn minh đang ra đời, A.Toffler nhận xét rằng nó sẽ sử dụng các nguồn năng lượng vô cùng đa dạng (năng lượng hyđrô, mặt trời, thuỷ triều, nước ngầm, v.v.), sẽ dựa vào cơ sở công nghệ phân hoá lớn hơn nhiều (kể cả các kết quả của sinh học, di truyền học, điện tử, vật liệu học, các nghiên cứu sâu dưới nước, công việc trong vũ trụ). Nguồn nguyên liệu quan trọng nhất và không cạn kiệt của nó là thông tin, kể cả trí tưởng tượng (mà bây giờ gọi là “ảo”); con người sẽ sống trong môi trường điện tử, làm việc trong “căn hộ điện tử” mà sẽ trở thành đơn vị sinh sống trung tâm của tương lai 2. Đ.Bell cho rằng cơ sở để hình thành xã hội hậu công nghiệp là cuộc cách mạng công nghệ toàn cầu lần thứ ba (lần thứ nhất - cuộc cách mạng công nghiệp, gắn liền với việc chế tạo ra máy hơi nước, lần thứ hai - ở cuối thế kỷ XIX, nhờ có những thành tựu trong lĩnh vực điện và hoá học). Cơ sở của cuộc cách mạng công nghệ hiện đại là: – Thay đổi các hệ thống cơ giới, điện và cơ điện bằng hệ thống điện tử; – Vi hình hoá kỹ thuật nhờ phổ biến con chíp điện tử - máy móc điện tử cấu thành từ hàng chục nghìn transito và dây dẫn hợp nhất chúng; – Cải biến thông tin thành dạng số; – Lập trình - cơ sở sử dụng vi tính của cá nhân; – Quang học - công nghệ chuyển tải then chốt. Tuy nhiên, khi đánh giá những chuyển biến trong lĩnh vực vi điện tử và tin học, Đ.Bell đã bỏ qua một khuynh hướng quan trọng bậc nhất của cuộc cách mạng công nghệ hiện đại - công nghệ sinh học dựa trên cơ sở công nghệ gen, cải biến cơ cấu của chất di truyền. Đ.Bell nhận xét rằng, nhờ hàng loạt chuyển biến công nghệ, chỉ có Mỹ và Nhật Bản đã bước vào kỷ nguyên hậu công nghiệp, hay là kỷ nguyên thông tin. Ông sử dụng khái niệm «chiếc thang công nghệ”, các nước khác nhau (có thể bổ sung - và các nền văn minh) leo lên chiếc thang đó trên con đường dẫn tới xã hội hậu công nghiệp. Chiếc thang này bao gồm những bậc sau đây3: 1) Cơ sở dự trữ (nông nghiệp và công nghiệp khai thác); 2) Công nghiệp nhẹ (dệt may, giầy, v.v.); 3) Công nghiệp nặng (luyện kim, đóng tàu, sản xuất ô tô, cơ khí); 4) Các công nghệ cao (thiết bị đo lường, quang học, vi điện tử, vi tính, viễn thông); 5) Các ngành dựa trên thành tựu khoa học của tương lai - công nghệ sinh học, vật liệu học, nghiên cứu vũ trụ, v.v.. Đ.Bell coi Nhật Bản là minh họa tuyệt vời cho sự tiến lên theo chiếc thang công nghệ. Mỹ, Tây Âu (đặc biệt là Đức) cũng ở các thang bậc cao nhất. Liên Xô đã có bước đột phá trong công nghiệp hoá, nhưng hiện nay, như Đ.Bell mô tả, nước Nga đang tụt xuống trên chiếc thang công nghệ. Có thể tách biệt các xu hướng như vậy từ kịch bản có thể về sự cải biến cơ sở công nghệ của xã hội. Nhưng đó là một triển vọng xa vời, tạo ra sự kinh ngạc và chỉ ra kết quả có thể của việc thực hiện kịch bản lạc quan. Những 1 A. Toffler. Làn sóng thứ ba. M., 1999. 2 Sđd., tr. 559 - 564 3 Sđd., tr. 29 105 quá trình hiện thực và phức tạp hơn nhiều, là mâu thuẫn và không nhất quán xét về hậu quả của mình. Thêm vào đó, cả A.Toffler cũng đã cảnh báo điều đó: “Thời kỳ quá độ sẽ được đánh dấu bởi những chấn động xã hội to lớn, những bước chuyển biến mạnh mẽ trong kinh tế, những thất bại và thảm họa về công nghệ, tính bất ổn về chính trị, chiến tranh và nguy cơ chiến tranh” 1. Lời tiên đoán này bắt đầu trở thành hiện thực với một độ chính xác đáng kinh ngạc. Thời kỳ quá độ sẽ kéo dài không phải một thập niên, cái đang chờ đợi chúng ta là những chấn động và thảm hoạ mới, kể cả nguy cơ tự huỷ diệt của nhân loại do xung đột toàn cầu giữa các nền văn minh khu vực, hay vì một nguyên nhân khác - con thuyền kỹ thuật quân sự mang tính huỷ diệt vượt ra khỏi sự kiểm soát của lý tính. Song, theo chúng tôi, cái chờ đợi loài người ở bên ngoài khuôn khổ của phương thức sản xuất công nghệ công nghiệp, nếu tránh được kết cục bi đát? Là không nên tạo ra ảo tưởng, cần đánh giá các xu hướng mâu thuẫn hiện thực và lựa chọn xu hướng có cơ hội trở nên chiếm ưu thế trong tương lai. Thứ nhất, tính chất nhân đạo - sáng tạo của nền văn minh hậu công nghiệp thể hiện trước hết trong các hệ thống công nghệ. Con người thoát ra khỏi nhịp điệu mang tính cưỡng bức của chúng, giữ địa vị vốn có của nó - cả sáng tạo ra các công nghệ mới và chỉ đạo việc sử dụng chúng vì lợi ích của mình. Điều đó không có nghĩa là chuyển sang nền sản xuất không có con người, nơi mà con người chỉ có đóng vai trò kẻ ăn bám béo đẫy và ngu đần - kẻ tiêu thụ những mặt hàng, dịch vụ và khoái lạc đa dạng được thế giới máy móc đem lại cho nó. Không thể chặn đứng và khuất phục được động thái phổ biến theo chu kỳ của các công nghệ, sự thay thế của các thế hệ kỹ thuật, các hình thái công nghệ, các phương thức sản xuất công nghệ là gắn liền các cuộc khủng hoảng theo chu kỳ, sẽ tiếp diễn cả trong tương lai, sinh ra những mối nguy hiểm mới. Con người sẽ phải thường xuyên tìm kiếm lời giải đáp cho những vấn đề nan giải mới, kiến tạo và xây dựng các hệ thống kỹ thuật hoàn hảo hơn, giám sát sự hoạt động của chúng, duy trì chúng trong trạng thái có khả năng làm việc, đổi mới và thay thế chúng kịp thời. Sự tiến bộ kỹ thuật - đó không đơn giản là niềm vui của những phát minh và những chiến thắng mà còn là những thất bại. Điều đó đã, đang và sẽ là như vậy, điều đó là sự kích thích cho lao động sáng tạo căng thẳng. Thứ hai, được N.N.Moiseev chứng minh một cách thuyết phục, mệnh lệnh sinh thái quyết định sự cần thiết cải biến về nguyên tắc mối quan hệ qua lại giữa các công nghệ và tự nhiên. Từ kẻ thiêu sạch tài nguyên thiên nhiên và chủ yếu gây ô nhiễm môi trường bao quanh, phá hủy khả năng tự phục hồi của sinh quyển và làm cho nó suy thoái, các công nghệ cần phải biến thành nguồn gốc chủ yếu và công cụ hùng mạnh để cứu thoát sinh quyển, phục hồi môi trường bao quanh, làm cho nó trong sạch khỏi những cái gây ô nhiễm nó đã được tích luỹ sau hàng trăm năm thống trị của các công nghệ công nghiệp. Đó là con đường chủ đạo, là nền tảng để hình thành phương án tích cực của trí quyển được V.I.Vernadsky luận chứng và cụ thể hoá 2 Điều đó đòi hỏi phải chuyển sang các công nghệ sạch về mặt sinh thái, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, ít và không có chất thải. Chúng đã tồn tại, song chưa được phổ biến rộng rãi, toàn cầu. Cũng cần phải sử dụng khắp nơi các công nghệ bảo đảm sự giám sát 1 A. Toffler. Làn sóng thứ ba. M., 1999. Tr.558 2 Yu.V.Yakovets. Các chu kỳ. Các cuộc khủng hoảng. Các dự báo. M., 1999. Khoa học - công nghệ với triển vọng của văn minh nhân loại 106 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật sinh thái khu vực và toàn cầu và sự dự báo các thảm hoạ tự nhiên và sinh thái, sự loại bỏ chất thải, sự phục hồi khả năng tự tái sản xuất của sinh quyển, sự duy trì tính đa dạng sinh học. Khoa học tiến cử các công nghệ như vậy và có thể tăng chúng lên gấp bội. Vấn đề là ở nhu cầu của xã hội, là ở các khoản vốn đầu tư có quy mô lớn, là ở ý thức sinh thái của các chính khách và các doanh nhân, những người thông qua quyết định về các ưu tiên của hoạt động đầu tư và đổi mới. Thứ ba, phải hạn chế các xu hướng khuôn sáo hoá, chuyên môn hoá hẹp và đồ sộ hoá vốn đặc trưng cho phương thức sản xuất công nghiệp. Cái sẽ chiếm ưu thế là xu hướng phân hoá sản phẩm đối với nhu cầu cá biệt của các nhóm người tiêu dùng ít ỏi; là xu hướng làm thay đổi các ngành sản xuất linh động, nhanh chóng được tổ chức lại cùng với sự biến đổi của tình hình thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng; là xu hướng phi tập trung hoá sản xuất, phục hồi vai trò của các xí nghiệp nhỏ và vừa nằm gần với người tiêu dùng và có phản ứng linh hoạt đối với biến đổi nhu cầu của họ (các xí nghiệp và các hệ thống công nghệ lớn hơn vẫn được duy trì, nhưng có các hình thức đa dạng và linh hoạt hơn). Đương nhiên, những cải tạo về công nghệ và về tổ chức sản xuất đó là nan giải và kéo dài, là không đồng đều trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau, trong các nước và các nền văn minh khác nhau, song chúng mở ra triển vọng mới, kể cả cho các nước trước kia lạc hậu, bây giờ có thể bỏ qua giai đoạn công nghiệp hoá có quy mô lớn (như kinh nghiệm của các nước công nghiệp mới cho thấy). Thứ tư, sự quân phiệt hoá các công nghệ đã đạt tới đỉnh điểm, đang thay đổi phương hướng và hình thức. Cuộc chạy đua vũ khí nguyên tử đang mất đi ý nghĩa. Sự tiến bộ công nghệ đã góp phần tạo ra vũ khí huỷ diệt và chính xác hơn, đã được thử nghiệm trong xung đột ở vùng vịnh Pếcxích và ở Balkan. Nhưng cả ở đây thì giới hạn cũng đang dần hiện ra. Nếu nhân loại muốn sống sót, họ phải giám sát việc sản xuất vũ khí, sau đó là chuyển sang việc phi quân phiệt hóa dần dần các công nghệ và nền kinh tế, điều này cho phép sử dụng tiềm năng trí tuệ và sáng tạo tốt nhất vì lợi ích của dân cư, để khắc phục sự lạc hậu về công nghệ của các nước và các nền văn minh nghèo nhất. Hiện nay các thủ lĩnh chính trị vẫn chưa ý thức được điều này. Thứ năm, cùng với sự xuất hiện mạng lưới công ty xuyên quốc gia bao trùm khắp thế giới, đã đến lúc phải hình thành không gian công nghệ toàn cầu như là cơ sở vật chất của nền kinh tế. Vấn đề không phải đơn giản là tăng cường chuyển giao công nghệ giữa các nước và trao đổi sản phẩm công nghệ cao, mà là ở chỗ các hệ thống công nghệ công nghiệp hậu kỳ và hậu công nghiệp không những đã vượt ra khỏi khuôn khổ dân tộc mà còn đạt tới mức độ xã hội hoá cao nhất - toàn cầu hoá. Hiện nay không một hệ thống công nghệ, dân tộc nào có thể tồn tại và phát triển độc lập, tách biệt với thế giới. Ngay khi nó cố gắng làm điều đó, thì quá trình suy thoái và tự phá huỷ sẽ bắt đầu. Hơn nữa, những quá trình diễn ra trong các hệ thống, dân tộc được quy định bởi những chuyển biến trong hệ thống toàn cầu; các chu kỳ công nghệ quốc gia, khu vực và toàn cầu được đồng bộ hoá trong động thái của mình. Việc hình thành không gian công nghệ toàn cầu không xoá bỏ sự chênh lệch về công nghệ giữa các mức và các nền văn minh khu vực, nhưng chuyển nó sang một bình diện mới. Bây giờ chúng là các bộ phận của một chỉnh thể thống nhất. Để giảm bớt sự chênh lệch, khát vọng và nỗ lực của một nước riêng biệt là chưa đủ, cần phải thay đổi các nguyên tắc và cơ chế 107 hoạt động của toàn bộ hệ thống công nghệ toàn cầu, phải tự giác định hướng nó vào các mục đích phù hợp với tính chất của xã hội hậu công nghiệp. Điều này đòi hỏi một mức độ hiểu biết lẫn nhau và tương tác khác giữa các nền văn minh khu vực và các nước, chuyển dần dần sang sự hợp tác cùng có lợi, bình quyền trong lĩnh vực công nghệ. Con đường dẫn tới đó là nan giải, nó có đầy rẫy đá ngầm và trở ngại, gắn liền với sự cần thiết khắc phục ý định của các nền văn minh, các nước và các công ty xuyên quốc gia riêng biệt nhằm chiếm độc quyền và sử dụng những thành tựu của thiên tài nhân loại và các kênh toàn cầu hóa công nghệ cho mục đích ích kỷ của mình. Cơ cấu của không gian công nghệ toàn cầu là gì, cái gì bảo đảm tính nhất cho sự hoạt động và động thái có chu kỳ của nó? Đó trước hết là tính toàn cầu của không gian khoa học. Vốn là cơ sở của các thế hệ kỹ thuật và công nghệ mới, của các hình thái công nghệ mới, những phát minh căn bản. Không thể được thực hiện trên một quy mô lớn và thể hiện ưu thế của mình trong khuôn khổ của một nước. Làm điều đó trong khuôn khổ của một nền văn minh riêng biệt là dễ hơn, song tính hoàn vốn của đại hệ thống công nghệ sẽ đạt được khi thực hiện nó với đầy đủ quy mô trong nền kinh tế toàn cầu. Việc toàn cầu hoá các công nghệ vĩ mô, sản xuất và hoạt động của các hệ thống công nghệ cao mới đang tăng lên. Theo số liệu của O.S. Sirotkin 1, thị trường công nghệ cao hiện nay của thế giới do 50 công nghệ vĩ mô cấu thành, trong đó tỷ trọng của 7 nước phát triển cao là 80-90% sản phẩm có hàm lượng khoa học cao và toàn bộ lượng xuất khẩu của nó, chúng sở hữu 46 công nghệ vĩ mô và quyết định mức độ có khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới. Các nền văn minh Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản và các công ty xuyên quốc gia đóng ở chúng dường như sở hữu tất cả các công nghệ vĩ mô và bòn rút một lượng lợi tức công nghệ khổng lồ, độc quyền thực hiện sản phẩm có hàm lượng khoa học cao trong toàn bộ không gian công nghệ toàn cầu. 3. KẾT LUẬN Ở thế kỷ XXI có thể đã có hai phương án phát triển cực đoan của không gian công nghệ toàn cầu. Một trong số đó - tiếp tục các xu hướng hiện nay trong việc một nhóm các nền văn minh phát triển và các công ty xuyên quốc gia độc chiếm nó cùng với việc đào sâu hố ngăn cách về công nghệ giữa các nước và các nền văn minh tiên phong và lạc hậu (đôi khi là thoái bộ). Con đường này sẽ dẫn tới thảm hoạ toàn cầu mà sớm hay muộn sẽ bùng nổ. Phương án khác - chuyển dần dần sang quan hệ hợp tác nhằm làm giảm bớt sự chênh lệch về công nghệ, nâng đỡ các nước lạc hậu, bảo đảm cho chúng địa vị xứng đáng trong không gian thế giới, các khả năng nắm bắt có quy mô lớn những công nghệ tiên tiến, có hiệu quả cao. Phương án (kịch bản) này trở nên nhẹ nhàng hơn vì ở những năm 10 -20 thế kỷ XXI, sau cuộc khủng hoảng công nghệ toàn cầu của các công nghệ hình thái thứ năm đang tận dụng hết tiềm năng của mình, sẽ diễn ra bước chuyển sang hình thái thứ sáu, và những công nghệ vĩ mô thế hệ thứ năm tích luỹ được ở các nước phát triển sẽ mất gần hết giá trị. Một số nền văn minh hiện nay lạc hậu sẽ có được khả năng để đột phá đến với các công nghệ hình thái thứ sáu phù hợp với xã hội hậu công nghiệp mà không cần phải lặp lại con đường đau đớn và cần nhiều vốn đầu tư của chu kỳ tồn tại của hình thái thứ năm. Điều đó sẽ có nghĩa là thực hiện kịch bản lạc quan về sự phát triển của không gian công nghệ toàn cầu. 1 Con đường đi vào thế kỷ XXI: Các vấn đề chiến lược và triển vọng của nền kinh tế Nga. M., 1999. Khoa học - công nghệ với triển vọng của văn minh nhân loại 108 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Gi.Bernal. Khoa học trong lịch sử xã hội. M., 1956. [2]. V.A.Kirilin. Các trang lịch sử của khoa học và kỹ thuật. M., 1986.. [3]. Yu.V.Yakovets. Lịch sử các nền văn minh. M., 1997. [4]. Yu.V.Yakovets. Các chu kỳ. Các cuộc khủng hoảng. Các dự báo. M., 1999. [5]. A. Toffler. Làn sóng thứ ba. M., 1999. [6]. Đ.Bell. Xã hội hậu công nghiệp tương lai. Kinh nghiệm dự báo xã hội. M., 1999. [7]. N.N.Moisseev. Chia tay với sự đơn giản. M., 1998. [8]. Con đường đi vào thế kỷ XXI: các vấn đề chiến lược và triển vọng của nền kinh tế Nga. M., 1999. [9]. L.B.Kaphenhays. Sự tiến hoá của sản xuất công nghiệp Nga. M., 1989. [10]. Nước Nga qua các con số. M., 1999. [11]. Yu.V.Yakovets. Kinh tế Nga: biến đổi và triển vọng. M., 1996. [12]. Tương lai công nghệ của nước Nga: vai trò của khoa học cơ bản và của khoa học ứng dụng. M., 1999. [13]. Yu.V.Yakovets. Kịch bản về tương lai công nghệ của nước Nga và các ưu tiên về chính sách khoa học - kỹ thuật và sáng chế. M., 1999.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf65_3641_2136195.pdf
Tài liệu liên quan