Tài liệu Khó khăn về khí hậu: Khó khăn:
Về tự nhiên:
Bão: Theo kết quả nghiên cứu (Đào Mạnh Sơn và ctv, 2004), bão và áp thấp nhiệt đới thường xảy ra từ tháng 5 đến tháng 11; tập trung vào các tháng 7, 8 và 9. Theo số liệu thống kê từ năm 1954 đến năm 1993, nước ta chịu 230 cơn bão và trung bình mỗi năm có khoảng 6 cơn bão.
Thời tiết khí tượng hải văn trên biển trong những năm gần đây có diễn biến hết sức phức tạp. Đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới ngày càng gia tăng cả về số lượng, tính chất ác liệt và gây thiệt hại nghiêm trọng đối với tàu thuyền khai thác hải.
Thiệt hại do bão: - Cơn bão số 5 năm 1997 với tên gọi quốc tế là LinDa đổ bộ vào các tỉnh ven biển Nam Bộ, mà tâm bão là Cà Mau và Kiên Giang. Cơn bão đi qua đã gây nên thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản . Số lượng tàu thuyền bị chìm là 2.897 chiếc và bị hư hỏng là 1.856 chiếc. Số người chết 778 người và mất tích là 2.123 người.
- Cơn bão số 1 năm 2006 với tên gọi quốc tế là Chanchu tuy không đổ bộ vào nước ta nhưng đã gây tổn thất nặng nề ...
8 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khó khăn về khí hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khó khăn:
Về tự nhiên:
Bão: Theo kết quả nghiên cứu (Đào Mạnh Sơn và ctv, 2004), bão và áp thấp nhiệt đới thường xảy ra từ tháng 5 đến tháng 11; tập trung vào các tháng 7, 8 và 9. Theo số liệu thống kê từ năm 1954 đến năm 1993, nước ta chịu 230 cơn bão và trung bình mỗi năm có khoảng 6 cơn bão.
Thời tiết khí tượng hải văn trên biển trong những năm gần đây có diễn biến hết sức phức tạp. Đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới ngày càng gia tăng cả về số lượng, tính chất ác liệt và gây thiệt hại nghiêm trọng đối với tàu thuyền khai thác hải.
Thiệt hại do bão: - Cơn bão số 5 năm 1997 với tên gọi quốc tế là LinDa đổ bộ vào các tỉnh ven biển Nam Bộ, mà tâm bão là Cà Mau và Kiên Giang. Cơn bão đi qua đã gây nên thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản . Số lượng tàu thuyền bị chìm là 2.897 chiếc và bị hư hỏng là 1.856 chiếc. Số người chết 778 người và mất tích là 2.123 người.
- Cơn bão số 1 năm 2006 với tên gọi quốc tế là Chanchu tuy không đổ bộ vào nước ta nhưng đã gây tổn thất nặng nề về người và tài sản cho bà con ngư dân ba tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Số lượng tàu thuyền bị chìm 21 tàu, số người chết và mất tích lên đến 268 người.
- Cơn bão số 2 năm 2007 với tên gọi quốc tế là Pabuk đã đi qua và ảnh hưởng trực tiếp các tỉnh miền Trung. Thiệt hại do cơn bão gây ra với 74 người chết và 49 chiếc tàu thuyền đánh cá bị chìm.
- Gần đây nhất là cơn bão Megi, là cơn bão lớn trong 20 năm trở lại đây đã làm cho đồng bào ta chịu nhiều đau thương và mất mát
Cả một dọc dài miền Trung khúc ruột, suốt hai năm qua phải quặn mình gồng gánh bão lũ. Cơn lũ này chưa qua, cơn lũ khác lại ập đến, cướp đi hàng trăm sinh mạng, nhấn chìm hàng vạn ngôi nhà… đẩy cuộc sống của đồng bào vào cảnh tang thương, mất mát.
Nước biển dâng, lấn sâu vào đất liền: Với bờ biển dài hơn 3200 cây số, Việt Nam được coi là một trong năm quốc gia bị đe doạ nghiêm trọng nhất bởi hiện tượng mực nước biển dâng.
Theo các kịch bản được bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam công bố hồi tháng tám vừa qua, nếu mực nước biển dâng cao thêm 65 cm, thì hơn 6% diện tích thành phố Hồ Chí Minh bị ngập lụt. Nếu mực nước biển dâng cao thêm một mét, khoảng 500 cây số vuông của thành phố sẽ nhấn chìm dưới nước biển.
Ngoài ra, Việt Nam là một trong 5 nước chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng, trước hết là vùng ven biển và các đảo nhỏ. Các hệ sinh thái ven biển, các giá trị dịch vụ của chúng, người dân ven biển và trên các đảo là những đối tượng dễ bị tổn thương và bị tác động mạnh mẽ nhất.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho RFI, tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, phó tổng cục trưởng tổng cục biển và hải đảo Việt Nam nhấn mạnh : « Mực nước biển dâng cao làm cho nước mặn xâm nhập ngày càng sâu vào trong đồng bằng sông Cửu Long, làm giảm diện tích đất canh tác, hủy hoại nghiêm trọng hệ sinh thái và đa dạng sinh học ».
Trong vòng nửa thế kỷ qua, mực nước biển tại Việt Nam đã dâng cao thêm khoảng 20 cm. Nhưng dưới tác động của biến đổi khí hậu và đặc biệt là các hoạt động của con người, nước biển lấn sâu vào đồng bằng sông Cửu Long nhanh hơn, với tần suất cao hơn.
Sạt lở: Sạt lở bờ biển là kết quả của những cơn xoáy thuận nhiệt đới, những cơn bão khủng khiếp, mực nước biển tăng và tác động của con người lên những tiến trình tự nhiên của bờ biển. Hiện tượng sạt lở đất ven bờ biển, đặc biệt ven sông thường xảy ra vào các tháng bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8 hằng năm (là các tháng có mực nước chân triều thấp nhất trong năm); thời gian xảy ra sạt lở thường vào đầu và giữa tháng Âm lịch, thời điểm xảy ra chân triều rút sâu làm gia tăng nguy cơ sạt lở từ 22 giờ đêm đến 1 giờ sáng.
Trong năm 2007, Sở Giao thông Công chính đã khảo sát phát hiện 36 vị trí sạt lở và có nguy cơ sạt lở tập trung ở huyện Nhà Bè, quận Bình Thạnh, quận 9 và đã xảy ra 10 vụ sạt lở; tuy nhiên không có thiệt hại về người, chủ yếu gây tổn thất về công trình xây dựng, tài sản, nhà cửa và đất đai, điển hình ngày 29 và 30-6-2007 sạt lở ở bờ kênh Thanh Đa, phường 26, quận Bình Thạnh; ngày 05-7-2007 sạt lở bờ rạch Xóm Củi, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh; ngày 29-9-2007 tại bờ sông Sài Gòn thuộc tổ 3, ấp 1, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi; ngày 18-5-2007 sạt lở bờ kè bảo vệ Rạch Tôm, xã Nhơn Đức; ngày 16-6-2007, sạt lở bờ sông rạch Giồng, xã Hiệp Phước…của huyện Nhà Bè.
Hiện tượng này xảy ra do một số nguyên nhân như sau:
- Chế độ khí hậu, thủy văn, thủy lực dòng chảy, đặc biệt là đặc điểm thủy triều biển Đông (gió chướng, sông cong, biên độ triều lớn, chân triều rút sâu…);
- Các hoạt động xây dựng nhà cửa, kho tàng, nhà hàng và lập các bến bãi vật liệu xây dựng… làm gia tăng tải trọng trên nền đất yếu dẫn đến nguy cơ sạt lở;
- Các hoạt động kinh doanh khai thác cát trái phép trên sông;
- Việc xây dựng công trình bảo vệ bờ tự phát không theo quy hoạch chung, không đúng yêu cầu kỹ thuật và không được cấp có thẩm quyền cho phép;
- Ảnh hưởng của các mố, trụ cầu giao thông làm thay đổi, cản trở dòng chảy;
- Ảnh hưởng của việc nạo vét lòng kênh, rạch, luồng chạy tàu… không tuân thủ theo quy trình, theo lưu vực thoát nước;
- Một số hoạt động giao thông thủy: phương tiện giao thông thủy lưu thông tạo sóng, neo đậu tàu, xà lan trái phép gây hư hại bờ và cây bảo vệ bờ;
- Các cây mọc dọc bờ, mép sông có tác dụng chắn sóng, ổn định bờ do nhiều nguyên nhân khác nhau bị phá hoại, chết, cuốn trôi...
Về chính trị, xã hội:
Ô nhiễm biển: Biển là nơi tiếp nhận phần lớn các chất thải từ lục địa theo các dòng chảy sông suối, các chất thải từ các hoạt động của con người trên biển như khai thác khoáng sản, giao thông vận tải biển. Trong nhiều năm, biển sâu còn là nơi đổ các chất thải độc hại như chất thải phóng xạ của nhiều quốc gia trên thế giới. Các biểu hiện của sự ô nhiễm biển khá đa dạng, có thể chia ra thành một số dạng như sau:
Gia tăng nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước biển như dầu, kim loại nặng, các hoá chất độc hại
Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong trầm tích biển vùng ven bờ.
Suy thoái các hệ sinh thái biển như hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển v.v...
Suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển và giảm tính đa dạng sinh học biển.
Xuất hiện các hiện tượng như thuỷ triều đỏ, tích tụ các chất ô nhiễm trong các thực phẩm lấy từ biển.
Công ước Luật biển năm 1982 đã chỉ ra 5 nguồn gây ô nhiễm biển: Các hoạt động trên đất liền, thăm dò và khai thác tài nguyên trên thềm lục địa và đáy đại dương, thải các chất độc hại ra biển, vận chuyển hàng hoá trên biển và ô nhiễm không khí.
Các nguồn ô nhiễm từ lục địa theo sông ngòi mang ra biển như dầu và sản phẩm dầu, nước thải, phân bón nông nghiệp, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp, chất thải phóng xạ và nhiều chất ô nhiễm khác. Hàng năm, các chất thải rắn đổ ra biển trên thế giới khoảng 50 triệu tấn, gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ. Một số chất thải loại này sẽ lắng tại vùng biển ven bờ. Một số chất khác bị phân huỷ và lan truyền trong toàn khối nước biển.
Trong tương lai, do khan hiếm nguồn trên lục địa, sản lượng khai thác khoáng sản đáy biển sẽ gia tăng đáng kể. Trong số đó, việc khai thác dầu khí trên biển có tác động mạnh mẽ nhất đến môi trường biển. Hiện tượng rò rỉ dầu từ giàn khoan, các phương tiện vận chuyển và sự cố tràn dầu có xu hướng gia tăng cùng với sản lượng khai thác dầu khí trên biển. Vết dầu loang trên nước ngăn cản quá trình hoà tan oxy từ không khí. Cặn dầu lắng xuống đáy làm ô nhiễm trầm tích đáy biển. Nồng độ dầu cao trong nước có tác động xấu tới hoạt động của các loài sinh vật biển. Loài người đã và đang thải ra biển rất nhiều chất thải độc hại một cách có ý thức và không có ý thức.
Gần 90% lượng nước thải từ châu á được đổ thẳng xuống biển mà không qua xử lí đang gây lo ngại về môi trường , đe dọa sinh thái các vùng bờ biển có tầm quan trọng sống còn với hoạt động kinh tế của loaig người đặc biệt là nghề cá.
khoảng 80% chất gây ô nhiễm biển có nguồn gốc từ đất liền và chiều hướng này có thể tăng lên đáng kể vào năm 2050 nếu như số dân sống tại vùng duyên hải tăng lên gấp đôi như dự kiến trong vòng 40 năm nữa, và nếu như các nước không đẩy nhanh các chương trình chống ô nhiễm. Cùng với chất thải từ các nhà máy lớn đặt tại các vùng bờ biển, vùng biển Nam và Đông Á còn phải tiếp nhận 2/3 khối lượng đất và phù sa do các con sông đổ ra biển.
Ô nhiễm môi trường không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, mà còn phá hủy các hệ sinh thái ven biển có giá trị lớn về kinh tế như các vùng rừng ngập mặn, các vỉa san hô và những thảm rong biển.
Cạn kiệt tài nguyên biển: - Ở nước ta, hiện tượng khai thác thuỷ sản trên biển bằng các biện pháp huỷ diệt nguồn lợi diễn ra trên diện rộng và chưa thể ngăn chặn, đôi nơi có biểu hiện gia tăng, như: dùng mìn đánh bắt cá quanh rạn san hô, khai thác san hô, bắt cá tôm có giá trị kinh tế sống ẩn vào các hang hốc rạn san hô.
Tệ hơn, nhiều loại cá có nguy cơ bị tiệt chủng do việc khai thác quá độ, nhất là các tàu đánh cá bằng lưới vét. Những việc làm này đã huỷ hoại không chỉ nguồn lợi thuỷ sản, mà còn phá hoại nhiều hệ sinh thái biển-ven biển khiến cho biển có nguy cơ trở thành “thuỷ mạc”, không còn tôm cá nữa.
Rõ ràng, nếu không làm được một “cuộc cách mạng” thì nghề cá nước ta chắc chắn không bao lâu nữa, có thể chỉ ngoài năm 2012 tình thế sẽ không còn được như hiện nay, đồ thị đi lên của ngành thuỷ sản, kể cả các chỉ tiêu sản xuất và xuất khẩu, sẽ chịu ảnh hưởng của rủi ro môi trường và thị trường, không còn thuận lợi như 10 và 20 năm vừa qua và sẽ có một “điểm gẫy” trên con đường phát triển.
Các tranh chấp quốc tế trên biển Việt Nam:
Khu vực Biển Đông đang có tranh chấp gay gắt, nên việc hợp tác và hội nhập quốc tế để phát triển kinh tế ở khu vực này còn gặp không ít khó khăn. Việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, những vi phạm trong quá trình sử dụng, khai thác tài nguyên biển, chủ quyền biển đảo chưa có các quy định cụ thể mang tính pháp quy như trong quản lý sử dụng đất trên đất liền và còn nhiều bất cập.
Về kinh tế:
Việt Nam chưa khai thác hiệu quả nền kinh tế biển:
Tuy nhiên, thực tế hiện nay Việt Nam vẫn chưa phát huy được hết lợi thế và tiềm năng vốn có mà thiên nhiên ưu ái cho để phát triển kinh tế biển vững mạnh. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, mặc dù Việt Nam sống gần biển nhưng chưa hiểu biển. Nhận diện về kinh tế biển trong thời điểm hiện nay, theo TS.Trần Đình Thiên, Viện Kinh tế Việt Nam: “Tư duy phát triển kinh tế biển của chúng ta vẫn là tư duy đất liền, tư duy tiểu nông với phương thức sinh tồn chỉ dựa vào đất, tầm nhìn tự cấp, tự túc bị bó hẹp trong không gian làng xã đã có những ảnh hưởng to lớn theo chiều hướng cản trở quá trình xác lập và phát triển hệ tư duy “mở”, hướng ra thế giới và vươn ra đại dương.
Thực tế, dù Việt Nam đang được vươn lên như một cường quốc thuỷ sản (đã đứng trong tốp 10 nước hàng đầu thế giới về phát triển thuỷ), nhưng cộng đồng ngư dân ven biển vẫn đang phải sống trong cảnh nghèo đói. Trong số khoảng 20 triệu dân sống ở 115 huyện ven biển có cuộc sống gắn bó với nguồn lợi biển vẫn còn 14% (khoảng 208 xã) cộng đồng dân cư sống ở mức nghèo khó nhất và 6% thiếu thốn cơ sở hạ tầng cơ bản ở mức cộng đồng. Ngoài ra, chúng ta còn 157 xã bãi ngang ven biển và hải đảo đặc biệt khó khăn. Do nghèo nàn và lạc hậu, nên ngư dân phải phát triển nghề cá nhỏ. Với trình độ khai thác nghề cá lạc hậu và cơ sở hạ tầng yếu kém thì việc giúp đỡ cho ngư dân thoát nghèo là rất khó khăn. Hiện nay, cả nước có khoảng 100.000 tàu thuyền đánh cá trên biển, nhưng 90% số tàu này dưới 45CV và hầu hết là tàu cũ, có tuổi thọ cao. Do khai thác thủ công và tận diệt, đến nay, 80% hệ sinh thái biển nằm trong nguy cơ rủi ro và bị đe doạ. Như hệ sinh thái san hô - được coi là rừng nhiệt đới dưới đáy biển - chỉ có 25% là rạn tốt, đủ tiêu chuẩn, còn toàn bộ nằm trong trạng thái suy thoái, yếu và không thể phục hồi được và nguồn lợi về hải sản đang dần cạn kiệt.
Đến bao giờ biển Việt Nam thực sự trở thành biển vàng trong nền kinh tế đất nước? Đây không chỉ là băn khoăn của các chuyên gia kinh tế mà còn là của cả các cơ quan quản lý và người dân. Thực tế trong phát triển kinh tế hiện nay, các nước trên thế giới đều có xu hướng vươn mạnh ra các vùng không gian rộng lớn như biển. Trong quá trình toàn cầu hoá, các nước giáp biển đều có chiến lược biển và “cửa ngõ biển cả” càng phải làm sao cho thông thoáng để tiếp nhận những “luồng gió trong lành” của bốn phương thổi tới, mở mang đất nước.
Thương hiệu biển
Ngoài những nét đặc trưng của một nền kinh tế chuyển đổi, Việt Nam còn gặp những khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu biển:
- Khu vực Biển Đông đang có tranh chấp gay gắt, nên việc hợp tác và hội nhập quốc tế để phát triển kinh tế ở khu vực này còn gặp không ít khó khăn.
- Ngoài ra, Việt Nam là một trong 5 nước chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng, trước hết là vùng ven biển và các đảo nhỏ. Các hệ sinh thái ven biển, các giá trị dịch vụ của chúng, người dân ven biển và trên các đảo là những đối tượng dễ bị tổn thương và bị tác động mạnh mẽ nhất.
- Mặc dù kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt khoảng 47% - 48% GDP cả nước, nhưng kinh tế “thuần biển” chỉ đạt khoảng 20% -22% tổng GDP cả nước và trong đó, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển, còn các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thủy, hải sản, thông tin liên lạc,... còn rất nhỏ bé, mới chỉ chiếm khoảng 2% kinh tế biển và 0,4% tổng GDP cả nước.
Thực trạng và những khó khăn trên đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế biển và xây dựng thương hiệu biển. Đây cũng là hai mặt nhân quả của nhau, kinh tế biển và thương hiệu biển, kinh tế biển không phát triển, không thể có những sản phẩm nổi tiếng trở thành thương hiệu lớn, ngược lại không có nhiều sản phẩm, thương hiệu danh tiếng, kinh tế biển cũng không thể phát triển mạnh.
Đất nông nghiệp bị nhiễm mặn trên diện rộng:
Sau bão, Thanh Hoá và Nam Định đang phải đối mặt với tình trạng 7.600 ha đất nhiễm mặn, lúa đang trong thời kỳ trổ đòng chết trắng xóa và nhiều vụ tới không thể gieo cấy. 2 tỉnh đang rất cần hỗ trợ để khẩn cấp rửa mặn cho đồng ruộng.
Ông Đặng Tiến Dũng, Chi cục phó Thủy lợi tỉnh Thanh Hoá, cho biết hiện chưa thể đánh giá chính xác độ nhiễm mặn. Tuy nhiên do vỡ đê, nước biển tràn sâu nội đồng và với thời gian ngập lâu 3-4 ngày thì phải mất ít nhất 3-4 năm cải tạo mới hoàn toàn trở lại bình thường.
"Ngay sao bão, chúng tôi đã khẩn cấp tiêu hết nước biển, đưa nước ngọt vào đồng ngâm 1-2 ngày, rồi tiếp tục tiêu thoát. Tuy nhiên, cái khó bây giờ là kinh phí. Sơ bộ tính toán, với hơn 5.600 ha đất canh tác, chúng tôi sẽ phải tiến hành 5 đợt rửa mặn, mỗi đợt 5 lần tổng kinh phí khoảng 25,7 tỷ đồng", ông Dũng nói.
Tình hình còn tồi tệ hơn đối với đồng bằng sông Cửu Long, nơi sinh sống của khoảng 17 triệu người. Vùng châu thổ này có tổng diện tích gần 40 ngàn km vuông, cung ứng hơn 50% sản lượng lúa và hoa quả cho toàn quốc.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho RFI, tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, phó tổng cục trưởng tổng cục biển và hải đảo Việt Nam nhấn mạnh : « Mực nước biển dâng cao làm cho nước mặn xâm nhập ngày càng sâu vào trong đồng bằng sông Cửu Long, làm giảm diện tích đất canh tác, hủy hoại nghiêm trọng hệ sinh thái và đa dạng sinh học ».
Vùng đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước nhiều mối đe dọa như diện tích đất trồng trọt bị thu hẹp, an toàn lương thực bị đe doạ, hệ sinh thái bị hủy hoại, một số loài động thực vật có thể bị biến mất, tỷ lệ người đói nghèo gia tăng, không kiểm soát được luồng di dân, nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá, một số bệnh dịch có nguy cơ tái xuất hiện …
Theo phân tích của Viện Thổ nhưỡng nông hoá, sự nhiễm mặn đã tác động không nhỏ tới sản xuất do độ dẫn điện tăng cao lên đến 13,62-14,14ms/cm, nồng độ muối tan 0,51%, độ pH 7,13. Quá trình nhiễm mặn này không chỉ đem lại hậu quả khó khăn cho sản xuất mà còn làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt của bà con nhân dân. Hiện trong nước ngọt độ dẫn điện đã tăng lên 0,31ms/cm, độ pH 6,91.
Còn tại Nam Định, theo thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh này, hiện cũng đang có 8.765ha đất bị nhiễm mặn, trong đó có 265ha lúa, 950ha màu, 3.000ha đầm tôm. Ông Trần Đình Cao- Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định cho biết: “Tại các điểm nhiễm mặn hầu như không thể trồng được loại cây màu nào, phần lớn các diện tích hiện đang bị bỏ hoang chờ thau chua, rửa mặn mới có thể khôi phục sản xuất trở lại”.
Sự nhiễm mặn đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa như: giảm sức nảy mầm của lúa, giảm chiều cao và khả năng đẻ nhánh, hệ rễ phát triển kém, giảm sự cố định đạm sinh học và quá trình khoáng hoá đạm trong đất. Tính trung bình năng suất lúa có thể giảm tới 20-25%, thậm chí tới 50%. Ở các phần đất bị nước biển tràn vào, hàm lượng ion Na+ tới 104,44% so với 6,7% lúc bình thường.
Các biện pháp khắc phục những khó khăn của biển:
Về tự nhiên:
-Nhà nước và các cơ quan khí tượng thuỷ văn phải có những biện pháp phát hiện và thông báo báo kịp thời tình hình bão lũ cho người dân qua các phương tiện thông tin để người dân có các biện pháp phòng tránh.
-thành lập các đội cứu trợ kịp thời cho các tình huống phức tạp xảy ra. Sơ tán người dân đến nơi an toàn để giảm thiểu tối đa thiệt hại về người.
- xây đập ke bờ.
-Ðể hạn chế thiệt hại do nước biển dâng cao, trước mắt các nhà khoa học đề ra phương án cần trồng rừng ngập mặn và quy hoạch nuôi trồng thủy sản, phát triển các khu bảo tồn sinh thái; không quy hoạch khu định cư gần bờ biển, cửa sông... Nhất là, xây dựng hệ thống đê biển trong vùng ngập do nước biển dâng luôn được các quốc gia có biển trên thế giới coi đó là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng, chống và thích nghi với bão lụt, ngăn chặn nước biển dâng và xâm nhập mặn, vừa là phương thức "quai đê lấn biển" mở rộng diện tích đất ở và canh tác. Việt Nam, ngay từ đầu thế kỷ 15, ông cha ta đã xây dựng hệ thống đê biển và nó không ngừng được bổ sung, nâng cấp qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước. Ðến nay, cả nước có 2.800 km đê biển thuộc 28 tỉnh, thành phố bao gồm 110 huyện, thị xã đã và đang phát huy hiệu quả trong công tác phòng, chống thiên tai, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương có biển phát triển kinh tế - xã hội. Ðiển hình như tuyến đê biển tại huyện Giao Thủy (Nam Ðịnh), huyện khôi phục và nâng cấp được 10 km đê xung yếu, trong đó có hơn 7 km đê làm kè lát mái bảo vệ phía biển. Nhờ đó, hiện tượng sạt lở đất ở đây cơ bản được chỉnh trị, tạo điều kiện cho địa phương phát triển kinh tế -xã hội bền vững, góp phần làm giảm áp lực của cộng đồng dân cư đối với tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái đất ngập nước ven bờ.
- Có kế hoạch trồng các loại cây thích hợp dọc bờ sông, bờ bao phía sông, rạch để bảo vệ mái sông, mái bờ bao, nhất là các vị trí dễ xảy ra sạt lở, tích cực vận động nhân dân trồng cây bảo vệ bờ.
Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ các công trình bảo vệ bờ;
Rà soát xác định các vị trí có nguy cơ sạt lở cao, tiến hành cắm biển cảnh báo nguy hiểm; đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền cho nhân dân sinh sống xung quanh để biết và phòng, tránh
Kiểm tra, xử lý các bến bãi lập trái phép gây sạt lở
Kiểm tra, xử lý các trường hợp lấn chiếm, xây dựng công trình bảo vệ bờ trái phép
Kiểm tra, xem xét hồ sơ của các dự án về nạo vét kênh, rạch, cân nhắc thật kỹ về thiết kế phương án chọn, biện pháp tổ chức thi công, báo cáo khảo sát địa chất…trước khi ban hành quyết định phê duyệt
(Ví dụ: Bão: a. Nhà ở: Xây dựng các nhà ở kiên cố, thường xuyên chằng chống nhà cửa để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng bão, áp thấp nhiệt đới. Ở các cửa biển, ven biển, nơi trống trải, nếu nhà ở lợp bằng lá, tôn tráng kẽm, fibro xi măng, ngói có thể dằn lên mái nhà các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát để hạn chế tốc mái khi có bão, áp thấp nhiệt đới.
b. Công trình xây dựng: sửa chữa những công trình xuống cấp không đảm bảo an toàn, nhất là chung cư cũ; khi xây dựng công trình mới cần tính toán đến khả năng chịu lực của công trình trước sự tác động của gió bão, áp thấp nhiệt đới.
c. Cây xanh: chặt tỉa cành, nhánh của các cây cao, dễ gãy đổ, mục rỗng, nằm gần nhà ở, lưới điện…; có kế hoạch trồng cây xanh hợp lý, vừa đảm bảo tạo cảnh quan, môi trường sinh thái, vừa đảm bảo chống đỡ được gió bão, áp thấp nhiệt đới.
d. Điện, viễn thông: duy tu, sửa chữa đường dây điện, đường dây viễn thông không đảm bảo an toàn và từng bước ngầm hóa hệ thống đường dây điện, đường dây viễn thông, nhất là ở khu vực nội thành.
đ. Phương tiện, tàu thuyền: kiểm tra số lượng tàu thuyền, kiểm tra đăng kiểm, ngư trường hoạt động của tàu thuyền. Đối với các tàu thuyền không đạt tiêu chuẩn chất lượng, sẽ không gia hạn hoạt động; đối với các tàu thuyền không trang bị đủ các phương tiện an toàn thì buộc chủ tàu thuyền phải trang bị đủ mới được gia hạn hoạt động. Mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đi biển, đào tạo thuyền trưởng hạng nhỏ cho ngư dân.
e. Công trình phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: kiểm tra, gia cố bờ vùng, bờ thửa, sửa chữa các đập, cống bọng, trang bị lại các nắp cống bị hư hỏng, bổ sung nắp cống còn thiếu; kiểm tra và sửa chữa các máy bơm, trạm bơm tiêu, nạo vét kênh mương… nhằm bảo vệ sản xuất, bảo vệ ao hồ nuôi trồng thủy sản.
g. Giao thông:
- Kiểm tra hệ thống thoát nước, nạo vét các hố ga, cống rãnh bị bồi lắng, lắp đặt mới hệ thống cống… nhằm đảm bảo cho việc tiêu thoát nước trong mùa mưa bão;
- Kiểm tra, nâng cấp, sửa chữa các cây cầu yếu, không đảm bảo an toàn;
- Kiểm tra hoạt động của các bến đò ngang, đò dọc, nhất là việc trang bị các thiết bị an toàn và tải trọng cho phép của các đò…)
Về chính trị, xã hội
Ô nhiễm môi trường biển:
phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường bờ biển, quy định hướng dẫn việc kiểm soát ô nhiễm biển đối với các hoạt động hàng hải; khoan, thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí; khai thác khoáng sản; đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản; thải đổ bùn nạo vét luồng giao thông thủy, công trình biển.
xây dựng kế hoạch kiểm soát ô nhiễm biển cấp quốc gia, ngành và địa phương ven biển để ngăn chặn, xử lý và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái môi trường biển từ nguồn lục địa và nguồn biển trong phạm vi cả nước, ngành và địa phương. Xây dựng kế hoạch tập trung thực hiện đồng bộ các biện pháp về phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo hiệu quả; Áp dụng các công nghệ sạch và thân thiện với môi trường; Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động quản lý chất thải đối với nguồn lục địa và nguồn biển.( theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ).
tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về bảo vệ môi trường biển, đảo.
Bảo vệ tài nguyên biển đảo
ngăn chặn những hoạt động khai thác quá mức quy định của nhà nước, nhà nước cần ban hành những bộ luật với các biện pháp xử lý triệt để hơn để giảm thiểu các hành vi phạm
Về kinh tế:
Tình trạng đất nhiễm mặn:
Theo TS. Lê Hưng Quốc- Cục trưởng Cục Nông nghiệp (Bộ NN&PTNT), biện pháp khắc phục nhiễm mặn tốt nhất hiện nay đối với các tỉnh trên là tích cực dùng các biện pháp rửa mặn. Trước mắt, cần bố trí cân đối cơ cấu cây trồng hợp lý, nhất là cây rau màu vụ đông, trong đó bà con phải chú ý đến vấn đề cải tạo đất, nhất là phải tăng cường bón các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phế phẩm nông nghiệp đã qua ủ. Với những loại phân vô cơ, tốt nhất vẫn nên duy trì bón bình thường như phân lân, nếu có điều kiện có thể bón tăng thêm hơn so với bình thường một lượng nhất định.
Biện pháp phát triển nền kinh tế biển:
Tạo điều kiện để người dân tham gia vào các hoạt động kinh tế có quy mô và có sự đầu tư, có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn những hoạt động đánh bắt lạc hậu, thô sơ.
Cải thiện trình độ khai thác, nâng cấp cơ sở hạ tầng, các phương tiện đánh bắt hiện đại hơn.
Đảm bảo cho sự cân bằng giữa khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản.
Xây dựng thương hiệu biển:
Hội thảo “Từ cảng nước sâu đến khu kinh tế biển” nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một “thương hiệu biển Việt Nam”. Đây đúng là việc mà cả nhà nước và nhân dân phải cùng làm, trong đó những cơ quan chức năng nhà nước có trách nhiệm thảo ra những chương trình xây dựng thương hiệu một cách khoa học và đồng bộ, tíen hàng từng bước hoạt động xây dựng thương hiệu, còn các địa phương cùng nhân dân đang tham gia làm kinh tế biển trong toàn cõi Việt Nam thì cần ý thức một cách rõ ràng sự cấp thiết phải xây dựng thương hiệu biển cho tất cả những hoạt động kinh tế biển, cho tất cả những mặt hàng thuộc kinh tế biển của mình, từ con cá đánh bắt ngoài biển khơi tới những cảng nước sâu và những khu kinh tế biển, những thành phố biển.Như lâu nay, mỗi con cá được ngư dân đánh bắt khi xuất khẩu bị người ta truy tầm xuất xứ, thì câu trả lời của cơ quan xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu lại giống như câu trả lời hồn nhiên của ngư dân: Đánh bắt từ biển, chứ từ đâu! Nhưng bây giờ những quốc gia nhập khẩu thủy hải sản của Việt Nam lại yêu cầu chúng ta phải xuất trình được “chứng minh thư” của từng mặt hàng thủy hải sản, nói rõ chúng được nuôi trồng ở đâu, trong những điều kiện như thế nào, được đánh bắt ở vùng biển nào, có bị ô nhiễm hay không? Tóm lại, mỗi mặt hàng từ biển của Việt Nam khi muốn ra thế giới đều phải chứng minh được tính minh bạch và sự “trong sạch” của mình, cũng như chứng minh được chúng không phải là những mặt hàng bị khai thác cạn kiệt bất chấp sự sống của môi trường thiên nhiên.
Bổ sung thêm về các nguồn tài nguyên ven biển: muối, rừng ngập mặn. Giao thông vận tải biển phát triển như thế nào? Vv…..
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tailieutonghop.comkho_khan_va_bien_phap_khac_phuc_kho_khan_cua_bien.docx