Khó khăn tâm lí của giáo viên Tiểu học khi đánh giá bằng nhận xét cho học sinh ở một số trường Tiểu học tại thành phố Sơn La

Tài liệu Khó khăn tâm lí của giáo viên Tiểu học khi đánh giá bằng nhận xét cho học sinh ở một số trường Tiểu học tại thành phố Sơn La: TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 42 - 47 42 KHÓ KHĂN TÂM LÍ CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC KHI ĐÁNH GIÁ BẰNG NHẬN XÉT CHO HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƢỜNG TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ SƠN LA Lê Thị Thu Hà Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Đánh giá học sinh bằng nhận xét đã được nhiều trường học ở các quốc gia trên thế giới áp dụng. Ở Việt Nam, xu thế này đã bắt đầu được áp dụng từ năm học 2014 - 2015 khi Thông tư 30/2014/TT - BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực. Tuy nhiên, khi đánh giá theo hướng này, giáo viên gặp phải không ít khó khăn và thách thức. Với bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến thực trạng khó khăn tâm lí của giáo viên tiểu học khi đánh giá học sinh bằng nhận xét ở một số trường tiểu học tại thành phố Sơn La. Khó khăn đó được biểu hiện cụ thể trong các mặt nhận thức, thái độ, hành vi của giáo viên khi tiến hành đánh giá bằng nhận xét. Các biểu hiện của các khó khăn xuất hiện với những mức độ khác nhau và chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khó khăn tâm lí của giáo viên Tiểu học khi đánh giá bằng nhận xét cho học sinh ở một số trường Tiểu học tại thành phố Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 42 - 47 42 KHÓ KHĂN TÂM LÍ CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC KHI ĐÁNH GIÁ BẰNG NHẬN XÉT CHO HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƢỜNG TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ SƠN LA Lê Thị Thu Hà Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Đánh giá học sinh bằng nhận xét đã được nhiều trường học ở các quốc gia trên thế giới áp dụng. Ở Việt Nam, xu thế này đã bắt đầu được áp dụng từ năm học 2014 - 2015 khi Thông tư 30/2014/TT - BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực. Tuy nhiên, khi đánh giá theo hướng này, giáo viên gặp phải không ít khó khăn và thách thức. Với bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến thực trạng khó khăn tâm lí của giáo viên tiểu học khi đánh giá học sinh bằng nhận xét ở một số trường tiểu học tại thành phố Sơn La. Khó khăn đó được biểu hiện cụ thể trong các mặt nhận thức, thái độ, hành vi của giáo viên khi tiến hành đánh giá bằng nhận xét. Các biểu hiện của các khó khăn xuất hiện với những mức độ khác nhau và chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau. Từ khóa: Đánh giá bằng nhận xét, giáo viên tiểu học, khó khăn tâm lí. 1. Đặt vấn đề Khó khăn tâm lí là những nét tâm lí cá nhân nảy sinh trong quá trình hoạt động của chủ thể, gây cản trở, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình và hiệu quả hoạt động của chủ thể. Vấn đề khó khăn tâm lí (KKTL) đã được các nhà nghiên cứu xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều khách thể với nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu phát hiện ra KKTL trong việc đánh giá (ĐG) bằng nhận xét (NX) cho học sinh tiểu học (HSTH) thì còn ít được đi sâu tìm hiểu, nhất là với học sinh tiểu học ở thành phố trẻ ở vùng Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng. Ở Việt Nam, các tác giả chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các KKTL trong giao tiếp, trong hoạt động học tập của học sinh, sinh viên. Về đánh giá bằng nhận xét, thông tư 30/2014/TT - BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo có ghi rõ: “Trong đánh giá thường xuyên, giáo viên ghi những lời nhận xét đáng chú ý nhất vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục, những kết quả học sinh đã đạt được hay chưa đạt được; biện pháp cụ thể giúp học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; các biểu hiện cụ thể về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; những điều cần đặc biệt lưu ý để giúp cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân, nhóm học sinh trong học tập, rèn luyện”. [1] Thực tiễn cho thấy, “Việc đánh giá bằng nhận xét có tác động mạnh mẽ đến các mặt tâm lí của học sinh tiểu học. Nó có thể thúc đẩy sự hình thành và phát triển nhân cách lành mạnh cho học sinh nhưng cũng có thể gây cản trở, gây khó khăn cho quá trình này, nếu như giáo viên không biết cách nhận xét” [3]. Hơn nữa, đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng nhận xét là một hoạt động khá phức tạp, đòi hỏi những người đánh giá phải có cái nhìn sâu sắc và cần có căn cứ cụ thể. Những phản hồi về kết quả học tập của học sinh phải thật sự có ý  Ngày nhận bài: 26/9/2016. Ngày nhận đăng: 15/6/2017 Liên lạc: Lê Thu Hà, e - mail: lehatbu@gmail.com 43 nghĩa đối với bản thân mỗi học sinh vì có như vậy mới tác động đến nhận thức và hành vi của học sinh. [5]. Thông tư 30/2014/TT - BGDĐT của Bộ Giáo dục - Đào tạo đã tạo nên một sự chuyển biến trong kiểm tra, đánh giá ở bậc tiểu học. Thông tư thể hiện quan điểm giáo dục toàn diện trong giáo dục tiểu học, tạo điều kiện để học sinh phát triển các năng lực, phẩm chất và kĩ năng sống. Tuy nhiên, nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện đòi hỏi giáo viên, các cấp quản lý và cả xã hội cần có những giải pháp để hoàn thiện nhằm thực hiện việc đánh giá học sinh bằng nhận xét đạt được hiệu quả cao nhất. Những khó khăn mà giáo viên gặp phải là khối lượng công việc quá tải về thời gian và công sức bỏ ra khi đánh giá theo nhận xét [6]. Thành phố Sơn La có 14 trường tiểu học, việc ĐG học sinh tiểu học được thực hiện theo những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sự thay đổi đánh giá học sinh thường xuyên bằng điểm số sang đánh giá bằng NX cũng gây không ít khó khăn cho giáo viên tiểu học. Bài viết đề cập đến thực trạng KKTL của giáo viên tiểu học ở một số trường tiểu học tại thành phố Sơn La khi ĐG bằng NX cho học sinh tiểu học. Không chỉ là những khó khăn về nhận thức, thái độ mà còn là những khó khăn về thói quen, hành vi khi đánh giá học sinh bằng nhận xét. 2. Nội dung 2.1. Thực trạng KKTL của giáo viên khi ĐG học sinh bằng NX ở một số trường tiểu học tại TP Sơn La Xoay quanh vấn đề đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT - BGDĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo, có rất nhiều thắc mắc - hỏi đáp của giáo viên tiểu học về mục đích, nội dung, nguyên tắc, phương pháp đánh giá.... Trong đó, giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá bằng nhận xét. Chẳng hạn, giáo viên băn khoăn về vấn đề: “Trong đánh giá thường xuyên hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập, khi nào giáo viên dùng lời nói, khi nào thì nên viết vào vở, phiếu học tập của học sinh?” hay “Giáo viên bộ môn dạy nhiều lớp, nhiều học sinh nên việc nhận xét rất mất nhiều thời gian. Vậy giáo viên bộ môn sẽ thực hiện việc đánh giá như thế nào cho hiệu quả?”[4]. Chúng tôi tiến hành khảo sát KKTL của 89 giáo viên tiểu học. Trong đó, bao gồm 58 giáo viên chủ nhiệm, 22 giáo viên chuyên và 09 cán bộ quản lí của 3 trường tiểu học: Trường Tiểu học Ngọc Linh, Trường Tiểu học Quyết Tâm, Trường Tiểu học Hua La. KKTL của họ được biểu hiện trên 3 mặt: Nhận thức, thái độ và hành vi. Với câu hỏi: Anh (chị) thường gặp những khó khăn tâm lí sau ở những mức độ nào khi đánh giá học sinh bằng nhận xét? Tương ứng với mỗi khó khăn tâm lí của GV chúng tôi liệt kê một số biểu hiện và đề nghị GV đánh dấu vào các mức độ “thường xuyên”, “thỉnh thoảng”, “không bao giờ”. Sau đó chúng tôi cho điểm theo mức 3đ - 2đ - 1đ; Với thang đánh giá là: 2 3:X  Khó khăn; 1 2:X  Có khó khăn nhưng không nhiều; 1:X  Không khó khăn. Chúng tôi đã tiến hành xử lí số liệu và kết quả thu được ở các Bảng 1, 2, 3 như sau: 44 Bảng 1. KKTL của giáo viên qua biểu hiện về nhận thức khi ĐG bằng NX STT Mức độ Biểu hiện ∑ X Thứ bậc 1 Chưa có hiểu biết nhiều về ĐG bằng NX. 153 1,72 4 2 Nhận thức về động cơ ĐG học sinh bằng NX chưa rõ ràng. 219 2,46 2 3 Chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của ĐG học sinh bằng NX 213 2,39 3 4 Chưa có hiểu biết đầy đủ về kĩ thuật ĐG bằng NX 237 2,66 1 Hầu hết giáo viên đều gặp khó khăn “Chưa có hiểu biết về kĩ thuật đánh giá bằng nhận xét” ( 2,66X  ). Để nhận xét học sinh bằng lời và bằng chữ theo đúng tinh thần “vì sự tiến bộ của người học”, “không so sánh học sinh này với học sinh khác” thì giáo viên còn tỏ ra thiếu hiểu biết về các kĩ thuật như: Dùng lời nói, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, câu từ...mang tính chất tích cực khi nhận xét học sinh. Mục đích của đánh giá bằng nhận xét là giảm áp lực về điểm số cho học sinh, hình thành “động cơ bên trong” cho học sinh trong quá trình học tập. Song không phải thầy cô nào cũng hiểu được điều ấy. Chính vì thế mà giáo viên gặp khó khăn “Nhận thức về động cơ đánh giá bằng nhận xét chưa rõ ràng”, và “Chưa nhận thức sâu sắc vai trò của đánh giá học sinh bằng nhận xét”. Bảng 2. KKTL của giáo viên qua biểu hiện về thái độ khi ĐG bằng NX STT Mức độ Biểu hiện ∑ X Thứ bậc 1 Chán nản khi phải NX quá nhiều 245 2,75 3 2 Chủ quan trong ĐG học sinh bằng NX 131 1,47 6 3 Thiếu kiên nhẫn trong NX học sinh 199 2,24 5 4 Mệt mỏi vì phải ghi quá nhiều NX vào hồ sơ, sổ sách 263 2,95 1 5 Cảm thấy nhiều áp lực trong việc ĐG bằng NX 205 2,3 4 6 Không hứng thú với việc ĐG bằng NX 258 2,89 2 Những khó khăn tâm lí được biểu hiện về mặt thái độ của giáo viên khi ĐG bằng NX cũng khá đa dạng. Có thể thấy, khó khăn “Mệt mỏi vì phải ghi quá nhiều nhận xét vào hồ sơ, sổ sách” là khó khăn lớn nhất ( 2,95X  ). Thay vì việc chấm điểm như trước đây, giáo viên phải nhận xét học sinh, phải ghi lời nhận xét hàng tháng về các mặt: Môn học và hoạt động giáo dục; phẩm chất; năng lực của học sinh vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Ngoài ra, hàng ngày, hàng tuần cũng phải ghi những lời nhận xét cụ thể về ưu nhược điểm của học sinh vào vở bài tập để các em biết hướng sửa chữa. Điều này đã khiến cho khối lượng công việc của giáo viên rất lớn, nên họ luôn cảm thấy chán nản, mệt mỏi... Vì công việc này đòi hỏi cần nhiều thời gian, tâm huyết... chính vì thế đa phần giáo viên thích đánh giá bằng điểm số hơn. Cho nên họ “Không hứng thú với đánh giá bằng nhận xét”; “Chán nản khi phải nhận xét quá nhiều”. Khó khăn “Chủ quan trong đánh giá học sinh bằng nhận xét” ở mức độ thấp nhất 45 ( 1,47X  ). Đa số giáo viên đều nhận thức được việc đánh giá trách nhiệm của mình nên họ ít chủ quan trong đánh giá học sinh. Bảng 3. KKTL của giáo viên qua các biểu hiện về hành vi khi ĐG bằng NX STT Mức độ Biểu hiện ∑ X Thứ bậc 1 Lúng túng, thiếu linh hoạt khi đưa ra lời NX phù hợp với HS 247 2,77 2 2 Chưa thích ứng với phương thức ĐG HS bằng NX 171 1,92 6 3 Khó đưa ra những câu từ NX mang tính tích cực đối với HS một cách thường xuyên 261 2,93 1 4 Chưa từ bỏ thói quen “so sánh học sinh” trong NX bằng lời 186 2,09 5 5 Chưa quen với việc NX vì sự tiến bộ của học sinh 221 2,48 4 6 NX một cách “hình thức” để hoàn thiện hồ sơ cho HS 234 2,63 3 KKTL của giáo viên khi ĐG bằng NX được biểu hiện sinh động nhất qua “hành vi” của họ. Giáo viên gặp khó khăn lớn nhất là “Khó đưa ra những câu từ nhận xét mang tính tích cực đối với học sinh một cách thường xuyên” ( 2,93X  ). Những lời nhận xét mang tính tích cực như “Cô tin là con sẽ làm được!”, “Cô rất vui vì con đã làm xong bài tập”, “Cô nghĩ sẽ tốt hơn nếu con...”,... thì không phải giáo viên nào cũng có thói quen dùng để nhận xét học sinh. 2.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến KKTL của giáo viên khi ĐG bằng NX Những KKTL mà giáo viên gặp phải khi đánh giá bằng NX chịu ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân kể cả chủ quan lẫn khách quan. Với câu hỏi: Theo anh (chị), những nguyên nhân sau ảnh hưởng đến KKTL của giáo viên khi đánh giá bằng NX ở những mức độ nào? Chúng tôi liệt kê một số nguyên nhân và đề nghị GV đánh dấu vào các mức độ “Nhiều”, “ít”, “không ảnh hưởng”. Sau đó chúng tôi cho điểm theo mức 3đ - 2đ - 1đ; Với thang đánh giá là: 2 3:X  Ảnh hưởng nhiều; 1 2:X  Có ảnh hưởng nhưng không nhiều; 1:X  Không ảnh hưởng. Chúng tôi đã tiến hành xử lí số liệu và thu được kết quả thu được ở Bảng 4, 5 như sau: Bảng 4. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến KKTL của giáo viên khi ĐG bằng NX STT Mức độ Nguyên nhân ∑ X Thứ bậc 1 Do thiếu kinh nghiệm ĐG bằng NX 233 2,62 3 2 Do bản thân chưa quen với việc ĐG thường xuyên bằng NX 179 2,01 5 3 Do bản thân chưa tích cực với việc ĐG 203 2,28 4 4 Do khả năng thích ứng của bản thân với cách ĐG bằng NX chưa cao 177 1,98 6 5 Do không hứng thú với việc ĐG bằng NX 265 2,98 1 6 Do chịu ảnh hưởng nặng nề của ĐG truyền thống 242 2,72 2 46 Bảng 5. Nguyên nhân khách quan dẫn đến KKTL của giáo viên khi ĐG bằng NX STT Mức độ Nguyên nhân ∑ X Thứ bậc 1 Do thiếu tài liệu liên quan đến ĐG bằng NX 132 1,48 10 2 Do ĐG bằng NX khó 189 2,12 7 3 Do chưa được hướng dẫn cách ĐG bằng NX một cách cụ thể 155 1,74 8 4 Việc tuyên truyền, giải thích hướng dẫn của các cấp quản lý giáo dục chưa hiệu quả, chưa tường minh 135 1,52 9 5 Chưa có bộ chuẩn chung hay bộ tiêu chí chung để ĐG 255 2,86 3 6 Do ĐG bằng NX tốn nhiều thời gian 258 2,9 2 7 Do cấp trên yêu cầu phải hoàn thành nhiều sổ sách 235 2,64 5 8 Do nhận thức của phụ huynh về ĐG bằng NX còn hạn chế 210 2,35 6 9 Do sự thiếu hợp tác của phụ huynh trong việc ĐG bằng NX 245 2,75 4 10 Do phải NX quá nhiều HS 264 2,97 1 Như vậy, có thể thấy nguyên nhân ảnh hưởng nhiều nhất đến KKTL của giáo viên là “Do phải nhận xét quá nhiều HS”, “Do ĐG bằng NX tốn nhiều thời gian”; “Do không hứng thú với ĐG bằng NX”, bởi giáo viên “chịu ảnh hưởng nặng nề của cách đánh giá truyền thống”. Một số giáo viên Trường Tiểu học Ngọc Linh cho rằng: “Nếu như sĩ số lớp học là 25 học sinh/lớp thì dường như đánh giá bằng nhận xét sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Lớp chúng tôi dạy có đến 40 học sinh thì việc nhận xét thường xuyên cho từng em học sinh là rất khó” Dường như giáo viên vẫn thích hướng đánh giá cũ tức là đánh giá thường xuyên bằng điểm số với các môn Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lí. Họ cho rằng, đánh giá bằng nhận xét tốn nhiều thời gian, công sức nên giáo viên vất vả hơn. Chấm điểm dù đông học sinh nhưng vẫn nhanh hơn đánh giá bằng NX. Hơn nữa, giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong việc ĐG bằng NX. Chính vì thế đánh giá bằng nhận xét đôi khi còn “hình thức” thậm chí “chống đối” để phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra của cấp trên. 3. Kết luận Việc ĐG học sinh tiểu học bằng NX là việc làm rất cần thiết đối với nền giáo dục hiện đại. Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng có thể “sẵn sàng” trong việc ĐG học sinh theo hướng này. Giáo viên tiểu học của một số trường tiểu học ở thành phố Sơn La khi ĐG học sinh theo hướng này cũng gặp muôn vàn khó khăn về mặt tâm lí, được biểu hiện qua các mặt: nhận thức, thái độ, hành vi. Mỗi biểu hiện khó khăn được xếp theo các thứ bậc khác nhau. Những khó khăn lớn nhất mà giáo viên gặp phải đó là: chưa có hiểu biết về kĩ thuật ĐG học sinh bằng nhận xét; chán nản khi phải NX quá nhiều; Chính vì thế mà “khó quan tâm đến tất cả học sinh trong lớp”. Các khó khăn này do nhiều nguyên nhân từ phía giáo viên, các cấp quản lí, học sinh... Năm học 2016 - 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai chỉnh sửa một số nội dung trong Thông tư 30/2014/TT - BGDĐT thành Thông tư 22/2016/TTBGDĐT và chính thức có hiệu lực từ 06/11/2016. Trong đó có sự thay đổi cơ bản về việc giảm tải hồ sơ 47 sổ sách cho giáo viên [2]. Đây cũng là một trong những giải pháp để tránh tình trạng “hình thức” trong đánh giá bằng nhận xét. Chúng tôi hi vọng trong thời gian tới, việc triển khai một cách cụ thể các “kĩ thuật ĐG bằng NX trong giờ lên lớp” sẽ được tổ chức một cách rộng rãi trên địa bàn các tỉnh miền núi Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng; góp phần nâng cao hiệu quả ĐG của các giáo viên tiểu học đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Thông tư số 30/2014/TT - BGDĐT ngày 28/8/2014 về “Quy định đánh giá học sinh tiểu học”. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016). Thông tư số 22/2016/TT - BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT - BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo. [3] Nguyễn Khải Hoàn - Nguyễn Bá Đức (2015). Đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực. Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên. [4] Nguyễn Hữu Hợp (2015). Hướng dẫn thực hiện đánh giá học sinh tiểu học (theo Thông tư 30/2014/TT - BGDĐT). Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội. [5] Trịnh Thị Hương - Nguyễn Ngọc Diệp - Nguyễn Túy An (2015). Đánh giá học sinh tiểu học bằng nhận xét, tiếp cận từ phía người học, Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế về Đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực. Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên. [6] Ngô Minh Oanh (2015). Giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá bằng nhận xét của giáo viên đối với học sinh tiểu học theo thông tư 30/2014/BGDĐT của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế về Đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực. Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên. CHALLENGES FACED BY PRIMARY TEACHERS IN SON LA WHEN MAKING FORMATIVE ASSESSMENT ON THEIR STUDENTS’ PROGRESS Le Thi Thu Ha Tay Bac University Abstract: Formative assessment has been widely used at primary level worldwide. In Vietnam, the implementation of formative assessment across this level has begun since the school year 2014 - 2015 in the light of Circular No.30/2014 issued by Ministry of Education and Training in 2014. However, during the practice, primary teachers in general and those teaching in Son La city area in particular have been facing a number of challenges which are carefully investigated in this study. The findings showed that these challenges result from teacher perception, attitude, and behaviors towards formative assessment. The findings also suggested that perception, attitude and behaviors towards formative assessment among teacher population in Son La city primary schools are different and affected by a number of factors. Keywords: Challenge, formative assessment, primary teacher.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf18_3242_2135960.pdf
Tài liệu liên quan