Khía cạnh giới trong phân công lao động gia đình

Tài liệu Khía cạnh giới trong phân công lao động gia đình: Xã hội học thực nghiệm Xó hội học, số 4(104), 2008 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 44 KHíA CạNH Giới trong phân công lao động gia đình Nguyễn Hữu Minh I. thực trạng phân công lao động theo giới trong gia đình Công việc trong gia đình thường được chia thành một số loại hình như nội trợ, sản xuất kinh doanh hộ gia đình, chăm sóc thành viên trong gia đình (con nhỏ, người già, người đau ốm), giao tiếp (cụ thể như tiếp khách đến, đại diện gia đình giao tiếp với chính quyền). Các nhóm công việc này, đến lượt mình lại được phân ra chi tiết hơn. Chẳng hạn, công việc nội trợ thường được hiểu là công việc tái sản xuất liên quan đến việc chăm sóc và duy trì hộ gia đình như: Nấu ăn, giặt giũ, mua thức ăn hàng ngày, dọn dẹp nhà cửa. Công việc sản xuất - kinh doanh cũng được chia ra thành các loại hình trồng trọt, chăn nuôi, lâm - ngư nghiệp, dịch vụ. Trên cơ sở sự phân loại như vậy, các nghiên cứu về phân công lao động trong gia đình thường tập trung và...

pdf13 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 3100 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khía cạnh giới trong phân công lao động gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học thực nghiệm Xó hội học, số 4(104), 2008 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 44 KHíA CạNH Giới trong phân công lao động gia đình Nguyễn Hữu Minh I. thực trạng phân công lao động theo giới trong gia đình Công việc trong gia đình thường được chia thành một số loại hình như nội trợ, sản xuất kinh doanh hộ gia đình, chăm sóc thành viên trong gia đình (con nhỏ, người già, người đau ốm), giao tiếp (cụ thể như tiếp khách đến, đại diện gia đình giao tiếp với chính quyền). Các nhóm công việc này, đến lượt mình lại được phân ra chi tiết hơn. Chẳng hạn, công việc nội trợ thường được hiểu là công việc tái sản xuất liên quan đến việc chăm sóc và duy trì hộ gia đình như: Nấu ăn, giặt giũ, mua thức ăn hàng ngày, dọn dẹp nhà cửa. Công việc sản xuất - kinh doanh cũng được chia ra thành các loại hình trồng trọt, chăn nuôi, lâm - ngư nghiệp, dịch vụ. Trên cơ sở sự phân loại như vậy, các nghiên cứu về phân công lao động trong gia đình thường tập trung vào việc nêu lên thực trạng ai làm việc gì trong gia đình, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vào sự phân công lao động giữa vợ và chồng. Cho đến nay, phân công lao động trong gia đình chủ yếu được nghiên cứu ở khu vực nông thôn, nơi sự khác biệt về giới thể hiện rõ nét hơn cả. Các nghiên cứu đã công bố cũng tập trung chủ yếu ở Bắc bộ và Nam bộ. Nghiên cứu ở miền Trung ít được thực hiện hơn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số cuộc nghiên cứu lớn như Điều tra Gia đình Việt Nam 2006 (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và các cơ quan khác 2008), Khảo sát Thực trạng Bình đẳng giới ở Việt Nam 2005 (Trần Thị Vân Anh và Nguyễn Hữu Minh 2008) đã có số liệu đại diện toàn quốc có thể so sánh ở cấp độ thành thị - nông thôn và các vùng kinh tế-sinh thái. Điều tra Gia đình Việt Nam 20064TP0F1P4T với mẫu đại diện quốc gia về hộ gia đình có thể coi là cuộc điều tra lớn gần đây nhất cung cấp thông tin về phân công lao động theo giới trong gia đình Việt Nam. Những số liệu này là cơ sở để tác giả rút ra những nhận xét tổng quát. Kết quả Điều tra gia đình Việt Nam 2006 chỉ ra sự bảo lưu của khuôn mẫu phân công lao động theo giới truyền thống trong các gia đình. Kể cả về nhận thức và hành vi, người phụ nữ và nam giới đều được gắn cho những loại công việc nhất định, được coi là phù hợp với giới của mình. Chẳng hạn, đối với người phụ nữ/người vợ đó là 1 Cuộc điều tra được tiến hành tại 775 phường/xã với 9300 hộ gia đình. Có 8573 đại diện hộ gia đình ở độ tuổi 18-60, 2664 người cao tuổi ở độ tuổi 61 trở lên và 2452 trẻ vị thành niên độ tuổi 15-17 đã được phỏng vấn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan khác 2008). Nguyễn Hữu Minh 45 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn các công việc nội trợ, chăm sóc trẻ em, giữ tiền, chăm sóc người già/người ốm, còn người đàn ông/người chồng chịu trách nhiệm với các công việc sản xuất kinh doanh, tiếp khách lạ, thay mặt gia đình giao tiếp với chính quyền. Tỷ lệ quan niệm rằng phụ nữ thích hợp với công việc nội trợ là 90,1% người từ 61 tuổi trở lên; 90,4% những người từ 18-60 tuổi; và 79,3% những vị thành niên 15 - 17 tuổi chưa xây dựng gia đình. Số người quan niệm nam giới thích hợp với công việc nội trợ chỉ chiếm tỷ lệ chưa đến 1%. Tỷ lệ coi công việc sản xuất phù hợp với người chồng cao hơn so với người vợ ở cả ba nhóm tuổi: 30,4% so với 5,0%; 29,8% so với 8,0%; 29,8% so với 3,8%. Sự phân công lao động gia đình trong thực tế cũng tương tự. Đại bộ phận người vợ làm chính công việc “nội trợ”, “giữ tiền” hay “chăm sóc trẻ em”. Tỷ lệ người vợ tham gia các công việc vừa nêu cao hơn đáng kể cho với người chồng: 82,5% so với 3,5% đối với nội trợ; 73,9% so với 9,3% về việc “giữ tiền”; và 68,3% so với 2,4%chăm sóc trẻ em. Trong khi đó, người chồng chiếm tỷ lệ cao hơn vợ trong các loại công việc khác như “thay mặt gia đình giao tiếp với chính quyền”: 62,7% so với 18,1%; “tiếp khách”: 46,1% so với 17,5%; “sản xuất kinh doanh: 36,7% so với 27,6%. (Bộ VH, TT&DL và các cơ quan khác 2008: 76 và 78). Các công việc phục vụ sinh hoạt gia đình đã nêu ở trên thể hịên rõ nét sự phân biệt giới. Đối với công việc sản xuất kinh doanh, những khác biệt giới diễn ra đa dạng hơn tùy thuộc vào cách thức tổ chức hoạt động tạo thu nhập ở mỗi gia đình và điều kiện ở địa phương. Các hoạt động sản xuất kinh doanh ở hộ gia đình thường có sự tham gia của hầu hết các thành viên. Tuy nhiên, vai trò chính vẫn thuộc về chủ hộ và vợ/chồng, còn con cái và các thành viên khác trong gia đình chỉ tham gia một phần. Chẳng hạn, phụ nữ và nam giới tham gia vào tất cả các khâu của hoạt động trồng trọt. Tuy nhiên, phụ nữ thường chịu trách nhiệm ở một số khâu nhất định như gieo trồng và bán sản phẩm, còn nam giới đảm nhiệm nhóm công việc làm đất, phun thuốc sâu. Một số khâu công việc như bón phân, thu hoạch thì có sự tham gia tương đối đồng đều của cả nữ và nam. Về chăn nuôi, người vợ chịu trách nhiệm chính đối với chăn nuôi lợn và gia cầm ở phạm vi gia đình, còn một số loại hình chăn nuôi thủy, hải sản ở quy mô lớn hơn thì người vợ tham gia ít hơn. Đối với chăn nuôi gia súc và đại gia súc, như trâu, bò, dê thì sự khác biệt giữa nam và nữ là không lớn. Sự phân công lao động theo giới thể hiện rất rõ ở các hoạt động dịch vụ. Nam giới chủ yếu làm các dịch vụ đòi hỏi sức cơ bắp hoặc làm việc với máy móc. Ngược lại, những người vợ thường chịu trách nhiệm về việc buôn bán, và dịch vụ ăn uống vì họ cho rằng phụ nữ khéo mời khách hơn, khéo bày hàng hơn đàn ông. Khớa cạnh giới trong phõn cụng lao động gia đỡnh Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 46 Đối với hoạt động ngư nghiệp thì nam giới chủ yếu thực hiện đánh bắt thuỷ, hải sản, còn phụ nữ đảm nhận chế biến và bán sản phẩm. Về lâm nghiệp, nam giới chịu trách nhiệm phần lớn các công việc liên quan đến rừng, nhất là ở khâu làm đất và trồng rừng, còn phụ nữ thì chủ yếu khai thác lâm sản phụ. (Lê Thái Thị Băng Tâm 2008: 155-158). Khuôn mẫu phân công lao động theo giới như trên thể hiện tương đối nhất quán ở các nhóm xã hội khác nhau như sống ở đô thị hay nông thôn, các vùng kinh tế-sinh thái, nhóm tuổi, mức sống, dân tộc (trừ một số dân tộc theo chế độ mẫu hệ), hay trình độ học vấn của người trả lời. Nhiều người dân cho rằng, sự phân công lao động theo giới “đàn ông làm việc nặng, đàn bà làm việc nhẹ” như vậy là hợp lý trong điều kiện lao động kỹ thuật và cơ giới chưa phổ biến ở các vùng nông thôn, miền núi và đặc điểm sinh học của mỗi giới còn có vai trò quan trọng trong sản xuất. Một nam nông dân trong gia đình 3 thế hệ ở Trà Vinh lập luận: "Nói về làm ruộng, nam thì làm việc nặng hơn, còn nữ thì làm việc nhẹ thôi. Như là cày ruộng hay gánh nước, gánh phân thì tôi với mấy đứa con trai làm, còn bó với nhổ cỏ thì vợ với mấy đứa con dâu tôi làm. Cũng như là chặt cây thì bà xã đi theo bó với thu rác lại còn việc leo trèo thì tôi với mấy đứa con trai làm. (Bộ VH, TT&DL và các cơ quan khác 2008: 76) Tuy nhiên, số liệu Điều tra Gia đình Việt Nam 2006 cũng cho thấy đã có sự thay đổi quan niệm về sự tham gia của phụ nữ và nam giới vào những công việc vốn trước đây được quan niệm là của giới này hay giới kia. Chẳng hạn, khoảng 62% người trả lời ở 3 nhóm tuổi cho rằng công việc sản xuất kinh doanh đều phù hợp với cả nam và nữ. Đồng thời, có tỷ lệ cao những người trả lời ở ba nhóm tuổi coi việc chăm sóc người già/người ốm hay tiếp khách và thay mặt gia đình giao tiếp với chính quyền là phù hợp với cả hai giới: 46,4%, 42,3% và 48,8% đối với việc chăm sóc người già/người ốm; 35,7%, 34,9% và 36,2% đối với việc tiếp khách và 21,3%, 21,8% và 25,4% thay mặt gia đình giao tiếp với chính quyền. (TL đã dẫn: 77) Trong thực tế, khi người phụ nữ tham gia vào các công việc sản xuất và hoạt động xã hội thì công việc gia đình hầu như được chia sẻ nhiều hơn giữa vợ và chồng. Bản thân người phụ nữ và nam giới cũng đã sẵn sàng cho việc thay đổi vai trò truyền thống của mình. Một chủ hộ nam ở khu vực đô thị Hải Phòng nói: “Nhà mình ai rỗi thì làm, vợ đi làm thì chồng đi chợ mà” (TL đã dẫn: 78). Đặc biệt, đối với những hộ gia đình mà người vợ đóng vai trò trụ cột kinh tế thì sự tham gia của họ đối với việc nội trợ, chăm sóc chồng con giảm đi đáng kể. Trong Nguyễn Hữu Minh 47 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn những trường hợp này, vai trò truyền thống của người vợ chăm lo các công việc gia đình được chuyển giao cho người chồng hoặc các thành viên khác trong gia đình. Một phụ nữ nông dân ở Trà Vinh cho biết: "Chị thì bận tối ngày. Cơm nước thì có mấy đứa nhỏ nó làm... Khi nào không có mấy nhỏ nó cơm nước thì anh ý vô làm. Chị thì ít cơm nước lắm. Chị bận may đồ, thì anh ý phụ giúp lặt vặt. Chị đi công tác, đi họp hành, tập huấn tùm lum suốt ngày à... Chị làm thì làm, không có nhà thì anh ý làm. (Tl đã dẫn: 78) Đối với việc chăm sóc, giáo dục con cái, số liệu Điều tra Gia đình Việt Nam 2006 cho thấy, tính chung đối với nhóm trẻ dưới 15 tuổi, người mẹ dành thời gian chăm sóc con cái cao hơn đáng kể so với người bố (trang 104). Một số nghiên cứu ở quy mô nhỏ hơn về giáo dục con cái cũng cho thấy sự tham gia của người chồng trong công việc này ít hơn đáng kể so với người vợ. Đối với các hoạt động như Họp phụ huynh học sinh, Giúp con học thêm ở nhà, tỷ lệ người vợ đảm nhận chủ yếu công việc này đều cao gấp 2-3 lần so với người chồng. Chỉ có việc Dạy bảo, đưa con vào kỷ luật là có sự khá cân bằng giữa vợ và chồng (Vũ Thị Thanh 2007). Nhìn chung, những người vợ vẫn đảm nhận chính các công việc trong nhà và “đối nội”, trong khi đó, người chồng phụ trách chính các công việc ngoài nhà và “đối ngoại”. Tuy vậy, số liệu ở hầu hết các nghiên cứu cũng cho thấy, trong khi một số công việc như nội trợ, chăm sóc trẻ em, giữ tiền có sự khác biệt về giới tính rõ nét, thì một số công việc khác như sản xuất kinh doanh, chăm sóc người già/người ốm, tiếp khách, thay mặt gia đình giao tiếp với chính quyền có xu hướng giảm dần sự khác biệt giới tính, thể hiện ở tỷ lệ đáng kể cả hai vợ chồng cùng làm chính các công việc này. Còn có ít nghiên cứu đề cập về hậu quả của sự khác biệt giới trong phân công lao động gia đình. Tuy nhiên, điều có thể thấy rõ là hoạt động của người phụ nữ chủ yếu bị giới hạn trong phạm vi gia đình. Trong khi đó nam giới được chuẩn bị để tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội ngoài phạm vi gia đình, có cơ hội để thăng tiến trong nghề nghiệp và thu nhập cao. Điều này có thể tạo nên những xung đột về vai trò, trách nhiệm cũng như khác biệt đóng góp thu nhập giữa phụ nữ và nam giới (Lê Ngọc Văn 2002: 55). Một hệ quả khác là các công việc chăm sóc, nuôi dưỡng, cho đến nay vốn do phụ nữ thực hiện là chính, thường không được lượng hoá bằng tiền. Do vậy khi tính đến việc đóng góp kinh tế cho gia đình thì phụ nữ thường bị đánh giá thấp và được coi là có vai trò kém hơn nam giới (Đỗ Thị Bình và Trần Thị Vân Anh 2003: 25). Do đó, cần có sự đánh giá công bằng cho những lao động dường như là nhỏ nhặt, vụn vặt trong Khớa cạnh giới trong phõn cụng lao động gia đỡnh Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 48 gia đình của người phụ nữ so với những lao động dễ định lượng khác của nam giới. Quan niệm của người dân về mức độ công sức và thời gian bỏ ra cho các công việc nội trợ cũng khác nhau. Có ý kiến cho rằng công việc này rất tốn thời gian và công sức, có ý kiến thì cho rằng chỉ tốn thời gian mà không tốn công sức và ngược lại. Tuy nhiên, nhìn chung dù người trả lời là chồng hay vợ thì cũng đã nhìn thấy được phần nào giá trị và công sức của người thực hiện công việc nội trợ phải bỏ ra. Nghiên cứu tại một xã đồng bằng Bắc Bộ (Lộc Hòa, Nam Định) cho thấy, khoảng một nửa số người trả lời không đồng ý (“phần lớn không đồng ý” hoặc “rất không đồng ý”) với quan niệm cho rằng “Công việc nội trợ không đem lại giá trị kinh tế” (không có sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ), đồng thời, khoảng 74% nam và 70% nữ không đồng ý với quan niệm “Công việc nội trợ không tốn thời gian công sức” (Đặng Thanh Nhàn 2005). Điều đó nói lên rằng, đại bộ phận người dân đánh giá cao tầm quan trọng của công việc nội trợ, cho dù họ vẫn cho rằng đó là trách nhiệm chính của phụ nữ. Chính sự phát triển của kinh tế thị trường cùng với sự đa dạng hóa nghề nghiệp, làn sóng di cư từ nông thôn ra đô thị kiếm việc làm (trong đó có nhiều lao động nữ) đã tạo điều kiện để nâng cao giá trị các công việc nội trợ và làm cho người chồng đánh giá ngày càng đúng hơn những đóng góp của người vợ trong các công việc gia đình. Đánh giá cao những đóng góp về thời gian, công sức và tiền bạc của người vợ, người phụ nữ chủ yếu làm công việc nội trợ trong gia đình là một dấu hiệu tốt thể hiện sự trân trọng của các thành viên gia đình đối với những công việc mệt mỏi, buồn tẻ nhưng rất quan trọng này. Điều đó có thể góp phần giảm bớt những định kiến giới về phân công lao động giữa nam giới và phụ nữ trong gia đình. Cho đến nay chưa có những số liệu so sánh đủ tin cậy ở quy mô toàn quốc về xu hướng biến đổi phân công lao động theo giới trong gia đình. Tuy nhiên, những khác biệt về phân công lao động gia đình giữa các nhóm tuổi ở các cuộc Điều tra gia đình Việt Nam 2006 hay Khảo sát thực trạng bình đẳng giới ở Việt Nam 2005 gợi ra rằng hiện nay, tỷ lệ người chồng tham gia vào các công việc nội trợ trong gia đình đã tăng lên so với trước đây. Sự biến đổi của xã hội theo hướng công nghiệp hoá đã tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho phụ nữ và sự tham gia của họ vào lực lượng lao động xã hội ngày càng tăng. Đóng góp của phụ nữ vào thu nhập gia đình cũng tăng lên. Những yếu tố đó sẽ góp phần dẫn đến việc tăng sự tham gia của người chồng vào các công việc gia đình. Nguyễn Hữu Minh 49 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn II. một số yếu tố kinh tế xã hội tác động Những nghiên cứu gần đây đã nêu lên mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế - xã hội với phân công lao động theo giới trong gia đình. Những khác biệt chủ yếu có liên quan đến phân công lao động theo giới trong gia đình là: sống ở khu vực thành thị hay nông thôn; nghề nghiệp; học vấn; chu trình sống của gia đình và cơ cấu hộ gia đình; sự đóng góp của phụ nữ và nam giới vào thu nhập gia đình; và định kiến giới. 1. Thành thị - Nông thôn Nhìn chung, người chồng trong các gia đình đô thị tham gia làm các công việc nội trợ nhiều hơn so với các gia đình nông thôn mặc dù sự khác biệt không lớn. Ngoài ra, sự có mặt của người giúp việc ở nhiều gia đình đô thị là yếu tố giúp giảm bớt công việc nội trợ của người mẹ, người vợ trong gia đình (Lê Thái Thị Băng Tâm 2008: 146). 2. Nghề nghiệp Yếu tố nghề nghiệp của người vợ hay người chồng có mối liên quan chặt chẽ với sự phân công lao động trong gia đình. Nếu cả hai vợ chồng đều làm việc bên ngoài gia đình, thì có sự chia sẻ nhiều hơn giữa vợ và chồng. Trong khi đó, nếu người chồng làm việc xa bên ngoài gia đình còn người vợ chủ yếu làm việc gần nhà thì khả năng người vợ tham gia vào công việc gia đình sẽ nhiều hơn. Khảo sát Thực trạng Bình đẳng giới 2005 cho thấy: những người phụ nữ trong gia đình ngư nghiệp chịu gánh nặng công việc nội trợ nhiều hơn so với người phụ nữ ở các hộ gia đình nông nghiệp, dịch vụ và cong nghiệp. Một trong những nguyên nhân chính là đàn ông thường phải đi đánh cá xa nhà một thời gian dài nên khi về nhà họ chủ yếu nghỉ ngơi (Lê Thái Thị Băng Tâm 2008: 151). Một ví dụ khác, so sánh giữa hộ gia đình chỉ thuần tuý làm nông nghiệp với hộ gia đình làm nghề phi nông nghiệp thì hộ gia đình thuần nông do đặc thù công việc có nhiều thời gian linh hoạt hơn nên người chồng có điều kiện tham gia chia sẻ công việc nội trợ với vợ nhiều hơn. Đối với những phụ nữ làm nghề phi nông nghiệp, thu nhập của họ tăng lên và mức độ tham gia của họ vào công việc gia đình giảm xuống so với phụ nữ làm nghề nông nghiệp (Lê Hải Đăng 2007; Trần Qúy Long 2007). Như vậy, mặc dù phân công công việc nội trợ giữa vợ và chồng vẫn đi theo mô hình chung nhưng tính chất “nghề nghiệp” của gia đình có tác động nhất định đến mức độ tham gia của từng giới. 3. Học vấn Nhìn chung, những cặp vợ chồng có học vấn cao thì người chồng cũng chia sẻ nhiều hơn công việc nội trợ với người vợ, cả trong quan niệm và hành động cụ thể. Khớa cạnh giới trong phõn cụng lao động gia đỡnh Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 50 Chẳng hạn, có 92,2% những người mù chữ cho rằng công việc nội trợ phù hợp với nữ, trong khi đó đối với người có trình độ đại học tỷ lệ này là 85,9%. (Bộ VH, TT&DL và các cơ quan khác 2008: 78; xem thêm Đặng Thanh Nhàn 2005, Trần Quý Long 2007). Một trong những lý do là những người có học vấn cao hơn thì ít có định kiến giới hơn trong các công việc gia đình nên sẵn sàng tham gia công việc nhà hơn. 4. Chu trình sống của gia đình và cơ cấu hộ gia đình Những khác biệt về sự phân công lao động gia đình có liên quan đến các giai đoạn khác nhau trong đời sống gia đình. Khảo sát Thực trạng bình đẳng giới 2005 và một số nghiên cứu khác (Lê Thái Thị Băng Tâm 2008; Vũ Mạnh Lợi 2004; Trương Thu Trang 2007; Vũ Thị Thanh 2007; Trần Quý Long 2007) cho thấy các cặp vợ chồng nhiều tuổi hay độ dài của hôn nhân càng lớn thì sự tham gia của người vợ đối với hầu như tất cả những công việc nội trợ càng giảm. Sự hỗ trợ nhiều hơn của con, cháu hoặc của người giúp việc khi cha mẹ có tuổi là lý do dẫn đến hiện tượng này. Khi mới kết hôn, phần lớn các cặp vợ chồng chung sống cùng cha mẹ nên việc đảm nhận những công việc này đã trở thành bổn phận của người con, nhất là người con dâu. Truyền thống đó vẫn được tiếp tục cho tới cuộc sống hôm nay. Sau nhiều năm kết hôn, người vợ trong gia đình đã trở thành những người mẹ. Những người con (con trai, con gái, con dâu, con rể) sẽ cùng chia sẻ những công việc nội trợ trong gia đình. Gia đình càng đông thành viên thì sự tham gia của các thành viên khác vào công việc nội trợ trong gia đình càng nhiều. 5. Sự đóng góp vào thu nhập gia đình Sự đóng góp của người vợ, người chồng vào thu nhập gia đình có ảnh hưởng đến việc phân công lao động của họ. Khi thu nhập của người chồng cao hơn rõ rệt so với người vợ thì người vợ thường có xu hướng đảm nhiệm các công việc gia đình để tạo điều kiện cho người chồng thực hiện công việc chính, nhằm tối đa hóa thu nhập chung của cả hộ gia đình. Nhiều người được hỏi cho rằng như thế là hợp lý vì người chồng đã đi làm kiếm tiền ở ngoài vất vả thì người vợ ở nhà nên làm các công việc nhà. Khi người vợ có thu nhập cao hơn hoặc bằng người chồng thì bản thân mỗi thành viên sẽ phải cân nhắc lại sự phân công lao động trong gia đình để làm thế nào duy trì và nâng cao thu nhập chung. Khi đó, người chồng có thể tham gia nhiều hơn vào công việc gia đình. Dưới đây là ý kiến của một phụ nữ và một nam giới giải thích cho sự phân công lao động trong gia đình mình: "Đa số là em làm hết mọi việc trong nhà, em biết công việc của chồng em là vất vả nên chẳng hạn như cơm nước, giặt giũ em đều làm (nữ, buôn bán, Hải Phòng). "Đối với riêng gia đình tôi thì vợ là người Hoa nên sự xã giao ngòai đời bà ý lúc Nguyễn Hữu Minh 51 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn nào cũng hơn tôi, cho nên tất cả những việc trong nhà là tôi làm. Vợ mình đã vất vả ngoài kia rồi nên mình phải ở nhà cơm nước, con cái học hành cũng do mình là chủ yếu." (nam, TP Hồ Chí Minh). (Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan khác 2008: 77-78) 6. Định kiến giới Quan niệm truyền thống về vai trò giới có ý nghĩa chi phối rất lớn đối với sự phân công lao động trong gia đình. Theo quan niệm này, những công việc gia đình phải do phụ nữ đảm nhiệm bất kể là trong loại gia đình nào. Quan niệm này không chỉ thể hiện ở nam giới mà cả ở phụ nữ. “Bây giờ ăn xong là các ông ấy cứ ra bàn uống nước thôi, mình lại bê mâm bát đi rửa. Không đời nào các ông ấy rửa cả. Mà để các ông ấy rửa thì cũng thấy vô lý lắm. Không mặt mũi nào mà làm như vậy được.” (nữ lao động tự do, Hà Nội). (Nguồn: Lê Thái Thị Băng Tâm 2008: 153.) Một khía cạnh văn hóa khác ảnh hưởng đến sự phân công lao động trong gia đình là tình cảm thương chồng, thương con, chăm lo cho gia đình của người phụ nữ. Vì vậy, người phụ nữ luôn cố gắng làm mọi việc trong gia đình. Họ không quan tâm nhiều tới điều những công việc đó vất vả như thế nào, có ảnh hưởng đến sự phát triển của bản thân họ hay không mà coi đó như là trách nhiệm và niềm hạnh phúc của mình, cho dù người phụ nữ cũng phải gánh vác các công việc xã hội khác. Nhiều phụ nữ cho rằng một gia đình hạnh phúc thì không thể thiếu một người vợ đảm đang trong công việc nội trợ, biết thu vén mọi công việc. "Đã là một gia đình thì người vợ phải làm [công việc nội trợ]. Công việc nội trợ có làm tốt thì mọi việc nó mới được suôn sẻ. Dù kinh tế của mình có bao nhiêu nhưng trong lĩnh vực nội trợ mà không có người đảm đương hay lo cho tươm tất thì gia đình không được hạnh phúc" (nữ, làm ruộng và thợ may, Nam Định). (Đặng Thanh Nhàn 2005) Thậm chí, một số phụ nữ cho rằng, không ai ngoài họ có thể làm tốt những công việc nội trợ, gia đình mà thiếu vắng bàn tay chăm sóc của phụ nữ thì sẽ khó mà nề nếp được. Một phụ nữ làm ruộng và có cả nghề buôn bán ở Nam Định nói: "Mình thì bao giờ cũng phải là người lo thu vén cho gia đình thì mới được. Tôi cứ đi đâu về một ngày là biết ngay, ở nhà thì anh ấy cũng làm, con cũng làm nhưng có bàn tay người phụ nữ bao giờ vẫn hơn, không ai thay thế được." (Đặng Thanh Nhàn 2005). Như vậy, quan niệm của người phụ nữ về vai trò của mình cũng góp phần tạo nên sự khác biệt trong phân công lao động gia đình giữa vợ và chồng. Chính vì định kiến giới như vậy nên nhiều người cho rằng việc người phụ nữ đảm Khớa cạnh giới trong phõn cụng lao động gia đỡnh Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 52 nhận các công việc nhà là đương nhiên và không có gì là bất công cả. Đối với họ, phụ nữ làm những công việc này là khá phù hợp. Khi được hỏi: “Công việc nội trợ có phải là thiên chức của phụ nữ hay không?” Hầu hết các ý kiến (cả nam lẫn nữ) ở một số cuộc nghiên cứu khác nhau đều trả lời là đúng, thậm chí ý kiến của phụ nữ đồng ý về việc này còn cao hơn so với nam giới (Đặng Thanh Nhàn 2005, Vũ Thị Thanh 2007). Những thành kiến giới về công việc nội trợ sẽ cản trở sự thay đổi của mô hình phân công lao động truyền thống. Chính nhiều người phụ nữ đã tự gắn mình với vai trò người nội trợ trong gia đình. III. Một số vấn đề nghiên cứu đáng quan tâm Khi nghiên cứu về phân công lao động theo giới trong gia đình, tập trung chủ yếu của các tác giả là phân công công việc nội trợ, một loại hình công việc mà gần như kết quả có thể đoán trước, đó là người phụ nữ làm là chính. Sự phân công trong các lọai hình công việc khác như sản xuất, kinh doanh gia đình, giao tiếp, v.v còn ít được đề cập đến hoặc chỉ được phân tích một cách riêng rẽ. Vì vậy việc đánh giá một cách tổng hợp, chính xác về sự tham gia của hai giới vào lao động gia đình có những khó khăn nhất định. Nói cách khác, không xác định được thời gian dành cho công việc gia đình, hiệu quả của nó thì rất khó đánh giá về phân công lao động trong gia đình. Cách đo lường hiện nay về phân công lao động trong gia đình chủ yếu là liệt kê các công việc và hỏi xem ai là người chủ yếu làm những công việc đó mà không chú ý đến sự khác biệt về thời gian dành cho các loại công việc cả trong và ngoài gia đình. Nếu chỉ dùng tiêu chí ai là người chủ yếu làm những công việc nhà, thậm chí có phân tích thêm tiêu chí thời gian làm những công việc nhà đó, thì chưa đủ để kết luận chính xác về những lý do gắn liền với sự phân công lao động theo giới trong gia đình. Trong rất nhiều trường hợp, khi người vợ là người chủ yếu làm những công việc nhà, thì cũng trong thời gian đó người chồng nhọc nhằn với những kiếm sống hàng ngày cho gia đình. Vấn đề lượng hóa giá trị các công việc gia đình chưa được quan tâm một cách thích đáng. Việc xem xét xu hướng thay đổi về phân công lao động trong gia đình cũng gặp khó khăn vì hầu hết là các nghiên cứu được đo tại một thời điểm và không có cơ sở để so sánh giữa các địa bàn khác nhau do không bảo đảm tính chất đại diện, ngoại trừ việc so sánh với khuôn mẫu phân công lao động truyền thống. Vấn đề khó khăn hơn nhiều so với việc chỉ ra thực trạng phân công lao động theo giới trong gia đình chính là mối quan hệ giữa việc phân công lao động theo giới với vấn đề bất bình đẳng giới ở Việt Nam. Nguyễn Hữu Minh 53 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn Phân công lao động theo giới, đặc biệt là phân công lao động trong thực hiện công việc nhà, là khía cạnh rất quan trọng để tìm hiểu vấn đề bình đẳng giới trong gia đình (Lê Thi 2002, Đỗ Thị Bình và Trần Thị Vân Anh 2003). Phân công lao động theo giới trả lời câu hỏi "ai làm gì?" và cho phép chỉ ra những khác biệt và bất hợp lý từ góc độ giới trong công việc, lợi ích và địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới. Tuy nhiên, trong khi nhiều tác giả đồng ý rằng phân công lao động theo giới là một công cụ quan trọng để phân tích vấn đề bình đẳng giới thì trong thực tế còn ít người đưa ra các tiêu chí đo lường cụ thể. Một yêu cầu quan trọng của việc phân tích bình đẳng giới ở đây là lượng hóa bằng tiền sự đóng góp của người phụ nữ thông qua các công việc nội trợ trong gia đình. Hơn thế nữa, phải chỉ ra được mối liên hệ giữa những đóng góp của họ với địa vị thấp kém của phụ nữ do bị nhìn nhận không phải là trụ cột kinh tế. Nói cách khác, đồng thời với việc lượng hóa đúng giá trị đóng góp của người phụ nữ thông qua lao động trong gia đình, cần phải chỉ ra được thái độ của những người trong gia đình, đặc biệt là người chồng, đối với người vợ và đóng góp của vợ từ những công việc gia đình. Như Đỗ Thị Bình và Trần Thị Vân Anh (2003) nhấn mạnh, sẽ là bất bình đẳng nếu một người vợ/hoặc chồng thực hiện công việc nhà vất vả nhưng người còn lại coi thường những công việc đó, coi đó là những công việc “vặt vãnh”. Như vậy, ngoài các tiêu chí "người chủ yếu thực hiện các công việc nội trợ", "thời gian thực hiện các công việc nội trợ", cần có thêm tiêu chí "sự đánh giá" của vợ và chồng về việc thực hiện công việc nhà. Sự đánh giá của mỗi giới cần được xem là vấn đề cốt lõi khi bàn về vấn đề bình đẳng. Nếu như người vợ, hoặc người chồng làm công việc nội trợ, trong khi người còn lại đóng vai trò trụ cột về kinh tế, thì điều đó có thể vẫn được coi là bình đẳng nếu như lao động làm công việc nhà được đánh giá như những lao động kiếm sống khác, một lao động với những hao tổn về thời gian, sức lực và đem lại giá trị kinh tế. Chính vì thế, không thể bỏ qua tiêu chí này khi xem xét vấn đề bình đẳng giới trong thực hiện công việc nội trợ. Tác giả Lê Ngọc Văn thì cho rằng "Trong giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế với chính sách lấy hộ gia đình làm đơn vị sản xuất, phân công lao động theo giới trong các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam... không giảm đi mà có chiều hướng tăng lên. Tuy nhiên, phân công lao động theo giới trong gia đình tăng lên không hoàn toàn đồng nghĩa với tăng bất bình đẳng giới" vì "Không có cơ sở để nói rằng phân công lao động theo giới ở nông thôn Việt Nam hiện nay dẫn đến sự phụ thuộc hoặc phục tùng của phụ nữ đối với nam giới" (Lê Ngọc Văn, 1999: 159 và 166). Tác giả khẳng định rằng phân công lao động theo giới trong gia đình là một điều tất yếu khách quan, nhằm tăng tối đa thu nhập và phúc lợi của hộ. Và "chỉ nên xoá bỏ những hình thức phân công lao động theo giới nào dẫn đến sự phụ thuộc và phục tùng của phụ nữ đối Khớa cạnh giới trong phõn cụng lao động gia đỡnh Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 54 với nam giới. Nhưng cũng cần duy trì và phát huy những hình thức phân công lao động tạo nên sự hợp tác giữa hai giới." (Lê Ngọc Văn, 1999: 169). Tuy nhiên, tác giả chưa chỉ ra sự phân công lao động nào sẽ dẫn đến sự phục tùng của người phụ nữ đối với nam giới và sự phân công lao động nào dẫn đến sự hợp tác giữa hai giới . Trong thực tế, nhiều tác giả vẫn mặc nhiên coi phân công lao động theo giới trong gia đình là chỉ báo về bất bình đẳng, thay vì có một sự thao tác hóa khái niệm chặt chẽ và một sự phân tích cụ thể về mức độ bất bình đẳng thể hiện như thế nào qua sự phân công lao động theo giới và tác động của nó đến vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình ra sao. Đó là chưa kể đến việc gắn một cách đơn giản sự phân công lao động trong gia đình với thực trạng bình đẳng giới mà thiếu sự phân tích toàn diện các yếu tố kinh tế - nhân khẩu - văn hóa khác nhau tác động đến sự phân công đó. Cần có các phân tích sâu hơn những lô gích xã hội ẩn đằng sau sự phân công lao động theo giới trong gia đình ở Việt Nam và tìm ra những điều hợp lý hay bất hợp lý của sự phân công lao động hiện tại. Cần chỉ ra vì sao khuôn mẫu của sự phân công lao động theo giới trong gia đình có thể tồn tại lâu dài như vậy. Liên quan đến điều này là tìm ra cách giải thích lý thuyết thích hợp cho phân công lao động theo giới trong gia đình ở Việt Nam hiện nay. Các cách tiếp cận Mác xít, cấu trúc-chức năng hay nữ quyền đã thành công trong việc cung cấp cách giải thích lý thuyết đối với vấn đề phân công lao động theo giới cho nhiều xã hội và tại nhiều giai đoạn phát triển (Lê Ngọc Văn 2008). Tuy nhiên, việc vận dụng các tiếp cận lý thuyết này để giải thích cho thực tế phân công lao động theo giới trong gia đình ở Việt Nam còn chưa được quan tâm nhiều. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm về sự phân công lao động theo giới trong gia đình ở Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ dừng ở các mô tả đơn biến hoặc 2 biến đơn giản về thực trạng sự phân công cũng như mối quan hệ giữa phân công lao động theo giới và một số đặc điểm hộ gia đình và cá nhân. Cách làm này tồn tại trong một thời gian dài do những hạn chế của nhiều nhà nghiên cứu về phân tích số liệu định lượng. Trong khi đó, nếu chỉ tiến hành một số kiểm định thống kê cơ bản, hoặc xa hơn là sử dụng các mô hình phân tích đa biến thì những kết luận có thể khác. Vì vậy, mặc dù có những đóng góp nhất định mô tả bức tranh chung về sự phân công lao động theo giới ở Việt Nam hiện nay, các nghiên cứu này chưa giúp ích nhiều cho việc phân tích các nguyên nhân tác động, trên cơ sở đó nhìn nhận rõ hơn bản chất của vấn đề phân công lao động theo giới và có những đề xuất thích hợp đối với công tác hoạch định chính sách. Một số nghiên cứu đã cố gắng sử dụng các công cụ phân tích thống kê nhằm chỉ Nguyễn Hữu Minh 55 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn ra những mối quan hệ thực sự giữa khuôn mẫu phân công lao động trong gia đình và các yếu tố kinh tế-xã hội. Chẳng hạn, để tính đến vai trò của yếu tố chu trình sống của gia đình, một số tác giả đã không chỉ dừng lại ở việc phân tích về phân công lao động theo giới trong gia đình vào thời điểm hiện tại mà còn phân tích quá trình thay đổi sự phân công lao động đó theo chu trình sống của gia đình, cho dù cách chia mốc thời gian còn đơn giản là so sánh lúc mới kết hôn và thời điểm hiện tại (Đỗ Thiên Kính 2007, Vũ Thị Thanh 2007). Các tác giả Vũ Tuấn Huy và Deborah (2004), khi phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện công việc nội trợ, thấy rằng sự tham gia của người chồng có thể phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nghề nghiệp (đo lường bằng việc người chồng có đi làm ăn xa hay không). Điều đó gợi ra ý tưởng phân tích thêm vai trò của yếu tố nghề nghiệp và sự chuyển đổi nghề nghiệp ở nông thôn hiện nay khi tìm kiếm nguyên nhân của thực trạng phân công lao động theo giới trong gia đình. Cũng như vậy, việc phân công lao động trong gia đình phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố cơ cấu nhân khẩu và nghề nghiệp của hộ gia đình, trong khi những yếu tố này còn ít được các nghiên cứu đề cập. Nếu gia đình có nhiều người thì khả năng người vợ được giúp đỡ công việc gia đình sẽ cao hơn. Những người chồng hay đi công tác xa sẽ góp phần làm tăng tỷ lệ người vợ đảm nhiệm công việc gia đình. (xem thêm Trần Quý Long 2007). Điều đó gợi ý rằng cần phải quan tâm đến nhiều yếu tố hơn trong phân tích, đồng thời áp dụng những phương pháp thích hợp nhằm làm rõ mối quan hệ giữa các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình với phân công lao động theo giới. Những công cụ phân tích thống kê hiện đại có thể giúp ích nhiều cho các nhà nghiên cứu trong việc đi tìm đặc trưng sự phân công lao động theo giới trong gia đình và bản chất các mối quan hệ giữa khuôn mẫu phân công lao động đó với các yếu tố kinh tế-xã hội ở Việt Nam Tài liệu tham khảo 1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tổng cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới, và Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc 2008. Kết quả điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006. Hà Nội 6-2008 2. Đặng Thanh Nhàn 2005. Phân công lao động nội trợ giữa vợ và chồng trong gia đình nông thôn Đồng Bằng Bắc Bộ. Nghiên cứu trường hợp ở Lộc Hoà, Nam Định. Báo cáo điền dã, Lớp Liên ngành KHXH khóa 4 3. Đỗ Thiên Kính 2007. Mẫu hình việc làm và nghề nghiệp của hai vợ chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam. Tạp chí Xã hội học, số 3 (99). Tr. 37-46. 4. Đỗ Thị Bình, Trần Thị Vân Anh (2003), Giới và công tác giảm nghèo, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Khớa cạnh giới trong phõn cụng lao động gia đỡnh Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 56 5. Lê Hải Đăng 2007. ảnh hưởng của nghề nghiệp đến bình đẳng giới trong thực hiện công việc nội trợ. (Nghiên cứu trường hợp tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội). Báo cáo điền dã, Lớp Liên ngành KHXH khóa 5 6. Lê Ngọc Văn 1999. Xoá bỏ phân công lao động theo giới: thực tiễn trong các gia đình nông thôn Việt Nam. Trong Nguyễn Linh Khiếu (chủ biên): Nghiên cứu và đào tạo giới ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 155-169. 7. Lê Ngọc Văn 2002. Một số đặc điểm biến đổi gia đình từ xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội công nghiệp hoá. Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 1 (50)-2002. Trang 46-55. 8. Lê Ngọc Văn 2008. Vài nét về lịch sử và các phân tích lý thuyết về phân công lao động theo giới trong gia đình. Báo cáo tại Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu khoa học của Viện Gia đình và Giới năm 2007. Hà Nội 2008. 9. Lê Thái Thị Băng Tâm 2008. Phân công lao động và ra quyết định trong gia đình. Chương 5 trong Trần Thị Vân Anh và Nguyễn Hữu Minh (chủ biên) 2008. Viện Khoa học xã hội Việt Nam 2007. Bình đẳng giới ở Việt Nam (Phân tích số liệu điều tra). Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội. Trang 142-173. 10. Lê Thi 2002. Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 11. Trương Thu Trang 2007. Những yếu tố ảnh hưởng đến bình đẳng giới trong phân công thực hiện công việc nội trợ giữa vợ và chồng ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ (Nghiên cứu trường hợp xã Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội). Báo cáo điền dã, Lớp Liên ngành KHXH khóa 5. 12. Trần Quý Long 2007. Lao động nội trợ của phụ nữ trong gia đình nông thôn. Tạp chí Xã hội học, số 4 (100), 2007. Trang 82-89. 13. Trần Thị Vân Anh 2000. Phụ nữ giới và phát triển. Hà Nội: Nhà xuất bản phụ nữ. 14. Trần Thị Vân Anh và Nguyễn Hữu Minh (chủ biên) 2008. Bình đẳng giới ở Việt Nam (Phân tích số liệu điều tra). Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 15. Vũ Mạnh Lợi 2004. Phân công lao động trong gia đình. Trong Vũ Tuấn Huy (chủ biên): Xu hướng gia đình ngày nay (Một vài đặc điểm từ nghiên cứu thực nghiệm tại Hải Dương), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 87-94. 16. Vũ Thị Thanh 2007. Bất bình đẳng giới trong quan hệ giữa vợ - chồng ở gia đình nông thôn Việt Nam hiện nay. Báo cáo điền dã, Lớp Liên ngành KHXH khóa 5. 17. Vũ Tuấn Huy và Deborah S. Carr. 2000. Phân công lao động nội trợ trong gia đình. Tạp chí Xã hội học, số 4-2000. Tr. 43-52.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso4_2008_nguyenhuuminh_0508.pdf