Tài liệu Khẩu phần ăn của học sinh trường THCS Nguyễn Chí Thanh tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 253
KHẨU PHẦN ĂN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHÍ THANH
TẠI THỊ XÃ GIA NGHĨA, TỈNH ĐĂK NÔNG
Đào Thị Ngọc Trâm*, Đỗ Thị Hoài Thương*, Đỗ Thị Ngọc Diệp**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Dinh dưỡng lứa tuổi vị thành niên là nền tảng cho sức khoẻ tốt ở tuổi trưởng thành. Ở
các nước đang phát triển khẩu phần ăn (KPA) của vị thành niên còn chưa hợp lý làm ảnh hưởng đến sự
phát triển tầm vóc, trí tuệ và sức khỏe. Nghiên cứu đánh giá KPA nhằm phát hiện vấn đề thiếu hoặc thừa
năng lượng cũng như các thành phần dinh dưỡng từ đó có cơ sở khoa học xây dựng các giải pháp can thiệp
thích hợp. Tại Việt Nam tuy đã có một số nghiên cứu đánh giá KPA của học sinh THCS nhưng tại địa bàn
tỉnh Đăk Nông đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào khảo sát về KPA của học sinh THCS.
Mục tiêu: Xác định năng lượng, tỉ lệ thành phần các chất dinh dưỡng có trong khẩu phần ăn một ngày
của học sinh và tình trạng dinh dưỡng (TT...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khẩu phần ăn của học sinh trường THCS Nguyễn Chí Thanh tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 253
KHẨU PHẦN ĂN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHÍ THANH
TẠI THỊ XÃ GIA NGHĨA, TỈNH ĐĂK NÔNG
Đào Thị Ngọc Trâm*, Đỗ Thị Hoài Thương*, Đỗ Thị Ngọc Diệp**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Dinh dưỡng lứa tuổi vị thành niên là nền tảng cho sức khoẻ tốt ở tuổi trưởng thành. Ở
các nước đang phát triển khẩu phần ăn (KPA) của vị thành niên còn chưa hợp lý làm ảnh hưởng đến sự
phát triển tầm vóc, trí tuệ và sức khỏe. Nghiên cứu đánh giá KPA nhằm phát hiện vấn đề thiếu hoặc thừa
năng lượng cũng như các thành phần dinh dưỡng từ đó có cơ sở khoa học xây dựng các giải pháp can thiệp
thích hợp. Tại Việt Nam tuy đã có một số nghiên cứu đánh giá KPA của học sinh THCS nhưng tại địa bàn
tỉnh Đăk Nông đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào khảo sát về KPA của học sinh THCS.
Mục tiêu: Xác định năng lượng, tỉ lệ thành phần các chất dinh dưỡng có trong khẩu phần ăn một ngày
của học sinh và tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của học sinh tại trường THCS Nguyễn Chí Thanh tại Gia
Nghĩa, Đăk Nông năm 2017. Xác định mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và KPA.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả. Tiến hành đo các chỉ số nhân
trắc và khảo sát khẩu phần ăn bằng bằng phiếu hỏi ghi khẩu phần ăn 24 giờ trên toàn bộ học sinh tại trường
THCS Nguyễn Chí Thanh. KPA được đánh giá bằng phần mềm Eiyokun và TTDD được đánh giá bằng
phần mềm WHO Anthroplus.
Kết quả: Năng lượng, lượng glucid và lượng lipid tiêu thụ trong ngày của học sinh thấp hơn so với
nhu cầu khuyến nghị (NCKN). Lượng protein tiêu thụ của nhóm 11 tuổi và nhóm nam 12-14 tuổi vượt quá
NCKN. Lượng canxi tiêu thụ của các học sinh rất thấp, hầu hết là dưới 50% so với NCKN. Tỉ lệ G:L:P lần
lượt là 66,8 : 19,2 : 14. Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) và thừa cân – béo phì (TC-BP) là 18,4% và 3,8%.
KPA có liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng dinh dưỡng (TTDD).
Kết luận: Khẩu phần ăn của học sinh THCS Nguyễn Chí Thanh còn mất cân đối, hầu hết học sinh có
xu hướng ăn nhiều protein nhưng lượng canxi cung cấp lại rất thấp là điều đáng quan tâm. Cần tăng
cường truyền thông giáo dục và hướng dẫn để học sinh điều chỉnh và duy trì một KPA hợp lý để có tình
trạng dinh dưỡng tốt và nâng cao sức khỏe.
Từ khóa: Khẩu phần ăn, học sinh THCS, tình trạng dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, thừa cân – béo phì.
ABSTRACT
DIETARY INTAKE OF STUDENTS OF NGUYEN CHI THANH SECONDARY SCHOOL
IN GIA NGHIA, DAK NONG.
Dao Thi Ngoc Tram, Do Thi Hoai Thuong, Do Thi Ngoc Diep
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 253 - 259
Background: Nutrition of adolescents is foundation for health in adulthood. In developing countries,
dietary intake of adolescents is still not reasonable, which can make a negative effect on their develop of
body, their intellect and their health. Evaluation studies of dietary intake have helped to find out the
deficiency and excess of enegry as well as nutrients which will be made scientific basis to build appropriate
solutions to handle this problem. In Viet Nam, although there have been studies to evaluate dietary intake of
* Khoa YTCC, ĐH Y Dược TPHCM, ** Trung tâm dinh dưỡng TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Đào Thị Ngọc Trâm ĐT: 01687130567 Email: ntramytcc13@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 254
students at secondary school but they have not been proceeded in Đak Nông province. Therefore, this study
aims to survey dietary intake characteristics of students at secondary school in there.
Objectives: To identify enegry, percentage of nutrients in dietary on a day and nutrition status of
students of Nguyen Chi Thanh secondary school in Gia Nghia, Dak Nong and the relation between them.
Methods: Using a cross-sectional study. Proceeding to measure anthropometric indexes, dietary intake
of all students were studying at Nguyen Chi Thanh secondary school was accessed using a 24h-recall
questionaires. Dietary intake was assessed using Eiyokun software and nutrition status was assessed using
Who AnthroPlus software.
Results: Enegry intake, glucid intake and lipid intake of students on a day were lower than RDA.
compared to RDA. Ratio of carbohydrat: lipid: protein was 66.8: 19.2: 14. The proportions of malnutrition
and overweight combine with obesity were by oder 18.4% and 3.8%. The study showed nutrition status
associated with dietary intake.
Conclusion: Dietary intake of students at Nguyen Chi Thanh secondary school has been imbalance,
most of them tended to eat food contain much protein but calci was provided so low that should consider.
They should be provide knowledge, guided how to build dietary to can adjust and maintain a balance dietary
to achieve a good nutrition status, enhance health.
Keywords: Dietary intake, secondary school students, 24h recall, nutrition status, malnutrition,
overweight, obesity.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng
quyết định đến sự phát triển của mỗi cá nhân
(3). Học sinh vị thành niên chiếm khoảng 1/6
trong toàn bộ dân số thế giới và đó là nguồn
nhân lực cho tương lai, góp phần phát triển
kinh tế xã hội(14). Ở các nước đang phát triển
khẩu phần ăn của học sinh vị thành niên còn
có sự thiếu hụt về cung cấp năng lượng và hạn
chế về sự đa dạng thực phẩm, do đó nhiều
trường hợp bị thiếu các chất dinh dưỡng và
ảnh hưởng đến sức khỏe(8). Tỉ lệ học sinh vị
thành niên thừa cân – béo phì, suy dinh
dưỡng vẫn còn cao và đang phải đối mặt với
những thách thức nghiêm trọng về dinh
dưỡng tại các nước đang phát triển(1).
Tại Việt Nam, học sinh vị thành niên nói
chung và học sinh THCS nói riêng vẫn còn sự
tăng trưởng chưa phù hợp(6,7). SDD ở học sinh
THCS em còn rất cao ở Tây Nguyên do nghèo
đói, bệnh tật, khẩu phần ăn không đủ cả về số
lượng và chất lượng, là nguy cơ làm tăng tỉ lệ
SDD ở học sinh THCS, vì TTDD ở tuổi vị
thành niên chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển
từ lúc nhỏ của học sinh(2,10). Suy dinh dưỡng
cũng như thừa cân, béo phì đều làm ảnh
hưởng đến sức khỏe mỗi người và gây ra
những hậu quả nghiêm trọng(9).
Chế độ dinh dưỡng tác động trực tiếp đến
sự phát riển tầm vóc của mỗi con người, đặc
biệt là tuổi tiền dậy thì và dậy thì, vì lứa tuổi
này có sự phát triển rất nhanh cả về cân nặng
và chiều cao(4). Do đó, cần xây dựng một khẩu
phần ăn hợp lý trong giai đoạn này.
Khẩu phần ăn của học sinh THCS còn
chưa hợp lý(6). Đánh giá khẩu phần ăn là cơ sở
khoa học giúp phát hiện ra việc thiếu hoặc
thừa năng lượng cũng như các thành phần
dinh dưỡng, từ đó xây dựng được một khẩu
phần ăn hợp lý để có thể cải thiện tình trạng
dinh dưỡng và góp phần thúc đẩy sự phát
triển toàn diện của học sinh THCS. Nghiên
cứu về TTDD cùng khẩu phần ăn ở học sinh
THCS vẫn còn hạn chế. Khảo sát đánh giá
KPA ở học sinh trường THCS Nguyễn Chí
Thanh tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông
nhằm cung cấp nguồn thông tin bổ sung và
đánh giá tình trạng dinh dưỡng phối hợp với
khẩu phần ăn để có một cái nhìn cụ thể hơn về
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 255
chất lượng các bữa ăn của học sinh từ đó giúp
cải thiện tình trạng dinh dưỡng và nâng cao
kết quả học tập.
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định năng lượng, tỉ lệ thành phần các
chất dinh dưỡng có trong khẩu phần ăn
một ngày của học sinh.
- Xác định tỉ lệ SDD, tỉ lệ TC-BP của học sinh.
- Xác định mối liên quan giữa TTDD với
KPA của học sinh.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP
Một nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực
hiên trên toàn bộ học sinh đang theo học tại
trường THCS Nguyễn Chí Thanh, thị xã Gia
Nghĩa, tỉnh Đăk Nông. Tiến hành đo cân nặng,
chiều cao (sử dụng cân điện tử Tanita có độ
chính xác 0,1 kg, thước đo của hãng Greetmed
(Anh) có độ chính xác 0,1 cm) và khảo sát trực
tiếp khẩu phần ăn bằng bằng phiếu hỏi ghi
khẩu phần ăn 24 giờ. TTDD được đánh giá
dựa vào chỉ số Z-score của BMI theo tuổi để
xác định ngưỡng của TTDD cho học sinh từ 5-
19 tuổi, phân loại theo WHO, 2007(13):
< -3SD SDD thể gầy còm mức độ nặng.
-3SD ≤ Z-score < -2SD SDD thể gầy còm.
-2SD ≤ Z-score ≤ 1SD Bình thường.
>1SD thừa cân, béo phì.
Số liệu về TTDD được nhập vào phần
mềm Who Anthroplus và số liệu về KPA được
nhập vào phần mềm Eiyokun. Sau đó tổng
hợp, phân tích bằng phần mềm Excel 2010 và
Stata 13. Dùng phép kiểm ANOVA hoặc phép
kiểm phi tham số Kruskal - Wallis để xác định
mối liên quan giữa TTDD và KPA, m có ý
nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,05.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu này được tiến hành tháng
4/2017 đến tháng 7/2017 để khảo sát khẩu
phần ăn của học sinh tại trường THCS
Nguyễn Chí Thanh xã Quảng Thành, thị xã
Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông với kỹ thuật chọn
mẫu toàn bộ. Mẫu phân tích cuối cùng bao
gồm 185 học sinh.
Đặc tính mẫu nghiên cứu
Bảng 1. Đặc tính mẫu nghiên cứu (n=185)
Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%)
Giới tính
Nam
Nữ
91
94
49,2
50,8
Nhóm tuổi
11
12-14
15
43
136
6
23,2
73,5
3,2
Trong mẫu nghiên cứu, số học sinh ở cả
hai giới gần bằng nhau (49,2% học sinh nam).
Gần 3/4 số học sinh thuộc nhóm 12-14 tuổi và
số học sinh nhóm 15 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất.
Đặc tính khẩu phần ăn
Bảng 2. Năng lượng và lượng tiêu thụ các chất
dinh dưỡng có trong khẩu phần ăn của các đối
tượng trong nhóm 11 tuổi theo giới (n=43).
Giá trị
dinh dưỡng
n TB ± ĐLC % Đáp ứng NCKN
Năng lượng
(Kcal)*
Nam
Nữ
21
22
1898,6
(1666,5- 2112,2)
1592,5
(1358- 1798,1)
88,3
80,4
2150
1980
Glucid (g)
Nam
Nữ
21
22
310,9 ± 103,5
258,2 ± 56,9
97,2-107,2
99,3-112,3
290-320
230-260
Lipid (g)*
Nam
Nữ
21
22
41,4 (24,1-59)
34,8 (29,3-44,4)
57,1-85,6
75,7-79,1
48-72
44-46
Protein tổng
số (g)*
Nam
Nữ
21
22
71,5 (61-79,5)
52,9 (42,4-66,6)
143
110,2
50
48
Ca (mg)*
Nam
Nữ
21
22
529,8
(354,9-780,6)
431,7
(325-513,7)
53
43,2
1000
1000
Fe (mg)
Nam
Nữ
21
22
10,1 ± 3,7
10,5 ± 3,9
89,4
100
11,3
10,5
*Trung vị (khoảng tứ phân vị)
Trong nhóm học sinh 11 tuổi, tuy chưa
được cung cấp đủ nhu cầu cần thiết nhưng
năng lượng tiêu thụ của các học sinh khá cao,
đáp ứng 80,4-88,3% NCKN. Lượng glucid tiêu
thụ trung bình đạt NCKN nhưng tiêu thụ
protein lại vượt quá NCKN ở cả nam và nữ.
Khẩu phần lipid bị thiếu hụt. Hàm lượng Ca
rất thấp chỉ đạt 43,2-53% so với NCKN nhưng
hàm lượng sắt trung bình lại đáp ứng khá phù
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 256
hợp so với NCKN (ở nữ và ở nam đáp ứng lần
lượt là 100% và 89,4%). Năng lượng và hầu hết
các chất dinh dưỡng được tiêu thụ ở nam cao
hơn ở nữ (ngoại trừ hàm lượng sắt của nữ cao
hơn nam nhưng không nhiều).
Bảng 3. Năng lượng và lượng tiêu thụ các chất
dinh dưỡng có trong khẩu phần ăn của các đối
tượng trong nhóm 12-14 tuổi theo giới (n = 136)
Giá trị
dinh dưỡng
n TB ± ĐLC % Đáp
ứng
NCKN
Năng
lượng(Kcal)*
Nam
Nữ
67
69
2168,5
(1816,3-2519)
1585,2
(1283,6- 1896,6)
86,7
68,6
2500
2310
Glucid (g)
Nam
Nữ
67
69
370,4 ± 85,4
276,3 ± 86,7
84,2-92,6
74,7-83,7
400-440
330-370
Lipid (g)*
Nam
Nữ
67
69
42,9 (32,7-61,1)
33,4(25,5-43,4)
51,7-76,6
43,4-65,5
56-83
51-77
Protein tổng số
(g)*
Nam
Nữ
67
69
74,2 (60,7-95,5)
54,5 (44,5-70,1)
114,2
90,8
65
60
Ca (mg)*
Nam
Nữ
Fe (mg)
Nam
Nữ
67
69
67
69
430,9
(351,3-577,7)
308, 8
(232,5-477,8)
12,6 ± 4,2
9,2 ± 3,1
43,1
30,9
82,4
65,7
1000
1000
15,3
14
*Trung vị (khoảng tứ phân vị)
Trong nhóm học sinh 12-14 tuổi, năng
lượng tiêu thụ chưa đạt NCKN nhưng cũng
đáp ứng được 68,6-86,7% NCKN và ở nam cao
hơn 583,3kcal so với nữ. Lượng glucid trung
bình đáp ứng trên 83,7% NCKN. Lượng lipid
tiêu thụ thấp hơn so với NCKN. Khẩu phần ăn
của các học sinh chứa nhiều protein, mức tiêu
thụ ở nam vượt quá NCKN và ở nữ đạt tới
90,8% NCKN. Lượng canxi tiêu thụ rất thấp
(≤43,1% NCKN). Lượng tiêu thụ các chất dinh
dưỡng có trong khẩu phần của nam đều cao
hơn của nữ.
Bảng 4. Tỷ lệ protein động vật/protein tổng số và
tỉ lệ G:L:P của đối tượng (n=185)
Trung vị (khoảng
tứ phân vị)
NCKN (%)
Phần trăm
Pđv/Pts (%)
47 (38,9-57,6) ≥ 35
Tỉ lệ G:L:P 66,8 : 19,2 : 14 50-67:20-30:13-20
Nguồn protein động vật chiếm 47% (≥
35%) trong protein tổng số phù hợp với nhu
cầu khuyến nghị. Tỉ lệ các chất sinh năng
lượng G:L:P chưa đạt theo NCKN, năng lượng
từ lipid thấp hơn NCKN nhưng không nhiều
chỉ 0,8%.
Bảng 5. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng
(n=185)
Tần số Tỉ lệ (%)
Tình trạng dinh dưỡng
SDD thể gầy còm mức độ nặng 3 1,6
SDD thể gầy còm 31 16,8
Bình thường 144 77,8
Thừa cân - béo phì 7 3,8
Tỉ lệ suy dinh dưỡng là 18,4% cao gần gấp
5 lần tỉ lệ thừa cân – béo phì. Số học sinh có
tình trạng dinh dưỡng bình thường là cao nhất
chiếm hơn 3/4 trong tổng số mẫu nghiên cứu.
Mối liên quan giữa đặc tính khẩu phần ăn và tình trạng dinh dưỡng
Bảng 6. Mối liên quan giữa đặc tính khẩu phần ăn và tình trạng dinh dưỡng (n=185)
Giá trị dinh dưỡng Năng lượng (Kcal) Glucid (g) Lipid (g) Protein (g) Khoáng chất
Ca (mg) Fe (mg)
SDD thể gầy còm
nặng
1296,4
(1160,7-1314,3)
191,4
(169,9-254,2)
28,7
(14,8-45)
42
(38,4-53,4)
495,0
(229,4-598,9)
7,3 ± 4,5
SDD thể gầy còm 1581,4
(1349,5-1816,3)
259
(221,5-317,2)
34,2
(28,4-42,5)
52
(43,2-74,2)
423,9
(276,2-529,8)
9,8 ± 3,1
Bình thường 1849,4
(1538-2260,6)
312,7
(258,9-374,9)
38,2
(27,2-48,8)
64,9
(51,3-79,5)
387,1
(270,2-550,3)
10,8 ±4,1
TC-BP 2779,7
(2112,2-2942)
415,7
(323,5-496,7)
61,1
(42,4-93,6)
95,6
(76,2-112,4)
461,2
(378,3-559,6)
13 ± 1,8
p 0,001* <0,001* 0,02* 0,001* 0,56* 0,09
*kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 257
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
tình trạng dinh dưỡng với năng lượng (p =
0,001) và lượng các chất dinh dưỡng glucid (p
< 0,001), lipid (p = 0,02) và protein (p = 0,001)
tiêu thụ trong một ngày của học sinh. Năng
lượng tiêu thụ và lượng các chất dinh dưỡng
glucid, lipid và protein tiêu thụ có khuynh
hướng tăng lên từ các nhóm đối tượng bị SDD
đến TC – BP. Nghiên cứu chưa tìm thấy mối
liên quan giữa TTDD với lượng khoáng chất
tiêu thụ của đối tượng (p > 0,05).
BÀN LUẬN
Đặc tính mẫu nghiên cứu
Qua kết quả từ cuộc điều tra, đối tượng
nghiên cứu có tuổi từ 11-15 tuổi phù hợp với
lứa tuổi học sinh THCS. Phân bố tỉ lệ nam nữ
gần bằng nhau (49,2% học sinh nam) giống với
nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng học sinh
trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh(12).
Đặc tính khẩu phần ăn
Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng
quyết định đến sự tăng trưởng của mỗi cá
nhân. Sự thay đổi nhanh chóng về kinh tế, xã
hội trong thời đại hiện nay sẽ kéo theo những
thay đổi trong mô hình khẩu phần ăn(2). Kết
quả nghiên cứu khác với nghiên cứu về khẩu
phần ăn trên học sinh THCS ở thành phố Hồ
Chí Minh(6). Có thể do nghiên cứu này được
tiến hành tại khu vực trung tâm thành phố nơi
có nền kinh tế phát triển, do đó chế độ ăn của
các đối tượng có thể đầy đủ hơn và nghiên
cứu là về TC-BP nên nhiều chỉ số thu thập
được từ khẩu phần ăn vượt quá NCKN. Thêm
vào đó đặc điểm ăn uống theo vùng miền và
điều kiện sống khác nhau có thể làm cho số
liệu về KPA có những thay đổi nhất định.
Năng lượng tiêu thụ của đối tượng đáp
ứng khá cao so với NCKN, có thể do tình hình
kinh tế đã được cải thiện và chế độ ăn khá đầy
đủ tại địa phương. Lượng glucid tiêu thụ
tương đối phù hợp. Tiêu thụ các chất dinh
dưỡng sinh năng lượng (lipid, protein) chưa
hợp lý. Lượng protein trung bình ăn vào cao
(63,7g) là điều đáng lưu ý, mặc dù con số này
thấp hơn so với tổng lượng tiêu thụ protein
bình quân đầu người hiện nay
(68,9g/người/ngày) tại vùng nông thôn nhưng
tỉ lệ protein động vật trên tổng số lại cao hơn
(47% so với 37%) theo cuộc tổng điều tra dinh
dưỡng 2009-2010, cho thấy lượng protein được
cung cấp hàng ngày không còn chủ yếu là từ
gạo như trước đây đã xuất hiện tại khu vực
nông thôn(5). Xu hướng tiêu thụ protein cao
đang diễn ra phổ biến tại nước ta. Lượng lipid
tiêu thụ đáp ứng thấp hơn NCKN so với
glucid và protein.
Cơ cấu sinh năng lượng từ các chất dinh
dưỡng sinh năng lượng (G : L : P) là 66,8 : 19,2
: 14 so với 67 : 17,6 : 15,4 của người Việt
Nam(2). Đây là mức cơ cấu sinh năng lượng
tương đối lý tưởng điều này cho thấy mức tiêu
thụ các loại thực phẩm của học sinh THCS ở
địa bàn xã Quảng Thành tương đối phù hợp
nhưng cũng cần có những hướng dẫn dinh
dưỡng cần thiết để duy trì. Tiêu thụ protein ở
địa bàn xã đang khá cao, để tránh những thay
đổi có thể tác động có hại đến sự phát triển
sức khỏe của đối tượng. Về khoáng chất, hàm
lượng canxi còn thấp có thể do đối tượng tiêu
thụ ít sữa và các sản phẩm từ sữa. Canxi là
một chất rất quan trọng với học sinh THCS vì
đây là thời kỳ tiền dậy thì và dậy thì, chiều cao
tăng lên nhanh chóng, canxi giúp cơ thể hình
thành hệ xương. Do đó canxi cần được bổ
sung trong khẩu phần ăn qua các thực phẩm
như sữa, các sản phẩm từ sữa, cua biển, hàu
sữa, rau cải thìa, rau chân vịt, chuối, đậu nành.
Lượng sắt tiêu thụ ở các học sinh đáp ứng khá
cao so với NCKN nên được duy trì và nâng
cao chất lượng của sắt trong khẩu phần ăn.
Tình trạng dinh dưỡng
Đa số học sinh có tình trạng dinh dưỡng ở
mức bình thường (77,8%) chiếm hơn ba phần
tư mẫu nghiên cứu. Kết quả này tương tự với
các nghiên cứu khác tại Hải Phòng(7). Tại Việt
Nam đã có những thành tựu to lớn trong tiến
trình giảm tỉ lệ SDD nhưng chủ yếu là ở học
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 258
sinh em, tuy nhiên TTDD của học sinh vị
thành niên cũng là điều cần được chú trọng để
từ đó nâng cao chất lượng dân số và đẩy mạnh
phát triển kinh tế - xã hội. Tỉ lệ SDD của mẫu
nghiên cứu khá cao 18,4%, tương đương với tỉ
lệ SDD khu vực nông thôn và miền núi trong
cuộc tổng điều tra dinh dưỡng năm 2010(2) và
tại 3 tỉnh phía Bắc nghiên cứu năm 2012(3). Tuy
nhiên kết quả nghiên cứu lại cao hơn các
nghiên cứu khác, tại Hà Nội năm 2010(5). Tỉ lệ
SDD ở học sinh THCS tại Tp. HCM (năm 2012)
là 7,4% và Hải Phòng (năm 2015) là 2,5%(7, 12).
Trong mẫu nghiên cứu, tỉ lệ TC-BP thấp
3,8% (béo phì chiếm 1,1% và chỉ có ở nam).
Kết quả này là phù hợp vì tỉ lệ TC-BP tại các
khu vực ngoại thành và nông thôn thường ít
hơn so với các khu vực trung tâm thành phố
lớn(2). Nghiên cứu của Lê Thị Hợp và cộng
sự(3), tỉ lệ béo phì ở học sinh THCS tại khu vực
miền núi (nam 0,8% ở nam, 0,2% ở nữ) và
nông thôn (0,2% ở nam và 0,1% ở nữ) là rất
thấp. Tỉ lệ TC-BP tại thành phố Hồ Chí Minh
là 20,7% và Hải Phòng là 9,6%(6, 7). Tỉ lệ TC-BP
ở nam cao hơn ở nữ. Sự chênh lệch kết quả về
TTDD ở học sinh THCS, có thể do các nghiên
cứu khác được thực hiện tại các trung tâm
thành phố lớn - nơi có nền kinh tế phát triển
hơn, chất lượng dinh dưỡng tốt hơn hoặc do
các loại thức ăn nhanh phổ biến và được sử
dụng nhiều nên tỉ lệ TC-BP cao hơn còn SDD
có tỉ lệ thấp. Nhưng nhìn chung kết quả phù
hợp với các khu vực nông thôn và miền núi.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh có
sự phát triển chưa phù hợp và SDD vẫn còn là
vấn đề chính của y tế công cộng tại địa phương.
Địa phương nên đưa ra và thực hiện những
chương trình, chính sách để làm giảm tỉ lệ SDD.
Bên cạnh đó cũng cần chú ý kết hợp phòng
chống TC-BP để đảm bảo cho học sinh THCS có
TTDD tốt tránh những thay đổi quá nhanh theo
chiều hướng không có lợi cho sức khỏe.
Mối liên quan giữa đặc tính khẩu phần ăn và
tình trạng dinh dưỡng
Có mối liên quan giữa đặc tính KPA (ngoại
trừ khoáng chất) và TTDD. Năng lượng và các
chất glucid, lipid, protein tiêu thụ tăng có ý
nghĩa thống kê khi tình trạng dinh dưỡng
tăng. Kết quả này khác với nghiên cứu về
khẩu phần ăn và thừa cân, béo phì trên học
sinh trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh
(năm 2010), không tìm thấy mối liên quan giữa
khẩu phần của các chất sinh năng lượng
(glucid, lipid, protein) và tình trạng dinh
dưỡng ở nam, đối tượng TC-BP tiêu thụ ít hơn
học sinh khác trong các nhóm tuổi ở nữ(6).
Nghiên cứu khác trên đối tượng 11-14 tuổi ở
Emilia-Romagna, Ý của tác giả Toselli S(11),
năng lượng trung bình của đối tượng béo phì
tiêu thụ ít hơn SDD. Hàm lượng Ca và Fe tăng
lên có ý nghĩa thống kê từ SDD đến béo phì. Ở
nữ lượng protein, chất béo và glucid tiêu thụ
giảm có ý nghĩa thống kê với sự gia tăng tình
trạng dinh dưỡng. Sự khác biệt này có thể do
học sinh TC-BP có xu hướng khai báo ít hơn so
với lượng thức ăn tiêu thụ thực tế.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Khẩu phần ăn của học sinh THCS Nguyễn
Chí Thanh còn mất cân đối, một số học sinh có
xu hướng ăn nhiều protein nhưng lượng canxi
cung cấp lại rất thấp là điều đáng quan tâm.
Do đó, nên tổ chức các chương trình truyền
thông, giáo dục về dinh dưỡng tại trường cho
học sinh và phụ huynh. Tăng cường thực
phầm giàu canxi trong khẩu phần, lập kế
hoạch thực hiện chương trình uống sữa tại
trường. Duy trì, tăng cường cả về số lượng và
chất lượng của sắt, bổ sung sắt từ thịt, cá (>
90g/ ngày) trong khẩu phần ăn tùy vào độ
tuổi, đặc biệt là đối tượng nữ đã có kinh
nguyệt. Tỉ lệ SDD còn cao 18,4% và tỉ lệ TC-BP
là 3,8%. Địa phương cần xây dựng các kế
hoạch can thiệp nhằm cải thiện tình trạng dinh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 259
dưỡng của học sinh THCS, ưu tiên giảm tỉ lệ
suy dinh dưỡng, bên cạnh đó cũng cần kiểm
soát, ngăn chặn kịp thời TC-BP. TTDD có mối
liên quan có ý nghĩa thống kê với năng lượng
và lượng tiêu thụ của các chất dinh dưỡng
sinh năng lượng như glucid, lipid, protein
nhưng không có mối liên quan với hàm lượng
khoáng chất (Canxi và sắt).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kotecha PV, Patel S, Baxi RK, Mazumdar VS, Misra S,
Modi E, Diwanji M (2009), "Reproductive health
awareness among rural school going adolescents of
Vadodara district". Indian Journal of Sexually Transmitted
Diseases, 30 (2): 9-94.
2. Lê Thị Hợp, Lê Danh Tuyên (2010), Tổng điều tra dinh
dưỡng 2009-2010, tr. 49-109. Nhà xuất bản y học, Hà Nội
3. Lê Thị Hợp, Lê Nguyễn Bảo Khanh (2012), "Tình trạng
dinh dưỡng và phát triển thể lực của học sinh phổ thông
khu vực thành thị, nông thôn và miền núi tại 3 tỉnh/thành
phía Bắc". Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm, Hội dinh
dưỡng Việt Nam, 8 (2):36-43.
4. Lifshitz F (2009), "Nutrition and Growth". Journal Of
Clinical Research in Pediatric Endocrinology, 1 (4): 63-157.
5. Nguyễn Lân, Trịnh Bảo Ngọc (2013), "Tình trạng dinh
dưỡng ở học sinh 11-14 tuổi tại một số trường của hai
quận trung tâm và quận ngoại thành Hà Nội". Tạp chí y
học thực hành, Bộ Y Tế, tập 6 (10):16-25.
6. Nguyễn Ngọc Vân Phương, Tăng Kim Hồng, Annie
Robert (2014), "Khẩu phần ăn và thừa cân, béo phì trên
học sinh trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh". Tạp chí
Dinh dưỡng và thực phẩm, Hội dinh dưỡng Việt Nam, tập
10 (2):33-38.
7. Nguyễn Thị Thanh Bình, Vũ Văn Đảm, Phan Lê Thu
Hằng, Nguyễn Khắc Minh, Phạm Văn Hán (2015), "Thực
trạng thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan ở học
sinh hai trường Trung học cơ sở quận Ngô Quyền, Hải
Phòng, năm 2015". Tạp chí y học dự phòng, Hội Y học dự
phòng Việt Nam, 25 (11): 10-18.
8. Ochola S, Masibo PK (2014), "Dietary intake of
schoolchildren and adolescents in developing countries".
Ann Nutr Metab, 64 Suppl 2: 24-40.
9. Pediatrics (2000), "Type 2 diabetes in children and
adolescents”, American Diabetes Association, 105 (3 Pt 1):
80-671.
10. Tanya K, Emily M (2015), Adolescent nutrition (Policy
and programming in SUN+ countries), Save the Children,
London EC1M 4AR, UK, pp 4-14.
11. Toselli S, Argnani L, Canducci E, Ricci E, Gualdi-Russo E
(2010), "Food habits and nutritional status of adolescents
in Emilia-Romagna, Italy". Nutricion Hospitalaria, 25 (4):21-
613.
12. Trần Thị Minh Hạnh, Vũ Quỳnh Hoa, Phạm Ngọc Oanh,
Đỗ Thị Ngọc Diệp, Lê Thị Kim Quí (2012), "Tình trạng
dinh dưỡng học sinh trung học cơ sở thành phố Hồ Chí
Minh". Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 8 (3): 50-57.
13. WHO (2007), Growth reference 5-19 years (BMI-for-age),
accessed on 14 April 2017.
14. WHO (2017), Adolescents: health risks and solutions, Fact
sheet
accessed on 12 June 2017.
Ngày nhận bài báo: 02/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 23/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khau_phan_an_cua_hoc_sinh_truong_thcs_nguyen_chi_thanh_tai_t.pdf