Khẩu phần ăn của bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thừa cân béo phì tại phòng khám Bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2015

Tài liệu Khẩu phần ăn của bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thừa cân béo phì tại phòng khám Bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2015: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 58 KHẨU PHẦN ĂN CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 CÓ THỪA CÂN BÉO PHÌ TẠI PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG NĂM 2015 Hồ Minh Nguyệt*, Nguyễn Thị Kim Ngân**, Lê Hồng Phước**, Phạm Thị Lan Anh**, Lê Huy Hùng***, Lâm Vĩnh Niên****, Nguyễn Viết Quỳnh Thư***** TÓM TẮT Đặt vấn đề/ Mục tiêu: Gần đây, thói quen ăn uống của người dân Việt Nam thay đổi dẫn đến nguy cơ đối với các bệnh mạn tính không lây. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định khẩu phần ăn của bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thừa cân béo phì đến khám ngoại trú tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2015. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 126 bệnh nhân đái tháo đường type 2 đến khám ngoại trú tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương được xác định thừa cân béo phì (BMI ≥ 25kg/m2). Đối tượng được đo các chỉ số nhân trắc, hỏi ghi 24h và phỏng vấn tần suất tiêu thụ thực phẩm bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Kết quả: Năng l...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khẩu phần ăn của bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thừa cân béo phì tại phòng khám Bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 58 KHẨU PHẦN ĂN CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 CÓ THỪA CÂN BÉO PHÌ TẠI PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG NĂM 2015 Hồ Minh Nguyệt*, Nguyễn Thị Kim Ngân**, Lê Hồng Phước**, Phạm Thị Lan Anh**, Lê Huy Hùng***, Lâm Vĩnh Niên****, Nguyễn Viết Quỳnh Thư***** TÓM TẮT Đặt vấn đề/ Mục tiêu: Gần đây, thói quen ăn uống của người dân Việt Nam thay đổi dẫn đến nguy cơ đối với các bệnh mạn tính không lây. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định khẩu phần ăn của bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thừa cân béo phì đến khám ngoại trú tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2015. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 126 bệnh nhân đái tháo đường type 2 đến khám ngoại trú tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương được xác định thừa cân béo phì (BMI ≥ 25kg/m2). Đối tượng được đo các chỉ số nhân trắc, hỏi ghi 24h và phỏng vấn tần suất tiêu thụ thực phẩm bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Kết quả: Năng lượng trung bình khẩu phần ăn của các đối tượng đái tháo đường type 2 có thừa cân béo phì (BMI ≥ 25kg/m2) dao động từ 1669-1759 kcal. Trong đó, mức năng lượng ≥ RDA ở nhóm lao động nhẹ và trung bình lần lượt là 75,3% và 27,3%. Ở mức lao động nhẹ có lượng carbohydrate, protein, lipid thấp hơn so với ở mức lao động trung bình lần lượt là 249,1g so với 262,3g, 76,2g so với 86,4g, 47,6g so với 51,1g, và tương đương nhau về lượng chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa. Tuy nhiên lượng chất xơ ở 2 mức lao động nhẹ và trung bình chỉ đạt 7,1g (chiếm >85% lượng chất xơ <RDA). Kết luận: Sự gia tăng năng lượng trong khẩu phần ăn, sự thay đổi thành phần các giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là sự gia tăng lượng carbohydrate, lipid, chất béo bão hòa, giảm lượng chất xơ trong khẩu phần ăn, góp phần làm gia tăng số đối tượng đái tháo đường type 2 có thừa cân béo phì. Nghiên cứu này là tiền đề tư vấn, can thiệp về chế độ ăn giúp kiểm soát đường huyết, cải thiện cân nặng ở các đối tượng đái tháo đường type 2 có thừa cân béo phì. Từ khóa:chế độ ăn, thừa cân béo phì, đái tháo đường type 2. ABSTRACT DIETARY INTAKE OF OVERWEIGHT OR OBESE TYPE 2 DIABETIC OUTPATIENTS AT NGUYEN TRI PHUONG HOSPITAL IN 2015 Ho Minh Nguyet, Nguyen Thi Kim Ngan, Le Hong Phuoc, Pham Thi Lan Anh, Le Huy Hung, Lam Vinh Nien, Nguyen Viet Quynh Nhu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 2 - 2017: 58 - 64 Background/ Objectives: Recently, Vietnamese eating habits change has led to risks for development of chronic non-communicable diseases. The aim of this study was to assess dietary intake and food consumption of type 2 diabetic subjects who are overweight or obese. *Khoa Kiểm soát bệnh không lây nhiễm và Dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng TPHCM **Khoa YTCC, Đại học Y dược TPHCM, ***Khoa Nhi, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương ****Khoa Dinh dưỡng và Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, *****Khoa Dinh dưỡng và Tiết chế, Bệnh viện FV Tác giả liên lạc: BSCKII. Nguyễn Viết Quỳnh Thư ĐT: 0988802216 Email: bsquynhthu@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Nội Tiết 59 Subjects/ Methods: 126 diabetic outpatients with overweight or obesity (BMI ≥ 25 kg/m2) were recruited from Nguyen Tri Phuong Hospital, Ho Chi Minh City, Vietnam. Dietary intake and food consumption were collected by questionnaires and interviews. Food consumption frequency for the last three months was recorded. Results: Average daily energy intake of the study subjects ranged from 1669 to 1759 kcal. Mildly or moderately active patients had energy intake higher than RDA at 75.3 % or 27.3%, respectively. The amounts of carbohydrates, proteins and lipids consumed by mildly active patients, at 249.1 g, 76.2 g, and 86.4 g, respectively, were lower than those by moderately active subjects, at 262.3 g, 86.4 g, and 51.1 g, respectively. The amounts of saturated and unsaturated lipids were comparative between these two groups. Fiber amounts in these groups were just at 7.1 g, and more than 85% of them were lower than RDA. Conclusions: Energy intake increase and nutrient changes, particularly the increase of carbohydrates and lipids, and the decrease of fibers in diets, contributed to the raise of diabetic patients with overweight or obesity. This study supports dietary consultations and interventions to help control blood sugar and improve body weight in these patients. Keywords: dietary intake, overweight, obesity, type 2 diabetes. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự gia tăng nhanh chóng về tỉ lệ hiện mắc của đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 và béo phì là một thách thức to lớn về vấn đề sức khỏe và sự phát triển trên toàn cầu của thế kỷ 21(9, 17). Trong đó, ĐTĐ type 2 là một bệnh lý mạn tính đỏi hỏi phải được chăm sóc và giáo dục sức khỏe lâu dài nhằm ngăn ngừa các biến chứng cấp tính và giảm nguy cơ mắc các biến chứng mạn tính gây suy giảm chất lượng sống của con người(2). Liệu pháp dinh dưỡng y tế là nền tảng quan trọng trong việc ngăn ngừa, quản lý và làm chậm tốc độ phát triển các biến chứng của bệnh ĐTĐ type 2(1). Trong đó, sự gia tăng năng lượng trong khẩu phần ăn hay sự thay đổi các thành phần giá trị dinh dưỡng như carbohydrate, protein, lipid, chất xơ được báo cáo là có liên quan đến những bệnh nhân ĐTĐ type 2 có TCBP. Nghiên cứu tại Canada cho thấy ở những người ĐTĐ type 2 có béo phì tiêu thụ cao hơn về mức năng lượng, lượng carbohydrate, protein, lipid, đặc biệt là chất béo bão hòa và có lượng chất xơ thấp hơn so với những người không có béo phì(10). Nghiên cứu khác trên đối tượng ĐTĐ type 2 tại Hàn Quốc cũng cho thấy mối liên quan giữa lượng chất xơ ở nhóm béo phì và không béo phì(11). Những điều trên cho thấy, việc tìm hiểu thành phần giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cũng như thói quen tiêu thụ thực phẩm cuả đối tượng ĐTĐ type 2 có TCBP - những người thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát cân nặng và có thói quen ăn uống không tốt là rất quan trọng. Vì vậy, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài này nhằm đánh giá khẩu phần ăn trên nhóm bệnh nhân ĐTĐ type 2 có TCBP tại phòng khám bệnh viện Nguyễn Tri Phương, giúp nhân viên y tế đưa ra các khuyến cáo và xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho bệnh nhân, giúp họ tự điều chỉnh khẩu phần ăn và lối sống phù hợp, giúp cải thiện tình trạng bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống. Mục tiêu nghiên cứu Xác định khẩu phần ăn và một số yếu tố liên quan đến ĐTĐ của bệnh nhân ĐTĐ type 2 có TCBP đến khám ngoại trú tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2015. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian: 01/2015 – 07/2015, tại phòng khám nội tiết bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 60 Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu Toàn bộ bệnh nhân ĐTĐ type 2 đến khám ngoại trú tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương được xác định TCBP. Dân số chọn mẫu Toàn bộ bệnh nhân ĐTĐ type 2 đến khám ngoại trú tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương được xác định TCBP từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2015 theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Cỡ mẫu Nghiên cứu áp dụng công thức chọn mẫu ước tính trung bình: n = Trong đó: n: cỡ mẫu. Z2(1- ): trị số từ phân phối chuẩn ở độ tin cậy 1-∝. ∝: sai lầm loại 1 = 5%. σ: độ lệch chuẩn ước lượng trong dân số. d: sai số của ước lượng. Dựa trên kết quả năng lượng tiêu thụ trung bình từ nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hằng thực hiện khảo sát khẩu phần ăn của bệnh nhân ĐTĐ type 2 tại phòng khám ngoại trú bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2014(13), chúng tôi lựa chọn = 86, d = 15, và tính được cỡ mẫu n = 126 đối tượng. Phương pháp chọn mẫu Phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Tiêu chí chọn mẫu Tiêu chí đưa vào Đồng ý tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ type 2 và có BMI ≥ 25 kg/m2. Tiêu chí loại ra Người mất trí nhớ, không hợp tác, hay có hạn chế về mặt tâm thần (tâm thần, Alzheimer), khiếm khuyết về mặt ngôn ngữ (câm, điếc..). Phụ nữ có thai. Bệnh nhân có biến chứng phải nhập viện điều trị nội trú. Thu thập số liệu Bộ câu hỏi điều tra khẩu phần dinh dưỡng soạn sẵn. Mức độ lao động Mức độ lao động là biến số thứ tự gồm 3 mức(4): Mức độ lao động nặng: một số nghề nghiệp và công nghiệp nặng như: thợ mỏ, vận động viên thể thao, quân nhân thời kì luyện tập, Mức độ lao động trung bình: công nhân xây dựng, công nhân, nông dân, Mức độ lao động nhẹ: nhân viên hành chính, lao động trí óc, nội trợ, giáo viên,... Phương pháp phân tích số liệu Phân tích thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm Việt Nam sử dụng phần mềm Eiyokun(18) và bảng thành phần dinh dưỡng các loại thực phẩm Việt Nam năm 2007. Phân tích số liệu thống kê dùng phần mềm Stata 12. Về thống kê mô tả, đối với biến định tính: sử dụng tần số và tỉ lệ phần trăm; đối với biến định lượng: mô tả giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn nếu phân phối bình thường, hoặc trung vị [khoảng tứ phân vị] nếu phân phối không bình thường. KẾT QUẢ Giá trị năng lượng Bảng 1. Giá trị năng lượng của đối tượng theo mức độ lao động Năng lượng TB (%RDA) <RDA (%) ≥RDA (%) Mức lao động nhẹ 1669 (106,6) 23(24,7) 70(75,3) Nam 1661(106,1) 7(30,4) 24(34,3) Nữ 1674 (106,9) 16(69,6) 46(65,7) Mức lao động trung bình 1759(90,1) 24(72,7) 9(27,3) Nam 1745 (99,2) 13(54,2) 6(66,7) Nữ 1814 (103,1) 11(45,8) 3(33,3) Năng lượng của nhóm đối tượng có mức lao động nhẹ chiếm 106,6% so với RDA là cao hơn so với nhóm đối tượng có mức lao động trung bình (90,1%). Trong nhóm đối tượng có mức lao động nhẹ, 75,3% là cao hơn so với RDA, trong đó nữ cao gần gấp đôi nam. Trong nhóm đối tượng có mức lao động trung bình, 72,7% là thấp hơn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Nội Tiết 61 so với RDA, trong đó nhóm nam và nữ có tỉ lệ tương đương nhau lần lượt là 54,2% và 45,8%. Đặc tính khẩu phần ăn Bảng 2. Đặc tính khẩu phần ăn theo giới (mức độ lao động nhẹ) (n=93) Giá trị dinh dưỡng TB ± ĐLC %RDA * RDA (%) Năng lượng (kcal/ngày) 1669 [1569-1786]* Nam 1661 [1569-1832]* Nữ 1674 [1548-1767]* Carbohydrate (g) 249,1±50,0 50-60 14(15,1) 22(25,8) 55(59,1) Nam 260,0±44,7 1(7,1) 7(29,2) 23(41,8) Nữ 243,6±52,0 13(92,9) 17(70,2) 32(58,2) Protein (g) 76,2 ±22,3 15-20 21(22,6) 36(38,7) 36(38,7) Nam 77,0 ±17,7 5(23,8) 13(36,1) 13(36,1) Nữ 75,7±24,4 16(76,2) 23(63,9) 23(63,9) Lipid (g) 47,6±21,2 ≤ 25 48(51,6) 45(48,4) Nam 46,2±23,8 19(39,6) 12(26,7) Nữ 47,61 ±20 29(60,4) 33(73,3) Chất béo bão hòa (g) 29,9±25,0 ≤ 7 20(21,5) 73(78,5) Nam 23,4 ±17,3 8(40,0) 23(31,5) Nữ 33,1 ±27,7 12(60,0) 50(68,5) Chất béo không bão hòa (g) 19,45 13,92 ≤ 10 47(50,5) 46(49,5) Nam 21,7 ±14,0 12(25,5) 19(41,3) Nữ 18,3 ±13,8 35(74,5) 27(58,7) Chất xơ (g) 7,1[5-9,6]* 25-30(g) 92(98,9) 1(1,1) Nam 5,6[3,9-7,5]* 31(33,7) Nữ 8[5,5-10,7]* 61(66,3) 1(100) %RDA*: Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho bệnh nhân ĐTĐ(1) (*) trung vị [khoảng tứ vị] Nam giới cao hơn về lượng carbohydrate, protein, chất béo không bão hòa và thấp hơn vềnăng lượng ăn vào, lipid, chất béo bão hòa và lượng chất xơ so với nữ giới. Có 59,1% đối tượng ăn >60% lượng carbohydrate khuyến nghị, trong đó nữ cao hơn nam (58,2% so với 41,8%), và đa số lượng chất xơ <25g chiếm 98,9%, trong đó toàn bộ nam giới đều ăn ít chất xơ hơn so RDA, chiếm 33,7%. Bảng 3. Đặc tính khẩu phần ăn theo giới (mức độ lao động trung bình) (n=33) Giá trị dinh dưỡng TB ± ĐLC %RDA * RDA (%) Năng lượng (kcal/ngày) 1759 [1657-2039]* Nam 1745 [1654-2150]* Nữ 1814 [1664-1923]* Carbohydrate (g) 262,3 ±55,7 50-60 12(36,4) 11(33,3) 10(30,3) Nam 254,0±61,0 9(75,0) 4(26,4) 6(60,0) Nữ 273,6±47,4 3(25,0) 7(63,6) 4(40,0) Protein(g) 86,41±26,0 15-20 11(33,3) 13(39,4) 9(27,3) Nam 87,6 ±30,5 7(63,6) 7(53,9) 5(55,6) Nữ 84,78±19,4 4(36,4) 6(46,1) 4(44,4) Lipid (g) 51,1±21,4 ≤ 25 22(66,7) 11(33,3) Nam 53,2±22,4 12(54,6) 7(63,6) Nữ 48,21±20,5 ≤ 7 10(45,4) 4(36,4) Chất béo bão hòa (g) 29± 21,2 10(30,3) 23(69,7) Nam 31,8 ±23,1 5(50,0) 14(60,9) Nữ 25,22±18,5 5(50,0) 9(39,1) Chất béo không bão hòa (g) 21,5 ±13,1 ≤ 10 20(60,6) 13(39,4) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 62 Giá trị dinh dưỡng TB ± ĐLC %RDA * RDA (%) Nam 20,4±11,4 11(55,0) 8(61,5) Nữ 23,0 ±15,6 9(45,0) 5(38,5) Chất xơ (g) 7,1[[5,3 -9,7]* 25-30 29(87,9) 4(12,1) Nam 6,7[4,7-9,5]* 17(58,6) 2(50,0) Nữ 7,5[5,3-20,5]* 12(41,4 2(50,0) %RDA*: Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho bệnh nhân ĐTĐ(1) (*) trung vị [khoảng tứ vị] Nam giới cao hơn về lượng protein, lipid, chất béo bão hòa và thấp hơn về năng lượng ăn vào, chất béo không bão hòa và lượng chất xơ so với nữ giới. Có 30,3% đối tượng ăn >60% lượng carbohydrate khuyến nghị, trong đó nam cao hơn nữ (60% so với 40%), và đa số lượng chất xơ <25g chiếm 87,9%, trong đó nam cao hơn nữ lần lượt là 58,6% so với 41,4%. BÀN LUẬN Chế độ ăn là một trong những yếu tố quan trọng góp phần giữ ổn định đường huyết, giúp ngăn chặn và làm chậm xuất hiện các biến chứng. Vì vậy nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã tập trung đánh giá thành phần các giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của bệnh nhân ĐTĐ type 2, đặc biệt là các đối tượng ĐTĐ type 2 có TCBP bằng nhiều phương pháp khác nhau nhằm đưa ra mức khuyến cáo phù hợp cho từng đối tượng bệnh nhân. Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng phương pháp hỏi ghi khẩu phần ăn của đối tượng trong 24 giờ qua nhằm ghi lại tất cả thực phẩm bệnh nhân ăn uống được trong 24 giờ trước đó, từ đó ước tính được giá trị năng lượng và thành phần các chất dinh dưỡng carbohydrate, protein, lipid, chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa và lượng chất xơ của từng đối tượng được khảo sát. Kết quả trên 126 người được thu thập, có 93 đối tượng (chiếm 73,8%) có mức lao động nhẹ với mức năng lượng trung bình là 1669 kcal (chiếm 106,6% so với RDA của bệnh nhân ĐTĐ), trung bình năng lượng của nam và nữ lần lượt là 1661 kcal, 1674 kcal. Trong đó chiếm ưu thế 75,3% số các đối tượng có mức năng lượng ≥RDA, nữ cao gần gấp đôi nam. Có 33 đối tượng (chiếm 26,2%) có mức lao động trung bình với mức năng lượng trung bình là 1759 kcal (chiếm 90,1% so với RDA của bệnh nhân ĐTĐ), trung bình năng lượng của nam và nữ lần lượt là 1745 kcal, 1814kcal. Trong đó chiếm 27,3% số các đối tượng có mức năng lượng ≥RDA, nam cao gấp đôi so với nữ. Nghiên cứu của tác giả So Hun Kim và cộng sự tại Hàn Quốc năm 2012 trên 2832 đối tượng ĐTĐ type 2. Kết quả cho thấy mức năng lượng trung bình chung là 1757,5 kcal, trong đó mức năng lượng của nam và nữ lần lượt là 1870,7 kcal và 1615,4 kcal(11). Tương tự nghiên cứu của tác giả Horikawa Chika và cộng sự tại Nhật bản trên 1516 bệnh nhân ĐTĐ type 2. Kết quả cho thấy mức năng lượng trung bình là 1737 kcal, trong đó nam cao hơn nữ (1819 kcal so với 1643 kcal)(8). Một nghiên cứu khác của tác giả Moy Foong Ming và cộng sự tại Malaysia năm 2002 trên 900 đối tượng ĐTĐ type 2. Kết quả cho thấy phần trăm mức RDA tại Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ lần lượt là 57,9-63,2%, 77-9-78,9%, 67,9-74,6% so với RDA. Trong đó, Malaysia và Ấn Độ có % RDA của nam cao hơn nữ, riêng Trung Quốc thì tương đương nhau ở cả 2 giới(14). Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hằng trên 124 bệnh nhân ĐTĐ type 2 tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2014 cho thấy năng lượng trung bình đạt 1635 kcal (chiếm 82% so với RDA)(13). Nghiên cứu của tác giả Lê Nguyễn Trung Đức Sơn tiến hành trên 144 đối tượng bao gồm nhóm mắc ĐTĐ type 2 và nhóm chứng cho thấy mức năng lượng trung vị cuả nhóm ĐTĐ type 2 là 1685 kcal, trong đó nam cao hơn nữ (2002 kcal so với 1612 kcal)(7). Khác biệt giữa kết quả nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu trên là do cách lựa chọn nhóm đối tượng khác nhau. Tuy chọn các đối tượng đều mắc ĐTĐ type 2, song nghiên cứu chúng tôi tập trung chủ yếu vào nhóm đối tượng TCBP nên Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Nội Tiết 63 mức năng lượng trung bình và phần trăm RDA tương đối cao hơn so với các nghiên cứu khác. Kết quả khảo sát giữa mức năng lượng trung bình của nam và nữ cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Khác với nghiên cứu của chúng tôi, nghiên cứu của tác giả So Hun Kim cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức năng lượng của nam và nữ (p<0,0001)(11). Sự khác biệt này có thể do cỡ mẫu trong nghiên cứu chúng tôi không đủ lớn, số lượng nam nữ không đều nhau, trong đó 60,3% là nữ. Nhìn chung, các nghiên cứu trong và ngoài nước đều có mức năng lượng thấp hơn RDA. Nghiên cứu chúng tôi là tương đối cao hơn so với RDA nhưng không đáng kể. Tuy nhiên đây cũng là mức báo động để thay đổi chế độ ăn cũng như kiểm soát cân nặng để phòng ngừa các biến chứng cấp và mạn tính xảy ra. Do đó, cần giảm từ 200-1000 kcal/ngày đối với BN mắc ĐTĐ type có TCBP có mức năng lượng cao hơn so với RDA(12). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ở 2 nhóm lao động nhẹ và trung bình lượng carbohydrate, protein, lipid, chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa đạt được RDA lần lượt là 25,8-33,3%, 38,7-39,4%, 51,6-66,7%, 21,5- 30,3%, 50,5-60,6%. Ở nhóm lao động nhẹ có 59,1% đối tượng ăn > 60% lượng carbohydrate khuyến nghị, trong đó nữ cao hơn nam (58,2% so với 41,8%) và cao hơn so với nhóm có mức lao động trung bình là 30,3%, trong đó nam cao hơn nữ (60% so với 40%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của So Hun Kim về lượng carbohydrate (với 35,3% đạt RDA), lipid (với 68,8% đạt RDA) và thấp hơn về lượng protein (58,5% đạt RDA), chất béo bão hòa (92,5% đạt RDA). Tuy nhiên lượng chất xơ trong nghiên cứu của chúng tôi không đạt đươc mức RDA, đa số thấp hơn RDA và thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu của So hun Kim (87,9-98,9% so với 24,7%)(11). Tương tự kết quả của tác giả Horikawa Chika và cộng sự cho thấy mức năng lượng (24-29% đạt RDA), nhưng nghiên cứu chúng tôi thấp hơn về lượng lipid (51,6- 66,7% so với 21-38% đạt RDA), chất xơ (45- 50% đạt RDA), trong khi nghiên cứu chúng tôi đa số (87,9-98,9%) đạt RDA, và cao hơn về lượng chất béo bão hòa (17-35%)(8). Bên cạnh đó, phân tích kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy lượng carbohydrate, protein, lipid, chất xơ lần lượt là 249,1-262,3g, 76,2-86,41g, 47,6-56,1g, 7,1g. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Lê Thị Hằng về lượng carbohydrate với 275g, cao hơn về lượng protein, lipid và chất xơ lần lượt là 66,1g, 30,6g, 5,3g(13). Nghiên cứu của tác giả Lê Nguyễn Trung Đức Sơn và cộng sự cho thấy lượng carbohydrate, protein, lipid là tương đương với kết quả nghiên cứu chúng tôi lần lượt là 243g, 76g, 45,5g(7). Nhìn chung, kết quả của các nghiên cứu có sự chênh lệch không đáng kể, có thể do khẩu phần ăn khác nhau giữa các vùng miền dẫn đến chênh lệch một số thành phần giá trị dinh dưỡng khác nhau trong khẩu phần. Qua đó cho thấy kết quả của nghiên cứu này khá tương đồng với các nghiên cứu trước và cũng rất đáng tin cậy. Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy được các đối tượng ĐTĐ type 2 có TCBP trong nghiên cứu này đều có lượng carbohydrate, lipid, chất béo bão hòa cao hơn so vơi RDA và lượng chất xơ lại thấp hơn rất nhiều so với RDA. Điều này là một vấn đề đáng lo ngại với sự xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính nguy hiểm trong tương lai. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng sự gia tăng lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn làm giảm lượng HDL-C, góp phần thúc đẩy sự phát triển các bệnh tim mạch nguy hiểm, đặc biệt là bệnh mạch vành(16). Nghiên cứu tổng hợp của tác giả Crawford và cộng sự cho thấy hàm lượng carbohydrate thấp trong khẩu phần ăn làm tăng khoảng 10% lượng HDL-C(5). Bên cạnh đó, sự gia tăng phần lớn chất béo bão hòa trong khẩu phần ăn có liên quan đến sự gia tăng tỉ lệ mắc ĐTĐ type 2. Nghiên cứu của tác giả UIf Riserus và cộng sự năm 2009 cho thấy nếu thay 5% lượng chất béo bão hòa thành chất béo không Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 64 bão hòa thì có khả năng giảm được nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người ĐTĐ khoảng 37%(15). Ngoài ra, chất xơ cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe, đóng vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn của người ĐTĐ type 2. Lượng chất xơ cao trong khẩu phần ăn có thể giảm được nguy cơ mắc các bệnh mạn tính nguy hiểm như: bệnh mạch vành, đột quỵ, tăng huyết áp, ĐTĐ, béo phì và các bệnh lý đường tiêu hóa(3). Chất xơ có khả năng điều chỉnh lượng thức ăn giúp ổn định đường huyết, điều chỉnh cân nặng, và một số yếu tố khác(6). Theo khuyến cáo của WHO, cần tăng cường lượng chất xơ trong khẩu phần ăn của bệnh nhân ĐTĐ type 2, vì chất xơ giúp lưu trữ lượng tinh bột trong dạ dày lâu hơn, từ đó giúp giảm hấp thu lượng đường vào máu, hạn chế tăng đường máu đột ngột sau ăn. KẾT LUẬN Năng lượng trung bình khẩu phần ăn của các đối tượng ĐTĐ type 2 có TCBP dao động từ 1669-1759 kcal.Ở mức lao động nhẹ, lượng carbohydrate trung bình là 249,1g, protein trung bình là 76,2g, lipid trung bình là 47,6g, chất béo bão hòa trung bình là 29,9g, chất béo không bão hòa trung bình là 19,45g, chất xơ trung bình là 7,1g. Ở mức lao động trung bình, lượng carbohydrate trung bình là 262,3g, protein trung bình là 86,4g, lipid trung bình là 51,1g, chất béo bão hòa trung bình là 29g, chất béo không bão hòa trung bình là 21,5g (60,6% đạt RDA), chất xơ trung bình là 7,1g. Nghiên cứu này là tiền đề tư vấn, can thiệp về chế độ ăn giúp kiểm soát đường huyết, cải thiện cân nặng ở các đối tượng ĐTĐ type 2 có TCBP. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. American Diabetes Association (ADA). (2008). Nutrition Recommendations and Interventions for Diabetes. Diabetes Care, 31(1):s61-s74. 2. American Diabetes Association (ADA). (2015). Standards of medical care in diabetes - 2015. Diabetes Care, 38(1):s20-s30. 3. Anderson, J W, Baird, Pet al (2009). Health benefits of dietary fiber. Nutr Rev, 67(4):188-205. 4. Bộ Y Tế. (2012). Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. NXB Y Học, Hà Nội. 5. Crawford, P, Paden, SL, & Park MK (2006). Clinical inquiries: What is the dietary treatment for low HDL cholesterol? J Fam Pract, 55(12):1076-1078. 6. Delzenne, NM, & Cani, PD (2005). A place for dietary fibre in the management of the metabolic syndrome. Curr Opin Clin Nutr Metab Care, 8(6):636-640. 7. Duc SL, Nguyen TH, TT, et al. (2005). Anthropometric characteristics, dietary patterns and risk of type 2 diabetes mellitus in Vietnam. J Am Coll Nutr, 24(4): 229-234. 8. Horikawa C, Yoshimura Y, et al (2014). Dietary intake in Japanese patients with type 2 diabetes: Analysis from Japan Diabetes Complications Study. Journal of Diabetes Investigation, 5(2): 176-187. 9. International Diabetes Federation (IDF). (2011). Global diabetes plan 2011-2021. Retrieved accessed on 19 Mar 2015, from 10. Jarvandi S, Gougeon R, Bader A, & Dasgupta K (2011). Differences in food intake among obese and nonobese women and men with type 2 diabetes. J Am Coll Nutr, 30(4): 225-232. 11. Kim, SH, Hong SB, et al (2012). Association between nutrient intake and obesity in type 2 diabetic patients from the Korean National Diabetes Program: a cross-sectional study. J Korean Med Sci, 27(10): 1188-1195. 12. Lâm NT, &cộng sự (2008). Hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường theo đơn vị chuyển đổi thực phẩm: NXB Y Học. 13. Lê Thị Hằng (2014). Khẩu phần ăn của bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. (Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y học dự phòng), Đại học Y dược TP.HCM, TP. Hồ Chí Minh. 14. Moy, F., & Rahman, S. (2002). Anthropometry and dietary intake of type 2 diabetes patients attending an outpatient clinic. Malays J Nutr, 8(1): 63-73. 15. Riserus U., Willett WC, & Hu FB (2009). Dietary fats and prevention of type 2 diabetes. Prog Lipid Res, 48(1): 44-51. 16. Steyn NP, Mann, J, et al (2004). Diet, nutrition and the prevention of type 2 diabetes. Public Health Nutr, 7(1A):147- 165. 17. Yoon KH, Lee, JH, et al (2006). Epidemic obesity and type 2 diabetes in Asia. Lancet, 368(9548):1681-1688. 18. Yoshimura Y., & Hạnh, T. T. M. (2004). Vietnamese Eiyokun software. NXB Y Hoc, TP. Hồ Chí Minh. Ngày nhận bài báo: 18/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/11/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhau_phan_an_cua_benh_nhan_dai_thao_duong_type_2_co_thua_can.pdf
Tài liệu liên quan