Tài liệu Khảo sát việc thực hiện hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho người bệnh - Người nuôi bệnh của điều dưỡng tại Bệnh viện Chợ Rẫy: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 286
KHẢO SÁT VIỆC THỰC HIỆN HƯỚNG DẪN GIÁO DỤC
SỨC KHỎE CHO NGƯỜI BỆNH - NGƯỜI NUÔI BỆNH
CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Vương Thị Nhật Lệ*, Nguyễn Thị Oanh*, Lâm Đình Tuấn Hải**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hướng dẫn giáo dục sức khỏe (GDSK) cho người bệnh và người nuôi bệnh để họ có các kiến
thức và kỹ năng cần thiết cùng tham gia vào quá trình chăm sóc, điều trị, giúp người bệnh và gia đình phát hiện
bệnh, khám và điều trị sớm, biết cách tự theo dõi và chăm sóc tại nhà, phòng ngừa phát hiện sớm các biến chứng,
giảm tỉ lệ tái nhập viện, giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội. Bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR) có rất nhiều
bệnh nhân nặng đến từ các tỉnh nên việc trang bị kiến thức và kỹ năng tự chăm sóc cho người bệnh và người nuôi
bệnh là vô cùng quan trọng.Tuy nhiên hiện nay công tác GDSK chưa được tất cả các điều dưỡng (ĐD) quan tâm
thực hiệ...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát việc thực hiện hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho người bệnh - Người nuôi bệnh của điều dưỡng tại Bệnh viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 286
KHẢO SÁT VIỆC THỰC HIỆN HƯỚNG DẪN GIÁO DỤC
SỨC KHỎE CHO NGƯỜI BỆNH - NGƯỜI NUÔI BỆNH
CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Vương Thị Nhật Lệ*, Nguyễn Thị Oanh*, Lâm Đình Tuấn Hải**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hướng dẫn giáo dục sức khỏe (GDSK) cho người bệnh và người nuôi bệnh để họ có các kiến
thức và kỹ năng cần thiết cùng tham gia vào quá trình chăm sóc, điều trị, giúp người bệnh và gia đình phát hiện
bệnh, khám và điều trị sớm, biết cách tự theo dõi và chăm sóc tại nhà, phòng ngừa phát hiện sớm các biến chứng,
giảm tỉ lệ tái nhập viện, giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội. Bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR) có rất nhiều
bệnh nhân nặng đến từ các tỉnh nên việc trang bị kiến thức và kỹ năng tự chăm sóc cho người bệnh và người nuôi
bệnh là vô cùng quan trọng.Tuy nhiên hiện nay công tác GDSK chưa được tất cả các điều dưỡng (ĐD) quan tâm
thực hiện, tài liệu sử dụng để GDSK cũng mang tính riêng lẻ, chưa có sự đồng bộ, ĐD chưa được huấn luyện các
kỹ năng tư vấn GDSK và chưa có hoạt động nào để đánh giá công tác GDSK tại BVCR. Nghiên cứu này thực
hiện để đánh giá hiện trạng việc thực hiện công tác GDSK của ĐD tại các khoa nhằm tìm ra giải pháp nâng cao
công tác tư vấn GDSK tại BVCR.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp cắt ngang, mô tả, thu thập thông tin từ ĐD, người bệnh nội trú
và người nuôi bệnh tại 31 khoa lâm sàng của BVCR từ tháng 9 đến tháng 11/2016. Phân tích thông tin theo
nhóm đối tượng người thực hiện là ĐD và người nhận là người bệnh và người nuôi bệnh để đánh giá việc thực
hiện công tác hướng dẫn GDSK.
Kết quả nghiên cứu: có 400 ĐD tham gia nghiên cứu, đa số là nữ chiếm (85,8%), tuổi trung bình 33,04 ±
6,5 tuổi, kinh nghiệm làm việc đa số 5 đến 15 năm (56%), trình độ chuyên môn trung cấp chiếm 62,8% - cao
đẳng đại học chiếm 36,3%; 78,3% ĐD được đào tạo về GDSK và tỉ lệ ĐD có thực hiện hướng dẫn GDSK là
93,3%, thời điểm thực hiện hướng dẫn GDSK chủ yếu là khi thăm khám và chăm sóc người bệnh chiếm 59,5%.
Có mối tương quan giữa việc ĐD thực hiện GDSK với việc ĐD được đào tạo GDSK và sự tự tin của ĐD. Phân
tích trên 211 người bệnh và 200 người nuôi bệnh, tuổi trung bình 45,5 ± 15,4 tuổi; 58,9% có trình độ học vấn
chưa tốt nghiệp phổ thông trung học, nghề nghiệp đa số là làm nông và nghề tự do khác, thời gian người bệnh
nằm viện trung bình là 9,2 ± 7,9 ngày. Tỉ lệ người bệnh và người nuôi bệnh được hướng dẫn GDSK là 65,9%.
Thông tin liên quan đến chăm sóc sức khỏe người bệnh và người nuôi bệnh nhận được ở mức trung bình (50 -
51%), thông tin về thuốc đang sử dụng cho người bệnh còn thấp (21,2%).
Kết luận: Tỉ lệ ĐD có thực hiện hướng dẫn GDSK là cao. Tuy nhiên, tỉ lệ người bệnh và người nuôi bệnh
được hướng dẫn GDSK ở mức trung bình, thông tin người bệnh và người nuôi bệnh nhận được ở mức trung
bình và thấp. Cần có kế hoạch triển khai thực hiện tư vấn GDSK và có giám sát đánh giá hiệu quả việc thực hiện
để nâng cao chất lượng công tác tư vấn GDSK.
Từ khóa: Điều dưỡng, tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe, chất lượng chăm sóc.
*Phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy. **Trung tâm Đào tạo, Bệnh viện Chợ Rẫy.
Tác giả liên lạc: ThS.ĐD. Vương Thị Nhật Lệ ĐT: 0908147548 Email: vuongnhatle@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 287
ABSTRACT
SURVEY THE IMPLEMENTATION ABOUT HEALTH EDUCATION OF NURSES FOR PATIENTS
AND RELATIVES AT CHO RAY HOSPITAL
Vuong Thi Nhat Le, Nguyen Thi Oanh, Lam Dinh Tuan Hai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 286 - 294
Background: Health education for patients and relatives will helping them have the knowledge and skills
that they could to participate or decisions in the process of care, treatment with health care workers, helping them
to detect their illness, early diagnosis and treatment, knowing how to monitoring and care at home, prevention
and early detection of complications, reduce the rate of re-hospitalization, reducing the economic burden for the
family and society. Cho Ray Hospital has many severe patients move from the province hospitals, so that to
furnish the knowledge and self-care skills for patients and their relatives is very important. However, now a day
health education are not interested by all of nurses, documentation used to health education was sporadic in the
hospital, the information are not synchronous between the medical staff in the hospital. Nurses are not trained in
counseling skills and health education skills. Don't have any activities to evaluate the performance of health
education at Cho Ray hospital. This study carried out to assess the current conditions implementation of the
health education activities of nurses to find solutions to improve health education quality at Cho Ray hospital.
Methods: Cross-sectional study, description, information collected from the nurse, patients and relatives in
31 clinical department of Cho Ray hospital from September to November - 2016. Nurses are implementing and
patients and relatives are recipients that are to assess the current conditions implementation of the health
education activities.
Results: 400 nurses participated in the study, most them are female (85.8%), the average age is 33.04 ± 6.5
years, work experience from 5 to 15 years (56%), professional qualification are 62.8% technical secondary; 36.3%
college and university; 78.3% nurses have been trained in health education and they has been implemented for
health education were 93.3%. The time that they perform health education mainly on when they examination and
take care for patients (59.5%). There is a correlation between the implementation of health education of nurse with
health education trained and the confidence of nurses. Analysis on 211 patients and 200 relatives, the average age
is 45.5 ± 15.4 years; 58.9% had education levels have not graduated from high school, most of them farmers and
other professions, the average duration of hospitalization was 9.2 ± 7.9 days. Percentage of patients and relatives
were received health education information is 65.9%. Information related to the health care which they received is
average (50-51%), information on medications that patients are using is low (21.2%).
Conclusion: Nurses have implemented for health education with the high rate. However, percentage of
patients and relatives received the health educations in average level, the information patients and relatives
received at medium and low. There should be plans to implement for health education and consultants; the
effective plans for monitoring and evaluation for the implementation to improve the quality of consultants and
health education
Keywords: Nurse, counseling, communication, health education, quality of care.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục sức khỏe (GDSK) là một hoạt động
nhằm vào các cá nhân để đưa đến việc thay đổi
hành vi (WHO, 1997), Chương trình GDSK
nhằm giúp cho người bệnh và thân nhân có kiến
thức về bệnh và cách tự chăm sóc, làm giảm
những yếu tố cản trở, tăng yếu tố thuận lợi giúp
người bệnh thay đổi hành vi nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống(11). Trên thế giới công tác truyền
thông và GDSK được xem là rất quan trọng, các
bệnh viện đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể để
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 288
đánh giá việc thực hiện hướng dẫn GDSK cho
người bệnh và thân nhân tại bệnh viện như:
người bệnh vào viện phải được đánh giá về nhu
cầu được hướng dẫn GDSK; người bệnh được sự
hướng dẫn GDSK phù hợp và được quyết định
cũng như tham gia vào quá trình điều trị - chăm
sóc. Một trong các tiêu chuẩn công nhận JCI
(Joint Commission International) cho các bệnh
viện năm 2014 là bệnh viện phải hướng dẫn
GDSK, hỗ trợ người bệnh và gia đình tham gia
vào các quyết định chăm sóc và quá trình chăm
sóc(5). Nhiều nghiên cứu được thực hiện để
chứng minh hiệu quả của chương trình GDSK
đã giúp người bệnh và gia đình nâng cao kiến
thức về bệnh, khả năng theo dõi và cách tự chăm
sóc như: nghiên cứu can thiệp về kiến thức tự
quản lý bệnh xơ gan tại Mỹ(13); Nghiên cứu về
hiệu quả của chương trình giáo dục tự quản lý
bệnh đái tháo đường lên chất lượng cuộc sống
của những phụ nữ lớn tuổi ở Iran(3). Tại Việt
Nam, có khá nhiều nghiên cứu đã và đang được
thực hiện nhằm cải tiến và nâng cao hiệu quả
công tác hướng dẫn GDSK: Nghiên cứu “Đánh
giá ảnh hưởng truyền thông giáo dục trên kiến
thức, thái độ thực hành và các chỉ số kiểm soát
trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2” của
Nguyễn Thị Thu Thảo tại bệnh viện Nhân Dân
Gia Định(9). Nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả
chương trình GDSK cho các bà mẹ có con bị sốt
điều trị tại khoa Hô Hấp bệnh viện Nhi Thanh
Hoá”(12). Nghiên cứu “Lượng giá hoạt động
GDSK cho thân nhân bệnh nhi về bệnh sốt xuất
huyết tại khoa Sốt xuất huyết BV Nhi Đồng I”(2).
Tại BVCR các nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích
Đào(6) về “Kiến thức, thái độ và hành vi tự chăm
sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường týp
2” kết quả 41,5% người bệnh có kiến thức đúng,
45,3% có thái độ đúng và 29,4% người bệnh có
hành vi đúng. Khảo sát của Lê Thị Hoàn(4) về
“Kiến thức, thái độ và thực hành của người bệnh
tự chăm sóc hậu môn nhân tạo” tại khoa Ngoại
tiêu hóa cho thấy có 51,9% người bệnh có kiến
thức đúng; 58,5% người bệnh có thái độ đúng và
53,7% người bệnh thực hành đúng. Khảo sát của
Nguyễn Thị Oanh(8) về Kiến thức, thái độ và sự
tuân thủ về sử dụng thuốc kháng đông đường
uống của người bệnh có van tim cơ học điều trị
ngoại trú tại BVCR cho thấy tỉ lệ người bệnh có
kiến thức đúng (>80%) về sử dụng thuốc kháng
đông đường uống là 14,2%, có thái độ tốt là
31,8% và tỉ lệ tuân thủ tốt là 36,4%. Các nghiên
cứu trên cho thấy kiến thức, thái độ và thực
hành đúng của người bệnh về tuân thủ điều trị,
tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe còn chưa cao và
khác nhau theo từng đối tượng do đó cần đẩy
mạnh hoạt động hướng dẫn GDSK.
Để đánh giá đúng hiện trạng công tác hướng
dẫn, tư vấn GDSK của ĐD, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này để xác định tỉ lệ ĐD có thực hiện
hướng dẫn GDSK và tỉ lệ người bệnh và người
nuôi bệnh được hướng dẫn GDSK nhằm tìm ra
biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hướng
dẫn GDSK tại bệnh viện Chợ Rẫy.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu cắt ngang, mô tả,
thu thập thông tin từ ĐD, người bệnh nội trú và
người nuôi bệnh thỏa tiêu chí chọn mẫu trong
thời điểm khảo sát tại khoa (từ tháng 9 đến
tháng 11/2016, khảo sát 31 khoa). Phân tích thông
tin theo nhóm đối tượng người thực hiện là ĐD
và người nhận là người bệnh và người nuôi
bệnh để đánh giá việc thực hiện công tác hướng
dẫn GDSK. Phân tích và xử lý số liệu bằng phần
mềm SPSS 18.0. Giá trị p< 0,05 được xem có ý
nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tiến hành khảo sát trong thời gian 3 tháng
(từ tháng 9 đến tháng 11/2016), thu thập thông
tin trên 400 điều dưỡng và 411 người bệnh và
người nuôi bệnh tại 31 khoa lâm sàng của BVCR,
đưa vào phân tích có kết quả như sau:
Điều dưỡng tham gia nghiên cứu: Nữ
chiếm đa số (85,8%), Nam (13,5%), tuổi trung
bình là 33,04 ± 6,5 (lớn nhất là 54 tuổi và nhỏ
nhất là 22 tuổi).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 289
Bảng 1. Trình độ chuyên môn và thâm niên công tác của ĐD.
Đặc điểm Tần số (n=400) Tỉ lệ (%)
Trình độ
chuyên môn
Trung cấp 251 62,8
Cao đẳng 12 3
Đại học 133 33,3
Sau đại học 3 0,7
Thâm niên
công tác
Dưới 5 năm 108 27
5 đến 10 năm 114 28,5
11 đến 15 năm 110 27,5
Trên 15 năm 66 16,5
Không trả lời 2 0,5
Bảng 2. Đào tạo kỹ năng GDSK và thực hiện GDSK.
Thông tin Tần số (n=400) Tỉ lệ (%)
Được đào tạo kỹ năng
hướng dẫn GDSK
Có 313 78,3
Không 81 20,3
Không trả lời 6 1,4
Có thực hiện hướng dẫn
GDSK
Có 373 93,3
Không 23 5,7
Không trả lời 4 1
Thời điểm thực hiện
GDSK
Khi thăm khám/chăm sóc 238 59,5
Trước khi người bệnh ra viện 26 6,5
Trong họp hội đồng người bệnh (HĐNB) 11 2,8
Khi chăm sóc và trước khi ra viện 74 18,5
Khi chăm sóc, trong họp HĐNB và trước khi người bệnh ra viện 25 6,2
Không trả lời 26 6,5
Kinh nghiệm làm việc đa số 5 đến 15 năm
(56%); Trình độ chuyên môn đa số là trung cấp
(62,8%); đại học (33,3%); cao đẳng (3%); sau
đại học (0,7%).
Có 78,3% ĐD tham gia nghiên cứu được đào
tạo kỹ năng hướng dẫn GDSK, 20,3% ĐD không
được đào tạo; Tỉ lệ ĐD trả lời là có thực hiện
hướng dẫn GDSK là 93,3%; ĐD trả lời là không
có thực hiện hướng dẫn GDSK là 5,7%. Thời
điểm thực hiện chủ yếu là khi thăm khám/chăm
sóc người bệnh (59,5%); Khi chăm sóc và trước
khi người bệnh ra viện (18,5%); Trước khi người
bệnh ra viện (6,5%); Khi chăm sóc, trong họp
HĐNB và trước khi người bệnh ra viện (6,2%);
Trong họp HĐNB (2,8%).
Bảng 3. Điều dưỡng tự nhận xét bản thân khi thực
hiện hướng dẫn GDSK.
Đặc điểm Tần số (n=400) Tỉ lệ(%)
Tự tin 177 44,3
Chưa tự tin 80 20
Không tự tin 30 7,5
Cần được đào tạo về kỹ năng 113 28,2
GDSK
Chỉ có 44,3% ĐD tham gia nghiên cứu trả lời
là tự tin khi thực hiện hướng dẫn GDSK; 20% trả
lời chưa tự tin; 7,5 % trả lời không tự tin và 28,2%
trả lời “Cần được đào tạo về kỹ năng GDSK”.
Có mối tương quan giữa việc ĐD có thực
hiện GDSK với được đào tạo GDSK và tự nhận
xét bản thân khi thực hiện GDSK của ĐD
(p=0,00), kết quả cũng cho thấy có sự tương quan
giữa trình độ chuyên môn và được đào tạo
GDSK (P = 0,026). Không có sự tương quan giữa
việc ĐD có thực hiện GDSK với trình độ chuyên
môn và thời gian công tác của ĐD.
Kết quả khảo sát trên 411 mẫu (người bệnh
211; người nuôi bệnh 200). Nam - Nữ tương
đương (49,1% - 50,9%); tuổi trung bình 45,5 ±
15,4 (khoảng 16 - 88 tuổi); Thời gian người bệnh
nằm viện tại BVCR trung bình là 9,2 ± 7,9 ngày
(khoảng 3 - 60 ngày).
Đa số người bệnh và người nuôi bệnh có
trình độ học vấn chưa tốt nghiệp phổ thông
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 290
trung học (58,9%); 20,2% tốt nghiệp phổ thông
trung học; 11,2% có trình độ đại học; 4,6% có
trình độ cao đẳng; 4,4% có trình độ trung cấp
và 0,7% có trình độ sau đai học. Nghề nghiệp
làm nông (25,3%) và nghề tự do khác (25,6%);
công nhân/viên chức (20,9%); nội trợ (15,8%),
buôn bán (12,4%).
Bảng 4. Mối tương quan giữa đặc điểm của ĐD và việc thực hiện GDSK.
Tương quan
Có thực hiện
GDSK
Trình độ
chuyên môn
Thời gian
công tác
Được đào tạo
GDSK
Nhận xét bản thân khi
thực hiện GDSK
Có thực hiện GDSK
Pearson Correlation 1 -0,022 -0,014 0,213
**
0,285
**
Sig0,(2-tailed) 0,664 0,774 0,000 0,000
N 400 400 400 400 400
Trình độ chuyên
môn
Pearson Correlation -0,022 1 0,044 -0,111
*
-0,082
Sig0,(2-tailed) 0,664 0,379 0,026 0,102
N 400 400 400 400 400
Thời gian công tác
Pearson Correlation -0,014 0,044 1 0,049 -0,047
Sig0,(2-tailed) 0,774 0,379 0,331 0,352
N 400 400 400 400 400
Được đào tạo
GDSK
Pearson Correlation 0,213
**
-0,111
*
0,049 1 0,217
**
Sig0,(2-tailed) 0,000 0,026 0,331 0,000
N 400 400 400 400 400
Nhận xét bản thân
khi thực hiện GDSK
Pearson Correlation 0,285
**
-0,082 -0,047 0,217
**
1
Sig0,(2-tailed) 0,000 0,102 0,352 0,000
N 400 400 400 400 400
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
Bảng 5. Trình độ học vấn và nghề nghiệp của người bệnh và người nuôi bệnh.
Thông tin Tần số (n=411) Tỉ lệ (%)
Trình độ
chuyên môn
Chưa tốt nghiệp
phổ thông TH 242 58,9
Tốt nghiệp phổ thông TH 83 20,2
Trung cấp 18 4,4
Cao đẳng 19 4,6
Đại học 46 11,2
Sau đại học 3 0,7
Nghề nghiệp
Làm nông 104 25,3
Công nhân/viên chức 86 20,9
Nội trợ 65 15,8
Buôn bán 51 12,4
Nghề khác 105 25,6
Có 179 người tham gia đã từng nằm viện
hoặc nuôi người bệnh tại BVCR chiếm 43,6%.
Trong đó tỉ lệ người trả lời có được hướng dẫn
GDSK trong lần nằm điều trị trước chiếm 65,9%;
không được hướng dẫn GDSK là 26,3% và 7,8%
trả lời không nhớ. Người thực hiện hướng dẫn
GDSK: có 69,5% người bệnh và người nuôi bệnh
được hướng dẫn GDSK bởi cả BS và ĐD; 22%
được BS hướng dẫn; 7,6% được ĐD hướng dẫn
và 0,8% là NVYT khác. Thời điểm người bệnh và
người nuôi bệnh được hướng dẫn GDSK là
trong lúc thăm khám, làm thủ thuật hoặc chăm
sóc chiếm (48,3%); Trong lúc thăm khám, làm
thủ thuật hoặc chăm sóc và trước khi ra viện
(28%); Trong khi thăm khám/thủ thuật/chăm sóc;
Trước khi ra viện và trong họp HĐNB (11,9%);
chỉ hướng dẫn GDSK trước khi ra viện (5,1%);
chỉ hướng dẫn GDSK trong họp HĐNB (4,2%);
Trong họp HĐNB và trước khi ra viện (2,5%).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 291
Bảng 6. Người bệnh đã từng nằm viện tại BVCR và được hướng dẫn GDSK từ NVYT.
Thông tin Tần số (n=411) Tỉ lệ(%)
Người bệnh đã từng nằm viện tại BVCR
Có 179 43,6
Không 232 56,4
Được hướng dẫn GDSK (n = 179)
Có 118 65,9
Không 47 26,3
Không nhớ 14 7,8
NVYT hướng dẫn GDSK (n = 118)
Bác sĩ 26 22
Điều dưỡng 9 7,6
Cả bác sĩ và điều dưỡng 82 69,5
NVYT khác 1 0,8
Thời điểm người bệnh và người nuôi bệnh
được hướng dẫn GDSK (n = 118)
Khi thăm khám/thủ thuật/chăm sóc 57 48,3
Trước khi ra viện 6 5,1
Trong họp HĐNB 5 4,2
Khi thăm khám/thủ thuật/chăm sóc và trước khi ra
viện 33 28
Trong họp HĐNB và Trước khi ra viện 3 2,5
Khi thăm khám/thủ thuật/chăm sóc; Trước khi ra viện
và trong họp HĐNB 14 11,9
Bảng 7. Những nội dung người bệnh và người nuôi bệnh nhận được tại bệnh viện.
Thông tin Tần số (n=411) Tỉ lệ (%)
Tên, tác dụng các loại thuốc người bệnh đang sử dụng
Có 87 21,2
Có nhưng không đầy đủ 118 28,9
Không 204 49,9
Chế độ ăn phù hợp bệnh lý của người bệnh
Có 209 51,1
Có nhưng không đầy đủ 97 23,7
Không 103 25,2
Chế độ vận động – nghỉ ngơi phù hợp
Có 212 51,8
Có nhưng không đầy đủ 68 16,6
Không 129 31,5
Cách theo dõi và phòng ngừa bệnh
Có 207 50,5
Có nhưng không đầy đủ 82 20
Không 121 29,5
Những thông tin liên quan đến nội dung cần
hướng dẫn GDSK cho người bệnh tại bệnh viện:
- Hướng dẫn tên, tác dụng các loại thuốc
người bệnh đang sử dụng: 49,9% trả lời không;
28,9% trả lời có nhưng không đầy đủ; 21,2% trả
lời có.
- Được hướng dẫn chế độ ăn phù hợp với
bệnh lý của người bệnh: 51,1% trả lời có; 25,2%
trả lời không; 23,7% trả lời có nhưng không
đầy đủ.
- Được hướng dẫn chế độ vận động – nghỉ
ngơi phù hợp với bệnh lý của người bệnh: 51,8%
trả lời có; 31,5% trả lời không; 16,6% trả lời có
nhưng không đầy đủ.
- Được hướng dẫn cách theo dõi và phòng
ngừa bệnh cho người bệnh: 50,5% trả lời có;
29,5% trả lời không; 20% trả lời có nhưng không
đầy đủ.
BÀN LUẬN
Đặc điểm của ĐD
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ĐD tham
gia nghiên cứu đa số là nữ chiếm 85,8%; tuổi
trung bình của ĐD tham gia nghiên cứu là 33,04
± 6,5 tuổi;Kinh nghiệm làm việc từ 5 đến 15 năm
chiếm 56% (Bảng 1). Kết quả này phản ánh được
đặc thù nghề ĐD đòi hỏi phải có tính kiên nhẫn,
khéo léo, nhẹ nhàng điều này phù hợp với giới
nữ. Lực lượng ĐD của BVCR hiện nay là lực
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 292
lượng trẻ, kinh nghiệm làm việc chưa nhiều,
nhưng cũng đã qua giai đoạn thực hành tay
nghề cơ bản, đến giai đoạn phát huy vai trò cá
nhân vì vậy cần quan tâm đến công tác đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn và các kỹ năng
khác nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc.
Trình độ chuyên môn phản ánh kiến thức và
khả năng thực hành của ĐD theo chương trình
đào tạo từ các trường y tế. Kết quả (Bảng 1) cho
thấy trình độ chuyên môn hiện nay của ĐD tại
BVCR đa số là trung cấp, tỉ lệ ĐD có trình độ cao
đẳng và đại học (36,3%) khá cao so với các BV
khác tại Việt Nam như nghiên cứu của Nguyễn
Trịnh Cương (2010) có 94% ĐD có trình độ là
trung cấp(10); nghiên cứu của Nguyễn Thị Long
(2013) có 94,23% số ĐD trình độ trung cấp; 3,84%
ĐD có trình độ đại học và 1,93% ĐD có trình độ
cao đẳng(7); Kết quả trên cho thấy đây cũng là
điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện
hướng dẫn GDSK, tuy nhiên so với các nước trên
thế giới thì tỉ lệ ĐD có trình độ đại học tại BVCR
còn hạn chế vì vậy chúng ta cần chú trọng hơn
cho công tác đào tạo, tạo điều kiện cho ĐD có cơ
hội học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Có
78,3% ĐD có được đào tạo kỹ năng hướng dẫn
GDSK; Tỉ lệ ĐD có thực hiện hướng dẫn GDSK
là 93,3% (Bảng 2), trong đó chỉ có 44,3% ĐD trả
lời là tự tin khi thực hiện hướng dẫn GDSK
(Bảng 3); Thời điểm thực hiện hướng dẫn GDSK
chủ yếu là khi thăm khám và chăm sóc người
bệnh chiếm 59,5% (Bảng 2) điều này cũng cho
thấy công tác GDSK chưa được đầu tư nhiều,
chưa có kế hoạch, chương trình cụ thể mà chủ
yếu chỉ là công tác giao tiếp, hướng dẫn, giải
thích những công việc đang làm; chưa có tài liệu
hướng dẫn cụ thể và thống nhất đồng thời sự
quan tâm đến công tác hướng dẫn GDSK của
ĐD cũng chưa cao, đa số các ý kiến cho là công
việc quá tải, bệnh nhân đông, không có thời gian
để thực hiện, chưa tự tin khi thực hiện, cần được
đào tạo thêm về kỹ năng GDSK. Đây cũng là vấn
đề người quản lý cần quan tâm khi triển khai
cho ĐD thực hiện hướng dẫn GDSK.
Kết quả phân tích mối tương quan (Bảng 4)
cho thấy có mối tương quan giữa việc ĐD có
thực hiện GDSK với việc ĐD được đào tạo
GDSK và sự tự nhận xét bản thân của ĐD khi
thực hiện GDSK. Điều này cho thấy nếu được
đào tạo các kỹ năng hướng dẫn GDSK, kết hợp
với kiến thức về chuyên môn sẽ giúp ĐD sẽ cảm
thấy tự tin hơn khi thực hiện GDSK. Kết quả
phân tích cũng cho thấy không có sự tương quan
giữa việc ĐD có thực hiện GDSK với trình độ
chuyên môn và thời gian công tác của ĐD.
Đặc điểm của người bệnh và người nuôi
bệnh
Kết quả phân tích trên trên 211 người bệnh
và 200 người nuôi bệnh, giới tính không có sự
chênh lệch nhiều,tuổi trung bình 45,5 ± 15,4. Kết
quả này phù hợp với đặc điểm của bệnh viện là
không có khoa Nhi. Thời gian người bệnh nằm
viện tại BVCR trung bình là 9,2 ± 7,9 ngày, dài
hơn so với số ngày điều trị trung bình của BVCR
năm 2016 là 7,1 ngày vì tiêu chuẩn chọn mẫu của
chúng tôi chọn những người bệnh nằm viện ≥ 3
ngày, để người bệnh có thời gian đánh giá được
hoạt động GDSK của ĐD. Kết quả (Bảng 5) cho
thấy đa số người bệnh và người nuôi bệnh có
trình độ học vấn chưa tốt nghiệp phổ thông
trung học, nghề nghiệp đa số là làm nông và
nghề tự do khác, điều này cũng phù hợp với đặc
điểm người bệnh của BVCR phần lớn là ở các
tỉnh, huyện vùng xa chuyển đến. Đây cũng là cơ
sở để chúng tôi xây dựng, lựa chọn hình thức,
phương pháp hướng dẫn, tư vấn GDSK phù hợp
với đối tượng: hướng dẫn cặn kẽ, lời nói cụ thể,
từ ngữ dễ hiểu kết hợp với tranh ảnh, tờ rơi,
posterPhân tích kết quả (Bảng 6) cho thấy tỉ lệ
người bệnh và người nuôi bệnh được hướng dẫn
GDSK đạt 65,9% (thực hiện bởi BS là 91,5% và
ĐD là 77,1%). Thời điểm người bệnh và người
nuôi bệnh được hướng dẫn GDSK đa số là trong
lúc thăm khám, làm thủ thuật hoặc chăm sóc, các
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 293
thời điểm khác rất ít, tỉ lệ người bệnh và người
nuôi bệnh được hướng dẫn GDSK trong quá
trình nằm viện và lúc ra viện chỉ đạt 11,9%. Nếu
đánh giá chất lượng về hoạt động ĐD và chăm
sóc người bệnh theo Bộ tiêu chí chất lượng bệnh
viện (2016) với tiêu chí người bệnh được tư vấn,
GDSK khi điều trị và trước khi ra viện (C6.2), thì
chúng ta chỉ đạt chất lượng đến mức 3 (tỉ lệ
người bệnh nội trú được ĐD tư vấn, truyền
thông GDSK chiếm từ 50% trở lên, cùng với
những tiểu mục khác), để đạt mức 4 thì người
bệnh phải được tư vấn, GDSK phù hợp với bệnh
khi vào viện, trong quá trình điều trị và lúc ra
viện(1). Như vậy, để nâng cao hiệu quả, chất
lượng của công tác tư vấn GDSK thì chúng ta
cần phải tập trung vào triển khai cả nội dung và
hình thức tư vấn GDSK.
Khảo sát những thông tin liên quan đến nội
dung cần hướng dẫn GDSK cho người bệnh tại
bệnh viện (Bảng 7) cho thấy tỉ lệ người bệnh và
người nuôi bệnh được hướng dẫn các chế độ ăn
phù hợp với bệnh lý, chế độ vận động – nghỉ
ngơi phù hợp, cách theo dõi và phòng ngừa
bệnh, thông tin người bệnh và người nuôi bệnh
nhận được có tỉ lệ gần bằng nhau và ở mức
trung bình (50-51%). Tuy nhiên tỉ lệ người bệnh
và người nuôi bệnh được hướng dẫn tên, tác
dụng các loại thuốc người bệnh đang sử dụng
chỉ có 21,2%. Kết quả này cho chúng tôi thấy việc
cung cấp thông tin về thuốc đang sử dụng cho
người bệnh của ĐD còn chưa hiệu quả, đây cũng
là vấn đề người quản lý cần quan tâm kiểm tra,
giám sát tìm ra nguyên nhân để có giải pháp
khắc phục thích hợp.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ ĐD có thực hiện hướng dẫn GDSK là
93,3%. Có mối tương quan giữa việc ĐD có thực
hiện GDSK với ĐD được đào tạo các kỹ năng
GDSK và sự tự tin của ĐD. Không có sự tương
quan giữa việc ĐD thực hiện GDSK với trình độ
chuyên môn và thâm niên công tác của ĐD.
Tỉ lệ người bệnh và người nuôi bệnh được
hướng dẫn GDSK là 65,9%. Thông tin liên quan
đến chăm sóc sức khỏe người bệnh và người
nuôi bệnh nhận được ở mức trung bình (50 –
51%), thông tin về thuốc đang sử dụng cho
người bệnh còn thấp (21,2%).
Cần tổ chức các lớp huấn luyện đào tạo về kỹ
năng tư vấn GDSK cho ĐD, tạo điều kiện cho
ĐD tham gia thực hiện hướng dẫn GDSK; Xây
dựng bộ tài liệu hướng dẫn nội dung tư vấn
GDSK thống nhất trong toàn bệnh viện; Có kế
hoạch triển khai thực hiện công tác tư vấn GDSK
bằng nhiều hình thức và có đánh giá hiệu quả
việc thực hiện và tăng cường kiểm tra, giám sát
việc hướng dẫn sử dụng thuốc, thực hiện quy
định công khai thuốc và y cụ hàng ngày của các
khoa và có biện pháp khắc phục thích hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế (2013). Ban hành thí điểm bộ tiêu chí đánh giá chất
lượng bệnh viện. Quyết định số 4858/QĐ-BYT.
2. Bùi Thị Bích Phượng, Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Hoàng
Mai Anh (2011). Lượng giá hoạt động giáo dục sức khỏe cho
thân nhân bệnh nhi về sốt xuất huyết tại khoa Sốt xuất huyết
Bệnh viện Nhi Đồng 1. Tạp chí Y Học TP.HCM, 15:110-115.
3. Kargar JM, Ramezanli S, Taheri L (2014). Effectiveness of
diabetes self-management education on quality of life in
diabetic elderly females. Glob J Health Sci, 7(1):10-5.
4. Lê Thị Hoàn, Trần Thiện Trung (2013). Kiến thức, thái độ và
thực hành của người bệnh tự chăm sóc hậu môn nhân tạo.
Tạp chí Y Học TP.HCM, 17:209-216.
5. Marco Deiana, Simona Calza (2015). Patient and family
education: from theory to practice. Gaslini Institute, Genoa
Italy.
6. Nguyễn Thị Bích Đào, Vũ Thị Đào (2012). Kiến thức, thái độ
và hành vi tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo
đường týp 2 khám và điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí
Y Học TP.HCM, 16:59 -68.
7. Nguyễn Thị Long (2013). Sự thiếu sót của điều dưỡng trong
thực hiện các bước tiêm tĩnh mạch tại bệnh viện đa khoa khu
vực Nam Bình Thuận. Luận văn thạc sĩ điều dưỡng, tr. 45-47.
8. Nguyễn Thị Oanh (2016). Kiến thức, thái độ và sự tuân thủ về
sử dụng thuốc kháng đông đường uống của người bệnh có
van tim cơ học điều trị ngoại trú tại BVCR. Tạp chí Y Học TP.
Hồ Chí Minh, 20:466-467.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 294
9. Nguyễn Thị Thu Thảo, Nguyễn Thanh Minh (2009). Đánh giá
ảnh hưởng truyền thông giáo dục về kiến thức, thái độ thực
hành và các chỉ số kiểm soát trên bệnh nhân đái tháo đường
týp 2. Tạp chí Y Học TP.HCM, 13:71-78.
10. Nguyễn Trịnh Cương (2010). Mức độ chính xác khi thực hiện
kỹ thuật tiêm bắp của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Bình
Định. Luận văn thạc sĩ điều dưỡng, tr.19.
11. Phạm Phương Thảo, Lê Minh Thuận (2015). Giáo trình
Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe, trang 6,
giao-duc-suc-khoe.htm.
12. Trương Thị Thùy Dung (2013). Đánh giá hiệu quả chương
trình giáo dục sức khỏe cho bà mẹ có con bị sốt tại khoa Hô
Hấp bệnh viện nhi Thanh Hóa. Tạp chí Y Học TP.HCM, 17: 53-
59.
13. Volk ML, Fisher N, Fontana RJ (2013). Patient Knowledge
about Disease Self-Management in Cirrhosis. Am J
Gastroenterol, 108(3):302-5.
Ngày nhận bài báo: 16/02/2017
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/03/2017
Ngày bài báo được đăng: 05/04/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_viec_thuc_hien_huong_dan_giao_duc_suc_khoe_cho_nguo.pdf