Tài liệu Khảo sát việc sử dụng thuốc hạ glucose máu và sự tuân thủ dùng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh Đắk Lắk: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 197
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG THUỐC HẠ GLUCOSE MÁU
VÀ SỰ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THIỆN HẠNH ĐẮK LẮK
Trần Thị Thu Hiền*, Nguyễn Hoài Phong**, Nguyễn Tuấn Dũng***
TÓM TẮT
Mở đầu: Điều trị đái tháo đường type 2 hiệu quả cần có sự kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng, chế
độ tập luyện và dùng thuốc. Trong đó tuân thủ dùng thuốc có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm
soát glucose máu.
Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng các thuốc hạ glucose máu. Đánh giá sự tuân thủ dùng thuốc và
các yếu tố liên quan. Xác định mối liên quan giữa mức độ tuân thủ dùng thuốc và mục tiêu điều trị.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả cắt ngang được thực hiện để đánh giá sự tuân thủ
dùng thuốc ở các bệnh nhân ĐTĐ type 2 đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa Thiện Hạnh Đắk Lắk
từ tháng 7/2017 đến tháng 6/2018. Sự tuân thủ thuốc được đánh giá bằng cá...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 191 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát việc sử dụng thuốc hạ glucose máu và sự tuân thủ dùng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh Đắk Lắk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 197
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG THUỐC HẠ GLUCOSE MÁU
VÀ SỰ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THIỆN HẠNH ĐẮK LẮK
Trần Thị Thu Hiền*, Nguyễn Hoài Phong**, Nguyễn Tuấn Dũng***
TÓM TẮT
Mở đầu: Điều trị đái tháo đường type 2 hiệu quả cần có sự kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng, chế
độ tập luyện và dùng thuốc. Trong đó tuân thủ dùng thuốc có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm
soát glucose máu.
Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng các thuốc hạ glucose máu. Đánh giá sự tuân thủ dùng thuốc và
các yếu tố liên quan. Xác định mối liên quan giữa mức độ tuân thủ dùng thuốc và mục tiêu điều trị.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả cắt ngang được thực hiện để đánh giá sự tuân thủ
dùng thuốc ở các bệnh nhân ĐTĐ type 2 đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa Thiện Hạnh Đắk Lắk
từ tháng 7/2017 đến tháng 6/2018. Sự tuân thủ thuốc được đánh giá bằng cách phỏng vấn bệnh nhân với bộ
câu hỏi Morisky Medication Adherence Scale. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 17.0.
Kết quả nghiên cứu: Phác đồ 2 thuốc là phác đồ được sử dụng nhiều nhất (66%). Thuốc uống được sử
dụng nhiều nhất là metformin và gliclazid với tỷ lệ lần lượt là 88,1% và 50,1%. Tỷ lệ bệnh nhân có sử
dụng insulin trong phác đồ là 28,1%. Tỷ lệ tuân thủ tốt, trung bình, kém lần lượt là 48,6%; 27,5%; 23,9%.
Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến sự tuân thủ thuốc là dân tộc, địa dư, thời gian mắc bệnh, số
thuốc hạ glucose máu, tổng số thuốc điều trị, số lần dùng thuốc, sử dụng insulin trong phác đồ. Có mối liên
quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ tuân thủ dùng thuốc và kiểm soát glucose máu, HbA1c với p < 0,05.
Kết luận: Tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường tương đối cao. Một số yếu tố về cơ
địa, bệnh và điều trị có liên quan đến sự tuân thủ dùng thuốc. Có mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc
và kiểm soát mục tiêu điều trị đái tháo đường.
Từ khoá: tuân thủ dùng thuốc, đái tháo đường type 2, thuốc đái tháo đường
ABSTRACT
INVESTIGATION OF ANTIHYPERGLYCEMIC DRUGS USE AND MEDICATION ADHERENCE
IN PATIENTS WITH TYPE 2 DIABETES MELLITUS
AT THIEN HANH GENERAL HOSPITAL DAK LAK
Tran Thi Thu Hien, Nguyen Hoai Phong, Nguyen Tuan Dung
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 197 – 202
Background: Effective treatment of type 2 diabetes requires a combination between of diet, exercise and
medication use. Medication adherence plays a very important role in blood glucose control.
Aims: to investigate the antihyperglycemic drugs use, to Evaluate the medication adherence and factors
related to medication adherence and to determine the relationship between medication adherence and the
treatment outcomes of type 2 diabetes mellitus.
*Khoa Dược, Trường Cao Đẳng Y tế Đăk Lăk
**Khoa Nội-nhi, Bệnh viện Đa Khoa Thiện Hạnh Đăk Lăk
**Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: DS. Trần Thị Thu Hiền ĐT: 0977667753 Email: thuhiends89@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 198
Methods: Cross-sectional observation was designed to evaluate the medication adherence in patients
with type 2 diabetes, at Thien Hanh General Hospital Dak Lak from July 2017 to June 2018. Medication
adherence was evaluated by interview patients with the Morisky Medication Adherence Scale. Data was
analysed using SPSS 17.0 software.
Results: Dual therapy was the most commonly used regimen (66%). Metformin and gliclazide were
most commonly used (88.1% and 50.1%, respectively). The proportion of patients using insulin in the
regimen was 28.1%. The adherence rate was good, average, poor at 48.6%; 27.5%; 23.9% respectively.
Factors related to medication adherence were ethnicity, geography, duration of treatment, numbers of
antihyperglycemic drugs, number of all medication used, insulin use in regimen. There was significant
relationship between medication adherence and blood glucose, HbA1c control with p < 0.05.
Conclusion: Adherence rate in patients with diabetes was relatively high. Characteristics of patients,
disease and treatment were related to medication adherence. There was a relationship between medication
adherence and treatment outcomes.
Key words: medication adherence, type 2 diabetes mellitus, anti-hyperglycemic drugs
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là bệnh nội tiết và rối loạn
chuyển hóa phổ biến ở các nước đang phát
triển(3). Tần suất đái tháo đường type 2 đã và
đang có khuynh hướng gia tăng trên toàn thế
giới và ở Việt Nam. Kiểm soát kém bệnh đái
tháo đường sẽ dẫn đến sự tiến triển các bệnh
mạch máu lớn, gây mù mắt, suy thận, bệnh
thần kinh và cắt cụt chi. Do đó việc kiểm soát
glucose máu và các yếu tố nguy cơ giúp làm
giảm các biến chứng của bệnh đái tháo đường
và hạn chế tử vong(2). Tuy nhiên, nhiều nghiên
cứu cho thấy đa số bệnh nhân không kiểm
soát được glucose máu(1).
Điều trị đái tháo đường type 2 hiệu quả,
cần có sự kết hợp bộ ba giữa chế độ dinh
dưỡng, chế độ tập luyện và dùng thuốc.
Trong đó việc dùng thuốc có vai trò rất quan
trọng trong việc kiểm soát glucose máu. Do
đó việc tìm hiểu nguyên nhân và các yếu tố
ảnh hưởng đến vấn đề kiểm soát glucose
máu kém giúp tìm ra giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân đái tháo
đường type 2. Mà trong đó quan trọng nhất
vẫn là vấn đề hiểu biết về thuốc và sự tuân
thủ dùng thuốc của bệnh nhân.
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát việc sử dụng
thuốc hạ glucose máu và sự tuân thủ dùng thuốc ở
bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại bệnh viện Đa
Khoa Thiện Hạnh Đắk Lắk”, nhằm 3 mục tiêu
sau: (1) Khảo sát tình hình sử dụng các thuốc
hạ glucose máu, các kiểu phối hợp thuốc, (2)
Đánh giá sự tuân thủ thuốc và các yếu tố liên
quan đến sự tuân thủ thuốc và (3) Xác định
mối liên quan giữa mức độ tuân thủ thuốc và
glucose máu, HbA1c.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân ĐTĐ type 2 đến khám và điều
trị tại phòng khám ngoại trú và điều trị nội trú
tại bệnh viện Đa Khoa Thiện Hạnh Đắk Lắk từ
tháng 7/2017 đến tháng 6/2018. Bệnh nhân hội
đủ các tiêu chuẩn sau: đã được chẩn đoán
ĐTĐ type 2, được điều trị ít nhất 3 tháng và có
thông tin glucose máu đói, HbA1c tại thời
điểm lấy mẫu và 3 tháng trước đó.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo phương
pháp mô tả cắt ngang với cỡ mẫu 335 bệnh
nhân, được xác định dựa trên công thức tính
cỡ mẫu để xác định một tỷ lệ.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 199
Đánh giá sự tuân thủ thuốc dựa vào thang
điểm Morisky Medication Adherence Scale
(MMAS-8-Items). Mỗi câu trả lời có cho 0
điểm, trả lời không cho 1 điểm. Riêng câu hỏi
số 5 nếu trả lời có cho 1 điểm, không cho 0
điểm. Tổng số điểm nếu: 8 là tuân thủ tốt, 6-7
là tuân thủ trung bình, < 6 tuân thủ kém.
Các yếu tố liên quan đến tuân thủ dùng
thuốc được khảo sát gồm: Các yếu tố liên
quan đến bệnh nhân (tuổi, giới), Các yếu
tố liên quan đến bệnh và điều trị (thời gian
điều trị, tiền sử gia đình). Mối liên quan
giữa mức độ tuân thủ thuốc và glucose máu,
HbA1c được đánh giá bằng phép kiểm chi
bình phương, phân tích tương quan Pearson
test: Trong đó glucose máu chia thành 2
nhóm: ≤ 7 và > 7 mmol/l; HbA1c được chia
thành 2 nhóm: < 7 và ≥ 7%.
Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS
17.0. Giá trị p < 0,05 được xem là có ý nghĩa
thống kê.
KẾT QUẢ
Qua nghiên cứu 335 trường hợp bệnh
nhân đái tháo đường type 2 từ tháng 7/2017
đến tháng 6/2018, chúng tôi có những kết quả
sau đây:
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Các đối tượng trong nghiên cứu này chủ
yếu là nữ giới, nhóm tuổi chiếm tỉ lệ cao là 45-
59 và 60-74, dân tộc kinh chiếm đa số và chủ
yếu sống ở thành thị, có bảo hiểm y tế, sống
cùng người thân.
Tình hình sử dụng các thuốc hạ glucose máu
Qua khảo sát tình hình sử dụng các thuốc
hạ glucose máu, chúng tôi nhận thấy thuốc
được sử dụng chủ yếu là metformin (88,1%)
và gliclazid (50,1%). Các nhóm thuốc mới
linagliptin và vildagliptin ít được sử dụng
(6%). Có 28,1% trường hợp có sử dụng insulin
trong phác đồ. Trong các loại insulin được sử
dụng thì insulin nền được sử dụng nhiều nhất
chiếm 18,8% tổng số bệnh nhân. Liều insulin
thấp nhất là 6UI/ ngày thuộc insulin nền. Liều
insulin sử dụng cao nhất lên đến 55 UI/ ngày
thuộc insulin hỗn hợp. Đa số các bệnh nhân sử
dụng kiểu kết hợp insulin và và thuốc uống là
kết hợp với metfomin chiếm 67,1%. Kế đến là
phối hợp Insulin + metfomin + sulfonylurea
hoặc ức chế Dipeptidyl peptidase-4 chiếm
30,1%. Số thuốc hạ glucose máu đang sử dụng,
được trình bày trong bảng 2.
Bảng 1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Thông tin Tần suất (n) Tỷ lệ (%)
Giới tính Nam 134 40
Nữ 201 60
Tuổi < 45 35 10,4
45-59 151 45,1
60-74 117 34,9
≥ 75 32 9,6
Dân tộc Kinh 292 87,2
Ê đê 31 9,3
Khác 12 3,6
Nghề nghiệp Buôn bán 73 21,8
Nông 102 30,4
CNVC 41 12,2
Khác 119 35,5
Nơi cư trú Thành thị 220 65,7
Nông thôn 115 34,3
BHYT Có 226 67,5
Không 109 32,5
Trình độ học
vấn
Tiểu học và
dưới tiểu học
91 27,2
THCS 109 32,5
THPT 93 27,8
ĐH, trên ĐH 42 12,5
Tình trạng bản
thân
Sống 1 mình 16 4,8
Với người
thân
319 95,2
Thời gian điều
trị
≤ 1 năm 69 20,6
2-5 năm 161 48,1
6-10 năm 74 22,1
>10 năm 31 9,3
Tổng 335 100
Bảng 2 : Số thuốc hạ glucose máu đang sử dụng
Số thuốc Tần suất (n) Tỷ lệ (%)
Đơn trị liệu 89 26,5
2 thuốc 221 66,0
3 thuốc 25 7,5
Tổng 335 100
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 200
Đánh giá sự tuân thủ thuốc và các yếu tố liên
quan đến sự tuân thủ dùng thuốc
Khi sử dụng thang điểm MMAS-8 để đánh
giá sự tuân thủ dùng thuốc, chúng tôi nhận
thấy tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc ở bệnh nhân
đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Thiện
Hạnh tương đối cao (bảng 3).
Bảng 3: Tỷ lệ tuân thủ thuốc
Mức độ tuân thủ Tần suất (n) Tỷ lệ (%)
Tốt 163 48,6
Trung bình 92 27,5
Kém 80 23,9
Tổng 335 100
Các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ thuốc
Các yếu tố có mối liên quan có ý nghĩa thống
kê, đến sự tuân thủ thuốc là dân tộc (χ2=21,3;
p<0,001), địa dư (p<0,001), thời gian mắc bệnh
(p=0,006), số thuốc hạ glucose máu (p=0,034),
tổng số thuốc điều trị (p= 0,004), số lần dùng
thuốc (p=0,005, sử dụng insulin trong phác đồ,
tác dụng phụ (p=0,011), có hay không có sử dụng
insulin trong phác đồ (p<0,001).
Các yếu tố không có mối liên quan với
tuân thủ dùng thuốc như tuổi (p=0,724), giới
tính (p=0,566), nghề nghiệp (χ2 =7,57, p=0,271),
có/ không có bảo hiểm y tế (p=0,099), trình độ
học vấn (p=0,254, tình trạng bản thân (p=0,974)
và một số yếu tố khác
Mối liên quan giữa mức độ tuân thủ dùng
thuốc và kiểm soát glucose máu, HbA1c
Khi xét mối liên quan giữa mức độ tuân
thủ dùng thuốc và việc kiểm soát các mục tiêu
điều trị chúng tôi nhận thấy có mối liên quan
giữa mức độ tuân thủ dùng thuốc và kiểm soát
glucose máu, HbA1c.
Bảng 4: Mối liên quan giữa mức độ tuân thủ thuốc
và kiểm soát glucose máu
Mức độ
tuân thủ
Kiểm soát glucose máu Tổng
n/%
p
≤ 7 mmol/l
n (%)
> 7 mmol/l
n (%)
Tốt 89 (54,6) 74 (45,4) 163 (100)
< 0,001
Trung bình 33 (35,9) 59 (64,1) 92 (100)
Kém 14 (17,5) 66 (82,5) 80 (100)
Tổng 136 (40,6) 199 (59,4) 335 (100)
Bảng 5: Mối liên quan giữa tuân thủ thuốc và
kiểm soát HbA1c
Mức độ
tuân thủ
Kiểm soát HbA1c Tổng
n (%)
p
<7 %
n (%)
≥ 7 %
n (%)
Tốt 66 (40,5) 97 (59,5) 163 (100)
< 0,001
Trung bình 18 (19,6) 74 (80,4) 92 (100)
Kém 10 (12,5) 70 (87,5) 80 (100)
Tổng 94 (28,1) 241 (71,9) 335 (100)
BÀN LUẬN
Mục tiêu chính của điều trị ĐTĐ là kiểm
soát glucose máu gần với mức sinh lý, đạt
được mức HbA1c mục tiêu, nhằm giảm các
biến chứng có liên quan, giảm tỷ lệ tử vong do
đái tháo đường(3). Điều trị đái tháo đường type
2 cần có sự kết hợp giữa bộ ba: chế độ ăn
uống, chế độ tập luyện và dùng thuốc. Trong
đó việc dùng thuốc có vai trò rất quan trọng
trong việc kiểm soát glucose máu.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phác
đồ 2 thuốc là phác đồ được sử dụng nhiều
nhất ở các đối tượng bệnh nhân. Thuốc được
sử dụng chủ yếu là metformin và gliclazid. Có
28,1% trường hợp có sử dụng insulin trong
phác đồ. Metformin, gliclazid được sử dụng
nhiều trong điều trị. Điều này phù hợp với
hướng dẫn của Hiệp Hội Đái Tháo Đường
Hoa Kỳ (ADA), thuốc tương đối rẻ tiền, ít tác
dụng phụ, dễ sử dụng và thông dụng ở nhiều
cơ sở y tế, ngay cả tuyến cơ sở. Nghiên cứu
của Bayisa B năm 2017 tại Ethiopia cho thấy tỷ
lệ sử dụng các thuốc metformin,
glibenclamide, insulin lần lượt là 19,5%, 2,3%,
21,3%; phác đồ phối hợp insulin + metformin
chiếm 8,6% trong tổng số bệnh nhân(2). Qua đó
cũng cho thấy tình hình sử dụng các thuốc ở
mỗi vùng, quốc gia cũng khác nhau.
Tuân thủ thuốc là vấn đề thiết yếu trong
chăm sóc bệnh nhân và không thể thiếu để đạt
mục tiêu điều trị. Đo lường sự tuân thủ thuốc
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 201
có tầm quan trọng cho các nhà nghiên cứu
cũng như thầy thuốc lâm sàng, giúp cung cấp
những bằng chứng tốt hơn về kết quả điều trị,
các yếu tố tiên đoán cũng như nguy cơ và có
chiến lược cải thiện sự tuân thủ. Phương pháp
đo lường dựa vào đánh giá chủ quan của bệnh
nhân thông qua bảng câu hỏi nghiên cứu
thường được sử dụng nhất vì tương đối đơn
giản, dễ thực hiện và chi phí không cao. Trong
đó, đánh giá sự tuân thủ thuốc theo bảng câu
hỏi gồm 8 mục của Morisky (MMAS-8) được
sử dụng nhiều nhất(6).
Khi sử dụng bảng câu hỏi MMAS-8 để
khảo sát sự tuân thủ dùng thuốc chúng tôi thu
được kết quả như sau: tỷ lệ tuân thủ tốt và
trung bình chiếm tỷ lệ cao 48,6% và 27,5%. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi cũng gần tương
đồng với kết quả nghiên cứu của các nghiên
cứu khác. Theo tác giả Tefera Kassahun và
cộng sự tại Ethiopia, tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ
thấp, trung bình, cao lần lượt là 24,9%, 37,9%
và 37,2%(4). Một nghiên cứu của tác giả Abebe
Solomon Mekonnen và cộng sự tại Ethiopia
cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ thấp, trung
bình, cao lần lượt là 25,4%, 28,7% và 45,9%; kết
quả này gần với kết quả nghiên cứu của chúng
tôi(1). Theo nghiên cứu của Waari G và cộng sự
năm 2018 tại Kenya, cho thấy tỷ lệ tuân thủ
kém 28,3%; tuân thủ trung bình 26,2% và tuân
thủ tốt 45,5%(7).
Như vậy tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc ở bệnh
nhân ĐTĐ tương đối cao. Tuy nhiên, các thầy
thuốc thường quan tâm đến các yếu tố ảnh
hưởng đến sự tuân thủ thuốc, đặc biệt các yếu
tố làm bệnh nhân kém tuân thủ để từ đó có
các biện pháp can thiệp nhằm cải thiện sự
tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Nghiên cứu
của chúng tôi cho thấy các yếu tố có mối liên
quan đến sự tuân thủ dùng thuốc là dân tộc,
địa dư, thời gian mắc bệnh/thời gian điều trị,
số thuốc điều trị ĐTĐ, tổng số thuốc dùng
trong ngày và có/ không sử dụng insulin. Có
sự khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng đến sự
tuân thủ thuốc giữa các nghiên cứu. Điều này
có lẽ do sự khác biệt trong phương pháp
nghiên cứu, đặc điểm về văn hoá xã hội của
các đối tượng trong mỗi nghiên cứu.
Gần đây có nhiều nghiên cứu cho thấy có
mối liên quan chặt chẽ giữa tuân thủ thuốc và
kiểm soát glucose máu. Theo một nghiên cứu
mới đây năm 2017 của David M. Mosen và
cộng sự cho thấy đối với những người tuân
thủ thuốc tốt có tỷ lệ kiểm soát glucose máu
kém ít hơn 46% so với người tuân thủ thuốc
kém sau khi đã điều chỉnh các yếu tố về nhân
khẩu học, hành vi...(5). Nghiên cứu của Gordon
J và cộng sự cho thấy gia tăng tuân thủ thuốc
có thể mang lại sự cải thiện trong kiểm soát
HbA1c. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho
thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa mức độ
tuân thủ và kiểm soát glucose máu đói và
HbA1c với p < 0,001.
KẾT LUẬN
Đề tài đã mô tả được tình hình sử dụng các
thuốc hạ glucose máu và các kiểu phối hợp
thuốc hạ glucose máu trong phác đồ. Trong đó
các thuốc mới ít được sử dụng. Tỷ lệ tuân thủ
tốt, trung bình, kém lần lượt là 48,6% và
27,5%; 23,9%. Một số yếu tố về bệnh nhân,
bệnh và điều trị có liên quan đến tuân thủ
thuốc. Có mối liên quan giữa tuân thủ thuốc
và kiểm soát glucose máu, HbA1c. Qua kết
quả trên chúng tôi đề xuất cần tăng cường các
biện pháp nhằm cải thiện các yếu tố có liên
quan đến tuân thủ thuốc, từ đó làm gia tăng tỷ
lệ kiểm soát glucose máu và HbA1c.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 202
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abebe SM, Berhane Y, Worku A (2014). Barriers to diabetes
medication adherence in North West Ethiopia.
Springerplus, 3:195.
2. Bayisa B, Bekele M (2017). Glycemic control and associated
factors among type 2 diabetic patients on chronic follow up
at southwest Ethiopia. RRJMHS, 6(3): pp.13-18.
3. Bộ y tế (2017). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo
đường típ 2. Quyết định số 3319/QĐ-BYT ngày 19 tháng 7
năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Kassahun T, Eshetie T, Gesesew H (2016). Factors
associated with glycemic control among adult patients
with type 2 diabetes mellitus: a cross-sectional survey in
Ethiopia. BMC Res Notes, 9: pp.78.
5. Mosen DM, Glauber H, Stoneburer AB (2017). Assessing
the association between medication adherence and
glycemic control. Am J Pharm Benefit, 9(3): pp.82-88.
6. Tan X, Patel I, Chang J, et al (2014). Review of the four item
Mosrisky Medication adherence scale (MMAS-4) and eight
item Mosrisky Medication adherence scale (MMAS-8). Inov
Pharm, 5(3): pp.165.
7. Waari G, Mutai J, Gikunju J (2018). Medication adherence
and factors associated with poor adherence among type 2
diabetes mellitus patients on follow-up at Kenyatta
National Hospital, Kenya. Pan Afr Med J, 29: pp.82.
Ngày nhận bài báo: 18/10/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_viec_su_dung_thuoc_ha_glucose_mau_va_su_tuan_thu_du.pdf