Tài liệu Khảo sát vai trò của điện di đạm trong tiên lượng nặng nhiễm trùng huyết trẻ em: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
KHẢO SÁT VAI TRÒ CỦA ĐIỆN DI ĐẠM TRONG TIÊN LƯỢNG NẶNG
NHIỄM TRÙNG HUYẾT TRẺ EM
Bùi Quốc Thắng*
TÓM TẮT
Từ tháng 5/2003 đến tháng 7/2004 chúng tôi ghi nhận được 52 trường hợp nhiễm trùng huyết tại
khoa Hồi sức – cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 1. Đa số trẻ nhập khoa đều dưới 5 tuổi (66%) và hầu hết đến
từ các tỉnh lân cận (76.92%). Có 44 trường hợp là nhiễm trùng huyết nặng trong tổng số 52 trường hợp
nhiễm trùng huyết do đó tử vong cao là khó tránh khỏi. Chúng tôi đã ghi nhận được 16 trường hợp tử
vong trong lô nghiên cứu. Sự thay đổi bạch cầu, sự gia tăng CRP hoặc sự thay đổi của các globulin miễn
dịch như alpha 1, alpha 2, beta, gamma globulin là gần như nhau, nghĩa là sự thay đổi này không có ý
nghĩa thống kê giữa nhóm nhiễm trùng huyết và nhiễm trùng huyết nặng. Tuy n...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát vai trò của điện di đạm trong tiên lượng nặng nhiễm trùng huyết trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
KHẢO SÁT VAI TRÒ CỦA ĐIỆN DI ĐẠM TRONG TIÊN LƯỢNG NẶNG
NHIỄM TRÙNG HUYẾT TRẺ EM
Bùi Quốc Thắng*
TÓM TẮT
Từ tháng 5/2003 đến tháng 7/2004 chúng tôi ghi nhận được 52 trường hợp nhiễm trùng huyết tại
khoa Hồi sức – cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 1. Đa số trẻ nhập khoa đều dưới 5 tuổi (66%) và hầu hết đến
từ các tỉnh lân cận (76.92%). Có 44 trường hợp là nhiễm trùng huyết nặng trong tổng số 52 trường hợp
nhiễm trùng huyết do đó tử vong cao là khó tránh khỏi. Chúng tôi đã ghi nhận được 16 trường hợp tử
vong trong lô nghiên cứu. Sự thay đổi bạch cầu, sự gia tăng CRP hoặc sự thay đổi của các globulin miễn
dịch như alpha 1, alpha 2, beta, gamma globulin là gần như nhau, nghĩa là sự thay đổi này không có ý
nghĩa thống kê giữa nhóm nhiễm trùng huyết và nhiễm trùng huyết nặng. Tuy nhiên, sự thay đổi beta
globulin lại làm tỉ lệ tử vong tăng lên gấp 5 lần trong khi sự thay đổi của các globulin khác thì không ảnh
hưởng đến tử vong.
SUMMARY
THE ROLE OF PROTEIN ELECTROPHORESIS IN THE PROGNOSIS
OF THE SEPSIS IN CHILDREN
Bui Quoc Thang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 99 – 103
From 5/2003 to 7/2004, 52 sepsis cases were reported in the ICU and Emergency Department of
Children Hospital Number 1. Most of these cases were children under 5 years-old (66%). Most of the cases
were transferred from other provincial hospitals (76.92%). There were 44 severe sepsis so that the
mortality is high. We noted 16 death cases due to sepsis in this research. The change of With blood cell,
the increase of the CRP and the change of the immunoglobulins like alpha 1, alpha 2, beta, gamma
globulin were the same between the two group of sepsis and of severe sepsis. However, the change of the
beta globulin contributed increased the mortality while the change of the other globuline was not related
to mortality.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát
triển của khoa học miễn dịch, rất nhiều kỹ thuật
xét nghiệm được đề nghị để giúp chẩn đoán các
bệnh như suy giảm miễn dịch, bệnh tự miễn, các
rối loạn miễn dịch thứ phát sau các bệnh ung thư,
nhiễm trùng, nhiễm độc... Có những xét nghiệm
cơ bản nhưng cũng có những xét nghiệm cao cấp
đắt tiền, trong đó điện di đạm là xét nghiệm ra đời
cách đây khá lâu, tương đối có giá trị trong chẩn
đoán bước đầu các bệnh lý viêm nhiễm và giá cả
có thể chấp nhận được.
Do đó chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm khảo
sát sự biến đổi của thành phần các globulin miễn
dịch trong máu trên những bệnh nhi nhiễm trùng
huyết và đánh giá tiên lượng những bệnh nhi này
theo sự thay đổi trên.
Mục tiêu nghiên cứu
• Xác định mối liên quan giữa sự thay đổi các
thành phần đạm máu với nhiễm trùng huyết
và nhiễm trùng huyết nặng.
• Xác định vai trò của điện di đạm trong vấn đề
tiên lượng tử vong trong nhiễm trùng huyết
trẻ em
* Bộ Môn Nhi, Đại Học Y Dược TP.HCM
99
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các trẻ từ 2 tháng trở lên nhập khoa cấp
cứu bệnh viện Nhi đồng 1 từ 01/05/2003 đến
31/07/2004 hội đủ các tiêu chuẩn trong chẩn đóan
nhiễm trùng huyết trẻ em.
Phương pháp nghiên cứu
Đây là nghiên cứu tiền cứu, mô tả và phân tích :
Thu thập dữ kiện : nhập tất cả các dữ kiện cần
thiết vào phiếu thu thập dữ kiện
Xử lý các số liệu bằng chương trình Stata 8.0
Phân tích các số liệu và đưa ra nhận xét
Các tiêu chuẩn chẩn đóan
Nhiễm trùng huyết
Hội chứng đáp ứng viêm tòan thân do vi trùng
gây ra:
• Cấy máu dương tính hoặc
• Trong thời gian nằm tại khoa Hồi sức có bằng
chứng của nhiễm trùng rõ trên lâm sàng
Nhiễm trùng huyết nặng
Đặc trưng bởi nhiễm trùng huyết và một trong
các tiêu chuẩn sau :
• Glasgow < 15 (không có bệnh lý của hệ thần
kinh trung ương)
• Lactate máu động mạch > 1.6 mmol/L hoặc
Lactate máu tĩnh mạch > 2.2 mmol/L
• Lượng nước tiểu < 1ml/kg/giờ
Sốc nhiễm trùng
Hạ huyết áp, mạch nhanh nhẹ khó bắt hoặc
không bắt được sau khi đã truyền ≥20ml/kg dịch điện
giải hoặc đại phân tử và
- Đang sử dụng inotropic hoặc vasopressor
support hoặc
- Có bất kỳ tiêu chuẩn chẩn đóan nào của Nhiễm
trùng huyết nặng.
KẾT QUẢ
Lứa tuổi
Tuổi Số ca %
2 tháng – < 12 tháng 19 27.36
12 tháng – < 24 tháng 9 17.30
24 tháng – < 5 tuổi 7 13.46
5 tuổi – 10 tuổi 10 19.23
> 10 tuổi 7 13.46
Tổng cộng 52 100
Lứa tuổi dưới 5 tuổi chiếm đa số 35 trường hợp
(67,30%).
Giới tính
Giới tính Số ca %
Nam 28 53.85
Nữ 24 46.15
Tổng số 52 100
Nam và nữ tương đương nhau
Địa chỉ
Địa chỉ Số ca %
Th.phố HCM 12 23.07
Tỉnh 40 76.92
Tổng cộng 52 100
Đa số trẻ nhiễm trùng huyết nhập khoa cấp cứu
bệnh viện Nhi đồng 1 do tuyến tỉnh chuyển lên,
chiếm 76.92%, trẻ em tại thành phố chỉ chiếm
23.07%.
Sự thay đổi bạch cầu
Số lượng bạch cầu Số ca %
< 4.000 5 09.62
4.000 – 12.000 31 59.61
> 12.000 16 30.77
Tổng cộng 52 100
Có đến 29 trường hợp số lượng bạch cầu trong
giới hạn bình thường chiếm 58%
So sánh sự thay đổi bạch cầu trong nhiễm trùng
huyết và nhiễm trùng huyết nặng ta thấy:
Số
ca
Trung
bình
Sai số
chuẩn
Độ lệch
chuẩn
Khỏang tin
cậy
Nhtr.
huyết
8 13.700 2.709639 7.664016 7.292722 -
20.10728
NTH
nặng
44 11.600 1.390564 9.223958 8.795661 -
14.40434
Không có sự khác biệt về sự thay đổi số lượng
bạch cầu giữa 2 nhóm (P > |t| = 0.5475)
100
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
So sánh sự gia tăng CRP trong nhiễm
trùng huyết và nhiễm trùng huyết
nặng
Số
ca
Trung bình Sai số
chuẩn
Độ lệch
chuẩn
Khỏang tin
cậy
Nhtr.
huyết
8 53.4375 13.79674 39.02307 20.8134 -
86.0616
NTH
nặng
44 84.92045 10.79421 71.60069 63.15185 -
106.6891
Không có sự khác biệt về sự gia tăng CRP giữa 2
nhóm (P > |t| = 0.2339)
Sự thay đổi điện di đạm trong các giai
đọan nặng của NTH
Globline Giá trị (%) Số ca (%)
< 2 1 01.92
2 – 5 21 76.92 α1
> 5 30 57.69
< 6.6 5 09.62
6.6 – 13.5 32 61.53 α2
> 13.5 15 28.85
< 8.5 22 42.30
8.5 – 14.5 28 53.85 β
> 14.5 2 03.85
< 11 9 17.30
11 – 21 23 44.23 γ
> 21 20 38.46
Khảo sát sự thay đổi của từng globulin miễn dịch
trong nhiễm trùng huyết và nhiễm trùng huyết nặng
ta có các kết quả sau :
α1globulin
Số
ca
Trung bình Sai số
chuẩn
Độ lệch
chuẩn
Khỏang tin
cậy
Nhtr.
huyết
8 5.225000 .3980982 1.125992 4.283647 -
6.166353
NTH
nặng
44 5.834091 .3378508 2.241049 5.152750 -
6.515432
Không có sự khác biệt về sự thay đổi α1globulin
giữa 2 nhóm (P > |t| = 0.4584)
α2globulin
Số
ca
Trung bình Sai số
chuẩn
Độ lệch
chuẩn
Khỏang tin
cậy
Nhtr.
huyết
8 9.525 .7701461 2.178302 7.703894 -
11.34611
NTH
nặng
44 12.42727 .6522555 4.326574 11.11187 -
13.74267
Không có sự khác biệt về sự thay đổi α2 globulin
giữa 2 nhóm (P > |t| = 0.0711).
β globulin
Số
ca
Trung bình Sai số
chuẩn
Độ lệch
chuẩn
Khỏang tin
cậy
Nhtr.
huyết
8 10.3625 .8645679 2.445367 8.318122 -
12.40688
NTH
nặng
44 8.977273 .4119754 2.732736 8.146445 -
9.8081
Không có sự khác biệt về sự thay đổi β globulin
giữa 2 nhóm (P > |t| = 0.1871)
γ globulin
Số
ca
Trung bình Sai số
chuẩn
Độ lệch
chuẩn
Khỏang tin
cậy
Nhtr.
huyết
8 20.1375 2.248328 6.359231 14.82105 -
25.45395
NTH
nặng
44 18.17273 1.461755 9.696184 15.22482 -
21.12064
Không có sự khác biệt về sự thay đổi γ globulin
giữa 2 nhóm (P > |t| = 0.5851)
So sánh CRP, số lượng bạch cầu và
điện di đạm trong các trường hợp tử
vong và không tử vong
16 tử vong / 35 không tử vong :
Odds Ratio Sai số
chuẩn
z P>|z| Khỏang tin
cậy
CRP .5994781 .3676547 -0.83 0.404 .1801933 -
1.99438
Bạch
cầu
.9533225 .7068248 -0.06 0.949 .2229107 -
4.077076
α 1 2.299601 2.0281 0.94 0.345 .4082699 -
12.95262
α 2 .2309569 .1903177 -1.78 0.075 .0459311 -
1.161328
β 5.533704 4.320089 2.19 0.028 1.198103 -
25.55864
γ 3.246279 2.544988 1.50 0.133 .698342 -
15.09048
Không có sự khác biệt về sự thay đổi CRP, số
lượng bạch cầu, α 1, α 2 và γ globulin giữa các trường
hợp tử vong và không tử vong. Chỉ duy nhất sự thay
đổi β globulin là có ý nghĩa thống kê (P=0.028).
BÀN LUẬN
Ta thấy tỉ lệ nhiễm trùng huyết cao ở trẻ dưới 5
tuổi, 35 trẻ chiếm 67.30%. Đây là lứa tuổi mắc bệnh
nhiều nhất và chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất, đặc biệt
là ở các nước đang phát triển như nước ta. Ta cũng
cần lưu ý thêm, tỷ lệ nhiễm trùng huyết ở lứa tuổi
101
càng nhỏ thì càng cao. Điều này cũng phù hợp vì trẻ
càng nhỏ thì hệ thống miễn dịch càng chưa hoàn
chỉnh, sức đề kháng của cơ thể càng yếu và trẻ càng
dễ bị nhiễm trùng. Khi đã nhiễm trùng thì dễ bị
nhiễm trùng nặng hơn các trẻ lớn và nhanh chóng
đưa đến nhiễm trùng huyết. Tỉ lệ nhiễm trùng huyết
ở trẻ nam và trẻ nữ trong lô nghiên cứu là như nhau.
Đa số trẻ nhiễm trùng huyết nhập khoa cấp cứu-
hồi sức đến từ bệnh viện của các Tỉnh (40 trường
hợp) chiếm 76,92%. Điều này có thể do sự tín nhiệm
rất cao của các bệnh viện Tỉnh đối với bệnh viện Nhi
đồng 1, bệnh viện đầu ngành Nhi của các tỉnh phía
nam nhưng cũng có thể do khả năng hạn chế của các
tỉnh về chuyên môn, trang thiết bị cũng như các xét
nghiệm cần thiết cho chẩn đoán... Tuy nhiên, cũng
nên lưu ý rằng vấn đề này có thể do tâm lý của các
bậc cha mẹ muốn con mình được điều trị ngay từ đầu
tại những bệnh viện có trình độ chuyên môn cao và
đầy đủ phương tiện.
Trong lô nghiên cứu, chúng tôi nhận thấysự thay
đổi bất thường số lượng bạch cầu chỉ có 21 trường
hợp chiếm 40.39%. Nếu so sánh giữa 2 lô nhiễm
trùng huyết và nhiễm trùng huyết nặng ta cũng thấy
sự thay đổi bạch cầu không khác nhau giữa 2 nhóm.
Tương tự cho CRP, sự gia tăng của CRP cũng
không có sự khác biệt giữa 2 nhóm, tuy nhiên trong
những trường hợp nhiễm trùng huyết nặng giá trị
CRP trung bình lại hơi thấp hơn so với những trường
hợp nhiễm trùng huyết. Nhưng vì số ca nhiễm trùng
huyết còn ít nên chúng tôi chưa thể kết luận được.
Trong máu, các globulin miễn dịch có số lượng
tương đối cao được thể hiện ở các thành phần α2, β
và γ :
• IgG chiếm gần hết globulin γ
• IgA và IgM chiếm phần lớn của α2 và
βglobulin
Đối với α2 và βglobulin: nồng độ trong máu
giảm khi trẻ bị suy dinh dưỡng, mất protein qua
gan hoặc đường tiêu hóa và thường nhất là do suy
tế bào gan và nồng độ của chúng tăng lên trong
các bệnh lý viêm nhiễm.
Về sự thay đổi của các globulin trong điện di đạm
ở lô nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy :
• Alpha 1 bình thường trong 76.92% các
trường hợp
• Alpha 2 bình thường trong 61.53% các
trường hợp
• Beta bình thường trong 53.85% các trường
hợp
• Gamma bình thường trong 44.23% các
trường hợp
Có nghĩa là các globulin miễn dịch ít thay đổi
trong nhiễm trùng huyết, chỉ tăng cao nếu là alpha 1
(57.69%). Gamma và alpha 2 chỉ tăng trong 38.46%
và 28.85% các trường hợp. Đặc biệt lưu ý là beta giảm
trong 42.30% các trường hợp.
Trong lô nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng sự
gia thay đổi của các globulin không có giá trị tiên
lượng nặng nghĩa là sự thay đổi này không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa các trường hợp nhiễm
trùng huyết và nhiễm trùng huyết nặng.
Trong các trường hợp tử vong, sự thay đổi của 3
thành phần alpha b1, alpha 2, gamma globulin cũng
không có nghĩa thống kê. Tuy nhiên, trong các
trường hợp tử vong này, sự thay đổi của beta globulin
lại có ý nghĩa thống kê với p = 0.028 nghĩa là sự thay
đổi beta globulin (trong lô nghiên cứu là giảm) sẽ làm
tỉ lệ tử vong tăng gấp 5.533 lần.
Điều này có thể do trong lô nghiên cứu của
chúng tôi các trường hợp nhiễm trùng huyết nặng
chiếm rất cao (44 trường hợp) và đa số có tổn thương
đa cơ quan nhất là tổn thương gan, do đó các globulin
miễn dịch sẽ giảm, chính điều này sẽ làm cho tỉ lệ tử
vong tăng cao.
KẾT LUẬN
Nhiễm trùng huyết trẻ em là một trong những
vấn đề đáng quan tâm hiện nay vì tỷ lệ tử vong tương
đối cao. Có nhiều cách thức cũng như thang điểm
được các tác giả sử dụng để tiên lượng bệnh. Trong lô
nghiên cứ trên chúng tôi muốn đưa ra một xét
nghiệm khả thi có thể thực hiện được tại Việt nam
nhằm góp phần tiên lượng tử vong ở những trẻ
nhiễm trùng huyết. Sự gia tăng hay giảm bất thường
102
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
của βglobulin thường gặp ở những trẻ tử vong do
nhiễm trùng huyết. Ngược lại, những trường hợp α2
bình thường lại có tỉ lệ tử vong cao.
6. Anderson MR., Blumer JL.: Advances in the therapy
for sepsis in chidren, Pediatric clinics of North
America, Vol 44, No 1, February 1997: 179-203
7. Steele RW.: Septic shock, The clinical handbook of
Pediatric Infectious disease 1994: 38-39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 8. Hà Mạnh Tuấn: Góp phần nghiên cứu nhiễm trùng
huyết, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú 1990-1992.
1. Bone RC and al : Sepsis syndrome: A valid clinical
entity, Critical Care Medicine, 1989, Vol 17 No 5 :
389-393
9. WEBSTER N: Sepsis scoring in the ICU: The value of
scoring systems in common ICU use, International
journal of Intensive care, Supplement Autumn 1994:
20-21 2. Phạm Bích Chi : Quá trình xử trí lồng ghép bệnh, Sổ
tay xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, 2000:5. 10. Saez-Llorens X, George H., McCracken J: Sepsis
syndrome and septic shock in peadiatrics: Current
concepts of terminology, pathophysiology, and
management, The journal of Pediatrics, October 1993,
Vol 123 No 4 : 497-506.
3. Tạ Thị Aùnh Hoa: Phản ứng viêm trong nhiễm trùng
huyết, Miễn dịch lâm sàng trẻ em, 1998: 300-306.
4. Tạ Thị Aùnh Hoa: Chẩn đóan các bệnh do rối lọan
miễn dịch, Miễn dịch lâm sàng trẻ em, 1998: 62-70
5. Powell KR.: Sepsis and shock, Nelson Textbook of
Pediatrics 1996: 704-706
11. Funes A: Electrophorèse des Protéines sériques, Guide
des analysés spécialisées, 1995 : 215 – 217.
103
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_vai_tro_cua_dien_di_dam_trong_tien_luong_nang_nhiem.pdf