Khảo sát tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh trên bệnh nhân cao tuổi có tăng huyết áp

Tài liệu Khảo sát tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh trên bệnh nhân cao tuổi có tăng huyết áp: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nội Khoa 158 KHẢO SÁT TỶ LỆ XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH CẢNH TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI CÓ TĂNG HUYẾT ÁP Đỗ Thiện Toàn*, Phạm Hòa Bình**, Hồ Thượng Dũng*** TÓM TẮT Mở đầu: Các nghiên cứu đã chứng minh rằng mảng xơ vữa động mạch cảnh là yếu tố dự báo độc lập của các bệnh tim mạch và bệnh mạch máu não. Việc phát hiện sớm mảng xơ vữa góp phần cảnh báo sớm các biến cố tim mạch cũng như có những biện pháp điều trị tích cực nhằm làm chậm tiến trình xơ vữa động mạch, từ đó hạn chế sự xuất hiện của các biến cố tim mạch. Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh ở bệnh nhân cao tuổi có tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang, mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ tim mạch với xơ vữa động mạch cảnh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên đối tượng người cao tuổi được chẩn đoán tăng huyết áp điều trị tại khoa Nội Tim mạch - bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang từ tháng 09/2015 đến thán...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh trên bệnh nhân cao tuổi có tăng huyết áp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nội Khoa 158 KHẢO SÁT TỶ LỆ XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH CẢNH TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI CÓ TĂNG HUYẾT ÁP Đỗ Thiện Toàn*, Phạm Hòa Bình**, Hồ Thượng Dũng*** TÓM TẮT Mở đầu: Các nghiên cứu đã chứng minh rằng mảng xơ vữa động mạch cảnh là yếu tố dự báo độc lập của các bệnh tim mạch và bệnh mạch máu não. Việc phát hiện sớm mảng xơ vữa góp phần cảnh báo sớm các biến cố tim mạch cũng như có những biện pháp điều trị tích cực nhằm làm chậm tiến trình xơ vữa động mạch, từ đó hạn chế sự xuất hiện của các biến cố tim mạch. Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh ở bệnh nhân cao tuổi có tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang, mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ tim mạch với xơ vữa động mạch cảnh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên đối tượng người cao tuổi được chẩn đoán tăng huyết áp điều trị tại khoa Nội Tim mạch - bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang từ tháng 09/2015 đến tháng 05/2016. Kết quả: Trong nghiên cứu của chúng tôi có 144 đối tượng tuổi từ 60 đến 100 gồm 49 nam và 95 nữ. Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu là 72,3 ± 8,72, nữ giới chiếm 66%.Tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh là 72,2%, trong đó vị trí xơ vữa động mạch cảnh thường gặp nhất theo thứ tự là chỗ chia đôi (61,6%), động mạch cảnh trong (23,7%) và động mạch cảnh chung (14,7%). Tuổi càng cao tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh càng lớn. Tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh ở các nhóm bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp giai đoạn II, thời gian tăng huyết áp > 10 năm, hút thuốc lá, và nhóm có ≥ 5 yếu tố nguy cơ tim mạch lần lượt là 87%, 76,1%, 78,9%, 80,6% và 84,9%. Kết luận: Tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh ở người cao tuổi có tăng huyết áp là 72,2%, trong đó vị trí xơ vữa thường gặp nhất là ở chỗ chia đôi (61,6%). Ghi nhận mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố nguy cơ: tuổi, phân độ tăng huyết áp, thời gian tăng huyết áp, hút thuốc lá, đái tháo đường type 2 và số yếu tố nguy cơ với tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh. Từ khóa: động mạch cảnh, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, người cao tuổi ABSTRACT INVESTIGATING THE PREVALENCE OF CAROTID PLAQUES IN HYPERTENSIVE ELDERLY PEOPLE Do Thien Toan, Pham Hoa Binh, Ho Thuong Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 158 - 162 Backgrounds: Studies have demonstrated that carotid plaque is an independent predictor of cardiovascular disease and cerebrovascular disease. Early detection of plaque contribute early warning of cardiovascular events as well as the active treatment to slow the progression of atherosclerosis, thereby limiting the occurrence of cardiovascular events . Objectives: To determine the prevalence of carotid plaque in hypertensive elderly patients and the association between cardiovascular risk factors and carotid plaque. Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang, BM Lão Khoa, Đại học Y Dược TP. HCM *** Bệnh viện Thống Nhất Tác giả liên lạc: BS. Đỗ Thiện Toàn ĐT: 0985388853 Email: toando2909@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Tim Mạch 159 Methods: We performed cross-sectional study in elderly patients (≥ 60 years old) admitted to the department of cardiology at Kien Giang general hospital, had been diagnosed of hypertension from September 2015 to May 2016. Results: 144 patients were included (age range was 60 -100 years, 49 males and 95 females). Patients mean age was 72.3 ± 8.72, 66% were women. Carotid plaques were found in 61.6% patients. In patients with plaque, 61.6% plaque lesion was located in the bifurcation of the carotid bulb, ICA (23.7%) and CCA (14.7%). The prevalence of carotid plaque increased with age. The prevalence of carotid plaque in groups of patients with diabetes, hypertension stage 2 (JNC), duration of hypertension > 10 years, smoking or ≥ 5 cardiovascular risk factors were 87%, 76.1%, 78.9%, 80.6% and 84.9% respectively. Conclusions: Prevalence of carotid plaque in hypertensive elderly patients was 72.2%, most of plaques were located at bifurcation (61.6%). There were significant association between age, JNC’s hypertension classification, duration of hypertension, smoking, type 2 diabetes mellitus and the numbers of cardiovascular risk factor and prevalence of carotid plaque. Keywords: carotid artery, atherosclerosis, hyperension, elderly ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người trưởng thành, cao hơn các nguyên nhân khác như hút thuốc lá hay tăng đường huyết(15). Tăng huyết áp nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều biến chứng do tổn thương cơ quan đích, đặc biệt trên đối tượng người cao tuổi. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng mảng xơ vữa động mạch cảnh là yếu tố dự báo độc lập củacác bệnh tim mạch và bệnh mạch máu não(14). Siêu âm động mạch cảnh là phương pháp không xâm lấn, rẻ tiền, chính xác và dễ thực hiện để phát hiện mảng xơ vữa. Việc phát hiện sớm mảng xơ vữa góp phần cảnh báo sớm các biến cố tim mạch cũng như có những biện pháp điều trị tích cực nhằm làm chậm tiến trình xơ vữa động mạch, từ đó hạn chế sự xuất hiện của các biến cố tim mạch. Đó là lý do chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh ở đối tượng bệnh nhân cao tuổi có tăng huyết áp, cũng như mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ tim mạch với tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích thực hiện từ tháng 09/2015 đến 05/2016.Đối tượng nghiên cứu là 144 bệnh nhân trên 60 tuổi đang điều trị tại khoa nội tim mạch bệnh viện Đa khoa Kiên Giang được chẩn đoán tăng huyết áp. Tiêu chuẩn loại trừ gồm: (1) Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. (2) Bệnh nhân phẫu thuật động mạch cảnh.Phương pháp chọn mẫu là chọn thuận tiện liên tiếp. Tất cả các bệnh nhân nhập viện đều được hỏi bệnh sử, tiền sử bệnh lý và lối sống, khám lâm sàng và làm xét nghiệm cận lâm sàng, siêu âm động mạch cảnh đánh giá mảng xơ vữa. Mảng xơ vữa được định nghĩa là khi tăng bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh > 1,5 mm hoặc tăng trên 50% so với đoạn mạch kế cận hoặc lồi vào lòng mạch máu > 0,5 mm. Các số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Các biến định lượng được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn, các biến định tính được trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm. Kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ lên tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh bằng phép kiểm chi bình phương. Ngưỡng có ý nghĩa thống kê là p<0,05. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ tháng 09/2015 đến 05/2016, chúng tôi khảo sát 144 trường hợp người cao tuổi tăng huyết áp nhập viện, trong đó nữ giới chiếm gần 2/3 dân số. Đặc điểm mẫu nghiên cứu được nêu trong bảng 1. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nội Khoa 160 Bảng 1: Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu Đặc điểm Trị số Tuổi 72,3 ± 8,72 Nữ giới 95 (66%) BMI Thừa cân & Béo phì 22,1 ± 2,79 42 (29,2%) Hút thuốc lá 36 (25%) Có vận động thể lực 70 (48,6%) Rối loạn lipid máu 123 (85,4%) Đái tháo đường 46 (31,9%) Tăng huyết áp giai đoạn II (JNC) 117 (81,3%) Tuổi trung bình của nghiên cứu là 72,3 ± 8,72. Tuổi nhỏ nhất là 60 tuổi, lớn nhất là 100 tuổi. Nhóm bệnh nhân từ 60-69 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (42,4%). Ngoài ra chúng tôi cũng không ghi nhận sự khác biệt trong độ tuổi trung bình giữa nam và nữ, với độ tuổi trung bình ở nam và nữ lần lượt là 71,47 ± 8,79 và 72,73 ±8,7 (p > 0,05). Bảng 2: Tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh Mảng xơ vữa n Tỷ lệ phần trăm Có 104 72,2% Không 40 27,8% Bảng 3: Vị trí xơ vữa động mạch cảnh Vị trí xơ vữa Số mảng xơ vữa Tỷ lệ phần trăm Chỗ chia đôi 130 61,6% Động mạch cảnh trong 50 23,7% Động mạch cảnh chung 31 14,7% Bảng 4: Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh Yếu tố nguy cơ Trị số p Tuổi <0,01 Thời gian THA 0,012 Phân độ THA theo JNC 0,032 Đái tháo đường type 2 0.007 Số yếu tố nguy cơ 0,04 Hút thuốc lá 0,018 Giới 0,88 Vận động thể lực 0,84 Rối loạn Lipid máu 0,25 Thừa cân & béo phì 0,89 BÀN LUẬN Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh ở người cao tuổi có tăng huyết áp là rất cao: 72,2%. Tỷ lệ xơ vữa ĐMC trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn tác giả Đỗ Thị Hồng Liên(4), và Takiuchi(13) trên đối tượng tăng huyết áp ở người trưởng thành (p<0,05). Khác biệt có lẽ do tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn. Điều này phù hợp với quan điểm cho rằng xơ vữa động mạch được xem là một phần của quá trình lão hóa. Ở một nghiên cứu khác trên đối tượng người cao tuổi có tăng huyết áp, tác giả Cuspidi ghi nhận tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh cao hơn trong nghiên cứu của chúng tôi (p<0,01)(2). Kết quả này ngoài những khác biệt về dân số nghiên cứu, chủng tộc, còn do sự khác biệt trong định nghĩa mảng xơ vữa, chúng tôi định nghĩa mảng xơ vữa khi CIMT ≥ 1,5 mm, còn hai tác giả trên xác định mảng xơ vữa khi CIMT ≥ 1,3 mm, điều này góp phần làm tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh trong nghiên cứu của tác giả cao hơn chúng tôi. Mặc dù tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh khác nhau ở đối tượng bệnh nhân THA nhưng trong các nghiên cứu tỷ lệ này đều chiếm gần 2/3 dân số nghiên cứu trở lên, đặc biệt tỷ lệ rất cao ở các nghiên cứu trên người cao tuổi. Ở bệnh nhân THA, xơ vữa động mạch là một bệnh lý phổ biến, tiến triển thầm lặng và rất dễ bỏ sót nếu không quan tâm đúng mức. Siêu âm kiểu B giúp phát hiện tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh rất cao cho thấy đây là công cụ nhạy bén trong việc phát hiện sớm các tổn thương động mạch cảnh ở bệnh nhân THA. Trong nghiên cứu của chúng tôi, vị trí xơ vữa ĐMC thường gặp nhất là ở vị trí ĐMC chung chỗ chia đôi (61,6%), kế đến là ĐMC trong (23,7%) và ĐMC chung (14,7%). Các tác giả Hoàng Quốc Hoà(5), Đinh Hiếu Nhân(3), S. Takiuchi(13) khi khảo sát động mạch cảnh trên đối tượng tăng huyết áp cũng ghi nhận kết quả tương tự. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp bởi vì vữa xơ động mạch chủ yếu xảy ra ở các động mạch lớn và nơi có áp lực cao. Các tổn thương thường định vị ở những vùng có dòng chảy xoáy, các vị trí chia đôi, gấp khúc và nơi sinh ra các tuần hoàn bàng hệ. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Tim Mạch 161 Nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận các yếu tố: tuổi, thời gian tăng huyết áp, phân độ THA theo JNC, đái tháo đường type 2, hút thuốc lá và số yếu tố nguy cơ tim mạch là những yếu tố có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với xơ vữa động mạch cảnh. Xơ vữa động mạch được xem là một bệnh của quá trình lão hoá, và tuổi đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ độc lập của xơ vữa động mạch. THA là một trong những yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến hình thành mảng xơ vữa và tiến triển bệnh lý cơ tim thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Nguyên nhân chính trong THA dẫn đến hình thành mảng xơ vữa động mạch là sự rối loạn chức năng nội mạc, mất cân bằng giữa quá trình chết và tái tạo tế bào nội mạc mạch máu(1,9). THA là một yếu tố nguy cơ quan trọng trong sự phát triển của xơ vữa, trong đó thời gian THA được xem như là yếu tố nguy cơ chính của tăng CIMT do tác động của huyết áp cao trong thời gian dài là một trong những yếu tố chính trong sinh bệnh học của xơ vữa động mạch(12). Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường. Nghiên cứu Framingham và MRFIT cho thấy bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ mắc các bệnh xơ vữa động mạch tăng gấp 2-3 lần(7,11). Đái tháo đường là môt trong những yếu tố chính gây xơ vữa động mạch. Những yếu tố liên quan đến đái tháo đường như nồng độ insulin, chỉ số HOMA-IR, nồng độ IGF-1 toàn phần và đề kháng insulin là những yếu tố liên quan với CIMT(6,8). Trong đó nồng độ insulin máu thấp đã được xác định là yếu tố nguy cơ chính của xơ vữa động mạch cảnh ở đối tượng nam giới cao tuổi sống ở nông thôn Nhật Bản(9,10). Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch và mất cân bằng nội mô. Hút thuốc lá không chỉ là nguy cơ độc lập của bệnh tim mạch, mà nó còn tác động đến những yếu tố nguy cơ chính khác như rối loạn lipid máu, THA, đái tháo đường Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan giữa hút thuốc lá và CIMT cũng như xơ vữa động mạch. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh nhân có càng nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch thì có tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh càng cao. Điều này cho thấy các yếu tố nguy cơ thường hay đi kèm với nhau, thúc đẩy nhau phát triển và làm tăng tỷ lệ xơ vữa động mạch cũng như tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch do xơ vữa. Trên lâm sàng, nếu trong quá trình chăm sóc bệnh nhân người thầy thuốc chỉ chú ý đến một yếu tố nguy cơ duy nhất thì dễ có tình trạng điều trị không đủ hoặc điều trị quá mức. Do vậy việc đánh giá đầy đủ các yếu tố nguy cơ là cực kì quan trọng nhất là ở nhóm đối tượng người cao tuổi có rất nhiều yếu tố nguy cơ kết hợp và các bệnh đi kèm. KẾT LUẬN Từ những kết quả nghiên cứu thu được cho phép rút ra một số kết luận như sau: Trong dân số người cao tuổi có tăng huyết áp, tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh là 72,2%. Trong đó chỗ chia đôi là vị trí xơ vữa thường gặp nhất (61,6%). Các yếu tố nguy cơ: tuổi, phân độ tăng huyết áp, thời gian tăng huyết áp, hút thuốc lá, đái tháo đường type 2 và số yếu tố nguy cơ có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh. Ngoài ra trong nghiên cứu này chúng tôi cũng không ghi nhận mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố: nam giới, thừa cân & béo phì, rối loạn lipid máu và vận động thể lực lên tỷ lệ xơ vữa động mạch cảnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ceconi C, et al (2007), "ACE inhibition with perindopril and endothelial function. Results of a substudy of the EUROPA study: PERTINENT", Cardiovasc Res. 73(1), pp. 237-46. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nội Khoa 162 2. Cuspidi C, et al (2003), "Impact of carotid intima-media thickening on risk stratification in elderly hypertensives", Blood Press. 12(1), pp. 25-31. 3. Đinh Hiếu Nhân (2009), Nghiên cứu mối tương quan giữa tổn thương xơ vữa trên động mạch cảnh và động mạch vành, Luận văn Tiến sĩ Y học, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh. 4. Đỗ Thị Hồng Liên (2000), Khảo sát động mạch cảnh ở bệnh nhân tăng huyết áp bằng siêu âm Doppler màu tại Bệnh Viện 30/4, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh. 5. Hoàng Quốc Hòa (2012), "Khảo sát mảng xơ vữa đoạn ngoài sọ ở bệnh nhân tăng huyết áp", Tạp chí Y học Thực Hành. 8, pp. 111-115. 6. Kalra L, et al (2008), "An international matched cohort study of the contribution of metabolic impairments to subclinical atherosclerosis in United Kingdom and Jamaican African-Caribbeans", Atherosclerosis. 199(1), pp. 95-101. 7. Kannel WB and McGee DL (1979), "Diabetes and cardiovascular disease. The Framingham study", Jama. 241(19), pp. 2035-8. 8. Kim JH, et al (2011), "Carotid intima-media thickness is increased not only in non-alcoholic fatty liver disease patients but also in alcoholic fatty liver patients", Digestion. 84(2), pp. 149-55. 9. Kern M (2005), "Braunwald's Heart Disease: A Text Book of Cardiovascular Medicine", pp. 1103-1127. 10. Shimizu Y, et al (2015), "Association between hemoglobin A1c and carotid atherosclerosis in rural community- dwelling elderly Japanese men", J Physiol Anthropol. 34(1). 11. Stamler J, et al (1993), "Diabetes, other risk factors, and 12- yr cardiovascular mortality for men screened in the Multiple Risk Factor Intervention Trial", Diabetes Care. 16(2), pp. 434-44. 12. Sun Y, Lin CH, Lu CJ, Yip PK, Chen RC (2002), "Carotid atherosclerosis, intima media thickness and risk factors— an analysis of 1781 asymptomatic subjects in Taiwan", Atherosclerosis. 164(1), pp. 89-94. 13. Takiuchi S, et al (2004), "Diagnostic value of carotid intima-media thickness and plaque score for predicting target organ damage in patients with essential hypertension", J Hum Hypertens. 18(1), pp. 17-23. 14. Touboul PJ, et al (2012), "Mannheim carotid intima-media thickness and plaque consensus (2004-2006-2011). An update on behalf of the advisory board of the 3rd, 4th and 5th watching the risk symposia, at the 13th, 15th and 20th European Stroke Conferences, Mannheim, Germany, 2004, Brussels, Belgium, 2006, and Hamburg, Germany, 2011", Cerebrovasc Dis. 34(4), pp. 290-6. 15. WHO (2013), "A global brief on hypertension: Silent killer, global public health crisis", p. 9. Ngày nhận bài báo: 18/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_ty_le_xo_vua_dong_mach_canh_tren_benh_nhan_cao_tuoi.pdf
Tài liệu liên quan