Khảo sát tỷ lệ và đặc điểm dân số tăng huyết áp thai kỳ tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định

Tài liệu Khảo sát tỷ lệ và đặc điểm dân số tăng huyết áp thai kỳ tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nội Khoa 152 KHẢO SÁT TỶ LỆ VÀ ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH Huỳnh Minh Hồng*, Châu Ngọc Hoa** TÓM TẮT Mục tiêu: Tăng huyết áp thai kỳ (THATK) là một trong biến chứng trầm trọng trong thai kỳ. Tại Mỹ, hằng năm có khoảng 50.000 – 60.000 trường hợp tử vong liên quan đến tiền sản giật (TSG). Tỷ lệ THATK trên toàn thế giới là 10%, nhưng ở Việt Nam chưa có số liệu thống kê cụ thể, vì thế chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu là khảo sát tỷ lệ tăng huyết áp (THA) ở thai phụ đến khám thai tai Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định, khảo sát đặc điểm dân số thai phụ có THA, khảo sát mối liên quan một số yếu tố với THATK. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên thai phụ đến khám thai tại phòng khám sản, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 01/2015 - 06/2015. Kết quả: Có 149 thai phụ tham gia nghiên cứu trong thời gian 6 tháng tiến hành đề tài. Tỷ lệ TH...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 112 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tỷ lệ và đặc điểm dân số tăng huyết áp thai kỳ tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nội Khoa 152 KHẢO SÁT TỶ LỆ VÀ ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH Huỳnh Minh Hồng*, Châu Ngọc Hoa** TÓM TẮT Mục tiêu: Tăng huyết áp thai kỳ (THATK) là một trong biến chứng trầm trọng trong thai kỳ. Tại Mỹ, hằng năm có khoảng 50.000 – 60.000 trường hợp tử vong liên quan đến tiền sản giật (TSG). Tỷ lệ THATK trên toàn thế giới là 10%, nhưng ở Việt Nam chưa có số liệu thống kê cụ thể, vì thế chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu là khảo sát tỷ lệ tăng huyết áp (THA) ở thai phụ đến khám thai tai Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định, khảo sát đặc điểm dân số thai phụ có THA, khảo sát mối liên quan một số yếu tố với THATK. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên thai phụ đến khám thai tại phòng khám sản, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 01/2015 - 06/2015. Kết quả: Có 149 thai phụ tham gia nghiên cứu trong thời gian 6 tháng tiến hành đề tài. Tỷ lệ THATK là 8,72% (13 trường hợp); trong đó THA mạn 2,01% (3 trường hợp), THA do thai 6,71% (10 tường hợp). Đặc điểm dân số THATK: Tuổi thai phụ trung bình 31,53 ± 5,5 tuổi, tuổi thấp nhất 22 tuổi, cao nhất 42 tuổi; Nghề nghiệp: Đa số thai phụ là công nhân 41,22%, kế đến nội trợ và tự do 22,97%, kinh doanh 22%, nhân viên văn phòng 17,57%; Trình độ học vấn: cấp 2 là 46,1%, cấp 1 là 38,5%, cấp 3 là 15,4%, cao đẳng, đại học 0%; Chỉ số khối cơ thể trước mang thai: Thừa cân, béo phì 61,55%, bình thường 30,76%, thiếu cân 7,69%; Số lần mang thai: lần đầu 30,77%, lần thứ 2 38,46%, lần thứ 3 23,08% lần thứ tư 7,69%; Tiền căn gia đình tăng huyết áp: có tiền căn gia đình THA 23,08%, không có tiền căn gia đình THA 76,92%; Thiếu máu mức độ trung bình 15,36%, thiếu máu nhẹ 7,69%, không thiếu máu 76,95%. Tiền sử đái tháo đường: 100% không có tiền căn đái tháo đường type 2; Uống rượu: 100% thai phụ có tăng huyết áp không có uống rượu. Mối liên quan một số yếu tố với THATK: Không có mối liên quan giữa tuổi, nghề nghiệp, nhóm máu, số lần mang thai, số lần sanh của thai phụ với THATK. Chỉ số khối cơ thể trước mang thai, tiền căn gia đình THA, trình độ học vấn thấp thể hiện ý thức, lối sống, hành vi, hiểu biết về bệnh tật thấp có mối liên quan với THATK. Kết luận: Tỷ lệ THATK tại bênh viện Nhân Dân Gia Định là 8,72%. Từ khóa: tăng huyết áp thai kỳ (THATK), tiền sản giật (TSG), tăng huyết áp (THA) ABSTRACT RATE AND CHARACTERISTICS OF HYPERTENSIVE DISODER IN PREGNANCY AMONG PREGNANT WOMEN AT GIA ĐỊNH PEOPLE’S HOSPITAL Huynh Minh Hong, Chau Ngoc Hoa * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 152 - 157 Objective: Hypertensive Disorder in Pregnancy (HDP) is among the serious complications of pregnancy. In the USA, about 50000-60000 deaths were related to preeclampsia annually. Rate of HDP worldwide is 10%, but there is no data available in Vietnam. Therefore, we conducted this survey aiming to examine the rate of hypertension in pregnant women presenting to antenatal outpatient’s department at Gia Dinh people's Hospital, as well as demographic characteristics of hypertensive pregnant women, and the association of some factors with HDP. Bệnh viện Nhân dân Gia Định Bộ môn Nội – Đại học Y Dược TpHCM Tác giả liên lạc: BS. Huỳnh Minh Hồng ĐT: 0982351653 Email: hmhonglxag@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Tim Mạch 153 Method: Cross-sectional descriptive study on pregnant women attending antenatal clinics in Gia Dinh People’s Hospital from January to June, 2015. Results: 149 pregnant women participated in the study during a 6 month period. The rate of HDP was 8.72% (13 cases); including 2.01% chronic hypertension (3 cases), and 6.71% gestational hypertension (10 cases). The mean maternal age was 31.53 ± 5.5, with the lowest being 22, and the highest being 42. The majority of women were manual workers (41.22%), 29.97% were housewives and freelancers, 22% were businesswomen, 17.57% were sedentary workers. 46.1% went to secondary high school, 38.5% finished primary school, 15.4% attended high school, none had college or university degree. Before pregnancy, the rate of overweight, obesity, normal and underweight was 61.55%, 30.76%, and 7.69% respectively. 30.77% were primigravida, 38.46% were secundigravida, 23.08% were trigravida, 7.69% were quadrigravida. 23.08% had family history of hypertension, while 76.92% did not. Moderate anemia was found in 15.36% patients, mild anemia in 7.69%, and the remaining 76.95% were not anemic. None had history of type 2 diabetes or alcohol consumption. There is no association between age, occupation, blood type, number of pregnancies, maternal parity with HDP. However, body mass index before pregnancy, family history of hypertension, low education status, which accounted for consciousness, lifestyle, behavior, and disease awareness were linked with HDP. Conclusion: The rate of HDP at Gia Dinh People's Hospital was 8.72%, lower than that worldwide (10%). Key word: hypertensive disease in pregnancy (HDP), Preeclampsia, Hypertension ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp thai kỳ (THATK) là một trong nhóm biến chứng chung của thai kỳ, và là nguyên nhân quan trọng gây tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong cho mẹ và trẻ mới sinh. Tỷ lệ tăng huyết áp thai kỳ khoảng 10% của tất cả dân số phụ nữ mang thai trên toàn thế giới(1,8,21). Tăng huyết thai kỳ được miêu tả bởi biến chứng trên mẹ qua nhiều thập niên, nhưng nguyên nhân và bệnh học vẫn chưa được rõ; biến chứng THATK đe dọa sự sống và sức khỏe của mẹ và con, ước đoán mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 50.000 - 60.000 trường hợp tử vong liên quan đến tiền sản giật(8). THATK gây ra những biến chứng quan trọng cho mẹ và cho con; Ảnh hưởng lên Mẹ: bệnh tim mạch (phù phổi cấp) và mạch máu não (xuất huyết não), suy gan và suy thận, nhau bong non, đông máu nội mạch lan tỏa, hội chứng HELLP(21). Rối loạn chức năng nhau có thể làm ảnh hưởng đến thai: thai chậm tăng trưởng, suy thai, sanh non, thai lưu, chết ngay khi sinh, chết ngạt khi mới sinh(21). Sự hiện diện của tăng huyết áp làm thai kỳ trở nên phức tạp, thai phụ cần được theo dõi sát, chẩn đoán sớm điều trị thích hợp, để tránh những bất lợi cho mẹ và con(1). Ở Việt Nam, tăng huyết áp thai kỳ chưa có thống kê về tỷ lệ và đặc điểm dân số, Nhận thấy sự phức tạp của tăng huyết áp thai kỳ về biến chứng của bệnh trên mẹ và thai nhi. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu về khảo sát tỷ lệ và đặc điểm dân số tăng huyết thai kỳ của thai phụ ở Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Đối tượng nghiên cứu Thai phụ đến khám thai tại phòng khám sản khoa, khoa sản Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định từ 01/2015 06/2015. Tiêu chuẩn chọn vào Thai phụ ≥ 18 tuổi đến khám tại phòng khám sản, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Thai phụ không đồng ý tham gia nghiên cứu. Thai phụ dưới 18 tuổi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nội Khoa 154 Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu thai phụ đến khám khoa sản, Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định trong thời gian tiến hành nghiên cứu, theo đúng tiêu chí chọn mẫu cho đến khi đủ cỡ mẫu. Phương pháp thu thập số liệu Công cụ thu thập dữ liệu là bộ câu hỏi phỏng vấn có cấu trúc được soạn sẵn. Đo chiều cao: Người được cân đi chân không (bỏ giầy dép), đứng thẳng, quay lưng vào thước đo sao cho đầu, vai, mông, bắp chân, gót chân áp sát thước. Mắt nhìn thẳng về phía trước, hai tay xuôi theo thân mình. Dùng thước đo áp sát đỉnh đầu, vuông góc với thước đo. Đọc chiều cao theo cm và lấy sau dấu phẩy 1 đơn vị. Đo huyết áp: Đo huyết áp bằng máy đo hiệu Yamasu, thai phụ được nghỉ ngơi ít nhất 15 phút trước khi đo, đo huyết áp lần hai cách lần 1 4 giờ trong trường hợp đo huyết áp lần đầu cao. Huyết áp được đo ở tư thế ngồi cánh tay để ngang với tim(57). Băng quấn được đặt cách khuỷu tay 2-3 cm. Tiếng Korotkoff đầu tiên ghi nhận huyết áp tâm thu. Tiếng Korotkoff pha V ghi nhận là huyết áp tâm trương. Nếu huyết áp ở một tay cao hơn tay kia, lấy giá trị bên cao và sử dụng tay cao đo huyết áp cho những lần sau. Phân tích số liệu Số liệu được phân tích bằng Phần mềm stata 13. KẾT QUẢ Nghiên cứu thực hiện trên 149 sản phụ, trong khoảng thời gian 06 tháng (01/2015 – 06/2015) tại phòng khám sản, khoa sản Bệnh viện Nhân Dân Gia Định ghi nhận được kết quả như sau: Tỷ lệ tăng huyết áp thai kỳ: - Tỷ lệ tăng huyết thai ở thai phụ đến khám thai tại Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định là 8,72% (13/149). Đặc điểm thai phụ THATK: - Tuổi thai phụ trung bình 31.53 ± 5,5 tuổi, tuổi thấp nhất 22 tuổi, cao nhất 42 tuổi. - Nghề nghiệp: Đa số thai phụ là công nhân 41,22%, kế đến nội trợ và tự do 22,97%, kinh doanh 22%, nhân viên văn phòng 17,57%. - Trình độ học vấn: cấp 2 là 46,1%, cấp 1 là 38,5%, cấp 3 là 15,4%, cao đẳng, đại học 0%. - Chỉ số khối cơ thể trước mang thai: Thừa cân, béo phì 61,55%, bình thường 30,76%, thiếu cân 7,69%. - Số lần mang thai: lần đầu 30,77%, lần thứ 2 38,46%, lần thứ 3 23,08% lần thứ tư 7,69%. - Tiền căn gia đình tăng huyết áp: có tiền căn gia đình THA 23,08%, không có tiền căn gia đình THA 76,92%. Thiếu máu mức độ trung bình 15,36%, thiếu máu nhẹ 7,69%, không thiếu máu 76,95%. Tiền sử đái tháo đường: 100% không có tiền căn đái tháo đường type 2. Uống rượu: 100% thai phụ có tăng huyết áp không có uống rượu. Mối liên quan một số yếu tố liên quan với tăng huyết áp thai kỳ: - Không có mối liên quan giữa tuổi, nghề nghiệp, nhóm máu, số lần mang thai, số lần sanh của thai phụ với THATK. - Chỉ số khối cơ thể trước mang thai, tiền căn gia đình THA, trình độ học vấn thấp thể hiện ý thức, lối sống, hành vi, hiểu biết về bệnh tật thấp có mối liên quan với tăng huyết áp thai kỳ. BÀN LUẬN Tỷ lệ tăng huyết áp thai kỳ Tỷ lệ tăng huyết áp thai kỳ trong dân số nghiên cứu chúng tôi là 8,72%. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Tim Mạch 155 Tỷ lệ này tương đồng với tỷ lệ THATK theo y văn (William Obstetric) khoảng 5 đến 10% các trường hợp sinh(2), thấp hơn so với tỷ lệ của trường môn thai phụ khoa Hoa Kỳ tỷ lệ này là 10%(8), cao hơn so với nghiên cứu của tác giả trung quốc năm 2011 tỷ lệ này là 5,22%(21), cao hơn tỷ lệ người Mỹ gốc phi 6,4%, người Brasil 7,5%(5,7). Sự khác biệt giữa các dân số có thể qui cho sự khác nhau căn bản về chủng tộc, phân bố tuổi, tình trạng kinh tế xã hội, số lần sinh và số lần mang thai. Một nghiên cứu ở Trung Quốc 1998 tỷ lệ này là 9,4%(13), đều này cho thấy sự khác nhau về phân bố tuổi, tình trạng kinh tế xã hội làm thay đổi tỷ lệ THA thai kỳ. Tỷ lệ tăng huyết áp thai kỳ tại bệnh viện nhân dân gia định là 8,72% (13 trường hợp), tăng huyết áp mạn 2,01% (3 trường hợp), tăng huyết áp do thai 6,71% (10 trường hợp). Tỷ lệ TSG ở phụ nữ mang thai trong nghiên cứu chúng tôi là 2,68% (4 trường hợp) thấp hơn so với nghiên cứu Trung Quốc tỷ lệ này là 2,87%, và thấp hơn so với y văn (William Obstetric) là 3,90%. Bảng 1: So sánh tỷ lệ tăng huyết áp thai kỳ với các nghiên cứu khác Nghiên cứu Tỷ lệ THATK Tỷ lệ TSG Chúng tôi 8,72% 2,68% China 5,22% 2,87% Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi dân số có biến cố tăng huyết áp thai kỳ nhỏ (13 trường hợp), nên tỷ lệ TSG, tăng huyết áp do thai, tăng huyết áp mạn ở thai phụ chỉ mang tính tham khảo. Vì vậy cần thiết một nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn, thực hiện tại nhiếu trung tâm sẽ phản ảnh thực chất dân số mẫu thì tỷ lệ bệnh trong dân số có giá trị thực tiển cao. Về tuổi của thai phụ Tuổi trung bình của thai phụ trong nghiên cứu của chúng tôi là 29,68 ± 5,0, thấp nhất là 20 tuổi, cao nhất là 42 tuổi. Tuổi trung bình của thai phụ THA thai kỳ trong nghiên cứu của chúng tôi là 31,53 ± 5,5 tuổi, tuổi thấp nhất 22 tuổi, cao nhất là 42 tuổi. Trong nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy được mối liên quan giữa nhóm tuổi và THA thai kỳ. Theo tác giả Sibai và Walker thì tuổi thai phụ trên 35 là một yếu tố nguy cơ(16). Nghiên cứu Bianco tiến hành vào 1995 cũng cho thấy thai phụ có tuổi từ 40 trở lên có nguy cơ TSG tăng gấp đôi. Tần suất THATK tăng theo tuổi của thai phụ(6,11,19), nguy cơ TSG tăng 30% sau mỗi năm sau 34 tuổi(5,15). Phụ nữ mang thai độ tuổi 20-24 tuổi có nguy cơ THATK gấp 1,8 lần so với nhóm 35-39 tuổi; và gấp 2,4 lần trong nhóm có tuổi từ 40 tuổi. Theo dữ liệu quốc gia Hoa Kỳ cũng ghi nhận nguy cơ TSG tăng 30% mỗi năm từ sau năm 34 tuổi, tuổi trẻ không phải là yếu tố nguy cơ. Kết quả nghiên cứu chúng tôi không có mối liên quan giữa TSG và độ tuổi có thể do cơ mẫu nhỏ, thực hiện tại một trung tâm. Trình độ học vấn Trong nghiên cứu của chúng tôi có liên quan giữa trình độ học vấn và tăng huyết áp thai kỳ có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Phụ nữ mang thai có trình độ học vấn cấp 2 có nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ thấp hơn 0,8 lần so với phụ nữ mang thai có học vấn cấp 1, với p=0,001 và khoảng tin cậy 95% từ 0,074 – 0,524. Phụ nữ mang thai có trình độ học vấn 3 có nguy cơ tăng huyết áp do thai thấp hơn 0,92 lần so với phụ nữ mang thai có học vấn cấp 1, với p=0,001 và khoảng tin cậy 95% từ 0,17 – 0,343. Phụ nữ mang thai có trình độ học vấn thấp có nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ cao hơn so phụ nữ mang thai có học vấn cao. Nghiên cứu cùa Mittendolt tiến hành ở Boston trên 386 trường hợp TSG cho thấy nhóm thai phụ có học vấn dưới trung học nguy cơ mắc Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nội Khoa 156 bệnh TSG gấp hai lần so với nhóm thai phụ có học vấn cao hơn(12). Theo ý kiến chuyên gia trình độ học vấn không là yếu tố nguy cơ trực tiếp, mà là phụ nữ có trình độ học vấn thấp: có ý thức, hành vi, chế độ sinh hoạt, hiểu biết bệnh tật thấp làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, vì vậy cần có một nghiên cứu mối liên quan giữa ý thức, hành vi, chế độ sinh hoạt và tăng huyết áp thai kỳ, từ đó cho ra khuyến cáo cụ thể và nâng cao nhận thức của thai phụ. Nghề nghiệp Trong nghiên cứu chúng tôi không có mối liên quan giữa nghề nghiệp và tăng huyết áp thai kỳ. Theo y văn nghề nghiệp không là yếu tố nguy cơ THATK, nhưng tình trạng kinh tế xã hội thấp là yếu tố nguy cơ TSG. Theo Vũ Duy Minh (2005)(18), đối tượng có thu nhập thấp, làm việc căng thẳng làm tăng khả năng mắc TSG từ 2,97 lên 3,31 lần so với đối tượng làm việc có thu nhập cao ít căng thẳng. Kết quả cũng tương tự của nghiên cứu Haelterman tiến hành tại Brussel năm 1996(9). Chỉ số khối cơ thể trước mang thai Theo kết quả của tác giả Ye C và cộng sự, thực hiên nghiên cứu ở Trung Quốc, có mối tương quan chặt giữa tăng huyết áp và chỉ số khối cơ thể trước mang thai. Phụ nữ béo phì trước mang thai khi mang thai có nguy cơ TSG tăng gấp đôi so với phụ nữ có cân nặng bình thường trước khi mang thai(21). Có mối tương quan chặt giữa BMI trước sanh và THATK, phụ nữ béo phì tăng nguy cơ THATK khi có thai(2,8). Một vài nghiên cứu cho rằng cứ mỗi 5-7kg tăng lên trong BMI nguy cơ TSG tăng lên gấp đôi(14,20). Theo Vũ Duy Minh (2005), thai phụ trước sanh có chỉ số khối trên 27 nguy cơ mắc tiền sản giật cao gấp 2,06 lần so với thai phụ có BMI dưới 27(18). Trong nghiên cứu của chúng tôi phụ nữ có chỉ số khối cơ thể trước mang thai cũng có sự tương quan chặt THA thai kỳ, phụ nữ trước mang thai thừa cân, hay béo phì có nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ gấp 9,7 lần so với nhóm thiếu cân và nguy cơ cao hơn nhóm chỉ số khối bình thường. Số lần có thai Theo tác giả Conde-Adudelo A, nghiên cứu “Yếu tố nguy cơ TSG ở phụ nữ Châu Mỹ Latin và Caribbean” được tiến hành ở Uruguay trong 12 năm (1985-1997) với dân số 878.680 thai phụ tại 700 bệnh viện đã cho thấy, thai phụ có thai lần đầu nguy cơ mắc TSG gấp 2 lần con lần 2(3). Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi tuy có sự khác biệt nhưng không ý nghĩa thống kê. Tiền căn gia đình THA Có mối tương quan giữa tiền căn gia đình THA và THA thai kỳ cụ thể là: phụ nữ có thai có tiền căn gia đình THA thai kỳ có tỷ lệ mắc bệnh THA thai kỳ cao hơn gấp 14,6 lần so với phụ nữ có thai không có tiền sử gia đình không bị THA thai kỳ với p=0,001 và khoảng tin cậy 95% 8,02-26,55(21). Uống rượu Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có bốn thai phụ có uống rượu, số lượng rất ít nên không đủ để khảo sát mối tương quan này. KẾT LUẬN Tỷ lệ THATK Tỷ lệ THATK tại Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định là 8,72% (13/149). Đặc điểm thai phụ THATK Tuổi thai phụ trung bình 31,53 ± 5,5 tuổi, tuổi thấp nhất 22 tuổi, cao nhất 42 tuổi. Nghề nghiệp Đa số thai phụ là công nhân 41,22%, kế đến nội trợ và tự do 22,97%, kinh doanh 22%, nhân viên văn phòng 17,57%. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Tim Mạch 157 Trình độ học vấn Cấp 2 là 46,1%, cấp 1 là 38,5%, cấp 3 15,4%, cao đẳng, đại học 0%. Chỉ số khối cơ thể trước mang thai Thừa cân, béo phì 61,55%, bình thường 30,76%, thiếu cân 7,69%. Số lần mang thai Lần đầu là 30,77%, lần thứ 2 là 38,46%, lần thứ 3 là 23,08% lần thứ tư là 7,69%. Tiền căn gia đình tăng huyết áp: có tiền căn gia đình THA 23,08%, không có tiền căn gia đình THA 76,92%. Thiếu máu mức độ trung bình 15,36%, thiếu máu nhẹ 7,69%, không thiếu máu 76,95%. Tiền sử đái tháo đường: 100% không có tiền căn đái tháo đường type 2. Uống rượu: 100% thai phụ có tăng huyết áp không có uống rượu. Mối liên quan một số yếu tố liên quan với tăng huyết áp thai kỳ Không có mối liên quan giữa tuổi, nghề nghiệp, nhóm máu, số lần mang thai, số lần sanh của thai phụ với THATK. Chỉ số khối cơ thể trước mang thai, tiền căn gia đình THA, trình độ học vấn thấp thể hiện ý thức, lối sống, hành vi, hiểu biết về bệnh tật thấp có mối liên quan với tăng huyết áp thai kỳ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Châu Ngọc Hoa (2012). Chuyên đề Tăng Huyết Áp và Thai. Tập Chí Y Học TP.HCM, Tập 16 (Số 1), Tr. 1-7. 2. Cnattingius S, Mills JL, Yuen J, Eriksson O, Salonen H (1997), The paradoxical effect of smoking in preeclamptic pregnancies: smoking reduces the incidence but increases the rates of erinatal mortality, abruptio placentae, and intrauterine growth restriction. Am J Obstet Gynecol 177, Pages 156–161. 3. Conde-Agudelo A, Belizan JM . (1985-1997), Risk factor for pre-eclampsia in a lagre cohort of Latin American and Caribbean women, Pages 1-10. 4. Dinatale A, Ermito S, Fonti I, Giordano R, Cacciatore A (2010), Obesity and fetal-maternal outcomes.J Prenat Med 4, pp 5–8. 5. Douglas KA, Redman CW (1994), Eclampsia in the United Kingdom.BMJ 309, Pages 1395–1400. 6. Duckitt K, Harrington D (2005), Risk factors for pre-eclampsia at antenatal booking: systematic review of controlled studies. BMJ 330, Pages 565–567. 7. Gaio DS, Schmidt MI, Duncan BB, Nucci LB, Matos MC (2001), Hypertensive disorders in pregnancy: frequency and associate factors in a cohort of Brazilian women. Hypertens Pregnancy, 20: 269, Page 281. 8. Gynecologists American College of Obstetricians and (2013), Hypertension in Pregnancy. ACOG, Page 18. 9. Haelterman E, Qvist R, BBarlow P, Alexander S (2003), Social deprivation and poor access to care as risk factors for severe preeclampsia. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol, 111 (1), Pages 25-32. 10. Hoffman BG, Horsager R, Roberts S, Rogers V, Kevin W (2010), "William obstetrics 24th", McGraw-Hill Education, Pages 1025-1030. 11. Lamminpa¨AR, Vehvila¨ inen-Julkunen K, Gissler M, Heinonen S (2012), Preeclampsia complicated by advanced maternal age: a registry-based study on primiparous women in Finland 1997–2008. BMC Pregnancy and Childbirth 12, P. 47. 12. Mittendorf R, Lain KY, Williams MA, Walker CK (1996), Preeclampsia: A nested, cased control study of risk factors and their interactions. J Reprod Med, 41 (7), Pages 491-496. 13. National Group for Epidemiology Research Pregnancy- Induced Hypertension, Shanghai First Maternity and Infant Health Institute (1991), National epidemiological investigation of pregnancy-induced hypertension. Chinese Journal of Obstetrics and Gynecology, ( 6: 67), Page 70. 14. O’Brien TE, Ray JG, Chan WS (2003), Maternal body mass index and the risk of preeclampsia: a systematic overview. Epidemiology 14, Pges 368–374. 15. Saftlas AF, Olson DR, Franks Al, Atrash HK, Pokras R (1990), Epidemiology of preeclampsia and eclampsia in the United states, 1979–1986. Am J Obstet Gynecol 163, Pages 460–465. 16. Samadi AR, Mayberry RM, Zaidi AA, Plasant JC, McGhee N Jr (1996), Maternal hypertension and associated pregnancy: complications among African–American and other women in the United States. Obstet Gynecol, 87:557, Page 563. 17. Sibai BM, Walker RL ( 2009), Incidence of gestational hypertension in the Calgary Health Region from 1995 to 2004. Can J Cardiol 25, Pages 284–287. 18. Vũ Duy Minh (2005), "Khảo sát các yếu tố nguy cơ tiền sản giật tại bệnh viện từ dũ", Luận án chuyên khoa 2, Đại học Y Dược TP.HCM, Tr 1-10. 19. Walker RL, Hemmelgarn B, Qua It ( 2009), Incidence of gestational hypertension in the Calgary Health Region from 1995 to 2004. Can J Cardiol 25, Pages 284–287. 20. Weiss JL, Malone FD, Emig D, Ball RH, Nyberg DA (2004), FASTER Research Consortium. Obesity, obstetric complications and cesarean delivery rate–a population-based screening study. Am J Obstet Gynecol 190, Pages 1091– 1097. 21. Ye C, Ruan Y, Zou L, Li G, Li C, Chen Y, Jia C, Megson IL, Wei J, Zhang W (2011), The 2011 Survey on Hypertensive Disorders of Pregnancy (HDP) in China: Prevalence, Risk Factors, Complications, Pregnancy and Perinatal Outcomes. (1932- 6203 (Electronic)), Pages 1-10. Ngày nhận bài báo: 01/12/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 22/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_ty_le_va_dac_diem_dan_so_tang_huyet_ap_thai_ky_tai.pdf
Tài liệu liên quan