Khảo sát tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến rối loạn chuyển hóa ở bệnh nhân trầm cảm

Tài liệu Khảo sát tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến rối loạn chuyển hóa ở bệnh nhân trầm cảm: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 51 KHẢO SÁT TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA Ở BỆNH NHÂN TRẦM CẢM Trần Mỹ Cung*, Bùi Thị Hương Quỳnh* TÓM TẮT Mở đầu: Rối loạn chuyển hoá là một trong những bệnh thường gặp ở những bệnh nhân mắc các bệnh lý thần kinh. Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến rối loạn chuyển hóa ở bệnh nhân trầm cảm tới khám tại phòng khám tâm thần kinh bệnh viện Đại học Y Dược – thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện bằng cách phỏng vấn 299 BN trầm cảm ngoại trú và ghi nhận các yếu tố của rối loạn chuyển hoá qua phiếu thu thập thông tin. Tiêu chuẩn chọn mẫu là bệnh nhân đủ 18 tuổi trở lên, được chẩn đoán rối loạn trầm cảm chủ yếu, đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Bệnh nhân không đầy đủ thông tin được loại ra khỏi nghiên cứu. Dùng phương pháp hồi quy logistic để x...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến rối loạn chuyển hóa ở bệnh nhân trầm cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 51 KHẢO SÁT TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA Ở BỆNH NHÂN TRẦM CẢM Trần Mỹ Cung*, Bùi Thị Hương Quỳnh* TÓM TẮT Mở đầu: Rối loạn chuyển hoá là một trong những bệnh thường gặp ở những bệnh nhân mắc các bệnh lý thần kinh. Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến rối loạn chuyển hóa ở bệnh nhân trầm cảm tới khám tại phòng khám tâm thần kinh bệnh viện Đại học Y Dược – thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện bằng cách phỏng vấn 299 BN trầm cảm ngoại trú và ghi nhận các yếu tố của rối loạn chuyển hoá qua phiếu thu thập thông tin. Tiêu chuẩn chọn mẫu là bệnh nhân đủ 18 tuổi trở lên, được chẩn đoán rối loạn trầm cảm chủ yếu, đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Bệnh nhân không đầy đủ thông tin được loại ra khỏi nghiên cứu. Dùng phương pháp hồi quy logistic để xác định các yếu tố liên quan đến rối loạn chuyển hoá trong các yếu tố khảo sát của dân số nghiên cứu. Kết quả: Tỷ lệ rối loạn chuyển hoá trên bệnh nhân trầm cảm là 48,2%. Các yếu tố liên quan đến rối loạn chuyển hoá bao gồm: tuổi cao, nữ giới, hút thuốc lá, uống bia rượu nhiều hơn 1 đơn vị/tháng, thể dục ít hơn 3 ngày/tuần, thời gian mắc bệnh dài và chỉ số khối cơ thể cao (p < 0,05). Kết luận: Gần một nửa bệnh nhân trầm cảm mắc rối loạn chuyển hoá. Cần đánh giá thường xuyên rối loạn chuyển hoá và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác trên bệnh nhân trầm cảm, đồng thời có những chiến lược kiểm soát tốt các yếu tố này. Từ khóa: Hội chứng chuyển hóa, rối loạn chuyển hóa, trầm cảm. ABSTRACT PREVALENCE AND RELATED FACTORS OF METABOLIC SYNDROME AMONG PATIENTS WITH MAJOR DEPRESSIVE DISORDER Tran My Cung, Bui Thi Huong Quynh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 ‐ No 5‐ 2018: 51 – 56 Background: Metabolic syndrome (MS) is one of the common disease in patient with neurologic disorders. Objectives: This study aimed to investigate the prevalence and related factors of MS among outpatients with major depressive disorder (MDD) at Psychiatric clinic, University Medical Center Ho Chi Minh City. Methods: A cross sectional study was conducted, in which 299 adult outpatients with MDD were interviewed and recorded for all MS components. We included patients aged 18 years or older, diagnosed with MDD and who agreed to participate in our study. Patients who had insufficient information of the survey were excluded. Related factors of MS were analyzed using binominal logistic regression. Results: The prevalence of MS in MDD patients was 48.2%. Related factors of MS in patients with MDD were greater age, female, smoking, drinking alcohol more than 1 unit per month, doing exercises less than 3 days per week, longer duration of MDD and higher body mass index (p < 0.05). Conclusions: Approximately a half of depressed patients suffered from MS. Consequently, patients with * Bộ môn Dược Lâm sàng, Khoa Dược ‐ Đại học Y Dược TP HCM. Tác giả liên lạc: TS. Bùi Thị Hương Quỳnh, ĐT: 0912261353, Email: huongquynhtn@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 52 MDD should be periodically evaluated for the presence of MS and other cardiovascular risk factors. Simultaneously, appropriate management strategies should be instituted for patients. Keywords: Metabolic syndrome, metabolic abnormalities, depressive disorder. ĐẶT VẤN ĐỀ Trầm cảm và rối loạn chuyển hoá (RLCH) là các căn bệnh ngày càng phổ biến và có mối liên hệ tương đối chặt chẽ với nhau(10), góp phần đáng kể vào gánh nặng bệnh tật cho xã hội. Các tài liệu y văn cho thấy bệnh nhân (BN) trầm cảm có nguy cơ RLCH cao hơn 1,5 ‐ 2,5 lần so với nhóm không bệnh, từ đó, làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch vành ở BN trầm cảm lên 4 lần(8,9,14); ngược lại RLCH làm tăng khả năng mắc trầm cảm 2 lần. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ RLCH trên BN trầm cảm chiếm đến 20 ‐ 48,1%(2,5,8,10,12,14) và cũng chỉ ra rằng BN trầm cảm mắc RLCH có nguy cơ tử vong tim mạch 10 năm cao hơn 2 lần so với người khỏe mạnh(3). Đã có nhiều nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố liên quan đến RLCH trên BN trầm cảm. Có nghiên cứu cho thấy tuổi, nữ giới và tình trạng hút thuốc là yếu tố liên quan, lại có những nghiên cứu cho kết quả ngược lại(8,13). Một số yếu tố khác được xem là yếu tố liên quan bao gồm, thời gian mắc bệnh dài, chỉ số khối cơ thể cao, uống nhiều rượu, kết hôn, trình độ văn hóa thấp, đông con và không có tiền sử nhập viện(2,5,8,13,14). Tuy nhiên, các kết quả này vẫn chưa nhất quán và phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của dân số nghiên cứu. Đến nay, vẫn còn thiếu các công trình nghiên cứu về RLCH trên BN trầm cảm Việt Nam giúp xây dựng chiến lược điều trị rối loạn trầm cảm hiệu quả hơn. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến RLCH ở BN trầm cảm. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn mẫu BN rối loạn trầm cảm chủ yếu có mã phân loại theo ICD‐10(15) là F32, F33 được điều trị ngoại trú tại phòng khám Tâm thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh từ 09/12/2017 đến 31/05/2018, đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ BN không đủ thông tin khảo sát. Phương pháp nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Cỡ mẫu Với hệ số tin cậy Z = 1,96, độ tin cậy 95%, sai số tuyệt đối d = 0,05, tỷ lệ RLCH trên BN trầm cảm theo một nghiên cứu của Silarova là 20,02%(12), thay vào công thức tính cỡ mẫu n = Z21‐α/2.p.(1‐p)/d2, chúng tôi tính được cỡ mẫu tối thiểu là 246 BN. Trên thực tế, chúng tôi chọn được 299 BN tham gia nghiên cứu. Chẩn đoán RLCH Bệnh nhân trong nghiên cứu được xem là có RLCH khi thoả mãn các tiêu chuẩn của khuyến cáo NCEP ATPIII – là những BN có từ 3 trong 5 đặc điểm sau đây: Đường huyết đói ≥ 100 mg/dL (hoặc đang sử dụng thuốc hạ đường huyết), huyết áp ≥ 130/85 mmHg (hoặc đang sử dụng thuốc hạ huyết áp), nồng độ triglycerid ≥ 150 mg/dL (1,69 mmol/L), HDL‐C ≤ 40 mg/dL (1,03 mmol/L) ở nam hay ≤ 50 mg/dL (1,29 mmol/L) ở nữ, vòng bụng ≥ 90 cm ở nam hay ≥ 80 cm ở nữ(1). Phân tích số liệu Dùng phần mềm SPSS 24 và Excel 2010. Biểu diễn biến phân loại qua tần suất và tỷ lệ, biến liên tục qua trung bình và độ lệch chuẩn. So sánh 2 tỷ lệ bằng phép kiểm chi bình phương, so sánh 2 trung bình bằng phép kiểm t‐test hoặc Mann‐Whitney U. Các yếu tố liên quan đến RLCH được xác định bằng phân tích hồi quy logistic. Biến phụ thuộc là RLCH (có/không). Biến độc lập bao gồm: loại trầm cảm, tuổi, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, tiền sử gia đình, hút thuốc Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 53 lá, uống rượu, tập thể dục, thời gian mắc bệnh, BMI. Khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. KẾT QUẢ Tỷ lệ RLCH và đặc điểm của BN Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ BN bị RLCH là 144/299 BN (48,2%). Đa số BN ở nhóm trầm cảm tái diễn có RLCH. Tỷ lệ RLCH tăng dần theo đội tuổi của BN. Phân bố BN theo các nhóm có và không có RLCH được trình bày trong bảng 1. Bảng 1. Đặc điểm của dân số nghiên cứu Đặc điểm Tổng số (n=299) Hội chứng chuyển hóa Giá trị p Không (n=155) Có (n=144) Chẩn đoán Trầm cảm 264 (88,3%) 149 (56,4%) 115 (43,6%) < 0,001 Trầm cảm tái diễn 35 (11,7%) 6 (17,1%) 29 (82,9%) Tuổi 43,1±14,7 43,1±14,6 49,6±12,7 < 0,001 < 40 tuổi 128 (42,8%) 93 (72,7%) 35 (27,3%) < 0,001 40 - 59 tuổi 128 (42,8%) 49 (38,3%) 79 (61,7%) ≥ 60 tuổi 43 (14,4%) 13 (30,2%) 30 (69,8%) Giới tính Nam 83 (27,8%) 44 (53%) 39 (47%) 0,801 Nữ 216 (72,2%) 111 (51,4%) 105 (48,6%) Nơi cư trú Nông thôn 117 (39,1%) 60 (51,3%) 57 (48,7%) 0,877 Thành thị 182 (60,1%) 95 (52,2%) 87 (47,8%) Trình độ học vấn ≤ Cấp I 60 (20,1%) 23 (38,3%) 37 (61,7%) < 0,001 Cấp II 82 (27,4%) 30 (36,6%) 52 (63,4%) Cấp III 56 (18,7%) 36 (64,3%) 20 (35,7%) Sau cấp III 101 (33,8%) 66 (65,3%) 35 (34,7%) Tình trạng hôn nhân Độc thân 64 (21,4%) 51 (79,7%) 13 (20,3%) < 0,001 Đã kết hôn 211 (70,6%) 94 (44,5%) 117 (55,5%) Li dị 11 (3,7%) 6 (54,5%) 5 (45,5%) Góa bụa 13 (4,3%) 4 (30,8%) 9 (69,2%) Tiền sử gia đình Không 246 (82,3%) 134 (54,5%) 112 (45,5%) 0,05 Có 53 (17,7%) 21 (26,3%) 32 (73,7%) Hút thuốc lá Không 261 (87,3%) 145 (55,6%) 116 (44,4%) 0,001 Có 38 (12,7%) 10 (26,3%) 28 (73,7%) Uống rượu < 1 đơn vị/tháng 262 (87,6%) 143 (54,6%) 119 (45,4%) 0,012 ≥ 1 đơn vị/tháng 37 (12,4%) 12 (32,4%) 25 (67,6%) Thể dục < 3 ngày/tuần 203 (67,9%) 70 (34,5%) 133 (65,5%) < 0,001 ≥ 3 ngày/tuần 96 (32,1%) 85 (88,5%) 11 (11,5%) Thời gian mắc bệnh, năm 1,95±3,28 0,95±1,44 3,02±4,24 < 0,001 Chỉ số khối cơ thể (BMI), kg/m 2 22,3±3,1 22,3±3,1 23,7±2,8 < 0,001 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 54 Các yếu tố liên quan đến RLCH Kết quả phân tích hồi quy logistics cho thấy các yếu tố có liên quan có ý nghĩa thống kê đến RLCH bao gồm tuổi của BN, giới tính nữ, BN có hút thuốc lá, uống rượu nhiều hơn 1 đơn vị/tháng, ít tập thể dục, thời gian mắc bệnh và chỉ số khối cơ thể. Kết quả cụ thể được trình bày trong bảng 2. Bảng 2. Các yếu tố liên quan đến RLCH Yếu tố OR CI 95% p Tuổi 1,128 1,086-1,171 <0,001 Giới, nữ 16,312 3,98-66,861 <0,001 Có hút thuốc lá 24,852 4,953-124,693 <0,001 Có uống rượu (≥1 đơn vị/tháng) 5,137 1,352-19,519 0,016 Tập thể dục (<3 ngày/tuần) 73,715 21,557-252,067<0,001 Thời gian mắc bệnh 1,574 1,235-2,005 <0,001 Chỉ số khối cơ thể 1,511 1,287-1,775 <0,001 BÀN LUẬN Tỷ lệ RLCH trong nghiên cứu chiếm đến 48,2%. Kết quả này cao hơn so với tỷ lệ RLCH trên BN trầm cảm tổng hợp từ hai phân tích gộp của Vancampfort vào năm 2015 và 2013 (lần lượt là 31,3% và 26,7‐38,8%)(13,14). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự so với nghiên cứu của Grover thực hiện tại Ấn Độ năm 2017(5) và Alosaimi tại Ả Rập Xê Út năm 2017(2) ghi nhận tỷ lệ RLCH trên BN trầm cảm lần lượt là 44,3% và 47,5%. Sự phổ biến của RLCH trên BN trầm cảm có thể được giải thích bởi một số giả thiết. Trước tiên, trạng thái trầm cảm có thể làm tăng hoạt động của trục hạ đồi‐tuyến yên‐tuyến thượng thận, từ đó làm tăng cortisol máu, gây bất thường cân bằng nội môi, gia tăng đường huyết và các thành phần mỡ máu. Một hậu quả điển hình của tăng cortisol máu là sự tái phân bố mô mỡ, gây tích trữ mỡ bụng và béo phì bụng. Một vài cơ chế khác liên quan đến hệ thần kinh tự động, tình trạng viêm mạn tính cấp thấp sinh ra các cytokin kháng glucocorticoid, stress oxy và nitơ cũng đã được chứng minh. Một nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến RLCH là BN trầm cảm thường có lối sống kém lành mạnh, ít vận động và chế độ ăn giàu năng lượng với chất đường, chất béo, ít rau xanh và các dạng đạm hữu ích(9,10). Nói chung, trầm cảm tái diễn chiếm tỷ lệ nhỏ trong dân số nghiên cứu (11,7%), tuy nhiên, tỷ lệ RLCH trong nhóm BN này (82,9%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm trầm cảm mới mắc (43,6%), p < 0,001. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Grover thực hiện tại Ấn Độ năm 2017 với tỷ lệ trầm cảm tái diễn chỉ chiếm 36,7% dân số nhưng tỷ lệ RLCH trong nhóm BN này lại cao hơn một có ý nghĩa thống kê so với nhóm trầm cảm mới mắc (tỷ lệ lần lượt là 61% và 34%, p = 0,001)(5). Bên cạnh đó, nghiên cứu của nhóm Goldbacher tại Mỹ năm 2009 cũng cho thấy BN trầm cảm tái diễn có nguy cơ RLCH cao hơn 1,66 lần BN trầm cảm mới mắc(4). Tuy nhiên, trong một bài tổng quan của Kozumplik năm 2011 lại cho thấy trầm cảm tái diễn chỉ làm tăng tỷ lệ RLCH ở nữ giới, còn nam thì không(8). Thời gian mắc bệnh lâu và ảnh hưởng của các thuốc tâm thần kinh có thể là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ RLCH cao hơn ở BN trầm cảm tái diễn. Dân số khảo sát có độ tuổi dao động trong khoảng rộng, từ 18 đến 82, tuổi trung bình là 43 tuổi. Tỷ lệ RLCH tăng dần một cách có ý nghĩa theo độ tăng của các nhóm tuổi (p < 0,001), phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhóm Alosaimi tại Ả Rập Xê Út năm 2017(2). Độ tuổi trung bình khoảng 42 tuổi và lứa tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là từ dưới 60 tuổi. BN là nữ nhiều hơn khoảng 2,5 lần so với số BN nam. BN sống chủ yếu ở thành thị và có trình độ chủ yếu là từ cấp 3 trở lên (52,5%). Trong dân số nghiên cứu, BN chủ yếu là đã kết hôn (70,6%) và không có tiền sử gia đình mắc bệnh RLCH (82,3%). Đa số BN không hút thuốc lá và ít uống rượu. BN chủ yếu mới được chẩn đoán bệnh với thời gian mắc bệnh khoảng gần 2 năm. Các yếu tố liên quan đến RLCH khảo sát được trong nghiên cứu bao gồm: tuổi cao, nữ giới, hút thuốc lá, thể dục ít hơn 3 ngày/tuần, thời gian mắc bệnh dài, chỉ số khối cơ thể cao (p < 0,001), uống bia rượu nhiều hơn 1 đơn vị/tháng (p = 0,016). Trong đó, tập thể dục ít hơn 3 ngày/tuần và hút thuốc lá là hai yếu tố ảnh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 55 hưởng nhiều nhất. Sự gia tăng tuổi làm tăng nguy cơ RLCH trên BN trầm cảm, điều này đã được khẳng định trong nhiều nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của nhóm Grover thực hiện tại Ấn Độ năm 2017 (OR = 1,03, p = 0,002)(5) và nghiên cứu của Hung tại Đài Loan năm 2014(6) (OR = 1,05, p = 0,04), nghiên cứu của Marazziti năm 2014(9) và Vancampfort năm 2015 (OR = 1,06, p = 0,04)(13). Tuy nhiên, nghiên cứu của Kozumplik năm 2011 lại chỉ ra rằng tuổi không phải yếu tố nguy cơ của RLCH(8). Sự gia tăng tỷ lệ RLCH theo độ tuổi có thể được giải thích do hoạt động thể chất giảm theo độ tuổi, có thể do giảm hoạt động thể thao, thiếu hứng thú hoặc động lực, hay thay đổi thói quen sinh hoạt gia đình(9). Về giới tính, kết quả nghiên cứu cho thấy nữ giới có nguy cơ mắc RLCH cao hơn nam giới 16 lần. Marazziti cũng chỉ ra nữ giới có nguy cơ mắc RLCH cao hơn nam giới(9). Ngược lại, nghiên cứu của Kozumplik năm 2011 lại không cho kết quả tương tự(8). Đã có một số lời giải thích được đưa ra cho vấn đề phụ nữ trầm cảm có nguy cơ mắc RLCH cao hơn nam. Một là, trong các giai đoạn mãn kinh, testosteron dần chiếm ưu thế trong các hormon sinh dục, hormon này có liên quan đến đề kháng insulin, giảm HDL cholesterol, tăng nồng độ glucose, triglycerid trong máu và tăng nguy cơ đái tháo đường, đồng thời androgen còn liên quan đến các dấu hiệu đông máu và viêm(7). Hai là, sự mất điều độ trong ăn uống, tăng cảm giác thèm ăn và ăn vặt gây tăng cân là hậu quả phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Ba là sự giảm hoạt động thể chất theo độ tuổi ảnh hưởng trên nữ nhiều hơn nam(9). Bên cạnh đó, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hút thuốc lá, uống bia rượu từ 1 đơn vị/tháng trở lên và tập thể dục ít hơn 3 ngày/tuần là các yếu tố liên quan làm tăng nguy cơ RLCH, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Kozumplik năm 2011(8). Tuy nhiên, trong bài phân tích gộp của Vancampfort vào năm 2015 lại cho thấy hút thuốc lá không phải là yếu tố liên quan đến RLCH (p = 0,49)(13). Nguy cơ RLCH từ hút thuốc lá có thể được giải thích dựa trên thành phần có hại chính của thuốc lá là nicotin, làm gia tăng sự phóng thích của một số hormon và chất dẫn truyền thần kinh quan trọng như: dopamin, serotonin, glutamat và acid γ‐ aminobutyric trong hệ thần kinh trung ương, acetylcholin trong hệ thần kinh trung ương và ngoại vi, epinephrin và norepinephrin bởi tủy thượng thận, cortisol bởi vỏ thượng thận, dẫn đến kích hoạt trục hạ đồi‐tuyến yên‐tuyến thượng thận và hệ renin‐angiotensin‐aldosteron gây RLCH(11). Trên dân số nghiên cứu, nếu thời gian mắc bệnh của BN tăng lên 1 năm, khả năng mắc RLCH của BN tăng thêm 1,57 lần. Kết quả nghiên cứu tưng tự nhiều nghiên cứu trước đó chứng minh BN trầm cảm dễ mắc RLCH hơn khi thời gian mắc trầm cảm tăng lên, như nghiên cứu của giả Alosaimi F.D tại Ả Rập Xê Út năm 2017 (OR = 1,06, p < 0,001)(2) và phân tích của Vancampfort năm 2015 (OR=1,03, p = 0,003)(13,14). Ngoài ra, từ kết quả nghiên cứu, có thể thấy, khi chỉ số khối cơ thể tăng lên 1kg/m2 thì nguy cơ mắc RLCH sẽ tăng lên 1,5 lần. Chỉ số khối cơ thể cao được khẳng định là yếu tố liên quan gây RLCH trong nhiều nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Grover tại Ấn Độ năm 2017 (OR = 1,23, p < 0,001)(5), phân tích gộp của Vancampfort năm 2015 (OR = 1,15, p = 0,004)(13), nghiên cứu của nhóm Hung tại Đài Loan năm 2014 (OR = 1,55, p < 0,001)(6) và của Kozumplik năm 2011(8). Từ các kết quả trên, có thể thấy việc duy trì lối sống lành mạnh như: tập thể dục đều đặn, không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu, chế độ ăn khoa học, duy trì cân nặng lí tưởng có thể giúp BN trầm cảm kiểm soát bệnh tốt và đẩy lùi nguy cơ RLCH đáng kể. KẾT LUẬN Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ RLCH cao trên BN trầm cảm, trong đó, một số yếu tố liên quan đến Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 56 RLCH có thể kiểm soát được. Đánh giá thường xuyên tình trạng RLCH trên BN trầm cảm là điều cần thiết, đồng thời cần giáo dục BN từ sớm và có chiến lược điều trị hợp lí. Ngoài ra, cần tiến hành thêm các nghiên cứu để theo dõi và làm rõ các mối liên quan này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alberti KGMM et al (2009), “Harmonizing the Metabolic Syndrome”, Circulation, 120 (16), 1640. 2. Alosaimi FD et al (2017), “Prevalence of metabolic syndrome and its components among patients with various psychiatric diagnoses and treatments: A cross‐sectional study”, General Hospital Psychiatry, 45, 62‐69. 3. Butnoriene J et al (2015), “Metabolic syndrome, major depression, generalized anxiety disorder, and ten‐year all‐cause and cardiovascular mortality in middle aged and elderly patients”, International Journal of Cardiology, 190, 360‐366. 4. Goldbacher EM, Bromberger J, Matthews KA (2009), “Lifetime history of major depression predicts the development of the metabolic syndrome in middle‐aged women”, Psychosom Med, 71, 266‐272. 5. Grover S et al (2017), “Prevalence of metabolic syndrome among patients with depressive disorder admitted to a psychiatric inpatient unit: A comparison with healthy controls”, Asian Journal of Psychiatry, 27, 139‐144. 6. Hung CI et al (2014), “Metabolic syndrome among psychiatric outpatients with mood and anxiety disorders”, BMC Psychiatry, 14 (1), 185. 7. Janssen I et al (2008), “Menopause and the Metabolic Syndrome‐ The Study of Women’s Health Across the Nation”, Arch Intern Med, 168 (14), 1568–1575. 8. Kozumplik O, Uzun S (2011), “Metabolic syndrome in patients with depressive disorder‐features of comorbidity”, Psychiatr Danub, 23, 84‐88. 9. Marazziti D et al (2013), “Metabolic syndrome and major depression”, CNS Spectrums, 19 (4), 293‐304. 10. Pan A et al (2012), “Bidirectional Association Between Depression and Metabolic Syndrome”, Diabetes Care, 35 (5), 1171. 11. Ping WJ (2013), “The Impact of Cigarette Smoking on Metabolic Syndrome”, Biomed Environ Sci, 26 (12), 947‐952. 12. Silarova B et al (2015), “Metabolic syndrome in patients with bipolar disorder: Comparison with major depressive disorder and non‐psychiatric controls”, Journal of Psychosomatic Research, 78 (4), 391‐398. 13. Vancampfort D et al (2015), “Risk of metabolic syndrome and its components in people with schizophrenia and related psychotic disorders, bipolar disorder and major depressive disorder: a systematic review and meta‐analysis”, World Psychiatry, 14 (3), 339‐347. 14. Vancampfort D et al (2013), “Metabolic syndrome and metabolic abnormalities in patients with major depressive disorder: a meta‐analysis of prevalences and moderating variables”, Psychological Medicine, 44 (10), 2017‐2028 15. World Health Organization (1992), “The ICD‐10 classification of mental and behavioural disorders: clinical descriptions and diagnostic guidelines”, Geneva, WHO. Ngày nhận bài báo: 31/07/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/10/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_ty_le_va_cac_yeu_to_lien_quan_den_roi_loan_chuyen_h.pdf
Tài liệu liên quan