Tài liệu Khảo sát tỷ lệ suy hô hấp và các biện pháp hỗ trợ hô hấp ở trẻ sơ sinh bị viêm phúc mạc tại Bệnh viện Nhi Đồng 1: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 60
KHẢO SÁT TỶ LỆ SUY HÔ HẤP VÀ CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ HÔ HẤP
Ở TRẺ SƠ SINH BỊ VIÊM PHÚC MẠC TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Phạm Thanh Uyên*, Trần Thị Hoài Thu*, Phạm Thị Thanh Tâm*
TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định tỷ lệ suy hô hấp, các biện pháp hỗ trợ hô hấp trước sau phẫu thuật.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: hồi cứu mô tả 91 trường hợp viêm phúc mạc sơ sinh tại bệnh viện
Nhi Đồng 1 từ 1/1/2013 đến 30/6/2016.
Kết quả: Có 91 trường hợp viêm phúc mạc sơ sinh trong đó có 58 nam và 31 nữ. Cân nặng trung bình là
2592 gram.Tỷ lệ non tháng chiếm 39,6 %.Triệu chứng lâm sàng thường gặp trước mổ là chướng bụng (97,8%),
nôn ói (83,5%). Trước phẫu thuật: tỷ lệ suy hô hấp là 65,9%.Sau phẫu thuật: tỷ lệ suy hô hấp 60,4%, 100% các
trường hợp thở máy hậu phẫu với thời gian thở máy trung bình là 3 ngày. Tỷ lệ biến chứng viêm phổi trên bệnh
nh...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tỷ lệ suy hô hấp và các biện pháp hỗ trợ hô hấp ở trẻ sơ sinh bị viêm phúc mạc tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 60
KHẢO SÁT TỶ LỆ SUY HÔ HẤP VÀ CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ HÔ HẤP
Ở TRẺ SƠ SINH BỊ VIÊM PHÚC MẠC TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Phạm Thanh Uyên*, Trần Thị Hoài Thu*, Phạm Thị Thanh Tâm*
TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định tỷ lệ suy hô hấp, các biện pháp hỗ trợ hô hấp trước sau phẫu thuật.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: hồi cứu mô tả 91 trường hợp viêm phúc mạc sơ sinh tại bệnh viện
Nhi Đồng 1 từ 1/1/2013 đến 30/6/2016.
Kết quả: Có 91 trường hợp viêm phúc mạc sơ sinh trong đó có 58 nam và 31 nữ. Cân nặng trung bình là
2592 gram.Tỷ lệ non tháng chiếm 39,6 %.Triệu chứng lâm sàng thường gặp trước mổ là chướng bụng (97,8%),
nôn ói (83,5%). Trước phẫu thuật: tỷ lệ suy hô hấp là 65,9%.Sau phẫu thuật: tỷ lệ suy hô hấp 60,4%, 100% các
trường hợp thở máy hậu phẫu với thời gian thở máy trung bình là 3 ngày. Tỷ lệ biến chứng viêm phổi trên bệnh
nhi thở máy hậu phẫu viêm phúc mạc là 52,7% .Tỷ lệ tử vong của bệnh là 23,1%.
Kết luận:Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhi viêm phúc mạc sơ sinh có suy hô hấp trước và sau phẫu thuật chiếm tỷ lệ
cao. Trước và sau phẫu thuật, cần lưu ý nhận biết sớm dấu hiệu suy hô hấp và lựa chọn biện pháp hỗ trợ hô hấp
phù hợp.
Từ khóa: viêm phúc mạc sơ sinh, suy hô hấp.
ABSTRACT
AN INVESTIGATION OF THE INCEDENCE AND THE TREATMENTS FOR RESPIRATORY
DEPRESSION OF NEONATAL PERITONITIS AT CHIDREN‘S HOSPITAL 1.
Pham Thanh Uyen, Tran Thi Hoai Thu, Pham Thi Thanh Tam
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 3 - 2017: 60 - 64
Objectives: Define the incidence and the treatments for preoperative and postoperative respiratory
depression of neonatal peritonitis
Methods: To medical records of 91 neonates treated at Children’s Hospital 1 for peritonitis over the past two
and half years.
Results: There were 58 boys and 31 girls, with a mean weight of 2592 gram. The prematurity rate was
39.6%. The consistent clinical signs: abdominal distention (97.8%), vomiting (83.5%). Preoperative: the
incidence of respiratory depression was 65.9%.Postoperative: the incidence of respiratory depression was
60.4%.All patients were given mechanical ventilation after operation. The mean day of mechanical ventilation
after operation was 3 days .Complication of pneumonia were noted in 48 cases (52.7%).During hospitalization,
23.1% of the patients died.
Conclusions: Mortality rate in neonatal peritonitis with preoperative and postoperative respiratory
depression was high. It was strongly recommended to recognize respiratory depression syndrome and having
accordant treatments.
Key words: neonatal peritonitis, respiratory depression.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phúc mạc ở trẻ sơ sinh là cấp cứu ngoại
nhi phức tạp về chẩn đoán,về nguyên nhân sinh
bệnh và cả trong điều trị.Bệnh cảnh thường gặp
*Bệnh viện Nhi Đồng 1 ** Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: BS.Phạm Thanh Uyên. ĐT: 0938230212 Email: uyen2u@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 61
trên lâm sàng là biểu hiện tình trạng tắc ruột
thấp thường đi kèm với tình trạng sốc, suy hô
hấp, nhiễm trùng huyết.Điều trị chủ yếu là phẫu
thuật và hồi sức nội khoa.
Hiện nay tại bệnh viện Nhi Đồng 1, vấn đề
điều trị hồi sức nội khoa ở trẻ sơ sinh bị viêm
phúc mạc trước và sau mổ vẫn chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm, chưa có phác đồ thống nhất và tỷ
lệ tử vong do bệnh lý viêm phúc mạc vẫn còn
cao.Trong hồi sức nội khoa việc ổn định hô hấp
và tuần hoàn trước mổ rất quan trọng .Hiện nay,
suy hô hấp vẫn là hội chứng thường gặp nhất và
cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
trong giai đoạn sơ sinh.Suy hô hấp trước và sau
phẫu thuật thường găp trên bệnh nhi viêm phúc
mạc do cơ chế bệnh sinh và các bệnh lý đi
kèm..Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu chủ
yếu tập trung khảo sát vấn đề hỗ trợ hô hấp nội
khoa trước và sau phẫu thuật nhằm hi vọng
nâng cao chất lượng điều trị, giảm tỷ lệ tử vong
cho bệnh nhi.
Mục tiêu nghên cứu
Trỉnh bày các đặc điểm dịch tễ học, tỷ lệ suy
hô hấp,thảo luận về các biện pháp hỗ trợ hô hấp
trước trước và sau phẫu thuật, khảo sát mối liên
quan của yếu tố suy hô hấp đến tiên lượng bệnh
viêm phúc mạc sơ sinh.
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành hồi cứu tất cả các trường
hợp viêm phúc mạc sơ sinh đã được chẩn đoán
và phẫu thuật trong thời gian từ tháng 1 năm
2013 đến tháng 6 năm 2016.Các dữ kiện chính
được ghi nhận: giới tính, cân nặng trung bình, tỷ
lệ non tháng, triệu chứng lâm sàng trước mổ, tỷ
lệ suy hô hấp và biện pháp hỗ trợ hô hấp trước
và sau phẫu thuật, kết quả điều trị.
Số liệu được thu thập bằng bệnh án nghiên
cứu với các số liệu được mã hóa, sau đó được
nhập bằng phần mềm SPSS 20.
Số liệu được phân tích bằng phần mềm
SPSS 20.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả trẻ sơ sinh bị suy hô hấp trước và sau
hậu phẫu viêm phúc mạc được điều trị tại bệnh
viện Nhi Đồng 1 từ tháng 1/2013 đến 6/2016.
Tiêu chuẩn nhận vào
Trẻ sơ sinh dưới 30 ngày tuổi hậu phẫu viêm
phúc mạc có hội chứng suy hô hấp trước và sau
mổ dựa vào kết quả khí máu động mạch thỏa 1
trong 2 tiêu chuẩn:
PaO2< 60 mmHg
PaCO2 > 50mmHg và PH<7,2
Tiêu chuẩn loại trừ
Viêm phúc mạc sơ sinh không được phẫu
thuật.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành có tổng
cộng 91 trường hợp viêm phúc mạc sơ sinh được
khảo sát trong đó có 53 nam và 38 nữ. Tỷ số
nam/nữ là 1,4/1.Cân nặng trung bình là 2592
gram (nhỏ nhất là 1000 gram và lớn nhất là 4700
gram).Non tháng chiếm tỷ lệ 39,6%.
Triệu chứng lâm sàng thường gặp trước mổ
là chướng bụng (97,8%), nôn ói (83,5%), thành
bụng nề đỏ (49,5%).
Trước phẫu thuật
Tỷ lệ suy hô hấp là 65,9 %.
Hỗ trợ hô hấp trước mổ: Trong dân số
nghiên cứu có 71 trường hợp có hỗ trợ hô hấp
trước phẫu thuật chiếm tỷ lệ 78%.
Bảng 1 Cách hỗ trợ hô hấp trước phẫu thuật
Hỗ trợ hô hấp n=71 Tỷ lệ phần trăm (%)
Oxy cannula 34 47,9
NCAP 1 1,4
Bóp bóng/ nội khí quản 24 33,8
Thở máy 12 16,9
Có đến 78% trường hợp bệnh nhân cần hỗ
trợ hô hấp trước phẫu thuật với nhiều phương
pháp khác nhau trong đó có 16,9% trường hợp
thở máy và 33,8% bóp bóng qua nội khí quản.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 62
Sau phẫu thuật
Tỷ lệ suy hô hấp là 60,4%.100% trường hợp
đều có thở máy sau phẫu thuật.
Cai máy thở và hỗ trợ hô hấp sau cai máy
Thời gian thở máy trung bình: 3 ngày (tối
thiểu 1 ngày, tối đa 18 ngày).
Cách hỗ trợ hô hấp sau cai máy:
Bảng 2 Hỗ trợ hô hấp sau cai máy
Hỗ trợ hô hấp sau cai máy n=54 Tỷ lệ phần trăm (%)
Oxy qua cannula 24 44,4
NCPAP 26 48,1
NCPAP + oxy qua cannula 4 7,5
Hầu hết bệnh nhân sau cai máy đều có hỗ
trợ hô hấp, biện pháp thường sử dụng là oxy
qua cannula.
Số trường hợp thở máy lại: 6/91 ca .Tỷ lệ cai
máy thất bại 6,6%.
Tỷ lệ biến chứng viêm phổi trên bệnh nhi
thở máy hậu phẫu viêm phúc mạc là 52,7% .
Tỷ lệ thực hiện dịch hút đàm trên khí quản
thông qua ống nội khí quản (ETA) trên bệnh
nhân viêm phổi thở máy hậu phẫu viêm phúc
mạc là 45,8%.
Tỷ lệ cấy dương tính là 31%. (7/22 trường
hợp)
Bảng 3 : Kết quả cấy ETA
Vi khuẩn n=7 Tỷ lệ phần trăm (%)
Gram âm
Acinetobacter spp. 2 28,5
Enterobacter spp. 2 28,5
E.coli 1 14,3
Klebsiella spp 1 14,3
Gram dương S.aureus 1 14,3
Tác nhân cấy ETA ghi nhận được chủ yếu là
các chủng vi sinh gây nhiễm trùng bệnh viện
gram âm hiếu khí.
KẾT QUẢ ĐIỂU TRỊ
Sống 70 trường hợp (76,9 %).Tử vong 21
trường hợp (23,1%).
Khảo sát mối liên quan của yếu tố suy hô
hấp đến tiên lượng bệnh viêm phúc mạc sơ sinh:
Bảng 4 Mối liên quan của suy hô hấp đến tử vong
của viêm phúc mạc
Đặc điểm
Nhóm tử vong Nhóm sống Giá trị
p* n=21 % n=70 %
Suy hô hấp trước
phẫu thuật
18 85,7 42 60 0,029
Suy hô hấp sau
phẫu thuật
18 85,7 37 52,9 0,007
*Phép kiểm Chi square
Suy hô hấp trước và sau phẫu thuật đều
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm
sống và tử vong.
BÀN LUẬN
Chúng tôi thu thập số liệu trẻ sơ sinh bị viêm
phúc mạc tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 1/1/2013
đến 30/6/2016 tổng số có 91 trường hợp.
Số trường hợp bệnh ghi nhận lần lượt qua
các năm là: năm 2013 có 28 ca,năm 2014 có 21
ca,năm 2015 có 31 ca và sáu tháng đầu năm 2016
có 11 ca.
Tỷ số nam/nữ là 1,4/1.Viêm phúc mạc ở trẻ
sơ sinh thường gặp ở trẻ nam nhiều hơn trẻ
nữ,tỷ số này ước chừng khoảng 2,5/1 qua 3
nghiên cứu:H.Vinz và các cộng sự năm
1967,B.Singer và các cộng sự năm 1972 và
O.J.Hensy và các cộng sự năm 1985.Tại Việt
Nam theo Diệp Quế Trinh và Trương Nguyễn
Uyên Linh năm 2011 tỷ số nam/nữ 2,29/1.
Non tháng chiếm tỷ lệ 39,6 %. Tại Việt Nam
theo Diệp Quế Trinh và Trương Nguyễn Uyên
Linh năm 2011 tỷ lệ non tháng chiếm 36%.
Cân nặng lúc sanh trung bình 2592,31 gram
(tối thiểu 1000 gram, tối đa 4700 gram).
Triệu chứng lâm sàng ghi nhận được là
chướng bụng (97,8%), nôn ói (83,5%), thành
bụng nề đỏ (49,5%).Triệu chứng lâm sàng của
viêm phúc mạc sơ sinh thường không điển hình.
Tuy nhiên, James R and Lloyd M.D ghi nhận
chướng bụng luôn gặp trong hầu hết các trường
hợp và còn là nguyên nhân gây suy hô hấp trước
mổ khi bụng chướng nhanh. Dấu hiệu nề đỏ
thành bụng ở bệnh nhân có chướng bụng khiến
chúng ta phải nghĩ đến viêm phúc mạc. Dấu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 63
hiệu này được giải thích bằng bốn dấu hiệu của
viêm mô tế bào: đau, phù nề da, đỏ da và nóng.
Trước phẫu thuật phần lớn trẻ đều trong tình
trạng thở nhanh do bụng chướng làm ảnh
hưởng đến hô hấp, tỷ lệ suy hô hấp trước mổ là
65,9% trường hợp cao hơn của Diệp Quế Trinh
và Trương Nguyễn Uyên Linh là 53,9%. Hỗ trợ
hô hấp 78 % các trường hợp, hỗ trợ hô hấp trước
phẫu thuật:oxy cannula 47,9 %, NCAP 1,4 %, bóp
bóng/ nội khí quản 33,8 %,thở máy 16,9%.Trước
mổ hỗ trợ hô hấp chủ yếu là bóp bóng qua nội
khí quản và thở máy.Ghi nhận có 1,4% trường
hợp thở NCAP trước mổ, tuy nhiên cẩn lưu ý
bệnh cảnh viêm phúc mạc sơ sinh tuy không có
chống chỉ định thở NCAP tuy nhiên sử dụng
cách hỗ trỡ hô hấp này có thể làm tăng tình trạng
chướng bụng trước mổ và làm suy hô hấp nặng
hơn . Chọc dò dẫn lưu khí rất cần thiết giúp cải
thiện tình trạng suy hô hấp đe dọa tử vong, khi
tình trạng bệnh nhân chưa cho phép phẫu thuật.
Sau phẫu thuật, suy hô hấp gặp ở 60,4 % các
trường hợp. Sau phẫu thuật 100% trường hợp
nằm hồi sức và hỗ trợ hô hấp thở máy hậu phẫu.
Thời gian thở máy sau phẫu thuật trung bình: 3
ngày (tối thiểu 1 ngày, tối đa 18 ngày).Có thể sự
biến thiên lớn do tình trạng nhiễm trùng bệnh
viện đặc biệt là viêm phổi bệnh viện trên bệnh
nhân thở máy làm nặng hơn tình trạng hô hấp
bệnh nhi và kéo dài thời gian thở máy .Ngày hậu
phẫu cai máy trung bình ngày thứ 4 sau phẫu
thuật.Sau cai máy có 59,34 % các trường hợp cần
hỗ trợ hô hấp tại hồi sức. Hầu hết bệnh nhân sau
cai máy đều có hỗ trợ hô hấp, biện pháp thường
sử dụng là oxy qua cannula.Số trường hợp thở
máy lại có 6 trường hợp.Tỷ lệ cai máy thất bại
6,6%. Tỷ lệ biến chứng viêm phổi trên bệnh nhi
thở máy hậu phẫu viêm phúc mạc là 52,7% .Tỷ lệ
thực hiện dịch hút đàm trên khí quản thông qua
ống nội khí quản (ETA) trên bệnh nhân viêm
phổi thở máy hậu phẫu viêm phúc mạc là 45,8%.
Tỷ lệ cấy dương tính là 31%. (7/22 trường
hợp).Các tác nhân gây bệnh lần lượt là
Acinetobacter spp. có 2 ca, Enterobacter spp.2 ca.,
E.coli có 1 ca, Klebsiella spp có 1 ca và S.aureus có 1
ca.Tuy số ca ghi nhận được không lớn nên ý
nghĩa về mặt khoa học có nhiều hạn chế tuy
nhiên kết quả này cho chúng ta bước đầu nhận
thấy tác nhân gợi ý viêm phổi trên bệnh nhi hầu
hết là các tác nhân gram âm hiếu khí gây nhiễm
trùng bệnh viện.Qua đó có thể phần nào góp
phần ban đầu định hướng kháng sinh sử dụng
trong điều trị viêm phổi trên bệnh nhi có bệnh
cảnh này.
Kết quả điều trị
Sống 70 trường hợp (76,9 %).Tử vong 21
trường hợp (23,1%).Tỷ lệ tử vong là 23,1% xấp xỉ
tương đương với nghiên cứu Diệp Quế Trinh và
Trương Nguyễn Uyên Linh là 27 %. Chúng tôi
nhận thấy nhóm bệnh nhi có suy hô hấp trước
mổ và sau mổ có tỷ lệ tử vong cao hơn nhóm
bệnh nhân không có suy hô hấp trước mổ và sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê . Do đó, suy hô
hấp trước và sau mổ là yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ
tử vong của bệnh.
KẾT LUẬN
Viêm phúc mạc ở trẻ sơ sinh ngày nay được
nhận biết nhiều hơn và ngày càng có khuynh
hướng tăng dần nhưng tỷ lệ tử vong vẫn còn
cao.Đây là bệnh cấp cứu ngoại khoa ở trẻ sơ sinh
cần được chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời
nhằm giảm tỷ lệ tử vong.
Bệnh cảnh trước mổ chủ yếu là tình trạng
suy hô hấp và nhiễm trùng huyết.Do đó việc
phát hiện sớm và có biện pháp hỗ trợ hô hấp
phù hợp rất quan trọng trong vấn đề hồi sức
trước mổ bên cạnh liệu pháp kháng sinh điều trị
tình trạng nhiễm trùng.
Sau phẫu thuật vấn đề ổn định hô hấp có ý
nghĩa then chốt trong hồi sức sau mổ.Lựa chọn
thời điểm cai máy và hỗ trợ hô hấp sau cai máy
phù hợp với tình trạng bệnh nhân góp phần rất
lớn vào việc điều trị hồi sức hậu phẫu thành
công, góp phần giảm tỷ lệ tử vong của bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Asabe K, Oka Y and Kai H. (2009) Neonatal gastrointestinal
perforation. Turk J Pediatr Surg 51. pp. 264–276.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 64
2. Bệnh Viện Nhi Đồng 2. (2013) Viêm phúc mạc phân su. Phác
đồ điều trị ngoại nhi.Nhà xuất bản Y học: TP.Hồ Chí Minh, tr86-
88.
3. Bệnh Viện Nhi Đồng 2. (2016) Suy hô hấp sơ sinh. Phác đồ điều
trị nhi khoa.Nhà xuất bản Y học: TP.Hồ Chí Minh, tr262-266.
4. Diệp Quế Trinh và Trương Nguyễn Uyên Linh. (2011) Viêm
phúc mạc sơ sinh. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh tập 15
số 3: tr.45-47.
5. James R and Lloyd MD. (2004) The etiology of gastrointestinal
perforation in the newborn. J Pediatr Surg 39 pp. 1344–1346.
6. Singer B and Hammar B (1972) Neonatal peritonitis. S. Afr.
Med. J. 46 pp.987.4
7. Sittig KM, Rohr MS and MacDonald JC. (1991) Peritonitis.
Textbook of surgery. W.B Saunders Company, pp.730-747.
8. Thigpen Janet. (2007) Esophageal Atresia/Tracheoesophageal
Fistula, Comprehensive Neonatal Care.
9. Zones JC. (2007) Abdominal distension,gaseous. Available at:
www.healthline.com.
Ngày nhận bài báo: 11/01/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/02/2017
Ngày bài báo được đăng:
20/04/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_ty_le_suy_ho_hap_va_cac_bien_phap_ho_tro_ho_hap_o_t.pdf