Khảo sát tỷ lệ mắc mới viêm gan siêu vi B, C hằng năm ở bệnh nhân lọc máu định kỳ tại Bệnh viện Thống Nhất (2006-2018)

Tài liệu Khảo sát tỷ lệ mắc mới viêm gan siêu vi B, C hằng năm ở bệnh nhân lọc máu định kỳ tại Bệnh viện Thống Nhất (2006-2018): Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Thận – Niệu 172 KHẢO SÁT TỶ LỆ MẮC MỚI VIÊM GAN SIÊU VI B, C HẰNG NĂM Ở BỆNH NHÂN LỌC MÁU ĐỊNH KỲ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT (2006-2018) Nguyễn Bách*, Trần Huỳnh Ngọc Diễm* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ lây nhiễm (mắc mới) viêm gan siêu vi B, C hằng năm xảy ra trong quá trình lọc máu định kỳ tại Khoa Thận-Lọc máu, Bệnh Viện Thống Nhất từ năm 2006 đến 2018. Đối tượng: Tất cả các bệnh nhân lọc máu định kỳ tại Bệnh Viện Thống Nhất (BVTN) từ 6/2006-1/2018. Tiêu chuẩn chọn bệnh: bệnh nhân lọc máu định kỳ dài ngày, liên tục với thời gian lọc máu ≥ 6 tháng. Loại trừ: Bệnh nhân lọc máu cấp cứu và lọc máu không đầy đủ theo chương trình. Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, mô tả, cắt ngang. Xử lý số liệu thống kê: phần mềm SPSS.22.0 với các thuật toán thông thường. Kết quả: Tỷ lệ lây nhiễm (mắc mới) HBV và HCV hằng năm xảy ra trong quá trình lọc máu từ năm 2006 đến 2018 dao động lần lượt là ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tỷ lệ mắc mới viêm gan siêu vi B, C hằng năm ở bệnh nhân lọc máu định kỳ tại Bệnh viện Thống Nhất (2006-2018), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Thận – Niệu 172 KHẢO SÁT TỶ LỆ MẮC MỚI VIÊM GAN SIÊU VI B, C HẰNG NĂM Ở BỆNH NHÂN LỌC MÁU ĐỊNH KỲ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT (2006-2018) Nguyễn Bách*, Trần Huỳnh Ngọc Diễm* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ lây nhiễm (mắc mới) viêm gan siêu vi B, C hằng năm xảy ra trong quá trình lọc máu định kỳ tại Khoa Thận-Lọc máu, Bệnh Viện Thống Nhất từ năm 2006 đến 2018. Đối tượng: Tất cả các bệnh nhân lọc máu định kỳ tại Bệnh Viện Thống Nhất (BVTN) từ 6/2006-1/2018. Tiêu chuẩn chọn bệnh: bệnh nhân lọc máu định kỳ dài ngày, liên tục với thời gian lọc máu ≥ 6 tháng. Loại trừ: Bệnh nhân lọc máu cấp cứu và lọc máu không đầy đủ theo chương trình. Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, mô tả, cắt ngang. Xử lý số liệu thống kê: phần mềm SPSS.22.0 với các thuật toán thông thường. Kết quả: Tỷ lệ lây nhiễm (mắc mới) HBV và HCV hằng năm xảy ra trong quá trình lọc máu từ năm 2006 đến 2018 dao động lần lượt là 0-2,41% và 0-5%. Kết luận: Theo dõi trong 12 năm từ 6/2006-1/2018 lây nhiễm HBV, HCV tại Khoa Thận-Lọc máu, bệnh viện Thống Nhất chúng tôi rút ra được kết luận sau: tỷ lệ lây nhiễm (mắc mới) HBV hằng năm có xu hướng giảm rõ rệt. Tuy nhiên, lây nhiễm HCV hằng năm vẫn chưa được kiểm soát tốt. Từ khoá: lọc máu định kỳ, tỷ lệ mắc mới viêm gan siêu vi B, C. ABSTRACT THE INCEDENCE OF HEPATITIS B AND C VIRUS INFECTION ANNUALLY ACQUIRED IN CHRONIC HEMODIALYSIS IN THONG NHAT HOSPITAL Nguyen Bach, Tran Huynh Ngoc Diem. * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 4- 2018: 170 – 176. Objectives: evaluating the incidence of the HBV and HCV infection annually acquired in chronic hemodialysis (HD) patients in a hemodialysis unit, Thong Nhat Hospital, HCM City, Vietnam for 12 years. Patients and methods. Patients: all chronic HD patients in Nephrology and Dialysis Department, Thong Nhat Hospital, during 12 years (6/2006-1/2018). Inclusion criteria: all chronic HD patients dialyzed and long-term followed up in the HD unit. Exclusion criteria: acute HD patients and the patients dialyzed less than 6 months. Methods: prospective and observational. Results: The incidence of seroconversion for HBV and HCV yearly of chronic HD patients during 12 years (6/2006-1/2018) was 0-2.41% and 0-5%, respectively. Conclusions: The incidence of hepatitis B annually has been decreasing sharply. However, the incidence of seroconversion for HCV was not controlled yet. Key words: chronic hemodialysis, incident rate of HBV, HCV. * Khoa Thận- Lọc máu. BV Thống Nhất Tp HCM Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Bách ĐT: 0918209808 Email: nguyenbach69@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận – Niệu 173 ĐẶT VẤN ĐỀ Tỷ lệ lây nhiễm (mắc mới) viêm gan siêu vi B, C xảy ra trong lọc máu định kỳ rất khác nhau theo từng trung tâm lọc máu và phụ thuộc nhiều yếu tố. Các trung tâm lọc máu lớn trên thế giới thường có số liệu về tỷ lệ lây nhiễm (mắc mới) viêm gan siêu vi B, C và đây cũng là tiêu chí đánh giá kiểm soát lây nhiễm, nhiễm khuẩn của trung tâm(1,4,2). Tại Việt Nam, trong vài năm qua đã có nhiều báo cáo về tỷ lệ bệnh nhân (BN) lọc máu định kỳ có nhiễm HBV, HCV tại các trung tâm và ghi nhận chiếm tỷ lệ cao, dao động 20- 80%(3,7,6). Tuy nhiên, đây là số liệu thống kê chung, cắt ngang, và chỉ có một ít trung tâm báo cáo về tỷ lệ lây nhiễm (mắc mới) viêm gan siêu vi B, C xảy ra trong lọc máu định kỳ(3,8). Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lây nhiễm HBV và HCV ở BN lọc máu định kỳ như điều kiện vệ sinh, khoảng cách giường lọc máu, tỷ lệ điều dưỡng/máy, quy trình phòng chống lây lan của khoa, sử dụng lại các vật tư tiêu hao như màng lọc, dây lọc, đào tạo liên tục cho nhân viên..Trong đó, ý thức phòng chống lây lan của nhân viên y tế và quy trình phòng chống lây nhiễm tại đơn vị lọc máu là quan trọng nhất(2). Tại Khoa Thận-Lọc máu Bệnh viện Thống Nhất (BVTN), chúng tôi đã có chiến lược tầm soát và phòng chống lây lan HBV, HCV liên tục trong nhiều năm qua, đặc biệt tập trung vào khâu vệ sinh môi trường, tẩy trùng máy thận nhân tạo, và huấn luyện thường xuyên nhân viên y tế. Kết quả bước đầu cho thấy tỷ lệ lây nhiễm (mắc mới) HBV và HCV vẫn còn cao so với các trung tâm lọc máu khác trên thế giới (5). Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát tỷ lệ lây nhiễm (mắc mới) viêm gan siêu vi B, C hằng năm xảy ra trong quá trình lọc máu định kỳ tại Khoa Thận- Lọc máu, BVTN từ năm 2006 đến 2018 để đánh giá công tác phòng chống nhiễm khuẩn từ đó có hướng khắc phục trong tương lai. BỆNH NHÂN- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bệnh nhân Tất cả các BN lọc máu định kỳ trong khoảng thời gian 6/2006-1/2018 tại Khoa Thận-Lọc máu, BVTN. Tiêu chuẩn chọn bệnh: BN lọc máu dài ngày, liên tục với thời gian lọc máu ≥ 6 tháng. Tiêu chuẩn loại trừ: (1). BN lọc máu cấp cứu, (2). Lọc máu không đầy đủ theo lịch. Phương pháp nghiên cứu Tiến cứu, mô tả, cắt ngang và theo dõi dọc. Nhiễm VGSV B được xác định khi BN có sự hiện diện kháng nguyên HBsAg, HBeAg và không có triệu chứng lâm sàng nào đặc hiệu. Bệnh VGSV B được xác định khi BN có nhiễm virus VGSV B và có các triệu chứng lâm sàng như mệt mỏi, chán ăn, vàng da, tăng men gan, tăng bilirubin máu, tăng lượng virus HBV trong máu. Nhiễm VGSV C được xác định khi BN có sự hiện diện anti HCV và không có triệu chứng lâm sàng nào đặc hiệu. Bệnh VGSV C được xác định khi BN có nhiễm virus VGSV C và có các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng trên, và tăng lượng virus HCV trong máu. Giá trị AST, ALT bình thường tại phòng xét nghiệm lần lượt là <37 và < 40 UI/L. Giá trị bilirubin toàn phần và trực tiếp lần lượt là < 17 và 4.3 μmol/L. Tỷ lệ lây nhiễm (mắc mới, incidence rate) VGSV xảy ra trong lọc máu được xác định ở những BN lúc đầu vào chương trình lọc máu có HBsAg âm tính, anti-HCV âm tính và chuyển đổi thành HBsAg, anti-HCV dương tính sau thời gian lọc máu định kỳ ≥ 6 tháng(2). Tỷ lệ BN lọc máu nhiễm VGSV B,C (tỷ lệ thịnh hành, prevalce) tại trung tâm thận nhân tạo (TNT) được tính chung cho tất cả các BN lọc máu có HBsAg, anti-HCV dương tính bao gồm BN có sẵn VGSV từ trước khi vào lọc máu chu kỳ và cả BN mắc mới xảy ra trong quá trình lọc máu. Quy trình tầm soát viêm gan siêu vi B,C: Tất cả các BN STM giai đoạn cuối khi bắt đầu vào chương trình lọc máu định kỳ đều được xét Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Thận – Niệu 174 nghiệm HBsAg, HBeAg, ani-HBsAg và anti- HCV, anti- HIV, men gan và chức năng đông chảy máu toàn bộ. Các xét nghiệm sàng lọc HBV, HCV, kiểm tra men gan được thực hiện định kỳ và đồng loạt cho tất cả các BN lọc máu định kỳ mỗi 06 tháng vào tháng 6 và tháng12 hằng năm. Những BN có biến đổi anti-HCV hoặc HBsAg từ âm tính sang dương tính xảy ra trong quá trình lọc máu khi kiểm tra sàng lọc định kỳ đều được kiểm tra lại thêm 1 lần nữa để xác định chắc chắn không có nhầm lẫn từ phòng xét nghiệm. Trường hợp trong quá trình lọc máu phát hiện BN có biểu hiện viêm gan cấp: xét nghiệm kiểm tra ngay HBsAg, HBeAg, ani-HBsAg và anti- HCV Xác định các kháng nguyên HBsAg, HBeAg, các kháng thể Anti-HBs, Anti-HBc bằng test ECLIA kit (Roche). Xác định kháng thể HCV với miễn dịch enzyme, thế hệ thứ 3 (Roche). Thử nghiệm miễn dịch phát hiện anti-HCV tại BVTN với độ nhạy 100 %, độ đặc hiệu 99,71%. Các BN TNT chu kỳ bị mắc mới VGSV B được xét nghiệm định lượng HBV-DNA. Các BN bị mắc mới VGSV C sẽ được đo tải lượng virus và phân tích type di truyền (genotype). Tất cả các BN này sẽ được chuyển sang khám và xem xét điều trị tại chuyên khoa gan. Quy trình rửa máy thận: theo quy trình chuẩn rửa máy nhanh giữa 2 ca lọc máu, rửa cuối ngày và cuối tuần có sự giám sát chặt chẽ hằng tháng bằng cách xét nghiệm cấy khuẩn dịch lọc máy mỗi 2 tháng. Vệ sinh môi trường phòng lọc máu gồm: tẩy trùng phòng lọc máu bằng lau chùi sàn nhà, phun sương, chiếu đèn hằng ngày vào buổi tối (6-8 giờ/ngày). Vệ sinh máy lạnh hằng tháng. Vệ sinh nền nhà mỗi 4 giờ với nhân viên chuyên biệt. Xe lăn để chuyển BN vào phòng lọc máu riêng biệt. Có phòng cách ly BN nặng lọc máu cấp cứu và phòng lọc máu chu kỳ dành cho BN ổn định, BN lọc máu HDF-Online (phòng sạch). Lọc máu chu kỳ 03 ca /ngày và 7 ngày/tuần. Ca 4 chỉ dành BN cấp cứu ở phòng lọc máu cấp cứu. Khoảng cách giữa 2 giường lọc máu là 1,5m. Kiểm soát mật độ người trong đơn vị lọc máu: hạn chế tối đa người nhà, sinh viên thực tập vào phòng lọc máu. Xây dựng quy trình phòng chống nhiễm khuẩn tại khoa TNT và huấn luyện nhân viên y tế về chống nhiễm khuẩn bệnh viện, phòng chống lây lan cho BN tiến hành thường xuyên liên tục qua buổi sinh hoạt chuyên môn của Khoa vào thứ 5 hằng tuần và các buổi hội thảo chuyên nghành. Khoa Thận nhân tạo được kiểm tra chéo định kỳ, giám sát của khoa chống nhiễm khuẩn, phòng điều dưỡng. Tỷ lệ 1 điều dưỡng phụ trách 3 máy thận nhân tạo. Nhân viên khoa TNT được xét nghiệm tầm soát VGSV B,C hằng năm và được chủng ngừa VGSV B. Lọc máu theo quy trình thông thường với màng lọc tái sử dụng 6 lần. Một số BN có điều kiện kinh tế chỉ sử dụng 01 lần. Không tái sử dụng dây lọc và kim. Quy trình tái sử dụng màng lọc theo quy trình chuẩn với 02 máy rửa màng nhiễm và không nhiễm. Không rửa lại màng cho các BN có kế hoạch ghép thận, viêm gan siêu vi cấp tính có biểu hiện lâm sàng, BN có HbeAg dương tính. Cách ly BN viêm gan siêu vi: BN có nhiễm VGSV và BN mắc bệnh VGSV được cách ly riêng biệt gồm lọc máu bằng máy TNT riêng (máy nhiễm), rửa màng bằng máy riêng, màng lọc sau tái sử dụng được đánh dấu màu đỏ, bảo quản riêng biệt. Sử dụng dây garrot riêng, dụng cụ sát khuẩn riêng, săng trãi chọc cầu nối dùng một lần và điều dưỡng TNT lọc máu riêng cho các BN này. Do chưa có điều kiện về cơ sở vật chất nên chúng tôi không thể cách ly BN nhiễm ở phòng riêng biệt; không cách ly giữa 2 nhóm BN có nhiễm VGSV và BN mắc bệnh VGSV; không cách ly giữa 2 nhóm BN có VGSV B và C. Xử lý thống kê Phần mềm SPSS 22.0 với các thuật toán thông thường. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận – Niệu 175 KẾT QUẢ Bảng 1. Một số đặc điểm bệnh nhân trong nghiên cứu (n=509) Đặc điểm Giá trị Tuổi bắt đầu TNT (Trung bình ± ĐLC) 65,24±12,56 (22-96) Giới nam, n (%) 354(69,55) Nguyên nhân suy thận mạn - Đái tháo đường - Tăng huyết áp - Viêm cầu thận mạn -Khác và không rõ nguyên nhân 223(43,81) 158(31,04) 50(9,82) 78(15,32) Tái sử dụng màng lọc 496(97,45) Bảng 2. Tỷ lệ bệnh nhân lọc máu định kỳ có nhiễm HBV, HCV hằng năm tại Khoa Thận-Lọc máu, BVTN. Năm Tổng số BN khảo sát Nhiễm HBV, n (%) Nhiễm HCV, n (%) Nhiễm HBV và HCV,n (%) 2006 67 5(7,46) 12(17,91) 1(1,49) 2007 64 4(6,25) 13(20,31) 1(1,56) 2008 84 3(3,57) 13(15,48) 2(2,38) 2009 90 6(6,67) 17(18,89) 1(1,11) 2010 83 8(9,64) 12(14,46) 1(1,20) 2011 80 3(3,75) 12(15,00) 1(1,25) Năm Tổng số BN khảo sát Nhiễm HBV, n (%) Nhiễm HCV, n (%) Nhiễm HBV và HCV,n (%) 2012 83 5(3.61) 8(9.64) 1(1.20) 2013 90 3(3,33) 7(7,78) 1(1,11) 2014 96 5(5,21) 7(7,29) 0(0) 2015 120 10(8,33) 13(10,83) 0(0) 2016 134 10(7,46) 15(11,19) 0(0) 2017 134 9(6,72) 13(9,70) 0(0) 2018 134 9(6,72) 15(11,19) 1(0,75) Bảng 3. Tỷ lệ bệnh nhân bị lây nhiễm (mắc mới) HBV, HCV trong quá trình lọc máu hằng năm. Năm Tổng số BN khảo sát Lây nhiễm HBV, n (%) Lây nhiễm HCV, n (%) 2006 67 - - 2007 64 0(0) 2(3,13) 2008 84 2(2,38) 1(1,19) 2009 90 2(2,22) 4(4,44) 2010 83 2(2,41) 3(3,61) 2011 80 1(1,25) 4(5,00) 2012 83 0(0) 0(0) 2013 90 2(2,22) 3(3,33) 2014 96 2(2,08) 3(3,13) 2015 120 0(0) 0(0) 2016 134 1(0,75) 2(1,49) 2017 134 0(0) 2(1,49) 2018 134 0(0) 4(2,99) 0 1 2 3 4 5 6 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Lây nhiễm HBV % Lây nhiễm HCV % Biểu đồ 1. Diễn tiến tỷ lệ lây nhiễm (mắc mới) viêm gan HBV và HCV hằng năm xảy ra trong quá trình lọc máu từ 2006-2018. T ỷ l ệ % Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Thận – Niệu 176 Bảng 4. Một số đặc điểm của bệnh nhân bị lây nhiễm (mắc mới) HCVtrong qúa trình lọc máu (n=28) Đặc điểm Giá trị Tuổi (Trung bình ± ĐLC) 69,13±11,92 Nam, n(%) 18 (64,29) Thời gian từ lúc lọc máu đến lúc phát hiện biến đổi huyết thanh HCV từ âm tính sang dương tính - Ngắn nhất-dài nhất (tháng) - 6-12 tháng - 13- 24 tháng - 25-60 tháng - > 60 tháng 6-110 12(42,86) 12(42,86) 2(7,14) 2(7,14) Dùng lại màng lọc, n(%) 28(100) Vàng da, tăng men gan, tăng bilirubin máu, n(%) 5(17,86) AST (UI/L), Trung vị (khoảng tứ phân vị) 229,5 (92,53-2440,25) ALT (UI/L), Trung vị (khoảng tứ phân vị) 256,3 (89,22-3450,75) Bilirubin toàn phần (μmol/L), Trung vị (khoảng tứ phân vị) 199,5 45,51-640,25 Bilirubin trực tiếp (µmol/L), Trung vị (khoảng tứ phân vị) 52,5 (25,43-267,75) Tiền sử truyền máu, n(%) 6 (21,43) Genotype (n=16) -Genotype 1 -Genotype 6 7(43,75) 9(56,25) BÀN LUẬN Kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ BN bị lây nhiễm (mắc mới) HBV trong qúa trình lọc máu 0-2,41%, có xu hướng giảm dần. Trong khi đó, thường có 0-5 BN mắc mới HCV/năm,chiếm tỷ lệ 0-5% và không giảm. Kết quả ở bảng 2 cho thấy tỷ lệ BN lọc máu chu kỳ có HBV dương tính hằng năm khoảng < 10% (2,50-9,40%) và theo dõi qua 12 năm chúng tôi nhận thấy tỷ lệ này chưa có biểu hiện giảm (bảng 2). Nguyên nhân là do hằng năm luôn có các BN mới bị nhiễm HBV vào lọc máu (nhiễm sẵn HBV từ trước khi vào lọc máu). Tỷ lệ này tương đương với tác giả Nguyễn Văn Thanh và cộng sự (9,74%) tại Bệnh Viện Đại học Y Hà Nội (2014)(8) và ở các nước như Mỹ (2,4%)(8), Đức (4,6%), Đài Loan (2,1%)(4). Tuy vậy, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với ở các nước như một số nước có tỷ lệ nhiễm HBV cao như Trung Quốc (22%) và Brazil (12-45%)(1). Bảng 2 cũng cho thấy tỷ lệ BN lọc máu có nhiễm HCV hằng năm luôn ở mức cao hơn so với HBV, dao động 7,29-20,31%. Tỷ lệ cao này do 2 nguyên nhân: Thứ nhất, hằng năm luôn có các BN mới vào chương trình lọc máu định kỳ bị nhiễm virus HCV từ trước (5-10 BN/ năm). Thứ 2, do có một số BN (1-5 BN/năm) bị lây nhiễm HCV (mắc mới) xảy ra trong quá trình lọc máu (bảng 4).Các nghiên cứu trong nước đều báo cáo tỷ lệ BN lọc máu có HCV dương tính đều cao(7,6,8). Các trung tâm này không báo cáo chi tiết về tỷ lệ mắc mới HCV và tỷ lệ BN nhiễm HCV sẵn có từ trước khi vào lọc máu, chỉ nêu số liệu chung. Dữ liệu tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 1997 có đến 49,49% BN đang chạy thận nhân tạo nhiễm HCV(7), Bệnh Viện Bạch Mai (1997-2002) với tỷ lệ nhiễm HCV 35,9% ở BN lọc máu < 3 năm và 96,2% khi thời gian lọc máu > 4 năm (6), Bệnh viện Việt Đức (2013) với tỷ lệ nhiễm chung HCV là 33,5% (8). So sánh với các nước khác chúng tôi nhận thấy tỷ lệ BN lọc máu chu kỳ có nhiễm HCV của chúng tôi tương đương với các tác giả ở Brazil (11-26%), Đài Loan (27%), cao hơn so với Mỹ (8,4%), Đức (7%)(1,4). Phòng chống lây nhiễm HBV, HCV ở các BN lọc máu định kỳ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của tất cả các khoa Thận nhân tạo. Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam với sự quá tải bệnh nhân lọc máu, cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu chuyên môn, khó khăn về mặt kinh phí ở BN lọc máu chu kỳ dài ngày, và sự tuân thủ đầy đủ quy trình phòng ngừa lây nhiễm tại đơn vị lọc máu của nhân viên y tếCông tác phòng chống lây nhiễm HBV, HCV ở BN lọc Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận – Niệu 177 máu chu kỳ thực sự là một thách thức. Đối với lây nhiễm HBV, bảng 3 và biểu đồ 1 cho thấy tại trung tâm chúng tôi chỉ có cao nhất là 2 BN/năm (2,41%) bị lây nhiễm (mắc mới) trong lọc máu và đang có xu hướng giảm dần rất tốt. Đây là kết quả rất đáng khích lệ trong phòng chống lây nhiễm VGSV B ở BN lọc máu chu kỳ. Tỷ lệ này thấp hơn so với bệnh viện Đại học Y khoa Hà Nội (2,6%) (8). Tuy nhiên, lây nhiễm tại trung tâm của chúng tôi xảy ra chủ yếu là HCV. Chỉ có 2 năm không xảy ra lây nhiễm (mắc mới) HCV, các năm còn lại thường có 01 BN, nhiều nhất có đến 05BN mắc mới HCV (1,11- 5%). Theo tác giả Hà Phan Hải An, tại bệnh viện Việt Đức tỷ lệ lây nhiễm (mắc mới) HCV rất cao 18% (2007)(3). Nguyên nhân lây nhiễm HCV tại trung tâm lọc máu của chúng tôi, có thể do lây nhiễm qua môi trường tại phòng lọc máu do thiếu cách ly phòng riêng, và lây nhiễm xảy ra trong quá trình rửa lại màng lọc BN có nhiễm HCV làm lây chéo. Nghiên cứu của J Pinto dos Santos và cộng sự chứng minh vai trò cách ly BN VGSV tại đơn vị TNT và tái sử dụng dụng cụ. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy tỷ lệ lây nhiễm VGSV ở các trung tâm lọc máu có áp dụng biện pháp cách ly BN VGSV ở phòng riêng và ở các BN không tái sử dụng lại màng lọc thấp hơn rõ rệt so với các trung tâm lọc máu không có áp dụng biện pháp cách ly BN VGSV ở phòng riêng với OR = 0,06 (0,01-0,22; p < 0,001 và ở các BN có tái sử dụng lại màng lọc với OR = 1,53 (1,07-2,18); p = 0,02(2). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở BN mắc mới HCVtrong qúa trình lọc máu thường không rõ ràng, không có triệu chứng lâm sàng (> 80%) (bảng 4). Trong nghiên cứu này có 28 BN bị mắc mới HCV trong 12 năm theo dõi và chúng tôi chỉ phát hiện được 05 BN nhờ có biểu hiện vàng da, các trường hợp còn lại đều thông qua tầm soát định kỳ mỗi 6 tháng (bảng 4). Trong số BN lây nhiễm (mắc mới) HCV trong quá trình lọc máu không có BN nào có sốt, triệu chứng mệt mỏi và chán ăn là các triệu chứng thường gặp nhất nhưng không điển hình, dễ bỏ qua do đây cũng là triệu chứng thường gặp ở BN lọc máu. Triệu chứng vàng da ít gặp hơn 5 BN (17,86%) nhưng khó phát hiện do màu da của BN STM lọc máu thường sậm màu. BN lọc máu thường vô niệu nên không quan sát được màu sắc nước tiểu. Có thể phát hiện tăng bilirubin máu bằng cách quan sát màu sắc màng lọc sau trả máu về, nếu màng lọc có màu ánh vàng thì cần nghi ngờ có tăng bilirubin máu và cần xét nghiệm kiểm tra ngay. Theo y văn, các nguyên nhân gây lây nhiễm virus VGSV C trong lọc máu do truyền máu, do lây nhiễm từ môi trường có virus VGSV (enviromental contamination), lây chéo qua các lưới lọc theo dõi áp lực máy TNT(4). Trong số BN bị lây nhiễm HCV ở nghiên cứu này, tất cả các BN phải tái sử dụng lại màng lọc, có thể đây là một con đường lây nhiễm virus HCV. KẾT LUẬN Theo dõi trong 12 năm từ 6/2006-1/2018 lây nhiễm HBV, HCV tại Khoa Thận-Lọc máu, bệnh viện Thống Nhất chúng tôi rút ra được kết luận sau: tỷ lệ lây nhiễm (mắc mới) HBV hằng năm có xu hướng giảm rõ rệt. Tuy nhiên, lây nhiễm HCV hằng năm vẫn chưa được kiểm soát tốt. KIẾN NGHỊ Các trung tâm lọc máu cần có dữ liệu về tỷ lệ mắc mới HBV, HCV và tập trung vào công tác phòng chống lây nhiễm HCV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Burdick RA (2003). Patterns of hepatitis B prevalence and seroconversion in Hemodialysis Units from three continents: the DOPPS. Kidney International 63; 2222- 2229 2. dos Santos JP, Loureiro A, Cendoroglo M. (1996). Impact of dialysis room and reuse strategies on the incidence of hepatitis C virus infection in hemodialysis units. Nephrol Dial Transplant 11: 2017- 2022. 3. Hà Phan Hải An, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Thị Thủy (2013). Khảo sát tình hình nhiễm virus viêm gan C ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu kỳ tại Bệnh Viện Việt Đức. Y học Việt Nam. Tháng 8- Số đặc biệt/2013. Tr 393-397. 4. Jadoul M (2004). The changing epidemiology of hepatitis C virus infection in hemodialysis: European multicentre study. Nephrology Dialysis Transplatation 19, 904- 909. 5. Nguyễn Bách, Bùi Văn Thủy, Lê Ngọc Trân, Nguyễn Văn Tỉnh, Bùi Trọng Hưng, Trần Huỳnh Ngọc Diễm (2012). Một số đặc điểm về dịch tễ học của nhiễm virus viêm gan siêu vi B, C ở bệnh nhân lọc máu định kỳ. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 16 (3), tr.77-84. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Thận – Niệu 178 6. Nguyễn Cao Luận, Nguyễn Nguyên Khôi, Hồ Lưu Châu, Lê Thị Thu, Đào Thị Bích, Đỗ Trung Phấn, Bùi Mai An (2000). Tình trạng nhiễm virus viêm gan B và virus viêm gan C trên các bệnh nhân lọc máu tại Khoa Thận nhân tạo – Bệnh Viện Bạch Mai từ 3/1997 đến 4/2002”. Nhà xuất Bản Y học: Công trình nghiên cứu khoa học 1999-2000 tập 1 trang 114-123 7. Nguyễn Hữu Bình, Trần Ngọc Sinh, Nguyễn Thị Thu Lành, Nguyễn Thanh Tuyền (1997). Tình hình nhiễm virus viêm gan B và virus viêm gan C ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo ở Bệnh Viện Chợ Rẫy”. Báo cáo sinh hoạt hội thảo Niệu học và Thận nhân tạo” 13/3/1997 tại Bệnh Viện Chợ Rẫy 8. Nguyễn Văn Thanh, Đỗ Gia Tuyển, Nguyễn Văn Sự. (2014). Thực trạng nhiễm virus viêm gan B ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ tại Bệnh Viện Đại học Y Hà Nội. Tạp Chí Y Dược học. Đặc san hội nghị khoa học thường niên lần thứ 8. ISSN 1859-3836. Tr 433- 437. Ngày nhận bài báo: 10/05/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/06/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/07/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_ty_le_mac_moi_viem_gan_sieu_vi_b_c_hang_nam_o_benh.pdf
Tài liệu liên quan