Khảo sát tình trạng tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi đang điều trị tăng huyết áp tại Phòng khám lão Bệnh viện Nhân Dân Gia Định

Tài liệu Khảo sát tình trạng tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi đang điều trị tăng huyết áp tại Phòng khám lão Bệnh viện Nhân Dân Gia Định: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 105 KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP KHÔNG KIỂM SOÁT ẨN GIẤU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI ĐANG ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI PHÒNG KHÁM LÃO BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH Nguyễn Thành Sang*, Nguyễn Minh Đức*, Thân Hà Ngọc Thể* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu (THAKKSAG) được phát hiện khi theo dõi bằng huyết áp kế lưu động 24 giờ liên quan đến tình trạng tổn thương tổn thương cơ quan đích, biến cố tim mạch, tử vong do mọi nguyên nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tần suất tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu và mối liên quan giữa tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu với các yếu tố như nhân trắc học (tuổi, giới), nguy cơ tim mạch (hút thuốc lá, tiền sử bệnh lý tim mạch, tiền sử gia đình tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2, chỉ số khối cơ thể), điều trị tăng huyết áp hiện tại (số lần uống thuốc trong ngày, số viên uống trong ngày...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình trạng tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi đang điều trị tăng huyết áp tại Phòng khám lão Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 105 KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP KHÔNG KIỂM SOÁT ẨN GIẤU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI ĐANG ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI PHÒNG KHÁM LÃO BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH Nguyễn Thành Sang*, Nguyễn Minh Đức*, Thân Hà Ngọc Thể* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu (THAKKSAG) được phát hiện khi theo dõi bằng huyết áp kế lưu động 24 giờ liên quan đến tình trạng tổn thương tổn thương cơ quan đích, biến cố tim mạch, tử vong do mọi nguyên nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tần suất tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu và mối liên quan giữa tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu với các yếu tố như nhân trắc học (tuổi, giới), nguy cơ tim mạch (hút thuốc lá, tiền sử bệnh lý tim mạch, tiền sử gia đình tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2, chỉ số khối cơ thể), điều trị tăng huyết áp hiện tại (số lần uống thuốc trong ngày, số viên uống trong ngày, phối hợp thuốc, loại thuốc hạ áp, số lượng loại uống trong ngày, dạng viên sử dụng, thời gian tăng huyết áp, trị số huyết áp tâm thu và tâm trương đo tại phòng khám, tình trạng đa bệnh, đa thuốc) trên bệnh nhân cao tuổi đang điều trị tăng huyết áp (THA) được kiểm soát tại phòng khám Lão bệnh viện Nhân dân Gia Định. Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện từ 04/2017 đến 04/2018 trên bệnh nhân ≥60 tuổi đến khám ngoại trú phòng khám lão thuộc bệnh viện Nhân Dân Gia Định có huyết áp 3 tháng nay kiểm soát tại phòng khám <140/90 mmHg. Kết quả: 148 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu có THAKKSAG là 51,35%, THAKKSAG 24 giờ là 26,35%, THAKKSAG ban ngày là 18,92%, THAKKSAG ban đêm là 49,32%. Chỉ số khối cơ thể có liên quan đến tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu có ý nghĩa, cụ thể thừa cân (23 ≤ BMI < 25) có khả năng THAKKSAG hơn 2,9 lần (OR: 2,87, 95% Cl:1,286 – 6,340, p < 0,05), có khả năng THAKKSAG 24 giờ hơn 3,3lần (OR:3,301; 95% Cl:1,042 – 6,905; p< 0,05), có khả năng THAKKSAG ban đêm hơn 2,8 lần (OR: 2,75; 95% Cl:1,348 – 8,083; p< 0,05) so với bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể trong giới hạn bình thường (BMI < 23); béo phì (BMI ≥ 25) có khả năng: THAKKSAG hơn 2,5 lần (OR: 2,503; 95% Cl:1,097 – 5,711; p < 0,05), THAKKSAG 24 giờ hơn 2,7 lần (OR: 2,75, 95% Cl:1,249 – 6,055; p< 0,05); THAKKAG ban đêm hơn 2,4 lần (OR: 2,369; 95% Cl:1,042 – 5,385; p< 0,05) so với bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể trong giới hạn bình thường. Kết luận: Hơn phân nửa bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp kiểm soát tại phòng khám có tình trạng tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu và trong đó không kiểm soát ẩn giấu ban đêm chiếm gần 50%. Khi khảo sát mối liên quan như yếu tố nhân trắc, nguy cơ tim mạch, điều trị hiện tại ghi nhận chỉ số khối cơ thể có liên quan tình trạng tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu. Từ khóa: tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu, tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu 24 giờ, tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu ban ngày, tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu ban đêm *Bộ môn Lão khoa – Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Minh Đức ĐT: 01678620606 Email: tranminhduc23dtld@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 106 ABSTRACT SURVEY ABOUT MASKED UNCONTROLLED HYPERTENSION AND ASSOCIATIONS ON THE ELDERLY WITH CONTROLLED HYPERTENSION BY 24-HOURS BLOOD PRESSURE MORNITERING AT GIA DINH HOSPITAL’S CLINIC Nguyen Thanh Sang, Nguyen Minh Duc, Than Ha Ngoc The * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 105 - 112 Background: Masked uncontrolled hypertension (MUCH) by 24 - hour blood pressure monitoring is considered to be associated with end-organ damage, cardiovascular events, death from any cause. Objective: To determine the prevalence of MUCH and to identify the relation between uncontrolled hypertension and factors such as anthropometry (age, gender), cardiovascular risk hypertension (smoking, history of cardiovascular disease, family history of hypertension type 2 diabetes mellitus, body mass index), current hypertension treatment (number of daily doses, number daily dose, combination of drugs, antihypertensive drugs, number of daily oral dosage, type of tablet used, duration of hypertension, systolic and diastolic blood pressure measurements, multi-diseases, multi-drug) in elderly patients treated hypertension is controlled at Gia Dinh Hospital. Method: A prospective, descriptive and cross-sectional study of 60 years-old outpatients with controlled blood pressure <140/90 mmHg in 3 months, between April 2017 and April 2018 at the Gia Dinh Hospital. Results: 148 patients in this study, MUCH was 51.35%, MUCH 24 hour was 26.35%, MUCH daytime was 18.92%, MUCH nighttime was 49.32%. BMI (body mass indexes) which related to uncontrolled hypertension, have significant implications, namely overweight (23 ≤ BMI <25) MUCH is likely greater than 2.9 times (OR: 2.87, 95% Cl: 1.286 – 6.340, p <0.05), MUCH 24-hours more than 3.3 times (OR: 3.301, 95% CI: 1.042 - 6.905, p <0.05) more than 2.8 times (OR: 2.75, 95% Cl: 1.348-8.083, p <0.05) than patients with normal body mass index (BMI<23); Obesity (BMI ≥ 25) has the potential: MUCH more than 2.5 times (OR: 2.503, 95% Cl: 1.097-5.711, p <0.05) MUCH 24 hours more than 2.7 times (OR: 75.95% Cl: 1.249 – 6.055, p <0.05), MUCH noctural 2.4 times (OR: 2.369, 95% CI: 1.042 - 5.385, p <0.05) body mass number within normal limits. Conclusions: More half of elder patients with hypertensive control patients in the clinic have masked uncontrolled hypertension, and MUCH nighttime nearly 50%. When surveying about associations such as anthropometric factors, cardiovascular risk, current treatment is show that body mass index related masked uncontrolled hypertension. Keywords: masked uncontrolled hypertension,masked uncontrolled hypertiension 24-hours, masked uncontrolled hypertension daytime, masked uncontrolled hypertension noctural ĐẠI CƯƠNG Tăng huyết áp (THA) không kiểm soát ẩn giấu trên bệnh nhân đang điều trị tăng huyết áp có biến cố tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy timcao hơn cả nhóm tăng huyết áp không kiểm soát thật sự(3,9,11,12,14,16). Tỷ lệ THA không kiểm soát ẩn giấu trên bệnh nhân đang điều trị tăng huyết áp ở dân số chung là 9 - 50 %(1,2,7,15,16) theo tác giả Bobrie ở người cao tuổi THA không kiểm soát ẩn giấu với tỷ lệ 9,4%(6). THA không kiểm soát ẩn giấu 24 giờ, và ngay cả tăng huyết áp không kiểm soát ban ngày, ban đêm đều có tỷ lệ tử vong do biến cố tim mạch hay tử vong do mọi nguyên nhân cũng gia tăng có ý nghĩa(3,9). Tại Việt Nam thì chưa có một nghiên cứu cảnh báo thực trạng THA không kiểm soát ẩn giấu trên đối tượng người cao tuổi . Đây là lý do vì sao chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát tình hình tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu trên bệnh nhân cao tuổi đang điều trị tăng huyết áp tại phòng khám Lão Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 04/2017 đến Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 107 tháng 04/2018 với những mục tiêu sau: Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Khảo sát tình trạng tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi đang điều trị tăng huyết áp kiểm soát tại phòng khám Lão Bệnh viện Nhân Dân Gia Định trong thời gian từ tháng 04/2017 đến tháng 04/2018. Mục tiêu cụ thể Xác định tỷ lệ tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu bằng theo dõi huyết áp kế lưu động trên bệnh nhân cao tuổi đang điều trị tăng huyết áp. Xác định mối liên quan giữa tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu với các yếu tố như nhân trắc học, yếu tố nguy cơ tim mạch, điều trị tăng huyết áp hiện tại. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu Dân số mục tiêu Bệnh nhân ≥ 60 tuổi đang điều trị THA tại phòng khám Lão Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Dân số chọn mẫu Bệnh nhân tại phòng khám Lão Bệnh viện Nhân Dân Gia Định trong thời gian từ tháng 04 năm 2017 đến tháng 04 năm 2018. Tiêu chuẩn chọn Bệnh nhân ≥ 60 tuổi đến khám tại phòng khám Lão Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 04/2017 đến tháng 04/2018 thỏa điều kiện: THA đang điều trị có huyết áp được kiểm soát dựa vào huyết áp đo tại phòng khám trong 3 tháng gần đây đều < 140/90 mmHg, huyết áp đo tại phòng khám ngày lấy mẫu < 140/90 mmHg, bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Chống chỉ định đeo máy đo huyết áp lưu động như: phù, viêm tắc mạch chi trên. dị ứng với băng quấn, tổn thương da không thể quấn băng. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Cỡ mẫu α: 0,05 (xác xuất sai lầm loại 1) Z= 1,96 (trị số lấy từ phân phối chuẩn); d: sai số cho phép, chọn sai số 5%; P: theo tác giả Bobrie(6) là 9,4 %. N = 131. Do đó cỡ mẫu cần có > 131 bệnh nhân. Phương pháp chọn mẫu Lấy mẫu thuận tiện trong vòng từ tháng 04 năm 2017 đến tháng 04 năm 2018. Qui trình lấy mẫu Bệnh nhân đến khám ngoại trú tại phòng khám Lão Bệnh viện Nhân dân Gia Định thời gian từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần trong khoảng thời gian 4/2017- 4/2018. Trong mỗi ngày lấy ngẫu nhiên 1 đến 2 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và không có trong tiêu chuẩn loại trừ. Định nghĩa biến số Tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu: khi huyết áp đo tại phòng < 140/90 mmHg và huyết áp trung bình 24 giờ ≥ 130/80 mmHg hay huyết áp trung bình ban ngày ≥ 135/85 mmHg hay huyết áp trung bình ban đêm ≥120/70 mmHg khi đo bằng huyết áp kế lưu động 24 giờ(13). Tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu 24 giờ: khi huyết áp đo tại phòng < 140/90 mmHg và huyết áp trung bình 24 giờ ≥ 130/80 mmHg khi đo bằng huyết áp kế lưu động 24 giờ(13). Tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu ban ngày: khi huyết áp đo tại phòng < 140/90 mmHg và huyết áp trung bình ban ngày ≥ 135/85 mmHg khi đo bằng huyết áp kế lưu động 24 giờ(13). Tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu ban đêm: khi huyết áp đo tại phòng < 140/90 mmHg và huyết áp trung bình ban đêm ≥ 120/70 mmHg khi đo bằng huyết áp kế lưu động 24 giờ(13). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 108 Phương pháp xử lý số liệu: Nhập bằng phần mềm Epidata 3, mã hóa và xử lý bằng phần mềm thống kê STATA 12.0. KẾT QUẢ Qua thời gian từ tháng 4/2017 đến tháng 4/2018, tại phòng khám Lão bệnh viện Nhân Dân Gia Định trên 148 bệnh nhân thoả điều kiện được chúng tôi chọn vào. Đặc điểm dân số nghiên cứu Tuổi trung bình của 148 bệnh nhân cao tuổi là 71,66 6,97 tuổi. Tuổi nhỏ nhất là 60 tuổi, lớn nhất là 94 tuổi, nhóm 60 – 69 tuổi có 64 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 43% và nhóm tuổi 70 – 79 tuổi có 62 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 42%. Bệnh nhân nam nhiều hơn nữ, có 88 nữ và 60 nam, tỷ lệ nữ/ nam là 1,47/1. Tất cả bệnh nhân đều cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh, có bảo hiểm y tế tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định, tái khám hằng tháng tại phòng khám Lão, khoa Khám bệnh, bệnh viện Nhân dân Gia Định. Tỷ lệ THA không kiểm soát ẩn giấu trên bệnh nhân cao tuổi đang điều trị THA bằng phương pháp huyết áp kế lưu động Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 148 bệnh nhân cao tuổi ( 60 tuổi) đang điều trị THA có kết quả như sau: tỷ lệ THA không kiểm soát ẩn giấu là 51,35 % (76 bệnh nhân), trong đó THA không kiểm soát ẩn giấu 24 giờ là 26,35 % (39 bệnh nhân), THA không kiểm soát ần giấu ban ngày là 18,92 % (28 bệnh nhân), THA không kiểm soát ẩn giấu ban đêm là 49,32 % (73 bệnh nhân). Mối liên quan giữa THA không kiểm soát ẩn giấu với các yếu tố nhân trắc, nguy cơ tim mạch, điều trị hiện tại Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 148 bệnh nhân đang điều trị THA. Bảng 1: Mối liên quan giữa THA không kiểm soát ẩn giấu với các yếu tố nhân trắc, nguy cơ tim mạch, điều trị hiện tại khi phân tích đơn biến. Các yếu tố Số lượng n (%) Giá trị p khi so sánh giữa các tỷ lệ THA KKSAG Giá trị p khi so sánh giữa các tỷ lệ THA KKSAG 24 giờ Giá trị p khi so sánh giữa các tỷ lệ THA KKSAG ngày Giá trị P khi so sánh giữa các tỷ lệ THA KKSAG đêm Nhóm tuổi 60 – 69 tuổi 64 (43,25) 0,200 0,541 0,930 0,147 70 – 79 tuổi 62 (41,89) ≥ 80 tuổi 22 (14,86) Giới tính Nam 60 (40,54) 0,690 0,590 0,257 0,638 Nữ 88 (59,46) Hút thuốc lá 45 (30,41) 0,499 0,385 0,245 0,519 Tiền sử bệnh lý tim mạch 13 (8,78) 0,442 0,779 0,253 0,733 Tiền sử gia đình THA 59 (39,86) 0,149 0,863 0,945 0,298 ĐTĐ tuýp 2 48 (32,43) 0,409 0,590 0,628 0,414 BMI Bình thường 70 (47,30) 0,033 0,037 0,348 0,038 Thừa cân 42 (28,38) Béo phì 36 (24,32) Số lần uống /ngày 1 lần 61 (41,22) 0,821 0,978 0,511 0,761 2 lần 87 (58,78) Số viên/ngày 01 viên 38 (25,68) 0,288 0,851 0,137 0,408 02 viên 71 (47,97) 03 viên 32 (21,62) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 109 Các yếu tố Số lượng n (%) Giá trị p khi so sánh giữa các tỷ lệ THA KKSAG Giá trị p khi so sánh giữa các tỷ lệ THA KKSAG 24 giờ Giá trị p khi so sánh giữa các tỷ lệ THA KKSAG ngày Giá trị P khi so sánh giữa các tỷ lệ THA KKSAG đêm ≥ 03 viên 7 (4,73) Có phối hợp thuốc 126 (85,14) 0,549 0,676 0,470 0,392 Loại thuốc hạ áp sử dụng Ức chế men chuyển 70 (47,30) 0,755 0,868 0,919 0,876 Ức chế thụ thể ATII 45 (30,41) 0,988 0,796 0,902 0,988 Chẹn kênh canxi 75 (50,68) 0,873 0,404 0,110 0,744 Lợi tiểu 54 (36,49) 0,664 0,634 0,733 0,641 Chẹn thụ thể beta 94 (63,51) 0,555 0,765 0,596 0,577 Số lượng loại thuốc 01 loại 38 (25,68) 0,739 0,851 0,503 0,401 02 loại 71 (47,97) 03 loại 32 (22,62) ≥ 03 loại 7 (4,73) Có sử dụng loại viên phối hợp 64 (43,24) 0,478 0,669 0,423 0,255 Thời gian THA < 5 năm 37 (25,00) 0,430 0,571 0,928 0,696 5 – 10 năm 80 (54,05) > 10 năm 31 (20,95) HATTr đo tại phòng khám <80 mmHg 101(68,24) 0,962 0,877 0,617 0,773 ≥80 – 89 mmHg 47 (31,76) HATT đo tại phòng khám < 120 mmHg 34 (22,97) 0,580 0,140 0,147 0,308 120 – 129 mmHg 50 (33,79) 130 – 139 mmHg 64 (43,24) Đa bệnh 134 (90,54) 0,504 0,843 0,843 0,611 Đa thuốc 121 (81,76) 0,363 0,362 0,116 0,771 Bảng 2: Mối liên quan giữa THA không kiểm soát ẩn giấu với các yếu tố nhân khi phân tích đa biến Yếu tố Tỷ số chênh Khoảng tin cậy Giá trị p Nhóm tuổi 60 – 69 1 0,937 – 3,863 0,487 – 3,394 0,075 0,612 70 – 79 1,903 ≥ 80 1,286 Bình thường 1 1,296 – 6,340 1,097 – 5,711 0,009 0,029 Nhóm BMI Thừa cân 2,867 Béo phì 2,503 Tiền sử gia đình THA 0,615 0,317 – 1,193 0,150 Bảng 3: Mối liên quan giữa THA không kiểm soát ẩn giấu 24 giờ với các yếu tố khi phân tích đa biến Yếu tố Tỷ số chênh Khoảng tin cậy Giá trị p Nhóm BMI Bình thường 1 1,042 – 6,905 1,348 – 8,083 0,009 0,041 Thừa cân 3,301 Béo phì 2,682 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 110 Yếu tố Tỷ số chênh Khoảng tin cậy Giá trị p HATT đo tại phòng khám < 120 mmHg 1 0,435 – 3,981 0,880 – 6,789 0,627 0,086 120 – 129 mmHg 1,317 130 – 139 mmHg 2,444 Bảng 4: Mối liên quan giữa THA không kiểm soát ẩn giấu ban ngày với các yếu tố khi phân tích đa biến Yếu tố Tỷ số chênh Khoảng tin cậy Giá trị p Dùng chẹn kênh canxi 1,989 0,849 – 4,664 0,108 Đa thuốc 0,470 0,181 – 1,222 0,133 HATT tại phòng khám < 120 mmHg 1 0,566 – 9,083 0,926 – 12,807 0,247 0,065 120 – 129 mmHg 2,268 130 – 139 mmHg 3,444 Bảng 5: Mối liên quan giữa THA không kiểm soát ẩn giấu ban đêm với các yếu tố khi phân tích đa biến Yếu tố Tỷ số chênh Khoảng tin cậy Giá trị p Nhóm tuổi 60 – 69 tuổi 1 0,995 – 4,114 0,552 – 3,868 0,051 0,445 70 – 79 tuổi 2,024 ≥ 80 tuổi 1,462 Nhóm BMI Bình thường 1 1,249 – 6,055 1,042 – 5,385 0,012 0,039 Thừa cân 2,75 Béo phì 2,369 BÀN LUẬN Tỷ lệ THA không kiểm soát ẩn giấu trên bệnh nhân cao tuổi đang điều trị THA Trên 148 bệnh nhân trên 60 tuổi đang điều trị tăng huyết áp ghi nhận tỷ lệ THA không kiểm soát ẩn giấu chiếm 51,35%. So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu khác trong và ngoài nước thì tỷ lệ của chúng tôi khá cao. Thứ nhất chúng tôi được thu thập trên đối tượng bệnh nhân trên 60 tuổi đã phát hiện THA trước đó và đang kiểm soát 3 tháng nay, trong khi đó tuổi lại là một yếu tố nguy cơ gây THA không kiểm soát ẩn giấu trên bệnh nhân đang điều trị THA như trong nghiên cứu Barochiner(5) nguy cơ THAKKSAG trên bệnh nhân cao tuổi tăng gấp 1,08. Thứ hai chúng tôi chẩn đoán THA ẩn giấu bằng theo dõi huyết áp kế lưu động 24 giờ còn như trong nghiên cứu Bobrie(6) đối tượng nghiên cứu trên 60 tuổi đang điều trị THA kiểm soát trong 3 tháng nay cũng như nghiên cứu của chúng tôi nhưng theo dõi bằng huyết áp tại nhà. Cuối cùng, sự khác biệt về đặc điểm giữa các dân số nghiên cứu như giới, chỉ số khối cơ thể, tiền sử gia đình THA, tiền sử tim mạch, hút thuốc lá, đái tháo đường dẫn đến tỷ lệ khác nhau giữa các nghiên cứu. Tỷ lệ THA không kiểm soát ẩn giấu 24 giờ, THA ẩn giấu không kiểm soát ban ngày, THA không kiểm soát ẩn giấu ban đêm Trong nghiên cứu này, tỷ lệ THAKKSAG 24 giờ chiếm 26,35%, THAKKSAG ban ngày chiếm 18,92%, và 49,32% THAKKSAG ban đêm. Tỷ lệ THAKKSAG ban ngày của chúng tôi cũng khá cao nhiều so với các nghiên cứu khác. Chẳng hạn, những nghiên cứu dùng huyết áp kế lưu động ban ngày như nghiên cứu tác giả Fagard(10) thực hiện nghiên cứu bệnh nhân trên 60 tuổi ghi nhận tỷ lệ THA ẩn giấu ban ngày là 8,6%, nghiên cứu tác giả Bjorklund(5) thực hiện nghiên cứu trên bệnh nhân nam trên 70 tuổi tỷ lệ THA ẩn giấu ban ngày là 14%, nhưng những nghiên cứu này thực hiện trên nhóm bệnh nhân chung không phải trên nhóm bệnh nhân đang điều trị. Còn trên nhóm bệnh nhân đang điều trị THA, nghiên cứu chúng tôi tỷ lệ khá tương đồng với hai nghiên cứu của tác giả Tomiyama(9), và tác giả Barochiner(4) lần lượt tỷ lệ THA ẩn giấu ban ngày là 22% và 20,9% nhưng hai nghiên cứu này thực hiện trên mẫu dân số chung trên 18 tuổi đang điều trị THA. Còn nghiên cứu của tác giả Bobrie(6) thực hiện nghiên cứu trên bệnh nhân 60 tuổi, đang điều trị THA tại phòng khám kiểm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 111 soát 3 tháng nay tỷ lệ này là 9,4% nhưng phương pháp đo là huyết áp đo tại nhà 6 lần ngày và chủ yếu là ban ngày. Điều này có thể lý giải như sau nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu khác biệt: thứ nhất là dân số nghiên cứu, thứ hai là phương tiện chẩn đoán khác nhau. Mối liên quan giữa THA không kiểm soát ẩn giấu với các yếu tố Từ phân tích này, chúng tôi cũng ghi nhận chỉ số khối cơ thể là yếu tố liên quan đến tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu. Nguy cơ THA không kiểm soát ẩn giấu hơn 2,9 lần bệnh nhân thừa cân, hơn 2,5 lần bệnh nhân béo phì so với bệnh nhân có BMI bình thường (với p < 0,05). Nguy cơ THA không kiểm soát ẩn giấu 24 giờ hơn 3,3 lần bệnh nhân thừa cân, hơn 2,7 bệnh nhân béo phì so với bệnh nhân có BMI bình thường (với p < 0,05). Nguy cơ THA không kiểm soát ẩn giấu ban đêm hơn 2,8 lần bệnh nhân thừa cân, hơn 2,4 lần bệnh nhân béo phì so với bệnh nhân có BMI bình thường (với p < 0,05). Điều này được khẳng định qua các nghiên cứu tác giả Andabil và cộng sự(1) năm 2010 tiến hành nghiên cứu tần suất và yếu tố nguy cơ tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu bệnh nhân đang điều trị tại phòng khám và đưa ra kết luận tỷ lệ tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu trên dân số chung là 47,98% và béo phì (chỉ số khối cơ thể ≥ 25 kg/m2) là yếu tố nguy cơ độc lập gây tăng huyết áp ẩn giấu (p < 0,001); hay trong nghiên cứu gần đây nhất năm 2014 tác giả Banegas và cộng sự(2) cũng đưa ra kết luận béo phì (chỉ số khối cơ thể ≥ 30 kg/m2) là yếu tố nguy cơ độc lập gây tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu (OR: 1,196, khoảng tin cậy 95% là 1,110 – 1.287, p < 0,001); năm 2016 tác giả Sheppard(15) tổng hợp dữ liệu từ 6 cơ sở dữ liệu lớn từ rất nhiều nghiên cứu đưa ra kết luận chỉ số khối cơ thể là yếu tố nguy cơ độc lập tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu (OR: 1,07, khoảng tin cậy 95% là 1,01 – 1,75). Bên cạnh đó trên nghiên cứu trên đối tượng người cao tuổi cũng khẳng định lại điều này: năm 2011 tác giả Cacciolati và cộng sự(8) tìm mối liên quan của tăng huyết áp ẩn giấu và chỉ số khối cơ thể trên bệnh nhân cao tuổi ≥ 75 tuổi cũng phát hiện tăng huyết áp ẩn giấu là 41% với người có huyết áp bình thường khi đo tại phòng khám, và nêu rõ khi bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể ≥ 25 kg/m2 là yếu tố nguy cơ tăng huyết áp ẩn giấu; hay trong nghiên cứu năm 2003 tác giả người Thụy Điển Bjorklund và cộng sự cũng đưa ra kết luận chỉ số khối cơ thể là yếu tố nguy cơ gia tăng tăng huyết áp ẩn giấu trên đối tượng nghiên cứu bệnh nhân nam trên 70 tuổi đang điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường không kiểm soát (p < 0,001)(5). KẾT LUẬN Hơn phân nửa bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp kiểm soát tại phòng khám có tình trạng tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu và trong đó không kiểm soát ẩn giấu ban đêm chiếm gần 50%. Khi khảo sát mối liên quan như yếu tố nhân trắc, nguy cơ tim mạch, điều trị hiện tại ghi nhận chỉ số khối cơ thể có liên quan tình trạng tăng huyết áp không kiểm soát ẩn giấu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Andalib A, Akhtari S, Rigal R et al (2010). "Determinants of maskesd hypertension in hypertensive patients treated in a primary care setting". Internal Medecine Journal, pp. 260 - 266. 2. Banegas JR, Ruilope LM, Sierra A et al (2014). “High prevalence of masked uncontrolled hypertension in people with treated hypertension”. European Herat Journal, 35 (46): pp. 3304- 3312. 3. Banegas JR, Ruilope LM, Sierra A et al (2018). “Relationship between Clinic and Ambulatory Blood Pressure Measurements bang bMorality”. The New England Journal of Medicine, 378: pp: 16. 4. Barochiner J, Cuffaro PE, Aparicio LS et al (2013). “Predictor of Masked Hypertension Among Treated Hypertension Pateints: An Interestingn Association with orthostatic Hypertension”. American Journal Hypertension, 26 (7): pp: 872 - 878. 5. Bjorklund K, Lind L, Zethelius B et al (2003). “Isolated Ambulatory Hypertension Predicts Cardiovascular Morbidity in Elderly Men”. Circulation American Heart Association Journals, 107: pp. 1297- 1302. 6. Bobrie G, Chatellier G, Genes N et al (2004). “Cardiovascular Prognosis of Masked Hypertension Detected by Blood Pressure Seft- measurement in Elderly Treated Hypertensive Patients”. Journal American Medical Association, 291 (11): pp. 1342- 1349. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 112 7. Bobrie G, Clerson P, Menard J et al (2008). “Masked hypertension: a systematic review”. Journal of Hypertension, 26 (9): pp: 1715 - 1725. 8. Cacciolati C, Hanon O, Aleperovitch A et al (2011). “Masked Hypertension in the Elderly: Cross Sectional Analysis of a Population- Based Sample”. American Journal of Hypertension, 24 (6): pp. 674- 680. 9. Clement DL, De Buyzere ML, De Bacquer BS et al (2017). “Prognostic Value of Ambulatory Blood Pressure in Patients with Treated Hypertension”. The New England of Medecine, 384: pp 24. 10. Fagard RH, Broeke CV, De Cort P et al (2005). “Prognostic significance of blood pressure measured in the office, at home, and during ambulatory monitoring in older patients in general practice”. Journal of Human Hypertension, 19: pp. 801- 807. 11. Fagard RH, Cornelissen A et al (2007). “Incidence of cardiovascular events in white coat, masked and sustained hypertension versus true normortension: a meta analysis”. Jornal of Hypertension, 25: pp: 2193 - 2198. 12. Franklin S, Thijs L, Hasen T et al (2012). “Significance of White Coat Hyperténion in Older Person with Isolated Systolic Hypertension”. Hypertension AHA, 59 (3): pp: 564 - 571. 13. Giuseppe M, Robert F, Krzysztof N et al (2013). “2013 Practice guidelines for the management of arterial hypertension of the European Soceity of hypertension (ESH) and the European Soceity Cardiology (ESC)”. Journal of Hypertension, 31: pp. 1281- 1357. 14. Pickering TG, Davidson K, Gerin W et al (2002). “Masked Hypertension”. Journal of Hypertension, 40: pp: 795 - 796. 15. Sheppard JP, Fletcher B, Gill P et al (2016). “Predictor of the Home- Clinic Blood Pressure Diffirence: A Systematic Review and Meta- Analysis”. American Journal of Hypertension, 29(5):pp. 614- 625. 16. Stergiou GS, Asayama K, Thijs L et al (2014). “Prognosis of White- Coat and Masked Hypertension International Database of Home Blood Pressure in Relation to cardiovasculoar Outcome”. Journal of Hypertension, 63: pp. 675- 682. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_tinh_trang_tang_huyet_ap_khong_kiem_soat_an_giau_va.pdf
Tài liệu liên quan