Khảo sát tình trạng loãng xương ở nam giới tại khoa nội cơ xương khớp Bệnh viện Thống Nhất

Tài liệu Khảo sát tình trạng loãng xương ở nam giới tại khoa nội cơ xương khớp Bệnh viện Thống Nhất: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016 125 KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG LOÃNG XƯƠNG Ở NAM GIỚI TẠI KHOA NỘI CƠ XƯƠNG KHỚP BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT Đinh Thị Việt*, Huỳnh Thị Huỳnh*, Nguyễn Trung Kiên* TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát tình trạng loãng xương ở nam giới điều trị nội trú tại khoa nội cơ xương khớp bệnh viện Thống Nhất. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, tiến cứu. Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA tại cổ xương đùi và cột sống thắt lưng. Kết quả: nghiên cứu trên 266 bệnh nhân nam giới điều trị nội trú tại khoa nội cơ xương khớp bệnh viện Thống Nhất từ tháng 3/2015 đến tháng 8/2016 nhận thấy: Loãng xương chiếm tỉ lệ 35,3%, thiếu xương 47,4%, bình thường 17,3%. Những người hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, ít vận động thể dục thể thao, tiền căn gãy xương có tỉ lệ loãng xương và thiếu xương cao hơn người có mật độ xương bình thường có ý nghĩa thống kê. Lạm dụng rượu...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình trạng loãng xương ở nam giới tại khoa nội cơ xương khớp Bệnh viện Thống Nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016 125 KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG LOÃNG XƯƠNG Ở NAM GIỚI TẠI KHOA NỘI CƠ XƯƠNG KHỚP BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT Đinh Thị Việt*, Huỳnh Thị Huỳnh*, Nguyễn Trung Kiên* TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát tình trạng loãng xương ở nam giới điều trị nội trú tại khoa nội cơ xương khớp bệnh viện Thống Nhất. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, tiến cứu. Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA tại cổ xương đùi và cột sống thắt lưng. Kết quả: nghiên cứu trên 266 bệnh nhân nam giới điều trị nội trú tại khoa nội cơ xương khớp bệnh viện Thống Nhất từ tháng 3/2015 đến tháng 8/2016 nhận thấy: Loãng xương chiếm tỉ lệ 35,3%, thiếu xương 47,4%, bình thường 17,3%. Những người hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, ít vận động thể dục thể thao, tiền căn gãy xương có tỉ lệ loãng xương và thiếu xương cao hơn người có mật độ xương bình thường có ý nghĩa thống kê. Lạm dụng rượu bia làm tăng khả năng mắc loãng xương gấp 2,907 lần người bình thường (P= 0,011), tiền căn gãy xương làm tăng khả năng mắc loãng xương gấp 3,290 lần người bình thường (P= 0,007). Trong các bệnh mạn tính đi kèm thì tăng huyết áp, bệnh khớp mạn, đái tháo đường chiếm tỉ lệ cao (63,5%- 52,6%- 21,1%). Tỉ lệ bệnh nhân bị loãng xương và thiếu xương cao hơn người bình thường ở nhóm có bệnh đi kèm là tăng huyết áp, đái tháo đường có ý nghĩa thống kê (P= 0,029- 0,002). Testosterone máu thấp chiếm tỉ lệ 28,6%, tuổi càng cao tỉ lệ testosterone máu thấp càng tăng, không tìm thấy mối liên hệ giữa testosterone máu thấp với mật độ xương. Từ khóa: loãng xương, testosterone ABSTRACT ASSESSMENT THE STATE OF OSTEOPOROSIS IN MALE INPATIENTS AT THỐNG NHẤT HOSPITAL, RHEUMATOLOGY DEPARTMENT Dinh Thi Viet, Huynh Thi Huynh, Nguyen Trung Kien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 6 - 2016: 125 - 131 Objectives: Assess the state of osteoporosis in male inpatients at Thống Nhất hospital, Rheumatology department. Method: descriptive, cross-sectional, prospective. Measuring bone mineral density by DEXA at the femoral neck or lumbar spine. Result: researched on 266 male inpatients in Rheumatology Department from March 2015 to August 2016. The prevalence of osteoporosis was 35.3%, osteopenia 47.4%, normal bone 17.3%. Smoking, alcohol abuse, less physical activity, history of fracture wa s associated with higher rate of osteoporosis and osteopenia, and this was statically significant. Alcohol abuse increased likelihood of developing osteoporosis 2.907 times than normal (P=0.011), history of fracture increased likelihood of developing osteoporosis 3.290 times than normal (P=0.007). Hypertension, chronic arthritis, diabetes had high percentage in accompanying chronic diseases (63.5%- 52.6%- 21.1% respectively). The percentage of patients with osteoporosis and osteopenia were higher than normal in group with comorbidities like hypertension, diabetes, and it was statically significant. Low blood testosterone was 28.6%, lower blood testosterone increased with older age. The association between low blood testosterone and bone *Khoa Nội Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Thống Nhất Tác giả liên lạc: Bs Nguyễn Trung Kiên ĐT: 38642142 Email: khth232@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016 126 mineral density was not statistically significant. Key word: osteoporosis, testosterone ĐẠI CƯƠNG Loãng xương là một trong các bệnh lý xương khớp thường gặp ở người cao tuổi. Khi tuổi thọ trung bình tăng lên thì sẽ tăng đối mặt với những vấn đề bệnh lý xương khớp trong đó loãng xương hay gặp với tỉ lệ cao. Xu hướng này không chỉ dành cho các quốc gia công nghiệp mà còn ảnh hưởng đến các nước đang phát triển. Ở Mỹ, loãng xương ảnh hưởng tới 24 triệu người, trong đó 10 triệu người đã bị loãng xương, 14 triệu người có khối lượng xương thấp, gợi ý gia tăng nguy cơ mắc bệnh ngày càng cao hơn. Loãng xương ảnh hưởng đến 1,5 triệu gãy xương mỗi năm, trong đó hơn 500.000 gãy xương cột sống, 300.000 gãy xương hông, 200.000 gãy xương cổ tay và 300.000 gãy xương ở các vị trí khác. Xấp xỉ 37.500 người chết mỗi năm sau các biến cố liên quan đến gãy xương do loãng xương. Loãng xương cũng dẫn đến việc cần 44 triệu bệnh nhân cần y tá chăm sóc tại nhà và 13,8 tỉ đô la chi phí chăm sóc sức khỏe thường niên vào năm 1995. Chi phí y tế trực tiếp liên quan đến gãy xương hông ở nam ước tính đến 5,4 tỉ đô la, ở nữ là 7,4 tỉ đô la(3). Ước tính có từ 6- 10 % nam giới trên 50 tuổi có biểu hiện loãng xương và có khoảng 1/5 nam giới trên 50 tuổi có khả năng bị gãy xương do loãng xương trong suốt thời gian còn lại của đời sống. So với nữ giới, nam giới có tuổi thọ thấp hơn, tỉ lệ nam giới chỉ bằng một nửa so với nữ giới cùng độ tuổi 65, tỉ lệ nam giới gãy xương hông xảy ra chỉ bằng 1/3 so với nữ giới nhưng tỉ lệ tử vong lại nhiều hơn sau khi đã gãy xương hông và 20% nam đã gãy xương hông sẽ có nguy cơ gãy xương hông còn lại tiếp theo. Gãy xương cột sống cũng thường gặp ở nam giới lớn tuổi nhưng tỉ lệ chỉ bằng khoảng một nửa so với nữ ở cùng độ tuổi 65 tuổi(4). Sự bảo tồn thớ cơ ở nam giới có thể giải thích nguy cơ gãy xương suốt đời thấp hơn. Loãng xương ở nam giới thường có nguyên nhân thứ phát mà thường gặp là lạm dụng rượu, lạm dụng corticosteroid, suy tuyến sinh dục. Có đến 40% loãng xương ở nam giới là không tìm được nguyên nhân và được coi là loãng xương nguyên phát. Ở nam giới mất cơ xương bắt đầu sớm, cùng với sự thay đổi yếu tố phát triển giống insulin-1 (the insulin-like growth factor 1, IGF-1) liên quan đến giảm testosterone sinh học. Testosterone là một hormon do tinh hoàn bài tiết, có tác dụng đồng hóa, phát triển khối cơ, đối với xương làm tăng tổng hợp khung protein của xương, phát triển và cốt hóa sụn liên hợp ở đầu xương dài, làm dày xương, tăng lắng đọng muối calci phosphate ở xương. Khi có tuổi, tất cả các cơ quan, hệ thống trong cơ thể dần suy giảm, testosterone là một chất nội tiết cũng giảm theo thời gian. Testosterone thấp có liên quan đến những thay đổi không mong muốn cho các thành phần cơ thể như gia tăng béo bụng, giảm khối cơ. Béo bụng lại làm gia tăng nguy cơ tim mạch và các vấn đề như chuyển hóa, đái tháo đường. Rượu làm giảm sự hình thành xương và cản trở khả năng hấp thu calci của cơ thể. Cortisol trong máu ức chế sự hình thành xương do giảm quá trình tăng sinh tế bào, giảm sinh tổng hợp RNA, protein, collagen của xương. Thuốc lá làm giảm quá trình tạo xương, giảm hấp thu calci và chuyển hóa VitD, làm giảm nồng độ VitD trong máu, làm bất hoạt estradiol tại gan, làm giảm hoạt tính của estrogen lên quá trình tạo xương. Nhiều nước trên thế giới đã có những nghiên cứu đánh giá loãng xương ở nam giới liên quan đến BMD, chỉ số sức cơ chi dưới và các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, lạm dụng rượu, lạm dụng corticosteroid, vận động thể lực. Tại Việt Nam các nghiên cứu về loãng xương ở nam giới đã được quan tâm, tuy nhiên mới chỉ tập trung ở một số đối tượng bệnh nhân mắc bệnh lý cơ xương khớp mạn tính hoặc chỉ nghiên cứu về các bệnh lý đi kèm ở người cao tuổi như tăng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016 127 huyết áp, đái tháo đường mà ít nhắc đến mối liên quan với testosterone. Mục tiêu nghiên cứu Tỉ lệ loãng xương ở nam giới. Mối liên quan giữa loãng xương với bệnh lý đi kèm và các yếu tố nguy cơ của loãng xương. Sự tương quan giữa testosterone, các yếu tố nguy cơ của loãng xương với loãng xương. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mô tả cắt ngang, tiến cứu. Tiêu chuẩn chọn bệnh Nam giới ≥ 40 tuổi điều trị nội trú tại khoa nội cơ xương khớp bệnh viện Thống Nhất từ tháng 3/2015 đến tháng 8/2016. Tiêu chuẩn loại trừ: BN không đồng ý tham gia nghiên cứu, BN có bệnh nặng nằm bất động lâu ngày, BN đã và đang dùng thuốc điều trị chống hủy xương hoặc đang dùng liệu pháp hormon thay thế testosterone. Thu thập số liệu Ghi nhận các đặc điểm lâm sàng của BN: Tuổi, chiều cao, cân nặng, BMI . Bệnh lý đi kèm: THA, ĐTĐ, bệnh thận mạn, bệnh phổi mạn, bệnh khớp mạn. Yếu tố nguy cơ: lạm dụng rượu, thuốc lá, lạm dụng corticoid, ít vận động thể lực. Lạm dụng rượu: uống trên 80g rượu/ngày Số gram rượu = V(ml)*40*0,8 Trong đó: Độ rượu trắng của nước ta tương đương độ rượu Whisky. 10g rượu tương đương 30 ml Whisky = 100ml rượu vang = 200ml bia. Đang hút thuốc lá: Đã hút > 100 điếu trong đời và trong một năm nay có hút thuốc mỗi ngày hoặc thỉnh thoảng . Sử dụng corticoid kéo dài: uống prednisolone ≥ 5mg mỗi ngày hoặc liều tương đương kéo dài ≥ 3 tháng. Ít vận động thể lực: khi vận động thể chất nhẹ nhàng không đủ 30 phút* 5 ngày/tuần hoặc vận động thể lực mạnh 20 phút* 3 lần/tuần. Đo mật độ xương bằng phương pháp hấp thu tia X năng lượng kép (DEXA) tại cột sống thắt lưng hoặc cổ xương đùi. Theo tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1994: Bình thường: T- score > -1 SD Thiếu xương: T-score từ -1 đến -2,5 SD Loãng xương: T- score < -2,5 SD Loãng xương nặng: Loãng xương kèm tiền sử hoặc hiện tại có gãy xương. Xét nghiệm testosterone và calci trong máu vào sáng sớm lúc nhịn đói. Kết quả là bình thường khi testosterone 3-10ng/ml, calci toàn phần máu 2,15-2,6mmol/l. Xử lý và phân tích số liệu Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 Các biến định lượng được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn. Các biến định tính được trình bày dưới dạng %. Dùng phép kiểm chi bình phương cho biến số định tính, phép kiểm T- test cho biến định lượng, hồi qui nhị phân cho mối tương quan giữa các biến liên tục, tính OR để đánh giá khả năng mắc loãng xương ở nam giới với các yếu tố nguy cơ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi P < 0,05 KẾT QUẢ Đặc điểm mẫu nghiên cứu Tổng số BN: 266 Phân bố BN theo nhóm tuổi Bảng 1: Phân bố tuổi Tuổi N % 40 - 49 15 5,6% 50 - 59 41 15,4% 60 - 69 58 21,8% 70 - 79 73 27,4% 80 - 89 73 27,4% ≥ 90 6 2,3% Tổng cộng 266 100% Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016 128 BMI BMI trung bình 22,62 ± 2,78, thấp nhất 14, cao nhất 32. Bảng 2: BMI Chỉ số BMI N % Gầy <18,5 20 7,5% Bình thường 18,5-25 206 77,4% Thừa cân- béo phì >25 40 15,1% Tổng cộng 266 100% Bảng 3: Tỉ lệ loãng xương: N % Bình thường 46 17,3% Thiếu xương 126 47,4% Loãng xương 94 35,3% Tổng cộng 266 100% Bảng 4: Yếu tố nguy cơ của loãng xương: N % Hút thuốc lá 45 16,9% Lạm dụng rượu bia 22 8,3% Sử dụng Corticoid kéo dài 15 5,6% Ít vận động thể dục- thể thao 184 69,2% Tiền căn gãy xương 21 7,9% Bảng 5: Bệnh lý kèm theo N % Tăng huyết áp 169 63,5% Đái tháo đường 56 21,1% Bệnh thận mạn 23 8,6% Bệnh phổi mạn 27 10,2% Bệnh khớp mạn 140 52,6% Bảng 6: Chỉ số sinh hóa máu Nồng độ Bình thường Thấp N % N % Testosterone 190 71,4% 76 28,6% Calci máu 159 59,8% 107 40,2% Bảng 7: Thay đổi testosterone theo nhóm tuổi: Tuổi Testosterone máu thấp Testosterone máu bình thường P N % N % 40 - 49 3 1,1% 12 4,5% 0,007 50 - 59 7 2,6% 34 12,8% 60 - 69 18 6,8% 40 15,0% 70 - 79 21 7,9% 52 19,5% 80 - 89 24 9,0% 49 18,4% ≥ 90 3 1,1% 3 1,1% Tổng 76 28,6% 190 71,4% Mối liên quan giữa loãng xương với các bệnh lý đi kèm và các yếu tố nguy cơ ở nam giới Bảng 8: Mối liên quan giữa loãng xương với tuổi: Tuổi Bình thường Thiếu xương Loãng xương P N % N % N % 40-49 2 0,8% 4 1,5% 9 3,4% 0,016 50-59 7 2,6% 24 9,0% 10 3,8% 60-69 16 6,0% 27 10,2% 15 5,6% 70-79 10 3,8% 37 13,9% 26 9,8% 80-89 9 3,4% 32 12% 32 12,0% ≥90 2 0,8% 2 0,8% 2 0,8% Tổng 46 17,3% 126 47,4% 94 35,3% Bảng 9: Mối liên quan giữa loãng xương với BMI: BMI Bình thường Thiếu xương Loãng xương P N % N % N % Gầy 1 0,4% 8 3,0% 11 4,1% 0,000 Bình thường 33 12,4% 96 36,1% 77 28,9% Thừa cân- béo phì 12 4,5% 22 8,3% 6 2,3% Tổng cộng 46 17,3% 126 47,4% 94 35,3% Bảng 10: Mối liên quan giữa loãng xương với các yếu tố nguy cơ của loãng xương: Bình thường Thiếu xương Loãng xương P N % N % N % Hút thuốc lá 2 0,8% 23 8,6% 20 7,5% 0,006 Lạm dụng rượu bia 2 0,8% 7 2,6% 13 4,9% 0,010 Sử dụng corticoid kéo dài 2 0,8% 6 2,3% 7 2,6% 0,106 Ít vận động thể dục- thể thao 27 10,2% 85 32,0% 72 27,1% 0,006 Tiền căn gãy xương 0 0% 8 3,0% 13 4,9% 0,001 Bảng 11: Mối liên quan giữa loãng xương với các chỉ số sinh hóa máu Bình thường Thiếu xương Loãng xương P N % N % N % Testosterone máu thấp 16 6,0% 35 13,2% 25 9,4% 0,051 Calci máu thấp 14 5,3% 53 19,9% 40 15,0% 0,035 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016 129 Bảng 12: Mối liên quan giữa loãng xương với các bệnh lý kèm theo Bình thường Thiếu xương Loãng xương P N % N % N % Tăng huyết áp 35 13,2% 76 28,6% 58 21,8 % 0,029 Đái tháo đường 16 6,0% 27 10,2% 13 4,9% 0,002 Bệnh thận mạn 3 1,1% 10 3,8% 10 3,8% 0,085 Bệnh phổi mạn 3 1,1% 14 5,3% 10 3,8% 0,096 Bệnh khớp mạn 28 10,5% 63 23,7% 49 18,4 % 0,053 Bảng 13: Sự tương quan giữa testosterone, các yếu tố nguy cơ của loãng xương với loãng xương OR 95%Cl P Hút thuốc lá 1,589 0,829-3,047 0,051 Lạm dụng rượu bia 2,907 1,193-7,083 0,011 Sử dụng corticoid kéo dài 1,649 0,579-4,700 0,136 Ít vận động thể dục thể thao 1,753 0,990-3,104 0,017 Tiền căn gãy xương 3,290 1,311-8,256 0,007 Testosterone máu thấp 0,860 0,490-1,509 0,099 Calci máu thấp 1,161 0,696-1,935 0,088 BÀN LUẬN Trong tổng số 266 bệnh nhân tham gia nghiên cứu thì nhóm tuổi 50-89 chiếm tỉ lệ nhiều nhất (97,6%), đây cũng là nhóm tuổi hay gặp ở bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Thống Nhất. Loãng xương chiếm tỉ lệ 35,3%, thiếu xương 47,4%, bình thường 17,3%, tỉ lệ này cũng tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Thủy tại bệnh viện Trưng Vương (43,6%-32,22%- 14,69%)(7). Nhóm tuổi có tỉ lệ loãng xương cao là 50-59 (3,8%), 60-69 (5,6%), 70-79 (9,8%), 80-89 (12%), tuổi càng cao thì tỉ lệ loãng xương càng tăng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P=0,016). Điều đáng chú ý là tỉ lệ thiếu xương chiếm 47,4%, con số này cao hơn hẳn số BN đã được chẩn đoán loãng xương, điều này dự báo số người cần được quan tâm nhiều hơn để dự phòng với vấn đề loãng xương trong tương lai. Chỉ số BMI ở nam giới đa số trong giới hạn bình thường chiếm 206 trường hợp (77,4%), theo Huỳnh Văn Khoa, khi thực hiện nghiên cứu trên các bệnh nhân nam giới có bệnh lý cơ xương khớp thì chỉ số BMI cũng đa số ở trong giới hạn bình thường (84,52%)(2). Trong số các BN loãng xương thì tỉ lệ BN có BMI bình thường cũng cao hơn rõ rệt nhóm BMI gầy và thừa cân (28,9%- 4,1%-2,3%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P=0,000). Khác với nữ giới, đối tượng có tỉ lệ loãng xương cao hơn ở người có BMI thấp, điều này nhắc nhở chúng ta ở nam giới dù có BMI bình thường vẫn có nguy cơ cao bị loãng xương và cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề loãng xương ở những đối tượng này. Các yếu tố nguy cơ của loãng xương ở nam giới gồm hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, sử dụng corticoid kéo dài, ít vận động thể dục thể thao, tiền căn gãy xương. Trong đó ít vận động thể dục thể thao và hút thuốc lá chiếm tỉ lệ cao (69,2%-16,9). Trong số những người có các yếu tố nguy cơ kèm theo này thì tỉ lệ loãng xương và thiếu xương đều cao hơn người có mật độ xương bình thường, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, duy chỉ có những người sử dụng corticoid kéo dài thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P=0,106). Như vậy những người hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, ít vận động thể dục thể thao, tiền căn gãy xương có tỷ lệ loãng xương và thiếu xương cao hơn người bình thường có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cũng tương tự so với các nghiên cứu thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện nhân dân Gia Định, bệnh viện Trưng Vương(2,7,8). Tuy nhiên khi xác định mối liên hệ giữa các yếu tố nguy cơ này với loãng xương thì chỉ có yếu tố nguy cơ lạm dụng rượu bia và tiền căn gãy xương có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê. Cụ thể lạm dụng rượu bia có nguy cơ làm tăng tỉ lệ loãng xương cao gấp 2,907 lần người bình thường (OR=2,907; KTC 1,193-7,083; P=0,011), tiền căn gãy xương có nguy cơ làm tăng tỉ lệ loãng xương cao gấp 3,290 người bình thường (OR=3,290; KTC 1,311-8,256; P=0,007). Các bệnh mạn tính hay đi kèm với loãng xương ở nam giới là tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mạn, bệnh phổi mạn, bệnh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016 130 khớp mạn. Trong đó tăng huyết áp, bệnh khớp mạn và đái tháo đường chiếm tỉ lệ nhiều hơn (63,5%-52,6%-21,1%). Tỉ lệ người bị loãng xương và thiếu xương đều cao hơn người có mật độ xương bình thường ở tất cả các nhóm bệnh lý đi kèm, nhưng chỉ có nhóm tăng huyết áp, đái tháo đường là có ý nghĩa thống kê (P=0,029-0,00). Tuy nhiên khi tìm mối liên quan giữa các bệnh lý này với mật độ xương thì không thấy mối liên hệ. Về chỉ số sinh hóa máu: Ở nam giới sau 30 tuổi thì nồng độ testosterone giảm dần mỗi năm, điều này xảy ra một cách tự nhiên(1). Trong nghiên cứu của chúng tôi, testosterone máu thấp chiếm tỉ lệ 28,6%, tuổi càng cao thì tỉ lệ testosterone máu thấp càng tăng (1,1%-2,6% - 6,8%-7,9%-9,0%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P=0,007). Nhóm testosterone máu thấp thì tỉ lệ loãng xương và thiếu xương cao hơn nhóm có testosterone máu bình thường (9,4%-13,2%- 6,0%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P=0,051). Hormon giới tính gồm estrogen và testosterone đều tồn tại ở cả 2 giới tuy hàm lượng có khác nhau, chúng đều quan trong trong việc duy trì và phát triển khối lượng xương. Estrogen làm giảm hoạt động và số lượng tế bào hủy xương, khi nồng độ estrogen tăng làm gia tăng tân sinh tế bào tạo xương và giảm đáp ứng của tế bào tạo xương với PTH. Estrogen còn làm tăng sản xuất yếu tố tăng trưởng II giống insulin của tế bào tạo xương và có thể điều hòa trực tiếp việc sản xuất các enzyme tiêu hủy của tế bào hủy xương. Sự thiếu hụt estrogen tạo điều kiện cho IL-6 kích thích tế bào hủy xương và làm mất cân bằng RANKL- OPG. Estrogen tăng lượng OPG trong máu dẫn đến làm giảm tác dụng của RANKL do ngăn chúng tiếp cận tế bào hủy xương. Estrogen làm tăng hoạt động tế bào tạo xương, tăng lắng đọng calci- phosphate ở xương và kích thích đầu xương gắn vào thân xương. Ở nữ mối liên quan giữa estrogen và mật độ xương rất rõ ràng, nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ mãn kinh suy giảm nồng độ estrogen làm tăng tỷ lệ loãng xương. Ở nam giới càng nhiều tuổi, nồng độ testosterone càng giảm theo thời gian, tuy nhiên ảnh hưởng tới mật độ xương không rõ ràng như estrogen. Trong nghiên cứu của chúng tôi, mối liên hệ giữa testosterone máu thấp và loãng xương ở nam giới không có ý nghĩa thống kê (OR=0,860; KTC 0,490-1,509; P=0,099), kết quả này cũng tương tự như kết quả của Huỳnh Văn Khoa, đó là ở bệnh nhân nam có bệnh lý cơ xương khớp, suy giảm nồng độ hormone testosterone có tỉ lệ khá cao (48,8%), nhưng mối tương quan giữa suy giảm nồng độ testosterone với giảm mật độ xương không thấy có ý nghĩa thống kê(2). Theo Arq Bras, ở nam giới trên 50 tuổi, testosterone toàn phần thấp cũng không chỉ ra nguy cơ loãng xương ở nam giới trên 50 tuổi Nhóm calci máu thấp thì tỉ lệ loãng xương và thiếu xương cao hơn nhóm có calci máu bình thường (15%-19,9%-5,3%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P=0,035). Theo Lê Thanh Toàn khi thực hiện nghiên cứu ở đối tượng BN bị Đái tháo đường thì nhóm calci máu thấp có tỉ lệ loãng xương cao hơn nhóm calci máu bình thường(5). Điều này cũng phù hợp với y văn vì calci là thành phần khoáng tham gia tạo xương, khi calci máu giảm dẫn tới tuyến cận giáp tăng hoạt động, làm tăng huy động calci từ xương ra ngoại vi để duy trì nồng độ calci máu, dẫn đến calci trong khung xương giảm, cuối cùng là làm giảm mật độ chất khoáng xương(1). Tuy nhiên khi phân tích hồi qui để tìm mối liên hệ giữa calci máu thấp và loãng xương thì thấy không có ý nghĩa thống kê (OR=1,161; KTC 0,696-1,935; P=0,088). KẾT LUẬN Trong số 266 bệnh nhân nam giới tham gia nghiên cứu tại khoa nội cơ xương khớp bệnh viện Thống Nhất thì loãng xương chiếm tỉ lệ 35,3%, thiếu xương 47,4%, bình thường 17,3%. Tuổi càng cao thì tỷ lệ loãng xương càng tăng (P=0,016). Các BN được chẩn đoán loãng xương thì tỉ lệ BN có BMI bình thường cao hơn nhóm có BMI gầy và thừa cân (P=0,00). Tỉ lệ loãng xương và thiếu xương cao ở những người hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, ít Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016 131 vận động thể dục thể thao, tiền căn gãy xương. Lạm dụng rượu bia làm tăng khả năng mắc loãng xương gấp 2,907 lần người bình thường (P=0,011), tiền căn gãy xương làm tăng khả năng mắc loãng xương gấp 3,290 lần người bình thường (P=0,007). Trong các bệnh mạn tính đi kèm thì tăng huyết áp, bệnh khớp mạn và đái tháo đường chiếm tỉ lệ cao (63,5%- 52,6%- 21,1%). Tỉ lệ bệnh nhân bị loãng xương và thiếu xương cao hơn người có mật độ xương bình thường ở nhóm có bệnh đi kèm là tăng huyết áp, đái tháo đường có ý nghĩa thống kê (P=0,029- 0,002). Testosterone máu thấp chiếm tỉ lệ 28,6%, tuổi càng cao thì tỉ lệ testosterone máu thấp càng tăng. Nhóm có testosterone máu thấp thì tỉ lệ loãng xương và thiếu xương cao hơn người có mật độ xương bình thường, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P=0,051), không tìm thấy mối liên hệ giữa testosterone máu thấp với mật độ xương. Calci máu thấp chiếm tỉ lệ 40,2%, trong nhóm calci máu thấp thì tỉ lệ loãng xương và thiếu xương cao hơn nhóm có mật độ xương bình thường có ý nghĩa thống kê (P=0,035). Không tìm thấy mối liên hệ giữa calci máu thấp với loãng xương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ môn sinh lý học trường đại học Y Hà Nội (2001), Sinh lý học tập II, Nhà xuất bản y học. tr 119- 134. 2. Huỳnh Văn Khoa (2013), “Đánh giá tình trạng loãng xương, mối tương quan giữa mật độ xương và hormone giới tính ở bệnh nhân nam ≥ 50 tuổi tại khoa nội cơ xương khớp bệnh viện Chợ Rẫy”. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 17(1), tr 170- 174. 3. Iqbal MM (2000), “Osteoporosis: Epidemiology, Diagnosis, and Treatment”, South Med J, 93(1), p 231 - 240. 4. Kelly JJ, Moses AM (2005), “Osteoporosis in men: the role of testosterone and other sex- relate factors”, Curr Opin Endocrinol Dialetes; 12 ( 6 ) p 425- 458. 5. Lê Thanh Toàn (2012), “Nghiên cứu mật độ xương bằng phương pháp DEXA ở bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện Chợ Rẫy”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 16(1), tr 348- 353 6. Nguyễn Thị Hoài Châu (2005), “Khảo sát mật độ xương và tìm hiểu những yếu tố liên quan đến mật độ xương của những người đàn ông sức khỏe bình thường 50 tuổi trở lên ở TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 9(1), tr 34- 37. 7. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2004), “Khảo sát mật độ khoáng xương ở những người 30 tuổi trở lên đến khám tại khoa điều trị đau bệnh viện cấp cứu Trưng Vương”. Kỷ yếu Hội nghị khoa học kỹ thuật bệnh viện cấp cứu Trưng Vươn, tr 43- 54. 8. Trần Thị Uyên Linh (2012), “Tỉ lệ loãng xương và các yếu tố nguy cơ trên phụ nữ mãn kinh và nam giới ≥ 50 tuổi điều trị tại khoa lão bệnh viện Nhân dân Gia Định”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 16(1), tr 271- 277. Ngày nhận bài báo: 08/09/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/09/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/11/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_tinh_trang_loang_xuong_o_nam_gioi_tai_khoa_noi_co_x.pdf
Tài liệu liên quan