Khảo sát tình trạng kiểm soát đau trên bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại khoa lão – Bệnh viện Nhân Dân Gia Định

Tài liệu Khảo sát tình trạng kiểm soát đau trên bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại khoa lão – Bệnh viện Nhân Dân Gia Định: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Thần kinh 243 KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG KIỂM SOÁT ĐAU TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA LÃO – BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH Lê Thị Thuỳ Phương*, Thân Hà Ngọc Thể*, Nguyễn Văn Trí* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đau là vấn đề sức khỏe phổ biến trên người cao tuổi nhưng thường bị bỏ qua, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Mục tiêu: Khảo sát tình trạng kiểm soát đau trên bệnh nhân cao tuổi (BNCT) điều trị nội trú tại khoa Lão – bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 10/2015 đến tháng 4/2016. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tại 2 thời điểm. 349 BN được phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi ”Thang đánh giá đau vắn tắt”, sau đó những BN có tình trạng đau sẽ được phỏng vấn lại sau 7 ngày với cùng bộ câu hỏi, và cuối cùng thu thập các thông tin liên quan từ hồ sơ bệnh án của tất cả các BN. Kết quả: 71% BNCT có tình trạng đau được điều trị giảm đau hiệu quả (giảm đau 50% so với ban...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình trạng kiểm soát đau trên bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại khoa lão – Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Thần kinh 243 KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG KIỂM SOÁT ĐAU TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA LÃO – BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH Lê Thị Thuỳ Phương*, Thân Hà Ngọc Thể*, Nguyễn Văn Trí* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đau là vấn đề sức khỏe phổ biến trên người cao tuổi nhưng thường bị bỏ qua, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Mục tiêu: Khảo sát tình trạng kiểm soát đau trên bệnh nhân cao tuổi (BNCT) điều trị nội trú tại khoa Lão – bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 10/2015 đến tháng 4/2016. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tại 2 thời điểm. 349 BN được phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi ”Thang đánh giá đau vắn tắt”, sau đó những BN có tình trạng đau sẽ được phỏng vấn lại sau 7 ngày với cùng bộ câu hỏi, và cuối cùng thu thập các thông tin liên quan từ hồ sơ bệnh án của tất cả các BN. Kết quả: 71% BNCT có tình trạng đau được điều trị giảm đau hiệu quả (giảm đau 50% so với ban đầu). Tỷ lệ giảm đau hiệu quả thấp hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm BN nữ (p < 0,05) và nhóm BN có các bệnh lí cơ xương khớp, thần kinh ngoại biên (p < 0,01). Có tới 13.1% BN bị bỏ sót tình trạng đau, chỉ 12,5% được điều trị liệu pháp giảm đau không dùng thuốc và 80,4% được điều trị bằng thuốc với chủ yếu là các nhóm Acetaminophen (53%), Opioid yếu (28%), dãn cơ (25,6%), kháng viêm không Steroid (21,4%). Đáng lưu ý, chỉ định thuốc giảm đau chưa phù hợp với mức độ đau của BN, và không có BN nào được dùng Opioid mạnh. Đồng thời, chúng tôi ghi nhận điều trị giảm đau hiệu quả làm giảm rõ rệt tình trạng trở ngại do đau trên các hoạt động hàng ngày ( > 0,8; p < 0,001). Kết luận: BNCT điều trị nội trú đang phải đối mặt với tình trạng đánh giá đau chưa đúng mức và kiểm soát đau kém gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị cũng như chất lượng cuộc sống. Kết quả của nghiên cứu này nhằm đóng góp vào nỗ lực cải thiện chất lượng điều trị trên BNCT. Từ khoá: đau, trở ngại do đau, kiểm soát đau, bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú ABSTRACT ASSESSING THE EFFICACY OF PAIN MANAGEMENT FOR HOSPITALIZED ELDERLY PATIENTS IN GERIATRIC DEPARTMENT OF NHAN DAN GIA DINH HOSPITAL Le Thi Thuy Phuong, Than Ha Ngoc The, Nguyen Van Tri * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 2 - 2017: 243 - 250 Backgrounds: Pain is the most common problem among elderly adult. However, inadequate pain management is still prevalent among older adults, negatively impacting their quality of life Objectives: To assess the efficacy of pain management for hospitalized elderly patient in Geriatric department of Gia Dinh hospital from 10/2015 to 4/2016. Methods: Cross-sectional study attwo time points. 349 of eligible hospitalized elderly patients were assessed for pain by using the Vietnamese version of Brief Pain Inventory short form. Patients who experienced pain were then re-assessed again after 7 days by using the same measurement tool. Besides, data on demographic factors, * Bộ Môn Lão Khoa , Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS Lê Thị Thuỳ Phương ĐT: 0948046833 Email: thuyphuong833@gmail.com. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 244 clinical characteristics and medication use were collected from medical records during the last 7 days. Results: 71% of hospitalized elderly patients with pain reported therapeutic efficacy (cut off as 50% of pain reduction). The effectiveness of pain management was significantly lower in female and in patients with musculo- skeletal disease or peripheral neuropathy. Notably, 13.1% of patients were not assessed for pain by doctor, and only 80.4% of those with pain had any type of treatment. Furthermore, a large portion of patients were treated only by using Acetaminophen (53%), weak opioids (28%), muscle relaxants (25.6%) or non-steroid anti- inflammatory drug (21.4%), which were not suitable with pain intensity. The use of strong opioid was not recorded. Furthermore, effective pain management was found to significantly reduce the pain-related interference on daily activities (p < 0.001). Conclusions: Results of this study produced evidence to advocate for an effective strategy to assess and manage pain in elderly patients. We recommend that hospital administrators should review current strategies to enhance pain management practice. Keywords: pain, pain interference, pain management, hospitalized elderly patient ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh nhân cao tuổi (BNCT) chiếm trên 40% tổng số bệnh nhân (BN) nhập viện, trong đó đau là triệu chứng thường gặp nhất gây ảnh hưởng đến cuộc sống của 45,8% - 77,7%(1,6,7,9,11) số BNCT điều trị nội trú và hơn 80% người cao tuổi (NCT) sống trong các viện dưỡng lão(9). Phần lớn BNCT có tình trạng đau với mức độ đau từ trung bình đến nặng nhưng lại được kiểm soát đau rất kém, không được đánh giá đúng mức và điều trị thoả đáng. Cho đến nay, các nghiên cứu về đau cho thấy 2/3 BN nhập viện phải đối diện với vấn đề không kiểm soát đau(8); 66% BNCT trong viện dưỡng lão có đau mạn tính nhưng có tới 34% trường hợp không được bác sĩ điều trị nhận ra(19); tổ chức Nghiên cứu đau quốc tế IASP cho biết 45,8% BNCT nhập viện có tình trạng đau nhưng có tới 12,9% than phiền đau không được kiểm soát(9). Kiểm soát đau trong ung thư ở NCT cũng ko phải là trường hợp ngoại lệ với khoảng 25 - 40% BN ung thư có đau hàng ngày, trong đó 21% BN ở độ tuổi 65 - 74 tuổi, 26% BN từ 75 - 84 tuổi không được nhận thuốc giảm đau và 30% trên 84 không được điều trị bất cứ phương pháp giảm đau nào(10); gần ¼ BNCT phải chịu đựng đau đớn hàng ngày mà không được dùng bất kì thuốc giảm đau nào(9). Tương tự trong thực hành lâm sàng, các vấn đề liên quan đến đau cũng chưa được tập trung nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt là đối tượng NCT(9). Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mong muốn đóng góp dữ liệu khái quát về thực trạng kiểm soát đau ở BNCT điều trị nội trú cho y văn, đồng thời là cơ sở đề xuất những kiến nghị có giá trị cho thực hành lâm sàng trong nỗ lực cải thiện chất lượng điều trị nhằm nâng cao sự hài lòng và chất lượng cuộc sống của NCT. Nghiên cứu được tiến hành với các mục tiêu sau: Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát tình trạng kiểm soát đau trên đối tượng BNCT điều trị nội trú tại khoa Lão - bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ 10/2015 đến 4/2016 qua các mục tiêu: Xác định tỷ lệ BN giảm đau hiệu quả, và một số yếu tố liên quan. Khảo sát tình hình điều trị giảm đau. Khảo sát vai trò của giảm đau hiệu quả với giảm trở ngại do đau trên các hoạt động hàng ngày (HĐHN). ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả tại 2 thời điểm: BN vừa nhập khoa và sau nhập khoa 7 ngày hoặc thời điểm xuất viện nếu thời gian nằm viện < 7 ngày. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Thần kinh 245 Địa điểm nghiên cứu Khoa Lão – bệnh viện Nhân Dân Gia Định TP Hồ Chí Minh. Đối tượng nghiên cứu Cỡ mẫu Công thức chọn mẫu: Với Z = 1,96; d = 0,05 p = 0,673 theo nghiên cứu(7) Ta được: n 338. Tiêu chuẩn nhận vào BN trên 60 tuổi và đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Mê sảng hay sa sút trí tuệ mức độ trung bình trở lên dựa trên chẩn đoán của bác sĩ điều trị hoặc tiền căn. Những BN cần hoặc đang được điều trị tại đơn vị chăm sóc tích cực, hay các BN có bệnh lí cần được điều trị ngoại khoa cấp cứu. Đã từng nhận vào các nghiên cứu liên quan đau trước kia. BN không thể trả lời những câu hỏi. Phương pháp tiến hành Hình thức thu thập số liệu Thực hiện phỏng vấn trực tiếp và thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án. Công cụ Bộ câu hỏi Thang đánh giá đau vắn tắt - Brief Pain Inventory short form (BPIsfvn) của tác giả Charles S. Cleeland(4). Đây là công cụ đánh giá đau được dùng rộng rãi trên toàn thế giới, có tính giá trị cao và độ tin cậy tốt(3,4); dễ hiểu, áp dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi, trong đó bao gồm cả người cao tuổi(9,18), kể cả người suy giảm nhận thức mức độ nhẹ(17) và được dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó có tiếng Việt(5). Bộ câu hỏi được sử dụng với sự cho phép của Trung tâm Ung Thư Anderson, Đại học Texas, Hoa Kỳ và tác giả Charles S. Cleeland. Quy trình thực hiện Tất cả BN thoả tiêu chuẩn chọn mẫu sẽ được tiến hành phỏng vấn bằng bộ câu hỏi Thang đánh giá đau vắn tắt tại thời điểm nhập khoa. Những BN có tình trạng đau sẽ tiếp tục được theo dõi và đánh giá lại vào thời điểm 7 ngày sau nhập khoa hoặc thời điểm xuất viện nếu thời gian nằm viện nhỏ hơn 7 ngày. Sau đó sẽ tiến hành thu thập các thông tin liên quan nhân khẩu học, đặc điểm bệnh lí, tình trạng đau và các phương pháp điều trị giảm đau từ hồ sơ bệnh án. Phân tích số liệu Số liệu được quản lý và phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS 22.0. KẾT QUẢ Tổng số BN được khảo sát trong nghiên cứu của chúng tôi là 349 BN. Sau thời gian theo dõi, có 169 BN có đau được phỏng vấn lại lần 2 và ghi nhận đầy đủ các thông tin từ hồ sơ bệnh án. Do đó, các phân tích dưới đây được thực hiện trên dân số 169 BN. Đặc điểm nhân trắc học được thể hiện trong bảng 1. Bảng 1: Đặc điểm nhân trắc học (n = 169) Đặc điểm Tỷ lệ (%) Giới Nam 24,9 Nữ 75,1 Tuổi trung bình 77,41 7,98 (tuổi) Nhóm tuổi 60 – 69 16,0 70 – 79 45,0 80 39,1 Nơi sống Thành phố/thị xã 88,2 Thị trấn/huyện 1,2 Xã/ấp 10,7 Nghề nghiệp Công nhân viên 23,7 Lao động chân tay 35,5 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 246 Đặc điểm Tỷ lệ (%) Buôn bán 13,0 Khác 27,8 Học vấn Mù chữ 9,5 Tiểu học 49,7 Trung học cơ sở 21,3 Trung học phổ thông 14,8 Cao đẳng/đại học 4,7 Tình trạng hôn nhân Goá 56,8 Ly dị 3,0 Đang kết hôn 37,9 Độc thân 2,4 Tình trạng gia đình Sống với người thân Sống một mình 95,9 3,6 Bảng2: Đặc điểm bệnh lí (n = 169) Đặc điểm Tỷ lệ (%) Ngoại khoa 35,5 Chấn thương 15,4 Tim mạch 82,4 Hô Hấp 27,5 Thần kinh 35,2 Tiêu hoá 65,8 Cơ xương khớp 68,0 Thận tiết niệu 27,8 Nội tiết 31,4 Huyết học 10,7 Tai mũi họng 1,2 Mắt 2,4 Sản phụ khoa 3,0 Ung thư 6,5 Tỷ lệ bệnh nhân giảm đau hiệu quả Trong 169 BN được đánh giá đau lần 2, đầu tiên chúng tôi tiến hành so sánh sự thay đổi cường độ đau ở lần 2 so với lần 1 và chia các BN này thành 3 nhóm: giảm, tăng và không đổi. Sau đó, chúng tôi kiểm định sự khác biệt giữa 2 lần đánh giá bằng Wilcoxon Signed Ranks, kết quả được trình bày trong bảng 3. Kế đến, chúng tôi đánh giá hiệu quả giảm đau dựa trên phần trăm giảm đau của BN, với định nghĩa BN được giảm đau hiệu quả là BN có phần trăm giảm đau 50% so với ban đầu(2,12,13,14,15,16). Trong đó, phần trăm giảm đau (%) trong một biến số được tính theo công thức: Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành thống kê mức độ giảm đau (tính bằng % giảm đau so với lúc nhập viện, nhận giá trị từ 0% - 100%) do BN tự ghi nhận trong bộ câu hỏi phỏng vấn BPI sfvn. Bảng 3: Sự thay đổi cường độ đau giữa 2 lần đánh giá (n = 169) Tỷ lệ BN (%) Kiểm Wilcoxon signed ranks Khía cạnh đau Giảm Tăng Không đổi p < 0,0001 Đau tệ nhất 81,7 7,1 11,2 Đau nhẹ nhất 53,3 10,1 36,7 Đau vừa phải 74 7,1 18,9 Đau hiện tại 59,2 11,8 29 Tổng cường độ đau 87 8,9 4,1 Kết quả phân tích được trình bày trong biểu đồ 1 dưới đây: Biểu đồ 1: Tỷ lệ BN giảm đau hiệu quả (n = 169). Một số yếu tố liên quan tỷ lệ giảm đau hiệu quả Chúng tôi khảo sát sự ảnh hưởng của các yếu tố nhân trắc học và bệnh lí lên hiệu quả giảm đau của BN thông qua so sánh tỷ lệ BN giảm đau hiệu quả giữa các phân nhóm. Biểu đồ 2: Ảnh hưởng của các bệnh lí trên tỷ lệ giảm đau hiệu quả (phép kiểm χ2) (n = 169). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Thần kinh 247 Kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa 2 giới (p = 0,027; χ2) với tỷ lệ giảm đau hiệu quả ở nữ là 61,4% và nam là 71,4%. Tuy nhiên không ghi nhận sự khác biệt về tỷ lệ BN giảm đau hiệu quả giữa các nhóm tuổi, nơi sống, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân và tình trạng gia đình (tất cả p > 0,5; χ2). Bên cạnh đó, khi so sánh tỷ lệ giảm đau hiệu quả giữa các nhóm BN có và không có các bệnh lí, kết quả cho thấy nhóm BN có bệnh lí cơ xương khớp và thần kinh ngoại biên có tỷ lệ giảm đau thấp hơn hẳn so với nhóm không có bệnh (biểu đồ 2). Tình hình điều trị giảm đau Tỷ lệ BN được bác sĩ ghi nhận tình trạng đau Biểu đồ 3: Tỷ lệ BN được bác sĩ ghi nhận đau (n = 169). Chúng tôi ghi nhận có 86,9 % số BN có tình trạng đau được bác sĩ ghi nhận có đau trong 24 giờ trước nhập viện hoặc trong thời gian nằm viện. Các liệu pháp điều trị giảm đau được dùng Biểu đồ 4: Các liệu pháp điều trị giảm đau (n = 169) Biểu đồ 5:Các nhóm thuốc giảm đau chính(n = 169) Biểu đồ 6. Các liệu pháp giảm đau không dùng thuốc (n = 169). Bảng 4: Các liệu pháp điều trị giảm đau trong nhóm BN có cường độ đau 7/10 (n = 107) Liệu pháp điều trị Tỷ lệ (%) Không dùng thuốc 15,1 Xâm lấn 1,9 Không xâm lấn 12,3 Hành vi 0,9 Chữa bệnh tự nhiên 0 Dùng thuốc 89.7 Acetaminophen 60,7 Tramadol 36,4 Morphin 0 NSAIDS 30,8 Corticoid 12,1 Hướng thần 14,0 Chống co giật 16,8 Chống co thắt 7,5 Dãn cơ 32,7 Biphosphonate 12,1 Dãn vành 2,8 Giảm đau tại chỗ 1,9 Khác 54,2 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 248 Số liệu về điều trị giảm đau được trình bày ở các biểu đồ dưới đây với các liệu pháp giảm đau được chia thành 2 nhóm: nhóm liệu pháp dùng thuốc giảm đau (gồm 13 nhóm chính) (biểu đồ 4, biểu đồ 5) và nhóm liệu pháp không dùng thuốc (liệu pháp xâm lấn như gây tê tuỷ sống, xạ trị; liệu pháp không xâm lấn như xoa bóp, vật lí trị liệu.; liệu pháp hành vi – nhận thức như tâm linh; đánh lạc hướng; liệu pháp chữa bệnh tự nhiên như thảo dược, tinh dầu) (biểu đồ 6). Vai trò của giảm đau hiệu quả với giảm trở ngại do đau trên các hoạt động hàng ngày Đầu tiên, chúng tôi khảo sát sự tương quan giữa phần trăm giảm đau và phần trăm giảm trở ngại bằng tương quan Spearman, với phần trăm giảm trở ngại được tính theo công thức: Biểu đồ 7. Vai trò của giảm đau hiệu quả với cải thiện trở ngại do đau. Kết quả phân tích cho thấy phần trăm giảm đau của khía cạnh đau tệ nhất, đau vừa phải, và tổng cường độ đau đều có sự tương quan thuận chặt chẽ với phần trăm giảm trở ngại, với hệ số tương quan lần lượt là 0,818; 0,856 và 0,849 (p < 0,0001). Kế tiếp, chúng tôi tiếp tục khảo sát việc giảm đau hiệu quả có liên quan như thế nào với việc cải thiện trở ngại do đau trên các HĐHN của NCT bằng cách so sánh tỷ lệ BN có giảm đau hiệu quả và không hiệu quả với các mức độ của trở ngại (mức độ nhẹ và nặng) ở lần đánh giá thứ 2. Kết quả cho thấy, trong nhóm BN có giảm đau hiệu quả thì số BN có trở ngại mức độ nặng chiếm tỷ lệ rất thấp và thấp hơn hẳn so với tỷ lệ này trong nhóm BN giảm đau không hiệu quả ở cả khía cạnh đau tệ nhất, đau vừa phải và tổng cường độ đau (p < 0,0001, χ2) (biểu đồ 7). BÀN LUẬN Tỷ lệ giảm đau hiệu quả và một số yếu tố liên quan Chúng tôi ghi nhận hầu hết BN có tình trạng đau đều có cường độ đau ở lần đánh giá thứ 2 thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với lần đầu (p < 0,0001), trong đó 2/3 số BN giảm đau hiệu quả (biểu đồ 1). Đồng thời, khi thống kê mức độ giảm đau do BN đánh giá thì cũng có tới 70% số BN đánh giá tình trạng đau giảm trên 50% so với lúc nhập viện, khá tương đồng với kết quả chúng tôi thu được qua so sánh giữa 2 lần đánh giá ở trên. Nhìn chung, công tác kiểm soát đau trên các BNCT điều trị nội trú tại khoa Lão là có hiệu quả, nhưng vẫn còn tỷ lệ không nhỏ 34,3% các BN chưa được điều trị giảm đau thoả đáng. Ghi nhận của chúng tôi khá phù hợp với số liệu của các nghiên cứu trên thế giới như nghiên cứu của tác giả Kaye và cộng sự với 34% BNCT trong viện dưỡng lão có đau mạn tính nhưng không được bác sĩ điều trị nhận ra(19); Nghiên cứu của tác giả Gianni và cộng sự (337 BNCT điều trị nội trú trong 8 bệnh viện Lão Khoa tại Ý) với 67,3% BN có đau nhưng chỉ 49% BN được điều trị, tuy vậy có đến 74,5% BN cho rằng các biện pháp điều trị đau không hiệu quả hay hiệu quả rất ít(7). Các số liệu trên đều nhấn mạnh thực trạng kiểm soát đau kém trên đối tượng BNCT gây ảnh hưởng lên hiệu quả điều trị bệnh, các hoạt động hàng ngày và chất lượng cuộc sống của BNCT điều trị nội trú. Bên cạnh đó, kết quả phân tích trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng có sự liên quan giữa tỷ lệ hiệu quả giảm đau với giới tính (p < 0,05) và các bệnh lí (p < 0,01). Các BN có các bệnh lí xương khớp và thần kinh ngoại biên có hiệu quả điều trị giảm đau kém, điều này có thể giải Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Thần kinh 249 thích do các bệnh lí này thường là tình trạng mạn tính và BN thường có tâm lí chịu đựng đau cho đến khi tình trạng bệnh quá nặng, có thể đã xảy ra biến chứng mới nhập viện; do đó việc điều trị giảm đau khó khăn, phức tạp hơn và muốn điều trị triệt để nguyên nhân thì cần thời gian dài. Qua đó nhấn mạnh với các bác sĩ thực hành lâm sàng cần lưu ý trong việc tầm soát, chẩn đoán và điều trị sớm, tích cực các bệnh cơ xương khớp, thần kinh ngoại biên trên NCT trong cộng đồng cũng như BNCT điều trị nội trú nhằm đạt được hiệu quả kiểm soát bệnh cũng như tình trạng đau tốt nhất, đồng thời ngăn ngừa bệnh diễn tiến sang giai đoạn mạn tính gây khó khăn rất lớn cho việc điều trị. Tình hình điều trị giảm đau Để phần nào lí giải được nguyên nhân dẫn tới thực trạng kiểm soát đau chưa thoả đáng như vừa được phân phân tích ở trên, chúng tôi tiến hành thống kê các phương pháp điều trị giảm đau đã được dùng trên các BN tham gia nghiên cứu thông qua các dữ liệu thu thập được từ hồ sơ bệnh án. Kết quả cho thấy chỉ có 85,4% số BN có tình trạng đau được bác sĩ điều trị ghi nhận, trong đó có 80,4% số BN được điều trị liệu pháp dùng thuốc và 12,5% được điều trị liệu pháp không dùng thuốc (biểu đồ 4). Các thuốc giảm đau được dùng chủ yếu là nhóm Acetaminophen (53%), Tramadol (28%), và một số thuốc hỗ trợ như dãn cơ (25,6%), NSAIDs (21,4%), thuốc chống co giật, hướng thần, corticoid (biểu đồ 5). Tuy nhiên, một vấn đề đáng lưu ý là không có BN nào trong nghiên cứu của chúng tôi được chỉ định nhóm Morphin kể cả những BN có mức độ đau nặng (cường độ đau ≥ 7/10 theo thang điều trị đau Tổ Chức Y Tế Thế Giới), các BN này chỉ được dùng các nhóm thuốc giảm đau dành cho mức độ đau nhẹ - trung bình, các nhóm thuốc hỗ trợ được dùng với tỷ lệ thấp và các liệu pháp không dùng thuốc hầu như không được quan tâm (bảng 4). Qua đó phản ánh thực tế các thuốc giảm đau được các bác sĩ tại khoa Lão chỉ định phù hợp với đặc điểm bệnh lí và các nguyên nhân gây đau (chủ yếu là các nhóm thuốc điều trị đau do các bệnh lí cơ xương khớp, thần kinh, tiêu hóa), tuy nhiên chưa thoả đáng với mức độ đau mà BN phải chịu đựng nên còn tỷ lệ không nhỏ BN chưa được kiểm soát đau hiệu quả. Đặc điểm này cũng được thể hiện tương tự trong nghiên cứu của tác giả Gianni và cộng sự với 49% BN có tình trạng đau được dùng thuốc, với chủ yếu là NSAID, sau đó là các Opioid yếu và mạnh; xét riêng trong nhóm BN có cường độ đau ≥ 7/10, có 63% BN được dùng NSAIDs, 29% BN Opioid yếu và chỉ 10% BN được dùng Opioid mạnh. Có thể thấy, tỷ lệ BN được chỉ định thuốc giảm đau trong nghiên cứu của tác giả Gianni thấp hơn hẳn so với chúng tôi, đồng thời các nhóm thuốc được dùng cũng ít đa dạng hơn, tuy nhiên Opioid mạnh đã được chỉ định dù tỷ lệ BN được dùng còn rất hạn chế. Điều này có thể lý giải do tâm lý e ngại dùng nhóm thuốc Opioid mạnh không chỉ ở các nước đang phát triển như nước ta mà cả ở các nước phát triển trên thế giới. Các lý do thường gặp là sợ các tác dụng phụ, sợ lệ thuộc thuốc, đặc biệt là khi sử dụng trên tình trạng đa bệnh lí ở BNCT, chưa được trang bị kiếm thức về sử dụng thuốc Opioid một cách hiệu quả và an toàn; đồng thời một phần là do các lí do khách quan như sự hạn chế trong chỉ định thuốc Opiod theo quy định của bệnh viện, lượng thuốc Morphin đường tĩnh mạch dự trữ ít và hầu như không có Morphin đường uống (trừ các bệnh viện Ung bướu hay bệnh viện có đơn vị chăm sóc giảm nhẹ). Vai trò của giảm đau hiệu quả với cải thiện trở ngại do đau trên các hoạt động hàng ngày Qua kết quả phân tích, chúng tôi ghi nhận biến số phần trăm giảm đau có sự tương quan thuận chặt chẽ với phần trăm giảm trở ngại HĐHN ( 0,8; p < 0,0001, tương quan Spearman). Hơn nữa, xét riêng lần đánh giá thứ 2, số BN bị trở ngại mức độ nặng trong nhóm BN có giảm đau hiệu quả chiếm tỷ lệ rất thấp (< 3%) và thấp hơn hẳn so với trong nhóm BN giảm đau không hiệu quả (> 35%) (p Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 250 < 0,0001, χ2) (biểu đồ 7). Qua đó, khẳng định việc giảm đau hiệu quả giúp cải thiện rõ rệt tình trạng trở ngại do đau trên các hoạt động hàng ngày của BNCT, nhấn mạnh vai trò của công tác đánh giá và điều trị đau thích hợp nhằm đem lại hiệu quả điều trị tối ưu. KẾT LUẬN Nghiên cứu của chúng tôi đã góp phần cùng các nghiên cứu khác khẳng định thực trạng kiểm soát đau kém ở BNCT điều trị nội trú, tuy bước đầu có mang lại hiệu quả nhưng chưa thoả đáng với mức độ đau mà BN phải chịu đựng và còn tỷ lệ không nhỏ BNCT bị bỏ sót tình trạng đau, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của NCT. Đồng thời, nghiên cứu lần nữa nhấn mạnh vai trò của công tác đánh giá đau đúng mức và điều trị đau thích hợp, cũng như việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm các bệnh lí gây đau trên BNCT. Từ kết quả của nghiên cứu, chúng tôi kiến nghị sử dụng ngưỡng giảm đau hiệu quả 50% trong thực hành lâm sàng, chú trọng hơn đến đánh giá và kiểm soát đau hiệu quả, đồng thời các bệnh viện nên đưa ra các kế hoạch để cải thiện chất lượng điều trị đau. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abbott FV, Gray-Donald K, Sewitch MJ, Johnston CC, Edgar L, et al (1992). The prevalence of pain in hospitalized patients and resolution over six months. Pain, 50(1): 15-28. 2. Brown JL, Edwards PS, Atchison JW, Lafayette-Lucey A, Wittmer VT, et al (2008). Defining patient-centered, multidimensional success criteria for treatment of chronic spine pain. Pain Med, 9 (7): 851-62. 3. Cleeland CS, Ryan KM (1994). Pain assessment: global use of the Brief Pain Inventory. Ann Acad Med Singapore, 23 (2): 129- 38. 4. Cleeland CS (2009). The Brief Pain Inventory User Guide, The University of Texas Texas, pp 4-11. 5. Cleeland CS, Ladinsky JL, Serlin RC, Nugyen CT, et al (1988). Multidimensional measurement of cancer pain: Comparisons of US and Vietnamese patients. Journal of Pain and Symptom Management, 3 (1): 23-27. 6. Costantini M, Viterbori P, Flego G (2002). Prevalence of Pain in Italian Hospitals: Results of a Regional Cross-Sectional Survey. Journal of Pain and Symptom Management, 23 (3): 221-230. 7. Gianni W, Madaio RA, Di Cioccio L, et al (2010). Prevalence of pain in elderly hospitalized patients. Archives of Gerontology and Geriatrics, 51 (3): 273-276. 8. Haller G, Agoritsas T, Luthy C, Piguet V, Griesser AC, et al (2011). Collaborative quality improvement to manage pain in acute care hospitals. Pain Med, 12 (1): 138-47. 9. IASP (2006). Facts on Pain in Older Persons. The International Association for the Study of Pain, pp 1-4. 10. Kaye AD, Baluch A, Scott JT (2010). Pain management in the elderly population: a review. Ochsner J, 10 (3): 179-87. 11. McNeill JA, Sherwood GD, Starck PL, Thompson CJ (1998). Assessing clinical outcomes: patient satisfaction with pain management. J Pain Symptom Manage, 16 (1): 29-40. 12. Moore A, McQuay H, Gavaghan D (1996). Deriving dichotomous outcome measures from continuous data in randomised controlled trials of analgesics. Pain, 66 (2-3): 229- 37. 13. Moore A, McQuay H, Gavaghan D (1997). Deriving dichotomous outcome measures from continuous data in randomised controlled trials of analgesics: verification from independent data. Pain, 69 (1-2): 127-30. 14. Moore A, Moore O, McQuay H, et al (1997). Deriving dichotomous outcome measures from continuous data in randomised controlled trials of analgesics: use of pain intensity and visual analogue scales. Pain, 69(3): 311-5. 15. Moore RA, Straube S, Aldington D (2013). Pain measures and cut-offs - 'no worse than mild pain' as a simple, universal outcome. Anaesthesia, 68(4): 400-12. 16. O'Brien EM, Staud RM, Hassinger AD, et al (2010). Patient- centered perspective on treatment outcomes in chronic pain. Pain Med, 11(1): 6-15. 17. Schepker CA, Leveille SG, Pedersen MM, et al (2016). Effect of Pain and Mild Cognitive Impairment on Mobility. J Am Geriatr Soc, 64 (1): 138-43. 18. Schmader KE, Sloane R, Pieper C, Coplan PM, et al (2007). The impact of acute herpes zoster pain and discomfort on functional status and quality of life in older adults. Clin J Pain, 23(6): 490-6. 19. Kaye AD, Baluch A, Scott JT (2010). Pain Management in the Elderly Population: A Review. The Ochsner Journal, 10(3): 179- 187. Ngày nhận bài báo: 01/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_tinh_trang_kiem_soat_dau_tren_benh_nhan_cao_tuoi_di.pdf
Tài liệu liên quan